128
1 ðIM TIN MY NGÀY QUA S64 Ai cho chú mày làm vua? Chính ñáng và chính ñáng hóa Cao Huy Thun Tôi mượn mt trang sca Pháp ñể mñầu câu chuyn gii trí này. Chng phi vì tôi mê gì nước Pháp, nhưng qutht, ñộng ñến chuyn hiến pháp, dù chñể gii trí, không ñâu giàu hiến pháp bng nước Pháp, bi lkhông ñâu có 1789. Cách mng ri phn cách mng, cc ñoan ri phn cc ñoan, ttqua hu ri thu qua t, 1789 là ngun sáng to cho nhiu bn hiến pháp chết non, chết tr, chưa sng ñã chết, làm giàu cho tư tưởng chính tr, không riêng gì cho nước Pháp. Vy thì tôi mượn mt trang sca Pháp, hi bt ñầu hình thành nước Pháp. Như ai cũng biết, trước khi thành hình như các quc gia có chquyn, châu Âu sng mt thi gian dài dưới chế ñộ phong kiến trong ñó quyn lc ca vua bchèn ép gia hai quyn lc, trên và dưới. Trên là Hoàng ðế. Dưới là quý tc. Rt chm, chm hơn nhiu so vi ta, các quc gia châu Âu mi thành hình, sau khi các ông vua ñánh bi ñược thế lc trên và dưới, xác nhn chquyn toàn vn ca mình. Bi vy, cho ñến năm 987, nước Pháp chưa thành hình mà cũng chưa có vua. Do con cháu ca Hoàng ðế bên trên suy yếu, chư hu bên dưới ca vùng lãnh thmà ngày nay ta gi là nước Pháp, hp li ñể bu. y, ñể bu. Hbu. Trong gii quý tc, hbu mt ông bá tước lên làm vua. ðó là Hughes Capet, ly vương hiu là Hughes ðệ Nht. Hai ngày sau, Nhà thlàm lñăng quang cho vua. Vi vương min trên ñầu, do bàn tay ca ñại din Thượng ñế ñặt lên, vua chính thc là vua. Nhưng dù vy, cùng vi cái mũ, vua cũng phi cm khí gii trong tay ñể chng li các ông quý tc lăm le chng ñối. Mt trong nhng ông bá tước bt trnhư vy ñã btân vương hch hi: –Ai cho chú mày làm bá? Câu ñó hay, nhưng câu trli ca ông bá tước cng ñầu còn hay hơn, lưu danh trong lch s: N & T LUN –Ai cho chú mày làm vua? Qui t'a fait roi? Câu trli hàm ý, như ai cũng thy: “Tao! Tao cho chú mày làm vua. Chú mày ñược làm vua là do chúng tao bu lên. Không có chúng tao thì chú mày ñếch có cái ngai ”. Trong thi ñại phong kiến, vua ñầu tiên ca nước Pháp là mt lãnh chúa ñược các lãnh chúa khác bu lên. Bu cñó to ra ngun gc và tính chính ñáng cho tước vvà quyn lc ca ông vua, cùng vi cái mũ ca Nhà th. Trong mt thi gian vài thế h, hu duca “chú mày” Huyghes ðệ Nht này giñúng lut lbu c, nhưng khéo léo làm ñủ mi cách ñể cho trưởng tca mình ñược bu lên khi ông vua còn ti v. Riết mt hi, mánh li này không còn cn thiết na, thc tế cha truyn con ni trthành thông l. Hai thế ksau, vương quyn ñược cng c, ông vua blng chuyn bu bán, con trưởng

đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

1

ðIỂM TIN M ẤY NGÀY QUA SỐ 64

Ai cho chú mày làm vua? Chính ñáng và chính ñáng hóa

Cao Huy Thuần

Tôi mượn một trang sử của Pháp ñể mở ñầu câu chuyện giải trí này. Chẳng phải vì tôi mê gì nước Pháp, nhưng quả thật, ñộng ñến chuyện hiến pháp, dù chỉ ñể giải trí, không ñâu giàu hiến pháp bằng nước Pháp, bởi lẽkhông ñâu có 1789. Cách mạng rồi phản cách mạng, cực ñoan rồi phản cực ñoan, từ tả qua hữu rồi từ hữu qua tả, 1789 là nguồn sáng tạo cho nhiều bản hiến pháp chết non, chết trẻ, chưa sống ñã chết, làm giàu cho tư tưởng chính trị, không riêng gì cho nước Pháp.

Vậy thì tôi mượn một trang sử của Pháp, hồi bắt ñầu hình thành nước Pháp. Như ai cũng biết, trước khi thành hình như các quốc gia có chủ quyền, châu Âu sống một thời gian dài dưới chế ñộ phong kiến trong ñó quyền lực của vua bị chèn ép giữa hai quyền lực, ở trên và ở dưới. Trên là Hoàng ðế. Dưới là quý tộc. Rất chậm, chậm hơn nhiều so với ta, các quốc gia ở châu Âu mới thành hình, sau khi các ông vua ñánh bại ñược thế lực ở trên và ở dưới, xác nhận chủ quyền toàn vẹn của mình.

Bởi vậy, cho ñến năm 987, nước Pháp chưa thành hình mà cũng chưa có vua. Do con cháu của Hoàng ðế ở bên trên suy yếu, chư hầu ở bên dưới của vùng lãnh thổ mà ngày nay ta gọi là nước Pháp, họp lại ñể bầu. Ấy, ñể bầu. Họ bầu. Trong giới quý tộc, họ bầu một ông bá tước lên làm vua. ðó là Hughes Capet, lấy vương hiệu là Hughes ðệ Nhất. Hai ngày sau, Nhà thờ làm lễ ñăng quang cho vua.

Với vương miện trên ñầu, do bàn tay của ñại diện Thượng ñế ñặt lên, vua chính thức là vua. Nhưng dù vậy, cùng với cái mũ, vua cũng phải cầm khí giới trong tay ñể chống lại các ông quý tộc lăm le chống ñối. Một trong những ông bá tước bất trị như vậy ñã bị tân vương hạch hỏi:

–Ai cho chú mày làm bá? Câu ñó hay, nhưng câu trả lời của ông bá tước cứng ñầu còn hay hơn, lưu danh trong lịch

sử: N & T LUẬN –Ai cho chú mày làm vua? Qui t'a fait roi? Câu trả lời hàm ý, như ai cũng thấy: “Tao! Tao cho chú mày làm vua. Chú mày ñược

làm vua là do chúng tao bầu lên. Không có chúng tao thì chú mày ñếch có cái ngai ”. Trong thời ñại phong kiến, vua ñầu tiên của nước Pháp là một lãnh chúa ñược các lãnh chúa khác bầu lên. Bầu cử ñó tạo ra nguồn gốc và tính chính ñáng cho tước vị và quyền lực của ông vua, cùng với cái mũ của Nhà thờ.

Trong một thời gian vài thế hệ, hậu duệ của “chú mày” Huyghes ðệ Nhất này giữ ñúng luật lệ bầu cử, nhưng khéo léo làm ñủ mọi cách ñể cho trưởng tử của mình ñược bầu lên khi ông vua còn tại vị. Riết một hồi, mánh lới này không còn cần thiết nữa, thực tế cha truyền con nối trở thành thông lệ. Hai thế kỷ sau, vương quyền ñược củng cố, ông vua bỏ lửng chuyện bầu bán, con trưởng

Page 2: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

2

của vua cứ vô tư lên ngôi, thông lệ trở thành nguyên tắc từ năm 1223. Nguyên tắc ấy ban tính chính ñáng cho quyền lực quân chủ.

Cho ñến thế kỷ 18, nguyên tắc ấy chắc như chân lý bất di bất dịch, tuy rằng trong học thuyết không thiếu gì các tác giả nêu lên câu hỏi: thí vua vì vua tàn bạo có chính ñáng hay không? Ở phương ðông, câu hỏi ñó cũng ñược ñặt ra và Mạnh Tử ñược xem như người có ý tưởng táo bạo ñáng kính. Nhưng ñó là tính chính ñáng trong việc hành xử quyền lực.

Còn tính chính ñáng về nguồn gốc của quyền lực thì ai cũng ñinh ninh như thế: quyền lực là do Thượng ñế ban cho một dòng họ, con tiếp nối cha. ðinh ninh ấy, cũng giống như ñinh ninh về Thượngñế-tácgiả, bị lung lay tận gốc khi gió bão triết lý bắt ñầu báo trước cách mạng 1789.

Hobbes, Locke, rồi Rousseau gieo một tư tưởng mới vào trí óc con người, tống Thượng ñế ra khỏi vai trò người ban chủ quyền, ñặt vai trò ấy vào ñoàn thể các cá nhân tập hợp thành quốc gia. Nguồn gốc của quyền lực từ nay là cái hợp ñồng trong ñó người chủ thể của quyền lực là dân và dân cai trị thông qua các người ñại diện ñược bầu lên. Trên thực tế, cách mạng 1789 thổi bay hai chỗ tựa của tính chính ñáng cũ: bay cái ñầu của vua Louis 16 và bay luôn cái mũ của Nhà thờ.

Thế nhưng không phải dễ gì mà tất cả mọi thành phần xã hội ñều chấp nhận tư tưởng mới, thực tế mới. Hai tính chính ñáng, cũ và mới, va chạm nhau, gây nên bất ổn chính trị và xã hội trong suốt mười năm ñầu sau cách mạng. Trong vòng mười năm, nước Pháp thay ñổi hiến pháp bốn lần, không lần nào mang lại kết quả ổn ñịnh. “Cách mạng ăn thịt con ruột của mình ” là câu nói bất hủ diễn tả rất ñúng tình trạng tương tàn tương sát giữa phe cách mạng với nhau, giữa cánh cực ñoan và cánh ôn hòa, ñể giữ vững quyền lực chống lại khuynh hướng phản cách mạng níu chặt lấy quân quyền, củng cố lại tính chính ñáng cũ ñã ăn sâu trong ñầu óc của một thành phần xã hội.

Trên ñây là tôi chỉ mới vào ñề. Bây giờ tôi mới nói ñến chỗ muốn nói: giữa cơn hỗn loạn chế ñộ ñó, tay hảo hán nào hứa hẹn ñược ổn ñịnh sẽ phất lên như diều gặp gió. Ổn ñịnh vốn là tâm lý chung của người người, xưa cũng như nay. ðánh ñúng tâm lý ñó, nay là ñảng, xưa là người hùng. Nói chung, xưa nay gì, người hùng thường là một ông tướng. Sau 1789, ñúng là một ông tướng, một tướng quân, chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, mới 30 tuổi uy danh ñã lừng lẫy khắp Âu châu. ðó là tướng Bonaparte, kẻ ñã ñánh bại ñế quốc Áo, chiếm nước Ý, thắng Ai Cập, một mình từ xa quyết ñoán vận mệnh Âu châu, bất chấp ý kiến của chính quyền cách mạng ở thủ ñô. Năm 1799, Bonaparte hãy còn là Bonaparte, trên ngưỡng cửa ñể trở thành Napoléon, trở thành vua. Nhưng... “Ai cho chú mày làm vua?”

Là con ñẻ của cách mạng, ông giương cao ngọn cờ chính ñáng của cách mạng. Phe cách mạng cần ông ñể giữ quyền lực. Ông cần phe cách mạng ñể mưu ñồ thăng tiến. Nhưng một phần của quần chúng và quý tộc còn sót vẫn còn tha thiết với vương quyền. Thì ông tạo ra vương quyền! Thì ông xây dựng chiếc ngai của ông trên cả hai tính chính ñáng! Chuyện ấy, ông phải mượn tay của nhà tư tưởng cừ khôi nhất của thời 1789, người ñã tạo cơ sở lý thuyết cho bản hiến pháp ñầu tiên: Sieyès. Tài của Sieyès là trộn ñược nước với dầu.

Ngày 18 Hạ Thu 1799, Bonaparte làm ñảo chánh. Soạn hiến pháp mới, Sieyès tưởng tượng ra một sự phân quyền nữa ngay giữa lòng cơ quan lập pháp và giữa lòng cơ quan hành pháp. Quốc hội bị chia ra nhiều thành phần, có thành phần chỉ lo việc soạn thảo luật, có thành phần thảo luận dự luật nhưng không biểu quyết, có thành phần biểu quyết mà không thảo luận: một viện nói và một viện câm. Chính phủ cũng chia ra thành hai ñầu, hai quốc trưởng, một ông lo việc nội trị, một ông lo việc ngoại giao, mỗi ông có một nội các riêng biệt. Trình dự thảo hiến pháp lên Bonaparte, tướng quân sổ toẹt cái mục quốc trưởng hai ñầu, thế vào bằng ba ñầu, hai cái ñầu hữu danh vô thực, chỉ ñóng vai trò cho ý kiến, thực quyền dồn cả vào một ñầu thôi, là ông.

Miễn cho tôi ñi vào chi tiết của bản hiến pháp nhiêu khê này mà ý ñồ lúc ñầu của Sieyès là chia quyền lực ra như thế ñể tránh cả hai mối hiểm nguy ñã vấp phải: hiểm nguy từ Quốc hội ñộc

Page 3: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

3

tài, hiểm nguy từ hành pháp ñộc tài. Nhưng, với Bonaparte ñầy tham vọng, hành pháp làm sao không ñộc tài ñược? Quốc trưởng ba ñầu chỉ là tạm thời, tướng quân sửa hiến pháp ba lần trong vòng bảy năm ñể: lần thứ nhất, phong Bonaparte làm quốc trưởng trọn ñời, có quyền chỉ ñịnh người kế vị; lần thứ hai, biến quốc trưởng thành Hoàng ðế, biến Bonaparte thành Napoléon. Cả hai lần, Bonaparte ñều “trưng cầu dân ý”, cũng như ñã “trưng cầu dân ý”ñể chấp thuận hiến pháp. Ba triệu dân chấp thuận. 1500 chống. Nhưng 4 triệu dân không bỏ phiếu. ðâu có hề chi khi Bonaparte chỉ là kẻ tiếm quyền bằng sức mạnh. Ông lên ngai bằng sức mạnh, cũng sức mạnh sẽ ñẩy ông ra khỏi ngai. Như thế, mặc dù ông ñã khôn ngoan ñặt cái ngai của ông lên cả hai tính chính ñáng và ñây mới là chuyện ñáng nói của tôi.

Trước hết là tính chính ñáng mới mà cách mạng vừa ñem lại, chính ñáng dân chủ. Ông tuyên bố: “Hi ến pháp ñược xây dựng trên những nguyên tắc thực sự của chính thể ñại diện...”. Nghĩa là quyền lực của ông là do từ dân, chứ không phải do ñảo chánh, do bạo lực. Hơn thế nữa, dân ñang muốn chấm dứt tình trạng hỗn loạn, ông là người sẽ thực hiện khao khát ñó, ñưa cách mạng ñến hồi kết thúc. Cho nên ông kêu gọi: “H ỡi công dân, cách mạng ñã ñược gắn chặt vào những nguyên tắc lúc khởi ñầu: cách mạng ñã chấm dứt”. Bonaparte tiếp nối cách mạng và khép lại cách mạng: tính chính ñáng của cách mạng ñã gắn chặt vào ông. Bởi vậy, ông làm gì cũng là do ý của dân. Hiến pháp là do ý của dân. Làm quốc trưởng trọn ñời cũng là ý của dân. Lên ngôi hoàng ñế cũng là do ý của dân, vì tất cả ñều thông qua trưng cầu dân ý. Chuyện lạ ñời chưa bao giờ thấy trong lịch sử: ñiều 1 của hiến pháp ñược sửa ñổi lần thứ hai tuyên bố: “Chính quyền của Cộng Hòa ñược giao cho một hoàng ñế”. Như vậy còn là Cộng Hòa? Như vậy là dân chủ hay quân chủ? Là Cộng Hòa quân chủ? République monarchique? Là quân chủ cộng hòa? Monarchie républicaine?

Ông nói: Napoléon là vua trong một nước Cộng Hòa bởi vì Cộng Hòa của ông là tiếp nối Cộng Hòa ñã ñược khai sinh sau khi vua Louis 16 bị xử trảm. Ông là tiếp nối, nên một mặt ông phải tuyên thệ trung thành với những nguyên tắc của 1789: tự do, bình ñẳng, quyền tư hữu. Ông phải chấp nhận những cơ quan lập pháp ñược xem như biểu hiện ý muốn của dân. Là vua, ông không rời tính chính ñáng dân chủ.

Nhưng, mặt khác, ông là vua, ông là hoàng ñế. Là vua, ông phải cư xử giống như các vua trong lịch sử lâu ñời, giống như các vua tại vị trong các nước lân bang. Cho nên ông phải ñể vợ cũ, lấy vợ mới là công chúa, lại phải làm lễ cưới ở Nhà thờ, phải nhận vương miện từ Thượng ñế. Lễ lược, cưới hỏi, ñăng quang, diễn xuất như vua... ông làm tuốt như truyền thống vua chúa, ông tưởng ông khoác ñược lên vai cả hai tính chính ñáng. Nhưng chẳng hoàng hậu, chẳng giáo hoàng, chẳng diễn xuất nào thay thế ñược sự công nhận tự nhiên của lịch sử lâu ñời. Diễn xuất tài tình ñến ñâu ñi nữa, Napoléon vẫn hiện nguyên hình là con của một thứ dân ñảo Corse, một kẻ tiếm vị, một vua tân trang, một tay cách mạng giả.

Thế còn ba cuộc trưng cầu dân ý thì thế nào? Chẳng phải là ý dân ñó sao? Sách luật của Pháp phân biệt hai thứ trưng cầu dân ý, một thứ chân thật, có lựa chọn thực sự, thì gọi là référendum, một thứ giả hiệu, bắt buộc và không có lựa chọn nào khác, thì gọi là plébiscite. Ba cái plébiscite của Napoléon chụm lại chỉ làm nên hòn núi giả – hòn giả sơn. Các viện trong cơ quan lập pháp cũng vậy, chỉ là những con rối trong sợi chỉ của phù thủy.

Gián tiếp, Napoléon cử vào ñấy bộ hạ tay chân, chẳng dính dáng gì với dân, chẳng chút hào khí ñể chống ñối, bảo vâng gọi dạ thì mau, nói ngược thì ngọng. Chính phủ thì là quái thai, chẳng phải quân chủ, chẳng phải cộng hòa, chẳng phải quý tộc, chẳng phải thứ dân. Cái chính phủ ấy dọa nạt, dọa nạt nước Pháp và dọa nạt cả Âu châu. Lời thề chưa ráo nước bọt, Napoléon, ngay khi mới ñược bầu lên ðệ nhất Quốc trưởng, ñã dẹp tất cả những tự do mà Sieyès hy vọng sẽ ñược gìn giữ.

Cướp chính quyền mà lên, Napoléon chỉ có thể giữ ñược chính quyền bằng bạo lực. Chế ñộ của ông dần dần ñi vào con ñường ñộc tài rất chi là chuyên chính. Hoàng ðế không chấp nhận một

Page 4: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

4

dấu hiệu chống ñối nào, dù cho tất cả mọi cơ quan ñều ñược sắp ñặt ñể tung hô. Một mình ông thay thế tất cả, lãnh ñạo tất, trái luật cũng bất cần, hiến pháp cấm thì ông ra luật bằng sắc lệnh. Báo chí? Ồ, báo chí, cái lũ ấy thì phải bịt mồm cho kỹ, rất kỹ.

Ông ñể lại cho các hậu thế ñộc tài một câu nói ñể ñời: “Nếu ta thả lỏng dây cương cho báo chí, ta sẽ không ở ñược trong chính quyền quá ba tháng”. Ông có lý: tuyết nhẹ thế kia, nhưng tuyết có thể làm rơi núi ñá. ðể giữ núi ñá, ông tái lập quân quyền, giảng hòa với lớp dân còn tin ở vua chúa, tạo ra một giới quý tộc mới cha truyền con nối, cưỡng hôn giữa chủ quyền của dân và chủ quyền của trời. Ông lấy danh hiệu “Hoàng ðế do ân sủng của Thượng ñế và chủ quyền nhân dân”. Quái ñản cái ý thức hệ con lai cha gà mẹ vịt.

Nói gì thêm? Thôi thì thế này: dân chúng có thể lầm củ cà rốt với củ sâm nhưng không ai lầm tính chính ñáng thật với tính chính ñáng giả cầy. Kẻ ñộc tài nào cũng bắt buộc phải tạo chính ñáng cho mình bằng cách chính ñáng hóa quyền lực. Nhưng bản tâm ñã ñộc tài thì cái gì nhắm ñến cũng chỉ là quyền lực mà thôi, càng chính ñáng hóa càng lộ ra tính bất chính, thủ thuật. Trong trường hợp Napoléon, cái giả lộ ra ở cả hai mặt, mặt vua và mặt dân, dơi không nhận ra ông mà chuột cũng không rúc rích với ông ñược. ðó là chuyện bên Tây.

Bên Tàu có hào kiệt nào ñánh ñu với hai tính chính ñáng như vậy không? Có, mà không chừng còn lý thú hơn. Cứ ñọc hiến pháp thì biết. ðiều 1, ngay từ ñiều 1: “Cộng Hòa Nhân dân TrungHoa là một nước xã hội chuyên chính nhân dân do giai cấp công nhân lãnh ñạo... ”. Ông Mác chễm chệ ngồi ở trên ngai. Ông Mao xen vào ngồi ké: “... và xây dựng trên liên minh giữa công nhân và nông dân”. “Ai cho nị làm vua?”. Cả ông Mác và ông Mao cùng ñáp một lần: “Ngộ!” Nhanh tay hơn, ông Mao hích ông Mác, giơ quyển sách ñỏ lên.

ðâu phải! ðâu phải! Có người lên giành cái ngai. ðó là ông Rousseau, xin lỗi, ông Lư Thoa. Ông Lư Thoa la lớn: “Không phải toa! Moa!” Và ông chỉ tay vào cái ñiều 2: “Mọi quyền lực trong Cộng Hòa nhân dân Trung Quốc thuộc về nhân dân”. Các ông ấy cãi nhau như vậy từ 1954. Cãi bên ấy chưa ñủ, họ ñem nhau qua cãi ở bên ta.

Trước hết, phải chân thành công nhận rằng ông bạn lớn của ta có lý khi khẳng ñịnh ngay từ trên chóp bu hiến pháp nguồn gốc chính ñáng nguyên thủy nơi quyền lực của ông ấy là ý thức hệ. Khác với ta, ông ấy ñã vạn lý trường chinh với cái ý thức hệ ñó nhiều năm trước khi cắm ñược ngọn cờ trên Thiên An Môn. Bắt ñầu của họ khác với bắt ñầu của ta: nguyên thủy của Nhà nước ñộc lập của ta không mang cái tính chính ñáng ý thức hệ ấy. Còn họ, Mao ñánh nhau với Tưởng, quân ñội ñánh nhau với quân ñội, ñảng Cộng sản ñánh nhau với Quốc dân ñảng, ý thức hệ cộng sản ñánh nhau với ý thức hệ chủ nghĩa tam dân. Chuyên chính vô sản thắng, lên nắm quyền. Quyền ấy ñương nhiên là chuyên chính vô sản.

Bình minh của họ là chuyên chính vô sản. Còn bình minh của ta thì bầu trời xanh lơ, ñâu có ñỏ như thế. Nơi bầu trời xanh lơ ấy, không có chuyên chính, không có vô sản, chỉ có hạnh phúc, chỉ có dân tộc. Ta có tính chính ñáng của ta, họ có tính chính ñáng của họ. Cái tính chính ñáng nguồn gốc ấy, họ phải bảo vệ là chuyện của họ và họ có lý, họ không bảo vệ thì quyền lực của họ mất tổ tiên. Cho nên họ sì sụp hương khói ông Mao.

Nhưng cả ông Mao lẫn ông Mác ñều phải biết rằng cái tính chính ñáng ấy càng ngày càng chỉ là giấy tờ. Trên thực tế, nghĩa là trên cái ngai, nó chỉ là con mèo, con mèo giấy, không bắt ñược chuột. Tuy vậy, cái chữ “chuyên chính”của hai ông lại là nanh vuốt phải thờ bởi vì nó hợp với truyền thống của tổ tiên ñể lại từ hồi cụ tổ Tần Thủy Hoàng ñốt sách. Không thờ thì cái tên Lư Thoa kia sẽ chiếm ngai mất. Vậy thì hóa ra ông Lư Thoa vẫn sống dai, vẫn trường thọ, ngay cả trên ñất của quyển sách ñỏ, vệ binh ñỏ. Vẫn cứ oang oang “mọi quyền lực thuộc về dân”.

Cái ấy thì ta cũng nói, ai cũng nói, ông Napoléon cũng bập bẹ. Có ñiều là, ông Lư nói là nói thiệt, nói như mục ñích, nói như cứu cánh. Nói rằng ñấy là mục ñích, ñấy là cứu cánh, ñấy là

Page 5: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

5

chính ñáng. Còn về sau, nhiều kẻ cũng nói, nhưng nói như ñầu lưỡi, nói ñể cúng cụ. Ông Lư nói là chỉ ñích danh cái tính chính ñáng. Còn về sau, nhiều kẻ vái ông ba xá ñể mượn câu nói của ông mà ñóng vở kịch chính ñáng hóa một tình trạng chính ñáng lung lay.

Bởi vì, trong thời ñại ngày nay, dù ñộc tài bao nhiêu cũng không né tránh ñược sự thật hiển nhiên này: không có dân thì không có tính chính ñáng. Trước sau gì, nhiều ít gì, rồi cũng phải chính ñáng hóa quyền lực, nhất là khi quyền lực ấy công khai mang tính chuyên chính. Chuyên chính ñến bao nhiêu ñi nữa, không quyền lực nào phô trương thân hình trần trụi của mình. Văn minh thì phải bận áo. Vấn ñề là: bận áo vì thật tâm thấy ñó là văn minh hay bận áo ñể che mắt cái bản chất man rợ. Vấn ñề là: thật tâm thấy ông Lư như lý tưởng hay bản tâm mượn ông Lư ñể trường tồn. Thấy ông ấy như lý tưởng thì là dân chủ. Thấy ông ấy như phương tiện thì là... Napoléon.

Cãi nhau trên lý thuyết thì gần 60 năm rồi vẫn chưa hết cãi. Một bên nói rằng nếu thật tâm dân chủ thì phải hỏi cái lá phiếu và minh bạch gắn tính mạng chính trị của mình vào lá phiếu. Một bên nói: ta có trăm cách ñể dân chủ gấp ngàn lần, nào là thương thảo với dân, nào là hỏi ý kiến, cứ gì cái mảnh giấy cỏn con ấy. Tính chính ñáng ñâu có phải chỉ ño bằng lá phiếu! ðem lại cho dân phồn vinh kinh tế chẳng phải là chính ñáng sao? Ổn ñịnh chính trị chẳng phải là chính ñáng? Tính chính ñáng tìm ở ñâu nếu không phải là nơi tâm lý thỏa mãn của người dân?

Chính ñáng không phải chỉ nằm nơi lá phiếu, nhưng, ñược rồi, nếu phải bầu cử ñể chứng minh tính chính ñáng thì ta bầu cử. Sợ gì! Bầu phiếu cũng là nghề của ta! Khổ nỗi, có lá phiếu và lá phiếu, lá phiếu này không giống lá phiếu kia. Lá phiếu, ôi lá phiếu, ở nơi này ngươi là giáo dục, ở nơi kia ngươi là xảo trá. Phất phơ giữa chợ, ở nơi này em là tấm lụa ñào, ở nơi kia em ñi vào lầu xanh.

Thế giới bàn tán không ngớt về lụa ñào hay lầu xanh từ khi cái quận Buyun (Bộ Vân) ñưa lá phiếu vào chính trị ñịa phương năm 1998. ðây là cuộc ñầu phiếu trực tiếp ñầu tiên bầu thủ lãnh ở cấp quận. Tham nhũng, lộng quyền thì trên dưới gì cũng ñều có, nhưng phép vua vẫn cứ thua lệ làng, ở cấp dưới, các tiểu vương nhũng nhiễu quá ñến nỗi dân quê phải nổi loạn. Dân nổi loạn thì tính chính ñáng nằm ñâu? Thỏa mãn hay bất mãn? Buyun sẽ trả lời. Buyun sẽ chứng minh: lá phiếu ở ñây là lụa ñào chính hiệu.

Buyun có 16.000 dân. Mười sáu ngàn dân sẽ ñi bỏ phiếu trực tiếp. Nhưng dân chủ ở ñây là “dân chủ với màu sắc Trung Quốc” , cho nên cái gì cũng ñặc biệt và hãy tìm cái mới trong cái ñặc biệt ấy. Cái mới trước tiên là có nhiều ứng cử viên. Ba mươi chữ ký giới thiệu của cử tri là ñủ. Nhiều, cho nên phải giới hạn. Thế là phải tổ chức một cuộc bỏ phiếu hạn chế ở vòng loại ñể giới hạn số ứng cử viên còn 15 người. Mười lăm người vẫn là nhiều. Thế là ñến lượt một “hội nghị liên tịch tuyển cử”(xuanju lianxi huiyi) ñược tổ chức, gồm 162 vị chức sắc của các làng và quận, ñể chọn ra 2 người trong số 15 người ấy, bằng phiếu kín hẳn hoi, ñể ñưa ra tranh cử chức chủ tịch Ủy ban nhân dân. Hai người này có một tuần ñể vận ñộng, ñể trả lời chất vấn của cử tri.

Thế nhưng, không cần phải qua vòng loại vì ñược hưởng một ñiều khoản ñặc biệt của luật lệ bầu cử ñịa phương, một nhân vật thứ ba xuất hiện ñể tranh cử. Ứng cử viên ấy tên là Tan Xiaoqiu, phó bí thư ñảng ủy Buyun. Ngày 31-12-1998, toàn thể cử tri bỏ phiếu, thế là trực tiếp, ñúng là dân ý. Tan Xiaoqiu thắng cử. ðúng là dân chủ, nhất là lại có cái mới này nữa: chàng thắng cử với tỷ số 50, 29 % mà thôi.

Ba năm sau, cuối tháng 12-2001, hết nhiệm kỳ, Buyun lại tổ chức bầu cử. Cũng vòng loại. 14 người lọt sổ. Hai người bị loại nữa vì lý do hình thức. Một người tự ý rút tên. Hội nghị liên tịch tuyển cử họp lại, lần này gồm 165 người, ñại biểu của các làng và quận. Bầu phiếu. Kín. Chọn ra 2 người tranh cử. Một trong 2 người là... Tan Xiaoqiu. Cử tri bỏ phiếu. Trực tiếp. Người thắng cử là Tan Xiaoqiu.

Page 6: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

6

Tha hồ bình luận, cả thế giới bình luận, người tỉa ra cái hay, người thọc vào cái dở, ai cũng có lý. Người nào là cảm tình viên của chế ñộ thì hoan hô: Trung Quốc ñi vào con ñường dân chủ. Người nào thiếu hồng huyết cầu lạc quan thì lắc ñầu: nào là sàng lọc, nào là lựa chọn, cái lưới an ninh không ñể lọt qua bất cứ một bất ngờ nào. Người nào ba phải thì tủm tỉm: “thà chút chút còn hơn không”, “chút chút ñể ổn ñịnh hơn nhiều nhiều mà bất ổn”.

Chút chút ñể ổn ñịnh, ñể anh nông dân xả uất khí trước tham nhũng, ñể ñưa ra trước dư luận và thế giới bằng chứng cụ thể về tính chính ñáng của chế ñộ, ở tận gốc rễ làng xóm, thế là gì nếu không phải là chính ñáng hóa cơ sở? Nếu anh nông dân bằng lòng thì chính ñáng hóa ấy là hay lắm chứ, là ñáng làm. Nhưng nếu dư luận cho là thủ thuật, thì sao? Thay vì chính ñáng hóa, phải chăng mục ñính cốt lõi chỉ là khí cụ hóa anh nhà quê, phương tiện hóa người dân?

Con người, rốt cục, vẫn là dụng cụ, không phải chủ thể. Trong hàng trăm bài báo, hàng chục quyển sách viết về những thử nghiệm bầu cử tương tự như kiểu Buyun, tôi nhặt ra ñây cái lý luận bênh vực tính chính ñáng - hành xử ấy của một cảm tình viên ở Mỹ: dân chủ không phải là mục ñích, không phải là cứu cánh nhắm ñến; dân chủ chỉ là phương tiện ñể giữ vững chính quyền. Ông ấy dám nói thêm: ở ñâu cũng vậy, không riêng gì Buyun. Chẳng lẽ ở ông Lư Thoa cũng vậy sao? Ở phong trào Ngũ Tứ cũng mắm sốt? Ở nơi xe tăng Thiên An Môn cũng thế thôi?

Ông ấy viết: “Bao nhiêu nhà nghiên cứu Tây phương, ñầu óc bị ô nhiễm vì những lý thuyết tự do về tính chính ñáng, ñã gặp khó khăn ñể hiểu cách chính ñáng hóa trong chính thể cộng sản, nhất là trong bối cảnh văn hóa và lịch sử chính trị của Trung Quốc” . Và ông cắt nghĩa: Nhà lãnh ñạo chính ñáng là “một nhà lãnh ñạo nhận ñược Thiên mệnh, nhân từ và biết tôn trọng thần dân, ban phát lợi tức quốc gia một cách công bằng, và ñược dân chúng thương mến, dù không bày tỏ. Một người lãnh ñạo phải biết không ñược làm hại dân, trái lại, có chính sách làm lợi, làm giàu cho dân và ñể cho dân làm những gì họ cho là tốt” .

Nói cách khác, thế là minh quân trong ñạo Khổng. Ngày nay, ñược như thế cũng là may rồi. Nhưng, thứ nhất, ông ấy quên lửng cái ñiều 2 trong hiến pháp Bắc Kinh! Nếu chỉ muốn minh quân thì vứt cái ñiều 2 ấy ñi. Vả chăng, thứ hai, minh quân là gì trong học thuyết chính trị Tây phương? Là despotisme éclairé, ñộc tài sáng suốt. Là Frédéric II của nước Phổ. Là Cathérine II của nước Nga. Cũng không phải là cái lý tưởng chính ñáng của ñiều 2. ðiều 2 ñã gửi trả lại cái thiên mệnh của ñức Khổng về cho ông trời rồi. ðố ông tác giả ấy trả lời ñược câu này: tại sao một minh quân như vậy, ñược dân thương như vậy, lại còn sàng lọc ñủ trò ñể kiếm cho ñược cái lá phiếu của anh nông dân? Phải chăng, vì ở thời ñại này, dù là anh nhà quê ít học ñi nữa, cũng biết ñứng lên mà hỏi: “Ai cho chú mày làm vua?”

Có lẽ chuyện Buyun ñã cũ quá rồi, không diễn tả ñúng thực tế sinh ñộng dân chủ ngày nay. Thì tôi xin mượn chuyện mới hơn. Chuyện sửa ñổi hiến pháp gần ñây nhất, thực hiện năm 2004. Cũng là ñiều 2 ñấy! Bộ Chính trị quyết ñịnh sửa ñổi hiến pháp 1982. Một nhóm quan chức ñược chỉ ñịnh ñể soạn thảo. Họp lần ñầu ngày 27-3-2003. Bộ Chính trị vạch ra nguyên tắc. Tham khảo ý kiến trong vòng hạn chế. Dự thảo thành hình tháng 8 năm ấy. Khi ñó cái chuyện sửa ñổi mới ñược chính thức công bố. Dự thảo ñưa ra Quốc hội. Như thường lệ, Quốc hội biểu quyết nhanh, gọn, ngày 14-3-2004. Xong.

Tuy chỉ ñược chính thức công bố vào tháng 8, báo chí ñã biết vào tháng 6. Nhiều nhà nghiên cứu danh tiếng cũng ñã ñược tham vấn trước ñó. Giới ñại học mở nhiều thảo luận. ðại học Thanh ðảo. ðại học Thượng Hải. Nhiều giáo sư ñại học ñược Bộ chính trị hỏi ý kiến. Giáo sư Jiang Ping (Giang Bình). Giáo sư Wu Jinglian (Ngô Kính Liễn). Giới ñại học xôn xao, hồ hởi. Không lâu! Một chỉ thị mật ra lệnh ngưng thảo luận, ngưng xuất bản bài viết của ñại học. Vài nhà kinh tế, vài luật gia từng phát biểu ý kiến ñược công an hỏi chuyện. Truyền thông tuyên bố: sửa

Page 7: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

7

ñổi hiến pháp ñã ñược tổ chức một cách dân chủ và trong khuôn khổ một cuộc tham khảo ý dân rộng rãi.

°°° Napoléon ñem lại nhiều thành tựu tích cực cho nước Pháp. Nhưng ông ñộc tài thì người

Pháp nói ông ñộc tài. Ông bóp nghẹt tự do thì người Pháp nói ông bóp nghẹt tự do. Nước Pháp có sách vở mà ta khâm phục. Thứ văn hóa ấy tỏa sáng văn minh. ðức Khổng có nhiều ý kiến chính trị không hợp thời nữa. Nhưng chỉ một chữ của ngài thôi, mà ngài ñể trên ñầu mọi sự mọi vật, chữ Nhân, cũng ñủ ñể người Vi ệt Nam tôn thờ ngài như Thầy. Chữ Nhân ấy ñã bị tru ất phế, thay thế trên bàn thờ cụ tổ Thủy Hoàng bằng chữ lợi, chữ tham, chữ dối, chữ thủ ñoạn, chữ xảo trá .

“Ai cho chú mày làm vua?” Cái văn hóa ấy.

Chú thích 1. Về Buyun và những thử nghiệm bầu cử tương tự, bình luận ñầy dẫy trong các sách báo ñại học Mỹ. Trình bày tổng kết r ất gọn trong: Gunter Schubert, La démocratie peut-elle coexister avec le Parti unique? Perspectives chinoises, n° 77, mai-juin 2003. 2. Ông tác giả nói ở cuối bài là: Guo Baogang (Quách Bảo Cương), China's Quest for Political Legitimacy: The New Equity-Enhancing Politics, Lanham Lexington Books, 2010. 3. Về sửa ñổi hiến pháp 2004, xem: Chen Jianfu (Trần Ki ến Phúc), La dernière révision de la Constitution chinoise. Grand bond en avant ou simple geste symbolique, Perspectives chinoises, n° 82, mars-avril 2004. © Thời ðại Mới

Uẩn khúc trong ðiều 4 Hiến pháp Hoàng Xuân Phú

" cũng chỉ là con dân mà xưng là thiên tử"

Có lẽ không ñiều khoản nào của Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp 1992 lại ñược bàn cãi nhiều bằng ðiều 4. Một bên thì cương quyết bảo lưu, bên kia lại muốn loại bỏ nó ra khỏi Hiến pháp. Nội dung mà hai bên thường ñề cập làduy trì hay không việc hiến ñịnh quyền lãnh ñạo ñương nhiên của ðảng Cộng sản Việt Nam (ðCSVN). Nhưng ñấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. ðể tìm hiểu thêm phần tiềm ẩn, ta hãy ñọc lại ðiều 4 Hiến pháp 1992 và cùng nhau suy ngẫm:

Page 8: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

8

“ ðảng cộng sản Việt Nam, ñội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, ñại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao ñộng và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh ñạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của ðảng hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

“ ðội tiên phong” là gì vậy? Nghe mãi ñâm quen, thấy oai oai, nhưng thực ra nó là cái gì? Trong ngôn ngữ thông dụng, cái từ này thường chỉ “ ñạo quân ở vị trí ñi ñầu ñể ra mặt trận” . Thời xa xưa, khi còn ñánh nhau bằng cơ bắp và vũ khí thô sơ, cả ñạo quân ngàn vạn người cũng chỉ trông cậy vào võ nghệ của mấy vị tướng ñầu quân, thì cả tướng lẫn quân của “ ñội tiên phong” cũng chỉ là thuộc hạ ñể nhà vua sai bảo. Ngày nay, lãnh ñạo cao nhất lại càng cố thủ ở hậu phương, chứ không “tiên phong” ra mặt trận. Nếu vậy thì oai cái nỗi gì, mà lại gán cho ñảng cái cương vị hạng hai, hạng ba, mà ñôi lúc còn bị dùng ñể “thí tốt”?

Nếu cố gán cho từ “ ñội tiên phong” nội dung “thành phần ưu tú, ñóng vai trò ñầu ñàn, ñưa ñường chỉ lối” , thì lại nảy sinhcâu hỏi: Một ñảng mà ña số ñảng viên và hầu hết lãnh ñạo cấp cao ñều không phải là công nhân, thì có thể coi là “ñội tiên phong của giai cấp công nhân” hay không? Người của giai cấp công nhân – vốn ñược lý luận chính thống của ðCSVN ngợi ca là ưu tú và cách mạng nhất – ñi ñâu cả, mà lại ñể cho cái hội thuộc giai cấp hay tầng lớp kém tiến bộ hơn xông vào choán hết “ ñội tiên phong” của mình?

Không chỉ ñược mệnh danh là “ ñội tiên phong”, ðCSVN còn ñược coi là “ ñại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao ñộng và của cả dân tộc” . Tại sao lại ghi những thứ ñó vào Hiến pháp? Hiến pháp là văn bản pháp lý gốc của cả Nước, của toàn bộ Nhân dân, ñể hiến ñịnh các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất, chứ ñâu phải là cuốn sử ca của riêng ðCSVN ñể ghi vào ñó những lời tự phụ?

Vấn ñề ñáng bàn hơn là: Liệu những khẳng ñịnh kiểu ñó có ñúng hay không? Dù hào phóng giả ñịnh rằng hiện tại chúng ñang ñúng, thì lấy gì ñể ñảm bảo rằng trong tương lai chúng vẫn còn ñúng? ðã là Hiến pháp thì phải có hiệu lực lâu dài. Cho dù không tin vào sức sống của sản phẩm do mình tạo ra, thì chắc hẳn các tác giả Hiến pháp cũng hy vọng rằng nó sẽ tồn tại ñược vài chục năm. Vậy thì tại sao lại tùy tiện khẳng ñịnh hay liều lĩnh bảo lãnh phẩm giá của cả ñội ngũ cầm quyền mấy mươi năm sau, những người mà các tác giả Hiến pháp không thể ñoán trước sẽ là ai, sẽ cầm quyền thế nào và trong hoàn cảnh ra sao?

Cho ñến nay, biết bao sự kiện bí ẩn và hành xử khó hiểu ñã và ñang xảy ra, ñặc biệt là trong quan hệ ñối với nhà cầm quyền Trung Quốc, kết hợp với tệ nạn tham nhũng và cướp ñất tràn lan, khiến nhiều người phải ñặt ra câu hỏi: ðCSVN (nói chính xác hơn là lãnh ñạo của ðCSVN) có còn trung thành với quyền lợi của Nhân dân và Dân tộc nữa hay không?ðối với không ít người thì câu hỏi cũng chính là câu trả lời. Nếu muốn, giới cầm quyền có thể thông qua hành ñộng thực tế ñể xóa bỏ nghi ngờ và chứng minh ñiều ngược lại. Thế nhưng, tại sao lại lạm dụng Hiến pháp ñể “công chứng” cho cái phẩm hạnh ñang bị nghi vấn, và bắt Nhân dân phải mặc nhiên thừa nhận lòng trung thành của giới cầm quyền hôm nay và cả mai sau?

Giả sử ðCSVN luôn thực sự là “ ñội tiên phong…” và “ ñại biểu trung thành…”, thì ñiều ñó ñã ñủ ñể Nhân dân trao quyền “lãnh ñạo Nhà nước và xã hội” hay chưa? Vẫn còn có nhiều “ ñại

Page 9: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

9

biểu trung thành” khác, thì tại sao lại chỉ trao quyền lãnh ñạo cho một ñại biểu duy nhất? Hơn nữa, giữa quyền lãnh ñạo và tính tiên phong cộng với lòng trung thành là một khoảng cách xa vời, hai cái ñó không nhất thiết là hệ quả của nhau. Chẳng hạn như Cún con, khi ra ñường thì hay lon ton lên trước (nghĩa là rất “tiên phong”), và ít ai trung thành với chủ hơn Cún, nhưng chẳng vì thế mà Cún lại ñược chủ trao choquyền lãnh ñạo… gia ñình. Rõ ràng, hai mệnh ñề nhầm chỗ ñó không ñủ ñể biện minh cho quyền lãnh ñạo ñương nhiên của ðCSVN. Ngược lại, cái “h ư hư thực thực” , “h ư” ñến mức bất chấp cả “th ực” , ñã làm suy giảm tính nghiêm túc và tính hợp lý của Hiến pháp. Vậy thì cưỡng nạp những mệnh ñề vu vơ ấy vào Hiến pháp ñể làm gì?

*

Nếu quan niệm rằng hai ñặc tính “ ñội tiên phong…” và “ ñại biểu trung thành…” là ñòi hỏi, là ñiều kiện cần cho quyền “lãnh ñạo Nhà nước và xã hội” , thì ðiều 4 cần ñược hiệu chỉnh cho chuẩn xác về mặt lô-gíc, chẳng hạn như sau:

“ ðảng cộng sản Việt Nam phải là ñội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, ñại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao ñộng và của cả dân tộc, … thì mới là lực lượng lãnh ñạo Nhà nước và xã hội.”

Hoặc hoán vị ñoạn cuối lên ñầu và dùng chữ “ ñể” thay cho hai chữ “thì mới” :

“ ðể là lực lượng lãnh ñạo Nhà nước và xã hội, ðảng cộng sản Việt Nam phải là ñội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, ñại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao ñộng và của cả dân tộc…”

ðó là hai phương án hiệu chỉnh lô-gíc kinh tế nhất, chỉ thêm ba hoặc bốn chữ và giữ nguyên các thành phần khác. Kể cả trong trường hợp thừa nhận quyền lãnh ñạo của ðCSVN như một thứ ñương nhiên, bất chấp hiện trạng của ñảng, thì cũng nên viết lại như sau:

“ ðảng cộng sản Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh ñạo Nhà nước và xã hội. ðảng phải là ñội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, ñại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao ñộng và của cả dân tộc.”

Dù chọn phương án nào thì cũng cần thêm chữ “ phải“ , ñể nhấn mạnh rằng: ðó là ñòi hỏi mang tính pháp lý mà ñảng cầm quyền phải thực hiện. Liệu giới cầm quyền có muốn viết như vậy hay không? Chắc là không! Vậy thì nội dung về“ ñội tiên phong…” và “ ñại biểu trung thành…” trong ðiều 4 không phải là ñòi hỏi, mà mang ý nghĩa ”th ừa nhận một thực trạng ñã, ñang và sẽ mãi tồn tại” , tức là một hình thức “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản” .

Vấn ñề tương tự ñược ñặt ra với khoản tiếp theo của ðiều 4, viết rằng:

“M ọi tổ chức của ðảng hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

ðây có phải là một yêu cầu, một ñòi hỏi hay không? Nếu là ñòi hỏi thì cần bổ sung một chữ “ phải“ như sau:

Page 10: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

10

“M ọi tổ chức của ðảng phải hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Câu hỏi nảy sinh là: Tại sao lại thiếu chữ “ phải” t ại vị trí quan trọng như vậy? Có phải do vô tình hay không?

Muốn hiểu ñược ý tứ của các tác giả, hãy ñiểm mặt 39 chữ “ phải“ trong Hiến pháp 1992 ñể nhận ra rằng: Từ “ phải“ là một trong những thuật ngữ ñặc trưng trong Hiến pháp, thường ñược dùng ñể chỉ những ñiều bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ:

“ ðiều 51 … Công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình ñối với Nhà nước và xã hội…”

“ ðiều 76 Công dân phải trung thành với Tổ quốc…”

“ ðiều 77 … Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.”

“ ðiều 100 ðại biểu Quốc hội phải dành thời gian ñể làm nhiệm vụ ñại biểu…”

“ ðiều 122 ðại biểu Hội ñồng nhân dân có quyền chất vấn… Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội ñồng nhân dân trong thời hạn do luật ñịnh…”

Tại sao không viết tương tự, mà lại tránh dùng chữ “ phải“ trong ðiều 4? Nếu quan niệm rằng chỉ cần viết

“M ọi tổ chức của ðảng hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

là ñã hàm chứa chữ “ phải“ , do ñó có thể lược bỏ nó, thì sao không bỏ nốt chữ “ phải“ trong những trường hợp cũng “ ñã hàm chứa” tương tự? Chẳng hạn, sao không bỏ chữ “ phải“ trong hai ñiều khoản sau ñây:

“ ðiều 115 … Những vấn ñề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải ñược thảo luận tập thể và quyết ñịnh theo ña số.”

“ ðiều 124 … Khi quyết ñịnh những vấn ñề quan trọng của ñịa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết ñịnh theo ña số…”

ðể hiểu hết thâm ý chứa trong ðiều 4, nên so sánh nó với ñiều khoản sau:

“ ðiều 12 … Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, ñơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”

Vâng, không chỉ “các… tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, ñơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân”, mà cả “các cơ quan Nhà nước” ñều “ phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật” . Nhưng ðCSVN và các tổ chức của ñảng thì không bị liệt kê trong ðiều 12, tức là chúng không nằm trong diện “ phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật” .

Page 11: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

11

ðiều 4 chỉ viết là: “M ọi tổ chức của ðảng hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” . Khi ñã ngăn chặn việc ban hành luật về các ñảng chính trị hay luật dành riêng cho ðCSVN, thì chẳng hề tồn tại “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” nào có thể khống chế và ràng buộc ñảng. Vậy là ðCSVN ñược mặc sức tung hoành. Hơn nữa, giả sử có ràng buộc pháp luật nào ñó liên quan, thì ðCSVN cũng không nhất thiết phải tuân theo, bởi vì câu hiến ñịnh “M ọi tổ chức của ðảng hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” không nhất thiết là một ñòi hỏi, mà ngược lại, rất có thế là một hình thức“công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản” , cũng tương tự như việc “công chứng” cho ñặc tính “ ñội tiên phong…”và “ ñại biểu trung thành…” mà thôi.

Hẳn là ñạo diễn của Hiến pháp 1992 ñã cân nhắc rất kỹ lưỡng, và cố tình không cho “di ễn viên” tên “ phải“ lạc vào “màn kịch” ðiều 4, ñể tạo ra một “hoạt cảnh thực thực hư hư” , “nói dzậy mà không phải dzậy” . Cái tinh vi ấy ñược kế thừa trọn vẹn trong Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 2 (ñược ñăng tải ñể lấy ý kiến nhân dân từ ngày 02/01/2013) và Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 3 (ñược trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, ngày 17/05/2013). Chưa thỏa mãn với ñặc quyền vô biên ñã có, người ta ñã sửa câu

“ Mọi tổ chức của ðảng hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

trong Hiến pháp 1992 thành

“ Các tổ chức của ðảng và ñảng viên hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Hạ cấp từ chữ “M ọi” xuống chữ “Các” , phải chăng là cố chừa ra thế lực bất khả xâm phạm? Tuy trong phương án sửa ñổi có bổ sung thêm ñối tượng “ ñảng viên”, nhưng ñó là “ ñảng viên thường” . Còn các vị lãnh ñạo ñảng là “siêu ñảng viên”, và cá nhân họ cũng không phải là “t ổ chức” , vì vậy có thể hoàn toàn tự do “ngoài vòng Hiến pháp và pháp luật“ .

Trong tham luận trình bày tại phiên họp Quốc hội vào buổi sáng ngày 16/11/2012, Luật sư Trương Trọng Nghĩa (ðại biểu Quốc hội khóa XIII của Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Liên ñoàn Luật sư Việt Nam) ñã phân tích và kiến nghị như sau:

“V ề ðiều 4, hiện nay về ðảng thì chúng ta có 3 chủ thể: Thứ nhất là ðảng Cộng sản Việt Nam; Thứ hai là các tổ chức của ðảng; Thứ ba là ñảng viên. Nhưng khi thiết kế ðiều 4 thì chúng ta bỏ quên chủ thể quan trọng nhất là ðảng cho nên chúng ta chỉ quy ñịnh các tổ chức của ðảng và ñảng viên hoạt ñộng theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. ðiều 4 tôi chỉ xin thêm một từ ở ñằng trước, tức là ‘ðảng, các tổ chức của ðảng và ñảng viên hoạt ñộng trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật’.”

ðề nghị của Luật sư Trương Trọng Nghĩa là rất hợp lý, ñể loại trừ khả năng biện hộ rằng: “ ðảng không phải là một tổ chức của ðảng, nên ðảng không phải hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nếu thực tâm muốn tôn trọng“khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” , thì chẳng tiếc gì mà không thêm chữ “ ðảng” vào ñầu câu như ông Nghĩa ñề xuất.Thế nhưng, ñề nghị ấy ñã không ñược chấp nhận. Phải chăng việc khước từ ñó càng thể hiện rõ hơn ñộng cơ của ñạo diễn và bản chất của ðiều 4?

Page 12: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

12

Một nét mới của ðiều 4 trong phiên bản 2 và phiên bản 3 của Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp là khoản sau ñây ñược chèn thêm vào giữa:

“ ðảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết ñịnh của mình.”

Câu này ñã khiến một số người hâm mộ ñảng hân hoan ca ngợi. Nhưng thực ra có gì là mới ở ñây hay không? Thế nào là “g ắn bó mật thiết”? “G ắn bó” như hiện nay ñã ñủ hay ñã quá “mật thiết” hay chưa? “Phục vụ nhân dân” thế nào thì bấy lâu ñã rõ, xin kiếu, xin kiếu! “Ch ịu sự giám sát” hay “ ñành chịu sự giám sát”? Nhân dân “giám sát” thế nào, khi mọi chuyện tày ñình ñều diễn ra ở những nơi kín cổng cao tường, ñược súng ống bảo vệ nghiêm ngặt? Giả sử bằng cách nào ñó mà biết ñược chút chuyện “thâm cung”, thì ñành ngậm miệng, hay nông nổi phát ngôn, ñể rồi có thể bị khép vào “t ội cố ý” hay “t ội vô tình làm lộ bí mật nhà nước” (ðiều 263 và ðiều 264 Bộ luật hình sự)? Và “giám sát” ñể làm gì? Nếu ñược phép“giám sát” , nhưng khi phát hiện ra ñiều sai trái thì cũng chỉ có thể bó tay bất lực và thêm ấm ức, thì “quyền giám sát ñảng”có hơn gì so với “quyền ñược tò mò, nhòm ngó chuyện riêng của nhà hàng xóm”? Thế nào là “ch ịu trách nhiệm trước nhân dân”? Ăn chán, phá chán cũng chỉ cần buông một câu “xin chịu trách nhiệm” là xong, vậy thì tội gì mà không ăn, không phá? Toàn là mỹ từ chung chung, vô ñịnh, phù hợp với mục ñích tuyên huấn, nhằm mê hoặc và ru ngủ người ñọc, chứ không thể dùng ñể diễn ñạt các ràng buộc pháp lý.

Những băn khoăn vừa kể chỉ có ý nghĩa khi khoản mới bổ sung vào ðiều 4 là ñòi hỏi mà ñảng cầm quyền phải thực hiện. Nhưng lấy gì ñể ñảm bảo rằng ñó thực sự là ñòi hỏi, chứ không phải là tái diễn hình thức ”công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”? Nếu quả là ñòi hỏi, thì cần thêm bốn chữ “ phải“ như sau:

“ ðảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân, phảichịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết ñịnh của mình.”

Hoặc ít nhất cũng bổ sung một chữ “ phải“ ñể áp chung cho cả bốn nghĩa vụ:

“ ðảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết ñịnh của mình.”

Như vậy không phải là quá máy móc, mà cũng chỉ hiến ñịnh giống như hai ñiều khoản sau ñây của Hiến pháp 1992, cũng về quan hệ với Nhân dân:

“ ðiều 8 Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”

“ ðiều 97 … ðại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri…”

Quan sát kỹ sẽ nhận ra sự khác nhau “tinh t ế” giữa yêu cầu ñối với Nhà nước trong Hiến pháp 1992 và yêu cầu ñối vớiðCSVN trong Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp: Các cơ quan Nhà

Page 13: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

13

nước ” phải tôn trọng nhân dân” và “lắng nghe ý kiến… của nhân dân”, còn ñảng thì không “ phải tôn trọng nhân dân” và cũng không phải ”l ắng nghe…nhân dân”; các cơ quan Nhà nước phải “ tận tụy phục vụ nhân dân”, còn ñảng thì cũng “phục vụ nhân dân” nhưng không cần phải ” tận tụy“ . Thế cũng ñã là tiến bộ vượt bậc rồi, bởi Hiến pháp 1992 còn không hề nhắc ñến quan hệ của ñảng ñối với Nhân dân.

Có lẽ ñể “c ởi trói” cho Nhà nước, nên “Các cơ quan Nhà nước” ñược giải phóng khỏi ðiều 8 của Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 2:

“Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân…”

Sau ñó, không hiểu do sức ép nào mà người ta lại ñành chịu ñể cho “Các cơ quan Nhà nước” tái hiện trong ðiều 8 củaDự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 3:

“Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”

*

* *

Trong Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 2 và phiên bản 3, số lần xuất hiện của chữ “ phải“ ít hơn so với trong Hiến pháp 1992. Vì sao như vậy? Một số chữ “ phải“ biến tướng thành thuật ngữ khác, như “có trách nhiệm” , “có nghĩa vụ” … Chẳng hạn, ñoạn

“công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình ñối với Nhà nước và xã hội“

tại ðiều 51 Hiến pháp 1992 biến thành ñoạn

“Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ ñối với Nhà nước và xã hội“

tại ðiều 20 của Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 2. Một số chữ “ phải“ thì biến mất hẳn, vì một số ñiều khoản ñược bãi bỏ. Ví dụ, quy ñịnh

“ ðại biểu Quốc hội phải dành thời gian ñể làm nhiệm vụ ñại biểu…”

tại ðiều 100 Hiến pháp 1992 biến khỏi cả hai phiên bản Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp. (Chả trách mà một số ñại biểu Quốc hội say sưa ca ngợi Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp.)

Có một ưu ái ñặc biệt mà “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” dành cho Dân trong Hiến pháp 1992, ñó là“vinh danh” Dân hai lần trong mối quan hệ với pháp luật:

“ ðiều 12 … mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”

“ ðiều 79 Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật…”

Page 14: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

14

Các tác giả Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 2 ñã kết hợp nhuần nhuyễn tính kế thừa với tính sáng tạo, và thu ñược kết quả tương ứng như sau:

“ ðiều 8 … cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”

“ ðiều 49 Công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”

Trong ðiều 8, từ “cá nhân” ñược dùng ñể thay thế cho từ “mọi công dân” ở ðiều 12 Hiến pháp 1992. Nghĩa là Dân vẫn ñược “vinh danh” hai lần: Một lần dưới danh nghĩa “công dân” và một lần dưới danh nghĩa “cá nhân” . “Chu ñáo” với Dân ñến thế là cùng.

Trong khi ñó, họ lại “sơ suất” ñánh mất hai chữ “Nhà nước” trong ñòi hỏi “ phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật” . Quy ñịnh

“ ðiều 12 … Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, ñơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”

trong Hiến pháp 1992 ñược sửa thành

“ ðiều 8

1. Nhà nước ñược tổ chức và hoạt ñộng theo Hiến pháp và pháp luật…

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”

trong Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 2. Khoản 1 ðiều 8 học theo phong cách của ðiều 4 Hiến pháp 1992, không hề sử dụng từ “ phải“ hay thuật ngữ tương ñương, nên cũng không rõ ñó là ñòi hỏi hay ghi nhận (tức là ”công chứng” ). Nếu ñó là ñòi hỏi thì Nhà nước cũng chỉ cần “hoạt ñộng theo Hiến pháp và pháp luật”. “Theo” ñược bao nhiêu thì “theo” , chứ không bắt buộc “ phải nghiêm chỉnh chấp hành…”. Nghĩa vụ “ phải nghiêm chỉnh chấp hành…” trong Khoản 3 ðiều 8 chỉ áp vào “C ơ quan, tổ chức” chung chung, mà thường chỉ ñược hiểu là “c ấp dưới” . Rồi ñến Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 3, ðiều 8 chỉ giữ lại cái Khoản 1 mập mờ, còn Khoản 3 thì hoàn toàn biến mất, do ñó cả “C ơ quan, tổ chức” chung chung cũng không còn bị ñòi hỏi “ phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật” nữa.

Chưa hết, cái quy ñịnh

“ Ủy ban nhân dân … chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội ñồng nhân dân”

tại ðiều 123 Hiến pháp 1992 cũng bị xóa khỏi Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 2. Có lẽ họ ñã kịp nhận ra như vậy cũng không ổn lắm: Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội ñồng nhân dân thì không thành vấn ñề, nhưng nếu bỏ cả quy ñịnh “chấp hành … các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên”, ngộ nhỡ ñịa phương không chịu nghe theo trung ương nữa thì sao? Cho nên, trong Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 3, họ ñã ñưa ra hai phương án: Với phương án 1 thì Ủy ban nhân dân vẫn không bị nhắc nhở là phải “ chịu trách nhiệm chấp hành

Page 15: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

15

Hiến pháp, luật…” ; phương án 2 khôi phục nguyên văn quy ñịnh của ðiều 123 Hiến pháp 1992. Nếu phương án 1 ñược thông qua, thì không chỉ các cơ quan của ñảng, mà cả các cơ quan nhà nước từ trung ương ñến ñịa phương ñều ñược “gi ải phóng” khỏi“ trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật” . Còn nếu phương án 2 ñược thông qua thì chỉ Ủy ban nhân dân các cấp ở ñịa phương phải ” chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật” mà thôi. Dù bất cứ phương án nào của Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp phiên bản 3 ñược chọn, thì công dân cũng vẫn ñược “chăm sóc chu ñáo” , không bị bỏ sót, bởi:

“ ðiều 49 Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật…”

Hóa ra, nghĩa vụ Nhà nước chỉ nhất thời, nghĩa vụ Dân mới vạn ñại.

*

ðể hiểu rõ hơn ðiều 4 Hiến pháp 1992 và các phiên bản biến dạng của nó, ta ñã lan man sang một số ñiều khoản khác của Hiến pháp. ðấy không phải là lạc ñề, mà ñể có ñược tầm quan sát bao quát hơn, nhằm thấu hiểu hơn bản chất và ý nghĩa của ðiều 4. Phải so sánh với cách cư xử mà họ dành cho Dân, thì mới nhận ra mức ñộ ưu ái mà thế lực cầm quyền dành riêng cho mình. Thế mới biết, trong chế ñộ dân chủ xã hội chủ nghĩa ñang tồn tại trên ñất Việt, thì nguyên lý“M ọi công dân ñều bình ñẳng trước pháp luật” (ðiều 52 Hiến pháp 1992) cần ñược hiểu như thế nào. Vâng, “mọi công dân ñều bình ñẳng…”, nhưng giới cầm quyền còn “bình ñẳng hơn” , và lãnh ñạo cấp cao nhất thì tất nhiên phải ñược “bình ñẳng nhất” . Có lẽ vì cái không gian dân chủ xã hội chủ nghĩa quá chật hẹp, nên giới cầm quyền phải ñứng ngoài khuôn khổ pháp luật, phải ñứng trên hiến pháp, ñể… “nhường chỗ cho Dân”.

Các ñiều khoản ñã trích dẫn ở trên cho thấy: Chỗ nào thấy cần thì các tác giả Hiến pháp ñều nhớ dùng từ “ phải“ hoặc những từ ñồng nghĩa ñể nhấn mạnh sự “ ñòi hỏi” . Họ chỉ cố tình ”quên” dùng từ ” phải“ ở ðiều 4 mà thôi. Nhờ thế, Hiến pháp trao cho ðCSVN quyền lực lãnh ñạo tối cao vô biên, nhưng lại không ñòi hỏi ðCSVN phải thực hiện bất cứ ñiều gì, kể cả việc “nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật” , như quy ñịnh ở ðiều 12 ñối với các thành phần còn lại của xã hội. Hơn nữa, bất luận thực tế tốt xấu ra sao, thì ðCSVN cũng ñược “ công chứng” trong Hiến pháp là ñã ”tiên phong…”, ñã ”trung thành…”, ñã ”hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, và ñã ”g ắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết ñịnh của mình”.

Lối viết lấp lửng tạo cho người ñọc ảo tưởng rằng lãnh ñạo ñảng ñã tự giác ñặt mình vào khuôn phép, nhưng vẫn ñảm bảo cho “ñấng tối cao” chẳng phải chịu bất kỳ ràng buộc pháp lý nào cả, và bất kể thế nào thì cũng vẫn ñược vinh danh.

Liệu ñó có phải là thâm ý của những người ñã ấn ñịnh nội dung ðiều 4 trong Hiến pháp 1992 và hai phiên bản Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp hay không?

ðiều 4 như vậy có hợp lý không?

Viết ra và tung hô một ñiều như vậy có phải là tử tế không?

Page 16: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

16

Chúng ta có thể nhắm mắt mà chấp nhận một ñiều hiến ñịnh như thế hay không?

H.X.P.

29/08/2013 – Mừng Cháu tròn một tuổi

Xóa bỏ Hiến pháp 1946 và tinh thần Khởi nghĩa Tháng Tám là ñánh mất chính nghĩa Dân tộc

Nguy�n Cam

Cuộc Khởi nghĩa Tháng Tám 1945 ghi một mốc son trong Lịch sử Dân tộc. Mặc dầu hồi ấy chỉ một ít người Vi ệt biết ñến Cương lĩnh Việt Minh mà cụ Hồ diển ca thành 10 ñiều, nhưng ai nấy ñều tâm niệm “Vi ệt Nam ðộc lập muôn năm” và “Tiến lên nền Dân chủ cộng hòa”. Dân chủ là gì cũng chưa biết, nhưng cứ ðộc lập, nghĩa là không còn cảnh áp bức, ñè ñầu cưỡi cổ của thực dân và quan lại hào lý là ñược rồi. Một niềm tin ñơn giản nhưng sâu sắc, ñầy trực cảm.

Khởi nghĩa xong, có hai việc ñược coi là ñạo nghĩa và pháp lý của Dân tộc. Một là Tuyên ngôn ðộc lập do Hồ Chí Minh ñọc ở Quảng trường Ba ðình ngày 2-9-1945. Hai là bản Hiến pháp ñược Quốc hội thông qua năm 1946, gọi tắt là HP 46.

Bản Tuyên ngôn ðộc lập, ñúng như thế, chỉ tuyên ngôn duy nhất một ñiều: Việt Nam ðộc lâp. Việt Nam có quyền (mặc nhiên và thiêng liêng) ñược hưởng quyền tự do và ñộc lập. Kết thúc Bản Tuyên ngôn ñó khẳng ñịnh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và ñộc lập, và sự thật ñã thành một nước tự do và ñộc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết ñem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải ñể giữ vững quyền tự do ñộc lập ấy.” (ðây là câu mà sau này những người nhại giọng cụ Hồ thường ñọc cho ñồng bào nghe trong các sinh hoạt tập thể).

Bản Hiến pháp 46 ñã ñược soạn thảo công phu thể hiện nhiều tư tưởng nhân văn tiến bộ ñến nay vẫn chưa hề lạc hậu. ðó là bản cam kết pháp lý và tinh thần chính thức, chính thống, mà cuộc Khởi nghĩa ñể lại. Nó ñặt một ñường ray chính xác cho con tàu Việt Nam ñi thẳng ñến bến bờ ñộc lập, tự do, hạnh phúc.

Nhưng Nó ñã bị vứt bỏ. Chứng cớ là năm 1959, cụ Hồ ñã lãnh ñạo soạn thảo một HP mới cho phù hợp tình hình mới. Những bản HP sau ñó với tinh thần “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH” có thể coi như là sự vứt bỏ cam kết thiêng liêng mà HP 46 ñã thể hiện.

Không phải nhân dân ñã phản bội lại chính mình. Mà chính là cái khuynh hướng do lực lượng quyền hành mới trong ñảng, và chính cụ Hồ cũng ñồng tình, ñã “chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Lê nin”, thực chất là từ bỏ chính nghĩa của Khởi nghĩa Tháng Tám, từ bỏ con ñường ñộc lập, dân chủ, sánh vai cùng các cường quốc 5 châu, ñi hẳn với Liên Xô, Trung Quốc, du nhập và áp ñặt mô hình Xô viết vừa phi lý, vừa lạc hậu, vừa tắc tị, ñến nỗi bây giờ vùng vẫy mãi

Page 17: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

17

mà chưa thoát ra ñược. Mặc dầu nơi quê hương của nó, người ta ñã cho cái chế ñộ xô viết vào thùng lưu trữ của lịch sử!

Cần nhắc lai mấy ñặc trưng của mô hình xã hội xô viết:

- ðảng toàn trị, Nhà nước cực quyền lệ thuộc ñảng, ñổi mới thế nào cũng không xong, Kinh tế công hữu, nhấn mạnh quốc doanh kế hoạch hóa hành chính quan lieu (cố nhiên nó là môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sâu bọ phát triển, khó hoàn chỉnh kinh tế thị trường cho ñúng nghĩa). Không có xã hội dân sự, chỉ có những cái gọi là dây chuyền của chuyên chính vô sản, các ñoàn thể của ñảng. Nền dân chủ què quặt, ñến nỗi Hồ chí Minh phải hô hào làm cho dân chúng ñược hưởng ñược quyền dân chủ dám nói dám làm. Từ khi cụ mất cho ñên nay ñã hơn 40 năm vẫn không thực hiện ñược. Văn hóa và giáo dục cũng như khoa học kỹ thuật ñặt trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin (Luật Giáo dục) ngày càng trở nên lạc hậu ,suy thoái. Từ khi từ bỏ con ñường mà Hiến pháp 46 dự báo là con ñường của chân thiện mỹ, con ñường của quy luật phát triển hợp lý thì ñất nước dù bề ngoài có vẻ có phát triển, thực chất là ngày càng lạc hậu, mỗi bước mỗi lạc hậu xa so với bạn bè trong khu vực.

Từ 1959 ñến nay, chúng ta không tạo ra ñược một nền kinh tế có sức phát triển lành mạnh, có năng lực ñiều chỉnh ñể tiến kịp xu hướng thế giới. Chúng ta không xây dựng nổi một nền giáo dục “sẵn sàng phát triển mọi năng lực sẵn có của các em”, một nền văn hóa ñủ sức nhào nặn lại nhân cách của con người của dân tôc, thậm chí là nhân cách của nhóm cầm quyền, những con người ñúng ra phải là nhóm tinh hoa của ðất nước. Ngót một thế kỷ không hề tạo ra ñược cái gọi là “Nhóm xã hội ñịnh hướng” ñủ sức cả về vật chất, cả về tinh thần ñể cầm trịch cho sự thăng hoa phát triển của Dân của Nước!

ðể khỏi bị lịch sử lên án là ñã phản bội lại cái chính nghĩa của Khởi nghĩa Tháng Tám, hãy thành tâm sám hối, cương quyết theo ñạo lý chí công vô tư,vượt lên những lợi ích phe nhóm, thậm chí xưng là ñảng mà thực chất vẫn là ñảng phái chứ không còn là chính ñảng, hãy từ bỏ mô hình xô viết phản ñộng và lạc hậu (không cần phải dùng nghĩa phản ñộng chính trị, mà theo nghĩa văn hóa khoa học cũng ñủ) . Ông Mác từng nói nếu sám hối thành tâm thì có cơ cứu rỗi. Hãy lấy lại tinh thần và cả những nội dung nhân văn tiến bộ, hợp quy luật thời ñại và khát vọng của dân tộc của bản cam kết 46, kết hợp với những kinh nghiệm thành công và thất bại của chính mình, quyết tâm học những bài học thực tế văn minh của nhân loại hiện ñại mà làm cho Việt, nghĩa là siêu việt lên, từ bỏ mọi quá khứ ñau ñớn và lạc hậu ñể phục hưng dân tộc trong thế kỷ 21.

Cái nghĩa lý của hai chữ Khởi nghĩa là sự ñứng lên có Chính nghĩa. Dù muộn cũng không ñược ñánh mất cái chính nghĩa của Tháng Tám!

N.C.

ðảng Cộng sản Việt Nam Không thuộc Kinh Thánh của mình

Page 18: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

18

Nguyễn Cam.

Có hai ñiều xin thưa trước. Một là hai chữ “cộng sản” ñã dịch sai cả trăm năm nay vẫn chưa ñính chính. ðúng ra phải dịch là “cộng ñồng chủ nghĩa”. Hai là tôi gọi Bản Tuyên ngôn Cộng sản (Cộng ñồng) mà hai ông Mác và Ăng ghen ñã công bố năm 1848 là Kinh Thánh của các ñảng cộng sản (cộng ñồng)

Nói không thuộc Kinh Thánh của mình, là bởi trong bản Tuyên ngôn ấy, mà tất tật các ñảng “cộng sản” ñều coi như bộ cương lĩnh gốc của mình, có những ñiều xem ra trái khoáy với hiện thực. Ví dụ trong bản tuyên ngôn ấy hai nhà sáng lập chủ nghĩa cộng ñồng từng có dự báo và lên án cái gọi là chủ nghĩa ”cộng sản” phong kiến. Thế mà những người “cộng sản” theo khuynh hướng ñệ tam, dựng lên cái mô hình Xô viết rất gần với cái chủ nghĩa phong kiến dù ñã ñặt một cái tên khác, chủ nghĩa xã hội hiện thực. Cái quan niệm ñất ñai chẳng khác gì quan niệm phong kiến: phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ. Nghĩa là ñất ở dưới gầm trời ñâu cũng là ñất của nhà vua! Hoặc như ban lãnh ñạo trước sau ñều thành vua tập thể. Hoặc như Chương IV của bản tuyên ngôn ấy có ghi rõ: ”Thái ñộ của những người “cộng sản” ñối với các ñảng ñối lập”. Xem ra những người lãnh ñạo ðảng “cộng sản” Vi ệt Nam hoặc không thuộc Kinh Thánh của mình, hoặc là ñã vất bỏ Kinh thánh, coi Mác chỉ như cái bung xung danh nghĩa, chứ thật sự thì ñã không còn giữ cái gốc gác của mình nữa rồi. Lập trường chính thống của ban lãnh ñao của ðảng Cộng sản Việt Nam trước sau vẫn coi ai nói ña ñảng ñều là phản ñộng, suy thoái về chính trị, ñạo ñức, lối sống, là chống ñảng, chống nhà nước. Thế mà trong cái Tuyên ngôn ấy, chương IV, sau khi dẫn chứng về sự hợp tác giữa những người cộng sản với những ñảng ñối lập khác ở Pháp, ðức, Thụy sĩ, Ba lan… ñã có một kết luận:

“Sau hết, những người “c ộng sản” ở mọi nơi ñều phấn ñấu cho sự ñoàn kết và liên hợp của các ñảng dân chủ ở tất cả các nước”.

Như thế, Tuyên ngôn “cộng sản” ñâu có bài xích ña nguyên, ña ñảng! Trái lại nó còn nhấn mạnh ñến thái ñộ phấn ñấu cho sự ñoàn kết và liên hợp giữa cộng sản và dân chủ. Chỉ từ khi phong trào cộng sản chuyển sang lập trường ñệ tam thì các ñảng dân tộc dân chủ mới bị coi là kẻ thù của cộng sản, thậm chí những khuynh hướng khác trong ñảng cũng bị ñàn áp.

Rõ ràng cương quyết giữ ñộc ñảng, không ñoàn kết, không liên hợp, thậm chí thủ tiêu những ñảng ñối lập, ñâu có phải là lập trường mác xit, nó chính là phản bội lại chủ nghĩa Mác. Trong khi lên giọng nào là chủ nghĩa Mác là kim chỉ nam, là chủ ñạo… nhưng hành ñộng trong hiện thực lại khác, làm sao giữ ñược tính chính danh, chính thống, mà không khiến cho xã hội nghi ngờ là mình ñã ñánh mất chính nghĩa lại ñang ñi theo tà thuyết?

Khi ñứng lên làm cuộc Khởi nghĩa Tháng Tám, nhân dân Việt Nam ñã chọn cho mình thể chế chính trị dân chủ cộng hòa, ña nguyên ña ñảng.

ðừng ñể ñánh mất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tháng Tám. Mà cũng ñừng trở thành kẻ lạc hậu và phản bội khi vứt bỏ thánh kinh của mình.

N.C.

Page 19: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

19

Rất cần thiết có ñảng ñối lập Ph��ng Qu ỳnh

Mấy hôm nay, trên mạng xã hội dồn dập có nhiều ý kiến phản biện lại bài viết trên tờ Quân ñội Nhân dân của tác giả Trọng ðức về bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…” của nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP HCM Lê Hiếu ðằng.

Còn nhiều bài khác (Màn tung hứng vụng về, Kiến nghị lỗi thời nhận thức sai lệch), cũng trên tờ Quân ñội Nhân dân, phê phán ông Lê Hiếu ðằng, tựu trung các tác giả muốn duy trì sự ñộc ñảng toàn trị. Các tác giả này cũng ñã nhận ñược nhiều phản biện khác.

Sau ñây tôi có vài suy nghĩ về vấn ñề liên quan tới ñảng ñối lập mà ông Lê hiếu ðằng nêu ra.

Theo tôi, việc có ñảng ñối lập (ñối thoại ôn hòa, bất bạo ñộng) ñể giám sát quyền lực, chỉ ra những sai lầm của ñảng cầm quyền, là vô cùng cần thiết.

Trong quá khứ, nếu chủ trương Cải cách ruộng ñất mà có các ñảng ñối lập ñược hoạt ñộng hợp pháp, ñược quyền tham gia ý kiến và ñược quyền giám sát ñảng cầm quyền, thì sai lầm về CCRð ñã không xảy ra. Các ñảng Dân chủ và Xã hội lúc bấy giờ không phải là ñảng ñối lập, không có tiếng nói nào có trọng lượng ñối với ñảng Lao ñộng VN.

Hiệp ñịnh biên giới trên ñất liền mà Việt Nam ký với Trung Quốc cho tới nay vẫn gây nhiều thắc mắc cho nhân dân VN.

2/3 thác Bản Giốc (phần mà hiện nay thuộc Trung Quốc và họ gọi là thác ðức Thiên) trước ñây theo công ước Pháp-Thanh thuộc về ai? Phần ñất biên giới thuộc mục Nam Quan sau ký kết bị lùi về phía Việt Nam bao nhiêu mét? ðiểm cao 1509 (Núi ðất thuộc Vị Xuyên, Hà Giang), một vị trí rất quan trọng về mặt quân sự trước kia thuộc Việt Nam, sau cuộc chiến biên giới lần thứ hai (1984-1991) thuộc về ai? Sau ký kết hiệp ñịnh biên giới, hiện nay Núi ðất thuộc về ai?

Tất cả những thắc mắc ñó ñều không ñược chính phủ giải thích rõ ràng.

Nếu có ñảng ñối lập ñược quyền giám sát ñảng cầm quyền, nếu có báo chí tư nhân ñược hoạt ñộng hợp pháp thì chắc chắn những thắc mắc ñó ñược giải ñáp và nếu có sự mất ñất của Tổ quốc thì sẽ xác ñịnh ñược trách nhiệm thuộc về ai?

Bộ Chính trị ñề nghị Hội nghị Trung Ương ðảng xem xét ñề nghị kỷ luật mình về tình trạng ñiều hành yếu kém khiến ñất nước rơi vào tình trạng bi ñát hiện nay và ñề nghị kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, nhưng Ban Chấp hành Trung Ương sau khi xem xét nghiêm túc ñã quyết ñịnh không kỷ luật ai hết.

Nếu có ñảng ñối lập ñược hoạt ñộng hợp pháp và báo chí tư nhân ñược hoạt ñộng hợp pháp thì vì trách nhiệm của ðCSVN lãnh ñạo toàn xã hội VN, chắc chắn quyết ñịnh kỷ luật hoặc không kỷ luật phải ñược ñưa ra thảo luận trước Quốc hội (mặc dù trong Quốc hội có tới 90% ñảng viên) chứ

Page 20: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

20

không phải chỉ ở Hội nghị Trung Ương ðảng, ñại diện cho các ñảng viên chỉ chiếm 3-4% dân số VN.

Trong ñợt góp ý sửa ñổi Hiến pháp, ông Phan Trung Lý nói là không có vùng cấm, kể cả góp ý về ñiều 4, nhưng những ý kiến khác với dự thảo liên quan tới ñiều 4, với việc quân ñội trung thành với ai, không ñược thảo luận rộng rãi trên truyền thông nhà nước, và ñặc biệt hơn nữa Tổng bí thư lại nói những ai muốn xóa bỏ ñiều 4 là “suy thoái”!!!

Các góp ý về Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp của 72 nhân sĩ trí thức, góp ý về Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp của Hội ñồng Giám mục Công giáo ñều không ñược phổ biến trên hệ thống báo chí truyền thông nhà nước.

Nếu có ñảng ñối lập ñược hoạt ñộng hợp pháp, có quyền giám sát ñảng cầm quyền, nếu có báo chí tư nhân ñược hoạt ñộng hợp pháp, thì chắc chắn những góp ý của 72 nhân sĩ trí thức và của Hội ñồng Giám mục sẽ ñược công khai mổ xẻ, thảo luận rộng rãi ñể tìm ra những ñiều hợp lý và không hợp lý, góp phần hoàn thiện bản Dự thảo sửa ñổi Hiến pháp theo ñúng nguyện vọng của nhân dân.

Còn rất nhiều vấn ñề quan trọng khác mà tôi không thể kể hết như việc cho thuê rừng 50 năm ở biên giới, cả ở Cà Mâu (như ông Lê hiếu ðằng ñã nêu) mà người VN không ñược vào, vấn ñề Bô xít Tây nguyên, vấn ñề xét xử các vụ án tuy thông báo là công khai, nhưng nhân dân không ñược tham dự, v,v… tất cả ñều thuộc trách nhiệm lãnh ñạo của ðCSVN.

Nếu có ñảng ñối lập, nếu có báo chí tư nhân thì sẽ có mổ xẻ công khai trên báo chí về những vấn ñề ấy.

Các bài phê phán ông Lê Hiếu ðằng ñều né tránh các sai lầm cụ thể của ðCSVN, trách nhiệm to lớn của ðCSVN trước dân tộc VN về các sai lầm ñó. ðể bảo vệ quan ñiểmkhẳng ñịnh sự ñộc quyền lãnh ñạo của ðCSVN, nhiều tác giả lập luận ðảngcó công giải phóng ñất nước khỏi thực dân Pháp, Mỹ, nên bây giờ sự lãnh ñạo của ðảng là tất yếu.

Nhưng nên nhớ rằng công lao ấy thuộc về nhân dân, thuộc về những người lãnh ñạo của thế hệ trước. Còn tình trạng ñất nước bi thảm như hiện nay thì lại thuộc về trách nhiệm của những người lãnh ñạo hiện nay. Trong lịch sử, thời Lê sơ, vua Lê Lợi có công ñánh ñuổi giặc Minh thì việc nhân dân suy tôn vua Lê Lợi là tất yếu. ðến cuối thời Lê Trung hưng, vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu viện nhà Thanh chống Tây Sơn thì liệu ai có thể chấp nhận việc suy tôn vua Lê Chiêu Thống?

ðể kết luận, tôi thấy việc có ñảng ñối lập, ñấu tranh bất bạo ñộng (không ñổ máu) ñể giám sát ñảng cầm quyền là cần thiết và ðCSVN nên chấp nhận sự giám sát này. Hơn nữa, ðCSVN cần phải chấp nhận tiếng nói công khai của người dân phân tích những ñường lối, chủ trương có thể sai lầm của mình.

Do ñó, cần xét lại việc cấm ra ñời báo chí tư nhân, nên sửa lại nghị ñịnh 72 về quản lý Internet ñể người dân có thể công khai phản biệnñường lối chủ trương có thểcủa ðCSVN.

P.Q.

Page 21: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

21

ðã có ñủ căn cứ pháp lý ñể thành lập một ñảng khác ngoài ðảng Cộng sản Việt Nam?

LS Nguyễn Lệnh

29-08-2013

Trước khi Hiến pháp ñầu tiên của nước Việt Nam ra ñời năm 1946, có gần 30 tổ chức có mục ñích chính trị, hoạt ñộng công khai hay bí mật tùy theo ñường lối, lập trường của tổ chức ñó. Những tổ chức có mục ñích chính trị này (không phải là tổ chức có mục ñích kinh tế, xã hội…) thường ñặt tên cho mình là hội, ñảng, mặt trận, liên ñoàn, liên minh, liên hiệp … Xin liệt kê tên các liên minh và ñảng phái chính trị Việt Nam vào thời kỳ trước khi có Hiến pháp 1946 như sau: – Việt Nam Cách mệnh ðồng minh Hội – Việt Nam Phục quốc ðồng minh Hội – Việt Nam ðộc lập ðồng minh Hội – Việt Nam Quang phục Hội – Hội Vi ệt Nam Cách mạng Thanh niên – Hội Phục Việt – ðảng Lập hiến ðông Dương – Tân Việt Cách mạng ðảng – ðảng Việt Nam ðộc lập – Việt Nam Quốc dân ðảng – ðông Dương Cộng sản ðảng – An Nam Cộng sản ðảng – ðảng Cộng sản Việt Nam – Việt Nam Quốc gia ðộc lập ðảng – ðại Vi ệt Dân chính ðảng – ðại Vi ệt Quốc dân ðảng – ðảng Dân chủ ðông Dương – Việt Nam Cách mệnh ðảng – ðại Vi ệt Quốc gia Xã hội ðảng – ðảng Xã hội Vi ệt Nam – ðại Vi ệt Duy tân Cách mệnh ðảng – ðảng Dân chủ Việt Nam – ðông Dương Cộng sản Liên ñoàn – Việt Nam Dân chúng Liên ñoàn – Mặt trận Quốc gia Thống nhất – Mặt trận Quốc gia Liên hiệp – ðại Vi ệt Quốc gia Liên minh …(*)

Như vậy, một “tổ chức chính trị” – tức là tổ chức có mục ñích chính trị, trước năm 1946 có thể mang những tên khác nhau như: ðảng, Hội, Mặt trận, Liên ñoàn, Liên minh, Liện hiệp … và ñể xác ñịnh xem hiện nay ñã có ñủ căn cứ pháp lý hay chưa cho việc thành lập một ñảng khác ngoài ðảng Cộng sản Việt Nam chúng ta cần phải xem xét một cách ñầy ñủ các văn bản pháp luật ñã ñược ban hành từ trước ñến nay và còn hiệu lực về vấn ñề này như sau:

1/ Hiến pháp ñầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 9/11/1946:

Hiến pháp 1946 quy ñịnh tại ðiều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: -Tự do ngôn luận – Tự do xuất bản – Tự do tổ chức và hội họp – Tự do tín ngưỡng – Tự do cư trú, ñi lại trong nước và ra nước ngoài.”

Vì lúc bấy giờ chưa có Luật ñể giải thích “quyền tự do tổ chức” trong Hiến pháp 1946 là như thế nào nhưng có thể hiểu là: quyền tự do thành lập và tham gia những tổ chức hoạt ñộng có mục ñích chính trị, xã hội, kinh tế, nghề nghiệp … Hiến pháp 1946 không có một dòng chữ nào ñề cập ñến vai trò của bất cứ tổ chức chính trị nào ñang hoạt ñộng kể cả ðảng Cộng sản Việt Nam.

2/ Hiệp ñịnh Genève 1954 phân chia nước Việt Nam thành 2 quốc gia với 2 chính thể khác nhau:

- Ở miền Nam: Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (1954 – 1975) tiếp tục áp dụng chế ñộ ña ñảng trong 21 năm. Có tổng cộng 8 tổ chức chính trị, hợp pháp lẫn không hợp pháp là: – ðảng Dân chủ Nam Việt Nam – ðảng Cần lao Nhân vị – ðảng Dân chủ Xã hội Vi ệt Nam – Mặt trận Dân tộc Giải

Page 22: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

22

phóng Miền Nam Việt Nam – ðại Vi ệt Quốc dân ðảng – ðại Vi ệt Cách mạng ðảng – Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam – ðảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (*).

- Ở miền Bắc: Quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tiếp tục duy trì chế ñộ ña ñảng cho ñến khi ban hành Luật quy ñịnh quyền lập hội năm 1957, trong ñó có quy ñịnh về việc “phải xin phép lại” ñã làm giảm rất nhiều các tổ chức chính trị thành lập trước ngày ban hành luật này.

3/ Sắc lệnh Luật số 102-SL/L-004 ngày 20/5/1957 Quy ñịnh quyền lập hội:

“Quyền lập hội” là thuật ngữ ñược Luật ngày 20/5/1957 này sử dụng chính thức thay cho “Quyền tổ chức” trong Hiến pháp 1946 với những ñiều quy ñịnh quan trọng như sau:

- ðiều 1: “Quyền lập hội của nhân dân ñược tôn trọng và bảo ñảm. Lập hội phải có mục ñích chính ñáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng ñoàn kết nhân dân, ñể góp phần xây dựng chế ñộ dân chủ nhân dân của nước ta”.

Quy ñịnh tại ðiều 1 này không giới hạn lĩnh vực hoạt ñộng của hội: chính trị, xã hội, nghề nghiệp …, miễn là “mục ñích” phải “chính ñáng, phù hợp với lọi ích nhân dân …”. Tuy nhiên, “quyền tự do tổ chức” tại ðiều 10 Hiến pháp 1946 ñã bị thu hẹp rất nhiều bởi các quy ñịnh tại ðiều 3 và 4 về việc “lập hội phải xin phép” ñối với hội mới và “phải xin phép lại” ñối với hội cũ.

- ðiều 3: “ðể bảo ñảm việc lập hội có mục ñích chính ñáng, bảo vệ và củng cố chế ñộ dân chủ nhân dân, lập hội phải xin phép. Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy ñịnh.”

Với quy ñịnh của ðiều 3 này, những ai muốn lập hội mới ñã phải chờ ñến 46 năm thì Chính phủ mới ban hành thể lệ lập hội (30/7/2003).

- ðiều 4: “Những hội ñã thành lập trước ngày ban hành luật này và ñã hoạt ñộng trong vùng tạm chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt ñộng, ñều phải xin phép lại.”

Với quy ñịnh tại ðiều 4 này, hầu hết những tổ chức chính trị cũ ñều không vượt qua ñược cửa quyền “cấp phép lại” này của Chính phủ.

- ðiều 9: “Các ñoàn thể dân chủ và các ñoàn thể nhân dân ñã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, ñược Quốc hội và Chính phủ công nhận, không thuộc phạm vi quy ñịnh của luật này.”

Với quy ñịnh của ðiều 9 này là nhằm dành quyền “không phải xin phép lại” cho những tổ chức chính trị ñã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất.

Mặt trận dân tộc thống nhất (1930 – 1945) do ðảng Cộng sản Việt Nam chủ xướng hình thành và là thành viên tích cực với vai trò lãnh ñạo.

- ðiều 10: “Các hội có mục ñích kinh tế không thuộc phạm vi quy ñịnh của luật này.”

Page 23: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

23

Với quy ñịnh của ðiều 10 này có thể tạm ñịnh nghĩa hội theo Luật năm 1957 là những tổ chức hoạt ñộng có các mục ñích chính trị, xã hội, nghề nghiệp…nhưng không có mục ñích kinh tế (vì lợi nhuận) và phải ñược Chính phủ cấp phép hoạt ñộng.

Trên thực tế, từ ngày Luật quy ñịnh quyền lập hội ñược ban hành năm 1957 ñến ngày Việt Nam thống nhất năm 1975, chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn duy trì chế ñộ ña ñảng nhưng chỉ còn lại 3 tổ chức chính trị. ðó là: ðảng Cộng sản Việt Nam, ðảng Xã hội Vi ệt Nam và ðảng Dân chủ Việt Nam.

Có thể nhận thấy Luật quy ñịnh quyền lập hội năm 1957 này ñã quy ñịnh rất thoáng về ñiều kiện thành lập hội: Chỉ cần “có mục ñích chính ñáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng ñoàn kết nhân dân, ñể góp phần xây dựng chế ñộ dân chủ nhân dân của nước ta”. Nhưng cũng với quy ñịnh về việc “phải xin phép lại” ñối với hội ñã thành lập và “lập hội phải xin phép” ñối với hội mới – mà Chính phủ lại không ban hành “thể lệ lập hội” mới, nên ñến năm 1975 chỉ còn lại có 3 ñảng hoạt ñộng hợp pháp nói trên.

4/ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 31/12/1959:

Hiến pháp 1959 có nói ñến vai trò của ðảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 ở phần Lời nói ñầu.

Quyền lập hội ñược quy ñịnh tại ðiều 25 của Hiến pháp: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước ñảm bảo những ñiều kiện vật chất cần thiết ñể công dân ñược hưởng các quyền ñó.”

Như vậy là cả Hiến pháp 1959 và Luật quy ñịnh quyền lập hội 1957 ñều thừa nhận chế ñộ ña ñảng.

5/ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/12/1980:

ðiều 4 Hiến pháp 1980 quy ñịnh rằng: “ðảng cộng sản Việt Nam, ñội tiên phong và bộ tham mưu chiến ñấu của giai cấp công nhân Việt Nam, ñược vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh ñạo ñất nước, lãnh ñạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết ñịnh mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Các tồ chức của ðảng hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp”.

ðiều 67: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập lhội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân…”

Chính 2 từ “duy nhất” trong ðiều 4 này ñã tạo nên chế ñộ “ñộc ñảng”. ðảng Xã hội và ñảng Dân chủ phải “t ự giải thể” vào năm 1988. Còn lại duy nhất ðảng Cộng sản Việt Nam.

6/ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 15/4/1992:

ðiều 2: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”

Nhà nước pháp quyền với ñịnh nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay mọi người phải tuân theo pháp luật.

Page 24: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

24

ðiều 4: “ðảng Cộng sản Việt Nam, ñội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, ñại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao ñộng và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng (bỏ 2 từ duy nhất) lãnh ñạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của ðảng hoạt ñộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Trong ðiều 4 này ñã bỏ ñi 2 từ duy nhất. ðiều này có nghĩa là Hiến pháp 1992 ñã hủy bỏ chế ñộ ñộc ñảng mà Hiến pháp 1980 ñã quy ñịnh dành cho ðảng Công sản Việt Nam và khiến cho 2 ñảng Xã hội và ñảng Dân chủ phải tự giải thể năm 1988.

ðiều 4 này cũng bổ sung thêm 2 từ “pháp luật” trong cụm từ “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” nhằm tăng cường giám sát hoạt ñộng của ðảng CSVN bằng pháp luật cho phù hợp với ðiều 2 và làm giảm quyền hành quá lớn của ðảng CSVN theo Hiến pháp 1980.

7/ Tại sao Hiến pháp 1992 ñã hủy bỏ chế ñộ ñộc ñảng ?

Theo tôi, về mặt pháp lý, Hiến pháp 1992 phải sửa ñổi, bỏ ñi 2 từ “duy nhất” trong ðiều 4 của Hiến pháp 1980, mặc nhiên hủy bỏ chế ñộ ñộc ñảng dành cho ðảng CSVN là vì 2 lý do sau:

- ðã có mâu thuẫn pháp lý ngay trong 2 ñiều của bản Hiến pháp năm 1980, ñó là ðiều 4 và ðiều 67. Một khi Hiến pháp ñã quy ñịnh là “Công dân có quyền tự do lập hội” – trong hội có bao gồm cả ñảng, thì làm sao có thể chỉ có một ñảng “duy nhất” ñược. Sự sai lầm của HIến pháp 1980 ñã ñược Hiến pháp 1992 sửa sai.

- Ngày 24/9/1982 Việt Nam ñã gia nhập “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị -1966″ nên phải thực hiện cam kết của mình bằng cách hủy bỏ 2 từ “duy nhất” trong ðiều 4 Hiến pháp 1980 nhằm thực hiện các quyền và tự do của con người theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong ñó có quyền tự do lập hội. Xin trích ðiều 2 khoản 2 của Công ước quốc tế này như sau: “Trong trường hợp quy ñịnh trên ñây chưa ñược thể hiên bằng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác, thì mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các bước cần thiết, phù hợp với trình tự pháp luật nước mình và những quy ñịnh của Công ước này, ñể ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền ñược công nhận trong Công ước này” .

8/ Bộ luật dân sự ñầu tiên năm 1995:

Bộ luật dân sự năm 1995 là văn bản pháp luật ñầu tiên quy ñịnh về pháp nhân. Bên cạnh các quy ñịnh về ñiều kiện ñể ñược công nhận là pháp nhân (ðiều 94) và pháp nhân ñược thành lập theo sáng kiến cá nhân, tổ chức hay theo quyết ñịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ðiều 95) thì quy ñịnh của BLDS về các loại pháp nhân tại ðiều 110 là rất ñáng chú ý:

“ðiều 110. Các loại pháp nhân:

1. Pháp nhân bao gồm các loại sau ñây:

a/ Cơ quan nhà nước, ñơn vị vũ trang;

Page 25: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

25

b/ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

c/ Tổ chức kinh tế;

d/ Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

ñ/ Quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

e/ Các tổ chức khác có ñủ ñiều kiện quy ñịnh tại ðiều 94 của Bộ luật này.

2. Quy chế tổ chức và hoạt ñộng của các loại pháp nhân do pháp luật quy ñịnh tùy thuộc vào mục ñích hoạt ñộng của mỗi loại pháp nhân.” Căn cứ vào ðiều 110 này của BLDS năm 1995 và căn cứ vào ðiều 1 và ðiều 10 của Luật quy ñịnh quyền lập hội năm 1957 thì có 6 loại pháp nhân sau ñây thuộc phạm vi ñiều chỉnh của Luật quy ñịnh quyền lập hội năm 1957. ðó là: 1. Tổ chức chính trị, 2.Tổ chức chính tri – xã hội, 3.Tổ chức xã hội, 4.Tổ chức xã hội-nghề nghiệp, 5.Quỹ xã hội, 6.Quỹ từ thiện.

Như vậy, một pháp nhân ñược xác ñịnh là tổ chức chính trị khi có mục ñích hoạt ñộng chính trị. ðảng là một tổ chức chính trị có tư cách pháp nhân theo quy ñịnh của BLDS. ðảng là 1 trong 6 loại pháp nhân thuộc phạm vi ñiều chỉnh của Luật quy ñịnh quyền lập hội năm 1957.

ðiều lệ ðảng Cộng sản Việt Nam có ghi: “Mục ñích của ðảng là xây dựng nước Việt Nam ñộc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.”

“M ục ñích hoạt ñộng” chính là nội dung cơ bản ñể phân biệt các loại pháp nhân ñược Luật quy ñịnh quyền lập hội năm 1957 ñiều chỉnh.

9/ Nghị ñịnh của Chính phủ số 88/2003/Nð-CP ngày 30/7/2003 quy ñịnh về tổ chức, hoạt ñộng và quản lý hội:

Nghị ñịnh này căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy ñịnh quyền lập hội.

Nghị ñịnh này chính là “thể lệ lập hội” mà Luật quy ñịnh quyền lập hội năm 1957 có quy ñịnh tại ðiều 3 là “sẽ do Chính phủ quy ñịnh”. Một từ “sẽ” trong Luật quy ñịnh quyền lập hội 1957 lại bị Chính phủ kéo dài ñến 46 năm (!).

Nghị ñịnh này của Chính phủ ñã ñưa ra một ñịnh nghĩa “khó hiểu” về hội tại ðiều 2. Thậm chí, có thể nói là Nghị ñịnh ñã bóp méo, ñã làm sai lệch hoàn toàn ý nghĩa so với ñịnh nghĩa rất thoáng tại ðiều 1 của Luật quy ñịnh quyền lập hội 1957. Xin trích dẫn ðiều 2 của Nghị ñịnh:

“ðiều 2. Hội 1.

Hội ñược quy ñịnh trong Nghị ñịnh này ñược hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục ñích tập hợp, ñoàn kết hội viên,

Page 26: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

26

hoạt ñộng thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hổ trợ nhau hoạt ñộng có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của ñất nước, ñược tổ chức và hoạt ñộng theo Nghị ñịnh này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Hội có các tên gọi khác nhau: liên hiệp hội, tổng hội, liên ñoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy ñịnh của pháp luật (sau ñây gọi chung là hội)” .

Sự “khó hiểu” trong Nghị ñịnh chính là : – ðiều 1 Luật quy ñịnh quyền lập hội 1957: “Lập hội phải có mục ñích chính ñáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng ñoàn kết nhân dân, ñể góp phần xây dựng chế ñộ dân chủ nhân dân của nước ta” .

“M ục ñích” trong ðiều 1 Luật quy ñịnh quyền lập hội năm 1957 ñã bị diễn giải hoàn toàn khác hẳn trong ðiều 2 Nghị ñịnh Chính phủ năm 2003.

- ðiều 110 Bộ luật dân sự 1995 khi phân loại các pháp nhân cũng quy ñịnh tại khoản 2 rằng: “Quy chế tổ chức và hoạt ñộng của các loại pháp nhân do pháp luật quy ñịnh và tùy thuộc vào mục ñích hoạt ñộng của mỗi loại pháp nhân”.

“M ục ñích hoạt ñộng” bao gồm: chính trị, xã hội, kinh tế, nghề nghiệp. ðó là tiêu chuẩn ñể phân loại tổ chức là pháp nhân theo BLDS.

Còn khoản 2 của ðiều 2 Nghị ñịnh này lại cố ý chỉ ñịnh một số tên gọi như là hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên ñoàn, hiệp hội, câu lạc bộ nhằm loại khỏi Nghị ñịnh tên gọi ñảng là tổ chức chính trị thường ñược sử dụng mà chính Luật quy ñịnh quyền lập hội 1957 ñã bao gồm trong ñó. ðiều quy ñịnh này của Nghị ñịnh là “khó hiểu” và trái với nội dung thể hiện trong Luật quy ñịnh quyền lập hội 1957.

Tuy nhiên, Nghị ñịnh này lại công nhận các “tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp” cũng là hội, tại khoản 2 ðiều 4.

Trong hệ cấp các văn bản pháp luật thì Luật cao hơn Nghị ñịnh. Vì vậy, những ñiểm nào trong Nghị ñịnh không rõ ràng hoặc trái với Luật thì sẽ áp dụng quy ñịnh trong Luật.

Như vậy, Nghị ñịnh Chính phủ số 88/2003Nð-CP ngày 30/7/2003 quy ñịnh về tổ chức, hoạt ñộng và quản lý hội ñã ban hành “thể lệ lập hội” căn cứ vào Luật quy ñịnh quyền lập hội năm 1957. Mà Luật quy ñịnh quyền lập hội năm 1957 lại tôn trọng và bảo ñảm quyền lập hội của nhân dân. Người dân có quyền tự do lập hội, miễn là lập hội phải có mục ñích chính ñáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng ñoàn kết nhân dân, ñể góp phần xây dựng chế ñộ dân chủ nhân dân của nước ta như ñã quy ñịnh tại ðiều 1 của Luật này. Vì vậy, ðiều 1 của Luật quy ñịnh quyền lập hội 1957 ñược áp dụng thay vì áp dụng ðiều 2 Nghị ñịnh Chính phủ 2003.

10/ Các căn cứ pháp lý ñể thành lập một ñảng khác ngoài ðảng Cộng sản Việt Nam:

Như trình bày nêu trên, ñã có ñủ căn cứ pháp lý ñể thành lập một ñảng khác ngoài ðảng Cộng sản Việt Nam. Các căn cứ ñó là:

Page 27: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

27

- Các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 (sửa ñổi bổ sung 2001) ñều quy ñịnh quyền tự do lập hội của công dân.

- Sắc lệnh Luật số 102-SL/L-004 ngày 20/5/1957 quy ñịnh quyền lập hội trong ñó có tổ chức ñảng. Luật này quy ñịnh rõ rằng: “Quyền lập hội của nhân dân ñược tôn trọng và bảo ñảm. Lập hội phải có mục ñích chính ñáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng ñoàn kết nhân dân, ñể góp phần xây dựng chế ñộ dân chủ nhân dân của nước ta”. Mọi quy ñịnh trong văn bản dưới luật của Chính phủ khi ban hành “thể lệ lập hội” trái với Luật này ñều bị coi là vi phạm Luật và bị hủy bỏ.

- Bộ luật dân sự năm 1995 ñã phân ra 9 loại pháp nhân, trong ñó có 6 loại pháp nhân ñược ñiều chỉnh bởi Luật quy ñịnh quyền lập hội là: – Tổ chức chính tri, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện. Bộ luật dân sự năm 2005 có bổ sung thêm một loại pháp nhân nằm trong hội nữa là: Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.

- Nghị ñịnh của Chính phủ số 88/2003/Nð-CP ngày 30/7/2003 quy ñịnh về tổ chức, hoạt ñộng và quản lý hội. Nghị ñịnh này căn cứ vào Luật quy ñịnh quyền lập hội 1957 ñể ban hành “thể lệ lập hội”. Nghị ñịnh này ñược thay thế bởi Nghị ñịnh Chính phủ số 45/2010/Nð-CP ngày 21/4/2010 với chút ít ñiều chỉnh, bổ sung.

- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 mà nước Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982, cam kết thực hiện các quyền ñược công nhận trong Công ước này. Khoản 1 ðiều 22 Công ước này quy ñịnh: “Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công ñòan ñể bảo vệ lợi ích của mình”.

- ðặc biệt là quy ñịnh tại ðiều 4 Hiến pháp 1980 rằng “ðảng CSVN … là lực lượng duy nhất lãnh ñạo ñất nước, lãnh ñạo xã hội…” ñã bị Hiến pháp năm 1992 hủy bỏ 2 từ “duy nhất” tại ðiều 4. Tức là Hiến pháp 1992 ñã không thừa nhận chế ñộ “ñộc ñảng” của ðảng Cộng sản VN trong Hiến pháp 1980.

Với những những ñiều trình bày trên cho thấy hệ thống pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà VN tham gia ñã có ñủ căn cứ pháp lý ñể công dân Việt nam thành lập một ñảng khác ngoài ðảng Cộng sản Việt Nam. ðây là ý kiến cá nhân. Tôi mong có một hội thảo chính thức về vấn ñề pháp lý này ñể mọi công dân Việt Nam ñược hiểu rõ hơn về một quyền chính trị rất quan trọng của mình.

———

(*) Theo Wikipedia tiếng Việt

Tường thuật buổi gặp gỡ của ñại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam với Tòa ðại sứ ðức tại Hà Nội

Page 28: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

28

M�ng l��i Blogger Vi �t Nam

Vào sáng nay, thứ Tư, 28/8, một số ñại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ có một buổi tiếp xúc và trao ñổi với ðại sứ quán ðức. ðây là tiếp nối nỗ lực của MLBVN trong

việc vận ñộng quốc tế quan tâm ñến bản Tuyên bố 258, yêu cầu nhà nước Việt Nam hủy ðiều 258 BLHS, trong bối cảnh Việt Nam ñang tranh cử ñể trở thành thành viên của Hội ñồng Nhân

quyền Liên Hiệp Quốc.

MLBVN sẽ cập nhật tin tức ñến các bạn từ giờ cho ñến chấm dứt buổi tiếp xúc.

ðược biết vào 7h sáng hôm nay an ninh TP. Hà Nội ñã trao giấy mời và yêu cầu blogger Nguyễn Chí ðức lên ñồn công an làm việc liên quan ñến vấn ñề công dân Việt Nam Nguyễn Chí ðức ñã cùng với các blogger Trịnh Anh Tuấn, ðào Trang Loan, Nguyễn Hoàng Vi, và Nguyễn ðình Hà trao Tuyên bố 258 cho ðại sứ quán Australia vào ngày 23 tháng 8 vừa qua.

Anh Nguyễn Chí ðức ñã từ chối yêu cầu này của công an.

Xin nhắc lại trong thời gian qua, nhiều ñại diện khác nhau từ khắp ba miền ñất nước của MLBVN ñã tiếp xúc với các ñại diện của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), Liên minh Báo chí ðông Nam Á (SEAPA), Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), Ủy ban Luật gia quốc tế (ICJ), Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Tổ chức Người Bảo vệ Tuyến ñầu (Front Line Defenders), ðại sứ quán các nước Mỹ, Thụy ðiển và Australia.

Page 29: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

29

Bên cạnh ñó, hôm Chủ nhật vừa rồi các thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng ñã tổ chức gặp mặt “Cafe 258″ tại Hà Nội và Sài Gòn.

*

10h20:

Các ñại diện cho Mạng lưới Blogger Việt Nam ñến ðSQ:

Chị ðặng Bích Phượng (Phương Bích), Nguyễn Hoàng Vi, chị Lê Hiền Giang, Lê Thị Phương Lan và ðào Trang Loan

Vào lúc 10h28 các bạn ñã vào bên trong ðSQ ðức, 2 phút trước giờ hẹn chính thức. Ra tận ngoài cổng tiếp phái ñoàn ñại diện blogger Việt Nam là hai quan chức cao cấp của ðSQ.

*

ðược biết, ðại sứ quán ðức tỏ ra rất quan tâm ñến bản Tuyên bố 258. Cuộc gặp ñược chuẩn bị chu ñáo. Trước giờ gặp, hai quan chức cấp cao của Sứ quán ñã ra tận cổng, chờ ở ngoài ñường ñể ñón các blogger vào – ñề phòng trường hợp họ bị lực lượng công an cản trở.

ðiểm ñặc biệt của buổi gặp hôm nay là các blogger ñến Sứ quán gồm toàn phụ nữ. ðó là các blogger ðặng Bích Phượng (blog Phương Bích), Lê Hiền Giang (Sông Quê), Lê Thị Phương Lan (Lan Lê), ðào Trang Loan (Hư Vô), và Nguyễn Hoàng Vi (An ðổ Nguyễn).

Blogger Phương Bích ñược biết ñến qua nhiều bài viết về các vấn ñề chính trị-xã hội và cả ñời sống thường nhật, với giọng văn trong sáng, dung dị, chân thật và rất nữ tính. Ngày 21/8/2011, chị là một trong 47 blogger ở Hà Nội bị bắt vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Chị bị giam 6 ngày trong Hỏa Lò, và khi ñược tự do, ñã viết loạt bài nổi tiếng“B ước chân vào chốn ngục tù” gây xúc ñộng cho nhiều ñộc giả mạng.

Hai blogger Lan Lê và Sông Quê ñều là thành viên tích cực của câu lạc bộ No-U và phong trào biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.

Sinh năm 1991, blogger Hư Vô còn rất trẻ nhưng ñã tham gia tích cực trong các hoạt ñộng xã hội như làm từ thiện, giúp ñỡ người nghèo, và biểu tình chống chính sách gây hấn của Trung Quốc ñối với Vi ệt Nam. ðầu năm nay, dịp trước Tết Nguyên ñán, Hư Vô ñi phân phát quà Tết cho dân oan

Page 30: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

30

vô gia cư, và bị công an Hà ðông bắt giam vô cớ trong ñồn. Chỉ cho ñến khuya, sau khi các blogger kéo ñến và phản ñối quyết liệt, công an mới thả cô gái trẻ.

An ðổ Nguyễn, sinh năm 1987, cũng là một blogger rất nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt ñộng ñấu tranh và vận ñộng cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô từng tham gia phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền trong ngày dã ngoại 5/5 vừa qua, sau ñó có xô xát với công an và bị sách nhiễu thường xuyên từ ñó tới nay.

*

Tường trình buổi gặp gỡ:

ðSQ ðức nhiệt tình lắng nghe và chia sẻ với blogger

Cuộc gặp của 5 thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam với ðại sứ quán ðức tại Việt Nam ñã diễn ra rất tốt ñẹp ngay từ ñầu, với việc quan chức cấp cao của Sứ quán ñích thân ra tận cổng ñón các blogger trước sự chứng kiến của ít nhất 30 nhân viên công an.

Theo dự kiến, cuộc gặp diễn ra vào lúc 10h sáng nay, 28/8. Tuy nhiên, từ sáng sớm, người của sứ quán ñã xác nhận có tới 25 công an ñứng ngồi rải rác quanh khu vực. 10h, khi taxi chở nhóm blogger dừng lại trước cổng tòa nhà, các nhân viên công quyền này lập tức ñổ xô tới, chĩa máy quay phim, máy ảnh vào mọi người.

Hai quan chức (người ðức) của ðại sứ quán cũng ñã chờ sẵn ñể ñón các blogger, nhưng khi họ ñưa blogger qua cổng thì có hai người mặc sắc phục trong lực lượng an ninh chặn nhóm blogger lại, buộc phía sứ quán phải can thiệp. Cuối cùng, các ñại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng vào ñược bên trong, nhờ sự giúp ñỡ tận tình của Sứ quán.

Như MLBVN ñã ñưa tin, cuộc gặp hôm nay có 5 blogger và ñều là các gương mặt nữ, ñó là: ðặng Bích Phượng (tức blogger Phương Bích), Lê Hiền Giang (facebooker Sông Quê), Lê Thị Phương Lan (Lan Lê), Nguyễn Hoàng Vi (An ðổ Nguyễn) và ðào Trang Loan (Hư Vô). Phía ðại sứ quán ðức, có ông Felix Schwarz, Lãnh sự và tham tán chính trị, và ông Jonas Koll, Bí thư thứ nhất phụ trách Văn hóa, Báo chí và Chính trị.

Page 31: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

31

“Chúng tôi ở bên các bạn”

Hai tiếng của cuộc trò chuyện ñã diễn ra trong không khí ấm áp và ñầy chia sẻ, với nhiều chi tiết xúc ñộng. Blogger Nguyễn Hoàng Vi kể lại, trong lúc vội vàng ra khỏi taxi ñể tìm cách vào trong ðại sứ quán, các blogger ñã ñể quên bản Tuyên bố 258 trên xe. Tuy nhiên, khi biết việc này, “bên sứ quán ðức không hề giận mà họ lại rất cảm thông, vì họ cảm nhận ñược sự nguy hiểm, khi mà bên ngoài cổng, trên vỉa hè, có rất nhiều an ninh trang bị camera, máy chụp hình. Họ nói họ ñã in sẵn Tuyên bố 258 và blogger có thể dùng bản in sẵn ñó ñể trao cho họ” .

Các blogger bắt ñầu làm việc với ñại diện sứ quán ðức

Hai ông Felix Schwarz và Jonas Koll cũng tỏ ra ñặc biệt quan tâm ñến tình trạng bị ñàn áp của từng cá nhân blogger có mặt, kể cả những nguy hiểm, trục trặc về an ninh trên ñường tới Sứ quán dự buổi gặp. Cả hai ông ñều cảm thấy “không thể tưởng tượng nổi” khi nghe các blogger trình bày sơ qua về tình hình vi phạm nhân quyền – vốn diễn ra tràn lan ở Việt Nam những năm qua.

Phía các blogger cũng khá ngạc nhiên khi biết rằng, ðại sứ quán ðức không ñánh giá cao sự cải thiện nhân quyền ở Việt Nam qua phiên tòa phúc thẩm xét xử Phương Uyên hôm 16/8 vừa qua. ðức nhìn nhận rằng Việt Nam chỉ muốn làm ñẹp hình ảnh bề nổi với dư luận quốc tế, trong khi ở bề chìm, tình hình ñàn áp và bắt bớ vẫn tiếp tục.

Về bản Tuyên bố 258, ra ngày 18/7/2013, của Mạng lưới Blogger Việt Nam, ðại sứ quán ðức cho rằng sự khách quan, ñầy ñủ và súc tích của Tuyên bố 258 sẽ giúp Mạng lưới thành công trong việc thu hút sự quan tâm của cộng ñồng quốc tế; và ðức sẽ vận ñộng ñể ñưa Tuyên bố này ra phiên họp UPR tháng 1-2 năm tới tại Geneva (phiên họp tổng kết bản ñánh giá ñịnh kỳ phổ quát – Universal Periodic Review – của Việt Nam với tư cách ứng viên vào Hội ñồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc).

Các blogger Việt Nam bày tỏ cảm ơn và trân trọng ñối với thiện ý của ðại sứ quán ðức. Tuy nhiên, blogger Hoàng Vi phát biểu rằng: “Vi ệc tự do thông tin, báo chí, ngôn luận ở Việt Nam bị xếp ở mức thấp nhất thế giới thực sự là ñiều khiến chính người Việt Nam phải trăn trở, suy nghĩ, bởi vì ñó phần lớn là do ý thức của chính người dân Việt Nam chúng tôi. Chỉ những nỗ lực của chính người dân Việt Nam mới có thể thay ñổi, cải thiện ñược tình hình. Nhưng chúng tôi mong với vị thế và sức mạnh ngoại giao của các nước, cộng ñồng quốc tế sẽ hỗ trợ chúng

Page 32: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

32

tôi, trước mắt là giúp ñể ðiều 258 vi phạm tự do ngôn luận phải bị bãi bỏ” – Hoàng Vi khẳng ñịnh.

Cả 5 blogger nữ ñều cảm nhận ñược sự cảm thông và chia sẻ rất lớn từ ðại sứ quán ðức. Không ai nói thành lời nhưng dường như mọi cử chỉ, mọi hành ñộng của hai nhà ngoại giao ñại diện cho nước ðức ñều toát lên một ñiều: Chúng tôi ở bên các bạn, những blogger ñấu tranh cho nhân quyền của người dân Việt Nam.

Buổi gặp kết thúc với việc ðại sứ quán ðức cho biết sẽ cùng Liên minh Châu Âu ñặt vấn ñề ñể Chính phủ Việt Nam xóa bỏ ðiều 258 Bộ luật Hình sự cũng như những ñiều luật vi phạm nhân quyền khác…

… ðã quá trưa. Trước cổng, rất ñông an ninh Việt Nam vẫn ñứng chờ các blogger. ðại sứ quán ñề nghị dùng xe công vụ ñưa mọi người về nhà, thậm chí bố trí người của sứ quán ñi cùng ñể ñảm bảo an toàn. Tuy nhiên, các blogger chỉ xin ñược hỗ trợ xe. ðôi bên bịn rịn chia tay. Hai ông Felix Schwarz và Jonas Koll tiễn cả nhóm ra tận xe, rồi mới quay trở vào.

Blogger Hư Vô, Hiền Giang, Felix Schwarz - Lãnh sự và Tham tán chính trị, Jonas Koll – Bí thư thứ nhất phụ trách Văn hoá, Báo chí và Chính tr ị, Phương Bích, Hoàng Vi, và Phương Lan

Page 33: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

33

Blogger Phương Bích và Hiền Giang trao Tuyên bố 258 cho ñại diện ðSQ ðức - ông Felix Schwarz và Jonas Koll

Ông Felix Schwarz và blogger Hư Vô – ðào Trang Loan

Ông Felix Schwarz và blogger Nguyễn Hoàng Vi

Page 34: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

34

Các nhân viên ðSQ ðức ñã tận tình cho xe ñưa các bạn từ ðSQ về tận Nhà hát lớn

Nguồn: http://tuyenbo258.blogspot.com/2013/08/tuong-thuat-buoi-gap-go-cua-ai-dien.html

Hành trình của Tuyên bố 258 ðng Bích Ph �ng

Là một trong những người ký vào bản Tuyên bố 258, ñương nhiên tôi nhận lời tham gia trao Tuyên bố này cho sứ quán ðức vào sáng ngày 28/8. Thú thực, tuy các cuộc trao Tuyên bố 258 trước ñó cho các sứ quán Thụy ðiển, Úc, Mỹ ñều diễn ra bình thường, nhưng tôi vẫn khá hồi hộp. Tôi chỉ nghĩ duy nhất về một ñiều: làm thế nào ñể ñến ñược ñó?

Sáng 28/8, tôi vẫn vào mạng bình thường. Vừa vào facebook ñăng một status xong thì ñọc ñược một tin khác, rằng quanh sứ quán ðức hiện có rất nhiều công an, an ninh, dân phòng.

Tim tôi ñập thình thịch một cách vô thức. Chứng kiến hôm sứ quán Mỹ cho xe ñến ñón luật sư Nguyễn Văn ðài bất thành, tôi nghĩ chẳng có gì ñảm bảo là họ sẽ không chặn chúng tôi ngay từ vòng ngoài. Tôi bắt ñầu tính toán xem ñi bằng phương tiện gì? Mặc thế nào ñể che ñược cái áo có logo 258? Rốt cuộc, tôi chọn phương án ñi taxi, và mặc trùm ra ngoài cái áo 258 bằng một cái áo khác.

Mở cửa ra, thấy hành lang trống trơn, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. ði nhanh xuống dưới nhà, bắt taxi và ngồi trên xe rồi, tim tôi mới ñập trở lại bình thường. Vì quá hồi hộp, tôi ñến chỗ hẹn sớm mất nửa tiếng. Chui vào một hàng quần áo giảm giá, mua 2 cái và xin ngồi nhờ ñể nhìn ra ngoài quan sát. Gần ñến giờ, tôi mới lò dò ra chỗ hẹn. Chưa kịp uống cốc nước thì ñã có tin, người của sứ quán ñang chờ chúng tôi ngoài cổng, thế là lên taxi ñi ngay. Nói thế nhưng ñến ñược ñây rồi mà vẫn còn hồi hộp lắm.

Page 35: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

35

ðến gần sứ quán, từ xa ñã thấy mấy người ñàn ông cả tây lẫn ta ñang ñứng trên vỉa hè, ngay trước cổng sứ quán. Cuống quá, chúng tôi bảo xe tạt vào gần chỗ họ. Chiếc xe vừa láng vào bên trái ñường thì lái xe lại bảo không ñược, ñỗ thế này công an phạt chết. Thế là chiếc xe lại phải ñi quá lên trên ñể tạt vào bên lề phải. Thấy chiếc xe láng vào rồi lại láng ra, mấy người ðức tưởng có vấn ñề gì, nên vội ñi sang ñường ñể ñón chúng tôi. Nhưng chúng tôi xuống xe rất nhanh và ñi sang ñường. Lúc ñó, những người ðức ñã sang ñến nửa ñường, thấy vậy cũng quay trở lại.

Ngay lúc ñó, tôi ñã cảm thấy ñược che chở, mặc dù mình ñang ñứng ngay trên ñất nước mình. Một cái gì ñó ấm áp, tin cậy khiến tôi rất xúc ñộng. Những lính gác người Vi ệt tiến ñến, yêu cầu chúng tôi xuất trình giấy tờ. Nhưng những người ðức ngăn lại, lắc ñầu ra hiệu không cần và ñưa 5 người phụ nữ chúng tôi vào bên trong. Những người anh em ñi theo chúng tôi ñứng ñợi ở bên ngoài, cùng với tất cả các lực lượng an ninh chìm nổi (nghĩ mà ñau, mình là chủ mà phải nhờ ñến khách bảo vệ).

Vào ñến phòng, qua giới thiệu, chúng tôi mới biết những người ðức ñứng ñợi chúng tôi ngoài cổng chính là tham tán và trưởng phòng văn hóa chính trị của sứ quán ðức. Thực sự tôi rất ngạc nhiên. Họ là ñại diện cho một trong những ñất nước ñược coi là văn minh hàng ñầu thế giới, nhưng lại sẵn sàng ñứng ñợi những người dân thường như chúng tôi, ñể ñón tiếp và lắng nghe những nguyện vọng tâm tư của những người chẳng có một chút ñịa vị nào trong xã hội. ðến bao giờ, quan chức Việt Nam mới ñón tiếp người dân của mình ñược như thế này?

Ngài Tham tán nói, ông và các ñồng sự sẵn sàng dành thời gian còn lại trong ngày ñể tiếp chúng tôi. ðương nhiên, mục ñích chính của chúng tôi ñến ñây là chỉ ñể trao cho sứ quán ðức Tuyên bố 258 của mạng lưới blogger, ñề nghị chính phủ ðức bằng con ñường ngoại giao, yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện các cam kết về nhân quyền mà luật pháp Việt Nam và Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam ñang hướng tới vị trí trong HðNQ nhiệm kỳ 2014-2016…

Việc trao tuyên bố thì ñơn giản. Ngài Tham tán hỏi chúng tôi ñến ñây bằng cách nào? Có gặp khó khăn gì không? Việc chúng tôi bắt ñầu tham gia các hoạt ñộng xã hội như thế nào? Có ñề nghị gì thêm không?

Ngay từ ñầu, ngài Tham tán ñã giới thiệu về mình và các ñồng sự. Bây giờ ñến lượt chúng tôi giới thiệu về mình. Bốn trong năm người chúng tôi thì ñơn giản, nhưng ñến lượt Hoàng Vi kể về mình, mắt tôi bỗng nhòe ñi, vì thực ra có những ñiều ñến bây giờ tôi mới biết. Cổ họng tôi nghẹn lại khi hình dung ra những gì mà cô gái nhỏ bé nhưng kiên cường này ñã phải chịu ñựng, suốt từ năm 2006 ñến nay. Giọng Hoàng Vi nghẹn lại, run rẩy, những giọt nước mắt lăn trên má Vi. Một người ðức trẻ vội ñứng dậy, ñặt trước mặt chúng tôi một hộp khăn giấy.

Bỗng nhiên tôi thấy tủi thân ghê gớm. ðất nước mình lúc nào cũng tự hào có 4000 năm lịch sử, vậy mà hôm nay con cháu Người vẫn nghèo khổ, vẫn thua xa thiên hạ một trời một vực. Bên cạnh họ, năm người phụ nữ chúng tôi ñủ lứa tuổi, thật nhỏ bé và yếu ñuối. Có lẽ những ñiều ñang xảy ra với chúng tôi và những người dân Việt Nam ñang phải chịu ñựng, thật xa lạ và khó hiểu ñối với họ.

Chúng tôi không ñề nghị gì thêm, chỉ nói rằng mặc dù muốn có một xã hội tốt ñẹp hơn, phải do chính người dân chúng tôi ñấu tranh ñể giành lấy. Nhưng việc giúp ñỡ từ quốc tế là rất cần thiết và

Page 36: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

36

quan trọng (chiến tranh ở Việt Nam có thể kết thúc ñược, là nhờ rất nhiều sự giúp ñỡ từ bên ngoài, chứ ñâu chỉ bằng tinh thần không thôi?).

Chúng tôi cũng thật sự vui mừng, khi ngài Tham tán nói, chính phủ ðức và liên minh Châu Âu tỏ ra rất quan ngại và ñã gửi một thư yêu cầu tới chính phủ Việt Nam, về những vấn ñề trong nghị ñịnh 72/Nð-CP của chính phủ Việt Nam, hạn chế quyền tự do thông tin (internet) của người dân. Ngài tham tán cũng nói, Liên Hiệp Quốc có các cuộc họp thường niên tại Genever, ñể giám sát việc thực hiện nhân quyền của các nước thành viên, và chúng tôi hoàn toàn có thể gửi thư kiến nghị tới hội nghị về việc trên.

Mặc dù chúng tôi có thời gian là cả buổi chiều, nhưng chúng tôi không muốn làm mất thời gian quý báu của ngài tham tán và các ñồng sự của ông. Thêm nữa, hẳn bạn bè chúng tôi ñang rất sốt ruột ở bên ngoài, nên chúng tôi xin cáo từ. Mọi người ra chụp ảnh làm kỷ niệm, nhờ máy tính của sứ quán ñể gửi những hình ảnh lên mạng, vì e rằng sẽ có thể bị an ninh trấn lột máy ảnh, máy tính.

Chúng tôi rất cảm ñộng khi thấy các quan chức và nhân viên sứ quán ñã lo lắng cho chúng tôi khi ñề nghị ñưa chúng tôi về bằng xe của sứ quán. Thậm chí ngài Tham tán còn hỏi, có cần họ ñi cùng không. Nhưng sứ mệnh của chúng tôi ñã hoàn thành. Chúng tôi cảm ơn thịnh tình của các ngài và lên xe ra về. Bạn bè của chúng tôi vẫn ñợi ở bên ngoài, và trước mắt các lực lượng an ninh, họ ñi xe máy hộ tống chúng tôi tới cafe Highland ở cạnh Nhà hát lớn. Lúc ñó là 1 giờ chiều. Xin lỗi, tất cả chúng tôi ñều ñói lắm rồi.

Có thể ai ñó cười mỉa mai, rằng sao phải cầu tới ngoại bang? Nếu vậy, xin hầu các quý vị vào dịp khác.

ð.P.B.

Nguồn: https://www.facebook.com/phuong.dangbich?fref=ts

Nhân bản Phạm Th ị Hoài

Trên Quân ñội Nhân dân ngày 18-8-2013, trong bài mở ñầu ñợt phản công lời kêu gọi thành lập một ñảng dân chủ xã hội của ông Lê Hiếu ðằng, một tác giả Trọng ðức nào ñó lập luận như sau: “Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế ñộ ñộc ñảng hay ña ñảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế ñộ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”. Hai ngày sau, một thạc sĩ Phạm Văn Thiết cũng phát biểu gần nguyên xi như vậy, cũng trên tờ báo này. Nhưng nguyên vẹn câu này thì ñã ñược một PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng diễn ñạt trong bài “Vì sao Việt Nam không cần ña ñảng”, ñăng trên trang tin của ðài Tiếng nói Việt Nam từ hơn hai năm trước, ngày 18-1-2011. Song ñó cũng không phải là hồ sơ gốc của trị số tư tưởng này vì trước ñó, ngày 8-8-2010 cũng trên Quân ñội Nhân dân, một TS Lê Văn Bảo ñã viết hệt như vậy trong bài “Dân chủ phụ thuộc vào bản chất ñảng cầm quyền”, còn theo tường thuật của báo Công an Nhân dân ngày 03-6-2013 thì Ủy ban Dự

Page 37: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

37

thảo Sửa ñổi Hiến pháp cũng ñưa ra kết luận như thế. Tài sản tuyên huấn của bộ máy tư tưởng chính thống ở Việt Nam hẳn là sở hữu trí tuệ tập thể, nhiều người có thể cùng là tác giả của một câu, giống nhau ñến từng chữ.

Nhưng báo chí tuyên huấn còn có lệ nhân bản một người thành nhiều người. Bài “Dân chủ phụ thuộc vào lí tưởng và bản chất chính trị của ñảng cầm quyền” ñược báo Nhân dân ngày 08-3-2013 giới thiệu là của một ñộc giả Mai Hoàng Kiên. Song Mai Hoàng Kiên cũng chính là ñộc giả Trung Thành với bài “Không ai có thể phủ nhận vai trò của ðảng Cộng sản Việt Nam!” ñăng ngày 25-2-2013, là ñộc giả Tuyên Trần với bài “Quay ñầu lại là bờ” ñăng ngày 22-3-2013, là ñộc giả Tường Anh với bài “Vạch mặt những kẻ mạo danh“ ñăng ngày 14-1-2013, là ñộc giả Trần Mai với bài “Từ hải ngoại nghĩ về các ‘nhà dân chủ’” ñăng ngày 30-10-2012, là ñộc giả Hữu ðức [i] với bài “Vì sao, vì mục ñích gì?” ñăng ngày 13-11-2013 trên chính tờ báo này…, ñồng thời là tác giả Trọng Linh với bài “37 năm bị bịt miệng trên xứ sở tự do” trên báo Công an Nhân dân ngày 27-3-2012 cũng như là Khánh Sơn của một Tạp chí Nhân quyền nào ñó, và tất cả lại ñều là một người, với bút danh Amari TX, xuất hiện gần ñây nhất với bài “Vai trò lãnh ñạo của ðảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan” ñăng ngày 22-8-2013 trên Nhân dân. Tất cả những thông tin này

Page 38: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

38

ñược Amari TX, tự giới thiệu là một người Vi ệt ở Mỹ, trưng ra như thành tích trên blog cá nhân ít người biết ñến của mình.

Bước ngoặt bất ngờ nhất của câu chuyện nhân bản dư luận viên này là mới ñây, một blogger bỗng phát hiện ra rằng Amari TX tức Mai Hoàng Kiên tức Trung Thành tức Tuyên Trần tức Tường Anh tức Trần Mai tức Hữu ðức tức Trọng Linh tức Khánh Sơn ad libitum cũng chính là TS Hoàng Văn Lễ, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Xây dựng ðảng. .. Nhưng tiếc rằng phát hiện nêu trên hơi quá vội. Phiếu xét nghiệm tư tưởng của ông TS Hoàng Văn Lễ sống ở Việt Nam trên Sài Gòn Giải phóng ngày 26-8-2013 cho thấy một nhóm trị số hoàn toàn khớp với phiếu của ông Việt kiều Amari TX sống ở Houston trên Nhân dân ngày 22-8-2013, song cũng hoàn toàn khớp với phiếu của ông PGS Trần ðình Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng ðảng, trên Tạp chí Cộng sản số 844 từ tháng 2-2013. Bây giờ muốn thanh minh rằng mình không phải Amari TX thì ông Hoàng Văn Lễ chỉ có cách chứng minh rằng mình chính là Trần ðình Huỳnh. Tương tự như vậy, thạc sĩ Phạm Văn Thiết chỉ có thể thanh minh rằng mình không phải Amari TX bằng cách chứng minh rằng mình chính là TS Lê Văn Bảo. Huyết ñồ tư tưởng giống hệt nhau của họ ñược biểu hiện chẳng hạn qua câu này: “Nói chung ở các nước tư bản, về hình thức, ña ñảng chính trị ñều ‘tự do’, ‘bình ñẳng’ trong cuộc ñấu tranh nghị trường và ñều có khả năng trở thành ñảng cầm quyền, nhưng trong thực tế chỉ có các ñảng lớn, có thế lực mới có khả năng chiến thắng và bao giờ cũng có một ñảng cầm quyền hoặc lãnh ñạo, có khi kéo dài nhiều thập kỷ.” Who is Who phiên bản Việt ngữ.

Quả là không có ñiều quái gở nào mà con người còn chưa nghĩ ra lại xa lạ với guồng máy tuyên huấn Việt Nam. Trong những vụ nhân bản dư luận viên và nhân bản trị số tư tưởng này, tôi không biết ñiều gì ñáng kinh hơn: sự giáo ñiều hay sự hạ cấp của luộm thuộm, cẩu thả, ngu ngốc, lười biếng, nhếch nhác. Mọi ñối thoại không cùng ñẳng cấp ñều vô nghĩa. Ước gì những người chống giáo ñiều và thảo phạt tuyên huấn có ñược một ñối thủ uyên bác, ñộc ñáo, chân thực và một guồng máy tuyên huấn nghiêm túc, chuyên nghiệp.

© 2013 pro&contra

P.T.H.

[i] Lời giới thiệu của báo Nhân dân cho bài viết của Hữu ðức, tức Trần Mai, xứng ñáng ñược ñưa vào giáo trình cho sinh viên báo chí, nguyên văn như sau: “Sau khi Báo Nhân Dân ñăng bài Từ hải ngoại nhìn về “các nhà dân chủ” c ủa tác giả Trần Mai gửi từ nước Mỹ, trên một số website và blog ñã có ý kiến thực hiện theo lối cắt xén, suy diễn, ñể từ ñó phản ñối bài viết của Trần Mai và quy kết là “nhận ñịnh sai lầm nghiêm trọng… về quyền con người”, và l ặp lại luận ñiệu cho rằng, Nhà nước ñã ñi ngược lại các tuyên ngôn, công ước quốc tế liên quan tới vấn ñề nhân quyền mà Việt Nam ñã ký kết! Bình luận về sự kiện này, cũng từ nước Mỹ, bạn ñọc Hữu Ðức mới gửi tới tòa soạn bài Tôi thật sự không hiểu tại sao, vì mục ñích gì?, xin giới thiệu cùng bạn ñọc”.

Nguồn: http://www.procontra.asia/?p=3108

Page 39: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

39

Bức tranh “CNXH giàu sinh l ực” của ông Tr ần Hữu Phước

VÕ VĂN TẠO

Trong dàn ñồng ca ñang rộ lên ở các báo lề ñảng, tập trung chỉ trích, chụp mũ luật gia Lê Hiếu ðằng, khi ông ñề xuất những ñảng viên còn lương tri nên rời bỏ ðảng CSVN ñể thành lập ñảng mới kiểu dân chủ xã hội – làm ñối trọng, như nhiều quốc gia dân chủ và tiến bộ trên thế giới, nổi lên giọng lĩnh xướng ghê tai của “hét sĩ” Trần Hữu Phước, nguyên thư ký của cố Trưởng ban Tổ chức trung ương ðảng CSVN Lê ðức Thọ.

Trên báo Sài Gòn giải phóng 27-8-2013, ông Phước cao giọng: “…chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực ñã ñược ñổi mới và trẻ hóa, vẫn ñang ñứng vững và tỏa sáng như ngọn hải ñăng từ sông Áp Lục xuống tận vùng ñất mũi của bán ñảo Cà Mau trù phú, từ cánh ñồng Chum nổi tiếng của xứ “Tri ệu voi” nối dài tới hòn ñảo tự do của ñất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê mênh mông bát ngát…”.

Thảm hại thay! Những bằng chứng về cái gọi là sức sống tươi trẻ của CNXH ñược ông Phước trưng ra gồm Triều Tiên, Cu Ba, Lào, Việt Nam và Trung Quốc.

Không mấy người không biết Lào hiện nay nằm trong tốp quốc gia chậm tiến và lạc hậu nhất thế giới. Tuy nhiên, có lẽ do quốc gia này có diện tích nhỏ, dân số ít, lại không có vị trí ñịa lý quan trọng, Lào chưa bị ñặc biệt quan tâm, xếp vào diện méo mó nhất về ñời sống chính trị. Vì vậy, ñem Lào ra ñể tô vẽ bức tranh “CNXH giàu sinh lực” thì chỉ cho một màu xám ảm ñạm. Không mấy người không biết, hiện nay Lào vẫn là quốc gia của các bộ tộc nghèo ñói, lạc hậu, lệ thuộc rất lớn vào viện trợ nước ngoài.

Người không chịu nhận tiền ñền bù thu hồi ñất ở Trung Quốc bị xe lu cán chết

Cu Ba thì sao? Ngay báo chí lề ñảng của Việt Nam cũng ñăng tải nhiều thông tin cho thấy, mãi ñến 2011, người dân mới ñược nhà cầm quyền cho phép sử dụng ñiện thoại di ñộng và internet một cách hạn chế. Thi thoảng quốc gia thiếu ñói này lại ñược Việt Nam – tuy chẳng khá giả gì – tiếp tế dăm nghìn tấn gạo cứu ñói. ðược cho vài chục dàn vi tính, mừng như Syria ñược Nga tiếp tế tên

Page 40: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

40

lửa S-300! Tham quyền cố vị hơn nửa thế kỷ, ñến năm 2011, nhà lãnh ñạo Fidel lụ khụ và bệnh hoạn ở tuổi 85 mới chịu nhường ngôi cho… em trai là Raul vừa tròn… 80 cái xuân xanh! Sau hơn nửa thế kỷ giam hãm nhân dân và ñất nước Cu Ba trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, anh em nhà Castro mới nới lỏng chút ít, cho phép kinh tế tư nhân sử dụng không quá 10 lao ñộng! Khó khăn do bị cấm vận là có, nhưng không thể phủ nhận việc duy trì chủ nghĩa xã hội một cách không thể ngu ñộn hơn do anh em Castro chủ trương là nguyên nhân cơ bản và chủ yếu biến hòn ñảo ngọc tươi ñẹp ở vị trí ñắc ñịa, giàu tiềm năng như Cu Ba thành xứ sở xơ xác, tiều tụy và nghẹt thở.

Hãy xem Bắc Tiều Tiên: từng ñồng minh thân cận ý thức hệ một thời, nhưng rốt cuộc Hà Nội cũng nhận ra ñược cái thực tế oái ăm: dây với cái gã ñiên khùng, ngày càng nghèo cạp ñất này chỉ tổ “lõm” cả kinh tế, chính trị lẫn ngoại giao… ñể dần lảng xa Bình Nhưỡng như tránh hủi. Từng gần gũi, thân cận như môi với răng, từng bảo bọc, hà hơi nuôi dưỡng Bình Nhưỡng thoi thóp hơn sáu thập kỷ, gần ñây Bắc Kinh cũng ngán ñến tận cổ, thậm chí có lúc phải nổi khùng với con rối nhiều tật lắm chứng này. Nối nhau truyền ngôi từ ông nội già nua ñến bố ñẻ, rồi cháu nội vắt mũi chưa sạch, gần 7 thập kỷ qua, với tham vọng ngông cuồng tập trung nguồn lực chế vũ khí hạt nhân và phương tiện chiến tranh, coi sinh mạng hơn 25 triệu nhân dân Triều Tiên và nền hòa bình thế giới làm con tin, vương triều họ Kim ñem ra mặc cả ñổi lấy các khoản ngoại viện lương thực, nhu yếu phẩm cấp thiết.

Nếu như việc ñem Lào ra tô vẽ bức tranh “CNXH giàu sức sống” chỉ cho một màu xám ảm ñạm thì việc ñem cả Cu Ba, Triều Tiên ra tô vẽ, lại chỉ cho một màu ñen hắc ám. Có ñiều, khi vẽ bức tranh này, ông Trần Hữu Phước lại cố tình phớt lờ thực tế phũ phàng: CNXH từng “mênh mông bát ngát” hơn ông mô tả rất nhiều, với Liên Xô, ðông Âu một thời. Liên Xô và ðông Âu không chỉ có diện tích rộng, dân ñông, mà còn từng là thành trì của cả khối XHCN, quê hương của Cách mạng Tháng Mười, Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và phong trào cộng sản quốc tế. Sau biến cố hơn 2 thập kỷ trước, các ñảng cộng sản ở ñây chưa có cơ may ñược cử tri chấp nhận trở lại chấp chính.

Công bằng mà nói, trong 5 quốc gia mà ông Trần Hữu Phước phô trưng nhằm tô vẽ cho cái gọi là “CNXH giàu sinh lực”, có ñược hai nước ñỡ hơn về kinh tế là Trung Quốc và Việt Nam. Thế nhưng, những ai chịu khó tìm hiểu và nghiên cứu một chút, ñều có thể phát hiện ñiều lý thú ở hai quốc gia này. ðó là: càng rời xa lý thuyết cộng sản giáo ñiều, càng vứt bớt ñặc trưng của CNXH (theo ñúc kết của các nhà lãnh ñạo cộng sản), càng ñỡ ñói nghèo. Theo ñúc kết ấy, một quốc gia chỉ ñược coi là mang bản chất XHCN khi ñảm bảo các ñặc trưng cơ bản: do ñảng cộng sản (hoặc dưới các tên khác như ñảng lao ñộng, ñảng nhân dân cách mạng, ñảng công nhân thống nhất, ñảng thống nhất XHCN… ñều lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin làm hệ tư tưởng thống soái) cầm quyền, mọi công cụ và tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước; xóa bỏ giai cấp bóc lột (tư nhân thuê lao ñộng), chỉ tồn tại giai hai cấp công nhân và nông dân; tổ chức và ñiều hành nền kinh tế theo phương thức chỉ huy, kế hoạch hóa, tập trung và thống nhất; con người làm theo năng lực, hưởng theo lao ñộng; không có sự ñối lập, khác biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa lao ñộng chân tay với lao ñộng trí óc… ðối chiếu với những ñặc trưng trên, hiện nay Trung Quốc và Việt Nam chỉ còn ñặc trưng duy nhất: ñảng cộng sản ñộc quyền chấp chính.

Ở Việt Nam, bắt ñầu từ năm 1986, ðảng CSVN chính thức chấp nhận “ñổi mới” – mà nhiều người trong giới nghiên cứu chính trị gọi là “cởi trói” hay “biến màu” – một phần ñáng kể công cụ, tư liệu sản xuất ñược chuyển khỏi sở hữu nhà nước, ra ñời ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân

Page 41: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

41

hoặc cổ phần. Nhiều doanh nghiệp này sử dụng ñến hàng nghìn, hàng chục nghìn lao ñộng,phần lớn cho hiệu quả thật sự và làm ăn khá năng ñộng. Tầng lớp tư sản, tiểu chủ tái xuất hiện và ngày càng ñông ñảo. Do bỏ ñiều hành kinh tế theo phương thức kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, thừa nhận kinh tế thị trường (tuy vẫn gắn cái “ñuôi” ñịnh hướng XHCN), mức sống xã hội ñỡ rất nhiều so với trước. Nhưng cũng xuất hiện ngày càng ñông những kẻ không hề lao ñộng, hoặc năng lực rỗng tuếch, nhưng nhanh chóng sở hữu tài sản kếch sù, sinh hoạt trưởng giả xa hoa, ñến giới thượng lưu ở các nước giàu có cũng không thể sánh. ðó là tập hợp bầy quan chức tham nhũng trong bộ máy ñảng và nhà nước; giám ñốc doanh nghiệp nhà nước; chủ doanh nghiệp tư nhân chuyên ñi ñêm, câu móc với quan chức nhà nước hư hỏng ñể chiếm ñoạt ñất ñai và tài nguyên. Khác biệt ñời sống giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa ngày càng lớn. Có chăng, lao ñộng trí óc ngày càng bị bần cùng hóa, mức thu nhập càng gần với lao ñộng chân tay. Thậm chí trường hợp thu nhập của kỹ sư, cử nhân thua kém osin, phu hồ, xe ôm, chạy bàn… không hiếm.

Cưỡng chế thu hồi ñất

Về ñảng cầm quyền, khác với ðảng CSVN trước nay luôn tuyên bố trung thành và ñề cao chủ nghĩa Mác – Lê Nin (sau khi Liên Xô và ðông Âu rũ bỏ CNXH xơ cứng và nghẹt thở hồi cuối thập niên 1980 – ñầu thập niên 1990, ðảng CSVN “chế” thêm cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” làm “gia vị”, mặc dù sinh thời Hồ Chí Minh khẳng ñịnh ông chỉ là nhà hoạt ñộng cách mạng, không phải nhà tư tưởng), ðCS Trung Quốc cũng tuyên bố ñi theo lý tưởng cộng sản, nhưng họ nghiêng về cái gọi là “tư tưởng Mao Trạch ðông” rất sớm và tuyên bố xây dựng CNXH không theo khuôn mẫu Liên Xô, mà mang “ñặc sắc Trung Quốc”. Sau cái chết của Mao Trạch ðông năm 1976, với ñầu óc thực dụng, không bận tâm bởi lý thuyết cộng sản giáo ñiều, thực thi phương châm “bất kể mèo trắng hay mèo ñen, miễn là bắt ñược chuột”, ðặng Tiểu Bình lái con thuyền kinh tế Trung Quốc lướt tới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính chủ trương xa rời lý thuyết cộng sản giáo ñiều của họ ðặng mạnh dạn hơn Việt Nam là nguyên nhân thúc ñẩy kinh tế Trung Quốc có ñược mức tăng trưởng nhanh hơn Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, là quốc gia có dân số 1,4 tỷ người, Trung Quốc ñang dẫn ñầu thế giới về dự trữ ngoại tệ, nhưng bình quân thu nhập ñầu người chưa bằng 1/10 Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế – chính trị học lão luyện cho rằng, tương tự người chơi thể thao xài doping, một số quốc gia duy trì nền chính trị ñộc tài, nhà nước có ñiều kiện tập trung nắm trong tay mọi nguồn lực và tài nguyên, có thể ñạt ñược tốc ñộ tăng trưởng nhanh kinh tế và quân sự ở

Page 42: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

42

một giai ñoạn nhất ñịnh. Nhưng hiện tượng ñó là bất bình thường và phản tự nhiên, không căn bản và không thể bền vững (nước ðức phát xít thời Hitle, Liên Xô thời Stalin cũng vậy).

Trên ñây là một vài nét chấm phá cơ bản về khía cạnh kinh tế trong bức tranh có tên gọi kêu hơn thùng rỗng: “CNXH giàu sức sống” của ông Trần Hữu Phước. Về khía cạnh ñời sống dân chủ chính trị – xã hội, xin ñược bàn ở một dịp khác.

V.V.T

Quân ñông, tướng nhiều, sao khó bắt tham nhũng?

Lê Kiên – Báo Tu ổi Trẻ

Lâu lâu ñọc ñược một bài báo “lề chính thống” ñi ñến gần sự thật như thế này cũng mừng. Thích câu vặn hỏi Thứ trưởng Công an của ông Nguyễn ðình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội: “T ội phạm về an ninh quốc gia rất tinh vi, phức tạp, có tổ chức mà các ñồng chí vẫn khám phá ngon lành. Vậy tại sao các ñồng chí cứ nói tội tham nhũng tinh vi, ẩn nên khó phát hiện? Cứ thử bí mật ñặt camera ở các khu vực có cảnh sát giao thông, thử ñến các nơi phụ huynh xin học cho con vào trường ñiểm xem nó có ẩn hay không?” và lời bình của bà Trần Thị Quốc Khánh – ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường: “ ðảng và Nhà nước rất coi trọng công an, chế ñộ chính sách cho lực lượng này ngày càng ưu ñãi. Các ñồng chí có nhiều tướng hơn, con em các ñồng chí cũng ñược quan tâm hơn. Nhưng các ñồng chí ñã hoàn thành trách nhiệm trước ðảng, Nhà nước chưa? Công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ñã ñược chú trọng chưa?”

Tuy nhiên vị Ủy viên Ban Tư pháp ðỗ Văn ðương còn ñi ñến gần sự thật hơn nữa, khi phát biểu rất chí tình: “Tôi cho rằng nguyên nhân lớn nhất là các ñồng chí ñứng trước tiền và quyền. Thông cảm với các ñồng chí, bởi một bản báo cáo kết luận thanh tra, kiểm toán, ñiều tra phải gửi ñủ mọi nơi, xin nhiều ý kiến”.

Tội phạm an ninh quốc gia (chủ yếu là người bất ñồng chính kiến, người hăng hái chống Trung Quốc xâm lược) thì làm gì có “tiền và quyền”, nên bắt dễ ợt, nhỉ? Còn tội phạm tham nhũng, liệu có tiền nhiều hơn, quyền to hơn Công an?

BVN

TT – ðó là câu hỏi lớn nhất ñược ñặt ra tại phiên họp ñoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp ngày 29-8 về “vi ệc chấp hành pháp luật trong xử lý tội phạm về tham nhũng và chức vụ”.

Do năng lực hạn chế

Page 43: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

43

Thứ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Lê Quý Vương cho biết: “Tình hình tội phạm tham nhũng, chức vụ diễn biến phức tạp, xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực như: ñầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài sản công, tài chính, ngân hàng… Việc phát hiện, ñiều tra, xử lý tội phạm tham nhũng, chức vụ chưa ñáp ứng ñược yêu cầu thực tế. Tiến ñộ ñiều tra một số vụ án còn chậm, kéo dài; số tài sản thu hồi còn ít so với thiệt hại”.

Theo ông Vương, một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là lực lượng cảnh sát ñiều tra tội phạm về tham nhũng, chức vụ mới ñược thành lập, kinh nghiệm ñiều tra còn hạn chế, trình ñộ, năng lực của ñiều tra viên không ñồng ñều, chưa ñáp ứng ñược nhiệm vụ công tác.

Nguyên nhân cơ bản này cũng ñược ông Ngô Văn Khánh – phó tổng Thanh tra Chính phủ và ông Nguyễn Sơn – phó chánh án TAND tối cao – trình bày tương tự trong các bản báo cáo của mình.

Tuy nhiên, giải thích trên ñây không thuyết phục ñược ñại biểu Quốc hội.

“Tội phạm về an ninh quốc gia rất tinh vi, phức tạp, có tổ chức mà các ñồng chí vẫn khám phá ngon lành. Vậy tại sao các ñồng chí cứ nói tội tham nhũng tinh vi, ẩn nên khó phát hiện? Cứ thử bí mật ñặt camera ở các khu vực có cảnh sát giao thông, thử ñến các nơi phụ huynh xin học cho con vào trường ñiểm xem nó có ẩn hay không?” – phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn ðình Quyền bình luận.

Ông ðỗ Văn ðương – ủy viên Ủy ban Tư pháp – phân tích thêm: “Các ñồng chí cứ nói ñối tượng tham nhũng là người có chức vụ, tinh vi xảo quyệt. Tôi không nghĩ như vậy. Họ là những người có tên tuổi, cơ quan, hành vi tham nhũng cụ thể, khai khống thì nó nằm ở chứng từ, hóa ñơn, còn rút ruột thì có dấu vết… Tôi cho rằng nguyên nhân lớn nhất là các ñồng chí ñứng trước tiền và quyền. Thông cảm với các ñồng chí, bởi một bản báo cáo kết luận thanh tra, kiểm toán, ñiều tra phải gửi ñủ mọi nơi, xin nhiều ý kiến”.

“Nguyên nhân, tồn tại, giải pháp giống năm 2008”

“Nếu so sánh với cuộc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2008 thì hầu như tất cả nguyên nhân, tồn tại, giải pháp ñều gần giống như các báo cáo hôm nay. ðây là ñiều rất ñáng suy nghĩ. Tại sao cứ nói quyết tâm mãi, pháp luật thì không ngừng ñược hoàn thiện, trước ñây nói rằng chưa có tổ chức thì ñã thành lập, kiện toàn nhiều cơ quan ñặc trách chống tham nhũng… Bây giờ các ngành lại kêu thiếu cán bộ giỏi, thiếu cán bộ có nghiệp vụ cao, tại sao từ bấy ñến nay không bố trí, tuyển chọn ñược cán bộ giỏi?” – phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga ñặt vấn ñề.

Cảm thấy “rất buồn vì tình trạng tham nhũng vẫn nghiêm trọng, phức tạp”, bà Trần Thị Quốc Khánh – ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường – nói: “ðảng và Nhà nước rất coi trọng công an, chế ñộ chính sách cho lực lượng này ngày càng ưu ñãi. Các ñồng chí có nhiều tướng hơn, con em các ñồng chí cũng ñược quan tâm hơn. Nhưng các ñồng chí ñã hoàn thành trách nhiệm trước ðảng, Nhà nước chưa? Công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ñã ñược chú trọng chưa?”.

Page 44: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

44

Bà Khánh cho biết thêm: “Hôm trước tổng Thanh tra Chính phủ nói khó phát hiện tham nhũng là do cán bộ thanh tra không có nghiệp vụ ñiều tra, tôi mới hỏi lại là tại sao người dân, báo chí không có nghiệp vụ ñiều tra họ lại phát hiện ñược và tố cáo tham nhũng?”.

“Nếu chỉ bắt ñược mấy con cá bé, không bắt ñược cá mập thì tình trạng tham nhũng khó có chuyển biến tích cực” – ông ðỗ Văn ðương nhận ñịnh. Theo ông, ñể cải thiện tình hình thì “cơ quan ñiều tra chống tham nhũng phải ñộc lập. Thanh tra phải ñộc lập. Kiểm toán phải ñộc lập”. ðề xuất này nhận ñược ñồng tình cao của phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hải Phong. “Nếu các cơ quan chống tham nhũng không ñộc lập thì không làm gì ñược. ðây là mô hình ñã ñược thế giới kiểm nghiệm” – ông Phong nói.

Án treo nhiều bất thường

Qua kết quả giám sát thực tế tại các ñịa phương, các thành viên Ủy ban Tư pháp bày tỏ bức xúc trước tình trạán treo quá nhiều ñối với các bị cáo thuộc nhóm tội tham nhũng.

ðại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho biết ở tỉnh Ninh Bình trong hai năm tòa xử 9 bị cáo thì có 8 bị cáo ñược htrong ñó có bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng. ðại biểu Dương Ngọc Ngưu nói có ñịa phương ñưa ra xét xử 20 bñược hưởng án treo, có vụ 100% bị cáo ñược hưởng án treo. “Có bị cáo Viện kiểm sát ñề nghị 16-17 năm tù nhcho hưởng án treo, còn những vụ ñề nghị 6-7 năm tù thì cho hưởng án treo là chuyện bình thường” – ñại biểu ðLan cho hay.

Phạm Chí Dũng: Việt Nam sẽ “xoay tr ục” sang phương Tây ?

Thụy My

Nguyễn Phương Uyên ñược chào ñón khi vừa ra khỏi tr ại giam Long An tối 16/08/2013. FB

Page 45: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

45

Ngày 16/08/2013 vừa qua người ta ñã chứng kiến việc Phương Uyên ñược trả tự do một cách hết sức bất ngờ ngay tại tòa án. Sự kiện này có thể dẫn ñến vận hội mới mẻ nào cho xã hội Vi ệt Nam?

RFI Việt ngữ ñã ñặt câu hỏi này với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

30/08/2013

Nghe (26:32)

RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất hân hạnh lại có dịp trao ñổi với anh trên làn sóng của ñài RFI. Thưa anh, anh nhận xét như thế nào về bất ngờ ñến khó tin của phiên phúc thẩm xử Phương Uyên và Nguyên Kha vừa qua ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Nếu tôi nhớ không lầm thì từ năm 1975 ñến nay mới diễn ra một sự kiện ñặc biệt, quá sức ñặc biệt như vụ Phương Uyên, khi một phạm nhân chính trị ñược trả tự do ngay tại tòa. Từ năm 1975 ñến nay, có lẽ sự kiện Phương Uyên là một chứng nghiệm rõ nhất cho quy luật khoa học biện chứng lịch sử: khi chính thể mạnh, “nhập kho” tăng và “xuất kho” giảm; còn khi chính thể yếu, “nhập kho” giảm còn “xuất kho” tăng.

Việc ñược trả tự do ngay tại tòa của Phương Uyên là một sự kiện mang tính tín hiệu rõ nét nhất, phản ánh xu hướng “xuất kho” và chính thể Việt Nam ñang khởi ñộng cho ñịnh hướng “xoay trục”. Nếu chính sách gần gũi nhất của Hoa Kỳ là “xoay trục” về khu vực ðông Nam Á thì Nhà nước Việt Nam chuyển ñộng theo chiều ngược lại”: hướng sang phương Tây.

Hiện tượng này lại phản ánh một quy luật khác: ñộ mở dân chủ tỉ lệ thuận với ñộ mở ñối ngoại.

Còn trong nhãn quan của cộng ñồng quốc tế, ñúng là có một chuyện gì ñó hình như ñang xoay chuyển. Và nếu lạc quan hơn như giáo sư người Anh Jonathan London – người chuyên nghiên cứu về Việt Nam và có thiện chí ñến mức bất ngờ với nhân dân ñất nước này – thì “tình hình chính trị ở Việt Nam hiện nay ñang biến ñộng rất nhanh”. Thậm chí ông còn phóng ra một câu hỏi rất sốt ruột: “Bây giờ thì sao?”.

Tất nhiên nhiều người và nhiều giới trong nước và quốc tế ñều muốn ñược thỏa mãn những câu hỏi thiết thân như: Sự kiện tự do của Phương Uyên hàm ý ñiều gì? Liệu có phản ánh một sự thay ñổi lớn về chính sách của Nhà nước Việt Nam ñối với tù nhân lương tâm, chính sách dân chủ nương theo quan ñiểm ñối ngoại? Sau sự kiện này liệu có thể dẫn tới những những sự kiện thả tù và cởi mở dân chủ nào khác? Hoặc, sự kiện Phương Uyên có phản ánh một tấm lòng thành thực nào ñó của một hoặc một số lãnh ñạo ñảng và nhà nước ñối với cộng ñồng quốc tế và giới dân chủ trong nước? Kinh tế việt Nam có hy vọng nào ñược phục hồi nếu giới ñấu tranh dân chủ trong nước không còn bị ñưa vào các trại “phục hồi nhân phẩm”?…

RFI : Ngay sau khi Phương Uyên ñược trả tự do, ñã có nhiều dư luận về sự kiện chưa từng có này. Anh có bình luận gì về những dư luận ấy?

Page 46: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

46

Người Vi ệt Nam không bao giờ bỏ phí tinh thần “lạc quan cách mạng”. Tôi chỉ muốn nêu lại một vài câu chuyện hài hước trên các diễn ñàn mạng, trong các quán cà phê “dân chủ” và ở cả những bàn nhậu.

Một trong những câu chuyện trào phúng nhất thuộc về nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Chỉ mới cách ñây chưa ñầy hai tháng, người nhận giải thưởng “Công dân mạng toàn cầu 2013” của Tổ chức Phóng viên Không biên giới còn không giấu nổi tâm trạng lo ngại về triển vọng “nhập kho”, nhưng nay tại mang tâm thế khác hẳn.

Tiếu lâm nhất là việc Huỳnh Ngọc Chênh ñã nêu ra hai giả ñịnh sau chuyến trở về không thể tưởng tượng ñược của nữ sinh áo trắng Phương Uyên, trong ñó có giả ñịnh 1 – lạc quan nhất – mà tôi xin lược lại như sau: “Các người ñứng ñầu ñảng Cộng sản Việt Nam thấy rằng ñến lúc phải thực lòng thay ñổi ñể nhanh chóng hội nhập (…) nên ñã quyết ñịnh tìm cách trả lại tự do ngay cho Phương Uyên, và từ từ trả lại tự do cho Nguyên Kha. Việc giảm án cho Uyên – Kha là bước ñi “Amstrong” rụt rè ñầu tiên hướng về ánh sáng dân chủ nhưng sẽ là bước tiến vĩ ñại của dân tộc trong nay mai.

Những bước ñi tiếp theo là sẽ thả hết các tù nhân lương tâm còn lại vào dịp ñặc xá ngày 2/9 sắp ñến, rồi tiến ñến thay ñổi Hiến pháp bỏ ñi ñiều 4, chấp nhận ña nguyên, ña ñảng… Nếu ñúng với giả ñịnh nầy, tôi tin rằng toàn dân sẽ tôn 16 ông bà trong Bộ Chính trị thành những thánh nhân, dựng tượng khắp mọi nơi ñể thờ cúng. Riêng tôi nguyện sẽ mỗi ngày viết một bài báo hàng ngàn chữ ñể ca ngợi công ñức của các vị cho ñến khi tôi không còn viết ñược nữa.

Tôi cũng tin rằng nhân dân sẽ khép lại quá khứ, tha thứ tất cả, ñảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục ñược ủng hộ, nhân dân sẽ dồn phiếu cho các vị trong bầu cử tự do ñể tranh ñua sòng phẳng và thắng lợi tuyệt ñối các ñảng phái mới lập khác… Tôi hay tin người và tin vào ñiều tốt ñẹp nên rất tin vào giả ñịnh 1”.

Tất nhiên một số ñộc giả “ngây thơ” ñã “ném ñá” Huỳnh Ngọc Chênh vì cái ñược gọi là “lòng tin chiến lược” như thế. Chỉ có ñiều, số ñộc giả ít tường tận về tính cách ông Chênh hình như ñã chẳng mấy quan tâm ñến giả ñịnh thứ hai mà ông nêu ra: “Do áp lực phải vào TPP, phải vào Hội ñồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, phải mua ñược vũ khí sát thương của Mỹ, phải tìm các nguồn tài trợ cho nền kinh tế ñứng bên bờ vực thẳm… các vị lấy việc giảm mức án vài năm cho Uyên – Kha làm món hàng trao ñổi ñể lừa bịp dư luận và thế giới.

Sau khi ñạt ñược các yêu cầu chiến thuật ñó các vị lại “ ñâu trở về ñó”, l ại tiếp tục vùi dập nhân quyền, ñàn áp người yêu nước… như ñã từng làm sau khi vào WTO. Nếu giả ñịnh nầy là sự thật thì nhân dân sẽ không ñể yên, lịch sử sẽ ñời ñời nguyền rủa, thế giới sẽ không ngu ngơ ñể các vị tiếp tục dối trá”.

RFI : Anh có tin vào giả ñịnh nào của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh?

Hơi khác với Huỳnh Ngọc Chênh, tôi không tin người lắm, ñặc biệt ñối với các chính khách thời nay. Do vậy tôi hoài nghi ñối với mọi giả ñịnh, cho dù ñã xác ñịnh ñược tính xu thế về ñộ mở chính trị tỉ lệ thuận với ñộ mở ñối ngoại.

Page 47: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

47

Tôi cũng muốn nêu ra một giả ñịnh khác, có thể mang tính trung dung giữa hai giả ñịnh của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhưng ñược nhìn từ góc ñộ biện chứng lịch sử.

Hãy trở lại với quy luật nhập kho – xuất kho, chúng ta có thể tự hỏi là với sự kiện Phương Uyên diễn ra chưa có tiền lệ, thế mạnh của chính thể ñã diễn biến ñến mức nào và ñang ở ñiểm ngoặt nào? Phải chăng ñã xảy ra một sự thay ñổi ñủ lớn từ ñối nội và ñối ngoại, hoặc hơn nữa là tính cộng hưởng giữa hai yếu tố này mà khiến chính quyền buộc phải thả người?

Cần nhắc lại là vào ñầu năm 2013, sau chuyến ñi của người ñứng ñầu ðảng Nguyễn Phú Trọng ñến Roma, ñã xảy ra một sự kiện chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Một nhóm nhân sĩ, trí thức gồm 72 người ñã ký tên vào một bản văn bản ñược gọi tượng trưng là “Kiến nghị 72” với nhiều ñề nghị liên quan ñến Hiến pháp, Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý và cả ñề nghị thay ñổi ñiều 4 Hiến pháp về cơ chế ñộc ñảng. Nhưng sau ñó, rất nhiều người dân và công chức ñã ngạc nhiên về chuyện ñã không một ai trong nhóm “Kiến nghị 72” bị “ki ểm soát ñặc biệt”, trong khi nếu sự kiện này xảy ra vào những năm trước ñó thì không biết hậu quả nào ñã xảy ñến, thậm chí còn có thể có chuyện bắt bớ.

“Ki ến nghị 72 “ ra ñời cùng với chuyến ñi của Tổ chức Ân xá Quốc tế ñến Việt Nam – cũng là lần ñầu tiên tổ chức này ñược Nhà nước Việt Nam cấp “quota” cho gặp trực tiếp những nhân vật bất ñồng chính kiến theo yêu cầu. Cũng vào thời gian này, giới quan sát còn ghi nhận một vài chuyến ñi và những cuộc gặp gỡ của các quan chức Cộng ñồng châu Âu, những nghị sĩ ñấu tranh cho vấn ñề dân chủ và nhân quyền và ñã có những tiếp xúc với các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Công an ở Hà Nội. Mà ñó là những cuộc gặp ñược công khai cho báo chí, trong khi dư luận còn cho rằng có những cuộc tiếp xúc kín ñáo hơn nhiều, ñã dẫn ñến cuộc ñối thoại nhân quyền Việt – Mỹ ở Hà Nội vào trung tuần tháng 4/2013.

Vậy thì câu chuyện của Phương Uyên cũng rất có thể là một logic tiếp theo của chuỗi vận ñộng ñối ngoại – ñối nội diễn ra từ ñầu năm 2013 ñến nay, chứ không phải là ñột biến hay ngoại lệ, cho dù sự kiện này ñã làm kinh ngạc rất nhiều người.

RFI : Nhưng ñợt bắt bớ các blogger ở Việt Nam xảy ra vào tháng 5 và tháng 6 năm 2013 có ñi ngược lại tính logic của lộ trình mở cửa chính trị như anh phân tích?

Chúng ta hãy nhìn vào cái gọi là “Danh sách 20”, tức một tin tức ñược tung ra cùng với ñợt bắt ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết ðào và ðinh Nhật Uy. Có thể nhận ra ñiều ñó giống như một ñộng tác giả hơn, xuất phát từ một cơ quan ñặc biệt nào ñấy nhằm tác ñộng ñến tâm lý và hành vi của giới blogger và hoạt ñộng dân chủ nhân quyền, chứ thực ra từ ñó ñến nay ñã không diễn ra một sự bắt bớ nào nữa.

Mà vụ việc của hai trong ba blogger lại ñược ñánh giá thiên về màu sắc nội bộ và với mục ñích tìm ra nguồn tin hơn là một “cú ñánh” trực tiếp vào hoạt ñộng dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Còn với ðinh Nhật Uy, tin tức gần nhất cho thấy blogger này có khả năng sắp ñược trả tự do. Thực ra, vấn ñề của Uy là quá nhỏ bé trong tổng thể bàn cờ chính trị ở Việt Nam.

Nhân ñây, cũng cần làm rõ một ñánh giá cho rằng vào nửa ñầu năm 2013, số người bất ñồng chính kiến bị bắt giữ ở Việt Nam bằng cả hai năm trước cộng lại. Nếu nhìn lại và rạch ròi về thời ñiểm

Page 48: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

48

bắt giữ thì có thể thấy những vụ bắt người tập thể như 14 thanh niên Công giáo, Tin lành và vụ Hội ñồng Công luật Công án Bia Sơn ñều xảy ra vào năm 2012 chứ không phải 2013. Người ta cũng còn nhớ vụ bắt giữ luật sư công giáo Lê Quốc Quân vào cuối năm 2012 là vụ cuối cùng của năm ñó. Còn ñến năm 2013, những vụ “tồn kho” của năm trước ñược ñưa ra xét xử và có án. Như vậy, thực ra số người bất ñồng chính kiến bị bắt vào nửa ñầu năm 2013 là giảm hẳn so với nửa cuối năm trước, phản ánh biểu ñồ kiểm soát chính trị ñang võng dần xuống theo một ñường thoai thoải, hoặc làm thành “một ñường mỏng manh” (a delicate line) – như cụm từ mà ñại sứ Hoa Kỳ tại Vi ệt Nam David Shear ñã dùng ñể chỉ về mối quan hệ “ñi dây” của Hà Nội giữa Bắc Kinh và Washington.

Mà như thế, ñáng lý ra dư luận trong nước và cả các tổ chức nhân quyền quốc tế ñã không phải quá ngạc nhiên khi chứng kiến Phương Uyên ñược thả ñột ngột. Nhất là sự kiện trả tự do chưa có tiền lệ này lại diễn ra chỉ gần ba tuần sau cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia của Mỹ và Việt Nam.

Vấn ñề chỉ còn là thời gian, thả sớm hay muộn hơn mà thôi.

RFI : Cho tới nay vẫn có nhiều luồng ý kiến khác biệt về nguyên nhân và ñộng lực dẫn tới sự tự do của Phương Uyên. Anh ñánh giá ra sao về vấn ñề này?

Tôi nhìn thấy một ảnh hưởng không nhỏ, hoàn toàn không mờ nhạt từ phía Nhà Trắng. Có thể coi thái ñộ của Washington mới là ảnh hưởng có tính quyết ñịnh.

Ngay sau khi Phương Uyên ñược thả, khẩu khí của ñại sứ Hoa Kỳ tại Vi ệt Nam là David Shear có vẻ càng cứng rắn hơn: “Chúng tôi ñã khẳng ñịnh rất mạnh mẽ rằng chúng tôi muốn các tù nhân chính trị phải ñược thả”.

Cũng sau khi Phương Uyên ñược thả, một viên chức chính trị của ðại sứ quán Hoa Kỳ là Michael Orona ñã trả lời báo chí rằng ñây là sự ñấu tranh không ngừng nghỉ từ nhiều phía. Ông Orona cho biết ngay từ ñầu tiên, Tòa ñại sứ ñã ra thông cáo báo chí về việc này và tiếp tục lên tiếng bằng nhiều kênh ñối thoại.

Cách bày tỏ thái ñộ của các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ cũng không kém logic với cách tiếp ñón Chủ tịch Sang của Tổng thống Obama. Kín ñáo trong hội ñàm, nhưng bên ngoài vẫn liên tục diễn ra nhiều cuộc vận ñộng của các nghị sĩ Mỹ và châu Âu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Làn sóng vận ñộng này lại bắt nguồn từ giới hoạt ñộng dân chủ và nhân quyền trong nước.

Nhưng cũng không thể nói rằng cuộc biểu tình ngày 16/8/2013 ở Long An của hàng trăm người ủng hộ Phương Uyên là vô nghĩa. Cũng không thể nói là công an Long An không thuần thục phương án phòng chống biểu tình, bạo loạn mà ñã ñể cuộc biểu tình diễn ra một cách ñầy ñặn ñến khó tả, ñến mức mà nhà văn Nguyễn Tường Thụy còn mô tả “vừa ñi vừa binh vận lẫn dân vận”. Còn trước ñó một ngày, hàng chục người bị xem là “ñối tượng chính trị” ñã có thể cùng với gia ñình Phương Uyên và Nguyên Kha gặp gỡ các phạm nhân mà không bị cán bộ trại giam Long An làm khó dễ gì…

Page 49: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

49

Những tín hiệu cứ tiếp nối sinh ra, sinh sôi một cách thầm lặng, nhưng trên hết vẫn là tính tín hiệu. Mà ñó chỉ là ñà tiếp nối cho một sự cộng hưởng trong – ngoài ñể dẫn ñến một tác ñộng can thiệp nào ñó từ phương Tây ñối với trường hợp Nữ sinh áo trắng.

RFI : Như vậy là chính phủ Hoa Kỳ vẫn quan tâm ñến chủ ñề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, khác với dư luận cho rằng Tổng thống Obama ñã quay lưng?

David Shear là một trong những dấu chỉ lộ thiên cho câu hỏi này. Trong cùng thời gian Phương Uyên ñược thả, David Shear ñã có một cuộc tiếp xúc với cộng ñồng người Vi ệt ở Little Sài Gòn, và một ít thông tin xuất hiện từ ñấy ñã cho thấy ông Shear xác nhận: chính Tổng thống Obama ñã nói thẳng với ông Trương Tấn Sang trong chuyến viếng thăm vào ngày 25/7/2013, là hiện nay Việt Nam ñang cần Hoa Kỳ nhiều hơn trong các vụ mua bán về vũ khí sát thương, và hồ sơ nhân quyền sẽ trở thành ñiều kiện ràng buộc trong việc mua bán vũ khí, phát triển quan hệ ñối tác.

Dấu chỉ ñã khá rõ: sau gần ba tuần diễn ra cuộc gặp Obama – Sang, công luận ñược biết ñến những ñiều “thầm kín” trong phòng Bầu dục. Nếu người Vi ệt ẩn dụ bằng bản sao bức thư của ông Hồ Chí Minh viết cho Tổng thống Mỹ Harry Truman gần bảy chục năm về trước, thì người Mỹ hiện tại lại không cần giấu diếm quan ñiểm của mình. Và ñúng như David Shaer ñã ẩn dụ trước cuộc gặp Obama- Sang, “Mỹ có ưu thế ñể ñặt ra vấn ñề này(dân chủ và nhân quyền)”.

Vậy ưu thế ñó là cái gì?

Ít lâu sau cuộc gặp Obama- Sang, vị ñại sứ từng trải, ít nói và ñược xem là có nhiều kinh nghiệm ñối thoại với Hà Nội ñã có một cuộc họp báo với cái nhìn tương ñối lạc quan về triển vọng quan hệ “ñối tác toàn diện” giữa hai quốc gia, khác khá nhiều với thái ñộ lắng tiếng của chính ông vào năm trước, nhất là lúc cuộc ñối thoại nhân quyền Việt – Mỹ bị ñình hoãn ñột ngột vào cuối năm 2012.

Tuy thế, thái ñộ của vị quan chức cao cấp nhất ñón phái ñoàn lên ñến 200 người của Chủ tịch Sang ở sân bay Washington vẫn không quá lạc quan. Trong cuộc gặp với người Vi ệt ở Little Sài Gòn mới ñây, ông David Shear tái khẳng ñịnh tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không có sự cải thiện nào ñáng kể như sự mong ñợi của Hoa Kỳ. “Thời gian” là một trong những khái niệm mà David Shear ñề cập nhiều nhất, liên quan ñến TPP và vũ khí sát thương là hai thứ mà Hà Nội ñang muốn có.

Tất cả ñều phải có thời gian. Cách nói của David Shear cũng có thể khiến người ta nhớ lại lời nhắc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ với ông Sang vào cuối tháng 7/2013, cho rằng Việt Nam ñã ñạt ñược một số yêu cầu về thủ tục TPP, nhưng sẽ còn phải mất nhiều thời gian nữa ñể hoàn thiện việc gia nhập hiệp ñịnh này.

Cũng cần nhắc lại, vào tháng 2/2013, một ñại sứ châu Âu ñã tiếp xúc với Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và nhận ñược câu trả lời “Chúng tôi hiểu, nhưng hãy cho chúng tôi thời gian”.

RFI : Liệu có thể hy vọng thời gian sẽ làm cho Hà Nội nghĩ ñến việc phóng thích các tù nhân lương tâm, trong ñó ñặc biệt là trường hợp ðiếu Cày vừa gây nên cuộc tuyệt thực chấn ñộng?

ðó cũng là ẩn số mà nhiều người ñang chờ ñợi ñược giải mã.

Page 50: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

50

Mới ñây, một thông tin ñược công bố chính thức trên báo ñài nhà nước cho biết sẽ có trên 15.000 phạm nhân ñủ ñiều kiện ñược ñặc xá trong dịp lễ 2/9 ở Việt Nam. Trong khi vào năm ngoái, giới tù nhân ñã phát hoảng vì tin tức không chính thức cho rằng trong hai năm 2013-2014 và thậm chí có thể ñến cả năm 2015 sẽ không có chuyện ñặc xá.

Tin tức lại dẫn ñến ñồn ñoán. Hiện thời, người ta ñang hỏi nhau liệu có diễn ra một ñợt thả tù nhân lương tâm cùng trong ñợt ñặc xá hay không, và những ai là ñối tượng ñược “ưu ái”. Thậm chí một dự ñoán lạc quan lan truyền trong giới blogger cho là nhà cầm quyền có thể phóng thích hàng chục tù nhân chính trị vào dịp lễ quốc khánh 2/9.

Với tình cảm gần gũi, giới blogger ñang nhắc lại những nhân vật ñang bị “cầm cố” có triển vọng “xuất kho” như Anh Ba Sài Gòn, Phạm Viết ðào, ðinh Nhật Uy…

Nhưng trên hết vẫn là một người có biệt danh là ðiếu Cày. Sau sự kiện Phương Uyên ñược trả tự do, ðại sứ David Shear ñã cho biết ñây là nhân vật nằm ñầu bảng trong sự ñòi hỏi của Hoa Kỳ, và hiện nay Tòa ñại sứ ñang theo dõi sát tình hình sức khỏe cũng như ñiều kiện giam cầm của nhân vật này.

Cần nhắc lại, tù lương tâm ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải ñáng lý ñã có thể ñược phóng thích từ vài năm trước, nếu không bị kết án lại với một mức án quá trầm trọng. Cuộc tuyệt thực ñến hơn một tháng và ngoài sức tưởng tượng của ðiếu Cày ñã còn hiện thực và lay ñộng hơn cả chuỗi nhịn ăn của Cù Huy Hà Vũ, khiến cho Nguyễn Văn Hải trở nên hoàn toàn tương xứng với lời tri ân của Tổng thống Obama vào tháng 5/2012 nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế.

Có thể hy vọng cho việc phóng thích. Cũng ñã có một vài tín hiệu nào ñó ñối với ðiếu Cày. Những người thạo tin trong giới blogger còn hy vọng sẽ ñược ñón chào người tù nhân có án hàng chục năm này trong không bao lâu nữa.

Khách quan nhìn nhận, việc thả người là một quy luật ñặc thù trong bối cảnh hiện nay, tương xứng với những vận ñộng ñối ngoại và cả sức ép từ trong nước. Sức ép trong nước lại còn ñến từ chính những người ñã có bề dày tham gia chế ñộ.

Không phải vô cớ mà trước cuộc biểu tình ñòi trả tự do cho Phương Uyên ở Long An, một trong những thủ lãnh máu lửa nhất của Lực lượng thứ ba – Phong trào học sinh, sinh viên ở Sài Gòn trước năm 1975, người ñã từng lãnh án tử hình và hiện thời ñang phải ñối mặt với bạo bệnh – luật gia Lê Hiếu ðằng, ñã phát ñộng một phong trào có tên “ðảng Dân chủ Xã hội”.

Chỉ ñể ñối phó với một Lê Hiếu ðằng, Nhà nước ñã phải dùng ñến ít nhất 6 tờ báo và vài chục bài công kích, chỉ trích. ðiều ñó cho thấy những lãnh ñạo cao nhất ở Việt Nam có thể không còn ñánh giá thấp truyền thông xã hội và những nhân tố có tính ñột biến trong lòng “lề trái”, nhất là khi giới “l ề trái” ñang nhận ñược sự hậu thuẫn ngày càng trực tiếp và song ánh của giới truyền thôing và dân chủ nhân quyền quốc tế.

Và nếu quy luật khoa học “nhập kho, xuất kho” ứng nghiệm vào hoàn cảnh này, sắp tới sẽ diễn ra cảnh ñoàn tụ giữa những tù nhân lương tâm với gia ñình của họ ở ngay trong sân các trại giam.

Page 51: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

51

Nếu không khí trùng phùng ñó diễn ra, người dân có quyền hy vọng là Nhà nước sẽ nương tay không nỡ “nhập kho” thêm trong ít ra vài năm tới.

Cũng cần ñối chiếu ñôi chút với trường hợp Miến ðiện. Tại quốc gia này vào thời gian trước năm 2011, chẳng có mấy ai dám hy vọng vào một tương lai sáng sủa ñối với số tù nhân chính trị còn nhiều hơn ở Việt Nam hiện thời. Tuy nhiên, sự quyết ñoán của Tổng thống Thein Sein trong việc nắm triều chính và những bước ñi quả quyết hướng về phương Tây ñã không chỉ khiến bà Aung San Suu Kyi ñược giải chế, mà trong năm 2012 và ñặc biệt trong nửa ñầu năm 2013 ñã có hàng trăm tù nhân chính trị ñược trả tự do, trong ñó bao gồm cả những tù nhân chính trị có mức án lên ñến hàng trăm năm. Cho tới giờ, con số thống kê chính thức cho thấy trong các nhà tù Miến ðiện chỉ còn khoảng 70 tù nhân chưa ñược trả tự do.

Bởi thế ứng với Vi ệt Nam, ngay cả những trường hợp ñã chịu án nặng như ðiếu Cày vẫn có cơ may thoát vòng lao lý, nếu ñộ mở dân chủ song trùng với ñiều kiện thả tù chính trị.

Trong dịp lễ 2/9 này, mặc dù công bố của các trại giam là chưa có ñặc xá cho những trường hợp như ðiếu Cày, nhưng tôi vẫn nghĩ là có thể có những hy vọng, nếu không phải là vào dịp lễ 2/9 này thì sau ñó, và có lẽ không lâu nữa. Vì ðiếu Cày có thể nhận một mức ñặc xá giảm án nhiều, hoặc thậm chí có thể ñược trả tự do.

RFI : Anh có lạc quan quá không, khi trong số 15.000 người ñược ñặc xá lần này không có những tù nhân chính trị nổi tiếng ?

Tôi không quá lạc quan, nhưng không hẳn là bi quan. Tại vì rõ ràng là sự kiện Phương Uyên ñã mở ra một ñiểm sáng cho khung trời dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Mà ñiều ñó cho phép người ta có thể hy vọng là có những chuyện sẽ mở ra hơn. Ở Việt Nam không phải luôn luôn và lúc nào cũng có chuyện thả tù nhân chính trị một cách ồ ạt như Miến ðiện, tại vì Việt Nam không phải là Miến ðiện. Mà ở ñây người ta thả lặng lẽ.

Mà tôi cũng nhớ là trường hợp của tôi cũng thả rất là lặng lẽ, trong một bầu không khí hoàn toàn yên lặng, không ai biết gì hết. Và khi tôi ra khỏi trại giam thì tôi leo lên xe ôm ñi thẳng về nhà, không có một ai ñón tôi cả. ðiều ñó khác xa với trường hợp của Phương Uyên.

Cái cung cách như vậy làm cho tôi cũng hy vọng là mặc dù trong danh sách 15.000 người chưa công bố một số nhân vật ñược coi là tù nhân lương tâm ñặc biệt – những người khá nổi tiếng, những blogger, nhà ñấu tranh dân chủ nhân quyền trong ñó có ðiếu Cày, nhưng vẫn có thể có hy vọng là trong một sắc thái lặng lẽ kín ñáo nào ñó, thì dần dần, từng người một sẽ ra khỏi trại giam trong những ngày sắp tới. Không nhất thiết là phải ñúng ngay dịp lễ 2/9 này mà có thể sau 2/9

RFI : Tuy thế, vẫn không ngớt dư luận lo ngại về thái ñộ ñối xử thiếu hòa nhã của công an Việt Nam ñối với giới hoạt ñộng dân chủ hay nghị ñịnh 72 về cấm ñoán Internet…

Trong những ngày gần ñây, dư luận cho rằng một số thành viên dân chủ theo phương châm hành ñộng từ nhà ra ñường phố ñã bị sách nhiễu, và còn có cả dấu hiệu công an sử dụng côn ñồ ñể gây hấn và xúc phạm những người này. Nhưng xét trong xu thế khách quan và ñộ mở chính trị ñang dần hình thành ở Việt Nam, tôi cho rằng những hành ñộng bị coi là sách nhiễu, gây khó của ngành

Page 52: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

52

công an chỉ nằm trong chiến thuật phân hóa, kiểm soát, khống chế nhưng rất hạn chế mục tiêu bắt bớ. Nhìn chung, những hành ñộng như thế chỉ mang tính gián tiếp về tác ñộng tâm lý hơn là mục tiêu cô lập trực tiếp về hành vi.

Mặt khác từ thực tế khách quan, sự lo lắng của giới blogger ở Việt Nam ñối với nghị ñịnh 72 về “quản chế” Internet của nhà nước sẽ phát huy tác dụng sau tháng 9/2013 có thể không có nhiều cơ sở. Một tiêu chí ño lường tương ñối chính xác cho hiệu ứng này là mật ñộ và hàm lượng thông tin của truyền thông nhà nước, mà cụ thể là trên mặt báo ñảng. Nếu so sánh tần suất ñưa tin và bình luận về vụ phúc thẩm Uyên – Kha với nghị ñịnh 72, người ta có thể nhận ra mức ñộ thông tin gần như tương ñương, nghĩa là không ồ ạt, thậm chí khá lắng tiếng so với thời ñiểm cuối năm 2012 và ngay trước phiên sơ thẩm Uyên – Kha cách ñây mấy tháng.

Sự lắng tiếng rõ nét của báo ñảng nói lên ñiều gì? Người ta ñang ñặt dấu hỏi về một thái ñộ không ñồng nhất, thậm chí có thể là trái chiều giữa các cơ quan tố tụng hoặc thậm chí ở cấp cao hơn, dẫn ñến tình trạng lúng túng và bất ñộng của một số cơ quan tuyên truyền ñặc biệt và có thể cả với cơ quan an ninh ở một số ñịa phương. Tình trạng có vẻ như bất ñộng như thế lại ñang chịu sự chỉ trích không nhỏ về nghị ñịnh 72 của giới hoạt ñộng dân chủ nhân quyền quốc tế như Tổ chức phóng viên không biên giới hay Liên minh trực tuyến…

Sự bất ñộng ấy cũng dường như ñang chìm trong chờ ñợi về một tương lai không ñoán ñịnh ñược.

RFI : Tương lai khó ñoán ñịnh ấy sẽ diễn ra nhanh hay chậm?

Không phải tất cả mọi chuyện ñều diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. ðiều mà giáo sư người Anh Jonathan London kỳ vọng là tình hình chính trị ở Việt Nam ñang chuyển biến khá nhanh, thực ra lại có thể làm vị trí thức nhiệt thành này bị thất vọng ñôi chút.

Non sông dễ chuyển, bản tính khó dời… ðơn giản là nếu nền chính trị Việt Nam không nằm trong một bối cảnh ñầy chông gai về suy thoái kinh tế và phân hóa tư tưởng như hiện thời, sẽ khó có một ñộ mở dân chủ nào ñược thực hiện ñúng nghĩa, theo lộ trình như ñã ñược Hà Nội cam kết với Mỹ và phương Tây từ khi gia nhập Hiệp ñịnh thương mại Vi ệt – Mỹ 12 năm về trước.

Bầu không khí xã hội – chính trị ở Việt Nam như ñang trở lại thời ñiểm năm 2004, khi chủ ñề CPC về các quốc gia cần ñặc biệt ñược quan tâm về nhân quyền và tôn giáo ñược áp dụng với Vi ệt Nam. Truớc ñây trong hai năm liên tiếp từ năm 2004 ñến năm 2006, sau khi bị xếp vào CPC, tình hình tự do tôn giáo tại Vi ệt Nam lại có những cải thiện mà trước ñó quá ñỗi hiếm hoi, như trả tự do cho một số tù nhân, mở rộng phạm vi bảo vệ của pháp luật ñối với một số các cộng ñồng tôn giáo ñược nhà nước thừa nhận… Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng ghi nhận phần lớn các lãnh ñạo tôn giáo ở Việt Nam cho rằng những thay ñổi tích cực này ñến từ sức ép của CPC với Vi ệt Nam.

Tuy thế, có lẽ bài học mà người Mỹ không thể quên là từ năm 2006 khi nước Mỹ nhấc Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, cho ñến nay tình trạng nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại không có dấu hiệu khả quan hơn, nếu không muốn nói là bị cộng ñồng quốc tế ñánh giá “thụt lùi sâu sắc”.

RFI : Tuy không bị xếp vào danh sách CPC trong năm 2013, nhưng Nhà nước Việt Nam lại phải chịu sức ép không hề nhỏ của hai dự luật nhân quyền và chế tài nhân quyền dành cho quốc gia

Page 53: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

53

này. Theo anh dự ñoán, tình hình hoạt ñộng dân chủ nhân quyền và xã hội dân sự sẽ như thế nào ở Việt Nam trong thời gian tới?

Quy luật “giảm nhập kho, tăng xuất kho” sẽ ứng nghiệm cho ñến khi nào mà quan hệ giữa hai nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn tạm nồng ấm, với nhu cầu thuộc về Việt Nam nhiều hơn, liên quan chủ yếu ñến một lợi thế so sánh mà có lẽ các quan chức lãnh ñạo cao cấp của Việt Nam cho là “cân bằng chiến lược ðông – Tây”, TPP và kể cả gia cố uy tín cho hình ảnh của giới lãnh ñạo trong con mắt dân chúng và cộng ñồng quốc tế. Trước mắt, lộ trình làm thủ tục gia nhập TPP có thể kéo dài từ một ñến hai năm, nghĩa là có thể kéo ñến cuối năm 2014 hoặc sang cả năm 2015.

Và nếu không có gì thay ñổi, trục Mỹ -Trung -Việt sẽ là một thế cân bằng chiến lược, nằm trong chính sách “xoay trục” của Washington về ðông Nam Á trong nhiều năm tới và quan hệ thương mại không thể thiếu giữa Bắc Kinh và Washington. ðó cũng là lý do ñể Hà Nội có thể tự thân “xoay trục”, nhưng không quá thiên về Bắc Kinh như trước ñây, mà về hướng kẻ cựu thù.

Hầu như rõ ràng, chuyến ñi của một quan chức cao cấp Việt Nam là Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Xuân Phúc ñến Washington ñể “làm việc với ñại học Havard”, hoặc cuộc gặp giữa hai bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Mỹ, rất có thể ñóng vai trò “tiền trạm” cho một chuyến ñi khác ñến New York của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dự kiến vào cuối tháng 9/2013. Tất nhiên, những chuyến ñi như vậy ñang nằm trong chuỗi logic với sự kiện Phương Uyên và có thể cả những nhân vật hậu Phương Uyên.

Từ năm 1975 ñến nay, có lẽ từ thời ñiểm giữa 2013 mới bắt ñầu chứng nghiệm một “lòng thành chính trị” nào ñó của Hà Nội. Và cứ chiếu theo quy luật khách quan, giới hoạt ñộng dân chủ nhân quyền ở Việt Nam có nhiều khả năng sẽ không bị “nhập kho”, trừ trường hợp một ít vụ việc bị chính quyền xem là “rất quá khích”.

Cũng theo quy luật khách quan, có thể ñến cuối năm 2013, một số nhóm dân chủ bạo dạn nhất sẽ có thể tiến ñến công khai hóa hoạt ñộng của họ, hình thành những hội ñoàn và có thể nâng lên tầm phong trào, làm ñà cho sự hình thành và phát triển một mảng nào ñó của xã hội dân sự ở Việt Nam trong năm 2014.

Còn về chân ñứng của xã hội dân sự ở Việt Nam, một số người hoạt ñộng dân chủ ñã ñề nghị lấy ngày 16/8 là ngày khai sinh và kỷ niệm về sự hình thành ñầu tiên của xã hội dân sự ở Việt Nam. ðó cũng là ngày mà Phương Uyên ñược trả tự do, ngày ñược xem là sự kết tinh của nhiều cố gắng ñối nội và ñối ngoại trong suốt một thời gian dài.

Bước ngoặt của vận ñộng chính trị – xã hội ở Việt Nam gần như chắc chắn ñang khởi ñộng. Nếu người Mỹ xoay trục về ðông Nam Á và Việt Nam ñược xem là quốc gia “gần sát trung tâm” của chính sách ñó, còn Nhà nước Việt Nam cũng ñang hướng ñến “xoay trục” sang phương Tây, thì rất có thể giới hoạt ñộng dân chủ còn mỏng manh và phân tán ở ñất nước này ñang chú tâm ñến một hình ảnh “xoay trục” về xã hội dân sự tương lai, ñấu tranh ôn hòa và bất bạo ñộng, thay cho những manh ñộng ñốt cháy giai ñoạn mà dễ bị dập vùi.

Nếu mọi chuyện diễn ra một cách ôn hòa và có tính kết nối cao, thì như người ñời thường luận, phía trước là bầu trời.

Page 54: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

54

RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh ñã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130830-viet-nam-se-%C2%AB-xoay-truc-sang-phuong-tay

Biểu tình viên Nguyễn Văn Dũng bị bắt về tội ‘Giao cấu với tr ẻ vị thành niên’ – bài

học cho những nhà ñấu tranh trong nước

Lê Nguyên Hồng

Tin biểu tình viên Nguyễn Văn Dũng có nickname Facebook là Aduku Adk bị công an bắt ngày 21/08/2013 vì tội danh ‘Giao cấu với trẻ vị thành niên’, không phải tội ‘Hi ếp dâm trẻ em’ vì theo mô tả thì người con gái ñược cho là nạn nhân của Nguyễn Văn Dũng ñã 15 tuổi, tin này thực sự chấn ñộng giới trẻ có tư tưởng cấp tiến tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, nhất là Câu lạc bộ Bóng ñá NO-U mà Dũng là một thành viên nổi bật.

Nguyễn Văn Dũng tức Dũng Aduku Adk

Vụ “Dũng Aduku Adk phạm tội giao cấu với trẻ vị thành niên” có chút gì ñó khá giống với trường hợp blogger Lê Nguyên Hồng (người viết bài này). Tôi cũng bị vu cáo là phạm tội giao cấu với trẻ em năm 2006, bọn xấu ñã dùng Photshop làm ra hẳn một lệnh truy nã giả mạo như thật ñề năm 2007 tung lên Internet, nhưng thật may là tôi ñã có ñủ tài liệu và bằng chứng bác bỏ cáo buộc này ngay lập tức, vì kẻ ñã dựng chuyện không thể ngờ rằng tôi lại giữ ñược những tài liệu và bằng chứng tốt cho tôi ñến như vậy.

Chuyện Dũng bị bắt thì ñã rõ, sự thật thế nào thì thời gian sẽ làm sáng tỏ cả mọi ñường. Những người quan sát chỉ có thể dựa vào tất cả các nguồn thông tin tin cậy ñể dự ñoán. Nếu xem xét một cách khách quan thì rất có thể ñây là một vụ án oan hoặc thủ phạm ñã bị dụ vào chiếc bẫy ñã giăng sẵn của công an an ninh Việt nam.

Trước hết Dũng Aduku Adk là một cái gai trong mắt công an vì anh luôn là một biểu tình viên ñi ñầu trong các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa hồi năm 2011 tại Hà Nội. Dũng cũng là thành viên quan trọng của Nhóm NO-U – một tổ chức dân sự tự do hoạt

Page 55: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

55

ñộng thể thao bằng môn bóng ñá, và ñiểm nổi lên là nhóm này tập trung số ñông những thanh niên có tư tưởng ñấu tranh chống nhà cầm quyền do ðảng Cộng Sản Việt Nam lãnh ñạo.

Người ta không khó ñể nhận ra rằng cuộc chặn bắt Dũng Auku Adk và bạn gái, sau ñó là việc khám nhà anh rầm rộ ngày 21/08/2013 cho thấy: Có mùi chính trị trong cuộc bắt giữ này!

Lúc bị bắt Dũng chỉ kịp nhắn tin là “bị công an bắt cùng bạn gái khi ñang ñi trên ñường” và ngay sau ñó là cuộc khám xét nhà ñột ngột và hết sức ñặc biệt: Theo mô tả của hàng xóm nhà Dũng thì công an cảnh sát và công an an ninh ñã chốt chặn, khóa chặt thậm chí là cả hành lang khu nhà Dũng ở.

ðây là ñiểm bất thường ñối với tội danh này và với vụ án này, vì thông thường ít nhất công an cũng phải mất vài ngày ñể tiến hành ñiều tra xét hỏi ñương sự và nạn nhân, sau ñó mới tiến hành khám nhà. Thậm chí trong rất nhiều trường hợp công an không khám nhà khi ñã có ñủ chứng cứ kết tội…

Việc bắt Dũng Aduku Adk chắcchắn ñã ñược công an lên kế hoạch tỉ mỉ và việc khám nhà rầm rộ chủ yếu nhằm gây tiếng xấu trong dư luận ñể cùng lúc hạ bệ danh tiếng một thủ lĩnh ñấu tranh song song với việc buộc anh phải ngồi tù.

Trong hầu hết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em ñược phát hiện, chủ yếu là do nạn nhân hoặc gia ñình nạn nhân tố giác, nhưng trong vụ bắt giữ Dũng, nạn nhân lại bị bắt cùng thủ phạm trên ñường ñi chơi, trong khi ñó thì công an hoàn toàn có thể bắt Dũng tại một thời ñiểm và ñịa ñiểm thích hợp hơn nhằm giữ bí mật danh tính nạn nhân (theo luật) ñể tránh tác ñộng xấu ñến ñời sống tinh thần người bị hại là một trẻ vị thành niên.

Một giả thuyết ñược ñưa ra: Nếu công an tuyển một gái mại dâm ñể cài bẫy Dũng thì chắc chắn Dũng sẽ dính ñòn. Ở Việt Nam nếu muốn tìm một gái mại dâm vị thành niên thậm chí ñã thập thành trong nghề là ñiều vô cùng ñơn giản. Nhất là tại các vùng xa thành thị có hoạt ñộng mại dâm, các em ñều không hiểu biết pháp luật và dễ dàng bị dụ dỗ lôi kéo, lâu ngày sẽ dạn dĩ và trở thành “nhà nghề” như trường hợp My Sói.

Thôi, dù là nữ công an giả dạng hay gái mại dâm trá hình trong vai “nạn nhân” của Dũng Aduka Adk, hoặc là chuyện luyến ái có thật thì việc cũng ñã rồi. Chắc chắn ñây là bài học xương máu cho giới ñấu tranh trong nước, không khác là mấy về tính chất so với vụ blogger ðiếu Cày bị tù vì tội “trốn thuế”, luật gia Cù Huy Hà vũ bị bắt vì tội “có hai bao cao su qua sử dụng trong khách sạn”.

Nhiều năm qua, một ñiều thấy rõ là công an Việt Nam ñã không từ một thủ ñoạn xấu xa nào nhằm ñàn áp bằng ñược các nhà ñấu tranh trong nước. Trước khi Dũng Aduka Adk bị bắt cũng ñã có một biểu tình viên khác là anh Nguyễn Vũ Vỹ bị sát hại ngay tại phòng riêng ở khu nhà trọ Trại Cá – Hà Nội. Khi bị dư luận nghi ngờ là có bàn tay công an làm việc này thì ít ngày sau báo chí nhà nước vội vã ñăng tin là công an ñã bắt ñược thủ phạm giết Vỹ. Sự thật thế nào, nếu ñúng thì sẽ phải có phiên tòa và có thủ phạm bằng xương bằng thịt chứ không thể chỉ là những mẩu tin mà dư luận không thể kiểm chứng?! Chưa nói ñến sự thật rằng liệu có ai ñứng ñằng sau nghi phạm hay không…

Page 56: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

56

Phàm làm người, không mấy ai “nắm tay cả ngày ñến tối”, sơ hở là chuyện thường. Nhưng có vẻ như Dũng Aduku Adk ñã thiếu kinh nghiệm và thiếu cảnh giác. Cái giá phải trả sẽ là không nhỏ. Trong vụ này nếu anh biết phòng xa và nếu ñây là cái bẫy thì công an ñã không thể thành công…

Trường hợp của tôi thì nhẹ hơn và dễ bào chữa hơn Dũng Aduku Adk vì công an chẳng thể kiếm ñâu ra nạn nhân trên ñời này. Có thể những kẻ xấu chỉ dùng lệnh truy nã giả mạo ñó ñể cầm chân tôi lại Thái Lan thêm một thời gian ñể chúng dễ bề ra tay trả thù chứ không có mục ñích gì khác. Còn Dũng thì công an chỉ việc “nhét” lời khai của “bị hại” vào hồ sơ ñiều tra là Dũng không có cách gì gỡ tội ñược…

Tuy nhiên nếu ñúng là Dũng bị mắc bẫy thì ñây cũng chưa phải là thủ ñoạn tinh vi nhất của công an nhằm triệt phá uy tín người ñấu tranh. Trên thực tế họ còn có thể tung ra hàng loạt những nhân viên tuyển mộ hoặc chính quy ñể thâm nhập vào hàng ngũ ñấu tranh, những nhân vật này sẽ cố gắng tạo ra vị trí ñấu tranh nổi bật: Biểu tình, lên tiếng, gia nhập các tổ chức ñấu tranh, viết bài chống Cộng.., họ cũng bị bắt giữ, bị ñàn áp như thật. Khi những người này chiếm ñược cảm tình và tạo ñược uy tín thì họ sẽ tung ra những bài viết, bài phát biểu tấn công ngược những người ñấu tranh hoặc tự tạo ra những vụ scandal phạm những tội kinh tởm ñể ñánh vào niềm tin của quần chúng…

Nói cho cùng, mặc dù chuyện Nguyễn Văn Dũng bị bắt do bất kỳ nguyên nhân nào có dính dáng ñến cô bạn gái trẻ thì lỗi trước hết là do chính anh ta thiếu kinh nghiệm sống. Một người có tư tưởng ñấu tranh công khai ở Việt Nam ñồng nghĩa với nguy cơ bị gán gép một tội hình sự nào ñó rất bất ngờ. Nếu những nhà ñấu tranh trong nước không chịu khó ñề cao cảnh giác thì sẽ còn nhiều người bị lâm vào cảnh ngộ giống như Dũng Aduku Adk.

L.N. H.

Nguồn: http://lenguyenhong.blogspot.com.au/2013/08/bieu-tinh-vien-nguyen-van-dung-bi-bat.html#more

****

Hãy tuân theo quy luật ñể tồn tại và phát tri ển Hà Huy S�n

Lịch sử ñấu tranh của nhân loại không ngoài mục ñích vì quyền con người, quyền ấy phải ngày càng ñược ñáp ứng ñầy ñủ và thỏa mãn ở mức cao hơn. ðể ñạt ñược ñiều này thì chỉ có một phương cách không thể phủ nhận là mỗi xã hội phải tự thiết lập nên một thể chế dân chủ cho chính mình. Thể chế dân chủ là ở ñó người dân có quyền tham gia quyết ñịnh mọi vấn ñề chính trị, kinh tế, xã hội của ñất nước. Mà cốt lõi của thể chế dân chủ là một nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. ðây là tiêu chí cơ bản phân biệt giữa thể chế dân chủ và thể chế toàn trị. Nhưng các thể chế toàn trị lại luôn tự nhận ñây là ñặc trưng của riêng họ, chỉ có ñiều ở thể chế toàn trị không có nguyên lý vận hành một nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.

Page 57: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

57

Nhà nước là cơ quan quyền lực của xã hội, là công cụ của người dân. Do ñiều kiện vật chất thực tế nên người dân chưa thể thực hiện ñược quyền “dân chủ trực tiếp” mà phải thông qua cơ chế “dân chủ ñại diện”. Dân chủ ñại diện có nghĩa là người dân không thể trực tiếp phúc quyết các dự luật, các vấn ñề tổ chức, nhân sự của bộ máy nhà nước, các chính sách ñối nội, ñối ngoại của quốc gia… Cho dù ngay cả vấn ñề ứng cử, bầu cử người ñứng ñầu nhà nước hoặc biểu quyết hiến pháp hay các vấn ñề trưng cầu ý dân khác nếu có cũng ñều chịu sự ảnh hưởng của các ñảng phái chính trị trước, rồi sau ñó mới là người dân bỏ phiếu. Do vậy, các tổ chức chính trị, các ñảng chính trị có vai trò làm người ñại diện ý chí chính trị của các công dân. Vai trò ñại diện, vai trò trung gian của các ñảng chính trị là không thể thiếu trong một xã hội công dân.

Một nhà nước dưới sự lãnh ñạo của một ñảng thì nhà nước ñó không bao giờ là nhà nước của mọi công dân hay nói cách khác nó không phải là một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” cả về nguyên lý lẫn thực tiễn. Nếu nhà nước ñó thực sự là nhà nước của toàn dân thì không có lý do gì không nhất thể ñảng với nhà nước, khi ñó mọi công dân sẽ ñều là ñảng viên. Nếu không thì rõ ràng nhà nước với ñảng không phải là một, công dân với ñảng viên không phải là một. Nhất thể ñảng với nhà nước ñể ñảng phải tuân theo quy ñịnh của pháp luật về ứng cử, bầu cử; phải chịu sự lựa chọn và phế truất của công dân. Không có lý lẽ nào biện hộ, cho phép một ñảng ñược quyền làm ra luật ñể lãnh ñạo nhà nước, mà quyền này chỉ duy nhất là công dân và thuộc về công dân.

Xã hội loài người là một bộ phận của thế giới vật chất. Bản chất của thế giới vật chất là ña dạng; vật chất tồn tại phát triển trong sự cân bằng bởi ñối trọng. Lịch sử phát triển của nhân loại là quá trình phát triển của ña nguyên, của tự do, ña dạng hệ ý thức, ña dạng tư tưởng. Thực tiễn ñã chứng minh sự phát triển của các nhà nước tiến bộ phải dựa trên căn bản của sự tồn tại quyền bình ñẳng của các tổ chức chính trị, các ñảng phái chính trị.

Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ñã ñược Liên Hợp Quốc công nhận và ña số các quốc gia dù thật tâm hay không thật tâm cũng ñều công nhận. Tự do tôn giáo là quyền tự nhiên của con người. Vai trò của tôn giáo, của các ñảng chính trị, của nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, tác ñộng lẫn nhau. Nhưng tôn giáo mà lấn sân sang hoạt ñộng của các ñảng chính trị, lấn sân sang hoạt ñộng nhà nước hay ngược lại ñều dẫn tới sự chia rẽ trong xã hội, gây nên hỗn loạn xã hội. Nếu nhà nước thao túng tôn giáo thì tôn giáo sẽ mất vai trò ảnh hưởng trong xã hội. Ngược lại, nếu tôn giáo thao túng ñược nhà nước thì nhà nước sẽ mất ñi vai trò công cộng của nó. Hoặc nhà nước ngăn cản các ñảng chính trị, duy trì sự ñộc tôn chính trị sẽ là cơ hội ñể tôn giáo thay thế vai trò của các ñảng phái chính trị, ñể rồi sinh ra mầm họa cho xã hội. Sự tồn tại của một nhà nước của mọi công dân cùng với các ñảng chính trị và tự do tôn giáo là một quy luật tự nhiên của xã hội.

Hà Nội, ngày 27/08/2013

Suy nghĩ về bài viết “Suy nghĩ” ðoàn Hưng Quốc

Bài viết “Suy nghĩ” của ông Lê Hiếu ðằng ñã khuấy ñộng lên một làn sóng tranh cãi và chất vấn ñối với nhà cầm quyền về tính cách hợp pháp ñể thành hình một ñảng chính trị tại Vi ệt Nam – kết

Page 58: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

58

quả dù chưa biết thế nào nhưng tự việc làm ñã là một bước ñột phá trong tiến trình dân chủ hoá ñất nước.

Người viết xin nhập ñề rất thẳng thắn: các ông Lê Hiếu ðằng, Hồ Ngọc Nhuận tuổi ñã cao, sức khoẻ yếu kém nên không thể xây dựng và ñiều hướng một ñảng chính trị lớn mạnh trong thời buổi năng ñộng hiện tại; các ông không phải là các ñảng viên cao cấp và nòng cốt trong hệ thống; quá khứ của các ông cũng ñã lấm bùn nên không thu hút ñược quảng ñại quần chúng; thành phần ñảng viên mà ông quen biết và kêu gọi có lẽ ña số thuộc cùng thế hệ, vì ít nhất theo ghi nhận của người viết vốn ñang ở nước ngoài thì ông cũng không thu hút ñược nhiều ñảng viên cộng sản ở lớp tuổi trẻ hơn.

Vậy chúng ta ñang tiến dần ñến mấu chốt của vấn ñề: lịch sử ñang qua trang, và tương lai của ñất nước tuỳ thuộc vào các nhà dân chủ gồm bậc “ñàn anh và chị” như ðiếu Cày, Luật sư Nguyễn Văn ðài, cô Nguyễn Thanh Nghiên cho ñến lớp thanh niên rất trẻ như Phương Uyên, Nguyên Kha cùng các gương mặt ñại diện trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam – tức là thế hệ không bị ám ảnh bởi quá khứ 1945, 1954, 1963, 1968, 1972, 1975…

Công việc của các ông Lê Hiếu ðằng, Hồ Ngọc Nhuận là ñặt nền móng cho lớp người sau tranh ñấu, bởi vì với tuổi ñảng của mình các ông có thể dấy lên một cuộc tranh luận với hy vọng tránh bị nhà cầm quyền bóp nghẹt ngay từ ñầu các tiếng nói và tư duy ñộc lập (chỉ là hy vọng thôi, vì dù các ông ñã bệnh hoạn lớn tuổi không cần phải bắt giam, nhưng nhà cầm quyền vẫn có nhiều cách ñe doạ hay cô lập với gia ñình và hàng xóm xung quanh).

Chúng ta hãy nhìn lại l ịch sử: Chiến tranh lạnh khó chấm dứt mà không có sự tàn phá nếu Tổng thống Ronald Reagan chẳng ñối thoại với Bí thư ðảng Cộng sản Mikhail Gorbachev; chế ñộ kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi khó thay ñổi mà không ñổ máu nếu người tù da ñen Nelson Mandela chống thoả hiệp với Tổng thống Nam Phi De Klerk; tiến trình dân chủ tại Mi ến ðiện không thể thuận lợi nếu bà Aung San Suu Kyi dứt khoát chẳng hợp tác với Tổng thống Thein Sein. Những vị này xoay chuyển lịch sử vì dám từ bỏ thái ñộ chính trị “an toàn” ñể vượt ra ngoài khuôn khổ ñịnh kiến; riêng ñối với ông Mandela và bà Aung San Suu Kyi, còn thêm vào nhiều mất mát trù dập cho chính cá nhân.

Nhưng chúng ta cũng phải thực tế cho tình cảnh Việt Nam: thượng tầng lãnh ñạo có tranh quyền thì cũng chỉ giống như Tập Cận Bình – Bạc Hy Lai chớ không hề manh nha ý ñịnh ñột phá ñể dân chủ hoá ñất nước. Các ông như Lê Hiếu ðằng chỉ là một tiếng nói ñóng góp trong tiến trình dân chủ, tuy quan trọng nhưng không ñủ năng lực ñột phá.

Viết thẳng thắn như vậy vì người viết mong mỏi người ở hải ngoại không quá khắt khe nghi ngại rằng các ông thuộc cánh “ñối lập cuội”, “c ứu ñảng”, hay nhằm vực dậy “ñệ tam ñệ tứ”, v.v. – giả sử ý ñồ có ñi chăng nữa thì các ông cũng không ñủ khả năng thực hiện.

Nhưng viết như trên cũng không phải nhằm ñánh giá thấp việc làm của các ông: ñây là thái ñộ can ñảm của những người ñang nặng lòng với quê hương – cho dù quá khứ còn nhiều trách nhiệm chưa “tính sổ” – nhưng là bước lót ñường cho trang sử mới.

Page 59: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

59

Bởi vì ñất nước may mắn có một thế hệ kế tiếp như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, Luật sư Lê Thị Công Nhân, v.v. vốn có thành tích ñấu tranh, uy tín và trình ñộ hiểu biết không kém nhiều nhân vật lỗi lạc quốc tế – họ sẽ mượn các bước ñi trước ñể xây dựng không những nền dân chủ trên quê hương mà còn xoá mờ các vết tỵ hiềm của một quá khứ ñau thương từ 1945 ñến 1975.

ð.H.Q.

Trong tâm thế Việt, nhà gắn liền với nước. "Nước nhà" chiếm lĩnh vị trí thiêng liêng nhất trong ñời sống tinh thần, trong bản sắc văn hóa Việt. "Nước non nặng một lời thề" [Tản ðà] Trong kho từ ngữ Việt, khái niệm quốc gia, lãnh thổ luôn ẩn chứa màu sắc tình cảm và xúc ñộng tâm linh. Non sông, ñất nước, "hình khe, thế núi gần xa, dứt thôi lại nôi, thấp ñà lại cao" [Chinh Phụ ngâm] . Hai chữ Tổ Quốc là thiêng liêng trong tâm thức người Vi ệt. Nguyên lý ứng xử từ ñời ông cho ñến ñời cha, ñời con, ñời cháu của mọi thế hệ Việt Nam trong lịch sử luôn là Tổ quốc phải ñặt cao nhất, trước nhất. Thay ñổi vị trí ấy, dù dưới bất cứ ñộng cơ nào cũng là ñi ngược với tâm thế ñã ñịnh hình bao ñời của con người Vi ệt Nam, là sự xúc phạm ñến truyền thống dân tộc trong ứng xử giữa người và người, giữa người và tự nhiên.

Việt Nam thả hơn 15 ngàn tù nhân Cập nhật: 11:08 GMT - thứ năm, 29 tháng 8, 2013

Hàng năm Việt Nam vẫn thường ñặc xá một số lượng lớn tù nhân vào dịp Quốc khánh

Việt Nam sẽ ân xá cho 15 ngàn tù nhân nhân dịp Quốc Khánh nhưng trong số này không có các tù nhân chính trị nổi tiếng, Văn phòng Chủ tịch nước thông báo hôm thứ Năm, 29/8.

Tổng số 15.446 tù nhân, trong ñó có 1.842 phụ nữ, sẽ ñược thả sớm trước kỳ hạn nhân Quốc khánh lần thứ 68 vào thứ Hai 2/9, ông Giang Sơn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng của Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết.

Số lượng người ñược ân xá thuộc hàng lớn nhất trong những năm gần ñây.

Tuy nhiên trong số này không có ai thuộc diện bị bỏ tù vì tuyên truyền chống nhà nước hay tìm cách lật ñổ chính quyền cộng sản, những cáo buộc thường ñược dùng ñối với các nhà hoạt ñộng, theo danh sách mà hãng thông tấn AFP ñược thấy.

Page 60: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

60

4 tù nhân 'an ninh' ñược ân xá

• Dương ðức Phong (sinh năm 1960 tại Hà Giang, thi hành án trại giam Nam Hà), phạm tội gián ñiệp

• Hoàng Hưng Quyền (sinh năm 1934 tại Hải Hà, Quảng Ninh, thi hành án trại giam Nam Hà), phạm tội gián ñiệp

• Y Kõn Niê và Y Huông Niê (ðắk Lắk) phạm tội phá hoại chính sách ñoàn kết, thi hành án trại giam Xuân Phước

Trong số những người ñược thả lần này có bốn tù nhân bị bỏ tù vì các tội xâm phạm an ninh quốc gia, gồm hai người Thượng thiểu số từ Tây nguyên.

16 tù nhân ngoại quốc ñược trả tự do, gồm năm người Trung Quốc, bốn người Campuchia, hai người ðài Loan, hai người Malaysia, một người Mỹ, một người Úc và một người Bỉ. Những người này bị bỏ tù vì các tội gây "rối loạn trật tự xã hội", ma túy hay buôn người.

Việt Nam thường bị các tổ chức nhân quyền và các chính phủ phương Tây lên án vì việc không chấp nhận bất ñồng chính kiến và vi phạm một cách có hệ thống các quyền tự do tôn giáo.

Hàng loạt các nhà bất ñồng chính kiến ñã bị bỏ tù trong những năm gần ñây vì các hoạt ñộng chống phá nhà nước tại Vi ệt Nam, và con số này lên tới 46 người trong năm 2013.

Hồi tháng Sáu các quan chức Mỹ nói Việt Nam ñã giam giữ hơn 120 tù nhân chính trị, trong ñó có blogger Nguyễn Văn Hải (tức ðiếu Cày), người mới ñây vừa tuyệt thực nhiều ngày ñể phản ñối cách ñối xur với ông trong tù trong khi ông chịu bản án 12 năm tù giam vì tuyên truyền chống nhà nước.

Báo chí trong nước trích dẫn tổng số tiền mà một số phạm nhân trong số ñược ñặc xá phải chịu hình phạt bổ sung (như phạt tiền, bồi thường thiệt hại, nộp án phí hoặc các nghĩa vụ khác) ñã ñược thực hiện lên tới trên 181 tỷ ñồng.

Hai nhà ñấu tranh dân chủ ñược ân giảm Cập nhật: 13:44 GMT - thứ hai, 29 tháng 8, 2011

Ông Nguyễn Văn Tính thuộc nhóm Hải Phòng bị tù vì treo khẩu hiệu về chủ quyền lãnh hải và ña ñảng

Page 61: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

61

Nhân Quốc khánh 2/9 năm nay, hai nhà ñấu tranh dân chủ tại Việt Nam ñược nêu trên trong số hơn 10 nghìn người ñược thả trong ñợt ân giảm, theo thông báo của Nhà nước hôm 29/8.

Theo AFP từ Hà Nội hôm 29/8 các ông Nguyễn Văn Tính và Trần ðức Thạch ñược nêu tên khi Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương ðảng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam nói số "phạm nhân" ñược ân giảm dịp này là 10.244 người.

Tuy nhiên, bản tin của Thông tấn xã Việt Nam cùng ngày nói con số này là "10535 phạm nhân", gồm cả 1333 người là nữ, 29 người trên 70 tuổi, và 150 cựu cán bộ, quan chức.

AFP cũng nói Tướng Lê Quý Vương không cho biết số người bị giam vì "an ninh quốc gia" là bao nhiêu.

Ông Nguyễn Văn Tính là một trong số sáu người bị xử tù vì ñã treo khẩu hiệu trên cầu vượt, kêu gọi bảo vệ chủ quyền Việt Nam và cổ vũ cho dân chủ, ña nguyên ña ñảng.

Sinh năm 1942, ông bị xử tù ba năm rưỡi hồi tháng 10/2009.

Lần gần ñây nhất người ta nghe nói về ông là ngày 29/01/2010, khi vợ ông, bà Dương Thị Hài tìm cách ñến gần tòa ở Hải Phòng khi có vụ xử cô Phạm Thanh Nghiên.

Tuy nhiên, bà Hài cho truyền thông tiếng Việt ở Hoa Kỳ hay họ không thể nào ñến gần tòa vì có quá nhiều công an.

Theo AFP thì ông Trần ðức Thạch, một nhà thơ cũng bị tù giam từ tháng 10/2009 vì "vi phạm" ñiều 88 Bộ Luật Hình sự tại Việt Nam.

Kể từ khi các ông Nguyễn Văn Tính và Trần ðức Thạch bị tù, ñã có nhiều cuộc vận ñộng trong giới ñấu tranh người Việt ở Bấm hải ngoại ñòi thả tự do cho họ.

Tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở tại Mỹ, Human Rights Watch cho rằng các bài viết của ông Thạch chỉ "lên án tham nhũng, bất công và vi phạm quyền con người".

Tổ chức này cũng nói năm nay ngoài 50 tuổi, ông Thạch bị bắt 10 lần cả thẩy kể từ năm 1978 cho ñến khi bị ñi tù năm 2009.

Các vị này thuộc nhóm ñấu tranh ở Hải Phòng ñều bị bắt năm 2008 và bị xử trong năm 2009.

Hồi tháng Tư năm nay, tổ chức Ân xá Quốc tế có trụ sở chính ở London, nêu lo ngại về các vụ bắt bỏ tù "hàng chục nhà hoạt ñộng chính trị và vận ñộng dân chủ" từ cuối năm 2009 tại Việt Nam.

‘ðất của Việt Nam’

Page 62: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

62

BBC. 08:39 GMT - thứ năm, 29 tháng 8, 2013

Người Việt ñã khai khẩn vùng ñồng bằng sông Cửu Long khoảng 400 năm nay

Trong một cuộc phỏng vâ��n mới ñây với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh ñạo ñối lập Campuchia, cáo buộc Việt Nam ñã sát nhập vào lãnh thổ của mình những vùng ñất của người Khmer. BBC ñã liên hệ với ông Nguyễn ðình ðầu, một nhà nghiên cứu lâu năm về ñịa bạ cũng như lịch sử khai khẩn miền Nam, Việt Nam, ñể tìm hiểu về vấn ñề này.

BBC: Thưa ông Nguyễn ðình ðầu, gần ñây trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh ñạo ñối lập Campuchia có tố cáo Việt Nam ‘chiếm ñất của người Khmer’. Ông nghĩ thế nào về ñiều này?

Ông Nguyễn ðình ðầu: Có một phần Campuchia là vùng ngập nước có rất ít người ở. Người Campuchia ở trên cao tức là Angkor Wat. Miền Nam (Việt Nam) hồi xưa thuộc về một nước khác là Phù Nam. ðến thế kỷ thứ 8 người Campuchia mới lác ñác ñến ñó. ðến thế kỷ 16, 17 người Việt tự ñộng ñến ñó làm ăn sinh sống.

Ông Mạc Cửu là người chống Thanh (tức người Hán không chấp nhận sự cai trị của người Mãn Thanh nên chạy sang Việt Nam) ñi tới miền Campuchia vào khoảng năm 1688 và ñược Campuchia thừa nhận là người mở ñất khai phá. Mạc Cửu lấy bảy thôn có những người Việt Nam ñã từng ở ñấy và một số người Hoa, một ít người Khmer là Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá và Cà Mau (và thủ phủ là Hà Tiên). Tất cả các miền này là từ Cà Mau và một phần của Bạc Liêu ñến tới Kam Pong Thom là thuộc về Hà Tiên của Mạc Cửu.

ðến năm 1708 thì Mạc Cửu xin với Chúa Nguyễn cho Hà Tiên thuộc về ðại Việt, thuộc về ðàng Trong. Như vậy là từ trên 300 năm nay tất cả các miền ñó, tức là cả miền ñáng lẽ lên ñến Kam Pong Thom là thuộc về Việt Nam.

Trong các bản ñồ, trong các tư liệu có tính cách quốc tế hoặc do người Việt Nam vẽ, hoặc do người ngoại quốc vẽ ñều ñã thừa nhận miền ñất ñó là của Việt Nam.

ðặc biệt ở những miền thí dụ như ở Phú Quốc thì ngày từ hồi ñầu tiên không có người ta, không có người Khmer ở. Tôi là người nghiên cứu về ñịa bạ, tức là về ñất và người ở những miền ñó trên 200 năm nay, ñã làm ñịa bạ ở Phú Quốc ñấy thì (thấy) Phú Quốc ñã gồm 10 xã thôn toàn là người Việt Nam cả. Riêng Phú Quốc ñã ở trong Hà Tiên trên 300 năm nay vẫn làm ăn sinh sống bình thường và cư xử với người Khmer không có gì tranh chấp cả.

Page 63: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

63

Tôi thấy bây giờ ñòi lại thì chuyện ấy chẳng khác gì người Việt Nam ñòi lại Quảng ðông, Quảng Tây cả vì câu chuyện ñó ñã xa xưa rồi, nay nó ñã thay ñổi rồi. Chẳng hạn như là Thế chiến thứ nhất bản ñồ Âu châu ñã vẽ lại. ðến Thế chiến thứ Hai thì cũng vẽ lại một phần. ðấy là những chuyện trong thời gian gần ñây.

Còn ñối với những miếng ñất mà Campuchia cho là của mình ñã thuộc về Việt Nam trên 300 năm nay không có tranh chấp gì cả suốt qua thời Pháp.

BBC: Theo như ông nói thì khi Mạc Cửu vào vùng Hà Tiên ñể mà khai pháp thì lúc này trên vùng ñất này ñã có người Khmer sinh sống rồi. Vậy nếu người Khmer lấy lập luận ñấy mà bảo ñấy là ñất của họ thì có ñúng không?

Người Khmer là một sắc dân thiêdeu số ở vùng ñồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam

Ông Nguyễn ðình ðầu: Nói về dân số thì có người Khmer nhưng trong lịch sử cũng nói rõ ràng ñó là trong bảy xã thôn thì ña số là người Việt Nam, rồi có nói rõ nữa là có một số người Hoa nữa, rồi một số người có lẽ là người Malay. Tất nhiên cũng có một số người Campuchia, nhưng không thể nói rằng vì có một số người Campuchia mà trong 300 năm nay thành ra ñất của Việt Nam mà bây giờ ñòi lại thì cái ñó ñứng về phương diện công pháp quốc tế tôi thấy không thích hợp, không chính ñáng.

BBC: Lý do vì sao không chính ñáng? Tại vì người Việt Nam chiếm số ñông và người Việt Nam khai phá vùng ñất này nên theo công pháp quốc tế là của Việt Nam?

Ông Nguyễn ðình ðầu: ðúng là Việt Nam khai phá. Nếu ai mở bản ñồ cổ ra thì thấy ñịa danh Hòn ðất (khác với ñịa danh Hòn ðất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay) ngày xưa là có một giám mục Công giáo lập một chủng viện, một trường cho học sinh ở ñấy. Hòn ðất nó ở bên trên Hà Tiên khá nhiều, nó ở giữa Hà Tiên với Kam Pong Thom. Nếu mang những sách nghiên cứu về những người khám phá thời gian ñó, ñi thám hiểm ñất ñai thời ñó, những bản ñồ thời ñó thì rõ ràng trên miền ñất Campuchia bây giờ mà những bản ñồ ấy còn ghi ñịa danh Việt Nam. Nếu ñã là ñịa danh Việt Nam thì tất nhiên người Việt Nam ở ñấy ña số.

BBC: Nhưng ở ðồng bằng sông Cửu Long cũng có những ñịa danh do người Khmer ñặt theo tiếng của người Khmer như kênh Xà No chẳng hạn?

Ông Nguyễn ðình ðầu: Cái ñó thì có. Cái ñịa danh như Sài Gòn ñó cũng là từ tiếng Khmer mà ra. Chúng ta biết rằng ngày xưa người Việt Nam dùng tiếng Việt Nam chứ ít khi dùng chữ Hán

Page 64: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

64

Việt. Khi viết thì tất nhiên dùng chữa Hán vì hồi ñó ta chưa có chữ viết. Ngay cả những ñịa danh của người Champa ở miền Trung ñến bây giờ vẫn ñể nguyên như Nha Trang chẳng hạn.

BBC:V ậy thì người Khmer lấy lý do là một số ñịa danh mang tiếng Khmer thì ñấy là ñất của họ. Lập luận ñấy có ñúng không?

Sam Rainsy ñã lên án người Việt xâm lấn ñất ñai của người Khmer

Ông Nguyễn ðình ðầu: Nếu lấy lý do ñấy thì người Champa phải phục hồi ñất nước của họ à? ðất nước của họ rất mạnh từ thế kỷ thứ hai. ðất nước Việt Nam ñến thế kỷ thứ 10 mới xuất hiện. Họ mạnh hơn nước Việt Nam hồi ñó rất nhiều. Nhưng mà lấy lý do như vậy thì không còn ñời sống bình thường của loài người nữa vì loài người có sự thay ñổi, biến chuyển, lúc lên, lúc xuống, lúc mạnh bên này, yếu bên kia hay là thay ñổi thế nào ñó thì chúng ta bây giờ phải chấp nhận sự thực của lịch sử.

BBC: Theo như ông nói thì người Việt ñã có công khai phá vùng ðồng bằng sông Cửu Long, vậy thì trước khi người Việt ñến thì người Khmer họ ở ñây họ ñã không khai phá vùng ñất này nhiều à thưa ông?

Ông Nguyễn ðình ðầu: Theo sự nghiên cứu của tôi về ruộng ñất, về ñịa bạ thì lúc bấy giờ không chỉ có người Khmer mà còn có người thiểu số... ða số là họ chỉ ở trên các ñồi gọi là trên các giồng thôi không quen lúa nước như người Việt Nam. Còn người Việt Nam thì ngay từ ngoài Bắc ở ñồng bằng sông Hồng ñã quen thói quen làm lúa nước. Cho nên gần như là trên 300 năm nay gần như có sự phân công tự nhiên: người Việt ở ñồng bằng còn một số ít người Khmer hay người dân tộc thiểu số ở trên các giồng. Dần dần về sau thì họ rút lên miền Trung hoặc miền cao hơn.

BBC: Còn câu chuyện của người Pháp? Khi người Pháp ñến ðông Dương thì họ vẽ bản ñồ của ba nước ðông Dương có phải họ tự ý sát nhập vùng ðồng bằng sông Cửu Long vào lãnh thổ Việt Nam mà việc này không ñược sự ñồng ý của người Khmer hay không?

Ông Nguyễn ðình ðầu: Nếu ta coi lại các bản ñồ lịch sử tôi lấy ví dụ như bản ñồ Việt Nam nhất thống toàn ñồ hay bản ñồ Taberd (do giám mục người Pháp Taberd vẽ) cũng năm 1838, hai bản ñồ cùng năm 1838, thì thấy nước Việt Nam, tôi xin lỗi nhé, nó gần như to hơn ðông Dương của Pháp vì những nước ấy như nước Lào chưa ñược thống nhất còn nước Campuchia thì ñương yếu thế bị nước Xiêm La (Thái Lan) xâm lấn. Nếu mà nước Việt Nam không tới thì có lẽ nước Campuchia ñã bị Xiêm La ñô hộ rồi. Sự tới sâu vào bên trong phía Campuchia cũng là do các vua chúa, chính quyền và chính người Campuchia yêu cầu Việt Nam ñến ñể coi như là ñể giúp giữ ñược chính quyền ñối với người Xiêm La. Tất nhiên mọi người ñều viện lý do này lý do kia, thế này thế kia

Page 65: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

65

nhưng trong thực tế của thời ñó chúng ta không thể lấy tư tưởng bây giờ mà nói ñược mà ñấy là tình hình 300 năm về trước.

BBC: Thế còn bản ñồ cổ của người Khmer thì như thế nào? Có bao giờ Vương quốc Khmer trong bản ñồ họ có vẽ bao gồm luôn cả miền Nam Việt Nam hiện nay không?

Ông Nguyễn ðình ðầu: Người Khmer về kiến trúc thì rất là giỏi, thế nhưng vẽ bản ñồ thì không rõ ràng. Tôi chuyên nghiên cứu các ñịa danh thì các ñịa danh chính quyền thì bên phía Lục Chân Lạp chứ còn Thủy Chân Lạp ñịa danh rất là ít.

Chứng tỏ rằng Campuchia không có cai quản, cai trị một cách trực tiếp. Từ năm 1623 khi vua Chey Chettha II ñể cho Chúa Nguyễn lập Sài Gòn và Bến Nghé – hai ñịa ñiểm ấy từ thời ñó ñến nay ñã là 400 năm rồi ñã thuộc về Việt Nam. Không phải những ñồn thu thuế ấy ở chỗ người Campuchia. Lúc bấy giờ ñã có người Việt Nam ñến làm ăn sinh sống nên lập ñồn thu thuế là ñể lấy thuế của người Việt Nam và ñể giúp người Việt Nam sinh sống ở ñó từ thời ñó.

ðiều tôi vừa nói ở trong Biên niên sử Khmer nói ra chứ không phải chính sử Việt Nam.

Thứ bảy, 31/8/2013 11:58 GMT+7

Hậu tr ường ngoại giao Mỹ - Việt Cập nhật: 15:22 GMT - thứ năm, 29 tháng 8, 2013

Cuộc gặp lãnh ñạo Mỹ Việt ñược xem là có tính hình thức và theo kịch bản có sẵn.

Một nhà báo Mỹ vừa cảnh báo Chính phủ Tổng thống Barack Obama về những rủi ro nếu tiếp tục ép Việt Nam phải chấp nhận các ñiều khoản 'bất lợi' khi gia nhập hiệp ñịnh TPP.

Trong bài ñăng ngày 28/08, ông Greg Rushford, nhà báo chuyên về phóng sự ñiều tra chính trị trong mậu dịch quốc tế, nói về ñiều mà ông gọi là Washington ñang “chơi trò hăm dọa, ép Hà Nội chấp nhận một thỏa thuận kinh tế rõ ràng không vì lợi ích của Việt Nam – và có thể sẽ thành công”.

Page 66: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

66

Tiết lộ ñưa ra trong bối cảnh các Bộ trưởng Kinh tế thuộc 12 nước vành ñai Thái Bình Dương mới ñây tham gia ñàm phán lần thứ 19 về Hiệp ñịnh ñối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 22-23 tháng Tám 8 ở Brunei.

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn ñầu ñoàn Việt Nam tham gia vòng ñàm phán này.

Bấm Bài báo cũng bàn về ñộng thái của Bộ Chính trị Việt Nam trong việc mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với các cường quốc chính, ông Sang và ông Obama ñã nói gì với nhau tại Tòa Bạch Ốc và những ai có mặt trong cùng phòng họp của hai nhà lãnh ñạo này.

Chủ tịch Sang bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ

Khác với các cuộc tọa ñàm “tay ñôi” giữa Richard Nixon và Mao Trạch ðông, Franklin Roosevelt và Joseph Stalin, cuộc gặp của lãnh ñạo Mỹ Việt vào hôm 25/07 ñược xem là có tính hình thức và theo kịch bản có sẵn, ñiển hình cho các ñời tổng thống Mỹ tiếp ñón các vị khách nước ngoài trong những năm gần ñây.

Ngoài Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao ðức Phát Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước ðào Việt Trung, ðại sứ Nguyễn Quốc Cường, người ta còn thấy có Trung Tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Trung ương ðảng.

Với sự hiện diện của quá nhiều người – không phải tất cả trong số họ ñều trung thành với phe ủng hộ Chủ tịch Sang trong Bộ Chính trị – chẳng có chủ tịch nước Việt Nam nào sẽ thấy mình ở thế ñể tiếp cận và ñàm phán có thực chất và qui mô, tác giả nhận ñịnh.

Tuy nhiên ông Rushford quan tâm nhiều hơn tới ba quan chức Việt Nam khác cũng có mặt trong Phòng Bầu Dục nơi ông Sang họp với ông Obama, ñó là người phiên dịch Phạm Xuân Hoàng Ân, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Cả ba nhân vật này ñều có những người cha gắn với l ịch sử Mỹ-Việt.

Cha của Phạm Xuân Hoàng Ân là cựu ñiệp viên cộng sản Phạm Xuân Ẩn, nhân viên tình báo có thể xem là quan trọng nhất của Hà Nội trong giai ñoạn Cuộc chiến Việt Nam. Ân hiện ñang làm việc cho Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại San Francisco và “cũng như cha mình, con trai cố ñiệp viên là người biết về cả hai ñất nước rất rõ”.

Trong khi ñó Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (con của ðại tướng Nguyễn Chí Thanh), từng là lãnh ñạo Tổng Cục 2 (Cơ quan tình báo của Bộ Quốc Phòng), và hiện là Ủy viên Trung ương

Page 67: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

67

ðảng, ñược xem là nhân vật chủ chốt trong chiến lược “ñi dây” của Việt Nam khi ñối thoại với các cường quốc có lợi ích an ninh tại khu vực Thái Bình Dương.

Tướng Vịnh ñược xem là nhà chiến lược quan trọng trong một loạt các chủ ñề nhạy cảm: ñối phó với việc Trung Quốc hăm dọa tại Biển ðông trong khi ñồng thời thiết lập quan hệ quân sự với Bắc Kinh; mua sắm tàu ngầm và các vũ khí khác của Nga; và cũng tăng cường quan hệ quân sự Mỹ-Việt.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng có người cha nổi tiếng. Ông Nguyễn Cơ Thạch là Bộ trưởng Ngoại giao trong giai ñoạn 1980-1991. Ông ñã có những nỗ lực nhưng không thành trong việc bình thường hóa quan hệ với bên thua cuộc Hoa Kỳ. Cũng giống như cha mình, ông Minh ñược xem là người thấu hiểu ñược tầm quan trọng của việc phát triển các quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ nhằm ñối phó với ảnh hưởng lấn át của Trung Quốc.

Trong lần nói chuyện tại Hội ñồng Quan hệ Nước ngoài vào năm 2011, ông Minh thẳng thắn nói về giai ñoạn hết sức “hận” Hoa Kỳ khi còn nhỏ, là lúc ông phải chứng kiến cảnh Hà Nội bị Mỹ ném bom. Tuy nhiên kể từ khi theo nghiệp ngoại giao sau chiến thắng của Hà Nội vào năm 1975, ông Minh – cũng giống cha mình – tập trung sự nghiệp vào cách nhằm thiết lập quan hệ gần gũi hơn với cựu thù chiến tranh của Việt Nam.

Bình luận về những khó khăn trong việc ñàm phán gia nhập TPP, ông Rushford cho rằng “Có lẽ những người sắc sảo và khôn ngoan ñóng vai trò ñịnh hướng cho Bộ Chính trị Việt Nam sẽ có cùng quyết tâm như thế hệ cha anh của mình”.

Tác giả cho hay một trợ lý báo chí của Tòa Bạch Ốc từ chối tiết lộ những ai (của cả phía Việt Nam và phía Hoa Kỳ) có mặt trong Phòng Bầu Dục . Một số nhà báo có mặt lúc hai bên tiếp xúc với báo giới cho biết về phía Hoa Kỳ, ngoài Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker và trưởng ñoàn ñàm phán mậu dịch Hoa Kỳ Michael Froman còn có thêm hai quan chức khác nữa.

Bà Pritzker là lính mới trong ngành ngoại giao. Bộ Thương mại của bà là nơi Hà Nội không ưa gì bởi họ ñưa ra các thứ thuế chống bán phá giá nhắm vào ngành xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam. Ông Froman mặc dù cũng gần gũi với ông Obama, dường như tập trung vào sự nghiệp chính trị nội ñịa nhiều hơn là kinh nghiệp ñối ngoại thực thụ.

"Vai trò quy ết ñịnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng"

Thứ Bẩy, 31/08/2013 - 11:18 http://m.dantri.com.vn/su-kien/vai-tro-quyet-dinh-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung-773619.htm (Dân trí) - Tờ The Korea Herald của Hàn Quốc ngày 31/8 viết: Bản lĩnh khi ñối diện với

Page 68: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

68

khó khăn, quả cảm trước những vấn ñề “ngàn cân treo sợi tóc”, ông Nguyễn Tấn Dũng là vị thủ tướng có tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng ñối với công cuộc ñổi mới tại ñất nước này.

Bài báo viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên The Korea HeraldThông tin phát ñi từ cuộc họp báo thường kỳ 8 tháng ñầu năm 2013 của Văn phòng Chính phủ cho thấy kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Kinh tế vĩ mô tương ñối ổn ñịnh, lạm phát tiếp tục ñược kiềm chế; lãi suất giảm; tăng trưởng tín dụng có chuyển biến tốt; khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từng bước ñược tháo gỡ; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục có những bước cải thiện; xuất khẩu duy trì ñà tăng trưởng cao hơn kế hoạch ñề ra; tỷ lệ nhập siêu thấp; các chính sách về an sinh và phúc lợi xã hội tiếp tục ñược bảo ñảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội ñược giữ vững...

“K ịch bản” xấu ñã không xảy ra ñối với nền kinh tế Việt Nam, dù cho vấn ñề nợ xấu hồi cuối năm ngoái ñã phủ một màu xám xịt lên bức tranh tài chính, ngân hàng. Niềm tin ñã kéo các nhà ñầu tư trở lại thị trường Việt Nam với những tín hiệu sáng sủa. Bộ Kế hoạch và ðầu tư cho biết, ñầu tư trực tiếp của nước ngoài ñược cấp phép từ 1/1/2013 ñến 20/8/2013 là 769 dự án, số vốn ñăng ký 7404,6 triệu USD. Số doanh nghiệp ñăng ký thành lập mới tăng nhanh, số doanh nghiệp ngừng hoạt ñộng có xu hướng giảm dần. Khoảng 10 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt ñộng năm 2012 nay ñã quay trở lại hoạt ñộng.Hình ảnh gần 10 ngàn doanh nghiệp “sống lại” và sự “gượng dậy” ngoạn mục của nền kinh tế chính là bằng chứng sống ñộng cho thấy những chính sách và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh mà Chính phủ, trực tiếp là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành, chỉ ñạo ñang phát huy tác dụng, củng cố niềm tin cho nhà ñầu tư, doanh nghiệp.

Người dân bắt ñầu nhìn thấy vai trò và tầm ảnh hưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng sau một thời gian ông bị chỉ trích vì cho rằng chính phủ ñiều hành kém, khiến cho nền kinh tế mới nổi này gặp khó. Từ ðại học George Mason (Virginia) Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một nhà nghiên cứu chính trị quốc tế và tình hình chính trị Việt Nam khẳng ñịnh: vị thế của ông Nguyễn Tấn Dũng ñược củng cố sau TƯ 7. Ông Dũng ñã thể hiện ñược bản lĩnh chính trị trước những vấn ñề nóng của ñất nước.Quả thật, ông Dũng ñã cho nhân dân thấy mình là vị thủ tướng xuất sắc nhất Châu Á như nhận xét của báo chí trong nước và quốc tế. Sự xuất sắc của ông Dũng thể hiện từ cách thức ông ñiều hành nền kinh tế tới cách thức ông ñối diện với khó khăn của ñất nước và cách thức ông ñối diện với cái gọi là: trách nhiệm người ñứng ñầu.

Khi kinh tế “lao dốc” từ con rồng Châu Á xuống một nền kinh tế bị ám ảnh bởi nợ xấu và tư duy “hớt váng”, khi các bảng xếp hạng tụt dần là lúc những chính sách quyết liệt ñược ông Dũng ñưa ra. ðau ñớn nhất nhưng cũng dũng cảm nhất chính là việc từ bỏ mục tiêu tăng trưởng ñể kiềm chế lạm phát, là việc thừa nhận và cắt bỏ những “khối u” của kinh tế quốc doanh, của những Tập ñoàn vốn là hình ảnh ngời sáng của chủ nghĩa xã hội. “Tôi nhận trách nhiệm về Vinashin”, câu nói của Thủ tướng trước Quốc hội ñã thể hiện rõ sự can ñảm và tinh thần trách nhiệm của ông - vị thủ tướng trẻ nhất Việt Nam từ sau 1975 tới nay và cũng là vị thủ tướng xuất thân là người lính, trưởng thành từ quân ñội Vi ệt Nam Anh hùng.

Gần ñây, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm “chưa từng có tiền lệ” ở Việt Nam, ông ñã ñược bỏ phiếu tín nhiệm với mức xấp xỉ 70%, ñiều này thực chất không phản ánh ñúng uy tín của vị thủ tướng này bởi vì bên cạnh ông có rất nhiều người ñạt các lá phiếu tín nhiệm ñến gần 100% nhưng

Page 69: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

69

hầu như trong suốt nhiệm kỳ không làm ñược việc gì ñể lại dấu ấn và thành tích cho ñất nước, họ chỉ có ưu ñiểm là không gây ra va chạm với ai, dĩ hòa vi quý. Tuy nhiên, ông Dũng cũng không lấy ñó làm ñiều thất vọng mà ông vẫn quyết tâm, kiên ñịnh các con ñường mà ông ñã lựa chọn, ông Dũng không vì thế từ bỏ “chính sách cứng rắn, siết chặt tài khóa” ñể giữ vững mục tiêu ổn ñịnh kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Ông tiếp tục chỉ ñạo kiểm soát chặt chẽ tỷ giá; tiếp tục rà soát, ñiều hành lãi suất phù hợp với chiều hướng giảm của lạm phát mặc cho các “nhóm lợi ích” tài chính, bất ñộng sản kêu gào hỗ trợ, ứng cứu. Và ông Dũng thực chất ñã ñúng.

Ông Dũng có thể mất lòng các nhóm lợi ích nhưng ñã ñược lòng dân khi kinh tế tới nay ñã có nhiều tín hiệu khả quan và công tác an sinh xã hội tiếp tục ñược quan tâm thỏa ñáng, dần có chuyển biến tích cực.Không chỉ xuất sắc trong ñiều hành chính sách kinh tế, những dấu ấn liên tiếp ông Dũng ñạt ñược trên trường quốc tế, nhất là sau cuộc ñối thoại Shangri-la, nơi ông xuất hiện với vai trò một chính trị gia có tầm ảnh hưởng nhất tại Châu Á. Ông có tiếng nói thuyết phục về vấn ñề biển ðông với quan ñiểm cần duy trì hòa bình, ổn ñịnh, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển ðông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế. Cũng bằng chính sách ngoại giao khôn khéo và tinh thần dân tộc sâu sắc, ông Dũng ñã dùng câu chuyện biển ðông ñể khơi dậy tinh thần ñoàn kết dân tộc.

Bằng chứng là tình hình chính trị Việt Nam hiện ñang dần ổn ñịnh, không còn dấu hiệu chia rẽ về tư tưởng cũng như hành ñộng. Nói một cách khác, ông Dũng ñã giải quyết rất tốt bài

toán “trong ấm, ngoài êm” trong bối cảnh Việt Nam cần có những quyết ñịnh lớn và dứt khoát ñể ñối phó với những thử thách ñối nội và ñối ngoại, ñồng thời nắm bắt thời cơ.Với những dấu ấn

ngoạn mục ông Dũng ñạt ñược trong suốt thời gian qua cho thấy việc Việt Nam không dễ tìm ñược người thay thế giỏi hơn ông Dũng. Ông Dũng thực sự là vị thủ tướng Việt Nam cần phải có trong

cuộc chuyển mình vươn ra thế giới. H.SanTheo The Korea Herald

___________________

Thâm hụt ngân sách tăng, Chính phủ tích cực vay nợ từ trái phi ếu

30/08/2013 - 10:07

http://songmoi.vn/kinh-te-tai-chinh/tham-hut-ngan-sach-tang-chinh-phu-tich-cuc-vay-no-tu-trai-phieu 8 tháng ñầu năm 2013, thâm hụt ngân sách ñã ñạt tới 119.850 tỷ ñồng khiến Chính phủ liên tục phát hành trái phiếu nhằm huy ñộng nguồn tiền ñể trả nợ, ñồng thời sử dụng cho các hoạt ñộng chi ngân sách hiện ñang có mức bội chi ñạt 74% kế hoạch từ ñầu năm.

Báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình Ngân sách Nhà nước (NSNN) 8 tháng ñầu năm cho thấy hiện hoạt ñộng này ñang rơi vào tình trạng hụt thu, lạm chi. Cụ thể, tổng thu NSNN trong tháng 8/2013 ñạt 50.100 tỷñồng, giảm 22.900 tỷ ñồng so với tháng 7. Dự kiến, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2013 ước ñạt 788,5 nghìn tỷ ñồng, hụt thu 27,5 nghìn tỷ ñồng, ñạt 96,6% dự toán năm. Trong khi ñó, tổng chi NSNN tháng 8 ước ñạt 75.000 tỷñồng. Trong khi lũy kế 8 tháng ñầu

Page 70: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

70

năm thu NSNN chỉ ñạt 484.820 tỷñồng thì chi NSNNñã lên tới 604.670 tỷñồng, chi NSNN vượt thu tới xấp xỉ 25%, tương ñương 119.850 tỷñồng. Mức bội chi ñạt 74% kế hoạch Quốc hội quyết ñịnh từ ñầu năm, trong khi ñó, từ nay ñến hết năm vẫn còn kéo dài hơn 1 quý nữa, với tốc ñộ bội chi như hiện nay, nhiều khả năng con số lạm chi sẽ vượt quá kế hoạch ñề ra.

Cũng theo Bộ Tài chính, nhằm duy trì nguồn thu và bù ñắp bội chi, tính ñến ngày 22/8, Chính phủ ñã tiến hành huy ñộng 134.820 tỷñồng trái phiếu (ñạt 69,1% kế hoạch). Cơ quan này cho biết, kết quả huy ñộng trái phiếu Chính phủ hiện ñang thấp hơn so với yêu cầu ñặt ra cho những tháng còn lại của năm 2013. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và ðầu tư, hoạt ñộng thu NSNN ñạt thấp so với dự toán năm là do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, các doanh nghiệp ñạt lợi nhuận thấp, giảm thu từ xuất khẩu, ngoài ra NSNN còn chịu tác ñộng của các chính sách miễn, giảm thuế với mục ñích hỗ trợ hoạt ñộng sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách ñể trốn thuế. ðiển hình có thể kể tới một số doanh nghiệp FDI như Nestlé Việt Nam, Coca Cola… liên tục báo lỗ hàng chục năm trời trong suốt quá trình hoạt ñộng, mỗi năm báo lỗ từ vài triệu cho tới vài chục triệu USD. Dưới danh nghĩa ñó, các doanh nghiệp FDI tránh ñược khoản thuế thu nhập doanh nghiệp không hề nhỏ. Không chỉ Nestlé, Coca Cola, theo thống kê của Bộ Tài chính, còn hàng ngàn doanh nghiệp báo lỗ có dấu hiệu chuyển giá.Chưa hết, theo Cục thuế TP.HCM, thông qua kiểm toán nhà nước ñã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp lớn trong nước cũng có dấu hiệu chuyển giá. Riêng trên ñịa bàn TP.HCM, trong năm 2012 ñã có 1.500 hồ sơ doanh nghiệp thường xuyên khai lỗ, giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá (tăng 52% so với năm 2011).

Việc kê khai không trung thựckết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ñể trốn thuế cũng là một trong những nguyên nhân chính gây thất thu lớn cho NSNN, và càng ngày càng có xu hướng phổ biến. Tình trạng hụt thu và lạm chi NSNN diễn ra kéo dài khiến Chính phủ thường xuyên rơi vào cảnh vay nợ. Theo con số của Bộ Tài chính, chỉ trong 8 tháng ñầu năm nay, NSNN ñã dành ra 68.980 tỷñồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2012 ñể chi trả nợ và viện trợ. Tính riêng tháng 8/2013, con số này là 7.300 tỷñồng.

Trong thời gian tới, khi chưa có giải pháp mang tính vĩ mô, và toàn diện nào nhằmhạn chế tốc ñộ thâm hụt ngân sách ngày càng cao như hiện nay, Chính phủ vẫn sẽ phải tiến hành vay nợ trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, và dưới bất kỳ hình thức nào, cũng sẽ tạo nên những tác ñộng tiêu cực ñến hoạt ñộng ñầu tư và tiêu dùng trong nước. Trong một giả ñịnh khác, nếu muốn hạn chế vay nợ, Chính phủ có tăng thuế hoặc in thêm tiền, song khi sử dụng biện pháp này, ắt hẳn các doanh nghiệp sẽ càng tìm cách trốn thuế, ñồng thời chỉ số lạm phát sẽ trở nên khó kiểm soát. Trường Giang

****

Page 71: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

71

Cuộc sống mới của gia ñình 'bố ở cống nuôi con ñại học'

Căn phòng trọ rộng 12 m2 trở nên chật hẹp khi cả 5 thành viên gia ñình thủ khoa ðH Y dược Nguyễn Hữu Tiến quây quần bên bữa cơm tối. Người bố Nguyễn Hữu ðịnh từ nay không ở cống hoang nữa mà về nhà sum họp.

Mâm cơm chỉ có bát canh rau và ñĩa ñậu phụ rán nhưng ai nấy ñều ăn ngon lành. Vài ngày trước cả nhà ñã chuyển về sống ở phòng trọ này, nhờ sự giúp ñỡ của chủ nhà trọ. Sau khi về huyện Ứng Hòa dự lễ tuyên dương thủ khoa, chiều 30/8 Tiến và mẹ lên Hà Nội, tiện thể “khuân” thêm ít rau, lương thực ở nhà.

Suốt bữa ăn tối, bà Thanh, mẹ Tiến, ngồi gắp thức ăn cho các con và không quên kể chuyện ñược nhiều người nhận ra khi ñi ôtô. Ăn xong, hai anh em Tiến thích thú khám phá chiếc laptop vừa ñược nhà hảo tâm tặng. Cậu em hào hứng khoe với cả nhà vừa thi vào lớp cử nhân tài năng của ðH Bách khoa…

Gần chục năm mưu sinh ở thủ ñô, vợ chồng ông ðịnh (thôn ðộng Phí, Ứng Hòa, Hà Nội) chưa bao giờ nghĩ có ngày cả nhà lại ñược cùng ăn bữa cơm ấm cúng trong căn phòng sáng ñiện như thế này. Suốt một thập kỷ lao ñộng tự do, ông ðịnh chỉ biết tới vỉa hè, hiên nhà vệ sinh công cộng hay ống cống tối tăm làm chỗ ngả lưng ñể nuôi con ăn học.

Bữa cơm tối ñơn giản nhưng sum vầy ấm cúng của gia ñình thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến trong căn nhà mới. Ảnh: Bình Minh.

Căn phòng tiện nghi ở chung cư mini trên phố Pháo ðài Láng này ñược một chủ nhà trọ tốt bụng mời cả gia ñình ông ðịnh về ở miễn phí trong 3 năm, sau khi biết ñược người cha phải ở ống cống ñể dành tiền nuôi các con học ñại học. Ông ðịnh cũng ñược chủ nhà mời làm quản lý chung cư với hơn chục phòng trọ này với lương 2,5 triệu ñồng một tháng.

Ngoài quản lý chung cư, ông ðịnh và các con còn nhận trông xe cho khách ra vào. Số tiền trông xe gia ñình ông ñược giữ cả. Trong phòng, ngoài chiếc giường một và khoảng trống vừa ñủ trải thêm

Page 72: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

72

chiếc chiếu, ở góc còn có tủ lạnh, tivi ñược chủ nhà cho mượn. Diện tích còn lại ñể bếp gas và chiếc bàn ñầy ắp sách vở của anh em Tiến.

Hàng tháng, gia ñình ông ñược miễn phí một số tiền ñiện nước sinh hoạt, wi-fi, dùng quá ñịnh mức mới phải trả tiền. Hiện tại, chỉ có vợ chồng ông ðịnh và hai con trai sống ở nơi ngụ cư mới. Cuối tuần, hai chị gái Tiến mới bắt xe buýt sang chỗ bố mẹ và em chơi.

Ông ðịnh chia sẻ ban ñầu rất ñắn ño khi nhận ñược lời mời làm quản lý phòng trọ. "Sau thấy công việc ổn ñịnh, có lương, gia ñình lại ñược tạo ñiều kiện ở miễn phí trong căn phòng khép kín dưới tầng 1, vợ chồng tôi mới tạm yên lòng", người cha cho biết.

Lần ñầu tiên trong hàng chục năm mưu sinh nằm vỉa hè, sống ống cống hoang, gia ñình Tiến mới ñược ở căn phòng khang trang tại Hà Nội. Bình Minh.

Thủ khoa Tiến ñã nhập học ñược hai buổi. Nhà cách trường tầm 4-5 km, chưa mang ñược xe ñạp từ quê lên, cậu tạm thời ñi học bằng xe buýt. Tân sinh viên rất hào hứng với trường lớp và bạn bè mới. Tiến khoe, một chị khóa trên còn cho cậu mượn toàn bộ sách vở nên cũng ñỡ phần nào.

Tiến cũng ñược nhiều phụ huynh mời làm gia sư môn Toán, Sinh cho con mình. Do chưa thông thạo ñường sá ở Hà Nội nên cậu chưa dám nhận lời. Tiến chia sẻ, ngoài việc học, cậu muốn ñi làm thêm ñể ñỡ ñần bố mẹ. Mấy hôm rồi mẹ Tiến nghỉ việc vặt lông vịt ở quê lên Hà Nội lo cơm nước cho hai con trai. Thu nhập của cả gia ñình giờ trông vào tiền lương 2,5 triệu ñồng hàng tháng và tiền trông xe chung cư. Nhắc tới tiền học phí của cả 4 ñứa con học ñại học sắp phải ñóng, bà tâm sự: “Lo lắm chứ nhưng không sao, ‘cháo nóng húp quanh’. Thiếu ñâu vợ chồng tôi lại vay mượn rồi trả dần. Miễn là cả 4 ñứa còn học ñược thì chúng tôi vẫn cho học”.

Page 73: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

73

Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến với chiếc máy tính xách tay vừa ñược nhà hảo tâm tặng.

Quay sang chồng, bà chia sẻ mong muốn lo cho hai ñứa con gái học ñể sau này cuộc sống ñỡ vất vả như bố mẹ. Nhiều người từng khuyên ông bà chỉ nên ñầu tư cho hai con trai, còn con gái “học ít thôi” rồi làm “vài chục mâm” (cưới) là xong. Bỏ ngoài tai những lời ñó, vợ chồng ông ðịnh vẫn quyết tâm chắt chiu cho các con ăn học.

Mẹ Tiến tâm sự, hồi lớp 2-3, hai anh em Tiến và Tiền xin bố mẹ cho học lớp chọn như các chị. Biết học lớp chọn sẽ tốn kém hơn, cả hai bảo mẹ “ghi sổ nợ”, sau này thành tài sẽ báo ñáp. Tới giờ, bà Thanh vẫn nhắc ñến chuyện “ghi sổ nợ” từ cấp 1 cho tới ñại học của hai con như câu chuyện vui.

Có việc làm, lại không phải lo chỗ ở, nhìn các con vui vẻ, vợ chồng ông ðịnh mừng vui lẫn lộn. Công việc quản lý chung cư nhàn hạ nên ông ðịnh dành cho vợ, còn mình thì tính vẫn làm nghề cũ, ra ñường bơm vá xe, ai thuê gì làm nấy kiếm thêm ít tiền.

Với số ñiểm 29,5, Nguyễn Hữu Tiến trở thành thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh 2013 của ðH Y Hà Nội. Cậu em song sinh với Tiến là Nguyễn Hữu Tiền cũng thi ñỗ vào ðH Bách khoa Hà Nội.

Tiến và Tiền luôn là học sinh giỏi toàn diện, ñoạt giải Nhì môn Toán cấp thành phố. Bản thân Tiến nhiều năm ñược chọn là học sinh tiêu biểu cho trường THPT Ứng Hòa ñể tham gia các kỳ tuyên dương gương học tốt của thành phố. Hai chị gái của Tiến hiện cũng là sinh viên ở Hà Nội.

Với 6 miệng ăn và 4 người con ñi học, gia ñình Tiến là một trong những hộ cận nghèo của xã. ðể có tiền cho con ñi học, mẹ Tiến nhổ lông vịt thuê từ ñêm ñến sáng, phụ hồ kiếm thêm. Bố Tiến, ông Nguyễn Hữu ðịnh, chấp nhận cuộc sống màn trời chiếu ñất ở Hà Nội suốt 10 năm ñể dành dụm gửi tiền về nuôi con. ðể tiết kiệm, ông ðịnh ngủ dưới gầm cầu, vỉa hè, dưới hiên nhà vệ sinh công cộng hay trong ống cống bỏ hoang.

Bình Minh

Page 74: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

74

Khoảng cách trí tuệ Alan Phan

Khi bàn về sự ổn ñịnh cần thiết cho xã hội Vi ệt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro nguy hiểm nhất ñến từ khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng. Một ước ñoán là khoảng 2-3% dân số ñang nắm ít nhất là 24% tài sản tư nhân. Thu nhập của 2 triệu người này trung bình khoảng 6,300 USD một năm một người; trong khi tổng số dân còn lại chỉ có thu nhập khoảng 1,010 USD. (Tất cả các con số này là một ước lượng năm 2011 từ luận án của một nghiên cứu sinh DBA nhờ tôi bảo trợ. Theo tôi, cách ñịnh lượng dựa trên vài số liệu thống kê không ñạt chuẩn; nhưng tôi nêu lên ñây ñể chúng ta có một khái niệm).

Khoảng cách giàu nghèo này có thể tạo những bất ổn xã hội ñáng kể qua nạn cướp giật, lừa ñảo, tranh chấp lao ñộng…nhưng cá nhân tôi cho rằng bàn tay sắt của hệ thống an ninh khá hữu hiệu trong việc ñối phó.

Vấn ñề không ai nói ñến Trong khi ñó, tôi suy nghĩ nhiều hơn ñến khoảng cách về trí tuệ của 2 thành phần dân số.

Tôi không thể minh ñịnh là bao nhiêu phần trăm dân số ñạt chuẩn quốc tế cao nhất về giáo dục và văn hoá; và bao nhiêu phần trăm thực sự là “ngu hơn lợn”. Nhưng tôi chắc chắn là mọi người có thể nhận rõ sự khác biệt này khi tiếp cận với bạn bè gia ñình, cũng như tại những hội họp của ñám ñông hay qua những cách thức xử sự tại nhiều hoàn cảnh, công và tư. Sự cách biệt này có thể tạo những hệ quả sau:

- Dựa vào kiến thức thượng ñẳng của mình, thành phần ưu tú sẽ lợi dụng sự ngu dốt của ñám ñông mà áp ñặt những thủ thuật lừa dối hòng ñem lại cho phe nhóm mình những quyền lực và lợi ích “gần như phi pháp”.

- Sự tụt hậu của dân trí trên bình diện rộng sẽ là rào cản lớn nhất cho mọi phát triển văn minh của xã hội trên tiến trình cạnh tranh với toàn cầu.

- Dân sẽ không thể giàu; nên nước không thể mạnh. Sự lệ thuộc kinh tế vào công nghiệp gia công, vào nông nghiệp lỗi thời và vào dịch vụ “bạc cắc” là một tương lai ñáng buồn trong vài thập niên tới cho ñám con Rồng cháu Tiên.

Vài góc nhìn khi tìm hiểu Gần ñây, tôi có hai trải nghiệm vô cùng khác biệt về chủ ñề trên. Tôi ñược phân công phỏng vấn khoảng 100 sinh viên cho học bổng MBA của ñại học

Bristol trong 3 tháng qua. Dù ñây là phân khúc sinh viên ở cấp cao của nền giáo dục, tôi vẫn ngạc nhiên và thú vị với kỹ năng và kiến thức của các thí sinh. Ngoài việc nói và viết thông thạo tiếng Anh, ñại ña số sinh viên ñều có sự ñam mê trong công việc và sự học; cũng như ý chí ñể trực diện các thử thách trong mục tiêu của sự nghiệp.

Page 75: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

75

Dù có hay không có học bổng của Bristol, tôi tin là 95% sẽ thành công trong lựa chọn nghề nghiệp và sẽ thăng hoa toàn diện trong 10 hay 20 năm tới. ðây là niềm tự hào chính ñáng của ñất nước này.

Trong một thái cực khác, nỗi thất vọng của tôi cũng sâu sắc với một trải nghiệm ñáng xấu hổ.

Tôi có một người cháu, cũng là BCA, ñang dậy môn luật kinh tế cho một lớp học năm thứ ba tại một trường ñại học công lập. Tôi nhờ cô ñem vào lớp một khảo sát nhỏ gồm 10 câu hỏi ñơn giản ñể ñánh giá kiến thức ngoài sách vở của các em sinh viên.

Các em có 20 phút ñể trả lời bài khảo sát sau ñây:

1. Em có nói và viết tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào lưu loát không? 2. Tại sao Việt Nam muốn trở thành một thành viên của TPP? 3. Ông Kim Jong Un là ai? 4. ðường lưỡi bò Trung Quốc là gì? 5. Liên Âu ñang gặp khủng hoảng gì? 6. Phương Uyên là ai? 7. GDP của Việt Nam năm 2012 ñạt bao nhiêu tỷ? 8. Thu nhập mỗi ñầu người của Singapore là bao nhiêu? 9. Cơ chế phân bổ tam quyền và ña ñảng ña nguyên là gì? 10. Ông Nguyễn Văn Bình là ai? Trong tổng số 32 sinh viên của lớp: 1 trả lời trúng 2 câu, 3 trả lời trúng 1 câu và 28 bạn trả lời không ñúng câu nào. Bạn duy nhất trả lời ñúng 2 câu là câu 1: biết nói và viết tiếng Anh lưu loát và câu 6: GDP Viêt Nam khoảng 100 tỷ USD. Những câu trả lời “vui” nhất là: - ðường lưỡi bò TQ là món lưỡi bò ngâm ñường khoái khẩu người TQ thích; - GDP Việt Nam ñạt 1 ngàn tỷ ñồng; - Kim Jong Un là người mẫu nổi tiếng của Hàn Quốc vừa tự tử; - Là thành viên của TPP, Việt Nam ñược phép dự giải bóng ñá của Anh; - Liên Âu là quốc gia bên Phi ñang gặp nạn ñói. - 3 câu trả lời khác nhau về ông Nguyễn Văn Bình: (1) Chủ Tịch Nước (2) ðại gia ngân hàng vừa bị bắt và (3) linh mục xứ ñạo Hải Phòng. Tôi hơi bị sốc vì ñây không phải là kiến thức của những công nhân dệt may tại các ổ chuột khu công nghiệp hay nông dân vùng sâu vùng xa; mà là

những thành phần ñược coi như là tương lai của trí thức Việt Nam. Dĩ nhiên tôi không cần phải bàn ra tán vào. Nhưng chúng ta bây giờ có thể hiểu tại sao tử vi ðCS VN vẫn rất tốt. P.S. Tôi ñã nói nhiều lần trong các buổi diễn thuyết “nghèo không phải là một cái tội; nghèo là một hoàn cảnh có thể thay ñổi”. Tuy nhiên, tội lớn

nhất của một con người là ngu dốt. Một người không bao giờ ñọc là một người mù chữ dưới bất cứ lăng kính nào. A.P.

Sự “t ương ñối” ở ñời Nguyên Thuy

Nhân ñọc bài Nghĩ về tính “ña nguyên” trong thế giới sự sống của Th.S T. ñăng trên BVN thấy có ñoạn nói về cách ăn uống của người Việt ở bên nhà như sau (trích): “Trong các món ăn hằng ngày, người Việt Nam thường phối hợp các thứ thuộc về “âm” v ới các thứ thuộc về “d ương”. Ví

Page 76: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

76

dụ ăn cá, tôm, cua (máu lạnh, thuộc âm) thì phải ăn kèm các gia vị cay nóng (thuộc dương), nếu không dễ bị ñau bụng.”

Thật là ngẫu nhiên vì ngày hôm trước tôi cũng nhận ñược email của một người bạn Pháp ñang ghé chơi Canada, bạn cũng mách tôi cách tương tự mà anh ta gọi là phương pháp theo Lão tử. Có ñiều là, theo như anh ta viết thì tôm thuộc nhóm thức ăn nóng tức dương trong khi Th.S. thì xếp tôm thuộc nhóm lạnh tức là âm, thành không biết ai ñúng ai sai. Anh nói khi về Pháp sẽ chuyển cho tôi thêm chi tiết. (trích): “Sent: 24 août 2013 : Bonjour Thuy, …Quand je serai de retour en France je vais te scanner et t’envoyer la classification des aliments (approche taoïste) : peut être que comme moi tu manques d’aliments chauds tels que : le poivre, les crevettes, etc.. et que tu prends trop d’aliments froids qui perturbent ta digestion…”

Cái tính “ña nguyên” trong thế giới sự sống mà Th.S. tìm cách chứng minh thực ra là sự “tương ñối” ở ñời. Nói nôm na là sự kiện gì cũng có mặt trái mặt phải tức có nhiều dạng, nhiều mặt. Như trong bài Th.S. nêu thí dụ vụ thảm sát Mỹ Lai (1968) (trích): “Khi những tên lính Mỹ xả súng vào dân thường thì lại có một tốp lính ñi trinh sát tình cờ thấy liền cho trực thăng hạ cánh xuống, chĩa súng vào tốp lính Mỹ kia bắt dừng lại, và cứu một số người dân còn sống mà họ tìm thấy. Cách ñây mấy năm, một số nạn nhân chất ñộc da cam ở Việt Nam ñâm ñơn kiện những công ty Mỹ sản xuất ra chất ñộc này thì lại ñược chính những luật sư người Mỹ ñứng ra bảo vệ giúp.” Nếu bàn rộng ra hơn ñể bao cả thời Pháp thuộc: có thể nói là “tương ñối” sự ñô hộ của Pháp ñem lại nhiều thứ tốt hơn là xấu. Dưới sự cai trị của Pháp, VN ñược văn minh hơn so với trường hợp nếu còn bị cai quản bởi các quan hủ lậu nhà Nguyễn.

ðọc sách nói về sự nghiệp của B.S. Alexandre Yersin là người ñã tìm ra vi trùng dịch hạch và dịch tả thì sẽ nghiệm ra ñược những ñiểm nêu trên. Tôi ñược bạn mua tặng quyển sách này, viết bởi một người Bỉ tên là Patrick Deville, với tài liệu lấy từ các archives (kho lưu trữ) Viện Pasteur.

BS Yersin thuộc thế hệ nhóm nghiên cứu ñầu tiên của Viện Pasteur Paris, ñã từng làm việc trực tiếp với Louis Pasteur, cũng như với Robert Koch là bác học người ðức ñã tìm ra vi trùng lao (tuberculose). Lúc chưa tốt nghiệp y khoa thì BS Yersin cũng ñã nổi tiếng vì tìm ra một loại vi trùng lao ñược gọi là ” Tuberculose type Yersin” trong lúc ñang làm luận án tiến sĩ. B.S.Yersin ñược biết ñến không những chỉ trong ngành y khoa mà còn trong cả việc khai khẩn ñất hoang cũng như phát triển nông nghiệp v.v. Vì mộng hải hồ ông bỏ viện Pasteur ñể xin làm việc như BS trên các con tàu vượt ñại dương. Lúc ñầu trên tàu nối cảng Marseille với Saigon, sau trên tàu nối Saigon với Manille (Phi Luật Tân) và sau cùng là trên tàu nối Saigon với Haiphong, với trạm nghỉ giữa ñường ở Nha Trang. Vì yêu phong cảnh ở ñây ông ñã ở lại, mở một phòng mạch ở một làng chài lưới có tên là Xóm Cồn. Ông chữa bệnh miễn phí cho các gia ñình nghèo trong làng. Các gia ñình khá giả ở Nha Trang và vùng phụ cận biết ñến danh tiếng của ông nên cũng ñến chữa rất ñông ñảo.

Sau khi Viện Pasteur ñược thành lập ở Pháp, nhờ tiền quyên qua Ngân hàng Quốc gia Pháp (Banque de France), có cả Nga hoàng gửi cho, thì thủ ñô Paris trở thành kinh ñô của thế giới về Y khoa (trích: Paris devient la capitale mondiale de la médecine). Muốn ñể lại dấu ấn ở thuộc ñịa, ông Paul Doumer, lúc ñó là bộ trưởng tài chánh trong chánh phủ Pháp và cũng là người lúc làm toàn quyền ở VN ñã cho xây cầu Long Biên, ñã giao cho BS Yersin nhiệm vụ xây dựng một hệ thống lớn (vaste ensemble) về y khoa ở Hà Nội , bao gồm một trường ñại học Y khoa gắn liền với

Page 77: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

77

Viện Pasteur làm trung tâm nghiên cứu, một nhà thương và một trung tâm lo về sức khỏe ñại chúng (Centre sanitaire). Nhờ danh tiếng của ông, BS Yersin ñã mời ñược nhiều bác học sang dậy, trong ñó có BS Albert Calmette là người ñã tìm ra vaccin BCG (Bacille Calmette-Guérin: Chữ C ở giữa là ñể chỉ tên Calmette. Nhờ thế trường Y khoa Hà Nội ñã ñào tạo ñược nhiều lớp BS VN tài ba, không thua các trường y khoa nhất nhì ở Pháp, như trường hợp BS Tôn Thất Tùng nổi tiếng với phẫu thuật về gan v.v…

Vì Vi ện Pasteur ở VN cần súc vật ñể làm thí nghiệm (bestioles d’expérience) như chuột bạch, khỉ, thỏ, trâu , bò v.v.., nên toàn quyền giao cho ông một ngân sách là năm ngàn Francs ñể lập trại chăn nuôi cũng như một phòng thí nghiệm nhỏ về thú y ở Nha Trang. Lúc ở Quảng ðông bên Trung Quốc bị các nạn dịch , BS Yersin ñược chánh phủ Pháp cử sang giúp và ông ñã ñem thuốc Vaccin chế tạo ở Nha Trang sang cứu chữa. Thuốc này lúc ñó mới chỉ ñược thử nghiệm trên bò nên lúc ñầu BS Yersin chỉ tiêm cho một người tình nguyện làm vật thí nghiệm. Thấy có kết quả như thần dược, sau ñó ông thí nghiệm trên một hai người tình nguyện nữa trước khi phổ biến toàn diện trong ñại chúng. Do tính chất thô sơ của phòng thí nghiệm lúc ñó, có một BS thú y người Pháp và một nhân viên người VN tên là Vĩnh Tham làm việc ở Viện Pasteur Nha Trang ñã bị chết vì lây nhiễm . BS Yersin ñã ñề nghị ghi tên họ trong danh sách tôn danh những chiến sĩ tử nạn vì khoa học của Viện (trích: Combattants tombés au front scientifique).

BS Yersin cũng ñã nhìn ra ñược là các bánh xe ô tô sẽ cần cao su, vì thế ông ñã ñi sang các xứ như Indonésie cũng như Brésil ñể tìm giống ñem về cấy ở VN và trở thành vua cao su (roi du caoutchouc). Ông cũng là vua Quinquina là một loại cây ñể làm thuốc quinine chữa bệnh sốt rét. Với hai Bác học khác của viện Pasteur là các BS Roux và Calmette, ông ñã thành lập công ty sản xuất cao su và thuốc Quinine và trở nên giầu có. Công ty này sau ñược nhượng lại cho Viện Pasteur với giá tượng trưng một Franc ñể giúp viện có lợi tức ñộc lập ñể làm nghiên cứu. Ông ñã dùng chính tài sản của ông ñể xây ñường xá cũng như ñem các loại bò giống từ Pháp sang chăn nuôi ñể sản xuất sữa “pasteurisé” v.v. nhằm phát triển Nha Trang. Ông có xây một khu nhà trên một ngọn ñồi nhìn ra biển ñể có thể ngồi ngắm và nghiên cứu thủy triều lên xuống. Ngày nay di tích này ñã bị phá ñể nhường chỗ cho một khách sạn nghỉ mát dành cho công an CS. ðược biết ðà Lạt cũng do ông ñi khai khẩn tìm ra ñịa ñiểm khi ñi sâu vào rừng ñể nghiên cứu tìm hiểu về các dân tộc thiểu số. Nhiều loại cây cỏ ñặc biệt ñược xuất cảng ở ñây, mà ñến nay người VN còn ñược hưởng, là do ông ñem về cấy giống sau khi làm nghiên cứu trong nhiều năm về các tính chất ñất ñai của vùng này ñể biết là có thể hợp với loại cây cỏ nào. ðể ghi nhớ công lao của ông, một trường trung học mang tên ông ,”lycée Yersin Dalat” ñã ñược thành lập ở ñây.

Tóm lại là Pháp ñã khai phá và phát triển VN như xây cất các hệ thống ñường xá , ñường rầy xe lửa , nhà máy nước, các nhà thương , nhà trường v.v… Nói Pháp bóc lột cũng không ñúng hẳn vì mình có biết khai thác ñâu. Vả lại lúc ñó Pháp cũng mới chỉ vừa bình ñịnh xong, tức lập hệ thống hành chánh ñào tạo công chức ñể cai quản vv… cũng như vừa xây dựng ñược hạ từng cơ sở chưa kịp sản xuất gì nhiều thì bị thế chiến thứ nhất rồi thế chiến thứ hai, lại thêm tàu bè hàng hải lúc ñó còn thô sơ chỉ có mấy chiếc, ñâu có chuyên chở gì ñược nhiều, lại ñi cả tháng mới ñến nơi về tới mẫu quốc. Phải nói là lúc ñó Pháp ñã ñể lại cho VN một gia sản về hạ từng cơ sở ñể có thể phát triển kinh tế hơn bên Triều Tiên cũng như bên Trung Quốc. Chỉ tiếc là CS dùng baọ lực cách mạng, khiến hạ tầng này bị tàn phá, thay vì dùng giải pháp ñiều ñình ñể có thể lấy lại toàn vẹn, như Cụ Phan Châu Trinh cũng như học giả Phạm Quỳnh… ñã chủ trương. Pháp cũng sai lầm ở chỗ cố ñấm ăn xôi không chịu nhả sớm các thuộc ñịa sau ñệ nhị thế chiến, trong khi Anh Quốc thấy

Page 78: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

78

không xong là nhả, thành mặc dầu khai phá xây dựng ít hơn Pháp nhiều lại thêm kỳ thị không hòa ñồng với dân bản xứ, nhưng Anh không bị nói tới nhiều, trong khi bên phía Pháp thì còn bị hậu quả kéo dài cho ñến bây giờ.

N.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

GIÁ TRỊ ðÍCH THỰC CỦA NỀN ðỘC LẬP

LS Nguyễn Văn Đài

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới ñều ñã giành ñược ñộc lập và có chủ quyền.

ðể giành ñược ñộc lập dân tộc, nhiều dân tộc trên thế giới ñã phải hy sinh xương máu của nhiều thế hệ. Nền ñộc lập của một quốc gia là vô giá, nhưng ñiều quan trọng hơn cả là nhân dân phải ñược hưởng những thành quả ñích thực mà nền ñộc lập ñó mang lại.

Giá trị ñích thực của nền ñộc lập là nhân dân có quyền làm chủ ñất nước của mình bằng cách lựa chọn hay thay ñổi ñảng cầm quyền, chính phủ thông qua cuộc bầu tự do và công bằng.

Nhân dân có tự do ngôn luận, có quyền làm báo chí tư nhân, có quyền lập ñảng, lập hội, hội họp, có quyền biểu tình hòa bình mà không bị ñàn áp, bắt bớ…

Những dân tộc, những quốc gia may mắn trên thế giới là ngay sau khi giành ñược ñộc lập, họ ñã tiến hành dân chủ hóa xã hội và xây dựng lên một hệ thống chính trị dân chủ ña ñảng, tôn trọng phẩm giá con người và các giá trị của quyền con người.

Page 79: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

79

Trên nền tảng căn bản ñó, nền kinh tế của họ phát triển ñúng hướng và mạnh mẽ nên ñã ñảm bảo cho nhân dân các nước ñó có cuộc sống sung túc, quốc gia hùng mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự.

Xã hội phát triển hài hòa và ổn ñịnh giúp cho người ñược hưởng thụ những giá trị ñích thực của một quốc gia ñộc lập. Ví dụ như những nước trong khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Singapore, ðài Loan,…

BỨC TRANH ðÔNG ÂU

Có những dân tộc, quốc gia không may mắn thì sau khi giành ñược ñộc lập, những lực lượng lãnh ñạo cách mạng ñã phản bội lại nhân dân, họ ñã không thực hiện dân chủ hóa xã hội, không xây dựng hệ thống chính trị dân chủ ña ñảng, mà xây dựng nên một chính thể có thể là chính quyền ñộc tài, ñộc tài quân sự, hay chế ñộ ñộc ñảng toàn trị.

"Nền ñộc lập của một quốc gia là vô giá, nhưng ñiều quan trọng hơn cả là nhân dân phải ñược hưởng những thành quả ñích thực mà nền ñộc lập ñó mang lại. "

Ở trong các chế ñộ này thì các quyền con người không ñược tôn trọng và hầu hết các quyền con người về chính trị như quyền tự do ngôn luận, quyền báo chí tư nhân, quyền lập hội, lập ñảng, quyền biểu tình bị hạn chế hoặc tước ñoạt.

Ví dụ như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí: khi người dân chỉ trích hay phê phán chính quyền thì bị qui chụp tội danh tuyên truyền chống Nhà nước, quyền tự do làm báo của công dân bị tước ñoạt nên không có các tờ báo tư nhân; khi người dân thực hiện quyền lập ñảng, lập hội hay tham gia các ñảng phái thì bị qui chụp tội danh hoạt ñộng nhằm lật ñổ chính quyền; khi người dân thực thi quyền biểu tình thì bị qui chụp tội danh phá rối trật tự nơi công cộng hay tội chống người thi hành công vụ…

Hệ quả là nhân dân các quốc gia này phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân chủ ñể thay ñổi các chế ñộc tài, ñộc ñảng toàn trị bằng một chế ñộ dân chủ, tôn trọng các quyền con người.

Ví dụ ở các nước ðông Âu: sau Thế chiến thứ II, một loạt các nước ðông Âu thoát khỏi hiểm họa của chủ nghĩa phát xít và giành ñược ñộc lập.

Thay vì tiến hành dân chủ hóa xã hội, tôn trọng các quyền con người thì ñảng cộng sản ở các nước này thực hiện chuyên chính vô sản, xây dựng chế ñộc ñảng toàn trị. Sau nhiều thập kỷ bị mất quyền làm người thì vào cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, nhân dân các nước ñông Âu ñã ñứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ mà người ta còn gọi là Cách mạng nhung ñể thay thế các chế ñộc ñảng toàn trị bằng các chế ñộ dân chủ ña ñảng.

Kết quả là ngày nay các nước ðông Âu ñang dần hội nhập toàn diện với các nước Tây Âu về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.

ðỘC LẬP VÀ DÂN CHỦ

Page 80: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

80

Ở các nước Trung ðông và Bắc Phi hầu hết ñều là các quốc gia ñộc lập, nhưng nhiều chính thể ở các quốc gia ñó là chính phủ ñộc tài hoặc ñộc ñảng toàn trị.

Sau nhiều thập kỷ phải chịu ñựng sự cai trị hà khắc của các chế ñộ này thì gần ñây nhân dân các nước Ai Cập, Tunisia, Yemen, Libya ñã ñứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ và ñã thành công.

Tuy nhân dân các nước này sẽ gặp những khó khăn ngắn hạn trước mắt, nhưng chắc chắn cuối cùng những giá trị ñích thực của ñộc lập sẽ ñến với họ.

Trên thế giới có gần 200 quốc gia ñộc lập, có chủ quyền. Nhưng không phải tất cả nhân dân các nước ñều ñược hưởng những giá trị ñích thực của nền ñộc lập. ðộc lập dân tộc phải gắn liền với xây dựng thể chế chính trị dân chủ ña ñảng và tôn trọng các quyền con người thì nhân dân mới từng bước ñược hưởng những giá trị của nền ñộc lập.

Còn có ñộc lập dân tộc mà không có dân chủ thì nhân dân ñã làm cuộc cách mạng vô ích ñể thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị ñộc ác, tàn bạo và tham lam hơn của giặc nội xâm.

Ngày 2/9/2013, chúng ta sẽ kỷ niệm 68 năm ngày ñộc lập.

Các bạn sinh viên nghĩ gì về hiện tình ñất nước? Chúng ta phải làm gì ñể tất cả mọi người dân Việt Nam ñều ñược hưởng những giá trị ñích thực của nền ñộc lập?

FB: Nguyễn Văn ðài

31-08-2013

Những Số Tiền Phi Pháp Cho N ền Kinh T ế Ngầm

Alan Phan

Page 81: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

81

Bài viết của báo Tầm Nhìn ( tại ñây!) cụ thể hoá tỷ lệ “phí bôi trơn” cho các dự án BDS. Tỷ lệ này là từ 25% ñến 30%. Các cựu quan chức như GS ðặng Hùng Võ và TS Cao Sỹ Kiêm cũng xác ñịnh một vụ việc mà có lẽ mọi người ñều biết và ñã trở thành chuyện hàng ngày ở huyện. Nếu theo tổng kết của sở thống kê thì con số FDI ñầu tư vào BDS trong 10 năm qua là khoảng 60 tỷ USD. Tiền ñầu tư từ nội ñịa của các nhà ñầu tư Việt chiếm khoảng 45 tỷ USD. Bỏ qua con số cho những ñầu tư chui (không cách gì ñịnh lượng) thì số tiền “bôi trơn” vào khoảng 27 tỷ USD. ðây là một số tiền khủng cho một quốc gia còn nghèo như Việt Nam; và số tiền này là một trong những nhân tố tạo nên một nền kinh tế ngầm ñáng kể ở Việt Nam; cũng như là những lý do khiến thế giới ñặt Việt Nam vào những quốc gia có số lượng rửa tiền cao nhất thế giới. Tuy nhiên, tiền bôi trơn không chỉ giới hạn ở các dự án BDS. Một bài viết của tôi về nạn phá rừng ( tại ñây!) cho thấy nếu chỉ tính 8,000 USD cho mỗi mét khối gỗ của rừng sinh nguyên, con số thu nhập của việc phá rừng lấy gỗ là khoảng 65 tỷ USD trong 16 năm qua. Phí bôi trơn của các lâm tặc cũng ñem ñến cho nền kinh tế ngầm hơn 20 tỷ USD. ðây tôi chỉ nói ñến có 2 ngành nghề. Chúng ta còn có thể tính ra phí bôi trơn cho các dự án xây cất cầu ñường, khai thác khoáng sản hay các nhà máy lọc dầu, thép, xi măng, phân bón….Các dịch vụ như logistics với phí vận chuyển, cảng bãi, thuế hải quan, và cả trăm cách ñể kiếm tiền bằng kỹ nghệ phong bì. Có thể nói phí bôi trơn phủ tràn tất cả các lãnh vực ngành nghề của nến kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…và mọi doanh nghiệp lớn hay nhỏ (kể cả những quán hàng rong) ñều phải chịu món “thuế” vô hình này. Ngay cả các người dân vẫn ñối mặt hàng ngày với những món tiền “thuế” khi di chuyển và bị CSGT hỏi thăm. Một vài ước lượng về tầm cỡ của nền kinh tế ngầm từ các chuyên gia (dĩ nhiên có thể sai hoàn toàn) là lượng giao dịch giữa các thành phần tham dự có thể lớn hơn 50% của GDP Việt nam hay khoảng 60 tỷ USD. Hệ quả ñầu tiên của phí bôi trơn là việc gia tăng giá thành của mọi sản phẩm. Trong khi lương nhân công Việt Nam ñược tiếng là một trong những nơi rẻ nhất thế giới, giá cả sinh hoạt tại các thành phố lớn ñều nằm trong top 20 của toàn cầu. Xem bài Gánh Nặng Phí Quản Lý ( tại ñây!) Hệ quả sau ñó là các số tiền khủng từ thu nhập phi pháp này tạo nên một nền kinh tế ngầm rất lớn, ngoài tầm kiểm soát của chánh phủ và không thể ñịnh lượng bởi các nhà phân tích kinh tế. Thực tình, nêú những dòng tiền bất hợp pháp này ñổ vào những hoạt ñộng ñầu tư và thương mại chính thống như các dòng tiền khác, thì ảnh hưởng của chúng trên nền kinh tế cũng rất tích cực và ñáng khuyến khích. Nhưng bản chất cần che giấu của dòng tiền khiến chúng thường ñổ vào những phi vụ ñầu cơ chụp giựt, ñánh mau rút gọn, nên chúng thay ñổi nhiều bản sắc của nền kinh tế trong các lãnh vực BDS, chứng khoán, vàng, ngoại hối…Vi ệc ñem các khối tiền lớn ra nước ngoài ñể tìm sự an toàn về lâu dài…cũng làm xuất huyết vốn luân chuyển trong nước.

Page 82: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

82

Và chưa nói ñến những hệ quả khác liên quan ñến vấn ñề ñạo lý, sự vô cảm do phong trào chạy theo ñồng tiền bẩn (và dễ kiếm), tấm gương của các người có quyền, sự yếu kém của một xã hội dân sự, và một nền giáo dục “dạy không người nghe”…. Nền kinh tế ngầm là biểu hiện của tất cả những gì không minh bạch. Và một nền kinh tế chính trị không minh bạch là rào cản lớn nhất cho mọi tiến bộ của xã hội. Theo blog Alan

ðất công vào túi ai?

Có thể nói, tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam ngày nay ñã trở thành một căn bệnh nan y, trong ñó tham nhũng ñất công là chứng bệnh rất khó phát hiện và khó ñiều trị. Bởi lẽ ñất công có ở mọi nơi; trừ một số nơi "khỉ ho cò gáy", còn lại thường bị sử dụng sai muc ñích, thậm chí bị tranh cướp giữa các nhóm lợi ích trong sự quản lý ñầy sơ hở của các cơ quan chính quyền. Riêng tại Quận Cầu Giấy là ñịa bàn phát triển nóng nhất trong quá trình mở rộng Thủ ðô, có rất nhiều hình thái xâm phạm ñất công, và một trong những thủ ñoạn phổ biến là núp bóng những "dự án" với những cái tên mĩ miều như "xã hội hóa","khai thác quỹ ñất" và "ñổi ñất lấy công trình" v.v...Chúng không chỉ gây nên tình trạng thất thoát công của mà còn gây ra những hậu quả khôn lường ñối với môi trường sống. Bài viết này trước hết nói về tình trạng tại Công viên Cây xanh Nghĩa ðô mà bản thân người viết ñã từng tham gia lao ñộng ñể xây dựng nhiều năm về trước.

Công viên Nghĩa ðô ñang trở nên quá tải so với nhu

cầu dân số

Những "tam giác vàng" vây hãm Công viên Nghĩa ðô Tôi xin phép sử dụng tấm bản ñồ của Google Maps và ñánh dấu vào ñó một số hình tam

giác màu da cam tượng trưng cho các lô ñất công bị sử dụng sai mục ñích mà người dân ñịa phương gọi là những "tam giác vàng" vì cho rằng chúng ñưa lại những giá trị kết xù cho ai ñó.

Page 83: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

83

ðiều này cũng ñã ñược phản ảnh trên các phương tiện thông tin ñại chúng ở các mức ñộ khác nhau. Có ít nhất là 5 "tam giác vàng" như thế nằm bên trong và bên ngoài Công viên lần lượt ñược ñánh số theo chiều kim ñồng hồ từ trên xuống như sau:

1) Lô ñất nằm bên trong rào Công viên (tại góc Phố Tô Hiệu và ñường Nguyễn Văn Huyên). Tấm ảnh bên cho thấy hiện tại có một khối nhà 4 tầng vừa xây xong phần thô và một khối nhà khác ñang ñào mống. Những "dự án" này ñã bắt ñầu hơn một năm nay nhưng chưa hề thấy công báo chính thức ai là chủ và mục ñích ñể làm gì, v.v...

Ảnh một trong 3 ki-ốt bên cạnh Khu vui chơi tr ẻ em

2) Lô ñất bên trái cổng chính của Công viên từ tháng 9/2012 ñã biến thành "Khu vui chơi cho trẻ em" kèm theo 3 ki-ốt chiếm trọn 1/4 diện tích ñất (chưa kể hồ nước) của Công viên. Dự án ñã diễn ra khá nhanh và bất ngờ. Khi có ý kiến thắc mắc từ người dân thì ñược thông báo là của Trung tâm khai thác quỹ ñất, Quận Cầu Giấy, và nguồn kinh phí "huy ñộng từ các doanh nghiêp..."

Page 84: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

84

3) Lô "ñất kẹt" sát bờ rào Công viên phía ñường Trần ðăng Ninh từ lâu ñã biến thành quán Bia hơi Thu Hằng. Quán này sử dung hàng rào sắt của Công viên làm "cửa sổ" và là một tụ ñiểm ăn nhậu nhộn nhạo suốt ngày ñêm, thường xuyên thảy nước bẩn hôi thối ra hồ Công viên chỉ cách ñó vài ba mét.

4) Lô "ñất kẹt" li ền kề bên phải Nhà văn Hóa Phường Dịch Vọng một mặt giáp rào Công viên, mặt kia giáp Phố Chùa Hà. Diện tích gần 4.000 m2 này nguyên là ñất cây xanh nhưng gần ñây ñược "hô biến" thành một ñộng cafe có tên tiếng Anh là New Wind Cafe. Không chỉ xây khu vệ sinh và nước thải sát ñường dạo ven hồ của Công viên, quán này còn ñang có ý ñồ bành trướng sang một mảnh "ñất kẹt" hình tam giác khác ñang bỏ hoang phế phía sau bên trái Nhà Văn hóa Phường Dịnh Vọng. Nếu ý ñồ này ñược thực hiện thì quán sẽ là một "mê cung" ñấy!

Page 85: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

85

5) Cuối cùng nhưng lớn nhất là lô ñất nằm giữa khu dân cư và trường học có mặt tiền hàng trăm mét sát Công viên Nghĩa ðô. ðó là một vị trí rất ñắc ñịa xét về mọi tiêu chí, nhưng cũng là vị trí rất "phản cảm" xét theo nguyên tắc "KHÔNG ðƯỢC XÂY BỆNH VIỆN..." của Thành phố Hà Nội. Vậy câu hỏi ñặt ra là tại sao nó lại ñược "giao cho" bệnh viện Hoa kì-Hà Nội và hơn 10 năm nay vẫn chưa thể ñi vào vận hành? Nỗi bức xúc từ công luận

ðiểm chung nhất ñối với các "tam giác vàng" nói trên là diện tích từ lớn ñến rất lớn, nhưng tại sao không thấy công báo chính thức và ñầy ñủ trước cộng ñồng dân cư về phương thức giao ñất, thời gian giao ñất và nguồn thu ngân sách bao nhiêu, nộp về ñâu, v.v...Người dân không ñược biết không ñược bàn, cũng chẳng ñược kiểm tra. Theo quy hoạch tổng thể Công viên Nghĩa ðô là một công viên cây xanh (chứ không phải khu vui chơi giải trí). Tuy nhiên không rõ từ quan ñiểm nào và mục ñích gì mà Quận Cầu Giấy tự ý cho thay ñổi công năng của Công viên bằng việc phá bỏ các hạng mục với nhiều cây xanh, bồn hoa, ghế ñá và hệ thống dường dạo hoàn chỉnh ñể thay vào ñó bằng một khu vui chơi và các ki-ốt? Nếu người ta cho rằng cần có thêm chỗ vui chơi cho trẻ nhỏ, thì tại sao không chọn các lô ñất số 1, 3, và 4 là những lô ñất thích hợp hơn nhiều? Phải chăng những lô ñất ñó là "của ñể dành" cho một vài nhà ñầu tư có chủ ñích trước, và ñó là phương thức "xin-cho" luôn kèm theo những món "lại quả" ñầy sức hấp dẫn, hoặc do những nhân tố "lợi ích nhóm" nào khác? Thiết nghĩ, chức năng và nghiệm vụ hàng ñầu của Quận Cầu Giấy trước hết là duy tu bảo dưỡng kịp thời tình trạng xuống cấp nghiêm trọng kéo dài của Công viên Nghĩa ðô (như có thể thấy qua một số hình ảnh cập nhật dưới ñây). Tuy nhiên ñiều khó hiểu là Quận Cầu Giấy dường như không chú ý thực hiện chức năng ñó, trái lại ñang dung túng cho một số nhóm lợi ích lăm le chia cắt hoặc vây hãm Công viên cây xanh có vai trò rất thiết thực này trước nhu cầu ngày càng lớn của cộng ñồng dân cư.

Page 86: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

86

Bờ kè và ñường quanh hồ sứt

mẻ...

ðá ốp bệ cổng bong tróc từ nhiều năm nay

Những hàng cột ñiện xiêu vẹo

Chỉ một số người nhà " ñược

phép" câu cá

Page 87: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

87

Nhiều ghế ñá gẫy vỡ

Các lối dạo và sân tập lồi lõm , ngập nước

Bồn phun nước giữa hồ bị hỏng 2 năm nay

Trên ñây là một vài sự thật và thắc mắc mà công chúng ñều biết; báo chí cũng ñã nhiều lần nêu lên. Tuy nhiên, cùng với thời gian trôi qua tình trạng lạm dụng ñất công bên trong và xung quanh Công viên Nghĩa ðô vẫn ngang nhiên tiếp diễn bất chấp sự phản ñối của công luận. Thậm chí có tình trạng câu kết giữa các thế lực tham nhũng nhằm bao che, ñối phó với công luận. E rằng, với ñà này những diện tích ñất công tại khu vực này sẽ vĩnh viễn biến thành ñất tư, trong khi Công viên

Page 88: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

88

cây xanh Nghĩa ðô ñang xuống cấp và ñứng trước nguy cơ bị chia cắt và thu hẹp nghiêm trọng. ðể khắc phục, thiết nghĩ, ñã ñến lúc các Cơ quan nhà nước, kể cả Thanh tra Chính phủ và Quốc hội cần vào cuộc ñiều tra làm rõ và ñưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nhằm chặn ñứng xu hướng sử dụng sai mục ñích ñối với ñất công nói chung; ñối với những diện tích liền kề Công viên Nghĩa ðô nên thu hồi và sát nhập vào Công viên là hợp lý nhất.

****

Sự vặn vẹo của công lí – Ngải V ị Vị nói về phiên tòa thế kỉ ở Trung Quốc

Ngải Vị Vị

Phạm Nguyên Trường dịch

Phiên tòa xử Bạc Hi Lai vừa kết thúc sẽ ñược nhớ ñến như cột mốc chính trị quan trọng nhất trong lịch sử ñương ñại của ðảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều năm sau khi Mao Trạch ðông mất vào năm 1976, những phiên tòa có tính trình diễn là chuyện bình thường. Do vai trò của họ trong Cách mạng Văn hóa, “bè lũ bốn tên” bị quy kết và kết án ñơn giản là “hoạt ñộng chống ðảng”. Nhưng bây giờ, một vụ án chính trị phải xem xét nhiều yếu tố hơn.

Khi Trung Quốc gánh vác vai trò quan trọng hơn trong các hoạt ñộng quốc tế và quảng bá về sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của mình trong suốt 30 năm qua, giới lãnh ñạo ñất nước này tìm cách tạo cho mình uy tín trong việc trị quốc theo tinh thần pháp trị. Với phiên tòa xử Bạc Hi Lai như một phép thử, ban lãnh ñạo mới ñã nỗ lực giữ ảo tưởng ñó và ñể có thể xuất hiện một cách cởi mở và tự tin trước nhân dân nước mình. Nhưng cuối cùng, cố gắng của họ ñã thất bại.

Các nhà lãnh ñạo ðảng hẳn phải coi trường hợp của Bạc là một khối u phát triển ngay cạnh ñộng mạch cảnh – chữa trị thì quá nguy hiểm mà ñể ñó thì nó lại lớn quá nhanh. Tất cả những người dính líu tới vụ này ñều là thành viên của nhóm tinh hoa, cả trên phương diện xã hội lẫn chính trị, bắt ñầu từ cựu Ủy viên Bộ Chính trị Bạc; vợ ông ta, bà Cốc Khai Lai; Giám ñốc Công an Trùng Khánh, người có thể là nhân tình của bà Cốc; một doanh nhân người Anh ñã bị hạ sát; các doanh nhân hàng ñầu của Trung Quốc và nước ngoài; thậm chí ngay cả cậu con trai của Bạc, có bằng tốt nghiệp Harvard’s Kennedy School.

Một vở kịch bị xuyên tạc

Nhằm trình diễn sức mạnh và chứng tỏ ðảng ñứng trên những âm mưu nhỏ nhen, chính quyền quyết ñịnh ñưa ra một bản tường thuật “trực tiếp” – nhưng rõ ràng là bị kiểm duyệt – về phiên tòa.

Page 89: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

89

Bản tường thuật này chắc chắn ñã cung cấp cho chúng ta một món giải trí khá thú vị; không có kịch bản ñịnh trước nào có thể soạn cho một vở kịch bị xuyên tạc thú vị ñến thế.

Nhưng khi ñưa ra một bản tường thuật ñã bị kiểm duyệt, các quan chức lại tạo ra nhiều câu hỏi hơn lời ñáp. Còn công chúng thì biết rằng họ không ñược thấy toàn bộ bức tranh, họ chỉ có thể suy ñoán về những phần chính của câu chuyện bị che giấu. Thậm chí phản ứng của họ cũng bị kiểm duyệt: trong vòng một ngày, Tòa án Tế Nam nhận ñược hơn 4.000 bình luận trên mạng Weibo – một phiên bản Twitter của Trung Quốc – nhưng chỉ có 22 bình luận ñược phép hiển thị.

Kiểm duyệt vẫn là phản ứng ñương nhiên của chế ñộ trước mọi bùng phát của dư luận xã hội. Thí dụ như vụ này, ñấy là khi cần minh bạch thì các nhà lãnh ñạo Trung Quốc không thể thực sự cởi mở, hoặc làm sao ñể ñược dân chúng hiểu và có cảm tình với mình. Không những thế, chính quyền tìm cách giữ bản tường thuật phiên tòa trong giới hạn sao cho không làm lung lay nền tảng của ðảng.

Có lẽ chế ñộ nghĩ rằng có thể tránh những câu hỏi khó chịu bằng cách tập trung vào những cáo buộc có tính hình sự ñối với Bạc, như thể ñây là một phiên tòa bình thường, ñược tổ chức theo ñúng quy ñịnh của pháp luật. Nhưng ñây là một trò hề mà không một người Trung Quốc nào tin.

Do quá chú tâm nhằm duy trì ảo tưởng, các công tố viên ñã có những sai lầm rõ ràng về mặt thủ tục, họ sử dụng những bằng chứng gian lận và ñưa ra tòa các nhân chứng rõ ràng ñã bị ép phải làm chứng. ðược tiến hành theo cách tự chuốc lấy thất bại như thế, cả mục ñích cũng như kết quả cuối cùng của phiên toà ñều trở thành lố bịch. Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ tin rằng Bạc ñược xử một cách công bằng, vì họ biết rằng người ta chỉ ñưa ra một phần sự thật mà thôi.

Có thể Bạc quả thật mắc tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực, như tòa tin chắc. Nhưng một phần công lí không phải là công lí. Chỉ có thể có công lí hoặc chẳng có tí công lí nào. Ngay cả một trò chơi ñơn giản nhất cũng cần những quy ñịnh rõ ràng. Nếu không, cuộc chơi chỉ có thể ñược coi là “ñiên rồ”, như Bạc nói về lời khai trên băng video của vợ mình.

Nếu chế ñộ ñã không thể truyền tải ñược thông ñiệp như dự kiến về phiên tỏa xử Bạc thì thông ñiệp nào ñã ñược truyền ñi? Các cán bộ phải biết rằng hối lộ sẽ bị trừng phạt, dù chức vụ có cao ñến mức nào. Tuy nhiên, phiên tòa chẳng những không khuyến khích ñảng viên phải trung thực hoặc chăm chỉ mà lại dạy cho họ rằng trước hết phải làm tất cả ñể có thể ñứng chung hàng ngũ với ban lãnh ñạo hiện nay. Hiến pháp và pháp luật, thậm chí những ñánh giá về mặt ñạo ñức, khó có chỗ trong những tính toán của họ.

Không an toàn

Kết quả là tất cả các nhà lãnh ñạo Trung Quốc, từ cấp làng xã ñến Bộ Chính trị ñều cảm thấy bất an. Với luật pháp tùy tiện như vậy, ðảng ñang nuôi dưỡng não trạng ngầm phá hoại việc ñưa ra những quyết ñịnh có tính xây dựng và khả năng thay ñổi. Chính khách ở Trung Quốc có ñịa vị ñáng buồn.

Người dân bình thường cũng không khá hơn. Bạc xuất thân từ một gia ñình có nguồn gốc cách mạng lâu ñời và ngay trước khi bị bắt, ông ta là một ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị Trung

Page 90: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

90

Quốc – một trong những nhân vật ủng hộ Mao nổi tiếng và hoạt ñộng khá tích cực, gọi là “Thế hệ ñỏ thứ hai.” Ông ta là người ñại diện cho toàn bộ tư duy của ban lãnh ñạo hiện nay; còn phong cách, kinh nghiệm, năng lượng, niềm ñam mê và lập trường của ông ta lại là những nhân tố quyết ñịnh giá trị cốt lõi của “Giấc mơ Trung Hoa”. Ngay cả một người như ông ta mà cũng bị tước mọi chức vụ như thế thì công dân bình thường còn hi vọng gì? Khi các giá trị như quyền con người, tự do ngôn luận và công bằng trong lĩnh vực tư pháp ñều phải hi sinh vì quyền lợi của nhóm chóp bu nắm quyền thì chẳng ai có thể an toàn.

Nhận thức ñó giúp giải thích vì sao vụ bắt giữ tôi năm 2011 thu ñược sự chú ý như thế. Tôi bị bắt và bị tra hỏi vì tội lật ñổ chính quyền, nhưng khi tôi ñược thả thì chính quyền không kết án tôi vì bất cứ tội hình sự nào. Không những thế, họ còn kết án công ty nơi tôi làm việc là phạm tội kinh tế. Vì các quan chức không bao giờ có ý ñịnh ñiều tra công ty này về những tội như thế, họ ñã phạm mấy sai lầm và tạo ra một vụ án vô nghĩa.

Họ không lường trước sự quan tâm của dư luận khi tôi ñưa vụ này ra công khai. Rất nhiều người ñã nhận ra rằng họ cũng là những người bị chính quyền ñối xử một cách tùy tiện như thế. (Chế ñộ cũng không ngờ rằng tôi sẽ kiện họ.) Cuối cùng, họ quyết ñịnh không theo ñuổi vụ này nữa và im lặng bỏ qua toàn bộ trò hề này.

Mất niềm tin

Hiện nay người Trung Quốc ñã có hiểu biết nhiều hơn và chưa bao giờ họ mất niềm tin vào chính quyền ñến như thế. ðáng lẽ phải thừa nhận và giải quyết thực trạng ñó thì chế ñộ lại không chịu hợp tác với người dân của mình. Trong tài liệu gọi là “Văn thư số 9”, bị rò rỉ ra ngoài trong thời gian vừa qua, các nhà lãnh ñạo cao cấp của ðảng Cộng sản ñã liệt kê “7 mối ñe dọa”, nói rõ rằng “Chế ñộ dân chủ phương Tây” và “các giá trị phổ quát” là những mối nguy hiểm ñối với xã hội.

Vì chính quyền Trung Quốc khước từ bầu cử thật sự, nên xã hội không bao giờ có cơ hội thể hiện ý kiến của mình về ban lãnh ñạo. Nền tảng cho bất kì cuộc giao tiếp, thảo luận hay tranh luận – những ñòi hỏi bắt buộc cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội hiện ñại – chưa bao giờ ñược thiết lập. Cả về ñạo ñức lẫn tư tưởng, ðảng Cộng sản ñều quá yếu ñể ñối ñầu với công luận.

Xã hội Trung Quốc bị cái yếu kém ñó làm cho biến dạng. Thật thú vị là ngay lập tức, người Trung Quốc ñã biến cử chỉ của Bạc trong một bức hình chụp tại phòng xử án, với ba ngón tay như thể một lời chào, thành một biểu tượng cảm xúc. Trong những xã hội mà bạn không thể nói lên sự thật thì biểu tượng, ám chỉ và so sánh tràn ñầy. ðiều ñó chỉ xảy ra dưới chế ñộ ñộc tài và ngôn ngữ cũng như văn hóa Trung Hoa từ xưa ñến nay ñều như vậy.

Người Trung Quốc ñánh giá cao những hòn ñá nhân tạo và những cây bonsai có hình thù vặn vẹo, coi chúng như những ẩn dụ về nền chính trị Trung Quốc. Khi ñiều kiện sống khắc nghiệt tước ñoạt không gian phát triển tự nhiên thì cuộc ñấu tranh giành quyền sống sẽ tạo ra những hình thức cong queo, vặn vẹo như thế.

Page 91: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

91

Trong những năm sắp tới, có khả năng là chính quyền cộng sản rốt cuộc sẽ phải ñối mặt với những câu hỏi thực sự về tính chính danh của mình và phải nhận ra rằng họ chỉ có thể cầm quyền dựa trên hiến pháp và pháp trị chân chính. Nếu không, nếu tiếp tục loại bỏ vai trò của công luận khỏi quá trình ñưa ra quyết ñịnh và hi vọng ñánh lạc hướng người Trung Quốc bằng những vở kịch như kiểu vụ xử Bạc thì chế ñộ chỉ tự lao nhanh ñến chỗ cáo chung. Phiên tòa Bạc Hi Lai có thể sớm kết thúc, nhưng chế ñộ vẫn tiếp tục ñứng trước vành móng ngựa.

Nguồn: “Ai Weiwei on China’s Trial of the Century”, Bloomberg, 27-8-2013. Nhan ñề bổ sung của pro&contra

Bản tiếng Việt © 2013 Phạm Nguyên Trường & pro&contra

NGA XÂY D ỰNG CÁC MỐI QUAN H Ệ VỚI TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO?

TTXVN (Mátxcova 23/8)

Báo ðộc lập (Nga) ngày 2/8 ñã ñăng bài của giáo sư Yevgeny p. Bazhanov, Giám ñốc Học viện Ngoại giao Nga về các mối quan hệ Nga-Trung. Bài báo lý giải rằng quan hệ Nga-Trung ñược xây dựng, tất nhiên, không phải không dựa trên những nền tảng. Phần lớn các tiêu chí của mối quan hệ này ñược quy ñịnh bởi bối cảnh toàn cầu. Vậy những bối cảnh ñó cụ thể là gì?

Bối cảnh toàn cầu

Trước hết, ñó là do hệ thống kinh tế toàn cầu không ổn ñịnh. Các cuộc khủng hoảng nổ ra theo chu kỳ ở những khu vực khác nhau ñã làm ảnh hưởng tới toàn bộ nền chính trị thế giới.

Thứ hai, các mối ñe dọa toàn cầu, trong ñó có những mối ñe dọa vô cùng nguy hiểm, ngày càng gia tăng. Chẳng hạn, mối ñe dọa phổ biến vũ khí hạt nhân cùng lúc ñang xảy ra tại Vi ễn ðông và Trung ðông và nó cũng có thể sẽ tạo thành một phản ứng dây truyền bao trùm cả thế giới.

Thứ ba, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Oasinhtơn ñã tiến hành ñường lối bá chủ toàn cầu, tìm mọi cách sử dụng vũ lực, hoặc ñe dọa dùng vũ lực ñể ñè bẹp ñối thủ. Chính sách này gây ra sự chống ñối ngày càng mạnh mẽ và dẫn tới xung ñột quốc tế gia tăng. Một thực tế khác của thế giới hiện ñại là những mâu thuẫn giữa nhiều quốc gia. Một số mâu thuẫn có thể lên tới ñỉnh ñiểm và phát triển thành xung ñột. Nguyên nhân phổ biến nhất của các xung ñột chính là tranh chấp biên giới và lãnh thổ. Một số tranh chấp gay gắt ñến mức phải sử dụng các hình thức ñấu tranh vũ trang. Tiếp sau loại xung ñột phổ biến này là các cuộc xung ñột dân tộc và tôn giáo. Chúng thường ñan xen với cuộc xung ñột biên giới và lãnh thổ, chẳng hạn như giữa Ixraen và người Arập, Ácmênia và Adécbaieian, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, Xécbia và người Hồi giáo Nam Tư, Ấn ðộ và Pakixtan… Có những cuộc xung ñột liên quan ñến sự áp bức các dân tộc thiểu số. Và hiện vẫn còn một số cuộc xung ñột về ý thức hệ. Những nguyên nhân mâu thuẫn khác có thể kế ñến ñó là cuộc tranh

Page 92: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

92

chấp nguồn tài nguyên, các vấn ñề môi trường, người di cư, người tị nạn cũng như chủ nghĩa khủng bố và nạn buôn bán ma túy.

Thứ tư, phần lớn các quốc gia phải ñối mặt với các vấn ñề nội bộ nghiêm trọng do tình hình kinh tế-xã hội gây ra, ñặc biệt ñối với sắc tộc thiểu số, tôn giáo, bộ tộc và dòng tộc, các sai sót trong hệ thống chính trị. ðiển hình nhất là những ví dụ trong thế giới Arập. Nhưng rõ ràng, không ai có thể miễn dịch với thiên tai, kể cả Trung Quốc, Mỹ hay châu Âu.

Rồng Trung Quốc nổi lên

Xung quanh Trung Quốc hiện ñang bao trùm sự căng thẳng. Với ñà tăng trưởng hiện nay, rõ ràng Trung Quốc ảnh hưởng ñến toàn bộ thị trường năng lượng thế giới. Thậm chí, người ta còn cảm nhận ñất nước có dân số khổng lồ này ñang muốn xây dựng lại một hệ thống quan hệ thế giới mới ña cực, vượt qua sự thống trị của phương Tây. Sau những thất bại trong thế kỷ XX, khi mà các cường quốc nước ngoài bao vây, lấn át ñế quốc cổ ñại, dường như bản năng vĩ ñại của người Trung Quốc ñã ñược ñánh thức. Họ rất tự tin vào sức mạnh của mình. Trong nửa ñầu những năm 80 của thế kỷ trước, các chính trị gia Trung Quốc thường phàn nàn, họ ñang phải sống dưới “Thanh gươm Damocles” của các mối ñe dọa từ Liên Xô. Dùng hình tượng ñể mô tả cho lời nói này, người ta bảo: “Ban ñêm không ngủ ñược vì sợ hãi, ban ngày không ăn nổi vì cầm ñũa mà tay cứ run rẩy”. Còn bây giờ, trong những cuộc trò chuyện, những chính trị gia này có thể thổ lộ tâm tư, mà không còn cần phải quan tâm ai là Tổng thống Nga, bởi vì “không có chính trị gia Nga nào dám lên tiếng chống lại Trung Quốc”.

Một quan chức Trung Quốc giải thích sự khác biệt giữa bộ ñội chủ lực và dân quân ở tỉnh Chiết Giang, cho rằng: “Dân quận yếu hơn nhiều so với quân ñội chính quy, nhưng tất nhiên mạnh hơn quân ñội Nga”. Một quan chức tỉnh Phúc Kiến, ñối diện với ñảo ðài Loan, trả lời câu hỏi, liệu có gì ñáng lo sợ vào thời ñiểm leo thang căng thẳng tại eo biển ðài Loan mùa Xuân năm 1996, ñã tuyên bố: “Người Mỹ mới ñáng lo sợ, họ ñã phái tới bờ biển ðài Loan các tàu sân bay, khi biết rằng nếu chiến tranh bắt ñầu thì chúng tôi không chỉ không ñể lại một chỗ ướt nào trên tàu, mà sẽ còn thọc vào hệ ñầu não trên khắp nước Mỹ”.

Về lý thuyết, người Trung Quốc ñã nghiên cứu rất kỹ học thuyết “Trung Hoa vĩ ñại” và sẽ là bá chủ thế giới trong tương lai. Trong các bài viết của các nhà báo và ñặc biệt các nhà khoa học, người ta thường gặp một luận ñiểm cho rằng Trung Quốc ñang chuẩn bị gánh vác vai trò lãnh ñạo (thế giới) trong thế kỷ XXI. Chẳng hạn, người ta khẳng ñịnh rằng Trung Quốc là lực lượng ñã giúp thế giới thứ ba “ñứng lên và thách thức với các nước giàu”; rằng “Trong thế kỷ XXI, trung tâm nhân loại sẽ chuyển sang châu Á, nơi mà Trung Quốc thực sự là một ñất nước khổng lồ”. Bởi thế cần phải mời Trung Quốc tham gia các cuộc thảo luận và giải quyết các vấn ñề sống còn của thời ñại tại Liên Hợp Quốc, cũng như cần sự có mặt (của Trung Quốc) trên khắp năm châu và tạo ảnh hưởng tới tất cả các sự kiện; trong mọi vấn ñề ñều có ý kiến ñộc lập của mình; có tiềm lực hạt nhân ngang tầm với các cường quốc khác; có thể ñuổi kịp các nước phát triển nhất về mọi chỉ số quan trọng của sức mạnh tổng hợp.

ðối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vai trò ñầu tàu của Trung Quốc trong thế kỷ XXI ñược diễn giải như một ñiều tất yếu, từ các yếu tố lịch sử, ñịa lý, nhân khẩu học, kinh tế, văn hóa, quân sự. Thành công của Trung Quốc, cũng như các nước Nho giáo khác (trước hết là Nhật Bản, rồi

Page 93: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

93

Hàn Quốc, Xinhgapo và hòn ñảo ðài Loan), ñang góp phần vào cuộc thảo luận tại Trung Quốc cho rằng Nho giáo cuối cùng sẽ ñẩy lùi tất cả các hệ ý thức khác và trở thành ngọn hải ñăng dẫn dắt loài người phát triển trong thời gian lâu dài. Người ta còn quả quyết cho rằng chỉ có tư tưởng cổ ñại này mới có thể cứu nhân loại khỏi cơ giới hóa và suy thoái ñạo ñức, khỏi các cuộc chiến tranh và xung ñột sắc tộc và tôn giáo, dạy cho tất cả mọi người: và mọi dân tộc sống theo lương tâm, hòa bình và tương tác với nhau.

Việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh và tham vọng ñã khiến thế giới xung quanh lo lắng, sợ hãi và hậu quả sẽ là phải kêu gọi kiềm chế “con rồng phương ðông”. Trong xã hội Nga cũng ñang tồn tại nhiều lo ngại. ðã có những cảnh báo rằng Trung Quốc ñang dần dần ñẩy Nga ra khỏi Trung Á, cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của Nga, ngấm ngầm thực hiện bành trướng dân số ở vùng Viễn ðông của Nga và cuối cùng khi ñã tích lũy ñủ sức mạnh, sẽ tiến hành xâm lược Nga.

Một câu hỏi ñược ñặt ra là Nga sẽ hành ñộng như thế nào trong tình hình ñó? Tất nhiên, bạn có thể tập trung sự chú ý vào những vấn ñề ñang tồn tại và suy ñoán về tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng ñó là cách không hiệu quả, bởi vì thật khó dự báo chính xác về những gì chưa diễn ra. Cũng cần nói ngay rằng vào ñầu thế kỷ XX, các nhà khoa học và chính giới ñã cho rằng mối nguy hiểm chủ yếu của Nga sẽ ñến từ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, chúng ta ñã tiến hành hai cuộc chiến tranh thế giới với kẻ thù ñến từ phương Tây. Có thể cứ tiếp tục ñưa ra những dự báo, nhưng dù sao cũng không thể biết chắc chắn tương lai. Tại sao cứ phải gây căng thẳng, khi mà ñiều ñó hoàn toàn không nhất thiết. Thổi phồng luận ñiểm về mối ñe dọa từ Trung Quốc sẽ chỉ gây ra cho người dân nước này những ác cảm, mà bản thân mình cũng bị lừa gạt và cuối cùng làm hỏng mối quan hệ với Trung Quốc.

Hợp tác lâu dài

Chúng ta (Nga) có cơ sở ñể xem Trung Quốc thực sư là một ñối tác lâu dài và tin cậy. Tại sao? Trước hết là vì Bắc Kinh ñang gặp áp lực ngày càng tăng từ phía Oasinhton, do Mỹ không muốn chia sẻ với bất cứ ai vai trò lãnh ñạo toàn cầu. Trong việc chống lại sự bá quyền của Mỹ, Trung Quốc cần có ñối tác, cần những người bạn ñồng hành và Mátxcơva là một người ñồng hành không tồi. Một mặt, hiện Nga không ñe dọa Trung Quốc. Nga tương ñối yếu nên không thể làm ñược ñiều ñó. Mặt khác, Nga cũng không thích sự bá quyền của Mỹ và sẵn sàng chống lại ñiều ñó.

Có những yếu tố khác cũng góp phần cải thiện quan hệ Nga-Trung. Ngoài sự cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc cũng ñang phải ñối mặt với các vấn ñề khác trên trường quốc tế. ðó là mối bất hòa với Nhật Bản, Ấn ðộ và các nước ðông Nam Á. Ngoài ra, ñó còn là vấn ñề ðài Loan.

Bên trong Trung Quốc cũng tồn tại những vấn ñề nội bộ nghiêm trọng: kinh tế, xã hội, dân tộc, tư tưởng, môi trường, v.v… Trung Quốc như một người ñi xe ñạp mà lúc nào cũng phải guồng pêñan quay tít cho các cuộc cải cách. Nếu bị phân tâm bởi một cái gì ñó, dừng lại là có thể ñổ ngã. Trong ñiều kiện khó khăn như vậy, Bắc Kinh phải duy trì môi trường hòa bình ở phía Bắc, dọc theo biên giới hơn bốn nghìn cây số với nước Nga. Chúng ta (Nga) cũng cần một ranh giới như vậy và cả hai bên ñang nỗ lực ñể duy trì bầu không khí thân thiện tôn trọng lẫn nhau. Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau còn bởi vì thực tế cả hai quốc gia ñang tiến hành các cuộc cải cách. Khi chúng ta và người Trung Quốc ñều là những người cộng sản, thì hai bên coi nhau là “kẻ thù chính trị-quân sự”. Bây giờ hai nước có ý thức hệ chính thức dường như khác nhau, tuy nhiên chúng ta lại cảm thấy

Page 94: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

94

tốt hơn và hiểu nhau, bởi vì chúng ta cùng giải quyết các vấn ñề cải cách nội bộ tương tự. Người Trung Quốc thấy rằng chúng ta (Nga) tôn trọng họ vì những thành tựu của họ trong các cuộc cải cách, rằng chúng ta ñang cố gắng tìm hiểu những kinh nghiệm của họ. ðương nhiên, ñiều ñó làm tăng cảm xúc tích cực của Trung Quốc, ñặc biệt là trong lúc Mỹ ñang gây áp lực ñối với Trung Quốc.

Tình hình có vẻ như người Mỹ muốn làm chậm sự nổi lên của Trung Quốc. Còn chúng ta bày tỏ ủng hộ ñối với những nỗ lực của Trung Quốc. Ở Trung Quốc, người ta gọi Nga là hậu phương ñáng tin cậy của họ. ðến lượt chúng ta, cũng có cơ sở ñể coi CHND Trung Hoa là hậu phương của Nga. Cuối cùng, yếu tố thứ tư làm Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau, ñó là sự bổ sung giữa hai nền kinh tế của chúng ta. Trung Quốc trong một tương lai lâu dài cần ñến nguồn cung năng lượng ngày càng gia tăng từ Siberia và Viễn ðông, cần ñến công nghệ của chúng ta, ñặc biệt là các công nghệ quân sự. ðến lượt mình, chúng ta rất cần xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc và thông qua Trung Quốc xuất khẩu tới các nước khác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Chúng ta cũng quan tâm mua hàng hóa của Trung Quốc, nhập khẩu lao ñộng Trung Quốc, từ ñó thu hút nguồn tài chính và công nghệ.

Chính nhân tố hợp tác song phương chặt chẽ, sự bổ sung lẫn nhau giữa hai nền kinh tế Nga và Trung Quốc, cần phải trở thành yếu tố chủ yếu ñể xác ñịnh phương pháp tiếp cận của chúng ta ñối với Trung Quốc. Siberia và Viễn ðông cần phải ñược phát triển. Có hai cách hành ñộng. Thứ nhất, ñó là ñóng cửa Viễn ðông và Siberia. Khi ñó, mọi việc ñều phải dựa trên khả năng tự lực cánh sinh. Cách ứng xử này sẽ dẫn ñến ñâu? Chúng ta sẽ không thể giải quyết ñược những vấn ñề kinh tế-xã hội bằng những nỗ lực của riêng mình. Hơn nữa, có thể còn gây cãi vã, tranh chấp với Trung Quốc và các nước láng giềng, nếu chúng ta ñóng cửa biên giới ñối với họ. Hơn nữa, sau 40-50 năm, những người hàng xóm láng giềng từ hai bàn tay trắng có thể sẽ giành quyền kiểm soát những mảnh ñất của chúng ta ở phía ðông.

Còn cách khác ñể khắc phục sự lạc hậu, ñó là hợp tác với Trung Quốc; nhưng không phải chỉ riêng với họ, mà còn với Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ðông Nam Á, với tất cả những ai muốn tham gia phát triển lực lượng sản xuất ở vùng Siberia và Viễn ðông. ðiều ñó ñem lại lợi ích gì? Trước hết, người nước ngoài bắt ñầu cạnh tranh với nhau và sẽ không có ai có thể giành ñược bá quyền ở ñó. Thứ hai, các khu vực phía ðông sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, phát triển hơn và sẽ có ñông người Nga hơn. Và như vậy, thậm chí trong tương lai nếu có ñiều gì xảy ra trong quan hệ giữa Nga với các nước láng giềng, thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc bảo vệ các khu vực này. Thứ ba, làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Trung Quốc, Nhật Bản và tất cả những ai ñầu tư tiền của ở Siberia và Viễn ðông, làm việc ở ñó, sẽ ñều quan tâm ñến sự phồn vinh của các khu vực này.

ðồng thời cũng không nên bỏ qua các yếu tố của sự gần nhau về lợi ích ñịa-chính trị giữa Mátxcơva và Bắc Kinh, như tôi ñã ñề cập ở trên. Hợp tác ñịa-chính trị với Bắc Kinh là có lợi, chỉ có ñiều nên thực hiện sự hợp tác ñó trong những giới hạn nào. Về câu hỏi này có những ý kiến khác nhau. Một quan ñiểm cho rằng chúng ta nên áp dụng chiến lược của người Trung Hoa cổ ñại – “Tọa sơn quan hổ ñấu”. Cứ ñể mặc cho Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cạnh tranh nhau, làm suy yếu lẫn nhau. Họ chiến ñấu với nhau càng lâu, họ càng không thể ñộng chạm tới lợi ích của chúng ta. Tuy nhiên, những người ủng hộ quan ñiểm này ñã bỏ qua một thực tế rõ ràng là “cuộc chiến của những con hổ” sẽ làm leo thang căng thẳng,

Page 95: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

95

kéo theo cuộc chạy ñua vũ trang, gây khó khăn cho việc hóa giải các cuộc xung ñột khu vực và do ñó gây trở ngại cho hợp tác kinh tế. Nga, hiện không có khả năng cũng như không mong muốn tham gia cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, và trong tương lai sẽ bị ñẩy xuống “chiếu dưới”, ñặc biệt là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nga sẽ chỉ giữ vai trò thứ yếu, tụt hậu so với các quốc gia hàng ñầu không chỉ trên phương diện kinh tế, mà còn cả trong lĩnh vực chính trị-quân sự. Và quả thật, cuộc tranh giành ngôi vị bá chủ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một hiện tượng rất nguy hiểm. Tình hình hiện nay ở phương ðông làm cho người ta nhớ tới tình hình xảy ra ở phương Tây trong suốt nửa sau của thế kỷ XX sau khi thống nhất nước ðức. Khi ấy, do cán cân lực lượng thay ñổi nên ñã xảy ra cuộc ñấu tranh quyết liệt nhằm phân chia quyền lực trong quan hệ quốc tế, ñẩy loài người lâm vào cuộc thảm sát toàn cầu.

Một số người có quan ñiểm khác thôi thúc Mátxcơva tham gia một liên minh quân sự với Bắc Kinh, chống lại chủ nghĩa bá quyền Mỹ. Ở Trung Quốc cũng vậy, ñôi khi có những tiếng nói ủng hộ Liên minh, ñặc biệt là trong số các nhà phân tích quân sự. Lãnh ñạo Trung Quốc có thể cũng cho rằng một triển vọng như vậy là hữu ích vì nó sẽ ñe dọa các ñối thủ. Tuy nhiên, trên thực tế họ vẫn không có ý ñịnh vượt qua trong sự cạnh tranh với Mỹ. Mỹ là một ñối tác rất có giá trị của Trung Quốc trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại, khoa học và công nghệ, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Bắc Kinh cần ñối thoại với Oasinhtơn ñể ñảm bảo an toàn cho Trung Quốc, cho khu vực, cũng như cho toàn cầu. Một số nhà phân tích chính trị Trung Quốc thậm chí còn khẳng ñịnh rằng Mỹ là ñối tác quan trọng nhất của Trung Quốc, về mặt chính thức, Bắc Kinh ñã bác bỏ ñề xuất của Oasinhtơn về việc hai nước hợp tác “chỉ ñạo loài người”, nhưng rõ ràng Trung Quốc ñang mong muốn tình hình sẽ diễn tiến theo hướng Trung Quốc, cùng với Mỹ, ñóng vai trò chủ ñạo trong việc bảo vệ hòa bình và phát triển trong thế kỷ XXI.

Chúng ta không cần một liên minh quân sự Nga-Trung. Bởi vì như vậy chúng ta sẽ trở thành “con tin” cho lợi ích của kẻ khác và bị lôi kéo vào những cuộc xung ñột không liên quan gì tới nước Nga. ðồng thời như vậy cũng làm suy yếu toàn bộ hệ thống toàn cầu với các mối quan hệ với Mỹ và các ñồng minh của Mỹ. Không thiếu gì việc ñể người ta nhớ lại rằngr Liên minh chính trị-quân sự Nga-Trung vào những năm 1950 ñã nhanh chóng tan vỡ, nhưng có lúc lại ñược tái sinh trở thành một kẻ thù nguy hiểm. Cũng cần phải nói ngay rằng ban lãnh ñạo Trung Quốc ngay từ năm 1982 ñã ñề ra ñường lối không tham gia liên minh với các cường quốc. Họ giải thích rằng những liên minh như vậy “có thể sẽ làm suy yếu ý chí chống lại các hành ñộng tiêu cực của các ñối tác của Trung Quốc, những âm mưu sử dụng Trung Quốc gây thiệt hại cho chính lợi ích của Trung Quốc”. Họ cũng chỉ ra rằng một liên minh như vậy sẽ “cản trở các mối quan hệ bình thường với các nước khác trên thế giới”. Quả thực, một ñồng minh luôn luôn mong muốn rất nhiều ở một ñồng minh khác. Nếu một ngày mai, Bắc Kinh muốn bắt ñầu cuộc chiến chống lại hòn ñảo nổi loạn ðài Loan, họ yêu cầu chúng ta cùng tham gia với họ như một ñồng minh. Mátxcơva từ chối, thì ñó cũng ñồng nghĩa với việc bắt ñầu ñặt dấu chấm hết cho Liên minh của chúng ta.

Nhưng, giả sử Liên minh quân sự Nga-Trung vẫn còn tồn tại. Nếu vậy sẽ ra sao? Sẽ xảy ra cuộc ñối ñầu tổng lực và cuối cùng sẽ nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Chúng ta cũng như Trung Quốc ñều không cần ñến cuộc chiến tranh này. Bởi vậy, sự hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực ñịa-chính trị, theo quan ñiểm của tôi, cần phải ñược xây dựng trong khuôn khổ các mối quan hệ bình thường và hợp tác tốt hơn, so với Mỹ và phương Tây nói chung; buộc Oasinhtơn và các ñồng minh của Mỹ phải quan hệ với chúng ta như với một thế giới ña cực mà ở ñó các cực không cạnh tranh với nhau, như trong quá khứ, mà sẽ là hợp tác với nhau.

Page 96: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

96

Có cơ sở ñể hợp tác như vậy. ðó là tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế khu vực và luật pháp quốc tế. Ngoài ra còn một chương trình nghị sự rộng lớn ñòi hòi sự hợp tác ña phương. ðấy là những vấn ñề mà ai cùng rõ – hợp tác trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí hạt nhân, hàng loạt các cuộc xung ñột khu vực, từ tình hình ở bán ñảo Triều Tiên và cuối cùng là những gì ñang xảy ra ở châu Phi. ðó là những vấn ñề môi trường, buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức, sự phát triển của các nước lạc hậu…

Trở lại phương hướng chính và quan trọng nhất trong các mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc (hợp tác trong việc hiện ñại hóa vùng Siberia và Viễn ðông, sự phát triến chung của hai người láng giềng Khổng lồ), cần lưu ý rằng người Trung Quốc (trái với những lo ngại về sự bành trướng dân số từ Trung Quốc) tạm thời chưa phải là ñối tác tích cực trên thị trường Nga, cũng như các nước thành viên khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nguyên nhân ñã rõ ràng, ñó là tình hình không thuận lợi của thị trường trong nước, về chỉ số tiện lợi của các doanh nghiệp Nga, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, ñứng thứ 112 trong số 185 nước ñược nghiên cứu trên toàn thế giới. Có thể nghe thấy những ñiều phàn nàn, khiếu nại khác nhau của các doanh nhân Trung Quốc về môi trường ñầu tư ở Nga. Song có lẽ ñiều quan trọng nhất là chi phí lao ñộng cao. Tất nhiên, người Nga không sẵn sàng giảm ñồng lương của mình. Nhưng hiểu ñược thực tế này là hữu ích. Một bất lợi nữa là các mức phí vận chuyển, ñiện, khí ñốt ñều còn cao. Những khoản chi phí này cho mỗi ñơn vị sản phẩm ở Nga cao gấp hai lần ở Trung Quốc; so với ở ðức, Anh và Mỹ còn cao hơn 8-9 lần. Lãnh thổ của chúng ta rất rộng lớn, những ñoàn tàu chuyên chở các trang thiết bị và sản phẩm phải chạy qua hàng nghìn dặm (ñây không phải những nước như Xinhgapo hay Hà Lan). Tuy nhiên, mức chi phí vận chuyển cao ñã ñược bù ñắp lại bằng giá rẻ cho các nhu cầu về nhà ở, thực phẩm và nhiều thứ chi tiêu khác. Các doanh nhân Trung Quốc không hài lòng với hạ tầng cơ sở yếu kém của nền kinh tế Nga. Người Trung Quốc ñã làm thế nào ñể thu hút vốn ñầu tư nước ngoài? Tháng 12/1978, lãnh ñạo Trung Quốc ñã quyết ñịnh thành lập tại khu vực biên giới 4 ñặc khu kinh tế. Suốt 2 năm họ xây dựng hạ tầng cơ sở, làm ñường ô tô, xây dựng ñường ống dẫn nước, dẫn gas, ñường ñiện cao thế, các cảng biển và cảng hàng không, cũng như các tuyến cáp bảo ñảm thông tin liên lạc. Song song với những công trình ñó, ñồng thời xây dựng các trung tâm công nghiệp, các khu dân cư với ñầy ñủ cửa hàng, vườn trẻ, bệnh viện, trường tiểu học, trung học, ñại học và các trung tâm văn hóa. Người ta cũng không quên xây dựng cả những cơ sở vui chơi, giải trí, những nhà nghỉ ở ngoại ô, sân tập và thi ñấu thể dục, thể thao, bãi tắm, khu săn bắn, khu câu cá… Các doanh nhân Trung Quốc có ñời sống và hoạt ñộng kinh doanh ở nước Nga với tất cả tiện nghi mà không có một quốc gia nào khác cho phép như vậy. Tuy nhiên, môi trường Nga vẫn tồn tại nhiều nhược ñiểm.

Các nhà ñầu tư luôn lo sợ những khoản thuế. Thuế chiếm ñến một nửa lợi nhuận. Các doanh nhân ñến khắp mọi nơi, ở ñâu họ cũng ñược hưởng ưu ái nếu ñầu tư vào những ngành kinh tế tiên tiến. Nhưng ở Nga thì không như vậy. Lại còn những thủ tục ñáng sợ ñể nhận giấy phép lao ñộng, ñăng ký cư trú, nộp thuế, xin phép xây dựng cơ sở sản xuất… Như một nhà ngoại giao Trung Quốc ñã nhận xét, ñối với các công ty nước ngoài (muốn hoạt ñộng tại Nga), họ phải hội ñủ một ñống giấy tờ cao tới vài mét!

Doanh nhân các nước châu Á-Thái Bình Dương thường phàn nàn về những thay ñổi và những ñiều không thể dự báo trong luật pháp của Nga liên quan ñến hoạt ñộng kinh doanh. Quả là có những

Page 97: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

97

cái mà ngày hôm qua ñược chào ñón và thậm chí ñược khuyển khích, ñược hưởng mọi ưu ái, nhưng hôm nay ñã trở thành ñiều cấm kỵ. Rút cục là nhà ñầu tư bị thua thiệt và thậm chí phá sản.

Một tai họa hiện nay là nạn tham nhũng. Không phải một lần tôi nghe thấy các doanh nhân Trung Quốc so sánh rằng: Ở Trung Quốc cũng có nạn tham nhũng vô ñộ, nhưng khi ñã nhận hối lộ thì người ta làm như ñã hứa; còn ở nước Nga, họ nhận hối lộ nhưng rồi chỉ dối trá, lừa lọc. Thậm chí có những doanh nhân ñã phàn nàn về nạn tham nhũng cả ở những cơ quan bảo vệ pháp luật lẫn tòa án. Cuối cùng, người Trung Quốc cho rằng chúng ta (Nga) có thái ñộ không hữu nghị và không hiểu biết họ, ðôi khi chúng ta coi các nhà ñầu tư như những ông già tuyết, luôn ñòi hỏi ở họ tấm lòng từ thiện và mọi thứ nhịn nhường. Lại còn có ý nghĩ cho rằng khách tự tìm tới nước Nga kinh doanh, thế thì tại sao lại không ñến thăm mấy quan chức và các vị chủ nhà, Hơn nữa, nhiều khi còn cạnh khóe, bắn tin ñến các thương nhân Trung Quốc: “Các người ñịnh làm giàu trên lưng chúng tôi sao!”

Có thể nói gì trong phần kết luận? Tất nhiên, cần phải bỏ qua một số thiếu sót. Khi ñó sẽ có nhiều cảm xúc với sức mạnh mềm ñể lôi cuốn tư bản và công nghệ Trung Quốc vào nước Nga, Như vậy, thứ nhất, Sibiria và Viễn ðông, cũng như nước Nga nói chung sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và thành công hơn. Thứ hai, sự hợp tác của chúng ta với Trung Quốc sẽ lại ñược củng cố trong tương lai lâu dài hàng thế kỷ. Và như vậy chúng ta sẽ không còn sợ “con rồng Trung Quốc”./.

TƯƠNG LAI MÀU XÁM TRONG QUAN H Ệ NGA-M Ỹ

TTXVN (Ốttaoa 23/8)

Theo Hội ñồng quốc tế Canada ngày 30/7, quan hệ Mỹ-Nga trong những tháng gần ñây ñã trở nên căng thẳng và không có dấu hiệu cho thấy sóng gió trong quan hệ hai nước sẽ sớm tiêu tan. Tuy nhiên, ñã ñến lúc nói ñến một cuộc chiến tranh lạnh hay chưa? Mức ñộ căng thẳng ñến ñâu so với trong quá khứ và khả năng xấu hơn như thế nào? Chuyên gia phân tích Matthew Rojansky, Phó giám ñốc Chương trình Nga và Á-Âu thuộc Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie của Mỹ, sẽ trả lời những câu hỏi này.

Hỏi: Ông ñánh giá quan hệ Mỹ-Nga hiện nay như thế nào?

Trả lời: Mối quan hệ như hiện nay tuy không tốt ñẹp nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy quan hệ Mỹ-Nga sẽ tồi tệ ñến mức như từng xảy ra trong quá khứ. Về cơ bản, sự trái ngược hoàn toàn về cách giải quyết vấn ñề giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Obama cùng ñội ngũ quan chức của họ cho thấy Nga và Mỹ không phải là hai nước sinh ra ñể hòa hợp. Tuy nhiên, ñiều quan trọng là Nga không phải là kẻ thù của Mỹ. Chỉ vài năm trước ñây, bắt ñầu năm 2009, Nga và Mỹ ñã tái khởi ñộng quan hệ hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, từ an ninh – như sự hỗ trợ hậu cần của Nga cho lực lượng NATO ở Ápganixtan nhất là ở thời ñiểm khi quan hệ giữa Mỹ với Pakixtan không tốt – cho tới các vấn ñề liên quan ñến Iran, các hoạt ñộng chống khủng bố, ma túy, buôn bán người

Page 98: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

98

và cướp biển. Quan trọng nhất phải kể ñến hiệp ước giải trừ hạt nhân mới, bước tiến lớn về mặt an ninh trong quan hệ Mỹ-Nga. Về mặt kinh tế, Mỹ ñã ủng hộ Nga gia nhập NATO và ñây cũng là một bước tiến lớn khác trong quan hệ hai nước.

Hỏi: Vậy nên cả hai nước nên bằng lòng với hiện trạng quan hệ?

Trả lời: Thực ra quan hệ Mỹ-Nga hiện nay chưa ñược phát huy hết tiềm năng. Thương mại Mỹ-Nga ñạt trị giá 40 tỷ USD/năm, ít hơn một nửa của 1% tổng giá trị thương mại Mỹ và chiếm chưa ñến 2% tổng giá trị thương mại Nga. Vì vậy, quan hệ thương mại không phải là yếu tố gây ảnh hưởng lớn ñến phát triển kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên ñây là lĩnh vực rất có tiềm năng vì Mỹ và Nga ñều là những nền kinh tế lớn trên thế giới, về phía Nga, kinh tế nước này ñược xếp hạng lớn thứ mười trên thế giới và tầng lớp trung lưu giàu có ngày một tăng, có xu hướng tiêu thụ hàng hóa Mỹ ngày càng nhiều như ô tô Ford, các thiết bị công nghiệp nặng và sản phẩm tiêu dùng nói chung. Nga chắc chắn mua ñược quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, từ các chương trình truyền hình ñến phần mềm máy tính. Vì vậy, Nga là một thị trường rất lớn và ñầy tiềm năng. Nhiều công ty Mỹ ñang làm ăn tốt với Nga và mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nga thực sự có thể ñược tăng cường.

Hỏi: ðiều gì kiềm chế quan hệ kinh tế Mỹ-Nga phát triển?

Trả lời: ðó là những khủng hoảng liên tiếp trong quan hệ chính trị, từ sự việc mới nhất là người tiết lộ thông tin mật Snowden ở trong sân bay Mátxcơva và những kẻ ñánh bom ở Boston tới trước ñó là cuộc chiến tranh Nam Ôxêtia năm 2008.

Hỏi: Tại sao các cuộc khủng hoảng chính trị lại bị nhấn mạnh? Chúng có thực sự làm suy yếu mối quan hệ hay chỉ làm cho sự hợp tác khó khăn hơn?

Trả lời: Không may là cả hai. Những chuyện không hay hiện nay mà Nga ñang làm với Mỹ và ngược lại khiến cho sự hợp tác Mỹ-Nga trở nên khó khăn hơn. Khi Nga cho thấy dấu hiệu tiếp tục thực hiện chính sách sai lầm về các vấn ñề liên quan ñến dân chủ và nhân quyền, người Mỹ ñặc biệt là các chính trị gia thực sự khó chịu. Họ ñã lên tiếng và gắn Putin với nhà ñộc tài hay kẻ bạo hành nhân quyền, thông qua những luật ñịnh trả ñũa như ðạo luật Magnitsky. Tuy nhiên, những tuyên bố và hành ñộng thẳng thừng của Mỹ không nhận ñược phản ứng tích cực từ phía Nga. Thực sự, các cuộc khủng hoảng chính trị không chỉ làm giảm tiến bộ trong quan hệ Mỹ-Nga mà còn phương hại tới nền tảng quan hệ ñược xây dựng từ nhiều hình thức như trao ñổi ñoàn song phương, thỏa thuận thị thực ñể người Mỹ và người Nga có thể ñi lại giữa hai nước, thỏa thuận về nhận con nuôi, giao dịch kinh tế và thương mại… Khi khủng hoảng xảy ra như cuộc chiến Nam Ôxêtia năm 2008, sự ñối ñầu ñã ñóng băng toàn bộ các cam kết và hợp tác song phương, làm suy yếu tất cả các lĩnh vực quan hệ và nền tảng quan hệ Mỹ-Nga.

Hỏi: Chẳng phải việc hủy bỏ các cam kết trong khi muốn Nga thay ñổi hành vi là phản tác dụng hay sao?

Trả lời: Mỹ không thể và không nên bị ñánh giá là bắt tay với những người nói xấu về Nga. Mỹ cần tiếp tục nói chuyện cả với những người phản ñối Nga nếu không muốn phá hỏng nền tảng của mối quan hệ Mỹ-Nga. ðiều ñó có nghĩa là khi có vấn ñề quan trọng cần giải quyết với Nga, Mỹ

Page 99: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

99

không bắt ñầu ñàm phán với những gì có ñược từ sự hợp tác thành công trong quá khứ, thay vào ñó tốt nhất là bắt ñầu từ ñiểm bế tắc.

Hỏi: Có phải nếu các cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra ít hơn, Mỹ và Nga ñã có mối quan hệ tốt ñẹp hơn nhiều?

Trả lời: Không hẳn như vậy, bởi nếu không có vấn ñề chính trị trong quan hệ hai nước thì một chính phủ mới cũng ñã xuất hiện ở phía Mỹ. Các thành viên của chính phủ mới thường quyết ñịnh rằng tất cả những gì tổng thống trước ñó làm là sai. Kết quả là sự hợp tác lại ñược xem xét từ ñầu vấn ñề này ñã tồn tại hơn 20 năm nay.

Hỏi: Nếu từ chối hợp tác với Nga không phải là một ý tưởng tốt, vì như vậy sẽ làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ, vậy các nhà chính trị Mỹ làm thế nào ñể khuyến khích sự tiến bộ về nhân quyền và pháp quyền ở Nga?

Trả lời: về cơ bản có hai mô hình truyền thống thể hiện lập trường về các vấn ñề ñạo ñức, tuy nhiên chúng ñều hạn chế hiệu quả và khá khắc nghiệt. Cách thứ nhất là sự liên kết, phiên bản cực ñoan vừa ñược nói ñến. Theo mô hình này, Mỹ nên giữ toàn bộ mối quan hệ với Nga như “con tin” cho tiến bộ về dân chủ và nhân quyền. ðây là ñiều mà nhiều thượng nghị sĩ ñã ủng hộ trong nhiều năm qua. Ví dụ, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho rằng vì vụ ñánh bom ở Boston và vụ Snowden, Mỹ nên tẩy chay Thế vận hội Sochi. ðó là cách tiếp cận xem xét toàn bộ mối quan hệ lại từ ñầu, khiến Mỹ phải khởi ñộng lại quan hệ từ “ñiểm chết”. Cách tiếp cận thứ hai là tỏ ra “bỏ qua ñiều xấu”. Nghĩa là Chính quyền Obama làm việc với Nga về tất cả các những gì Mỹ ñồng ý với Nga và ñể lại những vấn ñề chưa ñạt ñược sự thống nhất. Theo lý thuyết này, tổng thống Mỹ can dự vào xã hội dân sự và chính quyền Nga một cách riêng biệt. Thực tế, về cơ bản, các nhà chức trách Nga ñang chủ ñộng chi phối chương trình. Vì vậy, nếu Mỹ không làm việc với các cơ quan chính quyền Nga và tìm cách thực hiện một số ñòn bẩy về các vấn ñề nhân quyền và dân chủ, sẽ không có gì thay ñổi ở Nga. Sự phản ñối từ xã hội dân sự Nga sẽ không thay ñổi ñược tình hình.

Hỏi: Vậy Mỹ nên lựa chọn cách quan hệ với Nga như thế nào?

Trả lời: Cách tiếp cận ñúng có lẽ cần sự tinh tế hơn so với hai mô hình trên. Khẩu hiệu cho quan hệ Mỹ-Nga sẽ là “nói chuyện với các nhà lãnh ñạo Nga về nhân quyền và dân chủ”. M ỹ không nên bỏ qua hay tiếp cận gián tiếp vấn ñề này. Dân chủ nhân quyền phải là trung tâm của các cuộc bàn thảo nhưng ñược nói với ngôn ngữ mà phía Nga có thể chấp nhận. Thay vì theo cách truyền thống nói về giá trị trừu tượng của dân chủ và ñưa ra lời khuyên tuân thủ thường khiến Nga phản ứng, Mỹ nên nói chuyện trực tiếp về các vấn ñề dân chủ nhân quyền theo cách gây tiếng vang với Nga.

Hỏi: Cách thức ñó cụ thế như thế nào?

Trả lời: Có hơn 10.000 người Mỹ ñang sống và kinh doanh tại Nga. Những người này cần tiếp cận với tòa án ñể bảo vệ bản thân, tài sản và doanh nghiệp của họ. Vì vậy, Mỹ có thể chủ trương nhằm vào tính minh bạch của các quy ñịnh, vào sự hiệu quả của cơ chế tư pháp ñể bảo vệ các quy ñịnh của pháp luật và quyền con người ñối với công dân Mỹ. Bảo vệ quyền của công dân nước ngoài ở nước sở tại vừa là nghĩa vụ pháp lý quốc tế, vừa là ñiều mà người Nga có thể hiểu ñược bởi họ luôn thực hiện ñiều ñó ñối với công dân Nga ở nước ngoài, Do ñó, thay vì lên giọng rằng “vì bản

Page 100: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

100

thân anh, vì các công dân của anh, tốt hơn là anh nên làm ñiều X hoặc sẽ bị trừng phạt”, M ỹ nên nói rõ rằng “anh nên theo trách nhiệm pháp lý, nếu anh không thực hiện ñầy ñủ ñiều ñó, lợi ích kinh tế sẽ bị ảnh hưởng”.

Hỏi: Có phải ñiều ñó nhắc nhở Nga rằng người Mỹ sẽ không ñầu tư và làm ăn tại nơi việc không tôn trọng các quy ñịnh của pháp luật không ñược xem xét nghiêm túc?

Trả lời: Chính xác là như vậy. ðó là ngôn ngữ mà người Nga hiểu và là ñiều kiện có ý nghĩa, trái ngược với thái ñộ cứng ñầu như “nếu anh không giao Snowden, tôi sẽ tẩy chay chơi thể thao với anh”.

Hỏi: Trong bối cảnh mối quan hệ ñang căng thẳng hiện nay, ông có nghĩ những quan ngại của Mỹ – ví dụ như phiên tòa xét xử lãnh ñạo ñối lập Nga Navalny – sẽ ñược quan tâm hay không?

Trả lời: Về phần Mỹ, những vụ việc liên quan ñến ý chí chính trị luôn ñược giới lãnh ñạo cấp cao quan tâm. Vì vậy, Tổng thống Obama có thể ñã quyết ñịnh cách thức can dự, nhưng không rõ liệu ông có còn xem Nga là một ưu tiên nữa không. Obama ñã quan tâm ñến Nga với việc giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng nếu chương trình nghị sự này ñi theo hướng khác, khả năng Tổng thống Mỹ tập trung cho Nga thậm chí sẽ ít hơn. Hiện Obama nói rằng ông có thể không ñến St Petersburg dự Hội nghị thượng ñỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) vào tháng 9 tới.

Hỏi: Ngoài những trở ngại cho việc cải thiện mối quan hệ Mỹ – Nga và thúc ñẩy tiến bộ về nhân quyền trong ñó có sự quan tâm hạn chế của Tổng thống Obama và các cuộc khủng hoảng chính trị, có bất kỳ chướng ngại nào khác không?

Trả lời: Một khó khăn ñáng kể khác là kể từ cuối năm 2011, khi ông Putin tuyên bố sẽ trở lại chức vụ tổng thống, tại Nga ñã diễn ra phong trào phản ñối sâu rộng và Chính phủ Nga ñã có cuộc ñàn áp ñối với các tổ chức phi chính phủ (NGO). Phản ứng của Mỹ ñối với những diễn biến này ñang tạo ra tâm lý ngày càng phổ biển, cả trong ñiện Kremlin và các tầng lớp xã hội Nga, rằng ñây là thời ñiểm quan trọng cho sự sống còn của chế ñộ và Mỹ sẽ ñược lợi nếu Chính quyền Putin sụp ñổ. Cho dù Chính phủ Nga nhận thức vấn ñề như thế nào, những vấn ñề khó khăn và nhạy cảm như dân chủ và nhân quyền không hề có sự cải thiện.

Hỏi: Quan hệ Mỹ-Nga sẽ ñi tới ñâu? Có phải ñây là trò chơi chờ ñợi?

Trả lời: Lúc này, mối quan hệ Mỹ-Nga ñang bị mắc kẹt trong cái bẫy của sự ngờ vực lẫn nhau. Cả hai bên ñều tin rằng phần sai thuộc về ñối phương. Mỹ cho rằng chỉ can Putin ra ñi, hoặc tài trợ cho một số nhân vật có thể thay thế ông, có lẽ trong một vài năm tới sẽ có một Chính phủ Nga tốt hơn mà Mỹ có thể thương lượng. Ở phía bên kia, Putin suy nghĩ: “Tôi cứng rắn hơn các anh, tại nhiệm lâu hơn những người các anh ñịnh tài trợ, tôi chỉ cần liên tục gây ra những rắc rối (cho những người Mỹ hậu thuẫn), chẳng bao lâu nữa tôi sẽ không phải ñối phó với họ”. Tuy nhiên, ngay cả trong thời gian Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga vẫn làm việc cùng nhau trong một số lĩnh vực và hiện nay quan hệ song phương ñã phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực hơn.

Hỏi: Ông ñịnh nói ñến triển vọng hợp tác Mỹ-Nga tại Bắc Cực?

Page 101: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

101

Trả lời: ðúng vậy. Tuy nhiên, có hai câu hỏi lớn sẽ quyết ñịnh liệu có sự hợp tác ñó hay không. Thứ nhất, người Nga có nhìn nhận tương lai Bắc Cực về cơ bản giống như cách các nước khác thuộc Hội ñồng Bắc Cực nhìn nhận – cho rằng vấn ñề quan trọng nhất của Bắc Cực là kiểm soát môi trường – hay không? Trong một thời gian dài, Nga ñã không phải lo lắng về việc phải chịu trách nhiệm ñối với biến ñổi khí hậu, bởi khoảng thời gian thế giới thực sự quan tâm vấn ñề môi trường cũng là lúc nền kinh tế Nga sụp ñổ. Kết quả là Nga ñã không phải lo lắng về việc bị eoi là một phần của vấn ñề, bởi có thể chỉ ra lượng khí thải phát ra ít hơn so với các nền kinh tế khác trong những năm 1990. Hiện nay, khi biến ñổi khí hậu tại Bắc Cực có tác ñộng tích cực cho kinh tế, khả năng mở tuyến ñường biển phía Bắc và nhiệt ñộ trung bình trong tháng Giêng tại Siberia tăng lên có lợi cho ngành nông nghiệp ñã thu hút sự chú ý của Nga. Nhưng liệu họ có hợp tác trong việc chuẩn bị cho những tác ñộng to lớn của biến ñổi khí hậu ñối với cơ sở hạ tầng và y tế công cộng cũng như những vẫn ñề khác liên quan ñến Bắc Cực hay không? Thứ hai, Hội ñồng Bắc Cực không bao gồm nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới. Trung Quốc và một số quốc gia sẽ sử dụng các tuyến ñường biển phía Bắc tiềm năng. Do ñó cách quản lý của Hội ñồng Bắc Cực cần phải ñược ñiều chỉnh ñể tránh thách thức sự hợp tác trong tương lai.

Hỏi: Quan hệ với Trung Quốc dường như trở nên ngày càng quan trọng ñối với Nga. Ông có xem mối quan hệ Nga-Trung gần gũi hơn là mối ñe dọa ñối với Mỹ không?

Trả lời: Quan ñiểm của Nga và Trung Quốc về tập hợp chống lại Mỹ là sự phóng ñại vô cùng. Lý do thứ nhất, thực sự Mỹ ñáng ngại; thứ hai, quan hệ năng ñộng Mỹ-Trung rất khác so với quan hệ năng ñộng Nga-Mỹ. Hiện Mỹ nói chuyện với người Trung Quốc về tất cả các vấn ñề, lĩnh vực. Nếu thái ñộ của Mỹ với Trung Quốc không thay ñổi và bản thân Trung Quốc không thay ñổi thái ñộ thì mọi chuyện có thể khó khăn hơn. Trung Quốc ñã tỏ ra không còn quá lo ngại về việc ñể cho Mỹ tham gia an ninh châu Á và Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế mạnh mẽ trong quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, do Nga là một ñồng minh với vòng tay luôn rộng mở với Trung Quốc nên có lý do ñể Mỹ lo ngại. Hãy xem xét lịch sử chung của hai nước Nga- Trung. Họ ñã ñánh nhau và suýt ñánh nhau vài lần khác. Phòng thủ hạt nhân của ñối với Trung Quốc Nga là quan trọng hơn (và ngược lại) so với mối quan hệ ñối tác hạt nhân với Mỹ. Mặc dù Nga và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại ñáng kể, nhưng cả hai ñều không ngừng tìm kiếm mở rộng các thị trường cạnh tranh của nhau. Trung Quốc luôn tìm cách ñể có mối quan hệ với châu Âu mà không phụ thuộc vào Nga. Về phần mình, Nga trong những năm gần ñây ñã tiến hành khai phá thị trường cho ngành xây dựng và thúc ñẩy các mối quan hệ an ninh với các nước châu Á khác, không chỉ ở Hàn Quốc và Nhật Bản mà còn ở các quốc gia ðông Nam Á. Trung Quốc không hề dễ chịu với những việc làm của Nga. ðó ñơn giản là sự mất lòng tin to lớn và luôn là như vậy. Vì vậy, việc lấy nước Mỹ dọa Nga và Trung Quốc sẽ không làm cho hai nước quên ñi những khác biệt và tạo thành một mặt trận thống nhất.

***

TTXVN (Niu Yoóc 22/8)

“Tạp chí các vấn ñề ñối ngoại” ngày 9/8 của Hội ñồng quan hệ ðối ngoại Mỹ cho rằng trừng phạt Nga là thể hiện cơn tức giận hiện nay của chính phủ và quốc hội Mỹ.

Page 102: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

102

Sau khi Mátcơva cho phép cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Mỹ Edward Snowden tị nạn tạm thời, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain ñề nghị Chính phủ mở rộng “Danh sách Magnistky” của các quan chức Nga bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, ñẩy nhanh tiến ñộ triển khai phòng thủ tên lửa ở châu Âu và nhanh chóng mở rộng NATO, kể cả Grudia. Nam diễn viên người Anh Stephen Fry và các hoạt ñộng ñồng tính khác ủng hộ việc tẩy chay Thế vận hội Mùa ðông Sochi 2014 của Nga nhằm phản ñối các chính sách gần ñây nhằm vào những người ñồng tính nam và nữ. Các quan rượu ñồng tính tại Mỹ bắt ñầu bán phá giá các cổ phiếu của hãng rượu Stolichnaya vodka. ðiều quan trọng nhất là ngày 7/8 Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố hủy hội nghị thượng ñỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin ñược dự kiến diễn ra trong tháng 9/2013 tại Mátcơva ñể bày tỏ sự bất bình về việc Kremlin cấp tị nạn tạm thời cho Snowden và nhiều vấn ñề khác. Sự thể hiện thái ñộ tức giận với hành vi của Nga về những vấn ñề trên là ñiều hoàn toàn dễ hiểu. Snowden bị kết án là tội phạm nghiêm trọng và Oasinhtơn có lợi ích chính ñáng trong việc ñưa anh tar a xét xử. Pháp luật gần ñây của Nga cấm “tuyên truyền ủng hộ ñồng tính luyến ái” ñã tạo nên bầu không khí căng thẳng, trong ñó các nhân viêc kiểm tra tấn công những người Nga ñồng tính và tung lên mạng những băng video bạo lực khủng khiếp của họ. Nhưng trước khi hành ñộng, những người mong muốn trừng phạt Nga nên xem xét hai vấn ñề: Thứ nhất, tại sao Putin hành xử bằng cách này? Thứ hai, liệu các biện pháp trừng phạt sẽ bất lợi hay có lợi cho ông ta? Ai cũng biết hiện nay Tổng thống Putin ñang ñấu tranh cho ñời sống chính trị của ông, một thách thức mà phương Tây không khéo sẽ giúp ông ta tiếp tục nổi tiếng. Do ñó, những người Mỹ và châu Âu muốn thay ñổi tiến trình của Mátxcơva nên hành ñộng thận trọng ñể không làm lợi cho Putin.

Hậu quả khôn lường: Việc ông Putin trở lại cương vị tổng thống năm 2012 cho thấy nhiều mâu thuẫn trong lòng xã hội và giới cầm quyền ở Nga. Tổng thống Putin ñánh mất sự ủng hộ của tầng lớp trí thức và văn hóa cũng như nhiều quan chức trong cộng ñồng kinh doanh ở Nga. Tỷ lệ ủng hộ ông Putin vẫn ở mức dưới 60 ñiểm trong vài tháng nay, từ ñó tạo ra ấn tượng sai lầm về sự ổn ñịnh. Nhưng tỷ lệ ủng hộ có thể sẽ giảm trong nay mai, bởi nó gắn liền với chương trình phát triển kinh tế của ñất nước mà gần ñây bắt ñầu sụt giảm. Trong bối cảnh này, chiến dịch sử dụng pháp luật ñể ñàn áp, ñiều tra và luận ñiệu chống Mỹ của Kremlin nhằm hai mục ñích: Thứ nhất, chiến dịch ñó nhằm ñe dọa các quan chức bắt ñầu có tư tưởng tự do dưới thời cựu Tổng thống Medvedev; Thứ hai, chiến dịch nhằm tăng cường chia rẽ văn hóa giữa phe ñối lập tự do chống Putin, chủ yếu ở Mátxcơva và St Petersburg, và những người ủng hộ Putin ở các tỉnh bảo thủ và truyền thống. Trên hai mặt trận, những hành ñộng của phương Tây có thể hoặc gây khó khăn hoặc tạo thuận lợi cho Putin, về quyền ñồng tính, Putin nằm trong ña số người Nga phản ñối, trong khi nhiều người trong số các nhà phê bình có tư tưởng tự do lại ủng hộ ñiều ñó. Hiện nay, khi nói ñến vấn ñề ñồng tính, công chúng Nga cảm thấy tình hình giống như của người Mỹ cách ñây 30 năm, Năm 2006, một Cuộc Khảo sát Các Giá trị của Thế giới phỏng vấn người Nga liệu vấn ñề ñồng tính có thể hợp pháp? 66% người Nga nói rằng “không”, tỷ lệ ñó tương tự của người Mỹ năm 1982. Thực tế, kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ ở quảng trường trung tâm Mátxcơva vào tháng 12/2011, Tổng thống Putin thường xuyên nhắc ñến chủ ñề giới tính. Trong những tuyên bố công khai ñầu tiên nhằm phản ñối các cuộc biểu tình, Tổng thống Putin lên án những người biểu tình ñeo băng trắng và mặc quần áo có hình vẽ bao cao su. Mục ñích của ông Putin là nhằm tạo ra cảm giác khó chịu khi người Nga suy nghĩ về các nhà hoạt ñộng ủng hộ dân chủ. Thậm chí người phát ngôn của Kremlin còn có thể tô vẽ những người biểu tình là những người ngoại lai. Cơn ác mộng lớn nhất của Putin là Mátxcơva và các tỉnh sẽ ñoàn kết chống lại ông về các vấn ñề như chương trình kinh tế hoặc tham nhũng. Việc phương Tây tẩy chay Thế vận hội Sochi có thể phục vụ cho một số mục ñích xa hơn nước Nga. Nó sẽ khẳng ñịnh rằng những người

Page 103: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

103

ñồng tính ở phương Tây rằng họ ñược tôn trọng rộng rãi. Về lý thuyết, nó cũng có thể ngăn cản những người theo chủ nghĩa dân túy và ñộc tài ở các nước khác khai thác sự căm ghét ñồng tính. Nhưng hành ñộng ñó sẽ không cải thiện ñược hoàn cảnh của những người ñồng tính ở Nga. Người phát ngôn của Putin sẽ cho rằng hành ñộng tẩy chay như vậy của Mỹ và phương Tây không những là một ñòn giáng mạnh vào Kremlin mà còn vào cả nước Nga và ñây là một âm mưu của phương Tây nhằm áp ñặt các giá trị hậu hiện ñại của họ ñối với một xã hội chính thống Nga. Thực tế, sự ủng hộ như vậy từ bên ngoài có thể chấm dứt việc làm cho các công dân ñồng tính người Nga dễ chịu hơn.

Hãy xem vụ bắt giữ gần ñây liên quan ñến nhóm nữ nghệ sĩ người Nga có tên là “Pussy Riot”, họ tổ chức biểu tình bằng nhạc rốc ở Mátxcơva. Các tổ chức trong nước và quốc tế phát ñộng một chiến dịch rộng rãi nhằm gây sức ép ñòi Chính phủ Nga trả tự do cho các ca sĩ của nhóm bị bỏ tù ñã thất bại. Ngược lại, chiến dịch ñó ñã giúp Putin dễ dàng lấy lại sự cân bằng của ông. Trước khi xảy ra việc bắt giữ nhóm “Pussy Riot”, Mátxcơva bị dư luận công chúng phản ñối mạnh mẽ về một cuộc bầu cử mà ña số cử tri tin rằng có nhiều gian lận. Sau ñó chủ ñề của cuộc trò chuyện ñã thay ñổi từ quyền bầu cử sang quyền biểu diễn của nhóm nữ ca sĩ trong các nhà thờ Chính thống. Eduavd Snowden cũng là một trường hợp, trong ñó việc phương Tây ñe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga ñã giúp Putin nhiều hơn là làm ông bị tổn thương. Kremlin có thể cho rằng Mỹ không ñồng ý ký hiệp ước dẫn ñộ với Nga và Oasinhtơn ñang áp dụng tiêu chuẩn kép. Thật không thể tưởng tượng ñược rằng người Mỹ sẽ trục xuất một nhân viên làm việc cho cơ quan tình báo Nga sau khi tiết lộ các bí mật nghe trộm của ông chủ cũ với Mỹ. Trong bối cảnh ñó, việc lên án ông Putin vì không bàn giao một cựu nhân viên tình báo bị tố cáo có hành ñộng bật hợp pháp của các cơ quan gián ñiệp của Mỹ sẽ chỉ làm tăng thêm tính hấp dẫn của Tổng thống Putin với người Nga và làm cho những yêu cầu minh bạch của phương Tây trở thành ñạo ñức giả.

Cách gây sức ép thích hợp: Mặc dù việc trừng phạt Tổng thống Putin vì phát ñộng tình cảm chống người ñồng tính và bảo vệ một kẻ tiết lộ bí mật của Mỹ sẽ ñẩy ông vào cuộc chiến trong nước, nhưng Putin còn nhiều ñiểm yếu dễ bị tổn thương hơn. Nếu Mỹ và phương Tây muốn gây sức ép với giới lãnh ñạo Nga hiệu quả thì họ cần gây sức ép về các vấn ñề liên quan ñến các giá trị và các ưu tiên của công chúng Nga. Trước hết, các chính phủ phương Tây phải lên tiếng mạnh mẽ hơn về việc Chính phủ Nga sử dụng hệ thống tòa án của Nga với ñộng cơ chính trị và không công bằng. Hầu hết người Nga cảm thấy dễ bị tổn thương trước những ý nghĩ bất ngờ của các thẩm phán tham nhũng, những người “uốn cong” luật pháp và bỏ qua các bằng chứng ñể bỏ tù những người chỉ trích hoặc các nhà kinh doanh trung thực. Việc kết án thủ lĩnh ñối lập và là người viết blog chống tham nhũng AleXei Navalny vì tội tham ô, sau một phiên tòa xét xử bị thất bại bởi những vi phạm về thủ tục tố tụng, chỉ là ví dụ mới nhất về sự yếu kém của ngành tư pháp Nga, Trong khi ñó, người Nga trên cả nước quá quen thuộc với các thủ ñoạn trong các cuộc bầu cử dưới thời ông Putin. Các chính phủ phương Tây có thể tìm cách phân hiệt giữa những quan chức ñược bầu chọn vẫn còn trong sạch nhiều hoặc ít và những quan chức thăng tiến nhờ gian lận bầu cử. Sau ñó, phương Tây có thể lặng lẽ loại các quan chức ñược bầu chọn không công bằng khỏi các phái ñoàn ñược mời và các sự kiện do phương Tây tổ chức. Tất nhiên, ông Putin sẽ tố cáo các biện pháp như vậy là sự can thiệp nước ngoài. Nhưng do những lời tố cáo của phương Tây tạo nên niềm tin hoặc thất vọng của người Nga bình thường ở Mátxcơva cũng như các tỉnh, họ sẽ dần dần mất lòng tin vào Putin. Bên cạnh ñó, một trong những biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây ñã làm mất tinh thần của Kremlin là “Danh sách Magnitsky” ngoài việc cấm một số các quan chức Nga nào ñó ñến Mỹ và phong tỏa tài sản của họ ở các ngân hàng Mỹ. Các chính phủ châu Âu phải xem xét và

Page 104: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

104

công bố một danh sách tương tự của mình và có thể ngăn chặn việc du lịch của người châu Âu ñến Nga hoặc sở hữu tài sản của các quan chức ñịa phương Nga liên quan ñến việc vi phạm bầu cử và luật pháp. Phương Tây không thể thúc ñẩy xã hội dân sự và thể chế chính trị dân chủ ở Nga mà chỉ người Nga mới có thể làm ñược ñiều này. Nhưng phương Tây có thể chú trọng sự chia rẽ giữa các quan chức ít tham nhũng trong chính quyền Nga ñồng thời từng bước thuyết phục ña số thường dân Nga rằng phương Tây ủng hộ họ “ñòi hỏi công tác quản lý tốt hơn. Hiệu quả của các biện pháp cấm vận của phương Tây thế nào không những phụ thuộc vào các vấn ñề trọng ñiểm mà cả vào thời gian. Một số dấu hiệu cho thấy chủ trương ñàn áp biểu tình của Kremlin năm ngoái có thể dần ñược hủy bỏ. Nỗ lực của thị trưởng Mátxcơva Sergei Sobyanin nhằm hợp pháp hóa ông ta bằng chiến thắng trong một cuộc bầu cử tương ñối trong sạch cho thấy vẫn còn một số quan chức cấp cao ở Nga mong muốn hành ñộng ñúng. Bên cạnh ñó, các chỉ tiêu kinh tế giảm ñang cải thiện môi trường kinh doanh ñể thúc ñẩy tăng trưởng trở lại.

Mặc dù chỉ trích tình trạng lạm dụng trắng trợn hệ thống tư pháp và bầu cử của Chính phủ Nga nhưng Mỹ vẫn phải tiếp tục phối hợp với Nga về các lợi ích cốt lõi liên quan ñến cả hai bên như: kiểm soát vũ khí, vấn ñề Xyri, Iran, Bắc Triều Tiên và nhiều vấn ñề khác. Bởi vì những vấn ñề ñó quá quan trọng với Mỹ nên không thể từ chối ñối thoại với các nhà lãnh ñạo Nga. Thực tế ñể giải quyết hầu hết các vấn ñề ñó, Oasinhtơn cần ñến rất nhiều sự giúp ñỡ của Mátxcơva. Vấn ñề cơ bản chia rẽ Mỹ và các nhà lãnh ñạo Nga hiện nay không phải họ phải thông qua ñạo luật ñồng tính, phản ñối NATO cấp tư cách thành viên cho Grudia, hoặc không trục xuất Snowden, vấn ñề chủ yếu là Chính phủ Nga ñã loại bỏ phần lớn thể chế chính trị cởi mở, cạnh tranh và lãnh ñạo một nhà nước vô trách nhiệm. Bằng cách nhắm vào các quan chức liên quan ñến những lạm dụng ñó, Mỹ và châu Âu có thể trừng phạt Tổng thống Putin một cách hiệu quả và thúc ñẩy Nga theo chiều hướng dân chủ./.

Obama: “Mỹ sẽ có hành ñộng với Syria” BBC. chủ nhật, 1 tháng 9, 2013

Tổng thống Obama ñã có bài phát biểu ñược thế giới chờ ñợi vào ngày 31/8

Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Mỹ cần phải có hành ñộng quân sự chống Syria và ông sẽ ñưa vấn ñề này ra Quốc hội ñể xin phép.

Mỹ cho rằng Chính phủ Syria chính là thủ phạm thực hiện vụ tấn công hóa học hôm 21/8 ở ngoại ô Damascus làm 1.429 người chết.

Page 105: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

105

Quốc hội Mỹ ñang trong kỳ nghỉ và sẽ nhóm họp trở lại vào thứ hai ngày 9/9.

Obama cũng nói rằng hành ñộng của Mỹ sẽ gói gọn về mặt thời gian và phải ñủ mạnh ñể răn ñe việc sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai.

Quốc hội sẽ gật ñầu?

Phóng viên BBC Katty Kay ở Washington ñược các quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết rằng ông Obama ñi ñến quyết ñịnh ñưa vấn ñề ra Quốc hội vào chiều thứ Sáu ngày 30/8. Trước ñó ông không hề có ý ñịnh này.

Các quan chức này cũng nói rằng họ tin là Quốc hội sẽ phê chuẩn hành ñộng quân sự ñối với Syria mặc dù Chính quyền Obama cũng ý thức khả năng bị bác.

Tổng thống Obama nói nước Mỹ sẵn sàng tấn công bất cứ khi nào họ muốn.

“Khả năng thực hiện sứ mạng này của chúng tôi không hề bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian,” ông nói.

"Chúng ta không thể và sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước những gì ñã xảy ra ở Damascus."

Tổng thống Mỹ Barack Obama

“Chúng ta không thể và sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước những gì ñã xảy ra ở Damascus.”

Với tư cách là tổng tư lệnh của quân ñội Mỹ, Obama có quyền hiến ñịnh ñể ra lệnh một cuộc tấn công quân sự mà không cần ý kiến của Quốc hội.

Tuy nhiên, ông nói rằng việc Quốc hội tranh luận về vấn ñề này là quan trọng.

Thượng nghị sỹ Mitch McConnell của ðảng Cộng hòa, lãnh ñạo phe thiểu số tại Thượng viện, hoan nghênh tuyên bố của ông Obama.

Ông này nói rằng vai trò tổng tư lệnh của tổng thống sẽ ‘luôn ñược củng cố khi ông có ñược sự ủng hộ ra mặt của Quốc hội’.

Các thượng nghị sỹ Cộng hòa khác là John McCain và Lindsey Graham vốn lâu nay vẫn kêu gọi chính quyền can thiệp vào Syria cũng hoan nghênh quyết ñịnh của ông Obama.

Tấn công ở mức nào?

Page 106: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

106

Người dân Syria chạy sang Lebanon trước nguy cơ chính phủ của ông Assad bị tấn công

Tuy nhiên, hai nghị sỹ này cảnh báo rằng các cuộc tấn công giới hạn chẳng thể giúp thay ñổi ñược cán cân trong cuộc xung ñột ở Syria.

Hai vị này cho rằng tấn công giới hạn là ‘sự ñáp trả không tương xứng với những tội ác chống nhân loại của Tổng thống Bashar al-Assad và lực lượng của ông ta’.

Phóng viên BBC Katy Watson ở Washington cho biết ý ñồ của ông Obama là một khi ông can thiệp vào Syria ông muốn người dân và giới chính trị Mỹ ở bên cạnh ông.

Tuy nhiên, mọi người không biết là trong trường hợp Quốc hội bác ñề xuất này của tổng thống thì ông sẽ hành ñộng tiếp như thế nào.

"Tôi hiểu và ủng hộ lập trường của ông Obama."

Thủ tướng Anh David Cameron

Trước ñó, Thủ tướng David Cameron của Anh ñã thất bại ở Hạ viện khi ñưa vấn ñề tấn công Syria ra bỏ phiếu.

Sau bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama trước báo giới tại Vườn Hồng trong Nhà Trắng, ông Cameron ñã nhắn tin trên tài khoản Twitter của ông: “Tôi hiểu và ủng hộ lập trường của ông Obama.”

Trước khi có bài phát biểu này, Tổng thống Obama ñã không nói chuyện với ông Cameron nhưng lại gọi ñiện cho Tổng thống Pháp Francois Hollande, Nhà Trắng cho biết.

Pháp ủng hộ hành ñộng quân sự ở Syria. Quốc hội Pháp sẽ nhóm họp trở lại vào thứ Tư ngày 4/9 ñể bàn về vấn ñề này.

Pháp sẽ ñợi Quốc hội Mỹ và Quốc hội của họ tranh luận trước khi có quyết ñịnh tấn công quân sự Syria, một quan chức nước này nói với hãng tin Mỹ AP.

Page 107: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

107

Pháp ủng hộ Mỹ có hành ñộng ở Syria Gavin Hewitt. Chủ biên châu Âu, BBC

BBC.ập nhật: 09:58 GMT - thứ bảy, 31 tháng 8, 2013

Li ệu Pháp sẽ hành ñộng cùng với Hoa Kỳ ở Syria dù Anh không thể tham gia?

Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Anh sẽ không ảnh hưởng ñến ý chí của Pháp trong hành ñộng ở Syria.

Ông ủng hộ hành ñộng trừng phạt “mạnh mẽ” vì cuộc tấn công gây tổn hại "không thể khắc phục" cho người dân Syria. Khi ñược hỏi li ệu Pháp có thể hành ñộng ñối với Syria mà không có Anh hay không, ông nói: "Có chứ, mỗi quốc gia có chủ quyền trong việc tham gia hay không."

Lịch sử cho các nước các bài học khác nhau. Năm 2003, Pháp và ðức ñã bị chế diễu trên một số bộ phận của truyền thông Mỹ về hành ñộng chống ñối của họ với cuộc xâm lược Iraq.

Một tờ báo ở New York ñã thay thế những gương mặt ñại diện của các nước này tại Liên Hiệp Quốc bằng hình ảnh của những con chồn. Hội ñồng Bảo an ñã ñược ñổi tên thành "Hội ñồng chồn".

Trên một số thực ñơn món khoai tây chiên ñã ñược ñổi tên thành "khoai tây chiên tự do" (freedom fries).

Cuộc chiến Iraq tới và trong bối cảnh hỗn loạn và bạo lực sau ñó, Pháp và ðức cảm thấy họ ñã có lý.

Tại Anh, cuộc can thiệp ở Iraq ñã gieo ngờ vực về các thông tin tình báo và làm giảm sự thèm thuồng một hành ñộng quân sự .

Như Thủ tướng Anh David Cameron nói trong Quốc hội, "dư luận ñã chịu những tác ñộng và thật sự ñã bị nhiễm ñộc bởi hồ sơ Iraq."

Nước Pháp lại trở nên ñược khuyến khích khi vấn ñề ñạo ñức biện minh cho hành ñộng là mạnh mẽ .

Sau vụ tấn công hóa học, chính Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius là người ñầu tiên ñặt vấn ñề về khả năng sử dụng "sức mạnh" chống lại chế ñộ Assad.

Page 108: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

108

Tổng thống Francois Hollande ñã không ngần ngại trong việc gửi lực lượng quân sự tới Mali khi nhóm Hồi giáo ñe dọa nhà nước.

Người tiền nhiệm của ông, ông Nicolas Sarkozy – ñược thúc ñẩy bởi nhà triết học Bernard- Henry Levy - trở thành người ủng hộ hàng ñầu cho hành ñộng ở Libya.

Ông nói cả nước có một sứ mạng ñạo ñức nhằm ngăn chặn quân ñội của Gaddafi tấn công Benghazi.

‘Nước Anh ra rìa’

"Tất cả mọi việc cần phải ñược làm ñể ñạt ñược một giải pháp chính trị"

Tổng thống Pháp, Francois Hollande

Mặc dù không có sự nhiệt tình công khai về hành ñộng quân sự ñối với Syria, các thăm dò ở Pháp tỏ ra thú vị. Khoảng từ 45 % tới 55 % người dân Pháp ủng hộ trừng phạt Assad.

Những người chống ñối mạnh nhất hành ñộng quân sự là các ñối thủ thuộc cực hữu.

Những người thuộc ðảng Xã hội có sự ủng hộ nhiệt tình nhất bởi vì họ tin rằng Pháp có một nghĩa vụ ñạo ñức ñể hành ñộng can thiệp nếu vũ khí hóa học ñược sử dụng chống lại dân thường.

Với việc nghị viện Anh ñã bỏ phiếu chống lại bất kỳ hành ñộng can thiệp quân sự nào vào Syria, sự chú ý nay tập trung vào Pháp. Bộ trưởng Quốc phòng Jean- Yves Le Drian cho biết lực lượng quân ñội Pháp "ñã ñược ñặt trong tình trạng ñáp ứng".

Những ngày tới có thể chứng kiến quân Mỹ hành ñộng trong liên minh với quân Pháp, trong khi Anh bị ñặt ra ngoài lề.

Cái gọi là mối quan hệ ñặc biệt giữa Anh với Mỹ sẽ không còn như cũ.

Tuy nhiên, hiện vẫn không rõ liệu Tổng thống Hollande sẽ thực sự ra lệnh cho quân Pháp tham gia một cuộc tấn công của Mỹ hay không.

Với tư cách Tổng thống, ông không cần phải tham khảo ý kiến Nghị viện, trừ khi có một hành ñộng quân sự bất kỳ nào kéo dài hơn bốn tháng.

Ông ñã nói chuyện với Thủ tướng ðức Angela Merkel hôm thứ Năm.

Hai bên ñồng ý rằng cần phải có phản ứng ñối với vụ tấn công tuần trước ở quận Ghouta ở Damascus- nhưng chi tiết chính xác phản ứng phải như thế nào vẫn chưa rõ ràng.

Cả Paris và Berlin ñều ñang chờ ñợi Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo ñiều tra về những gì ñã xảy ra ngay cả khi các thanh tra không cố chỉ ra ai chịu trách nhiệm. Báo cáo này phải chờ ñến tận Chủ nhật.

Page 109: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

109

'ðồng hành hay không?'

Pháp cho tới nay vẫn khẳng ñịnh lập tr ường cần ñáp lại cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria

Tổng thống Pháp nói "mọi việc cần phải ñược làm ñể ñạt ñược một giải pháp chính trị" và Pháp ñã ñang kêu gọi phe ñối lập Syria trở thành một lực lượng ñáng tin cậy.

Những gì người Pháp – mà tôi nghĩ rằng người ðức cũng vậy - ủng hộ không chỉ là ñể trừng phạt Syria về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, mà cố gắng ñể ñưa chính quyền theo hướng ñồng ý tham dự các cuộc hội ñàm tại Geneva.

ðó là mục tiêu của châu Âu – nhằm ñạt ñược việc Tổng thống Nga Vladimir Putin áp lực với ông Bashar al-Assad ñi tới cuộc ñàm phán.

Nhưng ñiều ñó sẽ chỉ xảy ra nếu ông Assad cảm thấy ở thế dễ bị tổn thương.

Tổng thống Hollande dường như quyết phản ứng cứng rắn nhưng nếu ông không muốn làm thế lực duy nhất ở châu Âu tham dự vào bất kỳ hành ñộng quân sự nào, thì Mỹ có thể ñơn phương hành ñộng.

Các quan chức của Tổng thống Barack Obama nói rằng ông sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến nhưng sẽ ra quyết ñịnh "theo lợi ích tốt nhất của Mỹ."

Một quan chức cao cấp khác nói Tổng thống Mỹ tin rằng "có những lợi ích cốt lõi ñối với nước Mỹ ñang bị ñe dọa".

Nếu Mỹ hành ñộng ñơn phương, một lần nữa sẽ ñặt ra câu hỏi về lập trường và ý nghĩa của châu Âu.

Syria chỉ nằm cách biên giới của một quốc gia thuộc EU một trăm dặm.

Chính quyền Obama tin rằng cần thiết phải trừng phạt và ngăn chặn Assad .

Câu hỏi duy nhất hiện nay là liệu châu Âu – mà ñại diện là Pháp - sẽ ñồng hành với Mỹ hay không.

Vũ khí nào có thể ñược sử dụng ở Syria?

Page 110: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

110

Cập nhật: 15:17 GMT - thứ bảy, 31 tháng 8, 2013

Hoa Kỳ có thể sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạn chế vào Syria

Trong lúc Hoa Kỳ cân nhắc hành ñộng quân sự chống lại Syria ñể phản ứng một cuộc tấn công vũ khí hóa học gây tranh cãi ñược nhắm vào thường dân, có thể ñiểm qua một số loại vũ khí có thể ñược triển khai của cả hai bên trong những ngày sắp tới.

Quân Mỹ

Hỏa tiễn hành trình Tomahawk

Những hỏa tiễn này có thể ñược phóng từ tàu hoặc tàu ngầm. Chúng ñược trang bị ñộng cơ phản lực cánh quạt nhỏ, tương tự như phi cơ thương mại, sử dụng ñể hành trình ñến mục tiêu.

Chúng có tiết diện nhỏ, bay ở ñộ cao thấp và rất khó phát hiện. Tomahawks phát ra ít nhiệt vì vậy chúng không thể bị phát hiện bằng tia hồng ngoại.

Chúng có tầm hoạt ñộng khoảng 1.600 km và bay với vận tốc chừng 880 km/h.

Hỏa tiễn ñạt mục tiêu bằng cách sử dụng phần mềm Terrain Cantour Matching, hoạt ñộng trên cơ sở kết hợp ñiểm quan sát trên mặt ñất với bản ñồ lộ trình. Nó mang một ñầu ñạn hạt nhân từ 450 kg – 1.360kg.

Khu tr ục hạm lớp Arleigh Burke

Hoa Kỳ có bốn khu trục hạm lớp Arleigh Burke ở ñông ðịa Trung Hải.

Page 111: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

111

Tomahawk ñược Mỹ sử dụng từ năm 1983

Chiến hạm dài 154 m và có thể mang hỏa tiễn hành trình. ðây là một trong những trang bị vũ khí lớn nhất và nặng nề nhất của tàu khu trục Hoa Kỳ.

ðây là chiến hạm ñầu tiên của quân Mỹ ñược thiết kế một hệ thống lọc không khí ñể bảo vệ chống lại chiến tranh hạt nhân, sinh học và hóa học.

Tàu sân bay

Hoa Kỳ có hai tàu sân bay trong khu vực, tàu sân bay USS Harry S. Truman và tàu USS Nimitz.

Cả hai chiến hạm khổng lồ sử dụng năng lượng hạt nhân thừa sức phát ñộng các cuộc không kích, nhưng nếu hành ñộng can thiệp ñược Hoa Kỳ lập kế hoạch là hạn chế, thì khi ñó chúng có thể không ñược ñưa vào sử dụng.

Hỏa tiễn của quân Mỹ có thể ñược phóng từ các khu trục hạm

Các tàu sân bay nằm trong số các tàu lớn nhất thế giới, với chiều dài gần 330m và có một phi ñội lên ñến 85 phi cơ.

Phi cơ tiêm kích/ném bom F-16

F-16 nổi danh là một trong những phản lực cơ chiến ñấu ñáng tin cậy, dễ ñiều khiển và hiệu quả nhất trên thế giới.

Nó là một tiêm kích cơ ña năng, với khả năng tấn công các phi cơ khác trên không và tìm diệt các mục tiêu trên mặt ñất.

Page 112: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

112

Những tiêm kích cơ này là xương sống của lực lượng không quân Hoa Kỳ và khi lần ñầu tiên xuất hiện, chúng ñã mang tới các cách tân về ñiều khiển bằng hệ thống mạng ñiện tử thay vì hệ thông cáp cơ giới, trong ñiều khiển phi cơ chiến ñấu.

F16 có tầm hoạt ñộng khoảng 3.220 km, cho phép duy trì trong vùng chiến ñấu lâu hơn các chiến ñấu cơ khác. Nó ñược trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và các phi công ngồi trong một buồng lái toàn kính (không có khung) giúp cho quan sát tốt hơn.

ðóng căn cứ tại Incirlik hoặc Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc có thể cũng hoạt ñộng từ Jordan, F16 có thể ñược sử dụng trong bất kỳ cuộc tấn công nào có thể diễn ra chống Syria.

ðại bàng tấn công F-15

F-15 Strike Eagle là tiêm kích cơ ña chức năng có tốc ñộ cao và hoạt ñộng xa

Là tiêm kích cơ ña chức năng, phi cơ chiến ñấu F- 15 Strike Eagle ñược thiết kế cho các cuộc tấn công mặt ñất với tầm hoạt ñộng xa, ở tốc ñộ cao.

Lực ñẩy kết hợp từ hai ñộng cơ của F-15 có nghĩa là tiêm kích cơ có thể tăng tốc ngay cả khi ñi lên thẳng.

F15E Strike Eagle ñược trang bị hệ thống ñịnh vị và xác ñịnh mục tiêu "Lantirn" nhằm cải thiện ñộ chính xác của các cuộc oanh kích bằng cách sử dụng bom hồng ngoại hoặc bom dẫn ñường bằng laser.

Phi cơ này có radar ñịa hình ñược kết nối với hệ thống lái tự ñộng của phi cơ, ñể nó có thể bám theo ñặc ñiểm ñịa hình, ñịa vật ở ñộ cao chỉ 30.

Quân Pháp

Page 113: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

113

Tàu sân bay Charles de Gaulle có ñộ dài 262 m mang theo 40 phi cơ chiến ñấu

Nếu Pháp tham gia vào bất kỳ cuộc tấn công nào, quân Pháp có các hỏa tiễn hành trình Scalp với tầm hoạt ñộng khoảng 500km.

Các hỏa tiễn này có thể ñược bắn từ các phi cơ chiến ñấu Mirage 2000 và Rafale.

Pháp cũng có một tàu sân bay ở ðịa Trung Hải và các căn cứ không quân ở Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất .

Charles de Gaulle, hiện ñóng căn cứ ở Toulon, là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng mang tới 40 phi cơ chiến ñấu. Nó có một thủy thủ ñoàn và nhân viên dưới 2.000 người trên tàu. Mặc dù nhỏ hơn so với Tàu sân bay lớp Nimitz của Hoa Kỳ (chiếc US Nimitz Class), Charles de Gaulle vẫn là một tàu sân bay ấn tượng vớ ñộ dài 262 m.

Quân Nga

Nga nói họ ñang gửi hai tàu chiến ñến ðịa Trung Hải, một tàu tuần dương mang hỏa tiễn, chiếc Moskva, và một tàu chống tàu ngầm. Nga là ñồng minh của Syria và phản ñối sự can thiệp quân sự.

Hiện vẫn chưa biết chính xác khi nào hai chiến hạm trên sẽ ñến khu vực, nhưng việc triển khai của các tàu này ñã ñược Nga mô tả như một phần của kế hoạch luân chuyển của các chiến hạm ở ðịa Trung Hải .

Vũ khí chính của Syria

Hỏa tiễn chống phi cơ S-200 Angara

Page 114: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

114

Hỏa tiễn S-200 Angara ñược Nga ñưa vào sử dụng từ năm 1967

Hỏa tiễn S- 200, ñược NATO ñặt mã hiệu là SA- 5 "Gammon", là một hỏa tiễn chống phi cơ ñáng nể do Nga thiết kế trong những năm 1960.

Phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng Syria có thể có tám khẩu ñội S -200 triển khai giữa hai trung ñoàn phòng không.

Hỏa tiễn mang nhiên liệu lỏng và ñược thiết kế ñể bay với tốc ñộ lên tới Mach 8. Nó ñược radar hướng dẫn ñến mục tiêu, trước khi kích nổ một ñầu ñạn có sức công pháo cao nặng 217kg.

Nga ñã bắt ñầu quá trình rút bỏ S- 200 ra hơn 20 năm trước và hệ thống này ñược các phân tích giai quân sự coi là ñã lỗi thời. Ngoài ra còn có các nghi ngờ về tính thống nhất của hệ thống do sự mất mát của một số căn cứ không quân và căn cứ ñặt radar vào tay các nhóm nổi dậy.

Hệ thống hỏa tiễn chống phi cơ S-300 (Chưa khẳng ñịnh)

Hiện ñại và có khả năng tốt hơn nhiều, S -300 ñã ñược Syria ñặt hàng từ Nga, nhưng có những nghi ngờ về việc liệu hệ thống này ñã thực sự ñược giao, hoặc giả ngay khi ñã có nó, liệu hệ thống này có hoạt ñộng ñược không.

Hiện chưa rõ liệu Syria ñã có hoặc ñã triển khai lại tên lửa S-30 của Nay hay chưa

S- 300 là một hỏa tiễn ñất-ñối-không tầm xa, ñược thiết kế ñể bảo vệ các cơ sở quân sự và công nghiệp chống lại phi cơ và hỏa tiễn hành trình của quân ñịch.

Page 115: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

115

Với một hệ thống radar tích hợp có thể theo dõi 100 mục tiêu cùng một lúc, nó ñược coi là một trong những vũ khí phòng không mạnh nhất trên thế giới.

P- 800 Yakhont hỏa tiễn chống tàu

P- 800 Yakhont, ñược NATO biết ñến trong mã hiệu SS- N- 26, là hỏa tiễn chống tàu biển tinh vi có nguồn gốc từ Nga .

Các hỏa tiễn siêu âm có tầm hoạt ñộng 300 km, mang theo một ñầu ñạn hạt nhân nặng 200kg, và có thể bay ở ñộ cao chỉ 5 - 15m, làm cho việc phát hiện và ngăn chặn chúng trở nên khó khăn.

Phi cơ chiến ñấu

Chính quyền al-Assade chủ yếu sử dụng L-39 tấn công quân nổi dậy

Không quân Syria có một loạt các phi cơ chiến ñấu chủ yếu sản xuất từ Nga, nhưng nhiều trong số ñó ñã cũ và lỗi thời.

Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) tháng 5/2013 cũng cho thấy các phi cơ MiG và SU hiệu quả nhất ñang “ñòi hỏi cung cấp, bảo trì và huấn luyện với các phụ tùng quan trọng nhất, ñể chúng có thể duy trì khả năng tác chiến."

Cân nhắc các khó khăn trong vận hành, Viện ISW thấy rằng từ khi bắt ñầu cuộc xung ñột, không quân Syria ñã chủ yếu sử dụng các phi cơ L-39 nhanh hơn, nhưng yếu hơn, thay thế cho MiG hay SU trong vai trò tấn công mặt ñất chống lại lực lượng nổi dậy.

Page 116: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

116

TU LIEUTU LIEUTU LIEUTU LIEU

THAM KHAOTHAM KHAOTHAM KHAOTHAM KHAO

TUẦN HÀNH WASHINGTON 1963 (28-8-1963) Cuộc Tuần hành ñến Washington n ăm

1963 cho t ự do, nhân quy ền và vi ệc làm

Page 117: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

117

Martin Luther King, Jr - Nobel Hòa bình 1964 (ảnh chụp năm 1964) Ngày 14 Tháng 10 năm 1964, King ñã nhận ñược Giải Nobel Hòa Bình do quá trình chiến ñấu chống bất bình ñẳng chủng tộc thông qua bất bạo ñộng.

Page 118: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

118

(US Government Photo)

Cuộc tuần hành cho nhân quyền & việc làm vào ngày 28 Tháng 8 năm 1963, nhìn từ ðài tưởng niệm Lincoln về phía ðài tưởng niệm Washington .

Tuần hành ñến Washington cho Việc làm và Tự do hay "Tuần hành lớn ñến Washington", là một trong những cuộc biểu tình chính trị lớn nhất cho nhân quyền và kêu gọi các quyền dân sự và kinh tế cho người Mỹ gốc Phi trong lịch sử Hoa Kỳ. Nó ñã diễn ra tại Washington, DC , vào Thứ Tư 28 Tháng Tám, 1963. Tại cuộc tuần hành này, Martin Luther King, Jr , một nhà lãnh ñạo cuộc tuần hành, ñứng trước ðài tưởng niệm Lincoln , ñã ñọc bài phát biểu nỗi tiếng "Tôi có một giấc mơ" (I have a Dream) (http://en.wikipedia.org/wiki/I_Have_a_Dream)

Tuần hành ñược tổ chức bởi một nhóm các nhà hoạt ñộng cho quyền dân sự, lao ñộng và tổ chức tôn giáo, với chủ ñề "công ăn việc làm, và tự do".

Page 119: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

119

Theo ước tính, số người tham gia trong khoảng 200.000 - 300.000 người. Các nhà quan sát ước tính có 75-80% người biểu tình là người da ñen.

Cuộc tuần hành ñược coi là ñể kêu gọi thông qua ðạo Luật Dân Quyền (1964) (http://en.wikipedia.org/wiki/Civil_Rights_Act_of_1964) và ðạo luật về quyền bầu cử (1965) (http://en.wikipedia.org/wiki/Voting_Rights_Act)

Bài chi tiết: Tuần hành ñến Washington cho Jobs và Tự do : http://en.wikipedia.org/wiki/March_on_Washington_for_Jobs_and_Freedom

Khoảng 250.000 người ñã biểu tình, trong ñó có 60.000 người da trắng tham gia.

Các lãnh ñạo cuộc tuần hành trong ñám ñông người biểu tình tại ðường Hiến Pháp (Constitution Avenue).

Page 120: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

120

Bayard Rustin (trái) và Cleveland Robinson (bên phải), 2 trong những nhà tổ chức Cuộc tuần hành năm 1963

Dr. Martin Luther King ñọc bài "I Have a Dream" tại March on Washington in Washington, D.C., ngày 28 August 1963.

Page 121: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

121

Nhóm lãnh ñạo Cuộc Tuần hành ở Washington, D.C. (Leaders of the march)

Tổng thống Kennedy gặp các nhà lãnh ñạo của "Ngày Washington" 28-8-1963. Trái sang phải Willard Wirtz , Martin Luther King, Jr, Eugene Carson Blake, John F. Kennedy, Lyndon Baines Johnson, Walter Reuther. Những người khác không theo thứ tự: A. Philip Randolph, John Lewis, Whitney Young, Mathew Ahmann, Joachin Prinz, Roy Wilkins, Floyd McKissick Và ...

Công nhân may nghe tường thuật tang lễ của MLK qua radio ngày 08 tháng 4 1968

Page 122: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

122

Khách sạn Lorraine, ở Memphis, Tennessee nơi Tiến sĩ King bị ám sát ngày 04 tháng tư năm 1968, ở tuổi 39. Bây giờ, nơi ñây thuộc về Bảo tàng Quyền dân sự quốc gia . Vòng hoa (trong ảnh) ñánh dấu nơi Tiến sĩ King ñang ñứng ở thời ñiểm bị ám sát. http://en.wikipedia.org/wiki/Martin_Luther_King,_Jr._assassination

Page 123: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

123

ðài tưởng niệm Martin Luther King, Jr nằm trong công viên West Potomac ở Washington, DC http://en.wikipedia.org/wiki/Martin_Luther_King,_Jr._Memorial

Một trong số các tượng ñài khác : ở Liberty Bell Park tại Jerusalem, Israel

Page 124: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

124

Dưới ñây vài hình ảnh về những di tích về Martin Luther King, Jr trong ñó có "Quận lịch sử" (Historic District) , một khu vực giới hạn bởi khu vực Irwin, Randolph, Edgewood, Jackson, và Auburn Avenues ñã ñược ñăng ký ðịa ñiểm quốc gia về lịch sử (National Register of Historic Places) vào ngày 02 tháng 5 năm 1974 http://en.wikipedia.org/wiki/Martin_Luther_King,_Jr.,_National_Historic_Site

Martin Luther King, Jr National Historic Site

Khu mộ

Page 125: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

125

Nơi sống

Page 126: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

126

Các công trình mang tên Ông :

Trường học : http://en.wikipedia.org/wiki/Martin_Luther_King_High_School_(Detroit)

Dr. Martin Luther King, Jr High School

Address

3200 East Lafayette Blvd

Detroit, Michigan

Coordinates 42°20′38″N 83°00′57″WCoordinates:

42°20′38″N 83°00′57″W

Information

School type Public

School

district

Detroit Public Schools

Principal Deborah Jenkins

Grades 9-12

Enrollment 1830

Language English

Area Urban

Color(s) gold and black

Mascot Crusaders

Cầu mang tên Ông : http://en.wikipedia.org/wiki/Martin_Luther_King_Bridge_(St._Louis) :

Page 127: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

127

Trung Tâm ða Dịch Vụ Khẩn Cấp :

http://en.wikipedia.org/wiki/Martin_Luther_King,_Jr._Multi-Service_Ambulatory_Care_Center

Martin Luther King, Jr. Multi-Service Ambulatory Ca re Center

Los Angeles County Department of Health Services

Geography

Location Willowbrook

uninc. Los Angeles Co., California, United States

Organization

Care system Public, Medicaid, Medicare

Hospital type Community

Affiliated university None

Page 128: đIểm tin mấy ngày qua số 64 (1) copy

128

History

Founded 1972

Closed (hospital closed in 2007; remains open as an urgent care and outpatient clinic)

Links

Website http://www.ladhs.org/wps/portal/KingHomepage

Lists Hospitals in California