13

Giao thừa - Classbook

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giao thừa - Classbook
Page 2: Giao thừa - Classbook

    

{[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]}

Đăng kí kế hoạch xuất bản số: 3759-2015/CXBIPH/436-216/KĐ cấp ngày 03/12/2015Quyết định xuất bản số: 436e/QĐKĐ Kí ngày 18/12/2015

Nộp lưu chiểu tháng 12/2015Mã số ISBN: 978-604-2-06655-6

Giao thừakhông đến muộn

NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG55 Quang Trung, Q. hai Bà Trưng, hà Nội

ĐT: (04) 3 943 4730 - 3 942 8632 - Fax: (04) 3 822 9085Website: www.nxbkimdong.com.vn - Email: [email protected]

CHI NHÁNH NXB KIM ĐỒNG TẠI MIỀN TRUNG102 Ông Ích Khiêm, TP. Đà Nẵng

ĐT: (0511) 3 812 335 - Fax: (0511) 3 812 334Email: [email protected]

CHI NHÁNH NXB KIM ĐỒNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH248 Cống Quỳnh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 39251001 - (08) 39250987 Fax: (08) 39251002Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bản - Giám đốc: PhẠm QuaNG ViNh Chịu trách nhiệm bản thảo - Phó Giám đốc: VŨ THỊ QUỲNH LIÊN

Biên tập: NGuYỄN hườNG lýTrình bày: NGuYỄN Kim ĐiỆP

Chế bản: NGuYỄN ThaNh SơNSửa bài: Vũ Thị ThúY

Page 3: Giao thừa - Classbook

Nhà xuất bản Kim Đồng

Giao thừakhông

đến muộn

Page 4: Giao thừa - Classbook

3

Vẽ bìa và minh họa: hoài Nam

Trình bày bìa: Vũ xuâN hoàN

Thay lời nói đầu

Tâm hồn Trong Trẻo

của chàng kĩ sư

Đôi khi tôi và những người bạn cùng lứa vẫn ngồi ôn lại kỉ niệm thời thơ ấu. Đứa này nói: “Ngày xưa sao mà thèm ăn phở đến thế, chỉ mong bị ốm để được bố mẹ mua phở cho ăn”, thì đứa khác phụ họa ngay: “Ờ, cái đứa không ốm thì ngồi chầu hẫu bên cạnh để chờ đứa ốm nhường cho ít nước phở mà chan cơm!”. Lại đứa nữa xuýt xoa: “Suýt! Thấy sao mà ngon thế không biết!” và cả bọn nuốt nước miếng, mơ màng hoài niệm. Tưởng chỉ là chuyện của mấy đứa tôi, ai dè khi đọc truyện ngắn Thuốc tiên của Nguyễn Ngọc Hoài Nam, tôi mới thấy hóa ra đó là câu chuyện của cả một thế hệ, của cả một thời kì kinh tế nghèo khó ở nước mình. Và tôi gần như bị cuốn vào câu chuyện đó. Tới mức, phải thú thật, tôi, cũng giống một số người miền Bắc khác, vốn đã yêu cái vị ngọt thanh của phở thì rất khó thích những món ăn tương tự của các vùng khác như hủ tíu, mì Quảng…, nhưng sau khi cảm nhận được nỗi thèm khát của thằng Ba trong truyện, tôi

Giao thừa không đến muộn © Nguyễn Ngọc hoài Nam, 2014

xuất bản theo hợp đồng Sáng tác và chuyển nhượng bản quyềngiữa Tác giả và Nhà xuất bản Kim Đồng, 2014.

Bản quyền hình ảnh bìa, minh họa thuộc về Nhà xuất bản Kim Đồng.

Page 5: Giao thừa - Classbook

    

{[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]}

3

Vẽ bìa và minh họa: hoài Nam

Trình bày bìa: Vũ xuâN hoàN

Thay lời nói đầu

Tâm hồn Trong Trẻo

của chàng kĩ sư

Đôi khi tôi và những người bạn cùng lứa vẫn ngồi ôn lại kỉ niệm thời thơ ấu. Đứa này nói: “Ngày xưa sao mà thèm ăn phở đến thế, chỉ mong bị ốm để được bố mẹ mua phở cho ăn”, thì đứa khác phụ họa ngay: “Ờ, cái đứa không ốm thì ngồi chầu hẫu bên cạnh để chờ đứa ốm nhường cho ít nước phở mà chan cơm!”. Lại đứa nữa xuýt xoa: “Suýt! Thấy sao mà ngon thế không biết!” và cả bọn nuốt nước miếng, mơ màng hoài niệm. Tưởng chỉ là chuyện của mấy đứa tôi, ai dè khi đọc truyện ngắn Thuốc tiên của Nguyễn Ngọc Hoài Nam, tôi mới thấy hóa ra đó là câu chuyện của cả một thế hệ, của cả một thời kì kinh tế nghèo khó ở nước mình. Và tôi gần như bị cuốn vào câu chuyện đó. Tới mức, phải thú thật, tôi, cũng giống một số người miền Bắc khác, vốn đã yêu cái vị ngọt thanh của phở thì rất khó thích những món ăn tương tự của các vùng khác như hủ tíu, mì Quảng…, nhưng sau khi cảm nhận được nỗi thèm khát của thằng Ba trong truyện, tôi

Giao thừa không đến muộn © Nguyễn Ngọc hoài Nam, 2014

xuất bản theo hợp đồng Sáng tác và chuyển nhượng bản quyềngiữa Tác giả và Nhà xuất bản Kim Đồng, 2014.

Bản quyền hình ảnh bìa, minh họa thuộc về Nhà xuất bản Kim Đồng.

Page 6: Giao thừa - Classbook

54

tự dưng cũng thấy thèm hủ tíu quá, nghĩ mình có thể ăn hết hai tô một lúc.

Truyện ngắn đầu tiên tôi đọc của Hoài Nam là Con ma da sau vườn. Và giống như cái cảm tình từ lần đầu tiên gặp mặt, tôi đã bị anh chinh phục bởi cảm giác bình yên và tin tưởng đến lạ lùng. Đã lâu lắm tôi mới có cái cảm giác đó, trong cái bộn bề và đôi khi bất an của cuộc sống gian nan này. Khi đó, tôi, một người trưởng thành, vô cùng xúc động và thấy hoàn toàn tin tưởng vào sự che chở của cậu bé tám tuổi trong câu chuyện. Cảm giác này tăng dần lên khi tôi đọc những truyện ngắn tiếp theo của anh như Cú đấm thôi sơn, Chiếc xe đất nung, Học bơi, Giao thừa không đến muộn… Thấy rằng, tác giả, cho dù hóa thân là nhân vật anh trai, nhân vật em trai, hay nhân vật bố… thì vẫn luôn toát lên đức tính hết lòng yêu thương bảo bọc, sẵn sàng hi sinh của mình.

Con ma da sau vườn là truyện ngắn Nguyễn Ngọc Hoài Nam gửi đến tham dự cuộc vận động sáng tác Vượt qua sợ hãi (2012-2013) do Hội Nhà văn Đan Mạch - Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức. Cũng kể về nỗi sợ ma, nỗi sợ thường nhật của bao đứa trẻ, giống rất nhiều tác giả khác, nhưng truyện ngắn của anh được Ban giám khảo đánh giá cao nhất. Ngoài những ưu điểm bố cục chặt chẽ, diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, văn phong trong sáng, giản dị… thì điểm xuất sắc của truyện ngắn này là cách cài đặt khéo léo của sự chuyển giao, sự trưởng thành, sự kết nối giữa hai thế hệ cha - con từ một câu thoại “Có ngon thì hù dọa tao nè!”. Cách cậu bé tám tuổi lặp lại câu nói của người cha ở đoạn kết đã nâng tầm câu chuyện, đã truyền lửa, truyền can đảm từ thế hệ

này sang thế hệ khác, thể hiện sự lớn lên và trưởng thành của nhân vật.

Hoài Nam hiện là giám đốc một công ty tư vấn xây dựng, từng nhận một số giải thưởng về chuyên ngành kĩ thuật và nghiên cứu khoa học, nhưng anh lại vô cùng yêu sách văn học. Anh còn nói đùa việc đam mê và sưu tầm sách mới là nghề tay phải của anh. Và cũng vì tình yêu đó anh đã viết văn.

Có lẽ vậy mà, cũng như những công trình đẹp đẽ và vững chãi anh từng xây, những câu chuyện của anh luôn có một kết cấu chặt chẽ, lớp lang rõ ràng, thắt mở nút hấp dẫn và cái kết gây bất ngờ cho người đọc. Cách tư duy của cậu học trò chuyên toán ngày xưa đã giúp anh xây dựng những tình tiết vừa đủ cho câu chuyện, chữ nghĩa không lan man thừa thãi…

Tôi thích cách anh đưa những vấn đề của xã hội vào trong câu chuyện một cách nhẹ nhàng tinh tế. Cái cách kể chuyện tự nhiên như không ấy. Cái cách không nói mà người đọc vẫn hiểu ấy. Như trong Con ma da sau vườn, chỉ vì muốn con không gặp nguy hiểm mà người cha kể chuyện ma cho con nghe. Mặc dù tác giả không một câu phê phán hay trách móc về cách hành xử đó, nhưng người đọc vẫn tự nhủ: “Người lớn ơi, đừng bao giờ dọa ma con trẻ nhé!”. Hay trong truyện Nó không chịu, cũng chỉ vì mối thân giao với gia đình mà thầy hiệu trưởng đã dành sự ưu ái hơn cho Đông, không phạt như các bạn cùng phạm lỗi khác, nhưng đã vô tình làm cho em bị tổn thương lòng tự trọng. Giọng anh

Page 7: Giao thừa - Classbook

54

tự dưng cũng thấy thèm hủ tíu quá, nghĩ mình có thể ăn hết hai tô một lúc.

Truyện ngắn đầu tiên tôi đọc của Hoài Nam là Con ma da sau vườn. Và giống như cái cảm tình từ lần đầu tiên gặp mặt, tôi đã bị anh chinh phục bởi cảm giác bình yên và tin tưởng đến lạ lùng. Đã lâu lắm tôi mới có cái cảm giác đó, trong cái bộn bề và đôi khi bất an của cuộc sống gian nan này. Khi đó, tôi, một người trưởng thành, vô cùng xúc động và thấy hoàn toàn tin tưởng vào sự che chở của cậu bé tám tuổi trong câu chuyện. Cảm giác này tăng dần lên khi tôi đọc những truyện ngắn tiếp theo của anh như Cú đấm thôi sơn, Chiếc xe đất nung, Học bơi, Giao thừa không đến muộn… Thấy rằng, tác giả, cho dù hóa thân là nhân vật anh trai, nhân vật em trai, hay nhân vật bố… thì vẫn luôn toát lên đức tính hết lòng yêu thương bảo bọc, sẵn sàng hi sinh của mình.

Con ma da sau vườn là truyện ngắn Nguyễn Ngọc Hoài Nam gửi đến tham dự cuộc vận động sáng tác Vượt qua sợ hãi (2012-2013) do Hội Nhà văn Đan Mạch - Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức. Cũng kể về nỗi sợ ma, nỗi sợ thường nhật của bao đứa trẻ, giống rất nhiều tác giả khác, nhưng truyện ngắn của anh được Ban giám khảo đánh giá cao nhất. Ngoài những ưu điểm bố cục chặt chẽ, diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, văn phong trong sáng, giản dị… thì điểm xuất sắc của truyện ngắn này là cách cài đặt khéo léo của sự chuyển giao, sự trưởng thành, sự kết nối giữa hai thế hệ cha - con từ một câu thoại “Có ngon thì hù dọa tao nè!”. Cách cậu bé tám tuổi lặp lại câu nói của người cha ở đoạn kết đã nâng tầm câu chuyện, đã truyền lửa, truyền can đảm từ thế hệ

này sang thế hệ khác, thể hiện sự lớn lên và trưởng thành của nhân vật.

Hoài Nam hiện là giám đốc một công ty tư vấn xây dựng, từng nhận một số giải thưởng về chuyên ngành kĩ thuật và nghiên cứu khoa học, nhưng anh lại vô cùng yêu sách văn học. Anh còn nói đùa việc đam mê và sưu tầm sách mới là nghề tay phải của anh. Và cũng vì tình yêu đó anh đã viết văn.

Có lẽ vậy mà, cũng như những công trình đẹp đẽ và vững chãi anh từng xây, những câu chuyện của anh luôn có một kết cấu chặt chẽ, lớp lang rõ ràng, thắt mở nút hấp dẫn và cái kết gây bất ngờ cho người đọc. Cách tư duy của cậu học trò chuyên toán ngày xưa đã giúp anh xây dựng những tình tiết vừa đủ cho câu chuyện, chữ nghĩa không lan man thừa thãi…

Tôi thích cách anh đưa những vấn đề của xã hội vào trong câu chuyện một cách nhẹ nhàng tinh tế. Cái cách kể chuyện tự nhiên như không ấy. Cái cách không nói mà người đọc vẫn hiểu ấy. Như trong Con ma da sau vườn, chỉ vì muốn con không gặp nguy hiểm mà người cha kể chuyện ma cho con nghe. Mặc dù tác giả không một câu phê phán hay trách móc về cách hành xử đó, nhưng người đọc vẫn tự nhủ: “Người lớn ơi, đừng bao giờ dọa ma con trẻ nhé!”. Hay trong truyện Nó không chịu, cũng chỉ vì mối thân giao với gia đình mà thầy hiệu trưởng đã dành sự ưu ái hơn cho Đông, không phạt như các bạn cùng phạm lỗi khác, nhưng đã vô tình làm cho em bị tổn thương lòng tự trọng. Giọng anh

Page 8: Giao thừa - Classbook

76

như kể chuyện vui về một cậu bé ngồ ngộ. Mà tôi thiết nghĩ, nhân cách của cậu bé dạy ta bao điều!

Khác với cái vẻ ngoài của người đàn ông to lớn, từng trải, dạn dày sương gió… trong anh là một miền thơ ấu trong trẻo, một tâm hồn lãng mạn, những tình cảm thánh thiện. Có lẽ vì vậy mà anh luôn đem lại sự xúc động sâu sắc tới người đọc. Và tôi, khi đọc đi đọc lại tập truyện này, vẫn lặng đi vì tiếng quát dũng cảm của cậu bé Xịt: “Mày có ngon thì hù dọa tao nè. Để em tao yên!”

Ngày 1.6.2014

người biên tập

Thuốc tiên

Nằm bệnh, nhớ ngày xưa…

Đã hai ngày nay, thằng Ba bị ốm nằm bẹp dí. Cái tội trưa hôm kia tan học không về nhà, theo đám bạn chơi đá banh ngoài ruộng giữa trời lúc nắng lúc mưa. Chơi xong về nhà lại không để

ráo mồ hôi mà còn xối nước tắm ào ào. Con Tư đã nhắc đi nhắc lại mẹ dặn ở ngoài nắng về hay người nhiều mồ hôi là không được tắm. Vậy mà nó không nghe, còn la con Tư sao lải nhải hoài vậy. Đến tối nó thấy ngây ngây trong người, mặt bừng bừng, miệng đăng đắng. Sáng hôm qua vừa thức dậy trán nóng hôi hổi, toàn thân nhức mỏi rã rời. Nó mới tin là đã bị ốm thiệt.

Suốt cả ngày nằm co quắp, mệt lả, rên hừ hừ, nhưng quái lạ là nó không ủ rũ, mà bụng cứ khấp khởi chờ đợi. Con Tư và thằng Năm thấy anh bệnh, thương anh nên không buồn ra ngoài sân chơi, ngồi bên cạnh anh suốt,

Page 9: Giao thừa - Classbook

76

như kể chuyện vui về một cậu bé ngồ ngộ. Mà tôi thiết nghĩ, nhân cách của cậu bé dạy ta bao điều!

Khác với cái vẻ ngoài của người đàn ông to lớn, từng trải, dạn dày sương gió… trong anh là một miền thơ ấu trong trẻo, một tâm hồn lãng mạn, những tình cảm thánh thiện. Có lẽ vì vậy mà anh luôn đem lại sự xúc động sâu sắc tới người đọc. Và tôi, khi đọc đi đọc lại tập truyện này, vẫn lặng đi vì tiếng quát dũng cảm của cậu bé Xịt: “Mày có ngon thì hù dọa tao nè. Để em tao yên!”

Ngày 1.6.2014

người biên tập

Thuốc tiên

Nằm bệnh, nhớ ngày xưa…

Đã hai ngày nay, thằng Ba bị ốm nằm bẹp dí. Cái tội trưa hôm kia tan học không về nhà, theo đám bạn chơi đá banh ngoài ruộng giữa trời lúc nắng lúc mưa. Chơi xong về nhà lại không để

ráo mồ hôi mà còn xối nước tắm ào ào. Con Tư đã nhắc đi nhắc lại mẹ dặn ở ngoài nắng về hay người nhiều mồ hôi là không được tắm. Vậy mà nó không nghe, còn la con Tư sao lải nhải hoài vậy. Đến tối nó thấy ngây ngây trong người, mặt bừng bừng, miệng đăng đắng. Sáng hôm qua vừa thức dậy trán nóng hôi hổi, toàn thân nhức mỏi rã rời. Nó mới tin là đã bị ốm thiệt.

Suốt cả ngày nằm co quắp, mệt lả, rên hừ hừ, nhưng quái lạ là nó không ủ rũ, mà bụng cứ khấp khởi chờ đợi. Con Tư và thằng Năm thấy anh bệnh, thương anh nên không buồn ra ngoài sân chơi, ngồi bên cạnh anh suốt,

Page 10: Giao thừa - Classbook

98

nhưng cũng chộn rộn thì thào vào tai nhau: “Anh Ba bị ốm rồi. Đã quá ha”.

Ốm. Nhưng đã quá ha. Vì hiếm khi được ốm. Mà mỗi lần ốm là được nghỉ học. Được nằm một chỗ không làm việc nhà. Được bố mẹ và cả nhà ưu ái, chăm sóc, vỗ về từng chút một.

Nhưng đó chưa phải là điều mà thằng Ba khấp khởi chờ đợi nhất.

Nó chờ đợi cái khác.

Không chỉ nó, thằng bị ốm chờ đợi, mà cả lũ em không hề bị ốm của nó cũng chờ đợi theo.

*

* *

Tối nay trời nhá nhem mẹ mới đi bán ở chợ huyện về. Mẹ đã vất vả quanh ngày, giờ nó ốm mẹ càng vất vả hơn. Ngày hai lượt đi về, vừa bán hàng ở chợ vừa chăm sóc con, vừa nấu nướng, dọn nhà.

Thấy thằng Ba vẫn sốt cao, mẹ lấy khăn chườm nước khắp người như hổm rày. Tay mẹ làm mà miệng chép xót xa. Thằng Ba nhìn mẹ lo lắng cho mình, lòng dậy yêu thương ấm áp. Nhưng như để tăng thêm lo lắng cho mẹ, nó cứ bật tiếng rên ư ử mỗi lần mẹ cầm cái khăn vừa nhúng nước lạnh chạm vào người nó, làm mẹ líu ríu chân tay hơn.

Cũng như chiều hôm qua, con Tư thấy mẹ lo cho anh nên tự ý thức làm chị, dắt thằng Năm lệt phệt ra sau nhà xối nước trong lu kì cọ cho em. Hai đứa vừa tắm vừa ngóng lên nhà trên.

Ngóng cái món tiếp theo trong “đơn thuốc điều trị” của mẹ dành cho anh.

Thấy chừng đã bớt sốt, mẹ đắp luôn cái khăn trên trán thằng Ba, nhìn nó âu yếm:

- Tối nay con ăn cơm nổi không?

Nó khẽ lắc đầu.

- Vậy mẹ nấu cháo cho con ăn rồi uống thuốc nhé?

Thằng Ba im lặng không gật mà cũng không lắc. Qua nay nó đã húp tới bốn tô cháo trắng ăn với đường cát rồi. Gật không nổi mà lắc thì sợ mẹ buồn.

Page 11: Giao thừa - Classbook

98

nhưng cũng chộn rộn thì thào vào tai nhau: “Anh Ba bị ốm rồi. Đã quá ha”.

Ốm. Nhưng đã quá ha. Vì hiếm khi được ốm. Mà mỗi lần ốm là được nghỉ học. Được nằm một chỗ không làm việc nhà. Được bố mẹ và cả nhà ưu ái, chăm sóc, vỗ về từng chút một.

Nhưng đó chưa phải là điều mà thằng Ba khấp khởi chờ đợi nhất.

Nó chờ đợi cái khác.

Không chỉ nó, thằng bị ốm chờ đợi, mà cả lũ em không hề bị ốm của nó cũng chờ đợi theo.

*

* *

Tối nay trời nhá nhem mẹ mới đi bán ở chợ huyện về. Mẹ đã vất vả quanh ngày, giờ nó ốm mẹ càng vất vả hơn. Ngày hai lượt đi về, vừa bán hàng ở chợ vừa chăm sóc con, vừa nấu nướng, dọn nhà.

Thấy thằng Ba vẫn sốt cao, mẹ lấy khăn chườm nước khắp người như hổm rày. Tay mẹ làm mà miệng chép xót xa. Thằng Ba nhìn mẹ lo lắng cho mình, lòng dậy yêu thương ấm áp. Nhưng như để tăng thêm lo lắng cho mẹ, nó cứ bật tiếng rên ư ử mỗi lần mẹ cầm cái khăn vừa nhúng nước lạnh chạm vào người nó, làm mẹ líu ríu chân tay hơn.

Cũng như chiều hôm qua, con Tư thấy mẹ lo cho anh nên tự ý thức làm chị, dắt thằng Năm lệt phệt ra sau nhà xối nước trong lu kì cọ cho em. Hai đứa vừa tắm vừa ngóng lên nhà trên.

Ngóng cái món tiếp theo trong “đơn thuốc điều trị” của mẹ dành cho anh.

Thấy chừng đã bớt sốt, mẹ đắp luôn cái khăn trên trán thằng Ba, nhìn nó âu yếm:

- Tối nay con ăn cơm nổi không?

Nó khẽ lắc đầu.

- Vậy mẹ nấu cháo cho con ăn rồi uống thuốc nhé?

Thằng Ba im lặng không gật mà cũng không lắc. Qua nay nó đã húp tới bốn tô cháo trắng ăn với đường cát rồi. Gật không nổi mà lắc thì sợ mẹ buồn.

Page 12: Giao thừa - Classbook

1110

Gọi là bốn tô cho tròn trịa, chứ mỗi lần ăn lại giảm dần đi. Lúc đầu một tô. Rồi hai phần ba tô. Rồi nửa tô. Mới vừa trưa nay thôi cũng cháo. Nó phải gồng mình húp từng muỗng nóng hổi, cháo đi đến đâu là biết đến đó. Húp trôi được muỗng nào nó lại nín hơi thở phì phò nặng nhọc một lúc trước khi húp muỗng kế tiếp. Mồ hôi túa ra, ngực tưng tức, tay chân run run. Được đâu vài muỗng nó không húp nổi nữa, nằm vật xuống rên ư ử.

Giờ mà húp cháo tiếp chắc chết quá, nó nghĩ vậy.

Khác hẳn trưa hôm qua, ngay khi mẹ hỏi vậy nó gật đầu ngay. Và mẹ cũng biết chắc nó sẽ gật đầu ngay. Chắc chắn gật. Cái món đầu tiên trong “đơn thuốc điều trị” này anh em nó đã quen thuộc đến nằm lòng. Ngay cả con Tư thấy mẹ nói chuyện với anh, lõm bõm tiếng được tiếng mất đã biết mẹ hỏi gì, liền thì thào ngay vào tai thằng Năm: “Ăn cháo rồi kìa”.

Thấy nó im lặng, mẹ hỏi tiếp:

- Hay mẹ pha sữa cho con uống và chấm bánh mì được không?

Thằng Ba định im lặng tiếp, nhưng biết giờ cũng không còn món nào ngon lành hơn, đành dạ thật khẽ.

Chẳng kém gì cháo, hai ngày nay nó cũng cố gắng hết sức với ba li sữa bò nóng chấm bánh mì, mà lần nào cũng thừa mứa gần nửa li. Dù là con nhà nghèo, nhưng từ nhỏ nó bị dị ứng với sữa bò. Nó rất sợ cái vị béo ngậy của sữa xộc lên mũi, ứ nghẹn ở cổ, óc ách dưới bụng. Không nuốt nổi cháo, nó đành uống sữa. Nó không có sự lựa chọn đòi hỏi

Page 13: Giao thừa - Classbook

    

{[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]}

1110

Gọi là bốn tô cho tròn trịa, chứ mỗi lần ăn lại giảm dần đi. Lúc đầu một tô. Rồi hai phần ba tô. Rồi nửa tô. Mới vừa trưa nay thôi cũng cháo. Nó phải gồng mình húp từng muỗng nóng hổi, cháo đi đến đâu là biết đến đó. Húp trôi được muỗng nào nó lại nín hơi thở phì phò nặng nhọc một lúc trước khi húp muỗng kế tiếp. Mồ hôi túa ra, ngực tưng tức, tay chân run run. Được đâu vài muỗng nó không húp nổi nữa, nằm vật xuống rên ư ử.

Giờ mà húp cháo tiếp chắc chết quá, nó nghĩ vậy.

Khác hẳn trưa hôm qua, ngay khi mẹ hỏi vậy nó gật đầu ngay. Và mẹ cũng biết chắc nó sẽ gật đầu ngay. Chắc chắn gật. Cái món đầu tiên trong “đơn thuốc điều trị” này anh em nó đã quen thuộc đến nằm lòng. Ngay cả con Tư thấy mẹ nói chuyện với anh, lõm bõm tiếng được tiếng mất đã biết mẹ hỏi gì, liền thì thào ngay vào tai thằng Năm: “Ăn cháo rồi kìa”.

Thấy nó im lặng, mẹ hỏi tiếp:

- Hay mẹ pha sữa cho con uống và chấm bánh mì được không?

Thằng Ba định im lặng tiếp, nhưng biết giờ cũng không còn món nào ngon lành hơn, đành dạ thật khẽ.

Chẳng kém gì cháo, hai ngày nay nó cũng cố gắng hết sức với ba li sữa bò nóng chấm bánh mì, mà lần nào cũng thừa mứa gần nửa li. Dù là con nhà nghèo, nhưng từ nhỏ nó bị dị ứng với sữa bò. Nó rất sợ cái vị béo ngậy của sữa xộc lên mũi, ứ nghẹn ở cổ, óc ách dưới bụng. Không nuốt nổi cháo, nó đành uống sữa. Nó không có sự lựa chọn đòi hỏi