8
TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Đổi thay ở Gia Hiệp TRANG 7 NHỚ LỜI BÁC DẠY “Lương thực, vũ khí là mồ hôi nước mắt của đồng bào, là xương máu của bộ đội. Vì vậy, phải quý trọng nó, phải tiết kiệm ngăn nắp, phải sử dụng hợp lý” BÀI NÓI CHUYỆN TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ CHUẨN BỊ CHIẾN DỊCH TÂY BẮC, ĐẦU THÁNG 9/1952 TRANG 4 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Đức Trọng phòng, chống dịch COVID-19 tại các công trình xây dựng TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560. CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5915 - THỨ TƯ NGÀY 8/9/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected] TRANG 5 Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 tác động, phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” là một trong những giải pháp của năm học 2021 - 2022 linh hoạt và thích ứng. Học sinh các trường nói chung, trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng đang được sử dụng làm nơi cách ly phòng, chống dịch COVID-19 càng cần thể hiện sự năng động và thích ứng. THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI ĐẢNG BỘ TỈNH Khi học sinh dân tộc nội trú tạm không nội trú “Chống dịch, giúp dân” Đoàn xe của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ vận chuyển rau, củ, quả hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch. TRANG 2 Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy N gày 6/9, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy về tình hình công tác xây dựng Đảng 8 tháng năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2021. Các đồng chí Trần Đức Quận - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Lâm Đồng chủ trì buổi làm việc. Theo báo cáo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tại buổi làm việc, tính đến tháng 6/ 2021 toàn tỉnh có 18 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, 778 tổ chức cơ sở đảng, 3.100 chi bộ trực thuộc, 47.264 đảng viên, chiếm tỷ lệ khoảng 3,9% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, nhiều cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng tiếp tục đổi mới về phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tác phong làm việc, phát huy hiệu quả vai trò hạt nhân trong lãnh đạo trực tiếp, toàn diện trên các lĩnh vực, nhiệm vụ được giao trong công tác cán bộ. Đa số tổ chức cơ sở đảng sinh hoạt đúng định kỳ và đang dần nâng cao chất lượng sinh hoạt theo quy định. 6 tháng đầu năm 2021, toàn Đảng bộ tỉnh kết nạp được 425 đảng viên. Đội ngũ đảng viên của toàn Đảng bộ cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, tự giác học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu,... XEM TIẾP TRANG 2 SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÂM ĐỒNG: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước Nhờ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hành chính, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã vươn nhanh trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của tỉnh, từ vị trí thứ 8 trong năm 2019 lên dẫn đầu toàn tỉnh khối sở, ngành trong năm 2020. TRANG 3 Đột phá nhờ thay đổi tư duy sản xuất trong nông nghiệp Đồng chí Trần Đức Quận - Bí thư Tỉnh ủy kết luận buổi làm việc. Thêm nhiều tổ chức và cá nhân được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” Theo UBND thành phố Đà Lạt, trong tháng 8 vừa qua, thành phố đã cấp nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho 20 tổ chức và cá nhân trên địa bàn sử dụng. 20 tổ chức và cá nhân được cấp trong dịp này gồm 13 cơ sở kinh doanh hoa; 7 cơ sở kinh doanh rau. Đến thời điểm này, tổng cộng Đà Lạt đã cấp nhãn hiệu chứng nhận trên cho 461 tổ chức và cá nhân sử dụng, trong đó có 366 cơ sở đơn vị sản xuất kinh doanh hoa, 76 cơ sở đơn vị sản xuất kinh doanh rau, 10 cơ sở du lịch và 9 cơ sở kinh doanh cà phê. Bên cạnh đó, thành phố cũng cấp 39 nhãn hiệu “Hồng Đà Lạt”, 22 nhãn hiệu “Dâu tây Đà Lạt” và 20 nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất” cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn sử dụng. VIẾT TRỌNG

Đồng chí Trần Đức Quận - Bí thư Tỉnh ủy kết luận buổi làm

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCĐổi thay ở Gia Hiệp

TRANG 7

NHỚ LỜI BÁC DẠY“Lương thực, vũ khí

là mồ hôi nước mắt của đồng bào, là xương máu

của bộ đội. Vì vậy, phải quý trọng nó, phải tiết kiệm ngăn nắp,

phải sử dụng hợp lý”BÀI NÓI CHUYỆN TẠI HỘI NGHỊ

CÁN BỘ CHUẨN BỊ CHIẾN DỊCH TÂY BẮC, ĐẦU THÁNG 9/1952

TRANG 4

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTĐức Trọng phòng, chống dịch COVID-19 tại các công trình xây dựng

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560.

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

SỐ 5915 - THỨ TƯ NGÀY 8/9/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected]

TRANG 5

Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 tác động, phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” là một trong những giải pháp của năm học 2021 - 2022 linh hoạt và thích ứng. Học sinh các trường nói chung, trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng đang được sử dụng làm nơi cách ly phòng, chống dịch COVID-19 càng cần thể hiện sự năng động và thích ứng.

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI ĐẢNG BỘ TỈNH

Khi học sinh dân tộc nội trú tạm không nội trú

“Chống dịch, giúp dân”

Đoàn xe của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ vận chuyển rau, củ, quả hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch. TRANG 2

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủyNgày 6/9, Thường trực Tỉnh ủy đã có

buổi làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy về tình hình công tác xây dựng

Đảng 8 tháng năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2021. Các đồng chí Trần Đức Quận - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Lâm Đồng chủ trì buổi làm việc. Theo báo cáo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tại buổi làm việc, tính đến tháng 6/ 2021 toàn tỉnh có 18 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, 778 tổ chức cơ sở đảng, 3.100 chi bộ trực thuộc, 47.264 đảng viên, chiếm tỷ lệ khoảng

3,9% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, nhiều cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng tiếp tục đổi mới về phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tác phong làm việc, phát huy hiệu quả vai trò hạt nhân trong lãnh đạo trực tiếp, toàn diện trên các lĩnh vực, nhiệm vụ được giao trong công tác cán bộ. Đa số tổ chức cơ sở đảng sinh hoạt đúng định kỳ và đang dần nâng cao chất lượng sinh hoạt theo quy định. 6 tháng đầu năm 2021, toàn Đảng bộ tỉnh kết nạp được 425 đảng viên. Đội ngũ đảng viên của toàn Đảng bộ cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, tự giác học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu,... XEM TIẾP TRANG 2

SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÂM ĐỒNG:

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nướcNhờ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hành chính, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã vươn nhanh trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của tỉnh, từ vị trí thứ 8 trong năm 2019 lên dẫn đầu toàn tỉnh khối sở, ngành trong năm 2020.

TRANG 3

Đột phá nhờ thay đổi tư duy sản xuất

trong nông nghiệp

Đồng chí Trần Đức Quận - Bí thư Tỉnh ủy kết luận buổi làm việc.

Thêm nhiều tổ chức và cá nhân được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Theo UBND thành phố Đà Lạt, trong tháng 8 vừa qua, thành phố đã cấp nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho 20 tổ chức và cá nhân trên địa bàn sử dụng.

20 tổ chức và cá nhân được cấp trong dịp này gồm 13 cơ sở kinh doanh hoa; 7 cơ sở kinh doanh rau.

Đến thời điểm này, tổng cộng Đà Lạt đã cấp nhãn hiệu chứng nhận trên cho 461 tổ chức và cá nhân sử dụng, trong đó có 366 cơ sở đơn vị sản xuất kinh doanh hoa, 76 cơ sở đơn vị sản xuất kinh doanh rau, 10 cơ sở du lịch và 9 cơ sở kinh doanh cà phê.

Bên cạnh đó, thành phố cũng cấp 39 nhãn hiệu “Hồng Đà Lạt”, 22 nhãn hiệu “Dâu tây Đà Lạt” và 20 nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất” cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn sử dụng. VIẾT TRỌNG

2 THỨ TƯ 8 - 9 - 2021 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

GIÁO DỤC - QUỐC PHÒNG

Thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động phát

triển kinh tế - xã hội trong cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh nói riêng bị ảnh hưởng lớn, đời sống, sức khỏe, tính mạng của Nhân dân bị đe dọa nghiêm trọng.

Thực hiện Chỉ thị số 660 của Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 về việc mở chiến dịch cao điểm giúp dân vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn quân khu, với yêu cầu “địa phương, đơn vị phía sau hỗ trợ địa phương, đơn vị phía trước”, “địa phương, đơn vị ngoài vùng dịch hỗ trợ, giúp đỡ địa phương, đơn vị trong vùng dịch”, “vùng có dịch ít hỗ trợ, giúp đỡ vùng có dịch nhiều”, Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh huy động và thu mua, đồng thời cùng với các địa phương vận động hỗ trợ Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam hơn 591 tấn rau, củ, quả các loại và các hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm với kinh phí hơn 8,8 tỷ đồng. Cùng với đó, tất cả các cơ

quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đều đã có những hành động thiết thực, cụ thể, hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân tại địa phương. Những việc làm thiết thực, ý nghĩa đó đã phần nào giúp Nhân dân vơi bớt khó khăn, ấm lòng trong cơn đại dịch; đồng thời, thể hiện phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ “Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu” của cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh Lâm Đồng; được Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu, cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao, được Nhân dân tin yêu.

Đại tá Trần Văn Khương - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, cho biết: Thời gian tới, địa bàn Quân khu 7, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, tình hình dịch dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch lợi dụng khó khăn trong phòng, chống dịch bệnh để chống phá. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng diễn biến dịch bệnh cũng còn nhiều phức tạp. Bởi vậy, Bộ CHQS tỉnh phát động phong trào thi đua cao điểm đặc biệt “Chống dịch, giúp dân” nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống “Trung thành vô hạn, đoàn kết kỷ cương, tự lực tự cường, quyết chiến

quyết thắng” của LLVT tỉnh; để mỗi cán bộ, chiến sĩ có thêm nhận thức sâu sắc tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, quan trọng, cấp bách của Quân đội, là mệnh lệnh trái tim của người chiến sĩ”; cổ vũ, động viên, thúc đẩy tập thể, cá nhân hăng hái, sáng tạo, không quản ngại khó khăn gian khổ, thi đua giúp đỡ Nhân dân tỉnh Lâm Đồng nói riêng và trên địa bàn Quân khu nói chung khắc phục khó khăn, từng bước kiềm chế, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đại dịch trong thời gian sớm nhất.

Theo đó, Bộ CHQS tỉnh yêu cầu toàn lực lượng tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng để cán bộ, chiến sĩ xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào, LLVT tỉnh luôn là nòng cốt, xung kích đi đầu, sẵn sàng xả thân giúp dân chống dịch. Củng cố kiện toàn tổ chức, bố trí, sắp xếp cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, tinh thần trách nhiệm sẵn sàng hành quân làm nhiệm vụ tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trên địa bàn quân khu khi có quyết định. Ban CHQS các huyện, thành phố phối hợp tốt với chính

quyền địa phương và Nhân dân trên địa bàn làm tốt công tác chống dịch và tham gia chiến dịch cao điểm hỗ trợ rau, củ, quả cho Nhân dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trên địa bàn quân khu vượt qua đại dịch. Chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ để vừa đảm bảo an toàn đơn vị, vừa giúp dân chống dịch, đồng thời đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị. Kiểm soát tốt tình hình, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Kịp thời khen thưởng cán bộ, chiến sĩ có nhiều thành tích trên tuyến đầu chống dịch. Đặc biệt, trước mắt, các đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp với các ban, ngành, địa phương vận chuyển 200 tấn rau/ngày, đảm bảo hỗ trợ 5.000 tấn rau, củ, quả cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ CHQS tỉnh xác định, thời gian tới là thời điểm quyết chiến, cực kỳ quan trọng để LLVT cùng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân chiến thắng đại dịch. Tinh thần cách mạng tiến công, ý chí quyết tâm cao của LLVT tỉnh, sự ủng hộ, phối hợp, giúp sức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân trên địa bàn sẽ giúp Bộ CHQS tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân sớm chiến thắng đại dịch COVID-19, đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường mới. NGỌC NGÀ

“Chống dịch, giúp dân”

Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh trao giấy khen cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

... tính tiền phong, gương mẫu được phát huy. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ của người đảng viên theo Điều lệ Đảng.

Về công tác tổ chức, bộ máy, biên chế, chính sách của tỉnh 8 tháng năm 2021 nhìn chung không có biến động lớn. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được quan tâm thực hiện, củng cố, kiện toàn. Công tác cán bộ, nhân sự, chuẩn y, sắp xếp sau Đại hội Đảng được thực hiện nghiêm túc, dân chủ, minh bạch. Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang dần nề nếp hơn. Đến nay, 100% các cấp ủy đã thực hiện tốt xây dựng quy chế hoạt động, quy chế làm việc và thực hiện nhiệm vụ...

Tại buổi làm việc, Thường trực Tỉnh ủy đã nghe báo cáo của các phòng thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy, đại diện các cơ quan tham dự xoay quanh những vấn đề chiến lược trong công tác cán bộ, xác định những khâu quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục hạn chế.

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Quận ghi nhận, đánh giá cao tinh thần nỗ lực, trách nhiệm của lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Tổ chức Xây dựng Đảng tỉnh nhà và tập thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác

xây dựng Đảng 8 tháng đầu năm 2021. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy cần bám sát chương trình công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, chủ động tham mưu, chuẩn bị kỹ công tác cán bộ theo yêu cầu của Thường trực, Ban Thường vụ đảm bảo minh bạch, chặt chẽ, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ ngành Tổ chức Xây dựng Đảng cần tiếp tục nêu cao tinh thần gương mẫu, phát huy trách nhiệm cao nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, phải nắm chắc tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên, tiếp tục tìm giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh. Kịp thời đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện có hiệu quả chương trình công tác của từng cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt, chú trọng đảm bảo chất lượng công tác cán bộ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo.

Dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã trao Quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đối với đồng chí Vũ Quang Lâm - Trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ và tổng hợp - Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/9/2021, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.

NGUYỆT THU

Thường trực Tỉnh ủy... TIẾP TRANG 1Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Sở Thông tin và Truyền thôngNgày 6/9, tại Trung tâm Hành

chính tỉnh, đồng chí Trần Văn Hiệp - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, triển khai nhiệm vụ thời gian tới. Đồng thời, trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng.

Tại buổi làm việc, Sở Thông tin và Truyền thông đã báo cáo quá trình phát triển của ngành trong những năm gần đây. Kể từ năm 2015 đến nay, ngành Thông tin và Truyền thông đã có những chuyển biến rõ rệt, hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng khẳng định rõ vai trò là hạ tầng thiết yếu hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội, góp phần cải cách hành chính, phục vụ tốt hơn nhu cầu đời sống của Nhân dân.

Triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông đặc biệt chú trọng vào an toàn thông tin: Ưu tiên tăng cường năng lực bảo vệ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Lĩnh vực thông tin, tuyên truyền: báo chí, thông tin tuyên truyền phải kiên định bảo vệ hệ tư tưởng và niềm tin của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Lâm Đồng phát triển giàu mạnh, phồn vinh, là một nơi đáng tới, đáng sống. Song song đó, tập

trung vào công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh phản bác đối với những luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu, độc; xử lý nghiêm các vi phạm...

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Trần Văn Hiệp đánh giá cao những kết quả mà Sở Thông tin và Truyền thông đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, ngành Thông tin và Truyền thông cần tiếp tục tăng cường tham mưu cho tỉnh trong ứng dụng và phát triển lĩnh vực CNTT phù hợp với điều kiện của tỉnh. Về mục tiêu phát triển CNTT, cần kết hợp hài hòa giữa mô hình tập trung và phân tán, đảm bảo liên thông kết nối và an toàn, an ninh thông tin. Đặc biệt, tập trung phát triển hạ tầng CNTT, coi đây là hạ tầng thiết yếu của phát triển kinh

tế - xã hội. Nguồn nhân lực CNTT cần được tiếp tục quan tâm, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT trong các cơ quan Nhà nước. Trong ứng dụng CNTT, cán bộ, công chức các cơ quan Nhà nước phải nâng cao nhận thức, tích cực đi trước, làm gương... Đối với các đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đề nghị các sở, ngành có liên quan hỗ trợ giải quyết sớm các kiến nghị của Sở đã nêu lên.

Cũng tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp đã trao quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Minh Hải, Quyền Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông giữ chức vụ Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 5 năm.

DIỄM THƯƠNG

Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

Đó là chủ đề của phong trào thi đua đặc biệt do Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phát động, nhằm khơi dậy tinh thần, trách nhiệm và ý chí quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đẩy lùi đại dịch COVID-19.

THỨ TƯ 8 - 9 - 2021 3 KINH TẾ

Là tỉnh có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, nhưng thời gian qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến đầu ra nhiều loại nông sản của Lâm Đồng gặp khó khăn. Để giảm bớt rủi ro, rơi vào cảnh cần “giải cứu”, một trong những giải pháp hiệu quả được người nông dân thực hiện là sản xuất rải vụ.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, tính đến

hết tháng 8/2021, tổng diện tích gieo trồng lũy kế toàn tỉnh trong năm 2021 ước đạt 356.648,8 ha/389.365,1 ha, đạt 91,6% kế hoạch. Trong đó, cây hàng năm 93.633,2 ha; cây lâu năm 263.015,6 ha. Thời điểm này, hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân đều rất thuận lợi bởi yếu tố thời tiết, hầu hết các loại nông sản của người dân đều cho sản lượng tốt. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh

trong nước khiến nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh hiện đang tiêu thụ khó khăn.

Theo đó, nông dân trong tỉnh cũng đang tập trung điều chỉnh mùa vụ, tăng cường rải vụ nhằm giảm bớt áp lực thu hoạch rộ vào một thời điểm, hạn chế rủi ro về đầu ra do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Về lâu dài, nông dân cũng cần thay đổi tư duy sản xuất để đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của thị trường.

Anh Cao Bá Quát ở Phường 12, TP Đà Lạt có 4 ha chuyên sản xuất các loại rau, củ, quả như: cà chua, rau cải, dưa leo Nhật, ớt chuông theo các tiêu chuẩn sạch trong nhà kính để cung cấp cho các đơn vị cung ứng tại TP Hồ Chí Minh. Trước đây, trên mỗi khu vực sản xuất rộng 1 ha, anh thực hiện xuống giống đồng loạt một loại nông sản nhất định. Tuy nhiên, kể từ thời điểm tháng 4/2020, anh thực hiện chia nhỏ diện tích sản xuất

từ 2.000-3.000 m2, xuống giống từng đợt, mỗi đợt cách nhau từ 15-20 ngày. Bên cạnh đó, anh cũng đa dạng thêm các loại cây trồng mới như: bí baby, bù lù... Với cách làm này, anh Quát chủ động được nguồn cung cho thị trường.

Theo anh Quát, trong điều kiện lưu thông hàng hóa bình thường, với cách làm mùa vụ như trước, khi đến thời kỳ thu hoạch, mỗi ngày trang trại của anh thu hoạch hàng tấn các loại nông sản. Sau đó, các đối tác sẽ đưa xe đến tận vườn để thực hiện thu mua. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong hai năm gần đây, việc tiêu thụ nông sản liên tục bị gián đoạn. Do đó, cách sản xuất chia nhỏ sản lượng trong cùng một thời điểm giúp anh dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ, nông sản không còn cảnh tồn đọng.

Minh chứng rõ nhất là trong bối cảnh các tỉnh, thành như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đang thực hiện giãn cách xã hội, lượng nông sản của trang trại được chia nhỏ, đều đặn cung ứng cho đối tác để cung cấp cho người tiêu dùng.

Trong khi đó, tại huyện Lạc Dương, bên cạnh giải pháp tăng cường rải vụ thì việc sản xuất theo

các đơn đặt hàng dựa theo chủng loại, số lượng cũng được người dân và các doanh nghiệp tích cực thực hiện. Ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lạc Dương cho biết: Nếu dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng, các tỉnh, thành thực hiện áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì việc tiêu thụ nông sản của người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, một số đơn vị sản xuất nông nghiệp lớn trên địa bàn như Công ty Trường Phúc, Mai Khôi Farm, Jan’s... đang tổ chức liên kết sản xuất với nông dân theo các đơn đặt hàng. Với cách làm này, sản phẩm của các đơn vị sẽ được bao tiêu thu mua 100%, tránh tình trạng bị dư thừa.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp địa phương cũng đang tích cực tuyên truyền cho người dân đẩy mạnh thực hiện đa dạng hóa các loại cây trồng, giảm thiểu tối đa tình trạng độc canh.

Ông Hà Ngọc Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hiện tại, đa phần các loại cây trồng có quy mô lớn,...

XEM TIẾP TRANG 8

Sản xuất rải vụ - giải pháp để dễ tiêu thụ nông sản

Liên tiếp trong nhiều giai đoạn phát triển, tỉnh luôn xác định và tập trung phát triển toàn diện trên các lĩnh

vực kinh tế. Tuy nhiên, nông nghiệp luôn được xác định là giữ vai trò đặc biệt quan trọng và là nền tảng đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống Nhân dân của tỉnh. Và để đạt được các nhiệm vụ đề ra, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung vào phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, gắn với phát triển các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cũng đã đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Ngoài việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông thôn, tỉnh đã ban hành một số chính sách khuyến khích hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành các vùng nguyên liệu đáp ứng cả về số lượng và chất lượng; tập trung hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, xây dựng mô hình trình diễn; hỗ trợ chuyển đổi giống mới; hỗ trợ chuyển đổi sang sản xuất an toàn; xây dựng thương hiệu...

Có thể nói rằng, thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng có những đổi mới, đặc biệt là về công tác định hướng và tuyên truyền thay đổi tư duy sản xuất và canh tác nông nghiệp của người dân. Chính từ những chính sách đúng hướng ấy mà đa phần người dân từ thành thị đến nông thôn hay

Đột phá nhờ thay đổi tư duy sản xuất trong nông nghiệpViệc quy hoạch phát triển các vùng sản xuất chuyên canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương có đặc điểm địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng tương đồng nhằm xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh chất lượng cao thời gian qua đã phát huy hiệu quả và mang lại lợi ích to lớn làm thay đổi không chỉ ngành Nông nghiệp tỉnh mà còn thay đổi cuộc sống của người dân.

vùng sâu, vùng xa của tỉnh đều đã thay đổi tư duy, chuyển đổi từ sản xuất truyền thống, thủ công, nhỏ lẻ sang phát triển các mô hình sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung, quy mô lớn, đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hướng tới sản xuất theo nhu cầu của thị trường.

Đặc biệt, phong trào ứng dụng khoa học công nghệ và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được người dân khắp nơi trong tỉnh đồng lòng hưởng ứng và tiếp cận, chủ động đưa vào ứng dụng để nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm. Nhiều hộ gia đình, hợp tác xã (HTX), công ty ra đời chủ động nguồn vốn bằng nhiều cách để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Có thể nói, đa phần người dân xác định đây cũng chính là một trong những giải pháp trung tâm, tạo đột phá tăng năng suất, chất lượng. Và thức tế đã xuất hiện rất nhiều mô hình HTX nông nghiệp công nghệ cao thành công, phát triển mạnh và sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước như HTX Anh Đào, Langfarm, An Phú... Trên địa bàn tỉnh hiện cũng đã hình thành nhiều vùng chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, không chỉ UBND tỉnh mà cả một số huyện, thành phố cũng quan tâm đầu tư và làm tốt công tác xây

dựng thương hiệu sản phẩm theo vùng, xây dựng thương hiệu cho chính sản phẩm của gia đình, HTX để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh, đảm bảo ổn định đầu ra cho các sản phẩm nông sản.

Là một xã trước đây vốn nghèo, kinh tế kém phát triển, thế nhưng, từ ngày người dân tập trung vào chuyên canh cây sầu riêng chất lượng cao thì cuộc sống của người dân vùng đất nghèo Hà Lâm, Đạ Huoai ngày nào nay đã thay đổi chóng mặt. Không chỉ cơ sở hạ tầng của xã khang trang, vườn tược xanh tốt và quy hoạch bài bản; mà nhà của người dân trong vùng cũng được xây dựng đẹp, kiên cố. Hà Lâm nhờ định hướng phát triển nông nghiệp đúng hướng; tập

trung định hướng phát triển cây sầu riêng mà giờ đã được mệnh danh là “thủ phủ sầu riêng” của tỉnh Lâm Đồng. Đã có rất nhiều hộ gia đình ở Hà Lâm phất lên từ chuyển đổi sang trồng sầu riêng chất lượng cao. Theo bà con nơi đây, bước đột phá mạnh mẽ của vùng đất Hà Lâm là khi xã bắt đầu thực hiện chương trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất. Ban đầu là thành công mang tính “đột phá” của một vài hộ gia đình trong xã, sau đó thì mô hình thành công đó được nhân rộng ra và bà con trong xã hưởng ứng làm theo. Rất nhiều gia đình sau đó chủ động vay mượn vốn phát triển nông nghiệp từ ngân hàng, tập trung đầu tư sản xuất sầu riêng chất lượng

cao và đã thành công. Và cứ thế, Hà Lâm tính đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều hộ gia đình trở thành tỷ phú nhờ cây sầu riêng. Vùng đất này đến nay cũng được cộng hưởng trở thành vùng đất sầu riêng ngon nức tiếng trong và ngoài tỉnh.

Đơn Dương cũng là một vùng đất có thay đổi mạnh mẽ về nông nghiệp khi đã có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá để trở thành vùng chuyên canh rau lớn nhất của tỉnh từ một vùng đất vốn xuất phát điểm về nông nghiệp rất thấp trước đây. Bước đột phá của Đơn Dương cũng chính từ định hướng phát triển nông sản với những giải pháp chuyên canh các sản phẩm rau quả, chăn nuôi đặc thù và ứng dụng công nghệ cao. Nhiều chương trình phát triển nông nghiệp áp dụng vào từng vùng của huyện đã mang lại thành công. Điều đáng ghi nhận là phong trào này đã tạo ra môi trường sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi vô cùng sôi động tại khắp các xã, thôn của huyện. Ka Đơn, Pró nổi danh với cà chua, Tu Tra, Đạ Ròn nổi tiếng với bò sữa... Đời sống Nhân dân từ đó cũng được cải thiện đáng kể.

Điều đáng tự hào là hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của Lâm Đồng hiện đều là những sản phẩm có thương hiệu và uy tín trong lòng người tiêu dùng. Nông nghiệp Lâm Đồng vì thế cho đến nay có thể khẳng định rằng đã có những bước bứt phá ngoạn mục nhờ thay đổi phương thức sản xuất cũ, hình thành tư duy sản xuất mới cùng với sự nhạy bén của người nông dân dựa vào nền tảng là những chính sách định hướng phát triển vùng chuyên canh và đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vô cùng đúng đắn và phù hợp của tỉnh.

NGUYỄN NGHĨA

Vườn sầu riêng ứng dụng công nghệ tưới hiện đại ở Đạ Huoai.

Công ty Trường Phúc thực hiện sản xuất theo hợp đồng đơn đặt hàngvề chủng loại, số lượng cung ứng cho đối tác để tránh dư thừa.

THỨ TƯ 8 - 9 - 20214 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Lâm Đồng, đơn vị đã xây dựng và triển khai

rất tốt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 5 năm 2015-2020 và cho từng năm cụ thể.

Cho đến nay, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Sở đều thường xuyên ứng dụng CNTT trong hoạt động tác nghiệp hằng ngày; cập nhật kịp thời thông tin, hoạt động lễ hội, văn hóa, thể thao, du lịch các cấp; cập nhật các thủ tục hành chính, văn bản qui phạm pháp luật, văn bản quản lý điều hành của ngành lên trang thông tin điện tử, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tìm hiểu, thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT cũng góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Sở trên tất cả các lĩnh vực.

Cơ bản cho đến nay, hầu hết việc trao đổi, giải quyết công việc của Sở đều thực hiện qua môi trường mạng; thông qua hệ thống văn phòng điện tử với phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc trên hệ điều hành eGov (thay thế phần mềm eOffice), hoạt động hiệu quả hơn, xử lý văn bản đi - đến nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Hầu hết các văn bản đi, văn bản đến (trừ văn bản mật), trao đổi giữa các cơ quan nhà nước đều được Sở xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng. Hệ thống máy tính tại văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc được vận hành trên hệ điều hành phiên bản mới; các phần mềm quản lý tài chính - kế toán, phần mềm kê khai thuế, Bảo hiểm xã hội và Kho bạc nhà nước được đơn vị sử dụng hiệu quả. Toàn bộ CBCCVC được cấp và sử dụng hộp thư điện tử trong hệ thống thư điện tử của tỉnh cho công việc hằng ngày. Sở cũng thực hiện

tốt việc bảo mật chữ ký số theo quy định.

Đến nay Sở đã phát huy hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC). Tổng số TTHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh hiện có 124 thủ tục cấp tỉnh, 20 thủ tục cấp huyện và 7 thủ tục cấp xã. Với cấp tỉnh, trên nền tảng hoạt động ổn định của hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến, Sở đã cung cấp 39/124 TTHC mức độ 3 và mức độ 4 (trong đó có 20 TTHC mức độ 3, 19 TTHC mức độ 4).

Sở cũng đã ban hành quy trình nội bộ giải quyết TTHC theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; thực hiện rà soát, sửa đổi và ban hành quy trình giải quyết TTHC theo quy định; áp dụng ISO trong giải quyết TTHC cho toàn bộ 124 TTHC.

Trong giải quyết hồ sơ TTHC, Sở đã phân công 1 công chức theo dõi, tham mưu công tác CCHC, kiêm thư ký ISO, là cán bộ đầu mối tập trung tiếp nhận thông tin phản ánh kiến nghị giải quyết TTHC của cá nhân, tổ chức. Trong quá trình giải quyết, hồ sơ được theo dõi đầy đủ bằng giấy biên nhận, được cập nhật vào sổ tiếp nhận và trả kết quả, có phiếu theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ. Sở đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO và hệ thống một cửa điện tử vào tiến trình giải quyết hồ sơ, đảm bảo nâng cao chất lượng trong mọi khâu.

Sở cũng là một đơn vị đang sử dụng rất tốt việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thông qua dịch vụ Bưu chính công ích. Trong tháng 8/2020, Sở đã ký hợp đồng chuyển giao việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC một số dịch vụ hành chính công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở cho Bưu điện trên địa bàn tỉnh. Theo hợp đồng này, nhân viên Bưu điện chịu trách nhiệm

thực hiện cụ thể các bước tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy trình, quá trình tiếp nhận hồ sơ được theo dõi đầy đủ bằng giấy biên nhận hồ sơ, cập nhật hồ sơ vào sổ tiếp nhận và trả kết quả, có phiếu kiểm soát quá trình giải quyết TTHC và chuyển giao hồ sơ đến bộ phận chuyên môn của Sở xử lý, sau đó nhận kết quả trả lại cho các cá nhân, tổ chức không để chậm trễ, ách tắc.

Chính nhờ quy trình kiểm soát chặt chẽ trong các khâu giải quyết, từ hồ sơ trực tuyến đến hồ sơ qua hệ thống Bưu chính công ích nên kết quả giải quyết TTHC của Sở VHTTDL Lâm Đồng luôn đảm bảo thời gian theo quy định; đặc biệt, tỷ lệ hồ sơ trả đúng và trước hạn trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 đều đạt 100%.

Trong thời gian sắp đến, theo Sở VHTTDL Lâm Đồng, vẫn tiếp tục ưu tiên nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà nước theo kế hoạch chung của UBND tỉnh; tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong thực hiện TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; đồng thời, phát huy hiệu quả dịch vụ Bưu chính công ích trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC như lâu nay. Sở cũng phát huy thế mạnh trong giải quyết hồ sơ trực tuyến qua hệ thống một cửa điện tử, cung cấp thêm các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4.

Cùng đó, Sở VHTTDL Lâm Đồng cũng sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh để tổ chức tốt hoạt động bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở tại đây, nhằm nâng chất lượng phục vụ trong giải quyết TTHC, phấn đấu hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn luôn đạt tỷ lệ cao, tạo được sự hài lòng cho các tổ chức và người dân.

VIẾT TRỌNG

Mới đây, ngày 3/9/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 24 về việc đẩy mạnh

triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19. Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) xác định các yêu cầu, nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình dạy học, làm cơ sở cho các địa phương, cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, nhất là ở những địa bàn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp...

Tại Lâm Đồng, ngày 25/8/2021, UBND tỉnh ký ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh. Ngày 1/9, Sở GDĐT Lâm Đồng tiếp tục công bố Kế hoạch tổ chức dạy học trực tuyến với 3 phương án triển khai theo tình hình cụ thể từng địa phương, trường học. Theo đó, sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Sở GDĐT sẽ tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên dạy học trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp và biện pháp rất hiệu quả, nhưng dịch bệnh luôn khó lường. Một số cơ sở trường học, trong đó có Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lâm

Khi học sinh dân tộc nội trú tạm không nội trú

Đồng đang sử dụng làm khu vực cách ly nhằm thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Chúng tôi trao đổi với Phó Giám đốc Sở GDĐT, ông Trần Đức Lợi cho biết, Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đang làm khu cách ly chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục khác để tổ chức học sinh được học tạm thời cho đến khi không còn sử dụng làm khu cách ly. Đây là giải pháp đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa bảo đảm sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục của từng cấp học, chương trình đào tạo. Những nơi an toàn trong phòng, chống dịch vẫn khai giảng bình thường như mọi năm.

Chúng tôi cũng trao đổi với Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lâm Đồng, bà Phạm Thị Hồng cho biết, nhà trường đã khẩn trương tổ chức hội nghị trực tuyến giữa các trường liên quan để tiến hành triển khai theo tinh thần chỉ

Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 tác động, phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” là một trong những giải pháp của năm học 2021-2022 linh hoạt và thích ứng. Học sinh các trường nói chung, trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng đang được sử dụng làm nơi cách ly phòng, chống dịch COVID-19 càng cần thể hiện sự năng động và thích ứng.

SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÂM ĐỒNG:

Tăng cường ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý nhà nướcNhờ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hành chính, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã vươn nhanh trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh, từ vị trí thứ 8 trong năm 2019 lên dẫn đầu toàn tỉnh khối sở, ngành trong năm 2020.

Những năm qua, việc thực hiện pháp luật, chính sách và công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đam Rông đã có những chuyển biến với những kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, các phong trào do địa phương phát động được đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), nhất là thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia hưởng ứng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện.

Đam Rông hiện có 15.053 thanh niên; trong đó, 11.066 thanh niên dân tộc thiểu

số đang sinh sống tại 8 xã trên địa bàn toàn huyện. Toàn huyện có 30 tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc với 4.260 đoàn viên.

Từ một địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên, sau khi tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nhất là việc cụ thể hóa các nghị quyết, kế hoạch của Đảng vào thực tế công tác Đoàn và phong trào thanh niên, đã làm chuyển biến đáng kể chất lượng công tác phát triển thanh niên ở Đam Rông.

Đẩy mạnh tuyên truyềnÔng Liêng Hot Ha Hai, Phó Chủ

tịch UBND huyện Đam Rông cho biết, thực hiện chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2011-2020, thời gian qua, huyện đã triển khai kịp thời các nhiệm vụ, chỉ tiêu, mục tiêu phát triển của thanh niên. Đối với Đam Rông là địa phương có tỷ lệ ĐVTN là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn nên việc bám sát, cụ thể hóa các hoạt động vào đời sống được xem là nhiệm vụ quan trọng.

Chị Nguyễn Thị Nhung, Bí thư Huyện đoàn Đam Rông thông tin, được sự lãnh đạo toàn diện của Ban

Cán bộ, công chức, viên chức của Sở VHTTDL thường xuyên ứng dụng CNTT trong hoạt động tác nghiệp hằng ngày.

Đam Rông: Tạo bước phát triển mới và toàn diện cho thanh niên

Khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn.(Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Khi học sinh dân tộc nội trú tạm không nội trúKhi học sinh dân tộc nội trú tạm không nội trú

Đam Rông: Tạo bước phát triển mới và toàn diện cho thanh niên

Khi học sinh dân tộc nội trú tạm không nội trú

THỨ TƯ 8 - 9 - 2021 5 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Với tâm niệm “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, đã 14 năm nay, hầu như năm

nào, anh Lưu Gia Khanh cũng tham gia hiến máu tình nguyện 1-2 lần. Anh cũng là một gương mặt điển hình trong phong trào hiến máu tình nguyện của địa phương.

Anh Khanh kể, anh vốn tham gia sinh hoạt tại nhà văn hóa xã, huyện nhiều năm trước, nên khi biết thông tin về các đợt hiến máu tình nguyện thì đăng ký đi. Và cũng khác với nhiều người khi tham gia hiến máu lần đầu tiên thường hồi hộp, lo sợ, với anh Khanh, bản thân anh thấy rất bình thường. Sau lần tham gia hiến máu đầu tiên đó, những lần tiếp theo, anh luôn đều đặn sắp xếp tham gia các đợt hiến máu khi có đợt tổ chức. Ngoài ra, anh cũng đã 2 lần trực tiếp lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để cho máu một thầy giáo dạy cấp II trên địa bàn huyện. “Lần đó là lần sinh nhật con nên tôi nhớ rất rõ, khi nghe tin thầy giáo đang phải cấp cứu, cần máu, mà tôi lại là nhóm máu AB+, cùng nhóm máu với thầy, trong khi nhiều người đã lên cho thầy máu mà không được, vậy là tôi một mình chạy xe máy lên bệnh viện để cho máu ” - anh Khanh nhớ lại.

Mỗi lần tham gia hiến máu tình nguyện, anh đều rủ thêm bạn bè, người thân theo cùng. Bản thân là Đội trưởng Đội hiến máu tình nguyện của xã, mỗi lần vận động mọi người tham gia hiến máu, anh đều đem bản thân mình ra làm ví dụ. Anh Khanh tâm sự: “Hầu như mọi người khi nghe tới cho máu đều rất sợ, lo lắng mất sức khỏe, rồi mắc bệnh... Lúc đó, tôi luôn nói với mọi người rằng, cứ nhìn vào bản thân tôi thì biết là việc hiến máu có đáng sợ hay không. Vì tôi đã tham gia hiến máu tình nguyện nhiều lần, sức khỏe tôi vẫn bình thường, thậm chí còn khỏe hơn trước nữa, chẳng bệnh tật gì, chỉ cần sau khi cho máu, mình ăn uống bồi dưỡng vào, sức khỏe sẽ hồi phục. Với lại, nếu như máu không cho đi thì sẽ tự đào thải đi, còn khi mình cho đi, cơ thể sẽ tự tái tạo máu khác, mọi người vừa nghe, vừa thấy người thật, việc thật nên cũng tích cực tham gia”.

Ngoài bản thân anh 30 lần tham gia hiến máu tình nguyện, chị gái

anh, vốn là cán bộ Hội Chữ thập đỏ xã, nay đang tham gia y tế thôn bản, cũng đã có ngót nghét 20 lần tham gia cho máu cứu người. Còn vợ anh, trước đây khi thấy anh tham gia cho mãi cũng thấy lo sợ, nhưng khi hiểu về việc làm ý nghĩa này, chị cũng tình nguyện tham gia hiến máu được 3-4 lần.

Với những đóng góp ý nghĩa của mình vào phong trào hiến máu tình nguyện của địa phương, anh Lưu Gia Khanh đã nhiều lần vinh dự được nhận bằng khen, giấy khen của tỉnh, huyện, xã.

Không chỉ tích cực trong phong trào hiến máu tình nguyện, mà tiệm tóc Lưu Gia Khanh (Ngã 3 Tà Hine - Ninh Gia, Đức Trọng) của anh còn được biết đến là cơ sở thường xuyên nhận đào tạo nghề miễn phí những trường hợp có hoàn cảnh thật sự khó khăn trên địa bàn. Cùng đó, nhiều năm qua, bất cứ khi nào Huyện đoàn tổ chức các đợt cắt tóc miễn phí cho trẻ em nghèo, đặt vấn đề với cơ sở là anh và các học trò của mình lại lên đường, dù ở bất cứ nơi đâu. “Lúc nào tiệm tóc của tôi cũng sẵn sàng đón nhận các học viên có hoàn cảnh khó khăn yêu thích nghề cắt tóc này. Thật lòng, tôi rất sợ các em vì không có nghề nghiệp sẽ dễ sa ngã, sa vào các tệ nạn, nên khi các em thật sự muốn học, tôi sẵn sàng nhận các em vào đào tạo miễn phí” - anh Khanh chia sẻ.

Rồi thời gian gần đây, khi dịch COVID-19 bùng phát, vốn là thành viên của đội tình nguyện Hội Chữ thập đỏ xã Ninh Gia, mỗi ngày anh Lưu Gia Khanh lại bận rộn từ lúc 5 giờ sáng để cùng với các thành viên của đội cắt rau gửi theo những chuyến xe yêu thương về với người dân tại các tỉnh, thành phía Nam đang gặp khó khăn vì dịch. “Tôi tham gia cắt rau cùng đội được 2 tháng nay, với mong muốn chung sức sẻ chia phần nào những khó khăn với người dân ở các vùng đang phải chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19. Hàng ngày, cứ khoảng 5 giờ sáng, tôi đã đi chợ nấu ăn cho đội, rồi trưa, khi cơm nước xong xuôi, tôi lại ra đồng cắt rau cùng với mọi người” - anh Khanh cho biết thêm.

NHẬT MINH

Khi học sinh dân tộc nội trú tạm không nội trú

đạo của ngành Giáo dục, thống nhất tạm thời gửi tất cả học sinh THPT của trường về học tại các trường THPT, THCS&THPT nơi các học sinh đang cư trú và tùy sự lựa chọn của các em. Năm học 2021-2022, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lâm Đồng có 155 học sinh lớp 10; 153 học sinh lớp 11 và 149 học sinh lớp 12 thuộc các huyện Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Đơn Dương, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt. Các học sinh được

Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 tác động, phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” là một trong những giải pháp của năm học 2021-2022 linh hoạt và thích ứng. Học sinh các trường nói chung, trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng đang được sử dụng làm nơi cách ly phòng, chống dịch COVID-19 càng cần thể hiện sự năng động và thích ứng.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lâm Đồngtrong giờ học năm học 2020-2021.

Anh Lưu Gia Khanhtham gia cắt rau

cùng đội tình nguyệnHội Chữ thập đỏ

xã Ninh Gia.

Nhiều năm qua, anh Lưu Gia Khanh - Đội trưởng Đội hiến máu tình nguyện xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, với 30 lần tham gia cho máu, đã trở thành gương mặt quen thuộc tại các đợt hiến máu tình nguyện. Không những vậy, anh còn là người luôn hết lòng với các phong trào thiện nguyện tại địa phương.

Người hết lòngvới cácphong tràothiện nguyện

chọn một trong trên 30 trường THPT, THCS&THPT tại các địa phương trên để học tập. “Tất cả các trường tiếp nhận học sinh học tạm thời đều thống nhất cao và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các học sinh thoải mái bước vào năm học mới”, Hiệu trưởng Phạm Thị Hồng cho biết.

Sự nghiệp giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung, trong đó hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng ở tỉnh Lâm Đồng luôn được đặc biệt quan tâm, từ

đầu tư đến nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Riêng hệ thống các trường nội trú, trên địa bàn tỉnh, ngoài Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lâm Đồng đặt tại Đà Lạt còn có 8 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS thuộc các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm và Trường THCS-THPT liên huyện phía Nam tại Đạ Tẻh. Năm học 2020-2021, tổng số học sinh tại 9 trường nêu trên là 2.018 học sinh THCS và 660 học sinh THPT. Kết quả cuối năm học, đối với THCS, về Hạnh kiểm, xếp loại Tốt đạt tỷ lệ trên 82,5%, loại Khá 15%; về Học lực, loại Giỏi, Khá và Trung bình đạt tỷ lệ 98%. Đối với THPT, về Hạnh kiểm, xếp loại Tốt và Khá đạt tỷ lệ 99%; về Học lực loại Giỏi, Khá và Trung bình đạt 98,4%... Riêng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lâm Đồng 140/140 (100%) học sinh lớp 12 đều được công nhận tốt nghiệp THPT.

Bước vào năm học 2021-2022, từ các kết quả của những năm trước cùng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cùng sự quan tâm của các cấp, các ngành và các bậc cha mẹ học sinh, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lâm Đồng tiếp tục giữ vững danh hiệu của một trong 8 trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Lâm Đồng đạt chuẩn quốc gia.

MINH ĐẠO

Thường vụ Huyện ủy Đam Rông, phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên tại địa phương đã có bước trưởng thành đáng kể về số lượng, chất lượng. Trước mắt, để ĐVTN hiểu rõ, đơn vị đã cùng phối hợp để đẩy mạnh tuyên truyền bằng các việc làm cụ thể, qua đó tuổi trẻ Đam Rông đã hăng hái thi đua trên các lĩnh vực học tập, lao động sản xuất và công tác, năng động vươn lên trong cuộc sống. Từ đó đã xuất hiện nhiều gương thanh niên tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác, khẳng định được bước tiến mới trong phát triển thanh niên địa phương, nhất là ĐVTN vùng sâu, vùng xa.

Đồng hànhcùng thanh niênThực hiện chiến lược phát triển

thanh niên Việt Nam trên địa bàn huyện, các phong trào thanh niên lập nghiệp, củng cố tổ chức Đoàn, tham gia xây dựng Đảng của tuổi trẻ Đam Rông cũng đạt nhiều kết quả tiêu biểu. Theo đó, UBND huyện Đam Rông đã triển khai Đề án giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Mỗi năm, toàn huyện dạy nghề cho hàng trăm thanh niên nông thôn, thanh niên các dân tộc thiểu số và bộ đội xuất ngũ.

Trong giai đoạn 2011-2020, Huyện đoàn đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo nghề cho 3.903 ĐVTN; tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động hơn 10.000 lượt cho ĐVTN,... Ngoài ra, Huyện đoàn phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên vay vốn sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lao động.

Đặc biệt, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tại chỗ trong lực lượng trẻ, cán bộ Đoàn thanh niên; công tác củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên, nâng cao chất lượng Đoàn - Hội đến các tổ chức cơ sở Đoàn được chú trọng quan tâm. Đơn cử, giữa nhiệm kỳ 2017-2022, huyện Đam Rông đã tổ chức 3 ngày đoàn viên, 28 lớp cảm tình Đoàn cho 2.300 thanh niên ưu tú, đã kết nạp gần 2.084 đoàn viên mới, nâng tổng số đoàn

viên lên 4.260, bổ sung nguồn cán bộ trẻ có chất lượng cho địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như cơ sở vật chất chưa theo kịp với mặt bằng chung và xu thế phát triển của xã hội, vùng, miền; lực lượng lao động trẻ được đào tạo nghề còn thấp; nguồn vốn cho thanh niên và phát triển sản xuất còn hạn chế...

Để khắc phục những khó khăn trên, UBND huyện Đam Rông đã đầu tư, xây dựng các chương trình, dự án để phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, chăm lo sức khỏe, trang bị kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, tăng cường giáo dục, bồi dưỡng và phát huy vai trò thanh niên, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn…

“Trong giai đoạn tới, huyện Đam Rông tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 25 ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước về thanh niên, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn huyện... Từ đó, tạo điều kiện cho thanh niên huyện phát triển hơn về mọi mặt”, Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông nhấn mạnh.

THÂN THU HIỀN

Đam Rông: Tạo bước phát triển mới và toàn diện cho thanh niên

Khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn.(Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Người hết lòngvới cácphong tràothiện nguyện

Người hết lòngvới cácphong tràothiện nguyện

Khi học sinh dân tộc nội trú tạm không nội trúKhi học sinh dân tộc nội trú tạm không nội trú

Đam Rông: Tạo bước phát triển mới và toàn diện cho thanh niên

Khi học sinh dân tộc nội trú tạm không nội trú

6 THỨ TƯ 8 - 9 - 2021 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản khi xảy ra tình huống cháy, sự cố, tai nạn phức tạp Để chủ động xử lý hiệu quả các

tình huống nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản đến mức thấp nhất do sự cố, tai nạn, cháy quy mô lớn xảy ra trên địa bàn, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5825 ngày 16/8/2021, huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn phức tạp trên địa bàn tỉnh…

Kế hoạch này nêu rõ, nguyên tắc huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đó chịu trách nhiệm điều hành, chỉ huy công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ban đầu.

Các đối tượng được huy động của cấp có thẩm quyền phải nhanh chóng huy động người, phương tiện, tài sản đến nơi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố để phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; đồng thời phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy tại hiện trường. Thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” - chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đặc biệt, trong công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ưu tiên cứu người trước và phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho lực lượng, phương tiện tham gia...

Về phương tiện, ngoài xe chữa cháy,

các xe chở nước; xe cứu nạn, cứu hộ; xe cứu thương; xe thang; tàu, thuyền, xà lan, ca nô; xe cẩu, xe múc, xe ủi, xe phá dỡ; ống thoát hiểm; dây tự cứu, máy bơm nước; máy thổi gió đeo vai cùng các phương tiện, thiết bị, tài sản khác của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở và cá nhân trên địa bàn tỉnh đều có thể huy động để tham gia xử lý các vụ cháy, sự cố, tai nạn quy mô lớn, diễn biến phức tạp.

Về thẩm quyền huy động, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch UBND cấp xã (hoặc người được ủy quyền) được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân nơi mình quản lý; trường hợp cần huy động ngoài phạm vi quản lý

phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định. Đối với cấp Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn (PCCC&CNCH) Công an tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện (hoặc người được ủy quyền) được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản trong phạm vi quản lý; ngoài phạm vi quản lý phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định. Chủ tịch UBND cấp huyện; Giám đốc Công an tỉnh (hoặc người được ủy quyền), được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi mình quản lý; ngoài phạm vi quản lý phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.

Tuân thủ quy định phòng, chống dịchTrên công trường thi công công

trình Trường Tiểu học Bồng Lai (xã Hiệp Thạnh), thời điểm này đơn vị nhà thầu đang tập trung huy động trang thiết bị máy móc kỹ thuật cùng với 14 cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động (CNLĐ) tập trung thi công đảm bảo tiến độ trước thềm năm học mới. Trước diễn biến ngày càng phức tạp của đại dịch COVID-19, đơn vị đã thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Công trình công cộng của huyện cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường. Trong đó, đơn vị yêu cầu cán bộ kỹ thuật, CNLĐ trực tiếp làm việc trên công trường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch của địa phương và thông điệp 5K của Bộ Y tế. Thực hiện làm việc theo phương châm 3 tại chỗ, cung cấp danh sách công nhân cho chủ đầu tư và địa phương quản lý. Ngoài ra, sắp tới ngày tựu trường của các em học sinh, đơn vị khẩn trương hoàn tất công trình và cũng đã thực hiện biện pháp rào chắn không để lực lượng công nhân, người lao động tiếp xúc với các em học sinh.

Huyện Đức Trọng hiện nay có khoảng 21 dự án đầu tư xây dựng đang thi công, với số lượng nhân công, thi công phân tán ở nhiều công trình, hạng mục khác nhau. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới,

Đức Trọng phòng, chống dịch COVID-19 tại các công trình xây dựng

BQL đầu tư xây dựng huyện đã chủ động đề xuất, lập biên bản làm việc giữa các nhà thầu, thực hiện cam kết về phòng, chống dịch trong suốt quá trình thi công dự án.

Bà Nguyễn Mỹ Hồng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Công trình công cộng huyện cho biết, để đảm bảo công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn, chủ đầu tư đã yêu cầu đơn vị thi công tranh thủ điều kiện thuận lợi tập trung nhân lực, máy móc, thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công

công trình, nhằm hoàn thành khối lượng, tiến độ theo hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, đơn vị còn thành lập tổ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của đơn vị, tổ này có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát nhà thầu bảo đảm yêu cầu cao nhất về phòng, chống dịch COVID-19; kịp thời phát hiện và báo cáo Ban Giám đốc xử lý các trường hợp vi phạm của nhà thầu thi công. Đến thời điểm hiện tại, đa số công trình đều thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ Nhằm bảo đảm việc phòng,

chống dịch COVID-19 tại các công trình xây dựng một cách chặt chẽ, huyện Đức Trọng đã tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nội dung này.

Qua đó, huyện yêu cầu đối với nhà thầu thi công, chịu trách nhiệm trực tiếp toàn bộ hoạt động xây dựng trong phạm vi công trường; phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ người ra vào công trường, chấp hành nghiêm quy định 5K, quét mã QR để quản lý thông tin người ra vào công trường; thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho công nhân, người lao động; tạm dừng các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung đông người không cần thiết; bố trí phân vùng, chia tách các tổ đội thi công làm việc đảm bảo khoảng cách, đeo khẩu trang, thiết bị bảo hộ tại công trường, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người trong quá trình làm việc, giải lao, ăn ca… Đồng thời, tăng cường quản lý công nhân làm việc tại công trường xây dựng, trường hợp trong công trường phát hiện người đi về từ vùng dịch, phát hiện F1, F0 phải kịp thời thông báo cho chủ đầu tư, cơ sở y tế gần nhất và chính quyền địa phương biết để thực hiện cách ly theo quy định. Ngoài

ra, đơn vị thi công còn phải phân công nhân sự phụ trách trực tiếp công tác phòng, chống dịch, đồng thời xây dựng phương án thực hiện các giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Sở Y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối về phòng bệnh trong quá trình thi công tại công trình.

Đối với chủ đầu tư, phải cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, từ đó kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo các nhà thầu trong công tác phòng, chống dịch; thành lập tổ công tác phòng, chống dịch COVID-19 để thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của nhà thầu thi công...

Bà Nguyễn Mỹ Hồng cho biết, từ sự chủ động trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, hiện nay trên những công trường thi công các dự án trọng điểm của huyện luôn đảm bảo số lượng công nhân lao động, duy trì được tiến độ thi công các hạng mục theo đúng tinh thần chỉ đạo chung của tỉnh, của huyện. Qua đó, tổng kế hoạch vốn đầu tư công được giao năm 2021 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Công trình công cộng làm chủ đầu tư là trên 298 tỷ đồng, với 95 dự án, trong đó 64 công trình chuyển tiếp, 32 công trình khởi công mới (đã khởi công được 23 công trình, 9 công trình đang hoàn tất thủ tục đầu tư và chuẩn bị khởi công). Tổng số vốn đã giải ngân đến ngày 26/8/2021 hơn 164 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch vốn bố trí. HOÀNG YÊN

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cùng với việc tập trung nhân lực, thiết bị thi công các công trình xây dựng; chủ đầu tư, các đơn vị nhà thầu trên địa bàn Đức Trọng cũng tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên các công trường đang thi công, đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư cơ bản.

Các công trình xây dựng của Đức Trọng luôn đảm bảo tiến độ giải ngân và phòng, chống dịch COVID-19.

Riêng Chủ tịch UBND tỉnh (hoặc người được ủy quyền), được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý của mình và lực lượng quân đội đóng quân tại địa phương. Sau khi huy động, kịp thời thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản.

Kế hoạch trên cũng quy định chi tiết về trình tự, thủ tục huy động, khi xác định tình huống cháy, sự cố, tai nạn vượt quá khả năng xử lý của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH và công an cấp huyện, người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng huy động các lực lượng PCCC tại địa phương, hoặc đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.

UBND tỉnh cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành; tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp điện, nước trên địa bàn; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp, hiệu quả; quy định hàng năm báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh), để theo dõi, chỉ đạo. Và giao Công an tỉnh làm cơ quan thường trực về công tác PCCC&CNCH tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp tình hình, kết quả, báo cáo theo quy định.

THỤY TRANG

Cháy, nổ, tai nạn luôn để lại hậu quả khó lường về nhân mạng và tài sản.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị đã hoàn thành việc phân bổ 76.300 liều vắc xin viêm da nổi cục và hướng dẫn tiêm phòng cho các địa phương triển khai tiêm phòng cho đàn trâu, bò. Đến nay, toàn tỉnh đã tiêm được 37.500 con trâu bò, đạt tỷ lệ 47,85% diện tiêm.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 1.279 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục của 747 hộ dân trên địa bàn các huyện Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, làm chết và tiêu hủy 19 con, với trọng lượng 2.951 kg.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: tập trung giám sát phát hiện bệnh, tiêu hủy gia súc bị chết do mắc bệnh, nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, cấp phát hóa chất, vôi bột cho các hộ chăn nuôi thực hiện khử trùng tiêu độc, hướng dẫn các hộ chăn nuôi tăng cường các biện pháp phòng trừ tổng hợp và chăn nuôi an toàn sinh học,... HOÀNG YÊN

Phân bổ trên 76.000 liều vắc xin viêm da nổi cục

7 THỨ TƯ 8 - 9 - 2021TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Những thành tựu đáng ghi nhậnGia Hiệp là xã thuần nông, đông

dân cư (2.717 hộ/11.192 nhân khẩu), Nhân dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp; trong đó, cà phê là cây trồng chủ lực; song, những năm gần đây, cà phê liên tục mất giá khiến Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo Nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng giá trị, cho thu nhập cao là “cuộc cách mạng” của Đảng bộ, chính quyền xã Gia Hiệp. Và, từ việc thực hiện hiệu quả “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, gắn với yêu cầu địa phương đã hiển thị rõ nét trong “bức tranh” kinh tế - xã hội với những gam màu sáng của xã Gia Hiệp những năm gần dây.

Đánh giá các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ xã Gia Hiệp vừa qua, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt. Cụ thể: Giá trị sản xuất đạt trên 150 triệu đồng/ha; thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 101%; thu nhập bình quân đầu người đạt 52,3 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 1,36%... Các chỉ tiêu về văn hóa - xã hội đều đat khá cao: 99% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 100% trường học (4/4 trường) đạt chuẩn quốc gia; 10/10 thôn được công nhận văn hóa; Gia Hiệp đạt và giữ vững xã văn hóa nông thôn mới (NTM) và đạt 100% bộ tiêu chí quốc gia về y tế; đạt 1 bác sĩ/1 vạn dân. Về xếp loại tổ chức đảng: trên 80% hoàn thành tốt nhiệm vụ; trong đó, 20% chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đảng bộ xã nhiều năm đạt trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh tiêu biểu…

Những “con số biết nói” trên đã khẳng định vai trò lãnh đạo sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả của Đảng bộ, sự quản lý, điều hành hiệu quả của chính quyền và sự “vào cuộc” nhịp nhàng, đồng bộ của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội xã Gia Hiệp. Đặc biệt, sự đồng thuận cao của Nhân dân trong việc tích cực hưởng ứng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền địa phương trong những năm qua.

Đổi thay ở Gia Hiệp

“Dấu ấn” trên các lĩnh vựcXác định xây dựng Đảng là “nhiệm

vụ then chốt của then chốt”, Đảng bộ xã Gia Hiệp đã tập trung kiện toàn, củng cố tổ chức đảng; tinh gọn bộ máy, giảm biên chế và sắp xếp hệ thống chính trị “đủ mạnh” để lãnh đạo toàn diện địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy Di Linh về triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Đảng bộ xã Gia Hiệp triển khai Kế hoạch về đổi mới hoạt động của bộ máy chính quyền, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể toàn xã. Theo đó, Gia Hiệp đã giảm từ 11 thôn còn 10 thôn; bố trí lại đội ngũ chuyên trách cấp xã theo hướng kiêm nhiệm. Công chức Văn phòng phụ trách công tác cả Văn phòng Đảng ủy, HĐND và UBND xã; thực hiện Bí thư chi bộ kiêm nhiệm công tác Mặt trận tại 7/10 thôn; toàn xã có 23 biên chế kiêm nhiệm 22 vị trí công tác và bố trí 14 cán bộ không chuyên trách cấp xã…

Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng kết nạp đảng viên trẻ, có năng lực phân công những vị trí quan trọng để cán bộ phát huy; chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội; đoàn kết, tập hợp đoàn viên, hội viên; chỉ đạo phát động các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong Nhân dân…

Hiện nay, Đảng bộ xã Gia Hiệp có 151 đảng viên sinh hoạt tại 16 chi bộ trực thuộc (100% thôn đều có chi bộ và đảng viên); chất lượng chi bộ, đảng viên nâng cao đáp ứng yêu cầu lãnh đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng bộ, thực sự là “cầu nối” quan trọng giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân trong việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Nhờ đó, hầu hết các lĩnh vực công tác đều được triển khai đạt nhiều kết quả. Về phát triển kinh tế, Đảng bộ lãnh đạo Nhân dân tập trung phát triển trồng trọt gắn với chăn nuôi theo mô hình trang trại, hộ gia đình; ưu tiên phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh; đồng thời, tái canh và xen canh các loại

cây trồng có giá trị kinh tế cao; vận động Nhân dân chuyển dần diện tích canh tác kém năng suất sang các loại cây trồng mới có giá trị và năng suất cao hơn.

Bên cạnh cây cà phê chủ lực (diện tích 1.687 ha), lúa nước, các loại cây ăn quả… nông dân xã Gia Hiệp chuyển dần sang các loại cây trồng mới như: dâu tằm, hồ tiêu, các cây ăn trái giống mới… Đến nay, trên địa bàn xã Gia Hiệp đã hình thành một số mô hình sản xuất hiệu quả như: Hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm tại Thôn 4, Thôn 5; mô hình trồng sầu riêng tại Thôn 7; mô hình trồng na tại Thôn 3; trồng bơ giống ngoại tại Thôn 8; mô hình trồng hoa tại thôn Phú Hiệp 3... mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Chăn nuôi cũng phát triển mạnh; tổng đàn trâu, bò hơn 800 con, đàn heo hơn 16.000 con, đàn dê hơn 200 con, hươu 20 con; đàn gia cầm 219.000 con…

Trên địa bàn xã Gia Hiệp có 16 doanh nghiệp hoạt động; đã hình thành 4 cụm công nghiệp, tập trung các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản… thu hút một lượng lớn lao động tại chỗ, đóng góp vào ngân sách địa phương.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững; công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường… được lãnh đạo triển khai đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đều hàng năm; đầy tư xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng (điện - đường - trường - trạm) được quan tâm, đã tạo bộ mặt mới trong đời sống Nhân dân xã Gia Hiệp.

Cùng với đó, công tác xây dựng Đảng thường xuyên được quan tâm lãnh đạo; xếp loại hàng năm, trên 98% chi bộ; 80% đảng viên trở lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều năm liền, Đảng bộ xã Gia Hiệp đạt trong sạch vững mạnh, trong đó, có 2 năm liền đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu…

THANH DƯƠNG HỒNG

Hàng năm, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đều đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra, khẳng định vai trò lãnh đạo sâu sát, toàn diện của cấp ủy, chính quyền xã Gia Hiệp (Di Linh) cũng như sự đồng thuận của Nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới.

Lãnh đạo huyện Di Linh thăm hỏi, động viên Nhân dân sản xuất.

Giống cà phê chè THA1 phát triển tốt ở xã Đạ Sar

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã xây dựng mô hình

trồng, thâm canh giống cà phê chè THA1 tại xã Đạ Sar, huyện

Lạc Dương đạt những kết quả ban đầu.

Theo đó, với 3 hộ ở đây tham gia trồng mới giống cà phê chè

THA1 trên diện tích 2 ha, đạt tỷ lệ cây sống và phát triển lá mới

lên đến 99%. Đến nay, phần lớn cây cà phê THA1 sinh trưởng

nhiều cặp cành mới, triển vọng thay thế những cây cà phê

catimor già cỗi ở địa phương. Được biết, THA1 là giống cà

phê chè chất lượng cao do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm

nghiệp Tây Nguyên chọn tạo và được Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử. Đây là giống cà phê ươm trồng bằng hạt, có khả năng kháng bệnh rỉ

sắt cao, đạt năng suất trung bình khoảng 2.450 kg hạt nh ân/ha, trong đó hạt nhân loại 1 chiếm

gần 85%...Kết quả trồng cây cà phê giống

mới THA1 còn được Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức

hội thảo giới thiệu, chuyển giao quy trình chăm sóc cho gần 40

lượt đại diện hộ gia đình ở huyện Lạc Dương. VŨ VĂN

Nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh đã ban hành Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, UBND tỉnh đặt ra mục tiêu thực hiện đề án là hàng

năm sẽ tuyển dụng đủ số lượng, cơ cấu giáo viên theo nhu cầu cho các cơ sở giáo dục, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cụ thể, 100% giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục ngày 14/6/2019; 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được bồi dưỡng năng lực triển

khai chương trình giáo dục, sách giáo khoa mới; 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục ngay tại trường;100% nhà giáo và cán bộ quản lý được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, quản lý, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin theo chuẩn

nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng; có ít nhất 90% đạt từ mức độ Khá trở lên theo chuẩn...

Hiện nay, toàn tỉnh có 18.410 cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn toàn ngành là 82,8%.

Được biết, hiện ở tất cả các bậc học từ mầm non đến THPT vẫn đang thiếu giáo viên. NGUYỄN NGHĨA

Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đạ Huoai cho biết, tính đến ngày 1/9/2021

huyện đã chi hỗ trợ cho 1.730 trường hợp là người lao động,

người hưởng chính sách xã hội cũng như các chủ sử dụng lao động đang gặp khó khăn trên

địa bàn theo chính sách hỗ trợ của tỉnh với tổng cộng gần 2,7

tỷ đồng.Cụ thể, huyện đã hỗ trợ cho 15

trường hợp kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao động gặp khó khăn,

mỗi trường hợp 3 triệu đồng. Đồng thời, hỗ trợ 1,5 triệu đồng

cho mỗi trường hợp, gồm 556 lao động tự do bị mất việc gặp

khó khăn; 76 trường hợp người có công cách mạng; 996 trường hợp bảo trợ xã hội; 34 hộ nghèo

và 53 hộ cận nghèo, 44 trường hợp bán vé số dạo.

Đây là đợt đầu tiên huyện thực hiện việc hỗ trợ cho dân gặp khó khăn trong đại dịch

COVID-19 và dự kiến đợt hỗ trợ thứ 2 sẽ kéo dài từ nay đến

31/12/2021. HOÀNG PHƯƠNG - V.TRỌNG

Cấp phát tiền hỗ trợ đến người dân tại huyện Đạ Huoai.

ĐẠ HUOAI: Gần 2,7 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân khó khăn do dịch COVID-19

Thành phố Đà Lạt đã phê duyệt chương trình xây dựng 2 mô hình trình diễn canh tác nông nghiệp thông minh trên địa bàn với tổng số tiền trên 786 triệu đồng, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 40% với gần 337 triệu đồng và nông dân đối ứng 60% với gần 450 triệu đồng.

Hai mô hình này được thực hiện tại Phường 5 với diện tích 2,5 ha và tại xã Xuân Thọ với diện tích 0,3 ha;

đơn vị quản lý là Trung tâm Nông nghiệp thành phố.Tại 2 điểm trình diễn này, Trung tâm Nông nghiệp

thành phố sẽ hỗ trợ thiết lập hệ thống canh tác thông minh, điều khiển nhiều khâu trong quá trình sản xuất với hệ thống máy tính hay điện thoại di động.

Mục tiêu của mô hình nhằm giúp nông dân Đà Lạt trong vùng tiếp cận học hỏi, ứng dụng, nhân rộng

ngày càng nhiều hơn với các công nghệ hiện đại, thay đổi phương thức canh tác truyền thống hướng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tiết kiệm nhân công, nước tưới, phân bón, tăng năng suất cây trồng; sử dụng nhật ký điện tử ghi lại thông tin trong quá trình sản xuất, giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

V.TRỌNG

ĐÀ LẠT: Trên 786 triệu đồng hỗ trợ xây dựng mô hình canh tác thông minh

8 THỨ TƯ 8 - 9 - 2021

GIÁ 2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHẬN QSD ĐẤT

Theo ngành chức năng, trong tháng 8/2021 vừa qua, sản lượng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu trên toàn tỉnh Lâm Đồng giảm xuống đáng kể do ảnh hưởng của dịch COVID-19 toàn cầu.

Cụ thể, sản lượng xuất khẩu các loại rau, củ, quả 1.420 tấn; chè chế biến 563,6 tấn; cà phê nhân gần 6.500 tấn, giảm tỷ lệ lần lượt so với cùng kỳ 48,6%; 21,9% và 9,1%. Tương tự so với cùng kỳ năm ngoái, sản phẩm hoa các loại của Lâm Đồng

xuất khẩu 34,4 triệu cành, giảm tỷ lệ 8,4%.Tuy nhiên, nếu tính chung kim ngạch xuất khẩu

toàn tỉnh Lâm Đồng trong tháng 8/2021 đạt hơn 66,5 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu từ khu vực doanh nghiệp trong nước đạt hơn 45,2 triệu USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gần 21,3 triệu USD. So sánh cùng kỳ năm ngoái, tăng 37,11% và 0,92%...

MẠC KHẢI

Nhiều mặt hàng nông sản giảm tỷ lệ xuất khẩu

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Hộ ông Trịnh Văn Luận được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất số T 415647 cấp ngày 10/01/2002; vào sổ theo dõi số 3603/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 90 quyển 19 tại thửa đất số 96a, tờ bản đồ số 35, xã Đinh Trang Hòa, với diện tích: 2.480 m2 đất trồng cây lâu năm.

Năm 2003, ông Trịnh Văn Luận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho ông Lê Thanh Bình CMND số 250270282, thường trú tại Tổ dân phố 4, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên đã viết giấy tay mua bán nhưng không đi đăng ký biến động tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh, do vậy chưa hoàn tất việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Trịnh Văn Luận đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Lê Thanh Bình.

Hiện nay, ông Trịnh Văn Luận ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Trang Hòa hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân không có khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất nêu trên thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh lập thủ tục đăng ký nhận chuyển nhượng QSD đất cho ông Lê Thanh Bình tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Toàn tỉnh hiện có 142 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Theo đánh giá của Tỉnh ủy, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng nâng cao và đảm bảo. Toàn tỉnh đã bố trí 2.813/3.050 cán bộ, công chức, trong đó có 1.483 cán bộ chuyên trách và 1.330 công chức cấp xã. Đội ngũ cán bộ, công chức tại các xã cơ bản chuẩn hóa và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã, trình độ học

vấn THPT đạt tỷ lệ 96,56%; trình độ học vấn THCS là 3,24%. Về trình độ chuyên môn, sơ cấp 1,01%, trung cấp 22,12%, cao đẳng 3,1%, đại học 65,81%, sau đại học 3,51%, chưa qua đào tạo 4,45%.

Đối với công chức cấp xã, trình độ học vấn THPT đạt tỷ lệ 100%. Trình độ chuyên môn, trung cấp 22,18%; cao đẳng 5,26%; đại học, sau đại học 72,56%. Đặc biệt, 100% công chức cấp xã đã được đào tạo về tin học.

NGUYÊN THI

72,56% công chức cấp xã có trình độ đại học, sau đại học

Chị Trần Thị Ngọc Lài - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cát Tiên cho biết: Thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, phụ nữ vùng sâu” của tỉnh, các cấp Hội LHPN trên địa bàn huyện đã cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, đã giúp đỡ, hỗ trợ các hội viên phụ nữ vùng sâu, vùng xa về vốn, phương tiện phát triển kinh tế.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, Hội LHPN huyện Cát Tiên đã tổ chức trao 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500.000 đồng cho 10 em học sinh tại Thôn 3, xã Phước Cát 2 có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên trong học tập; hỗ trợ 1 công trình nước sạch - vệ sinh môi

trường cho 1 nữ hội viên dân tộc thiểu số là chủ hộ cận nghèo với số tiền là 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, các tổ chức cơ sở Hội đã xây dựng kế hoạch giúp đỡ các chi hội có hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng hoa cỏ lạc dọc tuyến đường liên thôn; hướng dẫn các chi hội xây dựng các mô hình như: mô hình Bếp sạch (thôn Đạ Cọ, xã Đồng Nai Thượng), mô hình Nhà sạch, vườn đẹp, bếp an toàn (Bản Buôn Go, thị trấn Cát Tiên), mô hình Tổ phụ nữ đan nhựa giúp nhau phát triển kinh tế (Bản Brun, xã Gia Viễn),... HOÀNG SA

CÁT TIÊN: Nhiều hoạt động đồng hành cùng phụ nữ biên cương

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng đang tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân tương ái”, chung tay góp sức hỗ trợ người nghèo, người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo đó, LĐLĐ kêu gọi các tổ chức công đoàn, công đoàn cơ sở, cá nhân, tập thể hỗ trợ lương thực, thực phẩm các loại như gạo, mì, rau xanh, thịt cá các loại... ủng hộ Hội Chữ thập đỏ

tỉnh tổ chức các điểm cấp phát lương thực và cung cấp suất ăn miễn phí cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt qua thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Được biết, trên địa bàn thành phố Đà Lạt và toàn tỉnh có nhiều người lao động tự do, người khuyết tật mất việc do đại dịch, đời sống rất khó khăn, cần được hỗ trợ lương thực, thực phẩm để đủ sức vượt qua đại dịch COVID-19. D.Q

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH: Vận động hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người nghèo

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Ông/bà Đặng Thị Mai được UBND huyện Di Linh cấp GCN QSD đất số hiệu

A 002517 ngày 09/6/1990, vào sổ theo dõi số 402/268QĐ-UB, chi tiết như sau:- Thửa đất số 326, tờ bản đồ số 10, thị trấn Di Linh, diện tích: 1.630 m2 đất

trồng cây lâu năm và đất ở;Ngày 27/6/1996, ông/bà Đặng Thị Mai chuyển nhượng QSDĐ cho ông bà

Võ Đình Văn, thường trú tại TDP17, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa hoàn tất việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông/bà Đặng Thị Mai đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Võ Đình Văn.

Hiện nay, ông/bà Đặng Thị Mai ở đâu liên hệ với UBND thị trấn Di Linh hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh hoặc UBND thị trấn Di Linh để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh lập thủ tục đăng ký chuyển nhượng QSD đất cho ông, bà Võ Đình Văn tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Lâm Đồng II có nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2021 với số lượng và vị trí như sau:

Số lượng cần tuyển: 17 (mười bảy). Trong đó:

Địa bàn công tác: Các chi nhánh loại II trực thuộc Lâm Đồng II- Chi nhánh Hòa Ninh: 01 Tín dụng, 01 Kế toán.- Chi nhánh huyện Di Linh: 01 Tín dụng, 01 Kế toán, 01 Thủ quỹ - kiểm ngân.- Chi nhánh Lộc An: 01 Tín dụng.- Chi nhánh Bảo Lâm: 01 Tín dụng, 01 Thủ quỹ - kiểm ngân, 01 Lái xe.- Chi nhánh thành phố Bảo Lộc: 01 Tín dụng, 01 Kế toán.- Chi nhánh huyện Đạ Huoai: 01 Kế toán, 01 lái xe.- Chi nhánh huyện Đạ Tẻh : 02 Tín dụng, 01 Kế toán.- Chi nhánh huyện Cát Tiên : 01 Kế toán.1. Thời gian dự kiến tổ chức thi tuyển- Thi viết chuyên môn nghiệp vụ: 08 giờ 00 phút ngày 16/10/2021 (thứ Bảy).- Phỏng vấn: 14 giờ 00 phút ngày 15/10/2021 (thứ Sáu). 2. Điều kiện tiêu chuẩn về trình độ đối với ứng viên 2.1 Đối với vị trí tín dụng, kế toánTốt nghiệp đại học hệ chính quy trở lên, chuyên ngành phù hợp với vị trí dự tuyển.2.2 Đối với vị trí kiểm ngânTối thiểu tốt nghiệp trung cấp, hệ chính quy thuộc khối ngành kinh tế. 2.3 Đối với vị trí lái xeỨng viên phải đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định hành nghề của Nhà nước.3. Thời gian nhận hồ sơ Từ ngày 20/9/2021 đến hết ngày 08/10/2021, trong giờ hành chính.4. Hình thức nhận hồ sơ- Một trong các hình thức sau: trực tiếp, chuyển phát nhanh, email.- Người nhận: Trưởng phòng Tổng hợp Agribank chi nhánh Lâm Đồng II.- Địa chỉ email: [email protected] Địa chỉ: Phòng Tổng hợp Agribank chi nhánh Lâm Đồng II, số 693 Quốc lộ 20, TT Liên Nghĩa, H Đức Trọng,

tỉnh Lâm Đồng.Chi tiết đề nghị liên hệ số điện thoại 02633.620888 để được tư vấn, giải thích. GIÁM ĐỐC

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG II

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

MÃ VỊ TRÍ VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG SỐ LƯỢNG01 Tín dụng 0702 Kế toán 0603 Kiểm ngân 0204 Lái xe 02

... mang tính hàng hóa đều được người dân trong tỉnh sản xuất rải vụ. Tuy nhiên, việc sản xuất rải vụ cũng gặp những khó khăn do người sản xuất thiếu quy trình kỹ thuật cho từng loại cây, phù hợp cho từng vùng.

Đơn cử như là cây ăn trái. Tính đến hết tháng 8/2021, toàn tỉnh có tổng diện tích cây ăn trái đạt 27.855,3 ha; trong đó, diện tích kinh doanh 13.434,3 ha, ước sản lượng 121.469,4 tấn. Tuy nhiên, có một thực tế là những năm gần đây, nông dân trong tỉnh ồ ạt mở rộng diện tích một số cây ăn quả như: sầu riêng, bơ... không theo quy hoạch dẫn đến giá thành cây ăn quả của tỉnh lên xuống thất thường, khiến

nhiều hộ dân thu nhập không ổn định. Một trong những biện pháp kỹ thuật cơ bản

của sản xuất rải vụ là sử dụng chất kích thích nhưng việc sử dụng nhiều sẽ làm cây mất cân bằng về sinh lý, dinh dưỡng, suy kiệt, giảm sức chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, tăng nguy cơ sâu, bệnh gây hại... Do đó, nhằm đẩy mạnh, bảo đảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất rải vụ cây trồng, thời gian tới, các địa phương cần xây dựng, chỉ đạo, điều phối thực hiện tốt lịch thời vụ; có sự liên kết giữa các địa phương, đơn vị liên quan bảo đảm đầu ra cũng như hiệu quả mà sản phẩm nông sản mang lại. HOÀNG SA

Sản xuất rải vụ... TIẾP TRANG 3