16
Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs Mặc dù bản thân không tự thừa nhận, nhưng G. Lukacs là người đặt nền móng cho chủ nghĩa Mác phương Tây (Western marxism) với đặc trưng là không theo chủ nghĩa Lênin. Có điều không phải trọn đời như vậy, thậm chí có thể nói, nếu nhìn suốt quá trình thì về cơ bản G. Lukacs là người mác-xít trung thành. Con đường phát triển tư tưởng của ông khá phức tạp, cho nên trước tiên cần điểm qua thân thế và hoạt động học thuật của ông. 1. 1.Thân thế và con đường tư tưởng học thuật của G. Lukacs Mặc dù bản thân không tự thừa nhận, nhưng G. Lukacs là người đặt nền móng cho chủ nghĩa Mác phương Tây (Western marxism) với đặc trưng là không theo chủ nghĩa Lênin. Có điều không phải trọn đời như vậy, thậm chí có thể nói, nếu nhìn suốt quá trình thì về cơ bản G. Lukacs là người mác-xít trung thành. Con đường phát triển tư tưởng của ông khá phức tạp, cho nên trước tiên cần điểm qua thân thế và hoạt động học thuật của ông. Lukacs sinh năm 1875 tại Pudapest, bố là chủ “Ngân hàng tín dụng Hungari”, mẹ thuộc dòng dõi quý tộc, mang huyết thống Do thái. Năm 1903 ông vào học khoa Luật và khoa Kinh tế ở Đại học Pudapest, nhưng không muốn đi theo con đường kinh doanh của cha, ông chuyển sang học Triết học, Văn học và Lịch sử nghệ thuật. Năm 1909 nhận xong học vị Tiến sĩ, G. Lukacs sang Đại học Berlin tiếp tục nghiên cứu văn học và đã công bố công trình đầu tay làTâm linh và hình thức (1910) và L ịch sử phát triển của nền kịch hiện đại (1911). Công trình trước chủ yếu là phê phán chủ nghĩa hiện đại, công trình sau phê phán chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên. Có thể thấy ngay từ buổi đầu của con đường học thuật, G. Lukacs đã nghiêng về chủ nghĩa hiện thực. Trong thời gian ở Đức ông đã viết nhiều luận văn về Dostoevsky, rồi dần dần tập trung nghiên cứu về tiểu thuyết và đã công bố Lý luận tiểu thuyết (1917), khảo sát cơ sở lịch sử của việc diễn biến từ sử thi đến tiểu thuyết. Trong thời gian ở Đức, từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông vốn đã có liên hệ với Đảng Xã hội dân chủ Hungari, lập trường chính trị nghiêng về cánh tả. 1 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacskhoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ly-luan-va-phe-binh-van-hoc/338-2015... · Sự thật là từ năm 1918

Embed Size (px)

Citation preview

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

Mặc dù bản thân không tự thừa nhận, nhưng G. Lukacs là người đặt nền móng cho chủ nghĩaMác phương Tây (Western marxism) với đặc trưng là không theo chủ nghĩa Lênin. Có điềukhông phải trọn đời như vậy, thậm chí có thể nói, nếu nhìn suốt quá trình thì về cơ bản G.Lukacs là người mác-xít trung thành. Con đường phát triển tư tưởng của ông khá phức tạp, chonên trước tiên cần điểm qua thân thế và hoạt động học thuật của ông.

1. 1.Thân thế và con đường tư tưởng học thuật của G. Lukacs

Mặc dù bản thân không tự thừa nhận, nhưng G. Lukacs là người đặt nền móng cho chủ nghĩaMác phương Tây (Western marxism) với đặc trưng là không theo chủ nghĩa Lênin. Có điềukhông phải trọn đời như vậy, thậm chí có thể nói, nếu nhìn suốt quá trình thì về cơ bản G.Lukacs là người mác-xít trung thành. Con đường phát triển tư tưởng của ông khá phức tạp, chonên trước tiên cần điểm qua thân thế và hoạt động học thuật của ông.

Lukacs sinh năm 1875 tại Pudapest, bố là chủ “Ngân hàng tín dụng Hungari”, mẹ thuộc dòngdõi quý tộc, mang huyết thống Do thái. Năm 1903 ông vào học khoa Luật và khoa Kinh tế ở Đạihọc Pudapest, nhưng không muốn đi theo con đường kinh doanh của cha, ông chuyển sang họcTriết học, Văn học và Lịch sử nghệ thuật. Năm 1909 nhận xong học vị Tiến sĩ, G. Lukacs sangĐại học Berlin tiếp tục nghiên cứu văn học và đã công bố công trình đầu tay làTâm linh và hìnhthức (1910) và Lịch sử phát triển của nền kịch hiện đại (1911). Công trình trước chủ yếu là phê phán chủ nghĩa hiện đại, công trình sau phê phán chủnghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên. Có thể thấy ngay từ buổi đầu của con đường học thuật,G. Lukacs đã nghiêng về chủ nghĩa hiện thực. Trong thời gian ở Đức ông đã viết nhiều luận vănvề Dostoevsky, rồi dần dần tập trung nghiên cứu về tiểu thuyết và đã công bốLý luận tiểu thuyết(1917), khảo sát cơ sở lịch sử của việc diễn biến từ sử thi đến tiểu thuyết. Trong thời gian ởĐức, từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông vốn đã có liên hệ với Đảng Xã hội dân chủHungari, lập trường chính trị nghiêng về cánh tả.

1 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

Trở về Pudapest vào năm 1917, năm sau G. Lukacs gia nhập Đảng Cộng sản Hungari, đượcsung ngay và ở cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng, thậm chí tham gia cả Ban lãnh đạocông cuộc cách mạng vô sản ở Hungari, (Uỷ viên Trung ương Đảng, uỷ viên ban Giáo dục nướccộng hoà Xô Viết, Chính uỷ Sư đoàn Hồng quân số 5). Cách mạng thất bại, ông bị bắt vàonăm 1919. Sau khi vượt thoát, G. Lukacs làm chủ biên tạp chí Chủ nghĩa cộng sản của Quốc tếCộng sản vào những năm 1920, 1921, trong đó có đăng những bài, nhưBàn về vấn đề chủ nghĩa đại nghịđã từng bị Lênin phê phán. Thật ra Lênin còn phê phán khuynh hướng chung của tạp chí này:“Có một khuyết điểm không thể bỏ qua, vì chỉ cần lật xem thoáng qua là có thể liền phát hiệnra, đó là những chứng tật rõ ràng của bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”. Riêngmột số bài viết của G. Lukacs, Người đã từng cho rằng “Quá tả, hỏng quá! Chủ nghĩa Mác trongbài này thuần tuý chỉ là trên đầu lưỡi. Sự phân biệt giữa sách lượcphòng thủvàtấn côngchỉ là bịa đặt. Đối với tình hình lịch sử đã quá rõ sàng, mà thiếu sự phân tích cụ thể, không hềchú ý đến những cái bản chất nhất (phải tước đoạt và học cách tước đoạt tất cả những ngành vàcơ quan công tác mà giai cấp tư sản dùng để tác động đến quần chúng”(1)

. Sự thật là từ năm 1918 trở đi, G. Lukacs đã viết tám bài tiểu luận đến năm 1923 công bố thànhtậpLịch sử và ý thức giai cấpvới phụ đề làNghiên cứu phép biện chứng của chủ nghĩa Mác. Tư tưởng chủ đạo của công trình này như chính G. Lukacs đã từng nói: “Lịch sử và ý thức giai cấpchính là đại biểu cho ý đồ có lẽ mãnh liệt nhất, nhằm thông qua việc khôi phục và mở rộng phépbiện chứng của Hégel để khôi phục bản chất của chủ nghĩa Mác”(2)

. Song mục đích thực tiễn của tập sách là muốn tìm ra nguyên nhân thất bại của cách mạng vôsản ở các nước Trung và Đông Âu để khắc phục, và theo G. Lukacs thì đó là vì sự thiếu ý thứcgiai cấp của các lực lượng cách mạng, cho nên phải ra sức phát huy tính năng động của chủ thể theo tinh thần của phép biện chứng Hegel. Nhưng tập sách vừa ra đời, không những lãnh tụĐảng Cộng sản Hung, mà các đảng viên cộng sản Đức, các triết gia Xô Viết đều lên tiếng phêphán. Đặc biệt trong đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 vào năm 1924 Bukharine đã kết luậncho rằng: “G. Lukacs lại đang chìm sâu thêm vào chủ nghĩa Hegel”(3)

. Bản thân G. Lukacs, không kể trong nhiều chục năm về sau, mà ngay lúc bấy giờ cũng liền lậptức tự phê bình, và tuyên bố rõ cần thu hồi tập sách đó, vì nó chứa đựng tư tưởng duy tâm, rấtnhất trí với con đường bội phản chủ nghĩa Mác (ý chỉ chủ nghĩa Makhơ) mà Lênin đã phê phán(4)

. Từ đây ông đã nhìn rõ thêm những “lệch lạc duy tâm” cùng sai lầm dùng “chủ nghĩa Hégel đểgiải thích Mác”.

2 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

Năm 1930 G. Lukacs bị nhà đương cục trục xuất khỏi Hung, sang sống ở Mascơva, công tác ởViện nghiên cứu Mác Anghen. Chính tại nơi đây, ông đã tiếp xúc vớiBản thảo kinh tế triết học1844 chưa từng được côngbố của Mác, một công trình đem lại cho ông nhiều suy tư. Thời gian này ông kết thân với họcgiả Liên Xô Lipsix trong việc đấu tranh với bệnh xã hội học dung tục đang rất thịnh hành trongnghiên cứu văn học đương thời. Từ năm 1931 đến 1933 ông lại sang cư trú ở Đức và kết thânvới B. Brecht, nhưng tỏ ra bất đồng trong thái độ đối với chủ nghĩa biểu hiện. Khi Hitle lên nắmquyền, ông quay lại Liên Xô, công tác trong Viện Triết của Viện Hàn Lâm khoa học cộng sảnMascơva (1936 được hợp nhất vào Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô) và đến năm 1934 ông đượcbầu là Viện sĩ. Khi vừa trở lại Liên Xô, trong bàiCon đường tôi đến với Các Mác, ông lại nhắc đến sai lầm trongLịch sử và ý thức giai cấp: “Mặc dù đã có ý thức lấy Mác để khắc phục vàvứt bỏHégel, nhưng trên một số vấn đề của phép biện chứng có ý nghĩa quyết định (như phép biệnchứng tự nhiên, khái niệm thực tiễn, phản ánh luận, vv…) vẫn cứ giải quyết theo phương phápduy tâm”. Ngày 21 tháng 6 năm 1934, trong một cuộc Hội thảo khoa học của Viện Triết họcViện Hàn lâm khoa học Liên Xô, ông lại tự bộc bạch: “Về mặt triết học tôi đã từ chủ nghĩa duytâm chủ quan đến chủ nghĩa duy tâm khách quan, từ I. Kant đến F. Hegel. Đồng thời triết họccủa chủ nghĩa công đoàn đã có ảnh hưởng đến sự phát triển của tôi, nó tăng cường khuynhhướng lãng mạn chống tư sản của tôi… Cho nên năm 1918, trên một mức độ rất lớn, tôi đãmang thế giới quan của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa công đoàn gia nhập Đảng Cộng sảnHungari”(5)

. Trên cơ sở đó, ông đã viết nhiều công trình được học giới Xô  Viết lúc ấy hoan nghênh nhưNghệ thuật và chân lý khách quan(1934),Hégel thời trẻ và vấn đề xã hội tư bản(1938). Tất nhiên cũng có những công trình ít nhiều bị phê phán trong hai năm 1939, 1940 nhưLý luận văn học thế kỷ XIX và chủ nghĩa Mác. Bàn về lịch sử chủ nghĩa hiện thực. Sau chiến tranh thế giới thứ II, G. Lukacs trở về Hungari, được phong giáo sư mỹ học và triếthọc văn hoá ở Đại học Budapest, và được phong Viện sĩ các Viện Hàn lâm khoa học Hungari,Ba Lan và Viện Hàn lâm nghệ thuật Berlin, v.v… Thời kỳ này ông lại càng viết nhiều công trìnhnhưChủ nghĩa hiện sinh hay là chủ nghĩa Mác(1951), nhưng tiêu biểu làSự huỷ diệt của cá tính(1947) tập trung phê phán các trào lưu phản lý tính trong triết học Đức cận hiện đại.

Từ sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, G. Lukacs liền hưởng ứng phong trào “phiStalin – hoá ”. Đặc biệt trong sự kiện Hungari (1956), có thể nói ông là “lãnh tụ tinh thần” củacâu lạc bộ Pêtôphi, và tiếp theo còn tham gia chính phủ Nagy Imre với cương vị Bộ trưởng vănhoá G. Lukacs cho rằng “Chủ nghĩa xã hội phải được giải phóng khỏi sự xuyên tạc của Stalin,

3 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

để trở về con đường Mác-xít chân chính” (Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Stalin). Tuy vậy đâykhông phải quay lại hẳn chủ nghĩa Mác phương Tây do ông đã đặt nền móng trước đây, mà đếngiai đoạn này ông vẫn không thừa nhận. Năm 1955, khi M. Ponty nhắc lại Chủ nghĩa Mácphương Tây bắt nguồn từLịch sử và ý thức giai cấp, G. Lukacs lập tức phản đối cho đó là “âm mưu và ngụy tạo”. Năm 1967, khi tái bản lạiLịch sử và ý thức giai cấp, trong lời tựa ông vẫn cho rằng đây là sản phẩm của tuổi trẻ “mang đặc trưng thời học trò chủnghĩa Mác”, “trên luận chứng triết học cũng như kết luận chính trị đều bộc lộ khuynh hướng cựckỳ nghiêm trọng, bất kể tự giác hay không, vẫn cứ đi ngược lại cơ sở bản thể luận của chủ nghĩaMác”(6)

. Dù sao sau khi chính phủ Nagy Imre sụp đổ, ông đã bị khai trừ khỏi Đảng, và từ đó chỉ đóngcửa viết sách. Một khối lượng sách khổng lồ, mà tiêu biểu là hai cuốn cuối đời:Đặc trưng mỹ học(1969) vàBản thể luận của tồn tại xã hội(1971). Trên một ý nghĩa nhất định, có thể thấy ở hai công trình này mối dây liên hệ giữa bamặt chân, thiên, mỹ trong đời sống con người. Quan điểm của G. Lukacs ở đây có thể tóm lượcnhư sau:

– Phải lấy hoạt động thực tiễn của loài người làm hạt nhân bản thể của tồn tại xã hội, làm cơ sởbản thể luận của hoạt động thẩm mỹ và nghệ thuật.

– Do hoạt động thực tiễn của loài người là sự chọn lựa mang tính mục đích dưới tiền đề của tínhnhân quả. Tính nhân quả là cơ sở, tính mục đích là chủ đạo, cho nên hoạt động thực tiễn củaloài người mang nội dung luân lý học, nó hướng đến mục đích luân lý nhằm phát triển toàn diệntự do cho con người, mà đó cũng chính là động lực bên trong của hoạt động thẩm mỹ và nghệthuật. Chủ nghĩa nhân đạo, do đó, là lý tưởng của mỹ học và nghệ thuật.

– Khoa học, nghệ thuật và tư duy thường ngày đều phản ảnh đời sống, nhưng tư duy thườngngày mang đặc trưng tính trực tiếp, có khả năng mang ý  nghĩa giả tạo, trái lại khoa học và nghệthuật đều loại bỏ ý thức giả tạo, nhưng đặc trưng của khoa học là phi nhân cách hoá, còn nghệthuật lại mang đặc trưng nhân cách hoá. Khoa học là ý thức và nghệ thuật là tự ý thức của loàingười. Từ đặc tính nhân cách hoá của nghệ thuật, có thể thuyết minh cho bản chất chủ nghĩanhân đạo của mỹ học.

– Tính đặc thù là bản chất kết cấu thẩm mỹ. Giữa ba phạm trù tính phổ biến, tính đặc thù và

4 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

tính cá biệt trong triết học, tính đặc thù là khâu trung giới liên kết giữa tính phổ biến và tính cábiệt, đó chính là bản chất kết cấu của nghệ thuật và thẩm mỹ. Nghệ thuật trong khi dùng điểnhình để thể hiện tính cá biệt của hiện tượng đã bao hàm luôn tính phổ biến của bản chất. Sựthống nhất giữa hiện tượng với bản chất, bên trong với bên ngoài, đó chính là nội hàm và ngoạidiên của phạm trù tính đặc thù, cũng tức là bản chất nhân cách hoá do tính chất thẩm mỹ cấuthành. Chỉ có kinh qua kết cấu thẩm mỹ mang tính đặc thù, nghệ thuật mới đạt đến độ cao củachủ nghĩa nhân đạo mỹ học.

Nói chung, những trước tác cuối đời, đặc biệt là hai công trình có tính chất tổng kết nói trên củaG. Lukacs được đánh giá cao. Như thế chỉ trừ giai đoạn đầu 10 năm sau khi gia nhập ĐảngCộng sản, tư tưởng của G. Lukacs mới đúng là đặt nền móng cho chủ nghĩa Mác phương Tây,một thứ chủ nghĩa Mác cấp tiến, tả khuynh, còn các giai đoạn sau, mặc dù cũng có những vađập về chính trị, nhưng về học thuật,  G. Lukacs về cơ bản vẫn bước trên con đường chủ nghĩaMác chân chính một cách chân thành, với nhiều trăn trở tìm tòi. Năm 1969 ông được kết nạpvào Đảng trở lại, tiếc rằng chỉ hai năm sau lâm bệnh nặng qua đời. Nhưng ngay năm 1970, ôngđã được nhà nước Liên Xô thưởng tặng kỷ niệm chươnng 100 năm ngày sinh Lênin. Khi qua đời,trong điếu văn, giới triết học Liên Xô đã tôn xưng ông là “học giả và nhà tư tưởng kiệt xuất… cónhững cống hiến xuất sắc cho sự phát triển văn hoá của thế giới ”. Năm 1983, trong đề cươngHungari kỷ niệm 100 năm ngày sinh G. Lukacs, Uỷ ban công tác chính sách văn hoá của Trung ương Đảng công nhân xã hội chủ nghĩaHungari đã suy tôn “G. Lucacs là vĩ nhân của thế kỷ XX, đại biểu kiệt xuất của tư tưởng MácLênin”(7)

. Có thể thấy, muốn nghiên cứu tương đối tường tận G. Lukacs, dù chỉ là về mỹ học và lý luậnnghệ thuật, cũng phải với khuôn khổ mọi chuyên luận. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ đề cập đếnmột trọng điểm là quan niệm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của ông mà thôi.

1. 2.Một quan niệm khá chính thống về chủ nghĩa hiện thực cùng hạn chế của nó

Trong khối lượng đồ sộ trước tác của G. Lucacs, một tỉ lệ khá lớn là hàng chục công trình vềchủ nghĩa hiện thực: Nghệ thuật và chân lý khách quan (1934), Lịch sử của chủ nghĩa hiệnthực (1939), Balzac Stendhal,Zola (1945), Những nhà hiện thực Nga vĩ đại(1946).Tập luận văn về chủ nghĩa hiện thực (1948),Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX ở Đức(1951),Balzac và chủ nghĩa hiện thực Pháp (1952)

5 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

Chủ nghĩa hiện thực Nga trong văn học thế giới (1952),Phản đối chủ nghĩa hiện thực bị ngộ nhận (1963),Vấn đề chủ nghĩa hiện thực(1967-1971), v.v…

Viết nhiều như vậy, nhưng đều là từ những năm 30 trở đi, khi mà ông đã thấy những sai lầm tảkhuynh trong Lịch sử và ý thức giai cấp, và đã sang Liên Xô, quê hương của chủ nghĩa Lêninđể tiếp tục nghiên cứu. Hơn thế nữa, chính tại Viện Mác Anghen đã lưu trữ nhiều trước tác kinhđiển chưa công bố, lần đầu tiên G. Lukacs đã được tiếp xúc với những thư từ Mác Anghen gửi cho các nhà văn F. Lassalle, M. Kautsky, M. Harkness luận bàn về chủ nghĩa hiện thực. Ông đãnghiền ngẫm những tư liệu này và đã có những bài báo có tính chất thu hoạch nhưCuộc tranh luận giữa Mác Anghen với Lassalle về bi kịch “Sickingen”(1931). Tất cả những điều trên giúp chúng ta hiểu tính chất chính thống không những mác-xít,mà còn lê-nin–nít trong kiến giải về chủ nghĩa hiện thực của G. Lukacs. Quả vậy, từNghệ thuật và chân lý khách quan(1934) đến công trình cuối đờiĐặc trưng mỹ học, thông qua những khái niệm như tính chân thực, tính điển hình, tính nhân dân, v.v… G. Lukacsđã kế thừa quan niệm của Mác, Anghen, khẳng định chủ nghĩa hiện thực là vĩ đại, là nền tảngcho mọi nền văn học chân chính. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường gọi “chủ nghĩahiện thựcvĩ đại” của G. Lukacs. Ông luôn luôn khẳng định trong điều kiện bình thường, nghệ thuật luôn gắn bóvới chủ nghĩa hiện thực, chỉ có trong tình trạng lạc hậu, mới xa lánh chủ nghĩa hiện thực. G.Lukacs còn xem phản ánh luận Lênin là cơ sở triết học để xem xét mối quan hệ giữa văn nghệvới hiện thực: “Phản ánh luận là cơ sở chung để thông qua ý thức con người, từ lý luận đến thựctiễn, nắm bắt được mọi hình thức của hiện thực, nó đồng thời cũng là cơ sở về lý thuyết củanghệ thuật phản ánh hiện thực… Từ phạm vi của phản ảnh luận, hãy nghiên cứu tính đặc thùcủa sự phản ảnh nghệ thuật” (Nghệ thuật và chân lý khách quan). Liên hệ với tình hình lúc bấy giờ, G. Lukacs còn đưa ra nhận xét: “Trong lịch sử nhân loạichưa có lúc nào như ngày nay cần đến văn học hiện thực bức thiết như vậy, nhưng có lẽ cũngchưa có lúc nào như ngày nay, truyền thống vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực lại bị chôn vùi đếnthế trong đống gạch vụn của những thiên kiến xã hội và nghệ thuật. Chính vì nguyên nhân này,mà chúng tôi thấy việc đánh giá lại Balzac và Tolstoi quan trọng đến thế. Chúng tôi không hềmuốn dựng họ lên thành những mẫu mực để các nhà văn chúng ta ngày nay mô phỏng. Dựnglên những mẫu mực chẳng qua để là giúp vào việc triển khai nhiệm vụ một cách chính xác vànghiên cứu những điều kiện thuận lợi để giải quyết… Một nhà văn hiện thực vĩ đại sẽ gây tácdụng chủ đạo đối với những cái thuộc về dân tộc, dân chủ mới nảy sinh”(8)

. Trong mớ thiên kiến xã hội và thiên kiến nghệ thuật này có nguồn gốc từ trường phái Frankfurt,tổ chức tiêu biểu nhất về mặt mỹ học và lý luận nghệ thuật của chủ nghĩa Mác phương Tây. Họ

6 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

vốn rất tán dươngLịch sử và ý thức giai cấp trong những năm 20, nhưng lý luận chủ nghĩa hiện thực của G. Lukacs vào những năm 30 trở đi,họ thường trích dẫn như những “tài liệu phản diện”. Không những thế, những người ngã theo chủnghĩa Mác phương Tây về sau như P. Daix đã cho lý luận chủ nghĩa hiện thực của G. Lukacs  là“lối công thức hoá của chủ nghĩa giáo điều về mỹ học”, v.v… Tất cả những điều này đã gián tiếpchứng tỏ lý luận chủ nghĩa hiện thực của G. Lukacs về cơ bản không thuộc về chủ nghĩa Mácphương Tây.

Tuy nhiên, chính vì quan niệm về “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” về cơ bản là thuộc chủ nghĩa Mácchính thống lúc bấy giờ, cho nên ngày càng tỏ ra, thậm chí ngay lúc ấy cũng đã bộc lộ ra nhữnghạn chế nhất định. Đó là việc G. Lukacs hoàn toàn phủ nhận chủ nghĩa hiện đại nói chung, chủnghĩa biểu hiện nói riêng. Trong bài Thịnh suy của chủ nghĩa biểu hiệnđăng trên tờ Bình luậnvăn học ởLiên Xô số 2/1933, G. Lukacs có dẫn ra lời của Lênin: “Những sự vật vô quan vớibản chất, chỉ là hiện tượng với cái vỏ trống rỗng thường sẽ đều tiêu vong, vì chúng không có căn cơ nhưbản chất” để đi đến nhận định cho rằng chủ nghĩa biểu hiện chỉ mô tả thành công hiện tượngbên ngoài, còn chỉ có chủ nghĩa hiện thực mới đạt đến bản chất phát triển của lịch sử. Năm1938, trong bàiBiện luận về chủ nghĩa hiện thựctrên tờNgôn luận, G. Lukacs căn cứ vào lý luận của Mác về quan hệ sản xuất của bất cứ xã hội nào cũng đượccấu thành một chỉnh thể, cho nên cái gọi là “hiện thực” cũng phải là “một chỉnh thể có mối liênhệ qua lại”. Trong lúc đó, mọi trào lưu của chủ nghĩa hiện đại, nắm bắt hiện thực chỉ dừng ởtrực giác, sự biểu hiện nghệ thuật đều trừu tượng, đơn điệu, không thể phản ảnh và nêu bậtđược bản chất cuộc sống. Trái lại, chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một phương pháp nghệthuật mang tính tổng thể, đã đạt đến sự thống nhất giữa hiện tượng và bản chất, giữa cảm giáctrực tiếp với khái niệm lý tính. Theo G. Lukacs, sai lầm của chủ nghĩa hiện đại, là họ chỉ căn cứtheo những hình thức trực giác cá nhân để phản ảnh hiện thực. Họ quá cường điệu những nhântố cô lập và cảm giác hỗn loạn dưới chế độ tư bản, mà không chịu đào sâu vào bản chất,không vạch rõ được mối liên hệ giữa những kinh nghiệm cá nhân với cuộc sống xã hội đíchthực, hoặc là những nguyên nhân bị che khuất đằng sau kinh nghiệm cá nhân đó. Muốn làmđược những điều đó thì tốt nhất là phải trở về với những nhà văn hiện thực vĩ đại. G. Lukacs kiêntrì quan niệm này đến cuối đời. Trong công trìnhPhản đối chủ nghĩa hiện thực bị ngộ nhận(1958), ông cho rằng nếu sáng tác của T. Man hướng con người tránh xa lo âu, thì trái lại tácphẩm của G. Kafka lại dắt dẫn con người đến với lo âu. Mặc dù quan điểm chính trị của T. Mancó chỗ phản động, nhưng do “sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực”, ông đã tái hiện được chânthực những bức tranh của đời sống thực tại. Còn G. Kafka mặc dù với phong cách mang tínhchất hiện thực, nhưng đã dừng trước “niềm lo âu mù quáng và kinh hoàng”, phú cho cuộc sốngmột ý nghĩa hư vô, sử dụng những thủ pháp huyền ảo rấm rối, mô tả xã hội theo lối ngụ ngônhoá, hoàn toàn ngược dòng với chủ nghĩa hiện thực.

7 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

Những cách nhìn nói trên của G. Lukacs đã bị phê phán ngay từ các bạn bè thân thiết. Có cuộctranh luận trực diện giữa E. Bloch với G. Lukacs. E. Bloch cho rằng những khái niệm như “chỉnhthể của những mối liên hệ qua lại” là của chủ nghĩa hiện thực cổ điển và trách G. Lukacs luậnbàn về tình hình văn học trước mắt bằng những lối tư duy và thể nghiệm của Balzac và Tolstoi,mà lại không có lấy chút tư liệu nào của văn học hiện đại. Đặc biệt G. Lukacs cho rằng “nếu nóiphương pháp sáng tác chủ nghĩa biểu hiện đã góp sức cho việc kích động của chủ nghĩaphát-xít, cho việc hợp lưu giữa thoái lùi và sa đoạ, thì khẳng định không phải là ngộ nhận họ” (Thịnh suy của chủ nghĩa biểu hiện), E. Bloch liền phê phán G. Lukacs “đã mắc phải cái bệnh của Hội nhà văn vô sản Nga, đemđồng nhất nghệ thuật với chính trị mà chính ông ta đã phê phán”. E. Bloch khẳng định trongchủ nghĩa biểu hiện, tuy có người chạy theo, nhưng nhiều người không hề dính dáng, thậm chícòn lên án gay gắt chủ nghĩa phát-xít.

Bloch dù sao cũng theo khuynh hướng lãng mạn, có phần nào gần gũi với chủ nghĩa biểu hiện,nhưng B. Brecht là người nhiều lần tuyên bố bản thân theo chủ nghĩa hiện thực và đã từng địnhnghĩa nó như sau: “Chủ nghĩa hiện thực là vạch rõ quan hệ nhân quả trong xã hội, vạch trầnnhững quan điểm chiếm địa vị thống trị, chẳng qua chỉ là quan điểm của kẻ thống trị, viếtvăn phải xuất phát từ lập trường của giai cấp để giải quyết những khó khăn bức bách mà xã hộiloài người đang vấp phải và nêu ra được những biện pháp giải quyết rộng rãi nhất; cần nhấnmạnh những nhân tố phát triển” (Tranh luận về chủ nghĩa biểu hiện). Có điều với tư cách là bạnthân thiết, trong lúc G. Lukacs tranh cãi trực diện với E. Bloch, thì B. Brecht chỉ lặng lẽ ghi lạinhững suy nghĩ riêng trong bút ký của mình những điều bất đồng với G. Lukacs. Mãi đến hơn bamươi năm sau sự việc, nghĩa là hơn mười năm sau khi B. Brecht qua đời vào năm 1967, văn tậpcủa ông trong đó có bút ký nói trên mới công bố. Người ta thấy rõ những điều bất đồng của ôngvới G. Lukacs được viết rất có hệ thống, sắc sảo, rất xứng đáng là đối trọng với những luận điểmcủa G. Lukacs.

Brecht không những tuyên bố theo chủ nghĩa hiện thực, mà còn một mực khẳng định: “Trướcnay tôi chưa hề là người theo chủ nghĩa biểu hiện” (Tranh luận về chủ nghĩa biểu hiện). Thậmchí xuất phát từ quan niệm về chủ nghĩa hiện thực như đã dẫn ở trên, ông còn phê phán chủnghĩa biểu hiện, nhưng vấn đề là ông biết khẳng định những chỗ khả thủ của nó: “Chủ nghĩabiểu hiện sau chiến tranh thế giới thứ nhất xem thế giới như những nguyện vọng và tưởng tượngmà biểu hiện ra một cách tuỳ tiện, từ đó đẻ ra một loại chủ nghĩa duy ngã độc đáo… Chủ nghĩabiểu hiện là một loại phản ứng của nghệ thuật đối với cuộc sống. Thế giới mà nó phản ảnh chỉlà một loại ảo ảnh, tản mạn, vụn vặt, một sản phẩm kém chất lượng của một tâm trạng hoảnghốt. Nhưng chủ nghĩa biểu hiện đã làm phong phú lên rất nhiều những thủ pháp biểu hiện củakịch, nó sáng tạo ra không ít thành tựu mỹ học mà cho mãi đến nay người ta chưa biết sử dụngmột cách đầy đủ” (B. Brecht bàn về kịch). Như thế sự bất đồng ở đây chỉ là tự phong bế những nguyên lý vốn có từ thế kỷ XIX, hay là

8 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

có thể tự làm phong phú thêm bằng cách hấp thu những yếu tố của chủ nghĩa hiện đại thế kỷXX. B. Rrecht luôn luôn bám sát thực tế, và do đó rất cởi mở, rất thoáng trong quan niệm. Ôngcho rằng: “Có một điều mà nhiều người không thấy rõ: Hoàn cảnh xã hội đang mãi mãi thay đổi,luôn luôn nêu ra những yêu cầu mới, đứng trước tình hình đó mà cứ kiên trì những hình thứctruyền thống, thì đó cũng là chủ nghĩa hình thức” (Tranh luận về chủ nghĩa biểu hiện). Khi G. Lukacs tỏ ra dị ứng với những thủ pháp của chủ nghĩa hiện đại nhưng mông-ta-giơ (lắpráp), dòng ý thức v.v…, thì B. Brecht cho rằng: “Không nên với vẻ mặt luôn luôn đúng đắn đểtuyên bố rằng, miêu tả một căn phòng chỉ có thể với một phương thức duy nhất, không nênđuổi lối lắp ráp ra khỏi văn đàn, không nên đem lối bộc bạch nội tâm đặt lên cán cân tiêu chuẩnđể đo lường! Không nên dùng các danh nhân quá khứ để đả kích tuổi trẻ! Không nên cho rằngsự phát triển của kỹ xảo nghệ thuật, phải được dừng lại trước 1900, còn sau đó chả còn gì dùngđược nữa”(9)

.

Brecht tuy đã từng có thời kỳ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác phương Tây, nhưng xét trongtoàn bộ cuộc đời là một nghệ sĩ cách mạng tầm cỡ, đã từng làm trưởng đoàn kịch Berlin, thờiCộng hoà dân chủ Đức, cũng có nghĩa là một nhà mác-xít chính thống. Nói như thế để thấyrằng quan niệm về chủ nghĩa hiện thực của G. Lukacs tuy đã chuyển sang lập trường mác-xítchính thống nhưng có phần cứng nhắc bảo thủ! Có thể là do vì chuyển biến quá đà? Tuy nhiênvấn đề lại còn không kém phần phức tạp ở chỗ dường như có cái gì chồng chéo ở đây, chínhquan niệm về chủ nghĩa hiện thực vĩ đại của G. Lukacs vẫn còn lại dấu vết của chủ nghĩa Mácphương Tây, mà trong đó, tuy không phải là tất cả, nhưng có khía cạnh lại khá cởi mở như sẽthấy tiếp theo.

3. Yếu tố mác-xít phương Tây trong quan niệm về “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G.Lukacs

Một trong những đặc điểm của mỹ học mác-xít phương Tây là cho rằng văn nghệ không thuộchình thái ý thức xã hội. Tất nhiên những người như A. Gramsci, L. Goldman thì vẫn cho rằng vănnghệ là một hình thái ý thức, nhưng đa số, tuy mức độ có khác nhau, đều có cách nhìn ngượclại: “Tôi không liệt nghệ thuật chân chính vào hình thái ý thức, mặc dù nghệ thuật quả là có mốiquan hệ đặc biệt với hình thái ý thức” (L. Althusser). P. Macherey thì cho văn nghệ có “kết cấuly tâm” với hình thái ý thức. E. Fischer còn viết hẳn một bài với tiêu đềNghệ thuật đối kháng vớihình thái ý thức , v.v… Màthật oái ăm, tất cả những điều này lại được mở đầu từ một khía cạnh trong quan niệm về chủnghĩa hiện thực vĩ đại của G. Lukacs. Oái ăm ở chỗ lý luận chủ nghĩa hiện thực của ông, nhưmột hệ thống hoàn chỉnh là được hình thành từ sau khi ông sang sinh sống và nghiên cứu ởLiên Xô (1930-1945), tức cũng lúc ông đã từ bỏ lập trường mác-xít phương Tây. Luận bàn về

9 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

chủ nghĩa hiện thực, như trên đã nói, ông thừa nhận phản ảnh luận Lênin là cơ sở lý thuyết.Nhưng có lẽ vì muốn khắc phục cái lệch lạc quá nhấn mạnh về vai trò năng động của ý thứcchủ thể theo triết học Hegel trongLịch sử và ý thức giai cấp, ông lại nhảy sang một cực đoan khác, dẫn đến chỗ lý giải một cách phi tư tưởng đối với chủnghĩa hiện thực. Số là trong thư gửi cho Harkness, Anghen có viết như sau: “Về quan điểmchính trị, Balzac là người quân chủ chính thống. Tác phẩm vĩ đại của ông là một bài thơ ai oánkhông dứt về cảnh tan rã không thể tránh khỏi của cái xã hội thượng lưu, tất cả mọi thiện cảmcủa ông dành cho cái giai cấp đã bị đẩy tới chỗ diệt vong. Nhưng mặc dù thế, lời châm biếmcủa ông không bao giờ sâu cay chua chát hơn là khi ông bắt chính những người quý tộc, nhữngngười đàn ông và những người đàn bà quý tộc mà ông có thiện cảm hơn cả phải hoạt động”(10)

. Nhưng đây có phải là mâu thuẫn giữa tư tưởng, ý thức với sáng tác nói chung, nhất là vớiphương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa hay không? Sự thật là tư tưởng, ý thức không phảichỉ có quan điểm chính trị, mà còn nhiều thứ khác, trong đó có quan điểm văn học nữa: “Táihiện sự thật, thực tại cuộc sống một cách chân thực và mạnh mẽ là hạnh phúc cao quý nhất củanhà văn ngay cả khi sự thật ấy không phù hợp với những thiện cảm riêng của nhà văn”(Turgénev); “Người nghệ sĩ là nghệ sĩ vì  đối tượng như thế nào thì anh ta thấy như vậy, chứkhông phải anh ta muốn thế nào thì anh ta lại thấy ngay như thế” (L. Tolstoi). Chính Balzaccũng đã nói: “Tôi nguyện làm người thư ký trung thành của thời đại”, đây cũng là khía cạnh quantrọng ngay trong tư tưởng, trong ý thức của văn hào. Chính Anghen cũng đã nêu bật ý thức nàycủa Balzac: “Ông cũngnhìn thấysự sụp đổ tất yếu của những người quý tộc yêu quý của ông… ông đãthấynhững con người chân chính của tương lai ở cái nơi duy nhất ta có thể nhìn thấy họ, chính vì thếmà thấy đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của chủ nghĩa hiện thực”(11)

. Thì ra sự thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực vẫn có nguồn gốc sâu xa trong tư tưởng nhàvăn.

Nhưng G. Lukacs lại có cách lý giải khác. Theo thống kê của R. Wellek trong tác phẩm của G.Lukacs đã có 1032 lần trích dẫn câu của Mác “Không phải ý thức của con người quyết định tồntại của con người, mà trái lại, tồn tại xã hội của con người quyết định ý thức của con người ”. Cóthể thấy, với G. Lukacs giờ đây quan trọng nhất không phải là ý thức xã hội, mà tất cả là từ tồntại xã hội. Chính vì thế mà ông đã lí giải chủ nghĩa hiện thực của Balzac cùng nhận định củaAnghen về nó như sau: “Thế giới quan và thái độ chính trị của các nhà văn hiện thực vĩ đại,nghiêm chỉnh dường như là việc không quan trọng lắm. Trên một mức độ nhất định quả thực lànhư vậy. Bởi vì, không kể quan điểm nhận thức của tôi, hoặc xét từ quan điểm lịch sử và tươnglai, cấp thiết nhất vẫn là bức tranh mà tác phẩm miêu tả ra, còn như vấn đề bức tranh có phùhợp với tác giả đến mức độ nào, đều là sự việc thứ yếu. Điều này tự nhiên làm cho chúng tôi suynghĩ đến một vấn đề mỹ học quan trọng. Trong khi luận bàn về Balzac, Anghen đã xem vấn đềnày là sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực, như thế là đã thâm nhập vào một vấn đề thực sựgốc rễ của sáng tác nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Vấn đề này đã tiếp cận được thực chất của

10 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

chủ nghĩa hiện thực chân chính: khát vọng chân lý của các nhà văn vĩ đại, sự truy tìm cuồngnhiệt của ông ta đối với hiện thực hoặc nói theo thuật ngữ của luân lý học thuật, đó là sự chânthành và chính trực của nhà văn. Một nhà văn hiện thực vĩ đại như Balzac, thì giả sử như sựphát triển nghệ thuật bên trong những cảnh và người do ông sáng tạo ra lại phát sinh xung độtvới những thiên kiến thân thiết nhất của mình, thậm chí cả với những niềm tin thần thánh bấtkhả xâm phạm, thì lập tức ông ta có thể không chút do dự vứt hết những thiên kiến và niềm tinấy, để miêu tả những sự vật mà thực sự nhìn thấy, chứ không phải miêu tả những sự vật mà ôngta tâm niệm muốn thấy được. Thái độ vô tình đối với bức tranh thế giới chủ quan của mình nhưvậy là dấu hiệu ưu việt của tất cả các nhà văn hiện thực vĩ đại” (Nghiên cứu của chủ nghĩa hiện thực châu Âu).

Thật ra trong phát biểu này của G. Lukacs, chủ nghĩa hiện thực cũng không thoát khỏi thế giớichủ quan của nhà văn, thoát khỏi một lĩnh vực ý thức, đó là đạo đức luân lý kết tinh trong tínhtrung thực và lòng chính trực. Tuy nhiên, khẳng định chủ nghĩa hiện thực vô quan với thế giớiquan vẫn là chuyện không bình thường trong quan niệm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G.Lukacs trên cơ sở phản ảnh luận Lênin được hình thành trong những năm tháng sinh sống vànghiên cứu ở Liên Xô. Nhưng chính là bối cảnh này sẽ là chìa khoá giúp giải mã chỗ không bìnhthường nói trên. Thật ra trong giai đoạn sống ở Liên Xô 1930-1945 (trừ các năm 1931-1933sang làm việc ở Đức) sinh mệnh tư tưởng và học thuật của G. Lukacs cũng có những bướcthăng trầm. Năm 1930 khi G. Lukacs mới đặt chân sang Liên Xô, thì giới văn học nơi đây đanghoành hành bởi tư tưởng nghệ thuật của Hội Nhà văn vô sản Nga. Họ phủ nhận di sản cổ điển,cắt đứt quan hệ máu thịt giữa nền văn học  cách mạng hiện đại với truyền thống văn học Nga,kêu gọi đả đảo, thiêu huỷ các kiệt tác của văn học Nga trong thế kỷ XIX. Họ cho rằng các nhàvăn cổ điển bị chi phối bởi thế giới quan của giai cấp thống trị, cho nên tác phẩm của họ tấtyếu vốn đã là xuyên tạc hiện thực. Cùng với học giả Xô Viết M. Lipsix, G. Lukacs đã góp phầnđắc lực trong cuộc đấu tranh chống lại bệnh xã hội học dung tục trầm trọng này. Triển khai luậnđiểm “sự thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực” của Anghen, kết hợp  với việc khảo sát cácnhà văn cổ điển từ Homere, qua Shakespeare, đến Balzac và Tolstoi, G. Lukacs đã khái quátđặc điểm chung của họ là sự trung thực và lòng chính trực, chứ không phải là thế giới quan vàquan điểm chính trị tiến bộ, vô hình trung đã có ý nghĩa tích cực trong cuộc đấu tranh này.

Đến năm 1934, như là một phần kết quả của cuộc đấu tranh bệnh xã hội học dung tục, nhất làvới cái gọi là “phương pháp sáng tác duy vật biện chứng”, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩađã chính thức được ghi vào Điều lệ Hội Nhà văn được thông qua tại Đại hội nhà văn Liên Xô lầnthứ nhất, hiển nhiên là lúc đầu G. Lukacs rất ủng hộ. Mãi sau này vào năm 1958, nghĩa là ngaytrong giai đoạn phi Stalin – hoá, G. Lukacs vẫn viết: “Qua lần Đại hội này, mà trước hết là quabáo cáo của M. Gorki, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã được khẳng định, đó là kết quảcủa những cuộc thảo luận và đấu tranh với một số nhóm phái trong nhiều năm trước đó”(12).Nhưng rồi sự giải thích và quán triệt về sau đối với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa bịphân hoá. Thế nào là thật sự đúng đắn trong việc giải thích và quán triệt bao giờ cũng khó vàhiếm, và tựu trung vẫn có hai phái thiên tả và thiên hữu. Phái tả núp dưới bóng Stalin, chủ

11 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

trương nhà văn phải ra sức rèn luyện nhân sinh quan cộng sản, thấm nhuần đường lối chínhsách của Đảng, thì tác phẩm mới có thể “giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho nhân dân lao động”(xin lưu ý đây vốn là một vế trong định nghĩa về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, đến Đạihội Nhà văn Liên Xô lần thứ hai vào năm 1954 mới bị tước bỏ). Được hình dung theo biệt ngữ,thì đây là “phái nhờ vào” (Blagađarist), (ý nói nhờ vào tư tưởng tiên tiến sẽ viết được tác phẩmưu tú) tập hợp chung quanh tờVăn học do Fadeev làm hậu thuẫn và chiếm địa vị chính thống trên văn đàn. Đối trọng trở lại là “pháibất kể” (Vaprekist), mà G. Lukacs là một nòng cốt, chủ trương “bất kể” thế giới quan nhà vănnhư thế nào, miễn là phải chính trực và trung thực phản ảnh cuộc sống thì có thể sáng tạo ranhững kiệt tác. Phái này tập hợp chung quanh tờBình luận văn học, dấy lên những “làn sóng” rồi “làn sóng mới” vào nửa sau những năm 30 trên văn đàn Liên Xô.Và bản thân G. Lukacs tiếp tục phát huy quan niệm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của mình trongnhững công trình nhưChủ nghĩa Mác và lý luận văn học thế kỷ XIX(1937),Lịch sử chủ nghĩa hiện thực(1939) và liền bị xem là đi ngược lại tinh thần cộng sản trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủnghĩa. Từ tháng 11 năm 1939 đến tháng 3 năm 1940, cũng như M. Lipsix, người tiêu biểu cho“làn sóng mới”, G. Lukacs đã rơi vào vòng xoáy của những đợt phê phán trên văn đàn Xô Viết.Và sau khi có nghị quyết “Về phê bình văn học và sách báo” của Trung ương Đảng Cộng sảnLiên Xô, thì tờBình luận văn họcbị đình bản từ số 13 năm 1940. G. Lukacs lại một lần nữa phải tự phê bình, tất nhiên ông vẫngiữ quan niệm của mình mãi về sau này. Có thể thấy quan niệm của “chủ nghĩa hiện thực vĩđại” của G. Lukacs chính là đã hình thành qua sự cọ xát, đấu tranh với bệnh xã hội học dungtục nói chung và với việc giải thích và quán triệt tả khuynh đối với chủ nghĩa hiện thực xã hộichủ nghĩa ngay trên văn đàn Xô Viết. Điều này về sau, chính G. Lukacs cũng đã nói rõ: “Từnhững năm 30 trước đây, việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực cổ điển của Goethe, Balzac,Tolstoi, chính là để đấu tranh với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”(13)

. Và đến cuối đời, ông lại nói: “Không nên quên lần đầu tiên công bố bức thư của Anghen về vấnđề Balzac thời ấy. Chúng tôi kiên quyết phủ nhận hình thái ý thức có thể trở thành tiêu chí vềthành tựu mỹ học của tác phẩm nghệ thuật – đó là quan điểm hoàn toàn đối lập với chủ nghĩaStalin, nhưng cũng không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Chúng tôi cho rằng, dù hình thái ýthức rất tồi, như chủ nghĩa bảo hoàng của Balzac, cũng có thể sản xuất ra văn học rất tốt. Tráilại mà nói, hình thái ý thức rất tốt, lại có thể sản sinh ra văn học tồi  (Tự truyện). Cho nên quan niệm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs, chí ít vẫn có ý nghĩa tích cựcở chỗ biện hộ cho những nhà văn trung thực và dũng cảm dị ứng với chủ nghĩa Stalin trong thờiXô Viết. Không phải ngẫu nhiên mà G. Lukacs đã công bố vào năm 1970 (nghĩa là đã viết nhiềunăm trước đó) một chuyên luận về Solschenizyn.

12 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

Cầu lưu ý rằng tất cả những nhà mỹ học mác-xít phương Tây như R. Garaudy, E. Fischer, H.Lefèbvre, v.v… đều không tán thành chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho nên nói quanniệm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs có yếu tố mác-xít phương Tây là vì vậy. Nhưngchỉ là yếu tố thôi, bởi vì nói chung, tuy ở mức độ khác nhau, nhưng các nhà lý luận mác-xítphương Tây đều biện hộ cho chủ nghĩa hiện đại, nhưng G. Lukacs thì không. Giáo sư người AnhD. Maclannan cho rằng về mỹ học, G. Lukacs “có ý đồ giữ lập trường trung gian giữa chủ nghĩaduy tâm chủ quan mà ông cho là suy đồi với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Xô Viết quá ưgiản đơn”(14). Cho nên cũng có thể nói cụ thể hơn rằng “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G.Lukacs là đứng giữa chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa hiện đại. Như thế ôngbị kẹt giữa hai làn đạn truy kích về tội vừa giáo điều vừa xét lại là không có gì lạ.

Ở trên chúng tôi có sử dụng thuật ngữ mác-xít chính thống là cách hình dung của một thời đãqua. Nhưng ngay bây giờ đây chủ nghĩa Mác chính thống cũng phải được đổi mới, kể cả việcđổi mới trong một số cách nhìn cho là xét lại đối với chủ nghĩa Mác phương Tây trước đây.Nhưng đổi mới không có nghĩa là nói ngược một cách giản đơn, cái gì trước đây khẳng định thìbây giờ phủ định hoặc ngược lại. Thật ra, theo chúng tôi, ngày nay nhìn lại, ngoài những kiếngiải đáng trân trọng, quan niệm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs vẫn có những điểmyếu của nó mà trước hết là việc ông phủ nhận hoàn toàn chủ nghĩa hiện đại, không thấy có thểhấp thu những yếu tố khả thủ của nó để làm phong phú thêm thi pháp của chủ nghĩa hiện thựclà một biểu hiện khá rõ. Tất nhiên không kể nhiều nhà mác-xít phương Tây quá thiên về chủnghĩa hiện đại, nhưng đúng mực nhất là B. Brecht vẫn kiên trì chủ nghĩa hiện thực, nhưng cũngđã thẳng thắn ghi nhận những thành tựu của chủ nghĩa hiện đại ngay những năm 30, thì chứngtỏ G. Lukacs thiếu sự nhạy cảm kịp thời về mặt này.

Mặt khác, việc ông khái quát đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực vĩ đại một cách phi ý thức hệ,không liên quan gì đến hình thái ý thức cũng là phiến diện, và mâu thuẫn, bởi vì ông cho rằngcác nhà văn hiện thực vĩ đại chỉ cần chân thành và chính trực về mặt luân lý, nghĩa là một yêucầu rất cao về mặt đạo đức, nhưng chính đạo đức cũng thuộc lĩnh vực của hình thái ý thức rồi.Nhưng đạo đức tốt mới là tiền đề, chưa đủ đẻ ra được kiệt tác. Chân thành và chính trực, nghĩalà có thiện tâm và dũng khí nhìn thẳng vào sự thực, nhưng có nhìn đúng được sự thực, rồi cóbiểu hiện được sự thực đó hay không, thì còn phải có quan điểm và phương pháp tư tưởng nữa,nghĩa là đạo đức không thể tách rời với thế giới quan, với hình thái ý thức rồi. Còn như nói: “Hìnhthái ý thức rất xấu như chủ nghĩa bảo hoàng của Balzac, vẫn có thể đẻ ra văn học rất tốt” làkhông toàn diện. Chủ nghĩa bảo hoàng chỉ là ý thức chính trị, chứ chưa phải toàn bộ hình tháiý thức. Vả chăng nếu đi sâu vào tư tưởng chính thống của Balzac sẽ thấy chủ nghĩa bảo hoàngcủa ông là chủ trương phải có được hoàng đế khai minh ủng hộ việc phát triển khoa học kỹthuật. Vả chăng việc ông tuyên bố nguyện làm người thư ký trung thành của thời đại, việc ôngnhìn thấy được vận mệnh và tương lai của cả hai thế lực suy tàn và vươn lên như Anghen đãnhận xét, cũng là nằm trong phạm vi tư tưởng của Balzac. Còn cho rằng “Hình thái ý thức rất tốt,cũng có thể đẻ ra văn học xấu”, nếu đúng thì  nhiều lắm cũng một nửa thôi, tức là ý thức tốt, tốtđích thực, vẫn cứ sản xuất ra tác phẩm xoàng, không hay, chứ không thể là tác phẩm xấu. Tácphẩm xấu, lạc hậu, chỉ có thể là con đẻ của một loại ý thức tương ứng. Ở đây quả là G. Lukacs

13 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

quên nói thêm rằng tác hại của ý thức không tốt đối với sáng tác nghệ thuật, một điều mà trongkhi luận chứng những vấn đề cụ thể ông đã quán triệt. Phủ nhận hoàn toàn chủ nghĩa hiện đạilà không đúng, tuy nhiên mặt tiêu cực trong chủ nghĩa hiện đại cũng là một thực tế. Nguồn gốccủa mặt tiêu cực đó, G. Lukacs đã khẳng định là bắt nguồn từ tư tưởng, từ cách nhìn đời biquan bế tắc. So sánh giữa T. Man với F. Kafka, ông đã khái quát như sau: “Sự  lựa chọn đặt racho con người ngày nay là thế này: Tiếp cận mối lo sợ hay xa lánh nó, vĩnh viễn hoá nó haykhắc phục nó, chỉ coi nó là một xúc cảm như mọi xúc cảm khác, trong hàng loạt xúc cảm vôcùng đa dạng tạo nên đời sống bên trong, hay thừa nhận cho nó là cái cơ bản quyết định củathân phận con người… Điều rất rõ ràng là, trước khi lựa chọn như thế giữa hai thái độ, thì đãphải trả lời một câu hỏi đặt ra trước: Con người tự quan niệm bản thân mình là nạn nhân bất lựcsiêu nhiên không thể biết hay không thể địch được, hoặc không phải thế, mà là thành viên chủđộng của một tập thể con người, trong đó nó phải đóng vai trò của nó, hữu hiệu ít hay nhiều,nhưng… bao giờ cũng tác động lên vận mệnh của nhân loại”(15). Như thế Lukacs có thấy rõ vaitrò của tư tưởng, cách nhìn đời của nhà văn quan trọng như thế nào rồi. Cho nên dường nhưtrên vấn đề này, G. Lukacs có thể vì né tránh không muốn chĩa mũi dùi trực diện, chí ít ra cũnglà không diễn đạt hết ý mình, hoặc nói sát đúng hơn là không khái quát hết những khía cạnhtiềm ẩn trong quan niệm của mình. Chống lại bệnh xã hội học dung tục nói chung hay mặt tráitrong chủ nghĩa Stalin nói riêng, thì tất nhiên rất cần sự trung thực và chính trực, nhưng khôngphải chỉ là câu chuyện luân lý đạo đức, mà trước hết là vấn đề tư tưởng. Bởi một lẽ giản đơncăn bệnh ấy, mặt trái ấy, trước hết là câu chuyện quan điểm và phương pháp tư tưởng. Đươngđầu với nó, do đó, cũng chính là đấu tranh tư tưởng. Trung thực và chính trực chính là phươngdiện luân lý phục vụ cho cuộc đấu tranh tư tưởng ấy, cho nên nó cũng thấm nhuần hoặc ẩnchứa tính chất tư tưởng, chứ không phải chỉ là câu chuyện thuần tuý luân lý. Mà nói cho cùnggiữa các lĩnh vực hình thái ý thức như đạo đức, triết học, chính trị với đạo đức, và giữa tất cảchúng với văn học nghệ thuật bao giờ cũng có sự gắn bó và chuyển hoá lẫn nhau. Ở đây cũngcần lưu ý thêm rằng, G. Lukacs tuy rằng tổng kết những bài học của các nhà văn cổ điển(Balzac, Tolstoi, v.v…), mà sự nghiệp đã hoàn kết, nhưng là để đối thoại với văn giới hiện đạicòn đang đi trên con đường sáng tạo, lại càng phải nêu rõ mối liên hệ toàn diện nói trên, chứkhông chỉ nhấn mạnh riêng bất cứ khía cạnh nào.

Tuy nhiên, nếu thừa nhận rằng trong quan niệm lý thuyết của  G. Lukacs  có tiềm ẩn những khíacạnh liên đới mà ông chưa khái quát toàn diện, thì ý kiến của ông cho rằng đối với văn học nóichung, với chủ nghĩa hiện thực nói riêng, tính trung thực và lòng chính trực của nhà văn là tốiquan trọng vẫn có ý thức thực tiễn tích cực từ cả hai mặt nghiên cứu lẫn sáng tác văn học.Nghiên cứu dù là quá khứ hay hiện tại, nhưng đều là đối với những cái đã là thành phẩm rồi, thìchỉ cần xem bức tranh bằng lời mà tác giả vẽ ra có đúng với thế sự và nhân tâm không là đủ,không cần lấy việc truy xét thế giới quan và ý thức tư tưởng của tác giả làm tiền đề. Còn đối vớingười đang trên đường sáng tác, thì nếu gặp hoàn cảnh mà tư tưởng chính thống hoàn toàn phùhợp với thực tế khách quan và quyền lợi của nhân dân, thì như cá gặp nước rồi. Nhưng trongtrường hợp ngược lại, thì phải viết với tính trung thực và lòng chính trực trước, và tất nhiên tựmình phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử. Đối với chủ nghĩa Mác Lênin cũng vậythôi, bởi vì trước hết như Lênin đã nói: “Chúng ta hoàn toàn không xem lý thuyết của Mác là cáigì tuyệt đỉnh và không thể vượt qua được. Ngược lại, chúng ta khẳng định rằng, nó chỉ đặtviên đá tảng cho khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa còn phải tiếp tục đẩy tới mọi hướng

14 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

nếu họ không muốn lạc hậu trước cuộc sống”(16). Thứ nữa là, ngay với những chân lý tuyệt đốicủa chủ nghĩa Mác–Lênin, thì sự vận dụng trong đường lối chính sách của các Đảng công nhân,mà thực tiễn hàng trăm năm qua cũng chứng tỏ không phải lúc nào cũng tuyệt đối đúng đắn.Cho nên trong những tình huống như vậy, nhà văn không nên bị hoặc tự bắt buộc phải có ýthức tư tưởng theo đúng những đường lối chính sách đó. Tất nhiên nhà văn cũng không nên bịhoặc tự bắt buộc chuyển nghề sang hoạt động chính trị thực tiễn. Trung thành với thiên chứccủa mình là tiếp tục sáng tạo ra những giá trị xã hội – thẩm mỹ, nhà văn chỉ cần phải trungthực và chính trực trong những bức tranh nhân thế mà mình vẽ ra, và chịu trách nhiệm trước xãhội. Đó phải chăng là hạt nhân hợp lý trong quan niệm về “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” có yếu tốđề kháng với tính chất Stalin ít trong việc quán triệt chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở LiênXô trước đây.

Bàn về công việc của nhà sáng tác là như vậy, nhưng ngay sự “sáng tác” của chính nhà lý luậnphê bình càng phải như vây. Tính trung thực và lòng chính trực của cả nhà sáng tác và cả nhàlý luận phê bình theo chủ nghĩa Mác như thế này thật ra là bắt gặp cái đặc điểm cao quý của kẻsĩ cổ kim Đông Tây mà nhân loại đã đúc kết là “tính trung thực trí thức” (probité intellectuelle).Và cả cuộc đời tư tưởng học thuật của G. Lukacs đã nêu gương sáng về mặt này. Ông trungthực và chính trực với mình, với đời. Ông nhận rõ về cơ bản sai lầm trongLịch sử và ý thức giaicấp , nhưng đến cuốiđời ông vẫn không nhận rõ thiếu sót trong việc phủ nhận hoàn toàn chủ nghĩa hiện đại. Và tuyông cũng có đôi lần tự kiểm điểm trước sự quy kết là xét lại đối với lý luận hiện thực xã hội chủnghĩa, nhưng ngày càng chứng tỏ chân lý thuộc về ông. Song tất cả các biểu hiện khác nhau đóđều bắt nguồn từ lòng trung thành của ông đối với chủ nghĩa Mác và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.Cho nên không lấy gì làm lạ là từ chỗ xuất thân trong một gia đình bố là chủ ngân hàng, mẹthuộc dòng dõi quý tộc, ông trở thành một thành viên Lãnh đạo của Đảng Cộng sản, rồi lạinhiều lần bị phê phán, thậm chí bị khai trừ, nhưng lúc “cái quan” vẫn được “định luận” là “đạibiểu kiệt xuất của tư tưởng Mác–Lênin, vĩ nhân của thế kỷ XX”.

                                                          GS. Phương Lựu

_____________

(1), (16) Toàn tập Lênin, Tập XXXI, tr.28 và Tập IV, tr.191.

(2), (4) Tây phương Mã Khắc Tư chủ nghĩa giáo trình, Trần Học Minh, Cao đẳng giáo dục xuấtbản xã, Bắc Kinh 2001, tr.252 và tr.253 (trích lại).

15 / 16

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs

(3), (5), (6), (9) Hiện đại Tây phương mỹ học sử, Chu Lập Nguyên chủ biên, Thượng Hải vănnghệ xuất bản xã, 1996, tr.717, 719, 719, 729 (trích lại).

(7) Tây phương Mã Khắc Tư chủ nghĩa mỹ học nghiên cứu, Phùng Hiến Quang, Trùng Khánhxuất bản xã, 1977, tr.69 (trích lại).

(8), (12) G. Lukacs văn học luận văn tập, tập II, Trung Quốc xã hội khoa học xuất bản xã, BắcKinh, 1981, tr.61, 119.

(10), (11) Mác – Anghen, Lênin về văn học và nghệ thuật, Sự thật, H.1977, tr.386, 387.

(13) Writer and Critic, New York University library 1971, p. 7.

(14) Mã Khắc Tư hậu Mã Khắc Tư chủ nghĩa, Đông phương xuất bản xã, Bắc Kinh 1986 tr.205(trích lại).

(15) La signfication présente du  réalisme critique, Gallimard, Paris 1960, p.156.

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6/2006

16 / 16