30
Packing List là gì trong xuất nhập khẩu Xin chào tất cả các bạn! Packing List hay phiếu đóng gói, danh sách hàng là một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu . Nói nôm na, trênpacking list thể hiện rõ người bán bán những cái gì cho người mua, qua đó người mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay không. <="" h2=""> Khi nhìn vào phiếu đóng gói, chúng ta sẽ hiểu được: – Trong container đó có số lượng hàng bao nhiêu? Trọng lượng bao nhiêu? – Số kiện, số pallet thế nào? Có bao nhiêu hàng hay kiện nhỏ được đóng trong thùng, hộp lớn? – Chúng ta sẽ dỡ hàng bằng tay (công nhân bốc trực tiếp, cần nhiều người) hay dỡ hàng bằng xe nâng (cần ít người hơn)? – Thời gian dự kiến dỡ hàng là bao lâu và từ đó có thể tính toán được số lượng hàng có thể dỡ trong 1 ngày (Ví dụ như container có 20 kiện hàng, đóng pallet thì có thể 1 cont trong vòng 30 phút – 1 giờ, 1 ngày dỡ được 8 cont nhưng nếu như container có 1000 kiện hàng bốc rời thì có thể mất 1,5 – 2 giờ/container và 1 ngày chỉ dỡ được 4 cont hàng). Điều này quan trọng cho người mua trong việc bố trí nhân lực xuống hàng và chuẩn bị kho bãi. – Tìm được sản phẩm đó nằm trong kiện nào, bao nào, pallet nào. Nếu sản phẩm đó bị lỗi, chúng ta có thể khiếu nại nhà sản xuất và với những thông tin trên, họ có thể truy lại được ca sản xuất, số máy, người phụ trách và kiểm tra lỗi cho chúng ta. Dưới đây là một Packing List mẫu:

Hạnh pro

Embed Size (px)

DESCRIPTION

XNK

Citation preview

Page 1: Hạnh pro

Packing List là gì trong xuất nhập khẩu

Xin chào tất cả các bạn! Packing List hay phiếu đóng gói, danh sách hàng là một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Nói nôm na, trênpacking list thể hiện rõ người bán bán những cái gì cho người mua, qua đó người mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay không.<="" h2="">

Khi nhìn vào phiếu đóng gói, chúng ta sẽ hiểu được:– Trong container đó có số lượng hàng bao nhiêu? Trọng lượng bao nhiêu?– Số kiện, số pallet thế nào? Có bao nhiêu hàng hay kiện nhỏ được đóng trong thùng, hộp lớn?– Chúng ta sẽ dỡ hàng bằng tay (công nhân bốc trực tiếp, cần nhiều người) hay dỡ hàng bằng xe nâng (cần ít người hơn)?– Thời gian dự kiến dỡ hàng là bao lâu và từ đó có thể tính toán được số lượng hàng có thể dỡ trong 1 ngày (Ví dụ như container có 20 kiện hàng, đóng pallet thì có thể 1 cont trong vòng 30 phút – 1 giờ, 1 ngày dỡ được 8 cont nhưng nếu như container có 1000 kiện hàng bốc rời thì có thể mất 1,5 – 2 giờ/container và 1 ngày chỉ dỡ được 4 cont hàng). Điều này quan trọng cho người mua trong việc bố trí nhân lực xuống hàng và chuẩn bị kho bãi.– Tìm được sản phẩm đó nằm trong kiện nào, bao nào, pallet nào. Nếu sản phẩm đó bị lỗi, chúng ta có thể khiếu nại nhà sản xuất và với những thông tin trên, họ có thể truy lại được ca sản xuất, số máy, người phụ trách và kiểm tra lỗi cho chúng ta.

Dưới đây là một Packing List mẫu:

Packing List là gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Page 2: Hạnh pro

Các nội dung chính trong Packing List:

– Tiêu đề trên cùng: Logo, tên, địa chỉ, tel, fax công ty– Seller: Tên, địa chỉ, tel, fax công ty bán hàng.– Số và ngày Packing List.– Buyer: Tên, địa chỉ, tel, fax công ty mua hàng.– Ref no: Số tham chiếu. Đây có thể là số đơn hàng, hay ghi chú thêm về Notify Party(Bên thông báo khi hàng đến. Thông thường thanh toán L/C thì mới yêu cầu ghi thêm thông tin Notify Party này).– Port of Loading: Cảng bốc hàng (Ví dụ: Hai Phong port, Viet Nam; Incheon port, Korea…).– Port of Destination: Cảng đến (Ví dụ: Manila port, Philippines; Port Klang port, Malaysia…).– Vessel Name: Tên tàu, số chuyến.– ETD: Estimated Time Delivery – Ngày dự kiến tàu chạy.– Product: Mô tả hàng hóa: Tên hàng, ký mã hiệu, mã HS…– Quantity: Số lượng hàng theo đơn vị ở dưới (Ví dụ: 100000 pcs là 100000 cái…).– Packing: Số lượng thùng, hộp, kiện đóng gói theo đơn vị ở dưới (Ví dụ: đơn vị là bales – kiện, chẳng hạn có 100000 cái, đóng gói 500 cái/kiện -> Packing là 200 bales).– NWT: Net weight – Trọng lượng tịnh (Chỉ tính trọng lượng của hàng hóa)– GWT: Gross weight – Trọng lượng tổng (Tính cả trọng lượng của dây buộc, nylon bọc, thùng, hộp đựng ở ngoài). Trên thực tế, chúng ta không cần quá tỉ mỉ và quá chính xác GWT này, chỉ cần GWT tính tương ứng và không vượt quá trọng lượng mà hãng tàu cho phép xếp trong 1 container là ok.– Remark: Những ghi chú thêm (ví dụ như tất cả có 200 kiện thì kiện từ số 1 – 100 là đóng cho hàng nhãn mác A, kiện từ số 100-200 là đóng cho hàng nhãn mác B…)– Xác nhận của bên bán hàng: Ký, đóng dấu.Ngoài ra, với nhiều loại hàng đóng gói phức tạp hay một chuyến hàng bao gồm nhiều container, chúng ta còn phải cung cấp thêm Detailed Packing List. Về bản chất, đây là bảng kê chi tiết hơn và được gửi cùng Packing List. Packing List dùng để kê khai hải quan và xem xét số lượng chung còn Detailed Packing List được dùng để kiểm tra số lượng hàng hóa thực tế khi dỡ hàng và nhập vào kho.

Page 3: Hạnh pro

Dưới đây là một Detailed Packing List mẫu:

Page 4: Hạnh pro

Nội dung chính trong Packing List

Trên Detailed Packing List phải ghi rõ số cont/seal và số lượng hàng trong từng kiện, từng pallet, loại hàng cụ thể và ký, mã hiệu.Ngoài ra, trong nhiều trường hợp xuất hàng lẻ hoặc hàng nguyên container nhưng chủng loại, quy cách đóng gói đơn giản thì người bán hàng có thể kết hợp và gộp chung Commercial Invoice + Packing List vào một mẫu như hình minh họa ở dưới:

Page 5: Hạnh pro

Detailed Packing List

Kết luận: Qua Packing List (Detailed Packing List), chúng ta có thể hiểu được loại hàng, số lượng hàng, quy cách đóng gói, từ đó tính toán được thời gian dỡ hàng, cách sắp xếp, chỗ để trong kho. Packing List thông thường được gửi cho người mua ngay sau khi đóng hàng xong để người mua có thể kiểm tra số lượng hàng giao và lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh kịp thời. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, có thể kết hợp cả Invoice và Packing List trong cùng một form nhằm mục đích dễ theo dõi, kiểm tra cho người mua.

thuật ngữ chuyên ngành Logistics

Page 6: Hạnh pro

thuật ngữ chuyên ngành Logistics

Từ vựng Tiếng Anh chuyên ngành Xuất Nhập Khẩu

Bill of lading: Vận đơn (danh sách chi tiết hàng hóa trên tàu chở hàng)

C.&F. (cost & freight): bao gồm giá hàng hóa và cước phí nhưng không bao gồm bảo hiểm. Một điều kiện giao hàng trong Incorterm

C.I.F. (cost, insurance & freight): bao gồm giá hàng hóa, bảo hiểm và cước phí. Một điều kiện giao hàng trong Incorterm

Cargo: Hàng hóa (vận chuyển bằng tàu thủy hoặc máy bay)

Certificate of origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Viết tắt C/O

Container: Thùng đựng hàng lớn (công-ten-nơ). Thường có 2 loại cont 20 và 40

Container port (cảng công-ten-nơ); to Containerize (cho hàng vào công-ten-nơ)

Customs: Thuế nhập khẩu; hải quan

Customs declaration form: tờ khai hải quan

Declare: Khai báo hàng (để đóng thuế)

F.a.s. (free alongside ship): Bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng nhưng không gồm chi phí chất hàng lên tàu.. . Một điều kiện giao hàng trong Incorterm

F.o.b. (free on board): Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng đã được chất lên tàu. Một điều kiện giao hàng trong Incorterm

Freight: Hàng hóa được vận chuyển. THường sử dụng như cước hàng hóa

Irrevocable: Không thể hủy ngang; unalterable – irrevocable letter of credit (tín dụng thư không hủy ngang)

Letter of credit (L/C): Tín dụng thư(hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu)

Merchandise: Hàng hóa mua và bán

Packing list: Phiếu đóng gói hàng (một tài liệu được gửi kèm với hàng hóa để thể hiện rằng chúng đã được kiểm tra)

Pro forma invoice: Hóa đơn tạm thời

Quay: Bến cảng;

Page 7: Hạnh pro

wharf – quayside (khu vực sát bến cảng)

Ship: Vận chuyển (hàng) bằng đường biển hoặc đường hàng không; tàu thủy

Shipment (việc gửi hàng)+ To incur (v): Chịu, gánh, bị (chi phí, tổn thất, trách nhiệm…)

– To incur a penalty (v): Chịu phạt

– To incur expenses (v): Chịu phí tổn, chịu chi phí

– To incur Liabilities (v): Chịu trách nhiệm

– To incur losses (v): Chịu tổn thất

– To incur punishment (v): Chịu phạt

– To incur debt (v): Mắc nợ

– To incur risk (v): Chịu rủi ro

– Indebted (adj): Mắc nợ, còn thiếu lại

– Indebtedness (n): Sự mắc nợ, công nợ, số tiền nợ

– Certificate of indebtedness (n): Giấy chứng nhận thiếu nợ

+ Premium (n): Tiền thưởng, tiền đóng bảo hiểm, tiền bù, tiền khuyến khích, hàng biếu thêm, tiền bớt giá để câu khách

– Premium as agreed: Phí bảo hiểm như đã thỏa thuận

– Premium for double option: Tiền cược mua hoặc bán

– Premium for the call: Tiền cược mua, tiền cược thuận

– Premium for the put: Tiền cược bán, tiền cược nghịch

– Premium on gold: Bù giá vàng

– Additional premium: Phí bảo hiểm phụ, phí bảo hiểm bổ sung

– Export premium: Tiền thưởng xuất khẩu

– Extra premium: Phí bảo hiểm phụ

– Hull premium: Phí bảo hiểm mộc (không khấu trừ hoa hồng môi giới), phí bảo hiểm toàn bộ

– Insurance premium: Phí bảo hiểm

– Lumpsum premium: Phí bảo hiêm xô, phí bảo hiểm khoán

Page 8: Hạnh pro

– Net premium: Phí bảo hiểm thuần túy (đã khấu trừ hoa hồng, môi giới), phí bảo hiểm tịnh

– Unearned premium: Phí bảo hiểm không thu được

– Voyage premium: Phí bảo hiểm chuyến

– At a premium: Cao hơn giá quy định (phát hành cổ phiếu)

– Exchange premium: Tiền lời đổi tiền

– Premium bond: Trái khoán có thưởng khích lệ

+ Loan (n): Sự cho vay, sự cho mượn, tiền cho vay; công trái.(v): Cho vay, cho mượn (Mỹ).

– Loan at call (n): Tiền vay không kỳ hạn, khoản vay không kỳ hạn.

– Loan on bottomry (n): Khoản cho vay cầm tàu.

– Loan on mortgage (n): Sự cho vay cầm cố.

– Loan on overdraft (n): Khoản cho vay chi trội.

– Loan of money (n): Sự cho vay tiền.

– Bottomry loan (n): Khoản cho vay cầm tàu.

– Call loan (n): Tiền vay không kỳ hạn, khoản vay không kỳ hạn.

– Demand loan (n): Khoản vay không kỳ hạn, sự cho vay không kỳ hạn.

– Fiduciary loan (n): Khoản cho vay không có đảm bảo.

– Long loan (n): Khoản vay dài hạn, sự cho vay dài hạn.

– Short loan (n): Khoản vay ngắn hạn, sự cho vay ngắn hạn.

– Unsecured insurance (n): Sự cho vay không bảo đảm, không thế chấp.

– Warehouse insurance (n): Sự cho vay cầm hàng, lưu kho.

– Loan on interest (n): Sự cho vay có lãi.

– Loan on security (n): Sự vay, mượn có thế chấp.

– Loan-office (n): Sổ giao dịch vay mượn, sổ nhận tiền mua công trái.

– To apply for a plan (v): Làm đơn xin vay.

– To loan for someone (v): Cho ai vay.

– To raise a loan = To secure a loan (v): Vay nợ.

Page 9: Hạnh pro

+ Tonnage (n): Cước chuyên chở, dung tải, dung tích (tàu), trọng tải, lượng choán nước

– Cargo deadweight tonnage: Cước chuyên chở hàng hóa

– Stevedorage (n): Phí bốc dở

+ Stevedore (n): Người bốc dỡ, công nhân bốc dỡ(v): Bốc dỡ (Mỹ)

– Stevedoring (n): Việc bốc dỡ (hàng)

Shipping agent: Đại lý tàu biển

Waybill: Vận đơn (cung cấp thông tin về hàng hóa được gửi đi)

Air waybill (vận đơn hàng không)

Trong bài này mình sẽ viết về định nghĩa C/O là gì, quy trình khai báo C/O và khi làm CO cần chú ý những gì.  Hiện nay việc làm CO có thể xác nhận trực tiếp trên mạng tại website của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội ( covcci.com.vn ). Bài viết này theo yêu cầu của một bạn gởi về website “cho em hỏi khi làm C/O ( certificate of origin ) cần chú ý những điểm gì ạ? Khách hàng em toàn nhờ check cho họ nội dung C/O mà em cũng chưa nắm vững lắm. rất mong anh giải thích dùm em. cảm ơn anh”. Xin chân thành cảm ơn câu hỏi của bạn đã gởi đến website.

C/O là gì ?Mình viết hơi dài dòng một xíu, theo như câu hỏi trên thì mình nghĩ rằng bạn đã hiểu khái niệm C/O là gì. Tuy nhiên mình muốn viết một bài để những bạn nào đang thắc mắc cũng có thể hiểu được khái niệm.C/O là chữ viết tắt của Certificate of Origin. C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ.

Page 10: Hạnh pro

Certificate of Origin

Các loại form C/OVì form C/O có liên quan đến hưởng miễn giảm thuế, do đó các bạn phải khai chính xác. Sau đây là tất cả form C/O đang được sử dụng tại Việt Nam.

Page 11: Hạnh pro

+ C/O form A : ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cấp cho Việt Nam xuất khẩu sang các nước;+ C/O form D : hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT;+ C/O form E : hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc;+ C/O form S : hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam-Lào;+ C/O form AK : hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc;+ C/O form GSTP : hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP;+ C/O form B : hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi;+ C/O form ICO : cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);+ C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU;+ C/O form Mexico (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico;+ C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;+ C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru;* Trường hợp hàng xuất khẩu không cấp được C/O, theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,….Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam:Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau:Những lưu ý khi làm C/O và quy trình làm C/O1. Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu) 

2. Các tờ C/O đã kê khai hoàn chỉnh : tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy đơn vị C/O chuyển khách hàng, 1 bản copy đơn vị C/O lưu, 1 bản copy cơ quan cấp C/O lưu. Riêng form ICO làm thêm 1 bản First copy để VCCI chuyển cho Tổ chức cà phê quốc tế ICO).

Page 12: Hạnh pro

3. Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam)+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có)+ Tờ khai hải quan hàng xuất+ Giấy chứng nhận xuất khẩu (nếu có)+ Invoice (hoặc invoice có thị thực VISA đối với hàng dệt may XK sang Hoa Kỳ quản lý hạn ngạch)+ Vận đơn4. Các chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam của hàng hóa:+ Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu,. thành phẩm.+ Ðịnh mức hải quan (nếu có)+ Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng (theo mẫu)+ Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu+ Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).+ Giấy kiểm định (hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

Những lưu ý :– Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết để làm rõ xuất xứ hàng hóa, VCCI có thể yêu cầu xuất trình thêm các chứng từ khác như công văn giải trình một vấn đề cụ thể, hợp đồng, L/C, . hoặc các mẫu vật, mẫu hình của sản phẩm, nguyên liệu sử dụng, hoặc tiến hành kiểm tra thực tế sản xuất sản phẩm,..– Ðối với các đơn vị lần đầu xin C/O, cần phải lập và nộp thêm Hồ sơ đơn vị C/O (Thương nhân, Tổ chức, Cá nhân; Danh mục cơ sở sản xuất; Đăng ký đại diện liên hệ, ký trên chứng từ hồ sơ C/O và mẫu dấu, chữ ký). Các thay đổi trong quá trình hoạt động phải thông báo kịp thời để lưu bổ sung vào hồ sơ.– Các chứng từ do cơ quan khác phát hành (vận đơn, tờ khai hải quan, giấy phép xuất khẩu,.) đơn vị nộp bản photo sao y, và xuất trình bản chính để đối chiếu.– Hồ sơ C/O đơn vị phải lưu đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp (bản photo sao y chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị đối chiếu).– Lưu ý : cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ liên quan đến việc cấp C/O. Nội dung các chứng từ phải xác thực, hợp lệ và thống nhất.

Thủ tục cấp C/O form D và CO form D dùng cho nước nào

Nối tiếp bài viết về giấy chứng nhận xuất xứ C/O form A, form B hôm trước, hôm nay mình sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn một loại C/O cũng rất quen thuộc hiện nay là C/O Form D.

Nội dung bài viết [hide] 1 C/O Form D xuất hàng qua những quốc gia nào? 2 Các giấy tờ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O form D

o 2.1 Nội dung trên giấy chứng nhận xuất xứ C/O

Page 13: Hạnh pro

3 Kết luận

C/O Form D xuất hàng qua những quốc gia nào?C/O form D áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT. Khi người nhập khẩu xuất trình được C/O form D với cơ quan hải quan, họ sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu (đối với phần lớn mặt hàng thì thuế nhập khẩu là 0%). Chính vì thế, khi xuất khẩu hàng đi các quốc gia Đông Nam Á, nhà nhập khẩu luôn yêu cầu nhà xuất khẩu phải cung cấp C/O này. Đây là một lợi thế và thúc đẩy giao thương trong khối ASEAN phát triển.

Các giấy tờ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O form D– Vận đơn đường biển Bill of Lading: Sao y bản chính (Phần lớn xuất hàng đi Đông Nam Á, nhà xuất khẩu dùng surender bill. Bộ công thương yêu cầu sao y bản chính sur BL chứ draft BL không được chấp nhận. Mình từng chứng kiến nhiều trường hợp chỉ vì nhầm lẫn này mà các bạn đi xin C/O phải chạy về công ty bổ sung)– Hóa đơn thương mại Commercial Invoice: Bản gốc– Phiếu đóng gói Packing List: Bản gốc– Tờ khai hải quan: Sao y bản chính (phải là TKHQ thông quan)– Bản giải trình quy trình sản xuất: Sao y bản chính (Giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào)– Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Sao y bản chính (Thể hiện rõ trong sản phẩm có bao nhiêu % nguyên liệu A, bao nhiêu % nguyên liệu B…)– Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu: Sao y bản chính (trong trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (trong trường hợp doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu)– Hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu: Sao y bản chính + mang bản gốc để đối chiếu (trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu là công ty thương mại, không trực tiếp sản xuất mà mua sản phẩm về đề xuất khẩu đi)– Đơn đề nghị cấp C/O: Mẫu Phụ lục 10 – Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN

Page 15: Hạnh pro

– Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Công văn cam kết; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ từng mặt hàng, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp các giấy tờ này– Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải khai online trên hệ thống cấp C/O của Bộ công thương: http://www.ecosys.gov.vn/Default.aspx. Sau khi cán bộ C/O duyệt online và cấp cho doanh nghiệp mã số CO thì doanh nghiệp in mã số đó lên trên form C/O.

H2: Hệ thống khai CO fom D trên Ecosys

Nội dung trên giấy chứng nhận xuất xứ C/OHình dưới là một C/O form D mẫu

Page 17: Hạnh pro

– Mục 1: Thông tin công ty xuất khẩu: Tên, địa chỉ, tel, fax– Mục 2: Thông tin công ty nhập khẩu: Tên, địa chỉ, tel, fax– Mục 3: Tên, số hiệu phương thức vận chuyển, ngày tàu chạy, cảng đi, cảng đến– Mục 4: Để trống– Mục 5: Số mục (có thể để trống)– Mục 6: Ký mã hiệu (có thể ghi số cont/seal hay số kiện đóng gói)– Mục 7: Mô tả hàng hóa: Số đơn hàng, số L/C, tên hàng, đóng gói, mã HS…– Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ: Xem ở trang sau C/O để chọn. Tùy loại hàng mà có từng tiêu chuẩn riêng.– Mục 9: Trọng lượng tổng và giá trị FOB của lô hàng (Bằng số, bằng chữ)– Mục 10: Số và ngày của invoice– Mục 11: Xác nhận của công ty xuất khẩu– Mục 12: Xác nhận của công ty nhập khẩu– Mục 13: Loại C/O (Thông thường là Issued Retroactively)– Số Reference: Như trước thì số này do Bộ công thương tự đóng cho doanh nghiệp nhưng quy định mới thì doanh nghiệp phải khai báo online trên hệ thống cấp cấp C/O Bộ cộng thương và sau đó tự in số này trên form C/OMột bộ C/O form D gồm 3 tờ (Original, Duplicate và Triplicate) có giá 40k/bộ mua ở tổ cấp C/O của Bộ công thương. Trong trường hợp bộ chứng từ hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp được cấp C/O ngay trong buổi nộp hồ sơ xin cấp. Trong trường hợp xin cấp lại C/O, doanh nghiệp phải làm đơn xin cấp lại C/O và nộp lại form C/O đã được cấp cùng toàn bộ các giấy tờ cần thiết như đã liệt kê ở trên.

Kết luậnHy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu thêm về C/O form D: bản chất, chuẩn bị hồ sơ và các nội dung thể hiện trên C/O. So với C/O form A, form B thì C/O form D có một vài điều khác biệt. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HQUAN ĐIÊN TƯ 

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan.

Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:

+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4.

+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ qaun

Page 18: Hạnh pro

hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra htực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3.

Bước 3: - Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.

Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng.   

  

1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA):

Page 19: Hạnh pro

- Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.

- Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.

2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):

- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.

- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.

3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:

Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.

4. Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ:

4.1 Đối với các tờ khai luồng xanh: 

- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.

- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.

+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.

- Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh  đã được thông quan chuyển sang hệ thống VCIS.

4.2  Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang Vcis.

a. Cơ quan hải quan

Page 20: Hạnh pro

a.1 Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS:

- Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức được phân công về việc kiểm tra, xử lý đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”;

- Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất, các nội dung cần xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”

- Nếu Lãnh đạo, công chức không ghi nhận các nội dung trên, hệ thống không cho phép thực hiện nghiệp vụ CEA

a.2  Sử dụng nghiệp vụ CKO để

- Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá (đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ);

- Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng đỏ (theo quy định của quy trình nghiệp vụ liên quan).

a.3 Sử dụng nghiệp vụ CEA để:

- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng;

- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.

a.4 Sử dụng nghiệp vụ IDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ  tục, sửa đổi nội dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.

b. Người khai hải quan:

- Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá; 

-  Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm  thực tế hàng hoá;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

c. Hệ thống:

(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra)

(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng.

(3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động thực hiện các công việc sau:

- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.

- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

· Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế

Page 21: Hạnh pro

phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.

· Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.

 5. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:

(1) Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.

(2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin tờ khai sửa đổi tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này thì hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.

(3) Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0.

(4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh).

(5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi.

6. Những điểm cần lưu ý:

(1) Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt hàng, người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô hàng được liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai.

(2) Trị giá tính thuế:

- Khai báo trị giá: Ghép các chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp 1 vào tờ khai nhập khẩu; Đối các phương pháp khác, chỉ ghép một số chỉ tiêu kết quả vào tờ khai nhập khẩu, việc tính toán cụ thể trị giá theo từng phương pháp phải thực hiện trên tờ khai trị giá riêng.

- Tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, người khai hải quan khai báo Tổng trị giá hoá đơn, tổng hệ số phân bổ trị giá, trị giá hoá đơn của từng dòng hàng, các khoản điều chỉnh, hệ số phân bổ các khoản điều chỉnh, trên cơ sở đó, hệ thống sẽ tự động  phân bổ các khoản điều chỉnh và tự động tính trị giá tính thuế cho từng dòng hàng.

- Không tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng ngoài I và F còn có trên 5 khoản điều chỉnh khác hoặc việc phân bổ các khoản điều chỉnh không theo tỷ lệ trị giá thì hệ thống không tự động phân bổ, tính toán trị giá tính thuế; Đối với các trường hợp này, người khai hải quan khai báo, tính toán trị giá tính thuế của từng dòng hàng tại tờ khai trị giá riêng, sau đó điền kết quả vào ô “trị giá tính thuế” của từng dòng hàng.

(3) Tỷ giá tính thuế:

Page 22: Hạnh pro

Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ áp dụng tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này để tự động tính thuế:

- Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA và đăng ký tờ khai IDC trong cùng một ngày hoặc trong 02 ngày có tỷ giá giống nhau thì hệ thống tự động giữ nguyên tỷ giá tính thuế;

- Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai  IDC (được tính là thời điểm người khai hải quan ấn nút “Gửi” tại màn hình IDC) tại ngày có tỷ giá khác với tỷ giá tại ngày khai thông tin nhập khẩu IDA thì hệ thống sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại - thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn hệ thống sẽ tự động cập nhật lại tỷ giá theo ngày đăng ký tờ khai.

(4) Thuế suất:

- Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để tự động điền vào ô thuế suất.

- Trường hợp thuế suất tại ngày IDC dự kiến khác thuế suất tại ngày IDC, thì khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC hệ thống sẽ báo lỗi, khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại - thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn, hệ thống tự động cập nhật lại thuế suất theo ngày đăng ký tờ khai IDC.

- Trường hợp người khai hải quan nhập mức thuế suất thủ công thì hệ thống xuất ra chữ “M” bên cạnh ô thuế suất.

(5) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế:

- Việc xác định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK không căn cứ vào Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế, mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.

- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế.

- Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).

- Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký DMMT trên VNACCS (TEA) thì phải nhập đủ cả mã miễn thuế và số DMMT, số thứ tự dòng hàng trong DMMT đã đăng ký trên VNACCS.

- Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế Nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký DMMT nhưng đăng ký thủ công ngoài VNACCS thì phải nhập mã miễn thuế và ghi số DMMT vào phần ghi chú.

(6) Trường hợp hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng:

- Việc xác định hàng hóa, thuế suất giá trị gia tăng không căn cứ vào Bảng mã thuế suất thuế giá trị gia tăng; mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa, thuế suất cụ thể theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã thuế suất thuế giá trị gia tăng.

- Nhập mã thuế suất thuế giá trị gia tăng vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).

(7) Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (do có nợ quá hạn quá 90 ngày

Page 23: Hạnh pro

hoặc Doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh,…)

Hệ thống tự động từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi cho phía người khai lý do từ chối tiếp nhận khai báo. Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại thì hệ thống vẫn chấp nhận đăng ký tờ khai dù doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên.

(8) Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai (bảo lãnh theo số vận đơn/hóa đơn)

Aố vận đơn hoặc số hóa đơn đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số vận đơn/số hóa đơn người khai khai báo trên màn hình nhập liệu.

Nếu đăng ký bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai thì số tờ khai đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.

(9) Trường hợp cùng một mặt hàng nhưng các sắc thuế có thời hạn nộp thuế khác nhau

Hệ thống sẽ tự động xuất ra các chứng từ ghi số thuế phải thu tương ứng với từng thời hạn nộp thuế. Trường hợp người khai làm thủ tục nhập khẩu nhiều mặt hàng nhưng các mặt hàng có thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên các tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế (ví dụ: người khai làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng gỗ và dầu thô thì phải khai trên 02 tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế: mặt hàng gỗ có thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 30 ngày; mặt hàng dầu thô có thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 35 ngày).

 Về trang trước     Bản in     Về đầu trang