146
Tủ sách SOS 2 DÂN CHỦ SUY THOÁI? LARRY DIAMOND VÀ MARC F. PlATTNER BIÊN TẬP Các tiểu luận của Francis Fukuyama, Robert Kagen, Larry Diamond, Thomas Carothers, Marc F. Plattner, Philippe C. Schmitter, Steven Levitsky và Lucan Way Nguyễn Quang A dịch

Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

  • Upload
    vubao

  • View
    217

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Tủ sách SOS2

DÂN CHỦ

SUY THOÁI? LARRY DIAMOND VÀ MARC F. PlATTNER BIÊN TẬP

Các tiểu luận của

Francis Fukuyama, Robert Kagen, Larry Diamond, Thomas

Carothers, Marc F. Plattner, Philippe C. Schmitter, Steven

Levitsky và Lucan Way Nguyễn Quang A dịch

Page 2: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Dân chủ Suy thoái?

Page 3: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

A Journal of Democracy Book Published

under the auspices of the International

Forum for Democratic Studies

Selected Books in the Series

Edited by Larry Diamond and Marc F. Plattner

Democratization and Authoritarianism in the Arab World (2014)

Will Trung Quốc Democratize?

(2013) (with Andrew J. Nathan)

Democracy in East Asia: A New Century (2013)

(with Yun-han Chu)

Liberation Technology: Social Media and the Struggle for

Democracy (2012)

Poverty, Inequality, and Democracy (2012)

(with Francis Fukuyama)

Debates on Democratization (2010)

Democratization in Africa: Progress and Retreat (2010)

Democracy: A Reader (2009)

How People View Democracy (2008)

Latin America’s Struggle for Democracy (2008)

(with Diego Abente Brun)

The State of India’s Democracy (2007)

(with Sumit Ganguly)

Electoral Systems and Democracy (2006)

Assessing the Quality of Democracy (2005)

(Edited by Larry Diamond and Leonardo Morlino)

World Religions and Democracy (2005)

(with Philip J. Costopoulos)

Page 4: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Dân chủ Suy thoái?

L ARRY DIAMOND AND MAR C F. PL ATTNER BIÊN TẬP

Lời nói đầu của Condoleezza Rice

Johns Hopkins University Press • Baltimore

Page 5: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

© 2015 Johns Hopkins University Press

and the National Endowment for Democracy

All rights reserved. Published 2015

Printed in the United States of America on acid-free paper

9 8 7 6 5 4 3 2 1

Johns Hopkins University Press

2715 North Charles Street

Baltimore, Maryland 21218-4363

www.press.jhu.edu

Library of Congress Cataloging-in-Publication Data

Democracy in decline? / edited by Larry Diamond, Marc F. Plattner;

foreword by Condoleezza Rice.

pages cm. — (A journal of democracy book)

Includes bibliographical references and index.

ISBN 978-1-4214-1818-6 (hardback) — ISBN 978-1-4214-1819-3

(electronic) — ISBN 1-4214-1818-5 (hardcover) 1. Democracy.

2. Democratization. 3. World politics—21st century.

I. Diamond, Larry Jay. II. Plattner, Marc F., 1945–

JC423.D43988 2015

321.8—dc23 2015006239

A catalog record for this book is available from the British Library.

Special discounts are available for bulk purchases of this book. For more informa-

tion, please contact Special Sales at 410-516-6936 or [email protected].

Johns Hopkins University Press uses environmentally friendly book materials,

including recycled text paper that is composed of at least 30 percent post-

consumer waste, whenever possible.

Page 6: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

1

2

3

4

5

6

MỤC LỤC

Lời giới thiệu vii

Lời nói đầu của Condoleezza Rice ix

Lời cảm ơn xiii

Dẫn nhập của Marc F. Plattner 3

Vì sao Dân chủ Làm Kém Đến vậy? 11

Francis Fukuyama

Trọng lượng của Địa Chính trị 25

Robert Kagan

Khủng hoảng và Chuyển đổi, nhưng Không Suy thoái 39

Philippe C. Schmitter

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ 58

Steven Levitsky và Lucan Way

Viện trợ Dân chủ 25 tuổi: Lúc Lựa chọn 77

Thomas Carothers

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 98

Larry Diamond

Về các tác giả 119

Index 121

Page 7: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trang này chủ ý để trống

Page 8: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ ba mươi hai * của tủ sách SOS2, cuốn

Dân chủ có Suy thoái? do Larry Diamond và Marc Plattner biên tập

* Các quyển trước gồm:

1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam

2001, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002; Con đường dẫn

tới nền kinh tế tự do (NXB Tri thức. 2007) 2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002

3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002

4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính 5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn

của Vốn]

6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu? 7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô

8. G. Soros: Xã hội Mở

9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử 10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato

11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx

12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học 13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006

14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên

soạn 15. Kornai János: Bằng Sức mạnh Tư duy, tiểu sử tự thuật đặc biệt, NXB Thanh

Hóa, 2008

16. Kornai János: Lịch sử và những bài học, NXB Tri thức, 2007 17. Peter Drucker: Xã hội tri thức, Quản lý, Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước, tập

tiểu luận

18. Murray Rothabrd: Luân lý của tự do 19. Amartya Sen: Tư tưởng về công bằng

20. Kornai János: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ

thống 21. Kornai János: Các ý tưởng về chủ nghĩa tư bản, NXB Thời Đại, 2012.

22. Robert Kagan: Thế giới mà Mỹ tạo ra, 2012

23. Daron Acemoglu, James A. Robinson: Vì sao các Quốc gia Thất bại, 2012 (NXB Trẻ có bản dịch khác được xuất bản năm 2013)

24. Kỷ yếu hội thảo Đại học Michigan: Bàn tròn Ba Lan-Những bài học, 2013 25. Thương lượng những thay đổi cơ bản: Hiểu và mở rộng các bài học của các

cuộc đàm phán Tròn Ba Lan, 2013

26. Adam Michnik: Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác, 2013 27. Elzbieta Matynia: Dân chủ ngôn hành, 2014

28. Josep M. Colomer: Lý thuyết Trò chơi và Chuyển đổi sang Nền dân chủ – Mô

hình Tây Ban Nha, 2014 29. Lisa Anderson: Chuyển đổi sang Dân chủ, 2015

30. Paul J. Carnegie: Con Đường từ Chủ nghĩa Độc đoán đến Dân chủ hóa ở

Indonesia, 2015

31. Hsin-Huang Michael Hsiao (ed.): Các nền Dân chủ Á châu Mới: So sánh Phillipines, Hàn Quốc và Đài Loan, 2015

vii

Page 9: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

viii

(Johns Hopkin University Press-2015). Đây là tuyển tập các bài viết

mang tính toàn cầu trong số kỷ niệm 25 năm của Tạp chí Journal of

Democracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University

Press biên tập và in dưới dạng một tập sách mỏng.

Bạn đọc có thể thấy những tranh cãi hiện thời về dân chủ. Dân chủ

không tự sinh ra và cũng không tự tồn tại, nó phải được củng cố, làm

mới từ ngày này qua ngày khác. Ngay cả ở các nền dân chủ lâu đời,

cuộc đấu tranh cho dân chủ phải được tiếp tục không ngưng nghỉ

nhằm củng cố, cải thiện, nâng cao dân chủ.

Tại sao một số học giả phương Tây lại phê phán dân chủ đến vậy? Chỉ

phân tích một hệ thống với con mắt phê phán mới có cơ sở để có thể

cải thiện hệ thống đó ngược lại với hệ thống mà trong đó nhà cầm

quyền bóp nghẹt mọi sự phê phán. Chỉ vì riêng lý do này tôi nhiệt tình

khuyên các bạn bớt thời gian đọc các tiểu luận trong cuốn sách này

và tự rút ra các bài học cho chính mình.

Hà Nội

18/6/2016

Nguyễn Quang A

Page 10: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

LỜI NÓI ĐẦU

Trong một phần tư thế kỷ qua, tạp chí Journal of Democracy đã giúp thế

giới hiểu sự hỗn độn được kiểm soát–đó là nền dân chủ. Giống nhiều

học giả đã viết cho Tạp chí này, tôi lo lắng sâu sắc về số phận của hệ

thống quản trị này, hệ thống bảo về quyền tự do và đã nghiên cứu

những sự thăng trầm của nó.

Trong những năm gần đây, với tư cách bộ trưởng ngoại giao, tôi

đã thấy mình bảo vệ lập trường rằng tất cả mọi người phải được sống

trong tự do và rằng các chính sách Hoa Kỳ phải phản ánh niềm tin đó.

Đã không khó để có được sự đồng ý với nguyên tắc này. Đúng, tốt nhất

nếu con người có thể nói những gì họ nghĩ, cầu nguyện như họ thích,

thoát được quyền lực độc đoán của nhà nước, và có tiếng nói về ai sẽ

cai trị họ. Rốt cuộc, ai có thể cãi lý rằng một số người phải bị buộc

sống trong sự bạo ngược?

Thế nhưng nếu ta cào bề mặt, có đầy rẫy sự hoài nghi rằng dân chủ

là đúng ở mọi nơi, mọi lúc, và cho tất cả mọi người. Người ta được

nhắc nhở rằng những sự giải thích văn hóa một thời đã cho rằng những

người Phi châu là quá bộ lạc, những người Á châu là quá Khổng giáo,

và những người Mỹ Latin là quá say mê caudillos (các thủ lĩnh) để tạo

ra các nền dân chủ ổn định. Những lý lẽ đó bây giờ thuộc về quá khứ,

nhưng một sự ám chỉ đến chúng vẫn lơ lửng trên sự thảo luận về các

sự kiện ở Trung Đông. Mùa xuân Arab đã dẫn đến sự thất vọng, và

dân chủ có vẻ đã bị chủ nghĩa bè phái, sự sụp đổ nhà nước lấn át, và

có một nỗi luyến tiếc rõ ràng về một thời có trật tự hơn, dẫu độc đoán.

Nhưng không thể bác được rằng dân chủ vẫn giữ được sức mạnh

của nó để quyến rũ những người vẫn chưa được hưởng các ích lợi của

nó. Người dân sẵn sàng đối mặt với sự ngược đãi và giam cầm, sự lưu

đày, và thậm chí cái chết chính vì cơ hội để sống một cuộc đời tự do,

ngay cả ở Trung Đông hỗn loạn.

Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm 25 năm này

không thể bị buộc tội về sự thờ ơ với những khát vọng đó. Họ là giữa

những người ủng hộ mạnh nhất cho quyền tự do–ở mọi nơi và cho mọi

ix

Page 11: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

x Lời nói đầu

người. Nhưng họ bị cái Larry Diamond gọi là “suy thoái dân chủ” gây

lo lắng. Câu hỏi lơ lửng trong không trung. Có phải những ngày tốt

đẹp nhất của dân chủ đã qua rồi?

Chắc chắn, có những lý do để bi quan, và chúng được ghi chép với

sự chính xác và thấu hiểu trong các tiểu luận tiếp theo. Những chuyển

đổi dân chủ một thời đầy hứa hẹn đã thất bại, đang thất bại, hay vẫn

chưa xong. Tôi nhớ kỹ việc tham dự một cuộc hội nghị Liên hiệp quốc

năm 2007, khi Mali chuẩn bị làm chủ nhà cho cuộc họp thượng đỉnh

kế tiếp của Cộng đồng các Nền dân chủ. Chỉ vài năm sau, Mali rơi vào

cuộc đảo chính quân sự và sau đó trượt vào sự hỗn loạn rõ ràng và nội

chiến và đã bị đuổi khỏi tổ chức. Nhưng Mali là một bài học trực quan

thực tế về những thăng trầm của các chuyển đổi dân chủ. Nó đã được kết

nạp lại vào Cộng đồng các Nền dân chủ năm 2014, dù nó vẫn chỉ được coi

là “tự do một phần.”

Cũng có thể chỉ ra thành tích kém của các nền dân chủ mới về cung

cấp ngay cả các dịch vụ cơ bản nhất–sức khỏe, việc làm, an ninh–cho

nhân dân của họ. Quản trị kém đang bóp nghẹt các nền dân chủ non

trẻ khắp toàn cầu và làm xói mòn sự chính đáng của chúng.

Và rõ ràng, các chế độ độc đoán có thể tự cho là có sự thắng cuộc

nào đó về khía cạnh này. Lãnh đạo Trung Quốc có đươc tính chính

đáng dựa trên sự thịnh vượng. Các công dân Trung Quốc được hưởng

các lợi ích kinh tế và, đổi lại, bỏ sự tham gia chính trị. Căn cứ vào sự

hỗn loạn và hư hỏng ở nhiều nơi đến vậy, nó là mô hình cám dỗ cho

những người khác noi theo. Tương tự, nước Nga, một thời được cho là

trên bờ ven để gia nhập trật tự dân chủ-tự do, đã quay lại gốc rễ độc

đoán của nó ở trong nước và các chính sách hung hăng ở nước ngoài.

Trọng lượng địa chính trị của Trung Quốc và Nga đe dọa để tạo ra

một môi trường quốc tế thù nghịch với dân chủ. Đồng thời, những

người tìm tự do chắc chắn đã để ý thấy Hoa Kỳ và châu Âu đã ít lớn

tiếng hơn trong các năm vừa qua trong bảo vệ sự nghiệp tự do.

Thế những người chủ trương dân chủ phải làm gì? Kể từ số đầu tiên

của nó, Tạp chí này đã cung cấp những sự thấu hiểu về vấn đề này như

nhau cho các nhà nghiên cứu, các học giả, và các nhà hoạch định chính

sách. Các tiểu luận trong tập sách này sẽ nâng cao và thách thức tư duy

của các bạn về triển vọng dân chủ ngày nay. Chúng ta được nhắc nhở

Page 12: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Lời nói đầu xi

rằng những người tin vào sự nghiệp khó khăn này phải tìm ra cách tốt hơn để

giúp việc xây dựng năng lực nhà nước. Chúng ta bị thách thức để tìm ra những

cách dùng viện trợ nước ngoài để cổ vũ tính hiệu quả và tính minh bạch của các

chính phủ non trẻ. Chúng ta được báo trước đừng nghĩ rằng vòng cung dài của

lịch sử sẽ chắc chắn thiên vị tự do.

Chúng ta có thể chắc chắn làm tốt hơn trong việc ủng hộ các nhà nước dân

chủ mới và giúp họ cai quản hiệu quả hơn. Nhưng, có lẽ đúng nhất chúng

ta cũng cần nhiều kiên nhẫn. Là không dễ đối với nhân dân vừa nắm

được các quyền của mình để soạn các quy tắc công bằng và minh bạch

của trò chơi chính trị. Là không dễ đối với đa số để sử dụng quyền tự

do mới có được của họ để ủng hộ các quyền của các thiểu số. Là không

dễ đối với các xã hội gia trưởng truyền thống để chấp nhận ý tưởng rằng sự

bảo vệ các quyền cá nhân phải là trung tính về giới. Và là không dễ đối

với người dân để dẹp những sự chia rẽ xã hội đau đớn, và thường dữ

dội sang một bên, và học để tin các định chế vô tư và nền pháp trị

để giải quyết các bất đồng.

Tuy nhiên, hãy liệt tôi như người lạc quan về tương lai của dân

chủ. Các lựa chọn thay thế có thể có được sự chính đáng tạm thời bằng

cung cấp sự cai trị hiệu quả trong ngắn hạn. Nhưng cuối cùng sẽ có các

thách thức và vấn đề và áp lực dân chúng cho một tiến trình khác: đó là nỗi

kinh hoàng của nhà độc đoán, bởi vì–không giống trong các nền dân

chủ–không có cách hòa bình nào để nhân dân thay chính phủ.

Chúng ta cũng phải giữ viễn cảnh lịch sử, thừa nhận tầm với địa lý đáng

chú ý của sự tiến triển dân chủ suốt những thập kỷ vừa qua. Chile và

Colombia, Senegal và Ghana, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Indonesia

đã cho một câu trả lời cho những người nghĩ rằng dân chủ có thể bén

rễ chỉ ở nơi Khai sáng Âu châu đã chuẩn bị mặt bằng.

Và những người Mỹ, thuộc mọi chủng loại, phải kiên nhẫn. Khả

năng đã chắc chắn nhỏ rằng hậu duệ của các nô lệ có thể có được các

quyền của họ qua sự cầu khẩn đến Hiến pháp Mỹ mà một thời đã coi

tổ tiên của họ như ba phần năm của một con người. Đó là một sự

phát triển gần đây, tất nhiên. Chúng ta vừa kỷ niệm năm mươi

năm (cuộc tuần hành từ) Selma và Bộ Luật Quyền Bỏ phiếu, đánh

dấu sự chuyển đổi dân chủ thứ hai của Hoa Kỳ.

Page 13: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm
Page 14: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

xii Lời nói đầu

Như thế, trong khi những người trong chúng ta đủ may nắm để

sống trong tự do có quyền để nghi ngờ lời hứa của nó, chúng ta không

được quên rằng những người chưa được hưởng các lợi ích của nó vẫn

có vẻ quyết tâm để có được nó. Đó là lý do lớn nhất cho sự lạc quan rằng

dân chủ không suy thoái lâu dài. Và nó là một lời kêu gọi để làm tăng

gấp đôi cam kết của chúng ta với đề xuất rằng không ai phải sống trong

sự bạo ngược–cho dù con đường phía trước là khó khăn và dài.

—Condoleezza Rice

Page 15: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

LỜI CẢM ƠN

Tập sách này có xuất xứ của nó từ số kỷ niệm hai mươi lăm năm của

Tạp chí Journal of Democracy, được xuất bản tháng Giêng 2015.

Hầu hết các bài trong số đó viết về chủ đề, “Dân chủ có Suy thoái?” Vài

bài thảo luận câu hỏi này trong khung cảnh toàn cầu, còn các bài khác tập

trung vào một nước hay khu vực cá biệt. Ngay cả trước khi số này xuất

hiện, Greg Britton, giám đốc biên tập của Johns Hopkins University

Press (JHUP), đã gợi ý cho chúng tôi ý tưởng về tập hợp các tiểu luận

định hướng toàn cầu trong một cuốn sách ngắn. Chúng tôi đã đáp ứng

tích cực với ý tưởng của Greg, và ông đã nhanh chóng bắt đầu lên

kế hoạch cho tập sách này .

Ý định của chúng tôi để tiến tới dự án sách này được xác nhận tại

lễ kỷ niệm hai mươi lăm năm của tạp chí Journal of Democracy, được

tổ chức ngày 29 tháng Giêng tại Hotel Monaco ở Washington, DC.

Nét nổi bật của sự kiện này đã là một thảo luận panel, với hơn 200 người

tham dự, về chính câu hỏi tạo thành tựa đề của tập sách này. Những

người tham dự đã gồm năm tác giả của cuốn sách này–Thomas

Carothers, Larry Diamond, Steven Levitsky, Marc Plattner, và Lucan

Way–cũng như Alina Mungiu-Pippidi (người đã đóng góp một tiểu

luận tập trung về mặt khu vực đến thế giới hậu cộng sản cho số tháng

Giêng 2015 của Tạp chí.) Cuộc tranh luận sinh động và say sưa tại

panel và phản ứng nhiệt tình của công chúng đã gợi ý rằng có thể có

sự quan tâm sôi nổi giữa một giới bạn đọc rộng hơn đến một cuốn sách

về chủ đề này.

Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các đồng nghiệp

của chúng tôi ở Johns Hopkins University Press: đến Greg Britton vì

sự truyền cảm hứng và bênh vực dự án này và đến biên tập viên

quản lý Juliana McCarthy, cả thuộc Phân ban Sách, vì sự săn sóc hiệu

quả của bà đến tập sách này qua quá trình sản xuất; và cả tới Phân ban

Tạp chí, đã giúp đỡ hào phóng để tài trợ sự kiện kỷ niệm hai mươi

lăm năm và trưởng Phân ban, Bill Breichner, đã đưa ra một số nhận

xét độ lượng tại cuộc chiêu đãi. Sự cộng tác lâu dài của chúng tôi với

xiii

Page 16: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

xiv Lời cảm ơn

JHUP cũng đã ăn ý như đã phong phú.

Chúng tôi cũng mang nợ khổng lồ đối với tổ chức mẹ của chúng tôi, Quỹ

Quốc gia vì Dân chủ-National Endowment for Democracy. Chủ tịch

Quỹ, Carl Gershman, và các thành viên Hội đồng Quản trị của nó,

hiện thời do cựu Hạ nghị sĩ Martin Frost chủ tọa, đã chẳng bao giờ

lung lay trong sự ủng hộ của họ cho Tạp chí, trong khi hoàn toàn tôn

trọng tính độc lập biên tập và tính chính trực của chúng tôi. Chúng tôi

coi mình vô cùng may mắn để có đặc ân được hoạt động bên trong một

định chế đáng ngưỡng mộ và phóng khoáng như vậy. Chúng tôi cũng

muốn cảm ơn các sáng lập viên khác của Tạp chí suốt các năm, đặc biệt

Quỹ Lynde and Harry Bradley Foundation, đã cấp tài trợ cho chúng

tôi trong hơn hai thập kỷ.

Công trạng cho thành công của lễ kỷ niệm hai mươi lăm năm của Tạp

chí phần lớn là của các đồng nghiệp của chúng tôi tại International

Forum for Democratic Studies (Diễn đàn Quốc tế cho Nghiên cứu Dân

chủ), dưới sự lãnh đạo của giám đốc điều hành Christopher Walker.

Lời ca ngợi đặc biệt cho viên chức cấp cao về nghiên cứu và hội

thảo Melissa Aten, mà sự bền chí và sự chú ý chuyên cần của bà đến

chi tiết đã làm cho việc tổ chức sự kiện phức tạp này tỏ ra dễ dàng

một cách gây lầm lẫn.

Trên hết, chúng tôi muốn cảm ơn toàn bộ nhân viên tuyệt vời và

dày dạn của Tạp chí. Mỗi tiểu luận tiếp theo đã được cải thiện bởi công

việc biên tập đích thân của biên tập viên điều hành Phil Costopoulos

(người đã cùng chúng tôi từ khi thành lập Tạp chí) hay của biên tập

viên cấp cao Tracy Brown. Biên tập viên quản lý Brent Kallmer đã làm

công việc thông thường tuyệt vời giải quyết các thách thức của dàn

trang và sản xuất, và trợ lý biên tập Hilary Collins, một người tương

đối mới, đã chứng tỏ mình rồi là một thành viên quý giá của nhóm biên

tập. Những đóng góp của họ cho Tạp chí, cho các cuốn sách trước của

Journal of Democracy, và đặc biệt cho tập sách này đã hoàn toàn không

thể thiếu được.

–Marc F. Plattner và Larry Diamond

Page 17: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

DÂN CHỦ CÓ SUY THOÁI?

Page 18: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trang này chủ ý để trống

Page 19: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

DẪN NHẬP

MARC F. PLATTNER

Dân chủ có suy thái không? Chắc chắn, cảm nhận rằng nó suy thoái đã

trở nên phổ biến hơn bất kỳ thời nào trong một phần tư thế kỷ qua.

Đây không phải là một nhận xét nhân quả về phần tôi. Đã phục vụ

với tư cách đồng biên tập của Journal of Democracy từ khi nó xuất bản

số mở đầu vào tháng Giêng 1990, tôi đã thường xuyên dành sự chú

ý của mình để theo dõi những tiến bộ và thụt lùi của dân chủ khắp

thế giới. Trong hơn 25 năm, đồng biên tập của tôi Larry Diamond và

tôi đã “đo nhiệt độ” của dân chủ. Từ 1998, chúng tôi đã công bố hàng

năm một bài tóm tắt khảo sát Tự do trên Thế giới- Freedom in the World

của Freedom House, và chúng tôi đã viết nhiều tiểu luận khác phân

tích quỹ đạo toàn cầu của dân chủ, bắt đầu với bài báo kinh điển

1991 của Samuel P. Huntington đưa ra khái niệm về “làn sóng thứ

ba” của dân chủ hóa.

Cho nên khi chúng tôi cần chọn một chủ đề cho số kỷ niệm hai

mươi lăm năm của Tạp chí, có lẽ tốt nhất đã được kỳ vọng rằng một

lần nữa chúng ta tập trung vào chủ đề về địa vị toàn cầu của dân chủ.

Tuy vậy, một số bạn đọc của Tạp chí, hẳn đã ngạc nhiên để thấy hàng

đầu trên số đặc biệt này “Dân chủ có Suy thoái?” Đối với một tạp chí

mà không nao núng ủng hộ dân chủ, cân đo bằng chứng về sự suy thoái

của nó hiển nhiên đã không là loại chủ đề kỷ niệm có thể không được

ưa thích cho việc đánh dấu một cột mốc lịch sử. Thế mà đấy có vẻ là

câu hỏi mà mọi người đang hỏi khi 2015 đến gần, và chúng tôi đã quyết

định nêu nó ra cho những người đóng góp cho số lễ kỷ niệm của chúng tôi.

Mối quan tâm được số đặc biệt của chúng tôi gây ra đã thuyết phục chúng

tôi rằng chúng tôi đã có lựa chọn đúng, và bây giờ chúng tôi đã tập hợp các

tiểu luận của nó với một tiêu điểm toàn cầu trong tập này mà các bạn có

trước mặt mình: Dân chủ có Suy thoái?

Theo dõi các quan điểm và ý kiến được bày tỏ trong Tạp chí suốt các

năm (đặc biệt trong các dịp lễ kỷ niệm năm-năm một) cho ta một cảm giác

tốt về cách theo đó những đánh giá và tình cảm về tình trạng của dân chủ đã

3

Page 20: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

4 MARC F. PLATTNER

tiến triển từ 1990. Dẫn nhập của các biên tập mà Larry Diamond và

tôi viết cho số mở đầu đã đầy sinh khí bởi nhận xét rằng rằng dân chủ

đang trải nghiệm một “sự nổi lên lại toàn cầu đáng chú ý” nhưng cũng

bởi một sự lo âu rằng nó vẫn tụt lại sau các đối thủ của nó về các ý

tưởng chính trị và tổ chức. Năm năm đầy sự kiện sau đó, chúng tôi đã

nhận ra cả rằng dân chủ đã lan ra nhiều nước hơn lẫn rằng nó đã tạo ra

những cải thiện khổng lồ về mặt ý tưởng và tổ chức. Chúng tôi đã

khẳng định rằng dân chủ “đã tiến bộ to lớn” về “tính chính đáng quốc

tế” và rằng bây giờ nó “đã thống trị tối cao trong lĩnh vực ý thức hệ.”

Các tổ chức đa biên đã ngày càng tán thành các nguyên tắc dân chủ,

và một lĩnh vực mới hoàn toàn về trợ giúp dân chủ quốc tế đã nổi lên.

Vào lúc chuyển giao thế kỷ, các xu hướng này đã có vẻ càng gia tăng

mạnh hơn. Trong giới thiệu số đặc biệt kỷ niệm mười năm về dân chủ

trên thế giới, theo mô hình Nền dân chủ ở Mỹ của Alexis de

Tocqueville, chúng tôi đã cho rằng Tocqueville đã thay thế Marx, và

chúng tôi đã kết luận, “Bây giờ tất cả chúng ta đều là các

Tocquevillean-những người theo Tocqueville.”

Vào năm 2005, tuy vậy, giọng của chúng tôi đã trở nên bi quan hơn

nhiều, và chúng tôi đã thừa nhận một tâm trạng u tối giữa những

người ủng hộ dân chủ. Chúng tôi đã quy một phần cho công việc

khó nhọc của việc xây dựng dân chủ ở Iraq sau can thiệp và cho sự

sa sút của Nga quay lại chủ nghĩa độc đoán, nhưng chúng tôi đã lập

luận rằng các xu hướng tổng thể toàn cầu là pha trộn và không biện hộ

cho sự nản lòng giữa các nhà dân chủ. Vào 2010, chúng tôi đã chuẩn

bị để thừa nhận rằng “bây giờ thậm chí có thể có cơ sở cho việc nói về

một sự xói mòn tự do trong vài năm qua, dù các chiều kích của nó là

rất nhẹ.”

ĐỐI MẶT VỚI SUY THOÁI

Nhưng bây giờ trong 2015, như tập sách này phản ánh, chúng tôi cảm

thấy buộc phải đối mặt thẳng thắn với câu hỏi liệu dân chủ có suy thoái

hay không. Vì sao? Có hai khía cạnh cho câu trả lời, mà, dù bện vào

nhau, nhưng ở mức độ nào đó có thể tách ra. Khía cạnh thứ nhất đề

cập những gì thực sự xảy ra trên thực địa: Có bao nhiêu nước dân chủ?

Số các nước đó tăng hay giảm? Tình hình ra sao về các nét đặc trưng

Page 21: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Dẫn nhập 5

dân chủ-tự do cốt yếu như quyền tự do báo chí, pháp trị, các cuộc bầu

cử tự do và công bằng, và những thứ tương tự? Khía cạnh thứ hai, chủ

quan hơn, liên quan đến thế đứng của dân chủ trên thế giới: nó được

nhìn nhận ra sao về mặt tính chính đáng và tính hấp dẫn? Chính trong

chiều kích sau mà bằng chứng, hay chí ít cảm nhận phổ biến, về sự suy thoái

là nổi bật nhất.

Như bạn đọc sẽ thấy, chiều kích thứ nhất được mở cho những diễn

giải khác nhau. Sự bất đồng giữa chúng được nêu sắc nét nhất bằng

cách so sánh chương “Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ” của Steven

Levitsky và Lucan Way, với chương “Đương đầu với Suy thoái Dân

chủ” của Larry Diamond. Levitsky và Way chỉ ra rằng ngay cả dữ liệu

của Freedom House chỉ cho thấy sự sa sút nhẹ về các mức tự do từ

2000 và rằng các chỉ số khác chẳng cho thấy sự sa sút nào cả. Ngoài

ra, họ cho rằng trong các năm 1990 hầu hết các nhà quan sát (kể cả

Freedom House) đã quá thiên về để tính bất kể nước nào, nơi chế độ

độc đoán sụp đổ, như một trường hợp chuyển đổi sang dân chủ. Theo

cách nhìn của Levitsky và Way, nhiều trong các nước này đã tạm thời

được hưởng “chủ nghĩa đa nguyên do mặc định” bởi vì sự yếu kém

của chế độ độc đoán, nhưng chúng đã chẳng bao giờ thực sự thiết lập

nền dân chủ. Nhiều trong số đó bây giờ được xem là chủ nghĩa độc

đoán được củng cố, nhưng bởi vì các chế độ đó trước hết đã bị phân

loại nhầm như dân chủ, nên việc này không được coi như bằng chứng

của sự suy thoái dân chủ.

Larry Diamond, tuy không nhất thiết tranh cãi với Levitsky và

Way về các nước này đã được đánh giá ra sao trong đầu các năm 1990,

tìm thấy bằng chứng kinh nghiệm khác rằng thập niên vừa qua đã là

“một giai đoạn của sự suy thoái chí ít chớm nở về dân chủ.” Ông dẫn ra

một bằng chứng gia tăng về các cuộc đổ vỡ dân chủ, thành tích kém của

các nền dân chủ mới theo các số đo khác nhau về quản trị tốt và pháp trị,

và sự thụt lùi hay trì trệ dân chủ ở các nước phi-Tây phương lớn nhất và

giàu nhất. Có các lý lẽ thuyết phục ở cả hai phía của cuộc tranh luận

này, nhưng rốt cuộc tôi không nghĩ là các phân tích số đo của Freedom

House (hay số khác) có thể giải quyết câu hỏi lớn hơn.

Hơn nữa, các đường viền rõ của những xu hướng được dữ liệu tiết

lộ thực sự không bị tranh cãi. Dân chủ đã bắt đầu tạo ra những tiến bộ

đáng kể trên thế giới trong các năm 1975-85, bắt đầu ở Nam Âu và Mỹ

Page 22: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

6 MARC F. PLATTNER

Latin. Rồi nó đã tiến lên với một tốc độ phi thường trong 1985-95, một

thời kỳ chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trong khối Soviet

và của chế độ apartheid ở Nam Phi. Sự tiến bộ dân chủ sau đó đã bắt

đầu chậm lại, và chỉ đạt những tiến bộ khiêm tốn trong thập niên tiếp

sau, với các số điểm cao nhất lúc nào đó trong đầu các năm 2000. Kể

từ đó, hình mẫu đã là ngưng trệ hay suy thoái rất ít–chắc chắn chẳng

có gì giống “các làn sóng ngược” mà Huntington đã nhận diện trong

các thời đại trước. Sự thiếu tiến bộ dân chủ có thể được mô tả đặc trưng

một cách phủ định như “đình trệ” hay hứa hẹn hơn như sự bảo toàn

những tiến bộ dân chủ trước đó. Nhưng cho dù ta thấy trong dữ liệu

một sự giảm nhẹ số các nền dân chủ, điều này không thể giải thích cảm

nhận về suy thoái đã lan truyền như nhau giữa những người bạn và kẻ

thù của dân chủ.

Theo quan điểm của tôi, chúng ta phải nhìn vào nơi khác để tìm

các nguồn thật của cảm nghĩ “suy thoái chủ nghĩa” về dân chủ, và vài

tiểu luận trong cuốn sách này có thể giúp chúng ta định vị chúng. Một

số của các nguồn này được giới thiệu trong phần sau của chương của

Larry Diamond. Một nguồn, mà Diamond dán nhãn “quản trị tồi,”

được Francis Fukuyama thảo luận tỉ mỉ trong tiểu luận của ông. Thuật

ngữ này trước tiên dẫn chiếu đến sự thất bại của nhiều nền dân chủ mới

để xây dựng các nhà nước hiện đại hiệu quả. Vì thất bại này, mà có thể

dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế chậm, dịch vụ công kém, thiếu an ninh

cá nhân, và tham nhũng tràn lan, nên có thể hiểu được công dân của

các nước như vậy cảm thấy thất vọng với dân chủ. Fukuyama cho

rằng “tính chính đáng của nhiều nền dân chủ khắp thế giới phụ

thuộc ít vào việc làm sâu sắc các định chế dân chủ của họ hơn

là vào khả năng của chúng để cung cấp sự quản trị chất lượng

cao.” Tất nhiên, quản trị tồi cũng tác động đến hầu hết (dù

không phải tất cả) các nước phi dân chủ nữa, nhưng điều này

đem lại ít sự an ủi cho các công dân cảm thấy chính phủ (dân

chủ) của họ thất hẹn với họ.

Fukuyama kết luận rằng những người muốn củng cố dân chủ cần

lưu ý nhiều hơn đến việc xây dựng nhà nước, kể cả các vấn đề buồn tẻ

như quản trị công và thực hiện chính sách. Đây không nghi ngờ gì là

một lời khuyên hữu ích. Tuy vậy quản trị tốt vẫn rất khó đạt được, đặc

biệt trong các nền dân chủ mới. Trong khung cảnh như vậy, nơi những

Page 23: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Dẫn nhập 7

công dân vẫn mới lạ với thái độ và các định chế dân chủ, có một xu

hướng khó tránh khỏi để đổ lỗi quản trị kém cho dân chủ. Điều này

giải thích, chí ít một phần, cho xu hướng đổ vỡ dân chủ ở các nước đã

chấp nhận nó lần đầu tiên và sự thất bại của nó để bén rễ ở một số nơi

cho đến khi nó đã thử vài lần. Thế nhưng hình mẫu này không cần là

điềm báo trước sự thất bại dân chủ trong dài hạn. Có thể cần nhiều năm

để đạt sự củng cố dân chủ, nhưng thời gian vẫn ở bên dân chủ.

BA NGUỒN NGHI NGỜ VỀ DÂN CHỦ

Kịch bản lạc quan dài hạn này, tuy vậy, giả định trước rằng dân chủ sẽ

vẫn là mục tiêu mà các nước theo đuổi. Và điều này đến lượt chắc là phụ

thuộc vào việc nó được coi là cả như tiêu chuẩn toàn cầu về tính chính

đáng chính trị lẫn như là hệ thống tốt nhất cho việc đạt được loại thịnh

vượng và sự quản trị hiệu quả mà hầu như tất cả các nước tìm kiếm.

Cái đã thay đổi kịch tính nhất trong các năm gần đây là, các giả

định trước này trong các năm vừa qua là các giả định ngày càng

bị nghi ngờ. Theo quan điểm của tôi, có ba lý do chính cho sự thay

đổi này: (1) cảm nhận gia tăng rằng các nền dân chủ tiên tiến đang

bị rắc rối về mặt thành tích kinh tế và chính trị của chúng; (2) sự

tự tin mới và sức sống bề ngoài của vài nước độc đoán; và (3) sự

thay đổi cán cân địa chính trị giữa các nền dân chủ và các đối thủ

của chúng.

Lý do đầu tiên được gây ra bởi khủng hoảng tài chính 2008 và các

hậu quả kinh tế kéo dài của nó, kể cả suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp

cao vẫn gây tai họa cho phần lớn châu Âu. Rằng các nền dân chủ tiên

tiến bị những thất bại này vào lúc các nước thị trường mới nổi tăng

trưởng với nhịp độ nhanh đã bán rẻ quan niệm rằng các định chế và

chính sách của Phương Tây là đáng để “phần còn lại” noi theo. Hội

chứng rối loạn chức năng chính trị gây đau khổ cho các nền dân chủ

tiên tiến khi chúng tìm cách phản ứng lại với khủng hoảng đã làm yếu

thêm sự hấp dẫn của chúng. Như Thomas Carothers lưu ý trong tiểu

luận của ông về khung cảnh toàn cầu thay đổi của sự thúc đẩy dân chủ,

“Công việc khó nhọc của dân chủ cả ở Mỹ và châu Âu đã gây ra tổn

Page 24: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

8 MARC F. PLATTNER

hại lớn đến địa vị của dân chủ trong con mắt của nhiều người trên

khắp thế giới.”

Mặt kia của uy tín teo đi của dân chủ đã là ảnh hưởng gia tăng

của một số chế độ độc đoán hàng đầu. Chủ chốt giữa chúng là

Trung Quốc, với khả năng của nó để tạo ra tiến bộ kinh tế to lớn mà không

đưa ra những cải cách dân chủ, đã gây nghi ngờ về quan niệm rằng dân chủ

là hệ thống chính trị thích hợp duy nhất cho các nước giàu có. Đồng thời,

Trung Quốc đã cung cấp cho các nước đang phát triển với các nguồn

thay thế về thương mại, đầu tư và viện trợ quân sự và phát triển–chẳng

khoản nào bị gắn với những cân nhắc về nhân quyền hay trách nhiệm

giải trình chính phủ ở các nhà nước tiếp nhận. Trung Quốc cũng chẳng

phải là cường quốc phi dân chủ ngày càng quyết đoán duy nhất. Nga,

Iran, Saudi Arabia, và Venezuela cũng đã học từ nhau và thậm chí

hợp tác trực tiếp để cản trở sự tiến bộ dân chủ.

Số kỷ niệm hai mươi lăm năm của Tạp chí cũng có một bài của

Andrew J. Nathan về Trung Quốc, bài đầu tiên trong một chuỗi bài mà

Journal of Democracy sẽ công bố trong 2015 về cái chúng tôi đã dán

nhãn “sự lại nổi lên của độc đoán.” Xúc phạm để dùng title này; cuốn

sách Journal of Democracy đầu tiên của chúng tôi, được xuất bản năm

1993, được gọi là Sự lại nổi lên Toàn cầu của Dân chủ. Nhưng

hôm nay có vẻ là chủ nghĩa độc đoán đã có gió ở đằng sau (buồm của)

nó, cho dù nó vẫn không lan ra nhiều nước hơn. Một dấu hiệu của điều

này là sự tiến tới mà các nhà độc đoán đã tạo ra trong lĩnh vực “sức

mạnh mềm,” đặc biệt trong các tổ chức khu vực và đa phương lớn. Các

chuẩn mực ủng hộ dân chủ mà các nền dân chủ đã giúp cấy vào các

tổ chức như OSCE, Hội đồng châu Âu, và the OAS trong các năm

1990 bị làm cho yếu đi bởi các nước phản dân chủ có đại diện trong các

hội đồng này. Các cường quốc độc đoán như Nga và Trung Quốc cũng

tăng cao nền ngoại giao văn hóa và phát thanh truyền hình quốc tế của

họ còn các nỗ lực Tây phương trong các lĩnh vực này đã không tập

trung và được tài trợ không đủ.

Nhưng không chỉ trong cạnh tranh “sức mạnh mềm” mà các nền

dân chủ đã thiếu. Họ ngày càng có vẻ yếu hơn về mặt sức mạnh cứng

nữa, cắt giảm ngân sách quốc phòng của họ ngay cả khi các nhà nước

Page 25: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Dẫn nhập 9

độc đoán chi tiêu nhiều hơn cho vũ khí. Tạp chí Journal of Democracy

đã dành ít sự chú ý cho các vấn đề về mối quan hệ giữa các nhà nước

hay công việc quân sự. Một phần, điều này phản ánh cảm nhận của

chúng tôi về Tạp chí có được một lợi thế so sánh ở đâu giữa các tạp

chí về công việc thế giới–đa phần chúng tập trung vào chính sách an

ninh và đối ngoại, còn số ít nghiên cứu chính trị đối nội của các nước

phi-Tây phương. Nhưng chúng tôi cũng cảm thấy rằng những tiến triển

nội bộ đến sau hay trước các cuộc đấu tranh dân chủ thường có tính

quyết định trong hình thành chiều của các mối quan hệ quốc tế. Chắc

chắn điều đó đã có vẻ đúng trong cao trào của làn sóng thứ ba. Dù bối

cảnh quốc tế là quan trọng, tất nhiên, tia lửa cho sự thay đổi thường đến

từ các mối bất bình, các phong trào, và các xung đột trong nước, và

bằng cách tập trung vào những điểm này, theo quan điểm của chúng

tôi, Tạp chí nói chung đã “ở hàng đầu” trong cung cấp sự thấu hiểu

về diễn tiến quốc tế sẽ diễn ra thế nào.

Chúng tôi tin rằng tiêu điểm chúng tôi đã chọn vẫn là tiêu điểm đúng cho

Tạp Chí, nhưng tôi đã bắt đầu tự hỏi liệu giai đoạn của các năm 1990 đã

có phải là không điển hình hay không. Có lẽ “thời khắc đơn cực” này

của địa vị áp đảo của Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ của nó đã làm

cho là có thể đối với các cuộc đấu tranh thân dân chủ trong nước để

chiếm trung tâm sân khấu, tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi cho

dân chủ mà thiếu nó dân chủ không thành công. Đây chắc chắn là diễn

giải được gợi ý trong chương của Robert Kagan. Như ông diễn đạt,

“Những thay đổi địa chính trị giữa các đại cường quốc thống trị,

thường nhưng không luôn là kết quả của các cuộc chiến tranh, có thể

có tác động đáng kể lên chính trị nội địa của các quốc gia nhỏ hơn

và yếu hơn của thế giới.” Kagan xác nhận rằng Hoa Kỳ ở trong “một

trạng thái giảm bớt chi tiêu” trong vũ trường quốc tế và rằng điều

này gây ra “thiệt hại thế chấp” lên vận may của dân chủ.

Trong năm 2014, các xu hướng này trở nên rõ ràng. Sự nổi lên của

cái gọi là Nhà nước Islamic ở Syria và Iraq, giữa những thất vọng về

“Mùa xuân Arab” (bên ngoài Tunisia) và những lo lắng về

Afghanistan, đã làm rõ rằng các nỗ lực Tây phương để áp đặt loại

trật tự nào đó và để cổ vũ dân chủ trong vùng Trung Đông rộng

hơn đã không thành công. Trong lúc đó, sự khoa trương cơ bắp của

Trung Quốc ở biển Hoa Đông và biển Đông có vẻ báo trước sự quay

Page 26: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

10 MARC F. PLATTNER

lại của sử dụng vũ lực ở châu Á. Và quan trọng trên hết, Việc Nga sáp

nhập Crimea và sự xâm lấn lén lút vào đông Ukraine đã cho thấy rằng

trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc được các cường quốc dân chủ xây

dựng đã không còn có thể được cho là hiển nhiên.

Nếu trật tự thế giới tự do quả thực đang bung ra dưới sức ép của

những người độc đoán, thì tương lại của dân chủ sẽ bị tác động sâu

sắc. Trong một thế giới được chia thành các khu vực ảnh hưởng và các

khối sức mạnh, khả năng của một nước để đi theo con đường dân chủ

sẽ được xác định trên hết bởi các liên minh quốc tế của nó và địa lý

của nó. Chúng ta thấy một sự báo trước về điều này trong cuộc đấu

tranh hiện nay ở Ukraine, nơi các nỗ lực bên trong của nước này để

xây dựng một nền dân chủ hoạt động tốt và ổn định–một nhiệm vụ

đủ khó–liên tục bị thách thức và đôi khi bị lấn át bởi áp lực quân sự

và kinh tế từ Nga.

Nét nổi bật mới này của địa chính trị đe dọa làm thay đổi các quy

tắc của trò chơi. Nó có thể cả hạn chế tính trung tâm của cân bằng sức

mạnh trong định hình sự lựa chọn chế độ của một nước lẫn làm tăng

các khả năng rằng sự áp đặt của lực ngoài sẽ quyết định. Hơn nữa, nếu

cân bằng địa chính trị có vẻ làm nghiêng con đường của các nhà độc

đoán, họ sẽ có vẻ hấp dẫn hơn nhiều cho nhiều cá nhân và quốc gia

trước hết tìm cách để ở bên kẻ mạnh hơn. Dưới những điều kiện này,

dân chủ sẽ mất nhiều vẻ rực rỡ của nó. Ở nơi nó đổ vỡ, sẽ có ít đòi hỏi

để khôi phục nó. Người ta không còn thể tự tin rằng thời gian sẽ vẫn ở

bên dân chủ.

Kịch bản ảm đạm này còn xa mới được định trước. Các chế độ

độc đoán có nhiều điểm yếu (mà sẽ tăng lên nếu sự sụt giá dầu mới

đây kéo dài), và dân chủ có nhiều điểm mạnh, kể cả năng lực tự sửa

chữa. Mặc dù nó thường tự mãn và chuyển động chậm, dân chủ cũng

đã cho thấy một khả năng xuất sắc để phản ứng với các cuộc khủng

hoảng. Nó đã được cho là gặp rắc rối trong các năm 1970 sâu sắc hơn

bây giờ, nhưng nó đã phục hồi. Nó có thể lại làm như thế. Nhưng đầu

tiên những người ủng hộ nó phải đảm nhận một sự đánh giá với con mắt

tinh tường về sự suy thoái hiện thời của nó và dồn quyết tâm và sự quả

quyết cần thiết để đảo ngược nó .

Page 27: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

1

Vì sao Dân chủ

Làm Tồi Đến vậy?

FRANCIS FUKUYAMA

Tạp chí Journal of Democracy đã xuất bản số mở đầu của nó một chút

sau điểm giữa của cái Samuel P. Huntington đã dán nhãn là “làn sóng

thứ ba” của dân chủ hóa, ngay sau khi bức Tường Berlin sụp đổ và

trước sự tan rã của Liên Xô.1 Các cuộc chuyển đổi ở Nam Âu và hầu

hết chuyển đổi ở Mỹ Latin đã xảy ra rồi, và Đông Âu đã chuyển động

với nhịp độ chóng mặt khỏi chủ nghĩa cộng sản, trong khi các cuộc

chuyển đổi dân chủ ở châu Phi hạ-Sahara và Liên Xô trước đây đã

chỉ vừa bắt đầu. Nhìn tổng thể, đã có sự tiến bộ đáng chú ý khắp thế

giới về dân chủ hóa trong một giai đoạn gần 45 năm, làm tăng số các

nền dân chủ bầu cử từ khoảng 35 trong 1970 lên hơn 110 trong năm

2014.

Nhưng như Larry Diamond đã chỉ ra, đã có một sự suy thoái dân

chủ từ 2006, với một sự sụt về các số điểm tổng hợp của Freedom

House mỗi năm kể từ đó.2 Năm 2014 đã không tốt cho dân chủ, với

hai cường quốc độc đoán lớn, Nga và Trung Quốc, hoạt động ở cả hai

đầu của lục địa Á-Âu. Mùa xuân Arab năm 2011, đã làm tăng những

11

Page 28: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

12 FRANCIS FUKUYAMA

kỳ vọng rằng sự ngoại lệ Arab đối với làn sóng thứ ba đã có thể chấm

dứt, đã thoái hóa thành chế độ độc tài được phục hồi lại trong trường

hợp Ai Cập, và tình trạng hỗn loạn ở Libya, Yemen, và cả Syria, cùng

với Iraq đã thấy sự nổi lên của một phong trào Islamist cực

đoan mới, Nhà nước Islamic ở Iraq và Syria (ISIS).

Khó để biết liệu chúng ta đang trải nghiệm một sự thụt lùi nhất thời

trong phong trào chung đến dân chủ lớn hơn khắp thế giới, giống như

một sự hiệu chỉnh thị trường chứng khoán, hay liệu các sự kiện của năm

nay báo hiệu một sự thay đổi rộng hơn trong chính trị thế giới và sự nổi

lên của những thay thế khả dĩ nghiêm túc cho dân chủ hay không. Trong

cả hai trường hợp, là khó để không cảm nhận rằng thành tích của các

nền dân chủ khắp thế giới đã là kém cỏi trong các năm gần đây. Việc

này bắt đầu với các nền dân chủ phát triển và thành công nhất, các nền

dân chủ của Hoa Kỳ và EU, mà đã trải qua các cuộc khủng hoảng kinh

tế ồ ạt trong cuối các năm 2000 và có vẻ bị vướng khó khăn trong một

giai đoạn tăng trưởng chậm và thu nhập đình trệ. Nhưng một số nền

dân chủ mới, từ Brazil đến Thổ Nhĩ Kỳ đến Ấn Độ, cũng đã thất vọng

về thành tích của họ trong nhiều khía cạnh, và phải chịu các phong trào

phản đối riêng của họ.

Các phong trào dân chủ tự phát chống các chế độ độc đoán tiếp

tục nổi lên từ xã hội dân sự, từ Ukraine và Georgia đến Tunisia và Ai

Cập đến Hong Kong. Nhưng ít trong số các phong trào này đã thành công trong

dẫn đến việc thiết lập các nền dân chủ ổn định, hoạt động tốt. Đáng hỏi vì sao

thành tích của dân chủ khắp thế giới lại đã thất vọng đến vậy.

Theo quan điểm của tôi, một nhân tố quan trọng duy nhất nằm ở

lõi của nhiều sự thụt lùi dân chủ trong suốt thế hệ vừa qua. Nó cũng đã

liên quan đến một sự thất bại của sự thể chế hóa–sự thực rằng năng lực

nhà nước đã không theo kịp nhịp của những đòi hỏi của dân chúng về

trách nhiệm giải trình dân chủ. Khó hơn nhiều để chuyển từ một nhà

nước gia sản hay gia sản mới sang một nhà nước hiện đại, khách quan

so với chuyển từ một chế độ độc đoán sang chế độ tổ chức các cuộc

bầu cử thường kỳ, tự do, và công bằng. Chính thất bại để thiết lập các

nhà nước hiện đại, được quản trị tốt là cái đã là gót chân Achilles của

các chuyển đổi dân chủ gần đây.

Page 29: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Vì sao Dân chủ Làm Tồi đến Vậy? 13

MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA

Các nền dân chủ khai phóng hiện đại kết hợp ba định chế cơ bản: nhà

nước, nền pháp trị, và trách nhiệm giải trình dân chủ.

Cái đầu tiên của các định chế này, nhà nước, là một độc quyền hợp

pháp về quyền lực ép buộc thực hiện quyền lực của nó trên một lãnh

thổ xác định. Các nhà nước tập trung và dùng sức mạnh để giữ hòa

bình, bảo vệ các cộng đồng khỏi các kẻ thù bên ngoài, thực thi các luật,

và cung cấp các hàng hóa công cơ bản.

Pháp trị (rule of law) là một tập các quy tắc, phản ánh các giá trị

cộng đồng ràng buộc không chỉ các công dân, mà cả các elite những

người nắm và sử dụng quyền lực ép buộc. Nếu luật không chế ngự kẻ

mạnh, nó chẳng khác gì các mệnh lệnh của hành pháp và chỉ tạo thành

sự cai trị bằng luật (rule by law).

Cuối cùng, trách nhiệm giải trình dân chủ tìm cách đảm bảo rằng

chính phủ hành động theo lợi ích của toàn cộng đồng, hơn là chỉ theo

tư lợi của các nhà cai trị. Nó thường đạt được qua các thủ tục như các

cuộc bầu cử đa đảng tự do và công bằng, dù trách nhiệm giải trình thủ

tục không luôn luôn trùng với trách nhiệm giải trình thực sự.

Một nền dân chủ khai phóng cân bằng các định chế có thể mâu

thuẫn này. Nhà nước tạo ra và dùng quyền lực, còn pháp trị và trách

nhiệm giải trình dân chủ tìm cách chế ngự quyền lực và đảm bảo rằng

nó được dùng theo lợi ích công. Nhà nước mà không có các định chế

kiềm chế là một nền độc tài; một chính thể mà hoàn toàn ép buộc và

không có quyền lực là tình trạng vô chính phủ.

Như Samuel Huntington đã thường lý lẽ, trước khi một chính thể

có thể kiềm chế quyền lực, nó phải có khả năng dùng quyền lực. Theo

lời của Alexander Hamilton, “một sự thi hành yếu chỉ là cách nói khác

cho một sự thi hành tồi; và một chính phủ thi hành kém, dẫu nó có thể

là gì theo lý thuyết, trên thực tế phải là một chính phủ tồi.”3

Có một sự phân biệt cốt yếu nữa cần đưa ra giữa nhà nước gia sản

(patrimonial) và nhà nước hiện đại. Một nhà nước hiện đại khát khao

để là khách quan, đối xử với người ngang nhau trên cơ sở tư cách công

dân hơn là trên cơ sở liệu họ có mối quan cá nhân hay không với nhà

cai trị. Ngược lại, các nhà nước gia sản là nhà nước mà trong đó chính

thể được coi như một loại tài sản cá nhân và trong đó không có sự phân

Page 30: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

14 FRANCIS FUKUYAMA

biệt nào giữa lợi ích công và lợi ích riêng của nhà cai trị. Ngày nay

không có xã hội gia sản hoàn toàn nào, vì chẳng ai còn dám đòi quyền

sở hữu toàn bộ một nước, như các vua và các hoàng hậu trong các thời

đại đã qua. Tuy vậy, có nhiều nhà nước gia sản mới giả vờ là các chính

thể hiện đại, nhưng thực ra chúng tạo thành các kleptocracy (chế độ

ăn cướp) chia đặc lợi chạy theo lợi ích riêng của những người trong

cuộc. Chủ nghĩa gia sản mới có thể cùng tồn tại với dân chủ, tạo ra

sự đỡ đầu và clientelism (chủ nghĩa bảo trợ) phổ biến mà trong đó các

chính trị gia chia các nguồn lực nhà nước cho các mạng lưới của những

người ủng hộ chính trị. Trong các xã hội như vậy, các cá nhân đi vào

chính trị không phải để theo đuổi một tầm nhìn về lợi ích chung, mà

đúng hơn để làm giàu cho bản thân họ.

Sự ép buộc vẫn là trung tâm cho sự hoạt động của nhà nước, mà vì

sao quyền lực nhà nước gây ra sự sợ hãi và sự căm ghét thường xuyên

đến vậy. Michael Mann đã phân biệt một cách nổi tiếng giữa quyền

lực “bạo ngược” và quyền lực “hạ tầng cơ sở,” cái trước liên quan đến

sự áp bức và cái sau đến khả năng để cung cấp hàng hóa công và chăm

lo đến lợi ích chung.4 Sự phân biệt này có thể cám dỗ chúng ta để nói

rằng các nhà nước “tốt” có quyền lực hạ tầng cơ sở, còn các nhà nước

“xấu” sử dụng quyền lực bạo ngược. Nhưng, thực ra, sự ép buộc là

quan trọng cho mọi nhà nước. Các nhà nước thành công biến đổi quyền

lực thành quyền uy–tức là, thành sự phục tùng tự nguyện của công dân

dựa trên niềm tin rằng các hành động của nhà nước là chính đáng.

Nhưng không phải mọi công dân đồng ý tuân theo luật, và ngay cả các

nền dân chủ chính đáng nhất cần đến sức mạnh cảnh sát để thi hành

luật. Là không thể kiểm soát tham nhũng, chẳng hạn, hay để thu thuế

nếu chẳng ai vào tù vì vi phạm luật. Năng lực thực thi không nổi lên đơn

giản qua việc thông qua các luật; nó cũng đòi hỏi đầu tư vào nhân lực

và huấn luyện và vào việc thiết lập các quy tắc thể chế chi phối việc

thi hành nó.

Nếu có bất cứ thứ gì mà kinh nghiệm của 25 năm qua phải dạy

chúng ta, thì đó là cái chân dân chủ của chiếc kiềng ba chân này là

dễ hơn nhiều để xây dựng hơn là pháp trị hay nhà nước hiện đại. Hay

diễn đạt hơi khác đi, sự phát triển của các nhà nước hiện đại đã không

giữ nhịp với sự phát triển của các định chế dân chủ, dẫn đến những

Page 31: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Vì sao Dân chủ Làm Tồi đến Vậy? 15

tình trạng mất cân bằng trong đó các nền dân chủ mới (và đôi khi

ngay cả nền dân chủ được thiết lập tốt) đã không có khả năng theo kịp

đòi hỏi của các công dân của chúng về các dịch vụ chính phủ chất

lượng cao. Đến lượt, việc này đã dẫn đến sự giải chính đáng hóa

(delegitimation) dân chủ với tư cách như thế. Ngược lại, khả năng

của các nhà nước độc đoán giống Trung Quốc và Singapore để cung

cấp các dịch vụ như vậy đã làm tăng uy tín của chúng so với của dân

chủ ở nhiều phần của thế giới.

Những kinh nghiệm gần đây của Afghanistan và Iraq minh họa

vấn đề này. Sau việc Hoa Kỳ xâm lấn và chiếm đóng các nước này

trong 2001 và 2003, một cách tương ứng, Hoa Kỳ đã có khả năng, với

sự giúp đỡ quốc tế nào đó, để tổ chức các cuộc bầu cử dẫn đến việc lập

các chính phủ mới ở cả hai nước này. Chất lượng dân chủ ở cả hai

nơi–đặc biệt ở Afghanistan, nơi các cuộc bầu cử tổng thống năm 2009

và 2014 đã bị hen ố bởi những cáo buộc gian lận nghiêm trọng5–đã bị

nhiều người nghi ngờ, nhưng chí ít một quá trình dân chủ đã đúng chỗ

để cung cấp cho ban lãnh đạo có vẻ giống nào đó với tính chính đáng.

Cái đã không xảy ra ở cả hai nơi đã là sự phát triển của một nhà

nước hiện đại có thể bảo vệ lãnh thổ đất nước khỏi các kẻ thù bên trong

và bên ngoài và cung cấp các dịch vụ công một cách công bằng và

vô tư. Cả hai nước đã bị ngáng bởi các cuộc nổi dậy trong nước ,

và trong 2014 quân đội Iraq được Mỹ huấn luyện đã sụp đổ ở miền bắc

dưới sự công kích dữ dội của ISIS. Cả hai nước đã bị tai họa bởi mức

tham nhũng cực kỳ cao, mà đến lượt đã làm xói mòn khả năng của

chúng để cung cấp các dịch vụ chính phủ và cắt mất tính chính đáng

của chúng. Những khoản đầu tư khổng lồ vào việc xây dựng nhà nước

ở cả hai nơi bởi Hoa Kỳ và các đối tác liên minh của nó có vẻ đã có

kết quả hạn chế.

Những thất bại về xây dựng nhà nước cũng đã đóng vai trò chủ

chốt trong các sự kiện ở Ukraine. Các bạn Tây phương của dân chủ đã

vui mừng khi Cách mạng Cam đã ép một cuộc bầu cử tổng thống mới

trong 2004, dẫn đến việc Viktor Yushchenko đánh bại thủ tướng

đương chức Viktor Yanukovych. Nhưng Liên minh Cam mới đã tỏ ra

vô tích sự và tham nhũng, và đã chẳng làm gì để cải thiện toàn bộ

chất lượng quản trị ở Ukraine. Kết quả là, Yanukovych đã đánh bại

Yushchenko năm 2010 trong cái được hầu hết các nhà quan sát ghi

Page 32: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

16 FRANCIS FUKUYAMA

nhận như cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nhiệm kỳ tổng thống của

Yanukovych được đánh dấu bởi mức còn cao hơn của hành vi ăn cướp,

gây ra một vòng phản đối mới ở Kyiv sau khi ông tuyên bố vào cuối

2013 rằng ông sẽ theo đuổi sự liên kết với Liên hiệp Âu-Á của

Vladimir Putin hơn là với EU. Trong lúc ấy, Putin đã củng cố sự cai

trị ngày càng phi tự do ở Nga và đã củng cố địa vị của nhà nước của

ông vis-à-vis (đối diện) thế giới bên ngoài, khiến cho việc sáp nhập

thẳng cánh Crimea tiếp sau sự hất cẳng Yanukovych vào tháng Hai

2014 là có thể.

Tôi cho rằng cuộc xung đột hiện thời, đưa Nga ra chống lại chính

phủ mới của Ukraine và những người Tây phương ủng hộ nó, ít là

cuộc xung đột về bản thân dân chủ hơn là về trật tự chính trị hiện đại

chống lại trật tự chính trị gia sản mới. Có ít nghi ngờ rằng, liền sau sự

sáp nhập Crimea, Vladimir Putin đã trở nên rất được lòng dân ở Nga

và chắc sẽ thắng áp đảo nếu giả như một cuộc bầu cử mới được tổ

chức. Sự lựa chọn thực tế đối mặt với người dân trong khu vực này là

một sự lựa chọn khác–liệu các xã hội của họ dựa trên các chính phủ

tìm cách phục vụ lợi ích công theo cách khách quan, hay bị cai trị bởi

một liên minh thối nát của các elite tìm cách sử dụng nhà nước như

một con đường đến sự làm giàu cá nhân.

Tính chính đáng của nhiều nền dân chủ quanh thế giới phụ thuộc

ít vào sự làm sâu sắc các định chế dân chủ của họ hơn là vào khả năng

của họ để cung cấp sự quản trị chất lượng cao. Nhà nước mới của

Ukraine sẽ không sống sót nếu nó không giải quyết vấn đề tham nhũng

tràn lan mà đã hạ bệ Liên minh Cam tiền nhiệm. Dân chủ đã được thiết

lập vững chắc ở phần lớn Mỹ Latin trong thế hệ qua; cái còn thiếu bây

giờ ở các nước như Brazil, Colombia, và Mexico là năng lực để cung

cấp các hàng hóa công cơ bản như giáo dục, cơ sở hạ tầng, và an ninh

cho công dân. Cũng có thể nói như thế về nền dân chủ lớn nhất thế

giới, Ấn Độ, mà chịu đau đớn vì chủ nghĩa bảo trợ và tham nhũng tràn

lan. Trong 2014, nó nhất quyết quay sang Narendra Modi của đảng

BJP với hy vọng rằng ông có thể mang lại sự lãnh đạo quyết đoán và

chính phủ mạnh thay cho liên minh yếu ớt và tham nhũng do đảng

Quốc Đại lãnh đạo đã nắm quyền trong thập kỷ qua.

Page 33: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Vì sao Dân chủ Làm Tồi đến Vậy? 17

LÀM SAO ĐẠT ĐẾN MỘT NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠI

Bây giờ có tài liệu khổng lồ về chuyển đổi dân chủ, nhiều trong số đó

được công bố đầu tiên trong Journal of Democracy. Có ít hơn rất

nhiều tài liệu sẵn có về vấn đề làm sao để tiến hành chuyển đổi từ một

nhà nước gia sản sang nhà nước hiện đại, tuy đã có sự tiến bộ nào

đó trong một thập kỷ rưỡi qua. Điều này phản ánh một sự thiếu hụt

quan niệm, có gốc rễ trong những nhận thức sai về bản chất của vấn đề

cơ bản.

Thí dụ, có một xu hướng để liên kết tính hiện đại nhà nước với sự thiếu

tham nhũng. Tham nhũng, tất nhiên, là một vấn đề khổng lồ trong nhiều

xã hội và đã tạo ra lượng tài liệu lớn của riêng nó. Nhưng trong khi có một

độ tương quan cao giữa các mức tham nhũng và thành tích tồi của nhà

nước, chúng không phải là cùng một thứ. Một nhà nước có thể tương đối

không thối nát thế nhưng vẫn không có khả năng cung cấp các dịch vụ cơ

bản do thiếu năng lực. Không ai đã cho rằng, thí dụ, Guinea, Sierra

Leone, hay Liberia đã không thể giải quyết dịch Ebola gần đây bởi vì

tham nhũng tràn lan trong các hệ thống y tế công của họ; đúng hơn,

vấn đề là thiếu nhân lực và vật lực–các bác sĩ, các y tá, và các bệnh

viện có điện, nước sạch, và những thứ giống thế.

“Năng lực nhà nước” vì thế đến sát hơn rất nhiều so với thiếu tham

nhũng để mô tả cái nằm ở lõi của tính hiện đại của nhà nước. Các nhà

nước hiện đại cung cấp một dãy các dịch vụ phức tạp gây hoang mang,

từ quản lý số liệu thống kê kinh tế và xã hội đến cứu tế khi có tai họa,

dự báo thời tiết, và kiểm soát các đường bay của máy bay. Tất cả các

hoạt động này đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ về nhân lực và về

các điều kiện vật chất cho phép các tay chân của nhà nước hoạt động;

sự đơn giản thiếu tham nhũng không có nghĩa rằng những thứ này sẽ

có. Thế mà ngay cả thuật ngữ “năng lực nhà nước” cũng không thâu

tóm được các mục đích mà năng lực này phụng sự và mức độ mà nó

được dùng một cách khách quan.

Hơn nữa, có một sự thiếu sáng sủa nghiêm trọng về những cách

mà theo đó năng lực nhà nước mạnh đã được tạo ra trong quá khứ. Bây

giờ, có chút ít đồng thuận bên trong cộng đồng tài trợ quốc tế về làm

Page 34: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

18 FRANCIS FUKUYAMA

sao để theo đuổi sự quản trị tốt, một sự đồng thuận được cấy trong các

chương trình như lập ngân sách tham gia, Đối tác Chính phủ Mở, và

các sáng kiến của rất nhiều tổ chức thúc đẩy sự minh bạch chính phủ

trên khắp thế giới. Nằm dưới các cách tiếp cận này là lý thuyết rằng

quản trị tốt là sản phẩm của sự minh bạch và trách nhiệm giải trình lớn

hơn. Những cách tiếp cận này giả thiết rằng nhiều thông tin hơn về tham

nhũng hay hành động bất lương của chính phủ sẽ dẫn đến công dân nổi

giận và đòi hỏi thành tích nhà nước tốt hơn, mà đến lượt sẽ thúc đẩy các

chính phủ cải cách chính mình. Nói cách khác, dân chủ có chất lượng

tốt hơn được xem như giải pháp cho vấn đề tham nhũng và năng

lực nhà nước yếu.

Vấn đề duy nhất với chiến lược này là, một cách nổi bật, có ít bằng

chứng kinh nghiệm chứng tỏ rằng một cách tiếp cận như vậy là hợp

với cách các chính phủ có thành tích cao đã được tạo ra, hoặc về mặt

lịch sử hay dưới hoàn cảnh đương thời. Nhiều nhà nước với các chính

phủ có thành tích cao tương đối–Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, và

Đan Mạch, chẳng hạn–đã tạo ra các bộ máy quan liêu “Weberian”

hiện đại dưới các điều kiện độc đoán; các nước sau đó đã tiếp tục

trở thành các nền dân chủ kế thừa các bộ máy nhà nước theo chế độ

nhân tài (meritocratic) mà đơn giản đã sống qua được sự chuyển đổi.

Động cơ để tạo ra các chính phủ hiện đại đã không là áp lực cơ sở từ

các công dân có hiểu biết và được huy động mà đúng hơn là áp lực

elite, thường vì các lý do an ninh quốc gia. Cách ngôn nổi tiếng của

Charles Tilly rằng “chiến tranh tạo ra nhà nước và nhà nước tiến hành

chiến tranh” tổng kết kinh nghiệm không chỉ của châu Âu hiện đại ban

đầu mà cả của Trung Quốc dưới thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc,

dẫn đến sự nổi lên của một nhà nước khách quan (không bị ảnh hưởng

của cảm giác cá nhân) dưới sự thống nhất thời Tần trong thế kỷ thứ

ba trước công nguyên.6

Tương tự, một cách đáng chú ý có ít bằng chứng rằng các nỗ lực của

các nhà tài trợ và NGO để thúc đẩy quản trị tốt thông qua tăng cường

tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đã có tác động có thể đo lường

được lên thành tích nhà nước.7 Lý thuyết, rằng phải có một sự tương

quan giữa tính sẵn có tăng lên của thông tin về thành tích chính phủ và

chất lượng của các đầu ra chính phủ, cuối cùng dựa trên một số giả

Page 35: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Vì sao Dân chủ Làm Tồi đến Vậy? 19

định khoa trương–rằng các công dân sẽ quan tâm đến thành tích tồi của

chính phủ (ngược với sự hài lòng với lợi ích từ những thực hành giống

sự đỡ đầu dựa trên sắc tộc); rằng họ có năng lực tổ chức về chính trị để

áp lực lên chính phủ; rằng các định chế chính trị của đất nước là

các định chế truyền đạt chính xác ý kiến cơ sở cho các chính trị

gia theo những cách khiến cho những người sau có trách nhiệm

giải trình; và cuối cùng, rằng chính phủ thực sự có năng lực để thực

hiện như các công dân đòi hỏi.

Lịch sử thật của mối quan hệ giữa tính hiện đại và dân chủ là phức

tạp hơn lý thuyết đương thời gợi ý rất nhiều. Đi theo khung khổ do

Martin Shefter thiết lập lần đầu tiên, ở nơi khác tôi đã cho rằng sự nối

tiếp mà theo đó dân chủ (được đo bằng mức độ phổ quát của quyền bầu

cử) và tính hiện đại nhà nước được thiết lập đã xác định chất lượng

dài hạn của chính phủ.8 Nơi một nhà nước hiện đại đã được củng cố

trước sự mở rộng quyền bầu cử, nó đã thường thành công trong sống

qua được thời hiện đại; nơi sự mở cửa dân chủ đi trước cải cách nhà

nước, kết quả đã thường là chủ nghĩa bảo trợ tràn lan. Điều này đã

đúng trên hết ở nước đã mở quyền bầu cử cho tất cả đàn ông gia

trắng, Hoa Kỳ, mà đã tiếp tục tạo ra hệ thống chính trị bảo trợ chủ

nghĩa (clientelistic) tràn lan đầu tiên của thế giới (được biết trong lịch

sử Hoa Kỳ như hệ thống bổng lộc, hay đỡ đầu). Ở nước đó vào thế

kỷ mười chín, dân chủ và chất lượng nhà nước đã rõ ràng bất hòa

với nhau. Lý do cho điều này là, trong các nền dân chủ với các mức

thu nhập và giáo dục thấp, các khuyến khích cử tri bị cá nhân hóa (cốt

lõi của clientelism-chủ nghĩa bảo trợ) chắc có khả năng để huy động các

cử tri và đưa họ đến nơi bỏ phiếu hơn là các hứa hẹn của các chính

sách công theo cương lĩnh.9

Tình hình thay đổi, tuy vậy, tại các mức cao hơn của phát triển kinh

tế. Khó đút lót các cử tri có thu nhập cao hơn thông qua sự chi trả cá

nhân hóa, và họ có khuynh hướng để ý nhiều hơn đến các chính sách

theo cương lĩnh. Ngoài ra, các mức phát triển cao hơn thường được

dẫn dắt bởi sự tăng trưởng của một nền kinh tế thị trường, tạo ra các

con đường thay thế cho việc làm giàu cá nhân bên ngoài chính trị. Cuộc

bầu cử cuối ở Đài Loan, mà trong đó chủ nghĩa bảo trợ đã phổ biến, đã

Page 36: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

20 FRANCIS FUKUYAMA

xảy ra trong đầu các năm 1990; sau đó, các cử tri Đài Loan đã quá giàu

để dễ dàng bị mua chuộc.10

Mặc dù dân chủ là một tác nhân của chủ nghĩa bảo trợ ở các mức

thấp của thu nhập đầu người, nó có thể mở ra một con đường hướng

tới việc tạo ra chính phủ chất lượng cao hơn khi các quốc gia trở nên

giàu hơn. Hoa Kỳ lại là một thí dụ: vào các năm 1880, nước này đã

nhanh chóng biến đổi mình từ một xã hội nông nghiệp thành một xã

hội đô thị công nghiệp, được kết chặt với nhau trong một thị trường lục

địa khổng lồ bởi các công nghệ mới như đường sắt. Tăng trưởng kinh tế

đã dẫn đến sự nổi lên của các diễn viên kinh tế mới–các nhà chuyên

môn, một tập phức tạp hơn của các lợi ích kinh doanh, và các cá nhân

thuộc giai cấp trung lưu nói chung hơn–những người đã muốn chính

phủ chất lượng cao hơn và đã không có tiền cược lớn trong hệ thống

bảo trợ hiện tồn. Một phong trào từ cơ sở đã làm cho việc thông qua

Bộ luật Pendleton năm 1883 là có thể, mà đã thiết lập nguyên tắc tuyển

dụng nhân tài vào bộ máy liên bang mà các tổng thống Theodore

Roosevelt (1901–09) và Woodrow Wilson (1913-21) đã làm nhiều

để thúc đẩy. Các thủ lĩnh đảng và các bộ máy chính trị đã tiếp tục phát

triển mạnh trong vài thế hệ quá điểm đó, nhưng chúng đã dần dần bị

loại trừ trong hầu hết thành phố Mỹ vào giữa thế kỷ thứ hai mươi bởi

hoạt động vận động chính trị quả quyết. Nếu các nền dân chủ đương

thời như Ấn Độ và Brazil phải giải quyết các vấn đề đỡ đầu và tham

nhũng, chúng sẽ phải đi theo một con đường tương tự.

SỰ CẦN THIẾT CỦA THỰC THI

Tuy vậy, Hoa Kỳ đã có một ưu thế quan trọng mà thiếu ở nhiều nền

dân chủ mới ngày nay. Nó đã luôn luôn có quyền lực cảnh sát mạnh

và đã có thể thực thi các luật mà nó đã thông qua. Năng lực này đã có

gốc rễ trong Thông Luật, mà các thuộc địa đã kế thừa từ Anh Quốc và đã

được thể chế hóa tốt trước sự độc lập của chúng. Các chính quyền Mỹ ở

mọi mức luôn luôn duy trì quyền lực cảnh sát tương đối mạnh để truy tố,

xét xử, và kết án các tội phạm ở các mức khác nhau của chính

quyền. Quyền lực ép buộc này được ủng hộ bởi một niềm tin mạnh

vào tính chính đáng của luật và vì thế được biến đổi thành uy quyền

Page 37: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Vì sao Dân chủ Làm Tồi đến Vậy? 21

thật ở hầu hết các nơi. Năng lực thực thi tạo thành một lĩnh vực nơi

năng lực nhà nước chồng lấn với pháp trị, và là cốt yếu trong giải quyết

vấn đề như tham nhũng. Hành vi của các quan chức công phụ thuộc

vào các khuyến khích–không chỉ vào nhận được lương thỏa đáng cho

thực hiện công việc của họ, mà vào sự sợ bị trừng phạt nếu họ phạm

luật. Ở rất nhiều nước, thuế không được nộp và của đút lót được thu vì

có rất ít khả năng để đưa kẻ phạn luật vào tù.

Sự thực thi hiệu quả đã là trung tâm cho thành công của một trong

những nỗ lực đáng chú ý nhất gần đây để cải thiện thành tích của khu

vực công, đó là của Georgia. Tiếp sau Cách mạng Hoa hồng 2003

chính phủ của Mikheil Saakashvili đã đập tan tham nhũng trên nhiều

mặt trận, giải quyết cảnh sát giao thông, trốn thuế, và hoạt động tràn

lan của các băng nhóm tội phạm được biết đến như “các kẻ cắp-trong-

luật.” Trong khi một vài việc này được tiến hành thông qua các sáng

kiến minh bạch và các khuyến khích tích cực (thí dụ, bằng công bố trực

tuyến các dữ liệu chính phủ, và bằng tăng lương cảnh sát lên một bậc

độ lớn [khoảng 10 lần]), sự thực thi hiệu quả đã phụ thuộc vào việc tạo

ra các đơn vị cảnh sát mới thực hiện những việc như tiến hành các cuộc

bắt những cựu quan chức cấp cao và những doanh nhân được công bố

rầm rộ. Vào cuối nhiệm kỳ của chính quyền Saakashvili, quyền lực

cảnh sát được tăng cường này đã bị lạm dụng theo nhiều cách, gây

ra một phản ứng chính trị mà đã dẫn đến việc bầu Bidzina Ivanishvili và đảng

Giấc Mơ Georgia.11

Những sự lạm dụng như vậy không được che mờ tầm quan trọng của

quyền lực ép buộc của nhà nước trong việc đạt được sự thực thi hiệu quả

luật. Kiểm soát tham nhũng đòi hỏi sự thay đổi toàn bộ về các kỳ vọng

chuẩn tắc về hành vi của một dân cư–nếu tất cả những người quanh tôi

ăn đút lót, tôi sẽ trông giống một thằng ngu nếu tôi không tham gia.

Dưới hoàn cảnh như vậy, nỗi sợ là nhân tố thúc đẩy hữu hiệu hơn các

ý định tốt hay các khuyến khích kinh tế rất nhiều. Trước Cách mạng

Hoa Hồng, Georgia đã khét tiếng là một trong những nơi tham nhũng

nhất trong Liên Xô trước đây. Ngày nay, theo nhiều số đo quản trị, nó

đã trở thành một trong những nơi ít tham nhũng nhất. Khó có thể thấy

các thí dụ về các chính thể được cai trị hiệu quả mà không sử dụng

quyền lực ép buộc thực chất. Các nỗ lực đương thời để thúc đẩy quản

trị tốt thông qua sự minh bạch và trách nhiệm giải trình tăng lên nhưng

Page 38: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

22 FRANCIS FUKUYAMA

không đồng thời kết hợp các nỗ lực để củng cố quyền lực thi hành, thì

rốt cuộc phải chịu số phận thất bại.

Trong Political Order in Changing Societies (Trật tự Chính trị trong

các Xã hội Thay đổi), Samuel Huntington đã cho rằng các chiều kích

chính trị của sự phát triển thường không bắt kịp nhịp với sự huy

động xã hội và như thế dẫn đến sự rối loạn chính trị. Có thể có

một sự thất bại tương ứng của các định chế nhà nước để theo kịp

sự phát triển của các định chế dân chủ.

Kết luận này có một số ngụ ý quan trọng cho cách mà theo đó Hoa

Kỳ và các nền dân chủ khác theo đuổi sự thúc đẩy dân chủ. Trong quá

khứ, đã có sự nhấn mạnh nhiều lên việc làm bằng phẳng sân chơi trong

các nước độc đoán thông qua việc ủng hộ các tổ chức xã hội dân sự,

và ủng hộ sự chuyển đổi ban đầu khỏi chế độ độc tài.

Tuy nhiên, tạo ra một nền dân chủ có thể đứng vững đòi hỏi hai giai

đoạn thêm trong đó sự huy động ban đầu chống lại chế độ bạo ngược

được thể chế hóa và biến đổi thành các tập quán lâu bền. Thứ nhất là

việc tổ chức các phong trào xã hội thành các đảng chính trị có thể

tranh đua trong các cuộc bầu cử. Các tổ chức xã hội dân sự thường

chú tâm vào các vấn đề hẹp, và không được dựng lên để huy động cử

tri–đấy là lĩnh vực đơn nhất của các đảng chính trị. Sự thất bại để xây

dựng các đảng chính trị giải thích vì sao nhiều lực lượng tự do đã

thường xuyên thất bại tại thùng phiếu ở các nước chuyển đổi từ Nga

đến Ukraine đến Ai Cập.

Giai đoạn cần thiết thứ hai, tuy vậy, liên quan đến xây dựng nhà

nước và năng lực nhà nước. Một khi chính phủ dân chủ lên nắm

quyền, nó phải thực sự cai trị–tức là, nó phải thực thi quyền lực hợp

pháp và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho dân cư. Cộng đồng thúc đẩy

dân chủ đã chú ý ít hơn rất nhiều đến các vấn đề quản trị dân chủ so

với đến sự huy động ban đầu và sự chuyển đổi. Không có khả năng để

cai trị tốt, tuy vậy, các nền dân chủ mới sẽ không thỏa mãn các kỳ vọng

của những người theo chúng và giải chính đáng hóa chính chúng. Quả

thực, như lịch sử Hoa Kỳ chứng tỏ, dân chủ hóa mà không chú ý đến

hiện đại hóa nhà nước có thể thực sự dẫn đến việc làm yếu chất lượng

của chính phủ.

Tuy vậy, điều này không có nghĩa rằng hiện đại hóa nhà nước có

thể đạt được chỉ dưới các điều kiện của sự cai trị độc đoán. Sự thực

Page 39: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Vì sao Dân chủ Làm Tồi đến Vậy? 23

rằng nhiều nền dân chủ được thiết lập lâu đã theo chuỗi xây dựng nhà

nước trước sự dân chủ hóa–cái mà Samuel Huntington đã dán nhãn

là “chuyển đổi độc đoán”–không nhất thiết có nghĩa rằng đấy là

chiến lược khả thi cho các nước trong thế giới đương thời, nơi đòi hỏi

và những kỳ vọng của dân chúng đối với dân chủ là lớn hơn rất nhiều.

Dù tốt xấu ra sao, nhiều nước trên thế giới sẽ phải phát triển nhà

nước hiện đại đồng thời với việc xây dựng các định chế dân chủ và

pháp trị. Điều này có nghĩa rằng cộng đồng thúc đẩy dân chủ cần chú

ý hơn nhiều đến xây dựng các nhà nước hiện đại, và không nghỉ ngơi

khi các chính phủ độc đoán bị đẩy ra khỏi quyền lực. Điều này cũng

gợi ý một chương trình nghị sự trí tuệ được mở rộng cho Journal of

Democracy: Cùng với những đóng góp lớn lao của nó cho việc nghiên

cứu về các nền dân chủ nổi lên như thế nào và được củng cố ra sao, nó

cần tập trung sự chú ý được hồi phục lại đến các định chế nhà nước

hiện đại sinh ra và tàn lụi thế nào.

GHI CHÚ

1. Samuel P. Huntington, The Third Wave: Democratization in the Late

Twentieth Century (Oklahoma City: University of Oklahoma Press,

1991).

2. Xem Larry Diamond’s chapter, “Facing Up to the Democratic Recession,”

trong tập sách này.

3. Alexander Hamilton, Federalist 70 (1788).

4. Michael Mann, The Sources of Social Power, vol. 1, A History of Power from

the Beginning to AD 1760 (Cambridge: Cambridge University Press, 1986).

5. Xem Sarah Chayes, Thieves of State: Why Corruption Threatens Global

Security (New York: W. W. Norton, 2015).

6. Điểm này được đưa ra troing cuốn sách của tôi The Origins of Political Order:

From Prehuman Times to the French Revolution (New York: Farrar, Straus

& Giroux, 2011).

7. Xem, thí dụ, Ivar Kolstad and Arne Wiig, “Is Transparency the Key to

Reducing Corruption in Resource-Rich Countries?” World Develop- ment

37 (March 2009): 521–32; Mehmet Bac, “Corruption, Connections

Page 40: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

24 FRANCIS FUKUYAMA

and Transparency: Does a Better Screen Imply a Better Scene?” Public

Choice 107 (April 2001): 87–96; Susan Rose-Ackerman and Rory Truex,

“Corruption and Policy Reform,” working paper prepared for the Co-

penhagen Consensus Project, 27 February 2012; và Luca Etter, “Can

Transparency Reduce Corruption?” paper presented at the Doing Busi-

ness Conference, Georgetown University, Washington, DC, February

2014.

8. Xem Martin Shefter, Political Parties and the State: The American Histori-

cal Experience (Princeton: Princeton University Press, 1994).

9. Xem Francis Fukuyama, “Democracy and the Quality of the State,”

Journal of Democracy 24 (October 2013): 5–16.

10. Mushtaq H. Khan, “Markets, States, and Democracy: Patron-Client

Networks and the Case for Democracy in Developing Countries,”

Democratization 12 (December 2005): 704–24; Chin-Shou Wang and

Charles Kurzman, “The Logistics: How to Buy Votes,” in Frederic Charles

Schaffer, ed., Elections for Sale: The Causes and Consequences of Vote

Buying (Boulder, CO: Lynne Rienner, 2007).

11. Xem World Bank, Fighting Corruption in Public Services: Chronicling

Georgia’s Reforms (Washington, DC: World Bank, 2012); Peter Pomer-

antsev et al., “Revolutionary Tactics: Insights from Police and Justice

Reform in Georgia,” Legatum Institute, London, June 2014.

Page 41: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

2

Trọng lượng của Địa Chính trị

ROBERT KAGAN

Chính trị đi theo địa chính trị, đại loại thường có vẻ thế suốt lịch sử. Khi đế

chế của nền dân chủ Athen nổi lên trong thế kỷ thứ năm trước công

nguyên, số các thành bang Hy Lạp được những người dân chủ cai trị

đã tăng nhanh; sức mạnh của Sparta được phản ánh trong sự phổ biến

của các tập đoàn đầu sỏ chính trị kiểu Sparta. Khi sức mạnh của Liên

Xô tăng lên trong đầu các năm Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa cộng sản

lan ra. Trong những năm cuối Chiến tranh Lạnh, khi Hoa Kỳ và Tây

Âu có được ưu thế và cuối cùng đã chiến thắng, các nền dân chủ đã

tăng nhanh và chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Đấy có phải chỉ là kết

cục của trận đấu của các ý tưởng, như Francis Fukuyama và những

người khác lý lẽ, với ý tưởng tốt hơn của chủ nghĩa tư bản khai phóng

chiến thắng các ý tưởng tồi hơn của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa

phát xít? Hay các ý tưởng khai phóng chiến thắng, một phần bởi vì các

cuộc đấu tranh và sự thay đổi thực mà đã xảy ra ít trong thế giới tư duy

hơn là trong lĩnh vực quyền lực?

Đấy là những câu hỏi xác đáng lần nữa. Chúng ta sống trong một

thời đại khi các quốc gia dân chủ rút lui trong lĩnh vực địa chính trị và

khi bản thân dân chủ cũng rút lui. Hiện tượng sau đã được chứng minh

25

Page 42: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

26 ROBERT KAGAN

bằng tư liệu bởi Freedom House, mà đã ghi nhận sự sa sút tự do trên

thế giới trong suốt chín năm. Ở mức địa chính trị, các mảng kiến tạo

thay đổi còn phải tạo ra một sự sắp xếp lại địa chấn về quyền lực, nhưng

những tiếng ầm ầm có thể được nghe thấy rồi. Hoa Kỳ đã ở trong một

trạng thái giảm bớt chi kể từ khi Tổng thống Barack Obama nhậm

chức năm 2009. Các quốc gia dân chủ Âu châu, mà một vài đã có thể

kỳ vọng tránh được sự đình đốn, thay vào đó đã quay về hướng nội và

hầu như đã bỏ các ước mơ trước kia về định hình lại hệ thống quốc tế

theo hình ảnh của họ. Về phần các nền dân chủ đang lên như

Brazil, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, và Nam Phi, họ đã chẳng nổi lên nhanh

như một thời chờ đợi, cũng không ứng xử như các nền dân chủ trong

công việc thế giới. Tiêu điểm của họ vẫn hẹp và có tính khu vực. Bản

sắc quốc gia của họ vẫn bị tạo hình bởi sự nhạy cảm hậu thuộc địa và

không liên kết–bởi những oán giận cũ nhưng được nuôi dưỡng cẩn

thận–mà đã dẫn họ, thí dụ, đến che chắn hơn là lên án việc Nga chuyên

quyền xâm lấn Ukraine dân chủ hay, trong trường hợp Brazil, thích bè

bạn với các nhà độc tài Venezuela hơn với các tổng thống dân chủ Bắc

Mỹ.

Trong lúc ấy, tới một chừng mực mà có năng động trong hệ thống

quốc tế, nó đến từ các đại cường chuyên quyền, Trung Quốc và Nga,

và từ các nhà muốn là thần quyền theo đuổi giấc mơ của họ về một

caliphate (vương quốc Islam) mới ở Trung Đông. Mặc dù họ có nhiều

vấn đề và điểm yếu, vẫn chính các chế độ chuyên quyền và các nhà

toàn trị mộ đạo này đẩy tới còn các nền dân chủ kéo lui, họ hành động còn

các nền dân chủ phản ứng lại, và họ có vẻ ngày càng sổng (chuồng) còn

các nền dân chủ cảm thấy ngày càng bị ràng buộc.

Chẳng ngạc nhiên rằng một trong những kết quả phụ của hoàn cảnh

này đã là sự yếu đi và trong một số trường hợp là sự sụp đổ của dân chủ

ở những nơi nó đã là mới nhất và yếu nhất. Những thay đổi địa chính trị

giữa các đại cường thống trị, thường nhưng không luôn luôn là kết quả

của các cuộc chiến tranh, có thể có những ảnh hưởng đáng kể lên chính

trị trong nước của các quốc gia nhỏ hơn và yếu hơn của thế giới. Các xu

hướng dân chủ hóa toàn cầu đã ngừng và đã đảo ngược trước.

Hãy xem xét các năm giữa chiến tranh. Trong 1920, khi số các nền

dân chủ trên thế giới đã tăng gấp đôi như hậu quả của Chiến tranh Thế

Page 43: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trọng lượng của Địa Chính trị 27

giới thứ Nhất, các nhà đương thời như sử gia Anh James Bryce đã

tin rằng họ đã chứng kiến “một xu hướng tự nhiên, do một quy

luật chung về sự tiến bộ xã hội.”1 Thế nhưng hầu như ngay lập

tức các nền dân chủ mới ở Estonia, Latvia, Lithuania, và Ba Lan đã

bắt đầu sụp đổ. Các đại cường dân chủ Âu châu, Pháp và Anh, đã chịu

hậu quả của cuộc chiến tranh tàn phá vừa qua, còn một cường quốc

dân chủ giàu và lành mạnh, Hoa Kỳ, thì đã rút lui vào sự an toàn của

các bờ biển xa xôi của nó. Trong chân không Mussolini đã lên nắm

quyền ở Italy năm 1922, Cộng hòa Weimar của Đức sụp đổ, và chủ

nghĩa phát xít Âu châu chiến thắng rộng hơn. Nền dân chủ Hy Lạp

sụp đổ năm 1936. Nền dân chủ Tây Ban Nha rơi vào tay Franco cùng

năm đó. Các cuộc đảo chính quân sự đã lật đổ các chính phủ dân chủ

ở Bồ Đào Nha, Brazil, Uruguay, và Argentina. Nền dân chủ Nhật Bản

đã thua sự cai trị quân sự và sau đó là một dạng của chủ nghĩa phát xít.

Khắp ba lục địa, các nền dân chủ mong manh đã nhường đường

cho các lực lượng độc đoán tận dụng các tính dễ bị tổn thương của hệ

thống dân chủ, trong khi các nền dân chủ khác đã là nạn nhân của suy

thoái kinh tế toàn cầu. Cũng đã có một tác động lan lăn tăn nữa–thành

công của chủ nghĩa phát xít ở một nước đã củng cố, đôi khi một

cách trực tiếp, các phong trào tương tự ở nơi khác. Bọn phát xít

Tây Ban Nha đã nhận được sự giúp đỡ quân sự từ các chế độ phát

xít ở Đức và Italy. Kết quả là, vào năm 1939 những lợi lộc dân chủ

của 40 năm trước đã bị xóa sạch.

Giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới I đã chứng tỏ không chỉ rằng

các lợi lộc dân chủ đã có thể bị đảo ngược mà cả rằng dân chủ không

nhất thiết luôn chiến thắng ngay cả trong cuộc cạnh tranh của các ý

tưởng. Vì đã không chỉ các nền dân chủ bị lật đổ; chính ý tưởng

về dân chủ đã bị “mất uy tín,” như John A. Hobson đã nhận xét.2 Khí

chất không thể tránh khỏi của dân chủ đã biến mất khi số đông người

bác bỏ ý tưởng rằng nó đã là hình thức tốt hơn của chính quyền. Rốt

cuộc, con người không ao ước chỉ quyền tự do, sự tự trị, tính cá nhân,

và sự công nhận. Đặc biệt trong thời khó khăn, họ cũng khát khao sự

sung túc, an ninh, trật tự, và, thật quan trọng, một cảm nhận thuộc về

cái gì đó lớn hơn bản thân họ, cái gì đó nhấn chìm sự tự trị và tính cá

nhân–tất cả thứ đó các chế độ chuyên quyền đôi khi có thể cung cấp,

hoặc chí ít có vẻ cung cấp, tốt hơn các nền dân chủ.

Page 44: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

28 ROBERT KAGAN

Trong các năm 1920 và 1930, các chính phủ phát xít đã có vẻ mạnh

hơn, năng động và hiệu quả hơn, và có năng lực hơn về làm yên lòng

trong thời rối loạn. Chúng đã lôi cuốn hữu hiệu các tình cảm dân tộc

chủ nghĩa, sắc tộc, và bộ lạc. Nhiều điểm yếu của nền dân chủ Weimar

của Đức, được ủng hộ không thỏa đáng của các đại cường dân chủ, và

của các nền dân chủ mỏng manh và ngắn của Italy và Tây Ban Nha đã

làm cho nhân dân của họ dễ bị ảnh hưởng của bọn Nazi, Mussolini, và

Franco, hệt như những yếu kém của nền dân chủ Nga trong các năm

1990 đã làm cho một chính phủ độc đoán hơn dưới Vladimir Putin hấp

dẫn nhiều người Nga. Người dân thường đi theo những kẻ thắng, và

giữa các cuộc chiến tranh các nước tư bản dân chủ có vẻ đã yếu và rút

lui so với các chế độ phát xít bề ngoài đầy sinh lực và với Liên Xô của

Stalin.

Đã cần đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và một chiến thắng

quân sự khác của các nền dân chủ Đồng Minh (cộng Liên Xô) để đảo

ngược xu hướng lần nữa. Hoa Kỳ đã áp đặt dân chủ bằng vũ lực và qua

sự chiếm đóng kéo dài ở Tây Đức, Italy, Nhật Bản, Áo, và Nam Hàn.

Với thắng lợi của các nền dân chủ và sự làm mất uy tín chủ nghĩa phát

xít–chủ yếu trên chiến trường–nhiều nước khác đã noi gương. Hy Lạp

và Thổ Nhĩ Kỳ cả hai đã chuyển theo hướng dân chủ, Brazil, Argentina,

Peru, Ecuador, Venezuela, và Colombia cũng thế. Một số quốc gia mới

được sinh ra khi châu Âu thoát khỏi các thuộc địa của nó cũng đã thử

nghiệm với chính phủ dân chủ, thí dụ nổi bật nhất là Ấn Độ. Vào 1950,

số các nền dân chủ đã tăng lên giữa hai mươi và ba mươi, và chúng đã

cai trị gần 40 phần trăm dân số thế giới.

Đấy đã là chiến thắng của một ý tưởng hay chiến thắng của vũ khí? Nó đã

là sản phẩm của một sự tiến hóa con người không thể tránh khỏi hay,

như Samuel P. Huntington muộn hơn đã nhận xét, của “các sự kiện

rời rạc về mặt lịch sử”?3 Chúng ta thích tin vào cái trước, nhưng bằng chứng

lại gợi ý cái sau, vì đã hóa ra là ngay cả làn sóng lớn của dân chủ tiếp

sau Chiến tranh Thế giới II đã không phải là không thể đảo ngược

được. Một “làn sóng đảo ngược” khác đã ập tới từ cuối các năm 1950 qua

đầu 1970. Peru, Brazil, Argentina, Bolivia, Chile, Uruguay, Ecuador,

Nam Hàn, Philippines, Pakistan, Indonesia, và Hy Lạp tất cả đều đã

quay lại dưới sự cai trị độc đoán. Ở châu Phi, Nigeria đã là nổi bật nhất

Page 45: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trọng lượng của Địa Chính trị 29

trong số các quốc gia mới được phi thuộc địa hóa nơi dân chủ đã thất

bại. Vào 1975, hơn ba tá chính phủ quanh thế giới đã được sắp đặt bởi

các cuộc đảo chính quân sự.4 Ít người đã nói về tính không thể tránh khỏi

của dân chủ trong các năm 1970 hoặc thậm chí trong đầu các năm 1980.

Cho đến 1984, bản thân Huntington đã tin rằng đã đạt “các giới hạn

của sự phát triển dân chủ trên thế giới,” lưu ý “tính không dễ

tiếp thu dân chủ của nhiều truyền thống văn hóa lớn,” cũng như

“sức mạnh lớn lao của các chính phủ chống dân chủ (đặc biệt

Liên Xô).”5

Nhưng rồi, thình lình, “làn sóng thứ ba” đến. Từ giữa các năm 1970

qua đầu các năm 1990, số các nền dân chủ trên thế giới tăng lên con số

gây ngạc nhiên 120, đại diện hơn một nửa dân số thế giới. Cái gì đã giải

thích thành công kéo dài của dân chủ hóa trong một phần tư cuối của thế

kỷ hai mươi? Nó đã không thể chỉ là sự tăng lên đều đặn của nền kinh tế

toàn cầu và sự khao khát chung vì tự do, sự tự trị, và sự công nhận.

Cả tăng trưởng kinh tế lẫn khát vọng con người đã không ngăn trở sự

đảo ngược dân chủ của các năm 1960 và đầu các năm 1970. Cho đến

làn sóng thứ ba, nhiều quốc gia trên thế giới đã lật xuôi lật ngược giữa dân

chủ và chủ nghĩa độc đoán theo cách chu kỳ, hầu như có thể tiên đoán

được. Cái nổi bật nhất về làn sóng thứ ba đã là, sự luân phiên chu kỳ này

giữa dân chủ và chuyên quyền đã bị gián đoạn. Các quốc gia đã dời sang

pha dân chủ và ở lại đó. Nhưng vì sao?

BẦU KHÔNG KHÍ QUỐC TẾ ĐƯỢC CẢI THIỆN

Câu trả lời liên quan đến cấu hình quyền lực và ý tưởng trên thế giới.

Bầu không khí quốc tế từ giữa các năm 1970 trở đi đơn giản đã thân

thiện với các nền dân chủ và thách thức với các chính phủ chuyên

quyền hơn là trong các thời đại đã qua. Trong nghiên cứu của mình,

Huntington đã nhấn mạnh sự thay đổi, tiếp sau Hội đồng Vatican thứ

Hai, trong giáo lý của Giáo hội Catholic về trật tự và cách mạng, mà

đã có khuynh hướng làm yếu tính chính đáng của các chính phủ độc

đoán trong các nước Catholic. Thành công tăng lên và tính hấp dẫn

của Cộng đồng Âu châu (EC), trong lúc đó, đã có một tác động lên

Page 46: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

30 ROBERT KAGAN

các chính sách đối nội của các quốc gia như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, và

Tây Ban Nha, tìm các lợi ích kinh tế của tư cách thành viên trong EC

và vì thế cảm thấy áp lực để tuân theo các chuẩn mực dân chủ của nó.

Các chuẩn mực này ngày càng trở thành các chuẩn mực quốc tế. Nhưng

chúng đã không xuất hiện từ không đâu hoặc như kết quả của sự tiến

hóa tự nhiên nào đó của loài người. Như Huntington đã lưu ý, “Tính

tỏa khắp của các chuẩn mực dân chủ đã dựa phần lớn vào sự cam kết

của nước hùng mạnh nhất thế giới với các chuẩn mực đó.”6

Hoa Kỳ, thực ra, đã đóng một vai trò cốt yếu khiến cho sự bùng nổ

của dân chủ là có thể. Điều này đã không bởi vì các nhà hoạch định

chính sách Hoa Kỳ đã thúc đẩy dân chủ một cách nhất quán khắp thế

giới. Họ đã không. Tại những thời gian khác nhau suốt Chiến tranh

Lạnh, chính sách Hoa Kỳ thường đã ủng hộ các chế độ độc tài như

phần của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản hay đơn giản vì thờ

ơ. Nó thậm chí đã cho phép hay đã đồng lõa trong việc lật đổ các chế

độ dân chủ được cho là không đáng tin cậy–các chế độ của Mohammad

Mossadegh ở Iran năm 1953, Jacobo Arbenz ở Guatemala năm 1954,

và Salvador Allende ở Chile năm 1973. Đôi khi, chính sách đối ngoại

Mỹ đã hầu như thù địch với dân chủ. Tổng thống Richard Nixon đã

coi nó như “không nhất thiết là hình thức tốt nhất của chính phủ

cho nhân dân ở các châu Á, Phi, và Mỹ Latin.”7

Khi Hoa Kỳ có ủng hộ dân chủ, đã cũng chẳng hoàn toàn vì sự trung

thành với nguyên tắc. Thường đã là vì các lý do chiến lược. Các quan

chức trong chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan đã đi đến tin

rằng các chính phủ dân chủ có thể thực sự tốt hơn các chế độ chuyên

quyền khi né tránh các cuộc nổi dậy cộng sản, chẳng hạn. Và thường là

những đòi hỏi của dân chúng địa phương đã buộc Hoa Kỳ đưa ra một

lựa chọn mà khác đi nó thích tránh, giữa ủng hộ một chế độ độc tài

không được lòng dân và có lẽ nao núng và “sang phía nhân dân.”

Reagan đã thích ủng hộ chế độ độc tài của Ferdinand Marcos trong

các năm 1980 giả như không phải đối diện với thách thức đạo đức

của “sức mạnh nhân dân” Filipino. Hiếm khi, nếu có bao giờ, Hoa Kỳ

đã tìm kiếm một sự thay đổi chế độ chủ yếu vì sự tận tâm cho các

nguyên tắc dân chủ.

Page 47: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trọng lượng của Địa Chính trị 31

Bắt đầu từ giữa các năm 1970, tuy vậy, thiên hướng chung của

Hoa Kỳ đã bắt đầu thay đổi theo quan điểm phê phán hơn chế độ độc

tài. Quốc hội Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi các nhà chủ trương nhân quyền, đã

bắt đầu đặt điều kiện hay cắt viện trợ Mỹ cho các đồng minh độc đoán,

làm suy yếu sự nắm quyền của họ. Trong các Hiệp định Helsinki 1975,

một sự dẫn chiếu đến các vấn đề nhân quyền đã thu hút sự chú ý lớn

hơn đến sự nghiệp của các nhà bất đồng chính kiến và các nhà đối lập

khác của chế độ độc tài ở khối phương Đông. Tổng thống Jimmy Carter

đã tập trung chú ý vào những vi phạm nhân quyền của Liên Xô cũng như

của các chính phủ cánh hữu ở Mỹ Latin và nơi khác. Cục thông tin quốc

tế của chính phủ Mỹ, gồm đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Đài Châu Âu Tự

do/Đài Tự do, đã nhấn mạnh hơn về dân chủ và nhân quyền trong

chương trình của chúng. Chính quyền Reagan, đầu tiên đã thử cắt giảm

chương trình nghị sự nhân quyền của Carter, rồi cuối cùng đã đi theo

nó và biến việc thúc đẩy dân chủ thành một phần của chính sách được

tuyên bố (nếu không luôn thật sự) của nó. Ngay cả trong giai đoạn này,

chính sách Mỹ đã còn xa mới nhất quán. Nhiều chế độ độc tài liên minh,

đặc biệt ở Trung Đông, đã không chỉ được dung túng mà còn được ủng hộ

tích cực bằng viện trợ kinh tế và quân sự Mỹ. Nhưng kết quả thuần của

sự thay đổi chính sách của Mỹ, cùng các nỗ lực của châu Âu, đã là

quan trọng.

Làn sóng thứ ba đã bắt đầu năm 1974 ở Bồ Đào Nha, nơi Cách

mạng hoa Cẩm chướng đã chấm dứt một nửa thế kỷ của chế độ độc tài.

Như Larry Diamond lưu ý, cuộc cách mạng này đã không chỉ xảy ra.

Hoa Kỳ và các nền dân chủ Âu châu đã đóng một vai trò then chốt,

tiến hành một “sự đầu tư mạnh … trong hỗ trợ các đảng dân chủ.”8

Trong thập kỷ rưỡi tiếp theo, Hoa Kỳ đã sử dụng các công cụ khác

nhau, kể cả sự can thiệp quân sự trực tiếp, để giúp các chuyển đổi dân

chủ và ngăn chặn sự làm xói mòn các nền dân chủ mỏng manh trên

khắp địa cầu. Năm 1978, Carter dã đe dọa hành động quân sự ở

Cộng hòa Dominic khi tổng thống lâu đời Joaquín Balaguer từ chối

từ bỏ quyền lực sau khi thua một cuộc bầu cử. Năm 1983, cuộc xâm lấn

của Reagan vào Grenada đã phục hồi chính phủ dân chủ sau một cuộc

đảo chính quân sự. Năm 1986, Hoa Kỳ đã đe dọa hoạt động quân sự để

ngăn chặn Marcos khỏi hủy bỏ một cuộc bầu cử mà ông đã thua. Năm

1989, Tổng thống George H. W. Bush đã xâm chiếm Panama để giúp

Page 48: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

32 ROBERT KAGAN

dựng nền dân chủ sau khi nhà quân sự mạnh tay Manuel Noriega đã

hủy bỏ các cuộc bầu cử của quốc gia của ông.

Suốt giai đoạn này, hơn thế, Hoa Kỳ đã dùng ảnh hưởng của nó

để chặn các cuộc đảo chính quân sự ở Honduras, Bolivia, El Salvador,

Peru, và Nam Hàn. Ở nơi khác nó đã thúc các tổng thống không thử ở

lại chức vụ quá giới hạn hiến pháp. Huntington đã ước lượng rằng

trong tiến trình khoảng một thập kỷ rưỡi, sự ủng hộ của Mỹ đã là “cốt

yếu cho dân chủ hóa ở Cộng hòa Dominic, Grenada, El Salvador,

Guatemala, Honduras, Uruguay, Peru, Ecuador, Panama, và

Philippines” và đã là “một nhân tố đóng góp cho dân chủ hóa ở

Bồ Đào Nha, Chile, Ba Lan, Hàn Quốc , Bolivia, và Đài Loan.”9

Nhiều tiến triển cả toàn cầu và địa phương đã giúp tạo ra xu hướng

dân chủ hóa của cuối các năm 1970 và các năm 1980, và đã có thể có

một làn sóng dân chủ ngay cả nếu Hoa Kỳ đã không có ảnh hưởng đến

vậy. Câu hỏi là liệu làn sóng đó đã có thể lớn và kéo dài thế hay

không. Các vùng ổn định của dân chủ ở châu Âu và Nhật Bản

đã tỏ ra là các nam châm hùng mạnh. Thị trường tự do khai phóng

và hệ thống tự do thương mại ngày càng làm tốt hơn các nền kinh tế

trì trệ của khối xã hội chủ nghĩa, đặc biệt vào lúc bình minh của cách

mạng thông tin. Chủ nghĩa tích cực lớn hơn của Hoa Kỳ, cùng với của

các nền dân chủ thành công khác, đã giúp để xây dựng một sự đồng

thuận rộng, nếu không phổ quát, mà đã đồng tình hơn với các hình

thức chính phủ dân chủ và ít đồng tình hơn với các hình thức

độc đoán.

Diamond và những người khác đã lưu ý, đã quan trọng ra sao

rằng “các chuẩn mực dân chủ toàn cầu” này đã được “phản ánh trong

các định chế và các thỏa thuận khu vực và quốc tế chưa từng có trước

đây.”10 Các chuẩn mực đó đã có một tác động lên các quá trình chính

trị nội địa của các nước, làm khó hơn cho các nhà độc đoán để vượt

qua các cơn bão chính trị và kinh tế và dễ hơn cho các phong trào dân

chủ để có được tính chính đáng. Nhưng “các chuẩn mực” cũng là nhất

thời. Trong các năm 1930, các quốc gia định xu hướng đã là các chế độ

phát xít. Trong các năm 1950 và 1960, các biến thể của chủ nghĩa xã

hội đã thịnh hành. Nhưng từ các năm 1970 cho đến gần đây, Hoa Kỳ

và một nhúm cường quốc dân chủ định xu hướng thời trang. Chúng

Page 49: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trọng lượng của Địa Chính trị 33

đã đẩy–vài người thậm chí nói đã áp đặt–các nguyên tắc dân chủ và

đã cấy chúng vào các định chế và các thỏa thuận quốc tế.

Quan trọng ngang thế đã là vai trò mà Hoa Kỳ đã đóng trong ngăn

chặn sự trượt lùi khỏi dân chủ ở nơi nó vừa mới bén rễ. Có lẽ đóng góp

quan trọng nhất của Hoa Kỳ đã đơn giản là ngăn cản các cuộc đảo

chính quân sự chống lại các chính phủ dân chủ non nớt. Theo một

nghĩa, Hoa Kỳ đã can thiệp vào cái đã có thể là một chu kỳ tự nhiên,

ngăn cản các quốc gia mà bình thường đã “đến kỳ” cho một pha độc

đoán khỏi theo hình mẫu thông thường. Đã không phải là Hoa Kỳ xuất

khẩu dân chủ ở mọi nơi. Thường hơn, nó đã đóng vai của “catcher in the

rye (kẻ tóm trong đồng lúa mạch)” –ngăn các nền dân chủ non trẻ khỏi

rơi từ vách đá–ở những nơi như Philippines, Colombia, và Panama.

Việc này đã giúp làn sóng thứ ba có được độ rộng và tính bền chưa

từng có.

Cuối cùng, đã là sự sụp đổ của Liên Xô và với nó sự sụp đổ của các

chế độ cộng sản trung và đông Âu và sự thay thế chúng bằng các nền dân chủ.

Hoa Kỳ đã đóng vai trò gì trong đẩy nhanh sự sụp đổ Soviet có thể cần

tranh luận, nhưng chắc chắn nó đã đóng vai trò nào đó, cả bằng kiềm

chế đế chế Soviet về mặt quân sự và bằng làm tốt hơn nó về mặt kinh

tế và công nghệ. Và ở tâm của cuộc đấu tranh đã là bản thân nhân

dân của các nước Hiệp ước Warsaw trước kia. Họ từ lâu đã khát

khao giải phóng các dân tộc của họ khỏi Liên Xô, mà cũng đã có nghĩa

là giải phóng khỏi chủ nghĩa cộng sản. Nhân dân các nước này đã muốn

gia nhập vào phần còn lại của châu Âu, mà đã đưa ra một mô hình kinh

tế và xã hội còn hấp dẫn hơn mô hình Mỹ.

Rằng những người trung và đông Âu đồng nhất chọn các hình thức

chính quyền dân chủ, tuy vậy, đã không đơn giản là thành quả của

những khát vọng về tự do hay sung túc. Nó cũng đã phản ánh mong

muốn của các dân tộc này để đặt mình dưới cái ô an ninh Mỹ. Chiến

lược, kinh tế, chính trị và ý thức hệ như thế đã không thể tách rời được.

Các quốc gia đó muốn là một phần của NATO, và muộn hơn của EU,

đã biết rằng họ sẽ chẳng có cơ hội nào cho việc gia nhập mà không có

các chứng chỉ dân chủ. Các chuyển đổi dân chủ này, mà đã biến làn

sóng thứ ba thành một sóng thần dân chủ, đã không nhất thiết xảy ra

Page 50: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

34 ROBERT KAGAN

nếu giả như thế giới đã được cấu hình khác đi. Rằng một Tây Âu dân

chủ, thống nhất, và thịnh vượng đã ngay ở đó để tạo ra sức hút nam

châm hùng mạnh lên các láng giềng phương đông của nó đã do các

hoạt động của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Thế giới II.

TƯƠNG LAI BỊ MẤT CỦA 1848

Hãy đối sánh số phận của các phong trào dân chủ cuối thế kỷ hai mươi

với số phận của các cuộc cách mạng tự do quét ngang châu Âu trong

năm 1848. Bắt đầu ở Pháp, “Thời Xuân của Nhân dân,” như nó được

biết đến, đã bao gồm các nhà cải cách khai phóng và các nhà theo chủ

nghĩa hiến pháp, chủ nghĩa dân tộc, và các đại diện của giai cấp trung

lưu đang lên cũng như của các công nhân cấp tiến và các nhà xã hội

chủ nghĩa. Trong mấy tuần lễ, họ đã lật đổ các vua và các hoàng tử và

làm lung lay các ngai vàng ở Pháp, Ba Lan, Áo, và Romania, cũng

như bán đảo Italy và các lãnh địa Đức. Cuối cùng, tuy vậy, các phong

trào tự do đã thất bại, một phần bởi vì chúng đã thiếu sự cố kết, nhưng

cũng bởi vì các cường quốc chuyên quyền đã đè bẹp chúng bằng vũ

lực. Quân đội Phổ đã giúp đánh bại các phong trào tự do ở các vùng

đất Đức, còn sa hoàng Nga đã đưa quân vào Romania và Hungary.

Hàng trăm ngàn người phản đối đã bị giết trên đường phố châu Âu.

Gươm đã tỏ ra mạnh hơn bút.

Đã có ý nghĩa rằng các cường quốc tự do hơn, Anh và Pháp, đã chọn

một tư thế trung lập suốt thời kỳ lên men tự do, cho dù cách mạng của

chính Pháp đã châm ngòi và gây cảm hứng cho phong trào toàn-Âu. Chế

độ quân chủ và giới quý tộc Anh đã sợ chủ nghĩa cấp tiến ở trong

nước. Cả Pháp và Anh đã lo lắng hơn đến duy trì hòa bình giữa các

đại cường quốc hơn là cung cấp sự giúp đỡ cho các đồng bạn tự do.

Sự duy trì cân bằng Âu châu giữa năm cường quốc lớn đã mang lợi

cho các lực lượng phản cách mạng ở mọi nơi, và Thời Xuân của

Nhân dân đã bị đàn áp.11 Kết quả là, trong nhiều thập kỷ các lực lượng

phản cách mạng ở châu Âu đã mạnh lên ngược với các lực lượng tự do.

Các học giả đã suy đoán về châu Âu và thế giới đã có thể tiến hóa

khác thế nào giả như các cuộc cách mạng tự do 1848 đã thành công:

Page 51: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trọng lượng của Địa Chính trị 35

Lịch sử Đức đã có thể diễn tiến ra sao giả như sự thống nhất dân tộc đã

đạt được dưới một hệ thống nghị viện tự do hơn là dưới sự lãnh đạo của

Otto von Bismarck? “Thủ tướng Thép” đã thống nhất quốc gia không

qua các cuộc bầu cử và tranh luận mà thông qua các chiến thắng quân

sự bằng sức mạnh to lớn của quân đội Phổ bảo thủ dưới triều đại

Hohenzollern. Như sử gia A. J. P. Taylor đã nhận xét, lịch sử đã đến

điểm rẽ trong năm 1848, nhưng Đức “đã không rẽ.”12 Những người

Đức đã có thể học một bài học khác từ bài học mà Bismarck đã dạy–

cụ thể là, “các câu hỏi lớn của thời đại đã không được quyết định bởi

các bài phát biểu và các quyết định đa số … mà bởi máu và sắt”?13 Tuy

vậy hệ thống quốc tế của ngày đó đã không được cấu hình theo

cách để cổ vũ sự thay đổi tự do và dân chủ. Cân bằng quyền lực

Âu châu trong giữa thế kỷ thứ mười chín đã không thuận lợi cho

dân chủ, và như thế không ngạc nhiên rằng dân chủ đã không thắng

lợi ở bất cứ đâu.14

Chúng ta cũng có thể suy đoán về thế giới hôm nay đã có thể tiến hóa

khác ra sao mà không có vai trò của Mỹ trong định hình một môi trường quốc

tế thuận lợi cho dân chủ, và nó có thể tiến hóa thế nào nếu Hoa Kỳ

thấy mình không còn đủ mạnh để đóng vai trò đó. Các chuyển đổi

dân chủ có thể là chín muồi. Các quốc gia có thể bước vào một vùng

chuyển đổi–về mặt kinh tế, xã hội, và chính trị–nơi xác suất của việc

chuyển theo hướng dân chủ tăng lên hay giảm đi. Nhưng những ảnh

hưởng nước ngoài, thông thường do các cường quốc lớn cai trị gây ra,

thường quyết định hướng nào sự thay đổi sẽ lấy. Các cường quốc độc

đoán mạnh sẵn sàng ủng hộ các lực lượng bảo thủ chống lại các phong

trào tự do có thể phá hoại cái mà khác đi đã có thể là một sự tiến hóa

“tự nhiên” đến dân chủ, hệt như các quốc gia dân chủ hùng mạnh có thể

giúp các lực lượng tự do mà, nếu để tự họ, khác đi đã có thể thất bại.

Trong các năm 1980 như trong các năm 1840, các phong trào tự

do đã nổi lên vì các lý do riêng của chúng ở các nước khác nhau, nhưng

thành công hay thất bại của chúng bị ảnh hưởng bởi cân bằng quyền

lực ở mức quốc tế. Trong thời đại Hoa Kỳ chiếm ưu thế, sự cân bằng

đã hết sức thuận lợi cho dân chủ, mà giúp giải thích vì sao các cuộc

cách mạng tự do của thời đại muộn hơn đó đã thành công. Giả như

Hoa Kỳ đã không hùng mạnh như vậy, đã có thể có ít chuyển đổi hơn

Page 52: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

36 ROBERT KAGAN

sang dân chủ, và các chuyển đổi đã xảy ra đó đã có thể tồn tại ngắn.

Nó đã có thể có nghĩa là một làn sóng thứ ba nông hơn và dễ bị

đảo ngược hơn.15

DÂN CHỦ, CHUYÊN QUYỀN, VÀ QUYỀN LỰC

Về ngày nay thì sao? Với siêu cường dân chủ đang cắt bớt ảnh

hưởng toàn cầu của nó, các cường quốc khu vực đang định giọng

trong các vùng tương ứng của họ. Không ngạc nhiên, các chế độ

độc tài là phổ biến hơn trong các vùng quanh Nga, suốt theo các

đường biên giới Trung Quốc (Bắc Triều Tiên, Miến Điện, và Thái

Lan), và ở Trung Đông, nơi các truyền thống độc tài lâu đời cho đến

nay hầu hết đã chống lại sự thách thức của các cuộc nổi dậy nhân dân.

Nhưng ngay cả ở các khu vực nơi các nền dân chủ vẫn mạnh, các

nhà độc đoán đã có khả năng quyết tâm chống lại, còn các láng giềng

dân chủ của chúng thì thụ động đứng cạnh. Như thế các lãnh đạo của

Hungary, ở giữa tâm của một châu Âu thờ ơ, tuyên bố sự mến yêu

của họ với chủ nghĩa phi tự do và đàn áp báo chí và các quyền tự do

chính trị trong khi phần còn lại của EU, được cho là một câu lạc bộ của

chỉ các nền dân chủ, ngoảnh đi. Ở Nam Mỹ, dân chủ can dự vào một

cuộc tranh đua với chế độ độc tài, nhưng một Brazil lãnh đạm đứng

nhìn, chỉ nghĩ về thương mại và về chủ nghĩa đế quốc Bắc Mỹ. Trong

lúc đó ở Trung Mỹ, cạnh cửa của một Mexico thờ ơ, dân chủ sụp đổ

dưới sức nặng của ma túy và tội phạm và sự sống lại của các caudillo

(thủ lĩnh). Tuy nhiên có thể là không công bằng để trách móc các cường

quốc khu vực vì không làm cái họ đã chẳng bao giờ làm. Tới chừng

mực mà sự thay đổi trong phương trình địa chính trị đã tác động đến

số phận của các nền dân chủ trên toàn thế giới, có lẽ sự thay đổi trong

hành vi của siêu cường dân chủ là cái chịu phần lớn trách nhiệm.

Nếu siêu cường đó không thay đổi tiến trình của nó, chắc chúng ta

sẽ thấy dân chủ quanh thế giới thụt lùi thêm. Chẳng có gì là không thể

tránh khỏi về dân chủ. Trật tự thế giới tự do mà chúng ta đã sống trong

các thập kỷ vừa qua đã không được truyền lại bởi “các Định luật của

Tự nhiên và của Chúa của Tự nhiên.” Nó không phải là điểm cuối

của sự tiến bộ con người.

Page 53: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trọng lượng của Địa Chính trị 37

Có những người thích một trật tự thế giới khác với trật tự thế giới

tự do. Cho đến nay, tuy vậy, họ đã không có khả năng để làm theo ý

họ, nhưng không phải bởi vì các ý tưởng của họ về cai quản là không

thể để ban hành. Ai nói rằng chủ nghĩa Putin ở Nga hay nhãn đặc biệt

của Trung Quốc về chủ nghĩa độc đoán sẽ không sống sót cho đến

tương lai như dân chủ Âu châu, mà, rốt cuộc, chưa đầy một thế kỷ trên

hầu hết lục địa? Chế độ chuyên quyền ở Nga và Trung Quốc chắc chắn

đã loanh quanh ở đó lâu hơn bất kể nền dân chủ Tây phương nào. Quả

thực, chính chế độ chuyên quyền, chứ không phải dân chủ, là cái đã là

chuẩn mực trong lịch sử con người–chỉ trong các thập kỷ gần đây các

nền dân chủ, do Hoa Kỳ dẫn đầu, đã có sức mạnh để định hình thế giới.

Những người nghi ngờ về “sự thúc đẩy dân chủ” của Mỹ từ lâu đã

cho rằng nhiều chỗ nơi thí nghiệm dân chủ đã được thử trong vài thập

kỷ vừa qua là không hợp tự nhiên với hình thức chính phủ đó và rằng

Hoa Kỳ đã thử cấy dân chủ trên một số mảnh đất rất cằn cỗi. Căn cứ

vào việc các chính phủ dân chủ đã bén rễ sâu trong những hoàn cảnh

thay đổi rộng, từ Ấn Độ bần cùng đến Đông Á theo “Khổng giáo” đến

Indonesia Islamic, chúng ta nên có sự khiêm tốn nào đó về sự khẳng

định rằng nơi nào đất là đúng hay không đúng cho dân chủ. Thế nhưng

phải là rõ, rằng các triển vọng cho dân chủ đã tốt hơn nhiều đưới sự

bảo vệ của một trật tự thế giới tự do, được ủng hộ và được bảo vệ bởi

một siêu cường dân chủ hay bởi một sự tập họp của các cường quốc

dân chủ lớn. Ngày nay, như luôn luôn, dân chủ là một đóa hoa mong

manh. Nó đòi hỏi sự ủng hộ liên tục, sự chăm sóc liên tục, và việc nhổ

cỏ dại và rào dậu khỏi rừng rậm đe dọa nó cả từ bên trong và bên ngoài.

Thiếu những cố gắng như vậy, rừng rậm và cỏ dại sớm muộn sẽ quay

về để đòi lại đất.

GHI CHÚ

1. Trích trong Samuel P. Huntington, The Third Wave: Democratization in

the Late Twentieth Century (Norman: University of Oklahoma Press,

1991), 17.

2. Trích trong John Keane, The Life and Death of Democracy (New York: W.

W. Norton, 2009), 573.

3. Huntington, Third Wave, 40.

Page 54: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

38 ROBERT KAGAN

4. Huntington, Third Wave, 21.

5. Samuel P. Huntington, “Will More Countries Become Democratic?”

Political Science Quarterly 99 (Summer 1984): 193–218; trích trong Larry

Diamond, The Spirit of Democracy: The Struggle to Build Free Societies

Throughout the World (New York: Times Books, 2008), 10.

6. Huntington, Third Wave, 47.

7. Odd Arne Westad, The Global Cold War: Third World Interventions and

the Making of Our Times (Cambridge: Cambridge University Press, 2005),

196.

8. Diamond, Spirit of Democracy, 5.

9. Huntington, Third Wave, 98.

10. Diamond, Spirit of Democracy, 13.

11. Mike Rapport, 1848: Year of Revolution (New York: Basic Books, 2009),

409.

12. A. J. P. Taylor, The Course of German History: A Survey of the Development

of German History Since 1815 (1945; London: Routledge, 2001), 71.

13. Rapport, 1848, 401–402.

14. Như Huntington đã giải thích dài dòng các phát hiện của Jonathan

Sunshine: “Những ảnh hưởng bên ngoài ở châu Âu trước 1830 đã cơ

bản là chống dân chủ và vì thế đã chặn dân chủ hóa. Giữa 1830 và 1930

… môi trường bên ngoài đã trung lập … vì thế dân chủ hóa đã tiếp diễn ở

các nước khác nhau ít nhiều với nhịp do sự phát triển kinh tế và xã hội đặt ra.”

Huntington, Third Wave, 86.

15. Như Huntington đã nhận xét, “Sự thiếu vắng của Hoa Kỳ khỏi quá trình

có thể đã có nghĩa là có ít chuyển đổi hơn và chuyển đổi muộn hơn sang dân

chủ.” Huntington, Third Wave, 98.

Page 55: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

3

Khủng hoảng và Chuyển đổi,

Nhưng Không Suy thoái

PHILIPPE C. SCHMITTER

Có vẻ có một sự đồng thuận át hẳn giữa các học giả và các chính trị

gia rằng dân chủ như một sự thực hành đang trong suy thoái. Một sự

tìm kiếm qua Google ngày 18 tháng Tám 2014 cho cụm từ decline of

democracy (sự suy thoái dân chủ) đã mang lại hơn 55,5 triệu kết quả;

Google Scholar, mà chỉ tìm kiếm tài liệu học thuật, vẫn đã tạo ra một

số lớn 434.000. Đồng thời, tuy vậy, được chấp nhận một cách rộng rãi

rằng sự mong muốn dân chủ như một lý tưởng–tức là, sự tự cai trị bởi

các công dân có các quyền ngang nhau và có ảnh hưởng ngang nhau

về việc chọn các lãnh đạo và quản lý công việc công–đã chưa bao giờ

lớn hơn hay được phân bổ rộng hơn. Lỗ hổng này giữa cái được hứa

hẹn và cái được cung cấp đã là một nét đặc biệt có mặt khắp nơi của

các chế độ được thiết lập lâu mà tôi đã gọi là “các nền dân chủ hiện

tồn thực tế,” và nó đã được tái tạo trong các nền dân chủ mới được

thiết lập nữa. Nó là nguồn của hầu hết các cuộc đấu tranh lịch sử mà

một cách tuần hoàn đã dẫn đến việc cải cách các định chế dân chủ.

39

Page 56: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

40 PHILIPPE C. SCHMITTER

Một sự mở rộng lỗ hổng này giữa thực tế và lý tưởng đặc trưng cho

khủng hoảng hiện nay–vì thế áp lực gia tăng, không để tháo dỡ hay

phá hủy dân chủ với cương vị như thế, mà đúng hơn để thay đổi cách

nó được thực hành. Không ai có vẻ tin rằng hoặc các nền dân chủ hiện

tồn thực sự hay các nền dân chủ mới hơn mà đã vượt qua ngưỡng nào

đó của sự củng cố sẽ giật lùi trong tương lai có thể đoán trước về

status quo ante (nguyên trạng trước) của chúng. Hơn nữa, đơn giản

không có lựa chọn thay thế có vẻ hợp lý nào trong tầm nhìn, trừ vài

mô hình (thí dụ, chế độ nhân tài Trung Quốc, chủ nghĩa sa hoàng Nga mới, chế

độ quân chủ Arab, hay chế độ thần quyền Islamic) mà không chắc hấp

dẫn xa ngoài biên giới của chúng. Nói cách khác (để giải thích dài một

dòng trong tiểu thuyết The Leopard-Con Báo của Giuseppe Tomasi di

Lampedusa), dân chủ sẽ sống sót rõ ràng, nhưng chỉ bằng sự thay đổi.

Những thay đổi này sẽ là gì, tuy vậy, là chẳng rõ chút nào.

VÀI BẰNG CHỨNG GÂY LẠC LỐI VỀ SUY THOÁI

Bằng chứng cho khủng hoảng và suy thoái gần đây của dân chủ dựa trên

những kết luận đáng ngờ từ các nguồn định lượng những dẫn chiếu chọn

lọc từ các nghiên cứu định lượng. Freedom House đã phục vụ như

nguồn “dứt khoát” cho cái trước, và báo cáo hàng năm của nó đã nêu

các nét đặc biệt của các biến thể khác nhau của chuyện kể “dân chủ rút

lui” từ 2008. Khẳng định này dựa trên một sự giảm các điểm số trung

bình của chỉ số phức hợp của nó. Việc này là đặc biệt gây lầm lạc vì

nhiều chế độ được gọi là Tự do không có dư địa nào cho sự cải thiện căn

cứ vào các giới hạn trên của các biến số được dùng. Thí dụ, chẳng biện

pháp cải cách nào được thảo luận dưới đây có thể tăng điểm số của dù

một trong số chúng. Nhiều chế độ Không Tự do không có dư địa nào

thêm cho sự suy thoái, và nhiều trong số này là “các nhà nước thất

bại” bị khóa vào các cuộc nội chiến và chẳng hề có chế độ nào cả.

Phần lớn những nền dân chủ Một phần Tự do hay lai mà đã cho thấy

sự biến đổi–và vài trong số đó đã đi lên. Hơn nữa, những sự thay

đổi nhỏ trong trung bình cho toàn bộ mẫu (mà là cái có khuynh

hướng được dùng như chỉ số cho sự suy thoái) có thể được quy cho

một số tương đối nhỏ của các trường hợp, từ Nga và các cộng hòa Âu

Page 57: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Khủng hoảng và Chuyển đổi, nhưng Không Suy thoái 41

Á trước kia của nó đến Bangladesh, Fiji, Guinea-Bissau, Mali,

Mauritania, và Niger. Một nguồn định lượng thay thế, Chỉ số Dân chủ

của Economist Intelligence Unit, báo cáo các kết quả tổng hợp tương

tự, còn nguồn khác, Chỉ số Biến đổi Bertelsmannm, không cho

thấy sự thay đổi tổng thể đáng kể nào từ 2006 đến 2010.

Các cuộc thăm dò dư luận ngẫu nhiên ở các nền dân chủ cả có uy

tín lẫn mới theo lệ thường “phát hiện ra” rằng một phần tăng lên của

công dân cảm thấy rằng lá phiếu của họ không có giá trị và bị các lãnh

đạo của họ coi thường. Kịch tính nhất đã là sự giảm tin cậy vào các

định chế dân chủ lõi–cụ thể là, các chính trị gia được bầu, các đảng

chính trị, và các cơ quan lập pháp. Tuy vậy cũng các thăm dò này

thường tiết lộ một sự giảm sút tin cậy vào các nhà chức trách không được

bầu, bao gồm quân đội và cảnh sát, các nhà quản lý công, và thậm chí

các nhà khoa học và các bác sĩ. Nói cách khác, chủ nghĩa hoài nghi đã

trở nên đặc trưng cho công luận nói chung, cho dù nó chú tâm mạnh

nhất vào quá trình chính trị. Lý thú là, các thăm dò này cũng bảo

chúng ta rằng sự quan tâm chung đến chính trị đã tăng lên theo

cùng với ý thức rằng chính trị thực sự có một tác động thật lên

đời sống của nhân dân. Như thế lỗ hổng có tồn tại, nhưng nhận thức

về nó cũng thế và, có thể phỏng đoán, mong muốn để thu hẹp nó.

Về bên định lượng, các học giả đã tìm thấy một kinh cầu nguyện

về “các triệu chứng hoành hành của bệnh tật” mà minh họa mức suy

thoái trong nhiều nền dân chủ hiện tồn thực sự và mới được thiết lập.

Tại đỉnh của danh sách, ta thường thấy sự bất tín tăng lên với các chính

trị gia được bầu và các định chế đại diện (đặc biệt các đảng chính trị),

tiếp sau là các mức sa sút của sự tham gia bầu cử và số đảng viên hay sự

nhận diện, tính dễ thay đổi bầu cử tăng lên, và các vấn đề trong hình thành

các chính phủ ổn định.

Các đảng trung dung chi phối trước đây thấy rằng các ý thức hệ

của họ không còn đáng tin cho công chúng nữa và rằng họ đang mất

phiếu cho các đảng dân túy mới nổi lên hoặc tả hay hữu. Các quốc hội

đã trở nên ít trung tâm hơn đối với quá trình ra quyết định, bị thay thế

bởi sự tập trung quyền lực hành pháp và một vai trò rộng hơn cho “các

định chế giám hộ” bị chi phối bởi (cái được cho là) các nhà kỹ trị độc

lập. Việc quản trị các nội các bao gồm ngày càng nhiều thành viên

không được bầu mà được chọn vì địa vị “không đảng phái” của họ. Số

Page 58: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

42 PHILIPPE C. SCHMITTER

hội viên trong và sự phù hợp với các tổ chức trung gian có cơ sở giai cấp

như các nghiệp đoàn và các hội người sử dụng lao động đã giảm sút, còn

các hãng lớn, đặc biệt các hãng tài chính, đã có được sự tiếp cận trực

tiếp hơn đến các giới cao nhất của việc ra quyết định.

“Những sự đáng ngờ thông thường” được trích dẫn một cách điển

hình như các nguyên nhân chung của khủng hoảng và suy thoái. Ở trên

đỉnh của danh sách, ta hầu như luôn tìm thấy toàn cầu hóa, vì nó được

cho là đã tước mất sự tự trị trước kia của nhà nước-quốc gia, làm xói

mòn tính hiệu quả và sự phản ứng nhanh nhạy của chính phủ với đòi

hỏi công dân. Các doanh nghiệp đa quốc gia, các định chế tài chính

quốc tế, và (chí ít ở châu Âu) những dàn xếp quản trị-khu vực đã áp

đặt một hỗn hợp phức tạp của các ràng buộc và các cơ hội mà giới hạn

rất nhiều các chương trình nghị sự kinh tế và chính sách-xã hội cũng

như năng lực để điều tiết và đánh thuế các nhà tư bản và các doanh

nghiệp của họ. Những thay đổi về cấu trúc của sự sản xuất và cấu tạo

khu vực của nền kinh tế đã làm yếu ý thức tập thể của các công nhân

và đã làm mờ sự chia tách giai cấp mà từ lâu đã tạo cơ sở cho các đảng

chính trị bên tả và hữu. Chính trị đã trở thành một nghề toàn thời gian

hơn là một công việc không trọn thời gian. Hầu hết những người

gia nhập lĩnh vực này hôm nay kỳ vọng để dùng toàn bộ sự

nghiệp của họ ở đó, và họ bao quanh mình với các nhà chuyên

nghiệp chính trị khác như những người viết diễn văn, các nhà tư

vấn truyền thông, và các nhà phát ngôn. Công dân trở nên ngày

càng biết rằng các đại diện và các nhà cai trị của họ sống trong một thế

giới hoàn toàn khác và tự-tham chiếu. Các sở thích bỏ phiếu bây giờ ít

dựa vào giai cấp, khu vực, và các mối quan tâm nghề nghiệp và dựa

nhiều hơn vào các mối quan tâm cá nhân về phong cách sống cá nhân,

sự tin chắc đạo đức, và vai trò của chính phủ.

Nếu tất cả điều đó là chưa đủ, các công dân–nhiều trong số họ bây

giờ có tiếp cận qua Internet đến các nguồn bao la về thông tin độc

lập và phê phán–đã trở nên được giáo dục tốt hơn và hoài nghi

hơn về các động cơ và hành vi của các chính trị gia của họ. Hơn

nữa, các luồng to lớn của sự di cư Nam-Bắc đã làm thay đổi cấu tạo

nhân khẩu học của hầu hết các nền dân chủ hiện tồn thực sự đến nỗi

mà một phần đáng kể của dân cư của chúng không có các quyền công

Page 59: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Khủng hoảng và Chuyển đổi, nhưng Không Suy thoái 43

dân hay các triển vọng để có được chúng. Sự đa dạng tăng lên này

thách thức quan niệm về một demos (nhân dân) chung với một số phận

được chia sẻ và vì thế một ý thức được chấp nhận về lợi ích chung. Bất

kể sự chống cự dân túy hiện thời đối với chủ nghĩa đa nguyên sắc tộc,

các nền dân chủ hiện tồn thực sự sẽ phải tìm một cách để thích nghi sự

đa dạng và cải cách các định chế của chúng một cách tương ứng.

Các nhân tố tình thế hơn cũng được cho rằng có đóng một vai trò

quan trọng. Đầu tiên và trên hết, sự sụp đổ của “dân chủ nhân dân” kiểu

Soviet đã tước các nền dân chủ Tây phương mất một trong những

cơ sở đầu tiên của chúng về tính chính đáng–cụ thể là, tính ưu

việt của chúng trên các đối thủ cộng sản của chúng. Từ cuối Chiến

tranh Lạnh, các nền dân chủ Tây phương đã phải thỏa mãn các tiêu

chuẩn đòi hỏi khắt khe hơn về tính bình đẳng, sự tiếp cận, sự tham

gia, và quyền tự do được các lý tưởng dân chủ hứa hẹn . Làn sóng

gần đây nhất (mà, xin lỗi Huntington, không phải là “làn sóng thứ

ba”) của dân chủ hóa, mà đã bắt đầu trong năm 1974, cũng đã đóng

góp cho sự tăng lên nói chung về những kỳ vọng và các khẳng định

không thực tế về “sự kết thúc của lịch sử.” Các cuộc cải cách tân tự do

đã thất bại để đưa ra lời hứa của chúng về sự tăng trưởng liên tục, sự

phân phối công bằng, và cân bằng tự động, dẫn đến Đại Suy thoái vào

2008, mà nhiều nền dân chủ (đặc biệt ở châu Âu) đã tỏ ra không có

khả năng làm dịu bớt, giải quyết còn ít hơn nhiều.

Tại lõi của sự đồng thuận này về khủng hoảng và suy thoái là sự

nhấn mạnh nặng rằng sự thực hành dân chủ đặt lên sự đại diện–đặc

biệt qua cạnh tranh giữa các đảng chính trị trong các cuộc bầu cử

đều đặn và công bằng mà được kỳ vọng để đưa ra, trực tiếp hay gián

tiếp, các nhà cai trị hợp pháp.1 Phải thú nhận, các đảng đã chẳng bao

giờ được các công dân “yêu mến”–một phần bởi vì chúng là một sự

biểu hiện công khai của các lợi ích và sự chia tách ý thức hệ chia rẽ

chúng mà cả bởi vì có đầy lý do để nghi ngờ, như nhà xã hội học Đức

Robert Michels đã khẳng định từ lâu, rằng chúng hết sức nhạy cảm với

chính trị đầu sỏ và dễ thiên về tham nhũng tư lợi.2

Đứng trước bằng chứng dư dả, các lý lẽ thuyết phục, và sự đồng

thuận đồ sộ như vậy, bất cứ ai làm sao có thể nghi ngờ rằng dân chủ

trong suy thoái?

Page 60: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

44 PHILIPPE C. SCHMITTER

VÀI BẰNG CHỨNG NỔI LÊN CỦA CHUYỂN ĐỔI

Từ viễn cảnh của tôi với tư cách một nhà chuyển đổi học “chuyên nghiệp,”

hẳn phải không bất ngờ nếu tôi kết luận rằng dân chủ không suy thoái, mà

rằng nó đang trong khủng hoảng và trong quá trình chuyển đổi từ một loại

sang loại khác3 –mặc dù không hề rõ sẽ là loại (hay các loại) mới nào

hay liệu bất kể loại mới nào sẽ là một sự cải thiện trên các thực hành

hiện tồn. Thực vậy, chính xác sự bất định này về các quy tắc trò chơi

là đặc trưng trội hẳn của tất cả các tình huống chuyển đổi. Nói chung,

ta có thể dán nhãn cấu hình đang nổi lên này là “post-liberal: hậu-khai

phóng” (nhưng dứt khoát không là “không khai phóng” hay “phản-

khai phóng”). Tất nhiên, nhãn này không chuyển tải nhiều nét riêng

của ý nghĩa, khác hơn là sự mở ra triển vọng cho kết cục là cái gì đó

khác về mặt định tính.4

Như thường thế với các tranh luận như vậy, câu trả lời không xoay

quanh các sự thực mà quanh các khái niệm và các giả định mà xác định

các sự thực nào là nổi bật và vì sao. Không ngạc nhiên, việc này bắt

đầu với định nghĩa về dân chủ mà ta sử dụng. Trong năm 1991, Terry

Karl và tôi đã kiến nghị trong các trang tạp chí này một định nghĩa rất

chung về dân chủ mà không dính dáng đến các định chế cụ thể cũng

chẳng đến các kết cục được giả định: “Dân chủ chính trị hiện đại là một

[chế độ] . . . mà trong đó các nhà cai trị bị bắt phải có trách nhiệm giải

trình vì các hoạt động của họ trong lĩnh vực công bởi các công dân,

[thường thường] hành động gián tiếp qua sự cạnh tranh và hợp tác

của các đại diện được bầu của họ.”5 Bây giờ tôi muốn thêm cho sáng

sủa hơn: “và trong đó các công dân tự nguyện tuân theo các quyết định

của các nhà cai trị của họ–ngay cả khi họ đã không thông qua các

quyết định này một cách tường minh–bởi vì họ coi chúng như được

đưa ra một cách hợp pháp.”

Nói cách khác, dân chủ là một quá trình (hoặc hay hơn, tập của các

quá trình) hai chiều trong đó các công dân với các quyền và các nghĩa

vụ chính trị ngang nhau, tùy ý sử dụng các phương tiện đều đặn và tin

cậy để tiếp cận thông tin, đòi sự chứng minh, và dùng những trừng

phạt với các nhà cai trị của họ; đổi lại, các công dân ban cho các

nhà cai trị này tính chính đáng và đồng ý tôn trọng các quyết định của

họ, ngay cả khi không đồng ý với họ. Định nghĩa này về dân chủ có

hai hàm ý then chốt cho làm thế nào chúng ta xác định liệu dân chủ có

Page 61: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Khủng hoảng và Chuyển đổi, nhưng Không Suy thoái 45

suy thoái hay trong chuyển đổi: Việc này có nghĩa rằng sẽ là một

sai lầm (1) để chú tâm chỉ vào một tập duy nhất của các định chế

(thường thường, việc tiến hành các cuộc bầu cử và hành vi của các đảng

chính trị) hoặc (2) đưa ra một đánh giá dựa vào các chỉ số về thành tích

thực sự của một nền dân chủ cho trước.

Tất cả cái phải tính là tính hiệu quả của các quá trình của tính tránh

nhiệm giải trình và sự sẵn lòng của các công dân để ban tính chính

đáng cho [các nhà cai trị]. Cả hai có thể thay đổi vì các lý do đa dạng,

kể cả sự đưa vào các công nghệ truyền thông mới, sự truyền bá các lý

tưởng mới ngang các đường biên giới, hay sự tạo ra các kênh mới của

sự đại diện. Giả thiết cốt lõi là, nếu các nhà cai trị biết họ sẽ bị bắt phải

giải trình và nếu các công dân tin các nhà cai trị của họ là hợp pháp,

thì các kết cục thực sự sẽ tốt đẹp căn cứ vào các nguồn lực sẵn có. Định

nghĩa này ngụ ý rằng không phải tất cả các nền dân chủ phải giữ cùng

tiêu chuẩn về thành tích–vì lý do đơn giản rằng không phải tất cả các

công dân một cách tập thể sẽ muốn cùng các thứ và không phải mọi

chính sách sẽ có khả năng tạo ra cùng mức hàng hóa công. Tocqueville

một cách nối tiếng đã cho rằng một khi dân chủ đã xác lập sự bình

đẳng trong các lĩnh vực chính trị và luật, các công dân sẽ đòi sự bình

đẳng về địa vị xã hội và của cải vật chất.6 Ông đã đúng về xu hướng,

nhưng sai về các kết cục cuối cùng. Các nền dân chủ hiện tồn thực sự

đương thời khác một cách đáng kể và nhất quán trong các hậu quả phân

phối của chúng.7

Cách khác của việc bày tỏ lý lẽ này là, ta phải tách rõ rệt các tiêu

chuẩn để đánh giá chất lượng của dân chủ khỏi các tiêu chuẩn được

dùng để đánh giá chất lượng của chính phủ. Cái trước là về các quá

trình nối các nhà cai trị với những người bị trị theo những cách đảm

bảo trách nhiệm giải trình lẫn nhau, còn cái sau liên quan đến các kết

cục sinh ra từ sự thi hành quyền lực, bất luận dân chủ hay không. Điều

này ngụ ý rằng một số chế độ chuyên quyền có thể làm tốt hơn một số

nền dân chủ–chẳng hạn, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao hơn, lạm

phát thấp hơn, sự phân bổ của cải tốt hơn, công ăn việc làm đầy đủ

hơn, và trong một số trường hợp thậm chí ít tham nhũng hơn, sự tuân

thủ pháp trị nghiêm hơn, và sự bảo vệ các quyền con người (nhưng

không phải quyền dân sự) lớn hơn. Nhiều chứng cứ giai thoại cho sự

Page 62: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

46 PHILIPPE C. SCHMITTER

suy thoái dính đến các chính phủ–ngày càng nhiều trong số đó phải

thú nhận thuộc về các chế độ dân chủ–làm việc thế nào, chứ không

phải dân chủ với tư cách như vậy làm việc ra sao.

VÀI BẰNG CHỨNG NỔI LÊN VỀ CẢI CÁCH

Khoảng một thập kỷ trước, Alexvander Trechsel và tôi đã lập cho Hội

đồng châu Âu một nhóm công tác gồm các học giả và chính trị gia về

chủ đề “Tương lai của Dân chủ ở châu Âu.” Trong những thảo luận

phát sinh, những người tham gia đã nhanh chóng biết rằng đã có rất

nhiều sức tưởng tượng chính trị lẫn sự thử nghiệm thực về các cải

cách thể chế.8 Nhiều suy nghĩ và nỗ lực này đã qua đi, đa phần không

được để ý bởi vì nó đã xảy ra ở mức địa phương hay theo cách ít nhiều

lác đác. Trong trường hợp của các nền dân chủ mới hơn, sự chê bai

tràn lan về các thiếu sót nội tại của các chế độ của họ–rằng các nền dân

chủ của họ “đã bị hỏng,” là “một phần,” “lai,” “giả,” “mã ngoài,”

“không khai phóng,” “trì trệ,” “cường độ thấp,” “đại biểu,” “thiếu sót,”

hay “bầu cử” đơn thuần–đã che mờ sự thực rằng họ đã thường tham

gia vào những thực hành đổi mới sáng tạo.9

Theo hiểu biết tốt nhất của tôi không có một bản kê đầy đủ về các

nỗ lực cải cách này. Để liệt kê tất cả chúng và gắn chúng với các vị trí

cụ thể sẽ vượt quá chỗ dành cho tôi (cũng như hiểu biết chuyên môn

của tôi). Như thế, đơn giản tôi sẽ đưa ra cho các bạn đọc một mẫu đại

diện và mời họ theo đuổi công việc một cách có hệ thống hơn:10

1. Các cuộc trưng cầu dân ý và các sáng kiến có lẽ là sự đổi mới được

dùng rộng và thường xuyên nhất, khi loại của các vấn đề mà đã trở

thành đối tượng cho những đo lường như vậy ở cả mức quốc gia lẫn

dưới quốc gia đã tăng nhanh. Đúng là, một số trưng cầu dân ý và

sáng kiến này chỉ có tính tham khảo, và nhiều cuộc đòi hỏi một

ngưỡng cao để trở nên hợp lệ; tuy nhiên, chúng đã cho công dân

ở nhiều chính thể một kênh trực tiếp hơn nhiều của sự tham gia

vào việc ra quyết định so với họ đã có trong quá khứ.

2. “Tham gia dự thảo ngân sách” là một cải cách mà đã được

nghiên cứu rộng rãi kể từ khi nó được thực hiện đầu tiên ở

Page 63: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Khủng hoảng và Chuyển đổi, nhưng Không Suy thoái 47

Porto Alegre, Brazil, và sau đó lan sang nhiều lục địa. Tham gia

dự thảo ngân sách gồm việc triệu tập một hội đồng của các công

dân tự-chọn hay được chọn một cách ngẫu nhiên để thảo luận việc

phân bố phần nào đó của tổng ngân sách của một đơn vị chính

quyền. Một dãy dài của các diễn đàn như vậy đã nổi lên theo thời

gian, và tên của chúng khác nhau–chẳng hạn, “hội nghị đồng

thuận,” “nhóm thảo luận công dân,” “hội thẩm công dân,” “nhóm

lập kế hoạch,” “các diễn đàn vấn đề,” “các hội đồng công dân,”

thậm chí “ngày bàn cãi”–như các quy tắc quản trị chúng, nhưng ý

định là như nhau: để đưa các công dân bình thường đến gần quá

trình hoạch định chính sách hơn bằng sự tham gia cá nhân.

3. Bầu cử sơ bộ, một phương sách để chọn ứng viên của một đảng

chính trị từ các ứng viên tranh đua nhau, từ lâu đã là một nét đặc

biệt của chính trị Mỹ. Trong các thập kỷ gần đây, thói quen này đã

tỏa ra các nước và lục địa khác. Cách thức khác nhau, nhìn chung

các cuộc bầu cử sơ bộ cho các đảng viên của một đảng (hay thậm

chí các công dân thường) khả năng để thâm nhập các tập đoàn đầu

sỏ chính trị đảng được thiết lập một cách vững chắc. Một số nơi

thậm chí đã chọn “các cuộc bầu cử sơ bộ mở,” trong đó các ứng

viên của tất cả các đảng cạnh tranh nhau và hai người được nhiều

phiếu nhất, bất chấp thuộc đảng nào, sẽ trở thành các ứng viên cho

cuộc tổng tuyển cử. Một cải cách khác đã có thể ảnh hưởng đến

partitocrazia (chế độ [các]đảng chi phối) là sự đưa thêm NOTA

(“None of the Above-Chẳng ai trong số Trên”) như một lựa chọn

thay thế trên lá phiếu. Trong một số biến thể, nếu một số đủ công

dân đánh dấu vào ô này, thì phải tổ chức bầu cử lại.

4. Tài trợ công cho các đảng chính trị là một sự đổi mối khác tương

đối gần đây–lan từ các nền dân chủ hiện tồn thực sự của châu Âu

sang các nền dân chủ mới hơn. Mục tiêu được giả định là để chống

lại xu hướng tới những khoản đóng góp không cân xứng từ các công

dân giàu có và các công ty tư nhân bằng cách chuyển gánh nặng sang

các khoản đóng góp bắt buộc từ toàn bộ những người đóng thuế. Việc

này thường gồm công thức phân chia nào đó dựa trên các kết quả bầu

cử lần trước, mà có vẻ củng cố lợi thế đương quyền và, do đó, chính

Page 64: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

48 PHILIPPE C. SCHMITTER

trị đầu sỏ. Bởi vì việc giám sát các quỹ này thường thiếu sót và

việc nhận chúng không lại trừ việc quyên tiền từ các nguồn tư nhân,

chúng đã là một nguồn dai dẳng của những cáo buộc tham nhũng.

5. Trong các thập niên gần đây, hạn ngạch cho các ứng viên nữ hoặc

thậm chí cho thành viên cơ quan lập pháp đã hầu như trở thành tiêu

chuẩn ở nhiều nền dân chủ hiện tồn thực sự. Ở một số nơi, đấy là

một nghĩa vụ pháp lý chính thức, thậm chí một quy định của hiến

pháp quốc gia. Ở nơi khác, các đảng chính trị đã chấp nhận tập

quán này một cách tự nguyện–đầu tiên chủ yếu các đảng thiên tả,

nhưng càng ngày cả các đảng trung dung và cánh hữu nữa. Trong

lúc đó, một số nước đã đơn giản quy định rằng một nửa hay tỷ lệ

thấp hơn nào đó của số ghế trong cơ quan lập pháp được dành cho

phụ nữ. Một biện pháp thêm, được gọi là “cài răng lược,” quy định

các danh sách bầu cử sắp xếp thứ tự các ứng viên nam và nữ

luân phiên nhau. Các nỗ lực để thúc đẩy bình đẳng giới lan sang

cả quá trình hình thành chính phủ nữa: tập quán phi chính thức về

bổ nhiệm phụ nữ làm người đứng đầu nửa tất cả các bộ đang trở

thành chuẩn. Ít phổ biến hơn là quan niệm rằng các thiểu số xã hội

khác mà về mặt lịch sử đã chịu sự phân biệt–sắc tộc, ngôn ngữ, hay

tôn giáo–phải được lợi từ những chính sách tương tự.

6. Việc phân quyền nhiều hơn cho các đơn vị chính trị dưới quốc gia

đang trở nên phổ biến hơn. Hầu hết các nền dân chủ mới được thiết

lập và nhiều nền dân chủ Tây Âu đã được thiết lập vững chắc gần

đây đã chuyển đáng kể quyền ra quyết định cho các vùng, các tỉnh,

hay các đô thị tự trị mà trước kia đã bị cai trị bởi các chính phủ

trung ương tương ứng của chúng. Trong khi chủ nghĩa liên bang

quy mô đầy đủ có vẻ giảm đi, hình thức uyển chuyển hơn này của

sự phân quyền cho phép các công dân bắt các chính quyền địa

phương của họ có trách nhiệm giải trình hơn.

7. Các nỗ lực để lập kế hoạch cho tương lai đã nở hoa trong đáp lại

lời than phiền thường xuyên rằng các nền dân chủ hiện tồn thực

sự là “thiển cận” một cách cố hữu–bị buộc vào chu kỳ bầu cử hay

Page 65: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Khủng hoảng và Chuyển đổi, nhưng Không Suy thoái 49

vào những biểu lộ tức thời của công luận và như thế không có khả

năng “suy nghĩ tiến tới” hay lường trước các vấn đề tương lai và

ngăn chặn tác động tiêu cực của chúng. Các thập kỷ gần đây đã

chứng kiến một sự bùng nổ thực sự của “các ủy ban tương lai”–

một số bên trong các chính phủ, số khác trong các think tank

hay các NGO. Ngày càng trở nên bắt buộc đối với các kiến nghị

lập pháp và các cuộc trưng cầu dân ý phải đi cùng một đánh giá

chuyên gia về các chi phí cuối cùng và các hậu quả của chúng. Ở

Hungary, thậm chí có một “Ombudsman cho các Thế hệ Tương

lai” người thực hiện nhiệm vụ này trên cơ sở đều đặn.

8. Sự tăng nhanh của các bộ luật quyền tự do-thông tin trên khắp thế

giới đã giúp để các công dân được thông tin tốt hơn về ứng xử của

các nhà cai trị của họ. Các luật này cho từng công dân và các hội

dân sự tiếp cận đến tài liệu mà các chính phủ đã thu thập–ngay cả

đến tài liệu mà hiện được dùng trong quá trình ra quyết định. Chắc

chắn, các thành viên của công chúng nói chung có thể không luôn

luôn có thời gian hay kỹ năng để khai thác các tài liệu này, khối

lượng lớn của nó đã tăng theo hàm lũy thừa qua các năm với sự tăng

lên về sự giám sát của chính phủ. Tuy nhiên, các luật như vậy mang

lại một sự đóng góp khiêm tốn hướng tới việc đảm bảo minh bạch

mà trên đó trách nhiệm giải trình dựa vào.

9. Những đổi mới sáng tạo về công nghệ thông tin và truyền thông

(ICT) bắt đầu có một tác động đáng kể lên việc thực hành của dân

chủ. Giá rẻ và sự phân bổ rộng của chúng, cũng như tính nặc danh

chúng đem lại, đã cho các công dân tiếp cận đến các nguồn thông

tin mà là khó đối với các nhà chức trách để kiểm soát hay kiểm

duyệt, và thường xuyên tiết lộ cách cư xử mà các nhà cai trị thích

giữ bí mật hơn. Các đảng và các chính trị gia cũng đã cảm thấy bắt buộc

dùng công nghệ này để liên lạc với những người theo họ. Một số đảng

và ứng viên thậm chí đã dùng nó một cách hiệu quả để gây quỹ và

huy động người đi theo. Trong lúc đó, mảng khổng lồ của xã hội

dân sự đã sử dụng ICT để tập hợp các đơn vị “ảo” cho hoạt động

tập thể mà thường phê phán các nhà chức trách.

Page 66: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

50 PHILIPPE C. SCHMITTER

10. Các bước tiếp trong sự biến đổi công nghệ này đã xuất hiện rồi ở

vài vị trí được chọn–cụ thể là, việc dùng truyền thông điện tử để

ảnh hưởng đến sự để cử các ứng viên và sự hình thành các cương

lĩnh đảng, để khớp các sở thích của các cử tri với các lập trường

của các đảng và các ứng viên (được gọi là bỏ phiếu thông minh),

và cuối cùng để thực sự bỏ lá phiếu của mình. Vài nước đã mở

rộng hình thức này của “dân chủ điện tử” thành “chính phủ điện

tử” bằng dựng các kiosk hay văn phòng nơi các công dân có thể

tiếp xúc các cơ quan chính phủ, tải các biểu mẫu xuống, và đưa

ra những lời than phiền.

11. Một vài nước đã đưa ra một hệ thống mới lạ cho tài trợ xã hội dân

sự. Các công dân có thể chọn để phân bổ một số phần trăm cố định

của các nghĩa vụ thuế của họ cho một tổ chức (hay các tổ chức) do

họ chọn từ một danh sách được chấp thuận của các hội, các định chế,

hay cơ quan. Các tổ chức như vậy như thế buộc phải cạnh tranh công

khai và mạnh mẽ vì số tiền này bằng để lộ ra cái họ đã làm và đề

xuất làm trong tương lai. Không chỉ sự phân phát các khoản tiền này

là một nguồn tài chính quan trọng đối với chúng, mà nó cũng được

dùng như một chỉ số gần đúng của tính chính đáng của chúng và để

lộ các sở thích bị che dấu nếu khác đi của công dân.

12. Bản chất của tư cách công dân–cái cơ bản nhất của các định chế

dân chủ–bắt đầu thay đổi. Có một xu hướng hạ tuổi trưởng thành

chính trị xuống mười sáu. Kiều dân sống ở nước ngoài có thể bỏ

phiếu tại các sứ quán hay lãnh sự tương ứng của họ. Những người

nước ngoài cư trú hợp pháp đang có được một số quyền bỏ phiếu

và tham vấn ở các nước nơi họ sống (đặc biệt ở mức địa phương), và

ở một số nơi đã trở nên dễ hơn đối với họ để kiếm được tư cách

công dân trong các tổ quốc mới của họ. Sự đột phá thật sẽ đến khi

quốc tịch, dù jus sanguinis (theo huyết thống) hay jus soli (theo

lãnh thổ), được tách khỏi địa vị tư cách công dân. Thậm chí có một

địa vị de jure cho tư cách công dân “trên quốc gia” ở Liên minh

châu Âu (EU), và sự truyền bá các quyền con người và dân sự

qua các đường biên giới quốc gia và sự thi hành (phải thú nhận,

thất thường) của chúng bởi các tòa án quốc tế hay khu vực đã tạo

Page 67: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Khủng hoảng và Chuyển đổi, nhưng Không Suy thoái 51

ra một hệ thống de facto bảo vệ công dân bao quát hơn .

13. Đại diện bằng rút thăm là một phương sách chẳng hề mới. Nó

đã hiện diện tại nơi sáng lập ra demokratia ở Athens cổ xưa. Như

đã nhắc tới ở trên, một số tham vấn trực tiếp của các công dân về

các vấn đề chính sách đã gồm việc lấy mẫu ngẫu nhiên những

người tham gia từ những người thực sự hiện diện bằng thân thể

trong một khu vực bầu cử cho trước. Một kỹ thuật gián tiếp hơn đã

là tập họp một mẫu ngẫu nhiên của các công dân, ghi các ý kiến

ban đầu của họ, đưa họ vào một thảo luận về các quan diểm thay

thế, kiểm tra họ về những thay đổi khả dĩ trong ý kiến, và sau đó

công bố các kết quả. Việc tập họp “các cộng hòa mini để thảo luận”

như vậy cho “bỏ phiếu tương tác” đã trở thành một tập quán chung

ở các nền dân chủ Tây phương–mặc dù tác động thực tiễn của nó

lên hoặc nội dung chính sách hay tính chính đáng chính trị vẫn còn

phải được chứng minh cuối cùng (mà, nhân tiện, là như vậy với

nhiều đổi mới được trình bày ở trên).

14. Theo quan điểm chính thống về dân chủ, những người đại diện có

được tính chính đáng của họ là nhờ việc họ đã được bầu theo cách

thường xuyên, cạnh tranh, và trung thực. Thế nhưng đã có một sự

tăng lên lạ thường của số các cá nhân không được bầu , yêu

sách địa vị này trên cơ sở sự tinh thông của họ về chuyên môn

hay tổ chức, tính cách lôi cuốn của họ , sự cam kết của họ với

các chuẩn mực chung, hay thậm chí sự nổi tiếng của họ–và có dư

bằng chứng rằng nhiều trong số họ được chấp nhận với tư cách như

thế. Hầu như chẳng có lãnh đạo duy nhất nào của một tổ chức xã

hội dân sự hay phong trào xã hội có được vị trí của mình nhờ một

quá trình bầu cử cạnh tranh, chẳng nhắc đến các minh tinh màn bạc

và các nhạc sĩ nhạc rock những người nói nhân danh các sự nghiệp

xứng đáng và toàn bộ các lục địa.

Cho đến nay, hầu như mọi người của các thử nghiệm thể chế này

đã chú tâm để khơi lại trách nhiệm giải trình dọc qua các đảng chính trị

hay các cuộc bầu cử hoặc trách nhiệm giải trình xiên qua các hội lợi ích,

các phong trào xã hội, hay các mạng truyền thông. Các phiên bản khai

phóng của lý thuyết dân chủ, tuy vậy, đặt một sự nhấn mạnh đặc biệt

Page 68: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

52 PHILIPPE C. SCHMITTER

lên trách nhiệm giải trình ngang. Được hướng dẫn bởi nguyên lý chung

rằng các nền dân chủ hiện tồn thực sự là khá hơn về bảo vệ công dân

khỏi sự bạo ngược hơn là trao quyền cho họ để hành động tập thể, những

sự kiềm chế và cân bằng như vậy bên trong bộ máy ra quyết định có

dụng ý để làm giảm mối đe dọa tiềm tàng do sự huy động quần chúng

gây ra.

Ba vị trí truyền thống của trách nhiệm giải trình ngang–hành pháp,

lập pháp và tư pháp–đã trải nghiệm một sự tái cân bằng. Các cơ quan

lập pháp đã có khuyng hướng giảm sút, quyền lực hành pháp đã thay

đổi theo chương trình nghị sự chính sách (với việc tiến hành chiến

tranh là một trong những khuyến khích lớn cho sự tăng lên của nó), và

các thẩm phán (đặc biệt các thẩm phán tối cao) đã tăng quyền lực của họ

rất nhiều. Quá trình này của pháp chế (juridification) hiến pháp đã thay

đổi đáng kể, với Hoa Kỳ cung cấp một trường hợp cực độ ở mức quốc

gia và EU tạo ra một lớp quyền lực hoàn toàn mới ở mức trên quốc gia.

15. Việc thiết lập “các định chế bảo vệ” đa dạng là mới lạ thật. Các

định chế như vậy hầu như đã không tồn tại trước đây, và nơi nó đã,

chúng đã đóng một vai trò phụ hơn rất nhiều, nhưng bây giờ chúng

cung cấp một sự đa dạng về những sự kiểm tra tiềm tàng lên các

quyết định do các quan chức được bầu hay cơ quan lập pháp đưa

ra.11 Đầu tiên và trên hết giữa các định chế như vậy là các ngân

hàng trung ương, được ủy quyền trên thực tế để bức chế chính sách

kinh tế và tài chính. Không nền dân chủ nào có vẻ có khả năng

làm việc mà không có chúng. Một dãy lạ thường của “các cơ quan

điều tiết độc lập” quốc gia đã gia nhập với các ngân hàng trung ương.

Bên cạnh các cơ quan [điều tiết độc lập] cũ hơn, mà đã điều tiết

thương mại, giao thông, y tế công cộng, an toàn lao động, thực phẩm,

thuốc men, đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng, và những

thứ tương tự, bây giờ chúng ta thấy các ủy ban bầu cử, các tòa án

quyền con người, và các cơ quan chống tham nhũng. Tất cả các định

chế này đã được chủ ý “ban đặc quyền” theo cách sao cho tránh

sự can thiệp chính trị (nói cách khác, dân chủ) và được chuyển

cho các chuyên gia những người sẽ không uốn cong do áp lực từ

các công dân hay các nhà cai trị hay bị tóm bởi những người mà

chúng được cho là phải điều tiết. Nếu điều này là không đủ, những

Page 69: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Khủng hoảng và Chuyển đổi, nhưng Không Suy thoái 53

nỗ lực này thường được giúp đỡ bởi các định chế toàn cầu như

Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại

Thế giới, và vô số các định chế khác đặt ra tiêu chuẩn và thực thi

tiêu chuẩn. EU không chỉ có ngân hàng trung ương riêng của

nó mà cả hơn ba mươi cơ quan điều tiết nữa. Không ngạc nhiên

là các công dân than phiền rằng họ không có ảnh hưởng hữu hiệu

lên chính sách; các chính trị gia của họ có thể nấp sau bức màn

này của các diễn viên trên quốc gia và giả vờ rằng họ không có lựa

chọn nào ngoài tuân theo Washington, Brussels, hay bất cứ đâu.

Không hình mẫu rõ ràng nào nổi lên từ các nỗ lực cải cách được

phác họa ở trên, trừ rằng hình như không đúng rằng sự thực hành chủ

nghĩa khai phóng–chính trị hay kinh tế–một cách không lay chuyển

được sẽ tạo ra một cân bằng thỏa mãn và ổn định . Cho đến nay,

chẳng có cái nào trong tầm nhìn. Trong một số trường hợp, có các dấu

vết của dân chủ “trước-khai phóng,” với vai trò được tăng cường của

nó cho sự tham gia trực tiếp của công dân và việc thi thoảng sử dụng

lựa chọn bằng bốc thăm. Trong các trường hợp khác, đặc biệt trong

phân quyền lãnh thổ và sự nhấn mạnh đến quyền tự do thông tin, có

thể dẫn ta đến kết luận rằng dân chủ “khai phóng hơn” đang nổi lên,

đặc biệt khi các tập quán này được kết hợp với các biện pháp thực chất

như sự phi điều tiết rộng rãi các giao dịch thương mại và tài chính, sự

bảo vệ mạnh hơn cho các quyền tài sản, và sự tháo dỡ hay hạ thấp các

chính sách khác nhau về bảo trợ xã hội.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà cải cách ám chỉ đến một cấu hình mới

lạ mà có thể được gọi là “hậu-khai phóng.”12 Một cấu hình như vậy sẽ

bén rễ trong sự mở rộng tham vấn công chúng về chính sách và các vấn

đề ngân sách, các định nghĩa rộng hơn về tư cách công dân, sự cấp tài

chính công cho các đảng chính trị và các tổ chức xã hội dân sự do công

dân chọn, các hạn ngạch cho phụ nữ, “các định chế bảo vệ” được thiết

kế để bảo vệ các công dân khỏi sự gian lận và bóc lột, việc tạo ra “các

ủy ban tương lai” để xem xét tác động tiềm tàng của các quyết định

chính phủ, và (vì sao không?) sự tăng nhanh của các cá nhân tự-lựa-

chọn đòi để đại diện cho một sự đa dạng lớn hơn của các sự nghiệp và

các địa phương.13

Một đặc trưng khác, ít hiển nhiên hơn của kiểu đang nổi lên này

của dân chủ là sự gắn bó mơ hồ của nó với nhà nước quốc gia. Nhiều

Page 70: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

54 PHILIPPE C. SCHMITTER

trong những cái mà hình thức dân chủ này tìm cách để thực hiện sẽ

đòi hỏi sự đồng ý thụ động hay hợp tác chủ động ngang các đường

biên giới, cho đến và bao gồm việc hình thành các chuẩn mực và các

định chế trên quốc gia. Châm ngôn rằng dân chủ hiện tồn thực sự chỉ

có thể được thực hành bên trong các nhà nước quốc gia hiện tồn thực

sự có vẻ không thể tránh khỏi bị thách thức.

Bất cứ lựa chọn thay thế nào cho dân chủ khai phóng “hiện tồn

thực sự”–trừ có lẽ sự cai trị khai phóng hơn và ít dân chủ hơn–nhất

định bị tai họa bởi các vấn đề “đại diện” nghiêm trọng. Lựa chọn thay

thế (alternative) này dẫu có thể có vẻ quyến rũ về mặt trí tuệ đến đâu,

thường là không thể để chỉ rõ ex ante (từ trước) các diễn viên nào

(hoặc sự kết hợp nào của họ) sẽ ủng hộ những sự thay đổi như vậy, họ

sẵn lòng chịu bao nhiêu chi phí chuyển đổi, và các cải cách có thể được

thực hiện một cách thành công và dân chủ ra sao. Một khi một sự đoạn

tuyệt cách mạng với các định chế và các tập quán trước của dân chủ

khai phóng bị loại trừ–dường như là đúng thế cho tương lai có thể thấy

trước–là khó để thấy cơ sở tiềm tàng cho loại sự ủng hộ xã hội và chính

trị kéo dài mà bất kể cuộc vận động cải cách được kết hợp và bền bỉ

nào sẽ cần đến. Cho đến nay, tất cả cái người ta có thể quan sát là một

chuỗi các nỗ lực cô lập và mang tính thăm dò–nhiều trong số đó còn

phải làm nhiều để tạo sự khác biệt. Hầu như là không thể để đánh giá

quá cao entropy khổng lồ được cấy vào các định chế và các tập quán

của các nền dân chủ hiện tồn thực sự của ngày hôm nay và sự khó khăn

đi kèm trong thuyết phục nhân dân chấp nhận các ý tưởng mới về các

mối quan hệ chính trị và kinh tế khá cơ bản.

Các cải cách sớm hơn hiện nay được nhúng vào nền dân chủ khai

phóng đã là sản phẩm của những cố gắng để khép một lỗ hổng mở rộng

giữa những kỳ vọng lý tưởng và thành tích thực được công dân trải

nghiệm, nhưng chúng hầu như luôn luôn đòi hỏi chí ít bóng ma, nếu

không phải sự đe dọa sắp đến, của cách mạng để khiến cho sự nỗ lực

có vẻ xứng đáng. Ngày nay, tuy vậy, các cuộc cách mạng là hiếm, và

những sự thay thế khủng bố chủ nghĩa của chúng tăng cường hơn là

làm yếu ý chí để giữ lại status quo. Các diễn viên hiện nay đang thách

thức thành tích và tính chính đáng của dân chủ hiện tồn thực sự không

phải là các kẻ thù công khai của nó; họ là những người ủng hộ được

công khai thừa nhận của nó. Nói cách khác, họ là các công dân và các

Page 71: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Khủng hoảng và Chuyển đổi, nhưng Không Suy thoái 55

nhóm mà tin rằng họ đang cải thiện dân chủ, mặc dù họ không có kế

hoạch mạch lạc nào để làm vậy. Thực ra, nhiệm vụ cải cách sẽ được

tạo thuận lợi nhiều nếu những kẻ cực đoan cả bên hữu lẫn bên tả tự-

công khai thừa nhận tìm cách để thay thế các quy tắc và tập quán khai

phóng bằng dạng khác nào đó của chính phủ, nhưng các nỗ lực của

chúng hiện nay là không hợp lý và không thuyết phục, và theo ý kiến

của tôi chúng chắc sẽ vẫn thế.

Chừng nào các mối đe dọa lớn nhất đối với dân chủ đến từ “những

người thực hành bình thường” của nó–các cử tri, các công dân, các dân

biểu, các nhóm lợi ích, các nhà hoạt động phong trào, và “các nhân vật

xuất chúng” làm theo cách cư xử được thừa nhận chuẩn mực của họ,

thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều để thuyết phục các diễn viên như vậy về

sự cần thiết cho một gói toàn diện của các cải cách thể chế. Ngược với

lịch sử đã qua, khi những biến đổi chính trị như vậy đã xảy ra chỉ nếu

một nhóm tận tâm chủ trương một lựa chọn thay thế khả dĩ có vẻ hợp

lý đã tồn tại và đã thành công trong áp đặt mô hình của nó, tất cả cái

mà hầu hết công dân trải nghiệm trong đời sống thường nhật của họ là

“các triệu chứng về sự hoành hành của bệnh tật” à la (theo) Gramsci–

vô số tiếng càu nhàu, sự thất vọng, sự bất lực, và dưới tối ưu, nhưng

hầu như là không đủ để thúc đẩy họ đầu tư vào một mô hình mới lạ,

không được xác định rõ, và cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng

của dân chủ hậu-khai phóng.

CHÚ THÍCH

Đây là một tiểu luận “lý thuyết chính trị thực tiễn,” không phải tiểu luận khoa học

chính trị. Nỗ lực thăm dò của tôi để thâu tóm một tập phức tạp của các hiện tượng

tương liên bằng ngôn từ quá chung và không có những tham khảo kinh nghiệm

chủ nghĩa cần thiết. Tôi biết ơn Journal of Democracy vì sự nuông chiều của nó.

1. Về một phân tích chi tiết hơn về vai trò co lại của các đảng chính trị trong các nền

dân chủ hiện tồn thực sự, xem Philippe C. Schmitter, “Parties Are Not What

They Once Were,” in Larry Diamond và Richard Gunther, eds., Political

Parties và Democracy (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 2001),

67–89.

2. Robert Michels, Political Parties: A Sociological Study of Oligarchical

Tendencies of Modern Democracy (1911; New York: Crowell-Collier, 1962).

Mới đây hơn, “Iron Law of Oligarchy” của ông đã được những người Italy

đặt tên lại là “partitocrazia,” một sự diễn đạt đã nhanh chóng truyền bá khắp

vũ trụ chính trị.

3. Ba nhà không phải chuyển đổi học đã đi đến cùng kết luận: Trong dẫn nhập

Page 72: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

56 PHILIPPE C. SCHMITTER

của họ cho The Future of Representative Democracy (Cambridge:

Cambridge University Press, 2011), 17, ba biên tập viên Sonia Alonso, John

Keane, và Wolfgang Merkel chỉ ra rằng nhiều tác giả trong tập sách gợi

ý rằng “cái chúng ta đang chứng kiến không phải là một khủng hoảng

của dân chủ đại diện mà đúng hơn là sự biến đổi của nó thành cái gì

đó mới.” Phải thú nhận, tôi đã là một người tham gia trong nhóm nghiên cứu

này, và, vì thế, là một trong những tác giả. Tuy nhiên, sau đó một nhà lý thuyết

chính trị xuất sắc đã đi đến cùng kết luận một cách khá độc lập, khi tôi phát

hiện ra sau khi viết tiểu luận này: Alessandro Ferrara, “Judging Democracy

in the Twenty-First Century: Crisis or Transformation?” NoFo 10 (2013),

www.helsinki.fi/nofo/NoFo10FERRARA.pdf.

4. Điều này đã xảy ra nhiều lần rồi trong quá khứ. Khái niệm gốc rễ của dân chủ

bền bỉ, nhưng sự dịch nó thành các quy tắc và tập quán đã chịu ba “cuộc cách

mạng” kế tiếp, để dùng cách diễn đạt của Robert Dahl; xem Polyarchy (New

Haven: Yale University Press, 1971) của ông. Cho một sự mở rộng lý lẽ này

để bao gồm năm cuộc cách mạng kế tiếp bên trong các nền dân chủ hiện tồn

thực sự, xem Philippe C. Schmitter, “The Future of ‘Real Existing’

Democracy,” European University Institute (unpubl. ms., 2007).

5. Philippe C. Schmitter and Terry Lynn Karl, “What Democracy Is . . . and Is

Not,” Journal of Democracy 2 (Summer 1991): 75–88. Tiểu luận này đã được

tái bản rộng rãi bằng nhiều thứ tiếng.

6. Trong tập một của cuốn Democracy in America của mình, Tocqueville đưa ra

nhận xét này trong số các nhận xét đặt nền móng của ông về dân chủ: “Sự phát

triển từ từ của sự bình đẳng về điều kiện vì thế là một sự thực do trời phù hộ,

và nó có các đặc trưng chính của một: nó là phổ quát, nó là dài lâu, mỗi ngày

nó thoát khỏi quyền lực con người; mọi sự kiện, giống mọi con người, phục

vụ sự phát triển của nó”; xem Alexis de Tocqueville, Democracy in America,

trans. and ed. Harvey C. Mansfield and Delba Winthrop (Chicago:

University of Chicago Press, 2000), 1:6. Trong tập hai, được xuất bản khoảng

năm năm sau, Tocqueville bày tỏ một số nghi ngờ về tác động của “sự thực

do trời phù hộ” này và hình dung ra khả năng về sự phát triển của một chế độ

quý tộc công nghiệp ở Mỹ và thậm chí của một chế độ chuyên quyền cuối cùng

(2:530–34, 661–65).

7. Ngó vào tài liệu dư dật về “chất lượng của dân chủ,” người ta bị ấn tượng bởi

mức độ mà theo đó nó cho rằng các đặc tính của các nền dân chủ Bắc Âu được

đánh giá cao một cách phổ quát và vì thế chiếm một chỗ nổi trội giữa các tiêu

chuẩn của nó cho sự xuất sắc. Có thật là một câu hỏi xác đáng để hỏi vì sao

Brazil đã không đạt các tiêu chuẩn, thí dụ, của Thụy Điển–hoặc ngay cả nếu

những người Brazil có muốn trở thành những người Thụy Điển hay không?

Page 73: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Khủng hoảng và Chuyển đổi, nhưng Không Suy thoái 57

8. Philippe C. Schmitter and Alexander H. Trechsel, eds., The Future of

Democracy in Europe: Trends, Analyses, and Reforms (Strasbourg: Council of

Europe, 2004).

9. Tôi biết ơn Leonardo Avritzer vì đã cho tôi biết điều này và vì nghiên cứu của

ông, mà chứng minh rằng dòng chảy các đổi mới sáng tạo là không chỉ riêng

từ các nền dân chủ hiện tồn thực sự sang các nền dân chủ mới tồn tại. Những

nền dân chủ sau có nhiều để đóng góp cho các nền dân chủ trước.

10. Cho một danh sách rộng hơn của các cuộc cải cách tiềm tàng cũng như thực, xem

Schmitter and Trechsel, Future of Democracy, mà đưa ra 29 trong số đó.

11. Xem Robert Dahl, Democracy and Its Critics (New Haven: Yale University

Press, 1989) cho quan sát ban đầu.

12. Về sự phân biệt này giữa “trước-khai phóng,” “khai phóng hơn” và “hậu-khai

phóng,” xem Philippe C. Schmitter, “Democracy’s Future: More Liberal,

Pre-Liberal, or Post-Liberal?,” Journal of Democracy 6 (January 1995): 15–

22.

13. Về nỗ lực rất mang tính thăm dò của tôi khi hình dung một nền dân chủ hậu-

khai phóng cuối cùng có thể trông như thế nào, xem “The Prospect of Post-

Liberal Democracy,” trong Karl Hinrichs, Herbert Kitschelt, and Helmut

Wiesenthal, eds., Kontingenz und Krise. Institutionenpolitik in

kapitalistischen und postsozialistischen Gesellschaften. Claus Offe zu seinem

60. Geburtstag (Frankfurt: Campus, 2000); “Un esbozo del posible aspecto

de una democracia ‘post-liberal,’ ” in Jose Felix Tezanos, ed., Clase, estatus

y poder en las sociedades emergentes: Quinto foro sobre tendencias sociales

(Madrid: Fundación Sistema, 2002), 587–98.

Page 74: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

4

Huyền thoại về Suy thoái

Dân chủ

STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

Một sự gần đồng thuận đã nổi lên rằng thế giới đã rơi vào một “suy

thoái dân chủ.” Các nhà quan sát hàng đầu và các nhà chủ trương dân

chủ mô tả đặc trưng thập kỷ qua như một giai đoạn dân chủ “giảm sút,”

“xói mòn,” hay “suy thoái,”1 mà trong đó các nền dân chủ mới đã trở

thành nạn nhân của một “làn sóng độc đoán mạnh dội lại.”2 Trong một

bài báo có tựa “Sự Tan chảy Dân chủ To lớn,” thí dụ, Joshua

Kurlantzick cho rằng tự do toàn cầu đã “rơi thẳng xuống.”3 Một nhà

quan sát khác gợi ý rằng “chúng ta có thể thực ra đang thấy sự bắt đầu

của sự kết thúc của dân chủ.”4

Tâm trạng ảm đạm được làm cho hiển nhiên trong các báo cáo hàng

năm của Freedom House trong Journal of Democracy. Tóm tắt khảo sát

hàng năm của Freedom House về tự do, Arch Puddington đã cảnh

báo trong năm 2006 về một “sự đẩy lui chống lại dân chủ” tăng lên,5

đã mô tả đặc trưng năm 2007 và 2008 như các năm của “suy thoái”

dân chủ,6 đã cho rằng sự xói mòn dân chủ đã “tăng tốc” trong năm

2009,7 và đã mô tả nền dân chủ toàn cầu như “dưới sự câu thúc” trong

năm 2010.8 Tiếp sau một thời khắc ngắn của chủ nghĩa lạc quan trong

58

Page 75: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ 59

Mùa xuân Arab, Freedom House đã cảnh báo về một “sự rút lui” dân

chủ trong năm 2012 và một “sự hồi sinh độc đoán” trong 2013.9

Quả thực đấy là một bức tranh ảm đạm. Tuy vậy, nó không phải là

bức tranh chính xác. Có ít bằng chứng rằng bầu trời dân chủ đang rơi

hay (tùy thuộc vào sự lựa chọn ngụ ngôn của bạn) rằng con sói của sự

hồi sinh độc đoán đã đến.10 Trạng thái của dân chủ toàn cầu vẫn ổn

định trong thập kỷ qua, và đã được cải thiện rõ rệt so với các năm 1990.

Cảm nhận về một sự suy thoái dân chủ, chúng tôi lý lẽ, có gốc rễ trong một

sự hiểu sai về các sự kiện của đầu các năm 1990. Chủ nghĩa lạc quan thái

quá và chủ nghĩa duy ý chí, mà đã tràn ngập các phân tích của những

chuyển đổi sớm hậu Chiến tranh Lạnh, đã tạo ra những kỳ vọng không thực

tế mà, khi không được thực hiện, đã gây ra sự bi quan và u sầu. Thực ra,

bất chấp các điều kiện toàn cầu ngày càng bất lợi trong các năm gần

đây, các nền dân chủ mới vẫn vững chãi một cách nổi bật.

HỒ SƠ KINH NGHIỆM

Việc ngó vào hồ sơ kinh nghiệm gợi ý ít hay không có bằng chứng nào

về nột suy thoái dân chủ. Chúng ta so sánh điểm số của bốn chỉ số dân

chủ toàn cầu nổi bật: Freedom House, Polity, Economist Intelligence

Unit, và chỉ số dân chủ Bertelsmann.11 Bảng 1 cho thấy mức trung

bình dân chủ của mỗi chỉ số (trên một thang được chuẩn hóa từ 0 tới 1)

từ 2000 đến 2013. Tất cả các điểm số trung bình về dân chủ của bốn

chỉ số đã vẫn như thế hay đã tăng lên trong giai đoạn này. Theo các chỉ

số dân chủ dẫn đầu như Freedom House và Polity, thì, thế giới ngày

nay là dân chủ hơn thế giới trong năm 2000 (và dân chủ hơn đáng kể

so với trong năm 1990 hay bất kể năm nào trước đó). Ngay cả nếu

chúng ta lấy giữa các năm 2000–thường được trích dẫn như bắt đầu

của sự suy thoái dân chủ–làm điểm xuất phát của chúng ta, ba trong

bốn chỉ số cho thấy hoặc không có sự thay đổi nào hay một sự cải thiện

nhẹ.12 Chỉ Freedom House cho thấy một sự giảm sút giữa 2005 và

2013, và sự giảm sút đó (từ 0,63 xuống 0,62) là hết sức khiêm tốn.

Nếu chúng ta xem xét số tổng thể của các nền dân chủ trên thế giới,

một cách tương tự dữ liệu gợi ý sự ổn định hơn là suy thoái. Bảng 2

cho thấy điểm số của bốn chỉ số cho số tuyệt đối của các nền dân chủ

Page 76: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

60 STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

BẢNG 1. Điểm số Dân chủ Trung bình cho thế giới theo bốn khảo sát

1990 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Freedom

House 0,53 0,59 0,59 0,61 0,61 0,62 0,63 0,63 0,63 0,62 0,62 0,62 0,62 0,61 0,62

Polity IV 0,53 0,65 0,66 0,66 0,67 0,67 0,68 0,69 0,69 0,69 0,69 0,69 0,70 0,70 0,71

Economist

Inteligent

Unit

─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ 0,55 ─ 0,55 ─ 0,55 0,55 0,55 0,55

Berstelsmann

Index ─ ─ ─ ─ ─ ─ 0,53 ─ 0,54 ─ 0,54 ─ 0,53 ─ 0,53

Ghi chú: Tất cả các chỉ số đã được chuẩn hóa để các giá trị nằm trong khoảng 0–1. Số

điểm các quyền chính trị và tự do dân sự của Freedom House được tính trung bình và đảo

ngược.

(dòng dưới), cũng như phần trăm của các chế độ trên thế giới mà đã là

dân chủ hoàn toàn (dòng trên) giữa 2000 và 2013. Lại lần nữa, Freedom

House và Polity cho thấy một sự tăng về số các nền dân chủ kể từ

2000. Chỉ nếu chúng ta ngó tới giai đoạn 2005–13 chúng ta có thấy

một sự sụt giảm, và sự sụt giảm đó là rất khiêm tốn. Freedom House

cho thấy một sự giảm một nền dân chủ giữa 2005 và 2013. Hình mẫu

là tương tự đối với phần trăm của các nền dân chủ trên thế giới: cả

Freedom House lẫn Polity cho thấy một sự giảm một điểm phần trăm

giữa 2005 và 2013.

Như một số đo thêm, chúng tôi xem xét tất cả các trường hợp thay

đổi chế độ đáng kể–được xác định như các nước mà các điểm số

Freedom House của nó đã tăng hay đã giảm ba điểm hoặc nhiều hơn–

giữa 1999 và 2013. Trong khi 23 nước đã trải qua một sự cải thiện

đáng kể trong điểm số Freedom House của họ giữa 1999 và 2013, chỉ

có 8 nước đã trải qua một sự giảm sút đáng kể. Ngay cả giữa 2005 và

2013, số các trường hợp được cải thiện đáng kể (10) đã vượt quá

số trường hợp giảm sút đáng kể (8). Hơn nữa, hầu hết những sự

giảm sút đáng kể đã xảy ra không trong các nền dân chủ mà

trong các chế độ đã là độc đoán rồi, như Cộng hòa Trung Phi,

Gambia, Guinea-Bissau, và Jordan.

Quả thực, điều nổi bật nhất về giai đoạn 2000–13 là có ít nền dân

Page 77: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ 61

BẢNG 2. Số phần trăm và số tuyệt đối của các nền dân chủ theo

bốn khảo sát

1990 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Freedom 39% 45% 44% 46% 46% 46% 46% 47% 47% 46% 46% 45% 45% 46% 45%

House 65 86 85 89 88 89 89 90 90 89 89 87 87 90 88

Polity IV 39% 50% 52% 53% 53% 56% 58% 58% 57% 58% 57% 57% 59% 58% 57%

56 80 83 85 84 90 93 95 92 95 93 93 96 94 94

Economist

Inteligent ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ 49% ─ 48% ─ 47% 47% 47% 47%

Unit ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ 82 ─ 80 ─ 79 78 79 78

Berstelsmann ─ ─ ─ ─ ─ ─ 55% ─ 64% ─ 62% ─ 61% ─ 59%

Index ─ ─ ─ ─ ─ ─ 65 ─ 76 ─ 74 ─ 72 ─ 70

chủ đến thế nào đã thực sự sụp đổ. Bảy nước mà Freedom House đã

phân loại như Tự do trong cuối các năm 1990 không còn được phân

loại như Tự do hôm nay: Bolivia, Ecuador, Honduras, Mali,

Philippines, Thái Lan, và Venezuela.13 Trong bảy trường hợp này,

các điểm số cho Ecuador, Bolivia, và Philippines đã giảm chỉ một

chút, và cả ba chế độ đã vẫn là các nền dân chủ sát ranh giới (có

chất lượng thấp) trong năm 2014 (thực ra, Philippines đã tái dân chủ

hóa; quyết định của Freedom House để liệt nó như Tự do Một phần

dường như để phản ánh các vấn đề tham nhũng, không vi phạm các quy

tắc dân chủ của trò chơi). Honduras và Mali đã chịu các cuộc đảo chính

quân sự trong 2009 và 2012, một cách tương ứng, nhưng cả hai sự quay

lại độc đoán sau đó đã được đảo ngược.14 Điều đó để Thái Lan và và

Venezuela như các chế độ dân chủ rõ ràng mà đã sụp đổ và vẫn là độc

đoán trong năm 2014.

Danh sách các nước sụp đổ đã có thể được mở rộng để bao gồm

Nicaragua và Sri Lanka, hai nước gần-dân chủ (được Freedom House

phân loại như Tự do Một phần trong cuối các năm 1990) mà đã sa sút

thành độc đoán trong các năm 2000. Người ta cũng có thể kể thêm

Hungary (vẫn được Freedom House phân loại như Tự do trong 2013),

Page 78: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

62 STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

mặc dù, trong tình hình xấu nhất, nó vẫn là một trường hợp sát ranh

giới. Thổ Nhĩ Kỳ, đôi khi được dán nhãn sụp đổ dân chủ, đã trải qua

một chuyển đổi từ một chế độ lai sang chế độ lai khác. Mặc dù chính

phủ của đảng AKP đã cho thấy các xu hướng độc đoán rõ ràng, chế độ

trước nó–được đánh dấu bởi ảnh hưởng quân sự rộng lớn, sự hạn chế

các đảng Kurdish và Islamist, và sự đàn áp nặng nề media–đã chưa

bao giờ là dân chủ (thực ra, điểm số Freedom House của Thổ Nhĩ Kỳ

trong năm 2013 đã tốt hơn điểm số trước thắng lợi bầu cử đầu tiên của

AKP trong năm 2002).

Cho dù chúng ta phân loại tất cả các trường hợp này như những sự đổ

vỡ dân chủ, bất chấp hầu hết chúng là các trường hợp sát ranh giới (Bolivia,

Ecuador, Hungary, Philippines) hoặc các trường hợp trong đó sự rẽ

sang độc đoán sau đó đã đảo ngược (Honduras, Mali, Philippines),

thì số đổ vỡ sánh được với các trường hợp tiến bộ dân chủ. Tám nước–

kể cả một số nước rất quan trọng–đã lọt vào loại Tự do của Freedom

House trong các năm 2000 và vẫn ở đó ngày nay: Brazil, Croatia,

Ghana, Indonesia, Mexico, Peru, Senegal, và Serbia.15 Danh sách này

không bao gồm các nước như Chile, mà đã được phân loại như Tự do

nhưng đã trải qua những tiến bộ dân chủ lớn (trong trường hợp Chile,

sự thiết lập sự kiểm soát dân sự đầy đủ đối với quân đội). Nó cũng

chẳng bao gồm các nước như Nepal, Pakistan, hay Tunisia, mà đã trở

nên dân chủ hơn đáng kể sau giữa các năm 2000 nhưng vẫn ở trong loại

Tự do Một phần của Freedom House.

Bức tranh lớn suốt thập kỷ qua, như thế, là bức tranh của sự ổn

định thuần. Mặc dù chắc chắn có thể nhận diện những trường hợp thụt

lùi dân chủ, sự tồn tại của con số ngang thế hay lớn hơn của những

tiến bộ dân chủ chứng tỏ bất kể quan niệm nào về một sự “tan chảy”

dân chủ toàn cầu là sai. Như các bảng 1 và 2 làm cho rõ ràng, sự thay

đổi thuần từ giữa các năm 2000 về cơ bản là zero. Thái Lan,

Venezuela, và có lẽ Hungary chịu suy thoái dân chủ. Nhưng những

lời xác nhận về suy thoái dân chủ toàn cầu thiếu căn cứ kinh nghiệm.

ẢO TƯỞNG VỀ TRƯỢT LÙI

Vì sao nhiều nhà quan sát cảm thấy có một sự suy thoái dân chủ khi

bằng chứng về một sự suy thoái như vậy lại yếu đến thế? Phong cảnh

Page 79: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ 63

chế độ toàn cầu nhìn bị đen tối ngày nay bởi vì các nhà quan sát đã nhìn

các sự kiện của giai đoạn ban đầu sau Chiến tranh Lạnh qua mắt kính

được tô hồng. Trong đầu các năm 1990, nhiều nhà quan sát đã

tuột vào một não trạng lạc quan thái quá–thậm chí mục đích

luận–trong đó mọi hình thức khủng hoảng hay bất ổn chế độ

độc đoán đã bị trộn lẫn với dân chủ hóa.16

Sự lạc quan thái quá của đầu các năm 1990 một phần đã được định

hình bởi những cuộc dân chủ hóa thành công lạ thường của giai đoạn

đầu của “làn sóng thứ ba” (1974–89). Ở Nam Âu (Hy Lạp, Tây Ban

Nha, Bồ Đào Nha), Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Chile, Uruguay), và

Trung Âu (Bulgaria, Czechoslovakia, Hungary, Ba Lan), các

khủng hoảng độc đoán đã nhất quán dẫn tới dân chủ hóa. Những

sự mở cửa độc đoán ban đầu hầu như luôn luôn thoát khỏi sự

kiểm soát của các elite chế độ và tiến triển thành những chuyển đổi

toàn diện. Và khi các chế độ độc đoán sụp đổ, chúng đã hầu như luôn

luôn được thay thế bằng các nền dân chủ.

Nhìn lại, là rõ, rằng các chuyển đổi làn sóng thứ ba sớm này đã

khác rõ rệt với các chuyển đổi muộn hơn ở châu Phi và Liên Xô trước

đây. Các chuyển đổi ở Nam Âu, Nam Mỹ, và Trung Âu đã xảy ra dưới

các điều kiện thuận lợi cho dân chủ hóa thành công, kể cả các mức

phát triển tương đối cao, các phong trào công dân và đối lập vững chãi,

các nhà nước hoạt động, và các mối quan hệ rộng với phương

Tây. Thế nhưng các nhà quan sát đã khái quát hóa từ các trường

hợp này, rút ra chí ít hai bài học sai mà đã định hình mạnh mẽ

cách mà họ đã diễn giải các chuyển đổi của các năm 1990.17

Thứ nhất, các nhà quan sát đã bắt đầu trộn lẫn sự sụp đổ độc đoán

với dân chủ hóa. Sự sụp đổ của một chế độ độc tài có thể mang lại các

kết cục khác nhau, từ dân chủ (Ba Lan sau 1989) đến sự thiết lập một

chế độ độc đoán mới (Iran sau 1979) đến sự sụp đổ nhà nước và tình

trạng hỗn loạn (Libya sau 2011). Về lịch sử, thực ra, hầu hết các sụp

đổ độc đoán đã không gây ra dân chủ hóa.18 Như thế, dù sự sụp đổ của

một chế độ độc tài tạo ra các cơ hội cho dân chủ hóa, nhưng không có

cơ sở lý thuyết hay kinh nghiệm nào cho việc giả định một kết cục như

vậy. Thế mà đó chính xác là cái nhiều nhà quan sát đã làm trong các

năm 1990. Bất cứ ở đâu chế độ độc tài đổ và các nhóm đối lập lên nắm

quyền, sự chuyển đổi đều được mô tả như dân chủ hóa và chế độ tiếp

sau được dán nhãn “nền dân chủ mới.”

Page 80: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

64 STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

Thứ hai, mọi sự mở độc đoán đã được giả định để đánh dấu sự bắt

đầu của một chuyển đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến dân chủ. Như thế

ngay cả những sự mở hạn chế nhắm tới làm trệch áp lực quốc tế đã

được kỳ vọng để thoát khỏi sự kiểm soát của các nhà chuyên quyền và

bắt đầu một cuộc sống riêng của chúng, như đã xảy ra ở các nước như

Brazil, Chile, Hungary, Ba Lan, và Tây Ban Nha. Những kỳ vọng như

vậy đã bỏ qua sự thực rằng các nhà chuyên quyền có thể (và thường)

tiến hành những cải cách “giả tạo” nhắm tháo ngòi các khủng hoảng

ngắn hạn và rồi tiếp tục kiểm soát quân đội, cảnh sát, và các nguồn

thu nhập chính để tái củng cố quyền lực một khi khủng hoảng qua đi.

Xu hướng trộn lẫn khủng hoảng độc đoán và chuyển đổi dân chủ

được củng cố mạnh mẽ bởi cái chết của chủ nghĩa cộng sản. Sự sụp

đổ của bức tường Berlin và của Liên Xô đã gây ra một cảm nhận phổ

biến rằng dân chủ khai phóng đã là “trò chơi duy nhất trong phố.” Bởi

vì tất cả mọi con đường đã dường như dẫn tới dân chủ, các nhà quan

sát đã bắt đầu diễn giải mọi khủng hoảng chế độ như các chuyển đổi

dân chủ chớm nở.

Não trạng lạc quan thái quá này đã dẫn các nhà quan sát đến mô tả

đặc trưng nhầm nhiều khủng hoảng chế độ hậu Chiến tranh Lạnh. Mặc

dù các năm 1990 đã được xem như một thập kỷ của dân chủ hóa chưa

từng thấy, chúng được mô tả chính xác hơn như một giai đoạn của

khủng hoảng độc đoán chưa từng thấy. Sự chấm dứt của Chiến tranh

Lạnh đã đặt ra một thách thức khổng lồ cho các nhà chuyên quyền. Cả

các nhà nước chư hầu Soviet lẫn các chế độ độc tài chống cộng được

phương Tây hậu thuẫn đã mất sự ủng hộ bên ngoài. Các nền dân chủ

Tây phương đã nổi lên như trung tâm chi phối sức mạnh quân sự

và kinh tế, và Hoa Kỳ và EU đã bắt đầu thúc đẩy dân chủ ở mức

độ chưa từng thấy. Đồng thời, các cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc

đã khiến các nhà chuyên quyền bị tước mất các nguồn lực cần thiết để

duy trì bản thân họ trên quyền lực. Các nhà nước trên thực tế đã phá

sản khắp phần lớn châu Phi và Liên Xô trước đây, để lại các chính phủ

không có khả năng trả lương cho binh lính, cảnh sát, và các công chức.

Trong nhiều trường hợp (Albania, Benin, Cambodia, Georgia,

Haiti, Liberia, Madagascar, Tajikistan, Zaire), nhà nước hoặc đã sụp

đổ hay đã đến bên bờ sụp đổ.

Các điều kiện trong đầu các năm 1990 như thế chẳng khác gì

Page 81: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ 65

một “cơn bão hoàn hảo” đối với các chế độ độc tài. Khắp châu Phi,

Liên Xô trước đây, và ở nơi khác, những kẻ chuyên quyền đã đối mặt với

các khủng hoảng nghiêm trọng, các nhà nước yếu hay suy sụp, và áp lực

quốc tế mạnh cho các cuộc bầu cử đa đảng.

Thiếu các nguồn lực, các đồng minh bên ngoài, hay các định chế

ép buộc đáng tin cậy, nhiều chế độ chuyên quyền này rơi vào khủng

hoảng nghiêm trọng. Kết quả là “chủ nghĩa đa nguyên do mặc định”19

phổ biến, mà trong đó sự cạnh tranh–và thậm chí sự luân chuyển [chính

phủ]–đã xảy ra bởi vì các chính phủ đã thiếu ngay cả phương tiện sơ

đẳng để đàn áp các thách thức đối lập. Các nhà chuyên quyền đã mất

quyền lực ở Albania, Belarus, Benin, Cộng hòa Trung Phi, Congo-

Brazzaville, Georgia, Madagascar, Malawi, Mali, Moldova, Niger,

Ukraine, và Zaire, không phải chúng đã đối mặt với các phong trào

dân chủ vững chãi, mà bởi vì chúng đã phá sản, các nhà nước của

chúng đã bị xáo trộn, và trong nhiều trường hợp chúng đã mất kiểm

soát bộ máy cưỡng bức. Cũng thế, các chính phủ ở Cambodia, Cam-

eroon, Gabon, Kyrgyzstan, Mozambique, Nga, và các nơi khác đã chịu

đựng các cuộc bầu cử đa đảng cạnh tranh bởi vì họ đã thiếu ngay cả

năng lực tối thiểu để cưỡng lại chúng.

Các thời điểm này của sự yếu độc đoán và bất ổn định đã bị đánh

đồng một cách rộng rãi với dân chủ hóa. Như thế sự lên nắm quyền

của những người không cộng sản ở Nga và các nhà nước hậu-Soviet,

cũng như sự sụp đổ của những kẻ chuyên quyền ở Madagascar,

Malawi, Niger, Zambia, và các nhà nước Phi châu khác, đã

thường xuyên được mô tả như các chuyển đổi dân chủ. Tương

tự việc tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng ở Angola, Cambodia,

Cameroon, Gabon, Guinea-Bissau, Kenya, Mozambique, và Tanzania

được nói là đánh dấu sự bắt đầu của chuyển đổi dân chủ, dẫu “bất toàn”

hay “kéo dài” thế nào. Gần như tất cả các chế độ này đã được mô tả

như “các nền dân chủ mới” hay, tối thiểu, như kiểu phụ bị hạ bớt nào

đó của dân chủ (thí dụ, dân chủ bầu cử, không khai phóng, chưa được

củng cố).20 Sự lạc quan này được chia sẻ bởi Freedom House, mà đã

nâng cấp các chế độ chuyên quyền ở Gabon, Jordan, Kazakhstan,

Uzbekistan, và thậm chí Turkmenistan toàn trị lên địa vị Tự do Một

phần trong đầu các năm 1990.

Những đánh giá như vậy phần lớn đã sai lầm. Nhiều khủng hoảng

độc đoán của đầu và giữa các năm 1990 đã không tạo thành phong trào

Page 82: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

66 STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

đến dân chủ có ý nghĩa. Vô số các nền chuyên quyền đã sụp đổ bởi vì

các nhà nước hoặc đã sụp đổ (thí dụ, Azerbaijan, Georgia, Sierra

Leone, Tajikistan, Zaire) hay đã bị yếu đột ngột (thí dụ, Belarus,

Madagascar, Malawi, Ukraine). Sự thất bại nhà nước gây ra bạo lực

và sự bất ổn định; nó hầu như chẳng bao giờ mang lại dân chủ hóa.

Nhiều “sự mở” chế độ khác, trên thực tế, đã là những lúc yếu lạ thường

của những người đương chức, không phải do áp lực xã hội vì dân chủ

mà đúng hơn do khủng hoảng tài khóa nghiêm trọng, nhà nước yếu,

hay tính dễ tổn thương bên ngoài gây ra. Thí dụ, chính trị Nga đã có

tính cạnh tranh trong đầu các năm 1990 không phải bởi vì Boris

Yeltsin đã chủ trì một chuyển đổi dân chủ mà bởi vì ông đã chủ

trì một nhà nước lộn xộn, mà đã bỏ mặc ông không có khả năng kiểm

soát các lực lượng an ninh của chính ông, bộ máy nhà nước, và các

chính quyền vùng. Cũng thế, các cuộc bầu cử cạnh tranh 1993 của

Cambodia đã là một sản phẩm của sự sụp đổ thực tế của nhà nước sau

sự rút lui của Việt Nam và Soviet. Sự phá sản và sự cô lập quốc tế đã

buộc chính phủ Hun Sen nhường lại sự kiểm soát quá trình bầu cử cho

Liên Hiệp Quốc. Tương tự, các nhà chuyên quyền ở Cameroon và

Gabon, đối mặt với các khủng hoảng tài khóa nghiêm trọng, các cuộc

nổi loạn, và bóng ma của sự cô lập quốc tế, đã buộc phải tổ chức các

cuộc bầu cử cạnh tranh không thông thường trong đầu các năm 1990.

Đối với các nhà quan sát mà đã xem các trường hợp về chủ nghĩa đa

nguyên do mặc định này như các chuyển đổi dân chủ, thì những diễn tiến

của các năm 2000 nhất định là thất vọng. Các điều kiện “cơn bão hoàn hảo”

của giai đoạn ban đầu hậu Chiến tranh Lạnh cuối cùng đã qua đi. Thứ nhất,

các nền kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển đã được cải thiện

trong các năm 1990, và nhờ giá hàng hóa vút cao, nhiều trong số chúng

đã phất lên trong các năm 2000. Do đó, các chính phủ mà một thập kỷ

trước thiếu tiền để duy trì các mạng lưới bảo trợ hay thậm chí để trả

lương cho binh lính và công chức bây giờ đầy nguồn lực–giúp khôi

phục mức tối thiểu năng lực nhà nước.

Thứ hai, những kẻ chuyên quyền đã thích nghi với môi trường hậu

Chiến tranh Lạnh. Các nhà cai trị mà không biết làm thế nào để sống

sót trong bối cảnh của các cuộc bầu cử đa đảng gần như phải trả giá

bằng quyền lực trong đầu các năm 1990 cuối cùng đã học được cách

quản lý các cuộc bầu cử cạnh tranh, thâu nạp các đối thủ và media độc

lập, kiểm soát khu vực tư nhân, và bỏ đói các nhóm dân sự và đối

Page 83: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ 67

lập bằng chặn các nguồn lực mà không phải dùng đến loại đàn áp trần

trụi hay sự gian lận mà đã có thể kích khủng hoảng tính chính đáng

trong nước và sự cô lập quốc tế.21

Thứ ba, môi trường địa chính trị đã thay đổi. Ảnh hưởng lạ thường

của Hoa Kỳ và EU, mà đã lên đỉnh điểm trong thời kỳ ngay sau Chiến

tranh Lạnh, đã giảm đi trong các năm 2000. Đồng thời, ảnh hưởng nổi

lên của Trung Quốc, Nga, và các cường quốc khu vực khác, cùng với

giá dầu vút cao, đã tạo ra nhiều không gian hơn cho các nhà chuyên

quyền ở châu Á, Liên Xô trước đây, và châu Phi.

Vào các năm 2000, sự phục hồi kinh tế, việc xây dựng nhà nước,

và môi trường quốc tế dễ dãi hơn đã làm giảm mức yếu kém độc đoán

và sự bất ổn định đã đặc trưng nhiều cho châu Phi, Liên Xô trước kia,

và châu Á trong giai đoạn ban đầu hậu Chiến tranh Lạnh. Ít dễ bị tổn

thương hơn với áp lực quốc tế và với thu nhập lớn hơn và các nhà

nước hiệu quả hơn sẵn có để sử dụng, các chế độ chuyên quyền

rất dễ bị tổn thương trong các năm 1990, trong nhiều trường hợp

đã có khả năng củng cố quyền lực. Thí dụ, ở Cambodia, tài chính

được cải thiện và áp lực quốc tế giảm đi đã cho phép chính phủ Hun

Sen tái lập ưu thế độc đoán. Không có những ràng buộc tài khóa và

bên ngoài cùng cực của đầu các năm 1990, Đảng Nhân dân Cambodia

cai trị đã có khả năng đàn áp các đối thủ và gian lận các cuộc bầu cử

với sự miễn trừ hình phạt lớn hơn. Cũng thế, các Tổng thống Paul Biya

ở Cameroon và Omar Bongo ở Gabon đã tái củng cố quyền lực trong

cuối các năm 1990 và đầu các năm 2000, đảo ngược các nhượng bộ

trước kia–như các giới hạn nhiệm kỳ theo hiến pháp–mà nhiều nhà

quan sát đã diễn giải như “những sự mở” dân chủ. Các quá trình tương

tự về sự tái củng cố độc đoán đã xảy ra ở Algeria, Angola, Burma,

Congo-Brazzaville, Mozambique, và nơi khác.

Hình mẫu như nhau đã có thể thấy ở Liên Xô trước kia, nơi các chế

độ đã yếu rõ rệt và bất ổn trong giai đoạn hậu cộng sản ban đầu đã

được củng cố trong các năm 2000. Ở Nga, chẳng hạn, việc xây dựng

lại nhà nước và giá dầu tăng vút đã cho phép chính phủ Putin kết nạp

khu vực tư nhân và media, đàn áp những người đối lập, và thao túng

các cuộc bầu cử đến mức không thể tưởng tượng nổi một thập niên

trước.22 Ở Belarus, chính phủ Alyaksandr Lukashenka đã thiết lập

Page 84: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

68 STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

sự kiểm soát rộng lớn trên nền kinh tế trong nửa sau của các năm 1990,

mà đã cho phép ông ta bỏ đói các đối thủ của ông do bị cắt các nguồn

lực. Các chế độ độc đoán cũng đã được củng cố ở Armenia,

Azerbaijan, và Tajikistan.

Nói tóm lại, tài chính được cải thiện, sự xây dựng lại nhà nước ,

và, một mô trường quốc tế ít thù nghịch hơn đã cho phép nhiều chế

độ độc đoán, mà đã yếu và bất ổn trong giai đoạn ban đầu hậu Chiến

tranh Lạnh, để ổn định hóa và thậm chí củng cố trong cuối các năm

1990 và đầu các năm 2000. Không ngạc nhiên, các nước như

Azerbaijan, Belarus, Cambodia, Cộng hòa Trung Phi , Congo-

Brazzaville, Gabon, Guinea-Bissau, Jordan, Kazakhstan, Kyrgyzstan,

Nga, Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan, mà tất cả đã được

Freedom House nâng cấp một cách lạc quan lên địa vị Tự do Một phần

trong đầu các năm 1990, đã bị xuống cấp thành Không tự do.

Các chuyển đổi này từ chủ nghĩa độc đoán yếu hay bất ổn sang sự

cai trị độc đoán ổn định hơn thường đã được xem như các trường hợp

thất bại dân chủ và được coi như bằng chứng của một sự suy thoái dân

chủ. Những mô tả đặc trưng như vậy làm lạc lối. Nhiều trong số các

chế độ này đã chẳng bao giờ dân chủ chút nào, và trong một số (thí dụ,

Azerbaijan, Cambodia, Jordan, Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan),

dân chủ đã chẳng bao giờ ở ngay cả trên chương trình nghị sự một

cách nghiêm túc. Hệt như khủng hoảng độc đoán không được đánh

đồng với chuyển đổi dân chủ, sự (tái) củng cố độc đoán không được

đánh đồng với sự thụt lùi dân chủ.

Trong những trường hợp khác, sự bất ổn định chế độ–thường có

gốc rễ trong sự thất bại nhà nước–đã tạo ra “các thời khắc” dân chủ

ngắn mà trong đó áp lực quốc tế mạnh hay sự yếu kém tột độ của tất

cả các diễn viên chính trị chính đã cho phép các cuộc bầu cử cạnh tranh

và sự luân phiên (thí dụ, Bangladesh 1991; Haiti 1991; Congo-

Brazzaville 1992; Belarus 1994; Niger 1999; Guinea-Bissau 2000;

Madagascar 2002; Burundi 2005). Mặc dù các trường hợp này đã có

thể là “dân chủ” một cách tối thiểu trong ngày bầu cử, chúng đã không

còn thế sau khi chính phủ mới nhậm chức–và như thế đã không thể

được mô tả như các chế độ dân chủ. Thực ra, sự luân phiên đã xảy ra

dưới các điều kiện thiên vị một cách áp đảo các kết cục phi dân chủ: các

định chế dân chủ đã tồn tại chỉ trên giấy (trong nhiều trường hợp, chúng

Page 85: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ 69

đã chẳng bao giờ được kiểm thử); nhà nước đã yếu hay đang sụp đổ,

dẫn đến chủ nghĩa gia sản mới tràn lan và sự thiếu pháp trị; các khu

vực tư nhân đã yếu và phụ thuộc nhà nước; xã hội dân sự và các đảng

đối lập đã yếu và không được tổ chức. Sự kết hợp của các nhà nước

tân gia sản chủ nghĩa và các xã hội bị bần cùng đã cho những người

đương chức các lợi thế nguồn lực bao la từ ngày đầu, và do thiếu các

định chế dân chủ hoạt động, xã hội dân sự, hay một đối lập được tổ

chức, các ràng buộc lên sự lạm dụng độc đoán đã là tối thiểu. Dưới

những điều kiện như vậy, các chính phủ mới hầu như không thể tránh

khỏi lạm dụng quyền lực, kích hoặc sự bất ổn chế độ hay một vòng

khác của chủ nghĩa độc đoán.

“Thời khắc dân chủ” như thế đã tỏ ra chóng tàn, nếu không phải

viển vông, trong mỗi trường hợp được liệt kê ở trên. Thí dụ, Congo-

Brazzaville đã trải qua sự luân phiên bầu cử trong 1992, nhưng tổng

thống mới Pascal Lissouba ngay lập tức đã giải tán quốc hội và tổ chức

các cuộc bầu cử thiếu sót mà đã kích đối lập tẩy chay và cuối cùng sa

thành nội chiến và chế độ độc tài. Tương tự, các cuộc bầu cử cạnh

tranh của Burundi trong năm 2005 đã dẫn Freedom House đến dán

nhãn “nền dân chủ bầu cử” cho nó, nhưng Tổng thống Domitien

Ndayizeye lập tức bắt giam các lãnh tụ đối lập và các nhà báo, và các

cuộc bầu cử tiếp sau đã bị xây xát bởi sự gian lận và đàn áp. Ở Guinea-

Bissau, việc lật đổ João Bernardo Vieira năm 1999 đã dẫn đến các cuộc

bầu cử do quốc tế đỡ đầu và lãnh tụ đối lập Kumba Yala đã thắng (khiến

Freedom House dán nhãn một nền dân chủ bầu cử cho nước này).

Nhưng Yala đã là một kẻ độc đoán như người tiền nhiệm, đóng cửa báo

chí và bắt giam các lãnh tụ đối lập và chánh án Tòa án Tối cao trước

việc lật đổ ông trong một cuộc đảo chính 2003.

Các tổng thống mới được bầu cũng lập tức lạm dụng quyền lực ở

Bangladesh, Belarus, Cộng hòa Trung Phi, Haiti, Madagascar, Niger, và

nơi khác. Các chế độ này đã chẳng bao giờ là các nền dân chủ theo bất

cứ nghĩa nào, trong bất kể giai đoạn có ý nghĩa nào. Đi dán nhãn cho

chúng như các trường hợp “sụp đổ dân chủ” sau đó, vì thế, là hoàn toàn

lầm lẫn. Và thế mà hầu hết các sự sụp đổ được trích dẫn bởi những

người ủng hộ luận điểm suy thoái dân chủ chính xác là thuộc loại này

–xem danh sách về 25 sự đổ vỡ sau 2000 trong chương của Larry

Diamond trong cuốn sách này (xem bảng ở trang 103).

Page 86: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

70 STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

Gần hai phần ba của các sự đổ vỡ này đã là của các chế độ mà (giỏi

nhất) đã không hơn “các thời khắc dân chủ” phù du. Nếu chúng ta giới

hạn phân tích cho các chế độ dân chủ thực sự–được định nghĩa, thí dụ,

như các chế độ mà trong đó ít nhất một chính phủ được bầu một cách

dân chủ tổ chức các cuộc bầu cử tự do và nhường quyền một cách hòa

bình cho một chính phủ kế nhiệm được bầu–16 trong 25 “đổ vỡ dân

chủ” của Diamond biến mất. Trong số chín trường hợp đổ vỡ còn lại,23

chỉ năm vẫn đã có chế độ độc đoán trong 2014, và một trong số đó đã

là một vi quốc gia.

KHÔNG DÂN CHỦ HÓA TRONG CÁC NĂM 2000

Chủ nghĩa bi quan đương thời về số phận của dân chủ toàn cầu cũng

đã có gốc rễ trong chủ nghĩa duy ý chí thái quá. Nhiều trong những

người cho rằng dân chủ thoái lui đã chú tâm ít đến sự trượt lùi dân chủ

hơn đến sự thiếu tiến bộ dân chủ. Thực tế, sự không dân chủ hóa ở

Trung Quốc, Trung Đông, hay Trung Á đã được xem như sự thụt lùi.

Thí dụ, báo cáo 2009 của Puddington trong Journal of Democracy đã

cho rằng “có lẽ diễn tiến gây thất vọng nhất” ở châu Á trong 2008 đã

là “sự thất bại của Trung Quốc để ban hành những cải cách dân chủ

quan trọng … trong năm nó làm chủ nhà của Thế vận Hội.”24 Năm

sau, ông đã dẫn thất bại của chính phủ Kazakh để tiến hành cải cách

chính trị như bằng chứng của một “xoắn ốc đi xuống” ở Trung Á và

đã chỉ ra sự thiếu tự do hóa chính trị ở Cuba như bằng chứng của “sự

xói mòn tiếp tục của quyền tự do toàn thế giới.”25 Báo cáo gần đây

nhất của Puddington trên Journal of Democracy công khai dẫn những

kỳ vọng không được thỏa mãn–ngược với sự thụt lùi thực sự–như một

nguồn của sự ảm đạm dân chủ, viết rằng dù các nhà quan sát đã “tiên

đoán rằng Trung Quốc sẽ khá nhanh tiến hóa tới một hệ thống khai

phóng hơn và có lẽ dân chủ,” thay vào đó chính phủ đã đề ra các chiến

lược mới “được thiết kế để duy trì sự cai trị độc đảng cứng nhắc.”26

Sự thất bại của các chế độ độc đoán ở Trung Quốc, Trung Đông,

hay Trung Á để dân chủ hóa phải không được coi như bằng chứng về

sự rút lui dân chủ (làm thế sẽ giống như lấy một cốc đầy một nửa và

tuyên bố nó không phải nửa trống mà đang đổ ra). Nó chẳng làm chúng

ta ngạc nhiên. Vào giữa các năm 2000, gần như mọi nước với những

Page 87: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ 71

điều kiện thuận lợi tối thiểu cho dân chủ đã dân chủ hóa rồi. Với một

nhúm ngoại lệ (thí dụ, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và

bây giờ Venezuela), quả ở thấp đã được hái rồi. Ngày nay, hầu hết các

chế độ phi dân chủ của thế giới tồn tại ở các nước mà lý thuyết hiện

tồn gợi ý là không chắc sẽ dân chủ hóa.27

Theo nhiều nghiên cứu quan trọng, dân chủ hóa ổn định là không

chắc trong các nước rất nghèo với các nhà nước yếu (thí dụ, phần lớn

của châu Phi hạ-Sahara), các nền quân chủ triều đại với dầu và sự ủng

hộ phương Tây (thí dụ, các nước vùng Vịnh Persia), và các chế độ độc

đảng với các nhà nước mạnh và tỷ lệ tăng trưởng cao (Trung Quốc,

Việt Nam, Malaysia, Singapore). Nghiên cứu riêng của chúng tôi gợi

ý rằng dân chủ hóa ít chắc xảy ra trong các nước với mối liên kết rất

thấp đến phương Tây (thí dụ, Trung Á, phần lớn châu Phi) và trong các

chế độ được sinh ra từ cách mạng bạo lực (Trung Quốc, Ethiopia,

Eritrea, Việt Nam, Cuba, Iran, Lào, Bắc Triều Tiên). Nếu chúng ta

nghiêm túc rút ra những bài học được tạo ra bởi nhiều thập kỷ nghiên

cứu, tương đối ít nước hiện nay có thể được xem là các nền dân chủ

kém cỏi thật. Trong khi sự đình trệ về tổng số các nền dân chủ

trên thế giới có thể gây khó chịu về mặt chuẩn tắc, nó hoàn

toàn phù hợp với lý thuyết hiện tồn.

Thế thì vì sao sự thiếu mở rộng dân chủ kể từ giữa các năm 2000

lại đã kích nhiều sự bi quan và ảm đạm đến vậy? Một lý do là các kỳ

vọng không có cơ sở do sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản gây

ra. Sau các sự kiện phi thường của 1989-91, nhiều nhà quan sát đơn

giản đã giả định rằng làn sóng tiến bộ dân chủ của các năm 1980 và

1990 sẽ tiếp tục.

Một lý do khác cho sự thất vọng hiện thời là chủ nghĩa duy ý chí

thái quá. Những sự dân chủ hóa làn sóng thứ ba ban đầu đã giáng một

đòn mạnh lên các lý thuyết cấu trúc luận cổ điển mà đã chiếm ưu thế

trong các năm 1960 và 1970. Các lý thuyết này đã nhấn mạnh những

trở ngại xã hội, kinh tế, và văn hóa đối với dân chủ hóa trong thế giới

đang phát triển và cộng sản. Dân chủ hóa ở các nước giống Bolivia, El

Salvador, Ghana, và Mongolia đã làm rõ, rằng dân chủ hóa đã có thể

ở bất cứ đâu. Thế nhưng sự nghi ngờ lành mạnh này đối với phân tích

cấu trúc luận thái quá đã biến thành chủ nghĩa duy ý chí được phóng

Page 88: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

72 STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

đại. Bằng chứng rằng các nhân tố cấu trúc như sự giàu có, sự bất bình đẳng

thấp, hay một xã hội dân sự vững chãi không phải là cần thiết cho dân chủ

hóa đã dẫn nhiều nhà quan sát đến kết luận rằng chúng là không quan trọng

về mặt nhân quả. Nói cách khác, bài học quan trọng rằng dân chủ hóa có

thể xảy ra ở bất cứ đâu đã được một số nhà quan sát hiểu rằng nó phải xảy

ra ở mọi nơi.

Đơn giản không có cơ sở lý thuyết hay kinh nghiệm nào cho những

kỳ vọng như vậy. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các nhân tố cấu

trúc như mức phát triển, sự bất bình đẳng, thành tích kinh tế, sự giàu

có tài nguyên thiên nhiên, năng lực nhà nước, sức mạnh của xã hội dân

sự, và các mối quan hệ với phương Tây tiếp tục có tác động mạnh mẽ

đến khả năng đạt được và duy trì dân chủ. Không phải là sự trùng khớp

ngẫu nhiên rằng hầu hết các chế độ phi dân chủ còn lại của thế giới tụ

thành cụm ở Trung Đông, châu Phi hạ-Sahar, và Liên Xô trước đây.

Nhiều nước trong các vùng này được mô tả đặc trưng bằng nhiều nhân

tố mà các học giả đã gắn với chủ nghĩa độc đoán. Ta có thể hy vọng

(và làm việc) cho dân chủ hóa ở các nước giống Cambodia, Ethiopia,

Kazakhstan, Libya, hay Iraq, nhưng những kỳ vọng rằng dân chủ hóa

sẽ xảy ra trong các trường hợp như vậy thiếu cơ sở lý tuyết hay kinh

nghiệm. Và sự tan vỡ của những kỳ vọng vô căn cứ không được lẫn

lộn với suy thoái dân chủ.

SỨC BẬT ĐÁNG NGẠC NHIÊN CỦA DÂN CHỦ

Sự thất vọng về thiếu dân chủ hóa ở các nước nơi dân chủ không

chắc nổi lên không được làm mờ các thành tựu dân chủ phi

thường của một phần tư thế kỷ qua. Khi tạp chí Journal of

Democracy được khai trương trong năm 1990, đã có 38 nước đang phát

triển và hậu cộng sản được Freedom House phân loại như Tự do.

Trong năm 2014, số đó là 60.

Cũng ấn tượng như bề rộng của làn sóng thứ ba đã là tính vững

chãi của nó. Vào lúc số khai trương của Journal of Democracy, các chế

độ dân chủ mới ở Mỹ Latin và Trung Âu đã được xem một cách rộng

rãi như bấp bênh. Các học giả về dân chủ hóa đã nghi ngời rằng nhiều

trong số đó sẽ kéo dài. Trong cuốn sách kinh điển của họ về chuyển

Page 89: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ 73

đổi từ sự cai trị độc đoán, thí dụ, Guillermo O’Donnell và Philippe

Schmitter đã mô tả đặc trưng các trường hợp Mỹ Latin như “các nền

dân chủ không chắc chắn.”28 Cũng thế, ít học giả đã kỳ vọng rằng các

chuyển đổi 1989 ở Trung Âu sẽ tạo ra các chế độ dân chủ ổn định hầu

như đồng đều. Thế mà với vài ngoại lệ ngắn (thí dụ, Peru, 1992–2000),

các nền dân chủ mà đã nổi lên ở Nam Mỹ và Trung Âu bây giờ đã sống

sót một phần tư thế kỷ hoặc hơn. Vả lại, chúng đã sống sót bất chấp

những khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và các cuộc cải cách kinh tế

cấp tiến mà nhiều học giả đã tin rằng không tương hợp với dân chủ.

Giữa 1990 và 2000, nhiều nước quan trọng khác đã dân chủ hóa, kể cả

Croatia, Ghana, Indonesia, Mexico, Serbia, Slovakia, Nam Phi, và Đài

Loan. Mặc dù một số các nền dân chủ mới này đã được đánh dấu bởi

những sự chia tách chủng tộc hay sắc tộc sâu sắc, chúng cũng đã tỏ ra

vững chãi một cách đáng ngạc nhiên.

Những hình mẫu này đã không thay đổi về căn bản sau năm 2000.

Những sự đổ vỡ dân chủ vẫn đã hiếm, thường ngắn, và nhìn chung

không có tính đại diện của các xu hướng rộng hơn. Mặc dù dân chủ

đã rút lui ở Sri Lanka, Thái Lan, và Venezuela, nó đã sống sót trong

một dải các nước có thu nhập trung bình quan trọng, kể cả Argentina,

Brazil, Chile, Colombia, Croatia, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Ba Lan,

Serbia, Nam Phi, Hàn Quốc, và Đài Loan. Dân chủ cũng đã sống sót ở

nhiều nước với các điều kiện rõ ràng không thuận lợi, bao gồm Benin,

Cộng hòa Trung Phi, El Salvador, Ghana, Guyana, Mongolia, và

Romania. Đấy là các nước với ít hay không có truyền thống dân chủ,

nhà nước yếu, các mức nghèo và bất bình đẳng cao, và trong vài trường

hợp xã hội bị chia rẽ sâu sắc. Thế mà các nền dân chủ của họ đã kéo

dài, và vài trong số đó bây giờ đã hơn hai mươi tuổi.

Trong nhiều nước quan trọng, dân chủ đã không chỉ sống sót mà

đã mạnh lên trong các năm 2000. Ở Brazil, mà đã chịu các vấn đề

quản trị nghiêm trọng trong các năm 1980 và đầu các năm 1990, tính

ổn định và chất lượng dân chủ đã được cải thiện rõ rệt trong các năm

2000; ở Ấn Độ, các tỷ lệ tham gia đang mở rộng, đặc biệt giữa những

người nghèo hơn và các công dân thuộc caste thấp hơn, đã tạo ra một

nền dân chủ ngày càng dung nạp; ở Chile, cải cách hiến pháp 2005 đã

loại bỏ các vùng biệt lập độc đoán còn lại và đã thiết lập sự kiểm soát

Page 90: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

74 STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

dân sự đầy đủ đối với quân đội; ở Croatia, Ghana, Mexico, và Đài

Loan, các đảng độc đoán cai trị trước kia đã quay lại nắm quyền và đã

cai trị một cách dân chủ–một bước cốt yếu tới sự củng cố. Và tại

Colombia và Ba Lan, các định chế dân chủ đã kiểm soát hữu hiệu các

tham vọng của các tổng thống có thiên hướng độc đoán (Alvaro Uribe

ở Colombia, Lech Kaczyñski ở Ba Lan). Đấy đã là những thành công

dân chủ lớn, nhiều trong số đó đã xảy ra ở các nước lớn và có ảnh

hưởng. Thế mà chúng đã nhận được ít sự chú ý hơn sự trượt lùi dân

chủ ở Thái Lan và Venezuela và sự không dân chủ hóa ở Trung Quốc

rất nhiều.

Những thành công này gợi ý một cách thay thế về xem xét các

sự kiện của các năm 2000. Trong thập kỷ qua, nhiều diễn tiến toàn

cầu đã đặt ra một sự đe dọa nghiêm trọng cho các nền dân chủ mới.

Chúng đã bao gồm khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng sau-2008 ở các

nền dân chủ Tây phương, sự giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ và EU, sức

mạnh và sự tự tin tăng lên của Trung Quốc và Nga, và giá dầu vút lên.

Thế mà số các sự sụp đổ dân chủ thật sự đã thấp một cách ấn tượng.

Thế thì có lẽ câu chuyện thực của thập niên vừa qua không phải là

“sự tan chảy” dân chủ mà đúng hơn là sức bền dân chủ đối mặt với

một phong cảnh địa chính trị đen tối đi. Sức bền này đáng được nghiên

cứu thêm. Việc hiểu các nguồn của nó có thể giúp các nhà chủ trương

dân chủ chuẩn bị cho ngày khi con sói của sự hồi sinh độc đoán, thực

sự, đến.

CHÚ THÍCH

1. Xem Larry Diamond, “The Democratic Rollback: The Resurgence of the

Predatory State,” Foreign Affairs 87 (March–April 2008): 36–48; Dia-

mond, “Democracy’s Deepening Recession,” Atlantic.com, 2 May 2014;

Arch Puddington, “The 2008 Freedom House Survey: A Third Year of

Decline,” Journal of Democracy 20 (April 2009): 93–107; Puddington, “The

Freedom House Survey for 2009: The Erosion Accelerates,” Journal of

Democracy 21 (April 2010): 136–50; Joshua Kurlantzick, “The Great

Democracy Meltdown,” New Republic, 9 May 2011, 12–15, available at

tnr.com.

2. Diamond, “Democratic Rollback,” 36.

3. Kurlantzick, “Great Democracy Meltdown.”

Page 91: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ 75

4. Xem Robert Battison, “The ‘Democratic Recession’ Has Turned into a

Modern Zeitgeist of Democratic Reform,” OpenDemocracy 21 (Decem-

ber 2011).

5. Arch Puddington, “The 2006 Freedom House Survey: The Pushback

Against Democracy,” Journal of Democracy 18 (April 2007): 125–37.

6. Puddington, “Third Year of Decline.”

7. Puddington, “Erosion Accelerates.”

8. Arch Puddington, “The Freedom House Survey for 2011: Democracy

Under Duress,” Journal of Democracy 22 (April 2011): 17–31.

9. Arch Puddington, “The Freedom House Survey for 2012: Breakthroughs

in the Balance,” Journal of Democracy 24 (April 2013): 49; Arch Pudding-

ton, “The Freedom House Survey for 2013: The Democratic Leadership

Gap,” Journal of Democracy 25 (April 2014): 90.

10. Jay Ulfelder đưa ra một lý lẽ tương tự. Xem Ulfelder, “The Democratic

Recession That *Still* Isn’t,” http://dartthrowingchimp.wordpress.com

/2014/01/23/the-democratic- recession-that-still-isnt.

11. Về dữ liệu Freedom House, xem freedomhouse.org; dữ liệu Polity: systemic

peace.org/polity/polity4.htm; dữ liệu Economic Intelligence Unit:

www.eiu.com/public/topical_report.aspx?campaignid=Democracy0814; dữ

liệu Bertelsmann: www.bti-project.org/index/. Tất cả điểm số cho các năm

thực hơn là năm báo cáo.

12. Chỉ số Varieties of Democracy, mà không được giới thiệu ở đây, cũng không

thấy sự suy thoái nào. Xem Staffan I. Lindberg et al., “V-Dem: A New Way

to Measure Democracy,” Journal of Democracy 25 (July 2014): 162–63.

13. Chúng tôi loại ra các vi quốc gia như Fiji (mà Freedom House đã phân loại như

Tự do cho một năm 1999 nhưng có thể cho rằng nó đã chưa bao giờ thiết lập

một chế độ dân chủ) và Solomon Islands. Hai nước khác–Argentina và

Guyana–trong thời gian ngắn đã ra khỏi loại Tự do của Freedom House

trong các năm 2000 nhưng đã quay lại trong vòng một năm.

14. Tương tự, Ukraine (được phân loại như Tự do Một phần trong cuối các năm

1990 nhưng đã dân chủ hóa trong giữa các năm 2000) đã trượt vào chủ nghĩa

độc đoán cạnh tranh trong 2010, nhưng chế độ sụp đổ trong năm 2014.

15. Freedom House đã chuyển Mexico quay lại hạng Tự do Một phần trong năm

2011 do bạo lực ma túy. Tuy vậy, có sự đồng thuận học giả rộng rãi rằng

Mexico vẫn duy trì một chế độ dân chủ. Senegal cũng đã trượt vào hạng Tự

do Một phần trong giữa các năm 2000 nhưng đã lấy lại được địa vị Tự do

trong năm 2013.

16. Về một phê phán tương tự, xem Thomas Carothers, “The End of the Transi-

tion Paradigm,” Journal of Democracy 13 (January 2002): 5–21; cả Marc

Howard and Meir R. Walters, “Mass Mobilization and the Democracy

Page 92: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

76 STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

Bias: A Comparison of Egypt và Ukraine,” Georgetown University

(unpubl. ms.).

17. Xem Carothers, “End of the Transition Paradigm.”

18. Xem Milan Svolik, The Politics of Authoritarian Rule (New York:

Cambridge University Press, 2012).

19. Lucan Way, “Pluralism by Default: Weak Autocrats and the Rise of

Competitive Politics,” University of Toronto (unpubl. ms.).

20. Xem David Collier and Steven Levitsky, “Democracy with Adjectives:

Conceptual Innovation in Comparative Research,” World Politics 49

(April 1997): 430–51.

21. Michael Bratton and Daniel Posner, “A First Look at Second Elections

in Africa, with Illustrations from Zambia,” in Richard A. Joseph, ed.,

State, Conflict, và Democracy in Africa (Boulder, CO: Lynne Rienner,

1999), 387; Lucan Way, “Deer in Headlights: Incompetence and Weak

Authoritarianism After the Cold War,” Slavic Review 71 (Fall 2012): 619–

46.

22. Xem Mikhail Myagkov, Peter C. Ordeshook, and Dimitri Shakin, The

Forensics of Election Fraud: Russia and Ukraine (New York: Cambridge

University Press, 2009).

23. Đấy là Venezuela và Thái Lan trong 2005, Solomon Islands, Honduras,

Philippines, Sri Lanka, Nicaragua, Ukraine, và Mali.

24. Puddington, “Third Year of Decline,” 103.

25. Puddington, “Erosion Accelerates,” 137, 141.

26. Puddington, “Democratic Leadership Gap,” 90–91.

27. Marc F. Plattner, “The End of the Transitions Era?” Journal of Democracy

25 (July 2014): 5–16.

28. Guillermo O’Donnell and Philippe C. Schmitter, Transitions from

Authoritarian Rule: Tentative Conclusions About Uncertain Democracies

(Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1986).

Page 93: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

5

Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi:

Lúc Lựa chọn

THOMAS CAROTHERS

Với lễ kỷ niệm năm thứ hai mươi lăm sự sụp đổ của bức Tường Berlin

mới gần đây, các nỗ lực để đánh giá tình trạng toàn cầu của dân chủ đã

tăng nhanh. Các nỗ lực để đánh giá trợ giúp dân chủ, ngược lại, đã

hiếm hơn rất nhiều. Mặc dù loại trợ giúp quốc tế này có một mục đích

cụ thể–để cổ vũ và thúc đẩy dân chủ hóa–các tiêu chuẩn để đánh giá nó

là khó nắm. Bản thân “trợ giúp dân chủ” là một thuật ngữ thâu tóm tất

cả cho một sự cố gắng mà có đủ các phần chuyển động để làm cho việc

vạch ra các ranh giới xung quanh nó khó khăn. Việc đạt các kết luận về

các phương pháp hay các kết quả áp dụng được rộng rãi trong một lĩnh

vực luôn đa dạng gây nản lòng.

Thế mà một đánh giá như vậy, dẫu sẽ chắc chắn không hoàn hảo,

vẫn cần thiết. Kể từ cuối các năm 1980, trợ giúp dân chủ đã tiến hóa

từ một lĩnh vực đặc biệt thành một lĩnh vực quan trọng, được thể chế

hóa tốt, tác động đến sự phát triển chính trị ở mọi ngõ nghách của địa

cầu. Một phần tư thế kỷ trước, lĩnh vực đã được cư trú thưa thớt, chủ

yếu bởi các viện gắn với mỗi đảng chính trị lớn của Đức và Hoa Kỳ,

77

Page 94: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

78 THOMAS CAROTHERS

Quỹ Quốc gia Hoa Kỳ cho Dân chủ (NED), Văn phòng Mỹ Latin của

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Quỹ Quốc tế cho các Hệ

thống Bầu cử, và vài tổ chức khác. Ngày nay, gần như mỗi chính phủ

Tây phương cấp viện trợ nào đó cho xây dựng dân chủ, dù qua bộ

ngoại giao, cơ quan viện trợ song phương, hay các tổ chức khác.

Cũng thế, gia đình các quỹ đảng chính trị và các viện đa-đảng cung

cấp trợ giúp chính trị qua các đường biên giới đã mở rộng rất nhiều.

Vô số các quỹ tư nhân Mỹ và Âu châu bây giờ tài trợ các chương trình

để cổ vũ sự cởi mở và đa nguyên chính trị lớn hơn. Một dải ngày càng

tăng của các NGO xuyên quốc gia, cả các tổ chức phi lợi nhuận do “sứ

mạng dẫn dắt” lẫn các hãng tư vấn vì lợi nhuận, tiến hành các chương

trình nhắm tới củng cố các quá trình và các định chế dân chủ .

Nhiều tổ chức đa phương cũng đã gia nhập lĩnh vực này. Trong đó gồm

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Quỹ Dân chủ Liên

Hiệp Quốc, Viện Quốc tế cho Dân chủ và Giúp đỡ Bầu cử, và các tổ

chức khu vực như Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và

Tổ chức các Nhà nước châu Mỹ (OAS). Ngoài ra, các chính phủ của

vài “nền dân chủ mới nổi” lớn hơn, như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, và

Thổ Nhĩ Kỳ, đang bắt đầu dùng viện trợ để ủng hộ sự thay đổi dân chủ

trong các vùng lân cận riêng của họ.

Với sự tăng trưởng nổi bật này về số những người làm là một sự

phình lên tương tự của các ngồn lực. Trong cuối các năm 1980, trợ

giúp dân chủ đã ít hơn một tỷ USD. Ngày nay, tổng số là hơn 10 tỷ

USD. Việc chi tiêu này chuyển thành hàng ngàn dự án thuê trực tiếp

hàng trăm ngàn người trong thế giới đang phát triển và hậu cộng sản.

Sự mở rộng viện trợ dân chủ cũng đưa đến một tầm với mở rộng. Hai

thập niên rưỡi trước đây, hầu hết viện trợ dân chủ đã chảy vào Mỹ Latin

và vài nước Á châu, như Philippines và Đài Loan. Trong những năm

xảy ra ở giữa, nó đã lan ra quanh thế giới, tiếp sau làn sóng dân chủ

khi nó vỗ qua Trung và Đông Âu, Liên Xô trước kia, châu Phi hạ-

Sahara, vùng Balkan, châu Á, và Trung Đông. Ngày nay, chí ít viện

trợ dân chủ nào đó tới mọi nước mà đã chuyển khỏi sự cai trị độc đoán,

Page 95: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trợ giúp Dân chủ tuổi 25: Lúc Lựa chọn 79

cũng như hầu hết các nước vẫn sống dưới chế độ độc tài. Khi các

chuyển đổi chính trị mới trông hứa hẹn, như chúng đã là ở Burma và

Tunisia nhiều năm qua, một sự tranh giành xảy ra khi các tổ chức vấp

phải nhau trong tìm kiếm những cách để đưa viện trợ dân chủ sinh lợi.

Bất chấp sự tăng trưởng ấn tượng này, nhiều người thực hành và

nhà quan sát tự hỏi liệu lĩnh vực này đang làm theo các phương pháp

thông minh hơn theo thời gian và đạt các kết quả tốt hơn hay chỉ tự lặp

lại mình trong một vòng liên tục của những cách tiếp cận tập hợp và

những kỳ vọng được thổi phồng nhưng chẳng bao giờ được hoàn

thành. Các mối nghi ngờ kéo dài này đến vào lúc khi viện trợ dân

chủ ngày càng trở nên gây tranh cãi, một mục tiêu cho những người

nắm quyền trong nhiều phần của thế giới tấn công nó như một hình

thức lật đổ mà đáng nhận được các biện pháp đối phó gay gắt. Những

công việc khó nhọc của dân chủ ở nhiều nước, nơi bị thống trị lâu,

cộng với sự lạc quan đi cùng sự truyền bá dân chủ khi “làn sóng

thứ ba” trên đỉnh điểm giảm đi, gây ra sự nghi ngờ nghiêm trọng

ở những nơi khác nhau về liệu sự ủng hộ dân chủ có thậm chí là

một công việc hợp pháp hay không. Tóm lại, khi viện trợ dân chủ

đạt mốc một phần tư thế kỷ nó vẫn còn xa trạng thái ổn định, thoải mái

của sự trưởng thành mà nhiều người ủng hộ ban đầu của nó đã kỳ vọng

(hay chí ít đã hy vọng) sẽ có thể xác nhận sau hàng thập kỷ nỗ lực.

Thay vào đó, nó bị bao vây bởi những điều không chắc chắn sâu sắc

về nó đã tiến bộ thế nào và về con đường phía trước.

MỘT HÌNH MẪU HỌC TẬP

Trong những năm đầu của nó, viện trợ dân chủ đã nhanh chóng tạo

hình quanh một khung khổ ba phần gồm (1) hỗ trợ các định chế và các

quá trình cốt yếu cho tranh đua dân chủ–trên hết, các cuộc bầu cử tự

do và công bằng và sự phát triển đảng chính trị; (2) tăng cường và cải

cách các định chế nhà nước then chốt, đặc biệt các định chế kiểm soát

quyền lực của các nhánh hành pháp tập trung, như các quốc hội, các

ngành tư pháp, và các chính quyền địa phương; và (3) hỗ trợ cho xã

hội dân sự, thường trong hình thức giúp đỡ cho các NGO lợi ích chung,

báo chí độc lập, các nghiệp đoàn lao động, và các sáng kiến giáo dục

Page 96: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

80 THOMAS CAROTHERS

công dân. Ngày nay, nếu ta đến một nước đang chuyển khỏi sự cai trị

độc đoán và khảo sát các chương trình viện trợ dân chủ đang được tiến

hành ở đó, hầu hết sẽ hợp với khung khổ này. Nói tóm lại, viện trợ dân

chủ–chí ít đại cương–tiếp tục trông giống nhiều như nó đã là trong cuối

các năm 1980. Ba loại chính được chào khi đó vẫn là ba loại chính được

chào mời. Ngó một chút sâu hơn, tuy vậy, và những sự thay đổi trở nên

hiển nhiên. Nói đại khái, những sự thay đổi phản ánh một hình mẫu

học tập từ kinh nghiệm.

Nghiên cứu mỗi trong những tuyến chính của chương trình viện trợ

dân chủ, ta thấy chí ít sự tiến hóa một phần khỏi những thiếu sót rành

rành mà thường đã làm điêu đứng các nỗ lực viện trợ dân chủ ban đầu.

Những thiếu sót này đã bao gồm toan tính xuất khẩu các mô hình

định chế Tây phương, không hiểu thấu những bối cảnh địa phương

chút nào, và giả định một cách ấu trĩ rằng động học tích cực hậu độc

đoán sẽ bằng cách nào đó gạt sang bên lề mọi sự kháng cự với sự

thay đổi dân chủ. Chí ít một phần nào đó của cộng đồng viện trợ dân

chủ đã khắc phục được những yếu kém này và yếu kém khác về

phương pháp. Họ tìm kiếm để tạo thuận lợi cho các hình thức thay đổi

do địa phương tạo ra và bén rễ ở đó, phân tích kỹ lưỡng địa thế trước

khi hành động, và xem xét nghiêm túc thách thức về nhận diện và nuôi

dưỡng các nhân tố nội địa dẫn dắt sự thay đổi mà có thể khắc phục sự

kháng cự cố thủ đối với những cải cách dân chủ hóa. Những thay đổi

như vậy đã cải thiện công việc ở hầu hết các lĩnh vực chính của viện trợ

dân chủ, như (để cho một danh sách một phần) giám sát bầu cử, phát

triển xã hội dân sự, và xây dựng pháp trị.

Trước đây, sự quan sát bầu cử quốc tế quá thường xuyên đã là một

công việc bay vào, bay ra vội vã, nhiều quảng cáo và ít chiều sâu. Ngày

nay, chí ít các nhóm nghiêm túc hơn đã tham gia vào công việc như

hiểu rằng sự giám sát bầu cử hữu hiệu đòi hỏi một sự hiện diện dài

hạn ở nước đó và đánh giá toàn bộ quá trình bầu cử, chứ không chỉ

vào ngày bỏ phiếu. Các nhà quan sát từ các nhóm như vậy ủng hộ và

có quan hệ đối tác thường xuyên hơn với các nhóm giám sát trong nước

có năng lực. Thay vì chỉ đưa ra các đánh giá “tán thành-đưa ngón cái

lên” hay “không tán thành-đưa ngón cái xuống,” các báo cáo đánh giá

của họ thử truyền đạt tính phức tạp của các quá trình bầu cử. Và các

nhóm này gỏi hơn trước để cân nhắc liệu việc cử một phái đoàn giám

Page 97: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trợ giúp Dân chủ tuổi 25: Lúc Lựa chọn 81

sát có bị rủi ro vì cho phép những người nắm quyền phi dân chủ thông

minh hơn lợi dụng sự có mặt của nó để hợp pháp hóa những sự lừa đảo

bầu cử tinh ranh của họ hay không.

Ít nhất công việc phát triển xã hội dân sự nào đó đã tiến triển quá

chủ nghĩa lãng mạn và tính hời hợt đánh dấu nhiều loại viện trợ dân

chủ này trong các năm 1990. Khi đó, các nhóm vận động elite đã nhắm

tới thu hút nhiều nhất sự ủng hộ của nhà tài trợ, ngay cả khi họ thiếu

sự bén rễ đầy đủ, tính chính đáng địa phương, và tính bền vững. Ngày

nay, một số tổ chức viện trợ làm việc khác đi. Họ nhấn mạnh xã hội dân

sự địa phương cần chú tâm vào việc xây dựng những người hậu thuẫn,

việc với tới các nhóm vượt quá dải hẹp của các nhóm được nhà tài trợ

Tây phương hóa ưa thích, cho các nhóm địa phương các phương tiện

và những khuyến khích để tìm các nguồn lực hỗ trợ địa phương riêng

của họ, và làm việc để đảm bảo rằng viện trợ từ bên ngoài khích lệ sự

hợp tác hơn là sự đấu đá bên trong xã hội dân sự địa phương.

Trong lĩnh vực pháp trị, sự diễn giải hạn hẹp, từ trên xuống ban

đầu về phát triển pháp trị trước hết như vấn đề huấn luyện các thẩm

phán, người truy tố, và các sĩ quan cảnh sát đã nhường đường cho các

viễn cảnh rộng hơn, mà bao gồm các chương trình tăng cường giáo

dục pháp luật, cải thiện tiếp cận pháp luật cho người nghèo, thúc đẩy

trao quyền pháp lý, và tăng cường các tổ chức công dân gây áp lực lên

các định chế pháp lý của nhà nước chống cự cải cách. Ngoài ra, vài

nhóm viện trợ đã di chuyển quá tiêu điểm truyền thống trên phạm vi

pháp lý hình thức để làm việc với các định chế tục lệ hay truyền thống

dính líu đến giải quyết bất hòa và cai quản công lý nói chung.

Những hình mẫu tương tự về học tập từ kinh nghiệm có thể thấy

trong các lĩnh vực chính của hỗ trợ dân chủ. Ngoài ra, các chiến lược

viện trợ dân chủ đã trở nên riêng hơn cho từng nước. Các thập niên

trước, sự phân biệt chiến lược như vậy đã hiếm. Giả định rằng các

chuyển đổi dân chủ sẽ diễn ra theo cùng cách trong các nước khác

nhau, những người cung cấp viện trợ đã ưa thích một thực đơn chuẩn

dẫn đến phân phối viện trợ hơi đồng đều ngang tất cả các loại chương

trình được gồm trong khung khổ ba phần.

Cách tiếp cận này, tuy vậy, mau chóng đã cho thấy các thiếu sót

của nó. Tính hỗn tạp của các con đường chính trị giữa các nước phấn

Page 98: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

82 THOMAS CAROTHERS

đấu bỏ chủ nghĩa độc đoán lại đằng sau đã buộc các nhà cung cấp viện

trợ dân chủ phải nghĩ về các chiến lược cẩn trọng hơn và phát triển một

danh sách rộng hơn của chúng. Đối với các nước mà lối ra khỏi sự cai

trị độc đoán đã dẫn họ chỉ đến tình trạng nửa độc đoán ngưng trệ, chẳng

hạn, thực đơn chuẩn là rõ ràng không thích hợp. Nhận ra rằng trong

loại này của sự chỉnh tiêu điểm lên các định chế như các ủy ban bầu

cử, quốc hội, và tư pháp chắc là ít giá trị, các nhà cung cấp viện trợ

dân chủ thành thạo thay vào đó sẽ tập trung vào việc thử giữ cho xã

hội dân sự và các cơ quan báo chí còn sống. Trong một nước nửa độc

đoán với một nền kinh tế năng động, tăng trưởng, sự hỗ trợ dân chủ có

thể hoạt động cho chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn và một vai trò đầy đủ

hơn của luật bằng cách ủng hộ các nỗ lực của các doanh nhân độc lập

muốn các quy tắc công bằng hơn, minh bạch hơn và một tiếng nói lớn

hơn trong những quyết định chính trị lớn.

Thực đơn chuẩn cũng không thích hợp trong các nước đã ra khỏi

chủ nghĩa độc đoán chỉ để kết thúc sự quay vào và quay ra của xung

đột dân sự. Các nhà cung cấp viện trợ thay vào đó có thể thử tập trung

vào các hoạt động như xây cầu nối giữa các nhóm tranh chấp, cải cách

hiến pháp, cải cách khu vực an ninh, và hỗ trợ cho các phần của xã hội

dân sự đóng góp tích cực cho các nỗ lực hòa giải. Vẫn còn các nước

khác đã bị kẹt trong các hình thức nông cạn của dân chủ, nơi có sự luân

phiên chính thức nào đó của quyền lực nhưng các elite vẫn cố thủ sâu

đến mức sự luân phiên chỉ là vấn đề của các chức vụ chuyển trao tay

nhau bên trong các giới không thay đổi, trong khi hầu hết những quan

tâm của công dân bị bỏ qua. Ở những nơi như vậy, sự trợ giúp dân chủ

thông minh nhất thử nhìn quá việc lập chương trình quy ước. Thay vào

đó là sự tìm kiếm những cách để cổ vũ những người mới bước vào sân

khấu đảng-chính trị đình trệ, để giúp các công dân biến sự tức giận của

họ với tham nhũng và sự tước quyền thành áp lực nghiêm túc cho

cải cách, để tạo ra các mối liên kết tích cực giữa các chiến dịch vận

động xã hội kinh tế và các cải cách chính trị, và để giúp các phong

trào xã hội với tới một cơ sở rộng.

Một lĩnh vực của sự tiến hóa tích cực dựa trên sự học tập từ kinh

nghiệm gồm mối quan hệ tăng lên giữa sự trợ giúp dân chủ và các phần

khác của lĩnh vực viện trợ quốc tế, trên hết, là lĩnh vực át trội của viện

Page 99: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trợ giúp Dân chủ tuổi 25: Lúc Lựa chọn 83

trợ kinh tế xã hội. Thế hệ thứ nhất của những người thực hành viện

trợ dân chủ thường đã muốn tách xa khỏi thế giới viện trợ kinh tế xã

hội. Sứ mạng của họ, họ cảm thấy, là khác căn bản–không phải giảm

nghèo hay tăng trưởng kinh tế, mà là biến đổi chính trị. Họ đã cảnh

giác với sự sẵn lòng của các nhà cung cấp viện trợ truyền thống

thường làm việc hợp tác với các chính phủ tham nhũng, áp bức và họ

bị xúc phạm bởi cái họ cảm nhận như các cấu trúc cứng nhắc, quan

liêu hóa của viện trợ kinh tế xã hội. Trong khi đó, các nhà cung cấp

viện trợ truyền thống đã trả ơn: họ đã sợ rằng việc cho phép trợ giúp

kinh tế xã hội gắn tường minh với các hoạt động chính trị sẽ làm hỏng

các mối quan hệ của họ với các chính phủ nhận viện trợ. Một số cũng

bị xúc phạm bởi cái họ thấy như các phương pháp ngẫu hứng, thậm

chí “cowboy” của các nhà thúc đẩy dân chủ những người đột ngột

chạy quanh thế giới nói về việc mang lại những thay đổi quy mô lớn

cho những nước mà họ dường như chẳng biết gì.

Đầu tiên do dự, nhưng phối hợp hơn trong mười năm qua, các nhà

thực hành ở cả hai bên của sự chia rẽ viện trợ đã tiến hành các bước để

thu hẹp nó và để tạo ra những sự hiệp lực giữa hai lĩnh vực. Ngày

càng đối mặt với mối đe dọa mà thành tích kinh tế xã hội kém

đặt ra cho các chuyển đổi dân chủ non nớt, một số nhà thúc đẩy

dân chủ đang tích cực thăm dò làm thế nào sự tăng cường dân

chủ có thể thúc đẩy trực tiếp hơn sự tiến bộ kinh tế xã hội. Đồng

thời, nhiều nhà phát triển chủ nghĩa đã theo ý tưởng rằng các bệnh lý

chính trị, như tham nhũng có hệ thống và sự tập trung thái quá quyền

lực, tạo ra những vấn đề cơ bản đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Đầu tiên, sự đi theo này đã tạo ra các chương trình quản trị tập trung

chủ yếu vào những cách kỹ trị về hiệu quả và năng lực. Nhưng theo

thời gian, các nhà cung cấp viện trợ kinh tế xã hội đã mở rộng cách

nhìn của họ để đảm nhận các mối quan hệ giữa những người

nắm quyền và các công dân, nhấn mạnh các khái niệm như trách

nhiệm giải trình, sự minh bạch, sự tham gia, và sự bao gồm. Ngoài ra,

sự tập trung tăng cao vào sự quản trị đã dẫn một số nhà cung cấp viện

trợ kinh tế xã hội để làm việc mật thiết với các định chế mà viện trợ

dân chủ đã làm việc với từ lâu, như tư pháp, quốc hội, và các hội đồng

địa phương.

Page 100: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

84 THOMAS CAROTHERS

NHỮNG THIẾU SÓT TẾP TỤC

Sự tiến hóa tích cực của viện trợ dân chủ dựa trên học tập từ kinh

nghiệm là một xu hướng quan trọng, nhưng đáng buồn nó vẫn chỉ là

một xu hướng một phần và thiếu nhất quán. Dọc theo sự tiến bộ mà ta

có thể thấy trong mỗi tuyến chủ yếu của lập chương trình dân chủ, ta

cũng vẫn bắt gặp các nỗ lực viện trợ dường như sự học không động

đến và dựa vào các phương pháp yếu từ các thập kỷ qua. Trong giám

sát bầu cử, chẳng hạn, một số tổ chức biểu lộ những tập quán xấu như

không khách quan và thiếu chú ý đến rủi ro về hợp pháp hóa các cuộc

bầu cử sai sót. Một báo cáo của Sáng kiến Ổn định Âu châu gần đây

làm nổi bật những thiếu sót nghiêm trọng trong công tác giám sát bầu

cử mà Nghị viện Âu châu và Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu

đã tiến hành ở Azerbaijan đưa ra ý kiến gây nản lòng.1

Một số nhà cấp vốn cho phát triển xã hội dân sự vẫn chuyển hầu

hết viện trợ của họ cho một giới hạn chế của các NGO được ưu ái ở

thủ đô, các tổ chức tiến hành các nỗ lực kỹ trị vận động chính sách dựa

trên các chương trình nghị sự được xác định từ bên ngoài. Trong lĩnh

vực pháp trị, một số nhà cung cấp viện trợ đã không vượt quá các nỗ

lực tăng cường tư pháp cũ rích dựa trên việc huấn luyện học vẹt các

tập quán tốt nhất trong khi lại bỏ qua mảng rộng của các trở ngại cố

thủ cản trở các công dân khỏi việc đạt được công lý.2

Bức tranh là hỗn tạp tương tự về sự đa dạng hóa các chiến lược.

Một số nhóm tiến hành công tác dân chủ, đặc biệt các nhóm nhỏ hơn

tập trung chỉ vào nó, đang cố gắng hết sức để suy nghĩ một cách chiến

lược và vượt qua các cách tiếp cận thực đơn chuẩn. Thế nhưng các tổ

chức khác, đặc biệt một số tổ chức lớn hơn mà đối với họ công tác dân

chủ chỉ là một phần nhỏ của danh sách công việc của họ, đôi khi vẫn

hoạt động theo chiến lược máy lái tự động, thực hiện nhiều loại chương

trình trong bất cứ một khung cảnh nào với ít suy nghĩ cẩn trọng về cái

nào trong số chúng mở ra các con đường mang lợi nhất cho sự thay

đổi. Những cách tiếp cận máy lái tự động này không chỉ tạo ra các

chương trình được hình dung tồi không xác định được các vấn đề

then chốt trong các chuyển đổi hỗn loạn mà cũng xén bớt các nỗ lực

của những người làm thử là chiến lược hơn. Thí dụ, một số nhóm viện

Page 101: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trợ giúp Dân chủ tuổi 25: Lúc Lựa chọn 85

trợ có thể thử theo đuổi sự thay đổi pháp trị một cách chín chắn,

làm việc với các nhóm công dân thúc đẩy sự thay đổi và tránh các định

chế chính thức bị chi phối bởi những người được lợi từ hệ thống hiện

tồn. Thế nhưng khi đó các nhà cung cấp viện trợ khác có thể đi

vào để bọc các định chế chính thức trong chăn của các khoản vay hay

trợ giúp kỹ thuật cách ly hữu hiệu các định chế này chống lại các nỗ

lực của những người thúc đẩy từ dưới lên.

Về việc khắc phục lỗ hổng giữa viện trợ dân chủ và lĩnh vực lớn

hơn, cũ hơn của viện trợ kinh tế xã hội, cái cốc là tương tự đầy một

nửa. Ngay khi họ thừa nhận nhu cầu trao nhiều sự chú ý cho chính trị

trong công việc của họ, nhiều nhà phát triển chủ nghĩa dòng chủ lưu

vẫn phản đối mở rộng định nghĩa của họ về phát triển để bao hàm các

chuẩn mực dân chủ. Thụy Điển vẫn đơn độc giữa các nước tài trợ chính

trong đi theo quan niệm của Amartya Sen về “phát triển với tư cách

quyền tự do.” Phần lớn vẫn coi dân chủ, giỏi nhất, như một “món

thêm” thú vị. Một số người thậm chí thấy nó như một nhân tố tiêu cực

thường làm phức tạp sự phát triển kinh tế xã hội hơn là tạo thuận lợi

cho nó. Mặc dù đa số các nhà cung cấp viện trợ lớn dành chí ít sự tài

trợ nào đó cho lập chương trình dân chủ, thường dưới nhãn nghe ít

chính trị hơn về “viện trợ cho quản trị dân chủ,” họ đã chậm chạp để

tích hợp các nguyên tắc và các tập quán của công việc như vậy vào

lĩnh vực hoạt động chính của họ, phó thác công tác dân chủ sang bên

lề của các cấu trúc định chế của riêng họ.

Nói tóm tắt, học tập từ kinh nghiệm trong viện trợ dân chủ đã là

thật và quan trọng nhưng ít nhất quán và có thể áp dụng rộng rãi hơn

mức chúng ta có thể hy vọng. Các lý do cho điều này là không bí ẩn

gì. Tích tụ và hành động trên tri thức rút ra từ kinh nghiệm là một vấn

đề kinh niên cho trợ giúp quốc tế nói chung. Các nhà cung cấp viện trợ

có tiến hành nhiều đánh giá chương trình. Nhưng họ cảnh giác sâu sắc

sự xem xét phê phán kỹ lưỡng từ bên ngoài và quá hiếm khi họ tài trợ

loại nghiên cứu sâu và độc lập xem xét các giả thiết cơ sở, các phương

pháp, và các kết cục trong khu vực viện trợ dân chủ.

Sự tập trung được tăng cường lên giám sát và đánh giá mà đã kẹp

chặt thế giới viện trợ trong các năm gần đây đã không giúp ích. Nhiều

nỗ lực giám sát và đánh giá là quá hẹp để rọi nhiều ánh sáng lên những

Page 102: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

86 THOMAS CAROTHERS

câu hỏi lớn hơn mà ta phải trả lời nhằm khéo tạo dựng viện trợ dân chủ

hữu hiệu. Thí dụ, các nhân tố nào là cốt yếu cho sự nổi lên của pháp

trị? Các đảng làm thế nào để khắc phục sự xa lánh sâu của công chúng

với bất kể thứ gì có mùi chính trị? Làm sao chủ nghĩa tích cực xã hội

dân sự có thể dẫn đến các nỗ lực có tổ chức để xây dựng các định chế

chính trị? Như những người thực hành viện trợ dân chủ biết kỹ, sự

chú ý được tôn lên đối với giám sát và đánh giá thường tạo ra các chỉ

số chương trình giả tạo và giản hóa luận, các khung khổ thực hiện

cứng nhắc, và các mục tiêu phi thực tế–tất cả các thứ hoạt động ngược

trực tiếp với các bài học chính từ kinh nghiệm về sự cần thiết của lập

chương trình linh hoạt, thích nghi.

Ngoài sự thiếu đầu tư vào nghiên cứu định tính sâu và sự kháng

cự với sự xem xét lỹ lưỡng từ bên ngoài là các vấn đề nảy sinh từ

kinh tế học chính trị cơ bản của ngành viện trợ. Nhiều tổ chức viện

trợ được thiết kế và hoạt động phần lớn cho các lợi ích của các nhà

cung cấp viện trợ hơn là của những người nhận. Họ áp đặt các chương

trình nghị sự từ trên xuống hơn là cho phép chúng thấm từ dưới lên .

Họ ám ảnh về sự giảm rủi ro và sự kiểm soát tập trung, bóp nghẹt sự

đổi mới sáng tạo và sự linh hoạt trong quá trình. Họ bám vào các

phương pháp dự án chuẩn phân bổ không đều một cách vô ích cho thiết

kế dự án, cố nài các khung khổ thời gian ngắn không thực tế để đạt

được thay đổi, và thiên vị kiến thức chuyên gia Tây phương được

nhập khẩu hơn sự đa dạng địa phương. Hơn nữa, khi lĩnh vực viện trợ

dân chủ đã tăng lên và già đi, nó đã phải chịu cái mà Sarah Bush đã

cảnh báo một cách có ích như “thuần hóa sự trợ giúp dân chủ”–xu

hướng của một số nhà cung cấp viện trợ dân chủ theo thời gian trở nên

quan tâm hơn đến duy trì ngân sách của họ và “thị phần” của họ ở các

nước khác bằng cách thực hiện các chương trình mềm, không thách

thức và tránh các nỗ lực sắc sảo, thách thức để thúc đẩy sự thay đổi.3

NHỮNG VÙNG NƯỚC XOÁY

Nếu chúng ta ngó chỉ vào bản thân công việc viện trợ dân chủ, chúng

ta thấy một lĩnh vực trợ giúp tăng đáng kể về quy mô và tầm với và

hấp thu một số bài học có giá trị, mặc dù chậm và một phần hơn mức

Page 103: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trợ giúp Dân chủ tuổi 25: Lúc Lựa chọn 87

ta có thể mong muốn. Thế nhưng một sự tập trung rộng hơn là cốt yếu:

khung cảnh quốc tế trong đó công việc này hoạt động đã thay đổi ghê

gớm, đặc biệt trong mười năm qua. Viện trợ dân chủ đã vào các vùng

nước đục, hỗn loạn, gây ra những thách thức cơ bản cho nó.

Khi viện trợ dân chủ đến tuổi trưởng thành trong các năm 1990,

một tập cài vào nhau của các giả định tích cực về vị trí của dân chủ và

viện trợ dân chủ trên thế giới đã chiếm ưu thế. Đã được giả định rằng

• dân chủ đang lan ra toàn cầu,

• các cánh cửa đang mở ra cho viện trợ dân chủ ở nhiều phần của

thế giới,

• dân chủ khai phóng Tây phương đáng được tôn trọng và ngưỡng

mộ toàn cầu và đã chẳng có cũng đã không chắc có bất kể đối thủ

ý thức hệ mạnh nào, và

• trọng lượng của dân chủ như một ưu tiên chính sách đối ngoại

của các nền dân chủ Tây phương có uy tín đã đang tăng lên và sẽ

tiếp tục tăng.

Trong thập kỷ qua, một thác những diễn tiến tiêu cực đã nghi ngờ

hay thậm chí đã xô ngã mỗi trong những giả định lạc quan này. Các

nhà thực hành dân chủ đối diện với một tập gây nản lòng của những

thực tế mới tàn nhẫn. Những thực tế này bao gồm:

1.   Một sự mất đà dân chủ. Sự đình trệ toàn cầu của dân chủ là một

trong những diễn tiến chính trị quốc tế quan trọng nhất của thập kỷ

qua. Dân chủ không tiếp tục mở rộng đã làm tổn thương lĩnh vực trợ

giúp dân chủ chí ít theo hai cách. Thứ nhất, nó đã làm mất năng lực và

sự thúc đẩy. Các nhà cung cấp viện trợ dân chủ biết rằng các trường

hợp hắc búa trong đó chuyển đổi bị chặn hay chẳng bao giờ thực sự

bắt đầu là các sự thực của cuộc sống. Cái bù lại cho họ là các trường

hợp hứa hẹn–thời gian và các địa điểm nơi dân chủ có đột phá và có

được một chỗ đứng. Các cơ hội hứng thú này là quyết định. Chúng

khiến cho các phần khác của cộng đồng chính sách chú ý, và quả thực

Page 104: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

88 THOMAS CAROTHERS

cho cuộc sống và sinh lực cho toàn bộ công việc trợ giúp dân chủ.

Trong mười năm qua, dòng tin tức tốt như vậy đã chậm lại thành

nhỏ giọt. Các câu chuyện về tinh thần dân chủ tự biểu lộ ở nơi gây

ngạc nhiên này hay kia đã bị quăng vào bóng tối bởi những thiếu sót

hay sự trượt lùi dân chủ dai dẳng ở Afghanistan, Hungary, Iraq, Mali,

Nga, Sri Lanka, Thái Lan, và nhiều nơi khác. Trong một thời gian

ngắn trong 2011, “Mùa xuân Arab” đã trông cứ như nó đã có thể là một

sự bắt đầu của một làn sóng dân chủ toàn cầu mới, nhưng sự bùng lên ban

đầu của hy vọng đã nhường đường cho sự bi quan. Bây giờ, nhiều nhà hoạch

định chính sách và phân tích Tây phương đang hỏi liệu các nỗ lực để thúc

đẩy dân chủ trong thế giới Arab thậm chí có ý nghĩa gì không, căn cứ vào

sự bất ổn định và xung đột mà sự thay đổi chính trị đó đã gây ra. Với sự

nghiệp dân chủ đã ngừng (hay thậm chí suy sụp) quanh thế giới, các

nhà cung cấp viện trợ dân chủ phải vật lộn với một cảm giác tăng lên

trong cộng đồng chính sách Tây phương rằng thời khắc lịch sử cho

viện trợ dân chủ đã qua.

Hơn nữa, sự mất đà dân chủ nêu ra các câu hỏi trong cộng đồng

chính sách rộng hơn về tác động của viện trợ dân chủ. Mớ hỗn độn

của các nhân tố tác động đến chuyển đổi làm cho là khó để đánh giá

kết quả của viện trợ như vậy dựa chỉ vào sự tiến bộ mức vĩ mô của

dân chủ. Còn khi dân chủ tăng lên ở nhiều nơi, viện trợ dân chủ hầu

như chắc chắn có được sự tín nhiệm do liên tưởng. Và khi dân chủ ở

tình trạng tồi trên thế giới, những câu hỏi khó về tính hiệu quả của

sự trợ giúp dân chủ được nêu ra. Một số trường hợp gần đây hay đang

xảy ra cho những thí dụ điềm tĩnh về các giới hạn của viện trợ dân chủ:

• Ở Nga, những ích lợi dài hạn từ dải rộng của các chương trình dân

chủ Tây phương đã được bắt đầu trong các năm 1990 và đã hoạt

động vào trong thập kỷ qua–kể cả viện trợ pháp trị, viện trợ bầu

cử, việc xây dựng đảng chính trị, công việc với báo chí độc lập, và

hỗ trợ xã hội dân sự–có thể không hoàn toàn vắng, nhưng giỏi nhất

chúng chắc chắn bị hạn chế.

• Trong nhiều năm, các nhà cung cấp viện trợ Tây phương đã giúp Mali

như một trong những câu chuyện thành công của châu Phi. Thế

nhưng sự sụp đổ gây chóng mặt của chính phủ Mali trong 2012 đã

Page 105: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trợ giúp Dân chủ tuổi 25: Lúc Lựa chọn 89

nhấn mạnh ngay cả các câu chuyện thành công rõ ràng của hỗ trợ

dân chủ có thể là giả dối đến thế nào.

• Hoa Kỳ và các nước khác đã cung cấp viện trợ pháp trị lớn cho El

Salvador trong 30 năm. Bất chấp việc này, El Salvador ngày nay

bị bao vây một cách khét tiếng bởi các mức tội phạm cao gây sốc

mà đã tràn ngập hệ thống tư pháp-tội phạm của nó.

Hơn nữa, sự thực rằng một số khoản đầu tư lớn nhất vào trợ giúp

dân chủ đã được tiến hành ở các nơi khó khăn như Afghanistan và

Iraq, với những kết quả mơ hồ khó hiểu, đã góp phần cho việc nghi

ngờ tác động của nó.

2. Đóng cửa. Khi một số chính phủ, mà trước đó đã cho phép các khoản

viện trợ ủng hộ dân chủ đáng kể chảy vào, đã bắt đầu đẩy ngược chống

lại nó trong đầu các năm 2000, các nhà quan sát đã nghĩ đấy đã có thể

là một hiện tượng ngắn hạn. Sự nhấn mạnh của chính quyền George

W. Bush về thúc đẩy dân chủ trong sự can thiệp của nó ở Iraq, cùng

với sự ủng hộ Tây phương cho một số nhóm công dân tích cực trong

“các cuộc cách mạng màu” ở Georgia, Kyrgyzstan, và Ukraine, đã gây

ra những sự nhạy cảm bị tôn lên về viện trợ dân chủ ở các nơi khác

nhau, đặc biệt Nga và các nước hậu Soviet khác. Nhưng ngay cả khi

các cuộc cách mạng màu đã bị phai đi vào quá khứ và một tổng thống

Mỹ mới đã lấy thái độ ít quả quyết hơn nhiều về thúc đẩy dân chủ, sự

giật lùi đã tiếp tục tăng lên.

Trong chỉ vài năm qua, hàng tá chính phủ, ở mọi khu vực trên thế

giới, đã tiến hành một mớ hỗn tạp các biện pháp chính thức và phi

chính thức để chặn, hạn chế, hay bêu xấu viện trợ quốc tế cho dân chủ

và quyền con người, đặc biệt sự hỗ trợ xã hội dân sự, công việc đảng

chính trị, và giám sát bầu cử. Viện trợ từ Hoa Kỳ đôi khi là mục tiêu

chủ yếu, như trong 2013 khi chính phủ Bolivia đã buộc tội rằng USAID

đã xem vào chính trị và đã lệnh cho nó rời khỏi nước này. Thế nhưng

sự giật lùi cũng đánh trúng các nhà cung cấp khác nữa: Để trích dẫn

chỉ một trong nhiều thí dụ, chính phủ Hungary gần đây đã bắt đầu quấy

rối các tổ chức xã hội dân sự Hungary vì chúng nhận tài trợ của

chính phủ Na Uy.

Page 106: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

90 THOMAS CAROTHERS

Sự đẩy lùi–mà thường mạnh nhất ở các nước nơi dân chủ hóa

gặp rắc rối và hết sức cần đến sự trợ giúp bên ngoài–đã có vô số tác

động tiêu cực. Rõ rệt nhất, nó thường ngăn chặn hoạt động của các

nhà viện trợ dân chủ. Các chính phủ trung Á, chẳng hạn, đã quyết định

gần một thập kỷ trước để hạn chế viện trợ được đỡ đầu từ bên ngoài

cho phát triển xã hội dân sự, và ngó quanh khu vực này hôm nay ta

thấy một sự giảm mạnh của viện trợ như vậy. Các biện pháp hạn chế

của Ai Cập và vài nước Arab khác tương tự đã làm giảm sự hỗ trợ bên

ngoài cho các tổ chức phi chính phủ trong các lãnh thổ của họ.

Ngay cả khi sự đẩy lùi không làm giảm lượng viện trợ dân chủ tới

một nước, nó có thể làm thay đổi loại hỗ trợ dân chủ được đưa ra. Để

tránh các vấn đề, các nhà thúc đẩy dân chủ có thể giữ các loại trợ giúp

thách thức về chính trị lại, như viện trợ cho các nhóm quyền con người

độc lập hay các tổ chức báo chí, và tự hạn chế mình vào sự lập chương

trình quản trị có tiêu điểm mềm. Tương tự, sự đẩy lùi có thể khiến một

số nhóm hoạt động nhận viện trợ dân chủ từ nước ngoài tránh các hoạt

động mà họ sợ chính phủ của họ có thể thấy là quá thách thức.

3. Những rắc rối của các Nền dân chủ Tây phương. Cuộc đấu tranh

của dân chủ khai phóng Tây phương để duy trì sự hãnh diện vô song

của vị trí mà nó đã được hưởng trong các năm 1990 cũng tác động

đến viện trợ dân chủ. Những công việc khó khăn của dân chủ ở cả

Hoa Kỳ và châu Âu đã làm tổn hại nhiều đến địa vị của dân chủ trong

con mắt của nhiều người quanh thế giới. Ở Hoa Kỳ, sự phân cực

chính trị loạn chức năng, vai trò dấy lên của tiền trong chính trị, và

những sự méo mó về đại diện do sắp xếp gian lận khu vực bầu cử

là các vấn đề đặc biệt. Ở châu Âu, khủng hoảng đồng euro, sự nổi lên

của các đảng cực đoan, và các thách thức bao quanh sự hội nhập xã hội

của các cộng đồng thiểu số đang gây ra những nghi ngờ về sức khỏe

của dân chủ. Đồng thời, sự tự tin và sự quả quyết tăng lên của các hệ

thống chính trị khác, đặc biệt là các chế độ độc đoán hay nửa độc đoán

ở Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia, và nơi khác, đang khiến

cho một số người ở các nước chuyển đổi tự hỏi không phải chìa

khóa cho sự quản trị quả quyết và sự năng động kinh tế thực ra nằm

Page 107: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trợ giúp Dân chủ tuổi 25: Lúc Lựa chọn 91

ở đường nào đó khác với đường dân chủ khai phóng.

Những diễn biến này chắc chắn làm yếu các nỗ lực viện trợ dân

chủ Tây phương. Một nhóm Mỹ ra nước ngoài để đưa ra lời khuyên

và huấn luyện về làm thế nào để tăng cường quốc hội của một nước

sẽ đối mặt với các câu hỏi hành hạ về tính đáng tin của những đề nghị

của nó căn cứ vào những thiếu sót rõ ràng và sự không được ưa thích

của Quốc hội Hoa Kỳ. Cũng sẽ đúng thế cho một nhóm Âu châu tìm

cách giúp nước khác thu hẹp sự chia rẽ bè phái dựa trên những bất

đồng tín ngưỡng. Tất nhiên, sự trợ giúp dân chủ thông minh không tìm

cách xuất khẩu một mô hình quốc gia cá biệt mà thay vào đó đưa ra

những thấu hiểu được lượm lặt từ những kinh nghiệm so sánh và thử

giúp những người địa phương khéo tạo ra các giải pháp của riêng họ.

Tuy nhiên, tất cả những người thúc đẩy dân chủ phải làm việc siêng

năng hơn trước để xác lập sự tín nhiệm của họ ở các phần khác của thế

giới, và ở vài nơi (thí dụ, Đông Á) họ đôi khi hầu như không được tiếp.

Hơn nữa, họ không còn có thể giả định rằng công việc của họ là giúp

những người địa phương tiến lên với dân chủ. Thay vào đó, bây giờ họ

thường đối mặt với nhiệm vụ khó hơn, căn bản hơn để thuyết phụ những

người địa phương rằng dân chủ là đáng thích hơn các hệ thống khác.

Hơn nữa, các nhà thúc đẩy dân chủ Tây phương ngày càng thấy

các nỗ lực của họ bị thách thức và đôi khi bị cắt bớt bởi các cường

quốc phi dân chủ mải mê ảnh hưởng đến quỹ đạo chính trị của các

nước khác. Một chương trình chống tham nhũng do Tây phương đỡ

đầu ở một nước Phi châu có thể bị lép vế bởi những tác động có hại

lên quản trị của một gói viện trợ kinh tế Trung Quốc mà tạo ra những

khuyến khích chính trị-kinh tế tai ác. Một chương trình giúp tạo ra

một sân chơi bằng phẳng giữa các đảng chính trị trong một nước

Arab có thể bị phá hoại bởi các dòng tiền lớn từ Iran hay vùng Vịnh

chảy vào một trong số họ. Một công việc để ủng hộ các cuộc bầu cử

tự do và công bằng ở một nước Mỹ Latin có thể bị làm méo mó bởi

sự cam kết của Venezuela nhằm làm nghiêng các cuộc bầu cử cho một

ứng viên được ưa thích.

Nga, Trung Quốc, Iran, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất,

Saudi Arabia, Venezuela, Qatar, Rwanda, Ethiopia, và các nước

không dân chủ khác tìm kiếm sự ảnh hưởng được nâng cao trong đời

Page 108: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

92 THOMAS CAROTHERS

sống chính trị của các láng giềng của họ (hay xa hơn) đã không luôn

luôn hướng về cản trở ảnh hưởng của các nỗ lực thúc đẩy dân chủ Tây

phương. Và các hoạt động của họ không nhất thiết nhắm thúc đẩy tự

bản thân chế độ chuyên quyền. Nhưng chúng thường đối chọi viện trợ

dân chủ Tây phương và đẩy các nước khác theo hướng phản dân chủ.

Viện trợ dân chủ Tây phương đã có uy tín vào lúc khi nó thường đã là hình

thức chi phối bên ngoài của ảnh hưởng chính trị trong phần lớn

chuyển đổi, bây giờ phải đối mặt với một môi trường rõ ràng khắt

khe hơn, cạnh tranh hơn.

4.    Một cam kết chính sách yếu hơn. Tất nhiên, không phải mọi khía

cạnh của môi trường quốc tế là không thuận lợi cho công tác dân chủ.

Các công nghệ truyền thông mới đang giúp các mạng ủng hộ dân chủ

mở rộng ngang các biên giới và đại dương và đưa những sự lạm dụng

chính trị ra ánh sáng. Các nỗ lực lặp lại của những công dân quả quyết,

dũng cảm ở những phần khác nhau trên thế giới để phản đối chống lại

những sai trái chính trị là đầy cảm hứng và nhấn mạnh sự cấp bách về

giúp đỡ những người như vậy để chuyển năng lực của họ thành những

lợi ích chính trị bền vững. Thế nhưng gió ngược đập vào viện trợ dân

chủ–sự suy yếu của đà dân chủ toàn cầu, sự đẩy lùi tăng lên chống lại

viện trợ dân chủ, địa vị bị tổn thương của dân chủ Tây phương, và sự

cạnh tranh tăng lên từ các chế độ không dân chủ–cũng ảnh hưởng đến

nhiều nhà hoạch định chính sách Tây phương và cộng vào một thách

thức thêm: sự cam kết yếu đi của Hoa Kỳ và các nền dân chủ có uy tín

khác để biến sự ủng hộ dân chủ thành một ưu tiên chính sách đối ngoại.

Trong các năm 1990, sự thúc đẩy dân chủ đã rõ ràng tăng lên trong

chính sách đối ngoại Tây phương. Khi dân chủ mở rộng khắp địa

cầu, đối với các chính trị gia Tây phương nó đã trông giống một

“cổ phiếu tăng trưởng” xứng đáng đầu tư đáng kể. Các mối quan

tâm chính sách bù lại, như nhu cầu duy trì các mối quan hệ mạnh với

các chế độ độc đoán giàu dầu mỏ, trong khi chắc chắn vẫn có, đã có

vẻ giảm đi. Hỗ trợ dân chủ đã hấp dẫn như một cách để đưa ra định

nghĩa cho tinh thần lạc quan của thời đại và để cung cấp một khung

chính sách bao quát vào thời thay đổi chính sách hậu Chiến tranh Lạnh.

Mặc dù cả hai Tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W. Bush và

một số người tương nhiệm ở các nền dân chủ Tây phương khác đã theo

Page 109: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trợ giúp Dân chủ tuổi 25: Lúc Lựa chọn 93

đuổi các chính sách liên quan đến dân chủ mà đã bị xây xát bởi những

thỏa hiệp và mâu thuẫn, họ đã thử tìm một chỗ gần trung tâm của các

tầm nhìn chính sách đối ngoại của họ.

Viễn cảnh đó không còn đúng nữa. Với dân chủ đình trệ hay rút lui

trong nhiều phần của thế giới, các chính trị gia Tây phương có ít

khuyến khích để gắn họ với sự nghiệp. Dân chủ hóa đối với nhiều nhà

hoạch định chính sách Tây phương đã trở nên có vẻ như một nỗ lực

rủi ro, thậm chí nhẹ dạ ở một số nơi do tiềm năng của nó gây ra xung

đột bè phái, như ở Iraq và Libya, hay sinh ra các chính trị gia dân túy, chống

Tây phương, như ở Hungary và các phần khác nhau của Mỹ Latin.

Hơn nữa, khi có nhiều hơn nước đang phát triển tìm thấy mỏ dầu và

gas lớn mới hay trở thành các nhà nước tiền tuyến trong các cuộc đấu

tranh chống khủng bố, số nước, nơi phương Tây cảm thấy một nhu cầu

rõ ràng để giúp đỡ các chính phủ không dân chủ, đang tăng lên.

Kết quả là một cam kết hết sức không chắc từ phía chính quyền

Obama và vài đồng minh của nó để đặt dân chủ cao trên chương trình

nghị sự chính sách đối ngoại của họ. Mặc dù vài cố vấn quanh Tổng

thống Obama nhấn mạnh rằng ông đã cam kết mạnh mẽ cho sự thúc

đẩy dân chủ, bằng chứng trái ngược có tính thuyết phục hơn và cho

thấy Mỹ do dự thúc đẩy tích cực cho dân chủ hóa ở nhiều nơi. Khi thập

niên thứ hai của thế kỷ đến gần điểm giữa của nó, Hoa Kỳ và châu Âu bận

tâm với các thách thức an ninh gây nản lòng ở Trung Đông, Liên Xô trước

đây, và Đông Á mà nhiều nhà làm chính sách cho là biến sự ổn định chính

trị hơn là sự thay đổi dân chủ thành ưu tiên quan trọng nhất.

Như thế, dù tổng chi tiêu toàn cầu về viện trở dân chủ nói chung

giữ vững (bất chấp sự giảm ở vài định chế lớn như USAID, nơi chi tiêu

về các chương trình dân chủ đã co lại đáng kể trong năm năm qua),

viện trợ dựa ít hơn vào các khung chính sách hỗ trợ nỗ lực tổng thể

thúc đẩy dân chủ. Cho nên nếu chính phủ đàn áp thẳng tay viện trợ xã

hội dân sự từ nước ngoài, phản ứng ngoại giao từ các chính phủ Tây

phương bị tác động có thể yếu, như khi Ai Cập có những bước thô bạo

theo hướng này trong 2012 và 2013. Hoặc một nỗ lực quốc tế giám sát

bầu cử có thể thấy những thiếu sót nghiêm trọng trong quá trình bầu

cử, nhưng kết quả là không có hậu quả tiêu cực nào cho chế độ bởi vì

Page 110: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

94 THOMAS CAROTHERS

các chính phủ Tây phương đỡ đầu nỗ lực ấy sợ làm bực mình một người

bạn hữu ích, như mới đây với Azerbaijan. Nói cách khác, “chính sách

thấp” về hỗ trợ dân chủ vẫn tại chỗ, nhưng thường không thể tính đến

phía “chính sách cao” cho sự ủng hộ khi nó là quan trọng.

MỘT LỰA CHỌN CƠ BẢN

Một phần tư thế kỷ trong sự tồn tại của nó, công việc khó nhọc về giúp

đỡ dân chủ qua các đường biên giới thấy mình trong một trạng thái phức

tạp cực kỳ. Một mặt, nó đã lớn lên về quy mô và đã tiến hóa tích cực

trong đáp lại sự học từ kinh nghiệm. Thế mà bây giờ nó phải chịu và

kiếm lợi trong một khung cảnh quốc tế khắc nghiệt hơn, được đánh dấu

bởi một dãy tư tưởng chống đối đã đến rất mạnh mẽ trong vài năm qua,

làm xói mòn tận gốc các trụ đá kết cấu mà đã giúp viện trợ dân chủ

phát triển trong các năm 1990.

Cộng đồng viện trợ dân chủ chỉ vừa bắt đầu chịu chấp nhận khung

cảnh rối loạn hơn nhiều này. Những khó khăn lớn do môi trường này

đưa ra sẽ không sớm biến đi. Các nhà cung cấp viện trợ dân chủ cần

đầu tư năng lực và nguồn lực nhiều hơn nữa nhằm tìm ra những cách

để thích nghi và đối phó lại. Về vấn đề đóng-không gian, các dấu hiệu

của một sự phản ứng tăng cường đang nổi lên. Một số nhà cung cấp

viện trợ bị tác động mạnh nhất, như chính phủ Hoa Kỳ, đang làm việc

trên một thực đơn của các biện pháp bao gồm sự tăng cường các chuẩn

mực quốc tế bảo vệ các quyền tự do của xã hội dân sự, điều phối tốt

hơn các chiến dịch ngoại giao chống lại các luật hạn chế NGO, và cung

cấp các công nghệ bảo vệ cho các đối tác địa phương bị đe dọa bởi sự

theo dõi và quấy nhiễu. Chẳng có phép thần thông nào sẽ chế ngự hiện

tượng đóng-không gian. Sẽ cần phải làm nhiều hơn rất nhiều, và bằng

một dải rộng của những người làm viện trợ, nhưng chí ít một sự bắt

đầu đã được làm.

Ngược lại, các nhà cung cấp viện trợ dân chủ đã cho thấy ít sự sẵn

lòng để đối mặt với các vấn đề về uy tín sụt giảm của dân chủ Tây

phương và sự cạnh tranh tăng lên từ các mô hình chính trị thay thế.

Một số nhà thực hành viện trợ Tây phương vẫn nói đằng sau các cánh

cửa đóng về giá trị đặc biệt của hệ thống chính trị của riêng nước họ

Page 111: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trợ giúp Dân chủ tuổi 25: Lúc Lựa chọn 95

và sứ mạng của họ về đưa các lợi ích của nó sang các vùng đất xa xôi.

Họ có vẻ rất ngạc nhiên không biết về các mô hình Tây phương đã trở

nên bị mất uy tín thế nào trong con mắt của những người khác và viện

trợ dân chủ cần phải được xây dựng nhiều ra sao trên những giả định

khiêm tốn hơn nhiều về sự hấp dẫn tương đối của dân chủ Tây phương.

Vài nhóm, kể cả Viện Dân chủ Quốc gia có cơ sở ở Hoa Kỳ, một thời

gian đã nhấn mạnh tài chuyên môn so sánh được rút ra từ các nước cả

đã được thiết lập lẫn chuyển đổi và đã thuê nhiều nhân viên không-Tây

phương với kinh nghiệm từ các chuyển đổi khác, nhưng các tập quán

như vậy vẫn quá hiếm trong cộng đồng viện trợ. Ngoài ra, các nhà cung

cấp viện trợ cần vượt quá các khẳng định quan liêu nghi thức của họ

về tính mở đối với sự đa dạng dân chủ, làm việc cùng nhau theo một

cách tập trung hơn với những người ở các phần khác của thế giới những

người khăng khăng về một sự thích các hình thức không-Tây phương

của dân chủ, nhằm làm rõ liệu các lựa chọn thay thế như vậy có tương

thích với các nguyên tắc phổ quát cốt lõi của dân chủ hay không và

viện trợ dân chủ Tây phương có thể hỗ trợ ra sao các cách tiếp cận đa

dạng hơn nhưng vẫn chính đáng dân chủ.4

Về sự cam kết Tây phương giảm đi để khiến sự hỗ trợ dân chủ là

một ưu tiên chính sách đối ngoại, các nhà cung cấp viện trợ dân chủ có

thể đóng một vai trò đối trọng bằng nhờ đến những kinh nghiệm của họ

quanh thế giới để giải quyết một cách có hệ thống những quan tâm của

các nhà hoạch định chính sách Tây phương về dân chủ. Làm thế nào

các chính phủ Tây phương có thể chèn một yếu tố ủng hộ dân chủ hữu

hiệu vào trong quan hệ của họ với các chính phủ thiếu sót về mặt dân

chủ nhưng có ích về chiến lược mà không hy sinh một mối quan hệ

hợp tác rộng hơn với họ? Vì sao sự phát triển dân chủ có chỗ hỏng

được coi không chỉ như một vấn đề phụ trong nhiều mối đe dọa an

ninh bùng lên từ Ukraine đến Iraq, mà như một nguyên nhân gốc rễ

của chúng? Làm thế nào các cuộc bầu cử có thể được thiết kế và hỗ

trợ theo những cách mà giúp một cách cụ thể để làm giảm cơ hội của

các xung đột phe phái đang nổi lên? Bằng cách trả lời các câu hỏi như

thế này, phía “chính sách thấp” của sự trợ giúp dân chủ (tức là, viện

trợ dân chủ) có thể chuyển khỏi xu hướng của nó để xem bản thân nó

chỉ như một người hưởng lợi (hay nạn nhân) của phía “chính sách cao”

của sự hỗ trợ dân chủ và thay vào đó đóng một vai trò đáng kể nhằm

định hình nó.

Page 112: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

96 THOMAS CAROTHERS

Những vùng nước cấm trong đó viện trợ dân chủ thấy bản thân

mình đang nhắc cuộc nói chuyện yên tĩnh nhưng có thể nghe được về

một khủng hoảng cơ bản đối diện với lĩnh vực. Cuộc nói chuyện này

bị hiểu lầm. Khung cảnh quả thực gây nản lòng, thế mà không đặc biệt

ngạc nhiên. Trong thời gian quá lâu các nhà thúc đẩy dân chủ đã thử

giữ ý tưởng quyến rũ nhưng không đúng rằng dân chủ mở rộng nhanh,

sự mở cửa, và một sự thiếu các đối thủ ý thức hệ là các điều kiện toàn

cầu mà sẽ tiếp tục vô hạn định. Nói cách khác, viện trợ dân chủ không

đối mặt với một khủng hoảng sống còn mà đúng hơn nó gặp phải

những thực tế khó chịu mà không hề lạ về mặt lịch sử khi xem xét

trong viễn cảnh dài hạn. Trong tương lai có thể thấy trước, viện trợ dân

chủ sẽ phải hoạt động chủ yếu ở các nước đầy rẫy các trở ngại gớm

guốc đối với dân chủ hóa; những người nắm quyền ở nhiều nơi sẽ kháng

cự và oán giận viện trợ như vậy; và các mô hình chính trị thay thế sẽ

ganh đua gay gắt vì sự chú ý và ảnh hưởng. Chịu chấp nhận những

thực tế này không phải là về giải quyết khủng hoảng, mà đúng hơn là

về rũ bỏ những ảo tưởng còn rơi rớt lại.

Nói tóm lại, viện trợ dân chủ đã đến không phải một khủng hoảng,

mà đến một ngã tư, được xác định bởi hai con đường lên phía trước

khả dĩ rất khác nhau. Một số nhà cung cấp viện trợ dân chủ đối mặt

với môi trường mới sẽ cảm thấy có chiều hướng giật lùi, chi tiêu ít

nguồn lực hơn, rút khỏi các nước khó, xoay buồm chính trị của họ, và

tránh sự cạnh tranh trực tiếp với các mô hình ganh đua. Tóm lại, họ sẽ

nhắm để giảm các rủi ro và các tham vọng của họ. Những người khác

sẽ thích một con đường khác. Họ sẽ chấp nhận rằng sự trượt lùi, sự

đóng không gian chính trị, và sự cạnh tranh lớn hơn là “bình thường

mới” của viện trợ dân chủ. Họ sẽ đầu tư mạnh hơn vào học, chấp nhận

sự cần chịu các rủi ro lớn hơn, làm việc siêng năng hơn để đạt sự hợp

tác và đoàn kết lớn hơn giữa các nhà cung cấp viện trợ dân chủ, và

dùng lý lẽ để biện hộ hiệu quả hơn cho nền ngoại giao ủng hộ dân chủ

có nguyên tắc, có sức thuyết phục để ủng hộ các nỗ lực của họ.

Là không rõ con đường nào trong hai con đường này sẽ thu hút nhiều

người đi theo giữa tập hợp lớn của các diễn viên xác đáng. Nhưng câu

trả lời cuối cùng cho câu hỏi này sẽ làm nhiều để xác định liệu một sự

tổng kết đánh giá về viện trợ dân chủ một phần tư thế kỷ nữa xuôi dọc

đường sẽ kể một câu chuyện về sự suy tàn và về tính không thích hợp

Page 113: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Trợ giúp Dân chủ tuổi 25: Lúc Lựa chọn 97

tăng lên hoặc tiết lộ một hình mẫu của sự can dự màu mỡ được giữ

vững và sự tiến bộ lặp đi lặp lại trước mặt tai ương đáng kể.

CHÚ THÍCH

Tác giả cảm ơn Ken Wollack và Richard Youngs vì những bình luận có ích về

một bản thảo và Mahroh Jahangiri và Oren Samet-Marram vì sự trợ giúp

nghiên cứu.

1. European Stability Initiative, “Disgraced: Azerbaijan and the End of

Election Monitoring as We Know It,” 5 November 2013, available at

www.esiweb.org.

2. David Marshall, ed., The International Rule of Law Movement: A Crisis of

Legitimacy and the Way Forward (Cambridge: Harvard University Press,

2014).

3. Sarah Bush, The Taming of Democracy Assistance: Why Democracy Pro-

motion Does Not Confront Dictators (Cambridge: Cambridge University

Press, 2015).

4. Richard Youngs thuộc Chương trình Dân chủ và Pháp trị của Carnegie

Endowment đã xem xét sự nổi lên của các lời kêu gọi cho dân chủ không-

Tây phương và các ngụ ý của chúng đối với viện trợ dân chủ Tây

phương. Ông hỏi liệu những người kêu gọi cho các hình thức không Tây

phương của dân chủ có đơn giản tìm kiếm sự ngụy trang khoa trương

cho những cách tiếp cận không dân chủ hay không và trong chừng mực

nào sự đa dạng thật là có thể mà không hy sinh các nguyên tắc cốt lõi

mà thiếu chúng thì dân chủ khai phóng không thể tồn tại. Carnegie

Endowment sẽ xuất bản những khám phá của ông dưới dạng sách trong

năm 2015.

Page 114: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

6

Đối diện với

Suy thoái Dân chủ

LARRY DIAMOND

Năm 2014 đánh dấu kỷ niệm lần thứ bốn mươi của Cách mạng hoa

Cẩm chướng của Bồ Đào Nha, mà đã mở đầu cho cái Samuel P. Hun-

tington đã đặt cho cái tên “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa toàn cầu.

Bất kể sự đánh giá nào về trạng thái của dân chủ toàn cầu ngày nay

phải bắt đầu bằng sự nhận ra–thậm chí kinh ngạc trước–tính bền của

sự biến đổi lịch sử này. Khi làn sóng bắt đầu năm 1974, chỉ khoảng

30 phần trăm của các nhà nước độc lập của thế giới đã thỏa mãn các

tiêu chuẩn của dân chủ bầu cử–một hệ thống trong đó các công dân,

thông qua quyền bỏ phiếu phổ quát, có thể chọn và thay các nhà lãnh

đạo của họ trong các cuộc bầu cử định kỳ, tự do, công bằng, và có ý

nghĩa.1 Khi đó, đã chỉ có khoảng 46 nền dân chủ trên thế giới. Hầu hết

đã là các nền dân chủ khai phóng của phương Tây giàu có, cùng với

một số đảo quốc nhỏ mà đã là các thuộc địa Anh. Chỉ một số ít nền dân

chủ đang phát triển khác đã tồn tại–chủ yếu, Ấn Độ, Sri Lanka, Costa

Rica, Colombia, Venezuela, Israel, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong ba thập niên tiếp sau, dân chủ đã có một chuyến đi toàn cầu

98

Page 115: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 99

phi thường, bởi vì số các nền dân chủ thực chất được giữ vững chắc

hoặc đã mở rộng mỗi năm từ 1975 cho đến 2007. Không có gì giống

sự tăng trưởng liên tục này về dân chủ đã được thấy trước đây trong

lịch sử thế giới. Trong khi một số của “các nền dân chủ” này đã khá

không khai phóng (illiberal)–trong vài trường hợp, đến mức mà Steven

Levitsky và Lucan Way đã coi chúng như các chế độ “độc đoán cạnh

tranh”2–xu hướng tích cực ba thập niên đã song song với một sự mở

rộng đều đặn và đáng kể về các mức của quyền tự do (các quyền chính

trị và các quyền tự do dân sự, như được Freedom House đo hàng năm).

Trong 1974, mức trung bình của tự do trên thế giới là 4,38 (trên hai

thang 7 điểm, nơi 1 là tự do nhất và 7 là áp bức nhất). Sau đó nó đã

được cải thiện từ từ trong các năm 1970 và 1980, tuy nó đã không vượt

dưới điểm giữa 4,0 cho đến sự sụp đổ của bức Tường Berlin, sau đó

nó được cải thiện xuống 3,85 trong các năm 1990. Trong 25 trong số

32 năm giữa 1974 và 2005, các mức tự do trung bình đã được cải thiện

trên thế giới, đạt đỉnh điểm tại 3,22 trong năm 2005.

Và sau đó, khoảng 2006, sự mở rộng của quyền tự do và dân chủ

trên thế giới đã đến một sự dừng lại kéo dài. Kể từ 2006, đã không có

sự mở rộng thuần nào về số các nền dân chủ bầu cử, mà đã dao động

giữa 114 và 119 (khoảng 60 phần trăm các nhà nước của thế giới). Như

chúng ta thấy trong hình 1, số của các nền dân chủ cả bầu cử lẫn khai

phóng đã bắt đầu giảm sau 2006 và sau đó được trải phẳng ra.3 Kể từ

2006, mức trung bình của quyền tự do trên thế giới cũng đã bị xấu đi

một chút, san bằng ở khoảng 3,30.

Có hai cách để xem xét các xu hướng kinh nghiệm này. Một là xem

chúng như tạo thành một giai đoạn cân bằng–quyền tự do và dân chủ

đã không tiếp tục được thêm, nhưng chúng cũng chẳng trải qua sự giảm

sút thuần. Người ta có thể thậm chí ca tụng điều này như một sự bày

tỏ của tính lâu bền xuất sắc và không ngờ của làn sóng dân chủ. Vì dân

chủ đã mở rộng ra một số nước nơi các điều kiện khách quan cho duy

trì nó là không thuận lợi, do hoặc nghèo (thí dụ, ở Liberia, Malawi, và

Sierra Leone) hay các áp lực chiến lược (thí dụ, ở Georgia và

Mongolia), là ấn tượng rằng các hệ thống chính trị mở và cạnh tranh

phải chăng đã sống sót (hay đã sống lại) ở nhiều nơi đến vậy. Như một

Page 116: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

100 LARRY DIAMOND

biến thể của sự diễn giải tốt hơn này, trong Chương Bốn của cuốn

sách này Levitsky và Way cho rằng dân chủ đã chẳng bao giờ thực

sự nở rộng như Freedom House đã cảm nhận trước hết. Như thế, họ

tranh luận, nhiều trong những thất bại có vẻ của dân chủ trong mười

đến mười lăm năm qua đã thực sự là những sự hư hỏng hay sự xơ cứng

của cái từ đầu đã là các chế độ độc đoán, dẫu cạnh tranh đến đâu.

Một cách khác, người ta có thể xem thập niên qua như một giai

đoạn của sự suy thoái chớm nở trong dân chủ. Để chứng minh trường

hợp này là đúng, chúng ta cần xem xét không chỉ sự bất ổn định và trì

trệ của các nền dân chủ mà cả sự sụt giảm gia tăng của dân chủ trong

cái mà Thomas Carothers đã gọi là các nước “vùng xám” (mà

thách đố sự phân loại dễ dãi liệu chúng có là hay không là các

nền dân chủ),4 sự làm sâu thêm chủ nghĩa độc đoán trong các chế độ

không dân chủ, và sự sụt giảm trong hoạt động và sự tự tin của các nền

dân chủ giàu, đã được thiết lập vững của thế giới. Đấy sẽ là cách tiếp

cận của tôi dưới đây.

Cuộc tranh luận về liệu đã có một sự suy tàn trong dân chủ hay

không ở mức độ nào đó tùy thuộc vào chúng ta tính nó thế nào. Nó là

một trong những sự mỉa mai lớn và có lẽ không thể tránh khỏi của

nghiên cứu học thuật mà đợt bộc phát trong những nghiên cứu dân chủ

so sánh đã đi cùng với sự bất đồng đáng kể về làm thế nào để định

nghĩa và đo lường dân chủ. Tôi đã chẳng bao giờ cảm thấy rằng đã có–

hay đã có thể có–một câu trả lời đúng và đồng thuận cho sự thách thức

khái niệm muôn thuở này. Hầu hết các học giả về dân chủ đã thống

nhất rằng có thể hiểu được để phân loại các chế độ một cách dứt khoát–

và như thế để xác định chế độ nào là dân chủ và chế độ nào là không.

Nhưng dân chủ theo nhiều cách là một biến số liên tục. Các thành phần

then chốt của nó–như quyền tự do của nhiều đảng và các ứng viên để

vận động và tranh đua, đối lập tiếp cận đến truyền thông đại chúng và

cấp tài chính chiến dịch vận động, tính bao gồm của quyền đi bầu, tính

công bằng và trung lập của sự quản lý bầu cử, và mức độ mà những

người thắng cử có quyền lực có ý nghĩa để cai trị–thay đổi trên một thể

liên tục (như các chiều kích khác của chất lượng dân chủ, như các quyền

tự do dân sự, pháp trị, kiểm soát tham nhũng, sức sống của xã hội dân sự,

và vân vân). Sự biến đổi liên tục này buộc những người phân loại

(coder) phải đưa ra những đánh giá khó khăn về làm sao để phân loại

Page 117: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 101

các chế độ mà rơi vào vùng xám của sự mơ hồ, nơi sự cạnh tranh bầu

cử đa đảng là thật và mãnh liệt nhưng bị lỗi trong một số cách đáng

chú ý. Không hệ thống cạnh tranh đa đảng nào là công bằng và mở

hoàn toàn. Một số hệ thống bầu cử đa đảng rõ ràng không thỏa mãn

sự thử thách của dân chủ. Các hệ thống khác có những thiếu sót

nghiêm trọng mà tuy vậy không phủ định đặc trưng dân chủ tổng thể

của chúng. Như thế các quyết định khó khăn thường phải được lấy về

làm sao để cân đo những thiếu sót và vạch đường ranh ở đâu.

HÌNH 1. Tăng trưởng của các nền dân chủ trên thế giới, 1974–2013

Hầu hết các cách tiếp cận đến phân loại chế độ (như các nền dân chủ

hay không) dựa trên sự đo lường liên tục của các biến số then chốt (như

các quyền chính trị, trong trường hợp của thang Polity, hay cả các quyền

chính trị và các quyền tự do dân sự, trong trường hợp của Freedom

House), cùng với một điểm ngưỡng hơi tùy ý cho việc tách các nền

dân chủ khỏi các chế độ phi dân chủ.5 Phương pháp riêng của tôi đã là

chấp nhận các quyết định phân loại của Freedom House trừ nơi tôi tìm

thấy chứng cứ trái ngược thuyết phục. Việc này đã dẫn tôi đến đếm

Page 118: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

102 LARRY DIAMOND

hai đến năm nền dân chủ ít hơn số của Freedom House trong hầu hết

các năm từ 1989; cho vài năm sự chênh lệch là lớn hơn nhiều.6

SUY THOÁI DÂN CHỦ: NHỮNG SỰ TAN VỠ VÀ XÓI MÒN

Thế giới đã ở trong một suy thoái dân chủ nhẹ nhưng kéo dài kể từ

khoảng 2006. Ngoài sự thiếu cải thiện hay sự xói mòn khiêm tốn của

các mức toàn cầu của dân chủ và quyền tự do, đã có vài ba nguyên

nhân khác cho sự lo âu. Thứ nhất, đã có một tỷ lệ đáng kể và, thực ra,

gia tăng của sự tan vỡ dân chủ. Thứ hai, chất lượng hay sự ổn định của

dân chủ đã sụt giảm ở một số nước thị trường mới nổi lớn và quan

trọng về chiến lược, mà tôi gọi là “các quốc gia đu đưa.” Thứ ba, chủ

nghĩa độc đoán đã sâu thêm, kể cả ở các nước lớn và quan trọng về

chiến lược. Và, thứ tư, các nền dân chủ được thiết lập vững, bắt đầu

với Hoa Kỳ, ngày càng có vẻ làm tồi, thiếu ý chí và sự tự tin để thúc

đẩy hiệu quả dân chủ ở nước ngoài. Tôi lần lượt khảo sát tỉ mỉ mỗi

trong những số này.

Thứ nhất, chúng ta hãy ngó tới các tỷ lệ tan vỡ dân chủ. Giữa 1974

và cuối 2014, 29 phần trăm của tất cả các nền dân chủ trên thế giới đã

tan vỡ (giữa các nền dân chủ không Tây phương tỷ lệ đã là 35 phần

trăm). Trong thập kỷ rưỡi đầu của thế kỷ mới này, tỷ lệ hỏng (17,6 phần

trăm) đã cao hơn trong giai đoạn mười lăm năm trước (12,7 phần trăm).

Ngoài ra, nếu chúng ta cắt làn sóng thứ ba thành bốn thập niên cấu thành

của nó, chúng ta thấy một tỷ lệ thất bại dân chủ tăng lên theo thập niên

từ giữa các năm 1980. Tỷ lệ thất bại dân chủ, mà đã là 16 phần trăm

trong thập niên đầu của làn sóng thứ ba (1974-83), đã rớt xuống 8 phần

trăm trong thập niên thứ hai (1984-93), nhưng rồi đã leo lên 11 phần

trăm trong thập niên thứ ba (1994-2003), và gần đây nhất lên 14 phần

trăm (2004-13). (Nếu chúng ta kể cả ba sự thất bại của 2014, tỷ lệ tăng

lên trên 16 phần trăm.)

Từ 2000, tôi đếm 25 đổ vỡ dân chủ trên thế giới–không chỉ qua các

cuộc đảo chính quân sự hay hành pháp rành rành, mà cả qua những sự

thoái hóa khó thấy và gia tăng của các quyền và các thủ tục dân chủ mà

cuối cùng đẩy hệ thống dân chủ vượt quá ngưỡng thành chủ nghĩa độc

Page 119: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 103

BẢNG. Những sự Tan vỡ Dân chủ, 2000-2014

Năm Tan vỡ Nước

Năm Quay lại Loại Tan vỡ

2000

Fiji

Đảo chính quân sự

2000 Nga — Hành pháp thoái hóa, vi phạm các quyền đối lập

2001 CH Trung Phi — Nổi loạn quân sự, bạo lực, lạm dụng nhân quyền

2002 Guinea-Bissau 2005 Hành pháp thoái hóa, vi phạm các quyền đối lập

(đảo chính quân sự năm tiếp sau)

2002 Nepal 2013 Bất ổn chính trị tăng lên, đảo chính vương triều

2004 Venezuela — Hành pháp thoái hóa, vi phạm các quyền đối lập

2005 Thái Lan 2011 Đảo chính quân sự, rồi cưỡng ép quân sự

2006 Solomon Islands — Quá trình dân chủ suy sụp

2007 Bangladesh 2008 “Đảo chính mềm” quân sự

2007 Philippines 2010 Hành pháp thoái hóa

2007 Kenya — Gian lận bầu cử và hành pháp lộng hành

2008 Georgia 2012 Gian lận bầu cử và hành pháp lộng hành

2009 Honduras 2013 Can thiệp quân sự

2009 Madagascar — Đối lập nắm quyền trái hiến pháp; đình chỉ quốc

hội được bầu

2009 Niger 2011 Tổng thống giải tán Tòa án Hiến pháp và Quốc hội để kéo dài sự cai trị thổng thống

2010 Burundi — Gian lận bầu cử, đối lập tẩy chay, đóng kín chính trị

2010 Sri Lanka — Hành pháp thoái hóa

2010 Guinea-Bissau — Can thiệp quân sự,sự kiểm soát dân sự yếu đi,

nền pháp trị hư hỏng

2012 Maldives — Bằng vũ lực loại bỏ tổng thống dân chủ được bầu

2012 Mali 2014 Đảo chính quân sự

2011 Nicaragua — Hành pháp thoái hóa

2012 Ukraine 2014 Gian lận bầu cử (quốc hội), hành pháp lộng hành

2014 Turkey — Hành pháp thoái hóa, vi phạm các quyền đối lập

2014 Bangladesh — Quá trình bầu cử tan vỡ

2014 Thái Lan — Đảo chính quân sự

đoán cạnh tranh (xem bảng). Một số trong những sự tan vỡ này

đã xảy ra trong các nền dân chủ có chất lượng khá thấp; thế

nhưng trong mỗi trường hợp, một hệ thống của cạnh tranh bầu cử

Page 120: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

104 LARRY DIAMOND

đa đảng tự do và công bằng vừa phải đã hoặc bị thay thế hoặc đã

thoái hóa tới một điểm dưới xa các tiêu chuẩn dân chủ tối thiểu.

Một thách thức phương pháp luận trong theo dõi các tan vỡ dân

chủ là để xác định chính xác một ngày tháng hay năm cho thất bại dân

chủ do một quá trình thế tục dài của sự tha hóa có tính hệ thống và

việc hành pháp bóp nghẹt các quyền chính trị, các quyền tự do dân

sự, và nền pháp trị. Không học giả nghiêm túc nào coi Nga hôm nay

là một nền dân chủ. Nhưng nhiều người tin rằng nó đã là một nền dân

chủ bầu cử (dẫu thô bạo và không khai phóng đến đâu) dưới Boris

Yeltsin. Nếu chúng ta cho điểm 1993 như năm khi dân chủ đã nổi lên

ở Nga (như Freedom House làm), thì chúng ta nhận diện năm nào như

năm đánh đấu sự kết thúc của dân chủ? Trong trường hợp này (và nhiều

trường hợp khác), không có một sự kiện hiển nhiên duy nhất–giống

việc giải tán Quốc hội và nắm các quyền trái hiến pháp, autogolpe, 1992

của tổng thống Peru Alberto Fujimori–để hướng dẫn quyết định cho

điểm. Tôi giả định rằng hệ thống chính trị của Nga đã rớt xuống dưới

các điều kiện tối thiểu của dân chủ bầu cử trong năm 2000, như được

báo hiệu bởi sự gian lận bầu cử mà đã cho Vladimir Putin một thắng

lợi bỏ phiếu đầu tiên đáng ngờ và sự tha hóa hành pháp của chủ nghĩa

đa nguyên chính trị và công dân mà đã theo sau nhanh chóng.

(Freedom House tính thời điểm thất bại là 2005.)

Vấn đề có tính xác đáng tiếp tục và khá đương thời. Bây giờ trong

một số năm, Đảng Công lý và Phát triển (AKP) của Thổ Nhĩ Kỳ đã

đang làm xói mòn chủ nghĩa đa nguyên dân chủ và quyền tự do trong

nước. Các xu thế chính trị tổng thể đã khó để mô tả đặc trưng, bởi vì

một số thay đổi của AKP đã làm cho Thổ Nhĩ Kỳ dân chủ hơn bằng

loại bỏ quân đội với tư cách một người chơi có quyền phủ quyết trong

chính trị, mở rộng sự kiểm soát dân sự lên quân đội, và làm cho khó

hơn để cấm các đảng chính trị gây tổn thương các kết cấu “nhà nước

sâu” gắn với di sản thế tục chủ nghĩa mạnh của Kemal Atatürk. Nhưng

AKP đã dần dần cố thủ bá quyền chính trị của riêng nó, mở rộng sự

kiểm soát của đảng lên tư pháp và bộ máy quan liêu, bắt giam các nhà

báo và hăm dọa những người không quy phục trong báo giới và giới

hàn lâm, đe dọa các doanh nghiệp với sự trả đũa nếu chúng tài trợ cho

các đảng đối lập, và dùng việc bắt bớ và truy tố trong các trường hợp

Page 121: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 105

bị cho là liên kết với các âm mưu đảo chính để bỏ tù và loại khỏi đời

sống chính trị một số lớn đáng ngờ những người bị tố có âm mưu.

Việc này đã trùng với một sự tập trung gây choáng váng và ngày

càng trơ tráo của quyền lực cá nhân của thủ tướng lâu năm của Thổ

Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, người được bầu làm tổng thống trong

tháng Tám 2014. Sự lạm dụng và cá nhân hóa quyền lực và sự siết

không gian cạnh tranh và quyền tự do ở Thổ Nhĩ Kỳ đã là tinh vi và

tăng dần, không hề giống tốc độ của Putin trong đầu các năm 2000.

Nhưng bây giờ, các xu hướng này dường như đã vượt một ngưỡng,

đẩy nước này xuống dưới các tiêu chuẩn tối thiểu của dân chủ. Nếu

điều này đã xảy ra, nó đã xảy ra khi nào? Có phải trong 2014, khi AKP

đã củng cố thêm sự kìm chặt quyền lực bá quyền của nó trong các

cuộc bầu cử chính quyền địa phương tháng Ba và bầu cử tổng thống

tháng Tám? Hay nó đã xảy ra, như một số người Thổ khai phóng

khẳng định, mấy năm trước, khi các quyền tự do báo chí đã giảm bớt

rõ rệt và một gới ngày càng rộng những kẻ bị cho là chủ mưu đảo chính

bị nhắm tới trong các phiên tòa Ergenekon bị chính trị hóa cao độ?

Có một vấn đề tương tự cho Botswana, nơi một tổng thống (Ian

Khama) với một lai lịch quân sự tỏ ra không khoan dung với đối lập

và ghét xã hội dân sự vượt quá mọi thứ đã thấy trước đây từ Đảng Dân

chủ Botswana (BDP) cai trị từ lâu. Bạo lực và sự hăm dọa chính trị

tăng lên–kể cả tấn công các chính trị gia đối lập, sự ám sát có thể của

một ứng viên đối lập hàng đầu ba tháng trước các cuộc bầu cử quốc hội

tháng Mười 2014, và sự dính líu rõ rệt của bộ máy tình báo trong hăm

dọa và ép buộc đối lập chính trị–đã chuyển hệ thống chính trị theo một

hướng độc đoán hơn. Áp lực leo thang lên media độc lập, việc BDP

lạm dụng trơ tráo TV nhà nước, và việc Tổng thống Khama gia tăng

cá nhân hóa và tập trung hóa quyền lực (khi ông cất nhắc giới hẹp của

riêng ông từ gia đình và bạn bè trong khi chia rẽ đảng cầm quyền) là các

dấu hiệu thêm về sự xấu đi, nếu không phải khủng hoảng, của dân chủ

ở Botswana.7 Mặt khác, Levitsky và Way một số năm trước đã cho

rằng Botswana trước tiên đã không là một nền dân chủ thật.8 Tuy

nhiên, dù nó đã là hệ thống loại nào đi nữa trong các thập niên gần đây,

Page 122: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

106 LARRY DIAMOND

“sự tôn trọng pháp trị và các định chế và các quy trình được thiết lập”

đã bắt đầu giảm đi trong năm 1998, khi Khama lên chức phó tổng

thống, và nó đã tiếp tục suy sụp kể từ 2008, khi nhà chỉ huy quân sự

trước kia “đã tự động nối ngôi tổng thống.”9

Không có các câu trả lời dễ và hiển nhiên cho câu hỏi hóc búa về

làm thế nào để phân loại các chế độ trong vùng xám. Ta có thể tranh

luận về liệu các chế độ nhập nhằng này có vẫn là các nền dân chủ–

hay ngay cho là chúng từng thực sự là. Những người chấp nhận rằng

một sự tan vỡ dân chủ đã xảy ra có thể tranh cãi về nó đã xảy ra khi

nào. Nhưng cái vượt xa hơn sự tranh cãi là, có một lớp các chế độ mà

trong thập niên qua hay khoảng thế đã trải qua sự xói mòn đáng kể về

sự công bằng bầu cử, chủ nghĩa đa nguyên chính trị, và không gian dân

sự cho đối lập và người bất đồng chính kiến, điển hình như kết quả của

các nhà hành pháp lạm dụng mải mê tập trung quyền lực cá nhân của

họ và cố thủ sự bá quyền của đảng cai trị. Những trường hợp nổi tiếng

nhất này kể từ 1999 đã là Nga và Venezuela, nơi cựu sĩ quan quân

đội dân túy chủ nghĩa Hugo Chávez (1999–2013) đã từ từ bóp chết

chủ nghĩa đa nguyên dân chủ trong thập niên đầu của thế kỷ này. Sau

khi Daniel Ortega quay lại chức tổng thống ở Nicaragua năm

2007, ông đã vay mượn nhiều trang từ kịch bản độc đoán của Chávez,

và các tổng thống độc đoán dân túy-cánh tả Evo Morales của Bolivia

và Rafael Correa của Ecuador đã di chuyển theo một hướng tương

tự. Trong số tháng 1-2015 của Journal of Democracy, Scott Mainwaring

và Aníbal Pérez-Liñán khẳng định rằng sự xói mòn dân chủ đã xảy ra

kể từ 2000 ở cả bốn nước Mỹ Latin này (Venezuela, Nicaragua,

Bolivia, và Ecuador) cũng như ở Honduras, với Bolivia, Ecuador,

và Honduras bây giờ khập khiễng như “các chế độ nửa dân chủ.”

Trong số 25 sự tan vỡ kể từ 2000 được liệt kê trong bảng, 18 đã

xảy ra sau 2005. Chỉ 8 trong 25 vụ tan vỡ này là kết quả của sự can

thiệp quân sự (và trong 8 vụ đó, chỉ 4 đã có hình thức đảo chính quân sự

quy ước, rành rành, như đã xảy ra hai lần ở Thái Lan). Hai trường hợp

khác (Nepal và Madagascar) đã thấy các nhà cai trị được bầu một

cách dân chủ đã bị đẩy khỏi quyền lực bởi các lực lượng phi dân chủ

khác (quốc vương và đối lập chính trị, một cách tương ứng). Đa số

Page 123: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 107

các vụ tan vỡ–mười ba–đã là do sự lạm dụng quyền lực và sự xúc

phạm các định chế và tập quán dân chủ bởi các nhà cai trị được bầu

một cách dân chủ. Bốn trong số này đã có hình thức của sự gian lận

bầu cử phổ biến hay, trong trường hợp gần đây của Bangladesh, một

sự thay đổi đơn phương trong các quy tắc quản lý bầu cử (loại bỏ tập

quán của một chính phủ tạm quyền trước bầu cử) mà đã làm nghiêng sân

chơi bầu cử và đã gây ra một sự tẩy chay của đối lập. 9 thất bại khác do

hành pháp lạm dụng đã gồm sự bóp nghẹt dân chủ từ từ hơn bởi

các nhà hành pháp được bầu một cách dân chủ (mặc dù việc đó

cũng xảy ra trong nhiều trường hợp gian lận bầu cử, như Ukraine

dưới Tổng thống Viktor Yanukovych [2010–14]). Toàn bộ, gần 1 trong

5 nền dân chủ kể từ đầu thế kỷ này đã thất bại.

SỰ SUY GIẢM CỦA QUYỀN TỰ DO VÀ PHÁP TRỊ

Tách biệt và ngoài thất bại dân chủ ra, đã có một xu hướng suy giảm

quyền tự do trong một số nước và khu vực kể từ 2005. Số thống kê

được trích dẫn thường xuyên nhất về vấn đề này là Freedom House

phát hiện rằng, trong mỗi của tám năm liên tiếp từ 2006 qua 2013,

nhiều nước suy giảm về quyền tự do hơn là được cải thiện. Thực ra,

sau giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh trong đó cán cân đã hầu như luôn

luôn hết sức thuận lợi–các nước cải thiện vượt xa các nước suy giảm

với tỷ lệ hai trên một (hoặc lớn hơn)–cán cân đã đơn giản đảo ngược bắt

đầu trong 2006. Nhưng điều này không cho biết toàn bộ câu chuyện.

Hai yếu tố quan trọng là đáng để ý, và cả hai đặc biệt rõ rệt ở châu

Phi. Thứ nhất, những sự suy giảm đã có khuynh hướng kết tinh theo

thời gian. Như thế, nếu chúng ta so sánh các điểm số quyền tự do vào

cuối 2005 và cuối 2013, chúng ta thấy rằng 29 trong số 49 quốc gia

Phi châu hậu-Sahara (gần 60 phần trăm) đã suy giảm về quyền tự do,

trong khi chỉ 15 (30 phần trăm) đã cải thiện và 5 đã không thay đổi.

Hơn nữa, 20 quốc gia trong vùng đã thấy một sự sụt giảm về quyền

chính trị, các quyền tự do dân sự, hay cả hai mà đã đủ quan trọng để

ghi một sự thay đổi trên các thang 7-điểm (trong khi chỉ 11 quốc gia

đã thấy một sự cải thiện rõ rệt). Các quốc gia lớn hơn ở châu Phi hạ-

Sahara (các nước với dân số hơn 10 triệu người) đã khá hơn một chút,

Page 124: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

108 LARRY DIAMOND

nhưng không nhiều: Quyền tự do đã xấu đi trong 13 của 25 và đã cải

thiện trong chỉ 8 quốc gia.

Một vấn đề khác là, nhịp sa sút về các định chế dân chủ không

luôn luôn hiển nhiên cho các nhà quan sát bên ngoài. Trong một số

nước nơi chúng ta coi dân chủ là nghiễm nhiên, như Nam Phi, chúng

ta không được coi thế. Thực ra, không có một nước duy nhất nào trên

lục địa châu Phi nơi dân chủ được củng cố vững chắc và an toàn–cách

nó là, thí dụ, trong các nền dân chủ làn sóng thứ ba như Hàn Quốc, Ba

Lan, và Chile. Trong cộng đồng thúc đẩy dân chủ toàn cầu, ít diễn viên

chú ý đến các dấu hiệu gia tăng về tính dễ vỡ trong các nền dân chủ

đang phát triển khai phóng hơn, không nhắc đến các nền dân chủ không

khai phóng hơn.

Vì sao quyền tự do và dân chủ đã thoái lui ở nhiều nước? Câu trả

lời quan trọng nhất và tỏa khắp, vắn tắt, là quản trị tồi. Freedom

House đo các quyền chính trị và các quyền tự do dân sự cả hai bao

gồm các loại con (subcategory) trực tiếp liên quan đến pháp trị và tính

minh bạch (kể cả tham nhũng). Nếu chúng ta bỏ các loại con này khỏi

các điểm quyền chính trị và quyền tự do dân sự của Freedom House

và tạo ra một thang riêng biệt thứ ba với các điểm pháp trị và minh

bạch, các vấn đề trở nên rõ ràng hơn. Các quốc gia Phi châu (giống

hầu hết quốc gia khác trên thế giới) làm tồi hơn đáng kể về pháp trị

và minh bạch so với các quyền chính trị và quyền tự do dân sự.10 Hơn

nữa, pháp trị và các quyền chính trị cả hai đã giảm sút có thể cảm nhận

thấy khắp châu Phi hạ-Sahara kể từ 2005, còn các quyền tự do dân sự

đã dao động hơn một chút. Các xu hướng kinh nghiệm này được thấy

trong hình 2, mà giới thiệu dữ liệu Freedom House cho ba thang được

chỉnh lại như các điểm số được chuẩn hóa, trải từ 0 đến 1.11

Vấn đề lớn nhất cho dân chủ ở châu Phi là kiểm soát tham nhũng

và sự lạm dụng quyền lực. Sự sa sút về quản trị đã rõ rệt ngay cả ở các

nước Phi châu được quản trị tốt nhất, như Nam Phi, mà đã bị sa sút

đều đặn trong điểm số của nó về pháp trị và minh bạch (từ 0,79 xuống

0,63) giữa 2005 và 2013. Và khi ngày càng nhiều quốc gia Phi châu trở

thành giàu tài nguyên với sự bắt đầu của một đợt bột phát dầu Phi châu

thứ hai, chất lượng quản trị sẽ xấu đi thêm. Việc này đã bắt đầu xảy ra

Page 125: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 109

HÌNH 2. Các xu hướng quyền tự do và quản trị ở châu Phi, 2005–13

rồi ở một trong các nền dân chủ khai phóng nhất và quan trọng của

châu Phi, Ghana.

Vấn đề không phải là duy nhất đối với châu Phi. Mọi khu vực của

thế giới đạt điểm xấu hơn trên thang được chuẩn hóa của tính minh

bạch và pháp trị so với nó đạt hoặc trên các quyền chính trị hay các

quyền tự do dân sự. Thực ra, minh bạch và pháp trị kéo lê hai thang

khác còn kịch tính hơn ở Mỹ Latin, châu Âu hậu cộng sản, và châu Á

so với chúng kéo lê ở châu Phi (hình 3). Nhiều nền dân chủ ở các nước

thu nhập thấp hơn và thậm chí thu nhập trung bình hay trung bình cao

(nhất là, Argentina) vật lộn với sự hồi sinh của cái Francis Fukuyama

gọi là các xã hội hướng “gia sản mới.”12 Các nhà lãnh đạo, mà nghĩ

rằng họ có thể thoát khỏi nó, đang làm xói mòn những kiểm soát

và cân bằng dân chủ, làm rỗng các định chế của trách nhiệm giải

trình, không đếm xỉa đến các giới hạn nhiệm kỳ và những hạn chế

chuẩn tắc, và tích tụ quyền lực và của cải cho bản thân họ và các gia

đình, cánh hẩu, khách hàng và đảng của họ.

Page 126: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

110 LARRY DIAMOND

HÌNH 3. Các quyền chính trị, các quyền tự do dân sự, minh bạch và pháp trị 2013

Trong quá trình, họ hăm dọa, biến các đối thủ thành ma quỷ, nạn

nhân (và đôi khi thậm chí bỏ tù hay giết) những người cản đường

họ. Không gian cho các đảng đối lập, xã hội dân sự, và media đang co

lại, và sự ủng hộ quốc tế cho họ đang cạn. Những sự chia tách sắc tộc,

tôn giáo, và bản sắc khác phân cực nhiều xã hội mà thiếu các định chế

dân chủ được thiết kế khéo để quản lý những sự chia tách đó. Các cấu

trúc nhà nước quá thường xuyên là yếu và nhiều lỗ hổng–không có khả

năng đảm bảo trật tự, bảo vệ các quyền, thỏa mãn các nhu cầu xã hội cơ

bản, hay vượt lên trên các ham muốn tham nhũng, bảo trợ chủ nghĩa,

và cướp bóc. Các định chế dân chủ như các đảng và quốc hội thường

kém phát triển, và bộ máy quan liêu thiếu sự thông thạo chính sách và,

còn thiếu nhiều hơn, tính độc lập, tính trung lập, và uy quyền để quản

lý hiệu quả nền kinh tế. Thành tích kinh tế kém và bất bình đẳng tăng

làm trầm trọng các vấn đề về lạm dụng quyền lực, lừa đảo bầu cử, và

vi phạm các quy tắc dân chủ của trò chơi.

Page 127: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 111

CÁC QUỐC GIA ĐU ĐƯA CHIẾN LƯỢC

Một góc nhìn khác về trạng thái toàn cầu của dân chủ có thể được lượm

lặt từ một sự chú tâm không đến các xu hướng khu vực hay toàn cầu

mà đến các nước thị trường mới nổi quan trọng nhất. Đấy là các nước

với dân cư lớn (thí dụ hơn 50 triệu) hay nền kinh tế lớn (hơn 200

tỷ USD). Tôi tính 27 trong số các nước này (kể cả Ukraine, không

hoàn toàn đạt một trong hai số đo nhưng có tầm quan trọng chiến

lược lớn lao). Mười hai trong số 27 quốc gia đu đưa này đã có các điểm

số trung bình về quyền tự do tồi hơn vào cuối 2013 so với cuối 2005.

Những sự sụt giảm này đã xảy khắp bảng: ở các nền dân chủ khá khai

phóng (Hàn Quốc, Đài Loan, và Nam Phi); ở các nền dân chủ ít khai

phóng hơn (Colombia, Ukraine, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, và

Thái Lan trước đảo chính quân sự 2014); và ở các chế độ độc đoán

(Ethiopia, Venezuela, và Saudi Arabia). Ngoài ra, tôi nghĩ 3 nước khác

cũng ít tự do hơn ngày nay so với 2005: Nga, nơi cái thòng lọng của

chủ nghĩa độc đoán đàn áp rõ ràng đã siết chặt hơn kể từ khi Vladimir

Putin quay lại chức tổng thống vào đầu 2012; Ai Cập, nơi chính phủ

mới do quân đội chi phối dưới thời cựu đại tướng Abdel Fattah al-Sisi là tàn

sát, kiểm soát, và không khoan dung hơn ngay cả chế độ Mubarak (1981-

2011); và Bangladesh, nơi (như đã nhắc tới ở trên) dân chủ đã sụp đổ

vào đầu 2014. Chỉ hai nước (Singapore và Pakistan) là tự do hơn

ngày nay (và chỉ thế một cách khiêm tốn) so với 2005. Một số

nước khác chí ít đã vẫn ổn định. Chile tiếp tục là một câu chuyện

dân chủ-khai phóng thành công; Philippines đã quay trở lại nền dân

chủ vững chãi sau một khoảng giữa độc đoán dưới thời Tổng thống

Gloria Macapagal-Arroyo (2001–10); và Brazil và Ấn Độ đã duy trì

nền dân chủ vững chãi, dẫu với những thách thức tiếp tục. Nhưng nhìn

tổng thể, giữa 27 nước (mà cũng gồm Trung Quốc, Malaysia, Nigeria,

và Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất) đã có ít bằng chứng về tiến

bộ dân chủ. Về mặt dân chủ, các nước quan trọng nhất bên ngoài

phương Tay dân chủ ổn định hoặc đã trì trệ hay trượt lùi.

Page 128: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

112 LARRY DIAMOND

SỰ HỒI SINH ĐỘC ĐOÁN

Một phần quan trọng của câu chuyện về suy thoái dân chủ toàn cầu đã

là sự sâu thêm của chủ nghĩa độc đoán. Việc này đã có một số dạng. Ở

Nga, không gian cho đối lập chính trị, người bất đồng chính kiến có

nguyên tắc, và hoạt động xã hội dân sự bên ngoài sự kiểm soát của các

nhà cai trị đã bị co lại.13 Ở Trung Quốc, các nhà bảo vệ nhân quyền và

các nhà hoạt động xã hội dân sự đã đối mặt sự sách nhiễu và đối xử

tàn nhẫn tăng lên.

Các chế độ chuyên quyền (chủ yếu) hậu cộng sản của Tổ chức Hợp

tác Thượng Hải, đặt trung tâm trên trục hợp tác ích kỷ giữa Nga và

Trung Quốc, đã trở nên được điều phối và quả quyết hơn nhiều. Cả

hai nước đã hùng hổ diễu võ dương oai trong giải quyết với các

láng giềng của họ về các vấn đề lãnh thổ. Và họ ngày càng đẩy lùi

chống lại các chuẩn mực dân chủ cả bằng sử dụng các công cụ quyền

lực mềm–media quốc tế (như RT, kênh truyền hình “tin tức” toàn cầu

24/7 khéo léo của Nga), các Viện Khổng Tử, các hội nghị hoang toàng,

và các chương trình trao đổi của Trung Quốc–để thử làm mất uy tín các

nền dân chủ Tây phương và dân chủ nói chung, trong khi vận động

quảng bá các mô hình và chuẩn mực riêng của họ.14 Đây là phần của một

xu hướng rộng hơn về kỹ năng và năng lực độc đoán được đổi mới trong

sử dụng media do nhà nước vận hành (cả truyền thống và kỹ thuật số)

để phô bày một hỗn hợp chiết trung của các chuyện kể ủng hộ chế độ,

các hình ảnh bị biến thành quỷ của những người không quy phục, và

các lời chỉ trích kịch liệt mang tính không khai phóng, dân tộc chủ

nghĩa, và chống-Mỹ.15

Các nhà chuyên quyền Phi châu đã ngày càng dùng viện trợ và đầu

tư bột phát của Trung Quốc (và chiến tranh khu vực mới chống lại chủ

nghĩa khủng bố Islamist) như một đối trọng với áp lực Tây phương

cho dân chủ và quản trị tốt. Và họ đã sướng quá chừng để chỉ vào

công thức Trung Quốc về sự phát triển nhanh do nhà nước dẫn dắt mà

không có dân chủ để biện minh cho chủ nghĩa độc đoán sâu đậm hơn

của riêng họ. Ở Venezuela, tật của chủ nghĩa dân túy độc đoán đã

được siết chặt và việc chính phủ dung túng (hay thậm chí tổ chức) bạo

lực phạm tội để giải ngũ đối lập giai cấp trung lưu đã tăng lên. Mùa

Xuân Arab đã sụp đổ ở hầu như mọi nước nó đã chạm đến trừ Tunisia,

trong hầu hết trường hợp để lại các nhà nước còn áp bức hơn hoặc, như

trường hợp Libya, hầu như không có một nhà nước nào cả.

Page 129: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 113

Sự hồi sinh của chủ nghĩa độc đoán trong tám năm qua đã được đẩy

nhanh bởi sự truyền bá các công cụ và cách tiếp cận chung. Nổi bật

giữa các thứ này đã là các luật mà hình sự hóa các luồng tài chính quốc

tế và sự trợ giúp kỹ thuật từ các nền dân chủ cho các đảng, các phong

trào dân chủ, media, các nhà quan sát bầu cử, và các tổ chức xã hội dân

sự trong các chế độ độc đoán, cũng như những hạn chế rộng hơn lên

khả năng của các NGO để thành lập và vận hành và tạo ra các tựa-NGO

để tiến hành đấu thầu (trong nước và quốc tế) của các nhà chuyên

quyền.16 Một nghiên cứu gần đây về 98 nước bên ngoài phương Tây đã

thấy rằng 51 trong số đó hoặc cấm hay hạn chế sự cấp tài chính nước

ngoài cho xã hội dân sự, với một xu hướng toàn cầu rõ ràng tới sự siết

chặt kiểm soát; như một kết quả, các luồng trợ giúp dân chủ quốc tế

đang rơi đột ngột ở nơi cần đến chúng nhất.17 Ngoài ra, các nhà nước

độc đoán (và thậm chí vài nhà nước dân chủ) đang trở nên tháo vát, tinh

vi, và trơ tráo hơn trong đàn áp quyền tự do Internet và sử dụng không

gian mạng để làm thất vọng, phá vỡ, và kiểm soát xã hội dân sự.18

DÂN CHỦ TÂY PHƯƠNG RÚT LUI

Có lẽ chiều kích đáng lo ngại nhất của sự suy thoái dân chủ đã là sự giảm

sút của tính hiệu quả, tính năng động, và sự tự tin ở phương Tây, kể cả

Hoa Kỳ. Có một cảm giác tăng lên, cả trong nước và quốc tế, rằng

nền dân chủ ở Hoa Kỳ đã không hoạt động đủ hiệu quả để giải quyết

các thách thức lớn của sự quản trị. Nhịp bị giảm đi của lập pháp,

khả năng biến mất của Hạ Viện để thông qua ngân sách, và sự

đóng cửa chính phủ liên bang năm 2013 chỉ là một số dấu hiệu về

một hệ thống chính trị (và một nhà nước rộng hơn) mà dường như

ngày càng bị phân cực và bế tắc. Như một kết quả, cả sự chấp thuận

công chúng của Hạ Viện lẫn sự tin cậy công chúng vào chính phủ là ở

mức thấp lịch sử. Chi phí tăng lên mãi của các chiến dịch bầu cử, vai

trò dấy lên của tiền không minh bạch trong chính trị, và tỷ lệ tham gia

thấp của cử tri là các dấu hiệu thêm của sức khỏe dân chủ kém. Về mặt

quốc tế, sự thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài ghi điểm gần đáy của các ưu

tiên chính sách đối ngoại của công chúng. Và cảm nhận quốc tế là rằng

Page 130: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

114 LARRY DIAMOND

sự thúc đẩy dân chủ đã giảm sút rồi như một ưu tiên thực sự của chính

sách đối ngoại của Hoa kỳ.

Thế giới lưu ý đến tất cả những thứ này. Media nhà nước độc đoán

hân hoan quảng cáo những công việc khó nhọc này của nền dân chủ

Mỹ nhằm làm mất uy tín dân chủ nói chung và chủng ngừa sự cai trị

độc đoán chống lại áp lực của Hoa Kỳ. Ngay cả tại các nhà nước

yếu, các nhà chuyên quyền cảm thấy áp lực bây giờ hết rồi: Họ

có thể làm hầu như bất cứ thứ gì họ muốn để kiểm duyệt media, đè

bẹp đối lập, và vĩnh cửu hóa sự cai trị của họ, và châu Âu và Hoa Kỳ

sẽ vẫn chịu nuốt. Những sự phản đối bằng lời hiền lành có thể xảy ra

sau đó, nhưng viện trợ sẽ vẫn chảy và các nhà độc tài sẽ vẫn được hoan

nghênh tại Nhà Trắng và Điện Elysée.

Là khó để cường điệu, sức sống và sự tự tin của nền dân chủ

Mỹ đã quan trọng đến thế nào cho sự mở rộng toàn cầu của dân

chủ trong làn sóng thứ ba. Trong khi mỗi nước đang dân chủ hóa

đã tiến hành sự chuyển đổi của riêng nó, áp lực và sự đoàn kết từ Hoa

Kỳ và châu Âu đã thường tạo ra một môi trường quan trọng và thậm

chí cốt yếu làm cho có thể mà đã giúp để lật các tình huống được cân

bằng một cách tế nhị theo hướng thay đổi dân chủ, và sau đó trong

một số trường hợp dần dần theo hướng củng cố dân chủ. Nếu sự

đoàn kết này bây giờ rất bị giảm đi, thì các triển vọng toàn cầu ngắn

hạn cũng thế cho sự phục hồi và duy trì sự tiến bộ dân chủ.

MỘT CHÂN TRỜI SÁNG SỦA HƠN?

Dân chủ đã ở trong một suy thoái toàn cầu trong hầu hết thập kỷ qua,

và có một mối nguy hiểm tăng lên rằng suy thoái có thể sâu thêm và

lật sang thành cái gì đó tồi hơn nhiều. Nhiều nền dân chủ hơn có thể

thất bại, không chỉ ở các nước nghèo có ít tầm quan trọng chiến lược,

mà cả ở các quốc gia đu đưa lớn như Indonesia và Ukraine (lần nữa).

Vẫn có ít sự thừa nhận bên ngoài về trạng thái tàn nhẫn của dân chủ ở

Thổ Nhĩ Kỳ, và không có gì đảm bảo rằng dân chủ sẽ sớm quay lại với

Thái Lan hay Bangladesh. Sự thờ ơ và sức ỳ ở châu Âu và Hoa Kỳ có

thể hạ thấp đáng kể barrier cho những sự đảo ngược dân chủ mới và

cho sự cố thủ độc đoán ở nhiều quốc gia hơn.

Page 131: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 115

Thế nhưng bức tranh không phải hoàn toàn ảm đạm. Chúng ta đã

chưa thấy “một làn sóng đảo ngược thứ ba.” Về mặt toàn cầu, các mức

trung bình của quyền tự do đã xuống một chút, nhưng không gây tai

họa. Quan trọng nhất, không có sự xói mòn đáng kể nào về sự ủng hộ

công chúng cho dân chủ. Thực ra, cái mà phong vũ biểu Phi châu đã

cho thấy một cách nhất quán là một lỗ hổng–ở một số nước châu Phi,

một lỗ hổng lớn–giữa cầu của công chúng đối với dân chủ và cung của

nó được chế độ cung cấp. Điều này không dựa chỉ vào quan niệm nông

cạn, mơ hồ nào đó rằng dân chủ là một thứ tốt. Nhiều người Phi châu

hiểu tầm quan trọng của trách nhiệm giải trình chính trị, sự minh bạch,

pháp trị, và sự kiềm chế quyền lực, và họ muốn thấy các chính phủ của

họ thể hiện các đức tính này.

Trong khi thành tích của dân chủ không gây cảm hứng, chủ nghĩa

độc đoán đối mặt với những thách thức quá quắt của riêng nó. Hầu như

không có một chế độ độc tài nào trên thế giới nhìn ổn định trong dài

hạn. Nguồn tin cậy thật duy nhất của sự ổn định là tính chính đáng, và

số người trên thế giới tin vào tính chính đáng nội tại của bất kể hình

thức nào của chủ nghĩa độc đoán đang giảm đi nhanh chóng. Phát triển

kinh tế, toàn cầu hóa, và cách mạng thông tin đang làm xói mòn mọi

hình thức quyền uy và nâng cao vị thế của các cá nhân. Các giá trị đang

thay đổi, và trong khi chúng ta không được giả sử bất cứ con đường

mục đích luận nào tới một “sự khai sáng” toàn cầu là đúng, sự chuyển

động nói chung là tới sự ngờ vực lớn hơn đối với quyền uy và mong

mỏi nhiều hơn về trách nhiệm giải trình, quyền tự do, và sự lựa chọn

chính trị. Trong hai thập niên tới, các xu hướng này sẽ thách thức bản

chất của sự cai trị ở Trung Quốc, Việt Nam, Iran, và các nhà nước

Arab nhiều hơn rất nhiều so với ở Ấn Độ, chẳng nhắc đến châu Âu và

Hoa Kỳ. Dân chủ hóa có thể trông thấy được rồi trên chân trời của

chính trị bầu cử ngày càng cạnh tranh của Malaysia, và trong thế hệ tiếp

theo nó sẽ đến cả Singapore nữa.

Nhu cầu then chốt trong ngắn hạn là để cải cách và củng cố các

nền dân chủ đã nổi lên trong làn sóng thứ ba–mà đa số vẫn không khai

phóng và bất ổn định, nếu chúng vẫn còn dân chủ chút nào. Với sự can

dự quốc tế tập trung, tận tâm, và tháo vát hơn, sẽ là có thể để giúp dân

chủ bén rễ sâu hơn và lâu dài hơn trong các nước như Indonesia,

Philippines, Nam Phi, và Ghana. Là có thể và quan trọng cấp bách để

Page 132: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

116 LARRY DIAMOND

giúp ổn định hóa các nền dân chủ mới ở Ukraine và Tunisia (mà

thành công của nó có thể từ từ tạo ra các tác động truyền bá quan trọng

khắp thế giới Arab). Có lẽ có thể hích Thái Lan và Bangladesh quay

lại nền dân chủ bầu cử, mặc dù phải tìm ra những cách để làm bớt đi

các mức dễ sợ của sự phân cực đảng phái ở mỗi nước. Với thời gian,

dự án bầu cử độc đoán ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự làm mất tín nhiệm khi đối

mặt với tham nhũng và lạm dụng quyền lực tăng lên, mà đang tăng khá

nghiêm trọng rồi. Và các chế độ chuyên quyền dựa trên dầu ở Iran và

Venezuela sẽ đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng về thành tích kinh

tế và tính chính đáng chính trị.

Điều cốt yếu là các nhà dân chủ ở các nền dân chủ đã được thiết lập

vững mạnh không mất niềm tin. Các nhà dân chủ có một tập tốt hơn của

các ý tưởng. Dân chủ có thể lùi lại một chút trong thực hành, nhưng về

mặt toàn cầu nó vẫn đang lên trong các giá trị và khát vọng của nhân

dân. Điều này tạo ra những cơ hội mới quan trọng cho sự tăng

trưởng dân chủ. Nếu sự suy thoái (recession) khiêm tốn hiện tại

của dân chủ có sa xuống thành một suy thoái nặng (depression),

nó sẽ là vậy bởi vì những người trong chúng ta ở các nền dân chủ vững

chắc đã là những kẻ thù tồi tệ nhất của chính chúng ta.

CHÚ THÍCH

Tác giả muốn cảm ơn Erin Connors, Emmanuel Ferrario, và Lukas

Friedemann vì sự trợ giúp nghiên cứu tuyệt vời của họ trên tiểu luận này.

1. Cho một sửa soạn công phu về định nghĩa này, xem Larry Diamond, The

Spirit of Democracy: The Struggle to Build Free Societies Throughout the

World (New York: Times Books, 2008), 20–26.

2. Steven Levitsky and Lucan Way, Competitive Authoritarianism: Hybrid

Regimes after the Cold War (New York: Cambridge University Press,

2010); xem cả tiểu luận của họ trong tập sách này.

3. Tôi coi như các nền dân chủ khai phóng tất cả các chế độ nhận được điểm

số 1 hoặc 2 (trên thang từ 1 đến 7) về cả các quyền chính trị và các quyền

tự do dân sự.

4. Thomas Carothers, “The End of the Transition Paradigm,” Journal of

Democracy 13 (January 2002): 5–21.

5. Freedom House đã phân loại tất cả các chế độ của thế giới như các nền dân

chủ hặc không từ 1989 đến nay dựa trên (a) chúng đạt được chí ít 7 trong 12

về chiều kích “quá trình bầu cử” của các quyền chính trị; (b) chúng đạt được

chí ít 20 trong toàn thể 40 trên thang điểm thô về các quyền chính trị; (c)

các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống gần nhất của chúng đã là tự do và

Page 133: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Đối diện với Suy thoái Dân chủ 117

công bằng một cách phải chăng; (d) không có các nguồn sức mạnh che dấu đáng

kể nào gạt bỏ các nhà chức trách được bầu; và (e) không có những thay đổi pháp lý

gần đây nào tước quyền tự do bầu cử tương lai. Trên thực tế, việc này đã dẫn

đến một danh sách hơi rộng rãi của các nền dân chủ–khá quá hào phóng

theo quan điểm của tôi, nhưng chí ít một “giới hạn trên” có vẻ hợp lý của

số các nền dân chủ mỗi năm. Levitsky và Way gợi ý trong Chương bốn

của tập sách này rằng một tiêu chuẩn tốt hơn cho dân chủ nên là sự phân

loại của Freedom House về Tự do, mà đòi hỏi một điểm số trung bình 2,5

trên các thang kết hợp của các quyền chính trị và các quyền tự do dân sự.

Nhưng tôi nghĩ tiêu chuẩn này loại trừ nhiều nền dân chủ thực nhưng không

khai phóng.

6. Việc đếm các nền dân chủ bầu cử của tôi cho giai đoạn 1998-2002 đã thấp

hơn số của Freedom House 8 đến 9 nước, và 11 nước trong năm 1999. Thí

dụ tôi bỏ khỏi loại này Georgia trong 1992–2002, Ukraine trong 1994–

2004, Mozambique trong 1994–2008, Nigeria trong 1999–2003, Nga

trong 2001–4, và Venezuela trong 2004–8.

7. Amy R. Poteete, “Democracy Derailed? Botswana’s Fading Halo,”

AfricaPlus, 20 October 2014, http://africaplus.wordpress.com/2014/10/20

/democracy-derailed-botswanas-fading-halo/.

8. Levitsky và Way, Competitive Authoritarianism, 20.

9. Kenneth Good, “The Illusion of Democracy in Botswana,” in Larry

Diamond và Marc F. Plattner, eds., Democratization in Africa: Progress

and Retreat, 2nd ed. (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 2010),

281.

10. Những so sánh ở đây và trong hình 2 là với các thang quyền chính trị và

quyền tự do dân sự được cấu hình lại, sau khi các thang con cho tính minh

bạch và pháp trị được bỏ đi (xem chú thích 11 dưới đây).

11. Tôi đã tạo ra thang về minh bạch và pháp trị bằng cách rút ra các thang con

C2 (kiểm soát tham nhũng) và C3 (trách nhiệm giải trình và minh bạch) khỏi

thang các quyền chính trị và bốn thang con của F (pháp trị) khỏi thang các

quyền tự do dân sự. Về các khoản cụ thể trong các thang con này, xem

phương pháp luận Quyền tự do trên Thế giới, www.freedomhouse.org

/report/freedom-world-2014/methodology#.VGww5vR4qcI.

12. Francis Fukuyama, Political Order and Political Decay: From the Indus-

trial Revolution to the Globalization of Democracy (New York: Farrar,

Straus & Giroux, 2014). Xem cả tiểu luận của ông trong tập sách này.

13. Về Nga, xem Miriam Lanskoy and Elspeth Suthers, “Putin versus Civil

Society: Outlawing the Opposition,” Journal of Democracy 24 (July

2013): 74–87.

14. Xem tiểu luận của Andrew Nathan, “China’s Challenge,” on pp. 156–70

trong số kỷ niệm hai mươi lăm của Journal of Democracy.

Page 134: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

118 LARRY DIAMOND

15. Christopher Walker and Robert W. Orttung, “Breaking the News: The

Role of State-Run Media,” Journal of Democracy 25 (January 2014): 71–

85.

16. Carl Gershman and Michael Allen, “The Assault on Democracy Assis-

tance,” Journal of Democracy 17 (April 2006): 36–51; William J. Dobson,

The Dictator’s Learning Curve: Inside the Global Battle for Democracy

(New York: Doubleday, 2012).

17. Darin Christensen and Jeremy M. Weinstein, “Defunding Dissent: Re-

strictions on Aid to NGOs,” Journal of Democracy 24 (April 2013): 77–91.

18. Xem các tiểu luận trong Larry Diamond and Marc F. Plattner, Liberation

Technology: Social Media và the Struggle for Democracy (Baltimore: John

Hopkins University Press, 2012) và công trình tiên phong đang diễn ra của

Citizen Lab, https://citizenlab.org/.

Page 135: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

VỀ CÁC TÁC GIẢ

THOMAS CAROTHERS là phó chủ tịch về nghiên cứu tại Carnegie

Endowment for International Peace và là tác giả, gần đây nhất, của

Development Aid Confronts Politics: The Almost Revolution (với

Diane de Gramont, 2013) và Closing Space: Democracy and Human

Rights Support under Fire (với Saskia Brechenmacher, 2014).

LARRY DIAMOND là đồng biên tập sáng lập của Journal of

Democracy, senior fellow tại Hoover Institution và Freeman Spogli

Institute for International Studies tại Stanford University, và giám

đốc của Center on Democracy, Development, and the Rule of Law

của Stanford.

FRANCIS FUKUYAMA là Olivier Nomellini senior fellow tại Center

on Democracy, Development, and the Rule of Law tại Stanford.

Cuốn sách mới nhất của ông là Political Order and Political Decay:

From the Industrial Revolution to the Globalization of Democracy

(2014).

ROBERT KAGAN là senior fellow với Project on International Order

and Strategy tại Brookings Institution ở Washington, DC. Các

sách của ông gồm The World America Made (2012) và The Return of

History and the End of Dreams (2008).

STEVEN LEVITSKY là giáo sư về chính phủ tại Harvard University. Ông là

đồng tác giả, với Lucan Way, của Competitive Authoritarianism:

Hybrid Regimes after the Cold War (2010), và đồng biên tập, với

Kenneth M. Roberts, của The Resurgence of the Latin American Left

(2011).

MARC F. PLATTNER là đồng biên tập sáng lập của Journal of

Democracy, phó chủ tịch về nghiên cứu tại National Endowment for

Democracy (NED), và đồng chủ tịch của Research Council of NED’s

International Forum for Democratic Studies.

119

Page 136: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

120 Về các Tác giả

PHILIPPE C. SCHMITTER, giáo sư emeritus ở Department of

Political and Social Sciences tại European University Institute, trước

kia đã dạy ở University of Chicago và Stanford University. Ông là

đồng biên tập (với Guillermo O’Donnell và Laurence Whitehead) của

chuỗi bốn tập sách có ảnh hưởng lớn Transitions from Authoritarian

Rule.

LUCAN WAY là phó giáo sư về khoa học chính trị tại University of

Toronto. Ông là đồng tác giả, với Steven Levitsky, của Competitive

Authoritarianism: Hybrid Regimes after the Cold War (2010), và tác

giả của Pluralism by Default and the Rise of Competitive Politics after

the Cold War (sắp ra).

Page 137: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

INDEX

Afghanistan, 15, 88, 89

Ai Cập, 12, 90, 93, 111

AKP, Đảng Công lý và Phát triển (Thổ

Nhĩ Kỳ), 104–5

Albania, 64, 65

Algeria, 67

Allende, Salvador, 30

Alonso, Sonia, 56n

al-Sisi, Abdel Fattah, 111

Angola, 65, 67

Anh, nước, 27, 34

Arab Spring (Mùa xuân), 8, 11–12,

88, 112. Xem cả Trung Đông

Arab, các nhà nước, 115

Arbenz, Jacobo, 30

Argentina, 27, 28, 63, 73, 75n13, 109

Armenia, 68

Atatürk, Kemal, 104

Austria (Áo), 28, 34

Avritzer, Leonardo, 57n9

Azerbaijan, 66, 68, 84, 94

Ấn Độ, 12, 16, 26, 28, 73, 78, 98, 111, 115

Ba Lan, 27, 32, 34, 63, 64, 73, 74, 108

Bắc Triều Tiên, 71

Balaguer, Joaquín, 31

Balkans, 78

Bangladesh, 40, 68, 69, 103, 107,

111, 114, 116

bảo trợ (patronage), 14, 19

bảo vệ, các định chế (guardian institutions), 52

bầu cử (các cuộc), 79, 80, 83

bầu cử sơ bộ (trong đảng), party

primaries, 47. Xem cả đảng chính

trị

bầu cử, hệ thống, đa đảng, 101

Belarus, 65, 66, 67–68, 69

Benin, 64, 65, 73

Bertelsmann Chỉ số Biến đổi

(Transformation Index), 41,

59–61

Bismarck, Otto von, 35

Biya, Paul, 67

Bolivia, 28, 32, 61, 62, 71, 89, 106

Bongo, Omar, 67

Botswana, 105–6

Botswana, Đảng Dân chủ (BDP),

105

Bồ Đào Nha, 27, 30, 31, 32, 63, 98

bộ luật quyền tự do thông tin, 49

Bộ máy hành chính Xem Bộ máy quan

liêu

Bộ máy quan liêu theo Weber

(Weberian bureaucracies), 18

bỏ phiếu thông minh (smart voting),

50

bỏ phiếu tương tác (interactive

polling), 51

bổng lộc, hệ thống (spoils system),

19

Brazil, 12, 16, 26, 27, 28, 38, 62, 63,

64, 73, 78, 111

Bryce, James, 27

Bulgaria, 63

Burma, 67, 79

Burundi, 68, 69, 103

Bush (George W.) chính quyền, 89

Bush, George H. W., 31–32

Bush, George W., 92

Bush, Sarah, 86

Cách mạng Cam (Orange

Revolution), 15

Cách mạng hoa Cẩm chướng

(Carnation Revolution), 31, 98

Cách mạng Hoa Hồng (Rose

Revolution), 21

cách mạng màu (color revolutions),

89

Cai quản xem quản trị

cài răng lược (zipping), 48

Cẩm Chướng, Cách mạng hoa. Xem

Cách mạng hoa Cẩm chướng

Cambodia, 64, 65, 66, 67, 68

Cameroon, 65, 66, 67

Carothers, Thomas, 7–8, 100

Page 138: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm
Page 139: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

122 Index

Carter, Jimmy, 31

Châu Á, quản trị ở, 109

Châu Âu: cách mạng 1848 ở, 34–35; công việc khó nhọc của dân chủ

ở, 90; phản ứng của các nhà

chuyên quyền (autocrat) với, 114; quản trị ở, 109; thách thức an

ninh cho, 93

Châu Phi hạ-Sahara, 11, 71, 72, 78,

107–8

Châu Phi, 63–65, 67, 107–9; Viện trợ

Trung Quốc cho, 112; đòi hỏi dân

chủ ở, 115. Xem cả Châu Phi hạ-

Sahara

Chávez, Hugo, 106

chế độ độc đoán (authoritarian

regimes, autocracies), 8, 18, 27,

35, 37; sự tan vỡ của, 63–66; sự

hồi sinh của, 8–10, 66–70,

112–13. Xem cả chế độ độc tài

chế độ: mô tả đặc trưng sai của, 64;

ổn định của, 115; phân loại của,

100–101, 106; thay đổi về, 60

Chiến tranh Lạnh, chuyển đổi từ, 59, 63, 64, 66–67, 71

Chile, 28, 32, 62, 63, 64, 73–74, 108, 111

chính trị: theo sau địa chính trị, 25;

quan tâm đến, 41; như một

nghề, 42

chủ nghĩa bảo trợ (clientelism), 14, 16, 19–20

chủ nghĩa cộng sản, cái chết của, 64. Xem cả Chiến tranh Lạnh,

chuyển đổi từ

chủ nghĩa đa nguyên do mặc định

(pluralism by default), 65

chủ nghĩa độc đoán

(authoritarianism), 5, 23; thách

thức cho, 115; cạnh tranh, 103;

sự sâu thêm của, 102

chủ nghĩa duy ý chí (voluntarism),

70, 71–72

chủ nghĩa phát xít, 27–28

chuẩn mực dân chủ (democratic

norm), 32–33

Chương trình Phát triển Liên Hiệp

Quốc (UNDP) Xem UN

Development Program

Clinton, Bill, 92

Colombia, 16, 28, 33, 73, 74, 98, 111

Congo-Brazzaville, 65, 67, 68, 69

Correa, Rafael, 106

Costa Rica, 98

công dân, bản chất của tư cách, 50

Cộng đồng Âu châu, xem European Community (EC)

Cộng hòa Trung Phi (Central

African Republic), 60, 65, 68,

69, 103

công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), 49–50, 92–93

Croatia, 62, 73, 74

Cuba, 70, 71

Czechoslovakia, 63

dân chủ (democracy), 3–5, 40, 44; bóp nghẹt, 106, 107; cải cách của,

45–53; chất lượng của, 45, 102;

chuyển đổi sang, 35; đáp trả khủng hoảng bởi, 10; định nghĩa,

44–45, 100–101; đo lường, 59–60,

100; đổi mới sáng tạo trong, 45–53; hấp dẫn (tính) của, 5;

hậu khai phóng, 53–54; ICT và, 49–50; khủng hoảng trong, 44; kỳ

vọng về, 59, 63–72; làm mất uy

tín của, 27; liên tục (thể) của, 100–101; lợi ích trong, 6, 62, 98–

99, 115–16; mong muốn, 39; nghi

ngờ về, 7–10; ổn định của, 59, 62; phân tích cấu trúc luận của,

71–72; quản trị và, 6–7; suy thoái

của, 25–26, 39, 40–42, 100, 102–

7; tính chính đáng của, 5; tương

lai của, 10, 37; thúc đẩy, 64, 92–

93, 114; trì trệ của, 6, 11, 87–88

dân chủ hóa: đổ vỡ độc đoán bị đánh

đồng với, 63–64; làn sóng thứ ba của, 3, 11, 29–30, 31–34, 63, 98,

102; không chắc có khả năng về, 71

dân chủ nhân dân, 43

dân chủ Tây phương rút lui (retreat of

Western democracy), 90–94,

102, 113–14

dân chủ, các nền: các năm giữa

chiến tranh của, 26–27; cấu tạo

nhân khẩu học của, 42–43; chất

lượng của, 18; đại diện trong, 43; đe dọa toàn cầu đối với, 74; định chế của

~ khai phóng, 13; ép buộc trong, 20, 21; làn sóng đảo ngược của,

28–29; lòng yêu mến tới, 29;

Page 140: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm
Page 141: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Index 123

nhà nước hiện đại và, 19; ổn định hóa của, 115–16; phát triển kinh

tế và, 19–20; quản trị

(governance) và, 16, 18–19, 22; quyền bỏ phiếu trong, và sự sống sót

của, 19; rắc rối của ~ Tây phương,

90–91, 94, 102; Scandinavian, 56n7; số của, 59–60, 61; sụp đổ

của, 26–27; sức mạnh gần đây

của, 37; tài liệu tham khảo về chuyển đổi sang,17; tính chính đáng

(legitimacy) của, 15, 16, 43, 45;

thúc đẩy của, 22 (xem cả viện trợ dân chủ)

Democracy in America (Tocqueville), 4

Diamond, Larry, 3, 4, 5, 6, 11, 31, 32, 69

Dominica, Cộng hòa, 31, 32, 73

duy ý chí, chủ nghĩa Xem chủ nghĩa

duy ý chí

đa dạng, tính, sự thích nghi của các

nền dân chủ với, 43

đa nguyên, chủ nghĩa Xem chủ nghĩa

đa nguyên

đại diện bằng bốc thăm

(representation by lot), 51

đại diện, 43

đại diện, vấn đề về (problem of

agency), 54

Đài Loan, 19–20, 32, 73, 74, 78, 111

đảng chính trị, các, 22, 41, 43, 47–48,

79, 101, 116

đảo chính (coup), 29, 106

địa chính trị, chính trị theo sau, 25

điều tiết độc lập, các cơ quan (independent regulatory

agencies), 52

định chế toàn cầu, 53

đỡ đầu Xem bảo trợ

độc tài, các chế độ, 38; cơn bão hoàn hảo cho, 64–65; chuyển đổi từ,

22; quan điểm của Mỹ về, 30–31.

xem cả chế độ độc đoán

Đối tác Chính phủ Mở (Open

Government Partnership), 18

Đông Á, 93

Đông Âu, 11, 33–34, 78

Đức, 27, 28, 34

EC. Xem Cộng đồng châu Âu

Economist Intelligence Unit, 41, 59–

61

Ecuador, 28, 32, 61, 62, 106

e-democracy (dân chủ điện tử), 50

e-government (chính phủ điện tử), 50

El Salvador, 32, 71, 73, 89

Erdoğan, Recep Tayyip, 105

Eritrea, 71

Estonia, 27

Ethiopia, 71, 90, 91, 111

EU xem Liên Hiệp Âu châu

Eurasia (Âu Á), 40

Eurasian Union (Liên Hiệp Âu Á), 16

European Community (EC), 29–30

European Stability Initiative (Sáng kiến Ổn định Âu châu), 84

Fiji, 41, 75n13, 103

Franco, Francisco, 27, 28

Freedom House, 72, 104, 107, 108,

116–17n5; chủ nghĩa lạc quan

của, 65, 68, 69; khảo sát của , 3,

5, 11, 26, 40–41, 58–62, 99–102

Freedom in the World, 3

Fujimori, Alberto, 104

Fukuyama, Francis, 6, 25, 109

Gabon, 65, 66, 67, 68

Gambia, 60

Georgia, 12, 21, 64, 65, 66, 89, 99, 103

Ghana, 62, 71, 73, 74, 109, 115

gia sản mới, chủ nghĩa

(neopatrimonialism), 14, 109–

10

Giáo hội Công giáo (Catholic

Church), 29

Global Resurgence of Democracy, The (Journal of Democracy), 8

Grenada, 31, 32

Guatemala, 32

Guinea-Bissau, 41, 60, 65, 68, 69, 103

Guyana, 73, 75n13

Haiti, 64, 68, 69

Hamilton, Alexander, 13

Hàn Quốc, 28, 32, 73, 108, 111

Page 142: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

124 Index

hệ thống thị trường tự do, 32

Helsinki, Hiệp ước 31

Hoa Hồng, Cách mạng, 21

Hoa Kỳ, 20, 27, 64, 67, 74, 88; chính

sách đối ngoại của, 30–31; dính líu

đến các chuyển đổi dân chủ, 31–32;

giảm bớt chi tiêu ở, 26; hoạt

động của dân chủ ở, 12, 90-91,

102, 113–14; ngăn chặn các

cuộc đảo chính quân sự, 33;

quyền lực cảnh sát ở, 20; ~ tập trung

vào ổn định chính trị, 93; ủng

hộ có điều kiện của ~ cho dân

chủ, 30; ưu thế của, 9; vai trò

quốc tế của ~ trong thúc đẩy

dân chủ, 35–36, 37; vai trò của ~

trong làn sóng dân chủ hóa thứ

ba, 30

Hobson, John A., 27

Hội đồng châu Âu, 8, 45, 84

Hội đồng Vatican Thứ hai, Xem

Second Vatican Council

Honduras, 32, 61, 62, 103, 106

Hong Kong, 12

Hun Sen, 66, 67

Hungary, 34, 38, 49, 61, 62, 63, 64, 88, 89, 93

Huntington, Samuel P., 3, 6, 11, 13,

22, 23, 28, 29, 30, 32, 98

Hy Lạp, 28, 30, 63

ICT. Xem công nghệ thông tin và

truyền thông

Index of Democracy, 41

Indonesia, 28, 62, 73, 78, 111, 114, 115

International Foundation for Election Systems, 78

International Institute for

Democracy and Electoral

Assistance, 78

International Monetary Fund, 53

Iran, 8, 63, 71, 91, 115, 116

Iraq, 12, 15, 88, 89, 93

Israel, 98

Italy, 27, 28, 34

Ivanishvili, Bidzina, 21

Jordan, 60, 65, 68

Journal of Democracy, 3–4, 8–9, 11,

17, 23, 58, 70, 72

Kaczyński, Lech, 74

Kagan, Robert, 9

Karl, Terry, 44

Kazakhstan, 65, 68, 70

Keane, John, 56n

Kenya, 65, 103

Khama, Ian, 105–6

khoảnh khắc dân chủ (democratic moments), 68–70

Khổng Tử, các Viện (Confucius

Institutes), 112

Kurlantzick, Joshua, 58

Kyrgyzstan, 65, 68, 89

làn sóng thứ ba. Xem dân chủ hóa:

làn sóng thứ ba của

Lào, 71

Latvia, 27

Levitsky, Steven, 5, 99, 100, 105

Liberia, 64, 99

Libya, 12, 63, 93, 112

Liên Hiệp Âu châu (European Union), 12, 38, 50, 53, 64, 67, 74

Liên minh Cam (Orange Coalition),

15, 16

Liên Xô, 25, 28, 31, 33, 64, 65

Liên Xô, trước kia, 11, 21, 63, 64, 65,

67, 72, 78, 89, 93

Lissouba, Pascal, 69

Lithuania, 27

luật, thi hành, 21. xem cả pháp trị

Lukashenka, Alyaksandr, 67–68

Macapagal-Arroyo, Gloria, 111

Madagascar, 64, 65, 66, 68, 69, 103,

106

Mainwaring, Scott, 106

Malawi, 65, 66, 99

Malaysia, 71, 111, 115

Maldives, 103

Mali, 61, 62, 65, 88–89, 103

Mann, Michael, 14

Marcos, Ferdinand, 30, 31

Marx, Karl, 4

Page 143: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Index 125

Mauritania, 41

Merkel, Wolfgang, 56n

Mexico, 16, 38, 62, 73, 74, 75n15, 111

Michels, Robert, 43

minh bạch, 18–19, 22, 108–9

Modi, Narendra, 16

Moldova, 65

Mongolia, 71, 73, 99

Morales, Evo, 106

Mossadegh, Mohammad, 30

Mozambique, 65, 67

Mông Cổ Xem Mongolia

Mubarak, chế độ, 111

Mussolini, Benito, 27, 28

Mỹ Latin, 6, 11, 16, 31, 72, 73, 78, 93,

109

Nam Hàn Xem Hàn Quốc

Nam Mỹ, 36, 63, 73

Nam Phi, 26, 73, 108, 111, 115

Nathan, Andrew J., 8

National Democratic Institute

(US), 95

National Endowment for

Democracy (NED; US), 78

Ndayizeye, Domitien, 69

Nepal, 62, 103, 106

Nga, 8, 10, 26, 40, 68, 74, 88, 90, 91,

103; chính trị ở, 65, 66, 67; chủ

nghĩa độc đoán tăng lên ở, 16,

28, 37, 111, 112; dân chủ ở, 88,

106; như nền dân chủ, 104; ở

Âu-Á (Eurasia), 11

Ngân hàng Thế giới Xem World Bank

ngân hàng trung ương (central

bank), 52

ngân sách tham gia, lập

(participatory budgeting), 18,

47

ngân sách, tham gia lập

(participatory budgeting), 47

NGO. Xem tổ chức phi chính phủ

nhà nước đu đưa, các (swing states),

102, 111

nhà nước hiện đại, 6, 13, 14–15, 17–

18, 19, 23

Nhà nước Islamic ở Iraq và Syria

(ISIS), 8, 12, 15

nhà nước, 13; ép buộc và, 14;~ gia

sản, 13–14; hiện đại, 13; năng

lực của, 17–18; phát triển của,

15; tăng cường các định chế

trong, 79; tính hiện đại của các

nền dân chủ và, 19

nhân dân, dân chủ, 43

Nhật Bản, 27, 28

Nicaragua, 61, 103, 106

Niger, 41, 65, 68, 69, 103

Nigeria, 29, 111

Nixon, Richard, 30

Noriega, Manuel, 32

Norway, 89

NOTA (“None of the Above-Chẳng

Ai trong số Trên”), 47

O’Donnell, Guillermo, 73

OAS. Xem Tổ chức của các Nhà

nước châu Mỹ

Obama, Barack, 26, 93

Obama, chính quyền, 93

Ortega, Daniel, 106

OSCE. Xem Tổ chức An ninh và

Hợp tác châu Âu

Pakistan, 28, 62, 111

Panama, 31–32, 33

partitocrazia, chế độ đảng chi phối

55n2

Pendleton, bộ Luật (US; 1883), 20

Pérez-Liñán, Aníbal, 106

Peru, 28, 32, 62, 73

phân quyền (decentralization), 48

phân tích cấu trúc luận

(structuralist analysis), 71–72

pháp trị (rule of law), 13, 14, 21; đo

lường, 108–9; phát triển của, 81;

ủng hộ cho, 85

Pháp, 27, 34

Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Cơ quan

Xem USAID

phát triển, định nghĩa, 84

Philippines, 28, 32, 33, 61, 62, 78,

103, 111, 115

phụ nữ, hạn ngạch cho (quotas for

women), 48

Page 144: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm
Page 145: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

126 Index

Political Order in Changing Societies

(Huntington), 21

Polity, 59–61, 101

Puddington, Arch, 58–59, 70

Putin, Vladimir, 16, 28, 67, 104, 111

Qatar, 91

quản trị (governance), 22, 45; các nền

dân chủ và, 16, 18–19, 22; chất lượng của, 6–7, 108–9; lập

chương trình cho, 90

Quốc hội Âu châu, 84

quốc tịch, 50

Quỹ Dân chủ Liên Hiệp Quốc Xem

UN Democracy Fund

quyền lực (power), 14, 48

quyền lực hành pháp (executive power), 41

quyền lực mềm (soft power), 8

quyền tự do: giảm sút của, 107–10; mức (các) của, 99, 115

Radio Tự do châu Âu/Radio Tự do,

31

Reagan, chính quyền, 31

Reagan, Ronald, 30, 31

Romania, 34, 73

Roosevelt, Theodore, 20

RT (kênh TV Nga), 112

Rumani Xem Romania

Rwanda, 91

Saakashvili, Mikheil, 21

sáng kiến, các, 45

Saudi Arabia, 8, 91, 111

Schmitter, Philippe, 73

Second Vatican Council, 29

Sen, Amartya, 85

Senegal, 62, 75n15

Serbia, 62, 73

Shefter, Martin, 19

Sierra Leone, 66, 99

Singapore, 15, 71, 111, 115

Slovakia, 73

Solomon Islands, 75n13, 103

Sri Lanka, 61, 73, 88, 98, 103

Stalin, Joseph, 28

Sunshine, Jonathan, 38n14

sức mạnh mềm Xem quyền lực

mềm

Syria, 12

Tajikistan, 64, 66, 68

Tanzania, 65

Tây Ban Nha, 27, 28, 30, 63, 64

Taylor, A. J. P., 35

Thái Lan, 61, 62, 71, 73, 74, 88,

103,106, 111, 114, 116

tham nhũng (corruption), 15, 16, 17, 21thần quyền, các chế độ

(theocracies), 26

thể chế hóa (institutionalization),

12

thiểu số, sự phân biệt chống lại, 48

Thổ Nhĩ Kỳ, 12, 26, 28, 62, 71, 78, 90,

98, 103, 104–5, 111, 114, 116

Thời Xuân của Nhân dân

(Springtime of the Peoples),

34–35

Thụy Điển, 85

Tiếng nói Koa Kỳ, đài Xem VoA

Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất, các Xem

United Arab Emirates

Tilly, Charles, 18

tin cậy, sự suy giảm về (decline in

trust), 41

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu

Âu (OSCE), 8, 78

Tổ chức của các Nhà nước châu

Mỹ (OAS), 8, 78

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

(Shanghai Cooperation

Organization), 112

tổ chức phi chính phủ (NGO), 18,

78, 79, 84, 113

Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) Xem World Trade

Organization

toàn cầu hóa, 42

toàn trị, các nhà (totalitarians), 26.

Xem cả chế độ độc đoán

Tocqueville, Alexis de, 4, 45, 56n6

Trách nhiệm giải trình

(accountability), 12, 13, 18–19,

51–52

Page 146: Democracy in Decline? - · PDF fileDemocracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University ... Các tác giả của các tiểu luận trong cuốn sách kỷ niệm

Index 127

trách nhiệm giải trình dọc (vertical

accountability), 51

trách nhiệm giải trình ngang

(horizontal accountability), 52

trách nhiệm giải trình xiên (oblique

accountability), 51

Trechsel, Alexander, 45

Triều Tiên, 32

Trung Á (Central Asia), 70, 71, 89

Trung Âu (Central Europe), 33–34,

63, 72, 73, 78

trưng cầu dân ý, 45

Trung Đông, 9, 31, 36, 70, 72, 78, 93.

Xem cả Mùa xuân Arab

Trung Mỹ (Central America), 38.

Xem cả Mỹ Latin

Trung Quốc, 9–10, 11, 18, 26, 71, 90, 111, 115; thiếu dân chủ hóa ở, 70, 74, 112; ngoại giao của, 8, 91; ảnh

hưởng của, 67; cung cấp các dịch

vụ, 15

Tunisia, 12, 62, 79, 112, 116

Turkmenistan, 65, 68

Ukraine, 65, 66, 75n14, 89, 103, 107,

111, 114; Nga xâm lấn vào, 10, 26;

phong trào dân chủ ở, 12, 15,

22, 116

UN Democracy Fund, 78

UN Development Program, 78

United Arab Emirates, 91, 111

Uribe, Alvaro, 74

Uruguay, 27, 28, 32, 63

US Agency for International

Development (USAID), 78, 89,

93

USAID Xem US Agency for

International Development

ủy ban tương lai, 49

Uzbekistan, 65, 68

“vùng xám” các nước, 100, 106

Venezuela, 8, 28, 61, 62, 71, 73, 74,

91, 98, 103, 106, 111, 112, 116

Vieira, João Bernardo, 6

viện trợ dân chủ, 91–92, 94–96; chiến

lược đặc thù từng nước cho, 81–82, 84–85; đẩy ngược chống lại,

89–90; giám sát ~, 85–86; kinh tế

học của, 86; khung khổ cho, 79–80; nguồn của, 77–78; nhận

(người), 78; tiến hóa của, 77–

78, 80, 83; thách thức cho, 87–94; tranh cãi về, 79; trì trệ dân

chủ và , 87–88; ủng hộ yếu đi

cho, 91–93; viện trợ kinh tế xã hội và, 82–83, 85

viện trợ, ngành (aid industry), 85–86

viện trợ kinh tế xã hội, 83-84

Việt Nam, 71, 115

VoA Xem Voice of America

Voice of America, 31

Way, Lucan, 5, 99, 100, 105

Wilson, Woodrow, 20

World Bank, 53

World Trade Organization, 53

WTO Xem World Trade

Organization

xã hội dân sự, các tổ chức, 22

xã hội dân sự, sự ủng hộ cho, 50, 79, 80, 84–85, 113

xã hội gia sản, các (patrimonial

societies), 13–14

xây dựng nhà nước (state-

building), 6–7, 15

Yala, Kumba, 69

Yanukovych, Viktor, 15–16, 107

Yeltsin, Boris, 66, 104

Yemen, 12

Youngs, Richard, 97n4

Yushchenko, Viktor, 15–16

Zaire, 64, 65, 66

Zambia, 65