14
VnDoc - Ti tài liu, vănbn pháp lut, biumu min phí 1 MT VÀ CÁC DNG CQUANG HC Câu 1. Mt người đứng tui khi không đeo kính, mt có đimcc vin vô cc và đimcccn cách mt 40cm. Xác định hiusgia độ tcc đại và độ tcc tiuca thy tinh thcamt. A. 0,25dp B. 25dp C. 5,2dp D. 2,5dp Câu 2. Mt ngườicn thvgià chnhìn rõ nhng vtnm trong khong cách mtt0,4m đến 1m. Để nhìn rõ vtgn nht cách mt 25cm, người ycn phi đeo kính có độ tA. 0,67dp B. 2,5dp C. 1,5dp D. 6,5dp Câu 3. Mt ngườicn thđimcc vin cách mt 50cm người này cn đọcmt thông báo cách mt 90cm và có trong tay mt thu kính phân kcó f = 30cm. Hi để đọc thông báo mà không cn điu tiết thì phi đặt thu kính cách mt bao nhiêu? A. 20cm B. 15cm C. 30cm D. 10cm Câu 4. Mt ngườimt có tt phi đeo kính có độ t2dp mi thy rõ các vt xa vô cùng mà không điu tiết. Kính đeo sát mt. Khong cách tmt đến đimcc vinCV khi không đeo kính là A. 75 cm B. 100 cm C. 40 cm D. 50 cm Câu 5. Mt ngườimt có tt phi đeo kính có độ t2,5dp mi thy rõ các vt xa vô cùng mà không điu tiết. Khi đeo kính mt người đó chđọc được trang sách đặt cách mt ít nht là 24cm. Kính đeo sát mt. Khong cách tmt đến đimcccnCC khi không đeo kính là A. 10 cm B. 12 cm C. 20 cm D. 15 cm. Câu 6. Mt ngườimtcn thđimCV cách mt 50cm. Xác định độ tca thu kính mà ngườicn thphi đeo sát mt để có thnhìn rõ không điu tiếtmtvt vô cc. A. 5dp B. 0,5p C. 0,5dp D. 2dp Câu 7. Mt ngườimtcn thđimCV cách mt 50cm. Xác định tiêu cca thu kính mà người này phi đeo sát mt để có thnhìn rõ không điu tiếtmtvt cách mt 10cm. A. 50cm B. 12,5cm C. 8 cm D. 15 cm Câu 8. Mt ngườicn thđimCV cách mt 80cm. Người này dùng gương phng để soi mt. Hi phi đứng cách gương bao nhiêu để người y thy nh khi mt không điu tiết? A. 80cm B. 160cm C. 20 cm D. 40 cm Câu 9. Mt người đứng tui khi không đeo kính, mt có đimcc vin vô cc và đimcccn cách mt 40cm. Xác định hiusgia độ tcc đại và độ tcc tiuca thy tinh thcamt. A. 2,5 dp B. 2,5 dp C. 0,5 dp D. 4 dp Câu 10. Mt ngườiln tui khi không đeo kính, mt có đimcc vin vô cc và đimcccn cách mt 33,33 cm. Khi đeo kính sát mt có độ tD = 1dp người y có thđọc trang sách cách mtgn nht bao nhiêu? A. 20cm B. 15cm C. 13,5cm D. 25cm Câu 11. Mt ngườimt có tt phi đeo kính có độ t+2dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vt xa vô cùng không cn điu tiết. Đimcccn khi không đeo kính cách mt 50cm. Khi đeo kính có thđọc được sách đặt cách mt ít nht là A. 5 cm. B. 50 cm. C. 100 cm. D. 25 cm. Câu 12. Máy nh có tiêu c6cm được dùng để chpmtcnh xa. Khong cách tthu kính đến phim là A. 60cm B. 40cm. C. 6cm. D. Không xác định

HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

1

MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC

Câu 1. Một người đứng tuổi khi không đeo kính, mắt có điểm cực viễn ở vô cực và điểm cực cận cách mắt40cm. Xác định hiệu số giữa độ tụ cực đại và độ tụ cực tiểu của thủy tinh thể của mắt.

A. 0,25dp B. –25dp C. 5,2dp D. 2,5dp

Câu 2. Một người cận thị về già chỉ nhìn rõ những vật nằm trong khoảng cách mắt từ 0,4m đến 1m. Để nhìnrõ vật gần nhất cách mất 25cm, người ấy cần phải đeo kính có độ tụ là

A. 0,67dp B. –2,5dp C. 1,5dp D. 6,5dp

Câu 3. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm người này cần đọc một thông báo cách mắt 90cmvà có trong tay một thấu kính phân kỳ có f = –30cm. Hỏi để đọc thông báo mà không cần điều tiết thì phảiđặt thấu kính cách mắt bao nhiêu?

A. 20cm B. 15cm C. 30cm D. 10cm

Câu 4. Một người mắt có tật phải đeo kính có độ tụ –2dp mới thấy rõ các vật ở xa vô cùng mà không điềutiết. Kính đeo sát mắt. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn CV khi không đeo kính là

A. 75 cm B. 100 cm C. 40 cm D. 50 cm

Câu 5. Một người mắt có tật phải đeo kính có độ tụ –2,5dp mới thấy rõ các vật ở xa vô cùng mà không điềutiết. Khi đeo kính mắt người đó chỉ đọc được trang sách đặt cách mắt ít nhất là 24cm. Kính đeo sát mắt.Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận CC khi không đeo kính là

A. 10 cm B. 12 cm C. 20 cm D. 15 cm.

Câu 6. Một người mắt cận thị có điểm CV cách mắt 50cm. Xác định độ tụ của thấu kính mà người cận thịphải đeo sát mắt để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật ở vô cực.

A. –5dp B. –0,5p C. 0,5dp D. –2dp

Câu 7.Một người mắt cận thị có điểm CV cách mắt 50cm. Xác định tiêu cự của thấu kính mà người này phảiđeo sát mắt để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật cách mắt 10cm.

A. –50cm B. 12,5cm C. 8 cm D. 15 cm

Câu 8. Một người cận thị có điểm CV cách mắt 80cm. Người này dùng gương phẳng để soi mặt. Hỏi phảiđứng cách gương bao nhiêu để người ấy thấy ảnh khi mắt không điều tiết?

A. 80cm B. 160cm C. 20 cm D. 40 cm

Câu 9. Một người đứng tuổi khi không đeo kính, mắt có điểm cực viễn ở vô cực và điểm cực cận cách mắt40cm. Xác định hiệu số giữa độ tụ cực đại và độ tụ cực tiểu của thủy tinh thể của mắt.

A. –2,5 dp B. 2,5 dp C. 0,5 dp D. 4 dp

Câu 10. Một người lớn tuổi khi không đeo kính, mắt có điểm cực viễn ở vô cực và điểm cực cận cách mắt33,33 cm. Khi đeo kính sát mắt có độ tụ D = 1dp người ấy có thể đọc trang sách cách mắt gần nhất baonhiêu?

A. 20cm B. 15cm C. 13,5cm D. 25cm

Câu 11. Một người mắt có tật phải đeo kính có độ tụ +2dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa vôcùng không cần điều tiết. Điểm cực cận khi không đeo kính cách mắt 50cm. Khi đeo kính có thể đọc đượcsách đặt cách mắt ít nhất là

A. 5 cm. B. 50 cm. C. 100 cm. D. 25 cm.

Câu 12.Máy ảnh có tiêu cự 6cm được dùng để chụp một cảnh ở xa. Khoảng cách từ thấu kính đến phim là

A. 60cm B. 40cm. C. 6cm. D. Không xác định

Page 2: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2

Câu 13. Mắt của một người có khoảng cực cận và khoảng cực viễn lần lượt là 8 cm và 100 cm. Vậy mắtngười này bị tật

A. Viễn thị B. Lão thị C. Cận thị D. Loạn thị

Câu 14. Một người mắt bình thường, điểm cực cận cách mắt 20cm, dùng kính lúp có tiêu cự 4cm, quan sátvật trong trạng thái không điều tiết. Độ bội giác trong trường hợp này là

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6,25

Câu 15. Một người mắt thường, điểm cực cận cách mắt 20cm, dùng kính lúp mà trên vành kính có ghi X5.Độ bội giác trong trường hợp người ấy ngắm chừng ở vô cực là

A. 4 B. 5 C. 6 D. 3

Câu 16. Một người thợ sửa đồng hồ có giới hạn nhìn rõ từ 15cm đến 50cm, đeo sát mắt một kính lúp có độtụ 20dp để quan sát chiếc dồng hồ ở trạng thái ngắm chừng ở cực cận thì độ bội giác là

A. 5 B. 3,5 C. 4 D. 6

Câu 17. Một người cận thị có độ tụ D = –2dp sẽ nhìn rõ từ 12,5cm tới vô cùng, kính đeo sát mắt. Khi khôngđeo kính, người đó chỉ có thể nhìn thấy vật đặt trong khoảng cách mắt từ

A. 16,7cm đến 50cm B. 8cm đến 50cm C. 4,34cm đến 6,7cm D. Đáp án khác.

Câu 18. Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ của mắt khi không đeo kính cách mắt từ 10 cm đến 50 cm.Người này quan sát vật nhờ một kính lúp có tiêu cự 12 cm, kính lúp đặt cách mắt 2 cm. Vật phải đặt cáchkính lúp từ

A. 4,8 cm đến 8 cm B. 4 cm đến 10 cm C. 4 cm đến 9 cm D. 4,8 cm đến 9,8 cm

Câu 19. Một người quan sát vật nhờ một kính lúp có tiêu cự 4 cm, kính lúp đặt cách mắt 2 cm. Khi vật đặtcách kính 3,5 cm thì độ bội giác là

A. 4 B. 6 C. 5 D. 2,5

Câu 20. Một người mắt bình thường, điểm cực cận cách mắt 20cm, dùng kính lúp có tiêu cự f = 5cm đểquan sát vật nhỏ. Mặt đặt sát kính. Vị trí đặt vật khi ngắm chừng ở cực cận cách kính một đoạn là

A. 4 cm B. 5,5 cm C. 3 cm D. Cách vật 4,5 cm

Câu 21. Một người có mắt bình thường, có điểm cực cận cách mắt 20cm, dùng một kính lúp có tiêu cự f = 5cm để quan sát vật nhỏ. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính. Vị trí đặt vật khi ngắm chừng ở cực cận cáchkính một đoạn là

A. 8,5cm B. 3,75cm C. 4,75cm D. 4 cm

Câu 22. Một người có mắt bình thường, có điểm cực cận cách mắt 20 cm, dùng một kính lúp có tiêu cự f = 8cm để quan sát vật nhỏ. Mắt đặt cách kính lúp 4 cm. Độ bội giác của kính lúp trong trường hợp mắt điều tiếttối đa

A. 3 B. 2,5 C. 1 D. 4

Câu 23. Một người dùng một thấu kính hội tụ như một kính phóng đại, thì khoảng cách từ vật thể đến thấukính phải thỏa mãn điều kiện

A. 2f < d < 4f B. 0 < d < f C. f < d < 2f D. d = 2f

Câu 24. Độ bội giác G của kính lúp là

A. Tỉ số giữa góc trông ảnh qua kính với góc trông vật khi vật đặt ở điểm cực viễn của mắt.

B. Tỉ số giữa góc trông trực tiếp với góc trông ảnh qua kính.

C. Tỉ số giữa góc trông ảnh qua kính với góc trông vật tại vị trí như khi quan sát qua kính.

D. Tỉ số giữa góc trông ảnh qua kính với góc trông vật khi vật đặt ở điểm cực cận của mắt.

Page 3: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

3

Câu 25. Biểu thức độ bội giác của kính thên văn trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là:A. G∞ = f1/f2 B. G∞ = δĐ/(f1f2) C. G∞ = OCC/f2 D. Biểu thức khác.

Câu 26. Khi một người cận thị quan sát kính thiên văn ở trạng thái không điều tiết thì có thể kết luận nàosau dây đúng?

A. Kính có độ bội giác là f1/f2B. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là l < f1+f2C. Ảnh của thiên thể tạo được ở vô cực

D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là l = f1+f2Câu 27. Khi ngắm chừng kính thiên văn ở vô cực thì ảnh hiện ra ở vô cực. Vậy quan sát bằng kính có lợi gì?

A. Ảnh rất to so với vật B. Chi tiết của ảnh nhiều hơn của vật

C. Góc trông ảnh lớn hơn góc trông vật D. Ảnh nhìn thấy gần hơn vật

Câu 28. Một kính thiên văn khi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực thì khoảng cách giữa vật kính vàthị kính là 150cm, còn độ bội giác bằng 74. Tiêu cự của vật kính và thị kính bằng:

A. 140 cm và 10 cm B. 145 cm và 5 cm C. 146 cm và 4 cm D. 148 cm và 2 cm

Câu 29. Kính hiển vi có cấu tạo gồm

A. Vật kính có tiêu cự lớn, thị kính có tiêu cự nhỏ, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

B. Vật kính có tiêu cự nhỏ, thị kính có tiêu cự lớn, khoảng cách giữa chúng cố định.

C. Vật kính và thị kính có tiêu cự nhỏ, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

D. Vật kính có tiêu cự rất nhỏ và thị kính có tiêu cự nhỏ, khoảng cách giữa chúng cố định.

Câu 30. Một kính hiển vi và một kính thiên văn mỗi cái đều có hai thấu kính hội tụ. Phát biểu nào sau đây làđúng khi cả hai kính đều được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực?

A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của hai kính đều bằng tổng các tiêu cự.

B. Mỗi kính đều cho ảnh trung gian lớn hơn vật và ngược chiều với vật.

C. Ảnh cuối cùng của mỗi kính đều là ảnh thật và ngược chiều với vật.

D. Ảnh cuối cùng của mỗi kính đều ở vô cực và ngược chiều với vật.

Câu 31. Biểu thức độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là

A.1 2

ĐGf f

B.

2

GfĐ

C.2

1Gff

D. G∞ = k2.G2

Câu 32. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 1 cm, thị kính có tiêu cự 2 cm, khoảng cách giữa haikính là 17cm. Mắt người quan sát không tật có điểm cực cận cách mắt 20cm. Tính độ bội giác khi ngắmchừng ở vô cực.

A. 140 B. 135 C. 170 D. 150

Câu 33. Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính và thị kính lần lượt là 0,4 cm và 2 cm và có độ dài quang học làδ = 16 cm. Người quan sát có mắt bình thường, khoảng nhìn rõ ngắn nhất là Đ = 20 cm, ngắm chừng trongtrạng thái không điều tiết. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt còn phân biệt được là baonhiêu? Năng suất phân li của mắt là 1’ = 3.10–4rad.

A. 0,3 μm B. 0,2 μm C. 0,5 μm D. 0,15 μm

Câu 34. Một kính hiển vi có tiêu cự của vật kính f1 = 0,5 cm, thị kính f2 = 5 cm. Khoảng cách giữa hai kínhL = 23 cm. Mắt người quan sát bị cận thị nhìn rõ những vật cách mắt từ 10cm đến 50cm và đặt tại tiêu điểmảnh của thị kính. Độ bội giác của kính khi mắt không điều tiết và khi mắt điều tiết tối đa lần lượt là

A. 70 và 80. B. 50 và 64 C. 70 và 72 D. 64 và 80.

Page 4: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

4

Câu 35. Một người mắt không có tật dùng kính thiên văn này để quan sát mặt trăng. Người ấy điều chỉnhkính để quan sát trong trạng thái mắt không phải điều tiết. Khi đó khoảng cách giữa vật kính và thị kính là90cm và ảnh có độ bội giác là 44. Tính tiêu cự của vật kính và thị kính.

A. f1 = 85 cm; f2 = 5 cm B. f1 = 90 cm; f2 = 2 cm

C. f1 = 88 cm; f2 = 2 cm D. f1 = 86 cm; f2 = 4 cm

Câu 36. Một người mắt không có tật dùng kính thiên văn này để quan sát mặt trăng. Người ấy điều chỉnhkính để quan sát trong trạng thái mắt không phải điều tiết. Khi đó khoảng cách giữa vật kính và thị kính là90cm và ảnh có độ bội giác là 17. Góc trông mặt trăng từ trái đất là 30’. Tính đường kính của ảnh của mặttrăng cho bởi vật kính và góc trông ảnh của mặt trăng cho bởi thị kính.

A. 0,7 cm; 7°30’ B. 0,74 cm; 9°30’ C. 0,74 cm; 8°30’ D. 0,7 cm; 8°30’

Câu 37. Độ tụ của vật kính và thị kính của một kính thiên văn là 1dp và 50dp. Chiều dài của kính là 102cm.Kính dùng để quan sát hai ngôi sao xa nhau một góc αo = 2.10–3 rad. Tính độ bội gác của kính và góc trôngcủa hai ngôi sao qua kính bởi một mắt thường.

A. 25 và 0,5 rad B. 50 và 0,1 rad C. 40 và 0,08 rad D. 75 và 0,15 rad

Câu 38. Một kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có tiêu cự của vật kính và thị kính là f1 = 1 m, f2 = 5 cm.Một mắt cận thị dùng kính đó để quan sát một thiên thể. Để thấy rõ mà không phải điều tiết, quan sát viênphải dời thị kính 0,25 cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Xác định chiều dời của thị kính và vị tríđiểm cực viễn.

A. Lại gần vật kính; 95 cm B. Lại gần vật kính; 100 cm

C. Ra xa vật kính; 95 cm D. Ra xa vật kính; 100 cm

Câu 39. Độ bội giác của kính lúp là G = Đ/f với Đ là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt, f là tiêu cự của kính,được dùng trong trường hợp nào dưới đây

A. Ngắm chừng ở cực cận. B. Ngắm chừng ở vị trí bất kì.

C. Đặt mắt tại vị trí bất kì. D. Đặt mắt tại tiêu điểm ảnh của kính lúp.

Câu 40. Câu nào dưới đây là SAI?

A. Mắt không có tật là mắt khi không điều tiết tiêu điểm nằm ở đúng trên võng mạc.

B. Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết tiêu điểm nằm ở sau võng mạc.

C. Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm nằm trước võng mạc.

D. Mắt cận thị nhìn vật ở điểm cực viễn phải điều tiết tối đa.

Câu 41. Điều nào sau đây là đúng khi nói về kính hiển vi?

A. Là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của vật rất nhỏ.

B. Khi sử dụng người ta điều chỉnh kính bằng cách thay đổi khoảng cách từ vật kính đến thị kính.

C. Để khi quan sát đỡ mỏi mắt người ta thường ngắm chừng ở điểm cực cận.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 42. Một người viễn thị có đeo sát mắt một kính có độ tụ +2 điôp thì nhìn rõ một vật gần nhất nằm cáchmắt là 25cm. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất khi không đeo kính là

A. 30 cm. B. 50 cm. C. 80 cm. D. 40 cm.

Câu 43. Một người viễn thị đeo kính tiêu cự 2m sát mắt thì nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết. Khikhông đeo kính cực viễn nằm ở đâu cách mắt bao nhiêu?

A. Sau mắt, cách mắt 2 m. B. Trước mắt, cách mắt 2 m.

C. Trước mắt, cách mắt 0,5 m. D. Sau mắt, cách mắt 0,5 m.

Page 5: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

5

Câu 44. Tiêu cự của thủy tinh thể có giá trị nhỏ nhất bằng 12 mm. Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võngmạc bằng 17 mm, mắt này có thể nhìn được vật gần nhất cách mắt khoảng

A. 50 cm B. 40,8 cm C. 35 cm D. Đáp án khác.

Câu 45. Một người đeo sát mắt kính phân kì làm bằng thủy tinh chiết suất n = 1,5 thì nhìn được vật ở xa màkhông điều tiết. Khi người này lặn xuống nước có chiết suất n’ = 4/3 mà vẫn mang kính trên thì

A. Nhìn xa vô cực mà không điều tiết B. Không nhìn xa vô cực được

C. Nhìn xa vô cực nhưng phải điều tiết D. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất ở gần hơn.

Câu 46. Một người bình thường có khoảng cực cận là 20 cm. Một kính thiên văn có khoảng cách giữa vậtkính và thị kính bằng 95 cm khi ngắm chừng ở vô cực. Nếu thu ngắn khoảng cách giữa vật kính và thị kínhthêm 1 cm thì ngắm chừng ở cực cận. Tiêu cự f1 của thị kính và f2 của vật kính có giá trị

A. f1 = 5 cm; f2 = 90 cm B. f1 = –5 cm; f2 = 100 cm

C. f1 = 2,5 cm; f2 = 92,5 cm D. f1 = 2 cm; f2 = 93 cm

Câu 47. Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CC của người viễn thị được tạo ra

A. Tại điểm vàng V. B. Trước điểm vàng V.

C. Sau điểm vàng V. D. Không có ảnh.

Câu 48. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mắt.

A. Độ cong của thủy tinh thể không thể thay đổi

B. Khoảng cách từ quang tâm thủy tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi

C. Độ cong của thủy tinh thể và khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc đều có thể thay đổi

D. Độ cong của thủy tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc thìkhông thay đổi.

Câu 49.Mắt không có tật là mắt

A. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc

B. Khi điều tiết, luôn có tiêu điểm nằm trên võng mạc

C. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc

D. Khi điều tiết tối đa, có tiêu điểm nằm trước võng mạc

Câu 50. Khi nhìn rõ vật đặt ở vị trí cực cận thì

A. thủy tinh thể có độ tụ nhỏ nhất.

B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu

C. khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể tới võng mạc là nhỏ nhất.

D. thủy tinh thể có độ tụ lớn nhất

Câu 51.Mắt người có đặc điểm sau: OCV = 100 cm; OCC = 10 cm. Tìm phát biểu đúng.

A. Mắt có tật cận thị phải đeo thấu kính hội tụ để sửa

B. Mắt có tật cận thị phải đeo thấu kính phân kì để sửa

C. Mắt có tật viễn thị phải đeo thấu kính hội tụ để sửa

D. Mắt có tật viễn thị phải đeo thấu kính phân kì để sửa

Page 6: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

6

Câu 52. Một mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 20cm. Khoảng cách từ điểm vàng đến quang tâmcủa thủy tinh thể của mắt là 1,5cm. Trong quá trình điều tiết, độ tụ của mắt thay đổi trong phạm vi nào sauđây?

A. Không thay đổi B. 0 ≤ D ≤ 50 dp

C. 50 dp ≤ D ≤ 66,7 dp D. 66,7 dp ≤ D ≤ 71,7 dp

Câu 53. Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ –2,5dp thì nhìn rõ các vật từ 22cm đến vô cực. Kính cáchmắt 2cm. Độ biến thiên độ tụ của mắt khi điều tiết không mang kính

A. D = 5,0 dp. B. D = 3,9 đp C. D = 2,5 dp D. D = 4,14 đp

Câu 54. Chọn phát biểu sai.A. Sự điều tiết là sự thay đổi độ cong các mặt giới hạn của thủy tinh thể để ảnh hiện rõ trên võng

mạc.

B. Khi mắt điều tiết thì tiêu cự của thủy tinh thể thay đổi.

C. Khi mắt điều tiết thì khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc thay đổi.

D. Mắt chỉ có thể điều tiết khi vật nằm trong giới hạn thấy rõ.

Câu 55. Chọn phát biểu sai đối với mắt.

A. Ảnh của một vật qua thủy tinh thể của mắt là ảnh thật.

B. Tiêu cự của thủy tinh thể luôn thay đổi được.

C. Khoảng cách từ tâm thủy tinh thể đến võng mạc là hằng số.

D. Ảnh của một vật qua thủy tinh thể của mắt là ảnh ảo.

Câu 56. Chọn phát biểu sai.A. Mắt viễn thị là mắt không nhìn được những vật ở gần mắt.

B. Điểm cực cận của mắt viễn thị nằm xa mắt hơn so với bình thường.

C. Để sửa tật cận thì đeo trước mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp.

D. Mắt cận thị khi đeo thấu kính phân kì có tiêu cự thích hợp thì chùm sáng song song với trục chínhkhi đi qua thấu kính và mắt sẽ hội tụ ngay trên võng mạc.

Câu 57. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt không thể nhìn thấy ở xa vô cực?

A. Mắt không có tật, có mang kính mát. B. Mắt cận thị, mang kính cận thích hợp.

C. Mắt viễn thị, không mang kính sửa tật. D. Mắt lão mang kính đọc sách.

Câu 58. Chọn phát biểu đúng khi nói về điểm cực viễn của mắt.

A. Điểm cực viễn là vị trí xa mắt nhất.

B. Điểm cực viễn là vị trí mà đặt vật tại đó, cho ảnh hiện đúng trên võng mạc khi mắt không điều tiết.

C. Điểm cực viễn là vị trí mà khi đặt vật tại đó mắt có thể nhìn thấy nếu điều tiết tối đa.

D. Điểm cực viễn là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ.

Câu 59. Khi chiếu phim, để người xem có cảm giác quá trình đang xem diễn ra liên tục, thì các cảnh quaythường cách nhau một khoảng thời gian là

A. 0,1 s B. 0,25 s C. 0,04 s D. 24,0 s

Câu 60. Để có thể nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau thì

A. thấu kính mắt phải dịch chuyển ra xa hay lại gần màng lưới sao cho ảnh của vật luôn nằm trênmàng lưới.

B. thấu kính mắt phải thay đổi tiêu cự nhờ cơ vòng để cho ảnh luôn ở trên màng lưới.

Page 7: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

7

C. thấu kính mắt vừa chuyển dịch vừa phải thay đổi tiêu cự để cho ảnh của vật luôn nằm trên mànglưới.

D. màng lưới phải dịch lại gần hay ra xa thấu kính mắt sao cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới

Câu 61. Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc của mắt bằng 14 mm. Tiêu cự của thủy tinh thể biếnthiên trong khoảng từ 12,28 mm đến 13,8 mm. Mắt này có tật

A. viễn thị, điểm cực viễn cách mắt 12,28 cm

B. viễn thị, điểm cực viễn nằm phía sau mắt một đoạn 12,28 cm

C. cận thị và điểm cực viễn cách mắt 966 mm

D. cận thị và điểm cực viễn cách mắt 100 mm

Câu 62. Năng suất phân li là

A. Độ dài của vật nhỏ nhất mà mắt quan sát được.

B. Góc trông nhỏ nhất của hai điểm mà mắt còn phân biệt được hai điểm đó.

C. Khoảng cách xa nhất giữa hai điểm mà mắt còn thấy được.

D. Khả năng đặc biệt nhìn rất xa các vật nhỏ chỉ có ở người có mắt tốt.

Câu 63. Khi mắt nhìn rõ một vật đặt ở điểm cực cận thì

A. tiêu cự của thủy tinh thể là lớn nhất

B. mắt không điều tiết vì vật ở rất gần

C. độ cong hai mặt của thủy tinh thể là lớn nhất.

D. khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là nhỏ nhất

Câu 64. Khi vật ở xa tiến lại gần mắt thì

A. tiêu cự của thủy tinh thể tăng

B. tiêu cự của thủy tinh thể giảm

C. khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới thay đổi

D. mức điều tiết của mắt giảm.

Câu 65. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Giới hạn nhìn rõ của mắt không có tật là từ điểm cực cận đến vô cực

B. Mắt viễn thị vẫn có thể nhìn xa vô cực

C. Mắt viễn thị có giới hạn nhìn rõ rộng hơn mắt bình thường.

D. Điểm cực cận của mắt viễn thị xa hơn điểm cực cận của mắt cận thị

Câu 66.Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm

A. trên võng mạc B. trước võng mạc C. sau võng mạc D. nằm trước mắt

Câu 67. Một người đeo kính có độ tụ D = +1 dp có thể nhìn rõ các vật cách gần mắt nhất là 25 cm. Mắtngười đó có tật gì.

A. viễn thị B. cận thị C. không có tật D. mắt già

Câu 68.Mắt viễn thị, cận thị, mắt lão, mắt bình thường đều không thể nhìn thấy vật khi

A. vật ở vô cực B. vật ở trong giới hạn nhìn rõ

C. vật ở cực viễn D. môi trường không có ánh sáng

Page 8: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

8

Câu 69. Một mắt không có tật có khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 22 mm. Điểm cực cận cáchmắt 25 cm. Tiêu cự của thủy tinh thể khi mắt điều tiết tối đa là

A. 20,2 mm B. 21,0 mm C. 22,0 mm D. f = 21,2 mm

Câu 70. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15cm và giới hạn nhìn rõ là 35cm. Độ tụ của kínhphải đeo là

A. 2,0 đp B. –2,0 đp C. 1,5 đp D. –0,5 đp

Câu 71. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51,5cm. Để nhìn rõ vật ở vô cực không phải điều tiết,người này đeo kính cách mắt 1,5cm. Độ tụ của kính là

A. +0,5dp B. +2,0dp C. –0,5dp D. –2,0dp

Câu 72. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 50cm. Để đọc được dòng chữ cách gần nhất 30cm thìphải đeo sát mắt kính có độ tụ là

A. D = 2,86 điốp. B. D = 1,33 điốp. C. D = 4,86 điốp. D. D = –1,33 điốp.

Câu 73. Một người viễn thị có đeo sát mắt một kính có độ tụ +2 điôp thì nhìn rõ một vật gần nhất nằm cáchmắt là 25cm. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người ấy là

A. 30 cm. B. 50 cm. C. 80 cm. D. 12,5 cm.

Câu 74. Một người đứng tuổi khi nhìn vật ở xa thì không cần đeo kính, nhưng khi đeo kính có độ tụ 1dp thìnhìn rõ vật cách mắt gần nhất 25cm (kính đeo sát mắt). Độ biến thiên độ tụ tối đa của mắt người đó là

A. 5 điốp B. 8 điốp C. 3 điốp D. 9 điốp

Câu 75. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101cm, điểm cực cận cách mắt 16cm. Khi đeo kínhsửa cách mắt 1cm (nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

A. 17,65cm B. 18,65cm C. 14,28cm D. 15,28cm

Câu 76. Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40 cm. Nếu đeo kính có độ tụ +1 dp thì sẽnhìn thấy vật gần nhất cách mắt là

A. 25 cm B. 20 cm C. 30 cm D. 28,6 cm

Câu 77. Một người cận thị phải đeo sát mắt một thấu kính phân kỳ có độ tụ D = –2,0 điốp mới có thể nhìnrõ các vật ở xa mà không cần phải điều tiết. Nếu người ấy chỉ đeo kính có độ tụ D = –1,5 điốp sát mắt thì sẽchỉ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt là

A. 0,5m B. 2,0 m C. 1,0 m D. 1,5m

Câu 78. Một người có điểm cực cận cách mắt 0,4m điểm cực viễn cách mắt 100cm. Khi đeo sát mắt kính cóđộ tụ 1,5điốp sẽ có giới hạn nhìn rõ là

A. từ 25 cm đến 100 cm. B. từ 25 cm đến 40 cm.

C. từ 25 cm đến 200 cm. D. từ 40 cm đến 100 cm.

Câu 79. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm, đeo kính sát mắt có tụ số –1đp. Tìm giớihạn nhìn rõ của mắt người này.

A. 13,3cm→ 75cm B. 15cm→ 1,25 m C. 14,3cm→ 1 m D. 17,5cm→ 2m

Page 9: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

9

Bài Tập Tự LuậnBài 1. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính

tiêu cự của mắt người này khi không điều tiết.

Bài 2. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính

tiêu cự của mắt người này khi điều tiết tối đa.

Bài 3. Mắt thường về già khi điều tiết tối đa thì độ tụ của thủy tinh thể tăng một lượng 2đp. Điểm cực cận

cách mắt một khoảng bao nhiêu?

Bài 4. Một người có điểm cực cận cách mắt 25 cm, khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 2 cm. Độtụ của thủy tinh thể khi mắt điều tiết tối đa là bao nhiêu?

Bài 5. Mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 16 mm, Điểm cực cận cách mắt 25 cm.

Tiêu cự của thủy tinh thể khi không điều tiết và khi điều tiết tối đa bằng bao nhiêu?

Bài 6. Một mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 20cm. Khoảng cách từ ảnh của vật (điểm vàng) dến

quang tâm của thủy tinh thể của mắt là 1,5cm. Trong quá trình điều tiết, độ tụ của mắt có thể thay đổi trong

giới hạn nào?

Bài 7. Mắt một người có cực cân cách mắt 15 cm viễn cách mắt 150 cm. Không đeo kính, cho vật di chuyểntừ cực viền đến cực cận, hỏi độ tụ cuả thủy tinh thể tăng hay giảm lượng bao nhiêu?

Bài 8. Một người có điểm cực cận cách mắt Đ = 20 cm, giới hạn nhìn rõ của mắt là 30 cm. Khi mắt chuyểntừ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa thì độ tụ thủy tinh thể thay đổi bao nhiêu.

ĐS:Bài 1: 1,5 cm Bài 2: 14,15 mm Bài 3: 50 cm Bài 4. 54 ĐpBài 5. 16 mm và 15 mm Bài 6. 66,7 đp ≤ D ≤ 71,7 đp Bài 7. Tăng 6 đp Bài 8. 4 đpBài 9. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính sát mắt để sửa tật cận thị,người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Bài 10. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm, đến 1m. Để nhìn rõ các vật ở xa mà không mỏi mắt,

người ấy phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì. Khi đeo kính, người đó nhìn rõ vật gần nhất cách mắt baoxa?

Bài 11. Một người cận thị có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 16cm. Tìm tiêu cự của kính cần phải đeo sátmắt để có thể nhìn vật gần nhất cách mắt một khoảng 24 cm.

Bài 12. Một người cận thị về già có điểm cực cận cách mắt 40cm. Để có thể đọc sách cách mắt 20cm khimắt điều tiết tối đa, người ấy đeo sát mắt một kính có tụ số bao nhiêu?

Bài 13. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm, đeo kính sát mắt có tụ số –1đp. Tìm giới

hạn nhìn rõ của mắt người này khi mang kính.

Bài 14. Một người khi đeo kính sát mắt có độ tụ 4 đp nhìn thấy các vật cách mắt từ 12,5cm đến 20cm. Hỏi

khi không đeo kính người ấy nhìn thấy rõ vật nằm trong khoảng nào?

Bài 15. Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 15cm đến 100cm đứng trước gương phẳng, cách gương

một khoảng d. Để nhìn rõ ảnh của mình trong gương thì d phải có giá trị trong phạm vi nào?

Bài 16. Một người cận thị đeo kính sát mắt có độ tụ –4 đp thì nhìn rõ được các vật từ 25 cm đến vô cực. Nếuchỉ đeo kính –2 đp thì khoảng nhìn như thế nào.

Bài 17. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101 cm, điểm cực cận cách mắt 16cm. Khi đeo kínhsửa tật cách mắt 1cm để nhìn vật ở vô cực không điều tiết, người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Page 10: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

10

Bài 18. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51,5cm. Để nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điềutiết, người này đeo kính cách mắt 1,5cm. Độ tụ của kính là bao nhiêu?

Bài 19. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 52cm, đeo một kính có độ tụ +1đp cách mắt 2cm,người này sẽ nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Bài 20. Một người cận thị khi đeo kính có tụ số –2,5đp thì nhìn rõ các vật cách mắt từ 22cm đến vô cực.Kính cách mắt 2cm. Độ biến thiên độ tụ cực đại của mắt trong quá trình điều tiết là bao nhiêu.

Bài 21. Mắt thường về già khi điều tiết thì độ tụ của thủy tinh thể biến thiên một lượng 3đp. Hỏi khi ngườinày đeo sát mắt kính 1 đp thì nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Bài 22. Thủy tinh thể L của mắt có tiêu cự khi không điều tiết là 15,2 cm. Quang tâm của L cách võng mạc1,5 cm. Người này chỉ có thể đọc sách gần nhất là 40 cm.

a. Hãy xác định khoảng nhìn rõ của mắt

b. Tính tụ số của L khi nhìn vật ở vô cực

Bài 23. Một người nhìn rõ các vật ở xa, nhưng để nhìn vật gần nhất cách mắt 27cm người đó đeo kính 2,5đp kính cách mắt 2cm. Khi không đeo kính người đó nhìn vật gần nhất cách mắt một đoạn là bao nhiêu.

Bài 24. Mắt của một nguời cận thị có điểm cực viễn cách mắt 20cm.

a. Để sửa tật này nguời đó phải đeo kính gì và có độ tụ băng bao nhiêu để nhìn rõ các vật ở xa vôcùng mà không phải điều tiết.

b. Nguời này muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm nhưng không có kính cận mà sử dụng mộtthấu kính phân kì có tiêu cự 15cm. Để đọc thông báo trên mà không điều tiết thì phải đặt thấu kínhphân kì cách mắt bao nhiêu?

Bài 25. Mắt cận có điểm cực viễn cách mắt 50cm.

a. Mắt bị tật gì? Muốn nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ baonhiêu. Kính đeo sát mắt.

b. Điểm cực cận cách mắt 10cm. Khi đeo kính nhìn thấy điểm gần mắt nhất cách mắt bao nhiêu.Kính vẫn đeo sát mắt.

Bài 26. Mắt viễn chỉ có thể nhìn rõ được vật cách mắt gần nhất 40cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thểnhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất là 25 cm. Kính đeo sát mắt.

Bài 27. Một mắt không có tật có quang tâm thủy tinh thể nằm cách võng mạc một khoảng bằng 1,6 cm. Hãyxác định tiêu cự và độ tụ của mắt đó khi

a. Mắt không điều tiết

b. Mắt điều tiết để nhìn rõ một vật đặt cách mắt 20cm.

Bài 28. Một người có mắt bị viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 cm.

a. Người này đeo sát mắt một kính có độ tụ D = 1,5 dp thì đọc được sách ở gần nhất cách mắt baonhiêu?

b. Nếu đeo kính có tiêu cự 28,8 cm thì để đọc sách gần nhất cách mắt 20 cm, cần đeo kính cách mắtbao xa.

Bài 29. Một mắt cận thị có khoảng thấy rõ dài nhất là 12cm.

a. Khi mắt không điều tiết thì độ tụ của mắt là 62,5 điốp. Hãy tính khoảng cách từ quang tâm đếnvõng mạc của mắt.

b. Biết rằng khi mắt điều tiết tối đa thì độ tụ của nó là 67,5 điốp. Hãy xác định khoảng nhìn rõ ngắnnhất của mắt.

Page 11: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

11

Bài 30. Một mắt cận thị khi về già chỉ nhìn rõ vật từ 40cm đến 80cm.a. Để nhìn rõ các vật ở xa cần đeo kính sát mắt số mấy? khi đó cận điểm cách mắt bao nhiêu?

b. Để đọc sách đặt cách mắt 25cm cần đeo kính sát mắt số mấy? khi đó viễn điểm cách mắt baonhiêu?

c. Để đọc sách mà không phải bỏ kính ra thì phải dán thêm một tròng nữa. Hỏi phần kính dán thêmcó độ tụ bao nhiêu?

Bài 31. Một người đứng tuổi có khả năng nhìn rõ những vật ở xa khi mắt không điều tiết, nhưng để nhìn rõnhững vật gần nhất cách mắt 27cm thì phải đeo kính +2 điốp cách mắt 2cm. Xác định khoảng nhìn rõ ngắnnhất khi mắt không đeo kính. Nếu đưa kính vào sát mắt thì người ấy thấy được vật xa mắt nhất bao nhiêu?

Bài 32. Một người đeo kính có độ tụ D = 2 đp sát mắt thì có thể nhìn rõ vật đặt cách mắt từ 25cm đến 1m.

a. Hỏi khoảng cách từ điểm cực cận và cực viễn tới mắt người đó khi không đeo kính bằng bao nhiêu.

b. Xác định độ biến thiên độ tụ của thủy tinh thể từ trạng thái không điều tiết tới trạng thái điều tiếttối đa.

ĐS.Bài 9. 16,7 cmBài 10. 14,3 cmBài 11. –48 cmBài 12. 2,5 đp; 50 đpBài 13. 14,3cm đến 100cmBài 14. 25cm ≤ d ≤ 100cmBài 15. 7,5cm ≤ d ≤ 50cmBài 16. 16,67 cm đến 50 cm

Bài 17. 18,65 cmBài 18. –2 đpBài 19. 33,3 cmBài 20. 4,16 đpBài 21. 25 cmBài 22. 21,4 cm đến ∞; 6,58 đpBài 23. 68,7 cmBài 24. a. phân kì, –5 đp; b. 10 cm

Bài 25. –2 điôp; 12,5cmBài 26. 1,5 đpBài 27. 62,5 đp; 67,5 đpBài 28. 28,57 cm; 2cmBài 29. 1,85 cm; 7,44 cmBài 30. –1,25 đp; 80 cm; –3 đpBài 31. 52 cm; 25,5 cmBài 32. 6,67 cm đến 33,3 cm; 12 đp

Bài 33. Một người mắt thường có điểm cực cận cách mắt 25cm quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ10đp. Kính sát mắt. Số bội giác của kính khi người ấy ngắm chừng ở cực cận là bao nhiêu.

Bài 34. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp trên vành kínhghi X5 trong trạng thái không điều tiết (mắt đặt sát kính), số bội giác thu được là G = 3,3. Vị trí điểm cựcviễn của mắt người đó cách mắt một khoảng bao nhiêu?

Bài 35. Một kính lúp có độ tụ +12,5đp, một người mắt tốt (Đ = 25cm) nhìn một vật nhỏ qua kính lúp. Kínhsát mắt. Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng ở trạng thái không điều tiết

Bài 36. Một kính lúp trên vành có ghi X2,5. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 40/3 (cm) quan sátảnh của vật nhỏ qua kính trong trạng thái điều tiết tối đa, mắt đặt sát kính. Số bội giác của kính là bao nhiêu?

Bài 37. Một người nhìn rõ các vật từ 25 cm đến vô cực quan sát các vật nhỏ bằng kính lúp 10 đp, mắt sátkính. Độ bội giác của ảnh nằm trong khoảng nào

Bài 38. Một người cận thị có OCC = 15 cm, ghới hạn nhìn rõ của mắt là 35 cm, quan sát vật nhỏ qua kínhlúp có tiêu cự f = 5 cm, mắt sau kính 10 cm. Hãy xác định phạm vi quan sát vật qua kính lúp

Bài 39. Mắt thường có OCC = 20 cm dùng kính lúp f = 4 cm quan sát vật nhỏ. Nếu mắt đạt tại tiêu điểm củakính lúp thì phạm vi ngắm chừng như thế nào?

Bài 40. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm và điểm cực viễn cách mắt 40 cm. Người đóquan sát một vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự 10 cm, kính đặt sát mắt. Số bội giác của ảnh biến thiêntrong khoảng nào

Page 12: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

12

Bài 41. Một kính lúp có tiêu cự 4cm. Một người cận thị quan sát vật nhỏ qua kính lúp (mắt đặt cách kính 5cm) có phạm vi ngắm chừng từ 2,4cm đến 3,75cm. Mắt một người quan sát có giới hạn nhìn rõ trong khoảngnào.

Bài 42. Một người nhìn vật cách mắt 18 cm bằng kính lúp thì thấy dường như vật cách mắt 34 cm. Mắt đặtcách kính 14 cm. Tiêu cự kính bằng bao nhiêu.

Bài 43. Một người cận thị dùng kính lúp tiêu cự 5cm để quan sát vật nhỏ AB ở trạng thái không điều tiết.Khi đó vật AB vuông góc với trục chính và cho ảnh A’B’ cách nó 16cm. Tìm độ tụ của kính cần đeo đểchữa tật cận thị cho người này? Mắt đặt sát kính.

Bài 44. Một kính lúp L có tiêu cự f = 5cm. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm và điểm cựcviễn cách mắt 100cm, dùng kính lúp này để quan sát một vật nhỏ AB, mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính lúp.Tìm độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở cực viễn

Bài 45. Một người cận thị có khoảng cực viễn cách mắt 50cm, người này không đeo kính mà đặt mắt sát mộtkính lúp có độ tụ D = 10 đp để quan sát một vật nhỏ qua kính lúp. Muốn nhìn rõ ảnh của vật mà mắt khôngphải điều tiết thì phải đặt vật cách kính lúp bao nhiêu

Bài 46. Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 25cm đến vô cực. Người đó dùng kính lúp quan sátmột vật nhỏ trong trạng thái mắt không điều tiết thì độ bội giác là 5. Tính tiêu cự của kính lúp

Bài 47. Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 25cm đến vô cực. Người đó dùng kính lúp có tiêu cự f= 5cm. Xác định vị trí của vật so với kính, nếu người đó đặt mắt cách kính 10cm và độ bội giác thu được G= 4.

Bài 48. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 25cm. Người này bỏ kính cận ra, dùng một kính lúp cóđộ tụ D = 20dp để quan sát một vật nhỏ khi mắt không điều tiết, vật đặt cách mắt 9cm. Hỏi kính lúp phải đặtcách mắt bao nhiêu?

Bài 49. Một người khi nhìn qua kính lúp có độ tụ 2,5 đp thì nhìn rõ những vật gần nhất cách mắt 27cm.Kính lúp đặt cách mắt 2cm. Tính độ bội giác khi đó

Bài 50. Một người mắt không có tật quan sát một vật qua một kính lúp có tiêu cự 10cm đang ngắm chừng ởcực cận. Biết rằng mắt người đó có khoảng thấy rõ ngắn nhất là 24cm và kính đặt sát mắt. Tính độ bội giáccủa kính lúp và độ phóng đại ảnh qua kính lúp.

Bài 51. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 12cm quan sát vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự f = 4 cm.Khoảng cách từ kính đến mắt là bao nhiêu để số bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng

Bài 52. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ = 15cm và giới hạn nhìn rõ là 35cm. Người nàyquan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5cm. Mắt đặt cách kính 10cm. Phải đặt vật trong khoảng nàotrước kính? Tính độ bội giác trong các trường hợp người này ngắm chừng ở điểm cực cận và cực viễn.

Bài 53. Đặt mắt sau kính lúp tiêu cự 4cm một khoảng a = 2cm, khi đó ảnh của một vật đặt trước mắt hiện ratại điểm cực cận cách mắt 20cm. Tính khoảng cách từ vật đến kính lúp và độ bội giác khi đó.

Bài 54. Kính lúp có f = 4cm. Mắt người quan sát có khoảng nhìn rõ từ 11 cm đến 65 cm. Mặt đặt cách kính5 cm. Xác định phạm vi ngắm chừng. Tính độ bội giác của kính ứng với trường hợp mắt không điều tiết.

Bài 55. Môt người đứng tuổi nhìn những vật ở xa thì không phải đeo kính nhưng khi đeo kính sát mắt có tụsố +1 đp thì đọc được sách đặt cách mắt 25 cm

a. Xác định vị trí các điểm cực viễn và cực cận

b. Xác định độ biến thiên của độ tụ mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến điều tiết tối đa

c. Người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp trên vành có ghi x8 để quan sát một vật nhỏ. Mắt cáchkính 30 cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính? Xác định phạm vi biến thiên độ bội giác củaảnh.

Page 13: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

13

Bài 56. Một người có cực viễn cách mắt 50 cm.a. Xác định độ tụ kính mà người này phải đeo sát mắt để có thể nhìn rõ các vật ở xa vô cực mà khôngphải điều tiết

b. Khi đeo kính, người này có thể đọc được trang sách cách mắt gần nhất là 20cm. Hỏi điểm cực cậncách mắt bao xa.

c. Để đọc được những dòng chữ nhỏ mà không phải điều tiết, người này bỏ kính ra và dùng một kínhlúp có tiêu cự 5cm đặt sát mắt. Khi đó trang sách phải đặt cách kính bao nhiêu? Tính độ bội giác củakính

Bài 57. Một người cận thị có cực viễn cách mắt 45 cm.

a. Xác định độ tụ của kính cần đeo để người này có thể nhìn rõ các vật ở xa vô cùng mà không cầnđiều tiết, kính cách mắt 5cm.

b. Khi đeo kính (kính vẫn cách mắt 5cm) người này có thể đọc sách cách mắt gần nhất 25cm. Hỏikhoảng cực cận của mắt người này khi không đeo kính là bao nhiêu.

c. Để đọc những dòng chữ nhỏ mà không cần điều tiết người này bỏ kính và dùng một kính lúp cótiêu cự f = 5cm đặt sát mắt. Khi đó trang sách đặt cách kính lúp bao nhiêu? Độ bội giác bằng baonhiêu.

Bài 58. Một mắt không có tật, có khoảng nhìn rõ ngắn nhất bằng 25cm, được đặt tại tiêu điểm của một kínhlúp để quan sát một vật nhỏ. Biết rằng mắt vẫn nhìn rõ vật khi dịch chuyển tối đa là 0,8cm. Tính tiêu cự củakính và độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực

ĐS.Bài 33. 3,5Bài 34. –48 cmBài 35. 3,125Bài 36. 2,33Bài 37. 2,5 ≤ G ≤ 3,5Bài 38. 2,5 cm đến 4,44 cmBài 39. 0,8 cmBài 40. 1,9 ≤ G ≤ 2,5Bài 41. 11cm đến 65cmBài 42. 5 cmBài 43. –5 đpBài 44. 3Bài 45. 8,33 cm

Bài 46. 5 cmBài 47. 3,75 cmBài 48. 5 cmBài 49. 8/3Bài 50. 3,4; 3,4Bài 51. 4 cmBài 52. 2,5 cm đến 4,44 cm; 2; 2,7Bài 53. 3,27 cm; 5,5Bài 54. 2,4 cm đến 3,75 cm; 2,7Bài 55. từ 33,3 cm đến ∞; 3 đp; 1,6 cm đến 3,125cm; 2 đến 10,656Bài 56. –2 đp; 14,28 cm; 4,55 cm; 3,14Bài 57. –2,5 đp; 13,3 cm; 4,5 cm; 2,96Bài 58. 4,47 cm; 5,6.

Bài 59. Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f1 =1,2m. Hỏi tiêu cự f2 của thị kính bằng bao nhiêu đểkhi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính bằng 60?

Bài 60. Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính là f1 = 1cm; thị kính f2 = 4cm, khoảng cách giữa vật kính và thịkính là 20cm. Số bội giác của ảnh khi một người ngắm chừng ở vô cực bằng 75. Điểm cực cận của ngườicách mắt bao xa?

Bài 61. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm, quan sát các hồng cầu có đường kính 7 μm

qua kính hiển vi trên vành vật kính và thị kính có ghi X100 và X6. Mắt đặt sát thị kính quan sát khi khôngđiều tiết mắt. Tính góc trông ảnh của hồng cầu

Page 14: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNGi.vietnamdoc.net/data/file/2016/02/16/bai-tap-vat-ly-mat...2016/02/16  · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

14

Bài 62. Một người có mắt tốt (nhìn rõ vật từ điểm cách mắt 24cm đến vô cùng) quan sát một vật nhỏ quakính hiển vi có tiêu cự vật kính và thị kính lần lượt là 1cm và 5cm. Khoảng cách giữa hai kính ℓ = 20cm.Tính số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

Bài 63. Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính là f1 = 1cm; thị kính f2 = 5cm, khoảng cách giữa vật kính và thịkính là 20cm. Một người điểm cực cận cách mắt 20cm, điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ quakính không điều tiết (mắt sát thị kính). Tính số bội giác.

Bài 64. Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính f1 = 120 cm, thị kính f2 = 5cm. Một người mắt tốt quan sátMặt Trăng ở trạng thái không điều tiết. Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của ảnh khi đó

Bài 65. Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính f1 =120cm, thị kính f2 = 5cm. Một người cận thị có khoảngnhìn rõ từ 15cm đến 50cm quan sát Mặt Trăng mắt sát thị kính và không điều tiết. Tính khoảng cách giữahai kính và số bội giác của ảnh khi đó

Bài 66. Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính f1, thị kính f2 = 4,5cm. Một người mắt tốt (Đ = 25cm) quan sátmột vật nhỏ khi điều chỉnh kính sao cho ảnh cuối cùng hiện ở vô cực và số bội giác bằng 500/3. Khoảngcách giữa vật kính và thị kính là 20cm. Tìm giá trị của f1.

Bài 67. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm, quan sát một sao qua kính thiên văn có tiêu cựvật kính và thị kính lần lượt: 90cm và 2,5cm, trong trạng thái không điều tiết. Mắt đặt sát sau thị kính. Tínhsố bội giác.

ĐS.Bài 59. 2 cmBài 60. 20 cmBài 61. 1,7.10–2 rad

Bài 62. 67,2Bài 63. 70Bài 64. 125 cm; 24

Bài 65. 120,54 cm; 24,6Bài 66. 0,5 cmBài 67. 37,8