19
4. Hành vi giao dịch trên thị trường hối đoái o Hành vi giao dịch với mục tiêu sinh lời Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (FX Arbitrage) Đầu cơ tiền tệ (FX Speculate) o Hành vi giao dịch với mục tiêu ngăn ngừa rủi ro - Phòng vệ/ bảo hiểm rủi ro tỷ giá (FX Hedge)

Hành vi kinh doang ngoại hối

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hành vi kinh doang ngoại hối

4. Hành vi giao dịch trên thị trường hối đoái

o Hành vi giao dịch với mục tiêu sinh lời- Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (FX Arbitrage)- Đầu cơ tiền tệ (FX Speculate)o Hành vi giao dịch với mục tiêu ngăn ngừa rủi

ro - Phòng vệ/ bảo hiểm rủi ro tỷ giá (FX Hedge)

Page 2: Hành vi kinh doang ngoại hối

oKinh doanh chênh lệch tỷ giá Là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng

tiền ở nơi rẻ và bán lại ở nơi có giá cao hơnđể ăn chênh lệch tỷ giá.

Hành vi mua và bán tại cùng một thời điểm nên không phải chịu rủi ro tỷ giá và không phải bỏ vốn.

Page 3: Hành vi kinh doang ngoại hối

o Kinh doanh chênh lệch tỉ giá (FX Arbitrage)Có 3 hình thức Arbitrage phổ biến:Arbitrage địa phương (Locational Arbitrage)Arbitrage 3 bên (Triangular Arbitrage)Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòngngừa (Covered Interest Arbitrage-CIA)

Page 4: Hành vi kinh doang ngoại hối

Arbitrage địa phương Có thể được thực hiện nếu tỉ giá mua của

ngân hàng này thấp hơn tỉ giá bán của ngân hàng kia trong cùng một địa phương. Nhà kinh doanh sẽ tận dụng cơ hội này để kinh doanh chênh lệch tỷ giá.

Ví dụ: Tại Mỹ, giá mua bán đồng Franc Thụy Sĩ như sau:

Arbitrage địa phương: mua đồng Franc ở NH A với giá $0,495, bán ở NH B với giá $0,510.

Ngân hàng A Ngân hàng B

Giá mua $0,495 $0,505

Giá bán $0,500 $0,510

Page 5: Hành vi kinh doang ngoại hối

Ví dụ Arbitrage địa phương Điều chỉnh trên thị trường:

Lợi nhuận từ Arbitrage địa phương giảm xuống

Cầu Franc ở NH A tăng

Đồng Franc kgan hiếm

NH A tăng giá bán Franc

Cung Franc ở NH B tăng

NH B giảm giá mua Franc

Page 6: Hành vi kinh doang ngoại hối

Arbitrage 3 bên

Có thể xảy ra nếu có sự khác biệt trong tỉ giá chéo. Nếu tỷ giá chéo thực giữa hai đồng tiền này khác với tỷ giá chéo thích hợp thì xuất hiện Arbitrage ba bên. Hoạt động của Arbitrage ba bên sẽ làm cho tỷ giá chéo điều chỉnh lại và khi đó Arbitrage ba bên sẽ không còn khả thi nữa.

X/Y = a1 + a2

Z/Y = b1 + b2

Tỷ giá chéo : X/Z = a1 / b2 – a2 / b1

Page 7: Hành vi kinh doang ngoại hối

Arbitrage 3 bên

Tính tỷ giá chéo thích hợpSo sánh tỷ giá chéo thích hợp với tỷ giá chéo

niêm yếtNếu tỷ giá chéo thích hợp khác với tỷ giá

chéo niêm yết thì arbitrage 3 bên khả thiVí dụ: Giả sử trên thị trường hối đối quốc tế

có các tỷ giá sau:Thị trường

Tỷ giá Bid Ask

New York GBP/USD 1,7121 1,7179

Zurich USD/CHF 6,2181 6,2242

London GBP/CHF 11,64 11,68

Page 8: Hành vi kinh doang ngoại hối

Ví dụ Arbitrage 3 bên Dựa vào tỷ giá niêm yết ở hai thị trường Zurich và London GBP/USD = 1,8701/84 So với tỷ giá được niêm yết tại thị trường New York, ta có thể thấy xuất hiện cơ hội Arbitrage ba bên, nhà kinh doanh khai thác cơ hội:

Dùng 1 triệu USD đang có để mua GBP ở New York theo tỷ giá ASKGBP/USD = 1,7179, thu được:

1.000.000 : 1,7179 = 582.106,06 (GBP) Bán 582.106,06 GBP lấy về CHF ở London theo tỷ giá BIDGBP/CHF = 11,64, thu

được: 82.106,06 x 11,64 = 6.775.714,54 (CHF) Bán 6.775.714,54 CHF vừa thu được để mua lại USD ở Zurich theo tỷ giá

ASKUSD/CHF = 6,2242, thu được:

6.775.714,54 : 6,2242 = 1.088.608,10 (USD) Lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ Arbitrage ba bên: 1.088.608,10 – 1.000.000 = 88.608,10 (USD)

Page 9: Hành vi kinh doang ngoại hối

Ví dụ Arbitrage 3 bên Quá trình điều chỉnh tỷ giá trên thị

trường: Giao dịch người đầu tư với

ngân hàng Tác động

1. Sử dụng USD để mua GBP Ngân hàng tăng giá chào bán GBP so với USD

2. Bán GBP thu được để mua CHF

Ngân hàng giảm giá mua GBP tính theo CHF

3. Bán CHF để mua USD Ngân hàng giảm giá hỏi mua CHF tính theo USD

Page 10: Hành vi kinh doang ngoại hối

Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (CIA)  Có thể xảy ra do tỷ giá giao ngay hoặc tỷ giá kỳ

hạn được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của chúng.

Ví dụ:Bạn có 1 triệu đôla MỹTỷ giá giao ngay: USD2,00/GBPTỷ giá kỳ hạn 90 ngày: USD2,00/GBPLãi suất 90 ngày ở Mỹ là 2% ở Anh là 4%

Page 11: Hành vi kinh doang ngoại hối

Ví dụ CIAChiến lược CIA: 1. Chuyển 1triệu USD thành 500.000 GBP và

gửi vào ngân hàng Anh + mở hợp đồng kì hạn bán GBP với tỷ giá USD2,00/GBP.

2. Tiền gửi đến kì hạn có 520.000 GBP3. Chuyển 520.000 GBP thành 1.040.000 USD

với tỷ giá USD2,00/GBP. Thu được khoảng lợi cao hơn 20.000 USD so

với gửi 1 triệu USD tại ngân hàng Mỹ.

Page 12: Hành vi kinh doang ngoại hối

Ví dụ CIA Điều chỉnh trên thị trường:

Giao dịch Tác động

Dùng đô la Mỹ để mua bảng Anh trên thị trường giao ngay

Tạo áp lực tăng tỷ giá giao ngay của đồng bảng Anh

Thực hiện một hợp đồng kì hạn để bán kì hạn bảng Anh

Tạo áp lực giảm tỷ giá kì hạn của đồng bảng Anh

Tiền Mỹ được đầu tư gửi ở Anh Tạo áp lực tăng lãi suất ở Mỹ và giảm lãi suất ở Anh

Page 13: Hành vi kinh doang ngoại hối

oĐầu cơ tiền tệ Đầu cơ là hành vi mua và bán tại 2 thời điểm

khác nhau nhằm ăn chênh lệch về tỷ giá nhưng phải chịu rủi ro về tỷ giá và phải bỏ vốn kinh doanh.

Ví dụ: Một người kinh doanh dự đoán ngoại tệ sẽ

tăng trong tương lai, ông ấy nhanh chóng dùng nội tệ để mua dự trữ ngoại tệ, chờ đến khi tỷ giá tăng sẽ bán ngoại tệ ra kiếm lời.

Page 14: Hành vi kinh doang ngoại hối

Phân biệt Arbitrage và SpeculationTiêu chí Arbitrage Speculation

1. Thời gian Mua và bán xảy ra đồng thời

Mua và bán xảy ra tại hai thời điểm

2. Vốn kinh doanh Không cần bỏ vốn Phải bỏ vốn

3. Trạng thái ngoại hối Không tạo ra trạng thái ngoại hối

Tạo ra trạng thái ngoại hối mở

4. Rủi ro tỷ giá Không chịu rủi ro tỷ giá

Chịu rủi ro tỷ giá

5. Cơ sở kinh doanh Quan sát thị trường Phán đoán thị trường và sẵn sàng chịu rủi ro

6. Lãi kinh doanh Chắc chắn và biết trước

Không chắc chắn và không biết trước (dự đoán)

7. Địa điểm kinh doanh Tại hai thị trường Có thể tại một thị trường

8. Cơ hội kinh doanh Chỉ là thoáng qua Có thể tiến hành bất cứ lúc nào

Page 15: Hành vi kinh doang ngoại hối

oPhòng vệ rủi ro hối đoái Rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của

một khoản thu nhập do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào có liên quan đến tỷ giá đều có nguy cơ rủi ro hối đoái.

Phòng vệ rủi ro hối đoái là tạo thế đối kháng với vị thế rủi ro

Để bảo hiểm rủi ro tỷ giá thường sử dụng đến các hợp đồng hối đoái phái sinh:

Hợp đồng kì hạn (forward) Hợp đồng futures Hợp đồng options

Page 16: Hành vi kinh doang ngoại hối

oPhòng vệ rủi ro hối đoái

Ví dụ:Công ty A của Việt Nam xuất khẩu lô hàng thủy

sản sang Mỹ với giá trị 125 triệu EUR kỳ hạn thanh toán tiền hàng là 8 tháng.

Công ty này có trạng thái trường là 125 triệu EUR và trạng thái này được duy trì liên tục trong thời hạn 8 tháng. Khi tỷ giá EUR/VND trên thị trường giảm xuống, công ty này sẽ bị đối mặt với rủi ro thua lỗ/ giảm lãi so với kế hoạch. Về nguyên tắc, công ty A có thể sử dụng các hợp forward, option hay future để phòng vệ rủi ro.

Page 17: Hành vi kinh doang ngoại hối

Ví dụ phòng vệ rủi ro hối đoái

Thông qua hợp đồng kỳ hạn (forward): Giả sử rằng công ty A tìm đến NHTM B và ký một hợp đồng bán (forward) 125 triệu EUR với kỳ hạn 8 tháng. Tỷ giá forward có thể được thương lượng giữa NHTM và khách hàng.Và khi công ty A đã ký bán forward 125 triệu EUR thì phải ràng buộc vô điều kiện trong việc thực thi hợp đồng này, cho dù tỷ giá thị trường sau 8 tháng có sự biến động như thế nào chăng nữa.

Page 18: Hành vi kinh doang ngoại hối

Ví dụ phòng vệ rủi ro hối đoái

Thông qua hợp đồng future: Công ty A có thể ký bán future các hợp đồng về EUR kỳ hạn tương đương 8 tháng với giá 125 triệu EUR. Trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng này, nếu như EUR giảm giá thì công ty có thể tìm đến thị trường và ký mua hợp đồng tương lai về EUR với giá thấp hơn giá bán ban đầu. Khi đó nhà quản lý thị trường sẽ thực hiện đóng tài khoản của công ty và công ty sẽ được hưởng phần chênh lệch do tỷ giá thay đổi này.

Page 19: Hành vi kinh doang ngoại hối

Ví dụ phòng vệ rủi ro hối đoái

Thông qua hợp đồng option: Công ty A sẽ tìm đến một công ty chuyên kinh doanh quyền chọn và ký bán option 125 triệu EUR. Giả sử mức phí quyền chọn theo thỏa thuận là 500 VND trên mỗi EUR giao dịch. Có nghĩa là ngay tại thời điểm ký hợp đồng option thì công ty A phải thanh toán cho người bán quyền là 62.500 triệu VND.

Tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, có các tình huống sau đây: Nếu tỷ giá option + phí quyền chọn < tỷ giá giao ngay tại

thời điểm đáo hạn: Công ty A sẽ không thực hiện hợp đồng option mà sẽ bán 125 triệu EUR trên thị trường sẽ có lợi hơn.

Nếu tỷ giá option + phí quyền chọn > tỷ giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn: Công ty A sẽ thực hiện quyền chọn và thông báo cho đối tác là người bán quyền chọn biết ý định của mình