96

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị
Page 2: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNGHÀ NỘI - 2020

Page 3: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị
Page 4: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Lời nói đầu

3

Lời nói đầu

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu là một sản phẩm của Chương trình Thoát nước và Chống ngập đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với Biến đổi khí hậu (FPP). Đây là Chương trình hợp tác kỹ thuật do Bộ Xây dựng phối hợp thực hiện với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), đồng tài trợ bởi Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) và Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), triển khai từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020. Mục tiêu chung của Chương trình là: (1) Cải thiện năng lực của chính quyền quốc gia và địa phương về khả năng phục hồi đô thị, thông qua việc phát triển các tiêu chuẩn và chính sách toàn quốc liên quan đến thoát nước đô thị và giảm thiểu rủi ro lũ lụt; (2) Giảm thiểu rủi ro lũ lụt và cải thiện năng lực cảnh báo sớm trong đô thị. Tính đến năm 2020, đã có 6 đô thị được hỗ trợ bởi Chương trình trên để lập Quy hoạch thoát nước có tính đến Biến đổi khí hậu (BĐKH), bao gồm: TP Quy Nhơn, TP Sóc Trăng, TP Phú Yên (Tuy Hòa), TP Long Xuyên (An Giang), TP Rạch Giá (Kiên Giang) và TP Cà Mau. Đây là những dự án thí điểm và cũng là cơ sở dữ liệu để chúng tôi khái quát hóa và soạn thảo cuốn Hướng dẫn này.

Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch thoát nước là quy hoạch chuyên ngành về hạ tầng kỹ thuật lập riêng đối với thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về Thoát nước và xử lý nước thải khuyến khích tổ chức lập riêng quy hoạch thoát nước ở các đô thị loại 3 trở lên, trong trường hợp quy hoạch thoát nước trong quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt nhưng chưa đủ điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và kêu gọi đầu tư. Do vậy, việc lập quy hoạch thoát nước, đặc biệt có tích hợp các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp thoát nước bền vững, cũng như kết hợp linh hoạt xử lý nước thải phân tán và xử lý nước thải tập trung là rất cần thiết.

Page 5: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

4

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu được thực hiện với sự tham gia đóng góp của các chuyên gia: PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền (Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng), PGS.TS. Nghiêm Vân Khanh (Khoa Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường Đô Thị, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội), TS. Đỗ Thuận An (Công ty Nhật Bảo), cùng sự góp ý của Chuyên gia Bùi Khắc Toàn (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội), Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng và nhóm chuyên gia của GIZ.

Trong quá trình biên soạn, mặc dù rất cố gắng, nhưng không tránh khỏi các sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự phản hồi, đóng góp của các quý vị độc giả để hoàn thiện cuốn sách trong các lần tái bản sau.

Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ)

Page 6: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Mục lục

5

Mục lục

trang

Danh mục hình 7

Danh mục bảng 8

Từ viết tắt 9

PHẦN A. GIỚI THIỆU CHUNG 11

Mục đích của cuốn hướng dẫn 11

Đối tượng áp dụng 11

Cấu trúc của cuốn hướng dẫn 11

Thuật ngữ và Khái niệm 11

PHẦN B. XÂY DỰNG QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC CÓ TÍNH ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 13

I. Hướng dẫn lập nhiệm vụ 13

Bước 1. Thu thập thông tin liên quan để đề xuất chủ trương 15

Bước 2. Lên ý tưởng, lập hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch 15

Bước 3. Tham vấn ý kiến 17

Bước 4. Hoàn thành nội dung nhiệm vụ 18

Bước 5. Trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ 18

II. Đấu thầu lập Đồ án quy hoạch 18

III. Hướng dẫn lập Đồ án Quy hoạch thoát nước 19

Bước 1. Xác định sự cần thiết, căn cứ, quan điểm, mục tiêu, phạm vi, phương pháp lập quy hoạch

19

Page 7: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

6

Bước 2. Khảo sát đánh giá điều kiện của địa phương 22

Bước 3. Lập quy hoạch thoát nước 29

Bước 4. Xác định thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư 44

Bước 5. Khái toán kinh phí đầu tư - Nguồn vốn và hình thức đầu tư của đồ án Quy hoạch thoát nước đô thị

49

Bước 6. Đánh giá môi trường chiến lược 62

Bước 7. Đề xuất giải pháp phi kỹ thuật 66

Bước 8. Tham vấn các bên liên quan về dự thảo Quy hoạch thoát nước 71

Bước 9. Phản biện 71

Bước 10. Thẩm định quy hoạch 71

Bước 11. Tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh quy hoạch và trình phê duyệt 72

IV. Công bố công khai và lưu Hồ sơ quy hoạch 72

PHỤ LỤC 75

Phụ lục 1. Mục lục thuyết minh tổng hợp của một Đồ án QHTN thích ứng với BĐKH hoàn chỉnh

75

Phụ lục 2. Bảng các giải pháp thoát nước bền vững SUDS 79

Phụ lục 3. Ví dụ bảng đánh giá các dự án ưu tiên 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Page 8: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Danh mục hình

7

Danh mục hình

trang

Hình 1. Sơ đồ quy trình tổng thể xây dựng Quy hoạch thoát nước thích ứng với biến đổi khí hậu

14

Hình 2. Định hướng phát triển đô thị ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 3. Mô hình lưu vực thoát nước 38

Hình 4. Thời gian chảy vào và thời gian chảy trong cống

Hình 5. Các phương án huy động tài chính để lập QHTN có tính đến BĐKH ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

60

Page 9: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

8

Danh mục bảng

trang

Bảng 1. Giải pháp cụ thể về thoát nước bền vững 28

Bảng 2. Tần suất mưa khu vực đô thị 37

Bảng 3. Tần suất mưa khu công nghiệp 37

Bảng 4. Hệ số dòng chảy 40

Bảng 5. Tổng hợp một số kịch bản để phân tích thủy lực cho hệ thống thoát nước mưa

41

Bảng 6. Tiêu chí đánh giá ưu tiên và trọng số 48

Bảng 7. Tổng hợp các quy định và hướng dẫn hiện hành (cập nhật đến tháng 5/2020) áp dụng để xây dựng khái toán kinh phí đầu tư QHTN đô thị

49

Bảng 8. Bảng khối lượng 53

Bảng 9. Bảng đơn giá chi tiết 53

Bảng 10. Bảng đơn giá tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm/cấu kiện 55

Bảng 11. Bảng tổng hợp giá trị xây lắp 55

Bảng 12. Bảng tổng hợp giá trị thiết bị 55

Bảng 13. Bảng khái toán tổng mức đầu tư 56

Bảng 14. Giải thích ký hiệu 57

Bảng 15. Mẫu tổng hợp kết quả khái toán kinh phí đầu tư 58

Bảng 16. Các nguồn vốn dự kiến sử dụng đầu tư cho QHTN đô thị 61

Page 10: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Từ viết tắt

9

Từ viết tắt

AO Bể thiếu khí - hiếu khí kết hợp Anoxic - Oxic

AAO Bể kỵ khí - thiếu khí - hiếu khí Anaerobic - Anoxic - Oxic

BĐKH Biến đổi khí hậu

CSO Giếng tách nước mưa Combined Sewer Overflow

DEWATS Hệ thống xử lý nước thải phân tán Decentralized Wastewater Treatment System

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

HTTN Hệ thống thoát nước

ODA Vốn vay hỗ trợ phát triển Official Development Assistance

PPP Đối tác công tư Public Private Partnership

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QHTN Quy hoạch thoát nước

SUDS Hệ thống thoát nước bền vững Sustainable Urban Drainage System

SWMM Phần mềm quản lý nước mưa Storm Water Management Model

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND Ủy ban nhân dân

Page 11: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

10

Page 12: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Giới thiệu chung

11

có thể dùng cuốn Hướng dẫn như tài liệu tham khảo phục vụ môn học về quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.

Cấu trúc của cuốn hướng dẫn

Hướng dẫn bao gồm hai phần chính: (1) Giới thiệu chung: giới thiệu mục đích, đối tượng áp dụng, cấu trúc của cuốn Hướng dẫn và giải thích thuật ngữ chính sử dụng trong cuốn Hướng dẫn; (2) Phần chính: Hướng dẫn xây dựng Quy hoạch thoát nước có tính đến Biến đổi khí hậu, trong đó có các nội dung chính gồm: (i) Hướng dẫn lập nhiệm vụ; (ii) Đấu thầu lập quy hoạch; (iii) Tổ chức lập quy hoạch, (iv) Công bố và lưu Hồ sơ quy hoạch.

Thuật ngữ và Khái niệm

Quy hoạch thoát nước:

QHTN là đồ án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật thoát nước trong đó nêu rõ các nội dung chính: Phạm vi, ranh giới; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; xác định lưu vực, phân vùng thoát nước; nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng thoát nước, mạng lưới và vị trí quy mô các công trình thoát nước (Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về Thoát nước và xử lý nước thải).

Mục đích của cuốn hướng dẫn

Cuốn Hướng dẫn sẽ đưa ra các nội dung cần thiết của hồ sơ quy hoạch mà địa phương cần chuẩn bị. Đồng thời cuốn Hướng dẫn cũng đưa ra quy trình, thủ tục từ bước lập nhiệm vụ đến khi được phê duyệt, cách thu thập các tài liệu cần thiết liên quan, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan tham gia trong lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

Đối tượng áp dụng

Cuốn Hướng dẫn sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các đơn vị liên quan như tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm lập quy hoạch, các tổ chức tham gia tham vấn và cung cấp thông tin như các Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc và Quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải. Các cơ quan tổ chức chịu trách nhiệm lập nhiệm vụ hoặc phê duyệt quy hoạch cũng có thể tham khảo cuốn Hướng dẫn này.

Cộng đồng người dân hoặc các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế cũng có thể tham khảo cuốn Hướng dẫn để tham vấn cho phù hợp. Sinh viên, giảng viên đại học

Phần A

Giới thiệu chung

Page 13: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

12

Xử lý nước thải phân tán:

Theo cuốn Hướng dẫn này, xử lý nước thải phân tán, được hiểu rộng hơn, là hình thức xử lý nước thải ở quy mô từ vài trăm m3/ngày đêm đến vài nghìn m3/ngày đêm, trong đó có thể áp dụng các công nghệ xử lý nước thải như các công nghệ áp dụng ở quy mô lớn, tập trung.

Nó khác với khái niệm xử lý nước thải phi tập trung (Decentralized Wastewater Treatment, DEWATS) trong đó công suất xử lý thường dưới 1000 m3/ngày đêm và thường áp dụng các công nghệ chi phí thấp như bãi lọc trồng cây (wetland), hồ sinh học hoặc bể lọc kị khí. Việc đề xuất áp dụng mô hình nước thải phân tán là do yếu tố địa hình, mật độ tập trung dân cư ở địa phương không phù hợp cho áp dụng xử lý nước thải tập trung.

Trong phạm vi hướng dẫn này chỉ tập trung vào khái niệm quy hoạch thoát nước đô thị do đô thị bị ảnh hưởng bởi biển đổi khí hậu và ngập lụt nhiều nhất. Đồng thời hướng dẫn xây dựng một quy hoạch thoát nước tổng thể bao gồm cả quy hoạch thoát nước thải và quy hoạch cao độ nền thoát nước mưa, bởi vì hai đồ án này nên được xem xét trong một đồ án chung sẽ dễ dàng hơn cho việc tham khảo và áp dụng. Ngoài ra có tính đến quy hoạch thoát nước cho khu vực hiện trạng, khu vực mở rộng và khu vực mới phát triển.

Biến đối khí hậu:

Trong phạm vi cuốn Hướng dẫn này, các tác động do biến đổi khí hậu được nghiên cứu là các tác động ảnh hưởng đến quá trình ngập lụt đô thị như triều cường, nước biển dâng, mưa lớn bất thường.

Khi đó việc thiết kế thoát nước trong thời gian quy hoạch phải tính đến các kịch bản tác động của BĐKH tại địa phương/đô thị.

Thoát nước bền vững:

Theo hướng dẫn này, Hệ thống Thoát nước bền vững (Sustainable Urban Drain-age System, SUDS) được hiểu là mô hình áp dụng cách tiếp cận tự nhiên (sử dụng điều kiện tự nhiên) để kiểm soát và làm giảm ngập lụt cục bộ trong hệ thống thoát nước đô thị. SUDS là hệ thống thoát nước được coi là có lợi cho môi trường, bao gồm các giải pháp chiến lược nhằm tiêu thoát nước mặt hiệu quả và bền vững, kiểm soát các cấu trúc công trình và quản lý vận hành, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm và quản lý các tác động đến chất lượng các nguồn nước (cũng là nguồn tiếp nhận) ở địa phương.

Page 14: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

13

Phần B

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu cơ bản của Chủ đầu tư (cấp tỉnh hoặc thành phố) ra đầu bài cho đơn vị tổ chức tư vấn lập quy hoạch. Do vậy các nội dung trong nhiệm vụ quy hoạch cần ngắn gọn, mạch lạc, có cấu trúc đơn giản, dễ hiểu, thể hiện rõ các yêu cầu cơ bản.

Nhiệm vụ quy hoạch cần có tính gợi mở, tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo trong giai đoạn lập quy hoạch thoát nước đô thị, gắn với các yêu cầu thực tiễn đồng thời tích hợp, lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu. Hạn chế việc đưa quá nhiều số liệu đầu vào, các nhận định, các bản vẽ, sơ đồ để tránh trùng lặp hay nhầm lẫn giữa nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch.

Nhiệm vụ quy hoạch phải thể hiện rõ sự hiểu biết về đối tượng lập quy hoạch, tính đặc thù, các yêu cầu đặc trưng riêng của từng địa phương, vùng miền và tuân thủ các quy định theo các văn bản pháp quy hiện hành.

Nhiệm vụ quy hoạch phải xác định quan điểm và mục tiêu phát triển phù hợp với yêu cầu của từng đô thị, của từng khu vực lập quy hoạch để làm cơ sở cho việc nghiên cứu lập đồ án quy hoạch.

Sơ đồ thể hiện quy trình tổng thể xây dựng Quy hoạch thoát nước thích ứng với BĐKH được thể hiện ở Hình 1. Trong đó gồm các nội dung chính như:

(1) Lập nhiệm vụ và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

(2) Đấu thầu lập quy hoạch;

(3) Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch;

(4) Công bố và lưu hồ sơ.

Hướng dẫn sau sẽ thể hiện rõ các yêu cầu đối với nội dung trong từng phần, sự tham gia của các bên liên quan và thời gian thực hiện theo quy định.

Hướng dẫn này sẽ giới thiệu từng bước tiến hành để xây dựng Đồ án QHTN, đặc biệt có tính đến yếu tố BĐKH: từ giai đoạn lập nhiệm vụ, đến tổ chức thực hiện lập quy hoạch, thẩm định và công bố quy hoạch.

I. HƯỚNG DẪN LẬP NHIỆM VỤ

Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập đồ án QHTN đô thị.

Page 15: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

14

Hình 1. Sơ đồ quy trình tổng thể xây dựng Quy hoạch thoát nước thích ứng với biến đổi khí hậu

Chú thích:(*): Phối hợp với Bộ Xây dựng, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (gồm: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài Nguyên và Môi trường).(**): Có tham vấn cộng đồng và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

Page 16: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

15

sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước và các quy hoạch khác liên quan;

+ Cấp đô thị: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung đô thị; Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị; Quy hoạch sử dụng đất;

- Các chương trình, dự án về BĐKH, hạ tầng kỹ thuật đô thị đã và đang thực hiện liên quan đến đô thị.

Bước 2. Lên ý tưởng, lập hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch

Trong bước này, UBND tỉnh/thành phố là cơ quan chủ đầu tư tổ chức chỉ đạo lên ý tưởng, thông thường có thể giao cho Sở Xây dựng tỉnh/thành phố là đơn vị chuyên môn thực hiện dựa trên cơ sở các quy định tại Điều 22, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009, Văn bản hợp nhật của Quốc hội số 11/VBHN-VPQH ngày 04/07/2019 ban hành một số nội dung sửa đổi của Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH2, Điều 5 của Nghị định số 80/2014-NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải ngày ngày 06/08/2014 và Điều 11 của Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 hoặc cập nhật theo các hướng dẫn quy định mới. Để thực hiện bước này, cơ quan chủ đầu tư có thể “thuê” tổ chức tư vấn độc lập hỗ trợ lập hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch. Cụ thể những công việc trong lập hồ sơ nhiệm vụ QHTN đô thị phải thực hiện gồm:

1. Lập thuyết minh của nhiệm vụ QHTN đô thị với đề cương được chia thành các mục, phần chính như sau:

a. Tên quy hoạch, phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch.

Nhiệm vụ quy hoạch phải thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo các nguyên tắc quản lý của Nhà nước. Dưới đây là quy trình 5 bước để triển khai thực hiện Lập nhiệm vụ Quy hoạch thoát nước đô thị với nội dung và yêu cầu cụ thể cần đạt được của mỗi bước:

Bước 1. Thu thập thông tin liên quan để đề xuất chủ trương

Theo Điều 15, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/05/2019 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, quy định về căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch gồm:

1. Các văn bản quy phạm pháp luật và các căn cứ có liên quan.

2. Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.

Theo đó, trong bước này, cơ quan chủ đầu tư (Sở Xây dựng tỉnh/thành phố) sẽ thực hiện việc xem xét, rà soát, tổng hợp các thông tin sau:

- Các văn bản pháp luật liên quan: gồm các Luật và văn bản dưới luật hiện hành do cấp Trung ương và địa phương ban hành có liên quan đến các lĩnh vực quy hoạch, thoát nước và biến đổi khí hậu.

- Các đồ án quy hoạch liên quan tới đô thị đã được phê duyệt hoặc đang được thực hiện.

Gồm:

+ Cấp quốc gia, vùng, tỉnh: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch không gian; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; Quy hoạch tài nguyên nước; Quy hoạch bảo vệ môi trường; Quy hoạch tổng hợp lưu vực

Page 17: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

16

(2) Dự báo về quy mô dân số, nhu cầu sử dụng đất, dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch; Kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng - sụt lún đất tại địa phương;

(3) Định hướng QHTN đô thị có tính đến BĐKH, tiêu chí QHTN đô thị và yêu cầu cơ bản trong QHTN đô thị, lựa chọn mô hình thoát nước, các giải pháp QHTN đô thị có ứng dụng SUDS và DEWATS trong thoát nước - chống úng ngập đô thị;

(4) Các nội dung khác gồm: các giải pháp kỹ thuật và quản lý trong QHTN đô thị hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư tại mỗi địa phương (như: Phân tích thủy văn, thủy lực của các giải pháp thoát nước nhằm giảm thiểu và thích ứng dưới tác động của biến đổi khí hậu; Rà soát, phân tích lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; Vị trí, quy mô cụ thể của hệ thống các công trình đầu mối, nguồn tiếp nhận và khả năng tiếp nhận cũng như các giải pháp về mạng lưới kỹ thuật; Xác định các chương trình và dự án đầu tư ưu tiên, sơ bộ tổng mức dự kiến nguồn vốn, hình thức đầu tư và kế hoạch thực hiện);

(5) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

d. Phần hồ sơ, sản phẩm của đồ án: gồm các yêu cầu về thành phần, tiêu chuẩn, quy cách, số lượng bản vẽ, số lượng thuyết minh và các văn bản khác kèm theo (nếu có). Hồ sơ, sản phẩm của đồ án quy hoạch phải gồm cả bản cứng và bản mềm điện tử.

e. Phần tổ chức thực hiện quy hoạch: sơ bộ xác định cách thức tổ chức thực hiện của đồ án QHTN đô thị, trong đó nêu rõ các nội dung chính như sau:

b. Phần mở đầu: nêu sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các cơ sở lập QHTN đô thị, phương pháp lập quy hoạch.

c. Phần nội dung trong quy hoạch thoát nước đô thị.

Nhiệm vụ quy hoạch chuyên ngành thoát nước phải làm rõ các nội dung: Phạm vi, ranh giới; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; xác định lưu vực, phân vùng thoát nước; nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng nước thải, mạng lưới và vị trí quy mô các công trình thoát nước. Ngoài ra, đối với mỗi loại quy hoạch cần làm rõ thêm các nội dung sau:

- Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị: xác định khu vực thuận lợi cho việc xây dựng trong từng khu vực và đô thị; xác định lưu vực thoát nước chính, khu vực cấm và hạn chế xây dựng, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối; giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

- Quy hoạch thoát nước thải đô thị: xác định tổng lượng nước thải, vị trí và quy mô công trình thoát nước gồm mạng lưới tuyến cống thoát, nhà máy, trạm xử lý nước thải, khoảng cách ly vệ sinh và hành lang bảo vệ công trình thoát nước thải đô thị.

Trong phần nội dung cần nêu các yêu cầu tập trung vào 5 vấn đề chính sau:

(1) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và đặc điểm hiện trạng của đô thị; Đánh giá tổng hợp về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; Đánh giá tổng hợp và toàn diện hiện trạng thoát nước đô thị, đặc biệt khả năng tiêu thoát nước mưa và ngập úng đô thị do tác động của BĐKH;

Page 18: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

17

phối hợp tổ chức và tổng hợp các ý kiến tham vấn. Việc tổ chức lấy ý kiến tham vấn về nhiệm vụ đồ án QHTN đô thị cần tuân thủ theo Điều 20, 21 của Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009, và Văn bản hợp nhất của Quốc hội số 11/VBHN-VPQH ngày 04/07/2019 ban hành một số nội dung sửa đổi của Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH2 với cách thức cụ thể như sau:

1. Trước khi tiến hành lập nhiệm vụ quy hoạch, cơ quan tổ chức lập quy hoạch và cơ quan chủ đầu tư (Sở Xây dựng và UNBD tỉnh/thành phố) cần thảo luận trong nội bộ về các yêu cầu chủ yếu cho quy hoạch thoát nước của đô thị mình.

2. Sau khi lập hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch, cơ quan tổ chức lập quy hoạch (UNBD tỉnh) sẽ thực hiện việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo, họp tham vấn. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Các bên có liên quan đến QHTN đô thị gồm:

- Chính quyền địa phương: UBND tỉnh/thành phố, Thành ủy, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ;

- Bộ Xây dựng (Cục Hạ tầng kỹ thuật);

- Các tổ chức tư vấn lập QHTN đô thị, các doanh nghiệp thoát nước;

- Các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực thoát nước - vệ sinh môi trường đô thị thuộc các đơn vị trong nước, các tổ chức Phi chính phủ;

- Đại diện cộng đồng dân cư.

- Thời gian và tiến độ: Đưa ra kế hoạch, thời gian thực hiện đồ án, các giai đoạn chính của đồ án, các mốc thời gian báo cáo các cấp.

- Trách nhiệm các cơ quan có liên quan: Nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt đồ án; Phối hợp giữa các bên có liên quan.

f. Phần kinh phí lập quy hoạch

- Theo Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị hoặc cập nhật theo các hướng dẫn quy định mới.

- Tùy theo tính chất công việc và đặc thù của đồ án; theo yêu cầu của Chủ đầu tư để lập Dự toán chi tiết cho từng loại hình công việc của đồ án QHTN đô thị thành phụ lục riêng đính kèm Nhiệm vụ quy hoạch.

2. Lập danh mục bản vẽ trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch.

Bản vẽ trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch là bộ bản đồ ranh giới lập QHTN đô thị, thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp. Gồm tối thiểu 02 loại bản vẽ sau:

- Bản đồ ranh giới lập quy hoạch;

- Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị.

3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.

Bước 3. Tham vấn ý kiến

Trong bước này, cơ quan tổ chức lập quy hoạch (UBND tỉnh/thành phố) sẽ thực hiện tổ chức lấy ý kiến tham vấn đối với nhiệm vụ lập QHTN đô thị. Cơ quan chủ đầu tư (Sở Xây dựng tỉnh/thành phố) có trách nhiệm

Page 19: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

18

Lưu ý: Trên đây là 5 bước trong quy trình hướng dẫn lập và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch thoát nước đô thị với nguồn vốn phục vụ cho công tác lập quy hoạch là từ ngân sách nhà nước. Trong trường hợp tỉnh/thành phố sử dụng các nguốn vốn huy động, vốn vay từ các cơ quan tổ chức ngoài nước thì quy trình trên có thể được điều chỉnh để phù hợp theo yêu cầu của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, đồng thời vai trò của các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc lập quy hoạch sẽ có thể được xem xét theo sự thỏa thuận giữa UBND tỉnh/thành phố và tổ chức bỏ vốn.

II. ĐẤU THẦU LẬP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH

UBND tỉnh/thành phố có trách nhiệm chủ trì tổ chức đấu thầu việc lập Đồ án Quy hoạch thoát nước theo quy định của:

- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013;

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ban hành ngày 26/06/2014 quy định chi tiết một số Điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

- Trong trường hợp việc lập Quy hoạch thoát nước có sự tham gia của tư nhân theo hình thức công tư hợp danh PPP thì cần tham khảo thêm Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ban hành ngày 28/02/2020 quy định chi tiết một số Điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

Ngoài ra có các văn bản dưới luật sau đây giúp cho việc tổ chức đấu thầu đúng quy định:

- Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn;

3. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ đồ án quy hoạch được thực hiện bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn, phiếu góp ý. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch trong thời gian lấy ý kiến được giới thiệu trưng bày công khai hoặc giới thiệu chung về phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.

4. Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Bước 4. Hoàn thành nội dung nhiệm vụ

Trên cơ sở các ý kiến tham vấn cho hồ sơ nhiệm vụ lập QHTN đô thị, cơ quan chủ đầu tư (Sở Xây dựng tỉnh/thành phố) sẽ thực hiện việc chỉnh sửa, hoàn thiện nhiệm vụ QHTN đô thị (có tính đến BĐKH và phù hợp với điều kiện của địa phương).

Bước 5. Trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ

Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009, và Văn bản hợp nhất của Quốc hội số 11/VBHN-VPQH ngày 04/07/2019 ban hành một số nội dung sửa đổi của Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH2, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm quy hoạch thoát nước đô thị của thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại đặc biệt; chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch thoát nước đô thị của thành phố trực thuộc Trung ương sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;

Page 20: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

19

và khả năng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh/thành phố. Tác động của BĐKH đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, vấn đề úng ngập và vệ sinh môi trường hiện tại của đô thị và trong tương lai. Đối với từng loại quy hoạch cần nêu rõ:

- Với đồ án quy hoạch lập mới: Xác định rõ các yêu cầu của phát triển để đáp ứng tiêu chí “Hệ thống thoát nước bền vững, phòng ngừa và thích ứng với BĐKH” dẫn đến cần thiết phải lập đồ án.

- Với đồ án điều chỉnh: Nêu tóm tắt các vấn đề chính đang tồn tại của hệ thống thoát nước đô thị, của đồ án QHTN trước đó và các yếu tố mới tác động dẫn đến nội dung, khu vực cần thiết phải điều chỉnh.

2. Các căn cứ lập quy hoạch: Liệt kê đầy đủ các căn cứ sau:

- Các cơ sở pháp lý: Luật và văn bản dưới Luật (sắp xếp theo trình tự: Nghị định, Nghị quyết, Thông tư, Quyết định hiện hành từ trung ương đến địa phương liên quan đến đồ án); nhiệm vụ lập quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Các tài liệu cơ sở (các định hướng, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực thoát nước đô thị đang thực hiện);

- Các tài liệu khác (các thông tin hiện trạng, các bản đồ, số liệu khí tượng, thủy văn, biến đổi khí hậu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành thoát nước và môi trường của Việt Nam và các tài liệu tham khảo quốc tế liên quan).

3. Quan điểm quy hoạch: Cần khẳng định đồ án QHTN đô thị được lập sẽ đảm bảo tính thống nhất, sự phù hợp với các

- Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT Quy định về việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả (Hiệu lực từ ngày 01/02/2020).

Căn cứ theo quy định của Luật Đấu thầu, UBND tỉnh/thành phố cần chuẩn bị Hồ sơ mời thầu trong đó nêu rõ nội dung nhiệm vụ, thời gian thực hiện và các điều kiện liên quan.

Tổng thời gian mời thầu và lựa chọn nhà thầu (tổ chức tư vấn) không quá 45 ngày.

III. HƯỚNG DẪN LẬP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC

Các bước chính trong giai đoạn này bao gồm:

Bước 1. Xác định sự cần thiết, căn cứ, quan điểm, mục tiêu, phạm vi, phương pháp lập quy hoạch

Trong bước này, tổ chức tư vấn lập đồ án quy hoạch cần cụ thể hóa các nội dung về sự cần thiết, căn cứ, quan điểm, mục tiêu, phạm vi và phương pháp lập quy hoạch đã nêu trong nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt. Cách triển khai thực hiện như sau:

1. Sự cần thiết lập quy hoạch: Cần nêu rõ lý do tại sao phải lập quy hoạch? Nêu bối cảnh chung, vị trí của đô thị; tiềm năng

Page 21: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

20

trí các công trình đầu mối, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung hay phân tán? Quan điểm về các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình? Các lưu ý về mặt kinh tế - kỹ thuật - môi trường liên quan đến QHTN thải đô thị.

4. Mục tiêu quy hoạch: Xác định rõ mục tiêu của việc lập đồ án QHTN đô thị nhằm giải quyết vấn đề gì? Mục tiêu cần tách riêng mục tiêu tổng quát (hay mục tiêu chung) và mục tiêu cụ thể.

- Mục tiêu tổng quát cần tập trung vào các nội dung chính về: khả năng đạt được trong vấn đề cơ chế, chính sách; môi trường; Công tác quản lý, triển khai thực hiện các dự án thoát nước đô thị trong tương lai.

- Mục tiêu cụ thể cần gắn với những kết quả dự kiến phải đạt được (kết quả có giá trị định lượng) theo từng giai đoạn quy hoạch (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) của đồ án.

5. Phạm vi lập quy hoạch: Mô tả rõ phạm vi về không gian và thời gian như sau:

- Nêu ranh giới quy hoạch theo ranh giới hành chính và tổng diện tích lập quy hoạch? Có xét đến kết nối với các vùng phụ cận, khu vực ven đô, đô thị vệ tinh? Dân số theo quy hoạch dự báo?; Lưu ý: nếu có thể nên nêu rõ cả ranh giới thuộc lưu vực nghiên cứu gồm các nguồn nước mặt tiếp nhận nước mưa và nước thải đô thị.

- Nêu thời gian quy hoạch được phân kỳ theo giai đoạn, từ 5 đến 10 năm. Thời hạn QHTN đô thị phải theo thời hạn đồ án quy hoạch chung đô thị.

- Ngoài ra, trong mục này có thể làm rõ thêm cả về đối tượng quy hoạch là hệ thống thoát nước mưa hay hệ thống thoát nước thải đô thị hay cả hai hệ thống.

quy hoạch chung đô thị, quy hoạch tổng thể cấp vùng, tỉnh/thành phố (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch sử dụng đất), các quy hoạch chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án khác liên quan đã được phê duyệt và đang thực hiện; Làm rõ đồ án QHTN đô thị phải hướng đến vấn đề gì? Góp phần giải quyết được vấn đề trọng tâm, những thách thức chính nào trong lĩnh vực thoát nước, giảm thiểu ngập úng và vệ sinh môi trường mà đô thị đang phải đối mặt? Bên cạnh đó, quan điểm quy hoạch cũng có thể nêu về việc những khuyến khích, đặt ra các cơ hội để thúc đẩy các xu hướng phát triển mới như vấn đề đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường quản lý nhà nước và ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp nhằm triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm, phòng chống úng ngập có hiệu quả, đầu tư xây dựng công trình; Trường hợp đồ án QHTN đô thị bao gồm cả quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa, chống úng ngập đô thị và quy hoạch thoát nước thải đô thị thì cần nêu rõ quan điểm cụ thể hơn và tách riêng đối với mỗi loại:

- Các quan điểm trong quy hoạch thoát nước mưa đô thị cần làm rõ: xây dựng được kịch bản ngập lụt hiện trạng phù hợp với thực tế, dự báo các kịch bản ngập lụt có thể xảy ra, khả năng chống ngập do mưa ứng với trận mưa có chu kỳ tính toán thiết kế bao nhiêu năm? Thứ tự của các khu vực trong đô thị cần ưu tiên chống ngập? Các nguyên tắc và ưu tiên trong quy hoạch chiều cao xây dựng, tổ chức thoát nước mưa?

- Các quan điểm trong quy hoạch thoát nước thải đô thị cần làm rõ: thoát nước tập trung hay phân tán? Quan điểm về việc bố

Page 22: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

21

Gợi ý về các mục tiêu tổng quát:

• Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hệ thống thoát nước phát triển theo từng giai đoạn; Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước đô thị;

• Cụ thể hóa định hướng phát triển quy hoạch thoát nước đô thị trong Quy hoạch chung đô thị theo các giai đoạn;

• QHTN đô thị góp phần giảm thiểu và từng bước xóa bỏ tình trạng ngập úng tại ranh giới nghiên cứu quy hoạch, cải thiện điều kiện vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường, tái sử dụng nước thải, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong đô thị;

• Làm cơ sở cho triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước trên địa bàn đô thị.

Gợi ý về các mục tiêu cụ thể:

• Giai đoạn ngắn hạn (từ 5 đến 10 năm): Tỷ lệ phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước mưa đô thị? Tỷ lệ khu vực đô thị không bị ngập úng thường xuyên? Tỷ lệ khu vực đô thị có giải pháp thoát nước bền vững (SUDS) trong thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa đạt quy định pháp lý hiện hành? Tỷ lệ khu vực có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung/phân tán (Dewats); Đề xuất các dự án ưu tiên theo yêu cầu thoát nước và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đô thị; Xác định được phương án khả thi về tài chính, kỹ thuật và lộ trình phân kỳ đầu tư để xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước và xử lý nước thải;

• Giai đoạn trung hạn (từ 10 đến 20 năm): tiếp tục tăng các tỷ lệ đặt ra trong giai đoạn ngắn hạn để toàn bộ các khu vực đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn thiện cả hệ thống thoát nước mưa cũng như nước thải; Xóa bỏ được tình trạng ngập úng tại các khu vực đô thị; Thu gom và xử lý nước thải đô thị giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong giai đoạn này; Đảm bảo nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống thoát nước;

• Giai đoạn dài hạn (trên 20 năm và xa hơn): Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch phát triển của Thành phố trong tương lai kết hợp với việc hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; Tạo môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp góp phần thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cho thành phố, góp phần hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của thành phố về lâu dài.

Page 23: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

22

giao thông, đồi núi, hồ, sông, kênh mương, các nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải, các khu công cộng, cây xanh, các khu bảo tồn, ngập nước, quy hoạch san nền và ý kiến người dân để có thông tin thực tế về các điểm ngập úng, các điểm nóng do ảnh hưởng của khí tượng và địa hình.

- Điều kiện địa chất: Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn sẽ ảnh hưởng tới việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và tính toán lượng nước thấm vào hệ thống cống. Do đó cần thu thập và đánh giá điều kiện địa chất của khu vực nghiên cứu. Tài liệu cần thu thập là các báo cáo địa chất công trình, địa chất thủy văn, bản đồ địa chất.

- Đặc điểm thủy - hải văn: Cần nghiên cứu điều tra sự ảnh hưởng của mạng lưới kênh mương, hồ ao, sông suối, thủy triều ảnh hưởng tới hệ thống thoát nước, ảnh hưởng tới điều kiện biên khi phân tích thủy lực. Việc xác định lưu lượng, chế độ dòng chảy, chế độ thủy lực, độ dốc lòng sông, chế độ thủy triều của mạng lưới sông, hồ tại khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thoát nước tạo điều kiện cho việc đề xuất các biện pháp phân lũ, tiêu thoát nước, vị trí xây dựng các công trình đầu mối của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải như cống, trạm bơm, cửa xả, nhà máy xử lý nước thải… Ngoài hệ thống sông suối chính thì hệ thống hồ, kênh mương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thoát nước, điều tiết nước trong mùa mưa lũ.

- Điều kiện khí hậu: Cần khảo sát các thông số mưa như cường độ mưa, thời gian mưa và tần suất mưa trong lịch sử. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, tính toán xử lý

6. Phương pháp lập quy hoạch

- Phương pháp lập QHTN đô thị cần theo hướng tiếp cận đa lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, quy hoạch môi trường, đảm bảo được sự tích hợp các đồ án quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch chiều cao và thoát nước mưa đô thị, quy hoạch thoát nước thải) vào đồ án QHTN đô thị và có lồng ghép biến đổi khí hậu. Căn cứ vào cấp độ quy hoạch, đối tượng quy hoạch là thoát nước mưa hay thoát nước bẩn, quy mô đô thị và tính chất của khu vực quy hoạch để lựa chọn phương pháp tiếp cận chủ đạo nhằm xác định các vấn đề cần giải quyết và lựa chọn giải pháp quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển.

- Phương pháp lập quy hoạch cần có công cụ lập quy hoạch mang tính khoa học, logic. Xây dựng được bộ công cụ đánh giá hiện trạng mang tính logic khoa học với kết quả mang tính định lượng cao. Xây dựng phương pháp dự báo phát triển mang tính toàn diện, đầy đủ các công cụ nghiên cứu phân tích. Dự báo phát triển đô thị và dự báo tác động của biến đổi khí hậu là những nội dung quan trọng của đồ án. Trong đó cần chú trọng về công tác điều tra xã hội học đối với đồ án QHTN thải đô thị, phương pháp mô hình hóa bằng các phần mềm hiện đại, mô phỏng ngập lụt. Trong phương pháp lập quy hoạch cần có đánh giá tác động môi trường tự nhiên và xã hội khi đồ án đi vào thực tiễn.

Bước 2. Khảo sát đánh giá điều kiện của địa phương

2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên

- Điều kiện địa hình: Tài liệu cần thu thập là các bản vẽ, báo cáo về địa hình,

Page 24: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

23

- Hiện trạng về thủy lợi: Hệ thống tưới, tiêu thoát nước hiện có trong và ngoài đô thị, kích thước, độ dốc thủy lực, các điểm xả, các công trình đầu mối như trạm bơm, cửa điều tiết nước, hồ đập…

- Hiện trạng cấp điện: Nguồn điện, vị trí các công trình đầu mối cấp điện, hệ thống lưới điện và tỷ lệ cấp điện, giá điện.

- Hiện trạng viễn thông: Hệ thống viễn thông, các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng.

- Hiện trạng vệ sinh môi trường: Số lượng chất thải rắn và bùn thải phát sinh trong đô thị, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn.

2.4. Hiện trạng hệ thống thoát nước

- Cần thu thập và đánh giá điều kiện hiện trạng hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải.

- Cần tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu hệ thống thoát nước thải và nước mưa hiện có, gồm chiều dài cống/rãnh, đường kính cống, hướng dòng chảy, cửa xả, giếng tràn, cống bao, trạm bơm nước mưa, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải, chiều dài và kích thước kênh, mương diện tích và dung tích hồ chứa… Những số liệu này có thể thu thập từ các báo cáo của công ty thoát nước, phòng quản lý đô thị thành phố.

- Thu thập số liệu về các lưu vực thoát nước, tình hình ngập úng, mức độ, thời gian ngập úng trong đô thị. Từ đó lập bản đồ hiện trạng ngập úng đô thị.

- Đánh giá các nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng như: Nguyên nhân tự nhiên, nguyên nhân về cơ sở hạ tầng và hệ thống thoát nước, do đô thị hóa, do vận hành bảo dưỡng và nguyên nhân về dân sinh.

nước thải. Chế độ gió ảnh hưởng tới việc phát tán mùi từ các công trình đầu mối, công trình xử lý nước thải. Do đó cần thu thập để đánh giá và đề xuất lựa chọn vị trí các công trình.

2.2. Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội

- Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, công nghiệp, du lịch và thương mại, thu nhập đầu người… để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế, áp lực phát triển đô thị lên hệ thống hạ tầng đô thị trong tương lai từ đó xác định nhu cầu cần đầu tư cải tạo hạ tầng đô thị.

- Đặc điểm về dân số: Dân số hiện trạng và dự báo dân số tới năm mục tiêu. Mật độ và dân số hiện trạng và quy hoạch cho từng khu vực theo địa giới hành chính và theo lưu vực. Ngoài ra còn thu thập dân số vãng lai, khách du lịch…

2.3. Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

- Hiện trạng sử dụng đất: Điều kiện hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất của khu vực nghiên cứu cần được thu thập và trình bày trên bản đồ địa hình, bảng số liệu diện tích đất theo loại hình sử dụng đất và diện tích đất theo địa giới hành chính. Đây là cơ sở để xác định diện tích các lưu vực và các loại bề mặt phủ, hệ số bề mặt phủ.

- Hiện trạng về giao thông: Thu thập tài liệu và đánh giá về giao thông đô thị, đường bộ, đường sắt, đường thủy, giao thông hàng không, vị trí các công trình đầu mối về giao thông.

- Hiện trạng cấp nước: Hệ thống cấp nước và phân phối nước sạch, tỷ lệ cấp nước và nhu cầu sử dụng nước.

Page 25: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

24

- Cần nghiên cứu sâu về quy hoạch cảnh quan kiến trúc và việc sử dụng đất (diện tích cây xanh, hồ đô thị, diện tích thấm, diện tích công viên) các chỉ tiêu về kiến trúc cảnh quan, đô thị sinh thái.

2.7. Hệ thống thoát nước bền vững

2.7.1. Giới thiệu hệ thống thoát nước bền vững

Giải pháp thoát nước bền vững là một trong những giải pháp quan trọng áp dụng trong điều kiện biến đổi khí hậu vì tính bền vững, hiệu quả và khả năng tham gia ở nhiều cấp độ và nhiều thành phần.

Thiết kế thoát nước đô thị thông thường dựa trên việc xả nước từ các khu vực ngập úng đến các nguồn tiếp nhận một cách nhanh và an toàn nhất bằng cách sử dụng nhiều hệ thống cống ngầm, kênh mương hở. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giữ lại nước (để thấm) hoặc kiểm soát được dòng chảy là phương án thay thế tốt hơn, thay vì xây dựng các tuyến cống có kích thước lớn hơn hoặc nâng cao độ nền. Một yếu tố nữa là cần tăng cường nhận thức về bổ cập nguồn nước ngầm vì nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá, đặc biệt trong điều kiện đô thị ngày càng mở rộng.

2.7.2. Kỹ thuật SUDS

Các kỹ thuật SUDS sau đây có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, làm chậm dòng chảy bề mặt và lưu trữ nước.

a) Ngăn ngừa

Hạn chế dòng chảy bằng cách giảm thiểu các khu vực được lát đường hoặc bị bê tông hóa.

Ngăn chặn tích tụ chất ô nhiễm, bao gồm cả nước mưa ban đầu, không cho nước mưa chảy tràn bề mặt gây ô nhiễm.

- Hiện trạng về hệ thống đấu nối, phương pháp đấu nối hộ gia đình.

- Tình hình công tác vận hành bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, các mô hình quản lý đang thực hiện.

2.5. Quy hoạch chung (điều chỉnh) của đô thị

- Tóm tắt các quy hoạch (hoặc điều chỉnh) quy hoạch chung xây dựng.

- Phạm vi, quy mô, mục tiêu của quy hoạch.

- Quy mô dân số, nhu cầu sử dụng đất quy hoạch.

- Mô tả định hướng phát triển không gian đô thị, phân khu chức năng, các khu đô thị mới, cũ theo quy hoạch.

- Định hướng phát triển công nghiệp, ngành nghề công nghiệp chủ đạo của các khu công nghiệp, vì sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng và chất lượng nước thải.

- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật như giao thông, san nền, cấp thoát nước và xử lý nước thải, các lưu vực cấp nước cho sinh hoạt, các nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải, hệ thống cấp điện, chất thải rắn.

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch chung, các thuận lợi và bất cập khi thực hiện quy hoạch.

2.6. Các quy hoạch khác có liên quan

- Tóm tắt các quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống thủy lợi, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

- Tóm tắt các dự án và chương trình phát triển hạ tầng đang được thực hiện.

Page 26: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

25

Do đó, việc kiểm soát dòng chảy sẽ được chia ra bốn cấp: cấp hộ gia đình, cấp tiểu khu, cấp thành phố, cấp khu vực.

Cấp vùng: Cải thiện các khu vực tự nhiên, quản lý các kế hoạch phát triển nông nghiệp và các khu sinh thái tự nhiên. Việc phát triển đô thị càng gần chân núi như hiện nay sẽ làm cho dòng chảy bề mặt sẽ tăng lên đáng kể vì tính chất bê-tông hóa các khu vực có độ dốc lớn. Các khu vực núi và xung quanh vùng núi cần quy hoạch trồng rừng để giảm dòng chảy bề mặt. Đây là điều kiện tiên quyết để giảm dòng chảy bề mặt phía thượng lưu thay vì đầu tư hệ thống tiêu thoát nước quá lớn ở phía hạ lưu.

Cấp thành phố: Xây dựng hệ thống thoát nước kết hợp với các hành lang xanh, bao gồm kênh mương, cống thoát nước, hồ điều hòa, công trình tiêu nước cưỡng bức (trạm bơm tiêu) vào các trục sông. Trong quy hoạch đô thị tại các khu vực cây xanh sẽ bố trí các hồ khô, bãi thấm, thay đổi bề mặt không thấm bê tông tại các vỉa hè, sân đỗ xe bằng các vật liệu thấm như các vật liệu xốp hoặc tăng diện tích trồng cây. Các nhà máy xử lý nước thải sẽ sử dụng lại nước

Các chất gây ô nhiễm như chất tẩy rửa, hóa chất, đất cát xây dựng cần phải được kiểm soát.

b) Các biện pháp làm chủ dòng chảy bề mặt

Áp dụng các công trình thấm trong khuôn viên tư nhân, đường phố. Các công trình thấm bao gồm các giếng tiêu nước, rãnh thấm nước hoặc lưu vực thấm nước như các hố thấm, hồ khô. Các công trình lọc có thể được kết hợp vào hoặc được xây dựng riêng tạo thành một phần cảnh quan trong khu vực.

c) Lưu vực chứa và hồ

Lưu vực chứa là các khu vực chứa nước chảy tràn bề mặt, như hành lang xanh hai bên các trục đường chính của thành phố.

Hồ chứa nước trong điều kiện thời tiết khô, và được thiết kế để trữ nước nhiều hơn khi có mưa. Hồ chứa sẽ gồm hồ điều hòa, hồ khô, vùng đất trũng.

2.7.3. Kế hoạch áp dụng kỹ thuật SUDS

Việc thiết kế hệ thống thoát nước cần có sự cân nhắc tổng thể và triển khai cục bộ.

Vỉa hè có mảng thấm trên đường Hoàng Minh Giám, Hà Nội

Page 27: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

26

vào nguồn nước tiếp nhận. Ngoài ra trong các khu vực này nên xây dựng các hào/rãnh thoát nước mưa kết hợp trồng cây.

Cấp hộ gia đình: Thiết kế các hệ thống gây trễ dòng chảy bằng giải pháp cắt dòng chảy trực tiếp bằng mái nhà xanh, hồ thấm hoặc sử dụng phương tiện chứa nước mưa từ mái nhà đối với các hộ gia đình hoặc cơ sở công nghiệp, thương mại để sử dụng cho các hoạt động như vệ sinh, tưới cây, rửa xe v.v...

Bãi lọc trồng cây và kênh thấm áp dụng ở Công viên Tanner Springs (Mỹ)

Hồ điều hòa ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

thải sau xử lý để tăng cường cho các dòng chảy mặt hoặc công trình chứa trong đô thị hoặc các khu sinh thái tự nhiên nhằm gìn giữ “thành phố mặt nước” cũng như nhằm để bổ cập nguồn nước ngầm khu vực.

Cấp phường/tiểu khu: Đối với quy mô các khu đô thị hoặc khu nhà ở xây dựng mới, cần đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn nhằm tách nước thải khỏi nước mưa. Giải pháp này sẽ hạn chế sự phát tán các chất ô nhiễm trong nước thải

Page 28: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

27

Tham khảo chi tiết ở Phụ lục 2 về các kỹ thuật SUDS có thể áp dụng.

2.7.4. Công cụ lựa chọn và đánh giá hiệu quả của giải pháp SUDS

Trên cơ sở mục tiêu và lợi ích mong muốn đạt được, có thể sử dụng các công cụ sau để lựa chọn và đánh giá khả năng áp dụng các nhóm giải pháp và giải pháp cụ thể (Bảng 1).

Một số công trình SUDS áp dụng ở quy mô tiểu khu

Mái nhà xanh do KTS. Võ Trọng Nghĩa thiết kế ở Quảng Ninh

Page 29: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

28

Bảng

1. G

iải p

háp

cụ th

ể về

thoá

t nư

ớc

bền

vững

Các

trư

ờng

hợ

pCá

c gi

ải p

háp

cụ th

Điề

u ki

ện

khu

vực

Câu

hỏi m

ô tả

Mái

nh

à xa

nh

Hệ th

ống

thu

nướ

c m

ưa

Ô th

ấm,

hố th

ấmVỉ

a hè

th

ấmDã

y lọ

c

Khu

trữ

lọ

c si

nh

học

Kênh

thấm

truy

ền

dẫn

Bể

chứ

a ng

ầm

Đất

ng

ập

nướ

c

Hồ

điều

a

Khu

vực

ngập

úng

Khu

vực

có n

ằm tr

ong

vùng

bị

ngập

úng

?•

••

••

••

Mực

nướ

c ng

ầmM

ực n

ước

ngầm

thấp

hơn

3m

so

với m

ặt đ

ất•

•○

•○

○•

Địa

hình

Địa

hình

độ

dốc

nhỏ

(<5%

)○

○○

○○

○○

•○

Địa

hình

độ

dốc t

rung

bìn

h (5

-15%

)•

•○

○○

•○

Địa

hình

độ

dốc

lớn

(>15

%)

••

○○

○○

○○

Đặc

điểm

đị

a ch

ấtĐấ

t có

độ th

ấm k

ém (s

ét h

oặc

pha

sét)

••

○•

••

••

Đất ô

nhi

ễmCó

đất

bị ô

nhi

ễm tr

ong

khu

vực?

••

Hạ tầ

ng kỹ

thuậ

t hi

ện h

ữuCó

các

côn

g tr

ình

kỹ th

uật h

ạ tầ

ng

ngầm

tron

g kh

u vự

c dự

án?

••

••

Khôn

g gi

an

hạn

chế

Có b

ị giớ

i hạn

khô

ng g

ian

để tr

iển

khai

các

giả

i phá

p SU

DS?

••

••

••

Đặc

điểm

dòn

g ch

ảy n

ước

mặt

Dòng

chả

y bề

mặt

nguy

ô nh

iễm

cao

khô

ng?

○○

○○

○○

Bảo

vệ m

ôi

trườ

ng số

ngCó

gần

khu

vực

cần

bảo

vệ

môi

tr

ường

, hệ

sinh

thái

hay

khô

ng?

••

••

••

••

○○

•: á

p dụ

ng p

hù h

ợp; ○:

áp

dụng

điều

kiệ

n.N

guồn

: Sổ

tay

hướn

g dẫ

n tr

iển

khai

hình

thoá

t nướ

c bề

n vữ

ng (S

UDS

), GI

Z, 2

020

Page 30: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

29

chọn kiểu hệ thống thoát nước. Phổ biến hiện nay là 3 kiểu cơ bản là hệ thống thoát nước chung, thoát nước riêng và thoát nước hỗn hợp.

Hệ thống thoát nước riêng thường áp dụng cho các khu đô thị mới, phù hợp với Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp đến 2025, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, tuy nhiên vấn đề đặt ra là lựa chọn kiểu nào cũng phải dựa trên đánh giá tính khả thi của hệ thống. Do đó trong quá trình lập quy hoạch, cần có phân tích đánh giá cụ thể từng lưu vực, từng đô thị để có đề xuất phù hợp.

Thông thường khu vực cũ của đô thị sử dụng hệ thống thoát nước chung do được đầu tư từ lâu, nâng cấp và mở rộng qua nhiều giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Hệ thống thoát nước riêng thường áp dụng cho các khu đô thị mới, phù hợp với Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp đến 2025, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc lựa chọn kiểu nào cũng cần phải dựa trên đánh giá tính khả thi của hệ thống. Đặc biệt trong nghiên cứu quy hoạch thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, việc đề xuất lựa chọn loại hình thoát nước sẽ liên quan mật thiết với việc áp dụng kỹ thuật SUDS trong giải pháp thoát nước mưa.

3.2. Các giải pháp quy hoạch thoát nước mưa (trong đó tích hợp SUDS)

3.2.1. Các giải pháp tổng thể

Một số quan điểm có thể đề xuất cho các giải pháp quy hoạch thoát nước mưa có tính tới biến đổi khí hậu như sau:

- Đề xuất giải pháp tổng thể cho từng lưu vực hoặc các lưu vực có tính kết nối.

2.8. Đánh giá về Kịch bản tác động của BĐKH đến địa phương

- Các kịch bản biến đổi khí hậu cho địa phương và quốc gia được xây dựng dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau, từ kịch bản phát thải thấp đến kịch bản phát thải cao.

- Cập nhật các tiêu chuẩn và quy định của trung ương và địa phương về thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Mực nước biển dâng là điều kiện biên để cấu trúc mạng lưới thoát nước và tính toán thủy lực.

- Lượng mưa: Biến đổi khí hậu gây ra các điều kiện thời tiết cực đoạn, như hạn hán kéo dài hơn và mưa xuất hiện với cường độ khắc nghiệt hơn.

- Đối với các tỉnh/đô thị có hồ thuỷ điện hoặc thuộc vùng ảnh hưởng của việc xả lũ từ hồ thủy điện thì cần xem xét thêm kịch bản khi có cùng các tác động của việc xả lũ, mưa cục bộ và triều cường.

2.9. Kế hoạch ứng phó với BĐKH của tỉnh /đô thị theo các giai đoạn

- Các kế hoạch và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu theo các giai đoạn, các công việc đã được thực hiện.

- Nguồn lực thực hiện kế hoạch.

- Vai trò và sự tham gia của các cơ quan liên quan và cộng đồng.

Bước 3. Lập quy hoạch thoát nước

3.1. Lựa chọn loại hệ thống thoát nước

Trên cơ sở xem xét về đặc điểm và điều kiện tự nhiên, yêu cầu vệ sinh cũng như các quy định của nhà nước, cần đề xuất lựa

Page 31: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

30

vực, lưu vực rộng lớn mà không thể tiến hành tôn nền.

- Giải pháp thích ứng: Nội dung chính của giải pháp này là không tôn nền, không xây đê bao và cũng không có trạm bơm. Thay vào đó sẽ tận dụng các khoảng mặt nước như hồ hiện hữu, hồ quy hoạch, thảm thực vật, bề mặt phi xây dựng để giữ nước và làm giảm dòng chảy bề mặt kết hợp các công trình cống thoát nước đô thị thông thường. Điểm mấu chốt trong giải pháp này là toàn bộ khu vực, lưu vực sẽ phải thích ứng với tình trạng có thể bị ngập tạm thời trong các điều kiện gây ngập (bán ngập). Ưu điểm của giải pháp này là tạo ra các vùng trữ nước tạm thời tại các khu vực, lưu vực phù hợp để giảm tải và tiêu thoát nước tốt hơn cho các khu vực ưu tiên. Giải pháp này phù hợp với các khu vực dân cư mật độ thấp, đô thị sinh thái, khu công viên cây xanh, khu hạn chế xây dựng.

- Giải pháp kết hợp: Nội dung chính của giải pháp này là việc kết hợp 2 hay tất cả các giải pháp nêu trên. Giải pháp này áp dụng đối với các khu vực, lưu vực mà khi áp dụng từng giải pháp riêng lẻ sẽ không cho hiệu quả cao về mặt kinh tế và kỹ thuật.

3.2.2. Giải pháp thoát nước theo vùng

Chủ yếu phân vùng thoát nước để đánh giá mức độ quan trọng, khả năng thiệt hại khi ngập úng và trên cơ sở điều kiện hạ tầng kỹ thuật hiện trạng. Các giải pháp này thường xem xét theo khu vực đô thị trung tâm, đô thị cũ và các vùng phát triển mới. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể sẽ áp dụng các giải pháp như trình bày trong các giải pháp tổng thể.

Trong đó, xây dựng giải pháp trên nguyên tắc tận dụng triệt để các sông, kênh để làm nguồn tiếp nhận và là diện tích mặt nước cho thành phố, nạo vét, chống sạt lở, chống lấn chiếm lòng kênh. Hệ thống thoát nước mưa chủ yếu là cống ngầm hoặc cống hộp. Cống thoát nước hoạt động trên nguyên tắc thoát nhanh nhất ra kênh mương gần nhất. Tận dụng tối đa điều kiện địa hình, cân nhắc các phương án thoát nước phù hợp. Đồng thời tăng cường các giải pháp SUDS cho các khu vực và đối tượng tham gia cụ thể.

- Giải pháp tôn nền, không xây dựng đê bao: Nội dung chính của giải pháp này là tôn cao nền toàn bộ khu vực, lưu vực kết hợp các công trình cống thoát nước đô thị. Cao độ nền đề xuất phải đảm bảo toàn bộ khu vực, lưu vực sẽ thoát nước tự chảy trong điều kiện bất lợi nhất (tổ hợp triều, mưa, lũ) và phù hợp với định hướng san nền trong Quy hoạch chung xây dựng thành phố cũng như các quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.

- Giải pháp Tường chắn, trạm bơm: Nội dung chính của giải pháp này là giữ nguyên cao độ hiện trạng và xây dựng các kè, tường chắn, đập, cống ngăn triều, van ngăn triều nhằm bảo vệ các vùng đất thấp khỏi các điều kiện gây ngập do triều cường và lũ. Các công trình cống thoát nước đô thị và trạm bơm thoát nước sẽ giúp lưu vực thoát nước mưa trong điều kiện bất lợi. Với các đô thị không chịu tác động của thủy triều nhưng chịu tác động của mực nước sông hoặc các khu vực trũng cũng có thể áp dụng giải pháp tương tự nhằm giải quyết ngập úng trong điều kiện bất lợi. Giải pháp này nhìn chung phù hợp với các khu vực đô thị đã phát triển, có cao độ nền thấp, các khu

Page 32: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

31

lượng nước thải tốt và tiết kiệm kinh phí đầu tư mạng lưới thu gom. Công nghệ xử lý nước thải trong hệ thống phân tán có thể lựa chọn tuỳ thuộc vào tính chất của nước thải từng khu dân cư hay công nghiệp, đơn giản hơn xử lý tập trung. Hệ thống có chi phí đầu tư có thể phân thành nhiều giai đoạn, bám sát nhu cầu thu gom và xử lý nước thải cho từng giai đoạn và giúp giải quyết triệt để về môi trường. Tuy nhiên quản lý sẽ phức tạp, các khu xử lý nằm lẫn trong các khu dân cư sẽ khó kiểm soát về môi trường.

3.3.2. Lựa chọn mô hình quản lý nước thải

- Quy hoạch thoát nước thải đô thị sẽ tập trung nghiên cứu các hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung cho các đô thị đông dân cư.

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung cần được xây dựng tại những khu vực có mật độ dân số trên 100 người/ha. Ngoài ra, các khu vực có mật độ dân số từ 60 - 100 người/ha cũng sẽ được nghiên cứu quy hoạch xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung nếu có tính chất liên kết các khu vực.

- Đối với những khu vực có mật độ dân số thấp dưới 50 người/ha, quản lý nước thải phân tán sẽ có hiệu quả hơn. Mô hình này sẽ được áp dụng cho các khu vực thị trấn sinh thái mật độ thấp, khu vực nông thôn, các khu vực đô thị mật độ thấp có các lưu vực bị phân tán, chia tách bởi điều kiện tự nhiên như kênh mương, đồi núi.

- Trong điều kiện ngắn hạn tại các khu đô thị, cũng có thể sử dụng mô hình phân tán để giải quyết xử lý nước thải tại các khu vực dân cư, thương mại, nhà máy công nghiệp.

3.3. Các giải pháp quy hoạch thoát nước thải

3.3.1. Mô hình quản lý nước thải

Hiện nay, 2 mô hình quản lý phổ biến là mô hình “quản lý tập trung” (xử lý nước thải tập trung) và mô hình “quản lý phân tán” (xử lý nước thải tại chỗ). Ngoài ra, có thể có loại hình kết hợp 2 mô hình quản lý nêu trên tùy thuộc vào đặc điểm của từng đô thị, đặc biệt là các đô thị có điều kiện địa hình đặc thù, các lưu vực bị giới hạn độc lập nhau như địa hình vùng núi hoặc đồng bằng bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch.

- Mô hình quản lý tập trung: Đây là mô hình thu gom tập trung nước thải của một vùng, đô thị, hoặc công nghiệp về một khu xử lý nước thải tập trung. Mô hình quản lý này thường phổ biến cho các đô thị, có hiệu quả cao, dễ kiểm soát vị trí xây dựng nhà máy xử lý nước thải và quản lý tập trung. Vị trí các công trình đầu mối lớn và thuận lợi đầu tư hệ thống kiểm soát về môi trường. Tuy nhiên do quy mô lớn nên dây chuyền công nghệ xử lý phức tạp, kinh phí đầu tư lớn cho mạng lưới và các công trình xử lý trong khi chưa phát huy hết công suất.

- Mô hình quản lý phân tán: Nước thải được thu gom và xử lý cho từng tiểu khu hay từng khu công nghiệp. Đó là kiểu thoát nước giá thành thấp, thoát nước kiểu nhóm hộ được áp dụng chủ yếu cho các khu biệt thự, nhà vườn, các khu có tính chất nửa đô thị, nửa nông thôn. Do quy mô của lưu vực nhỏ, chiều dài tuyến cống nhỏ nên chỉ cần sử dụng đường kính ống thoát nước thải nhỏ khoảng 200 - 400mm, độ sâu chôn ống nhỏ, nông, độ dốc đặt ống cũng nhỏ, chất

Page 33: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

32

- Phân tích và lựa chọn trận mưa thiết kế;

Trận mưa tính toán (chu kỳ xuất hiện) được hình thành trên cơ sở so sánh tỷ lệ giữa lợi ích (giảm thiểu thiệt hại) và chi phí của biện pháp thực hiện. Chu kỳ trận mưa càng lớn thì chi phí đầu tư càng cao.

Trận mưa thiết kế có chu kỳ lặp 10 năm đối với hệ thống sông đô thị, 5 năm với hệ thống kênh và mương hở và các tuyến cống chính là 2 năm. Trận mưa thiết kế cũng phụ thuộc vào cấp, tính chất của đô thị.

Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác cần được xác định để phục vụ tính toán thủy lực là cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian tập trung nước mưa về cống.

- Phân tích và lựa chọn mực nước thiết kế:

Hệ thống thoát nước mưa tại các thành phố vùng ven biển và/hoặc vùng châu thổ thường bị ảnh hưởng bởi mực nước sông, mực nước triều và chịu tác động lớn hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Do đó, các biến số ảnh hưởng hệ thống thoát nước của thành phố bao gồm lượng mưa, mức triều và mực nước sông. Chu kỳ lặp các mực nước xung quanh (triều và sông) được chọn như chu kỳ lặp cho lượng mưa.

Cao độ mực nước thiết kế cần được chuẩn hóa theo hệ cao độ của quốc gia VN2000.

Ví dụ chu kỳ mực nước thiết kế lựa chọn cho quy hoạch tỉnh Sóc Trăng (Eptisa, 2019)

Cống Chu kỳ lặp được chọn

Cửa xả đổ ra biển Ảnh hưởng nước tràn ngược dựa vào mức triều cao với chu kỳ lặp là 2 năm

Cửa xả đổ ra sông Ảnh hưởng nước tràn ngược dựa vào các mực nước cao với chu kỳ lặp là 2 năm

Kênh hở Chu kỳ lặp được chọn

Cửa xả đổ ra biển Ảnh hưởng nước tràn ngược dựa vào mức triều cao với chu kỳ lặp là 5 năm

Cửa xả đổ ra sông Ảnh hưởng nước tràn ngược dựa vào các mực nước cao với chu kỳ lặp là 5 năm

3.4. Lựa chọn Tiêu chuẩn/quy chuẩn tính toán thiết kế

- Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu cần đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, đáp ứng các quy hoạch liên quan, có xem xét tới kịch bản biến đổi khí hậu, áp dụng hệ thống thoát nước bền vững.

- Các tiêu chí tổng quan quy hoạch thoát nước được xem xét trên các khía cạnh về không gian, thời gian và quản lý.

- Xác định thông số cho hệ thống nước thải: Cần xác định dân số thiết kế, diện tích các khu công nghiệp trong khu dân cư, tiêu chuẩn thải nước theo từng lĩnh vực, lưu vực, thời điểm, tải trọng ô nhiễm về mùa khô và mùa mưa từ đó tính toán được lưu lượng và chất lượng nước thải. Ngoài ra cần xác định lưu lượng nước thấm vào hệ thống thu gom nước thải, đặc biệt là các khu vực có mực nước ngầm cao, nhiều hồ ao. Như vậy, cần xác định các thông số để có thể tính toán được nước thải sinh hoạt, nước thải thương mại, công nghiệp, du lịch, các loại khác và nước thấm.

- Xác định các thông số cho hệ thống thoát nước mưa: lưu lượng nước mưa phụ thuộc vào điều kiện khí tượng (trận mưa thiết kế), bề mặt phủ.

Page 34: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

33

3.6. Phân lưu vực thoát nước mưa, nước thải

Các cơ sở để phân chia lưu vực thoát nước gồm:

- Lưu vực thoát nước không phụ thuộc vào địa giới hành chính mà phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

- Xác định phạm vi thực hiện quy hoạch thoát nước cho thành phố.

- Định hướng phát triển không gian đô thị trong phạm vi nghiên cứu, quy hoạch sử dụng đất của thành phố.

- Đặc điểm địa hình, thủy văn, hệ thống sông, kênh rạch trong đô thị, hệ thống thủy lợi, tưới tiêu (nếu có).

- Đặc điểm xây dựng, cơ sở hạ tầng của đô thị hiện hữu.

- Hiện trạng các công trình thoát nước, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, hồ đập thượng lưu có ảnh hưởng tới lưu vực thoát nước cũng như các nguồn xả, nguồn tiếp nhận nước mưa.

Đối với hệ thống thoát nước thải, ngoài các cơ sở như phân chia lưu vực nước mưa, cần xem xét thêm các yếu tố liên quan tới các công trình chính của hệ thống thu gom và xử lý nước thải như:

- Điều kiện địa hình để tăng cường tối đa việc sử dụng hệ thống thoát nước tự chảy, có tính đến điểm xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.

- Vị trí nhà máy xử lý nước thải và khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng mở rộng nâng công suất trong tương lai. Quy trình, công nghệ xử lý nước thải dự kiến cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm, quỹ đất phù hợp.

- Tác động của biến đổi khí hậu tới lượng mưa thiết kế:

Trên cơ sở trận mưa thiết kế, trong điều kiện biến đổi khí hậu cần tính gia tăng lượng mưa theo ngày cực đoan.

- Hệ số dòng chảy:

Hệ số dòng chảy ảnh hưởng tới khả năng thấm hút nước mưa vào lòng đất. Tùy thuộc vào bề mặt phủ, sẽ có hệ số dòng chảy khác nhau.

Từ bảng quy hoạch sử dụng đất hiện tại và tương lai, kết hợp với hệ số dòng chảy với từng loại bề mặt phủ, từng lưu vực, sẽ thống kê được bảng hệ số dòng chảy của các lưu vực và các loại bề mặt phủ khác nhau. Ngoài tính chất của bề mặt phủ, hệ số dòng chảy còn phụ thuộc vào chu kỳ trận mưa tính toán và độ dốc của địa hình. Các kỹ thuật SUDS sẽ có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng thấm hút và làm chậm lại quá trình đạt đỉnh của dòng chảy bề mặt. Do đó cần có những đề xuất cụ thể với các tiêu chí và mục tiêu rõ ràng; xác định cao độ nền, lập bản đồ dự báo ngập úng.

3.5. Cao độ san nền

Cao độ san nền áp dụng trong đồ án quy hoạch thoát nước theo hệ cao độ nhà nước (Hòn Dấu - Hải Phòng), hệ tọa độ VN-2000 và trên cơ sở cao độ san nền của quy hoạch chung xây dựng. Theo QCXDVN 01:2008 - Cao độ khống chế tôn nền tối thiểu phải cao hơn mức nước tính toán tối thiểu 0,3m đối với đất dân dụng và 0,5m đối với đất công nghiệp. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, cao độ san nền cần tính toán tới yếu tố này để có những khuyến cáo, điều chỉnh cao độ san nền trên cơ sở cao độ san nền quy hoạch chung xây dựng.

Page 35: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

34

thương mại, nước thải công nghiệp, nước thải du lịch và nước thấm.

- Lưu lượng nước thải trung bình quy hoạch: Lưu lượng nước thải trung bình theo ngày được tính bằng tổng lượng nước thải của năm nghiên cứu chia cho 365 ngày. Được sử dụng để tính toán thiết kế các công trình trong nhà máy.

- Lưu lượng nước thải tối đa theo ngày quy hoạch: Lưu lượng nước thải tối đa theo ngày được áp dụng bằng lưu lượng nước thải tối đa có trong một ngày của năm quy hoạch. Lưu lượng nước thải tối đa theo ngày được áp dụng để thiết kế công trình xử lý nước thải, ví dụ dùng để xác định công suất nhà máy xử lý nước thải Hệ số K ngày từ 1.15 tới 1.30 phụ thuộc vào quy mô và cấp đô thị (phần 4.1.2, QCVN 7957-2008).

- Lưu lượng nước thải tối đa theo giờ quy hoạch: Lưu lượng nước thải tối đa theo giờ được dự tính bằng lưu lượng nước thải trung bình theo giờ nhân với hệ số không điều hòa giờ. Lưu lượng nước thải tối đa theo giờ được áp dụng để thiết kế cống, trạm bơm bên trong và bên ngoài nhà máy xử lý nước thải. Hệ số K giờ phụ thuộc vào lưu lượng trung bình ngày và áp dụng theo Bảng 2, phần 4.1.2, QCVN7957-2008.

- Lưu lượng nước thải tối đa theo giờ quy hoạch trong điều kiện trời mưa: Trong hệ thống cống chung, một phần nước thải trong điều kiện trời mưa được thu gom lại nhằm tránh chảy tràn từ giếng tách và tăng tải trọng ô nhiễm của nước xả từ trạm bơm. Lượng nước thải được thu gom này là lượng nước thải quy hoạch trong điều kiện trời mưa.

- Lượng nước thải quy hoạch trong điều kiện trời mưa được xác định dựa trên thực

- Nguồn tiếp nhận nước thải cũng ảnh hưởng tới việc phân chia lưu vực thoát nước. Khi hệ thống thoát nước thải bắt đầu vận hành và nước thải đầu ra được xả ra nguồn tiếp nhận nước như sông ngòi, cần quan tâm đến ảnh hưởng tới nguồn nước mặt, nước ngầm nếu sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Các công trình xử lý hiện có cũng cần được cân nhắc về khả năng sử dụng lại hoặc mở rộng. Việc lựa chọn này cũng ảnh hưởng tới việc cân nhắc và đề xuất các lưu vực thoát nước thải.

3.7. Tính toán nhu cầu thải nước

Trên cơ sở số liệu đầu vào như dân số, các ngành thương mại dịch vụ, công ng-hiệp, du lịch, tỷ lệ đấu nối và hệ thống thoát nước, tỷ lệ nước thấm, hệ số pha loãng sẽ tính toán được lưu lượng nước thải cho các lưu vực, tiểu lưu vực. Kết hợp với số liệu về hiện trạng hệ thống thoát nước, từ đó sẽ phân tích thủy lực để xác định vị trí và kích thước các tuyến cống thu gom nước thải chính, hệ thống cống bao, trạm bơm nước thải và công suất nhà máy xử lý nước thải.

3.7.1. Dân số quy hoạch

- Dân số quy hoạch là cơ sở dự tính lưu lượng nước thải theo quy hoạch. Để dự tính dân số của khu vực quy hoạch tính tới năm mục tiêu cần phải tham khảo quy hoạch liên quan như là quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung xây dựng đô thị.

3.7.2. Lưu lượng nước thải quy hoạch

- Lưu lượng nước thải: Lưu lượng nước thải quy hoạch được dự tính dựa trên tỷ lệ phân bổ nước thải sinh hoạt, nước thải

Page 36: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

35

ước tính theo kế hoạch cung cấp nước sạch nếu có thể xác định được khối lượng nước sạch cấp cho khu vực thương mại. Nếu không có thông tin gì về lượng cấp nước sạch cho khu vực thương mại, lượng nước thải thương mại sẽ được ước tính từ một số nguồn thông tin tiếp cận, như là dân số ban ngày, hệ số sử dụng đất, nhân hệ số này với khối lượng nước thải sinh hoạt. Nhìn chung, khối lượng nước thải thương mại được ước tính bằng lượng nước thải sinh hoạt cộng thêm một vài phần trăm. Tỷ lệ lượng nước thải thương mại so với lượng nước thải sinh hoạt được gọi là “tỷ lệ nước thải thương mại”. Lượng nước thải thương mại có liên quan chặt chẽ với tình trạng sử dụng đất và sự khác biệt giữa các khu vực là rất lớn. Tỷ phần trong lượng nước thải sẽ tăng cao nếu có nhiều ngành công nghiệp dịch vụ. Trong trường hợp ở khu vực như vậy, lượng nước thải theo đầu người cũng tăng.

- Lưu lượng nước thải công nghiệp: Về nguyên tắc, nước thải công nghiệp được tách riêng và được xử lý ngay tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, có thể có những nhà máy nhỏ nằm rải rác trong đô thị. Nước thải công nghiệp này cần được xử lý đáp ứng quy định trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị. Trong khi lập quy hoạch, đặc biệt cho khu vực nông thôn, cần cận trọng với nước thải công nghiệp vì nếu một số chất độc hại được dẫn vào nhà máy xử lý nước thải thì phân bùn có thể không sử dụng được cho sản xuất nông nghiệp. Trong quy hoạch tổng thể, nước thải công nghiệp có thể được tính theo diện tích khu công ng-hiệp (ha) và lượng nước tiêu thụ hàng ngày (22-45 m³/ngày/ha) (TCXDVN 33-2006/BXD tiêu chuẩn thiết kế về cấp nước: mạng lưới đường ống và công trình).

trạng các nguồn tiếp nhận, đặc điểm khu vực thoát nước, hiệu quả và chi phí đối với công tác chống ô nhiễm nguồn nước, tuy nhiên, về nguyên tắc, lượng nước thải quy hoạch lớn gấp hơn 2 lần lượng nước thải tối đa theo giờ quy hoạch.

3.7.3. Tính toán lưu lượng nước thải

Theo tài liệu hướng dẫn Quy hoạch mạng lưới cống thoát nước của Jica thực hiện năm 2019 trên cơ sở quy chuẩn Việt Nam và các tài liệu hướng dẫn của Nhật Bản, các loại nước thải tính toán trong quy hoạch thoát nước được xây dựng như sau:

- Lưu lượng nước thải sinh hoạt: Lưu lượng nước thải sinh hoạt được dự tính bằng cách nhân số dân quy hoạch với tiêu chuẩn thải nước (l/người.ngày). Tiêu chuẩn thải nước (l/người.ngày) được tính dựa vào tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt (l/người.ngày) đối với khu vực đã được cấp nước sinh hoạt. Trong trường hợp khó tính toán được lưu lượng nước sinh hoạt do hệ thống cấp nước chưa đầy đủ hoặc có một vài bộ phận vẫn sử dụng nước giếng, thì lưu lượng nước sinh hoạt sẽ lấy theo hộ gia đình tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu hoặc kết quả khảo sát nước cấp sinh hoạt ở khu vực lân cận. Về cơ bản, độ chênh lệch giữa các cách tính lượng nước sinh hoạt không đáng kể, thậm chí cả trong trường hợp phương thức cấp nước khác nhau. Tại Việt Nam, nhu cầu dùng nước bình quân theo ngày tính trên đầu người từ 200l-400l/người.ngày khu vực đô thị, 40l-150l/người.ngày khu vực ngoại ô và nông thôn (TCVN 33:2006). Nước thải sinh hoạt được tính bằng 80% lượng nước cấp (TCVN 7957:2008).

- Lưu lượng nước thải thương mại: Lưu lượng nước thải thương mại cũng được

Page 37: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

36

xử lý nước thải vào mùa khô. Trong trường hợp khó ước tính lượng nước ngầm có trong nước thải theo phương pháp trên, lượng nước ngầm khi đó được giả định tương đương khoảng 10-20% lượng nước thải tối đa theo ngày - tổng lượng nước thải sinh hoạt và thương mại.

- Trong trường hợp hệ thống cống chịu áp, lượng nước ngầm về cơ bản không tính cùng lượng nước thải vì về mặt kết cấu chịu áp nên nước ngầm khó có thể thấm được vào hệ thống cống.

- Ở Việt Nam, lượng nước ngầm (hay còn gọi là nước thấm) không được quy định trong tiêu chuẩn nhưng được tính trong nhiều trường hợp dự án cụ thể. Thông thường nước thải ngầm được tính tương đương 7-10% tổng lượng nước thải.

3.8. Tính toán thủy lực hệ thống

3.8.1. Cấu trúc của mô hình

- Điều kiện biên: Là số liệu thủy hải văn ven biển, sông và kênh xung quanh vùng dự án (mực nước, lưu lượng) đã thu thập. Trong đó lưu ý khi có hồ đập xả lũ phía thượng lưu, cần xem xét thêm các kịch bản liên quan tới mực nước sông, kênh tăng do xả lũ kết hợp với mực nước sông tăng hoặc triều cường.

- Điều kiện kiểm định: Là số liệu đo thủy văn theo số liệu thống kê đã được thu thập để so sánh, đối chiếu với các kết quả tính toán.

- Số liệu nguồn nước: Số liệu mưa tại các trạm quan trắc trên vùng lập mô hình, số liệu nhu cầu sử dụng nước (tính toán nước thải).

- Số liệu địa hình: bản vẽ địa hình có tọa độ, cao độ theo yêu cầu. Đối với các kênh,

- Lưu lượng nước thải do hoạt động du lịch: Nước thải du lịch là nước thải từ nguồn khách du lịch. Lượng nước thải du lịch được ước tính bằng cách nhân số khách du lịch với tiêu chuẩn thải nước. Số lượng khách du lịch được chia thành lượng khách du lịch ban đêm và khách du lịch ban ngày; theo đó lượng nước thải sẽ được ước tính cho từng loại khách du lịch. Số lượng khách du lịch được ước tính theo con số tối đa hàng năm. Lượng khách du lịch thay đổi rõ rệt theo mùa, một phần công trình xử lý nước thải sẽ không được sử dụng vào mùa thấp điểm về du lịch. Vì vậy, cần thiết phải xác định lượng nước thải thay đổi theo mùa. Số khách du lịch được ước tính dựa trên những số liệu thống kê trước đó, công suất công trình dành cho du lịch và kế hoạch phát triển công trình du lịch mới. Tiêu chuẩn thải nước cũng thay đổi theo vị trí và điều kiện công trình và khu vực du lịch nghiên cứu. Vì vậy, cơ sở để ước tính lượng nước thải du lịch là số lượng khách du lịch và lượng nước sử dụng tại khu vực nghiên cứu thông qua khảo sát thực địa. Lượng nước thải du lịch thay đổi theo lượng khách du lịch, và điều này cần được nghiên cứu để có thể ước tính được lượng nước thải du lịch. Nếu khó xác định được lượng nước sử dụng trước đó, lượng nước thải du lịch sẽ được ước tính dựa theo số liệu đó của khu du lịch lân cận và xu hướng sử dụng nước đô thị.

- Lưu lượng nước thấm: Ở giai đoạn lập quy hoạch và thiết kế, chưa thể ước tính được lượng nước ngầm thấm vào hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, vẫn có thể ước tính lượng nước ngầm tại khu vực có triển khai hệ thống thoát nước bằng cách trừ một phần từ lượng nước thải đầu vào nhà máy

Page 38: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

37

Bảng 2. Tần suất mưa khu vực đô thị

Tính chất đô thịQuy mô công trình

Kênh, sông Cống chính Cống nhánh

Thành phố đặc biệt và Thành phố cấp IThành phố cấp II, IIIThị xã và thành phố khác

1052

521

2 - 11 - 0,5

0,5 - 0,33

Bảng 3. Tần suất mưa khu công nghiệp

Khu công nghiệp Chu kỳ lặp lại (năm)

Khu công nghiệp có công nghệ bình thườngKhu công nghiệp có yêu cầu đặc biệt đối với cơ sở sản xuất

5 - 1010 - 20

- Mạng lưới và công trình ngoài trời - Tiêu chuẩn thiết kế.

- Chu kỳ lặp lại là khoảng thời gian tính bằng năm giữa 2 thời điểm xảy ra của cơn mưa có một cường độ mưa nào đó. Đường cong này gọi là đường cong cường độ mưa. Cường độ mưa được ký hiệu là “I”.

- Chu kỳ lặp lại từ 2 - 10 năm và có thể dài hơn với những trận mưa ngắn, thì công tác chống úng ngập được đảm bảo an toàn hơn. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống cống lại không kinh tế do tăng chi phí thi công. Trong khi đó, nếu cơn mưa mục tiêu xảy ra một vài lần trong một năm, thì tần suất ngập là cao và không đạt được mục đích của hệ thống cống.Vì vậy, chu kỳ lặp lại cơ bản được xác định là 2 đến 10 năm đối với lập quy hoạch và thiết kế cống. Ở Việt Nam, năm xác suất (tần suất mưa) được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình ngoài trời - Tiêu chuẩn thiết kế. Thông thường, hệ thống cống thoát nước được thiết kế với chu kỳ mưa 5 - 10 năm với trường hợp hệ thống thoát nước cấp I và 2 năm với hệ thống thoát nước cấp II.

sông cần có kích thước như chiều cao, chiều rộng, độ dốc lòng kênh mương.

- Số liệu công trình thủy lợi và hạ tầng toàn vùng (cao trình đường giao thông, cao trình đê bao theo các kênh trong mô hình, kích thước và quy trình vận hành các cống/đập trên các kênh, dung tích các hồ trữ nước.

- Thông tin úng ngập lịch sử (phạm vi, độ sâu, thời gian ngập).

- Hệ thống cống hiện trạng với đủ kích thước, độ dốc, cao độ đáy cống.

- Các kịch bản biến đổi khí hậu.

3.8.2 Cường độ mưa và chu kỳ mưa

a) Cường độ và chu kỳ mưa:

- Lượng nước mưa để xác định đường kính cống là khối lượng dựa trên đơn vị thời gian, ví dụ như lượng mưa trong vòng một giờ, chứ không phải là lượng tổng trong ngày hay của một cơn mưa. Cường độ mưa thường được thể hiện bởi lượng mưa theo giờ giả định, và đơn vị thể hiện là [mm/giờ]. Cường độ mưa có thể thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 7957:2008 - Thoát nước

Page 39: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

38

Lưu lượng dòng chảy sau thời gian “2t” tăng lên như sau:

Q2t = C x I x (ΔA1 +ΔA2)

Vì vậy, lưu lượng dòng chảy sau thời gian “nt” được thể hiện dưới đây:

Q2t = C x I x (ΔA1 +ΔA2 +ΔA3+ ... +ΔAn) = C x I x A

Lưu lượng dòng chảy thể hiện ở trên sau thời gian “m” không lớn hơn giá trị của “C x I x A). Nếu cường độ mưa “I” dừng lại, lưu lượng dòng chảy như dưới đây.

Qt = C x I x (ΔA2 + ΔA3 + ... + ΔAn)

(sau thời gian “t”)

Q2t = C x I x (ΔA3 + ... + ΔAn)

(sau thời gian “2t”)

Lưu lượng dòng chảy là bằng 0 sau thời gian “nt”.

Đây là cơ sở của lưu lượng dòng chảy nước mưa.

3.8.3. Dự tính lượng nước mưa quy hoạch

Theo tài liệu hướng dẫn Quy hoạch mạng lưới cống thoát nước của JICA thực hiện năm 2019 trên cơ sở quy chuẩn Việt Nam và các tài liệu hướng dẫn của Nhật Bản, lưu lượng nước mưa tính toán trong quy hoạch thoát nước được xây dựng như sau:

Lượng mưa quy hoạch lớn nhất được ước tính theo cường độ mưa, diện tích lưu vực thu nước và hệ số dòng chảy là yếu tố phản ánh trình trạng sử dụng đất. Về cơ bản, công thức cường độ mưa giới hạn được áp dụng để xác định lượng nước mưa quy hoạch lớn nhất. Tuy nhiên, công thức thực nghiệm cũng được áp dụng nếu có đủ số liệu ghi chép lượng mưa trước đó.

a) Cơ chế lưu lượng xả nước mưa

Cơ chế lưu lượng xả nước mưa là hiện tượng truyền tải nước mưa dư thừa có thể gây ngập lụt. Giả sử, cho rằng có một lưu vực thu nước “A” và “A” được chia thành ΔA1, ΔA2, ΔA3,..., ΔAn-1, và ΔAn. Khu vực đã chia được xác định là cùng thời gian lưu lượng.

Vì vậy:

A = ΔA1 + ΔA2 + ΔA3, ... + ΔAn-1 + ΔAn.

Đồng thời, hệ số lưu lượng xả giả định là “C”.

Trong trường hợp này, thời gian chảy từ An đến ΔAn-1 bằng với thời gian chảy từ ΔAn-1 đến ΔAn-2. Thời gian này được giả định là “t”. Cường độ mưa cho khu vực “A” được giả định là “I”.Lưu lượng nước mưa trong khu vực “A1” sau thời gian “t” (Qt) như sau:

Qt = C x I x ΔA1

Hình 3. Mô hình lưu vực thoát nước (Nguồn: Cơ sở thiết kế cống của Nhật Bản -

Japan Sewage Works Agency)

Page 40: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

39

b) Công thức tính cường độ giới hạn

Công thức tính cường độ giới hạn như dưới đây.

Qt = 1/360 x C x I x A

Trong đó:

Q: lưu lượng dòng chảy tối đa quy hoạch của nước mưa (m3/s);

C: hệ số lưu lượng xả, I: cường đô mưa trung bình trong suốt thời gian tâp trung của “t”;

A: Diện tích lưu vực (ha).

Cường độ mưa “I” thể hiện cường độ trung bình trong suốt thời gian tập trung, và lưu lượng dòng chảy nước mưa được thể hiện là một chức năng của cường độ mưa trung trình trong thời gian tập trung. Công thức có thể dự tính lưu lượng dòng chảy tối đa vì giả định rằng cơn mưa với cường độ mưa “I” là liên tục trong suốt thời gian tập trung tại khu vực “A”, và toàn bộ nước mưa chảy xuống hạ lưu. Công thức tính cường độ giới hạn là thích hợp nhất để ước tính lưu lượng dòng chảy nước mưa quy hoạch.

c) Hệ số dòng chảy

Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào tính chất mặt phủ, điều kiện đất đai, mật độ xây dựng, độ dốc địa hình, thời gian và cường độ mưa.

Quy trình xác định hệ số dòng chảy như sau:

(1) Lựa chọn một vài khu vực diện tích 4 ha từ lưu vực thu nước;

(2) Khu vực lựa chọn được phân loại dựa trên loại hình sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng;

(3) Dự tính từng diện tích theo loại hình sử dụng đất;

(4) Dự tính hệ số lưu lượng xả bằng cách nhân tỷ lệ diện tích sử dụng đất với từng hệ số dòng chảy;

(5) Hệ số dòng chảy được tính toán dựa trên quy hoạch sử dụng đất tương lai.

Điểm cần lưu ý khi tính toán hệ số dòng chảy bao gồm.

(1) Hệ số dòng chảy được tính toán làm tròn đến đơn vị 5%;

(2) Phân bổ diện tích cho từng khu vực sử dụng đất không quá nhỏ;

(3) Một hệ số dòng chảy được áp dụng cho diện tích từ 20 ha đến 100 ha;

(4) Hệ số dòng chảy có một số dung sai cho phép vì giá trị trong tương lai được tính dựa trên mục đích sử dụng đất hiện tại.

Hệ số dòng chảy C được xác định bằng mô hình tính độ thấm. Nếu không xác định được bằng mô hình toán học, hệ số C phụ thuộc vào tính chất bề mặt diện tích lưu vực và năm xác suất P, như lựa chọn trong Bảng 4.

d) Thời gian tập trung

Thời gian tập trung là tổng của thời gian chảy trên bề mặt vào cống và thời gian chảy trong cống đến điểm tính toán. Thời gian chảy vào là thời gian nước mưa chảy tràn trên bề mặt từ điểm thượng lưu chảy vào đầu cống thượng lưu. Thời gian chảy gián tiếp là thời gian mà nước mưa chảy trong cống đến một điểm nào đó trong cống.

Thời gian tập trung (t) = Thời gian chảy vào (t1) + thời gian chảy gián tiếp (t2).

Page 41: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

40

Giá trị “n” trong công thức thay đổi theo điều kiện của lưu vực thu nước, và khó ước tính giá trị “n” thời gian chảy vào thực tế được xem xét từ 5 đến 30 phút.

f) Thời gian chảy gián tiếp

Thời gian chảy trong cống là tổng của thời gian chảy trong từng đoạn cống, được ước tính dựa trên khoảng cách của cống và vận tốc dòng chảy với lưu lượng dòng chảy quy hoạch. Kích thước cống và mặt bằng là thông số cần thiết khi xác định thời gian chảy trong cống.

Vận tốc dòng chảy được xác định trong khoảng từ 0,7 đến 4,0 m/s (QCVN 07.2:2016 BXD). Vận tốc dòng chảy tại hạ lưu tăng dần, và độ dốc cống tại hạ lưu giảm dần. Thời gian chảy trong cống có thể thiết kế theo TCVN 7957:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế: (Trang 11).

e) Thời gian chảy vào cống

Thời gian chảy vào được xác định là trong khoảng từ 5 đến 10 phút. Thời gian chảy vào phụ thuộc vào hệ số thấm, tỷ lệ lát mặt đường, mật độ nhà, độ dốc mặt đất và khoảng cách của dòng chảy trong cống. Hơn nữa, thời gian chảy vào thay đổi phụ thuộc vào điều kiện phát triển của các công trình thoát nước mưa bên trong nhà dân và rãnh thoát nước trên đường. Công thức Kerby là công thức thông dụng để tính toán thời gian chảy vào.

t1 = (2/3 x 3,28 x I x n/ )0.467

Trong đó:

t1: Thời gian chảy vào (phút);

I: Khoảng cách dòng chảy (m);

S: Độ dốc dòng chảy, n: hệ số chậm giống như hệ số nhám;

3,28: Giá trị tương ứng đổi từ feet (ft) sang mét (m).

Bảng 4. Hệ số dòng chảy

Thông số thoát nước mặtNăm xác suất P (năm)

2 5 10 25 50

Đường nhựa 0,73 0,77 0,81 0,86 0,90

Mái, mặt bê tông 0,75 0,80 0,81 0,88 0,92

Cỏ, vườn, công viên (diện tích cỏ nhỏ hơn 50%)

- Độ dốc thấp 1-2% 0,32 0,34 0,37 0,40 0,44

- Độ dốc trung bình 2-7% 0,37 0,40 0,43 0,46 0,49

- Độ dốc cao 0,40 0,43 0,45 0,49 0,52

Ghi chú: Khi diện tích bề mặt gồm nhiều loại địa hình khác nhau, giá trị hệ số C được xác định trên trung bình của các diện tích khác nhau.

Page 42: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

41

Bảng

5. T

ổng

hợp

một

số k

ịch

bản

để p

hân

tích

thủy

lực

cho

hệ th

ống

thoá

t nư

ớc

a

STT

Tên

tảM

ục ti

êuCh

u kỳ

lặp

lại (

năm

)Th

ời g

ian

(số

giờ

)Bả

n đồ

hiện

12Y

_CC

Hệ th

ống

cống

thoá

t nướ

c hi

ện

có, c

hưa

có đ

ầu tư

, xây

dựn

g m

ới.

Điều

kiệ

n kh

í hậu

hiệ

n tạ

i.

Đánh

giá

hiệ

n tr

ạng

và n

ăng

lực

tiêu

thoá

t nướ

c củ

a hệ

thốn

g th

oát n

ước

hiện

trạn

g tr

ong

điều

kiệ

n kh

í hậu

hiệ

n tạ

i, ch

u kỳ

lặ

p lạ

i 2 n

ămXâ

y dự

ng b

ản đ

ồ ng

ập lụ

t hiệ

n tr

ạng,

chu

kỳ

lặp

lại 2

năm

.

26

22Y

_FC

Hệ th

ống

cống

thoá

t nướ

c hi

ện

trạn

g, K

hí h

ậu tư

ơng

lai (

biến

đổ

i khí

hậu

)

Đánh

giá

hiệ

n tr

ạng

và n

ăng

lực

tiêu

thoá

t nướ

c củ

a hệ

thốn

g th

oát n

ước

hiện

trạn

g tr

ong

điều

kiệ

n kh

í hậu

tươn

g la

i.Xâ

y dự

ng b

ản đ

ồ ng

ập lụ

t tro

ng đ

iều

kiện

khí

hậu

tươn

g la

i, ch

u kỳ

lặp

lại 2

năm

.

26

32Y

_Ex-

trem

eLư

ợng

mưa

tăng

, mực

nướ

c tă

ngXe

m x

ét k

ết h

ợp v

ới đ

iều

kiện

xả

lũ từ

hồ

đập

phía

thượ

ng

lưu.

Đánh

giá

hiệ

n tr

ạng

và n

ăng

lực

tiêu

thoá

t nướ

c củ

a hệ

thốn

g th

oát n

ước

hiện

trạn

g tr

ong

điều

kiệ

n kh

í hậu

tươn

g la

i, kh

ắc

nghi

ệt, c

hu k

ỳ lặ

p lạ

i 2 n

ăm.

Xây

dựng

bản

đồ

ngập

lụt t

rong

điề

u ki

ện k

hí h

ậu tư

ơng

lai,

khắc

ngh

iệt,

chu

kỳ lặ

p lạ

i 2 n

ăm.

26

42Y

_FC_

FDHệ

thốn

g cố

ng th

oát n

ước

tươn

g la

i,Gi

ải p

háp

SUDS

, Kh

í hậu

tươn

g la

i

Đánh

giá

năn

g lự

c tiêu

thoá

t nướ

c của

hệ

thốn

g th

oát n

ước

tươn

g la

i tro

ng đ

iều

kiện

khí

hậu

tươn

g la

i, ch

u kỳ

lặp

lại 2

năm

.Ph

ương

án

thoá

t nướ

c và

đề

xuất

hệ

thốn

g cố

ng q

uy h

oạch

.

26

55Y

_CC

Hệ th

ống

cống

hiệ

n tr

ạng

+ kh

í hậ

u hi

ện tạ

iĐá

nh g

iá h

iện

trạn

g và

năn

g lự

c tiê

u th

oát n

ước

của

hệ th

ống

thoá

t nướ

c hi

ện tr

ạng

tron

g đi

ều k

iện

khí h

ậu h

iện

tại,

chu

kỳ

lặp

lại 5

năm

.Xâ

y dự

ng b

ản đ

ồ ng

ập lụ

t hiệ

n tr

ạng,

chu

kỳ

lặp

lại 5

năm

.

56

65Y

_FC

Hệ th

ống

cống

hiệ

n tr

ạng

+ kh

í hậ

u tư

ơng

lai

Đánh

giá

hiệ

n tr

ạng

và n

ăng

lực

tiêu

thoá

t nướ

c củ

a hệ

thốn

g th

oát n

ước

hiện

trạn

g tr

ong

điều

kiệ

n kh

í hậu

tươn

g la

i, ch

u kỳ

lặp

lại 5

năm

.Xâ

y dự

ng b

ản đ

ồ ng

ập lụ

t tro

ng đ

iều

kiện

khí

hậu

tươn

g la

i, ch

u kỳ

lặp

lại 5

năm

.

56

Page 43: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

42

STT

Tên

tảM

ục ti

êuCh

u kỳ

lặp

lại (

năm

)Th

ời g

ian

(số

giờ

)Bả

n đồ

hiện

75Y

_FC_

FDHệ

thốn

g cố

ng th

oát n

ước

tươn

g la

i,Gi

ải p

háp

SUDS

, Kh

í hậu

tươn

g la

i Xe

m x

ét k

ết h

ợp v

ới đ

iều

kiện

xả

lũ từ

hồ

đập

phía

thượ

ng

lưu

Đánh

giá

năn

g lự

c tiêu

thoá

t nướ

c của

hệ

thốn

g th

oát n

ước

tươn

g la

i tro

ng đ

iều

kiện

khí

hậu

tươn

g la

i, ch

u kỳ

lặp

lại 5

năm

.Ph

ương

án

thoá

t nướ

c và

đề

xuất

hệ

thốn

g cố

ng q

uy h

oạch

.

56

810

Y_CC

Hệ th

ống

cống

+ k

hí h

ậu h

iện

tại

Đánh

giá

hiệ

n tr

ạng

và n

ăng

lực

tiêu

thoá

t nướ

c củ

a hệ

thốn

g th

oát n

ước

hiện

trạn

g (k

ênh,

sông

đô

thị)

tron

g đi

ều k

iện

khí

hậu

hiện

tại,

chu

kỳ lặ

p lạ

i 10

năm

.Xâ

y dự

ng b

ản đ

ồ ng

ập lụ

t hiệ

n tr

ạng,

chu

kỳ

lặp

lại 1

0 nă

m.

106

910

Y_FC

Hệ th

ống

cống

+ k

hí h

ậu tư

ơng

lai

Đánh

giá

hiệ

n tr

ạng

và n

ăng

lực ti

êu th

oát n

ước c

ủa h

ệ th

ống

thoá

t nướ

c hiệ

n tr

ạng

(kên

h, sô

ng đ

ô th

ị) tr

ong

điều

kiệ

n kh

í hậ

u Tư

ơng

lai,

chu

kỳ lặ

p lạ

i 10

năm

.Xâ

y dự

ng b

ản đ

ồ ng

ập lụ

t tro

ng đ

iều

kiện

khí

hậu

tươn

g la

i, ch

u kỳ

lặp

lại 1

0 nă

m.

106

1010

Y_FC

_FD

Hệ th

ống

cống

thoá

t nướ

c tư

ơng

lai,

Giải

phá

p SU

DS,

Khí h

ậu tư

ơng

lai,

Xem

xét

kết

hợp

với

điề

u ki

ện

xả lũ

từ h

ồ đậ

p ph

ía th

ượng

u.

Đánh

giá

năn

g lự

c tiê

u th

oát n

ước

của

hệ th

ống

thoá

t nướ

c tư

ơng

lai (

kênh

, sôn

g đô

thị)

tron

g đi

ều k

iện

khí h

ậu tư

ơng

lai,

chu

kỳ lặ

p lạ

i 10

năm

.Ph

ương

án

thoá

t nướ

c và

đề

xuất

hệ

thốn

g kê

nh, s

ông

quy

hoạc

h.

106

1167

Y_CC

Lưu

vực

sông

+ k

hí h

ậu h

iện

tại

Đánh

giá

hiệ

n tr

ạng

và n

ăng

lực

tiêu

thoá

t nướ

c củ

a lư

u vự

c sô

ng tr

ong

điều

kiệ

n kh

í hậu

hiệ

n tạ

i, ch

u kỳ

lặp

lại 6

7 nă

m.

Xây

dựng

bản

đồ

ngập

lụt h

iện

trạn

g, c

hu k

ỳ lặ

p lạ

i 67

năm

.

67

(1.5

% tầ

n su

ất)

6•

1267

Y_FC

Lưu

vực

sông

+ k

hí h

ậu tư

ơng

lai

Đánh

giá

hiệ

n tr

ạng

và n

ăng

lực

tiêu

thoá

t nướ

c củ

a hệ

th

ống

thoá

t nướ

c hi

ện tr

ạng

tron

g đi

ều k

iện

khí h

ậu tư

ơng

lai,

chu

kỳ lặ

p lạ

i 67

năm

.Xâ

y dự

ng b

ản đ

ồ ng

ập lụ

t tro

ng đ

iều

kiện

khí

hậu

tươn

g la

i, ch

u kỳ

lặp

lại 6

7 nă

m.

67

(1.5

% tầ

n su

ất)

6•

Page 44: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

43

3.8.6. Kết quả tính toán thủy lực hệ thống thoát nước thải

- Tổng hợp số liệu toàn khu vực: diện tích, mật độ dân số, lưu lượng nước thải/người cho từng khu vực thoát nước thải.

- Tổng hợp số liệu lưu vực: diện tích, mật đô dân số, lưu lượng nước thải/người cho từng khu vực thoát nước thải, lưu lượng trung bình, lưu lượng thời điểm có mưa.

- Tổng hợp số liệu nút: cao độ đáy cống, lưu lượng nước thải tại nút.

- Tổng hợp số liệu cống: hệ thống cống hiện trạng, hệ thống cống thiết kế mới, vận tốc max, vận tốc, độ dốc thủy lực, lưu lượng chuyển qua cống, độ đầy, kích thước cống, độ sâu chôn cống.

3.9. Chất lượng nước thải đầu vào và yêu cầu xử lý

Tải trọng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tính trên đầu người được xác định dựa theo TCVN 7957:2008, theo đó ước tính bằng cách lấy số dân nhân với giá trị riêng của từng chỉ tiêu về chất lượng nước thải.

Tải trọng ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được ước tính căn cứ theo số lượng ngành công nghiệp và hoạt động của từng ngành công nghiệp riêng lẻ.

Ngoài ra, cần kết hợp với số liệu thu thập, điều tra khảo sát thực tế hoặc tham chiếu các thành phố tương tự để đề xuất lựa chọn chất lượng nước thải đầu vào nhà máy phù hợp.

Yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý theo các quy định hiện hành, trong đó cần quan tâm tới nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý để lựa chọn cấp độ xử lý phù hợp.

3.8.4. Phần mềm tính toán

Trên cơ sở yêu cầu số liệu đã được chuẩn bị, có thể sử dụng các phần mềm để tính toán thủy lực. Mục đích là mô phỏng được tình hình ngập úng và đề xuất các nội dung quy hoạch nhằm đáp ứng được các điều kiện tính toán. Các phần mềm phổ biến như SWMM, MIKE Urban để mô phỏng và tính toán cống thoát nước đô thị, hồ điều hòa, trạm bơm thoát nước, VRSAP, MIKE21 mô phỏng dòng chảy lũ và chế độ thủy văn hệ thống sông, kênh rạch.

3.8.5. Kết quả tính toán thủy lực hệ thống thoát nước mưa

Chi tiết được xuất trực tiếp từ phần mềm, các số liệu đầu ra của mô hình tính toán thoát nước mưa cho mỗi kịch bản sẽ bao gồm:

- Tổng hợp số liệu toàn khu vực: diện tích, tổng lưu lượng dòng chảy bề mặt, tổng lượng thấm, lưu lượng trữ;

- Tổng hợp số liệu lưu vực: tuyến cống, chiều dài, lưu vực trực tiếp, lưu vực chuyển qua, thời gian tập trung nước, cường độ mưa, lưu lượng dòng chảy, lưu lượng dòng chảy trung bình, tối đa, hệ số dòng chảy;

- Tổng hợp số liệu nút: cao độ mực nước tại từng thời điểm, cao độ mức nước min, cao độ nước max, lưu lượng xả;

- Tổng hợp số liệu cống: hệ thống cống hiện trạng, hệ thống cống thiết kế mới, vận tốc max, vận tốc, độ dốc thủy lực, lưu lượng chuyển qua cống, độ đầy, kích thước cống, độ sâu chôn cống;

- Tổng hợp các vị trí ngập úng (nếu có), chiều sâu ngập, thời gian tiêu thoát.

Page 45: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

44

• Ưu tiên thực hiện các hạng mục cải tạo và sửa chữa (không liên quan nhiều đến giải phóng mặt bằng).

• Kết hợp các dự án ưu tiên trong quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch phát triển của thành phố.

4.2. Các dự án thoát nước mưa dự kiến

Các dự án thoát nước mưa dự kiến sẽ phục vụ các mục đích chính sau:

(1) Bảo dưỡng năng lực thoát nước của hệ thống cống/kênh, mương:

Nghiên cứu hiện trạng hệ thống thoát nước ở nhiều đô thị cho thấy, tăng cường bảo dưỡng năng lực cống/kên, mương có lẽ là ưu tiên hàng đầu trong thoát nước. Theo như điều tra hiện trạng hệ thống thoát nước và điều tra xã hội học, nguyên nhân gây ngập lớn nhất hiện nay là do mạng lưới đường cống thoát nước bị tắc do bùn cặn lắng đọng, lòng cống bị thu hẹp rất nhiều, có những nơi giảm tới 50%. Báo cáo hàng năm cho thấy các thành phố vẫn tiến hành công việc này nhưng do nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc thực hiện chưa được hoàn thiện. Nếu hệ thống cống được làm sạch bùn lắng thì năng lực thoát nước sẽ tăng.

Ngoài ra, có thể lắp đặt thêm hoặc thay thế cống có kích thước lớn hơn ở những vị trí trọng yếu để nâng cao khả năng tiêu thoát nước. Làm rõ các kịch bản tiêu thoát nước khi đô thị bị ngập ở các mức độ khác nhau.

(2) Xử lý các điểm ngập úng cấp bách trong đô thị.

Các dự án xử lý ngập úng trong các khu trung tâm với mật độ dân cư cao nên được ưu tiên. Tuy nhiên, đây cũng là những điểm mà việc xử lý khó khăn và tốn kém về chi phí.

3.10. Tổng hợp tính toán thoát nước cho khu vực có HTTN hiện hữu (khu vực trung tâm), khu vực phát triển mở rộng và khu vực mới.

Các kết quả tính toán của quy hoạch đánh giá được mức độ ngập lụt do nước mưa, yêu cầu xử lý về nước thải, mức độ ảnh hưởng do điều kiện biến đổi khí hậu nếu không có sự đầu tư xây dựng cho hệ thống nước mưa và nước thải cho đô thị.

Các kết quả tính toán của quy hoạch là cơ sở để xác định được định hướng, mô hình quản lý nước, nước mưa, nước thải, cấu trúc của hệ thống và tính liên kết giữa các lưu vực, đô thị trong phạm vi quy hoạch. Trên cơ sở đó, đề xuất quy mô, khối lượng cần đầu tư để cải thiện năng lực thoát nước mưa và nước thải, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và duy trì sự bền vững của hệ thống.

3.11. Tổng hợp về khối lượng xây lắp

- Khối lượng các hạng mục đề xuất cho dự án gồm hệ thống kênh mương, cống thoát nước thải, nước mưa, cửa xả, cống ngăn triều (nếu có), cống bao, trạm bơm nước mưa, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải v.v... cần được tổng hợp theo từng lưu vực và giai đoạn đầu tư.

Bước 4. Xác định thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư

4.1. Nguyên tắc lựa chọn

Các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn các dự án ưu tiên:

• Ưu tiên thực hiện tại những khu vực nhạy cảm, điểm nóng thường xuyên bị tác động bởi BĐKH.

Page 46: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

45

Tham khảo thuyết minh sơ đồ phân bố các khu vực phát triển đô thị thành phố Rạch Giá đến năm 2025 (lập năm 2018), cùng với định hướng quy hoạch xây dựng chung của thành phố cho thấy:

- Khu vực các phường trung tâm đô thị cũ (Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc, An Hòa, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh), thuộc các lưu vực 3 và 4, nơi tập trung dân cư với mật độ cao cần được ưu tiên.

- Các lưu vực 2, 9 là các khu vực đô thị cải tạo và nâng cấp (Nam Vĩnh Quang, Rạch Sỏi) sẽ là ưu tiên đầu tư tiếp theo.

- Lưu vực số 11, là các cù lao hoa biển, cần đầu tư đồng bộ ngay từ giai đoạn quy hoạch, thiết kế và thi công.

- Các lưu vực còn lại theo định hướng quy hoạch xây dựng chung sẽ được ưu tiên phát triển sau cùng với quá trình quy hoạch thành phố.

Như vậy, phần phát triển cải tạo hay mở rộng hệ thống thoát nước ở thành phố Rạch Giá cũng nên bám theo định hướng quy hoạch chung của thành phố như trên.

phép với cao độ như trong quy hoạch xây dựng đã được duyệt.

(4) Kết hợp với các dự án trong quy hoạch xây dựng chung của thành phố: Các dự án về hạ tầng cần chú ý đến định hướng phát triển trong quy hoạch xây dựng chung của thành phố, những vị trí ưu tiên phát triển, từ đó đưa ra sự ưu tiên trong việc thực hiện dự án hạ tầng thoát nước.

4.3. Các dự án thoát nước thải dự kiến

Do hầu hết các đô thị sử dụng hệ thống cống chung (>90%) nên các dự án thoát nước thải hiện nay cũng chung một số nội dung như: (i) nạo vét cống kênh mương và sông hồ, đồng thời (ii) lắp đặt thêm cống để nâng cao năng lực thoát nước; (iii) điều chỉnh cao độ nền để thoát nước được đồng bộ và phù hợp với quy hoạch xây dựng chung. Ngoài ra, đối với phần nước thải thì có thể lưu ý thêm các dự án chủ yếu sau:

Các điểm ngập úng có thể giảm bớt sau khi áp dụng các giải pháp thoát nước bền vững SUDS (tăng khả năng thấm và lưu chứa tại chỗ), điều chỉnh cao độ nền và nạo vét cống kênh mương thoát nước thường xuyên.

(3) Điều chỉnh cao độ nền tới cao độ quy hoạch:

Một vấn đề hết sức lo ngại là chưa có sự kết nối giữa khu đô thị mới và các khu đô thị cũ trong quá trình phát triển hiện nay ở các đô thị. Việc xây dựng các khu đô thị mới chưa tuân thủ chặt chẽ cao độ nền trong quy hoạch xây dựng. Tâm lý các chủ đầu tư là nâng cao cao độ nền tránh ngập trong tương lai. Vô hình chung làm tăng sự khó khăn trong thoát nước.

Để khắc phục vấn đề này, giúp tiêu thoát nước cho toàn hệ thống, các tuyến đường trong khu vực đô thị cũ có thể được nâng dần tới cao độ mới điều chỉnh và các khu vực đô thị mới cần được hướng dẫn và cấp

Page 47: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

46

xét. Nếu đưa hết nước thải về xử lý tập trung thì chi phí đầu tư đường ống sẽ lớn (do đi vòng hoặc đi dài mà không có nước thải dọc đường để thu gom).

Các công nghệ áp dụng ở nhà máy xử lý nước thải phân tán hoàn toàn có thể giống các công nghệ áp dụng ở quy mô tập trung, chỉ khác là công suất nhỏ hơn. Các công nghệ phổ biến áp dụng ở các nhà máy xử lý nước tập trung là sử dụng bể hiếu khí (aeroten), bể phản ứng theo mẻ (SBR), mương ôxy hóa (OD), bể thiếu khí - hiếu khí kết hợp (AO), bể kỵ khí - thiếu khí - hiếu khí (AAO), và hồ sinh vật.

4.4. Sắp xếp Danh mục các dự án ưu tiên

Khi có nhiều dự án đề xuất, cần xem xét và đánh giá các dự án ưu tiên theo tiêu chí cụ thể. Theo báo cáo đánh giá về hiệu quả đầu tư dự án thoát nước và xử lý nước thải trong năm 2015 của Bộ Xây dựng (Cục Hạ tầng kỹ thuật) và Báo cáo về Khung đầu tư của GIZ đã nêu rõ một số quan điểm về các dự án thoát nước được ưu tiên như sau:

i. Dự án hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước mưa và nước thải có tính đến yếu tố BĐKH;

ii. Dự án đã xác định được nguồn vốn;

iii. Dự án có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, tại các đô thị đầu nguồn lưu vực sông;

iv. Dự án có khả năng chi trả thông qua thu tiền dịch vụ thoát nước và có lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước;

v. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

vi. Dự án xử lý nước thải có công nghệ chi phí phù hợp, tiết kiệm năng lượng, có

(1) Xây dựng hệ thống cống bao và giếng tách nước mưa.

Hệ thống này giúp thu gom được toàn bộ nước thải xả ra kênh mương, sau đó tách nước mưa, chỉ vận chuyển nước thải về trạm xử lý. Các đô thị Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng thực hiện những dự án kiểu này.

(2) Dự án về đấu nối với các hộ gia đình để thu gom tối đa nước thải của thành phố, làm cơ sở vận hành ổn định hệ thống thu gom.

Hiện nay nhiều thành phố đã hoàn thiện hệ thống thoát nước tuy nhiên phần đấu nối nước thải còn rất ít. Theo báo cáo của Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, năm 2017, tỷ lệ đấu nối nước xám với hệ thống thoát nước khoảng từ 10-100% tùy đô thị, tuy nhiên tỷ lệ đấu nối nước đen (từ bể tự hoại) ra hệ thống thoát nước chỉ dưới 10%. Nhiều đô thị thu gom nước mưa là chủ yếu. Do vậy, hạng mục đấu nối thoát toàn bộ nước đen và nước xám với hệ thống thoát nước cần làm đồng bộ và hoàn chỉnh.

Đặc biệt, ở những khu đô thị mới phát triển có các đường ống thu gom nước thải và nước mưa riêng, vấn đề đấu nối nước thải cần được quan tâm vì nếu không đường ống nước thải sẽ không có nước để đưa về nhà máy xử lý.

(3) Áp dụng linh hoạt xử lý nước thải tập trung và xử lý nước thải phân tán.

Tùy thuộc vào điều kiện địa hình hoặc mức độ tập trung dân cư, chẳng hạn đô thị có xen kẽ vùng đồng bằng và trung du, xen kẽ nhiều kênh rạch thì xu hướng thu gom xử lý nước thải phân tán có thể được xem

Page 48: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

47

kiểm soát ô nhiễm trong phạm vi lưu vực sông, đặc biệt cho các thành phố nằm ở thượng nguồn sông cần được ưu tiên đầu tư. Các hệ thống thoát nước có khả năng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đặc biệt nước biển dâng, cũng là các đối tượng cần ưu tiên đầu tư giải quyết.

d) Nhóm tiêu chí xã hội:

Các nội dung được đánh giá ưu tiên bao gồm: phù hợp với sự cấp thiết về việc phát triển kinh tế xã hội (thành phố du lịch, thành phố phấn đấu thăng hạng, có sự cam kết tốt của chính quyền, sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển hệ thống thoát nước, xây dựng được cụ thể các chương trình truyền thông, giáo dục, thay đổi hành vi trong việc quản lý nước thải của người dân).

Bảng điểm đánh giá:

Mỗi nhóm được lượng hóa điểm số theo tầm quan trọng và mức độ tác động đến môi trường-xã hội và sức khỏe cộng đồng. Đề xuất theo tỷ lệ sau:

Kỹ thuật : Kinh tế : Môi trường : Xã hội = 40 : 30 : 14 : 16

Mỗi nhóm sẽ làm rõ các tiêu chí cụ thể và trọng số (Bảng 1).

Mỗi dự án sẽ được phân tích và đánh giá theo các tiêu chí đã nêu. Điểm tổng cộng sẽ là cơ sở để phân hạng ưu tiên của dự án theo các giai đoạn.

xử lý và tái sử dụng bùn cặn, có xử lý và tái sử dụng nước thải.

Từ những quan điểm trên, có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ ưu tiên của các dự án đầu tư dựa trên 04 nhóm tiêu chí chính về Kỹ thuật, Kinh tế, Môi trường và Xã hội như sau:

a) Nhóm tiêu chí kỹ thuật:

Liên quan đến các vấn đề cấp thiết cần ưu tiên như hoàn thiện hay cải thiện hệ thống thoát nước thải, nước mưa, công nghệ xử lý đáp ứng các yêu cầu xả thải nhằm đạt hiệu quả kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phòng chống ngập lụt. Địa phương có nhân sự có năng lực trong việc triển khai, quản lý dự án cũng như có kinh nghiệm trong việc tiếp quản, vận hành bảo trì hệ thống thoát nước cũng là các yếu tố quan trọng đảm bảo cho hiệu quả đầu tư. Các dự án đã xây dựng báo cáo FS/PFS, trong đó đưa ra các phương án thoát nước và công nghệ xử lý nước thải hợp lý, có tính đến tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành, tái sử dụng năng lượng và tài nguyên từ nước thải/bùn thải cũng sẽ được cân nhắc ưu tiên phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

b) Nhóm tiêu chí kinh tế:

Được xây dựng trên cơ sở dành sự ưu tiên cho các dự án đã được đảm bảo về nguồn vốn, sự cam kết đối ứng rõ ràng từ địa phương, có khả năng chi trả và thu hồi vốn đầu tư (ví dụ đã xây dựng giá nước thải theo lộ trình).

c) Nhóm tiêu chí môi trường:

Gắn liền với quan điểm và mục tiêu của định hướng thoát nước mới, các dự án

Page 49: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

48

Bảng 6. Tiêu chí đánh giá ưu tiên và trọng số

1 Tiêu chí kỹ thuật Chi tiết 40

1.1 Hoàn chỉnh hệ thống thoát nước còn chưa hoàn thiện (hoàn thiện cống thu gom, đấu nối, tăng tỷ lệ đấu nối HGĐ, xây dựng nhà máy XLNT), giảm thiểu ngập lụt đô thị

- Đã có công trình XLNT, hoàn chỉnh HT thu gom: 10 điểm- hoặc Đã có HTTN chính, cần xây dựng HT thu gom: 10 điểm- hoặc Đã có HTTN và XLNT, cần tăng tỷ lệ đấu nối hộ gia đình: 5 điểm

Điểm tối đa: (20 điểm)

1.2 Phương án công nghệ đạt hiệu quả thoát nước mưa phòng chống lũ lụt, thu gom và xử lý nước thải với chi phí đầu tư và chi phí vận hành và bảo dưỡng phù hợp

5

1.3 Xây dựng phương án xử lý và quản lý bùn cặn phù hợp và đồng bộ với hệ thống thoát nước

6

1.4 Nhân lực giàu kinh nghiệm trong triển khai và vận hành dự án

4

1.5 Dự án đã xây dựng FS hoặc chiến lược vệ sinh đô thị cụ thể và phù hợp

5

2 Tiêu chí kinh tế 30

2.1 Đảm bảo về nguồn vốn đầu tư và cam kết rõ ràng của địa phương về đối ứng

10

2.2 Phương án thu hồi vốn phù hợp với lộ trình rõ ràng

10

2.3 Suất đầu tư và chi phí vận hành phù hợp 6

2.4 Khai thác và quản lý tài sản dự án 4

3 Tiêu chí môi trường 16

3.1 Giải quyết ô nhiễm nghiêm trọng do xả thải ở đầu nguồn lưu vực sông

8

3.2 Giải quyết ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải chưa xử lý

4

3.3 Giải quyết vấn đề thoát nước thải ổn định, giảm thiểu tác động của BĐKH và nước biển dâng

4

4 Tiêu chí xã hội 14

4.1 Phục vụ phát triển thành phố du lịch 5

4.2 Phục vụ phát triển thành phố lớn 5

4.3 Có sự cam kết chặt chẽ từ chính quyền trong ủng hộ đầu tư dự án

4

TỔNG CỘNG 100 điểm (tối đa)

Page 50: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

49

đó trọng số của tiêu chí này (mặc dù quan trọng) nhưng không thể quá cao.

Xem bảng đánh giá thứ tự ưu tiên cho 1 đô thị cụ thể ở Phụ lục 3.

Bước 5. Khái toán kinh phí đầu tư - Nguồn vốn và hình thức đầu tư của đồ án QHTN đô thị

5.1. Các quy định hướng dẫn hiện hành về lập khái toán kinh phí đầu tư cho đồ án QHTN đô thị

Khái toán được xây dựng trên cơ sở tính toán khối lượng của các hợp phần khác nhau trong giải pháp QHTN đô thị đề xuất rồi nhân theo đơn giá quy định.

Trong bảng đánh giá trên có một số tiêu chí rất quan trọng nhưng chưa thực sự bức thiết, nên vẫn được để trọng số thấp như “Khai thác và quản lý tài sản sau khi dự án đi vào hoạt động”. Ngoài ra, tiêu chí “Ít phải giải phóng mặt bằng nhất” (hay suất đầu tư ít nhất) cũng rất quan trọng nhưng ở thời điểm này rất khó đánh giá được về chi phí giải phóng mặt bằng của một dự án. Do đó, không thể để trọng số cao cho chi phí về khả năng giải phóng mặt bằng. Tương tự, tiêu chí “Nhân lực giàu kinh nghiệm trong triển khai và vận hành” chỉ có thể đánh giá được sơ bộ nguồn cán bộ theo thông tin cung cấp của UBND tỉnh hoặc các công ty thoát nước của tỉnh thành phố, do dự án chưa hình thành, chưa có cán bộ. Do

Ngoài đánh giá theo tiêu chí như trên, cần chú ý:

- Nếu có nhiều dự án được đề xuất thì cần phân chia giai đoạn thực hiện (chẳng hạn giai đoạn 1: 2020 - 2030 và giai đoạn 2: 2030 - 2040). Mỗi giai đoạn lại sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện theo các tiêu chí trên.

- Đồng thời kết hợp tham khảo Quy hoạch chung xây dựng đô thị của địa phương đó, trong đó cũng thường thể hiện rõ các khu vực ưu tiên phát triển và cải tạo mở rộng.

Bảng 7. Tổng hợp các quy định và hướng dẫn hiện hành (cập nhật đến tháng 5/2020) áp dụng để xây dựng khái toán kinh phí đầu tư QHTN đô thị

STT Văn bản Ngày ban hành Cơ quan ban hành

1 Nghị định 49/2013/NĐ-CP

Quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp

14/05/2013 Chính phủ

2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng

18/12/2013 Chính phủ

3 Nghị định 121/2018/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương

13/09/2018 Chính phủ

Page 51: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

50

STT Văn bản Ngày ban hành Cơ quan ban hành

4 Nghị định 38/2019/NĐ-CP

Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

09/05/2019 Chính phủ

5 Nghị định 68/2019/NĐ-CP

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng 14/08/2019 Chính phủ

6 Nghị định 25/2020/NĐ-CP

Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư

28/02/2020 Chính phủ

7 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC

Thông tư 1 - Hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP

09/05/2018 Bộ Tài chính

8 Thông tư 12/2012/TT-BXD

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị

28/12/2012 Bộ Xây dựng

9 Thông tư 209/2016/TT-BTC

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở

10/11/2016 Bộ Tài chính

10 Thông tư số 46/2019/TT-BTC

Hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 44/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ

23/07/2019 Bộ Tài chính

11 Thông tư 09/2019/TT-BXD

Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

26/12/2019 Bộ Xây dựng

12 Thông tư 11/2019/TT-BXD

Hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

26/12/2019 Bộ Xây dựng

13 Thông tư 12/2019/TT-BXD

Hướng dẫn xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng

26/12/2019 Bộ Xây dựng

14 Thông tư 14/2019/TT-BXD

Hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng

26/12/2019 Bộ Xây dựng

Page 52: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

51

STT Văn bản Ngày ban hành Cơ quan ban hành

15 Thông tư 15/2019/TT-BXD

Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng

26/12/2019 Bộ Xây dựng

16 Thông tư 16/2019/TT-BXD

Hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

26/12/2019 Bộ Xây dựng

17 Thông tư 18/2019/TT-BXD

Hướng dẫn quy đổi vốn đầu tư xây dựng

26/12/2019 Bộ Xây dựng

18 Thông tư 10/2020/TT-BTC

Quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước

20/02/2020 Bộ Tài chính

19 Văn bản 1777/VB-BXD

Công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt

Bộ Xây dựng

20 Quyết định 587/QĐ-BXD

Công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung)

29/05/2014 Bộ Xây dựng

21 Quyết định 1354/QĐ-BXD

Công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng

28/12/2016 Bộ Xây dựng

22 Quyết định 79/QĐ-BXD

Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

15/02/2017 Bộ Xây dựng

23 Quyết định 235/QĐ-BXD

Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung).

04/04/2017 Bộ Xây dựng

24 Quyết định 236/QĐ-BXD

Công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung)

04/04/2017 Bộ Xây dựng

25 Quyết định 1264/QĐ-BXD

Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung) - Công tác sử dụng vật liệu xây không nung

18/12/2017 Bộ Xây dựng

26 Quy chuẩn 03/2012/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị

28/12/2012 Bộ Xây dựng

Page 53: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

52

+ Giá vật liệu (theo đơn giá và định mức của Nhà nước hoặc địa phương phát hành);

+ Chênh lệch vật liệu (chênh lệch giữa đơn giá và thông báo giá của địa phương, đơn vị cung cấp vật liệu);

+ Đơn giá nhân công (theo đơn giá và định mức của Nhà nước, địa phương phát hành);

+ Hệ số điều chỉnh nhân công, máy theo mức lương tối thiểu (theo thông báo của địa phương);

+ Các chi phí khác: chi phí trực tiếp, chi phí chung, chi phí chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí lán trại (theo quy định của nhà nước ban hành).

- Chi phí thiết bị: giá thiết bị đưa vào lắp đặt (đã bao gồm chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ). Chi phí thiết bị là các chi phí mua sắm các thiết bị công nghệ. Các trang thiết bị và máy móc trong nước hoặc được nhập khẩu, vận chuyển tới chân công trình. Ngoài ra, còn có các chi phí lắp đặt, mua sắm phụ tùng và phụ kiện khác. Cần lưu ý: cây xanh sử dụng trong giải pháp thoát nước mưa bền vững cũng được coi là chi phí thiết bị.

- Khi tính toán khối lượng và giá trị lập khái toán, các công việc không tính đến gồm:

+ Không tính đến khối lượng cống cấp 3 (không quy hoạch hệ thống này);

+ Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;

+ Đánh giá tác động môi trường.

b) Phương pháp lập khái toán kinh phí (tham khảo theo Quy hoạch Thoát nước và Chống ngập úng Khu vực Trung tâm của Thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên Ứng phó với Biến đổi Khí hậu đến năm 2025 và tầm

Các quy định và hướng dẫn hiện hành để lập khái toán kinh phí đầu tư cho QHTN đô thị gồm: các văn bản pháp lý do trung ương ban hành (được nêu tại bảng dưới đây), các văn bản hướng dẫn do địa phương ban hành và cần cập nhật khi có các quy định mới bổ sung, thay thế.

5.2. Hướng dẫn lập khái toán kinh phí đầu tư

a) Xác định các thông tin đầu vào để sử dụng lập khái toán kinh phí đầu tư

Các cơ sở và giả định tính toán để xây dựng khái toán kinh phí đầu tư gồm:

- Tính toán đơn giá theo các văn bản hiện hành của Nhà nước (xem mục 5.2);

- Đối với các vật liệu không có trong báo giá của địa phương thì sử dụng giá vật liệu của cơ sở sản xuất;

- Khối lượng của hệ thống thoát nước được quy hoạch (không có thiết kế công trình);

- Các công việc được đưa vào để tính toán khối lượng bao gồm:

+ Phá dỡ bề mặt hiện trạng;

+ Đào đất, đắp đất;

+ Các công tác xây dựng (bê tông, ván khuôn, cốt thép, xây, kè);

+ Lắp đặt vật tư;

+ Hoàn trả bề mặt;

+ Một số công tác khác.

- Chi phí xây lắp chủ yếu xây dựng các giếng thăm và giếng tách; các trạm bơm tăng áp và trạm bơm chính; các tuyến cống truyền tải và thu gom nước mưa, nước thải; các hồ điều hòa; bể chứa nước mưa ngầm; cửa xả nước mưa, nước thải; trạm xử lý nước thải Tính toán chi phí xây dựng bao gồm:

Page 54: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

53

(iii) Bảng đơn giá tổng hợp tính cho một đơn vị sản phẩm/cấu kiện (Bảng 7);

(iv) Bảng tổng hợp giá trị xây lắp và thiết bị (Bảng 8 và 9);

(v) Bảng khái toán tổng mức đầu tư (Bảng 10).

nhìn đến năm 2050 - Dự án chống ngập úng, GIZ 2015)

Các mẫu bảng biểu sử dụng tính toán để lập khái toán kinh phí đầu tư gồm:

(i) Bảng khối lượng (Bảng 5);

(ii) Bảng đơn giá chi tiết tính cho một sản phẩm/cấu kiện (Bảng 6);

Bảng 8. Bảng khối lượng

TT Mã hiệu

Nội dung công tác

Đơn vị tính

Số phần giống nhau

Kích thước Số lượng từng phần

Tổng số Ghi chúChiều dài

Chiều rộng

Chiều cao

1 AA….

2

3

4

5

6

Bảng 9. Bảng đơn giá chi tiết

Mã hiệu Mô tả Đơn vị Số lượng

AA….

Chênh lệch vật liệu

Tên vật liệu Định mức Đơn giá Thông báo giá

VL1

VL2

VL3

A B

Page 55: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

54

STT Nội dung chi phí Cách tính Ký hiệuHệ số

Hệ số Ký hiệu

CHI PHÍ THEO ĐƠN GIÁ

Chi phí vật liệu A1

Chênh lệch vật liệu B - A CLVL

Chi phí nhân công xây dựng B1

Chi phí nhân công lắp đặt B2

Chi phí máy xây dựng C1

I CHI PHÍ TRỰC TIẾP

1 Chi phí vật liệu (A1 + CLVL)*a VL 1 a

2 Chi phí nhân công NC1 + NC2 NC

2.1 Chi phí nhân công xây dựng B1*b1 NC1 4.249 b1

22 Chi phí nhân công lắp đặt B2*b2 NC2 4.036 b2

3 Chi phí máy xây dựng C1*c+CLNL+CLNC M 1 c

4 Trực tiếp khác (VL+NC+M)*k TT 2% k

Cộng chi phí trực tiếp VL+NC+M+TT T

II CHI PHÍ CHUNG T*e C 5% e

Giá thành dự toán xây dựng T+C Z

III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T+C)*g TL 5,5% g

Giá trị dự toán xây dựng trước thuế T+C+TL G

IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G*v GTGT 10% v

Giá trị dự toán xây dựng sau thuế G + GTGT GxDCPT

Chi phí xây nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công G*lt*(1+10%) GxDLT 2% lt

Cộng GxDCPT+GxDLT

Ghi chú:Các hệ số được lấy theo các tài liệu sau:- Thông tư số 09/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019, Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng - Giả thiết trên cơ sở tham khảo theo các quy định hiện hành tại các đô thị.

Page 56: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

55

Bảng 10. Bảng đơn giá tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm/cấu kiện

STT Mã hiệu Nội dung chi phí Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền

Tên sản phẩm/cấu kiện (ví dụ: Cống BTCT D600)

1 Mã hiệu 1 Đào đất

2 Mã hiệu 2 Lấp đất

3 Mã hiệu 3 Gối đỡ cống

4 Mã hiệu 4 Cống BTCT D600

5 ….

6

7

Tổng cộng ĐG1

Bảng 11. Bảng tổng hợp giá trị xây lắp

STT Nội dung chi phí Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền

1 Sản phẩm/Cấu kiện 1 Q1 ĐG1 Q1xĐG1

2 Sản phẩm/Cấu kiện 2 Q2 ĐG2 Q2xĐG2

3 Sản phẩm/Cấu kiện 3 Q3 ĐG2 Q3xĐG3

4

5

6 …

7

Tổng cộng Gxl

Bảng 12. Bảng tổng hợp giá trị thiết bị

STT Nội dung chi phí Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền

1 Sản phẩm/Cấu kiện 1 Q1 ĐG1 Q1xĐG1

2 Sản phẩm/Cấu kiện 2 Q2 ĐG2 Q2xĐG2

3 Sản phẩm/Cấu kiện 3 Q3 ĐG2 Q3xĐG3

4

5

Tổng cộng Gtb

Page 57: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

56

Bảng 13. Bảng khái toán tổng mức đầu tư

STT Chi phí Cách tính Giá trị (đồng) Ký hiệu

I GIÁ TRỊ XÂY LẮP Gxl

II GIÁ TRỊ THIẾT BỊ Gtb

III CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN (Gxl+Gtb) x a1 Gqlda

IV CHI PHÍ ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

Tùy thuộc điều kiện cụ thể trong thực tế tại địa phương

Ggpmb

V CHI PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Gtv

1 Chi phí lập dự án đầu tư (Gxl+Gtb) x a2

2 Chi phí khảo sát xây dựng Theo dự toán khảo sát

3 Chi phí thiết kế kỹ thuật thi công công trình

Gxl x a3

4 Chi phí thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công công trình

Gxl x a4

5 Chi phí Thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư

(Gxl+Gtb) x a5

6 Chi phí Thẩm tra dự toán công trình Gxl x a6

7 Chi phí lập hồ sơ mời thầu thi công xây dựng

Gxl x a7

8 Chi phí phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng

Gxl x a8

9 Chi phí lập hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị

Gxl x a9

10 Chi phí phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị

Gxl x a10

11 Chi phí Giám sát thi công xây dựng Gxl x a11

12 Chi phí Giám sát lắp đặt thiết bị Gtb x a12

13 Thuế GTGT 10%

VI CHI PHÍ KHÁC Gk

1 Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

TMĐT x a13

2 Chi phí kiểm toán TMĐT x a14x(1+10%)

3 Chi phí bảo hiểm cho công trình xây dựng và máy móc thiết bị

Tùy thuộc điều kiện cụ thể trong thực tế

Page 58: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

57

STT Chi phí Cách tính Giá trị (đồng) Ký hiệu

4 Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

(Gxd + Gtb) x a15

5 Chi phí khác (Chi phí phát triển khách hàng; chi phí để đảm bảo tiến độ xây dựng cho dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai và dự phòng; Chi phí đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, công nhân vận hành và bảo dưỡng hệ thống)

Tùy thuộc điều kiện cụ thể trong thực tế

VII CHI PHÍ DỰ PHÒNG (Gxd+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk)xa16

Gdp

TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V+VI+VII)

Bảng 14. Giải thích ký hiệu

Ký hiệu Hệ số

a1 Định mức chi phí quản lý dự án (%)

a2 Định mức chi phí lập dự án đầu tư (%)

a3 Định mức chi phí thiết kế kỹ thuật công trình(%)

a4 Định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công công trình (%)

a5 Định mức chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư (%)

a6 Định mức chi phí thẩm tra dự toán (%)

a7 Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu thi công xây dựng (%)

a8 Định mức chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng (%)

a9 Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị (%)

a10 Định mức chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị (%)

a11 Định mức chi phí giám sát thi công xây dựng (%)

a12 Định mức chi phí giám sát lắp đặt thiết bị (%)

a13 Định mức chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán (%)

a14 Định mức chi phí kiểm toán công trình (%)

a15 Định mức chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (%)

a16 Định mức chi phí dự phòng (%)

Ghi chú: Các hệ số được tính bằng cách nội suy theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

Page 59: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

58

c) Kết quả khái toán kinh phí đầu tư

Kết quả khái toán kinh phí được trình bày thành bảng gồm thành phần các chi phí phân theo các giai đoạn đầu tư (phân kỳ đầu tư theo giai đoạn quy hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) cụ thể như sau:

Bảng 15. Mẫu tổng hợp kết quả khái toán kinh phí đầu tư

STT Nội dung Giá trị tính Khoảng giá trị tham khảo

1 Chi phí xây lắp Gxl

2 Chi phí thiết bị Gtb

3 Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có)

Ggpmb

4 Chi phí quản lý dự án 10% chi phi trực tiếp (Gxl+Gtb)

5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

6 Chi phí khác

7 Chi phí dự phòng (20÷30%) chi phi trực tiếp (Gxl+Gtb)

Tổng mức đầu tư

LÀM TRÒN

Một số lưu ý về kết quả tính toán:

- Nếu quy hoạch gồm có cả thoát nước mưa và thoát nước thải thì phần tính khái toán kinh phí đầu tư phải tách riêng làm 2 phần:

+ Chi phí đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước mưa

+ Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải và cải thiện môi trường

- Giá trị tính tổng mức đầu tư cần xác định dựa trên các điều kiện cơ bản sau:

+ Tiền tệ và tỷ giá chuyển đổi: Tổng mức vốn đầu tư trong tính toán của đồ án QHTN đô thị bao gồm các khoản chi phí cho công tác đầu tư, xây dựng được tính bằng tiền đồng Việt Nam và vay nước ngoài tính bằng ngoại tệ (USD), với tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tính tại thời điểm lập quy hoạch. Trên cơ sở đó cần xác định mức lạm phát và lãi suất vay theo năm, gồm lạm phát cho ngoại tệ và nội tệ; lãi suất vốn vay nước ngoài và lãi suất vốn vay các thành phần kinh tế khác theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, với đặc thù của hệ thống thoát nước là các công trình mang tính công ích, góp phần bảo vệ môi trường nên tùy theo thực tế tại các địa phương có thể thỏa thuận với các đơn vị, tổ chức huy động vốn để lựa chọn lãi suất vốn vay cho phù hợp.

Page 60: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

59

châu Á (CDIA); Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA); Các nguồn vốn tài trợ và/hoặc các chương trình vốn vay giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức tài trợ quốc tế dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu, vệ sinh môi trường đô thị, tái định cư và/hoặc phát triển đô thị);

- Vốn viện trợ không hoàn lại của các nước hay các tổ chức quốc tế khác (Hợp tác Phát triển Đức thông qua GIZ);

- Vốn huy động của các thành phần kinh tế từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước (còn gọi là vốn xã hội hóa).

+ Thời gian đầu tư: đồ án QHTN đô thị sau khi tính toán theo các giai đoạn đầu tư thì tuỳ theo từng hạng mục, từng tiểu dự án để xác định tiến độ đầu tư, thi công nhằm cấp phát ngân sách, vay vốn cho hợp lý. Tránh các trường hợp thừa hoặc thiếu vốn so với kế hoạch xây dựng, làm giảm tiến độ đầu tư.

+ Thuế và nghĩa vụ tài chính: Thoát nước và xử lý nước thải là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, do vậy Nhà nước phải đầu tư xây dựng và các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA, vốn ngân sách cấp và vốn tài trợ không hoàn lại của các nước hoặc tổ chức nước ngoài phải tuân thủ các quy định, chế độ chính sách về thuế, các nghĩa vụ tài chính hiện hành của Nhà nước quy định.

- Giá trị tổng mức đầu tư không bao gồm các chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước. Theo xu thế chung hiện nay, việc quản lý và vận hành hệ thống thoát nước phải tự chủ về tài chính. Vì vậy, chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống sẽ được xem xét riêng, sau đó kết hợp với kết quả tính toán giá trị tổng mức đầu tư để đưa ra các phân tích, xây dựng giá dịch vụ thoát nước nhằm đánh giá về kinh tế - tài chính của QHTN đô thị. Chi phí vận hành và bảo dưỡng thường gồm:

+ Lương công nhân;

+ Chi phí hóa chất;

+ Chi phí xăng, dầu, điện;

+ Chi phí duy tu, sửa chữa;

+ Chi phí thay thế vật tư thiết bị;

+ Chi phí quản lý công ty, nhà máy, xí nghiệp.

5.3. Nguồn vốn và hình thức đầu tư

5.3.1. Nguồn vốn

Đồ án QHTN đô thị có thể dự kiến sử dụng nguồn vốn từ các nguồn sau:

- Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.

- Vốn vay ODA của nước ngoài, vốn tài trợ nước ngoài, vốn vay các tổ chức Kinh tế hay Ngân hàng nước ngoài khác (Gồm: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng tái thiết Đức (KFW), Cơ quan phát triển Cộng hòa Pháp (AFD); Sáng kiến Phát triển các thành phố

Page 61: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

60

án đầu tư sẽ xác định nguồn vốn cho từng dự án cụ thể. Tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước phụ thuộc vào mức độ và phương thức đảm bảo về nguồn tài chính. Vì vậy, để đảm bảo tính chủ động, tỉnh/thành phố cần định hướng trong quy hoạch ngắn hạn với các nguồn vốn mang tính khả thi cao như:

- Vốn ngân sách của tỉnh/trung ương.

- Vốn vay ODA.

- Vốn tài trợ không hoàn lại của các nước hoặc tổ chức nước ngoài.

Trên cơ sở đó, tỉnh/thành phố sẽ xây dựng lộ trình kế hoạch huy động vốn đầu tư trong các giai đoạn quy hoạch trung hạn và dài hạn, gồm các dạng nguồn vốn như:

- Nguồn vốn xã hội hóa thông qua các chương trình kêu gọi đầu tư xã hội hóa hoặc thông qua các hình thức đầu tư theo quy định hiện hành.

- Vốn trái phiếu của tỉnh/thành phố.

- Vốn tín dụng đầu tư: là vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước;

- Vay vốn thương mại trong nước;

- Vốn trái phiếu của tỉnh/thành phố

- Các nguồn vốn hợp pháp khác (Vốn tự có của các đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước; Vốn đóng góp của cộng đồng dân cư.)

Theo kết quả tham vấn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 6/2020, các tỉnh sẽ huy động vốn cho lập QHTN từ các nguồn vốn sau, trong đó vốn vay ODA và vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Tùy thuộc vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, cần có kế hoạch đảm bảo tài chính cho tổng thể phát triển hệ thống thoát nước trong tương lai. Quy mô của QHTN đô thị đòi hỏi phải có các nguồn đầu tư lớn về tài chính. Tùy thuộc yêu cầu của từng dự án và đặc điểm, tính chất của mỗi nguồn vốn, trong bước lập dự

Hình 5. Các phương án huy động tài chính để lập QHTN có tính đến BĐKH ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước

Vốn vay ODA của nước ngoài, vốn tài trợ nước ngoài, vốn vay các tổ chức Kinh tế hay Ngân hàng nước ngoài khácVốn viện trợ không hoàn lại của các nước hay tổ chức quốc tế khác

Vốn huy động của các thành phần kinh tế từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước (vốn xã hội hóa)

Vốn tín dụng đầu tư

Vay vốn thương mại trong nước

Vốn trái phiếu của tỉnh/thành phố

Page 62: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

61

tại Điều 24, 25, 26 Luật Đầu tư 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 46, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

- Hình thức đầu tư hợp đồng đối tác công tư PPP (Hợp tác công - tư): các loại hình thức đầu tư hợp đồng đối tác công tư PPP có thể xem thêm trong Nghị định số 63/2018.

Với đặc thù là công trình công ích được quy hoạch và thiết kế hướng đến phát triển bền vững, thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, để lựa chọn và thu hút được các hình thức đầu tư hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương, đồ án QHTN đô thị cần nêu rõ về cơ chế chính sách của tỉnh/thành phố mang tính chất khuyến khích đầu tư. Các gợi ý tham khảo về cơ chế, chính sách đầu tư liên quan đến QHTN đô thị có tính đến BĐKH như sau:

- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách hàng năm.

Cụ thể việc sử dụng nguồn vốn đầu tư cho QHTN đô thị có thể tham khảo tại bảng sau.

Bảng 16. Các nguồn vốn dự kiến sử dụng đầu tư cho QHTN đô thị

Nguồn vốn Dự kiến sử dụng nguồn vốn

(1) Vốn ngân sách nhà nước

- Vốn ngân sách trung ương Cấp đối ứng từ 10 - 15% tổng mức đầu tư cho các dự án vay vốn ODA nước ngoài;

- Vốn ngân sách tỉnh Chi phí cho chuẩn bị đầu tư xây dựng: lập các dự án đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện quy hoạch và đầu tư, quản lý vận hành hệ thống thoát nước;

(2) Vốn vay vốn ODA hoặc vốn không hoàn lại

Chi phí cho đầu tư xây dựng các hạng mục dự án thoát nước lớn: mạng lưới cống/kênh/mương thoát nước mưa, nước thải; hệ thống hồ điều hòa; Trạm xử lý nước thải tập trung;

(3) Các nguồn vốn vay, huy động xã hội hóa trong nước

Chi phí cho đầu tư xây dựng các các hạng mục dự án thoát nước nhỏ: cửa xả; trạm xử lý nước thải phân tán; hệ thống mái nhà xanh, bể chứa ngầm.

5.3.2. Hình thức đầu tư

Tùy thuộc vào tính khả thi của các loại nguồn vốn đầu tư đã được xác định như hướng dẫn tại mục 5.3.1 mà Đồ án QHTN đô thị có thể lựa chọn và đưa vào 1 hay nhiều hình thức đầu tư tách riêng cho từng hợp phần (mạng lưới thoát nước mưa/nước thải; công trình thu và dự trữ, tái sử dụng nước mưa; công trình trạm xử lý nước thải.) hoặc toàn bộ cả hệ thống thoát nước của tỉnh/thành phố theo quy định của Luật Đầu tư 2014 và phải thực hiện cập nhật khi có các quy định, hướng dẫn mới ban hành của Nhà nước. Cụ thể gồm các hình thức đầu tư sau:

- Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

- Hình thức đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp hoặc góp vốn vào tổ chức kinh tế: Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được quy định

Page 63: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

62

Bước 6. Đánh giá môi trường chiến lược

6.1. Các văn bản pháp lý liên quan

Trong bước này, việc đánh giá môi trường chiến lược cho QHTN đô thị cần thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản pháp lý sau:

- Luật Quy hoạch đô thị điều chỉnh theo Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH ngày 04/07/2019: Mục 6, Điều 39, 40.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT, ngày 31/12/2019, Quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường: Điều 3, chương II và phụ lục I.

Lưu ý: ngoài các văn bản trên, cần xem xét đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan và cập nhật khi có thêm các văn bản pháp lý hướng dẫn mới.

6.2. Nội dung chính về đánh giá môi trường chiến lược

Cấu trúc của phần đánh giá môi trường chiến lược được giới thiệu tại phụ lục 1 của cuốn hướng dẫn này. Các hướng dẫn cụ thể về các nội dung chính trong đánh giá môi trường chiến lược của đồ án QHTN đô thị bao gồm:

- Có cơ chế đặc thù để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, sử dụng tối đa các nguồn lực khác ngoài vốn ngân sách như vốn ODA từ các nước, các tổ chức tín dụng quốc tế, vốn trái phiếu chính phủ, đặc biệt đẩy mạnh kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa hoặc qua các hình thức đầu tư theo quy định hiện hành, đặc biệt là hình thức PPP.

- Có chính sách cụ thể, thỏa đáng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực thoát nước, thu gom và xử lý nước thải. Có chính sách hỗ trợ đối với các khu vực của địa phương phải giải phóng mặt bằng, tiên phong triển khai xây dựng công trình xanh, khu vực dự kiến bố trí các nhà máy xử lý nước thải, bãi đổ bùn thải; Hỗ trợ lãi suất đối với các dự án cho các thành phần kinh tế khác đầu tư; tiền thuê đất, sử dụng đất; Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về chính sách khu-yến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Hình thành và phát triển quỹ hỗ trợ vốn; đẩy mạnh việc chuyển nhượng quyền quản lý, quyền sử dụng một số công trình do Nhà nước đầu tư cho các thành phần kinh tế, nhằm giảm chi từ ngân sách.

- Quản lý và sử dụng vốn ODA phải đảm bảo tiến độ về công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng, tái định cư và tiến độ giải ngân.

- Quản lý thu giá dịch vụ thoát nước và vệ sinh môi trường nhằm đảm bảo cho việc xử lý ô nhiễm môi trường trong vùng thu phí, từng bước đảm bảo chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng các công trình thoát nước.

Page 64: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

63

- Xác định các nguyên nhân chính có tiềm năng tác động đến môi trường của khu vực trước thời điểm thực hiện QHTN (nước mưa; nước thải) như các chiến lược, quy hoạch dự án đầu tư đang triển khai, các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt và sẽ triển khai trong tương lai gần, các động lực thị trường, biến đổi khí hậu, v.v...

- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, đánh giá xu hướng phát thải khí nhà kính đến khu vực.

c) Tác động đến môi trường khi thực hiện quy hoạch

Trong nội dung này có 2 khía cạnh cần nêu là dự báo và đánh giá tác động của QHTN đô thị đến môi trường. Các vấn đề cần thực hiện bao gồm:

(i) Đánh giá sự phù hợp của QHTN đô thị với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường:

- Đánh giá sự phù hợp/không phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa quan điểm, mục tiêu của QHTN đô thị với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản pháp lý.

- Dự báo tác động (tiêu cực/tích cực) của các quan điểm, mục tiêu của QHTN đô thị đến các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản pháp lý.

- Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất:

+ Đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực, tích cực lên các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các xu thế môi trường của từng phương án phát triển đề xuất.

+ Khuyến nghị phương án lựa chọn.

a) Hiện trạng môi trường trước khi thực hiện quy hoạch

Trong nội dung này, các mô tả hiện trạng về điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội cần nêu gồm: điều kiện địa lý, địa chất, thổ nhưỡng; điều kiện khí tượng, thủy/hải văn; hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn; hiện trạng đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật; điều kiện kinh tế, xã hội, cảnh quan, văn hóa và di sản.

b) Tác động đến môi trường khi không thực hiện quy hoạch

Trước khi xem xét tác động đến môi trường của việc có hay không thực hiện quy hoạch, trong nội dung này cần xác định các vấn đề môi trường chính, nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến QHTN đô thị cần xem xét trong ĐMC, bao gồm:

- Ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí trong các đô thị, khu dân cư; ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước mặt như sông, suối, hồ, ao, vùng đất ngập nước, ven biển; ô nhiễm tồn lưu kim loại nặng, hóa chất, hóa chất bảo vệ thực vật trong đất;

- Phát sinh chất thải rắn, bao gồm: chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải sinh hoạt và các loại chất thải khác;

- Thu hẹp diện tích, thay đổi cấu trúc, chức năng, dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái tự nhiên;

- Thu hẹp sinh cảnh và suy giảm số lượng của các loài nguy cấp, quý hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ.

Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện QHTN đô thị (phương án 0):

Page 65: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

64

- Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện QHTN đô thị:

+ Đánh giá, dự báo tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu đối với QHTN đô thị;

+ Đánh giá, dự báo tác động của QHTN đô thị đối với xu hướng biến đổi khí hậu.

• Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo:

- Xác định và nêu rõ những vấn đề còn không chắc chắn, thiếu tin cậy trong ĐMC, đặc biệt là về dự báo, đánh giá tác động, mức độ nghiêm trọng, phạm vi không gian, thời gian của tác động, v.v..

- Trình bày rõ lý do, nguyên nhân của từng vấn đề không chắc chắn, thiếu tin cậy như:

(ii) Các tác động đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng.

(iii) Các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng.

(iv) Các tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành.

- Đánh giá, dự báo tác động của QHTN đô thị đến môi trường:

+ Xác định các loại hình tác động của QHTN đô thị đến môi trường vùng có thể chịu tác động;

+ Đánh giá tác động của QHTN đô thị đến môi trường vùng có thể chịu tác động: xác định rõ nguồn phát sinh, cơ chế tác động và đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, mức độ tác động.

Gợi ý dự báo về các tác động tích cực đến môi trường như:

• Bảo đảm quản lý ngập lụt và tiêu thoát nước mưa đô thị phù hợp với đặc điểm hiện trạng, thủy văn, địa hình và các quy hoạch khác trên địa bàn đô thị (đặc biệt là vấn đề giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng).

• Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải thông qua việc thu gom và xử lý nước thải đô thị; cải tạo chất lượng nước các nguồn nước mặt (sông, hồ) và tạo dòng chảy tăng cường khả năng tự làm sạch.

• Góp phần tạo cảnh quan môi trường đô thị; giảm thiểu các dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước và tăng cường sức khỏe cho người dân.

• Góp phần vào việc xây dựng và phát triển bền vững đô thị xanh, sạch đẹp.• Góp phần nâng cao ý thức cộng đồng và tăng cường thể chế.

Gợi ý dự báo về tác động tiêu cực đến môi trường khi thực hiện QHTN:

• Việc xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải sẽ gây những tác động ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội như: ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, rung, nguồn nước mặt; gây cản trở giao thông đô thị; mất đất do thu hồi đất giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và sức khỏe của người dân,

• Quản lý vận hành thoát nước không bảo đảm sẽ ảnh hưởng chất lượng môi trường và nguồn nước.

Page 66: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

65

tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp; Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM): yêu cầu về nội dung ĐTM đối với các dự án đầu tư được đề xuất trong QHTN trong đó chỉ ra những vấn đề môi trường cần chú trọng, các vùng, ngành/lĩnh vực cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

- Các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Các giải pháp giảm nhẹ: đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật để giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu;

+ Các giải pháp thích ứng: đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.

- Các giải pháp khác (nếu có).

e) Kế hoạch quản lý và chương trình giám sát chất lượng môi trường

- Kế hoạch quản lý môi trường: trình bày các nội dung về quản lý môi trường, tổ chức, trách nhiệm quản lý môi trường trong quá trình triển khai thực hiện QHTN.

- Chương trình giám sát chất lượng môi trường: chương trình giám sát môi trường gồm mục tiêu giám sát (nêu rõ những mục tiêu cần đạt được của hoạt động giám sát); trách nhiệm thực hiện giám sát (nêu rõ tổ chức, cơ quan chịu trách nhiệm chính và cách thức phối hợp giữa các cơ quan liên quan, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức khác hoặc với cộng đồng trong quá trình thực hiện giám sát); nội dung giám sát: giám sát tác động môi trường (nêu rõ các đối tượng giám sát, thời

từ số liệu, dữ liệu (thiếu thông tin, dữ liệu cần thiết; số liệu, dữ liệu quá cũ, thiếu độ tin cậy); từ phương pháp đánh giá (tính phù hợp, độ tin cậy của phương pháp); trình độ chuyên môn của các chuyên gia tham gia thực hiện ĐMC) và các nguyên nhân khác.

d) Các biện pháp giảm thiểu

Trong nội dung này, báo cáo có thể trình bày về các biện pháp giảm thiểu theo các mục như biện pháp giảm thiểu chung (gồm các đề xuất giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động môi trường), biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn trước khi xây dựng; giai đoạn xây dựng và trong quá trình vận hành hệ thống thoát nước.

Dưới đây là hướng dẫn về các giải pháp để duy trì xu hướng tích cực, hạn chế, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện QHTN đô thị:

- Các nội dung của QHTN đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả của ĐMC.

+ Các đề xuất, kiến nghị từ kết quả của ĐMC.

+ Các nội dung của QHTN đã được điều chỉnh: trình bày các nội dung QHTN đã được điều chỉnh của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng QHTN trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị từ quá trình ĐMC bao gồm: quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu của QHTN; phương án phát triển; các dự án thành phần; phạm vi, quy mô, các giải pháp công nghệ, và các nội dung khác; giải pháp, phương án tổ chức thực hiện QHTN.

- Các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, hạn chế, giảm thiểu xu hướng tiêu cực trong quá trình thực hiện QHTN: Các giải pháp về tổ chức, quản lý; Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật; Nhận xét, đánh giá về

Page 67: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

66

lý và chính sách rõ ràng. Cải thiện lập quy hoạch thoát nước đô thị cũng là vấn đề cải cách hành chính công bởi vì nó đòi hỏi các thủ tục, vai trò và trách nhiệm của các ban ngành chính quyền Trung ương và địa phương và các cơ quan dịch vụ công thật sự rõ ràng. Năng lực của nguồn nhân lực cũng phải được phát triển để thực hiện hiệu quả quy hoạch thoát nước đô thị. Như vậy, việc thực hiện các quy hoạch thoát nước đô thị có liên quan đến Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, UBND Thành phố, Sở Xây dựng (SXD), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (SNN&PTNT), Sở Tài nguyên Môi trường (STN&MT), Sở Thông tin Truyền thông (STTTT), Sở Y tế (SYT), Sở Tài chính (STC), Sở Kế hoạch và Đầu tư (SKH&ĐT), Sở Tư pháp (STP), Sở Nội vụ (SNV) cũng như các công ty dịch vụ thoát nước.

gian, cơ chế, tần suất giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm giám sát), nguồn lực cho giám sát (nêu rõ nguồn lực cho thực hiện giám sát bao gồm nhân lực, kinh phí và các điều kiện vật chất khác cần thiết cho hoạt động giám sát).

Bước 7. Đề xuất giải pháp phi kỹ thuật

Việc thực hiện quy hoạch thoát nước đô thị phải luôn chú trọng vào ba phương diện chính: thể chế, tài chính và kỹ thuật. Ba phương diện này phải được phối hợp nhất quán và đồng thời.

Triển khai thực hiện quy hoạch thoát nước đô thị không chỉ là vấn đề kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiến hành quy hoạch thoát nước đô thị còn là vấn đề phát triển xã hội với sự tham gia của cộng đồng, cũng như vấn đề quản lý nhà nước vì cần thiết phải có một môi trường pháp

Gợi ý các giải pháp:

• Giải pháp thiết kế, công nghệ hợp lý, hướng tới tái sử dụng đáp ứng bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên nước, đồng thời hạn chế tối đa công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

• Ứng dụng công nghệ và biện pháp thi công tiên tiến, hợp lý, hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường, tránh gây ảnh hưởng đối với các khu vực có giá trị văn hóa.

• Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý và giám sát môi trường đảm bảo phù hợp với quy định.

• Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm phục vụ quản lý và vận hành hệ thống thoát nước khi có mưa lớn.

• Xây dựng quy trình quan trắc môi trường đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của công trình xử lý nước thải, xử lý bùn thải.

• Nâng cao năng lực quản lý và vận hành hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, bùn thải.

• Các biện pháp hỗ trợ khác.

Page 68: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

67

ra vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan để lập quy hoạch, quản lý và vận hành các hệ thống thoát nước. Hàng năm, Sở Xây dựng kiểm tra việc thực thi để cập nhật định hướng và vạch ra các nhiệm vụ để tiến hành các công việc ưu tiên nhằm triển khai định hướng.

Thứ hai, UBND tỉnh cần phải phê duyệt khung pháp lý cho việc thực hiện nhất quán vận hành và bảo dưỡng các hệ thống thoát nước và các biện pháp chống ngập úng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Khung này sẽ bao gồm quy định cấp tỉnh đối với vận hành và bảo dưỡng các hệ thống thoát nước hiện trạng và các biện pháp chống ngập úng, hợp đồng quản lý thực hiện và lộ trình giá. UBND tỉnh cần phải ban hành quyết định cấp quyền sở hữu tài sản hệ thống thoát nước cho UBND thành phố để UBND thành phố có thể ký kết hợp đồng với công ty cung cấp dịch vụ.

UBND tỉnh nên phê duyệt khung pháp lý cho việc thực hiện nhất quán các giải pháp thoát nước bền vững, thích ứng với BĐKH để thể chế hóa các giải pháp trong các hoạt động lập quy hoạch phát triển không gian hiện hành, bao gồm việc lựa chọn các công nghệ phù hợp với các đặc điểm của chức năng sử dụng đất và quyền sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền sở hữu tài sản. Theo đó, có thể hướng dẫn xây dựng tài sản công trình trên đất có nguy cơ ngập úng cao trong tương lai dựa vào khả năng thoát nước của từng vùng. Quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị có thể được phân loại theo các danh mục như sau:

Quy hoạch thoát nước đô thị sẽ được tiến hành theo các giai đoạn và một lộ trình thực hiện đã được thiết lập. Giai đoạn đầu của lộ trình không chỉ chú trọng vào các vấn đề kỹ thuật, mà còn về việc xây dựng, tạo điều kiện cho việc vận hành và bảo dưỡng có hiệu quả và hiệu suất của hệ thống cơ bản/hệ thống thoát nước truyền thống đô thị và cơ sở hạ tầng chống ngập úng hiện có.

7.1. Xác định Khung thể chế, pháp lý cần tăng cường

Cần xác định rõ các vấn đề pháp lý cần có để tổ chức, quản lý và thực hiện theo quy hoạch.

Căn cứ các chính sách hiện nay, như Nghị định số 80/NĐ-CP về quy hoạch thoát nước và việc thực hiện các dịch vụ quản lý thoát nước và chống ngập úng đô thị, bao gồm các thách thức của biến đổi khí hậu, việc cập nhật chức năng, vai trò và trách nhiệm của nhiều bên liên quan ở cấp tỉnh, thành phố và phường xã là cần thiết. Các tổ chức thể chế, khung pháp lý và quy trình lập quy hoạch cần phải được cập nhật theo các bước quan trọng sau đây:

Trước tiên, UBND tỉnh cần phải phê duyệt kế hoạch định hướng cấp tỉnh1 đối với thoát nước đô thị. Sở Xây dựng phải là cơ quan chủ đạo dự thảo định hướng cấp tỉnh này với sự hỗ trợ của các bên liên quan ở cấp tỉnh. Định hướng cần phải vạch ra tầm nhìn, các mục tiêu, các giải pháp và các ưu tiên của tỉnh đối với Vận hành & Bảo dưỡng hệ thống thoát nước đô thị và các biện pháp chống ngập úng, cũng như vạch

1 Tài liệu này hiện đang được xây dựng với sự hỗ trợ của GIZ, không chỉ tập trung vào chống ngập úng / thoát nước đô thị mà còn tập trung vào thoát nước thải đô thị, công nghiệp và bệnh viện.

Page 69: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

68

Để nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, UBND tỉnh cần xác định vai trò và trách nhiệm của đơn vị vận hành, quản lý và có ngân sách thường xuyên phân bổ cho xây dựng và bảo dưỡng các công trình hạ tầng thoát nước dễ bị ảnh hưởng dưới tác động của BĐKH, chẳng hạn như khả năng tiêu thoát của cống kênh mương, đảm bảo dung tích trữ nước của hồ điều hòa.

7.2. Đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật, tài chính

Các bên liên quan chủ chốt cho việc tăng cường nguồn nhân lực và thể chế liên quan đến các dịch vụ thoát nước đô thị và quản lý ngập úng với ứng phó biến đổi khí hậu ở cấp tỉnh bao gồm UBND tỉnh, UBND thành phố, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và công ty dịch vụ. Ngoài ra còn có các đơn vị, tổ chức ngoài khối Nhà nước, như là khối tư nhân và các cộng đồng địa phương.

Hỗ trợ phát triển năng lực để thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến thay đổi đáng kể ở các cấp độ khác nhau và thúc đẩy hình thành môi trường thể chế thuận lợi, tạo điều kiện cho các năng lực mới phát triển (phối hợp liên ngành ở cấp độ địa phương, sự tham gia của các cộng đồng địa phương, sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân và các hộ gia đình cá thể, v.v...). Nâng cao và tăng cường năng lực sẽ giúp:

- Tránh chồng chéo trách nhiệm của các bên liên quan khác nhau về các vấn đề đa ngành;

- Cải thiện sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc khối Nhà nước, khu vực tư nhân và các cộng đồng địa phương;

- Loại thứ nhất là đường sá, hẻm phố, không gian (xanh) mở như khu vực công cộng;

- Loại thứ hai là các văn phòng cơ quan nhà nước và các công trình công cộng do các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận sở hữu;

- Loại thứ ba là các công trình phục vụ thương mại của một tổ chức cá nhân hoặc hợp tác xã;

- Loại thứ tư là nhà ở tư nhân với chức năng thuần túy là để ở hoặc nhà ở và đồng thời là cửa hàng mua bán.

Thứ ba, UBND tỉnh nên phê duyệt cơ chế phối hợp để quy định các chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý ngập úng và thoát nước đô thị. Cơ chế phối hợp thiết lập các sắp xếp tổ chức - thể chế cần có cho thoát nước và quản lý ngập úng ở đô thị. Cơ chế phối hợp sẽ chỉ rõ trách nhiệm của cán bộ phụ trách của UBND tỉnh có liên quan, cơ quan chủ đạo chịu trách nhiệm công tác điều phối, phối hợp và vai trò và trách nhiệm cụ thể của UBND thành phố và các sở ngành, cơ quan có liên quan bao gồm các khối tư nhân và cộng đồng có liên quan.

Cuối cùng, cần nâng cấp thiết lập tổ chức và quản lý nhà cung cấp dịch vụ thoát nước và các giải pháp chống ngập úng để có thể tiến hành hiệu quả công tác vận hành và bảo dưỡng và ứng phó với các vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng tăng; công ty dịch vụ chuyên trách (các công ty cấp/thoát nước) cần bắt đầu cung cấp các dịch vụ này. Khi các điều kiện được phổ biến, thì có thể tiến hành đấu thầu cạnh tranh. Nâng cấp công ty dịch vụ sẽ bao gồm thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban nội bộ công ty và năng lực nhân sự công ty.

Page 70: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

69

- Phối hợp và các cơ chế phối hợp;

- Lồng ghép các trách nhiệm quản lý cho tất cả các bên liên quan, bao gồm các cộng đồng và khu vực tư nhân trong quá trình ra quyết định.

7.3. Tăng cường nhận thức của cộng đồng

Mỗi năm, các tỉnh luôn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với sự tham gia của chính quyền các cấp: cấp phường xã phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương mình và trình lên cấp thị xã hoặc thành phố. Chính quyền thành phố sẽ tiếp tục tổng hợp kế hoạch từ các phường để tập hợp thành kế hoạch năm của thành phố và trình lên cấp tỉnh. Lập quy hoạch cũng là một trong những nội dung trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội này. Như vậy, từ cấp phường xã đã có thể tham vấn cộng đồng cho hoạt động lập quy hoạch này, thể hiện bằng việc tham gia vào các cuộc họp cộng đồng trong phường xã và quyết định mức độ ưu tiên đầu tư cho khu vực địa phương họ sinh sống, trong đó bao gồm đầu tư cho cơ sở hạ tầng thoát nước và chống ngập úng. Dân chủ cấp cơ sở mang lại khung pháp lý cho quy trình này. Vì vậy để quy trình đảm bảo hiệu quả, các lãnh đạo và cán bộ chính quyền địa phương, các hiệp hội đoàn thể quần chúng nhân dân, các tổ chức cộng đồng và các cư dân phải được thông báo về các vấn đề phát triển chính trong thoát nước, cũng như kiểm soát ngập úng và biến đổi khí hậu, quản lý các rủi ro thiên tai, các biện pháp bảo vệ tài sản công tư, bảo tồn tài nguyên tự nhiên (nước, năng lượng, không gian, v.v..). Các biện pháp bao gồm:

- Nâng cao kiến thức cá nhân và tổ chức: hiểu biết tốt hơn về tác động tích cực của biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng;

- Hỗ trợ các phương thức tiếp cận lập quy hoạch mới, cụ thể như:

+ Sử dụng hiệu quả các kết quả chạy mô hình thủy lực và biến đổi khí hậu trong quy trình lập quy hoạch không gian có tính đến kiến trúc và chức năng của thành phố;

+ Thực hiện cơ chế lập quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng;

+ Quản lý và phân tích dữ liệu có tính lựa chọn và hiệu quả hơn, để trở thành dịch vụ trung và dài hạn của quy trình lập quy hoạch;

Phát triển hơn nữa năng lực của tất cả các cơ quan liên quan bao gồm:

- Lồng ghép biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường có liên quan trong việc lập quy hoạch;

- Lồng ghép các kết quả của quản lý tài nguyên nước nói chung và thoát nước nói riêng trong các nghiên cứu lập quy hoạch đô thị;

- Các công cụ lập quy hoạch có sự tham gia, lập quy hoạch kết cấu chiến lược, lập quy hoạch hành động ưu tiên, quy hoạch đô thị thân thiện với nước, lập quy hoạch bền vững, các định mức và kỹ thuật xây dựng hiệu quả về mặt năng lượng;

- Các cơ chế giám sát và đánh giá các vấn đề biến đổi khí hậu và quản lý dự án tại cấp tỉnh, rút kinh nghiệm cho các đầu tư tương lai, quản lý và phổ biến kiến thức;

- Các phương thức tiếp cận bình đẳng giới;

- Củng cố thể chế của tất cả các cơ quan có liên quan;

Page 71: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

70

hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước, bao gồm chi phí khấu hao và sẽ chia làm ba giai đoạn: vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước hiện trạng; vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước hiện trạng và khấu hao thiết bị cơ điện nhỏ và vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước hiện trạng và khấu hao của tất cả thiết bị cơ điện.

Bước đầu tiên trong việc thiết lập lộ trình giá là tính toán các chi phí thực của vận hành và Bảo dưỡng hệ thống thoát nước, bao gồm tất cả các hạng mục của cơ sở hạ tầng (như các cửa xả với các kích cỡ khác nhau, các trạm bơm, các hố ga, các ống cống, các cống hộp, các CSO), các thông số đầu vào (như nhân công, năng lượng và thiết bị), các định mức chi phí đã được thỏa thuận và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Từ tính toán này, các bên liên quan cấp tỉnh sẽ xác định khoản tiền do người sử dụng dịch vụ đóng góp và trợ cấp nhà nước, cũng như khung thời gian gia tăng lợi nhuận của phí từ người sử dụng.

Các giải pháp kỹ thuật cũng phải chú trọng đến các yếu tố truyền thống và văn hóa để đánh giá giá trị thẩm mỹ và tiện nghi. Sự chấp thuận và hỗ trợ của xã hội là cần thiết để thuyết phục cộng đồng chấp nhận các đề xuất, tiếp nhận quyền sở hữu và tham gia vào việc lập quy hoạch, thiết kế và duy trì các tiêu chuẩn cao về vận hành/bảo dưỡng.

Các giải pháp thoát nước bền vững, thích ứng với BĐKH dao động trong một hàm phổ rất rộng của các biện pháp sẵn có. Để đảm bảo tính khả thi cao nhất của một địa điểm công trình cụ thể, các biện pháp có thể là kết hợp của các dự án công (vỉa hè thấm nước, rãnh chặn nước sinh học,

- Thiết lập ban đầu một hệ thống cảnh báo sớm thảm họa toàn diện trong tương lai;

- Tiện ích tiết kiệm và tín dụng để hỗ trợ các cộng đồng, cải thiện nhà ở và khu vực sinh sống;

- Lập quy hoạch và thực hiện thoát nước bền vững dựa vào sự tham gia của hộ gia đình, cộng đồng hoặc làng xóm, bao gồm các khảo sát xã hội đóng vai trò như các biện pháp bổ sung để đạt được các mục tiêu Ứng phó với Biến đổi Khí hậu và qua đó có thể xác định và làm rõ vai trò của xã hội/cộng đồng.

7.4. Tính bền vững

Sự cần thiết của Đồ án Quy hoạch thoát nước đô thị cho thấy nhu cầu cần cải thiện hệ thống thoát nước ở các thành phố và đem lại tầm nhìn dài hạn bền vững có tính đến thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồ án QHTN đô thị là một công cụ quan trọng để tiếp cận và khuyến khích chính quyền, các tổ chức và các cá nhân đầu tư phát triển hệ thống thoát nước ở thành phố.

Môi trường quản lý hiện hành cho thấy UBND tỉnh chịu trách nhiệm đảm bảo ngân sách đủ cho việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước hiện trạng. Điều này có nghĩa rằng UBND tỉnh phê duyệt các phí thu của người sử dụng dịch vụ, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua nhà cung cấp dịch vụ. UBND tỉnh phải trợ cấp khoản tiền còn lại để bù đủ các chi phí thực cho việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Do đó, cần có lộ trình giá giúp gia tăng lợi nhuận từ đóng góp của người sử dụng và giảm thiểu trợ cấp chính phủ cho các dịch vụ thoát nước ở các khu vực đô thị. Lộ trình giá nhằm mục đích hướng đến thu hồi đầy đủ chi phí cho vận

Page 72: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

71

- Chính quyền địa phương sẽ góp ý về khả năng tài chính, sự hợp lý trong sử dụng đất, năng lực của cơ quan triển khai và thực hiện, khung thể chế pháp lý thực hiện quy hoạch cũng như tính khả thi của các giải pháp.

- Chuyên gia về các lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch, Cấp thoát nước: góp ý về các giải pháp kỹ thuật tối ưu và khả thi nhất.

- Tổ chức phi chính phủ góp ý về tăng cường năng lực và thể chế trong việc thực hiện.

- Doanh nghiệp: góp ý về các tác động về xã hội và sự khó khăn trong đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật theo Quy hoạch.

- Cộng đồng: góp ý về các tác động đến môi trường, xã hội và cuộc sống của chính cộng đồng.

Bước 9. Phản biện

Hồ sơ quy hoạch sau khi đã chỉnh sửa theo ý kiến tham vấn các bên liên quan, cần gửi cho các chuyên gia phản biện. Tùy theo quy mô và tính chất quy hoạch thì cần gửi cho ít nhất 2 chuyên gia phản biện về quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật thoát nước.

Bước 10. Thẩm định quy hoạch

- Báo cáo Đề án Quy hoạch thoát nước, sau khi chỉnh sửa theo ý kiến của các chuyên gia phản biện, sẽ được trình Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định gồm các cơ quan chuyên môn liên quan như UBND thành phố, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải và đại diện công ty dịch vụ thoát nước.

hồ giữ nước học, v.v...), giải pháp tại hộ gia đình (mái nhà xanh lá, bể chứa nước mưa, v.v...) và giải pháp công tư kết hợp (các nhà đầu tư xây dựng nhà ở, bất động sản, v.v...). Các yêu cầu thực tiễn cho việc triển khai các giải pháp SUDS và thích ứng với BĐKH cho môi trường đô thị là tính liên ngành và đa dạng trong các đối tượng tham gia, đồng thời đặt ra các thách thức điển hình, như là:

- Thu thập và phân tích dữ liệu và thông tin toàn diện;

- Tiến hành khảo sát kinh tế-xã hội để phản ánh sự am hiểu và thái độ hỗ trợ của các bên liên quan ở địa phương đối với SUDS và thích ứng với BĐKH;

- Tiến hành các phân tích kỹ thuật dựa vào các giải pháp được đề nghị phù hợp nhất cho các địa điểm, mang lại các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:

+ Làm thế nào xác định các giải pháp SUDS và thích ứng với BĐKH phù hợp về mặt chức năng và khả năng thành công?

+ Làm thế nào xác định các địa điểm tốt nhất cho các hệ thống SUDS và thích ứng với BĐKH?

+ Làm thế nào để địa điểm cho SUDS và thích ứng với BĐKH phù hợp tốt nhất về mặt kỹ thuật với quy hoạch không gian của thành phố?

+ Làm thế nào cải thiện các vai trò của khối công - tư trong việc xây dựng và vận hành SUDS và thích ứng với BĐKH?

Bước 8. Tham vấn các bên liên quan về dự thảo Quy hoạch thoát nước

Việc tham vấn rất quan trọng, đảm bảo việc tiếp nhận ý kiến đóng góp từ các bên liên quan.

Page 73: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

72

Bước 11. Tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh quy hoạch và trình phê duyệt

- Tổ chức lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch lần cuối;

- Sau khi có kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch, sẽ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

IV. CÔNG BỐ CÔNG KHAI VÀ LƯU HỒ SƠ QUY HOẠCH

- Sau khi Đồ án Quy hoạch thoát nước được phê duyệt bởi UBND tỉnh thì cần công bố công khai chậm nhất là 15 ngày và có thể điều chỉnh định kỳ nếu cần thiết.

- (1) Các hình thức công bố như công bố công khai trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh/thành phố; (2) Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến nội dung quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch hoặc (3) Phát hành ấn phẩm gồm sách, át-lát, video giới thiệu nội dung quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch, các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch.

- Theo Luật Quy hoạch đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch thuộc phạm vi quản lý vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng trong thời hạn 10 ngày kể từ khi quy hoạch được phê duyệt.

- Nội dung Hồ sơ quy hoạch để lưu trữ có thể tham khảo theo Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016.

- Theo Luật Quy hoạch, Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để nghiệm thu quy hoạch và thông qua biên bản họp thẩm định quy hoạch.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch là ủy viên phản biện, văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập (nếu có), Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến gửi các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch về việc tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.

- Phiên họp thẩm định quy hoạch được tiến hành khi có văn bản của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch, hai phần ba (2/3) số ủy viên phản biện, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp; có mặt đại diện tổ chức lập quy hoạch và đại diện tổ chức tư vấn lập quy hoạch.

- Quy hoạch đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt khi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch đã được cơ quan có trách nhiệm thẩm định thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp bỏ phiếu đồng ý nghiệm thu quy hoạch.

Page 74: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Xây dựng quy hoạch thoát nước có tính đến biến đổi khí hậu

73

Theo Thông tư số 12/2016/BXD, hồ sơ quy hoạch để lưu sẽ bao gồm:

a) Thành phần bản vẽ:

- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và hệ thống sông, thủy lợi chính của vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.

- Bản đồ hiện trạng đánh giá tổng hợp đất xây dựng, hệ thống tiêu thoát nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

- Sơ đồ quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa và nước thải đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000:

+ Lưu vực thoát nước, hệ thống tiêu, thoát nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối.

+ Cao độ nền tại các khu vực của đô thị và các đường phố chính cấp đô thị.

+ Bản đồ ngập lụt

+ Vị trí các trạm bơm cục bộ nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, phân tán, công suất.

b) Thuyết minh:

- Nội dung thuyết minh cần phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng địa hình, các điều kiện địa chất công trình, thủy văn, các khu vực có tai biến môi trường, hiện trạng thoát nước mưa, nước thải, bản đồ ngập lụt hiện trạng. Đề xuất các giải pháp quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa, và thoát nước thải theo hướng thoát nước bền vững, thích ứng với BĐKH, đảm bảo các nội dung đã được quy định tại Điều 23 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.

- Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, biểu bảng, tính toán phân tích, tính khái toán, dự toán, có phân chia giai đoạn đầu tư và danh mục các dự án ưu tiên.

c) Dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt.

Page 75: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

74

Page 76: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Phụ lục

75

Chương 1. Tổng quan………………………………………………......………………………….....……………… I-1

1.1. Bối cảnh chung và sự cần thiết lập quy hoạch………………………....…..............…...…… I-2

1.2. Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu…………………………………………..............................… I-3

1.3. Nội dung và thành phần của báo cáo……………………………………............................…. I-3

1.4. Căn cứ pháp lý và tài liệu cơ sở……………………………………………………........……………… I-4

1.5. Thuyết minh tổng hợp………………………………………………..…………........……………........ I-5

Chương 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội…….................……………..... II-1

2.1. Vị trí địa lý…………………………………………………………………………………..............………… II-2

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội……………………………………………………......…………………........ II-6

2.3. Hiện trạng kết cấu hạ tầng khu vực nghiên cứu…………......………………………........ II-10

Chương 3. Hiện trạng thoát nước…………………………………………………........………………… III-1

3.1. Hiện trạng nguồn tiếp nhận………………………………………………………........………........ III-2

3.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước…………………………………………........……………........ III-11

3.3. Công tác quản lý vận hành……………………………………………………........…………........ III-20

3.4. Hiện trạng vệ sinh môi trường………………………………………………........…………........ III-23

3.5. Hiện trạng ngập, lụt tại thành phố Cần Thơ…………….......…………………………........ III-31

Chương 4. Quy hoạch xây dựng và các dự án liên quan…………………………….…........ IV-1

4.1. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050………………………………………………..…………………................ IV-2

4.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030……………....…………………………………........ IV-7

Phụ lục 1

Mục lục Thuyết minh tổng hợp của một Đồ án QHTN thích ứng với BĐKH hoàn chỉnh

Page 77: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

76

4.3. Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng thành phố Cần Thơ…………………………………... IV-9

4.4. Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL đến năm 2020 định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng……………………………................ IV-12

4.5. Điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030……………………………………………….........……………........ IV-13

4.6. Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2030………………........…………………………………........ IV-15

4.7. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho thành phố Cần Thơ……………. IV-16

4.8. Các quy hoạch chuyên ngành khác…………………………….......................………........ IV-18

4.9. Quy hoạch chi tiết các quận, huyện, khu đô thị, khu công nghiệp…………………… IV-25

4.10. Đề tài nghiên cứu khoa học: Luận cứ khoa học về phòng chống ngập thành phố Cần Thơ - Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam 2013………………....... IV-29

4.11. Dự án thu gom và xử lý nước thải thành phố Cần Thơ……………………...........… IV-31

4.12. Dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ……………….......………………………........ IV-31

4.13. Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và thích ứng đô thị……………………………… IV-34

4.14. Nhận xét đánh giá chung…………………….................................…………………........ IV-45

Chương 5. Tiêu chuẩn quy hoạch………………………………………........…………………………...... V-1

5.1. Tiêu chí cơ bản………………………………………………………………………….......................... V-2

5.2. Tiêu chí tổng quan của quy hoạch thoát nước……………...........……………………........ V-3

5.3. Hệ thống thoát nước đô thị bền vững (SUDS)……………...........……………………........ V-4

5.4. Nguyên tắc chung chống ngập úng…………………………............................………........ V-8

5.5. Nguyên tắc chung tổ chức quản lý thoát nước vệ sinh môi trường, lựa chọn kiểu hệ thống thoát nước………………………..............................……........ V-10

5.6. Các tiêu chuẩn áp dụng………………………………………………………........……………........ V-12

5.7. Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước mưa……………………........................……………........ V-12

5.8. Tiêu chuẩn thiết kế thải nước…………………….............................…………………........ V-16

5.9. Tiêu chuẩn thiết kế trạm xử lý nước thải………….............……………………………........ V-19

5.10. Tiêu chuẩn thiết kế cống thoát nước………………….................……………………........ V-19

5.11. Vật liệu ống cống và các công trình phụ trợ…………………...........………………........ V-20

5.12. Vị trí đặt cống nước mưa, nước thải trong mặt cắt ngang đường phố…………... V-21

5.13. Vấn đề chống ô nhiễm hệ thống sông kênh rạch trong thành phố……………....... V-22

Page 78: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Phụ lục

77

Chương 6. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa……………………………...…………........ VI-1

6.1. Giải pháp quy hoạch thoát nước mặt…………………….......................……………........ VI-2

6.2. Quy hoạch cao độ san nền xây dựng……………………........................……………........ VI-4

6.3. Mô hình thủy lực thoát nước…………………………...............................……………........ VI-5

6.4. Quy hoạch không gian điều tiết nước mặt……………………….............…………........ VI-10

6.5. Quy hoạch thoát nước đô thị khu vực trung tâm cũ…………………………………........ VI-12

6.6. Quy hoạch thoát nước các đô thị mới……………………...............…………………........ VI-23

6.7. Quy hoạch thoát nước các thị trấn ngoại thành………………………….....………........ VI-29

Chương 7. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải……………………………....…………........ VII-1

7.1. Quan điểm chung…………………………………………………..............……………………........ VII-2

7.2. Khu vực mục tiêu phát triển quy hoạch…………..............……………………………........ VII-2

7.3. Mô hình hệ thống thu gom và xử lý nước thải………....………………………………........ VII-2

7.4. Phân chia khu vực thu gom và xử lý nước thải………........…………………………........ VII-4

7.5. Dự báo lượng nước thải đô thị……………...........................…………………………........ VII-6

7.6. Quy hoạch công suất và vị trí các nhà máy xử lý nước thải………………………........ VII-10

7.7. Quy hoạch hệ thống thu gom nước thải các lưu vực………………………………........ VII-14

7.8. Quy hoạch dây truyền công nghệ XLNT và xử lý bùn………………………………........ VII-22

7.9. Nước thải khu công nghiệp tập trung và nước thải y tế…………………………........ VII-26

Chương 8. Dự án ưu tiên và tổ chức thực hiện quy hoạch………………………........ VIII-1

8.1. Đánh giá nhu cầu hiện trạng………………………………………....………………………........ VIII-2

8.2. Mục tiêu và phạm vi của dự án ưu tiên………………………..............………………........ VIII-2

8.3. Nội dung đầu tư của các dự án ưu tiên thực hiện…………………………..………........ VIII-3

8.4. Tổ chức thực hiện quy hoạch…………………………….............................…………........ VIII-6

Chương 9. Kinh tế - tài chính………………………………….......................................……........ IX-1

9.1. Các điều kiện cơ bản để xác định khái toán chi phí đầu tư…………………………........ IX-2

9.2. Khái toán chi phí đầu tư……………………………………………………........………………........ IX-4

9.3. Định hướng nguồn vốn…………..……………………………………........……………………........ IX-5

Page 79: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

78

9.4. Giá dịch vụ thoát nước đề xuất……………............................…………………………........ IX-7

9.5. Đề xuất lộ trình tăng giá dịch vụ thoát nước……………......…………………………........ IX-11

9.6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án………….......................…………………………........ IX-13

Chương 10. Đánh giá môi trường chiến lược…………………………...........……………........ X-1

A. Đánh giá môi trường chiến lược……………………………………………………........……........ X-2

10.1. Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính………...........………………………………........ X-2

10.2. Hiện trạng môi trường trước khi thực hiện quy hoạch…….………………………........ X-2

10.3. Tác động đến môi trường khi thực hiện quy hoạch………….………………………........ X-3

10.4. Các biện pháp giảm thiểu…………………………………………………........………………........ X-5

10.5. Kế hoạch quản lý và chương trình giám sát chất lượng môi trường…………........ X-9

10.6. Kết luận đánh giá môi trường chung………………......................…………………........ X-11

B. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thoát nước………......………………………........ X-12

10.7. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng………….........………………………........ X-12

10.8. Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng……………….. X-16

10.9. Nhận xét……………………................…………………........…………………………………........ X-20

Chương 11. Quản lý - vận hành………………………………...………………………………………........ XI-1

11.1. Tổng quan……………………………………….......................………………..………………........ XI-2

11.2. Quản lý vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải………………………........ XI-2

11.3. Quản lý trạm xử lý nước thải……………………................................………………........ XI-3

11.4. Cơ cấu dịch vụ thoát nước…………......................................………………………........ XI-7

11.5. Quản lý tài sản……………………………………........…........…………………………………........ XI-8

Chương 12. Kết luận…………………………………......…........………………………………………........ XII-1

Page 80: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Phụ lục

79

Phụ lục 2

Bảng các kỹ thuật thoát nước bền vững SUDS

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

1. Kiểm soát tại nguồn

1.1. Mái nhà xanh

Sử dụng một lớp đất trồng trên mái nhà để trồng các loại cây, cỏ. Nước mưa được lưu giữ và được thảm thực vật hấp thụ

- Khả năng loại bỏ tốt các chất gây ô nhiễm đô thị được lưu giữ trong khí quyển;- Có thể được áp dụng trong những phát triển mật độ cao;- Lợi ích về sinh thái, thẩm mỹ và tiện ích;- Tăng thêm quỹ đất;- Cải thiện chất lượng không khí;- Giúp quản lý các tác động của hòn đảo nhiệt đô thị;- Cách nhiệt, chống ồn cho tòa nhà;- Giảm sự giãn nở cho vật liệu làm mái nhà

- Tăng chi phí so với mái thông thường;- Không thích hợp cho mái dốc;- Các nhà cải tạo có thể bị giới hạn bởi cấu trúc mái nhà;- Chi phí bảo dưỡng thảm thực vật;- Có thể gây ra các thiệt hại khác nếu nhà bị thấm, dột

Page 81: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

80

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

1.2. Hệ thống thu gom nước mưa

Nước mưa được thu từ mái nhà hoặc từ các bề mặt phủ khác đến các bể trên bề mặt đất hoặc bể ngầm để sử dụng tại chỗ

- Với thiết kế đảm bảo, có thể cung cấp kiểm soát nguồn nước mưa chảy tràn;- Giảm nhu cầu về nguồn nước cấp chính

- Gia tăng chi phí xây dựng bể và các ống thu;- Nếu xây nổi trên mặt đất làm tốn diện tích;- Cần có bơm nếu xây bể ngầm;- Nếu bề mặt thu không sạch, hoặc không khí ô nhiễm thì nguồn nước mưa có thể không đảm bảo. Phải thêm thiết bị xả lọc đầu

1.3. Vườn thấm, Vỉa hè thấm và các bề mặt thấm

Nước mưa bề mặt được thấm qua vỉa hè nhân tạo, vườn thấm có tính thấm. Vỉa hè có thể là các khối lát có khe hở giữa các khối, hoặc mặt lát xốp đảm bảo nước thấm qua được. Nước có thể được trữ ở lớp móng dưới và có khả năng thấm được vào đất

- Giảm lưu lượng đỉnh vào nguồn nước, làm giảm nguy cơ ngập lụt hạ lưu;- Giảm tác động của ô nhiễm trong dòng chảy vào môi trường;- Có thể áp dụng ngay cả những khu vực có mật độ xây dựng cao chấp nhận nước bề mặt trên khu vực sử dụng;- Giảm việc đào sâu để thoát nước giúp giảm chi phí xây dựng;- Giải pháp linh hoạt và phù hợp có thể phù hợp với mục đích sử dụng và thiết kế được đề xuất;

- Không thể sử dụng ở nơi phải vận chuyển chất lắng cặn lớn lên bề mặt;- Nguy cơ tắc nghẽn lâu dài và tăng trưởng cỏ dại nếu công tác bảo trì kém;- Có thể tăng chi phí bảo trì do cắt cây, dọn cỏ…

Page 82: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Phụ lục

81

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

- Cho phép sử dụng hai không gian, do đó không cần thêm đất;- Không mất diện tích cho chậu và hố ga;- Tạo cảnh quan môi trường

2. Kênh truyền tải và kênh thấm

2.1. Kênh thấm

Là các kênh nông, rộng và thực vật được thiết kế để lưu trữ và/hoặc truyền tải dòng chảy và loại bỏ các chất gây ô nhiễm

- Dễ dàng kết hợp vào cảnh quan;- Loại bỏ tốt các chất ô nhiễm đô thị;- Giảm tốc độ dòng chảy và khối lượng;- Chi phí vốn thấp;- Bảo trì có thể được đưa vào quản lý cảnh quan chung;- Ô nhiễm và tắc nghẽn có thể nhìn thấy và dễ dàng xử lý

- Không thích hợp cho các khu vực dốc hoặc khu vực có chỗ đỗ xe bên lề đường;- Hạn chế cơ hội sử dụng cây để tạo cảnh quan;- Rủi ro tắc nghẽn trong kết nối công việc đường ống kỹ thuật

Page 83: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

82

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

2.2. Ngăn thấm

Nước sẽ đi qua các kênh, rạch là các kênh nước mặt mở với các cạnh cứng, trong các kênh có thể trồng cây để tạo cảnh quan và xử lý nước

- Không thích hợp cho các khu vực dốc hoặc khu vực có chỗ đỗ xe bên lề đường;- Hạn chế cơ hội sử dụng cây để tạo cảnh quan;- Rủi ro tắc nghẽn trong kết nối công việc đường ống

- Trồng không chính xác có thể gây ra bùn tích tụ;- Cần phải cân nhắc cẩn thận nước có thể thấm vào các công trình

Page 84: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Phụ lục

83

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

3. Hệ thống lọc

3.1. Bãi/ Dải đất lọc

là những khu vực dốc nhẹ nhàng của cỏ mà nước chảy lên và ngang qua, thường hướng tới một thành phần khác như một ống dẫn nước xoáy hoặc lọc. Mục đích chính của dải lọc là để loại bỏ bất kỳ bùn trong nước để nó không làm tắc nghẽn các thành phần hạ lưu

- Rất thích hợp để thực hiện tiếp giáp với các khu vực không thấm nước lớn;- Khuyến khích sự bay hơi và có thể thúc đẩy xâm nhập;- Dễ thi công và chi phí xây dựng thấp;- Lựa chọn tiền xử lý hiệu quả;- Dễ dàng tích hợp vào cảnh quan và có thể được thiết kế để mang lại lợi ích thẩm mỹ

- Không thích hợp cho các khu vực dốc;- Không thích hợp cho thoát nước nóng chảy tràn hoặc cho những nơi có nguy cơ nhiễm bẩn nước ngầm, trừ khi sự xâm nhập bị ngăn chặn

3.2. Mương lọc

Bao gồm lớp sỏi được dải trong các rãnh để lưu trữ tạm thời dưới mặt nước của dòng chảy nước mưa. Các rãnh này có thể được sử dụng để lọc và truyền tải nước mưa đến các thành phần SUDS hạ nguồn

- Lợi ích thủy lực quan trọng đạt được;- Có thể được kết hợp dễ dàng vào cảnh quan khu vực và phù hợp vị trí bên cạnh đường

- Không phù hợp tại các khu vực có đất mịn (đất sét) trong lưu vực thượng lưu;- Có thể gây tắc nghẽn; - Tỷ lệ thất bại cao trong lịch sử do bảo trì kém, sai địa điểm hoặc vật liệu đầu vào có nhiều mảnh vụn; - Giới hạn đối với lưu vực tương đối nhỏ;- Chi phí cao thay thế vật liệu lọc nên tắc nghẽn xảy ra

Page 85: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

84

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

3.3. Mương lọc sinh học

là những khu vực thấp, thoát nước dựa vào dải đất được thiết kế với vật liệu lọc, thảm thực vật được cải tiến để loại bỏ ô nhiễm và giảm dòng chảy bề mặt

- Có thể được lên kế hoạch làm tính năng cảnh quan;- Rất hiệu quả trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm đô thị;- Có thể giảm khối lượng và tốc độ dòng chảy;- Bố cục linh hoạt để vừa với phong cảnh;- Rất phù hợp để lắp đặt ở những khu vực không thấm nước cao, với điều kiện hệ thống được thiết kế tốt và có đủ không gian

- Yêu cầu cảnh quan và quản lý;- Dễ bị tắc nghẽn nếu cảnh quan xung quanh không được quản lý;- Không thích hợp cho các khu vực có độ dốc lớn

Page 86: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Phụ lục

85

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

4. Bãi thấm

Là các bãi hình vuông hoặc hình tròn hoặc đổ đầy đá vụn hoặc lót bằng gạch, bê tông đúc sẵn hoặc vòng polyethylene/hệ thống ống đục lỗ được bao quanh bởi chèn lấp dạng hạt. Chúng có thể được nhóm lại và liên kết với nhau để thoát nước vào các khu vực rộng lớn. Cấu trúc hỗ trợ và chèn lấp có thể được thay thế bằng các mô-đun.

- Diện tích chiếm đất ít; - Trữ và bổ sung cho nước ngầm;- Giảm khối lượng nước bề mặt và giảm lưu lượng đỉnh;- Được cộng đồng chấp nhận- Dễ thi công và vận hành

- Cần khảo sát thực địa, điều kiện địa chất để xác nhận tỷ lệ xâm nhập;- Không thích hợp cho các vị trí nơi nước xâm nhập có thể ảnh hưởng tới kết cấu nền móng yếu, hoặc nơi nước thâm nhập có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống thoát nước hiện có;- Không thích hợp để thoát dòng chảy ô nhiễm;- Có thể tăng nguy cơ ô nhiễm nước ngầm;- Lâu dài hiệu suất có thể giảm do độ ẩm của đất tăng lên;- Cần có sự quản lý và vận hành

4.1. Mương thấm

Đào nông với đá vụn hoặc đá tạo ra lưu trữ dưới mặt tạm thời của dòng chảy nước mưa, do đó tăng cường khả năng tự nhiên của mặt đất để lưu trữ và thoát nước. Rãnh xâm nhập cho phép nước chảy vào đất xung quanh từ đáy và hai bên rãnh

- Sự xâm nhập có thể làm giảm đáng kể cả tốc độ dòng chảy và khối lượng;- Sự xâm nhập cung cấp giảm đáng kể tải lượng ô nhiễm thải ra nguồn tiếp nhận;- Có thể được kết hợp dễ dàng vào cảnh quan và phù hợp dọc hai bên đường

- Có thể tắc sau thời gian sử dụng lâu;- Cần hạn chế đất mịn (đất sét / silts) ở khu vực phía trên dồn vào;- Không thích hợp để thoát dòng chảy ô nhiễm;- Có thể tăng nguy cơ ô nhiễm nước ngầm;- Cần có sự quản lý và vận hành

Page 87: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

86

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

4.2. Lưu vực thấm

là khu vực thấp được thiết kế để lưu trữ dòng chảy trên bề mặt và thâm nhập nó dần xuống đất kết hợp với trồng cây

- Giảm lượng nước chảy từ khu vực thoát nước;- Có thể rất hiệu quả trong việc loại bỏ chất ô nhiễm thông qua lọc qua đất;- Đóng góp vào việc bổ sung nước ngầm;- Đơn giản và tiết kiệm chi phí để xây dựng;- Dễ vận hành và quản lý

- Tỷ lệ thất bại cao có khả năng xảy ra do bố trí không đúng, thiết kế kém và thiếu bảo trì, đặc biệt là nếu không áp dụng xử lý trước thích hợp;- Điều tra địa kỹ thuật toàn diện cần thiết để xác nhận sự phù hợp cho xâm nhập;- Không thích hợp để thoát khỏi các điểm nóng ô nhiễm, nơi có thể có nồng độ ô nhiễm cao;- Yêu cầu một diện tích lớn, bằng phẳng

4.3. Vườn chứa nước mưa

Các khu vườn gia đình hoặc công cộng hạn chế bề mặt bê tông

- Dễ dàng trang bị thêm;- Quy mô nhỏ, phân tán giữa các địa điểm;- Có thể giúp cải thiện không gian mở;

- Vì nhỏ nên lưu lượng không lớn;- Yêu cầu cảnh quan và quản lý;- Dễ bị tắc nghẽn nếu cảnh quan xung quanh không được quản lý;

Page 88: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Phụ lục

87

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

- Có thể tăng yếu tố cảnh quan;- Bố cục linh hoạt để vừa với phong cảnh;- Dễ bảo trì

- Không thích hợp cho các khu vực có sườn dốc

4.4. Lưu vực lưu trữ tạm

Trong một trận mưa, nước thoát về lưu vực trũng thông qua các cửa xả để kiểm soát lưu lượng, lưu vực chứa đủ nước. Thông thường, các lưu vực đều khô, ngoại trừ trong và ngay sau trận mưa

- Có thể phục vụ cho các trận mưa lớn;- Có thể được sử dụng nơi nước ngầm dễ bị tổn thương nếu lót đáy không cho nước xâm nhập;- Đơn giản để thiết kế và xây dựng;- Tiềm năng sử dụng đất đa mục đích;- Dễ bảo trì;- An toàn và dễ theo dõi

- Giảm ít khối lượng dòng chảy;- Độ sâu giảm có thể bị hạn chế bởi các mức nước đầu vào và đầu ra của hệ thống

Page 89: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

88

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

5. Lưu trữ và chứa nước

5.1. Lưu vực trữ tạm

Làm suy giảm và xử lý nước mưa. Chúng được thiết kế để hỗ trợ thảm thực vật thủy sinh nổi và chìm dọc theo bờ biển của chúng

- Có thể phục vụ cho tất cả các cơn bão;- Khả năng loại bỏ tốt các chất ô nhiễm đô thị;- Có thể được sử dụng nơi nước ngầm dễ bị tổn thương, nếu lót;- Lợi ích sinh thái, thẩm mỹ và tiện ích cao;- Có thể thêm giá trị cho các thuộc tính cục bộ

- Không giảm khối lượng dòng chảy;- Điều kiện kỵ khí có thể xảy ra khi không có dòng chảy thông thường;- Việc lấy đất có thể hạn chế sử dụng ở các khu vực mật độ cao;- Có thể không phù hợp với các khu vực dốc, do yêu cầu về kè cao;- Cần làm lưới rào cách ly phòng nguy hiểm

5.2. Hồ/bể chứa ngầm

Điều kiện địa chất có thể được sử dụng để kiểm soát và quản lý dòng nước mưa chảy tràn hoặc như một bể chứa ngầm. Bản chất mô-đun/tổ ong của hệ thống địa chất có nghĩa là chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu cụ thể của bất kỳ khu vực nào

- Modular và linh hoạt;- Sử dụng đa mục đích (tức là thấm và / hoặc lưu trữ);- Tỷ lệ khoảng trống cao (lên đến 96%) cung cấp dung lượng lưu trữ cao;- Nhẹ, dễ lắp đặt;- Có khả năng kiểm soát các trận mưa lớn;- Có thể được lắp đặt ngầm bên dưới các khu vực chưa hoặc đã được sử dụng cho mục đích khác;

- Không xử lý chất lượng nước hoặc cung cấp tiện nghi;- Hiệu suất có thể khó theo dõi;- Có thể khó vận hành bảo dưỡng- Chi phí cao

Page 90: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Phụ lục

89

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

- Có tính ổn định về đặc điểm vật lý và hóa học;- Có thể được lắp đặt bên dưới không gian mở công cộng, ví dụ như khu vui chơi, bãi đậu xe…

5.3. Vùng ngập nước

Những khu vực chứa nước lâu dài này có thể được sử dụng để làm suy yếu dòng chảy và xử lý nước, đảm bảo dòng chảy được kiểm soát và mực nước có thể tăng tùy theo lượng mưa

- Khả năng loại bỏ tốt hoặc các chất ô nhiễm đô thị;- Có thể được áp dụng ở nơi nước ngầm dễ bị tổn thương;- Dễ được cộng đồng chấp thuận;- Lợi ích sinh thái, thẩm mỹ và tiện ích cao;- Có thể mang lại những giá trị tăng thêm cho địa phương.

- Cần diện tích lớn;- Giới hạn độ sâu;- Có thể không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng khi không sử dụng (ví dụ vào mùa khô);- Ít giảm lưu lượng;- Không thích hợp cho khu vực dốc;- Hiệu suất dễ bị ảnh hưởng bởi dòng chảy trầm tích cao.

Page 91: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

90

Page 92: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Phụ lục

91

Đánh giá hai dự án đề xuất của thành phố Đồng Nai:

- Dự án 1: Nhà máy xử lý nước thải Long Thành, thành phố Biên Hòa (vốn 50 triệu USD, ODA của ODCF - Quỹ phát triển doanh nghiệp Hàn Quốc);

- Dự án 2: Dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Biên Hòa giai đoạn 1 (360 triệu USD, ODA của JICA, đã được phê duyệt Báo cáo khả thi).

Phụ lục 3

Ví dụ bảng đánh giá các dự án ưu tiên

STT Tiêu chí về Tiêu chí cụ thể Dự án 1 Dự án 2

1

Kỹ thuật

Hoàn chỉnh mạng lưới thu gom nước thải, đã có Nhà máy xử lý nước thải 0 0

2 Hoàn chỉnh hệ thống thoát nước chống ngập lụt, chống ô nhiễm 2 7

3 Hoàn chỉnh hệ thống đấu nối 0 4

4 Hoàn chỉnh Nhà máy xử lý nước thải hoặc mở rộng, nâng cao công suất 3 0

5 Có cán bộ vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải có năng lực 2 2

6 Có cán bộ có năng lực triển khai và quản lý dự án 0 0

7 Áp dụng phương án thoát nước và công nghệ xử lý phù hợp 5 5

8 Có phương án thu gom và xử lý bùn cặn 0 0

9 Có phương án tái sử dụng nước mưa và nước thải 0 0

10 Đã có Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi 0 5

11 Kinh tếCó khả năng chi trả (đã xây dựng giá nước, hay cam kết thu được tiền dịch vụ thoát nước)

4 4

Page 93: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

92

STT Tiêu chí về Tiêu chí cụ thể Dự án 1 Dự án 2

12

Kinh tế

Đã xác định được nguồn vốn (có nhà tài trợ quan tâm, PPP, địa phương có vốn đối ứng)

10 10

13Ít giải phóng mặt bằng nhất (suất đầu tư ít nhất) 0 0

Khai thác và quản lý tài sản dự án 4 4

14

Xã hội

Là thành phố du lịch 3 3

15 Là thành phố lớn 3 5

16 Chính quyền quan tâm và ủng hộ đầu tư về thoát nước 4 4

17

Môi trường

Thành phố ở đầu nguồn lưu vực sông 4 4

18 Bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 4 4

19 Bị ảnh hưởng BĐKH, nước biển dâng 2 0

50 61

Như vậy, dự án 2 sẽ được ưu tiên đầu tư hơn dự án 1 do có tổng điểm đánh giá cao hơn.

Page 94: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Tài liệu tham khảo

93

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1]. GIZ. 2015. Báo cáo đánh giá khung đầu tư- Chương trình quản lý thoát nước.[2]. GIZ. 2016. Các quy hoạch thoát nước ở các đô thị Sóc Trăng - tỉnh Sóc Trăng, Tuy

Hòa - tỉnh Phú Yên, Quy Nhơn - tỉnh Bình Định.[3]. GIZ. 2016. Các quy hoạch thoát nước ở các đô thị Cà Mau - tỉnh Cà Mau, Long

Xuyên - tỉnh An Giang, Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang.[4]. GIZ. 2019. Hướng dẫn áp dụng thiết kế hệ thống thoát nước mưa đô thị theo

hướng bền vững.[5]. GIZ. 2020. Sổ tay hướng dẫn triển khai mô hình thoát nước bền vững (SUDS).

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

[6]. Zhou, Q. (2014). A Review of Sustainable Urban Drainage Systems Considering the Climate Change and Urbanization Impacts. Water, 6(4), 976-992. doi:10.3390/w6040976.

[7]. Delhi Jal Board. 2014. Sewerage master plan for Delhi - 2031: final report.[8]. City of Seal Beach. USA. 2018. Draft Sewer Master plan report.[9]. City of Barrie. Canada. 2016. Drainage Master plan.[10]. The City of Rancho Palos Verdes. USA. 2011. Drainage Master plan Development

program.[11]. City of Peterborough. Canada. 2005. Flood reduction Master plan.[12]. The City of Borough of Sitka. 2012. Municipal Sanitary Sewer Master plan.[13]. City of Danville. USA. 2016. Storm water Master plan.[14]. Borough of Richmond. UK. 2015. Planning Guidance document delivering SUDS In

Richmond.[15]. JICA. 2007. Sewerage Master Plan is 2025 for City of Karachi, Japan.[16]. City of Cumming, USA. 2017. Sewer Master Plan 2050. [17]. Queensland Government. 2014. Planning Guidelines for Water supply and Sewerage.

Phụ lục

Phụ lục 1. Mục lục của một Đồ án QHTN thích ứng với BĐKH hoàn chỉnh.Phụ lục 2. Bảng các giải pháp thoát nước bền vững.Phụ lục 3. Ví dụ bảng đánh giá các dự án ưu tiên.

Page 95: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị

Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị thích ứng với Biến đổi Khí hậu

94

HƯỚNG DẪN LẬP QUY HOẠCHTHOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ

THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

In 400 cuốn khổ 20,5 x 29,7cm tại xưởng in Nhà xuất bản Xây dựng, số 10 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Page 96: Hướng dẫn lập Quy hoạch Thoát nước đô thị