5
Thc hin công tác qun lý cht lượng vt liu xây dng trong thi công xây dng công trình Công trình xây dng là sn phm được to thành bi sc lao động ca con người, vt liu xây dng, thiết blp đặt vào công trình, được liên kết định vvi đất, có thbao gm phn dưới mt đất, phn trên mt đất, phn dưới mt nước và phn trên mt nước, được xây dng theo thiết kế. Chính vì vy, cht lượng công trình xây dng phthuc vào cht lượng ca vt liu xây dng. Vt liu xây dng li rt đa dng vchng loi. Để đảm bo được cht lượng công trình xây dng, cn kim tra, giám sát cht lượng chúng khi đưa vào sdng. Qun lý cht lượng thi công xây dng công trình bao gm các hot động qun lý cht lượng ca nhà thu thi công xây dng; giám sát thi công xây dng công trình và nghim thu công trình xây dng ca chđầu tư; giám sát tác gica nhà thu thiết kế xây dng công trình. Công tác qun lý cht lượng vt liu trong thi công xây dng là mt trong các công tác chính ca công tác qun lý cht lượng công trình xây dng. Công tác qun lý cht lượng công trình xây dng nói chung và vt liu xây dng nói riêng phi tuân theo Lut Xây dng, tuân theo Nghđịnh s209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 ca Chính phvqun lý cht lượng công trình xây dng, trong đó có mt sđiu khon cn lưu ý đối vi vic qun lý cht lượng vt liu như sau: 1. Công tác giám sát thi công xây dng phi căn cvào thiết kế được duyt, quy chun, tiêu chun xây dng được áp dng (khon 3 Điu 88 Lut Xây dng) Trong tp bn vthiết kế được đóng theo quy định ti khon 2 Điu 15 ca theo Nghđịnh s209/2004/NĐ-CP thì bn vđầu tiên bao gicũng phi có phn thuyết minh chung, trong đó nêu rõ các yêu cu chính vvt liu được sdng trong công trình và các yêu cu khác có thđược chdn tuân ththeo mt stiêu chun quy phm hoc tài liu kthut biên son riêng. Trường hp nhà thu thiết kế đã chđịnh tiêu chun quy phm trên bn vthiết kế thì vic qun lý cht lượng vt liu được thc hin theo các tiêu chun đó. Nếu nhà thu thiết kế không chđịnh tiêu chun quy phm trên bn vthiết kế thì vic qun lý cht lượng vt liu được thc hin theo tiêu chun quc gia áp dng để thiết kế kết cu sdng loi vt liu đó. Nhà thu thiết kế có thson tho các tài liu kthut riêng dưới dng trích yếu các ni dung, yêu cu chính tcác tiêu chun, quy phm cn được áp dng. Tài liu này là thông tin chung vyêu cu vt liu, kthut ca người thiết kế. Cách làm này tránh được vic ghi quá nhiu yêu cu trên mt bn vvà lp li mt thông tin trên nhiubn v. Thc cht tài liu kthut riêng cũng là stp hp các tiêu chun quy phm xây dng dưới dng rút gn và là căn cbt buc phi áp dng cho công tác giám sát thi công xây dng công trình. 1

GS Vatlieu

Embed Size (px)

DESCRIPTION

vl

Citation preview

Page 1: GS Vatlieu

Thực hiện công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng trong thi công xây dựng công trình

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Chính vì vậy, chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng lại rất đa dạng về chủng loại. Để đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng, cần kiểm tra, giám sát chất lượng chúng khi đưa vào sử dụng.

Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. Công tác quản lý chất lượng vật liệu trong thi công xây dựng là một trong các công tác chính của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng phải tuân theo Luật Xây dựng, tuân theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó có một số điều khoản cần lưu ý đối với việc quản lý chất lượng vật liệu như sau:

1. Công tác giám sát thi công xây dựng phải căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng (khoản 3 Điều 88 Luật Xây dựng)

Trong tập bản vẽ thiết kế được đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP thì bản vẽ đầu tiên bao giờ cũng phải có phần thuyết minh chung, trong đó nêu rõ các yêu cầu chính về vật liệu được sử dụng trong công trình và các yêu cầu khác có thể được chỉ dẫn tuân thủ theo một số tiêu chuẩn quy phạm hoặc tài liệu kỹ thuật biên soạn riêng.

Trường hợp nhà thầu thiết kế đã chỉ định tiêu chuẩn quy phạm trên bản vẽ thiết kế thì việc quản lý chất lượng vật liệu được thực hiện theo các tiêu chuẩn đó. Nếu nhà thầu thiết kế không chỉ định tiêu chuẩn quy phạm trên bản vẽ thiết kế thì việc quản lý chất lượng vật liệu được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia áp dụng để thiết kế kết cấu sử dụng loại vật liệu đó.

Nhà thầu thiết kế có thể soạn thảo các tài liệu kỹ thuật riêng dưới dạng trích yếu các nội dung, yêu cầu chính từ các tiêu chuẩn, quy phạm cần được áp dụng. Tài liệu này là thông tin chung về yêu cầu vật liệu, kỹ thuật của người thiết kế. Cách làm này tránh được việc ghi quá nhiều yêu cầu trên một bản vẽ và lặp lại một thông tin trên nhiềubản vẽ. Thực chất tài liệu kỹ thuật riêng cũng là sự tập hợp các tiêu chuẩn quy phạm xây dựng dưới dạng rút gọn và là căn cứ bắt buộc phải áp dụng cho công tác giám sát thi công xây dựng công trình.

1

Page 2: GS Vatlieu

2. Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế (điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

Ngoài việc phải cung cấp cho chủ đầu tư giấy chứng nhận chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình của nhà sản xuất, nhà thầu thi công xây dựng còn phải cung cấp cho chủ đầu tư kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

Để có được kết quả thí nghiệm và kết quả kiểm định nêu trên, nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện những việc sau:

- Sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn của mình hoặc thuê các phòng thí nghiệm hợp chuẩn khác thông qua hợp đồng để thực hiện các phép thử mà phòng thí nghiệm của nhà thầu không thực hiện được. Đối với các công trình thuộc các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu thi công xây dựng không được thuê các phòng thí nghiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng để kiểm tra theo quy định tại Khoản 6 Điều 48 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thuê các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với thiết bị để kiểm định chất lượng thiết bị;

Phòng thí nghiệm được công nhận là phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng công nhận đủ năng lực, được quyền thực hiện một số lĩnh vực thí nghiệm theo Quyết định công nhận. Phòng thí nghiệm phải đặt cố định tại một địa chỉ cụ thể. Phòng thí nghiệm được công nhận phải có đủ các điều kiện quy định theo tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003 - Tiêu chuẩn Phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận. Tuy nhiên, việc thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm đặt ở hiện trường vẫn có thể thực hiện một số phép thử được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận sau khi cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cử cán bộ đến phòng thí nghiệm đã đăng ký xét công nhận.

3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại (Khoản 2 Điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

4. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp

2

Page 3: GS Vatlieu

đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại (Khoản 3 Điều 20 Nghị định 209/2004/NĐ-CP).

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, do phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công việc do mình đảm nhận nên nhà thầu phụ phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, do tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng nên tổng thầu vẫn phải kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị do nhà thầu phụ cung cấp để trình chủ đầu tư trước khi đưa vào xây dựng công trình.

5. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường; kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng (điểm b, c Khoản 2 Điều 76 Luật Xây dựng)

6. Nhà thầu thi công xây dựng bị phạt tiền theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà

a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có hành vi sử dụng kết quả kiểm tra vật liệu xây dựng hoặc cấu kiện xây dựng của các phòng thí nghiệm chưa được hợp chuẩn;

b) Từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có một trong các hành vi: sử dụng vật liệu xây dựng; sử dụng cấu kiện xây dựng; sử dụng thiết bị công nghệ nhưng khôngcó chứng chỉ xuất xứ, chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;

c) Phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có một trong các hành vi: không có hệ thống quản lý chất lượng; không tổ chức giám sát thi công xây dựng; thi công không đúng thiết kế; thi công không đúng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc gây sự cố công trình.

d) Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản trên, nhà thầu thi công xây dựng vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

7. Nhà thầu tư vấn xây dựng bị phạt tiền theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 126/2004/NĐ-CP

3

Page 4: GS Vatlieu

a) Phạt từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với nhà thầu tư vấn xây dựng sử dụng kết quả thí nghiệm của phòng thí nghiệm chưa được hợp chuẩn;

b) Phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà thầu tư vấn xây dựng sử dụng số liệu, tài liệu không hợp lệ, không chính xác hoặc không phù hợp với thực tế;

c) Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu tư vấn xây dựng có một trong các hành vi: không sử dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng hoặc sử dụng sai quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;

d) Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản trên, nhà thầu tư vấn xây dựng vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về hoạt động tư vấn xây dựng;

8. Chủ đầu tư phải kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình (điểm b Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

9. Chủ đầu tư phải kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế (điểm c khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP), bao gồm

a) Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình.

b) Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

10. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ (điểm c, e khoản 2 Điều 75 của Luật Xây dựng) sau đây

a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình; b) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết.

11. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (Khoản 1 các điều 24, 25, 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP) trên cơ sở

a) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng; b) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;

4

Page 5: GS Vatlieu

c) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.

Tóm lại, công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng phải được quan tâm trong hồ sơ thiết kế, trong các điều kiện kỹ thuật của hồ sơ mời thầu và đặc biệt từ giai đoạn chuẩn bị thi công và trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.

KS. Lê Văn Thịnh Cục Giám định nhà nước về chất lượng CTXD

(Nguồn tin: Theo Thông tin VLXD, số 1 (3) - tháng 1/2006)

5