11
GIẢI PHẪU – SINH LÝ Mục tiêu môn học: Sau khi học xong học viên có khả năng: -Có kiến thức cơ bản về cấu tạo hình thể, chức năng sinh lý của từng cơ quan trong cơ thể con người -Vận dụng hiểu biết đó vào việc chăm sóc bệnh nhân Bài 1(2 tiết) Đại cương về giải phẫu - sinh lý I-SỰ SỐNG: Dù muôn vẻ nhưng vẫn mang một đặc tính chung là phản ứng với các yếu tố kích thích, khả năng vận động, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản ra thế hệ sau giống hệt chúng. Tuy nhiên với nhận thức chủ quan như vậy không thể lột tả hết muôn màu của tạo hóa A.Nguồn gốc của sự sống: Cho đến bây giờ vẫn còn là những giả thuyết, còn nhiều vấn đề chưa minh chứng được và đã có những tranh luận nẩy lửa giữa trường phái duy tâm và duy vật Một số tác giả cho rằng sự sống là vĩnh hằng trong vũ trụ và được gieo mầm vào trái đất dưới dạng các bào nang vi sinh vật qua bụi vũ trụ, các mảnh thiên thạch và các đám mây tinh tú… Một số giả thuyết khác lại cho rằng sự sống hình thành ngay trên trái đất trong một điều kiện đặc biệt thuận lợi trong đó có giả thuyết của nhà bác học Liên-Xô (cũ) A.I. Oparin và nhà bác học Anh J.Honden được nhiều người ủng hộ. Nghĩa là cách đây hơn 4,5 tỷ năm trên trái đất còn nhiều núi lửa hoạt động liên tục phun phún thạch và macma tràn mặt đất. Qua một thời kỳ diễn biến phức tạp triền miên xuất hiện ao, hồ đại dương

Giải phẫu

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Giải phẫu

GIẢI PHẪU – SINH LÝ

Mục tiêu môn học: Sau khi học xong học viên có khả năng:-Có kiến thức cơ bản về cấu tạo hình thể, chức năng sinh lý của từng cơ quan trong cơ thể con người-Vận dụng hiểu biết đó vào việc chăm sóc bệnh nhân

Bài 1(2 tiết)Đại cương về giải phẫu - sinh lý

I-SỰ SỐNG: Dù muôn vẻ nhưng vẫn mang một đặc tính chung là phản ứng với các yếu tố kích thích, khả năng vận động, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản ra thế hệ sau giống hệt chúng. Tuy nhiên với nhận thức chủ quan như vậy không thể lột tả hết muôn màu của tạo hóa

A.Nguồn gốc của sự sống: Cho đến bây giờ vẫn còn là những giả thuyết, còn nhiều vấn đề chưa minh chứng được và đã có những tranh luận nẩy lửa giữa trường phái duy tâm và duy vật

Một số tác giả cho rằng sự sống là vĩnh hằng trong vũ trụ và được gieo mầm vào trái đất dưới dạng các bào nang vi sinh vật qua bụi vũ trụ, các mảnh thiên thạch và các đám mây tinh tú…

Một số giả thuyết khác lại cho rằng sự sống hình thành ngay trên trái đất trong một điều kiện đặc biệt thuận lợi trong đó có giả thuyết của nhà bác học Liên-Xô (cũ) A.I. Oparin và nhà bác học Anh J.Honden được nhiều người ủng hộ.

Nghĩa là cách đây hơn 4,5 tỷ năm trên trái đất còn nhiều núi lửa hoạt động liên tục phun phún thạch và macma tràn mặt đất. Qua một thời kỳ diễn biến phức tạp triền miên xuất hiện ao, hồ đại dương nguyên thủy. Những nguyên tố cacbon hóa trị 4 kết hợp với các nguyên tố khác tạo nên các phân tữ nặng, với nhiều mắt xích dài có nhánh…rồi nối H của hơi nước tạo nên cacbuahydro. Trong khí quyển lúc ấy chỉ có các phân tử N2, H2, hơi nước và các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên CH4 (Metan) CH3(Amoniac)

Trái đất nguội dần mưa trút xuống thành những đại dương mênh mông chiếm gần hết bề mặt trai đất. Mưa tạnh ánh nắng mặt trời và các tia vũ trụ chiếu vào trái đất rất mạnh

Trong nước đại dương các hợp chất hữu cơ đơn giản hình thành. Những phân tử này lớn dần lên dài ra và liên kết với oxy trong nước tạo ra alcol, aldehyt, xeton, aid hữu cơ…dưới tác động của môi trường (ánh sáng,tia set,tia cực tím…) từ các hợp chất trên tiến hóa thành các acid amin đầu tiên, rồi chúng lại kết hợp với nhau tạo ra những giọt chất keo protit đơn giản đầu tiên. Cùng với thời gian và sự tiến hóa lần lượt cho ra các hợp chất ngày càng phức tạp trong đó có Coaxecva đó là mầm sống đầu tiên

Page 2: Giải phẫu

Coaxecva không lẫn lộn với môi trường xung quanh và có khả năng “ăn” những chất thêm những chất hòa tan trong nước,lớn lên và cấu tọa phức tap hơn. Một số nguyên tố Ca, Fe, P, Cu cũng xâm nhập vào Coaxecva tác động như chất xúc tác làm các phản ứng xảy ra nhanh hơn đó chính là mầm mống của chất men

Gần đây có những giả thuyết cho rằng trong giai đoạn bắt đầu của sự sống không trải qua những giai đoạn như đã mô tả ở trên mà sự tổng hợp ra ngay những cao phân tử AND (acid Desoxyribonucleic) một thành phần quan trọng trong acid nhân (acid nucleic). AND có khả năng tự phân chia,tự tái tổng hợp. Quá trình để có vật chất này phải kéo dài hàng tỷ năm.

Như vậy dù có nhiều giả thuyết, các tác giả đều thống nhất một quan điểm quá trình để hình thành sự sống rất dài. Trước khi sự sống xuất hiện phải hình thành chất sống có đủ khả năng bền vững, tái hiện, chuyển hóa và tạo cho được các chất men phức tạp có thể điều khiển mọi hoạt động của sự sống. đó cũng là đặc điểm của sự sống (sự tồn tại bằng phương thức phân chia tế bào)

B.Những đặc điểm của cơ thể sống1-Chuyển hóaTrong quá trình sống, sinh vật bắt buộc phải trao đổi chất với môi trường.

sự trao đổi chất thể hiện bằng hai quá trình tương phản:1.1.Đồng hóa

Cơ thể thu nhận từ môi trường những chất cần thiết như oxy, nước,chất dinh dưỡng để xây dựng và hoàn thiện cơ thể trong đó sự tổng hợp Protit là quan trọng

1.2.Dị hóaMọi hoạt động của cơ thể luôn cần năng lượng, sự chuyển hóa từ các chất

dự trữ trong cơ thể thành năng lượng là quá trình dị hóa. Quá trình dị hóa cần đến O2

Đồng hóa, dị hóa là hai quá trình trái ngược nhưng luôn đồng hành với nhau trong một cơ thể sống mà không thể thiếu một trong hai

Quá trình đồng hóa và dị hóa là những phản hóa học phức tạp, chuẩn xác tốc độ trong môi trường chuẩn. Các phản ứng này thực hiện được là nhờ các chất xúc tác sinh học

2-Sinh sảnLà một đặc tính của sinh vật sinh ra thế hệ con cháu giống hệt cha mẹ

chúng để phát triển giống loài. Khả năng này gọi là sự di truyềnCó hai cách sinh sản: cả haicách sinh sản đều trên cơ sở sinh học là sự

bảo tồn vật chất di truyền là AND

Page 3: Giải phẫu

Trong nhân mọi tế bào đều chứa 23 cặp nhiễm sắc (N). Riêng trong nhântế bào sinh dục chỉ chứa ½ nhiễm sắc thể. Những mật mã thông tin di truyền đều nằm trong nhiễm sắc thể

Hai cách sinh sản chỉ khác nhau về phương thức tiến hành2.1.Sinh sản hữu tính:Là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái hình thành một tế bào mới

với 46 nhiễm sắc thể2.2.Sinh sản vô tínhLà một bộ phận của cơ thể mẹ tách ra thành cơ thể con các tế bào này đều

giữ nguyên số nhiễm sắc thể NTuy nhiên di truyền không phải là vĩnh cửu mà vẫn bị tác nhân ngoại

cảnh tác động làm biến đổi đi. Di truyền và biến đổi là hai mặt của quá trình tiến hóa

3-Tính chịu kich thích Là khả năng của cơ thể sống đáp ứng với các kích thích từ nội môi hay

ngoại môiNguyên nhâ kích thích là những tác nhân cơ học, lý học, hóa họcKhi bị tác nhân gây kích thích, cơ thể sống sẽ phát sinh ra một trong hai

hiện tượng hoặc là hưng phấn, hoặc là ức chếHưng phấn và ức chế là hai quá trình trái ngược nhau nhưng không mâu

thuẫn với nhau. Chúng cùng thực hiện một chức năng làm cho cơ thể sống thích nghi với môi trường sống

Nội môi là môi trường trong cơ thể luôn tự điều chỉnh để giữmột hằng số sinh lý chuẩn

II-TẾ BÀOVào thế kỷ XVII với phát minh của Lovenhuc ra kính hiển vi người ta đã

quan sát được tế bào thực vậtĐầu thế kỷ XIX nhà bác học Tiệp Khắc cùng các cộng sự đã nghiên cứu

tế bào động vậtNăm 1839 nhà bác học người Đức T. Soan đã nêu ra luận thuyết cơ bản

về tế báoPhát hiện ra cấu tạo của tế bào là thành tựu khao học rất lớn mở đường

cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học y học sau nàyTế bào thường có kích thuocước rất nhỏ nhưng cấu trúc và thành phần

hóa học phong phú, đáp ứng những chức năng sinh lý phức tạpA-Cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào 1-Hình dạng tế bào: Tế bào động vật rất đa dạng hình dẹt, hình sao, hình

cầu, hình trụ…tế bào thực vật thường là hình khối chữ nhậtDù hình dạng ra sao nhưng đều có ba phần cơ bản là màng, nguyên sinh

chât và nhân

Page 4: Giải phẫu

2-Thành phần hóa học của tế bào Về mặt cấu tạo hóa học, tế bào cũng có protit, lipit, glucit, muối khoáng,

nước và các nguyên tố hiếm nhu S, P, Mg, Ca, Cu, Fe, Mn, Co…tất cả những thành phần này đều có vai trò và ví trong tế bào:

Protit xây dựng những cấu trúc cơ bảnLipit tham gia cấu tạo màng nhân và là nguồn năng lượng Glucit là nguồn năng lượng chính của tế bào, nó còn tham gia cấu tạo

men của tế bào……Một thành phần hóa học nữa trong tế bào là các men. Men có cấu tạo

protit đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa. Số lượng men rất nhiều và có vai trò riêng trong các phản ứng sinh hóa. Nhờ tác dung của men tốc độ phản ứng xảy ra nhanh khác thường ở nhiệt bình thường, theo một trình tự nghiêm ngặt.

Các acid nhân là thành phần cấu tạo quan trọng bậc nhất của tế bào. ADN chỉ có trong nhân tế bào còn ARN có cả trong bào tương. Acid nhân là cơ sở di tuyền của tế bào, giữ gìn mã thông tin di truyền. AND là chất duy nhất trngsinh vật có khả nang tái tổng hợp và tự phân chia. AND & ARN chỉ huy tổng hợp Protit của tế bào và như vậy chúng “giữ bản quyền về sự sống”

3-Các bộ phận của tế bào3.1.Nguyên sinh chất (Bào tương): là dịch keo trong suốt, chiếm khối

lượng lớn, gồm 80% nước, 20% protit, 1-3% các chất khác. Trong nguyên sinh chất chứa nhiều thành phần

a-Lưới nội nguyên sinh có vai trò chuyển hóa và tổng hợp protitb-Ribosom là những hạt ARN bám vào thành lưới nội nguyên sinhc-Hệ tiểu vật dài # 1,5µm chứa nhiều chất mend-Lưới Gongi là những không bào, túi dẹt có chức năng chế tiếte-Lysosom với chức năng tiêu diệt những vật lạ xâm nhập vào tế bàog-Bào tâm (trung thể) gôm 1 hay 2 hạt nhỏ nằm cạnh nhân tham gia vào

quá trình phân bào và hoạt động của tế bào3.2.Nhân tế bào: hình cầu hoặc bầu dục thường nằm ở trung tâm tế bào.

Nhân gôm 4 thành phần:-Nhất nhân: là các acid AND, ARN-Hạt nhân: là một khối các hạt ARN tham gia tổng hợp acid nhân -Màng nhân: thông với lưới nội nguyên sinh và cólỗ thủng thông với bào

tương để trao đổi chất với bào tương-Thể nhiễm sắc: cấu tạo bởi AND. Tế bào mỗi loài có một bộ nhiễm sắc

thể không thay đổi, nó lưu trữ mã thông tin di truyền của nòi giốngB-Sự phân chia tế bàoSinh sản là một chức năng cơ bản của sự sống. tế bào sinh sàn bằng hai

phương thức:

Page 5: Giải phẫu

1-Trực phân: là cách phân chia đơn giản từ một tế bào mẹ phân đôi thành hai tế bào con

2-Gián phân: là cách phân chia hay gặp, gồm 4 thời kỳ-Tiền kỳ: NST hiện hình chữ V haychữ U, Bào tâm chia đôi, hai trung thể

rời xa nhau ra hai phía tế bào-Biến kỳ: Phân chia NST theo chiêu dọc thành hai nhiễm sắc thể con-Hậu kỳ: Hai nhóm nhiễm sắc thể con tiến về hai cực tế bào vây quanh

hai bào tâm con, tế bào thắt lại-Chung kỳ:Hai nhân con hình thành ở hai cực, tế bào cắt thành hai số

lượng NST không thay đổi hay còn gọi là gián phân nguyên số. riêng tế bào sinh dục phân chia theo quy trình giảm nhiễm

III-MÔCơ thể sinh vật được tạo thành bằng nhiều loại môMô có cấu tạo đặc biệt bằng hệ thống tế bào và các chất gian bàoDựa vào cấu tạo và chức năng người ta phân ra nhiều loạiA .Biểu mô-Được cấu tạo chủ yếu là tế bào xếp sát nhau-Được chia thành hai loại:1.Biểu mô phủ: Phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các xoang, các hốc tự

nhiên. Nó có thể là một lớp hay nhiều lớp tế bào, hình dạng khác nhau(hình dẹt, hkối vuông, hình trụ)

a-Biểu mô lát đơn (BM màng) phủ lên các tạng trong cơ thểb-Biểu mô lát tầng tùy vị trí mà người ta gọi là biểu bì hay niêm mạc. nó

có chức năng bảo vệ, bài tiết, điều hòa thân nhiệt..c-Biểu mô lát vuông đơn như BM ống thậnd-Biểu mô lát vuông tầng như BM tuyến mồ hôi và các tuyến ngoại tiêt

kháce-Biểu mô trụ cũng có loại đơn, lót dạ dày ruột, loại tầng lót khí phế quản2-Biểu mô tuyến: với chức năng chế tiết và bài xuất, theo cách bài tiết

người ta chia thành hai loại tuyếna-Tuyến ngoại tiết: có phần chế tiết và ống bài xuất, căn cứ vào hình thể

lại phân ra 2 loại:-Tuyến ống: phần chế tiết hình ống lát bằng lớp BM vuông hay trụ (tuyến

mồ hôi, tuyến niêm mạc dạ dày, ruột…)-Tuyến túi: phần chế tiết phình ra, lát bằng BM vuông như tuyến nước

bọt,tuyến tụy ngoại tiếtb-Tuyến nội tiết: không có ống bài tiết, chất tiết ngấm thẳng vào máu-Tuyến tản mát: từng tế bào hay nhóm tế bào tuyến nằm xen kẽ trong mô

liên kết như tuyến kẽ tinh hoàn

Page 6: Giải phẫu

-Tuyến lưới: xen kẽ với lưới mao mạch như tuyến thượng thận, tuyến yên thùy trước, tuyến tụy nội tiết

-Tuyến túi: như tuyến giáp trạng các túi tuyến xen kẽ mao mạchB-Mô liên kết Hình thành bởi tế bào và các chất gian bào. Đặc điểm của nó là các tế bào

đứng rải rác trong gian bào. Chất gian bào gồm các sợi cơ và chất căn bảnMô liên kết có chức năng:-Dinh dưỡng-Đệm-Bảo vệ1-Mô liên kết chính thức: có chất căn bản là chất tạo keo, phổ biến trong

cơ thể, đi kèm mạch máu, đệm giữa các cơ quan, lớp tổ chức dưới da…1.1.Cấu tạo:a-Tế bào liên kết:-Đại thực bào-Tế bào sợi có hình sao hay hình thoi, nó sinh ra chất colagen và có vai

trò hàn gắn vết thương-Tế bào lympho hình tròn nhân to có vai tròmiễn dịchb-Chất căn bản gồm chất tạo keo và chất trunlàm mềm mại tổ chức liên

kết, đàn hồi tốt, xốp giúp chất dinh dưỡng dễ ngấm qua1.2.Phân loại:a-Mô liên kết thưa: tế bào và sợi thưa thớt có tác dụng đệm và dinh

dưỡng trong đó có mô mỡ, mô lướib-Mô liên kết màng có đủ các loại tế bào tọa thành màng bọc các cơ quanc-Mô liên kết có hướng ít tế bào nhưng nhiều sợi xếp theo một hướng tạo

thành dây chằng, gân2-Mô sụnLà mô liên kết nhưng chất căn bản nhiễm chất sinh sụn (cactilagein)Có chức năng chống đỡ cơ học và chịu lựcCó 3 loại sụn:a-Sụn trong: có ở đầu các xương khớp, gồm nhiều sợi tạo keo, tế bào sợi

hình tròn,trong các ô sụn hình bầu dụcb-Sụn trun:có ở vành tai, sống mũi, nắp thanh quản, trong chất căn bản là

nhiều sợi trun dày đặc nên tính đàn hồi caoc-Sụn xơ có ở các đĩa liên đốt sống, các nơi gân bám vào cơ. Loại sụn

này có ít chất căn bản, rất nhiều bó sợi tạo keo xếp song song3-Mô xươngMô liên kết chứa nhiều tế bào xương, chất cơ bản có nhiễm chất oxein,

và nhiều muối calci, chức năng như mô sụn3.1.Cấu tạo:

Page 7: Giải phẫu

a-Chất căn bản là các chất hữu cơ, trong đó chất tạo keo và chất oxein hòa lẫn với nhiều loại muối calci. Muối calci chiếm 2/3 trọng lượng xương,giữa các lớp xương có những ống Have bên trong có mạch máu, các ống Have được thông với nhau

b-Tế bào xương nằm trong các ổ xương, có những nhánh nhỏ nối với nhau qua những ống nhỏ của ổ xương

c-Tủy xương là tổ chức liên kết mềm nằm trong ống tủy, có nhiệm vụ tạo xương và tạo huyết

4-Mô cơTạo thành bởi những tế bào (TB) cơ có chức năng co rútCó ba loại cơa-Cơ trơn thường có ở thành các tạng rỗng, thành mạch, mỗi sợi cơ là

một TB, hình thoi. Cơ trơn co rút chậm theo chu kỳ…b-Cơ vân là những cơ bám xương, mỗi sợi cơ là một TB, hình lăng trụ,

dài đến 12cm, có thể nhiều nhân. Cơ vân có cấu tạo phức tạp, trong bào tương có những sợi tơ cơ, trong tơ cơ lại có xơ cơ

Có hai loại xơ cơ: xơ actin và xơ myozin nằm xen kẽ và trượt lên nhau khi co rút

Cơ vân co nhanh, mạnh, cần nhiều năng lượng và theo ý muốnc-Cơ tim: TB hình lăng trụ dài có nhiều nhân, đan vào nhau thành mạng

lưới, co rút theo chu kỳ do sự điều khiển của hệ thần kinh tim5-Mô thần kinhMô thần kinh có hai loại Noron và thần kinh đệmTế bào thần kinh có 2 phần là thân(Noron) và đuôi. Đuôi có 2 loại, sợi

trục dẫn luồng thần kinh ra ngoài, đuôi gai ngắn dẫn luồng thần kinh vào Noron

Thần kinh đệm: có chức năng bào vệ và dinh dưỡng. TB có nhiều hình dạng bao bọc các não thất và ống tủy sống, TB soan bọc sợi trục thần kinh.

Bs Nguyễn Giang Hồng