20
Hip hi Cao su Vit Nam BN TIN Cao Su Vit Nam ngày 30/12/2007, trang 1 BN TIN Cao Su Vit Nam HIP HI CAO SU VIT NAM S20 Ngày 30 tháng 12 năm 2007 TIN TRONG NƯỚC Tình hình xut khu cao su thiên nhiên năm 2007 Theo sliu thng kê ca Tng cc Hi quan, năm 2007, cao su Vit Nam đã xut được 719 ngàn tn, trgiá 1,4 tđô-la vi giá bình quân là 1.946 USD/tn, cao hơn năm 2006 là 1,6 % vlượng, 8,8 % vtrgiá và 7,1 % vđơn giá. Lượng cao su tm nhp tái xut khong 194 ngàn tn, gim 17,8 % vlượng, gim 11,2 % vtrgiá và tăng khong 8 % vđơn giá. Chng loi cao su xut khu nhiu nht trong năm 2007 là cao su khi SVR 3L, đạt 308,5 ngàn tn, chiếm 42,9 %, tăng hơn năm 2006 là 11,7 %. Kế đến là cao su SVR 10, đạt 116,3 ngàn tn, chiếm 16,2 %, tăng 6,5 % và latex đạt 82.428 tn, chiếm 11,5 %, gim nhso năm trước. Cao su hn hp chđạt 42,4 ngàn tn, chiếm 5,9 %, gim 6,3 % so năm 2006. Nhng chng loi gim đáng klà SVR 20, cao su tRSS, RSS 3 (sdng trong sn xut lp xe) và cao su SVR CV. Các chng loi cao su màu sáng tăng khá cao như SVR L tăng 35,8 % và CSR L (nhp tCambodia) tăng 18,4 %. Thtrường xut khu cao su ca Vit Nam có trên 40 nước, nhưng ln nht vn là Trung Quc, mc dù đã gim hơn năm trước nhưng vn chiếm đến 57,8 % thphn, đạt 415,6 ngàn tn vi trgiá là 816,7 triu đô-la. Các thtrường khác chmc 5 % trxung, chiếm t4-5% là Hàn Quc, Malaysia, Đài Loan, Đức, trong đó, thtrường Malaysia tăng rt đáng k, gp hơn 2 ln so vi năm 2006, đạt trên 34 ngàn tn. Giá cao su xut khu năm 2007 tăng cao trong mùa khô đầu năm ttháng 1 đến tháng 5, sau đó gim mnh trong mùa mưa ttháng 6 đến gia tháng 9 và tăng li vào nhng tháng cui năm, khác vi chiu hướng gim giá vào cui năm ca năm 2006.

Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 1

BẢN TIN

Cao Su Việt Nam

HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 20 Ngày 30 tháng 12 năm 2007

TIN TRONG NƯỚC

Tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên năm 2007

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2007, cao su Việt Nam đã

xuất được 719 ngàn tấn, trị giá 1,4 tỷ đô-la với giá bình quân là 1.946 USD/tấn, cao

hơn năm 2006 là 1,6 % về lượng, 8,8 % về trị giá và 7,1 % về đơn giá. Lượng cao su

tạm nhập tái xuất khoảng 194 ngàn tấn, giảm 17,8 % về lượng, giảm 11,2 % về trị giá

và tăng khoảng 8 % về đơn giá.

Chủng loại cao su xuất khẩu nhiều nhất trong năm 2007 là cao su khối SVR 3L,

đạt 308,5 ngàn tấn, chiếm 42,9 %, tăng hơn năm 2006 là 11,7 %. Kế đến là cao su

SVR 10, đạt 116,3 ngàn tấn, chiếm 16,2 %, tăng 6,5 % và latex đạt 82.428 tấn, chiếm

11,5 %, giảm nhẹ so năm trước. Cao su hỗn hợp chỉ đạt 42,4 ngàn tấn, chiếm 5,9 %,

giảm 6,3 % so năm 2006. Những chủng loại giảm đáng kể là SVR 20, cao su tờ RSS,

RSS 3 (sử dụng trong sản xuất lốp xe) và cao su SVR CV. Các chủng loại cao su màu

sáng tăng khá cao như SVR L tăng 35,8 % và CSR L (nhập từ Cambodia) tăng 18,4 %.

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam có trên 40 nước, nhưng lớn nhất vẫn

là Trung Quốc, mặc dù đã giảm hơn năm trước nhưng vẫn chiếm đến 57,8 % thị phần,

đạt 415,6 ngàn tấn với trị giá là 816,7 triệu đô-la. Các thị trường khác chỉ ở mức 5 %

trở xuống, chiếm từ 4-5% là Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Đức, trong đó, thị trường

Malaysia tăng rất đáng kể, gấp hơn 2 lần so với năm 2006, đạt trên 34 ngàn tấn.

Giá cao su xuất khẩu năm 2007 tăng cao trong mùa khô đầu năm từ tháng 1 đến

tháng 5, sau đó giảm mạnh trong mùa mưa từ tháng 6 đến giữa tháng 9 và tăng lại vào

những tháng cuối năm, khác với chiều hướng giảm giá vào cuối năm của năm 2006.

Page 2: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 2

Phát triển trên 30.800 ha trồng mới và phục hồi 10.600 ha cao su tiểu điền từ dự

án Đa dạng hóa nông nghiệp

Ngày 14/11/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng kết Dự án

Đa dạng hóa nông nghiệp dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng.

Dự án được thực hiện từ tháng 12/1998 đến 30/12/2006 (8 năm) với sự tài trợ

của Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Chính phủ Việt Nam, tổng

số kinh phí là 86,9 triệu USD, trong đó tín dụng dài hạn là 21,6 triệu USD, tín dụng

trung và ngắn hạn là 36,7 triệu USD và phi tín dụng là 28,6 triệu USD.

Mục tiêu của dự án là tăng thu nhập cho nông dân và tạo việc làm cho vùng

nông thôn tại 12 tỉnh nghèo ở Tây Nguyên và duyên hải miền Trung (Kon Tum, Gia

Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình

Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận).

Dự án gồm 4 hợp phần là phát triển cao su tiểu điền, đo đạc và cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, thâm canh đa dạng hoá nông nghiệp và tăng cường thể chế.

Các hợp phần đều đáp ứng được mục tiêu của dự án. Tiểu hợp phần khuyến nông chăn

nuôi trong hợp phần thâm canh đa dạng hoá nông nghiệp có kết quả rất xuất sắc,

Về phát triển cao su tiểu điền, đến cuối kỳ dự án, đã có 20.531 hộ nông dân

tham gia trồng mới 30.877 ha cao su (đạt 103 % mục tiêu), trong đó, chỉ có 1,5 % diện

tích có chất lượng kém. Ngoài ra, còn có 10.654 ha cao su tiểu điền được phục hồi.

Đây là hợp phần thành công nhất của dự án vì giúp cho các hộ tham gia trực tiếp sẽ

hưởng thụ kết quả lâu dài trong 20-25 năm khi vườn cao su được khai thác và làm điển

hình cho việc phát triển cao su tiểu điền rộng hơn trong vùng. Thu nhập từ gỗ cao su

sau chu kỳ khai thác tạo có thể giúp người trồng tái canh mà không phải đầu tư thêm

vốn.

Vườn cao su còn có tác dụng tốt cho môi trường, phục hồi đất ở những vùng mà

rừng trước đây bị chặt phá, nhất là khi được trồng trên những vùng đất ít màu mỡ, bỏ

hoang, đất dốc. Cây cao su không cần tưới nước, lượng phân bón và thuốc trừ sâu

bệnh sử dụng thấp nên ít hại cho môi trường. Cao su còn là nguồn hấp thu khí thải CO2

làm trong sạch môi trường. Gỗ cao su góp phần đáp ứng nhu cầu đồ gỗ của xã hội

ngày càng cao, giảm áp lực khai phá gỗ cây rừng.

Page 3: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 3

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tỷ suất lợi nhuận trên 1 ha trồng mới cao

su trong dự án có thể đạt 15,4 %, sẽ mang lại lợi nhuận cao cho nhiều hộ nông dân mà

trước đây là diện nghèo.

Đánh giá chung cho thấy dự án đã đạt được những kết quả tốt và tác động tích

cực mặc dù có sự chậm trễ trong giai đoạn khởi đầu. Tuy nhiên, để phát huy kết quả

sau dự án, vẫn cần tiếp tục hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho nông dân đủ điều kiện chăm sóc

vườn đến khi đưa vào thu hoạch. Đồng thời, tiếp nối dự án với những hỗ trợ giúp

ngành nông nghiệp và nông dân nâng cao tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh

tế thế giới.

Diện tích cao su tiểu điền trồng mới thuộc dự án Đa dạng hóa nông nghiệp

từ 2000-2006 Tỉnh 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng

Quảng Bình 120 119 83 542 747 259 1.870

Quảng Trị 190 303 202 1035 1019 1134 3.884

TT Huế 393 1007 1437 1209 916 992 5.954

Quảng Ngãi 69 98 83 250

Phú Yên 102 266 513 254 322 346 1.803

Bình Thuận 69 27 236 430 355 605 1.721

Kontum 3 477 598 389 664 957 1589 4.676

Gia Lai 58 98 336 768 1446 2412 5.118

Đắc Lắc 36 103 62 101 219 278 800

Đắc Nông 37 471 1352 810 960 313 869 4.812

Tổng 159 1.984 3.934 4.069 5.964 6.292 8.484 30.888

KH 532 2.354 4.243 5.800 5.900 5.900 5.300 30.029

% TH/KH 30 84 93 70 101 107 160 103

Nguồn: Báo cáo hoàn thành Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp (Cr.3099-VN), 14/11/2007

Bình Định bắt đầu trồng cao su

UBND tỉnh Bình Định cấp giấy phép cho 2 doanh nghiệp triển khai dự án trồng

cao su tại huyện miền núi Vân Canh.

Công ty CP cao su Bình Định đầu tư nguồn vốn 441,4 tỷ đồng từ nay đến 2014

trồng 5.800 ha và xây dựng nhà máy chế biến công suất 10.000 T/năm. Công ty

Page 4: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 4

TNHH cao su Bình Minh đầu tư 94,2 tỷ đồng triển khai trồng 1216 ha, năm 2012 xây

dựng nhà máy sơ chế 2000 T mủ/năm. Từ sau 1975 đến nay, cây cao su mới bắt đầu

trồng tập trung trên diện rộng ở Bình Định. Được biết cách nay 50 năm, hãng

Deleignon của Pháp đã lập một đồn điền cao su 200 ha và làm xưởng sơ chế mủ khô ở

huyện miền núi Tây Sơn tiếp giáp Vân Canh. Năm 1999 trong dự án đa dạng hoá nông

nghiệp, Bộ Nông nghiệp – PTNT đưa Bình Định vào trong 10 tỉnh miền Trung-Tây

Nguyên được phân bổ vốn hỗ trợ trồng cao su tiểu điền nhưng không có hộ nào tham

gia trồng.

(Theo: Thời báo Kinh tế Việt Nam, thứ tư ngày 09/01/2008)

Trên 99.000 ha cao su đạt năng suất cao từ 1,8- 2 tấn/ha năm 2007

Ngày 03/1/2008, tại TP. Vũng Tàu, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã

tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kỹ thuật nông nghiệp năm 2007.

Những kết quả đạt tốt là về chất lượng vườn cây trồng mới tái canh, thời gian

kiến thiết cơ bản và năng suất.

Năm 2007, diện tích tái canh (6.558 ha) và trồng mới (5179 ha) đã đạt tỷ lệ

sống rất cao. Ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, bình quân là 99,8 %, trong đó

những đơn vị có tỷ lệ cây trồng sống 100 % là Công ty Cao su Bình Long, Dầu Tiếng,

Đồng Nai, Đồng Phú, Lộc Ninh, Phước Hoà, Phú Riềng, Tây Ninh, Hòa Bình và Chư

Prông.

Đã có nhiều vườn cây có thể đưa vào khai thác sau 5-6 năm trồng, rút ngắn hơn

so với trước đây từ 1-2 năm.

Tổng sản lượng đã khai thác trong năm 2007 là 319.288 tấn trên diện tích là

177.719,6 ha, đạt năng suất cao, bình quân 1.796 kg/ha. Có 55 nông trường thuộc 10

công ty với tổng diện tích trên 99.000 ha đã đạt năng suất rất cao, từ 1,8 – 2 tấn/ha

(năm 2006 có 45 nông trường thuộc 9 công ty). Năng suất cao nhất là tại Công ty CP

Cao su Tây Ninh (2,35 tấn/ha).

Dù gặp nhiều khó khăn khách quan do gãy đổ vì gió bão, mưa dầm làm giảm

ngày cạo, bệnh lá nặng hơn các năm và nạn mất cắp mủ vẫn tồn tại nhiều nơi, các đơn

vị sản xuất vẫn cố gắng duy trì năng suất cao và đảm bảo sản lượng vượt kế hoạch

khoảng 4,5%.

Page 5: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 5

Gia Lai trồng mới 500 ha cao su tại Lào

Mùa mưa năm 2007, Công ty cao su Chưpảh liên doanh với Công ty cổ phần

Hoàng Anh Gia Lai tổ chức trồng mới 500 ha cao su trên đất Lào thuộc địa bàn 2 tỉnh

Atôpơ và Sê Kông. Đây là vùng đất rừng nghèo kiệt không mang lại hiệu quả kinh tế,

nay đưa vào trồng cây cao su theo hợp tác kinh tế của Chính phủ 2 nước Việt - Lào đã

mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương.

Hàng trăm lao động thời vụ là người dân bản của 2 tỉnh nước Lào đã tham gia

trồng mới trên toàn bộ diện tích cây cao su, bà con được hướng dẫn kỹ thuật trồng và

chăm sóc, tham gia bảo vệ vườn cây phát triển. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiến

hành tổ chức và tuyển dụng số lao động ở các bản làng trên địa bàn vào làm công nhân

cao su trên cơ sở giao khoán quản lý vườn cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Hiện

nay, Công ty đã hình thành bộ khung 2 nông trường cao su tại 2 tỉnh Atôpơ và Sê

Kông, ngoài ra còn có 1 xí nghiệp chế biến gỗ có công suất 50.000m3/năm sản xuất ra

các loại sản phẩm như bàn ghế, giường tủ... từ nguồn gỗ tận dụng, góp phần phục vụ

nhu cầu dân sinh kinh tế trên địa bàn.

Theo kế hoạch, vào mùa mưa của năm 2008, Công ty cao su Chưpảh sẽ đầu tư

trồng mới khoảng 3.000 ha cao su trên đất rừng nghèo kiệt thuộc địa bàn 2 tỉnh của

Lào. Toàn bộ lượng cây giống đã được gieo ươm và chăm sóc tốt, đảm bảo trồng mới

và trồng dặm lại hết diện tích trong thời vụ tốt nhất./.

(Nguồn tin: TTXVN)(Trích: www.agroviet.gov.vn ngày 15/11/07)

8 doanh nghiệp cao su được Giải chất lượng Việt Nam năm 2007

Theo Quyết định số 2679/QĐ-BKHCN ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, 125 doanh nghiệp được tặng Giải thưởng chất

lượng Việt Nam năm 2007, trong đó có 8 Hội viên Hiệp hội Cao su Việt Nam gồm:

Công ty Cao su Bà Rịa, Công ty Cao su Sông Bé, Công ty Cao su Bình Long, Công ty

Cao su Krông Búk, Công ty Cao Su Quảng Trị, Công ty CP Cao Su Tây Ninh và Công

ty Cao su Tân Biên.

Page 6: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 6

Dành diện tích phát triển cây cao su tại các tỉnh Tây Nguyên

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản về việc hướng dẫn

chuyển rừng và đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su ở Tây Nguyên nhằm mục tiêu

phát triển thêm 90.000 - 100.000 ha cao su trên địa bàn này đến năm 2010.

Trong văn bản này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu, việc

chuyển rừng và đất lâm nghiệp sang đất trồng cao su tại Tây Nguyên phải đảm bảo

nguyên tắc: đất có rừng và đất lâm nghiệp chuyển sang trồng cây cao su phải đáp ứng

các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây cao su; trồng cây

cao su trên đất chuyển đổi phải đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường hơn cây

trồng hiện tại; tận dụng và khai thác tối đa diện tích đất chuyển đổi từ cây nông nghiệp

kém hiệu quả, đất trống, đất chưa sử dụng hiện có trên địa bàn, khuyến khích các hộ

nông dân chuyển đất đang trồng hoa màu, cây công nghiệp năng suất và hiệu quả thấp,

sang trồng cây cao su trên địa bàn Tây Nguyên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Lâm nghiệp phối hợp xây

dựng Thông tư liên bộ về xác định giá các loại rừng. Trong khi chưa có thông tư, có

thể vận dụng chính sách đã có cho phép các địa phương, doanh nghiệp thực hiện

phương án tự thỏa thuận về mức giá đền bù giữa chủ rừng và chủ đầu tư dự án nhận

đất rừng chuyển sang trồng cây cao su để tháo gỡ những khó khăn trong việc chuyển

đổi rừng và đất rừng sang trồng cây cao su ở Tây Nguyên.

Cục Trồng trọt phối hợp với Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam hướng

dẫn các địa phương về cơ cấu giống cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, đồng

thời tăng cường công tác kiểm tra tiêu chuẩn và chất lượng giống cây cao su trên địa

bàn, ngăn chặn tình trạng kinh doanh giống có nguồn gốc không rõ ràng và kém chất

lượng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, điều kiện đất đai, khí hậu Tây

Nguyên phù hợp cho phát triển cao su. Nhưng phát triển cao su tại Tây nguyên hiện

còn hạn chế do quy hoạch phát triển chưa được rà soát và điều chỉnh kịp với xu hướng

phát triển, việc tạo quỹ đất cho trồng cao su còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc xác

định đối tượng, thủ tục theo các quy định pháp luật của Nhà nước trong việc chuyển

đổi một phần diện tích đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả, đất rừng nghèo sang

trồng cao su còn phức tạp (Nguồn tin: TTXVN ngày 07/11/07).

Page 7: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 7

Bình Phước: Huyện Bù Đốp phát triển nhanh diện tích cao su tiểu điền

Hiện nay, tại huyện Bù Đốp (Bình Phước) đã có 5.085 ha cao su tiểu điền,

chiếm 53,6 diện tích cây trồng lâu năm trên địa bàn huyện. Như vậy, đến nay, cây cao

su cùng với cây tiêu, cây điều đang trở thành cây trồng chủ lực và cho thu nhập khá

cao của nông dân trong huyện.

Liên tục trong các năm trở lại đây, do mủ cao su được giá và có xu hướng ngày

càng tăng nên nhiều hộ nông dân trong huyện đã chuyển dần những diện tích trồng cây

ngắn ngày (mì, bắp, đậu...) sang trồng cao su, bình quân mỗi hộ dân trồng 1 ha, hộ có

diện tích nhiều nhất trồng từ 5-10 ha. Trong thời gian đợi cây cao su cho thu hoạch mủ

(khoảng 4 năm), người nông dân đã trồng xen các loại cây ngắn ngày như bắp, đậu,

bông vải... để lấy ngắn nuôi dài.

Tuy nhiên, việc nông dân đua nhau trồng cao su trong khi đó nhiều hộ nông dân

lại có trình độ canh tác hạn chế, không nắm vững việc chọn giống cây trồng cũng như

kỹ thuật trồng và chăm sóc nên dẫn đến nhiều vườn cây không đạt chất lượng, tỷ lệ

cây sống thấp, quá trình sinh trưởng chậm... (nhất là ở trong vùng đồng bào dân tộc

thiểu số tham gia trồng cao su). Vì vậy, thời gian qua, đã có nhiều hộ gia đình nông

dân trồng cao su trước đó đến kỳ cho thu hoạch, nhưng sản lượng mủ thấp nên đành

chặt bỏ, gây nhiều lãng phí tiền của và công sức. Trước thực trạng trên, huyện đã chỉ

đạo cho Phòng Kinh tế và Trạm Khuyến nông huyện cùng với các ban, ngành, đoàn

thể địa phương khẩn trương hoàn thiện hệ thống dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật để

đáp ứng nhu cầu trồng cao su của người dân nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu

số... Huyện còn phối hợp với Nông trường 5 (Công ty cao su Lộc Ninh) và Trung đoàn

717 đóng trên địa bàn để hỗ trợ và làm hình mẫu về phương thức trồng, chăm sóc cũng

như chuyển giao khoa học- kỹ thuật chăm sóc cây cao su cho nông dân trong huyện./.

(Nguồn tin: TTXVN) (Theo: www.agroviet.gov.vn ngày 19/11/07)

Page 8: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 8

Lượng gỗ cao su nguyên liệu nhập trong 11 tháng năm 2007

Lượng gỗ cao su nguyên liệu nhập trong 11 tháng năm 2007 ước đạt 325.919

m3, trị giá khoảng 80,65 triệu USD, đơn giá bình quân là 247 USD/m3, tăng hơn cùng

kỳ năm trước 17,4 % về lượng, 29,5 % về trị giá và 10,3 % về đơn giá.

Số liệu thống kê gỗ cao su nhập khẩu 11 tháng năm 2007

Tháng Nhập khẩu 2007 So 2006

m3 USD USD/

m3 % m3 %

USD % USD/

m3 1 36 910 9 198 244 249,2 163,7 196,4 120,0 2 16 882 4 152 853 246,0 87,6 98,7 112,6 3 45 059 9 285 861 206,1 182,7 173,1 94,7 4 25 230 5 802 954 230,0 133,5 137,4 102,9 5 34 634 8 312 132 240,0 129,0 136,2 105,6 6 29 575 7 334 497 248,0 101,1 113,4 112,2 7 19 768 7 386 902 247,4 80,3 137,3 113,1 8 31 466 7 785 263 247,4 111,5 127,7 114,5 9 30 074 7 525 682 250,2 125,1 138,1 110,3

10 22 861 6 218 000 272,0 90,8 105,4 116,1 11 33 460 7 655 542 242,0 98,3 91,3 98,3

Cộng 325 919 80 657 930 247,48 117,4 129,5 110,3

HHCSVN tổng hợp theo nguồn Trung tâm Thông tin Thương mại, 31/12/2007

Casumina và Continental AG hợp tác sản xuất lốp xe

Ngày 07/11/2007, tại Kualar Lumpur (Malaysia), Công ty Cổ phần Casumina

và Tập đoàn Continental AG (Đức), đã ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất lốp xe tải

nặng, tải nhẹ và lốp xe máy giai đoạn 2008-2012.

Với hợp đồng này hằng năm Casumina sản xuất và cung cấp cho Continental

lốp xe các loại theo tiêu chuẩn châu Âu (CE) với số lượng 600.000 lốp xe máy tay ga

(trong đó 400.000 lốp xe tay ga cung cấp cho thị trường châu Âu và Bắc Mỹ), 170.000

lốp xe tải, với tổng trị giá hợp đồng thực hiện 12,9 triệu USD.

Dự kiến Casumina và Continental sẽ thiết lập nhà máy sản xuất lốp ô tô, xe máy

tại VN theo công nghệ Radial và nhà máy sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật, công

suất 500.000 tấn/năm, để cung cấp cho các công ty sản xuất và chế tạo ô tô hàng đầu

thế giới (theo www.casumina.com.vn).

Page 9: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 9

TIN NGOÀI NƯỚC

Hội thảo Cao su Trung Quốc 2008 từ ngày 25 – 27/02/2008 tại tỉnh Vân Nam

Năm 2007 là năm phát triển quan trọng của ngành cao su Trung Quốc. Với sự

điều chỉnh tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ và việc gia tăng chống bán phá giá đối

với các sản phẩm cao su xuất khẩu của Trung Quốc, cũng như việc chính thức giảm

thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm cao su chủ lực của Trung Quốc sau ngày

01/07/2007, ngành cao su Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức mới.

Làm thế nào để đối phó với những khó khăn này và làm thế nào phát triển

ngành cao su Trung Quốc, và tác động chính của cung và cầu cao su sau năm 2008 và

3 năm sau của “kế hoạch 5 năm lần thứ 11”? Những câu hỏi này là mối quan tâm lớn

của các nhà sản xuất và kinh doanh cao su thiên nhiên và tổng hợp ở trong nước và

nước ngoài.

Hội thảo Cao su Trung Quốc 2008 (gọi tắt là CRC 2008: China Rubber

Conference) sẽ mời các quan chức chính phủ Trung Quốc, các chuyên gia hàng đầu

của ngành cao su để thảo luận và phân tích các vấn đề trên.

CRC 2008 là cơ hội thiết thực cho các nhà cung cấp và buôn bán cao su thiên

nhiên, cao su tổng hợp và các nhà sản xuất sản phẩm cao su lớn ở trong nước và nước

ngoài tìm hiểu các thị trường cao su Trung Quốc, thành lập cơ sở kinh doanh, tạo dựng

mối quan hệ hợp tác và đạt được sự phát triển cho các bên.

Có khoảng 500 đại biểu tham dự Hội thảo Cao su Trung Quốc 2007. Hội thảo

2008 sẽ thu hút sự tham dự của nhiều đại biểu hơn. Chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ

chất lượng tốt để đáp ứng tất cả các nhu cầu của các đại biểu. Và các đại biểu có thể có

những cuộc đối thoại, trao đổi với nhau sâu hơn, và tìm hiểu nhu cầu của thị trường

cao su, cũng như xu hướng giá cao su.

Hội thảo cũng sẽ tổ chức triển lãm cao su nguyên liệu trong thời gian diễn ra

hội thảo. Hội thảo sẽ triển lãm những nguyên liệu mới, như cao su thiên nhiên, tổng

hợp, chất dẻo, cao su tái chế, bột cao su, chất phụ gia,… Đây sẽ là cơ hội kinh doanh

trực tiếp mà Hội thảo cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Để tìm hiểu thêm về Hội thảo Cao su Trung Quốc 2008, xin vui lòng tham khảo

trên internet tại http://www.rubberchina.org/CRIAWebSite/irc/jieshao-en.htm

Page 10: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 10

Diễn biến giá cao su thiên nhiên tại thị trường Malaysia năm 2007

Giá cao su thị trường Châu Á nhìn chung giữ vững ở mức cao trong năm 2006

và năm 2007, do nhu cầu sử dụng cao su toàn cầu không giảm, cộng thêm nguồn cung

bị hạn chế vì ảnh hưởng của thời tiết mưa lớn tại các nước sản xuất cao su chủ chốt ở

châu Á.

Tại thị trường Malaysia, các chủng loại sản phẩm cao su năm 2007 đạt ở mức

cao, tăng bình quân 9,38% so với năm 2006.

Mặc dù giá cao su chủng loại phi vỏ xe như SMR CV và SMR L có giảm vào

thời điểm cuối năm 2006 do lượng cao su dự trữ tại các nước như Indonesia,

Malaysia, Thái Lan được bán ra. Tuy nhiên, giá cao su SMR CV nhanh chóng hồi

phục tăng bình quân 8,09 % so với năm 2006 và đạt mức cao nhất 276 US cent/kg vào

tháng 04/2007, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2006. Chủng loại SMR L tuy có giảm

nhẹ trong một vài tháng gần đây, nhưng vẫn giữ mức trên 250 US cent/kg vào thời

điểm cuối năm 2007, tăng bình quân 6,94% so với năm 2006.

Đối với chủng loại cao su SMR 20 sử dụng nhiều trong sản xuất vỏ xe, giá tăng

rõ rệt từ cuối năm 2006 cho đến cuối năm 2007, đạt mức trên 240 US cent/kg, tăng

trung bình 10,78% so với năm 2006.

Riêng với chủng loại cao su Latex dùng để chế biến các sản phẩm đồ nhúng,

mức giá trung bình năm 2007 đạt trên 150 US cent/kg, tăng 7,63% so với năm 2006.

Diễn biến giá cao su giao ngay của MRE (12 giờ, US cent/kg, FOB)

100,00

120,00

140,00

160,00

180,00

200,00

220,00

240,00

260,00

280,00

01/2

006 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11

12/2

006

01/2

007 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11

12/2

007

ĐVT

: US

cent

s/kg

SMR CV SMR L SMR 20 Latex

Nguồn: www.lgm.gov.my

Page 11: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 11

Trung Quốc dẫn đầu về tiêu thụ cao su năm 2007

Năm 2007, Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí số 1 về lượng cao su tiêu thụ, gồm

2,534 triệu tấn cao su thiên nhiên và 3,41 triệu tấn cao su tổng hợp, chiếm 26,5 %

(NR) và 25,9 % (SR) trong tổng sản lượng cao su tiêu thụ của thế giới. Trung Quốc

sản xuất được 577.000 tấn cao su thiên nhiên và 2,155 triệu tấn cao su tổng hợp, còn

thiếu so với nhu cầu, nên phải nhập hàng năm với khối lượng lớn (IRSG). Ước lượng

cao su thiên nhiên nhập vào Trung Quốc năm 2007 khoảng 1,6 triệu tấn các loại TSR,

RSS, latex và khoảng 400.000 tấn cao su loại khác.

Năm 2006, theo số liệu Hải quan của Trung Quốc, năm 2006 Trung Quốc đã

nhập khoảng 1,612 triệu tấn, bao gồm chủ yếu là cao su khối 1,026 triệu tấn (63,6 %),

kế đến là cao su tờ 280 ngàn tấn (17,4 %) và 257 ngàn tấn latex (15,9 %). Thái Lan là

thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Trung Quốc (673 ngàn tấn), kế đến là

Malaysia (430 ngàn tấn), Indonesia (334 ngàn tấn) và Việt Nam (103 ngàn tấn).

Lượng cao su thiên nhiên nhập vào Trung Quốc theo chủng loại và thị trường

năm 2006

Thị trường TSR RSS Latex Khác Cộng

Thái Lan 250 828 203 983 198 451 19 971 673 233

Malaysia 396 759 7 078 24 188 1 958 429 983

Indonesia 310 430 16 811 3 620 3 681 334 542

Khác 68 247 52 449 30 888 22 973 174 557

Cộng (tấn) 1 026 264 280 321 257 147 48 583 1 612 315

Tỷ lệ (%) 63,65 17,39 15,95 3,01 100

Nguồn: GTA trích dẫn từ Hải quan Trung Quốc

IRSG sẽ dời trụ sở đến Singapore

Tổ chức nghiên cứu cao su thế giới (IRSG) dự kiến dời trụ sở từ London sang

Singapore vào cuối tháng 6 năm 2008, địa chỉ mới tại tòa nhà Peninsula Plaza, đường

Coleman, Singapore. Việc dời trụ sở này sẽ giúp tăng cường mối quan hệ, trao đổi

thông tin với các nước sản xuất cao su thiên nhiên ở Đông Nam Á và giảm chi phí cho

Văn phòng IRSG. Hiện nay, IRSG có 17 thành viên là đại diện cho chính phủ của

nước sản xuất và tiêu thụ cao su và 1 thành viên đại diện cho Cộng đồng châu Âu.

Page 12: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 12

HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM

24 Hội viên Hiệp hội Cao su Việt Nam đạt danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu có

uy tín năm 2007

Qua đề xuất của Hiệp hội, đã có 19 Hội viên được Bộ Công Thương công nhận

là nhà xuất khẩu có uy tín năm 2007, gồm:

1 Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su 2 Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú 3 Công ty cổ phần cao su Hòa Bình 4 Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh 5 Công ty cổ phần Thể thao Ngôi sao Geru 6 Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng 7 Công ty Cổ phần XNK Tổng hợp Bình Phước 8 Công ty Cao su Đồng Nai 9 Công ty Cao su Bình Long 10 Công ty Cao su Dầu Tiếng 11 Công ty Cao su Lộc Ninh 12 Công ty Cao su Phú Riềng 13 Công ty CP Sản xuất XNK Lâm sản và Hàng TTCN 14 Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su 15 Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC 16 Công ty TNHH sản xuất cao su Liên Anh 17 Công ty TNHH Thương mại Hoàng Dũng 18 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 19 Xí nghiệp Liên doanh Việt - Xô nghiên cứu khoa học và sản xuất thực

nghiệm cao su "Visorutex"

Ngoài ra, có 5 Hội viên được địa phương đề cử danh hiệu này:

1 Công ty Cao su Đăklăk 2 Công ty Cao su Bà Rịa 3 Công ty Cao su Phước Hòa 4 Công ty Cao su Tân Biên 5 Công ty Cao su Thống Nhất (TP. HCM)

Kết quả này giúp Hội viên tăng uy tín đối với khách hàng và có thêm nguồn

thông tin giới thiệu về đơn vị trên trang web của Bộ Công Thương (www.mot.gov.vn).

Page 13: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 13

Họp mặt Doanh nhân Hiệp hội Cao su Việt Nam 2007

Hiệp hội Cao su Việt Nam đã tổ chức buổi Họp mặt Doanh nhân hằng năm lần

thứ 4 vào ngày 07/12/2007 tại khách sạn Sheraton, TP. Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy

mối quan hệ hữu nghị với các đối tác và đẩy mạnh các cơ hội tiếp xúc, hợp tác kinh

doanh cho các hội viên với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ông Lê Quang Thung, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam đã phát biểu diễn

văn chào mừng sự tham dự của khoảng 500 khách Việt Nam và nước ngoài.

Ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, qua

bài phát biểu tại Hội nghị Doanh nhân Cao su 2007, đã đánh giá cao thành tựu của

ngành cao su Việt Nam. Cao su là mặt hàng nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn

thứ 3 sau gạo và cà phê. Trong năm 2007, Việt Nam xuất hơn 719 ngàn tấn trị giá

khoảng 1,4 tỷ USD. Chính phủ Việt Nam xác định cao su là một trong những ngành

chủ lực của nền kinh tế quốc gia, do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế, Chính phủ

đề ra mục tiêu là đạt tổng diện tích cao su là 1 triệu ha và sản xuất 1,5 triệu tấn cao su

hàng năm.

Hội thảo hợp tác phát triển ngành cao su giữa Hiệp hội Cao su Việt Nam và Hiệp

hội Cao su Trung Quốc

Ngày 8/12/2007, Hiệp hội Cao su Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Cao su

Trung Quốc tổ chức “Hội thảo hợp tác và phát triển ngành cao su” tại khách sạn

GRAND, TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của lãnh đạo, Hội viên của 2 Hiệp hội và

khách mời.

Ông Ju Hongzhen, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Trung Quốc, đã có bài phát biểu

nêu tình hình ngành công nghiệp cao su Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2007,

sản lượng lốp xe của 45 doanh nghiệp lốp xe hàng đầu của Trung Quốc đạt 175 triệu

chiếc, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó có 129 triệu lốp xe ra-di-an,

chiếm 73,7 %. Xuất khẩu lốp xe đạt 80 triệu chiếc, tăng 28,6% so với 9 tháng năm

2006. Về băng tải cao su, sản lượng của 65 hội viên chủ chốt đạt 96,11 triệu mét

vuông, tăng 38,56 % so cùng kỳ năm trước, trong đó có 11,2 triệu mét vuông được

xuất khẩu. Sản lượng lốp xe của 22 hội viên đạt 170 triệu chiếc, tăng 15,7 %, trong đó

lốp xe 2 bánh là 80, 72 triệu chiếc. Về các sản phẩm từ latex, sản lượng của tất cả các

loại găng tay đạt 880 triệu chiếc, trong đó găng tay gia dụng và y tế tăng lần lượt là

Page 14: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 14

43,77 % và 15,46 %. Sản lượng bao cao su là 3388 triệu chiếc, tăng 11 % so với cùng

kỳ năm trước.

Với sự tăng trưởng của hầu hết các mặt hàng cao su, lượng tiêu thụ cao su của

các doanh nghiệp Hội viên trong 9 tháng đầu năm 2007 là 1.799.800 tấn, tăng 25,22%.

Trong đó, lượng tiêu thụ cao su của ngành lốp xe chiếm 85%, và lượng cao su thiên

nhiên chiếm 80% tổng lượng tiêu thụ cao su.

Nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc được dự kiến tăng trưởng 15 % hàng

năm, trong đó lượng cao su thiên nhiên cần nhập chiếm 70 % nhu cầu. Do vậy, để đảm

bảo cho nền công nghiệp cao su phát triển liên tục, Trung Quốc rất cần tăng cường hợp

tác với các nước để nhập nguyên liệu cao su thiên nhiên, sơ chế cao su và sản xuất cao

su hỗn hợp theo yêu cầu của nhà tiêu thụ. Với tiềm năng tăng nhanh sản lượng cao su

thiên nhiên trong những năm tới, Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan

trọng của ngành cao su Trung Quốc.

Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng Thư ký của Hiệp hội Cao su Việt Nam đã trình

bày báo cáo về tình hình phát triển của ngành cao su Việt Nam. Sản lượng và lượng

cao su xuất khẩu của Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2006,

cao su thiên nhiên đã trở thành nông sản xuất khẩu đứng thứ hai sau gạo, đạt 1,27 tỷ

đô-la, chiếm 3,25% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và xuất sang Trung Quốc

khoảng 469 ngàn tấn, chiếm 66,4 % tổng lượng cao su xuất khẩu năm 2006 (707,9

ngàn tấn). Có triển vọng ngành cao su sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,3 tỷ đô-la

năm 2007. Giá cao và những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của cây cao su đã

khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng mới cao su ở các nước láng

giềng như Lào và Campuchia, đồng thời phát triển trong nước lên Tây Nguyên và ra

Tây Bắc. Việt Nam có triển vọng đạt mức 1 triệu tấn cao su vào năm 2015 và 1,5 triệu

tấn cao su vào năm 2020.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su Nhựa TP.HCM, đã có báo cáo

trình bày về tình hình công nghiệp chế biến cao su Việt Nam: hàng năm lượng tiêu thụ

cao su trong nước khoảng 80 ngàn tấn, chủ yếu để sản xuất lốp xe (xe máy, các nhà

sản xuất lốp xe ôtô, xe máy…) với tổng giá trị khoảng 600 triệu đô-la và các sản phẩm

khác khoảng 200 triệu đô-la. Lượng lốp xe ra-đi-an được tiêu thụ là 1,2 triệu chiếc,

chủ yếu phải nhập và sản xuất trong nước chỉ khoảng 50.000 chiếc hàng năm. Lượng

Page 15: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 15

lốp xe bi-as được tiêu thụ khoảng 2,1 triệu chiếc, phần lớn được sản xuất trong nước,

khoảng 1,7 triệu chiếc (950 ngàn lốp xe tải nhẹ và 700 ngàn lốp xe tải/buýt). Còn

lượng lốp xe 2 bánh cần tiêu thụ khoảng 20 triệu chiếc, phần lớn được sản xuất trong

nước, đạt 19,9 triệu chiếc.

Theo báo cáo, doanh thu lốp xe năm 2007 của CASUMINA đạt 120 triệu USD,

Công ty CP Cao su Đà Nẵng đạt 75 triệu USD và Công ty CP Cao su Sao Vàng đạt 65

triệu USD. Tiếp theo 3 công ty lốp xe hàng đầu trên, những công ty nước ngoài có

tổng doanh thu thấp hơn, gồm Yokohama, Chengshin, Inoue, Kenda, Hong Phuc,

Sinfa, Camel….

Ngành lốp xe Việt Nam hiện sử dụng thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu và

toàn bộ cao su tổng hợp (SR) nhập chủ yếu từ các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn

Độ, Đài Loan, Nga, Malaysia…

Hai bên đã trao đổi, thảo luận về chính sách nhập khẩu cao su, cơ hội hợp tác

kinh doanh trong ngành công nghiệp chế biến. Qua cuộc đối thoại trực tiếp, những vấn

đề quan tâm, vướng mắc, cũng như nhu cầu của doanh nghiệp 2 bên đã được giải đáp

khá đầy đủ và chi tiết, tạo tiền đề cho sự hợp tác lâu dài và toàn diện sau này.

Sau ngày hội thảo, đoàn Hiệp hội Cao su Trung Quốc được hướng dẫn tham

quan và trao đổi thông tin với Casumina, Công ty Phong Thạnh (TP. HCM), Công ty

CP Cao su Tây Ninh và Công ty TNHH Hưng Thịnh (Tây Ninh).

Tổ chức đoàn xúc tiến thương mại và khảo sát thị trường cao su tại Trung Quốc

Theo kế hoạch của chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2007, Hiệp

hội Cao su Việt Nam đã tổ chức một đoàn gồm 24 đại biểu doanh nghiệp thăm một số

doanh nghiệp cao su Trung Quốc kết hợp tham quan triển lãm công nghiệp lốp xe và

cao su tại Thượng Hải từ 12 -18/11/2007. Hỗ trợ đoàn có 2 cán bộ của Hiệp hội.

Các doanh nghiệp đã có cơ hội trao đổi trực tiếp với Thương vụ Việt Nam tại

Trung Quốc và nhiều khách hàng để nắm hiểu thực lực của đối tác nhằm chuẩn bị các

hợp đồng kinh tế, chủ yếu là đặt hàng mua vật tư, thiết bị chuyên dụng trong công

nghiệp cao su của Trung Quốc do giá cả hợp lý để phục vụ việc chế biến sản phẩm cao

su ở Việt Nam.

Page 16: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 16

Triển khai Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2008 ngành cao su

Hiệp hội Cao su Việt Nam được Bộ Thương mại giao thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại năm 2008 (số 2942/QĐ-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2007) với 4 nội dung như sau:

1. Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin thương mại quốc tế ngành cao su cho doanh nghiệp.

2. Thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu khả thi dự án xây dựng sàn giao dịch điện tử cao su thiên nhiên Việt Nam

3. Khảo sát thị trường cao su Nhật Bản 4. Khảo sát thị trường cao su Hàn Quốc.

Theo Quy chế chương trình XTTM quốc gia, Nhà nước hỗ trợ 70 % chi phí

mua sách báo nước ngoài và thuê chuyên gia, 100% một vé máy bay cho mỗi đơn vị đi

khảo sát thị trường. Các khoản chi phí khác do doanh nghiệp tự chi trả.

Hiệp hội Cao su Việt Nam sẽ thông báo kế hoạch chi tiết đối với từng chương

trình trước khi thực hiện.

Kết nạp Hội viên mới

Trong tháng 12/2007, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam đã có quyết định kết

nạp 4 doanh nghiệp làm Hội viên mới, gồm:

- Công ty TNHH Lốp Kumho (Kumho Tires (Vietnam) Co. Ltd): sản xuất và xuất khẩu lốp xe.

- Công ty CP Du lịch Cao su Hàm Rồng (Ham Rong Rubber Tourist JS Co.): kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản, dịch vụ du lịch.

- Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Á Châu Tài Nguyên (Asia Commodities Co., Ltd): kinh doanh nông sản, cung cấp thông tin thị trường.

- Văn phòng đại diện BEN LINE AGENCIES (VN): Dịch vụ hàng hải và vận tải.

Ban Chấp hành đã xem xét và thống nhất kết nạp các doanh nghiệp sau:

- Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Đông Dương (Dongduong International Commercial Investment Joint-Stock Company)

- Công ty Cổ phần Cao su Phước Thành (Phuoc Thanh Rubber Corporation) - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank of Investment and

Development of Vietnam)

Ba doanh nghiệp trên đang tiến hành hoàn tất các thủ tục để có thể nhận quyết

định trong đầu năm 2008.

Page 17: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 17

Đại học Nông nghiệp Naresuan Thái Lan nghiên cứu khả năng hợp tác với doanh

nghiệp cao su Việt Nam

Ngày 6-8/11/2007, đoàn Đại học Naresuan Thái Lan gồm 5 đại biểu đến làm

việc với Hiệp hội Cao su Việt Nam nhằm nghiên cứu tiềm năng hợp tác đầu tư của

doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam. Hiệp hội đã mời các Hội viên quan tâm đến

tham dự hội thảo đối thoại với đoàn để tìm hiểu cơ hội hợp tác và đối tác mới. Đoàn đã

đến tham quan tìm hiểu về khả năng hợp tác đầu tư với Tập đoàn Công nghiệp Cao su

Việt Nam, Công ty Cao su Bình Long, Công ty CP Công nghiệp Xuất nhập khẩu cao

su và Công ty cao su Minh Tân.

Công ty cao su Kotagala Sri Lanka tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

Ngày 14-16/11/2007, đoàn Công ty cao su Kotagala Sri Lanka gồm 3 đại biểu

do Đại sứ quán Sri Lanka tại Việt Nam giới thiệu đến làm việc với Hiệp hội Cao su

Việt Nam nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam về trồng, chế biến cao su

và trồng xen, chế biến trà xuất khẩu. Đoàn đã đến thăm và trao đổi thông tin với Tập

đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Công ty Cao su Phú Riềng.

Doanh nghiệp Hội viên Hiệp hội Cao su Việt Nam tham dự hội nghị IRRDB

Từ ngày 14-16/11/2007, Hiệp hội đã tổ chức một đoàn gồm 10 cán bộ kỹ thuật

của Hội viên doanh nghiệp tham dự Hội nghị quốc tế nghiên cứu và phát triển cao su

do Uỷ ban nghiên cứu và Phát triển cao su quốc tế (IRRDB) kết hợp với Viện nghiên

cứu cao su Cambodia tổ chức tại Siêm Rệp. Hội nghị có khoảng 83 báo cáo, trong đó

có 5 báo cáo của Viện Nghiên cứu cao su VN.

Đoàn Hiệp hội Cao su tỉnh Sơn Đông tìm cơ hội hợp tác kinh doanh tại Việt Nam

Ngày 19/11/2007, đoàn Hiệp hội Cao su tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc gồm 7 đại

biểu nhằm thảo luận tìm cơ hội hợp tác sản xuất và kinh doanh với doanh nghiệp Việt

Nam. Đoàn đã làm việc với Tập đoàn CN Cao su VN và Công ty Cao su Dầu Tiếng.

Hiệp hội Cao su Indonesia tìm hiểu kinh nghiệm trồng cao su tại Việt Nam

Ngày 06/12/2007, đoàn Hiệp hội Cao su Indonesia (Gapkindo) gồm 10 đại biểu

từ một số doanh nghiệp đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm trồng cao su với Công ty

Cao su Phú Riềng. Đoàn đánh giá cao chất lượng vườn cao su của Công ty và đề nghị

cùng tiếp tục trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Page 18: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 18

Tham dự họp mặt giao lưu hàng năm với doanh nghiệp cao su Malaysia và họp

các Ban của Hội đồng doanh nghiệp cao su Đông Nam Á

Đoàn Hiệp hội Cao su Việt Nam gồm 6 đại biểu từ Tập đoàn Công nghiệp Cao

su Việt Nam, Công ty Cao su Bình Long và Văn phòng Hiệp hội đã tham dự tiệc tối

giao lưu hàng năm giữa các doanh nghiệp do Sở Giao dịch cao su Malaysia tổ chức tại

Penang, ngày 01/11/2007.

Nhân dịp này, một số thành viên đã tham dự cuộc họp thường kỳ của Ban Kỷ

luật và Tiểu ban Hợp đồng do Hội đồng doanh nghiệp cao su Đông Nam Á (ARBC) tổ

chức ngày 02/11/07. Hội đồng đã thống nhất yêu cầu các Hiệp hội thành viên thông

báo cho các Hội viên về việc khi xuất khẩu cao su theo hợp đồng FOB, người mua sẽ

phải trả phí THC (bốc xếp tại ga cuối cùng của cảng xuất).

Đề cử Hội viên tham gia giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”

Theo thông báo của Ban Tổ chức Giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và phát

triển” (do Ban tuyên giáo Trung ương, Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ

Công Thương, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Đài Truyền Hình Việt Nam, Hiệp

hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Uỷ ban Quốc Gia hội nhập kinh tế Quốc

tế và Công ty truyền thông Đông Nam phối hợp tổ chức) nhằm tôn vinh các doanh

nghiệp Việt Nam thực sự phấn đấu để nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh

trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã chọn

lựa 11 Hội viên để giới thiệu tham gia Chương trình này, gồm: Tập đoàn Công nghiệp

Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Bà Rịa, Công ty Cao su Đắk Lắk, Công ty Cao su

Dầu Tiếng, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty CP Cao su Đồng Phú, Công ty Cao su

Phú Riềng, Công ty Cao su Phước Hòa, Công ty CP Cao su Tây Ninh, Công ty CP Cao

su Đà Nẵng và Công ty CP Cao su Sài Gòn – Kymdan.

Dự kiến Giải thưởng năm 2007 sẽ được trao tặng vào tháng 3/2008.

Page 19: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 19

Phụ lục Các sự kiện quốc tế ngành Cao su từ tháng 1 – 3 năm 2008

International Conference on Rubber & Rubber-like Materials 8-10 January, 2008 Rubber Technology Centre, West Bengal, India Tel: 0943 499 8508 Email: [email protected] SBF Workshop on INCOTERMS 2000 11 January, 2008 SBF Seminar Room 2, Singapore Tel: 6827 6828/ 877 Website: www.sbf.org.sg Latex and Synthetic Polymer Dispersions Conference 2008 23-24 January, 2008 Madrid, Spain Email: [email protected] Latex Technology of Natural and Synthetic Latices in Rubber Products 23-25 January, 2008 Bangkok, Thailand Tel: 662-274 0770 Ext. 20, 21 Fax: 662-274 0784 Email: [email protected] Website: www.rubbmag.com Joint Workshop on Improvement in Statistics and Forecasting for Rubber Industry 29-30 January, 2008 Kuala Lumpur, Malaysia Tel: 603-2161 1900 Fax: 603-2161 3014 Email: [email protected] Website: www.anrpc.org Organiser: ANRPC & IRSG Tire Technology Expo 2008 19-21 February, 2008 Koln, Germany Tel: 44 (0) 1306 743744 Fax: 44 (0) 1306 877411 Email: [email protected]

Page 20: Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 200 2006

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/12/2007, trang 20

The third China Rubber Conference 2008 25-27 February, 2008 Kunming, Yunnan, China Tel: 86-10-84924069 – 84924091 - Fax: 86-10-84924398 Email: [email protected] Website: www.cria.org.cn Organizer: China Rubber Industry Association Tyrexpo Africa 2008 4-6 March, 2008 Sandton Convention Centre, Johannesburg Website: www.satreads.co.za Silicone Elastomers 2008 Second International Conference 12-13 March, 2008 Munich, Germany Tel: +44 (0) 1939 250383 Fax: +44 (0) 1939 252416 Email: [email protected] VIFA 2008 - Vietnam International Furniture & Home Accessories Fair 2008 14-18 March, 2008 Trade Days: 14-15-16 March, 2008 Public Days: 17-18 March, 2008 Phu Tho Indoor Sport Stadium 221 Ly Thuong Kiet St., W.15, Dist.11, Ho Chi Minh City Tel: (84.8) 404 2463 – 9143851 - Fax : (84.8) 404 2464 Email: [email protected] Website: www.vifafair.com Organizer: HANDICRAFT & WOOD INDUSTRY ASSOCIATION OF HCMC HAWA CORPORATION Koplas 2008 – 19th Korea International Plastics Rubber Show 27-30 March, 2008 COEX Korea Exhibition Center, Seoul Tel: +82 (2) 5510102 Fax: +82 (2) 5510103 Organizer: Korea E & Ex, Inc.

BẢN TIN Cao Su Việt Nam Giấy phép xuất bản: Số 29 / GP-XBBT (24/5/2005) của Cục Báo chí – Bộ Văn hóa - Thông tin In tại: Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP. Hồ Chí Minh Số lượng: 200 bản Kỳ hạn xuất bản: Mỗi tháng (Có thể đăng ký nhận qua email) Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Trần Thị Thúy Hoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam Đóng góp bài viết: Nguyễn Ngọc Thúy, Trương Ngọc Thu