13
1 ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- LÊ THỊ QUÝ HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CỦA CẢNH SÁT KHU VỰC VỚI NGƯỜI DÂN QUN CU GIY HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SCHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI, 2015

HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CỦA CẢNH SÁT KHU VỰC VỚI ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10844/1... · Tâm lý học, cùng các thầy cô đã giảng dạy

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

LÊ THỊ QUÝ

HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CỦA

CẢNH SÁT KHU VỰC VỚI NGƯỜI DÂN

QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI, 2015

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

LÊ THỊ QUÝ

HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CỦA CẢNH SÁT KHU

VỰC VỚI NGƯỜI DÂN QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Mộc Lan

HÀ NỘI, 2015

3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa

Tâm lý học, cùng các thầy cô đã giảng dạy lớp Cao học K15 khóa 2013 -2015,

chuyên ngành Tâm lý học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học

quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu.

Tôi cũng xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Mộc

Lan đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật

tự xã hội, Lãnh đạo Khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Học viện Cảnh sát

nhân dân; Cán bộ lãnh đạo chỉ huy, Cảnh sát khu vực và người dân các phường

Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Yên Hòa, Mai Dịch, Nghĩa Đô thuộc Công

an Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện, tham gia và hỗ trợ tôi trong

quá trình nghiên cứu thực tiễn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Bộ môn Lý luận chính

trị và các bạn đồng nghiệp trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân đã

chia sẻ công việc, tạo điều kiện về thời gian cho tôi trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và đồng nghiệp

những người luôn động viên, giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành công việc

nghiên cứu của mình.

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Tác giả

Lê Thị Quý

4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không

trùng lặp với các đề tài khác.

Tác giả

Lê Thị Quý

5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Cùng với thế giới càng ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng về văn hoá, thì

tầm quan trọng của giao tiếp có văn hoá càng tăng. Văn hóa ảnh hưởng tới tất cả

mọi người trong mọi mặt của đời sống, từ trong công việc đến đời sống thường

nhật, từ công sở đến gia đình, trong lao động hay vui chơi, giải trí và cả trong hoạt

động giao tiếp. Trong xã hội các cá nhân có sự tác động qua lại với nhau, mỗi cá

nhân qua giao tiếp sẽ học hỏi được những hành vi giao tiếp và hiểu được tác

dụng, ý nghĩa của những hành vi đó trong điều kiện xã hội mà họ đang sống.

Trong hoạt động nghề nghiệp, hành vi giao tiếp có văn hóa là yếu tố đảm bảo

cho sự hợp tác, phối hợp, sự chung sống giữa mọi người và sự thành công trong

công việc. Thông qua sự đánh giá của nhóm về biểu hiện hành vi giao tiếp có

văn hóa giúp cá nhân hiểu rõ mình hơn, điều chỉnh, hoàn thiện bản thân trở thành

người có nhân cách phù hợp với giá trị văn hóa của xã hội mà cá nhân đang sống

trong đó. Xã hội ngày càng phát triển, càng trở nên phức tạp, ảnh hưởng tới đời

sống xã hội của văn hóa càng mạnh mẽ thì hành vi giao tiếp có văn hóa càng có

ý nghĩa để xây dựng quan hệ lành mạnh giữa các cá nhân trong nhóm và với mọi

người xung quanh vì một xã hội văn minh, hiện đại. Rất nhiều từ ngữ mô tả hành

vi giao tiếp có văn hóa như các hành động tử tế, nhân từ, khoan dung, dịu dàng,

chia sẻ, thông cảm, quan tâm, tế nhị, hướng thiện ...đã được nghiên cứu. Tuy

nhiên, nghiên cứu về hành vi giao tiếp có văn hóa còn rất hiếm và đặc biệt chưa

có công trình nghiên cứu về hành vi giao tiếp có văn hóa của cán bộ, chiến sĩ

trong công an nhân dân.

Là một bộ phận trong cộng đồng Việt Nam, người cán bộ chiến sĩ CAND

luôn phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân, với

đồng chí, đồng đội, sống có nghĩa, có tình. Nhiều đồng chí đã không quản ngại

khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ cuộc sống bình yên và

hạnh phúc cho nhân dân, được nhân dân tin yêu, cảm mến. Hoạt động của một

bộ phận lực lượng CAND là hoạt động công khai, trực tiếp với nhân dân. Vì vậy,

6

giao tiếp ứng xử của lực lượng CAND với nhân dân có tầm quan trọng đặc biệt,

nó tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp, có văn hóa, có đạo đức trong hoạt động

nghiệp vụ của mình.

CAND Việt Nam là lực lượng nòng cốt, hạt nhân trong việc xây dựng, phát

động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần xây dựng thế trận an

ninh nhân dân trong tình hình mới; tạo niềm tin giúp cho những đối tượng lầm

đường lạc lối hòa nhập với cộng đồng. Đây cũng là lực lượng gần dân, hiểu dân

nhất, hỗ trợ nhân dân vượt qua khó khăn, đặc biệt trong thiên tai, bão lũ... được

nhân dân yêu quý. CAND trong đó có lực lượng CSKV đã tích cực thực hiện các

cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Công an nhân

dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; “Công an nhân dân chấp hành nghiêm Điều

lệnh, xây dựng nếp sồng văn hóa vì nhân dân phục vụ”... gắn việc thực hiện các cuộc

vận động trên với các phòng trào như “Người tốt, việc tốt”, “Mỗi ngày làm một việc

tốt, vì nhân dân phục vụ”, “Làm hết việc, không làm hết giờ”... Thực hiện tốt Quy chế

văn hóa giao tiếp và ứng xử của CSKV. Qua đó đã góp phần quan trọng làm chuyển

biến sâu sắc kết quả công tác, chiến đấu; kỷ luật được tăng cường; tinh thần, thái độ

phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. [1.tr10]

Tuy nhiên, hoạt động của CAND nói chung và CSKV nói riêng vẫn còn những

mặt hạn chế. Trên một số phương tiện thông tin đại chúng đôi khi có đề cập tới những

hành vi giao tiếp với người dân chưa phù hợp chuẩn mực văn hóa của CSKV. Những

hành vi giao tiếp ứng xử thiếu văn hóa sẽ làm xấu đi hình ảnh của người cán bộ chiến

sỹ Công an trong lòng nhân dân. Thực tế cho thấy cán bộ, chiến sỹ CSKV với nhiệm

vụ giữ gìn TTATXH luôn phải giải quyết những vấn đề tiêu cực của xã hội. Muốn

thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình thì phải dựa vào nhân dân, nếu không biết

dựa vào nhân dân thì sẽ thất bại. Với đặc thù công việc như vậy nên giao tiếp ứng

xử của người cán bộ, chiến sĩ CSKV trong cuộc sống đời thường cũng như khi thực

hiện nhiệm vụ có vai trò hết sức quan trọng. Phạm vi ứng xử của cán bộ, chiến sĩ

CSKV trên nhiều bình diện khác nhau vô cùng rộng lớn, ở đây tôi chỉ tập trung tìm

hiểu hành vi giao tiếp có văn hóa giữa CSKV với nhân dân - lực lượng đông đảo có

vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh giữ gìn TTATXH.

7

Vơi nhưng y nghia trên, chúng tôi đã chon đề tài luận văn là: “Hành vi giao tiếp

có văn hóa của cảnh sát khu vực với người dân Quận Cầu Giấy - Hà Nội”.

2. Muc đích nghiên cưu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa cua

CSKV với người dân Quận Cầu Giấy - Hà Nội. Trên cơ sơ đó , đề xuất một số kiến

nghị nhằm rèn luyện, phát huy hành vi giao tiếp có văn hóa cua CSKV góp phần

giúp CSKV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật

tự trong tình hình mới.

3. Đối tương nghiên cứu

Mức độ biểu hiện hành vi giao tiếp có văn hóa cua CSKV với người dân quận

Cầu Giấy – Hà Nội.

4. Khách thê nghiên cưu

- Khách thê điêu tra: 68 CSKV đang lam viêc t ại các phường: Quan Hoa, Yên

Hòa, Nghĩa Đô, Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu thuộc Quận Cầu Giấy - Hà

Nội, 300 người dân sinh sống trên địa bàn các phường Quan Hoa, Yên Hòa, Nghĩa

Đô, Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu thuộc Quận Cầu Giấy – Hà Nội.

5. Giả thuyết khoa học

CSKV thường xuyên thực hiện các hành vi giao tiếp có văn hóa với người

dân, phù hợp với quy định của Điều lệnh nội vụ CAND, Điều lệnh CSKV, Quy chế

văn hóa ứng xử của CSKV. Trong số các hành vi giao tiếp có văn hóa cua CSKV

với người dân có hành vi giao tiếp cua CSKV v ới người dân thường ngày là tốt

nhất. Một sô yêu tô chu quan (yếu tố động cơ chọn nghề, kinh nghiệm nghề nghiệp,

yếu tố tự tu dưỡng và rèn luyện hành vi giao tiếp CVH...) và yêu tô khách quan (yếu

tố đào tạo) ảnh hưởng tới hành vi giao tiếp có văn hóa của CSKV. Trong đó, yếu tố

chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi giao tiếp có văn hóa của CSKV.

6. Nhiêm vu nghiên cưu

- Xác định cơ sơ ly luân c ủa đề tài luận văn, làm rõ nhưng khái ni ệm công cu

liên quan đên vân đê nghiên cưu như : Văn hóa; Giao tiếp; Hành vi; Hành vi giao

tiếp; Hành vi giao tiếp có văn hóa; Hành vi giao tiếp có văn hóa cua CSKV.

8

- Phân tích làm rõ thưc trang mưc đô bi ểu hiên hành vi giao tiếp có văn hóa

với người dân cua CSKV va các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi giao tiếp có văn hóa

của CSKV Quận Cầu Giấy.

- Đê xuât ki ến nghị một số biện pháp rèn luyện, phát huy những hành vi giao

tiếp có văn hóa với người dân cho CSKV Quận Cầu Giấy.

7. Giơi han phạm vi nghiên cưu

- Vê nôi dung nghiên cưu : Hành vi giao tiếp có văn hóa cua Cảnh sát khu vực

với dân được biểu hiện trong nhiều công việc với các hình thức khác nhau. Trong

khuôn khổ của đề tài, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu các hành vi giao tiếp có văn

hóa cua CSKV với người dân thường ngày , trong công tác tiếp dân, hành vi giao

tiếp bằng điện thoại và HVGT với một số đối tượng vi phạm pháp luật trong khu

vực dân cư. Phân tích số liệu nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của đề tai và các quy

định của Bộ Công An về hành vi giao tiếp có văn hóa đối với CAND.

Nghiên cứu môt sô yêu tô chu quan (động cơ chọn nghề, kinh nghiệm nghề nghiệp,

yếu tố tự tu dưỡng và rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hóa...) và yêu tô khách quan

(yếu tố đào tạo...) có ảnh hưởng tới hành vi giao tiếp có văn hóa của đôi ngũ CSKV.

- Vê đia ban nghiên cưu:

Nghiên cưu hành vi giao ti ếp có văn hóa cua CSKV tại các phư ờng: Nghĩa

Đô, Yên Hòa, Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, thuộc quận

Cầu Giấy - Hà Nội.

- Vê khach thê nghiên cưu : CSKV và người dân tại các phường Nghĩa Đô,

Yên Hòa, Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, thuộc quận Cầu

Giấy - Hà Nội.

8. Phương phap luân va phương phap nghiên cưu

8.1. Phương phap luân

- Nguyên tắc tiêp cân hoat đông va giao tiêp

Quan điêm hoat đông va giao tiếp cho thây tâm ly la sa n phâm cua hoat đông

và giao ti ếp. Như vây , nghiên cưu hành vi giao ti ếp có văn hóa cua CSKV Qu ận

Cầu Giấy đươc găn vơi hoat đông ng hê nghiêp cua ho. Hành vi giao tiếp có văn hóa

của CSKV Qu ận Cầu Giấy đươc hình thành và thể hiện trong hoạt động giao ti ếp

nghiệp vụ vơi người dân.

9

- Nguyên tắc tiêp cân hê thông

Hành vi giao tiếp có văn hóa cua CSKV v ới người dân Quận Cầu Giấy bao

gồm các hanh đông ngôn ng ữ và phi ngôn ngữ trong mối quan hệ biện chứng

không thể tách rời . Từ quan điểm đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn

được xem xét và giải quyết một cách toàn diện và đồng bộ với nhưng yêu tô anh

hương đên viêc thưc hiên hành vi giao ti ếp có văn hóa của Cảnh sát khu vực vơi

người dân.

8.2. Các phương pháp nghiên cưu cu thê

- Phương phap nghiên cưu tai liêu.

- Phương phap điêu tra băng bang hoi ca nhân .

- Phương phap phong vân sâu.

- Phương pháp giải bài tập tình huống

- Phương phap nghiên cưu trường hợp điên hinh.

- Phương phap thông kê toan hoc.

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ công an (2015), “Điển hình tiên tiến Cảnh sát khu vực, công an xây dựng

phong trào và phụ trách an ninh xã về an ninh trật tự giai đoạn 2005-2015”, Tài

liệu lưu hành nội bộ.

2. Bộ công an (2015), Tài liệu tập huấn công tác cảnh sát khu vực, Tài liệu lưu

hành nội bộ.

3. Bộ Công an (2010), Quy chế Văn hoá giao tiếp và ứng xử của Cảnh sát khu vực.

Tài liệu lưu hành nội bộ.

4. Bộ công an (2012), Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân, Tài liệu lưu hành nội bộ.

5. Bộ công an (2009), Giáo trình xây dựng lực lượng Công an nhân dân, NXB

Công an nhân dân.

6. Bộ công an (2006), 60 năm Công an nhân dân Việt Nam, NXB Công an nhân dân.

7. Hoàn Anh, Vũ Kim Thanh (1992), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục.

8. Hoàng Thị Anh (1993), Kỹ năng giao tiếp sư của sinh viên, Luận án PTS Tâm

lý học, Đại học sư phạm Hà Nội I.

9. Nguyễn Thanh Bình (1991), Nhu cầu giao tiếp của sinh viên sư phạm, Tạp chí

Nghiên cứu Giáo dục số 6.

10. Nguyễn Thanh Bình (1996), Nghiên cứu một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp

của sinh viên với học viên khi thực tập tốt nghiệp, Luận án PTS.

11. A.G.Covalov (1994), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục Hà Nội.

12. Vũ Dũng (200), Từ điển Tâm lý học, NXB Đại học khoa học xã hội.

13. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, NXB giáo dục.

14. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1989), Tâm lý học tập 1, NXB

giáo dục.

15. Phạm Minh Hạc (1987), Nhập môn Tâm lý học, NXB Giáo dục.

16. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý học, NXB giáo dục.

17. Knud S.Larsen & Lê Văn Hảo (2015), Tâm lý học xuyên văn hóa, NXB Đại

học quốc gia Hà nội.

11

18. Ngô Công Hoàn (1987), Giao tiếp sư phạm, NXB Hà Nội.

19. Thế Hùng (2013), Văn hóa ứng xử - kỹ năng giao tiếp thành công, NXB Văn

hóa thông tin.

20. Hoàng Mộc Lan (2008), Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong nghiên

cứu khoa học, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Hoàng Mộc Lan (2010), Phương pháp nghiên cứu tâm lý học, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Lê (1995), Vấn đề giao tiếp, NXB Giáo dục.

23. Phan Đăng Long (2015), Văn hóa lối sống đô thị Hà Nội, NXB Chính trị Quốc

gia – Sự thật.

24. Hoàng Thị Bích Ngọc (2014), Văn hóa ứng xử trong Công an nhân dân, NXB

Công an nhân dân.

25. Nguyễn Ngọc Phú (1998), Tâm lý học Quân Sự, NXB Quân đội nhân dân.

26. Trần Đại Quang (2015), Văn hóa ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam, Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

27. Quốc hội nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Công an

nhân dân, NXB Hồng Đức.

28. Tổng cục cảnh sát, Cục chính trị cảnh sát, (2007), Văn hóa ứng xử của người

cảnh sát nhân dân, NXB Công an nhân dân.

29. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.

30. Từ điển Tiếng Việt (1995), NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

31. Từ điển Tiếng Việt (2005), Viện ngôn ngữ Đà Nẵng.

32. M.Rauchin (1995), Tâm lý học đại cương, NXB Thế giới, Hà Nội.

33. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh Huy (1996), Nhập môn khoa học giao tiếp,

NXB Giáo dục.

34. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Quan niệm về hành vi giao tiếp có văn hóa của

tuổi trẻ, Tạp chí tâm lý học (số 6), Viện Tâm lý học.

35. Nguyễn Quang Uẩn (2001), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học

sư phạm.

12

36. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển tâm lý, NXB Ngoại văn.

37. Bộ nội vụ (2007), Điều lệnh Cảnh sát khu vực, Tài liệu lưu hành nội bộ.

38. B.V.Xocolov (1972), Văn hóa và nhân cách, NXB Khoa học Lênin Grat.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

39. Craig Calhoun (1997), Donald Light, Suzanne Keller, Sociology (seventh

edition), The McGraw-Hill Companises.

40. George Ritzez (1996), Sociological Theory, Fourth Edition, The McGraw-

Hill Com.

41. Robert M. Krauss (2002), The Psychology of Verbal Communication,

Columbia University, Publication.

42. Ronald E. Riggio, Robert S. Feldman ( 2005), Applications of Nonverbal

Communication, Mahwah, New Jersey London.

43. Robert M. Krauss (2000) Social Psychological Models Of Interpersonal

Rsonal Communication, New York, Guilford Press.

WEBSITE

44. http://daitudien.net.

45. http://cand.com.vn/

46. http://www.caugiay.hanoi.gov.vn/

13