43

hiệp định thương mại tự do việt nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hiệp định thương mại tự do việt nam
Page 2: hiệp định thương mại tự do việt nam

BỐ CỤC BÀI TRÌNH BÀY

1. QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ EU

VÀ HOA KỲ

2.QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH TPP

3. QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH FTA GIỮA

VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

4. THÁCH THỨC, CƠ HỘI ĐỐI VỚI VIỆT NAM

5. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

1

Page 3: hiệp định thương mại tự do việt nam

PHẦN 1QUAN HỆ KINH TẾ-THƯƠNG MẠI

GIỮA VIỆT NAM VÀ EU VÀ HOA KỲ

Page 4: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA

VIỆT NAM – EU VÀ HOA KỲ1

VỀ XUẤT NHẬP KHẨU

Page 5: hiệp định thương mại tự do việt nam

Việt Nam

AEC

EAS

ASEAN +3

XU HƯỚNG LIÊN KẾT KHU VỰC CỦA VIỆT NAM

THÂM HỤT THƯƠNG MẠI KHU VỰC ĐÔNG Á NĂM

2014

- Với TQ: -29 tỷ USD; VớI Hàn Quốc: - 14,5 tỷ USD

- Với ASEAN: - 3,9 tỷ USD ; Với Đài Loan: -8,8 tỷUSD. TỔNG CỘNG: -56,2 tỷ USD

Page 6: hiệp định thương mại tự do việt nam

Việt Nam

AEC

EAS

ASEAN +3

XU HƯỚNG LIÊN KẾT KHU VỰC CỦA VIỆT NAM

THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI VỚI EU VÀ HOA KỲNĂM 2014

- VớI EU: 19 tỷ USD

- Với HOA KỲ: 22,3 tỷ USD. TỔNG CỘNG: 41,3 tỷUSD

THÂM HỤT THƯƠNG MẠI KHU VỰC ĐÔNG Á

NĂM 2014

- Với TQ: -29 tỷ USD; VớI Hàn Quốc: - 14,5 tỷ USD

- Với ASEAN: - 3,9 tỷ USD ; Với Đài Loan: -8,8 tỷUSD. TỔNG CỘNG: -56,2 tỷ USD

Page 7: hiệp định thương mại tự do việt nam

PHẦN 2QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH

ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

Page 8: hiệp định thương mại tự do việt nam

QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

HIỆP ĐỊNH TPP2

2005

9/2008: Hoa Kỳtuyên bố tham gia

10/2008: Australia

và Pê-ru tham gia

Việt Nam tham gia với tưcách là thành viên liên kêt 10/2010: VN &

Malaixia tham gia

FTAAP

7/2012: Canada và

Mexico tham giaHQ

7/2013: Nhật Bản

tham gia

Thái Lan

Indo

2005: P4 ra đời

2008 2009 2010 2012 2013 2015 2016

10/2015: Kết thúc

đàm phán

Quý 1/2016: KÝ KẾT

CHÍNH THỨC

Page 9: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

HIỆP ĐỊNH TPP2

- Là Hiệp định FTA thế hệ mới có nhiều nước tham gia

nhất, đa dạng về trình độ phát triển nhất.

- Là Hiệp định FTA có sự tham gia sâu của cấp chính trị, kể cả ở cấp cao nhất.

- Nhiều lần đặt ra mục tiêu đàm phán nhưng không thành,

đã có lúc tưởng không thể kết thúc.

NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ HIỆP ĐỊNH TPP

Page 10: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

HIỆP ĐỊNH TPP 2

1. Kỳ vọng chung:

Mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực: xử lý các vấn đề đặt ra vào đầu

thế kỷ 21 – 21st century agreement.

Tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư: thể hiện qua mức độ yêu

cầu và cam kết dự kiến.

Hạt nhân hình thành FTA của khu vực APEC.

2. Kỳ vọng riêng:

Đi đường ngắn nhất để đạt lợi ích cao nhất, cùng lúc có quan hệ FTA với

nhiều nước.

Tác động trở lại đàm phán đa phương (Vòng Doha).

Các kỳ vọng riêng khác (xuất khẩu, đầu tư, tạo thuận lợi cho dây chuyền

cung ứng v..v)

TẠI SAO LẠI CÓ TPP?

Page 11: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

HIỆP ĐỊNH TPP 2

30 CHƯƠNG ĐÀM PHÁN, BAO GỒM CÁC LĨNH VỰC CHÍNH CẦN QUAN

TÂM SAU:

1. THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

2. DỆT MAY

3. MỞ CửA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ - ĐẦU Tư

4. MUA SẮM CỦA CHÍNH PHỦ (MUA SẮM CÔNG)

5. LAO ĐỘNG

6. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

7. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

8. MÔI TRƯỜNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

9. CÁC NỘI DUNG KHÁC NHƯ WTO HOẶC CÁC HIỆP ĐỊNH VIỆT NAM ĐÃ KÝ

KẾT.

CÁC LĨNH VỰC ĐÀM PHÁN

Page 12: hiệp định thương mại tự do việt nam

THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA - YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH

Là WTO cộng (+)

Hướng đến tự do hóa toàn diện: xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu (trong đó

trên 90% là xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực)

Xử lý vấn đề thuế xuất khẩu

Đề xuất mở cửa cho một số chủng loại hàng tân trang

Các quy định chặt chẽ hơn về cấp phép nhập khẩu, cấp phép xuất khẩu;

doanh nghiệp độc quyền, đặc quyền XNK (đầu mối); quá cảnh hàng hóa v..v.

1

Page 13: hiệp định thương mại tự do việt nam

THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA – KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

Về cắt giảm thuế

Với Hoa Kỳ, vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực, khoảng 98% kim ngạch XK

nông, thủy sản và 75% kim ngạch XK hàng công nghiệp (không bao gồm dệt

may) được miễn thuế NK. Với Canada, khoảng 77% dòng thuế nông sản, 100%

dòng thuế thủy sản được miễn thuế NK ngay khi HĐ có hiệu lực. Với Nhật,

khoảng 88% kim ngạch XK nông, thủy sản được miễn thuế NK ngay khi HĐ có

hiệu lực.

Ta cam kết xóa bỏ thuế NK đối với 66% dòng thuế ngay khi HĐ có hiệu lực, và

86,5% dòng thuế sau 3 năm. Các mặt hàng còn lại có lộ trình từ 5 đến 10 năm.

Một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, lộ trình trên 10 năm hoặc duy trì HNTQ, ví

dụ ô tô con dưới 3000 cc, thịt gà, sắt thép có lộ trình 10 năm hoặc hơn, thịt lợn

từ 7-9 năm.

Về thuế XK

Chỉ riêng Malaixia và Việt Nam bảo lưu được một số mặt hàng. Ta duy trì thuếXK với dầu thô, than đá sản xuất trong nước và tinh quặng quý hiếm.

1

Page 14: hiệp định thương mại tự do việt nam

DỆT MAY - YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH

Một trong các lợi ích cốt lõi của Việt Nam

Hoa Kỳ và một số nước đề xuất

Giảm thuế theo lộ trình dài

Quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” và

Các biện pháp tự vệ và hợp tác hải quan riêng biệt

Tính 2 mặt của quy tắc xuất xứ

Cắt và may

Từ sợi trở đi

1

Page 15: hiệp định thương mại tự do việt nam

DỆT MAY – KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

Về cắt giảm thuế:

Ngay khi HĐ có hiệu lực, hầu hết dòng thuế hoặc được xóa bỏ thuế hoàn toàn,

hoặc giảm 50%. Các dòng thuế còn lại có lộ trình cắt giảm dài hơn.

Quy tắc từ sợi trở đi:

Hàng dệt may phải theo quy tắc “từ sợi trở đi” nhưng để đáp ứng yêu cầu

hưởng ưu đãi thuế ngay ta được hưởng:

Danh mục “nguồn cung thiếu hụt”, tức là được nhập một số chủng loại vải

từ nước ngoài TPP để làm ra sản phẩm may nhưng vẫn được hưởng ưu

đãi thuế.

Cơ chế “1 đổi 1”, tức là nhập 1 mét vải bông của Hoa Kỳ thì được nhập 1

mét vải ở ngoài TPP để sản xuất quần XK vào Hoa Kỳ mà vẫn được hưởng

ưu đãi thuế.

1

Page 16: hiệp định thương mại tự do việt nam

DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ - YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH

Các nghĩa vụ chính: Đối xử tối huệ quốc (MFN), Đối xử quốc gia (NT), Mởcửa thị trường (MA)...

Đàm phán “Danh mục các biện pháp không tương thích”

Nước muốn bảo lưu các biện pháp không tương thích với nghĩa vụ tại Hiệp

định phải chứng minh sự cần thiết và đàm phán để bảo lưu biện pháp đó

(phương pháp chọn bỏ)

Chỉ điều chỉnh chính sách theo hướng thuận lợi hơn, tốt hơn (ratchet)

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư (ISDS).

1

Page 17: hiệp định thương mại tự do việt nam

DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ – KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

Mở cửa thị trường: chủ yếu như WTO hoặc một số FTA đã ký, mở hơn ở lĩnh

vực viễn thông (cho phép thành lập 100% vốn nước ngoài ở dịch vụ không

gắn hạ tầng mạng sau 5 năm), cho phép thành lập công ty 100% vốn nước

ngoài trong lĩnh vực quảng cáo, hỗ trợ logistics, bỏ ENT với bán lẻ sau 5

năm...

Chấp nhận cơ chế nhà đầu tư kiện chính phủ (ISDS).

Chấp nhận ràng buộc chính sách hiện hành trong các lĩnh vực như năng lượng,

đất đai, nhà ở….

1

Page 18: hiệp định thương mại tự do việt nam

MUA SẮM CÔNG – YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH

ĐÀM PHÁN QUY TẮC

Cơ bản theo Hiệp định mua sắm Chính phủ của WTO (GPA):

Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia;

Về cơ bản là đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu

Xóa bỏ các điều kiện dự thầu mang tính ưu tiên nội địa (như yêu cầu sử

dụng sản phẩm hoặc nhà cung cấp trong nước), yêu cầu chuyển giao công nghệ v..v

Minh bạch thông tin và thủ tục tại tất cả các khâu

Có quy định để bảo đảm liêm chính và xem xét khiếu nại

Có quyền bảo lưu không mở cửa vì lý do an ninh, quốc phòng

Loại trừ: mua hoặc thuê đất hoặc bất động sản; mua sắm nhằm mục đích trợ cấp, trợ giá; mua sắm trong khuôn khổ gói kích thích kinh tế (kích cầu); mua sắm dịch vụ liên quan tới phát hành trái phiếu công; mua để viện trợ cho nước khác v..v

1

Page 19: hiệp định thương mại tự do việt nam

MUA SẮM CÔNG – YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH

ĐÀM PHÁN MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG

Từng nước có biểu cam kết riêng

Cam kết diện cơ quan

Cam kết phạm vi hàng hóa, dịch vụ

Cam kết ngưỡng giá trị mà từ đó trở lên phải cho phép các nước TPP tham gia đấu thầu

Vấn đề Trung ương và Địa phương

Vấn đề Chọn – bỏ và Chọn – cho khi cam kết diện cơ quan và phạm vi hàng

hóa dịch vụ

1

Page 20: hiệp định thương mại tự do việt nam

MUA SẮM CÔNG – KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

ĐÀM PHÁN QUY TẮC

Chấp nhận sử dụng hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi.

Không áp dụng các điều kiện dự thầu mang tính ưu tiên đối với nhà thầu

cũng như hàng hóa và dịch vụ nội địa (Việt Nam bảo lưu lộ trình chuyển đổi

25 năm đối với quy tắc này).

Đồng ý minh bạch thông tin và thủ tục tại tất cả các khâu.

1

Page 21: hiệp định thương mại tự do việt nam

MUA SẮM CÔNG – KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

ĐÀM PHÁN MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG

Về diện cơ quan: Các cơ quan trung ương, trừ Ngân hàng Nhà nước, Văn

phòng Chính phủ, và Bộ Tư lệnh lăng, và một số đơn vị của Bộ QP và Bộ CA.

Về phạm vi hàng hóa: tất cả các mặt hàng hàng trừ một số mặt hàng như xăng

dầu, gạo…, Riêng dược phẩm, trong 3 năm đầu chưa cho đấu thầu mở rộng.

Sau đó, bảo lưu một tỷ lệ đấu thầu hàng năm dành riêng cho ngành dược

trong nước và bảo đảm quyền chủ động cho các bệnh viện trong việc mua

sắm thuốc theo cơ chế hiện hành. Sau 15 năm, giảm dần xuống 50% tổng giá

trị đấu thầu hàng năm.

Về dịch vụ: chỉ chào một số ngành dịch vụ như xây dựng, máy tính…

Về ngưỡng giá trị: sau 25 năm ta mới phải về ngưỡng như các nước TPP áp

dụng là 130.000 SDR (khoảng 4 tỷ đồng). Về dịch vụ, sau 15 năm vềngưỡng cao hơn các nước TPP là 8 triệu SDR (khoảng 250 tỷ đồng).

1

Page 22: hiệp định thương mại tự do việt nam

LAO ĐỘNG – YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH

CÁC YÊU CẦU CHÍNH:

Bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động theo Tuyên bố năm

1998 của ILO:

Tự do liên kết và thương lượng tập thể

Cấm sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em

Không phân biệt đối xử người lao động

Áp dụng chế tài trong trường hợp vi phạm cam kết.

Page 23: hiệp định thương mại tự do việt nam

LAO ĐỘNG – KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

Cam kết xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em,

xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động.

Cam kết đảm bảo điều kiện lao động liên quan tới

lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn lao động.

Cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại cơ

sở. Tổ chức này có thể lựa chọn gia nhập TLĐ hoặc

đăng ký với cơ quan Nhà nước và chỉ được hoạt động

sau khi được chấp thuận. Sau 5 năm kể từ khi HĐ có

hiệu lực, có thể thành lập ở cấp cao hơn.

Page 24: hiệp định thương mại tự do việt nam

DOANH NGHIỆP NN – YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH

Các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường.

Các DNNN không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí

độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư.

Minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước,

báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được phép công bố.

Nhà nước không trợ cấp quá mức, gây ảnh hưởng lớn đến lợi

ích của nước khác.

Page 25: hiệp định thương mại tự do việt nam

DOANH NGHIỆP NN – YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH

Chỉ cam kết với các DNNN đạt ngưỡng doanh thu nhất định. Cụ thể, các

DNNN có doanh thu hàng năm dưới 16.000 tỷ đồng (khi HĐ có hiệu lực) và

dưới 6.500 tỷ đồng (5 năm sau khi HĐ có hiệu lực) không phải thực thi phần

lớn nghĩa vụ HĐ.

Loại trừ tất cả DN có hoạt động liên quan tới QPAN (riêng một vài doanh

nghiệp thuộc Bộ QP hoặc Bộ CA khi tham gia kinh doanh thông thường trên thịtrường và cạnh tranh với doanh nghiệp của các nước TPP thì vẫn phải tuân

thủ cam kết).

Với các DN khác, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng. Nếu cần, Nhà nước có thểhỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không được gây ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại,

đầu tư của các nước TPP. Đồng ý minh bạch thông tin trừ các thông tin ảnh

hưởng tới QPAN hoặc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.

Loại trừ tất cả các doanh nghiệp công ích và các DN thực hiện hoạt động thực

hiện chương trình có ý nghĩa quan trọng về phát triển KTXH.

Page 26: hiệp định thương mại tự do việt nam

SỞ HữU TRÍ TUỆ - YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH

CÁC YÊU CẦU CHÍNH:

Có phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu hơn so với WTO

Nâng cao mức độ bảo hộ sáng chế và vấn đề dược phẩm

Nâng cao mức độ bảo hộ dữ liệu thử nghiệm cho dược phẩm và nông hóa phẩm

Nâng cao mức độ và kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

Xiết chặt thực thi (bảo vệ) quyền SHTT, đặc biệt là đối với quyền tác giả và quyền liên quan trong môi trường số (trách nhiệm của ISP).

Xử lý hình sự các vi phạm và vấn đề xử lý hành chính

Là một trong những nội dung đàm phán khó khăn nhất.

1

Page 27: hiệp định thương mại tự do việt nam

SỞ HữU TRÍ TUỆ - KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN

Đồng ý áp dụng tiêu chuẩn cao của TPP theo lộ trình phù hợp với trình độ phát

triển. Lộ trình tính theo số năm, chủ yếu với các nghĩa vụ khó nhất (dược phẩm),

theo đó khi kết thúc lộ trình khi VN ở trình độ phát triển khá, ví dụ GDP bình quân

khoảng 10.000 USD/năm thì mới phải thực hiện.

Với các nghĩa vụ còn lại, chủ yếu là về vấn đề thực thi, ta yêu cầu lộ trình hợp lý

để chuẩn bị. Theo đó, ta đồng ý sửa đổi một số VBPL như Luật SHTT, Bộ luật HS

để cho phép xử lý hình sự một số hình thức xâm phạm quyền SHTT, bao gồm một

số hình thức mới như câu trộm cáp TH, không xâm phạm ở quy mô thương mại,

không thu lợi bất chính nhưng gây thiệt hại lớn cho người sở hưu quyền SHTT.

1

Page 28: hiệp định thương mại tự do việt nam

MÔI TRƯỜNG

CÁC YÊU CẦU CHÍNH VÀ TA CHẤP NHẬN:

Cam kết bảo vệ môi trường theo các quy định của các điều ước quốc tế đã hoặc sẽ tham gia, có chế tài trong trường hợp vi phạm.

Không áp dụng các hình thức trợ cấp nghề cá gây ảnh hưởng tiêu cực đến các loài thủy sản đang bị đánh bắt quá mức, nhưng có lộ trình để rà

soát lại chính sách và điều chỉnh chính sách, nếu cần (hiện ta không có các trợ cấp loại này).

Theo đúng các quy định trong nước, đưa ra hình thức phù hợp để xử lý vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ngoài.

1

Page 29: hiệp định thương mại tự do việt nam

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CÁC YÊU CẦU CHÍNH VÀ TA CHẤP NHẬN:

Không phân biệt đối xử sản phẩm số và không áp thuế xuất nhập khẩu/phí nội

địa đối với sản phẩm số;

Tự do truy cập, lưu chuyển thông tin (trên Internet);

Không yêu cầu đặt trang thiết bị (máy chủ) tại nước sở tại như là điều kiện đểcấp phép đầu tư hay cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên, trong các trường hợp liên quan đến an ninh - quốc phòng, trật tự an

toàn xã hội, thuần phong mỹ tục thì vẫn được áp dụng các biện pháp cần thiết,

kể cả vi phạm các nghĩa vụ trên. Ngoài ra, trong thời gian 3 năm kể từ khi Hiệp

định có hiệu lực, các nước cam kết không khiếu kiện các quy định của pháp luật

Việt Nam được ban hành trước khi Hiệp định có hiệu lực.

1

Page 30: hiệp định thương mại tự do việt nam

PHẦN 3QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH

FTA VIỆT NAM - EU

Page 31: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH

FTA VIỆT NAM - EU 3

Tháng 10/2010, nhân chuyến thăm EU của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,

Lãnh đạo hai bên đã thống nhất sẽ chính thức khởi động đàm phán FTA

Việt Nam – EU, sau khi hoàn tất thủ tục kỹ thuật;

Tháng 6/2012: Việt Nam và EU chính thức tuyên bố khởi động đàm phán;

Sau gần 3 năm đàm phán, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳcấp Bộ trưởng, cấp Trưởng đoàn và các Nhóm kỹ thuật, kết thúc đàm phán

cấp Bộ trưởng đầu tháng 8/2015.

Chính thức kết thúc đàm phán tháng 11/2015 (ký văn bản kết thúc đàm

phán dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo hai bên)

QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH

Page 32: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH

FTA VIỆT NAM - EU3

THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA:

Dệt may, giày dép, thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU xóa bỏhoàn toàn thuế nhập khẩu trong vòng 7 năm từ khi HĐ có hiệu lực.

Gạo: dành lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát

và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch được miễn thuế hoàn toàn. Đối

với sản phẩm từ gạo, EU đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.

Các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả, sản phẩm

nhựa, gốm sứ thủy tinh: cơ bản được xóa bỏ thuế quan khi HĐ có hiệu lực.

Chỉ còn một vài mặt hàng nông sản nhạy cảm không được miễn thuế hoàn toàn

nhưng chỉ áp dụng TRQ: gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm hương, đường và các sản

phẩm có hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá viên và cá ngừ đóng hộp

CÁC CAM KẾT CHÍNH

Page 33: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

QUÁ TRÌNH, KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH

FTA VIỆT NAM - EU3

DỊCH VỤ: Mức mở cửa về cơ bản như TPP, khác biệt ở dịch vụ ngân

hàng, vận tải biển.

MUA SẮM CHÍNH PHỦ: Cao hơn TPP chút ít.

LAO ĐỘNG: Tuân thủ nghĩa vụ của ILO nhưng không áp dụng chế tài.

SỞ HỮU TRÍ TUỆ: Cơ bản như TPP nhưng có cam kết thêm về Chỉ dẫn

địa lý (GI).

CÁC CAM KẾT CHÍNH

Page 34: hiệp định thương mại tự do việt nam

PHẦN 4CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Page 35: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

CƠ HỘI4

Về mặt kinh tế:

Tiếp tục thúc đẩy thương mại giữa VN và EU, VN với các nước TPP.

Ổn định và mở rộng nguồn nhập khẩu, đặc biệt là các máy móc, thiết bị là

đầu vào cho SX trong nước và các SP tiêu dung cao mà trong nước chưa SX

được như dược phẩm, hóa chất, hóa mỹ phẩm…

Giúp đa dạng hóa quan hệ kinh tế, thương mại, đặc biệt giúp đa dạng hóa

thị trường XNK, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực.

Page 36: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

CƠ HỘI4

Cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút vốn đầu tư chất lượng cao.

Nhiều tập đoàn đã đón đầu TPP và EVFTA thông qua nhiều dự án đầu tưvào Việt Nam- Việt Nam có cơ hội trở thành điểm trung chuyển, kết nối

hoạt động thương mại của các đối tác lớn tại ASEAN. Tác động này càng

được cộng hưởng khi AEC hình thành vào cuối 2015. Các DN Việt Nam

cũng có cơ hội đầu tư thuận lợi hơn tại các nước TPP và EU.

Thêm cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các tập đoàn Intel,

Microsoft, Samsung, LG…. Đã đầu tư lớn vào VN, đưa VN trở thành cứđiểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của họ- giúp nâng tầm nền kinh tếViệt Nam trong 5-10 năm tới.

Có cơ hội tham gia vào thị trường mua sắm công của các nước TPP và EU.

Riêng Hoa Kỳ, chỉ tính riêng vật dụng văn phòng thông thường, mua sắm

công của các cơ quan chính phủ liên bang hàng năm là 10-12 tỷUSD/năm.

Page 37: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

CƠ HỘI4

Trong trung hạn, có lợi thế cạnh tranh so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Ví

dụ, áo sơ mi nhập khẩu vào Hoa Kỳ có thuế suất trung bình là 18%.

Có cơ hội được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Về mặt thể chế:

Là cơ hội để hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, hỗ

trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

Với tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ

máy Nhà nước, giúp tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, thúc

đẩy cải cách bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Về mặt xã hội:

Giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập

và giúp xóa đói giảm nghèo.

Page 38: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

THÁCH THỨC4

Về mặt kinh tế:

Với một số chủng loại nông sản, ta gặp sức ép cạnh tranh như thịt lợn, thịt

gà. Một số sản phẩm khác cũng gặp cạnh tranh nhưng sức ép nhẹ hơn như

sữa, đậu tương, ngô…

Về thương mại dịch vụ

Mặc dù có cam kết mở thêm so với WTO nhưng ta đều giữ được quyền chủ

động của Nhà nước trong quản lý, đặc biệt các biện pháp quản lý không có

tính phân biệt đối xử. Các lĩnh vực nhạy cảm như xuất bản, phát thanh, truyền

hình đều không cam kết mở cho nước ngoài.

Về hoàn thiện thể chế

Các tiêu chuẩn cao về quản trị đặt ra thách thức cho bộ máy quản lý Nhà

nước. Ngoài ra, phải sửa đổi, ban hành nhiều văn bản pháp luật để thực thi

cam kết.

Page 39: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

THÁCH THỨC4

Về mặt xã hội:

Cạnh tranh gia tăng có thể khiến một số DN khó khăn, thậm chí phá sản,

khiến người lao động thất nghiệp. Tuy nhiên, do các nền kinh tế EU và TPP

không cạnh tranh trực tiếp nên tác động này không quá lớn,cục bộ.

Về thu ngân sách:

Có ảnh hưởng đến thu ngân sách nhưng không lớn. Lý do là tỷ trọng thu

ngân sách từ thuế NK giảm dần qua các năm.

Page 40: hiệp định thương mại tự do việt nam

PHẦN 5MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Page 41: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC5

1. Cập nhật tư duy quản lý trong tình hình mới, chuyển từ chọn-cho dần sang

chọn-bỏ.

2. Nắm vững các cam kết quốc tế, đặc biệt các cam kết Hiệp định có tiêu chuẩn

cao và chế tài áp dụng chặt chẽ như TPP, EVFTA- phối hợp chặt chẽ với các

Bộ, ngành liên quan.

3. Đào tạo, chuẩn bị đội ngũ cán bộ có chuyên môn và có kiến thức về hội nhập

quốc tế, đặc biệt là kinh tế quốc tế.

4. Tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh và

đầu tư thuận lợi.

5. Chủ động xây dựng kế hoạch hành động, xác định các giải pháp tận dụng

cơ hội, đối phó với thách thức.

6. Tăng cường công tác tuyên truyền.

Page 42: hiệp định thương mại tự do việt nam

2

3

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

VỚI CÁC DOANH NGHIỆP5

1. Chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và các nước

đối tác, không chỉ các lĩnh vực truyền thống.

2. Thay đổi tư duy kinh doanh.

3. Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung

và dài hạn.

4. Chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài,

tham gia dây chuyền cung ứng toàn cầu.

5. Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Page 43: hiệp định thương mại tự do việt nam

XIN CÁM ƠN!