20
HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ Đặng Quang Vũ - Giám đốc Công nghệ, Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) Nguyễn Thị Bích Ngọc- Phó phòng Kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) ra đời trên cơ sở sự phát triển của khoa học máy tính (Computer Science) và ngày nay được biết đến là một trợ thủ đắc lực để quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội, quản lý vùng lãnh thổ … và GIS cũng được đưa vào ứng dụng trong quản lý Nhà nước, vì GIS có khả năng thể hiện điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ trên phương diện địa lý và theo thời gian. GIS cho phép phân tích, đánh giá hiện trạng, dự báo tương lai, đề xuất các định hướng phát triển, kết hợp hiệu quả các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững. Với nhiều tính năng ưu việt đó, GIS hỗ trợ hiệu quả trong công việc cho mọi đối tượng từ cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước, đồng thời phù hợp với xu thế chung của thế giới. Nhận thấy vai trò và lợi ích của GIS, nhiều sở, ban ngành và các cơ quan quản lý nhà nước đã chủ động ứng dụng GIS hỗ trợ công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp. Cụ thể một số ngành sử dụng GIS nhiều và hiệu quả như: quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường, hạ tầng viễn thông, du lịch. Bước đầu ứng dụng GIS đã giúp công tác quản lý đạt nhiều hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch, dự báo, chiến lược, chính sách, hỗ trợ công tác quản lý quy hoạch, hạ tầng đô thị, kinh tế, văn hóa, xã hội đòi hỏi cần phải có sự kết hợp nhiều nguồn dữ liệu không gian với nhau, nhằm đưa ra những quyết định chính xác và toàn diện, giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành mà nhiều khi yêu cầu Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 1

HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 17 sẽ diễn ra tại khách sạn Xanh thành phố Huế từ ngày 29 đến 31/8/2013. Hội thảo do Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Tin học Việt Nam và Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh đồng tổ chức với chủ đề “Xây dựng hạ tầng CNTT-TT đồng bộ từ Trung ương đến địa phương tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội” http://ict2013.thuathienhue.gov.vn/

Citation preview

Page 1: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Đặng Quang Vũ - Giám đốc Công nghệ, Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV)

Nguyễn Thị Bích Ngọc- Phó phòng Kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty TN & MT

Việt Nam (TMV)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) ra đời trên cơ sở sự phát triển của khoa học máy tính (Computer Science) và ngày nay được biết đến là một trợ thủ đắc lực để quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội, quản lý vùng lãnh thổ … và GIS cũng được đưa vào ứng dụng trong quản lý Nhà nước, vì GIS có khả năng thể hiện điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ trên phương diện địa lý và theo thời gian. GIS cho phép phân tích, đánh giá hiện trạng, dự báo tương lai, đề xuất các định hướng phát triển, kết hợp hiệu quả các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững. Với nhiều tính năng ưu việt đó, GIS hỗ trợ hiệu quả trong công việc cho mọi đối tượng từ cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước, đồng thời phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Nhận thấy vai trò và lợi ích của GIS, nhiều sở, ban ngành và các cơ quan quản lý nhà nước đã chủ động ứng dụng GIS hỗ trợ công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp. Cụ thể một số ngành sử dụng GIS nhiều và hiệu quả như: quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường, hạ tầng viễn thông, du lịch. Bước đầu ứng dụng GIS đã giúp công tác quản lý đạt nhiều hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch, dự báo, chiến lược, chính sách, hỗ trợ công tác quản lý quy hoạch, hạ tầng đô thị, kinh tế, văn hóa, xã hội đòi hỏi cần phải có sự kết hợp nhiều nguồn dữ liệu không gian với nhau, nhằm đưa ra những quyết định chính xác và toàn diện, giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành mà nhiều khi yêu cầu phải tích hợp dữ liệu vượt ra ngoài phạm vi dữ liệu của một ngành đang quản lý.

Giải pháp đáp ứng các yêu cầu thực tiễn và đồng thời giải quyết các thách thức trên chỉ có thể là thiết lập hạ tầng dữ liệu không gian, nơi tích hợp và chia sẻ dữ liệu giữa các ngành và cung cấp, trao đổi thông tin giữa chính quyền với người dân, doanh nghiêp. Lợi ích của cổng thông tin địa lý mang lại chính là sự chia sẻ dữ liệu không gian giữa các ngành; khắc phục được tình trạng cát cứ dữ liệu không gian, tránh được sự đầu tư trùng lặp, lãng phí trong việc thiết lập dữ liệu không gian ban đầu cũng như cập nhật về sau nhằm đưa ra các quyết định chính xác và toàn diện.

II. MÔ HÌNH HỆ THỐNG

Đối với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực như Thái Lan, MaLaysia, PhiLipin, Nhật, Hạ tầng dữ liệu không gian từ lâu đã được quan tâm phát triển ở mức Quốc gia với một hệ thống quy chuẩn và chính sách nhằm duy trì và phát triển bền vững. Theo đó, các dịch vụ phát triển ứng dụng phần mềm bằng công nghệ GIS đã đem lại những lợi ích lớn về kinh tế, xã hội đặc biệt là với chiến lược “eGoverment” tại các nước này.

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 1

Page 2: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Tại MaLaysia, từ năm 2004 chuẩn MS1759 đã được xây dựng, một hệ thống mã hoá đối tượng và thuộc tính được ban hành, nhờ đó mà người làm dữ liệu và người sử dụng thông tin địa lý luôn sử dụng trao đối dữ liệu số, hạn chế chồng chéo trong các dịch vụ về xây dựng CSDL. Tại Thái Lan có tới hàng trăm công ty hoạt động trên các dịch vụ về GIS, doanh thu trên 14000 tỷ bạt. Đặc biệt là tại Nhật, công tác chuẩn hoá GIS đã được phát triển ở mức quốc tế với các mục đích về lợi nhuận, sử dụng đa mục đích và chung cho nhiều đối tượng, với việc phát triển các dịch vụ về dữ liệu không gian ở mức tiên tiến và tinh vi.

Tại Việt Nam, trong những năm 2004-2007 Chính phủ cũng đã có nhiều hoạt động hướng đến chủ trương “chính phủ hoá điện tử” với các dự án lớn (điển hình như dự án 113, dự án nâng cao năng lực, thiết bị ở một số tỉnh…). Tuy nhiên, những hoạt động hầu như mới chỉ chú trọng triển khai trong phạm vi lĩnh vực thông tin truyền thông (chủ yếu là hạ tầng máy móc thiết bị). Do vậy kết quả là hạ tầng thiết bị có được trang bị nhưng chưa đủ điều kiện về hạ tầng dữ liệu (dữ liệu các loại nói chung, dữ liệu không gian nói riêng), đặc biệt là nhân lực và cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ứng dụng đối với các ngành, các cấp và duy trì hoạt động bền vững.

Để làm hạn chế sự chồng chéo trong lĩnh vực xây dựng dữ liệu địa lý, từ những năm 2007 đến nay, các hoạt động về xây dựng và chuẩn hoá dữ liệu đã được quan tâm nhiều hơn. Thể hiện bằng việc Chính phủ đã phê duyệt các dự án lớn về xây dựng Quy chuẩn cơ sở dữ liệu địa lý, đặc biệt là hiện nay toàn quốc đã được phủ kín bằng CSDL nền địa lý loại tỷ lệ 1:10000, trong đó các thành phố, khu công nghiêp, vùng kinh tế trọng điểm được phủ bằng CSDL nền địa lý loại tỷ lệ 1:2 000 – 1:5 000. Đây thực sự là một nguồn tư liệu vô cùng quý giá để khai thác, phát triển nhiều loại dữ liệu chuyên ngành trên cùng một nền dữ liệu không gian chung để đảm bảo điều kiện trao đổi, chia sẻ và sử dụng với chất lượng thông tin chính xác, toàn diện.

Việt Nam đang đứng trước thực tế rằng công tác quy hoạch, dự báo, chiến lược, chính sách, hỗ trợ công tác quản lý qui hoạch, hạ tầng đô thị, kinh tế, văn hóa, xã hội còn có nhiều tồn tại và bất cập do thiếu những dịch vụ cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời và thuận tiện. Đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, nhiều khi phải tích hợp dữ liệu vượt ra ngoài phạm vi dữ liệu của một ngành đang quản lý (do hầu hết không thể tham chiếu “chồng xếp” được thuộc tính không gian của đối tượng quản lý cùng tên) để phân tích và đưa ra quyết định chính xác.

Hạ tầng dữ liệu không gian (Spatial Data Infrastructure - SDI) là một thành phần trong hạ tầng dữ liệu chung, bao gồm các thành phần cần thiết để thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân phối và nâng cao tính hữu dụng của dữ liệu không gian, làm cơ sở cho việc tạo lập và chia sẻ dữ liệu không gian giữa các cơ quan, đơn vị,…

Cổng thông tin đia lý đóng vai trò:

- Tổ chức quản lý, tích hợp (ETL), cập nhật dữ liệu không gian từ các nguồn khác nhau như: từ các cơ sở dữ liệu nền, ảnh vệ tinh, hệ thống hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia do Trung ương cung cấp, từ các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành,...

- Cho phép các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành, các hệ thống của doanh nghiệp truy cập, sử dụng dữ liệu không gian dưới nhiều hình thức khác nhau:

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 2

Page 3: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

các dịch vụ (web services) bản đồ, các dịch vụ dữ liệu không gian, các thư viện lập trình (API) cho phép tích hợp dữ liệu không gian vào các ứng dụng,...

- Cung cấp các công cụ tìm kiếm dữ liệu không gian, các ứng dụng phân phối dữ liệu không gian phù hợp với từng đối tượng người dùng (người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước,...)

Hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành đóng vai trò:

- Cung cấp dữ liệu không gian chuyên ngành cho hệ thống thông tin địa lý cấp tỉnh/thành phố trong trường hợp hệ thống có tích hợp cơ sở dữ liệu không gian riêng.

- Sử dụng dữ liệu không gian cơ bản, chuyên ngành do hệ thống thông tin địa lý cấp tỉnh/thành phố cung cấp thông qua các các dịch vụ (web services) bản đồ, các dịch vụ dữ liệu không gian, các thư viện lập trình (API) cho phép tích hợp dữ liệu không gian vào các ứng dụng,...

Hình 1: Mô hình cổng thông tin địa lý và mối quan hệ với các hệ thống GIS chuyên ngành

II.1. Mô hình dữ liệu trong hạ tầng dữ liệu không gian

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, hạ tầng dữ liệu không gian được phát triển ở cấp quốc gia với những quy chuẩn nhất định do Uỷ ban Quốc gia điều hành với sự góp mặt của các ngành, lĩnh vực liên quan.

Năm 2012, Chuẩn Quốc gia: QCVN 42/2012/BTNMT do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số: 02 / 2011/TT- BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2012. Quy chuẩn này bao gồm các quy định chung, làm cơ sở ban hành các thông tư

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 3

Page 4: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

về Quy định kỹ thuật cơ sở dữ liệu nền địa lý các loại: tỷ lệ1:2000 và 1:5000, tỷ lệ 1:10 000, tỷ lệ 1:50 000 sắp ban hành.

Trong bối cảnh hiện nay của Việt nam, việc thiết lập mô hình hạ tầng dữ liệu không gian cần bắt đầu từ cấp địa phương (tỉnh/thành phố) do UBND tỉnh điều hành, với thành phần tham gia chính là các sở, ban, ngành thuộc bộ máy giúp việc cho lãnh đạo. Đây chính là những đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng những quy định kỹ thuật, cơ chế vận hành phù hợp với các tiêu chí về nhu cầu sử dụng thông tin, quyền hạn chia sẻ, nghĩa vụ cung cấp thông tin đầu vào để xây dựng dữ liệu cũng như quyền hạn và nhiệm vụ trong phân phối, cập nhật CSDL sau này của từng địa phương

Căn cứ pháp lý kỹ thuật để thiết lập các quy định kỹ thuật chuyên ngành chính là những Quy chuẩn kỹ thuật có tính nền tảng đã được ban hành ở cấp Quốc gia trên đây. Theo đó, hạ tầng dữ liệu không gian cấp Tỉnh bao gồm thành phần quan trọng là CSDL địa lý của nhiều chuyên ngành cùng được xây dựng theo những quy chế thống nhất, cho phép thực hiện quản lý hạ tầng dữ liệu không gian cấp Quốc gia sau này.

Các thành phần của hạ tầng dữ liệu không gian

- Dữ liệu nền địa lý: Bao gồm các lớp dữ liệu không gian cơ bản như: dân cư cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy hệ, thực phủ, mô hình số độ cao (DEM), địa giới, ảnh hàng không, vệ tính, ảnh quét LiDar

- Dữ liệu không gian chuyên ngành: các lớp dữ liệu không gian được phân hoạch theo lĩnh vực quản lý như:

+ Giao thông: mạng lưới đường bộ, đường không, đường thuỷ, đường sắt

+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

+ Môi trường: bố trí dân cư, nghĩa trang, điểm quan trắc, nguồn thải, điểm nóng môi trường,...

+ Đất đai: thửa đất, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất,...

+ Quản lý và quy hoạch đô thị: mạng lưới giao thông, mạng lưới cấp nước, thoát nước, mạng lưới cấp điện, cây xanh, chiếu sáng,...

+ Quản lý công trình (nổi, ngầm): công trình xây dựng dân dụng (nhà ở, công trình công nghiệp, chỉ giới xây dựng) và các công trình liên quan (giao thông, thuỷ lợi)

+ Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu: cung cấp nền không gian cho phép chồng xếp các loại thông tin về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế thiệt hại về người và của do thiên tai.

II.2. Điều kiện để thiết lập hạ tầng dữ liệu không gian

1) Có CSDL nền địa lý dùng chung

2) Có bộ phận chuyên trách, đại diện cho UBND tỉnh, cụ thể hoá các chủ trương của lãnh đạo tỉnh trong việc chỉ đạo các đơn vị sở, ban, ngành đầu mối, thành phần của hạ tầng dữ liệu không gian (từ thiết lập đến quản lý, vận hành)

3) Có giải pháp công nghệ phù hợp

4) Có nguồn nhân lực, kinh phí nhất định

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 4

Page 5: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

5) Có chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển các ứng dụng sản phẩm về hạ tầng dữ liệu không gian, thiết lập các cơ chế về nguồn dữ liệu đầu vào, phân phối, chia sẻ, trao đổi và cập nhật dữ liệu không gian, đảm bảo duy trì hoạt động một cách hiệu quả nhất.

II.3. Tính khả thi trong xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian

a) Về CSDL nền địa lý dùng chung

Sau khi hai dự án về xây dựng CSDL của Chính phủ kết thúc (sau năm 2012), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bàn giao cho các tỉnh CSDL nền địa lý phù trùm phạm vi địa phận hành chính cấp tỉnh. Cấu trúc, nội dung, chất lượng dữ liệu có thể thấy rõ được trong các tài liệu quy chuẩn kỹ thuật sau đây:

[1]. Quyết định số 2825/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 về mô hình cấu trúc và nội dung dữ liệu địa lý nền 1/2.000 và 1/5.000; 1/10 000 và các văn bản có liên quan

[2]. Công văn số 849/ĐĐBĐVN-CNTĐ ngày 28 tháng 9 năm 2009 về việc hướng dẫn đóng gói giao nộp sản phẩm 2 dự án thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý gắn với mô hình số độ cao phủ trùm của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt nam

[3]. Công văn số 998/ĐĐBĐVN-CNTĐ ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam v/v xây dựng siêu dữ liệu và đánh giá chất lượng sản phẩm thuộc 2 dự án xây dựng CSDL nền thông tin địa lý gắn với MHSDC phủ trùm

[4]. Công văn số 675/ ĐĐBĐVN-CNTĐ về vấn đề hướng dẫn thực hiện đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý và nhập siêu dữ liệu.

Sản phẩm cơ sở dữ liệu này có những đặc điểm cơ bản sau:

- Thành phần sản phẩm đóng gói bao gồm:

+ Dữ liệu địa lý nền các loại tỷ lệ cơ bản dạng Vector, bao gồm 7 chủ đề Cơ sở đo đạc, Biên giới, địa giới, Địa hình (3D), Thủy hệ, Giao thông, Dân cư, cơ sở hạ tầng, Phủ bề mặt. Sản phẩm đóng gói theo phạm vi địa phận cấp tỉnh, định dạng Geodatabase (có thể truy cập trực tiếp bằng ArcGIS)

+ Dữ liệu về mô hình số độ cao có độ chính xác tương đương với sản phẩm của lớp địa hình trong dữ liệu vector, sản phẩm được đóng gói theo phạm vi mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 phủ chờm phạm vi địa phận hành chính cấp tỉnh.

+ Bản đồ địa hình dạng số được biên tập từ dữ liệu nền địa lý ở các loại tỷ lệ tương đương, đóng gói theo đơn vị mảnh, định dạng DGN (có thể truy cập bằng phần mềm Microstation), kèm theo các thư viện ký hiệu và bảng phân lớp nội dung bản đồ.

+ Dữ liệu Raster (bình đồ ảnh được thành lập bằng một trong số công nghệ như: ảnh chụp hàng không, ảnh chụp vệ tinh, quét Lidar)

- Những thông tin cơ bản về chất lượng dữ liệu, nguồn tư liệu đầu vào, hệ quy chiếu cơ chế quản lý phân phối, phạm vi dữ liệu, các nội dung chủ đề… được thể hiện trong siêu dữ liệu (Metadata).

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 5

Page 6: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

- So với các quy định hiện hành, mã đối tượng địa lý của một số loại đối tượng tuân theo mô hình cấu trúc và nội dung dữ liệu địa lý nền ban hành tại Quyết định số 2825/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008, do đó có những sự chênh lệch.

- Thông tin có thể đã bị biến động do thời điểm thu nhận đã cũ so với thời điểm khai thác sử dụng do chưa thiết lập được cơ chế cập nhật từ địa phương đến trung ương.

b) Về hiện thực hoá chủ trương thiết lập hạ tầng dữ liệu không gian của địa phương: Tranh thủ sự cộng tác của các đơn vị tư vấn, các địa phương có thể dễ dàng thực hiện được những nội dung sau đây:

- Trước hết cần phổ cập rộng rãi về khả năng ứng dụng những loại hình dịch vụ được phát triển dựa trên việc khai thác hạ tầng dữ liệu không gian vào nghiệp vụ chuyên môn cũng như cộng đồng nhằm thay đổi nhận thức từ chuyên viên đến cán bộ quản lý.

- Khảo sát, thu thập, đánh giá thực trạng các nguồn tư liệu, tài liệu, dữ liệu thuộc về bản đồ, những nhiệm vụ chuyên môn cần sử dụng thông tin không gian trong quản lý, quy hoạch thuộc các lĩnh vực như: hạ tầng đô thị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Mô hình hoá các quy trình nghiệp vụ chuyên môn theo hệ thống để thấy rõ được những bất cập trong cung cấp và quản lý nguồn thông tin đầu vào cũng như quyền chi phối sản phẩm sau này.

- Xác lập nhu cầu về thông tin và mối liên quan giữa các loại đối tượng sử dụng, lựa chọn xây dựng mô hình cấu trúc dữ liệu nền dùng chung thích ứng với địa phương.

- Thiết lập lộ trình triển khai theo nguyên tắc thiết kế tổng thể và đồng bộ nhưng tuỳ thuộc khả năng đầu tư để triển khai ưu tiên những lĩnh vực “nóng” .

- Thiết lập mô hình cấu trúc dữ liệu và cơ chế khai thác dữ liệu không gian cho chuyên ngành được lựa chọn triển khai.

c) Về giải pháp công nghệ.

Tuỳ thuộc vào khả năng đầu tư và các tín năng để địa phương lựa chọn công nghệ quản lý hệ thống thông tin cấp Tỉnh/Thành phố cho phù hợp. Các công nghệ này sẽ được trình bày cụ thể trong một số tham luận chuyên sâu.

Địa phương có thể chủ động trong việc số hoá và chuẩn hoá một số nguồn tài liệu thuộc cấu trúc hạ tầng thông tin không gian. Cho dù sử dụng công nghệ nào cũng cần lưu ý:

- Áp dụng phương pháp biên vẽ, biên tập để xác định thuộc tính không gian của các đối tượng địa lý chuyên ngành, tuỳ thuộc vào hiện trạng tư liệu, thông tin địa lý (bản đồ, sơ đồ, mô tả vị trí địa lý…) .

- Công nghệ số hoá, chuẩn hoá dữ liệu đồ hoạ có thể áp dụng: Microstation, ESRI, AutoCad, Mapinfor … nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về đóng gói sản phẩm dữ liệu theo quy định chung của dự án.

- Lựa chọn và xác định thông tin (dữ liệu, bản đồ, tư liệu…) đưa vào hệ thống phải đảm bảo tính pháp lý theo các quy chế được UBND cấp tỉnh/thành phố ban hành.

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 6

Page 7: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Mỗi đối tượng quản lý phải đảm bảo tính duy nhất trong hệ thống. Trường hợp thông tin cùng loại đồng thời được quản lý ở nhiều sở, ban, ngành cần có sự chọn lọc và đồng bộ để ban hành chính thức loại tài liệu nguồn.

- Bên cạnh thuộc tính không gian, thuộc tính chủ đề còn phải chỉ ra thuộc tính thời gian của từng đối tượng quản lý trong CSDL không gian (thuộc tính thời gian phản ánh chính xác mốc thời gian thiết lập đối tượng) để cung cấp cho đối tượng sử dụng đồng thời thực hiện cơ chế cập nhật phù hợp.

Trường hợp tài liệu phức tạp, chồng chéo, địa phương dễ dàng tìm đến các đơn vị tư vấn như: Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Công ty eKGIS…)

d) Về nguồn nhân lực, kinh phí

Nhân lực phục vụ triển khai các dự án xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian bao gồm:

- Nhân lực phục vụ thiết lập hạ tầng dữ liệu không gian chính là đơn vị chủ quản (đơn vị đầu mối thực hiện và chi phối hệ thống) kết hợp với một số đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thực hiện công việc này.

- Nhân lực tiếp nhận và chuyển giao sản phẩm dữ liệu không gian: Chính là nhân lực được chuẩn bị để khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin địa lý cấp Tỉnh/thành phố kết hợp với chuyên viên các sở, ban, ngành được đào tạo, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu.

- Kinh phí thực hiện: Thông thường các dự án về quy hoạch, điều tra cơ bản vẫn cần có nguồn kinh phí cho thành lập bản đồ. Địa phương có thể cân đối chuyển sang đầu tư hạ tầng dữ liệu không gian và chia thành nhiều giai đoạn. Ngoài tiêu chí lựa chọn ưu tiên cho các lĩnh vực “nóng” như quản lý đất đai, quy hoạch đô thị,.. việc đầu tư cho hạ tầng dữ liệu không gian cần tính đến những yếu tố về khả năng cập nhật thông tin sau khi được chuyển giao sao cho thông tin không bị “cũ đi” theo thời gian. Bên cạnh đó, việc lựa chọn đầu tư cần tính đến những loại dữ liệu chuyên ngành có thể “làm nền chung” cho các dữ liệu khác ví dụ: Dữ liệu thửa đất có thể làm nền không gian cho dữ liệu phục vụ quản lý các công trình về giao thông, xây dựng

e) Về chính sách

Chính sách phải được xem xét như một nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định rất lớn đến sự phát triển của một hệ thống thông tin địa lý bất kỳ. Chính sách phải được ưu tiên thực hiện trước tiên, trong đó cốt lõi chính là các cơ chế chi phối toàn bộ quá trình thiết lập hạ tầng thông tin không gian và các hoạt động khai thác sử dụng sau này.

Mọi chính sách được xây dựng đều hướng tới việc thúc đẩy phát triển giá trị gia tăng của các loại dữ liệu không gian tương tự các loại dữ liệu khác hiện đang được khai thác sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Về hướng khai thác chuyên ngành, dữ liệu không gian phải được thiết lập từ nhu cầu nghiệp vụ, luôn bám sát yêu cầu đối tượng sử dụng để phát huy có hiệu quả vào công tác quản lý và quy hoạch đang có nhiều bất cập hiện nay.

Khi có sự thay đổi về nhận thức đối với loại hình sản phẩm này, các cơ chế chính sách sẽ do chính các đối tượng tham gia vào việc thiết lập, duy trì hạ tầng dữ

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 7

Page 8: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

liệu không gian tạo nên theo định hướng của lãnh đạo mỗi địa phương đồng thời tuân theo các quy chuẩn Quốc gia hiện hành.

III. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CỦA eKGIS XÂY DỰNG HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN TỈNH/THÀNH PHỐ

III.1 Giới thiệu phần mềm gServer

gServer là một phần mềm GIS cung cấp các chức năng của một Desktop GIS và một Server GIS cho phép truy cập đến các chức năng này hoàn toàn thông qua trình duyệt web.

gServer cung cấp các chức năng của một phần mềm GIS cho phép người dùng thông qua trình duyệt web có thể: thiết lập và quản trị các cơ sở dữ liệu không gian; nhập, xuất dữ liệu không gian theo nhiều định dạng khác nhau; tạo, trình bày, biên tập bản đồ chuyên đề; tạo và hiệu chỉnh các đối tượng không gian; truy vấn dữ liệu không gian; xử lý, phân tích dữ liệu không gian; tạo lập báo cáo cáo.

gServer cung cấp các chức năng của một Server GIS cho phép chia sẻ bản đồ và dữ liệu không gian thông qua các dịch vụ Web: bản đồ nền, bản đồ chuyên đề, truy vấn, xử lý dữ liệu không gian, ... ; cung cấp các thư viện lập trình (REST API hoặc JavaScript API) hỗ trợ phát triển các ứng dụng WebMap, WebGIS hoặc tích hợp các chức năng GIS vào các hệ thống khác.

gServer được phát triển trên công nghệ .NET và JavaScript với các công nghệ hỗ trợ:

- Cơ sở dữ liệu không gian: SQL Server 2008 trở lên, ArcSDE Geodatabase (SQL Server, Oracle, DB2)

- Dịch vụ thông tin địa lý: REST Service, SOAP Service

- Bản đồ Web: HTML5

Hình 2: Giao diện bản đồ của gServer

Mô tả chi tiết các chức năng gServer

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 8

Page 9: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Thiết lập cơ sở dữ liệu không gian- Tạo, quản lý các chủ đề dữ liệu không gian- Tạo, quản lý các lớp dữ liệu không gian- Nhập dữ liệu không gian từ nhiều định dạng: shapefile, geodatabase, CSV, XLS,...- Xuất dữ liệu không gian ra các định dạng: shapefile, geodatabase, CSV, XLS,...Biên tập bản đồ- Tạo và quản lý bản đồ- Tạo và quản lý các nhóm lớp bản đồ- Tạo và  quản lý các lớp bản đồ- Trình bày lớp bản đồ: theo giá trị duy nhất, theo khoảng giá trị...- Tạo nhãn bản đồ- Chỉnh sửa dữ liệu không gian và thuộc tínhXử lý, phân tích không gian- Tính khoảng cách, diện tích- Tính vùng đệm cho các đối tượng được chọn- Tính vùng đệm cho lớp bản đồ - Tạo lớp bản đồ nhiệt từ lớp bản đồ được chọnTạo báo cáo- Tạo biểu đồ từ lớp bản đồ lựa chọn- Tạo báo cáo từ lớp bản đồ lựa chọn

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 9

Page 10: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Truy vấn và tra cứu trên bản đồ- Truy vấn theo không gian- Truy vấn theo thuộc tính- Hỗ trợ đính kèm tài liệu, hình ảnh, bản vẽ (drawing) với đối tượng không gian

III.2 Kiến trúc gPortal

gPortal cho phép các tỉnh/thành phố dễ dàng tích hợp và chia sẻ (cung cấp) các nguồn tài nguyên không gian địa lý hiện có cho các đối tượng sử dụng nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn tài nguyên không gian địa lý cũng như ứng dụng GIS đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin trên nền bản đồ của chính quyền cho người dân (G2C), chính quyền với doanh nghiệp (G2B), nhu cầu tương tác người dân và chính quyền (C2G),... gPortal là ứng dụng Web được xây dựng trên nền tảng gServer. Các thành phần chính của gPortal bao gồm:

gServer: gServer được sử dụng để khởi tạo cơ sở dữ liệu tích hợp, tích hợp số liệu từ các nguồn khác nhau, tạo lập biên tập các bản đồ chuyên đề, công bố dữ liệu bản đồ, dữ liệu không gian, dịch vụ thông tin địa lý.

Phân hệ Tài nguyên: Cung cấp các chức năng duyệt/tra cứu/ tìm kiếm các loại dữ liệu, bản đồ, ứng dụng công bố trên cổng.

Các ứng dụng cung cấp thông tin: Là các ứng dụng mở và khai thác các bản đồ chuyên đề theo nhu cầu trao đổi thông tin giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp. Các ứng dụng này được phát triển trên nền tảng dịch vụ GIS và thư viện lập trình của gServer.

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 10

Page 11: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Hình 3: Mô hình kiến trúc công nghệ gPortal trên nền tảng gServer

III.3 Các hình thức phân phối/chia sẻ dữ liệu trong gPortal

Sau khi thu nhận và tích hợp vào gPortal, dữ liệu có thể biên tập, đóng gói và xuất bản dưới nhiều hình thức đa dạng có tính sẵn sàng cao. Cụ thể một số hình thức đóng gói và phân phối, chia sẻ trong gPortal như sau:

Đóng gói dữ liệu dưới dạng các tệp dữ liệu: Đây là hình thức phân phối, chia sẻ dữ liệu truyên thống. Các lớp dữ liệu, chủ đề dữ liệu được chuyển đổi dưới các định dạng GIS và định dạng vector khác nhau, lưu trữ trong các tệp cho phép người dùng có thể tải về để khai thác bằng các phần mềm chuyên dụng.

Bản đồ chuyên đề: Các bản đồ chuyên đề trong gPortal được tạo lập, biên tập bằng phần mềm gServer và xuất bản thành các dịch vụ bản đồ hoặc các định dạng ảnh, pdf, tiff, … Các dịch vụ bản đồ chuyên để có thể mở và khai thác thông qua các ứng dụng cung cấp thông tin hoặc tích hợp vào các hệ thống thông tin khác bằng thư viện lập trình của gServer.

Các ứng dụng cung cấp thông tin: Là các ứng dụng WebMap được xây dựng để khai thác các bản đồ chuyên đề theo từng lĩnh vực cụ thể. Các ứng dụng này phát triển trên thư viện lập trình của gServer tương tác trực tiếp với các dịch vụ bản đồ chuyên đề. Các ứng dụng này có thể khai thác trực tiếp trên cổng hoặc có thể nhúng vào hệ thống thông tin khác dưới dạng IFrame.

III.4 Các ứng dụng cung cấp thông tin được tích hợp sẵn trong gPortal

a) Ứng dụng bản đồ thông tin hành chính, kinh tế, xã hội: Cung cấp thông tin về vị trí địa lý, hành chính, dân cư, kinh tế, văn hoá, xã hội trên nền bản đồ chuyên đề hành chính. Với ứng dụng này người sử dụng có thể:

- Duyệt danh mục đơn vị hành chính

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 11

Page 12: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

- Tìm đơn vị hành chính theo tên

- Tra cứu thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội theo đơn vị hành chính

- Xem bản đồ mật độ dân số (người/km2)

- Xem các bản đồ phân bố bệnh viện

- Xem bản đồ phân bố trường học

b) Ứng dụng bản đồ điểm cung cấp dịch vụ hành chính công: Cung cấp thông tin về vị trí các điểm cung cấp dịch vụ công. Cho phép người dân, du khách, ... có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu các thông tin về các điểm cung cấp dịch vụ công. Với ứng dụng này người dân có thể:

- Tìm địa chỉ, địa điểm trên bản đồ

- Tìm điểm cung cấp dịch vụ công gần nhất từ một địa điểm xác định trên bản đồ

- Liên kết với các hệ thống dịch vụ công trực tuyến

c) Ứng dụng bản đồ di tích lịch sử văn hoá: Cung cấp thông tin về di tích lịch sử, văn hoá, ... trên địa bàn. Với ứng dụng này người dân hoặc du khách có thể:

- Tìm kiếm và tra cứu thông tin di tích lịch sử, văn hoá trên bản đồ

- Tìm các điểm di tích lịch sử, văn hoá trong một khu vực xác định

- Tìm điểm di tích lịch sử, văn hoá gần nhất từ một vị trí

d) Ứng dụng bản đồ giao thông: Cung cấp các thông tin thiết yếu về giao thông để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của người dân, doanh nghiệp và du khách. Với ứng dụng này người dân, doanh nghiệp, du khách có thể:

- Tìm địa chỉ, địa điểm, tuyến đường trên bản đồ

- Tìm bến xe buýt gần nhất từ một điểm trên bản đồ

- Tìm các tuyến đường cấm, đường phân luồng, đường đang nâng cấp, ... và tra cứu thông tin trên bản đồ

e) Ứng dụng bản đồ quy hoạch xây dựng, đô thị: Cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng. Với ứng dụng này người dân và doanh nghiệp có thể:

- Tìm kiếm và tra cứu thông tin chung về quy hoạch xây dựng, đô thị trên bản đồ

- Tìm kiếm và tra cứu thông tin chung về quy hoạch xây dựng, đô thị trong một khu vực xác định

- Tìm kiếm và tra cứu thông tin về quy hoạch xây dựng, đô thị gần nhất từ một điểm trên bản đồ

f) Ứng dụng bản đồ khu công nghiệp: Cung cấp thông tin về khu, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư, cũng như các lô đất, dự án kêu gọi đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp. Với ứng dụng này các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể:

- Tìm kiếm và tra cứu thông tin khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên bản đồ

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 12

Page 13: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

- Tìm kiếm và tra cứu thông tin về khu công nghiệp, cụm công nghiệp gần nhất từ một điểm trên bản đồ

g) Ứng dụng bản đồ tiếp nhận yêu cầu dịch vụ công: Cho phép người dân dễ dàng xác định vị trí trên bản đồ thông qua địa chỉ, địa điểm và gửi các yêu cầu về dịch vụ công (báo mất lắp hố ga, báo đèn hỏng, báo nguy hiểm, báo đường hỏng (ổ gà, ổ trâu, ...), dò rỉ đường ống,...) đến chính quyền, đơn vị cung cấp dịch vụ công. Cho phép nhà quản lý dễ dàng theo dõi được phân bố yêu cầu, tình trạng xử lý yêu cầu theo khu vực để có những quyết định cần thiết nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về cung cấp dịch vụ công của người dân.

Với ứng dụng này người dân có thể:

- Tìm địa chỉ, địa điểm trên bản đồ

- Gửi yêu cầu dịch vụ công bằng cách nhập một địa chỉ hoặc chọn một vị trí trên bản đồ

- Nhập thông tin mô tả yêu cầu và hình ảnh hiện trạng

- Xem tình trạng xử lý yêu cầu dịch vụ công

Với ứng dụng này đơn vị tiếp nhận, xử lý yêu cầu dịch vụ công có thể:

- Xem bản đồ phân bố yêu cầu dịch vụ công

- Quản trị danh mục yêu cầu dịch vụ công và cập nhật thông tin phản hồi

h) Ứng dụng bản đồ dự án kêu gọi đầu tư: Cho phép doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm, tra cứu thông tin về các dự án đầu tư trên địa bàn. Nhà đầu tư có thể xem chính xác vị trí về dự án cũng như các yếu tố khác có liên quan đến dự án trên các bản đồ nền khác nhau

- Tìm kiếm và tra cứu thông tin dự án kêu gọi đầu tư trên bản đồ

- Tìm kiếm và tra cứu thông tin về dự án kêu gọi đầu tư gần nhất từ một điểm trên bản đồ

i) Mẫu ứng dụng: Do số lượng các ứng dụng cung cấp thông tin rất đa dạng nên gPortal còn cung cấp các mẫu ứng dụng cho phép phát triển thêm các ứng dụng mới khi có nhu cầu. Các mẫu ứng dụng này cung cấp sẵn các chức năng cơ bản để khai thác một bản đồ chuyên đề và có thể phát triển các chức năng mở rộng thông qua các thư viên lập trình của gServer.

IV. KẾT LUẬN

Sự nghiệp hiện đại hoá đất nước luôn đòi hỏi những bước đi, những quyết định sáng suốt của Chính phủ cùng với sự tham mưu chính xác, kịp thời của các cấp các ngành và địa phương. Để có quyết định chính xác và kịp thời phải có thông tin chính xác, trực quan mà hạ tầng dữ liệu không gian có ý nghĩa rất lớn trong việc đáp ứng các yêu cầu này. Đối với cộng đồng, xã hội hạ tầng dữ liệu không gian sẽ góp phần làm thay đổi cách sống, kích thích nhiều loại hình dịch vụ phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo phát triển bền vững.

Với những gì đang có, chỉ cần sự quyết tâm của các ngành các cấp, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các tỉnh, mọi đầu tư của Chính phủ chắc chắn sẽ không bị lãng phí.

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 13

Page 14: HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian cấp tỉnh đi trước, từng bước hoàn thiện và đưa vào khai thác có hiệu quả chính là đòn bẩy và điều kiện thuận lợi để thực hiện ở mô hình trung ương, góp phần hiện thực hoá chủ trương Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

gPortal là giải pháp cổng thông tin địa lý được xây dựng trên nền tảng gServer với các công nghệ Web tiên tiến. Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản để thiết lập hạ tầng dữ liệu không gian, gPortal còn cung cấp nhiều ứng dụng cung câp thông tin đáp ứng nhu cầu khai thác, trao đổi thông tin giữa chính quyền với người dân, doanh nghiêp. Các nguồn dữ liệu quản lý trong gPortal được biên tập và phân phối dưới nhiều hình thức đa dạng và có tính sẵn sàng cao. Các mẫu ứng dụng và thư viện lập trình cho phép phát triển, tích hợp thêm các ứng dụng mới một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK - Tổng công ty TN & MT Việt Nam (TMV) 14