108
Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh DI SẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NHỮNG CỐNG HIẾN TO LỚN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Với dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh là sự kết tinh những gì tốt đẹp, ưu tú nhất của trí tuệ và tư tưởng, tình cảm và đạo đức, nhân cách và lối sống của con người và dân tộc Việt Nam. Người tiêu biểu cho cốt cách và bản lĩnh của dân tộc, cho bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Tinh hoa của dân tộc, lương tâm và khí phách của thời đại đã được thể hiện chân thực và cảm động, trong sáng và đẹp đẽ, cao thượng và bất khuất qua con người, cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Dồn tinh lực thực hiện đến cùng lý tưởng và mục tiêu cách mạng Khi đã tìm thấy con đường cách mạng và nhận thức được chân lý của thời đại cách mạng nhờ giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, với sự thức tỉnh và cổ vũ của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã dồn tất cả nỗ lực và tinh lực của đời mình để thực hiện đến cùng lý tưởng và mục tiêu cách mạng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình đó, Người vừa học tập và nghiên cứu lý luận, vừa tham gia các phong trào đấu tranh chính trị của công nhân và lao động ở những nơi Người đi qua, đã trực tiếp lăn lộn và trải nghiệm suốt mấy thập kỷ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân. Bằng con đường lao động, vô sản hóa, Người làm đủ mọi nghề, đi qua nhiều miền đất khác nhau, tham gia các sinh hoạt của công nhân, thợ thuyền, ở ngay sào huyệt của chủ 6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 1 6/19/2022 Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 1

Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

DI SẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

NHỮNG CỐNG HIẾN TO LỚN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Với dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh là sự kết tinh những gì tốt đẹp, ưu tú nhất của trí tuệ và tư tưởng, tình cảm và đạo đức, nhân cách và lối sống của con người và dân tộc Việt Nam. Người tiêu biểu cho cốt cách và bản lĩnh của dân tộc, cho bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Tinh hoa của dân tộc, lương tâm và khí phách của thời đại đã được thể hiện chân thực và cảm động, trong sáng và đẹp đẽ, cao thượng và bất khuất qua con người, cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

Dồn tinh lực thực hiện đến cùng lý tưởng và mục tiêu cách mạngKhi đã tìm thấy con đường cách mạng và nhận thức được chân lý của thời

đại cách mạng nhờ giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, với sự thức tỉnh và cổ vũ của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã dồn tất cả nỗ lực và tinh lực của đời mình để thực hiện đến cùng lý tưởng và mục tiêu cách mạng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình đó, Người vừa học tập và nghiên cứu lý luận, vừa tham gia các phong trào đấu tranh chính trị của công nhân và lao động ở những nơi Người đi qua, đã trực tiếp lăn lộn và trải nghiệm suốt mấy thập kỷ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân.

Bằng con đường lao động, vô sản hóa, Người làm đủ mọi nghề, đi qua nhiều miền đất khác nhau, tham gia các sinh hoạt của công nhân, thợ thuyền, ở ngay sào huyệt của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân, Người có điều kiện quan sát trực tiếp tình cảnh sống của những người lao động dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo của tư bản ở chính quốc đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Thực tiễn này đã giúp Người nhận rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản và thực dân, cũng như hình thành ở Người tình hữu ái giai cấp đối với những người cùng khổ. Cũng chính thực tiễn này đã cung cấp cho Người những căn cứ để xác minh một sự thật mà Người đã từng hoài nghi về “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” do giai cấp tư sản đưa ra. Người muốn hiểu rõ đằng sau những lời đẹp đẽ trong châm ngôn tư sản ấy, thực chất của nó là cái gì?

Mười năm đầu trong cuộc đi tìm chân lý tại chính quê hương của chủ nghĩa tư bản đã đem lại cho Người những thu hoạch lớn, những kết luận chính trị quan trọng, tác động sâu sắc đến tư tưởng, quan điểm, đường lối của Người.

6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 15/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 1

Page 2: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Đó là, ở đâu đâu đế quốc tư bản thực dân cũng dã man, tàn bạo, cũng đầy rẫy những quan hệ phi nhân tính; ở đâu đâu những người lao động nghèo khổ, bần cùng cũng là bạn bè, anh em, đồng chí của nhau, họ phải được tập hợp lại, chủ động đấu tranh, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

Trong quá trình tìm đường cứu nước cứu dân và định hình đường lối chính trị giải phóng, giành độc lập dân tộc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ hoạt động ở châu Âu, ở các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa, mà Người còn hoạt động ở phương Đông, châu Á, tìm hiểu thực tiễn các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc và Thái Lan. Những cứ liệu từ thực tiễn đó giúp cho Người so sánh, phân tích, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các kết cấu kinh tế - xã hội, các mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ở những khu vực địa chính trị tiêu biểu, nơi diễn ra những phân hóa và mâu thuẫn giai cấp, dân tộc rất khác nhau giữa phương Tây và phương Đông, giữa các nước tư bản châu Âu với các nước châu Á đang còn tồn tại rất nhiều tàn tích phong kiến và đang là đối tượng khai thác, nô dịch của chủ nghĩa thực dân.

Mối quan tâm đặc biệt nổi bật của Người là tình hình Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam khi đã mất độc lập chủ quyền và đang bị chủ nghĩa thực dân đè nén, thống trị. Do đó, đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu, khảo sát thế giới, khu vực và quốc tế cũng chỉ nhằm hướng tới giải phóng và phát triển dân tộc mình, đặt cách mạng Việt Nam trong phong trào cách mạng thế giới, sao cho phù hợp với trào lưu, xu thế chung của lịch sử thế giới và thời đại.

Từ một người yêu nước tiến bộ, đến người chiến sĩ XHCN Bước ngoặt lớn trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là

khi Người giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Chỉ có cuộc cách mạng này mới giải phóng được giai cấp vô sản, giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân, mới thực hiện được độc lập tự do, hòa bình và hạnh phúc cho các dân tộc.

Sự kiện lịch sử đánh dấu bước ngoặt đó là vào năm 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tours, Người đã cùng với những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước tiến bộ, Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người chiến sĩ xã hội chủ nghĩa (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.241).

Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nghiên cứu, khảo sát trực tiếp tại nước Nga Xô Viết của Lênin, thấy rõ sự sinh thành chủ nghĩa xã hội, nhất là những cải cách kinh tế với chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin khởi xướng làm hồi sinh nước Nga. Người có điều kiện nghiên cứu sâu hơn chủ nghĩa Lênin cũng như ảnh hưởng rộng lớn của Cách mạng Tháng Mười, mở ra thời đại mới - quá độ tới chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Những tư tưởng đó đã được

6Created by Thanh An - 2 -Thanh An Page 25/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/20132

Page 3: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Người nghiền ngẫm sâu sắc, đã củng cố và khẳng định niềm tin của Người về cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng đó chỉ có thể là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.

Như thế, từ 1911 đến 1920 là một thập kỷ Người tìm đường và đã thấy con đường sẽ đi. Từ 1920 - 1924 và sau đó từ 1925 - 1927, khi Người viết các tác phẩm lý luận, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, nhất là Đường Kách mệnh (1927), đó là một giai đoạn lịch sử đặc biệt, hình thành về cơ bản lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Người. Đó cũng là thời gian mà Người chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính đảng cách mạng kiểu mới ở Việt Nam. Tư tưởng và phương pháp cách mạng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện tập trung, cô đọng trong các văn kiện đầu tiên thành lập Đảng, do chính Người trực tiếp soạn thảo: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng, tháng 2/1930.

Các mốc thời gian và sự kiện sau đó phản ánh những hoạt động vô cùng phong phú, kiên định, tích cực sáng tạo, nhưng cũng đầy thử thách đối với Người. Chính thực tiễn lịch sử cách mạng đã là sự thẩm định khách quan, công tâm nhất đối với giá trị, sức sống, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây thực sự là điểm nổi bật về sức sáng tạo vượt trước của Hồ Chí Minh, về bản lĩnh Hồ Chí Minh.

Cho đến khi Người về nước (1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thì tư tưởng, phương pháp cách mạng đầy sáng tạo của Người mới được khẳng định đầy đủ, nhanh chóng đi vào thực tiễn, đem lại lời giải đúng đắn nhất về lý luận để thúc đẩy cách mạng trong thực tiễn. Đó chính là chân giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Những sáng tạo và cống hiến lịch sử nổi bật của Hồ Chí MinhNhững sáng tạo và cống hiến lịch sử của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội thể hiện ở những điểm nổi bật sau đây:Một là, nhận thức sáng tạo về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, Người nhận thấy một trong những ưu điểm đặc sắc nhất của lý luận Mác - Lênin là phép biện chứng. Đó là phép biện chứng của phát triển xã hội, là khoa học và cách mạng của sự phát triển, xóa bỏ trật tự xã hội cũ bất công, tàn bạo và hướng tới xây dựng trật tự xã hội mới, dân chủ, công bằng và nhân đạo, xứng đáng nhất với con người - đó là chủ nghĩa cộng sản.

Người cũng đặc biệt đề cao học thuyết cách mạng của Lênin, cả trí tuệ khoa học, tính triệt để cách mạng lẫn đạo đức và nhân cách của người sáng lập ra học thuyết Đảng kiểu mới, lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vĩ đại nhất

6Created by Thanh An - 3 -Thanh An Page 35/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 3

Page 4: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

trong lịch sử, biến chủ nghĩa xã hội từ một học thuyết lý luận thành hiện thực xã hội mới, một chế độ xã hội mới.

Người nhận rõ chủ nghĩa Mác - Lênin là biểu hiện và kết tinh tinh hoa trí tuệ và tư tưởng của thời đại, của văn hóa nhân loại. Song, Người cũng đặt ra một vấn đề hết sức nghiêm túc về nhận thức khoa học: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại” (Sđd, t.1, tr.465).

Người đặt vấn đề về sự cần thiết phải vận dụng quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác để xem xét sự khác nhau cơ bản giữa kết cấu kinh tế và kết cấu giai cấp - xã hội giữa phương Tây với phương Đông. Người cũng nêu rõ, mai đây, khi chủ nghĩa tư bản phương Tây làm thay đổi phương Đông thì đấu tranh giai cấp có trở nên quyết liệt không? và Người khẳng định, đại thể là có, nếu xét gương của Nhật Bản.

Người còn giải thích rằng, thật ra là có, vì sự Tây phương hóa ngày càng tăng và tất yếu của phương Đông - nói cách khác, chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó (Sđd, t.1, tr.465). Nếu phân hóa giai cấp đã trở nên rõ rệt và đối kháng giai cấp từ sự phân hóa ấy là sâu sắc và gay gắt ở phương Tây trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì ở phương Đông và Việt Nam lại không hẳn là như vậy.

Ở đây, nổi bật lên mâu thuẫn dân tộc và xã hội với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân từ bên ngoài xâm lược vào chứ không phải là mâu thuẫn giai cấp. Do đó, nếu giải phóng giai cấp và đấu tranh giai cấp như một đặc trưng nổi bật và là một đòi hỏi bức xúc ở phương Tây tư bản chủ nghĩa, thì ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, lại nổi lên đặc trưng khác, đó là giải phóng dân tộc, là giải quyết mâu thuẫn dân tộc với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân xâm lược để giành độc lập, xóa bỏ tình trạng thuộc địa và phụ thuộc dưới ách đô hộ, thống trị của thực dân.

Đó là lý do giải thích vì sao Người chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp trong dân tộc để tạo ra sức mạnh giải phóng. Trong khi tin tưởng chắc chắn rằng, lý luận của chủ nghĩa Mác là đúng đắn không chỉ ở phương Tây mà còn ở phương Đông, Người còn có dự báo đầy mẫn cảm rằng, chủ nghĩa cộng sản dễ áp dụng và cách mạng cộng sản chủ nghĩa dễ thành công hơn chính trong thực tiễn phương Đông, châu Á và Việt Nam. Một trong những cơ sở luận chứng cho giả thuyết đó là sức đoàn kết dân tộc, truyền thống cộng đồng đã tỏ ra rất gần gũi với bản chất của chủ nghĩa cộng sản.

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn nêu ra một luận điểm rất khoa học và sáng tạo, tỏ rõ chính kiến độc lập đầy bản lĩnh của Người. Đó là, muốn áp dụng chủ nghĩa Mác, áp dụng lý thuyết cộng sản của Mác vào phương Đông và Việt Nam thì phải “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó

6Created by Thanh An - 4 -Thanh An Page 45/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/20134

Page 5: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

bằng dân tộc học phương Đông. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được” (Sđd, t.1, tr.465). Người cũng xác định rằng, nhiệm vụ ấy đang đặt ra về mặt lý luận mà những người cộng sản phải đáp ứng.

Những luận điểm nêu trên được Nguyễn Ái Quốc nói rõ vào năm 1924, đủ thấy tư chất và bản lĩnh sáng tạo của người cộng sản trẻ tuổi với sức bay của tư duy và tư tưởng vượt trước thời đại như thế nào. Sau này, Người còn có nhiều luận điểm sáng tạo khác đối với việc nhận thức bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Có thể nêu một vài thí dụ tiêu biểu. Người nhìn nhận chủ nghĩa Mác - Lênin trong dòng chảy của sự tiến hóa tư tưởng, biết thâu thái tất cả những gì tiến bộ, ưu tú, tinh hoa của tư tưởng, văn hóa nhân loại để vừa hiểu rõ sự phong phú của tư tưởng, văn hóa nhân loại, vừa thấy sự phát triển nhảy vọt của những tư tưởng mác xít vốn không tách rời, không ở bên ngoài mà ở trong tổng số và tổng hợp của toàn bộ những giá trị tinh hoa đó.

Chẳng thế mà, trong khi tin và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, Người vẫn rất trân trọng tư tưởng từ bi, bác ái của đạo Phật, khoan dung văn hóa cao cả của chúa Giêsu, tinh thần thực tiễn trong Tam dân chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn. Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là khoa học và cách mạng, mà còn là đạo đức và văn hóa. Người đã từng chỉ rõ, đọc hàng trăm, hàng nghìn quyển sách Mác - Lênin mà ăn ở với nhau không có tình có nghĩa thì làm sao gọi là Mác - Lênin được. Người cũng là nhà tư tưởng mác xít nổi bật nhất khi tiếp cận chủ nghĩa xã hội, tiếp cận nền chính trị của giai cấp công nhân và bản chất của đảng cộng sản từ góc độ đạo đức học và văn hóa đạo đức. Người nói, chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đối lập với tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, chính trị cốt ở đoàn kết và thanh khiết, Đảng là đạo đức, là văn minh.

Chân lý - một vấn đề của nhận thức luận khoa học được Hồ Chí Minh mở rộng sang bình diện đạo đức học. Cái gì tốt cho dân, có lợi cho dân, cái đó là chân lý. Phục vụ nhân dân, làm công bộc trung thành và tận tụy của dân là phục tùng chân lý cao nhất, là lựa chọn một lẽ sống cao thượng nhất.

Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đặc biệt chú trọng yêu cầu sáng tạo, không máy móc rập khuôn, muốn vậy phải hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh và những điều kiện lịch sử cụ thể. Người căn dặn chúng ta phải chú ý học tập kinh nghiệm của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em, nhưng không được sao chép mà phải có tinh thần độc lập tự chủ. Người nói rõ, ta và Liên Xô rất khác nhau về trình độ phát triển, về lịch sử và văn hóa. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm khác với Liên Xô vẫn là người mácxít.

Nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử đặc thù của Việt Nam là điểm xuất phát về lý luận và

6Created by Thanh An - 5 -Thanh An Page 55/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 5

Page 6: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

thực tiễn, về ý thức hệ của Hồ Chí Minh. Đó chẳng những là cơ sở để có những phát kiến sáng tạo, những cống hiến của Hồ Chí Minh về tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mà còn là sự cống hiến đặc sắc của Người, góp phần làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin và kho tàng lý luận cách mạng thế giới.

Hai là, vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, thực dân và nêu lên tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải phối hợp chặt chẽ với cách mạng vô sản ở chính quốc. Nguyễn Ái Quốc là người đã viết tác phẩm lý luận mác xít “Bản án chế độ thực dân Pháp” rất nổi tiếng vào năm 1925. Tác phẩm này là một tổng kết lịch sử, một cáo trạng đối với chủ nghĩa thực dân, để sau đó 20 năm, vào năm 1945, Người viết nên Tuyên ngôn độc lập, khai sinh chế độ dân chủ cộng hòa của nước Việt Nam độc lập, đồng thời là cáo chung chế độ thực dân ở Việt Nam sau hơn 80 năm tồn tại của nó.

Người phân tích: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” (Sđd, t.1, tr.298).

Cách mạng phải có sự phối hợp ở cả chính quốc và thuộc địa, giống như một con chim hai cánh, một cánh vỗ ở thuộc địa, một cánh vỗ ở chính quốc. Sự diễn đạt cụ thể và giản dị trên đây đã hàm chứa tư tưởng về tính triệt để của cách mạng chống chủ nghĩa tư bản, thực dân và tính tất yếu của sự phối hợp các phong trào cách mạng vì mục tiêu giải phóng ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và ở các nước tư bản chủ nghĩa. Đó là biểu hiện lập trường cách mạng triệt để và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận rõ, đối với những người lao động và vô sản ở khắp mọi nơi, dù màu da có khác nhau nhưng họ đều có chung một kẻ thù và cũng có chung một mục tiêu tranh đấu. Đế quốc thực dân ở đâu đâu cũng là ác quỷ, phải đánh đổ nó đi. Còn anh em vô sản ở đâu đâu cũng là bạn bè, anh em, đồng chí của nhau. Trên đời này, suy đến cùng, cũng chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản (Sđd, t.1, tr.266).

Người đề cập tới tình hình Đông Dương và những cơ sở cho sự chín muồi cách mạng ở đó. Đó vừa là những khẳng định khoa học, vừa là những dự báo chính trị mẫn cảm. Người viết: “Người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ Ấn Độ chiến đấu đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương” (Sđd, t.1, tr.28).

6Created by Thanh An - 6 -Thanh An Page 65/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/20136

Page 7: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Theo đánh giá của Người, “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” (Sđd, t.1, tr.28). Cho đến khi, Luận cương của Lênin được Người hấp thụ như tìm thấy cẩm nang đi đường, Người đã xác định rõ ràng con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản.

Ba là, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp trên lập trường giai cấp công nhân. Trong những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, không phải tất cả những người cách mạng và yêu nước, dù đứng trên lập trường cộng sản, đã ý thức đầy đủ và thật sự quan tâm tới vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Song, đây lại là vấn đề cốt tử mà Nguyễn Ái Quốc đặc biệt chú ý, từ khi tham gia hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp. Người đã thẳng thắn phê phán thái độ thờ ơ hoặc lãng quên phong trào cách mạng ở thuộc địa và đòi hỏi Đảng Cộng sản phải xác định rõ trách nhiệm của Đảng đối với việc thúc đẩy và phối hợp hành động với các phong trào cách mạng ở thuộc địa. Người đã sớm đi đến một kết luận quan trọng: Sự nghiệp giải phóng dân tộc phải đồng thời gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng xã hội; cả hai cuộc giải phóng đó đều là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, là sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Các bản tham luận nổi tiếng của Người tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (17/6 đến 8/7 năm 1924) đã chứng tỏ điều đó.

Những luận điểm sau đây cho thấy tính hệ thống và sự nhất quán của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc và cách mạng vô sản: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới” (Sđd, t.1, tr.416). “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân trên thế giới”, “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (Sđd, t.9, tr.314).

Cái mới và bản lĩnh sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc và cách mạng vô sản là ở chỗ:

- Không tách rời giai cấp khỏi dân tộc.- Giải phóng dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân, trên nền tảng ý

thức hệ của giai cấp công nhân nên cách mạng giải phóng dân tộc với mục tiêu giành độc lập dân tộc phải do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cũng do đó, con đường tiến lên của dân tộc và của xã hội Việt Nam chỉ có thể là con đường xã hội chủ nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc

6Created by Thanh An - 7 -Thanh An Page 75/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 7

Page 8: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

với chủ nghĩa xã hội bằng cách quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Thực tiễn khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng và phát triển đã mở ra con đường phát triển tốt đẹp nhất cho dân tộc Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đặt nền móng lý luận cho cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, đã tìm thấy con đường phát triển đúng đắn, hợp lý, có triển vọng nhất, phù hợp với trào lưu tiến hóa chung của nhân loại và xu thế phát triển của thời đại.

Bốn là, nhờ có lý luận và phương pháp cách mạng đúng đắn, Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân và dân tộc ta đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và mới, đưa dân tộc ta vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong của thế giới, xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội cũng có những nét sáng tạo đặc sắc, có giá trị và ý nghĩa hiện đại, không chỉ với nước ta mà còn đối với các nước xã hội chủ nghĩa khác trong loại hình “phát triển rút ngắn” và “quá độ gián tiếp”, do bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thực hiện từng bước từ dân chủ nhân dân tới chủ nghĩa xã hội.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh có cả một hệ vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội, từ đặc trưng, bản chất, mục tiêu, con đường, phương thức, mô hình và bước đi cũng như những giải pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong sự kết hợp giữa tính phổ biến với tính đặc thù, tính giai cấp - dân tộc - nhân dân với tính thời đại và tính nhân loại trong thế giới đương đại ngày nay.

Hồ Chí Minh đã phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học bằng cách bổ sung một cách tiếp cận đạo đức học cũng đồng thời là một quan niệm cụ thể về chủ nghĩa xã hội. Người đã dự cảm từ rất sớm một vấn đề mà ngày nay ta càng thấy rõ tính hệ trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội: Không đánh bại chủ nghĩa cá nhân thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (Sđd, t.9, tr.291).

Cũng như vậy, không đảm bảo thực hành dân chủ rộng rãi thì không thể chống được quan liêu, lãng phí, tham ô, tham nhũng. Rõ ràng, chủ nghĩa xã hội là đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Thành bại của chủ nghĩa xã hội tùy thuộc vào chỗ, những người xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là đội ngũ tiên phong có đủ dũng khí và quyết tâm để đánh thắng thứ “giặc nội xâm” mà Người coi là kẻ thù nguy hiểm nhất hay không?

Do đó, chủ nghĩa xã hội không chỉ là kinh tế - một nền kinh tế phồn vinh, giàu có, một thể chế chính trị dân chủ - pháp quyền, đảm bảo quyền làm chủ thực chất của nhân dân, một xã hội công bằng, bình đẳng cho sự phát triển hài hòa cá nhân và cộng đồng, mà còn là một nền tảng đạo đức trong sạch, thấm sâu vào các quan hệ xã hội lành mạnh, một hệ giá trị văn hóa nhân bản, nhân đạo và nhân văn, kết hợp được truyền thống, bản sắc dân tộc với những tinh hoa của thời đại vì độc lập - tự do - hạnh phúc cho mọi con người, mọi dân tộc.

6Created by Thanh An - 8 -Thanh An Page 85/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/20138

Page 9: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Sự sâu sắc và tinh tế văn hóa, đặc biệt là văn hóa đạo đức của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đem vào tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội một nhiệm vụ chiến lược - “trồng người”, đào tạo, giáo dục, rèn luyện cán bộ, coi đó là công việc gốc của Đảng và thực hành đạo đức cách mạng được Người quan tâm suốt đời như một chiến lược, cả tư tưởng lẫn hành động. Chiến lược đó là cốt lõi của chiến lược con người, chiến lược xây dựng, phát triển, đồng thời là chiến lược bảo vệ chủ nghĩa xã hội, làm cho cách mạng, Đảng cách mạng, người cách mạng, có sức mạnh tự bảo vệ. Điều đó cho thấy, tư duy chiến lược của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở tầm thời đại và hiện đại như thế nào, nhất là đem tư tưởng của Người soi rọi vào tình hình hiện nay cũng như trước những đòi hỏi mới của thời đại, trong xu thế toàn cầu hóa và trong bối cảnh hội nhập.

Người chỉ rõ, bản chất sâu xa và tính ưu việt nổi bật của chủ nghĩa xã hội là thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Người khẳng định, không gì quý bằng dân, không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân, và dân chủ là quý báu nhất trên đời của dân. Là chủ thể gốc của mọi quyền lực, nhân dân phải là chủ sở hữu đích thực của dân chủ, phải là chủ xã hội, chủ nhà nước, kiểm soát được nhà nước của mình và xã hội phải là một xã hội dân chủ. Người còn nhấn mạnh, thực hành dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Vậy là, Người đã thấy vai trò động lực của dân chủ đối với tiến bộ và phát triển, đối với chủ nghĩa xã hội.

Lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc không chỉ khoa học, cách mạng mà còn là đạo đức, là văn hóa, tức là nhân văn. Người từng nói, chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học sẽ là nguồn sức mạnh vô tận, chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận (Sđd, t.9, tr.131). Phải xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa sao cho đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày càng tốt, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. Tất cả đều nhằm vào hạnh phúc của nhân dân. Dân chỉ biết đến dân chủ khi dân được ăn no, mặc ấm. Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân vẫn cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì (Sđd, t.4, tr.152).

Mấu chốt của xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh là phải dựa vào dân, đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân. Việc gì có lợi cho dân phải quyết làm cho bằng được. Việc gì có hại tới dân phải quyết tránh cho bằng được. Quyền làm chủ của dân, hạnh phúc của dân, sự phát triển tự do, dân chủ, công bằng trong xã hội - đó là những giá trị đảm bảo cho chế độ phát triển bền vững và chủ nghĩa xã hội thực sự là một xã hội văn hóa cao, trong đó, con người là con người xã hội chủ nghĩa, nhân dân là chủ và làm chủ, dân tộc trở thành một dân tộc thông thái.

Chủ nghĩa xã hội nhân dân và nhân văn trong chiều sâu triết lý nhân văn chủ nghĩa của Hồ Chí Minh là ở đó. Trong những tư tưởng hàm xúc đó đã toát lên đầy đủ những vấn đề cốt yếu về mục tiêu, bản chất, động lực, cách làm và bước đi của chủ nghĩa xã hội. Đó là chủ nghĩa xã hội Việt Nam theo tư tưởng Hồ

6Created by Thanh An - 9 -Thanh An Page 95/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 9

Page 10: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Chí Minh. Đó cũng là một trong những cống hiến sáng tạo nổi bật của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

Năm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện một quan hệ biện chứng, thấm nhuần sâu sắc quan điểm thực tiễn - phát triển và đổi mới. Những luận giải cô đọng, hàm xúc của Hồ Chí Minh cho thấy, độc lập dân tộc là tiền đề, là điều kiện của chủ nghĩa xã hội, đó là nền tảng chính trị, là cơ sở dân tộc và chủ quyền nhân dân của chủ nghĩa xã hội. Theo đó, chủ nghĩa xã hội sinh thành, phát triển và hoàn thiện là đảm bảo thực chất, đầy đủ và bền vững nhất của độc lập dân tộc. Đó cũng là thước đo dân chủ và tự do của phát triển xã hội, một xã hội văn minh, hiện đại mà lịch sử tìm thấy sự biểu hiện tốt nhất ở chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, đó cũng chính là cách thức tổ chức xã hội tốt nhất để làm cho Tổ quốc, đất nước, quốc gia - dân tộc trường tồn, con người cá nhân và cộng đồng xã hội được phát triển tự do, toàn diện mọi khả năng sáng tạo, được thụ hưởng hạnh phúc vật chất, tinh thần trong một môi trường lành mạnh, tốt đẹp nhất. Đó cũng chính là hàm ý sâu xa trong một chân lý lớn mà Hồ Chí Minh nêu ra: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Giá trị ấy cũng chính là chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa xã hội phát triển thông qua đổi mới, sáng tạo và hiện đại hóa”.

PGS,TS. Tô Huy Rứa (vov.vn - Ngày 11/05/2010)

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI VẬN DỤNG MỘT CÁCH SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚCChủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, cả cuộc đời và sự

nghiệp cách mạng của Người là tấm gương mẫu mực về sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH cho các thế hệ con người Việt Nam nói chung và cho Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng kế thừa và phát huy trong mọi hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Hệ thống tư tưởng của Người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được hình thành và kiểm nghiệm của lịch sử đã minh chứng một cách sinh động Người là nhà hoạt động thực tiễn, nhà lý luận tiên phong về dân tộc, về giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Có được hệ thống tư tưởng, cùng những giá trị thực tiễn ấy là quá trình bôn ba hơn ba mươi năm ra đi qua các châu lục nhằm tìm con đường cứu dân, cứu nước.

Kỷ niệm 123 năm ngày sinh của Người (19/5/1890 - 19/5/2013), 102 năm ngày Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2013) hơn một thế kỷ đã trôi qua nhưng những giá trị lý luận và thực tiễn của con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt

6Created by Thanh An - 10 -Thanh An Page 105/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201310

Page 11: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị của nó.

Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ (TKQĐ) đi lên CNXH vào miền Bắc sau 1954.

C.Mác nghiên cứu CNTB trong điều kiện tự do cạnh tranh dự báo về tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ về chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.

(C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, t.19, tr.47.)

Về mô hình CNXH, C.Mác khẳng định:Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là nền đại công nghiệp.Xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, xác lập chế độ công hữu XHCN về tư liệu

sản xuất.Tạo ra cách tổ chức lao động cùng với kỹ thuật và kỷ luật lao động mới.Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.Xây dựng nhà nước kiểu mới thể hiện bản chất của GCCN.Giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.Lênin nghiên cứu về CNTB khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

khẳng định về TKQĐ: Về lý luận, không còn nghi ngờ gì nữa, rằng giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN phải có một TKQĐ. Đó là thời kỳ đấu tranh giữa CNTB đã bị đánh bại và CNXH vừa mới phát sinh.

Từ thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đến việc xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, viết về 30 năm hoạt động của Đảng, đăng báo Nhân Dân (06/01/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”; rằng “Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội (CNXH) bao gồm:

6Created by Thanh An - 11 -Thanh An Page 115/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 11

Page 12: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

- CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.

- CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.

- CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi.

- CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ tình hình thực tiễn của Việt Nam:

Trước hết, Người đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước để nhận rõ đặc trưng tính chất của thời kỳ quá độ của Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, trong đó đặc điểm bao trùm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp, chi phối toàn bộ tiến trình quá độ lên CNXH ở nước ta, từ đó phải tìm ra con đường với những hình thức, bước đi và cách làm phù hợp với đặc điểm Việt Nam.

Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, Người nói “Chúng ta phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”.

Về những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi CNXH ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ phải: Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; Phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

6Created by Thanh An - 12 -Thanh An Page 125/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201312

Page 13: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Hai là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng về vấn đề dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc thực hành dân chủ ở Việt Nam.

Từ thực tế tình hình cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo những giá trị lý luận và thực hành dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Nước ta là nước dân chủ.Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.Ba là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về vấn

đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc giải quyết tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

C.Mác khẳng định: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như là tinh thần của những trạng thái xã hội không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, H.1980, t.1,tr.14).

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh ấy, các sức mạnh tự phát của tự nhiên đều trở nên thần bí và chi phối hoàn toàn đến đời sống con người.

Bản chất của tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đó là sự phản ánh, song là sự phản ánh một cách hoang đường, hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan. (Tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như là tinh thần của những trạng thái xã hội không có tinh thần).

Tôn giáo và CNXH đối lập nhau về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc.

Từ thực tế tình hình cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin, Người không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo. Người luôn luôn tỏ thái độ tôn trọng và đề cao vai trò của những vị đã sáng lập ra các tôn giáo. Người nói: "Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và chúa Giê-su đều giống nhau. Thích Ca và Giê-su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng".

Người dạy: "Ngày nay, đồng bào cả nước, giáo và lương, đều đoàn kết chặt chẽ, nhất tâm nhất trí như con một nhà, cương quyết giữ vững tự do độc lập...".

6Created by Thanh An - 13 -Thanh An Page 135/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 13

Page 14: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào lương hay giáo đều là người Việt Nam, đều là người lao động và sự nghiệp cách mạng là việc lớn, là sự nghiệp chung không phải chỉ của một hai người. Người kêu gọi: "Lương giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc, và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh".

Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, đã khẳng định quyền tự do tín ngưỡng là quyền tự nhiên của người Việt Nam. Người nghiêm khắc phê phán những biểu hiện vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, quan tâm giáo dục cán bộ chính quyền, quân đội và các đoàn thể phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, bảo vệ đền chùa, nhà thờ các tôn giáo. Tại điều 14, chương IV, Sắc lệnh số 234 do Người ký “Các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ theo pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, như mọi tổ chức khác của nhân dân”.

Ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Bác đã nêu quan điểm: “Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”. Người rút ra: “Chúa Giê-su dạy: Đạo đức là bác ái; Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi; Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”. Người còn chỉ rõ khát vọng cao cả của các tôn giáo là: “Mục tiêu cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giêsu đều giống nhau: Thích Ca và Giêsu đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng”. Người đã nêu phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Bốn là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo quan điểm về vấn đề gia đình của chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xây dựng gia đình ở Việt Nam.

Mác và Ăngghen khi nghiên cứu về vấn đề gia đình đã khẳng định: Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái đó là gia đình.

Sự sản xuất ra đời sống - ra đời sống của bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng việc sinh con đẻ cái - biểu hiện ngay ra là một quan hệ song trùng: Một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ với xã hội đó cũng chính là gia đình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.9, tr.523).

Hồ Chí Minh đã cho rằng, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc không tách rời công cuộc giải phóng phụ nữ. Người từng viết: Ông C.Mác nói rằng: "Ai biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến

6Created by Thanh An - 14 -Thanh An Page 145/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201314

Page 15: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

bộ như thế nào?". Chính từ quan điểm tư tưởng của Người mà vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội nói chung và gia đình nói riêng cũng được nâng lên một tầm cao mới. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho một xã hội phồn vinh. Người phụ nữ, bên cạnh những đóng góp cho xã hội thông qua các công việc chuyên môn của mình còn là nhân tố tích cực, thậm chí khá quyết định cho một "gia đình tốt" như Bác Hồ từng nói. Tiêu chí về gia đình tốt trong thời đại hiện nay không chỉ dừng lại ở việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập đã khiến những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống có nguy cơ bị xói mòn hoặc bị xâm thực. Bên cạnh những biện pháp chung của Nhà nước, mỗi người phụ nữ Việt Nam cũng phải giữ vai trò là người gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những bài học về đạo làm người, về đức hi sinh cao cả, về tấm lòng vị tha sẽ được truyền trực tiếp từ tấm lòng người mẹ đến với những đứa con. Có biết bao câu chuyện cảm động về sự xám hối của những đứa con lầm lỗi khi có những bà mẹ kiên trì, giàu tình yêu thương, đầy trách nhiệm với cộng đồng và gia đình luôn theo sát bên cạnh. Cũng có không ít những lời cảnh tỉnh về lối sống ích kỉ của một bộ phận nhỏ các bà mẹ vô tình đã đẩy những đứa con của mình vào vòng lao lý.

Một gia đình tốt là một gia đình mà trong đó các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Do tàn dư của tư tưởng phong kiến, người phụ nữ trong gia đình ngay cả ở thời điểm hiện nay cũng đôi khi bị coi thường. Không ít cảnh bất bình đẳng khi người phụ nữ vừa phải gánh vác công việc xã hội, vừa phải toan lo việc gia đình. Đã thế nhiều chị còn phải chịu cảnh bị bạo hành do có những người chồng vũ phu, cư xử thiếu văn hóa. Chính Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình. Người kêu gọi nhân dân bài trừ tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản, thói gia trưởng trọng nam khinh nữ. Khi đến dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 3, Người nói: “Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng. Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận thức rõ địa vị làm chủ và nhiệm vụ làm chủ nước nhà” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, trang 294, NxbCTQG).

Năm là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về vấn đề con người XHCN của chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xây dựng con người mới XHCN làm động lực xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.310).

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính

6Created by Thanh An - 15 -Thanh An Page 155/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 15

Page 16: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN, con người phải vừa hồng, vừa chuyên, đủ đức, đủ tài, có phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động tốt Người căn dặn: Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng. Bao giờ Bác cũng nhấn mạnh đức là gốc.

Đối với từng đối tượng con người Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều để lại những lời dạy hết sức sâu sắc.

Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân". Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến.

Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con người: Con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.

Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin: "Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử". Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả nhân loại tiến bộ. Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.

Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiễn

6Created by Thanh An - 16 -Thanh An Page 165/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201316

Page 17: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

cách mạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy.

Tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh dựa trên thế giới quan duy vật triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì xuất phát từ thế giới quan duy vật triệt để ấy nên khi nhìn nhận và đánh giá vai trò của bản thân mình (với tư cách là lãnh tụ), Người không bao giờ cho mình là người giải phóng nhân dân. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, người cán bộ (kể cả lãnh tụ) chỉ là "đầy tớ trung thành" có sứ mệnh phục vụ nhân dân, lãnh tụ chỉ là người góp phần vào sự nghiệp cách mạng của quần chúng. Tư tưởng này đã vượt xa và khác về chất so với tư tưởng "chăn dân" của những người cầm đầu nhà nước phong kiến có tư tưởng yêu nước xưa kia. Và đây, cũng chính là điều đã làm nên chủ nghĩa nhân văn cao cả ở Hồ Chí Minh, một chủ nghĩa nhân văn cộng sản trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông.

Sáu là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo quan điểm về vấn đề văn hóa XHCN của chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Từ thực tế tình hình cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo những giá trị lý luận và thực tiễn về việc xây dựng nền văn hóa mới XHCN. Người khẳng định: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra. Nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

Nhìn từ góc độ triết học ta thấy phạm trù văn hóa trong quan điểm của Hồ Chí Minh bao hàm: Ý thức xã hội với các hình thái và cấp độ tâm lý, hệ tư tưởng của nó như khoa học, chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo và tồn tại xã hội - một bộ phận của tự nhiên đã in trên mình dấu ấn hoạt động có ý thức của con người trong quá trình sinh tồn và phục vụ cho nhu cầu sinh tồn đó của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hóa là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân” để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình

6Created by Thanh An - 17 -Thanh An Page 175/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 17

Page 18: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

yêu thương con người; yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ; yêu tính trung thực, chân thành thủy chung; ghét những thói hư tật xấu, những sa đọa biến chất, căm thù mọi thứ "giặc nội xâm''… Hơn nữa, chính tư tưởng đúng đắn lại được tiếp nhận không phải chỉ bằng lý trí mà còn bằng tình cảm, từ đó lại trở thành tình cảm lớn, tạo nên sự bền vững bên trong mỗi người. Mà điều này văn hóa lại có nhiều khả năng nhất. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” chính là muốn nói văn hóa đã làm cho lý trí của con người thêm sáng suốt và tình cảm con người ngày càng trở nên cao đẹp hơn.

Chủ trương trên đây thể hiện rõ ràng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giá trị văn hóa dân tộc. Người cho rằng: "Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu". Người đòi hỏi phải biết giữ gìn vốn văn hóa quý báu của dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hóa dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đây là quan điểm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc có chọn lọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảy là, từ thực tế tình hình cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo những giá trị lý luận và thực tiễn về đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và đề ra những chuẩn mực về đạo đức cách mạng của người cộng sản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: "Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém". Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

6Created by Thanh An - 18 -Thanh An Page 185/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201318

Page 19: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

- Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:

Một là, trung với nước hiếu với dân.Hai là, yêu thương con người.Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng

sự lãnh đạo của Đảng và việc rèn luyện của mỗi người.+ Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.+ Xây đi đôi với chống.+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.Tám là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo tinh thần

quốc tế vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng Việt Nam.Khi nghiên cứu CNTB tự do cạnh tranh, C.Mác đã đề ra khẩu hiệu chiến

lược nhằm đoàn kết giai cấp vô sản toàn thế giới chống lại giai cấp tư sản: Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại. Đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin đã phát triển khẩu hiệu của C.Mác một cách phù hợp với xu thế vận động của thời đại: Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại.

Từ thực tế tình hình cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo những giá trị lý luận và thực tiễn về đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc.

Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người đã sử dụng khoảng 2.000 lần cụm từ "đoàn kết", "đại đoàn kết" trong các văn bản viết. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng.

Sau khi giành được độc lập dân tộc, tại nhiều hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh sức mạnh của đoàn kết: "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi". "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công!".

Đoàn kết trong Đảng, Người viết: "Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân tộc ta". Để giữ vững và phát huy truyền thống đó, "các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".

Về đoàn kết quốc tế, giữa họ tất nảy sinh tình hữu ái vô sản. Đó là tình yêu thương giữa những con người cùng cực với nhau:

6Created by Thanh An - 19 -Thanh An Page 195/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 19

Page 20: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Quan san muôn dặm một nhàBốn phương vô sản đều là anh em

Tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thêm bạn bớt thù. Điều mà chắc chắn mọi người ai cũng không thể quên là tại lễ tiễn đoàn đại biểu Lào, Bác đã ứng khẩu đọc bài thơ:

Thương nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.Kết hợp lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

"Mình đã hưởng cái hay của người thì phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả".

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nhiệt huyết, hết lòng vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng và toàn dân tộc ta một hệ thống lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc, không chỉ góp phần to lớn và quyết định vào thắng lợi của dân tộc trong những năm qua mà còn có ý nghĩa chiến lược chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta trong những năm tiếp theo.

Kỷ niệm 123 năm ngày sinh của Người và hơn một thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Người ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam và khẳng định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những giá trị lý luận và thực tiễn của con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị của nó.

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH ở Việt Nam hiện nay với những thành tựu to lớn về lý luận và thực tiễn của hơn 25 năm đổi mới càng khẳng định cơ sở vững chắc những giá trị lý luận và thực tiễn của con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam mà Người đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam là duy nhất đúng đắn. Chúng ta hiện nay hoàn toàn có đầy đủ tiền đề và điều kiện để biến những hoài bão to lớn, những "ham muốn tột bậc" của Người trở thành hiện thực chính là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thạc sĩ Nguyễn Thành Phương (truongchinhtribentre.edu.vn - Ngày 06/5/2013)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Chúng ta đang thảo luận, góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi, bổ

sung Hiến pháp 1992, một lần nữa vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà nước lại

6Created by Thanh An - 20 -Thanh An Page 205/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201320

Page 21: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

được bàn thảo sôi nổi ở cả hai chiều trái ngược nhau. Một chiều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là cần thiết và phải được tái hiến định trong bản Hiến pháp sửa đổi, bổ sung; một chiều phủ định, thậm chí phản bác, đòi bỏ Điều 4 đã ghi trong Hiến pháp. Mặc dầu vậy, hầu hết mọi ý kiến đều có nhận thức chung rằng: Thực tế lịch sử là căn cứ hùng hồn để khẳng định tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nhà nước dân chủ kiểu mới do Đảng lãnh đạo là hoàn toàn đúng. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiền thân của Nhà nước XHCN Việt Nam hiện nay, do Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người sáng lập và lãnh đạo Đảng, vừa là người sáng lập và trực tiếp đứng đầu Nhà nước trong 24 năm (1945 - 1969), đồng thời trực tiếp đứng đầu ngành hành pháp 14 năm (1945 - 1959). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước một cách tài nghệ và tư tưởng của Người về Đảng lãnh đạo Nhà nước đã trở thành chuẩn mực, nguyên tắc mà tất cả chúng ta cho tới nay vẫn cần học tập và noi theo. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nêu khái lược tư tưởng của Người về Đảng lãnh đạo Nhà nước trong sự tương tác với sự phát triển của thời cuộc.

Sự lãnh đạo của đảng chính trị đối với nhà nước là quy luật chung trong lịch sử phát triển của xã hội hiện đại, trong tất cả các nhà nước, kể từ khi nhà nước tư sản ra đời tới nay. Đối với Hồ Chí Minh thì vận dụng quy

tắc chung ấy phải theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nghĩa là sự lãnh đạo của đảng chính trị là nguyên tắc tất yếu, là bất biến, nhưng hình thức và sự thể hiện thì lại có nhiều cách, nhiều biểu hiện khác nhau. Ở nước Mỹ thì trong Hiến pháp không ghi đảng chính trị nào lãnh đạo, nhưng trong luật thực định của họ, vận dụng khi bầu cử, tranh cử đã thể hiện rõ vai trò của hai đảng, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Hai đảng luôn thay thế nhau, chia sẻ quyền lực với nhau trong vai trò của đảng cầm quyền. Ở nước Pháp cũng như vậy, năm 2012 chính phủ cánh hữu đã phải nhận thất bại và nhường quyền lãnh đạo nhà nước cho cánh tả (là Đảng Xã hội).

Ở Việt Nam, Nhà nước dân chủ nhân dân hay Nhà nước cộng hòa XHCN về bản chất vẫn là Nhà nước của dân, do dân và vì dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo (với nhiều tên gọi của Đảng như Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam). Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã là quy luật chung, thành nguyên tắc nhưng việc có ghi trong Hiến pháp hay không, thậm chí có tuyên bố hay không là tùy tình hình cụ thể. Đối với Hồ Chí Minh thì nguyên tắc bất biến là vừa phải giữ vững quyền lãnh đạo chính trị của Đảng với Nhà nước, nhưng lại vừa phải đảm bảo tôn vinh vai trò của Nhà nước, làm cho Nhà nước của ta trở thành một Nhà nước dân chủ mới. Mới có nghĩa là Nhà nước phải trở thành ngọn cờ tập hợp,

6Created by Thanh An - 21 -Thanh An Page 215/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 21

Page 22: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

đoàn kết toàn dân tộc; Nhà nước ấy phải trở thành ngôi nhà chung, đáng tin cậy của tất cả mọi người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở ngoài nước.

Đây là sáng tạo độc đáo của Việt Nam gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp Hồ Chí Minh; nó không giống với bất kỳ nhà nước nào, dù là nhà nước XHCN hay nhà nước ở các nước khác đã xuất hiện và đang tồn tại trong lịch sử.

Ngày 21/1/1946, trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài về vai trò và mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trong một nhà nước dân chủ thì mọi người đều có tự do tín ngưỡng, tự do tổ chức. Nhưng vì hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi phải đứng ra ngoài mọi đảng phái. Nay tôi chỉ có một tin tưởng vào dân tộc độc lập. Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng Dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của Đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài”. Cũng với tinh thần ấy, trong lời tuyên bố trước Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ II (ngày 31/11/1946) khi thành lập Chính phủ Liên hiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về bản thân mình: "Tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước Quốc dân, trước thế giới. Tôi chỉ có một Đảng, Đảng Việt Nam". Đến khi Đảng ra công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, trong Báo cáo chính trị đọc trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam".

Năm 1955, khi cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn (giải phóng miền Bắc), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời một tờ báo nước ngoài: Đảng chúng tôi đã trở thành "hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc".

Rõ ràng những tuyên bố nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là sách lược chính trị mà xuyên suốt một tư tưởng chỉ đạo chiến lược: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Việt Nam là tất yếu lịch sử nhưng muốn giữ vững được vai trò của đảng cầm quyền, đảng ấy trước hết phải là một tổ chức "có tính quần chúng", bao gồm những người ưu tú của dân tộc, đảng ấy phải là "hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động" và quan trọng hơn cả, đảng ấy phải là "hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc", phải "là đạo đức, là văn minh" phải quyết tâm giữ gìn độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, mang lại hòa bình, ấm no cho dân tộc. Một đảng như vậy sẽ thực sự là một đảng lãnh đạo tư tưởng, chính trị, đường lối cho một Nhà nước dân chủ kiểu mới: Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

6Created by Thanh An - 22 -Thanh An Page 225/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201322

Page 23: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết một cách sáng suốt: Đảng lãnh đạo nhưng Đảng không làm thay Nhà nước, Đảng không cai trị mà tôn vinh Nhà nước, đảm bảo để Nhà nước có thực quyền làm chức năng quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.

Làm thế nào để các tổ chức Nhà nước, các đoàn thể nhân dân tin cậy, thừa nhận Đảng là người lãnh đạo? Câu trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “không phải bằng mệnh lệnh, đòi hỏi, bắt buộc Nhà nước và Mặt trận phải thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà "phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo". Người thường dặn, Đảng là do mỗi đảng viên, nhiều đảng viên hợp lại mà thành. Do vậy, Người đòi hỏi "đảng viên đi trước, làng nước theo sau", phải tự cải tạo mình thành một công dân, một cán bộ gương mẫu. Nên nhớ, "trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ "cộng sản" mà ta được họ

yêu mến... Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết của mình trước tiên". Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc lịch sử, trong đó Người đã nói rõ: "Đảng ta là đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".

Như vậy, vấn đề cốt lõi là ở xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng luôn là người đại diện cho trí tuệ, đạo đức, lương tâm và danh dự của toàn thể dân tộc, để mỗi cán bộ, đảng viên thật sự là người đày tớ trung thành của nhân dân. Có như vậy, Đảng mới xứng đáng và đủ khả năng giữ vững vai trò lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội.

Chống tự diễn biến, tự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên mới là giải pháp hữu hiệu, là đảm bảo chắc chắn nhất cho vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước.

PGS. Trần Đình Huỳnh

(Tạp chí Xây dựng Đảng số 4/2013)

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh thuộc phạm trù văn hóa chính trị Mácxít nhưng mang đậm dấu ấn dân tộc và là đỉnh cao của văn hóa chính trị Việt Nam.

6Created by Thanh An - 23 -Thanh An Page 235/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 23

Page 24: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh được thai nghén từ khi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, được định hình từ năm 1920 khi Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và được đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh mang bản chất của giai cấp công nhân và gắn liền với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về mặt cấu trúc, giá trị văn hóa chính trị Hồ Chí Minh được thể hiện trên các đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, văn hóa chính trị Hồ Chí Minh được kết tinh trong mục tiêu chính trị cao cả là: Độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh, nói ngắn gọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh không chỉ phản ánh mục tiêu, lý tưởng, bản chất sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, đó là một chủ nghĩa xã hội tất cả vì con người và do con người. Trung thành với con đường đã chọn, suốt cuộc đời Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, vì một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực trên đất nước Việt Nam. Để đạt tới mục tiêu cao đẹp đó, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm và hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh.

Vì vậy, có thể nói văn hóa chính trị Hồ Chí Minh có nội dung then chốt là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, truyền thống với hiện đại, cá nhân và cộng đồng, xã hội với tự nhiên với mục tiêu cao cả giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công, tiến tới một xã hội "trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".

Thứ hai, trong văn hóa chính trị Hồ Chí Minh nổi bật giá trị dân chủ, đó chính là một nền văn hóa chính trị "dân quyền". Với quan điểm "dân là gốc, dân là chủ", Người khẳng định rằng: "Không gì quý bằng nhân dân..., không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân..., không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân".

"Có dân là có tất cả". Theo Hồ Chí Minh, trong quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, là công bộc của nhân dân chứ không phải là "phụ mẫu chi dân" (cha mẹ của dân). Chế độ ta là chế độ dân chủ, dân là người chủ, địa vị cao nhất là nhân dân, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Có thể nói đó là sự phát triển đến đỉnh cao, là sự "vượt gộp" của văn hóa chính trị Việt Nam trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Để đảm bảo cho nhân dân luôn có được địa vị là chủ, Hồ Chí Minh cho rằng, phải có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo để dân làm chủ. Sở dĩ như

6Created by Thanh An - 24 -Thanh An Page 245/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201324

Page 25: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

vậy vì Đảng luôn là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, của dân tộc. Người cho rằng: Đảng là "hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc", "Đảng là đội tiên phong của giai cấp và dân tộc"… Chiều sâu văn hóa trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Đảng thể hiện khi Người khẳng định: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh". Đảng phấn đấu vì lợi ích toàn dân tộc, Đảng gần gũi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Với Người, "Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ".

Thứ ba, văn hóa chính trị Hồ Chí Minh lấy đại đoàn kết toàn dân tộc làm sức mạnh nền tảng, là phương thức tập hợp lực lượng cho cách mạng, cơ sở quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng: "Chính trị là... đoàn kết". Đoàn kết chính là hành động chính trị đặc trưng nhất, lôi cuốn hàng triệu người vào cuộc đấu tranh cho một xã hội phát triển và tiến bộ.

Cũng theo một thống kê chưa thật đầy đủ trong di sản Hồ Chí Minh, cụm từ mà Người nhắc đến nhiều nhất chính là "đoàn kết" (khoảng 1762 lần), điều này cho thấy, quan niệm chính trị là đoàn kết, không phải là một thủ đoạn hay sách lược nhất thời, mà là một chiến lược nhất quán xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Với quan điểm nhất quán đó, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Cơ sở của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là tấm lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng của Người: "Hễ là người Việt Nam thì ai cũng có lòng yêu nước, ghét giặc", vì vậy phải tổ chức tập hợp mọi tầng lớp, "không được phép bỏ một lực lượng nào sẵn sàng phục vụ quốc gia". Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất không ngừng được mở rộng, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được phát huy, đưa cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang.

Thứ tư, văn hóa chính trị Hồ Chí Minh thi hành một nền chính trị liêm khiết, trong sạch. Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm chính trị là đạo đức, là "thanh khiết từ to đến nhỏ", đạo đức là cơ sở của chính trị, đạo đức là gốc của người cách mạng. Mọi hoạt động chính trị phải dựa trên cơ sở đạo đức, hướng tới những hành vi có đạo đức, là xây dựng, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Để thực hiện mục tiêu chính trị, các chủ thể chính trị phải có đạo đức, các phong trào chính trị phải hướng tới các giá trị nhân văn. Những phong trào, những tổ chức chính trị hướng tới các giá trị nhân văn là những phong trào chân chính, tổ chức chân chính. Chính trị là "thanh khiết", quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với "đoàn kết", thể hiện chiều sâu và là nét đặc sắc trong văn hóa chính trị Hồ Chí Minh. Người yêu cầu mọi tổ chức đảng, cũng như các tổ chức chính quyền, đoàn thể phải luôn trong sạch, vững mạnh về mọi mặt. Có như vậy, Đảng mới luôn thực sự là hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc và thời

6Created by Thanh An - 25 -Thanh An Page 255/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 25

Page 26: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

đại, luôn xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân trong mọi thời kỳ cách mạng. Có như vậy, nhân dân mới tin và đi theo Đảng đến cùng, là cơ sở để Đảng tập hợp được quần chúng nhân dân đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì thế, Người luôn nhắc nhở: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện và thấm nhuần đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, đó là các phẩm chất tiêu biểu: Suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng; đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân; vì Đảng và dân mà hy sinh quên mình; gương mẫu trong mọi việc; không ngừng học tập văn hóa, khoa học - kỹ thuật, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin; luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng, cải tiến công tác, cùng đồng chí mình tiến bộ; thực hành chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu; phải liên hệ gắn bó với quần chúng, hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng và đặc biệt là phải gương mẫu trước quần chúng về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, sống giản dị, trong sạch. Người viết: "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải có tinh thần: "Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Khi mỗi cán bộ, đảng viên là một tấm gương sáng về hành vi đạo đức, thì họ luôn được quần chúng nhân dân tin yêu, hết lòng hết sức tin theo, là cơ sở để củng cố mối quan hệ Đảng và nhân dân - cội nguồn sức mạnh của cách mạng Việt Nam trong mọi thời kỳ.

Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, hơn 80 năm qua, các giá trị trong văn hóa chính trị Hồ Chí Minh luôn được phát huy và lan tỏa, là cơ sở để Đảng ta hoạch định đường lối phù hợp với thực tiễn của từng thời kỳ cách mạng. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh rõ điều này.

Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới, bên cạnh những thuận lợi, đang chịu sự chi phối từ những mặt trái của cơ chế thị trường, quá trình hội nhập, toàn cầu hóa. Tình trạng suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, thậm chí nhức nhối trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam hiện nay.

Trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, việc giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa

6Created by Thanh An - 26 -Thanh An Page 265/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201326

Page 27: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

chiến lược lâu dài của sự nghiệp cách mạng. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Một là, Đảng phải luôn kiên đinh mục tiêu, lý tưởng cách mạng, giữ vững nên tảng tư tưởng là Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng phải luôn kiên định với mục tiêu lý tưởng của cách mạng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là mục tiêu bất biến mà nhân dân ta đã kiên trì phấn đấu hy sinh, theo đuổi hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ có mục tiêu đó mới đảm bảo cho nhân dân ta không còn áp bức bất công. Để giữ vững được mục tiêu lý tưởng cách mạng, đòi hỏi Đảng phải luôn trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phải biết kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo trong điều kiện mới của đất nước ta hiện nay.

Hai là, phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng cơ chế chính sách đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đây là chủ trương chiến lược, một vấn đề cơ bản trong đường lối của Đảng. Muốn phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì phải phát huy dân chủ. Vì vậy, dân chủ trở thành một nguồn lực lớn, một giá trị văn hóa, vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng. Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta luôn tìm thấy sức mạnh của mình ở mối liên hệ mật thiết với nhân dân, luôn kết hợp sự lãnh đạo của Đảng với việc phát huy nghị lực sáng tạo của nhân dân, để nhân dân trở thành người sáng tạo ra lịch sử một cách tự giác, có tổ chức. Do đó, cùng với việc chăm lo đời sống nhân dân, tôn trọng và bảo đảm những quyền công dân đã được Hiến pháp quy định, cấp ủy Đảng các cấp, các cơ quan Nhà nước cần không ngừng giáo dục nhân dân, nâng cao dân trí, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, các tầng lớp nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của công luận đối với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Ba là, phải xây dựng một nền “chính trị liêm khiết” mà trọng tâm là xây dựng Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh.

Nền chính trị trong sạch vững mạnh đối lập với suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, quan liêu, tham ô, tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, hách dịch, xa dân, cục bộ địa phương, vô cảm với những khó khăn và nỗi khổ của nhân dân... Do vậy, xây dựng Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh góp phần là cơ sở để phòng chống tham nhũng, lãng phí, các hiện tượng sa sút, suy thoái về phẩm chất đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên một cách có hiệu quả. Yêu cầu cơ bản của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng, nâng cao trình độ

6Created by Thanh An - 27 -Thanh An Page 275/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 27

Page 28: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

kiến thức, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên; khắc phục có hiệu quả tệ tham nhũng; tăng cường dân chủ và kỷ luật, củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, khắc phục bệnh quan liêu, bao biện, xa rời, coi thường quần chúng, củng cố mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thực hiện tốt việc chống quan liêu, tham nhũng, chống đặc quyền, đặc lợi trong Đảng sẽ có tác động quyết định đến việc chống quan liêu, tham nhũng, thực hành dân chủ, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Vì thế, đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, các hiện tượng sa sút, suy thoái về phẩm chất, về đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên là một nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh hiện nay.

Bốn là, xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý của Đảng cầm quyền.Đây là vấn đề rất quan trọng có tính chất cấp thiết trong giai đoạn cách

mạng hiện nay. Muốn xây dựng, củng cố, giữ gìn và phát huy văn hóa lãnh đạo, quản lý của Đảng cầm quyền, đòi hỏi Đảng phải không ngừng hoàn thiện về trí tuệ, bản lĩnh, phẩm chất của mình. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh: "Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân... Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dân mới yêu ta, kính ta". Có như thế nhân dân mới đồng lòng, cùng đi trong cuộc hành trình này với Đảng. Điều cốt lõi là phải luôn biết lắng nghe dân, tin dân, dựa vào dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho mình, để không có tình trạng một đảng cầm quyền xa dân, không hiểu dân, mất dân. Đảng phải nhận rõ được nguy cơ này, phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn về mối quan hệ giữa Đảng và dân, giữ cho được mối quan hệ giữa Đảng và dân trong sáng và ngày càng vững chắc, tốt đẹp. Ths. Nguyễn Tùng Lâm - Đào Huy Toàn (Tạp chí Giáo dục lý luận số 194 - Tháng 3/2013)

QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NỀN

KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦNKhởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta khẳng định: “Tư

tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”. Trong đó có tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở thời kỳ quá độ đã soi sáng đường lối xây dựng và phát triển kinh tế trong sự nghiệp đổi mới.

Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần nữa. Cả nước đứng lên thực hiện cuộc kháng chiến vệ quốc thần thánh.

6Created by Thanh An - 28 -Thanh An Page 285/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201328

Page 29: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Trong đường lối kháng chiến, Hồ Chí Minh chủ trương “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” - Một chủ trương thể hiện sinh động sự kết hợp hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến. Cuối cuộc kháng chiến (1953) Hồ Chí Minh viết tác phẩm Thường thức chính trị. Trong tác phẩm này Hồ Chí Minh chỉ ra 6 thành phần kinh tế ở nước ta (vùng tự do): Một là, kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô. Hai là, kinh tế quốc doanh, có tính chất chủ nghĩa xã hội. Ba là, các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã mua bán, có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội. Các hội đổi công ở nông thôn, cũng là một loại hợp tác xã. Bốn là, kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ, họ thường tự túc ít có gì bán và cũng ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu. Năm là, kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế. Sáu là, kinh tế tư bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản. Tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội.

Để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần như trên, Hồ Chí Minh đưa ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt: Một là, công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế thì phải trừng trị. Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân. Hai là, chủ thợ đều lợi. Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên. Ba là, công nông giúp nhau. Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác, để cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân. Do đó mà càng thắt chặt liên minh giữa công nông. Bốn là lưu thông trong ngoài. Ta ra sức khai thác lâm thổ sản để bán cho các nước bạn và để mua những thứ ta cần dùng. Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán cho ta những hàng hóa ta chưa chế tạo được. Đó là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế ta.

Khi miền Bắc được giải phóng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, đồng nghĩa với thành phần kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô bị xóa bỏ. Vì vậy miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại năm thành phần kinh tế mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra từ năm 1953. Hồ Chí Minh vẫn nhất quán với quan điểm xây dựng, phát triển và sử dụng nền kinh

6Created by Thanh An - 29 -Thanh An Page 295/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 29

Page 30: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta. Chính sách Người nêu đối với các thành phần kinh tế lúc này là: Thứ nhất, với kinh tế quốc doanh – là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân. Cần phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên. Hai là, với kinh tế hợp tác xã – là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển. Hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cần phát triển từng bước vững chắc tổ đổi công và hợp tác xã. Ba là, với kinh tế cá thể của những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện. Bốn là, với kinh tế của những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Năm là, với kinh tế tư bản Nhà nước, Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ các nhà tư bản đi theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức khác; Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.

Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài của các thành phần kinh tế không xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng suốt những quan điểm mácxít của Hồ Chí Minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ. Mặt khác với đường lối xây dựng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh của toàn dân tộc có liên minh công nông trí thức làm gốc cùng tiến vào thời kỳ mới của dân tộc - xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, hoàn thành khát vọng của dân tộc: Độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc cho toàn dân.

PGS,TS. Hoàng Trang (dddn.com.vn – Ngày 20/10/2010)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, tổ chức tại Hà Nội ngày 21/11/1946, Bác Hồ đã nêu rõ: “Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở; phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập”. Muốn làm được điều đó, nhiệm vụ đầu tiên và rất quan trọng là phải thường xuyên quan tâm xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa.

6Created by Thanh An - 30 -Thanh An Page 305/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201330

Page 31: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Lối sống văn hóa như Bác nói là được thể hiện trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày như cách ăn mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc… Cốt lõi của lối sống văn hóa là nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, tiến bộ. Lối sống văn hóa mà Đảng ta, nhân dân ta xây dựng biểu hiện tập trung các giá trị của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là lối sống nhằm phát huy cao độ những giá trị tốt đẹp, bền vững của ông cha ta để lại như lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết cộng đồng, đức tính cần cù, giản dị, coi trọng đạo lý, nghĩa tình… Đó là lối sống lấy độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nội dung, mục tiêu hoạt động của cộng đồng và mỗi cá nhân.

Còn môi trường văn hóa là điều kiện để hình thành nhân cách con người văn hóa và lối sống văn hóa. Trong môi trường văn hóa có môi trường văn hóa xã hội, môi trường văn hóa cộng đồng, môi trường văn hóa gia đình… Môi trường văn hóa của nước ta xây dựng hiện nay bảo đảm cho con người được giao tiếp với thiên nhiên, sống trong một môi trường trong lành, hài hòa, bền vững. Đồng thời, ở đó con người với con người được sống bình đẳng, tự do, hạnh phúc, được phát huy mọi năng lực, sở trường, được thụ hưởng những giá trị chân - thiện - mỹ. Ở đó, cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ được tôn trọng và bảo vệ. Cái xấu, cái ác, cái phản văn hóa phải bị phê phán, loại trừ.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh những nội dung và các giải pháp về xây dựng lối sống văn hóa, môi trường văn hóa đã được Bác nêu một cách đầy đủ, cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Người nói: “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Thí dụ ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi.

Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước.

Cái mới mà hay thì ta phải làm. Thí dụ: Ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho nó ngăn nắp.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về lối sống văn hóa còn có cả xây dựng lối sống văn minh, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Muốn thực hiện điều này, theo Bác là phải thường xuyên quan tâm nâng cao dân trí, nhận thức đầy đủ vai trò của văn hóa, giáo dục con người “biết ham đọc”, bởi có học mới tiến bộ. Đồng thời, xây dựng lối sống văn hóa phải được nhận thức và thể hiện từ mỗi con người, trong từng gia đình, từng làng xóm, phố phường ra toàn dân mới có hiệu quả bền vững và phát huy tác dụng tích cực, rộng lớn, lâu dài.

Xây dựng môi trường văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là luôn coi trọng và đề cao mối quan hệ hài hòa, sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Trong môi trường xã hội phải coi trọng và luôn chăm lo giáo dục bồi dưỡng nhân cách phẩm chất con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

6Created by Thanh An - 31 -Thanh An Page 315/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 31

Page 32: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Bác Hồ nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”.

Trong môi trường xã hội đó con người phải được tự do, bình đẳng, được sống ấm no, hạnh phúc, nhân phẩm, quyền lợi chính đáng được bảo vệ, chủ nghĩa cá nhân phải bị phê phán, loại bỏ, tham ô, tham nhũng, lãng phí phải được ngăn chặn, con người luôn coi trọng giá trị đạo đức và biết tôn trọng pháp luật…

Cùng với việc quan tâm xây dựng môi trường xã hội, Bác Hồ sớm nhận thức và luôn coi trọng, chú ý tới bảo vệ môi trường tự nhiên.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây” và kêu gọi: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Điều này cho thấy, Người đặt lợi ích của “trồng cây” và “trồng người” quan trọng như nhau và trong mối quan hệ gắn bó không thể tách rời của đời sống con người, của dân tộc. Người khẳng định: “Do Tết trồng cây mà nước ta ngày càng xanh tươi, nhân dân ta càng thêm giàu có”.

Ngày nay, môi trường sống đã trở thành vấn đề toàn cầu. Thế giới lấy ngày 5/6 hàng năm làm Ngày Môi trường thế giới, khuyến cáo mọi người, mỗi quốc gia hãy quan tâm và có trách nhiệm, hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường sống trên khắp hành tinh. Có thể nói, thông qua “Tết trồng cây” do Bác Hồ phát động đã cho thấy, Người chính là nguyên thủ quốc gia đầu tiên dự báo và đưa ra chiến lược bảo vệ môi trường.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp về phát triển văn hóa qua các thời kỳ, từ đó làm cho lối sống văn hóa, môi trường văn hóa nước nhà đã phát huy được những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam, tính ưu việt của văn hóa xã hội chủ nghĩa được thể hiện, trở thành “cái nôi” nuôi dưỡng những phẩm chất và nhân tố tích cực trong cộng đồng xã hội, góp phần vào những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn chỉ ra rằng, hiện nay lối sống văn hóa và môi trường văn hóa nước ta còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo ngại, tồn tại ở nhiều nơi, cả ở nông thôn và thành thị. Chẳng hạn như hiện tượng tàn phá thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi sinh một cách nghiêm trọng diễn ra khá phổ biến, kéo dài không được ngăn chặn. Sự lãng quên vô thức của con người làm cho các di sản văn hóa nhiều nơi bị biến dạng, xuống cấp nghiêm trọng… Một số người, ở nhiều nơi kể cả trong trí thức, văn nghệ sĩ, thanh thiếu niên sống thiếu văn hóa, ăn mặc lố lăng, đầu tóc nhuộm vàng nhuộm đỏ, nói năng văng tục, đua đòi lãng phí, vứt rác bừa bãi, vi phạm pháp luật, thiếu tôn trọng kỷ cương, không tự giác chấp hành luật lệ giao thông… Môi trường gia đình, xã hội bị xuống cấp, có nơi, có lĩnh vực đáng lo ngại. Điều đó đang đặt ra cho chúng ta từ các tổ chức Đảng, đến cả hệ thống chính trị ở Trung ương đến các cơ sở phải

6Created by Thanh An - 32 -Thanh An Page 325/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201332

Page 33: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, tính cấp bách của nhiệm vụ xây dựng lối sống văn hóa, môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vừa qua đã dành mục VI nói về “Chăm lo phát triển văn hóa”, trong đó nhiệm vụ “củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng” được đưa lên đầu tiên với những nội dung cơ bản, cụ thể:

Một là: Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng xã, phường, khu phố, thôn bản đoàn kết, dân chủ, văn minh, lành mạnh.

Hai là: Xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại. Đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống.

Ba là: Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma túy, cờ bạc…

Bốn là: Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, quan tâm bồi dưỡng, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, nếp sống mới đối với thế hệ trẻ.

Năm là: Đúc kết và xây dựng hệ thống giá trị chung của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân.

Sáu là: Tiếp tục phát triển nền văn hóa, nghệ thuật nước nhà tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác, bồi dưỡng lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ… Đồng thời tập trung xây dựng môi trường, lối sống và đời sống văn hóa của mọi người dân, phát huy năng lực làm chủ của nhân dân…

Bước sang năm 2013, với quyết tâm và khí thế mới, chúng ta tin tưởng đất nước ta sẽ đạt được những thành tựu mới về các mặt, trong đó có thành tựu “củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng” theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà Nghị quyết Đại hội XI đã chỉ ra, góp phần làm cho văn hóa nước nhà xứng đáng với vai trò “soi đường cho quốc dân đi” như lời Bác căn dặn, trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập.

TS. Nguyễn Xuân Thông (vov.vn - Ngày 21/3/2013)

6Created by Thanh An - 33 -Thanh An Page 335/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 33

Page 34: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA

TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚIDựng nước đi đôi với giữ nước là một quy luật tồn tại và phát triển của dân

tộc Việt Nam. Quy luật đó được phát huy trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và trở thành một chiến lược quan trọng của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước, kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm và củng cố quốc phòng của dân tộc ta. Tư tưởng đó của Người còn tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm đấu tranh quốc phòng tiên tiến của cách mạng thế giới, đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Người đã cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ khẩn trương triển khai nhiều hoạt động quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao để tăng cường lực lượng quốc phòng, tổ chức kháng chiến, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững nền độc lập của dân tộc mới giành được. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giành thắng lợi, trong Diễn văn mừng Trung ương Đảng, Chính phủ về Thủ đô (ngày 1/1/1955), Người nêu rõ: “Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng”. Người luôn căn dặn các lực lượng vũ trang và nhân dân không được lơ là, mất cảnh giác; trong khi tập trung cho sản xuất, phải luôn đập tan mọi âm mưu của kẻ thù, trấn áp các phần tử phá hoại, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Trong hoàn cảnh đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh chủ trương củng cố miền Bắc về mọi mặt để miền Bắc vừa làm tròn nhiệm vụ là căn cứ địa, hậu phương của cả nước, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, vừa đủ sức đánh bại mọi âm mưu phá hoại, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng của đất nước được hình thành ngay từ sau khi nhân dân ta giành được nền độc lập, dựng lên chế độ dân chủ cộng hòa và có bước phát triển mới khi miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhiệm vụ chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tư tưởng đó thể hiện trong câu nói nổi tiếng của Người: “Các vua

6Created by Thanh An - 34 -Thanh An Page 345/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201334

Page 35: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tư tưởng của Người về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, trên thực tế đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng - chiến lược quốc phòng, được quán triệt, thể hiện trong mọi đường lối, chính sách của Đảng, góp phần to lớn, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân có phạm vi rộng lớn, nhưng cũng rất cụ thể, nó không giới hạn ở lĩnh vực đấu tranh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc mà còn phát huy tác dụng trên mặt trận kinh tế, xây dựng đất nước, làm cho tất cả các mặt ấy kết hợp với nhau tạo thành tiềm lực quốc phòng, sức mạnh giữ nước trong thời bình và biến thành tiềm lực quân sự trong thời chiến. Tựu trung lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Trước hết là, quốc phòng phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ Tổ quốc.

Kế thừa truyền thống dân tộc và tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh xác định nền quốc phòng của nước ta phải do toàn dân xây dựng và dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Bởi vì, sự nghiệp cách mạng nói chung, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói riêng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; chỉ khi nào động viên, tổ chức được đông đảo nhân dân tham gia thì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc mới trở nên vững chắc. Người khẳng định: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc”. Điều đó có nghĩa là sức mạnh quốc phòng, sức mạnh giữ nước phải được xây dựng trước hết từ nhân dân, từ khối đại đoàn kết toàn dân, chứ không đơn thuần chỉ là sức mạnh quân sự, sức mạnh của các lực lượng vũ trang.

Kiên trì quan điểm quốc phòng toàn dân, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền quốc phòng thực sự của dân, do dân và vì dân. Nền quốc phòng đó mang bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, của nhà nước dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử chuyên chính vô sản. Mục tiêu của quốc phòng không chỉ bảo vệ Tổ quốc mà còn bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhân dân; không chỉ chống giặc ngoài mà còn chống cả thù trong, nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp của dân tộc ta là hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Quan điểm của Người về mục tiêu, tính chất của nền quốc phòng đất nước thể hiện sự vận dụng sáng tạo luận điểm “bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách là Tổ quốc” của Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.

Nhấn mạnh yêu cầu động viên toàn dân xây dựng nền quốc phòng của đất nước, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cấp, các ngành, các địa phương, đoàn thể phải hết sức coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí quyết tâm đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đồng thời thường xuyên chăm lo bồi dưỡng sức dân, nâng cao đời sống

6Created by Thanh An - 35 -Thanh An Page 355/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 35

Page 36: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là của công nhân, nông dân, bộ đội, công an và công chức. Đó là yếu tố căn bản để khơi dậy, phát huy tính tích cực và sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thấy, nhờ biết dựa vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân, Đảng ta đã xây dựng được tiềm lực quốc phòng của đất nước lớn mạnh, đủ sức để chiến thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Hai là, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện và hiện đại.

Xuất phát từ điều kiện của nước ta, một nước đất không rộng, người không đông, kinh tế kém phát triển, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh toàn diện, nghĩa là xây dựng cả tiềm lực chính trị và tinh thần, tiềm lực kinh tế và khoa học, tiềm lực quân sự, phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự. Quốc phòng toàn diện cũng có nghĩa là không chỉ đơn thuần về quân sự, mà đó là sự hợp lực của tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, xã hội nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp để giữ ổn định và phát triển đất nước trong thời bình, đánh thắng kẻ thù trong chiến tranh.

Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong sự nghiệp xây dựng quốc phòng, Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Người yêu cầu phải chủ động, tích cực phát huy nội lực, đồng thời nâng cao khả năng tiếp nhận viện trợ của các nước bạn. Nhờ đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng quốc phòng nước ta đã tiếp nhận được nhiều loại vũ khí hiện đại do các nước anh em viện trợ, kịp thời và đủ sức đập tan mọi hành động chiến tranh của kẻ thù.

Trong quá trình xây dựng, củng cố quốc phòng, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng quân đội nhân dân thành một đội quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, có đủ các binh chủng hợp thành, có “quả đấm chủ lực mạnh”. Bởi vì, một nền quốc phòng vững mạnh không thể thiếu quân đội và lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh làm nòng cốt. Đó chính là lực lượng răn đe các thế lực thù địch âm mưu phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và sẵn sàng chiến đấu đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Người cho rằng xây dựng nền quốc phòng hiện đại phải xuất phát từ điều kiện cụ thể và khả năng của đất nước; tiến lên hiện đại phải dần dần từng bước phù hợp với điều kiện kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta. Để giải quyết vấn đề đó, điểm mấu chốt là phải biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của đất nước, con người Việt Nam, biết kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc trên cơ sở đề cao tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo của nhân dân, đồng thời biết

6Created by Thanh An - 36 -Thanh An Page 365/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201336

Page 37: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế và vận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại.

Bài học kinh nghiệm của quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong hơn nửa thế kỷ qua đã chỉ ra rằng, chỉ có xây dựng quốc phòng vững mạnh toàn diện, từng bước hiện đại, biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, mới đảm bảo cho nước ta có lực lượng quốc phòng vững mạnh, làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.

Ngay trong những năm tháng chiến tranh, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn giữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi”. Quan điểm đó thể hiện rõ mối quan hệ biện chứng giữa hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, giữa xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, miền Bắc bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định yêu cầu phải bảo vệ ngay trong xây dựng và xây dựng phải biết tự vệ; phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Trong quan niệm của Người, xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng tuy là hai lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đều có những đặc điểm riêng, quy luật riêng, nhưng về mục đích và bản chất, hai nhiệm vụ ấy là hoàn toàn “nhất trí và kết hợp chặt chẽ với nhau vì đều nhằm làm cho quân đội ta ngày càng mạnh và miền Bắc ngày càng vững chắc”. Người coi phát triển kinh tế là nhằm nâng cao từng bước đời sống nhân dân, đồng thời cũng là tạo ra cơ sở vật chất để tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo đảm hậu cần – kỹ thuật cho đất nước khi có chiến tranh. Kinh tế càng phát triển thì càng có điều kiện xây dựng nền quốc phòng vững mạnh và lực lượng quốc phòng càng hùng hậu, càng tạo thế ổn định đất nước để phát triển kinh tế.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Hồ Chí Minh chỉ đạo phải giải quyết tốt việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Phát triển kinh tế nhưng không lơi lỏng nhiệm vụ quốc phòng, ngược lại củng cố quốc phòng không làm ảnh hưởng đến xây dựng kinh tế. Người yêu cầu việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế phải được thực hiện cân đối, nhịp nhàng, hợp lý, hiệu quả; sao cho mỗi bước phát triển của nền kinh tế đều có tác dụng nâng cao sức mạnh quốc phòng và mỗi bước phát triển của nền quốc phòng lại tăng cường khả năng xây dựng và bảo vệ kinh tế, bảo vệ đất nước.

Như vậy, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, phải ra sức phát triển kinh tế, văn hóa, đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chăm lo xây dựng quốc phòng, phát triển nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại. Những quan niệm chỉ thấy nhiệm vụ xây dựng kinh tế mà xem nhẹ nhiệm vụ

6Created by Thanh An - 37 -Thanh An Page 375/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 37

Page 38: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, hay trái lại chỉ nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng quân đội tiến lên mà không thấy nhiệm vụ xây dựng kinh tế là quan trọng, đều là những nhận thức lệch lạc, chủ quan, cục bộ, như Hồ Chí Minh đã nhiều lần phê phán, coi như “chẳng khác gì người đứng một chân”.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế đã trở thành phương châm xuyên suốt, góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng nước ta trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược và vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Bốn là, quốc phòng gắn liền với an ninh.Hồ Chí Minh xác định quốc phòng và an ninh là hai lĩnh vực hoạt động

quan trọng của Nhà nước ta và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người chỉ rõ: “Công an và quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính. Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau”. Hai lực lượng này tuy có chức năng khác nhau nhưng cùng có chung một đối tượng là kẻ thù dân tộc và giai cấp. Làm tốt công tác an ninh trật tự, giữ cho bên trong được bảo đảm an toàn về mọi mặt là tạo điều kiện cho sự vững chắc về quốc phòng; ngược lại, quốc phòng vững mạnh có tác dụng răn đe các thế lực xâm lược, chống đối, góp phần tích cực vào việc giữ vững, củng cố an ninh quốc gia. Do đó, quốc phòng gắn liền với an ninh được bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có tính quy luật của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta.

Trong công cuộc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, Hồ Chí Minh yêu cầu cả hai lực lượng quân đội và công an đều phải biết dựa vào dân, học hỏi dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của mình. Bởi vì: “Nhân dân có hàng triệu tai mắt... Biết dựa vào nhân dân, thì nhân dân sẽ là người giúp việc rất đắc lực” cho an ninh, quốc phòng. Người nhấn mạnh: “Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân đội, của công an nói riêng và toàn dân nói chung, là nhiệm vụ mà quân đội và công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành được tốt”. Như vậy, chỉ có dựa trên nền tảng nhân dân, sự kết hợp giữa quân đội với công an mới tạo được thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân rộng lớn, có sức mạnh to lớn và đạt hiệu quả cao.

Kết hợp quốc phòng với an ninh được thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta suốt mấy chục năm qua khẳng định là một vấn đề lớn, mang tính nguyên tắc và hết sức quan trọng thuộc về đường lối cách mạng của Đảng ta.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có ý nghĩa lâu dài trong tương lai. Nó là cơ sở lý luận tư tưởng và là kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta. Cùng với toàn bộ hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, tư tưởng của Người về quốc phòng toàn dân đã được Đảng và Nhà nước ta quán triệt, vận dụng sáng tạo trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội VI của Đảng (12/1986) chủ trương: “Kết hợp chặt chẽ

6Created by Thanh An - 38 -Thanh An Page 385/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201338

Page 39: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

kinh tế, quốc phòng và an ninh, đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền quốc phòng và an ninh toàn dân, xây dựng hậu phương đất nước một cách toàn diện” nhằm “thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Tinh thần ấy tiếp tục được bổ sung, phát triển qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X của Đảng. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 8 (khóa IX) đã ra Nghị quyết về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; trong đó nhấn mạnh: “Củng cố và hoàn thiện nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên từng địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là trên địa bàn chiến lược; xây dựng các khu phòng thủ vững chắc”. Đại hội XI của Đảng tiếp tục chủ trương: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”; đồng thời nhấn mạnh yêu cầu “Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh”.

Do đó, tiếp tục quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ mới, theo chúng tôi, cần nhận thức và nắm vững một số vấn đề sau:

Một là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội là mục tiêu duy nhất đúng đắn

mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Điều đó đã được khẳng định dứt khoát trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng từ năm 1930. Đường lối đó không những phản ánh sâu sắc nguyện vọng của nhân dân ta mà còn phù hợp với xu thế chung của thời đại và hơn 80 năm qua, nó đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Ngày nay, công cuộc đổi mới tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có nhiều thuận lợi rất cơ bản, song cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải kiên định mục tiêu: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, có xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mới bảo vệ được vững chắc độc lập dân tộc và có giữ vững độc lập dân tộc mới giành được thắng lợi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Do đó, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân, chúng ta cần khẳng định rằng, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhưng quyết không chệch hướng, tách rời dựng nước với giữ nước, tách rời bảo vệ độc lập dân tộc với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

6Created by Thanh An - 39 -Thanh An Page 395/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 39

Page 40: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

Hai là, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo, vượt mọi khó khăn, xây dựng và bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội.

Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975), Đảng đã lãnh đạo cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải luôn nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo, vượt mọi khó khăn, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Muốn vậy, cần phải phát huy sức mạnh nội lực, dựa vào sức mình là chính, để đưa đất nước tiến lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời phải không ngừng nâng cao trình độ khoa học công nghệ, kỹ thuật quân sự, tích cực thực hiện có hiệu quả việc nghiên cứu, đầu tư xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng ngày càng lớn mạnh, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước. Đi đôi với việc coi trọng, phát huy thế mạnh, tiềm năng của đất nước, cần mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Ba là, thường xuyên nêu cao cảnh giác, củng cố quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Dựng nước đi đôi với giữ nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn gắn liền với nhau là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Chỉ có xây dựng đất nước giàu mạnh với chế độ chính trị ưu việt xã hội chủ nghĩa mới tạo ra nguồn lực dồi dào cho sự nghiệp giữ nước. Có xây dựng được nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, đủ sức răn đe và đánh bại mọi kẻ thù, thì mới giữ được hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho đất nước phát triển bền vững.

Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” mưu toan xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và lái đất nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta cần phải thường xuyên nêu cao cảnh giác cách mạng, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng mà bao thế hệ nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phấn đấu giành được. Đó chính là một trong những cơ sở, điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như Đảng ta xác định.

Bốn là, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

6Created by Thanh An - 40 -Thanh An Page 405/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201340

Page 41: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Như nhiều Nghị quyết của Đảng đã dự báo về tình hình phát triển của khoa học công nghệ trong thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khoa học quân sự nói chung, khoa học nghệ thuật quân sự nói riêng sẽ có những bước phát triển mới. Do đó, nếu chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xảy ra sẽ là chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược có vũ khí, trang bị công nghệ cao với nhiều thủ đoạn tác chiến mới.

Tình hình đó đặt ra yêu cầu có tính nguyên tắc là phải quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quốc phòng của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân, phát triển lý luận về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, về phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tổng kết lịch sử nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật quân sự trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Bởi vậy, cùng với việc phát huy ưu thế về chính trị, tinh thần, đòi hỏi chúng ta phải tập trung nghiên cứu, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ về khoa học nghệ thuật quân sự, trong đó đặc biệt coi trọng nghiên cứu, phát triển nghệ thuật kết hợp các mặt đấu tranh trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh hiện nay, bao gồm kết hợp các mặt đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự, đấu tranh kinh tế, đấu tranh ngoại giao, đấu tranh tư tưởng, văn hóa... nhằm thực hiện mục tiêu chung là ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

PGS, TS. Nguyễn Minh Đức (tutuonghochiminh.vn – Ngày 27/3/2013)

NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN THẾ GIỚI

Hồ Chí Minh - nhà chính trị, nhà tư tưởng, người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế: Từ khi rời Tổ quốc đi tìm con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh sớm nhận thức muốn hoạt động cách mạng cần phải tham gia các tổ chức và hòa mình vào phong trào đấu tranh cách mạng. Người đã hoạt động trong phong trào của người Việt Nam yêu nước và phong trào công nhân Pháp, tham gia Đảng Xã hội Pháp; sinh hoạt trong Câu lạc bộ Phôbua; tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa; chủ nhiệm kiêm chủ báo Người cùng khổ; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; tham gia Quốc tế

6Created by Thanh An - 41 -Thanh An Page 415/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 41

Những đóng góp của Hồ Chí Minh

đối với thế giới

Page 42: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Cộng sản, hoạt động trong Quốc tế Nông dân; tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức…

Những hoạt động đầy nhiệt huyết của Người - với tư cách nhà chính trị, nhà tư tưởng, người chiến sĩ cộng sản quốc tế đã in dấu đậm nét trong lịch sử cách mạng vô sản thế giới. Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhiều lần phải sống trong thiếu thốn, khổ cực, nguy hiểm, tù đày, thậm chí bị hiểu lầm, nhưng trong hoàn cảnh nào, Người cũng có một niềm tin sắt son vào chủ nghĩa Mác - Lênin, nêu cao ý chí, bản lĩnh và phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản.

Hồ Chí Minh có công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều bài báo của Người đã được đưa vào tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm 1925, một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Hoạt động trong tổ chức Quốc tế Cộng sản, Người tích cực đưa lý luận Mác - Lênin vào phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; kiên trì bảo vệ, phát triển sáng tạo những quan điểm của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc. Với trách nhiệm là Ủy viên Ban phương Đông của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Người hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng, phong trào cộng sản ở các nước châu Á và xúc tiến thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Sức lan tỏa của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc rất mạnh mẽ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào cách mạng ở hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Hàng loạt các phong trào giải phóng dân tộc liên tiếp nổ ra ở các nước Á, Phi và Mỹ Latinh rộng lớn trong suốt các thập kỷ 50, 60 và 70 của thế kỷ XX. Hệ thống thuộc địa thế giới đã từng được chủ nghĩa thực dân đế quốc xây dựng ròng rã trong 500 năm đã nhanh chóng sụp đổ hoàn toàn chỉ trong vòng chưa đầy 50 năm sau mốc son Việt Nam mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có những đóng góp quan trọng với lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện ở một số nội dung chủ yếu sau: Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở các nước chính quốc, nhân dân các dân tộc ở các nước thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình và cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước. Đây là những cống hiến quan trọng vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin.

Xuất phát từ tình hình ở các nước tư bản, Lênin đã nêu luận điểm Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Xuất phát từ tình hình Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy việc ra đời của Đảng

6Created by Thanh An - 42 -Thanh An Page 425/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201342

Page 43: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Cộng sản ở đây nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân thì chưa đủ, vì giai cấp công nhân còn nhỏ bé và phong trào còn non yếu, do đó phải kết hợp cả với phong trào yêu nước rộng lớn của các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Hồ Chí Minh còn đi đến kết luận: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Đây là những luận điểm mới của Hồ Chí Minh, bổ sung vào học thuyết về Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Các Mác, Ăngghen xác định, quần chúng làm cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân. Lênin, trong cách mạng vô sản Nga, xác định quần chúng cách mạng là công nhân, nông dân và binh lính. Đối với Hồ Chí Minh, lực lượng cách mạng là “cả quần chúng”, bao gồm: Giai cấp công nhân - giai cấp lãnh đạo cách mạng, giai cấp nông dân - cùng với công nông là gốc của cách mạng, tiểu tư sản, trí thức, phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc, các cá nhân yêu nước, “Bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới”. Quan điểm này của Người không chỉ đúng trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay.

Hồ Chí Minh có những sáng tạo độc đáo trong các bước đi giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc; luận giải khoa học, sâu sắc về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, ưu tiên giải quyết vấn đề dân tộc trước, giải quyết vấn đề dân chủ từng bước. Bảo vệ nền độc lập dân tộc đã giành được bằng biện pháp hòa bình, nhưng khi kẻ thù đã dùng chiến tranh xâm lược để áp đặt sự nô dịch mới, thì cần dựa vào và phát huy sức mạnh của cả dân tộc để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Để bảo vệ nền độc lập dân tộc chân chính, cần xây dựng một xã hội mới là xã hội xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công và xây dựng chủ nghĩa xã hội để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

Trong di sản tư tưởng của Người, có cả một hệ thống những chỉ dẫn khoa học về cách thức, biện pháp, bước đi trong thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc không chỉ tính khoa học, cách mạng mà còn có nhiều luận điểm bổ sung từ góc độ đạo đức, văn hóa, nhân văn.

(congdoanthainguyen.org.vn)

6Created by Thanh An - 43 -Thanh An Page 435/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 43

Page 44: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ, MỘT TRONG NHỮNG DI SẢN VÔ GIÁ HIỆN NAY

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, đồng thời là chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người không chỉ là biểu tượng sáng ngời của đại đoàn kết dân tộc, mà còn là hiện thân rực rỡ của tinh thần đoàn kết quốc tế cao đẹp trong thời đại ngày nay.

Trên thế giới, hiếm có một lãnh tụ cách mạng nào lại bàn nhiều, tiến hành hoạt động nhiều và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp về đoàn kết quốc tế như lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thuở sinh thời, Người đã từng bôn ba khắp năm châu bốn biển, đến đâu, ở đâu, với tất cả đồng chí và bạn bè gần xa, Người luôn thể hiện sâu sắc tình đoàn kết quốc tế cao đẹp. Từ sự chứa chan của lòng yêu nước thương nòi và sự cảm thông vô hạn với những người cùng khổ, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã sớm nhận thức được muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, thì giai cấp cần lao toàn thế giới phải đoàn kết đấu tranh, đánh đổ giai cấp bóc lột tàn ác.

Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rộng lớn, sâu sắc, cao đẹp, trong đó trước hết là đoàn kết trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và đoàn kết trong đại gia đình các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Người đã từng nhấn mạnh: “Thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ thuộc về chúng ta, sẽ thuộc về chủ nghĩa xã hội... Nếu như tất cả các nước anh em và các đảng anh em đoàn kết chặt chẽ với nhau”. Với tinh thần ấy, Người tiếp tục khẳng định: “Cuộc đấu tranh kiên quyết của các dân tộc bị áp bức nhất định sẽ đánh bại bọn đế quốc thực dân. Chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ toàn thắng trên khắp thế giới. Trong sự nghiệp đấu tranh vĩ đại ấy, sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”.

Với quan điểm chiến lược đúng đắn ấy và trên cơ sở quán triệt sâu sắc khẩu hiệu lịch sử của C.Mác “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”, Hồ Chí Minh đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng:

“Quan san muôn dặm một nhàBốn phương vô sản đều là anh em”

Theo Hồ Chí Minh, yêu cầu cách mạng vô sản thế giới đòi hỏi giai cấp vô sản, các đảng cộng sản và công nhân quốc tế phải đoàn kết thống nhất, phải gắn bó thân thiết như anh em một nhà. Sự đoàn kết ấy, chính là sức mạnh, là chiến thắng. Để xây dựng, củng cố sự nghiệp đoàn kết cao cả ấy, Hồ Chí Minh cho

6Created by Thanh An - 44 -Thanh An Page 445/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201344

Page 45: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

rằng, các đảng cộng sản và công nhân quốc tế phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên quyết đấu tranh chống những khuynh hướng tư tưởng sai lầm, lệch lạc như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sôvanh, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét lại hiện đại...

Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi góp phần vào củng cố cho sự nghiệp đoàn kết quốc tế cao đẹp ấy. Bằng lời nói và việc làm cụ thể, Hồ Chí Minh đã luôn nêu cao tấm gương tuyệt vời về tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng cho toàn Đảng, toàn dân Việt Nam. Người luôn coi thắng lợi của các đảng anh em và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em là thắng lợi của chính đất nước mình. Đánh giá về thắng lợi kháng chiến của nhân dân Triều Tiên (năm 1953), Người viết: “Kháng chiến Triều Tiên thắng lợi. Đó là thắng lợi lớn của phe ta. Thắng lợi của anh em ta cũng tức là thắng lợi của ta”. Phấn khởi trước những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô về xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người khẳng định những thành tựu ấy là cơ sở, là điều kiện cho thành tựu của nhân dân Việt Nam. Người nhấn mạnh: “Chúng tôi coi sự nghiệp và thành tựu của nhân dân Liên Xô là báo hiệu và đảm bảo cho sự nghiệp và thành tựu của chính mình”. Đặc biệt, Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và bộ đội phải biết ơn chân thành và sâu sắc về sự giúp đỡ to lớn của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế, của các nước xã hội chủ nghĩa anh em đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Đã nhiều lần Người chỉ rõ, nhờ có Cách mạng Tháng Mười dẫn đường, có nhân dân Liên Xô đánh thắng phát xít Nhật thì Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam mới thành công. Người cũng luôn khẳng định, nhờ có sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em thì nhân dân Việt Nam mới lập được nhiều chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đạt được thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Người đã thay mặt nhân dân Việt Nam cám ơn sự giúp đỡ cao quý này ở đại hội Đảng Cộng sản và công nhân của nhiều nước, ở nhiều hội nghị quan trọng trong nước và quốc tế. Tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, Người nhấn mạnh: “Thắng lợi của cách mạng Việt Nam còn là do nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc, đã hết lòng giúp đỡ. Nhân dịp này, chúng ta nhiệt liệt tỏ lòng biết ơn các nước xã hội chủ nghĩa anh em đứng đầu là Liên Xô vĩ đại. Chúng ta cũng thành thực tỏ lòng biết ơn đối với các đảng anh em khác, nhất là Đảng Cộng sản Pháp, đã tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta”.

Hồ Chí Minh luôn có tinh thần đoàn kết quốc tế vô cùng trong sáng, nên người rất đau lòng khi có sự bất hòa giữa các đảng anh em. Đây là điều Người day dứt cho tới trước lúc “đi xa” và người đã viết trong Di chúc: “Tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em”. Song,

6Created by Thanh An - 45 -Thanh An Page 455/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 45

Page 46: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

dù băn khoăn, day dứt, Người vẫn tin tưởng chắc chắn rằng, mọi sự bất hòa sẽ được giải quyết, các đảng anh em nhất định sẽ đoàn kết lại để đưa phong trào cách mạng thế giới tiến lên. Niềm tin ấy của Người sẽ phải trải qua một chặng đường lịch sử hết sức khó khăn, lâu dài, nhưng nhất định nó sẽ là sự thật, bởi đó là quy luật tất yếu của lịch sử.

Đoàn kết quốc tế cao đẹp theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn được thể hiện sâu sắc ở mối tình đoàn kết đặc biệt giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Theo Hồ Chí Minh, ba nước trên bán đảo Đông Dương phải đoàn kết chặt chẽ thì mới tạo được sức mạnh đánh thắng kẻ thù, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và xây dựng cuộc sống phồn vinh cho nhân dân mỗi nước. Người chỉ rõ, sự đoàn kết ấy có sức mạnh to lớn, đó là nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước cũng như thắng lợi của cách mạng ở cả Đông Dương. Người khẳng định: “Sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào đoàn kết chặt chẽ nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng”. Theo Người, sự đoàn kết ấy là ý chí thống nhất của nhân dân ba nước, vì những mục tiêu cao cả của ba dân tộc anh em. Trong thư gửi Hội nghị nhân dân Đông Dương, Người khẳng định: “Ý chí thống nhất của nhân dân ba nước chúng ta là kiên quyết đấu tranh chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ và ra sức bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ”.

Hồ Chí Minh còn cho rằng, đoàn kết giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia phải thật keo sơn gắn bó, phải thân thiết, tin cậy như anh em một nhà. Theo Người, đây là mối tình đoàn kết đặc biệt, đoàn kết giữa những người cùng chung một mái nhà Trường Sơn hùng vĩ, cùng chung một chiến hào chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược, cùng kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì những lẽ đó, Hồ Chí Minh luôn xác định, Việt Nam giúp hai nước Lào và Campuchia là tự giúp mình. Với quan điểm đúng đắn và cao đẹp ấy, Người căn dặn bộ đội Việt Nam trước khi lên đường sang giúp nước bạn: “Các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn hết lòng chăm lo xây dựng, vun đắp cho tình đoàn kết đặc biệt giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia; đồng thời, Người đã cùng những đội tiền phong cách mạng đó, lãnh đạo nhân dân ba nước không ngừng tăng cường, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt. Dưới sự lãnh đạo của Người, tình đoàn kết đặc biệt của ba nước trên bán đảo Đông Dương ngày càng đậm đà, sâu nặng, góp phần đưa cách mạng mỗi nước giành hết thắng lợi này đến thắng lợi

6Created by Thanh An - 46 -Thanh An Page 465/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201346

Page 47: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

khác. Phát biểu trong buổi gặp nhà vua Lào Xri Xavang Vátthana, Người nhấn mạnh:

“Việt Lào, hai nước chúng ta,Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”

Điện mừng Thái tử Xihanúc khi nhận chức Quốc  trưởng nước Campuchia, Người lại khẳng định: “Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Khơme ngày càng củng cố và phát triển”.

Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ thiên tài mà còn là hiện thân rực rỡ của tình đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Điều này đã được nhân dân ba nước khẳng định, tôn kính, ngưỡng mộ, thể hiện tấm lòng mến phục, tin yêu bằng cách tất cả đều gọi tên Người là “Bác Hồ”, “Bác Hồ kính yêu”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế cao đẹp còn được thể hiện phong phú, rộng lớn ở tình đoàn kết giữa Việt Nam với nhân dân tiến bộ thế giới.

Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Theo Người, được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới thì công cuộc kháng chiến và kiến quốc của Việt Nam nhất định thắng lợi vẻ vang. Người đã khẳng định một trong những nguyên nhân quan trọng Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong 10 năm (1954 - 1964) là: “Được sự đồng tình và ủng hộ ngày càng rộng lớn và mạnh mẽ của các nước anh em và của nhân dân toàn thế giới đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam và cuộc đấu tranh của nhân dân cả nước ta để thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà”.

Hồ Chí Minh còn luôn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, muốn cho cách mạng thành công thì phải kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Theo Người, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam phát huy tốt hai mặt này, sẽ làm cho lực nhỏ hóa lớn, lực yếu hóa mạnh, sẽ tạo ra thế bao vây rộng khắp áp đảo kẻ thù. Người còn chỉ rõ, để phát huy sức mạnh thời đại, Việt Nam cần phải tiến hành tốt nhiều nội dung, biện pháp, trong đó cần đặc biệt chú ý xây dựng tình đoàn kết và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân tiến bộ thế giới.

Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm lãnh đạo, giáo dục nhân dân Việt Nam chủ động đoàn kết với nhân dân thế giới, mà chính Người là một tấm gương tiêu biểu về việc chăm lo xây dựng, vun đắp cho tình đoàn kết quốc tế rộng lớn và cao đẹp ấy. Ở nhiều nơi, nhiều thời điểm lịch sử, nhiều hội nghị, Người đã thay mặt nhân dân Việt Nam cám ơn tinh thần đoàn kết quốc tế, giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam. Phát biểu tại Hội nghị quốc tế đoàn kết với Việt Nam chống Mỹ và bảo vệ hòa bình, Người nhấn mạnh: “Từ khắp năm châu đến Thủ đô Hà Nội chúng tôi, các bạn và các đồng chí đã mang đến cho nhân dân

6Created by Thanh An - 47 -Thanh An Page 475/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 47

Page 48: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Việt Nam hai miền Nam Bắc, tình đoàn kết chiến đấu vô cùng quý báu của nhân dân tiến bộ và yêu chuộng hòa bình toàn thế giới.

Tiếng nói mạnh mẽ của Hội nghị là tiếng nói của chính nghĩa, của hàng nghìn triệu con người đang quyết tâm đấu tranh cách mạng, chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ...

“Nghị quyết của Hội nghị ủng hộ nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược là sự cổ vũ to lớn đối với cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền Nam Việt Nam... Tôi xin thay mặt đồng bào cả nước chúng tôi trân trọng cảm ơn các bạn và các đồng chí”. Hồ Chí Minh không chỉ cảm ơn các nước, các tổ chức quốc tế, mà người còn kịp thời cảm ơn nhiều nhà khoa học, nhiều vị nghị sĩ quốc hội của các nước đã nhiệt tình ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Người đã nhiều lần gửi điện cảm ơn nhà bác học Anh, cụ Bécstơrăng Rútsxen. Trong bức điện gửi ngày 10/8/1964, Người viết: “Tôi hoan nghênh việc cụ đã lên án những hành động của Mỹ gây chiến và đe dọa hòa bình đối với đất nước chúng tôi và khu vực Đông Nam Á... Tôi xin cảm ơn cụ đã quan tâm đến tình hình nghiêm trọng do Mỹ gây ra trên đất nước chúng tôi”.

Nét độc đáo của Hồ Chí Minh về đoàn kết với nhân dân thế giới là Người đặc biệt chú ý tới đoàn kết với nhân dân tiến bộ nước đối phương. Trong kháng chiến chống Mỹ, Người luôn đánh giá cao vai trò đấu tranh phản đối chiến tranh của nhân dân tiến bộ Mỹ. Người đã chân thành cám ơn hàng vạn thanh niên, sinh viên, hàng ngàn giáo sư, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Mỹ đã rầm rộ biểu tình chống chiến tranh xâm lược Việt Nam của Chính phủ Mỹ. Người xúc động trước những tấm gương anh dũng hy sinh vì hòa bình của nhân dân Mỹ như cụ bà Henga Hecdơ và các chiến sĩ hòa bình Noman Morixơn, Rôgiơ Lapotơ, Xilin Gian Caoxki...

Trên cơ sở phân tích tình hình nước Mỹ và cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ, đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ. Do vậy, nhân dân hai nước cần giúp đỡ nhau để tạo thêm sức mạnh, đánh đổ bọn trùm hiếu chiến Mỹ. Người đã ví sự kết hợp đấu tranh này như hai mũi giáp công và nhân dân hai nước Việt - Mỹ nhất định chiến thắng. Người khẳng định: “Nhân dân Mỹ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từ ngoài vào. Hai bên giáp công mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt - Mỹ nhất định sẽ thắng. Đó sẽ là thắng lợi vẻ vang của mặt trận thống nhất nhân dân hai nước, mà cũng là thắng lợi chung của loài người yêu chuộng chính nghĩa và hòa bình”.

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia, đoàn kết với nhân dân tiến bộ thế giới hết sức trong sáng, tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết quốc tế cao đẹp trong thời đại mới. Những nội dung đoàn kết quốc tế cao đẹp ấy có giá trị bền vững, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế sâu sắc, đây chính là một trong di

6Created by Thanh An - 48 -Thanh An Page 485/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201348

Page 49: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

sản Hồ Chí Minh vô giá trong thời đại ngày nay. Giá trị và ý nghĩa to lớn của di sản này được thể hiện trên một số vấn đề chủ yếu sau.

Một là, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế góp phần dẫn đường cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi.

Hiện nay, cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đang còn diễn ra gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài, song quy luật tất yếu là loài người sẽ tiến tới chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới. Để đi tới mục tiêu cuối cùng cao cả ấy, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế không còn con đường nào khác là phải đoàn kết chặt chẽ hơn, rộng rãi hơn, đấu tranh mạnh mẽ và triệt để hơn.

Trong bối cảnh chiến lược mới, với xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, vấn đề đoàn kết đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những thuận lợi và khó khăn mới. Trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và thực trạng cách mạng thế giới hiện tại, với hoàn cảnh lịch sử mới, sự nghiệp đoàn kết đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phải đổi mới mạnh mẽ cả nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành. Chính trong quá trình đổi mới ấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế càng có ý nghĩa dẫn đường thiết thực và sâu sắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế không những cổ vũ động viên mà còn chỉ rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp đoàn kết đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng của Người góp phần quan trọng vào dẫn đường cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tiếp tục đấu tranh giành những thắng lợi mới trong thời đại mới, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng.

Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là di sản lý luận góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, kỳ thị chủng tộc, sắc tộc hiện nay.

Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nước lớn là khuynh hướng tư tưởng vốn đã tồn tại dai dẳng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đặc biệt, sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, khuynh hướng tư  tưởng ngày càng phát triển, gây nên những tổn hại to lớn cho phong trào cách mạng thế giới. Chính khuynh hướng này đã làm cho một số đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa từ chỗ có tinh thần quốc tế trong sáng trở thành những đảng và nhà nước chạy theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, sắc tộc. Trong những năm cuối thế kỷ XX, do tác động của khuynh hướng tư tưởng này, mà tình đoàn kết quốc tế cao cả trong cuộc đấu tranh chung bị phá vỡ, thậm chí một số đảng, một số nước từ chỗ là đồng chí, bạn bè thân thiết trở thành đối đầu, đối địch của nhau rất nguy hiểm.

Để đi tới những mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản tương lai, để phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tiếp tục đoàn kết đấu tranh giành thắng lợi trong thời đại hiện nay, các đảng cộng sản và công nhân quốc tế phải

6Created by Thanh An - 49 -Thanh An Page 495/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 49

Page 50: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ. Đây là cuộc đấu tranh quyết liệt, phức tạp, lâu dài của mỗi đảng cũng như của cả phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong cuộc đấu tranh này, chủ nghĩa Mác - Lênin về quốc tế vô sản và tư tưởng Hồ Chí Minh đoàn kết chính là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho cuộc đấu tranh giành thắng lợi. Đặc biệt các quan điểm của Hồ Chí Minh: “Cách mạng của mỗi nước là một bộ phận của cách mạng thế giới”, “Thắng lợi của các đảng và nhân dân các nước anh em là thắng lợi của chính mình”, “Giúp nước bạn tức là mình tự giúp mình... là cơ sở lý luận và nội dung đấu tranh trực tiếp với những quan điểm sai lầm, phản động của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh đang thịnh hành hiện nay”.

Ba là, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là cơ sở lý luận trọng yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đường lối đối ngoại, mở rộng quan hệ quốc tế trong thời kỳ mới.

Việt Nam bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và đất nước có nhiều phát triển mới. Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Qua hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên. Những thành tựu toàn diện của Việt Nam trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... được bắt nguồn từ đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đường lối ấy lại lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Điều đó khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nói riêng có giá trị bền vững, luôn giữ vai trò là cơ sở lý luận cho Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đường lối đối ngoại, mở rộng quan hệ quốc tế.

Trong  thời kỳ mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vẫn là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng cộng sản Việt Nam xác định chủ trương: “Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới”. Đồng thời, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết khu vực, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia cũng vẫn là cơ sở lý luận, phương pháp luận để Đảng xác định: “Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương... Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược”.

Trong hoàn cảnh lịch sử mới, mặc dù quan hệ giữa Việt Nam với các nước có nhiều phát triển mới, song tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết với nhân dân tiến bộ thế giới vẫn là cơ sở lý luận vững chắc, lâu dài cho cách mạng Việt Nam về kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đó cũng chính là cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam xác định chủ trương: “Đẩy mạnh công

6Created by Thanh An - 50 -Thanh An Page 505/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201350

Page 51: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

tác văn hóa - thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”.

Những điều luận giải trên đây cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế chính là cơ sở lý luận trọng yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhất quán ở đây là đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; có chính sách đối ngoại rộng mở; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, nhằm làm cho Việt Nam thực sự là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế bao gồm nhiều nội dung rộng lớn, phong phú, cao đẹp, có giá trị bền vững và có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Tư tưởng của Người không chỉ là tài sản tinh thần vô giá của Đảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, mà còn là di sản vô giá của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của cả nhân loại trong thời đại ngày nay. Cùng với tinh thần quốc tế vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đoàn kết quốc tế cao đẹp Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi soi đường cho giai cấp công nhân, cho cả loài người tiến tới tương lai tươi sáng, đi tới một chân trời mới, tới bến bờ hạnh phúc tràn đầy. PGS, TS. Hà Huy Thông (www.cpv.org.vn - Ngày 8/6/2012)

-------------------------------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP CÓ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜITrong ba mươi năm lao động và hoạt động cách mạng ở nước ngoài,

Nguyễn Ái Quốc đã từng sống ở Pháp, Anh, Mỹ... Những tư tưởng dân chủ, nhân quyền của cuộc cách mạng giành độc lập của Mỹ, cách mạng lật đổ chế độ phong kiến của Pháp, cùng với ảnh hưởng của các công trình khoa học về Nhà nước và pháp luật như: “Tinh thần pháp luật” của S. Montesquieu, “Khế ước xã hội” của J.J. Rousseau... đã để lại ấn tượng sâu sắc trong nhận thức lý luận - chính trị của Người. Song khi sự kiện “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gửi đến đại diện chính phủ các nước Đồng minh thắng trận họp ở Véc-xây bị khước từ, Người đã thấy rõ hơn những khái niệm “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” mà bọn thực dân nói tới ở các thuộc địa chỉ là “bánh vẽ”, không hơn không kém.

Như vậy là trên thế giới, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đã tồn tại hai thứ nhân quyền: Thứ nhất, nhân quyền ở “chính quốc” (ở các nước đế quốc), đó là những giá trị hạn hẹp, nhưng dù sao những người sống ở đây vẫn ít nhiều được hưởng thụ; thứ hai, nhân quyền ở thuộc địa - đó là thủ đoạn chính trị che đậy cho những hành động áp bức, bóc lột dã man của thực dân, đồng thời còn là thủ đoạn ru ngủ và nuôi dưỡng ảo tưởng cho một bộ phận trí thức thuộc địa.

Trong “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Hơn 80 năm thống trị, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân

6Created by Thanh An - 51 -Thanh An Page 515/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 51

Page 52: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

đạo và chính nghĩa”. Từ những tiền đề trong hai văn kiện có giá trị lịch sử nhân loại - Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, năm 1776; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, năm 1789, Người đã suy ra một chân lý mới có ý nghĩa thời đại, đó là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Có thể xem đây là quyền tự nhiên của các dân tộc, đồng thời là tiền đề, điều kiện của quyền con người ở các nước thuộc địa. Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ vừa là tiền đề, điều kiện vừa là một nội dung của quyền công dân và quyền con người.

Khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi Người đưa ra một khuôn mẫu mới - kết hợp các giá trị cơ bản của quyền con người với giá trị của độc lập dân tộc, Người viết: “Tự do, bình đẳng, bác ái, độc lập”.

Năm 1966 - nghĩa là 20 năm sau, “Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị”, đã ghi nhận: “Tất cả các dân tộc đều có quyền dân tộc tự quyết” (Điều 1). Hơn 40 năm sau tại Hội nghị Nhân quyền thế giới ở Viên (Áo), năm 1993, lại một lần nữa điều này được khẳng định. Phát triển tư tưởng nhân quyền (quyền của cá nhân) thành quyền dân tộc tự quyết (quyền tập thể), gắn quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc thuộc địa với quyền con người là một đóng góp có ý nghĩa thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tư tưởng nhân quyền của nhân loại.

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người viết: Một cuộc cách mạng thành công thì quyền phải “giao cho dân chúng số nhiều” và dân chúng phải “được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật”.

Trong mười chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh được công bố trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, có những chính sách thể hiện nổi bật và trực tiếp các quyền của con người.

Bảo đảm quyền con người trong mọi xã hội tùy thuộc một phần quan trọng vào hệ thống pháp luật và đội ngũ cán bộ, công chức của ngành tư pháp. Trong tác phẩm: “Việt Nam yêu cầu ca”. Người viết: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Hồ Chí Minh đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp (Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959), ký và công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác. Trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc, năm 1948 Người viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi theo”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Người nhấn mạnh: “Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải

6Created by Thanh An - 52 -Thanh An Page 525/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201352

Page 53: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

làm quan cách mạng”... Người còn nói: “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lợi ích của cá nhân nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể... Khi lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể thì... lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể”.

Tư tưởng về quyền và tự do của cá nhân cũng đã được quy định trong luật quốc tế về quyền con người. Với Hồ Chí Minh mục tiêu cuối cùng của một cuộc cách mạng là tự do, hạnh phúc của nhân dân, Người nói: “Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì” và “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Tự do là một giá trị cơ bản, quan trọng bậc nhất của quyền con người. Đã có nhiều quan niệm khác nhau về tự do. Người nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý... (khi) đã tìm thấy chân lý lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”.

Một trong những nét đặc sắc, độc đáo trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là đã mở rộng, gắn liền khái niệm quyền con người với khái niệm quyền làm người.

Khi lên án tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát: “Chưa bao giờ, ở một thời đại nào, ở một nước nào, người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách độc ác trơ tráo đến thế”.

Theo Hồ Chí Minh sự vi phạm quyền làm người của thực dân có nghĩa rộng hơn quyền con người, đó không chỉ là sự vi phạm các quy định của pháp luật mà còn là sự xúc phạm các giá trị khác như danh dự, nhân phẩm, truyền thống văn hóa của cả một dân tộc.

Hồ Chủ tịch đã nhiều lần đề cập tới khái niệm “làm người”. Người đòi hỏi mỗi người phải xứng đáng với “quyền làm người”. Tại trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Người đã để lại bút tích trong sổ lưu niệm của nhà truờng, Người viết học “để làm việc, làm người, làm cán bộ”.

Như vậy, quyền con người không chỉ là những đòi hỏi của mỗi người đối với xã hội mà còn bao hàm những đòi hỏi nội tại của mỗi con người về đạo đức, nhân cách và năng lực. Cũng có thể xem đó là nghĩa vụ của mỗi người đối với chính mình. Đây là một cách tiếp cận mới tích cực về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Người nói: “Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Người còn nhấn mạnh: “Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung... chứ không phải mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm người nào, của cá nhân nào”.

6Created by Thanh An - 53 -Thanh An Page 535/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 53

Page 54: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn trăn trở, lo lắng về nguy cơ quan liêu, tham nhũng, thoái hóa của cán bộ, đảng viên, vì đây là điều kiện cơ bản nhất, là then chốt để bảo đảm quyền lợi của nhân dân và sự vững mạnh của chế độ. Người nói: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm nay là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.

Quyền và lợi ích của nhân dân không chỉ phụ thuộc vào các cơ quan Nhà nước, mà còn phụ thuộc vào các tổ chức xã hội, nói cách khác còn phụ thuộc vào sự phát triển của cả cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm tới việc xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất, các đoàn thể chính trị, xã hội. Theo sáng kiến của Hồ Chủ tịch, hàng loạt các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời:

- “Hội Liên hiệp quốc dân (gọi tắt là Liên Việt)”, tháng 5/1946.- “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, ngày 27/5/1946.- “Đảng Xã hội Việt Nam”, tháng 7/1946.- “Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số” nhằm đoàn kết các dân tộc anh

em, ngày 11/4/1946.Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là một cuộc cách mạng vì

công lý, chính nghĩa và luôn luôn mang tính chất nhân đạo, khoan dung. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi Nhật đánh bại Pháp ở Đông Dương, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên giới, cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam của Nhật, bảo vệ tính mạng và tài sản của họ.

Người còn nói: “Chúng ta không ghen ghét gì dân Pháp, nước Pháp, chúng ta chỉ kiên quyết chống chế độ nô lệ và chính sách tàn nhẫn của bọn thực dân Pháp”.

Cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, chính sách của Chính phủ Hồ Chí Minh luôn đặt lên hàng đầu bảo vệ hòa bình và giải pháp chính trị, với tinh thần “còn nước còn tát”, chiến tranh chỉ là biện pháp cuối cùng.

Cũng như những thiên tài, những nhân cách lớn trong lịch sử nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được những gì thuộc về chân giá trị của con người, của loài người trong đó có các quyền và tự do của con người. Trên lĩnh vực quyền con người, đóng góp có tính thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã đưa ra các luận điểm mới giải quyết vấn đề quyền con người trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới, nhất là đối với các nước thuộc địa. Trước hết, về những tiền đề, điều kiện của quyền con người đó là: Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước. Thứ hai, về cơ chế bảo đảm quyền con người, theo Người đó không chỉ thuộc về trách nhiệm của Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của các tổ chức hợp thành hệ thống chính trị xã hội và của cộng đồng. Thứ ba, về nội

6Created by Thanh An - 54 -Thanh An Page 545/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201354

Page 55: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

dung, quyền con người bao hàm quyền của dân tộc và quyền của cá nhân; quyền và lợi ích cá nhân gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ, những quy định về pháp lý và những đòi hỏi về nhân cách làm người của mỗi người. Thứ tư, về quan hệ quốc tế, quyền con người của dân tộc mình không đối lập với quyền con người của các dân tộc khác.

Chính vì vậy có thể nói, Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người mang tầm vóc thời đại. Tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng xã hội XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh của nhân dân ta ngày nay. Đồng thời đó còn là những đóng góp vô giá vào việc phát triển tư tưởng nhân quyền của nhân loại.

TS. Cao Đức Thái (daidoanket.vn - Ngày 27/12/2010)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH THỂ HIỆN KHÁT VỌNG

CỦA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

Hồ Chí Minh là một con người hội tụ nhiều tư tưởng thể hiện khát vọng của các dân tộc trên thế giới trong việc khẳng định bản sắc văn hóa và trong những nỗ lực nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

Trước hết, cho phép tôi được đặt một câu hỏi hơi đặc biệt “Hồ Chí Minh của năm 2010 này là ai?” Đối với những người thuộc thế hệ của tôi, ông là một gương mặt mang tính thời sự, là tâm điểm của rất nhiều cuộc tuần hành mà sinh viên trên toàn thế giới tổ chức để ủng hộ Việt Nam, đối với những thế hệ kế tiếp, ông là một gương mặt của lịch sử. Nhưng đối với tất cả chúng ta, ông luôn là biểu tượng mà cho đến nay ta vẫn còn phải suy ngẫm.

Là người giải phóng dân tộc và đấu tranh cho tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người lãnh đạo cuộc đấu tranh của Việt Nam để giành tự do và độc lập dân tộc. Đối với những người Việt Nam và các dân tộc trên thế giới, trước tiên đó là một con người của hòa bình và của sự hòa giải vì phải công nhận rằng Hồ Chí Minh đã luôn luôn đấu tranh cho sự phát triển của đất nước, của khu vực và trên thế giới.

…Theo Nghị quyết của Đại hội đồng UNESCO, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu

tượng của “tinh thần dân tộc, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

Hồ Chí Minh là một con người hội tụ nhiều tư tưởng thể hiện khát vọng của các dân tộc trên thế giới trong việc khẳng định bản sắc văn hóa và trong những nỗ lực nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta không thể không nhắc đến những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong

6Created by Thanh An - 55 -Thanh An Page 555/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 55

Page 56: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật. “Sự đóng góp này kết tinh từ truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam”.

Sự phong phú đa dạng của Việt Nam đều được thế giới biết đến, nhất là UNESCO. Quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn đã được đưa vào danh sách các di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Chúng tôi cũng đã xếp hạng vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong hệ thống các di sản thiên nhiên của thế giới. Trong danh sách 166 di sản phi vật thể của UNESCO hiện nay cũng đã tính cả Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian cồng chiêng Tây Nguyên. Cũng cần phải lưu ý rằng Hà Nội, hiện đang chuẩn bị cho Lễ hội nghìn năm của mình, cũng đã được UNESCO công nhận “Thành phố hòa bình”, nhờ vào những tiến bộ đầy ấn tượng của thành phố này, đặc biệt là trong các lĩnh vực tôn tạo di tích cổ, hỗ trợ các hoạt động trao đổi văn hóa và nghệ thuật, thúc đẩy làng nghề thủ công truyền thống, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người cao tuổi, bảo vệ môi trường và tạo ra nhiều không gian xanh. Đây cũng hoàn toàn là ý nguyện đáng được tôn trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Người luôn theo đuổi trong suốt cuộc đời của mình.

Cuộc đời hoạt động chính trị của Người trước hết là nhằm đấu tranh cho quyền con người và quyền của các dân tộc. Ngày 2/9/1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tuyên ngôn của Người bắt đầu bằng chính những từ được trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa đã cho họ những quyền không thể xâm phạm, đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Quan điểm của Người đã nói trước được điều mà 15 năm sau, vào năm 1960, Liên hợp quốc (LHQ) đã đưa vào trong Tuyên bố trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa, theo đó Người đã nói: “Việc thống trị, áp bức và bóc lột các dân tộc thuộc địa chính là sự chối bỏ các quyền cơ bản của con người và đi ngược lại với Hiến chương của LHQ, điều này ảnh hưởng đến sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và hợp tác trên thế giới”.

Được giáo dục theo truyền thống Khổng giáo, cũng như chịu ảnh hưởng của nền giáo dục phương Tây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ tư tưởng của mình trên cơ sở dung hòa những sự khác biệt. Cũng từ những sự khác biệt này, Hồ Chí Minh đã biết đúc kết để xây dựng một bản sắc văn hóa Việt Nam. Theo Người, “Văn hóa Việt Nam là kết quả của sự giao thoa của các nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Chúng ta cần học những điều hay, kể cả từ văn hóa phương Đông và phương Tây, để tạo ra một bản sắc riêng cho nền văn hóa Việt Nam”. Hồ Chí Minh đã đón nhận cách tiếp cận vấn đề này một cách có ý thức. Theo Người, nếu như Khổng giáo chú trọng nhiều tới đạo đức tư cách của cá nhân, thì Thiên chúa giáo lại chú trọng tới những gì hướng thiện, còn chủ nghĩa Mác lại chú ý tới tính biện chứng. Người đã nói, “tôi luôn cố gắng làm một học trò tốt của tất cả những người thầy này”. Thừa hưởng truyền thống dân tộc,

6Created by Thanh An - 56 -Thanh An Page 565/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201356

Page 57: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh đã luôn chia sẻ sự hiểu biết phong phú của mình, đồng thời cởi mở với thế giới. 

Các cuộc hành trình trong cuộc đời đã khiến Bác Hồ trở thành công dân của thế giới, đồng thời là đại sứ của Việt Nam trên khắp toàn cầu. Từ năm 1911, ở tuổi 21, Người đã đến sống làm việc tại Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. Trong số rất nhiều những trường phái tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng, chúng ta có thể kể đến những điều mà Người học được ở New York qua Marcus Garvey, người sáng lập ra Hiệp hội toàn cầu nhằm cải thiện điều kiện sống cho những người da đen, đồng thời cũng là một gương mặt nổi bật trong phong trào đấu tranh đòi quyền tự do của người Phi.

Mối quan tâm của Người đối với vấn đề giải phóng dân tộc càng lớn hơn, nhất là sau Đại chiến thế giới lần thứ I, khi người nhận ra rằng Hiệp ước Versailles không đề cập đến quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa, trong đó có cả Việt Nam. Chính vì thế, khi đến Pháp, người đã đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc, tức là Người yêu nước - tuy nhiên không phải là tình yêu nước hẹp hòi và thiển cận, bằng chứng là Hồ Chí Minh là một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và lúc đó Người đã rất được quan tâm bởi bài phát biểu của mình về số phận các dân tộc thuộc địa.

 Và chính những điểm này khiến chúng ta thấy được sự vĩ đại của Hồ Chí Minh, Người không bác bỏ một nước bởi vì đó là một nước thực dân đô hộ, mà Người bác bỏ mối quan hệ bất bình đẳng và bất công, điều mà Hồ Chí Minh đã tố cáo trong cuốn sách xuất bản tại Pháp mang tên “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Tôi xin được trích dẫn câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Câu nói này có giá trị toàn cầu.

Xin được kể một câu chuyện vui, chúng ta biết rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn trẻ đã từng viết một bài báo lên án xu hướng mà những người nói tiếng Pháp hiện nay gọi là lạm dụng ngôn ngữ Anh trong tiếng Pháp. Điều này cho thấy Hồ Chí Minh không chỉ là người dẫn đường cho dân tộc Việt Nam mà còn là người soi sáng cho phong trào Pháp ngữ, một tổ chức mà Việt Nam cũng là thành viên và UNESCO có mối quan hệ rất tốt.

Là con người của sự đối thoại, là danh nhân văn hóa, Hồ Chí Minh phải tiếp tục được vinh danh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên khắp thế giới, và đầu tiên là ở UNESCO, vì năm nay cơ quan này sẽ tổ chức Năm quốc tế nhằm thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các nền văn hóa. Các chuyến bôn ba nước ngoài mà Người đã trải qua, những trào lưu tư tưởng mà Người đã tiếp nhận và đặc biệt là khả năng giao hòa các sự đa dạng mà Người tiếp thu đã khiến Hồ Chí Minh trở thành một người thầy về cuộc sống trong một thế giới có xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. 

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng trong mọi khía cạnh cuộc sống của con người. Và như bà Tổng

6Created by Thanh An - 57 -Thanh An Page 575/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 57

Page 58: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Giám đốc UNESCO Irina Bokova đã nói, “để khắc phục tâm lý dễ bị tổn thương hiện đang gieo rắc khắp nơi, cần phải tạo ra một phương thức hành động mới để bảo vệ sự hòa hợp xã hội và gìn giữ hòa bình”. 

Chính vì ý thức được sự cần thiết này mà Đại hội đồng LHQ đã chọn năm 2010 là năm thúc đẩy các nền văn hóa xích lại gần nhau và chỉ định UNESCO là cơ quan tổ chức hoạt động này bởi vì đã có đến 60 năm kinh nghiệm về sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Những gì UNESCO thực hiện trong năm nay cũng phù hợp với hành động cũng như là ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, đó là sự tôn trọng lẫn nhau, giữa các nền văn hóa, trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu của Năm quốc tế này là giúp xóa bỏ tất cả những sự hiểu nhầm, thường xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, từ những định kiến và thói bất chấp mọi thứ, dẫn đến những căng thẳng, bất ổn, bạo lực và xung đột trên thế giới. Điều đó có nghĩa là cần phải đấu tranh để tăng cường sự đối thoại và hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện cho sự tôn trọng các nền văn hóa của nhau, xóa bỏ những rào cản giữa các nền văn hóa khác nhau. Bởi vì, trao đổi và đối thoại giữa các nền văn hóa chính là công cụ hữu hiệu nhất để xây dựng hòa bình.

Thay mặt cho UNESCO, tôi không thể không nhắc lại rằng về mục tiêu hòa bình này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng là thầy giáo và sự nghiệp giải phóng dân tộc đối với Người chính là “cuộc đấu tranh chống lại 3 kẻ thù: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Người thầy thực sự phải là người giải phóng và nhà giải phóng thực thụ cũng chính là người thầy. Tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn phù hợp với vai trò của UNESCO, luôn hoạt động theo phương châm “thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục toàn dân và truyền bá văn hóa”.

Sinh ra vào thời kỳ mà phần lớn dân số trên thế giới sống trong mù chữ, sự nghèo nàn về tinh thần này thường làm cho đói nghèo tăng gấp đôi, Hồ Chí Minh đã đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp giáo dục cho tất cả mọi người. Năm 1945, trong lời hiệu triệu xóa nạn mù chữ, Người đã kêu gọi “Để bảo vệ nền độc lập quốc gia, để nâng cao vị thế và làm giàu đất nước, mỗi người trong chúng ta cần phải biết đích xác quyền lợi và trách nhiệm của mình là gì, cần phải có kiến thức mới để có thể góp phần xây dựng đất nước. Trước hết, mỗi người cần phải biết đọc, biết viết. Những người chưa biết viết cần cố gắng trau dồi học tập. Chồng dạy cho vợ, anh dạy cho em, chủ nhà phải dạy cho những người sống dưới mái nhà của mình. Những người giàu cần tổ chức lớp xóa nạn mù chữ tại nhà. Chị em phụ nữ cũng phải tích cực tham gia học tập, thậm chí còn phải hăng hái hơn vì hiện vẫn còn nhiều rào cản khiến chị em không thể nâng cao trình độ được. Giờ là lúc chị em cần phải theo kịp nam giới để xứng đáng là những công dân thực thụ”.

Hồ Chí Minh đã đưa ra thông điệp này cách đây 60 năm, nhưng đến nay nó vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị. Đặc biệt, sự chú trọng của Người đối với sự

6Created by Thanh An - 58 -Thanh An Page 585/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201358

Page 59: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

bất bình đẳng về điều kiện sống và về giới cho đến nay vẫn mang tính toàn cầu và đúng với mọi lứa tuổi. Chúng ta có thể thấy tinh thần của thông điệp đó được phản ánh đầy đủ trong báo cáo mới đây về phổ cập giáo dục cho tất cả mọi người mang tên “Tiếp cận những người bị gạt bên lề xã hội”. Theo báo cáo này, tính đến nay, thế giới có 72 triệu trẻ em chưa được đến trường, trong đó 54% là các bé gái; 759 triệu người lớn mù chữ trong đó 3/4 là phụ nữ. Như vậy chúng ta phải công nhận rằng thông điệp của Hồ Chí Minh mang giá trị toàn cầu và nó luôn có giá trị thời đại, bởi vì nó hướng tới tương lai. Cũng như chính Người đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Vậy để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh của năm 2010 này là ai?”, tôi có thể kết luận rằng bản tính của Người đó là luôn lo lắng phấn đấu cho một tương lai được xây dựng trên nền tảng của sự công bằng, bình đẳng, biết truyền thụ và chia sẻ sự đa dạng văn hóa và đưa các nền văn hóa xích lại gần nhau.

Chính vì tầm vóc vĩ đại của con người Hồ Chí Minh mà chúng ta đã vinh danh Người ở UNESCO và trên thế giới.

Hans D’ Orville, Phó Tổng Giám đốc UNESCO (baodientu.chinhphu.vn - Ngày 17/05/2010)

Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực hoạt động của UNESCO

Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, bà Katherine Muller - Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội đã có bài phát biểu nêu bật những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các hoạt động của tổ chức này.

Tôi có mặt tại đây ngày hôm nay để hoàn thành sứ mệnh của nghị quyết được Đại hội đồng UNESCO thông qua tại khóa họp lần thứ 24 của cơ quan này tại Pari năm 1987, về việc kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc và nhà văn hóa lớn. Đại hội đồng cho rằng việc thế giới kỷ niệm ngày sinh của những nhà văn hóa và trí thức kiệt xuất sẽ góp phần đạt được những mục tiêu của UNESCO và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các quốc gia.

Đại hội đồng cũng coi Người là một biểu tượng nổi bật về tinh thần quả cảm của dân tộc bởi Người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước và dân tộc Việt Nam, qua đó góp phần vào cuộc đấu tranh chung của toàn nhân loại vì hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội đồng cũng cho rằng những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật kết tinh truyền thống văn hóa của Việt Nam, một truyền thống có từ nhiều nghìn năm trước, và những lý tưởng của Người tiêu

6Created by Thanh An - 59 -Thanh An Page 595/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 59

Page 60: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

biểu cho khát vọng các dân tộc khác trên thế giới bởi họ đấu tranh nhằm khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

Trên cơ sở những suy xét này, Đại hội đồng đã khuyến nghị các quốc gia thành viên tham gia vào việc kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua việc tổ chức các sự kiện thể hiện tưởng nhớ về Người nhằm phổ biến tầm vóc lớn lao của lý tưởng và sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người.

Đại hội đồng cũng đề nghị Tổng Giám đốc UNESCO có những biện pháp thích hợp để kỷ niệm ngày sinh của Người và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trong dịp này, đặc biệt là những sự kiện diễn ra tại Việt Nam.

Quyết định của UNESCO cũng căn cứ vào những đóng góp của Hồ Chí Minh cho năm lĩnh vực hoạt động của UNESCO. Tôi xin được nhắc lại một vài đóng góp đó:

Trong lĩnh vực Văn hóa, chúng ta thấy Hồ Chí Minh bên cạnh tư cách là một nhà thơ, rất quan tâm đến việc bảo vệ và bảo tồn di sản. Sắc lệnh số 65 được Chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành tháng Mười một năm 1945 quy định rằng việc bảo tồn di tích lịch sử là một nhiệm vụ rất cần thiết để xây dựng nước Việt Nam. Quyết định này còn cấm phá hủy đình, chùa, đền đài, điện thờ, hoặc những nơi thờ cúng, các lâu đài, thành quách, và lăng mộ, cũng như các đồ vật, sắc chỉ, văn bằng, tư liệu, sách báo có giá trị cho lịch sử, dù có tính tín ngưỡng hoặc không. Người cũng quan tâm đến việc khôi phục nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống trên khắp đất nước.

Bảo vệ và bảo tồn là những nhiệm vụ rất quan trọng trong UNESCO. UNESCO khuyến khích việc nhận diện, bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa cũng như di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên khắp thế giới - những di sản được coi là có giá trị nổi bật đối với nhân loại, như đã được thể hiện trong Công ước của UNESCO liên quan đến việc Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và trong Công ước 2003 của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Một ví dụ khác của Hồ Chí Minh liên quan đến công tác bảo vệ và bảo tồn này là Sắc lệnh công nhận Lễ hội Giỗ tổ Hùng vương, một sự kiện yêu nước nhằm mục đích ghi nhớ công lao to lớn của ông cha, đồng thời nhấn mạnh sức mạnh tinh thần của một dân tộc thống nhất.

Từ thuở ban đầu, Hồ Chí Minh đã nhận ra bản chất hỗn hợp của nền văn hóa Việt Nam. Người nói: “Văn hóa Việt Nam là kết quả của sự tác động qua lại giữa Đông và Tây”. Người cũng tin rằng văn hóa là kim chỉ nam cho mọi dân tộc với ý nghĩa là nó giúp nâng cao nhận thức của công chúng, phục hồi sức sống của dân tộc, và đảm bảo các quyền con người, trong khi khẳng định các quyền kinh tế, chính trị và Người cũng quan tâm đặc biệt tới mối quan hệ giữa văn hóa, kinh tế và chính trị và tin rằng văn hóa phải thẩm thấu vào toàn xã hội và đến với từng thành viên để phát huy tiềm năng sáng tạo của họ.

6Created by Thanh An - 60 -Thanh An Page 605/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201360

Page 61: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực Truyền thông và Thông tin, chúng ta thấy vai trò của Người trong việc phát triển báo chí. Ví dụ như Người đã lập ra tờ báo riêng của mình, tờ Le Paria, có nghĩa là “Người cùng khổ”, vào năm 1921, và sáng lập ra Thanh niên, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam, vào năm 1925 và trở thành tổng biên tập đầu tiên của ấn phẩm này. Người cũng lập ra tờ báo quốc gia chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo Nhân Dân, được xuất bản tại Hà Nội và là cơ quan ngôn luận chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã đưa một phong cách làm báo mới ở Việt Nam, lấy dân tộc và người dân làm chủ đề thời sự chính. Viết cho giai cấp lao động, các tờ báo cách mạng phải lột tả thực tế đời sống của người lao động và hướng dẫn họ trong cách cư xử và hành động nhằm giúp họ cải thiện điều kiện sống của mình.

Một số người nói rằng Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nền báo chí Việt Nam, một giả định hợp với logic bởi suốt đời mình, Người là một nhà báo. Người viết nhiều thể loại văn chương và báo chí: Bút ký, truyện thời sự, xã luận, thơ, cùng các thể loại khác. Các bài báo của Người, đi thẳng vào vấn đề và được viết một cách giản dị, rõ ràng và súc tích, rất dễ hiểu với độc giả đông đảo của Người.

Hội Nhà báo Việt Nam cũng được thành lập dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; khởi đầu chỉ với 200 hội viên nhưng giờ đây đã lên đến hơn 16.000 người.

Tôi nhận thấy một điều lý thú là vào năm 1946, trên cương vị Chủ tịch lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Kinh tế Quốc gia, trong đó có một đơn vị thống kê chịu trách nhiệm tập hợp các số liệu về dân số, tình hình tài chính, kinh tế, chính trị, và lý thú hơn nữa là cả các số liệu về văn hóa.

Giờ đây, chúng ta đang làm việc với sự hỗ trợ của Viện Thống kê UNESCO cùng Tổng cục Thống kê và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam để xây dựng một Khung hành động cho Thống kê Văn hóa Việt Nam nhằm trợ giúp cho việc xây dựng và triển khai chính sách dựa vào thực tiễn, bởi lẽ văn hóa đang trở thành một nhân tố chủ chốt của phát triển bền vững.

Trên những lĩnh vực khác, tôi nhận thấy trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến các vấn đề của phụ nữ. Người cho rằng để giúp chị em tham gia vào các hoạt động xã hội, sự phân biệt giữa nam và nữ cần xóa bỏ và chính phủ cần phải có chính sách khuyến khích phụ nữ cùng nam giới tham gia vào sản xuất, quản lý kinh tế và hoạt động văn hóa. Người cũng viết trong Di chúc là Đảng và Chính phủ nên có những kế hoạch để đảm bảo ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động, kể cả lãnh đạo, và rằng chị em cần phải phấn đấu vươn lên.

6Created by Thanh An - 61 -Thanh An Page 615/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 61

Page 62: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Đối với UNESCO, bình đẳng giới là một quyền cơ bản của con người, một giá trị chung, và cũng là một điều kiện cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển quốc tế, trong đó có tất cả các Mục tiêu Phát triển của Thiên niên kỷ. Suy cho cùng, việc nâng cao quyền lực của phụ nữ và bình đẳng giới là những vấn đề chính trị cần có sự hưởng ứng và cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới và những người làm chính sách.

Liên quan đến Khoa học Xã hội và với những khái niệm về hợp tác hòa bình và hiểu biết lẫn nhau trên thế giới được UNESCO quảng bá, Việt Nam đang ra sức đóng góp cho khu vực và thế giới. Một phong cách mới của ngoại giao Việt Nam đã xuất hiện khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Bộ Ngoại giao được thành lập trong tháng Tám 1945 khi nội các lâm thời được công bố. Ý thức được tầm quan trọng của ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao cho đến tháng Ba 1947.

Về Khoa học Tự nhiên, Hồ Chí Minh đã sớm thể hiện sự quan tâm của Người đối với các vấn đề liên quan đến môi trường và tới mối quan hệ hòa hợp giữa con người và thiên nhiên trong sự phát triển của một quốc gia. Người ủng hộ sự cần thiết phải chống thiên tai, duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cùng môi trường sinh thái và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trồng rừng, thủy lợi và cải thiện chất đất.

Sự quan tâm của Người đối với việc trồng cây và bảo vệ môi trường đã vượt qua biên giới tới mức, trong các chuyến thăm nước ngoài hoặc mỗi khi tiếp đón khách ngoại quốc, Người hay tổ chức lễ trồng cây và gọi những cây này là “cây hữu nghị”, biểu tượng cho quan hệ giữa Việt Nam và thế giới cũng thể hiện thái độ tích cực đối với môi trường. Tôi có thể hiểu được tại sao chúng tôi luôn được mời tới các lễ trồng cây. Ngay cả trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh khuyến nghị những người viếng thăm trồng cây tưởng niệm.

Người còn kêu gọi mọi người “trồng và bảo vệ rừng, như bảo vệ ngôi nhà của mình”. Để nêu gương, Người đã tạo ra một môi trường tự nhiên tuyệt vời quanh nơi ở của mình và chăm sóc cây cối, hồ cá, và chim chóc, nhấn mạnh là chúng cần được bảo vệ bởi chúng là những báu vật của thiên nhiên.

Trong lĩnh vực Giáo dục, tôi nhận thấy điều thú vị là Người cho rằng xóa bỏ nạn mù chữ có nghĩa là tạo nên một phong trào giáo dục đại chúng. Người chỉ ra rằng học đọc và học viết có thể được tiến hành ở bất cứ đâu, dùng than, mặt đất, hoặc lá chuối làm bút và giấy. Người sáng suốt khi chỉ ra rằng một người đã biết đọc, người đó cần tiếp tục học tập bởi người biết chữ có thể quên cách đọc nếu họ không có gì để đọc. Người tuyên bố rõ ràng rằng Chính phủ và Bộ Giáo dục có nhiệm vụ cung cấp sách báo phù hợp với từng cấp độ của người đọc.

Từ khi được thành lập vào năm 1946, UNESCO đã đi đầu trong nỗ lực xóa bỏ nạn mù chữ trên toàn cầu với những chương trình như Giáo dục cho mọi

6Created by Thanh An - 62 -Thanh An Page 625/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201362

Page 63: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

người. Đây là một yếu tố cần thiết cho việc xóa nghèo, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, kiềm chế sự phát triển dân số, đạt được sự bình đẳng giới, và đảm bảo phát triền bền vững, hòa bình và dân chủ. Hơn thế, thật thú vị khi đọc trong Công báo Quốc gia Việt Nam 1945 thấy rằng Bộ Giáo dục được thành lập ngay sau khi Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Có một mối tương liên giữa ý nghĩ của Hồ Chí Minh rằng “mục tiêu cuối cùng của việc học là trở thành con người theo đúng nghĩa của từ này” với bốn trụ cột của việc học đã được Ủy ban về Giáo dục cho thế kỷ XXI xác định trong báo cáo của họ trình lên UNESCO trong thập kỷ 1990 như là những nguyên tắc cơ bản cho việc định hình lại giáo dục. Ủy ban cảm thấy là giáo dục suốt đời dựa trên bốn trụ cột:

Học để biết, ngụ ý cung cấp những công cụ nhận thức cần có dễ hiểu thế giới và những điều phức tạp của nó một cách tốt hơn, và để có nền tảng đủ và phù hợp để học tập trong tương lai.

Học để làm, có nghĩa là cung cấp các kỹ năng giúp các cá nhân tham gia một cách có hiệu quả vào nền kinh tế và xã hội toàn cầu.

Học để làm người có nghĩa là cung cấp những kỹ năng tự phân tích và kỹ năng xã hội để giúp các cá nhân phát huy đầy đủ nhất tiềm năng của mình về mặt tâm lý - xã hội, về tình cảm cũng như thể chất, để trở thành một “con người toàn diện” về mọi mặt.

Học để chung sống ngụ ý là hướng các cá nhân vào những giá trị tiềm ẩn trong các nguyên tắc dân chủ, sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, tôn trọng và hòa bình ở mọi cấp bậc xã hội và quan hệ giữa người với người nhằm giúp cho các cá nhân và các xã hội cùng sống trong hòa bình và hòa thuận.

Tôi xin kết thúc bài phát biểu của mình với những ý nghĩ sau:Nếu một con thuyền ra khơi mà không định trước bến đỗ, thì gió thổi

hướng nào là không quan trọng? Con thuyền có thể cập bất kỳ bến nào. Biết được bến đỗ mà ta muốn đến có nghĩa là ta có một tầm nhìn rõ ràng về nơi đó. Điều đó có nghĩa là kiểm soát tốc độ gió và sức lực để tới được bến đỗ đó.

Có được một vị Chủ tịch như Hồ Chí Minh, người được nhiều người không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới tôn vinh như anh hùng dân tộc, giống như có được một biểu tượng giúp chúng ta có được một tầm nhìn, chỉ cho đất nước một bến đỗ an toàn cho đất nước. Và hơn thế, một lãnh tụ như thế cũng chỉ cho ta cách kiểm soát phong ba bão táp thông qua lòng tự hào, lao động cần cù và quan hệ hòa hiếu.

Giờ đây, tôi xin cùng dân tộc Việt Nam kỷ niệm ngày sinh của một nhân vật vĩ đại, người đã để lại một dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại và trong lịch sử của đất nước này. Xin chúc tất cả quý vị một tương lai phồn thịnh và thái bình.

6Created by Thanh An - 63 -Thanh An Page 635/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 63

Page 64: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

               Katherine Muller-Marinhtt (www.cpv.org.vn - Ngày 13/5/2010)

NHỮNG NGÀY KỶ NIỆM SINH NHẬT CỦA BÁC HỒ TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC

          Liền trong ba năm, từ 1960 đến 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đến Trung Quốc trong dịp kỷ niệm ngày sinh của mình.          Nhân dân Việt Nam luôn mang nặng tình cảm kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi lần sắp đến ngày sinh của Người, các tầng lớp nhân dân Việt Nam đều tưng bừng chuẩn bị nhiều hoạt động để chúc thọ Người. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh, với phong cách giản dị của mình, không mặn mà với những hoạt động đó. Vì vậy, sắp đến kỷ niệm ngày sinh, Người thường đi Trung Quốc để tránh các hoạt động của mọi tầng lớp nhân dân chúc thọ Người.          Ngày 17/5/1960, sau khi đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu rời Hà Nội được ba ngày, đúng vào lúc nhân dân Việt Nam chuẩn bị chúc thọ Hồ Chủ tịch 70 tuổi, Người lặng lẽ cùng Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ lên máy bay đi Nam Ninh.          Khi chiếc máy bay sơn màu bạc hạ cánh xuống sân bay Nam Ninh. Đồng chí Vi Quốc Thanh, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã chờ sẵn ở đó. Hồ Chủ tịch bước xuống thang máy bay ôm hôn thắm thiết đồng chí Vi Quốc Thanh. Người nói với Đại sứ Hà Vĩ: “Vi Quốc Thanh là bạn cũ của tôi”.          Tối ngày 19/5, tại nhà riêng, Vi Quốc Thanh tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ có tính chất gia đình, khiêm tốn và không hề ồn ào, chúc mừng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vi Quốc Thanh hiểu rất rõ rằng Hồ Chủ tịch không thích mọi người “khua chiêng gióng trống” để chúc thọ mình.          Trên bàn tiệc nho nhỏ đó chỉ bày những quả đào thọ và mì mừng thọ (mì để sợi dài, không cắt ngắn). Vi Quốc Thanh cùng phu nhân và các con nâng cốc, nhiệt thành chúc Hồ Chủ tịch mạnh khỏe, sống lâu. Dưới mái nhà ấm cúng của một người bạn cũ, Hồ Chủ tịch rất vui. Bình thường, Người không uống nhiều, rượu trắng thường không uống quá 3 ly nhỏ, thế mà hôm đó Người đã uống 5 ly đầy rượu Mao Đài.          Sau bữa tiệc, Hồ Chủ tịch xem các cháu thiếu niên nhi đồng tỉnh Quảng Tây biểu diễn văn nghệ. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Tây biết Hồ Chủ tịch

6Created by Thanh An - 64 -Thanh An Page 645/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201364

Bạn có biết?

Page 65: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

rất yêu mến thiếu niên nhi đồng nên đã sắp xếp để Người xem các cháu biểu diễn và mỗi lần gặp các cháu Người vui vẻ lạ thường. Hôm nay lại là ngày sinh của Người, trông thấy các cháu bé hồn nhiên ngây thơ, Người càng vui sướng. Mỗi lần các cháu diễn xong một tiết mục, Người lại vỗ tay khen “hay lắm!”. Kết thúc buổi biểu diễn, Người bước lên sân khấu, thân thiết bắt tay các diễn viên nhỏ và chia kẹo cho các cháu.          Sáng sớm ngày 20/5, đồng chí Vi Quốc Thanh đến phòng nghỉ của Hồ Chủ tịch chuyển tới Người bức điện mừng thọ ký tên Chủ tịch Mao Trạch Đông, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chu Đức và Thủ tướng Chu Ân Lai. Bức điện gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là “người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ kính yêu nhất của nhân dân Việt Nam, chiến sĩ xuất sắc nhất của phong trào cộng sản quốc tế và là người bạn thân thiết nhất của nhân dân Trung Quốc”. Bức điện còn viết: “Mấy chục năm qua, Người đã cống hiến toàn bộ sức lực và kinh nghiệm đấu tranh cách mạng phong phú của mình, đấu tranh anh dũng, bất khuất, lâu dài cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn nhân dân lao động Việt Nam, giành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cho đất nước Việt Nam và đã giành được những thắng lợi vĩ đại. Những cống hiến xuất sắc của Người đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, đối với phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế và đối với hòa bình thế giới không những được nhân dân Việt Nam mà cả nhân dân Trung Quốc và các nước trên thế giới kính yêu”. Đồng chí Vi Quốc Thanh còn biếu Người một chiếc gậy đẹp, Người rất vui mừng nhận món quà đó.          Từ ngày 18/5 đến ngày 20/5, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm một số nơi ở Nam Ninh. Người đã đi thuyền du ngoạn sông Ung, thăm nhà trẻ, cửa hàng, một cơ sở ngân hàng và cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Đến đâu, Người cũng được quần chúng đón tiếp nồng nhiệt. Người chuyện trò thân mật với mọi người như nói chuyện nhà chuyện cửa với người thân của mình. Đến nhà trẻ, các cháu vây quanh Hồ Chủ tịch, ríu rít hô to: “Kính chào Hồ Chủ tịch! Kính chào Hồ Chủ tịch!” Người ôm các cháu, hôn các cháu, dịu dàng nói với các cháu: “Các cháu đừng gọi là Hồ Chủ tịch mà gọi là Bác Hồ, nói “Kính chào Bác Hồ! Chào Bác Hồ!”. Các cháu mừng rỡ reo to: “Chào Bác Hồ! Chào Bác Hồ!”. Người rất vui và cười với các cháu.          Tháng 5/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại quyết định đi nghỉ ở Trung Quốc trong dịp ngày sinh 71 tuổi của Người. Trước ngày lên đường, Người gặp riêng đồng chí Hà Vỹ (Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam) để quy định 3 điều: Một là, không được tổ chức sinh nhật Người dưới bất cứ hình thức nào. Hai là, đi đâu cũng không được tổ chức nghi lễ đưa đón (trừ các cháu ra đón). Ba là, những hoạt động trên đất Trung Quốc không phải giữ bí mật nhưng cũng không công khai. Đồng chí Đại sứ Hà Vỹ đã vui vẻ trả lời: “Chúng tôi xin làm đúng như lời dặn của Chủ tịch”.          Ngày 15/5/1961, Hồ Chủ tịch đáp chuyên cơ từ Hà Nội bay thẳng Quế Lâm. Thành phố Quế Lâm với phong cảnh tuyệt vời vốn là nơi Chủ tịch Hồ Chí

6Created by Thanh An - 65 -Thanh An Page 655/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 65

Page 66: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Minh đã hoạt động cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Ngồi trên máy bay Người nói chuyện với Đại sứ Hà Vỹ về những ngày Người sống và làm việc ở Văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm. Người cảm động nhắc lại: “Thế mà đã hai mươi năm rồi! Quế Lâm ngày nay chắc đẹp hơn nhiều!”.          Ngay buổi chiều hôm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất vui vẻ hào hứng leo lên Điệp Thái Sơn nhìn bao quát thành phố sông và nước đan xen đẹp đẽ này. Người không ngớt tấm tắc khen phong cảnh Quế Lâm đẹp. Sau đó, Người lên thuyền du ngoạn sông Ly Giang. Trên thuyền, Người vịn lan can nhìn phong cảnh xa xa, có lúc Người trò chuyện thân mật với các thủy thủ, chụp ảnh lưu niệm. Đến động Quán Nham, Hồ Chủ tịch cùng mọi người rời thuyền lên bờ, vào động để ngắm phong cảnh kỳ thú trong động. Trong động có những dòng nước ngầm nhỏ giọt, những người khác đi giầy da thật bất tiện, còn Hồ Chủ tịch thì đi dép cao su, nói theo cách nói của người Quảng Tây là “dép hải, lục, không”, cứ nước mà lội. Hồ Chủ tịch hóm hỉnh nói với những người cùng đi: “Xem ra đôi dép cao su của mình tiện thật!”. Mọi người đều cười vui vẻ.          Thuyền dừng lại Dương Sóc, Hồ Chủ tịch leo lên Lầu Vọng Giang với bước đi rất khỏe khoắn. Người ngắm nhìn phong cảnh Dương Sóc. Sau đó, Người cầm bút lông viết những nét chữ Hán thật rắn rỏi: “Dương Sóc phong cảnh hảo”.          Cảnh sắc kỳ diệu hai bên bờ Ly Giang đã để lại trong ký ức Hồ Chủ tịch những ấn tượng tốt đẹp, tạo nguồn thi hứng cho Người. Trên thuyền, Người đã ghi lại bài thơ chữ Hán:                             Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ,                             Như thi trung họa, họa trung thi.                             Sơn trung tiều phu sướng,                             Giang thượng khách thuyền quy,                             Kỳ!          Dịch thơ:                             Quế Lâm phong cảnh tuyệt vời,                             Thơ đan trong họa, họa cài trong thơ.                             Tiều phu trên núi hát ca,                             Dưới sông thuyền khách vào ra: Diệu kỳ! (Bản dịch của Phan Văn Các)          Ngày hôm sau, tại khách sạn Dung Hồ, Người đã viết lại bài thơ này trên một tờ giấy quyến lớn (giấy chuyên dùng cho thư họa), ghi thêm dòng chữ “Hồ Chí Minh – Ngày 16 tháng 5 năm 1961” và tặng lại khách sạn Dung Hồ - Quế Lâm.          Ngày 17/5, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Quế Lâm đi Nam Kinh. Người đã đến viếng Lăng cụ Tôn Trung Sơn. Tại đây, Người đã nói với những người cùng đi: Trong quá trình hoạt động cách mạng, cụ Tôn Trung Sơn đã đến Việt Nam mấy lần, nhân dân Việt Nam đều biết tên tuổi cụ Tôn Trung Sơn.

6Created by Thanh An - 66 -Thanh An Page 665/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201366

Page 67: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

          Rời Nam Kinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm thành phố Vô Tích. Phong cảnh tráng lệ bao la của Thái Hồ đã dấy lên cảm hứng của Người. Người lại cầm bút viết ngay bài thơ chữ Hán:                             Tây hồ bất tỉ Thái hồ mỹ,                             Thái hồ cánh tỉ Tây hồ khoan.                             Ngư châu lai khứ triêu dương noãn,                             Tang đạo mãn điền hoa mãn sơn.          Dịch thơ:                             Tây hồ khôn sánh Thái hồ đẹp,                             Thái hồ rộng vượt Tây hồ xa.                             Thuyền cá đi về trong nắng sớm,                             Ruộng đầy dâu, lúa, núi đầy hoa. (Bản dịch của Khương Hữu Dụng)          Rời Vô Tích, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm tỉnh Hồ Nam, còn có tên gọi là “đất nước Phù Dung”. Người đã đến thăm quê hương Chủ tịch Mao Trạch Đông tại Thiều Sơn Xung thuộc huyện Tương Đàm tỉnh Hồ Nam. Tại ngôi nhà cũ của Mao Chủ tịch, xem kỹ từng hiện vật trưng bày ở đây, Người nói với các đồng chí cùng đi: “Gia đình đồng chí Mao Trạch Đông ở nông thôn, gia đình tôi cũng ở nông thôn. Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm đất nước tôi, nông dân quê tôi còn nghèo hơn người nông dân ở đây dưới chế độ cũ!”.          Tại thành phố Trường Sa, tỉnh lỵ của Hồ Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh hào hứng và vững bước leo lên núi Nhạc Lộ, thăm đình Ái Vãn, thăm hai di tích lịch sử cách mạng là đầm Thanh Thủy và trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam. Người ngồi thuyền du ngoạn sông Tương, dạo bước thăm Quất Từ Châu tuyệt đẹp. Người đã đi thăm tất cả những địa danh gắn với hoạt động cách mạng của Chủ tịch Mao Trạch Đông lúc người còn trẻ.          Ngày 18/5/1962, một ngày trước kỷ niệm lần thứ 71 ngày sinh của Hồ Chủ tịch, Người lại trở về Nam Ninh. Các bạn bè cũ ở Quảng Tây lại được nồng nhiệt đón Người. Lần này các đồng chí Quảng Tây thực hiện nghiêm túc ý kiến của Hồ Chủ tịch, không tổ chức tiệc chúc thọ Người, chỉ tổ chức một cuộc liên hoan văn nghệ nhỏ vào tối ngày 19 tại nơi ở của Người, nhà số 1 khách sạn Tây Viên.          Cũng như những lần trước, Người gọi các cán bộ, nhân viên phục vụ ngồi quây quần quanh Người cùng xem biểu diễn văn nghệ. Trong dịp này, một diễn viên tấu nói nổi tiếng là Mã Quý đang biểu diễn tại Nam Ninh và đã được mời đến biểu diễn chúc thọ Người. Mã Quý đã sáng tác riêng một bài tấu nói có nội dung chúc thọ Hồ Chủ tịch và anh đã biểu diễn rất xuất sắc, được mọi người cười vui vẻ và vỗ tay nồng nhiệt. Mỗi khi nghe đoạn nào hay, Hồ Chủ tịch cũng cười vang rất vui vẻ.          Đêm hôm đó có tiết mục đồng ca “Ca ngợi Hồ Chí Minh”. Biểu diễn xong bài hát, màn đã từ từ khép lại. Lúc này Hồ Chí Minh từ ghế của mình đứng lên, yêu cầu kéo mở màn. Người quay lại phía quần chúng, giơ cao hai tay và nói:

6Created by Thanh An - 67 -Thanh An Page 675/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 67

Page 68: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

“Tất cả mọi chúng ta cùng hát bài Đông phương hồng, đồng ý không?”. Mọi người nhiệt liệt vỗ tay tỏ ý tán thành. Thế là Hồ Chủ tịch tự tay bắt nhịp chỉ huy, tiếng hát “Đông phương hồng” sôi nổi vang lên trong hội trường. Đặng Quang Huy (ditichhochiminhphuchutich.gov.vn – Ngày 24/01/2013)

Tượng đài và các công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thế giới

[

Châu Mỹ: * Cuba:1. Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô La Habana.2. Trường cấp II Hồ Chí Minh ở tỉnh Jarugo.Trước đây là trường cấp II ở nông thôn Bainon (Esbec de Saihoa). Trong

chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, ngày 23/3/1974, Chủ tịch Phidel Castro và đồng chí Phạm Văn Đồng đến thăm và chính thức khánh thành trường. Trong cuộc mít tinh trọng thể, Chủ tịch Phidel Castro đã quyết định trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập đến nay, trường là một trong hai cơ sở mạnh trong các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam và là một trong hai cơ sở đầu tiên được Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Cuba công nhận Chi hội hữu nghị với Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trường thường xuyên tiến hành các đợt sinh hoạt tư tưởng, tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động chính trị văn hóa, thể thao... nhân các ngày lễ kỷ niệm lớn của Việt Nam, đặc biệt là nhân dịp ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Trường cấp I Bác Hồ (Escuele Semi-internado Primaria Tio Hồ) ở Thủ đô La Habana. Trường thuộc quận Playa, thủ đô La Habana.

Ngày 1/9/1976, theo quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Trường được thành lập và mang tên Bác Hồ để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị của Cuba với nhân dân Việt Nam. 

Châu Âu: * Cộng hòa Liên bang Nga:1. Quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh tại Thủ đô Mátxcơva.2. Đại lộ Hồ Chí Minh ở thành phố Ulianốpxcơ.* Hunggari:Đài tưởng niệm Hồ Chí Minh tại công viên thành phố Zalaegerszey, cách

Thủ đô Budapest khoảng 220km.* Pháp:1. Nhà số 9, ngõ Công poanh (Compoint) quận 17, Paris.

6Created by Thanh An - 68 -Thanh An Page 685/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201368

Page 69: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 20 tháng, từ 14/7/1921 đến 14/3/1923. Tại đây, Người tham gia sáng lập “Hội Liên hiệp thuộc địa” và được bầu làm Ủy viên thường trực của Hội. Người đã khởi thảo Tuyên ngôn, Điều lệ và Lời kêu gọi. Đây là một tổ chức yêu nước và cách mạng có tổ chức và quy mô đầu tiên hoạt động hợp pháp ở Paris.

Người thành lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ), cơ quan ngôn luận của Hội, vừa là người sáng lập, kiêm chủ bút, biên tập và phát hành báo. Nhờ công lao của Nguyễn Ái Quốc, tờ báo đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin ở các nước thuộc địa. Trong thời gian này, Người còn viết nhiều bài báo có tác động lớn, đả kích thực dân Pháp xâm lược và bóc lột nhân dân các nước thuộc địa của Pháp.

Ngày 14/3/1923, Người rời nhà số 9 ngõ Công poanh, dọn đến số nhà 3 phố Mácsơ Đê Patơriacsơ, quận 5, Paris. Đây chính là nơi đặt trụ sở “Hội Liên hiệp thuộc địa” và là tòa soạn báo Le Paria… Năm 1983, Trung ương Đảng Cộng sản Pháp đã gắn biển di tích.

Năm 1986, chủ sở hữu ngôi nhà phá bỏ nhà cũ để xây nhà mới 9 tầng. Những kỷ niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính quyền thành phố Môngtơrơi (Montreuil) đưa về trưng bày và dựng thành “Không gian Hồ Chí Minh” trong Bảo tàng Lịch sử Môngtơrơi.

Năm 2001, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và chính quyền thành phố Paris đã gắn lại biển di tích tại ngôi nhà số 9.

2. Bảo tàng Lịch sử sống Môngtơrơi.Những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ sống tại Pháp và đặc

biệt là ở ngôi nhà số 9 ngõ Công poanh được đưa về đây và dựng thành “Không gian Hồ Chí Minh”.

Ngày 19 tháng 5 năm 2005, chính quyền thành phố Môngtơrơi đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong khuôn viên bảo tàng. 

Châu Á:* Trung Quốc : 1. Nhà số 248 và 250 (trước là nhà số 13a và 13b) đường Văn Minh.Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho

các thanh niên yêu nước trong thời gian từ đầu 1926 đến 4/1927. Tầng dưới của ngôi nhà là cửa hàng bán tạp hóa. Lớp học và chỗ ở của các học viên ở tầng 3. Trước cửa nhà có gắn tấm biển đề “Chính trị đặc biệt huấn luyện Ban” bằng chữ Hán. Chính từ những bài giảng của Người, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức đã tập hợp lại và xuất bản thành cuốn “Đường Kách mệnh”, tác phẩm lý luận cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, được những nhà cách mạng Việt Nam cuối những năm 20 của thế kỷ XX coi là cuốn “cẩm nang, sách gối đầu giường của mình”.

2. Khách sạn Nam Dương ở Liễu Châu.6Created by Thanh An - 69 -Thanh An Page 69

5/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 69

Page 70: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở khách sạn này từ cuối năm 1943 đến 9/1944, sau khi ra khỏi nhà tù Quốc dân Đảng. Hiện nay, khách sạn là nhà số 2, đường Liễu Thạch, thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong thời gian ở đây, Người đã triển khai nhiều hoạt động cách mạng Việt Nam, như mở lớp học đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam, tham gia một số hoạt động của Việt Nam cách mạng đồng minh hội, tham dự Đại hội các đoàn thể cách mạng Việt Nam ở nước ngoài họp tại Liễu Châu (3/1944). Tại đây, Người cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các tổ chức chống Nhật, chống Pháp của người Việt Nam ở Liễu Châu, chắp nối liên lạc với Đảng ta, chuẩn bị điều kiện để trở về nước, tiếp tục lãnh đạo phong trào. Hiện nay, thành phố Liễu Châu đã dành cả tầng 1 và 2 phòng trên tầng 2 để trưng bày tái hiện về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liễu Châu và một số mốc chính trong quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính phủ Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Tống Khánh Linh... Căn phòng Người đã ở và làm việc được trưng bày như nguyên gốc. Ngôi nhà đã được gắn biển (Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh) năm 2001.

* Ấn Độ:1. Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại công viên nằm giữa giao điểm

đường Hồ Chí Minh và đường Giaoaháclan Nêru, ở thành phố Cancútta.2. Tại Thủ đô Niu Đêli có một đại lộ mang tên Hồ Chí Minh. * Thái Lan:1. Nhà Hợp tác tại bản Mạy, huyện Mương, tỉnh Nakhon Phanom. Tháng 7 năm 1928, Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm (Thái Lan). Từ Băng Cốc,

Người đã đi đến những nơi có Việt Kiều như Phì Chịt, Udon Thani, Sacon Nakhon... Khoảng cuối năm 1928, Người đến bản Mạy, thuộc tỉnh Nakhon Phanom. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Thầu Chín ở trong nhà ông Võ Trọng Đài. Ngôi nhà này ở phía sau mảnh đất của ông Huê Đạm và bà Nguyễn Thị Nuôi. Khi thấy ông Chín khuyên mọi người làm nhà đàng hoàng để làm nơi sinh hoạt, gọi là Nhà Hợp tác thì vợ chồng ông Huê Đạm đã hiến mảnh đất ấy làm trụ sở Hội và làm nơi ở cho anh em độc thân. Những ngày xây dựng Nhà Hợp tác, ông Chín tham gia tất cả các công việc, như đóng gạch, dựng nhà, lợp mái...

Nhà Hợp tác có ba gian, mỗi gian rộng khoảng 20m2. Mái lợp ngói gỗ, vách nhà thưng ván lá sách cả bốn phía. Cửa lớn, cửa nhỏ đều bằng gỗ, nền nhà lát gạch vuông do hội viên Hội hợp tác tự đóng lấy. Nhà ngăn đôi theo chiều dọc. Nửa nhà phía trước hoàn toàn để trống. Gian giữa đặt một bàn con, hai bên có vài chiếc ghế dài dùng để hội họp hoặc học tập. Nửa nhà phía sau, hai gian bên dùng làm phòng ngủ, có phản gỗ để nằm, có cửa sổ và hai cửa ra vào phòng. Các cháu học sinh ở lớp học bên nhà hàng xóm thường ra sân hợp tác chơi, ông Chín cũng có lúc ra vui chơi với các cháu.

6Created by Thanh An - 70 -Thanh An Page 705/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201370

Page 71: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Những người ở đây phần lớn là những thanh niên yêu nước được đưa từ trong nước sang. Họ chỉ ở đây một thời gian, rồi bắt liên lạc đi Uđon, Phì Chịt... Dù chỉ ở trong thời gian ngắn, nhưng họ ăn mặc giống như người dân bản, tham gia lao động, xay thóc, giã gạo với bà con. Nhà Hợp tác ở bản Mạy thực sự trở thành trạm liên lạc, đưa đón những người Việt Nam yêu nước.

Trong thời gian ở đây, ông Chín đã động viên mọi người học tiếng Thái để hiểu phong tục, tập quán và được cư dân bản địa quý mến. Chính Người cũng nêu một tấm gương về tự học. Người còn chủ trương mở trường học cho trẻ em, dạy trẻ em chữ Việt để các em không quên gốc gác. Ông khuyên mọi người phải biết đoàn kết giữa người Việt với người Thái, người Việt với người Việt. Những điều ông Chín dạy đã trở thành bài học cho các thế hệ Việt kiều ở bản Mạy nói riêng và Việt kiều ở Thái Lan nói chung: Dù sống nơi đâu cũng luôn hướng về Tổ quốc và hết lòng đoàn kết hữu nghị với nhân dân nước bạn.

Tháng 1 năm 2004, Thủ tướng hai nước Việt Nam - Thái Lan và các đại biểu dự Hội nghị liên Chính phủ Việt - Thái đã khai trương Làng Hữu nghị Việt - Thái ở bản Mạy, trong đó hạt nhân là di tích Nhà Hợp tác, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ở và làm việc.

Châu Phi: * Cộng hòa Mađagátxca:- Quảng trường và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô

Antananarivô.* Cộng hòa nhân dân Ănggôla:- Đại lộ Hồ Chí Minh tại Thủ đô Luanđa.

(www.lamdong.gov.vn)

Một thị trấn của Anh vinh danh Chủ tịch Hồ Chí MinhHội đồng thị trấn Newhaven ở vùng Sussex, miền Nam nước Anh, mới đây

đã quyết định vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định sự có mặt của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong hành trình tìm đường cứu nước tại địa phương này.

Với những tấm biển “Những điều bạn chưa biết về Newhaven”, chính quyền thị trấn này muốn cho người dân trong vùng và nhiều nơi trên nước Anh biết đến người thanh niên Nguyễn Tất Thành, vị lãnh tụ, người anh hùng của dân tộc Việt Nam sau này, từng đến đây khi Người làm việc trên tuyến phà quốc tế nối giữa Newhaven với thị trấn Dieppe của Pháp qua eo biển Anh vào khoảng thời gian sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đây cũng sẽ là một trong những điểm nhấn quan trọng góp phần làm giàu hơn nữa kho tư liệu lịch sử về hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

6Created by Thanh An - 71 -Thanh An Page 715/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2013 71

Page 72: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso52013.doc · Web viewNăm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ

Sáng mãi tên Người Hồ Chí Minh

Trong buổi làm việc với chính quyền thị trấn chiều 25/4, bà Lê Thị Thu Hằng, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ailen đánh giá cao quyết định vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Newhaven, coi đây là một trong những biểu hiện sinh động của mối quan hệ hữu nghị giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. Sự kiện này rất có ý nghĩa trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2013), và 100 năm ngày Bác Hồ đến nước Anh (1913 - 2013) trong hành trình tìm đường cứu nước của Người.

Ông Graham Amy, Thị trưởng Newhaven, cho biết việc Chủ tịch Hồ Chí Minh - một nhà lãnh đạo vĩ đại của thế giới từng đến thị trấn này là niềm vinh dự, tự hào lớn lao đối với người dân nơi đây. Đó cũng là một phần lịch sử không thể thiếu được của Newhaven mà chính quyền thị trấn muốn nhắc nhở cho con cháu mình. Ông Amy và giới chức thị trấn vui mừng biết được Việt Nam đang tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân đến Anh trong hành trình tìm đường cứu nước. Trong bối cảnh đó, quyết định vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các danh nhân khác từng sống và làm việc ở Newhaven càng có ý nghĩa hơn.

Theo ông Amy, trong quá khứ, Newhaven - Dieppe và Việt Nam từng có mối liên hệ với nhau, và Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người giúp tạo ra mối gắn kết đó. Ông Amy mong muốn nhiều người Việt Nam tới thăm hải cảng và bến phà ở Newhaven để nhớ về một phần lịch sử của thị trấn này, rằng “chúng tôi từng đón một vị lãnh đạo vĩ đại đến đây”.

Những gì mà thị trấn bé nhỏ và thanh bình Newhaven nằm bên bờ eo biển Anh đang làm thật sự có ý nghĩa lớn lao, thể hiện sự ngưỡng mộ và kính phục của bè bạn quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Theo bà Thu Hằng, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng những phát hiện mới mẻ sẽ góp phần giúp chúng ta thêm hiểu hơn về quãng đời hoạt động của Người.

Bến phà quốc tế Newhaven nằm trong hải cảng sầm uất bên cửa sông Ouse đổ ra eo biển Anh. Năm 1863, hãng đường sắt LB&SCR phối hợp với công ty Chemin de Fer de l‘Ouest (Pháp) đã đưa tuyến phà Newhaven - Dieppe vào hoạt động. Đến nay, dù các phương tiện hiện đại khác đã trở nên phổ biến, nhưng tuyến phà quốc tế này vẫn được duy trì với tần suất hai chuyến một ngày, sáng và tối, do hãng LD Lines (Pháp) vận hành. Chính quyền Newhaven dự kiến sẽ treo những tấm biển vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các danh nhân khác từng đến thị trấn này dọc con đường đẹp nhất bên bờ sông Ouse - nơi thường diễn ra lễ hội, những sự kiện trọng đại của thị trấn. (www.cpv.org.vn - Ngày 29/04/2013)

6Created by Thanh An - 72 -Thanh An Page 725/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201372