39
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CAO ĐẲNG Tên chương trình: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Electrical and Electronic Engineering Trình độ đào tạo: Cao đẳng Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Electrical and Electronic Engineering Mã ngành: 52510310 ? Hình thức đào tạo: Chính quy (Ban hành theo quyết định số: …………… ngày ………………. của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang) I. Mục tiêu đào tạo I.1 Mục tiêu chung Chương trình giáo dục cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm giúp người học đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội. I.2 Mục tiêu cụ thể: SV tốt nghiệp chương trình giáo dục Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có các phẩm chất, kiến thức và kỹ năng sau: 1. Lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp tốt. 2. Ý thức học tập để nâng cao năng lực, trình độ và rèn luyện sức khỏe để làm việc. Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Vận dụng được kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tiễn cuộc sống và lao động nghề nghiệp. 4. Có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp và tham khảo tài liệu chuyên ngành.(Trong đó, đạt chuẩn tối thiểu của một trong ba ngoại ngữ: ngôn ngữ Anh: TOEIC 350 điểm, ngôn ngữ Pháp: DELF (A1) 75 điểm; ngôn ngữ Trung: HSK 130 điểm hoặc tương đương) 1

HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CAO ĐẲNG

Tên chương trình: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tửElectrical and Electronic Engineering

Trình độ đào tạo: Cao đẳngNgành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Electrical and Electronic EngineeringMã ngành: 52510310 ?Hình thức đào tạo: Chính quy

(Ban hành theo quyết định số: …………… ngày ………………. của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang)

I. Mục tiêu đào tạoI.1 Mục tiêu chung

Chương trình giáo dục cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm giúp người học đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

I.2 Mục tiêu cụ thể:

SV tốt nghiệp chương trình giáo dục Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có các phẩm chất, kiến thức và kỹ năng sau:

1. Lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp tốt.

2. Ý thức học tập để nâng cao năng lực, trình độ và rèn luyện sức khỏe để làm việc. Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Vận dụng được kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tiễn cuộc sống và lao động nghề nghiệp.

4. Có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp và tham khảo tài liệu chuyên ngành.(Trong đó, đạt chuẩn tối thiểu của một trong ba ngoại ngữ: ngôn ngữ Anh: TOEIC 350 điểm, ngôn ngữ Pháp: DELF (A1) 75 điểm; ngôn ngữ Trung: HSK 130 điểm hoặc tương đương)

5. Sử dụng thiết bị chuyên dụng để, thi công, đo lường, phân tích, xử lý tình huống trong lĩnh vực điện, điện tử.

6. Khả năng sử dụng các loại máy điện, khí cụ điện, linh kiện và thiết bị điện tử nghe nhìn vào các hệ thống truyền động điện, truyền tải điện, điều khiển tự động trong công nghiệp và dân dụng.

7. Thực hiện các giải pháp quản lý và tiết kiệm điện năng.

8. Khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, xây dựng và phát triển quan hệ cộng đồng.

II. Thời gian đào tạo: 3 năm

1

Page 2: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

III. Khối lượng kiến thức toàn khóa:- Số tín chỉ: 90

PHÂN BỔ KIẾN THỨC

KHỐI KIẾN THỨCTổng Kiến thức

bắt buộcKiến thứctự chọn

Tín chỉ Tỷ lệ % Tín chỉ Tỷ lệ

% Tín chỉ Tỷ lệ %

I. Kiến thức giáo dục đại cương 33 36,7 29 87,9 4 12,1 Kiến thức chung 20 22,2 20 100 0 0 Khoa học xã hội và nhân văn 4 4,5 2 50 2 50 Toán và khoa học tự nhiên 9 10,0 7 77,8 2 22,2II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 57 63,3 49 86,0 8 14,0 Kiến thức cơ sở ngành 26 28,9 23 88,5 3 11,5 Kiến thức ngành 31 34,4 26 83,9 5 16,1

Cộng 90  100 78 86,7 12 13,3

IV. Đối tượng tuyển sinh: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình,

địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế nếu đủ điều kiện sau đây đều có thể dự thi vào ngành: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Cụ thể:

- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp;- Có đủ sức khoẻ để học tập và lao động theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học,

THCN&DN số 10/TT - LB ngày 18/8/1989 và Công văn hướng dẫn 2445/TS ngày 20/8/1990 của Bộ GDĐT.V. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Theo Quyết định số 612/2009/QĐ-ĐHNT ngày 29/4/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang ban hành Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Nha Trang.

Theo Quyết định 74/2012/QĐ-ĐHNT ngày 07/2/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo Quyết định số 612/2009/QĐ-ĐHNT ngày 29/4/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang.

VI. Thang điểm: 4

VII. Nội dung chương trình

TT TÊN HỌC PHẦNSố tín chỉ

Phân bổ theo tiếtHọc phần tiên

quyết

Phục vụ chuẩn đầu ra

Lên lớpThực hànhLý

thuyếtBài tập

Thảo luận

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 33

I Kiến thức chung (Không đổi) 20

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 2 20 10 A1, B1

2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 3 27 18 1 A1, B1

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 20 10 1, 2 A, B1

4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 30 15 3 A, B1

5 Tin học cơ sở 3 30 15 C1.1, C2.4,

2

Page 3: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

C2.56 Ngoại ngữ 1 3 C, 37 Ngoại ngữ 2 4 6 C, 3

Giáo dục thể chất 1 (điền kinh) 2 8 10 12 A4, A5Giáo dục quốc phòng – an ninh 2 50 22 33 A1

II Khoa học xã hội và nhân văn 4II.1 Học phần bắt buộc 2

Biến đổi khí hậu và năng lượng 2 30 B5, C1II.2 Các học phần tự chọn 2

8 Pháp luật đại cương 2 30 A1, A29 Logic học đại cương 2 30 B2, B4, B5.7

10 Kỹ năng giao tiếp 2 30 C1.7, C2.3, C2.6

III Toán và khoa học tự nhiên 9III.1 Các học phần bắt buộc 7

11 Đại số tuyến tính 3 45B2, B5.1,

B5,4, B5.5, C1.3, C1.4

12 Vật lý đại cương A 4 45 15 B2, B5III.2 Các học phần tự chọn 2

13 Ngôn ngữ lập trình 2 30 5, C1.1, C1.414 Phương pháp tính 2 30 5, 13 C1.1, C1.515 Phương pháp sáng tạo kỹ thuật 2 30 C1, C2

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 57I Kiến thức cơ sở 26I.1 Các học phần bắt buộc 23

16 Mạch điện 4 45 15 13,15 B5, C117 An toàn điện 2 30 24 B5, C118 Cấu kiện điện tử 3 45 24 B5, C119 Điện tử tương tự 4 40 5 15 26 B5, C1, 320 Điện tử số 4 40 5 15 27 B5, C121 Máy điện và khí cụ điện 4 55 5 24 B5, C1

22 Thực hành điện 2 30 24, 2531 B5, C1, 3

I.2 Các học phần tự chọn 323 Vật liệu điện 3 45 24 B5, C124 Nguồn năng lượng tái tạo 3 45 31, 33 B5, C125 Kỹ thuật truyền số liệu 3 45 28 B5, C126 Quang điện tử 3 45 26 B5, C1

II Kiến thức ngành 31II.1 Kiến thức chung ngành chính 18II.1.1 Các học phần bắt buộc 16

27 Thực hành điện tử 2 30 32 B5, C1, 328 Điện tử công suất 3 30 15 28 B5, C129 Điều khiển lập trình 4 30 15 28 B5, C130 Điều khiển tự động 3 40 5 41 B5, C131 Cung cấp điện 4 30 15 15 31 B5, C1, 3

II.1.2 Các học phần tự chọn 232 Vi điều khiển 2 30 29 B5, C1

33 Điện tàu thủy 2 30 31,4353 B5, C1, 3

34 Tự động hóa và bảo vệ hệ thống điện 2 30 31, 43 B5, C1, 335 Điện tử hàng hải 2 30 28, 39 B5, C1

II.2 Kiến thức chuyên ngành 13II.2.1 Các học phần bắt buộc 10

3

Page 4: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

36 Truyền động điện 4 45 15 24,3139 B5, C1

37 Kỹ thuật Audio –Video 4 45 15 39 B5, C138 Thực tập Tổng hợp (4 tuần) 2 30 C2, 3

II.2.2 Các học phần tự chọn 339 Kỹ thuật chiếu sáng 3 30 15 43 B5, C1, 340 Mạng không dây 3 45 41 B5, C141 Ổn định hệ thống điện 3 30 43 B5, C142 Chất lượng điện năng 3 30 43 B5, C1, 3

VIII. Kế hoạch giảng dạy

BẢNG KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY THEO HỌC KỲ

Học kỳ

Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ

  

1(15)

  Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1 2

  Tin học cơ sở 3  Ngoại ngữ 1 3

Đại số tuyến tính 3Vật lý đại cương A 4Giáo dục thể chất 1 (điền kinh), bắt buộc

   

2(18 )

 

  Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2 3

  Ngoại ngữ 2 4  Mạch điện 4

Cấu kiện điện tử 3

Các học phần tự chọn 4Pháp luật đại cương 2Logic đại cương 2Kỹ năng giao tiếp 2Ngôn ngữ lập trình 2Phương pháp tính 2Phương pháp sáng tạo kỹ thuật 2

3 (15) 

   

  Máy điện và khí cụ điện 4  Điện tử tương tự 4

Biến đổi khí hậu và năng lượng 2Tư tưởng Hồ Chí Minh 2Giáo dục quốc phòng-an ninh

Các học phần tự chọn 3Vật liệu điện 3Nguồn năng lượng tái tạo 3Kỹ thuật truyền số liệu 3Quang điện tử 3

4(16)

  Điều khiển tự động 3  Cung cấp điện 4

Điện tử số 4Điện tử công suất 3

4

Page 5: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

Các học phần tự chọn 2Vi điều khiển 2Điện tàu thủy 2Tự động hóa và bảo vệ hệ thống điện 2Điện tử hàng hải 2Kỹ thuật an ten 2

    

5(16)

   

   An toàn điện 2  Điều khiển lập trình (PLC) 4

Thực hành điện 2Thực hành điện tử 2Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3

Các học phần tự chọn 3Mạng không dây 3Ổn định hệ thống điện 3Chất lượng điện năng 3Kỹ thuật chiếu sáng 3

6(10)

   Truyền động điện 4Kỹ thuật Audio – Video 4Thực tập Tổng hợp (4 tuần) 2

5

Page 6: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

SƠ ĐỒ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

6

N

Ă

M

I

N

Ă

M

II

N

Ă

M

III

Học song hành

Điều kiện tiên quyết

Ngoại ngữ 1

Ngoại ngữ 2

Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1

Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 2

Mác Lênin 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tin học cơ sở

Cấu kiện điện tử

Thực hành điện

Điện tử tương tự

Điện tử số

Điều khiển tự động

Cung cấp điện

15tc

18tc

15tc

16tc

16tc

10tc

Tổng : 90 tcHọc phần tự chọn

Học phần bắt buộc

Ghi chú :

Máy điện và khí cụ điện

Điều khiển lập trình

Đại số tuyến tính

Nhóm học phần tự chọn 1

Nhóm học phần tự chọn 4

An toàn điện

Điện tử công suất

Vật lý đại cương A

Nhóm học phần tự chọn 2

Nhóm học phần tự chọn 3

Mạch điện

Đường lối Cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam

Biến đổi khí hậu và năng lượng

Thực tập tổng hợp

Truyền động điện

Kỹ thuật Audio-Video

Thực hành điện tử

Page 7: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

IX. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần:A. Giáo dục thể chất - Điền kinh (Physical education 1 – Athletics) 2TC

Học phần trang bị cho người học:- Phần lý thuyết bao gồm: lịch sử phát triển, các nội dung của bộ môn Điền kinh, luật và trọng

tài thi đấu môn Điền kinh;- Phần thực hành: kỹ năng chạy cự ly ngắn 100 mét nam và nữ, chạy cự ly trung bình nam

1500 mét, nữ 500 mét.Nhằm giúp cho người học khả năng tự rèn luyện thể lực thông qua 2 nội dung chạy cự ly ngắn

và cự ly trung bình.

D. Giáo dục Quốc phòng : Đường lối quân sự của Đảng và nhiệm vụ công tác quốc phòng, an ninh (Party’s military strategies and military – security tasks)3TC

Học phần trang bị cho người học: quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam, xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ.

1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 1 (Basic principles of Marsism-Leninism 1) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong phạm vi Triết học của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đó là những nguyên lý cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, bao gồm những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học và chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng, phát triển của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào việc nghiên cứu đời sống xã hội.

2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 2 (Basic principles of Marsism-Leninism 2) 3 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm học thuyết của Mác về giá trị, giá trị thặng dư và học thuyết kinh tế của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.Đồng thời trang bị cho người học Chủ nghĩa xã hội khoa học một trong ba bộ phận hình thành chủ nghĩa Mác- Lênin.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh’s Ideology) 2 TCHọc phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống quan điểm lý luận cách

mạng Hồ Chí Minh bao gồm: Mối liên hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Revolutionairy strategies of VietnamCommunist Party) 3 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là đường lối của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản thời kỳ đổi mới.

7

Page 8: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

5. Tin học cơ sở (Basic Informatics): 3TCHọc phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: thông tin và

xử lý thông tin, cấu trúc tổng quát của máy tính, mạng máy tính, virus, hệ điều hành và bộ phần mềm văn phòng của Microsoft.

Kết thúc học phần, người học có thể sử dụng đượchệ điều hành Microsoft Windows XP; các phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word; xử lý bảng tính Microsoft Excel; công cụ thuyết trình Microsoft PowerPoint; đồng thời, có thể sử dụng Internet trong việc tìm kiếm, trao đổi thông tin.

6. Tiếng Anh 1 (English 1) 3 TC Học phần cung cấp cho người học từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp (nghe,

nói, đọc, viết) trong các tình huống đơn giản liên quan đến 5 chủ đề: giới thiệu bản thân, mua sắm, công việc, sức khỏe, thể thao. Ngoài ra, học phần này hướng người học đến việc làm quen với bài kiểm tra TOEIC ngắn (100 câu trắc nghiệm nghe và đọc hiểu). Kết thúc học phần, người học có khả năng giao tiếp theo các chủ đề trên và làm bài thi TOEIC mô phỏng đạt từ 150 điểm trở lên.6. Tiếng Trung 1(Chinese 1)3TC

Học phần giúp cho người học bước đầu làm quen với Tiếng Trung một số kiến thức về ngữ âm, từ vựng, mẫu câu liên quan đến các chủ đề:  chào hỏi, thông tin bản thân, địa chỉ, quốc tịch, trường học,  nhà hàng, thời gian, tiền tệ. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Trung về các chủ đề trên. Ngoài ra, sinh viên có thể thi HSK sơ cấp đạt 100 điểm.6. Tiếng Pháp 1(French 1)3 TC

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Sau khi học xong, sinh viên có thể làm chủ được những tình huống giao tiếp đơn giản như chào hỏi, tự giới thiệu, làm quen, nói về sở thích của bản thân về gia đình, về các hoạt động trong ngày, đi chợ mua sắm. Thông qua học phần này sinh viên cũng hiểu thêm về cuộc sống sinh hoạt của người dân Pháp. 6. Tiếng Nga 1 (Russian 1)3TC Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiếng Nga (từ vựng, ngữ pháp, cú pháp…), giúp cho họ giao tiếp trong những tình huống đơn giản hàng ngày như chào hỏi, tự giới thiệu bản thân, gia đình, làm quen với người khác, nói về sở thích của bản thân, đi chợ mua sắm, giao tiếp trong các tình huống: sân bay, trên tàu điện, nhà hàng, siêu thị, công sở, nói về công việc mà họ thích làm trong thời gian rãnh rỗi. 7. Tiếng Anh 2 (English 2) 4 TC

Học phần cung cấp cho người học từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong các tình huống liên quan đến 7 chủ đề: ngân hàng, nhà hàng khách sạn, nơi cư ngụ, giao thông, công nghệ thông tin, thời tiết và du lịch. Ngoài ra, học phần này hướng người học làm quen với bài kiểm tra TOEIC hoàn chỉnh (200 câu trắc nghiệm nghe và đọc hiểu). Kết thúc học phần, người học có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh theo các chủ đề trên và làm bài thi TOEIC mô phỏng đạt từ 350 điểm trở lên.7. Tiếng Trung 2 (Chinese 2) 4TC

Học phần  cung cấp cho người học một số kiến thức và từ vựng liên quan đến các chủ đề: mua sắm, ngân hàng, cuộc sống đại học, công việc, sức khỏe. Sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể giao tiếp bằng Tiếng trung về các chủ đề trên. Ngoài ra, sinh viên có thể thi HSK đạt 130 điểm.7. Tiếng Pháp 2 (French 2) 4 TC

8

Page 9: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

Học phần giúp cho sinh viên hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của mình. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể làm chủ được các tình huống giao tiếp hàng ngày như nói về ẩm thực, ăn uống, về không gian sống của mình hoặc các sự kiện quá khứ. Ngoài ra, học phần này cũng giúp người học hội nhập vào môi trường làm việc, công sở, môi trường du lịch và khách sạn. Trong môi trường này, người học có thể giao dịch, giao tiếp bằng hội thoại hoặc một số văn bản hành chính.7. Tiếng Nga 2 (Russian 2)4TC

Học phần giúp sinh viên nắm được cấu trúc ngữ pháp và biết xây dựng phát ngôn theo cách nhất định; xây dựng các cụm từ, câu - câu đơn, câu phức, kết hợp câu thành phát ngôn lớn, biết kể về các sự kiện, nhân vật sau khi được đọc hoặc nghe một câu chuyện (có độ dài 200-300 từ). Trang bị những kiến thức văn hóa xã hội và đất nước học nhằm giúp sinh viên chủ động hơn trong tình huống giao tiếp, biết cách tham gia tranh luận (lập luận, chứng minh, phản bác, tán đồng...) về những vấn đề theo chủ điểm có trong chương trình.

8. Biến đổi khí hậu và năng lượng (Climate change and energy) 2TC

Học phần trang bị cho người học những tri thức khoa học cơ bản về hiện tượng biến đổi khí

hậu trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam, môi trường sinh thái và vấn đề bảo vệ trong xây dựng các

dự án điện; nhằm giúp người học nhận thức đúng và hành động thiết thực, kịp thời trong việc tiết

kiệm năng lượng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và hạn chế tác động môi trường của các dự

án thủy điện, nhiệt điện, đường dây tải điện.

9. Pháp luật đại cương (Fundamentals of Law) 2 TCHọc phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bảnvề: Nhà nước và Pháp luật, quy

phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật; hiện tượng vi phạm pháp luật và biện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể vi phạm pháp luật; nội dung các ngành luật cơ bản và quan trọng của nhà nước Việt Nam hiện nay; nhằm rèn luyện cho người học sống và làm việc theo pháp luật.

10. Logic đại cương (General Logics) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các quy luật và hình thức của tư duy hướng vào việc nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan, làm sáng tỏ những điều kiện nhằm đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư tưởng, vạch ra các thao tác lôgic và phương pháp lập luận chuẩn xác.

11. Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về các loại hình giao tiếp trong các tình huống khác nhau; nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp của người học.

12. Đại số tuyến tính (Linear Algebra) 3TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và ứng dụng về: ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vector, giá trị riêng, vector riêng, dạng toàn phương, dạng song tuyến tính; nhằm giúp người học phát triển khả năng tư duy logic, giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên ngành.13. Vật lý đại cương (General Physics ) 4 TC

Học phần trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản và nâng cao về: Cơ học, Nhiệt học, Điện từ học, Trường và sóng điện từ, Sóng ánh sáng, Thuyết tương đối Einstein, Quang lượng tử, Cơ học lượng tử, Vật liệu điện, từ, quang - laser, Hạt nhân, Hạt cơ bản; phù hợp với ngành học để

9

Page 10: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

làm nền tảng cho các học phần cơ sở và chuyên ngành kỹ thuật; hiểu biết và ứng dụng vật lý trong khoa học, công nghệ và đời sống.

14. Ngôn ngữ lập trình (Programming Languages) 2TC

Học phần trang bị cho người học các kỹ thuật lập trình cơ bản, bao gồm các cấu trúc dữ liệu, đệ qui

và kiểm tra gỡ rối chương trình.Các kỹ thuật được minh họa bằng ngôn ngữ lập trình cấp cao C/C+

+; nhằm giúp người học ứng dụng trong lập trình chip điện tử, lập trình cho các hệ thống điện, điện

tử.

15. Phương pháp tính (Computing Methods) 2TC

Học phần trang bị cho người học phương pháp tính toán với số gần đúng, phép nội suy và

phương pháp bình phương tối thiểu, tính gần đúng đạo hàm và tích phân; nhằm giúp người học giải

gần đúng các phương trình toán học.

16. Phương pháp sáng tạo kỹ thuật (Method of Technical Innovation) 2TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về phát minh, sáng chế và đăng ký bằng sáng chế

và chuyển giao công nghệ; nhằm giúp người học có giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề và ra

quyết định, thủ thuật sáng tạo, phương pháp tích cực hóa tư duy.

17. Mạch điện (Electrical Circuits) 4TC

Học phần trang bị cho người học các vấnđề chung về mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập

sin và tuần hoàn không sin; kiến thức về mạch 3 pha, mạng 2 cửa; các phương pháp phân tích mạch

tuyến tính trong miền thời gian và trong miền tần số; lý thuyết về đường dây dài, mạch thông số rải;

lý thuyết tín hiệu; nhằm giúp người học có cơ sở tính toán, thiết kế, phân tích mạch điện-điện tử.

18. An toàn điện (Electrical Safety) 2TC

Học phần trang bị cho người học phương pháp phân tích mạch điện theo quan điểm an toàn,

các phương pháp bảo vệ mạng điện, lưới điện, kỹ thuật chống sét và phương pháp cấp cứu tai nạn

về điện; nhằm giúp người học nâng cao nhận thức và bảo đảm làm việc an toàn trong môi trường

điện.

19. Cấu kiện điện tử (Electronic Elements) 3TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về vật liệu sử dụng trong kỹ thuật điện tử, cấu tạo,

nguyên lý làm việc và sơ đồ thay thế của các linh kiện điện tử, các phương pháp kiểm tra và ứng

dụng của các cấu kiện điện tử thông dụng và đặc biệt; nhằm giúp người học biết sử dụng và phân

tích tác dụng của các linh kiện trong các mạch điện tử.

20. Điện tử tương tự (Analog Electronics) 4TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các mạch điện tử tương tự; nhằm giúp

người học phân tích, tính toán và thiết kế các mạch điện tử thông dụng như: khuếch đại dải rộng,

10

Page 11: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

khuếch đại cộng hưởng, mạch hồi tiếp, mạch tạo tín hiệu, các mạch điện tử phi tuyến và nguồn nuôi

thiết bị điện tử.

21. Điện tử số (Digital Electronics) 4TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về hệ thống số, các cổng logic, tối thiểu hoá, hệ tổ

hợp, bộ nhớ ROM, RAM, hệ tuần tự, chốt, flip-flop, thanh ghi, mạch số học, các họ vi mạch số...;

nhằm giúp người học biết phân tích thiết kế các hệ thống số thông dụng.

22. Máy điện và khí cụ điện (Electrical machines & instruments) 4TC

Học phần trang bị cho người học lý thuyết của máy điện tĩnh và máy điện quay như máy biến

áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ, máy điện một chiều và máy điện đặc biệt; các vấn

đề cơ bản trong khí cụ điện bao gồm mạch từ, sự trao đổi năng lượng điện-cơ, hồ quang điện, phát

nóng, tiếp xúc điện;nhằm giúp người họcvận dụng vào thực tế sản xuất để lắp đặt, vận hành máy

điện và hệ thống điều khiển máy điện.

23. Thực hành điện (Electricity Practicum) 2TC

Học phần huấn luyện cho người học các kỹ năng về đi dây, hàn dây, chế tạo các chi tiết phục

vụ ngành điện; kiểm tra, thử và lắp đặt các khí cụ điện, mạch điện động lực, mạch chiếu sáng; sử

dụng thiết bị đo lường; tính toán, quấn dây và vận hành máy điện; nhằm giúp người học có tay nghề

nhanh chóng tiếp cận với thực tế.

24. Vật liệu điện (Electrical Materials) 3TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về các loại vật liệu sử dụng trong máy điện gồm: vật

liệu sắt từ, vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện; nhằm giúp người học ứng dụng trong sữa chữa, bảo

dưỡng và thiết kế điện.

25. Nguồn năng lượng tái tạo (Renewable energy sources) 3TC

Học phần trang bị cho người học về nguy cơ cạn kiệt của năng lượng hóa thạch trong tương

lai và năng lượng tái tạo là những nguồn vô hạn như nhiên liệu sinh học, địa nhiệt, thủy điện, năng

lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng gió; nhằm giúp người học phát

triển ứng dụng vào thực tế phù hợp với điều kiện tự nhiên tại mỗi địa phương.

26. Kỹ thuật truyền số liệu (Data Transmission Techniques) 3TC

Học phần cung  cấp những kiến thức cơ bản về mạng truyền số liệu và các kỹ thuật nhằm đảm

bảo truyền số liệu một cách tin cậy giữa hai thực thể trong mạng truyền số liệu gồm: các kỹ thuật

mã hóa dữ liệu, các kỹ thuật điều khiển lỗi, điều khiển luồng dữ liệu, các giao thức cơ bản, các kỹ

thuật chuyển mạch, các kỹ thuật ghép, tách kênh,...; nhằm giúp người học có thể vận dụng kiến thức

này để vận hành, tính toán thiết kế, cài đặt, bảo trì, sửa chữa các mạng truyền số liệu như mạng máy

tính và một số hệ thống mở khác

11

Page 12: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

27. Quang điện tử (Optoelectronics) 3TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức về vật liệu, linh kiện, hệ thống quang điện tử;

nhằm giúp người học phân tích, thiết kế và xử lý được các mạch ứng dụng quang điện tử trong thiết

bị thực tiễn.

28. Thực hành điện tử (Electronic Engineering Practicum) 2TC

Học phần huấn luyện cho người học các kỹ năng về thiết kế mạch nguyên lý, chế tạo mạch in,

hàn lắp ráp, đo và hiệu chỉnh các mạch điện tử thông dụng; nhằm giúp người học có tay nghề và

nhanh chóng tiếp cận với thực tế.

29. Điện tử công suất (Power Electronics) 3TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về linh kiện điện tử công suất; nhằm giúp người học

phân tích, thiết kế các mạch điện tử công suất.

30. Điều khiển lập trình (PLC-Programmable Logic Controller) 4TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về một số ngôn ngữ lập trình PLC, các thiết bị

điều khiển lập trình, kỹ thuật lập trình; nhằm giúp người học ứng dụng vào lĩnh vực điều khiển tự

động theo chương trình trong máy móc sản xuất.

31. Điều khiển tự động (Automatic control) 3TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển; nhằm giúp người

học biết phân tích và thiết kế các hệ thống điều khiển tuyến tính liên tục, hệ thống điều khiển số,

biết sử dụng phần mềm để phân tích, khảo sát, hỗ trợ thiết kế và mô phỏng hệ thống điều khiển.

32. Cung cấp điện (Electric supply) 4TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối điện

năng; lựa chọn các biện pháp tiết kiệm điện và nâng cao chất lượng điện năng; thực hiện thu thập và

phân tích dữ liệu; nhằm giúp người học tính toán xây dựng và đề ra phương thức vận hành hệ thống

cung cấp điện hợp lý.

33. Kỹ thuật an ten (Antenna Techniques) 2TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về nguyên lý bức xạ và thu sóng điện từ trong

không gian tự do, nguyên lý cấu tạo các loại an ten thông dụng, vai trò của an ten trong truyền

thông, các công cụ toán học và phần mềm tính toán an ten; nhằm giúp người học triển khai ứng

dụng và thiết kế một vài loại an ten thông dụng.

34. Vi điều khiển (Microcontroler) 2TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về vi điều khiển AVR, PIC và một số ứng dụng của

chúng; nhằm giúp người học biết phân tích và thiết kế chế tạo được các hệ thống điều khiển thông

dụng ứng dụng các vi điều khiển trên.

12

Page 13: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

35. Điện tàu thủy (Ship Electricity) 2TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về quá trình sản xuất và phân phối điện năng; nguyên lý

làm việc của các thiết điện phục vụ sản xuất, vận hành và sinh hoạt; nhằm giúp người học hiểu, vận

hành đúng, sửa chữa được các thiết bị điện trên tàu.

36. Tự động hóa và bảo vệ hệ thống điện (Power system Protection and Automation)

2TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về nguyên lý bảo vệ hệ thống điện bằng

rơle, phương thức thực hiện bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện; nhằm giúp người học biết cách

tính chọn, lắp đặt và phối hợp bảo vệ trên đường dây cung cấp điện hiệu quả.

37. Điện tử hàng hải (Marine Electronic Equipment) 2TC

Học phần trang bị cho người học nguyên tắc hoạt động và nguyên lý cấu tạo của các thiết bị

điện tử hàng hải; nhằm giúp người họccó khả năng triển khai lắp đặt, cài đặt, bảo dưỡng và sửa chữa

các thiết bị điện tử hàng hải.

38. Truyền động điện (Electrical Drive) 4TC

Học phần trang bị cho người học các trạng thái và đặc tính làm việc của các loại động cơ điện,

nguyên tắc điều khiển cứng và điều khiển mềm của động cơ điện trong máy móc sản xuất; giúp

người học tính toán được các thông số điều khiển động cơ điện làm việc phù hợp với yêu cầu và

nâng cao hiệu quả thiết bị.

39. Kỹ thuật Audio –Video (Audio and Video Techniques) 4TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về hệ thống thiết bị và nguyên tắc xử lý tín hiệu

audio-video tương tự và số; nguyên lý các mạch thu, phát video-audio; nhằm giúp người học có khả

năng triển khai ứng dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và thiết kế một số mạch cụ thể.

40. Thực tập Tổng hợp 4 tuần (Graduation Practicum) 2TC

41. Mạng không dây (Wireless Network) 3TC

Học phần trang bị cho người học về nguyên lý hoạt động cấu trúc hệ thống, tần số, các chuẩn

truyền tín hiệu của mạng không dây; nhằm giúp người học triển khai ứng dụng, bảo dưỡng thiết bị

và duy trì hoạt động của hệ thống mạng không dây quy mô nhỏ.

42. Ổn định hệ thống điện (Power System Stability) 3TC

Học phần trang bị cho người học về các phương pháp tính toán ngắn mạch trên hệ thống điện,

các biện pháp ổn định tĩnh, ổn định động hệ thống điện, phương pháp điều khiển tải tiêu thụ; nhằm

giúp người học vận hành hiệu quả và kinh tế hệ thống điện.

43. Kỹ thuật chiếu sáng (Lighting Techniques) 3TC

13

Page 14: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

Học phần trang bị cho người học kiến thức về thiết bị chiếu sáng, phương pháp tính toán lắp đặt

chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng công nghiệp và chiếu sáng công cộng; hướng dẫn sử dụng các

phần mềm chuyên dùng;nhằm giúp người học thiết kế các hệ thống chiếu sáng đúng tiêu chuẩn.

44. Chất lượng điện năng (Electric Power System Quality) 3TC

Học phần trang bị cho người học về phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng điện năng,

các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng điện và các biện pháp kỹ thuật để khắc phục; nhằm giúp

người học xử lý và cải thiện chất lượng điện đạt yêu cầu.

X. Danh sách giảng viên thực hiện chương trình

TT Họ và tên Chức danh học vị

Năm sinh Học phần phụ trách

1. Nguyễn Trọng Thóc Tô Thị Hiền Vinh

GVC-TS GVC-ThS

1952 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1

1962 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2

2. Trần Trọng Đạo GVC-ThS 1955 Tư tưởng Hồ Chí Minh

3. Trần Trọng Đạo GV-ThS 1979 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam

4. Nguyễn Đức Thuần GVC-Th.S 1962 Tin học cơ sở

5. Hồ Thị Thu SaNguyễn Quỳnh Châu

GVTH-CNGVTH-CN

19661973 Thực hành tin học cơ sở

6.

Nguyễn Thị UyênNguyễn T Tuyết VinhNguyễn Thuý HồngNguyễn Hoàng Hồ

GVC-ThS 1956 Ngoại ngữ 1GVC-ThS 1972GVC-ThS 1963 Ngoại ngữ 2GV-ThS 1962

7.

Trần Văn TựDoãn Văn Hương Nguyễn Hồ Phong Nguyễn Hữu Tập

GV-CN 1963

Giáo dục thể chất 1 (điền kinh)GV-CN 1959GV-CN 1965GV-CN 1952

8.

Trần Văn TựDoãn Văn Hương Nguyễn Hồ Phong Nguyễn Hữu Tập

GV-CN 1963

Giáo dục thể chất 2&3 (tự chọn)GV-CN 1959GV-CN 1965GV-CN 1952

9.Hoàng Anh Bảy  Võ Như Nam

CN 1956 Giáo dục quốc phòng-an ninh 1

CN 1962 Giáo dục quốc phòng-an ninh 2

10. Lê Việt Phương GV-CN 1979 Pháp luật đại cương11. Dương Thanh Huyền GVC-Th.S 1960 Kỹ năng giao tiếp12. Nguyễn Trọng Thóc GVC-TS 1952 Logic đại cương13. Nguyễn Đình Ái GVC-Th.S 1961 Đại số tuyến tính14. Lê Phước Lượng PGS-TS 1956 Vật lýđại cương15. Đỗ Như An GVC-TS 1961 Phương pháp tính

16. Nguyễn Thị Ngọc SoạnMai văn Công GVC-Th.S 1962 Mạch điện

17. Nguyễn Thị Ngọc SoạnMai văn Công GV-KS 1956

18. GVC-Th.S 1962 Máy điện và khí cụ điện19. GV-KS 1956

14

Page 15: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

Nguyễn Khắc Dự Thực hành điện20. GV-Th.S 1981

21. Nguyễn Thị Ngọc SoạnMai Văn Công

GVC-ThSGV-KS

19621956 An toàn điện

22. Bùi Thúc Minh GV-ThS 1982 Ổn định hệ thống điện

23. Bùi Thúc Minh GV-ThS 1982 Truyền động điện

24. Nguyễn Thị Ngọc Soạn GVC-ThS 1962 Tự động hóa và bảo vệ hệ thống điện25. Nguyễn Văn Hân GV-KS 1985 Quang điện tử26. Bùi Thúc Minh GV-ThS 1981 Kỹ thuật chiếu sáng27. Trần Tiến Phức GVC-TS 1956 Điện tử hàng hải28. Nguyễn Thị Ngọc Soạn GVC-ThS 1962 Chất lượng điện năng

29.Trần Tiến PhứcNhữ Khải Hoàn Nguyễn Văn Hân

GV-TSGV-KSGV-KS

198519771985

Cấu kiện điện tử

30. Nhữ Khải Hoàn Nguyễn Ngọc Hạnh GV-ThS 1977

1970 Điện tử tương tự

31. Nguyễn Văn Lợi GVTH-KS 1974 Thực hành điện tử

32. Nhữ Khải HoànQuách Đức Cường

GV-ThS 1977Điện tử số

GV-ThS 1979

33.Quách Đức Cường Nhữ Khải HoànHoàng Thị Thơm

GV-ThS 1979

Điều khiển tự độngGV-ThS 1977GV-ThS 1983

34. Nguyễn Văn Hân GV-KS 1985 Kỹ thuật truyền số liệu35. Nguyễn Thị Ngọc Soạn GVC-ThS 1962 Điện tàu thủy36. Nguyễn Thị Ngọc Soạn GVC-ThS 1962 Phương pháp sáng tạo kỹ thuật37. Bùi Thúc Minh GV-ThS 1981 Vật liệu điện38. Trần Tiến Phức GVC-TS 1956 Nguồn năng lượng tái tạo

39. Nguyễn Ngọc HạnhHoàng Thị Thơm

GV-KSGV-ThS

19701983 Điện tử công suất

40. Nhữ Khải HoànNguyễn Diệp Lê Nguyên

GV-ThS 1977Kỹ thuật Vi xử lý GV-KS 1989

41. Nguyễn Thị Ngọc SoạnBùi Thúc Minh

GVC-ThS 1962Cung cấp điệnGV-ThS 1981

42. Bùi Thúc Minh GV-ThS 1981 Điều khiển lập trình

43.Trần Tiến PhứcNguyễn Văn HânNguyễn Văn Lợi (TH)

GVC-TS 1956

Kỹ thuật Audio–Video GV-KS 1985GVTH-KS 1974

44. BM Điệncông nghiệp BM Điện tử -Tự động Thực tập Tổng hợp

XI. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

1. Các phương tiện, thiết bị giảng dạy lý thuyết.Phòng học với đầy đủ hệ thống âm thanh, projector

2. Các phương tiện triển khai thực hành, thí nghiệm.Hệ thống các phòng thực hành, thí nghiệm hiện có:

15

Page 16: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

TT Phòng thí nghiệm(PTN)Tổng

diện tích phòng

(m2)

Mức đầu tư (triệu

VND)Chức năng, nhiệm vụ

1 Kỹ thuật điện 140 700 Thực hành Kỹ thuật điện, Điện cơ bản.

2 Kỹ thuật điện tử 140 300 Thực hành Kỹ thuật điện tử không chuyên, Điện tử cơ bản, điện tử tương tự

3 Kỹ thuật số vi xử lý 94 800 Thực hành Kỹ thuật số, Kỹ thuật vi xử lý, Kỹ thuật đo lường, cảm biến.

4 Điện tử công suất 56 250 Thực hành Điện tử công suất

5 Trang bị điện và Máy điện 75 450 Thực hành Máy điện và khí cụ điện, Điều khiển máy điện, Trang bị điện xí nghiệp

6 Đo lường và Mạch điện 56 400 Thực hành Mạch điện, Đo lường điện

7 Kỹ thuật Audio-Video 68 500 Thực hành kỹ thuật Audio và Video

8 Cung cấp điện-Truyền động điện

70 1000 Thực hành Cung cấp điện và Truyền động điện

9 Vật lý 122 500 Thực hành Vật lýđại cương A

10 Hóa 230 500 Thực hành Hóa đại cương

TT Tên phòng thực hành, xưởng, trại

Tổng diện tích phòng

Diện tích triển khai thực hành Ghi chú

1 Xưởng điện 150 m2 120 m2 Đang xây dựng2 Xưởng điện tử 150 m2 120 m2 Đang xây dựng

2. Tài liệu

TT Tên học phầnGiáo trình/Bài giảng Tác giả Năm

xuất bản

Nhà xuất bản

1 Những nguyên lý cơ bản của

Chủ nghĩa Mác - Lê nin 1

Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin

Bộ Giáo dục và Đào tạo 2009

Chính trị quốc gia

Giáo trình Triết học Mác - Lênin

Bộ Giáo dục và Đào tạo 2006

Chính trị quốc gia

Giáo trình Triết học Mác - Lênin

Hội đồng Trung ương 1999

Chính trị quốc gia

Những chuyên đề Triết học

Nguyễn Thế Nghĩa 2007

Khoa học Xã hội

2

Những nguyên lý cơ bản của

Chủ nghĩa Mác - Lê nin 2

Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Bộ Giáo dục & Đào tạo. 2009

Chính trị Quốc gia

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin.

Bộ Giáo dục & Đào tạo. 2006

Chính trị Quốc gia

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Bộ Giáo dục & Đào tạo. 2006

Chính trị Quốc gia

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng trong các trường Đại học, Cao

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2009

Chính trị Quốc gia

16

Page 17: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

đẳng)Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh

Hội đồng Trung ương

2003 Chính trị Quốc gia

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp

Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương

2002Chính trị Quốc

gia

Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh 2003

Chính trị Quốc gia

Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh

Hoàng Chí Bảo2002

Chính trị Quốc gia

Đồng chí Hồ Chí Minh E. Côbêlep1985

Tiến bộ, Matxcova

Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam

Võ Nguyên Giáp1997

Chính trị Quốc gia

Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

Vũ Văn Hiền, Đinh Xuân Lý 2003

Chính trị Quốc gia

Toàn tập (12 tập) Hồ Chí Minh1997

Chính trị Quốc gia

Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh1997

Chính trị Quốc gia

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

Lê Hữu Nghĩa2000

Lao động

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Nguyễn Duy Niên 2002

Chính trị Quốc gia

Tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

2001Chính trị Quốc

gia

Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (1911 - 1945)

Nguyễn Đình Thuận

2002

Chính trị Quốc gia

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

Mạnh Quang Thắng 1995

Chính trị Quốc gia

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ trong Cách mạng Việt Nam (1930- 1954)

Chu Đức Tính

2001

Chính trị Quốc gia

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt nam

Nguyễn Anh Tuấn 2003

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tìm hiểu thân thế-sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh

Hoàng Trang, Nguyễn Khánh Bật

2000Chính trị Quốc

gia

Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923)

Thu Trang2002

Chính trị Quốc gia

Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1954 đến 1969

Trần Minh Trưởng 2005

Công An nhân dân

17

Page 18: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam (1921- 1930)

Phạm Xanh- Thông tin lý luận

1990 Chính trị Quốc gia

4

Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam

Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bộ Giáo dục và đào tạo 2009

Chính trị Quốc gia

Văn kiện đảng thời kỳ đổi mới (VI, VII, VIII, IX, X)

Đảng Cộng sản Việt Nam

1987, 2005, 2006

Chính trị Quốc gia

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

Đảng Cộng sản Việt Nam 1991

Sự thật-Hà nội

Giáo trình kinh tế chính trị

Bộ Giáo dục đào tạo 2006

Chính trị Quốc gia

Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010

Nguyễn Xuân Dũng

2002

Khoa học-xã hội, Hà Nội

Một số chuyên đề Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại học Quốc gia Hà Nội 2008

Lý luận Chính trị

Chương trình môn học đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Bộ Giáo dục và đào tạo 2008

Giáo dục

Quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Đinh Xuân Lý2008

Sự thật

Bản án chế độ thực dân Pháp

Nguyễn Ái Quốc2009

Trẻ

5 Tin học cơ sở Bài giảng Tin học cơ sở (Lý thuyết)

BM Kỹ thuật phần mềm-Đại học Nha trang

2011

Thực hành Tin học cơ sở BM Kỹ thuật phần mềm- Đại học Nha trang

2011

Giáo trình Windows XP, MS. Word, MS. Excel, MS. Power Point

Nguyễn Đình Thuân- Đại học Nha trang

2008

Hướng dẫn sử dụng Internet

Nguyễn Thành Cương 2007

Nhà xuất bản Thống kê

Tiếng Anh 1

Effective for English communication (student’s book)

IIG Vietnam2010

Đại học Nha Trang

Effective for English communication (workbook)

IIG Vietnam2010

Đại học Nha Trang

Starter TOEIC Anne Taylor & Casey Malarcher 2007

Compass Media Inc.

Longman preparation series for the New TOEIC test

Lin Lougheed2008

Longman

Tiếng Trung 1 Giáo trình Hán ngữ - tập Dương Ký Châu 2002 Đại học Ngôn

18

Page 19: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

6

1 ngữ văn hóa Bắc Kinh

301 câu đàm thoại tiếng Hoa

Vương Hải Minh

2001 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Luyện nói tiếng Trung cấp tốc cho người bắt đầu

Mã Tiễn Phi 2008 Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Đàm thoại tiếng TQ cho người bắt đầu

Lương Diệu Vinh

2006 Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Pháp 1

Initial 1 Poisson-Quinton S., Sala M.

2001 CLE International

Réussir le Delf niveau A1 Breton G., Cerdan M., Dayez Y., Dupleix D., Riba P.

2005 Didier

Exercices de vocabulaire niveau débutant

Eluerd R., 2001 Hachette

350 exercices de grammaire niveau débutant

Bady J., GreavesI., Petetin A.

1996 Hachette

Tiếng Nga 1

Giáo trình tiếng Nga năm thứ nhất, năm thứ hai (Dùng cho khối khoa học xã hội)

Đặng Văn Giai, Lê Cẩm Thạch, Ngô Trí Oánh, M. M. Nakhabina, L.V. Sipixo.

1986 Tiếng Nga Matxcơva

Tiếng Nga cho mọi người M.M.NakhabinaR.A. Tônxtaia

2001 Tiếng Nga Matxcơva

Hướng dẫn tự học tiếng Nga cho người bắt đầu

Daphne West 2008 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Nga cho người lớn Nguyễn Viết Trung

2006 Văn hóa thông tin

7

Tiếng Anh 2

Effective for English communication (student’s book)

IIG Vietnam2010

Đại học Nha Trang

Effective for English communication (workbook)

IIG Vietnam2010

Đại học Nha Trang

Developing skills for the TOEIC Test

Paul Edmunds –Anne Taylor 2007

Compass Media Inc.

Starter TOEIC Anne Taylor & Casey Malarcher 2007

Compass Media Inc.

Longman preparation series for the New TOEIC test

Lin Lougheed2008

Longman

Tiếng Trung 2 Giáo trình Hán ngữ - tập 2+3

Dương Ký Châu 2002 Đại học Ngôn ngữ văn hóa Bắc Kinh

301 câu đàm thoại tiếng Vương Hải 2001 Đại học Quốc

19

Page 20: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

Hoa Minh gia Thành phố Hồ Chí Minh

Luyện nghe cho người học tiếng Trung Quốc – tập 2

Đặng Minh ÂN 2008 Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo Trình đàm thoại Tiếng hoa Thông dụng – tập 1 và 2

Chu Tiểu Binh Trẻ

Thế giới Hoa ngữ Trương Văn Giới

Nguyệt san

Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Pháp 2

Initial 2 Poisson-Quinton S., Sala M.

2001 CLE International

Réussir le Delf niveau A2 Breton G., Cerdan M., Dayez Y., Dupleix D., Riba P.

2005 Didier

Exercices de grammaire en contexte, niveau intermédiaire

Collectif 2000 Hachette

Tiếng Nga 2

Giáo trình tiếng Nga năm thứ nhất, năm thứ 2 (Dùng cho khối tự nhiên và kỹ thuật)

Đặng Văn Giai, Lê Cẩm Thạch, Ngô Trí Oánh, T.E. Aroxeva, L.G Rogova

1987 Tiếng Nga Matxcơva

Tiếng Nga cho mọi người M.M.NakhabinaR.A. Tônxtaia

2001 Tiếng Nga Matxcơva

Hướng dẫn tự học tiếng Nga cho người bắt đầu

Daphne West 2008 Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Nga cho người lớn Nguyễn Viết Trung

2006 Văn hóa thông tin

8Biến đổi khí hậu & năng

lượng

Biến đổi khí hậu & năng lượng

TS. Nguyễn Thọ Nhân 2009

Tri thức

Luật Bảo vệ môi trường Quốc Hội 2010 NXB Hồng Đức

Địa lý học và vấn đề môi trường

Phan Văn Phú

2008

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Khí hậu và khí tượng đại dương

Trần Công minh2007

Đại học Quốc gia Hà nội

Đánh giá tác động môi trường

Hoàng Hư2010

Đại học Quốc gia Hà Nội

Climate Change and Energy Insecurity

Andrew Higham, Richard Sherman

2009 Earthscan

9Quản lý dự án và tổ chức sản

xuất

Quản trị sản xuất và tác nghiệp

Đặng Minh Trang 2001

Khoa học-Kỹ thuật

Phân tích định lượng trong quản trị

Nguyễn Xuân Thuỷ 2003

Khoa học-Kỹ thuật

10 Pháp luật đại Pháp luật Đại cương Lê Minh Toàn 2011 Chính trị Quốc

20

Page 21: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

cương

giaGiáo trình Lý luận NN&PL

Trường Đại học Luật Hà Nội 2009 Tư Pháp

Bài giảng Pháp luật đại cương – Theo học chế tín chỉ (lưu hành nội bộ)

Lê Việt Phương, Nguyễn Thị Lan- Đại học Nha trang

2011 Nội bộ

Hệ thống câu hỏi và các tình huống pháp luật nêu vấn đề

Lê Việt Phương, Nguyễn Thị Lan- Đại học Nha trang

2011 Nội bộ

Hiến pháp Quốc Hội 2001 Chính trị Quốc gia

Bộ luật Hình sự Quốc Hội 2010 Chính trị Quốc gia

Bộ luật Dân sự Quốc Hội 2005 Chính trị Quốc gia

Luật Hôn nhân và gia đình Luật Nuôi con nuôi

Quốc Hội2000

2010

Chính trị Quốc gia

Luật Doanh nghiệp Quốc Hội 2005 Chính trị Quốc gia

Bộ luật lao động Quốc Hội 2009 Chính trị Quốc gia

Các Văn bản khác liên quan

Chính phủ, Các Bộ 2010 Chính trị Quốc

gia

11 Lôgic học đại cương

Lôgic học D.P Gorki 1974 Giáo dụcLôgic trong tranh luận Nguyễn Trường

Giang 2002Thanh niên

Lôgic học Bùi Văn Mưa-Đại học Kinh Tế 1998

Lôgic học phổ thông Hoàng Chúng 1994 Giáo dụcLôgic và Tiếng Việt Nguyễn Đức

Dân 1996Giáo dục

Lôgic ngôn ngữ học Hoàng Phê 1989

Khoa học-Xã hội

12. Kỹ năng giao tiếp

Ngữ dụng học Nguyễn Đức Dân 1998 Giáo Dục

Nghệ thuật giao tiếp Dale Carnegie, BD:Đoàn Doãn 2001 Thanh Niên

Giao tiếp và giao tiếp văn hoá Nguyễn Quang 2002 Đại học Quốc

gia Hà Nội13 Đại số tuyến

tính Toán cao cấp tập I Nguyễn Đình Trí 2000 Giáo dục

Bài tập toán cao cấp tập I Nguyễn Đình Trí 2000 Giáo dục

Đại số tuyến tính Nguyễn Hữu Việt Hưng 2001 Đại học Quốc

gia Hà Nội

Đại số tuyến tính trong kỹ thuật Trần Văn Hãn 1994

Đại học và Trung học chuyên nghiệp

Bài giảng và Bài tập Đại số

Phạm Gia Hưng-Đại học Nha

2009 Nội bộ

21

Page 22: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

trang

Đại số tuyến tính Ngô Việt Trung 2002 Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại số tuyến tính qua các ví dụ & bài tập. Lê Tuấn Hoa 2006 Đại học Quốc

gia Hà NộiBài tập đại số cao cấp. T1&T2

Hoàng Kỳ -Vũ Tuấn 1978 Giáo dục

Linear Algebra. V.A.Illin-E.G.Poznyak 1986 Moscow

Đại số tập 1,2 Jean Marie Monier 1997 Giáo dục

14Vật lý đại

cương

Vật lý đại cương T1, T2, T3

Lương Duyên Bình 2009 Giáo Dục

Vật lý đại cương A1 và A2

Nguyễn Thị Bé Bảy – Huỳnh Quang Linh-Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

2009

Vật lí đại cương A1 và A2

Lê Phước Lượng, Huỳnh Hữu Nghĩa- Đại học Nha trang

2006 và

2008Nội bộ

Vật lý đại cương

Phan Văn Tiến, Lê Văn Hảo- Đại học Nha trang

2010 Nội bộ

Cơ sở Vật lý (từ tập 1 đến tập 6) Halliday 2000 Giáo dục

15 Phương pháp tính

Giáo trình Phương pháp tính Dương Thủy Vĩ 2002 Khoa học- Kỹ

thuật Hà nội

Giải tích số Phạm Kỳ Anh 2003 Đại học Quốc gia Hà Nội

16

Phương pháp sáng tạo kỹ

thuật

Algorit sáng chế Nguyễn Chân,…2002

Trung tâm sáng tạo-Kỹ thuật

Phương pháp luận sáng tạo Khoa học-Kỹ thuật

Phan Dũng2002

Trung tâm sáng tạo-Kỹ thuật Trẻ

Các thủ thuật sáng tạo cơ bản-Phần 1 và 2

Phan Dũng2010

Trung tâm sáng tạo-Kỹ thuật Trẻ

Các phương pháp sáng tạo

Phan Dũng2010

Trung tâm sáng tạo-Kỹ thuật Trẻ

17 Mạch điện Mạch điện 1 Phạm Thị Cư 2003 Khoa học-Kỹ thuật

Lý thuyết tín hiệu Phạm Thị Cư 2003 Khoa học Kỹ thuật

Mạch điện 2 Phạm Thị Cư 2003 Khoa học-Kỹ thuật

Cơ sở Lý thuyết Mạch điện và điện tử - Lý thuyết và bài tập giải sẵn Hồ Văn Sung 2008,

Khoa học-Kỹ thuật

22

Page 23: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

với Matlab (Mạch điện cơ bản) - Tập 1, Tập 2

2009

Electrical Circuit Theory and Technology

John Bird,2002

Linacre House, Jordan Hill, Oxford

18 An toàn điện

Giáo trình An toàn điện Phan Thị Thu Vân 2002

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo trình An toàn điện Quyền Huy Ánh. 2011

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

19 Cấu kiện điện tử

Cấu kiện điện tử Trần Thị Cẩm 2009 Khoa học-Kỹ thuật

Dụng cụ bán dẫn và vi mạch Lê Xuân Thể 2005 Giáo dục

Linh kiện điện tử và vi mạch Hồ Văn Sung 2005 Giáo dục

Electronic Devices Thomas L Floyd 2004 Prenticce-Hall Intern

Electronic devices and circuits

Balbir KumarShail B. Jain 2007 Prentice Hall

20 Điện tử tương tự

Bài giảng điện tử 1 & 2 Lê Tiến Thường2002

Khoa học-Kỹ thuật

Điện tử tương tự Nguyễn Trinh Đường-Lê Hải Sâm

2007Giáo dục

21 Điện tử số

Kỹ thuật số Nguyễn Thuý Vân 2006

Khoa học-Kỹ thuật

Giáo trình Kỹ thuật số Nguyễn Quý Thường 2008

Đại học Quốc gia Hà Nội

22 Máy điện và khí cụ điện

Máy điện tập 1, 2 Vũ Gia Hanh,…2003

Khoa học-Kỹ thuật

Sửa chữa Máy điện và máy biến áp

Nguyễn Đức Sỹ2007

Giáo dục

Khí cụ điện hạ áp Tô đằng-Nguyễn Xuân Phú 2006

Trẻ

HANDBOOK OFELECTRIC MOTORS

HAMID A.TOLIYAT 2004

Taylor & Francis Group, LLC

23 Thực hành điện

Hướng dẫn Thực hành Điện cơ bản; Hướng dẫn thực hành Khí cụ điện và Máy điện; Hướng dẫn thực hành Điều khiển Máy điện

Nguyễn Khắc Dự-Bộ môn Điện công nghiệp- Đại học Nha Trang

2012 Nội bộ

24 Vật liệu điện

Vật liệu điện-điện tử Cao đẳng Điện lực 2006

Đại học và Trung học chuyên nghiệp

Materials Science andEngineeringHandbook

Ed. James F. Shackelford & W. Alexander

2001 Boca Raton: CRC Press LLC,

25 Nguồn năng lượng tái tạo

Phong điện – nguồn năng lượng tái tạo cho Việt

Nhiều tác giả 2011 Lao động

23

Page 24: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

NamNăng lượng mặt trời - Lý thuyết và ứng dụng

Hoàng Dương Hùng- Đại học Bách khoa Đà nẳng

2011

Điện mặt trời Trịnh Quang Dũng

1992

Erneuerbare Energien und alternative Kraftstoffe

Sven Geitmann 2005 Hydrogeit

Erneuerbare Energien. Systemtechnik, Wirtschaftlichkeit, Umweltaspekte

M. Kaltschmitt, A. Wiese und W. Streicher

2003 Springer

26 Kỹ thuật truyền số liệu

Kỹ thuật truyền số liệu và mạng thông tin số

Trần Văn Sư 2010 Khoa học-Kỹ thuật

Data and Computer Communication 9th Edition

William Stallings

2010 Pearson

Data Communication Computer Network and Open System

Fred Halshall 2009 Addison Wesley

27 Quang điện tử

Linh kiện quang điện tử Dương Minh Trí 2004 Khoa học-Kỹ thuật Hà Nội

Hệ thống thông tin quang 1, 2 Vũ Văn San 2004 Bưu Điện

Fundamentals of Photonics

Bahaa E. A. Saleh, Malvin Carl Teich

2007 John Wiley & Sons

Fiber–optic communication system

Gorvind P. Agrawal 2001 John Wiley &

Sons

28 Thực hành điện tử

Hướng dẫn Thực hành điện tử cơ bản; Hướng dẫn Thực hành Kỹ thuật điện tử

Nguyễn Văn Lợi-Bộ môn Điện tử -Tự động- Đại học Nha trang

2012 Nội bộ

29 Điện tử công suất

Điện tử công suất Nguyễn Bính 2005 Khoa hoc - Kỹ thuật

Bài tập Điện tử công suất Nguyễn Bính 2005 Khoa hoc-Kỹ thuật

Điện tử công suất-lý thuyết,thiết kế, ứng dụng Lê Văn Doanh 2007 Khoa hoc-Kỹ

thuật

30 Điều khiển lập trình

Tài liệu kỹ thuật PLC 2009 SIMENSOmron C and CV series PLCs

2003 OMRON

Tự động hoá với Simatic S7-300

Phan Xuân Minh2004

Khoa học-Kỹ thuật

31 Điều khiển tự động Lý thuyết điều khiển tự

động

Nguyễn Thị Phương Hà-Huỳnh Thái Hoàng

2007Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Lý thuyết điều khiển tự động

Phạm Công Ngô2006

Khoa học-Kỹ thuật

Nguyễn Doãn

24

Page 25: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

Lý thuyết điều khiển phi tuyến

PhướcPhan Xuân MinhHán Thành Trung

2003Khoa học-Kỹ thuật

Lý thuyết điều khiển tuyến tính

Nguyễn Doãn Phước 2005

Khoa học-Kỹ thuật

32 Cung cấp điện

Cung cấp điện Quyền Huy Ánh2007

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Mạng cung cấp và phân phối điện

Bùi Ngọc Thư 2004 Khoa học-Kỹ thuật

Thiết kế cung cấp điện Phan Thị Thanh Bình 2003

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Principles of GSP P.S. Dhunta2008

Nirvan Publications

GPS navigator GP-37/GD-32

Furuno electric2001

Nishinomiya Japan

33 Kỹ thuật anten

Lý thuyết và kỹ thuật anten

Phan Anh2007

Khoa học -Kỹ thuật

Giáo trình Anten và truyền sóng

Nguyễn Cao Quý và các tác giả-Đại học Cần Thơ

2008

34 Vi điều khiển

Kỹ thuật Vi điều khiển Ngô Diên Tập 2003 Khoa học -Kỹ thuật

Vi xử lý trong đo lường điều khiển Ngô Diên Tập 2001 Khoa học -Kỹ

thuậtThe AVR Microcontroler, Programming and customizing

Garde Dhananjay 2000 Mc-Graw Hill

AVR RISC Mikrocontroller

Wolfgang Tramperts 2002 Franzis Verlag

35

Điện tàu thuỷKỹ thuật điện tàu thuỷ Trần Hoài An 2006

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Điện tàu thuỷ Thân Trọng Hoàn

2000 Khoa học Kỹ thuật

Trang bị điện tàu thủy Nguyễn Thị Ngọc Soạn-Bộ môn Điện Công nghiệp-Đại học Nha Trang

2011 Nội bộ

36Tự động hóa và bảo vệ hệ thống điện

Bảo vệ các hệ thống điện Trần Đình Long2000

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo vệ rơle Nguyễn Hoàng Việt 2005

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Các bài toán tính ngắn mạch và bảo vệ Rơle trong hệ thống điện

Nguyễn Hoàng Việt 2011

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

37 Điện tử hàng Trần Tiến Phức-

25

Page 26: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

hải

Điện tử hàng hảiBộ môn Điện Công nghiệp-Đại học Nha trang

2009 Nội bộ

Deep Sea Equipment Installation Handbook

Furuno electric2007

Nishinomiya Japan

HF all band transceiver IC-718

Icom Inc.2001

Osaka-Japan

Installation Manual Marine Radar

Furuno electric2009

Nishinomiya Japan

38 Truyền động điện

Phân tích, tổng hợp hệ thống điều khiển tự động truyền động điện

Trịnh Đình Đề2000

Khoa học-Kỹ thuật

Trang bị điện, điện tử, máy công nghiệp dùng chung

Vũ Quang Hồi 2004

Khoa học-Kỹ thuật

Control of induction motors

Andrzẹ M2001

Academic Press

39 Kỹ thuật Audio-Video

Kỹ thuật Audio - Video Nguyễn Tấn Phước 2010

Hồng Đức

Kỹ thuật Audio-Video Nguyễn Thanh Trà, Thái Vinh Hiển

2004Giáo dục

Kỹ thuật Audio-Video Đại học Công nghiệp Hà nội 2004

Khoa học-Kỹ thuật

Máy khuếch âm transistor và IC

Nguyễn tấn Phước 2009

Hồng Đức

Kỹ thuật truyền hình Đỗ Hoàng Tiến 2005 Khoa học và kỹ thuật -Hà Nội

Digital Television Technology and Standards

John Arnold, Michael Frater, Mark Pickering

2007 John Wiley & Sons

Television Fundamentals John Watkinson 2001 Focal Fress

40 Thực tập Tổng hợp

Hướng dẫn viết báo cáo thực tập

Khoa Điện–Điện tử-Đại học Nha trang

2011 Nội bộ

41 Mạng không dây

Triển khai hệ thống mạng Wireless Tô Thanh Hải 2010 Lao động xã

hộiTính toán mạng thông tin di động số cellular Vũ Đức Thọ 2001 Khoa học và

Kỹ thuật

Thông tin di động thế hệ 3

Nguyễn Phạm Anh Dũng- Học viện Bưu chính Viễn thông

2001

42 Ổn định hệ thống điện

Ổn định hệ thống điện Trần Bách 2006 Giáo dụcPhân tích và tối ưu hóa các chế độ hệ thống điện

Đinh Thành Việt2002

Giáo dục

Ổn định hệ thống điện Lã Văn Út2007

Khoa học-Kỹ thuật

43 Kỹ thuật chiếu sáng

Industrial Lighting Guide 2000 Lithonia IncKỹ thuật chiếu sáng Dương Lan

Hương 2002Đại học Quốc gia Hà Nội

44 Chất lượng Electrical power systems Roger C Dugan 2003 Mc-Graw Hill

26

Page 27: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO …ntu.edu.vn/Portals/65/Chuong trinh dao tao/Cao dang/CD... · Web viewHọc phần cung cấp cho người học từ vựng,

điện năng quality

4. Các đảm bảo khác cho hoạt động đào tạo.Nha trang là nơi tập trung nhiều trường đào tạo ngành nghề kỹ thuật liên quan đến điện, điện

tử như: Trường Sĩ quan Chỉ huy Kỹ thuật Thông tin, Học viện Hải quân, Cao đẳng Nghề Nha Trang. Đây là những đơn vị có nhiều cán bộ có trình độ Sau đại học có thể tham gia giảng dạy, hỗ trợ cơ sở thực tập, hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên. Đồng thời, các doanh nghiệp trong khu vực như Công ty Truyền tải điện 3, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hoà, nhà máy Thuốc lá Khánh hoà, Nhà máy Bao bì Đông Á, nhà máy thủy điện Sông Hinh, khu công nghiệp Suối Dầu là những địa chỉ hỗ trợ thực tập tốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cũng là địa chỉ thu hút nhân lực sau đào tạo.

Sử dụng cơ sở hạ tầng lưới điện trong của Trường gồm 03 trạm biến áp, hệ thống cáp ngầm, tủ điện ở cơ sở chính tại số 02 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang và các viện, trại sản xuất giống thủy sản làm địa điểm thực tế cho sinh viên.

Khánh Hòa, ngày tháng năm 2012

HIỆU TRƯỞNG (duyệt) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGÀNH

27