12
98 BUỔI CÔNG DIỄN NGƯỜI ĐI QUA THUNG LŨNG Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc của Pierre Oser dựa theo kịch bản của Tankred Dorst và Ursula Ehler - Hợp tác sản xuất giữa Viện Goethe Hà Nội, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Quốc gia Việt Nam (VNOB) và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Buổi công diễn của dự án nhạc vũ kịch „Người đi qua thung lũng“ vào ngày 14.01.2011 ở Nhà hát lớn Hà Nội đã bế mạc trọng thể năm „Nước Đức ở Việt Nam 2010“. Kể lại câu chuyện của chàng trai trẻ Parzival, rời xa mẹ và đi ra thế giới bên ngoài, „đi qua thung lũng“. Anh đã giết chóc và đau khổ, cho đến khi anh biết được tình yêu và đồng cảm với những người khác. Một huyền thoại Âu châu cổ xưa được kể lại ở đây một cách mới mẻ: một nhân vật được phân ra – ví dụ như Parzival xuất hiện vừa là diễn viên vừa là vũ công –, ca, vũ, kịch xen lẫn nhau một cách hài hòa, trang trí sân khấu với ý tưởng phong phú và thiết kế ánh sáng nổi bật phô trương một không khí đầy ma thuật. Hơn 100 nhạc công, ca sĩ, vũ công và diễn viên Việt Nam, sau hàng tháng tập luyện chuyên chú dưới sự chỉ đạo của nhóm sản xuất châu Âu, đã đưa vở diễn nhiều lớp này lên sân khấu: một kinh nghiệm mang lại cho những người tham gia, một trải nghiệm khó quên cho khán giả, những người đã trao tặng những tràng pháo tay đầy hứng khởi. Một quyển báo cáo với nhiều hình ảnh và toàn bộ lời thoại cũng như tóm tắt nội dung của tác phẩm sẽ được xuất bản cùng với tuyển tập báo cáo dự án “Nước Đức tại Việt Nam 2010”. MUSIKTHEATER DER DURCH DAS TAL GEHT NHẠC VŨ KỊCH NGƯỜI ĐI QUA THUNG LŨNG 14.15.16.01.2010 NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI | OPERNHAUS HANOI CHƯƠNG TRÌNH DO VIỆN GOETHE VIỆT NAM TỔ CHỨC EINE VERANSTALTUNG DES GOETHE-INSTITUTS VIETNAM

Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc

98

BUỔI CÔNG DIỄN NGƯỜI ĐI QUA THUNG LŨNG

Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc của Pierre Oser dựa theo kịch bản của Tankred Dorst và Ursula Ehler - Hợp tác sản xuất giữa Viện Goethe Hà Nội, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Quốc gia Việt Nam (VNOB) và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Buổi công diễn của dự án nhạc vũ kịch „Người đi qua thung lũng“ vào ngày 14.01.2011 ở Nhà hát lớn Hà Nội đã bế mạc trọng thể năm „Nước Đức ở Việt Nam 2010“. Kể lại câu chuyện của chàng trai trẻ Parzival, rời xa mẹ và đi ra thế giới bên ngoài, „đi qua thung lũng“. Anh đã giết chóc và đau khổ, cho đến khi anh biết được tình yêu và đồng cảm với những người khác. Một huyền thoại Âu châu cổ xưa được kể lại ở đây một cách mới mẻ: một nhân vật được phân ra – ví dụ như Parzival xuất hiện vừa là diễn viên vừa là vũ công –, ca, vũ, kịch xen lẫn nhau một cách hài hòa, trang trí sân khấu với ý tưởng phong phú và thiết kế ánh sáng nổi bật phô trương một không khí đầy ma thuật.

Hơn 100 nhạc công, ca sĩ, vũ công và diễn viên Việt Nam, sau hàng tháng tập luyện chuyên chú dưới sự chỉ đạo của nhóm sản xuất châu Âu, đã đưa vở diễn nhiều lớp này lên sân khấu: một kinh nghiệm mang lại cho những người tham gia, một trải nghiệm khó quên cho khán giả, những người đã trao tặng những tràng pháo tay đầy hứng khởi.

Một quyển báo cáo với nhiều hình ảnh và toàn bộ lời thoại cũng như tóm tắt nội dung của tác phẩm sẽ được xuất bản cùng với tuyển tập báo cáo dự án “Nước Đức tại Việt Nam 2010”.

MUSIKTHEATERDER DURCH DAS TAL GEHTNHẠC VŨ KỊCH NGƯỜI ĐI QUA THUNG LŨNG

14.15.16.01.2010NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI | OPERNHAUS HANOI

CHƯƠNG TRÌNH DO VIỆN GOETHE VIỆT NAM TỔ CHỨCEINE VERANSTALTUNG DES GOETHE-INSTITUTS VIETNAM

Page 2: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc
Page 3: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc
Page 4: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc

URAUFFÜHRUNG „DER DURCH DAS TAL GEHT“

Ein Musiktheater für Sänger, Schauspieler, Tänzer und Großes Orchester von Pierre Oser nach dem Libretto von Tankred Dorst, Mitarbeit Ursula Ehler - Eine Koproduktion zwischen dem Goethe-Institut Hanoi, dem Vietnam National Opera & Ballet Theatre (VNOB) und der Vietnam National Academy of Music (VNAM). Mit der Uraufführung des groß angelegten Musiktheaterprojekts „Der durch das Tal geht“ am 14. Januar 2011 in der Oper von Hanoi fand „Deutschland in Vietnam 2010“ seinen glanzvollen Abschluss. Erzählt wird die Geschichte des jungen Parzival, der von seiner Mutter weg und in die Welt hinaus, „durch das Tal“, geht. Er tötet und er leidet, bis er die Liebe und das Mitgefühl mit anderen Menschen kennenlernt. Ein ureuropäischer Mythos wird hier erfrischend neu erzählt: Die Personen sind gesplittet - Parzival etwa tritt als Schauspieler und als Tänzer auf -, Gesang, Theater und Tanz werden harmonisch miteinander verwoben, das phantasievolle Bühnenbild und das markante Lichtdesign entfalten eine magische Atmosphäre. Über einhundert vietnamesische Musiker, Sänger, Tänzer und Schauspieler brachten, nach mehreren Wochen und Monaten intensiver Probenarbeit, unter Leitung eines europäisch-internationalen Produktionsteams dieses vielschichtige Stück auf die Bühne: Eine prägende Erfahrung für alle Mitwirkenden, ein unvergessliches Erlebnis für das Publikum, das begeistert Beifall spendete. Ein Bildband mit dem vollständigen Libretto und ausgewählten Höhepunkten der Inszenierung erscheint in der Dokumentationsreihe zu “Deutschland in Vietnam 2010”.

Page 5: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc

102

Page 6: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc

CHỈ ĐẠO ÂM NHẠC / MUSIKALISCHE LEITUNGPIERRE OSER

ĐẠO DIỄN / INSZENIERUNG BEVERLY BLANKENSHIP

BIÊN ĐẠO MÚA / CHOREOGRAFIE HANS HENNING PAAR

THIẾT KẾ SÂN KHẤU VÀ TRANG PHỤC / BÜHNENBILD UND KOSTÜMEANDREAS LUNGENSCHMID

LUYỆN THANH / SÄNGERCOACHING SILVIA MÖDDEN

SOẠN KỊCH / DRAMATURGIE CHRISTOPH MAIER-GEHRING

Page 7: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc

104

HENNING PAARANH ĐANG BIÊN ĐẠO CHO VỞ „NGƯỜI ĐI QUA THUNG LŨNG“. ANH CÓ THỂ CHO BIẾT VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT MÚA TRONG VỞ DIỄN CÓ NHIỀU THỂ LOẠI NGHỆ THUẬT THAM GIA NÀY. TƯƠNG QUAN CỦA NGHỆ THUẬT MÚA ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT DIỄN VÀ ÂM NHẠC NHƯ THẾ NÀO?

Tầm của nghệ thuật múa phải là tầm của hiện trạng tâm hồn và tâm hồn đang phát triển của những người thể hiện, để khán giả có thể cảm nhận và hiểu được mà không cần dùng lời. Tương quan giữa nghệ thuật diễn xuất và âm nhạc không dễ nhìn nhận như vậy. Tất nhiên, một trọng tâm của chương trinh cũng được đặt lên âm nhạc, thanh nhạc và nghệ thuật diễn xuất, nhưng sự tinh tế của nghệ thuật múa đã làm cho dự án trở thành một tổng thể, một chương trình bao trùm tất cả và có tiếng nói cho mọi đối tượng.

CHRISTOPH MAIER-GEHRINGVIỆT NAM CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN VIỆC DÀN DỰNG TÁC PHẨM NÀY? TÁC PHẨM „NGƯỜI ĐI QUA THUNG LŨNG“ CÓ THỂ ĐƯỢC DÀN DỰNG KHÁC Ở ĐỨC KHÔNG VÀ NẾU CÓ, NHƯ THẾ NÀO?

Tất nhiên, công việc và đồng thời cuộc sống ở Hà Nội với các nghệ sĩ Việt Nam và với tất cả những người tham gia vào quá trình dàn dựng tác phẩm có ảnh hưởng lớn. Nghệ sĩ và nhóm chỉ đạo thường xuyên giúp nhau, truyền cảm hứng cho nhau thông qua cách nghĩ và khả năng tưởng tượng của nhau. Một quá trình làm việc thật hữu ích mà tôi được tận hưởng… Việc dàn dựng này ở Đức sẽ ra sao ư? Chắc chắn là những nghệ sĩ với khả năng hoàn toàn khác sẽ tham gia. Và rõ ràng là: Bối cảnh lịch sử văn hóa và xã hội cũng có một vai trò (khác).

ANDREAS LUNGENSCHMIDANH LÀM VIỆC TẠI HÀ NỘI VỚI NHỮNG ĐIỀU KIỆN HOÀN TOÀN KHÁC VỚI Ở ÁO HOẶC ĐỨC. CÔNG VIỆC Ở VIỆT NAM CÓ GÌ HẤP DẪN ANH VÀ ĐIỂM KHÁC GIỮA CÁCH LÀM CHƯƠNG TRÌNH Ở ĐÂY VÀ Ở CHÂU ÂU?

(…) Cũng có những đề xuất „thể hiện“ ý tưởng của tôi, nhưng tôi muốn chối từ, tuy nhiên cũng có thể tiếp nhận để làm ý tưởng thêm phong phú. Như vậy, chúng tôi cùng nhau „phát triển“ dự án cho tới ngày hoàn thiện đã định – ngày công diễn lần đầu. Tôi ấn tượng sự chăm chỉ luyện tập của các đồng nghiệp Việt Nam – chúng ta cố gắng cải thiện cho đến khi tất cả cùng hài lòng.

SILVIA MÖDDENCHỊ SẼ MANG VỀ ĐỨC NHỮNG KINH NGHIỆM GÌ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM NÀY CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CÔNG VIỆC CỦA CHỊ TRONG TƯƠNG LAI?

Làm việc với các nghệ sĩ Việt Nam rất vui. Đặc biệt là khi ba loại hình nghệ thuật Hát, Múa và Diễn xuất khớp vào với nhau. Làm thế nào mà ba loại hình nghệ thuật khác nhau cùng tạo nên một tổng thể, sao cho câu chuyện về Parzifal ngày càng mềm dẻo và dễ hiểu. Ngay cả ở Đức, tôi cũng chưa từng thấy thế bao giờ.

BEVERLY BLANKENSHIPĐẤT NƯỚC VÀ NGHỆ SĨ VIỆT NAM CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN VIỆC DÀN DỰNG TÁC PHẨM?

Trong công việc của tôi mọi người đều có thể đóng góp. Các đồng nghiệp Việt Nam hiểu rõ rằng họ đã có ảnh hưởng lớn đến thế nào. Đặc biệt là hai diễn viên Lai và Hiếu, người thể hiện vai Parzival và Merlin, đã góp phần chủ yếu. Tôi nhận thấy ở Phong, người đang đảm nhiệm việc phụ trách biên đạo múa thay cho Henning Paar, người phụ trách biên đạo múa chính của vở kịch „Người đi qua thung lũng“ khi anh này không có mặt tại Việt Nam, một cách làm việc dồi dào và đầy cảm hứng.

PIERRE OSERVỚI TƯ CÁCH LÀ NHẠC SĨ SÁNG TÁC, ĐIỀU GI ĐÃ CÓ ẤN TƯỢNG NHẤT ĐỐI VỚI ÔNG TRONG DỰ ÁN NGƯỜI ĐI QUA THUNG LŨNG?

Ý tưởng đầu tiên của dự án này là kể một câu chuyện bằng các chất liệu opera, múa và diễn xuất và gắn kết thể loại này với âm nhạc xuyên suốt. (…) Đó là một khả năng tuyệt vời nhưng cũng đồng thời là một thách thức lớn. Trong tác phẩm của chúng tôi, việc kết hợp các thể loại không theo một cách thông thường, ví dụ một chàng Parzival đối thoại với mẹ mình. Cả hai hình thức thể hiện có những đặc điểm và khả năng riêng, ở đây gặp nhau, lồng ghép vào nhau trong đối thoại, tạo ra những cuộc gặp gỡ trực tiếp, tận hưởng sự chín chắn, sự khác biệt nhưng đồng thời lại thống nhất. Thêm vào đó là việc trình diễn bằng hai thứ tiếng – tức là nói lời thoại bằng tiếng Việt và hát bằng tiếng Đức.

TANKRED DORSTKHI MANG PARZIVAL ĐẾN VIỆT NAM, ÔNG TRÔNG ĐỢI NHẤT ĐIỀU GÌ?

Tôi hồi hộp chờ đợi xem khán giả Việt Nam sẽ tiếp nhận các yếu tố truyền thống và truyền thuyết hoàn toàn khác biệt về câu chuyện này ra sao, có thể sẽ là sự khám phá ra cái mới ngay trong bản thân mình khi quan sát các yếu tố xa lạ. Không phải rất tuyệt sao, khi trong dự án này có sự hợp tác giữa các nghệ sĩ múa, diễn viên, nhạc công người Việt Nam cùng các nghệ sĩ Châu Âu, một nhà soạn nhạc và một nữ đạo diễn Đức? Tôi rất hồi hộp chờ đợi thành quả của nó.

Page 8: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc
Page 9: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc

106

Page 10: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc

HENNING PAARSIE ERARBEITEN DERZEIT EINE CHOREOGRAPHIE FÜR DIE TANZPARTIEN IN „DER DURCH DAS TAL GEHT“. WELCHE ROLLE SPIELT DER TANZ IN DIESER INTERDISZIPLINÄREN INSZENIERUNG, IN WELCHEM VERHÄLTNIS STEHT ER ZUM SCHAUSPIEL UND ZUR MUSIK?

Die Ebene des Tanzes soll die Ebene des Seelenzustandes und der Seelenentwicklung der Protagonisten nonverbal für den Zuschauer spürbar und verständlich machen. (…) die Subtilität des Tanzes verleiht dem gesamten Projekt die Möglichkeit etwas Ganzes, Allumfassendes und Allgemeingültiges zu werden.(…)ich bin hier in Hanoi auf eine sehr offene Tanztruppe gestoßen, die sehr motiviert, voller Kraft und Spielfreude und sehr offen für meine Arbeit ist. Hier verstehen wir uns eben über die Körpersprache - das ist das universelle und fantastische am Tanz.

CHRISTOPH MAIER-GEHRINGIN WIEWEIT BEEINFLUSST VIETNAM DIE INSZENIERUNG?

Natürlich beeinflusst das Arbeiten und zugleich Leben hier in Hanoi mit den vietnamesischen Künstlern und allen, die an der Inszenierung beteiligt sind, enorm. Künstler und das Regieteam nehmen voneinander ab, inspirieren sich durch ihre Denkweise und Phantasien permanent. Ein sehr fruchtbarer Prozess, den ich gerade erleben darf…

ANDREAS LUNGENSCHMIDWAS REIZT SIE AN DER ARBEIT IN VIETNAM UND INWIEWEIT UNTERSCHEIDET SICH DER PRODUKTIONSPROZESS VON DEMJENIGEN IN EUROPA?(…) Mir werden hier mitunter auch “Interpretationen” meiner Ideen angeboten, die mag ich zwar auch ablehnen, darf sie aber auch bereichernderweise annehmen. Und so “entwickeln” wir uns gemeinsam bis zum vereinbarten Fertigstellungsdatum- der Premiere. Angenehm empfinde ich dabei den vietnamesischen Fleiß - man verändert Dinge einfach solange, bis wir alle zufrieden sind.

SILVIA MÖDDENWELCHE ERFAHRUNGEN WERDEN SIE MIT NACH DEUTSCHLAND NEHMEN UND WERDEN DIESE IHRE ZUKÜNFTIGE ARBEIT BEEINFLUSSEN? Es macht viel Freude mit den vietnamesischen Künstlerinnen und Künstlern zu arbeiten. Besonders spannend ist es, das Ineinandergreifen, Aufeinanderzugehen der drei Sparten, Gesang, Tanz und Schauspiel, mitzuerleben. Wie aus den unterschiedlichen Ausdrucksformen mehr und mehr ein Ganzes wird, wie die Geschichte über Parzival immer plastischer und greifbarer wird. So etwas habe ich auch in Deutschland in dieser Form noch nicht gesehen.

BEVERLY BLANKENSHIPWELCHEN EINFLUSS HABEN VIETNAM UND DIE VIETNAMESISCHEN KÜNSTLER AUF DIE INSZENIERUNG?

In meiner Arbeit kann sich jeder einbringen. Die vietnamesischen Kollegen haben begriffen, dass sie einen großen Einfluss haben können! Besonders die zwei Schauspieler Lai und Hiếu, die Parzival und Merlin darstellen, haben Wesentliches beigesteuert. Mit Phuong, der, solange Henning Paar, der Choreograph für „Der durch das Tal geht“ noch nicht in Vietnam ist, die choreographische Arbeit übernimmt, habe ich eine sehr fruchtbare und inspirierende Arbeitsweise gefunden.

PIERRE OSERWAS REIZT SIE ALS KOMPONIST AN DIESEM PARZIVAL-PROJEKT?

Die Ausgangsidee für dieses Projekt ist es eine Geschichte mit den Mitteln von Oper, Tanz und Schauspiel zu erzählen und diese Genres durch eine durchkomponierte Musik zu verbinden. (…)Eine wunderbare Möglichkeit und Herausforderung. Es ergeben sich ganz ungewöhnliche Kombinationen in unserem Stück, z.B. ein sprechender Parzival im Dialog mit seiner singenden Mutter. Beide Ausdrucksformen haben spezifische Eigenarten und Möglichkeiten, die hier im Dialog aufeinander treffen, aufeinander eingehen müssen, sich der direkten Begegnung stellen, ihre Reibung, Wirkung, Spannung, Unterschiedlichkeit, Übereinstimmung ausleben. Und das noch dazu in zwei Sprachen – also gesprochener vietnamesischer und gesungener deutscher Sprache.

TANKRED DORSTWORAUF SIND SIE AM MEISTEN GESPANNT, WENN PARZIVAL NUN NACH VIETNAM GEHT?

Ich bin gespannt darauf, wie ein vietnamesisches Publikum mit ganz anderen Traditionen und Mythen diese Geschichte aufnimmt, vielleicht einen Zusammenhang mit der eigenen kulturellen Prägung entdeckt, ob es im Fremden Vertrautes findet. Manchmal entdeckt man ja mit dem Blick auf Fremdes, Ungewohntes das Eigene neu. Und ist es nicht schön, dass in dieser Arbeit vietnamesische Tänzer, Schauspieler und Musiker mit Europäern, einem deutschen Komponisten und einer deutschen Regisseurin zusammen arbeiten? Ich bin sehr gespannt auf das Ergebnis.

Page 11: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc

BÁO TIỀN PHONG08.01.2011NADINE ALBACH

Vở nhạc kịch „Người đi qua thung lũng“ được công diễn lần đầu tiên vào ngày 14.1 ở Nhà hát lớn Hà Nội là một hoạt động hoành tráng kết thúc Năm Đức ở Việt Nam và kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Viện Goethe Hà Nội đã tổ chức hơn 100 sự kiện với tổng kinh phí lên tới 1,2 triệu EUR – trong đó có khá nhiều tiền được chi cho dự án nhạc kịch đầy tham vọng này. Đây là sự trao đổi văn hóa giữa Đức và Việt Nam ở nhiều cấp độ khác nhau: nhóm sản xuất quốc tế hợp tác với hơn 100 nghệ sĩ Việt Nam; Phần lời thoại bằng tiếng Việt, các bài hát bằng tiếng Đức và có sự kết hợp giữa múa, hát và diễn kịch. Một thách thức lớn cho tất cả các bên tham gia.

Không thể có sự tương phản lớn hơn được nữa: ghế nhung đỏ, ban công trang trí cầu kỳ, một sân khấu được trang trí xung quanh bằng màu vàng làm gợi nhớ tới kiến trúc thời Pháp thuộc ngay cả ở bên trong Nhà hát lớn lộng lẫy – tuy nhiên lò sưởi điện hiện đại đang nóng đỏ, nơi nhà biên kịch Christoph Maier-Gehring ngồi trước đó thì lại không phù hợp chút nào với cảnh vật xung quanh. Tương tự như vậy là khăn, mũ và găng tay mà các nghệ sĩ trên sân khấu sử dụng bên ngoài phục trang lộng lẫy của họ - áo choàng làm bằng vải óng ánh do Andreas Lungenschmid, phụ trách sân khấu và phục trang đặt „La Hằng“ may. Cũng giống như tất cả mọi người ở Hà Nội nhóm sản xuất „Người đi qua thung lũng“ cũng lạnh run. Trong Nhà hát lớn buốt lạnh. 9 độ C với độ ẩm cao - ở đây không có lò sưởi như ở Đức. Ở phía sau sân khấu lắp đặt sáu lò sưởi điện: „Trông như là một cái lều hiện đại: mọi người đều ngồi khoanh chân trước nó“, biên đạo múa Henning Paar kể. Ở Đức thì chắc là nhóm sẽ từ chối làm việc với những điều kiện như thế này – giá lạnh sẽ có ảnh hưởng đến giọng của ca sĩ và có thể gây nguy hiểm cho các vũ công. Ở đây thì mọi người chấp nhận thực tế: „Đây là vở nhạc kịch đầu tiên mà tôi đội mũ trùm khi dàn dựng“, nữ đạo diễn Beverly Blankenship cười và nói.

Bà theo dõi mọi việc trên sân khấu. Trong khi ở ngoài vang lên tiếng còi ô tô và xe máy, thông báo rối loạn giao thông xảy ra thường ngày ở Hà Nội thì ở trong Nhà hát lớn xảy ra một cuộc chiến, một cuộc chiến không biết đến thời gian: câu chuyện về Parzival, một anh hùng theo truyền thuyết từ thời Trung cổ ở Châu Âu, mọi người biết đến Parzival vì những trải nghiệm của anh trong triều đình của nhà vua Artus và công cuộc tìm kiếm Chén Thánh (theo sử thi của đạo Thiên chúa đó là một cái bát có máu của Chúa Jesus). Tuy nhiên Tankred Dorst, một nhà soạn kịch nổi tiếng của Đức, đã viết „Người đi qua thung lũng“, tập trung vào thời trai trẻ của Parzival và việc anh rời bỏ mẹ để ra đi, bà mẹ không muốn anh tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Dorst, người được vợ của mình là bà Ursula Ehler hỗ trợ, viết về „sự trưởng thành của một người đi ra từ trong rừng. Tất cả những gì xảy ra đều xảy ra với anh ta lần đầu tiên. Anh phải học bắt đầu từ việc ngồi lên ghế chứ không phải ngồi lên bàn, không gào hét mà phải nói nhẹ nhàng – và phải học cả các qui tắc trong xã hội. Về mặt sân khấu tôi thấy rất quan trọng: Parzival không biết gì về sự sống và cái chết, anh ta là một người rất cô độc.“ Câu hỏi liệu Parzival là thủ phạm hay là nạn nhân đề cập tới cốt lõi của vở nhạc kịch.

Tankred Dorst vui mừng vì vở nhạc kịch được công diễn lần đầu tiên ở Việt Nam – nhưng ông không thay đổi gì khi biên soạn lời nhạc kịch. „Tôi chưa bao giờ viết cho một nhóm khán giả đặc thù. Nếu một tác giả muốn viết tốt thì anh ta cần phải tạo ra cho mình một thế giới riêng. Tất nhiên tôi cũng là một đứa trẻ vào thời của tôi, thời điểm hiện tại cũng là một phần câu chuyện của tôi. Parzival đối với tôi là một câu chuyện của ngày nay về một người ở thì hiện tại, một người tự đặt cho mình câu hỏi muôn thủa của loài người: Tôi là ai?“

Trên sân khấu nhân vật Parzival do vũ công Phạm Trí Thanh và diễn viên nổi tiếng trên truyền hình Bùi Như Lai diễn xuất. Bùi Như Lai thể hiện sự đấu tranh của Parzival, khuôn mặt căng thẳng, bước chân nặng nề vì sức ép nội tâm, trong khi Phạm Trí Thanh mô tả bằng cơ thể của mình trạng thái tâm hồn của người anh hùng.

Việc các nghệ sĩ có thể diễn xuất như vậy đòi hỏi phải có một quá trình tập luyện dài, bắt đầu từ tháng 11.2010 – đó là một thách thức đối với tất cả mọi người. „không thể so sánh với điều kiện ở Châu Âu“, biên đạo múa Henning Paar nói về điều kiện làm việc. Trong khi ở Đức nhà nước hỗ trợ rất nhiều tiền cho hoạt động nghệ thuật thì các chi phí sản xuất cao ở Hà Nội chỉ có thể được trang trải nhờ có các nhà tài trợ lớn. Vì Nhà hát lớn chỉ có mỗi tòa nhà mà không có nhóm sản xuất cố định – khác với ở Đức, để dàn dựng các tác phẩm thì không phải chỉ lo về các nghệ sĩ mà còn cả các phương tiện, trang thiết bị và kỹ thuật viên. Nơi biểu diễn của dàn nhạc nhỏ quá không đủ chỗ cho hơn 50 nhạc công, vì vậy dàn nhạc chơi ở sau sân khấu, phía sau một tấm màn che mỏng – do đó nhà soạn nhạc và nhạc trưởng Pierre Oser chỉ có thể nhìn thấy diễn viên qua màn hình và ngược lại.

„Một trải nghiệm đòi hỏi tất cả mọi người phải hết sức linh hoạt“, bà tiến sĩ Almuth Meyer-Zollitsch, viện trưởng Viện Goethe ở Việt Nam nói. Tất nhiên rào cản đầu tiên là ngôn ngữ: các ca sĩ có một nhiệm vụ hết sức nặng nề, họ phải học thuộc lòng bằng tiếng Đức – và việc giao tiếp trong nhóm cũng phải được phiên dịch liên tục. Truyền thống biểu diễn kịch và âm nhạc cũng như đào tạo nghệ thuật khác biệt hoàn toàn: ngược lại với ở Châu Âu, các nhạc công của dàn nhạc Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc biểu diễn của mình – vì vậy Pierre Oser đầu tiên phải luyện để có được sự hòa hợp, một điều rất quan trọng khi biểu diễn. Trong khi ở sân khấu Châu Âu thường là kết hợp giữa hát và chuyển động thì yêu cầu này lại là mới đối với dàn đồng ca và các ca sĩ hát đơn ca. „Các ca sĩ đã làm được rất nhiều việc“, Pierre Oser nhận định một cách ấn tượng. Silvia Mödden, người hướng dẫn phát âm, có rất nhiều việc phải làm: dự kiến ban đầu là bà chỉ luyện cho các nghệ sĩ cách phát âm khó của tiếng Đức – nhưng sau đó bà đã luyện cùng với họ việc giữ và sử dụng đúng các âm điệu.

Lý do giải thích cho việc chất lượng khác nhau là rất rõ ràng: Khác với, ở Châu Âu nơi mà ca sĩ chỉ tập trung vào việc luyện thanh và kịch mục, thì một nhạc công của dàn nhạc ở Việt Nam với mức lương cơ bản gần 170 USD một tháng còn phải làm nhiều việc làm thêm khác nữa – nên ít có thời gian dành cho nghệ thuật. Bà Almuth Meyer-Zollitsch tin tưởng là dự án của Viện Goethe nâng cao trình độ một cách bền vững nên sẵn sàng chấp nhận chi phí cao. „Đó là một điều tốt khi chúng ta làm việc này, vì tôi biết rằng: điều này sẽ giúp các nghệ sĩ.“

Ngược lại công việc này đã dạy cho nhóm sản xuất quốc tế „một chút khiêm nhường“, nữ đạo diễn Beverly Blankenship nói. „Chúng tôi đã tự đặt câu hỏi, liệu có phải lúc nào cũng cần hoàn hảo không“, nhà soạn kịch Christoph Maier-Gehring nói. Nhạc trưởng Pierre Oser khâm phục tài năng của người Việt trong việc ứng biến – và việc họ thích ứng với các bản nhạc của ông với những phong cách nhạc và hình thức thể hiện khác nhau. Năng lực và tính kỷ luật của các vũ công gây ấn tượng với biên đạo múa Henning Paar, ông sẵn sàng nhận ngay một vài người trong số họ. Beverly Blankenship, coi Việt Nam như „quê hương thứ hai“ và rất yêu quí các nghệ sĩ. „Họ rất dũng cảm khi làm việc và tìm cách hoàn thành công việc bằng một cách nào đó. Họ thay đổi chúng tôi và chúng tôi thay đổi họ.“

Bây giờ, trước khi công diễn lần đầu, tất cả mọi người đều hồi hộp về kết quả và phản ứng của khán giả: „Chúng tôi rất hồi hộp và sẽ rất vui, nếu thu được kết quả tốt trong một nền văn hóa khác“, bà Ursula Ehler, đồng tác giả, nói. Beverly Blankenship, ban đầu hơi ngờ vực về việc liệu câu chuyện về chàng trai trẻ Parzival có phù hợp với Việt Nam không, do có khác biệt về văn hóa, thì hiện nay đã tin tưởng. „Sau khi chúng tôi tham gia giao thông ở đây và vẫn còn sống thì tôi nghĩ là chắc chắn là như vậy. Tài sản quí báu nhất của chúng tôi là làm việc cùng nhau.“

Lịch diễn „Người đi qua thung lũng“, 14.-16.1.2011, 20 giờ, Nhà hát lớn Hà Nội, vào cửa tự do.

108

Page 12: Deutschland in Vietnam Report - goethe.de · Một chương trình nhạc vũ kịch với ca sĩ, diễn viên, vũ công và dàn nhạc dưới sự chỉ huy và soạn nhạc

TIEN PHONG NEWSPAPERNADINE ALBACH

Deutschland und Vietnam – zwei Kulturen, die aufeinander prallen und sich viel zu geben haben. Das ist deutlich zu spüren bei dem ambitionierten Theaterprojekt „Der durch das Tal geht“, mit dessen Uraufführung das Goethe-Institut in der nächsten Woche das Deutschlandjahr in Vietnam und damit die Feier der Aufnahme diplomatischer Beziehungen vor 35 Jahren abschließt. In dem Libretto hat sich der bedeutende Dramatiker Tankred Dorst mit dem Parzival-Stoff auseinandergesetzt, Pierre Oser schrieb die Musik – und die Inszenierung übernimmt Beverly Blankenship, die schon in Dortmund mit ihrem Don Giovanni für Furore sorgte. Ein Blick in turbulente Proben.

Der Fahrer des Goethe-Instituts Vietnam hält vor dem Opernhaus Hanoi, einem prachtvollen Gebäude im französischen Kolonialstil, das unterstreicht, warum die vietnamesische Hauptstadt auch das Paris Asiens genannt wird. Während Tausende von Motorrollern hupend und mit halsbrecherischen Manövern vorbeisausen, holt er einen großen Karton aus dem Kofferraum – ein Heizlüfter für die Künstler. Denn in der Oper ist es bitterkalt. Neun Grad bei hoher Luftfeuchtigkeit. Seit Tagen schon herrschen für Hanoi ungewöhnlich niedrige Temperaturen, Heizungen gibt es in den Häusern nicht. Die Künstler, die geschäftig hin und herlaufen, tragen dicke Daunenjacken, Mützen und Handschuhe. Ein skurriler Anblick zwischen den pompösen Balkonen und den roten Samtsesseln. „Das ist die erste Oper, die ich mit Kapuze inszeniere“, sagt Regisseurin Beverly Blankenship. Sie steht auf der Bühne und versucht, einen Überblick zu bekommen. Seit November proben das internationale Produktionsteam und die rund 100 vietnamesischen Künstler zusammen, gerade erst sind sie auf die Bühne im Opernhaus gewechselt.

Eine Herausforderung. „Mit europäischen Verhältnissen kam man das nicht vergleichen“, sagt Choreograph Henning Paar, der mit den „sehr guten“ Tänzern die diszipliniertesten Künstler in dem Projekt aus Oper, Schauspiel und Tanz betreut. Das Opernhaus ist nur ein Gehäuse ohne festes Team – für jede Produktion müssen nicht nur die Kreativen, sondern auch Equipment und Techniker besorgt werden. Der Orchestergraben ist zu klein für die über 50 Musiker, die nun hinter einem durchscheinenden Vorhang hinten auf der Bühne spielen – mit der Konsequenz, das der musikalische Leiter Pierre Oser die Darsteller nur noch per Monitor sehen kann und umgekehrt.

„Das ist eine Erfahrung, die von allen viel Flexibilität erfordert“, sagt Dr. Almuth Meyer-Zollitsch, Leiterin des Goethe-Instituts Vietnam. Denn jenseits der Sprachbarriere bei der Produktion, in der Deutsch gesungen und Vietnamesisch gesprochen wird, sind die Theater- und Musiktradition sowie die künstlerische Ausbildung grundsätzlich anders: Pierre Oser musste erleben, dass die Musiker sich weniger auf den Zusammenklang als auf ihre Einzelleistung konzentrieren. Chor und Sänger sahen sich erstmals mit der Anforderung konfrontiert, beim Singen auch zu schauspielern. Und Coach Silvia Mödden, die ursprünglich nur engagiert war, um den vietnamesischen Künstlern beizubringen, dass es „Klößchen“ und nicht „Kloßchen“ heißt, musste Basisarbeit leisten und Grundlagen der Gesangsausbildung nachholen. Klassische Sänger in Vietnam haben ihr Repertoire häufig über CD und YouTube erarbeitet – sie brauchen klare Vorgaben, um sie zu kopieren.

„Überheblichkeit sollten wir uns allerdings sparen“, sagt Almuth Meyer-Zollitsch: Zeit und Geld für eine gute künstlerische Ausbildung fehlen in Vietnam, das erst seit kurzem den Sprung vom Entwicklungsland zur rasch wachsenden Wirtschaftsnation gemacht hat – allerdings noch immer unter kommunistischer Regierung, die sich wenig um Demokratie sorgt. Knapp 170 Dollar monatlich verdient ein Orchestermusiker im Schnitt; Nebenjobs in T-Shirt Fabriken und als Verkäufer sind Alltag. Dass das Projekt des Goethe-Instituts für nachhaltige Qualifizierung sorgt, hat Almuth Meyer-Zollitsch auch

davon überzeugt, die hohen Kosten in Kauf zu nehmen – als Highlight im Programm von „Deutschland in Vietnam 2010” mit 100 Veranstaltungen und einem Gesamtbudget von 1,2 Mio. Euro.

Das Produktionsteam hat die Arbeit ein „bisschen Demut“ gelehrt, so Regisseurin Blankenship. „Wir sind total verwöhnt“, sagt Pierre Oser über die deutsche Theaterlandschaft – er hat schon mehrfach in Vietnam gearbeitet und hadert mit der Grenze zwischen Anspruch und Realität. „Wir stellen uns selbst schon die Frage, ob es immer so perfekt sein muss“, erklärt Chefdramaturg Christoph Maier-Gehring. Oser bewundert das Talent der Vietnamesen zur Improvisation ebenso wie Blankenship: „Sie sind sehr mutig beim Arbeiten und versuchen, es immer irgendwie zu schaffen. Sie verändern uns und wir verändern sie.“

Die Regisseurin hat die Künstler ins Herz geschlossen und in Vietnam „eine zweite Heimat“ gefunden. Anfangs war sie noch skeptisch, ob die Geschichte des jungen Parzival, der sich von seiner Familie löst und in die Welt zieht, um sich zu bewähren, angesichts des so anderen Kulturkreises wirklich in das Land passen würde. „Aber nachdem wir selbst den Verkehr hier überlebt haben, denke ich, dass es unbedingt so ist. Unser höchstes Gut ist das Miteinander.“

INFO: Nadine Albach, Kulturredakteurin der Westfälischen Rundschau, verbrachte im Rahmen des Journalistenaustauschprogramms „Nahaufnahme” des Goethe-Instituts im Jahr 2010 vier Wochen in Hanoi. Sie schrieb als Gastredakteurin in der online-Redaktion der Tageszeitung „Tien Phong” über ihre Eindrücke und Begegnungen in der vietnamesischen Hauptstadt, sowohl für die vietnamesischen Leser als auch für die Westfälische Rundschau.

MEDIACLIPPINGS