35
HẠT CẢI Tài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 9 - 2014 Cầu nguyện: Hợp lực để Phúc Âm hóa 1. Tầm quan trọng và Sức mạnh của đội ngũ. Hai người tốt hơn một người. Chị ngã, em nâng. Một sợi dây bện ba thì khó đứt. Những thành viên gắn bó của một đội ngũ có thể đạt tới những thành tựu kinh ngạc mà nếu chỉ một cá nhân không bao giờ đạt được. Mô-sê lúc đầu một mình làm quan tòa xử án cho đoàn dân đông đảo. Về sau nhờ bố vợ góp ý, ông đã có một đội ngũ thẩm phán giúp ông giải quyết nhanh gọn các vụ việc của dân (x Xh 19,13-27). Vua Đavít là một bậc thầy trong việc xây dựng đội ngũ, phát triển tinh thần nhóm, kêu gọi mọi người hảo tâm đóng góp công sức xây dựng đền thờ Giê-ru-salem. Họ rộng rãi vui vẻ dâng cúng; chính vua cũng vui mừng khôn tả (x. 1Sbn 29,3-9). Mỗi khi thâu đoạt chiến lợi phẩm của quân địch, vua chia đều cho chiến binh ngoài mặt trận cũng như các người hậu cần, vì ông hiểu rằng toàn bộ đội ngũ đã đóng góp vào thành quả chung. Chúa Giê-su, khi thi hành sứ vụ cứu độ, không bao giờ sống và làm việc một mình. Người hợp tác với Chúa Cha: Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30); “Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người” (Ga 8,29). Chúa đề cao sự hợp tác hợp lực trong sứ vụ tông đồ. Người gọi nhóm 12 lại và bắt đầu sai đi từng hai người một” (Mc 6,7). 1

Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

HẠT CẢI Tài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu

***

THÁNG 9 - 2014Cầu nguyện:

Hợp lực để Phúc Âm hóa1. Tầm quan trọng và Sức mạnh của đội ngũ.Hai người tốt hơn một người. Chị ngã, em nâng. Một sợi dây bện ba thì khó đứt.

Những thành viên gắn bó của một đội ngũ có thể đạt tới những thành tựu kinh ngạc mà nếu chỉ một cá nhân không bao giờ đạt được.

Mô-sê lúc đầu một mình làm quan tòa xử án cho đoàn dân đông đảo. Về sau nhờ bố vợ góp ý, ông đã có một đội ngũ thẩm phán giúp ông giải quyết nhanh gọn các vụ việc của dân (x Xh 19,13-27).

Vua Đavít là một bậc thầy trong việc xây dựng đội ngũ, phát triển tinh thần nhóm, kêu gọi mọi người hảo tâm đóng góp công sức xây dựng đền thờ Giê-ru-salem. Họ rộng rãi vui vẻ dâng cúng; chính vua cũng vui mừng khôn tả (x. 1Sbn 29,3-9). Mỗi khi thâu đoạt chiến lợi phẩm của quân địch, vua chia đều cho chiến binh ngoài mặt trận cũng như các người hậu cần, vì ông hiểu rằng toàn bộ đội ngũ đã đóng góp vào thành quả chung.

Chúa Giê-su, khi thi hành sứ vụ cứu độ, không bao giờ sống và làm việc một mình. Người hợp tác với Chúa Cha: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30); “Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người” (Ga 8,29).

Chúa đề cao sự hợp tác hợp lực trong sứ vụ tông đồ. “Người gọi nhóm 12 lại và bắt đầu sai đi từng hai người một” (Mc 6,7). “Sau đó, Người chỉ định 72 người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến” (Lc 10,1). Rao giảng Tin Mừng là ra khơi bủa lưới người. Ra khơi, chẳng ai dám liều lĩnh ra khơi một mình, vì biển đời đầy dẫy những bất trắc bất ngờ khôn lường. Khôn ngoan là đi từng hai người một: để cộng tác chung sức, trao đổi bàn bạc, nâng đỡ bảo vệ nhau, nương tựa nhau, nhất là những khi sầu khổ nguy biến, như hai môn đệ trên đường Em-mau (x Lc 24,14).

Ông Phêrô Simon được Chúa cho bắt được nhiều cá, liền làm hiệu cho các bạn chài ở thuyền kia tới chung sức hợp lực. Kết quả trên cả tuyệt vời: hai thuyền đầy cá đến gần chìm (x. Lc 5,1-7).

Để phát triển giống nòi nhân loại, Thiên Chúa cần có hai người kết hợp với nhau,

1

Page 2: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

từng đôi từng cặp song nguyền: bằng bí tích hôn phối, đũa đã thành đôi, người nam người nữ, không còn là hai, mà thành một xương một thịt (x. Mc 10,8), bất khả phân ly, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi (cùng hưởng vị ngọt, cùng chung vị đắng).

Thánh Phaolô dùng hình ảnh một thân thể với những bộ phận, chức năng khác nhau, để minh họa cho việc xây dựng thân thể Đức Kitô (x Ep 4,11-13).

Thiên thời, địa lợi, nhất là nhân hòa (hợp tác, hợp lực, hiệp thông) là con át chủ bài làm nên thắng lợi. Cái tôi phải phục vụ cho cái chúng ta. Hai người, tuy khác nhau như tay phải với tay trái, nhưng nếu khéo hoà hợp và sử dụng, thì sẽ phục vụ tốt đẹp, hữu hiệu, hữu ích. Mọi thành viên đều xả thân cho một mục tiêu chung. Đó là kim chỉ nam, là chìa khóa thành công của mọi gia đình, mọi cộng đoàn.

2. NƯƠNG TỰA là nguyên tắc bắt buộc của cuộc sống: không ai là một hòn đảo. Sống nương tựa là tương tác giữa các cá thể, hy sinh cái tôi ích kỷ, làm lớn dậy cái chúng ta vị tha.

Người xưa nói: “Hổ ly sơn, hổ bại”; tăng ly chúng, tăng tàn”. Một con cọp, khi tách rời khỏi núi rừng, vốn là địa thế quen thuộc của nó, thế nào cũng bại trận. Dù có khi đối thủ của nó chỉ là loài chồn hoang; nhưng nhờ sức mạnh đoàn kết, lũ chồn hoang vẫn có thể hạ gục được nó: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”.

Một tu sĩ, nếu rời khỏi cộng đoàn, nơi có nhiều năng lực tinh tiến và hòa hợp bảo hộ, cũng sẽ dễ dàng sa vào cạm bẫy cuộc đời, đánh mất sự thanh tịnh tâm hồn.

Loài thiên nga luôn cùng bầy đàn của mình bay theo hình chữ V, trong những chuyến di cư về phương Nam tránh giá rét và tìm kiếm thức ăn. Với đội hình như thế, nhịp vỗ cánh của con bay trước sẽ giúp cho con bay sau tiết kiệm được 70% sức lực so với khi chỉ bay một mình.

Điều đáng chú ý là khi con đầu đàn đã thấm mệt, nó lập tức lùi lại để con bay kế thay vào vị trí của mình. Chúng không bao giờ độc tài lãnh đạo. Đặc biệt, khi có một con thiên nga bất ngờ bị kiệt sức hay trúng thương, nó sẽ được hai con mạnh khỏe khác ở lại yểm trợ; cả đàn giảm tốc độ để chờ chúng bay theo. Chúng luôn gắn bó, nâng đỡ đồng loại của mình.

Sống mà chỉ ích kỷ nghĩ đến bản thân, thì đời đâu còn ý nghĩa. Hãy cố gắng vượt qua những cái nhìn hạn hẹp mà siết tay nhau, cùng giương lên những cánh buồm to lớn cho con thuyền đời lướt nhanh tiến tới. Đừng vì nhu cầu hưởng thụ quá lớn, đừng vì cái tôi hẹp hòi bé nhỏ, mà lúc nào ta cũng dựng lên trong lòng ngục thất của sự nghi ngờ, sợ hãi để ứng phó với nhau.

Như bản hòa tấu cần từng nốt nhạc, như tòa nhà cần từng viên gạch nối kết, như đại dương cần từng giọt nước, gia đình, cộng đoàn, Giáo Hội, chỉ thật sự hạnh phúc và thăng tiến, khi mọi thành viên biết chung chia và hợp lực, trong công cuộc Phúc Âm hóa nhân loại, và trao tặng cho trần thế món quà cứu độ quý giá là Chúa Kitô: “Chẳng có lý tưởng nào cao đẹp đáng hy sinh cuộc đời cho bằng hợp lực hiến thân phục vụ Chúa Kitô và Nước Trời” (Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II).

Ban Giáo Dân**************************

2

Page 3: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

Lời Chúa:

Tin Mừng Chúa Nhật XXIII Thường NiênMt 18, 15-20

"Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.

"Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.

Hiệp lời cầu nguyện"Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu

xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ."Suy niệm

1 -  Con người ai cũng có lầm lỗi. Vậy mà thái độ chúng ta ứng xử trước lầm lỗi của người khác lại không giản đơn. Đối với lỗi lầm của người khác, ta thường có hai thái độ: hoặc quá khắc nghiệt loại trừ, hoặc quá thờ ơ lãnh đạm. Cả hai thái độ đó đều thiếu xây dựng.

Quá khắc nghiệt loại trừ sẽ khiến ta can thiệp thô bạo vào đời tư, sẽ gây ra bất mãn, đổ vỡ. Ngược lại, quá thờ ơ lãnh đạm sẽ buông thả mặc cho sự xấu tràn lan, sẽ làm cho xã hội suy thoái.  

Vậy đâu là thái độ cần có khi đứng trước những lầm lỗi của anh chị em mình? Hãy bày tỏ lòng thương yêu họ: đừng lên án, chỉ trích gay gắt, nhưng luôn tế nhị, dịu dàng.

2 - Sai lỗi và lầm lỗi là một thực trạng của con người trong xã hội, trong cộng đoàn. Và nếu đã sai lỗi thì cần phải được sửa lỗi để trở nên tốt hơn.

Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói lên nhu cầu phải sửa lỗi cho nhau theo ba bước: từ sửa lỗi giữa hai người với nhau, tới việc cần có 2, 3 người làm chứng, và sau cùng đưa người ấy ra trước mặt Hội thánh.

Tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người ta phải giữ tinh thần bác ái huynh đệ, mục đích giúp người có lỗi ý thức về sai lầm của mình mà sửa đổi. Thái độ trong khi sửa lỗi là luôn phải yêu thương, kính trọng và cầu nguyện cho họ.

Như thế, việc sửa lỗi hoàn toàn là một việc làm được thúc đẩy do tình yêu. Chính bầu khí tin yêu đó sẽ khiến cộng đoàn phát triển. Ai cũng mong được sống trong một cộng đoàn yêu thương như thế. Vì khi lầm lỡ ta biết mình không bị loại trừ nhưng sẽ được quan tâm giúp đỡ, một sự giúp đỡ chân thành, tế nhị và đầy yêu thương.

3

Page 4: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

Truyện kể: Án Tử can ngăn vua. Người đời xưa có những cách sửa lỗi rất tế nhị và sâu sắc.Vua Cảnh Công nước Tề, có một con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi.

Một hôm con ngựa tự nhiên lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa.  Án Tử ngồi chầu, thấy thế ngăn lại, hỏi nhà vua:

- Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phanh người thì bắt đầu từ đâu trước ?Cảnh Công ngơ ngác nhìn nói:- Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội.Án Tử nói rằng:- Tên phạm nhân này chưa biết rõ tội mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin

vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy bỏ ngục.Vua nói:- Phải.Án Tử kể tội rằng:- Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là tội đáng

chết. Lại để chết con ngựa rất quý của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ (ngấp nghé xem người ta hở cơ là làm hại), là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưa ? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục...”.

Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng:- Thôi, tha cho nó ! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân.(Nguyễn văn Ngọc, Cổ học tinh hoa, tập 1, tr 28-29)

**************************Mẹ Gia Đình:

THÁNH Ý CHÚA

(Viết theo lời kêu gọi của Linh Mục Chánh Xứ Giáo Xứ Việt Nam St. Patrick trong năm Đức Tin: Cảm nghiệm Chúa qua các biến cố của cuộc đời)

Chỉ còn một tuần nữa là lễ giỗ của anh, người chồng thương yêu nhất của đời tôi. Anh đã vĩnh viễn xa tôi trên quãng đường dương thế nầy, mới đó mà đã gần bốn năm rồi. Bốn năm tôi đã sống trong nhớ thương quay quắt! Bốn năm tôi thui thủi một mình. Bốn năm, tôi lúc nào cũng dễ dàng nước mắt lưng tròng. Bốn năm, tôi có cảm tưởng như mình biến thành con người không bình thường: vừa nói nói, cười cười với chị em bạn bè xong, quay lưng lại, ngồi vào xe, trên đường về nhà là nước mắt tôi lăn dài trên má.

Là người có Đức Tin, tôi biết và tin rằng: anh ra đi, nghĩa là anh về với Chúa. Tôi

4

Page 5: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

sẽ gặp lại anh sau nầy trên Nước Hằng Sống. Cuộc đời nầy chỉ là quán trọ. Thế gian nầy là một cuộc lữ hành. Biết rõ như thế, sao tôi lại như vậy?! Tôi không trả lời được câu hỏi nầy cho chính bản thân tôi. Tôi không muốn mình là một con người quá yếu đuối, nhưng tôi không thể cưỡng lại được cảm xúc của mình. Tôi vẫn còn thương anh thiết tha. Tôi vẫn còn nhớ anh da diết!

Ngày ấy, khi vị Bác Sĩ cho biết về bệnh tình của anh, chúng tôi không khỏi lo sợ! Dầu vậy, còn nước còn tát. Anh đã đặt tin tưởng vào y khoa, và trải qua tất cả mọi giai đoạn của việc chữa trị. Dù mệt nhọc, dù đau đớn, không một lời kêu ca, ta thán với vợ con. Anh đã phải ở nhà một mình khi lâm trọng bệnh. Tôi đi làm mà nghe ruột gan rối bời! Cũng may, đang lúc sở làm của tôi sa thải nhân viên, tôi tình nguyện nghỉ việc với lương thất nghiệp để được ở nhà với anh.

Lúc bấy giờ, anh không còn đủ sức để lên phòng ngủ trên lầu nữa. Tôi đặt cho anh cái giường bệnh tại phòng gia đình, và tôi, chiếc ghế bố gần ngay đó, đối diện với anh. Mỗi buổi sáng, chúng tôi cùng đọc kinh với nhau. Lo cho anh món điềm tâm và thuốc men là tôi đến Nhà Thờ tham dự Thánh Lễ. Tuy nói là điểm tâm nhưng thực ra anh không ăn được gì bao nhiêu. Ngày nào tôi cũng mang Mình Thánh Chúa về cho anh, vì tôi hiểu được rằng: Mình Thánh Chúa là Thần Lương thiết yếu cho đời sống thiêng liêng, không thể thiếu đối với những người con của Chúa, nhất là đối với anh, trong lúc bệnh hoạn nầy. Tôi tin tưởng. Tôi cầu xin Chúa ban bình an và sức mạnh cho anh, để anh vượt thoát được cơn bệnh hiểm nghèo nầy. Ba giờ chiều, chúng tôi lại cùng nhau đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa. Trước khi đêm xuống, chúng tôi chung nhau trong lời kinh tối. Càng ngày anh càng xuống cân rõ rệt! Trông anh gầy gò, chỉ còn da bọc xương, như không đứng vững trên bước chân anh. Nhìn anh mà lòng tôi quặn thắt! Ấy thế mà nhiều đêm, khi muốn vào phòng vệ sinh, sợ vợ mình mất ngủ, anh đã âm thầm nhẹ bước, cố không gây tiếng động để khỏi đánh thức tôi. Như có linh tính, tôi bỗng nhiên thức giấc, choàng tỉnh dậy, tôi thấy anh lêu nghêu, xiêu vẹo, chậm chạp bước chân. Tôi vụt chỗi dậy, dìu lấy anh và trách nhẹ:

- Anh à, sao anh không gọi em? Lỡ anh té thì sao?! Anh bảo tôi:- Anh sợ em mất ngủ.Anh là người chồng mà ít khi tôi nghe từ miệng anh nói lời thương yêu tôi, nhưng

trong từng hành động, trong từng cử chỉ anh làm, là những lời thương yêu vợ tha thiết nhất, nồng nàn nhất. Ngay chính lúc nầy, đáng ra phải lo cho chính bản thân mình đang trọng bệnh, thì anh lại lo cho tôi. Có ai lại ngược đời như thế không?!

Qua bao nhiêu tháng ngày chữa trị bởi một Bác Sĩ nổi tiếng giỏi, ông cũng là một người Công Giáo tốt lành, thế mà bệnh tình của anh đã không thuyên giảm, mà càng ngày càng tệ hơn! Khi Bác Sĩ của anh, gởi anh đến tham khảo thêm với một Bác Sĩ khác cùng ngành để cho anh yên tâm về cách chữa trị. Vị nầy, sau khi xem hồ sơ bệnh lý đã cho anh biết sự thật của anh. Một sự thật nghe như là bản án tử hình! Tôi thấy dòng nước mắt lăn dài trên má anh. Và chính tôi cũng không cầm được cảm xúc của mình.

Về nhà, tôi nằm bên anh trên chiếc giường bệnh, vòng tay ôm anh, cả hai vợ chồng

5

Page 6: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

cùng khóc. Tôi nói với anh:- Bấy lâu nay, anh là người khỏe mạnh hơn em. Em là người hay đau yếu. Chính

anh đã nói với em rằng “em là cái tủ thuốc”. Lúc nào anh cũng thấy em uống thuốc. Em tưởng rằng em sẽ nằm xuống trước anh! Bây giờ Ý Chúa như vậy, biết làm sao hơn! Chúng ta phải vui lòng vâng theo Thánh Ý Chúa thôi. Anh biết rồi, trên cuộc đời nầy, em sẽ buồn biết bao khi không còn có anh bên cạnh!

Bao lâu nay, chồng tôi cố gắng chữa trị với một hi vọng như anh đã nói với tôi.- Anh chỉ mong sống thêm ba năm nữa thôi cũng được. Tôi biết rõ lòng anh. Anh rất thương con. Anh muốn thấy con anh khôn lớn trưởng

thành. Anh muốn tận mắt chứng kiến con cái anh nên gia thất. Vì đó là niềm vui của anh. Đó là hạnh phúc của anh. Đó là điều anh mong đợi.

Bây giờ thì hi vọng tan biến rồi! Chúng tôi cùng nằm bên nhau, không nói gì nhiều. Vòng tay ôm anh mà tôi nghe lòng mình tan nát. Tôi nghe lòng mình thổn thức, xót xa nghĩ đến mai đây, khi tôi sẽ không còn có anh trên cuộc đời nầy! Rồi sau đó, không phải là chúng tôi không còn buồn nữa, nhưng chúng tôi thấy lòng an bình trong Thánh Ý Chúa.

(còn tiếp)**************************

Cha Gia Đình:

LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI VỀ VIỆC PHÁ THAI Ghi chú: Chữ viết tắt trong bài GLHT: Giáo lý Hội Thánh Công Giáo1. Phá thai ?

Phá thai được hiểu là việc kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi, thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Thuật ngữ phá thai chủ yếu nhắc tới trường hợp phá thai có chủ đích khi mang thai; những ca mất thai một cách tự nhiên thường được gọi bằng thuật ngữ sẩy thai.

Sách Thần học Luân lý chuyên biệt, Tập 2, Tủ sách chuyên đề, trang 285, “Phá thai là lấy khỏi bụng mẹ một con người không thể sống được dựa vào một phương pháp nào đó của con người, hoặc bằng cách giết nó trước khi lấy ra khỏi bụng mẹ, hoặc bằng cách làm cho nó phải liều mạng khi sống ngoài bụng mẹ.” [1]

2. Sự sống con người bắt đầu khi nào?Từ thời Aristote (384 – 322 trước Công nguyên) và vào thế kỷ XIII thánh Tôma

Aquinô (1225 - 1274) đã cho rằng linh hồn có lý trí chỉ được phú cho thân xác sau khi trứng thụ tinh ấy phát triển tới một mức nào đó. Nói cách khác sự sống của mỗi con người khởi đầu khi hợp tử tức trứng (giao tử cái) của người mẹ được thụ tinh bởi tinh trùng (giao tử đực) của người cha phát triển đến một giai đoạn nào đó.

Gần đây, dựa trên các kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là Phôi Thai học, người ta đưa ra nhiều lý thuyết khác nhau bàn về thời điểm khởi đầu

6

Page 7: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

sự sống của con người. Hoặc là thời điểm trứng thụ tinh, hoặc là thời điểm trứng làm tổ trong tử cung, hoặc là thời điểm phân đoạn (khi trứng đã thực sự được cá thể hoá, đến độ sự lưỡng phân không thể xảy ra nữa), hoặc là khi xuất hiện các xung động thần kinh trong bào thai, hoặc vào lúc thai có thể phát triển được, hoặc khi đứa trẻ chào đời, hoặc khi đứa trẻ bắt đầu ứng đáp với tiến trình xã hội hoá, … [2].

Giáo Hội mặc dầu vẫn thừa nhận là vấn đề thời điểm khởi đầu sự sống con người chưa thể giải quyết được (xét về phương diện lý thuyết), nhưng trong thực tế, vẫn công bố rằng sự sống con người hiện diện từ lúc xảy ra sự thụ tinh.

“… Từ khi trứng thụ tinh, đã có một sự sống mới bắt đầu, không phải của cha, cũng không phải của mẹ. Đúng hơn đó là sự sống của một con người mới sẽ được phát triển riêng. Sự sống ấy sẽ không bao giờ trở thành người được nếu đã không là người.” (Bộ Giáo lý Đức Tin, Tuyên ngôn Về việc phá thai. III.12.)

Và nhắc rằng, luôn luôn đối xử với một trứng thụ tinh và còn sống như một con người, với đầy đủ quyền lợi của một con người, bất kể nó đang ở trong giai đoạn phát triển nào (GLHT, số 2270), (Thông điệp Evangelium Vitae – Tin Mừng về Sự Sống, số 60; Hc. Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 51) [3].

Vì, khi phải đương đầu với một sự hồ nghi về sự kiện (trường hợp ở đây là sự sống con người bắt đầu khi nào), Giáo Hội chọn lựa giải pháp an toàn. Và trong trường hợp này, giải pháp an toàn nhất là sự sống con người bắt đầu với sự việc trứng thụ tinh (còn gọi là hợp tử), thay vì là vào một lúc nào sau đó trong tiến trình phát triển của phôi hoặc thai.

3. Tình trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc nạo phá thai ở Việt Nam.a. Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình cho biết: Tỉ lệ phá thai ở Việt Nam từng

có thời gian ở mức 100/100, tức là cứ 100 trẻ ra đời thì cũng có 100 ca phá thai. Thậm chí ở khu vực thành thị năm 2003, tỉ lệ phá thai lên tới 190%, năm 2006 là 140%. Mỗi năm trung bình có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, tỉ lệ nạo phá thai cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và được xếp thứ 5 trên thế giới.

Hiện nay, nhờ việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhìn chung tỉ lệ nạo phá thai đã giảm đi khá nhiều so với các năm trước, nhưng tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên lại tăng lên đáng kể. Nếu năm 2010 chỉ có 2% trường hợp tuổi vị thành niên trong tổng số thì hai năm gần đây tỷ lệ này đã tăng lên 4%. [4]

b. Tình trạng nạo phá thai xảy ra với những lý do chủ yếu như: Cặp vợ chồng trẻ chưa muốn có con, chưa có điều kiện sinh con và nuôi con; những cặp vợ chồng đã có 1 hoặc 2 con rồi, bị vỡ kế hoạch, đáng chú ý là những cô gái chưa chồng, mang thai ngoài ý muốn.

c. Những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra đối với thai phụ sau khi nạo phá thai: Viêm, tắc nghẽn ống dẫn trứng, Rối loạn kinh nguyệt, Dín tử cung, Viêm nhiễm vùng chậu, Lạc nội mạc tử cung, Vô kinh [5], Vô sinh [6].

(Còn tiếp)**************************

7

Page 8: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

Lời Chúa:

Tin Mừng Chúa Nhật XXIV Thường NiênLễ Suy tôn Thánh Giá

Ga 3,13-17Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng Nicôđêmô rằng: "Không ai lên trời được, ngoài

người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời.

"Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người, để tất cả những ai tin vào Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ".Suy niệm

1 - Trước khi mạc khải về ý nghĩa của mầu nhiệm thập giá, Chúa Giêsu nhắc lại cho ông Nicôđêmô về nguồn gốc thần linh từ trời xuống của chính mình như là Con Thiên Chúa: "Không ai đã lên trời, ngoài trừ Con Người, Đấng từ trời xuống".

Chúa muốn ông Nicôđêmô nhìn về thập giá với cái nhìn của chính Chúa, và lúc đó mới có thể khám phá ra rằng Thiên Chúa dùng thập giá để mạc khải tình yêu thần linh, để hòa giải con người với Thiên Chúa và với nhau.

Tự nó, thập giá là một thực tại đau buồn do con người tạo ra, nhưng để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của nó thì cần phải đóng đinh Con Thiên Chúa vào đó, cần phải hiểu mầu nhiệm thập giá trong cái nhìn từ trên cao, trong cái nhìn của Thiên Chúa, Đấng đã muốn và sai Con Một mình xuống trần gian và chịu chết treo trên thập giá, để biến dấu chỉ của sự trừng phạt trở thành dấu chỉ của tình yêu cứu rỗi. "Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, như con rắn đồng của Môsê, để ai tin vào Con Người thì được sống muôn đời".

2 - Thập giá mạc khải cho con người biết tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng là dấu chỉ của sự khước từ của con người đối với Thiên Chúa, là dấu chỉ của sự thù ghét của con người đối với con người, muốn làm mọi cách để loại bỏ đối thủ của mình như những người biệt phái pharisiêu ngày xưa đã dùng thập giá để loại bỏ Chúa Giêsu, Đấng đang lôi kéo dân chúng bỏ họ mà theo Chúa.

Mỗi người Kitô chúng ta hôm nay, nhân ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá, hãy kiểm điểm lại thái độ của mình đối với thập giá Chúa. Phải chăng thập giá Chúa đã bị tục hóa, bị chúng ta biến trở thành món trang sức để khoe của, để củng cố địa vị, để lường gạt anh chị em? Chúng ta làm dấu thánh giá trên mình, chúng ta mang dấu thánh giá trên áo, trên cổ nhưng chúng ta đã sống ý nghĩa của thập giá như Chúa đã mạc khải như thế nào?

Lạy Chúa, Xin thương dạy con hiểu biết, đón nhận và sống mầu nhiệm thập giá trong chính

8

Page 9: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

đời sống của con. Xin cho con một tâm hồn quảng đại, không chạy trốn trước lời mời gọi của thập giá Chúa, nhưng sẵn sàng để cho cuộc đời con được đóng đinh vào thập giá với Chúa, trở thành của lễ hy sinh, giúp anh chị em nhận ra tình yêu Chúa.

Truyện kể: Khước từ thập giá ! Tuần báo Thế Kỷ Kitô, xuất bản bên Hoa Kỳ có kể lại kinh nghiệm sau đây của

một vị linh mục công giáo tại bang Carolina vào Tuần Thánh. Để giúp các tín hữu trong giáo xứ suy niệm về mầu nhiệm thập giá, linh mục này

cho dựng một cây thập giá cao to, bằng gỗ sơn đen ngay trong sân nhà thờ. Chưa được bao lâu, ngay trong ngày hôm đó, có người xưng mình là đại diện cho hãng du lịch trong vùng gọi điện thoại đến khiếu nại. Lý do như sau: khách du lịch đi qua trước nhà thờ không thích nhìn thấy cây thập giá đen thui này, họ muốn xem những gì vui tươi hơn, sáng sủa hơn.

Đó là câu chuyện của đời này ở bên Hoa Kỳ, nhiều người đã quên hay cố quên mầu nhiệm thập giá trong đời sống đức tin. Thế nhưng không phải chỉ là chuyện đời này mà thôi, ngay từ thời xa xưa, thời các thánh tông đồ cũng đã xảy ra như thế. Thánh Phaolô đã thốt lên rằng: "Nhiều người sống nghịch lại thập giá Chúa. Họ chỉ sống theo cái bụng, chạy theo lợi lộc, ham vui".

Thập giá Chúa còn có ý nghĩa gì đối với người Kitô hôm nay chăng?  **************************

Mẹ gia đình:

THÁNH Ý CHÚA (tt)Những ngày kế tiếp là những ngày chúng tôi cùng nhau chuẩn bị cho chuyến đi xa của anh về với Chúa. Một lần nữa, chúng tôi xin Linh Mục ban Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho anh. Một Linh Mục quen thân trong gia đình cũng đến thăm anh, biết rõ là bấy lâu nay anh không thể đi đến Nhà Thờ, đã cử hành Thánh lễ ngay cạnh giường bệnh, để anh được tham dự. Anh được nhận Mình Thánh Chúa mỗi ngày. Chúng tôi cùng nhau trong những giờ kinh sáng, tối, nhất là giờ kinh Lòng Thương xót Chúa. Bây giờ thì anh không còn hơi để đọc cùng tôi. Nhiều khi đọc kinh mà tôi không kềm được cảm xúc, để nước mắt tuôn trào, tôi nghẹn ngào trong lời kinh tiếng hát. Bài kinh cám ơn là bài kinh tôi thường đọc sai khi phải đọc một mình. Tuy không đọc cùng tôi, nhưng khi nghe tôi đọc sai, anh đã biết và nhỏ nhẹ nói cho tôi hay rằng:

- Em đọc lộn rồi.Thế mới biết là dẫu cơ thể yếu liệt, nhưng đầu óc anh vẫn tỉnh táo và trí nhớ còn

thông suốt không ngờ. Anh rành rọt chỉ cho tôi biết những việc cần thiết tôi phải làm. Cái gì, để ở đâu anh đều nhớ cả.

Sau đó không bao lâu, anh đã ra đi! Anh ra đi trong lời nguyện cầu nhỏ nhẹ, thiết tha. Anh ra đi nhẹ nhàng như ngọn đèn đã hết dầu. Anh ra đi trong êm ái trước sự quây quần của tất cả mọi người thân yêu trong gia đình và bạn bè quí mến. Anh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi!

9

Page 10: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

Anh như cột trụ vững chải trong gia đình. Anh lo lắng hết mọi sự trong nhà, từ việc nhỏ đến việc lớn. Giờ đây tôi mới thấy rõ hơn yếu kém của mình! Tôi thật sự chới với!!!

Căn nhà của tôi tuy không lớn, nhưng bây giờ trở nên rộng thênh thang.Tôi đi lên đi xuống, cũng một mình. Tôi đi ra đi vào, cũng một mình. Đi đâu tôi

cũng nhìn thấy hình ảnh của anh. Buồn quá!!! Thế là tôi đến với Chúa. Vì như Chúa đã nói: “Phúc cho những người ưu phiền, vì họ sẽ được an ủi.” (x.Mt

5,5 ). Tôi đến với Chúa trong Nhà Tạm. Tôi đến với Chúa trong Thánh Lễ. Tôi đến với Chúa qua những cuộc gặp gỡ với tha nhân. Tôi đang trốn chạy sự cô đơn của chính lòng tôi.

Nhiều lần trong Nhà Nguyện, đặt mình trước Thánh Nhan Chúa, tôi cảm nhận được Thánh Ý Chúa cho cuộc đời còn lại của tôi, qua biến cố trọng đại nầy: Chúa muốn kéo tôi lại gần Chúa hơn. Bây giờ chỉ có Chúa là cứu cánh cho cuộc đời tôi. Chúa muốn tôi chỉ bám víu vào một mình Ngài mà thôi. Tôi xin Ngài là niềm vui của tôi. Tôi xin Ngài là hạnh phúc của tôi. Tôi xin Ngài là Vua của lòng tôi. Tôi xin Ngài làm chủ cuộc đời tôi. Xin Ngài khỏa lấp mọi u buồn và trống vắng trong lòng tôi.

Tôi đăm đăm nhìn Chúa trong Phép Thánh Thể. Tôi nhận biết rằng tôi đang hiện diện trước Tôn Nhan Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria và cả Triều Thần Thánh trên Trời cũng đang hiện diện nơi đây. Chúa là Thiên Chúa của tôi và cũng là Cha của tôi, một người Cha uy quyền, đầy nhân ái, yêu thương, thế nên tôi để cho dòng nước mắt chảy dài xuống má. Tôi thổn thức với Chúa. Chúa đang nhìn tôi. Chúa thấu suốt tâm tư, lòng trí của tôi.

Chúa biết rõ tôi đang buồn, như ngày xưa Chúa cũng buồn khóc thương Lazarô vậy. Tôi thưa với Chúa:

- Lạy Chúa, con buồn lắm! nhưng xin đừng để con vì vậy mà xa cách Chúa. Xin thương giúp đỡ con. Xin Chúa là niềm vui của con, là hạnh phúc của con.

Và cứ thế, tôi đến với Chúa mỗi ngày khi tôi có thể. Đã có lắm lúc tôi lo ra chia trí, nhưng không vì thế mà tôi nản chí. Cứ mỗi lần chia trí là một lần tôi ăn năn xin lỗi Chúa. Tôi thưa với Chúa:

- Lạy Chúa, Chúa biết rõ con từ đâu ra. Con chỉ là bụi đất, thấp hèn. Lo ra chia trí do từ bản chất hạn hẹp, yếu đuối của con. Chúa hiểu rõ con hơn con hiểu chính mình. Điều quan trọng là con muốn đến đây với Chúa, bằng lý trí của con, bằng ý chí của con và bằng trọn tấm lòng con.

Trước Thánh Nhan Chúa, tôi trao trọn cuộc đời tôi, gia đình tôi, bạn bè tôi, ân nhân của tôi, Quê Hương tôi, Giáo Hội Chúa và toàn thế giới cho Rất Thánh Trái Tim Chúa. Tôi dâng lên Chúa những người đau khổ phần xác, phần hồn, những người Phật Giáo, những người Hồi Giáo, những người Cộng Sản và tất cả mọi người tôi gặp gỡ gần xa. Và cứ thế, tôi thưa chuyện với Chúa. Cũng có lắm lúc tôi chẳng nói gì. Tôi chỉ biết nhìn lên Nhà Tạm.

Trước đây, khi anh chưa bệnh, chúng tôi dự trù nghỉ hưu sớm, chúng tôi sẽ mua chiếc tàu cũ, nho nhỏ cho anh đi câu cá. Rồi sẽ đi du lịch đó đây, để bù lại những

10

Page 11: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

tháng ngày mà chúng tôi đã vất vả lao nhọc. Chúng tôi muốn tuổi già được hưởng chút ít an nhàn. Giờ đây, trước Thánh Nhan Chúa, tôi nhận thức được rằng: Cuộc đời nầy chỉ là quán trọ, cho tôi nghỉ chân đôi chút trên con đường về với Chúa. Có ai vào quán trọ mà trìu mến nơi đó và quên hẳn cái đích mà mình dự định đến không?

Trong từng ngày, tôi cố gắng sửa đổi con người của mình để được đẹp lòng Chúa. Cố gắng vượt thắng tính ươn hèn, lười biếng. Cố gắng chừa bỏ những tính xấu, lỗi đức thương yêu trong lời nói, tư tưởng, việc làm. Tôi chẳng khác gì đứa bé vừa biết đi. Bé đi đến với mẹ, đi được ba bước thì bé lại ngã lùi một bước, nhưng rồi bé cũng chỗi dậy đi tiếp cho đến khi bé được mẹ ẵm vào lòng. Tôi cũng vậy, con đường đi đến với Chúa không êm xuôi dễ dàng, nhưng dù có vấp ngã, dù có ngăn trở, dù có chậm chạp, tôi cũng phải kiên trì sửa đổi, gọt dũa con người của tôi để xứng đáng đến với Chúa. Vì Chúa là Đấng Thánh. Tôi cố gắng. Tôi phải cố gắng và luôn cố gắng. Tôi tin tưởng tuyệt đối vào Lòng Nhân Lành của Chúa. Cho dù con người xác thịt của tôi nặng nề, yếu đuối, nhưng vì sự thành tâm, cố gắng liên lỉ của tôi, tôi tin rằng, khi tôi chưa đến đích mà tôi đã phải ra đi, thì chính Chúa sẽ cúi xuống để ôm lấy tôi vào lòng. Vì Đấng tôi tôn thờ, Đấng tôi đặt Niềm Tin Yêu, Hi Vọng là Chúa rất nhân từ và cũng là Cha giàu lòng thương xót.

Chứng nhân: An Siêu**************************

Lời Chúa:

Tin Mừng Chúa Nhật XXV Thường Niên Mt 20, 1-16a

"Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng." Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: "Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết? " Họ đáp: "Vì không ai mướn chúng tôi." Ông bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho! " Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: "Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất." Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: "Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt." Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: "Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được

11

Page 12: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức? " Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót. (Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.)Suy niệm

1 - Tư tưởng và đường lối của Thiên Chúa khác hẳn con người, khác như trời cao với đất thấp. Con người thì thấp hèn nhỏ nhen, hay so đo ghen tị, chỉ thích giữ công bằng mà quên đi Tình yêu. Còn Thiên Chúa thì khác hẳn, Ngài không thích chúng ta  chỉ sống như người làm thuê, tính toán sòng phẳng như kẻ mua người bán, mà Ngài muốn là người Cha yêu thương hằng săn sóc đến con cái, cung cấp cho nó những cái gì cần thiết và tốt đẹp nhất. 

2 - Bài Tin mừng trong Thánh lễ hôm nay nhắc cho chúng ta hai điều:a. Chúng ta phải luôn luôn khiêm nhường nhìn nhận mình không có gì cả, lúc nào

cũng phải nương nhờ vào ơn Chúa, vì tất cả những gì chúng ta đã có, đang có hay sẽ có đều là do Chúa ban. Chúa là Đấng tốt lành vô cùng. Ta hãy nói như thánh Phaolô: "Tất cả là hồng ân”.

b. Mỗi người hãy bằng lòng với hiện trạng của mình, bằng lòng với những gì mình đang có, đừng nhìn vào người khác mà phân bì ghen tị. Ghen tị làm mất tình yêu thương và gây nên những gương mù gương xấu.

Truyện kể: Cha Sở và Cha Phó.Tại một xứ đạo kia khá đông giáo dân, nên ngoài cha quản xứ ra còn có một cha

Phó xứ nữa. Xảy ra là trong xứ có hai nhóm xung khắc với nhau nặng nề, mà oái ăm thay hai

nhóm lại quý hai cha: một nhóm quí Cha Sở, nhóm kia mến Cha phó. Một hôm nhóm ủng hộ Cha Sở đến khiếu nại với ngài:- Thưa cha, cha ở đây đã lâu năm, công dầy, đức cao, sao cha để Cha Phó thay đổi

nề nếp giáo xứ mình, bỏ đi công lao biết bao năm cha xây dựng? Chưa kể là đám thanh niên và một số lớn giáo dân có vẻ nghiêng cảm tình về Cha Phó nữa. Xin cha ngăn cản đi !!!

Cha Sở bình tĩnh hỏi:- Giữa tôi và Cha Phó ai vất vả hơn ?- Dạ, Cha Phó.Cha Sở chậm rãi nói tiếp:- Ngài còn trẻ, còn có sức hoạt động, phải dấn thân nhiều. Nên Chúa cũng lo liệu

và trợ giúp bằng cách cho ngài được nhiều tâm hồn biết thông cảm, cộng tác. Đó là điều công bằng, điều tốt đẹp, sao các ông bà so bì với tôi – một người đáng lẽ đã về hưu?

Nghe Cha Sở nói sai  tần số với mình, nhóm kia chống chế:

12

Page 13: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

- Cha cũng đã từng hoạt động dấn thân, có khi còn hơn Cha Phó bây giờ ấy chứ.Cha Sở bèn thêm vào:- Đúng rồi! Và tôi cũng đã từng được người ta quý mến, ủng hộ nữa, đúng không?

Và biết đâu còn hơn Cha Phó nhiều nhiều nữa. Bởi vì hiện giờ Cha Phó vẫn đang còn một số người thiếu thông cảm, muốn hạ thấp đây nè!

Nghe vậy, đám người kia ra về, họ vừa cảm phục Cha Sở “đức cao”, vừa cảm thấy xấu hổ vì tâm hồn, cõi lòng mình sao nhỏ nhen, "thế gian" quá!

Vậy là từ đó nạn “bè phái” bớt nhiều trong xứ đạo. (Cử hành Phụng vụ Chúa nhật, năm A, tr 175-177).Chúng ta hãy nhớ: ghen tị là một trong bảy mối tội đầu. Kẻ ghen tị là người không

muốn ai hơn mình, mà nếu có ai hơn mình thì tỏ ra khó chịu, buồn sầu, tức bực và oán ghét với những thành công của người khác.

**************************Mẹ gia đình:

10 điều rất cần biết để sống đạoCá phải bơi. Chim phải bay. Người Công giáo phải đi lễ Chúa Nhật. Rạch ròi và

minh nhiên. Là người Công giáo nghĩa là phải biết và làm một số điều – chẳng hạn là tham dự Thánh lễ.

Nửa thế kỷ sau Công đồng V atican II, người ta vẫn hiểu sai về cách dạy đức tin tại các giáo xứ, trường học và gia đình. Kết quả là rất nhiều người Công giáo vẫn không biết rằng họ có nhiệm vụ là tin hoặc thực hiện. Hơn 20 năm qua, với cuốn Giáp lý Công giáo, Hướng dẫn Tổng quát về Giáo lý và Hướng dẫn Quốc gia về Giáo lý, xu hướng đó đã đảo nghịch. Tuy nhiên, hệ quả của sự hỗn độn hậu Công đồng vẫn còn ở một số nơi.

Mới đây, tổ chức Our Sunday Visitor ( Vị Khách Chúa Nhật) đã nghiên cứu các nhà giáo dục tôn giáo về vấn đề này, yêu cầu giúp đỡ soạn thảo một danh sách gồm các các điều cơ bản về giáo lý mà mỗi người Công giáo cần biết, nhưng nhiều người không hề biết. Đây là những gì chúng ta cần biết:

 1. Chúng ta phải nên thánh Nên thánh không là lĩnh vực đặc biệt của một số người được chọn, không dành

riêng cho giáo sĩ, tu sĩ hoặc chỉ một số người được đặc cách. Thiên Chúa kêu gọi tất cả mọi người nên thánh. Nhưng chúng ta phải chọn cách đáp lại lời mời gọi đó. Chúng ta phải biết nói “vâng” đối với ân sủng Thiên Chúa muốn trao ban cho chúng ta, và “vâng” đối với Thánh Ý hoàn hảo của Ngài mọi nơi và mọi lúc.

Ở mức độ thực hành, điều đó nghĩa là đón nhận ân sủng qua các bí tích, đặc biệt là rước lễ và xưng tội. Điều này cũng có nghĩa là biết nguồn ân sủng và qua mối liên hệ đó mà nên giống Chúa hơn trong đời sống hằng ngày, biết yêu thương hơn, chân chính hơn và thương xót hơn giống như khi chúng ta gặp chính Ngài, qua Lời Chúa và Giáo hội. Điều đó cũng có nghĩa là sống theo luật Chúa, không phải luật thế gian.

13

Page 14: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

Nghĩa là yêu thương người khác như chính mình, phục vụ Chúa bằng cách phục vụ tha nhân, nhất là những người nhỏ bé nhất.

 Dĩ nhiên, việc tiếp tục nói “xin vâng” không hề dễ dàng, nhất là khi là lời “xin vâng” để kết hiệp với Chúa Giêsu trên Thánh giá. Nhưng phần thưởng cuối cùng cho lời “xin vâng” của chúng ta là sự bình an và niềm vui vĩnh cửu. Đó là mục đích mà chúng ta được tạo dựng. Không có kết thúc nào tốt hơn như vậy.

 (Xin xem Mt 5:48; GLCG số 826, 897-913, 941, 1426, 2015.) 2. Chúng ta đều là tội nhân Ngoại trừ Chúa Giêsu và Đức Maria, mọi người đều “di truyền” tội nguyên tổ từ

cha mẹ đầu tiên của chúng ta. Nghĩa là chúng ta sinh ra mà không có ơn thánh hóa cần thiết để chống lại cơn cám dỗ.

 Nhờ bí tích Thánh tẩy, chúng ta lãnh nhận ơn thánh hóa, được tha thứ cả những tội mình đã phạm. Nhưng hệ lụy tội nguyên tổ vẫn còn. Vì khi chúng ta sống, mỗi chúng ta vẫn có nhiều khả năng quay lưng lại với Thiên Chúa. Với nhiều mức độ, chúng ta thể hiện “khả năng phạm tội” hằng ngày.

 Một số người phạm tội tày trời – giết người, bạo lực, tham ô, ngoại tình,... Một số người phạm tội nhỏ, nhưng vẫn là tội lớn. Chúng ta nói dối và che giấu lầm lỗi của mình. Chúng ta nói hành, nói xấu người khác. Chúng ta xem ti-vi thay vì phải học hỏi hoặc làm điều cần hơn. Chúng ta nóng giận và không biết xin lỗi. Chúng ta không quan tâm nâng đỡ người nghèo. Chúng ta không thờ phượng Chúa. Chúng ta ghen tỵ, đố kỵ. Chúng ta tham lam. Chúng ta xét đoán. Mọi tội lỗi đó có hậu quả tạm thời là “bị tù lương tâm”, nghĩa là mất niềm tin ở người khác, tất nhiên cũng có hậu quả tâm linh.

Một số tội làm mất ơn thánh hóa. Một số tội làm giảm khả năng yêu thương. Tất cả đều khiến chúng ta dễ phạm tội hơn. Cũng vậy, chúng chống lại Thiên Chúa. Đó là lý do chúng ta cần được Ngài tha thứ, được Ngài thương xót, được Ngài cứu độ.

 (Xin xem Rm 3:23; GLCG số 404, 1263, 1849-1869.) (còn tiếp)

**************************Cha gia đình:

LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI VỀ VIỆC PHÁ THAI (tt)

4. Lập trường của Giáo Hội.a. Sự sống con người là một hồng ân mà Thiên Chúa ban tặng vì sự sống phát xuất

từ Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa. Sự sống con người cũng là một cái gì hết sức quý báu, vì nó là nền tảng của mọi phúc lợi, là nguồn gốc và là điều kiện tất yếu cho mọi sinh hoạt con người và mọi cảm thông trong xã hội.

Sự sống con người, ngay từ lúc tượng thai, phải được tôn trọng và bảo vệ cách tuyệt đối, được nhìn nhận có các quyền lợi của một nhân vị, trong đó có quyền được

14

Page 15: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

sống (GLHT, số 2270).b. Từ thế kỷ I, Hội Thánh đã khẳng định phá thai là tội ác luân lý. Giáo huấn đó

không thay đổi đến ngày nay (GLHT, số 2271).c. Người thực hiện việc phá thai, hoặc cộng tác chính thức vào việc phá thai, nếu

việc đó có hiệu quả thì bị vạ tuyệt thông tiền kết (GLHT, số 2272).oOo

Công đồng Vatican II, qua Hiến chế Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng), số 48, xác định “Tự bản chất, chính định chế hôn nhân và tình yêu lứa đôi qui hướng về việc sinh sản và giáo dục con cái như chóp đỉnh diễm phúc của hôn nhân”.

Nhưng thực tế, có người nhấn mạnh đến tình yêu mà không muốn nói đến truyền sinh để cổ vũ các phương thế ngừa thai, việc phá thai; có người nhấn mạnh đến truyền sinh, không muốn nói đến tình yêu để cổ vũ cho việc thụ thai nhân tạo.

Trong Hạt Cải số tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu lập trường của Giáo hội về những vấn nạn: Ngừa thai (Tránh thai), và Thụ thai nhân tạo.

Tôma Hoàng Kim Khánh

Chú thích[1] [3]http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/21VanDePhaThai.htm[2]. http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/nguathai/phathai02.htm[4] http://kienthucgioitinh.org/tinh-trang-nao-pha-thai-o-viet-nam-hien-nay.html[5] http://phathai.com.vn/nao-hut-thai-an-toan/Hau-qua-cua-viec-nao-hut-pha-thai.html[6] http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/vua-vui-vi-nao-pha-thai-giam-lap-tuc-choang-vi-vo-sinh-tang-113316.bld

**************************Lời Chúa:

Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Thường NiênMt 21, 28-32

Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho." Nó đáp: "Con không muốn đâu! " Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: "Thưa ngài, con đây! " nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha? " Họ trả lời: "Người thứ nhất." Đức Giê-su nói với họ: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông,

15

Page 16: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy."Suy niệm

1 -  Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường nói nhiều mà làm ít, giữa lý thuyết và thực hành còn một khoảng cách lớn, vì thế mới có câu nói: “năng thuyết bất năng hành” (chỉ nói mà không làm), đúng là làm láo, báo cáo hay.  

“Nói nhiều làm ít” là thứ bệnh phóng đại, phô trương.“Nói mà không làm” là thứ bệnh nói dốc, nói láo.“Nói một đàng làm một nẻo” là thứ bệnh lường gạt, thủ đoạn, thâm độc.  Trong đời sống đạo cũng thế, cần biết Chúa, cần thông hiểu giáo lý vì “vô tri bất

mộ”, thế nhưng như thế chưa đủ, còn phải đem cái biết ra thực hành trong đời sống hằng ngày nữa. Chúa Giêsu đã nói:”Ai yêu mến Thầy thì hãy giữ lời Thầy”, mà “giữ lời Thầy” thì có nghĩa là hãy thực hành những điều Thầy dạy, là làm theo ý Thầy.

Bài dụ ngôn về “Hai người con” trong Tin mừng hôm nay đã chứng tỏ điều đó. Chúa Giêsu hé mở cho chúng ta cái nhìn của Thiên Chúa về cuộc sống con người.  Thiên Chúa không quan tâm đến lời nói mà chỉ chú ý đến việc làm.       

Qua dụ ngôn này Chúa Giêsu cho biết:- Đứa con thứ nhất tượng trưng cho dân ngoại, tuy ban đầu họ đã từ chối, nhưng

sau hối hận lại đi “làm” theo ý Thiên Chúa.- Đứa con thứ hai đại diện cho dân Do thái, họ mau mắn thưa “vâng”, nhận lời

ngay, nhưng trong thực tế thì không “làm” theo ý Thiên Chúa.          2 -  Người ta đánh giá một người không phải ở lời nói nhưng là việc làm. Nhiều

người nói thì rất hăng nhưng khi làm thì chẳng thấy đâu, họ giống như đứa con thứ trong dụ ngôn hôm nay.  Lời nói không có giá trị khi không có việc làm kèm theo:”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”.

Thiên Chúa là Cha, mọi người là con cái Thiên Chúa và là anh em với nhau. Đức Tin của chúng ta gói trọn trong Giới Luật Yêu Thương “Kính Chúa yêu người”. Tất cả những gì chúng ta nói và tất cả những gì chúng ta làm đều nhắm đến mục đích làm “sáng danh Chúa và phục vụ anh em”.

Đạt được điều đó, chúng ta sẽ là những đứa con ngoan trong Gia Đình Thiên Chúa.Truyện kể: Lên đường ! Ngày 15 tháng 9 năm 2011, nhà xuất bản Vatican, Giuseppe Costa đã tổ chức triển

lãm 600 tác phẩm của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, nay là Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI.

Cuộc triển lãm được trình bầy cho Đức Thánh Cha tại Castel Gandolfo, nhưng cũng đã được mở ra cho các du khách tại Vatican và ngày 24 tháng 9 tại trụ sở của nhà xuất bản Herder tại Freiburg.

Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã nói:

16

Page 17: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

“Tôi rất cảm động và khá ngạc nhiên được thấy số lượng các sách vở tôi đã viết. Hy vọng của tôi là những lời tôi viết trong đó không chỉ đến và đi, nhưng giúp cho các độc giả nam và nữ tìm được hướng đi của họ."

**************************Mẹ gia đình:

10 điều rất cần biết để sống đạo (tt)3. Tôn thờ Chúa Giêsu Người Công giáo không tin vào bất kỳ thần linh nào khác. Chúng ta chỉ tin vào MỘT

Thiên Chúa Ba Ngôi – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đồng bản thể. Chúng ta biết điều đó vì Chúa Con đã làm người và mặc khải chân lý. Chúa Giêsu Ngôi Hai cũng mặc khải đường tới Thiên Chúa là chính Ngài: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6).

 Như vậy, việc tôn thờ Chúa Giêsu không là cách chọn lựa riêng của người Công giáo trong đời sống đức tin, nhưng đó là một yêu cầu, một đòi hỏi. Nếu chúng ta muốn sống thánh thiện, hạnh phúc và vào Nước Trời, chúng ta phải biết Chúa Giêsu là ai, Ngài dạy gì và muốn gì ở chúng ta. Chúng ta cũng phải yêu thương và phụng sự Ngài với cả con người của chúng ta.

Muốn làm vậy, chúng ta cần tìm hiểu Chúa Giêsu qua lời của Ngài và những lời viết về Ngài. Chúng ta cần lãnh nhận Chúa Giêsu qua bí tích Thánh Thể. Chúng ta cần tâm sự với Ngài về mọi thứ – về những gì chúng ta yêu và ghét, sợ và muốn, nghĩ và cảm nhận. Mọi quyết định, mọi sự chiến đấu đều cần được chuyển tới Ngài. Cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha và Kinh Mân Côi rất cần và rất tốt, thậm chí là yêu cầu bắt buộc. Đó là chỉ thị: Cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện mọi nơi và mọi lúc. Chúa Giêsu muốn chúng ta mời gọi người khác cùng làm.

 Ngài truyền lệnh cho các tông đồ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28:19-20). Đó cũng là lệnh truyền cho những ai mệnh danh là Kitô hữu.

 Nhờ bí tích Thánh tẩy và Thêm sức trong Đức Kitô, tất cả chúng ta có trách nhiệm chia sẻ đức tin và mời gọi người khác cùng nhận biết Chúa Giêsu. Chúng ta cũng có trách nhiệm làm chứng về Đức Kitô theo văn hóa của chúng ta – mở rộng lòng thương xót, bảo vệ sự thật, bảo vệ sự sống, phục vụ người nghèo và tạo niềm hy vọng cho thế giới. Tóm lại, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm tác nhân của công cuộc tân Phúc Âm hóa, để người khác cũng nhận ra diện mạo của Đức Kitô. Hãy yêu thương, yêu thương thật lòng, yêu thương vì Chúa và vì tha nhân, chỉ thế thôi: “Các điều răn của Người có nặng nề gì đâu” (1 Ga 5:3).

 (Xin xem Mt 11:27, 28:16-20; Ga 14:6; Ep 6:18; Pl 3:8; GLCG số 422-429, 456-478, 2558-2564.)

 4. Đọc Kinh Thánh Phần lớn trong việc tôn thờ Chúa Giêsu là đọc lời của Ngài. Chúng ta gặp Ngài

17

Page 18: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

trong Kinh Thánh. Qua đó, chúng ta cũng gặp chính mình, gặp những chuyện đời của chính mình – câu chuyện lịch sử ơn cứu độ. Từ Adam và Eva tới Yến Tiệc Con Chiên, Kinh Thánh kể chuyện về kế hoạch của Thiên Chúa đối với thế gian. Kinh Thánh cho biết tình yêu của Ngài và số phận của nhân loại, với nhiều tình tiết đầy kịch tính. Kinh Thánh cho chúng ta biết về gia phả tâm linh của chúng ta, trở lại nguồn gốc từ dân Ít-ra-en, và còn hơn thế nữa. Thánh Giê-rô-ni-mô đã xác định: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô” (Ignorance of Scripture is ignorance of Christ), mà không biết Đức Kitô là không biết Thiên Chúa.

 (Xin xem Dt 6:1-9; Jos 1:8; 2 Tm 3: 16-17; GLCG số 80-81, 101-133.) 5. Giáo hội không là sự chọn lựa hợp lệ trong nhiều cách chọn lựa Giáo hội là Vương quốc trên thế gian do chính Chúa Giêsu thiết lập. Thánh Phêrô

là người đầu tiên được trao chìa khóa Nước Trời, và là giáo hoàng tiên khởi của Giáo hội. Xuyên suốt lịch sử, Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hướng dẫn các giáo hoàng, bảo đảm rằng giáo quyền (Magisterium) dạy sự thật và không dạy gì khác ngoài sự thật. Chân lý đó bất biến, nhưng luật có thể thay đổi. Giáo lý cũng không thay đổi. Chúng phát triển, nghĩa là cách hiểu mới đã đạt được và cách hiểu cũ được đào sâu, nhưng cách hiểu mới không thể trái ngược với cách hiểu cũ. Chân lý không thể tự mâu thuẫn.

 Cũng vậy, Giáo hội thực sự có cách nhìn về chân lý. Đối với Giáo hội, Thiên Chúa mặc khải mọi chân lý cần thiết để chúng ta được cứu độ. Như vậy không có nghĩa là các tôn giáo khác không có những bộ phận tồn tại trong Giáo hội viên mãn. Cũng không có nghĩa là mọi người Công giáo đều được cứu độ, còn những ai không là Kitô hữu đều bị án phạt đời đời. Tuy nhiên, khi du hành, chúng ta phải chọn con tàu có độ an toàn cần thiết. Giống như con tàu, Giáo hội không là một chế độ dân chủ. Người khôn ngoan hơn chúng ta đã chọn một thuyền trưởng và cho người đó quyền hướng dẫn. Chúng ta có thể tin tưởng mệnh lệnh của thuyền trưởng đó.

 (Xin xem Mt 16:18; Cv 15; GLCG số 74-100, 811-870.) 6. Thực sự có Hỏa ngục Thiên Chúa là tình yêu, giàu lòng thương xót, Ngài không muốn chúng ta tách

khỏi Ngài. Nhưng Ngài tôn trọng quyền tự do chọn lựa của chúng ta, nếu chúng ta tự tách khỏi Ngài, chết trong tình trạng mắc tội trọng, Ngài vẫn tôn trọng tự do của chúng ta.

 Vậy ai là người chọn lựa cách đó? Vì cứng đầu cứng cổ, chính chúng ta vẫn hằng ngày tự ý chọn điều đó: Phạm tội. Bằng vô số cách, chúng ta tự ý chọn Thiên đàng hay Hỏa ngục. Khi chúng ta chọn Chúa, tức là làm theo đường lối và ý muốn của Ngài, đó là chúng ta chọn Nước Trời. Khi chúng ta chọn chính mình, tức là làm theo cách thức và ý riêng mình, đó là chúng ta chọn Hỏa ngục. Bạn thấy sợ chính mình chưa? Tới Ngày Phán Xét, khi chúng ta trình diện Thiên Chúa, mọi sự đều sáng tỏ, chúng ta không thể tự biện hộ hoặc viện cớ: Vì, bởi, tại, nếu, giá mà...

 (Xin xem Lc 16:19-25; 1 Ga 3:2; 1 Cr 3:1; Mt 7:13-14; GLCG số 1023-1037.)7. Giáo hội không nghĩ “tình dục” là xấu

18

Page 19: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

 Tình dục không xấu. Đó là từ ngữ đẹp, là hành động của tình yêu thánh thể hiện sự kết-hợp-trao-ban-sự-sống trong Chúa Ba Ngôi (life-giving union within the Trinity). Theo giáo huấn Công giáo, tình dục và giới tính (sex and sexuality) là những tặng phẩm quý giá. Nhờ tặng phẩm giới tính, nam và nữ là hiện thân Thiên Chúa theo cách riêng và tuyệt vời, và qua sự thân mật giới tính, chúng ta sở hữu khả năng trao tặng chính mình cho người khác, cả thể xác và tâm hồn, không còn là HAI mà là MỘT.

 Qua bí tích hôn phối, nam và nữ trở thành những người đồng sáng tạo với Thiên Chúa, họ tạo ra những sự sống mới. Ngay cả khi họ kết hợp mà không có con, đó vẫn là hồng ân, là cách mà Thiên Chúa khiến họ gần nhau hơn trong tình yêu và tình bạn, giúp họ sống viên mãn hơn trong ơn gọi và định dạng bản chất của mối quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, năng lực của tặng phẩm này tác dụng hai cách. Khi tặng phẩm bị lạm dụng hoặc dùng sai, nó có thể có sức hủy hoại – gây nguy hiểm tiềm ẩn cho cá nhân, gia đình và phong hóa.

 Giáo hội nhận biết các vấn nạn về phim ảnh “đen”, tình dục trước hôn nhân, ngừa thai, sống thử, lang chạ, phá thai, nghiện tình dục, ngoại tình, ly hôn, đồng tính, nghèo khó, trầm cảm, cô đơn và bạo lực. Đó là những hậu quả do dùng sai tặng phẩm giới tính của Thiên Chúa. Đó là lý do vẫn có người không ngừng bảo vệ sự thật về giới tính. Hãy tạ ơn Chúa về điều đó. Sự thật luôn tốt đẹp!

 (Xin xem Cl 3:5; 1 Cr 6:18-20; GLCG số 2331-2391.) 8. Dự lễ Chúa Nhật là luật buộc Giáo hội dạy người Công giáo phải dự lễ Chúa Nhật. Là luật buộc nhưng hữu ích

cho chúng ta. Tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, chúng ta đừng dễ dãi mà viện cớ để biện hộ cho mình. V ới người bình thường, bỏ lễ Chúa Nhật là tội trọng.

 Giáo hội muốn chúng ta dự lễ Chúa Nhật vì chúng ta cần lãnh nhận ân sủng. Chúng ta phải ưu tiên cho Chúa. Chúng ta phải công khai sống đức tin và thờ phượng Ngài. Đặc biệt là chúng ta phải lãnh nhận Mình Máu Đức Kitô để có sự sống dồi dào. V ề tâm linh, chúng ta không thể sống mà thiếu Thần Lương. Cũng như chúng ta không thể chạy marathon khi bụng đói.

 (Xin xem Dt 10:25; GLCG số 2175-2183.) 9. Xưng tội là luật buộc Tất cả chúng ta, từ giáo hoàng trở xuống, đều thiếu ơn Chúa. Ai cũng là tội nhân

nên luôn cần sám hối, điều này thể hiện công khai qua việc lãnh nhận bí tích Hòa giải, nhất là khi chúng ta mắc tội trọng. Nhờ đó, chúng ta được Thiên Chúa chữa lành và tha thứ.

 Nhờ lãnh nhận bí tích Hòa giải, chúng ta được lãnh nhận hồng ân giúp chống trả chước cám dỗ trong tương lai. Không có tội nào mà Thiên Chúa không thể hoặc không muốn tha thứ. Chúa Giêsu đã nói với Thánh Faustina: “Lòng thương xót của Ta lớn hơn mọi tội lỗi của con và của toàn thế giới”. Vấn đề là chúng ta tin tưởng vào Tình Chúa và thành tâm sám hối. Giáo hội dạy rằng lòng thương xót là thuộc tính lớn nhất của Thiên Chúa. Mọi động thái của Ngài đều thể hiện tình yêu thương xót

19

Page 20: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

(merciful love). Đó là cách thức và lý do mà chúng ta nhận biết Ngài. (Xin xem Mt 16:19; 2 Cr 5:18; GLCG số 277, 1422-1470, 1864 và 2001.) 10. Mọi Kitô hữu đều phải sám hối Theo kế hoạch cứu độ thế giới, Thiên Chúa muốn chúng ta cộng tác với Ngài. Một

trong các cách hợp tác là chúng ta chịu đau khổ – vui chịu đau buồn, khó khăn, vất vả, hy sinh, cô đơn,… để kết hợp với khổ hình Thập giá mà Chúa Giêsu đã chịu vào chiều thứ Sáu năm xưa. Ngài cũng muốn chúng ta chịu mọi đau khổ để đền tội của mình và tội của người khác, và để cứu các linh hồn. Theo truyền thống của Giáo hội, việc sám hối thường kết hợp với việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái. Giáo hội cũng mời gọi chúng ta ăn chay và kiêng thịt các ngày thứ Sáu (trừ lễ trọng), đặc biệt là mùa Chay.

 (Xin xem Mt 9:1; Cl 1:24; GLCG số 307, 793, 1430-1439 và 1500.) TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ OSV .com)

**************************Trang Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ:Bài 14:

Chương VI: LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI(Giáo Huấn Xã hội Công Giáo, số 255-269)

LAO ĐỘNG - NHỮNG KHÍA CẠNH THÁNH KINH VÀ GIÁO HỘI VỚI VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG

I. Những khía cạnh Thánh Kinh.1. Bổn phận canh tác và chăm sóc trái đất . a. Thiên Chúa sau khi tạo dựng Adam và Eva, cặp vợ chồng đầu tiên, giao cho họ

nhiệm vụ khuất phục trái đất và thống trị mọi sinh vật. Tuy nhiên, sự thống trị của con người trên các sinh vật khác không phải là sự

thống trị độc đoán, tuỳ tiện; ngược lại, phải canh tác và chăm sóc của cải do Thiên Chúa tạo dựng. Canh tác là không bỏ mặc đất đai, thống trị mặt đất có nghĩa là chăm sóc nó (255).

b. Lao động không phải là một hình phạt hay là một sự chúc dữ (256).- Kể từ khi Adam và Eva phạm tội, vì muốn thống trị tuyệt đối trên mọi sự mà

không phải phục tùng ý muốn của Thiên Chúa; đất đai trở nên cằn cỗi, con người phải lao động cực nhọc mới gặt hái được kết quả.

- Cho dù, tổ tiên chúng ta không phạm tội chăng nữa, con người vẫn được mời gọi canh tác và chăm sóc tạo vật vì lời mời gọi của Thiên Chúa có trước khi con người phạm tội.

c. Lao động đem lại của cải, những điều kiện vật chất để con người có được cuộc

20

Page 21: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

sống đầy đủ, là phương thế để thoát nghèo đói, nhưng điều đó không phải là ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống mà chính Thiên Chúa mới là nguồn gốc của sự sống và là mục tiêu cuối cùng của con người (257).

d. Con người phải lao động, nhưng cũng cần có thời gian nghỉ ngơi (258).Vì, sự nghỉ ngơi giúp con người nhớ lại và cảm nghiệm lại kỳ công của Thiên

Chúa, từ tạo dựng đến cứu chuộc, đồng thời nhận ra chính mình cũng là công trình của Thiên Chúa để cảm tạ Ngài. Việc nghỉ ngơi không chỉ giúp cho con người có thời gian tham gia thờ phượng Chúa mà còn là rào cản giúp con người không trở thành nô lệ cho lao động, là phương thế bênh vực người lao động nghèo (quyền được nghỉ ngơi, không làm việc quá mức, …).

2. Đức Giêsu, con người lao động.Đức Giêsu không chỉ giảng dạy về lao động, chính bản thân Ngài là con người lao

động.a. Đức Giêsu sau khi giáng sinh làm người, Ngài đã dành phần lớn năm tháng

sống trên đời này để lao động tay chân trên bàn thợ mộc tại xưởng thợ của thánh Giuse. Ngài lên án những người lười lao động, khen ngợi những người cần mẫn lao động. Thậm chí, mô tả sứ mạng của Ngài như một công việc “Cha Tôi vẫn đang làm việc, và Tôi cũng đang làm việc” (Ga 5,17), các môn đệ của Ngài được ví như những người thợ đang trong mùa gặt (Mt 9,37-38), người thợ đáng hưởng tiền lương của mình (259).

b. Đức Giêsu dạy mọi người lao động nhưng không nô lệ cho lao động, phải quan tâm đến linh hồn mình, được cả thế gian mà mất phần linh hồn thì ích chi (260).

c. Ý nghĩa cao quý nhất của lao động ở chỗ hoạt động để giải phóng khỏi sự dữ, thực hành tình huynh đệ và chia sẻ, nhờ đó giúp cho nhân loại tiến về ngày Sabat vĩnh cửu.

Trong suốt thời gian thi hành sứ vụ trên trần gian, Đức Giêsu đã làm việc không biết mệt, thực hiện được nhiều việc lớn lao để giải thoát con người khỏi bệnh tật, đau khổ và chết chóc. “Ngày Sabat được lập ra cho con người, chứ con người không được dựng nên cho ngày Sabat” (Mc 2,27). Vì thế khi chữa bệnh cho con người trong ngày nghỉ ấy, Đức Giêsu muốn chứng tỏ rằng ngày Sabat là ngày của Ngài vì Ngài là Con Thiên Chúa, đó là ngày để con người tận hiến cho Thiên Chúa và tha nhân (261).

d. Lao động của con người trở thành sự phục vụ nhằm tôn vinh sự cao cả của Thiên Chúa.

Được tạo dựng trong Ngài, qua Ngài, được cứu độ bởi Ngài, vũ trụ không phải là một sự tập hợp ngẫu nhiên mà là một trật tự. Con người có nhiệm vụ khám phá, quan tâm tới trật tự ấy và làm cho trật tự ấy được hoàn bị theo ý định của Thiên Chúa (262).

e. Lao động diễn tả một chiều kích căn bản của cuộc sống con người, như một sự tham gia không những vào hành vi sáng tạo mà còn vào hành vi cứu chuộc nữa (263).

Thật vậy, những ai chịu đựng những khó khăn, vất vả của lao động bằng cách kết hợp với Đức Giêsu là gần như đã cọng tác với Con Thiên Chúa trong công cuộc cứu chuộc

21

Page 22: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

của Người, và chứng tỏ mình là môn đệ Đức Kitô đang mang thánh giá mỗi ngày trong những hoạt động mà Chúa mời gọi mình thi hành.

3. Bổn phận lao động.a. Các Kitô hữu phải làm việc theo cung cách của Đức Kitô và biến nó thành cơ

hội để làm chứng về Ngài. Không có người Kitô hữu nào được miễn trừ lao động, và sống dựa vào người khác (264).

b. Các giáo phụ không coi lao động là một “việc nô dịch” nhưng như là “việc làm của con người”, nhờ làm việc mà con người cùng với Thiên Chúa cai quản vũ trụ, làm chủ thế giới, và thực hiện những điều tốt đẹp cho mình và cho người khác, đặc biệt cho người nghèo (265).

c. Nhờ lao động và sự siêng năng của mình, con người sẽ làm cho thụ tạo, làm cho vũ trụ đã được Chúa Cha sắp xếp trở nên tốt đẹp hơn (266).

Lao động của con người, hướng tới bác ái như hướng tới mục tiêu cuối cùng của mình, trở thành cơ hội cho con người chiêm ngưỡng, trở thành lời cầu nguyện sốt sắng, luôn tỉnh thức đón chờ và hy vọng, … Chính điều này làm cho lao động của con người có một nét vui tươi và cứu độ.

II. Giáo hội với vấn đề lao động. 1. Vào cuối thế kỷ 19, nhờ cuộc Cách mạng Công nghiệp, lao động của con người

đã có những biến đổi sâu xa, tạo ra những thành quả đáng phấn khởi nhưng mặt khác người lao động bị bóc lột và phẩm giá của họ bị xúc phạm. Trong hoàn cảnh đó, Thông điệp Rerum Novarum của Đức Giáo hoàng Lêô XIII, ra đời, 15/5/1891 (267).

2. Thông điệp mạnh mẽ bảo vệ phẩm giá bất khả xâm phạm của người lao động, có liên quan đến: Quyền tư hữu; nguyên tắc cộng tác giữa các giai cấp, các quyền của người yếu thế và người nghèo; các nghĩa vụ của thợ và chủ; quyền thành lập hiệp hội... (268)

3. Từ Thông điệp Rerum Novarum ấy, Giáo Hội đã không bao giờ ngừng xem xét vấn đề của người lao động trong khuôn khổ là một vấn đề xã hội ngày càng mang chiều kích toàn cầu. Thông điệp Laborem Exercens (ĐGH Gioan Phaolô II, 14/9/1981) phát huy quan điểm nhân vị trong các thông điệp đã có trước.

Lao động là “chìa khoá căn bản” cho toàn bộ vấn đề xã hội và là điều kiện không những để phát triển kinh tế mà còn để phát triển văn hoá và thăng tiến con người (269).

Ban Công Lý và Hòa Bình TGP Huế**************************

Trang Giới Trẻ:

CÔ Y TÁ TRẺ VÀ ÔNG BÁC SĨ GIÀTrong một ca phẫu thuật, cô ý tá trẻ tuổi lần đầu tiên được tham gia ca mổ đã nói với bác sĩ phẫu thuật khi ông đang chuẩn bị khâu vết mổ lại: "Bác sĩ, chúng ta còn một miếng gạc chưa lấy ra khỏi bệnh nhân".

22

Page 23: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

Ông bác sĩ, khá lớn tuổi, nói một cách quyết đoán: "Tôi đã lấy hết toàn bộ số gạc ra rồi. Chúng ta bắt đầu khâu vết mổ lại!". Cô gái vẫn cương quyết: "Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra

mười một miếng". Bác sĩ nghiêm khắc nói với cô: "Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mổ lại!" Cô lập tức kêu lớn lên: "Bác sĩ không được làm như vậy! Ông phải có trách nhiệm

với bệnh nhân chứ!" Bác sĩ lúc này mới mỉm cười, ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai

đang nằm ở đó, rồi nói: "Cô đã chính thức trở thành phụ tá phẫu thuật của tôi rồi đó". Ông đã thử thách sự chân chính của cô y tá trẻ, và cô đã có được điều ấy. Triết lý: Trong cuộc sống, cũng còn biết bao người đang sống "mũ ni che tai" cho

yên phận, mà không đủ dũng cảm như cô y tá trẻ tuổi kia, để có thể kiên trì với bản thân, để có thể làm việc trong danh dự, để có thể dám mạo hiểm trước các thách thức của cuộc sống và đủ bất khuất để theo đuổi các mục tiêu của mình.

Theo Internet**************************

Mục lục1. Hợp lực để Phúc Âm hóa2. Tin Mừng Chúa Nhật XXIII Thường Niên

* Giải thích Lời Chúa* Trang Mẹ Gia đình: Thánh Ý Chúa* Trang Cha Gia đình: Lập trường của Giáo Hội

3. Tin Mừng Chúa Nhật XXIV Thường Niên* Giải thích Lời Chúa* Trang Mẹ Gia đình: Thánh Ý Chúa (tt)

4. Tin Mừng Chúa Nhật XXV Thường Niên* Giải thích Lời Chúa* Trang Mẹ Gia đình: 10 điều rất cần biết* Trang Cha Gia đình: Lập trường của Giáo Hội (tt)

5. Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Thường Niên* Giải thích Lời Chúa

23

Page 24: Hat Cai - Thang 9 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_092014.doc · Web viewAnh ra đi để lại cho tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi! Anh như cột trụ

* Trang Mẹ Gia đình: 10 điều rất cần biết (tt)6. Hội đồng mục vụ Giáo xứ: Học thuyết xã hội (tt) 7. Trang Giới Trẻ: Cô y tá trẻ và ông bác sĩ già

24