31
Bài ging Công trình bin mm Chương 3 : Bcha ni (Floating Production, Storage and Offloading Systems – FPSOs) 1. Mđầu 1.1. Cu to bcha ni (FPSO: Conversion, New build, Unconventional – Petrobras MonoBR, Sevan) 1.2. Phân loi bcha ni theo chc năng (FPSO, FSO, FDPSO - Floating Drilling, Production, Storage and Offloading Systems) 2. Liên kết neo bcha ni 2.1. Các loi neo bcha ni 2.2. Neo ti 1 đim (Single Point Mooring – SPM): + Nguyên lý neo ti 1 đim + Cu to các loi neo 1 đim: CALM, Turret, SALM, ALP + Nhn xét 3. Các vn đề chyếu trong tính toán thiế t kế hthng bcha ni FPSO neo ti 1 đim 4. Tác động ca các yếu tmôi trường lên hthng FPSO 4.1. Khái nim vtác động ca các yếu tmôi trường 4.2. Lc thuđộng ca sóng tn sthp 4.3. Ti trng sóng 4.4. Ti trng gió 4.5. Ti trng dòng chy 4.6. Nhn xét 5. Phn ng ca FPSO chu tác động ca môi trường (chyếu theo mô hình tin định) 5.1. Phn ng ta tĩnh 5.2. Phn ng ta động 5.3. Phn ng động 5.4. Nhn xét 6. Bài toán kim tra hthng dây neo FPSO (mô hình tin định) 6.1. Khái nim 6.2. Kim tra bn ca dây neo (theo Tiêu chun API) 6.3. Kim tra mi ca dây neo (theo Tiêu chun API) 6.4. Gii thiu phn mm Hydrotar và Ariane (BV) 7. Kết lun Tài liu tham kho (Chương 3)

download

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: download

Bài giảng Công trình biển mềm Chương 3 : Bể chứa nổi (Floating Production, Storage and Offloading Systems – FPSOs) 1. Mở đầu

1.1. Cấu tạo bể chứa nổi (FPSO: Conversion, New build, Unconventional – Petrobras MonoBR, Sevan) 1.2. Phân loại bể chứa nổi theo chức năng (FPSO, FSO, FDPSO - Floating Drilling, Production, Storage and Offloading Systems)

2. Liên kết neo bể chứa nổi 2.1. Các loại neo bể chứa nổi 2.2. Neo tại 1 điểm (Single Point Mooring – SPM):

+ Nguyên lý neo tại 1 điểm + Cấu tạo các loại neo 1 điểm: CALM, Turret, SALM, ALP + Nhận xét

3. Các vấn đề chủ yếu trong tính toán thiết kế hệ thống bể chứa nổi FPSO neo tại 1 điểm 4. Tác động của các yếu tố môi trường lên hệ thống FPSO 4.1. Khái niệm về tác động của các yếu tố môi trường 4.2. Lực thuỷ động của sóng tần số thấp 4.3. Tải trọng sóng 4.4. Tải trọng gió 4.5. Tải trọng dòng chảy 4.6. Nhận xét 5. Phản ứng của FPSO chịu tác động của môi trường (chủ yếu theo mô hình tiền định) 5.1. Phản ứng tựa tĩnh 5.2. Phản ứng tựa động 5.3. Phản ứng động 5.4. Nhận xét 6. Bài toán kiểm tra hệ thống dây neo FPSO (mô hình tiền định) 6.1. Khái niệm 6.2. Kiểm tra bền của dây neo (theo Tiêu chuẩn API) 6.3. Kiểm tra mỏi của dây neo (theo Tiêu chuẩn API) 6.4. Giới thiệu phần mềm Hydrotar và Ariane (BV) 7. Kết luận Tài liệu tham khảo (Chương 3)

Page 2: download

2

Chương 3 : Bể chứa nổi (Floating Production, Storage and Offloading Systems – FPSOs)

1. MỞ ĐẦU Mục đích chính của phần này nghiên cứu cấu tạo, phân loại và giới thiệu tổng quan các bể chứa nổi, xử lý và rót dầu (FPSO) đã và đang được khai thác trên thế giới và Việt nam.

1.1. Cấu tạo bể chứa nổi 1.1.1 Định nghĩa

FPSO FSO

Hình 1. Hình ảnh của FPSO (trái) và FSO (phải) đang khai thác

Ø FPSO : (tên viết tắt của Floating Production Storage Offloading) (hình 1) FPSO là một công trình nổi để khai thác, xử lý, chứa đựng và rót dầu trên biển. - Cấu

tạo : Công trình này có hình dạng giống như một con tàu (hoặc xà lan), nhưng nó lại được

thiết kế với mục đích hoàn toàn khác. Nó được trang bị trên sàn công tác các thiết bị cần thiết để khai thác và xử lý dầu (lọc, tách dầu-khí,..), được nối với một dàn khoan cố định. Trên công trình còn có các khoang chứa dầu thô được lấy từ các đầu giếng dầu dưới đáy biển. FPSO được nối liền với các đầu giếng bằng các đường ống mềm (risers). FPSO được neo giữ tại vị trí khai thác bởi hệ thống các dây neo dạng neo quanh một điểm hoặc nhiều điểm neo (xem mục § 1.3) và các neo cố định với đáy biển.

1.1.2. Các lưu ý về mặt kỹ thuật

Khi quyết định sử dụng một FPSO ta cần cân nhắc hai khả năng : xây dựng mới FPSO hoặc hoán cải từ một tàu dầu ? Sự lựa chọn tùy thuộc vào việc xem xét các yếu tố kinh tế, đặc điểm của khu mỏ, khả năng đáp ứng của thị trường các tàu dầu để hoán cải …

Page 3: download

3

Xây dựng mới FPSO

(New build)

Hoán cải từ một tàu dầu

(Conversion)

vốn đầu tư lớn nhỏ hơn

Thời hạn hoàn thành dài hơn (khoảng 30 tháng)

nhanh hơn, nhưng thời hạn này có thể bị kéo dài nếu phải gia cố kết cấu tàu chống lại các điều kiện môi trường khắc nghiệt (VD ở biển Bắc)

Đáp ứng các yêu cầu khai thác (chứa đựng, rót dầu)

Đáp ứng hoàn toàn, bố trí tối ưu trên sàn công tác

Cần phải tìm được 1 tàu dầu đã xử dụng, phù hợp với yêu cầu khai thác, vỏ tàu còn tốt (trên quan điểm ăn mòn và mỏi)

Phân bố FPSO đóng mới ít hơn FPSO hoán cải nhiều hơn

1.1.3. Ưu điểm của các FSO/FPSO

• Khả năng chứa đựng : Trái với phần lớn các công trình biển nổi khai thác dầu, các FPSO cho phép chứa

đựng các sản phẩm dầu khí sau khi xử lý. Các sản phẩm này, sau đó được rót trực tiếp cho các tàu dầu, hoặc chuyển tiếp vào hệ thống đường ống để chuyển vào bờ. Khả năng chứa đựng của một FPSO có thể tới 2 000 000 thùng dầu (VD FPSO Petrobras).

• Khả năng di chuyển : Các FPSO là dạng công trình biển nổi có khả năng di động tốt nhất. Nó không yêu cầu phải lắp đặt những cơ sở hạ tầng (không cần hệ thống đường ống ngầm dưới biển), công trình có thể di chuyển dễ dàng từ mỏ này sang mỏ khác. Ví dụ :

- 1986-1990 : 8 FPSO di chuyển sang mỏ khác - 1991-1995 : 12 FPSO di chuyển - 5 FPSO đã được khai thác ở 2 mỏ (« Seillan », « FPSO II », « Ocean Producer »,

« Agip Firenze », « Santa-Inez ») - 3 FPSO đã được khai thác ở 3 mỏ (« Lan Shui », « P.P.Moraes », « San Jacinto ») - 1 FPSO đã được khai thác ở 4 mỏ (« Acqua Blu ») - 1 FPSO đã được khai thác ở 8 mỏ (« Petrojarl I ») • Khả năng linh hoạt

Các FPSO/FSO thể hiện một khả năng thích nghi tốt, đáp ứng cho độ sâu nước tăng dần. Tại vùng Biển Bắc, các FPSO/FSO được sử dụng để khai thác ở độ sâu thay đổi từ

Page 4: download

4

1000m-1500m nước mà không cần thay đổi kết cấu của công trình nổi, duy nhất hệ thống neo của nó được thích ứng cho phù hợp.

• Bề mặt sàn công tác lớn FPSO được sở hữu một bề mặt sàn công tác lớn, cho phép nó đón nhận các hệ thống thiết bị lớn phục vụ công tác khai thác, xử lý dầu. Còn đối với các công trình biển khác, diện tích này là một vấn đề khá nhạy cảm : với dàn khoan cố định chẳng hạn, một diện tích lớn ở topside đòi hỏi một diện tích tỉ lệ tương ứng của công trình ở đáy biển, do đó chi phí sẽ tăng rất nhanh khi độ sâu nước tăng.

• Khả năng nổi Như đã định nghĩa, hình dạng tàu thể hiện một khả năng nổi rất tốt. Điều đó cho phép FPSO chứa được khối lượng lớn các đường ống mềm risers cũng như các dây neo, với số lượng ngày càng nhiều, trong các vùng có độ sâu nước ngày càng tăng.

• Lợi ích kinh tế Việc sử dụng FPSO cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi trước khi các đầu giếng khoan được đưa vào khai thác. Có được điều đó chủ yếu là nhờ vào chức năng chứa đựng của công trình, vì thế không cần phải lắp đặt các đường ống ngầm để vận chuyển sản phẩm khai thác. Do đó việc sử dụng FPSO mang lại lợi ích kinh tế so với các hệ thống khai thác dầu khác.

1.2. Phân loại bể chứa nổi theo chức năng

1.2.1. Phân loại FPSO

- FPSO: Floating Production Storage Offloading Systems

Công trình nổi neo giữ, có chức năng xử lý (tách lọc), chứa đựng và rót dầu trên biển.

- FSO: Floating Storage Offloading Systems FSO là một công trình nổi để chứa đựng và nhập/rót dầu trên biển, thường có hình

dạng tàu hoặc xà lan để chứa đựng dầu. Hệ thống này tương tự FPSO, chỉ khác là nó không có chức năng xử lý dầu, do đó trên sàn FSO không có các thiết bị phục vụ việc xử lý dầu, khí.

- FDPSO: Floating Drilling, Production, Storage and Offloading Systems Ngoài chức năng để xử lý, chứa đựng và rót dầu trên biển giống như 1 FPSO, công

trình này được trang bị các thiết bị để đáp ứng thêm chức năng khoan (Drilling)

Page 5: download

5

1.2.2. Các thiết bị trên bể chứa nổi

Ø FPSO : FPSO là một công trình khai thác kết hợp chứa dầu nên nó được trang bị các thiết bị đặc chủng, và chúng được phân bố tại các vị trí xác định trên sàn công tác:

• Hệ thống neo và hệ thống vận chuyển dầu : Hệ thống này được bố trí ở đầu tàu để tiết kiệm chỗ trên sàn công tác. Nó đảm bảo cho trạm nổi có khả năng chịu được tốt nhất chống lại các tác động của điều kiện tự nhiên của biển.

• Đuốc : được bố trí ở đầu tàu, trước hệ thống neo. Nó đốt cháy lượng khí thừa không được khai thác.

• Khu nhà ở : Đối với các FPSO có chức năng tự hành (được trang bị bánh lái và bộ phận đẩy), nó có khả năng chứa được tới 160 người, còn đối với các FPSO không tự hành (thụ động), khả năng của nó chứa được 80 người. Khối nhà ở được bố trí ở phía đuôi tàu, cách xa khu sản xuất vì lí do an toàn chống cháy nổ.

• Sân bay Để dễ dàng cho việc ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp, sân bay trực thăng phải được thiết kế cùng cao độ với khu nhà ở.

• Khu sản xuất Phần lớn diện tích sàn công tác trên tàu dành cho khu sản xuất. Nó được trang bị các thiết bị xử lí sản phẩm khai thác. Khu này được khuyến cáo bố trí ở gần đầu tàu, xa khu nhà ở.

Hình 2. Khu vực sản xuất khai thác và sân bay của một FPSO

• Cần cẩu Mỗi FPSO nói chung có thể được trang bị 3 cần cẩu peut être équipé de 3 grues, chúng được phân bố ở các vị trí chiến lược như sau:

Page 6: download

6

- Cần cẩu đầu tiên đặt ở khu vực sản xuất, với khả năng cẩu lớn; - Cần cẩu thứ hai đặt ở khu vực hệ thống neo, để giúp cho việc tháo, lắp hệ thống neo với tàu (đối với các FPSO tháo rời được), và phục vụ công tác sửa chữa; - Cần cẩu thứ ba đặt ở khu vực nhà ở để vận chuyển các tải trọng tạm thời.

Ø FSO : Vì không có chức năng sản xuất nên FSO không được trang bị các thiết bị tương

ứng có liên quan như : khu sản xuất xử lí dầu, đuốc và một vài cần cẩu, các thiết bị khác tương tự FPSO. Có ít người trên FSO hơn (dưới 110 người). Hệ thống neo giữ cũng ít phức tạp hơn vì nó chỉ cần duy nhất 1 đường ống dẫn sản phẩm sau khi xử lí.

1.3 Phân bố của các FSO/FPSO trên thế giới : - Theo vị trí địa lý

Hình 3. Bản đồ phân bố của các FSO/FPSO trên thế giới (07-2005) Theo đánh giá mới đây (Tạp chí “Offshore » Tháng 7- 2005), số lượng FPSO đã tăng mạnh so với thông kê năm 1997 (Tạp chí « Word Oil » – Tháng 4-1997):

Tháng 4-1997 Tháng 7- 2005 Đóng mới Hoán cải Tổng Đóng mới Hoán cải Tổng

Tổng số FPSO 40 % 60% 108 35,4% 64,6% 148

Page 7: download

7

Nhận xét : Số lượng FPSO hoán cải nhiều hơn đóng mới vì lí do FPSO hoán cải từ tàu dầu có giá thành thấp hơn, thời gian hoàn thành nhanh hơn… Trong số các FPSO đang khai thác, phân bố được tập trung tại các vùng như sau:

Số FPSO/Tổng số FPSO đang khai thác năm 1997

Số FPSO/Tổng số FPSO đang khai thác năm 2005

Các khu vực khai thác

tỉ lệ số lượng tỉ lệ % tỉ lệ số lượng tỉ lệ % Biển Bắc 11/55 20% 19/99 19,2% Trung Quốc 7/55 12,7% 13/99 13,1% Brasil 3/55 5,5% 15/99 15,2% Úc 5/55 9,1% 8/99 8,1% Việt Nam 4/55 7,3% 7/99 7,1% Nigéria 3/55 5,5% 8/99 8,1% Angola 2/55 3,6% 6/99 6,1%

- Sự phát triển của các FSO/FPSO theo độ sâu nước

Ban đầu các FPSO được sử dụng tại các mỏ nhỏ, hoặc khai thác sớm với thời hạn ngắn. Từ năm 1980 nó được sử dụng thường xuyên, tại các vùng biển sâu hơn, khả năng sản xuất lớn hơn đòi hỏi số các ống mềm (riser) nhiều hơn (8 đến 47 đường ống). Sự phát triển của các FSO/FPSO theo độ sâu nước được thể hiện ở đồ thị Hình 4. Từ năm 1977 đến nay, nó trải qua 3 đợt sóng lớn : + từ 1977 đến 1985 : một trong những lựa chọn của các công trình biển nổi +từ 1986 đến 1994 : thời kỳ phát triển nhanh với các kỹ thuật tiên tiến mới, trong các vùng địa lý rộng hơn và độ sâu nước lớn hơn. 34 FPSO phát triển trong thời gian này (3,7 FPSO/năm) + từ 1995 đến nay : tăng trưởng đặc biệt. Trong 14 năm (1995-2008), khoảng 94 FPSO đã được lắp đặt, trung bình 6,7 FPSO/năm. Trong số đó, 46 FPSO được đưa vào sử dụng trong 5 năm (1995-1999), trung bình 9 FPSO/năm.

Page 8: download

8

Evolution des FSO/FPSO

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

1974 1979 1984 1989 1994 1999 2004 2009Année de mise en exploitation du champ exploité par FSO/FPSO

haut

eur d

'eau

(m)

FSO/FPSO en opération

FSO/FPSO en constructionou conversionFSO/FPSO en modification

LPG FPU/FPSO

FPSO étant offert

Hình 4. Sự phát triển của các FSO/FPSO theo độ sâu nước Đặc biệt từ 1996, với sự khám phá của các mỏ mới có độ sâu nước lớn, số lượng FPSO tăng vọt. Từ độ sâu trên 1000 m, có 22 FPSO đang khai thác, từ năm 1996-2008. Độ sâu nước lớn nhất được khai thác bởi FPSO vào năm 2007 là 1500m. - Sự phát triển của các FPSO theo thời gian so với các CTB nổi khác

Hình 5. Quá trình phát triển của các công trình biển nổi (FPS) từ 1975-2008

1 2 3

Page 9: download

9

Số lượng các công trình biển nổi được đưa vào khai thác tăng nhanh sau từng năm, đặc biệt là dạng FPSO (Hình 5) 2. Liên kết neo bể chứa nổi Mục đích chính của phần này là phân tích các dạng hệ thống neo (thiết bị cuối) của các FPSO, ưu nhược điểm và tình trạng sử dụng của từng loại, đi sâu vào loại neo 1 điểm, tổng kết, so sánh, đánh giá các dạng hệ thống neo giữ của FPSO để đảm bảo cho các công trình FPSO lựa chọn được loại neo phù hợp và tối ưu nhất, phục vụ thiết thực cho công tác khai thác dầu khí.

2.1. Các loại neo bể chứa nổi

2.1.1. Giới thiệu về các hệ thống neo giữ

> Định nghĩa, chức năng của các hệ thống neo giữ • đảm bảo nhiệm vụ neo giữ cho FPSO • nhận/rót dầu: đảm bảo sự vận chuyển các sản phẩm khai thác giữa tàu dầu

và FPSO hoặc giữa các giếng khai thác với FPSO • truyền tải trọng từ tàu FPSO sang các dây neo.

> Phạm vi ứng dụng của FPSO : • vận chuyển dầu từ một dàn khoan đến chứa đựng ở một FSO (hình 7a,d )

a b

Page 10: download

10

Hình7. Các ứng dụng chính của việc sử dụng hệ thống neo FPSO

• vận chuyển dầu thô từ các giếng dầu dưới đáy biển tới một FPSO (Hình7b,c ) • rót dầu đã qua xử lí từ 1 trạm chứa nổi FSO sang 1 tàu dầu (Hình 7d ) • rót dầu đã qua xử lí từ 1 trạm chứa nổi FSO qua các hệ thống lắp đặt sẵn để chuyển

vào bờ (Hình 7c) > Các lợi ích đã được chứng minh : • Ưu điểm về kỹ thuật : thay thế hệ thống đường ống ngầm để vận chuyển dầu tới

nơi xuất ; • Lợi ích kinh tế: các mỏ khai thác xa bờ ; các mỏ qui mô nhỏ => giải pháp : tái sứ

dụng ; khai thác sớm ; • Lợi ích chính trị: không phụ thuộc vào các hệ thống lắp đặt trên bờ, nơi mà chịu sự

giám sát của các nhà cầm quyền địa phương tại các nước có chế độ chính trị không ổn định.

d

c

Page 11: download

11

2.1.2. Phân loại hệ thống neo : Hệ thống neo có những dạng sau đây: • Kiểu cổ điển : tàu được neo giữ tại bến, lực neo dạng này lớn nhất (Hình8a). • DP (Dynamic Positioning) Neo động : nhờ các bộ dẫn tiến ở bên sườn tàu nối

với các phần mềm định vị động cho phép tàu được giữ ở vị trí khai thác mà không cần một thiết bị neo nào khác.

• CMBM (Conventional Multi Buoy Mooring) Neo nhiều điểm : tàu được neo giữ từ nhiều điểm trên tàu bởi các xích neo nối với đáy biển (Hình 8c).

• SPM (Single Point Mooring) Neo một điểm : lực neo của dạng này gần như nhỏ nhất, tàu được neo giữ quanh một điểm và có thể xoay quanh nó (Hình 8d).

• Neo tại vị trí lấy dầu từ một FSO/FPSO : tàu được neo dạng nối đuôi «tandem» hoặc dạng song song « côte à côte » (Hình 9)

a b c d e

Hình 8. Sơ đồ sự thay đổi của lực neo theo các dạng neo « thiết bị cuối »

Hình 9 Rót dầu sang tàu dầu bằng 2 vị trí neo : dạng nối đuôi hoặc dạng song song

Page 12: download

12

2.1.2.1. Kiểu neo động D.P (Dynamic Positioning)

Không có hệ thống neo vì nó sử dụng các thiết bị dẫn tiến ở bên sườn tàu, nối với một phần mềm định vị động để tàu được giữ ở vị trí khai thác chống lại các yếu tố bên ngoài. (Hình 10) Tình trạng sử dụng : Ứng dụng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt (điều kiện môi trường số 3), có thể được sử dụng kết hợp với các hệ thống neo S.P.M (20% turret sử dụng D.P), độ sâu nước lớn nhất : dmax=105m Ưu điểm: Không cần có bàn xoay đỡ cáp neo, giá thành thấp, tính di động cao Nhược điểm : Số đường ống dẫn dầu riser bị hạn chế ; việc tạm ngừng khai thác khá thường xuyên ; không dùng được trong thời gian dài, không được đảm bảo chắc chắn vì nó phụ thuộc vào một hệ thống mà hệ thống đó có thể bị suy yếu.

Hình 10. Hệ thống neo dạng động D.P

2.1.2.2. Hệ thống neo dạng CMBM (Conventional Multi Buoy Mooring)

Neo nhiều điểm SPREAD MOORING với dây cáp nối (hình 11) Tàu được neo giữ từ nhiều điểm trên tàu bởi các xích neo nối với đáy biển, tuy nhiên nó không cho phép tàu xoay về hướng giảm thiểu lực nhất.

Page 13: download

13

Tình trạng sử dụng: Ứng dụng trong điều kiện môi trường hài hòa (86% điều kiện số 1, 14% điều kiện số 2) ; 15% FPSO và 8% FSO sử dụng hệ neo này; d max=180m Ưu điểm: Không có bàn xoay, giá thành thấp khi độ sâu nước nông, không giới hạn số lượng riser. Nhược điểm : Rất nhạy cảm với sự thay đổi hướng của sóng, gió, dòng chảy; việc tạm ngừng khai thác khá thường xuyên ; giá thành cao ở vùng nước sâu. Hình 11. Minh họa hệ thống neo nhiều điểm

2.2. Hệ thống neo tại 1 điểm (Single Point Mooring S.P.M )

2.2.1. Nguyên lý neo tại 1 điểm Hệ thống này neo giữ tàu bằng một điểm duy nhất. Hệ neo này bao gồm các bộ phận chung như sau :

+ Một bộ phận liên kết với đáy biển (dạng phao neo bằng dây cáp, dạng chân đế cố định, …)

+ Một bộ phận xoay liên kết với tàu FPSO. Tổ hợp này cho phép tàu xoay quanh vị trí neo giữ để giảm thiểu tác động môi trường bên ngoài. Nhờ ưu điểm này, dạng neo SPM là dạng thích nghi nhất với tất cả các điều kiện môi trường. Trong các dạng neo một điểm, ta có thể kể đến các kiểu neo sau :

• C.A.L.M. Catenary Anchor Leg Mooring : phao nổi được nối với tàu bằng dây cáp, hoặc bằng một hệ thống tay đòn cứng, hoặc nửa cứng ;

Page 14: download

14

• S.A.L.M. Single Anchor Leg Mooring : chân neo đơn được nối với tàu bằng dây cáp, hoặc bằng một hệ thống tay đòn cứng ;

• S.A.L.S. Single Anchor Leg Storage : chân neo đơn được nối với tàu bằng hệ thống tay đòn nửa cứng ;

• TURRET ngoài (dạng thường xuyên hoặc tháo rời), TURRET trong (dạng thường xuyên hoặc tháo rời) ;

• Kiểu neo bằng chân đế cố định Jacket, nối với tàu bằng hệ thống tay đòn nửa cứng ; • Kiểu neo bằng cột có khớp ALP (Colonne articulée), nối với tàu bằng dây ; • SPAR neo bằng trụ phao, nối với tàu bằng dây. Dưới đây là phần nghiên cứu chi tiết từng dạng neo kể trên :

2.2.2. Cấu tạo các loại neo 1 điểm: CALM, Turret, SALM, ALP

a/ Hệ thống neo một điểm dạng CALM (Catenary Anchor Leg Mooring)

Hình 12. Sơ đồ hệ neo dạng CALM nối với tàu FPSO bằng dây cáp

Kiểu neo giữ CALM được sử dụng đối với các FSO để phục vụ việc lấy/rót dầu. Nó bao gồm một phao nổi hình trụ (đường kính = 8-17m), phao được neo giữ xuống đáy biển bởi hệ thống các dây neo gồm 4-8 xích neo hoặc bó cáp (hoặc dây cáp sợi tổng hợp), được neo với đáy biển bằng các neo hoặc cọc đóng xuống đất.

Page 15: download

15

Tàu FPSO được nối với phao nổi bằng các giải pháp khác nhau như sau : bằng dây cáp, hoặc bằng một hệ thống tay đòn cứng, hoặc nửa cứng. Bộ phận xoay được bố trí ở trên phao nổi. Dầu được lấy/rót nhờ các hệ thống đường ống ngầm, hoặc PLEM hoặc các ống mềm risers nối với tàu qua phao nổi. Tải trọng từ môi trường tác động lên tàu FPSO và lên phao được truyền vào hệ thống neo.

Hình 13. Minh họa hệ thống neo dạng CALM nối với tàu FPSO bằng dây cáp

a1/ CALM nối với tàu FPSO bằng dây cáp : (Hình 12, 13) Liên kết mềm cho phép tháo dây dễ dàng trong trường hợp cần thiết. Phao nổi của dạng neo CALM gồm có nhiều bộ phận (Hình 14) :

Hình 14. Minh họa phao nổi của hệ CALM

- Phần thân phao nổi ; - Bộ phận bàn xoay;

Page 16: download

16

- Váy để cố định xích neo ; - Điểm quay (Swivel) ; - Các bộ phận cơ khí : nối giữa bàn xoay và phần thân phao nổi ; - Các đường ống mềm.

- Tình trạng sử dụng: + Ứng dụng trong tất cả các điều kiện môi trường cho tới độ sâu nước dmax = 405m; + 29% FSO và không có FPSO nào sử dụng hệ neo này; + Tất cả các hệ thống neo kiểu CALM với dây nối đều có thể tháo rời được - Ưu điểm: Đơn giản, hiệu quả, giá thành chế tạo thấp, dễ dàng sử dụng lại để neo một con tàu khác với điều kiện biển tương đương, thích ứng ở độ sâu lớn bằng cách tăng độ nổi. - Nhược điểm : Chưa có ứng dụng với FPSO, có khả năng va chạm với phao nổi, có thể xảy ra khó khăn với neo khi vận tốc dòng chảy ; Vì lí do trọng lượng của điểm quay (swivel) lớn => hạn chế số đường ống mềm là 4 risers => sử dụng bị hạn chế ở các mỏ nhỏ hoặc chỉ dùng cho chức năng chứa, rót dầu, không có chức năng xử lý.

a2/ CALM nối với tàu FPSO bằng liên kết cứng (CALM & Rigid Yoke ou SBS - Single Bouy Storage)

Dạng neo này là tổ hợp của phao nổi CALM với một cánh tay đòn cứng. Với sự giúp đỡ của cánh tay đòn này, tàu được neo giữ vào phao, cho phép chuyển động xoay và chuyển động dập dềnh. Nhờ đó, nó có thể ứng dụng ở độ sâu nước lớn hơn, giảm được dòng chảy xoáy quanh tàu, tàu ở đây được neo thường xuyên. (Hình 15).

- Tình trạng sử dụng: + Ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°1 và n°3 cho tới độ sâu nước dmax = 350m (Philippines); số lượng riser là 3 đến 4 + 4% FSO và 4% FPSO sử dụng hệ neo này; + Neo kiểu CALM với cánh tay đòn cứng là kiểu neo không thể tháo rời được - Ưu điểm: Tránh được va chạm của tàu với phao nổi. - Nhược điểm : Số đường ống mềm hạn chế => sử dụng bị hạn chế ở các mỏ nhỏ hoặc chỉ dùng cho chức năng chứa, rót dầu. Khả năng thích ứng với tàu khác là khó khăn. - Nhận xét:

Page 17: download

17

Lần sử dụng sau cùng của loại neo này là vào năm 1992. Các phao dạng CALM đã được thay đổi thích ứng : một phao CALM liên kết cứng đã khai thác ở độ sâu 90m nước, đã được dịch chuyển đến mỏ mới sâu 1350m, mà không phải thay đổi gì kết cấu và độ nổi của phao.

Hình 15. Hệ thống neo dạng CALM liên kết cứng (CALM & Rigid Yoke)

a3/ CALM nối với tàu FPSO bằng liên kết tay đòn mềm (CALM & Soft Yoke hay CALM Wishbone)

Hệ thống neo CALM liên kết tay đòn mềm này được sử dụng cho 3/4 các FSO của Xí nghiệp LD DK Vietsovpetro (Vũng Tàu, Việt Nam). CALM liên kết mềm có được 2 khả năng: neo thường xuyên hoặc tháo dời được. Trong khi đó, loại liên kết dây thì chỉ có loại tháo dời, còn loại liên kết tay đòn cứng thì chỉ có loại neo thường xuyên. Dạng neo này là tổ hợp của phao nổi CALM với một hệ cánh tay đòn mềm (nửa cứng). Phần cánh tay đòn cứng được nối trực tiếp với phao nổi CALM. Còn tàu thì được nối với cánh tay đòn bởi 2 xích treo thẳng đứng, mà đầu trên của xích nối với 2 bên mạn tàu, ở đầu hoặc đuôi tàu. Các xích treo này được kéo căng trước bởi một thanh dằn ngang nằm ở đầu phía gần tàu của tay đòn (Hình 16).

Page 18: download

18

Hình 16. H ệ CALM với cánh tay đòn nửa cứng (CALM & Soft Yoke)

Lực phục hồi được mang đến từ trọng lượng của thanh dằn.

- Tình trạng sử dụng: + Ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°2: 75% (Việt Nam) và n°1 : 25% (Garbon) cho tới độ sâu nước dmax = 283 m (Garbon); số lượng riser là 3 đến 4 + 8% FSO và không có FPSO sử dụng hệ neo này; + Neo kiểu CALM với liên kết cánh tay đòn mềm được sử dụng ở vùng biển nước vừa và nông (Việt Nam d = 47-50m).

- Ưu điểm: + Tránh được va chạm của tàu với phao nổi (như SBS), + Dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa swivel.

- Nhược điểm : + Số đường ống mềm hạn chế => sử dụng bị hạn chế ở các mỏ nhỏ hoặc chỉ dùng cho chức năng chứa, rót dầu ; + Khả năng thích ứng với tàu khác là khó khăn, + Chưa được tham khảo dùng cho FPSO.

b/ Hệ thống neo một điểm dạng SALM, SALS

b1/ Hệ thống neo một điểm dạng SALM với liên kết dây (Single Anchor Leg Mooring): Hệ bao gồm một phao nổi hình trụ và một đế móng nặng cho phép cố định hệ SALM đưới đáy biển. Dạng neo này có thể được sử dụng ở độ sâu nước thay đổi từ rất nông tới rất sâu d= 25-400m (có 3 dạng khác nhau), tháo dời được (hình 17a, b, c); Số lượng riser giới hạn là 2.

Page 19: download

19

Các ống mềm riser chứa các sản phẩm khai thác từ đáy biển dẫn trực tiếp lên tàu, không đi qua phao nổi. Đây là điểm khác biệt so với hệ neo dang CALM. Một ví dụ sử dụng dạng neo này vào năm 1982 (hình 17a).

- Tình trạng sử dụng: + Ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°3, cho tới độ sâu nước dmax = 30 m; + Số lượng riser là 1 (cho ví dụ này) ; + 2% FSO và không có FPSO sử dụng hệ neo này; + Neo kiểu CALM với liên kết cánh tay đòn mềm được sử dụng ở vùng biển nước vừa và nông (Việt Nam d = 47-50m).

- Ưu điểm: Đơn giản, hiệu quả, dễ dàng sử dụng lại để neo một con tàu khác với điều kiện biển tương đương. - Nhược điểm : Chưa có ứng dụng với FPSO, và chưa có với độ sâu d>100m, có khả năng va chạm với phao nổi, số đường ống mềm bị hạn chế.

b2/ Hệ thống neo một điểm dạng SALM với liên kết cánh tay đòn cứng (SALMRA) : Hệ là tổ hợp của dạng neo SALM với một hệ liên kết cứng mà ở đầu phía gần tàu của cánh tay đòn là liên kết khớp. Hệ neo dạng này có tính chất thường xuyên (không tháo dời) (fig 1.17d). Nó còn được trang bị thêm 1 khớp ở vị trí ống mềm riser.

- Tình trạng sử dụng:

2% FPSO, ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°3, cho tới độ sâu nước dmax =120m;

- Ưu điểm: + Tránh được va chạm của tàu với phao nổi, + Dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa swivel.

- Nhược điểm : + Chưa có ứng dụng với độ sâu d>120m ; + Số đường ống mềm hạn chế; + Khả năng thích ứng với tàu khác là khó khăn,

Page 20: download

20

Hình 17. Hệ thống neo một điểm dạng SALM với liên kết dây (a,b,c) và liên kết cứng SALMRA (d)

b3/ Hệ thống neo một điểm dạng SALS với liên kết cánh tay đòn mềm (Single Anchor Leg Storage) : dạng neo thường xuyên

Hình 18. Hệ thống neo một điểm dạng SALS với liên kết cánh tay đòn mềm

Hệ bao gồm 1 điểm neo, 1 riser, 1 cánh tay đòn cứng nối liền riser với tàu. Tại phần đầu của riser được trang bị một thiết bị quay, nó cho phép hệ nghiêng về phía các đối tượng (Hình 18) Một bộ phận nổi được nhấn chìm ở dưới cánh tay đòn, nó đặt một lực kéo lên riser, và tạo nên lực phục hồi cho hệ.

- Tình trạng sử dụng: 2% FPSO, ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°1, cho tới độ sâu nước dmax =145m; - Ưu điểm: Được dùng cho chức năng khai thác (FPSO)

- Nhược điểm : Chưa có ứng dụng với độ sâu d>150m ;

c/ Hệ thống neo một điểm dạng chân đế Jacket

c1/ Neo một điểm dạng Jacket liên kết cánh tay đòn mềm (Jacket & Soft Yoke) (Hình 19) Đây là kết quả của ứng dụng nguyên tắc neo giữ kiểu Calm liên kết nửa cứng, phát triển cho dạng liên kết của một chân đế cố định với tàu FPSO bởi cánh tay đòn mềm. Một đầu của cánh tay đòn được nối với jacket bởi một khớp xoay, đầu kia được dằn và nối với tàu bởi các xích hoặc các ống thẳng đứng.

a b c d

Page 21: download

21

Hình 19. Minh hoạ hệ neo một điểm dạng Jacket liên kết cánh tay đòn mềm

- Tình trạng sử dụng: + 9 % FPSO và không có FSO sử dụng hệ neo này, ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°2 : 75% (Trung Quốc), điều kiện thời tiết n°1 : 25% (Nigeria), cho tới độ sâu nước dmax= 45m ; + Dạng tháo dời được là 75%, dạng neo thường xuyên là 25% ; + Phương pháp rót dầu : 100% bởi các tàu dầu nối đuôi với FPSO - Ưu điểm: + Dễ dàng ứng dụng dạng này cho 1 jacket có sẵn ; + Ít hiệu ứng nhiễu động quanh tàu

- Nhược điểm :

Giới hạn về độ sâu nước.

- Nhận xét: trong số 4 FPSO dạng neo Jacket & Soft Yoke này thì 3 cái được xây dựng mới. c2/ Neo một điểm dạng Jacket liên kết bằng dây nối (Fixed mooring tower) (Hình 20)

Hình 20. Minh hoạ hệ neo một điểm dạng Jacket với liên kết dây nối

d/ Hệ thống neo một điểm dạng tháp có khớp ALP (Articulated Tower) (Hình 21)

Page 22: download

22

Ống mềm để rót dầu được nối với tháp tại vị trí đầu quay, chứ không phải ở dưới nước như dạng SALM. Kết cấu của tháp có thể là dạng khung dàn thép, hoặc dạng cột thép, cột bê tông. Kết cấu của đầu xoay có thể từ dạng đơn giản như CALM, cho tới dạng phức tạp có bao gồm khu nhà ở và một sân bay ở thượng tầng. Có 2 dạng cho loại neo này: + Dạng dàn khoan có khớp ALP (Articulated Loading platform): Kết cấu này có một chức năng khác là để trữ dầu. Nó được nghiên cứu để neo tạm thời, nó cho phép rót dầu trong các điều kiện biển đặc biệt khắc nghiệt ở Biển Bắc. Hệ thống này bao gồm : Một đế trọng lực ở đáy, nối với đế là một khớp xoay. Dạng neo này không còn được xây dựng nữa vì lí do giá thành quá cao.

Hình 21. Minh hoạ hệ neo một điểm dạng tháp có khớp (ALP)

+ Dạng neo FLP (Floating Loading Platform) : Dạng này phát triển từ dạng phao nổi CALM, gồm 1 phao nổi hình trụ thẳng đứng, được neo giữ với đáy biển bằng các dây xích.

- Tình trạng sử dụng: + 9 % FPSO và 6% FSO sử dụng hệ neo này + Với các FPSO ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°3: 75%, điều kiện thời tiết n°2 : 25%. Với các FSO, ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°1: 100%; + Phương pháp rót dầu : bởi các tàu dầu - Ưu điểm: + Ít hiệu ứng nhiễu động quanh tàu

- Nhược điểm : + Giới hạn về độ sâu nước. + Giá thành cao

Page 23: download

23

e/ Hệ thống neo một điểm dạng SPAR với liên kết dây cáp(Hình 22)

Dạng này phát triển từ dạng cột có khớp. Trên phao có các khoang để chứa dầu. Đây là một phao nổi neo với đất bằng các xích.

- Tình trạng sử dụng:

+ Hệ thống này được dùng cho 1 FSO vào năm 1996, điều kiện thời tiết n°2 dmax= 590m + Phương pháp rót dầu : bởi các đường ống - Ưu điểm: chứa được 500000 thùng dầu trong phao SPAR.

- Nhược điểm : Giá thành cao

Hình 22. Minh hoạ hệ neo một điểm dạng SPAR liên kết dây cáp

f/ Hệ thống neo một điểm dạng TURRET (kết cấu liên khối với tàu)

Dạng neo TURRET ngoài được sử dụng với 1 FSO của XN LD DKVietsovpetro (Vũng tàu). Đây là dạng neo được phát triển gần đây nhất để vận chuyển dầu. Dạng neo nay vẫn tiếp tục được phát triển và sử dụng rộng rãi cho đến nay. Nó trả lời cho một câu hỏi : Tại sao lại cần thiết trang bị một thiết bị nổi (phao) cho hệ neo, trong khi bản thân con tàu đã cung cấp đầy đủ độ nổi cần thiết ! Dạng này phát triển từ dạng neo CALM cánh tay đòn cứng. Khối lượng thép không cần thiết được giảm thiểu bằng cách xát nhập cánh tay đòn vào kết cấu của tàu. Trong vùng biển nước sâu, hệ thống ống mềm riser dẫn từ các đường ống dưới đáy biển (PLEM) lên phao được tựa vào các khoang nổi ở lưng chừng mớn nước. Nó cho phép giảm thiểu sức căng trong đường ống riser.

Page 24: download

24

Hình 23. Minh hoạ các hệ neo một điểm dạng Turret

Có rất nhiều dạng của hệ neo Turret (Hình 23): - Turret ngoài dạng thường xuyên, Turret ngoài dạng tháo dời ; - Turret trong dạng thường xuyên, Turret trong dạng tháo dời ;

f1/ Turret ngoài dạng thường xuyên, hoặc dạng tháo dời:

- Tình trạng sử dụng: + Hệ thống này được dùng cho 20% FPSO + 21% FSO, + Với các FPSO ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°1(33%), n°2 (23%), n°3 (44%) điều này cho thấy sự ứng dụng rộng rãi của TURRET; + Với các FSO, ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°1 (90%), n°3 (10%); + Độ sâu nước: Với các FPSO dmax=145m ; Với các FSO dmax=200m + Dạng tháo dời chiếm 22%, dạng thường xuyên: 78% + Số đường ống mềm riser: 2 đến 12 - Nhận xét: 30% FSO dạng Turret, các FPSO được đóng mới là 33%, hoán cải là 67%. Dạng sử dụng Turret cũ nhất vẫn còn hoạt động là được lắp đặt từ năm 1987.

+ Turret ngoài dạng thường xuyên (Hình 24, 25) Nó phát triển từ dạng phao CALM liên kết cứng, phao được cố định ở phía trước hoặc sau tàu, nhô lên trên mặt nước chứ không đặt ở mớn nước. Hệ thống được neo xuống đáy biển bởi các dây xích. - Ưu điểm: cho phép một lượng lớn riser so với các hệ neo khác, sử dụng được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

- Nhược điểm : Giá thành xây dựng và bảo dưỡng cao Có 3 dạng :

• Dạng Cantilever (Hình 23a,24) : đây là dạng neo của FSO-VSP01 (Vietsovpetro); Hệ neo được bố trí ở mũi tàu, toàn bộ hệ ở phía trên mực nước.

a b c

Page 25: download

25

Hình 24. Minh hoạ các hệ neo một điểm Turret ngoài dạng thường xuyên

- Ưu điểm: thích ứng được cho vùng nước nông vì điểm tiếp xúc với ống mềm riser ở trên mặt nước - Nhược điểm : cụm Turret càng bố trí xa tàu thì lực phục hồi càng lớn, giới hạn số lượng riser so với loại Clamp-Turret do cánh tay đòn nâng lên cao.

• Dạng Nortrans: Turret được bố trí nằm trong phần sống ở mũi tàu. VD : FSO ‘Camar Nusantara’ (Indonésia), hoạt động từ 1991-1994, d= 63m. Từ 1994, nó hoạt động ở d=57m, được thay đổi để sử dụng cho FPSO ‘Al Zaafarana’ (Hình 25). - Ưu điểm: + Lực được truyền tốt hơn trong vỏ tàu + Hệ cần lượng thép gia cường ít hơn, bộ phận cơ khí dễ dàng tiếp cận để bảo dưỡng + Sử dụng được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt - Nhược điểm : giới hạn số lượng riser do vị trí bố trí Turret, ít FPSO đã sử dụng.

Hình 25. FPSO « Al Zaafarana »-Turret Turret ngoài thường xuyên dạng Nortrans

• Dạng Clamp-Turet: bộ phận cơ khí xát nhập vào trong 1 cột thẳng đứng ở ngoài tàu, được hàn nối với tàu, điểm tiếp xúc với riser nằm trong nước

- Ưu điểm:

Turret Externe permanent

Page 26: download

26

+ Lực được truyền tốt sang tàu tốt hơn so với Cantilever + Dễ dàng tiếp cận để bảo dưỡng - Nhược điểm : + Giá thành xây dựng và bảo dưỡng cao, + Không thích ứng được cho vùng nước nông vì điểm tiếp xúc với ống mềm riser ở dưới nước.

+ Turret ngoài dạng tháo dời (Hình 23c, 26) Cánh tay đòn có thể tháo dời ra khỏi phao được. Hệ thống này được dùng cho 22% FPSO dạng Turret ngoài. - Ưu điểm: Chịu được các điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, khi đó có thể tháo dời Turret ra khỏi tàu ; - Nhược điểm : Thời gian lắp lại kéo dài (có thể tới 8 ngày) ; giới hạn số lượng riser so với loại Clamp-Turret do cánh tay đòn nâng lên cao.

Hình 26. Minh hoạ các hệ neo một điểm Turret ngoài dạng tháo dời

f2/ Turret trong, dạng thường xuyên, hoặc dạng tháo dời:

- Tình trạng sử dụng: + Hệ thống này được dùng cho 35% FPSO + 8% FSO, + Với các FPSO ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°1(6%), n°2 (13%), n°3 (81%) dmax=835m (Brésil); + Với các FSO, ứng dụng trong các điều kiện thời tiết n°2 (50%), n°3 (50%); dmax=1000m (‘Petrobras XXXII). + Dạng tháo dời chiếm 6%, dạng thường xuyên: 94% + Số đường ống mềm riser : 2 đến 22 + Phương pháp rót dầu : bởi các tàu dầu : 94% ; bằng đường ống : 6% (FPSO ‘Macculloch’ ở Anh) - Nhận xét:

Turret Externe déconnectable

Page 27: download

27

+ 25% FSO dạng Turret trong được đóng mới, 75% FSO hoán cải ; + các FPSO được đóng mới là 5%, còn lại là hoán cải. Dạng sử dụng Turret trong cũ nhất là được lắp đặt từ năm 1993. - Ưu điểm: cho phép một lượng lớn riser, sử dụng được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ; dễ duy tu bảo dưỡng

- Nhược điểm : Giá thành xây dựng và bảo dưỡng cao, không thích ưng với các tàu khác, chiếm diện tích trong khoang chứa dầu, nhất là nếu bố trí ở giữa tàu.

+ Turret trong dạng thường xuyên (Hình 27) Dạng này được dùng nhiều nhất, đầu xoay swivel ở trong tàu được bảo vệ chống lại các điều kiện bên ngoài.

Hình 27. Turret trong dạng thường xuyên

+ Turret trong dạng tháo dời (Hình 23b, 28)

Hình 28. Turret trong dạng tháo dời

Page 28: download

28

Ít sử dụng, các thiết bị được bố trí trong vỏ tàu. Khi có bão, Turret được tháo dời ra khỏi tàu, đầu xoay vẫn ở lại tàu, các thiết bị hoàn toàn được bảo vệ. - Ưu điểm so với dạng neo trong thường xuyên là được thiết kế dùng cho các trường hợp bão.

f3/ So sánh Turret trong / ngoài:

- Với tàu dầu hoán cải, dạng Turret ngoài có ưu điểm hơn vì nó ít phải thay đổi kết cấu tàu. - Với FPSO: Turret trong được ưu tiên hơn (5/8 FPSO đóng mới là dạng Turret trong). - Việc sử dụng Turret trong thì lực được truyền tốt hơn ở trong vỏ tàu, cho phép dùng nhiều ống mềm riser hơn, hoặc trong điều kiện biển khắc nghiệt + khối lượng dây neo và riser lớn (lực lớn) thì Turret trong ưu thế hơn. - Turret trong dễ tiếp cận để bảo dưỡng, đầu xoay cũng được bảo vệ tốt hơn.

2.2.3. Kết luận về các hệ thống neo FSO/FPSO - Xu hướng hiện nay của các Công ty khai thác dầu khí là sử dụng dang neo Turret trong / ngoài. Đó là vì phạm vi áp dụng lớn về số lượng ống dẫn dầu riser, cũng như các điều kiện thời tiết đa dạng. - Tuy nhiên, khi các điều kiện thời tiết ôn hòa, theo 1 hướng thì dạng neo nhiều điểm Spread Mooring phù hợp và kinh tế hơn. - Mặt khác, sau một thời gian dài sử dụng, không thể phủ nhận dạng neo CALM với số lượng được dùng nhiều và có khả năng di chuyển sang mỏ khác. Với các kỹ thuật tiên tiến, các loại vật liệu mới dần thay thế xích neo (cáp hoặc dây polyester), trừ phần 2 đầu xích vẫn giữ nguyên vì lí do chịu ma sát. Sự thay thế này cho phép giảm trọng lượng dây neo => giảm lực tác dụng lên phao CALM => giảm chi phí lắp đặt ở vùng biển nước sâu. Vùng nước ứng dụng CALM là từ 60m - 1350m. - Sự phát triển của các hệ thống neo gắn liền với sự phát triển dây neo, cũng như thiết bị xoay swivel. Còn cần phải tối ưu hóa sự phân bố lực neo : hiện nay riser chỉ chịu 5% lực neo, còn phần còn lại là các dây neo chịu. - Sự phát triển của khả năng khai thác dầu : việc sử dụng FPSO phụ thuộc nhiều vào khả năng của thiết bị xoay swivel. Bảng số liệu dưới đây chỉ ra các khả năng khác nhau về chức năng sản xuất dầu đối với mỗi dạng neo, trong đó dạng Turret cho phép FPSO tăng tối đa khả năng khai thác dầu :

Hệ thống neo Khả năng khai thác dầu (bopd-số thùng dầu / ngày)

Hệ thống neo Khả năng khai thác dầu (bopd-số thùng dầu /ngày)

Turret trong 300 000 Jacket liên kết mềm 80 000

Turret ngoài 221 000 SALM liên kết tay 65 000

Page 29: download

29

đòn cứng

Neo nhiều điểm 116 000 neo động D.P. 35 000

Neo dạng cột 100 000 SALS 30 000

CALM liên kết cứng 85 000

3. Các vấn đề chủ yếu trong tính toán thiết kế hệ thống bể chứa nổi FPSO neo tại 1 điểm

> Tuân theo các tiêu chuẩn khai thác Để thỏa mãn các điều kiện khai thác đặc biệt (biển mở, vùng nước rất sâu, xa bờ, ...), cần phải thiết kế các dạng hệ thống neo giữ khác nhau, dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau sau đây :

• Neo cố định / Neo thường xuyên, cho phép tàu được quay quanh vị trí neo • Neo thường xuyên / tháo lắp được • Các trạng thái biển tại vùng khai thác • Độ sâu khai thác • Số lượng ống mềm dẫn dầu (riser) • Khả năng chứa đựng

4. Tác động của các yếu tố môi trường lên hệ thống FPSO 4.1. Khái niệm về tác động của các yếu tố môi trường

Page 30: download

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1.1] Allen Web, (2004), “ Marine Systems – the FPSO /FSO and Others ”, 43 p. [1.2] Barltrop N. et al., (2000), Specialist Committee V4, “Structural design of floating production systems”,

14th International Ship and Offshore structures Congress 2000, Vol.2, Nagasaki, Japan 12-6 October, pp. 159-187.

[1.3] Chemillier, François, (1997), “Monographie des systèmes d’amarrage et des supports de production flottants FPSO-FSO”, Rapport de fin d’études à l’Ecole Centrale Paris, réalisé à la Société TOTAL.

[1.4] DOT VIII (Deep Offshore Technology), (1995), “West of Shetlands FPSO or TLP?”, Pétrole Informations Septembre 1995.

[1.5] Dominic Harbinson, Steve Robertson (Douglas-Westwood Ltd.), Roger Knight (Infield Systems), (2003), “FPSOs lead strong growth in floating production sector", Offshore Magazine, August 2003.

[1.6] Doris Engineering (France), (1994), “Concrete Floating Production Storage Offloading (for N’KOSSA Barge in West Africa)”, Document 881, 15 p.

[1.7] Doris Engineering (France), (1995), “Concrete FPSO for North Atlantic Conditions”, Document 1042/95, 14 p.

[1.8] Joint Venture “Vietsovpetro” Research & Design Institute, (2000), “Environmental Design Criteria Extreme Conditions For the Bach Ho - Rong Fields – South-East Offshore Vietnam”, Report in VungTau, Vietnam, 39p.

[1.9] Joint Venture “Vietsovpetro” Research & Design Institute, “Documents des FSO (UBN) de Vietsovpetro : données, rapports de design, rapports des incidents, états actuels”, VSP, VungTau, Vietnam.

[1.10] Joint Venture “Vietsovpetro” Research & Design Institute, “Schéma d’exploitation du gisement du Bach-Ho (White tiger) et du Rong (Dragon) ”, VSP, VungTau, Vietnam.

[1.11] Kurt Albaugh, E. (BHP Billiton P., Inc.), Lewis Briers, Tillie Nutter,.. (Mustang Eng., Inc.), (2002), “2002 Offshore oil & gas Industry - Deepwater solutions for concept selection”, Poster on the Offshore Magazine.

[1.12] Maari, Roger, (1980), “Offshore Mooring Terminals”, SBM Inc. [1.13] Nguyen Xuan Nham (Petrovietnam), (2002), “Development orientation for oil & gas industry of Vietnam

in the 21st century”, Review Petrovietnam, Vol. 1-2002; pp. 8-11. [1.14] Offshore International, (1994), “Floating Production – The Future”; pp. 52 – 85. [1.15] Petrovietnam, (1998), “Map of petroleum operations on a part of the Vietnamese continental shelf”. [1.16] Pham Khac Hung et al. (ICOFFSHORE), (2003) “Rapport de l’estimation des incidents des structures

Offshore au Vietnam”, Projet 03-SP3- Projet national de recherche; Hanoi, 30p. [1.17] Pham Khac Hung, Bernard Andrier (France), Phan Y Thuan, et al. (ICOFFSHORE), (1997), “A Review

of recent development of offshore engineering in oil and gas industry and its application in Vietnam”. Proceedings of Conference on Vietnam oil & gas industry – 20 year development & prospects, Culture & Information Publishing House, Hanoi; pp. 492 – 534.

[1.18] Remery, G.F.M., (1979), “Design Procedure of Mooring Systems”, SBM, Frigbourg. [1.19] Richard Livingston, Tillie Nutter (Mustang Engineering, Inc.), (2003), “2003 Worldwide Survey of

Floating Production, Storage and Offloading (FPSO) Units”, Offshore Magazine, August 2003 (Poster). [1.20] Rigo Philippe (University of Liège), Matagne J., Caprace J-D, (2005), “Least Construction Cost of FSO

Offshore Structures and LNG Gas Carriers”, ISOPE’2005, Seoul, Korea. [1.21] SBM, (1979), “Design, Construction, Installation & Startup of an Integrated FPSO Facility”, Proposal to

Petrovietnam, PP 937/SB 784. [1.22] Steve Robertson, Georgle MacFarlan (Douglas-Westwood Ltd.), (2004), “FPSOs lead strong growth in

floating production sector”, Offshore Magazine. [1.23] Tillie Nutter (Mustang Engineering, Inc.), Preston McNeely (Aker Maritime, Inc.), (2000), “2000

Worldwide Survey of Floating Production, Storage and Offloading (FPSO) Units”, Offshore Magazine. [1.24] Tillie Nutter (Mustang Engineering, Inc.), Kurt Albaugh, E. (BHP Billiton P., Inc.), (2004), “2004

Worldwide Survey Floating Production, Storage and Offloading (FPSO) Units”, Offshore Magazine, (Poster).

Page 31: download

31

[1.25] Tillie Nutter (Mustang Engineering, Inc.), Kurt Albaugh, PE. (BHP Billiton P., Inc.), (2005),“2005 Worldwide Survey Floating Production, Storage and Offloading (FPSO) Units”, Offshore Magazine, (Poster).

[1.26] Tran Hung Nam (Vietsovpetro), (2004), “Some problems relating to the strength of FSO owned by Vietsovpetro”, Proceedings of Vietnam Register scientific conference, Hanoi – April 2004; pp. 277 – 282.

[1.27] Tran Van Van, Ngo Qui Tiem and Tran Cong Nghi (Vietnam Register), (2004), “Service life due to fatigue of FSO mooring systems installed in Vietnam sea”, Proceedings of Vietnam Register scientific conference, Hanoi - April 2004; pp. 38 – 43.

[1.28] Tran Ngoc Canh (Petrovietnam), (2002), “Orientation of Petrovietnam’s scientific research and technology development”, Review Petrovietnam, Vol. 4-2002; pp. 2-8