64
ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Khắc Thái. 2. Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Bình. 3. Những cá nhân tham gia thực hiện đề tài: - Chủ biên: TS. Nguyễn Khắc Thái. - Những cá nhân tham gia nghiên cứu, biên soạn: CN. Trần Hùng; TS. Phan Viết Dũng; ThS. Nguyễn Văn Thắng; GS.TS. Trần Nghi; TS. Tạ Hoà Phương; KS. Nguyễn Đình Nguyên; KS. Đinh Xuân Thành; KS. Hoàng Phương Thảo; KS. Nguyễn Thị Hồng; ThS. Nguyễn Hữu Thông; TS. Trần Đình Hằng; CN. Nguyễn Phước Bảo Đàn; CN. Lê Anh Tuấn; TS. Lê Đình Phúc; ThS. Lê Duy Sơn; CN. Lê Minh Xử; NNC. Nguyễn Tú; CN. Trương Tấn Phượng; TS. Nguyễn Thế Hoàn; CN. Trần Hồng Hiếu; CN. Nguyễn Đăng Tuấn; KTV. Trần Ngọc Hải; NCVC. Nguyễn Thịnh; NCVC. Bùi Xuân Trường; TS. Phạm Hiệp; ThS. Hà Văn Thịnh và một số cộng sự. 4. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài: Địa chí là một lĩnh vực văn hoá học chứa đựng những thông tin chung về tự nhiên, kinh tế và xã hội trong một nhát cắt lịch sử nhất định. Trong lịch sử, đã có nhiều công trình địa chí dưới nhiều cấp độ khác nhau, để lại những thông tin quý giá, mô tả những cảnh quan thiên nhiên, thành quả lao động, những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần do nhân dân sáng tạo ra trong nhiều thế hệ như những bộ sách "Phủ Biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, "Dư Địa chí" của Nguyễn Trải, "Ô Châu cận lục" của Dương Văn An... Trong những năm gần đây, nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức biên soạn địa chí địa phương để cung cấp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhằm giúp cho các cơ quan quản lý, điều hành có cơ sở dữ liệu làm cơ sở

ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

  • Upload
    phamnga

  • View
    232

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Khắc Thái.2. Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học Công nghệ

tỉnh Quảng Bình.3. Những cá nhân tham gia thực hiện đề tài:- Chủ biên: TS. Nguyễn Khắc Thái.- Những cá nhân tham gia nghiên cứu, biên soạn:CN. Trần Hùng; TS. Phan Viết Dũng; ThS. Nguyễn Văn Thắng; GS.TS. Trần Nghi;

TS. Tạ Hoà Phương; KS. Nguyễn Đình Nguyên; KS. Đinh Xuân Thành; KS. Hoàng Phương Thảo; KS. Nguyễn Thị Hồng; ThS. Nguyễn Hữu Thông; TS. Trần Đình Hằng; CN. Nguyễn Phước Bảo Đàn; CN. Lê Anh Tuấn; TS. Lê Đình Phúc; ThS. Lê Duy Sơn; CN. Lê Minh Xử; NNC. Nguyễn Tú; CN. Trương Tấn Phượng; TS. Nguyễn Thế Hoàn; CN. Trần Hồng Hiếu; CN. Nguyễn Đăng Tuấn; KTV. Trần Ngọc Hải; NCVC. Nguyễn Thịnh; NCVC. Bùi Xuân Trường; TS. Phạm Hiệp; ThS. Hà Văn Thịnh và một số cộng sự.

4. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài: Địa chí là một lĩnh vực văn hoá học chứa đựng những thông tin chung về tự nhiên,

kinh tế và xã hội trong một nhát cắt lịch sử nhất định. Trong lịch sử, đã có nhiều công trình địa chí dưới nhiều cấp độ khác nhau, để lại những thông tin quý giá, mô tả những cảnh quan thiên nhiên, thành quả lao động, những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần do nhân dân sáng tạo ra trong nhiều thế hệ như những bộ sách "Phủ Biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, "Dư Địa chí" của Nguyễn Trải, "Ô Châu cận lục" của Dương Văn An...

Trong những năm gần đây, nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức biên soạn địa chí địa phương để cung cấp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhằm giúp cho các cơ quan quản lý, điều hành có cơ sở dữ liệu làm cơ sở xây dựng luận cứ khoa học, phục vụ việc hoạch định chính sách và ban hành các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cùng với cả nước, nhân dân Quảng Bình đang nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng do Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra nhằm thực hiện thành công Đường lối đổi mới của Đảng theo mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Sự nghiệp đó đòi hỏi các thành viên trong xã hội, trước hết là những người làm công tác lãnh đạo, quản lý phải có hiểu biết sâu sắc về đất nước, con người, về tri thức và kinh nghiệm của cha ông, về tiềm năng và thế mạnh của địa phương để làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đồng thời, bộ Địa chí sẽ cung cấp những hiểu biết cơ bản về vùng đất và con người Quảng Bình, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, học

Page 2: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

tập của nhiều đối tượng xã hội khác nhau. Địa chí cũng góp phần cung cấp cho các nhà đầu tư có thông tin để nghiên cứu, đầu tư phát triển trên địa bàn.

Vì vậy, việc nghiên cứu biên soạn bộ “Địa chí Quảng Bình” chính là việc làm cần thiết. Đây là một công trình khoa học mang tính tổng hợp, liên ngành, cả về tự nhiên và xã hội, nghiên cứu toàn diện cả về địa lý, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hoá... có giá trị phục vụ nhu cầu thực tiễn trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội hiện nay và làm tài liệu tham khảo cho các thế hệ mai sau.

5. Mục tiêu của đề tài:- Giúp các ngành trong tỉnh có được những số liệu cơ bản về địa phương để hoạch

định các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.- Giáo dục lòng yêu đất nước, yêu quê hương, yêu đồng bào cho mọi tầng lớp nhân

dân, nhất là thế hệ trẻ, nâng cao niềm tự hào về truyền thống quê hương, củng cố lòng tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Giúp nhân dân cả nước hiểu biết và yêu mến về vùng đất có vị trí quan trọng đối với Tổ quốc, có những đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

- Góp phần cung cấp thông tin cho nước ngoài hiểu biết về Việt Nam và Quảng Bình (Vietnamlorie).

6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:- Phạm vi địa lý: Không gian nghiên cứu của đề tài căn cứ theo địa giới hành chính

tỉnh Quảng Bình được xác lập năm 1989, trong thời kỳ tái lập tỉnh Quảng Bình (sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên). Tất cả các thông tin đưa vào trong Địa chí chỉ lựa chọn trong phạm vi giới hạn phạm vi địa lý hành chính nói trên.

- Khung lịch đại: Bộ Địa chí giới hạn thông tin thực tế tại thời điểm năm 2000. Một số dẫn liệu có tính hệ thống và có giá trị nổi bật, có thể lựa chọn các thông tin lịch sử đến điểm kết thúc năm 2000. Một số thông tin đặc biệt có thể mô tả trong khoảng thời gian muộn hơn năm 2000, trong khuôn khổ chỉnh thể diễn biến của sự kiện. Ví dụ: Di sản Thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận tháng 7 năm 2003 là sự kiện nổi bật nên có thể mô tả sự kiện này kéo dài đến 2003...

- Những thông tin mô tả trong Địa chí chứa đựng các giá trị tự nhiên và giá trị trí tuệ, lao động sáng tạo có tính phổ biến và đặc thù của cộng đồng cư dân trên địa bàn, thể hiện bằng di sản vật chất và đời sống văn hoá tinh thần được trình bày theo chủ đề. Do vậy, các hoạt động điều hành, quản lý không thuộc đối tượng miêu tả trong đề tài này.

7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:- Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, biên soạn chuyên ngành về các lĩnh

vực tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.- Phúc tra, điều tra bổ sung, điều tra mới một cách toàn diện, có định hướng tất cả

các tài liệu trong tầm quan tâm của công trình.- Xuất phát từ đối tượng, mục tiêu và ngôn ngữ địa chí, tổ chức biên soạn một công

trình khoa học có giá trị thực tiễn.8. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, đề tài chia làm 3 phần với 20 chương.

Page 3: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Địa chí là một công trình tổng hợp tri thức trong một nhát cắt đồng đại nhất định về tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá vật chất, tinh thần và lao động sáng tạo của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong giới hạn đầu tư vào thời điểm năm 2000, và trên cơ sở nội dung đã được phê duyệt năm 1993, bộ Địa chí này tập hợp những thông tin cơ bản về vùng đất Quảng Bình theo chủ đề. Những thông tin chứa đựng trong bộ Địa chí có thể làm căn cứ khoa học phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu khai thác của người đọc dướinhiều mục đích khác nhau.

B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀIMỞ ĐẦU

ĐỊA DANH VÀ TIẾN TRÌNH LỊCH SỬTrong phần này, đề tài nêu khái quát tiến trình lịch sử của vùng đất Quảng Bình

ngay từ thời kỳ tiền sử, sơ sử đến sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trong thời kỳ sát nhập và chia tách tỉnh cho đến ngày nay.

Phần ITÀI NGUYÊN - KINH TẾ

Chương 1TỔNG QUAN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

Trong chương 1 này, đề tài nêu khái quát về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên đất, khí hậu-thuỷ văn. Trong đó:

- Vị trí địa lý: Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên

8.065,27km2, có vị trí địa lý được giới hạn bởi các tọa độ địa lý ở phần đất liền là:Điểm cực Bắc: 18005’12” vĩ độ Bắc; Điểm cực Nam: 17005’02” vĩ độ Bắc; Điểm

cực Đông: 106059’37” kinh độ Đông; Điểm cực Tây: 105036’55” kinh độ Đông.Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km ở phía Đông, có vịnh và cảng Hòn La,

cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, có chung biên giới với nước CHDCND Lào 201,87km ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài địa giới 136,5km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với địa giới 78,8km.

Trên địa bàn Quảng Bình có Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam. Các đường Quốc lộ 12A, đường xuyên Á và tỉnh lộ TL10, TL11, TL16 và TL20 chạy từ Đông sang Tây gián tiếp hoặc trực tiếp qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với nước CHDCND Lào.

- Địa hình: Theo sơ đồ kiến tạo toàn lãnh thổ Việt Nam, Quảng Bình thuộc đới uốn nếp Việt -

Lào, phát triển trên rìa phía Bắc của một tiểu lục địa cổ nằm ở phía Nam Hải Vân. Từ đầu cổ sinh đại (cách ngày nay khoảng 500 triệu năm) phần lớn địa hình Quảng Bình đã bắt đầu bị bào mũn và dần dần được hình thành là do những chuyển động nâng của vỏ trái đất vào cuối cổ sinh đại (cách ngày nay khoảng 200 triệu năm). Đặc điểm chung của địa hình Quảng Bình là hẹp, nơi hẹp nhất (vĩ độ tại Đồng Hới) theo chiều Đông - Tây chỉ xấp xỉ 50km.

Page 4: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Về cấu trúc, 85% tổng diện tích tự nhiên Quảng Bình là vùng rừng núi và gò đồi, còn lại là vùng gò đồi và đồng bằng.

- Tài nguyên đất:Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 805.186ha, trong đó sông suối là

16.803ha, chiếm 2,09%; Núi đá 617.706ha, chiếm 76,72% tổng diện tích đất tự nhiên.- Khí hậu, thuỷ văn:Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí

hậu của phía Bắc, phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt.Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1.800 đến

2.600 mm/năm, thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24-250C, ba tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên đến 41,60C. Nhiệt độ trung bình năm của Quảng Bình tăng dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông. Cân bằng bức xạ đạt 70-80 kcal/cm 2. Số giờ nắng bình quân năm khoảng 1.700-1.900 giờ.

Do lãnh thổ Quảng Bình hẹp về bề ngang, độ dốc lớn nên sông ngòi thường ngắn, dốc, có hiện tượng đào lòng mạnh, chảy theo hướng từ Tây sang Đông. Lượng dòng chảy trong năm tương đối phong phú, với mô đun dòng chảy trung bình là 57 lít/s/km2 (tương đương 4 tỷ m3/năm). Thủy chế cũng theo 2 mùa rõ rệt, tương ứng với mùa mưa và khô. Trong mùa mưa, ở vùng đồi núi, sông suối có khả năng tập trung nước rất nhanh, nhưng lũ không kéo dài do khả năng thoát nước tốt.

Quảng Bình có mạng lưới thuỷ văn khá dày, có tiềm năng lớn về thuỷ điện, thuỷ lợi, thuỷ sản và giao thông vận tải.

Chương 2ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

Trong chương 2 này, đề tài tập trung giới thiệu về đặc điểm địa chất bao gồm địa tầng, các đá magma, hoạt động kiến tạo và những đặc điểm về khoáng sản.

1. Địa tầng vùng Quảng BìnhTheo các tài liệu mới nhất, trên phạm vi tỉnh Quảng Bình có các phân vị địa tầng có

tuổi từ Paleozoi đến Kainozoi. Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt các đặc điểm cơ bản của các phân vị địa tầng đã được phân chia trên toàn tỉnh.

- Hệ Ordovic, thống trên - Hệ Silur, thống dưới gồm có: Hệ tầng Long Đại (O3-S1

lđ), Hệ tầng Sông Cả (O3-S1 sc).- Hệ Silur, thống thượng gồm có: Hệ tầng Đại Giang (S2 đg).- Hệ Silur, thống thượng - Devon, thống hạ gồm có: Hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1 hn).- Hệ Devon gồm có Hệ Devon, thống hạ: Hệ tầng Rào Chắn (D1 rc), Hệ tầng Tân

Lâm (D1 tl); Hệ Devon, thống hạ - trung: Hệ tầng Bản Giàng (D1-2 e bg); Hệ Devon, thống trung, bậc givet: Hệ tầng Mục Bài (D2 g mb); Hệ Devon, thống trung - thượng: Hệ tầng Đông Thọ (D2 g-D3 fr đt), Hệ tầng Minh Lệ (D2g-D3fr ml), Hệ tầng Cù Bai (D2-3 cb).

Page 5: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

- Hệ Devon, thống thượng - Hệ Carbon, thống hạ: Hệ tầng Bằng Ca (D3 fr bc), Hệ tầng Cát Đằng (D3 cđ), Hệ tầng Xóm Nha (D3-C1 xn).

- Hệ Carbon - thống hạ: Hệ tầng La Khê (C1 lk).- Hệ Carbon - Permi: Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs).- Hệ Permi - thống thượng: Hệ tầng Khe Giữa (P3 kg).- Hệ Kreta: Hệ tầng Mụ Giạ (J3-K1 mg). - Hệ Neogen: Hệ tầng Đồng Hới (N đh). - Hệ Đệ Tứ: Các trầm tích pleistocen trung-phần dưới pleistocen thượng (QII-III1);

Các trầm tích phần trên pleistocen thượng (QIII2); Các trầm tích Holocen hạ-trung (QIV1-2); Các trầm tích Holocen thượng (Q4

3). 2. Các đá magma.Đá magma có 2 khối chính là khối Đồng Hới và khối Trường Sơn. Khối Đồng Hới

nằm ở phía Tây thành phố Đồng Hới. Khối có cấu tạo dạng vòm, diện tích khoảng 300km2. Thành phần của khối bao gồm diorit thạch anh, granodiorit, granit biotit, granit hai mica cùng các thể tường, mạch aplit và pegmatit. Nhìn chung các đá khối Đồng Hới giống với các đá ở khối Trường Sơn. Tuy nhiên, ở đây các đá sẫm màu chiếm khối lượng ưu thế, hiện tượng đồng hoá magma ở phần mái diễn ra không triệt để tạo nên từng khoảnh đá hỗn nhiễm phổ biến khắp mọi nơi trên diện tích khối.

3. Hoạt động kiến tạo.- Cấu trúc địa chất: Vùng nghiên cứu chủ yếu thuộc đới Trường Sơn, được ngăn

cách với đới Hoành Sơn bằng đứt gãy Sông Cả - Rào Nậy, bao gồm khối nâng Đồng Hới và khối sụt Phong Nha - Quy Đạt. Tính đa dạng địa chất, địa mạo và lịch sử tiến hoá vỏ trái đất.

Có thể nói, vùng Quảng Bình là nơi hội tụ nhiều tính chất đa dạng của thiên nhiên: địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, sinh học, sinh thái và cảnh quan môi trường. Bởi lẽ nơi đây vẫn còn hiện diện những sự kiện địa chất chứng minh cho lịch sử phát triển vỏ Trái đất sôi động trong suốt 500 triệu năm, từ kỷ Ordovic đến nay.

- Trầm tích: Lãnh thổ tỉnh Quảng Bình có một lịch sử phát triển địa chất lâu dài, để lại các thành tạo trầm tích sau đây:

Hệ tầng Long Đại (O3-S1 ld), hệ tầng Đại Giang (S2 đg), hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1hn), hệ tầng Rào Chan (D1rc), hệ tầng Bản Giàng (D2ebg), hệ tầng Mục Bài (D2g mb), hệ tầng Minh Lệ (D2g-D3fr đt), hệ tầng Cù Bai (D2g-C1cb), hệ tầng Cát Đằng (D3 cđ), hệ tầng Phong Nha (D3-C1 pn), hệ tầng La Khê (C1 lk), hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs), hệ tầng Khe Giữa (P2kg), hệ tầng Mụ Giạ (K2mg) và các thành tạo Neogen và Đệ Tứ.

Địa hình vùng nghiên cứu bao gồm 3 kiểu cơ bản: + Địa hình phi Karst: Đồi núi dạng vòm vỉa các thành tạo đá magma xâm nhập, đá

lục nguyên.+ Địa hình Karst: Địa hình dạng nón bao gồm địa hình âm khép kín, vách dốc đứng,

phát triển các phễu và giếng Karst, địa hình đá vôi sót, dạng tháp nhọn, hình nón nhỏ lên trên các đồng bằng thung lũng Karst Đệ Tứ và địa hình Karst ngầm.

+ Địa hình trung gian: Xen kẽ giữa địa hình đỉnh nhọn, vách dốc với địa hình dạng mềm mại do chuyển động khối tảng đã tạo ra cấu trúc và thành phần thạch học khác nhau.

Page 6: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

- Những đặc điểm về khoáng sản của Quảng Bình:+ Nhóm nhiên liệu gồm có than đá và than bùn. + Nhóm kim loại gồm có quặng sắt, quặng mangan, quặng titan, quặng chì, kẽm,

quặng vonfram, vàng, kim loại hiếm - phóng xạ.+ Nhóm không kim loại. Đây là nhóm khoáng sản có triển vọng và có ý nghĩa thực tế

nhất ở Quảng Bình, bao gồm: phụ nhóm nguyên liệu trợ dung và chịu lửa; phụ nhóm nguyên liệu hóa chất và phân bón; phụ nhóm vật liệu xây dựng, đá xây dựng; phụ nhóm nguyên liệu sứ gốm.

+ Nhóm nước khoáng: ở Quảng Bình có 4 điểm nước khoáng có nhiệt độ cao đã được phát hiện và nghiên cứu sơ bộ.

Chương 3ĐỘNG - THỰC VẬT

Trong chương 3 này, đề tài tập trung giới thiệu khái quát về đặc điểm động thực vật ở tỉnh Quảng Bình.

1. Động vật.a. Động vật biển và sông nước mặn, lợ:Được sự bổ sung di cư thường xuyên của các loài trên biển Đông và đại dương mà

biển Quảng Bình có trên 1.000 loài, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế thuộc đủ các họ cá, giáp xác (tôm, cua, ghẹ), họ nhuyễn thể, họ rắn, rùa biển và các loài thực vật. Đó chính là ưu thế tạo nên tính đa dạng sinh học và sự hình thành năng suất sinh học cao của biển Đông nói chung, biển và sông nước mặn Quảng Bình nói riêng.

b. Động vật nước ngọt và nguồn lợi động vật nước ngọt:So với nước mặn, lợ, nguồn động vật nước ngọt nghèo hơn nhiều, nhưng không có

nó chắc người nông dân làm ruộng ở "xứ ngọt" thiếu nguồn thức ăn động vật một cách nghiêm trọng. Động vật ở cạn: bò sát, ếch nhái, chim, chim biển, thú.

- Một số loài quý hiếm:+ Thú: Trong tổng số 134 loài thú ghi nhận được có 83 loài chủ yếu, trong đó có

những loài đặc hữu hẹp dưới đây: * Linh trưởng: Linh trưởng Quảng Bình có tầm quan trọng toàn cầu bởi sự hiện

diện của một số loài đặc hữu hẹp có giá trị toàn cầu, trong đó có voọc đen tuyền, voọc Hà Tĩnh và voọc ngủ sắc. Có 10 loài linh trưởng được ghi nhận là đặc hữu hẹp: Culi nhỏ, cu li lớn, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, voọc đen tuyền, voọc Hà Tĩnh, voọc ngũ sắc, vượn đen má trắng.

* Dơi: Trong số 46 loài dơi đã xác định 11 loài dơi đặc hữu hẹp là: dơi ngực bé, dơi ngực lớn, dơi chó tai ngắn, dơi lá quạt, dơi lá nâu, dơi lá toma, dơi mũi Prát, dơi tai sọ cao, dơi đốm hoa, dơi i ô, dơi mũi ống cánh lông.

* Gấu: Có 2 loài gấu đặc hữu hẹp là: gấu ngựa, gấu chó. * Các loài thuộc họ mèo: có 5 loài mèo được xác định đặc hữu hẹp là mèo rừng, beo

lửa, mèo gấm, báo gấm và hổ.

Page 7: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

* Voi: voi được xác định nhưng số lượng cá thể mới phát hiện được 2 con voi mẹ và voi con.

* Bò tót: bò tót được xác định 20 cá thể.* Sơn dương: sơn dương được xác định với nhiều cá thể, nhưng trong tình trạng

thường xuyên đe doạ suy giảm cá thể.* Sao la: sao la được phát hiện với số lượng không lớn cá thể phân bố rải rác, là đặc

hữu hẹp tiềm ẩn nguy cơ tuyệt chủng.* Mang lớn: mang lớn có ít cá thể, phân bố rải rác trên địa bàn.* Tê tê: tê tê phân bố phổ biến trên địa bàn với số lượng cá thể không nhỏ, nhưng

không có dấu hiệu tăng trưởng nguồn gen do nhiều nguyên nhân.* Một số loài thú quý khác như cầy, sóc bụng xám, sóc đen Côn Đảo, rái cá vuốt bé,

rái cá thường, chó sói...+ Chim: Đã xác định tổng số 336 loài chim trong đó có 80 loài quý hiếm. + Bò sát: Đã ghi nhận 83 loài bò sát, trong đó xác định 27 loài được xem là các loài

quý hiếm. Sau đây là một số loài chỉ thị điển hình: Họ rùa đầm, các loài rắn hổ mây ngọc, rùa hộp trán vàng, rùa ba gờ, rùa đất sepôn, rùa đinh, rùa 4 mắt, ba ba gai, ba ba trơn, loài hổ mang, rắn lục, trăn đất, thằn lằn, tắc kè, thạch sùng...

+ Lưỡng cư: Có 38 loài lưỡng cư đã được ghi nhận, bao gồm họ cóc tía, họ cóc bùn, họ cóc (Bufonidae), họ nhái bén (Hylidae), họ ếch đồng (Ranidae), họ nhái bám (Rhacophoridae), họ nhái bầu (Microhilidae).

+ Cá: Đã ghi nhận 157 loài, thuộc các họ cá trích, họ cá thát lát, họ cá chình, họ cá chép, họ cá bám đá, họ cá chạch, họ cá ngạnh, họ cá nheo, họ cá chiên, họ cá đo, họ cá trê, họ cá kim, họ lươn, họ cá sơn biển, họ cá mú, họ cá căng, họ cá móm, họ bống đen, họ bống trắng, họ cá rô, họ cá chuối, họ cá chạch sông...

+ Bướm: Đã ghi nhận được 270 loài, thuộc các họ Papilonidae, Pieridae, Acraeidae, Satyridae, âmthusiidae, Libytheidae, Nymphalidae, Riođiniae, Lycaenidae, Hesperiidae...

2. Thực vật.Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác

nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay, trữ lượng gỗ là 31 triệu m3.

- Loại hình thực vật, bao gồm: Thực vật đất phẳng trên sườn núi thấp; Thực vật trên sườn núi có độ dốc từ 20-500, độ cao 600m; Thực vật trên, ven sông và khe suối; Thực vật trong thung lũng bồi lắng; Thực vật trên thung lũng độ cao 100-150m; Thực vật trên núi đất độ cao 300-400m; Thực vật trên núi đá vôi thấp, độ cao 200-400m; Thực vật trên núi đá vôi, độ cao 500-600m; Rừng trên núi đá vôi dựng đứng.

- Một số loài đặc hữu hẹp: Qua điều tra khảo sát bước đầu đã thống kê được 18 loài qúy hiếm đó ghi trong Sách đỏ Việt Nam, trong số này có 13 loài cây thân gỗ, trong đó có 7 loài là cây gỗ giá trị như: pơmu, lát hoa, nghiễn, sơn tần, hoàng đàn giả, gụ, chũ nước - có một loài cây gỗ cho lá làm rau quý là sắng, có một loài cây gỗ không quý chỉ

Page 8: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

làm nguyên liệu giấy là trầm hoặc gió trầm; nhưng cây này khi bị bệnh lại cho loại đặc sản quý là trầm hương, trầm kỳ, loại kim giao. Tuy liệt vào gỗ quý nhưng chỉ là truyền thuyết để làm đũa cho vua chúa, chứ gỗ kim giao mềm, nhẹ ít khi dùng đóng đồ đạc cao cấp. Cây chò đãi là đặc hữu của phía cực Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, cây này đang được các nhà khoa học Bộ Nông nghiệp Mỹ chú ý để lai giống cải tạo cây hồ đào cho dầu ăn của Mỹ, đã thiết lập mối quan hệ của họ với Vườn Quốc gia Cúc Phương. Loài mây song quý là song mật, một cây cho nguyên liệu quý để làm hàng xuất khẩu, có nguy cơ bị khai thác mạnh, nhưng cũng có thể phát triển gây trồng được.

Chương 4ĐỊA VỰC CƯ TRÚ, DÂN CƯ VÀ CÁC DÂN TỘC

1. Thời kỳ thuộc Pháp đến năm 1945, tỉnh Quảng Bình về cơ bản có địa giới như cũ và tên tỉnh vẫn là tỉnh Quảng Bình.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp tục giữ nguyên địa giới và tên tỉnh như trước đây là tỉnh Quảng Bình cho đến 1976.

Từ tháng 5/1976, tỉnh Bình Trị Thiên thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh, Quảng Bình không còn là một đơn vị hành chính cấp tỉnh, các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũ trực thuộc vào tỉnh Bình Trị Thiên.

Từ tháng 7/1989, tỉnh Bình Trị Thiên được chia thành ba tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; Quảng Bình lại trở về với địa giới cũ và là một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

2. Các dân tộc và tộc người thiểu số ở Quảng Bình.Cùng với người Việt, Quảng Bình là địa bàn cư trú của một bộ phận các dân tộc và

tộc người thuộc 2 nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và Môn - Khơme. Các dân tộc và tộc người thiểu số ở Quảng Bình có số lượng rất ít. Qua kết quả điều tra trong những năm cuối thế kỷ XX cho thấy, các dân tộc ít người của Quảng Bình sinh sống trong 138 bản, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa, một số ít phân bố dọc theo triền núi phía Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ.

Theo danh mục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam do Nhà nước công bố thì ở Quảng Bình chỉ có 2 dân tộc là dân tộc Bru-Vân Kiều (bao gồm các tộc người Vân Kiều, Ma Coong, Trì và Khùa) và dân tộc Chứt (bao gồm các tộc người Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng). Ngoài thành phần của 2 dân tộc chính trên đây, địa bàn Quảng Bình còn là nơi cư trú của một số tộc người khác (còn gọi là “vi tộc dân” hay “nhóm địa phương” của các dân tộc khác) như Nùng, Mường, Thổ, Tày, Carai…

Page 9: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Chương 5KINH TẾ

1. Điều kiện và nguồn nhân lực.Theo tính chất địa hình, lãnh thổ Quảng Bình được chia thành 4 khu vực địa hình

khác nhau, tương ứng với 4 vùng sinh thái nông, lâm, ngư nghiệp. - Vùng sinh thái rừng nhiệt đới ẩm có diện tích 523.616ha, bằng 65% diện tích đất

tự nhiên.- Vùng sinh thái nông, lâm nghiệp trên địa bàn bán sơn địa có diện tích 167.896ha,

bằng 19,77% diện tích đất tự nhiên.- Vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng và thuỷ sản nước ngọt có diện tích

86.690ha, bằng 10,95% diện tích đất tự nhiên.- Vùng sinh thái nông ngư nghiệp đới ven bờ có diện tích 35.840ha, bằng 4% tổng

diện tích đất tự nhiên, sinh thái biển có tổng diện tích khu vực đặc quyền kinh tế 200.000km2.

Khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp chiếm 91,45% dân số và 80% lao động của toàn tỉnh. Người dân có truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó.

Lực lượng lao động trên điạ bàn Quảng Bình khá đông, do điều kiện kinh tế và môi trường sống ít thuận lợi nên người Quảng Bình có độ tuổi lao động sớm (dưới thời phong kiến, ở nông thôn độ tuổi từ 13-14 đã tham gia lao động), đây là động lực lớn làm cho nông nghiệp Quảng Bình phát triển. Tuy nhiên, do tồn tại một thời gian dài trong nền kinh tế tự cung, tự cấp và sau đó là cơ chế quan liêu, bao cấp nên hầu hết nhân lực lao động không được cập nhật kiến thức kịp thời và không tương thích với tính chất và đặc điểm của nền kinh tế trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tình trạng phân bố dân cư không đều, trình độ dân trí ở một số vùng còn thấp, lối sản xuất theo tập tục lạc hậu đã hạn chế đến khả năng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Quảng Bình nói chung và năng suất, sản lượng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản nói riêng. Một tỷ lệ khá cao trong cộng đồng dân cư còn ở diện đói nghèo. Tình trạng này kéo dài hàng thế kỷ qua nhưng chưa giải quyết được.

Từ năm 1990 đến nay, do sự thay đổi của cơ chế sản xuất và các chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, sáng tạo của Đảng như Khoán 10, cuộc cách mạng về giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; cùng với chính sách mở cửa, giải phóng sức lao động của nhân dân khỏi những ràng buộc của cơ chế quan liêu, bao cấp, nền kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến căn bản.

2. Các lĩnh vực kinh tế.Do những yếu tố đặc thù của điều kiện tự nhiên, nền kinh tế nông thôn cổ truyền

của Quảng Bình chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp.Nông nghiệp là lĩnh vực có lịch sử phát triển lâu đời và gần như là lĩnh vực kinh tế

nông thôn chủ yếu của cộng đồng cư dân Quảng Bình.

Page 10: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Ngoài kinh tế nông nghiệp, người dân Quảng Bình còn có các nghề thủ công cổ truyền và một số trung tâm giao thương, buôn bán nhưng tính chuyên môn hoá không cao và chưa trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong nông thôn. Trong khi đó, do diện tích đất đồng bằng hẹp, lại nằm giữa chân vùng đồi phía Tây và động cát ven biển phía Đông nên tuy nông nghiệp là ngành kinh tế chính yếu song ngành nông nghiệp thường xuyên chịu đựng những thử thách khắc nghiệt cả về môi trường thiên nhiên lẫn nguồn lực xã hội.

Cùng với nghề khai thác nguồn lợi rừng, tài nguyên nông nghiệp, địa bàn Quảng Bình cũng là nơi có nguồn lợi thuỷ sản quý và có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của cộng đồng.

Những sản phẩm ngư dân làm ra rất giá trị. Có nhiều loại cá ngon như: cá ngừ, cá thu, cá trích, mực,... Những thứ cá này chủ yếu ướp muối, làm nước mắm và nước mắm Quảng Bình ngon, nổi tiếng như nước mắm Cảnh Dương, Bảo Ninh...

Nghề đánh cá nước ngọt gồm đánh cá ở các sông, đánh cá ở đồng ruộng, ao hồ. Những người đánh cá sông thường hay ở thuyền và đó là những cư dân đánh cá chuyên nghiệp. Thuyền vừa là phương tiện để hành nghề thuỷ sản nước ngọt, vừa là nơi cư ngụ chính của người dân (gọi là dân vạn chài).

Theo số liệu tổng hợp của Sở Thủy sản Quảng Bình (nay là Sở Nông nghiệp và PTNT) năm 2000, trữ lượng một số loài hải sản có giá trị (số liệu được đánh giá từ 100m nước trở vào bờ), sản lượng hải sản có thể khai thác khoảng 35.700 - 42.650 tấn/năm.

- Các nghề thủ công nghiệp:Quảng Bình vốn là một tỉnh có nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống. Từ xa

xưa, người dân Quảng Bình bằng lao động thủ công đã tạo ra những sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng và đưa đi trao đổi với những nơi khác. Quảng Bình nổi tiếng từ xưa với các làng nghề sau: Nghề dệt vải; Nghề dệt chiếu; Nghề mộc và đồ tre; Nghề chạm trổ trên gỗ; Nghề rèn, đúc; Nghề sản xuất nước mắm, làm muối; Nghề sản xuất hàng thực phẩm; Nghề làm nón; Nghề gốm; Nghề đóng thuyền...

- Công nghiệp địa phương: Từ đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã mở một số xí nghiệp công nghiệp để đáp ứng

nhu cầu thị trường Đông Dương. Sau ngày giải phóng khỏi thực dân Pháp, nhân dân Quảng Bình bước vào giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Những cơ sở công nghiệp ít ỏi do thực dân Pháp xây dựng tại thị xã Đồng Hới như nhà máy nước 25 KW, nhà máy điện 30 KW, cơ sở sản xuất rượu dâu… được chính quyền cách mạng tiếp quản và khôi phục. Sau ngày đất nước thống nhất, địa bàn Quảng Bình trở thành một bộ phận của tỉnh Bình Trị Thiên có nhiều thế mạnh rất cơ bản để phát triển công nghiệp.

Trên địa bàn Quảng Bình dần dần hình thành mạng lưới công nghiệp, được phân bố thành 3 khu vực:

- Khu vực xung quanh thị xã Đồng Hới: đây là vùng công nghiệp lớn nhất của tỉnh.

Page 11: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

- Khu vực phía Nam sông Kiến Giang - Long Đại: khu vực này các xí nghiệp nằm rải rác.

- Khu vực Bắc sông Gianh: tập trung chủ yếu quanh Ba Đồn.3. Hệ thống mạng lưới giao thông.- Mạng lưới giao thông tỉnh Quảng Bình trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: * Về đường bộ: Từ năm 992, vua Lê Đại Hành đã sai Ngụ Tử An đem 3 vạn người

mở đường bộ từ cửa Nam Giới (Hà Tĩnh) vào châu Địa Lý (Nam Quảng Bình), đây là con đường bộ quốc gia đầu tiên do Nhà nước phong kiến xây dựng đi qua đất Quảng Bình.

Ngoài đường Thiên Lý, các vua triều Nguyễn đều đặc biệt chăm lo việc khôi phục và mở rộng mạng lưới giao thông liên tỉnh để đẩy mạnh công cuộc khai hoang, nhất là ở xứ Đàng Trong.

Các đường nội tỉnh (đường liên huyện, liên xã) đã được xây dựng dưới thời phong kiến, nay được nối thông với các đường nhánh dẫn đến các ga xe lửa và trục đường quốc lộ. Những đường này hầu hết xe thô sơ và xe cơ giới đều đi lại được.

Sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Bình được tái lập theo địa giới cũ, tỉnh Quảng Bình tiếp tục tập trung nâng cấp và xây dựng mới các công trình giao thông phục vụ tái thiết và phát triển.

Tính đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, mạng lưới giao thông bước đầu đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Hệ thống đường bộ phát triển thành mạng lưới khắp trong tỉnh, xuống tận các vùng, nối liền với mạng lưới giao thông của cả nước, đảm bảo cho việc giao lưu một cách thông suốt, mật độ trung bình 0,317 km/km 2, trong đó có:

+ Bốn tuyến quốc lộ (đường Hồ Chí Minh, đường 1A, 15, 12A) dài 664km, cả ba tuyến đều giữ vai trò quan trọng, liên quan đến quá trình phát triển chung của đất nước. Quốc lộ 1A dài 122km, nối liền hai miền Nam Bắc; quốc lộ 12A dài 127km, nối quốc lộ 1A với nước bạn Lào qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo.

+ Tuyến đường sắt Bắc Nam qua Quảng Bình dài 172km, có ga trung tâm tại Đồng Hới, là nơi chuyển tải hàng hóa và hành khách đi lại qua hệ thống đường sắt rất thuận lợi.

+ Tỉnh lộ có 14 dài 320km, là trục đường ngang nối với quốc lộ 1A và đường 15, đường Hồ Chí Minh tạo thành mạng lưới tương đối hoàn chỉnh, cho phép khép kín giữa các vùng trong tỉnh với ngoài tỉnh một cách thuận lợi.

- Các tuyến đường tỉnh lộ 2, 10, 16, 20 đều được nâng cấp và đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, đời sống và giao thương.

- Vận tải đường thủy phát triển thuận lợi trên tất cả 5 con sông cắt ngang địa hình, trong đó chủ yếu có hai tuyến đường sông gắn với hai cảng biển Gianh, Nhật Lệ trong hệ thống cảng biển quốc gia.

Sau 10 năm xây dựng (kể từ ngày chia tách tỉnh Bình Trị Thiên và tái lập tỉnh Quảng Bình theo địa giới cũ), ngành giao thông vận tải cùng với nhân dân đã làm mới

Page 12: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

338km đường loại A; sửa chữa, nâng cấp 1.564km đường các loại, xây dựng 270 cầu mới với tổng chiều dài hơn 3.200m.

Tính đến thời điểm năm 2000, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, với chất lượng cao, diện phủ rộng, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4. Kinh tế hàng hoá và quá trình đô thị hoá.- Các trung tâm buôn bán nổi tiếng xưa và nay ở Quảng Bình:Quảng Bình không phải là vùng đất có nhiều đặc sản, nhưng nhiều sản vật của

Quảng Bình cũng để lại được dấu ấn, trong đó không ít sản vật được chọn làm sản vật tiến vua hoặc làm hàng hoá trao đổi được dân cư ở những địa phương khác ưa chuộng. Từ xưa cũng như hiện nay, những mặt hàng nổi tiếng của Quảng Bình để trao đổi với tỉnh bạn và nước ngoài chủ yếu là các loại nông sản, lâm sản, hải sản quý hiếm và hàng thủ công nghiệp.

Hàng nông sản từ trước đã có một số loại nổi tiếng đưa đi xuất khẩu như: gạo chăm, nếp chăm, ớt, lạc, tiêu... Đối với các hàng thủ công nghiệp nổi tiếng từ xưa với các sản phẩm của nghề chạm trổ ở Tam Toà, nghề đúc đồng, nghề làm gốm, nghề dệt vải thao... Ngày nay trong cơ chế thị trường, Quảng Bình cũng có một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng đi trao đổi với tỉnh bạn và nước ngoài như: hàng mây tre, hàng mộc cao cấp, hàng thêu ren...

Dưới thời phong kiến, với tư tưởng "trọng nông ức thương", "bế quan toả cảng", trong điều kiện nền kinh tế tự cung, tự cấp, đường giao thông không thuận tiện, giao thương hết sức khó khăn, việc buôn bán, trao đổi hàng hoá hầu như chỉ hạn hẹp trong từng địa phương. Ở nông thôn, các chợ là nơi cư dân cư họp nhau mỗi ngày hay theo phiên để trao đổi những nông lâm, hải sản hoặc hàng thủ công cần dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Nông dân đến chợ để bán nông, lâm thổ sản, cũn có một số người buôn bán chuyên nghiệp như hàng vải, hàng cau, hàng thuốc, hàng thịt, hàng bánh...

Nơi tập trung thương nhân lớn là Đồng Hới, Ba Đồn, Lý Hoà, Cảnh Dương, Thanh Khê, Cổ Hiền, Cổ Liểu, Tuy Lộc... Những nơi này có vị trí giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đặc biệt có nền thương mại phát triển sớm nhất.

+ Trung tâm thương mại Đồng Hới - chợ Đồng Hới: Ngoài 3 chợ chính, trên thành phố Đồng Hới còn có một số chợ hình thành từ những năm sau hoà bình lập lại và sau ngày tái lập tỉnh Quảng Bình (năm 1989) như các chợ Đồng Mỹ, chợ Bắc Lý, chợ Cầu Bốn...

Ngoài Trung tâm thương mại Đồng Hới còn có các chợ sau: chợ Quy Đạt, chợ Đồng Lê, chợ Ba Đồn, chợ Đón, Làng Lý Hoà và chợ Lý Hoà, chợ Cổ Hiền, chợ Tréo...

- Giao thương trong và ngoài tỉnh:Do vị thế lịch sử, giao thương của các tầng lớp thương nhân Quảng Bình với trong

nước và nước ngoài phát triển tương đối muộn. Hiện chưa thấy tài liệu nào nói đến giao thương của các thương nhân Quảng Bình trong giai đoạn Bắc thuộc. Chỉ từ sau khi Lý Thường Kiệt đưa quân mở rộng biên ải về phía Nam và đưa vùng đất Quảng Bình sát

Page 13: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

nhập vào quốc gia Đại Việt thì mới thấy có dấu hiệu mở rộng giao thương với bên ngoài địa bàn Quảng Bình.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội vô cùng khó khăn, phức tạp. Cùng một lúc, chính quyền Cách mạng phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài và nạn đói khủng khiếp do hậu quả của chính sách thống trị của thực dân, phong kiến để lại.

Trong 10 năm cuối cùng của thế kỷ XX, tốc độ phát triển các cơ sở thương mại, dịch vụ tăng bình quân 5%/năm. Năm 1990, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 4.078 cơ sở hoạt động thương mại, du lịch. Đến năm 2000, số lượng tăng lên đến 10.165 đơn vị. Trong thập kỷ này, số lượng các cơ sở hoạt động thương mại và dịch vụ quốc doanh từ 43 đơn vị vào năm 1990, đến thời điểm năm 2000 chỉ còn lại 32 đơn vị. Trong khi đó, khu vực thương mại tư nhân và cá thể tăng đột biến từ 3.913 cơ sở trong năm 1990 lên đến 10.130 cơ sở trong năm 2000. Đặc biệt, trong thập kỷ này, số cơ sở hoạt động thương mại dịch vụ ở khu vực đô thị (điển hình là địa bàn thành phố Đồng Hới) chỉ tăng từ 1.181 cơ sở trong năm 1990 lên 2.640 cơ sở trong năm 2000 thì khu vực nông thôn lại tăng đột biến (chỉ tính riêng trên địa bàn nông nghiệp tập trung như huyện Lệ Thuỷ, cơ sở thương mại, dịch vụ tăng từ 399 cơ sở trong năm 1990; đến năm 2000 tăng lên 1352 cơ sở). Số lượng lao động trong khu vực thương mại và dịch vụ tăng từ 8.545 người trong năm 1990 lên 14.653 người trong năm 2000. Số lao động khu vực tư nhân, cá thể tăng từ 4.401 người trong năm 1990 lên 12.086 người trong năm 2000. Trong đó lao động trong khu vực thương mại và dịch vụ trên địa bàn đô thị giai đoạn 1990 - 2000 chỉ tăng từ 3.920 người lên 5.523 người, trong khi khu vực nông thôn (điển hình là huyện nông nghiệp tập trung như Lệ Thuỷ) tăng từ 701 người năm 1990 lên 1.769 người thời điểm năm 2000.

Qua các chỉ số thống kê như vậy cho thấy, đến cuối thế kỷ XX, hoạt động thương mại, dịch vụ nói riêng và giao thương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung đã có những đột biến về xu hướng cũng như tốc độ tăng trưởng. Hoạt động thương mại và dịch vụ dần dần chuyển về khu vực tư nhân là chủ yếu. Trong khi tại khu vực đô thị, hoạt động thương mại, du lịch và giao thương vẫn giữ vững được xu thế và nhịp độ tăng trưởng thì khu vực nông thôn lại phát triển đột biến. Tầng lớp thương nhân không chỉ phát triển ở thành thị mà đã phát triển mạnh ở khu vực nông thôn. Điều đó chứng tỏ kinh tế thị trường và giao thương đã tác động toàn diện đến cơ cấu kinh tế - xã hội và trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ khu vực đô thị mà của toàn xã hội.

- Quá trình đô thị hoá ở Quảng Bình: Vấn đề phát triển đô thị thường gắn liền với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước, của từng vùng và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử. Ở địa phương, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh ở các thủ phủ của tỉnh, ở các huyện lỵ và một số ít tụ điểm dân cư.

Từ khi có kinh thành Phú Xuân đã có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng thành Đồng Hới - Quảng Bình. Mà điển hình từ xưa là Luỹ Thầy (của Đào Duy Từ ở Đồng Hới), lấy làng Động Hải làm điểm tập kết các lực lượng xây dựng thành luỹ và bố phòng.

Page 14: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Từ làng Động Hải đến thành phố Đồng Hới là một quá trình phát triển của một vùng đất trung tâm được chọn làm tỉnh lỵ Quảng Bình. Qua những biến đổi lịch sử, quá trình đô thị hoá đã làm cho Đồng Hới ngày càng xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá của tỉnh Quảng Bình và đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chu trình đô thị hoá không chỉ ở khu vực tỉnh lỵ mà hình thành một mạng lưới tương đối rộng với nhiều thị trấn, thị tứ mới hình thành trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như: Thị trấn Quy Đạt, thủ phủ của huyện miền núi Minh Hoá; Thị trấn Đồng Lê thủ phủ của huyện miền núi Tuyên Hóa; Thị trấn Ba Đồn thủ phủ huyện Quảng Trạch; Thị trấn Hoàn Lão là thủ phủ huyện Bố Trạch; Thị trấn Quán Hàu là thủ phủ huyện Quảng Ninh; Thị trấn Kiến Giang là thủ phủ huyện Lệ Thuỷ.

5. Tài nguyên và hoạt động du lịch.Hoạt động du lịch mang lại một nguồn lợi lớn cho nhiều nước trên thế giới. Tỉnh

Quảng Bình có nhiều điều kiện để phát triển ngành kinh tế này.Trong những năm qua, nhất là sau khi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được

công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch Quảng Bình đã có nhiều khởi sắc. Tài nguyên du lịch Quảng Bình được đánh giá là phong phú, đa dạng, có giá trị khu vực và toàn cầu, có thể tổ chức khai thác phục vụ du khách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tài nguyên du lịch Quảng Bình bao gồm các danh thắng, di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, địa chỉ văn hoá, danh nhân và văn hoá cộng đồng, tồn tại trong 2 thực thể: Di sản tự nhiên và di sản văn hoá.

Từ năm 1993 đến 1995 và tiếp đến năm 2000, lượng khách tham quan du lịch tăng với tốc độ nhanh, cả khách nội địa và khách quốc tế. So với một số ngành kinh tế khác, hoạt động du lịch đầu tư ít, nhưng hiệu quả đạt cao, đó là lợi thế của ngành du lịch.

Trong thời điểm hiện tại, Quảng Bình có đủ khả năng để khai thác các loại hình du lịch sau đây:

- Tham quan và thưởng ngoạn tại các khu danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng, Đèo Ngang - Hòn La, Lý Hoà - Đá Nhảy, Nhật Lệ - Bảo Ninh, Bang - Thanh Sơn, Quán Hàu - Thần Đinh, Bàu Sen - Dốc Sỏi…

- Tham quan và nghiên cứu tại các di tích thuộc hệ thống Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, các di tích lịch sử phân bố hầu hết các địa phương trên địa bàn Quảng Bình.

- Tham quan và nghiên cứu hệ thống thành luỹ cổ, đặc biệt là hệ thống thành luỹ Đào Duy Từ, thành Vauban Đồng Hới, hệ thống thành luỹ Chiêm Thành như luỹ cổ Hoàn Vương, Lâm Ấp phế luỹ, thành Khu Túc (Kẻ Hạ), thành Ninh Viễn (Nhà Ngo)…

- Du lịch sinh thái tại các khu vực Karst Kẻ Bàng, Khe Net - Giăng Màn, Đảo Yến…

- Tắm nắng và chữa bệnh tại Suối Bang.- Nghỉ dưỡng và tắm biển tại biển Nhật Lệ, biển Đá Nhảy.- Nghỉ dưỡng, tắm biển và tham gia các trò chơi, lễ hội tại Sun Spa Resort.- Du lịch mạo hiểm tại một số điểm trong khu vực Karst Kẻ Bàng.

Page 15: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

- Tham quan và nghiên cứu văn hoá tộc người tại các bản của tộc người Rục (Thượng Hoá) và Arem (Tân Trạch).

- Du lịch cộng đồng tại một số làng văn hoá nổi tiếng như “Bát danh hương” Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạ, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại và một số địa chỉ khác.

- Các hoạt động dã ngoại phục vụ các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể quần chúng; các trường học tham quan, học tập thực địa và vui chơi giải trí tại các thắng cảnh, khu vực đa dạng sinh học, các di tích lịch sử văn hoá địa phương.

Quảng Bình lại có nhiều lợi thế để phát triển du lịch bền vững, thu hút khách trong nước và ngoài nước vào tham gia các chương trình du lịch địa phương và có lợi thế tổ chức cho khách nội địa đi du lịch ở nước ngoài. Vì vậy, ngành du lịch có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai.

Phần IILỊCH SỬ CHINH PHỤC THIÊN NHIÊN, ĐẤU TRANH GIỮ NƯỚC

VÀ ĐẤU TRANH XÃ HỘI

Chương 1QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG BIÊN CƯƠNG VÀ DI DÂN LẬP ẤP

DƯỚI THỜI LÝ, TRẦN, LÊ

1. Quảng Bình trong thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc.Theo sử cũ và truyền thuyết, bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sinh sống

chủ yếu ở miền trung du và châu thổ. Hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sống chủ yếu ở tại miền Việt Bắc. Ở nhiều nơi, người Âu Việt và Lạc Việt sống xen kẽ với nhau và sống cạnh những thành phần dân cư khác. Theo sự phân chia bộ lạc dưới thời kỳ Văn Lang, Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường, một bộ ở phía Nam trong 15 bộ lạc của Nhà nước Văn Lang. Điều đó đã được chứng minh qua kết quả khai quật các di chỉ khảo cổ học: “điểm cực Nam phát hiện được các di tích văn hoá đồ đồng Lạc Việt là miền Cương Hà (Khương Hà) trên lưu vực sông Gianh”. Chính vì thế “phạm vi phân bố của văn hoá đồ đồng ở miền Bắc Việt Nam, xét đại thể, chính là tương đương với khu vực của nước Văn Lang như chúng ta đã xác định trên”. Với sự phát triển kinh tế, văn hoá trong thời đại trên chứng tỏ vùng đất Quảng Bình với tên gọi là Bộ Việt Thường là một phần lãnh thổ của Văn Lang trong thời đại Hùng Vương.

2. Quảng Bình trong thời kỳ thống trị của phong kiến phương Bắc.Cũng như nhân dân ở hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân phía Bắc, nhân dân các dân

tộc ở phía Nam ở quận Nhật Nam bị các triều đại phong kiến Trung Quốc bóc lột nặng nề. Phương thức bóc lột bằng cống nạp là phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc. Phương thức bóc lột đó nhằm vơ vét tài nguyên sản vật quý hiếm, buộc nhân dân ở các địa phương phải lên rừng xuống biển làm các nghề nguy hiểm

Page 16: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

để cống nộp. Số lượng cống phẩm phụ thuộc vào tình hình cai trị, khả năng bóc lột và nhu cầu của bọn xâm lược.

Tháng 10 năm Giáp Thân (144), nhân dân ở quận Nhật Nam lại nổi dậy, liên kết với nhân dân ở quận Cửu Chân đánh phá các quận ấp của bọn thống trị Đông Hán.

3. Quảng Bình trong thời kỳ của các triều đại Chiêm Thành.Khoảng năm 226-230 thời Thuận Ngô, khi Lữ Đại làm Thứ sử Giao Châu, nước

Lâm Ấp sai sứ ra giao hiếu, nhưng vẫn tìm cách phát triển ra Bắc giành đất Nhật Nam còn lại từ Hải Vân trở ra.

Sau khi mở rộng biên giới ra phía Nam Đèo Ngang, nhận thấy đây là địa bàn xung yếu, địa đầu phía Bắc của quốc thổ, các triều đại Chiêm Thành đã lo xây dựng hệ thống đồn luỹ trên phần đất Quảng Bình ngày nay khá kiên cố. Chiêm Thành cho xây dựng hệ thống hào lũy dưới chân núi Đèo Ngang gọi là Luỹ Hoàn Vương từ phía Tây sang phía Đông để án ngữ đường tiến quân của các chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc. Nhiều thành luỹ còn để lại di tích trên đất Quảng Bình, điển hình là thành Khu Túc và thành Nhà Ngô.

4. Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, Quảng Bình trở về Đại Việt.Trong các cuộc chiến tranh giữa các triều đại phong kiến của người Chăm và các

triều đại phong kiến Trung Quốc, mảnh đất Quảng Bình luôn là chiến trường đẫm máu. Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực và phải chịu nhiều mất mát hy sinh. Đó là giai đoạn để lại dấu ấn lịch sử đầy biến động đau thương của một thời Quảng Bình thuộc Chiêm Thành.

Để loại trừ mối uy hiếp từ phía Nam, làm thất bại âm mưu liên kết của quân Tống với nước Chiêm Thành, Lý Thánh Tông quyết định đánh Chiêm Thành. Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069), trải qua những biến động lịch sử, mảnh đất Quảng Bình từ đây trở thành phên dậu của Đại Việt ở phía Nam, có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc mở mang bờ cõi đất nước ở những giai đoạn lịch sử kế tiếp.

5. Công cuộc khai phá vùng đất mới Quảng Bình dưới các triều đại Lý, Trần, Lê.

Với điều kiện địa lý, đất đai thuận lợi, vùng đất Lâm Bình (Quảng Ninh - Lệ Thuỷ ngày nay) nhanh chóng phát triển trở thành một vựa lúa của Quảng Bình sau này. Ngoài ý nghĩa về kinh tế, phía Nam Quảng Bình tức là Lâm Bình cùng với Minh Linh (phía Bắc Quảng Trị ngày nay) còn có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, là vùng đất giáp giới với nước Chiêm Thành lúc bấy giờ. Vì vậy, nhà Lý đã quan tâm đến việc di dân đến ở, khai hoang lập ấp tạo chỗ đứng chân bảo vệ biên cương phía Nam.

Với sự kiện 1075, Quảng Bình trở thành phần đất thiêng liêng của Việt Nam với hai đơn vị hành chính là Bố Chính và Lâm Bình của nước Đại Việt thời Lý. Những cư dân Quảng Bình đầu tiên theo lời chiêu mộ của Lý Nhân Tông đã đến đây để khai phá vùng đất mới và bảo vệ phần lãnh thổ của quốc gia có chủ quyền. Cuộc sống của những cư dân đầu tiên trên mảnh đất này rất vất vả và khó khăn. Họ bắt tay vào công cuộc khai hoang lập ấp trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, đất đai chưa được thuần thục. Hơn nữa, nơi đây là vùng biên ải, nhiều cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Chiêm Thành xảy ra trong nhiều thế kỷ kế tiếp. Nhưng với sức sống của những người dân Quảng Bình, họ

Page 17: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

đã vượt qua tất cả để tồn tại và phát triển, xây dựng non sông giàu đẹp như ngày nay. Sự nghiệp khai phá mới được bắt đầu dưới thời Lý và còn tiếp tục qua các thời đại kế tiếp.

Năm thế kỷ khai thiết chưa thể thay đổi được hình thái kinh tế - xã hội. Dưới chế độ phong kiến, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Đặc biệt công cuộc khai thiết đó lại diễn ra trong điều kiện chiến tranh liên miên chống các cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc, bảo vệ biên cương và mở mang lãnh thổ xuống phía Nam. Nhưng những gì mà cư dân Quảng Bình đầu tiên đã làm được trong năm thế kỷ lịch sử đầu tiên ấy có ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử phát triển của Quảng Bình ở những năm tiếp theo.

Chương 2ĐẤU TRANH GIỮ NƯỚC

1. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương phía Nam dưới thời nhà Lý, Trần.Từ sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thắng lợi (1076-1077), biên

cương phía Bắc và phía Nam ổn định. Nhà Lý tập trung vào công việc xây dựng đất nước. Vào cuối thế kỷ XI và nửa đầu thế kỷ XII, kinh tế nông - công thương nghiệp tiếp tục phát triển. Trong nước nhân dân yên ổn làm ăn. Chính quyền phong kiến được củng cố, quốc gia thống nhất. Địa vị của nước Đại Việt với các nước láng giềng được đề cao. Năm 1164, nhà Tống phải công nhận nước ta là một quốc gia độc lập. Ở phía Nam, nước Chiêm Thành và Chân Lạp thiết lập quan hệ ban giao, hoà hiếu.

Tuy vậy, riêng đối với nước Chiêm Thành, việc Chế Củ dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Lý Thánh Tông trước đây vẫn không được các triều đại kế tiếp chấp nhận. Họ vẫn âm mưu đòi lại vùng đất đã mất và chống lại nước Đại Việt khi có thời cơ.

Đánh Chiêm Thành, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, mặc dù lúc này ông đã 84 tuổi. Với tài thao lược của một vị tướng đã từng nhiều lần đánh Tống, bình Chiêm, lại được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân ở ba châu Bố Chính, Lâm Bình và Minh Linh, chỉ trong một thời gian ngắn Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Chiêm lấy lại vùng biên cương phía Nam của đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt.

Sau khi vương triều nhà Lý bị phế bỏ, triều đại nhà Trần thay thế, công cuộc khai thiết vùng đất Bố Chính, Lâm Bình được mở rộng, vùng biên cương phía Nam ngày càng được củng cố.

Cuộc tiến đánh Chiêm Thành của Trần Thái Tông năm 1252 là cuộc chinh phạt nhằm ngăn đe chứ không phải là cuộc chiến tranh xâm lược giành đất. Lúc này, triều Trần ý thức được rằng nguy cơ xâm lược chính là từ phương Bắc, vì vậy đánh Chiêm Thành là để loại trừ hiểm hoạ phía Nam, tập trung cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông sắp tới. Cuộc tiến đánh Chiêm Thành kéo dài 10 tháng và quân Trần đã sử dụng lực lượng quân sự khá hùng mạnh. Trong cuộc chiến đó, nhân dân Bố Chính và Lâm Bình đã có những đóng góp to lớn về sức người và sức của cho đội quân Trần chinh phạt Chiêm, ngăn chặn sự quấy rối biên giới phía Nam.

Sau cuộc tiến binh năm 1252, biên cương phía Nam ổn định và nhà Trần bắt tay vào chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chông quân Nguyên Mông. Trong cuộc kháng chiến

Page 18: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

chống Nguyên Mông, hai nước Đại Việt và Chiêm Thành cũng có kẻ thù chung, vì vậy đã liên kết, giúp đỡ nhau để bảo vệ độc lập chủ quyền của mỗi nước. Sau thất bại trong lần xâm lược lần thứ nhất (1258), quân Mông Cổ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai. Lần này chúng mượn cớ đánh Chiêm Thành để xâm lược nước ta. Cuối năm 1282, đạo quân Nguyên Mông do Toa Đô chỉ huy vượt biển đánh chiếm Chiêm Thành rồi âm mưu đánh lên Đại Việt từ phía Nam, phối hợp với đại quân phía Bắc đánh xuống nhanh chóng thôn tín nước ta.

Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, quan hệ hai nước Đại Việt và Chiêm Thành trở nên thân thiện, hữu hảo. Tháng 3 năm Tân sửu (1301), Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông sang thăm Chiêm Thành. Trong chuyến viếng thăm này Thái Thượng hoàng đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Đổi lại, Chế Mân dâng hai Châu Ô, Châu Lý của Chiêm Thành cho Đại Việt.

Việc gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân tuy có gây bất bình cho quan lại trong hoàng tộc, nhưng việc làm của Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông và vua Trần Anh Tông là hoàn toàn sáng suốt. Vì vậy, giữ vững sự bền chặt giao hảo tốt lành với Chiêm Thành không những là một sách lược ổn định mặt trận phía Nam mà còn củng cố sự định cư lập ấp cho vùng Lâm Bình đã có từ đời Lý và vùng Ô Lý mới sát nhập.

Suốt trong 175 năm, dưới các triều đại nhà Trần, các vua Trần đã có những đóng góp lớn cho đất nước. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu, nhà Trần đã tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông; giữ gìn nền độc lập dân tộc, có quan hệ hoà hiếu thân thiện với Chiêm Thành và mở mang bờ cõi phía Nam đến Thuận Hoá (Thừa Thiên Huế ngày nay). Cuối thời Trần, các triều đại dần dần suy vong, đối nội mất lòng dân, đối ngoại gây nhiều cuộc chiến tranh với người Chiêm Thành làm cho tình hình chính trị bất ổn, đời sống nhân dân bị khốn khổ. Nhân dịp đó, Chiêm Thành đã mở nhiều cuộc tiến công tiến đánh Đại Việt. Mặc dù có nhiều lần thất bại bởi sự nhu nhược, yếu kém của triều đình nhưng cuối cùng quân dân ta vẫn đánh tan các cuộc chiến tranh của Chiêm Thành, bảo vệ bờ cõi phương Nam và toàn bộ lãnh thổ của Đại Việt.

2. Mở rộng biên cương phía Nam dưới triều đại nhà Hồ.Tháng 7/1402, Hồ Hán Thương thân chinh đưa quân đi đánh Chiêm Thành. Hồ Hán

Thương còn cho đào Liên Cảng (Lệ Thuỷ - Quảng Bình ngày nay) đến địa giới Thuận Hoá nhưng do cát đùn lấp nên không khai thông được, sửa chữa, đắp lại cửa Eo (Thuận An, Thừa Thiên Huế ngày nay).

Việc mở đường Thiên Lý, cũng như việc đào kênh Sen để thông đường thuỷ (trong nội bộ, ngoài đường biển) là một việc làm hết sức táo bạo, không những vì sự cần thiết về quân sự mà còn về một nền kinh tế hàng hoá mà thời nhà Hồ đã bắt đầu hình thành và bắt đầu phát triển.

Hồ Hán Thương đem đại quân đi đánh Chiêm Thành, vua Chiêm cự không nỗi, phải xin dâng đất Chiêm Động, Cổ Luỹ để quân Hồ rút lui. Hồ Quý Ly chia đất mới này thành 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa (Quảng Nam, Bắc Quảng Ngãi bây giờ), cắt đặt quan cai trị và mộ dân đến ở.

Trong những năm các vua hậu Trần đánh nhau với nhà Minh, quân dân Tân Bình, Thuận Hoá đã gúp sức rất nhiều.

Page 19: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

3. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương và mở rộng lãnh thổ dưới thời nhà Lê.Năm 1425, Lê Lợi sai Tư Đồ Trần Nguyên Hãn và Thượng tướng Lê Nổ đem 1.000

quân và một thớt voi vào đánh lấy Tân Bình, Thuận Hoá.Nguyên Hãn đến sông Gianh gặp tướng Minh là Nhâm Năng bèn chia quân mai

phục ở Khương Hà (còn gọi là Hà Khương), tướng Minh xua quân chặn đánh, Nguyên Hãn giả thua chạy, nhử quân Minh vào ổ phục binh, quay lại giáp chiến. Quân Minh tan vỡ. Nhân lúc đó, Đại tướng Lê Ngân đem 700 chiến thuyền từ Nghệ An, vượt biển tiến vào, vừa vào liền trợ chiến. Trần Nguyên Hãn vùng Lê Ngân đem cả thuỷ bộ tiến lên hạ luôn hai thành Tân Bình, Thuận Hoá. Từ đây, về mặt hành chính, Tân Bình nhập vào xứ Thuận Hoá, và năm thứ 10 niên hiệu Quảng Thuận (1469) Kỷ Sửu, định bản đồ toàn quốc, xứ Thuận Hoá gồm hai phủ, 7 huyện, 4 châu.

Với chiến thắng Ất Mão (1471), Lê Thánh Tông đã dẹp được nguy cơ xâm lấn của người Chiêm Thành ở phía Nam, cơ bản chấm dứt cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Chiêm Thành suốt 400 năm. Biên giới Đại Việt ngày càng được mở rộng về phía Nam, uy tín của Lê Thánh Tông và nước Đại Việt được đề cao, các nước láng giềng lo giữ quan hệ bang giao hoà hiếu.

Hơn bốn thế kỷ, kể từ khi Bố Chính và Địa Lý nhập vào Đại Việt (1069) cho đến sự kiện Ất Mão (1471), vùng đất Quảng Bình ngày nay luôn là địa bàn trọng yếu trong các cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ biên cương và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Dưới thời nhà Lý, vừa mới nhập vào Đại Việt được mấy năm, nhân dân Bố Chính, Lâm Bình và Minh Linh đã phải cùng với nhân dân cả nước chống quân xâm lược Tống. Đồng thời, phải trực tiếp chiến đấu để bảo vệ vùng đất biên cương phía Nam của tổ quốc ngay những ngày đầu khi mới trở về lãnh thổ Đại Việt. Dưới thời Trần, nhân dân ta phải tiến hành ba cuộc chiến tranh chống xâm lược Nguyên Mông. Cũng như nhân dân cả nước, nhân dân Tân Bình - Bố Chính đã anh dũng chiến đấu cùng cả nước đánh tan quân xâm lược. Riêng đối với mảnh đất này, đây là con đường tiến công của giặc Nguyên Mông trong cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai nên mức độ ác liệt hy sinh nặng nề hơn. Hết nạn xâm lược Nguyên Mông là các cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Chiêm Thành diễn ra hết sức khốc liệt, đặc biệt dưới triều đại của vua Chiêm Chế Bồng Nga. Xứ Tân Bình luôn chịu đựng sự cướp phá của quân Chiêm. Nơi đây, còn là trọng trấn của nhà Trần, cơ sở hậu cứ để quân đội Trần tấn công về phía Nam bảo vệ biên cương và lãnh thổ. Dưới thời nhà Lê, mặc dù biên giới Đại Việt đã tiến xuống phía Nam, nhưng những cuộc chiến tranh bảo vệ vùng đất Hoá Châu của nhà Lê bao giờ cũng được tổ chức, huy động lực lượng và xuất phát từ đất Tân Bình. Suốt 400 năm, với hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, nhân dân Quảng Bình trong các thời đại Lý, Trần, Lê luôn là người đứng mũi chịu sào, chịu nhiều mất mát hy sinh. Những cư dân Quảng Bình đầu tiên đã đóng góp xứng đáng để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, mở rộng cương vực xuống phía Nam để tạo nên một non sông thống nhất giàu đẹp của Việt Nam ngày nay.

Page 20: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Chương 3ĐẤU TRANH XÃ HỘI

1. Thời kỳ các chúa Nguyễn.Riêng đối với Quảng Bình, Nguyễn Hoàng là người đầu tiên đặt tên tuổi cho tỉnh

Quảng Bình: "Năm Hoằng Định thứ 5 (1604) cải đặt và đổi tên các khu vực hành chính hai xứ Thuận Quảng, đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình. Như vậy, danh xưng "Quảng Bình" lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1604 và danh xưng đó theo suốt tiến trình lịch sử Quảng Bình cho đến ngày nay.

Giữa lúc tình hình hai họ Trịnh - Nguyễn căng thẳng như vậy, Nguyễn Phúc Nguyên ngày đêm lo lắng, mưu tâm kế hoạch lâu bền khả dĩ đối phó được với một được đối phương mạnh hơn cả thế lẫn lực, cả chính trị lẫn quân sự, thì một sự kiện xảy ra có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử của Vương triều các chúa Nguyễn, đó là việc xuất hiện của Đào Duy Từ đi vào xứ Đàng Trong.

Đào Duy Từ, người xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn (nay là huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hoá), là người học rộng, biết nhiều, nhưng vì là con nhà phường hát nên chúa Trịnh không cho đi thi; căm giận chế độ vô lý của họ Trịnh, ông vào Nam tìm chúa Nguyễn mà đương thời được tương truyền là biết trọng hiền, đãi sĩ. Từ đó, Đào Duy Từ cùng với các chúa Nguyễn đã đề ra những chính sách trong việc giữ gìn đất để chống lại thế lực của chúa Trịnh. Trong đó, Đào Duy Từ đã xây dựng luỹ Trường Dục (1627), và sau đó xây dựng thêm luỹ Động Hải (1631, 1634), nhất là khi có thêm luỹ Trường Sa, chạy dọc theo ven biển cho đến địa phận giáp Lệ Thuỷ, luỹ Trường Dục và đạo Lưu Đồn càng tăng thêm hiệu lực. Những trận đánh trong các năm 1648, 1672 của quân Trịnh vào Động Hải mà không thể tạt sườn vào Thập Dinh hoặc vu hồi sau lưng Trường Dục được, là những dẫn chứng cụ thể.

Trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam, có rất nhiều nhà quân sự bắt địch đánh theo cách của mình, chẳng riêng gì nhà quân sự Đào Duy Từ. Nhưng nếu nói là người bắt địch đánh theo kế mình trong phòng ngự với một thời gian dài trên một địa điểm cố định, trận nào cũng vào cái cạm bẫy ấy, lần trước có sai lầm rồi lần sau cũng không thể tránh, thì phải nói Đào Duy Từ là một.

Sông Gianh và hệ thống luỹ thành do Đào Duy Từ xây dựng đã trở thành chướng ngại lớn nhất đối với thế lực nhà Trịnh. Lịch sử chiến tranh Trịnh - Nguyễn cho phép ghi nhận được rằng, ai giữ được Động Hải - Nhật Lệ đến phút chót thì người đó làm chủ được xứ Đàng Trong và để mất Động Hải - Nhật Lệ thì cũng mất luôn xứ Đàng Trong.

2. Thời kỳ thống nhất đất nước.Theo sử cũ để lại thì Nguyễn Huệ có ba đạo quân tiến đánh Phú Xuân:1- Đạo bộ binh chủ lực do trực tiếp Nguyễn Huệ chỉ huy, Nguyễn Hữu Chỉnh làm

phó tướng đánh lấy đèo Hải Vân để tiến về Phú Xuân.2- Đạo quân thuỷ do Nguyễn Lữ chỉ huy, tiến thẳng ra sông Gianh, vừa bít đường

quân Trịnh đóng sâu vào Thuận Hoá vừa ngăn cả viện binh của Trịnh ở Bắc vào (84).

Page 21: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

3- Một đạo thuỷ quân khác do Vũ Văn Nhậm chỉ huy, tiến ra cửa Tư Hiền và Thuận An, cùng tiến lên Phú Xuân.

Đối với Quảng Bình, Nguyễn Lữ chia quân ra nhiều cánh: một toán chiếm Bắc Bố Chính, án ngự suốt dải sông Gianh đề phòng quân Trịnh từ Bắc Hà tiến vào cứu viện; một toán đánh lui vào chiếm Nam Bố Chính, chốt tại Dinh Ngói, đón bắt tàn binh Trịnh chạy từ Phú Xuân ra; một toán quan trọng khác, với lực lượng mạnh hơn hai toán kia nhiều lần, quay ngay xuống tiến công đồn Động Hải và cửa biển Nhật Lệ.

Từ sông Gianh đến Dinh Cát (Quảng Trị), lực lượng quân Trịnh rất đông, họ đóng rải rác khắp nơi, lập nhiều đồn luỹ, nhiều doanh trại, nhưng họ đều tháo chạy. Quân Tây Sơn hầu như không phải đụng độ một trận nào đáng kể. Ngay đội quân thuỷ đánh vào Động Hải và Nhật Lệ, quân Trịnh ở đồn Lèo Heo, trên luỹ An Náu, mới nhìn thấy buồm chiến thuyền quân Nguyễn Lữ đã bỏ chạy tìm đường về Bắc, nhưng cả tướng lẫn quân khi chạy đến gần dinh Nam Bố Chính đã bị nhân dân đón, bắt nạp quân cho Tây Sơn. Tại luỹ Động Hải cũng vậy, tướng giữ luỹ của Trịnh là Vị Phái Hầu và Ninh Tốn đều bỏ chạy. Hai viên tướng này theo đường núi lần mò được ra Bắc.

Thế là, từ khi khởi sự đánh Phú Xuân, chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày quân Tây Sơn đã đuổi quân Trịnh qua bên kia Đèo Ngang, làm chủ cả một vùng "từ miền Nam Hà Hoa" trở vào. Phú Xuân đã trở thành trung tâm lãnh đạo của phong trào Tây Sơn, tiêu biểu cho ý chí thống nhất mạnh mẽ nhất cho cả nước. Riêng đối với Quảng Bình, Nguyễn Huệ là người đầu tiên xoá bỏ ranh giới sông Gianh, xoá bỏ sự chia cắt, nhập lại hai châu Nam Bố Chính, Bắc Bố Chính (còn gọi là Bố Chính Nội, Bố Chính Ngoại) làm một thành châu Thuận Chính, biểu thị đúng lòng mong muốn thống nhất non sông với nhân dân ta.

Thắng lợi của phong trào Tây Sơn - Nguyễn Huệ trong chiến dịch tiến công đánh bại tập đoàn phong kiến nhà Trịnh, thống nhất đất nước, đánh đuổi quân Thanh xâm lược đã chấm dứt một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc, mở ra thời kỳ ổn định trong một quốc gia thống nhất, xây dựng triều đại Tây Sơn hùng cường. Trên địa bàn Quảng Bình, thắng lợi của phong trào Tây Sơn - Nguyễn Huệ chấm dứt sự khủng hoảng chính trị - xã hội kéo dài trên 200 năm, người dân trên địa bàn Quảng Bình đã có cơ hội để hàn gắn những tổn thất của chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, xoá dần ranh giới Nam - Bắc Bố Chính, phát triển cộng đồng trong một môi trường văn hoá thống nhất dưới danh xưng hành chính "tỉnh Quảng Bình" đã được thiết lập trong cuộc cải tổ hành chính năm 1831 dưới triều Minh Mạng.

Chương 4PHONG TRÀO YÊU NƯỚC

1. Phong trào Cần Vương.Cũng như trong toàn quốc, việc Hàm Nghi xuất bôn xuống chiếu Cần Vương đã gây

nên một phong trào chống Pháp sôi nổi ở Quảng Bình. Trong điều kiện lịch sử nước ta lúc đó, tiếng gọi “Cần Vương” đã có tác dụng tập hợp quần chúng kháng chiến. Sức mạnh của “cái gọi là triều đình Hàm Nghi” chính là phong trào kháng chiến rộng lớn của

Page 22: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

nhân dân trong toàn quốc. Tôn Thất Đàm đã dựa vào nhân dân, trước hết là sự ủng hộ của nhân dân Quảng Bình mà tồn tại.

Thời gian trước khi đến Quy Đạt, Hàm Nghi và đoàn hộ giá đến đèo Quy Hợp, trú tại Sơn Phòng, Hà Tĩnh một tháng. Quảng Bình là căn cứ kháng chiến của Hàm Nghi. Điều đó có nghĩa là lịch sử đã đặt cho nhân dân ở đây một nhiệm vụ nặng nề là bảo vệ Hàm Nghi. Cho nên, mâu thuẫn dân tộc ở đây lại biểu hiện tập trung và gay gắt trong cuộc đấu tranh bảo vệ nhà vua. Như chúng ta đã biết, được sự bảo vệ và ủng hộ của nhân dân, Hàm Nghi đã ra được Sơn Phòng Hà Tĩnh ở làng Ấu Sơn, huyện Hương Khê. Rồi từ đó căn cứ của nhà vua là ở miền sơn cước hai tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh; căn cứ chủ yếu là vùng thượng lưu sông Gianh và sông Ngàn Sâu.

Hưởng ứng phong trào "Cần Vương" và trên danh nghĩa "Cần Vương" để đứng lên chống Pháp, nhân dân Quảng Bình đã để lại những trang sử hào hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung và sự nghiệp chống thực dân Pháp xâm lược nói riêng.

2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản.Bước sang những năm 1928-1929, phong trào đấu tranh dân chủ, dân quyền và dân

sinh của công nhân - lao động làm thuê có những chuyển biến mới. Trong giai đoạn này, nhiều hoạt động của các tầng lớp nhân dân có xu hướng dân chủ đều bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của đội ngũ công nhân và lao động làm thuê. Hầu hết tầng lớp thanh niên trí thức có xu hướng chính trị mới đều có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ cộng đồng với đông đảo những người lao động này. Thông qua mối quan hệ này, những thanh niên trí thức phát huy ảnh hưởng của mình đối với công nhân lao động, đồng thời dựa vào công nhân và lao động để tiếp tục thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Chương 5PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG

1. Những tổ chức yêu nước có xu hướng cách mạng vô sản.Trong giai đoạn 1927-1929, một số sách báo tiến bộ do con em Quảng Bình học ở

các thành phố lớn mang về đã đưa đến những thông tin mới về xu hướng đấu tranh cách mạng. Vì thế ở Đồng Hới, Hoàn Lão, Quảng Trạch, Lệ Thuỷ,... những thanh niên tiến bộ này tổ chức thành những "Nhóm đọc sách", nhưng thực chất là hoạt động tuyên truyền các xu hướng yêu nước chống Pháp qua các sách và báo chí tiến bộ như “Người cùng khổ", "Việt Nam hồn", "Bản án chế độ thực dân Pháp"... Đây chính là cơ sở để hình thành các tổ chức của "Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội" và “Tân Việt cách mạng Đảng” (để rồi sau đó đổi thành Đông Đương Cộng sản Liên đoàn) và là cơ sở để chuyển hoá và thành lập các tổ chức cộng sản đầu tiên trên địa bàn Quảng Bình.

Sau khi thành lập “Nhóm đọc sách báo”, nhóm Tân Việt ở Hoàn Lão đã tìm bắt liên lạc với Nghè Đãi, Nguyễn Kim Chi (Thị xã Đồng Hới), Trịnh Quang Xuân, Quốc Hoa

Page 23: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

(Tân) Nguyễn Hữu Chuyên, Trịnh Quang Xuân, những đảng viên của Đông Dương Cộng sản; Tiến tới thành lập tổ chức cộng sản đầu tiên ở Bố Trạch; Thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại địa bàn huyện Lệ Thuỷ; Thành lập Chi bộ Bãi Đức tại huyện Tuyên Hoá (1/1931); Chi bộ Lũ Phong - Quảng Trạch; Chi bộ Nhà lao Đồng Hới.

2. Cao trào cách mạng 1930-1931. Kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5, đêm 30 rạng ngày 1 tháng 5 năm 1930, ở thị

xã Đồng Hới lần đầu tiên Cờ đỏ Cách mạng xuất hiện ngay trên cột cờ Hành Cung - Trung tâm thị xã Đồng Hới. Trên các đường phố, tường nhà từ Quảng Bình Quan đến Cửa Nam, trại lính khố xanh, khẩu hiệu, truyền đơn được rải khắp nơi.

Ở Quảng Bình đã xuất hiện nhiều tổ chức biến tướng của công nhân, nông dân và các thành phần lao động khác như: “Nông hội đỏ”, “Hội cứu tế đỏ”, “Hội tương tế”. Các tổ chức hội quần chúng dưới nhiều dạng khác nhau được thành lập khắp nơi: Ở Lệ Thuỷ trong thời kỳ 1931-1932 một số “Nông hội đỏ”, “Hội cứu tế đỏ” đã được thành lập ở Trung Lực, Mỹ Thổ, An Xá, Tuy Lộc. Ở Quảng Ninh hình thành các hội theo một dạng khác như “Hội đưa đám” “Hội lợp nhà” “Hội chống xôi thịt” (chống cường hào). Đồng Hới thành lập “Hội tương tế”. Ở Bố Trạch thành lập các tổ chức quần chúng như “Công hội xe bò”, “thợ may”... Dù dưới hình thức nào thì các hội này cũng đều có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng hoặc các cán bộ lãnh đạo cách mạng đều do trên cử về.

3. Phong trào cách mạng 1932-1935. Ở Quảng Bình, một số cơ sở cách mạng trong công nhân đã nối lại được liên lạc

với nhau, đặc biệt thông qua lực lượng công nhân đường sắt, các mối liên lạc giữa các tổ chức cách mạng ở Hà Tĩnh với một số chiến sĩ cách mạng ở Quảng Bình được nối lại, tạo cơ sở để thành lập Chi bộ Lũ Phong.

Cũng qua đường dây liên lạc giữa một số thanh niên yêu nước và công nhân lao động trên các công trình giao thông vùng giáp ranh với Quảng Trị, Tỉnh uỷ Quảng Trị đã có điều kiện để mở rộng hoạt động ra vùng Lệ Thuỷ khôi phục cơ sở trong công nhân xe lửa để thành lập các Chi bộ Đảng ở Văn Xá, Châu Xá.

Năm 1935, phong trào cách mạng ở Quảng Bình mới dần dần hồi phục và chuẩn bị bước vào một cuộc đấu tranh mới: cuộc đấu tranh vì quyền lợi dân sinh, dân chủ.

4. Cao trào dân chủ 1936-1939.Đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phan Đăng Lưu chỉ đạo các đồng chí đảng viên như Võ

Văn Quyết, Nguyễn Kim Tiều, Phạm Quang Vĩ, Võ Hoằng... tuyên truyền rộng rãi kết quả và những yêu sách của Đông Dương Đại hội xứ Trung Kỳ trong tầng lớp công nhân lao động ở Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn (Quảng Trạch), Lệ Thuỷ.

Trong phong trào dân chủ 1936-1939, ở Quảng Bình nhiều tổ chức quần chúng được thành lập. Đoàn thanh niên dân chủ đã có trên 200 đoàn viên. Tháng 7 và tháng 11 năm 1939, ở Quảng Trạch có thêm 2 Chi bộ là Trung Thuần và Trung Thôn ra đời. Quảng Trạch cuối năm 1939, số đảng viên tăng lên gấp 2 lần so với năm 1937.

5. Cao trào cách mạng 1939-1945.Ngày 2/7/1945, một Hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh (gồm có 13 đại biểu đại diện

cho các tổ chức cơ sở Đảng ở các huyện về dự) được triệu tập tại An Xá (Lệ Thuỷ). Hội

Page 24: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

nghị thảo luận, quán triệt những nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng và Ban thống nhất Trung Kỳ, bàn việc thống nhất Đảng bộ và thống nhất Mặt trận Việt Minh tỉnh.

Ngày 4/7/1945 tại An Sinh (Lệ Thuỷ), hội nghị Việt Minh toàn tỉnh đã thống nhất tổ chức Việt Minh chung của toàn tỉnh (Việt Minh Cô Tám). Hội nghị nhất trí đề ra một chương trình hành động gồm 8 điểm. Hội nghị cử Ban chấp hành Việt Minh tỉnh gồm 7 đồng chí, cho xuất bản tờ báo “Vì nước” làm cơ quan ngôn luận của “Việt Minh Cô Tám”.

Những sự kiện chính trị lớn lao trên đây đã tác động nhanh chóng đến sự phát của cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Quảng Bình. Các đội tuyên truyền xung phong bám sát cơ sở, đi sâu vào quần chúng, giải thích chương trình điều lệ Việt Minh, kêu gọi các tầng lớp nhân dân đoàn kết đứng lên chống Nhật cứu nước.

Thượng tuần tháng 8 năm 1945, Tỉnh bộ Việt Minh chuyển trụ sở từ Mỹ Thổ - Trung Lực về khu căn cứ Võ Xá để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

Ngày 17/8/1945, hội nghị cán bộ Việt Minh triệu tập tại Đồng Hới để tiếp nhận lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương do đồng chí Tố Hữu truyền đạt. Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 23/8/1945 làm ngày khởi nghĩa chung cho toàn tỉnh.

Đêm 22, rạng sáng ngày 23/8/1945, Mặt trận Việt Minh và Uỷ ban khởi nghĩa toàn tỉnh lãnh đạo quần chúng đồng loạt vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và thành lập Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh và các phủ huyện; thành lập hệ thống chính quyền xã và thôn bản. Đến ngày 25/8/1945, hệ thống chính quyền cách mạng từ tỉnh xuống phủ, huyện, tổng, xã và bộ máy tự quản thôn bản đã được thành lập. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Quảng Bình diễn ra nhanh, gọn, không đổ máu và thắng lợi triệt để.

Ngày 2/9/1945, lần đầu tiên trong lịch sử, quân và dân Quảng Bình tổ chức mít tinh lớn mừng ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

Chương 6CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

1. Bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến (1945-1947).

Để đối phó với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã chủ trương triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, trực diện chiến đấu chặn bước tiến quân thù, đồng thời phát động chiến tranh du kích để chiến đấu lâu dài. Công tác triển khai cho lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh sẵn sàng chiến đấu được tiến hành nhanh chóng. Chi đội Lê Trực có 6 đại đội đóng ở những vị trí trọng yếu của tỉnh cùng dân quân, du kích chuẩn bị kế hoạch đối phó với địch. Tỉnh uỷ, Uỷ ban kháng chiến theo dõi sát tình hình chiến sự diễn ra ở Thừa Thiên, Quảng Trị để kịp thời chỉ đạo cho toàn quân và toàn dân đánh địch.

2. Triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, từng bước đánh bại âm mưu "Đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp (1947-1949).

Page 25: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Sáng ngày 27/3/1947, thực dân Pháp chính thức tấn công xâm lược Quảng Bình lần thứ hai. Đến trung tuần tháng 4/1947, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản việc xâm lược Quảng Bình lần thứ hai. Lực lượng kháng chiến của Quảng Bình gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, quán triệt đường lối "Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ", Tỉnh uỷ Quảng Bình chủ trương xây dựng "Làng xã chiến đấu". Thực hiện chủ trương này, trên địa bàn Quảng Bình đã ra đời các làng chiến đấu tiêu biểu như Cảnh Dương, Cự Nẫm, Hưng Đạo và nhiều làng xã tiêu biểu khác.

Tháng 5/1947, Hội nghị Tỉnh uỷ Quảng Bình mở rộng họp ở chiến khu Thuận Đức chủ trương: Cho dân hồi cư, xây dựng cơ sở kháng chiến, các đơn vị bộ đội và du kích thường trực phân tán nhỏ lực lượng, tổ chức đánh địch trong vùng tạm chiến.

3. Đẩy mạnh chiến tranh du kích, giành và giữ thế chủ động chiến trường, giải phóng quê hương (1949-1954).

Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Tỉnh uỷ, quân và dân Quảng Bình đã nổi dậy xoay chuyển được tình thế các mạng của tỉnh nhà. Từ chỗ bị động đã chuyển sang thế tấn công, đẩy chúng vào chỗ lúng túng, bị động; từ hậu phương của địch, Quảng Bình trở thành tiền phương của ta. Do vậy, tuần lễ phát động từ ngày 15 đến 22 tháng 7 năm 1949 được coi là một mốc lịch sử, đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng vũ trang Quảng Bình nói riêng và phong trào kháng chiến Quảng Bình nói chung. Trong đó, phong trào xây dựng căn cứ và làng xã chiến đấu toàn tỉnh diễn ra sôi nổi, nhất là khi phát động cao trào Quảng Bình quật khởi, nhiều làng, xã đã rào làng chiến đấu.

Tháng 8/1951, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quảng Bình lần thứ III được tổ chức tại Bến Tiêm (Chiến khu Quảng Ninh). Đại hội đề ra hai nhiệm vụ chính lúc này của quân và dân Quảng Bình là phát triển rộng rãi chiến tranh du kích và phá tan âm mưu bình định vùng địch hậu. Đại hội nhấn mạnh cần chú trọng hơn nữa việc xây dựng bộ đội địa phương, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lực lượng vũ trang.

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, ở Quảng Bình vẫn chưa ngừng tiếng súng. Một mặt, địch ra sức dụ dỗ đồng bào công giáo "Theo chúa vào Nam"; mặt khác dùng phi pháo bắn phá vào các vùng công giáo, dùng máy bay bắn phá các vùng Lệ Thuỷ làm thiệt hại về người và của trong nhân dân.

Ngay sau ngày tiếp quản, nhằm tăng cường sự lãnh đạo Đảng, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương ra Nghị quyết chỉ định Tỉnh uỷ Quảng Bình do Đồng chí Cổ Kim Thành, Bí thư Tỉnh uỷ trực tiếp phụ trách công tác tổ chức. Đồng chí Nguyễn Tư Thoan, Phó bí thư Tỉnh phụ trách Uỷ ban quân chính...

Page 26: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Chương 7THỜI KỲ HOÀ BÌNH XÂY DỰNG

1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất, ổn định kinh tế và quốc phòng, an ninh.

Nhằm xoá bỏ chế độ "người bóc lột người", thực hiện mục tiêu của Đảng và Bác Hồ đề ra là "người cày có ruộng"; đầu năm 1955, tỉnh Quảng Bình tiến hành cuộc vận động giảm tô.

Sau các đợt giảm tô thứ 7 và thứ 8, các Đoàn công tác giảm tô đã tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện triệt để giảm tô. Hội nghị tổng kết đã thống nhất đánh giá việc thực hiện giảm tô triệt để mang lại niềm tin cho quần chúng, cải thiện một bước lao động và thu nhập của nhân dân và bước đầu hạ uy thế của giai cấp địa chủ, chuẩn bị tinh thần cho việc thực hiện cải cách ruộng đất. Về mặt kinh tế, đợt giảm tô đã bắt tầng lớp địa chủ và phú nông phải thoái tô cho nông dân trên 37.000 tấn thóc, tịch thu của những địa chủ cường hào có nợ máu một số tài sản chia lại cho dân nghèo.

Theo chỉ đạo của Trung ương, từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1956, Quảng Bình tiến hành cuộc vận động cải cách ruộng đất đợt 5, triển khai ở 127 xã trong tỉnh. Sau 6 tháng triển khai thực hiện, hơn 20 vạn dân được học tập và phát động.

2. Đón Bác Hồ về thăm Quảng Bình.Giữa lúc quân và dân trong tỉnh đang hăng say lao động sản xuất, tập trung sức khôi

phục kinh tế, thì ngày 16 tháng 6 năm 1957, Hồ Chủ tịch đã vào thăm Quảng Bình. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, là nguồn cổ vũ lớn lao đối với Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang. Xuất phát từ vị trí chiến lược của tỉnh, với tầm nhìn của một vị lãnh tụ - nhà chiến lược quân sự thiên tài, Bác Hồ đã chỉ ra: "... Quảng Bình cùng với Vĩnh Linh ở tuyến đầu miền Bắc, tiếp giáp với miền Nam. Mọi việc làm tốt hay xấu của các cô, các chú ở đây đều có ảnh hưởng nhất định đến Cách mạng miền Nam, đều có ý nghĩa đối với việc bảo vệ miền Bắc. Nếu kẻ địch có hành động liều lĩnh gì thì Quảng Bình, Vĩnh Linh phải đương đầu với chúng trước hết và phải đánh thắng chúng trước hết”.

Trải qua 10 năm khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế, với phương châm tự lực cánh sinh là chính, quân và dân trong tỉnh nỗ lực vượt bậc, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt quê hương cả về kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội và quốc phòng - an ninh. Phong trào hợp tác hoá đã thu hút hàng vạn người dân lao động đi theo con đường làm ăn tập thể. Đó là cơ sở hạ tầng, là tiềm lực để Quảng Bình xây dựng quê hương thành hậu phương, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của lịch sử giao phó trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của cả dân tộc.

Page 27: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Chương 8CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

1. Vị trí Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến chia cắt tạm thời giữa hai

miền Bắc - Nam. Quảng Bình cùng với khu vực Vĩnh Linh trở thành địa bàn đầu cầu giới tuyến, là địa đầu tuyến lửa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc.

Do vị thế địa lý hết sức quan trọng như vậy nên ngay từ sau năm 1954, địa bàn Quảng Bình - Vĩnh Linh nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả hai bên cuộc chiến.

2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Quảng Bình.Với vị trí chiến lược quan trọng đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của

nhân dân Quảng Bình diễn ra quyết liệt. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự đồng lòng của toàn dân, toàn quân, nhân dân Quảng Bình đã bắn rơi 100 máy bay Mỹ, và được Hồ Chủ tịch gửi thư khen. Ngày 29/8/1965, Hồ Chủ tịch đã ký lệnh tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất cho quân và dân Quảng Bình.

Để động viên kịp thời quân và dân trong tỉnh, cuối năm 1965, Tỉnh uỷ đã tổ chức Đại hội Thi đua tại thôn Xuân Hoà (Hoa Thuỷ, Lệ Thuỷ). Tại Đại hội này, tỉnh đã phát động phong trào thi đua "Hai giỏi": Chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi.

Từ phong trào thi đua "Hai giỏi", trải qua chiến đấu, phục vụ chiến đấu, sản xuất, tại Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua chống Mỹ, cứu nước ngày 01/1/1967, Quảng Bình có 7 đơn vị và 11 cá nhân được Quốc hội, Chính phủ tuyên dương Anh hùng LLVT, Anh hùng Lao động.

Trải qua 1.500 ngày đêm liên tục đương đầu với kẻ thù, nhân dân và lực lượng vũ trang Quảng Bình đã kiên trì đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, góp phần xứng đáng cùng với quân dân cả nước giành thắng lợi quyết định.

Chương 9THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC

1. Khắc phục khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại; tiếp tục chi viện cho Trị - Thiên và nước bạn Lào; thực hiện nhiệm vụ thống nhất nước nhà.

Tháng 6/1975, bước vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, tỉnh Quảng Bình kịp thời tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh nhằm tổng kết những thành quả qua hai năm thực hiện Nghị quyết 22 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI về nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế trong 2 năm (1973-1974), rút ra những kinh

Page 28: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

nghiệm trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo phong trào quần chúng, từ đó vạch ra những chủ trương đúng đắn trong tình hình mới.

2. Thành lập tỉnh Bình Trị Thiên, ổn định và phát triển kinh tế, chuẩn bị tiền đề cơ sở vật chất cho công cuộc đổi mới.

Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 245 quyết định hợp nhất ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình-Trị-Thiên. Các Đảng bộ ba tỉnh tiến hành chuẩn bị tốt mọi công việc tiến tới hợp nhất tỉnh.

Ngày 1/5/1976, tại Quảng trường Phu Văn Lâu (Huế), Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên công bố ra mắt trước toàn thể đồng bào và cán bộ trong tỉnh.

Để nâng cao khả năng tập trung nguồn lực phát triển, phù hợp với từng địa bàn, ngày 11/3/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 62/CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Đối với khu vực Quảng Bình: hợp nhất huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh thành một huyện lấy tên là huyện Lệ Ninh; hợp nhất huyện Minh Hóa và huyện Tuyên Hoá thành một huyện lấy tên là huyện Tuyên Hoá; sát nhập các xã Văn Hóa, Phù Hóa, Cảnh Hóa, Tiến Hóa, Mai Hóa, Châu Hóa, Ngư Hóa, Cao Hóa và Quảng Hóa của huyện Tuyên Hóa vào huyện Quảng Trạch; sát nhập vùng lâm nghiệp Ba Rền và Cổ Tràng ở phía Bắc sông Long Đại thuộc huyện Quảng Ninh vào huyện Bố Trạch. Như vậy, khu vực Quảng Bình lúc này gồm có: Thị xã Đồng Hới, huyện Lệ Ninh, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa.

Thực hiện chủ trương xây dựng cấp huyện vững mạnh, các huyện, thị xã ở Quảng Bình đã coi trọng công tác quy hoạch tổng thể, đẩy mạnh công tác điều tra từ đó xác định mô hình kinh tế hợp lý đối với từng huyện, thị. Cùng với việc quy hoạch, phân vùng kinh tế các huyện, thị đã từng bước tổ chức lại sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, tăng cường cấp huyện, xây dựng cấp huyện vững mạnh toàn diện.

Ở khu vực các huyện phía Bắc (Quảng Bình) đã trải qua thời kỳ xây dựng hợp tác xã, việc tổ chức sản xuất đã cải tiến một bước, có tiến bộ trong quản lý, tổ chức sản xuất tăng năng suất lao động; cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở phúc lợi tập thể được tăng cường, đời sống của nhân dân có bước cải thiện và làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy vậy, yêu cầu của việc tổ chức lại sản xuất trên địa bàn cấp huyện theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa đã đặt ra cho các huyện ở khu vực Quảng Bình nhiều nhiệm vụ và mục tiêu cần phải tích cực phấn đấu.

3. Tái lập tỉnh Quảng Bình theo địa giới cũ. Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới.

Để phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo và sức mạnh nội lực của từng địa phương, Hội nghị Tỉnh ủy Bình Trị Thiên lần thứ X họp phiên bất thường ngày 7/4/1989 đã nhất trí kiến nghị Trung ương cho chia tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế theo địa giới hành chính cũ.

Để phù hợp với xu thế phát triển trong điều kiện mới, thi hành Quyết định 190/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 1/6/1990, huyện Lệ Ninh được chia thành hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, huyện Tuyên Hóa chia thành hai huyện Tuyên Hóa và

Page 29: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Minh Hóa. Các xã Văn Hóa, Tiến Hóa, Mai Hóa, Châu Hóa, Ngư Hóa, Cao Hóa, Quảng Hóa trước đây sát nhập vào huyện Quảng Trạch nay trở lại huyện Tuyên Hóa. Riêng hai xã Phù Hóa và Cảnh Hóa vẫn ở lại huyện Quảng Trạch.

Trong thời kỳ trở về địa giới hành chính cũ, nhân dân Quảng Bình đã vượt qua khó khăn, thử thách, không ngừng phấn đấu đưa nền kinh tế của tỉnh đi vào thế ổn định và từng bước phát triển. Trong thời kỳ 1996-2000, nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP đạt 8,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 5,3%/năm, công nghiệp tăng 17,2%/năm, dịch vụ tăng 7%/năm. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) bình quân đầu người tăng 1,3 lần so với 1995. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn đã có sự chuyển dịch đúng hướng theo tinh thần đường lối đổi mới của Đảng. Tỷ trọng nông nghiệp từ chỗ chiếm 40,66% năm 1995; đến năm 2000 đã giảm xuống 38,80%; trong khi đó tỷ trọng công nghiệp tăng từ 19,1% năm 1995 lên 24,3% năm 2000. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đã được Đảng và chính quyền đặc biệt quan tâm đầu tư đúng mức và đang ngày càng tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Kết quả mà nhân dân Quảng Bình đạt được trong thời gian qua đã tạo ra thế và lực mới để Quảng Bình cùng với cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phần IIIVĂN HOÁ - XÃ HỘI

Chương 1NHỮNG DI TÍCH VĂN HÓA THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ

Địa bàn Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn, có vị thế địa lý và điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho quá trình sinh tồn phát triển của loài người. Vì lẽ đó, cùng với văn hoá khảo cổ bản địa, trên địa bàn này chứa đựng cả quần thể di chỉ văn hoá đa dạng trong xu thế giao thoa và tiếp biến các giá trị văn hoá khu vực.

Từ những nguồn tài liệu khảo cổ học, để có cái nhìn chung, đề tài đã phác thảo những nét chính mang tính hệ thống, khái quát về bức tranh tiền sử, sơ sử Quảng Bình như sau:

1. Thời kỳ Văn hoá Hoà Bình (hay sơ kỳ thời đại đồ đá mới).Cho đến nay, có ít nhất 7 địa điểm được coi là dấu tích văn hóa thời tiền sử có niên

đại sớm nhất ở Quảng Bình được phát hiện, đó là các hang Yên Lạc, Kim Bảng, Xóm Thón, Xóm Thâm (giai đoạn sớm), Đức Thi (giai đoạn sớm), Khe Toong (giai đoạn sớm) và có thể cả Hang Trăn. Những địa điểm này được các nhà khảo cổ học xếp vào Văn hóa Hòa Bình mà niên đại của nó, về cơ bản thuộc vào sơ kỳ thời đại đồ đá mới, nằm trong giai đoạn cuối thế Cánh Tân (Pleistocen) - đầu thế Toàn Tân (Pleistocen) của kỷ địa chất thứ Tư.

Page 30: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

2. Thời kỳ Văn hóa Bàu Tró (hay hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí).Dấu tích văn hóa hậu kỳ thời đại đồ đá mới - sơ kỳ kim khí đã phát hiện được ở

nhiều nơi trên địa bàn Quảng Bình, từ các hang động ở vùng núi đá vôi đến các dải đồng bằng ven sông, ven biển. Nếu không tính nhiều nơi đã thu nhặt được rìu, bôn đá mà chỉ tính những di tích có tầng văn hóa đã được thám sát hoặc khai quật thì đã có tới 13 di chỉ thuộc giai đoạn này là: Minh Cầm, Hang Rào, Khe Toong (lớp trên), Xóm Thâm (lớp trên), Đức Thi (lớp trên), Bàu Tró, Bàu Khê, Ba Đồn I, Ba Đồn II, Cồn Nền, Bàu Sen, Lệ Kỳ, Cồn Thoóc Lóc.

Do nhu cầu của việc khai phá đất hoang, sản xuất nông nghiệp và trình độ kỹ thuật ngày càng cao mà công cụ lao động không ngừng được cải tiến. Người xưa đã biết và sử dụng thành thạo các kỹ thuật mới như mài, cưa, khoan, tiện... trong việc chế tác đá. Nhờ vậy nên họ đó tạo ra được những lưỡi rìu, bôn, cuốc, dao và sắc bén, xinh xắn thay thế cho những công cụ ghè đẽo thô kệch, kém hiệu quả trước đó.

3. Thời kỳ Văn hóa Đông Sơn (hay sơ kỳ thời đại đồ sắt).Qua một số phát hiện khảo cổ, có thể nhận thấy cư dân cổ thời Văn hóa Đông Sơn ở

Quảng Bình đã biết kế thừa, phát huy những thành tựu văn hóa của các thời kỳ trước trong điều kiện có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là kỹ thuật luyện kim để tiếp tục chinh phục tự nhiên, khai phá, mở rộng vùng đồng bằng, phát triển nghề nông và xây dựng những làng xóm định cư. Tại các địa bàn như Khương Hà, Cổ Giang, Quảng Lưu, Long Đại, Thanh Trạch..., các nhà khảo cổ học thu được khá nhiều những chiếc rìu, bôn đá có hình dáng, đặc điểm giống như rìu, bôn đá thời hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí. Tuy chúng được phát hiện ngẫu nhiên, không nằm trong tầng văn hóa nhưng có thể xem đây là cơ sở để nói lên sự phát triển của giai đoạn Văn hóa Đông Sơn; là dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu văn hóa nội tại của các thời kỳ trước đó ở khu vực này. Đặc biệt, ở Quảng Bình còn tìm thấy những chiếc rìu đá lưỡi lệch có hình dáng giống như loại rìu đồng lưỡi xéo thời Đông Sơn nhưng kích thước bé hơn. Có thể loại rìu đá này là cội nguồn của rìu đồng lưỡi lệch nhưng cũng có thể nó là sản phẩm cùng thời với rìu đồng và mô phỏng theo hình dạng của rìu đồng.

Chương 2VĂN HOÁ CHĂM

Mảnh đất Quảng Bình một thời là vùng đất của Chiêm Thành, do vậy khi trở về với Đại Việt, dấu tích của văn hóa Chăm để lại còn mang nhiều dấu tích, đặc biệt là hệ thống thành lũy, đền tháp.

1. Thành luỹ.* Phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương:Phế lũy Lâm Ấp gần như nằm gọn trên dãy Hoành Sơn, thuộc khu vực cực Bắc của

địa giới tỉnh Quảng Bình, giáp giới Hà Tĩnh; kéo dài từ vùng núi Hành Điện (xã Quảng Kim), ra tận biển (ở địa phận xã Quảng Đông - huyện Quảng Trạch).

* Thành Lồi Cao Lao Hạ:

Page 31: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Không như những thành Chăm khác, cổ thành Cao Lao Hạ được xây dựng không dựa vào địa hình sẵn có của tự nhiên. Thành có dạng hình chữ nhật, các lũy thành được đắp khá quy chỉnh, tọa lạc trên khu vực bằng phẳng... Tuy nhiên, với kích thước các lũy hiện còn, có thể nhận thấy đây là một tòa thành không lớn.

* Thành Ninh Viễn:Mặc dù tồn tại qua rất nhiều tên gọi (thành Lồi, thành Chàm, thành Uẩn Áo, thành

nhà Ngo/Ngũ/Ngụ, Ninh Viễn thành...) nhưng ở đây, xin thống nhất định danh thành Ninh Viễn.

Theo sử liệu, từ xã An Trạch, theo con đường dọc sông đi xuống xã Tân Duyệt đến cầu sông Quy Hậu, về phía tả có một toà thành cổ, gọi là Ninh Viễn: “Thành Ninh Viễn ở về địa phận xã Uẩn Áo, huyện Lệ Thủy (nằm về phía Nam châu Địa Lý), tại mặt trước thành có con sông Bình Giang (nay là sông Kiến Giang) đưa nước từ nguồn về”.

2. Đền tháp.* Phế tích tháp Đại Hữu.* Bệ thờ Đại Hữu.* Minh văn và tượng Đại Hữu. *Tượng Bồ tát Lokeèvara ở Mỹ Đức.Có thể thấy, nếu chỉ tính trên mặt số lượng, hệ thống di tích vùng cực Bắc vương

quốc Champa, cụ thể là vùng đất Bình - Trị - Thiên hiện nay, tuy không nhiều như ở Quảng Nam, Bình Định hay Ninh Thuận..., nhưng chúng vẫn mang những nét rất tiêu biểu về quy mô, địa bàn phân bố, phong cách mỹ thuật hay đặc trưng văn hoá của một giai đoạn lịch sử. Nhìn chung, hết thảy các dấu tích, di tích, di vật văn hóa Chăm tồn tại trên đất Quảng Bình, ngoại trừ những công trình mang chất quân sự như lũy cũ Lâm Ấp - Hoàn Vương, thành Lồi Cao Lao Hạ, Ninh Viễn Trấn Thành, đa phần còn lại đều thuộc về nghệ thuật Phật giáo Champa và đều nằm trong khung niên đại khoảng từ thế kỷ IX - X (thuộc vương triều Indrapura).

Chương 3GIÁO DỤC

1. Giáo dục trong thời kỳ phong kiến, thực dân.Tuy truyền thống học hành khoa cử ở Quảng Bình hình thành tương đối muộn nhưng

trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XIX, sau khi đã hoà nhập với tình hình học hành, khoa cử diễn tiến không đồng đều trong các triều đại phong kiến, nhưng thời kỳ nào cũng có người có tên trong danh lục khoa bảng Việt Nam. Đã có gần 50 người đỗ đạt đại khoa, trong đó có 1 trạng nguyên, 27 tiến sỹ, 19 phó bảng và hàng trăm người đỗ cử nhân. Trong danh sách 49 vị đại khoa ghi nhận được có nhiều gia đình, dòng họ có nhiều người đỗ đạt.

Sự ra đời của một số cơ sở giáo dục “tân học” đã góp phần mở mang trí tuệ cho một số trí thức thanh niên, trong số đó có nhiều thanh niên trí thức đã nhanh chóng giác ngộ cách mạng, tham gia tích cực vào các hoạt động truyền bá tư tưởng yêu nước, cách mạng,

Page 32: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân. Trong đó có người trở thành những danh nhân, những nhà văn hoá, những nhà hoạt động xã hội và những cán bộ cao cấp của Nhà nước như Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sâm, Lưu Trọng Lư, Hoàng Xuân Sanh... Trong bối cảnh đất nước đang còn nô lệ, bên cạnh những hạn chế do âm mưu của chủ nghĩa thực dân, những kết quả thu được về giáo dục đào tạo trong thời thuộc Pháp nằm ngoài ý muốn chủ quan của thực dân Pháp, đã khách quan mang lại cho nhân dân Quảng Bình những nền móng sơ khởi, tạo tiền đề cho nền giáo dục cách mạng phát triển.

2. Giáo dục và đào tạo Quảng Bình trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

* Thành lập Nha Giáo dục Quảng Bình và Ty Bình dân học vụ:Tại Quảng Bình, sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Uỷ ban nhân dân Cách

mạng lâm thời đã thành lập Nha Giáo dục tỉnh (sau đổi thành Nha Thanh tra tiểu học) và cử ông Nguyễn Huy Sương - Uỷ viên Trưởng giáo dục tỉnh phụ trách việc thành lập Nha Giáo dục tỉnh trên cơ sở tiếp quản Nha Kiểm học cũ của thực dân Pháp. Đến tháng 11/1945, Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh quyết định thành lập Ty Bình dân học vụ (cử ông Trần Ngọc Sính làm Trưởng Ty) để thực hiện nhiệm vụ chống nạn thất học theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 10/1945. Ngày 15/9/1945 - ngày khai giảng năm học mới đầu tiên thực sự là ngày hội của nền giáo dục Cách mạng và của toàn dân.

Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo Quảng Bình còn thành lập thêm Liên đoàn giáo giới Quảng Bình; Khôi phục và đẩy mạng phong trào thanh toán nạn mù chữ; đồng thời xây dựng và phát triển đào tạo các trường học phổ thông chính quy.

3. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo Quảng Bình trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Đối với ngành học phổ thông, sau một thời gian chuẩn bị bổ sung lực lượng giáo viên, cơ sở vật chất, nội dung chương trình giảng dạy và các công tác xã hội liên quan, năm học đầu tiên sau ngày hoà bình lập lại đã được Ty Giáo dục Quảng Bình tổ chức chu đáo và có chất lượng.

Nhờ áp dụng chương trình cải cách giáo dục phổ thông, trong những năm 1956-1957-1958 ngành giáo dục phổ thông đã có những tiến bộ rõ rệt. Số lượng học sinh đến lớp ngày càng tăng, chất lượng đào tạo được nâng cao. Cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng trang bị kiến thức văn hoá, Ty Giáo dục đã chỉ đạo các địa phương đưa chương trình giáo dục chính trị tư tưởng vào trong nhà trường và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, tham gia lao động công ích để giáo dục tinh thần yêu nước, tình yêu lao động, giáo dục đạo đức cho học sinh.

Trong thời kỳ này đã thành lập Trường cấp III Quảng Bình, đẩy mạnh bổ túc văn hoá và thanh toán nạn mù chữ. Đồng thời chuyển hướng hoạt động giáo dục trong điều kiện của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

Trong điều kiện của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, ngành giáo dục đào tạo và các địa phương trong tỉnh không những duy trì tốt chương trình, kế hoạch đào tạo hệ bổ túc văn hoá tại chức cho các tầng lớp nhân dân mà còn mở thêm 7 trường bổ túc văn hoá tập trung ở các huyện và thị xã, 3 trường thanh niên dân tộc, 1 trường bổ túc công

Page 33: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

nông cấp III, 45 lớp bổ túc văn hoá kỹ thuật cấp II, 5 lớp cho đối tượng phụ nữ trong phong trào “Ba đảm đang”.

Đầu năm học 1970-1971, Trường Sư phạm mẫu giáo được sát nhập vào Trường Sư phạm Trung cấp Quảng Bình. Tháng 4/1973, Trường lại được tách ra (đóng tại xã Lý Trạch, Bố Trạch) để chuyên trách đào tạo giáo viên mẫu giáo cho địa phương.

Thành tựu của ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đạt được trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ đảm bảo cho các tầng lớp nhân dân và con em Quảng Bình được học tập, nâng cao trình độ nhận thức và văn hoá, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mà còn tạo cơ sở và tiền đề cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương trong công cuộc chấn hưng đất nước, sau ngày kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

4. Phát triển giáo dục và đào tạo phục vụ công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 1976-2000.

Để đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo; cho trường Trung học kinh tế mở thêm hệ đào tạo Đại học tại chức. Đây là cơ sở đào tạo trình độ đại học đầu tiên của tỉnh Quảng Bình. Các trường Trung học sư phạm mở thêm các hệ B, trường Công nhân kỹ thuật mở thêm các nghề mới như điện dân dụng, xe, máy. Các Trung tâm hướng nghiệp mở thêm các lớp bổ túc văn hoá và các lớp dạy nghề... Nhờ vậy, hoạt động giáo dục đã dần dần đáp ứng nhu cầu đi học của nhiều đối tượng.

Trong hệ thống các trường chuyên nghiệp, tỉnh đã tập trung xây dựng một số trường đa ngành để đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và vùng phụ cận như: Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình; Trường Trung cấp Kinh tế; Trường Công nhân kỹ thuật; Trường Trung cấp Y tế, cùng hệ thống các Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trong những năm qua, với vị trí là động lực và quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đã vượt qua khó khăn, thiếu thốn, kế thừa truyền thống hiếu học và học giỏi của cha ông, phát huy truyền thống dạy tốt, học tốt, với sự đóng góp đầy trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, ngành giáo dục đào tạo đã phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu của địa phương. Đến thời điểm năm 2000, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã hiện diện một hệ thống cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục và đào tạo tương đối khang trang, tuy chưa phải đã đầy đủ nhưng về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về diện tích, trang thiết bị cho dạy và học. Chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao; các cơ sở đào tạo, các cấp học, ngành học đều được đầu tư phát triển theo hướng đa dạng hoá và chuẩn hoá. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục đầu tư phát triển và xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo Quảng Bình đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Chương 4HOẠT ĐỘNG Y TẾ

1. Lĩnh vực y tế trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Page 34: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngoài nhà thương chính ở thị xã Đồng Hới, còn có 2 cơ sở chữa bệnh chuyên nghiệp được Pháp cho thành lập với quy mô nhỏ, tồn tại như là cơ sở tuyến dưới của nhà thương Đồng Hải, đó là cơ sở khám bệnh - bán thuốc tư ở Tuy Lộc (Lệ Thuỷ) và cơ sở khám bệnh - bán thuốc của Lưu Đình Dzư và nhà hộ sinh bà Diệu ở Ba Đồn (Quảng Trạch). Toàn tỉnh có 2 hiệu thuốc Tây là hiệu thuốc Hoàng Văn Diệm ở Phố Chợ (thị xã Đồng Hới) và hiệu thuốc Lưu Đình Dzư ở Ba Đồn.

2. Lĩnh vực y tế trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.9 năm hoạt động trong điều kiện của cuộc chiến tranh ái quốc đầy thử thách cam go,

ngành Y tế Quảng Bình đã trưởng thành vượt bậc. Từ chỗ chỉ có vài cơ sở chữa trị nghèo nàn cùng với một đội ngũ nhân viên ít ỏi do thực dân Pháp để lại; sau 9 năm kháng chiến, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh, Bộ Y tế và Sở Y tế Liên khu IV, ngành Y tế Quảng Bình đã xây dựng được một mạng lưới y tế rộng khắp trong tỉnh. Các tổ chức y tế từ tỉnh, huyện và cơ sở đã trở thành hệ thống điều trị và cấp cứu theo tuyến, có phân cấp chức năng và có khả năng hỗ trợ lẫn nhau. Đội ngũ cán bộ y tế tăng nhanh về số lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ kháng chiến. Trong điều kiện chiến tranh, ngành y tế chưa có khả năng đào tạo những cán bộ chuyên môn bậc cao, nhưng đã biết khai thác khả năng những cán bộ có kinh nghiệm, đã được đào tạo chính quy để làm nòng cốt đào tạo đội ngũ đông đảo cán bộ y tế cơ sở vừa có tay nghề khá, vừa có y đức và cũng nhiệt tình cách mạng để phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Trong chuyên môn, ngành Y tế Quảng Bình đã biết phối hợp y học hiện đại với y học truyền thống để nâng cao hiệu quả cấp cứu, chữa trị cho bộ đội và nhân dân. Đó chính là những nhân tố quyết định thành công của ngành y tế trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược trên địa bàn Quảng Bình.

3. Y tế Quảng Bình trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.Về cơ cấu tổ chức, Ty Y tế chủ trương phân tán Bệnh viện tỉnh để bảo vệ cán bộ

nhân viên, bệnh nhân và cơ sở vất chất; đồng thời nâng cao khả năng cơ động ứng phó, hỗ trợ cơ sở trong những tình huống chiến tranh ác liệt. Như vậy, từ giữa năm 1966, vào thời điểm chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước ta nói chung và cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại trên đất Quảng Bình nói riêng diễn ra ác liệt nhất thì hệ thống y tế đã được chuyển hướng kịp thời, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phục vụ chiến đấu, sản xuất và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Song song với việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, Ty Y tế đã tăng cường trang thiết bị y tế cho các cơ sơ y tế theo từng tuyến và theo năng lực, nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Khi cao trào cách mạng ở miền Nam phát triển mạnh, Trung ương Đảng và Nhà nước ta quyết định mở đường mòn Hồ Chí Minh để chi viện cho tiền tuyến, Trung ương đã chỉ đạo Quảng Bình xây dựng mối quan hệ kết nghĩa, đoàn kết chiến đấu với tỉnh Xa-va-na-khẹt, Khăm Muộn; hợp tác và giúp đỡ tỉnh bạn xây dựng cơ sở cách mạng, củng cố và mở rộng vùng giải phóng và bảo vệ tốt hành lang đường Hồ Chí Minh. Tỉnh Quảng Bình đã thành lập "Ban C" chuyên trách tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác chi viện giúp đỡ tỉnh bạn.

Page 35: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

4. Y tế Quảng Bình trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc đổi mới.

Việc sát nhập hệ thống y tế của 3 tỉnh cũ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành một tổ chức y tế thống nhất lãnh đạo và điều hành sự nghiệp y tế trên địa bàn Bình Trị Thiên đã tạo thêm sức mạnh mới, tạo ra bước phát triển cơ bản cho sự nghiệp y tế trên cả 3 vùng Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Trong đó, đội ngũ y tế Quảng Bình đã đóng góp cho ngành Y tế Bình Trị Thiên những kinh nghiệm quý báu tích luỹ được trong công tác quản lý Nhà nước về y tế, công tác phát triển hệ thống mạng lưới y tế cộng đồng và những kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ trong nhiều lĩnh vực chuyên khoa, góp phần thúc đẩy sự nghiệp y tế Bình Trị Thiên lớn mạnh.

Ngày 10/7/1989, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định thành lập Ban lãnh đạo Sở Y tế Quảng Bình.

Để ổn định tình hình, ngày 28/7/1989, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập các chuyên khoa và các đơn vị trực thuộc, bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị trực thuộc Sở. Ngày 11/8/1989, Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục ra quyết định thành lập phòng khám cán bộ, trong diện thuộc Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý. Như vậy, đến giữa tháng 8/1989, hệ thống bộ máy quản lý hoạt động y tế cấp tỉnh của Quảng Bình cơ bản đã được hoàn chỉnh và đi vào hoạt động.

Bên cạnh ổn định tình hình, ngành Y tế tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống y tế cơ sở, từ chỗ tại thời điểm tái lập tỉnh, chỉ có không đầy 50% cơ sở y tế xã phường có hoạt động nhưng hiệu quả không cao, cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 1994 đã xây dựng, nâng cấp, sữa chữa được 91 trạm y tế xã, hoàn thành chỉ tiêu 100% xã phường có trạm y tế hoạt động. Ngành đã trang bị cho 105 trạm y tế xã phường và 17 phòng khám đa khoa khu vực có bộ dụng cụ phẫu thuật do UNICEF tài trợ. Cán bộ chủ trì công tác y tế phường xã đã được Nhà nước chính thức đưa vào hệ thống viên chức với đồng lương ổn định theo chế độ hiện hành.

Trong suốt tiến trình phát triển của mình, Y tế Quảng Bình đã góp phần quan trọng bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng nhân dân. Đặc biệt, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, y tế Quảng Bình đã xây dựng được hệ thống mạng lưới các cơ sở y tế rộng khắp, phục vụ đắc lực cho nhân dân và các lực lượng vũ trang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Sau ngày miền Nam được giải phóng, non sông thu về một mối, cơ hội cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước rộng mở, ngành Y tế Quảng Bình đã có điều kiện để phát triển một cách toàn diện, đồng bộ và hiện đại. Hệ thống quản lý Nhà nước về y tế đã được hoàn thiện về cơ bản, hệ thống các đơn vị y học dự phòng đã đủ các điều kiện cơ bản để tổ chức triển khai công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn các dịch bệnh xã hội, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng để xây dựng nếp sống vệ sinh và lành mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước.

Page 36: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Chương 5VĂN HỌC - NGÔN NGỮ

1. Văn học. Văn học của Quảng Bình bao gồm văn học Hán Nôm, thơ ca, văn xuôi. Trong đó,

văn học Hán Nôm Quảng Bình chắc chắn phải hình thành trước thế kỷ XVI, bởi các nhân vật khoa bảng dưới các triều đại phong kiến.

Tính từ khoa thi Thái học sinh năm Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 đời Trần Thái Tông (1256) đến khoa thi năm Kỷ Mùi 1919 (Khoa thi Bính Thìn 1256 Quảng Bình có vị đại khoa đầu tiên là Trương Xán 26 tuổi, người xã Hoành Bồ huyện Hoành Sơn (Quảng Trạch), sau làm quan đến chức Thị Lang hàm Tự Khanh. Khoa thi Kỷ Mùi (1919) Quảng Bình có vị đại khoa cuối cùng là Võ Khắc Triển, người An Thuỷ, Lệ Thuỷ, làm quan đến chức Án Sát. Sau hoà bình, công tác tại Viện Văn học và Viện Triết học, Hà Nội), tỉnh Quảng Bình có 49 vị đỗ đại khoa và hàng trăm vị đỗ cử nhân, tú tài.

Văn học thành văn Quảng Bình giai đoạn này nổi bật lên vẫn là thơ Đường luật với các nội dung tâm huyết với thời cuộc, thông cảm với nỗi khổ của lương dân, chống bọn cường hào, ác bá ở nông thôn kháng chiến chống kẻ thù và cả cảm tác trước thiên nhiên. Tác giả tiêu biểu của giai đoạn văn học này phải kể đến Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867).

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, với vị thế của một người dân độc lập, cùng với cả nước, nhân dân Quảng Bình tự tin và chủ động tổ chức cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược. Văn học địa phương theo đó cũng vào trận. Có thể nói rằng, phản ánh một cách chân thực và nóng hổi cuộc kháng chiến chống Pháp là tư tưởng chủ đạo trong thời kỳ đầu của văn học Quảng Bình giai đoạn này.

Sự phát triển của Văn học Quảng Bình đã làm xuất hiện một tình hình mới: ngày 21/6/1961, Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình chính thức ra đời, lấy tên là Hội Sáng tác văn nghệ Quảng Bình. Cùng với Hội Văn nghệ Hải Phòng, Hội Sáng tác văn nghệ Quảng Bình, một trong hai Hội ra đời sớm nhất ở miền Bắc sau hoà bình lập lại.

Góp phần cho sự phát triển của văn học Quảng Bình chống Mỹ phải kể đến sự có mặt của các nhà văn Trung ương và các sáng tác của họ ở mảnh đất này qua các đợt đi thực tế: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Bùi Hiển, Nguyễn Xuân Sanh, Xuân Quỳnh, Nguyễn Sinh Mai Ngữ, Phạm Tiến Duật.

Các tác phẩm của tác giả Quảng Bình xuất hiện ngày càng nhiều trên báo Văn nghệ và các báo chí Trung ương. Một số tác phẩm được chuyển thể thành kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh, được giới phê bình văn nghệ đánh giá cao. Nhiều tác giả có tác phẩm được tuyển chọn vào các tuyển tập văn học ở Trung ương hoặc khu vực: Xuân Hoàng, Nguyễn Văn Dinh, Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn Thế Tường, Văn Lợi, Hoàng Bình Trọng, Hải Kỳ, Hữu Phương, Lý Hoài Xuân,…

2. Ngôn ngữ.Ngôn ngữ ở Quảng Bình gồm có ngôn ngữ người Việt và ngôn ngữ các dân tộc ít

người ở Quảng Bình.

Page 37: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

* Ngôn ngữ người Việt:Qua sự miêu tả về ngữ âm (phụ âm, phần vần, thanh điệu) từ vựng và vấn đề thổ

ngữ của phương ngữ Quảng Bình, đề tài có những nhận xét như sau:+ Ngoài sự đồng nhất là chính, phương ngữ Quảng Bình còn có sự khác biệt về ngữ

âm và từ vựng so với tiếng Việt phổ thông. Sự khác biệt này, nhìn chung xuất hiện trong phạm vi toàn tỉnh; tuy nhiên tính chất, mức độ không giống nhau trong từng thổ ngữ.

+ Cùng như vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ, phương ngữ Quảng Bình có một vai trò to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Về mặt ngữ âm, có nhiều cứ liệu quý, đặc biệt là các quá trình biến đổi ngữ âm của tiếng Việt qua các giai đoạn. Về mặt từ vựng, có nhiều từ ngữ cổ của tiếng Việt còn bảo lưu lại và theo các nhà ngôn ngữ học trong đó chắc chắn có dấu vết của giai đoạn Việt Mường chung: “Đây là tiếng nói của một vùng cổ xưa của dân tộc; nó rất không thuần nhất (có thể gọi là nhiều thổ ngữ) và đang giữ lại nhiều hiện tượng ngữ âm, từ vựng thời cổ (thậm chí có thể rất cổ)”.

+ Phương ngữ Quảng Bình ngoài ra còn có một đặc điểm khác là ở phía Bắc tỉnh có những nét tương đồng với phương ngữ Hà Tĩnh, trong khi đó phía Nam tỉnh lại có những nét tương đồng với phương ngữ Quảng Trị, vì chung cùng một vùng phương ngữ. Giữa phương ngữ Quảng Bình với các phương ngữ nêu trên vẫn có những dị biệt. Tuy nhiên, trong một công trình địa chí tổng hợp việc miêu tả sự đồng nhất và khác biệt giữa hiện thực ngôn ngữ Quảng Bình với tiếng Việt phổ thông là cần thiết.

+ Các thổ ngữ trong phương ngữ Quảng Bình là cực kỳ phong phú. Các biến thể địa phương này có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ toàn dân (phương ngữ) Quảng Bình và được thể hiện rõ tính thống nhất và tính khác biệt. Giữa ngôn ngữ toàn dân (phương ngữ) Quảng Bình và các thổ ngữ vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt về ngữ âm và từ vựng, trong đó sự thống nhất đóng vai trò quan trọng tạo nên tính thống nhất của phương ngữ Quảng Bình.

* Ngôn ngữ dân tộc ít người: gồm tiếng Bru-Vân Kiều, tiếng Chứt, tiếng Nguồn.

Chương 6HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

1. Báo chí Quảng Bình thời Pháp thuộc (1930-1945).So với báo chí cách mạng cả nước và báo chí các tỉnh bạn, Báo chí Quảng Bình ra

đời muộn hơn. Tuy nhiên, báo chí cộng sản và công nhân cả nước đã đến với Quảng Bình rất sớm và có tác động rất tích cực đến phong trào cách mạng và sự ra đời của tờ báo đầu tiên trên đất Quảng Bình.

Cuối năm 1930 đầu năm 1931, Chi bộ Đảng Nhà lao Đồng Hới được thành lập và tồn tại suốt thời kỳ từ 1931 đến 1935. Để phục vụ kịp thời việc nghiên cứu, học tập và đấu tranh tư tưởng, Chi bộ Nhà lao đã bí mật cho ra đời tờ báo “Con đường sống”. Đây được coi là tờ báo cách mạng đầu tiên của Quảng Bình. “Con đường sống” là tờ báo viết tay, ra theo định kỳ, mỗi tháng một số.

Page 38: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

Ngoài báo “Con đường sống”, một số tờ báo khác cũng ra đời như báo “Tiếng dân” (1935), báo "Hồng Lạc" (1942). Do việc in báo khó khăn nên mỗi số báo chỉ in được 7 đến 8 tờ, đủ phát về các chi bộ làm tài liệu truyền miệng lại cho quần chúng nghe. Người nhận được tờ báo “Hồng Lạc” đọc nhẩm cho thuộc nội dung rồi chuyển cho người khác. Xem xong phải giấu kín ngay để tránh sự điều tra, xoi mói của kẻ địch.

Mặc dù tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng tờ báo “Hồng Lạc” đã có tác dụng truyền bá tư tưởng cách mạng cho quần chúng. Đây là một chiến công đáng tự hào của những người cộng sản và nhóm thanh niên trung kiên huyện Quảng Trạch.

2. Báo chí Quảng Bình thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhận ra tầm quan trọng của báo chí trong sự nghiệp cách mạng, lãnh đạo tỉnh đã quyết định thành lập báo “Liên Minh” cơ quan của Tỉnh bộ Việt Minh Quảng Bình.

Cuối năm 1946, để phù hợp hơn với tính chất của cuộc kháng chiến đến thời điểm này, báo “Liên Minh” được đổi thành báo “Thống Nhất”. Báo “Thống Nhất” vẫn duy trì ra đều đặn mỗi tuần một kỳ. Là tờ báo của Mặt trận Liên Việt, báo tuyên truyền ý chí thống nhất, sẵn sàng hy sinh bảo vệ tổ quốc, nêu cao tinh thần bất khuất, truyền thống chống giặc ngoại xâm, ca ngợi lực lượng dân quân tự vệ luyện tập sẵn sàng đánh giặc giữ làng. Báo “Thống Nhất” lúc này cũng được đổi tên thành báo “Dân muốn”, do Ty Thông tin tuyên truyền chỉ đạo.

Cùng với tờ báo “Dân muốn”, từ năm 1948 đến 1950, Đảng bộ Quảng Bình có tờ nội san “Chi bộ” và tờ tạp chí “Học tập” lưu hành trong nội bộ Đảng với mục đích tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin; Giáo dục đảng viên, cán bộ một lòng phục vụ nhân dân. Tháng 8 năm 1954, Đồng Hới cùng miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tờ “Tất Thắng” làm tròn sứ mệnh lịch sử và chuyển thành tờ “Tin Quảng Bình”.

Với bao lần đổi tên, bao lần phải di chuyển địa điểm cho phù hợp với tình hình, nhưng những tờ báo tiền thân của báo Quảng Bình ngày nay vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng giao phó.

3. Báo chí Quảng Bình thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (1954-1975).

Sau ngày chiến thắng, đầu tháng 9 năm 1954, Ủy ban Quân chính tỉnh và thị xã Đồng Hới do đồng chí Nguyễn Tư Thoan làm Chủ tịch đã quyết định thành lập Đài Truyền thanh Quảng Bình. Đây là những bước chuẩn bị quan trọng và là tiền đề cho sự ra đời, lớn mạnh của Đài Phát thanh Quảng Bình sau này.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, sau khi tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Ban Tuyên huấn Trung ương, trong phiên họp ngày 19/3/1963, Tỉnh ủy Quảng Bình đã ra nghị quyết xuất bản tờ báo. Nghị quyết đã quyết định một số vấn đề cụ thể như: Chính thức lấy tên tờ báo “Báo Quảng Bình” là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Bình, do Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ trực tiếp lãnh đạo.

Sau ngày thống nhất nước nhà, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh nhập lại thành

Page 39: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

tỉnh Bình Trị Thiên. Các tờ báo Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và báo Thống Nhất (Vĩnh Linh) nhập lại thành báo “Dân”, sau đổi thành báo Bình Trị Thiên.

Sau 13 năm nhập tỉnh, anh chị em cán bộ, phóng viên báo Quảng Bình với tình cảm Bình Trị Thiên ruột thịt đã phát huy thành tích trong kháng chiến chống Mỹ, góp phần tích cực với đồng nghiệp các tờ báo tỉnh bạn, tổ chức xây dựng báo Bình Trị Thiên thành một tờ báo bề thế, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng bộ và nhân dân Bình Trị Thiên.

4. Báo chí Quảng Bình từ ngày tái lập tỉnh Quảng Bình (1989) đến nay.Năm 1989, tỉnh Quảng Bình trở về với địa giới cũ, Thường vụ Tỉnh ủy ra nghị

quyết thành lập báo mang tên Báo Quảng Bình như trước đây.Sự đóng góp của Báo Quảng Bình trong những năm đổi mới là sự kế tục xứng đáng

truyền thông của tờ báo qua các giai đoạn cách mạng.* Báo điện tử (Báo nói, báo hình):Ngày 01/7/1989, nhạc hiệu của ca khúc "Quảng Bình quê ta ơi" vang lên trên làn

sóng của Đài Phát thanh Quảng Bình, đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng của Đài Phát thanh Quảng Bình. Đến năm 1991, trạm Truyền hình Quảng Bình được chuyển thành Đài Truyền hình Quảng Bình. Tháng 4/1993, do yêu cầu của nhiệm vụ và đặc thù tuyên truyền của báo điện tử, Tỉnh đã quyết định sát nhập hai Đài Truyền hình và Phát thanh thành Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình.

Bên cạnh Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, 07 đài huyện, thị xã đều được nâng cấp, các đài đều có máy phát sóng FM 100 - 200W. Toàn tỉnh đã củng cố, nâng cấp, xây dựng mới 130 trạm truyền thanh cơ sở xã, phường, hợp tác xã, thôn bản (tăng 100 đài so với năm 1989). Từ năm 1986 đến năm 2001 đã xây dựng được 10 trạm phát lại truyền hình với 150 - 300W, xây dựng được 15 điểm xem truyền hình tập thể TVRO.

Ngoài báo điện tử, còn có các loại hình tuyên truyền khác như: Tạp chí Nhật Lệ, Tạp chí Sinh hoạt Chi bộ, Tạp chí Văn hóa, Tập san Thông tin KH&CN…

Chương 7VĂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ VĂN HOÁ TINH THẦN

1. Di sản tự nhiên và văn hoá.Hết thảy những yếu tố cảnh quan tự nhiên đã làm cho địa bàn tỉnh Quảng Bình

thành một bức tranh thuỷ mạc vô cùng sing động và hấp dẫn. Đó chính là quần thể danh thắng Quảng Bình. Đề tài mô tả trên 140 di tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và được phân chia thành các tiểu mục: danh thắng, công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá.

2. Lễ hội cổ truyền.Lễ hội cổ truyền Quảng Bình là hình thức phản ánh khát vọng của con người muốn

vươn tới cuộc sống vui tươi, ấm no, hạnh phúc. Đồng thời phản ánh tình cảm thiêng liêng chân thành của các tầng lớp cư dân trong làng xã đối với những người có công với làng nước... Cuộc sống thôn dã của làng quê luôn là đề tài cho lễ hội với ý nghĩa tái hiện lại một phần các hoạt động nghề nghiệp, vui chơi, tín ngưỡng của cộng đồng làng xã. Lễ hội cổ truyền Quảng Bình cũng khá phong phú. Tuy nhiên, do vị trí địa lý, lịch sử và con

Page 40: ĐỊA CHÍ QUẢNG BÌNH

người nơi đây đó ít nhiều tác động đến quy mô, tính tích cực của các loại hình lễ hội, làm cho nó ít có cấu trúc hoành tráng, mà thường trong phạm vi nhỏ, thời gian lễ hội ngắn. Mặt khác, cũng do các yếu tố nói trên mà trên thực tế, nhiều loại hình lễ hội đã dần bị lãng quên trong đời sống văn hoá cộng đồng.

Căn cứ vào mục đích và nội dung thể hiện, có thể phân chia lễ hội cổ truyền ở Quảng Bình thành các loại hình: lễ hội tưởng nhớ những người có công đối với cộng đồng làng xã; lễ hội liên quan đến nghề nghiệp và lễ hội văn hoá.

Đề tài đã mô tả 33 lễ hội thuộc 3 loại hình: lễ hội văn hoá, lễ hội nghề nghiệp, lễ hội tôn vinh người có công.

3. Trò chơi dân gian. Trò chơi là một loại hình văn hoá dân gian rất phổ biến ở các làng quê Quảng Bình.

Trò chơi thường được tổ chức vào các dịp lễ tết, hội hè, những lúc nông nhàn, ngư rãnh. Trò chơi không chỉ dùng để giải trí, thư giãn tinh thần sau một ngày lao động, mà còn giúp con người thắt chặt thêm tình cảm cộng đồng, hoà nhập với thiên nhiên, thậm chí nó là một phần của lễ hội. Do vậy rất được nhiều người yêu thích. Trò chơi dân gian Quảng Bình chia thành hai bộ phận: các trò chơi có yếu tố thể thao; các trò chơi có yếu tố văn nghệ và các trò chơi trẻ em. Nhìn chung, các trò chơi có yếu tố thể thao ở Quảng Bình ảnh hưởng nhiều các trò chơi loại này ở các làng quê miền Bắc. Ngược lại, các trò chơi có yếu tố văn nghệ lại mang rõ dấu ấn các làng xã phía Nam. Còn các trò chơi trẻ em lại rất phong phú. Nó không chỉ được tổ chức trong các dịp lễ tết mà còn xảy ra ngay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong gia đình, ngoài làng xóm, kèm theo bài hát hoặc không có bài hát, rất đa dạng.

Trò chơi dân gian Quảng Bình phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức. Điều này cho thấy tính chất giao thoa văn hoá ở Quảng Bình là có thực và rất độc đáo, cần được quan tâm nghiên cứu. Đề tài giới thiệu 25 trò chơi tiêu biểu ở Quảng Bình thuộc 3 nhóm: trò chơi thể thao, trò chơi văn nghệ, trò chơi trẻ em.

4. Âm nhạc, nhạc cụ, sân khấu. Trong kho tàng âm nhạc dân gian Quảng Bình, một bộ phận lớn là do chính các thế

hệ người dân Quảng Bình sáng tạo ra, một bộ phận khác do du nhập và cải biến từ các nguồn dân ca các xứ sở khác trong quá trình giao thoa văn hoá lâu dài mà thành. Âm nhạc dân gian Quảng Bình được giới thiệu dưới đây không đi sâu vào cấu tứ, khúc thức âm nhạc, mà thông qua một số làn điệu dân ca và các nhạc cụ tiêu biểu cả các dân tộc anh em để hình dung được phương thức sinh hoạt văn nghệ cổ truyền của các thế hệ người dân Quảng Bình trong quá khứ. Trong sinh hoạt âm nhạc cổ truyền ở Quảng Bình, ít thấy xuất hiện các phường hát, gánh hát chuyên nghiệp có thương hiệu. Tuy nhiên, đâu đó cũng có những ca nhóm tập thể trong những loại hình cụ thể như: hát Kiều, hát bội, hát sắc bùa, hát nhà trò... Đề tài đã giới thiệu các loại hình sân khấu dân gian phổ biến trên cả hai khu vực văn hoá người Việt và các dân tộc ít người trên địa bàn Quảng Bình.

Tổng thuật: Nguyễn Đăng Tuấn