276
HAØ NOÄI - 2015

HAØ NOÄI - 2015 - f2.hcm.edu.vn lieu... · những kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết tình huống/câu hỏi/vấn đề/nhiệm vụ học tập; nhận

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HAØ NOÄI - 2015

2

3

PHẦN THỨ NHẤT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

TẠI VIỆT NAM – VNEN

I. Cơ sở lí luận dạy học

Dựa trên quan điểm của lí thuyết kiến tạo trong quá trình dạy học và giáo dục, quá trình dạy học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam – VNEN được tổ chức phù hợp với nguyên tắc chung của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Cụ thể là:

1. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học;

2. Học sinh tự thiết lập tiến độ và các bước đi cho quá trình học tập, với một chương trình tự học theo từng bước và tăng cường sự ưu việt của hoạt động nhóm;

3. Chú trọng đến tính tích cực để đảm bảo học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới; giáo viên tận dụng khả năng tổ chức các hoạt động để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống;

4. Giáo viên duy trì một môi trường tích cực, cởi mở và đóng vai trò là người hướng dẫn học, chú trọng đến tính cạnh tranh đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh;

5. Sự hướng dẫn tự học từng bước được dựa trên sự hướng dẫn học bao gồm các hoạt động và bài tập diễn ra liên tiếp để hỗ trợ quá trình học tập. Phương pháp hướng dẫn tự học từng bước khuyến khích học sinh có sáng kiến và sáng tạo. Sự linh hoạt cho phép học sinh tiến bộ trên từng bước học tập của mình;

6. Nhà trường thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng, trong đó các thành viên của gia đình tham gia vào quá trình giáo dục và ở đây các dự án cộng đồng là một trụ cột chính của chương trình;

7. Giao quyền tự quản cho học sinh để đảm bảo sự tham gia tích cực của học sinh trong đời sống dân chủ trong nhà trường, với sự tăng cường các giá trị như sự hợp tác, tôn trọng và làm việc nhóm.

Với các nguyên tắc trên, các hoạt động học theo mô hình trường học mới – VNEN được hướng dẫn theo một tiến trình phù hợp, có thể vận dụng được tất cả các phương pháp dạy học tích cực khác như: dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp "Bàn tay nặn bột", dạy học dựa trên dự án...

4

II. Yêu cầu chung về kế hoạch dạy học

Để đảm bảo các nguyên tắc nói trên, mỗi bài học cần được xây dựng dựa trên một chủ đề dạy học, nhằm giải quyết một vấn đề/nhiệm vụ học tập tương đối hoàn chỉnh, từ việc hình thành kiến thức, kĩ năng mới đến vận dụng chúng vào giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn. Kế hoạch tổ chức hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Chuỗi hoạt động học của học sinh thể hiện rõ tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong toàn bộ bài học. Nhìn chung, tiến trình hoạt động học của học sinh theo các phương pháp dạy học tích cực đều phù hợp với tiến trình nhận thức chung: huy động những kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết tình huống/câu hỏi/vấn đề/nhiệm vụ học tập; nhận thức được sự chưa đầy đủ về kiến thức, kĩ năng của mình; xuất hiện nhu cầu và học tập để bổ sung, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng mới; vận dụng kiến thức, kĩ năng mới để tiếp tục giải quyết tình huống/câu hỏi/vấn đề/nhiệm vụ học tập ban đầu và các tình huống/câu hỏi/vấn đề/nhiệm vụ học tập mới...

Ví dụ: Trong dạy học ở trường phổ thông, đối với việc xây dựng một kiến thức cụ thể thì tiến trình hoạt động giải quyết vấn đề được mô tả như sau: "đề xuất vấn đề – suy đoán giải pháp – khảo sát lí thuyết và/hoặc thực nghiệm – kiểm tra, vận dụng kết quả". Chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề như sau:

a) Hoạt động khởi động: Từ nhiệm vụ cần giải quyết, học sinh huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng còn chưa biết, về một cách giải quyết không có sẵn, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được. Diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi.

b) Hoạt động hình thành kiến thức và Hoạt động luyện tập: Để giải quyết vấn đề đặt ra, học sinh cần phải học lí thuyết hoặc/và thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận. Kiến thức, kĩ năng mới được hình thành giúp cho việc giải quyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra.

c) Hoạt động vận dụng: Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng mới được hình thành, học sinh vận dụng chúng để giải quyết các tình huống có liên quan trong cuộc sống hàng ngày.

d) Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.

2. Mỗi hoạt động học tương ứng với một nhiệm vụ học tập giao cho học sinh, thể hiện rõ: mục đích, nội dung, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Quá trình tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh được thực hiện theo các bước như sau:

a) Chuyển giao nhiệm vụ: Việc chuyển giao nhiệm vụ có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau: lời nói trực tiếp của giáo viên; thông qua tài liệu, học liệu..., đảm bảo cho tất cả học sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ học tập.

5

b) Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi, xoay trở để vượt qua khó khăn giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình đó, khi cần phải có sự định hướng của giáo viên.

c) Tranh luận, hợp thức hoá, vận dụng tri thức mới: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ sản phẩm học tập đã hoàn thành. Giáo viên bổ sung, chính xác hoá và hợp thức hoá kiến thức cho học sinh.

3. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài học phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng cường đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập; thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn thành; tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh.

III. Sách Hướng dẫn học

Nội dung sách Hướng dẫn học gồm: nội dung học tập, các hoạt động học tập phù hợp với nội dung và các biện pháp sư phạm để triển khai các hoạt động học tập; đánh giá năng lực học sinh thông qua các hoạt động học tập và hợp tác. Sách Hướng dẫn học trang bị cho học sinh khả năng hiểu biết, sự biểu đạt thông tin, kĩ năng tính toán, đề xuất, năng lực quản lí, năng lực bảo vệ môi trường học tập..., đồng thời phát huy vai trò dân chủ trong học tập và thi đua lành mạnh.

Để đảm bảo những nguyên tắc và yêu cầu trên trong quá trình dạy học, các bài học trong sách Hướng dẫn học được biên soạn theo từng chủ đề. Trong mỗi chủ đề, các đơn vị kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất. Mỗi đơn vị kiến thức đều được hướng dẫn học theo một cấu trúc thống nhất gồm các hoạt động, trong đó có hoạt động cá nhân và/hoặc hoạt động nhóm; hoạt động với giáo viên và gia đình.

1. Hoạt động khởi động: Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong sách Hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập.

Lưu ý: Nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh trong hoạt động "Khởi động" cần đảm bảo rằng học sinh không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức, kĩ năng cũ mà cần phải học thêm kiến thức, kĩ năng mới trong các hoạt động "Hình thành kiến thức" và "Luyện tập" để hoàn thiện.

6

Có thể hình dung 3 hoạt động này đã đáp ứng đầy đủ mục tiêu dạy học theo chương trình, sách giáo khoa hiện hành, cần đảm bảo cho tất cả học sinh đều thực hiện được.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mới và đưa các kiến thức, kĩ năng mới vào hệ thống kiến thức, kĩ năng của bản thân. Giáo viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/ công thức mới...

Người học thực hiện chuỗi các hoạt động học tập (cá nhân, hay nhóm, hoặc cả lớp) mà cho phép họ khám phá khái niệm trong chủ đề. Họ vật lộn với vấn đề hoặc hiện tượng và mô tả nó theo cách riêng của họ. Sau khi khám phá, những giải thích và các thuật ngữ để miêu tả những gì họ đã trải nghiệm sẽ được đưa ra. Khía cạnh quan trọng của giai đoạn này là sự giải thích theo những trải nghiệm của chính cá nhân học sinh. Hầu hết những giải thích không được đưa ra bởi các giáo viên. Người học đi đến kết luận riêng của họ qua các thí nghiệm. Do đó, qua sự trải nghiệm, người học cố gắng tự đi đến kết luận của riêng mình (giáo viên cần khuyến khích học sinh viết kết luận vào vở ghi bài).

Ví dụ 1: Bài 9. Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Học sinh thảo luận nhóm: quan sát sự thay đổi về kích thước của tế bào và các thành phần bên trong tế bào trong hình 9.3, ghi lại các bước của quá trình lớn lên và phân chia tế bào, sau khi thống nhất ý kiến giữa các nhóm, đối chiếu với phần thông tin trong sách hướng dẫn học. Học sinh quan sát hình 9.4 nêu lên được mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào: Sự lớn lên là cơ sở của sự phân chia tế bào, lớn lên và phân chia tế bào là 2 pha của chu kì tế bào.

Ví dụ 2: Bài 10. Đặc trưng của cơ thể sống

Giáo viên có thể thiết kế hoạt động dạy học theo phương pháp chia nhóm quay vòng: giáo viên chia lớp thành 7 nhóm tương ứng với 7 phiếu bài tập có yêu cầu như sau:

1. Di chuyển: Tại sao thực vật và động vật cần di chuyển (chuyển động)? Em hãy đưa ra một số ví dụ?

2. Hô hấp: Em hãy cùng các bạn thực hiện 1 thí nghiệm nhỏ: hãy bịt mũi lại và thở, sau đó ngậm miệng và thở. Em hãy mô tả hiện tưởng xảy ra và ghi vào vở. Em có cần cả mũi và miệng để thở hay không? Tại sao? Tại sao chúng ta cần phải hít thở?

3. Sinh sản: Thảo luận với các bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Ở độ tuổi bao nhiên thì các vật sống không cần bố mẹ chúng nữa? Hãy đưa ra một số ví dụ mà em biết?

4. Cảm ứng: Em hãy tìm một vài sự vật trong phòng mà khi chạm vào em cảm thấy có 1 trong các đặc điểm sau: mềm; nhẵn; gồ ghề? Ghi lại tên của vật mà em tìm thấy vào vở.

7

5. Dinh dưỡng: Em hãy nêu một số ví dụ về các loại thức ăn tốt cho sức khoẻ con người và các loại thức ăn không tốt cho sức khoẻ con người?

6. Sinh trưởng: Thảo luận với các bạn trong nhóm để tìm ra 4 sinh vật có khả năng sinh trưởng (cả thực vật và động vật) và ghi lại vào vở.

7. Bài tiết: Hãy thảo luận với các bạn để trả lời câu hỏi: Tại sao các loài động vật cần phải bài tiết? Chúng có sử dụng hết hoàn toàn những thứ mà chúng ăn mỗi ngày không?

Học sinh thảo luận để hoàn thành yêu cầu trong mỗi phiếu học tập được đặt sẵn trên bàn. Sau khoảng 3 phút, các nhóm dịch chuyển sang bàn kế tiếp để hoàn thành phiếu bài tập tiếp theo. Cứ như thế các nhóm sẽ dịch chuyển đi từng bàn để hoàn thành các phiếu bài tập từ 1 đến 7 về các đặc điểm của cơ thể sống.

Sau khi các nhóm đã hoàn thành phần thảo luận tìm hiểu về các đặc điểm của cơ thể sống, giáo viên có thể yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp để cùng thống nhất.

Các em đọc thông tin về những đặc điểm đặc trưng của 1 cơ thể sống, đối chiếu với những đặc điểm vừa nêu ở phần A, ghi tóm tắt những đặc điểm đó vào vở:

– Sinh trưởng – Sinh sản – Hô hấp – Di chuyển – Bài tiết – Cảm ứng – Dinh dưỡng

Sau khi biết được những đặc điểm cơ bản để nhận biết là 1 cơ thể sống (dù là thực vật hay động vật), các em sẽ thực hiện hoạt động tìm 20 vật trong tự nhiên (thực hiện ngoài sân trường hoặc trong vườn trường) và lập bảng phân loại:

TT Tên mẫu vật Vật sống Đã từng sống Vật không sống

1 Lá rụng x

2 Hòn đá x

... ....

3. Hoạt động luyện tập: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh làm các “bài tập“ cụ thể giống như “bài tập“ trong bước hình thành kiến thức để diễn đạt được đúng kiến thức hoặc mô tả

8

đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

Ví dụ 1: Bài 9. Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Một thí nghiệm được thiết kế để tìm hiểu về sự thay đổi số lượng tế bào sau 4 giờ. Biểu đồ sau thể hiện kết quả thí nghiệm:

1. Hãy lập bảng thể hiện kết quả của thí nghiệm?

2. Hãy dự đoán số lượng tế bào sau 6 giờ?

Ví dụ 2: Bài 8. Đặc trưng của cơ thể sống

1. Tại 1 thời điểm, vật sống có thể không thể hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm

a) Tại thời điểm này, em đang thể hiện đặc điểm nào? Giải thích?

Tuỳ vào mỗi cá nhân có thể đưa ra 1 hoặc 2 đặc điểm và giải thích vì sao lại là đặc điểm đó. Ví dụ: cảm ứng – nổi da gà khi cơ thể bị lạnh...

b) Bông hoa sen đang thể hiện đặc điểm sinh sản: vì có nhị và nhuỵ giúp hình thành hạt – duy trì nòi giống.

2. Một số chiếc ôtô có bộ phận cảm biến mà có thể phát hiện ra những vật xung quanh chúng, để giúp lái xe dừng hoặc bật đèn tự dộng khi trời tối.

9

a) Chiếc ô tô giống với sinh vật sống: di chuyển, thải chất thải và cảm ứng b) Ðiều gì khiến chiếc xe khác với co thể sống: không sinh trưởng, không sinh sản.

4. Hoạt động vận dụng: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, không giống với những tình huống/vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống/vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết thành công tình huống/vấn đề tương tự tình huống/vấn đề đã học. Đây có thể là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần giúp học sinh gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trước một vấn đề, học sinh có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời. Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. Người học vẫn được tiếp tục phát triển sự hiểu biết đồng thời với sự đánh giá những gì họ đã biết.

Lưu ý: Hoạt động "Vận dụng" và "Tìm tòi, mở rộng" là các hoạt động giao cho học sinh thực hiện ở NGOÀI LỚP HỌC, giáo viên không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp. Vì vậy, nội dung các hoạt động này trong sách Hướng dẫn học chỉ là những yêu cầu, định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm học tập phải hoàn thành... để học sinh tự phát hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được trong bài học; tìm tòi mở rộng thêm theo sở thích, sở trường, hứng thú của mình. Các hoạt động này hết sức cần thiết và quan trọng, giúp cho việc phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, cần phải tổ chức thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Tuy nhiên, cần làm cho giáo viên và học sinh hiểu rõ rằng không được/không nên yêu cầu tất cả mọi học sinh đều phải thực hiện giống nhau đối với các hoạt động này; sản phẩm học tập của mỗi học sinh/nhóm học sinh trong các hoạt động này nhìn chung phải là không giống nhau.

IV. Tổ chức hoạt động học của học sinh 1. Các hình thức hoạt động học của học sinh

a) Hoạt động cá nhân: Loại hoạt động này yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập/nhiệm vụ một cách độc lập nhằm tăng cường khả năng làm việc độc lập của học sinh. Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù. Khác với khám phá trong nghiên cứu khoa học, khám phá trong học tập không phải là một quá trình mò mẫm tự phát như trong mô hình Skinner mà là một quá trình có hướng dẫn của giáo viên, trong đó giáo viên khéo léo đặt học sinh vào địa vị người phát hiện lại, người khám phá lại những tri thức trong di sản văn hoá của loài người, của dân tộc. Giáo viên không cung cấp những

10

kiến thức mới bằng phương pháp thuyết trình – giải thích – minh hoạ mà bằng phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới.

Giáo viên cần đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh sẽ không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kĩ năng sẽ không được rèn luyện một cách tập trung.

b) Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm: Loại hoạt động này nhằm giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng. Thông thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp các bài tập/ nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm 2 em. Ví dụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một nội dung nào đó, đổi bài cho nhau để đánh giá chéo...; còn hình thức hoạt động nhóm (từ 3 em trở lên) được sử dụng trong trường hợp tương tự, nhưng nghiêng về sự hợp tác, thảo luận với số lượng thành viên nhiều hơn.

Lưu ý: hoạt động nhóm chỉ hiệu quả với 3 – 4 học sinh; nếu quá 6 học sinh/nhóm thì hiệu quả sẽ không được phát huy tối đa.

c) Hoạt động chung cả lớp: Hình thức hoạt động này phù hợp với số đông học sinh, nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ, tinh thần chung sống hài hoà. Hoạt động chung cả lớp thường được vận dụng trong các tình huống sau: nghe giáo viên hướng dẫn chung; nghe giáo viên nhắc nhở, tổng kết, rút kinh nghiệm; học sinh luyện tập trình bày miệng trước tập thể lớp... Khi tổ chức hoạt động chung cả lớp, giáo viên tránh biến giờ học thành giờ nghe thuyết giảng hoặc vấn đáp vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả và sai mục đích của hình thức hoạt động này.

d) Hoạt động với cộng đồng: Hoạt động với cộng đồng là hình thức hoạt động của học sinh trong mối tương tác với xã hội, bao gồm các hình thức, từ đơn giản như: nói chuyện với bạn bè, hỏi người thân trong gia đình... đến những hình thức phức tạp hơn như: tham gia bảo vệ môi trường, tìm hiểu các di tích văn hoá, lịch sử ở địa phương...

2. Tiến trình hoạt động nhóm

Ở các lớp học theo mô hình trường học mới, học sinh ngồi học theo nhóm. Tuy nhiên, không phải lúc nào học sinh cũng hoạt động theo nhóm. Học sinh vẫn làm việc cá nhân, theo cặp trong nhóm. Các hình thức làm việc trong nhóm được thay đổi thường xuyên căn cứ vào yêu cầu của sách Hướng dẫn học và của thiết kế hoạt động của giáo viên.

a) Làm việc cá nhân: Trước khi tham gia phối hợp với bạn học trong các nhóm nhỏ, cá nhân luôn có một khoảng thời gian với các hoạt động để tự lĩnh hội kiến thức, chuẩn bị cho các hoạt động đóng vai hay thảo luận trong nhóm. Phổ biến nhất có thể kể đến các hoạt động như đọc mục tiêu bài học, đọc văn bản, giải bài toán để tìm kết quả...

Cá nhân làm việc độc lập nhưng vẫn có thể tranh thủ hỏi hay trả lời bạn trong nhóm, vẫn thực hiện các yêu cầu của của nhóm trưởng (nếu có) để phục vụ cho các hoạt động cá nhân.

11

Tần suất của các hoạt động cá nhân trong nhóm rất lớn và chiếm ưu thế hơn so với các hoạt động khác. Làm việc cá nhân giúp học sinh có thời gian tập trung tự nghiên cứu, tự khám phá kiến thức, tự chuẩn bị những gì cần thiết trước khi sử dụng nó để có những hoạt động khác cùng cả nhóm. Trong quá trình làm việc cá nhân, gặp những gì không hiểu, học sinh có thể hỏi bạn ngồi cạnh hoặc nêu ra trong nhóm để các thành viên khác cùng trao đổi và nếu nhóm không giải quyết được vấn đề thì nhóm trưởng có thể nhờ giáo viên hỗ trợ.

b) Làm việc theo cặp (2 học sinh): Tuỳ theo hoạt động học tập, có lúc học sinh sẽ làm việc theo cặp trong nhóm. Giáo viên lưu ý cách chia nhóm sao cho không học sinh nào bị lẻ khi hoạt động theo cặp. Nếu không, giáo viên phải cho đan chéo giữa các nhóm để đảm bảo tất cả học sinh đều được làm việc. Làm việc theo cặp rất phù hợp với các công việc như: kiểm tra dữ liệu, giải thích, chia sẻ thông tin; thực hành kĩ năng giao tiếp cơ bản (ví dụ như nghe, đặt câu hỏi, làm rõ một vấn đề), đóng vai.

Làm việc theo cặp sẽ giúp học sinh tự tin và tập trung tốt vào công việc nhóm. Quy mô nhỏ này cũng là nền tảng cho sự chia sẻ và hợp tác trong nhóm lớn hơn sau này.

c) Làm việc chung cả nhóm: Trong các giờ học của mô hình trường học mới luôn có các hoạt động cả nhóm cùng hợp tác. Ví dụ, sau khi học sinh tự đọc một câu chuyện, trưởng nhóm sẽ dẫn dắt các bạn trao đổi về một số vấn đề của câu chuyện đó; hoặc sau khi một cá nhân trong nhóm đã đưa ra kết quả của một bài toán, nhóm sẽ cùng trao đổi nhận xét, bổ sung về cách giải bài toán đó; hoặc là học sinh trong nhóm sẽ cùng thực hiện một dự án nhỏ với sự chuẩn bị và phân chia công việc rõ ràng... Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt khả năng sáng tạo nên hình thức này dễ phù hợp với các hoạt động cần thu thập ý kiến và phát huy sự sáng tạo. Điều quan trọng là học sinh cần phải biết mình làm gì và làm như thế nào khi tham gia làm việc nhóm.

d) Làm việc cả lớp: Khi học sinh có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh một vấn đề hoặc có những khó khăn mà nhiều học sinh không thể vượt qua, giáo viên có thể dừng công việc của các nhóm lại để tập trung cả lớp làm sáng tỏ các vấn đề còn băn khoăn hoặc bàn cãi. Lưu ý rằng những tình huống như vậy không xuất hiện thường xuyên trong lớp học.

Như vậy, việc lựa chọn hình thức làm việc nào: cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp đều phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập. Sách Hướng dẫn học chỉ là một gợi ý cho việc tổ chức các hình thức hợp tác này, giáo viên cần lưu ý là không phải luôn tuân theo một cách máy móc thiết kế có sẵn của tài liệu. Tuỳ vào tình hình chung của cả lớp và thiết kế của cá nhân, giáo viên có sự thay đổi, ứng dụng linh động và phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả cho bài học và sự hứng thú cho học sinh.

Tránh dạy học đồng loạt theo hướng định lượng thời gian, bắt học sinh theo kịp tiến độ một cách khiên cưỡng, thông báo chung hoặc ghi các nội dung trên bảng trong khi hầu hết học sinh đã hiểu và làm được; chốt kiến thức trong từng phần nhỏ; cho học sinh giơ tay phát biểu quá nhiều gây mất thời gian; thay vì dạy cả lớp như hiện hành thì lại dạy cho nhiều nhóm nên việc giảng giải lặp đi lặp lại ở các nhóm khác nhau; sử dụng câu hỏi phát vấn nhiều và vụn vặt...

12

3. Vai trò của các thành viên trong hoạt động nhóm

Để tránh việc tổ chức hoạt động nhóm mang tính hình thức. Trong khi thảo luận nhóm, cần phân rõ vai trò của cá nhân, nhóm trưởng, giáo viên. Cụ thể là:

a) Cá nhân: tự đọc, suy nghĩ, giải quyết nhiệm vụ, có thể hỏi các bạn trong nhóm về những điều mình chưa hiểu; khi các bạn cũng gặp khó khăn như mình thì yêu cầu sự trợ giúp của giáo viên; thực hiện các yêu cầu của nhóm trưởng và yêu cầu của giáo viên.

b) Nhóm trưởng: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như những bạn khác; Bao quát nhóm xem các bạn có khó khăn gì không; phân công các bạn giúp đỡ nhau; tổ chức cho cả nhóm thảo luận những vấn đề khó khăn; thay mặt nhóm để liên hệ với giáo viên và xin trợ giúp; báo cáo tiến trình học tập nhóm; điều hành chốt kiến thức trong nhóm. Nhóm trưởng tạo cơ hội để mọi thành viên tự giác trong tự học, tích cực tham gia các hoạt động nhóm. Đối với các bạn nhút nhát thiếu tự tin, cần được khuyến khích nói nhiều, trao đổi nhiều, thể hiện nhiều trong hoạt động nhóm. Không để tình trạng một số thành viên làm thay, làm hộ các thành viên khác trong nhóm. Giáo viên lưu ý phân công học sinh luân phiên nhau làm nhóm trưởng.

c) Thư kí của nhóm: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như các bạn khác; Là người ghi chép hoặc vẽ lại những nội dung trao đổi hoặc kết quả công việc của nhóm. Việc ghi chép này giúp nhóm tổng hợp công việc mình đã thực hiện, trao đổi với các nhóm khác hoặc chia sẻ trước cả lớp. Để việc tổng hợp ý kiến, công việc của nhóm được thú vị và hấp dẫn. Giáo viên có thể cùng các em sáng tạo ra nhiều hình thức trình bày như tranh hoá hoặc sơ đồ hoá với các hình ảnh ngộ nghĩnh. Thư kí còn là người đánh dấu vào bảng tiến độ công việc để giúp nhóm trưởng báo cáo giáo viên. Giáo viên lưu ý phân công học sinh luân phiên nhau làm thư kí.

4. Vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động nhóm: tạo ra một môi trường học tập năng động.

– Chọn luân phiên các nhóm trưởng, thư kí nhóm để giúp giáo viên triển khai các hoạt động học tập.

– Xác định và phân công nhiệm vụ cho các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng. – Đứng ở vị trí thuận lợi để dễ dàng quan sát các nhóm học sinh làm việc và có thể hỗ trợ kịp

thời cho các nhóm. Không nên dành thời gian làm việc ở một nhóm quá lâu, đứng một chỗ ở khu vực bàn giáo viên.

– Giúp đỡ học sinh, gợi mở để học sinh phát huy tìm tòi kiến thức mới, hỗ trợ cho cả lớp, hướng dẫn học sinh báo cáo sản phẩm. Khi cần tạo tình huống để học tập, giáo viên có thể gọi học sinh còn yếu; khi cần biểu dương khích lệ học tập, giáo viên có thể gọi học sinh khá giỏi thay mặt nhóm để báo cáo; giao thêm nhiệm vụ cho những học sinh hoàn thành trước nhiệm vụ (giao thêm bài tập hoặc yêu cầu hướng dẫn các bạn khác...).

– Vừa hướng dẫn học tập cho một nhóm, vừa kết hợp quan sát, đánh giá và thúc đẩy các nhóm khác làm việc. Việc chỉ định học sinh phát biểu, trình bày báo cáo ... phải được cân nhắc

13

phù hợp với nội dung hoạt động, đối tượng học sinh, không tập trung vào một số học sinh trong lớp, trong nhóm.

– Tránh dạy học đồng loạt theo hướng định lượng thời gian. Học sinh hoặc nhóm học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ của một hoạt động nào đó, trong khi chưa hết giờ giáo viên giao thêm nhiệm vụ học tập hoặc nhiệm vụ giúp các bạn khác, nhóm bạn khác chưa hoàn thành.

– Việc trợ giúp học sinh cần có độ sâu, giao nhiệm vụ cần cụ thể chi tiết, phân phối thời gian hợp lí, linh hoạt để trợ giúp cho học sinh. Cần huy động được sự trợ giúp của học sinh khá giỏi, các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ trong lớp để trợ giúp học sinh và các nhóm chậm hơn, yếu hơn.

Tóm lại vai trò của giáo viên là đưa câu hỏi, thăm dò, làm rõ, theo dõi, hỗ trợ và khuyến khích học sinh tiến bộ.

V. Đánh giá trong quá trình dạy học

Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:

1. Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh/nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Chấp nhận sự khác nhau về thời gian và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các học sinh; những học sinh hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn tiến độ chung thì được giao thêm nhiệm vụ học tập hoặc giúp đỡ bạn. Hằng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành, giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành nhiệm vụ.

2. Nếu có nhận xét đặc biệt, giáo viên ghi vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết...

3. Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh: Giáo viên quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ưu điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ.

4. Khuyến khích và hướng dẫn học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn

– Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với giáo viên để được góp ý, hướng dẫn.

– Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

14

4. Khuyến khích và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá

Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn tham dự, quan sát, hỗ trợ các hoạt động của học sinh; trao đổi với giáo viên bằng các hình thức phù hợp như lời nói, viết thư... về các nhận xét, các biện pháp giúp đỡ học sinh.

Lưu ý:

Giáo viên không CHỈ đánh giá bằng cho điểm mà CHỦ YẾU đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả học tập của học sinh; chủ yếu dùng lời nói để động viên, góp ý, hướng dẫn học sinh, đồng thời ghi lại những nhận xét đáng chú ý nhất vào "Sổ tay lên lớp" như: những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những biện pháp đã áp dụng và những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân hoặc nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.

Để đạt hiệu quả cao trong việc động viên, khích lệ học sinh, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh riêng... của từng học sinh để có những nhận xét thoả đáng; biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên; tuyệt đối tránh những nhận xét có tính xúc phạm, làm tổn thương tâm lí học sinh. Giáo viên kịp thời trao đổi với cha mẹ học sinh và những người có trách nhiệm để có thêm thông tin và phối hợp giúp cho sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Hằng tháng, đối với những học sinh cần được quan tâm, giáo viên ghi nhận xét vào "Sổ tay lên lớp" của giáo viên về thành tích hoặc hạn chế nổi bật trong học tập và rèn luyện; các biểu hiện của phẩm chất, năng lực; dự kiến áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, giúp đỡ kịp thời những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học và hoạt động giáo dục trong tháng.

VI. Vai trò của Hội đồng tự quản học sinh Hội đồng tự quản học sinh là một tổ chức của học sinh, do học sinh bầu ra ở từng lớp, dưới

sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh để tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi của chính học sinh; đồng thời quản lí, giám sát, điều chỉnh các hoạt động đó.

Ví dụ: Hội đồng tự quản học sinh chuẩn bị và trực tiếp các hoạt động sinh hoạt tập thể trong và ngoài giờ lên lớp ở lớp và ở trường; hỗ trợ giáo viên quản lí lớp học thông qua việc theo dõi, quản lí, sử dụng các công cụ hỗ trợ đang có trong lớp; truyền đạt ý kiến phản ánh của học sinh trong lớp... Các hoạt động của Hội đồng tự quản giúp học sinh tham gia một cách dân chủ tích cực vào quá trình học tập và giáo dục học sinh. Hội đồng tự quản học sinh không làm thay công việc của giáo viên.

15

PHẦN THỨ HAI

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

I. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1. Vị trí của môn Khoa học Tự nhiên

Môn Khoa học Tự nhiên trong nhà trường phổ thông là một trong 8 môn học của chương trình THCS theo mô hình trường học mới Việt Nam. Môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh có kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đối tượng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc tìm hiểu các khái niệm cơ bản của khoa học tự nhiên. Ngoài ra, môn Khoa học Tự nhiên cũng có quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như Toán học, Tin học, Công nghệ, Thể dục...Do đó việc dạy học môn Khoa học Tự nhiên cần đặt trong mối liên quan tổng thể với các môn học khác.

Khoa học tự nhiên là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ quan trọng. Sự phát triển của khoa học tự nhiên gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với tiến bộ của kĩ thuật và công nghệ và do vậy có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất.Việc giảng dạy môn Khoa học Tự nhiên có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh trung học một hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành cho học sinh những kĩ năng và thói quen làm việc khoa học; hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, rèn luyện cho học sinh tư duy logic và tư duy biện chứng, hình thành ở họ niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận biết của con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống; qua đó góp phần hình thành và phát triển ở họ các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phẩm chất và nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung học phổ thông.

2. Đặc điểm của môn Khoa học Tự nhiên

a) Môn học cốt lõi thuộc lĩnh vực giáo dục Khoa học Tự nhiên

Lĩnh vực giáo dục Khoa học Tự nhiên có ưu thế hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất như tự tin, trung thực; các năng lực tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm; năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Lĩnh vực giáo dục Khoa học Tự nhiên được thực hiện trong nhiều môn học nhưng chủ yếu là các môn học: Cuộc sống quanh ta (các lớp 1, 2, 3); Tìm hiểu Tự nhiên (các lớp 4, 5); Khoa học Tự nhiên (cấp THCS); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Tự nhiên (cấp THPT).

16

Nội dung chủ yếu của môn học được tổ chức theo các mạch: Theo đối tượng môn học (vật chất, năng lượng, sự sống, trái đất); các quy luật chung của thế giới tự nhiên (tương tác, vận động, phát triển và tiến hoá); vai trò của khoa học đối với sự phát triển xã hội; vận dụng kiến thức khoa học trong sử dụng và khai thác thiên nhiên một cách bền vững. Những vấn đề trên sẽ được cụ thể hoá theo các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học trái đất cũng như các nội dung liên môn.

Cấu trúc nội dung môn Khoa học Tự nhiên ở cấp trung học cơ sở gồm các phân môn với các chủ đề được sắp xếp sao cho vừa bảo đảm liên hệ theo logic tuyến tính đồng thời có thêm một số chủ đề liên phân môn, vừa tích hợp đồng tâm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học là tạo cơ hội cho học sinh được quan sát, thực nghiệm; tìm hiểu và khám phá khoa học; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lí thuyết và thực tiễn; thông qua đó phát triển các phẩm chất và năng lực.

Hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; trong đó tập trung đánh giá năng lực tìm tòi khám phá tự nhiên và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Sử dụng đa dạng các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá; phối hợp đánh giá của giáo viên và học sinh, đánh giá trong nhà trường và ngoài nhà trường, bài thi (bài kiểm tra) theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan.

b) Những nét đặc trưng của môn Khoa học Tự nhiên

Là môn khoa học thực nghiệm. Thực hành thí nghiệm và tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là nét đặc trưng có tính ưu thế trong việc rèn luyện và phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Nội dung kiến thức được chọn đưa vào chủ yếu là những kiến thức thức phổ thông và cơ bản, cần thiết cho việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng tự nhiên, cho cuộc sống hằng ngày và cho việc lao động trong nhiều ngành kĩ thuật.

Là môn khoa học luôn gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Nội dung chương trình đề cập đến một số kiến thức của khoa học hiện đại có liên quan đến nhiều dụng cụ và thiết bị kĩ thuật đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống và sản xuất.

Là môn học có những vấn đề thực tiễn được vận dụng giải quyết bởi các kiến thức tích hợp liên môn vật lí, hoá học, sinh học và các môn học khác.

Nội dung kiến thức trong tài liệu được sắp xếp một cách khoa học phù hợp với quy luật nhận thức giới tự nhiên về kiến thức kĩ năng vật lí, hoá học, sinh học và các môn học khác.

Nội dung trong mỗi bài của sách Hướng dẫn học được trình bày một cách tinh giản phù hợp với thời lượng và khả năng tiếp thu của học sinh (gồm 5 hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và tìm tòi khám phá). Khối lượng kiến thức và kĩ năng của mỗi chủ đề được cân đối và phù hợp trong các hoạt động học.

17

c) Phương pháp tổ chức hoạt động học tập bằng con đường khám phá

Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực học tập – về thực chất – là tính tích cực hoạt động nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập bằng con đường khám phá.

Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích luỹ được. Tuy nhiên, trong học tập học sinh cũng phải được “khám phá” ra những hiểu biết mới đối với bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu, ghi nhớ và vận dụng linh hoạt những gì mình đã nắm được qua hoạt động chủ động tự lực khám phá của chính mình. Đó là chưa nói lên tới một trình độ nhất định thì sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng làm ra những tri thức mới cho khoa học.

Khác với khám phá trong nghiên cứu khoa học, khám phá trong học tập không phải là một quá trình mò mẫm tự phát như trong mô hình Skinner mà là một quá trình có hướng dẫn của giáo viên, trong đó giáo viên khéo léo đặt học sinh vào địa vị người phát hiện lại, người khám phá lại những tri thức trong di sản văn hoá của loài người, của dân tộc. Giáo viên không cung cấp những kiến thức mới bằng phương pháp thuyết trình – giải thích – minh hoạ mà bằng phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới.

Dạy khoa học trong cấp THCS là 1 thách thức khó khăn. Học sinh THCS rất hứng thú với thiên nhiên và môi trường xung quanh, rất muốn tìm hiểu các cách thức vận động của thế giới. Do đó, giáo viên phải là người trợ giúp học sinh trong việc phát hiện và khám phá thế giới.

Mục đích của chúng tôi là giúp giáo viên tạo ra những bài học thú vị về chủ đề tế bào. Trong chủ đề này, chúng tôi phác thảo các khía cạnh quan trọng của giảng dạy khoa học trong trường THCS và đưa ra một số gợi ý về phương pháp giảng dạy hấp dẫn và hiệu quả.

Giới thiệu và động lực (motivation)

Là một giáo viên, bạn giữ 1 vai trò quan trọng trong lớp học và chịu trách nhiệm về việc tạo ra một môi trường học tập năng động. Bạn phải linh hoạt và cố gắng thích ứng, sửa đổi và làm phong phú chủ đề khoa học của bạn theo nhu cầu của học sinh của bạn và các yêu cầu của nhà trường.

Đóng vai trò là một người lãnh đạo và hướng dẫn giảng dạy và cho phép các em học sinh thực hiện những trải nghiệm của mình trong việc học. Vai trò của bạn là đưa câu hỏi, thăm dò, làm rõ, theo dõi, hỗ trợ và khuyến khích học sinh tiến bộ.

Học sinh là những ngôi sao trong lớp học. Kinh nghiệm của họ, nhận thức riêng của họ và câu hỏi của họ là nguồn gốc của việc giảng dạy của bạn, do đó ý tưởng của họ rất có giá trị và quan trọng. Điều quan trọng là khuyến khích học sinh tham gia với thế giới, để điều tra và khám phá nó một cách sáng tạo. Hãy luôn luôn nhớ rằng trẻ em là những nhà phát minh, những nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, nhà khám phá và những triết gia nhỏ tuổi.

18

Phương pháp giảng dạy môn Khoa học Tự nhiên

Khoa học giúp chúng ta hiểu cách thức vận động của tự nhiên. Bằng cách thu thập những trải nghiệm từ môi trường sống chung (thể chất, xã hội...) học sinh đã hình thành những ý tưởng riêng về các hiện tượng sinh học, vật lí... ngay cả trước khi chúng đến trường. Chúng thực hiện điều đó xuất phát từ nhu cầu của chúng để dự đoán hay giải thích bất cứ điều gì xảy ra xung quanh, mặc dù hầu hết những ý tưởng này xa với các mô hình khoa học.

Trong việc giảng dạy khoa học, giáo viên phải kích thích sự hứng thú của người học và thay đổi định kiến của họ về các chủ đề khoa học. Một điều rõ ràng rằng học sinh học tốt nhất khi họ được phép làm việc, được đưa ra lời giải thích của riêng mình theo thời gian thông qua một loạt các kinh nghiệm học tập. Người học có thêm kiến thức từ những trải nghiệm của thực tại và liên kết một cách xuyên suốt những thông tin mới thu nhận với kiến thức trước đây của họ. Để giúp họ đưa ra các kết nối giữa những gì họ đã biết và thông tin mới, chúng ta phải tuân theo năm bước khác nhau của quá trình dạy học: Thu hút, khám phá, giải thích, vận dụng và đánh giá.

Bước 1. Thu hút/tạo hứng thú (engage)

Đầu tiên, các học sinh phải được khuyến khích bằng một câu hỏi tư duy. Điểm khởi đầu này thu hút sự quan tâm của họ và cung cấp một cơ hội cho họ thể hiện những gì họ biết về các khái niệm. Họ có thể nói lên ý tưởng riêng /định kiến của họ về chủ đề.

Bước 2. Khám phá (Explore)

Người học thực hiện các hoạt động mà cho phép họ khám phá khái niệm trong chủ đề. Họ vật lộn với vấn đề hoặc hiện tượng và mô tả nó theo cách riêng của họ. Nếu họ có quan niệm sai lầm về chủ đề này, bước này có xu hướng để chứng minh với họ rằng những ý tưởng riêng của họ không thể giải thích một hiện tượng nhất định.

Bước 3. Giải thích (Explain)

Sau khi khám phá, những giải thích và các thuật ngữ để miêu tả những gì họ đã trải nghiệm sẽ được đưa ra. Khía cạnh quan trọng của giai đoạn này là sự giải thích theo những trải nghiệm.

Hầu hết những giải thích không được đưa ra bởi các giáo viên. Người học đi đến kết luận riêng của họ qua các thí nghiệm. Do đó, qua sự giải thích theo kinh nghiệm, người học cố gắng tự đi đến kết luận của riêng mình (giáo viên cần khuyến khích học sinh viết kết luận vào vở ghi bài).

Bước 4. Vận dụng (Elaborate)

Giai đoạn này tạo cơ hội cho các người học áp dụng những điều đã học vào các tình huống mới và để phát triển một sự hiểu biết sâu sắc hơn. Là bước quan trọng để thảo luận và so sánh ý tưởng của họ với nhau.

Bước 5. Đánh giá (Evaluate)

Phần cuối cùng có một mục đích kép: người học vẫn được tiếp tục phát triển sự hiểu biết đồng thời với sự đánh giá những gì họ đã biết. Đây cũng là giai đoạn hợp lí để đánh giá trình độ hiểu biết của người học về các khái niệm.

19

II. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

1. Hướng dẫn chung

Hướng dẫn cách thực hiện chương trình theo hướng giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường và năng lực của giáo viên, học sinh. Căn cứ vào nội dung chương trình và sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên 6 và Hướng dẫn dạy môn Khoa học Tự nhiên 6, cũng như đội ngũ giáo viên của nhà trường để bố trí, sắp xếp phân công giáo viên dạy và thời khoá biểu cho phù hợp.

Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh là một trong số những mục tiêu chính của sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên. Kiến thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cứ khoảng sau vài ba năm lại tăng gấp đôi. Vậy làm sao để học sinh với một lượng thời gian rất hạn chế vẫn có thể nắm bắt được những kiến thức cốt lõi và hiện đại của khoa học tự nhiên, một môn học đa ngành với rất nhiều phân môn? Cách tốt nhất là phải đổi mới cách học và cách dạy. Giáo viên phải dạy học sinh cách tự học hơn là tập trung vào việc truyền thụ kiến thức. Học sinh phải chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức hơn là luôn bị động tiếp thu và ghi nhớ những gì có trong sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên, trong các bài học ở lớp. Chính vì vậy sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên được biên soạn theo hướng giúp học sinh tự học, tự tìm tòi khám phá với sự trợ giúp của thầy cô. Đồng thời nội dung và cách trình bày của sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên cũng góp phần giúp học sinh học tốt hơn, yêu thích môn học hơn. Những ý tưởng này được thể hiện như sau:

– Coi trọng các quan sát, những thí nghiệm thực hành, tìm tòi khám phá theo hướng nghiên cứu khoa học và vận dụng giải quyết vấn đề.

– Lựa chọn các tình huống, những trải nghiệm, những hình ảnh sống động từ thực tiễn để minh hoạ.

– Liên hệ với thực tiễn đời sống: Kiến thức lí thuyết luôn được gắn liền với việc giải quyết các vấn đề của đời sống. Những gì có thể gắn kiến thức của bài học với việc bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường hay có thể tác động đến đời sống xã hội đều được triệt để vận dụng và khai thác để học sinh tăng thêm hứng thú và thấy được kiến thức học được thực sự có ích đối với bản thân.

– Giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng tư duy khoa học: Trong từng chủ đề/bài học trong sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên luôn chú trọng rèn luyện cho học sinh những kĩ năng như quan sát, tiến hành thực nghiệm, kĩ năng phân loại, khái quát hoá, kĩ năng suy luận... Điều này được thể hiện qua nhiều cách khác nhau. Ví dụ, học sinh được giới thiệu tranh ảnh, đồ thị, hoặc hiện tượng để rồi tự mình quan sát rút ra các kết luận cần thiết.

– Các bài học cũng chú trọng tới hướng dẫn học sinh học cách giải quyết vấn đề. Các vấn để của thực tiễn và các tình huống được đưa ra trong bài học đòi hỏi học sinh tự mình vận dụng kiến thức hoặc thảo luận cùng bạn bè tìm cách giải quyết mà không đưa ra những tình huống, các vấn đề đã được giải sẵn làm ví dụ để học sinh bắt chước.

20

+ Hướng dẫn học sinh cách xử lí thông tin: Các câu hỏi “tại sao?”, “làm thế nào?” luôn được đặt ra cho học sinh trong từng bài học của sách giáo khoa nhằm giúp các em có thói quen xử lí thông tin để hiểu các khái niệm một cách thấu đáo qua đó có thể ghi nhớ kiến thức tốt hơn, rèn luyện cách thức thu thập thông tin, và cách thức làm việc khoa học. Cái học sinh cần biết không chỉ đó là cái gì mà còn là làm thế nào biết được điều đó, tại sao lại phải như vậy.

+ Học theo hướng tích hợp:

– Tích hợp các môn học: Khoa học tự nhiên là một môn khoa học đa ngành, muốn hiểu được sâu sắc các khái niệm cơ bản của môn học cũng như lí giải được các hiện tượng của thế giới tự nhiên đòi hỏi học phải nắm được các khái niệm của các môn học khác như toán, tin, công nghệ... vì các đặc điểm của thế giới tự nhiên suy cho cùng đều do vật chất cấu tạo nên. Cho nên đặc tính hoá học của các nguyên tử sẽ quy định đặc tính của các phân tử, để rồi các đặc tính lí hoá học của các nguyên tử cấu tạo nên đơn chất và hợp chất. Chính vì vậy chương trình và sách được biên soạn đi từ thành phần hoá học với cấu trúc nguyên tử và phân tử tới các bào quan rồi tới tế bào, cơ thể... Các kiến thức toán, tin, công nghệ được kết hợp một cách tối đa ở những nội dung có liên quan.

Ví dụ: Khái niệm S/V (diện tích/thể tích) với các công thức toán học đã được vận dụng để giải thích kích thước tế bào nhỏ đem lại lợi thế gì cho việc trao đổi chất của tế bào với môi trường hay đặc tính hoá học của nước tạo nên những đặc tính lí học và rồi các đặc tính lí, hoá học của nước làm cho nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự sống. Hay như trong bài “Tìm giá trị phân số của 1 số cho trước” môn Toán học 6, ở mục Hoạt động E có yêu cầu: “Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, qua Internet: một quả trứng gà thường nặng khoảng bao nhiêu gam; khối lượng của mỗi thành phần của nó như vỏ, lòng trắng, lòng đỏ; lòng đỏ chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng của nó và tác dụng của trứng gà”; bài học này có tác dụng kích thích tư duy rất tốt cho học sinh khi học bài 20 “Động vật có xương sống”, ở chủ đề 7 “Nguyên sinh vật và động vật” 6 môn Khoa học Tự nhiên.

– Tích hợp nội môn trong mỗi phân môn: sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên gồm 3 phân môn, vật lí, hoá học và sinh học. Mỗi phân môn lại có rất nhiều phân môn nhỏ hơn với kiến thức rất sâu và rộng. Làm thế nào để học sinh có được những kiến thức cơ bản của các phân môn một cách có hệ thống, dễ học dễ nhớ để giúp người học có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt? Cách tốt nhất là phải biết dùng những chủ đề cốt lõi để khâu nối các phân môn lại với nhau tạo nên một hệ thống kiến thức. Những chủ đề khâu nối này như những sợi chỉ xuyên suốt các lĩnh vực học tập nối chúng lại thành một hệ thống như: tính thống nhất của vật chất, tính vận động của vật chất, cấu trúc phù hợp với chức năng, ...

Ví dụ: Trong phân môn sinh học,nếu biết được cấu trúc có thể suy ra chức năng và ngược lại. Hay dùng chủ đề tiến hoá để khâu nối các lĩnh vực của sinh học lại với nhau. Thế giới sống liên tục tiến hoá tạo nên các đặc điểm và dạng sống thích nghi nhưng cũng duy trì được sự thống nhất. Học sinh cũng học được cách nhìn nhận sự việc một cách biện chứng khi trong các bài học

21

luôn được nhắc nhở rằng sinh vật là hệ thống mở tự điều chỉnh vì thế khi học sinh học nói chung cần phải xem xét một cách tổng thể và cần tính đến sự tương tác giữa sinh vật với môi trường.

Định hướng cách tổ chức dạy học môn Khoa học Tự nhiên:

+ Sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên được biên soạn nhằm đổi mới cách tổ chức dạy học sao cho phát huy được tính tích cực chủ động của người học, phát huy khả năng vận dụng kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo. Vai trò của giáo viên là đưa câu hỏi, thăm dò, làm rõ, theo dõi, hỗ trợ và khuyến khích học sinh tiến bộ.

+ Chấp nhận tiến độ học tập khác nhau giữa các học sinh, nhóm học sinh. Tránh dạy học đồng loạt theo hướng định lượng thời gian. Học sinh hoặc nhóm học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ của một hoạt động nào đó, trong khi chưa hết giờ giáo viên giao thêm nhiệm vụ học tập hoặc nhiệm vụ giúp các bạn khác, nhóm bạn khác chưa hoàn thành.

+ Tổ chức lớp học theo mô hình Hội đồng tự quản (HĐTQ). Chủ tịch HĐTQ và các ủy viên điều hành được một số hoạt động học tập trong bài học. Định hướng tổ chức dạy học ở mỗi bài được thể hiện ở bố cục của một bài học:

– Hoạt động khởi động thu hút/tạo hứng thú học tập. Đầu tiên, các học sinh phải được khuyến khích bằng một câu hỏi tư duy (tạo mâu thuẫn nhận thức – từ thí nghiệm; từ hiện tượng thực tế;...). Điểm khởi đầu này thu hút sự quan tâm của học sinh và cung cấp một cơ hội cho học sinh thể hiện những gì học sinh biết về các khái niệm. Họ có thể nói lên ý tưởng riêng/định kiến của họ về chủ đề (giáo viên cần khuyến khích học sinh viết tất cả vào vở ghi bài học).

– Sau khi đã phát hiện ra học sinh đã biết được những gì và những gì còn thiếu, giáo viên sẽ chuyển sang hoạt động “Hình thành kiến thức mới”. Lúc này học sinh sẽ có hứng thú tiếp thu kiến thức vì thực sự cảm thấy có nhu cầu về thông tin mới để giải quyết các “thách đố” mà bài học đặt ra. Khi cần phải cung cấp kiến thức mới thì bài học có thể được bắt đầu bằng việc giới thiệu kiến thức rồi sau đó mới đưa ra các câu hỏi để học sinh thảo luận hay vận dụng kiến thức. Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh khám phá và giải thích vấn đề học tập hoặc hiện tượng thực tế quan sát được và mô tả nó theo cách riêng của họ.

Người học thực hiện chuỗi các hoạt động học tập (cá nhân, cặp đôi hay nhóm, hoặc cả lớp) mà cho phép họ khám phá nội dung mới trong chủ đề. Họ được suy nghĩ và trải nghiệm với vấn đề hoặc hiện tượng và mô tả, giải thích theo cách riêng của họ. Khía cạnh quan trọng của giai đoạn này là sự giải thích theo những trải nghiệm của chính cá nhân học sinh. Hầu hết những giải thích không được đưa ra bởi các giáo viên. Người học đi đến kết luận riêng của họ qua các thí nghiệm. Do đó, qua sự trải nghiệm, người học cố gắng tự đi đến kết luận của riêng mình (giáo viên cần khuyến khích học sinh viết kết luận vào vở ghi bài).

– Cuối cùng để củng cố, luyện tập và nâng cao kiến thức cho học sinh giáo viên cần đưa ra những câu hỏi, tình huống có tính vận dụng và mở rộng kiến thức vừa học được. Sau khi đã chiếm lĩnh được các kiến thức mới của bài, học sinh lại được tiếp xúc với các tình huống mới,

22

các câu hỏi nhằm vận dụng kiến thức vừa mới học được. Những câu hỏi này có thể học sinh trả lời ngay được tại lớp hay có thể để các em về nhà suy nghĩ. Trong pha đánh giá, giáo viên sử dụng các cách tiếp cận khác nhau như ra câu hỏi, nêu tình huống...(được thể hiện ở mục “Vận dụng” và mục “Tìm tòi mở rộng”) nhằm phát hiện và đánh giá xem học sinh đã học được những gì có liên quan đến chủ đề mà mình vừa học.

+ Môn Khoa học tự nhiên được biên soạn nhằm khuyến khích việc hình thành các ý tưởng hơn là bắt chước hay ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Những tình huống, câu hỏi hay các hoạt động mà môn Khoa học Tự nhiên đưa ra đều nhằm tìm kiếm lập luận của học sinh cũng như các ý tưởng mới. Vì vậy, các tình huống và vấn đề đưa ra trong bài thường là dạng câu hỏi mở có thể có nhiều phương án giải quyết để học sinh bàn luận trao đổi nhằm tìm ra phương án tối ưu. Mọi lập luận logic đều được chấp nhận và khuyến khích. Giáo viên không khuyến khích học sinh đi tìm một câu trả lời hoặc một giải pháp duy nhất đúng mà khuyến khích học sinh chấp nhận nhiều câu trả lời, nhiều giải pháp hợp lí.

+ Khuyến khích làm việc tập thể: Học sinh được dạy cách lắng nghe và học hỏi người khác, biết cách làm việc tập thể để phát huy sức mạnh của tập thể. Vì thế các cuộc thảo luận nhóm, tổ thường xuyên được đặt ra nhằm rèn luyện các kĩ năng này. Có nhiều chủ đề/bài trong môn Khoa học Tự nhiên được tổ chức theo hình thức dạy học dự án.

+ Rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng lời nói: Thông qua việc thảo luận, phát biểu tại lớp giáo viên không chỉ chú ý đến nội dung chuyên môn mà cần chú ý đến việc diễn đạt và sử dụng các thuật ngữ khoa học. Thông tin có ở người nào đó sẽ là thông tin chết nếu người đó không có khả năng truyền đạt lại cho người khác. Đồng thời qua thảo luận học sinh sẽ học hỏi được ở bạn bè. Học thầy không tày học bạn. Thông tin học sinh thu nhận được không chỉ một chiều mà nhiều chiều.

Như vậy mỗi giáo viên, mỗi tổ/nhóm chuyên môn phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu chương trình và sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên 6 và Hướng dẫn dạy môn Khoa học Tự nhiên 6, đề xuất Ban Giám hiệu “KẾ HOẠCH DẠY HỌC” môn Khoa học Tự nhiên 6, có thể thay đổi trật tự dạy học các chủ đề cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, nhưng Chủ đề 1 “Mở đầu môn khoa học tự nhiên” thì nên dạy trước tiên (có thể bố trí giáo viên môn vật lí hay môn hoá học hoặc môn sinh học đều được – miễn là giáo viên có điều kiện tốt nhất dạy chủ đề này). Có vấn đề khác mà các giáo viên cần chú ý là: cách tiếp cận của sách giáo khoa hiện hành là tiếp cận nội dung. Trong mô hình trường học mới, cách tiếp cận của sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên 6 là tiếp cận năng lực, với mục tiêu rèn cho học sinh lớp 6 năng lực tự học, năng lực mô tả phân loại, năng lực quan sát, năng lực tính toán, năng lực thí nghiệm thực hành, năng lực lập kế hoạch... nên các nội dung môn học được sắp xếp lại gọn hơn.

Ví dụ: Những tri thức chuyên sâu về cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lí của từng đối tượng/nhóm đối tượng sinh vật được lược bớt mà tập trung làm cho học sinh có tri thức về

23

nguyên tắc tổ chức thứ bậc trong sinh học (tế bào – cơ thể – quần thể – quần xã và hệ sinh thái – sinh quyển). Nguyên tắc thứ hai được làm rõ trong Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên 6 là nguyên tắc tính thống nhất và đa dạng của sự sống.

Một điều cần lưu ý nữa là khi dạy Chủ đề 6 “Cây xanh”, Chủ đề 7 “Nguyên sinh vật và Động vật” và Chủ đề 8 “Đa dạng sinh học” giáo viên cần bổ sung những ví dụ cụ thể về những loài sinh vật phổ biến, nổi bật sống ở đó; thậm chí có thể thay nội dung trong sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên 6 bằng bài soạn của giáo viên về động/thực vật địa phương.

2. Chương trình chi tiết

(A). Khung phân phối chương trình

A1. Hướng dẫn chung

Khung phân phối chương trình này áp dụng cho lớp 6 theo mô hình trường học mới, từ năm học 2015 – 2016. Khung phân phối chương trình quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình.

Thời lượng quy định tại Khung phân phối chương trình áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày. Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường dạy học theo mô hình trường học mới trong cả nước.

Căn cứ Khung phân phối chương trình, các trường thí điểm mô hình trường học mới cụ thể hoá thành phân phối chương trình chi tiết sao cho phù hợp với nhà trường.

Các trường thí điểm mô hình trường học mới có điều kiện bố trí dạy học 2 buổi/ngày, có thể điều chỉnh phân phối chương trình tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (hiệu trưởng phê duyệt, kí tên, đóng dấu và báo cáo phòng Giáo dục và Đào tạo).

Khung phân phối chương trình

Số tiết học

Số tuần thực hiện Tổng Phần

chung Sinh học Vật lí Hoá học Ôn tập, Kiểm tra

Cả năm 35 105 14 47 28 8 8

Học kì 1 18 54 14 28 0 8 4

Học kì 2 17 51 0 19 28 0 4

24

Học kì 1:

– Học kì 1 có 54 tiết với 14 tiết học gồm 2 chủ đề chung (từ bài 01 đến bài 04) và 36 tiết học chủ đề sinh học (từ bài 05 đến bài 18); có 2 tiết ôn tập cuối học kì 1 (sau khi kết thúc bài 17: Vai trò của cây xanh) với 2 tiết kiểm tra cuối kì 1.

– Kết thúc Học kì 1: Học sinh học xong bài17; bài Ôn tập học kì I cần hướng dẫn học sinh ôn tập từ bài 1 đến bài 17.

Học kì 2:

– Học kì 2 có 51 tiết với 19 tiết học chủ đề sinh học (từ bài 18 đến bài 22) và 28 tiết học cho chủ đề vật lí, có 2 tiết ôn tập học kì 2 (sau khi kết thúc bài 32) với 2 tiết kiểm tra cuối năm.

– Kết thúc Học kì 2: Học sinh học xong bài 32; bài Ôn tập học kì 2 cần hướng dẫn học sinh ôn tập từ bài 18 đến bài 32.

A2. Gợi ý phân phối chương trình chi tiết

TT Chủ đề Bài, nội dung Dự kiến thời gian

Bài 1: Mở đầu 3 tiết 1 Chủ đề 1. Mở đầu môn khoa học tự nhiên

(7 tiết) Bài 2: Dụng cụ thí nghiệm và an toàn thí nghiệm 4 tiết

Bài 3: Đo độ dài, thể tích, khối lượng 4 tiết

2 Chủ đề 2. Các phép đo và kĩ

năng thí nghiệm (7 tiết) Bài 4: Làm quen với kĩ năng thí nghiệm thực hành 3 tiết

Bài 5: Chất và tính chất của chất 4 tiết 3 Chủ đề 3. Trạng thái của vật chất

(8 tiết) Bài 6: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất. 4 tiết

Bài 7: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống 3 tiết

Bài 8: Các loại tế bào 2 tiết

4 Chủ đề 4. Tế bào (7 tiết)

Bài 9: Sự lớn lên và phân chia của tế bào 2 tiết

25

5 Chủ đề 5. Đặc trưng của

cơ thể sống (2 tiết)

Bài 10: Đặc trưng của cơ thể sống

2 tiết

Bài 11: Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh 3 tiết

Bài 12: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh

2 tiết

Bài 13: Quang hợp ở cây xanh 2 tiết

Bài 14: Hô hấp ở cây xanh 2 tiết

Bài 15: Cơ quan sinh sản của cây xanh 3 tiết

Bài 16: Sự sinh sản ở cây xanh 3 tiết

6 Chủ đề 6. Cây xanh

(19 tiết)

Bài 17: Vai trò của cây xanh 4 tiết

Ôn tập học kì 1 2 tiết 7

Bài kiểm tra viết học kì 1 2 tiết

Bài 18: Nguyên sinh vật 2 tiết

Bài 19: Động vật không xương sống 6 tiết

Bài 20: Động vật có xương sống 4 tiết

8 Chủ đề 7. Nguyên sinh vật

và Động vật

(16 tiết)

Bài 21: Quan hệ giữa động vật với con người 4 tiết

9 Chủ đề 8. Đa dạng sinh học

(3 tiết)

Bài 22: Đa dạng sinh học

3 tiết

Bài 23: Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí. Ứng dụng.

4 tiết

Bài 24: Nhiệt độ. Đo nhiệt độ. 3 tiết

Bài 25: Sự chuyển thể của các chất 3 tiết

10 Chủ đề 9. Nhiệt và tác động

của nó đối với sinh vật

(13 tiết)

Bài 26: Nhiệt đối với đời sống sinh vật 3 tiết

26

Bài 27: Chuyển động cơ. Vận tốc của chuyển động 3 tiết

Bài 28: Lực. Tác dụng của lực 3 tiết

Bài 29: Trọng lực 1 tiết

Bai 30: Lực đàn hồi 2 tiết

Bài 31: Lực ma sát 2 tiết

11 Chủ đề 10. Lực và các máy

cơ đơn giản

(15 tiết)

Bài 32: Máy cơ đơn giản 4 tiết

Ôn tập học kì 2 2 tiết 12

Bài kiểm tra viết cuối năm 2 tiết

(B). Một số vấn đề cần lưu ý về phân phối chương trình

Chương trình môn Khoa học Tự nhiên gồm 3 phân môn: vật lí, hoá học và sinh học được tích hợp với nhau, làm giảm được gánh nặng cho học sinh vì không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Nội dung được trình bày trong tài liệu “Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên 6” theo 10 chủ đề. Mỗi chủ đề được viết theo hướng tích hợp nội môn, hoặc tích hợp liên môn.

Trong từng chủ đề đã chọn đưa vào những nội dung cốt lõi của chủ đề và giúp cho học sinh thấy được một “bức tranh” khái quát hơn là đưa nhiều nội dung khoa học để nhằm có sự đầy đủ, chi tiết; chính vì thế mà giảm được thời lượng học kiến thức chuyên sâu, dành thời gian cho hoạt động trải nghiệm của học sinh. Cách tiếp cận ở trên cùng với việc thực hiện tích hợp giúp học sinh có một cái nhìn bao quát, liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên hơn là chỉ được xem xét, nhận thấy từng sự vật, hiện tượng một cách tách rời cô lập.

Phần đầu tiên của sách (chủ đề 1 “Mở đầu môn Khoa học Tự nhiên” và chủ đề 2 “Các phép đo và kĩ năng thí nghiệm”) dành để giúp học sinh tìm hiểu về môn khoa học tự nhiên, rèn phương pháp học tập đặc thù bộ môn: Quan sát và thí nghiệm khoa học. Tiếp sau đó là chủ đề 3 “Trạng thái của vật chất” (đây là một phần nội dung hoá học 8 hiện hành được đưa xuống lớp 6) là kiến thức cơ sở để học tập các chủ đề sinh học và vật lí tiếp theo.

Các chủ đề 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 môn Khoa học Tự nhiên 6 tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh, hình thành được sự tự tin và hứng thú, tích cực học tập, phát triển kĩ năng giao tiếp. Chủ đề 4 là kiến thức nền tảng (cấp tổ chức sống tế bào) để học các chủ đề 5, 6, 7; đặc biệt khi học chủ đề 6 và 7 cần làm rõ các đặc trưng sống cấp cơ thể đã học ở chủ đề 5.

III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

27

Chủ đề 1. MỞ ĐẦU MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (7 tiết)

I. Mục tiêu của chủ đề 1. Kiến thức

– Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và quy trình nghiên cứu khoa học. – Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống. – Kể tên được một số dụng cụ, máy móc thường dùng trong phòng thí nghiệm ở

trường THCS. – Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng với giới hạn đo và độ chia

nhỏ nhất của chúng. – Nhận biết được các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hoá chất độc hại. – Nêu được các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm.

2. Kĩ năng

– Tạo hứng thú, bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học.

– Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.

– Hình thành thói quen chấp hành nội quy và an toàn thí nghiệm.

3. Thái độ

– Tạo hứng thú, lòng say mê môn khoa học.

– Có ý thức học tập đúng đắn.

– Yêu tự nhiên, bảo vệ giới tự nhiên và sức khoẻ con người.

4. Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh

Năng lực Kĩ năng Thái độ, giá trị

Đọc hiểu, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu Tò mò

Phân tích, đánh giá tài liệu Trách nhiệm

Đặt câu hỏi cho nội dung kiến thức và các vấn đề liên quan.

1.Năng lực kiến thức Khoa học tự nhiên

Xác định vấn đề học tập, nội dung học tập

28

So sánh các nội dung kiến thức Công bằng

Phân loại vật chất, sinh vật...

Sử dụng chính xác ngôn ngữ khoa học trong giao tiếp

Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu hay thí nghiệm.

Dự đoán kết quả thí nghiệm, kết quả nghiên cứu Khách quan

Xây dựng giả thuyết có thể kiểm chứng được của thí nghiệm, nghiên cứu

Sáng tạo

Lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế, bố trí thí nghiệm để kiểm chứng được giả thuyết.

Kiên nhẫn

Quan sát ghi chép, thu thập số liệu, kết quả nghiên cứu

Toàn vẹn

Phân tích và đánh giá dữ liệu thu được để đưa ra kết luận phù hợp

Sáng tạo

Khách quan

2. Năng lực Nghiên cứu khoa học (Quan sát và thực nghiệm)

Trình bày kết quả nghiên cứu theo cách phù hợp Sáng tạo

– Sử dụng dụng cụ và thiết bị đúng cách và an toàn

Cẩn thận

– Lựa chọn dụng cụ, thiết bị phù hợp với thí nghiệm, nghiên cứu.

Sáng tạo

– Đánh giá hiệu quả của phương pháp và thiết bị sử dụng.

Sáng tạo

3. Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm

Tìm lỗi và sửa lỗi với các thiết bị, dụng cụ Khách quan

Lập kế hoạch cho các hoạt động thực địa Sáng tạo

Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện tiến hành hoạt động

Cẩn thận

Sử dụng bản đồ thực địa Sáng tạo

4. Năng lực thực địa

Quan sát, thu thập số liệu thực địa Toàn vẹn

29

– Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập, thí nghiệm thực hành. – Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề khi tìm hiểu các bước của quy

trình nghiên cứu khoa học. – Năng lực hợp tác: cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả... – Năng lực phân tích, so sánh, tính toán thông qua bảng biểu. – Các kĩ năng quan sát, ghi chép làm việc khoa học và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

II. Nội dung chính của chủ đề

Ở chủ đề này, học sinh cần nhận thức được rằng:

– Môn khoa học là môn học có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu giới tự nhiên, nghiên cứu các sự vật hiện tượng tự nhiên gắn với thực tiễn và con người.

– Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động chủ động tìm tòi, khám phá của con người nhằm phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người.

– Nghiên cứu khoa học theo một quy trình nhất định, từ việc đặt câu hỏi nghiên cứu, đề xuất giả thuyết, xây dựng phương án kiểm định giả thuyết, tiến hành thí nghiệm kiểm chứng, phân tích, xử lí dữ liệu đến việc đưa ra kết quả, lập báo cáo khoa học. Các em hiểu được rằng chân lí khoa học chỉ có thể được khẳng định bằng thực nghiệm.

– Những thành tựu của khoa học là hết sức vĩ đại và lớn lao trong đời sống xã hội của con người. Việc tìm hiểu những thành tựu của khoa học ở Việt Nam và trên thế giới giúp các em say mê học tập và có một niềm tin mãnh liệt vào khả năng của con người.

– Những trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho môn khoa học có vai trò quan trọng trong việc tổ chức học tập theo định hướng năng lực và hình thành nhân cách học sinh. Trong quá trình học tập các em phải tuân thủ các quy định về an toàn thí nghiệm, gìn giữ bảo dưỡng dụng cụ thí nghiệm, biết cách xếp đặt các dụng cụ thí nghiệm khoa học. Ngoài những dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ đo thông thường các em còn được tiếp xúc với một số thiết bị, dụng cụ đo, máy móc hiện đại ở những nơi có điều kiện.

– Tìm hiểu một số dụng cụ đo như đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng; giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của các dụng cụ đo.

Trong chủ đề này, học sinh bước đầu hình thành thói quen học tập trải qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học tập theo nhóm; bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học; biết cách và có khả năng tự học cá nhân và học tập cùng cộng đồng.

30

Nội dung chủ đề được sắp xếp trong 2 bài học. Các bài đều thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo với cấu trúc là 5 hoạt động chính mong muốn hình thành nên những kiến thức, kĩ năng và những năng lực cốt lõi cho học sinh trong quá trình học tập. Cụ thể các bài học như sau:

Bài 1: Mở đầu (chuyển tải các kiến thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, quy trình nghiên cứu khoa học và các thành tựu của khoa học).

Bài 2: Dụng cụ thí nghiệm và an toàn thí nghiệm (chuyển tải các kiến thức về dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ đo, cách sử dụng, bảo quản và an toàn thí nghiệm).

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học các bài học thuộc chủ đề 1. Lưu ý chung

Chủ đề Mở đầu môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn học, bước đầu làm quen với phương pháp học tập tìm tòi, khám phá, hình thành kĩ năng làm việc nhóm, say mê hứng thú môn học; cung cấp một số kiến thức cho các em về dụng cụ thí nghiệm và các dụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo thời gian; hình thành những kĩ năng ban đầu trong quá trình học tập.

Bài đầu tiên của môn học chỉ yêu cầu học sinh hiểu sơ bộ về các hoạt động nghiên cứu và quy trình đơn giản nghiên cứu khoa học. Trong quá trình học tập cấp THCS các em sẽ có các khái niệm rõ ràng hơn.

Những hiểu biết tích lũy được một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học có mục tiêu, có kế hoạch và được thực hiện dựa trên hệ thống các phương pháp khoa học gọi là những Tri thức khoa học.

Từ quá trình cảm nhận và xử lí các vấn đề trong cuộc sống, kinh nghiệm, hiểu biết được tích lũy, ban đầu còn riêng lẻ, rời rạc, về sau hình thành những mối liên hệ mang tính hệ thống là Tri thức kinh nghiệm.

Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.

Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. Hoạt động của người nghiên cứu khoa học là hoạt động nghiên cứu khoa học. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là những phát minh, phát hiện, sáng chế của con người. Phát minh là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người. Phát hiện là sự khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan. Sáng chế là một giải pháp kĩ thuật mới về nguyên lí kĩ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Sáng chế có khả năng áp dụng nên có ý nghĩa

31

thương mại, được cấp bằng sáng chế độc quyền (patent), có thể mua bán bằng sáng chế, cấp giấy phép sử dụng (licence) và được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Nghiên cứu khoa học phải thực hiện theo quy trình nghiên cứu khoa học. Khi tiếp xúc với các dụng cụ thí nghiệm, thực hành cần chú ý những điều về an toàn thực hành thí nghiệm.

Đây là chủ đề đầu tiên học sinh được tiếp cận với môn khoa học tự nhiên. Những kiến thức, kĩ năng để hình thành thái độ và năng lực cho học sinh là rất cần thiết, nó sẽ giúp cho các em hình thành những thói quen học tập và tìm hiểu các vấn đề trong môn học xuyên suốt trong quá trình học ở cấp THCS nói riêng cũng như ở các lớp trên của cấp trung học.

Giáo viên cần biết ở cấp Tiểu học, học sinh đã được làm quen với môn khoa học, đã biết tìm hiểu sơ lược những hiện tượng xung quanh gần gũi với các em. Các em học tập theo tinh thần học, vui chơi để tìm hiểu thiên nhiên.

Tuy nhiên khi bước vào THCS, nhận thức của các em đã thay đổi một bước về lượng. Các hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh không dừng lại ở quan sát hiện tượng, các em đã có ý thức tìm hiểu và muốn giải thích vì sao lại có hiện tượng như vậy, ảnh hưởng của nó đến đời sống, môi trường như thế nào.

Giáo viên phải ý thức được rằng, bản chất của dạy học hướng đến hình thành năng lực cho học sinh, cốt lõi của nó là học sinh phải thông qua các hoạt động học tập tìm tòi, nghiên cứu, tự các em phát hiện ra bản chất của sự vật và hiện tượng. Cho nên người giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trong quá trình học tập.

Trong bài đầu tiên, chỉ giới hạn ở việc học sinh nhận dạng được hoạt động nghiên cứu khoa học là gì, nó khác với các hoạt động thông thường của con người trong đời sống như thế nào. Tiếp theo học sinh thông qua một số thí nghiệm thực hành để hiểu và nắm được sơ lược quy trình nghiên cứu khoa học, tìm hiểu một vấn đề của tự nhiên như thế nào. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra 6 bước cơ bản giúp cho các em hình thành kĩ năng tìm hiểu một vấn đề, một câu hỏi khoa học.

Sau khi học trên lớp, các em được hoạt động ngoài lớp học để tìm hiểu một số thành tựu của khoa học hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Thông qua các hình ảnh và báo cáo của học sinh giúp, từ đó các em hiểu được vai trò cũng như vị trí của nghiên cứu khoa học hiện nay.

Ngoài ra bài học còn muốn học sinh bước đầu làm quen và biết tìm kiếm thông tin trên internet, rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân và làm việc với cộng đồng. Các em có khả năng tự tìm tòi, khám phá, tự thu thập thông tin và có thói quen đặt ra giả thuyết và từ đó hình thành các phương án để kiểm nghiệm và khẳng định các chân lí trong quá trình học tập và nghiên cứu.

32

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 1. MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức – Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và tiến trình nghiên cứu khoa học. – Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống. b) Kĩ năng – Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học. – Các kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin. c) Thái độ – Tạo hứng thú, lòng say mê môn khoa học. d) Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập, bố trí thí nghiệm nghiên cứu khoa học. – Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên

của môn khoa học. – Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả... – Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: trình bày các số liệu thu được. – Hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu của nhà khoa học.

2. Hướng dẫn chung

Vì là bài đầu tiên tổ chức cho các em học tập theo nhóm, học cặp đôi, học cá nhân, làm việc với toàn lớp, với cộng đồng... nên đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu các kĩ thuật tổ chức học tập từ trước đó. Ví dụ về học tập theo nhóm như kĩ thuật điều khiển chia nhóm, bố trí chỗ ngồi, hướng dẫn học sinh cử trưởng nhóm, thư kí, hậu cần..., đặc biệt là phát huy được vai trò của Hội đồng tự quản lớp học trong việc tổ chức các hoạt động học tập, cũng như hướng dẫn cách tự ghi chép vào vở của học sinh, cách thảo luận, cách trình bày báo cáo. Giáo viên cần hình thành cho các em có thói quen học tập theo các loại hình nhóm, thói quen tuân thủ theo các mệnh lệnh của giáo viên và sự điều hành của trưởng nhóm.

Khi hoạt động nhóm, hoặc cặp đôi phải chú ý 4 bước sau đây:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng dứt khoát bằng các hình thức thích hợp; làm rõ mục tiêu của hoạt động cũng như những yêu cầu đối với học sinh trong hoạt động.

Bước 2: Làm việc cá nhân, dành thời gian thích đáng cho các em tự đọc thầm và suy nghĩ cá nhân nhiệm vụ học tập. Giáo viên hướng dẫn các em cách ghi chép vở ghi những ý kiến của mình theo sách Hướng dẫn học.

33

Bước 3: Thảo luận nhóm, giáo viên cần tập cho học sinh thói quen làm việc nhóm. Chẳng hạn như vai trò của nhóm trưởng là tự điều khiển nhóm thảo luận ra sao? Làm thế nào để tất cả các em trong nhóm đều có ý kiến, sự phản biện của các bạn trong nhóm. Giáo viên nên đưa ra quy trình thảo luận nhóm, chẳng hạn như từng em nêu ý kiến riêng của mình nhiệm vụ, câu hỏi, cách ghi chép bổ sung ý kiến của bạn vào vở và cử người ghi ý kiến thống nhất của cả nhóm như thế nào? Thống nhất hình thức báo cáo của nhóm và cử người báo cáo ra sao? Thông báo hoàn thành công việc hoặc gọi trợ giúp từ giáo viên như thế nào?

Bước 4: Giáo viên kiểm tra kết quả hoạt động thông qua báo cáo của nhóm, vở ghi của các em. Khi có điều kiện giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia thảo luận cả lớp. Dựa vào bảng tiến độ thực hiện công việc của các nhóm, giáo viên có thể cho toàn lớp thảo luận nhằm mục đích khẳng định những kết quả của các nhóm đã làm được hoặc hỗ trợ, giúp đỡ các em nếu thấy các em đều gặp khó khăn. Giáo viên hướng dẫn các nhóm báo cáo, cho các em phản biện, nhận xét đánh giá lẫn nhau; thống nhất ý kiến; hướng dẫn các em cách tự ghi vào vở ý kiến cuối cùng của hoạt động.

Để điều khiển được sinh động hoạt động của nhóm, giáo viên cần khéo léo kết hợp với Hội đồng tự quản để các em tự học và tự chủ tham gia điều khiển hoạt động học tập. Kinh nghiệm cho thấy, giáo viên cần có bảng theo dõi tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của bài học, khả năng quan sát học sinh, sự hoạt động của các nhóm để hỗ trợ kịp thời hoạt động của từng học sinh cũng như các nhóm.

Trong quá trình dạy học, giáo viên cần xây dựng bảng tiến độ thực hiện công việc cho các nhóm trong lớp học. Có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ nhiều hơn những nhóm yếu: có thể là giáo viên hoặc điều chỉnh học sinh giữa các nhóm để các em có sự tự hỗ trợ tự giúp đỡ lẫn nhau.

Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà hoặc thực hiện ngoài lớp học. Tuỳ theo năng lực của học sinh mà các em sẽ thực hiện ở mức độ khác nhau. Giáo viên cần động viên, khích lệ và chọn thời điểm thích hợp để các em có điều kiện báo cáo kết quả của cá nhân hoặc nhóm thông qua những sản phẩm, kết quả đã làm được.

Khi nhận xét, giáo viên phải tìm hiểu thật kĩ, nhất là những ý kiến trái chiều, tránh trường hợp bỏ qua các sai lầm của học sinh, phủ nhận ý kiến của học sinh mà không có căn cứ hoặc là tự mình khẳng định những ý kiến ngược với học sinh, không có cơ sở, căn cứ khoa học.

Giáo viên phải hoà đồng vào các em để xem các em suy nghĩ, tiếp cận vấn đề như thế nào, chúng có sẵn những kinh nghiệm gì để từ đó đưa ra những câu hỏi hoặc các mệnh lệnh làm việc phù hợp, tránh sự áp đặt, khiên cưỡng.

Những vấn đề học sinh có thể đưa ra vượt trình độ, giáo viên cần khéo léo phân hoá học sinh, đề xuất để các em giỏi, ham hiểu biết về nhà tự tìm hiểu thêm, tránh sa đà để làm cho vấn đề phức tạp, khó hiểu thêm.

Giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cho từng nhóm:

34

+ Các tranh ảnh trong bài + Dụng cụ cho các thí nghiệm trong bài + Các phương tiện trình chiếu, phiếu học tập, các slide... (nếu có)

3. Các hoạt động

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Nội dung

Trong những hình ảnh ở hình 1.1, hoạt động mà con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới là:

– Làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm – Làm thí nghiệm trong tàu vũ trụ – Lấy mẫu nước bị ô nhiễm trên dòng kênh – Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng kính. Những hoạt động mà con người chủ động tìm tòi khám phá ra cái mới gọi chung là những

hoạt động nghiên cứu khoa học.

Muốn tìm tòi, khám phá ra cái mới, con người cần phải suy nghĩ và làm theo các bước nào? Ở đây, các em có thể đưa ra các ý kiến đúng hoặc chưa đúng theo sự hiểu biết của các em.

2. Tổ chức hoạt động

Giáo viên cần chuẩn bị các hình ảnh như trong sách hướng dẫn học gồm 8 ảnh, có thể thay bằng những hình ảnh khác gần gũi với các em. Vấn đề là phải giúp các em bước đầu nhận ra được hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học mà dấu hiệu của nó chính là hoạt động chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới của con người. Tuỳ từng địa phương, giáo viên có thể giới thiệu thêm các hình ảnh khác để làm phong phú hơn tư liệu cho bài học.

Khi thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến học sinh có thể đưa ra những cụm từ diễn tả được hoạt động khác miễn là phù hợp. Không nhất thiết phải cố gắng giúp các em chỉ ra chú thích tất cả các hình vẽ. Ở đây chỉ yêu cầu các em chỉ ra được một số hình ảnh nào đó, trong đó có những hoạt động nghiên cứu khoa học là được. Những hình ảnh chưa biết về nhà sẽ được sáng tỏ trong quá trình học tập của các em thông qua học tập với cộng đồng bằng cách các em tự hỏi bố mẹ, những người thân của các em.

Thảo luận các câu hỏi trong bài. Những câu hỏi này rất quan trọng, giúp học sinh nhận ra được bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học. Đó là hoạt động mà con người chủ động tìm tòi khám phá ra cái mới.

Giáo viên hướng dẫn các em tự ghi vào vở ý kiến của mình, đồng thời gợi ý giúp các em liên hệ thực tiễn để tìm ra ví dụ gần gũi với địa phương, hướng dẫn các em thảo luận. Ở đây muốn các em luôn có ý thức liên hệ thực tiễn đời sống để đưa ra ý kiến cá nhân của mình.

35

Trong quá trình tổ chức học tập, giáo viên cần theo dõi bảng tiến độ của các nhóm, đánh dấu vào bảng tiến độ thực hiện của các nhóm. Căn cứ vào thời gian làm việc, đối với các nhóm đã thực hiện xong, giáo viên có thể cho các em chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Giáo viên nên điều khiển các nhóm thảo luận và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. Tuyệt đối không được thiếu sự quan sát, bỏ rơi học sinh và kết quả của một nhóm nào, của một học sinh nào trong quá trình tổ chức hoạt động học tập.

Việc các em tự đánh giá lẫn nhau là rất cần thiết giúp giáo viên có biện pháp và sự điều chỉnh kịp thời đối với từng cá nhân học sinh.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Nội dung

Hoạt động nghiên cứu khoa học của con người nhằm phát hiện ra bản chất quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, hoặc sáng tạo ra phương pháp, phương tiện mới để làm thay đổi sự vật, hiện tượng phục vụ cho mục đích của con người.

Thí nghiệm 1: Giọt mực sẽ hoà tan nhanh hơn trong nước nóng hơn.

Thí nghiệm 2: Khi nhiệt độ tăng lên thì thể tích của một lượng khí xác định sẽ tăng lên.

Những phán đoán của con người để đưa ra câu trả lời sơ bộ về một vấn đề (hay câu hỏi nghiên cứu), mà chưa được chúng minh gọi là những giả thuyết.

Nói chung, quy trình nghiên cứu khoa học có thể gồm các bước khác nhau, dưới đây là một quy trình nghiên cứu phù hợp với học sinh trung học:

Bước 1: Xác định vấn đề (câu hỏi nghiên cứu) Bước 2: Đề xuất giả thuyết Bước 3: Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng Bước 4: Thu thập, phân tích số liệu Bước 5: Thảo luận, rút ra kết luận Bước 6: Báo cáo kết quả.

2. Tổ chức hoạt động

Đây là hoạt động trọng tâm của bài để giúp học sinh tìm hiểu, tự trải nghiệm và bước đầu hình dung và hình thành các bước nghiên cứu khoa học, rèn luyện cho các em tác phong nghiên cứu khoa học, kĩ năng làm việc theo nhóm.

Giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng những thí nghiệm thực hành, lựa chọn những thí nghiệm đơn giản, gần gũi với các em, có thể thay những thí nghiệm trong sách hướng dẫn học bằng các thí nghiệm khác nếu thấy hiệu quả và hấp dẫn hơn và phù hợp với thực tiễn địa phương.

Nên chia lớp: một nửa số nhóm làm thí nghiệm 1 và số còn lại làm thí nghiệm 2.

36

Giáo viên nên tổ chức cho các em biết suy nghĩ đưa ra các giả thuyết, tiên đoán những kết quả, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của nhóm, đồng thời gợi ý cho các em xây dựng và thực thi những phương án thí nghiệm để kiểm chứng, không nhất thiết phải dựa vào các thiết bị có sẵn như sách hướng dẫn học đề xuất.

Giáo viên cần lưu ý những phương án thí nghiệm mà học sinh đưa ra không giống với tài liệu. Trong trường hợp này vẫn tạo điều kiện cho các em thực hiện phương án của mình, có thể giao cho nhóm thực hiện ở nhà sau đó báo cáo kết quả với cả lớp sau. Giáo viên cần chỉ ra rằng phương án với những dụng cụ trong tài liệu chỉ là một phương án cụ thể, sau đó mới định hướng cho các em suy nghĩ đề xuất giải quyết vấn đề. Giáo viên có thể phân công một số nhóm đồng thời tiến hành thí nghiệm với các câu hỏi nghiên cứu khác nhau và có ý thức đặt các câu hỏi gợi mở để hướng tới quy trình tìm hiểu nghiên cứu khoa học và mỗi vấn đề phải được tối thiểu hai nhóm cùng nghiên cứu, cùng tìm hiểu. Có 2 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: 2 cốc, nước nóng, nước lạnh, lọ mực, ống nhỏ giọt. Thí nghiệm 2: 1 vỏ chai, 1 bóng bay, chậu nước nóng, khăn bông. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và đưa ra phương án bố trí, làm thí nghiệm. Ghi vào vở ý

kiến của em. Giáo viên cần tôn trọng tất cả các ý kiến của các em học sinh, ý kiến thống nhất của các

nhóm khi dự đoán và đề xuất phương án. Tuyệt đối không nên áp đặt phương án thí nghiệm cho các em.

Trong hai thí nghiệm này, giáo viên cần rèn luyện cho các em những kĩ năng thực hành: – Kĩ năng quan sát – Kĩ năng xây dựng, lắp đặt thí nghiệm (lựa chọn dụng cụ và bố trí thí nghiệm) – Kĩ năng tiến hành thí nghiệm, vạch ra các bước thực hiện: sử dụng các dụng cụ như ống

nhỏ giọt, lắp bóng bay... – Kĩ năng thu thập, xử lí và khẳng định thông tin – Kĩ năng thảo luận nhóm, toàn lớp – Kĩ năng ghi chép (vở ghi) – Kĩ năng trình bày báo cáo... Các thí nghiệm thực hành đưa ra do giáo viên lựa chọn cần phải làm trước, tránh trường hợp

chuẩn bị thiếu dụng cụ.

Một trong những nguyên tắc quan trọng là tôn trọng ý kiến của học sinh. Nếu các em cần hỗ trợ thì giáo viên cố gắng đáp ứng tốt nhất trong chừng mực có thể, hạn chế sự áp đặt. Nếu phát sinh và chưa có dụng cụ thí nghiệm thì giáo viên hướng dẫn các em làm các phương án thí nghiệm đó ngoài giờ, coi như bài tập làm ở nhà.

Câu hỏi: Trong mỗi thí nghiệm ở trên, hãy mô tả công việc (quy trình) ghi vào vở theo gợi ý ở bảng 1.1

37

Bảng 1.1.

Quy trình Mô tả công việc em làm theo các bước

Bước 1: Xác định vấn đề (câu hỏi nghiên cứu)

Bước 2: Đề xuất giả thuyết

Bước 3: Thiết kế và tiến hành thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết

Bước 4: Thu thập, phân tích số liệu

Bước 5: Thảo luận rút ra kết luận

Bước 6: Báo cáo kết quả

Đây là hoạt động khó nhất, tốn thời gian nhất đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, linh hoạt xử lí, chỉnh sửa cách trình bày của học sinh. Sự uốn nắn câu chữ, hướng các em dùng từ khoa học là rất cần thiết, giáo viên cần hướng dẫn các em trình bày ngắn gọn, súc tích, biểu hiện rõ ràng mạch lạc các bước của công việc.

Vấn đề là phải cho các em mô tả được sự tìm tòi, khám phá (nghiên cứu khoa học) theo thứ tự 6 bước cơ bản. Cần giới thiệu cho các em 6 bước này là linh hoạt sử dụng. Trong quá trình vận dụng, tuỳ theo các vấn đề nghiên cứu, người ta có thể gộp lại để ít bước hơn hoặc cũng có khi chia ra nhiều bước hơn, nhưng những thứ tự công việc hầu như không thay đổi.

Các em có thể gặp khó khăn bởi những thuật ngữ: khoa học, nghiên cứu khoa học, vấn đề, giả thuyết, thiết kế, thực nghiệm kiểm chứng, thu thập, phân tích số liệu, báo cáo kết quả... Giáo viên cần hiểu và có thể minh hoạ bằng ví dụ cho các em, rồi sau này các em sẽ hiểu sâu sắc hơn các thuật ngữ này trong quá trình học ở trung học.

Học nhóm: Hãy quan sát các biểu tượng ở hình 1.3, đặt tương ứng các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học vào hình chữ nhật (dưới biểu tượng) sao cho thích hợp.

Hoạt động này giúp các em bước đầu làm quen với một số biểu tượng và cách biểu diễn quy trình và hình thành sơ bộ mối qua hệ giữa các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học mà sau này là cách học tập tìm tòi, khám phá.

Giáo viên có thể tổ chức cho các em học sinh vận động thực hiện theo kiểu trò chơi, hướng dẫn các em vẽ quy trình vào vở theo cách hiểu của mình (sơ đồ khối chẳng hạn).

38

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Nội dung

Các hoạt động nghiên cứu khoa học là làm thí nghiệm, phân loại sản phẩm nghiên cứu. Giáo viên có thể cho học sinh tự lấy thêm các ví dụ gần gũi trong đời sống hằng ngày mà các em biết.

Vẽ tóm tắt quy trình nghiên cứu khoa học theo hình 1.3. Có thể hướng dẫn các em vẽ theo sơ đồ khối.

Để tìm hiểu: Loại giấy thấm nào hút được nhiều nước nhất? Giáo viên cần định hướng cho học sinh nghiên cứu theo 6 bước, tôn trọng ý kiến của các nhóm.

2. Tổ chức hoạt động

Hoạt động cặp đôi: Hãy tìm hiểu các hoạt động của con người trong Hình 1.4. Hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học? Ghi vào vở ý kiến của em.

Hoạt động này chủ yếu giúp các em vận dụng tái hiện kiến thức và hiểu biết hơn về các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Hoạt động cá nhân: vẽ quy trình nghiên cứu khoa học vào vở. Giáo viên tôn trọng các hình vẽ của học sinh theo hình 1.3.

Hoạt động nhóm: Tìm hiểu câu hỏi dưới đây để xây dựng phương án nghiên cứu khoa học. Loại giấy thấm nào hút được nhiều nước nhất?

Hoạt động này giáo viên chủ yếu gợi ý, giúp các em tự tìm hiểu, đưa ra các phương án để thực hiện theo quy trình nghiên cứu khoa học. Sau khi đưa ra giả thuyết, có thể cho các nhóm tự làm thí nghiệm ở phòng bộ môn.

Giáo viên gợi ý cho các em phác thảo và làm theo 6 bước của quy trình nghiên cứu. Hướng dẫn các em có thói quen ghi vào vở những ý kiến của mình.

Chuẩn bị: Một vài loại giấy thấm, cốc, nước, nhíp, bình chia độ, cân điện tử.

Gợi ý: Thực hiện và ghi vào vở theo quy trình ở Bảng 1.1.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động: Tìm kiếm trên mạng internet, trao đổi với người thân để kể cho bạn trong lớp biết về một thành tựu của nghiên cứu khoa học mà em biết. Viết tóm tắt ra giấy, chia sẻ với các bạn qua “góc học tập” của lớp.

Hướng dẫn học sinh thực hiện ở ngoài lớp học có sự hỗ trợ của cộng đồng. Giáo viên có thể gợi ý giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh Hoạt động này giúp các em tìm hiểu và tự hào về các thành tựu khoa học trong đời sống chúng ta. Trong quá trình ấy giúp các em tin yêu vào khoa học và cuộc sống ngày hôm nay.

39

Hoạt động này, giáo viên yêu cầu các em về nhà thực hiện, hướng dẫn các em cách tìm kiếm trên internet, cách ghi chép thông tin. Có thể hướng dẫn các em sử dụng powerpoint để báo cáo. Giáo viên có thể cho các nhóm đến lớp báo cáo. Chú ý hướng dẫn các em ghi chép những ý kiến của nhóm bạn và nhóm mình.

Sản phẩm thực hiện được cần báo cáo với thầy (cô giáo) và nộp vào “góc học tập” để các bạn trong lớp chia sẻ, đánh giá.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Hoạt động này, giáo viên hướng dẫn cho các em hoạt động ở ngoài lớp học. Có thể tham khảo ý kiến của cha mẹ, thầy cô giáo hoặc các người thân của em. Có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện các bài tập sau đây:

1. Tìm hiểu một kết quả nghiên cứu khoa học mà em biết được ứng dụng tại gia đình em.

2. Chọn 1 trong những câu sau để đưa ra quy trình nghiên cứu:

– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thổi khí cacbonic vào nước vôi trong?

– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thả quả cam chưa bóc vỏ và đã bóc vỏ vào nước?

– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta cắm cành của bông hồng bạch vào cốc nước màu?

Giáo viên cần dành thời gian cho các nhóm báo cáo hoặc đánh giá báo cáo của các nhóm.

Sản phẩm thực hiện được cần báo cáo với thầy (cô giáo) và nộp vào “góc học tập” để các bạn trong lớp chia sẻ, đánh giá.

* Gợi ý kiểm tra đánh giá

Dưới đây là một số câu hỏi tham khảo, giáo viên có thể sử dụng để định hướng cho học sinh tự học:

Câu 1. Chọn những cụm từ ở cột B điền vào chỗ .... ở cột A cho phù hợp.

Cột A Cột B

Những hoạt động chủ động (1) .................... của con người nhằm (2)............................... bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên; hoặc (3).................................. phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để làm biến đổi sự vật là những hoạt động nghiên cứu khoa học.

a- sáng tạo ra

b- tìm tòi, khám phá

c- phát hiện ra

d- tự nhiên thấy

Đáp án: 1-b; 2-c; 3-a.

Câu 2. Phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học với các hoạt động thông thường khác.

40

Gợi ý: Hoạt động nghiên cứu khoa học có các dấu hiệu sau: – Tìm tòi, khám phá ra cái mới – Chưa biết trước được kết quả – Thời gian có thể kéo dài – Sản phẩm có thể không đúng với dự đoán ban đầu. Câu 3. Nêu trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học. Gợi ý: 6 bước (xem sách hướng dẫn học) Câu 4. Kể tên một số thành tựu nghiên cứu khoa học của Việt Nam và thế giới mà em biết. Gợi ý: xem trên mạng internet website của Bộ Khoa học Công nghệ. Câu 5. Hãy đưa ra quy trình nghiên cứu một tình huống thực tiễn mà em quan tâm? Gợi ý: Tham khảo ý kiến người thân.

Bài 2. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ AN TOÀN THÍ NGHIỆM 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức – Kể tên được một số dụng cụ, máy móc thường dùng trong phòng thí nghiệm ở trường trung học. – Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng với giới hạn đo và độ chia

nhỏ nhất của chúng. – Nhận biết được các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hoá chất độc hại. – Nêu được các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm.

b) Kĩ năng – Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu. – Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu. – Hình thành thói quen chấp hành nội quy và an toàn thí nghiệm.

c) Thái độ – Yêu thích nghiên cứu khoa học – Giữ gìn và bảo vệ các thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn.

d) Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập. – Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề. – Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm việc theo nhóm... – Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: trình bày báo cáo. – Các kĩ năng quan sát, hoàn thành bảng biểu và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

41

2. Hướng dẫn chung

Bài học này giúp các em làm quen với các thiết bị thí nghiệm của môn Khoa học mà trong suốt quá trình học tập các em phải làm quen đồng thời cũng giúp các em tìm hiểu các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu các các em tìm hiểu một số dụng cụ, máy móc thường dung trong phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của nhà trường, biết phân biệt được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng. Việc tìm hiểu dụng cụ đo rất quan trọng, nhất là khái niệm giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất cũng như thang đo của dụng cụ. Trong quá trình học tập, học sinh sẽ biết được dụng cụ đo để đo các đại lượng nào, cách sử dụng và bảo quản nó.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ cần cho học sinh tìm hiểu các tính năng và công dụng của nó như dễ vỡ, dễ cháy nổ, mau hư...

Trong giai đoạn hiện nay, ngoài những dụng cụ đo thông thường, còn có rất nhiều các dụng cụ đo được số hoá, rẻ tiền, với độ chính xác cao, nên chúng tôi cố gắng giới thiệu cho học sinh tiếp cận theo cách tiếp cận mới khi làm thí nghiệm. Những thiết bị này học sinh ở các nước vẫn sử dụng ở cấp trung học trong quá trình học tập.

Việc rèn luyện kĩ năng lựa chọn, lắp ráp, xếp đặt dụng cụ thí nghiệm khi sử dụng và bảo quản hết sức quan trọng. Giáo viên cần giáo dục cho các em ý thức giữ gìn, tuân theo các nội quy trong quá trình sử dụng.

Việc sử dụng kính lúp, kính hiển vi là rất cần thiết đối với học sinh nhất là học sinh lớp 6. Những nơi có bộ thí nghiệm hiển thị dữ liệu thì cần hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng, đặc biệt là sự vận dụng của các em vào nghiên cứu tìm hiểu các bài học trong chương trình.

Nhiều dụng cụ thí nghiệm đưa ra tìm hiểu có tính chất làm quen để các em biết, có thể thông qua tranh vẽ hoặc tìm hiểu trực tiếp. Thông qua hoạt động tìm hiểu tính chất của dụng cụ mà các em biết giữ gìn và phòng tránh những khả năng gây hư hại, hoặc có quy tắc sử dụng an toàn, thiết bị, hoá chất độc hại, nguy hiểm.

Giáo viên không nhất thiết yêu cầu học sinh tìm hiểu tất cả dụng cụ thí nghiệm mà chỉ cần chọn ra một số dụng cụ tiêu biểu các chủng loại để học sinh tìm hiểu.

Giáo viên chuẩn bị nhiều các loại dụng cụ thí nghiệm, máy móc, các dụng cụ đo. Bài này tốt nhất là tổ chức học ở phòng học bộ môn. Có thể chuẩn bị tranh ảnh các dụng cụ, máy móc mà không mang đến lớp được.

3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Nội dung

– Những dụng cụ thí nghiệm có tên là: cốc, lọ mực, ống nhỏ giọt, vỏ chai, bóng bay, chậu nước, nhíp, bình chia độ, cân điện tử...

– Những vật liệu có tên là: giấy thấm... – Những hoá chất có tên là: nước, mực, nước vôi trong... – Ngoài ra còn có những thứ khác có tên là: quả cam, bông hoa, khăn bông... Chú ý: Sự phân loại này không có ranh giới rõ rệt phụ thuộc vào cách sử dụng chúng.

42

2. Tổ chức hoạt động

Giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoặc công não...Từ kiến thức của bài trước, giáo viên đưa ra khái niệm dụng cụ thí nghiệm, vật liệu, hoá chất... giúp các em phân biệt được chúng.

Câu hỏi: Hãy kể tên những dụng cụ thí nghiệm, vật liệu, hoá chất em đã làm ở bài trước, ghi vào vở.

Giáo viên cần dành thời lượng, gợi ý cho các em hoạt động thảo luận theo nhóm, biết cách ghi chép vào vở.

– Thời gian cho các em suy nghĩ và ghi ý kiến vào vở; – Thời gian thảo luận nhóm; – Các nhóm báo cáo (nếu cần thiết).

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Nội dung

*Các thiết bị, thí nghiệm: Xem trong hình 2.1, 2.2. *Kính lúp và cách sử dụng Chú ý: có thể giới thiệu thêm về Robert Hooke đã phát hiện các tế bào trong nút bấc, ông đã

quan sát tế bào bằng kính lúp (nhằm chuẩn bị cho bước D. Hoạt động vận dụng: ở những nơi không có điều kiện về kính hiển vi thì học sinh có thể quan sát tế bào bằng kính lúp).

* Kính hiển vi và cách sử dụng

* Bộ hiển thị dữ liệu và cách sử dụng

Các chức năng trên màn hình hiển thị chưa giới thiệu trong sách hướng dẫn học:

(13): Mở tập tin từ thẻ nhớ.

43

(14): Tắt âm.

(15): Chỉnh độ sáng màn hình.

(16): Cài đặt ngày tháng và căn lề màn hình.

(17): Hiển thị đồ thị

(18): Đánh dấu những điểm đặc biệt.

(19): Thống kê dữ liệu.

(20): Phân tích dữ liệu.

(21): Chuẩn cảm biến về không

(22): Cân bằng các cảm biến.

* Độ dài, thể tích, khối lượng là các đại lượng của vật. Dụng cụ dùng để đo các đại lượng của vật gọi là dụng cụ đo.

Nói chung, khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó. Tập hợp những vạch và số ghi trên dụng cụ đo là thang đo của dụng cụ đo.

Giới hạn đo là giá trị lớn nhất mà dụng cụ đo được.

Độ chia nhỏ nhất là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ đo được.

2. Tổ chức hoạt động

Hoạt động: Hãy quan sát hình 2.1, 2.2, kể tên một số dụng cụ mà em biết. Trao đổi với nhóm để biết tên những dụng mà em chưa biết. Ghi vào vở ý kiến của em

Chuẩn bị: Một số dụng cụ thí nghiệm. Gợi ý: Trao đổi, thảo luận, sau đó tiếp xúc với dụng cụ. *Kính lúp và cách sử dụng – Hướng dẫn các cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:

Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh Khám phá và Giải thích vấn đề học tập. Giáo viên cần chú ý hoạt động này được chuyển tiếp từ hoạt động khởi động (đây là nhiệm vụ học tập tiếp nối mà không phải là nhiệm vụ học tập mới tinh, độc lập với hoạt động khởi động). Nhiệm vụ học tập này phải bắt đầu từ những khó khăn, những mâu thuẫn học sinh gặp phải ở hoạt động khởi động: thiết bị nào giúp em quan sát con kiến, vân tay, tem thư dễ dàng hơn?

Giáo viên có thể cho học sinh tập quan sát với các vật dụng gần gũi như quan sát chữ viết trong vở, chiếc bút, cục tẩy... sau đó tập quan sát với mẫu vật: chiếc lá, nhị hoa...(chú ý đặc điểm cần quan sát). Mục tiêu là học sinh phải sử dụng được kính lúp để có thể quan sát mẫu vật (với độ phóng đại từ 3 đến 20 lần).

44

* Kính hiển vi và cách sử dụng

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu cấu trúc của kính hiển vi, ghi chú thích từng bộ phận, cách sử dụng kính hiển vi rồi hướng dẫn học sinh làm tiêu bản quan sát đường kính của 1 sợi tóc.

Giáo viên thao tác mẫu, quan sát đường kính của 1 sợi tóc được làm sẵn rồi hướng dẫn học sinh thực hiện (Chú ý hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng kính: vị trí đặt kính, tư thế quan sát, ghi chép hoặc vẽ lại những gì quan sát được...), vì để đo chính xác đường kính của sợi tóc là khó, nên giáo viên chú ý hướng dẫn các em các thao tác làm quen với kính, còn thí nghiệm giúp học sinh luyện tập thành thạo hơn.

* Bộ hiển thị dữ liệu và cách sử dụng

Giáo viên giới thiệu bộ hiển thị giữ liệu và một số loại cảm biến với học sinh. Trong 22 chức năng xuất hiện trên màn hình bộ hiển thị dữ liệu, giáo viên chỉ nên tập trung vào một số chức năng thường xuyên sử dụng (từ 1 đến 12) vì đây là tiết đầu tiên học sinh làm quen với bộ hiển thị dữ liệu. Các chức năng khác sẽ tìm hiểu dần trong các tiết học sau.

Học cá nhân và cặp đôi (trang 17): Hoạt động này, giáo viên cần tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. Trước hết cho các em xem ảnh trong sách hướng dẫn học, ghi chép và tự ghi vào vở, sau đó cho các nhóm tìm hiểu một số dụng cụ cụ thể. Vấn đề là các em không những kể tên mà còn biết sơ lược tính chất cơ học, hoá học của các dụng cụ.

Giáo viên phải chủ động thời gian, không ép học sinh phải chỉ ra tất cả các dụng cụ hoá chất, chỉ cần chọn một số dụng cụ, hoá chất điển hình để cho các em quan sát, nhận xét.

Giáo viên cũng có thể cho các em kể tên một số các dụng cụ, vật liệu hoá chất không theo bảng 2.1 mà theo sự phân loại tính chất của chúng như sau:

– Nhóm các dụng cụ, hoá chất dễ vỡ: các đồ bằng thuỷ tinh như ống nghiệm, ống dẫn, phễu, cốc... – Nhóm các dụng cụ, hoá chất dễ cháy nổ: như cồn, ete... – Nhóm các dụng cụ, hoá chất độc hại, nguy hiểm: như axit sunfuric H2SO4, các kim loại

nặng, hợp chất của kim loại nặng như thuỷ ngân, hợp chất của thuỷ ngân, chì, hợp chất của chì... – Nhóm các dụng cụ, hoá chất mau hỏng: như ống nghiệm, nút bấc... – Nhóm các dụng cụ, hoá chất tiêu hao: như ống nghiệm, cồn đốt...

Hoạt động: Để an toàn cho mình và các bạn, trong quá trình sử dụng dụng cụ làm thí nghiệm, ta phải làm gì? Hãy chia sẻ với các bạn và ghi ý kiến của em vào vở.

Hoạt động này, giáo viên có thể tổ chức hoạt động cặp đôi, dành thời gian cho các em suy nghĩ, chia sẻ với bạn và ghi chép những ý kiến của mình vào vở.

Có thể cho một vài em trình bày ý kiến cá nhân, từ đó giáo viên giúp các em chia sẻ ý kiến với các bạn trong cả lớp.

45

Hoạt động: Đọc thông tin trong khung dưới đây, ghi tóm tắt vào vở.

Hoạt động này giúp các em làm quen với đoạn văn bản, rèn luyện kĩ năng ghi chép tóm tắt đồng thời ghi nhớ những kiến thức cơ bản. Giáo viên cần dành thời gian cho các em thực hiện. Có thể kiểm tra việc ghi chép của một số học sinh và đưa ra các ghi chép hay nhất cho cả lớp tham khảo.

Những kiến thức này rất cần thiết cho việc thực hành tiếp theo.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Nội dung

Hoạt động: Hãy tìm hiểu các dụng cụ đo ở Hình 2.4, hoàn thành Bảng 2.2, ghi vào vở. Chuẩn bị: Một số dụng cụ đo (Thước thẳng, Cân tạ, Bình chia độ, Cân đồng hồ...). Bảng 2.2. Bảng một số dụng cụ đo

STT Tên dụng cụ đo Giới hạn đo

Độ chia nhỏ nhất Đo đại lượng nào?

1 Thước thẳng 1 m 1 cm Độ dài

2 Cân tạ 100 kg 0,5 kg Khối lượng

3 Bình chia độ 100 ml 1 ml Thể tích, dung tích

4 Cân đồng hồ 10 kg 0,01 kg Khối lượng

5 Thước cuộn 10 m 1 mm Độ dài

2. Tổ chức hoạt động

Hoạt động này rất quan trọng, là cốt lõi trong bài. Giáo viên nên bố trí chia nhóm các dụng cụ cho một số nhóm tiếp xúc tìm hiểu và thực hiện. Khi thảo luận có thể đặt câu hỏi cho các em phân biệt các dụng cụ đo này, hoặc như thế nào mới gọi là một dụng cụ đo. Trong các dụng cụ đo ở sách hướng dẫn học, giáo viên có thể lấy thêm các dụng cụ khác nữa, cho các em kể tên.

Phân biệt hay nhận dạng các dụng cụ đo. Có thể cho các em tự chế tạo các dụng cụ đo ở nhà, sau đó mang đến lớp báo cáo. Cũng có thể cho các em sưu tầm các dụng cụ đo độ dài, đo thể tích chất lỏng... mà có ở gia đình.

Việc chỉ ra thang đo, giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất trên mỗi dụng cụ đo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình làm thí nghiệm ở cấp trung học. Trong sách hướng dẫn học đưa ra 4 nhóm dụng cụ đo:

(1) Những dụng cụ đo độ dài

46

(2) Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng (3) Những dụng cụ đo khối lượng (4) Những dụng cụ đo thời gian

Giáo viên có thể giới thiệu sơ bộ cách đo như thế nào để học sinh hình dung, chưa cần các em thực hiện thành thạo. Ở đây cần tập trung vào nhóm (4) vì các nhóm dụng cụ đo từ (1) đến (3) sẽ được nghiên cứu kĩ ở phần sau.

HOẠT ĐỘNG VỚI KÍNH LÚP

1. Quan sát và vẽ lại 1 viên đá: Đi dạo nhặt đá. Sử dụng kính lúp để kiểm tra đá và tìm mô tả trong một cuốn sách nhận dạng đá. Các dự án kết thúc có thể là một bộ sưu tập đá được dán nhãn và hiển thị.

2. Bộ sưu tập tem: Mua tem tại một bưu điện theo mức độ quan tâm của mỗi đứa trẻ. Sử dụng kính lúp để xác định các tem và để mô tả các hình ảnh in trên tem. Đối với tem nước ngoài, xác định vị trí các quốc gia trên một quả địa cầu hoặc bản đồ bằng cách sử dụng kính lúp.

3. Tính calo: Sử dụng một kính lúp để đọc nội dung calorie (hoặc các thông tin khác). Một chuyến đi ngắn đến các cửa hàng tạp hoá (hoặc truy cập vào một nguồn cung cấp thực phẩm thiếu niên điển hình bao gồm các lon soda, kẹo, túi chip...) sẽ cung cấp đa dạng hơn các định dạng và thách thức cho người sử dụng kính lúp.

4. Vẽ vân tay: Nhìn vào ngón tay của bạn. Bạn có thể nhìn thấy dấu vân tay của bạn? Màu một mảnh giấy với một bút chì để làm cho một bản vá tối. Cuộn ngón tay của bạn trên các bản vá. Bây giờ lăn ngón tay của bạn trên một mảnh giấy trắng. Bạn có thể nhìn thấy dấu vân tay của bạn? Hãy nhìn vào nó với kính lúp của bạn.

5. Vải: Nhìn vào các phần khác nhau của quần áo. Các sợi vải trông như thế nào? Có phải tất cả các chỗ trên một mảnh vải có màu sắc giống nhau không?

6. Thực vật: Nhìn vào trung tâm của một bông hoa. Bạn có thể xem các phần khác nhau? Làm thế nào để có thể phân biệt nhiều bộ phận khác nhau? Nhìn vào lá từ các loài thực vật khác nhau. Điều gì làm các cạnh của lá khác nhau như thế? Bạn có thấy bất cứ nơi côn trùng đã ăn lá? Nhìn vào mặt dưới của lá. Bạn có thể nhìn thấy gân lá không?

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động này giáo viên hướng dẫn các em tự thực hiện ở phòng học bộ môn hoặc tự tìm hiểu ở ngoài lớp học.

Câu hỏi: Nêu cấu tạo (các bộ phận chính) của cân đồng hồ, cách sử dụng cân và thực hành đo khối lượng của một vật.

Câu hỏi: Hãy xem các kí hiệu trên Hình 2.14, chỉ ra và ghi vào vở nội dung các kí hiệu đó nói gì? Hoạt động này chủ yếu cho các em làm quen và nhận ra các kí hiệu cảnh báo tính chất

47

của hoá chất. Giáo viên có thể cho các em tìm hiểu ở nhà thông qua việc tìm kiếm trên internet, có thể có nhiều kí hiệu cảnh báo khác nữa.

Giáo viên có thể hướng dẫn cho các em mẫu báo cáo và các công việc để các em thực hiện bên ngoài lớp học:

1. Tự làm kính lúp: Mục tiêu của hoạt động này nhằm kích thích tư duy, óc “tò mò” của học sinh, rèn luyện thao tác thực hành chế tạo kính lúp. Để có thể thành công cần chú ý về nguyên liệu (có thể thay tấm nhựa màu bằng tấm bìa cattông nhưng chú ý cắt lỗ tròn có kích thước lớn hơn để tránh nước ngấm vào bìa cattông).

2. Giáo viên hướng dẫn nhóm học sinh làm một dự án nhỏ sử dụng kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu để nghiên cứu, tìm hiểu môi trường ở quanh em:

2a. Dùng kính lúp quan sát 3 loài sinh vật có kích thước nhỏ sống trong vườn trường; vẽ và ghi chú thích đầy đủ các bộ phận.

2b. Lấy 1 giọt nước nước trong ao, hồ nơi em sống đưa lên kính hiển vi quan sát, mô tả những gì em quan sát được.

2c. Sử dụng bộ hiển thị dữ liệu và bộ cảm biến pH đo độ pH trong nước uống hằng ngày, trong nước sạch sinh hoạt, trong nước ao hồ nơi em sinh sống. Làm báo cáo kết quả khảo sát của nhóm em.

– Gợi ý phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.

48

Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh:

+ Học sinh báo cáo sản phẩm kính lúp tự làm.

+ Học sinh báo cáo kết quả làm dự án nhỏ sử dụng kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu để nghiên cứu, tìm hiểu môi trường ở xung quanh.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Giáo viên có thể tổ chức cho các em hoạt động theo dự án. Hướng dẫn các em cách thực hiện, xây dựng kế hoạch thực hiện, cách làm báo cáo và trình bày sản phẩm.

Câu hỏi: Tìm hiểu thêm về an toàn cháy nổ, an toàn điện, sơ cứu bỏng hoá chất, vệ sinh môi trường trong phòng thí nghiệm hoặc phòng học bộ môn của nhà trường. Ghi tóm tắt vào vở.

Hoạt động sưu tầm và đọc nội quy phòng thí nghiệm, các quy tắc an toàn thí nghiệm giúp học sinh hiểu rõ hơn về mục đích của bài học.

Giáo viên cần bố trí cho các nhóm được trình bày báo cáo hoặc đánh giá sản phẩm học tập của các em.

* Gợi ý kiểm tra đánh giá

1. Kể tên một số dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ có trong phòng thí nghiệm. Gợi ý: – Dễ vỡ như các ống, cốc, bình đo làm bằng thuỷ tinh, bằng sứ, nhựa cứng.... – Dễ cháy như đồ nhựa, giấy, hoá chất dễ bắt lửa như cồn, dầu... 2. Nhận biết được một số kí hiệu hoá chất độc hại Gợi ý: Xem trong sách hướng dẫn học và tìm kiếm trên internet để biết thêm một số kí

hiệu khác.

Hình 1. Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm sinh học

49

Hình 2. Lưu ý các kí hiệu cảnh báo nguy hiểm

3. Phân biệt được một số dụng cụ đo chiều dài, đo thể tích, đo khối lượng Gợi ý: Phân biệt ở thang đo, cấu tạo, cách dùng và bảo quản. 4. Nhận biết giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của một số dụng cụ đo. Gợi ý: Ngoài các dụng cụ đo như sách hướng dẫn học, trong thực tiễn còn có dụng cụ đo

khác như công tơ điện, công tơ mét... 5. Nêu công dụng và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. Gợi ý: Xem trong sách hướng dẫn học. 6. Soạn thảo nội quy phòng thí nghiệm và các quy tắc an toàn thí nghiệm. Gợi ý: giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.

V. Kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề

Trong chủ đề này, giáo viên cần bám sát mục tiêu của các bài học: Chủ yếu cho các em hiểu một số khái niệm, hoạt động nghiên cứu khoa học, quy trình nghiên cứu khoa học, làm quen với các dụng cụ thí nghiệm. Biết xây dựng lập kế hoạch học tập theo nhóm ở trên lớp và ngoài lớp học.

50

Chủ đề 2. CÁC PHÉP ĐO VÀ KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM (7 tiết)

I. Mục tiêu của chủ đề 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Kiến thức – Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. – Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị

dữ liệu. – Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu. – Lập được bảng số liệu khi tiến hành thí nghiệm. b) Kĩ năng – Đo được thể tích một lượng chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ,

bình tràn, đo được khối lượng bằng cân. – Biết cách xác định khối lượng riêng của vật. – Hình thành tác phong, năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. – Quan sát và ghi chép được các hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm. – Vẽ được hình khi quan sát mẫu vật bằng kính lúp, kính hiển vi quang học. – Thực hiện được quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm. c) Thái độ: – Tạo hứng thú, lòng say mê môn khoa học, – Có ý thức học tập đúng đắn. – Yêu tự nhiên, bảo vệ giới tự nhiên và sức khoẻ con người. d) Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập, thí nghiệm thực hành. – Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề khi đo độ dài, đo thể tích, đo

khối lượng, sử dụng các dụng cụ kính hiển vi, làm tiêu bản. – Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả... – Năng lực phân tích, so sánh, tính toán thông qua bảng biểu. – Các kĩ năng quan sát, ghi chép làm việc khoa học và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

II. Nội dung chính của chủ đề

Ở chủ đề này, học sinh cần nhận thức được rằng các phép đo độ dài, thể tích và khối lượng là các phép đo cơ bản cần thiết trong quá trình học tập môn Khoa học Tự nhiên. Nắm vững dụng cụ

51

đo, quy trình đo, hiểu các yếu tố tác động đến quá trình đo gây ra sai số là những kiến thức, kĩ năng quan trọng khi nghiên cứu khoa học.

Để rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần tổ chức các bài thực hành giúp các em học tập thông qua trải nghiệm nghiên cứu.

Trong chủ đề này, học sinh được tiếp xúc với các thiết bị đo, thiết bị quan sát từ đơn giản đến hiện đại và bước đầu hình thành thói quen học tập trải qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học theo nhóm; Bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học; có khả năng tự học cá nhân và học tập cùng cộng đồng.

Nội dung chủ đề được sắp xếp trong 2 bài học. Các bài đều có ý đồ thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo 5 hoạt động chính với mong muốn hình thành nên những kiến thức, kĩ năng và những năng lực cốt lõi cho học sinh trong quá trình học tập, có một bài kiểm tra kiến thức và kĩ năng. Cụ thể các bài học được sắp xếp như sau:

Bài 3: Đo độ dài, thể tích, khối lượng (chuyển tải các kiến thức về đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, sai số, cách biểu diễn kết quả đo, nguyên tắc đo).

Bài 4: Làm quen với thực hành thí nghiệm khoa học (chuyển tải các kiến thức về kĩ năng thí nghiệm thực hành khoa học).

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề 1. Lưu ý chung

Chủ đề Các phép đo và kĩ năng thí nghiệm có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn học, bước đầu làm quen với phương pháp học tập tìm tòi, khám phá, hình thành kĩ năng làm việc nhóm, say mê hứng thú môn học; cung cấp hệ thống kiến thức cho các em về các phép đo cơ bản (đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo thời gian); hình thành những kĩ năng ban đầu trong quá trình học tập.

Ngoài ra bài học còn muốn học sinh bước đầu làm quen và biết tìm kiếm thông tin trên internet, rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân và làm việc với cộng đồng. Các em có khả năng tự tìm tòi, khám phá, tự thu thập thông tin và có thói quen đặt ra giả thuyết và từ đó hình thành các phương án để kiểm nghiệm và khẳng định các chân lí trong quá trình học tập và nghiên cứu.

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 3. ĐO ĐỘ DÀI, THỂ TÍCH, KHỐI LƯỢNG 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức

– Đo được được độ dài trong một số tình huống học tập.

52

– Đo được thể tích một lượng chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn, đo được khối lượng bằng cân.

b) Kĩ năng – Kĩ năng xác định khối lượng riêng của vật. – Kĩ năng đổi đơn vị đo từ nhỏ thành lớn và ngược lại (dựa vào bảng đơn vị đo). – Hình thành tác phong, năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. c) Thái độ – Yêu thích môn học và sự cẩn thận trong các phép đo. d) Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập, bố trí thí nghiệm; tập đo, ước lượng chiều dài, thể

tích và khối lượng của một vật. – Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề khi đo chiều dài, thể tích và

khối lượng. – Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả... – Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: tính toán, đổi đơn vị, trình bày các số liệu

thu được. – Các kĩ năng quan sát, đo và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

2. Hướng dẫn chung

Bài 3 “Đo độ dài, thể tích và khối lượng” môn Khoa học Tự nhiên 6 đã được tích hợp nội dung trong các SGK hiện hành. Để thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tích cực, tự lực của học sinh, nội dung học được thiết kế tuân theo tiến trình sư phạm của phương pháp thực nghiệm trong dạy học. Cụ thể như sau:

Hoạt động khởi động sử dụng tình huống thực tiễn để làm xuất hiện vấn đề cần giải quyết, thể hiện qua việc giao cho học sinh dự đoán tìm tòi phương pháp đo và giải thích tại sao lại đề xuất phương án đó. Dự đoán của học sinh được hình thành trên cơ sở các thao tác tưởng tượng (chưa tiến hành đo) có ý nghĩa là một giả thuyết khoa học, được hình thành trên cơ sở vốn hiểu biết ban đầu của học sinh về đo độ dài, thể tích và khối lượng.

Với bố trí tình huống cần đo mà học sinh quan sát được trong hình vẽ (hoặc ảnh chụp), học sinh có thể đưa ra một số dự đoán về cách đo, có thể đúng hoàn toàn, đúng một phần hoặc có thể sai. Lời giải thích của học sinh cho dự đoán cách xác định của mình bộc lộ quan niệm (hiểu biết) ban đầu mà học sinh đang có.

Dù dự đoán và lời giải thích đúng hay sai, học sinh đều thấy cần thiết phải kiểm chứng bằng cách thực hành và đối chiếu với kiến thức trong sách để khẳng định, sửa đổi hay bác bỏ lời giải thích của mình. Qua đó học sinh học được kiến thức, kĩ năng mới mà chúng ta cần dạy cho học sinh.

53

Hoạt động hình thành kiến thức bao gồm việc thực hiện phương án tiến hành đo để kiểm chứng lại dự đoán và học kiến thức mới để hoàn thiện lời giải thích cho sự dự đoán của mình. Học sinh được thực hành đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng cũng như tìm ra quy trình đo một đại lượng, đơn vị đo, biết cách biểu diễn kết quả đo. Sau Hoạt động hình thành kiến thức, học sinh giải quyết được vấn đề trong Hoạt động khởi động.

Hoạt động luyện tập, học sinh vận dụng kiến thức đã học được để giải quyết một số câu hỏi, bài tập liên quan đến các phép đo. Qua hoạt động này, học sinh hình thành tư duy về các phép đo (đơn vị đo, dụng cụ đo) trong tình huống cụ thể đặt ra, bao gồm cả kiến thức về đo độ dài, đo thể tích chất lỏng, đo thể tích vật rắn không thấm nước; vận dụng được kiến thức về để đo các đại lượng cần thiết của vật trong thực tế.

Hoạt động vận dụng, học sinh được giao nhiệm vụ về nhà là những tình huống cụ thể, những nhiệm vụ mà để tìm hiểu và đề xuất cần có sự hỗ trợ của người thân trong sinh hoạt hằng ngày. Sản phẩm là một bài viết về điều đó.

Hoạt động tìm tòi mở rộng, học sinh được giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu thêm trong thực tế về các đơn vị đo khác, những tình huống trong thực tiễn để giải quyết..

Như vậy, qua 5 hoạt động trên, học sinh đã được trải qua đầy đủ tiến trình sư phạm của phương pháp thực nghiệm: vấn đề – giả thuyết – thực hành thí nghiệm – kết luận – vận dụng.

Trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo viên cần theo dõi, nhận xét, gợi ý và đánh giá quá trình học tập của từng nhóm, từng em để tiện cho việc đánh giá sự học tập tiến bộ của học sinh. Khi cần thiết, giáo viên có thể lập bảng theo dõi tiến độ học tập của các nhóm để từ đó có những giải pháp và nghiệm vụ sư phạm thích hợp trong quá trình dạy học.

Đây là bài rất quan trọng giúp học sinh trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề khoa học. Bài học giúp các em những kiến thức về đo độ dài, đo thể tích của chất lỏng, đo thể tích của vật rắn không thấm nước thông qua đo thể tích chất lỏng, đo khối lượng. Các em phải hình thành được tư duy “ĐO”: cách sử dụng thiết bị đo cũng như quy trình đo. Biết cách thu thập và xử lí dữ liệu, trình bày báo cáo kết quả. Học sinh phải thông hiểu và đổi được các đơn vị đo của các đại lượng khi cần thiết. Học sinh có kĩ năng làm thí nghiệm thực hành, biết vận dụng linh hoạt các bước nghiên cứu khoa học để hoạt động đạt hiệu quả.

Giáo viên cần chuẩn bị dụng cụ cho các nhóm:

– Nhóm các dụng cụ đo độ dài;

– Nhóm các dụng cụ đo thể tích;

– Nhóm các dụng cụ đo khối lượng;

Có thể tổ chức học tại phòng học bộ môn.

54

3. Các hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Nội dung

Trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều trường hợp mà con người có nhu cầu biết được kích thước, thể tích và khối lượng của các vật ở xung quanh. Làm thế nào để xác định được các đại lượng này?

Đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng. Hai vật kim loại hình hộp chữ nhật có kích thước khác nhau như Hình 3.1. Làm thế nào để

đo được kích thước, thể tích và khối lượng của nó? Trao đổi với bạn để đưa ra các phương án đo đối với vật A hoặc vật B. Ghi vào vở ý kiến

của em theo gợi ý sau đây:

Bảng 3.1. Đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng

Đại lượng đo Giá trị ước

lượng

Dụng cụ đo

Giới hạn đo

Độ chia nhỏ nhất

Cách đo như thế nào

dài

rộng

1. Kích thước của vật

cao

2. Thể tích của vật

3. Khối lượng của vật

2. Tổ chức hoạt động

Bắt đầu bài học, học sinh chưa có dụng cụ thí nghiệm mà sử dụng sách Hướng dẫn học để đọc và thực hiện nhiệm vụ được giao. Giáo viên nêu mục đích của bài học, giao cho học sinh sử dụng sách Hướng dẫn học để đọc và thực hiện nhiệm vụ.

Để đảm bảo cho tất cả học sinh đều hiểu nhiệm vụ phải làm, giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm học sinh để phát hiện những khó khăn, lúng túng của học sinh và có biện pháp hỗ

55

trợ kịp thời. Mục đích là giúp cho tất cả học sinh đều hiểu rõ mình phải dự đoán và đề xuất phương án đo các đại lượng của vật và lí giải được tại sao mình lại dự đoán như vậy.

Giáo viên cũng cần lưu ý quan sát và hướng dẫn để nhóm trưởng biết điều hành hoạt động nhóm sao cho từng học sinh viết được dự đoán của mình vào vở rồi mới chia sẻ, thảo luận với các bạn trong nhóm; biết ghi chép lại các ý kiến khác nhau của các bạn trong nhóm và ý kiến thống nhất của cả nhóm. Trong quá trình các nhóm học sinh hoạt động, giáo viên cần quan sát, đến thăm một vài nhóm, khi cần thiết mới trao đổi thêm với học sinh, đưa ra những nhận xét, định hướng cụ thể khi cần; tranh thủ ghi nhận xét vào vở học tập của một vài học sinh.

Với mỗi nhóm đã hoàn thành hoạt động và có yêu cầu được báo cáo, giáo viên cần nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết quả và cho phép học sinh thực hiện hoạt động tiếp theo.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thực hành đo

1. Nội dung

* Đo độ dài – Thảo luận để lựa chọn thước và phương án đo kích thước của vật. – Chuẩn bị: Một số thước đo độ dài, vật kim loại hình hộp chữ nhật. – Tiến hành đo: chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật. – Ghi lại kết quả theo bảng 3.2

* Đo thể tích

– Thảo luận nhóm để đưa ra phương án đo thể tích của vật rắn không thấm nước thông qua việc đo thể tích của chất lỏng trong trường hợp vật có kích thước nhỏ hơn bình chia độ.

– Chuẩn bị: Một số bình chia độ đo thể tích chất lỏng, một số ca đong, bình tràn, vật rắn kim loại có kích thước nhỏ hơn bình chia độ, bình đựng nước, nhíp gắp, khăn bông.

– Tiến hành đo, ghi kết quả theo phương án Bảng 3.3. – Thể tích của vật rắn: V =..................... – Thực hiện phương án đo khác (nếu có). * Đo khối lượng – Chuẩn bị: Cân đồng hồ hoặc cân điện tử, vật kim loại hình hộp chữ nhật. – Thảo luận để lựa chọn dụng cụ và phương án đo khối lượng của vật. – Tiến hành đo. – Ghi lại kết quả theo bảng 3.4 – Báo cáo kết quả với thầy/cô giáo. – Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.

56

2. Tổ chức hoạt động

Giáo viên theo dõi, quan sát các nhóm thực hành, trợ giúp các nhóm khi cần thiết. Chú ý bao quát lớp và có những nhận xét, gợi ý cho các nhóm khi đã thực hiện xong công việc.

Hoạt động 2: Học cá nhân

1. Nội dung * Đọc thông tin trong khung dưới đây. Ghi tóm tắt vào vở. * Tra cứu Bảng 3.6, thực hiện: – Đổi đơn vị chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật ra mét. – Đổi đơn vị khối lượng của vật ra kilôgam, thể tích ra mét khối. – Tính khối lượng riêng của vật. * Đưa ra quy trình đo theo gợi ý bảng 3.5. * Trong hình 3.2 và hình 3.3 là cách đặt vật, đặt bình và đặt mắt khi đo. Cách nào là

đúng nhất? * Đọc thông tin trong khung dưới đây. Ghi tóm tắt cách tính giá trị trung bình và cách ghi

kết quả đo.

2. Tổ chức hoạt động

Sau khi nhóm đã thực hành đo và tự học cá nhân, sách hướng dẫn học yêu cầu: – Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm. – Trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm. – Báo cáo kết quả với thầy (cô) giáo. – Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo. Ở đây, học sinh sau khi đã ghi nhận dự đoán đề xuất của học sinh về nhiệm vụ học tập: xác

định kích thước, thể tích và khối lượng của vật, giáo viên cho phép học sinh chuyển sang hoạt động tiếp theo. Chú ý:

– Nhóm nào xong Hoạt động khởi động trước thì chuyển sang Hoạt động hình thành kiến thức trước, không cần chờ cả lớp phải xong đồng loạt.

– Chú ý hướng dẫn học sinh về quy tắc an toàn khi thực hành thí nghiệm; quan sát cách đo và ghi kết quả của học sinh; đối chiếu kết quả với dự đoán ban đầu; đọc nội dung kiến thức về đo độ dài, đo thể tích và đo khối lượng trong sách Hướng dẫn học để thảo luận và thống nhất việc giải thích cho những kết quả trong thực hành thí nghiệm.

– Khi học sinh báo cáo kết, giáo viên cần nhận xét, gợi ý để nhóm học sinh hoàn thiện. Có thể nêu các câu hỏi cụ thể như sau:

+ Để đo kích thước, thể tích và khối lượng của vật người ta làm thế nào? Em có thể rút ra quy trình trong mỗi phép đo không?

+ Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến kết quả đo?

57

– Trường hợp hết thời gian học tập ở trên lớp, nếu có nhóm học sinh chưa hoàn thành hoạt động thì giáo viên cần hướng dẫn để các em hoàn thành tiếp ở nhà. Nếu cần, các em có thể nhờ thêm sự hỗ trợ của gia đình để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ học tập và coi đó là nhiệm vụ học tập ở nhà. Trong một số trường hợp có thể cho nhóm bảo lưu kết quả và nhanh chóng định hướng cho các em chuyển sang hoạt động tiếp theo.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Nội dung

Trao đổi với bạn và ghi lại ý kiến của em để xây dựng phương án thực hiện: – Đo kích thước của chiếc bàn học. – Đo thể tích vật rắn không thấm nước trong trường hợp vật rắn có kích thước lớn hơn bình

chia độ.

2. Tổ chức hoạt động

Sách hướng dẫn học yêu cầu: – Thảo luận nhóm để đưa ra phương án đo. – Chuẩn bị dụng cụ đo, bố trí thí nghiệm. – Tiến hành đo, ghi lại kết quả. – Báo cáo kết quả với thầy (cô) giáo. – Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.

Như vậy, tiếp theo hoạt động hình thành kiến thức là hoạt động luyện tập, nếu nhóm thực hiện chưa xong thì giáo viên giao cho học sinh tiếp tục thực hiện ở nhà chuẩn bị trước câu trả lời cho các câu hỏi ở nhà để tiết thứ hai đến lớp thảo luận trong nhóm. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện độc lập, ghi vào vở câu trả lời cho từng câu hỏi. Nếu cần có thể nhờ thêm sự giúp đỡ của bố, mẹ, người thân trong gia đình.

Đến tiết học sau trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục trao đổi, thảo luận để thống nhất câu trả lời trước khi báo cáo với giáo viên. Trong quá trình đó, giáo viên cần tranh thủ xem xét vở học tập của một số học sinh để nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, cần chủ ý rằng điểm này chỉ cho sau khi đã có nhận xét, đánh giá và định hướng để học sinh hoàn thiện bài làm, đồng thời nói rõ là không tính vào điểm cuối kì của môn học để học sinh và gia đình được biết.

Hoạt động luyện tập hết sức quan trọng, giúp cho học sinh vừa nắm chắc được kiến thức, vừa có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống nêu ra trong các câu hỏi, bài tập, giúp cho học sinh đáp ứng được các bài kiểm tra, thi sau này.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt đông vận dụng được học sinh tự giác học và tìm hiểu ở ngoài lớp học trên cơ sở những gợi ý của giáo viên sau khi đã tổ chức xong hoạt động hình thành kiến thức hoặc hoạt động luyện tập.

58

Học sinh làm việc cá nhân và với cộng đồng để hoàn thành bài viết của mình với các nội dung sau:

– Làm thế nào để biết được mình thấp hay là cao hơn bạn bên cạnh? Hãy mô tả phương án mà em thực hiện?

– Hãy tư vấn cho bố mẹ về việc chiếc tủ kê ở trong nhà em. Tại sao lại tư vấn như vậy? – Cùng người thân đo và vẽ đường bao quanh khu đất hoặc mặt sàn nhà em ở hiện nay. – Xây dựng phương án xác định khối lượng riêng của cái nhẫn. – Viết một báo cáo để nộp cho thầy/cô giáo về những điều em đã tìm hiểu được ở trên để

chia sẻ với các bạn trong lớp.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Học sinh làm việc cá nhân và với cộng đồng để hoàn thành bài viết của mình với các nội dung sau:

1. Tìm hiểu trên internet, trao đổi với người thân để tìm hiểu: – Những đơn vị đo độ dài khác được sử dụng ở nước Anh. Ở một số nước dùng ngôn ngữ tiếng Anh, đơn vị đo độ dài thường dùng là inh (inch), dặm

(mile): 1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m. – Đơn vị đo khoảng cách trong vũ trụ: năm ánh sáng (n.a.s). 1 n.a.s bằng bao nhiêu km? Trong vũ trụ, để đo những khoảng cách rất lớn người ta dùng đơn vị năm ánh sáng (n.a.s): 1

n.a.s = 9461 tỉ km. – Người ta đã xác định được công thức toán để tính thể tích của một số vật có dạng

hình học: – Vật dạng khối hộp, kích thước a, b, c (với cùng một đơn vị đo): V= a.b.c

– Vật hình cầu, bán kính R: 34V R3

= π

– Vật hình trụ tròn, bán kính R, độ dài h: V=πR2h – Câu chuyện “Cân voi to, đo giấy mỏng” ngày xưa người ta làm như thế nào?

Cân voi to, đo giấy mỏng Ngày xưa, vua quan Trung Quốc thường cậy thế nước lớn, coi thường nước ta, cho nước ta

là man di, mọi rợ. Về tinh thần bất khuất của cha ông ta thì chúng đã được nhiều bài học. Nhưng về mặt khoa học thì chúng chưa phục lắm. Một lần sứ nhà Thanh là Chu Hy sang nước ta, vua Thánh Tông sai Lương Thế Vinh ra tiếp. Hy nghe đồn Lương Thế Vinh không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông cả toán học nên mới hỏi:

– Có phải ông làm sách Đại thành toán pháp, định thước đo ruộng đất, chế ra bàn tính của nước Nam đó không?

59

Lương Thế Vinh đáp: – Dạ, đúng thế! Nhân có con voi rất to đang kéo gỗ trên sông, Chu Hy bảo: – Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu! – Xin vâng! Dứt lời, Vinh xăm xăm cầm cân đi cân voi. – Tôi xem chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy! – Hy cười nói. – Thì chia nhỏ voi ra! Vinh thản nhiên trả lời! – Ông định mổ thịt voi à? Cho tôi xin một miếng gan nhé! Lương Thế Vinh tỉnh khô không đáp. Đến bến sông, trạng chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính

dắt voi xuống. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép nước bên thuyền rồi dắt voi lên. Kế đó trạng ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, thuyền lại đầm xuống dần cho tới đúng dấu cũ thì ngưng đổ đá. Thế rồi trạng bắc cân lên cân đá. Trạng cho bảo sứ nhà Thanh:

– Ông ra mà xem cân voi. Sứ Tàu trông thấy cả sợ, nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh coi thường. Khi xong việc, Hy nói: – Ông thật là giỏi! Tiếng đồn quả không ngoa! Ông đã cân được voi to, vậy ông có thể đo

được tờ giấy này dày bao nhiêu không? Sứ nói rồi xé một tờ giấy bản rất mỏng từ một cuốn sách dày đưa cho Lương Thế Vinh, Hy

lại đưa luôn một chiếc thước. Giấy thì mỏng mà li chia ở thước lại quá thô, Vinh nghĩ giây lát rồi nói:

– Ngài cho tôi mượn cuốn sách! – Sứ đưa ngay sách cho Lương Thế Vinh với vẻ không tin tưởng lắm. Lương Thế Vinh lấy thước đo cuốn sách, tính nhẩm một lát rồi nói bề dày tờ giấy. Kết quả rất khớp với con số đã viết sẵn ở nhà. Nhưng sứ chưa tin tài Lương Thế Vinh, cho là ông đoán mò. Khi nghe Vinh nói việc đo này rất dễ, chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả thì sứ ngửa mặt lên trời than: "Danh đồn quả không sai. Nước Nam quả có lắm người tài!" Lương Thế Vinh quả là kì tài! Ông nghĩ ra cách cân đo tài tình ngay cả trong lúc bất ngờ, cần ứng phó nhanh chóng. Gặp vật to thì ông chia nhỏ, gặp vật nhỏ thì ông gộp lại. Phải chăng ý tưởng của Lương Thế Vinh chính là mầm mống của phép tính vi phân (chia nhỏ) và tích phân (gộp lại) mà ngày nay là những công cụ không thể thiếu được của toán học hiện đại.

(Theo nguồn: https://www.facebook.com/TichTrangVietNam?fref=nf)

2. Xây dựng phương án đo thể tích của bể nước có dạng hình hộp chữ nhật. Phương án 1: Đo kích thước hình hộp mà nước chiếm chỗ trong bể. Thể tích của bể được

tính theo công thức: V= a.b.c Phương án 2: Múc nước vào các thùng đã biết trước thể tích. Đo thể tích lượng nước ở thùng

cuối cùng (nếu không đầy). Thể tích được tính bằng thể tích các thùng đo được cộng lại.

60

3. Viết một báo cáo để nộp cho thầy/cô giáo về những điều em đã tìm hiểu được ở trên để chia sẻ với các bạn trong lớp.

4. Đọc bảng 3.6, thực hành cách tra cứu, tìm hiểu đơn vị, đổi đơn vị của các đại lượng. Đơn vị nào không biết thì nhờ người thân trợ giúp.

Gợi ý: Học sinh được vận dụng giải quyết một tình huống thực tiễn về một dụng cụ đo, đổi đơn vị đo. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp, hướng dẫn cho các em cách thực hiện và nộp sản phẩm.

Học sinh tự học có sự trợ giúp của cộng đồng để tìm hiểu: – Tìm hiểu quy trình đo của một dụng cụ nào đó mà học sinh chọn. – Đổi đơn vị độ dài, thể tích và khối lượng. Hướng dẫn học sinh tự xây dựng kế hoạch và tự thực hiện, nhờ sự trợ giúp của người thân và

cộng đồng để hoàn thành nhiệm vụ. Sản phẩm: Bài trình bày của cá nhân về nội dung trên.

* Gợi ý kiểm tra đánh giá

Dưới đây là một số câu hỏi tham khảo, giáo viên có thể sử dụng để định hướng cho học sinh tự học:

Câu 1. Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết. Khi đo cần theo quy trình như thế nào để kết quả chính xác nhất?

Gợi ý: Xem trong sách hướng dẫn học và tham khảo ý kiến người thân.

Câu 2. Sai số của phép đo phụ thuộc vào các yếu tố nào?Nêu cách biểu diễn giá trị của đại lượng đo.

Gợi ý: Xem trong sách hướng dẫn học.

Câu 3. Hãy đo kích thước hoặc khối lượng của những vật trong nhà em mà thấy là cần thiết, trao đổi với người trong gia đình (hoặc các bạn) về ý nghĩa của việc đo này, cách đo và kết quả đo.

Gợi ý: Cần đo kích thước những lúc sắp đặt đồ dạc, tranh ảnh trang trí trong nhà; cần đo khối lượng của lương thực, thực phẩm nói riêng và hàng hoá nói chung...

Câu 4. Hãy đọc thông tin trong khung dưới đây, xem Bảng 3.6 và chuyển đổi các đại lượng sau ra các đơn vị đo thích hợp trong cột chuyển đổi, ghi vào vở.

Độ dài: 2014 m = 2,014 km. Thể tích: 2,5 m3 = 2500000 cm3. Khối lượng: 35 kg = 35000 g. Thời gian: 1h = 3600 s. Gợi ý: Tham khảo ý kiến người thân.

61

Câu 5. Lớp em đi dã ngoại. Em hãy tư vấn thiết kế chỉ ra trên giấy khung một cái trại để các bạn nghỉ ngơi ngoài trời.

Gợi ý: Ví dụ trại quây hình lục lăng: mỗi cạnh dài 2 m; 6 cột cạnh cao 1,5m; cột chính giữa cao 2,5m. Các cột được liên kết với cột chính giữa và cọc ghim trên mặt đất bởi các sợi dây thừng; mái che và quây xung quanh bằng vải dù hoặc vải mỏng...

Bài 4. LÀM QUEN VỚI KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH KHOA HỌC

1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức, kĩ năng, thái độ – Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu. – Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu. – Quan sát và ghi chép được các hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm. – Lập được bảng số liệu khi tiến hành quan sát, thí nghiệm. – Vẽ được hình khi quan sát mẫu vật bằng kính lúp, kính hiển vi quang học. – Thực hiện được quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm.

b) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập, bố trí thí nghiệm (Khảo sát quá trình rơi của vật;

quan sát đường kính của 1 sợi tóc; ...). – Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề khi tìm hiểu kính lúp cầm tay;

sử dụng kính hiển vi, bộ hiển thị dữ liệu và bộ cảm biến. – Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả (kết quả thí nghiệm khí

hít vào và thở ra; quan sát vi khuẩn trong sữa chua)... – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: bộ hiển thị dữ liệu, lưu giữ số liệu... – Năng lực tính toán: tính toán các số liệu thu được (đo thời gian rơi của các vật khác nhau;

đường kính của 1 sợi tóc; ...). – Các kĩ năng sinh học cơ bản: Quan sát các ñối tượng sinh học bằng kính lúp cầm tay; Sử

dụng kính hiển vi, vẽ các hình ảnh quan sát trực tiếp trên tiêu bản hiển vi (vẽ hình ảnh từ kính hiển vi).

2. Tổ chức hoạt động học

a) Hướng dẫn chung

Tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong bài học: Đây là bài mà học sinh sẽ được làm quen kĩ hơn với các kĩ năng chuyên biệt của môn khoa học tự nhiên (bố trí thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm) mà học

62

sinh sẽ được sử dụng nhiều trong các bài học sau cũng như trong các hoạt động nghiên cứu khoa học (kính lúp, kính hiển vi, bộ hiển thị dữ liệu và cảm biến; ngoài ra còn có đồng hồ bấm giây, dụng cụ thuỷ tinh...). Thông qua việc sử dụng các thiết bị này, học sinh được rèn luyện tư duy và các kĩ năng làm khoa học (kĩ năng đặt câu hỏi, hình thành giả thuyết, kĩ năng đo đạc, kĩ năng quan sát; bước đầu làm quen với kĩ năng thu thập dữ liệu và xử lí dữ liệu...). Do đó, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau khi tổ chức các hoạt động học tập:

– Giáo viên chú ý đến chuỗi 5 hoạt động học nối tiếp trong bài. Bài học diễn ra trong khoảng 4 tiết học, hoạt động ở tiết này sẽ là tiền đề, là động lực kích thích học sinh hứng thú với tiết học tiếp theo.

– Phương pháp xuyên suốt các hoạt động trong bài là phương pháp thực hành thí nghiệm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Giáo viên cần chú ý bám vào tư tưởng chủ đạo của bài để sử dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp, ví dụ kĩ thuật động não cho “Hoạt động khởi động”; kĩ thuật khăn trải bàn khi tiến hành thảo luận. Với thời lượng 4 tiết, giáo viên có thể chủ động linh hoạt trong việc thiết kế các hoạt động cho từng tiết, hoặc cũng có thể theo gợi ý sau:

Phương án 1: Thời khoá biểu xếp dạy 2 tiết liền nhau

– Tiết 1 và tiết 2: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức mới.

– Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh: chuẩn bị mẫu cho giờ học tiếp theo; Tự làm kính lúp theo hướng dẫn trong sách.

– Tiết 3 và tiết 4: Hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng.

– Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh: Hoạt động tìm tòi mở rộng giáo viên có thể gợi ý học sinh tìm hiểu thêm ngoài giờ học: có thể làm một dự án nhỏ sử dụng kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu để nghiên cứu, tìm hiểu môi trường sống quê em.

Phương án 2: Thời khoá biểu xếp dạy từng tiết một

– Tiết 1: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức mới: kính lúp (Đưa cả phần hướng dẫn tự làm kính lúp để học sinh về nhà tự làm).

– Tiết 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới: kính hiển vi (Đưa cả phần hướng dẫn thực hành quan sát vi khuẩn trong sữa chua).

– Tiết 3: Hoạt động hình thành kiến thức mới: Bộ hiển thị dữ liệu, bộ cảm biến và cách sử dụng. Đây là nội dung mới, hiện đại nên cần cho học sinh thời gian tìm hiểu (nếu chưa có thiết bị có thể sử dụng video và tranh để học tập).

– Tiết 4: Hoạt động vận dụng (bảo quản kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu) và hoạt động tìm tòi mở rộng: giáo viên có thể gợi ý học sinh tìm hiểu thêm ngoài giờ học: có thể làm một dự án nhỏ sử dụng kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu để nghiên cứu, tìm hiểu môi trường sống quê em.

63

– Trước khi học, có thể yêu cầu học sinh cùng nhắc lại về quy định an toàn phòng thí nghiệm, tên và cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm đã được học ở bài 2, thao tác đo kích thước một vật đã được học ở bài 3.

– Các hoạt động làm thí nghiệm có thể thực hiện ngay tại lớp hoặc tại phòng thực hành Lí – Hoá – Sinh của trường. Khi thực hiện các phép đo và quan sát với kính lúp, bộ hiển thị dữ liệu có thể thực hiện ở ngoài thiên nhiên (vườn trường, công viên, ao, hồ...).

– Giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh cách quan sát, phân biệt các hành động, thao tác thí nghiệm sao cho đúng: cách cầm kính, chỉnh kính để quan sát và đặc biệt kĩ năng vẽ những gì quan sát được qua kính hiển vi (vừa quan sát vừa vẽ).

b) Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hướng dẫn các cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Mục đích của hoạt động khởi động là thu hút/tạo hứng thú học tập. Đầu tiên, các học sinh phải được khuyến khích bằng một câu hỏi tư duy (Hãy ước lượng đường kính một sợi tóc của em là bao nhiêu? Hãy quan sát một con kiến; hoặc đường vân tay trên một ngón tay; hoặc hình huy hiệu Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trên tem thư, vẽ hình quan sát được). Điểm khởi đầu này thu hút sự quan tâm của học sinh và cung cấp một cơ hội cho học sinh thể hiện những gì học sinh đã học ở bài 2 (thiết bị thí nghiệm) và bài 3 (đo kích thước một vật). Học sinh có thể nói lên ý tưởng riêng /định kiến của họ về chủ đề: có thể quan sát con kiến, đường vân tay, hình huy hiệu Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong tem thư bằng mắt thường và vẽ được; Học sinh có thể đưa ra các con số về đường kính một sợi tóc (giáo viên cần khuyến khích học sinh viết tất cả vào vở ghi bài học).

1. Hoạt động cặp đôi

Giáo viên chuẩn bị trước cho học sinh các dụng cụ làm thí nghiệm, tổ chức hoạt động theo cặp đôi hoặc nhóm nhỏ, nếu không có mẫu vật kiến đen, có thể thay bằng một loài sinh vật khác (nhện, cuốn chiếu...). Các mẫu vật gần gũi với học sinh, dễ tìm.

Giáo viên không nên tập trung quá nhiều thời gian vào bài vẽ của học sinh (kĩ năng vẽ được hình thành dần qua các bài học), mà nên dành nhiều thời gian cho học sinh thảo luận, chia sẻ ý kiến về cách quan sát để vẽ, dụng cụ nào nên sử dụng giúp quan sát dễ dàng hơn, hướng học sinh tới 2 loại kính sẽ học trong bài là kính lúp và kính hiển vi. Với việc dự đoán đường kính của sợi tóc, nếu học sinh khó khăn trong việc đưa ra con số thập phân, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đưa ra 1 kết quả tạm thời (1 phần bao nhiêu của milimet), nhưng quan trọng hơn là liên hệ với kiến thức về các phép đo ở bài 2, sẽ được dùng như thế nào trong hoạt động này, nhằm hướng tới việc quan sát các vật nhỏ khác mà mắt thường khó hoặc không thể nhìn thấy được.

Sau khi phát hiện ra học sinh đã biết được những gì và những gì còn thiếu, những khó khăn gặp phải giáo viên sẽ chuyển sang hoạt động “Khảo sát quá trình rơi của vật”. Lưu ý không đi sâu vào tìm hiểu bản chất của thí nghiệm (sẽ được khám phá trong những bài học sau) mà cần chú ý nhiều đến thao tác khi thực hiện thí nghiệm của học sinh.

64

2. Hoạt động nhóm: Đo thời gian rơi của vật

Hoạt động thực hiện thí nghiệm này không chỉ giúp không khí lớp học vui vẻ và hứng khởi, mà còn phát hiện ở học sinh các kĩ năng học tập bộ môn. Khi thực hiện, nếu học sinh khó đo thời gian với khoảng cách gần (khi học sinh đứng trên bàn hay ghế), giáo viên có thể cho học sinh ra ngoài, bố trí 1 bạn ở trên cao (ví dụ tầng 2 toà nhà lớp học) thả các mẫu vật, các bạn còn lại ở dưới đất bấm giờ và ghi kết quả (chú ý đến an toàn trường học).

Cũng như hoạt động trước, giáo viên nên dành nhiều thời gian cho học sinh thảo luận, giúp các em chia sẻ về: thao tác khi sử dụng đồng hồ bấm giây sao cho chính xác nhất; tư duy khoa học thông qua cách đặt câu hỏi để giải thích cho sự so sánh kết quả thí nghiệm giữa các mẫu vật và các nhóm.

– Gợi ý phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh

Đánh giá bằng quan sát, nhận xét

+ Thông qua hoạt động quan sát và vẽ con kiến, vân tay...: nhận xét kĩ năng quan sát, kĩ năng vẽ, kĩ năng thảo luận đặt và trả lời câu hỏi. Ví dụ: con kiến có kích thước rất nhỏ, chạy rất nhanh nếu chỉ quan sát tự nhiên bằng mắt thường thì rất khó; có thể dùng cồn hay ete để gây mê thì sẽ dễ quan sát hơn.

+ Thông qua hoạt động Khảo sát quá trình rơi của vật: nhận xét cách học sinh bố trí thí nghiệm; kĩ năng thực hiện thí nghiệm; kĩ năng thu số liệu; ...

Đánh giá bằng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tập của học sinh

+ Thông qua hoạt động thảo luận:

Em và các bạn đã sử dụng đồng hồ bấm giây như thế nào?

Sử dụng đồng hồ bấm giây:

Bước 1: Bật đồng hồ (sử dụng tay thuận để cầm đồng hồ), ngón tay cái hoặc ngón tay chỏ đặt tại vị trí nút “start/stop”.

Bước 2: Chuyển về chế độ màn hình hiển thị 0:00

Bước 3: Nhấn nút “start/stop”, đồng hồ bắt đầu chạy. Bước 4: Nhấn tiếp nút “start/stop” để dừng ghi, đọc trên màn hình hiển thị số thời gian thực

hiện hành động. – Hãy nói ra cách em quan sát và đo thời gian như thế nào?

Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh

– Dựa vào hình vẽ của học sinh; bảng số liệu học sinh thu được khi Khảo sát quá trình rơi của vật. Tại sao có sự khác nhau về thời gian của cùng 1 tờ giấy khi để phẳng, khi vo tròn, khi

65

cắt tua ra? (Diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí càng lớn thì thời gian rơi đo được càng lớn hơn – sẽ học ở bài lực ma sát).

– Kết quả của nhóm em và các nhóm khác giống nhau hay khác nhau? Nếu khác nhau em hãy đưa ra lời giải thích tại sao.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

– Hướng dẫn các cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh Khám phá và Giải thích vấn đề học tập. Giáo

viên cần chú ý hoạt động này được chuyển tiếp từ hoạt động khởi động (đây là nhiệm vụ học tập tiếp nối mà không phải là nhiệm vụ học tập mới tinh, độc lập với hoạt động khởi động). Nhiệm vụ học tập này phải bắt đầu từ những khó khăn, những mâu thuẫn học sinh gặp phải ở hoạt động khởi động: Làm thế nào để đo đường kính một sợi tóc của em?

Để hướng dẫn học sinh về cách sử dụng bộ hiển thị giữ liệu và bộ cảm biến có thể tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm hô hấp từ câu hỏi: Làm thế nào so sánh mức oxi trong khí hít vào và khí thở ra của em? Hướng dẫn học sinh cách thu số liệu và xử lí kết quả bảng 1.

– Gợi ý phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh

Đánh giá bằng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tập của học sinh + Thông qua hoạt động thí nghiệm so sánh mức oxi trong khí hít vào và thở ra sử dụng bộ

hiển thị dữ liệu và bộ cảm biến oxi. Giáo viên đánh giá năng lực tư duy khoa học thông qua câu hỏi thảo luận: Tại sao ở đây có sự khác nhau đối với mức độ khí oxi.

Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh + Tiêu bản quan sát đường kính của 1 sợi tóc: tính tích cực học tập, kĩ năng khéo léo khi làm

tiêu bản sợi tóc và lên kính quan sát. + Bảng 1. Kết quả thí nghiệm khí hít vào và thở ra

Hàm lượng các chất khí Trạng thái

Oxi (%) Cacbonic (%)

Hít vào 20,8 0,03

Thở ra 16 04

Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi tư duy cho học sinh giỏi: Ngoài các khí oxi và cacbonic có khí nào khác trong khí hít vào và thở ra của em không? (gợi ý: khí nitơ khoảng 78% khí hiếm khoảng dưới 1%).

Lưu ý: khi học sinh đo hàm lượng các chất khí bằng bộ hiển thị dữ liệu và bộ cảm biến oxi có thể có rất nhiều số liệu khác nhau (đây là cơ hội rất tốt để học tập từ sự phân tích, giải thích tại sao có số liệu đó: kĩ năng sử dụng thiết bị).

66

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

– Hướng dẫn các cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh luyện tập các thao tác, hoạt động học ở trên.

1. Thực hành quan sát bằng kính lúp: Giáo viên có thể cho học sinh ra ngoài, sử dụng kính lúp để quan sát các loài động, thực vật có trong vườn trường; cũng có thể cho các em quan sát đọc thông tin trên bao bì một sản phẩm mà chữ rất nhỏ như vỏ nhãn gói sữa Milo (hướng dẫn học sinh về hạn sử dụng sản phẩm, nơi sản xuất, thành phần có trong sản phẩm...).

2. Thực hành quan sát vi khuẩn trong sữa chua: Muốn thành công ở thí nghiệm này thì cần lưu ý học sinh lấy một lượng rất nhỏ sữa chua (chỉ bằng đầu que tăm) rồi dàn đều thật mỏng trên lam kính, nhỏ 1 giọt nước cất lên phần sữa chua trên lam kính rồi đậy la men lên sao cho không có bọt khí thì quan sát mới rõ.

3. Thảo luận nêu ra tên một số dụng cụ đo trong bộ cảm biến gắn với bộ hiển thị dữ liệu, dự đoán khả năng đo được (giới hạn đo), độ chính xác có thể (độ chia nhỏ nhất) những dụng cụ đo đó.

Tập sử dụng bộ cảm biến gắn với bộ hiển thị dữ liệu đo một chỉ số của môi trường (ví dụ đo độ pH hay nồng độ oxi của nước).

– Gợi ý phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh

Đánh giá bằng quan sát, nhận xét

+ Thông qua hoạt động học sinh luyện tập sử dụng kính lúp: kĩ năng quan sát, kĩ năng sử dụng kính.

+ Thông qua hoạt động học sinh luyện tập sử dụng kính hiển vi: Giáo viên ghi nhận xét kĩ năng làm việc nhóm của học sinh.

+ Thông qua hoạt động học sinh luyện tập sử dụng bộ cảm biến gắn với bộ hiển thị dữ liệu: Giáo viên ghi nhận xét kĩ năng thu số liệu và làm việc hợp tác.

Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh

+ Tiêu bản quan sát vi khuẩn trong sữa chua: tính tích cực học tập, kĩ năng khéo léo khi làm tiêu bản và lên kính quan sát.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

– Hướng dẫn các cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng mới được hình thành, học sinh vận dụng chúng để giải quyết các tình huống có liên quan trong cuộc sống hằng ngày.

67

1. Tự làm kính lúp: Mục tiêu của hoạt động này nhằm kích thích tư duy, óc “tò mò” của học sinh, rèn luyện thao tác thực hành chế tạo kính lúp. Để có thể thành công cần chú ý về nguyên liệu (có thể thay tấm nhựa màu bằng tấm bìa cattông nhưng chú ý cắt lỗ tròn có kích thước lớn hơn để tránh nước ngấm vào bìa cattông)

2. Giáo viên hướng dẫn nhóm học sinh làm một dự án nhỏ sử dụng kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu để nghiên cứu, tìm hiểu môi trường ở quanh em:

2a. Dùng kính lúp quan sát 3 loài sinh vật có kích thước nhỏ sống trong vườn trường; vẽ và ghi chú thích đầy đủ các bộ phận.

2b. Lấy 1 giọt nước nước trong ao, hồ nơi em sống lên kính hiển vi quan sát, mô tả những gì em quan sát được.

2c. Sử dụng bộ hiển thị giữ liệu và bộ cảm biến pH đo độ pH trong nước uống hằng ngày, trong nước sạch sinh hoạt, trong nước ao hồ nơi em sinh sống. Làm báo cáo kết quả khảo sát của nhóm em.

– Gợi ý phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh

Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh

+ Học sinh báo cáo sản phẩm kính lúp tự làm.

+ Học sinh báo cáo kết quả làm dự án nhỏ sử dụng kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu để nghiên cứu, tìm hiểu môi trường ở xung quanh.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

– Hướng dẫn các cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau, ví dụ như tìm hiểu thành phần không khí, độ pH của nước trong ao, hồ nơi em sống rồi lấy 1 giọt nước đó lên kính hiển vi quan sát, mô tả những gì em quan sát được. Cũng có thể cùng nhóm bạn lên thư viện tìm hiểu về các loại kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu (ví dụ độ phóng đại của mỗi loại kính hiển vi).

V. Kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề

Trong chủ đề này, giáo viên cần bám sát mục tiêu của các bài học: Chủ yếu cho các em hiểu một số khái niệm, những kĩ năng cơ bản về các phép đo, thực hành thí nghiệm. Việc đưa ra các bài tập định tính hết sức hạn chế, chủ yếu cho các em thực hiện ở nhà. Chẳng hạn như tính khối lượng riêng, tính thể tích theo các công thức, như việc chuyển đổi đơn vị của các đại lượng đo độ dài, thể tích, khối lượng và thời gian.

68

Chủ đề 3. TRẠNG THÁI CỦA VẬT CHẤT (8 tiết)

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Về kiến thức – Phân biệt được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo; – Nêu được ba trạng thái tồn tại của chất tuỳ thuộc điều kiện về nhiệt độ và áp suất và mỗi

trạng thái có một số đặc tính chung. – Nêu được những tính chất nhất định của mỗi chất. – Phân biệt được chất nguyên chất và hỗn hợp. – Trình bày được thế nào là nguyên tử, phân tử, đơn chất và hợp chất. – Viết lại được công thức hoá học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản. – Nêu được vai trò của các chất trong cuộc sống.

b) Về kĩ năng – Hình thành kĩ năng quan sát, ghi chép mô tả các sự vật hiện tượng trong thực tế cuộc sống. – Hình thành kĩ năng thí nghiệm, kĩ năng quan sát và ghi chép được các hiện tượng

thí nghiệm. – Hình thành kĩ năng viết công thức hoá học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản – Hình thành kĩ năng báo cáo kết quả.

c) Về thái độ – Hứng thú, có tinh thần say mê trong học tâp. – Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.

2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

Thông qua các hoạt động “Học cặp đôi; Học theo nhóm; Học cá nhân” góp phần hình thành cho học sinh năng lực hợp tác. Thông qua các hoạt động về hình thành kiến thức cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng góp phần hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực xử lí thông tin, năng lực thực hành, năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh.

II. Nội dung chính của chủ đề

Chủ đề gồm các nội dung chính sau:

1. Chất và tính chất của chất (Vật thể có ở đâu? Chất có ở đâu? Trạng thái (thể) của chất? Tính chất của chất? Chất nguyên chất (tinh khiết), hỗn hợp? Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp?

69

2. Nguyên tử, phân tử. Đơn chất và hợp chất (nghiên cứu những thành phần nhỏ bé của chất đó là nguyên tử, phân tử ở mức độ khái niệm ban đầu. Học sinh được học về số loại nguyên tử trong tự nhiên và trong cơ thể con người. Học sinh còn được học khái niệm về các đơn chất và hợp chất, sự đa dạng của các hợp chất và ứng dụng của chúng trong đời sống).

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề Chủ đề này có 2 bài “Chất và tính chất của chất” và bài “Nguyên tử, phân tử. Đơn chất và

hợp chất”. Bài “Chất và tính chất của chất” là bài có nhiều kiến thức liên quan đã học ở môn Khoa học Tự nhiên 4– 5 vì vậy, giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức đã được học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng kiến thức mới của bài học. Giáo viên nên cho học sinh tự quan sát tìm tòi, liên hệ với thực tế để tìm hiểu. Qua thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng ghi chép các hiện tượng quan sát được để rút ra những kết luận cần thiết.

Bài “Nguyên tử, phân tử. Đơn chất và hợp chất” có một số khái niệm như nguyên tử, phân tử khá trừu tượng và khó hiểu. Tuy nhiên, chỉ nghiên cứu những thành phần nhỏ bé của chất đó là nguyên tử, phân tử ở mức độ khái niệm ban đầu, vì vậy giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát tranh, hình ảnh, liên hệ và vận dụng các kiến thức thực tiễn để hình thành kiến thức mới.

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 5. CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT (4 tiết)

1. Mục tiêu bài học a) Kiến thức, kĩ năng, thái độ Về kiến thức: – Vật thể có ở mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất như vậy chất có ở khắp nơi. –Tuỳ thuộc điều kiện về nhiệt độ và áp suất, có ba trạng thái tồn tại của chất là rắn, lỏng, khí

và mỗi trạng thái có một số đặc tính chung. – Mỗi chất có những tính chất nhất định (Tính chất vật lí được thể hiện ở trạng thái hay thể

(rắn, lỏng, khí), nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi... Khả năng biến đổi thành chất khác... là những tính chất hoá học).

Về kĩ năng: – Phân biệt được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo; – Phân biệt được chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp. – Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một số chất ra khỏi hỗn hợp đơn giản. Về thái độ: – Học sinh có hứng thú, có tinh thần say mê trong học tâp. – Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.

70

b) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

Năng lực hợp tác; năng lực đọc hiểu; năng lực xử lí thông tin; năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học; năng lực vận dụng kiến thức.

2. Tổ chức hoạt động học

a) Hướng dẫn chung

Đây là bài học đầu tiên hình thành cho học sinh một số khái niệm cơ bản ban đầu về chất, tính chất của chất. Với mục đích giúp cho học sinh có một cái nhìn tổng quan, có sự quan sát về thế giới tự nhiên, về cuộc sống xung quanh muôn hình muôn vẻ nhưng đều được tạo nên từ các chất. Vì vậy, trong hoạt động khởi động giáo viên cần huy động vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm học sinh đã có để chỉ ra được các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và chúng được tạo nên bởi chất nào. Nhưng để trả lời được câu hỏi chất có ở đâu, chất có những tính chất gì? Các em phải chuyển sang hoạt động hình thành kiến thức.

Trong hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn học sinh quan sát các vật thể xung quanh để chỉ ra được đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, chúng được tạo nên từ những chất nào để từ đó hình thành kiến thức: Vật thể được tạo nên từ các chất. Ở đâu có vật thể ở đó có chất. Chất có ở khắp mọi nơi. Huy động vốn kiến thức đã học ở môn Khoa học Tự nhiên 5 (ba trạng thái tồn tại của nước) để nghiên cứu và hiểu được trạng thái (thể) tồn tại của chất. Thông qua quan sát, thông qua làm thí nghiệm học sinh hiểu được thế nào là tính chất vật lí, tính chất hoá học, hỗn hợp, chất tinh khiết, cách tách chất ra khỏi hỗn hợp như thế nào.

Hoạt động luyện tập sẽ giúp các em củng cố khắc sâu kiến thức, phân biệt được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo; phân biệt được chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp; dựa vào tính chất vật lí có thể tách một số chất ra khỏi hỗn hợp đơn giản thông qua các bài tập làm cá nhân.

Hoạt động vận dụng: học sinh không phải làm tại lớp các em sẽ hoạt động theo nhóm hoặc hoạt động cộng đồng. Học sinh vận dụng được các kiến thức đã học phân biệt được các chất nguyên chất hay hỗn hợp, phân biệt tính chất vật lí, tính chất hoá học, cách tách chất ra khỏi hỗn hợp ở một số hiện tượng trong thực tiễn.

Hoạt động tìm tòi mở rộng sẽ kích thích học sinh muốn tìm hiểu xem vật thể được tạo nên từ chất, vậy chất có từ đâu? Điều đó đặt ra tình huống có vấn đề kích thích các em nhu cầu tìm tòi, mở rộng.

b) Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Vào bài giáo viên có thể đặt câu hỏi: Xung quanh chúng ta có rất nhiều vật thể, chúng được tạo thành từ những vật liệu nào? Chất nào? Vật thể có ở đâu, chất có ở đâu? Các em học theo nhóm, nhìn vào các hình ảnh đã cho và điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các hình ảnh đó.

71

Hoạt động này nhằm mục đích huy động những hiểu biết trong thực tiễn của học sinh, học sinh biết được các vật thể có ở xung quanh chúng ta, các vật thể được làm từ vật liệu nào? (như bát được làm bằng sứ, bàn được làm bằng gỗ, cốc được làm bằng thuỷ tinh. Thân cây mía có chứa đường, nước, xenlulozơ... núi đá vôi có chứa thành phần chính là canxi cacbonat, trong nước biển có hoà tan muối ăn...) học sinh có thể diễn tả bằng những từ khác như: Thân cây mía có xenlulozơ là bã mía hoặc núi đá vôi được tạo thành từ đá vôi. Các em có thể tự sửa sau khi học xong nội dung 1.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Căn cứ vào mục tiêu của bài, hoạt động hình thành kiến thức được tổ chức để học sinh huy động vốn kinh nghiệm đã có, vốn kiến thức đã học để tìm tòi tự thu nhận kiến thức về chất có ở đâu, trạng thái của chất. Thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, nhận xét, rút ra đ-ược kết luận về tính chất của chất, phân biệt được chất tinh khiết, hỗn hợp và cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Đồng thời với việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm kết hợp với sử dụng kĩ thuật “ Khăn trải bàn”, kĩ thuật “hợp tác theo nhóm”, hoạt động cá nhân đọc thông tin, làm việc độc lập hoặc làm việc theo cặp đôi, để học sinh tự thu nhận được các kiến thức mới.

Nội dung 1: Vật thể có ở đâu? Chất có ở đâu?

Giáo viên yêu cầu các em làm việc theo cặp đôi, các em trao đổi kể được tên một số vật thể tự nhiên và chỉ ra được các thành phần chính có trong vật thể tự nhiên đó, kể được tên vật thể nhân tạo và chỉ ra được vật thể đó được làm từ vật liệu (chất hay hỗn hợp chất) nào? Sau đó các em tự điền vào bảng (ghi vào vở). Từ đó học sinh trả lời được câu hỏi: Vật thể có ở đâu? Chất có ở đâu?

Khi học sinh báo cáo kết quả giáo viên lưu ý xem học sinh kể tên vật thể có nhầm lẫn giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo hay không đặc biệt thành phần chính gồm các chất tạo nên vật thể tự nhiên và vật liệu (chất hoặc hỗn hợp chất) được dùng để làm các vật thể nhân tạo.

Giáo viên có thể gọi 1–2 em đứng tại chỗ báo cáo kết quả làm việc. Các bạn khác bổ sung.

Nội dung 2: Trạng thái (thể) của chất

Giáo viên cần yêu cầu các em làm việc cá nhân. Từng em đọc đoạn thông tin, nếu chỗ nào chưa hiểu em có thể hỏi bạn hoặc nhờ sự trợ giúp của giáo viên.

Trên cơ sở nhớ lại kiến thức đã học ở lớp dưới, nước có thể tồn tại ở ba trạng thái rắn, lỏng, khí. Nước ở trạng thái lỏng và trạng thái khí không có hình dạng nhất định. Nước ở trạng thái rắn có hình dạng nhất định.

Học sinh đọc thông tin để biết một chất có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái rắn, lỏng, khí tuỳ theo điều kiện về nhiệt độ, áp suất và chúng có một số đặc tính chung được mô tả trong bảng và biết được sự khác nhau giữa các trạng thái của chất.

Để trả lời được câu hỏi: “Tại sao có sự khác nhau như vậy?” giáo viên yêu cầu các em làm việc theo nhóm: đọc thông tin như trong sách hướng dẫn và trao đổi hai câu hỏi:

+ Khoảng cách giữa các hạt ở mỗi trạng thái; + Các hạt ở mỗi trạng thái chuyển động như thế nào?

72

Sau khi hoàn thành xong hoạt động này giáo viên đề nghị đại diện nhóm lên trình bày 2 câu hỏi thảo luận và bài tập 3. Các nhóm khác bổ sung.

Đáp án bài 3 như sau (Giáo viên có thể chiếu đáp án nếu dùng máy chiếu vật thể hoặc máy chiếu hắt hoặc máy chiếu projcter hoặc treo bảng phụ)

Nội dung 3: Tính chất của chất

Xét tính chất của một chất là xét đến tính chất vật lí và tính chất hoá học của chất đó, trong nội dung của chủ đề này học sinh không nghiên cứu một chất cụ thể nào vì vậy cần cung cấp cho học sinh thông tin.

Giáo viên cần yêu cầu các em làm việc cá nhân. Từng em đọc đoạn thông tin, nếu chỗ nào chưa hiểu em có thể hỏi bạn hoặc nhờ sự trợ giúp của giáo viên.

Chuyển sang câu hỏi: Làm thế nào để biết được tính chất của chất? *Giáo viên yêu cầu các em làm việc theo nhóm bài tập 1 và trả lời được ý a của bài tập 2.

Giáo viên tổ chức cho các em báo cáo kết quả. Đáp án ý a bài tập 2 là: Bằng cách quan sát em có thể biết được hình dạng bề ngoài, màu sắc, trạng thái (rắn, lỏng,

khí)... của một vật thể/chất. *Giáo viên yêu cầu các em thảo luận tiếp các ý b, c, d và tổ chức cho các em báo cáo. Thông qua thông tin đã cung cấp: Người ta có thể dùng các dụng cụ đo, như dùng nhiệt kế (dụng

cụ đo nhiệt độ) để đo được nước sôi ở 100 oC; nước đá nóng chảy ở 0 oC (ở áp suất 1 atm). Vậy: Để có thể xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của một

chất cần phải có các dụng cụ đo. Làm thế nào để biết một chất (như đường, muối ăn, đá vôi...) có tan trong nước hay không?

Với câu hỏi này bằng những kinh nghiệm thực tế trong đời sống các em có thể trả lời được là phải làm thử (tức là phải làm thí nghiệm)

a) Dấu hiệu nào nhận ra tính chất hoá học của chất? Với câu hỏi này là khó hiểu đối với các em nên giáo viên có thể gợi ý các em chú ý quan sát hình ảnh trong sách đã đưa ra ở bài tập trên, đó là hình ảnh:

Khi chất ở trạng thái rắn các hạt sắp xếp khít nhau (d) và dao động tại chỗ (b), ở trạng thái lỏng các hạt ở gần sát nhau (a) và chuyển động trượt lên nhau (đ ) còn ở trạng thái khí các hạt ở rất xa nhau (c) và chuyển động nhanh hơn (e) về nhiều phía (hỗn độn).

73

Các em nhắc lại nhận xét: Trước khí đun nóng: đường có màu trắng , vị ngọt. Sau khi đun nóng đường có màu nâu, vị đắng. Giáo viên có thể đưa thêm câu hỏi vì sao lại có sự khác nhau như vậy? Các em có thể trả lời

được hoặc không trả lời. Giáo viên gợi ý: do đường cháy tạo ra chất mới có màu và mùi khác với chất ban đầu như vậy là đường biến đổi thành chất khác. Vậy dấu hiệu nhận ra tính chất của chất là khả năng biến đổi thành chất khác.

*Giáo viên yêu cầu các em hoàn thành bài tập 3 và báo cáo kết quả.

Nội dung 4: Chất nguyên chất (tinh khiết), hỗn hợp. Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Giáo viên yêu cầu các em nhận dụng cụ hoá chất thí nghiệm theo nhóm và kiểm tra xem đã đầy đủ chưa.

Học sinh làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm như sách đã hướng dẫn và điền các thông tin vào bảng.

Giáo viên yêu cầu đại diện báo cáo kết quả và đưa ra kết luận thông qua bài tập 2. Để biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp, các em cần phải được cung cấp thông tin về tính chất

của chất tinh khiết. *Giáo viên yêu cầu các em làm việc cá nhân. Đọc đoạn thông tin đó phải trả lời được câu

hỏi: Chất như thế nào mới có tính chất nhất định? Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định. Để tách một chất ra khỏi hỗn hợp, các em sẽ tiến hành thí nghiệm theo nhóm như sách hướng dẫn.

*Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận khay thí nghiệm và kiểm tra xem đã đầy đủ dụng cụ và hoá chất chưa. Sau đó tiến hành thí nghiệm và điền các thông tin vào bảng.

*Hoạt động cả lớp: giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả tiến hành thí nghiệm. Các nhóm khác bổ sung.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Học sinh làm việc cá nhân, giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh, có thể đánh giá học sinh qua việc học sinh làm các bài tập để củng cố khắc sâu kiến thức.

Bài tập 1. Ví dụ về 3 vật thể được làm bằng: nhôm (ví dụ: ca, chậu, xô...) thuỷ tinh (ví dụ: cốc, lọ hoa, bình thuỷ....) nhựa (ví dụ: chậu, rổ, rá...) Bài tập 2. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất:

Câu Vật thể Chất

a Cơ thể người nước

74

b bút chì than chì

c dây điện nhựa dẻo; đồng.

d Áo xenlulozơ; nilon

Bài tập 3. Cho ví dụ về: a) Một loại vật thể nhân tạo có thể được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau (chất khác nhau). Ví dụ: Cốc đựng nước có thể được làm bằng thuỷ tinh/nhựa/nhôm... b) Các vật thể nhân tạo khác nhau có thể được làm từ một vật liệu (cùng một chất). Ví dụ: Vật liệu là nhựa các vật thể có thể là ca nhựa, chậu nhựa.... Với bài tập này học sinh có thể đưa ra bằng các ví dụ rất khác nhau, giáo viên nên chú ý

quan sát học sinh có thể nhầm lẫn giữa vật thể với chất. Bài tập 4. Mục đích bài tập này nhằm giúp học sinh bước đầu chỉ ra được một số tính chất

vật lí và tính chất hoá học của chất. – Các tính chất vật lí của nước: a), b), d). – Các tính chất hoá học của nước: c), e). Bài tập 5. – Nước khoáng và nước cất giống nhau ở điểm gì? Học sinh phải chỉ ra được một số điểm cơ bản về sự giống nhau: đều là chất lỏng, không

màu, không vị, uống được... – Thành phần của nước khoáng và nước cất khác nhau như thế nào? Khác: Nước khoáng là nước có chứa một số các khoáng chất có lợi cho sức khoẻ Nước cất là nước tinh khiết – Trong cuộc sống nước khoáng và nước cất được sử dụng như thế nào? Học sinh chọn phương án bạn B và có thể bổ sung thêm ý kiến riêng của mình. Bài tập 6. Dựa vào tính chất vật lí khác nhau giữa đồng và sắt: sắt bị nam châm hút, đồng không bị

nam châm hút, do đó có thể dùng nam châm để tách riêng vụn sắt và vụn đồng ra khỏi hỗn hợp.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động này học sinh không phải làm trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà trao đổi trong nhóm hoặc trao đổi với người thân để vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống có trong thực tiễn.

Từ câu 1 đến câu 4 các em trao đổi trong nhóm và có báo cáo kết quả cho giáo viên trong buổi học sau.

75

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục “em có biết”, học sinh đọc thêm để mở rộng thông tin và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

Gợi ý phương án đánh giá kết quả hoạt động của học sinh

Đánh giá kiến thức, kĩ năng thông qua việc học sinh thực hiện các hoạt động. Giáo viên tranh thủ nhận xét hoạt động của cá nhân hoặc nhóm và ghi nhận xét vào vở của các em. Giáo viên có thể đánh giá học sinh qua hoạt động luyện tập.

Giáo viên sử dụng Bảng tiến độ của học sinh trong nhóm hoặc sử dụng bảng kiểm quan sát để đánh giá năng lực hợp tác của học sinh thông qua hoạt động nhóm

Ví dụ: Bảng kiểm quan sát năng lực hợp tác của học sinh

Trường............................................

Lớp.................................................

Họ tên giáo viên đánh giá:...............................

Họ tên học sinh:...............................................

Mức độ

Các tiêu chí Mức 1

Mức 2

Mức 3

1. Chia sẻ hiểu biết và cùng xác định nhiệm vụ chung của nhóm

2. Nhận nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ do nhóm giao cho theo cá nhân, theo cặp hoặc nhóm nhỏ.

3. Trình bày, chia sẻ kết quả với các thành viên trong nhóm.

4. Lắng nghe các ý kiến của thành viên khác và tham gia thảo luận để đưa ra kết luận chung của nhóm.

5. Trình bày, chia sẻ các nhiệm vụ học tập, tiếp thu ý kiến trao đổi của nhóm khác

6. Tự đánh giá kết quả của nhóm mình và các nhóm khác trong lớp

Bài 6. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT (4 tiết)

1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

76

Về kiến thức: – Nêu được các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử, phân tử.

– Trình bày được thế nào là đơn chất và hợp chất.

Về kĩ năng: – Viết được kí hiệu của một số loại nguyên tử, công thức hoá học của một số đơn chất và

hợp chất đơn giản. – Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tử tạo nên chất đó. Về thái độ: – Học sinh có hứng thú, say mê trong học tâp. – Học sinh có ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn một số chất tiêu biểu, quan trọng

trong cuộc sống. b) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Năng lực đọc hiểu, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến

thức vào thực tiễn.

2. Tổ chức hoạt động học

a) Hướng dẫn chung

Tiến trình sư phạm của bài 6 theo logic của dạy học giải quyết vấn đề. Trong đó phần khởi động yêu cầu học sinh so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa 5 vật thể mà các em đã đề xuất. Bằng kinh nghiệm và sau khi học bài 5 học sinh chưa thể nêu và giải thích được vì sao có sự giống và khác nhau giữa các chất. Học sinh cần học ở phần hình thành kiến thức về đặc điểm cấu tạo chung của các chất là phân tử, nguyên tử để giải quyết vấn đề. Từ các phân tử, nguyên tử đã cấu tạo nên hàng triệu chất khác nhau, trong đó gồm hai loại là đơn chất và hợp chất. Phần luyện tập nhằm củng cố. làm rõ các khái niệm đã học về phân tử, nguyên tử, đơn chất, hợp chất đã học. Phần vận dụng và tìm tòi mở rộng là những nội dung không bắt buộc học với cả lớp mà là những nhiệm vụ được giao về nhà. Học sinh tìm hiểu qua trao đổi với người thân, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Giáo viên: – Chuẩn bị các phiếu học tập; các đáp án và thông tin phản hồi; chuẩn bị các dụng cụ và hoá

chất thí nghiệm: Hoá chất: Một chai nước cất, một chai nước máy, một chai nước khoáng, một chai dầu ăn

nhỏ, chai nước xà phòng. Dụng cụ: Chậu thuỷ tinh hoặc nhựa trong; ống hút nhỏ giọt; giá ống nghiệm và các ống nghiệm. – Các phiếu học tập; Máy chiếu đa năng, máy tính (nếu có điều kiện).

77

Học sinh: Ôn tập lại những kiến thức đã học ở bài 5: vật thể có ở đâu, chất có ở đâu; phân biệt vật thể

và chất; sự biến đổi giữa các thể rắn, lỏng, khí; chất nguyên chất và hỗn hợp.

b) Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động này nhằm kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về các vật thể xung quanh và các

chất tạo nên các vật thể và so sánh đặc điểm giống và khác nhau của chúng. Học sinh có thể kể theo quan sát và kinh nghiệm sống của các em.

Gợi ý câu trả lời

STT Tên vật thể Chất tạo thành Đặc điểm khác nhau Đặc điểm giống nhau

1 Cốc đựng nước Thuỷ tinh Trong suốt Đều được tạo nên từ phân tử, nguyên tử

2 Sông Nước Có thể tưới cho cây cối

Đều được tạo nên từ phân tử, nguyên tử

3 Chảo rán Thép Chống dính Đều được tạo nên từ phân tử, nguyên tử

4 Bút bi Chất dẻo, đồng Có thể viết được Đều được tạo nên từ phân tử, nguyên tử

5 Vở ghi Xenlulozơ Màu trắng, mỏng, bền

Đều được tạo nên từ phân tử, nguyên tử

Thảo luận và trả lời câu hỏi:

So sánh những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất và giải thích. Học sinh có thể liệt kê được sự khác nhau của các chất, nhưng không nêu được những đặc điểm giống nhau. Như vậy học sinh rơi vào tình huống bế tắc, không giải quyết được bằng những kinh nghiệm đã có.

Giáo viên có thể gợi ý nếu liên tục chia đôi các vật thể đến lúc không thể chia được nữa, phần nhỏ nhất của chất không thể chia nhỏ hơn được gọi là gì?

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Qua hoạt động này, giúp học sinh: – Trình bày được thế nào là nguyên tử, phân tử, đơn chất và hợp chất. – Viết lại được công thức hoá học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản. – Nêu được vai trò to lớn của các chất trong cuộc sống.

78

I. Nguyên tử, phân tử

Học cá nhân

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh và đọc đoạn thông tin đi kèm trong sách Hướng dẫn học.

Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp so sánh hình ảnh của đống cát nhìn từ xa và những hạt cát khi nhìn gần. Hướng dẫn học sinh tóm tắt thông tin từ sách hướng dẫn học.

Đống cát nhìn từ xa, dường như là một khối liền. Tuy nhiên, chúng gồm hàng triệu triệu hạt cát nhỏ bé. Nhưng, mỗi hạt cát lại gồm hàng triệu hạt nhỏ hơn nữa, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, đó là các phân tử. Mỗi phân tử lại gồm các hạt nhỏ hơn, đó là những nguyên tử.

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lọ dầu gió, mở nắp lọ dầu gió, nhận xét về mùi của dầu gió. Dầu gió là một chất lỏng, sử dụng như thuốc xoa dùng ngoài cơ thể.

Mở lọ dầu gió ta có thể ngửi được mùi thơm đặc trưng. Tại sao?

Bởi vì các phân tử của các chất trong dầu gió rất nhỏ bé mà ta không thể nhìn thấy đã khuếch tán vào không khí.

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh cầu Long Biên của Hà Nội và mô hình tượng trưng cấu tạo của thép (thành phần chính là sắt). Cầu Long Biên là một vật thể nhân tạo, được hình thành từ hàng nghìn thanh thép. Trong mỗi thanh thép có hàng tỉ tỉ nguyên tử sắt như trong mô hình cấu tạo của thép.

Tương tự như vậy, tất cả các vật thể đều được cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ, đó là các phân tử, nguyên tử.

Gợi ý: Ở phần này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm sau: Lấy khoảng 1ml dầu ăn nhỏ lên lòng bàn tay của một học sinh. Yêu cầu học sinh rửa tay

bằng nước máy, phát biểu cảm tưởng và ghi chép về khả năng rửa sạch dầu ăn của nước máy. Các phân tử dầu ăn vẫn bám trên tay, nước máy không rửa sạch dầu ăn được.

Thay nước máy bằng nước xà phòng và kiểm tra lại khả năng rửa sạch. Các phân tử dầu ăn đã rời khỏi tay, nước xà phòng đã rửa sạch dầu ăn.

Học theo nhóm

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1, 2, 3 trong sách hướng dẫn học

Thông qua hoạt động này để giúp học sinh nêu được các chất đều được tạo nên bởi các nguyên tử, phân tử; Ở hoạt động nhóm này giáo viên có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật khăn trải bàn...

Hướng dẫn/đáp án các bài tập 1, 2, 3 trong sách hướng dẫn học:

1. Tất cả những vật thể quanh ta đều được cấu tạo từ những ...(1)......vô cùng nhỏ, đó là các ...(2)......, ...(3)......

79

a) phân tử b) chất c) hạt d) nguyên tử Đáp án: (1) – c; (2) – a; (3) – d.

2. Dầu gió là một chất ...(1).. dạng tinh dầu, thường được sử dụng để xoa bóp bên ngoài cơ thể nhằm giảm đau, giàm phù nề, một số loại dầu gió nhẹ có thể pha loãng với nước ấm để uống. Khi mở nắp lọ dầu gió, hay xoa bóp bên ngoài cơ thể có thể ngửi được mùi thơm đặc trưng, bởi vì các ...(2)...của các chất trong dầu gió đã ......(3)..... vào không khí. a) phân tử. b) khuếch tán. c) lỏng. d) rắn.

Đáp án: (1) – c; (2) – a; (3) – b.

3. Cầu Long Biên (Hà Nội) được xây dựng nên bởi hàng ngàn ...(1)..... kết nối với nhau. Mỗi thanh thép được cấu tạo từ hàng tỉ tỉ ...(2)......sắt.

a) nguyên tử. b) thanh thép. c) phân tử. Đáp án: (1) – b; (2) – a.

Học cá nhân

Để hình thành khái niệm về phân tử, giáo viên cho học sinh đọc thông tin trong sách hướng dẫn học và tự rút ra khái niệm về phân tử.

Học sinh đọc thông tin trong sách hướng dẫn học và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.

1. Giáo viên yêu cầu học sinh xem bảng, đọc thông tin trong sách hướng dẫn học

Giáo viên yêu cầu học sinh ghi vào vở câu trả lời phân tử là gì? Người ta ghi công thức phân tử như thế nào?

2. Gợi ý trả lời phiếu học tập

Tên chất Nước Cacbon đioxit Oxi

Công thức phân tử H2O CO2 O2

Hình ảnh tượng trưng

Học sinh quan sát hình vẽ mô phỏng, đọc thông tin ở sách hướng dẫn học, phân biệt phân tử với nguyên tử.

II. Đơn chất và hợp chất

1. Để trả lời được câu hỏi Thế nào là đơn chất? hợp chất? giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách hướng dẫn học và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm:

80

+ Đơn chất là chất được tạo nên từ ....(1)...nguyên tử. + Hợp chất là chất được tạo nên từ ....(2).... nguyên tử trở lên. + Đơn chất được chia làm ....(3)...loại là...(4)...và ...(5)... + Hợp chất được chia làm ....(6)...loại là...(7)...và ...(8)...

Đáp án: (1)– một loại; (2) – hai loại; (3) – hai; (4) – kim loại; (5) – phi kim; (6) – hai; (7) – hợp chất vô cơ; (8) – hợp chất hữu cơ.

2. Ở câu hỏi: Viết tên và công thức phân tử của ba chất, cho biết chúng là đơn chất hay hợp chất, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập này theo bảng như trong sách hướng dẫn học.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động luyện tập nhằm củng cố các kiến thức đã học về nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất. Học sinh thông qua việc trả lời câu hỏi, giải quyết các bài tập hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn thông tin trong sách hướng dẫn học và thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Giáo viên yêu cầu mỗi em nêu một loại nguyên tử mà em biết và viết kí hiệu hoá học của chúng. Sau khi viết xong, chia sẻ và thảo luận về nguyên tử đã chọn.

2. Giáo viên yêu cầu học sinh ghi vào vở ý kiến của mình và báo cáo với thầy/cô giáo.

3. Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi để học sinh có thể nhận dạng một số loại nguyên tử phổ biến, nhận ra kí hiệu và tên gọi của chúng.

4. a) Giáo viên yêu cầu học sinh xem ảnh các chất sau, thảo luận theo nhóm và cho biết đâu là đơn chất? Đâu là hợp chất? Giải thích.

Gợi ý trả lời:

Tên Công thức

Saccarozơ (C12H22O11)

Khí oxi (O2)

Kim cương (C)

Natri clorua (NaCl)

Đơn chất hạy hợp chất Hợp chất Đơn chất Đơn chất Hợp chất

Giải thích Phân tử có 3 loại nguyên tử

Phân tử có 1 loại nguyên tử

Phân tử có 1 loại nguyên tử

Phân tử có 2 loại nguyên tử

81

b) Học sinh quan sát các hình ảnh và bổ sung ứng dụng của một số chất.

Vật thể

Tên Hiđro (H2)

Nước (H2O)

Canxi cacbonat

(CaCO3)

Ứng dụng

Nạp bóng bay, bóng thám không, khí cầu, ...

Uống, nấu ăn, tưới cây, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, ...

Sản xuất vật liệu xây dựng, vôi, xi măng, ...

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động vận dụng được thực hiện ở nhà nhằm mở rộng phạm vi ứng dụng của việc học tập, đưa các kiến thức, kĩ năng của bài học vào giải quyết tình huống thực tiễn của cuộc sống.

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: 1. Gas để đun nấu trong gia đình là đơn chất hay hỗn hợp? 2. Chất phụ gia có mùi hôi được thêm một lượng nhỏ vào gas để nhằm mục đích gì? 3. Cần làm những gì khi phát hiện có sự rò rỉ gas?

Gợi ý trả lời Đáp án: 1.Gas để đun nấu trong gia đình là hỗn hợp của các hiđrocacbon. 2. Chất phụ gia có mùi hôi được thêm một lượng nhỏ vào gas để nhằm mục đích phát hiện

sớm sự rò rỉ gas, kịp thời có xử lí an toàn, chống cháy, nổ. 3. Nếu gas bị rò rỉ, các phân tử chất phụ gia có mùi hôi sẽ khuếch tán cùng với propan và

butan trong không khí. Khi đó ta sẽ ngửi thấy mùi hôi, cần khoá van bình gas, mở cửa số, cửa chính, rồi báo ngay cho nhà cung cấp gas. Tuyệt đối không bật lửa, bật công tắc điện khi có hiện tượng rò rỉ gas.

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận với người thân về một tình huống giả định

1. Nước là một hợp chất quen thuộc, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Hãy nêu những tình huống bất lợi xảy ra nếu như có một ngày không có nước?

2. Ghi chép lại tình huống giả định và chia sẻ với các nhóm khác.

82

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Hoạt động tìm tòi mở rộng được thực hiện ở nhà qua trao đổi với người thân. Qua hoạt động này, học sinh mở rộng hiểu biết về nguyên tử, phân tử về những nhà khoa học đã có những cống hiến vì sự tiến bộ của nhân loại.

1. Em hãy tìm hiểu trên mạng Internet hoặc sách, báo, tài liệu... về lịch sử tìm ra nguyên tử. Viết một đoạn văn gồm khoảng 200 từ để tóm tắt những đóng góp của các nhà khoa học cho việc tìm ra nguyên tử.

2. Tại sao trong tự nhiên chỉ có 92 loại nguyên tử nhưng lại có hàng triệu chất khác nhau?

Hướng dẫn trả lời

1. Gợi ý trả lời câu hỏi thứ nhất có ở đoạn văn sau (đoạn văn này giáo viên có thể để sẵn ở góc thư viện của lớp để học sinh tham khảo):

Democritus

(460–370 tr.CN)

Các nhà khoa học tin rằng vạn vật được tạo nên từ những hạt rất nhỏ bé. Nhưng, chúng nhỏ bé đến mức nào? Đó là một câu hỏi khó bởi vì chưa có một ai từng nhìn thấy những hạt như vậy bằng mắt thường.

Các nhà khoa học đã sử dụng tư duy để giải thích những điều mà họ không thể quan sát được. Từ thời cổ đại, Democritus, nhà triết học HI Lạp là người đầu tiên đề xuất thuyết vật chất được tạo nên từ các nguyên tử. Ông đã suy luận nếu cứ chia đôi liên tiếp một đồng xu nhỏ, đến một lúc nào đó sẽ không thể chia nhỏ hơn được nữa. Phần nhỏ nhất không thể chia được đó, ông gọi là nguyên tử.Tuy nhiên, thời đó người ta không chấp nhận lí thuyết này do chưa có các thiết bị kiểm chứng.

Khoảng năm 1805, John Dalton (1766 –1844), nhà hoá học người Anh đã đưa ra ý tưởng về nguyên tử. Ông cho rằng các nguyên tử có hình cầu, tương tự như những quả bóng bida. Nguyên tử là những hạt nhỏ nhất, không thể chia nhỏ hơn. Ông đã giải thích sự khác nhau của hàng triệu chất trong tự nhiên là do sự kết hợp khác nhau giữa các nguyên tử. Do đó, mặc dù trong tự nhiên chỉ có 92 loại nguyên tử nhưng do có rất nhiều cách kết hợp giữa các nguyên tử để tạo nên hàng triệu chất khác nhau.

Ngoài ra học sinh có thể tìm hiểu ở các nguồn thông tin khác và đưa vào góc thư viện của lớp học.

2. Trong tự nhiên chỉ có 92 loại nguyên tử nhưng lại có hàng triệu chất khác nhau bởi vì có hàng triệu cách kết hợp khác nhau để tạo thành hàng triệu chất khác nhau.

V. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chủ đề

Trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề nguyên tử, phân tử, đơn chất và hợp chất nên kiểm tra, đánh giá đa dạng. Kết hợp đánh giá quá trình bằng cách theo dõi tiến độ học tập của học sinh qua hồ sơ học tập với đánh giá xác nhận thông qua kết quả giải quyết các bài tập. Kết hợp đánh giá đồng đẳng nhằm khuyến khích kĩ năng hoạt động hợp tác theo nhóm với tự đánh giá của học sinh.

83

Chủ đề 4. TẾ BÀO (7 tiết)

I. Mục tiêu của chủ đề

Sau khi học xong chủ đề học sinh có khả năng:

– Nêu được “Tế bào là gì?”. Vẽ và chú thích được sơ đồ cấu tạo tế bào với ba thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân. Phân biệt được tế bào thực vật, tế bào động vật một cách sơ lược. Quan sát được tế bào dưới kính hiển vi. Hình thành kĩ năng ghi vở thực hành khi quan sát và tranh luận về “tế bào”.

– Phân biệt được tế bào động vật với tế bào thực vật và tế bào vi khuẩn. Kể tên được một vài loại tế bào động vật và một vài loại tế bào thực vật. Bước đầu làm quen với khái niệm “mô”, “cơ quan” qua hình vẽ các loại tế bào khác nhau. Phát triển ngôn ngữ nói và viết thông qua tranh luận và viết tóm tắt về “các loại tế bào”. Rèn kĩ năng ghi vở thực hành khi quan sát, và tranh luận về “sinh giới”, “các loại tế bào”. Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học qua nghiên cứu về “sinh giới”, “tế bào”. Tinh thần, thái độ hợp tác giúp nhau trong học tập, tranh luận về “các loại tế bào”.

– Mô tả được sự lớn lên của tế bào nhờ trao đổi chất. Nêu được các bước đơn giản phân chia tế bào thực vật, tế bào động vật. Giải thích được cơ chế giúp sinh vật lớn lên nhờ phân chia tế bào. Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học qua nghiên cứu về “sinh giới”, “tế bào”. Tinh thần, thái độ hợp tác giúp nhau trong học tập, tranh luận về “sự lớn lên và phân chia của tế bào”.

Nêu được dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể. Phân biệt được cấu tạo cơ thể thực vật với cấu tạo cơ thể động vật. Phân biệt các dấu hiệu khác nhau về hoạt động sống của thực vật và động vật. Chỉ và gọi tên được các bộ phận của cơ thể sinh vật. Lập được bảng so sánh về cấu tạo cơ thể thực vật và động vật. Quan sát và nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo cơ thể của thực vật và động vật trong môi trường sống xung quanh.

– Hình thành một số kĩ năng như:

+ Tập làm quen với nghiên cứu khoa học: đề xuất vấn đề/câu hỏi nghiên cứu. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu. Tranh luận khoa học trong nghiên cứu giải quyết vấn đề/câu hỏi đặt ra. Thu thập thông tin, thu thập số liệu bằng các thiết bị trường học. Phân tích số liệu, đưa ra nhận xét, phán đoán khoa học.

+ Kĩ năng làm thực nghiệm, một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng của môn Sinh học: thiết kế thí nghiệm, làm tiêu bản, sử dụng kính hiển vi quan sát tiêu bản, vẽ mẫu vật.

84

II. Nội dung chính của chủ đề

1. Tế bào – đơn vị cơ bản của sự sống

Nhiều tế bào kết hợp với nhau để tạo nên những động vật và thực vật khác nhau. Có những cơ thể chỉ có một tế bào, có những cơ thể gồm nhiều tế bào tạo nên. Hình dạng và kích thước của mỗi loại tế bào rất khác nhau, có loại tế bào có kích thước lớn nhìn được bằng mắt thường (như trứng Đà điểu, hay tế bào tép bưởi...); có nhiều loại tế bào mà kích thước rất nhỏ bé đến mức chúng ta phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy chúng. Mỗi tế bào có ba thành phần chính là: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.

2. Các loại tế bào

3 loại tế bào:

– Tế bào nhân sơ: vỏ nhầy, thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất. – Tế bào động vật: nhân, màng sinh chất, tế bào chất (một vài loại tế bào như hồng cầu,

nơron,) – Tế bào thực vật: nhân, màng sinh chất, tế bào chất, thành xenlulôzơ, không bào, lục lạp

(một vài loại tế bào như lông hút, lỗ khí, tế bào thịt lá, ...). – Khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.

3. Sự lớn lên và phân chia của tế bào

– Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.

– Sự phân chia tế bào: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia. Đầu tiên từ 1 nhân thành 2 nhân rời xa nhau, sau đó tế bào chất phân chia xuất hiện 1 vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. Các tế bào ấy tiếp tục lớn lên rồi phân chia thành 4 rồi thành 8... Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tế bào mới cho cơ thể thực vật.

– Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cho cơ thể lớn lên, sinh trưởng và phát triển.

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề

Trong các bài của chủ đề, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng đề xuất giả thuyết nghiên cứu, kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng thu thập, ghi chép các dữ liệu và rút ra kết luận vấn đề. Các kĩ năng nghiên cứu khoa học được thể hiện thông qua các thí nghiệm và quan sát tranh hình, thu thập và phân tích mẫu vật, giáo viên cũng cần phải quan tâm hình thành và phát triển cho học sinh.

Đối với các kĩ năng vẽ hình, giáo viên cần chú ý đến việc vẽ đúng, có tính logic, còn nếu học sinh vẽ đẹp có thể được cộng điểm thưởng.

Trong tổ chức học sinh làm thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý đến yếu tố an toàn và vệ sinh phòng học phòng thí nghiệm.

85

Để bắt đầu học tập chủ đề tế bào giáo viên có thể hướng dẫn khái quát về các cấp tổ chức của sinh giới dựa vào tiêu chí chưa có tế bào hay có tế bào, tế bào chưa có nhân chính thức (nhân sơ) hay có nhân chính thức (nhân chuẩn) đơn bào hoặc có nhân chính thức đa bào như sơ đồ minh hoạ dưới đây.

Đọc các chú thích trong hình dưới đây, em hãy giải thích dựa vào tiêu chuẩn: có hay chưa có cấu trúc tế bào; tế bào chưa có nhân chính thức (nhân sơ) hay có nhân chính thức đơn bào hoặc có nhân chính thức đa bào.

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 7. TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG 1. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, học sinh có thể: – Nêu đuợc “Tế bào là gì?” (rèn năng lực định nghĩa cho học sinh). – Vẽ và chú thích đuợc sơ đồ cấu tạo tế bào với ba thành phần: màng sinh chất, tế bào chất

và nhân. – Phân biệt đuợc tế bào thực vật, tế bào động vật một cách sơ lược. – Quan sát đuợc tế bào duới kính hiển vi (ví dụ tế bào vảy hành). – Hình thành kĩ năng ghi vở thực hành khi quan sát và tranh luận về “tế bào”.

Virut

ARN Virut

ADN

Vi khuẩn

Cổ khuẩn (Archaea)

Nguyên sinh thực vật

Nấm đơn bào, nấm sợi

Nguyên sinh động vật

Thực vật

Nấm

Động vật Cấp các cơ thể

nhân chuẩn đa bào

Cấp các cơ thể

nhân sơ

Cấp vật chất sống–virut

(Tổ chức dưới cấp tế bào)

86

2. Hướng dẫn chung

a) Chuần bị của giáo viên

– Các miếng xếp hình nhỏ, hình khối lập phương hoặc chữ nhật, kích thước bằng nhau (có thể làm bằng bìa, gỗ mỏng hay nhựa có nhiều màu khác nhau để học sinh sáng tạo khi chơi xếp hình).

– Hình in màu hoặc đen trắng tế bảo biểu bì hành.

– Kính hiển vi

– Tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành.

Dụng cụ làm thí nghiệm tiêu bản vảy hành:

– Kim mũi mác

– Lam kính, lamen

– Nước

– Hành tây

b) Thông tin bổ sung

* Lịch sử phát hiện ra tế bào

1632–1723: Antony van Leeuwenhoek tự mình tìm cách mài các thấu kính để sáng tạo ra kính hiển vi. Ông đã vẽ lại các protozoa (động vật nguyên sinh) trong nước mưa cũng như vi khuẩn trong miệng mình.

1665: Robert Hooke đã phát hiện các tế bào trong nút bấc, và sau đó là trong các mô thực vật sống bằng kính hiển vi.

1839: Theodor Schwann và Matthias Jakob Schleiden phát biểu nguyên lí rằng các thực vật và động vật được cấu thành từ tế bào, chứng tỏ các tế bào là đơn vị cấu trúc và phát triển của sinh vật, từ đó mà người ta xây dựng nên Học thuyết Tế bào. Năm 1862, Louis Pasteur bằng thực nghiệm chứng minh sự sống không tự ngẫu sinh.

Những tuyên bố này là nền tảng cho Học thuyết tế bào.

* Nội dung cơ bản của Học thuyết tế bào

(1) Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

(2) Tất cả cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

(3) Tế bào có khả năng phân chia hình thành các tế bào mới.

(4) Tế bào được bao bọc bởi màng có vai trò điều hoà hoạt động trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

87

(5) Tất cả tế bào có sự giống nhau căn bản về thành phần hoá học và các hoạt tính trao đổi chất giữa tất cả các loại tế bào.

(6) Tế bào chứa ADN mang thông tin di truyền điều hoà hoạt động của tế bào ở một số giai đoạn trong đời sống của nó.

(7) Hoạt động của cơ thể là sự tích hợp hoạt tính của các đơn vị tế bào độc lập (8) Có hai loại tế bào: prokaryote và eukaryote. Chúng khác nhau trong tổ chức cấu trúc tế

bào, hình dạng và kích thước nhưng cũng có một số đặc điểm giống nhau, chẳng hạn như tất cả đều là những cấu trúc ở mức độ cao, thực hiện các quá trình phức tạp cần thiết để duy trì sự sống.

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Tuỳ vào điều kiện từng vùng miền về thiết bị dạy học, giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi theo nhóm: ghép hình ngôi nhà từ các miếng ghép nhỏ (theo nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ tuỳ thuộc vào thiết bị có thể chuẩn bị được). Sau khi ghép xong, học sinh thảo luận theo nhóm và trước lớp về các câu hỏi theo sách hướng dẫn học.

– Ðể tạo đuợc ngôi nhà đó, em đã dùng dến bao nhiêu mảnh ghép? – Mỗi mảnh ghép đó có vai trò như thế nào để tạo nên ngôi nhà? (mục tiêu là để học sinh có

ý niệm: đơn vị cơ bản xây nên ngôi nhà là mỗi mảnh ghép).

Giáo viên cũng có thể điều chỉnh nội dung hoạt động khởi động như sau: Em hãy quan sát hình 5.1 và cho biết đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên ngôi nhà (a), củ hành (b) và quả bưởi (c) là gì?

– Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên ngôi nhà là: ...............................

– Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên củ hành là: .................................

– Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên quả bưởi là: ...............................

a. Ngôi nhà và bức tường đang xây từ mỗi viên gạch

88

b. Củ hành tây và biểu bì của củ hành tây được quan sát dưới kính hiển vi

c. Quả bưởi, múi bưởi và tép bưởi

Giáo viên hướng dẫn các em so sánh theo từng cặp (ngôi nhà – bức tường – viên gạch; củ hành – vảy hành – ô nhỏ trên biểu bì hành; quả bưởi – múi bưởi – tép bưởi), thảo luận để nêu bật được vai trò của từng viên gạch xây nên ngôi nhà, từng ô nhỏ củ hành “xây nên” củ hành, từng tép bưởi “xây nên” múi bưởi và quả bưởi: là đơn vị cơ bản (đơn vị cấu trúc và chức năng).

Cho các em suy nghĩ và đặt thêm các câu hỏi: (có thể lấy ví dụ các sinh vật sống: cây hành, con người...)

– Liệu các sinh vật sống có đuợc “xây” nên theo nguyên tắc tương tự như vậy? Làm thế nào để chứng minh đuợc điều đó?

– Hạt bưởi có phải là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên quả bưởi không? – ...

89

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Quan sát biểu bì vảy hành

Từ dự đoán câu trả lời cuối phần A. Giáo viên có thể giới thiệu cho các em biết về lịch sử phát hiện ra tế bào của các nhà khoa học.

Tuỳ vào điều kiện thiết bị, giáo viên có thể tổ chức trên lớp (cho các em quan sát tranh tế bào biểu bì hành) hoặc dưới phòng thực hành (cho các em quan sát trực tiếp trên kính hiển vi tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành), yêu cầu các em vẽ lại hình quan sát thấy vào vở thực hành.

Giáo viên chỉ cho các em thấy hình ảnh 1 tế bào và yêu cầu các em so sánh vai trò của tế bào vảy hành đối với cây hành và vai trò của viên gạch đối với ngôi nhà.

Ngôi nhà Cây hành

Viên gạch là đơn vị cơ bản Tế bào là đơn vị cơ bản

2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc thông tin và ghi tóm tắt vào vở

– Cơ thể sinh vật (thực vật, động vật...) được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị cơ bản (cấu trúc và chức năng) của sự sống. Có những cơ thể chỉ có một tế bào (vi khuẩn), có những cơ thể gồm nhiều tế bào tạo nên (cây bưởi, con người...).

– Tế bào có kích thuớc rất nhỏ bé, đa số phải dùng kính hiển vi mới quan sát được. Tuy nhiên có những tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường (tế bào tép bưởi...).

3. Quan sát hình và vẽ

Giáo viên hướng dẫn các em tự quan sát hình 7.2 và 7.3 trong sách hướng dẫn học và vẽ lại vào vở. Sau khi vẽ xong, so sánh sự giống và khác nhau về thành phần cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật.

90

– Giống nhau: + Màng tế bào + Tế bào chất + Nhân – Khác nhau: tế bào thực vật có thêm các thành phần: + Vách tế bào + Không bào lớn + Lục lạp (tế bào thịt lá)

Giáo viên cũng có thể điều chỉnh nội dung phần hình thành kiến thức mới bằng cách đưa ra nội dung về tế bào và yêu cầu học sinh thực hiện lệnh: “Em hãy đọc thông tin sau và điền chú thích vào các bộ phận trong hình 7.2 và 7.3”.

Mỗi một ô nhỏ trên biểu bì vảy hành hay tép bưởi trên múi bưởi là một tế bào. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sinh vật. Những sinh vật đơn bào như vi khuẩn, cơ thể chỉ gồm một tế bào. Các sinh vật đa bào cấu tạo từ nhiều tế bào; ví dụ cơ thể người gồm hàng tỉ (khoảng 1014) tế bào.

Một tế bào gồm có các bộ phận cơ bản sau: – Nhân: là trung tâm điều khiển của tế bào, chứa vật chất di truyền (ADN) và truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác. – Tế bào chất: dạng thể lỏng, là nơi dự trữ và diễn ra hầu hết các hoạt động sống của

tế bào. – Màng sinh chất: bao ngoài tế bào, có chức năng bảo vệ và trao đổi chất có chọn lọc cho

tế bào.

Hình 7.3. Một tế bào động vật điển hình

* Một số thành phần chỉ có ở tế bào thực vật:

Vách tế bào: bao ngoài màng sinh chất ở tế bào thực vật, được cấu trúc từ xenlulozơ, có chức năng bảo vệ và tạo nên hình dạng xác định cho tế bào thực vật.

1

2

3

91

Không bào lớn: chiếm hầu hết thể tích của tế bào chất, chứa đầy dịch bào.

Lục lạp: có ở các tế bào thịt lá và thân của 1 số cây, chứa diệp lục (giúp cây thực hiện quá trình quang hợp).

Hình 7.2. Một tế bào thực vật điển hình Lưu ý: Giáo viên cần chú ý cho học sinh ghi được những nội dung cốt lõi sau vào vở ghi bài – Tất cả sinh vật đều được cấu tạo nên từ tế bào. – Kính hiển vi quang học giúp ta quan sát được tế bào. – Tất cả tế bào đều được bao bọc bởi màng sinh chất (màng thấm chọn lọc). – Tế bào thực vật có thành tế bào. – Tế bào chất là dịch keo nhớt, chiết quang và thường xuyên chuyển động, gồm khoảng 70%

là nước còn lại là các chất khoáng và prôtêin. – Tất cả tế bào thực vật đều có không bào lớn chứa đường và các chất khác, một số tế bào

động vật có không bào nhỏ chứa thức ăn hoặc nước. – Thực vật có tế bào có lục lạp có khả năng quang hợp.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiều giáo viên nhầm lẫn hoạt động này cứ phải là làm tiêu bản và quan sát tế bào mà không biết rằng đây là hoạt động thực hành điều vừa khám phá ra ở hoạt động B (xem lại phần hướng dẫn từng hoạt động A, B, C, D, E trong mô hình dạy học mới). Giáo viên cho học sinh làm các bài tập trong sách Hướng dẫn học. Chú ý hình vẽ trong sách hướng dẫn học chưa chính xác ở ghi chú số 2 (thiếu đường kẻ đến màng tế bào động vật, và thừa đoạn kéo dài đến lục lạp).

1. Các em hoạt động theo nhóm, thảo luận và ghi lại chú thích đúng vào vở 1– lục lạp 2– màng sinh chất 3– tế bào chất 4– nhân tế bào

1

2

3

4

5

6

Màng sinh

Tế bào chất

Nhân

92

2. Ðiền vào bảng chữ Ð (đúng) hoặc S (sai)

Tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo nên từ tế bào. Đ

Tế bào chỉ phát hiện thấy ở thân cây còn ở lá cây không có tế bào. S

Phần lớn các tế bào có thể duợc quan sát thấy bằng mắt thuờng. S

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Lưu ý: qua tập huấn giáo viên dạy theo mô hình trường học mới tại Hà Nội và Đăk Lăk chúng tôi thấy có nhiều giáo viên chưa hiểu đúng về hoạt động vận dụng phân biệt với hoạt động luyện tập ở chỗ: đây là hoạt động trải nghiệm sáng tạo (tập nghiên cứu khoa học cho học sinh; tập cho học sinh thói quen khoa học từ những hoạt động khoa học đơn giản như quan sát tế bào).

Giáo viên hướng dẫn các em về nhà thực hiện nội dung 1 cùng bố mẹ, người thân. Giáo viên hướng dẫn các em làm tiêu bản biểu bì vảy hành, quan sát dưới kính hiển vi

theo nhóm:

Các bước tiến hành: (1) Lấy một vảy lá của một củ hành, kích thuớc 1cm x 1cm. (2) Nhỏ 1 giọt nuớc cất lên lam kính. (3) Dùng một kim mũi mác hay dao mỏng tuớc lớp biểu bì từ bề mặt trong của vảy lá

củ hành. (4) Cắt lấy một mẩu nhỏ biểu bì hành. Ðể nó lên lam kính vào chỗ giọt nuớc cất. (5) Thêm một giọt nuớc cất và dậy lamen (lá kính mỏng) lên. Cố gắng không dể có quá

nhiều bọt khí duới lamen. (6) Quan sát lớp biểu bì duới kính hiển vi. (7) Vẽ và chú thích hình em quan sát duợc.

Tuỳ vào từng vùng miền và điều kiện nhà trường, ngoài mẫu vật là hành tây, giáo viên có thể gợi mở để học sinh chuẩn bị thêm các mẫu vật khác cho tiết thực hành: cà chua, lá của 1 số cây, tế bào niêm mạc miệng...

Chú ý: những nơi chưa có điều kiện sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào thì hướng dẫn học sinh dùng kính lúp, hoặc tự sáng tạo ra kính phóng đại để quan sát tế bào (cũng có những tế bào có kích thước lớn có thể quan sát được bằng mắt thường như tế bào tép bưởi, tế bào trứng gà...).

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Tuỳ vào điều kiện của từng vùng, giáo viên có thể hướng dẫn các em tìm thông tin trên mạng hoặc trên internet để trả lời các câu hỏi trong sách hướng dẫn học:

a) Những sinh vật đuợc cấu tạo nên chỉ từ một tế bào: vi khuẩn, trùng giầy...

93

b) Tế bào lớn nhất trong cơ thể nguời: tế bào trứng c) Tế bào lớn nhất mà em biết: tế bào tép bưởi

Làm một số bài tập trắc nghiệm, tự luận:

1. Tế bào: A. là đơn vị xây dựng nên thân nguời, không phải là đơn vị cấu tạo nên phần đầu. B. đều có kích thuớc nhỏ, luôn phải dùng kính hiển vi mới quan sát thấy. C. có các thành phần chủ yếu là màng sinh chất, tế bào chất và nhân. D. quá bé nên chỉ chứa tế bào chất, không thể chứa nhân ở bên trong.

2. Hình vẽ sau cho thấy một kiểu tế bào: a) Chú thích A– màng sinh chất; B–tế bào chất; C–nhân b) Là tế bào động vật (ví dụ tế bào gan), vì không có thành tế bào, có không bào nhỏ.

3. Ðiền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau (chọn trong số các từ: đơn vị; tế bào; mô; đơn bào): Các sinh vật sống trên Trái Ðất như cây cối, con nguời, các động vật đều đuợc cấu tạo từ nhiều tế bào, gọi là sinh vật đa bào. Các sinh vật nhỏ, nhu vi khuẩn, chỉ đuợc cấu tạo từ một tế bào, gọi là sinh vật đơn bào Tế bào chính là đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống.

4. Chú thích cho hình: 1. Vách tế bào; 2. Màng sinh chất; 3. Chất tế bào; 4. Nhân; 5. Không bào; 6. Lục lạp

Bài 8. CÁC LOẠI TẾ BÀO 1. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, các em có thể: – Phân biệt được tế bào động vật với tế bào thực vật và tế bào vi khuẩn dựa vào đặc điểm: có

hay không có thành tế bào, nhân, không bào. Tên gọi một số loại tế bào động vật (tế bào người) và một số loại tế bào thực vật.

– Bước đầu làm quen với khái niệm “mô”; “cơ quan” qua hình vẽ các loại tế bào khác nhau. – Phát triển ngôn ngữ nói và viết thông qua tranh luận và viết tóm tắt về “các loại tế bào”. – Rèn kĩ năng ghi vở thực hành khi quan sát, và tranh luận về “sinh giới”, “Ba loại tế bào”. – Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học qua nghiên cứu về “sinh giới”, “tế bào”. Tinh

thần, thái độ hợp tác giúp nhau trong học tập, tranh luận về “ba loại tế bào”.

2. Hướng dẫn chung

Từ kiến thức cơ sở của bài trước khi học về tế bào – đơn vị cơ bản của sự sống, bài này cung cấp cho học sinh những kiến thức mở rộng hơn về các loại tế bào trong tự nhiên hay trong một cơ thể.

94

Giáo viên chú ý giúp học sinh phân biệt tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào, và đặc biệt là các dạng tế bào khác nhau trong cơ thể sinh vật (sự thích nghi của tế bào với từng chức năng trong cơ thể).

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trong hoạt động này, giáo viên hướng dẫn các em kĩ năng phân loại, mà nguyên tắc đơn giản nhất mà các em sẽ tập làm quen đó là “nguyên tắc lưỡng phân” (chia đôi). Các em sẽ tập phân loại từ những đồ vật xung quanh mình, mỗi cá nhân có thể có cách phân loại thành 2 nhóm khác nhau, miễn sao đúng với tiêu chí các em đó đưa ra. Ví dụ: sách vở và dụng cụ học tập...

Từ kiến thức của những bài trước, giáo viên hướng dẫn các em vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các khái niệm và thuật ngữ: tế bào là đơn vị của cơ thể, tế bào động vật, tế bào thực vật, màng tế bào, tế bào chất, nhân, cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào, vi khuẩn, nguyên sinh thực vật, nguyên sinh động vật, thực vật, nấm, động vật – Đây là hoạt động thực hành phân loại, muốn vẽ được sơ đồ đúng, trước hết phải phân loại đúng. Giáo viên hướng dẫn các con đưa ra tiêu chí phân loại, xếp thành các nhóm khác nhau, các cấp độ khác nhau, rồi tiến hành vẽ.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Giáo viên hướng dẫn các em hoạt động cá nhân: quan sát và đọc chú thích thành phần của tế bào, lập bảng so sánh 3 loại tế bào theo các tiêu chí trong sách đưa ra:

Tế bào nhân sơ Tế bào động vật Tế bào thực vật

Màng nhân x x

Thành tế bào x

Không bào x

Sau khi so sánh đặc điểm của 3 loại tế bào căn cứ vào 3 tiêu chí, giáo viên có thể gợi ý để các em rút ra đặc điểm của 3 loại tế bào, cách phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, mở rộng thêm 1 số loại tế bào khác nữa thuộc 2 loại nhân sơ và nhân thực.

Giáo viên có thể chia nhóm 2 hoặc nhiều các em, thực hiện hoạt động đếm tế bào trong hình 8.2: – Tế bào thực vật: 6 loại – Tế bào động vật: 11 loại

Mục đích của hoạt động này là giúp các em có hiểu biết về sự đa dạng của tế bào (trong cơ thể có nhiều loại tế bào khác nhau) và từ đó chuyển sang khái niệm mô, cơ quan thông qua hoạt động đọc phần thông tin trong sách hướng dẫn học và chú thích trong hình 8.3. Các em có thể ghi tóm tắt vào vở những khái niệm cơ bản:

95

– Mô là tập hợp các tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng đảm nhận một chức năng – Cơ quan: gồm nhiều loại mô. – Hệ cơ quan: Nhiều cơ quan phối hợp hoạt động đảm nhận những chức năng quan trọng của

cơ thể tạo thành hệ cơ quan. – Cơ thể: Gồm nhiều hệ cơ quan.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. So sánh tế bào nhân sơ (vi khuẩn) và tế bào nhân thực (tế bào động vật, tế bào thực vật...):

Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực

Vỏ nhầy x x

Thành tế bào x x

Màng sinh chất x x

Tế bào chất x x

Nhân x

2. Phân biệt tế bào thực vật, động vật:

– Tế bào thực vật: Tế bào thịt lá, tế bào biểu bì hành

– Tế bào động vật: tế bào thần kinh, tế bào niêm mạc miệng, tế bào niêm mạc họng, tế bào cơ trơn.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Các em đọc thông tin ở hình 8.2 trong sách hướng dẫn học (chú ý: hình 8.2 bắt đầu ở cuối trang 67), từ mỗi loại mô động vật xem có loại tế bào nào ở cơ thể mình. Giáo viên có thể gợi ý hoạt động: các em hãy chỉ vào vị trí có trên cơ thể loại tế bào hoặc mô tả bằng lời.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Giáo viên có thể giao bài tập đó về nhà. Nếu có điều kiện thời gian có thể cho học sinh dựa vào kiến thức của bài 7 và bài 8 để làm các bài tập, gợi ý câu trả lời của 1 số bài tập như sau:

1. Tên của cấu trúc trong tế bào mà A. kiểm soát các chất đi ra và đi vào trong tế bào: màng tế bào B. chứa vật chất di truyền: nhân C. là khoảng gian bào chứa đầy dịch: tế bào chất

96

2. Trong các thành phần liệt kê

Màng tế bào, không bào trung tâm, chất nguyên sinh, nhân, lục lạp.

Các cấu trúc nào:

a) Có ở cả tế bào thực vật và động vật: Màng tế bào, chất nguyên sinh, nhân

b) Chỉ có trong tế bào thực vật: Không bào trung tâm, lục lạp

3. Hãy hoàn thành bảng sau bằng cách điền dấu (+) nếu có hoặc điền dấu (-) nếu không có:

Cấu trúc Chức năng TB TV TB ĐV

Thành tế bào

Màng sinh chất

Chất tế bào

Nhân tế bào

Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào.

Vách ngăn giữa bên trong và bên ngoài tế bào, đồng thời giúp điều hoà các thành phần bên trong tế bào.

Là nơi thực hiện các phản ứng chuyển hóa của tế bào.

Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

+

-

4. Vẽ và ghi chú thích cho hình từ thông tin sau:

1 – Thành tế bào

2 – Nhân tế bào

3 – Lục lạp

4 – Màng sinh chất

5 – Không bào

6 – Tế bào chất

5. Vẽ hình tế bào động vật có các bộ phận: Nhân, màng sinh chất, tế bào chất.

Bài 9. SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO

1. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, các em có thể:

– Mô tả được sự lớn lên của tế bào nhờ trao đổi chất.

– Nêu đuợc các buớc đơn giản phân chia tế bào thực vật, tế bào động vật.

– Giải thích được cơ chế giúp sinh vật lớn lên nhờ phân chia tế bào.

97

– Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học qua nghiên cứu về “sinh giới”, “tế bào”. Tinh thần, thái độ hợp tác giúp nhau trong học tập, tranh luận về “sự lớn lên và phân chia của tế bào”.

2. Hướng dẫn chung

Kiến thức trong sách Hướng dẫn học muốn cung cấp cho học sinh về cách thức phân chia tế bào thực vật và vai trò của sự phân chia đó với cơ thể. Giáo viên không đi sâu vào phân tích biến đổi của các thành phần trong tế bào mà nhấn mạnh tới vai trò của quá trình. Mặc dù trong sách Hướng dẫn học chỉ giới thiệu về phân chia của tế bào thực vật, nhưng giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh sự phân chia của tế bào động vật, so sánh với tế bào thực vật.

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Giáo viên có thể chia nhóm, tổ chức cho các em hoạt động đặt tên cho 3 bức tranh. Một bức tranh có thể có tên khác nhau ở các nhóm, miễn sao thể hiện đúng nội dung:

– Hình 1: Phụ nữ mang bầu (đứa trẻ phát triển trong bụng mẹ)

– Hình 2: Em bé vài tháng tuổi

– Hình 3: Em bé 2, 3 tuổi đã biết đi

Sau khi đặt tên xong, các nhóm tiếp tục thảo luận câu hỏi: vì sao em bé lớn lên được?

Giáo viên hướng dẫn các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Gợi ý: nhờ thức ăn cơ thể lớn lên về kích thước và khối lượng. Từ đó, giáo viên hướng dẫn các em về sự tăng lên của số lượng tế bào khiến cơ thể lớn lên.

Chú thích hình 9.2: Tế bào thực vật

1– thành tế bào; 2– màng sinh chất; 3– tế bào chất; 4–nhân; 5– lục lạp; 6– không bào

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Giáo viên hướng dẫn các em thảo luận nhóm: quan sát sự thay đổi về kích thước của tế bào và các thành phần bên trong tế bào trong hình 9.3, ghi lại các bước của quá trình lớn lên và phân chia tế bào, sau khi thống nhất ý kiến giữa các nhóm, đối chiếu với phần thông tin trong sách hướng dẫn học.

Học sinh quan sát hình 9.4 nêu lên được mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào: Sự lớn lên là cơ sở của sự phân chia tế bào, lớn lên và phân chia tế bào là 2 pha của chu kì tế bào.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Trả lời 2 câu hỏi trong sách hướng dẫn học giúp các em hình dung được vì sao tế bào có thể lớn lên và đặc điểm của sự lớn lên của tế bào như thế nào. Giáo viên có thể liên hệ ngược với câu hỏi trong phần khởi động: vì sao em bé có thể lớn lên được?

98

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động trồng cây đậu các em có thể tiến hành ở nhà, giáo viên hướng dẫn học sinh để các em tự thiết kế, bố trí thí nghiệm, tiến hành rồi ghi lại kết quả (số lá) theo từng ngày, sau 1 tuần, giáo viên có thể yêu cầu các em mang sản phẩm tới lớp hoặc báo cáo kết quả thu được về quá trình sinh trưởng của cây đậu (thông qua sự thay đổi số lá trên cây). Từ kết quả của học sinh, giáo viên định hướng phát triển kĩ năng cho học sinh: tư duy khoa học, kĩ năng làm thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm, thực hiện, xử lí kết quả và giải thích.

Đối với thí nghiệm sự ảnh hưởng của nước hoặc ánh sáng, các em cũng thực hiện tại nhà theo nhóm hoặc cá nhân và báo cáo tại lớp. Từ đó giáo viên có thể yêu cầu học sinh mở rộng, suy nghĩ đến các thí nghiệm khác nhau nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài lên sự sinh trưởng của cây.

Gợi ý: có 2 chậu cây sinh trưởng như nhau, chậu A–tưới nước bình thường; chậu B–ngừng tới nước, quan sát sự sinh trưởng của 2 chậu cây qua từng ngày.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Giáo viên có thể giao bài tập đó về nhà. Nếu có điều kiện thời gian có thể cho học sinh làm bài điền thông tin vào chỗ trống: Các tế bào mới hình thành là những tế bào non, có kích thuớc bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành. Tế bào trưởng thành có thể phân chia tạo hai tế bào mới, nhờ đó mà cơ thể lớn lên được.

V. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chủ đề

Bài 1: mô tả cấu tạo kính hiển vi bằng cách ghi chú thích cho hình dưới đây.

 Bài 2: So sánh lá cây. Bài tập này sẽ giúp em thực hành kĩ năng quan sát cẩn thận, em cũng học được cách làm thế nào để ghi chép lại những điều quan sát được.

99

1. Tìm 2 chiếc lá ở 2 cây khác nhau, đánh dấu 1 chiếc từ cây A và 1 chiếc từ cây B 2. Quan sát cẩn thận 2 chiếc lá, tìm ra 3 điểm giống nhau của 2 chiếc lá – Đặc điểm 1: – Đặc điểm 2: – Đặc điểm 3:

3. Bây giờ hãy tìm những điểm khác nhau giữa 2 chiếc lá và mô tả vào bảng sau:

Lá A Lá B

Chiều dài

Hình dạng

Màu sắc

Bề mặt

Viền lá

Dạng gân lá

Bài 3: Một chú thỏ đang ăn cỏ, bỗng nghe thấy tiếng động, nó lập tức ngừng ăn. Khi tiếng động lớn hơn nó vụt chạy nhanh chóng.

1. Chú thỏ đang thể hiện những dấu hiệu nào của sự sống?

2. Hãy viết tên của mỗi dấu hiệu và mô tả mỗi dấu hiệu đó:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 4:

Bảng dưới đây mô tả sự sinh trưởng của 4 chú voi cái về cân nặng trong vòng 20 năm

Voi Mới sinh 5 năm 10 năm 15 năm 20 năm

A 100 148 170 185 190

B 120 165 200 205 210

C 130 180 210 215 218

D 110 155 185 200 205

100

a. Chú voi nào nhỏ nhất? b. Chú voi nào lớn nhất? c. Trong 15 năm đầu đời chú voi B đã cao thêm được bao nhiêu? d. Mỗi chú voi đã tăng trưởng được bao nhiêu từ 15 đến 20 năm? e. Vẽ biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng của các chú voi trong 20 năm?

Bài 5: Sinh trưởng là một trong số các đặc điểm của cơ thể sống. Em hãy thiết kế thí nghiệm để tìm hiểu tác động của ánh sáng lên sự sinh trưởng của cây đậu:

a. Bỏ đất và phân bón vào 2 chậu, thêm 1 lượng nước bằng nhau vào.

b. Đặt 10 hạt đậu vào mỗi chậu

c. Hằng ngày tưới vào 2 chậu 1 lượng nước bằng nhau cho đến khi hạt đậu ở 2 chậu nảy mầm

d. Khi mầm bắt đầu nhô lên khỏi mặt đất, hãy để lại ở mỗi chậu 1 cây và đặt 1 chậu vào chỗ tối, hằng ngày vẫn tưới nước như nhau cho 2 chậu

e. Quan sát sự sinh trưởng của cây đậu trong 1 tuần và ghi lại vào bảng sau:

Ngày 1 2 3 4 5 6 7

Chiều cao của mỗi cây

Màu sắc của lá

Kích thước của lá

Bài 6: Dưới đây là hướng dẫn làm tiêu bản quan sát tế bào cây rêu, nhưng thứ tự của chúng chưa đúng. Hãy sắp xếp lại thứ tự sao cho đúng:

Cắt lấy một mẩu nhỏ cây rêu đặt lên lam kính.

Thêm một giọt nước cất

Dùng kẹp dàn mỏng phần lá cây rêu trên lam kính

Quan sát dưới kính hiển vi.

Đậy la men lên.

Bài 7: Một thí nghiệm được thiết kế để tìm hiểu về sự thay đổi số lượng tế bào sau 4 giờ. Biểu đồ sau thể hiện kết quả thí nghiệm:

101

1. Hãy lập bảng thể hiện kết quả của thí nghiệm?

2. Hãy dự đoán số lượng tế bào sau 6 giờ?

102

Chủ đề 5. ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG (2 tiết)

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Về Kiến thức

Dinh dưỡng: sinh vật lấy “thức ăn” từ môi trường sống để tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho cơ thể.

Hô hấp: thức ăn được phân giải trong tế bào qua đó cung cấp năng lượng.

Sinh trưởng: tăng khối lượng chất sống của mỗi cơ thể sinh vật.

Di chuyển: dễ nhận thấy ở động vật, sự di chuyển ở thực vật cũng có nhưng chậm và khó nhận thấy hơn.

Cảm ứng: đáp lai các kích thích khác nhau từ môi trường bên ngoài, giúp cơ thể có thể sống bình thường trong một môi trường nhất định.

Sinh sản: bao gồm sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính

Bài tiết: Vật sống có thể loại bỏ chất thải khỏi cơ thể.

b) Về kĩ năng – Hình thành kĩ năng quan sát, ghi chép mô tả các hoạt động sống của sinh vật trong thực tế. – Hình thành kĩ năng phân biệt các cấp tổ chức của sự sống. – Hình thành kĩ năng báo cáo kết quả học tập.

c) Về thái độ – Hứng thú, có tinh thần say mê trong tìm hiểu đời sống động, thực vật. – Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.

2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

Đặt ra câu hỏi: Tại sao thực vật và động vật cần di chuyển (chuyển động)? Xây dựng giả thuyết: Thực vật có di chuyển. Xác định vấn đề: 7 dấu hiệu đặc trưng của cơ thể sống Quan sát: quan sát tranh, xem video về đời sống sinh vật. Quan sát sinh vật trong thực tế. So sánh: các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật và cơ thể

động vật. Phân loại: Đưa ra những đặc điểm phân biệt vật sống và không sống

103

Phân tích dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể.

Giải quyết vấn đề sáng tạo: không phải lúc nào một sinh vật cũng thể hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm tại một thời điểm, mà những đặc điểm đó sẽ được thể hiện trong suốt quá trình sống của cá thể trong môi trường sống.

II. Nội dung chính của chủ đề Chủ đề gồm các nội dung chính sau: 1. Di chuyển 2. Hô hấp 3. Sinh sản 4. Cảm ứng 5. Dinh dưỡng 6. Sinh trưởng 7. Bài tiết

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề

Chủ đề này có 01bài dạy trong 02 tiết, giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức đã được học về động thực vật ở tiểu học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng kiến thức mới của bài học.

Giáo viên nên cho học sinh tự quan sát tìm tòi, liên hệ với thực tế để tìm hiểu. Qua quan sát tranh, xem video về đời sống sinh vật giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, kĩ năng ghi chép các hiện tượng quan sát được để rút ra những kết luận cần thiết.

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 10. ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG 1. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, các em có thể: – Nêu được dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể. – Phân biệt được các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật và

cơ thể động vật. – Chỉ và gọi tên được các bộ phận của cơ thể sinh vật. – Lập được bảng so sánh về cấu tạo cơ thể thực vật và động vật. – Quan sát và nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo cơ thể của thực vật và động

vật trong môi truờng sống xung quanh.

104

2. Hướng dẫn chung

Trong các tài liệu trước đây, hoặc một số tài liệu khác, có thể tác giả chỉ nêu 3 đặc điểm của cơ thể sống: lớn lên, sinh sản và trao đổi chất. Ở đây nêu 7 đặc điểm, chung cả động vật và thực vật, thực chất là nêu rõ hơn của 3 đặc điểm trên, cả 7 dấu hiệu này đều có cả ở 2 nhóm sinh vật là động vật và thực vật.

Giáo viên cần lưu ý và phân tích cho học sinh biểu hiện của 7 dấu hiệu đối với các cơ thể thực vật và động vật. Một vật chỉ được coi là vật sống khi có đủ 7 dấu hiệu trên. Tuy nhiên, không phải lúc nào một sinh vật cũng thể hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm tại một thời điểm, mà những đặc điểm đó sẽ được thể hiện trong suốt quá trình sống của cá thể trong môi trường sống.

Một số giáo viên nhầm lẫn dấu hiệu “dinh dưỡng”: thực vật “ăn” CO2 và H2O còn động vật thì ăn thực vật. Cần chú ý thực vật và động vật đều di chuyển (chuyển động) mà không phải thực vật đứng yên không di chuyển (tua cuốn, rễ cây mọc dài ra, thân cây bò trên mặt đất... xem thêm thông tin này ở phần nội dung bài).

Cơ thể là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. Người ta phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

+ Cơ thể đơn bào: Cơ thể đơn bào chỉ gồm một tế bào nhưng thể hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ, con amip tuy chỉ là một tế bào nhưng hoạt động như một cơ thể sống toàn vẹn.

+ Cơ thể đa bào: khác cơ thể đơn bào ở chỗ chúng gồm rất nhiều tế bào. Ví dụ, cơ thể con người có khoảng 1014 tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào không giống nhau mà chúng phân hoá tạo nên rất nhiều loại mô khác nhau có chức năng khác nhau.

Mô là tập hợp nhiều tế bào (và các sản phẩm của tế bào) cùng thực hiện một chức năng nhất định. Trong cơ thể, nhiều mô khác nhau tập hợp lại thành cơ quan; nhiều cơ quan lại tập hợp thành một hệ cơ quan, thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.

Cơ thể là một thể thống nhất. Cơ thể tuy gồm nhiều cấp tổ chức như tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan nhưng hoạt động rất hoà hợp, thống nhất nhờ có sự điều hoà và điều chỉnh chung, do đó cơ thể thích nghi được với điều kiện sống thay đổi.

Chủ đề “Đặc trưng của cơ thể sống” trình bày sau chủ đề tế bào như phần nối giữa chủ đề tế bào với chủ đề cây xanh và chủ đề động vật.

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động kể tên những thực vật động vật xung quanh em giúp các em huy động vốn kiến thức của mình về cách phân biệt thực vật và động vật. Từ đó, các em liệt kê được tên các loài động, thực vật trong hình 10.1: Động vật (con mèo, con chuột); thực vật (cây khoai tây).

105

Câu hỏi cuối phần khởi động là một câu hỏi mở, giáo viên có thể cho các em phát biểu về những đặc điểm giúp các em phân biệt vật sống và không sống. Từ đó chuyển ý sang phần kiến thức mới.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Để giúp học sinh tìm hiểu về các đặc điểm của cơ thể sống, giáo viên có thể thiết kế hoạt động dạy học theo phương pháp chia nhóm quay vòng: giáo viên chia lớp thành 7 nhóm tương ứng với 7 phiếu bài tập có yêu cầu như sau:

1. Di chuyển: Tại sao thực vật và động vật cần di chuyển (chuyển động)? Em hãy đưa ra một số ví dụ?

Chúng tôi giới thiệu địa chỉ một số trang web để giáo viên tìm thêm thông tin

http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/697-26-1/Di-chuyen/index.htm

http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2305-26-633507609403016250/Hoat-dong-cua-sinh-vat/Hoat-dong-cua-sinh-vat.htm

BKTT Phổ thông Sự sống trên Trái Đất Di chuyển Sơ lược: Di chuyển

Những chuyển động đơn giản

Di chuyển trên đất

Di chuyển trên không khí

Di chuyển trong nước 2. Hô hấp: Em hãy cùng các bạn thực hiện 1 thí nghiệm nhỏ: hãy bịt mũi lại và thở, sau đó

ngậm miệng và thở. Em hãy mô tả hiện tưởng xảy ra và ghi vào vở. Em có cần cả mũi và miệng để thở hay không? Tại sao? Tại sao chúng ta cần phải hít thở?

3. Sinh sản: Thảo luận với các bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Ở độ tuổi bao nhiên thì các vật sống không cần bố mẹ chúng nữa? Hãy đưa ra một số ví dụ mà em biết?

4. Cảm ứng: Em hãy tìm một vài sự vật trong phòng mà khi chạm vào em cảm thấy có 1 trong các đặc điểm sau: mềm; nhẵn; gồ ghề? Ghi lại tên của vật mà em tìm thấy vào vở.

5. Dinh dưỡng: Em hãy nêu một số ví dụ về các loại thức ăn tốt cho sức khoẻ con người và các loại thức ăn không tốt cho sức khoẻ con người?

6. Sinh trưởng: Thảo luận với các bạn trong nhóm để tìm ra 4 sinh vật có khả năng sinh trưởng (cả thực vật và động vật) và ghi lại vào vở.

7. Bài tiết: Hãy thảo luận với các bạn để trả lời câu hỏi: Tại sao các loài động vật cần phải bài tiết? Chúng có sử dụng hết hoàn toàn những thứ mà chúng ăn mỗi ngày không?

106

Học sinh thảo luận để hoàn thành yêu cầu trong mỗi phiếu học tập được đặt sẵn trên bàn. Sau khoảng 3 phút, các nhóm dịch chuyển sang bàn kế tiếp để hoàn thành phiếu bài tập tiếp theo. Cứ như thế các nhóm sẽ dịch chuyển đi từng bàn để hoàn thành các phiếu bài tập từ 1 đến 7 về các đặc điểm của cơ thể sống.

Sau khi các nhóm đã hoàn thành phần thảo luận tìm hiểu về các đặc điểm của cơ thể sống, giáo viên có thể yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp để cùng thống nhất. Các em đọc thông tin về những đặc điểm đặc trưng của 1 cơ thể sống, đối chiếu với những đặc điểm vừa nêu ở phần A, ghi tóm tắt những đặc điểm đó vào vở:

– Sinh trưởng – Sinh sản – Hô hấp – Di chuyển – Bài tiết – Cảm ứng – Dinh dưỡng

Sau khi biết được những đặc điểm cơ bản để nhận biết là 1 cơ thể sống (dù là thực vật hay động vật), các em sẽ thực hiện hoạt động tìm 20 vật trong tự nhiên (thực hiện ngoài sân trường hoặc trong vườn trường) và lập bảng phân loại:

TT Tên mẫu vật Vật sống Đã từng sống Vật không sống

1 Lá rụng x

2 Hòn đá x

... ....

Hoạt động đọc thông tin về các cấp độ tổ chức sống và trả lời câu hỏi: Nếu mô cơ tim, quả tim, cũng như hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi, cơ thể chúng có hoạt động co rút, bơm máu và tuần hoàn máu được không? Tại sao?

Gợi ý: Chúng không hoạt động được vì khi đó chúng không thuộc 1 thể thống nhất, không thể thực hiện chức năng.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Các em vận dụng kiến thức vừa học được để trả lời 1 số câu hỏi:

1. Tại 1 thời điểm, vật sống có thể không thể hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm

a) Tại thời điểm này, em đang thể hiện đặc điểm nào? Giải thích?

107

Tuỳ vào mỗi cá nhân có thể đưa ra 1 hoặc 2 đặc điểm và giải thích vì sao lại là đặc điểm đó. Ví dụ: cảm ứng – nổi da gà khi cơ thể bị lạnh...

b) Bông hoa sen đang thể hiện đặc điểm sinh sản: vì có nhị và nhuỵ giúp hình thành hạt – duy trì nòi giống.

2. Một số chiếc ôtô có bộ phận cảm biết mà có thể phát hiện ra những vật xung quanh chúng, để giúp lái xe dừng hoặc bật đèn tự dộng khi trời tối.

a) Chiếc ô tô giống với sinh vật sống: di chuyển, thải chất thải và cảm ứng

b) Ðiều gì khiến chiếc xe khác với co thể sống: không sinh trưởng, không sinh sản.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Giáo viên có thể hướng dẫn các em liên hệ với những loài thực vật và động vật xung quanh mình, vai trò của những loài này trong tự nhiên và với con người, khuyến khích các con về nhà tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau và những gì có thể quan sát được trong cuộc sống hằng ngày. Có thể thiết kế lại phiếu học tập như sau:

TT Tên loài Vai trò trong tự nhiên Vai trò với đời sống con người

1 Con giun đất Làm đất tơi xốp Thức ăn cho gia cầm

2 Cây bàng Điều hoà khí hậu Tạo bóng mát

3

...

Chú ý: đôi khi vai trò trong tự nhiên và đời sống con người khó phân biệt rõ ràng do con người cũng là 1 thành phần của thế giới tự nhiên.

Các em đọc thông tin về vai trò của giới Thực vật và Động vật với tự nhiên và đời sống con người, từ đó hình thành thái độ đúng đắn về việc bảo vệ các loài thực vật và động vật xung quanh mình.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh về nhà. Để trả lời được câu hỏi: Tại sao nói cơ thể là

một khối thống nhất toàn vẹn? Giáo viên hướng dẫn các em đọc thông tin, chỉ ra mối quan hệ giữa các thành phần cấu tạo nên cơ thể để thể hiện được sự phụ thuộc lẫn nhau không thể tách rời của các thành phần này. Nếu có bất kì sự thay đổi tại cơ quan nào trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan còn lại...

108

Gợi ý trả lời câu hỏi

a) Hãy quan sát và tìm hiểu xung quanh nơi em sống có những cơ thể động vật và thực vật nào? Liệt kê vào bảng phiếu học tập ở phần trên

Ví dụ minh hoạ cho các động vật sống ở: – Mặt đất: thỏ, hổ... – Trong lòng đất: giun... – Trong nuớc: cá... b) Con nguời thuộc động vật. c) Nêu đặc điểm đặc trưng của cấp cơ thể: 7 đặc điểm... – Phân biệt cấp cơ thể với cấp tế bào: Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể. d) Hình chuột: A– dinh dưỡng; B–Bài tiết; C– Sinh sản; D– sinh trưởng.

109

Chủ đề 6. CÂY XANH (19 tiết)

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Về kiến thức

– Phân biệt được các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh về hình thái và chức năng. Nêu được ví dụ về biến dạng của cơ quan sinh dưỡng và ý nghĩa của các biến dạng đó.

– Rèn luyện được kĩ năng quan sát thông qua việc xác định và mô tả đặc điểm hình thái các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh.

– Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh dưỡng của cây để chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong gia đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung.

– Nêu được “quang hợp là gì?”, “hô hấp là gì?” kể tên được các nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp, của hô hấp; vẽ và mô tả được sơ đồ tổng quát của quang hợp, nêu được vai trò của quang hợp, hô hấp ở thực vật.

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế. Giải thích được một số hiện tượng thực tế như vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng, trồng cây làm không khí trong lành, vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh...

– Phân biệt được các bộ phận của hoa; Phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. – Phân biệt được quả khô và quả thịt. Chỉ và gọi tên được các bộ phận của hạt – Liệt kê được các cách phát tán của quả, hạt và đặc điểm thích nghi của chúng. – Nêu được vai trò của cây xanh đối với môi trường, động vật và con người. – Nêu được một số biện pháp bảo vệ cây xanh. – Giải thích được vì sao cần phải trồng cây gây rừng.

b) Về kĩ năng

Hình thành được kĩ năng quan sát, xác định và mô tả được đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của cây xanh.

– Hình thành kĩ năng thí nghiệm, kĩ năng quan sát và ghi chép được các hiện tượng thí nghiệm phát hiện tinh bột – sản phẩm của quang hợp; thí nghiệm phát hiện khí cacbonic là sản phẩm của quá trình hô hấp.

– Vẽ và chú thích được sơ đồ cấu tạo của một bông hoa. – Hình thành kĩ năng báo cáo kết quả.

110

c) Về thái độ – Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức. Say mê, yêu thích hơn các hoạt động học

tập, nghiên cứu, tìm tòi... – Nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương. Vận dụng được những kiến

thức về cơ quan sinh sản của cây để chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong gia đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung.

2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

Các năng lực (KT – KN – TĐ)

Kiến thức Kĩ năng Thái độ

o Hiện tượng khoa học, sự kiện, khái niệm về cây xanh. Khoa học từ vựng, thuật ngữ:

quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước... Dụng cụ khoa học và thiết bị

bao gồm các kĩ thuật và các khía cạnh về an toàn: thí nghiệm quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.... • Ứng dụng khoa học công nghệ

• Đặt ra câu hỏi • Xây dựng giả thuyết • Xác định vấn đề • Tạo khả năng • Dự đoán; • Quan sát • Sử dụng bộ máy và thiết bị • So sánh; • Phân loại • Suy luận; • Phân tích • Đánh giá; • Xác minh • Giao tiếp • Giải quyết vấn đề sáng tạo • Kế hoạch điều tra • Đưa ra quyết định

• Tò mò • Sáng tạo • Tính khách quan • Cởi mở • Kiên trì • Trách nhiệm

II. Nội dung chính của chủ đề Chủ đề gồm các nội dung chính sau: Bài 11. Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh Bài 12. Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh Bài 13. Quang hợp ở cây xanh Bài 14. Hô hấp ở cây xanh Bài 15. Cơ quan sinh sản của cây xanh Bài 16. Sự sinh sản ở cây xanh Bài 17. Vai trò của cây xanh

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề

Chủ đề này có 07 bài giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức đã được học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng kiến thức mới của bài học. Chủ đề

111

“Cây xanh” là một chủ đề khó đối với học sinh lớp 6, vì vậy các kiến thức học sinh thu được thường thông qua quan sát mẫu vật, tranh ảnh, thí nghiệm hoặc học sinh tự tiến hành thí nghiệm, thông qua thí nghiệm để hình thành kiến thức mới. Vì vậy, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo các tranh ảnh, mẫu vật trước khi lên lớp và các bài thí nghiệm giáo viên cũng cần phải thử nghiệm trước, và tuỳ theo điều kiện của từng trường, giáo viên có thể cải biến các thí nghiệm phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đặc điểm thực vật ở địa phương. Đối với trình độ của học sinh lớp 6, giáo viên không cần thiết phải dạy sâu về các quá trình xảy ra trong cơ thể thực vật mà chỉ dừng lại ở việc quan sát và hình dung ra các hiện tượng xảy ra trong các quá trình đó.

Trong các bài của chủ đề, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng đề xuất giả thuyết nghiên cứu, kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng thu thập, ghi chép các dữ liệu và rút ra kết luận vấn đề. Các kĩ năng nghiên cứu khoa học được thể hiện thông qua các thí nghiệm và quan sát tranh hình, thu thập và phân tích mẫu vật, giáo viên cũng cần phải quan tâm hình thành và phát triển cho học sinh.

Đối với các kĩ năng vẽ hình, giáo viên cần chú ý đến việc vẽ đúng, có tính logic, còn nếu học sinh vẽ đẹp có thể được cộng điểm thưởng.

Trong tổ chức học sinh làm thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý đến yếu tố an toàn và vệ sinh phòng học/phòng thí nghiệm.

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 11. CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY XANH 1. Mục tiêu bài học

Sau khi học bài này, học sinh có thể: – Phân biệt được các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh về hình thái và chức năng – Nêu được ví dụ về biến dạng của cơ quan sinh dưỡng và ý nghĩa của các biến dạng đó. – Rèn luyện được kĩ năng quan sát thông qua việc xác định và mô tả đặc điểm hình thái các

cơ quan sinh dưỡng của cây xanh. – Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh dưỡng của cây để chăm sóc và bảo vệ cây

trồng trong gia đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung.

2. Tổ chức hoạt động học

a) Hướng dẫn chung

Kiến thức chủ yếu của mạch kiến thức này ở lớp 6 chủ yếu là sự khái quát đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng của cây xanh và chức năng của chúng.

Ở chương trình tiểu học, học sinh đã được học về đặc điểm của rễ, thân, lá và chức năng của chúng. Vì vậy, giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức học sinh đã được học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng kiến thức mới của bài học, ví dụ một hoạt

112

động ở bài 9 – “Thi kể tên các bộ phận của cây xanh”. Hoạt động này, yêu cầu học sinh phải sử dụng kiến thức các em đã được học ở tiểu học.

Đối với trình độ của học sinh lớp 6, giáo viên không cần thiết phải dạy sâu về cấu tạo giải phẫu của các cơ quan mà chỉ dừng lại ở việc quan sát các đặc điểm hình thái, sự đa dạng của chúng trong các môi trường sống khác nhau.

Nếu có điều kiện, giáo viên có thể tăng cường tổ chức cho học sinh học ngoài thiên nhiên (sân trường, vườn trường, các khu rừng hoặc các khu du lịch sinh thái có ở địa phương...). Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập ở ngoài thiên nhiên trước rồi trở về lớp hoặc ngược lại cho các em học tập dựa trên cơ sở quan sát các hình vẽ, tranh ảnh trong Hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 6 – Tập 1 trước rồi ra thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên. Cách tổ chức học tập này phù hợp với nhiều nội dung kiến thức trong chủ đề, ví dụ, khi dạy nội dung kiến thức các loại thân, các bộ phận của lá.

Trong khi dạy chủ đề, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát tranh hình, thu thập và phân tích mẫu vật.

Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm các loại cây mang đến lớp. Tuỳ theo địa phương, mùa vụ mà yêu cầu học sinh lấy mẫu, không nhất thiết phải có những cây như SGK đã nêu. Nhưng vật mẫu phải đạt được yêu cầu của SGK, ví dụ như phần “các loại thân” cần có đủ mẫu: cây thân gỗ, thân cột, thân cỏ, cây thân leo, cây thân bò.

Trong quá trình sưu tầm vật mẫu, để bảo vệ môi trường giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị các mẫu vật bằng cách trồng cây trong vườn trường, chậu cảnh, trồng cây gieo hạt ở nhà rồi mang đến lớp. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh về thực vật qua sách, báo. Đặc biệt, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm bộ sưu tầm thực vật bằng cách ép các lá cây... để tạo ra mẫu ép khô.

* Nội dung chính của bài

Rễ cây: các loại rễ, chức năng của rễ Thân cây: Các bộ phận của thân, các loại thân, chức năng của thân Lá cây: Các bộ phận của lá, các loại lá cây Các biến dạng của rễ, thân, lá cây

b) Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Một số điểm cần lưu ý: Học sinh cả lớp tham gia trò chơi. Chú ý nên chọn bạn lớp trưởng làm quản trò và một bạn

có nét chữ to, dễ đọc làm thư kí đứng lên bục giảng để ghi lại câu trả lời của các đội lên bảng.

Khi trò chơi kết thúc, trên bảng là các bộ phận chính của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt học sinh phải gọi tên được các bộ phận là cơ quan sinh dưỡng của cây: rễ, thân, lá.

113

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Rễ cây

Các loại rễ

– Việc chọn mẫu vật tuỳ thuộc vào vùng miền. Nếu không có mẫu vật có thể dùng hình ảnh thay thế mẫu vật.

– Với những mẫu vật như đã nêu trong sách hướng dẫn học. Học sinh có thể phân chia các mẫu cây thành 2 nhóm theo đặc điểm của rễ: Ví dụ: 1 nhóm bao gồm: thì là, rau cải, rau rền (nhóm có rễ cọc); nhóm còn lại bao gồm: hành, tỏi tây (nhóm có rễ chùm).

Chức năng của rễ

– Để học sinh có thể quan sát rõ lông hút, giáo viên có thể gieo hạt ngô (hoặc hạt đỗ đen, đỗ xanh...) trên đất cát ẩm hoặc bông ẩm trước 1 tuần.

– Đáp án hoạt động điền vào chỗ trống:

Rễ giữ cho cây mọc được trên đất. Rễ hút nước và muối khoáng hoà tan.

Rễ cây có lông hút. Chức năng của lông hút là hút nước và chất khoáng hoà tan.

2. Thân cây

Các bộ phận của thân:

– Giáo viên nên chọn mẫu vật có dạng điển hình giống hình 11.4 (mẫu vật có thể lựa chọn tuỳ vùng miền).

– Các chú thích hình 11.3 là: 1.Chồi ngọn; 2.Chồi nách; 3. Thân chính; 4. Cành – Hoạt động vẽ sơ đồ thể hiện các bộ phận của thân cây: Để học sinh có thể thực hiện tốt

được hoạt động này, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bút màu để vẽ và chú thích hình. – Gợi ý đáp án câu hỏi thảo luận Điểm giống nhau giữa thân và cành: Đều gồm những bộ phận giống nhau nên cành còn được

gọi là thân phụ. Phân biệt chồi nách và chồi ngọn: Đỉnh thân chính và cành có chồi ngọn. Dọc thân và cành

có lá, ở kẽ lá là chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành còn thân do chồi ngọn phát triển thành.

Các loại thân

– Ở hoạt động này giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm học sinh học ở ngoài thiên nhiên, ví dụ cho học sinh đi quanh sân trường và yêu cầu các em nhận biết tên cây và dạng thân của chúng. Hết thời gian cho phép, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm mình.

114

– Để tổ chức cho học sinh hoạt động theo hướng dẫn của sách hướng dẫn học, giáo viên chuẩn bị 5 thẻ nhớ trước khi đến lớp cho mỗi nhóm với nội dung của 5 thẻ như sau:

Thân gỗ: Cứng, cao, có cành Thân cột: Cứng, cao, không cành Thân cỏ: mềm, yếu, thấp Thân leo: Leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất – Gợi ý đáp án PHIẾU HỌC TẬP:

PHIẾU HỌC TẬP

1. Tìm các từ ngữ phù hợp về các loại thân, đặc điểm của chúng được ghi trong các thẻ nhớ để điển vào chỗ trống trong bảng theo mẫu dưới đây:

Ví dụ: (1) – Thân gỗ

Các loại thân Đặc điểm

(1) Thân gỗ Cứng, cao, có cành

Thân cột (2) Cứng, cao, không cành Thân đứng

(3) Thân cỏ Mềm, yếu, thấp

(4) Thân leo Leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn

(5) Thân bò (6) mềm yếu, bò lan sát đất

2. Điền vào chỗ chấm

Tuỳ theo cách mọc của thân mà người ta chia thân làm 3 loại: Thân đứng (thân gỗ, thân cột, thân cỏ), thân leo (thân cuốn, tua cuốn) và thân bò.

– Đáp án hoạt động điền vào chỗ trống trong bảng khi quan sát H. 11.4 sách hướng dẫn học

– Cây đa: Thân gỗ Cây rau má: Thân bò

– Cây dừa: thân cột Cây đậu Hà Lan: Thân leo nhờ tua cuốn

– Một loại cây bìm bìm:Thân leo nhờ thân cuốn Cây cỏ mần trầu: Thân cỏ

– Cây đậu: Thân leo nhờ thân cuốn

115

Chức năng của thân

– Đáp án hoạt động điền vào chỗ chấm: – Thân là một cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và

nâng đỡ tán lá.

3. Lá cây

Các bộ phận của lá cây:

– Để tìm hiểu lá cây bao gồm những bộ phận nào, trước hết giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Chức năng quan trọng nhất của lá là gì? Câu trả lời của câu hỏi này như sau: Chức năng quan trọng nhất của lá là quang hợp

Học sinh phải nêu được các bộ phận của lá thông qua hoạt động chú thích vào hình 11.5: 1. Cuống lá; 2. Gân lá; 3. Phiến lá

– Hoạt động hoàn thành bảng trong phiếu học tập: giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm cá nhân hoặc hoạt động nhóm.

– Hoạt động trả lời câu hỏi diễn ra sau hoạt động hoàn thành bảng trong phiếu học tập vì học sinh phải dựa vào những thông tin trong bảng vừa hoàn thành để trả lời câu hỏi, sau đây là gợi ý trả lời câu hỏi:

Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với phần cuống.

Những điểm giống nhau của phiến các loại lá: dạng bản dẹt, màu lục, là phần to nhất của lá. Những đặc điểm đó giúp phiến lá có thể thu nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.

Có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song và gân hình cung.

Các loại lá cây

– Ở hoạt động này, giáo viên nên cho học sinh quan sát lá cây trong hình 11.8 kết hợp với quan sát mẫu vật thật sẵn có ở địa phương để hoàn thành bảng bằng cách dán các thẻ chữ vào bảng. Sau đây là đáp án đúng

Đặc điểm Lá mồng tơi (Lá đơn) Lá hoa hồng (Lá kép)

Sự phân nhánh của cuống Cuống không phân nhánh. Mỗi cuống chỉ mang một phiến,

Cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con

Lá chét Không có lá chét Mỗi cuống con mang 1 phiến gọi là lá chét

116

Khi lá rụng Khi rụng thì cả cuống và phiến cùng rụng một lúc

Thường lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau

Vị trí của chồi nách Chồi nách nằm ở phía trên cuống

Chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, không có ở cuống con

Chú ý: Để không khí lớp học sôi nổi hơn, giáo viên có thể tổ chức hoạt động theo cách sau: + Chia lớp thành 2 đội chơi + Mỗi đội có 5 phút để hoàn thành bảng + Đội thắng cuộc sẽ là đội hoàn thành bảng trước và điền đúng nhiều ô trống trong bảng nhất – Kết thúc hoạt động này, giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm học sinh học ở ngoài thiên

nhiên, ví dụ cho học sinh đi quanh sân trường và yêu cầu các em nhận biết tên các cây, dạng lá của chúng. Hết thời gian cho phép, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm mình.

4. Các biến dạng của rễ, thân, lá cây

Mạch kiến thức của hoạt động này là đầu tiên học sinh phải nắm được dấu hiệu nhận biết bộ phận nào đó là rễ, là thân hay lá bằng cách trả lời 3 câu hỏi sau:

1. Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là rễ cây là gì? 2. Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là thân cây là gì? 3. Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là lá cây là gì? Sau đây là đáp án của các câu hỏi trên: (1) không phân đốt, có thể mang chồi (2) mang lá, chồi, có thể phân đốt (3) mọc ra từ thân và ở dưới chồi, có thể là phần kéo dài của phiến lá, gân lá, có thể tách ra

khỏi thân tương đối dễ dàng – Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật và cho biết củ khoai lang, củ khoai

tây, gai cây xương rồng thuộc bộ phận nào của cây? Giải thích. Mục đích của hoạt động này là dựa vào kết quả của các câu trả lời của các câu hỏi nêu trên,

học sinh phải nhận ra của khoai lang, củ su hào, gai xương rồng thuộc bộ phận nào của cây. Sau đây là gợi ý các câu trả lời:

+ Củ khoai lang thuộc rễ cây vì không phân đốt, có rễ con mọc ra từ củ. + Củ su hào thuộc thân cây vì mang lá, chồi. + Gai xương rồng là do lá cây biến đổi thành vì mọc ra từ thân và ở dưới chồi.

– Tiếp theo là hoạt động quan sát hình 11.9 và hoàn thành phiếu học tập. Hoạt động này một lần nữa yêu cầu học sinh vận dụng những dấu hiệu nhận biết các bộ phận của thân để nhận biết các dạng biến dạng của rễ, thân, lá. Sau đây là gợi ý đáp án của phiếu học tập.

117

Bảng 1: Một số loại rễ biến dạng

STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của rễ biến dạng

Chức năng đối với cây

Tên rễ biến dạng (rễ củ, rễ móc, rễ thở,

giác mút)

1 Cây sắn Rễ phình to Dự trữ Rễ củ

2 Cây trầu không

Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc

vào trụ bám

Giúp cây leo lên Rễ móc

3 Cây tầm gửi Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc

cành của cây khác

Lấy thức ăn từ cây chủ

Giác mút

4 Cây bụt mọc Sống trong điều kiện thiếu không khí

Rễ mọc ngược lên trên mặt đất

Lấy oxi cung cấp cho các phần rễ

dưới đất

Rễ thở

Bảng 2: Một số loại thân biến dạng

STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của thân biến dạng

Chức năng đối với cây

Tên thân biến dạng (thân củ, thân rễ, thân mọng nước)

1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân củ

2 Củ khoai tây Thân củ nằm dưới mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân củ

3 Củ gừng Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân rễ

4 Củ dong ta (hoàng tinh)

Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân rễ

5 Xương rồng Thân mọng nước, mọc trên mặt đất

Dự trữ nước. Quang hợp

Thân mọng nước

118

Bảng 3: Một số loại lá biến dạng

STT Tên vật mẫu

Đặc điểm hình thái của lá biến dạng

Chức năng đối với cây

Tên lá biến dạng (lá vảy, dự trữ, bắt mồi, lá biến thành gai, tua cuốn,

tay móc)

1. Xương rồng Lá có dạng gai nhọn Làm giảm sự thoát hơi nước

Lá biến thành gai

2. Cành đậu Hà lan

Lá ngọn có dạng tua cuốn

Giúp cây leo lên cao

Tua cuốn

3. Cành mây Lá ngọn có dạng tay có móc

Giúp cây bám leo lên cao

Tay móc

4. Củ dong ta Lá phủ trên thân, rễ, có dạng vảy mỏng, màu

nâu nhạt

Che chở, bảo vệ cho chồi của thân

rễ

Lá vảy

5. Cù hành Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng

Chứa chất dự trữ cho cây

Lá dự trữ

6. Cây bèo đất Trên lá có rất nhiều lông tuyến tiết chất

dính thu hút và có thể tiêu hoá con mồi

Bắt và tiêu hoá ruồi

Lá bắt mồi

7. Cây nắp ấm Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy,

thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hoá được sâu bọ

Bắt và tiêu hoá sâu bọ chui vào

bình

Lá bắt mồi

5. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

– Học sinh học cá nhân, giáo viên có thể hỗ trợ học sinh yếu kém đọc và hiểu nội dung đoạn văn.

– Học sinh trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả với bạn, báo cáo kết quả với giáo viên. Ở hoạt động này, học sinh dễ dàng trả lời được các câu hỏi bởi nội dung của câu trả lời chứa trong phần thông tin học sinh vừa đọc.

– Chú ý: giáo viên nên khuyến khích học sinh trả lời theo suy nghĩ của các em, không nhất thiết phải đúng nguyên như trong đoạn văn.

119

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Lần lượt em hỏi bạn và nghe bạn trả lời câu hỏi: Ở hoạt động này, học sinh hoạt động theo cặp. Hoạt động này giúp học sinh: + phân biệt được các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh. + chứng minh được cây xanh là một thể thống nhất. 2. Giới thiệu với bạn về một số cây em vẽ hoặc sưu tầm được Hoạt động này tiếp nối và phát triển hoạt động cơ bản. Hoạt động này giúp học sinh hệ thống

hoá kiến thức về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của cây xanh và tạo cơ hội để học sinh liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn. Không những thế thông qua hoạt động này còn giúp học sinh rèn ngôn ngữ nói. Điều này là rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

3. Trò chơi: Đố bạn Học sinh cả lớp tham gia chơi trò chơi (xem sách hướng dẫn học). Chú ý nên chọn bạn lớp

trưởng làm quản trò và một bạn có nét chữ to, dễ đọc làm thư kí ghi lại số câu trả lời đúng của mỗi đội. Đội thắng sẽ là đội trả lời được nhiều câu đố nhất.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

– Học sinh tự học ở nhà theo hướng dẫn trong sách hướng dẫn học. – Khuyến khích học sinh về nhà thực hiện tất cả các hoạt động, sau khoảng 1– 2 tuần sau

đến báo cáo với giáo viên.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Hãy tìm hiểu trong thư viện (thư viện lớp học hoặc thư viện nhà trường) – Học sinh có thể thực hiện hoạt động này với sự trợ giúp của bố/mẹ, ông/bà, anh/chị, hoặc

người lớn – Giáo viên cần có những nhận xét, phản hồi kết quả hoạt động ứng dụng của học sinh 2. Hãy viết một đoạn văn mô tả một cây bất kì mà em biết Hoạt động này không chỉ giúp học sinh ứng dụng kiến thức vào thực tiễn mà còn giúp các

em rèn luyện ngôn ngữ viết. Giáo viên nên khuyến khích các em viết các loại cây khác nhau sau đó trao đổi bài viết cho nhau. Hoạt động này còn giúp học sinh nhận ra sự đa dạng phong phú của thực vật.

Bài 12. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở CÂY XANH

1. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, học sinh có thể: – Nêu được vai trò của nước và muối khoáng đối với cây xanh. – Vẽ và mô tả được con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh. – Thực hiện được các bước thí nghiệm chứng minh cây cần nước muối khoáng và thí nghiệm

chứng minh cây có sự thoát hơi nước.

120

– Ứng dụng được kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng trong việc chăm sóc cây trồng trong gia đình.

2. Hướng dẫn chung

a) Chuẩn bị của giáo viên

Giáo viên chuẩn bị các tranh, ảnh, video thể hiện vai trò của nước và các nguyên tố khoáng trong cây, ví dụ: tranh về cây bón đầy đủ nước và thiếu nước; tranh về cây bón đủ đạm và thiếu đạm...

Chuẩn bị tranh ảnh/video về con đường đi của nước từ ngoài môi trường vào trong cây, lên đến lá cây.

Chuẩn bị một số thí nghiệm chứng minh vai trò của nước và các nguyên tố khoáng như Na, K...

b) Thông tin bổ sung

Vai trò của nước đối với cây trồng – Nước là thành phần cơ bản của tế bào ở cây. Nước chiếm 70–90% khối lượng chất tươi,

quy định cấu trúc, các tính chất lí hoá và chiều hướng trao đổi chất. – Nước là nhân tố đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và giữa cơ thể và với môi trường: – Là dung môi hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ – Là môi trường của các phản ứng sinh hoá – Là nguyên liệu tổng hợp nên chất hữu cơ trong quang hợp, nguyên liệu của hô hấp và các

phản ứng trao đổi chất. – Là nhân tố điều hoà nhiệt độ của cây. – Là phân tử lưỡng cực có ion trao đổi với các chất khoáng, duy trì pH của tế bào. – Đảm bảo và duy trì hình dạng tế bào do có sức trương nước. Sự phân bố của cây cối phản

ánh sự hiện diện và nhu cầu cần nước: cây thuỷ sinh sống ngập trong nước, cây hạn sinh sống nơi ít nước, đa số cây là trung bình.

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động khởi động này nhằm giúp cho học sinh thấy được vai trò của nước và muối

khoáng như là “thức ăn, nước uống” của cây. Hoạt động khởi động 2, giáo viên huy động những hiểu biết của người học về con đường đi

của nước từ ngoài môi trường vào trong cây, theo hướng: nước từ đất vào rễ lên thân rồi lên lá và thoát ra ngoài. Một phần nước được giữ lại trong cây cho các hoạt động sống của cây.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Tìm hiểu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây xanh

a) Hãy nghiên cứu hai thí nghiệm sau đây

Mục đích của 2 thí nghiệm giúp hình thành ở học sinh kĩ năng hình thành giả thuyết, thiết kế thí nghiệm và phân tích dữ liệu thông qua thí nghiệm.

121

b) Hãy thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi

Thí nghiệm của bạn Minh nhằm mục đích tìm hiểu vai trò của nước đối với cây xanh (có thể phát biểu thành giả thuyết là: nước có vai trò quan trọng đối với cây xanh).

Thí nghiệm của bạn Tuấn nhằm mục đích tìm hiểu vai trò của phân đạm đối với cây xanh (giả thuyết là: phân đạm có vai trò quan trọng đối với cây xanh).

c) Phân tích kết quả thí nghiệm

Kết luận thí nghiệm của Minh: Cây cần nước để sống, sinh trưởng và phát triển

Kết luận thí nghiệm của Tuấn: Cây cần đạm để sinh trưởng

d) Quan sát bảng và nhận xét

Bảng trên cho thấy:

Các loài cây khác nhau thì lượng nước trong cây khác nhau. Cũng là các bộ phận như nhau (ví dụ: lá) nhưng ở các loài cây khác nhau lượng nước trong các bộ phận đó khác nhau.

Các bộ phận khác nhau trong cây chứa lượng nước khác nhau.

Nước trong các hạt khô chiếm tỉ lệ thấp nhất (12–14%), tiếp đến là nước trong thân cây gỗ (40–50%), còn trong các bộ phận khác của cây như lá, củ, quả lượng nước chiếm tỉ lệ cao hơn, có khi lên đến 95%.

đ) Bài tập

Hãy khoanh vào Đúng hay Sai trong các nhận định sau:

Nhận định Đúng hay Sai

Cơ thể thực vật chủ yếu là nước. Đúng

Một số cây cần nhiều nước và muối khoáng còn một số thì cần ít. Đúng

Tất cả các giai đoạn của cây đều cần nước như nhau Sai

2. Tìm hiểu con đường lấy nước và muối khoáng của cây xanh

a) Vẽ hình con đường lấy nước và muối khoáng của cây

Học sinh vẽ sơ đồ con đường về con đường lấy nước và muối khoáng của cây xanh: Nước và muối khoáng từ môi trường ngoài là đất → rễ → thân →lá.

b) Hãy làm các thí nghiệm dựa theo các mô tả dưới đây

Học sinh làm thí nghiệm như trong sách hướng dẫn. Giáo viên quan sát và hướng dẫn các em khi các em lúng túng. Lưu ý thí nghiệm 1 và 2 cắt cây và cành hoa đúng vị trí, vì nếu cắt không đúng so với yêu cầu sẽ phải đợi lâu mới có kết quả. Thí nghiệm 3 nên sử dụng cây hơi lớn một

122

chút, vì nếu cây quá bé sẽ lâu thấy quá trình thoát hơi nước. Mặt khác, nếu thời tiết lạnh sẽ lâu nhìn thấy kết quả hơn là thời tiết nắng ấm.

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cẩn thận và ghi chép lại những hiện tượng xảy ra theo thời gian. Sau đó thảo luận nhóm và giải thích kết quả.

Thí nghiệm 1: Hiện tượng ứ giọt khi cây bị cắt ngang Thí nghiệm 2: Hiện tượng hoa hồng trắng đổi màu do nước trong bình có màu đỏ Thí nghiệm 3: Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu

c) Giải thích kết quả các thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm 1: khi cắt ngang thân cây và cây bị ứ giọt chứng tỏ nước từ ngoài môi trường đất đã được hút vào trong cây qua rễ cây.

Kết quả thí nghiệm 2: hoa hồng trắng cắm vào cốc nước có màu đỏ đã đổi màu cánh hoa là do nước màu đỏ đã được hút từ trong cốc và dẫn lên qua cành hoa đến các cánh hoa.

Kết quả thí nghiệm 3: thí nghiệm này cho thấy phần lớn nước vào cây đã không ở lại trong cây mà thoát ra ngoài qua lá.

Hãy nêu mục đích của mỗi thí nghiệm trên: Mục đích thí nghiệm 1: thí nghiệm này muốn chứng tỏ rễ cây hút nước từ ngoài môi trường

đất vào trong cây. Mục đích thí nghiệm 2: thí nghiệm này muốn chứng minh thân cây dẫn nước. Mục đích thí nghiệm 3: thí nghiệm này muốn chứng minh sự thoát hơi nước ở lá. – Hoàn thành bảng sau để xác định vai trò của các bộ phận của cây xanh trong việc trao đổi

nước và dinh dưỡng khoáng

TT Bộ phận của cây xanh Vai trò

1 Rễ Hấp thụ nước và muối khoáng từ môi trường đất vào trong cây.

2 Thân Dẫn nước và muối khoáng từ rễ vào cây và lên lá cây.

3 Lá Thoát hơi nước.

3. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng

Hãy thảo luận và thiết kế thí nghiệm chứng minh nhiệt độ ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng.

Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn cây có lá mềm như cây cà chua, cây đậu xanh, cây cải. Học sinh thiết kế thí nghiệm thay đổi nhiệt độ, cần thiết kế 2 chậu cây có nhiệt độ môi trường ngoài khác nhau. Gợi ý, có thể sử dụng bóng điện chiếu gần và chiếu xa (tuy nhiên, cần chấp nhận nhiệt độ khác nhau kèm theo ánh sáng khác nhau, nhưng điều quan trọng học sinh biết cách thay đổi yếu tố thí nghiệm)

123

Đọc các thông tin sau và trả lời các câu hỏi:

Hãy mô tả con đường lấy nước và muối khoáng ở cây xanh? Nước và muối khoáng trong đất được rễ cây hấp thụ nhờ lông hút, sau đó chuyển qua vỏ tới

mạch gỗ và được vận chuyển lên thân cây rồi đến các bộ phận khác của cây. Muốn cây xanh sinh trưởng và phát triển tốt cần phải làm gì? Cây cần nước và muối khoáng và các yếu tố khác như ánh sáng, không khí... vì vậy, muốn

cây xanh sinh trưởng và phát triển tốt cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cây, đặc biệt là nước và các ion khoáng.

Tại sao thoát hơi nước ở lá được gọi là “tai hoạ tất yếu” của cây xanh? Giáo viên cần biết các kiến thức này, nhưng chỉ giải thích cho học sinh ở mức độ đơn giản. Thoát hơi nước là “tai hoạ” vì nó làm mất đi một số lượng lớn nước ở cây xanh. Trong

1000g nước hấp thụ vào cây, qua khí khổng đã thoát đi 990g, còn lại 2g dùng để tạo thành chất hữu cơ và 8g cho các quá trình khác.

Thoát hơi nước là cần thiết vì có 4 vai trò quan trọng: – Là động cơ tận cùng phía trên đảm bảo cho dòng nước đi lên. – Thoát hơi nước đảm bảo cho sự hấp thụ khoáng, cho quang hợp và hô hấp: sự thoát hơi

nước kéo dòng nước có chất khoáng hoà tan chuyển lên lá dùng cho quang hợp tạo chất hữu cơ, sự thoát hơi nước cô đặc chất hữu cơ ở lá. Khi thoát hơi nước, khí khổng mở tạo điều kiện cho trao đổi khí oxi và cacbonic giúp cho quang hợp và hô hấp xảy ra.

– Thoát hơi nước làm cây dịu mát. – Thoát hơi nước có vai trò điều hoà khí hậu.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Xem phim về con đường đi của nước từ môi trường đất vào rễ: giáo viên cần chuẩn bị video hoặc nếu không có video có thể sử dụng tranh ảnh minh hoạ.

Xem phim về cây thiếu dinh dưỡng giáo viên có thể tự trồng cây trong các môi trường khác nhau, chụp ảnh và quay phim để minh hoạ cho học sinh quan sát.

Đề xuất biện pháp kĩ thuật giúp cây lúa phát triển nhanh: ở bài này giáo viên chỉ cần nhấn mạnh vai trò của nước, nêu các biện pháp kĩ thuật giúp cây lấy nước nhanh: ví dụ: cần cày xới cho tơi đất trước khi cấy lúa; làm cỏ sục bùn; luôn giữ đủ nước cho cây....

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Yêu cầu học sinh chọn một cây nào đó học sinh yêu thích để trồng, chụp ảnh, quay phim. Hoặc nếu không có điều kiện trồng thì học sinh đọc trong các tài liệu về cây đó và viết thành báo cáo.

124

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu và viết báo cáo/ làm bài thuyết trình về nghề trồng lúa ở nước ta.

Bài 13. QUANG HỢP Ở CÂY XANH 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức, kĩ năng, thái độ

Sau khi học bài này, học sinh có thể: – Nêu được “quang hợp là gì?”, kể tên được các nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp,

vẽ và mô tả được sơ đồ tổng quát của quang hợp, nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật. – Thực hiện được thí nghiệm phát hiện tinh bột – sản phẩm của quang hợp. – Giải thích được một số hiện tượng thực tế như vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng,

trồng cây làm không khí trong lành, vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh... – Nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương. – Say mê, yêu thích hơn các hoạt động học tập, nghiên cứu, tìm tòi...

b) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực biểu đạt: nói, đọc, viết, lắng nghe – Đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề: đề xuất giả thuyết nghiên cứu, kĩ năng làm thí

nghiệm, kĩ năng thu thập, ghi chép các dữ liệu và rút ra kết luận vấn đề.

– Tư duy logic

– Năng lực chịu trách nhiệm với môi trường sống, làm việc nhóm.

2. Tổ chức hoạt động học

a) Hướng dẫn chung

– Tổ chức làm việc nhóm, cả lớp hoặc cá nhân cho học sinh

– Qua các hoạt động của học sinh như vẽ, làm thí nghiệm giúp nhớ lại, hình thành ý niệm về nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp.

– Từ các hoạt động như làm thí nghiệm, quan sát kết quả thí nghiệm, đọc thông tin, trả lời câu hỏi, điền sơ đồ, thảo luận... để củng cố, hoàn thiện khái niệm về quang hợp, vai trò của quang hợp với sự sống, sau đó giúp học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng mới được hình thành ở phần trên để giải quyết các câu hỏi, vấn đề đặt ra.

– Lập kế hoạch và triển khai công việc làm ở nhà nhằm vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết tình huống có liên quan đến quang hợp trong cuộc sống.

125

– Từ các nguồn thông tin khác nhau (thư viện, internet...), học sinh tìm hiểu thêm các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết ...

b) Hướng dẫn tổ chức hoạt động

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

– Giáo viên chuẩn bị sẵn giấy vẽ, bút chì màu hoặc màu sáp cho tất cả các nhóm để chuẩn bị cho hoạt động 1 của học sinh.

– Giáo viên chuẩn bị sẵn các khay thí nghiệm cho tất cả các nhóm để chuẩn bị cho hoạt động 2 của học sinh. Mỗi khay có: một củ khoai tây hoặc khoai lang, một lọ chứa dung dịch iốt có công tơ hút, 1 dao nhỏ, 1 bản Hướng dẫn làm thí nghiệm in và ép plastic.

Hoạt động 1. Vẽ tranh màu thể hiện cây cần nước và ánh sáng

– Giáo viên chia nhóm học sinh, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1 thư kí. Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm dựa vào Hoạt động 1. Vẽ tranh màu thể hiện cây cần nước và ánh sáng trong sách hướng dẫn học.

– Nhóm trưởng lên góc học tập của lớp lấy giấy vẽ, bút chì màu hoặc màu sáp để phát cho các bạn trong nhóm.

– Học sinh vẽ 2 cây: được tưới nước đầy đủ và cây không được tưới nước và nhận xét sự khác nhau giữa hai cây.

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận về 2 vấn đề:

+ Cây cần nước hay không?

+ Nếu cây đó, mặc dù được tưới nước đầy đủ nhưng bị để trong bóng tối lâu ngày thì cây đó sẽ như thế nào?

– Thư kí ghi chép lại những nội dung trao đổi hoặc kết quả làm việc của nhóm.

– Các nhóm thu lại tranh vẽ , nộp để giáo viên có thể đánh giá, nhận xét.

– Giáo viên điều khiển các nhóm báo cáo lại kết quả thảo luận của nhóm.

Hoạt động 2. Thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử iôt

– Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm dựa vào Hoạt động 2. Thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử iôt trong sách hướng dẫn học. Giáo viên nhắc nhở học sinh những yêu cầu về an toàn thí nghiệm với dao, hoá chất, về vệ sinh.

– Các nhóm trưởng lên lấy khay thí nghiệm về cho nhóm mình rồi đọc hướng dẫn làm thí nghiệm cho cả nhóm và phân công thứ tự các bạn làm thí nghiệm. Đảm bảo cho tất cả học sinh trong nhóm đều được làm thí nghiệm.

– Nội dung của hướng dẫn làm thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử iôt:

126

+ Cắt 1 lát khoai tây hoặc khoai lang dày khoảng 0,5 cm. + Nhỏ 1 giọt dung dịch iôt loãng lên lát khoai. + Quan sát màu của lát khoai sau khi nhỏ iôt. Trường hợp không có sẵn khoai, có thể dùng một ít cơm nguội hoặc ruột bánh mì. – Học sinh trao đổi kết quả với các bạn khác trong nhóm và các nhóm khác. – Thư kí của nhóm ghi lại kết quả thí nghiệm của nhóm. – Giáo viên điều khiển các Nhóm trưởng báo cáo lại kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận để

học sinh ghi lại vào vở: Khi nhỏ iôt vào tinh bột sẽ có màu xanh tím (xanh đen) nên người ta có thể dùng iôt làm thuốc thử tinh bột.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

– Giáo viên làm trước thí nghiệm “Cây cần ánh sáng để làm gì?” từ 3 ngày trước giờ học, ngắt chiếc lá đã bịt băng giấy đen mang lên lớp để tiếp tục thí nghiệm biểu diễn hoặc sưu tầm phim – thí nghiệm ảo đến lớp chiếu cho học sinh xem. Giáo viên và học sinh cũng có thể thiết kế thí nghiệm khác, sử dụng các cây có lá mỏng như cây cúc sao, cây khoai lang, mướp...) với mục đích tìm hiểu sự tạo tinh bột ở lá cây khi được chiếu sáng.

Hoạt động 1. Thí nghiệm: Cây cần ánh sáng để làm gì?

Nếu làm thí nghiệm thì tiến trình giờ học sẽ có thể như sau: – Học sinh cả lớp đọc các bước làm thí nghiệm rồi theo dõi giáo viên thực hiện các thao tác

tiếp theo nhằm phát hiện ở phần nào của chiếc lá có tinh bột. – Giáo viên làm tiếp các thao tác: + Gỡ bỏ băng giấy đen trên bề mặt lá + Cho lá đó vào cốc nhỏ đựng cồn 90o + Đặt cốc nhỏ đó vào cốc lớn đựng nước + Đặt cốc lớn đó lên kiềng rồi đun cách thuỷ bằng bếp đèn cồn cho đến khi lá mất màu xanh

(chất diệp lục ở lá bị tẩy hết) + Dùng kẹp gắp lá ra khỏi cốc nhỏ đựng cồn, nhúng lá vào cốc nước ấm để rửa sạch cồn. + Đặt lá vào trong đĩa petri, nhỏ vài giọt dung dịch iôt loãng lên bề mặt lá – Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và điền chú thích màu sắc vào hình

vẽ trong sách học sinh. Phần được chiếu sáng có màu sẫm – xanh tím (hoặc nâu đen), phần không được chiếu sáng có màu nhạt – nâu vàng (của iôt).

Hoạt động 2. Trả lời câu hỏi

+ Tại sao 2 phần của chiếc lá có màu khác nhau? + Qua thí nghiệm này em rút ra được kết luận gì? Học sinh trả lời.

127

Hoạt động 3. Điền từ vào chỗ chấm trong câu khuyết ở sách học sinh

Câu đầy đủ sẽ là: Lá cây chế tạo ra tinh bột khi được chiếu sáng.

Hoạt động 4. Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi

– Giáo viên cho học sinh xem phim mô tả thí nghiệm, hoặc cho các nhóm quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm tìm hiểu chất khí được giải phóng ra khi thực vật được chiếu sáng trong môi trường được cung cấp đủ khí cacbonic trong sách học sinh.

– Nhóm trưởng điều khiển các bạn, trả lời các câu hỏi: + Tại sao em biết có chất khí được giải phóng ra? Câu trả lời là: Trong ống nghiệm thấy có các bọt khí nổi lên. + Chất khí đó là khí gì? Câu trả lời là: Khí oxi (Dựa theo hình vẽ) – Giáo viên cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và rút kết luận để học sinh ghi vào vở: Khi thực vật được chiếu sáng trong môi trường được cung cấp đủ khí cacbonic sẽ giải phóng

ra khí oxi.

Hoạt động 5. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

– Học sinh tự đọc thông tin trong bảng và trả lời câu hỏi vào vở + Quang hợp là gì? Câu trả lời: Đó là quá trình mà cây xanh nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và

năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra các chất hữu cơ (đường, tinh bột...), đồng thời nhả ra khí oxi.

+ Các nguyên liệu cần cung cấp cho quá trình quang hợp là những chất nào? Câu trả lời: Nước và khí cacbonic. Ánh sáng và chất diệp lục là những yếu tố cần thiết cho

quá trình quang hợp. + Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì? Câu trả lời: Là các chất hữu cơ như đường, tinh bột... + Nêu vai trò của quang hợp đối với cây xanh và các sinh vật khác.

Câu trả lời: Quang hợp cung cấp thức ăn cho cây xanh và các sinh vật khác. Ngoài ra, quang hợp còn cung cấp khí oxi cần cho sự sống của các sinh vật.

– Giáo viên theo dõi và giúp học sinh hoàn thiện các câu trả lời.

Hoạt động 6. Điền vào các ô trống

– Giáo viên kẻ sẵn các ô trống trên bảng và gọi học sinh lên điền vào các ô trống trong sơ đồ khái quát về quá trình quang hợp ở cây xanh để tổng kết về quang hợp cho cả lớp.

128

– Học sinh điền như sơ đồ ở dưới. – Cần bổ sung thêm “Chất diệp lục” ở chỗ mũi tên ngang.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận

– Học sinh theo từng cặp quan sát 2 cái cây trong hình sách học sinh, thảo luận:

+ Chúng có gì khác nhau?

+ Vận dụng kiến thức đã học về quang hợp, giải thích lí do vì sao có sự khác nhau đó.

Về cơ bản, câu trả lời là: – 2 cây trong hình khác nhau ở chỗ cây bên phải hình to, cao, cành lá nhiều hơn và tươi tốt còn cây bên trái hình nhỏ, ít lá hơn, không tươi tốt bằng.

– Lí do là vì cây bên phải được chiếu sáng bình thường, cây bên trái không được chiếu sáng trong 2 tuần nên cây bên phải quang hợp được, tổng hợp được chất chất hữu cơ (thức ăn) cho mình nên phát triển tốt, còn cây bên trái thì ngược lại.

– Giáo viên gọi đại diện vài cặp phát biểu ý kiến rồi đi đến thống nhất câu trả lời chung.

Hoạt động 2. Điền từ vào hình vẽ

– Giáo viên có thể chiếu hình vẽ, hoặc sử dụng tranh phóng to hình và các tấm bìa có in sẵn các từ Năng lượng ánh sáng mặt trời; oxi; cacbonic; đường; nước và muối khoáng để cho đại diện các nhóm học sinh lên lắp ghép vào hình trên bảng.

– Học sinh các nhóm tự làm việc điền các từ tương ứng đã cho với các số trong bức tranh Đáp án là: 1. Năng lượng ánh sáng mặt trời. 2. Cacbonic. 3. Oxi. 4. Đường. 5. Nước và muối khoáng. – Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.

129

Hoạt động 3. Thảo luận, trả lời câu hỏi

– Học sinh các nhóm thảo luận, trả lời cho câu hỏi: Trong thí nghiệm “Cây cần ánh sáng để làm gì?”, việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì?

Câu trả lời là: Việc bịt một phần lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm ngăn ánh sáng chiếu vào phần lá này, mục đích là để đối chứng với phần lá không bị bịt. Phần lá bị bịt không chế tạo được tinh bột, còn phần lá không bị bịt sẽ chế tạo được tinh bột. Điều đó chứng tỏ cây chỉ chế tạo chất hữu cơ (đường, bột...) khi có ánh sáng.

– Giáo viên tổng kết, đánh giá câu trả lời của các nhóm học sinh.

Hoạt động 4. Thiết kế quy trình làm thí nghiệm

– Học sinh các nhóm làm việc, cùng thiết kế quy trình thí nghiệm chứng minh cây lấy khí cacbonic, nhả ra khí oxi qua quá trình quang hợp.

– Giáo viên có thể chiếu slide Quy trình thí nghiệm hoặc phát cho học sinh các tờ Hướng dẫn làm thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm 1

+ Chuẩn bị một cái cốc thuỷ tinh đầy nước giàu khí cacbonic (CO2) bằng cách cho vào cốc một ít bicacbonat natri (NaHCO3)

+ Đặt một số cành cây thuỷ sinh (như rong đuôi chó hoặc tóc tiên nước)vào 1 cái phễu thuỷ tinh sao cho đầu cắt của cành hướng về phía cuống phễu, sau đó úp ngược phễu vào cốc nước giàu CO2, sao cho toàn bộ phễu cùng các cành cây thuỷ sinh ngập trong nước.

+ Úp lên cuống phễu một ống nghiệm đựng đầy nước (bằng cách: lấy ống nghiệm đổ đầy nước, dùng ngón tay cái bịt kín miệng và dốc ngược ống nghiệm lại rồi úp lên cuống phễu).

+ Đặt cả hệ thống ra ngoài nắng hay dùng đèn chiếu trong 1 giờ. + Từ các cuống cành xuất hiện các bọt khí, đi lên phía đáy ống nghiệm. Nước trong ống

nghiệm dần dần hạ xuống. + Khi thấy lượng khí trong ống nghiệm đã được khá nhiều thì lấy ngón tay bịt kín miệng ống

nghiệm, dốc ngược lại. Dùng một que diêm đã tắt nhưng còn tàn đỏ đưa vào ống nghiệm thì thấy cháy bùng lên.

Thí nghiệm 2 (đối chứng)

+ Đặt song song với thí nghiệm 1, cũng tiến hành giống như thí nghiệm 1 nhưng cốc thuỷ tinh ban đầu chứa nước bình thường, không bổ sung bicacbonat natri (NaHCO3).

+ Quan sát và so sánh số lượng bọt khí trong thí nghiệm 1 và 2. + Rút ra kết luận – Học sinh đối chiếu với quy trình mình đã làm, chỉnh sửa và có thể tự làm thí nghiệm ở nhà. – Học sinh và giáo viên có thể đưa ra các thí nghiệm không giống với các thí nghiệm trên

nhưng vẫn cùng mục đích.

130

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

– Học sinh tự làm việc ở nhà theo hướng dẫn trong sách học sinh rồi khoảng 1– 2 tuần sau đến báo cáo với giáo viên.

– Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghi nhật kí cho cây theo mẫu sau:

TT Ngày Chăm sóc (tưới nước, bón phân...) Chiều cao cây Số lá cây

Ghi chú (Hiện tượng gì đặc biệt)

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Hoạt động 1. Tìm tư liệu từ nguồn sách thư viện, internet

Học sinh tự làm việc.

Hoạt động 2. Tìm hiểu thí nghiệm của nhà bác học Priesley

Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm của nhà bác học Priesley và thảo luận, trả lời câu hỏi.

Đáp án:

– Sự khác giữa hình (a) và hình (b) là: trong hình (a) cây nến cháy và con chuột còn sống; trong hình (b) cây nến tắt, con chuột chết.

– Giữa hình (c) và (d) không có gì khác nhau. – Giải thích sự khác nhau giữa kết quả quan sát của câu 1 và 2: + Ở hình (b) cây nến tắt, con chuột chết vì khi nến cháy và con chuột sống đã lấy oxi trong

chuông tuỷ tinh, đến khi hết oxi thì nến tắt và chuột cũng chết. + Ở hình (c) và (d) không có gì khác nhau vì trong chuông thuỷ tinh còn có 1 cái cây. Cây

lấy khí cacbonic do hô hấp của chuột và do sự cháy của cây nến thải ra để tổng hợp chất hữu cơ qua quá trình quang hợp, đồng thời nhả ra khí oxi, cung cấp cho chuột và cho sự cháy của nến. Kết quả là chuột vẫn sống và nến vẫn cháy.

– Khí oxi có vai trò quan trọng đối với động vật. Động vật lấy oxi để hô hấp. Không có oxi, động vật sẽ chết.

Bài 14. HÔ HẤP Ở CÂY XANH 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức, kĩ năng, thái độ Sau khi học bài này, học sinh có thể:

131

– Nêu được “hô hấp là gì?” – Kể tên được các nguyên liệu và sản phẩm của hô hấp. – Nêu được vai trò của hô hấp với cây xanh. – Giải thích được một số hiện tượng thực tế. – Làm được thí nghiệm phát hiện khí cacbonic là sản phẩm của quá trình hô hấp. – Say mê, yêu thích hơn các hoạt động học tập, nghiên cứu, tìm tòi... b) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: – Năng lực biểu đạt: nói, đọc, viết, lắng nghe – Đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề: đề xuất giả thuyết nghiên cứu, kĩ năng làm thí

nghiệm, kĩ năng thu thập, ghi chép các dữ liệu và rút ra kết luận vấn đề. – Tư duy logic – Năng lực chịu trách nhiệm với môi trường sống, làm việc nhóm.

2. Tổ chức hoạt động học

a) Hướng dẫn chung – Tổ chức làm việc nhóm, cả lớp hoặc cá nhân cho học sinh – Qua thí nghiệm giúp học sinh hình thành, nhớ lại ý niệm về sản phẩm của quá trình hô hấp

ở thực vật. – Từ các hoạt động như làm thí nghiệm, quan sát hình vẽ thí nghiệm, đọc thông tin, trả lời

câu hỏi, điền sơ đồ, thảo luận... để củng cố, hoàn thiện khái niệm về hô hấp, vai trò của quang hợp với sự sống, sau đó giúp học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng mới được hình thành ở phần trên để giải quyết các câu hỏi, vấn đề đặt ra.

– Lập kế hoạch và triển khai công việc làm ở nhà nhằm vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm thí nghiệm hoặc giải quyết tình huống có liên quan đến hô hấp ở thực vật trong cuộc sống.

b) Hướng dẫn tổ chức hoạt động

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động. Thí nghiệm thổi vào nước vôi trong

– Giáo viên chuẩn bị sẵn các khay thí nghiệm cho tất cả các nhóm để chuẩn bị cho hoạt động của học sinh. Mỗi khay có: các ống nghiệm hoặc cốc thuỷ tinh đựng nước vôi trong (số ống hoặc cốc bằng số cặp trong mỗi nhóm), các ống nhựa (có thể lấy ống uống nước giải khát) 1 bản Hướng dẫn làm thí nghiệm thổi vào nước vôi trong in và ép plastic.

– Sau khi nhận các khay thí nghiệm về, nhóm trưởng chia các bạn trong nhóm thành từng cặp làm thí nghiệm.

132

– Trong mỗi cặp: Một bạn dùng 1 ống nhựa thổi từ từ vào ống nghiệm (hoặc cốc) thuỷ tinh đựng nước vôi trong, bạn còn lại quan sát hiện tượng, sau đó đổi vai trò cho nhau.

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận, giải thích hiện tượng xảy ra trong ống (cốc) thuỷ tinh.

– Giáo viên mời đại diện các nhóm phát biểu về hiện tượng và giải thích. Sau đó giáo viên tổng kết lại.

Hiện tượng xảy ra khi thổi từ từ vào ống nghiệm (hoặc cốc) thuỷ tinh đựng nước vôi trong là xuất hiện các vẩn đục trắng ở trong cốc. Đó là do khí cacbonic có trong không khí ta thở ra đã kết hợp với nước vôi trong (canxi hydroxit) tạo thành canxi cacbonat kết tủa – chính là các vẩn đục trắng, sau 1 khoảng thời gian sẽ tạo nên lớp váng trắng.

Giáo viên dẫn dắt học sinh đến kết luận và cho học sinh ghi vào vở: Có thể dùng nước vôi trong để kiểm tra trong môi trường có khí cacbonic.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Thí nghiệm tìm hiểu cây có hô hấp không

– Giáo viên chuẩn bị sẵn thí nghiệm: Lấy 2 cốc nước vôi trong, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp lên. Trong chuông A được đưa thêm 1 chậu cây nhỏ. Đặt 2 hệ thống này vào trong bóng tối.

– Sau khoảng 6–8 giờ, giáo viên cho học sinh đọc thí nghiệm trong sách học sinh, quan sát hệ thống thí nghiệm, nêu hiện tượng xảy ra, trả lời các câu hỏi phần này trong sách học sinh.

Hiện tượng: cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có 1 lớp váng dày. Cốc nước trong chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có 1 lớp váng trắng rất mỏng.

– Học sinh trả lời các câu hỏi:

+ Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì? Vì sao em biết?

+ Vì sao cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn?

+ Từ kết quả của thí nghiệm, có thể rút ra được kết luận gì?

– Giáo viên tổng kết lại các câu trả lời và cho học sinh ghi vào vở.

+ Không khí trong 2 chuông đều có cacbonic, vì có lớp váng trắng trong cốc nước vôi.

+ Cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn vì trong chuông A có nhiều khí cacbonic hơn do cây thải ra.

+ Kết luận: Khi không có ánh sáng, cây thải ra nhiều khí cacbonic.

133

Hoạt động 2. Quan sát hình vẽ thí nghiệm tìm hiểu thực vật lấy khí gì khi hô hấp

– Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm và quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm trong sách

học sinh. – Học sinh thảo luận nhóm và giải thích hiện tượng xảy ra. – Giáo viên mời đại diện các nhóm phát biểu rồi tổng kết lại, cho học sinh ghi vào vở. Hiện tượng xảy ra: que đóm đang cháy thì tắt, tia khói bay lên. Giải thích: Hạt nảy mầm hô hấp mạnh, lấy oxi của không khí trong bình. Oxi là chất khí cần

cho sự cháy, nên khi oxi không còn trong bình thì que đóm đưa vào đang cháy sẽ bị tắt.

Hoạt động 3. Thí nghiệm hạt nảy mầm có sinh ra nhiệt hay không?

– Để chuẩn bị cho hoạt động này, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh làm trước từ nhà. Đến giờ học, học sinh chỉ phải đem kết quả ghi chép về nhiệt độ theo thời gian ra để thảo luận nhóm.

– Giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận, tổng kết lại rồi để học sinh ghi vào vở. Giải thích: Nhiệt độ trong bình tăng dần do hạt nảy mầm hô hấp mạnh, đã sinh ra nhiệt.

Hoạt động 4. Đọc thông tin trong bảng và trả lời câu hỏi

– Giáo viên cho học sinh đọc thông tin trong bảng rồi viết câu trả lời các câu hỏi trong sách học sinh vào vở.

– Hô hấp ở cây là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của mình, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.

– Nguyên liệu của quá trình hô hấp: khí oxi, chất hữu cơ. Sản phẩm: năng lượng, khí cacbonic và hơi nước. – Hô hấp rất quan trọng đối với cây vì nó cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống

của cây.

Hoạt động 5. Điền vào các ô trống

– Giáo viên kẻ sẵn các ô trống trên bảng (giống như sơ đồ SGK) và gọi học sinh lên điền vào các ô trống trong sơ đồ khái quát về quá trình hô hấp ở cây xanh, sau đó cùng cả lớp hoàn thiện sơ đồ để tổng kết về hô hấp cho cả lớp.

134

– Lưu ý: cần nhấn mạnh sản phẩm của hô hấp là năng lượng nên cho học sinh bổ sung thêm ô “Năng lượng” vào sơ đồ.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1

– Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, viết câu trả lời vào vở. Trả lời – Nửa trái: quá trình quang hợp. Nửa phải: quá trình hô hấp. – Sơ đồ tóm tắt của quá trình ở nửa bên phải của hình giống như sơ đồ ở hoạt động 5

phần trên. – Quá trình đó luôn diễn ra liên tục, kể cả lúc được chiếu sáng hay lúc không được chiếu sáng

Hoạt động 2. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”

Trả lời: Nếu đất được phơi khô (“đất nỏ”) sẽ thoáng khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều nước và muối khoáng cung cấp cho cây, ví như cây được bón thêm phân.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Giáo viên giao cho học sinh về nhà làm các hoạt động ứng dụng, giờ học sau đến báo cáo với giáo viên.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Hoạt động 1. Trả lời câu hỏi

– Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài ở nhà. Đến giờ sau giáo viên sẽ kiểm tra và chấm vở. Trả lời:

1. Chọn phương án trả lời đúng: D. 2. Mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp: tuy là 2 quá trình ngược nhau, nhưng liên quan

mật thiết với nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia.

Hoạt động 2. Thiết kế thí nghiệm

– Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi nhóm thảo luận, thống nhất về quy trình thí nghiệm rồi cùng tiến hành làm và báo cáo lại kết quả cho giáo viên vào giờ học sau.

Bài 15. CƠ QUAN SINH SẢN CỦA CÂY XANH 1. Mục tiêu bài học

Sau khi học bài này, học sinh có thể:

135

– Phân biệt được các bộ phận của hoa – Phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. – Phân biệt được quả khô và quả thịt. – Chỉ và gọi tên được các bộ phận của hạt – Liệt kê được các cách phát tán của quả, hạt và đặc điểm thích nghi của chúng. – Hình thành được kĩ năng quan sát, xác định và mô tả được đặc điểm hình thái các cơ quan

sinh sản của cây xanh. – Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh sản của cây để chăm sóc và bảo vệ cây

trồng trong gia đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung.

2. Tổ chức hoạt động học

a) Hướng dẫn chung Kiến thức chủ yếu của mạch kiến thức này ở lớp 6 chủ yếu là sự khái quát đặc điểm hình thái

của cơ quan sinh sản của cây xanh và chức năng của chúng. Ở chương trình tiểu học, học sinh đã được học về đặc điểm của rễ, thân, lá, hoa, quả và chức

năng của chúng. Vì vậy, giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức học sinh đã được học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng kiến thức mới của bài học.

Đối với trình độ của học sinh lớp 6, giáo viên không cần thiết phải dạy sâu về cấu tạo giải phẫu của hoa, quả, hạt mà chỉ dừng lại ở việc quan sát các đặc điểm hình thái, sự đa dạng của chúng trong các môi trường sống khác nhau.

Nếu có điều kiện, giáo viên có thể tăng cường tổ chức cho học sinh học ngoài thiên nhiên (sân trường, vườn trường, các khu rừng hoặc các khu du lịch sinh thái có ở địa phương...). Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập ở ngoài thiên nhiên trước rồi trở về lớp hoặc ngược lại cho các em học tập dựa trên cơ sở quan sát các hình vẽ, tranh ảnh trong Hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 6 – Tập 1 trước rồi ra thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên. Cách tổ chức học tập này phù hợp với nhiều nội dung kiến thức trong chủ đề , ví dụ, khi dạy nội dung kiến thức về các loại hoa, quả...

Trong khi dạy chủ đề, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát tranh hình, thu thập và phân tích mẫu vật.

Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm mẫu vật mang đến lớp. Tuỳ theo địa phương, mùa vụ mà yêu cầu học sinh lấy mẫu, không nhất thiết phải có những mẫu như SGK đã nêu.

Trong quá trình sưu tầm vật mẫu, để bảo vệ môi trường giáo viên cần khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh về cơ quan sinh sản của thực vật qua sách báo...

* Nội dung chính của chủ đề – Hoa: các bộ phận của hoa, đặc điểm và chức năng từng bộ phận – Quả: các bộ phận của quả, chức năng của quả, quả khô và quả thịt

136

– Hạt: các bộ phận của hạt, hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm – Phát tán của quả và hạt. b) Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A - HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Một số điểm cần lưu ý: Ở hoạt động này, giáo viên có thể thay đổi bằng một hoạt động khác, ví dụ giáo viên chuẩn

bị một cây có đầy đủ các cơ quan chính và yêu cầu học sinh chỉ và gọi tên các bộ phận chủ yếu của cây Sau đó yêu cầu học sinh gọi tên các bộ phận là cơ quan sinh sản của cây và nêu chức năng của chúng.

B - HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoa

Các bộ phận của hoa

– Mỗi học sinh tiến hành các hoạt động như trong sách hướng dẫn học – Việc chọn mẫu vật cho học sinh quan sát tuỳ thuộc vào vùng miền – Gợi ý trả lời các câu hỏi cuối hoạt động (1) Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn đính trên chỉ nhị. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn (2) Nhuỵ gồm có đầu, vòi, bầu. Noãn nằm bên trong bầu nhuỵ (3) Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhuỵ vì tế bào sinh dục đực được chứa trong

hạt phấn của nhị và tế bào sinh dục cái chứa trong noãn của nhuỵ. (4) Đài hoa và tràng hoa bao bọc nhị và nhuỵ tạo thành bao hoa. Chức năng chính của bao

hoa là che chở bảo vệ cho nhị, nhuỵ.

Các loại hoa

– Giáo viên có thể sử dụng mẫu vật thật phù hợp với điều kiện thực tế để thay thế cho hình ảnh trong sách hướng dẫn học cho học sinh quan sát và hoàn thành bảng. Sau đây là gợi ý đáp án:

Các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa Hoa

số mấy

Tên cây Nhị Nhuỵ

Thuộc nhóm hoa nào? (Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực

hoặc chỉ có nhuỵ là hoa cái; hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhuỵ)

1 Dưa chuột Hoa đơn tính

2 Dưa chuột Hoa đơn tính

3 Cây cải Hoa lưỡng tính

137

4 Cây bưởi Hoa lưỡng tính

5 Cây liễu Hoa đơn tính

6 Cây liễu Hoa đơn tính

7 Cây khoai tây Hoa lưỡng tính

8 Cây táo tây Hoa lưỡng tính

– Gợi ý trả lời các câu hỏi:

(1) Các hoa trên được chia thành 2 nhóm: nhóm hoa đơn tính và nhóm hoa lưỡng tính

(2) Việc chia các hoa đó thành 2 nhóm hoa đơn tính và hoa lưỡng tính dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa

– Gợi ý đáp án hoạt động “viết vào vở dựa vào gợi ý sau”:

Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhuỵ là hoa cái

Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhuỵ

2. Quả

–Việc phân loại quả không đơn giản, có nhiều cách phân loại khác nhau. Việc phân loại quả dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6.

–Việc sử dụng mẫu vật tuỳ thuộc vùng miền. Giáo viên có thể là người chuẩn bị mẫu vật hoặc có thể yêu cầu các em học sinh mang đến lớp. Nếu học sinh không thể sưu tầm được các loại quả thật thì giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh về các loại quả...

– Sau đây là gợi ý đáp án một số hoạt động

+ Gợi ý đáp án hoạt động “Hoàn thành câu dựa vào những gợi ý sau đây”: Một quả thường có những bộ phận: vỏ, thịt quả và hạt

Quả có chức năng che chở, bảo vệ hạt.

+ Với những mẫu vật như đã nêu trong sách hướng dẫn học. Học sinh có thể phân chia các mẫu quả thành 2 nhóm theo đặc điểm của vỏ quả: Ví dụ: 1 nhóm bao gồm: quả chanh, quả cà chua, quả đu đủ, quả cam (nhóm quả thịt); nhóm còn lại bao gồm: quả đậu Hà lan, quả chò, quả cải, quả đay, quả phượng (nhóm quả khô)

+ Gợi ý câu trả lời cho hoạt động quan sát mẫu vật thật và hoàn thành bảng:

138

Quả Đặc điểm của vỏ quả Thuộc nhóm quả

Quả đậu Hà Lan khi chín thì vỏ quả khô, cứng, mỏng Quả khô

Quả chanh khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả Quả thịt

Quả cà chua khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả Quả thịt

Quả đu đủ khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả Quả thịt

Quả cam khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả Quả thịt

Quả chò khi chín thì vỏ quả khô, cứng, mỏng Quả khô

Quả cải khi chín thì vỏ quả khô, cứng, mỏng Quả khô

Quả đay khi chín thì vỏ quả khô, cứng, mỏng Quả khô

Quả phượng khi chín thì vỏ quả khô, cứng, mỏng Quả khô 3. Hạt

– Ở hoạt động này giáo viên cần phải ngâm mẫu vật trước khi lên lớp. Với hạt đỗ đen, cần ngâm trước 1 ngày, với hạt ngô cần ngâm trước 3 – 4 ngày. Giáo viên có thể sử dụng hạt lạc thay cho hạt đỗ đen.

– Với các bước chi tiết như trong sách hướng dẫn học, học sinh tự lực phát hiện kiến thức, giáo viên chỉ là người tổ chức điều khiển.

– Sau khi học sinh kết thúc hoạt động cá nhân Học sinh tiến hành hoạt động nhóm để hoàn thành bảng. Sau đây là gợi ý đáp án của bảng:

Trả lời STT Câu hỏi

Hạt đậu Hạt ngô

1 Hạt gồm những bộ phận nào? Vỏ và phôi Vỏ, phôi và phôi nhũ

2 Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt? Vỏ hạt Vỏ hạt

3 Phôi gồm những bộ phận nào? Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm

Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm

4 Phôi có mấy lá mầm? Hai lá mầm Một lá mầm

5 Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu?

Ở Hai lá mầm Ở phôi nhũ

139

+ Gợi ý câu trả lời cho hoạt động: “Hoàn thành câu dựa vào những gợi ý sau”:

Cây đỗ đen thuộc nhóm cây Hai lá mầm vì phôi của hạt có hai lá mầm

Cây ngô thuộc nhóm cây Một lá mầm vì phôi của hạt có một lá mầm

4. Sự phát tán của quả và hạt

–Ở hoạt động này, tuỳ điều kiện thực tế mà giáo viên chuẩn bị cho phù hợp với nội dung bài dạy. Nếu không thể sưu tầm được các loại quả thật thì giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh về các loại quả cho học sinh quan sát.

– Gợi ý đáp án cho hoạt động “Căn cứ vào đặc điểm của quả, hạt, nhận xét cách phát tán của mỗi loại quả, hạt rồi đánh dấu vào bảng”.

Cách phát tán của quả và hạt STT Tên quả hoặc hạt

Nhờ gió Nhờ động vật Tự phát tán

1 Quả chò

2 Quả cải

3 Quả bồ công anh

4 Quả ké đầu ngựa

5 Quả chi chi

6 Hạt thông

7 Quả đậu bắp

8 Quả cây xấu hổ

9 Quả trâm bầu

10 Hạt hoa sữa

– Gợi ý câu trả lời cho hoạt động “Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi”: (1) Quả và hạt phát tán nhờ gió có những đặc điểm sau: có cánh hoặc có túm lông nên có thể bị gió thổi đi rất xa

(2) Quả và hạt phát tán nhờ động vật có những đặc điểm sau: Quả có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào lông hoặc da của động vật đi qua hoặc đó là những quả được động vật thường ăn.

140

(3) Quả tự phát tán có những đặc điểm sau: Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài

(4) Con người giúp cho việc phát tán bằng cách vận chuyển quả và hạt đi tới các vùng miền khác nhau hoặc giữa các nước thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu nhiều loại quả và hạt. Kết quả là các loại cây đã được phân bố ngày càng rộng và phát triển khắp nơi.

– Gợi ý câu trả lời cho câu hỏi: Quả dừa phát tán nhờ yếu tố nào?

Quả dừa phát tán nhờ nước

5. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

– Học sinh học cá nhân – Học sinh trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả với bạn, báo cáo kết quả với giáo viên. Ở hoạt

động này, học sinh dễ dàng trả lời được các câu hỏi bởi nội dung của câu trả lời chứa trong phần thông tin học sinh vừa đọc.

– Chú ý: giáo viên nên khuyến khích học sinh trả lời theo suy nghĩ của các em,.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Ở hoạt động này, học sinh làm việc theo nhóm

1. Giới thiệu với bạn về một số cây em vẽ hoặc sưu tầm được

Hoạt động này tiếp nối và phát triển hoạt động cơ bản. Hoạt động này giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây xanh và tạo cơ hội để học sinh liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn. Không những thế, thông qua hoạt động này còn giúp học sinh rèn luyện ngôn ngữ nói.

2. Hoàn thành câu dựa vào những gợi ý sau:

Hoạt động này giúp học sinh củng cố kiến thức về cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa, đồng thời củng cố ngôn ngữ viết

3. Quan sát các hoa do các em mang đến lớp, hoàn thành bảng.

Hoạt động này giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học về hoa để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính dựa trên mẫu vật sẵn có ở địa phương.

4. Quan sát hình 15.10 và hoàn thành bảng.

Sau đây là đáp án của bảng:

141

Quả Quả thịt Quả khô

1. Quả đậu Hà Lan

2. Quả chanh

3. Quả cà chua

4. Quả táo ta

5. Quả mơ

6. Quả đu đủ

7. Quả chò

8. Quả cải

9. Quả bông

10. Quả thìa là

5. Chú thích vào hình vẽ

Hoạt động này giúp học sinh củng cố và ôn lại kiến thức về các bộ phận của hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm.

6. Trò chơi: Đố bạn

Học sinh cả lớp tham gia chơi trò chơi (xem sách hướng dẫn học). Chú ý nên chọn những bức tranh về những loại quả có ở địa phương và cả những loại quả của các địa phương khác để học sinh biết được quả của các loại cây là rất đa dạng, phong phú và mỗi loại quả khác nhau thì có những cách phát tán khác nhau phù hợp với đặc điểm của chúng.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

– Ở hoạt động này, học sinh làm việc tại nhà dưới sự giúp đỡ của gia đình, người thân.

– Khuyến khích học sinh về nhà thực hiện tất cả hoạt động, sau khoảng 1 – 2 tuần đến báo cáo kết quả học tập với giáo viên.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Hãy tìm hiểu trong thư viện (thư viện lớp học hoặc thư viện nhà trường) – Hoạt động này nhằm giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức đã học

vào thực tiễn sản xuất.

142

– Học sinh có thể thực hiện hoạt động này với sự trợ giúp của bố/mẹ, ông/bà, anh/chị... – Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành và nộp lại kết quả để giáo viên tiến hành nhận xét

và đánh giá.

2. Hãy viết một đoạn văn mô tả một cây bất kì mà em biết

Hoạt động này không chỉ giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học qua 2 bài cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản mà còn giúp các em rèn luyện ngôn ngữ viết. Hoạt động này còn giúp học sinh chứng minh được thực vật có hoa rất đa dạng và phong phú.

Bài 16. SỰ SINH SẢN Ở CÂY XANH 1. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, học sinh có thể: – Nêu được “Sinh sản ở thực vật là gì?”. – Phân biệt được các hình thức sinh sản của thực vật. – Trình bày được vai trò của sinh sản đối với thực vật. – Kĩ năng quan sát mẫu vật để xác định các hình thức sinh sản. – Ứng dụng kiến thức sinh sản ở thực vật trong việc nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống

mới năng suất cao.

2. Hướng dẫn chung

a) Chuẩn bị của giáo viên

Giáo viên chuẩn bị các tranh, ảnh, video, mẫu vật phong phú về các hình thức sinh sản ở thực vật: củ gừng mọc mầm, củ hành, lá bỏng, củ khoai lang mọc mầm, trồng cây sắn, trồng khoai lang từ dây... tranh ảnh về cây ghép, chiết cành... video về sinh sản hữu tính ở thực vật.

Chuẩn bị hình ảnh, video về nuôi cấy mô, những cây ăn quả hoặc cây cảnh được hình thành từ ghép cành.

Hình ảnh, video về hiện tượng thụ phấn nhờ sâu bọ, thụ phấn nhờ gió.

b) Thông tin bổ sung

Sinh sản vô tính ở thực vật

Là sự tạo ra một thế hệ con cháu từ một bộ phận cơ thể của riêng cha hay mẹ không qua thụ tinh giữa 2 cơ thể khác giới. Kết quả là hình thành một dòng vô tính, quần thể các sinh vật được sinh ra bằng con đường vô tính bản chất di truyền giống nhau.

Sinh sản sinh dưỡng

Ở thực vật sinh sản sinh dưỡng rất phổ biến. Quá trình sinh sản vô tính liên quan đến sự phân đoạn tức là sự tách rời của các bộ phận khỏi cây mẹ và sự tái sinh của các bộ phận đó để

143

tạo thành các cây hoàn chỉnh. Phân loại sinh sản sinh dưỡng thành sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và nhân tạo.

– Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: là sự tiếp tục bành trướng giúp cho thực vật có khả năng sinh trưởng suốt đời. Các mô phân sinh của chúng có thể duy trì hoặc sinh trưởng đổi mới một cách vô hạn. Ngoài ra các tế bào nhu mô ở tất cả các bộ phận của cây có thể phân chia và phân hoá để trở thành các tế bào chuyên hoá khác nhau.

– Sự sinh sản vô tính có một số tiềm năng lợi thế: cây mẹ thích nghi chống chịu tốt với môi trường sống. Có thể tạo dòng vô tính gồm nhiều phiên bản của chính nó. Mặt khác, khi còn non con cháu của dòng sinh sản sinh dưỡng phát triển từ các đoạn thành thục của cây mẹ nên ít gặp sự cố rủi ro.

– Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: Đối với phần lớn cây ăn quả, cây trong vườn, cây trang trí đều được nhân giống bằng các phân đoạn cắt từ thân hoặc lá cây mẹ khởi nguồn. Một loạt cây khác như dâu tây, mâm xôi, khoai tây có thể nhân giống bằng các mảnh, đoạn cơ thể.

Có một số phương pháp nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng nhân tạo như giâm, chiết, ghép cành.

Thực vật cũng có thể được mở rộng bằng phương pháp nhân giống trong ống nghiệm: từ một vài tế bào của mô phân sinh cắt từ 1 cây trưởng thành và nuôi trong môi trường dinh dưỡng sẽ tạo thành cây non. Bằng phương pháp này có thể tạo dòng vô tính có hàng ngàn phiên bản để khi chuyển ra trồng xuống đất sẽ tiếp tục mọc thành tập đoàn cây con (các loài lan, một số loài thông).

Phương pháp chiết cành

Nhân giống bằng chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc dùng đất bùn bao lại lấy cành. Chỗ đắp đất hoặc bao bùn đều phải cạo vỏ gây ra vết thương để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ. Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành một cây độc lập. Phương pháp này thường dùng cho cây hoa giâm cành khó ra rễ. Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ nên tỉ lệ sống cao.

Chiết cành thường có mấy phương pháp sau:

(1) Chiết nén một cành: Chọn một cành sát đất uốn cong vùi vào đất, để ngọn cành lộ ra ngoài đất, chỗ vùi cắt một vết thương, không lâu chỗ vết thương sẽ mọc rễ cây mới.

(2) Chiết nén nhiều cành: Những cây hoa mọc thành cụm có thể dùng phương pháp chiết nén mô đất. Đầu mùa xuân, cắt thành vết thương các cành định chiết rồi lấp đất cao lên, phủ kín các vết thương, sau 20–30 ngày các cành sẽ mọc rễ và thành cây.

(3) Chiết nén cành liên tục: Những cây hoa có cành dài như hoa kim ngân, có thể dùng cách này. Làm thế này ta sẽ có nhiều cây mới cùng một lúc.

144

(4) Chiết cành cao: Phương pháp này ta thường gọi là chiết cành. Những cây có cành cứng thô khó nén xuống đất thì ta dùng phương pháp chiết cành. Trước hết chọn vị trí dễ ra rễ, cắt thành vòng vỏ, bọc bùn và rêu bằng túi polyethylene, buộc kín 2 đầu, thường xuyên tưới nước, để giữ ẩm, sau khi ra rễ cắt tách cây ra trồng. Cây ngọc lan, cây trà, đỗ quyên ta thường dùng cách này. Thời gian chiết cành thường vào mùa xuân, khi trời ấm áp, hoa rụng, nhựa cây bắt đầu chảy, những cây hoa thường xanh thì chiết vào các tháng có mưa phùn.

Phương pháp giâm hom

Phương pháp giâm hom có: giâm cành, giâm lá, giâm chồi và giâm rễ. Trong đó giâm cành tốc độ sinh sản nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn cả.

Giâm lá

Ví dụ giâm lá thu hải đường: chọn lá, cắt vát gân lá, cắm cuống lá vào đất ẩm phần cắt phủ cát lên, hai bên lá đặt hai tấm kính làm cho lá dính vào cát, sau một thời gian bỏ kính ra. Cách cắm lá thường dùng cho cây thu hải đường lá có khả năng tái sinh. Một số loài cây cuống và gân lá mọc ra rễ bất định, cần phải chọn gốc có lá có một chồi để cắm mới thành cây mới, nên người ta gọi là giâm chồi lá.

Giâm cành Đất chậu để giâm cành thường là đất cát. Giâm cành phải chọn cành khoẻ của năm hiện tại,

lấy phần ngọn cành hoặc phần giữa để làm cành giâm. Cành giâm của cây thân cỏ có độ dài là 12 – 14cm, cây thân gỗ có độ dài 10 – 20cm là vừa.

Độ sâu cắm vào đất là 1/2 – 1/3 cành. Lúc cắm cắt hai đầu cành cắm, ở giữa để lại 3 – 4 chồi, chồi đoạn cuối là rễ mọc. Dâm bụt, nguyệt quế, trúc tiết, hải đường đều có thể giâm cành.

Giâm rễ: thường chọn những rễ dài 6 – 9cm, độ lớn trung bình gần với thân cây để cắm. Lúc cắm xuống đất cần chú ý: đầu nhỏ cắm xuống dưới, đầu lớn lên trên, chờ khi đoạn rễ mọc rễ mới, thêm một ít đất. Những cây hoa để cắm rễ có: tường vi, dây tím...

Thời gian giâm rễ: hàng năm tiến hành 2 lần. Lần đầu vào tháng 2 – 4, lần hai vào tháng 10. Một số loài có thể tiến hành cắm rễ quanh năm. Sau khi cắm giâm cành rễ cần tưới nước, mỗi ngày tưới một lần. Một số loài cây cảnh 1 năm dễ bị gãy thì nên cắm ướt, khi gặp mưa cần phải che nilon, hoặc có vườn ươm cắm giâm cành.

Phương pháp ghép cành

Phương pháp ghép cành là lấy mô từ một phần cây (cành hoặc chồi, gọi là cành ghép) nối ghép vào một cây khác (gọi là gốc ghép). Cành ghép phải chọn ở cây tốt. Gốc ghép thường là cây mọc dại hoặc cây mọc từ hạt. Bộ rễ của chúng phát triển, sinh trưởng khoẻ để sau khi tiếp ghép cây sinh trưởng mạnh...

Có 4 phương pháp ghép: ghép cành, ghép bằng, ghép chồi, ghép dựa.

(1) Ghép cành: Ghép cành được tiến hành vào mùa xuân, có hai cách ghép: Ghép nêm và ghép cắt.

145

Ghép nêm thích hợp với gốc ghép to. Cách ghép như sau: bổ đôi phía trên gốc ghép sâu khoảng 3cm, cắt cành ghép nghiêng hai bên vừa với mặt cắt gốc ghép, đặt vào rồi dùng dây đay buộc chặt, phủ kín đất để vết cắt không bốc hơi.

Ghép cắt thích hơp với gốc ghép có thân 1 – 2cm. Cách làm như sau: chọn cành sinh trưởng tốt, cắt đoạn nhỏ dài 6cm, mỗi một đoạn có 3 chồi, lấy vải ướt bọc lại. Lúc ghép cắt một mặt nghiêng dài 2cm, mặt kia cắt một mặt nghiêng nhỏ; trên gốc ghép cắt một đoạn cách mặt đất 5cm, bổ dọc gốc ghép, đặt vào rồi dùng dây đay buộc chặt, phủ kín đất để vết cắt không bốc hơi.

(2) Ghép bằng: Ghép bằng là cắt gốc cành ghép và đỉnh gốc ghép thành mặt nhẵn, nối ghép với nhau rồi dùng dây buộc cố định lại. Mặt cắt của gốc ghép và cành ghép phải bằng nhau. (3) Ghép chồi: Ghép chồi thường dùng cách ghép chữ T, trước hết chọn cành 1 năm mập khoẻ, bỏ hết lá, và cắt ngang phía trên chồi bên, làm cho chồi thành hình thuẫn. Sau đó bổ cây ghép ở chỗ cách mặt đất 5–6cm, phía hướng âm thành hình chữ T, lấy dao tách vỏ rồi gắn chồi ghép vào và dùng dây buộc chặt, để lộ cuống và chồi. Việc này nên tiến hành vào đầu cuối hè, đầu thu.

(4) Ghép dựa: ghép dựa thường dùng cho cây ngọc lan, khó sinh sản. Do cành ghép không cắt rời cây mẹ và cây mẹ vẫn cung cấp dinh dưỡng và nước cho cành ghép, nên cây dễ sống. Lúc ghép trước hết đưa gốc ghép vào chậu, dựa một bên vào cây mẹ, sau đó cắt thành bên cây mẹ và thân gốc ghép dài khoảng 4cm, sâu đến tầng gỗ làm cho tầng li be của hai bên dính liền nhau và buộc chặt bằng dây polyethylene, chờ sau khi dính liền thì cắt phần dưới cành ghép, đồng thời cắt phía trên gốc ghép là ta được một cây mới. Ngoài ra còn có cách ghép lưỡi, ghép gốc rễ, ghép cành cắm xuống đất.

Sinh sản hữu tính

Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của các giao tử đực (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu của các cá thể mới.

– Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa: + Sự hình thành giao tử ở thực vật: giao tử được hình thành từ thể giao tử, thể giao tử lại

được sinh ra từ bào tử đơn bội qua giảm phân. + Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp nhất với trứng,

nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ cây ở thực vật hạt kín (thực vật có hoa).

Hạt do noãn đã được thụ tinh chuyển hoá thành. Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ.

– Quả do bầu nhuỵ sinh trưởng dày lên chuyển hoá thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.

– Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hoá làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt.

Ưu thế và bất lợi của sinh sản hữu tính

146

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động này huy động kiến thức của học sinh về khái niệm sinh sản, các hình thức sinh sản học sinh đã được học hoặc đã biết trong thực tiễn cuộc sống.

Học sinh có thể nêu được khái niệm và các hình thức sinh sản hoặc hiểu một cách đơn giản, giáo viên để học sinh được nói về cách hiểu của mình. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh chốt lại được 2 hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật – hình thức sinh sản sinh dưỡng

a) Các dạng sinh sản sinh dưỡng của thực vật

Bảng 16.1: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

Sự tạo thành cây mới

STT Tên cây Mọc từ phần nào của cây?

Phần đó thuộc loại cơ quan nào?

Trong điều kiện nào?

1 Rau má Cây con mọc từ thân Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm

2 Gừng Mọc từ thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm

3 Khoai lang Mọc từ rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm

4 Lá thuốc bỏng Mọc từ lá Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm

– Đặc điểm chung của các hình thức sinh sản trên: cây mới được tạo thành từ một phần của cây mẹ, đó là một phần của cơ quan sinh dưỡng của mẹ trong điều kiện đất ẩm.

a) Đặc điểm sinh sản vô tính ở thực vật

– Hãy thảo luận và nêu đặc điểm của hình thức sinh sản vô tính: cơ thể con giống hệt cơ thể mẹ. Chỉ có một cá thể tham gia sinh sản. Con thích nghi với môi trường sống hiện tại.

– Giải thích: chỉ có cơ thể mẹ sinh sản tạo thành cơ thể con, do đó con giống hệt mẹ và mẹ thích nghi với môi trường sống nên con cũng thích nghi với môi trường sống như mẹ.

– Bài tập: Hãy lựa chọn các nội dung ở cột B phù hợp với cột A để hoàn thành Định nghĩa sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.

147

A B

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản......

– không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái

– con được hình từ một phần/một bộ phận của cơ thể mẹ.

– các con giống nhau và giống hệt mẹ.

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản...

– không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái

– con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ.

– các con giống nhau và giống hệt mẹ.

a) Ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật Hãy thảo luận và nêu mục đích thể hiện trong các ứng dụng ở các hình trên: xem thêm ở

phần Thông tin bổ sung. – Chiết cành. – Giâm cành. – Ghép mắt. – Nuôi cấy mô.

2. Tìm hiểu sinh sản hữu tính

a) Tìm hiểu thế nào là sinh sản hữu tính

– Nhận xét về hình thức sinh sản hữu tính của cây có hoa: giao tử đực kết hợp giao tử cái thành hợp tử, tiếp tục phát triển tạo hạt và tạo cây mới. Con sinh ra vừa giống bố vừa giống mẹ. Các giai đoạn sinh sản bao gồm: thụ phấn → thụ tinh → hợp tử → phôi (phôi trong quả, hạt) → hạt nảy mầm → cây mới.

– Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính:

Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi. Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.

b) Thụ phấn

Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ, sau đó hạt phấn nảy mầm trên núm nhuỵ. Có 2 hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và giao phấn:

Tự thụ phấn: Nếu hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhuỵ của chính hoa đó hoặc hạt phấn rơi vào một núm nhị của một hoa khác trên cùng một cây và nảy mầm. Tự thụ phấn là sự kết hợp giữa 2 bộ gen có cùng nguồn gốc.

Giao phấn: Nếu hạt phấn của nhị rơi trên núm nhuỵ của một hoa khác trên những cây khác nhau của cùng một loài và nảy mầm. Trong giao phấn 2 bộ gen được kết hợp có nguồn gốc khác nhau.

148

c) Thụ tinh, kết hạt và tạo quả Hãy sử dụng các từ gợi ý (noãn, sinh dục cái, hữu tính, hạt phấn, quả, thụ tinh, hợp tử, hạt)

để hoàn thành đoạn trích sau: Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh

dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.

Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu phát triển thành quả chứa hạt.

3. Đọc thông tin và hoàn thành bảng

Hoàn thành bảng để chỉ ra những điểm khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

Sinh sản vô tính ở thực vật Sinh sản hữu tính ở thực vật

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của tính đực và tính cái.

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của tính đực và tính cái.

Cơ thể mới được hình thành từ một phần của cơ thể mẹ.

Con được hình thành do có sự kết hợp của cả bố và mẹ.

Sinh sản hữu tính bao gồm các giai đoạn: thụ phấn; thụ tinh; kết hạt và tạo quả.

Con giống hệt mẹ. Con có những đặc điểm giống cả bố và mẹ

Con thích nghi với môi trường sống hiện tại. Con thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hoạt động xem phim về sự sinh sản vô tính và hữu tính: giáo viên có thể chuẩn bị các video có sẵn hoặc giáo viên tự quay video hoặc cũng có thể sử dụng các tranh ảnh có sẵn thay video để học sinh quan sát.

Vai trò sinh sản đối với thực vật: sinh sản giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài. Vai trò của sinh sản đối với con người: Sinh sản vô tính: Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người. Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn. Tạo được các giống cây trồng sạch bệnh. Phục chế được các giống cây trồng quý. Hạ giá thành cây giống.

149

Sinh sản hữu tính:

Sinh sản hữu tính có sự hình thành quả giúp bảo vệ hạt, đảm bảo cho sự duy trì nòi giống ở thực vật. Sự hình thành quả và hạt có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho con người vì trong quả/ hạt có tinh bột, đường, vitamin, khoáng chất... cần cho cơ thể, ngoài ra trong 1 số quả/ hạt có chứa chất hoạt tính dùng trong y dược.

2. Hãy kể tên một số loài cây ở địa phương sinh sản bằng rễ, củ, thân, lá, hạt và điền vào bảng sau đây:

Bảng 2: Một số loài cây ở địa phương sinh sản bằng rễ, củ, thân, lá, hạt

TT Các hình thức sinh sản Ví dụ

1 Sinh sản bằng rễ/ thân rễ Cỏ gấu, gừng, nghệ, cỏ tranh...

2 Sinh sản bằng củ/ rễ củ/ thân củ

Khoai lang, khoai tây...

3 Sinh sản bằng thân Mía, sắn, khoai lang...

4 Sinh sản bằng lá Lá bỏng, cây sống đời, hoa đá...

5 Sinh sản bằng hạt Lúa, ngô, đậu...

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Tìm hiểu về ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật.

– Cùng gia đình thực hành giâm, chiết, ghép cây.

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quy trình thực hiện hoặc in quy trình và gửi cho học sinh mang về nhà để thực hiện theo.

– Thử nghiệm trồng cây từ củ khoai lang, cây mía, sắn: Yêu cầu học sinh thử trồng các cây này, ghi chép lại quy trình và các dữ liệu thu được sau 2 ngày, 4 ngày, 1 tuần, 2 tuần.

Tìm hiểu những ứng dụng của hình thức tự thụ phấn, giao phấn ở thực vật trong việc tạo giống mới, nâng cao năng suất cây trồng.

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đọc thêm trên mạng hoặc giáo viên phát cho học sinh tài liệu về ứng dụng, yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt lại những nội dung trong tài liệu.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh chọn một nội dung trong sách để nghiên cứu thêm, viết thành bài báo cáo ngắn và nộp lại cho giáo viên trong buổi học sau 2 tuần.

150

Bài 17. VAI TRÒ CỦA CÂY XANH 1. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh có thể: – Nêu được vai trò của cây xanh đối với môi trường, động vật và con người. – Nêu được một số biện pháp bảo vệ cây xanh. – Giải thích được vì sao cần phải trồng cây gây rừng. – Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, hình vẽ nhận biết kiến thức. – Rèn luyện kĩ năng thiết kế bảng biểu.

2. Hướng dẫn chung

a) Chuẩn bị của giáo viên

Giáo viên nghiên cứu và chuẩn bị thêm các tranh ảnh, video về vai trò thực vật: hình ảnh động vật ăn thực vật; hình ảnh chợ bán các loại rau củ quả; hình ảnh các nhà thuốc nam, thuốc bắc; hình ảnh vườn hoa, cây cảnh màu sắc sặc sỡ... nhằm kích thích thêm sự hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp các em lĩnh hội kiến thức bài học và kĩ năng quan sát hình ảnh, video thu nhận kiến thức.

b) Thông tin bổ sung

Giáo viên đọc thêm: Động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó thực vật là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của động vật trong đó có con người. Ngược lại động vật cũng có vai trò cho sự phát triển của thực vật.

Cây xanh có vai trò quan trọng, bao gồm:

– Cây xanh là nguồn thực phẩm gián tiếp hay trực tiếp cho con người, một điều không thể thay thế cho mãi mãi về sau.

– Cây xanh là điều kiện tiên quyết cho thế giới động vật tồn tại và phát triển, nhờ đó mới có thể đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái, một điều vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của chúng ta.

– Cây xanh là nguồn cung cấp các chế phẩm sinh học cho y học hiện đại.

– Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng cho môi trường sống: nó điều hoà không khí nhờ khả năng hấp thu năng lượng mặt trời, xả hơi nước mát vào không khí, hấp thu các khí độc hại trong môi trường đồng thời nhả khí oxi vào môi trường.

– Bộ rễ cây xanh chằng chịt ôm lấy đất, giữ nước cho đất, chống xói mòn, khô hạn, lũ lụt, xoáy lốc.

– Cây xanh là cái máy điều hoà tự nhiên tuyệt vời nhất: Nó hấp thu và phản xạ năng lượng mặt trời chiếu xuống đất làm giảm sức nóng của trái đất, hấp thu khí cacbonic gây hiệu ứng nhà

151

kính. Các máy điều hoà không khí nhân tạo chỉ có thể làm mát trong nhà và thải khí nóng vào môi trường, mặt khác chúng cần năng lượng để hoạt động nên nó càng làm cho môi trường nóng lên, chưa kể là các khí chạy máy lạnh làm huỷ hoại tầng ôzôn. Như vậy, máy lạnh chỉ là thiết bị làm mát tạm thời trong một phạm vi rất nhỏ mà thôi.

– Cây xanh còn nhả ra các ion âm rất có lợi cho sức khoẻ chúng ta thông qua hô hấp. Các ngôi nhà, đường sá, trường học được bao phủ cây xanh sẽ vô cùng có lợi cho sức khoẻ con người.

– Cây xanh nếu biết khai thác hợp lí sẽ giúp chống cháy rừng, giúp cây phát triển tốt hơn. Là nguồn nguyên liệu và năng lượng quý giá cho cuộc sống.

Giáo viên nên đọc thêm về “hiệu ứng nhà kính”; “mưa axit”...

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để thảo luận lí do vì sao khi trời nắng nóng ngồi dưới bóng cây xanh người ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn ngồi dưới mái hiên bằng tôn: ngồi dưới bong cây vào lúc nắng mát hơn do cây quang hợp nhả oxi, đồng thời lá cây thoát hơi nước nên chúng ta cảm thấy mát.

Giáo viên cũng có thể đưa thêm một số tình huống hay câu hỏi khác để gợi ý cho học sinh trả lời về tầm quan trọng của cây xanh đối với cuộc sống, ví dụ: vì sao cần phải “trồng cây gây rừng”? Vì sao không nên chặt cây bừa bãi? Vì sao trong thành phố cần trồng nhiều cây xanh?...

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Tìm hiểu vai trò cây xanh với khí hậu và môi trường

* Vai trò cây xanh trong các hình

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và nêu được một số vai trò của cây xanh đối với môi trường thể hiện trong các hình.

Hình 1: Sơ đồ trao đổi khí Hình 2: Ô nhiễm môi trường không khí

152

Hình 3: Lượng chảy của dòng nước mưa ở Hình 4: Đất đồi trọc bị xói mòn 2 nơi khác nhau. A. Có rừng ; B. Đồi trọc

Hình 5: Ngập lụt trên quốc lộ 1

Hình 1: thể hiện sơ đồ trao đổi khí trong tự nhiên: con người và động vật hô hấp; sự đốt cháy; các nhà máy hoạt động... tiêu thụ khí oxi và thải ra một lượng khí cacbonic rất lớn, cây xanh quang hợp lấy khí cacbonic nhả khí oxi nhờ đó mà giúp điều hoà không khí, giữ cho tỉ lệ không khí tương đối ổn định.

Hình 2: thể hiện sự ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động của các nhà máy, điều này cho thấy, khí thải từ khói các nhà máy có rất nhiều cacbonic và bụi. Để xử lí ô nhiễm không khí người ta sử dụng nhiều biện pháp trong nhà máy, tuy nhiên, khi khói thải ra môi trường vẫn có thể làm ô nhiễm môi trường, do đó, người ta có thể trồng nhiều cây xung quanh nhà máy, lá cây có thể ngăn bụi và khí độc giúp không khí trong sạch.

Một số loài cây như bạch đàn, thông có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh, vì thế trong rừng thông, không khí rất trong lành.

Tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường trong khu vực khi trời nóng.

Ngoài ra, giáo viên có thể mở rộng thêm vai trò giảm ô nhiễm môi trường của cây xanh không chỉ có môi trường không khí mà còn môi trường đất, môi trường nước. Ví dụ, một số cây xanh có khả năng hấp thu kim loại nặng và góp phần giảm ô nhiễm môi trường nước như cây lục bình, cây sậy, cây thuỷ trúc...

153

Giáo viên cũng có thể đặt thêm các câu hỏi mở rộng cho học sinh về sự khác nhau giữa không khí đồng quê và thành phố, giữa nông thôn và thành thị, giữa rừng cây và trong khu phố nhiều nhà bê tông....để thấy được vai trò của cây xanh.

Hình 3: cho biết lượng chảy của dòng nước mưa ở rừng cây yếu hơn rất nhiều so với nơi không có rừng vì nước mưa khi chảy qua tán lá được giữ lại một phần rồi mới rơi xuống đất chứ không xối thẳng xuống như khi không có cây.

Hình 4: cho thấy đất ở đồi trọc bị xói mòn.

Hình 3 và 4 cho thấy khi có mưa lớn, đất trên đồi trọc dễ theo dòng nước trôi xuống, gây hiện tượng xói mòn, lở đất do không có xây xanh giữ đất và giữ nước. Cũng tương tự như vậy, ở bờ sông, biển không có cây giữ đất, khi có sóng mạnh hoặc mưa bão cũng gây hiện tượng xói lở.

Từ đó, cho thấy vai trò của cây xanh, đặc biệt là rễ cây trong việc giữ đất.

Hình 5: thể hiện hậu quả tiếp theo sau khi mưa lớn, đất ở đồi trọc bị xói mòn, theo nước mưa trôi xuống làm lấp dòng sông, suối; nước thoát không kịp, tràn lên các vùng thấp, gây ngập lụt; mặt khác, tại nơi đó, đất không giữ được nước gây hạn hán.

Ngoài ra, giáo viên cần bổ sung thêm cho học sinh vai trò của cây xanh trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm, ở hình 3, cho thấy khi nước mưa rơi xuống nơi có rừng nước sẽ được giữ lại một phần và thấm dần xuống các lớp tạo thành dòng chảy ngầm, rồi sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sông... Đó là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp.

* Giải thích các vấn đề cùng với bạn – Nhờ quang hợp của cây xanh mà hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được

ổn định. – Trong cùng một khu vực nhưng giữa nơi có đất trống và rừng cây, khí hậu không hoàn

toàn giống nhau. Độ ẩm giữa hai nơi đó cũng có sự khác nhau. Xem giải thích và rút ra kết luận ở trên.

– Các câu hỏi còn lại xem giải thích ở trên.

2. Vai trò cây xanh đối với con người và động vật

Vai trò cây xanh đối với động vật

Trong thiên nhiên, các sinh vật nói chung có quan hệ mật thiết với nhau về thức ăn và nơi sống.

Giáo viên có thể sưu tầm thêm tranh ảnh/video về vai trò cây xanh đối với động vật và cho học sinh xem, yêu cầu học sinh rút ra kết luận.

Hầu hết oxi trong khí quyển là do cây xanh nhả ra trong quá trình quang hợp, và nhờ quang hợp thực vật tổng hợp được chất hữu cơ.

Căn cứ vào các bức tranh và trả lời câu hỏi đề xác định vai trò của cây xanh đối với động vật.

154

– Lượng oxi mà thực vật nhả ra cung cấp cho quá trình hô hấp của con người và động vật, nhờ đó mà chúng tồn tại được.

– Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra làm thức ăn cho nhiều loài động vật và con người. – Yêu cầu học sinh lập bảng để thể hiện thực vật là thức ăn của động vật, giáo viên có thể

gợi ý thêm các loài động vật khác nhau (nếu cần).

Vai trò của cây xanh đối với động vật: – Làm thức ăn – Làm nơi sinh sống và sinh sản.

Giáo viên có thể lấy thêm một số ví dụ về vai trò của cây xanh trong việc làm nơi sống của động vật: kiến sống trên cây, sóc sống trong hốc cây...

Giáo viên tổ chức cho học sinh hoàn thành các chuỗi liên tục sau:

Một số cây xanh gây độc với động vật như: cây duốc cá, người ta sử dụng cây này để diệt cá dữ trong đầm nuôi thuỷ sản; cây trúc đào, cây cà độc, cây vạn niên thanh... cũng là những cây gây độc.

* Vai trò cây xanh đối với con người

Giáo viên đặt vấn đề: Các em có bao giờ tự hỏi: nhà ở và một số đồ đạc cũng như thức ăn, quần áo... hằng ngày chúng ta sử dụng được lấy từ đâu không? Nguồn cung cấp các sản phẩm đó một phần lớn là từ cây xanh.

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì cây xanh có thể cung cấp cho con người, giáo viên cũng có thể chiếu video hoặc treo tranh về các loài cây, hoa khoe sắc trong thành phố; các nhà thuốc nam/bắc; các chợ rau, củ, quả... để học sinh nêu vai trò của cây xanh đối với con người.

Cây xanh cung cấp thức ăn (lá, củ, quả, hạt); cây xanh cung cấp gỗ (làm bàn ghế, giường, tủ...); cây xanh có vai trò trong công nghiệp (dệt quần áo, giấy, đồ gỗ gia dụng...); cây xanh cung cấp dược liệu làm thuốc (thuốc bắc, thuốc nam); Cây xanh làm mĩ phẩm (nghệ, gừng, nha đam...) cây xanh làm cảnh (hoa, lá, cây, rễ...)...

Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng để phân biệt các nhóm cây theo công dụng. Giáo viên có thể gợi ý nếu cần thiết.

Cây xanh Động vật ăn cỏ Động vật ăn thịt là thức ăn là thức ăn

Cây xanh Động vật Con người là thức ăn là thức ăn

155

TT Tên cây Cây

lương thực

Cây thực

phẩm

Cây ăn quả

Cây công nghiệp

Cây lấy gỗ

Cây làm

thuốc

Cây làm cảnh

Cây có công dụng khác

1 Cây mít

2 Cây sen

3 Cây lúa

4 Cây khoai lang

5 Cây tre

6 Cây lim

7 Cây nghệ

Một số cây có hại cho con người: cây thuốc lá; cây thuốc phiện; cây cần sa; cây trúc đào; cây cà độc dược;....

Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời về tác hại của hút thuốc lá, thuốc phiện....

Gợi ý học sinh nêu một số cây có hại và cách phòng tránh tác hại của chúng.

Tìm hiểu các biện pháp trồng và bảo vệ cây xanh

Từ các hình ảnh gợi ý kết hợp với thực tiễn học sinh nêu một số biện pháp bảo vệ cây xanh:

156

Hãy thảo luận và nêu một số biện pháp bảo vệ cây xanh: – Tích cực trồng cây: cây trong khu phố, trường học, trong gia đình. Xây dựng các vườn

thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn...để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có các loài quý hiếm. – Chăm sóc cây: tưới cây, bón phân, nhổ cỏ, tỉa cành... – Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của sinh vật. – Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cây. – Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt. – Tuyên truyền việc trồng cây và bảo vệ cây; khai thác cây có kế hoạch, không khai thác bừa bãi.

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể về những hoạt động nhằm bảo vệ cây xanh ở địa phương, khu phố.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

– Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm các bức tranh (nếu có máy tính nối mạng internet) hoặc vẽ hình thể hiện vai trò của thực vật với môi trường, với động vật và với con người.

– Yêu cầu học sinh kể tên một số động vật “lấy cây làm nhà” như: sóc sống trong hốc cây; nhiều loài chim làm tổ trên cây; khỉ sống trên cây...

– Hãy giải thích tại sao người ta nói nếu không có cây xanh thì không có loài người? Cây xanh quang hợp điều hoà không khí, giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt quan trọng nữa là cây xanh làm thức ăn cho động vật và con người, nếu không có cây xanh thì động vật và con người không thể sống được vì không khí ô nhiễm, không có oxi để hô hấp...

– Tại sao nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người? Giải thích dựa vào vai trò lọc không khí của cây xanh.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

– Giáo viên hướng dẫn cho học sinh kể tên một số cây xanh có giá trị ở địa phương nơi học sinh đang sinh sống, nếu cần giáo viên có thể gợi ý một số loài cây và giá trị dựa vào cách phân loại cây theo vai trò của chúng.

TT Tên cây xanh Giá trị của cây

1

2

3

4

5

157

Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà và cùng gia đình tìm hiểu về công tác trồng mới và bảo vệ cây xanh ở địa phương nơi học sinh sống, viết thành báo cáo để trình bày hoặc nộp cho giáo viên vào buổi học sau.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thêm, các nội dung trong sách hướng dẫn. Hướng dẫn học sinh tìm tài liệu trên mạng internet hoặc giáo viên có thể gửi cho các nhóm một số tài liệu tham khảo để các em đọc và tóm tắt lại. Buổi học sau sẽ báo cáo hoặc trình bày dạng power point.

– Tìm hiểu thêm: Tại sao ở vùng biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê? Nhấn mạnh vai trò giữ đất, chống xói mòn của cây xanh.

– Tìm hiểu thêm về các loài động vật ăn thực vật: đặc điểm của các loài ĐV ăn thực vật có hệ tiêu hoá đặc trưng tiêu hoá xenlulozơ.

– Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?

– Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?

– Thế nào là thực vật quý hiếm?

– Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?

DỰ ÁN: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở CÂY XANH MÔN: Khoa học tự nhiên 6 (Chương trình Trường học mới Việt Nam)

I. TỔNG QUAN 1. Mục tiêu của dự án

– Nêu được vai trò của nước và muối khoáng với cây xanh.

– Vẽ và mô tả được con đường trao đổi nước và muối khoáng ở cây xanh

– Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng; thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước của cây.

– Ứng dụng được kiến thức về trao đổi nước và muối khoáng trong chăm sóc cây tại gia đình.

– Phát triển năng lực trình bày, biểu đạt, năng lực hợp tác, năng lực làm thí nghiệm, thực hành... cho học sinh lớp 6.

2. Người thực hiện

– Học sinh lớp 6 (mô hình trường học mới Việt Nam).

158

3. Phạm vi nghiên cứu dự án

– Phạm vi nghiên cứu dự án: Tìm hiểu nhu cầu nước và muối khoáng, quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây xanh với môi trường.

4. Thời gian

– 2 tiết học trên lớp và 1 tuần tự học.

5. Các chuyên gia, cố vấn, tổ chức phối hợp thực hiện

– Nhà trường: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên dạy bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. – Cơ quan khuyến nông tại địa phương: Trung tâm giống cây trồng, phòng khuyến nông của

xã, huyện... – UBND xã, phường: cán bộ chuyên trách khuyến nông cùng tham gia. – Gia đình: ông, bà, bố mẹ và anh chị em cùng tham gia.

II. NỘI DUNG DỰ ÁN 1. Lí do hình thành dự án

– Nội dung, chương trình môn Khoa học Tự nhiên 6 rất thuận lợi cho dạy học dự án: Chủ đề 5: Cây xanh là một chủ đề lớn trong chương trình môn Khoa học Tự nhiên 6, không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lí của cây xanh, mà còn giúp các em thấy được vai trò quan trọng của cây xanh với môi trường và con người. Bên cạnh đó, chủ đề còn cung cấp cho học sinh rất nhiều cơ hội thực hiện các thí nghiệm thực hành có liên quan đến cây xanh.

– Hiện nay, con người đang gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, những đợt nắng nóng kỉ lục đang diễn ra trên toàn cầu gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc tìm hiểu để chăm sóc, bảo vệ các loài thực vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

– Thông qua thực hiện Dự án: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh, học sinh không chỉ được tìm hiểu những kiến thức về trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng, biết cách chăm sóc cây trồng, mà các em còn được phát triển năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực trình bày, biểu đạt, sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực đánh giá và đặc biệt là các năng lực thực hành, làm thí nghiệm... Gây dựng niềm đam mê nghiên cứu khoa học.

2. Nhiệm vụ của dự án

– Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu vai trò của nước và muối khoáng với cây xanh. – Nghiên cứu tài liệu, vẽ và mô tả được con đường trao đổi nước và muối khoáng ở cây xanh – Thực hiện các thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng; thí nghiệm chứng

minh sự thoát hơi nước của cây. – Ứng dụng kiến thức về trao đổi nước và muối khoáng trong chăm sóc cây tại gia đình.

159

3. Điều kiện thực hiện dự án

a) Nguồn lực – Đối tượng trực tiếp thực hiện dự án: học sinh lớp 6 – Cố vấn, hỗ trợ: Giáo viên, cán bộ khuyến nông và gia đình.

b) Các thiết bị và cơ sở vật chất – Học sinh cần sử dụng một số thiết bị trong quá trình thực hiện dự án: + Các dụng cụ thí nghiệm: chậu, cây, túi nilon... + Các thiết bị: máy chụp ảnh, quay phim, máy tính...

4. Tổ chức thực hiện

TIẾT 1. CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA DỰ ÁN (Thực hiện trên lớp)

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Xác định tên dự án

– Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm, chia sẻ với các bạn xung quanh về cây xanh “ăn” và “uống” như thế nào?

+ Cây xanh “ăn” những thức ăn gì?

+ Cây xanh “ăn” và “uống” qua những con đường nào?

– Xác định chủ đề dự án thực hiện: “TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở CÂY XANH”

Xây dựng các tiểu chủ đề/ý tưởng

– Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng, hình thành các tiểu chủ đề.

– Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề: xác định cách thức thực hiện ý tưởng: Đóng vai.

– Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng.

– Cùng giáo viên thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ:

+ Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu vai trò của nước và muối khoáng với cây xanh.

+ Nghiên cứu tài liệu, vẽ và mô tả được con đường trao đổi nước và muối khoáng ở cây xanh

+ Đóng vai là các kĩ thuật viên, nghiên cứu, thực hiện các thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng; thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước của cây.

160

+ Đóng vai là các cán bộ khuyến nông: tìm hiểu về những ứng dụng kiến thức về trao đổi nước và muối khoáng trong chăm sóc cây tại gia đình và phổ biến cho mọi người cùng biết.

Lập kế hoạch thực hiện dự án.

– Giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi giúp học sinh xác định nhiệm vụ cần thực hiện cho mỗi tiểu chủ đề của dự án.

+ Trong tự nhiên, nước tồn tại ở những trạng thái nào?

+ Nước và muối khoáng có vai trò gì với cây xanh?

+ Cây xanh hút nước và muối khoáng như thế nào?

+ Làm thế nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng; Cây thoát hơi nước?

+ Ứng dụng kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng trong chăm sóc cây trồng như thế nào?

– Từ đó gợi ý cho học sinh các nhiệm vụ cần thực hiện.

– Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của giáo viên, học sinh nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện.

– Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện 4 nhiệm vụ (4 tiểu chủ đề):

+ Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về: vai trò của nước và muối khoáng với cây xanh.

+ Nhiệm vụ 2: Vẽ và mô tả con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh

+ Nhiệm vụ 3: Thực hiện thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng; chứng minh cây có sự thoát hơi nước

+ Nhiệm vụ 4: Đề xuất và hướng dẫn thực hiện các biện pháp chăm sóc cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Xác định sản phẩm cần thực hiện

– Từ nhiệm vụ của dự án, giáo viên gợi ý giúp học sinh xác định sản phẩm phù hợp để trình bày nhiệm vụ đã thực hiện.

– Học sinh xác định sản phẩm báo cáo:

+ Nhóm sản phẩm 1: Bài trình bày power point về vai trò nước và muối khoáng với cây xanh.

+ Nhóm sản phẩm 2: Bản mô tả con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng của cây.

+ Nhóm sản phẩm 3: Kết quả thí nghiệm (bảng số liệu); video thực hiện thí nghiệm....

+ Nhóm sản phẩm 4: Tập san hoặc tài liệu hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng.

161

THỰC HIỆN DỰ ÁN (Thực hiện tại cộng đồng – dự kiến thời gian: 1 tuần)

Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần) (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

– Thu thập thông tin

– Điều tra, khảo sát hiện trạng

– Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp...)

– Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.

– Thảo luận nhóm để xử lí thông tin và lập dàn ý báo cáo

– Hoàn thành báo cáo của nhóm

– Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm)

– Các nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm.

– Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm

TIẾT 2. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM DỰ ÁN (Thực hiện trên lớp)

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Báo cáo kết quả

– Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi.

– Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác.

– Tổng hợp nội dung từ thông tin của các nhóm.

– Các nhóm báo cáo kết quả (trình chiếu Powerpoint, trình chiếu dưới dạng các file video, bảng số liệu).

– Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn.

– Học sinh dựa vào các kết quả thu thập ghi kiến thức cần đạt vào vở.

Đánh giá quá trình thực hiện

dự án

– Tổ chức các nhóm đánh giá.

– Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm, tuyên dương nhóm, cá nhân.

Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng cá nhân; tuyên dương cá nhân.

162

5. Sản phẩm của dự án

a. Danh mục các sản phẩm dự kiến

+ Nhóm sản phẩm 1: Bài trình bày power point về vai trò nước và muối khoáng với cây xanh.

+ Nhóm sản phẩm 2: Bản mô tả con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng của cây.

+ Nhóm sản phẩm 3: Kết quả thí nghiệm (bảng số liệu); video thực hiện thí nghiệm....

+ Nhóm sản phẩm 4: Tập san hoặc tài liệu hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng.

b. Tiêu chí đánh giá sản phẩm • Bài kiểm tra viết và kiểm tra nói: có thể sử dụng 10 câu hỏi cuối dự án. • Sổ ghi chép: đánh giá ghi chép về hoạt động của học sinh tạo 4 nhóm sản phẩm của dự án. • Phỏng vấn và quan sát dựa trên kế hoạch đã chuẩn bị của học sinh: đánh giá kĩ năng, tiến

trình và sự thể hiện năng lực của mỗi học sinh. • Sự thể hiện: Đánh giá những bài trình bày, 4 nhóm sản phẩm và các sự kiện mà học sinh

thiết kế và thực hiện trong quá trình làm dự án của các em. • Kế hoạch dự án: Đánh giá về việc học sinh xác định mục tiêu, thiết kế chiến lược để đạt

mục tiêu, đặt thời gian biểu và xác định các tiêu chí để đánh giá sản phẩm. • Phản hồi qua bạn học: Đánh giá qua phản hồi của bạn học. • Đánh giá kĩ năng cộng tác của học sinh: Quan sát các nhóm làm việc để đánh giá kĩ năng

cộng tác (lắng nghe và phản hồi tích cực). • Các sản phẩm: 4 nhóm sản phẩm học sinh xây dựng nên khi làm dự án.

Các tiêu chí đánh giá: Để đánh giá có thể dựa vào 10 tiêu chí trong bảng dưới đây. Mỗi tiêu chí cho điểm từ 1 đến 5. Dự án đạt loại tốt khi có tổng điểm 40–50; khá: 30–40; đạt: 25–30; không đạt: dưới 25.

Điểm STT Tiêu chí

1 2 3 4 5

Ghi chú

1 Những kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án

2 Lượng kiến thức gắn với môn học trong dự án

3 Tạo điều kiện cho mọi thành viên tham gia

4 Chỉ rõ những công việc người học cần làm

5 Tính hấp dẫn với người học của dự án

163

6 Phù hợp với điều kiện thực tế

7 Phù hợp với năng lực của người học

8 Áp dụng công nghệ thông tin

9 Sản phẩm có tính khoa học

10 Sản phẩm có tính thực tiễn, thiết thực

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC THEO DỰ ÁN

(Dùng cho đánh giá đồng đẳng – Đánh giá giữa các nhóm)

Tên người/ nhóm đánh giá Tổng điểm:...................../100

Tên dự án ..............................................

STT Điểm Tiêu chí

10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Ghi chú

1 Tên chủ đề

2 Dữ liệu và nội dung

3 Giải thích

4 Trình bày

5 Tổ chức báo cáo

6 Hiểu nội dung

7 Tính sáng tạo của nhóm

8 Tư duy tích cực

9 Làm việc nhóm

10 Ấn tượng chung

Tổng điểm:

164

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM Họ và tên người được đánh giá: ....................................................... Họ và tên người đánh giá: ................................................................ Nhóm: ..............................................................................................

STT Tiêu chí (điểm)

Rất tốt (3 điểm)

Tốt (2 điểm)

Trung bình (1 điểm)

Ít hoặc không (0 điểm)

1 Nhiệt tình trách nhiệm

2 Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe

3 Tham gia tổ chức quản lí nhóm

4 Chú tâm thực hiện nhiệm vụ

5 Đưa ra ý kiến có giá trị

6 Đóng góp trong việc hình thành sản phẩm

7 Hiệu quả công việc

8 Hoàn thành đúng thời gian.

(Điểm đánh giá từ 0 – 24)

Tổng điểm: ..................

Bảng kiểm quan sát học theo dự án Bảng kiểm dành cho giáo viên

Mức độ Tiêu chí đánh giá

1 2 3 4 5

Triển khai học theo dự án một cách tuần tự.

Tăng cường tương tác xã hội trong dạy học dự án.

Học sinh được lựa chọn các chủ đề theo nhu cầu và sở thích.

Phát triển chủ đề của dự án thành các dự án nhỏ theo mức độ quan tâm khác nhau của học sinh.

165

Mức độ Tiêu chí đánh giá

1 2 3 4 5

Học sinh tham gia lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án một cách chủ động và sáng tạo.

Tăng cường sự tự đánh giá lẫn nhau của học sinh trong quá trình thực hiện dự án và trình bày sản phẩm của dự án.

Học sinh có cơ hội để rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho bước “thu thập dữ liệu” và “phát triển” dự án.

Tạo cho học sinh luôn có ý thức và thực hành một hành động thiết thực cụ thể đối với xã hội trong học theo dự án.

Chú thích:

5: Rất tốt; 4: Tốt; 3: Khá; 2: Đạt; 1: Chưa đạt

Bảng kiểm dành cho học sinh

Mức độ Tiêu chí đánh giá

1 2 3 4 5

Lựa chọn chủ đề theo sở thích.

Phân công nhiệm vụ trong nhóm rõ ràng.

Thông tin tìm kiếm từ nguồn tin cậy và đầy đủ.

Bài báo cáo đầy đủ các mục cần thiết.

Chuẩn bị nguyên liệu đúng và đủ.

Thực hành – thí nghiệm đúng thao tác, quy trình.

Nhiệm vụ của dự án được thực hiện một cách tuần tự và đúng tiến độ.

Sản phẩm đạt yêu cầu, có thể công bố được.

Chú thích:

5: Rất tốt; 4: Tốt; 3: Khá; 2: Đạt; 1: Chưa đạt

166

Bảng kiểm quan sát hành vi dành cho giáo viên PHIẾU QUAN SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN

(Quan sát hoạt động của học sinh trong quá trình thực hiện dự án)

Mức độ đánh giá Tiêu chí

1 2 3 4 5 Nhận xét

Nhiệt tình trách nhiệm với nhóm

Tích cực trong thảo luận

Phối hợp tốt với các học sinh khác

Đưa ra ý kiến có giá trị cho nhóm

Tham vấn ý kiến của giáo viên

Thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ và hiệu quả

Trình bày vấn đề logic, khoa học

Thực hành thí nghiệm đúng thao tác, quy trình

Học sinh không tiêu cực nếu không thành công

Học sinh là một người lãnh đạo hiệu quả

Chú thích:

5: Rất tốt; 4: Tốt; 3: Khá; 2: Đạt; 1: Chưa đạt

Phân công nhiệm vụ trong nhóm

Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời gian hoàn thành

Sản phẩm dự kiến

167

Biên bản thảo luận

Ngày Nội dung thảo luận Kết quả

Nhìn lại quá trình thực hiện dự án 1. Tôi đã học được kiến thức gì? 2. Tôi đã phát triển được những kĩ năng gì? 3. Tôi đã xây dựng được những thái độ nào tích cực? 4. Tôi có hài lòng với kết quả nghiên cứu của dự án không? Vì sao? 5. Tôi đã gặp phải những khó khăn gì khi thực hiện dự án? 6. Tôi đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào? 7. Quan hệ của tôi với các thành viên trong nhóm thế nào? 8. Những vấn đề quan trọng khác trong dự án gồm... 9. Nhìn chung tôi thích/không thích dự án vì...

Phản hồi của giáo viên Bảng kiểm đánh giá

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THAM LUẬN

Điểm chấm Tiêu chí Điểm tối đa Nhóm khác

chấm Giáo viên

chấm

Nội dung Kể ra các tiêu chí tương ứng với nội dung. – Tiêu chí 1: – Tiêu chí 2: ...

Hình thức

Tổng điểm

168

PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN (Dành cho giáo viên)

Nội dung đánh giá (Điểm)

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa

Giúp hình dung sơ bộ về nhiệm vụ dự án 5 Tên dự án (10 điểm) Tên dự án có tính hấp dẫn 5

Nêu được vấn đề của dự án rõ ràng và hấp dẫn 5

Nêu được các nhiệm vụ cần giải quyết đầy đủ, rõ ràng. 5

Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học 10

Powerpoint

Các slide đẹp, sắp xếp hợp lí, dễ quan sát 5

Biết lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp 5

Tính thẩm mĩ của sản phẩm 5

Sản phẩm (50điểm)

Vật thật

Sản phẩm đạt yêu cầu, có thể công bố được 15

Trình bày lưu loát, hấp dẫn, đưa ra các thông tin có chọn lọc. 15

Trả lời tốt các câu hỏi chất vấn 10

Đưa ra cho nhóm bạn các câu chất vấn có giá trị 10

Thuyết trình,

thảo luận (40 điểm)

Có thái độ xây dựng khi chất vấn và trả lời chất vấn 5

Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn 10

Thái độ đánh giá nghiêm túc (căn cứ vào phiếu đánh giá) 10

Hoàn thành sổ theo dõi dự án 5

Phân công công việc trong nhóm hợp lí (theo quan sát giáo viên) 15

Quá trình làm việc (60 điểm)

Làm việc nhóm (hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm, nhiệt tình...) (theo độ phân tán điểm đánh giá đồng đẳng)

20

Tổng 160

169

III. PHỤ LỤC

1. Các tài liệu học tập và tham khảo

– Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên 6. – Hướng dẫn dạy môn Khoa học Tự nhiên 6. – Tài liệu trên mạng internet:

http://www.phatminh.com/cong-nghe/cong-nghe-ung-dung/vai-tro-cua-nuoc-trong-viec-hap-thu-co2-cua-cay-xanh.55013.html http://khoahoc.tv/timkiem/vai+tr%C3%B2+c%E1%BB%A7a+c%C3%A2y+xanh/index.aspx http://saigonhoa.com/huong-dan-cham-soc-cay-trong-trong-chau-ngoai-san-vuon/ http://www.bancaycanh.com/thong-tin/cham-soc-cay-canh-thong-tin/5-luu-y-khi-cham-soc-cay-canh-trong-nha/

2. Bài học liên quan đến dự án

– Bài 11: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh (Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên 6) là nội dung dự án.

– Các bài khác có liên quan trong sách Hướng dẫn học môn Khoa học Tự nhiên 6: + Bài 5: Chất và tính chất của chất (Nội dung: các trạng thái tồn tại của nước, tính chất của nước) + Bài 13: Quang hợp ở cây xanh + Bài 14: Hô hấp ở cây xanh

3. Câu hỏi định hướng người học khi thực hiện và rút ra kết luận từ dự án

a) Câu hỏi khái quát

Câu hỏi 1. Cây xanh trao đổi chất với môi trường như thế nào? Câu hỏi 2. Nước và muối khoáng có vai trò gì với cây xanh? Câu hỏi 3. Cây xanh trao đổi nước và muối khoáng với môi trường như thế nào? Câu hỏi 4. Làm thế nào để chứng minh sự trao đổi nước và muối khoáng ở cây? Câu hỏi 5. Ứng dụng kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt như

thế nào?

b) Câu hỏi nội dung Câu hỏi 6. Mô tả các trạng thái tồn tại của nước trong không khí, trong đất. Câu hỏi 7. Phân tích vai trò của nước và muối khoáng với cây xanh: chỉ ra các quá trình

sử dụng nước và muối khoáng trong cây.

170

Câu hỏi 8. Thiết kế thí nghiệm như thế nào giúp chứng minh cây cần nước và muối khoáng; cây có sự thoát hơi nước hằng ngày?

Câu hỏi 9. Làm thế nào để cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt?

c) Câu hỏi bài học

Câu hỏi 10. Điều gì sẽ xảy ra nếu cây thiếu nước và muối khoáng?

Câu hỏi 11. Nước vào cây đi đâu?

Câu hỏi 12. Bộ phận nào của cây thực hiện sự trao đổi nước và muối khoáng?

Câu hỏi 13. Quá trình trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng của cây xanh chịu ảnh hướng của những yếu tố nào trong môi trường?

Câu hỏi 14. Tại sao thoát hơi nước ở lá được gọi là “tai hoạ tất yếu” của cây xanh?

Câu hỏi 15. Vì sao bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?

Câu hỏi 16. Vì sao khi đánh cây đi nơi khác, người ra phải chọn trời râm, mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngọn?

171

Chủ đề 7. NGUYÊN SINH VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (16 tiết)

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Về kiến thức

– Nêu được “Thế nào là Động vật nguyên sinh?”, “Thế nào là Động vật không xương sống?”. Nêu được “đặc điểm chung của Động vật có xương sống?”.

– Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật nguyên sinh như trùng amip, trùng roi, trùng giày, trùng sốt rét...; Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật có xương sống.

– Nêu được vai trò của Động vật nguyên sinh, Động vật không xương sống đối với đời sống con người và tự nhiên.

– Ứng dụng được những kiến thức về Động vật nguyên sinh, Động vật không xương sống, Động vật có xương sống trong giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ.

Phân biệt được Động vật không xương sống với Động vật có xương sống.

b) Về kĩ năng

– Hình thành kĩ năng quan sát, ghi chép mô tả các sự vật hiện tượng trong thực tế cuộc sống. Quan sát được một số đại diện Động vật nguyên sinh dưới kính hiển vi. Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật không xương sống.

– Hình thành kĩ năng báo cáo kết quả quan sát, thí nghiệm thông qua báo cáo kết quả học tập về Động vật nguyên sinh, Động vật không xương sống, Động vật có xương sống.

c) Về thái độ

– Nêu được vai trò của Động vật nguyên sinh, Động vật không xương sống, Động vật có xương sống đối với con người và tự nhiên.

– Ứng dụng được những kiến thức về Động vật không xương sống trong bảo vệ sức khoẻ và gìn giữ môi trường.

2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

Bảng thể hiện sự liên kết của bộ kĩ năng (bao gồm các kĩ năng và năng lực) với các đặc điểm cần thiết cho việc học tập chủ đề.

172

Bộ kĩ năng Tìm hiểu về một sự kiện, hiện tượng hoặc vấn đề thông qua

Thu thập và trình bày các bằng chứng

Giải thích, đánh giá thông tin thông qua

� Đặt câu hỏi � Xây dựng giả thuyết � Xác định vấn đề � Khả năng sáng tạo � Dự đoán

� Quan sát � Sử dụng thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm

� So sánh � Xác định � Suy luận � Phân tích � Đánh giá

Các kĩ năng

Giao tiếp

Năng lực Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; Lập kế hoạch điều tra và đưa ra quyết định

Câu hỏi Bằng chứng Dữ liệu

Giải thích Kết nối Đặc điểm cần

thiết cho nghiên cứu Sự giao tiếp

Dựa vào bảng trên, giáo viên xác định những năng lực cụ thể thông qua hoạt động học tập của học sinh.

II. Nội dung chính của chủ đề Chủ đề gồm các nội dung chính sau: Bài 18. Nguyên sinh vật Bài 19. Động vật không xương sống Bài 20. Động vật có xương sống Bài 21. Quan hệ giữa động vật và con người

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề

Chủ đề này có 04 bài, giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức đã được học ở chủ đề 4, 5 và nhất là kiến thức đã có của học sinh để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng kiến thức mới của bài học.

Giáo viên nên cho học sinh tự quan sát tìm tòi, liên hệ với thực tế động vật địa phương để tìm hiểu. Qua quan sát, làm thí nghiệm theo nội dung học tập, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng bố trí và tiếm hành thí nghiệm, kĩ năng ghi chép các hiện tượng quan sát được để rút ra những kết luận cần thiết.

Chúng tôi giới thiệu một dự án học tập ở cuối chủ đề, giáo viên có thể tham khảo và tổ chức dạy học dự án ở địa phương.

173

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 18. NGUYÊN SINH VẬT

1. Mục tiêu bài học

– Nêu được “Thế nào là nguyên sinh vật ?”. – Nhận biết được một số đại diện phổ biến của nguyên sinh vật như trùng amip, trùng roi,

trùng giày, trùng sốt rét… – Nêu được vai trò của nguyên sinh vật đối với đời sống con người và tự nhiên. – Quan sát được một số đại diện nguyên sinh vật dưới kính hiển vi. – Ứng dụng được những kiến thức về nguyên sinh vật trong giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe.

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1. Học sinh học cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Quan sát giọt nước ao, hồ... dưới kính hiển vi

– Quan sát hình ảnh trong SGK

– Quan sát tranh ảnh

Lưu ý: giáo viên nên có định hướng quan sát cho cả lớp giúp học sinh quan sát có trọng tâm

Hoạt động 2. Cá nhân nhận biết về nguyên sinh vật

Học sinh học cá nhân

– Vẽ lại hình dạng các sinh vật nhìn thấy dưới kính hiển vi (hoặc tranh ảnh).

– Mô tả đặc điểm chung của các cơ thể nguyên sinh vật.

– Giáo viên quan sát và hướng dẫn việc học của học sinh thông qua các hình vẽ trong SGK

Hoạt động 3. Trao đổi nhóm về nguyên sinh vật

Học sinh học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Trao đổi trong nhóm về hình dạng của nguyên sinh vật – Trao đổi nhóm về sự vận động của các sinh vật quan sát được trong giọt nước. – Giáo viên sửa chữa các nội dung trao đổi của học sinh mỗi nhóm

Hoạt động 4. Phân tích các đặc điểm của nguyên sinh vật

Học sinh làm việc cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Phân biệt các dấu hiệu đặc trưng cho mỗi nguyên sinh vật

174

– Xác định các đặc điểm chung ở các nguyên sinh vật

Lưu ý: giáo viên nên có các gợi ý về những đặc điểm cần phân tích

Hoạt động 5. So sánh các đặc điểm của nguyên sinh vật

Học sinh làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Nêu dấu hiệu giống nhau giữa các nguyên sinh vật – Nêu dấu hiệu khác nhau giữa các nguyên sinh vật Lưu ý: giáo viên nên có các gợi ý về những đặc điểm cần so sánh

Hoạt động 6. Đọc và trả lời

Học sinh đọc cá nhân đoạn văn trong sách hướng dẫn học

Chọn các từ sau: cơ thể, tế bào, vật, bổ sung vào chỗ trống

“Nguyên sinh vật có cơ thể cấu tạo chỉ gồm một ........ Chúng xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta. Nguyên sinh ............. phân bố ở khắp nơi, trong đất, trong nước, trong không khí và đặc biệt là trong cơ thể các ........... khác”.

Giáo viên: hỗ trợ học sinh điền nội dung đúng vào các chỗ trống thông qua khuyến khích các học sinh khác hoặc trực tiếp giúp đỡ học sinh, tuy nhiên cần chỉ rõ vì sao lại điền thông tin này mà không điền thông tin khác.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của nguyên sinh vật đối với đời sống con người

Học sinh làm việc theo nhóm, mỗi học sinh trong nhóm liên hệ thực tiễn và cùng nhau điền tên sinh vật vào ô trống trong bảng 2 (SGK).

Bảng 2. Vai trò thực tiễn của nguyên sinh vật

STT Vai trò thực tiễn Tên sinh vật

1 Làm thức ăn cho động vật có kích thước lớn hơn

2 Gây bệnh ở động vật

3 Gây bệnh ở người

4 Có ý nghĩa bảo vệ môi trường

Giáo viên khẳng định cho học sinh các thông tin đúng và gần với thực tiễn địa phương

175

Hoạt động 2. Tìm hiểu các biện pháp phòng và chữa bệnh do nguyên sinh vật gây nên ở người

– Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh liệt kê ít nhất 3 biện pháp phòng bệnh sốt rét ở người. – Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tìm hiểu các biện pháp phòng và chữa bệnh kiết lị. – Học sinh trao đổi nhóm về các biện pháp phòng và chữa bệnh do nguyên sinh vật gây nên

ở người

Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của nguyên sinh vật đối với môi trường sống

Giáo viên yêu cầu học sinh: – Trao đổi nhóm về vai trò của nguyên sinh vật đối với việc cung cấp thức ăn cho cá trong

các ao hồ – Nhận xét thông tin của nhóm khác về vai trò của nguyên sinh vật đối với môi trường sống

xung quanh

C – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1. Tìm hiểu các ứng dụng phòng bệnh do nguyên sinh vật gây nên

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các nội dung ứng dụng trong SGK bao gồm: – Tìm hiểu bệnh do Nguyên sinh vật gây ra trong cộng đồng – Phòng ngừa bệnh thường gặp do Nguyên sinh vật gây nên – Trình bày các ý tưởng phòng bệnh. Giáo viên phân tích cho học sinh vai trò và ý nghĩa của sự phòng bệnh. Giáo viên hướng dẫn cách phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên.

Hoạt động 2. Củng cố kiến thức

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK – Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên – Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong SGK – Học sinh làm các bài tập trong SGK

Bài 19. ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG 1. Mục tiêu bài học

– Nêu được “Thế nào là Động vật không xương sống ?”.

– Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật không xương sống.

– Nêu được vai trò của Động vật không xương sống đối với con người và tự nhiên.

– Ứng dụng được những kiến thức về Động vật không xương sống trong bảo vệ sức khỏe và gìn giữ môi trường.

176

2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1. Khởi động

Học sinh học cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Quan sát đại diện của các Động vật không xương sống – Quan sát hình ảnh trong sách hướng dẫn học – Quan sát tranh ảnh Lưu ý: giáo viên nên có định hướng quan sát cho cả lớp giúp học sinh quan sát có trọng tâm

Hoạt động 2. Cá nhân nhận biết về động vật không xương sống

Học sinh học cá nhân – Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết tên của các động vật quan sát được – Học sinh thông qua hình ảnh mô tả đặc điểm chung của các cơ thể động vật không xương sống. – Giáo viên quan sát và hướng dẫn việc học của học sinh thông qua các hình vẽ trong sách

hướng dẫn học

Hoạt động 3. Trao đổi nhóm về động vật không xương sống

Học sinh học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Trao đổi trong nhóm về hình dạng của động vật không xương sống – Trao đổi nhóm về sự vận động của các động vật không xương sống trong thực tế. Giáo viên sửa chữa các nội dung trao đổi của học sinh mỗi nhóm

Hoạt động 4. Phân tích các đặc điểm của động vật không xương sống

Học sinh làm việc cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Phân biệt các dấu hiệu đặc trưng cho động vật không xương sống – Xác định các đặc điểm chung ở các động vật không xương sống Lưu ý: giáo viên nên có các gợi ý về những đặc điểm cần phân tích

Hoạt động 5. So sánh các đặc điểm của động vật không xương sống

Học sinh làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Nêu các dấu hiệu giống nhau giữa các động vật không xương sống – Nêu các dấu hiệu khác nhau giữa các động vật không xương sống Lưu ý: giáo viên nên có các gợi ý về những đặc điểm cần so sánh

Hoạt động 6. Đọc và trả lời

Học sinh đọc cá nhân đoạn văn trong sách hướng dẫn học Điền từ thích hợp vào đoạn thông tin sau (chọn trong các từ: không xương sống, động vật,

xương sống):

177

“Động vật không xương sống bao gồm các ngành động vật không có bộ xương trong, đặc biệt là không có .............. Động vật................... bao gồm đa số các ngành của giới .............., chúng có các mức độ tổ chức khác nhau và rất đa dạng về mặt hình thái”.

Giáo viên: hỗ trợ học sinh điền nội dung đúng vào các chỗ trống thông qua khuyến khích các học sinh khác hoặc trực tiếp giúp đỡ học sinh, tuy nhiên cần chỉ rõ vì sao lại điền thông tin này mà không điền thông tin khác.

Hoạt động 7. Hoàn thành bảng kiến thức

Giáo viên yêu cầu học sinh: Động vật không xương sống có cấu tạo rất đa dạng, thích nghi với các môi trường sống khác

nhau. Hãy điền tên các đại diện của Động vật không xương sống mà em biết vào cột tương ứng và nêu vai trò chúng của trong tự nhiên và với cuộc sống con người trong bảng 1 trong sách hướng dẫn học:

Bảng 1. Môi trường sống và vai trò của Động vật không xương sống

STT Môi trường sống Tên Động vật không xương sống Vai trò

Dưới nước .... ....

Trên cạn .... ....

Kí sinh trên cơ thể sinh vật

.... ....

Ghi chú: Học sinh có thể lựa chọn trong số các đại diện sau: giun đốt, trai sông, tôm đồng, cua biển, giun tròn, sán lá gan, chuồn chuồn, bọ gậy, chấy, rận, bướm, ong, dế trũi, dế mèn, bọ ngựa.

Hoạt động 8. Làm việc với phiếu học tập

Học sinh làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của giáo viên Giáo viên thiết kế phiếu học tập theo các nội dung sau: – Hãy nêu lợi ích và tác hại của một số Động vật không xương sống qua những thông tin trên. – Hãy nên biện pháp phòng chống một số bệnh do Động vật không xương sống gây nên. – Tìm kiếm nguồn tài liệu về đa dạng cơ thể Động vật không xương sống từ các nguồn khác nhau. Học sinh thực hiện phiếu học tập và đánh giá chéo giữa các nhóm.

178

Hoạt động 9. Đọc và trả lời câu hỏi

Học sinh học cá nhân và trả lơi các câu hỏi sau: – Động vật không xương sống có cấu tạo cơ thể đa dạng phù hợp với môi trường sống như

thế nào? – Động vật không xương sống có vai trò đối với sự phát triển bền vững của môi trường sinh

thái như thế nào?

Giáo viên điều chỉnh, sửa chữa các câu trả lời của học sinh

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của động vật không xương sống đối với tự nhiên

Học sinh làm việc cá nhân thông qua quan sát và tìm hiểu thực tế trả lời các câu hỏi: – Quan sát hình 6 và cho biết san hô có vai trò gì trong đại dương? – Hãy nêu những ích lợi của Động vật không xương sống trong tự nhiên Giáo viên khẳng định cho học sinh các thông tin đúng sau khi học sinh trả lời

Hoạt động 2. Các biện pháp phòng và chữa bệnh do động vật không xương gây nên ở người

Giáo viên yêu cầu học sinh: – Liệt kê các bệnh do động vật không xương sống gây nên ở địa phương. – Mỗi học sinh tìm hiểu về tác hại của động vật không xương sống đối với người. – Trao đổi nhóm về các biện pháp phòng và chữa bệnh do động vật không xương sống gây

nên ở người.

Hoạt động 3. Các biện pháp phòng và chữa bệnh do động vật không xương sống gây nên ở vật nuôi

Giáo viên yêu cầu học sinh: – Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh liệt kê các bệnh do động vật không xương sống gây nên

cho vật nuôi ở địa phương. – Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tìm hiểu về tác hại của động vật không xương sống đối với

gia súc, gia cầm ở địa phương. – Học sinh trao đổi nhóm về các biện pháp phòng và chữa bệnh do động vật không xương

sống gây nên ở vật nuôi.

Hoạt động 4. Vai trò của động vật không xương sống đối với môi trường sống

– Giáo viên cho học sinh trao đổi nhóm về vai trò của động vật không xương sống đối với việc cung cấp thức ăn cho cá trong các ao hồ.

– Các nhóm học sinh nhận xét thông tin của nhóm khác về vai trò của động vật không xương sống đối với môi trường sống xung quanh.

179

Hoạt động 5. Các biện pháp bảo vệ Động vật không xương sống

Giáo viên yêu cầu học sinh: – Liệt kê các biện pháp bảo vệ Động vật không xương sống trong môi trường tự nhiên ở quê

hương. – Trao đổi nhóm về các biện pháp nuôi Động vật không xương sống nhằm tăng cường nguồn

thực phẩm cho con người và bảo vệ môi trường. Học sinh trao đổi dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Hoạt động 6. Vai trò của động vật không xương sống kí sinh

Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm về các nội dung – Cách phòng chống bệnh do Động vật không xương sống kí sinh gây nên. – Vai trò của động vật không xương sống kí sinh đối với con người và ảnh hưởng của nó đối

với môi trường tự nhiên. Học sinh: hoàn thành và báo cáo kết quả thảo luận nhóm

C – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1. Tìm hiểu giá trị của Động vật không xương sống đối với môi trường

Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với mọi người trong gia đình về: – Vai trò của những Động vật không xương sống có ở môi trường xung quanh. – Các biện pháp phòng chống các bệnh do Động vật không xương sống gây nên. – Các biện pháp tạo môi trường thuận lợi cho Động vật không xương sống có lợi phát triển. – Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các giá trị của động vật không xương sống đối với

môi trường.

Hoạt động 2. Làm việc cùng cộng đồng

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện:

– Học sinh viết bài tuyên truyền về sự nguy hiểm, phương thức lây nhiễm và cách phòng chống bệnh giun sán.

– Tìm hiểu những Động vật không xương sống trong truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài.

– Vận động mọi người cùng làm vệ sinh môi trường sống để phòng chống sự phát triển của một số Động vật không xương sống truyền bệnh cho người và động vật.

Học sinh: nộp sản phẩm sau khi thực hiện các hoạt động do giáo viên yêu cầu.

180

Bài 20. ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG 1. Mục tiêu bài học

– Nêu được “Thế nào là Động vật có xương sống ?”.

– Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật có xương sống.

– Phân biệt được Động vật không xương sống với Động vật có xương sống

– Nêu được vai trò của Động vật có xương sống đối với con người và tự nhiên.

– Ứng dụng được những kiến thức về Động vật có xương sống trong bảo vệ sức khỏe và bảo đảm môi trường bền vững.

2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1. Khởi động

Học sinh học cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Kể tên những động vật ở xung quanh mà em biết.

– Hãy cho biết lợi ích của những Động vật có xương sống đó.

Lưu ý: giáo viên nên có định hướng quan sát cho cả lớp giúp học sinh phát biểu có trọng tâm

Hoạt động 2. Cá nhân nhận biết về các đặc điểm của động vật có xương sống

Học sinh học cá nhân

– Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết tên của các động vật quan sát được

– Học sinh thông qua hình ảnh mô tả đặc điểm chung của các cơ thể động vật có xương sống.

Giáo viên quan sát và hướng dẫn việc học của học sinh thông qua các hình vẽ trong SGK

Hoạt động 3. So sánh các đặc điểm hình thái của động vật có xương sống và động vật không xương sống

Học sinh học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Trao đổi trong nhóm về hình dạng của động vật có xương sống

– Quan sát hình vẽ (hoặc tranh, ảnh) phân biệt những con vật nào là Động vật không xương sống? Những con vật nào là Động vật có xương sống?

Giáo viên sửa chữa các nội dung trao đổi của học sinh mỗi nhóm

181

Hoạt động 4. Tìm hiểu lợi ích của động vật có xương sống

Học sinh làm việc cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Học sinh phát biểu về lợi ích của những Động vật có xương sống qua tìm hiểu thực tế.

– Học sinh đưa ra ý kiến về sự khai thác vừa phải hoặc quá mức Động vật có xương sống ở địa phương.

Lưu ý: giáo viên nên có các gợi ý về những đặc điểm cần phân tích

Hoạt động 5. Tìm hiểu các đại diện của Động vật có xương sống

Học sinh làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Nêu các đặc điểm của đại diện mỗi lớp theo trình tự SGK

– Nêu các dấu hiệu khác nhau giữa các sinh vật đại diện cho mỗi lớp động vật có xương sống

Lưu ý: giáo viên nên có các gợi ý về những đặc điểm cần so sánh

Hoạt động 6. Đọc và trả lời

Học sinh đọc cá nhân đoạn văn trong SGK

Điền thông tin vào chỗ trống trong đoạn sau (Chọn trong số các từ sau: ếch nhái, cột sống, cá, Động vật có xương sống, chim, động vật khác, bò sát, thú).

“ Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có ........ (chứa tuỷ sống). Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành ................. với các ngành ................. Ngành Động vật có xương sống bao gồm các lớp ................ Động vật có xương sống có các mức độ tổ chức khác nhau và cũng rất đa dạng về mặt hình thái”.

Giáo viên: hỗ trợ học sinh điền nội dung đúng vào các chỗ trống thông qua khuyến khích các học sinh khác hoặc trực tiếp giúp đỡ học sinh, tuy nhiên cần chỉ rõ vì sao lại điền thông tin này mà không điền thông tin khác.

Hoạt động 7. Tìm hiểu các đặc điểm chung của Động vật có xương sống

Giáo viên yêu cầu: Học sinh điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau (Chọn trong số các từ sau: quan trọng, rất đa dạng, thích nghi, dị dưỡng):

“Đặc điểm chung của Động vật có xương sống là cơ thể có xương sống. Cấu tạo cơ thể của Động vật có xương sống....., nhờ đó chúng ......... được với môi trường sống. Động vật có xương sống sống theo phương thức ......... Đa số Động vật có xương sống có vai trò .......... đối với con người và tự nhiên”.

Giáo viên: hỗ trợ học sinh điền nội dung đúng vào các chỗ trống thông qua khuyến khích các học sinh khác hoặc trực tiếp giúp đỡ học sinh, tuy nhiên cần chỉ rõ vì sao lại điền thông tin này mà không điền thông tin khác.

182

Hoạt động 8. Hoàn thành bảng kiến thức

Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện bảng sau: Bảng 1. Sự đa dạng về môi trường sống của Động vật có xương sống

Lớp động vật Đại diện Môi trường sống

Cá chép Nước ngọt Cá

Cá ngừ Nước mặn

ếch Trên cạn và dưới nước Lưỡng cư

cóc Trên cạn

Thằn lằn Trên cạn Bò sát

Rắn nước Dưới nước

Bồ câu Trên cạn Chim

Mòng biển Dưới nước

Voi Trên cạn Thú

Cá voi Dưới nước

Ghi chú: Học sinh có thể lựa chọn các đại diện là những động vật mà em biết thông qua tìm hiểu từ các kênh thông tin khác nhau.

Hoạt động 9. Làm việc với phiếu học tập

Học sinh làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của giáo viên Giáo viên thiết kế các phiếu học tập theo những nội dung sau: – Con người thường sử dụng những sản phẩm gì từ cá? Hãy kể tên các loại cá có giá trị kinh

tế cao mà em biết. – Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp và con người như thế nào? Nguyên nhân của việc giảm

sút các loài lưỡng cư trong tự nhiên là gì? – Chim đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với các loài động thực vật khác và đối với

đời sống con người? – Giải thích vì sao số lượng thú ngày càng bị suy giảm? Điều này gây nên hậu quả gì? – Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài động vật hoang dã? Học sinh thực hiện phiếu học tập và đánh giá chéo giữa các nhóm

183

Hoạt động 10. Đọc và trả lời câu hỏi

Học sinh học cá nhân và trả lơi các câu hỏi sau: – Động vật có xương sống có cấu tạo cơ thể đa dạng phù hợp với môi trường sống như thế nào? – Động vật có xương sống có vai trò đối với sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái

như thế nào?

Giáo viên điều chỉnh, sửa chữa các câu trả lời của học sinh

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của Động vật có xương sống đối với môi trường tự nhiên

Học sinh làm việc cá nhân: Quan sát và tìm hiểu thực tế trả lời các câu hỏi sau: – Quan sát hình trong SGK, và cho biết mỗi sinh vật đại diện cho Động vật có xương sống

có vai trò gì trong tự nhiên? – Hãy nêu những ích lợi của Động vật có xương sống trong tự nhiên

Giáo viên khẳng định cho học sinh các thông tin đúng sau khi học sinh trả lời

Hoạt động 2. Vai trò của Động vật có xương sống

Giáo viên yêu cầu học sinh: Qua các hoạt động thực hành thiên nhiên hoặc quan sát, điền vào ô trống trong bảng 2 vai trò của Động vật có xương sống đối với con người

Bảng 2. Vai trò của Động vật có xương sống

Lớp động vật Đại diện Vai trò chính

Cá chép Sinh thái nước ngọt bền vững và sản phẩm tiêu dùng cho người Cá

Cá ngừ Sinh thái nước mặn bền vững và sản phẩm biển cho người

Ếch Sinh thái bền vững và thực phẩm cho người Lưỡng cư

Cóc Sinh thái bền vững có lợi cho người

Thằn lằn Sinh thái bền vững, có lợi cho người Bò sát

Rắn nước Sinh thái bền vững, nguồn dược phẩm cho người.

Bồ câu Sinh thái bền vững, có giá trị văn hoá cho người Chim

Mòng biển Sinh thái bền vững trong chuỗi thức ăn

Voi Sinh thái bền vững, cung cấp sức kéo và làm du lịch Thú

Cá voi Sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường

184

Hoạt động 3. Thực hành phân loại Động vật có xương sống theo môi trường sống

Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh: làm việc theo nhóm, quan sát hình 7 (Sách hướng dẫn học) và điền vào bảng tên các loài theo lớp và môi trường sống của chúng

STT Tên loài Lớp động vật Môi trường sống

... ... ...

Học sinh: trao đổi trong mỗi nhóm trước khi điền và đánh giá chéo kết quả điền của nhóm khác

Hoạt động 4. Thực hành tìm hiểu vai trò của Động vật có xương sống là vật nuôi

Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các loài động vật:

– Hãy kể tên ít nhất 10 loài động vật có xương sống sống ở trên cạn được dùng làm thức ăn cho con người.

– Hãy kể tên các loài động vật tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

Hoạt động 5. Trả lời câu hỏi

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: – Hãy giải thích tác hại của việc suy giảm số lượng mèo nuôi và rắn trong tự nhiên. – Hãy cho biết loài dơi có vai trò như thế nào trong tự nhiên

Hoạt động 6. Các biện pháp bảo vệ Động vật có xương sống

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo các chủ đề: – Liệt kê các biện pháp bảo vệ Động vật có xương sống trong môi trường tự nhiên ở quê

hương. – Các biện pháp nuôi Động vật có xương sống nhằm tăng cường nguồn thực phẩm cho con

người và bảo vệ môi trường.

Học sinh trao đổi dưới sự hướng dẫn của giáo viên

C – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1. Tìm hiểu giá trị của Động vật có xương sống đối với môi trường

Giáo viên yêu cầu học sinh: trao đổi với mọi người trong gia đình về:

– Hãy kể tên ít nhất 5 loài động vật ăn thịt sử dụng cá làm thức ăn.

– Hãy kể tên ít nhất 5 loài gia súc ăn cỏ mà em biết.

185

– Hãy chỉ ra nguyên nhân làm cho một số loài động vật có xương sống đang bị suy giảm hiện nay và đề xuất biện pháp bảo vệ chúng

Giáo viên hướng dẫn học sinh: tìm hiểu các giá trị của động vật không xương sống đối với môi trường.

Hoạt động 2. Làm việc cùng cộng đồng

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện:

– Học sinh viết bài tuyên truyền về cách phòng chống bệnh cho động vật có xương sống.

– Hãy nêu tên một loài động vật có xương sống ở địa phương em đang bị suy giảm số lượng nghiêm trọng. Viết bài tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ loài đó.

– Học sinh: nộp sản phẩm sau khi thực hiện các hoạt động do giáo viên yêu cầu

Hoạt động 3. Ứng dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng

Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm về các chủ đề: – Khi bị rắn độc cắn ta cần phải làm gì? – Khi bị chó dại hay mèo dại cắn tại sao phải tiêm vắc xin phòng bệnh? – Bệnh do chấy, rận kí sinh – Bệnh cúm gia cầm là gì? Phòng chống như thế nào?

Bài 21. QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG VẬT VỚI CON NGƯỜI

1. Mục tiêu bài học

– Trình bày được lợi ích và tác hại của động vật đối với con người. – Nêu được một số biện pháp nhằm bảo tồn đa dạng động vật. – Biết cách chăm sóc các vật nuôi trong gia đình và địa phương. – Lập được bảng thống kê các vật nuôi hiện có ở địa phương.

2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1. Học sinh học cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Kể tên những con vật ở xung quanh mà em biết. – Kể tên các con vật trong hình (SGK).

Lưu ý: giáo viên nên có định hướng giải thích tên các con vật theo tên địa phương và tên phổ thông giúp cho học sinh hiểu đúng.

186

Hoạt động 2. Vai trò của vật nuôi đối với con người

Học sinh học theo nhóm thông qua thảo luận và hoàn thiện bảng sau:

Tên vật nuôi

Môi trường sống

Vai trò (Liệt kê cả mặt có ích và có hại của vật nuôi đối với con người)

1. Lợn Trên cạn Có ích: Cung cấp thực phẩm, mĩ nghệ

Có hại: Có thể truyền bệnh cho người

2. Gà Trên cạn Có ích: Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, làm cảnh...

Có hại: Có thể truyền bệnh cho người

3. Trâu bò Trên cạn Có ích: Cung cấp thực phẩm, sức kéo...

Có hại: Có thể truyền bệnh cho người

4. Cá Dưới nước Có ích: Cung cấp thực phẩm, làm cảnh...

Có hại: Có thể truyền bệnh cho người

5. Chim bồ câu Trên cạn Có ích: Làm cảnh

Có hại: Có thể truyền bệnh và gây ô nhiễm môi trường cho người

.......................

Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của vật nuôi

Học sinh học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Vật nuôi trong nhà có những lợi ích gì đối với con người? – Vật nuôi trong nhà gây nên tác hại gì đối với con người? – Nêu các biện pháp chăm sóc và bảo vệ vật nuôi trong gia đình. Giáo viên sửa chữa các nội dung trao đổi của học sinh mỗi nhóm

Hoạt động 4. Nhận biết động vật trong môi trường tự nhiên

Học sinh làm việc cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Gọi tên các con vật trong các hình của SGK – Kể tên các con vật khác mà em biết – Mô tả hình dáng các động vật đã kể tên Lưu ý: giáo viên nên có các gợi ý về những đặc điểm cần phân tích

187

Hoạt động 5. Tìm hiểu vai trò của động vật đối với con người

Học sinh làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoàn thiện bảng sau:

Tên động vật sống trong môi trường tự nhiên

Môi trường sống

Vai trò đối với con người (Liệt kê cả mặt có ích và có hại của động vật

sống trong môi trường đối với con người)

1.

2.

3.

4.

5.

.......................

Lưu ý: giáo viên nên có các gợi ý về những vai trò liên quan đến học sinh và cộng đồng đặc biệt là vai trò của động vật đối với sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái

Hoạt động 6. Động vật hoang dã và con người

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: – Liệt kê môi trường sống của động vật hoang dã. – Liệt kê những mặt có ích và và những mặt có hại của động vật sống trong môi trường tự

nhiên đối với con người. – Hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ các động vật hoang dã.

Hoạt động 7. Ảnh hưởng của con người đối với động vật

Học sinh làm việc cá nhân về các nội dung sau: – Một số hoạt động của con người tác động đến môi trường sống của các loài động vật. – Quan sát các hình (sách hướng dẫn học) và nêu các hoạt động của con người tác động đến

môi trường sống của các loài sinh vật. Giáo viên chỉnh sửa các thông tin của học sinh

Hoạt động 8. Một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã

Học sinh làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của giáo viên Giáo viên thiết kế các phiếu học tập theo những nội dung sau: – Quan sát hình các con vật trong hình (sách hướng dẫn học) và thực hiện hoạt động: + Gọi tên các con vật xuất hiện trên hình trên + Gọi tên các con vật sắp bị tuyệt chủng và nêu những biện pháp bảo vệ các con vật đó + Thảo luận và đề xuất một số biện pháp bảo vệ động vật sống trong môi trường tự nhiên Học sinh thực hiện phiếu học tập và đánh giá chéo giữa các nhóm

188

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của động vật đối với môi trường

Học sinh làm việc cá nhân Quan sát và tìm hiểu thực tế hoàn thành bảng sau:

STT Tầm quan trọng thực tiễn Tên động vật

1 Thực phẩm

2 Dược liệu

3 Nguyên liệu

4 Nông nghiệp

5 Làm cảnh

6 Vai trò trong tự nhiên

7 Động vật có hại với đời sống con người

8 Động vật có hại đối với nông nghiệp

Hoạt động 2. Sự tuyệt chủng và giá trị của động vật quý hiếm

Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tìm hiểu thông tin trong sách hướng dẫn học làm việc theo nhóm

Hoàn thành bảng sau:

Tên động vật Cấp độ đe doạ tuyệt chủng Giá trị động vật quý hiếm

1. Ốc xà cừ

2. Hươu xạ

3. Tôm hùm đá

4. Rùa mũi vàng

5. Cà cuống

6. Cá ngựa gai

7. Khỉ vàng

8. Gà lôi trắng

9. Sóc đỏ

10. Khứu đầu đen

Học sinh trao đổi trong mỗi nhóm trước khi điền và đánh giá chéo kết quả điền của nhóm khác

189

Hoạt động 5. Các biện pháp bảo vệ động vật

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận các nội dung sau:

– Biện pháp giữ gìn vệ sinh chuồng trại cho vật nuôi.

– Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở địa phương.

– Biện pháp đấu tranh sinh học, cho ví dụ.

– Biện pháp phòng chống các bệnh do động vật gây nên cho người.

C – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1. Tìm hiểu lợi ích và tác hại của động vật đối với người

Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với mọi người trong gia đình về:

– Những lợi ích của động vật đối với con người.

– Những tác hại của động vật đối với con người.

– Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy đề xuất ý tưởng xây dựng một trại chăn nuôi gia cầm.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các giá trị của động vật đối với môi trường.

Hoạt động 2. Làm việc cùng cộng đồng

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện:

– Viết bài tuyên truyền về lợi ích của các loài động vật đối với đời sống con người.

– Tham gia các hoạt động chăm sóc và bảo vệ động vật.

– Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống của động vật.

– Tuyên truyền trong cộng đồng về vai trò quan trọng của động vật đối với cân bằng sinh thái và sự sống của con người.

Học sinh: nộp sản phẩm sau khi thực hiện các hoạt động do giáo viên yêu cầu

Hoạt động 3. Ứng dụng thực tiễn

Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo các chủ đề:

– Cách nuôi tôm, cá, cua, ngao...

– Thông tin về một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như hổ, voọc ....

– Thông tin về một số loài động vật đã tuyệt chủng như khủng long, ....

– Đọc thông tin để tìm hiểu vai trò của côn trùng đối với con người

190

DỰ ÁN: NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI MÔN: Khoa học Tự nhiên 6 (Chương trình Trường học mới Việt Nam)

I. TỔNG QUAN 1. Mục tiêu của dự án

– Nêu được “Thế nào là Nguyên sinh động vật?” – Quan sát được một số đại diện phổ biến của Nguyên sinh động vật như trùng amip, trùng

roi, trùng giày... qua hình ảnh hoặc kính hiển vi. – Nêu được vai trò của Nguyên sinh động vật với đời sống của con người. – Ứng dụng kiến thức về Nguyên sinh động vật trong giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ. – Phát triển năng lực trình bày, biểu đạt, năng lực hợp tác, năng lực làm thí nghiệm, thực

hành... cho học sinh lớp 6.

2. Người thực hiện

– Học sinh lớp 6 (mô hình Trường học mới Việt Nam).

3. Phạm vi nghiên cứu dự án

– Phạm vi nghiên cứu dự án: Tìm hiểu đặc điểm của Nguyên sinh động vật và vai trò của Nguyên sinh động vật với đời sống con người.

4. Thời gian

– 2 tiết học trên lớp và 1 tuần tự học.

5. Các chuyên gia, cố vấn, tổ chức phối hợp thực hiện

– Nhà trường: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên dạy bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. – Cơ quan y tế tại địa phương: Trạm y tế phường, xã, ... – UBND xã, phường: cán bộ chuyên trách khuyến nông cùng tham gia. – Gia đình: ông, bà, bố mẹ và anh chị em cùng tham gia.

II. NỘI DUNG DỰ ÁN 1. Lí do hình thành dự án

– Nguyên sinh động vật là nhóm sinh vật có vai trò quan trọng trong môi trường tự nhiên và con người. Bên cạnh những lợi ích của Nguyên sinh động vật như làm thức ăn cho các loài động vật nhỏ, Nguyên sinh động vật còn là tác nhân gây ra rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm như Bệnh sốt rét, Bệnh kiết lị. Do đó, việc tìm hiểu về đặc điểm của Nguyên sinh động vật, vai trò của nguyên sinh động vật với tự nhiên và con người, cũng như cách phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm là một việc cần thiết với học sinh lớp 6.

191

– Thông qua thực hiện Dự án: Nguyên sinh động vật và đời sống con người, học sinh không chỉ được tìm hiểu những kiến thức về đặc điểm của Nguyên sinh động vật, vai trò của nguyên sinh động vật với tự nhiên và con người, cách phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm, mà các em còn được phát triển năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực trình bày, biểu đạt, sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực đánh giá và đặc biệt là các năng lực thực hành, làm thí nghiệm... Gây dựng niềm đam mê nghiên cứu khoa học.

2. Nhiệm vụ của dự án

– Nghiên cứu tài liệu, trả lời được câu hỏi “Thế nào là nguyên sinh động vật?”; “Đặc điểm của nguyên sinh động vật là gì?”

– Quan sát một số đại diện phổ biến của Nguyên sinh động vật như trùng amip, trùng roi, trùng giày... qua hình ảnh hoặc kính hiển vi, vẽ lại hình quan sát được, mô tả cấu tạo của một số đại diện phổ biến đó.

– Nghiên cứu tài liệu, mô tả nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh sốt rét, bệnh kiết lị.

– Tìm hiểu và hướng dẫn về các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường sống và bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh các bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

3. Điều kiện thực hiện dự án

a) Nguồn lực – Đối tượng trực tiếp thực hiện dự án: học sinh lớp 6 – Cố vấn, hỗ trợ: Giáo viên, cán bộ khuyến nông và gia đình.

b) Các thiết bị và cơ sở vật chất – Học sinh cần sử dụng một số thiết bị trong quá trình thực hiện dự án: + Các dụng cụ thí nghiệm: lamen, lam kính, kính hiển vi, nước ao, hồ... + Các thiết bị: máy chụp ảnh, quay phim, máy tính...

192

4. Tổ chức thực hiện

TIẾT 1. CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA DỰ ÁN (Thực hiện trên lớp)

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Xác định tên dự án

– Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm, chia sẻ?

– Xác định chủ đề dự án thực hiện: “”

Xây dựng các tiểu chủ đề/ý tưởng

– Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng, hình thành các tiểu chủ đề.

– Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề: xác định cách thức thực hiện ý tưởng: Đóng vai.

– Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng.

– Cùng giáo viên thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ:

+ Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu vai trò của nước và muối khoáng với cây xanh.

+ Nghiên cứu tài liệu, vẽ và mô tả được con đường trao đổi nước và muối khoáng ở cây xanh

+ Đóng vai là các kĩ thuật viên, nghiên cứu, thực hiện các thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng; thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước của cây.

+ Đóng vai là các cán bộ khuyến nông: tìm hiểu về những ứng dụng kiến thức về trao đổi nước và muối khoáng trong chăm sóc cây tại gia đình và phổ biến cho mọi người cùng biết.

Lập kế hoạch thực hiện dự án.

– Giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi giúp học sinh xác định nhiệm vụ cần thực hiện cho mỗi tiểu chủ đề của dự án.

+ Trong tự nhiên, nước tồn tại ở những trạng thái nào?

+ Nước và muối khoáng có vai trò gì với cây xanh?

– Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của giáo viên, học sinh nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện.

– Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện 4 nhiệm vụ (4 tiểu chủ đề):

+ Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về: vai trò của nước và muối khoáng với cây xanh.

193

+ Cây xanh hút nước và muối khoáng như thế nào?

+ Làm thế nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng; Cây thoát hơi nước?

+ Ứng dụng kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng trong chăm sóc cây trồng như thế nào?

– Từ đó gợi ý cho học sinh các nhiệm vụ cần thực hiện.

+ Nhiệm vụ 2: Vẽ và mô tả con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh

+ Nhiệm vụ 3: Thực hiện thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng; chứng minh cây có sự thoát hơi nước

+ Nhiệm vụ 4: Đề xuất và hướng dẫn thực hiện các biện pháp chăm sóc cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Xác định sản phẩm cần thực hiện

– Từ nhiệm vụ của dự án, giáo viên gợi ý giúp học sinh xác định sản phẩm phù hợp để trình bày nhiệm vụ đã thực hiện.

– Học sinh xác định sản phẩm báo cáo:

+ Nhóm sản phẩm 1: Bài trình bày power point về vai trò của nước và muối khoáng với cây xanh.

+ Nhóm sản phẩm 2: Bản mô tả con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng của cây.

+ Nhóm sản phẩm 3: Kết quả thí nghiệm (bảng số liệu); video thực hiện thí nghiệm....

+ Nhóm sản phẩm 4: Tập san hoặc tài liệu hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng.

194

THỰC HIỆN DỰ ÁN (Thực hiện tại cộng đồng – dự kiến thời gian: 1 tuần)

Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần) (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

– Thu thập thông tin

– Điều tra, khảo sát hiện trạng

– Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp...)

– Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.

– Thảo luận nhóm để xử lí thông tin và lập dàn ý báo cáo

– Hoàn thành báo cáo của nhóm

– Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm)

– Các nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm.

– Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm

TIẾT 2. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM DỰ ÁN (Thực hiện trên lớp)

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Báo cáo kết quả

– Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi.

– Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác.

– Tổng hợp nội dung từ thông tin của các nhóm.

– Các nhóm báo cáo kết quả (trình chiếu Powerpoint, trình chiếu dưới dạng các file video, bảng số liệu).

– Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn.

– Học sinh dựa vào các kết quả thu thập ghi kiến thức cần đạt vào vở.

Đánh giá quá trình thực hiện

dự án

– Tổ chức các nhóm đánh giá.

– Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm, tuyên dương nhóm, cá nhân.

Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng cá nhân; tuyên dương cá nhân.

195

5. Sản phẩm của dự án

a) Danh mục các sản phẩm dự kiến + Nhóm sản phẩm 1: Bài trình bày power point về vai trò nước và muối khoáng với cây xanh. + Nhóm sản phẩm 2: Bản mô tả con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng của cây. + Nhóm sản phẩm 3: Kết quả thí nghiệm (bảng số liệu); video thực hiện thí nghiệm.... + Nhóm sản phẩm 4: Tập san hoặc tài liệu hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng.

b) Tiêu chí đánh giá sản phẩm • Bài kiểm tra viết và kiểm tra nói: có thể sử dụng 10 câu hỏi cuối dự án. • Sổ ghi chép: đánh giá ghi chép về hoạt động của học sinh tạo 4 nhóm sản phẩm của dự án. • Phỏng vấn và quan sát dựa trên kế hoạch đã chuẩn bị của học sinh: đánh giá kĩ năng, tiến

trình và sự thể hiện năng lực của mỗi học sinh. • Sự thể hiện: Đánh giá những bài trình bày, 4 nhóm sản phẩm và các sự kiện mà học sinh

thiết kế và thực hiện trong quá trình làm dự án của các em. • Kế hoạch dự án: Đánh giá về việc học sinh xác định mục tiêu, thiết kế chiến lược để đạt

mục tiêu, đặt thời gian biểu và xác định các tiêu chí để đánh giá sản phẩm. • Phản hồi qua bạn học: Đánh giá qua phản hồi của bạn học. • Đánh giá kĩ năng cộng tác của học sinh: Quan sát các nhóm làm việc để đánh giá kĩ năng

cộng tác (lắng nghe và phản hồi tích cực). • Các sản phẩm: 4 nhóm sản phẩm học sinh xây dựng nên khi làm dự án.

Các tiêu chí đánh giá: Để đánh giá có thể dựa vào 10 tiêu chí trong bảng dưới đây. Mỗi tiêu chí cho điểm từ 1 đến 5. Dự án đạt loại tốt khi có tổng điểm 40–50; khá: 30–40; đạt: 25–30; không đạt: dưới 25.

Điểm STT Tiêu chí

1 2 3 4 5

Ghi chú

1 Những kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án

2 Lượng kiến thức gắn với môn học trong dự án

3 Tạo điều kiện cho mọi thành viên tham gia

4 Chỉ rõ những công việc người học cần làm

5 Tính hấp dẫn với người học của dự án

6 Phù hợp với điều kiện thực tế

196

7 Phù hợp với năng lực của người học

8 Áp dụng công nghệ thông tin

9 Sản phẩm có tính khoa học

10 Sản phẩm có tính thực tiễn, thiết thực

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC THEO DỰ ÁN

(Dùng cho đánh giá đồng đẳng – Đánh giá giữa các nhóm)

Tên người/ nhóm đánh giá Tổng điểm:...................../100

Tên dự án ..............................................

STT Điểm Tiêu chí

10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Ghi chú

1 Tên chủ đề

2 Dữ liệu và nội dung

3 Giải thích

4 Trình bày

5 Tổ chức báo cáo

6 Hiểu nội dung

7 Tính sáng tạo của nhóm

8 Tư duy tích cực

9 Làm việc nhóm

10 Ấn tượng chung

Tổng điểm:

197

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Họ và tên người được đánh giá:

Họ và tên người đánh giá:

Nhóm:

STT Tiêu chí (điểm)

Rất tốt (3 điểm)

Tốt (2 điểm)

Trung bình (1 điểm)

Ít hoặc không (0 điểm)

1 Nhiệt tình trách nhiệm

2 Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe

3 Tham gia tổ chức quản lí nhóm

4 Chú tâm thực hiện nhiệm vụ

5 Đưa ra ý kiến có giá trị

6 Đóng góp trong việc hình thành sản phẩm

7 Hiệu quả công việc

8 Hoàn thành đúng thời gian.

(Điểm đánh giá từ 0 – 24)

Tổng điểm: .........

Bảng kiểm quan sát học theo dự án

Bảng kiểm dành cho giáo viên

Mức độ Tiêu chí đánh giá

1 2 3 4 5

Triển khai học theo dự án một cách tuần tự.

Tăng cường tương tác xã hội trong dạy học dự án.

Học sinh được lựa chọn các chủ đề theo nhu cầu và sở thích.

198

Mức độ Tiêu chí đánh giá

1 2 3 4 5

Phát triển chủ đề của dự án thành các dự án nhỏ theo mức độ quan tâm khác nhau của học sinh.

Học sinh tham gia lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án một cách chủ động và sáng tạo.

Tăng cường sự tự đánh giá lẫn nhau của học sinh trong quá trình thực hiện dự án và trình bày sản phẩm của dự án.

Học sinh có cơ hội để rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho bước “thu thập dữ liệu” và “phát triển” dự án.

Tạo cho học sinh luôn có ý thức và thực hành một hành động thiết thực cụ thể đối với xã hội trong học theo dự án.

Chú thích: 5: Rất tốt; 4: Tốt; 3: Khá; 2: Đạt; 1: Chưa đạt

Bảng kiểm dành cho học sinh

Mức độ Tiêu chí đánh giá

1 2 3 4 5

Lựa chọn chủ đề theo sở thích.

Phân công nhiệm vụ trong nhóm rõ ràng.

Thông tin tìm kiếm từ nguồn tin cậy và đầy đủ.

Bài báo cáo đầy đủ các mục cần thiết.

Chuẩn bị nguyên liệu đúng và đủ.

Thực hành– thí nghiệm đúng thao tác, quy trình.

Nhiệm vụ của dự án được thực hiện một cách tuần tự và đúng tiến độ.

Sản phẩm đạt yêu cầu, có thể công bố được.

Chú thích: 5: Rất tốt; 4: Tốt; 3: Khá; 2: Đạt; 1: Chưa đạt

199

Bảng kiểm quan sát hành vi dành cho giáo viên PHIẾU QUAN SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN

(Quan sát hoạt động của học sinh trong quá trình thực hiện dự án)

Mức độ đánh giá Tiêu chí

1 2 3 4 5 Nhận xét

Nhiệt tình trách nhiệm với nhóm

Tích cực trong thảo luận

Phối hợp tốt với các học sinh khác

Đưa ra ý kiến có giá trị cho nhóm

Tham vấn ý kiến của giáo viên

Thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ và hiệu quả

Trình bày vấn đề logic, khoa học

Thực hành thí nghiệm đúng thao tác, quy trình

Học sinh không tiêu cực nếu không thành công

Học sinh là một người lãnh đạo hiệu quả

Chú thích: 5: Rất tốt; 4: Tốt; 3: Khá; 2: Đạt; 1: Chưa đạt

Phân công nhiệm vụ trong nhóm

Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời gian hoàn thành

Sản phẩm dự kiến

200

Biên bản thảo luận

Ngày Nội dung thảo luận Kết quả

Nhìn lại quá trình thực hiện dự án

1. Tôi đã học được kiến thức gì? 2. Tôi đã phát triển được những kĩ năng gì? 3. Tôi đã xây dựng được những thái độ nào tích cực? 4. Tôi có hài lòng với kết quả nghiên cứu của dự án không? Vì sao? 5. Tôi đã gặp phải những khó khăn gì khi thực hiện dự án? 6. Tôi đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào? 7. Quan hệ của tôi với các thành viên trong nhóm thế nào? 8. Những vấn đề quan trọng khác trong dự án gồm... 9. Nhìn chung tôi thích/không thích dự án vì...

Phản hồi của giáo viên

Bảng kiểm đánh giá PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THAM LUẬN

Điểm chấm Tiêu chí Điểm tối đa Nhóm khác

chấm Giáo viên

chấm

Nội dung Kể ra các tiêu chí tương ứng với nội dung.

– Tiêu chí 1: – Tiêu chí 2:

...

Hình thức

Tổng điểm

201

PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN (Dành cho giáo viên)

Nội dung đánh giá

(điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

Giúp hình dung sơ bộ về nhiệm vụ dự án 5 Tên dự án (10 điểm) Tên dự án có tính hấp dẫn 5

Nêu được vấn đề của dự án rõ ràng và hấp dẫn 5

Nêu được các nhiệm vụ cần giải quyết đầy đủ, rõ ràng. 5

Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học 10

PowerPoint

Các slide đẹp, sắp xếp hợp lí, dễ quan sát 5

Biết lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp 5

Tính thẩm mĩ của sản phẩm 5

Sản phẩm (50 điểm)

Vật thật

Sản phẩm đạt yêu cầu, có thể công bố được 15

Trình bày lưu loát, hấp dẫn, đưa ra các thông tin có chọn lọc. 15

Trả lời tốt các câu hỏi chất vấn 10

Đưa ra cho nhóm bạn các câu chất vấn có giá trị 10

Thuyết trình,

thảo luận (40 điểm)

Có thái độ xây dựng khi chất vấn và trả lời chất vấn 5

Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn 10

Thái độ đánh giá nghiêm túc (căn cứ vào phiếu ĐG) 10

Hoàn thành sổ theo dõi dự án 5

Phân công công việc trong nhóm hợp lí (theo quan sát giáo viên) 15

Quá trình làm việc (60 điểm)

Làm việc nhóm (hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm, nhiệt tình...) (theo độ phân tán điểm đánh giá đồng đẳng)

20

Tổng 160

202

Chủ đề 8. ĐA DẠNG SINH HỌC (3 tiết)

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Về kiến thức – Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học, ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học. – Trình bày được các nguy cơ dẫn đến suy giảm sự đa dạng sinh học. – Ðề xuất được một số biện pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương. – Viết được báo cáo ngắn tuyên truyền về bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương.

b) Về kĩ năng – Hình thành kĩ năng quan sát, ghi chép mô tả các sự vật hiện tượng trong thực tế cuộc sống. – Hình thành kĩ năng thí nghiệm, kĩ năng quan sát và ghi chép được các hiện tượng thí

nghiệm. – Hình thành kĩ năng viết công thức hoá học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản – Hình thành kĩ năng báo cáo kết quả.

c) Về thái độ – Hứng thú, có tinh thần say mê trong học tâp. – Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.

2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

Bảng thể hiện sự liên kết của bộ kĩ năng (bao gồm các kĩ năng và năng lực) với các đặc điểm cần thiết cho việc nghiên cứu “Đa dạng sinh học”.

Bộ kĩ năng Tìm hiểu về một sự kiện, hiện tượng hoặc vấn đề thông qua

Thu thập và trình bày các bằng chứng “Đa dạng sinh học”

Giải thích, đánh giá thông tin thông qua

� Đặt câu hỏi � Xây dựng giả thuyết � Xác định vấn đề � Khả năng sáng tạo � Dự đoán

� Quan sát � Sử dụng thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm cho việc nghiên cứu “Đa dạng sinh học”.

� So sánh � Xác định � Suy luận � Phân tích � Đánh giá � Xác minh

Các kĩ năng

Giao tiếp

203

Năng lực Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; Lập kế hoạch điều tra và đưa ra quyết định

Câu hỏi Bằng chứng Dữ liệu

Giải thích – Kết nối Đặc điểm cần thiết cho nghiên cứu

Sự giao tiếp

II. Nội dung chính của chủ đề Chủ đề gồm các nội dung chính sau: 1. Thế nào là “Đa dạng sinh học”. 2. Ý nghĩa của “Đa dạng sinh học” đối với sinh vật và cuộc sống con người. 3. Nguyên nhân dẫn đến suy giảm “Đa dạng sinh học” ở Việt Nam và thế giới.

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề Chủ đề này có 01 bài học, giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức đã được học ở

các chủ đề 4, 5, 6, 7 để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng kiến thức mới của bài học.

Giáo viên nên cho học sinh tự quan sát tìm tòi, liên hệ với thực tế để tìm hiểu. Qua thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng ghi chép các hiện tượng quan sát được để rút ra những kết luận cần thiết.

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 22. ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, học sinh có thể: – Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học, ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học. – Trình bày được các nguy cơ dẫn đến suy giảm sự đa dạng sinh học. – Ðề xuất được một số biện pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương. – Viết được báo cáo ngắn tuyên truyền về bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương.

2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động này nhằm kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về các loài động, thực vật xung quanh và môi trường sống của chúng. Học sinh có thể kể theo sự hiểu biết của mình, nêu tên các loài động, thực vật trong hình và môi trường sống.

204

Gợi ý câu trả lời: – Môi trường có nhiều sinh vật sống: rừng nhiệt đới – Môi trường có ít sinh vật sống: sa mạc – Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22.5): trồng cây, tuyên truyền bảo

vệ động, thực vật trên thế giới...

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Học sinh đọc thông tin về số lượng loài trong hình và liệt kê vào bảng, giáo viên có thể giải thích thêm đây là số lượng các loài đã được phát hiện và mô tả, trong tự nhiên còn nhiều loài chưa được phát hiện và mô tả, đó là công việc mà các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm hiểu.

Học sinh có thể nêu tên những nhóm sinh vật mà chưa được biết: tảo... từ đó giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách hướng dẫn học và trả lời câu hỏi: thế nào là đa dạng sinh học và vai trò của đa dạng sinh học? Ghi tóm tắt thông tin vào vở:

– Đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng. – Vai trò: Làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định

C – HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Để thực hiện hoạt động này, giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh hoặc phim về rừng mưa nhiệt đới (tuỳ điều kiện), quan sát tranh, ghi lại tên các loài sinh vật. Học sinh có thể nêu tên đúng hoặc sai, nhưng quan trọng là sau hoạt động này học sinh rút ra được kết luận về mức độ đa dạng ở rừng mưa nhiệt đới là cao, có nhiều loài động, thực vật sinh sống.

Rặng san hô có độ đa dạng cao do có nhiều loài sinh vật sinh sống: các loài cá, tôm... Đây vừa là môi trường sống, là nơi trú ẩn, nơi sinh sản của các loài sinh vật.

Hoạt động tìm hiểu về các loài bị suy giảm số lượng: tuỳ vào điều kiện từng vùng giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu trước thông tin này và yêu cầu học sinh thảo luận để tìm ra giải pháp khắc phục nhằm bảo vệ sự đa dạng loài trong tự nhiên.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện hoạt động cùng gia đình, mỗi học sinh trở thành một tuyên truyền viên giúp những người xung quanh mình hiểu về đa dạng sinh học và vai trò của đa dạng sinh học với tự nhiên và đời sống con người. Từ đó, mọi người cùng có ý thức và hành động để bảo vệ các loài sinh vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Đọc thông tin về đa dạng sinh học ở Việt Nam, nhằm giáo dục thái độ tích cực với việc bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Nhìn chung, sự mất mát và sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam có thể phân biệt bởi 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau:

205

– Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư (nơi ở và nơi kiếm ăn). Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh.

– Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển.

– Ô nhiễm môi trường. Một số hệ sinh thái đất nông nghiệp bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn.

– Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua kí sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa.

206

Chủ đề 9. NHIỆT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SINH VẬT (13 tiết)

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức

– Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. – Nêu được sự giống nhau và khác nhau về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. – Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. – Nêu được một số loại nhiệt kế thông dụng. – Nhận biết được hơi nước, nước và nước đá là ba dạng của cùng một chất và tìm được các

biểu hiện của chúng trong các hiện tượng tự nhiên. – Phát hiện được các yêu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng. – Tìm được một số ứng dụng của sự bay hơi, đông đặc, ngưng tụ trong đời sống. – Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ với đời sống sinh vật. – Nêu được sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ môi trường. – Trình bày được vai trò của cây xanh đối với việc điều hoà nhiệt độ môi trường.

2. Kĩ năng

– Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm thực hành khoa học. – Giải thích được các ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong thực tế. – Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày. – Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi loại nhiệt kế. – Biết dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người, dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế dầu để

đo nhiệt độ nước, môi trường theo đúng quy trình. – Lập được bảng và đồ thị theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian. – Giải thích được sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc, sự nóng chảy và sự sôi của nước. – Tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự đông đặc và sự sôi của nước. – Đề xuất tiến hành thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt

độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. – Thực hiện được thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của hạt. – Biết cách ghi chép nhật kí theo dõi các hiện tượng khoa học. – Có kĩ năng đọc hiểu văn bản khoa học và phân tích thông tin.

3. Thái độ

– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác. – Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập.

207

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. – Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình. – Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

4. Định hướng hình thành và phát triển các năng lực

– Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề: đưa ra phán đoán trong quá trình tìm các sự vật hiện tương như sự dãn nở vì nhiệt, nhiệt độ, sự chuyển thể của các chất và những ảnh hưởng của nhiệt độ với đời sống sinh vật.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết: nói và giải thích đúng các thuật ngữ khoa học như: sự dãn nở, nhiệt độ, nhiệt kế, sự chuyển thể, trạng thái rắn, lỏng, khí, sự đông đặc, sự ngưng tụ, sự sôi...

– Năng lực hợp tác và giao tiếp: kĩ năng làm việc nhóm và đánh giá lẫn nhau. – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: soạn thảo trình bày báo cáo kết quả

hoạt động và báo cáo sản phẩm học tập.

II. Nội dung chính của chủ đề

Chủ đề Nhiệt học và tác động của nó đối với sinh vật không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về các khái niệm và các hiện tượng nhiệt mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc rèn tư duy vật lí theo hướng bước đầu học sinh tập giải thích các hiện tượng nhiệt trên quan điểm vi mô, gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn hàng ngày.

Khái niệm “Nhiệt” bao giờ cũng gắn với các vật cũng như con người và các sinh vật. Ở lớp 6, khái niệm nhiệt độ là khái niệm chìa khoá để giải thích các hiện tượng nhiệt (do chưa đưa vào khái niệm nhiệt năng). Ở chủ đề nhiệt, các em nhận biết được rằng:

– Khi vật hấp thụ nhiệt sẽ thay đổi về thể tích (co lại hay dãn nở ra) hoặc thay đổi trạng thái, chuyển thể từ rắn sang lỏng hay sang khí.

– Đối với con người, nhiệt độ cao là mức nhiệt độ cho một cảm giác nóng, nhiệt độ thấp là mức nhiệt độ cho cảm giác lạnh.

– Đối với nước, ở nhiệt độ 00C nước đông đặc thành nước đá, ở nhiệt độ 1000C nước sôi và nước bay hơi mạnh, như vậy, sự thay đổi nhiệt độ có thể dẫn đến sự thay đổi trạng thái.

– Nhiệt truyền qua mọi vật ở cả ba trạng thái rắn, nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

Bằng trực giác, học sinh đều biết đến khái niệm nhiệt độ. Một vật được xem là nóng hay lạnh tuỳ theo nhiệt độ của nó cao hay thấp. Nhưng khó để đưa ra cho học sinh một định nghĩa chính xác về nhiệt độ. Một trong những thành tựu của vật lí trong thế kỉ 19 là đã đưa ra được định nghĩa về nhiệt độ tuyệt đối của một vật, đo bằng đơn vị Kelvin, độ không tuyệt đối xấp xỉ bằng –273.15 độ C. Khái niệm nhiệt còn khó định nghĩa hơn. Một lí thuyết cổ điển cho rằng

208

nhiệt là một dịch thể đặc biệt (không màu sắc, không khối lượng), gọi là chất nhiệt, chảy từ vật này sang vật khác. Một vật càng chứa nhiều chất nhiệt thì nó càng nóng. Thuyết này sai ở chỗ chất nhiệt không thể đồng nhất với một đại lượng vật lí được bảo toàn. Quan niệm này giáo viên cũng có thể thấy trong lập luận của học sinh.

Những nghiên cứu về “Nhiệt” ở lớp 6 phù hợp với những nghiên cứu đầu tiên của ngành nhiệt động học trong lịch sử phát triển của vật lí. Đó là những công việc đánh dấu và so sánh nhiệt độ, hay sự phát minh của các nhiệt biểu, lần đầu tiên được thực hiện bởi nhà khoa học người Đức Gabriel Fahrenheit (1686–1736) – người đã đề xuất ra thang đo nhiệt độ đầu tiên mang tên ông. Sau đó, năm 1742, nhà bác học Thuỵ Điển Anders Celsius (1701–1744) cũng xây dựng nên một thang đo nhiệt độ đánh số từ 0 đến 100 mang tên ông dựa vào sự co dãn của thuỷ ngân. Tiếp theo là những nghiên cứu liên quan đến quá trình truyền nhiệt giữa các vật thể.

Nội dung Nhiệt học được sắp xếp trong 3 bài học và 1 bài học tích hợp nội dung kiến thức vật lí và sinh học. Cụ thể các bài học được sắp xếp như sau:

Bài 23: Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí (chuyển tải các kiến thức về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí).

Bài 24: Nhiệt độ. Đo nhiệt độ (chuyển tải các kiến thức về nhiệt độ, nhiệt giai và cấu tạo, sử dụng nhiệt kế).

Bài 25: Sự chuyển thể của các chất (chuyển tải các kiến thức về sự nóng chảy, đông đặc, sự bay hơi, sự ngưng tụ và sự sôi).

Bài 26: Nhiệt độ với đời sống sinh vật (chuyển tải các kiến thức về ảnh hưởng của nhiệt độ với đời sống sinh vật).

Đối với bài 23, tìm hiểu “Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí”. Sự tăng nhiệt độ của một chất khí ở áp suất không đổi làm thể tích của chất khí đó tăng lên. Sự tăng thể tích này không chỉ xảy ra với chất khí mà cả với chất lỏng và chất rắn. Nói chung, nếu nhiệt độ của một chất tăng lên, thì thể tích của nó cũng tăng, và ngược lại khi nhiệt độ giảm đi thì thể tích của chúng cũng giảm đi. Hiện tượng này được gọi là sự co dãn vì nhiệt.

Hiện tượng co dãn vì nhiệt có thể thấy ở xung quanh ta, vì vậy, giáo viên chuẩn bị trước một số hình ảnh về các hiện tượng về co dãn của các chất, tiếp đó, yêu cầu, tổ chức cho học sinh quan sát kĩ các hình vẽ, trao đổi trong nhóm từ đó thực hiện sự phân loại:

+ Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn + Sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng + Sự co dãn vì nhiệt của chất khí

Các chất khác nhau co dãn vì nhiệt những lượng khác nhau với một độ biến thiên nhiệt độ cho trước. Chất khí co dãn vì nhiệt nhiều nhất, tiếp đó là chất lỏng và cuối cùng là chất rắn. Vì lí do này, các chất lỏng đựng trong bình chứa co dãn nhiều hơn bình chứa (làm bằng chất rắn).

209

Tính chất này cho phép sử dụng một số chất lỏng để đo sự biến thiên nhiệt độ. Để học sinh nhận biết được điều này, giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm với hai chai: một chứa khí và một chứa chất lỏng và tiến hành thí nghiệm với các chai đựng chất lỏng khác nhau, từ đó dẫn đến kết luận:

– Chất khí co dãn vì nhiệt nhiều hơn so với chất lỏng và chất lỏng co dãn vì nhiệt nhiều hơn so với chất rắn.

– Các chất lỏng (hoặc chất khí, chất rắn) khác nhau cũng sẽ co dãn vì nhiệt khác nhau. – Giáo viên có thể yêu cầu học sinh dựa vào thuyết cấu tạo chất để giải thích điều này. – Hiện tượng co dãn vì nhiệt có nhiều ứng dụng trong thực tế và hiện tượng co dãn vì nhiệt

khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn, học sinh phải liên hệ được lí thuyết với thực tiễn, tìm thấy được các ứng dụng của kiến thức vật lí trong cuộc sống, có thể đề xuất một số biện pháp khắc phục sự co dãn vì nhiệt của các chất. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu các ví dụ trong thực tế cũng như biết lật ngược vấn đề để trả lời câu hỏi: Nếu không làm như vậy thì điều gì sẽ xảy ra?

– Trong kĩ thuật chế tạo và lắp đặt máy móc hoặc xây dựng công trình, người ta phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự co dãn vì nhiệt sao cho các vật rắn không bị cong hoặc nứt, gãy khi nhiệt độ thay đổi. Ví dụ: Nếu để ý sẽ thấy các đoạn đường bê tông trên cầu thường ngăn cách nhau bởi những khe trống. Khe trống này là cần thiết vì bê tông co dãn khi nhiệt độ thay đổi. Không có những khe trống này, sự co dãn vì nhiệt sẽ làm cho các đoạn đường ép lên nhau, và cuối cùng chúng sẽ cong oằn và rạn nứt; Đoạn nối các thanh ray xe lửa phải có khe hở, trên các công trình cầu, các ống kim loại dẫn hơi nước phải có đoạn uốn cong...

– Người ta lại lợi dụng sự co dãn vì nhiệt của các vật rắn để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, để chế tạo băng kép, dùng làm rơle đóng – ngắt tự động mạch điện; hoặc để chế tạo các ampe kế nhiệt hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện dùng đo cả dòng điện một chiều và xoay chiều...

– Nói chung, thể tích của một chất lỏng có xu hướng giảm khi nhiệt độ giảm. Nhưng, trong khoảng từ 00C đến 40C, thể tích của nước lại tăng khi nhiệt độ giảm. Điều này giải thích tại sao băng nổi trong nước lỏng. Nó cũng giải thích vì sao hồ nước đóng băng từ trên xuống thay vì từ dưới lên. Nếu điều này không xảy ra thì tôm cá không thể sống sót trong nhiệt độ băng giá.

Đối với bài 24, nhiệt độ là một trong những khái niệm nền tảng của Nhiệt động lực học. Trong đời sống, khái niệm “nhiệt độ” thường gắn với cảm giác “nóng”, “lạnh”. Ví dụ như khi cầm một li nước chanh đá, ta cảm thấy một cảm giác buốt ở bàn tay mà chúng ta mô tả là “lạnh”. Tương tự, ta sẽ có cảm giác “nóng” khi chạm tay vào một tách chocolate mới pha. Cùng một vật có thể cảm thấy ấm hoặc lạnh tuỳ thuộc vào các đặc điểm của vật và thể trạng của cơ thể con người. Trong đời sống hằng ngày, học sinh có thể hiểu một cách sai lầm rằng “vật này truyền “nhiệt độ” cho vật kia”.

210

Trong Nhiệt động lực học, nhiệt độ gắn liền với các khái niệm cân bằng nhiệt và truyền nhiệt. Nếu hai vật A và B tiếp xúc nhau ở trạng thái cân bằng nhiệt, tức là không có sự trao đổi năng lượng thông qua truyền nhiệt, người ta nói hai vật có cùng nhiệt độ. Nếu có sự truyền năng lượng từ vật A sang vật B dưới dạng truyền nhiệt, người ta nói vật A có nhiệt độ cao hơn vật B.

Theo quan điểm vi mô, nhiệt độ thể hiện mức độ nhanh hay chậm của chuyển động hỗn loạn của các phân tử cấu tạo nên vật đó hay nhiệt độ là thước đo “cường độ” của chuyển động nhiệt của các phân tử.

Cân bằng nhiệt là cơ sở để đo nhiệt độ bằng nhiệt kế. Bằng cách đặt một nhiệt kế tiếp xúc với một vật và chờ cho đến khi cột chất lỏng trong nhiệt kế ngừng dâng lên hoặc hạ xuống, ta có thể xác định được nhiệt độ của vật. Nguyên nhân là vì nhiệt kế đang cân bằng nhiệt với vật.

Ở lớp 6, tài liệu không định nghĩa nhiệt độ mà dựa vào vốn sống và những điều học sinh đã biết, bước đầu cho học sinh tiếp cận với cách đo khách quan nhiệt độ.

Một loạt tính chất của vật, ví dụ thể tích phụ thuộc vào nhiệt độ của vật và đây là cơ sở của đo lường nhiệt độ, có thể ứng dụng để chế tạo nhiệt kế. Có nhiều dạng nhiệt kế khác nhau, mỗi dạng sẽ sử dụng một nguyên lí khác nhau. Có ba loại nhiệt kế chính: loại dựa trên sự co dãn vì nhiệt; loại dựa trên hiện tượng nhiệt điện và loại dùng nhiệt điện trở.

Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự co dãn vì nhiệt phổ biến nhất là loại dùng chất lỏng vì đơn giản, độ nhạy cao, dễ chế tạo, giá thành rẻ. Hai loại chất lỏng hay được sử dụng là rượu (pha màu) và thuỷ ngân (nhiều ưu điểm nhưng độc nên hiện nay người ta hạn chế sử dụng trong nhà trường và trong gia đình). Loại dùng kim loại thường độ nhạy không cao do mức độ co dãn vì nhiệt nhỏ, hơn nữa không lấy lại được hoàn toàn kích thước khi trở về nhiệt độ ban đầu. Người ta hầu như không dùng chất khí vì mức độ co dãn vì nhiệt rất lớn, kích thước sẽ rất cồng kềnh.

Nhiệt kế điện trở sử dụng sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. Nhiệt kế nhiệt điện sử dụng cặp nhiệt điện. Nhiệt kế điện tử hiện số thuộc 2 loại này.

Ngoài ra còn có thể sử dụng tính chất đổi màu theo nhiệt độ của một số chất, ví dụ nhiệt kế kiểu băng dán trán cho trẻ em.

Đối với bài 25, trạng thái rắn là một trong ba trạng thái thường gặp của các chất, có đặc điểm bởi tính chất phản kháng lại sự thay đổi hình dạng. Các chất ở trạng thái rắn được gọi là chất rắn. Các vật được cấu tạo từ chất rắn (vật rắn) có hình dạng ổn định.

Ở mức độ vi mô, chất rắn có đặc tính: – Các phân tử hay nguyên tử nằm sát nhau. – Chúng có vị trí trung bình tương đối cố định trong không gian so với nhau, tạo nên tính

chất giữ nguyên hình dáng của vật rắn.

Nếu có lực đủ lớn tác dụng thì các tính chất trên có thể bị phá huỷ và vật rắn biến dạng. Các phân tử hay nguyên tử của vật rắn có dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng. Khi nhiệt độ tăng

211

cao, dao động mạnh có thể phá huỷ tính chất trên và chất rắn có thể chuyển pha sang trạng thái lỏng (sự nóng chảy).

Chất lỏng là một trạng thái vật chất khá phổ biến. Chất lỏng là một chất lưu mà các phân tử cấu tạo nên nó có liên kết không chặt so với liên kết rắn và có hình dạng phụ thuộc vào vật chứa nó.

Hình dạng của chất lỏng được xác định bởi vật chứa nó nên có thể nói các phân tử chất lỏng có thể chuyển động tự do trong khối chất lỏng, nhưng chúng tạo thành một bề mặt rõ ràng không nhất thiết phải giống với bình chứa. Không giống với chất khí, hình dạng của nó không khớp hoàn toàn với bình chứa.

Các chất khí là tập hợp các nguyên tử hay phân tử hay các hạt nói chung trong đó các hạt có thể tự do chuyển động trong không gian. Lực tương tác giữa các hạt rất yếu, và các hạt chủ yếu tương tác với nhau qua va chạm ngẫu nhiên, hoặc với thành chứa. Các hạt chuyển động với tốc độ và hướng ngẫu nhiên, và các vận tốc của các hạt chỉ thay đổi đáng kể thông qua các va chạm ngẫu nhiên với nhau hoặc với thành vật chứa.

Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng (sự nóng chảy) của các chất có nhiều ứng dụng trong thực tế: Kim loại được nấu chảy để làm các chi tiết máy, đúc tượng và chuông, để luyện thành gang, thép và các hợp kim khác nhau. Giáo viên có thể khai thác vốn sống của học sinh về các ứng dụng này cũng như giáo dục ý thức bảo vệ các làng nghề (nghề đúc đồng, đúc gang...).

Nguyên nhân của quá trình bay hơi là do một số phân tử chất lỏng ở mặt thoáng có động năng chuyển động nhiệt lớn nên chúng có thể thắng được công cản do lực hút của các phân tử chất lỏng nằm trên mặt thoáng để thoát ra khỏi mặt thoáng và trở thành phân tử hơi của chính chất ấy. Đồng thời khi đó cũng xảy ra quá trình ngưng tụ do một số phân tử hơi của chất này chuyển động nhiệt hỗn loạn va chạm vào mặt thoáng và bị các phân tử chất lỏng nằm trên mặt thoáng hút.

Như vậy, sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi. Sau mỗi đơn vị thời gian, nếu số phân tử chất lỏng thoát khỏi mặt thoáng nhiều hơn thì ta nói chất lỏng bị "bay hơi". Ngược lại ta nói chất hơi bị ngưng tụ.

Sự bay hơi và ngưng tụ cũng có nhiều ứng dụng: Nước từ biển, sông hồ không ngừng bay hơi tạo thành mây, sương mù, mưa, làm khí hậu điều hoà... Sự bay hơi nước biển được ứng dụng khai thác muối. Sự bay hơi của amôniắc, frêôn..., được ứng dụng trong kĩ thuật lạnh.

Khi tổ chức dạy học, việc xác định các trạng thái và quá trình chuyển trạng thái cũng như nhiệt độ tại điểm chuyển pha (chuyển trạng thái) là rất quan trọng với học sinh. Trong các thí nghiệm cần yêu cầu học sinh lưu ý đến các vấn đề này.

Đối với bài 26, học sinh tìm kiếm các thông tin để trả lời cho câu hỏi: Nhiệt có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như thế nào và ngược lại, sinh vật có tác động trở lại với nhiệt độ môi trường như thế nào?

212

Ở đây khái niệm nhiệt năng và nhiệt lượng chưa đưa vào trong chương trình lớp 6, vì vậy, rất khó để làm rõ khái niệm khoa học của thuật ngữ “nhiệt” mà chúng ta tạm chấp nhận để ngầm hiểu đó là nhiệt độ do nhiệt lượng cung cấp đến từ nguồn ánh sáng mặt trời.

Các hiện tượng thoát hơi nước của thực vật, quang hợp của cây xanh, cơ chế điều hoà thân nhiệt ở động vật cũng như sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật... Học sinh đã được học, các kiến thức về nhiệt độ, một số các hiện tượng nhiệt như sự bay hơi, ngưng tụ học sinh cũng đã được biết, vì vậy, đây là cơ hội để sử dụng các kiến thức môn khoa học vào thực tiễn – đó là tìm hiểu sự ảnh hưởng của nhiệt độ với đời sống thực vật.

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề

Các hiện tượng nhiệt so với các hiện tượng cơ được giải thích bằng hai sự kiện: Cấu trúc gián đoạn của vật chất và số lớn các hạt tương tác (phân tử, nguyên tử, ion). Vì thế, việc giải thích các hiện tượng nhiệt cần phải đưa vào những khái niệm khoa học mới: nhiệt độ, nội năng, cân bằng nhiệt, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

Tuy nhiên, ở chủ đề Nhiệt học lớp 6, học sinh chưa đề cập đến các khái niệm nhiệt năng, nội năng, nhiệt lượng, cân bằng nhiệt và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng một cách tường minh, học sinh chỉ nghiên cứu “nhiệt học” trên cơ sở quan sát các hiện tượng và bước đầu giải thích các hiện tượng theo quan điểm vi mô dựa trên những nội dung của thuyết cấu tạo chất nhưng không yêu cầu giải thích quá sâu.

Trong tất cả các bài học, cần yêu cầu học sinh có thói quen quan sát hiện tượng ở cuộc sống xung quanh, lấy được các ví dụ từ thực tiễn cuộc sống, từ đó sắp xếp, phân loại để chia sẻ các ý kiến trong nhóm nhằm hình thành các câu hỏi hoặc các kết luận, như yêu cầu học sinh lấy các ví dụ về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí; hoặc cũng có thể đưa ra các tranh ảnh, hình vẽ để học sinh phân loại và từ đó hình thành câu hỏi: Vì sao người ta lại làm như vậy? Để học sinh tham gia vào các hoạt động học, giáo viên cần sưu tầm các tranh ảnh, hình vẽ, vật thật và các mô hình...

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 23. SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ

1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức – Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. – Nêu được sự giống nhau và khác nhau về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và

chất khí.

213

b) Kĩ năng – Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm thực hành khoa học. – Giải thích được các ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong thực tế. – Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày. c) Thái độ – Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác. – Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập. – Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. – Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình. – Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh – Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề: biết làm thí nghiệm, thu thập các số liệu,

phân tích, xử lí thông tin để đưa ra ý kiến. – Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết: các thuật ngữ mới: nhiệt độ, nóng chảy, đông đặc,

sôi, ngưng tụ... – Năng lực hợp tác và giao tiếp: kĩ năng làm việc nhóm. – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: trình bày báo cáo, sắp xếp, trình

bày khoa học các thông tin.

2. Hướng dẫn chung

Nội dung bài 23 trong sách Hướng dẫn học Khoa học tự nhiên 6 được cấu thành từ 4 bài trong chương trình Vật lí lớp 6 hiện hành, có tổng thời lượng 4 tiết học. Cụ thể là: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, Sự nở vì nhiệt của chất khí, Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.

Để thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tích cực, tự lực của học sinh, nội dung học của 4 tiết nói trên được thiết kế trong một bài học "Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí". Các hoạt động học được thiết kế tuân theo tiến trình sư phạm của phương pháp thực nghiệm trong dạy học. Cụ thể như sau:

Hoạt động khởi động sử dụng tình huống thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề cần giải quyết, thể hiện qua việc giao cho học sinh dự đoán hiện tượng có thể xảy ra trong thí nghiệm và giải thích tại sao lại có dự đoán đó. Dự đoán của học sinh được hình thành trên cơ sở thí nghiệm tưởng tượng (chưa tiến hành thí nghiệm) có ý nghĩa là một giả thuyết khoa học, được hình thành trên cơ sở vốn hiểu biết ban đầu của học sinh về sự co dãn vì nhiệt của các chất.

Với bố trí thí nghiệm mà học sinh quan sát được trong hình vẽ (hoặc ảnh chụp), học sinh có thể đưa ra một số dự đoán, có thể đúng hoàn toàn, đúng một phần hoặc có thể sai. Lời giải thích của học sinh cho dự đoán của mình bộc lộ quan niệm (hiểu biết) ban đầu mà học sinh đang có.

214

Dù dự đoán và lời giải thích đúng hay sai, học sinh đều thấy cần thiết phải kiểm chứng bằng cách làm thí nghiệm và đối chiếu với kiến thức trong sách để khẳng định, sửa đổi hay bác bỏ lời giải thích của mình. Qua đó học sinh học được kiến thức, kĩ năng mới mà chúng ta cần dạy cho học sinh.

Hoạt động hình thành kiến thức bao gồm hoạt động tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng lại dự đoán và học kiến thức mới để hoàn thiện lời giải thích cho hiện tượng quan sát được. Sau Hoạt động hình thành kiến thức, học sinh giải quyết được vấn đề trong Hoạt động khởi động.

Hoạt động luyện tập, học sinh vận dụng kiến thức đã học được để giải quyết một số câu hỏi, bài tập, tình huống liên quan đến những hiện tượng và ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong cuộc sống. Qua hoạt động này, học sinh nắm chắc hơn kiến thức về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí, bao gồm cả kiến thức về sự xuất hiện lực rất lớn khi chất rắn co dãn vì nhiệt; so sánh được tính chất co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí; vận dụng được kiến thức về sự co dãn vì nhiệt để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.

Hoạt động vận dụng, học sinh được giao nhiệm vụ về nhà (ngoài lớp học) để tìm hiểu và đề xuất 1 việc trong sinh hoạt hằng ngày cần phải chú ý để tránh tác hại của sự co dãn vì nhiệt. Sản phẩm là một bài viết về điều đó.

Hoạt động tìm tòi mở rộng, học sinh được giao nhiệm vụ ngoài lớp học để tìm hiểu thêm trong thực tế về các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt để giải thích. Sản phẩm là một bài viết giới thiệu về 1 ứng dụng mà mình phát hiện được.

Như vậy, qua 5 hoạt động trên, học sinh đã được trải qua đầy đủ tiến trình sư phạm của phương pháp thực nghiệm: vấn đề – giả thuyết – thí nghiệm – kết luận – vận dụng.

Trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo viên cần theo dõi, nhận xét, gợi ý và đánh giá quá trình học tập của từng nhóm, từng em để tiện cho việc đánh giá sự học tập tiến bộ của học sinh. Khi cần thiết, giáo viên có thể lập bảng theo dõi tiến độ học tập của các nhóm để từ đó có những giải pháp và nghiệm vụ sư phạm thích hợp trong quá trình dạy học.

Ngoài cách tổ chức dạy học như trong tài liệu, để khơi gợi sự tò mò của học sinh, giáo viên có thể đưa ra tình huống: Một thanh thép bị dãn khi ta kéo một lực đủ lớn. Còn cách nào khác để làm thanh thép đó dài ra mà ta không tác dụng lực kéo? Với tình huống này, hi vọng học sinh có thể nghĩ đến việc làm nóng thanh đó, từ đó giáo viên đưa các em vào tình huống nghiên cứu.

3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Nội dung

Băng kép gồm thanh đồng và thanh sắt gắn chặt vào nhau, dụng cụ thí nghiệm dùng để nung nóng băng kép (băng kép, đèn cồn).

215

Dụng cụ thí nghiệm dùng để thay đổi nhiệt độ của ba chất lỏng khác nhau chứa trong ba bình thuỷ tinh có kích thước giống nhau (bình nước, bình rượu, bình dầu và chậu nước nóng).

Câu hỏi nghiên cứu: – Băng kép thay đổi hình dạng như thế nào nếu được nung nóng bằng ngọn lửa đèn cồn? – Chiều cao cột chất lỏng trong các ống thuỷ tinh nhỏ cắm ở mỗi bình sẽ thay đổi thế nào

nếu rót nước nóng vào chậu? – Căn cứ vào đâu em có dự đoán như vậy? Đáp án: Băng kép sẽ bị uốn cong về phía thanh sắt. Nguyên nhân là khi nung nóng chất rắn nở ra, sắt

và đồng đều nở ra, do sắt và đồng làm bằng các chất khác nhau, đồng nở nhiều hơn sắt, nhưng hai thanh bị dán chặt vào nhau do đó tạo ra lực uốn cong băng kép về phía thanh sắt. Học sinh có thể cảm nhận được lực rất lớn tạo ra khi nở vì nhiệt của chất rắn.

Chú ý: Nếu hạ nhiệt độ thì thanh đồng co nhiều hơn thanh sắt và kết quả băng kép lại bị uốn cong về phí thanh đồng.

Chiều cao các cột chất lỏng trong ống dâng lên khác nhau. Nguyên nhân là khi nhiệt độ tăng làm cho thể tích chất lỏng trong các bình chứa tăng lên, các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau dẫn đến mực chất lỏng trong các ống khi nhiệt độ tăng lên nhiều hay ít là khác nhau.

Chú ý: Nếu nhúng các bình vào chậu nước lạnh thì các mực chất lỏng hạ thấp xuống khác nhau, các chất lỏng khác nhau cũng co lại thể tích khác nhau.

2. Tổ chức hoạt động

Bắt đầu bài học, học sinh chưa có dụng cụ thí nghiệm mà sử dụng sách hướng dẫn học để đọc và thực hiện nhiệm vụ được giao. Giáo viên nêu mục đích của bài học, giao cho học sinh sử dụng sách hướng dẫn học để đọc và thực hiện nhiệm vụ.

Để đảm bảo cho tất cả học sinh đều hiểu nhiệm vụ phải làm, giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm học sinh để phát hiện những khó khăn, lúng túng của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Mục đích là giúp cho tất cả học sinh đều hiểu rõ mình phải dự đoán về hiện tượng có thể xảy ra khi đốt nóng băng kép, làm nóng các bình chất lỏng và lí giải được tại sao mình lại dự đoán như vậy.

Giáo viên cũng cần lưu ý quan sát và hướng dẫn để nhóm trưởng biết điều hành hoạt động nhóm sao cho từng học sinh viết ra được dự đoán của mình vào vở rồi mới chia sẻ, thảo luận với các bạn trong nhóm; biết ghi chép lại các ý kiến khác nhau của các bạn trong nhóm và ý kiến thống nhất của cả nhóm. Trong quá trình các nhóm hoạt động, giáo viên cần quan sát, đến thăm một vài nhóm, khi cần thiết mới trao đổi thêm với học sinh, đưa ra những nhận xét, định hướng cụ thể khi cần; tranh thủ ghi nhận xét vào vở học tập của một vài học sinh (giáo viên tránh giảng bài theo kiểu thuyết trình áp đặt).

216

Với mỗi nhóm đã hoàn thành hoạt động và có yêu cầu được báo cáo, giáo viên cần nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết quả và cho phép học sinh thực hiện hoạt động tiếp theo.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Nội dung

Học sinh bố trí thí nghiệm theo phương án của nhóm, tiến hành thí nghiệm, ghi chép lại kết quả thí nghiệm, sau đó so sánh với dự đoán của nhóm và hoàn thiện báo cáo thí nghiệm của nhóm và điền từ vào kết luận.

Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn: Nói chung, khi nhiệt độ tăng (hay giảm) thì kích thước của các vật rắn cũng tăng (hay giảm). Sự tăng (hay giảm) kích thước hay thể tích của các vật khi nhiệt độ tăng lên (hay giảm đi) được gọi là sự co dãn vì nhiệt. Các chất rắn khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.

Sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng: Nói chung, khi nhiệt độ tăng lên (hay giảm đi), thể tích các chất lỏng đều tăng lên (hay giảm đi). Các chất lỏng khác nhau thì sự co dãn vì nhiệt khác nhau.

Sự co dãn vì nhiệt của chất khí: Thể tích các chất khí cũng tăng lên khi nhiệt độ tăng và giảm đi khi nhiệt độ giảm. Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau. Các chất khí co dãn vì nhiệt nhiều hơn các chất lỏng và chất rắn. Nói chung các chất lỏng co dãn vì nhiệt nhiều hơn các chất rắn.

2. Tổ chức hoạt động

Sau khi đã ghi nhận dự đoán của học sinh về hiện tượng có thể xảy ra đối với băng kép và các bình chất lỏng, giáo viên cho phép học sinh chuyển sang hoạt động tiếp theo. Giáo viên cần lưu ý:

– Nhóm nào xong Hoạt động khởi động trước thì chuyển sang Hoạt động hình thành kiến thức trước, không cần chờ cả lớp phải xong đồng loạt.

– Ngay từ đầu, giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh về quy tắc an toàn khi thí nghiệm; cách quan sát và ghi kết quả quan sát được; đối chiếu kết quả quan sát được với dự đoán ban đầu; tìm hiểu về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng trong sách hướng dẫn học để thảo luận và thống nhất việc giải thích cho hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm.

– Khi học sinh báo cáo kết quả, bao gồm hiện tượng quan sát được và vận dụng được kiến thức về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng để giải thích, giáo viên cần nhận xét và gợi ý để học sinh hoàn thiện. Có thể nêu các câu hỏi cụ thể như sau:

+ Khi bị đốt nóng, các thanh đồng và thanh thép trong băng kép thì thanh nào dãn ra nhiều hơn?

+ Khi bị làm nóng, chất lỏng trong các bình nào nở ra nhiều hơn?

217

– Học sinh cần nêu được hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm và giải thích hiện tượng đó như sau:

+ Khi bị đốt nóng, băng kép bị uốn cong về phía thanh thép. Học sinh hiểu được nguyên nhân: Thanh thép và thanh đồng đều bị dãn nở vì nhiệt; do làm bằng chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau, khi đốt nóng băng kép bị uốn cong về phía thanh thép, điều đó chứng tỏ thanh thép khi đó ngắn hơn thanh đồng, từ đó có thể suy luận rằng thanh đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép, khiến cho băng kép bị uốn cong về phía thanh thép.

+ Khi đổ nước nóng vào chậu, mực chất lỏng trong cả 3 bình dâng lên, mực chất lỏng trong bình rượu cao nhất, rồi đến bình dầu hoả và thấp nhất là nước. Học sinh hiểu được nguyên nhân: khi bị làm nóng, chất lỏng trong các bình dãn nở vì nhiệt nên mực chất lỏng dâng lên. Do chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau, cụ thể rượu dãn nở nhiều hơn dầu hoả và dầu hoả dãn nở nhiều hơn nước nên mực rượu cao nhất, sau đó đến dầu hoả và thấp nhất là nước.

– Trường hợp hết tiết học thứ nhất, nếu có nhóm học sinh chưa hoàn thành hoạt động này, giáo viên cần hướng dẫn để các em hoàn thành tiếp ở nhà. Nếu cần, các em có thể nhờ thêm sự hỗ trợ của người thân để đến tiết học thứ hai có thể nhanh chóng hoàn thành, báo cáo với thầy (cô) giáo và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Nội dung

Thí nghiệm 1: học sinh chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm (bình thuỷ tinh, quả bóng bay, chậu nước nóng, chậu nước lạnh), đề xuất cách làm thí nghiệm để chứng tỏ chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Khi tiến hành thí nghiệm, học sinh lấy quả bóng bay bịt vào miệng bình, sao cho lúc đầu bóng có rất ít không khí bên trong. Nhúng bình vào chậu nước nóng ta thấy quả bóng bay phồng lên, điều đó chứng tỏ thể tích khí trong bình khi nóng (nhiệt độ tăng lên) thì nở ra.

Tiếp tục nhúng bình vào nước lạnh (hoặc để ngoài không khí) ta thấy quả bóng xẹp xuống, điều đó chứng tỏ thể tích khí trong bình khi nguội đi (nhiệt độ giảm đi) thì co lại.

Thí nghiệm 2: học sinh chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm (quả cầu kim loại, vòng kim loại, đèn cồn, chậu nước lạnh, khăn bông), đề xuất cách làm thí nghiệm để chứng tỏ chất rắn dãn ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Khi tiến hành thí nghiệm, đầu tiên thử quả cầu lọt qua vòng kim loại, sau đó bật ngọn lửa đèn cồn, nung nóng quả cầu kim loại khoảng 3 đến 5 phút và thử lại quả cầu bây giờ không lọt qua vòng nữa. Để nguội quả cầu hoặc nhúng vào nước lạnh (dùng khăn lau khô) sau đó lại thử qua vòng kim loại, ta thấy quả cầu lại lọt qua vòng kim loại. Điều đó chứng tỏ chất rắn dãn nở (kích thước tăng) khi nhiệt độ tăng và co lại (kích thước giảm) khi lạnh đi.

218

Học sinh trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích tại sao ở chỗ nối hai thanh ray của đường tàu hoả lại cần để một khe hở?

Để cho đường tàu hoả không bị cong vênh khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi. Người ta phải tính toán rất cẩn thận bề rộng của khe hở đối với mỗi đoạn đường tàu để đảm bảo an toàn.

Một số hiện tượng liên quan đến sự nóng lên thì dãn ra, lạnh đi thì co lại: đun nước, đường dây điện bị chùng xuống khi nắng nóng, cánh cửa sắt khó mở những ngày nóng, cột thuỷ ngân trong nhiệt kế thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.

2. Tổ chức hoạt động

Nhóm nào đã xong hoạt động luyện tập và báo cáo với giáo viên, đã được giáo viên nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa thì có thể chuyển sang hoạt động vận dụng.

Hoạt động hình thành kiến thức có thể được hoàn thành trong tiết thứ nhất (có thể thêm một phần của tiết hai) và Hoạt động luyện tập được giao cho học sinh tiếp tục thực hiện ở nhà chuẩn bị trước câu trả lời cho các câu hỏi ở nhà để tiết sau đến lớp thảo luận trong nhóm. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện độc lập, ghi vào vở câu trả lời cho từng câu hỏi. Nếu cần có thể nhờ thêm sự giúp đỡ của bố, mẹ, người thân trong gia đình.

Đến những tiết sau học trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục trao đổi, thảo luận để thống nhất câu trả lời trước khi báo cáo với giáo viên. Trong quá trình đó, giáo viên cần tranh thủ xem xét vở học tập của một số học sinh để nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, cần chủ ý rằng điểm này chỉ cho sau khi đã có nhận xét, đánh giá và định hướng để học sinh hoàn thiện bài làm, đồng thời nói rõ là không tính vào điểm cuối kì của môn học để học sinh và gia đình được biết.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG

Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng giúp cho học sinh vừa nắm chắc được kiến thức, vừa có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống nêu ra trong các câu hỏi, bài tập, giúp cho học sinh đáp ứng được các bài kiểm tra, thi sau này.

Để hướng dẫn cho học sinh giải thích được các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế, giáo viên cần lưu ý giúp học sinh xác định được:

– Vật nào chịu sự co dãn vì nhiệt trong ứng dụng? – Khi thay đổi nhiệt độ, vật đó co dãn như thế nào? – Điều gì sẽ xảy ra nếu có sự cản trở đối với sự co dãn của vật đó? – Để tránh tác hại do sự co dãn vì nhiệt của vật đó thì phải làm gì? Làm rõ tác dụng của bộ

phận được chế tạo để thực hiện điều đó. Giao nhiệm vụ này cho học sinh về nhà thực hiện, giáo viên có thể gợi ý một số hoạt động trong gia đình như nấu ăn, rót nước, pha trà... cũng như các ứng dụng khác của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế để học sinh lưu ý, tìm hiểu. Nhắc học sinh có thể hỏi bố, mẹ và người thân trong gia đình để được giúp đỡ.

219

Một số lưu ý cần tránh có thể là: – Không rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh; – Không đổ nước đầy ấm trước khi đun; – Không đổ nước đầy chai; – Tại sao tôn lợp nhà có hình lượn sóng? – Tại sao ống dẫn nước có chỗ cong? – Tại sao đổ "bê tông" thì phải có "cốt thép"? ... Yêu cầu học sinh có thể lựa chọn một trong số các hành động cần tránh để viết và nộp cho

giáo viên vào giờ học tiếp theo. Sau khi học sinh nộp bài, tuỳ vào điều kiện cụ thể, giáo viên có thể: – Tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận toàn lớp (nếu có thời gian); – Trực tiếp nhận xét, đánh giá và trả bài cho học sinh; – Giao cho các nhóm học sinh đánh giá lẫn nhau và xem xét lại các nhận xét, đánh giá của

học sinh; – Yêu cầu học sinh đưa các bài viết vào "góc học tập" hoặc "góc thư viện"; giao cho mỗi học

sinh tìm đọc và chọn một bài viết của bạn khác trong lớp để nhận xét, đánh giá và nộp cho giáo viên; giáo viên đánh giá học sinh thông qua bài viết của học sinh, kết hợp với phần nhận xét, đánh giá bạn của học sinh đó...

Đối với bài "Sự co dãn vì nhiệt của các chất", thời lượng trên lớp có thể được sử dụng là 4 tiết. Vì vậy giáo viên có thể sử dụng những tiết còn lại để học sinh hoạt động trên lớp như: báo cáo, thảo luận; tìm hiểu về bài viết của bạn để nhận xét, đánh giá... Cũng trong thời gian này, giáo viên cần quan tâm giúp đỡ những học sinh còn yếu kém, chưa hoàn thành các hoạt động học; cần lưu ý giao cho các học sinh giúp đỡ lẫn nhau.

Cuối cùng, giáo viên cần dành thời gian để tổng kết bài học chung cho toàn lớp và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

Bài 24. NHIỆT ĐỘ. ĐO NHIỆT ĐỘ 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức

– Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.

– Nêu được một số loại nhiệt kế thông dụng.

b) Kĩ năng – Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi loại nhiệt kế.

220

– Biết dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người, dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế dầu để đo nhiệt độ nước, môi trường theo đúng quy trình.

– Lập được bảng và đồ thị theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian. c) Thái độ – Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình. – Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. d) Định hướng phát triển và hình thành các năng lực – Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề – Năng lực giao tiếp và hợp tác – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

2. Hướng dẫn chung

Về tiến trình sư phạm, các hoạt động được tổ chức xung quanh việc tìm hiểu nhiệt kế dùng chất lỏng, thông qua đó hình thành kiến thức về nhiệt giai và bước đầu làm quen với khái niệm cân bằng nhiệt.

Các hoạt động trong phần Hoạt động khởi động nhằm giúp học sinh nhận thấy không thể dựa vào cảm giác chủ quan để đánh giá nhiệt độ, từ đó đặt vấn đề tìm hiểu dụng cụ đo khách quan: cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cách chia độ, cách sử dụng. Một số học sinh đã có thể có những hiểu biết lẻ tẻ nhưng chưa thể trả lời trọn vẹn các vấn đề trên.

Các hoạt động trong phần Hình thành kiến thức cho phép học sinh giải quyết các vấn đề đó thông qua việc quan sát, phân loại, mô hình hoá, giải thích , thu nhận thông tin...

Phần luyện tập gồm các hoạt động vận dụng kiến thức để trả lời một số câu hỏi, củng cố kiến thức đồng thời hình thành kĩ năng sử dụng nhiệt kế, kĩ năng lập và đọc đồ thị. Mặt khác, học sinh bước đầu làm quen với sự cân bằng nhiệt và nguyên tắc đảm bảo cân bằng nhiệt khi đo.

Phần vận dụng gồm các hoạt động vận dụng kiến thức và kĩ năng đã hình thành vào việc đọc các bản tin thời tiết và chế tạo nhiệt kế.

Phần tìm tòi mở rộng: Học sinh được giao nhiệm tiếp tục tìm hiểu các loại nhiệt kế, nhiệt giai khác, tìm hiểu về cách thu thập thông tin về nhiệt độ trong các bản tin thời tiết và sử dụng phần mềm hỗ trợ vẽ đồ thị nhiệt độ.

3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hai hoạt động trong phần Hoạt động khởi động; Hoạt động 1 xuất phát từ một tình huống hay gặp trong đời sống, Hoạt động 2 là một thí nghiệm nhằm giúp học sinh nhận biết được rằng cảm giác về nhiệt độ của mọi người mang tính chủ quan, không chính xác, để xác định nhiệt độ cần sử dụng nhiệt kế. Từ đó, đặt vấn đề về tìm hiểu nhiệt kế. Giáo viên cũng có thể sử dụng các tình huống tương tự, như pha nước tắm cho trẻ em...

221

Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động này theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ với Hoạt động 2, ngoài phương án nêu trong tài liệu, giáo viên cũng có thể tổ chức thành trò chơi chung của lớp: mỗi học sinh tham gia sẽ lần lượt nêu ước lượng nhiệt độ ở từng ngón tay phải và trái (không cần làm đồng thời như trong hình 24.2). Kết quả được ghi lại để so sánh.

Thường học sinh sẽ phân vân ở lần ước lượng thứ hai. Giáo viên có thể khai thác bằng cách đặt câu hỏi: cảm giác ở hai ngón tay có như nhau không?

Sau khi vấn đề tìm hiểu nhiệt kế được đặt ra, giáo viên có thể tổ chức thảo luận chung cả lớp, ghi lại một số ý kiến, so sánh sự khác biệt, những thông tin còn thiếu... từ đó làm tăng nhu cầu tìm hiểu tiếp.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Quan sát, phân loại nhiệt kế

Về dụng cụ, giáo viên cần yêu cầu học sinh mang đến lớp các loại nhiệt kế có trong gia đình (hoặc vẽ hình, chụp ảnh, mô tả nếu không thể mang đến lớp) cùng các hướng dẫn sử dụng, chỉ số kĩ thuật đi kèm. Nhiệt kế do học sinh mang đến có nhiều khả năng là nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế thuỷ ngân (hoặc điện tử nếu ở các thành phố lớn), nhiệt kế điện tử gắn với lọ đựng bút... Giáo viên nên dự đoán trước để chuẩn bị thêm một số nhiệt kế khác, ngoài nhiệt kế dầu và nhiệt kế rượu có trong phòng thí nghiệm, hay hình ảnh – có thể trình chiếu hoặc phát cho các nhóm dưới dạng thẻ, phiếu học tập.

a) học sinh quan sát các nhiệt kế, ảnh và các tài liệu đi kèm để nhận biết một số đặc điểm:

– Nhận biết độ chia nhỏ nhất, giới hạn đo của nhiệt kế: việc này tương đối đơn giản vì Học sinh đã có kĩ năng xác định các đặc trưng này của các dụng cụ đo ngay từ chương I. Với các nhiệt kế điện tử thông dụng trong đời sống, “độ chia nhỏ nhất” thường là 0,10C, giới hạn đo được nêu trong tài liệu kĩ thuật của thiết bị. Nếu không có thông tin, học sinh có thể bỏ trống.

– Nêu công dụng của nhiệt kế: dùng để đo nhiệt độ của cái gì? Ví dụ nhiệt kế điện tử hồng ngoại có loại chỉ dùng để đo nhiệt độ cơ thể, có loại có thể dùng đo nhiệt độ thức ăn... Phần này không yêu cầu học sinh nêu đầy đủ công dụng.

– Nhận xét các đặc điểm khác: không yêu cầu nêu đầy đủ các đặc điểm. Học sinh có thể chỉ cần nêu một số đặc điểm cấu tạo dễ quan sát, ví dụ nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí trong nhà: hiển thị nhiệt độ qua mức chất lỏng, có bầu chứa chất lỏng...

b) học sinh tự phân loại nhiệt kế dựa trên một hay nhiều đặc điểm (có thể phân loại theo cách hiển thị: mực chất lỏng/đồng hồ kim/hiện số; theo công dụng...), có thể sử dụng bảng phân loại như trong tài liệu hướng dẫn hoặc sử dụng sơ đồ... Không cần thống nhất chung cả lớp cách phân loại.

222

Hoạt động 2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế

a) Sau các quan sát và phân loại sơ bộ ở các hoạt động trước, học sinh tập trung quan sát tìm hiểu các nhiệt kế dùng chất lỏng, tự vẽ sơ đồ cấu tạo. Cần yêu cầu học sinh ghi chú thích cho sơ đồ (tham khảo sơ đồ bên).

Nhiều học sinh sẽ vẽ thêm rất nhiều chi tiết phụ. Giáo viên cần cung cấp nhiều loại nhiệt kế (có thể chiếu các hình ảnh) và yêu cầu học sinh chỉ ra đâu là những bộ phận chung, bắt buộc phải có.

b) Từ cấu tạo, học sinh dễ dàng thấy được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế: dựa trên sự nở vì nhiệt.

Hoạt động 3. Cách chia độ nhiệt kế dùng chất lỏng. Thang nhiệt độ Xen-xi-út

Mục tiêu của hoạt động này là cung cấp thông tin về thang nhiệt độ Xen-xi-út. Các câu hỏi 3b và 3c giúp học sinh củng cố và vận dụng thông tin thu nhận được.

b) Để đánh dấu mức 100 0C dùng thí nghiệm hình 24.3a. Vạch 50 0C: chia đôi khoảng cách giữa mức 1000C và mức 00C.

c) Nếu dùng chất lỏng là nước, không thể đo được các nhiệt độ âm và trên 1000C vì ứng với các nhiệt độ đó, nước đã chuyển trạng thái. Giáo viên cũng có thể lưu ý thêm học sinh về sự nở vì nhiệt đặc biệt của nước.

Hoạt động 4. Điền từ vào chỗ trống

Hoạt động này nhằm hệ thống, rút ra kết luận về nhiệt kế: “Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế. Ở Việt Nam và ở nhiều nước khác, thang nhiệt độ được sử dụng chính thức là thang nhiệt độ Xen-xi-út. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế dùng chất lỏng, nhiệt kế điện tử... Nhiệt kế dùng chất lỏng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. Các nhiệt kế dùng chất lỏng khác nhau có giới hạn đo khác nhau”. Kết thúc hoạt động này, giáo viên cần xem, chỉnh sửa các kết quả của các nhóm. Có thể làm chung cả lớp hoặc chữa ở từng nhóm nếu có sai sót. Giáo viên cũng có thể thông báo về nhiệt kế dùng chất lỏng thông dụng, nêu ưu điểm của nhiệt kế thuỷ ngân và giải thích lí do hiện tại người ta hạn chế dùng nhiệt kế thuỷ ngân trong nhà trường và trong gia đình.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1. Đọc thông số của nhiệt kế và điền vào chỗ trống

Hoạt động này nhằm củng cố kĩ năng xác định phạm vi đo, độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế. Sau khi học sinh làm việc cá nhân, nên cho tự kiểm tra lẫn nhau theo cặp đôi.

Thang chia độ

Bình chứa đựng chất

lỏng pha màu

Ống dẫn nhỏ

223

a) Phạm vi đo: từ – 300C đến 500C, độ chia nhỏ nhất là 10C. b) Nhiệt kế này có thể được sử dụng để đo nhiệt độ ở Hà Nội nhưng không dùng được để đo

nhiệt độ nước sắp sôi.

Hoạt động 2. Dùng nhiệt kế dầu hay nhiệt kế rượu đo nhiệt độ cốc nước

Thí nghiệm này giúp học sinh nhận thức được một quy tắc sử dụng nhiệt kế dùng chất lỏng: bầu nhiệt kế phải tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ và cần đợi cho đến khi số chỉ ổn định (nhiệt độ chất lỏng trong bầu nhiệt kế bằng với nhiệt độ của vật, tức là đạt tới trạng thái cân bằng nhiệt).

Hoạt động 3. Thực hành theo quy trình: sử dụng nhiệt kế y tế

3a, b, c) học sinh thực hành ước lượng và sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ cơ thể theo đúng quy trình. Việc so sánh với giá trị ước lượng của hai người khác nhau nhằm củng cố thêm kết luận về sự cần thiết phải sử dụng nhiệt kế. Giáo viên cũng có thể trình bày thêm về cấu tạo đặc biệt của nhiệt kế thuỷ ngân, giúp học sinh giải thích được tác dụng của cấu tạo đó và lí do vì sao phải vẩy mạnh trước khi đo. Nếu có đủ nhiệt kế điện tử, giáo viên cũng có thể cho học sinh thực hành sử dụng thêm và so sánh với quy trình trên. Lưu ý là thời gian đo với nhiệt kế điện tử ngắn hơn nhiều.

3d) Không nên ngâm vào nước sôi vì nhiệt kế y tế chỉ được chế tạo để đo các nhiệt độ từ 350C đến 420C.

Hoạt động 4. Thực hành đo và theo dõi biến thiên nhiệt độ

Hoạt động này nhằm rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, đo nhiệt độ của nước trong quá trình đun nóng, thu thập dữ liệu và biểu diễn dưới dạng bảng biểu và đồ thị để chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu sự chuyển thể. Khi vẽ đồ thị, giáo viên cần lưu ý học sinh chọn tỉ xích hợp lí cho các trục toạ độ. Học sinh có thể nhận xét về sự tăng nhiệt độ, tốc độ tăng theo thời gian... tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của thí nghiệm.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1. Đọc bản tin dự báo thời tiết

Hoạt động này nhằm giúp học sinh làm quen với các khái niệm nhiệt độ thấp nhất và cao nhất được đề cập tới trong các bản tin dự báo thời tiết thông thường. Diễn biến nhiệt độ trong ba ngày tương ứng với tài liệu: nhiệt độ thấp nhất không đổi nhưng nhiệt độ cao nhất tăng dần nhưng không nhiều. Học sinh có thể lí giải thêm lí do: do những ngày sau trời nắng. Giáo viên cũng có thể sử dụng bản tin nhiệt độ cập nhật của địa phương mình (trên báo chí, trên các website, trên điện thoại di động...).

Hoạt động 2. Đọc bản tin thời tiết mở rộng

Hoạt động này một mặt giúp học sinh rèn kĩ năng đọc đồ thị biểu diễn biến thiên nhiệt độ theo thời gian, mặt khác giúp học sinh làm quen với công cụ đồ thị này do một số trang tin thời tiết cung cấp. Thường có hai kiểu đồ thị được cung cấp:

224

– Đồ thị biến thiên nhiệt độ theo thời gian với số liệu được ghi lại tại một số thời điểm trong ngày, thường là trong 10 ngày hoặc trong 1 tuần lễ đã qua; ví dụ đồ thị cung cấp bởi Trang tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương.

– Đồ thị biểu diễn biến thiên của nhiệt độ cao nhất và thấp nhất; ví dụ đồ thị cung cấp bởi The Weather Channel trên mobile. Lưu ý là các vấn đề về thời tiết, dự báo thời tiết, giáo viên có thể phối hợp với giáo viên môn Địa lí: ở lớp 6 môn Địa lí có một phần nghiên cứu về nhiệt độ không khí, cách đo...

Hoạt động 3. Tự chế tạo nhiệt kế đơn giản

Hoạt động này nhằm củng cố kiến thức về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng thông qua việc chế tạo nhiệt kế đơn giản, sử dụng được. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh, giao về nhà làm theo nhóm ở cuối tiết 1 hoặc cuối tiết 2 và các sản phẩm của học sinh sẽ được trưng bày, giới thiệu ở lớp. Để tạo bầu chứa chất lỏng có thể sử dụng các chai, lọ thuốc hay dùng trong gia đình, sử dụng nút bấc hoặc nút cao su. Chất lỏng ở đây có thể dùng dầu ăn, rượu... Để tạo ống dẫn có thể dùng ống thuỷ tinh mao dẫn, ruột bút bi nhỏ... Có thể dùng đất nặn, sáp hoặc keo để gắn kín chai, ống.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Hoạt động 1. Vẽ đồ thị biểu diễn biến thiên nhiệt độ với Excel

Phần này có thể phối hợp cùng môn Công nghệ – Tin học, coi như bài tập khi học về bảng tính Excel hoặc một bảng tính tương tự. Học sinh có thể nộp lại sản phẩm dưới dạng bản in, file...

Với Excel 2007, cách vẽ rất đơn giản: – Nhập hai cột thời gian và nhiệt độ – Nhấp chọn vùng dữ liệu đã nhập, bấm Insert, chọn Scatter.

Hoạt động 2. Tự theo dõi nhiệt độ môi trường

Học sinh cùng gia đình tự theo dõi biến thiên nhiệt độ trong nhà.

Trong khi đó, số liệu nhiệt độ do các bản tin cung cấp là nhiệt độ không khí ngoài trời (trong bóng râm). Nhiệt kế được đặt trong các lều khí tượng cao khoảng 2 m, tránh cho các bức xạ mặt trời tác động trực tiếp lên nhiệt kế nhưng vẫn đảm bảo thông khí với bên ngoài (xem ảnh bên). Phần này có thể phối hợp cùng môn Địa lí.

225

Hoạt động 3. Thang nhiệt độ Fa-ren-hai (Fahrenheit)

Từ các thông tin cung cấp, học sinh tự lập các công thức chuyển đổi nhiệt độ giữa hai thang nhiệt độ Xen-xi-út và thang nhiệt độ Fa-ren-hai:

t (0F) = t (0C) × 1,8 + 32 và t (0C) = 0t( F) 32

1,8−

Hoạt động 4. Tìm hiểu thêm một số loại nhiệt kế khác

Hoạt động này có thể tổ chức dưới dạng dự án, sưu tầm tư liệu. Giáo viên có thể tổ chức cho một buổi thuyết trình nếu có thời gian hoặc trưng bày sản phẩm trong thư viện lớp, yêu cầu học sinh tham khảo các sản phẩm của các bạn khác.

Bài 25. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức

– Nhận biết được hơi nước, nước và nước đá là ba dạng của cùng một chất và tìm được các biểu hiện của chúng trong các hiện tượng tự nhiên.

– Phát hiện được các yêu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng. – Tìm được một số ứng dụng của sự bay hơi, đông đặc, ngưng tụ trong đời sống. b) Kĩ năng – Giải thích được sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc, sự nóng chảy và sự sôi của nước. – Tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự đông đặc và sự sôi của nước. – Đề xuất tiến hành thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt

độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. c) Thái độ – Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình. – Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. d) Định hướng phát triển và hình thành các năng lực – Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề – Năng lực giao tiếp và hợp tác – Năng lực tính toán và sử dụng công nghệ thông tin

2. Hướng dẫn chung

Chủ đề về sự chuyển thể của chất khá quen thuộc với học sinh, đặc biệt là vòng tuần hoàn của nước học sinh đã được nghiên cứu ở Tiểu học, vì vậy, các hoạt động được thiết kế nhằm khai thác vốn kinh nghiệm của người học, từ đó hình thành nên các câu hỏi và vấn đề nghiên cứu.

226

Tiếp theo bài học trước, ở bài học này giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng thiết kế phương án thí nghiệm, dự đoán các kết quả thí nghiệm, đo nhiệt độ sau những khoảng thời gian xác định để lập bảng dữ liệu và biểu diễn dưới dạng đồ thị sự thay đổi trạng thái theo nhiệt độ.

3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động khởi động xuất phát từ chu trình của nước. Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, sau đó hoạt động chung toàn lớp để khuyến khích học sinh nhớ lại các kiến thức đã học cũng như các hiểu biết của mình về chu trình của nước. Các từ để mô tả trạng thái của nước được giáo viên ghi lại trên bảng có thể là:

– Nước ở thể lỏng – Hơi nước – Nước ở thể rắn

Chu trình của nước là: nước bay hơi (Học sinh có thể dùng thuật ngữ “bốc hơi”, thuật ngữ này, theo quan niệm của học sinh có thể mô tả sự “mất đi” của nước – điều này không phù hợp với nguyên lí bảo toàn vật chất), nước ngưng tụ, nước đông đặc (đóng băng)...

Khi học sinh mô tả, giáo viên có thể yêu cầu dùng các mũi tên để chỉ sự thay đổi trạng thái cũng như gọi tên các trạng thái đó:

Nước ...... Hơi nước Hơi nước ...... Nước Nước ....... Nước đá Nước đá ....... Nước

Từ đó, dẫn đến hoạt động nghiên cứu “Sự đông đặc và sự nóng chảy”.

Giáo viên trình bày mục tiêu bài học và giữ lại mục tiêu đó ở một bên bảng.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Nghiên cứu sự nóng chảy và đông đặc

Hoạt động 1. Xác định vấn đề nghiên cứu

Từ hoạt động khởi động, câu hỏi đặt ra: Nước chuyển thành nước đá như thế nào và ở nhiệt độ nào thì nước chuyển thành nước đá?

Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và ghi vào vở các ý kiến của mình, sau đó các nhóm sẽ thảo luận và trình bày trước lớp. Thực tế dạy học cho thấy, các câu trả lời của các nhóm có thể là:

– Gặp nhiệt độ thấp, nước sẽ đông đặc. – Nước đông đặc ở 00C.

227

– Nước từ từ đông đặc thành nước đá. – Khi gặp nhiệt độ lạnh nước sẽ từ từ thành nước đá. Các quan niệm chưa đúng của học sinh như “Ở nhiệt độ thấp nước sẽ đông đặc” sẽ cần được

khai thác và quay trở lại nhiều lần khi quan sát thí nghiệm. Từ trình bày của các nhóm, giáo viên sẽ tổ chức trao đổi toàn lớp và ghi lại các ý kiến thống nhất: – Nước đông đặc từ từ. – Nước đông đặc ở 00C. (Thuật ngữ “từ từ” cho biết quá trình chuyển trạng thái, thuật ngữ “00C” cho biết nhiệt độ

chuyển trạng thái).

Hoạt động 2. Đọc phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm

Câu hỏi nảy sinh: Vậy phương án thí nghiệm nào cho phép biết được điều đó? Học sinh làm việc theo nhóm, các phương án học sinh có thể nêu ra: – Cho ống nghiệm chứa nước, đặt ống nghiệm trong một cốc nước đá. Cho nhiệt kế vào ống

nghiệm để quan sát nhiệt độ. – Đun nóng cốc nước, sau đó để nguội, cho nhiệt kế vào cốc. – Cho cốc nước vào trong tủ lạnh, sau đó bỏ khỏi tủ lạnh và đọc nhiệt kế. – Cho đá vào trong cốc nước. – ...

Các quan niệm này cần được trao đổi, trong quá trình trao đổi, mục tiêu thí nghiệm luôn được nhắc lại “nước đông đặc như thế nào và ở nhiệt độ nào nước đông đặc”, do đó, phương án cho cốc nước vào tủ lạnh một thời gian sẽ không đạt được mục tiêu đề ra (không quan sát được quá trình nước đông đặc), các phương án khác, có thể khai thác vốn sống của học sinh để loại trừ (như để nước lạnh đi hoặc nguội đi nó sẽ thành nước đá...).

Đến đây, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc cách thức tiến hành thí nghiệm hoặc cho học sinh xem một đoạn video clip về thí nghiệm làm đông đặc nước, từ đó yêu cầu nêu trình tự tiến hành thí nghiệm:

– Đổ đá đã nghiền nhỏ vào cốc. – Cho muối vào đá theo tỉ lệ 1/3 – Trộn đều – Cho ống nghiệm chứa nước vào trong hỗ hợp nước đá và muối – Đọc giá trị nhiệt độ ban đầu của nước, xác định đọ chia nhỏ nhất và giới hạn đo của nhiệt kế – Cho nhiệt kế vào nước – Đọc giá trị nhiệt kế sau mỗi khoảng thời gian 30 giây.

Lưu ý khi hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm:

228

– Quan sát thí nghiệm để làm rõ thuật ngữ “từ từ” khi thay đổi trạng thái, do đó, cách xác định trạng thái là quan trọng: lỏng, cả lỏng và rắn, rắn. Học sinh cần ghi các trạng thái này vào bảng.

– Cách cầm nhiệt kế và đọc giá trị nhiệt độ. – Sử dụng ống nghiệm không quá lớn để thời gian nước đông đặc nhanh. Có thể sẽ có nhóm học sinh không thành công (nước không chuyển thành nước đá hoàn

toàn), khi đó cần thảo luận trên kết quả thu được: – Do nước trong ống nhiều, chưa đủ thời gian làm nước đông đặc. – Do nhấc nhiệt kế nhiều lần khi làm thí nghiệm. – ... Kết quả thí nghiệm có thể được ghi vào bảng như trong sách học sinh nhưng cũng có thể

khuyến khích học sinh dùng hình vẽ như bảng dưới đây:

Hoạt động 3. Thảo luận toàn lớp về các kết quả thu được

Giáo viên tổ chức thảo luận về tất cả những gì học sinh quan sát được: – Điều kiện nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn: 00C – Trong quá trình nước đông đặc, thể tích của nước đá tăng lên. Giáo viên có thể yêu cầu học

sinh đánh dấu mực nước trong ống nghiệm trước khi làm thí nghiệm và sau khi nước đã đông đặc hoàn toàn để so sánh).

– Khi nước đông đặc, bao giờ cũng quan sát thấy các tảng băng nhỏ xuất hiện ở phía trên do thể tích của nó tăng nên khối lượng riêng nhỏ đi.

Ghi lại diễn biến của quá trình quan sát được bằng hình vẽ hoặc bằng lời vào sơ đồ.

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

 

   

     

Ghi lại trạng thái của nước và sự thay đổi nhiệt độ vào bảng sau:

Thời gian (phút) Nhiệt độ (độ C) Trạng thái của nước

229

– Trong suốt quá trình đông đặc nhiệt độ của nước không thay đổi. – Trong quá trình thí nghiệm, diễn ra cả hiện tượng bay hơi và ngưng tụ của nước, nhưng ở

đây ta chỉ nghiên cứu hiện tượng đông đặc.

2. Nghiên cứu sự bay hơi

Hoạt động 1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi

Từ các quan niệm của học sinh bộc lộ trong hoạt động trước, giáo viên khéo léo đưa vào câu hỏi: – Dự đoán xem các yếu tố nào ảnh hưởng tới sự bay hơi? – Thí nghiệm nào cho phép kiểm tra điều đó? Việc đề xuất phương án nhằm rèn cho học sinh năng lực thực nghiệm: biết khống chế các

yếu tố không thực nghiệm, nghiên cứu mối quan hệ của hai yếu tố còn lại: – Cùng diện tích mặt thoáng, cùng nhiệt độ, khác tốc độ gió. – Cùng diện tích mặt thoáng, cùng tốc độ gió, khác nhiệt độ – Cùng nhiệt độ, cùng tốc độ gió, khác diện tích mặt thoáng

Hoạt động 2. Thảo luận toàn lớp về các kết quả thu được

Lưu ý rằng kết quả thu được, giáo viên cần yêu cầu học sinh diễn đạt dựa trên cấu trúc ngôn ngữ so sánh, ví dụ:

– Nước trong bình đặt trên đèn cồn bay hơi nhanh hơn nước ở trong các bình còn lại. – Nước trong bình đặt chỗ có gió bay hơi nhanh hơn nước trong các bình còn lại. – ... Kết thúc Hoạt động này, giáo viên yêu cầu học sinh viết cá nhân để trả lời câu hỏi:

– Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự bay hơi.

– Hãy dùng mũi tên để viết sơ đồ cho sự chuyển trạng thái của nước khi:

Nước đông đặc

Nước bay hơi

3. Nghiên cứu sự sôi

Bảng nhiệt độ thu được khi đun sôi nước cần được giữ lại để làm bài tập trong các hoạt động tiếp theo.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mô tả chu trình của nước

Hoạt động 1. Nhóm em hãy dự đoán xem điều gì xảy ra khi:

Lấy một ống chứa nước, đậy kín bằng một màng nilon, sau khi đặt trong “hỗn hợp làm lạnh” được lấy ra và đặt trên bàn (thí nghiệm khi nghiên cứu sự đông đặc). Vì sao nhóm em lại dự đoán như vậy?

230

Sơ đồ cho phép làm tương tự giữa sơ đồ và chu trình của nước: – Đèn đóng vai trò như Mặt Trời. – Khay kim loại chứa nước muối đóng vai trò như đại dương. – Bình thuỷ tinh như các sông hồ – Bình chứa nước đá là hơi nước ở trên cao gặp nhiệt độ thấp bị đông đặc. Như vậy, dưới tác dụng của hơi nóng Mặt Trời, nước ở biển và đại dương bay hơi mạnh, lên

cao gặp nhiệt độ thấp bị ngưng tụ lại thành nước và trở thành các “tuyết” (nước đá). Đó cũng là nguyên nhân gây ra mưa, nước từ trên cao đổ xuống các sông hồ, nước từ các sông hồ lại đổ ra biển và đại dương.

2. Vẽ và khai thác đồ thị

Câu a nhằm rèn kĩ năng vẽ đồ thị. Để thuận tiện cho học sinh, giáo viên chọn trước một bảng số liệu của một nhóm học sinh tiến hành thành công thí nghiệm, đồng thời trao đổi về việc chọn tỉ xích thích hợp.

Giáo viên vẽ trước đồ thị trên giấy trong, sau khi học sinh vẽ xong và trao đổi về đồ thị đã vẽ, giáo viên đưa đồ thị đã vẽ trên giấy trong để học sinh áp vào đồ thị đã vẽ nhằm so sánh và phát hiện những sai sót trong quá trình vẽ.

Giáo viên cũng có thể chuẩn bị trước giấy kẻ milimét để học sinh vẽ đồ thị vào đó. Câu b. Từ phút thứ 0 đến phút thứ 11, nước tăng nhiệt độ từ 400C đến 1000C. Đường biểu

diễn là một đường đi lên. Từ phút thứ 11 đến phút thứ 15, nhiệt độ của nước luôn là 1000C. Đường biểu diễn là đường

nằm ngang, song song với trục hoành.

3. Nhiệt độ và sự chuyển thể

a) Sự bay hơi và sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào?

Đó là quá trình nước ở thể lỏng chuyển sang thể hơi. Tuy nhiên, sự bay hơi diễn ra trên mặt thoáng của chất lỏng, còn sự sôi diễn ra cả trên mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng. Ta còn gọi đó là sự hoá hơi.

231

Temps (en min) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Température (en °C) 20 15 10 6 6 6 6 6 3 0

– Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi, người ta dùng nhiệt kế thuỷ ngân mà không dùng nhiệt kế rượu?

Giáo viên cần yêu cầu học sinh so sánh 3 nhiệt độ sôi của 3 chất:

Nhiệt độ sôi (0C)

Nước Thuỷ ngân Rượu

Từ đó không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi

b) Bài tập này học sinh phải biết xác định giá trị của thang đo trên thước đo (nhiệt kế) để xác định nhiệt độ chất lỏng ở phút thứ 10 (–40C).

– Học sinh phải căn cứ vào đặc điểm của sự chuyển trạng thái (trong quá trình nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của chất không thay đổi) để nhận biết được nhiệt độ của chất giảm theo thời gian và từ phút thứ 3 đến phút thứ 7, nhiệt độ của chất không thay đổi (60C). Như vậy, quá trình đông đặc đã diễn ra kể từ phút thứ 3.

Ở phút thứ 3, chất đó bắt đầu có tồn tại thể rắn.

Từ bảng số liệu, học sinh nhận biết chất chưa biết tên là Xiclohexan.

Chất Nhiệt độ đông đặc (0C) Nhiệt độ sôi (0C)

Nước 0 100

Thuỷ ngân –39 357

Xiclohexan 6 80,7

Butan –135 0,6

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Bên dưới vung có những giọt nước là do khi sôi, nước bay hơi, gặp vung nồi có nhiệt độ thấp nên hơi nước đã bị ngưng tụ lại. Các giọt nước này là nước nguyên chất. Khi đun nước, ta cần đậy vung để phần nước bị ngưng tụ có thể rơi xuống nồi, hơi nữa vung nồi ngăn cản hơi nước bay vào không khí, khi đó nước sẽ nhanh bị cạn.

-10

0

10

20

°C

Thời gian

Nhiệt độ

232

2. Khi đó nhiệt độ sôi sẽ cao hơn nhiệt độ sôi của nước, nên mau làm giừ thực phẩm. 3. Về mùa đông, vào những ngày giá lạnh, khi thở ra em thường nhìn thấy có “khói” hay còn

gọi là “hơi”. – “Khói” đó là nước ở trạng thái lỏng (Hơi nước gặp nhiệt độ thấp bị ngưng tụ lại). – Chúng ta không quan sát thấy “khói” đó vào mùa hè vì mùa hè nhiệt độ ngoài trời cao, hơi

nước do ta thở ra không ngưng tụ được. 4. Thời tiết nóng, khô và có nhiều gió thì ta sẽ nhanh thu hoạch được muối. 5. Các dạng núm gai đặc biệt của xương rồng và các chồi mới mọc ra từ các núm gai này

giúp giảm diện tích tiếp xúc nên giảm sự thoát hơi nước của lá cây. Vì thế xương rồng có thể sống ở các nơi khô cằn.

6. Quanh nhà có nhiều cây xanh, sông, hồ chúng ta lại cảm thấy dễ chịu, nhất là vào mùa hè vì hơi nước thoát ra từ các lá cây, từ sông hồ làm dịu không khí nóng xung quanh.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của nước muối

Hoạt động này học sinh cần nhớ lại thông tin đã có ở hoạt động hình thành kiến thức mới: hỗn hợp đá và nước muối có nhiệt độ nóng chảy dưới 00C. Trong điều kiện nhiệt độ, áp suất khí quyển, nhiệt độ nóng chảy của nước đá (hay nhiệt độ đông đặc của nước) là 00C, nhưng nếu có thêm muối, nhiệt đông đặc của nước giảm xuống dưới 00C. Khi đó, càng nhiều đá bị tan thành nước thì nhiệt độ càng hạ thấp cho đến khi đá tan hoàn toàn.

Quá trình hạ nhiệt độ đông đặc của nước đá cần nhiều nhiệt từ môi trường xung quanh cho đến khi đá tan hoặc hỗn hợp đạt đến nhiệt độ đông đặc của nước muối. Vì tính chất này mà hỗn hợp nước đá có muối được ứng dụng trong kĩ thuật làm tan băng trên đường, trong sân bay.

Trong thực tế, hỗn hợp nước đá và muối có thể đạt tới nhiệt độ –1800C.

Người ta cũng có thể ướp bia theo cách này.

Trong các trận bão tuyết, có nơi người ta còn rắc hỗn hợp cát và muối với mục đích vừa làm cho tuyết tan nhanh, vừa làm tăng ma sát.

2. Sự thay đổi khối lượng riêng khi đông đặc

Các sinh vật vẫn sống dưới nước được trong thời tiết băng giá, mặc dù mặt nước phía trên đã đóng băng vì do tính chất đặc biệt của nước khi đông đặc. Thể tích của nước tăng lên khi đông đặc, do vậy khối lượng riêng của nó nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Các tảng băng trên các sông hồ có tác dụng giữ ấm nước ở phía dưới, do vậy, về mùa đông băng giá, các sinh vật này vẫn sống được.

233

Bài 26. NHIỆT ĐỘ VỚI ĐỜI SỐNG SINH VẬT 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức – Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ với đời sống sinh vật. – Nêu được sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ môi trường – Trình bày được vai trò của cây xanh đối với việc điều hoà nhiệt độ môi trường b) Kĩ năng – Thực hiện được thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của hạt. – Biết cách ghi chép nhật kí theo dõi các hiện tượng khoa học. – Có kĩ năng đọc hiểu văn bản khoa học và phân tích thông tin. c) Thái độ – Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; – Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; – Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. – Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình. – Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực – Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề – Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; – Năng lực hợp tác và giao tiếp. – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

2. Hướng dẫn chung

Đây là bài học tích hợp giữa kiến thức vật lí và sinh học, thậm chí học sinh cần cả các kiến thức về địa lí. Hoạt động chủ yếu trong bài học là hoạt động khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau như: sách vở, internet...

Hoạt động ứng dụng và hoạt động tìm tòi, mở rộng nhằm giáo dục hiểu biết và thái độ đối với môi trường của học sinh. Với các bài học mang tính tích hợp, việc tổ chức dạy học dự án phát huy tác dụng. Do vậy, ở bài học này, các hoạt động thực hành, ứng dụng và tìm tòi, mở rộng có thể tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án và trình bày trước lớp.

3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động khởi động nhằm gợi ra những hiểu biết của học sinh về nhiệt độ với đời sống của thực vật: có cây cần ít ánh sáng mặt trời (ví dụ, các cây sống trong nhà, các cây trồng vào mùa

234

đông), có cây cần nhiều ánh sáng mặt trời (ví dụ, các cây được trồng vào mùa hè), có cây rụng lá về mùa đông, có động vật sống được ở nơi nhiệt độ môi trường thấp, trong khí đó cũng có động vật thích nghi với nơi có nhiệt độ môi trường cao.

Các câu hỏi trong phần khởi động như: – Vì sao một số loài cây khi nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh thì cây lại chết? – Vì sao cây xương rồng lại có thể sống ở nơi sa mạc, nơi có nhiệt độ môi trường rất cao? – Vì sao nhiều loài cây lại rụng lá về mùa đông? Chỉ là các gợi ý cho học sinh, giáo viên nên lựa chọn các loài thực vật ở địa phương, gần gũi

với vốn hiểu biết của học sinh để kích thích học sinh đưa ra câu trả lời. Câu hỏi: – Nếu di chuyển động vật sống ở Nam cực (nơi có nhiệt độ môi trường rất thấp) như chim

cánh cụt về nơi có khí hậu ấm áp (ở vùng nhiệt đới) liệu chúng có sống được không? Vì sao? là câu hỏi mở, có thể có các phương án trả lời: – Động vật không thể tồn tại nếu di chuyển đột ngột. – Động vật có thể tồn tại nếu có thời gian thích nghi. Việc trao đổi, thảo luận trong lớp nhằm làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết: – Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật? Ngược lại, sinh vật

có tác động trở lại với nhiệt độ của môi trường như thế nào?

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

(I). Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên đời sống sinh vật

1. Với đời sống thực vật

a) Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt sẽ tạo thuận lợi cho sự trao đổi chung toàn lớp: Phải chăng nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt?

Thí nghiệm có thể thực hiện với bình xốp chứa nước đá (như sách hướng dẫn) hoặc cũng có thể sử dụng một đèn sưởi (nguồn nóng), ngăn cách với bình xốp bằng một tấm bìa bôi đen (để không làm thay đổi biến số: ánh sáng).

Trước khi tiến hành thí nghiệm cần yêu cầu học sinh đưa ra dự đoán về hiện tượng và sau đó cần đối chiếu kết quả thí nghiệm với dự đoán đã đưa ra ban đầu. Dự đoán cần được ghi lại.

Giáo viên có thể tìm hiểu thêm các thông tin về sự ảnh hưởng của nhiệt độ với thực vật như:

– Mỗi loại thực vật đều có mức nhiệt tối đa và tối thiểu để có thể tồn tại và phát triển được. Nếu nhiệt độ môi trường vượt quá những mức này, năng suất cây trồng sẽ giảm xuống. Chính vì vậy, chúng ta không thể thấy các khu vực khí hậu khác nhau trên Trái Đất có thể gieo trồng cùng một loại cây lương thực hay hoa màu (dĩ nhiên, vẫn cần phải xem xét giá trị dinh dưỡng có trong đất và lượng mưa mỗi vùng). Ví dụ như:

235

* Trung du miền núi phía Bắc: Địa bàn vùng này gồm 12 tỉnh với vĩ độ bắc từ 22oC (Cao Bằng) xuống đến 21o17 (Bắc Giang). Nhiệt độ tháng giêng là tháng lạnh nhất trong năm, thấp nhất là 13,7oC ở Lạng Sơn và cao nhất là 16,4oC tại Bắc Giang, cả hai trị số này đều thấp dưới 18oC, có mùa khô lạnh và mùa mưa nóng, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

Vùng thấp dưới 500 m: trồng chuối, dứa, ổi, đu đủ, táo, hồng xiêm. Vùng cao trên 500 m: trồng đào, mận, hồng dòn, lê châu Á.

* Vùng đồng bằng sông Hồng: Vùng này gồm 9 tỉnh nằm trong tam giác châu thổ sông Hồng. Nhiệt độ bình quân cả năm là 24oC. Tháng giêng là tháng lạnh nhất với nhiệt độ 16,5oC. Khí hậu chia làm hai mùa chính: Mùa đông lạnh và khô từ tháng 10 đến tháng 2; mùa mưa nóng ẩm từ tháng 3 đến tháng 9. Cây ăn quả tiêu biểu của vùng này là: nhãn, vải. Cây ăn quả khác của vùng: hồng xiêm, cam, quýt, bưởi, khế, táo. Cây bơ được trồng ở một điểm tại Hà Nam và cho thu nhập tốt.

* Vùng duyên hải Bắc Trung bộ: bao gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đặc điểm của vùng là nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam. Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất trong năm (tháng 1) ở Thanh Hoá và Vinh là 17,4oC và 17,9oC; các trị số này của Đồng Hới (Quảng Bình) và Huế là 19oC và 20oC. Cây ăn quả điển hình là nhãn, vải, đu đủ, mít... Một số vùng núi cao miền tây Thanh Hoá, Nghệ An có thể trồng một số cây ăn quả có độ lạnh thấp như mận, đào, hồng.

* Vùng Tây Nguyên: thuộc khí hậu nhiệt đới nhưng do ảnh hưởng chia cắt địa hình nên mát hơn nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh. Có nơi khí hậu còn mang tính á nhiệt đới như Đà Lạt, Pleiku. Loại cây trồng thích hợp là cà phê, chè, cao su.

Giáo viên có thể tổ chức hoạt động tìm các loại cây trồng hoặc cây ăn quả phù hợp với các loại khí hậu khác nhau ở địa phương nơi học sinh sinh sống.

b) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật Nội dung này có thể cho các nhóm học sinh thực hiện dự án. Nhiệm vụ của dự án là tìm

kiếm các thông tin về sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật. Sản phẩm của dự án của các nhóm cho phép điền được vào bảng

Tên thực vật Nơi sống Nhiệt độ môi trường Phản ứng thích nghi với nhiệt độ môi trường

236

2. Với đời sống động vật

Các hoạt động hình thành kiến thức về ảnh hưởng của nhiệt độ với đời sống động vật cũng tiến hành tương tự như với thực vật.

Sản phẩm của cả lớp cũng là các nội dung điền vào bảng sau:

Tên động vật Nơi sống Nhiệt độ môi trườngPhản ứng thích nghi

với nhiệt độ môi trường

(II). Ảnh hưởng của sinh vật với nhiệt độ môi trường

Nội dung về tác động trở lại của sinh vật đến nhiệt độ môi trường, giáo viên cho học sinh khai thác thông tin tìm hiểu vai trò của thực vật đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu, từ đó giáo dục thái độ đối với môi trường.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. a) Ngồi dưới bóng cây mát hơn ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:

– Cây hấp thụ hơi nóng (nhiệt) từ Mặt Trời và thoát hơi nước còn mái che hấp thụ hơi nóng nhưng lại toả nhiệt.

– Cây cũng có thể tạo gió làm mát.

b) Thí nghiệm cho thấy có các giọt nước nhỏ đọng lại trong túi ni lon, điều đó chứng tỏ nước thoát hơi nước và bị ngưng tụ lại, đọng lại trong túi ni lon.

2. a) Trong cuộc săn bắt, thỏ thường chạy rất nhanh nên thân nhiệt của nó sẽ tăng, nếu thân nhiệt tăng lên quá cao sẽ khiến cho não của thỏ bị tổn thương và nó có thể chết. Vì thế nó thường chạy nhanh để chui vào chỗ mát mẻ để trú ẩn.

b) Khi đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ đọng lại trên da và quá trình bay hơi sẽ diễn ra.

Bay hơi là phương thức thải nhiệt đặc biệt ích lợi cho cơ thể khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ da. Một gram nước bay hơi trên mặt da sẽ lấy đi 0,58 kcal nhiệt. Phương thức bay hơi giúp thải 22% lượng nhiệt trong điều kiện nhiệt độ phòng.

Cơ thể có 2 loại bay hơi nước là:

237

– Bay hơi không cảm thấy: Đó là sự bay hơi qua da và bề mặt hô hấp, khoảng 450–700 ml/ngày. Sự bay hơi này không thể kiểm soát bởi hệ thống điều nhiệt.

– Bay hơi mồ hôi: Trong điều kiện nóng hoặc vận cơ mạnh, tuyến mồ hôi sẽ bài tiết nhiều mồ hôi. Mồ hôi sau khi được tiết ra phải được bay hơi thì mới có tác dụng chống nóng. Vì vậy, trong điều kiện khí hậu nóng, nếu độ ẩm cao sẽ rất khó chịu. Trong điều kiện cực kì nóng, mồ hôi có thể được bài tiết 1,5 lít/giờ. Sự bay hơi mồ hôi có lợi là làm thải nhiệt nhanh nhưng có thể làm cho cơ thể mất nước và muối.

c) Bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, kí sinh trùng...) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy... Khi bị sốt cao ở nhiệt độ 39 – 40oC, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu oxi não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong... Do đó cần tìm các cách thích hợp để hạ thân nhiệt.

d) Gấu Bắc Cực, chim cánh cụt và cừu sống được ở xứ lạnh vì chúng có bộ lông dày, làm cho cơ thể giữ được ấm khi ngoài trời lạnh.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao: Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét Gió bấc là gió thổi từ phương bắc tới, mang theo hơi lạnh. Sếu không chịu được lạnh, vì thế,

về mùa đông, từng đàn sếu thường di cư từ phương bắc xuống phương nam tránh rét, đó cũng là lúc thời tiết chuyển sang giá lạnh.

Trâu năm sáu tuổi còn nhanh, Bò năm sáu tuổi đã tranh về già, Đồng chiêm xin chớ nuôi bò, Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao! Các loài bò có tuổi thọ ít hơn so với trâu, vì vậy Trâu năm sáu tuổi còn nhanh, Bò năm sáu tuổi đã tranh về già,

Trong hai con vật thân quen với cuộc sống của người nông dân là trâu và bò thì trâu được đánh giá cao hơn bò: “Trâu gầy cũng tày bò giống”, “Trâu he cũng bằng bò khoẻ” (Tục ngữ). Bò khả năng chịu rét kém, sức kéo không khoẻ bằng trâu, đặc biệt là việc kéo cày ở đồng chiêm, nơi mùa đông thường lạnh, có sương muối thì bò kém xa trâu.

Kiến đen tha trứng lên cao, Thế nào cũng có mưa rào rất to. Kiến bò từ dưới lên cao Mang theo cơm gạo gây nên mưa rào.

238

Đường đi kiến đắp thành bờ, Chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi.

Động vật nhất là các loài côn trùng và các loài lưỡng cư khi độ ẩm hay áp suất không khí thay đổi (do đó, nhiệt độ môi trường thay đổi) thì hoạt động và nếp sống của chúng dễ dàng thay đổi. Trong các loài côn trùng thì kiến rất dễ thay đổi nếp sống khi độ ẩm không khí (do đó, nhiệt độ môi trường thay đổi) thay đổi.

2. Một số câu ca dao nói về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sinh vật.

Loài tre thường mọc măng vào mùa hè, miền Bắc nước ta vào cuối hè đã bắt đầu có những cơn bão sớm, những thời kì đó măng phải dựa vào tre mới tránh được sự ngã gãy, nên:

Đầu măng ngã gục vào hè Nương nhờ vào mẹ kẻo e bão về.

Sang thu các búp măng non đã sang giai đoạn phát lộc để trở thành các “anh tre trẻ”. Đây cũng là thời kì bắt đầu sự xâm lấn của gió mùa cực đới đến nên: “Lá tre trồi lộc, mùa rét xộc đến”.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

3. Ong đập cánh để giữ thăng bằng nhiệt. Khi cùng đập cánh, các con ong đã làm tăng nhiệt độ trong tổ. Đó là sự điều hoà nhiệt vật lí: sự thay đổi mức toả nhiệt, khả năng giữ nhiệt hoặc phát tán nhiệt dư thừa.

4. Đó là tập tính tụ hợp lại thành đám để giữ cân bằng nhiệt với môi trường bên ngoài.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

2. Kết luận về việc trồng cây xanh trong các đô thị:

– Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí, kiểm soát gió và lưu thông gió; Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. Ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mòn, điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành. Bên cạnh đó, cây xanh còn có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.

3. Tìm hiểu stress nhiệt trên bò sữa và nêu các biện pháp để giảm hiện tượng này

Chăn nuôi bò sữa ở nước ta rất tiềm năng. Tuy nhiên, sức sản xuất sữa của bò chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của điều kiện nhiệt độ không khí, độ ẩm, gió, bức xạ mặt trời...

239

đặc biệt là khu vực Nam bộ. Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta, năng suất sữa không chỉ chịu ảnh hưởng bởi chất lượng thức ăn, bò giống mà còn chịu tác động của stress nhiệt.

Stress nhiệt xảy ra khi độ ẩm và nhiệt độ gây bất lợi cho bò. Bò sữa giống cao sản ở nước ta có nguồn gốc từ vùng ôn đới, qua quá trình thích nghi, u yếm không còn phát triển nên khả năng thải nhiệt qua da bị hạn chế, bò dễ bị stress nhiệt.

Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, bò có khuynh hướng giảm các hoạt động cơ thể để hạn chế quá trình sản sinh nhiệt, bò ăn ít, uống nhiều nước, giảm thời gian gặm cỏ làm cho sản lượng và chất lượng sữa bị giảm.

* HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG CHỦ ĐỀ

Hoạt động 1. Để khởi động hoạt động ôn tập, củng cố, giáo viên cùng học sinh toàn lớp nhắc lại các kiến thức đã học về chủ đề để xây dựng được sơ đồ dưới đây. (Giáo viên cũng có thể cho học sinh xây dựng sơ đồ tư duy với từ khoá “Nhiệt học”).

Hoạt động 2. Xem ai chọn đúng

Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi như trong chương trình đường lên đỉnh Olympia, bằng cách bấm công tắc đèn trên bảng phụ. Nếu chọn phương án đúng, đèn sáng và chuông kêu. Nếu chọn sai đèn không sáng, đồng thời có tín hiệu còi cấp cứu.

Nếu ở trường không có bảng phụ thiết kế đèn, còi và chuông sẵn hoặc giáo viên không tự thiết kế được thì có thể tổ chức cho học sinh ôn tập theo hình thức trò chơi trên 2 bảng phụ cho 2 học sinh bằng cách chọn phương án đúng, sau đó so sánh với đáp án của giáo viên và tính mỗi câu chọn đúng được 1 điểm. Ai có điểm cao hơn người đó thắng cuộc.

Nhiệt độ

Sự nở vì nhiệt

Sự chuyển thể

Ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí

Sự nóng chảy và đông đặc

Sự bay hơi

Sự sôi

Nhiệt kế

Nhiệt giai

240

Giáo viên cho một số học sinh lên chọn phương án bằng hình thức bấm công tắc đèn trên bảng phụ. Nếu phương án chọn đầu tiên sai sẽ chỉ được phép chọn thêm một phương án nữa.

Học sinh trong lớp cổ vũ và có thể cho chơi dưới hình thức tiếp sức. Một số ví dụ về các câu hỏi có thể như sau:

1. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng? A. Sắt, nước, không khí B. Nước, không khí, sắt C. Không khí, nước, sắt D. Không khí, sắt, nước Đáp án: A

2. Chọn câu trả lời đúng.

Đối với hai chất rắn khác nhau: A. Chất nào khi gặp nóng dãn nở nhiều hơn thì khi gặp lạnh sẽ co lại ít hơn B. Chất nào khi gặp nóng dãn nở nhiều hơn thì khi gặp lạnh cũng sẽ co lại nhiều hơn C. Chất nào khi gặp nóng có chiều dài dài hơn thì khi gặp lạnh vẫn sẽ có chiều dài dài hơn D. Chất nào khi gặp nóng có chiều dài ngắn hơn thì khi gặp lạnh sẽ có chiều dài dài hơn Đáp án: A

3. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nhiệt độ của một lượng chất lỏng tăng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Thể tích của chất lỏng giảm. C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm Đáp án D

4. Dùng nhiệt kế rượu không thể đo được nhiệt độ nào sau đây? A. Nhiệt độ sôi của nước. B. Nhiệt độ cơ thể người C. Nhiệt độ không khí trong phòng D. Nhiệt độ của nước đang tan. Đáp án A

5. Trong thí nghiệm tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất rắn, ban đầu quả cầu có thể thả lọt qua vòng kim loại. Quả cầu có thể không lọt qua vòng kim loại nữa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Quả cầu bị làm lạnh. B.Vòng kim loại bị hơ nóng. C. Quả cầu bị hơ nóng. D. cả A, B, C đều đúng. Đáp án C

241

6. Viết tên hai trạng thái của chất vào ô trống để hoàn thành sơ đồ sau:

Trạng thái rắn → Trạng thái lỏng (nóng chảy), quá trình chuyển ngược lại là quá trình đông đặc

7. Hãy vẽ mũi tên để hoàn thành các quá trình biến đổi trạng thái của các chất trong sơ đồ sau:

Trạng thái lỏng → Trạng thái hơi (bay hơi), quá trình chuyển ngược lại là quá trình ngưng tụ.

8. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây: A. Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. B. Gió, diện tích mặt thoáng và khối lượng của chất lỏng. C. Nhiệt độ, diện tích mặt thoáng và khối lượng của chất lỏng. D. Nhiệt độ, gió và khối lượng của chất lỏng. Câu A

9. Chỉ ra kết luận đúng, sai trong các kết luận sau: A. Nhiệt độ của chất lỏng càng thấp thì tốc độ bay hơi càng nhỏ. B. Nhiệt độ càng cao thì sự ngưng tụ xảy ra càng nhanh. C. Mặt thoáng của chất lỏng càng hẹp thì chất lỏng bay hơi càng chậm. D. Gió thổi càng yếu thì tốc độ bay hơi của chất lỏng càng nhỏ, không có gió thì chất lỏng

không bay hơi. Đáp án: A, B, D: sai; C đúng

10. Muốn kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải: A. Thay đổi diện tích mặt thoáng, không cho gió tác động và giữ nguyên nhiệt độ B. Thay đổi tác động của gió, giữ nguyên nhiệt độ và thay đổi diện tích mặt thoáng. C. Thay đổi nhiệt độ, giữ nguyên diện tích mặt thoáng và không cho gió tác động. D. Thay đổi nhiệt độ, giữ nguyên diện tích mặt thoáng và thay đổi tác động của gió. Đáp án: C

Nóng chảy

Đông đặc

Hơi Bay hơi

Ngưng tụ

Lỏng

242

0

Nhiệt độ 0C

20

40 6080

14 10 18

100

Thời gian (phút)

B C

D

A

Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi

Học sinh làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm, tiếp đó các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Các câu hỏi trong phần này nên tập trung vào các kĩ năng: phân tích diễn biến của một hiện tượng vật lí, kĩ năng vẽ đồ thị, kĩ năng khai thác đồ thị và kĩ năng giải thích các hiện tượng của thực tế đời sống.

Một số ví dụ: 1. Khi theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của băng phiến, người ta thấy kết quả sau: – Từ phút 0 đến phút thứ 5 nhiệt độ băng phiến từ 600C tăng lên 800C – Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15 băng phiến nóng chảy – Từ phút thứ 15 đến phút thứ 20 nhiệt độ tăng lên đến 900C – Từ phút thứ 20 đến phút thứ 25 băng phiến hạ nhiệt độ xuống 800C – Từ phút thứ 25 đến phút 35 băng phiến đông đặc – Từ phút thứ 35 đến phút thứ 40 băng phiến hạ nhiệt độ xuống 600C Em hãy lập bảng theo dõi các kết quả thu được ở trên.

Đáp án:

Thời gian (phút) 0 5 15 20 25 35 40

Nhiệt độ (00C) 60 80 80 90 80 80 60

2. Hình vẽ dưới biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi các đoạn AB, BC và CD ứng với những quá trình nào?

Đáp án: AB: nước tăng nhiệt độ từ 0 đến 1000C; BC: nước sôi; CD: nước hạ nhiệt độ từ 1000C đến 600C. 3. Khi đun nóng một chất rắn người ta theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và ghi

nhận được bảng số liệu sau:

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12

Nhiệt độ (0C) 42 137 232 327 327 327 422

243

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất đó theo thời gian b) Rút ra những nhận xét về sự thay đổi trạng thái của chất Đáp án: Từ phút thứ 0 đến phút thứ 6, chất rắn tăng nhiệt độ, sau đó nó nóng chảy và trong

suốt quá trình này nhiệt độ của nó không đổi. Sau khi nóng chảy hoàn toàn, tiếp tục đun nên chất lỏng tăng nhiệt độ.

4. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng hình sóng mà không phải là tấm lợp phẳng?

Đáp án: Để tránh cong vênh khi nhiệt độ không khí thay đổi (do tôn dãn nở vì nhiệt)

5. Bạn An định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Em hãy giải thích tại sao?

Đáp án: Nước khi đông đặc tăng thể tích nên có thể làm vỡ chai nếu nút chặt.

6. Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong (Hình bên). Hãy vẽ lại đường ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi?

Đáp án

Nóng lên Lạnh đi

244

Chủ đề 10. LỰC VÀ CÁC MÁY CƠ ĐƠN GIẢN (15 tiết)

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức

– Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. – Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. – Nêu được ý nghĩa của vận tốc. vận dụng được công thức v=s/t để giải quyết các bài toán

đơn giản về chuyển động. – Lấy được ví vụ về tác dụng của lực và tìm ra tác dụng đẩy hay kéo của lực. – Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được

phương, chiều, độ lớn của hai lực đó. – Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. – Nhận biết được sự tồn tại của trọng lực. – Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo. – Nhận biết được sự xuất hiện lực đàn hồi. – Nhận biết được sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn và đặc điểm của

mỗi loại lực ma sát này. – Mô tả được đặc điểm cấu tạo của ba loại máy cơ đơn giản, gồm: mặt phẳng nghiêng, đòn

bẩy và ròng rọc. – Nêu được mục đích sử dụng của từng loại máy cơ đơn giản. – Nhận biết được một số loại máy cơ đơn giản trong các vật dụng ở cuộc sống hằng ngày.

2. Kĩ năng

– Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều. Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.

– Thực hành xác định tốc độ trung bình của người chuyển động. – Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính. – Biết được cách xác định phương chiều và cách tính độ lớn của trọng lực. – Chỉ ra được cách xác định phương, chiều của lực mà lò xo tác dụng lại vật, gây ra biến

dạng cho nó và nhận xét được sự phụ thuộc của lực này vào độ biến dạng của lò xo. – Biết cách đo độ biến dạng của lò xo và sử dụng được lực kế lò xo để đo lực. – Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi và vận dụng ích lợi của nó. – Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có hại và nêu cách hạn chế tác hại

của lực ma sát. – Đề xuất phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả thuyết.

245

– Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được những ứng dụng của máy cơ đơn giản và giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.

3. Thái độ

– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; – Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; – Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. – Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình. – Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

4. Định hướng hình thành và phát triển các năng lực

– Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề – Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; – Năng lực hợp tác và giao tiếp. – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

II. Nội dung chính của chủ đề Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về: chuyển động cơ; vận tốc; lực và tác dụng

của lực; một số loại lực (trọng lực; lực đàn hồi; lực ma sát); đặc điểm cấu tạo và sử dụng 3 loại máy cơ đơn giản (mặt phẳng nghiêng đòn bẩy và ròng rọc). Góp phần phát triển các kĩ năng tiến trình khoa học, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, thái độ yêu thích khoa học, hứng thú học tập khoa học... Những hiểu biết ban đầu về chuyển động cơ (dạng vận động đơn giản nhất của vật chất) về lực cũng cần thiết, hữu ích cho học tập các nội dung khác về khoa học tự nhiên ở THCS như công, công suất; truyền nhiệt; cấu trúc, vận động cơ thể động vật; ...

So với sách giáo khoa Vật lí 6, trong sách hướng dẫn học khoa học có đưa thêm vào một số nội dung về chuyển động cơ, lực (được chuyển từ lớp 8 xuống) để tránh sự trùng lặp (ví dụ theo chương trình hiện nay thì cả lớp 6 và lớp 8 đều học về lực, tác dụng của lực, hai lực cân bằng) đồng thời góp phần đảm bảo sự cân đối giữa thời lượng và nội dung dạy học của các lớp khi tổ chức lại chương trình dạy học các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thành môn Khoa học Tự nhiên (thể hiện qua sách hướng dẫn học khoa học).

Bài 27. Chuyển động cơ. Vận tốc của chuyển động (Chuyển động cơ. Tính tương đối của chuyển động cơ. Tốc độ của chuyển động. Công thức v = s/t. Phân biệt chuyển động đều, chuyển động không đều).

Bài 28. Lực. Tác dụng của lực (Lực. Tác dụng của lực. Hai lực cân bằng. Quán tính. Giải thích một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính).

Bài 29. Trọng lực (nhận biết: xác định phương, chiều và cách tính độ lớn của trọng lực). Bài 30. Lực đàn hồi (Nhận biết sự xuất hiện lực đàn hồi. Phương, chiều của lực mà lò xo tác

dụng lại vật, sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật. Cách đo độ biến dạng của lò xo và sử dụng lực kế lò xo).

246

Bài 31. Lực ma sát (Nhận biết sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn và đặc điểm của mỗi loại lực ma sát này. Ý nghĩa của lực ma sát).

Bài 32. Máy cơ đơn giản (đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc).

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề

1. Lưu ý chung

Về phương pháp, khi dạy chủ đề cần lưu ý: các hiện tượng về chuyển động cơ học, lực rất gần gũi đối với các em. Ở tiểu học, các em cũng đã được học về chuyển động cơ, áp dụng công thức tính vận tốc v = s/t. Do vậy, cần chú ý khai thác vốn hiểu biết của các em, đặc biệt là về cuộc sống xung quanh các em khi tìm hiểu về chuyển động, lực. Chú trọng tổ chức cho các em quan sát, làm thí nghiệm, sử dụng những kinh nghiệm trực tiếp của các em để tìm hiểu, rút ra được những nhận xét cần thiết về lực, chuyển động. Tổ chức cho học sinh liên hệ, vận dụng kiến thức khoa học về đặc điểm của lực và chuyển động, ... để giải thích những sự vật, hiện tượng đơn giản; giải quyết những vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Khi hướng dẫn các em tìm hiểu về lực cũng như trình bày về lực, giáo viên cần lưu ý các em luôn suy nghĩ hoặc hỏi để làm rõ sự hiểu của các em về các vấn đề: lực tác dụng lên vật nào? do vật nào tác dụng? lực có phương, chiều thế nào? lực mạnh/ yếu như thế nào? lực gây ra tác dụng gì? Khuyến khích các em đưa ra và trả lời những câu hỏi tại sao về lực, chuyển động trong tự nhiên, trong các hoạt động lao động, vui chơi, giải trí,.. hằng ngày. Qua đó, đồng thời khêu gợi sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích ở học sinh khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh.

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 27. CHUYỂN ĐỘNG CƠ – VẬN TỐC CỦA CHUYỂN ĐỘNG 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức – Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. – Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. – Nêu được ý nghĩa của vận tốc. vận dụng được công thức v=s/t để giải quyết các bài toán

đơn giản về chuyển động. b) Kĩ năng – Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều. Tính được tốc độ trung bình của

chuyển động không đều. – Thực hành xác định tốc độ trung bình của người chuyển động. c) Thái độ – Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; – Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; – Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

247

– Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình. – Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực – Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề – Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; – Năng lực hợp tác và giao tiếp.

2. Hướng dẫn chung

* Chuẩn bị: Giáo viên có thể chuẩn bị một số tranh ảnh, thông tin liên quan tới tốc độ chuyển động của

các vật; liên quan tới những quy định về chuyển động của xe cơ giới nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

Đồng hồ bấm giây. Thước đo. * Khi dạy bài này cần lưu ý các em đã có những hiểu biết về chuyển động cơ học, về vận tốc

qua học ở các lớp dưới và qua vốn kinh nghiệm thực tiễn của các em. Do vậy, cần chú ý khai thác vốn hiểu biết của các em trong dạy học, cùng với các hoạt động quan sát, thí nghiệm... trong bài, giúp các em phân tích, khái quát hoá, hình thành những khái niệm ban đầu về tính tương đối của chuyển động, chuyển động đều, không đều, vận tốc của chuyển động. Học sinh sẽ được trang bị các khái niệm này một cách đầy đủ hơn ở trung học phổ thông (ví dụ về véc tơ vận tốc, công thức cộng vận tốc, các công thức về chuyển động đều, chuyển động biến đổi). Giáo viên cũng cần lưu ý tới một số lỗi các em hay gặp như tính tốc độ trung bình bằng cách lấy trung bình vận tốc đầu và cuối, không đổi đơn vị tốc độ (hoặc đổi sai) để đảm bảo thống nhất khi tính toán... Trong bài này, ngoài việc cho học sinh liên hệ vận dụng thực tế để mô tả, giải thích một số chuyển động, tính toán (dùng công thức v = s/t), thì cũng giúp các em hiểu biết, so sánh về tốc độ (ví dụ của một số động vật, phương tiện... xem chúng có thể chuyển động nhanh như thế nào!), tích hợp tới một số kiến thức về an toàn giao thông.

3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Qua hoạt động này, từ kinh nghiệm thực tiễn của các em cũng như kiến thức học ở tiểu học, các em có thể đưa ra các ý kiến như: Biết một vật đang chuyển động nếu thấy có sự di chuyển; khi thay đổi vị trí;... Để so sánh sự nhanh chậm của các chuyển động có thể xem trong cùng thời gian vật nào đi được quãng đường lớn hơn; với cùng quãng đường thì vật nào đi mất ít thời gian hơn; hay xem trong quá trình chuyển động khoảng cách giữa chúng thay đổi thế nào...

Giáo viên có thể yêu cầu một số nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1 và 2 nhằm giúp các em thông qua một tình huống cụ thể, gần gũi để các em có những khái niệm ban đầu về tính tương đối của chuyển động. Có thể hoạt động cá nhân hoặc có trao đổi nhóm; sau đó giáo viên sẽ tổ chức trao đổi chung cả lớp.

248

Hoạt động 3. Giáo viên khuyến khích các em nêu các ví dụ (trong đó có thể có những trải nghiệm thực tế của các em); lưu ý các em cách trình bày (nói rõ chuyển động hay đứng yên là so với cái gì).

Hoạt động 5, 6: trong Toán tiểu học, học sinh đã biết sử dụng công thức v = s/t để tính toán. Lưu ý rằng trong chuyển động đều thì tốc độ không đổi; còn quỹ đạo chuyển động có thể là thẳng hay cong (Ví dụ tròn đều).

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Học sinh dựa vào công thức v = s/t để nhận xét cần đo s, thời gian t để đi, từ đó tính v. Lưu ý: Hoạt động này đòi hỏi thời gian, để tránh ảnh hưởng tới hoạt động khác (ví dụ

sau khi xong hoạt động này khi quay lại lớp học sinh có thể khó tập trung vào hoạt động tiếp) có thể thay đổi trình tự thực hiện các hoạt động trong mục Hoạt động thực hành; hoạt động 1 này có thể đảo về sau nếu thấy hợp lí); có thể thay đi từ đầu tới cuối sân trường bằng đi dọc theo hành lang...

2. Đáp án: D.So với Nam thì cây bên đường đang chuyển động. 3. Một người đứng quan sát xe ô tô đang chuyển động. a) Ví dụ về bộ phận của xe chuyển động theo quỹ đạo thẳng: khung xe, đèn pha trên xe... b) Tìm ví dụ về bộ phận của xe chuyển động theo quỹ đạo cong: van trên lốp xe... 4. Đầu tàu phải đi quãng đường: 0,2 km + 1 km = 1,2 km. Thời gian từ lúc đầu tàu bắt đầu đi

vào hầm tới lúc đuôi tàu ra khỏi hầm: 1,2: 50 = 0,024 (h)

5. Đáp án: B. v = 1 2s s ++1 2t t

6. Nếu xe đang chạy với tốc độ 20 m/s; khi phát hiện vật cản đằng trước, người lái mất 0,6 s để phản xạ và đạp phanh thì trong khoảng thời gian này xe đã đi được quãng đường 12 m. Sau khi đạp phanh, xe còn đi tiếp một đoạn nữa rồi mới dừng lại được.

7. Khi uống rượu, bia dễ dẫn tới đi với tốc độ nhanh hơn cho phép, phản xạ chậm... những điều này dẫn tới khi có tình huống đột ngột xảy ra thì không xử lí kịp. Ví dụ khi phát hiện vật cản đằng trước, người lái phản xạ và đạp phanh, do tốc độ lớn hơn cho phép, phản xạ chậm (thời gian lớn hơn) nên quãng đường đi từ lúc phát hiện đến lúc đạp phanh sẽ lớn và dễ gây ra tai nạn.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Học sinh có thể chọn 1 –2 hoạt động để thực hiện và có thể với sự giúp đỡ của người lớn

trong gia đình. 3. Để làm giảm tai nạn giao thông đường bộ, người ta có những biện pháp liên quan tới vận

tốc của các phương tiện giao thông như: quy định tốc độ ở các tuyến đường; lắp biển báo giảm tốc độ; ...

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

2. Cần có quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe cơ giới (đặc biệt trên đường cao tốc) để trong tình huống xe trước dừng đột ngột thì xe sau không bị đâm vào.

249

Bài 28. LỰC – TÁC DỤNG CỦA LỰC 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức – Lấy được ví vụ về tác dụng của lực và tìm ra tác dụng đẩy hay kéo của lực. – Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được

phương, chiều, độ lớn của hai lực đó. – Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. b) Kĩ năng – Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới vật đứng yên dưới tác dụng

của hai lực cân bằng, lực tác dụng làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động; quán tính. c) Thái độ – Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; – Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; – Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. – Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình. – Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực – Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề – Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; – Năng lực hợp tác và giao tiếp. – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

2. Hướng dẫn chung

* Chuẩn bị cho từng nhóm: + Hai thanh nam châm và ghim giấy bằng sắt. + Lò xo. + Xe lăn có búp bê đặt ở trên. + Búa, cán búa. * Các hiện tượng về lực rất gần gũi và học sinh đã có rất nhiều kinh nghiệm về lực qua các

hoạt động hàng ngày của các em. Trong dạy học về lực, vật đứng yên dưới tác dụng của 2 lực cân bằng, lực tác dụng làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động; quán tính – cả ở giai đoạn hình thành kiến thức mới cũng như vận dụng kiến thức, giáo viên cần chú ý khai thác vốn hiểu biết của học sinh cũng như liên hệ với thực tiễn cuộc sống xung quanh các em. Giáo viên cũng cần lưu ý tới một số lỗi các em hay gặp như xác định nhầm hai lực cân bằng (tác dụng lên một vật làm vật đứng yên); xác định nhầm lực gây biến đổi chuyển động (ví dụ cho rằng vẫn còn lực "đá của chân" ngay cả khi chân đã rời khỏi quả bóng)... Khi hướng dẫn các em tìm hiểu cũng

250

như trình bày về hai lực tác dụng lên vật làm vật đứng yên, hoặc lực tác dụng làm vật biến dạng/ biến đổi chuyển động, giáo viên cần lưu ý các em luôn suy nghĩ hoặc hỏi để làm rõ sự hiểu của các em về các vấn đề, chẳng hạn như: đâu là vật mà ta xét? có những lực nào tác dụng lên vật? do vật nào tác dụng? lực có phương, chiều thế nào? lực mạnh/ yếu như thế nào? ...

Qua bài này (cũng như các bài sau (về các lực)), cũng lưu ý giúp các em nhận thấy lực tác dụng giữa các vật có thể có khi các vật có sự tiếp xúc với nhau (ví dụ tay kéo dây thun, vật đặt trên bàn...) hoặc khi không có sự tiếp xúc giữa các vật (ví dụ các nam châm đẩy/ hút nhau, nam châm hút vật bằng sắt, Trái Đất hút vật...).

3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Học sinh đọc tình huống “Tủ sách đang ở giữa căn phòng. Làm cách nào để dịch chuyển tủ sách vào sát tường?“ và suy nghĩ cách giải quyết.

Sau đó giáo viên có thể hỏi chung cả lớp và gọi một số em nêu ý kiến, các bạn khác bổ sung, góp ý.

Qua hoạt động này, học sinh có thể nêu các cách thực hiện như: đẩy, kéo, nâng tủ... hoặc bưng, chuyển... sách.

Giáo viên giúp các em nhận thấy trong những cách làm này đã có các lực tác dụng lên tủ, sách.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Xác định lực kéo, lực đẩy

Hoạt động này nhằm giúp học sinh có những kinh nghiệm cụ thể, đa dạng về lực, về tác dụng đẩy hay kéo của lực; về tính chất tương tác hai chiều giữa các vật; về lực tác dụng có thể xuất hiện giữa các vật tiếp xúc hoặc không tiếp xúc nhau (Ví dụ trong trường hợp c) giữa các nam châm và nam châm với ghim giấy bằng sắt).

Khi tiến hành, các nhóm sẽ trao đổi, thực hiện tất cả các nội dung có trong hoạt động (a, b, c, d); sau đó giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo, trao đổi chung cả lớp.

2. Tìm hiểu về lực

Hoạt động này giúp học sinh có những kinh nghiệm cụ thể về lực làm biến dạng vật; lực tác động khác nhau thì gây biến dạng khác nhau.

Học sinh cần được trực tiếp thực hiện thí nghiệm. Giáo viên cũng cần gợi ý để các em nhận thấy khi tay tác dụng làm biến dạng lò xo thì lò xo cũng tác dụng lực lên tay làm tay biến dạng.

3. Tìm hiểu tác dụng của lực

Hoạt động này giúp học sinh nhận thấy lực có thể làm biến đổi chuyển động (với các kiểu biến đổi chuyển động khác nhau) hoặc làm vật biến dạng. Học sinh dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết về bóng (hình mang tính chất gợi ý thêm) để trả lời các câu hỏi. Khi giáo viên cho các

251

em báo cáo, cần lưu ý một số chỗ các em có thể hiểu sai. Ví dụ hiểu sai: sau khi đá thì bóng chuyển động nhanh dần. Ở đây cần lưu ý: khi bóng vẫn đang chạm chân – chân đang đẩy bóng ra xa, thì bóng chuyển động nhanh dần; còn sau khi bóng đã rời khỏi chân thì có thể chuyển động chậm dần.

4. Đọc và trả lời câu hỏi

Ở hoạt động này, học sinh làm việc cá nhân – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi; giáo viên quan sát, nhận xét kết quả hoạt động của một số em. Sau đó giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh báo cáo kết quả trước lớp (Giáo viên có thể vẽ sẵn hình nén lò xo và hình kéo dây cung lên bảng và cho các em lên biểu diễn các lực vào hình vẽ).

Ở đây có hướng dẫn biểu diễn lực bằng đoạn thẳng có hướng (mũi tên) để thể hiện phương chiều của lực. Chỉ đưa ra ở mức độ: các lực mạnh như nhau thì thể hiện bằng các mũi tên dài như nhau; mũi tên dài hơn thể hiện lực lớn hơn.

5. Thí nghiệm

Ở hoạt động này, học sinh tiến hành và ghi lại kết quả thí nghiệm. Sau đó đọc thông tin và trả lời câu hỏi để giải thích các kết quả thí nghiệm.

Giáo viên có thể yêu cầu các em nêu dự đoán trước khi tiến hành thí nghiệm; lưu ý hướng dẫn, nhận xét cách tiến hành thí nghiệm của các em.

Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi, giúp các em liên hệ kinh nghiệm bản thân về hiện tượng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột.

6. Xác định hai lực cân bằng

7. Đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Hoạt động 6 nhằm giúp học sinh tìm hiểu về hai lực cân bằng thông qua một ví dụ cụ thể (trò chơi kéo co) mà các em đã có kinh nghiệm.

Khi học sinh trình bày kết quả, giáo viên cần lưu ý các em làm rõ hai lực ở đây là các lực nào? (lực mà hai đội tác dụng lên sợi dây) và giúp các em nhận xét về phương, chiều, sự mạnh/ yếu của các lực.

Sau khi đọc phần thông tin chốt lại kiến thức, các em sẽ vận dụng để trả lời câu hỏi ở hoạt động 7. Học sinh tự làm và trao đổi với bạn ngồi cạnh. Giáo viên có thể tới kiểm tra, nhận xét kết quả hoạt động của một số em.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Với các câu hỏi 1,2, 3,4: học sinh sẽ làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi sau đó trao đổi kết quả trong nhóm. Giáo viên có thể tới một số nhóm để nhận xét, đánh giá và hỗ trợ nếu cần thiết.

Với câu 5. Thí nghiệm: Tra cán búa Giáo viên hướng dẫn các em ban đầu lồng búa vào cán (chưa lồng sâu vào cán); có thể hỏi

các em các cách làm để lồng sâu búa vào cán. Sau đó học sinh thực hành theo mô tả và trao đổi trong nhóm để giải thích kết quả.

252

Với bài tập 5, 6: sau khi các nhóm làm việc, giáo viên cần cho một số nhóm lên báo cáo kết quả và thảo luận. Chú ý rèn cho các em kĩ năng trình bày (sử dụng kiến thức về quán tính để giải thích các hiện tượng).

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

1. Khi dùng tay kéo hoặc đẩy một vật thì kéo có làm cho vật lại gần hoặc ra xa mình. Tương tự đẩy có thể làm cho vật ra xa nhưng cũng có thể lại gần.

2. Lực của gậy đã làm A chuyển động. Khi A va vào B, lực do A tác dộng lên B đã làm B chuyển động. Đồng thời B cũng tác dụng lực lên A làm A biến đổi chuyển động.

3. Đáp án: D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. 4. Đáp án: C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. 5. Giải thích: Khi làm di chuyển búa (đã lồng vào đầu cán) xuống dưới và chạm sàn; cán

dừng lại; do quán tính nên búa vẫn tiếp tục chuyển động đi sâu vào cán búa. 6. Dựa vào hiện tượng quán tính để giải thích như câu 5.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Học sinh tìm một số ví dụ về lực và tác dụng của lực đó trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất. Các em có thể sử dụng bảng để ghi lại kết quả – chẳng hạn:

Lực Tác dụng của lực

Ví dụ: Lực của búa đóng cọc Đẩy cọc lún xuống

.....

Sau đó các em trao đổi với các thành viên ở nhà về kết quả tìm hiểu của mình.

2. Ở câu này, chỉ yêu cầu giải thích ở mức độ: khi đang vẩy cho rổ rau sống chuyển động, ta đột ngột dừng lại, nước không thể dừng ngay lập tức mà vẫn tiếp tục chuyển động (do quán tính) nên nước bị văng ra ngoài.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Khuyến khích các em tìm hiểu về một trò chơi vận động cần sử dụng sức mạnh cùng với sự nhanh nhẹn, khéo léo? Sau đó trao đổi với các bạn ở lớp về kết quả tìm hiểu của mình và có thể hướng dẫn các bạn cùng chơi ở trường (nếu thích hợp).

253

Bài 29. TRỌNG LỰC 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức – Nhận biết được sự tồn tại trọng lực. – Biết được cách xác định phương, chiều và cách tính độ lớn của trọng lực. b) Kĩ năng – Biểu diễn điểm đặt, phương chiều và độ lớn của trọng lực bằng một mũi tên (vectơ trọng lực). c) Thái độ: – Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; – Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; – Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực – Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề – Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; – Năng lực hợp tác và giao tiếp.

2. Hướng dẫn chung

– Trọng lực ở đây được hiểu là lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật, đo ở trong hệ quy chiếu gắn với Trái Đất. Tuy nhiên, vì Trái Đất luôn luôn quay quanh một trục, nên đối với người đứng trên Trái Đất, mỗi vật vừa chịu tác dụng của lực hấp dẫn,vừa chịu tác dụng của lực quán tính li tâm. Nói khác đi, trọng lực là lực tổng hợp của lực hấp dẫn và lực quán tính li tâm

hd qtP = F + F

Tuy nhiên, vì lực quán tính li tâm do sự quay của Trái Đất rất nhỏ so với lực hấp dẫn, nên có thể bỏ qua và coi như trọng lực của vật bằng lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật.

– Khi móc vật vào lực kế, lực kế chỉ lực mà vật tác dụng lên lò xo của lực kế ( F), lực này có độ lớn bằng lực tổng hợp của lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật và lực quán tính li tâm do sự quay của Trái Đất ( P ). Hai lực ( F)và ( P ) là cặp lực trực đối.

– Đối với lớp 6 chưa đủ điều kiện xây dựng khái niệm trọng lực mà khái niệm trọng lực được hiểu là lực mà Trái Đất hút vật và thừa nhận về phương, chiều, cách tính độ lớn của trọng lực. Điều quan trọng hơn việc xây dựng khái niệm trọng lực là ở chỗ học sinh biết sử dụng một đại lượng vật lí vào tình huống thực tế.

Lưu ý: Có thể giáo viên chuẩn bị các Phiếu học tập nhằm giúp học sinh tự ghi bài dễ hơn. – Phiếu học tập cá nhân (mỗi học sinh một phiếu) – Phiếu học tập nhóm (mỗi nhóm một phiếu)

254

PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN

Họ và tên ...................................................... Lớp .........

1. Trả lời câu hỏi

a) Vật nào đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống.

...............................................................................................................................................

b) Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương, chiều thế nào?

..............................................................................................................................................

2. Trả lời câu hỏi

a) Trọng lực là gì?

..............................................................................................................................................

b) Trọng lực có phương, chiều như thế nào?

..............................................................................................................................................

c) Một vật trên mặt đất có khối lượng 1 kg bị Trái Đất hút một lực bằng bao nhiêu niutơn?

..............................................................................................................................................

3. Trả lời câu hỏi ở phần luyện tập

Câu 1 ....................................................................................................................................

Câu 2 ....................................................................................................................................

Câu 3 ....................................................................................................................................

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM

Nhóm………………………………………………Lớp………

1. Ghi vào chỗ trống trong bảng sau:

........................ đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống.

Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương ............. và có chiều ..........

2. Trả lới các câu hỏi ở phần luyện tập

Câu 1.…………………………………………………………………………………………

Câu 2.…………………………………………………………………………………………

Câu 3.…………………………………………………………………………………………

Câu 4.…………………………………………………………………………………………

255

3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Giáo viên đề nghị: * Cá nhân học sinh quan sát hình 29.1 trả lời vào Phiếu học tập hai câu hỏi: – Vật nào đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống. – Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương, chiều thế nào? * Chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn để tìm các câu trả lời đúng, ghi vào chỗ trống trong bảng

sau ở Phiếu học tập

........................ đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống.

Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương .............. và có chiều ..........

* Lưu ý: Không nhất thiết học sinh phải trả lời “chính xác” về lực tác dụng lên quả bóng, quả táo, hạt nước mưa, hoạt động này chỉ tạo tình huống để các em nhận ra vấn đề cần giải quyết “Trái Đất hút mọi vật ở gần mặt đất, lực này có phương chiều thế nào?” và đưa ra dự đoán về phương, chiều của lực mà Trái Đất hút vật.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Giáo viên đề nghị: * Cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung và trả lời vào Phiếu học tập 3

câu hỏi: – Trọng lực là gì? – Trọng lực có phương, chiều như thế nào? – Một vật trên mặt đất có khối lượng 1 kg bị Trái Đất hút một lực bằng bao nhiêu niutơn? * Học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi. Cả lớp thảo luận ý kiến của bạn được trả lời. Giáo

viên xác nhận ý kiến trả lời đúng, kết quả mong đợi học sinh trả lời được: – Trọng lực là lực Trái Đất hút vật – Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. – P = 10N Giáo viên nêu lần lượt từng câu hỏi và hướng dẫn cả lớp thảo luận nhằm giúp học sinh kiểm

tra dự đoán đưa ra ở hoạt động khởi động, đồng thời xác nhận kiến thức và liên hệ được kiến thức với thực tế.

– Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống gọi tên là gì? – Các nhóm kiểm tra câu trả lời của nhóm mình về phương và chiều của lực làm quả bóng,

quả táo, hạt nước mưa rơi xuống đã đúng chưa? – Trọng lực tác dụng lên quả bóng, quả táo, hạt nước mưa có bằng nhau không? Tại sao?

256

– Em ở tư thế đứng yên trên mặt sàn lớp học hoặc đang ngồi trên ghế có chịu tác dụng của trọng lực không? Trong hai trường hợp này độ lớn trọng lực có bằng nhau không? Phương, chiều của trọng lực có thay đổi không?

* Kết quả mong đợi học sinh trả lời được: – Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống là trọng lực – Trọng lực tác dụng lên quả bóng, quả táo, hạt nước mưa không bằng nhau. Vì chúng có

khối lượng khác nhau. – Em ở tư thế đứng yên trên mặt sàn lớp học hoặc đang ngồi trên ghế có chịu tác dụng của

trọng lực. Trong hai trường hợp này độ lớn trọng lực có bằng nhau. Phương, chiều của trọng lực không thay đổi.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

*Giáo viên đề nghị: – Cá nhân học sinh nghiên cứu trả lời 4 câu hỏi ở phần luyện tập. – Trao đổi với các bạn trong nhóm để tìm các câu trả lời chung của nhóm. – Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác trao đổi so sánh với kết quả của

nhóm và sửa chữa hoặc bổ sung các câu trả lời ghi trên Phiếu học tập.

* Lưu ý: – Nếu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ ở các thời điểm xa nhau thì giáo viên có thể nghe báo

cáo và nhận xét ở từng nhóm. – Có thể tổ chức cho các nhóm chấm chéo bài của nhau, sau đó giáo viên thu và nhận xét cả

phần bài làm và phần chữa bài cho nhóm bạn. * Kết quả mong đợi học sinh trả lời được: – Câu 1 + Có trọng lực P và lực căng của sợi dây T tác dụng lên vật + P = 10.m = 10.0,05 = 0,5N và T = P = 0,5N – Câu 2. + Lực Trái Đất hút em được tính bằng công thức P = 10.m

+ Khi em đi cầu thang lên tầng 3 thì độ lớn, phương và chiều của lực mà Trái Đất hút em không thay đổi.

– Câu 3. Khi xây các bức tường, thợ xây dùng dây dọi để xác định phương thẳng đứng vì tác dụng lên quả dọi có trọng lực và lực căng của sợi dây, khi quả dọi đứng yên thì hai lực này cân bằng. Trọng lực có phương thẳng đứng nên dây dọi có phương thẳng đứng.

– Câu 4. Lực mà Trái Đất tác dụng lên người diễn viên đó không thay đổi về độ lớn, phương, chiều.

257

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các nhiệm vụ trong phần hoạt động vận dụng và khuyến khích học sinh về nhà thực hiện hoạt động cùng gia đình tìm hiểu để trả lời được 4 câu hỏi đã nêu.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu những quan niệm khác nhau về khái niệm trọng lực và trọng lượng. Đây là hoạt động giúp các em tìm tòi khám phá kiến thức, không yêu cầu mọi học sinh đều cần thực hiện nhiệm vụ học tập này.

Có nhiều quan niệm khác nhau về hai khái niệm trọng lực và trọng lượng. – Một số tác giả Pháp, Anh... quan niệm + Trọng lực là lực hút của Trái Đất lên bất kì vật nào ở gần Trái Đất. + Trọng lượng là trọng lực tác dụng lên một vật. Trọng lượng đặt vào trọng tâm của vật. – Một số tác giả Mỹ quan niệm + Trọng lực tác dụng lên một vật là lực mà Trái Đất tác dụng lên vật đó. Trọng lực là một đại

lượng vectơ, hướng vào tâm Trái Đất. Độ lớn của lực này là đại lượng vô hướng, gọi là trọng lượng của vật.

+ Theo quan niệm này trọng lượng là độ lớn của trọng lực. – Một số tác giả Nga, Đức... quan niệm + Trọng lực tác dụng lên một vật là lực hút của Trái Đất lên vật. Nếu vật chỉ chịu tác dụng

của trọng lực thì nó rơi tự do với gia tốc g. + Trọng lượng là lực mà vật tác dụng lên giá đỡ hoặc dây treo do hệ quả của lực hút Trái

Đất. Trọng lượng phụ thuộc vào gia tốc của vật. – Quan niệm của các tác giả viết sách giáo khoa vật lí phổ thông ở Việt Nam hiện hành + Trọng lực là lực mà Trái Đất tác dụng lên vật. + Trọng lượng là độ lớn của trọng lực.

Bài 30. LỰC ĐÀN HỒI 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức

– Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo.

– Nhận biết được sự xuất hiện lực đàn hồi.

– Chỉ ra được cách xác định phương, chiều của lực mà lò xo tác dụng lại vật, gây ra biến dạng cho nó và nhận xét được sự phụ thuộc của lực này vào độ biến dạng của lò xo.

– Biết cách đo độ biến dạng của lò xo và sử dụng được lực kế lò xo để đo lực.

258

b) Kĩ năng – Sử dụng các dụng cụ đo chiều dài để đo độ biến dạng của lò xo – Vận dụng kiến thức về lực đàn hồi, đề xuất cách chế tạo lực kế đơn giản – Sử dụng lực kế để đo lực.

c) Thái độ – Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; – Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; – Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực – Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề – Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; – Năng lực hợp tác và giao tiếp. – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

2. Hướng dẫn chung

– Khi một lò xo bị dãn hoặc bị nén, các vòng lò xo dịch chuyển tương đối so với nhau và giữa chúng xuất hiện lực đàn hồi. Như vậy, lực đàn hối là cả một hệ thống lực phức tạp, đó là lực tương tác giữa mỗi vóng lò xo với những vòng liền kề. Chiều của biến dạng có thể hiểu là chiều dịch chuyển tương đối giữa các vòng lò xo.

– Đối với lớp 6, không đi sâu vào cơ chế vi mô của lực đàn hồi và biến dạng đàn hồi mà chỉ dừng ở những biểu hiện vĩ mô của chúng. Do đó, chỉ cần học sinh nhận biết được vật đàn hồi là vật sẽ lấy lại được hình dạng ban đầu của nó khi lực gây ra biến dạng đàn hồi ngừng tác dụng. Đồng thời, không yêu cầu trả lời câu hỏi “Tại sao khi ngoại lực ngừng tác dụng,vật đàn hồi lại trở lại hình dạng ban đầu?”

– Có nhiều loại biến dạng, tuy nhiên, không đi sâu vào khái niệm biến dạng nói chung, mà chỉ đề cập đến sự biến dạng dãn hoặc nén của lò xo, không yêu cầu trả lời câu hỏi “Thế nào là biến dạng, biến dạng nhiều, biến dạng ít?”, chỉ yêu cầu học sinh diễn đạt được biểu hiện của sự biến dạng là sự thay đổi chiều dài của lò xo: khi chiều dài lò xo tăng thì lò xo bị dãn, khi chiều dài lò xo ngắn lại thì lò xo bị nén và hiểu cách xác định độ biến dạng của một lò xo.

Để tổ chức dạy học bài này, giáo viên cần chuẩn bị

– Mỗi nhóm học sinh một bộ thí nghiệm mô tả ở hình 30.1. – Một số lực kế (có thể tham khảo ở hình 30.3) – Phương tiện để tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất”

Lưu ý: Có thể giáo viên chuẩn bị Phiếu học tập nhóm nhằm giúp học sinh tự ghi bài dễ hơn.

259

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM Nhóm………………………………………………Lớp………

1. Bảng 30.1

Số quả nặng 50g móc vào

lò xo

Chiều dài lò xo

Độ biến dạng của lò xo

0lll −=Δ

Tổng trọng lực tác dụng vào các quả nặng

Độ lớn lực lò xo tác dụng vào các quả nặng

0 l0 = cm

1 l1 = cm =Δ 1l

2 l2 = cm =Δ 2l

3 l3 = cm =Δ 3l

… … ….

2. Tìm từ thích hợp điền vào ô trống ở đoạn văn sau:

Khi bị các quả nặng kéo thì lò xo ………….., chiều dài của nó……….. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo………… chiều dài tự nhiên của nó và lò xo lại có hình dạng ………. Nếu móc nhiều quả nặng, lò xo ……………….. hình dạng tự nhiên khi bỏ các quả nặng.

3. Vẽ mũi tên biểu diễn trọng lực và lực đàn hồi lên hình

260

Giáo viên: * Chia lớp học thành các nhóm,mỗi nhóm có từ 3 đến 4 học sinh, cử nhóm trưởng. * Đề nghị các nhóm đọc mục “1. Thực hiện thí nghiệm”. Hướng dẫn cả lớp thảo luận để

nhận ra được: – Tiến hành thí nghiệm để làm gì (mục đích của thí nghiệm) – Thí nghiệm cần những dụng cụ nào. – Thứ tự các bước thực hiện thí nghiệm – Cần đo đại lượng nào ở thí nghiệm * Đề nghị các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm (Giáo viên nên làm thử trước để chọn lò xo

sao cho khi móc từ 1 đến 3 quả cân 50g thì lò xo vẫn trong giới hạn đàn hồi, khi móc 4 quả cân 50g thì lò xo không còn biến dạng đàn hồi và bố trí gắn thước với lò xo như hình 30.1a)

* Đề nghị các nhóm thực hiện thí nghiệm theo các bước đã được xác nhận, ghi kết quả đo chiều dài lò xo vào bảng 30.1 ở Phiếu học tập. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét để tìm từ thích hợp điền vào ô trống ở đoạn văn sau ở Phiếu học tập.

Khi bị các quả nặng kéo thì lò xo dãn ra, chiều dài của nó tăng lên. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo bằng chiều dài tự nhiên của nó và lò xo lại có hình dạng ban đầu. Nếu móc nhiều quả nặng, lò xo không trở lại hình dạng tự nhiên khi bỏ các quả nặng.

* Quan sát hoạt động của các nhóm để trả lời những thắc mắc của học sinh, giúp đỡ học sinh khi họ gặp khó khăn.

* Đề nghị một nhóm nêu nhận xét về kết quả thí nghiệm bằng cách đọc đoạn văn đã điền từ thích hợp vào chỗ trống và lí giải căn cứ để điền được các từ đó. Hướng dẫn cả lớp thảo luận và xác nhận ý kiến đúng.

* Nêu kết luận: – Biến dạng của lò xo có đặc điểm: “Sau khi kéo hoặc nén lò xo một cách vừa phải, nếu

buông ra thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên” là biến dạng đàn hồi. – Lò xo là vật có tính đàn hồi.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* Đề nghị cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung để có kiến thức: – Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo

l – l0. – Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng trong thí nghiệm trên gọi là lực đàn hồi. * Đề nghị các nhóm hoạt động để: – Tính: + Độ biến dạng của lò xo + Tổng trọng lực tác dụng vào các quả nặng.

261

+ Độ lớn lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào các quả nặng – Ghi kết quả vào bảng 30.1 ở Phiếu học tập – Vẽ mũi tên chi trọng lực ở các trường hợp a, b, c, d trong thí nghiệm trên Phiếu học tập – Vẽ mũi tên chi lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào các quả nặng ở các trường hợp a,

b, c, d trong thí nghiệm trên Phiếu học tập * Quan sát hoạt động của các nhóm để trả lời những thắc mắc của học sinh, giúp đỡ học sinh

khi họ gặp khó khăn. * Kết thúc phần làm việc nhóm, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật hội chợ, cho học sinh các

nhóm chấm kết quả làm việc của nhóm bạn để làm cơ sở cho học sinh thảo luận cả lớp. * Lưu ý: Nếu học sinh gặp khó khăn, không tìm được độ lớn lực mà lò xo khi biến dạng tác

dụng vào các quả nặng thì gợi ý bằng các câu hỏi định hướng: – Coi các quả nặng móc vào lò xo như một vật thì vật này đứng yên hay chuyển động? – Có những lực nào tác dụng vào vật? – Lực đàn hồi có mối quan hệ thế nào với trọng lực? – Lực đàn hồi có phương, chiều và độ lớn thế nào? (không nhất thiết sử dụng cả 4 câu hỏi, tuỳ đối tượng học sinh, dừng hỏi khi các em tự tìm

được độ lớn lực đàn hồi và vẽ được mũi tên biểu diễn lực này) * Nêu câu hỏi: “Từ kết quả thí nghiệm, em tìm được lực đàn hồi có đặc điểm gì?” và hướng

dẫn cả lớp thảo luận nhằm giúp học sinh tự lực khái quát kiến thức: – Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn – Mũi tên biểu diễn lực đàn hồi có đặc điểm: + Đặt ở quả nặng làm lò xo biến dạng đàn hồi + Có phương dọc theo trục lò xo + Có chiều chống lại sự dãn hoặc nén của lò xo * Lưu ý: Nếu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ ở các thời điểm xa nhau thì giáo viên có thể nghe báo

cáo và nhận xét ở từng nhóm. * Nêu câu hỏi “Có thể chế tạo dụng cụ đo lực được không? Nếu có thì dụng cụ đó gồm những

bộ phận chính nào?”nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức vào thực tế và tạo tình huống để học sinh nhận ra vấn đề cần giải quyết tiếp theo là “tìm cách chế tạo dụng cụ đo lực”. Học sinh có thể đưa ra các câu trả lời theo ý kiến cá nhân, giáo viên ghi nhận nhanh vào góc bảng.

* Đề nghị cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung để – so sánh với các ý kiến đã nêu để chỉ ra chỗ đúng trong các ý kiến đó và bổ sung điều còn thiếu. – nêu cách sử dụng lực kế. * Hướng dẫn học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi.Cả lớp thảo luận ý kiến của bạn được trả

lời. Xác nhận ý kiến trả lời đúng.

262

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

*Giáo viên tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất” theo cách chiếu lần lượt các câu hỏi lên màn hình có bố trí đồng hồ đo thời gian đếm ngược để có thời gian tối đa cho mỗi câu hỏi. Học sinh giơ tay trước được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được ghi điểm, nếu trả lời sai mất quyền thi đấu, học sinh khác tiếp tục giành quyền trả lời nếu còn thời gian. Khi đã hết thời gian, chưa có học sinh trả lời thì chiếu đáp án.

* Lưu ý: – Câu 3 giáo viên dùng bảng phụ vẽ trước hình 30.2 hoặc vẽ nhanh hình lên bảng – Giáo viên có thể thay đổi nội dung các câu hỏi nhưng vẫn nhằm mục đích ôn tập kiến thức

về đặc điểm của lực đàn hồi và cấu tạo của lực kế lò xo và thời gian thi đấu không quá 5 phút. Giáo viên đề nghị học sinh hoạt động nhóm để: – Chế tạo lực kế và thực hiện đo trọng lực của một vật. Do thời gian có hạn nên không đề

nghị học sinh chế tạo một lực kế từ bước đầu mà gợi ý. + So sánh các dụng cụ ở thí nghiệm với các bộ phận của lực kế? + Cần sửa số ghi trên thước đo chiều dài ở thí nghiệm thế nào để có được một lực kế? – Sử dụng lực kế vừa chế tạo đo lực. Giáo viên cần quan sát, uốn nắn kịp thời các nhóm thao tác sai.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – Yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong phần hoạt động vận dụng và khuyến khích học sinh

về nhà thực hiện các nhiệm vụ ở hoạt động cá nhân và hoạt động cùng gia đình (Sách Hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 6).

– Giới thiệu một số lực kế (có thể chọn các loại lực kế như hình 30.3)

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà tự đọc thông tin ở sách hướng dẫn học Khoa học tự nhiên 6 và tìm hiểu:

– Khi sử dụng lực kế hoặc cân đồng hồ cần chú ý điều gì để các dụng cụ đó cho giá trị đo chính xác và không bị hỏng?

– Có cách nào phát hiện được một lực kế hoặc cân đồng hồ đang bị sai?

Bài 31. LỰC MA SÁT 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức – Nhận biết được sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn và đặc điểm của

mỗi loại lực ma sát này. – Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi và vận dụng ích lợi của nó. – Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có hại và nêu cách hạn chế tác hại

của lực ma sát.

263

b) Kĩ năng – Quan sát và rút ra được các dấu hiệu chung của các hiện tượng sự vật. c) Thái độ – Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; – Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; – Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực – Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề – Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; – Năng lực hợp tác và giao tiếp. – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

2. Hướng dẫn chung

– Việc giải thích cơ chế tạo thành ma sát rất phức tạp và cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Trong nhiều tài liệu khác nhau, một số tác giả giải thích nguồn gốc của ma sát nghỉ là lực tương tác giữa các phân tử ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật. Khi hai vật tiếp xúc với nhau, các phân tử này dường như làm cho các vật “kết dính” lại, nên muốn làm cho chúng chuyển động được so với nhau, phải có ngoại lực để thắng sự “kết dính” đó. Khi hai vật trượt so với nhau, còn có hiện tượng các chỗ xù xì giữa hai mặt tiếp xúc “móc” vào nhau, gây ra lực ma sát trượt. Còn lực ma sát lăn được giải thích là do sự biến dạng của các vật khi vật này lăn trên mặt vật kia.

– Đối với lớp 6, ở bài học này: + Học sinh nhận biết được sự xuất hiện và đặc điểm của các lực ma sát nghỉ, ma sát trượt và

ma sát lăn. + Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi và vận dụng ích lợi của nó.

Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có hại và nêu cách hạn chế tác hại của lực ma sát.

+ Không khảo sát sự phụ thuộc của cường độ lực ma sát vào các yếu tố: áp lực, các vật liệu của bề mặt tiếp xúc...

Để tổ chức dạy học bài này, giáo viên cần chuẩn bị – Mỗi nhóm một bộ thí nghiệm mô tả như hình vẽ dưới đây:

264

– Phương tiện để tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất”

Lưu ý: Có thể giáo viên chuẩn bị Phiếu học tập cá nhân và Phiếu học tập nhóm nhằm giúp học sinh tự ghi bài dễ hơn.

– Phiếu học tập nhóm (mỗi nhóm một phiếu)

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM Nhóm………………………………………………Lớp………

1. Bảng 31.1

Câu hỏi Trả lời

a)

b)

c)

2. Bảng 31.2

Khối gỗ đứng yên

Khối gỗ bắt đầu trượt

Khối gỗ đang trượt

Khối gỗ đặt trên thanh lăn và chuyển động

Số chỉ của lực kế

3. Trả lời các câu hỏi.

+ Trong thí nghiệm:

• Có lực ma sát nghỉ tác dụng lên khối gỗ khi ..……………………………………………….

………………………………………………………………………………………………..

• Có lực ma sát trượt tác dụng lên khối gỗ khi ..………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

• Có lực ma sát lăn tác dụng lên khối gỗ khi ………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………..

265

4. Bảng 31.3

Lực ma sát nghỉ Lực ma sát trượt Lực ma sát lăn

Tác dụng

Phương, chiều

Số chỉ của lực kế

5. Bảng 31.4

Câu hỏi Giải thích Ma sát có lợi Ma sát có hại

a)

b)

c)

d)

e)

6. Tìm biện pháp làm giảm lực ma sát khi nó có hại.

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

266

– Phiếu học tập cá nhân (mỗi học sinh một phiếu)

– Mỗi nhóm một bộ thí nghiệm mô tả như hình vẽ 3. Các hoạt động học

PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN Họ và tên……………………………………………Lớp………

1. Trả lời các câu hỏi a) Tại sao miếng gỗ và ôtô vẫn đứng yên mặc dù có lực đẩy ? …………………………………………………………………………………………… b) Lực cân bằng với lực đẩy là lực có phương và chiều thế nào ? …………………………………………………………………………………………… c) Các bánh xe ở các vali có tác dụng gì ? ……………………………………………………………………………………………… d) Tại sao lúc trước phải cần ba người đẩy thùng hàng mà lúc sau chỉ cần một người cũng đẩy được thùng hàng đó ? ……………………………………………………………………………………………… e) Tại sao đế dép, lốp ôtô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su ? …………………………………………………………………………………………….. g) Tại sao sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe bị mòn đi ? …………………………………………………………………………………………….. 2. Trả lời các câu hỏi a) Khi nào xuất hiện lực ma sát ? …………………………………………………………………………………………… b) Chỉ ra loại lực ma sát xuất hiện ở các hình 31.1 và hình 31.2 ……………………………………………………………………………………………… 3. Giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại: a) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau ướt dễ bị ngã. ……………………………………………………………………………………………… b) Bảng trơn thì viết phấn không rõ chữ. ……………………………………………………………………………………………… c) Sau khi ta búng hòn bi trên sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại. …………………………………………………………………………………………… d) Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được. ……………………………………………………………………………………………… e) Hàng hoá có thể đứng yên trên băng chuyền khi băng chuyền đang chạy. ……………………………………………………………………………………………… 4. Chỉ ra những điểm giống (hoặc khác) với suy nghĩ của em và kết quả hoạt động của nhóm. ………………………………………………………………………………………

267

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giáo viên đề nghị: * Cá nhân học sinh quan sát lần lượt các hình 31.1; 31.2; 31.3 và trả lời vào Phiếu học tập

các câu hỏi * Chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn để tìm các câu trả lời đúng, ghi vào bảng 31.1 ở Phiếu học tập. * Lưu ý: Không nhất thiết học sinh phải trả lời “chính xác” các câu hỏi, hoạt động này chỉ

tạo tình huống để các em nhận ra vấn đề cần giải quyết “Điều gì xảy ra ở mặt tiếp xúc giữa hai vật? Nó có ảnh hưởng thế nào đến sự chuyển động của mỗi vật?”. Khuyến khích nhiều học sinh trả lời, nhằm rèn kĩ năng diễn đạt một hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. Khi nào có lực ma sát?

* Đề nghị cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung và so sánh với câu trả lời ở bảng 31.1 để trả lời ở Phiếu học tập hai câu hỏi

– Khi nào xuất hiện lực ma sát? – Chỉ ra loại lực ma sát xuất hiện ở các hình 31.1 và hình 31.2 * Khuyến khích học sinh trả lời câu hỏi trước lớp và thảo luận câu trả lời của bạn. Xác nhận

ý kiến đúng. * Kết quả mong đợi học sinh trả lời được: – Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật bị tác dụng của lực khác nhưng vật không trượt. – Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác. – Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác. – Ở hình 31. 1a; 31. 1b miếng gỗ và ôtô vẫn đứng yên mặc dù có lực đẩy, chứng tỏ giữa

miếng gỗ và mặt bàn, giữa lốp ô tô và mặt đường có lực ma sát nghỉ. – Ở hình 31. 2a khi kéo vali giữa các bánh xe ở các vali và mặt sàn có lực ma sát lăn. – Ở hình 31. 2b khi ba người đẩy thùng hàng, giữa mặt dưới thùng hàng và mặt sàn có lực

ma sát trượt còn khi một người đẩy được thùng hàng thì giữa chúng có lực ma sát lăn.

II. Lực ma sát có đặc điểm gì?

* Đề nghị các cá nhân học sinh trong mỗi nhóm đọc trình tự tiến hành thí nghiệm trong bảng, sau đó các thành viên trong nhóm trao đổi để chỉ ra được các bước thực hiện thí nghiệm.

* Đề nghị các nhóm: – Nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo trình tự đã nêu, ghi kết quả vào

bảng 31. 2 ở Phiếu học tập. Lưu ý: + Quan sát các nhóm làm thí nghiệm để uốn nắn kịp thời cách kéo từ từ lực kế theo phương

nằm ngang và đọc số chỉ lực kế khi số chỉ đó ổn định.

268

+ Thí nghiệm chỉ nhằm rút ra những nhận xét định tính, chưa cần kết quả định lượng chính xác nên chưa quan tâm đến khối gỗ cần chuyển động thẳng đều.

– Từ kết quả thí nghiệm, thảo luận và trả lời các câu hỏi ghi vào Phiếu học tập. * Hướng dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi dựa vào kết quả thí nghiệm; – Đề nghị các nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi: • Giai đoạn nào có lực ma sát nghỉ tác dụng lên khối gỗ? • Giai đoạn nào có lực ma sát trượt tác dụng lên khối gỗ? • Giai đoạn nào có lực ma sát lăn tác dụng lên khối gỗ? và hướng dẫn cả lớp thảo luận, xác nhận ý kiến đúng. – Có thể sử dụng kĩ thuật hội chợ, cho học sinh các nhóm chấm kết quả nêu đặc điểm của

mỗi loại lực ma sát (bảng 31.3.) của nhóm bạn để làm cơ sở cho học sinh thảo luận cả lớp. Kết quả mong đợi – Lực ma sát nghỉ + có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật + ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc + cường độ thay đổi theo lực tác dụng lên vật, bằng cường độ thành phần ngoại lực song

song với mặt tiếp xúc khi vật đứng yên, có giá trị lớn nhất khi vật bắt đầu trượt. – Lực ma sát trượt + có tác dụng cản trở chuyển động của vật + ngược chiều với chiều vận tốc chuyển động tương đối của vật + cường độ phụ thuộc vào áp lực và vật liệu, tình trạng hai mặt tiếp xúc – Lực ma sát lăn + có tác dụng làm chậm chuyển động lăn của vật + cường độ của lực ma sát lăn phụ thuộc kiểu biến dạng của mặt tiếp xúc. Mặt cứng, trơn

nhẵn bóng làm vật lăn nhanh hơn mặt mềm đàn hồi nhám.

Khi thảo luận, giáo viên khuyến khích các em học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình. Với học sinh khá giỏi có thể hiểu được đặc điểm của mỗi loại lực ma sát, từ đó phân biệt được chúng. Mặt khác, hoạt động này nhằm bồi dưỡng thao tác tư duy so sánh, bước đầu hình thành tư duy phê phán.

III. Trong đời sống và kĩ thuật, lực ma sát có lợi hay có hại?

* Cá nhân học sinh giải thích các hiện tượng đã nêu trong sách Hướng dẫn học Khoa học tự nhiên 6, cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại và trả lời vào Phiếu học tập.

* Chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn để tìm các câu trả lời đúng, ghi vào bảng 31.4 và nêu biện pháp làm giảm lực ma sát khi nó có hại, tăng ma sát khi nó có lợi vào Phiếu học tập nhóm

269

* Đề nghị một nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm (bảng 31.4). Các nhóm khác lắng nghe, so sánh với kết quả của nhóm mình, tham gia thảo luận

* Kết quả mong đợi học sinh trả lời được

Câu hỏi Giải thích Ma sát có lợi Ma sát có hại

a) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau ướt dễ bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa chân người và sàn rất nhỏ

x

b) Bảng trơn, nhẵn quá ma sát nhỏ viết phấn không rõ chữ

x

c) Sau khi ta búng hòn bi đặt trên sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại vì lực ma sát ngăn cản chuyển động của hòn bi.

x

d) Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được vì lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường quá nhỏ

x

e) Hàng hóa có thể đứng yên trên băng chuyền khi băng chuyền đang chạy vì có lực ma sát nghỉ

x

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Giáo viên tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất” theo cách chiếu lần lượt các câu hỏi ở phần hoạt động luyện tập lên màn hình có bố trí đồng hồ đo thời gian đếm ngược để có thời gian tối đa cho mỗi câu hỏi. Học sinh giơ tay trước được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được ghi điểm, nếu trả lời sai mất quyền thi đấu, học sinh khác tiếp tục giành quyền trả lời nếu còn thời gian. Khi đã hết thời gian, chưa có học sinh trả lời thì chiếu đáp án.

* Lưu ý: giáo viên có thể thay đổi nội dung các câu hỏi nhưng vẫn nhằm mục đích ôn tập kiến thức về các loại lực ma sát, chỉ ra được ma sát có lợi và có hại, nêu biện pháp làm giảm lực ma sát khi nó có hại, tăng ma sát khi nó có lợi và thời gian thi đấu không quá 5 phút.

Giáo viên đề nghị cá nhân học sinh đọc kĩ nhiều lần đoạn văn trong khung và so sánh với kết quả hoạt động nhóm (bảng 31.4). Chỉ ra những điểm giống (hoặc khác) với suy nghĩ của em và kết quả hoạt động của nhóm ghi vào phiếu học tập cá nhân.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

– Yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong phần hoạt động vận dụng và khuyến khích học sinh về nhà thực hiện các nhiệm vụ học tập ở hoạt động cá nhân và trao đổi với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè.

270

– Khuyến khích học sinh Viết một bài báo cáo với chủ đề “ Ma sát với cuộc sống của chúng ta” để thi hùng biện trước lớp. Giáo viên chọn thời điểm thi, hình thức tổ chức thi và công bố với học sinh.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu về các loại lực ma sát xuất hiện trong các hoạt động của các dụng cụ, máy móc, động vật và con người để thấy được vai trò cũng như tác hại của ma sát trong mỗi trường hợp.

Bài 32. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN 1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thức – Mô tả được đặc điểm cấu tạo của ba loại máy cơ đơn giản, gồm: mặt phẳng nghiêng, đòn

bẩy và ròng rọc. – Nêu được mục đích sử dụng của từng loại máy cơ đơn giản. – Nhận biết được một số loại máy cơ đơn giản trong các vật dụng ở cuộc sống hằng ngày. b) Kĩ năng – Đề xuất phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả thuyết. – Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được những ứng dụng của máy cơ đơn giản và

giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. c) Thái độ: – Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; – Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; – Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. – Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình. – Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực – Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề – Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; – Năng lực hợp tác và giao tiếp. – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

2. Hướng dẫn chung

Các nội dung được trình bày trong chủ đề là những kiến thức cơ bản về cấu tạo ba loại máy cơ đơn giản gồm mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc và chức năng thay đổi phương và độ lớn lực tác dụng của con người khi sử dụng các máy cơ này. Mối quan hệ giữa độ lớn lực tác dụng và độ dịch chuyển điểm đặt lực chưa được đặt ra ở chủ đề này ở lớp 6.

271

Tuy nhiên, các kiến thức thu được sau khi học chủ đề này được vận dụng để giải thích nhiều hiện tượng, sự vật không chỉ liên quan trong lĩnh vực Vật lí học mà còn liên quan đến cả lĩnh vực khác trong khoa học tự nhiên như lĩnh vực Sinh học (liên quan đến các bộ phận của con người, cấu tạo và sự phát triển của cây), trong giao thông (như cấu tạo đường dốc lên núi hay cáp treo...).

* Chủ đề Máy cơ đơn giản bao gồm ba nội dung: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc là những máy điển hình cho các máy cơ đơn giản thường gặp trong đời sống hằng ngày. Tuy có cùng nguyên tắc hoạt động như mặt phẳng nghiêng nhưng cấu tạo của các máy cơ đơn giản khác trong thực tiễn như nêm và đinh vít hay đinh ốc phức tạp hơn. Cho nên, trên cơ sở nghiên cứu mặt phẳng nghiêng, các kiến thức thu được sẽ làm cơ sở để hiểu về nêm và đinh vít hay đinh ốc.

Kiến thức liên quan đến từng máy cơ đơn giản bao gồm: cấu tạo, mục đích sử dụng.

Liên quan đến cấu tạo của mặt phẳng nghiêng, ngoài hình dạng cấu tạo quen thuộc như trình bày ở sách hướng dẫn học, ở giai đoạn “E – Hoạt động tìm tòi mở rộng” có đưa ra một dạng cấu tạo khác là cáp treo, được sử dụng nhiều trong cuộc sống, chỉ gồm một thanh hay dây cáp sắt tròn, cứng và nhẵn, được đặt nghiêng một góc với mặt đất. Vật cần di chuyển từ thấp lên cao hay ngược lại sẽ được treo và kéo chuyển động dọc theo thanh hay dây cáp này.

Chú ý rằng, cùng mục đích là thông qua sử dụng các máy cơ để sinh công, nhưng tuỳ thuộc vào cấu tạo khác nhau của từng loại máy cơ mà quá trình sinh công sẽ “cho lợi về lực, thiệt về quãng đường dịch chuyển” hay ngược lại ở các mức độ nhiều hay ít khác nhau. Hơn nữa, khi sử dụng máy cơ đơn giản, trong quá trình tác dụng lực để sinh công, thì tư thế của người khi tác dụng lực được thoải mái, dễ dàng hơn (so với khi không dùng máy cơ đơn giản).

* Như đã nêu ở trên, chủ đề gồm ba nội dung chính: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc. Con đường tổ chức hoạt động học tập của học sinh để chiếm lĩnh từng nội dung kiến thức là tương tự nhau và được tổ chức theo tiến trình nghiên cứu khoa học đã được giới thiệu ở bài mở đầu. Thời gian đầu, giáo viên cần tổ chức học sinh toàn lớp học về nội dung mặt phẳng nghiêng. Sau khi nghiên cứu mặt phẳng nghiêng, đã quen với hoạt động chiếm lĩnh kiến thức theo tiến trình nghiên cứu khoa học, giáo viên có thể chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu về một máy cơ đơn giản trong hai máy cơ còn lại và kết quả nghiên cứu của từng nhóm được đưa ra trình bày, thảo luận trên phạm vi toàn lớp để cuối cùng rút ra các kết luận về kiến thức.

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Việc tổ chức hoạt động học của học sinh đối với từng máy cơ đơn giản diễn ra theo tiến trình nghiên cứu khoa học như sau:

– Bước 1: Xác định và phát biểu vấn đề cần nghiên cứu

272

Việc xác định và phát biểu vấn đề nghiên cứu là chung cho ba loại máy cơ và được tiến hành như sau:

Xuất phát từ nhu cầu trong thực tế là cần nâng vật nặng lên cao, tình huống được nêu ra là: Một ống bê tông bị lăn xuống mương cần được đưa lên khỏi mương chỉ với sức người. Giáo viên có thể nêu ra tình huống khác thích hợp trong đời sống thực tiễn ở địa phương vùng, miền. Trên cơ sở những hiểu biết trong đời sống, học sinh đưa ra những phương án để nâng vật lên cao như: kéo ống lên theo phương thẳng đứng nhờ đòn bẩy, ròng rọc hay lăn ống lên theo phương nghiêng nhờ mặt phẳng nghiêng.

Học sinh cần được tạo điều kiện thực hiện các phương án đã đề xuất, trải nghiệm sử dụng các máy cơ đơn giản ở dạng mô hình vật chất – chức năng để di chuyển vật nặng lên cao (như họ đã thấy trong thực tế lao động hàng ngày) để khẳng định việc chính họ đã dùng chúng, qua đó nhận thấy công việc dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Tiếp đó, các khái niệm: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc được đưa ra cùng với việc mô tả đầy đủ cấu tạo của chúng. Đến đây, vấn đề nghiên cứu mới được xác định và phát biểu: “Tại sao khi dùng mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy hay ròng rọc để đưa vật lên cao lại dễ dàng và nhẹ nhàng hơn khi dùng tay kéo vật theo phương thẳng đứng? Có phải dùng mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy hay ròng rọc để đưa vật lên cao luôn nhẹ nhàng hơn khi dùng tay kéo vật theo phương thẳng đứng hay không?”.

Như vậy, vấn đề được đặt ra là chung cho cả ba loại máy cơ đơn giản. Do các bước giải quyết vấn đề ở mỗi loại máy là tương tự nhau và cần tổ chức cho học sinh luyện tập vận dụng tiến trình nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chi tiết cho nên giáo viên cần dành thời gian đầu hướng dẫn học sinh toàn lớp tập trung giải quyết vấn đề chỉ đối với trường hợp mặt phẳng nghiêng.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

– Bước 2: Đề xuất giả thuyết/ dự đoán

Để học sinh có cơ sở thực nghiệm trước khi đưa ra giả thuyết, cần tạo điều kiện cho học sinh tiến hành thí nghiệm như mô tả trong sách hướng dẫn học. Vật nặng có thể là một cặp to đầy sách, mặt phẳng có độ nghiêng khác nhau có thể là mặt bàn hay ghế kê nghiêng.

Các giả thuyết do học sinh đưa ra là: + Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa vật lên cao dễ dàng hơn do tư thế đẩy vật theo phương

nghiêng trên mặt phẳng nghiêng dễ hơn tư thế bê vật lên theo phương thẳng đứng. + Dùng mặt phẳng nghiêng để đẩy vật lên cao luôn nhẹ nhàng hơn so với dùng tay trực tiếp

bê vật lên theo phương thẳng đứng. Mặt phẳng càng ít nghiêng so với mặt đất thì đẩy vật càng nhẹ nhàng hơn.

– Bước 3: Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết Việc kiểm tra giả thuyết tập trung vào giả thuyết số hai vì giả thuyết số một nhận thấy được

ngay và việc kiểm tra không cần đến việc thu thập các số liệu đo. Phương án thí nghiệm để kiểm

273

chứng giả thuyết số hai được trao đổi thảo luận trên phạm vi toàn lớp và được đưa ra với nội dung như sau: tạo mặt phẳng nghiêng có độ dốc khác nhau, kéo vật lên cao dọc theo mặt phẳng nghiêng, đo lực kéo rồi so sánh lực này với lực kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng.

Việc tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu đo được thực hiện theo nhóm với bộ thí nghiệm như đã nêu trong sách hướng dẫn học.

– Bước 4: Thảo luận rút ra kết luận Giáo viên yêu cầu từng nhóm đối chiếu số liệu đo với giả thuyết để từ đó khẳng định giả

thuyết là đúng.

– Bước 5: Báo cáo và bảo vệ kết quả nghiên cứu

Trên phạm vi toàn lớp, đại diện từng nhóm được yêu cầu báo cáo về số liệu đo, phân tích số liệu đo để rút ra kết luận về việc kiểm tra giả thuyết cũng như trao đổi về những lưu ý khi tiến hành thí nghiệm, đọc số liệu đo sao cho kết quả chính xác...

Kiến thức được rút ra sau khi nghiên cứu mặt phẳng nghiêng là:

+ Mặt phẳng nghiêng được sử dụng để dịch chuyển vật theo phương nghiêng, nhằm giảm lực kéo hoặc đẩy vật và làm thay đổi hướng của lực này.

+ Đẩy hay kéo vật trên mặt phẳng nghiêng với độ nghiêng khác nhau thì lực cần đẩy hay kéo vật luôn nhỏ hơn trọng lượng của vật.

+ Đẩy hay kéo vật trên mặt phẳng nghiêng với độ nghiêng càng nhỏ thì lực cần đẩy hay kéo vật càng nhỏ.

Đây cũng chính là nội dung bài tập điền khuyết học sinh phải làm khi kết thúc việc nghiên cứu mặt phẳng nghiêng.

Việc dạy học nội dung về đòn bẩy và ròng rọc được tổ chức tương tự như đối với nội dung mặt phẳng nghiêng nhưng được thực hiện song song bằng cách chia lớp thành hai nhóm: nhóm nghiên cứu đòn bẩy và nhóm nghiên cứu ròng rọc. Ở các nội dung “Kiểm tra giả thuyết bằng thực nghiệm” và “Rút ra kết luận cần nghiên cứu” mỗi nhóm này lại được chia thành các nhóm nhỏ. Ở nội dung “Trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu“, giáo viên yêu cầu từng nhóm đòn bẩy, ròng rọc lần lượt báo cáo và bảo vệ kết quả nghiên cứu của nhóm mình thông qua các đại diện của từng nhóm nhỏ. Sau đó, học sinh được yêu cầu làm bài tập điền khuyết. Việc trao đổi, đánh giá việc làm bài tập này của học sinh để cuối cùng đưa ra kiến thức thu được như sau:

Kiến thức về đòn bẩy:

+ Đòn bẩy được sử dụng để dịch chuyển vật một cách dễ dàng bằng cách thay đổi phương, chiều và độ lớn lực tác dụng thích hợp với người sử dụng.

+ Đối với đòn bẩy có OO1 không đổi, khi OO2 = OO1 thì F2 = F1, khi OO2 càng lớn hơn OO1 thì F2 càng nhỏ hơn F1, ngược lại khi OO2 càng nhỏ hơn OO1 thì F2 càng lớn hơn F1.

274

Kiến thức về ròng rọc:

+ Ròng rọc được sử dụng để dịch chuyển vật theo phương thẳng đứng một cách dễ dàng, bằng cách thay đổi phương, chiều và độ lớn lực tác dụng thích hợp với người sử dụng.

+ Lực dùng để di chuyển vật nhờ ròng rọc cố định bằng trọng lượng vật và nhờ ròng rọc động nhỏ hơn trọng lượng vật.

C – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Việc luyện tập được thực hiện sau khi hình thành kiến thức.

Thực hành, luyện tập kiến thức về nội dung chủ đề được thực hiện trong các giai đoạn “C – Hoạt động luyện tập”, “D – Hoạt động vận dụng” và “E – Hoạt động tìm tòi mở rộng” thông qua các câu hỏi, bài tập ở các mức độ khác nhau của nhận thức và kĩ năng cũng như phát triển năng lực đặc thù bộ môn. Ở từng giai đoạn đều có những nội dung liên quan đến cả mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc. Ở giai đoạn “C – Hoạt động luyện tập”, học sinh được yêu cầu ôn tập kiến thức chủ yếu thông qua việc nhận biết, nhớ lại kiến thức hoặc đối chiếu so sánh kiến thức đã học về đặc điểm cấu tạo và chức năng từng loại máy cơ với những vật dụng trong đời sống thực tiễn. Ở các giai đoạn “D – Hoạt động vận dụng” và “E – Hoạt động tìm tòi mở rộng” học sinh được yêu cầu ôn tập chủ yếu thông qua bài tập vận dụng trong thực tiễn, trong đó có những bài tập đòi hỏi việc vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, điển hình là bài tập 2 và 4 thuộc giai đoạn “D – Hoạt động vận dụng” và nội dung liên quan đến cáp treo thuộc giai đoạ “E – Hoạt động tìm tòi mở rộng”.

Một trong những nội dung gắn liền với cuộc sống thực tiễn có thể yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về đòn bẩy để giải quyết là việc nêu ra câu hỏi: Những bộ phận nào của con người hoạt động theo nguyên tắc của đòn bẩy.

Việc đánh giá được thực hiện trong quá trình học sinh tham gia hình thành kiến thức và ôn tập, vận dụng kiến thức. Điểm được cho theo cá nhân và nhóm.

Trong quá trình hình thành kiến thức, được đánh giá cao là những ý kiến đưa ra giả thuyết đúng, phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hợp lí, đơn giản, rút ra, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách lôgíc khoa học cũng như vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn một cách sáng tạo. Việc trả lời những câu hỏi và điền những cụm từ vào chỗ trống ở các bài tập điền khuyết cũng là những nội dung dùng để đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh.

275

MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM – VNEN ..................................................... I. Cơ sở lí luận dạy học..............................................................................................................................3 II. Yêu cầu chung về kế hoạch dạy học ......................................................................................................4 III. Sách Hướng dẫn học ..............................................................................................................................5 IV. Tổ chức hoạt động học của học sinh ......................................................................................................9 V. Đánh giá trong quá trình dạy học .........................................................................................................13 VI. Vai trò của Hội đồng tự quản học sinh.................................................................................................14 PHẦN THỨ HAI. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH........................15 I. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN ........................................................................15 II. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC............................................................................................................19 III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC.................................................................................26 Chủ đề 1. MỞ ĐẦU MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN .........................................................................27 I. Mục tiêu của chủ đề .......................................................................................................27 II. Nội dung chính của chủ đề ............................................................................................29 III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học các bài học thuộc chủ đề............................................30 IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề......................................................................32 Bài 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................32 Bài 2. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ AN TOÀN THÍ NGHIỆM................................40 V. Kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề ............................................49 Chủ đề 2. CÁC PHÉP ĐO VÀ KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM...................................................................50 I. Mục tiêu của chủ đề .......................................................................................................50 II. Nội dung chính của chủ đề ............................................................................................50 III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề ........................................................................51 IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề......................................................................51 Bài 3. ĐO ĐỘ DÀI, THỂ TÍCH, KHỐI LƯỢNG.........................................................51 Bài 4. LÀM QUEN VỚI KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH KHOA HỌC.......61 V. Kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề ............................................67 Chủ đề 3. TRẠNG THÁI CỦA VẬT CHẤT.......................................................................................68 I. Mục tiêu của chủ đề .......................................................................................................68 II. Nội dung chính của chủ đề ............................................................................................68 III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề ........................................................................69 IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề......................................................................69 Bài 5. CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT ...............................................................69 Bài 6. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT................................75 V. Kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề ............................................82 Chủ đề 4. TẾ BÀO ...............................................................................................................................83 I. Mục tiêu của chủ đề .......................................................................................................83 II. Nội dung chính của chủ đề ............................................................................................84 III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề ........................................................................84 IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề......................................................................85 Bài 7. TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG .................................................85 Bài 8. CÁC LOẠI TẾ BÀO...........................................................................................93 Bài 9. SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO ...............................................96 V. Kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề ............................................98 Chủ đề 5. ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG................................................................................102 I. Mục tiêu của chủ đề .....................................................................................................102 II. Nội dung chính của chủ đề ..........................................................................................103

276

III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề ......................................................................103 IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề....................................................................103 Bài 10. ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG.............................................................103 Chủ đề 6. CÂY XANH ......................................................................................................................109 I. Mục tiêu của chủ đề .....................................................................................................109 II. Nội dung chính của chủ đề ..........................................................................................110 III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề ......................................................................111 IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề....................................................................111 Bài 11. CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY XANH .............................................111 Bài 12. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở CÂY XANH............119 Bài 13. QUANG HỢP Ở CÂY XANH........................................................................124 Bài 14. HÔ HẤP Ở CÂY XANH ................................................................................130 Bài 15. CƠ QUAN SINH SẢN CỦA CÂY XANH ....................................................134 Bài 16. SỰ SINH SẢN Ở CÂY XANH ......................................................................142 Bài 17. VAI TRÒ CỦA CÂY XANH .........................................................................150 Chủ đề 7. NGUYÊN SINH VẬT VÀ ĐỘNG VẬT...........................................................................171 I. Mục tiêu của chủ đề .....................................................................................................171 II. Nội dung chính của chủ đề ..........................................................................................172 III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề ......................................................................172 IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề....................................................................173 Bài 18. NGUYÊN SINH VẬT ....................................................................................173 Bài 19. ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG .........................................................175 Bài 20. ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG..................................................................180 Bài 21. QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG VẬT VỚI CON NGƯỜI ......................................185 Chủ đề 8. ĐA DẠNG SINH HỌC .....................................................................................................202 I. Mục tiêu của chủ đề .....................................................................................................202 II. Nội dung chính của chủ đề ..........................................................................................203 III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề ......................................................................203 IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề....................................................................203 Bài 22. ĐA DẠNG SINH HỌC...................................................................................203 Chủ đề 9. NHIỆT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SINH VẬT ...............................................206 I. Mục tiêu của chủ đề .....................................................................................................206 II. Nội dung chính của chủ đề ..........................................................................................207 III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề ......................................................................212 IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề....................................................................212 Bài 23. SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ....212 Bài 24. NHIỆT ĐỘ. ĐO NHIỆT ĐỘ...........................................................................219 Bài 25. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT...........................................................225 Bài 26. NHIỆT ĐỘ VỚI ĐỜI SỐNG SINH VẬT.......................................................233 Chủ đề 10. LỰC VÀ CÁC MÁY CƠ ĐƠN GIẢN............................................................................244 I. Mục tiêu của chủ đề .....................................................................................................244 II. Nội dung chính của chủ đề ..........................................................................................245 III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề ......................................................................246 IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề....................................................................246 Bài 27. CHUYỂN ĐỘNG CƠ – VẬN TỐC CỦA CHUYỂN ĐỘNG........................246 Bài 28. LỰC – TÁC DỤNG CỦA LỰC .....................................................................249 Bài 29. TRỌNG LỰC..................................................................................................253 Bài 30. LỰC ĐÀN HỒI...............................................................................................257 Bài 31. LỰC MA SÁT.................................................................................................262 Bài 32. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN ....................................................................................270