56
MOLISA Dự án Hỗ trợ thực hiện nghị quyết 80/NQ – CP về Định hướng giảm nghèo bền vững 2011- 2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững 2012-2015 - PRPP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2014-2015 VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016-2020 Nguyễn Văn Anh Trung tâm Hỗ trợ Giá trị bản địa và Môi trường bền vững HÀ NỘI THÁNG 9 NĂM 2014

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

1

MOLISA

Dự án Hỗ trợ thực hiện nghị quyết 80/NQ – CP về Định hướng giảm nghèo bền vững 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững 2012-2015 - PRPP

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2014-2015 VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016-2020

Nguyễn Văn AnhTrung tâm Hỗ trợ Giá trị bản địa

và Môi trường bền vững

HÀ NỘI THÁNG 9 NĂM 2014

Page 2: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Page 3: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

3

Mục lục

PHẦN I. GIỚI THIỆU ............................................................................. 5

PHẦN II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 GIAI ĐOẠN 2014-2015 7

I. Mục tiêu của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ......................7

II. Các nguyên tắc của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo .........7

III. Đối tượng của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ...................8

IV. Các dạng nhân rộng mô hình giảm nghèo ..........................................8

V. Các hoạt động của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ...........9

VI. Các loại hình mô hình giảm nghèo ..................................................... 10

VII. Hình thức tổ chức thực hiện .................................................................. 10

VIII. Qui trình thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo 2014-2015 ............................................................................................................... 11

IX. Qui định tài chính cho Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ....19

X. Các phụ lục - Các mẫu biểu .................................................................... 19

PHẦN III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN GIẢM NGHÈO 2016-2020 ................................................................................................ 27

I. Khó khăn, bất cập và 10 điều kiện tiên quyết cho giảm nghèo 2016-2020 .................................................................................................... 27

II. Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo cho giai đoạn 2016-2020 ............................................................................................................... 48

Page 4: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

4

Các chữ viết tắt

Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

DTTS Người dân tộc thiểu số

EMWG Nhóm làm việc vì cộng đồng dân tộc thiểu số

MTQG, Mặt trận tổ quốc

OXFAM Tổ chức OXFAM

PRPP

Dự án Hỗ trợ thực hiện nghị quyết 80/NQ – CP về Định hướng giảm nghèo bền vững 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững 2012-2015

SNV Tổ chức phát triển Hà Lan

UBND Ủy Ban nhân dân

UDNP Tổ chức Phát triển của Liên hiệp quốc

VSLA Mô hình tiết kiệm và tín dụng thôn bản

WB Ngân hàng thế giới

Page 5: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

5

PHẦN I. GIỚI THIỆU

Việt Nam đã đạt được những thành tựu vĩ đại trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trong suôt thập kỷ qua, với tỷ lệ nghèo giảm từ 58 % vào năm 1990 xuống còn 14,5 % vào năm 2008 và dưới 10 % vào năm 2010. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (2006 - 2010) đã được thực hiện thành công đưa Việt Nam từ một nước nghèo trở thành một nước có thu nhập trung bình. Theo Báo cáo MDGs Việt Nam, 2010, Việt Nam được đánh giá là một trong số rất ít các nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới1.

Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai thành công nhiều chương trình quốc gia nhằm hỗ trợ đời sống cũng như phát triển các cộng đồng dân tộc thiểu số. Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 tập trung thực hiện 4 dự án: (i) Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; (ii) Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn; (iv) Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo; (iii) Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình.

Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, tích cực thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ về Chương trình giảm nghèo và các đề án, dự án thành phần. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, là một trong những dự án được triển khai thực hiện thành công ở các địa phương, doanh nghiệp và Khu kinh tế quốc phòng. Dự án đã xây dựng và nhân rộng được cách làm hiệu quả của các mô hình giảm nghèo trên toàn quốc, đã tập trung đầu tư hỗ trợ cho hộ nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn, xã nghèo, huyện nghèo đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương, cơ sở2.

1 Ngân hàng thế giới, Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mơi, 2012, tr ii.

2 Bộ LĐTB&XH, Báo cáo tổng quan về giảm nghèo, Hội thảo Đồ Sơn, Hải Phòng tháng 9 năm 2013

Page 6: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

6

Tuy nhiên, giảm nghèo của Việt Nam còn đang gặp nhiều thử thách. Các nhóm dân tộc thiểu số hiện đang còn nằm trong nhóm những người nghèo nhất ở Việt Nam, và khoảng cách giàu nghèo giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh tiếp tục giãn rộng. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo của người DTTS năm 2010 chiếm 66% so với 13% ở dân tộc Kinh/Hoa, nghèo cùng cực của DTTS chiêms 37% so với 3% ở dân tộc Kinh/Hoa. Trong khi đó, người DTTS chỉ chiếm15% dân số, song chiếm tới 47% số người nghèo và 70% số người nghèo cùng cực3.

Các chính sách giảm nghèo của quốc gia hiện cũng đang thể hiện nhiều bất cập. Báo cáo đánh giá độc lập giữa kỳ về các chính sách giảm nghèo do Công ty Trường Xuân, Viện dân tộc học và OXFAM tiến hành tại 5 tỉnh Bắc Kạn, Hà Nam, Hà Tĩnh, Kon Tum và An Giang với sự hỗ trợ của dự án PRPP tiến hành năm 2013 đã chỉ ra 10 điểm bất cập trong các chính sách giảm nghèo ở Việt nam bao gồm như có quá nhiều chính sách giảm nghèo, vừa trùng lặp vừa tản mạn, chính sách còn cứng nhắc, chưa phù hợp với điều kiện địa phương, nhiều chính sách còn nặng về bao cấp, chưa khuyến khích tạo động lực thoát nghèo, nguồn lực tài chính hạn chế, chưa phân quyền thực sự cho các cấp cơ sở4…vv.

Tài liệu hướng dẫn này được xây dựng dựa trên các khảo sát nghiên cứu các chính sách, qui định, các chương trình giảm nghèo của chính phủ, các mô hình tiếp cận sáng tạo trong giảm nghèo bền vững của chính phủ, của các đối tác phát triển, tổ chức phi chính phủ quốc tế, nhằm xây dựng cơ chế hợp tác trong việc lồng ghép và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả phù hợp với tình hình và bối cảnh giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020. Báo cáo này gồm 3 nội dung chính:

• Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - nhân rộng mô hình giảm nghèo 2014-2015: đây là một qui trình về cơ bản tổng hợp và chi tiết thêm các hướng dẫn, qui trình hiện có của dự án 3. Qui trình này không đề xuất bất kỳ một sự thay đổi lớn nào trong việc lập kết hoạch và tổ chức thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, nhằm giảm thiểu các rào cản không đáng có đối với các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo hiện đã và đang được lập kế hoạch và tổ chức thực hiện ở các địa phương trong cả nước.

• Các bất cập, các khó khăn, các cơ hội và các đề xuất chuyển đổi cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của công tác giảm nghèo ở Việt Nam cho giai đoạn 2016-2020.

• Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và các điều kiện tiên quyết để có thể áp dụng thành công.

3 Ngân hàng thế giới, Báo cáo tại Hội thảo Đồ Sơn, Hải Phòng. Dự án PRPP - Bộ LĐTB&XH tổ chức tháng 9 năm 2013

4 Công ty Trường Xuân, Viện dân tộc học, OXFAM – Dự án PRPP, Báo cáo đánh giá độc lập giữa kỳ về các chính sách giảm nghèo , tháng 1 năm 2014.

Page 7: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

7

PHẦN II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2014-2015

Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường (thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật – công nghệ và thị trường hàng hóa đầu vào, đầu ra…) ở các vùng đặc thù, khu kinh tế, quốc phòng, gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với xã, với hộ nghèo để phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm cho người nghèo nhằm phát triển sản xuất và dịch vụ, tăng nhanh thu nhập, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững.

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2012-2015 được thiết kế và tổ chức thực hiện theo các nguyên tắc chủ đạo sau:

1. Việc xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo cần đảm bảo thực hiện linh hoạt, xuất phát từ nhu cầu của người nghèo và phát huy tối đa sáng kiến của người nghèo, của địa phương, góp phần đã đạng hóa việc làm và thu nhập của người nghèo.

2. Đảm bảo công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân. Người dân phải thật sự chủ động và tự nguyện tham gia lựa chọn, quyết định để có thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của chính họ.

3. Các mô hình giảm nghèo cần phù hợp với đặc thù, thế mạnh của từng vùng miền; phù hợp với nhu cầu, truyền thống văn hóa bản địa của từng vùng miền, của các nhóm dân tộc thiểu số và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

4. Sản phẩm sản xuất ra cần mang tính chất hàng hóa nhiều hơn là với mục đích tự cung tự cấp. Cần tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường (thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật – công nghệ và thị trường hàng hóa đầu vào, đầu ra…), gắn kết chặt chẽ giữa Ngân hàng chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, giữa các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho người nghèo với các đơn vị cấp cơ sở như xã, thôn, hộ nghèo nhằm tối đa hóa tác động giảm nghèo. Lồng ghép với các nguồn lực khác trên địa bàn.

I. Mục tiêu của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

II. Các nguyên tắc của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Page 8: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

8

5. Phân cấp, trao quyền tực chủ cho cấp xã. Các cơ quan Trung ương, cấp tỉnh, và cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ để UBND xã trực tiếp quản lý dự án mà không làm thay cho cấp xã, không áp đặt bất kỳ một điều kiện gì cho cấp xã. Cấp xã tự xây dựng kế hoạch của mình và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

6. Dự án được thực hiện theo cơ chế mở. Kế hoạch thực hiện dự án được xây dựng dựa trên cơ sở sáng kiến của người nghèo, do người nghèo thống nhất đề xuất, UBND xã tổng hợp, cân đối các nguồn lực để tổ chức thực hiện.

7. Dự án được thực hiện theo cơ chế hỗ trợ trọn gói cho cấp xã; cấp trên thông báo kế hoạch vốn một lần để xã chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cho cả năm.

8. Việc xây dựng mô hình tại một xã có thể kéo dài 1 năm hoặc 2-3 năm tùy theo tính chất của từng loại mô hình. Sau một thời gian nhất định (2-3 năm) sẽ thực hiện luân chuyển vốn hỗ trợ cho các hộ, nhóm hộ nghèo khác. Thời gian và mức vốn luân chuyển cho các hộ nghèo khác tùy theo tiến độ thực hiện và điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Đối tượng: Lao động thuộc hộ nghèo, trong đó ưu tiên chủ hộ là nữ và và hộ nghèo là người dân tộc thiểu số; quan tâm tới các hộ sản xuất giỏi vận động để họ tham gia làm nòng cốt, giúp đỡ các hộ nghèo về phương pháp sản xuất, kinh doanh có kết quả tốt, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững ở địa phương mình.

Địa bàn: Các huyện nghèo, xã nghèo, các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015.

Việc nhân rộng mô hình giảm nghèo có thể được thực hiện thông qua 4 phương pháp tiếp cận chính:

1) Nhân rộng với dự hỗ trợ của dự án: Hỗ trợ các hộ gia đình nghèo áp dụng các mô hình sản xuất cụ thể đã được thực hiện thành công ở địa phương hoặc các địa phương khác có điều kiện tương tự. Loại hình này áp dụng cho các hộ gia đình có tiềm năng song thiếu điều kiến về vốn, kiến thức sản xuất, không tiếp cận được với các mô hình đã thực hiện thành công và cần sự hỗ trợ của dự án.

2) Tự nhân rộng mô hình sản xuất cụ thể thông qua và hình thức quay vòng vốn: Hỗ trợ dưới hình thức vốn vay tín dụng hoặc quay vòng vật tư sản xuất (ví dụ hình thức ngân hàng bò, các hộ chuyển bò

III. Đối tượng của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

IV. Các dạng nhân rộng mô hình giảm nghèo

Page 9: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

9

bê hoặc bò mẹ cho các hộ khác trong cộng đồng). Đây là hình thức do người dân tự nhân rộng dựa trên các đầu tư ban đầu của dự án. Tuy nhiên, hỗ trợ vốn vay dưới hình thức tín dụng không thuộc các lĩnh vực hỗ trợ của dự án 3. Nhân rộng mô hình giảm nghèo mà tài liệu hướng dẫn này đề cập đến.

3) Tự nhân rộng và lan tỏa mô hình sản xuất cụ thể trong cộng đồng: Đây là hình thức người dân tự nhân rộng mô hình sản xuất cụ thể. Đó là sau khi dự án hỗ trợ xây dựng mô hình, người dân có thể tự bỏ vốn/vay vốn để nhân rộng mô hình mà không cần có tác động của dự án. Để đạt được điều này một trong những điều kiện tiên quyết đó là các mô hình đã được đầu tư phải phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của nhóm đối tượng (nhóm hộ nghèo). Phụ lục 1 có đề xuất 8 tiêu chí để xác định/thẩm định một mô hình và các tiêu chí này cũng là các điều kiện cần thiết để một mô hình có thể được người dân tự nhân rộng/tự lan tỏa trong cộng đồng mà không cần có sự hỗ trợ tiếp theo của dự án (hoặc có sự hỗ trợ từ dự án song rất ít).

4) Nhân rộng qui trình, phương pháp hỗ trợ giảm nghèo: Đây là loại hình nhân rộng được áp dụng cho các chương trình, dự án, các cơ quan hỗ trợ công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được một cách hiệu quả các phương pháp, qui trình giảm nghèo hay/sáng tạo trong hệ thống các cơ quan của chính phủ đòi hỏi phải có một cơ chế “mở” mà trong đó, các đơn vị địa phương, các đơn vị cấp cơ sở được trao đủ quyền để phát huy sáng kiến và có thể quyết định được qui trình nào phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Các đề xuất về phương pháp tiếp cận giảm nghèo 2016-2020 trong báo cáo này là đề cập đến các phương pháp hỗ trợ và nhân rộng mô hình giảm nghèo thông qua nhân rộng qui trình, phương pháp nhiều hơn là nhân rộng một mô hình sản xuất cụ thể.

Hoạt động 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề; đa dạng hóa về thu nhập; nhân rộng các mô hình khuyến nông, lâm, ngư ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất chuyển canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo tiếp cận và tham gia;

Hoạt động 2: Hỗ trợ hộ nghèo và cộng đồng tham gia liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng mô hình giảm nghèo liên kết giữa hộ nghèo với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ chi phí sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động, hỗ trợ kết nối người nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với hộ nghèo;

Hoạt động 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc

V. Các hoạt động của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Page 10: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

10

phòng cho hộ nghèo ở xã biên giới để hỗ trợ đồng bào các DTTS sống ở biên giới bám trụ, yên tâm sản xuất, mở rộng các ngành nghề, mở rộng giao thương với bên ngoài để tạo thu nhập cho người nghèo sinh sống tại địa bàn, đồng thời tăng cường công tác bảo vệ biên giới tổ quốc.

Hoạt động 4: Thí điểm thực hiện mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng, qui mô nhỏ ở thôn, bản;

Hoạt động 5: Thí điểm mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng;

Hoạt động 6: Thí điểm thực hiện mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện chương trình.

Hoạt động 7: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do các địa phương, các tổ chức quốc tế đã thực hiện.

Tùy theo tình hình phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng và nhu cầu của người dân nghèo ở địa phương, dự án 3 đề xuất một số loại hình mô hình giảm nghèo sau:

a) Mô hình giảm nghèo do xã làm chủ

b) Mô hình giảm nghèo liên kết với doanh nghiệp

c) Mô hình giảm nghèo liên kết với quốc phòng - an ninh

d) Mô hình giảm nghèo liên kết với các cơ quan nghiên cứu khoa học

• Đối với mô hình do Bộ, ngành chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng mô hình mới, mô hình thí điểm trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định phê duyệt (trong đó phê duyệt rõ tên, loại mô hình; thời gian thực hiện; danh sách xã, huyện được lựa chọn là địa bàn thực hiện dự án; mức hỗ trợ, hiệu quả dự kiến của mô hình, trách nhiệm của các cơ quan liên quan...); đồng thời gửi các quyết định phê duyệt và dự án, mô hình liên quan về Văn phòng quốc gia về giảm nghèo để tổng hợp, theo dõi.

• Đối với mô hình do dịa phương chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện: Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương và phạm vi dự toán được giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực giảm nghèo cấp tỉnh lập dự án, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện.

VI. Các loại hình mô hình giảm nghèo

VII. Hình thức tổ chức thực hiện

Page 11: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

11

• Trên cơ sở dự án được duyệt, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt từng mô hình cụ thể (trong đó phê duyệt rõ tên, loại mô hình; thời gian thực hiện; danh sách xã lựa chọn là địa bàn thực hiện dự án; mức hỗ trợ, hiệu quả dự kiến của mô hình, trách nhiệm của các cơ quan liên quan...).

• Các mô hình thực hiện theo hình thức ký hợp đồng đặt hàng với các cơ quan, đơn vị: Văn phòng quốc gia về giảm nghèo thẩm định, phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện.

• Căn cứ vào mức độ cần thiết triển khai các hoạt động của dự án, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện dự án quyết định việc thuê cán bộ, chuyên gia trong nước theo hình thức ký “Hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm”.

Đây là qui trình nhằm hướng dẫn các mô hình do địa phương chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện. Qui trình bao gồm 10 bước chính như trong sơ đồ 1 sau:

Sơ đồ 1. Tóm tắt qui trình thực hiện dự án 3Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

VIII. Qui trình thực hiện Dự án 3 - nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015

Các hoạt động Giám

sát, đánh giá, báo cáo

1Phân bổ ngân sách từ Trung ương đến tỉnh

6Xã hoàn chỉnh dự

án dựa trên đề xuất của các thôn

5Các thôn tổ chức

họp dân lập dự án

2Lập và phê

duyệt dự án khung cấp tỉnh

10Lập kế hoạch

hỗ trợ nhân rộng mô hình

7Xã, thôn niêm yết

tóm tắt dự án

3Phân bổ ngân sách đến các

huyện, xã

4Xã tổ chức họp

các thôn lập dự án sơ bộ

9Tổ chức thực hiện

dự án, GS-ĐG

8Thẩm định,

phê duyệt dự án của các xã

Page 12: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

12

Không phải khi hỗ trợ bất kỳ một loại hình mô hình giảm nghèo nào cũng phải tuân thủ theo các bước này. Ví dụ nếu chúng ta đã có các mô hình thành công và có khả năng nhân rộng trong vùng dự án, thì bước 4. Xã tổ chức họp các thôn lập dự án sơ bộ sẽ không phải là tổ chức họp để hỗ trợ mô hình mới mà lập kế hoạch để nhân rộng mô hình đã thành công.

Vai trò của các bên liên quan trong 10 bước xây dựng và tổ chức thực hiệnDự án nhân rộng mô hình giảm nghèo có thể tóm tắt như sau:

# Các bước Nội dung Đơn vị chịu trách nhiệm

chính

1Phân bổ ngân sách từ Trung ương đến tỉnh

Phân bổ ngân sách dựa trên kế hoạch chung của cả nước cho dự án 3 và dựa trên ý kiến đề xuất sơ bộ của các tỉnh.

Bộ Lao động, Bộ tài chính

2Lập và phê duyệt dự án khung cấp tỉnh

Sở Lao động dựa trên ý kiến tham vấn/đề xuất của các xã, huyện xây dựng dự án khung cho toàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

Sở Lao động, UBND tỉnh phê duyệt

3

Phân bổ ngân sách đến các huyện, xã

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt từng mô hình cụ thể trong khuôn khổ ngân sách được giao. UBND huyện thông báo vốn cho các xã.

UBND tỉnh, UBND huyện

4Xã tổ chức họp các thôn lập dự án sơ bộ

• Lựa chọn các thôn tham gia dự án

• Thảo luận sơ bộ về ý tưởng dự án

• Lập kế hoạch sơ bộ/phân bổ ngân sách sơ bộ cho các thôn

UBND xã, Ban quản lý giảm nghèo xã

5Các thôn tổ chức họp dân lập dự án

• Thảo luận về ý tưởng dự án và nhu cầu của người dân

• Lựa chọn các hộ tham gia dự án

• Đề xuất phương án/kế hoạch sản xuất.

Trưởng thôn

Page 13: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

13

# Các bước Nội dung Đơn vị chịu trách nhiệm

chính

6

Xã hoàn chỉnh dự án dựa trên kế hoạch của các thôn

Xã tổng hợp, hoàn chỉnh, thông qua dự án dựa trên ý kiến của người dân và định hướng phát triển sản xuất của xã, huyện. Xã cần đảm bảo xem xét kỹ đề xuất dự án dựa trên 8 tiêu chí trong phần phụ lục 1, đặc biệt là tiêu chí 8 về tiềm năng nhân rộng để đảm bảo mô hình có khả năng nhân rộng trên địa bàn.

UBND xã.

7 Xã, thôn niêm yết tóm tắt dự án

Xã, thôn niêm yết tóm tắt dự án ở nơi công cộng

UBND xã, Trưởng thôn

8Thẩm định, phê duyệt dự án của các xã

Xã gửi văn bản kế hoạch/dự án để Huyện thẩm định, phê duyệt.

Phòng Lao động, UBND huyện

9

Tổ chức thực hiện dự án, giám sát, đánh giá, báo cáo.

Xã, thôn tổ chức thực hiện dự án.

Phòng LĐTB-XH huyện phối kết hợp với xã tổ chức các hoạt động giám sát đánh giá dự án.

UBND xã, trưởng thôn. Phòng LĐTB-XH huyện

10

Lập kế hoạch cho nhân rộng mô hình năm sau

Xã lập kế hoạch nhân rộng mô hình căn cứ vào kết đánh giá mô hình và các tiêu chí nhân rộng.

Sở Lao động xây dựng/tổng hợp kế hoạch toàn tỉnh trình Bộ LĐTB-XH phê duyệt.

UBND xã, Phòng Lao động/UBND huyện. Sở Lao động/UBND tỉnh.

Bước 1: Phân bổ ngân sách từ Trung ương đến tỉnh

Việc phân bổ ngân sách dự án 3 từ Trung ương đến tỉnh có thể dựa trên kế hoạch khung chung của cả nước cho dự án 3 và dựa trên ý kiến đề xuất sơ bộ của các tỉnh. Các hướng dẫn cho Sở lao động Thương binh và Xã hội lập dự án sơ bộ cho toàn tỉnh được chi tiết ở bước 9.

Căn cứ vào kế hoạch chung của dự án 3 trên toàn quốc và/hoặc đề xuất của các tỉnh, Bộ LĐTB&XH sẽ phê duyệt dự án, phân bổ vốn cho các tỉnh và Bộ tài chính sẽ chuyển ngân sách đến các tỉnh theo quyết định phê duyệt dự án của Bộ LĐTB&XH.

Page 14: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

14

Bước 2: Lập và phê duyệt dự án khung cấp tỉnh

Sở LĐTB&XH các tỉnh dựa trên ý kiến tham vấn/đề xuất sơ bộ của các xã, huyện xây dựng dự án khung cho toàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

Mẫu lập dự án khung như phụ lục 2 kèm theo.

Bước 3: Phân bổ ngân sách đến các huyện, xã

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sẽ ra quyết định ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt từng mô hình cụ thể trong khuôn khổ ngân sách được giao. UBND huyện thông báo vốn cho các xã.

Bước 4: Xã tổ chức họp các thôn lập dự án sơ bộ

Mục tiêu

o Thảo luận với đại diện các thôn để xây dựng ý tưởng/mô hình dự án.

o Lập kế hoạch sơ bộ/phân bổ ngân sách sơ bộ cho các thôn

o Lập kế hoạch tiến trình họp thôn

Thành phần tham gia

Bao gồm các thành phần sau:

o Cấp huyện: cán bộ Phòng lao động.

o Cấp xã: Chủ tịch xã/phó chủ tịch xã, đại diện hội phụ nữ xã và cán bộ nông nghiệp/khuyến nông xã.

o Cấp thôn: yêu cầu ít nhất trưởng thôn và đại diện chi hội phụ nữ thôn tham gia họp.

Page 15: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

15

Tiến trình họp

# Hoạt động Nội dung chính/ghi chú

1

Xã thông báo họp đến Phòng lao động huyện, các trưởng thôn, ban quản lý thôn.

UBND xã chịu trách nhiệm thông báo.

2

Xã khai mạc phiên họp và trình bày nội dung sơ bộ của dự án.

Nội dung sơ bộ của dự án có thể đã được xác định từ bước tham vấn trước đây với Phòng lao động Huyện.

Xã trình bày lý do lựa chọn mô hình dựa trên có sở 8 tiêu chí lựa chọn và xây dựng mô hình giảm nghèo.

Xã trình bày về đối tượng hưởng lợi của dự án 3 và các điểm chính của qui định tài chính liên quan.

Xã trình bày tổng số ngân sách được phân bổ và dự kiến cho một số hạng mục như:

• Tập huấn (không phân bổ về các thôn)

• Ngân sách hỗ trợ/phân bổ cho các thôn.

• Các mục khác tùy tính chất của mô hình và qui định tài chính cho phép.

3Các thôn đưa ra ý kiến thảo luận về các ý tưởng dự án.

Các thôn đưa ra ý kiến thảo luận về các điều kiện của thôn mình xem thôn nào có thể có các hộ có điều kiện đất đai, nhân lực và nguồn lực để tham gia dự án. Xã hỗ trợ các thôn thảo luận dựa trên 8 tiêu chí lựa chọn và xây dựng dự án.

Các ý tưởng sản xuất khác của các thôn sẽ được xã ghi vào biên bản làm cơ sở để xây dựng dự án cho các năm tiếp theo của Dự án 3 hoặc các dự án/chương trình giảm nghèo khác.

4

Thảo luận lựa chọn các thôn tham gia dự án và mức ngân sách hỗ trợ cho mỗi thôn.

Căn cứ trên các thảo luận ở trên, phiên họp sẽ thống nhất lựa chọn các thôn, dự kiến số hộ trong mỗi thôn và ngân sách phân bổ cho các hạng mục, bao gồm cả phần ngân sách hỗ trợ cho từng thôn tham gia dự án.

5Xã làm biên bản, gửi các thôn để các thôn tiến hành họp thôn

Mẫu biên bản họp xã như trong phụ lục 3.

Page 16: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

16

Bước 5: Các thôn tổ chức họp dân lập dự án

Mục tiêu

o Thảo luận về ý tưởng dự án và nhu cầu tham gia của người dân

o Lựa chọn các hộ tham gia dự án

o Đề xuất phương án/kế hoạch sản xuất

Thành phần tham gia

o Đại diện xã

o Ban quản lý thôn bản.

o Ít nhất có 70% đại diện của các hộ nghèo trong thôn tham gia, trong đó, có ít nhất 50% là phụ nữ.

Tiến trình họp

# Hoạt động Ghi chú

1

Trưởng thôn khai mạc phiên họp và trình bày nội dung sơ bộ của dự án.

Trình bày lý do lựa chọn mô hình/dự án.

Trưởng thôn trình bày về đối tượng hưởng lợi của dự án, ngân sách phân bổ và suất đầu tư có thể có cho các hộ tham gia và số lượng hộ dự kiến.

2

Trưởng thôn hỗ trợ các hộ thảo luận và các hộ tự xem xét điều kiện của mình để có thể tham gia dự án

Điều kiện mà hộ có thể tham gia là:• Là hộ nghèo, cận nghèo.• Có đất đai và nguồn lực phù hợp với nội

dung dự án• Mong muốn, cam kết tham gia dự án.

3

Lựa chọn/bình chọn các hộ trong số các hộ có đủ điều kiện tham gia

Dựa trên số hộ có đủ điều kiện tham gia và ngân sách phân bổ cho thôn, trưởng thôn hướng dẫn bình chọn các hộ ưu tiên trong số các hộ có đủ điều kiện tham gia. Dưới đây là một số tiêu chí mà các thôn có thể tham khảo, song các tiêu chí cụ thể và quyết định cuối cùng về việc lựa chọn hộ nào ở một thôn bản cụ thể thì vẫn do cộng đồng thôn bản quyết định:

• Các hộ phụ nữ độc thân, phụ nữ làm chủ hộ.

• Các hộ nghèo có ý chí/cam kết thoát nghèo

• Các hộ nghèo chưa nhận được hỗ trợ nhiều từ dự án này hoặc các dự án giảm nghèo khác.

Page 17: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

17

# Hoạt động Ghi chú

4Thảo luận về mức hỗ trợ cho từng hộ đã được lựa chọn

Mức hỗ trợ cho từng hộ không nhất thiết phải bằng nhau mà phụ thuộc vào phương án sản xuất kinh doanh và nguồn lực (đất đai, nhân công) mà các hộ được lựa chọn có.

5

Hoàn thiện danh sách các hộ tham gia, thành lập tổ nhóm sản xuất nếu các hộ mong muốn

Sau khi có mức hỗ trợ của từng hộ, Trưởng thôn tính toán cân đối ngân sách và có thể điều chỉnh bổ sung/giảm bớt số hộ đã được lựa chọn nếu cần thiết.

Các hộ được lựa chọn có thể thành lập tổ nhóm sản xuất nếu các hộ có nhu cầu. Hướng dẫn về việc thành lập tổ nhóm sản xuất như trong phụ lục 4.

5

Trưởng thôn gửi biên bản họp và kế hoạch tham gia mô hình của thôn gửi xã.

Mẫu biên bản họp thôn như trong phụ lục 5.

Mẫu kế hoạch tham gia mô hình như trong phụ lục 6.

Bước 6: Xã hoàn chỉnh dự án dựa trên kế hoạch của các thôn

Xã tổng hợp, hoàn chỉnh dự án theo mẫu lập dự án như trong Phụ lục 7.

Bước 7: Xã, thôn niêm yết tóm tắt dự án

Xã, thôn niêm yết tóm tắt dự án ở nơi công cộng hoặc Tổ chức niêm yết công khai tại nơi công cộng hoặc thông báo trên hệ thống loa truyền thanh trong thời gian 10 ngày. Nội dung chủ yếu bao gồm:

o Tên mô hình/dự án

o Các hộ đã được lựa chọn tham gia

o Tổng ngân sách dự án cho toàn xã hoặc ngân sách cho thôn (nếu niêm yết ở thôn).

Bước 8: Thẩm định, phê duyệt dự án của các xã

Xã gửi đề xuất dự án trình UBND Huyện thẩm định, phê duyệt.

Phòng Phòng LĐ&TBXH sẽ là đơn vị đầu mối, phối kết hợp với các phòng ban liên quan khác, tư vấn cho UBND huyện phê duyệt các kế hoạch của xã. Các tiêu chí để căn cứ phê duyệt là:

o Phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng và qui định tài chính của dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

o Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Huyện

o Sử dụng bộ tiêu chí 8 điểm nói trên để thẩm định về mặt kỹ thuật.

Page 18: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

18

Bước 9: Tổ chức thực hiện dự án, giám sát, đánh giá, báo cáo.

UBND xã phối hợp với các thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án. Sở LĐTB&XH của tỉnh phối kết hợp với Phòng LĐTB&XH của huyện tổ chức thực hiện giám sát đánh giá dự án.

Các chỉ tiêu giám sát đánh giá và báo cáo chính cần thu thập trong quá trình thực hiện bao gồm :

o Số lượng vật tư đầu vào đã cung cấp/hỗ trợ cho người dân.

o Số phụ nữ nghèo tham gia dự án

o Số các hộ nghèo triển khai tốt các hoạt động sản xuất (cây lên tốt, vật nuôi phát triển tốt).

o Thu nhập tăng lên của các hộ nghèo từ hoạt động dự án

o Số các hộ nghèo thoát nghèo.

Việc giám sát đánh giá các hoạt động sản xuất của các hộ hoặc của tổ nhóm (nếu có tổ nhóm) được thực hiện thường xuyên ở cấp thôn căn cứ vào nội dung sản xuất mà các hộ đã đăng ký và nội qui, qui định của tổ nhóm.

Các giám sát đánh giá chính thức (huyện phối kết hợp với xã) nên được tổ chức 6 tháng 1 lần.

Các hoạt động giám sát đánh giá định kỳ và không định kỳ của chương trình giảm nghèo cấp huyện, tỉnh, trung ương sẽ được thực hiện trong khuôn khổ giám sát đánh giá của chương trình. Các hộ giai đình, các tổ nhóm, các thôn bản và UBND xã có trách nhiệm cùng tham gia, lập kế hoạch và cung cấp thông tin cho các hoạt động giám sát đánh giá này.

Bước 10: Lập kế hoạch nhân rộng mô hình cho năm sau

Việc lập kế hoạch cho năm sau có thể bao gồm:

a) Lập kế hoạch cho việc thử hỗ trợ/thử nghiệm mô hình mới:

Trong trường hợp này, sở LĐTB&XH lập/tổng hợp kế hoạch/đề xuất dự án/mô hình cho toàn bộ dự án 3 của tỉnh trình UBND tỉnh và Bộ LĐTB&XH để làm cơ sở phân bổ ngân sách cho tỉnh trong năm sau. Để lập dự án, Sở LĐTB&XH sẽ phối kết hợp với Phòng lao động các huyện và UBND các xã tiềm năng để xây dựng đề xuất dự án/mô hình.

b) Lập kế hoạch cho nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được tổ chức thành công:

Đây là loại hình hỗ trợ nhân rộng một mô hình sản xuất cụ thể. Nếu mô hình sản xuất được thiết kế đáp ứng 8 tiêu chí như trong phần phụ lục 1

Page 19: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

19

(phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với năng lực của các hộ nghèo, có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng nhân rộng…vv) và kết quả đánh giá cho thấy mô hình mang lại hiệu quả và được người hưởng lợi đánh giá cao, thì điều kiện tiên quyết duy nhất để dự án có thể hỗ trợ nhân rộng mô hình đó là vấn đề có thị trường cho sản phẩm.

Các kết quả nhân rộng một mô hình sản xuất cụ thể đã được tiến hành trong nhiều dự án trước đây đã cho thấy, nếu không có những điều tra khảo sát kỹ lưỡng về mặt thị trường mà hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình một cách ồ ạt thì tính rủi ro về thị trường sẽ rất lớn và thiệt hại gây ra cho người dân sẽ rất lớn. Vì vậy nếu dự án dự định hỗ trợ người dân nhân rộng, cần có những điều tra khảo sát về thị trường một cách bài bản trước khi nhân rộng.

Trong trường hợp không thể có nguồn lực để khảo sát thị trường, thì hãy để cho người dân tự nhân rộng. Vì nếu một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với người nghèo cả về tiềm lực đất đai và tài chính (tức đạt 8 tiêu chí), thì thường là người dân sẽ tự nhân rộng, lan tỏa mà không cần đến sự hỗ trợ của dự án. Trong trường hợp người dân tự nhân rộng, sản xuất sẽ thường ở qui mô không lớn, qui mô cấp hộ gia đình, sản phẩm sẽ được tiêu thụ ở các thị trường nhỏ lẻ ở địa phương và người dân sẽ tự điều chỉnh nếu thấy thị trường địa phương thay đổi.

Cần lưu ý rằng mục tiêu của các dự án của chúng ta là giảm nghèo theo định hướng thị trường (tức mục tiêu là giảm nghèo) chứ không phải là một dự án phát triển kinh tế thị trường (tức ở mức cao hơn, làm giàu). Vì vậy chúng ta nên hỗ trợ các hộ nghèo sản xuất và bán sản phẩm/hướng tới các thị trường nhỏ ở địa phương để đảm bảo giảm nghèo hơn là sản xuất theo hướng phát triển kinh tế thị trường ở qui mô lớn, vì điều này nằm ngoài khả năng, nguồn lực của các hộ nghèo và khả năng hỗ trợ của dự án 3.

Nội dung và mức chi cho các hoạt động dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo theo qui định tại thông tư liên tịch số 68/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 21 tháng 5 năm 2013 của liên Bộ tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Phục lục 1. Các tiêu chí lựa chọn và xây dựng dự án

Việc lựa chọn phương án sản xuất sẽ được tiến hành từ khi Sở LĐTB&XH lập dự án khung và sẽ diễn ra đặc biệt quan trọng ở phiên họp xã và thôn. Trong phần này, tài liệu hướng dẫn sẽ cung cấp cho chúng ta 8 câu hỏi/tiêu chí cần trả lời/thẩm định nhằm đảm bảo các phương án sản xuất

IX. Qui định tài chính cho Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

X. Các phụ lục Các mẫu biểu

Page 20: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

20

phù hợp với nhu câu của người dân và đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi và tính bền vững của hoạt động sản xuất.

Các tiêu chí này cũng sẽ sử dụng để các cán bộ huyện tham khảo khi thẩm định các dự án/phương án sản xuất của các xã. 8 câu hỏi/tiêu chí cần trả lời/thẩm định này như sau:

1. Hoạt động sản xuất có phù hợp với điều kiện tự nhiên và kiến thức bản địa của phương không ?

Nếu đây là một qui trình kỹ thuật mới hoặc một hoạt động mới, cần xem xét xem hoạt động đó có phù hợp với điều kiện tự nhiên và kiến thức bản địa của địa phương hay không (đất đai, tính chất nguồn nước, khí hậu...vv). Để đánh giá được điều này, có thể sử dụng một số tiêu chí sau :

• Có một hộ gia đình nào đó trong vùng đã thực hiện thành công hoạt động này

• Có một hộ gia đình nào đó ở các vùng khác có điều kiện tự nhiên tương tự đã thực hiện thành công hoạt động này.

• Các chuyên gia kỹ thuật khẳng định điều kiện tự nhiên là phù hợp.

Trong trường hợp không chắc chắn về điều kiện tự nhiên có phù hợp hay không, thì chỉ nên thử nghiệm với qui mô nhỏ.

2. Hoạt động sản xuất có phù hợp với khả năng/nguồn lực sản xuất và mong muốn của các hộ nghèo không ?

Cần hỏi, thảo luận với các hộ xem họ có nguồn lực (đất đai, nhân lực, ao hồ…vv) để thực hiện các hoạt động này và các nguồn lực này có tương ứng với số tiền đầu tư/hỗ trợ của chương trình không.

Cần xem hoạt động có phù hợp với mong muốn của các hộ nghèo không. Không phải cứ hoạt động sản xuất mới hay một loại giống mới nào đó có năng suất cao là người dân thích. Trong nhiều trường hợp, vì rất nhiều lý do khác nhau như tập quán canh tác, văn hóa, tính chất của sản phẩm (ví dụ không bảo quản được lâu, ăn không ngon…vv) mà người dân không thích trồng . Để đảm bảo rằng các hộ gia đình đã lựa chọn có sở thích/mong muốn thực hiện hoạt động đã đề xuất, chỉ có một cách duy nhất là hãy để họ tự thảo luận, lựa chọn và quyết định. Nếu người dân không thích, mà chương trình vẫn phát giống/vật tư cho loại hình sản xuất mà người dân không mong muốn, họ vẫn vui vẻ nhận song không tổ chức thực hiện, hoặc không quan tâm chăm sóc và chương trình/dự án sẽ thất bại.

3. Hoạt động có phù hợp về mặt tài chính đối với các của các hộ nghèo không ?

Trong nhiều trường hợp, mức hỗ trợ của chương trình không đủ để thực hiện hoạt động do vậy các hộ nghèo sẽ phải đóng góp thêm (ví dụ làm

Page 21: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

21

chuồng trại, hoặc góp thêm vốn để mua giống (ví dụ để mua bò). Vậy cần thảo luận với các hộ nghèo xem:

• Họ có thể đóng góp được không (tiền, công sức). Nếu các hộ đang đầu tư một khoản tương tự cho hoạt động khác thì đó sẽ là bằng chứng chắc chắn nhất là họ có khả năng tài chính.

• Họ có thể/mong muốn vay ngân hàng chính sách để góp vốn không ?

4. Hoạt động có hiệu quả kinh tế không ?

Nên cùng thảo luận, phân tích hiệu quả kinh tế một cách đơn giản (đầu tư bao nhiêu tiền và lãi bao nhiêu tiền sau bao lâu). Nếu hoạt động đảm bảo mang lại lợi nhuận cho các hộ (ở mức chấp nhận được ở địa phương) sau khi đã sử dụng tiền bán sản phẩm để tái đầu tư thì có thể coi là hoạt động có mang lại hiệu quả kinh tế.

Một hoạt động mặc dù có thể không mang lại hiệu quả kinh tế cao, song góp phần đa dạng hóa thu nhập hoặc tận dụng được thời gian nông nhàn, tận dụng được tư liệu sản xuất…vv, thì cũng là những hoạt động nên khuyến khích tổ chức thực hiện.

5. Nguồn cung cấp dịch vụ có không ?

Cần xem xét xem nếu người dân thực hiện hoạt động này thì phải phụ thuộc vào các loại hình dịch vụ gì (ví dụ máy móc chạy xăng thì có xăng bán tại thôn không ?), nếu các dịch vụ cần thiết không có tại địa phương/người nghèo tại địa phương không tiếp cận được thì hoạt động đó sẽ không phù hợp.

6. Có thị trường cho sản phẩm không ?

Vấn đề thị trường cho sản phẩm khó có thể giải quyết một cách hoàn hảo nếu không có những khảo sát, phân tích, đánh giá riêng về thị trường. Trong khuôn khổ dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo, một số điều kiện/chỉ báo sau sẽ giúp giảm các rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

• Sản phẩm làm ra hiện tại vẫn có thương lái vào thôn bản mua, và thường không có để bán.

• Sản phẩm được bán dễ dàng ở các chợ địa phương.

• Sản phẩm làm ra không nhằm mục đích cung cấp cho 1 nhà máy chế biến sản phẩm hoặc 1 nguồn tiêu thụ sản phẩm nếu không có hợp đồng với các điều khoản cam kết rõ ràng, cụ thể.

7. Hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, kinh tế xã hội không ?

Page 22: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

22

Cần thảo luận:

• Hoạt động liệu có gây tác động xấu đến sinh thái môi trường không, ví dụ sử dụng nguồn giống lạ nhập cư vào Việt Nam mà chưa qua thử nghiệm kỹ càng (ví dụ trường hợp ốc bươu vàng), hoặc sử dụng nhiều hoá chất độc hại (ví dụ phải sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu hoá học).

• Hoạt động liệu có gây tác động xấu đến các hoạt động sản xuất khác không (ví dụ nuôi dê nhiều mà người dân không có thói quen nuôi nhốt và không có bãi chăn thả thì sẽ dẫn đến phá hoại hoa màu)

• Hoạt động có gây nên các tác động tiêu cực khác về mặt xã hội không (ví dụ hoạt động sử dụng lực lượng lao động trẻ em dẫn đến trẻ em bỏ học).

8. Tiềm năng nhân rộng của hoạt động/mô hình

Để đánh giá được tiềm năng nhân rộng của một mô hình, ngoài các tiêu chí nói trên, cần xem xét xem trong toàn vùng (ví dụ toàn xã hoặc toàn huyện), có bao nhiêu hộ gia đình có điều kiện đất đai, tư liệu sản xuất phù hợp với mô hình sản xuất đang đề xuất (ví dụ mô hình đề xuất là nuôi cá ao thì cần biết trong vùng số hộ có ao/diện tích mặt nước dành cho nuôi cá ao là bao nhiêu). Nếu chỉ có một số ít hộ có điều kiện đất đai, nguồn lực để áp dụng mô hình đề xuất thì mô hình đó sẽ không có tiềm năng nhân rộng.

Phụ lục 2. Mẫu lập dự án khung của tỉnh

Dự án khung của tỉnh (trình UBND tỉnh phê duyệt) cần bao gồm các hạng mục sau:

• Tên của các mô hình/dự án

• Mục tiêu dự án

• Mô tả dự án và giải trình về dự án: mô tả địa điểm triển khai, tóm tắt nội dung dự án (loại hình sản xuất, qui mô, tổng số hộ tham gia…vv), thời gian triển khai. Giải trình dự án về: sự cần thiết phải có dự án, tính phù hợp với mục tiêu, các nguyên tắc của dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

• Các kết quả dự kiến đạt được bao gồm: Sô phụ nữ nghèo tham gia dự án, thu nhập tăng lên của các hộ nghèo từ hoạt động dự án, số các hộ nghèo thoát nghèo từ hoạt động dự án.

• Các hoạt động chính của dự án.

• Phối kết hợp với các bên liên quan trong việc lồng ghép nguồn lực, trong tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá.

Page 23: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

23

• Tổng ngân sách dự án.

Phụ lục 3. Mẫu biên bản họp xã

Biên bản họp xã cần bao gồm các nội dung sau:

• Thời gian

• Địa điểm

• Thành phần tham gia (kèm theo danh sách tên)

• Chủ trì cuộc họp (họ tên, chức danh)

• Thư ký cuộc họp: (họ, tên, chức danh)

• Nội dung cuộc họp

• Kết quả cuộc họp hoặc Quyết định của cuộc họp bao gồm ít nhất các mục như: thống nhất về mô hình, các thôn tham gia, số hộ dự kiến tham gia của mỗi thôn, ngân sách phân bổ.

• Ký biên bản: chủ trì, thư ký, một đại diện thôn.

Phụ lục 4. Hướng dẫn thành lập tổ nhóm

Nếu các hộ sản xuất muốn thành lập tổ nhóm thì có thể tổ chức họp thành lập theo tiến trình sau:

• Các thành viên tự họp và dựa trên phương án sản xuất/hoạt động đã thống nhất, lập kế hoạch thực hiện các hoạt động sản xuất, thời gian dự kiến, các trách nhiệm cụ thể của các thành viên. Các hoạt động sản xuất có thể bao gồm như :

ü Các hỗ trợ kỹ thuật : Tập huấn kỹ thuật, đi mua vật tư sản xuất, nhận vật tư sản xuất, tham quan, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, giám sát hoạt động…vv.

üChia sẻ kinh nghiệm, đánh giá, hộ thảo đầu bờ …vv.

üCác hoạt động nâng cao năng lực khác cho thành viên tổ nhóm.

• Thảo luận về nội qui, cam kết của các thành viên nhóm. Nội qui có thể bao gồm các điểm sau :

ü Cam kết  : cam kết áp dụng đúng kỹ thuật đã được tập huấn, cam kết đóng góp tiền hoặc vật liệu, công sức như đã thảo luận, cam kết thực hiện đúng nội qui tổ nhóm, cam kết chia sẻ kinh nghiệm với các hộ khác, cam kết giúp đỡ các thành viên khó khăn hơn, sinh hoạt nhóm…vv.

üBầu tổ trưởng (hoặc có cả tổ phó nếu nhóm thấy cần thiết).

Page 24: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

24

üQui định về việc xin ra khỏi tổ nhóm hoặc kết nạp thành viên mới.

üVai trò trách nhiệm của tổ trưởng và tổ viên

ü Các qui định khác tuỳ theo tính chất của hoạt động (ví dụ bao vệ môi trường, cấm thả rông gia súc phá hoại hoa màu, bảo vệ rừng, không làm ô nhiễm nguồn nước ...vv).

Việc thành lập tổ nhóm phải được trưởng thôn và UBND xã phê duyệt. Các tài liệu cần trình phê duyệt bao gồm danh sách thành viên, biên bản họp, nội qui tổ nhóm

Phụ lục 5. Mẫu biên bản họp thôn

Biên bản họp thôn cần bao gồm các nội dung sau:

• Thời gian

• Địa điểm

• Thành phần tham gia (kèm theo danh sách tên)

• Chủ trì cuộc họp (họ tên, chức danh)

• Thư ký cuộc họp: (họ, tên, chức danh)

• Nội dung cuộc họp

• Kết quả cuộc họp hoặc Quyết định của cuộc họp gồm ít nhất các mục như: thống nhất về mô hình sản xuất, các hộ được lựa chọn tham gia (kèm theo danh sách hộ và đơn đăng ký tham gia của các hộ, ngân sách phân bổ cho từng hộ).

• Ký biên bản: chủ trì, thư ký, một đại diện hộ nghèo.

Phụ lục 6. Mẫu kế hoạch tham gia mô hình của thôn.

Kế hoạch thạm gia mô hình của thôn bao gồm các hạng mục sau:

• Tên của các mô hình/dự án

• Các căn cứ để lập dự án (căn cứ vào kết quả phiên họp xã, căn cứ vào nhu cầu của người dân trong thôn, …vv).

• Đề xuất nội dung và danh sách các hộ và nội dung tham gia thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo như trong bảng sau:

TT Họ và tên chủ hộ

Số khẩu

Nội dung hỗ trợ

Khối lượng

Thành tiềnDân đóng góp Dự án hỗ trợ

                            TỔNG CỘNG          

Page 25: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

25

Tổng số hộ tham gia:

Tổng số tiền dự án hỗ trợ :

Phụ lục 7. Mẫu kế hoạch/đăng ký tham gia của hộ.

Kế hoạch/đăng ký tham gia của các hộ cần bao gồm các nội dung sau:

• Họ tên chủ hộ:

• Địa chỉ: (thôn, xã, huyện)

• Tên hoạt động sản xuất:

• Loại cây, con, số lượng đăng ký:

• Cam kết có đủ nguồn lực (đất đai, nhân công, chuồng trại…vv) để thực hiện các hoạt động nói trên. Cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung, quy định của dự án.

Phụ lục 8. Mẫu dự án của xã

Dự án của xã bao gồm các hạng mục sau:

• Tên của các mô hình/dự án

• Mục tiêu dự án

• Mô tả dự án và giải trình về dự án: mô tả địa điểm triển khai, tóm tắt nội dung dự án (loại hình sản xuất, qui mô, tổng số hộ tham gia…vv), thời gian triển khai. Giải trình dự án về: sự cần thiết phải có dự án, tính phù hợp với mục tiêu, các nguyên tắc của dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Tính phù hợp của mô hình liên quan đến 8 tiêu chí thẩm định dự án.

• Các kết quả dự kiến đạt được bao gồm: Sô phụ nữ nghèo tham gia dự án, thu nhập tăng lên của các hộ nghèo từ hoạt động dự án, số các hộ nghèo thoát nghèo từ hoạt động dự án.

• Phối kết hợp với các bên liên quan trong việc lồng ghép nguồn lực, trong tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá.

• Các hoạt động chính của dự án và ngân sách theo mẫu sau (nếu dự án bao gồm nhiều năm thì mỗi năm làm một 1 bảng và 1 bảng tổng hợp chung).

Page 26: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

26

STT Tên hoạt động

Số hộ tham

gia

Số lượng, khối

lượng

Đơn giá

Thành tiền Chi chú về thời gian thực

hiện và các ghi chú khác

Dân đóng góp

Dự án hỗ trợ

Tổng kinh phí

• Các yêu cầu về kỹ thuật: Giải thích rõ các yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật liên quan đến các hoạt động dự án ví dụ Tên giống, chủng loại, yêu cầu chất lượng, số lượng hỗ trợ, các loại vật tư, thiết bị cần thiết hỗ trợ (tên, chủng loại, thông số kỹ thuật, số lượng hỗ trợ,…), quy trình kỹ thuật áp dụng…vv.

• Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá, báo cáo: Nêu rõ phương thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các bên trong tổ chức thực hiện hoạt động, giám sát, nghiệm thu, đánh giá và báo cáo.

Page 27: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

27

PHẦN III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNGPHÁP TIẾP CẬN GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016-2020

Trong phần báo cáo này, chuyên gia tư vấn không nhằm mục đích nêu lại một cách chi tiết toàn bộ các vấn đề khó khăn bất cập trong công tác giảm nghèo ở Việt Nam mà chỉ nêu tóm tắt các vấn đề liên quan trực tiếp đến việc đề xuất một mô hình/phương pháp tiếp cận giảm nghèo cho Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Các đánh giá chi tiết về toàn bộ các chính sách, chương trình giảm nghèo ở Việt Nam xin xem thêm trong báo cáo Tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam, 2013 do UNDP, Irish Aid và Bộ LĐTB&XH thực hiện.

Phương pháp tiếp cận giảm nghèo đề xuất sẽ hướng tới việc đảm bảo lồng ghép các nguồn lực, sự tham gia, ra quyết định của người dân, phù hợp với thế mạnh và đặc thù kinh tế, xã hội, văn hóa của từng vùng miền, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác giảm nghèo ở Việt Nam.

Các khó khăn bất cập chính và các điều kiện tiên quyết chính có thể tóm tắt như sau.

1. Sự chồng chéo về chính sách dẫn đến xé lẻ nguồn lực giảm nghèo

Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam do dự án giảm nghèo PRPP, Bộ LĐTB&XH tiến hành năm 2013 với sự tài trợ của Sứ quán Ai-len và UNDP đã chỉ rõ, một trong những bất cập hiện nay về mặt chính sách giảm nghèo là sự chồng chéo về chính sách gây lãng phí và xé lẻ nguồn lực giảm nghèo5.

Việc chồng chéo về chính sách giảm nghèo xuất phát từ sự chồng chéo từ trong thiết kế các chương trình, chính sách giảm nghèo ở cấp Trung ương. Các nghiên cứu về vấn đề này của UNDP chỉ ra rằng sự chồng chéo đã ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo và gây ra sự lãng phí nguồn lực của Nhà nước cũng như ảnh hưởng tới chính bản thân những người được hưởng lợi từ chính sách:

“Cũng như Chương trình MTQG giảm nghèo, việc thiết kế các chính sách /dự án theo ngành dọc, mà không bổ sung và tăng cường cam kết và không tính đến khả năng chồng chéo và thiếu nhất quán (như trong trường hợp hỗ trợ khuyến nông) dễ dẫn đến phí phạm nguồn lực của nhà nước và các nhà tài trợ. Chi phí giao dịch lớn ở nhiều cấp, ban ngành, hiệu quả thấp, giảm khả năng tiếp cận dịch vụ của người nghèo (một số

5 UNDP, Irish Aid, Bộ LĐTB&XH, Tổng quan các nghiên cưu về giảm nghèo ở Việt Nam, 2013.

I. Khó khăn, bất cập và 10 điều kiện tiên quyết cho giảm nghèo 2016-2020

Page 28: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

28

người nghèo không cho con tới trường mặc dù họ được miễn học phí, bởi vì họ vẫn phải chịu các chi phí khác)6.

Những vấn đề này đã được chỉ ra khá sớm và rất rõ ràng trong Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình MTQG giảm nghèo và chương trình 135 giai đoạn 2 từ năm 2009 của UNDP”. Theo UNDP, tính tới thời điểm cuối năm 2009, Việt Nam có khoảng 41 dự án và chính sách giảm nghèo, với trên 75 hoạt động can thiệp chính ở nhiều lĩnh vực khác nhau, được điều chỉnh bởi hơn 100 các Nghị định, Quyết định, Thông tư. Trong đó, phạm vi bao phủ lớn nhất thuộc về Chương trình MTQG giảm nghèo, chương trình 135 và Nghị quyết 30a. Báo cáo nghiên cứu rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách DTTS đến năm 2020 do UBDT và UNDP thực hiện năm 2013 cho thấy riêng đối với hệ thống chính sách DTTS đến năm 2011, Việt Nam có tổng cộng 187 chính sách khác nhau ở cấp Trung ương do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành7.

Vấn đề chồng chéo trong thiết kế các chương trình chính sách giảm nghèo cũng được Bộ LĐTB&XH nhiều lần chỉ ra trong các báo cáo đánh giá về công tác giảm nghèo như một tồn tại dai dẳng, điển hình của chính sách giảm nghèo. Tuy nhiên, giải pháp để khắc phục hiệu quả vấn đề này lại chưa được thực thi một cách triệt để, thậm chí nếu không muốn nói là ngày càng có xu hướng phức tạp hơn. Các chương trình, chính sách giảm nghèo, hoặc các hợp phần trong đó lại được quản lý bởi nhiều Bộ/ban/ngành khác nhau từ đó khiến cho việc phối hợp trong tổ chức thực hiện, tránh sự chồng chéo, trùng lặp là rất khó khăn. Theo Bộ LĐTB&XH vấn đề thiếu gắn kết giữa các chương trình, dự án giảm nghèo với nhau và với các mục tiêu giảm nghèo chung chính là yếu tố gây ra sự chồng chéo và là trở lực cho việc đạt các kết quả giảm nghèo theo hướng bền vững. Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc chồng chéo về đối tượng, nội dung, địa bàn mà cả ở vấn đề thiếu sự điều phối thống nhất giữa các chương trình. Sự chồng chéo, thiếu gắn kết này cũng đồng thời gây ra các vấn đề về lãng phí nguồn lực, trong khi trên thực tế, nguồn lực cho các chương trình, dự án giảm nghèo không phải lúc nào cũng dồi dào8.

Ba chương trình, chính sách giảm nghèo lớn đang có sự chồng chéo cao nhất là Chương trình MTQG giảm nghèo, chương trình 135 và Nghị quyết 30a (gồm cả các chính sách bổ sung các huyện nghèo mới). Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, mặc dù ở mỗi thời kỳ, các Chương trình MTQG về giảm nghèo được “quy định” gói gọn trong một chính sách. Tuy nhiên, với

6 Bộ LĐTB&XH, UNDP, Nhìn lại quá khứ và đối mặt với thánh thức mới, Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình MTQG giảm nghèo và chương trình 135 giai đoạn 2, 2009.

7 UNDP, Ủy ban dân tộc, Báo cáo nghiên cứu rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách DTTS đến năm 2020, tháng 5 năm 2014.

8 UNDP, Irish Aid, Bộ LĐTB&XH, Tổng quan các nghiên cưu về giảm nghèo ở Việt Nam, 2013.

Page 29: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

29

cách thiết kế và tổ chức thực hiện qua nhiều năm, theo UNDP đánh giá các chương trình này thực chất là một cơ chế điều phối thực hiện một số các dự án và chương trình giảm nghèo của các Bộ, ngành khác nhau. Nói cách khác, đây không phải là một chương trình giảm nghèo. Cũng chính vì thế sự phức tạp, phân tán và chồng chéo nảy sinh từ đây bởi mỗi dự án, hợp phần có cơ chế tổ chức và cơ chế thực hiện khác nhau. Quá trình lập ngân sách, thời điểm thực hiện cũng khác nhau9.

Ở cấp hộ gia đình, do các hộ nghèo, vùng nghèo nhận được đầu tư hỗ trợ từ nhiều chính sách khác khau, các chính sách này lại không nhất quán hỗ trợ về mức đầu tư, qui trình lập kế hoạch và thời gian hỗ trợ/đầu tư. Vì vậy mà các nguồn lực giảm nghèo đã bị xé lẻ, các hộ được nhận nhiều hỗ trợ khác nhau song mỗi lần được hỗ trợ một khoản nhỏ, do vậy các hỗ trợ này đã không đủ để có một kế hoạch sản xuất đồng bộ, với qui mô lớn hơn để tạo sức bật thoát nghèo.

Bản thân các dự án quốc tế hỗ trợ giảm nghèo cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc lồng ghép với các nguồn lực/các chương trình giảm nghèo ở địa phương. Một trong những lý do cơ bản là do chậm phân bổ ngân sách giảm nghèo (thậm chí đến tháng 10-11 của năm thực hiện dự án ngân sách mới về đến xã như sẽ trình bày trong phần tiếp theo) và các đơn vị địa phương cũng không nắm rõ/chắn chắn là ngân sách các năm tiếp theo là bao nhiêu để có thể lập kế hoạch lồng ghép.

Một số ví dụ về các nguồn lực đầu tư cho sản xuất ở các vùng nghèo chồng chéo/bị xé lẻ như sau:

• Hỗ trợ sản xuất của chương trình 135

• Hỗ trợ sản xuất của chương trình 30A

• Hỗ trợ sản xuất của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

• Các chương trình vay vốn ưu đãi

• Các chương trình trợ giá giống, vật tư sản xuất

• Các chương trình hỗ trợ tiền điện, gạo,

• Các dự án, chương trình hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

9 Bộ LĐTB&XH, UNDP, Nhìn lại quá khứ và đối mặt với thánh thức mới, Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình MTQG giảm nghèo và chương trình 135 giai đoạn 2, 2009.

Page 30: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

30

Đề xuất điều kiện tiên quyết 1 để có thể xây dựng được một mô hình giảm nghèo hiệu quả cho giai đoạn 2016-2020

Việt Nam cần xây dựng một chương trình giảm nghèo thống nhất trong đó tích hợp, lồng ghép các chính sách giảm nghèo ngay ở cấp Trung ương. Các chính sách có cùng nội dung cần được gộp lại trong một văn bản, do một cơ quan chủ trì, để tạo điều kiện cho việc cân đối nguồn lực khả thi hơn, tạo ra gói hỗ trợ (theo mục tiêu) có hiệu quả hơn cho người nghèo, địa bàn nghèo. Các chính sách hỗ trợ trực tiếp nhỏ lẻ (như hỗ trợ chi phí sản xuất theo Quyết định 102, hỗ trợ vật tư một lần trong Chương trình 30a, hỗ trợ tiền điện...) nên được gom thành một gói gỗ trợ, giảm sự phân tán trong thực hiện và mang lại hiệu quả lớn hơn đến đời sống người nghèo. Chương trình giảm nghèo sẽ được thiết kế dưới hình thức một chương trình/dự án giảm nghèo đa chiều có một Ban quản lý dự án/hoặc cán bộ có chức năng quản lý dự án ở tất cả các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) hoạt động dưới sự điều hành của Ban chỉ đạo giảm nghèo Trung ương. Ban quản lý giảm nghèo cần được phân quyền để quản lý toàn bộ các nguồn lực đầu tư giảm nghèo liên quan đến 3815 xã nghèo và đặc biệt khó khăn trong cả nước.

Báo cáo đánh giá của Công ty Trường Xuân, Viện dân tộc học và OXFAM đề xuất nên kiện toàn cơ chế, nhân sự chuyên trách và bố trí ngân sách hoạt động riêng của cơ quan thường trực về giảm nghèo cấp tỉnh (dưới dạng một “Văn phòng giảm nghèo” hoặc “Tổ công tác thường trực” của Ban chỉ đạo giam nghèo)10.

Tuy nhiên, không nên có cấu trúc quản lý cứng nhắc trong tất cả các tỉnh , huyện mà nên căn cứ trên số lượng các xã nghèo và đặc biệt khó khăn trong địa bàn để có cơ cấu nhân sự và vai trò phù hợp. Ví dụ tỉnh Cao Bằng có 164 xã nghèo/khó khăn trải rộng trên địa bàn của 12 huyện thì cấu trúc quản lý và cơ cấu nhân sự nên khác với tỉnh Cần Thơ chỉ có 1 xã nghèo/khó khăn thuộc 1 huyện. Các đề xuất chi tiết cho phần này xem trong phần sau của báo cáo.

2. Vấn đề phân cấp quản lý ngân sách và tổ chức thực hiện

Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam do dự án giảm nghèo PRPP, Bộ LĐTB&XH tiến hành năm 2013 với sự tài trợ của Sứ quán Ai-len và UNDP đã chỉ rõ, trong một chừng mực nào đó, Việt Nam đã và đang thực hiện việc phân cấp trong các chính sách giảm nghèo, tuy nhiên sự phân cấp này còn chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh để có thể tạo ra sự thay đổi như mong muốn.

10 Công ty Trường Xuân, Viện dân tộc học, OXFAM – Dự án PRPP, Báo cáo đánh giá độc lập giữa kỳ về các chính sách giảm nghèo, tháng 1 năm 2014.

Page 31: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

31

Theo đánh giá của UNDP, mỗi tỉnh, mỗi địa phương đều có những đặc điểm, nhu cầu riêng trong giảm nghèo, có địa bàn đặc thù và nhóm dân cư đặc thù. Việc ban hành một chính sách chung đồng nhất trong cả nước khiến việc thực hiện ở từng cấp địa phương gặp nhiều khó khăn. Thực tế, nhiều chính sách do Trung ương ban hành chi tiết, còn cứng nhắc không tạo ra sự linh hoạt cho các tỉnh, huyện và xã để có thể xây dựng kế hoạch giảm nghèo phù hợp với địa phương do bị giới hạn về thẩm quyền và ngân sách thực hiện. Cách thiết kế các chương trình giảm nghèo theo “mẫu chung” của Trung ương làm các địa phương khi thực hiện sẽ bị giới hạn về ngân sách, cách thức tổ chức hoạt động...Trong khi đó, đặc điểm của các địa phương là không giống nhau, nguồn lực và cơ chế phối hợp cũng khác nhau. Sự khác biệt này khi bị giới hạn trong các chương trình, hoạt động chung tất yếu sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả giảm nghèo11.

Khuyến nghị của UNDP cũng chỉ ra rằng, thực tiễn hiện nay có nhiều địa phương ngoài áp dụng chính sách chung còn xây dựng các chính sách, mô hình giảm nghèo riêng của địa phương. So sánh cho thấy, những dự án của địa phương thường thành công hơn, chủ yếu vì phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của địa phương. Đồng thời, do thuộc thẩm quyền của địa phương nên khi có các vướng mắc, phát sinh việc điều chỉnh cũng nhanh và dễ dàng hơn. Thậm chí, tinh thần trách nhiệm của các cơ quan thực hiện cũng cao hơn. Cũng cần phải nói thêm rằng, việc phân cấp về nguồn vốn cũng có thể giúp quá trình cấp vốn cho các chương trình, dự án giảm nghèo có thể cải thiện được tình trạng cấp vốn chậm so với kế hoạch.

Theo UNDP cần áp dụng hình thức cấp vốn trọn gói giảm nghèo cho các tỉnh làm tăng tính tự chủ của địa phương và từ đó nâng cao hiệu quả giảm nghèo. Cấp trung ương chỉ ban hành các chính sách khung dựa trên kết quả và giao ngân sách tổng thể (theo cơ chế phân bổ ngân sách cả gói ổn định dựa trên khuôn khổ tài chính trung hạn 3-5 năm) cho các tỉnh, còn chính sách cụ thể và phân khai ngân sách giao cho cấp tỉnh chủ động quyết định. Hoạt động cấp vốn trọn gói sẽ giúp giảm bớt thời gian và sự phức tạp trong các hoạt động lập kế hoạch, ngân sách và dự toán của các chương trình, chính sách giảm nghèo và đảm bảo các địa phương có thể phát huy sáng kiến phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Cấp vốn trọn gói cũng đảm bảo cho các hoạt động điều phối, phối hợp liên ngành ở địa phương cũng dễ dàng hơn. Các hoạt động giám sát, đánh giá cũng thuận lợi hơn so với mô hình tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo như hiện nay.

Cần đầu tư chiều sâu theo phương thức trọn gói cho xã (ví dụ, dưới dạng quỹ phát triển cộng đồng - CDF) trong các chương trình giảm nghèo, thông qua cơ chế tài chính phân cấp do cộng đồng làm chủ, gắn liền với các hỗ trợ mạnh và liên tục về nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển

11 UNDP, Rà soát tổng quan các chương trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam, 2009.

Page 32: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

32

kinh tế - xã hội có sự tham gia, năng lực quản lý tài chính và năng lực giám sát cộng đồng. Cần thể chế hóa Phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo phương pháp tham gia và Qui chế quản lý sử dụng nguồn tài chính phân cấp tại cấp xã, dựa trên kinh nghiệm và bài học cùa một số tinh đã triển khai những sáng kiến này trong các năm qua12.

Đề xuất điều kiện tiên quyết 2 để có thể xây dựng được một mô hình giảm nghèo hiệu quả cho giai đoạn 2016-2020

Cần phân cấp tài chính và chủ động ra chính sách, quản lý và tổ chức thực hiện cho cấp tỉnh, huyện và xã. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên phân cấp một cách đồng đều, như nhau cho tất cả các tỉnh. Vì nếu tại một tỉnh chỉ có 1, 2 hoặc 3 xã nghèo nằm trong địa bàn 1 huyện (ví dụ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Dương, Vĩnh Phúc), thì việc phân cấp quản lý tài chính và ra chính sách giảm nghèo cho tỉnh hoặc cho huyện sẽ là điều không mang lại nhiều ý nghĩa và không cần thiết. Việc phân cấp này sẽ chỉ sinh ra thêm nhiều các thủ tục tài chính cồng kềnh và tiêu tốn các nguồn lực giảm nghèo.

Tư vấn đề xuất nên tập trung phân cấp trọn gói về tài chính cho xã, phân quyền cho xã làm chủ đầu tư một cách thực sự. Báo cáo đánh giá chương trình 135 giai đoạn II đã nêu rõ “Phần lớn các xã làm chủ đầu tư không gặp phải khó khăn gì lớn trong quá trình thực hiện. Vướng mắc lớn nhất mà các xã gặp phải là tình trạng chậm được cấp vốn”.

Việc phân bổ vốn giảm nghèo cho các xã nên được thực hiện từ cấp Trung ương đến cấp xã (hoặc từ tỉnh đến xã nếu đó là vốn của địa phương) và chỉ bị ràng buộc một điều kiện duy nhất là giảm nghèo. Các xã nên được trao toàn quyền sử dụng vốn, quyết định mức đầu tư theo đúng nhu cầu và điều kiện của các xã nghèo, hộ nghèo. Nên ban hành một chính sách duy nhất và một sổ tay hướng dẫn giảm nghèo duy nhất cho cấp xã trong đó điều kiện tiên quyết là phân quyền quyết định cho cấp xã quản lý toàn bộ các nguồn đầu tư giảm nghèo trên địa bàn xã. Các cấp tỉnh và huyện sẽ đóng vai trò thẩm định, giám sát, đánh giá, nâng cao năng lực và điều phối, lồng ghép ở cấp cao hơn.

3. Nguồn vốn hạn chế và thiếu ổn định, không đảm bảo xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn.

Hiện nay nguồn vốn đầu tư cho giảm nghèo được đánh giá là còn rất hạn chế và do nhiều chính sách của các ban ngành khác nhau điều chỉnh làm cho rất khó có thể có được số liệu về tổng ngân sách đầu tư cho giảm

12 Oxfam, Action Aid, Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS điển hình ở Việt Nam, nghiên cứu trường hợp tại Nghệ An, Hà Giang và Đăk Nông, 2012.

Page 33: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

33

nghèo. Thực tế này đã khiến một số chính sách giảm nghèo thời gian qua được xây dựng trong bối cảnh nguồn lực không rõ ràng. Từ đó, các nguồn lực tuy được bố trí nhưng ở mức thấp. Theo Báo cáo nghiên cứu rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách DTTS đến năm 2020 có hàng loạt các chính sách tín dụng cho giảm nghèo rơi vào tình trạng này. Quyết định 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ: về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn vốn vay cho phát triển sản xuất mặc dù có lãi suất 0 phần trăm nhưng định mức vay chỉ là 5 triệu đồng/hộ. Qua nghiên cứu, có nhiều xã chỉ có khoảng 20 phần trăm số hộ nghèo vay được vốn vì nguồn vốn vay quá hạn chế. Tương tự, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo theo Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg qua đánh giá có những xã chỉ có 30 phần trăm người dân tiếp cận được các nguồn vốn của Ngân hàng CSXH. Ngay cả đối với chương trình 30a, theo báo cáo này, để đầu tư đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng cho một huyện, kinh phí đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng. Mặc dù mức đầu tư này được tính tới năm 2020, tuy nhiên qua các năm như 2009, 2010 mức kinh phí của Nhà nước đầu tư tương ứng khoảng 25 tỷ đồng và 20 tỷ đồng, quá thấp so với nhu cầu và có thể dẫn tới nhiều tác động không tích cực trong việc đạt các mục tiêu giảm nghèo ở các huyện 30a13.

Cũng từ thực tế thiết kế và phân bổ nguồn lực giảm nghèo như trên nên việc đặt các mục tiêu lồng ghép các nguồn lực giảm nghèo về cơ bản không đạt. Tình trạng xây trường học nhưng không xây nhà vệ sinh, không làm đường tới trường...là câu chuyện điển hình về sự thiếu lồng ghép trong thực thi các chính sách giảm nghèo. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nguyên nhân căn bản xuất phát từ việc tiếp cận thiết kế vấn đề giảm nghèo theo ngành dọc, thiếu sự phối hợp và tính tới vai trò cùa các cơ quan khác với các dự án, chính sách khác, chưa nói là tính đủ. Đây là bằng chứng rõ ràng về sự thiếu chia sẻ thông tin giữa các Bộ/ngành từ khâu thiết kế và từ đó khiến cho việc theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả giảm nghèo tổng thể càng khó khăn hơn.

Nguồn vốn Ngân sách tại các địa bàn nghèo tập trung quá nhiều vào việc xây dựng CSHT, chưa dành tỷ lệ tương xứng cho hỗ trợ phát triển sinh kế. Trong những năm qua, tại những huyện nghèo đã tập trung nguồn ngân sách để đầu tư các công trình CSHT; trong khi đó nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển sinh kế còn nhỏ bé. Riêng các huyện khó khăn được hưởng cơ chế như huyện 30a chỉ có nguồn đầu tư CSHT mà không có nguồn đầu tư phát triển sinh kế (theo Quyết định 615). Trong thời gian tới, tỷ trọng đầu tư cho CSHT nên giảm xuống và tập trung hơn vào những hạng mục là “điểm nghẽn” đối với giảm nghèo, đồng thời dành nhiều nguồn vốn

13 UNDP, Irish Aid, Bộ LĐTB&XH, Tổng quan các nghiên cưu về giảm nghèo ở Việt Nam, 2013.

Page 34: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

34

hơn để đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sinh kế nhằm đa dạng hóa và tăng thu nhập cho người nghèo14.

Một ví dụ cụ thể trong Báo cáo khảo sát chương trình 135 cho thấy15, trong giai đoạn hiện nay, một trong những nguồn lực đầu tư khá lớn cho hỗ trợ sản xuất trong các vùng nghèo người dân tộc thiểu số là chương trình 135. Theo phân bổ ngân sách giai đoạn 2012-2015, đối với chương trình 135, 1 xã 1 năm sẽ có khoảng 300 triệu đồng sử dụng cho hỗ trợ sản xuất. Như vậy 1 thôn sẽ có khoảng 30 đến 40 triệu đồng. Với suất đầu tư từ 7-10 triệu đồng/1 hộ, trong 1 thôn sẽ có khoảng 3-4 hộ được lựa chọn đầu tư trong một năm. Trong một thôn trung bình có khoảng 25-30 hộ nghèo. Như vậy chương trình 135 cần ít nhất 10 năm mới hỗ trợ được hộ trong thôn thoát nghèo nếu chỉ sử dụng nguồn lực này?

Ngoài ra, các chính sách giảm nghèo còn thiếu sự ổn định. Nói cách khác, rất khó để lập các kế hoạch ngân sách dài hạn trong 5 năm khi mà mức phân bổ từ trung ương thường có sự thay đổi qua từng năm.

Đề xuất điều kiện tiên quyết 3 để có thể xây dựng được một mô hình giảm nghèo hiệu quả cho giai đoạn 2016-2020

Cần tăng thêm vốn tập trung cho giảm nghèo đặc biệt là vốn sử dụng cho hỗ trợ sản xuất. Với các đề xuất khác trong báo cáo này như phân cấp (sẽ giảm được các chi phí hành chính, quản lý), giảm bao cấp, tập trung các nguồn lực nhỏ lẻ vào một chương trình giảm nghèo duy nhất, sử dụng ngân sách địa phương…vv, khả năng tăng thêm nguồn vốn cho giảm nghèo, đặc biệt là cho hợp phần hỗ trợ sản xuất là hoàn toàn mang tính khả thi. Tư vấn cho rằng với các giải pháp trên, nguồn vốn cho giảm nghèo trên mỗi xã ở các huyện, tỉnh đặc biệt khó khăn có thể tăng gấp 2 lần so với hiện nay.

4. Chậm phân bổ ngân sách

Ngoài vấn đề nguồn lực bố trí còn hạn chế, nguồn lực giảm nghèo cũng thường được bố trí chậm so với kế hoạch hàng năm. Đây cũng là một tồn tại nhiều năm qua, mặc dù theo đánh giá việc bố trí nguồn lực cho các Chương trình MTQG, các dự án, chương trình giảm nghèo lớn đều đảm bảo theo kế hoạch cho cả giai đoạn. Thông thường, ngân sách Trung ương bố trí cho các dự án giảm nghèo cũng thường chậm, tập trung kinh phí vào các năm cuối cùng của mỗi giai đoạn. Đó đó, đã gây ảnh hường tới các mục tiêu giảm nghèo của cả giai đoạn. Theo nghiên cứu

14 UNDP, Irish Aid, Bộ LĐTB&XH, Tổng quan các nghiên cưu về giảm nghèo ở Việt Nam, 2013.

15 EMWG, Báo cáo khảo sát điểm chương trình 135, 2014.

Page 35: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

35

của UNDP16, tỷ lệ giải ngân các Chương trình MTQG về giảm nghèo đến cuối năm 2008 chỉ đạt gần 33 phần trăm cho cả giai đoạn, trong khi mục tiêu giải ngân tới cuối năm 2008 là 60 phần trăm.

Ở giai đoạn 2006-2010, nguồn vốn bố trí đạt 99 phần trăm so với kế hoạch song trong giai đoạn 2006-2009, ngân sách chỉ bố trí được 57 phần trăm kinh phí cả giai đoạn, còn lại tập trung vào năm 2010. Theo báo cáo sơ kết 2 năm của Bộ LĐTB&XH, tính từ năm 2011-2013, nguồn vốn bố trí cho các chương trình giảm nghèo đạt 64 phần trăm so với kế hoạch. Đây có thể coi là một bằng chứng tốt cho những nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo đã đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh phí cho việc thực hiện nhiều chính sách giảm nghèo thường chi được cấp vào quý 2, thậm chí quý 3 hàng năm và điều này rõ ràng ảnh hưởng rất lớn tới việc triển khai các chính sách giảm nghèo. Ví dụ ở khu vực Tây Nguyên, kinh phí giảm nghèo được cấp khi Tây Nguyên đã bước vào mùa mưa nên rất khó khăn trong việc triển khai17.

Số liệu thu nhận được tại Kết quả khảo sát liên quan đến chương trình 13518 và Dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo cho thấy, 100 % các xã khảo sát đều bị chậm phân bổ ngân sách. Cụ thể, tại Văn Chấn, Yên Bái, khảo sát cho thấy, người dân và các đơn vị quản lý tổ chức thực hiện cấp cơ sở (xã, huyện) gặp khó khăn trong quá trình lập kế hoạch/phân bổ vốn: vốn về đến cấp xã thường là khoảng tháng 3 tháng 4 do vậy sau khi có thông tin về vốn, xã thôn mới tiến hành lập kế hoạch chi tiết và việc tổ chức thực hiện chỉ có thể bắt đầu từ tháng 5 hoặc tháng 6. Tuy nhiên việc giải ngân vẫn phải hoàn thành trước 31 tháng 12. Như vậy, cấp cơ sở chỉ có 6-7 tháng để tổ chức thực hiện kế hoạch cả năm và phải bỏ lỡ mất vụ xuân là thời vụ quan trọng cho sản xuất nông nghiệp. Năm 2014 ở Yên Bái đã có thông báo ngân sách về xã vào cuối tháng 4, như vậy có thể tháng 6 bắt đầu tổ chức thực hiện.

Tại Quản Bạ, Hà Giang, ngân sách về chậm: có năm tận tháng 11 vốn mới về đến huyện/xã gây ra rất nhiều khó khăn và làm cho việc tổ chức thực hiện không hiệu quả. Như vậy là năm này không thể tổ chức các hoạt động sản xuất mà chỉ có thể cấp tốc mua một số máy móc vật tư phát cho dân, và cũng như không có thời gian để lập kế hoạch từ người dân, từ thôn bản. Năm 2014 tại thời điểm khảo sát là ngày 14/5 song chưa thấy có thông báo ngân sách.

Tại Đăk Glong, Đăk Nông, năm 2014 vào thời điểm 27/5 song chưa thấy thông báo ngân sách. Tại Điện Biên Đông Tại thời điểm ngày 6/6/2014, đã

16 UNDP, Rà soát tổng quan các chương trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam, 2009.17 UNDP, Irish Aid, Bộ LĐTB&XH, Tổng quan các nghiên cưu về giảm nghèo ở Việt Nam,

201318 EMWG, Báo cáo khảo sát điểm chương trình 135, 2014.

Page 36: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

36

có thông báo ngân sách về huyện song chưa có thông báo về xã.

Tại Thanh Hóa, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thường tháng 6 xã mới nhận được quyết định phân bổ vốn.

Thực tế, hiện nay việc phân bổ vốn tư Trung ương về địa phương thường trước 31 tháng 12 năm trước. Việc chậm phân bổ vốn chủ yếu là do qui trình lập kế hoạch, phê duyệt dự án ở các cấp huyện, tỉnh do thu tục hành chính và phê duyệt dự án ở cấp tỉnh và cấp huyện. Theo Bộ LĐTB&XH việc kinh phí bố trí chậm cho các chính sách giảm nghèo còn có nguyên nhân liên quan tới việc xây dựng chính sách. Chủ yếu là vấn đề thiếu “quy hoạch” đồng bộ trong quá trình này. Nói cách khác, nguồn gốc của vấn đề vẫn ở sự phân tán, chồng chéo giữa các Bộ/ngành có liên quan19.

Đề xuất điều kiện tiên quyết 4 để có thể xây dựng được một mô hình giảm nghèo hiệu quả cho giai đoạn 2016-2020

Cần có nguồn vốn kịp phân bổ kịp thời cho các xã. Nếu các đề xuất nói trên (phân cấp trọn gói cho xã, phân bổ ngân sách dài hạn) thì vấn đề chậm cấp vốn về cơ bản sẽ được giải quyết.

5. Các địa phương khó khăn trong việc đóng góp ngân sách

Các chương trình giảm nghèo được thiết kế ngày càng yêu cầu nhiều hơn đóng góp từ ngân sách địa phương, cách thiết kế này theo đánh giá có hai ưu điểm chính, một mặt giảm gánh nặng cho ngân sách Trung ương, mặt khác tăng cường khả năng giám sát chi tiêu ở cấp tỉnh với các dự án giảm nghèo. Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của UNDP các địa phương được thụ hưởng nhiều các chính sách giảm nghèo chính là những địa phương nghèo, do vậy, việc bố trí kinh phí đối ứng thường rất khó khăn, kinh phí bố trí chậm và không đáp ứng được yêu cầu như thiết kế. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực hiện và hiệu quả của các chính sách giảm nghèo. Các huyện được hưởng cơ chế bổ sung theo Nghị quyết 30a cũng rơi vào tình trạng này. Mặt khác, việc thiết kế chính sách lại diễn ra ở cấp Trung ương, khiến các địa phương thường bị động trong việc bố trí kinh phí giảm nghèo. Thực tế này đã tác động tới việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo và ảnh hưởng tới việc theo dõi, lập kế hoạch cho các chính sách ở giai đoạn tiếp theo20.

19 UNDP, Irish Aid, Bộ LĐTB&XH, Tổng quan các nghiên cưu về giảm nghèo ở Việt Nam, 2013

20 Bộ LĐTB&XH, UNDP, Nhìn lại quá khứ và đối mặt với thánh thức mới, Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình MTQG giảm nghèo và chương trình 135 giai đoạn 2, 2009.

Page 37: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

37

Đề xuất điều kiện tiên quyết 5 để có thể xây dựng được một mô hình giảm nghèo hiệu quả cho giai đoạn 2016-2020

Việc đóng góp ngân sách từ nguồn ngân sách địa phương là việc nên tiếp tục. Tuy nhiên, không nên có chính sách đóng góp/tỷ lệ đóng góp chung cho tất cả các tỉnh. Với các tỉnh đặc biệt nghèo và có nhiều xã nghèo (ví dụ Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang) nên giảm tỷ lệ đóng góp. Với các tỉnh giàu và khá có số lượng xã nghèo ít (ví dụ Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, chỉ có từ 1 đến 3 xã nghèo) không cần thiết phải có ngân sách hỗ trợ từ Trung ương mà tỉnh nên sử dụng hoàn toàn nguồn ngân sách địa phương để giảm nghèo cho các xã của mình. Tuy nhiên tiến trình giảm nghèo trong các tỉnh này vẫn phải được giám sát/báo cáo trong hệ thống dữ liệu giảm nghèo ở cấp quốc gia.

6. Nhiều chính sách giảm nghèo còn nặng nều về bao cấp, hỗ trợ cho không mà không kèm theo điều kiện, chưa giúp nâng cao năng lực thoát nghèo của người dân và cộng đồng

Theo nghiên cứu của Công ty Trường Xuân21, nhiều chính sách giảm nghèo còn nặng về bao cấp, hỗ trợ cho không mà không kèm theo điều kiện, chưa giúp nâng cao năng lực tự thoát nghèo của người dân và cộng đồng. Thực trạng phổ biển hiện nay là: do có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, đã hình thành tâm lý thụ động, trông chờ vào các hỗ trợ của Nhà nước trong một bộ phận dân cư và cán bộ địa phương. Nhiều cán bộ cơ sở không muốn địa phương mình thoát nghèo vì lo bị cắt các nguồn đầu tư, hỗ trợ từ cấp trên. Vì vậy, hầu hết cán bộ địa phương được tham vấn đều đề nghị trong thời gian tới nên giảm các hỗ trợ sinh kế cho không, chuyển sang hình thức hỗ trợ có thu hồi để quay vòng và tăng cho vay lãi suất thấp; đồng thời tăng hỗ trợ nâng cao năng lực tự thoát nghèo cho người nghèo và cộng đồng nghèo.

Các chính sách hỗ trợ, bao cấp có thể kể đến bao gồm như:

• Chính sách hỗ trợ tiền điện

• Chính sách hỗ trợ gạo

• Chính sách hỗ trợ giáo dục

• Chính sách hỗ trợ tín dụng

• Chính sách trợ giá vật tư sản xuất, giống cây trồng

• Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế

21 Công ty Trường Xuân, Viện dân tộc học, OXFAM – Dự án PRPP, Báo cáo đánh giá độc lập giữa kỳ về các chính sách giảm nghèo, tháng 1 năm 2014.

Page 38: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

38

• Chính sách hỗ trợ lương/hệ số lương cao ở các xã nghèo

Theo ý kiến đánh giá của tư vấn, một mặt, các chính sách hỗ trợ nói trên thể hiện mối quan tâm của chính phủ đối với hộ nghèo nói chung và các cộng đồng nghèo vùng dân tộc thiểu số nói riêng, có tác dụng hỗ trợ cho các hộ nghèo về ngắn hạn để tập trung đầu tư sản xuất thoát nghèo, song các chính sách này đã thể hiện nhiều bất cập, có thể tóm tắt một số bất cập chính như sau:

• Ít phát huy tác dụng về giảm nghèo.

• Người dân nghèo ỷ lại vào bao cấp, không muốn thoát nghèo.

• Thiếu sự quan tâm đối với các hoạt động sản xuất.

• Gánh nặng và tiêu tốn nguồn lực của các cơ quan tổ chức thực hiện.

• Chương trình hỗ trợ giống/vật tư sản xuất ở nhiều nơi đã tạo ra nhu cầu sản xuất giả, không đúng với nhu cầu của các hộ nghèo và điều kiện địa phương.

Theo đề xuất của Công ty Trường Xuân, đối với các hoạt động hỗ trợ trực tiếp mô hình sinh kế, cũng nên giảm dần trợ cấp sau một thời hạn nhất định, kể cả việc xoá bỏ chính sách trợ cấp 100 phần trăm đầu vào cho các mô hình khuyến nông dành cho người nghèo ở các xã khó khăn, xã vùng cao và vùng DTTS. Không trợ cấp cho qui mô sản xuất hàng hoá. Ưu tiên các mô hình sinh kế dựa trên kiến thức bản địa, chú trọng hỗ trợ người dân tự nhân rộng và áp dụng những kinh nghiệm và mô hình tốt đang có ở địa phương mình.

Thiết kế mỗi dự án giảm nghèo với hỗ trợ mô hình sinh kế tại các thôn bản DTTS có thời hạn hoạt động đủ dài (ít nhất 3 năm). Đầu tư hỗ trợ liên tục và giảm dần trong thời hạn dự án nhằm duy trì và lan rộng mô hình. Hạn chế cho không 100 phần trăm đối với hỗ trợ trực tiếp về sinh kế. Qui định rõ ràng về cách thức sử dụng nguồn vốn thu hồi hoặc quay vòng.

Đề xuất điều kiện tiên quyết 6 để có thể xây dựng được một mô hình giảm nghèo hiệu quả cho giai đoạn 2016-2020

Nên có lộ trình giảm các chính sách bao cấp/cho không như hỗ trợ tiền điện, nước, gạo…vv trong 1-2 năm và sử dụng các nguồn kinh phí này tập trung cho đầu tư hỗ trợ sản xuất. Một số chính sách hỗ trợ có thể nên tiếp tục song cần thay đổi cách thức hỗ trợ như hỗ trợ trong y tế, giáo dục và tín dụng.

Đối với các hỗ trợ đầu tư sản xuất, nên áp dụng một tỷ lệ đóng góp phù hợp hoặc thành lập có chế vốn quay vòng.

Page 39: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

39

7. Thiếu đất sản xuất – Giảm nghèo với định hướng thị trường, liệu có khả thi?

Báo cáo về chính sách giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại diễn đàn thường niên về dân tộc thiểu số tại Hà Nội, tháng 5 năm 2014 nhận định, hầu hết các hộ gia đình các vùng nghèo đều làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm rất ít và chủ yếu mang tính thời vụ. Kết quả là thu nhập của các hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn thu từ nông nghiệp. Tính theo nhóm dân tộc, trong khi tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở người Kinh là 64% vào năm 2012 thì tỷ lệ này ở các dân tộc khác như Tày, Thái, Mường, Nùng Dao, Ba Na, Hmong dao động từ 87 % đến 98 % (cao nhất là Hmong chiếm 98 %)22. Thu nhập phi nông nghiệp trong các vùng người Kinh chiếm 15,4 %, trong khi đó tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi nghèo, thu nhập từ phi nông nghiệp chỉ chiếm 4,3 % vào thời điểm năm 201223.

Với sự phụ thuộc lớn vào hoạt động nông nghiệp, đất đai là nguồn lực quan trọng nhất đối với người dân các vùng nghèo, các nhóm DTTS sống tại các xã đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, diện tích đất đai của hầu hết các hộ gia đình đều giảm trong giai đoạn 2007-2012 do việc xây dựng các công trình thủy điện, do thu hồi đất phục vụ các dự án trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê. Đất rừng chiếm đa số trong diện tích đất sở hữu của đồng bào DTTTS ở các vùng nghèo, tuy nhiên, thu nhập từ lâm nghiệp vẫn ở mức thấp. Xu hướng nghèo kinh niên xuất hiện phổ biến, tập ừung rõ ràng hơn ở các hộ gia đình thiếu đất sản xuất, thiếu lao động và thường xuyên gặp rủi ro về sức khỏe.

Tình trạng thiếu đất sản xuất lại diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là các hộ nghèo. Báo cáo tổng quan về chính sách dân tộc năm 2014 cho thấy, trong các vùng DTTS ở Việt Nam, vào thời điểm năm 2012, có 117.458 hộ thiếu đất sản xuất và 23.285 hộ không có đất sản xuất24.

Trong một số khảo sát về sinh kế cho các xã 13525 và đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 30a tại 6 xã: xã Hạnh Sơn và Sùng Đô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Xã Cán Tỷ và Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Xã Đăk Rmăng, xã Đăk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông, Xã Pú Nhi và xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, kết quả khảo sát cho thấy  có tới 30 % số hộ nghèo thiếu hoặc không có đất sản xuất. Tại xã

22 UNDP, Irish Aid, Unicef, Báo cáo thực trạng nghèo dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2012, 2014.

23 Irish Aid, UNDP, Uy ban dân tộc, Báo cáo cập nhật nghèo dân tộc thiểu số, các phát hiện chính, 2014

24 Trịnh Công Khanh, Tổng quan về chính sách dân tộc, 2014. 25 EMWG, Báo cáo khảo sát điểm chương trình 135, 2014.

Page 40: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

40

Huy Sơn, tỉnh Yên Bái, nhiều hộ nghèo cả gia đình chỉ có 500 m2 đất sản xuất nông nghiệp. Với diện tích này nếu tăng năng suất nông nghiệp lên gấp rưỡi hiện tại cũng khó có thể thoát nghèo.

Tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang: tỷ lệ hộ nghèo tới hơn 50 %. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất ít, chỉ khoảng 1200-1300 m2/1 hộ. Với diện tích đất này thì chỉ vừa đủ cho các hộ sản xuât lương thực.

Các số liệu khảo sát ở 37 thôn bản trong 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An của tổ chức SNV26 cho thấy, có 8/9 (80%) thôn bản ở Thanh Hóa trong địa bàn khảo sát có các hộ thiếu đất nghiêm trọng, và tổng số hộ thiếu đất nghiêm trọng là 68/316 hộ, chiếm tới 21 % tổng số hộ gia đình trong thôn bản. Ở Nghệ An, con số này là 8/13 thôn bản (54%), 365/1093 hộ, tương đương với 33% tổng số hộ có trong các thôn bản này.

Với diện tích đất đai hiện có ở các hộ nghèo thiếu đất, thì nếu tính riêng sản xuất nông nghiệp (không tính chăn nuôi), nếu tăng năng suất lên gấp rưỡi hiện tại cũng chỉ vừa đủ an ninh lương thực và không thể thoát nghèo, và việc phát triển kinh tế hàng hóa theo định hướng thị trường với các hộ nghèo này là điều không tưởng. Theo kết quả khảo sát của SNV, vấn đề “thiếu thị trường bán sản phẩm” hầu như không được nhắc đến trong các khó khăn mà người nghèo đề cập đến. Vì chỉ có các hộ khá trong thôn mới có sản phẩm nông nghiệp để bán. Các bài học kinh nghiệm dự án theo định hướng thị trường của tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam thực hiện tại Điện Biên cũng cho thấy, trong số 150 tổ nhóm sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi được dự án hỗ trợ, chỉ có 6 tổ nhóm khi kết thúc dự án là có sản phẩm để bán ra thị trường với số lượng đáng kể, do các hộ gia đình trong các tổ nhóm này đều là hộ cận nghèo/hộ khá và gần thì trường/chợ huyện. 144 tổ nhóm khác là các hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa thì sản phẩm sản xuất được chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ, an ninh lương thực của gia đình.

Trong giai đoạn hiện nay, có thể tạm thời kết luận rằng phát triển sản xuất theo định hướng thị trường chỉ áp dụng được đối với các hộ cận nghèo, hộ khá là các hộ có tiềm lực đất đai và tư liệu sản xuất. Và dù là hộ gia đình cận nghèo hay khá (hoặc các hộ nghèo được giao thêm đất nếu giải quyết được vấn đề đất đai trong thời gian tới), thì vấn đề thị trường cho sản phẩm nông nghiệp vẫn là bài toán không dễ gì giải được, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia các thị trường khu vực và toàn cầu và các sản phẩm nông nghiệp phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn.

Vấn đề thị trường chỉ có thể nên đặt ra trong các chương trình giảm nghèo nếu người dân nghèo có nhiều đất sản xuất hơn.

26 SNV, Đánh giá sinh kế vùng cao, 2014

Page 41: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

41

Vậy có cơ hội và giải pháp nào cho vấn đề thiếu đất?

Gần đây, năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 755/TTG phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số trong đó nêu rõ “Phấn đấu đến hết năm 2015 giải quyết được 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn…Quỹ đất sản xuất để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo bao gồm: Đất Nhà nước quy hoạch để hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo...đất thu hồi từ các nông, lâm trường và các doanh nghiệp, tổ chức sau khi sắp xếp lại theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị …đất khai hoang phục hóa, đất được hiến, mua, chuyển nhượng tự nguyện; đất thu hồi từ các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai và các nguồn khác”

Quyết định số Số: 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 cũng nêu rõ: “…phải đảm bảo đất sản xuất cho các hộ gia đình… đặc biệt chú ý đồng bào các dân tộc ít người, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bước tạo cho người dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề rừng. Các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn bản được giao, thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng trồng, đất lâm nghiệp và một số khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quy mô nhỏ, phân tán, đã gắn bó lâu đời với các cộng đồng dân cư …Những diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm rải rác gần các thôn bản sẽ giao cho các hộ gia đình, ưu tiên các hộ nghèo và dân tộc ít người, để xây dựng vườn rừng đáp ứng nhu cầu gia dụng;

…Tất cả diện tích rừng đều có chức năng phòng hộ, tuy nhiên chỉ bố trí và gọi là rừng phòng hộ đối với những khu rừng có mức độ phòng hộ rất xung yếu. Tùy theo mức độ xung yếu, có thể kết hợp phòng hộ với sản xuất nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phòng hộ.

Như vậy các hộ gia đình thiếu đất đang đứng trước một số cơ hội:

• Được giao đất nông nghiệp bổ sung từ các nguồn đất mới.

• Được vay vốn chuyển mua lại đất từ các hộ có nhiều đất. Trong khảo sát chương trình 135, bằng chứng đã cho thấy một số hộ nghèo tại Hà Giang đã mua/chuyển nhượng lại đất từ hộ có nhiều đất với số tiền 12 triệu đ mua được một diện tích đất “gieo được 4 kg ngô giống”.

• Được giao thêm đất rừng. Khảo sát cho thấy trong nhiều tỉnh ở Việt Nam, có khá nhiều diện tích đất rừng hiện chưa giao cho các hộ gia đình. Ví dụ ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa 27 có tới 5000 ha đất

27 SNV, Đánh giá sinh kế vùng cao, 2014

Page 42: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

42

rừng chưa được giao và tính đến thời điểm năm 2010, cả nước còn khoảng 12 triệu ha đất rừng chưa được giao.

• Được canh tác sản xuất nông nghiệp- nông lâm kết hợp ở các khu vực rừng phòng hộ không thuộc loại “rất xung yếu”.

• Ở nhiều tỉnh, hiện đang có xu hướng chuyển đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ không xung yếu thành đất rừng sản xuất và đất sản xuất nông nghiệp. Chiến lược qui hoạch sử dụng đất của tỉnh Nghệ An cũng có kế hoạch chuyển đổi 25 515 ha đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp và 879 ha đất rừng phòng hộ sang đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản28.

• Nhiều tỉnh hiện nay đang trong tiến trình rà soát lại qui hoạch đất đai trong năm 2014.

Tuy nhiên, các thông tin về đất sản xuất và đất lâm nghiệp ở cấp hộ gia đình hầu như không có trong hệ thống dữ liệu của các cơ quan tỉnh và huyện. Ở cấp tỉnh và cấp huyện, các đơn vị có liên quan của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chỉ có thể cung cấp thông tin về tổng diện tích, các thông tin về diện tích đất nông nghiệp, đất rừng đã giao cho các hộ song các thông tin về số hộ được giao đất/diện tích đất của mỗi hộ là rất hạn chế, kể cả đất nông nghiệp và đất rừng, đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Điều này cũng có thể hiểu được là ở Việt Nam, hệ thống thông tin được quản lý theo ngành dọc, trong đó, ngành nông nghiệp chỉ quản lý nặng về diện tích và năng suất, sản lượng nông lâm nghiệp mà không quản lý về nguồn nhân lực (con người). Các hoạt động liên quan đến phát triển nguồn nhân lực là do ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý. Tuy nhiên ngành Lao động TB&XH lại không quản lý về diện tích đất đai và đất nông lâm nghiệp. Hệ thống thông tin tại cấp xã cũng tương tự.

Chính vì vậy hiện nay, Quĩ chi trả dịch vụ môi trường đang gặp nhiều khó khăn do không có số liệu chính xác về diện tích rừng đã giao cho các hộ. Các chỉ tiêu của Chiến lược ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020 cũng không có chỉ tiêu nào liên quan đến cấp hộ gia đình (ví dụ số hộ nghèo được giao đất rừng hay số hộ có đủ/thiếu đất sản xuất). Cũng chính vì lý do này, trong mốt số đợt giao đất bổ sung, các hộ nghèo rất thiếu đất trong nhiều trường hợp lại không được giao đất do đi làm thuê, không tham gia họp hoặc do cộng đồng đánh giá là “lười” nên không được ưu tiên giao đất.

Đề xuất điều kiện tiên quyết 7 để có thể xây dựng được một mô hình giảm nghèo hiệu quả cho giai đoạn 2016-2020

28 SNV, Đánh giá sinh kế vùng cao, 2014

Page 43: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

43

Các hộ nghèo cần có đất sản xuất mới có thể thoát nghèo. Nên tận dụng các cơ hội hiện có để giao đất sản xuất nông lâm nghiệp/giao rừng cho các hộ gia đình nghèo. Chương trình giảm nghèo các cấp cơ sở nên lập cơ sở dữ liệu về hộ nghèo bao gồm cả diện tích đất đai (và tình trạng nghèo) của các hộ, bao gồm các hộ thiếu đất nghiêm trọng, các hộ thiếu đất nhằm đảm bảo quá trình giao đất bổ sung trong thời gian tới đến đúng được địa chỉ của các hộ thiếu đất.

8. Chính sách hỗ trợ tín dụng

Chính sách tín dụng đối với người nghèo đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách giảm nghèo, không chỉ vì mục đích thúc đẩy sản xuất, thay đổi sinh kế cho người nghèo mà trên thực tế còn hỗ trợ nhiều mặt khác cho người nghèo để ứng phó với các rủi ro từ cuộc sống. Theo UNDP29, đối với người nghèo ở các khu vực dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, tín dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng, vừa có chức năng phòng ngừa rủi ro, vừa có chức năng khắc phục rủi ro.

Chính sách tín dụng là một hợp phần quan trọng trong Chương trình MTQG về giảm nghèo. Cũng vì thế, nếu phát huy được hiệu quả các chính sách tín dụng, các cơ hội để người nghèo thoát nghèo sẽ rất lớn. Báo cáo cùa UDNP30 đánh giá, Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 đã có 16 phần trăm tổng số hộ trong cả nước được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, trong đó 75 phần trăm là hộ nghèo. Theo nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh và cộng sự31 tính đến cuối năm 2010, có khoảng 3,7 triệu người nghèo được vay vốn từ NHCSXH. Trong lĩnh vực tài chính vi mô, NHCSXH là đơn vị có nhiều khách hàng vay vốn nhất so với Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

Qua nghiên cứu của UNDP, người dân đánh giá cao thủ tục của chính sách tín dụng. Các nhóm đối tượng nghèo đồng bào DTTS đã tiếp cận được tín dụng cao hơn và mức vay trung bình cao hơn so với người Kinh. Mặc dù vậy, mức vốn vay thường thấp hơn mức trần (30 triệu đồng/hộ), tuy nhiên theo đánh giá của người đã vay vốn, mức vay như vậy là phù hợp do chủ yếu vốn vay được sử dụng để sản xuất nông nghiệp.

Theo đánh giá của người dân, các hỗ trợ tín dụng vi mô, trong đó có NHCSXH đã có những tác động tích cực tới thu nhập cho hộ gia đình. Người dân đánh giá cao các tác động của nguồn vốn tín dụng đối với

29 Bộ TN&MT, UNDP, Xây dựng khả năng phục hồi, các chiến lược thích ứng cho sinh kế ở các vùng ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động cảu biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam, 2010

30 Bộ LDTB&XH, UNDP, Đánh giá chương trình MTQG về xóa đói giảm nghèo và chương trình 135, 2004

31 Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tài chính vi mô với giảm nghèo ở Việt Nam - Kiểm định và so sánh, năm 2011.

Page 44: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

44

phát triển sản xuất cho dù vẫn còn nhiều hạn chế như định mức cho vay thấp, thời gian cho vay ngắn hay thiếu các dịch vụ hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng như các khoản tín dụng vi mô cùa các tổ chức khác, vốn vay mới chỉ tạo ra tác động về tổng mức thu nhập chứ chưa thể tạo ra sự thay đổi về cơ cấu thu nhập. Điều này có nguyên nhân quan trọng từ việc tách biệt các hỗ trợ về tín dụng với các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực, tư duy sản xuất cho người nghèo, thiếu gắn kết giữa khuyến nông và tín dụng.

UNDP khuyến nghị rằng có thể kết hợp chính sách tín dụng với khuyến nông thông qua hình thức cho vay, mô hình ngân hàng bò là một ví dụ như vậy. Thậm chí việc chi trả có thể được tính dần bằng gia súc...Khuyến nghị này cũng đã được áp dụng vào thực tiễn ở nhiều địa phương và cũng đã khẳng định được hiệu quả32.

Về mặt dài hạn, nên áp dụng các mô hình tín dụng tiết kiệm của thôn bản (VSLA) mà trong đó, người dân tự huy động tiết kiệm và tự cho các thành viên trong thôn bản vay. Mô hình này có tính bền vững rất cao và đã được áp dụng rất thành công ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, mô hình này cũng đã được tổ chức CARE Quốc tế thử nghiệm thành công tại các tỉnh Bắc Kạn và Điện Biên, trong các xã thôn nghèo nhất của 2 tỉnh. Mô hình này sẽ góp phần đa dạng hóa các nguồn tín dụng cho người nghèo, đặc biệt là cho các thôn bản vùng sâu vùng xa khi mà việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng còn hạn chế và trong tương lai, nó sẽ là giải pháp thay thế cho ngân hàng chính sách khi ngân hàng này kết thúc hoạt động.

Đề xuất điều kiện tiên quyết 8 để có thể xây dựng được một mô hình giảm nghèo hiệu quả cho giai đoạn 2016-2020

Nên tiếp tục cho hộ nghèo, cận nghèo vay vốn với qui trình và mức vay hiện nay. Nên kết hợp chính sách tín dụng với khuyến nông nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả vay vốn cho sản xuất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, sẽ là không khả thì nếu như ngân hàng chính sách là đơn vị đứng ra tổ chức hỗ trợ dịnh vụ khuyến nông kèm theo gói vốn vay. Đơn vị thực hiện việc lồng ghép này có hiệu quả cao nhất là UBND xã phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể. Khi xã đã được trao quyền quản lý trọn gói ngân sách giảm nghèo cho xã, xã/thôn cùng với người dân sẽ lập kế hoạch chung cho cả các hoạt động hỗ trợ sản xuất lẫn vay vốn cho các hộ nghèo trong cùng một bản kết hoạch và như vậy sẽ đảm bảo lồng ghép tối đa.

Trong tương lai, mô hình lý tưởng nhất có lẽ sẽ là toàn bộ nguồn vốn đầu tư mua vật tư, cây con giống đều do các hộ vay từ ngân hàng chính sách, nguồn vốn cho giảm nghèo sẽ chỉ sử dụng cho nâng cao năng lực, tập

32 Bộ TN&MT, UNDP, Xây dựng khả năng phục hồi, các chiến lược thích ứng cho sinh kế ở các vùng ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động cảu biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam, 2010

Page 45: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

45

huấn khuyến nông/tập huấn kỹ thuật sản xuất và điều tra thị trường…vv.

Nên nhân rộng các mô hình VSLA nhằm đa dạng hóa các nguồn tín dụng và đảm bảo tiếp cận nguồn vốn vay cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa về mặt dài hạn.

9. Chỉ có sự tham gia vào quá trình ra quyết định mới đảm bảo được tính phù hợp của các mô hình giảm nghèo

Vấn đề giảm nghèo ở đồng bào DTTS vẫn luôn được đặt ra trong các chính sách giảm nghèo, cũng như trong các khuyến nghị chính sách của nhiều nghiên cứu về giảm nghèo có liên quan. Tuy nhiên, theo thời gian, khi Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực giảm nghèo, cũng là lúc các vấn đề giảm nghèo cho đồng bào DTTS nổi lên như là một thách thức lớn đối với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo.

Các báo cáo nghiên cứu về giảm nghèo đối với đồng bào DTTS trong một vài năm trở lại đây đang tập trung hướng tới các khuyến nghị liên quan tới cách thức tiếp cận mới của các chính sách giảm nghèo đối với nhóm đồng bào DTTS. Khuyến nghị của UNDP, Oxfam và ActionAid cùng được chia sẻ quan điểm đề cập đến trong nghiên cứu Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS điển hình ở Việt Nam, nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang, Nghệ An và Đăk Nông. Theo đó, Oxfam và ActionAid33 cho rằng để phát huy hiệu quả của mô hình giảm nghèo việc nhân rộng các mô hình này cần phải được tiếp cận dựa trên những tính toán kỹ lưỡng tới các đặc điểm về văn hóa, lối sống, tập quán sản xuất, điều kiện tự nhiên của từng vùng, dân tộc, trong đó, theo nghiên cứu này, thiết chế thôn bản cũng là một nhân tố quan trọng có thể góp phần vào việc thực hiện thành công các chính sách giảm nghèo bền vững ờ nhiều vùng đồng bào DTTS.

Tương tự như nghiên cứu của Oxfam, khuyến nghị của WB34. hướng đến một cách tiếp cận mới, mang tính đặc trưng cho đồng bào DTTS, không phải là cách tiếp cận chung, mang tính chuẩn hóa như trước. Sự tiếp cận theo đề xuất này hướng tới việc tôn trọng các giá trị truyền thống của người dân và biến các giá trị này trở thành một nguồn lực quan trọng để giảm nghèo.

Tương tự như vậy, theo khuyến nghị cùa Bộ NN&PTNT35 các mô hình giảm nghèo nên dựa trên sự kết hợp với các kiến thức bản địa, năng lực nội sinh của cộng đồng nên được ưu tiên đầu tư hơn các mô hình giảm

33 Oxfam, Action Aid, Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS điển hình ở Việt Nam, nghiên cứu trường hợp tại Nghệ An, Hà Giang và Đăk Nông, 2012

34 Ngân hàng thế giới, Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mơi, 2012.

35 Bộ NN&PTNT, Đánh giá các mô hình phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững và xây dựng cơ chế quản lý trong xây dựng và nhân rộng mô hình, năm 2013.

Page 46: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

46

nghèo khác. Đối với người nghèo, cộng đồng nghèo nên thiết kế những mô hỉnh vừa sức, ở quy mô nhỏ, đơn giản nhưng thiết thực, cần thiết phải tránh những mô hình có điều kiện quá khác biệt với trình độ, nhận thức, điều kiện kinh tế cùa người nghèo. Các mô hình đòi hỏi công nghệ cao, quy trình quản lý vận hành phức tạp, có tính rủi ro lớn không nên áp dụng rộng rãi trong chính sách giảm nghèo.

Như vậy, điểm chung của các khuyến nghị liên quan tới vấn đề giảm nghèo đối với đồng bào DTTS tập trung vào 3 nội dung chính gồm:

Các mô hình giảm nghèo phải được thiết kế phù hợp với văn hóa, lối sống, tập quán sản xuất, tri thức bản địa, thiết chế thôn bản, điều kiện tự nhiên của từng vùng, dân tộc.

Các mô hình cần vừa sức, ở quy mô nhỏ, đơn giản nhưng thiết thực, cần thiết phải tránh những mô hình có điều kiện quá khác biệt với trình độ, nhận thức, điều kiện kinh tế cùa người nghèo. Các mô hình đòi hỏi công nghệ cao, quy trình quản lý vận hành phức tạp, có tính rủi ro lớn không nên áp dụng rộng rãi trong chính sách giảm nghèo.

Coi đồng bào DTTS là đối tác của chính sách giảm nghèo

Về mặt lý thuyết, các khuyến nghị nói trên tưởng chừng phức tạp, song trên thực tế để biến nó thành hành động thì không phải là vấn đề quá khó khăn. Đó là, phải để cho người nghèo, người dân tộc thiểu số tham gia, ra quyết định và lựa chọn mô hình sản xuất cũng như thiết kế các mô hình khác (công trình nước sạch, thủy lợi…vv) một cách thực chất thì các mô hình sản xuất hay các hoạt động giảm nghèo mới có thể phù hợp với văn hóa, lối sống, tập quán sản xuất, tri thức bản địa, thiết chế thôn bản, điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng dân tộc. Sẽ không thể có một phương pháp tiếp cận nào khác có thể đảm bảo được các vấn đề này một cách hoàn hảo hơn sự tham gia và ra quyết định. Phải coi người nghèo, người dân tộc thiểu số là đối tác giảm nghèo chứ không phải là những người hưởng lợi một cách thụ động.

Phát huy nguồn vốn kiến thức bản địa của cộng đồng dân tộc thiểu số có một ý nghĩa rất quan trong cả về kinh tế và xã hội. Trên thực tế, tài sản lớn nhất và năng lực cạnh tranh tốt nhất của các cộng đồng người dân tộc thiểu số là hệ thống kiến thức bản địa mà họ đang sở hữu. Hệ thống này bao gồm các kiến thức canh tác truyền thống, các phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, các giống cây con bản địa, các năng lực thích ứng và dự báo về thời tiết khí hậu…vv. Sử dụng thế mạnh địa phương/kiến thức bản địa sẽ giúp cho các sản phẩm của các cộng đồng người dân tộc thiểu số có tính cạnh tranh cao và giúp cho họ ít bị phụ thuộc vào các dịch vụ giống và hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài. Kiến thức bản địa còn được nhìn nhận là một nguồn tri thức có nhiều tiềm năng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Page 47: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

47

Xét về khía cạnh thị trường, các cộng đồng vùng sâu vùng xa sẽ không thể cạnh tranh được với các vùng sản xuất đại trà nếu họ sử dụng cùng một chủng loại giống và kỹ thuật canh tác. Các giống và kỹ thuật canh tác bản địa sẽ là thế mạnh của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong nền kinh tế thị trường.

Phát triển dựa trên thế mạnh và nguồn tri thức bản địa còn mang ý nghĩa cao về mặt xã hội, đó là nó khẳng định giá trị của các cộng đồng vùng sâu vùng xa không phải là “kém cỏi”, “lạc hậu” mà họ đang là chủ thể của một kho tàng tri thức và văn hóa vô giá mà nếu được khai thác và sử dụng hợp lý, nó sẽ đảm bảo cho các cộng đồng dân tộc thiểu số phát triển bền vững dựa trên đôi chân của mình.

Ngoài sự tham gia nói chung, nhiều nghiên cứu hiện này cũng chỉ ra rằng, việc tham gia của phụ nữ trong các hoạt động giảm nghèo ở cấp cơ sở còn hạn chế. Cần có sự tham gia và ra quyết định nhiều của phụ nữ cho các hoạt động giảm nghèo, đặc biệt là các hoạt động sản xuất nông nghiệp mà phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện. Cũng cần có các hoạt động sinh kế và nâng cao năng lực cho phụ nữ dựa trên các mối quan tâm và sở thích và nhu cầu riêng của phụ nữ.

Đề xuất điều kiện tiên quyết 9 để có thể xây dựng được một mô hình giảm nghèo hiệu quả cho giai đoạn 2016-2020

Cần có một cơ chế và hướng dẫn tổ chức thực hiện giảm nghèo ở cấp cộng đồng nhằm đảm bảo sự tham gia và ra quyết định một cách thực chất của các hộ gia đình, các cộng đồng nghèo/cộng đồng dân tộc thiểu số và phụ nữ trong lựa chọn, đề xuất và tổ chức thực hiện các mô hình giảm nghèo. Sự tham gia và ra quyết định sẽ đồng nghĩa với phát huy nội lực, áp dụng tri thức bản địa, sử dụng các tiết chế thông bản truyền thống, đa dạng hóa nguồn thu nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cần nâng cao năng lực và kỹ năng thúc đẩy của các cán bộ giảm nghèo cấp cơ sở để đảm bảo người dân nghèo và các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa có thể tự ra các quyết định cho chính sự phát triển của họ.

10. Hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá và các vấn đề khác

Hệ thống giám sát đánh giá: Với một chương trình giảm nghèo có nhiều chiều khác nhau, hệ thống giám sát đánh giá sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giảm nghèo. Ví dụ về việc giao đất bổ sung không đến được những hộ gia đình thiếu đất là một ví dụ điển hình của thiếu một hệ thống giám sát hiệu quả.

Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các hệ thống giám sát đánh giá đều cồng kềnh và đóng vai trò chức năng chủ yếu là cung cấp số liệu cho báo cáo. Tư vấn đề xuất nên đơn giản hóa đến mức tối đa hệ thống giám sát đánh giá để phục vụ cho công tác quản lý, ra quyết định nhiều hơn là báo

Page 48: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

48

cáo. Nên phân cấp các chỉ tiêu/thông tin cần thu thập cho các cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã dựa hoàn toàn vào nhu cầu thông tin và ra quyết định của từng cấp. Nên tách rời hoàn toàn phần thông tin giám sát và phần thông tin đánh giá. Việc trộn lẫn hai loại hình thông tin này sẽ làm cho hệ thống trở nên phức tạp và khó quản lý dữ liệu. Có giao toàn bộ việc thu thập thông tin cho đánh giá cho các đợt đánh giá hàng năm và đánh giá giữa kỳ, các có quan tổ chức thực hiện sẽ thu thập thông tin cho giám sát là chủ yếu.

Thông tin cho hệ thống giám sát ở cấp cơ sở (cấp xã) nên có đầy đủ các dữ liệu chi tiết ở cấp hộ gia đình như diện tích đất của từng hộ, tình trạng nghèo, phân loại các nhóm đối tượng nghèo khác nhau (nghèo thường, nghèo kinh niên, nghèo cao tuổi…vv) để có giải pháp giải quyết phù hợp. Thông tin ở cấp huyện sẽ ở quản lý ở mức số lượng và tỷ lệ cho các chỉ tiêu liên quan hơn là số liệu cho từng hộ. Cấp tỉnh và Trung ương sẽ quản lý ở tầm chiến lược, tức các chỉ tiêu đạt được so với chiến lược đề ra.

Các vấn đề khác cũng không kém quan trọng cần được tích hợp trong chiến lược/mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 mà các báo cáo đánh giá giảm nghèo đã đề cập đến như vấn đề tập huấn, tuyên truyền bằng 2 ngôn ngữ nhằm đảm bảo tiếp cận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số, vấn đề nâng cao năng lực của cán bộ các cấp phục vụ cho các hoạt động giảm nghèo, vấn đề nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông, vấn đề xác định hộ nghèo thông qua bình chọn ở cộng đồng cũng như làm thế nào để nhân rộng các mô hình, phương pháp tiếp cận giảm nghèo hay của các tổ chức trong nước và quốc tế, sẽ được đề cập đến trong phần tiếp theo của báo cáo (phần II dưới đây).

1. Các điểm chính về cơ chế/cấu trúc quản lý và thực hiện công tác giảm nghèo

Ở cấp quốc gia, một chương trình giảm nghèo đa chiều thống nhất được xây dựng trong đó tích hợp, lồng ghép các chính sách giảm nghèo ngay ở cấp Trung ương. Các chính sách có cùng nội dung cần được gộp lại trong một văn bản, do một cơ quan chủ trì. Các chính sách hỗ trợ trực tiếp nhỏ lẻ nên được gom thành một gói gỗ trợ, giảm sự phân tán trong thực hiện và mang lại hiệu quả lớn hơn đến đời sống người nghèo.

Ở cấp tỉnh và huyện, không nên tổ chức chương trình/dự án theo cấu trúc mà nên tổ chức theo chức năng. Do vậy không cần thiết phải có cấu trúc chung của các ban quản lý dự án tỉnh, huyện mà căn cứ trên số lượng các xã nghèo và đặc biệt khó khăn trong địa bàn để có cơ cấu nhân sự và vai trò phù hợp. Ví dụ tỉnh Cao Bằng có 164 xã nghèo/khó khăn trải rộng trên địa bàn của 12 huyện thì cấu trúc quản lý và cơ cấu nhân sự nên khác với tỉnh Cần Thơ chỉ có 1 xã nghèo/khó khăn thuộc 1 huyện.

II. Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo cho giai đoạn 2016-2020

Page 49: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

49

Về nguyên tắc, nhân sự cho 1 ban quản lý dự án tỉnh nên có cán bộ chuyên trách (ví dụ 1 cán bộ tỉnh có thể chịu trách nhiệm cho 5-10 huyện tùy theo địa bàn, tức thời gian làm việc hỗ trợ cho 1 huyện là 2-4 ngày/tháng (số huyện ít hơn nên dùng cán bộ bán thời gian). Ở cấp huyện cũng tương tự: 1 cán bộ huyện chuyên trách có thể chịu trách nhiệm cho 5-10 xã tùy theo địa bàn. Nhiệm vụ chủ yếu của các cán bộ cấp tỉnh và huyện là quản lý chung, hỗ trợ nâng cao năng lực, điều phối, giám sát và đánh giá và trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động diễn ra ở cấp huyện hoặc tỉnh (ví dụ hội thảo, tập huấn cho toàn tỉnh, huyện hoặc các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cấp liên xã). Các hoạt động diễn ra trong địa bàn xã nên trao toàn bộ trách nhiệm cho xã dưới hình thức hỗ trợ trọn gói.

Xã sẽ làm chủ đầu tư một cách thực sự trong toàn bộ 3815 xã nghèo và khó khăn trong cả nước. Việc phân bổ vốn giảm nghèo cho các xã nên được thực hiện từ cấp Trung ương đến cấp xã (hoặc từ tỉnh đến xã nếu đó là vốn của địa phương) và chỉ bị ràng buộc một điều kiện duy nhất là đạt các chỉ tiêu về giảm nghèo. Các xã có toàn quyền sử dụng vốn, quyết định mức đầu tư theo đúng nhu cầu và điều kiện của các xã nghèo, hộ nghèo. Nên ban hành một chính sách duy nhất và một sổ tay hướng dẫn giảm nghèo duy nhất cho cấp xã trong đó điều kiện tiên quyết là phân quyền quyết định cho cấp xã quản lý toàn bộ các nguồn đầu tư giảm nghèo trên địa bàn xã. Nguồn vốn cho xã sẽ được phân bổ mang tính dài hạn (ít nhất là 3 năm) nhằm đảm bảo cho xã có thể chủ động phối kết hợp và lồng ghép với các nguồn lực khác như ngân hàng chính sách, chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

Việc đóng góp ngân sách từ nguồn ngân sách địa phương sẽ không nên theo tỷ lệ chung. Với các tỉnh đặc biệt nghèo và có nhiều xã nghèo tỷ lệ đóng góp sẽ thấp hơn các tỉnh khác. Với các tỉnh giàu và khá có số lượng xã nghèo ít, nguồn vốn giảm nghèo sẽ lấy hoàn toàn nguồn ngân sách địa phương. Tuy nhiên tiến trình giảm nghèo trong các tỉnh này vẫn được giám sát/báo cáo trong hệ thống dữ liệu giảm nghèo ở cấp quốc gia.

Cấp thôn sẽ là đơn vị sản xuất cơ bản, là trung tâm đầu tư về giảm nghèo. Cấp thôn sẽ đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo trong thôn dựa hoàn toàn trên thế mạnh và tiềm năng của mỗi thôn bản. Để đảm bảo cấp thôn có thể áp tổ chức họp, áp dụng các phương pháp có sự tham gia của người nghèo và phụ nữ, một cuốn cẩm nang về phuong pháp có sự tham gia sẽ được soạn thảo cho thôn và xã. Một chương trình nâng cao năng lực về kỹ năng thúc đẩy, hỗ trợ sẽ được tiến hành nhằm hỗ trợ cho các cán bộ giảm nghèo của huyện, xã và thôn có đủ kỹ năng cần thiết để hỗ trợ các thôn lập kế hoạch.

Một cơ sở dữ liệu/hệ thống giám sát đánh giá về giảm nghèo, bao gồm cả số liệu về hộ nghèo sẽ được thiết lập, nó đảm bảo các hỗ trợ giảm nghèo sẽ đến được các nhóm nghèo khác nhau như hộ cận nghèo, hộ

Page 50: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

50

nghèo, hộ nghèo kinh niên, nghèo cao tuổi, hộ nghèo thiếu đất…vv. Các hộ nghèo thiếu đất cũng sẽ được giao đất bổ sung nhằm đảm bảo cho an ninh lương thực và phát triển kinh tế theo định hướng thị trường nếu có cơ hội.

Sơ đồ 2. Mô hình cấu trúc giảm nghèo cho giai đoạn 2016-2020

Các hoạt động Giám

sát, đánh giá, báo cáo

1Phân bổ ngân

sách đến xã

4Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá.

Ban quản lý dự án các cấp

2Họp thôn, người dân

nghèo đề xuất mô hình “Điểm sáng”

3Xã tổng hợp kế

hoạch, lồng ghép, phê duyệt

6Điều chỉnh kế hoạch cho các năm tiếp theo

5Nhân rộng, “lan

tỏa” thông qua các kênh truyền thống

Các tổ chức quốc tế và trong nước

Các cơ quan cung cấp

dịch vụ, tín dụng tại địa

phương

Page 51: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

51

4. Các bước chính của qui trình giảm nghèo

Bước 1. Phân bổ ngân sách cho xã

Việc phân bổ vốn giảm nghèo cho các xã nên được thực hiện từ cấp Trung ương đến cấp xã (hoặc từ tỉnh đến xã nếu đó là vốn của địa phương). Nguồn vốn cho xã sẽ được phân bổ mang tính dài hạn (ít nhất là 3 năm) cho tất cả các hoạt động giảm nghèo diễn ra trên địa bàn xã. Các hoạt động giảm nghèo tổ thức thực hiện ở cấp huyện (ví dụ hội thảo cấp huyện, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng từ huyện đến xã) hoặc cấp tỉnh (ví dụ tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ giảm nghèo toàn tỉnh) sẽ do huyện hoặc tỉnh quản lý.

Bước 2. Họp thôn đề xuất hoạt động/mô hình giảm nghèo

Như đã mô tả ở phần trên, cấp thôn sẽ là đơn vị sản xuất cơ bản, là trung tâm đầu tư về giảm nghèo. Cấp thôn sẽ đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo trong thôn. Các thôn sẽ tiến hành họp thôn để người dân thảo luận và đề xuất các mô hình giảm nghèo phù hợp với điều hiện và thế mạng của từng thôn và phù hợp với khả năng của các hộ nghèo. Có thể sử dụng các công cụ phân tích, thảo luận có sự tham gia, ví dụ các công cụ PRA để đảm bảo các đối tượng ít biết đọc biết viết cũng có thể tham gia thảo luận và ra quyết định. Do người dân tự đề xuất và là chủ thể của quá trình ra quyết định, các mô hình đề xuất sẽ phù hợp với văn hóa, lối sống, tập quán sản xuất, tri thức bản địa, thiết chế thôn bản, điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng dân tộc cũng như thời gian và mức độ đầu tư phù hợp cho từng loại mô hình khác nhau. Sử dụng thế mạnh địa phương/kiến thức bản địa sẽ giúp cho các sản phẩm của các cộng đồng người dân tộc thiểu số có tính cạnh tranh cao và giúp cho họ ít bị phụ thuộc vào các dịch vụ giống và hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài. Người dân và các thôn cũng sẽ quyết định thời gian và mức độ đầu tư phù hợp cho từng loại mô hình khác nhau.

Các đề xuất của người dân từ họp thôn sẽ được tổng hợp gửi lên cấp xã.

Bước 3. Xã tổng hợp kế hoạch, lồng ghép, phê duyệt

Dựa trên đề xuất của người dân và các thôn, xã họp với đại điện các thôn nhằm thảo luận và ưu tiên các mô hình cụ thể cho từng thôn dựa trên thế mạnh và nguồn lực của mỗi thôn. Xã sẽ tiến hành tổng hợp nên kế hoạch phát triển giảm nghèo của toàn xã như một phần quan trọng của kế hoạch phát triển KT-XH dài hạn của xã. Kế hoạch này chủ yếu căn cứ trên nhu cầu của người dân và không phủ thuộc vào ngân sách đã được phân bổ. Phần ngân sách của chương trình giảm nghèo có thế sẽ chỉ đủ cho một phần của kế hoạch này, phần còn lại sẽ xã, huyện sẽ kêu gọi lồng ghép từ các nguồn khác (xem mục 4. Phối kết hợp vơi các nguồn lực trong nước và quốc tế).

Page 52: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

52

Kế hoạch giảm nghèo của xã cần bao gồm các quy hoạch chi tiết về sản xuất, cây trồng, vật nuôi cho từng thôn dựa trên thế mạnh của từng thôn. Đây là các điều kiện tiên quyết để xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả, hạn chế tình trạng làm theo phong trào, không gắn với nhu cầu và thị trường và thế mạnh của từng địa phương. Kế hoạch giảm nghèo của xã nên xây dựng dưới hình thức một dự án giảm nghèo dài hạn bao gồm cả mục tiêu của dự án, các đối tượng tham gia dự án (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đã thoát nghèo) các điều kiện tham gia (như có tài sản đất đai, có lao động...vv), thời gian thực hiện, phương pháp thực hiện, cách thức tổ chức thực hiện và phương pháp giám sát đánh giá. Ban quản lý giảm nghèo cấp Quốc gia và các tỉnh, huyện sẽ xây dựng các hướng dẫn về lập dự án giảm nghèo và nâng cao năng lực cho các xã nhằm đảm bảo các xã thực hiện được nhiệm vụ này.

Để phê duyệt kế hoạch/dự án giảm nghèo của xã, bản kế hoạch/dự án của xã sẽ được trình bày và bảo vệ/thẩm định bởi một ban thẩm định bao gồm cả các cán bộ có liên quan của cấp huyện và cấp tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp tỉnh và huyện sẽ đóng vai trò giám sát, đánh giá, nâng cao năng lực và điều phối, lồng ghép ở cấp cao hơn.

Bước 4-5-6. Tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá, nhân rộng

Qui trình hỗ trợ và nhân rộng mô hình giảm nghèo ở cấp xã và thôn bản sẽ theo chu trình do OXFAM và Action Aid đề xuất “Tiên phong, Lan tỏa, Gắn kết cộng đồng, Tận dụng lợi thế, Thích ứng với điều kiện mới, Đa dạng hóa và Phòng chống rủi ro ” mà trong đó, việc tổ chức thực hiện giai đoạn ban đầu sẽ được thực hiện thông qua các hộ gian đình/cá nhân :tiên phong”, việc nhân rộng trong cộng đồng sẽ được thực hiện thông qua các kênh chính thức (tổ chức hội thảo, tham quan) và các kênh không chính thức (như các lễ hội văn hóa truyền thống)36.

5. Phối kết hợp với các nguồn lực trong nước và quốc tế

Để khâu nối, tạo được sự điều phối chung trong tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, các kế hoạch/dự án giảm nghèo của các xã sẽ được tổng hợp thành kế hoạch giảm nghèo chung của huyện và của tỉnh.

Tùy theo tình hình và năng lực cán bộ của từng địa phương, tỉnh hoặc huyện hoặc xã sẽ là cơ quan đầu mối kêu gọi lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ tư bền ngoài như Ngân hàng chính sách, các tổ chức quốc tế, các lực lượng vũ trang/quốc phòng, các công ty tư nhân đóng trên địa bàn và toàn bộ các nguồn lực này nếu đầu tư vào một xã nào đó thì sẽ được tổng hợp thành một bản kế hoạch duy nhất của xã. Đây là mô hình phối

36 Oxfam, Action Aid, Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS điển hình ở Việt Nam, nghiên cứu trường hợp tại Nghệ An, Hà Giang và Đăk Nông, 2012.

Page 53: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

53

kết hợp đã được tổ chức thực hiện rất thành công trong thời gian vừa qua ở Quảng Ngãi (mô hình phối kết hợp giữa các bên liên quan của tổ chức ILO tại Quảng Ngãi37). Việc thực hiện bản kế hoạch này sẽ được tổ thức thông qua một bản thỏa thuận chung giữa các bên liên quan.

Hiện nay ở Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện này có khoảng 900 tổ chức phi chính phủ quốc tế và hơn 2000 tổ chức phi chính phủ trong nước hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Nếu xã được phân bổ ngân sách dài hạn và với cơ chế “mở” hơn (tức là các kế hoạch hoạt động của xã không hoạch định trước và xã có đủ quyền quyết định thay đổi để có thể lồng ghép) thì việc kêu gọi lồng ghép từ các tổ chức quốc tế và trong nước cho 3815 xã nghèo sẽ mang tính khả thi rất cao.

Với sự phối kết hợp này, các mô hình giảm nghèo cấp thôn bản sẽ không chỉ giới hạn ở ý tưởng của người dân trong thôn mà sẽ còn cả các mô hình/ý tưởng chia sẻ, học hỏi từ bên ngoài. Các cán bộ kỹ thuật cấp huyện, tỉnh và trung ương cũng như các tổ chức quốc tế sẽ giúp người dân thử nghiệm các mô hình, ý tưởng mới ở qui mô thử nghiệm và người dân sẽ tham gia học hỏi, chia sẻ và quyết tự định việc nhân rộng. Các mô hình giảm nghèo sẽ không hạn chế ở mô hình sản xuất đơn thuần mà bao gồm nhiều hình thức đa dạng như các mô hình nâng cao năng lực, các mô hình sản xuất kết hợp với bảo tồn và phát triển rừng, nhân rộng qui trình và các mô hình/bài học kinh nghiệm của các tổ chức trong nước và quốc tế đã thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau, như đã được tổ chức thực hiện trong giai đoạn vừa qua ví dụ38:

• Mô hình cung cấp vật tư đầu vào (ví dụ mô hình người dân tự sản xuất phân vi sinh, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam).

• Mô hình sinh kế dựa vào chuỗi giá trị (tổ chức OXFAM)

• Mô hình phát triển lâm sản ngoại gỗ dựa vào rừng, chăn nuôi dưới tán rừng (mô hình phát triển mây của OXFAM)

• Mô hình tiết kiệm tín dụng và quĩ tiết kiệm thôn bản – VSLA (SCJ- Yên Bái, Tổ chức CARE Quốc tế - Bắc Kạn, Điện Biên)

• Mô hình sản xuất phi nông nghiệp (mô hình dệt thổ cẩm – tổ chức Caritas – Hà Giang).

• Mô hình chia sẻ dưới hình thức câu lạc bộ phụ nữ (Mô hình Câu lạc bộ Pháp luật và đời sống – HPN tỉnh Bắc Kạn).

37 Bộ LĐTB&XH, Báo cáo hội thảo nhân rộng mô hình giảm nghèo, Đồ Sơn, 2012. 38 Bộ LĐTB&XH, Báo cáo hội thảo nhân rộng mô hình giảm nghèo, Đồ Sơn, 2012.

Page 54: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

Hướng dẫn thực hiện dự án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 và Đề xuất phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

54

Do việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hầu hết do thôn và xã tiến hành, rào cản ngôn ngữ sẽ được hạn chế vì hầu hết các trưởng thôn, cán bộ xã đều là người DTTS sống trong cộng đồng thôn bản.

Với việc ban hành các chính sách “trọn gói” ở cấp quốc gia và phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế, nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng chính sách, các xã và các thôn bản sẽ nguồn lực cần thiết cho giảm nghèo tốt hơn.

Trong tương lai dài hạn vào cuối kỳ của chiến lược (năm 2020), nguồn vốn đầu tư mua vật tư, cây con giống có thể sẽ do các hộ vay từ ngân hàng chính sách, và các ngồn tín dụng tự huy động của công đồng (ví dụ VSLA), các nguồn vốn cho giảm nghèo có thể sẽ chỉ sử dụng cho nâng cao năng lực, tập huấn khuyến nông/tập huấn kỹ thuật sản xuất và điều tra thị trường…vv.

Với nguồn lực cán bộ ở các xã mỏng, các cơ quan ở địa phương và Trung ương có thể sẽ kêu gọi một chương trình sinh viên tình nguyện (hiện nay có khoảng 20,000 sinh viên ra trường thất nghiệp) hỗ trợ cho 3815 xã nghèo. Các sinh viên này sẽ hỗ trợ cho các xã, thôn trong việc lập kế hoạch và triển khai các dự án giảm nghèo, cũng như xây dựng hệ thống dữ liệu về hộ nghèo ở cấp xã.

Với chiến lược đề xuất này, hy vọng Việt Nam sẽ cơ bản xóa bỏ vấn đề nghèo thu nhập vào năm 2020, và điều này sẽ đảm bảo nhiều hơn việc thực hiện thành công chiến lược giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo ở các chiều khác.

Page 55: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt
Page 56: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3 - NHÂN RỘNG …...HỘĂng dụn thủc hiựn dủ án 3 - Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai ắoĐn 2014-2015 và ốư xuợt

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘIĐịa chỉ: 12 Ngô Quyền , Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: (04) 62703613 – (04) 62730615 | Fax: (04) 62703609Email: [email protected]: http://www.molisa.gov.vn/en/

IRISH AIDĐịa chỉ: Đại sứ quán Ailen, Tầng 2, Sentinel Place, Số 41 A, Lý Thái Tổ, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: (04) 39743291 | Fax: (04) 39743295

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢPĐịa chỉ: 304 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.Điện thoại: (04) 38 500 100 | Fax: (04) 37 265 520Email: [email protected] | Web: http://www.vn.undp.org/Trang thông tin khác:www.facebook.com/undpvietnam

DỰ ÁN HỖ TRỢ GIẢM NGHÈOBỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘIĐịa chỉ: Phòng 402, Tòa nhà SAVINA, Số 01 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm Hà NộiĐT: (04) 3936 2226| Fax: (04) 3936 2225Email: [email protected]