220
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HOA HNH VI XIN PHÉP V HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH V TIÊ ́ NG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGƢ̃ HỌC HUẾ - 2016

HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

----------------------------

NGUYỄN THỊ MAI HOA

HANH VI XIN PHÉP VA HỒI ĐÁP

TRONG TIẾNG ANH VA TIÊNG VIÊT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGƢ HỌC

HUẾ - 2016

Page 2: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-------------------------------

NGUYỄN THỊ MAI HOA

HANH VI XIN PHÉP VA HỒI ĐÁP TRONG

TIẾNG ANH VA TIÊNG VIÊT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 62.22.02.40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS Hoàng Tất Thắng

2. PGS.TS Trƣơng Viên

HUẾ - 2016

Page 3: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

i

LƠI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây la công trinh nghiên cƣu cua riêng tôi . Cac sô liệu

trong luân an la trung thƣc . Nhƣng kêt luân khoa hoc cua luân a n chƣa đƣơc

công bô trong bât ki công trinh nao khac.

TAC GIA LUÂN AN

Nguyên Thi Mai Hoa

Page 4: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

ii

MỤC LỤC

Trang bia phu

Lơi cam đoan i

Mục lục ii

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng, biểu viii

MƠ ĐÂU 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SƠ LI THUYÊT 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8

1.1.1. Ngoài nƣớc 8

1.1.2. Trong nƣớc 10

1.2. Lý thuyết hội thoại 14

1.2.1. Những yếu tô trong cấu trúc hội thoại 14

1.2.3. Sự kiện lời nói (Speech event) 17

1.3. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ 18

1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ 19

1.3.2. Phân loại hành vi ở lời 21

1.3.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời 23

1.3.4. Phƣơng thức thực hiện hành vi ở lời 25

1.3.5. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gian tiếp 27

1.4. Hành vi xin phép và hồi đap 29

1.4.1. Khai niệm hành vi yêu cầu 30

1.4.2. Khai niệm hành vi xin phép 30

1.4.3. Khai niệm hồi đap 32

1.4.4 Điều kiện sử dụng của hành vi xin phép 34

1.4.5. Môi quan hệ giữa hành vi yêu cầu và hành vi xin phép 36

1.5. Nguyên tắc về lịch sự và thể diện trong hội thoại 38

1.6. Quan hệ liên cá nhân trong hội thoại 40

Page 5: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

iii

1.7. Ngôn ngữ và môi quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 40

1.8. Tiểu kết 41

CHƢƠNG 2: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐAP TRONG

TIẾNG ANH

43

2.1. Kết quả thông kê phân loại cac cấu trúc xin phép và hồi đap

trong tiếng Anh qua văn chƣơng và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT

43

2.1.1. Kết quả thông kê phân loại cac cấu trúc xin phép qua văn

chƣơng và DCT

43

2.1.2. Kết quả thông kê phân loại cac cấu trúc hồi đap qua văn

chƣơng và DCT

45

2.2. Cac phƣơng thức biểu hiện trực tiếp hành vi xin phép và hồi

đap trong tiếng Anh

47

2.2.1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đap tích cực trực tiếp 47

2.2.2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đap tíêu cực trực tiếp 47

2.3. Cac phƣơng thức biểu hiện gian tiếp hành vi xin phép và hồi

đap trong tiếng Anh

49

2.3.1. Hành vi xin phép gian tiếp - Hồi đap tích cực trực tiếp 50

2.3.2. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đap tíêu cực trực tiếp 50

2.3.3. Hành vi xin phép gian tiếp - Hồi đap tích cực gian tiếp 53

2.3.4. Hành vi xin phép gian tiếp - Hồi đap tiêu cực gian tiếp 55

2.4. Cac nét ngữ dụng liên quan đến hành vi xin phép và hồi đap

trong tiếng Anh

57

2.4.1. Hành vi xin phép và hồi đap xét trong môi quan hệ bô, mẹ -

con (môi trƣờng gia đình)

62

2.4.2. Hành vi xin phép và hồi đap xét trong môi quan hệ bạn bè 62

2.4.3. Hành vi xin phép và hồi đap xét trong môi quan hệ thầy - trò

(môi trƣờng trƣờng học)

63

2.4.4. Hành vi xin phép và hồi đap xét trong môi quan hệ giữa thủ 64

Page 6: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

iv

trƣởng - nhân viên (môi trƣờng công sở)

2.5. Tiểu kết 67

CHƢƠNG 3: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐAP TRONG

TIẾNG VIỆT

69

3.1.1. Kết quả thông kê phân loại cac cấu trúc xin phép và hồi đap

trong tiếng Việt qua văn chƣơng và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT

69

3.1.1. Kết quả thông kê phân loại cac cấu trúc xin phép qua văn

chƣơng và DCT

69

3.1.2. Kết quả thông kê phân loại cac hành vi hồi đap trong tiếng

Việt qua văn chƣơng và DCT

70

3.2. Cac phƣơng thức biểu hiện trực tiếp hành vi xin phép và hồi

đap trong tiếng Việt

72

3.2.1 Khai niệm về hành vi xin phép và hồi đaptrực tiếp 72

3.2.2 Đặc điểm về phƣơng thức thức biểu hiện hành vi xin phép và

hồi đap trực tiếp

73

3.2.3. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đap tích cực trực tiếp 73

3.2.4. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đap tích cực gian tiếp 78

3.2.5. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đap tiêu cực gian tiếp 80

3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đap tiêu cực trực tiếp 84

3.3. Các phƣơng thức biểu hiện gian tiếp hành vi xin phép và hồi

đap trong tiếng Việt

86

3.3.1. Hành vi xin phép gian tiếp - Hồi đap tích cực trực tiếp 86

3.3.2. Hành vi xin phép gian tiếp - Hồi đap tíêu cực trực tiếp 87

3.3.3. Hành vi xin phép gian tiếp - Hồi đap tích cực gian tiếp 88

3.3.4. Hành vi xin phép gian tiếp - Hồi đap tích cực gian tiếp 88

3.4. Cac nét ngữ dụng liên quan đến hành vi xin phép và hồi đap

trong tiếng Việt

90

3.4.1. Hành vi xin phép và hồi đap xét trong môi quan hệ bô, mẹ - 90

Page 7: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

v

con (môi trƣờng gia đình)

3.4.2. Hành vi xin phép và hồi đap xét trong môi quan hệ bạn bè 91

3.4.3. Hành vi xin phép và hồi đap xét trong môi quan hệ thầy - trò

(môi trƣờng trƣờng học)

92

3.4.4. Hành vi xin phép và hồi đap xét trong môi quan hệ giữa thủ

trƣởng - nhân viên (môi trƣờng công sở)

93

3.5. Tiểu kết 94

CHƢƠNG 4: SỰ TƢƠNG ĐỒNG VA KHAC BIỆT CỦA

HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐAP TRONG TIẾNG ANH VÀ

TIẾNG VIỆT

97

4.1. Những điểm tƣơng đồng 97

4.1.1 So sanh mặt nội dung của hành vi xin phép và hồi đap trong

tiếng Anh và tiếng Việt

97

4.1.2 So sanh mặt ngữ nghĩa của hành vi xin phép và hồi đap trong

tiếng Anh và tiếng Việt.

100

4.1.3 So sanh mặt ngữ dụng của hành vi xin phép và hồi đap trong

tiếng Anh và tiếng Việt

102

4.2. Những điểm khac biệt 103

4.2.1. So sanh mặt ngữ nghĩa của hành vi xin phép và hồi đap

trong tiếng Anh và tiếng Việt

103

4.2.2. So sanh mặt ngữ dụng của hành vi xin phép và hồi đap trong

tiếng Anh và tiếng Việt

106

4.2.2.1. So sanh tỉ lệ sử dụng cac (trợ) động từ để thực hiện cac

hành vi xin phép và hồi đap trong tiếng Anh và tiếng Việt theo cac

nhóm xã hội từ DCT.

106

4.2.2.2 So sanh tỉ lệ sử dụng cac phƣơng thức thực hiện cac hành

vi xin phép và hồi đap trực tiếp và gian tiếp trong tiếng Anh và

tiếng Việt với cac quan hệ xã hội

111

Page 8: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

vi

4.3. Hành vi xin phép và hồi đap với phép lịch sự trong tiếng Anh

và tiếng Việt

116

4.3.1 Hành vi xin phép và hồi đap với phép lịch sự trong tiếng Anh 115

4.3.2 Hành vi xin phép và hồi đap với phép lịch sự trong tiếng Việt 118

4.4. Tiểu kết 125

KẾT LUÂN 128

DANH MỤC CAC CÔNG TRÌNH CỦA TAC GIA CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUÂN AN

134

TÀI LIỆU THAM KHAO 135

PHỤ LỤC A

PHỤ LỤC B

PHỤ LỤC C

PHỤ LỤC D

Page 9: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

vii

DANH MUC CAC KÍ HIỆU, CHƢ VIÊT TĂT

Các chữ viết tắt trong tiếng Anh

1. NP1: Noun Phrase 1: cụm danh từ thứ nhất

2. NP2: Noun Phrase 2: cụm danh từ thứ hai

3. VP: Verb Phrase: cụm động từ

4. S: ngƣời nói

5. H: ngƣời nghe

6. Sp1: ngƣơi noi/nhân vât hôi thoai thƣ nhât

7. Sp2: ngƣơi noi/nhân vât hôi thoai thƣ hai

8. DCT: Discourse Completation Task (Phiếu câu hỏi diễn ngôn)

9. FTA : Face Threatening Acts (Hành vi đe dọa thể diện)

Các chữ viết tắt trong tiếng Việt

10. HVNN: hành vi ngôn ngữ

11. CN: chủ ngữ

12. BTNV: biêu thƣc ngƣ v i

13. PNNV: phát ngôn ngữ vi

14. ĐTNV: đông tƣ ngƣ vi

15. HT: hôi thoai

16. TP: thành phần

17. SL: Sô lƣợng

Page 10: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

viii

DANH MUC CAC BANG, BIỂU

SÔ TÊN BANG, BIÊU TRANG

2.1a Bảng thông kê cac cấu trúc xin phép trong tiếng Anh qua

văn chƣơng và DCT

43

2.1a Tỉ lệ cac cấu trúc xin phép trong tiếng Anh qua văn

chƣơng và DCT

44

2.1b Bảng thông kê cac cấu trúc hồi đap trong tiếng Anh qua

văn chƣơng và DCT

45

2.1b Tỉ lệ cac cấu trúc hồi đap trong tiếng Anh qua văn

chƣơng và DCT

46

2.3 Cac phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đap

trong tiếng Anh qua văn chƣơng và DCT

61

2.4 Quan hệ xã hội với cac phƣơng thức biểu hiện trong tiếng

Anh qua văn chƣơng

65

3.1a Bảng thông kê cac cấu trúc xin phép trong tiếng Việt qua

văn chƣơng và DCT

69

3.1a Tỉ lệ cac cấu trúc xin phép trong tiếng Việt qua văn

chƣơng và DCT

70

3.1b Bảng thông kê cac cấu trúc hồi đap trong tiếng Việt qua

văn chƣơng và DCT

71

3.1b Tỉ lệ cac cấu trúc hồi đap trong tiếng Việt qua văn

chƣơng và DCT

72

3.3

Cac phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đap

trong tiếng Việt qua văn chƣơng và DCT

89

Page 11: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

ix

3.4 Quan hệ xã hội với cac phƣơng thức biểu hiện trong tiếng

Việt qua văn chƣơng

94

4.1 Nội dung và phƣơng tiện từ vựng dùng để xin phép và

hồi đap trong tiếng Anh và tiếng Việt

98

4.2 So sanh tỉ lệ sử dụng cac (trợ) động từ để thực hiện cac

hành vi xin phép và hồi đap trong tiếng Anh và tiếng Việt

theo cac nhóm xã hội từ DCT

111

4.2 So sanh tỉ lệ cac phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép

và hồi đap trong tiếng Anh và tiếng Việt

115

Page 12: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xã hội hiện đại với xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay ở Việt

Nam, việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Sử dụng

ngôn ngữ trong giao tiếp đối với mỗi dân tộc lại có sự khác biệt. Điều đó đã góp

phần tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử cũng như bản sắc văn

hóa riêng cho mỗi dân tộc. Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt

động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể

hiện hết sức đa dạng nhưng đều được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ. Hành

vi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta,

bất cứ hành vi ngôn ngữ nào cũng được thực hiện với mục đích của người nói

trong giao tiếp ngôn ngữ. Chẳng hạn, với một lời hứa, mục đích của người nói là

biết cách tạo ra một sự bắt buộc để thực hiện hành vi đó như là một lời hứa. Với

hành vi xin phép, khi thực hiện hành vi này người nói mong muốn được thực

hiện với sự hồi đáp tích cực của người nghe hoặc người nghe sẽ thực hiện hành

vi cho phép sau khi người nói thực hiện hành vi xin phép.

Hành vi xin phép và hành vi hồi đáp là một trong những cặp hành vi lời nói

phổ biến trong tiếng Việt cũng như ở trên thế giới. Theo Searle (1976), hành vi

xin phép và hồi đáp nằm trong lớp hành vi lời nói khuyến lệnh (directive), mục

đích của người nói khi tạo ra các phát ngôn xin phép là nhận được sự hồi đáp

tích cực (hay cho phép) của người nghe đối với các phát ngôn xin phép đó.

Chúng ta có thể gặp rất nhiều các phát ngôn xin phép và hồi đáp được sử dụng

trong đời sống hàng ngày. Tùy vào mục đích, dụng ý và địa vị xã hội của người

nói và người nghe mà các phát ngôn xin phép và hồi đáp được thể hiện theo hai

phương thức trực tiếp và gián tiếp với nhiều dạng thức khác nhau như là cấu trúc

mệnh lệnh, nghi vấn Can I…? Could I…? May I…? Would you mind…? Do you

mind…? sử dụng các động từ ngữ vi như permit, allow, let trong tiếng Anh và

xin phép, xin… được phép, xin....cho phép, cho, để, hoặc sử dụng trợ động từ tình

thái có thể trong tiếng Việt.

Page 13: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

2

Hai loại hành vi này luôn đi cùng với nhau, cùng tồn tại và xuất hiện song

hành trong các hội thoại hay phát ngôn lời nói. Tuy nhiên, theo Brown và

Levison (1987) khi bàn về lý thuyết lịch sự (politeness theory), hai ông cho rằng

loại hành vi lời nói này có thể đe dọa thể diện của người nói trong những trường

hợp người nghe đưa ra các hồi đáp tiêu cực, vì việc chuyển di ngữ dụng trong

hành vi xin phép và hồi đáp sẽ dẫn đến nhiều cuộc hội thoại không thành công

trong giao tiếp ngôn ngữ giữa những người ở nhiều nền văn hóa khác nhau.Việc

nghiên cứu bản chất của hành vi xin phép và hồi đáp, cấu trúc và phương tiện thể

hiện, các tác nhân quyết định hiệu quả của hành vi xin phép và hồi đáp, nét đặc

trưng văn hóa của người Mỹ và người Việt Nam biểu lộ qua hành vi xin phép và

hồi đáp, những nét riêng của việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao

tiếp của các nhóm xã hội… là một vấn đề cần thiết có thể cho thấy những nét

tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, về tính lịch sự, về cách ứng xử văn hóa và

cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ của cả hai dân tộc. Tuy nhiên,

cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về hành vi xin phép và

hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách hệ thống và toàn diện.

2. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Anh và tiếng Việt.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án của chúng tôi hướng đến mục đích gop phân minh chưng cho li

thuyêt cua Ngư dung hoc vê hanh vi ngôn ngư , góp phần làm phong phú thêm li

thuyêt vê môi quan hê giưa ngôn ngư va văn hoa ; làm ro bản chất của hành vi

xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc nhìn Ngữ dụng học.

Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

3.1. Khảo sát hành vi xin phép và hồi đáp trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt.

3.2. Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và

ngữ nghĩa của những phát ngôn dùng để thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp

trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Page 14: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

3

3.3. Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với hành vi xin phép và hồi đáp

trong tiếng Anh và tiếng Việt.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định lấy tiếng Anh làm ngôn

ngữ gốc và tiếng Việt làm ngôn ngữ đích, chủ yếu được nghiên cứu theo các

phương pháp sau:

4.1. Phương pháp qui nạp: Phương pháp này được thực hiện thông quá việc thu

thập tư liệu về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ

đó đi đến khái quát hóa các chiến lược với những biểu hiện cụ thể của chúng.

4.2. Phương pháp phân tích, miêu tả: Hành vi xin phép và hồi đáp là một cặp

thoại nên thường hay xuất hiện trong các tình huống giao tiếp cụ thể với các

nhân tố được sử dụng trong hoạt động hội thoại (nhân vật hội thoại, đích hội

thoại, nội dung hội thoại...). Ngoài ra, còn cần phải quan tâm đến yếu tố hiện

thực ngoài hội thoại (yếu tố xã hội, văn hoá...) khi phân tích chức năng hay lí

giải sự hành chức của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt.

4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu song song: Chúng tôi dựa trên các kết quả

đã phân tích và miêu tả để đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những điểm tương

đồng và khác biệt đối với hành vi xin phép và hồi đáp trong cả hai ngôn ngữ Anh

và Việt trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng.

Sư dung ba phương phap nghiên cưu noi trên , luân an đông thơi tiên hanh môt

sô thu phap nghiên cưu sau:

- Thống kê phân loại: Tất cả các phát ngôn xin phép và hồi đáp sau khi thu

thập đều được tác giả phân loại và xử lý bằng phương pháp thủ công, định dạng

và phân loại theo các nhóm, các phương thức biểu hiện khác nhau.

- Phân tích và hệ thống hóa: đươc sư dung trong phân tich ngư liêu , sô liêu đê

khái quát những đặc điểm cấu trúc , ngư nghia, ngư dung cua hanh vi xin phép và

hồi đáp.

Tóm lại, phương pháp qui nạp, miêu tả, thống kê phân loại và so sánh đối

chiếu là các phương pháp chủ đạo xuyên suốt đề tài luận án.

Page 15: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

4

5. Phạm vi nghiên cứu

Theo Eva Ogiermann (2009) hiện nay trên thế giới có 3 hướng nghiên cứu

chính về hành vi lời nói sau:

1. Thông qua văn chương và báo chí.

2. Thông qua khối liệu (corpus)

3. Thông qua phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT)

Luân an xác đ ịnh sư dung ngư liêu thu thâp đư ợc từ các nguồn sau là đối

tượng nghiên cứu chính:

- Các tác phâm văn học, truyện ngắn Viêt Nam thời kỳ trung đại và cận đại.

- Các tác phâm, truyện ngắn tiếng Anh, song ngữ Anh - Việt.

- Môt sô bô phim truyên hình Việt Nam, phim Mỹ.

- Hôi thoai trong giao tiêp hang ngay dựa trên phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT.

Như vậy, luận án đã xác định sử dụng hướng nghiên cứu 1 theo Eva

Ogiermann là hướng nghiên cứu chính. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng hướng

nghiên cứu 3, sử dụng các tình huống hội thoại trên phiếu câu hỏi diễn ngôn

DCT, các kết quả thu được từ việc xử lý phiếu điều tra sẽ làm sáng tỏ thêm

những kết luận trong quá trình phân tích và nghiên cứu ngữ liệu, làm cho luận án

có tính xác thực và có độ tin cậy cao.

Tóm lại, theo hai hướng nghiên cứu 1 và 3, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ

là 970 hành vi xin phép và hồi đáp bằng tiếng Anh và 1000 hành vi xin phép và

hồi đáp bằng tiếng Việt.

Phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT được thiết kế với 9 tình huống trong 3 môi

trường xã hội và 4 quan hệ xã hội khác nhau để đảm bảo tính khách quan: môi

trường công sở giữa thủ trưởng - nhân viên, quan hệ bạn bè/ đồng nghiệp, môi

trường trường học giữa thầy - trò, giữa bạn bè và gia đình giữa bố, mẹ - con cái,

mỗi tình huống sẽ có 2 hồi đáp tích cực và tiêu cực. Mỗi tình huống phải thể hiện

được tình trạng xã hội, khoảng cách xã hội giữa các nghiệm thể khi thực hiện

hành vi xin phép và hồi đáp. Phiếu câu hỏi sẽ được phát trực tiếp cho 40 nghiệm

thể Việt là các sinh viên tiếng Anh của trường Đại học Quảng Bình, với các

Page 16: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

5

nghiệm thể là sinh viên của trường Đại học Southern Mississippi ở Mỹ, chúng

tôi phải nhờ trực tiếp một bạn sinh viên Việt Nam đang học tại trường này trực

tiếp phát phiếu điều tra cho các bạn sinh viên Mỹ, sau đó chụp ảnh các bản thu

được sau khi khảo sát và gửi email về Việt Nam.

Việc sử dụng các tình huống lựa chọn ngẫu nhiên trong nghiên cứu của luận

án có thể không phản ánh hết đặc điểm xã hội, các quan hệ xã hội của các nhóm

tiêu chuân trên thực tế. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, với

mục tiêu xem xét việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và

tiếng Việt của các nhóm xã hội hiện nay, những thông tin, số liệu thu thập được

từ phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT cũng phần nào phản anh được những đặc điêm

giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong

giao tiếp của các nhóm xã hội hiện nay trong tiếng Anh và tiếng Việt.

6. Bố cục của luận án

Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục gồm 4

chương.

Phần Mở đầu là một phần giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ nội dung của

luận án, có tính định hướng, quy định và chỉ ra những công việc cụ thể mà luận

án phải giải quyết, những mục đích đạt được sau kết quả nghiên cứu, góp phần

khẳng định thêm những giá trị về mặt lý thuyết và những ứng dụng thực tiễn của

luận án trong tương lai.

Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết, khái quát các vấn đề có liên quan

đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, lý thuyêt hanh vi

ngôn ngư, hành vi xin phép, hành vi hồi đáp, lý thuyêt hôi thoai va l ý thuyêt vê

môi quan hê giưa ngôn ngư va văn hoa.

Chương 2: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh, miêu tả, phân tích

khái quát các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực

tiếp và gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Anh trên

bình diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như

lịch sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác

Page 17: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

6

của các vai giao tiếp trong hội thoại.

Chương 3: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt, miêu tả và khái quát

các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực tiếp và

gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Việt trên bình

diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như lịch

sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiêp, tuổi tác của

các vai giao tiếp trong hội thoại.

Chương 4: Sự tương đồng và khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này trình bày những điểm tương đồng và những

nét khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt trên

bề mặt cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng. Thông qua ngữ liệu văn chương và phiếu

câu hỏi diễn ngôn, rút ra những kết luận về một số khuôn mẫu của hành vi xin

phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này cũng phân tích

nguyên lí lịch sự, cách ứng xử văn hóa, phong tục tập quán, sự phân tầng về vị

thế, tuổi tác, nghề nghiệp trong xã hội được thể hiện trong hành vi xin phép và

hồi đáp của người Mỹ và người Việt.

Phần Kết luận rút ra những vấn đề mang tính khái quát về các kết quả đã

nghiên cứu của luận án về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và

tiếng Việt, đề xuất những ứng dụng khả thi từ những kết quả mà luận án đem lại

trong phạm vi lý thuyết và ứng dụng của ngôn ngữ học, đồng thời cũng đề xuất

những hướng nghiên cứu tiếp theo mang tính chuyên sâu về các loại hành vi

ngôn ngữ trong sự so sánh, đối chiếu ở hai ngôn ngữ.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

7.1. Ý nghĩa khoa học

1. Luận án góp phần làm ro những tương đồng và khác biệt của hành vi xin

phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và

ngữ nghĩa-ngữ dụng.

2. Luận án đã xác định đối tượng nghiên cứu theo một hướng nghiên cứu hoàn

toàn mới mẻ, hiện đại khi so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của đối

Page 18: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

7

tượng này trong tiếng Anh và tiếng Việt xét về mặt ngữ dụng học. Kế thừa các

nghiên cứu của các tác giả đi trước như Soehartono & Sianne, Hisae Niki &

Hiroko Tajika của Nhật Bản, Lê Thị Thu Lê, Đào Nguyên Phúc của Việt Nam,

luận án là sự tiếp nối các nghiên cứu trước đây về hành vi xin phép theo hướng

mở rộng của các tác giả này, góp thêm một góc sáng cho bức tranh toàn cảnh về

các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi

xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu của luận án có những giá trị thực tiễn nhất định trong

việc lý giải các cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và

tiếng Việt một cách có hiệu quả.

1. Việc so sánh đối chiếu một hành vi ngôn ngữ (hành vi xin phép) trong hai

thứ tiếng Anh và Việt có nguồn gốc ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ khác nhau

cung cấp những chứng cứ và góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và

tính đặc thù của ngôn ngữ trong giao tiếp.

2. Việc nghiên cứu hành vi xin phép và hồi đáp gắn với các yếu tố văn hóa và

xã hội có thể được mở rộng để nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ khác qua đó

góp phần nghiên cứu văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.

3. Những kết quả đạt được của luận án cho phép đưa ra những chỉ dẫn trong

việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp một cách có hiệu quả,

ngoài ra các kết quả đó sẽ là những tham khảo có ích được sử dụng trong giảng

dạy ngoại ngữ; tiếng Anh cho người Việt Nam và tiếng Việt cho người nước

ngoài, đặc biệt là trong các giao tiếp ngôn ngữ xã hội.

Page 19: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

8

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Ngoài nƣớc

Vào đầu những năm 1960, cùng với sự xuất hiện của lí thuyết hành động ngôn

từ (speech act theory) do J.L. Austin và J.Searle khởi xướng, ngữ dụng học bắt

đầu bước vào

thời kì phát triển mạnh mẽ, giải đáp và khám phá rất nhiều những địa hạt mới

mẻ của ngôn ngữ học. Từ đây, ngôn ngữ học đã được mở rộng phạm vi quan

tâm, bao quát đến từng lời nói cụ thể, từng giao tiếp cụ thể của con người. Người

đầu tiên đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ là Austin (1962) với công trình

nghiên cứu "How to do things with words". Trong thời gian đó, Austin cho rằng,

các nhà lôgic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm

(còn gọi là khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả...) và xem chúng là đối tượng

cơ bản để nghiên cứu. Austin đề nghị chia câu thành hai loại: câu tường thuật

(constative) và câu ngôn hành. Câu tường thuật là câu nêu nhận định, còn câu

ngôn hành là phát ngôn mà khi nói ra chúng, người nói đồng thời làm một điều

gì đó hơn là nêu nhận định về một điều gì đó. Chẳng hạn với các câu:

(1) Con xin phép thầy mẹ cho con ra ga ngay. [119, 43]

(2) Con thề với bố là ông ấy không hề lấy một xu nào của công ty. [39, 58]

chúng ta thấy người nói chẳng đưa ra một nhận định nào cả mà đơn giản là đang

thực hiện các hành vi “xin phép”và “thề”. J.L. Austin cho rằng những câu này

được người nói phát ngôn ra với mục đích thực hiện một hành vi nào đó như

mời, hứa, khuyên, ra lệnh, xin phép, xin lỗi...

Như vậy, nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật, miêu tả và phát ngôn

ngôn hành, nhà triết học người Anh này đã phát hiện ra bản chất hành vi của

ngôn ngữ.

Cũng như J.L Austin và các tác giả khác, J.R Searle (1969) đã tiến hành phân

loại các động từ ngôn hành và chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J.L

Page 20: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

9

Austin (1962) vì ông cho rằng J.L Austin không định ra các tiêu chí phân loại, do

đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau. J.R Searle (1969) cho rằng “trước

hết là phải phân loại các hành động ngôn từ chứ không phải phân loại các động

từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ tiêu chí thích hợp với các hành

động ngôn từ thì có thể lý giải được tình trạng giẫm đạp lên nhau của các phạm

trù theo cách phân chia của J.L Austin” [79,123]. Searle đã đưa ra 12 tiêu chí,

trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất là:

1. Đích tại lời (illocutionary point);

2. Hướng khớp ghép lời – hiện thực (direction of fit);

3. Trạng thái tâm lí được biểu hiện;

4. Nội dung mệnh đề;

Căn cứ vào 4 tiêu chí này và một số các tiêu chí khác, Searle đã phân loại các

hành vi ơ lơi thành 5 lớp lớn: Tái hiên (Representatives), Điều khiển

(Directives), Kết ước (Commissives), Biểu lộ (Expressives), Xác tín

(Assertives). Trong đó, hành vi xin phép được xếp vào nhóm điều khiển, một

nhóm bao gồm các hành vi như ra lệnh, yêu cầu, hỏi, xin phép, cho phép.

Nói chung các nhà nghiên cứu ngoài nước đã đề cập đến những khía cạnh

khác nhau của hành vi ngôn ngư với tư cách là một trong những vấn đề chính và

cốt lõi của Ngữ dụng học hiện đại.

Đề cập đến số lượng các loại chức năng ngôn ngữ thường gặp, Soehartono &

Sianne [80, 35] cho rằng:“Có bốn loại chức năng ngôn ngữ chưa bao giờ gặp

trong các phát ngôn xin phép trong trường hợp giáo viên có địa vị xã hội cao

hơn”. Các chức năng đó là:

1. Đề nghị một chuỗi các hoạt động.

2. Yêu cầu ai làm gì.

3. Khuyên ai làm gì.

4. Hướng dẫn ai làm gì.

Bằng cách phân tích các dữ liệu, Soehartono & Sianne (2003) đã tìm ra chức

năng chiếm ưu thế trong hành vi xin phép và kết luận: “Chức năng của hành vi

Page 21: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

10

xin phép được theo sau bởi chức năng xin lỗi để thể hiện vị thế xã hội thấp hơn

của người xin phép nhằm thuyết phục người có quyền lực cao hơn.”[80,133].

Hisae Niki của trường Đại học Meikai, Chiba và Hiroko Tajika của trường Đại

học Tsudo, Tokyo Nhật Bản (1994) trong “Asking for permission vs making

requests: strategies chosen by Japanese speakers of English” đã phân tích hành

vi xin phép và hành vi yêu cầu dựa trên hai động từ cụ thể “borrow” và “lend”

theo các tiêu chí như khoảng cách xã hội, địa vị xã hội giữa người nói và người

nghe. Kết quả thu được từ việc khảo sát phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) với cấu

trúc Can I borow…? và Could I borrow…? khi thực hiện các hành vi xin phép và

Can you lend...? và Could you lend...? khi thực hiện hành vi yêu cầu cho thấy

người bản ngữ thích sử dụng các cấu trúc xin phép trong khi người Nhật có xu

hướng sử dụng hành vi yêu cầu trong mọi tình huống. “Nghiên cứu này chỉ mới

chỉ dừng lại ở quan hệ giao tiếp là các thành viên trong gia đình, do đó, hạn chế

của đề tài này là chưa khảo sát được các hành vi xin phép trong nhiều mối quan

hệ xã hội ở những môi trường giao tiếp khác nhau để có những kết luận mang

tính chính xác, khách quan và thực tế hơn về cách sử dụng hành vi xin phép và

yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Nhật”. (Tajika & Niki, 1991; Niki, 1993)

Tóm lại, một số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới đã quan tâm đến

việc nghiên cứu đề tài hành vi xin phép theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau.

Tuy nhiên, đề tài về hành vi xin phép và hồi đáp chưa được nhà nghiên cứu nào

đề cập và nghiên cứu chúng như là một cặp hành vi ngôn ngữ và có sự so sánh

đối chiếu với ngôn ngữ khác.

1.1.2. Trong nƣớc

Ở Việt Nam, hành vi ngôn ngữ đã và đang nhận được sự quan tâm của rất

nhiều nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là các nhà Việt ngữ. Trong số đó phải kể đến

một số công trình nghiên cứu của những nhà khoa học có tên tuổi như Cao Xuân

Hạo (1991) với công trình “Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng” đã đánh

dấu một bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu (1993)

trong “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với Bùi Minh Toán), Ngữ dụng học

Page 22: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

11

Tập 2, đã đưa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ, phân biệt biểu thức ngữ vi và động

từ ngữ vi, và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực tại lời của các hành vi

ngôn ngữ. Nguyễn Đức Dân (1998) với công trình “Ngữ dụng học” đã nêu

những cơ sở lí thuyết căn bản về ngữ dụng học trong đó có hành vi ngôn ngữ.

Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong cuốn “Dụng học Việt ngữ” đã trình bày những

vấn đề Ngữ dụng học ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt. Nguyễn Văn Hiệp

(2008) trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” khi trình bày về nghĩa

mục đích phát ngôn (một trong bốn cơ sở ngữ nghĩa của việc phân tích và miêu

tả cú pháp câu tiếng Việt: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề, nghĩa mục

đích phát ngôn) đã nêu khái quát lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin, phân

loại hành vi ngôn ngư , và đặc biệt tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa đánh

dấu mục đích phát ngôn và đánh dấu kiểu câu, vai trò của các tiểu từ tình thái

tiếng Việt trong việc hình thành hiệu lực ở lời của phát ngôn.

Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã vận dụng lý thuyết về

hành vi ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học thế giới để nghiên cứu đặc điểm,

bản chất và cách vận hành của các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt.

Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ như một sự kiện lời nói trong tương tác hội

thoại cũng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và có rất nhiều các công trình

nghiên cứu. Trong số đó phải kể đến “Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời

nói thỉnh cầu” (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Vân Anh 2001); Lữ Thị Trà

Giang (2008) với đề tài luận văn Thạc sĩ “Ngữ nghĩa - ngữ dụng của vị từ ngôn

hành tiếng Việt” đã bàn về các loại động từ ngôn hành và cách sử dụng của

chúng trong tiếng Việt. Luận án tiến sĩ năm 2013 của Nguyễn Thị Thu Nga

nghiên cứu về “Hành vi ngôn ngữ Thề trong tiếng Việt”. Nhìn chung, các nghiên

cứu của các tác giả này là những nghiên cứu để tiến tới xây dựng khái niệm về

một hành vi ngôn ngữ cụ thể, các cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa của biểu thức

ngữ vi tường minh của hành vi ngôn ngữ đó, xác định cấu trúc đặc thù của từng

sự kiện lời nói với các tham thoại dẫn nhập, tham thoại hồi đáp, bước đầu tìm

hiểu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến sự thể hiện hành vi ngôn ngữ được

Page 23: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

12

nghiên cứu. Nghiên cứu so sánh đối chiếu phương tiện thể hiện hành vi ngôn ngữ

giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác có rất nhiều công trinh tiêu biêu như: “Một

số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời

khen” (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Văn Quang 1998); “Phương thức

biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh, liên hệ tiếng Việt” (Luận

án Tiến sĩ Ngữ văn của Trần Chi Mai 2004); Nguyễn Văn Lập (2005), “Nghi

thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn ngữ” (so sánh với tiếng

Anh), (Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí

Minh); Siriwong Hongsawan (2010) "Nghiên cứu đối chiếu hành vi bác bỏ trong

tiếng Thái và tiếng Viêt", Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học (đã được công bố thành

sách), Trương Đai hoc Khoa học Xã hội và Nhân văn , Hà Nội . Trong cac công

trình này, các tác giả chủ yếu miêu tả và phân tích sự khác biệt về phương tiện và

cách thức biểu thị hành vi ngôn ngữ giữa tiếng Việt và một ngôn ngữ khác , bươc

đâu li giải sự khác biệt đó từ góc độ văn hóa . Luận án Tiến sĩ của Đào Nguyên

Phúc (2007) “Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng Việt” đã đi sâu tìm

hiểu đặc trưng của ngôn ngữ hội thoại tiếng Việt nhất là đặc trưng ngôn ngữ của

“Sự kiện lời nói xin phép” qua cách miêu tả và phân loại các dạng thức khác

nhau của việc sử dụng sự kiện lời nói xin phép và các yếu tố văn hóa ảnh hưởng

đến sự kiện lời nói xin phép trong tiếng Việt. Mục đích của công trình nghiên

cứu là tìm hiểu bản chất của sự kiện lời nói xin phép trong tiếng Việt trên bình

diện dụng học, làm sáng tỏ được đặc điểm cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói

chung và đặc điểm của các thành tố trong cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói

riêng, đồng thời tìm hiểu các chiến lược lịch sự trong giao tiếp khi sử dụng hành

vi ngôn ngữ xin phép. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở đối tượng nghiên

cứu là tiếng Việt, mà không có được sự so sánh với một ngôn ngữ nào khác và

nghiên cứu của tác giả cũng không đề cập đến hành vi hồi đáp, là một phần

không thể thiếu được khi nghiên cứu về hành vi xin phép để công trình nghiên

cứu trở nên có chiều sâu và có giá trị hơn. Lê Thị Thu Lê (2010) trong luận văn

thạc sĩ “Asking and giving permission in Vietnamese and English, a contrastive

Page 24: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

13

analysis” đã đề cập đến một số động từ tình thái trong tiếng Anh dùng để thực

hiện hành vi xin phép như can, could, may. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới liệt kê

được các cấu trúc ngữ nghĩa thường hay dùng khi thực hiện các hành vi xin phép

trong tiếng Anh như Can I…?, Could I…?, May I…? và các cấu trúc tương

đương trong tiếng Việt như có thể…được không? Tác giả chưa đi sâu tìm hiểu

các cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ dụng của hành vi xin phép trong tiếng Việt, việc

nghiên cứu về hành vi xin phép trong tiếng Việt của tác giả chỉ mới dừng lại ở

cách sử dụng động từ ngữ vi “xin phép”, song mới chỉ là những phác thảo mang

tính sơ lược, chung chung, chưa đưa ra được những cấu trúc xin phép trên bình

diện ngữ nghĩa, ngữ dụng, chưa có sự tổng hợp, phân tích mang tính định tính,

định lượng. Bên cạnh đó, hành vi hồi đáp không được tác giả đề cập đến trong

công trình nghiên cứu, do đó hành vi hồi đáp chưa được tác giả phân tích, đối

chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Các tác giả khác nghiên cứu chuyên sâu về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp

có ảnh hưởng đến lịch sự và các yếu tố văn hóa có thể kể đến là: Lê Thị Kim

Đính (2006) với luận văn thạc sĩ “Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt”

đã nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ lịch sự trong lời

nói như vai giao tiếp, các phương châm lịch sự, thể diện với lịch sự, các chiến

lược lịch sự và mối tương quan giữa lịch sự và văn hóa. Nguyễn Thị Thành

(1995) với luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn "Nghi thức lời nói tiếng Việt

hiện đại qua các phát ngôn: Chào, Cám ơn, Xin lỗi"; Nguyễn Thị Lương (2006)

đã có những nghiên cứu lý thú liên quan đến nền văn hóa của người Việt qua đề

tài “Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự”; Vũ Thị Thanh Hương

(1999) đã nghiên cứu phép lịch sự hiện đại của người Việt qua phương pháp

phỏng vấn và điều tra ngôn ngữ với đề tài "Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu

khiến tiếng Việt".

Nghiên cứu hành vi ngôn ngư với sự đóng góp của nhiều nhà ngôn ngữ học

giống như một bức tranh toàn cảnh đã khá phong phú, đa dạng song vẫn cần

những nghiên cứu mang tính ưng dung . Bởi số lượng hành vi ngôn ngư của con

Page 25: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

14

người nói chung là cực kì phong phú, và trong mỗi ngôn ngữ cụ thể, sự biểu hiện

lại càng đa dạng, tinh tế mang đặc trưng văn hóa, xã hội của mỗi cộng đồng ngôn

ngữ.

Như vậy, các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước cũng đã nghiên cứu về

hành vi xin phép theo những hướng nghiên cứu khác nhau và ở mỗi nghiên cứu

đều tồn tại những vấn đề chưa được giải quyết. Luận án kế thừa những kết quả

nghiên cứu đạt được của Soehartono & Sianne, Hisae Niki, Hiroko Tajika, Đào

Nguyên Phúc và Lê Thị Thu Lê, thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích các

phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Anh và tiếng Việt, so sánh những điểm tương đồng và dị biệt mang tính

chuyên sâu về hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt để có

được cái nhìn toàn cảnh về loại hành vi ngôn ngữ này xét trên bình diện dụng

học và văn hóa.

1.2. Lý thuyết hội thoại

Nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu các hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, việc nghiên cứu các hành vi xin phép và hồi đáp

phải đặt trong các cấu trúc hội thoại; tức là phải có các nhân vật tham gia trong

một cuộc thoại, người nói (Sp1) thực hiện hành vi xin phép và người nghe (Sp2)

hồi đáp lại hành vi xin phép của Sp1. Hội thoại là hoạt động cơ bản thường

xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ. Lý thuyết hội thoại bao gồm nhiều

vấn đề, ở đây luận án chỉ trình bày một số vấn đề về lý thuyết hội thoại có liên

quan đến việc triển khai đề tài.

1.2.1. Nhưng yêu tô trong câu truc hôi thoai

1. Cuộc thoại

Cuôc thoai la môt lân trao đôi , nói chuyện giữa cá nhân trong hoàn cảnh xã

hôi nao đo. Trong cuôc thoai, các nhân vật tham gia đêu luân phiên trao đôi lươt

lơi vơi nhau. Cuộc thoại hay còn gọi là cuộc tương tác (interaction) là đơn vị hội

thoại bao trùm lớn nhất. Để xác định cuộc thoại, phải có một số nhân tố như:

nhân vật, sự thống nhất về thời gian và địa điểm diễn ra hội thoại, sự thống nhất

Page 26: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

15

về chủ đề. Tiêu chí để xác định ranh giới cuộc thoại thông thường trên bề mặt

hình thức, có phần mở thoại, thân thoại, kết thoại.

2. Đoạn thoại

Đoạn thoại là một đoạn của cặp thoại do một hoặc một số cặp thoại liên kết

với nhau về đề tài và về đích có tính hoàn chỉnh bộ phận để có thể cùng các đoạn

thoại khác làm cho cuộc thoại thành công (đạt được đích).

Như vậy, “Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao - đáp liên

kết chặt chẽ về ý nghĩa và mục đích sử dụng” [28, 229]

Trong tham thoại, nhiều khi việc phân định ranh giới giữa đoạn thoại và cuộc

thoại không ro ràng, khó phân biệt, đôi khi phải dựa vào trực cảm và vo đoán.

Một cuộc thoại có cấu trúc tổng quát là: đoạn mở thoại, tham thoại, kết thoại.

Đoạn thân thoại liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp là cặp trao - đáp có

chứa phát ngôn xin phép và hồi đáp.

3. Cặp thoại

Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo

nên và có liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong lí thuyết hội thoại.

Nguyễn Đức Dân (2000) cho rằng “Các cặp thoại không phải được nói ra một

cách ngẫu nhiên, tùy tiện. Chúng được tổ chức, thực hiện theo một quy cách chặt

chẽ, tuân theo những quy tắc chi phối hội thoại, việc gì dẫn tới việc gì, ai nói và

sẽ nói khi nào… Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng

cho lượt lời thứ hai. Khi nói một điều, người ta dự đoán, chờ đợi một điều khác

sẽ xảy ra. Sau khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ, người ta chờ đợi một hành vi

ngôn ngữ đáp ứng. Sau một nội dung mệnh đề người ta chờ đợi một nội dung

mệnh đề. Nghĩa là hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau. Như chúng ta sẽ

thấy quan hệ này phản ánh sự tác động của hiệu lực tại lời của hành vi ngôn ngữ

ở lượt lời thứ nhất lên lượt lời thứ hai.” [7, 96].

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta có rất nhiều cặp tương thích như chào/

chào, cầu khiến/ nhận lời hoặc từ chối, hỏi/ trả lời, xin phép/ cho phép hoặc

không cho phép.

Page 27: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

16

4. Tham thoại

Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu (2010), “Tham thoại là phần đóng góp của

từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định và một lượt lời có thể gồm

nhiều tham thoại mà cũng có thể nhỏ hơn tham thoại” [4, 316].

Như vậy, lượt lời và tham thoại là hai khái niệm khác biệt. Việc nhận diện

lượt lời nhiều khi mang tính trực giác còn sự nhận diện tham thoại thì phải căn

cứ vào yếu tố nội dung. Lượt lời va tham tho ại là hai khái niệm đươc các nhà

nghiên cứu quan niệm khác nhau. Nguyễn Đức Dân (1998) không phân biệt lượt

lời và tham thoại. Ông cho rằng “Đơn vị cơ bản của hội thoại là lượt lời” và

“Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời

thứ hai” [7, 320].

Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong "Dụng học Việt ngữ" [13, 66] cho rằng

“tham thoại” là khái niệm chỉ người nói và người nghe - những người tham gia

vào cuộc hội thoại.

5. Lượt lời

Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản, phổ biến và không thể thiếu được của

ngôn ngữ. Thuật ngữ hội thoại (conversation) xuất phát từ một từ tiếng Pháp cổ

có cùng cách phát âm, cùng nghĩa “manner of conducting of oneself in the

word” Khi chúng ta thực hiện một hội thoại với người khác, chúng ta đang lắng

nghe và trao đổi thông tin theo lượt lời (turn to talk).

Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong "Dụng học Việt ngữ" khẳng định "Lượt lời

một hình thức hoạt động xã hội bị chi phối bởi một hệ thống những quy ước đối

với việc giành lời, giữ lời và nhường lời mà mọi thành viên trong xã hội đều

biết.” [13, 66]

Đỗ Hữu Châu (2010) trong "Đại cương Ngôn ngữ học tập II" quan niệm về

lượt lời như sau: "Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể

từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của

mình là một lượt lời (turn at talk).” [4, 311]

Như vậy, lượt lời thể hiện sự tương tác qua lại trong hội thoại. Trong cuộc

Page 28: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

17

thoại người nói sẽ luân phiên nhau. Vai nói thường xuyên thay đổi và lượt lời

thứ nhất có định hướng cho lượt lời thứ hai. Hai lượt lời có quan hệ chặt chẽ, liên

kết mật thiết tạo thành cặp thoại. Lượt lời chứa các hành vi, trong đó có hành vi

xin phép và hồi đáp.

1.2.3. Sự kiện lời nói (Speech event)

Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự kiện lời nói. Trong luận án này, chúng tôi

quan niệm rằng một sự kiện lời nói là một hoạt động, trong đó có những người

tham gia (người giao tiếp) dùng những hành động ở lời tác động lẫn nhau nhằm

đạt được mục đích nào đó. Một sự kiện lời nói được tạo ra bởi một cặp thoại

trung tâm, trong cặp thoại đó đích của hành động ở lời dẫn nhập quyết định đích

của hành động lời nói chứa nó. Tên gọi của hành động ở lời dẫn nhập của cặp

thoại trung tâm cũng là tên gọi của sự kiện lời nói đó.

Như vậy, sự kiện lời nói là một cấu trúc bộ phận của cuộc thoại, đặc trưng bởi

hành vi chủ hướng của tham thoại, chủ hướng trong cặp thoại và chủ hướng của

sự kiện lời nói đó.

Từ cơ sở lập luận đó, có thể thấy rằng sự kiện lời nói xin phép được tạo ra bởi

một cặp thoại trung tâm, có đích ở lời là xin phép.

Có thể minh họa các yếu tố trong cấu trúc hội thoại qua một cuộc thoại sau

đây:

(3) Sam: (1) Anna? Have you got a minute? Can I have a word?

(Sam:Anna? Cậu rãnh không? Mình có thể nói chuyện với cậu không?)

Anna: (2) Yes, what is it?

(Anna: Có chuyện gì vậy?)

Sam: (3) You know my father is having a problem with his leg and he can't walk.

Well, he needs to go into hospital next week, and I was wondering if I could have

a day off.

Sam: Cậu biết không bố mình đang có vấn đề với đôi chân của ông ấy và ông ấy

không thể đi được. Vâng, ông ấy cần đi bệnh viện vào tuần tới, và mình tự hỏi

liệu mình có thể nghỉ làm một ngày không.)

Page 29: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

18

Anna: (4) Well, it's not convenient time at the moment. We're very busy.

(Anna: Vâng, thật là không phù hợp vảo thời điểm này. Chúng ta đang rất bận.)

Sam: (5) I know we are busy, but he won't be able to get to the hospital if I don't

take him.

(Sam: Mình biết chúng ta rất bận, nhưng ông ấy không thể tự đến bệnh viện nếu

mình không dẫn ông ấy đi.)

Anna: (6) Well, if that's case then you must take him, of course.

(Anna: Vâng, dĩ nhiên là trong trường hợp này cậu có thể đưa ông ấy đi.)

Sam: (7) That's very kind. Thank you very much. I'm very grateful. [99, 27]

(Sam: Cậu thật là tốt bụng. Cám ơn cậu rất nhiều. Mình rất biết ơn cậu.)

Cuộc thoại trên gồm có 7 lượt lời và 6 cặp thoại. Cặp thoại thứ nhất gồm tham

thoại dẫn nhập (1) có hành vi chủ hướng là hỏi, tham thoại hồi đáp (2) có hành vi

chủ hướng là trả lời. Tham thoại hồi đáp (2) lại trở thành tham thoại dẫn nhập

trong cặp thoại thứ hai có hành vi chủ hướng là hỏi, tham thoại hồi đáp (3) có

hành vi chủ hướng là trả lời “You know my father is having a problem with his

leg and he can't walk” và xin phép “I was wondering if I could have a day off”.

Tham thoại hồi đáp (3) đồng thời cũng là tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại

thứ ba mà tham thoại hồi đáp (4) có hành vi chủ hướng là giải thích. Tham thoại

hồi đáp (4) cũng là tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại bốn mà tham thoại hồi

đáp (5) có hành vi chủ hướng là giải thích, đưa ra lý do “he won't be able to get

to the hospital if I don't take him”. Tham thoại hồi đáp (5) cũng đồng thời là

tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại năm mà tham thoại hồi đáp (6) có hành vi

chủ hướng là đồng ý. Tham thoại hồi đáp (6) cũng là tham thoại dẫn nhập trong

cặp thoại (6) có tham thoại hồi đáp (7) có hành vi chủ hướng là cám ơn. Các lượt

lời (2), (4), (6), (7) là các hồi đáp tích cực, lượt lời (4) là hồi đáp tiêu cực.

1.3. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ

1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ

Với công trình nghiên cứu “How to do thing with words” ra đời vào năm

1962, J. Austin đã người đầu tiên đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ. Ông cho

Page 30: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

19

rằng để thực hiện một hành vi ngôn ngữ thì việc nói ra điều gì đó phải đi với

việc làm một điều gì đó, tức phải tác động một điều gì đó vào thực tế.

Các nhà Ngôn ngữ học trên thế giới cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về

hành vi ngôn ngữ. Theo quan điểm của Vanderveken (1990) trong “Meaning and

Speech Acts”, hành vi ngôn ngữ là “By uttering sentences in the contexts of use

of natural languages, speakers attempt to perform illocutionary acts such as

statements, questions, declarations, requests, promises, apologies, orders, offers

and refusals.” [16, 7] tạm dịch là " bằng cách phát ngôn các câu trong các ngôn

ngữ tự nhiên, người nói cố gắng để thực hiện các hành vi ở lời như câu tường

thuật, câu hỏi, câu tuyên bố, câu yêu cầu, câu mệnh lệnh, hứa, xin lỗi, cho tặng

và từ chối."

Theo "Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học" của Nguyễn Như Ý (1998), thuật ngữ

hành vi ngôn ngữ được hiểu là “Một đoạn lời có mục đích nhất định thực hiện

trong những điều kiện nhất định được tách biệt bằng các phương tiện trên ngữ

điệu và hoàn chỉnh thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói, người

nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau, trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó.

Hành vi ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (người viết) nói (viết) ra

một phát ngôn cho người nghe (người đọc) trong một ngữ cảnh nhất định” [50,

176].

Tóm lại, hành vi ngôn ngữ là các phát ngôn được thực hiện để phục vụ cho

các chức năng giao tiếp. Chúng ta thực hiện một hành vi ngôn ngữ khi chúng ta

muốn đưa ra một lời xin lỗi, một lời chào, một lời mời, một lời xin phép, hay

một lời phàn nàn…Hành vi ngôn ngữ có thể chỉ được thể hiện bằng một từ như

“Sorry!” để chỉ hành vi xin lỗi, có thể là một phát ngôn như “We‟re having some

people over Saturday evening and wanted to know if you‟d like to join us.” thể

hiện hành vi mời, hay “Could I use your cell phone?” để thể hiện hành vi xin

phép.

Hành vi ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong xã hội, nó có thể có khả năng làm thay

đổi trạng thái, tâm lý, hành động và suy nghĩ của người nghe, thậm chí của

Page 31: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

20

cả người nói.

Theo Austin, nói năng là hành động của con người, khi chúng ta nói năng tức

là chúng ta hành động; chúng ta thực hiện một hành vi đặc biệt mà phương tiện

là ngôn ngữ. Theo ông, có ba loại hành vi ngôn ngữ trong một phát ngôn là:

Hành vi tạo lời (Locutionary act), hành vi mượn lời (Perlocutionary act), hành vi

ở lời (Illocutionary act).

1. Hành vi tạo lời (locutionary act): “Là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn

ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu....để tạo thành một phát ngôn

về hình thức và nội dung.”[4, 87]. Để thực hiện hành vi tạo lời, người phát ngôn

phải nắm chắc hình thức và ý nghĩa của các yếu tố từ vựng và các quy tắc cú

pháp.

2. Hành vi mượn lời (perlocutionary act) “là những hành vi mượn phương tiện

ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả

ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói .” [4,

88]. Hiệu quả này rất đa dạng, phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân của người

tham gia giao tiếp như: quê quán, nguồn gốc, nghề nghiệp, tâm lý, xã hội...

(4) Xin phép bác cho cháu qua sông với ạ, cháu lo lắng cho bệnh tình của nhà

cháu quá.

Chị đợi một lát nữa, tôi sắp xếp lại hành lý đã. [41, 112]

Hành vi hồi đáp “Chị đợi một lát nữa, tôi sắp xếp lại hành lý đã ” thuộc về

hành vi mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các

hiệu quả mượn lời của các phát ngôn. Trong ví dụ này, hành vi hồi đáp của

người nghe đã thể hiện chức năng hành động của giao tiếp, ở đây là một sự hồi

đáp tích cực gián tiếp, cho phép người nói được thực hiện hành vi xin phép

là “qua sông ”.

3. Hành vi ở lời (illocutionary act) “ là hành vi được thực hiện ngay trong lời

nói và bằng việc sử dụng ngôn ngữ, phát ngôn. Hiệu quả của chúng là những

hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ

tương ứng với chúng ở người nhận.” [4, 89]. Chúng thường có những động từ

Page 32: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

21

ngữ vi tương ứng để gọi tên (hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, khẳng

định,...).

(5) Bẩm quan lớn, xin phép quan lớn cho con được hầu canh đánh tổ tôm.

Quan lớn cười cười, ừ, thì đánh một lát cho đỡ buồn, chứ bây giờ thì ai mà ngủ

được.[117, 310]

Trong hội thoại trên, khi tiếp nhận hành vi xin phép “ xin phép quan lớn cho

con được hầu canh đánh tổ tôm” của anh lính (người nói) thì quan lớn (người

nghe) đã có hồi đáp tích cực “ừ,...”. Sự hồi đáp tích cực cùng với một lời giải

thích “đánh một lát cho đỡ buồn, chứ bây giờ thì ai mà ngủ được” và nụ cười

thân thiện của quan lớn càng làm cho khoảng cách xã hội giữa người nói và

người nghe được thu hẹp lại, đồng thời tôn vinh thể diện của SP1 cũng như là

giữ được thể diện cho SP2 trong tình huống này “đánh tổ tôm”

Trong ba loai hanh vi nay thi hanh vi ơ lơi la đôi tương cua Ngư dung hoc . Và

khái niệm hành vi ngôn ngư hiêu theo nghia hep chinh la hanh vi ơ lơi. Các hành

vi xin phép và hồi đáp mà luận án nghiên cứu chính là các hành vi ở lời. Đây

chính là loại hành vi ngôn ngữ liên quan đến việc triển khai đề tài nghiên cứu.

1.3.2. Phân loại hành vi ơ lơi

1.3.2.1. Sự phân loại của Austin

Theo J.L Austin, có 5 phạm trù hành vi ở lời:

1. Phán xử (Verditives): là hành động đưa ra những lời phán xét về một sự

kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc những lí lẻ vững

chắc như xét xử, tính toán, miêu tả, phân loại...

2. Hành xử (exercitives): là hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hoặc

chống lại một chuỗi hành động nào đó như ra lệnh, chỉ huy, cầu khiến, bổ nhiệm,

đặt tên....

3. Cam kết (commissives)): là những hành vi ràng buộc người nói vào một

chuỗi hành động nào đó như hứa, giao ước, đảm bảo, thề nguyền...

4. Trình bày ( expositives): là những hành vi dùng để trình bày các quan

niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định, từ

Page 33: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

22

chối, trả lời, phản bác....

5. Khu xử (behabitives): là những hành vi phản ứng với cách xử sự của người

khác đối với các sự kiện có liên quan, hoặc biểu hiện thái độ đối với hành vi hay

số phận của người khác như xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán,

chia buồn, thách thức, nghi ngờ...

Với cách phân loại này, bản thân Austin cũng nhận thấy còn những điều

không thỏa đáng: có chỗ chồng chéo, có chỗ còn mơ hồ không xác định được ro

ràng các khái niệm, các phạm trù. Có những ý kiến phê bình sự phân loại này,

đặc biệt là ý kiến của Searle (1969).

1.3.2.2. Sự phân loại của J. Searle

Khác với cách phân loại của Austin dựa trên những tiêu chí không ro ràng và

chồng chéo nhau nên đã có những hành vi về bản chất cùng loại nhưng được xếp

vào các lớp khác nhau. Hay có những yếu tố không tương hợp lại được xếp trong

một lớp, Searle đã phân loại các hành vi ở lời theo nhiều tiêu chí chứ không chỉ

dựa vào các động từ gọi tên chúng. Theo hướng đó, Searle chỉ ra 11 tiêu chí phân

loại hành động ngôn ngữ nhưng tác giả chỉ dùng 4 trong 11 tiêu chí để phân lập

5 loại hành vi ở lời. Năm loại hành vi ở lời được Searle phân loại là:

1.Biêu hiên (representatives) (còn gọi là trình bày, khảo nghiệm, thông tin

miêu tả, xác tín). Lớp này gồm các hành vi như: kể, tự sự, miêu tả, mách, tường

thuật, báo cáo, thuyết minh, lập biên bản, tường trình, tố cáo, khai, khai báo…

2. Điều khiển (directives) (còn gọi là chi phối). Các hành vi thuộc lớp này là:

ra lệnh, sai, sai khiến, bảo, yêu cầu, đề nghị, xin phép, cho phép, chỉ, khuyên, chỉ

thị, kiến nghị, khuyến nghị, chỉ định, hỏi, tra…

3. Kết ước (commissives) (còn gọi là Cam kết). Các hành vi thuộc lớp này là:

hứa, cam đoan, cam kết, hẹn, giao ước, bảo đảm, thỏa thuận, thề…

4. Biểu cảm (expressives). Các hành vi thuộc lớp này là: cảm thán, than thở,

thán phục, trầm trồ, cảm ơn, xin lỗi, ân hận, lấy làm tiếc, khen chê…

5. Tuyên bố (declarations). Các hành vi thuộc lớp này là: tuyên bố, tuyên án,

buộc tội, kết tội, từ chức, khai trừ…

Page 34: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

23

Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay những tư tưởng và đóng góp to lớn của

của hai nhà ngôn ngữ học Austin và Searle đã tạo tiền đề vững chắc, là kim chỉ

nam cho các nghiên cứu về lý thuyết hành vi ngôn ngữ. Trong luân an, chúng tôi

sẽ chủ yếu sử dụng tiêu chí và kết quả phân loại của Searle để nhận diện và phân

loại hành vi xin phép và hồi đáp trong tiêng Anh và tiếng Viêt.

1.3.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời

Hành vi ở lời cũng như bất kỳ các hành vi nào khác muốn thực hiện được cần

có sự thỏa mãn những điều kiện nhất định.

Hơn nữa, hành vi ở lời còn là một hành vi xã hội, nên những điều kiện để thực

hiện còn chặt chẽ và đa dạng hơn. Mỗi hành vi ở lời như chào, xin lỗi, từ chối, sai

khiến, cầu xin, hứa, dặn dò… đều có những điều kiện riêng. Điều kiện sử dụng

các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có

thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó.

Austin xem các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện “may

mắn” (fecility condition) nếu chúng được bảo đảm thì hành vi mới thành công,

đạt hiệu quả. Trái lại, nếu những điều kiện đó không được bảo đảm thì hành vi

mà chủ thể thực hiện sẽ thất bại. Searle sau nay goi chung la cac điêu kiên thoa

mãn. Môi hanh vi ơ lơi co môt hê nhưng điêu kiên thoa man. Môi điêu kiên la môt

điêu kiên cân, còn toàn bộ cả hệ là điều kiện đủ đối với một hành vi ở lời.

Tuy điều kiện sử dụng của mỗi hành vi ở lời khác nhau nhưng vẫn có thể tìm

ra những cái chung trong những điều kiện riêng. Searle cho rằng có bốn loại

điều kiện sử dụng hành vi ở lời sau đây.

1. Điều kiện chuẩn bị: Bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng

lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói, người nghe.

2. Điều kiện tâm lí: Chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người phát

ngôn. Điều kiện tâm lí còn có nghĩa là người nói thực sự, chân thành mong đợi

hiệu quả ở lời của hành vi ở lời mà mình thực hiện..

3. Điều kiện căn bản: Là điều kiện phát ra phát ngôn để xác định ro kiểu trách

nhiệm mà người nói và người nghe bị ràng buộc khi hành vi ngôn ngữ được thực

Page 35: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

24

hiện.

4. Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là điều kiện chỉ ra bản chất của hành vi.

Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề. Nội

dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hành động của

người nghe, trong hành vi xin phép và hồi đáp, nội dung mệnh đề là hành vi xin

phép của người nói và sự hồi đáp của người nghe..

Như vậy, mỗi hành vi ở lời đòi hỏi phải có một hệ những điều khiển gọi là các

quy tắc để cho việc thực hiện các hành vi ngôn ngữ có hiệu quả. Việc xác định

các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời của đề tài nghiên cứu sẽ tuân theo những

điều kiện sử dụng hành vi ở lời của Seale.

Phân tích một vài ví dụ về hành vi xin phép để thấy ro các điều kiện thực hiện

một hành vi ngôn ngữ theo các điều kiện của Seale.

(6) Lạy cụ, cụ cho phép con vào thăm chồng con. [114, 105]

- Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động A tương lai “vào thăm chồng‟ của

SP1.

- Điều kiện chuân bị: Sp1 (con) cho rằng SP2 (cụ) sẽ có thể có khả năng cho SP1

thực hiện hành động A (vào thăm chồng).

- Điều kiện tâm lí: SP1 mong muốn SP2 cho phép SP1 thực hiện hành động A là

“vào thăm chồng”.

- Điều kiện căn bản: SP1 phát ra phát ngôn “Lạy cụ, cụ cho phép con vào thăm

chồng con” để dẫn SP2 đến việc cho phép SP1 thực hiện hành động A.

(7) SP1: Would you mind if I smoke here?

(SP1: Tôi hút thuốc ở đây có phiền bạn không?)

SP2: Never mind. [105, 85]

(SP2: Không sao.)

- Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động A tương lai “smoke here” của SP1.

- Điều kiện chuân bị: SP1 cho rằng SP2 có khả năng cho SP1 thực hiện A.

- Điều kiện tâm lí: SP1 mong muốn SP2 cho phép SP1 thực hiện hành động A là

“smoke here”.

Page 36: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

25

- Điều kiện căn bản: SP1 phát ra phát ngôn “Would you mind if I smoke

here?”để dẫn SP2 đến việc cho phép SP1 thực hiện hành động A.

1.3.4. Phương thức thực hiện hành vi ở lời

1.3.4.1. Phát ngôn ngữ vi:

Theo Đỗ Hữu Châu (2010) “Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của

một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân

thực”. [4, 91]

Phát ngôn ngữ vi (viêt tăt : PNNV) là sự hiện thực hóa một biểu thức ngữ vi

trong một ngữ cảnh cụ thể. Trong thực tế chúng ta có thể gặp hai loại phát ngôn

ngữ vi. Phát ngôn ngữ vi tối giản là phát ngôn ngữ vi chỉ có biểu thức ngữ vi,

chẳng hạn như:

(8) Xin phép cụ con bảo nhỏ nhà con cái này. [114,108]

Phát ngôn này được gọi là phát ngôn ngữ vi tối giản vì trong trường hợp này

chỉ có biểu thức ngữ vi “cho con bảo nhỏ nhà con cái này”. Hay có những phát

ngôn ngữ vi mở rộng, ngoài biểu thức ngữ vi còn chứa những thành phần phụ

khác.

(9) Còn tôi thì tôi xin phép ngài phải đi, mai ta lại gặp nhau nữa. [126, 246]

Phát ngôn ngữ vi này gồm biểu thức ngữ vi cốt loi “tôi xin phép ngài phải đi”

của hành vi xin phép và cụm từ “ mai ta lại gặp nhau nữa” là thành phần mở

rộng do hành vi xin phép tạo nên. Đồng thời thành phần mở rộng còn có tác

dụng đưa ra một lời giải thích, một lý do, một lời hứa của người nói để tạo ra

một niềm tin của người nghe vào người nói để khẳng định thêm hành vi xin phép

của người nói là chính đáng.

1.3.4.2. Biểu thức ngữ vi:

Trong Giáo trình "Đại cương ngôn ngữ học" tập II, Đỗ Hữu Châu (2010) đã

định nghĩa biểu thức ngữ vi như sau: "Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói

năng đặc trưng cho một hành vi ở lời.”[4, 92] và “Phát ngôn ngữ vi có một kết

cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu đó được gọi là biểu thức

ngữ vi.” [4, 91]

Page 37: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

26

Một biểu thức ngữ vi được đánh dấu bởi các dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ các dấu

hiệu này mà có các biểu thức ngữ vi khác nhau. Searle gọi các dấu hiệu chỉ dẫn

này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force devices, viết tắt

là IFIDs). Nhờ các dấu hiệu này mà người nghe có thể nhận ra hành vi ơ lời nào

đang được người nói thực hiện để hồi đáp lại bằng một hành vi thích hợp. Chẳng

hạn, biểu thức ngữ vi của hành vi ở lời xin phép thường có các phương tiện chỉ

dẫn hiệu lực ở lời với các cụm từ như May I…?, Could I…?, Can I…?, Would

you mind…?, permit, allow, let trong tiếng Anh và các động từ ngữ vi xin phép,

xin… được phép, xin....cho phép, cho hoặc sử dụng trợ động từ tình thái có thể

trong tiếng Việt.

1.3.4.3. Động từ ngữ vi:

Trong tất cả các động từ nói năng có những động từ đặc biệt, đó là những

động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức

năng ở lời. Những động từ này được gọi tên là động từ ngữ vi (performative

verbs - động từ ngôn hành.) “Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm

chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là

người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị” [4, 97] như xin

phép, cho phép, thề, cảm ơn, khuyên, trả lời…. Chẳng hạn như trong phát ngôn:

“Tôi hứa là từ nay không gặp cô ấy nữa.” người nói đã thực hiện hành vi hứa

bằng cách phát âm động từ ngữ vi hứa và ngay lập tức hành vi hứa của người nói

đã phát huy ngay hiệu lực ở lời của mình, hay trong phát ngôn “Would you mind

if I sit here?”, thì người nói đã thực hiện hành vi xin phép bằng cách phát âm các

từ Would you mind, hiệu lực ở lời của hành vi xin phép đã được động từ xin phép

biểu thị.

Nói như vậy có nghĩa là không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng được sử

dụng trong chức năng ngữ vi. Austin cho rằng động từ ngữ vi chỉ được dùng

trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngôn nó thỏa mãn hai

điều kiện sau:

1. Chủ thể nói phải ở ngôi thứ nhất (người nói SP1) là I, We trong tiếng Anh và

Page 38: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

27

tôi, chúng tôi trong tiếng Việt. Xét hai phát ngôn sau:

(10) ) Báo cáo thủ trưởng, xin thủ trưởng cho anh em nghỉ một lát. [20, 36]

(11) Người lính xin phép thủ trưởng cho anh em nghỉ một lát .

Trong phát ngôn (10), động từ “ xin…cho” được dùng trong hiệu lực ngữ vi

để biểu thị một hành vi xin phép, vì chủ ngữ của phát ngôn này ở ngôi thứ nhất,

còn trong phát ngôn (11), do chủ ngữ là “Người lính” (ngôi thứ ba) nên động từ

“xin phép” được dùng theo lối miêu tả thông thường (kể lại một hành vi xin

phép của người khác).

2. ĐTNV được dùng ở thì hiện tại (hiện tại khi phát ngôn ra hành vi ngôn ngữ),

chẳng hạn trong tiếng Việt những từ, sẽ, đang, mới, đã, rồi, chưa, chuẩn bị, vẫn

... đi kèm động từ thì phát ngôn đó không được xem là phát ngôn ngữ vi vì động

từ đó không được dùng với hiệu lực ngữ vi.

Hai điều kiện trên đây là hai điều kiện cần và đủ để cho một động từ ngữ vi

được dùng đúng với chức năng ngữ vi. Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì

động từ xuất hiện trong phát ngôn sẽ không thể được gọi là động từ có chức năng

ngữ vi.

1.3.5. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp (direct speech acts) và hành vi ngôn ngữ

gián tiếp (indirec speech acts)

Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức

diễn đạt có thể chia thành hai loại là hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn

ngữ gián tiếp.

Hành vi ngôn ngữ trực tiếp “là hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời và

điều kiện sử dụng”; hay “là hành vi có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn

trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra” [47, 110]. Nói cách khác, Yule(1996)

cho rằng khi nào có một quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng

thì chúng ta có một hành vi ngôn ngữ trực tiếp.

Như vậy, chúng tôi có thể đi đến một định nghĩa chung về hành vi ngôn ngữ

trực tiếp; hành vi ngôn ngữ trực tiếp là sự nói thẳng công khai, không chứa đựng

ân ý về một điều gì đó.

Page 39: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

28

(12) Ông cho phép tôi gọi ông là anh nhé. [125, 318]

Phát ngôn này có hành vi ở lời là xin phép và hiệu lực ở lời của hành vi này là

người nói muốn người nghe cho phép mình được thực hiện hành vi “gọi ông là

anh” sau khi phát ngôn được đưa ra. Hành vi ngôn ngữ này được xem là hành vi

ngôn ngữ trực tiếp.

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là “hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề

mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác”

trong khi hành vi ngôn ngữ trực tiếp được thực hiện đúng với đích ở lời và điều

kiện sử dụng, hay “là hành vi không có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn

trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra.” [4, 146].

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là do Searle (1969) đặt ra. Theo ông thì “Một

hành vi tại lời được thực hiện gián tiếp qua một hành vi tại lời khác được gọi là

hành vi ngôn ngữ gián tiếp” [4, 151]. Yule (1996) cho rằng “chừng nào còn có

mối liên hệ gián tiếp giữa cấu trúc và một chức năng thì ta có một hành động nói

gián tiếp” [47, 14]. Vì vậy, khi người nói sử dụng một hành vi ngôn ngữ gián

tiếp thì người nghe phải dựa vào những hiểu biết về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ

chung cho cả hai người để suy ra hiệu lực ở lời của hành vi ngôn ngữ ấy.

Tóm lại, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi trong đó người nói thực hiện

một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm cho người nghe suy ra hiệu lực ở lời của

một hành vi ngôn ngữ khác.

(13) A: Bác cho phép cháu vào trong sân nhặt quả bóng ạ. [41, 190]

B: Trời đang nắng sao lại đá bóng vậy. Nhanh rồi về nhà kẻo ốm ra bây giờ.

Trong ví dụ này, Sp1 muốn xin phép Sp2 được vào sân nhặt bóng, tức là Sp1

đã thực hiện một hành vi ngôn ngữ xin phép trực tiếp đối với Sp2, tuy nhiên sự

hồi đáp của Sp2 trong tình huống này lại được thể hiện bằng một hành vi ngôn

ngữ gián tiếp, trong đó Sp2 không thể hiện sự đồng ý hay không mà chỉ đưa ra

lời khuyên, hiệu lực ở lời là “nhanh rồi về kẻo ốm ra bây giờ.” Trong tình huống

và cách hồi đáp như vậy, Sp1 đương nhiên sẽ hiểu ra đích ngôn trung mà Sp2

Page 40: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

29

muốn diễn đạt trong tình huống này là Sp2 đồng ý cho phép Sp1 thực hiện hành

động của mình là "vào sân nhặt quả bóng".

(14) A: Hey, can I borrow your bike to go home?

(A:Bạn có thể cho mình mượn xe về nhà được không?)

B: Yeah, but be back to me before 1 p.m.

(B: Vâng, nhưng bạn phải trả lại cho mình trước 1 giờ chiều.) [DCT]

Ở ví dụ (14), học sinh A muốn thực hiện hành vi mượn nhưng hành vi mượn

này lại có cấu trúc của một hành vi xin phép với cụm từ "Can I" ở đầu phát

ngôn, có nội dung mệnh đề là mượn xe đạp của học sinh B để về nhà, sử dụng

phương thức gián tiếp "Can I borrow your bike to go home?", học sinh B đã hồi

đáp bằng một hành vi ngôn ngữ trực tiếp biểu lộ sự đồng ý "Yeah". Tuy nhiên,

học sinh B khi đồng ý với hành vi mượn xe đạp của học sinh A cũng đã đưa ra

một điều kiện để ràng buộc học sinh A "but be back to me before 1 p.m". Trong

tình huống và cách hồi đáp như vậy, học sinh A đương nhiên sẽ hiểu ra đích

ngôn trung mà học sinh B muốn diễn đạt trong tình huống này là sự đồng ý, sự

cho phép học sinh A thực hiện hành vi“mượn xe đạp để về nhà”.

Cho nên, có thể nói rằng việc sử dụng hành vi ngôn ngữ theo cách nói gián

tiếp có thể giúp con người đạt được nhiều hiệu quả và mục đích giao tiếp khác

nhau trong các hội thoại hay các tương tác xã hội.

1.4. Hành vi xin phép và hồi đáp

Nhóm Điều khiển, theo Searle, gồm các loại lời nói như: hỏi (ask), ra lệnh

(order), đòi hỏi (demand), thỉnh cầu (request), cầu xin (beg), van xin (plead), nài

nỉ (entreat), cầu nguyện (pray), mời (invite), cho phép (permit) và khuyên

(advise).

Trong các loại hành vi trên không có loại hành vi xin phép cụ thể. Và trong

tiếng Anh cũng không có động từ gọi tên cụ thể đối với loại hành vi này mà phải

sử dụng ngữ đoạn asking for permission. Từ đó, xin phép (asking for permission)

là loại hành vi thuộc các hành vi thỉnh cầu, cầu xin (beg)…

Do đó, trước khi tìm hiểu khái niệm hành vi xin phép, chúng ta cần tìm hiểu

Page 41: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

30

khái niệm hành vi yêu cầu.

1.4.1. Khái niệm hành vi yêu cầu (request)

Hành vi yêu cầu là một hành vi thuộc nhóm điều khiển, mục đích của hành vi

này là người nói yêu cầu người nghe làm một việc gì đó, thường là để đạt được

mục đích của người nói.

Hành vi yêu cầu thường có nguy cơ đe dọa thể diện của người nói trong

trường hợp người nghe không đồng ý, hoặc từ chối lời yêu cầu, đề nghị của

người nói (âm tính tiêu cực).

Theo J.Searle, hành vi yêu cầu nằm trong nhóm điều khiển (directives), hành

vi này được thực hiện nếu thỏa mãn những điều kiện sau:

- Giữa người nói và người nghe có mối quan hệ xã hội nhất định.

- Được thực hiện trong một không gian và thời gian nhất định.

- Vị thế giao tiếp của người nói thường không được tính đến trong hành vi yêu

cầu.

- Khi đưa ra hành vi yêu cầu, người nghe phải có trách nhiệm thực hiện hành

động được nói đến trong hành vi yêu cầu.

(15) Tôi yêu cầu giám đốc phải giải thích vấn đề này rõ ràng trước anh em. [9,

68]

Hành vi yêu cầu trong ví dụ này đã thỏa mãn những điều kiện vừa nêu trên,

quan hệ giữa người nói và người nghe là quan hệ giám đốc - nhân viên. Tiền giả

định của vấn đề này là giám đốc đã làm một việc gì đó không thỏa đáng làm cho

mọi người phải thắc mắc. Vì thế, theo người nói, giám đốc (người nghe) phải có

trách nhiệm giải thích trước toàn thể anh em của công ty.

1.4.2. Khái niệm hành vi xin phép

Theo từ điển Oxford Advanced Learner‟s Dictionary (2000), động từ “xin

phép” được định nghĩa như sau; hành động xin phép của ai đó để được làm một

việc gì, đặc biệt với những người có quyền lực xã hội.

Soehartono & Sianne (2003) đã tìm ra chức năng chiếm ưu thế trong hành vi

xin phép và kết luận: “Chức năng của hành vi xin phép được theo sau bởi chức

Page 42: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

31

năng xin lỗi để thể hiện vị thế xã hội thấp hơn của người xin phép nhằm thuyết

phục người có quyền lực cao hơn.”[73,133].

Theo Austin (1962) và Searle (1977), hành vi xin phép thuộc loại hành vi

thỉnh cầu trong nhóm Điều khiển (Directives). Austin cho rằng nằm trong nhóm

Điều khiển là những hành vi mà người nói mong muốn được thực hiện một hành

động trong tương lai. Theo định nghĩa và lý thuyết của Austin, hành vi xin phép

là một hoạt động trong đó người phát ngôn các hành vi xin phép (SP1) và người

tiếp nhận các hành vi xin phép, hồi đáp là người nghe (SP2) có sự tác động lẫn

nhau nhờ yếu tố ngôn ngữ theo những cách thức nhất định để đưa hành vi xin

phép đạt đến hiệu quả cao nhất.

Như vậy, điểm thống nhất giữa Austin và Searle trong quan niệm về nhóm

hành vi Điều khiển (trong đó có hành vi xin phép) là người nói muốn người nghe

cho phép họ thực hiện một hành vi trong tương lai.

Hành vi xin phép có cấu trúc được mô tả như sau:

- Vị từ trung tâm xin/xin phép có ba nhân tố: nhân tố thứ nhất là người nói (S),

nhân tố thứ hai là người nghe (H), nhân tố thứ ba là người nghe cho phép người

nói thực hiện hành động X. Từ đó, nhân tố thứ ba của xin/ xin phép /để lại có cấu

trúc nghĩa của một ngữ đoạn với vị từ trung tâm là cho phép/cho /để với ba nhân

tố: nhân tố thứ nhất là người nghe (H), nhân tố thứ hai là người nói (S) và nhân

tố thứ ba là S thực hiện X.

- Đến lượt mình nhân tố thứ ba của vị từ cho phép /cho/ để có cấu trúc xoay

quanh vị từ biểu đạt hành động mà người nói muốn xin phép làm.

Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể đưa ra một định nghĩa về hành vi

xin phép như sau: Hành vi xin phép là một hành vi ngôn ngữ mà trong những

ngữ cảnh nhất định, người nói đưa ra một phát ngôn nhằm thương lượng, ngỏ ý

để người nghe đồng ý, cho phép người nói được thực hiện một hành động nào đó

trong tương lai.

1.4.3. Khái niệm hồi đáp

Chúng ta đã biết diễn ngôn là sản phâm của các hành vi ngôn ngữ. Tất cả các

Page 43: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

32

hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp.Tham thoại hồi đáp là lượt lời phản hồi

của người nghe SP2 sau khi tiếp nhận lượt lời dẫn nhập từ SP1 và tham thoại hồi

đáp (lượt lời phản hồi) này có một chức năng trong giao tiếp đó là chức năng ở

lời.

“Chức năng ở lời hồi đáp là chức năng ở lời của các tham thoại hồi đáp lại

chức năng ở lời dẫn nhập” [4, 330]. Chức năng hồi đáp này thuộc các tham

thoại hồi đáp nói chung (bao gồm cả việc trả lời và chỉ ro mức độ thỏa mãn mà

tham thoại ở lời dẫn nhập đưa ra).

Theo tiêu chí này, có thể chia hồi đáp thành hai nhóm:

- Hồi đáp tích cực (khẳng định): là hồi đáp thỏa mãn được đích của tham thoại

dẫn nhập, thỏa mãn và đáp ứng được những nhu cầu của người nói trong tham

thoại dẫn nhập. Có thể xem tham thoại xin phép dẫn nhập cùng tham thoại hồi

đáp tích cực này tạo thành một cặp thoại được ưa thích .

(16) Bà cho phép con ở lại với bé Mai tối nữa, sáng mai con về sớm.

Thôi được, con cất đồ vào đi.[41, 78]

Cặp thoại trong ví dụ (16) là cặp thoại cầu khiến của nhân vật A có đích ngôn

trung là "Bà cho phép con ở lại với bé Mai tối nữa" và để khẳng định thêm về

hành vi xin phép của mình, nhân vật A còn đưa ra một điều kiện như là để đảm

bảo cho hành vi xin phép đó "sáng mai con về sớm". Phát ngôn hồi đáp của

nhân vật B là một hồi đáp tích cực trực tiếp, thỏa mãn được đích của hành vi xin

phép của nhân vật A "Thôi được, con cất đồ vào đi."

- Hồi đáp tiêu cực (phủ định): là hồi đáp đi ngược với đích của tham thoai dẫn

nhập, không thỏa mãn và không đáp ứng được những yêu cầu của người nói

trong tham thoại dẫn nhập. Nó cùng với tham thoại xin phép dẫn nhập tạo thành

một cặp thoại không được ưa thích.

(17) Cháu không dám xin ngủ, chỉ xin cụ cho cháu ngồi đây một lát.

Không, tôi chỉ là người làm, phải hỏi bà chủ trong nhà mới được.[131,158]

Trong cuộc hội thoại này, người nghe đã hồi đáp hành vi xin phép của người

nói “xin cụ cho cháu ngồi đây một lát” bằng cách đưa ra một lý do là “tôi chỉ là

Page 44: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

33

người làm” để từ chối lời xin phép của người nói. Như vậy, hồi đáp của người

nghe đã không đáp ứng được yêu cầu của người nói, hồi đáp này được xem là

hồi đáp tiêu cực.

Nguyễn Đức Dân (2008) trong "Ngữ Dụng học" cũng đã đề cập đến hai khái

niệm hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực với cách sử dụng thuật ngữ “lượt lời

ưa dùng” thay vì dùng cụm từ “hồi đáp tích cực” và “lượt lời ít dùng” thay cho

“hồi đáp tiêu cực”.

Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong "Dụng học Việt ngữ" lại sử dụng khái niệm

“câu đáp được ưu tiên” và “câu đáp được đánh dấu” để chỉ các khái niệm hồi

đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực. Ông cho rằng “câu đáp được ưu tiên hay vế

được ưu tiên là vế có sự tương thích rõ nhất, nổi nhất với vế thứ nhất như hỏi -

trả lời, yêu cầu - chấp nhận, khen - tiếp nhận lời khen, xin phép - cho phép.”

[13, 81]

- Xin phép - cho phép:

(18) A: Could I please speak to you? It‟s important.

B: Never mind. [99, 36]

“Câu đáp được đánh dấu hay vế được đánh dấu là vế không có sự tương thích

nổi bật với vế thứ nhất như mời - từ chối, phê bình - phủ nhận, xin phép - không

cho phép (từ chối).” [13, 81]

- Mời - Từ chối:

(19) A: What about going to the cinema?

B: I‟m afaid, I can‟t. [98, 17]

Như vậy, từ những phân tích của các nhà nghiên cứu nói trên về hồi đáp,

chúng tôi có thể rút ra những đặc điểm chung của hành vi xin phép và hồi đáp

như sau: Hành vi xin phép và hồi đáp được gọi là “cặp thoại” trong cấu trúc cơ

bản của hội thoại.

1.4.4. Điều kiện sử dụng của hành vi xin phép

Căn cứ vào cách phân loại các hành vi ở lời, luận án đã xác định đi theo

hướng phân loại của Seale và qua thực tế nghiên cứu, khảo sát, phân loại, luận án

Page 45: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

34

đã cơ bản đưa ra được các tiêu chí về các điều kiện thỏa mãn đối với việc sử

dụng hành vi xin phép và hồi đáp theo chức năng điều khiển (Directives) dựa

trên cách phân loại của Seale như sau:

1.4.4.1. Điều kiện chuẩn bị (Preparatory condition)

Đối với hành vi xin phép, điều kiện chuân bị là khả năng, những biểu hiện của

người nghe để có thể đồng ý, cho phép người nói (người xin phép) thực hiện

hành động X mà người nói đã nêu ra trong hành vi xin phép của mình.

Đây là điều kiện ban đầu để một hành vi ở lời được thực hiện thành công. Khi

thực hiện một hành vi xin phép, người nói thường cho rằng điều mà mình sắp nói

ra, hành vi xin phép mà mình sắp thực hiện sẽ được người nghe thực sự quan

tâm và người nói thường mong muốn một sự hồi đáp tích cực từ người nghe

(người cho phép). Nếu những mong muốn, những sự suy đoán của người nói phù

hợp với những điều kiện thích hợp, trong những tình huống làm thỏa mãn ý định

của người nghe thì hành vi xin phép mà người nói thực hiện đã thỏa mãn những

điều kiện cần cho hành vi đó và đồng thời cũng là những điều kiện tiền giả định

quan hệ giữa người nói và người nghe (xin phép ai? xin phép trong thời gian

nào? tại sao lại phải xin phép?) Quan hệ giữa người nói và người nghe (xét trong

quan hệ thân - sơ, và quan hệ xã hội) sẽ chi phối nội dung cho phép của người

nghe cũng như cách thức người nói thực hiện hành vi xin phép.

1.4.4.2. Điều kiện chân thành (Điều kiện tâm lí) (Sincerity condition)

Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người thực

hiện hành vi xin phép.

Hành vi xin phép đích thực được thực hiện thể hiện mong muốn của người nói

muốn người nghe cho phép người nói thực hiện điều được nêu ra trong hành vi

xin phép. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, đôi khi trong một vài trường hợp hy

hữu người nghe bắt buộc phải cho phép người nói thực hiện hành vi xin phép của

người nói vì nhiều mục đích khác nhau, hoặc để giữ thể diện cho cả người nói và

người nghe, hoặc người nghe cho phép người nói thực hiện hành vi xin phép của

mình chỉ vì lịch sự trong các cuộc hội thoại.

Page 46: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

35

1.4.4.3. Điều kiện căn bản

Điều kiện căn bản tương ứng với tiêu chí đích ở lời (theo Searle). Đây có thể

được coi là điều kiện thiết yếu để một hành vi ở lời được thực hiện thành công.

1.4.4.4. Điều kiện nội dung mệnh đề (Propositional content condition)

Điều kiện nội dung mệnh đề nêu ro bản chất của hành vi ngôn ngữ. Đối với

hành vi xin phép và hồi đáp (nhóm điều khiển) thì nội dung mệnh đề chính là

hành vi tương lai của người nói, mang lại những lợi ích tinh thần và vật chất cho

người nói, hành vi tương lai của người nói trong nội dung mệnh đề xin phép đôi

khi lại có thể mang lại những thiệt hại hoặc sự lo lắng, sợ hãi cho người nghe.

(20) Thưa ông, xin lỗi ông, ông làm ơn cho chúng tôi vào thẳng ông chủ.

[125, 126]

(21) A: Would you mind if I smoke here?

B: Never mind. [105, 85]

Trong ví dụ (20) hành vi xin phép của người nói “cho chúng tôi vào thẳng ông

chủ” là hành vi rất cần sự cho phép, sự đồng ý, sự hồi đáp tích cực của người

nghe, trong trường hợp này là của người bảo vệ để thỏa mãn, để đáp ứng nhu cầu

của người nói. Hiệu lực ngữ vi của hành vi xin phép trong phát ngôn này là rất

lớn. Trong ví dụ (21), mục đích của người nói khi thực hiện phát ngôn “May I

smoke here?” là xin phép người nghe được hút thuốc. Phát ngôn này mang nhiều

ý nghĩa khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh, từng tình huống giao tiếp khác nhau,

chẳng hạn nếu là ở công sở thì phát ngôn này là một hành vi xin phép đích thực,

nếu ở nơi công cộng như rạp chiếu bóng hay ở công viên thì phát ngôn này chỉ là

một phát ngôn để giữ thể diện và lịch sự cho người nói, đồng thời cũng tôn vinh

thể diện và phép lịch sự đối với người nghe.

(22) Người lính: Ai cho phép tụi bây xúm xít nói chuyện với hắn?

Bây không thấy hắn là loại Việt Minh nguy hiểm à?

Ông cụ: Dạ, tụi tui có biết chi mô. [126, 203]

(23) SP1: Am I allowed getting in the ship?

SP2: Yes, you are allowed. [145]

Page 47: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

36

Trong ví dụ (23), hành vi hồi đáp của SP2 “Yes, you are allowed” thuộc loại

hành vi hồi đáp tích cực và là hành vi hồi đáp được người nghe mong đợi.

Ngược lại, trong ví dụ (22), hành vi của người nói tuy không hiển ngôn tuy nhiên

với câu nói “Bây không thấy hắn là loại Việt Minh nguy hiểm à?” làm cho người

nghe dường như cảm thấy được hậu quả của nó khiến cho họ cảm thấy sợ hãi, do

đó hồi đáp trong ví dụ này là hồi đáp tiêu cực, phủ nhận lại tất cả những gì mà

người nói đã thực hiện “Dạ, tụi tui có biết chi mô”.

1.4.5. Mối quan hệ giữa hành vi yêu cầu và hành vi xin phép:

Như chúng tôi đã trình bày ở những phần trên, hành vi xin phép và hành vi

yêu cầu đều thuộc nhóm hành vi Điều khiển (Directives), ở hai loại hành vi này

đều có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định:

1. Hành vi xin phép hướng đến mục đích là người nói mong muốn, yêu cầu

người nghe đồng ý, cho phép người nói thực hiện một hành động nào đó trong

tương lai.

2. Hành vi yêu cầu hướng đến mục đích là người nói yêu cầu, đề nghị người

nghe thực hiện một hành động nào đó trong tương lai.

3. Khi thực hiện hành vi xin phép, thể diện của người nghe được tôn vinh,

người nói thường rất lịch sự, tôn trọng người nghe để nhằm đạt được mục đích

của mình là được người nghe đồng ý, cho phép thực hiện một hành vi nào đó

trong tương lai.

Khi thực hiện hành vi yêu cầu, thể diện của người nói thường bị đe dọa, trong

một vài trường hợp còn có nguy cơ làm mất thể diện của cả người nói và người

nghe nếu người nghe không thực hiện hành vi yêu cầu của người nói.

5. Vị thế giao tiếp của người nghe trong hành vi xin phép thường cao hơn người

nói trong khi vị thế giao tiếp của người nói trong hành vi yêu cầu thường cao

hơn người nghe.

Như vậy, khi thực hiện hành vi xin phép, giữa người nói và người nghe phải

có mối quan hệ tương hợp, vì hành vi xin phép có đặc điểm là luôn làm thiệt cho

người nghe, nên nếu không có mối quan hệ tương hợp thì hành vi này sẽ không

Page 48: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

37

được người nghe chấp thuận. Dưới đây là những điều kiện hợp chuân để thực

hiện hành vi xin phép.

1. Vị thế giao tiếp của người nói thường thấp hơn vị thế giao tiếp của người

nghe.

2. Người nghe phải là người có đủ quyền hạn, thâm quyền để cho phép người

nói thực hiện hành vi được nói đến trong mệnh đề có chứa hành vi xin phép.

Như vậy, hành vi xin phép có đặc điểm ngữ dụng liên quan đến quyền lực (người

nghe có quyền đồng ý hay từ chối lời xin phép hay đề nghị của người nói).

3. Hành vi xin phép thường làm thiệt cho người nghe và mang lợi ích đến cho

người nói, cho nên người nói phải có thái độ chân thành khi thực hiện các hành

vi xin phép.

4. Người nói luôn lựa chọn phương án thực hiện hành vi xin phép một cách lịch

sự để giảm mức đe dọa thể diện của người nghe và đồng thời đề cao sự tôn trọng

đối với người nghe, nhằm đạt được mục đích giao tiếp của người nói. Do đó, lịch

sự và thể diện cũng là một nét ngữ dụng cơ bản mà hành vi xin phép luôn hướng

tới.

5. Hành vi xin phép hướng quyền lợi về người nói, nên phải tính đến trường

hợp người nghe chấp thuận hay không chấp thuận hành vi xin phép của người

nói trước khi thực hiện nó.

(24) Đã 2 giờ sáng rồi, xin phép bố mẹ con tranh thủ đi nằm một lát ạ.

Ừ. [146]

Hành vi xin phép của người con thỏa mãn các điều kiện vừa nêu trên. Trong

tình huống này vì vị thế giao tiếp của người con là thấp hơn vị thế giao tiếp của

bố mẹ và vì vậy nên người con (Sp1) đã sử dụng nhiều yếu tố để làm giảm tối

thiểu mức đe dọa thể diện của bố mẹ (Sp2) bằng cách đưa ra lý do“đã 2 giờ sáng

rồi” và cách sử dụng tiểu từ tình thái “ạ” cuối phát ngôn để thuyết phục bố mẹ

cho phép mình thực hiện hành vi xin phép “xin phép bố mẹ con tranh thủ đi nằm

một lát ạ”, và đã nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía bố mẹ của mình (người

nghe).

Page 49: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

38

1.5. Nguyên tắc về lịch sự và thể diện trong hội thoại

Theo "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê (2005) “lịch sự” nghĩa là “có cách

cư xử lịch thiệp và biết tuân theo lề lối chuẩn mực xã hội trong giao tiếp” [40,

54]. Đỗ Hữu Châu (2010) trong "Đại cương Ngôn ngữ học" tập II đưa ra khái

niệm „lịch sự” như sau: “phép lịch sự là hệ thống những phương thức mà người

nói đưa vào hoạt động nhằm điều hòa và gia tăng giá trị của đối tác của mình”

[4, 280]. Nguyễn Đức Dân (1998) khẳng định” Lịch sự là tôn trọng nhau. Nó là

một biện pháp để giảm bớt trở ngại trong tương tác giao tiếp giữa các cá

nhân”.[7, 76]

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài cũng có những quan điểm khác

nhau về lịch sự và thể diện như George Yule (1996) đã xem „lịch sự” trong một

cuộc tương tác hội thoại như là phương tiện để khẳng định sự nhận thức “thể

diện” của người tham gia giao tiếp và cũng là một nghi thức xã giao ân chứa bên

trong một nền văn hóa. Brown, P. & Levinson, S., [50,50] đã đưa ra một lý

thuyết về những nguyên tắc trong giao tiếp để đảm bảo tính lịch sự và thể

diện.Theo nguyên tắc này, ông nhấn mạnh tầm quan trọng và thiết yếu của lịch

sự và thể diện để có được những giao tiếp thành công, mối quan hệ mật thiết

giữa lịch sự và thể diện, khi nguy cơ đe dọa thể diện càng cao, người nói cần

chọn chiến lược càng lịch sự. Ông quan niệm lịch sự phải dựa trên các quy tắc

sau:

- Khoảng cách xã hội (Social distance): Khoảng cách xã hội được Brown &

Levinson (1987) định nghĩa như là mức độ xã hội cân đối về sự tương đồng và

khác biệt trong phạm vi của người nói và người nghe.

- Quyền lực tương đối (Relative Power)

- Phạm vi áp đặt tuyệt đối (Imposition Rank)

Trong luận án này, chúng tôi sẽ phân tích các chiến lược lịch sự và thể diện có

liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp theo quan điểm của Brown &

Levinson. Theo Brown & Levinson, trong diễn biến hội thoại, các HVNN tiềm

ân sự đe dọa thể diện cả người nói và người nghe được gọi là hành vi đe dọa thể

Page 50: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

39

diện (Face Threatening Acts - FTA). Chúng tôi tán thành quan điểm về lịch sự

của Brown & Levinson vì tính cụ thể của nó bởi phép lịch sự tiêu cực có tính

chất bù đắp hay né tránh. Đó là sự né tránh các FTA hoặc giảm nhẹ bằng một số

biện pháp như:

1. Dùng từ xưng hô lịch sự (ông, bà, ngài, chú, bác, thủ trưởng, giám đốc...chỉ

ngôi thứ hai khi đối thoại trực tiếp).

2. Dùng các thành phần mở rộng như yếu tố hô gọi, yếu tố rào đón.

3. Sử dụng các tiểu từ tình thái.

Dựa trên những nhận định của các nhà nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra kết

luận về quan hệ giữa lịch sự và hành vi xin phép và hồi đáp như sau:

- Hành vi xin phép có thể xem là một hành vi thuộc nhóm đe dọa thể diện tiêu

cưc cua ngươi noi . Tính lịch sự trong hội thoại xin phép và hồi đáp càng gia

tăng, ngươi noi phai thưc hiên phương châm tăng tôi đa tôn thât về phía mình, và

phải tìm cách giữ thể diện hoặc tôn vinh thể diện cho người nghe (người đối

diện).

- Ngược lại, tính lịch sự sẽ giảm, mức độ thành công của hội thoại càng bị đe

dọa khi người nói dành càng nhiều lợi ích về phía mình như tôn vinh thể diện

của bản thân, và đây thiệt hại về phía người đối diện như đe dọa hay làm mất thể

diện của người đối diện.

Vậy, làm thế nào để thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp với phương

châm tôn vinh thể diện hoặc làm giảm thiểu hoặc bù đắp thể diện của người nói

(người thực hiện hành vi xin phép) và người nghe (người hồi đáp). Luân an se sư

dụng lí thuyết nguyên tắc lịch sự của Brown & Levinson để tìm hiểu và giải

quyêt vân đê nay.

1.6. Quan hệ liên cá nhân trong hội thoại

Những quan hệ được hình thành giữa những người đối thoại với nhau được

gọi là quan hệ liên cá nhân. Theo một số nhà nghiên cứu, quan hệ này có thể

được xem xét trên hai trục tọa độ là: trục ngang và trục dọc.

- Trục ngang (còn gọi là trục khoảng cách hay trục thân cận): thể hiện khoảng

Page 51: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

40

cách tình cảm gần gũi, thân tình hay xa lạ giữa những người tham gia hội thoại.

Quan hệ này có thể điều chỉnh được. Những quan hệ trên trục này được gọi là

quan hệ ngang. Có những dấu hiệu bằng lời, phi lời, và kèm lời để đánh dấu mức

độ quan hệ này giữa những người tham gia hội thoại.

- Trục dọc (còn gọi là trục vị thế, trục quyền uy): trục này thể hiện vị thế xã hội

của những người tham gia hội thoại. Những quan hệ trên trục này được gọi là

quan hệ dọc. Những quan hệ về vị thế cũng biểu hiện qua các dấu hiệu bằng lời,

phi lời, và kèm lời.

Vị thế xã hội và quan hệ thân cận có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, hình

thức và cả quá trình hình thành các hành vi ngôn ngữ, đặc biệt là hành vi ngôn

ngữ xin phép.

Hành vi xin phép không chỉ chịu sự tác động của các môi quan hê liên ca nhân

này và một số nhân tố xã hội khác như tu ổi tác, giơi tinh, nghê nghiêp… cũng

ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của các hành vi xin phép và hôi đap trong

giao tiêp.

1.7. Ngôn ngữ và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

“Ngôn ngư bao gôm hai phương diên chu yêu : phương diên hê thông nhưng

đơn vi - yêu tô như âm tô ( âm vi ), hình vị , tư, câu va phương diên hoat đông

thưc hiên chưc năng hương ng oại của hệ thống đó trong những qui tắc điều

khiên hoat đông cua ngôn ngư, nhưng hanh vi của ngôn ngữ đặc trưng và những

sản phẩm (mô hinh va cu thê) do cac hoat đông ngôn ngư tạo ra như phat ngôn ,

văn ban diên ngôn va cac đơn vi cua hôi thoai” [6,15]

Về vấn đề nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ dưới góc độ văn hóa, Đỗ Hữu

Châu (2000) cho rằng: “…Bên cạnh những hành vi ngôn ngữ cần yếu cho giao

tiếp ở tất cả các cộng đồng ngôn ngữ trên thế giới, vẫn tồn tại những hành vi

ngôn ngữ chỉ có trong nền văn hóa này mà không tồn tại trong nền văn hóa khác

(ví như hành vi ngôn ngữ “lì xì”, “mừng tuổi” ngày Tết, hành vi “phỉ thui”

trước lời nói gở của người Việt Nam). Quan trọng hơn nữa là động lực và cách

thức thực hiện những hành vi ngôn ngữ phổ quát vẫn bị chi phối bởi các nhân tố

Page 52: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

41

văn hóa” [4, 16]

Tóm lại, giữa ngôn ngữ và văn hóa có một mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết .

Ngôn ngư la công cu cua văn hoa bơi vi không co ngôn ngư thì không môt hoat

đông văn hoa nào có thể diễn ra được . Văn hóa chi phối mạnh mẽ mọi hành vi

của con người trong xã hội trong đó có các hành vi ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng là

một sản phâm của văn hóa, là một thành phần có thể nói là quan trọng nhất của

văn hóa.. Và, như Anna Wierzbicka (1987) đã nhận định "văn hóa khác nhau thì

ngôn ngữ khác nhau, hành vi ngôn ngữ khác nhau".

1.8 Tiểu kết

Tóm lại, khi nghiên cứu một hành vi ngôn ngữ, chúng ta phải xét chúng một

cách toàn diện trong mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề lý thuyết liên quan; đó

chính là lý thuyết hành vi ngôn ngữ, lý thuyết về hội thoại, lý thuyết về lịch sự

và thể diện và các mối quan hệ của các hành vi ngôn ngữ với văn hóa.

Thứ nhất, lý thuyết hành vi ngôn ngữ bao gôm: khái niệm hành vi ngôn ngư,

các loại hành vi ngôn ngư, phân loại hành vi tại lời, điều kiện sử dụng hành vi tại

lời, hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp, biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi,

và động từ ngữ vi. Đồng thời, vấn đề nghiên cứu hành vi ngôn ngữ không chỉ

liên quan đến lý thuyết hành vi ngôn ngữ mà nó còn phải gắn liền với lý thuyết

hội thoại, bởi lẽ, đúng như nội dung nghiên cứu của luận án, hành vi xin phép và

hồi đáp là môt cặp hành vi ngôn ngữ xuất hiện trong sự tương tác giữa hành vi

xin phép của người nói và sự hồi đáp của người nghe trong một hội thoại hay

chính xác hơn là trong một cặp thoại.

Thứ hai, làm rõ khái niệm hành vi xin phép và hồi đáp trong mối liên quan

đến các hành vi khác, cụ thể là hành vi yêu cầu. Các điều kiện và tiêu chí để thực

hiện hành vi xin phép và hồi đáp cho thấy hành vi xin phép là hành vi có nguy cơ

đe dọa thể diện cao cho người nói, người nói thường phải lựa chọn và cố gắng để

tạo được các phát ngôn xin phép sao cho dễ chấp nhận nhất, ít gây phản ứng tiêu

cực cho người nghe nhất trong mọi tình huống và hoàn cảnh giao tiếp.

Thứ ba, luận án cũng đã đề cập đến một số quan điểm liên quan đến nguyên

Page 53: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

42

tắc lịch sự và thể diện trong giao tiếp hội thoại của một số tác giả trong và ngoài

nước. Qua đó , chỉ ro sự chi phối của nguyên tắc lịch sự và thể diện trong hội

thoại đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các hành vi xin phép và

cách tiếp nhận hành vi xin phép (hay hồi đáp) của người Anh và người Việt. Hơn

nữa, việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ noi chung cung như hanh vi xin phép noi

riêng trong luận án này không thể đặt ngoài mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ Anh

và Việt và nền văn hóa với những chuân mực xã hội khác nhau của hai đất nước

cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mục đích , phương tiên va hiệu quả sử dụng của

hành vi ngôn ngữ xin phép và hồi đáp.

Page 54: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

43

CHƢƠNG 2

HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH

Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh được thực hiện theo hai chiến

lược: trực tiếp và gián tiếp. Mỗi chiến lược lại có những phương thức thể hiện

khác nhau về hành vi xin phép và hồi đáp.

2.1. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép và hồi đáp trong tiếng

Anh qua văn chƣơng và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT

2.1.1. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép qua văn chương và

DCT

Bảng 2.1a Bảng thống kê các cấu trúc xin phép trong tiếng Anh qua văn

chƣơng và DCT

Các phát ngôn xin phép Tần số xuất

hiện

Tỷ lệ %

1. Sử dụng các động từ tình thái

a. Can

b. May

c. Could

2. Sử dụng các động từ ngữ vi

allow/permit

3. Sử dụng cấu trúc Do you mind...?

4. Sử dụng cấu trúc Would you mind...?

5. Sử dụng động từ let

6. Sử dụng cấu trúc Is it OK?

7. Các cấu trúc khác

Tổng số

228

209

150

16

98

82

33

72

82

970

23.5%

21.5%

15.4%

1.6%

9.9%

8.4%

3.4%

7.4%

8.9 %

100%

Kết quả thống kê phân loại trong bảng 2.1 a cho thấy trong tổng số 970 phát

ngôn xin phép trong tiếng Anh qua văn chương và DCT xuất hiện rất nhiều các

cấu trúc được sử dụng với những tỉ lệ khác nhau. Xuất hiện nhiều nhất là việc sử

dụng các động từ tình thái; 228 trường hợp với "Can" chiếm tỉ lệ 23.5%, 209

Page 55: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

44

trường hợp với "May" chiếm 21.5 %, 150 trường hợp chiếm 15.4 % với "Could".

Trong khi đó việc sử dụng động từ ngữ vi "allow" và "permit" xuất hiện với tần

số rất thấp, chỉ có 16 trường hợp chiếm 1.6%. Sử dụng động từ "Let" có 33

trường hợp chiếm 3.4%, cấu trúc "Do you mind...?" xuất hiện 98 trường hợp

chiếm 9.9%, cấu trúc "Would you mind...?" có 82 trường hợp chiếm 8.4%, cấu

trúc "Is it Ok...?" có 72 trường hợp chiếm 7.4 % và các cấu trúc khác có 82

trường hợp chiếm 8.9%. Từ kết quả thống kê khảo sát với những tỉ lệ khác nhau

giúp nhận diện ro hơn về cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của người

Anh khi thực hiện hành vi xin phép. Chiếm tỉ lệ cao nhất là các trường hợp sử

dụng trợ động từ tình thái "Can", "Could", "May", phương thức trực tiếp với các

động từ ngữ vi "allow/permit" và "let" chiếm tỉ lệ rất thấp.

Kết quả này ít nhiều cũng phản ánh được thói quen sử dụng các phương tiện

ngôn ngữ để xin phép trong cuộc sống sinh hoạt của người bản ngữ. Trong giao

tiếp hàng ngày, người bản ngữ có thói quen sử dụng các trợ động từ "Can,

Could, May" để giao tiếp với nhau, không phải chỉ trong việc hình thành các

Biểu đồ 2.1a Tỉ lệ các cấu trúc xin phép trong tiếng Anh qua văn chƣơng và

DCT

0

50

100

150

200

250

00.10.20.30.40.50.60.70.80.9

1

Page 56: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

45

2.1.2 Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc hồi đáp qua văn chương và DCT

Bảng 2.1b Bảng thống kê các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Anh qua văn

chƣơng và DCT

Các phát ngôn hồi đáp Tần số xuất

hiện

Tỷ lệ %

1. Cấu trúc hồi đáp tích cực trực tiếp:

- Oh, yes, of course/certainly.

- Yes, please.

- Yes, you can/could.

- OK

- Sure

- All right

- No, not at all. Go ahead.

2. Cấu trúc hồi đáp tíêu cực trực tiếp:

No + you can't.

No + phương án thay thế/ lý do

3. Cấu trúc hồi đáp tích cực gián tiếp:

- Never mind

- No problem

4. Cấu trúc hồi đáp tiêu cực gián tiếp:

- Sorry (I‟m sorry)

- Sorry (I‟m sorry) + lý do/ phương án thay

thế

- Các cấu trúc khác

Tổng số

120

43

111

68

58

32

42

173

61

81

42

62

46

30

970

12.4%

4.4%

11.4%

7%

6%

3.3%

4.3%

17.8%

6.3%

8.4%

4.3%

6,4%

4,7%

3,1%

100%

Page 57: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

46

Biểu đồ 2.1b Tỉ lệ các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Anh qua văn chƣơng và

DCT

Kết quả thống kê phân loại trong bảng 2.1 b cho thấy trong tổng số 970 phát

ngôn hồi đáp trong tiếng Anh qua văn chương và DCT xuất hiện rất nhiều cấu

trúc hồi đáp trực tiếp và gián tiếp. Trong các phương thức hồi đáp trực tiếp có

các phương thức hồi đáp tích cực trực tiếp và tiêu cực gián tiếp với các cấu trúc

đa dạng chiếm các tỉ lệ khác nhau. Xuất hiện với tần suất chiếm tỉ lệ cao nhất là

cấu trúc hồi đáp với từ trả lời "yes" ở đầu phát ngôn như "yes, of course" hay

"yes, certainly" chiếm 10.5% với 102 trường hợp, "yes" đi với các trợ động từ

tình thái như "yes, you can/ could/ may" có 111 trường hợp chiếm 11.4%, "yes,

please" xuất hiện 43 trường hợp chiếm 11%.

Có 68 trường hợp sử dụng từ "OK" chiếm 7%, 58 trường hợp với "Sure" chiếm

6%, "All right" có 32 trường hợp chiếm 3.3% và "No, not at all. Go ahead" có

42 trường hợp chiếm 4.3%. Cấu trúc hồi đáp tiêu cực trực tiếp chủ yếu sử dụng

từ phủ định "No" ở đầu phát ngôn như "No, you can't" có 105 trường hợp chiếm

10.9%, 61 trường hợp dùng "No" chiếm 6.3%.

Với phương thức hồi đáp tích cực gián tiếp, xuất hiện chủ yếu là cấu trúc hồi đáp

"Never mind" và "No problem". Với cấu trúc "Never mind" có 52 trường hợp

020406080100120140160180200

0.00%2.00%4.00%6.00%8.00%

10.00%12.00%14.00%16.00%18.00%20.00%

Tỷ lệ % Tần số xuất hiện

Page 58: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

47

chiếm 5.4%, "No problem" có 33 trường hợp chiếm 3.4%. Phương thức hồi đáp

tiêu cực gián tiếp chủ yếu sử dụng cụm từ "Sorry/ I am sorry" ở đầu phát ngôn,

phương thức này có 122 trường hợp chiếm 12.6% và 87 trường hợp chiếm 9% sử

dụng cụm từ "I'm sorry + lý do" để lảng tránh sự cho phép của người nghe

nhằm giảm thiểu nguy cơ đe dọa thể diện đối với người nói và gia tăng mức độ

lịch sự trong hội thoại.

2.2 Các phƣơng thức biểu hiện trực tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Anh

2.2.1 Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp

- Sử dụng cấu trúc mệnh lệnh hay nghi vấn với động từ "let"

Trong tiếng Anh, thông thường động từ “let” được sử dụng ở cấu trúc mệnh

lệnh hoặc nghi vấn với nét nghĩa là xin phép ai để làm việc gì. Tuy nhiên, cấu

trúc này rất ít khi xuất hiện trong tiếng Anh, bởi lẽ động từ "let" có nét nghĩa là

"cho", "cho phép", do đó người nói chỉ sử dụng động từ "let" để thực hiện các

hành vi xin phép trực tiếp. Cấu trúc mệnh lệnh gồm động từ “let” đi với một tân

ngữ (object) và sau đó là một cụm từ biểu hiện nội dung hành vi xin phép của

người nói (A: nội dung mệnh đề)

(1) Let me get to my seat.

OK. [DCT]

Hành vi xin phép trong trường hợp này của người nói đã được thực hiện với

cấu trúc mệnh lệnh của động từ “let”, có nội dung mệnh đề là “get to my seat”

(Hãy cho tôi vào chỗ ngồi của mình). Cấu trúc mệnh lệnh của động từ "let" trong

tình huống này đã giúp người nói hình thành một phát ngôn xin phép trực tiếp,

tuy nhiên người nghe vẫn cảm thấy được mức độ lịch sự của người nói khi thực

hiện phát ngôn này. Do đó, người nghe đã dễ dàng chấp nhận, đồng ý cho người

nói đi vào chỗ ngồi của mình mà không tỏ vẻ khó chịu qua cách sử dụng từ

“OK”.

(2) Would you let me have a price of tea?

Of course. [94, 45]

Page 59: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

48

(Anh có thể cho tôi biết giá của tách trà không?

Tất nhiên.)

Trong tình huống này có thể thấy đây là cuộc nói chuyện giữa người khách và

người phục vụ trong một quán café, với hai vai giao tiếp này, có thể thấy được

người phục vụ là người có vị thế xã hội thấp hơn người khách nhưng người

khách đã sử dụng cách biểu hiện hành vi xin phép, hay đúng hơn là lời yêu cầu,

đề nghị của mình qua cách sử dụng cấu trúc nghi vấn với động từ “let” và trợ

động từ tình thái “could”, hành vi xin phép của người nói dường như được thực

hiện với một sắc thái nhẹ nhàng, mềm mỏng và rất lịch sự, “Would you let me

have a price of tea?”(Anh có thể cho tôi biết giá của tách trà không ạ?). Đương

nhiên hành vi hồi đáp của người phục vụ sẽ là một hồi đáp tích cực, không kém

phần lịch sự “of course”

(3) Let me show you something awesome.

(Hãy để tôi chỉ cho bạn điều gì đó tuyệt vời.)

No problem [60, 159]

- Sử dụng cấu trúc nghi vấn với động từ "allow/permit"

Giống như động từ "let", bản thân động từ "allow/permit" đã có nét nghĩa là

cho phép ai làm gì, cho nên nếu muốn hình thành cấu trúc xin phép với 2 động từ

này, chúng ta chỉ có thể sử dụng cấu trúc nghi vấn đi với các trợ động từ hoặc là

cấu trúc bị động của "allow/permit" như sau:

Do/ Would/ Could + S + allow/permit...?

Tuy nhiên, theo kết quả thống kê phân loại của chúng tôi từ cả 2 nguồn ngữ

liệu DCT và văn chương, cấu trúc này rất ít xuất hiện, chỉ có vài trường hợp. Kết

quả đó cho thấy người Anh hầu như không sử dụng các phương thức trực tiếp để

hình thành các phát ngôn xin phép và hồi đáp với động từ "allow/permit".

(4) Am I allowed getting in the ship?(Tôi xin phép ông được lên tàu?)

Yes, of course, please. [145] (Vâng, dĩ nhiên rồi, xin mời ngài.)

Cuộc thoại xảy ra giữa hai người có vai giao tiếp khác nhau, địa vị xã hội khác

nhau, người khách và chủ tàu. Người khách trong tình huống giao tiếp này

Page 60: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

49

đương nhiên là đã có vé để lên con tàu đó, nhưng ông ta đã không cho mình cái

quyền đó, rất khiêm tốn, lịch sự ông đã hình thành một phát ngôn xin phép "Am I

allowed getting in the ship?" để nhằm tôn vinh thể diện của ông chủ tàu. Phát

ngôn hồi đáp của ông chủ tàu vì thế cũng mang sắc thái lịch sự, biểu hiện qua

thán từ "please" và đi với cụm từ "of course".

2.2.2 Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tíêu cực trực tiếp

- Sử dụng cấu trúc mệnh lệnh hay nghi vấn với động từ "let"

(5) Let me speak to your mistresses.

(Xin bà cho tôi được nói chuyện với các cô chủ.)

Oh, no. [38, 88]

Trong ví dụ này, nhân vật Jane rất muốn được ở lại nhà trong đêm nay, do đó

cô ấy đã thực hiện hành vi xin phép với cấu trúc mệnh lệnh của động từ "let" có

lực ngôn trung là “được nói chuyện với các cô chủ”. Cách sử dụng động từ "let"

ở hình thức mệnh lệnh của Jane là nhằm mục đích làm tăng sắc thái của lời nói

nhằm gây áp lực với người quản gia để có được một sự đồng ý từ phía người

quản gia. Tuy nhiên, hồi đáp của người quản gia lại là một hồi đáp tiêu cực trực

tiếp“Oh, no”, người quản gia đã không đồng ý, không cho phép Jane được gặp

các cô chủ.

- Sử dụng cấu trúc nghi vấn với động từ "allow/permit"

(6) A: Would you please allow me to wear your shirt?

B: Sorry, but I'd rather you not do that. [149, 1]

Tình huống giao tiếp xảy ra giữa hai chị em, người em rất muốn mượn chiếc

áo sơ mi của chị nên đã thực hiện hành vi xin phép qua cách sử dụng trợ động từ

tình thái "would" ở dạng thức nghi vấn "Would you please allow me to wear

your shirt?" (Chị có thể cho phép em mặc chiếc áo sơ mi của chị không?).

Phương thức thực hiện hành vi xin phép gián tiếp của người em thể hiện sự tôn

trọng, lễ phép với người chị của mình. Tuy nhiên, hành vi xin phép của người

em đã không nhận được một sự hồi đáp tích cực từ người chị, trái lại người chị

đã không cho phép, không đồng ý cho người em mượn chiếc áo sơ mi qua hồi

Page 61: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

50

đáp tiêu cực "Sorry, but I'd rather you not do that" (Rất tiếc, tốt hơn là em không

nên làm điều đó.)

Như vậy, qua việc phân tích kết quả thống kê phân loại từ nguồn ngữ liệu

DCT và văn chương, chúng ta có thể thấy rằng các phương thức biểu hiện trực

tiếp hành vi xin phép trong tiếng Anh chủ yếu là các hình thức mệnh lệnh và

nghi vấn của động từ "let", hình thức bị động và nghi vấn của các động từ ngữ vi

"allow/permit". Hồi đáp tích cực trực tiếp chủ yếu là cách sử dụng các từ "Yes",

"Sure", "OK", "All right", hồi đáp tiêu cực chủ yếu là qua cách sử dụng từ "No".

2.3. Các phƣơng thức biểu hiện gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Anh

2.3.1 Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp

Trong tiếng Anh, hành vi xin phép gián tiếp và hồi đáp tích cực trực tiếp

thường có các dạng sau:

1. Sử dụng cấu trúc nghi vấn của các trợ động từ tình thái Can, Could, May:

Can/ Could/ May + chủ ngữ + động từ?

(7) Frank: Can I put my stuff over here?

Cora: Oh, yes, of course. Put it everywhere you like. [96, 63]

(Frank: Mình có thể để đồ của mình ở đây không?

Cora: Ồ, vâng, tất nhiên. Bạn có thể đặt nó bất cứ nơi nào bạn thích.)

Hành vi xin phép của người bạn Frank trong ví dụ này là một hành vi xin phép

gián tiếp mang tính lịch sự, đề cao thể diện của người nghe Cora qua cách sử

dụng trợ động từ tình thái với cấu trúc nghi vấn “Can I put my stuff over here?”.

Hành vi hồi đáp của người nghe Cora vì thế cũng là một hành vi hồi đáp tích cực

trực tiếp, đề cao thể diện của Frank với cách sử dụng thán từ "Of course" ở đầu

câu.

(8) May I be excused from the meeting early?

Yes, you may. [DCT]

Trong trường hợp này, người nhân viên (A) muốn rời cuộc họp sớm hơn

thường lệ, người nhân viên đã rất lịch sự khi sử dụng động từ "excuse" và trợ

Page 62: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

51

động từ "may" với cấu trúc bị động nghi vấn để thực hiện hành vi xin phép gián

tiếp có nội dung mệnh đề là “May I be excused from the meeting early?”(rời

khỏi cuộc họp sớm). Cấu trúc nghi vấn bị động đã được người nhân viên sử dụng

khi thực hiện hành vi xin phép làm cho phát ngôn mang sắc thái lịch sự, đề cao

thể diện của những người đồng nghiệp, do đó nhân viên (A) dễ dàng nhận được

sự cảm thông của các đồng nghiệp, đồng ý cho nhân viên (A) về sớm.

2. Sử dụng cấu trúc nghi vấn: Do you mind/ Would you mind + if + mệnh đề ?

(9) Do you all mind if I open the window?

Please do it. [DCT]

(Tất cả các bạn có cảm thấy phiền nếu mình mở cửa sổ không?

Hãy làm ơn mở cửa đi.)

Tình huống giao tiếp trong ví dụ này xảy ra giữa những người bạn đồng

nghiệp trong phòng làm việc, như vậy những người tham gia hội thoại có vị thế

xã hội giống nhau. Người nói rất muốn mở cửa sổ nhưng sợ làm ảnh hưởng đến

những đồng nghiệp xung quanh mình, cho nên người nói đã thực hiện hành vi

xin phép một cách lịch sự, nhằm gây thiện cảm với các đồng nghiệp với cấu trúc

nghi vấn gián tiếp "Do you all mind?", hành vi xin phép có nội dung mệnh đề là

“open the window”. Mục đích của người nói khi sử dụng cấu trúc nghi vấn gián

tiếp là nhằm đề cao thể diện của người nghe và đồng thời thể hiện sự khiêm tốn

của mình nên dễ dàng nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía các đồng nghiệp,

người nghe vì vậy cũng tôn trọng ý kiến mà người nói đã đưa ra thể hiện qua

thán từ "Please" khi hồi đáp "Please do it.".

Những dạng thức còn lại tuy không phổ biến nhưng đôi khi chúng ta vẫn thấy

xuất hiện dùng để thực hiện các hành vi xin phép, chẳng hạn như:

1. Is it Ok/all right + if + mệnh đề ?

(10) Dad, is it all right for you if I find a job?

That's fine as far as you can complete your study in time.[101, 52]

(Bố không sao nếu con tìm được việc làm chứ ạ?

Tốt thôi miễn là con có thể hoàn thành khóa học của con đúng thời gian.)

Page 63: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

52

Cuộc hội thoại diễn ra giữa hai bố con, xét theo quan hệ huyết thống thì đây là

mối quan hệ có tôn ti, thứ bậc, người con muốn xin phép bố cho phép mình tìm

việc làm. Tuy nhiên, vì sợ người bố không cho phép nên người con đã sử dụng

cách nói gián tiếp với cấu trúc "Is it all right?" để làm giảm nguy cơ đe dọa thể

diện trong trường hợp không nhận được hồi đáp tích cực từ người bố. Hồi đáp

của người bố là một hồi đáp tích cực gián tiếp, ông đã đồng ý, đã cho phép người

con tìm việc làm nhưng có điều kiện kèm theo là "as far as you can complete

your study in time."

2. Is it possible + to...?

(11) Is it possible to leave the meeting early?

Yes, please. [DCT]

3. Do you think + chủ ngữ + động từ?

(12) Do you think if I turn the radio down? I'm trying to write a letter.

No, not at all. [102, 53]

(Bạn nghĩ thế nào nếu mình vặn nhỏ radio xuống? Mình đang cố để viết một lá

thư. Không, không sao.)

Ngoài những cách hồi đáp tích cực này, người Anh cũng giống như người Việt

Nam còn một số phương thức hồi đáp tích cực khác với cách sử dụng cử chỉ,

điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể như gật đầu, mỉm cười thân thiện, đưa tay ra hiệu,

không nói gì nhưng thái độ thể hiện sự đồng ý, cho phép người nói được thực

hiện hành vi xin phép của mình.

(13) Can I call you Karen?

Karen smiled.

(Em có thể gọi chị là Karen được không?

Karen mỉm cười.) [91, 4]

Trong hội thoại ngắn giữa Karen và một người bạn mới quen, người bạn đã

mạnh dạn đề nghị, xin phép Karen cho anh ta được gọi tên Karen một cách thân

mật, phương thức xin phép mà người bạn sử dụng là phương thức gián tiếp với

trợ động từ tình thái "Can" ở dạng thức nghi vấn "Can I call you Karen?". Nụ

Page 64: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

53

cười thân thiện của Karen là một cách hồi đáp tích cực, đồng ý với đề nghị của

người bạn vừa mới đưa ra.

(14) I have $2.37, can I look at them?

The store owner smiled and whistled. [100, 41]

Hành vi xin phép của đứa bé trong ví dụ (14) được xem là lịch sự với cấu trúc

“Can I look at them?”. Người chủ tiệm tuy không trả lời trực tiếp nhưng nụ cười

và cái huýt sáo của ông đã là một hồi đáp tích cực, cho phép cậu bé thực hiện

hành vi xin phép của mình.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu

phương thức xin phép và hồi đáp có sử dụng ngôn ngữ cơ thể (body language) vì

đây là một phạm vi nghiên cứu khá rộng và cần phải có một nghiên cứu chuyên

sâu về vấn đề này.

2.3.2 Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tíêu cực trực tiếp

Hành vi xin phép gián tiếp vẫn có các dạng như trong 2.3.1, hành vi hồi đáp

thường có các dạng sau:

- Hồi đáp bằng cách sử dụng các động từ tình thái như can, could, may.

(15) Mom, can I please have a birthday party with my friends?

No, you can‟t. [DCT]

(Mẹ, con có thể tổ chức sinh nhật với bạn không ạ?

Không được con à.)

Người con trong ví dụ (15) đã thực hiện hành vi xin phép gián tiếp với việc sử

dụng trợ động từ tình thái “can” đứng đầu phát ngôn tạo thành cấu trúc nghi

vấn, có nội dung mệnh đề là “have a birthday party”. Tuy nhiên, hành vi hồi

đáp của người mẹ lại là một hành vi hồi đáp tiêu cực trực tiếp với từ "No" ở đầu

phát ngôn và trợ động từ tình thái “can” ở hình thức phủ định “No, you can‟t”

(16) Can I go out and play football?

No, you can‟t. It‟s too early. [149, 87]

(Con có thể đi chơi và đá bóng không ạ?

Không, trời còn quá sớm.)

Page 65: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

54

- Hồi đáp bằng cách đưa ra lý do để từ chối, không đồng ý với hành vi xin phép

của người nói.

(17) Mummy, may I go into swim?

Certainly, not, my dear, it‟s too deep. [134, 23]

(Con có thể đi bơi không ạ?

Dĩ nhiên là không được, con thân yêu, nước hồ bơi quá sâu.)

Hành vi xin phép gián tiếp của người con “May I go into swim?” đã nhận

được sự hồi đáp tiêu cực trực tiếp từ phía người mẹ “certainly, not, my dear”

cùng với lời giải thích cho sự hồi đáp tiêu cực, không đồng ý của người mẹ là

“it‟s too deep”.

(18) Dad, all my friends are going to the game![149, 5]

I'm sorry, son. Your grades haven't been the best recently. I'm going to have to

say no.

(Bố, tất cả các bạn con sẽ đi chơi game.

Bố xin lỗi nhưng không được con à. Điểm của con dạo này không được tốt lắm)

- Hồi đáp bằng cách từ chối và đưa ra phương án thay thế.

(19) Can I go out to get sardines for you for tomorrow?

No, go and play baseball. [95, 2]

(Cháu có thể đi kiếm giúp ông mấy con cá mòi cho ngày mai không?

Đừng. Đi chơi bóng chày đi.)

Ông lão trong tác phâm “Ông lão đánh cá và con cá vàng” đã không đồng ý,

cho phép cậu bé thực hiện hành vi xin phép có nội dung mệnh đề là “ go out to

get sardiness for you tomorrow”. Hành vi hồi đáp của ông lão là hành vi hồi đáp

tiêu cực trực tiếp, tuy nhiên để tránh nguy cơ làm mất thể diện của cậu bé, ông

lão đã đưa ra phương án thay thế cho hành vi xin phép của cậu bé là “Go and

play baseball”

2.3.3 Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp

Hành vi xin phép gián tiếp vẫn có các dạng như trên. Tham thoại hồi đáp tích

cực gián tiếp trong trường hợp này thường có các dạng sau:

Page 66: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

55

- Sử dụng các từ trong tiếng Anh như never mind, no problem.

(20) Please could I come home late tonight?

Don't be back after 10. [DCT]

(21) Do you mind if I turn on the air conditioner? It's hot.

Never mind. [53, 53]

- Hồi đáp bằng cách hỏi lại, sử dụng câu hỏi tu từ.

. Cách hồi đáp này như là một sự đồng ý, cho phép của người nghe đối với hành

vi xin phép của người nói, tuy nhiên người nghe muốn kéo dài thời gian, muốn

tạo ra cho người nghe một sự hồi hộp, phấn khích khi nghe được câu trả lời tích

cực từ phía người nghe.

(22) Can I offer you a beer on the Terrace and then we‟ll take the stuff home.

Why not? [95, 2]

(Cháu có thể mời ông một cốc bia ở khách sạn Terrace trước khi chúng ta đem

những thứ này về nhà chứ.

Tại sao không?)

Cuộc hội thoại xảy ra giữa hai nhân vật, cậu bé và ông lão trong tác phâm

"Ông lão đánh cá và con cá vàng". Cậu bé đã thực hiện hành vi xin phép của

mình "Can I offer you a beer on the Terrace?" với thái độ rất lịch sự, kính trọng

và đã nhận được sự hồi đáp tích cực từ ông lão, "Why not?" là một hồi đáp tích

cực gián tiếp nhưng cũng đã thể hiện được thiện chí của ông lão đối với cậu bé.

(23) May I speak to you a moment?

Speak to me? [95, 5]

(Tôi có thể nói chuyện với anh một lát được không?

Nói chuyện với tôi à?)

Hành vi xin phép của người nói trong ví dụ này là một hành vi xin phép gián

tiếp với cấu trúc nghi vấn của trợ động từ tình thái “may”, nội dung mệnh đề của

hành vi xin phép này là “speak to you a moment” (muốn nói chuyện với anh một

lát). Hành vi xin phép này đã nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía người nghe,

người nghe đã cho phép, đã đồng ý, để người nói thực hiện hành vi xin phép

Page 67: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

56

nhưng với một cách hồi đáp rất lịch sự “Speak to me?”. Cách hồi đáp này có tác

dụng làm gia tăng thể diện của người nói và đồng thời còn biểu lộ sự ngạc nhiên,

vinh dự của người nghe khi được hân hạnh nói chuyện với người nói.

- Hồi đáp bằng cách nhấn mạnh lại nội dung xin phép mà người nói đã đưa ra

(24) Could you do without me today, Mr Jones? I've got an awful cold and I

think it might be better if I stay at home.[105, 119]

You should stay at home, Ann. And you'd better take tomorrow off if you aren't

better.

(Hôm nay anh có thể làm việc mà không có em được không anh Jones? Em bị

cảm lạnh rất nặng và em nghĩ tốt hơn là em nên ở nhà.

Em nên ở nhà, Ann à. Và ngày mai nếu em không cảm thấy khỏe, tốt hơn em

cũng nên nghỉ làm.)

2.3.4 Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp

Tham thoại hồi đáp tiêu cực gián tiếp trong trường hợp này thường có các

dạng sau:

- Sử dụng từ xin lỗi “sorry” hoặc cụm từ “I‟m sorry” và đưa ra lý do/ lời giải

thích hay một tình huống để lảng tránh việc chấp nhận, đồng ý cho S thực hiện

hành vi xin phép.

(25) Could you give me a lift today, please?. [38, 68]

I‟m ever so sorry, but I cannot help you with the case. You know I have a

problem.

(Anh có thể cho em đi nhờ xe không?

Anh thật lòng xin lỗi nhưng lúc này anh không thể giúp em được. Anh đang có

việc cần giải quyết.

Cuộc thoại xảy ra giữa hai người có tuổi tác khác nhau, và khoảng cách xã hội

xét theo quan hệ ngang cũng khác nhau. Người con gái vừa mới quen anh bạn

trai làm cùng cơ quan, quan hệ giữa hai người chưa thật sự thân thiết. Do đó,

người con gái đã dùng trợ động từ "Could" khi thực hiện hành vi xin phép là "đi

nhờ xe". Hành vi xin phép của người nói đã nhận được lời hồi đáp một cách rất

Page 68: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

57

lịch sự, cụm từ “I‟m ever so sorry” đặt đầu câu và lời giải thích “I have a

problem” của người nói làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu và không bị mất

thể diện, cho dù đây là một hồi đáp tiêu cực gián tiếp.

(26) May I borrow a hundred dollars please? My Otopus card has run out of

money and I can‟t get home.

Sorry, I don‟t have any money left. [38, 159]

(Bạn có thể cho mình mượn một trăm đôla không? Thẻ tín dụng của mình đã hết

tiền và mình không thể về nhà.

Xin lỗi bạn, mình không còn tiền.)

Trong cuộc thoại này, người nói đã đưa ra lý do sau khi đã thực hiện hành vi

xin phép, đề nghị người bạn cho anh ta mượn một trăm đôla. Người nói đã sử

dụng cấu trúc nghi vấn với trợ động từ "may" để thực hiện hành vi xin phép

nhằm nâng cao thể diện của người nghe và gia tăng phép lịch sự, gây cảm tình và

sự đồng cảm cho người nghe để đạt được mục đích giao tiếp của mình. Tuy

nhiên, sự hồi đáp từ phía người bạn đã không đáp ứng được nguyện vọng của

người nói, người bạn đã từ chối, không cho người nói mượn một trăm đôla với lý

do là "Sorry, I don‟t have any money left" (không còn tiền)

(27) Hi, Ginny, he said. You're busy tonight? Can I come over for a little while?

All right. She said. But the kids are sleeping though. I don‟t want to make them

up. [38, 71]

(Chào Ginny, hắn nói, Tối nay có rỗi không? Ghé chơi một tí được chứ?

Được thôi. Cô trả lời. Có điều bọn trẻ đang ngủ, tôi không muốn làm chúng thức

giấc.)

Cuộc thoại diễn ra giữa hai vai giao tiếp, Ginny và người chồng cũ. Ginny

không muốn làm mất lòng người chồng cũ của mình khi anh ta ngỏ ý xin phép

với nội dung “ghé chơi một tí” để đến thăm bọn trẻ. Anh chồng đã rất khéo léo

sử dụng phương thức xin phép gián tiếp sử dụng trợ động từ "Can" đứng đầu

phát ngôn để tạo cảm tình với người vợ cũ. Nhưng Ginny đã từ chối hành vi xin

phép của người chồng với lý do là “bọn trẻ đang ngủ. tôi không muốn làm chúng

Page 69: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

58

thức giấc”.Tuy nhiên, cô cũng bày tỏ sự tán thành đối với yêu cầu của người

chồng cũ, mục đích là không muốn làm mất thể diện của người chồng và muốn

giữ hòa khí giữa hai người được thể hiện qua từ “All right”.

- Dùng phương án thay thế: Phương án thay thế là một trong những chiến lược

nhằm duy trì được mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, và đặc biệt

là giữ được thể diện cho người nghe trong trường hợp không nhận được sự đồng

ý, cho phép của người nghe.

(28) Let me see the old man. I‟m going to get some answers. I won‟t accept it

unless he gives me a really good answer.

If I were you, I‟d start looking for another job. [38, 132]

(Hãy cho tôi gặp ông già đó. Tôi muốn có câu trả lời. Tôi sẽ không chấp nhận

nếu ông ấy không cho tôi câu trả lời thật sự.

Nếu tôi là anh, tôi sẽ bắt đầu tìm cho mình một công việc khác.)

Hành vi xin phép đã được người nghe thực hiện với cách sử dụng động từ

“let” ở đầu câu tạo thành một phát ngôn xin phép ở thức mệnh lệnh có nội dung

mệnh đề là “cho tôi gặp ông già đó”. Hành vi hồi đáp của người nghe không

trực tiếp từ chối hành vi xin phép của người nói nhưng người nghe đã trả lời rất

ro ràng, dứt khoát với người nói là nên “tìm cho mình một công việc khác” thay

vì đi tìm ông già để hỏi cho ro lý do tại sao mình bị đuổi việc.

(29) But you have not seen my Caros yet. May I show them to you?

I‟m not in a mood tonight. I want to talk business. [38, 159]

(Nhưng bà chưa nhìn thấy những bức tranh Caros của tôi. Tôi có thể chỉ chúng

cho bà được không?

Tối nay tôi không có tâm trạng làm việc đó. Tôi muốn bàn về công việc kinh

doanh.)

Trong hội thoại này, người nói đã thực hiện hành vi xin phép với nội dung

mệnh đề là “May I show them to you?” một cách gián tiếp khi sử dụng cấu trúc

nghi vấn với trợ động từ "May" nhằm tạo ra sự thiện cảm từ phía người nghe.

Tuy nhiên người nói đã nhận được sự hồi đáp tiêu cực, người nghe đã không

Page 70: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

59

đồng tình, không cho phép nhưng với cách ứng xử khéo léo, nhẹ nhàng nên

không làm mất thể diện của người nói và vẫn duy trì được tính lịch sự trong giao

tiếp “Tối nay tôi không có tâm trạng làm việc đó” và một lời đề nghị từ phía

người nghe “Tôi muốn bàn về công việc kinh doanh”

- Hứa hẹn trong tương lai: Hành vi hồi đáp được thực hiện bằng cấu trúc câu

điều kiện loại II hoặc giả định với động từ "wish", diễn tả một sự kiện được giả

định xảy ra ở thời điểm hiện tại, hoặc sự diễn tả hướng tới kết quả được giả định.

(30) Would you mind lending me some money, please?[38, 135]

I wish I had more pocket money. What my mother gave me is laughable.

(Bạn làm ơn cho mình mượn một ít tiền?

Mình ước mình có thật nhiều tiền trong túi. Số tiền mẹ tớ cho thật chẳng đáng là

bao.)

Hành vi xin phép của người nói được thực hiện với cấu trúc nghi vấn của động

từ tình thái “would you mind”, nội dung mệnh đề trong tình huống này là “mượn

một ít tiền”. Tuy nhiên, người nghe đã rất tế nhị, gián tiếp từ chối lời đề nghị của

người nói với lý do là “Mình ước mình có thật nhiều tiền trong túi”. Cách hồi

đáp của người nghe có sử dụng động từ “wish” đã thể hiện được mong muốn của

người nghe, muốn có thật nhiều tiền để cho bạn mượn, nhưng đó cũng chỉ là

mong muốn vì trên thực tế đó là điều người nghe không thể thực hiện được.

Cách hồi đáp này vừa giữ được thể diện cho người nói và người nghe, đồng thời

vẫn giữ được tính lịch sự trong giao tiếp.

(31) “Good morning, Nasredin”, she said, “would you lend me your donkeys?"

I‟m sorry, answer Nasredin, if my donkey was here, I would of course lend it to

you very willingness, but it is not.[38, 132]

(Chào ông Nasredin, bà nói, ông cho tôi mượn con lừa của ông nhé?

Xin lỗi bà, Nasredin trả lời, nếu con lừa của tôi có ở đây, tất nhiên, tôi sẽ vui

lòng cho bà mượn, nhưng nó lại không có ở đây.)

Hành vi xin phép gián tiếp của người nói trong ví dụ (31) là một hành vi xin

phép gián tiếp có lực ngôn trung là “mượn con lừa của Nasredin”. Người nói đã

Page 71: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

60

rất lịch sự khi sử dụng cấu trúc “Would you lend me your donkeys?” để thực

hiện hành vi xin phép của mình. Hành vi hồi đáp của Nasredin cho thấy ông ta

đã bày tỏ thiện chí, sẵn lòng cho người đàn bà kia mượn con lừa nếu con lừa có

mặt tại nơi xảy ra cuộc thoại. Cách sử dụng từ “Sorry” đầu phát ngôn cùng với

cách sử dụng câu điều kiện loại II trong phát ngôn hồi đáp của người nghe cho

thấy người nghe đã hết sức khéo léo, lịch sự, không làm mất thể diện của người

nói trong khi thực hiện hành vi hồi đáp tiêu cực của mình.

Ngoài ra, người Anh cũng như người Việt Nam còn sử dụng cử chỉ, điệu bộ để

hồi đáp như lắc đầu, xua tay, nhăn mặt tỏ ý không hài lòng v.v…

(32) Do you allow me to come with you?

Susan shook her head. [92, 10]

(Bạn có thể cho phép tôi đi cùng bạn được không?

Susan lắc đầu.)

Susan trong tiểu thuyết "Pleasant Vices" của Judy Astley (1995) đã thực hiện

hành vi hồi đáp tiêu cực qua một cái lắc đầu để tỏ thái độ không đồng tình,

không cho phép người bạn được thực hiện hành vi xin phép là "Do you allow me

to come with you?".

Kết quả thống kê và phân loại các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và

hồi đáp từ ngữ liệu thu thập được trong bảng 2.3 cho thấy chỉ có 39 trong tổng số

970 phát ngôn xin phép trực tiếp và hồi đáp tích cực trực tiếp chiếm tỷ lệ 4%,

có 19/970 phát ngôn xin phép trực tiếp và hồi đáp tiêu cực trực tiếp chiếm 2%,

có 46 phát ngôn xin phép trực tiếp và hồi đáp tiêu cực gián tiếp chiếm 4,7%,

có 339 phát ngôn xin phép gián tiếpvà hồi đáp tích cực trực tiếp chiếm 35%, có

320 phát ngôn xin phép gián tiếp và hồi đáp tiêu cực trực tiếp, chiếm 33%, có

136 phát ngôn xin phép gián tiếp và hồi đáp tích cực gián tiếp chiếm 14%.

Page 72: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

61

Bảng 2.3 Các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Anh qua văn chƣơng và DCT

Các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi

đáp trong tiếng Anh

Số lƣợng

phát ngôn

Tỉ lệ

1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực

tiếp

39/ 970 4%

2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực

tiếp

19/970 2%

3. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực gián

tiếp

10/970 1%

4. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián

tiếp

46/970 4.7%

5. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực trực

tiếp

339/970 35%

6. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực

tiếp

320/970 33%

7. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián

tiếp

136/970 14%

8. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián

tiếp

61/970 6.3%

2.4. Các nét ngữ dụng liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng

Anh

2.4.1.Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bố, mẹ - con (môi

trường gia đình)

(33) Jill: Dad, can I have the car tonight?

(Jill: Bố, con có thể dùng xe của bố tối nay được không?)

Jack: No, you can't. I need it.

(Jack: Không, con không thể. Bố cần nó.)

Jill: But I am taking Dave to see his grandmother in hospital!

Page 73: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

62

(Jill: Nhưng con sẽ phải đưa Dave đi gặp bà của anh ấy trong bệnh viện.)

Jack: I told you. I need it.

(Jack: Bố đã nói là bố cần nó.)

Jill: Oh, please! He won't be able to go if I don't give him a lift.

(Jill: Bố, làm ơn đi mà!Cậu ấy sẽ không thể đi nếu con không cho cậu ấy đi

nhờ.)

Jack: All right. I suppose I can walk. The exercise will do me good.

(Jack: Thôi được, bố có thể đi bộ. Luyện tập thể dục sẽ làm cho bố khỏe hơn.)

Jill: Thanks a lot, Dad. I won't be back late. [96, 27]

Jill: Cám ơn bố, con sẽ trả lại cho bố sớm.)

Cuộc hội thoại trong ví dụ (33) xảy ra trong ngữ cảnh thân mật và mối quan hệ

giữa người bố và người con. Cuộc thoại này có hành vi chủ hướng là xin phép

nhưng lại bao gồm rất nhiều cặp thoại khác nhau. Cặp thoại (1) là hành vi xin

phép của người con (Jill) và hồi đáp tiêu cực của người bố (Jack) “No, you can't.

I need it.” Tuy nhiên, cuộc thoại không chỉ dừng lại ở đó, mà còn có nhiều cặp

chêm xen “But I am taking Dave to see his grandmother in hospital!” nhằm giải

thích, thuyết phục người nghe (bố) và người con đã nhận được hồi đáp tích cực

từ người bố “All right. I suppose I can walk.”

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều các hành vi xin phép và hồi đáp diễn

ra trong các mối quan hệ trong gia đình, giữa bố, mẹ - con cái. Các hành vi xin

phép được con cái trong gia đình thực hiện thường xuyên và phải có sự kính

trọng, lễ phép với bố mẹ. Trong ngữ liệu mà luận án thu thập được, phần lớn các

hành vi xin phép trong tiếng Anh được người con sử dụng theo phương thức biểu

hiện gián tiếp với các trợ động từ tình thái “can”, “may”, could” tạo thành các

dạng thức nghi vấn khi thực hiện các hành vi xin phép với bố, mẹ.

(34) Ah, Dad, com on. Let me go.

Sorry, son, no is no. [148, 5]

2.4.2 Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bạn bè

(35) Hello, Rama. May I borrow you motorcycle?

Page 74: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

63

Rama: Sorry, Bayu. Mine is being repaired. [90, 36]

(36) Frank: Can I put my stuff over here?

Cora: Oh, yes, of course. Put it everywhere you like.

Frank: Thank you. Do you mind if I open the window? It‟s a bit warm.

Cora: No, not at all. Go ahead.

Frank: Thanks and…is it OK to smoke?

Cora: I‟m sorry. You can‟t smoke in the building. You have to go outside.

Frank: Oh, OK. [96, 63]

Cuộc thoại hay sự kiện lời nói xin phép trong ví dụ (36) với các tham thoại

trung tâm có hành vi chủ hướng là xin phép. Cặp thoại thứ nhất gồm tham thoại

dẫn nhập có hành vi chủ hướng là xin phép “Can I put my stuff over here?”,

tham thoại hồi đáp có hành vi chủ hướng là trả lời, đây là tham thoại hồi đáp tích

cực “Oh, yes, of course”. Cặp thoại thứ hai gồm tham thoại dẫn nhập có hành vi

chủ hướng là xin phép “Do you mind if I open the window?” tham thoại hồi đáp

có hành vi chủ hướng là trả lời, đây là tham thoại hồi đáp tích cực “No, not at

all. Go ahead”. Cặp thoại thứ ba gồm tham thoại dẫn nhập có hành vi chủ hướng

là xin phép “…is it OK to smoke?” tham thoại hồi đáp có hành vi chủ hướng là

trả lời, đây là tham thoại hồi đáp tiêu cực gián tiếp “I‟m sorry. You can‟t smoke

in the building”.

Cuộc thoại xảy ra trong môi trường công sở giữa hai người bạn mới quen, do

đó cả hai người đều sử dụng những phương thức biểu hiện hành vi xin phép và

hồi đáp lịch sự, nhằm giữ thể diện và để duy trì cuộc thoại giữa hai người.

Với quan hệ bạn bè, phương thức biểu hiện chủ yếu là phương thức xin phép

gián tiếp với các trợ động từ tình thái “can”, “could”, “may”, “Do you

mind...?”, hành vi hồi đáp chủ yếu là hồi đáp tích cực và tiêu cực trực tiếp,

phương thức xin phép gián tiếp và hồi đáp tiêu cực gián tiếp cũng xuất hiện

trong mối quan hệ này.

2.4.3 Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ thầy - trò (môi

trường trường học)

Page 75: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

64

(37) Sir, could I leave the class? I have a stomache.

Yes, certainly. [58, 53]

Cuộc thoại hay sự kiện lời nói xin phép trong ví dụ (37) diễn ra trong ngữ

cảnh của một lớp học, vị thế giao tiếp của người thầy ro ràng là cao hơn người

học sinh. Người học sinh đã sử dụng trợ động từ tình thái “could” khi thực hiện

hành vi xin phép để nhằm tôn vinh thể diện và sự tôn trọng của mình đối với

người thầy đồng thời để tăng tính thuyết phục của phát ngôn, người học sinh còn

nêu thêm lý do “I have a stomache” và nhận được sự hồi đáp tích cực từ người

thầy “Yes, certainly”.

Phương thức biểu hiện hành vi xin phép chủ yếu trong mối quan hệ này là

phương thức biểu hiện gián tiếp và hồi đáp tích cực và tiêu cực trực tiếp .

2.4.4. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ giữa thủ trưởng -

nhân viên (môi trường công sở)

(38) Sir, could we start the meeting now?

Yes, please. [149, 88]

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa thủ trưởng và nhân viên, giữa

cấp trên và cấp dưới là mối quan hệ thể hiện ro vị thế xã hội, vị thế quyền lực

giữa các vai giao tiếp.

Người thủ trưởng là người có vị thế xã hội cao hơn người nhân viên, do đó các

hành vi xin phép thường được người nói (nhân viên) biểu hiện bằng phương thức

gián tiếp với mục đích là tôn vinh thể diện của người nghe (thủ trưởng) để có thể

nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía người nghe như trong ví dụ (38).

(39) Could I possibly take the day off tomorrow?

Tomorrow?

Yes, would that be Okay?

Certainly if you want to take the day off tomorrow, it‟s fine with me. [71, 125]

Cuộc hội thoại gồm có 2 cặp thoại với cặp thoại trung tâm có hành vi chủ

hướng là xin phép. Cặp thoại thứ nhất gồm tham thoại dẫn nhập có hành vi chủ

hướng là xin phép “Could I possibly take the day off tomorrow?”, tham thoại hồi

Page 76: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

65

đáp có hành vi chủ hướng là trả lời, đây là tham thoại hồi đáp tích cực “Certainly

if you want to take the day off tomorrow, it‟s fine with me.”. Tuy nhiên, giữa

tham thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp đã xuất hiện một cặp thoại chêm xen,

“Tomorrow?” và “Yes, would that be Okay?” với mục đích là khẳng định lại

thời gian xin nghỉ của người nhân viên trước khi đưa ra một hồi đáp tích cực,

cho phép người nhân viên nghỉ làm vào ngày mai.

Như vậy, với các môi trường giao tiếp khác nhau và trong các mối các quan hệ

xã hội khác nhau, quan hệ mẹ - con trong gia đình , quan hệ thầy - trò trong nhà

trường, quan hệ thủ trưởng - nhân viên trong công sở, và quan hệ bạn bè, người

Việt Nam đều có xu hướng sử dụng các phương thức biểu hiện trực tiếp khi thực

hiện các hành vi xin phép và hồi đáp.

Bảng 2.4 Quan hệ xã hội với các phƣơng thức biểu hiện trong tiếng Anh qua

văn chƣơng

Quan hệ xã hội Phƣơng thức biểu hiện Phƣơng tiện ngôn

ngữ

1. Bố, mẹ - con

1. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi

đáp tích cực trực tiếp.

2. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi

đáp tích cực gián tiếp.

3. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi

đáp tích cực trực tiếp.

4. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi

đáp tiêu cực trực tiếp.

can, could, may, let

2. Bạn bè

1. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi

đáp tích cực trực tiếp.

2. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi

đáp tiêu cực gián tiếp.

may, can, do you

mind, could you mind

1. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi

Page 77: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

66

3. Thầy - trò đáp tích cực trực tiếp.

2. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi

đáp tiêu cực gián tiếp.

could, may

4. Sếp - nhân

viên

1. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi

đáp tích cực trực tiếp.

2. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi

đáp tiêu cực trực tiếp.

3. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi

đáp tiêu cực gián tiếp.

could, may

Tóm lại, trong bất cứ quan hệ xã hội nào, người bản ngữ cũng có xu hướng sử

dụng các phương thức biểu hiện gián tiếp với các trợ động từ tình thái “can,

“could”, “may”. Điều đó là hợp với nét văn hóa của người phương Tây nhất là

các nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, người phương Tây thích lối nói gián tiếp

bởi vì trong tất cả mọi hoàn cảnh giao tiếp, cách nói gián tiếp luôn luôn giữ được

hòa khí, giữ được tính lịch sự trong giao tiếp, và giữ được thể diện cho cả người

nói và người nghe, hay nói một cách khác là tránh gây tổn thất cho những người

tham gia giao tiếp để đạt được mục đích cuối cùng là có những cuộc hội thoại

thành công.

2.5. Tiểu kết

Việc xây dựng khái niệm hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh dựa trên

các khái niệm mang tính lý thuyết như đã trình bày trong chương 1, với hệ thống

ngữ liệu đã thu thập được trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành

miêu tả và phân tích các cấu trúc của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh

dưới nhiều góc độ khác nhau; cả về mặt hình thức và ngữ dụng. Kết quả thống kê

các giá trị ngôn trung trong chương này có giá trị là một tham khảo bước đầu về

những nét đặc trưng cơ bản của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh, làm

cơ sở để giải quyết những vấn đề trong chương 4 khi đưa ra những nhận xét về

những đặc điểm tương đồng và dị biệt của hành vi xin phép trong tiếng Anh để so

sánh với hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt.

Page 78: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

67

Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh được thực hiện bằng hai phương

thức; trực tiếp và gián tiếp. Với từng phương thức khác nhau, hành vi xin phép và

hồi đáp có những cách thức sử dụng khác nhau xét trên bình diện ngữ dụng học.

Hành vi xin phép trực tiếp trong tiếng Anh được biểu hiện qua các động từ ngữ vi

"let", "allow/ permit". Tuy nhiên, phương thức này rất ít được người Anh sử dụng.

Trong cả hai nguồn ngữ liệu DCT và văn chương, chúng tôi chỉ thống kê được

một vài trường hợp có sử dụng phương thức này. Hành vi xin phép gián tiếp trong

tiếng Anh được biểu hiện chủ yếu qua các trợ động từ tình thái "Can", "Could",

"May" hình thành nên các dạng thức nghi vấn. Hành vi hồi đáp tích cực trực tiếp

được biểu hiện qua các từ như "Yes", "Sure", "Of course", "Certainly". Hành vi

hồi đáp tiêu cực trực tiếp chủ yếu là cách sử dụng từ "No" đứng đầu phát ngôn hồi

đáp. Hành vi hồi đáp tích cực gián tiếp là cách sử dụng các từ như "Never mind",

"No problem", Hành vi hồi đáp tiêu cực gián tiếp chủ yếu là qua cụm từ "Sorry",

"I'm Sorry" và rất nhiều cách thức hồi đáp tiêu cực gián tiếp khác nhau như đưa ra

lý do để từ chối, đưa ra phương án thay thế, sử dụng câu hỏi tu từ v. v...Khi đó,

các phát ngôn xin phép và hồi đáp sẽ tạo nên những cặp thoại như xin phép/

đồng tình; xin phép/động viên; xin phép/ khen; xin phép/hứa hẹn; xin phép/cảm

thán; xin phép/từ chối; xin phép/nghi ngờ; xin phép/bác bỏ…Trong đó, những

cách thức hồi đáp tiêu cực thường vi phạm thể diện của người đối thoại ở những

mức độ khác nhau.

Tóm lại, chúng tôi đã lần lượt phân tích, thống kê và phân loại các phát ngôn

xin phép và hồi đáp theo từng phương thức biểu hiện và đưa ra những đánh giá,

những kết luận về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh.

Dựa vào các phát ngôn xin phép và hồi đáp thu thập được và dựa vào các dạng

thức trong quá trình miêu tả và phân tích, chúng tôi đã đưa ra một nhận xét mang

tính phổ quát là hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh thường được sử dụng

ở phương thức biểu hiện gián tiếp.

Trong chương này, chúng tôi cũng đã phân tích được cách sử dụng các

phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh với các mối

Page 79: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

68

quan hệ xã hội như bố, mẹ - con cái, bạn bè, thầy - trò, thủ trưởng - nhân viên

qua các ngữ liệu từ văn chương. Với những mối quan hệ xã hội khác nhau,

những vai giao tiếp khác nhau và những môi trường giao tiếp khác nhau có

những phương thức thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp khác nhau. Chúng tôi

sẽ đối chiếu, so sánh cụ thể hơn các mối quan hệ xã hội này trong chương 4 để

đưa ra những nhận xét, tìm ra những điểm giống và khác nhau của người bản

ngữ và người Việt trong việc sử dụng các phương thức xin phép và hồi đáp ở

những môi trường giao tiếp khác nhau.

Page 80: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

69

CHƢƠNG 3

HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG VIỆT

Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt cũng giống như hành vi xin phép

và hồi đáp trong tiếng Anh có hai chiến lược: trực tiếp và gián tiếp. Người nói có

thể sử dụng nhiều cấu trúc khác nhau để hình thành các phát ngôn xin phép của

mình và người nghe cũng có rất nhiều cách để biểu hiện thái độ đồng tình, cho

phép hoặc từ chối, không đồng ý để người nói thực hiện hành vi xin phép của họ.

3.1 Kết quả thống kê phân loại các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng

Việt qua văn chƣơng và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT

3.1.1 Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép qua văn chương và

DCT

Bảng 3.1a Bảng thống kê các cấu trúc xin phép trong tiếng Việt qua văn

chƣơng và DCT

Các phát ngôn xin phép Tần số xuất

hiện

Tỷ lệ

%

1. Sử dụng động từ ngữ vi xin phép

2. Sử dụng động từ ngữ vi cho phép

3. Sử dụng động cụm động từ xin...cho

4. Sử dụng động từ xin

5. Sử dụng động từ cho

6. Sử dụng cấu trúc muốn, làm ơn?

7. Sử dụng động từ tình thái có thể

8. Các cấu trúc khác

Tổng số

203

185

139

43

317

50

33

30

1000

20,3 %

18,5 %

13,9 %

4,3 %

31,7 %

5,0 %

3,3 %

3,0 %

100 %

Trong tổng số 1000 phát ngôn xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt qua văn

chương và DCT xuất hiện rất nhiều cấu trúc sử dụng với những tỉ lệ khác nhau.

Xuất hiện với tỉ lệ cao nhất là động từ ngữ vi "cho" với 317 trường hợp chiếm

Page 81: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

70

31.7%. Có 185 trường hợp sử dụng động từ "cho phép" chiếm 18.5%, 139

trường hợp với cụm động từ "xin...cho" chiếm 13.9%, 43 trường hợp chiếm 4.3%

với động từ "xin", Trong khi đó việc sử dụng các động từ tình thái như "có thể",

"muốn", "làm ơn" xuất hiện với tần số rất thấp, chỉ có 50 trường hợp chiếm 5%

với động từ tình thái "muốn", "làm ơn" và 33 trường hợp sử dụng cấu trúc "có

thể" chiếm 3.3 %, 30 trường hợp còn lại chiếm tỉ lệ 3%.

Biểu đồ 3.1a Tỉ lệ các cấu trúc xin phép trong tiếng Việt qua văn chƣơng và

DCT

3.1.2. Kết quả thống kê phân loại các hành vi hồi đáp trong tiếng Việt qua văn

chương và DCT

Trong tổng số 1000 phát ngôn hồi đáp chúng tôi thu thập được qua văn

chương và DCT, có 640 hồi đáp tích cực trực tiếp và gián tiếp, trong đó có 456

hồi đáp tích cực trực tiếp chiếm 45.6%, có 184 hồi đáp tích cực gián tiếp chiếm

18.4%. Các phương thức hồi đáp tích cực trực tiếp chủ yếu là dùng từ "Ừ" có

155 trường hợp, chiếm 15.5%, "Được" có 98 trường hợp, chiếm 9.8%. Phương

thức hồi đáp tích cực gián tiếp có 157 trường hợp đưa ra lý do đồng ý chiếm

15.7%, 27 trường hợp dùng cử chỉ như gật đầu, mỉm cười, không nói gì nhưng

biểu lộ thái độ đồng ý chiếm 2.7%. Phương thức hồi đáp tiêu cực trực tiếp và

0

50

100

150

200

250

300

350

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1

1. Sử dụng động từ

ngữ vi xin phép

2. Sử dụng động từ

ngữ vi cho phép

3. Sử dụng động cụm động từ xin...cho

4. Sử dụng động từ xin

5. Sử dụng động từ

cho

6. Sử dụng cấu trúc

muốn, làm ơn?

7. Sử dụng động từ

tình thái có thể

8. Các cấu trúc khác

Page 82: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

71

gián tiếp chúng tôi thống kê được 360 trường hợp chiếm 36%, trong đó hồi đáp

tiêu cực trực tiếp có 122 trường hợp chiếm 12.2%, chủ yếu là hồi đáp bằng cách

trả lời trực tiếp với cấu trúc "Không. Không được". 248 trường hợp hồi đáp tiêu

cực gián tiếp chủ yếu là đưa ra lý do không đồng ý, tỏ thái độ không đồng ý bằng

cách hỏi lại để kéo dài thời gian. Hoặc từ chối bằng cách dùng ngôn ngữ cơ thể

như lắc đầu, nhăn mặt, không nói gì nhưng thái độ tỏ vẻ khó chịu.

Bảng 3.1b Bảng thống kê các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Việt qua văn

chƣơng và DCT

Các phát ngôn hồi đáp Tần số

xuất hiện

Tỷ lệ

%

1.Cấu trúc hồi đáp tích cực trực tiếp:

- Không sao

- Được, đưa ra điều kiện đồng ý (cho phép)

- Ừ

- Vâng

- Nhất trí

2. Cấu trúc hồi đáp tiêu cực trực tiếp:

- Không. / Không được.

3. Cấu trúc hồi đáp tích cực gián tiếp:

- Đưa ra lý do đồng ý, cho phép.

- Gật đầu, mỉm cười, thái độ đồng ý.

4. Cấu trúc hồi đáp tiêu cực gián tiếp:

- Đưa ra lý do không đồng ý, không cho phép.

- Hỏi lại

- Lắc đầu, nhăn mặt, xua tay…

Tổng số

84

98

155

67

52

122

157

27

149

66

23

1000

8.4%

9.8%

15.5%

6.7%

5.2%

12.2%

15.7%

2.7%

14.9%

6.6%

2.3%

100%

Page 83: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

72

Biểu đồ 3.1b Tỉ lệ các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Việt qua văn chương và

DCT

3.2. Các phƣơng thức biểu hiện trực tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Việt

3.2.1 Khái niệm về hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp

Hành vi xin phép trực tiếp là hành vi ngôn ngữ biểu hiện tường minh ý định

xin phép của người nói bằng cấu trúc bề mặt ngôn từ. Người nghe trực tiếp nhận

biết ý định xin phép của người nói mà không cần suy ý hoặc không dựa vào ngữ

cảnh, vốn hiểu biết, kinh nghiệm ngôn ngữ của bản thân mình.

Hành vi hồi đáp trực tiếp là hành vi ngôn ngữ biểu hiện tường minh ý định cho

phép, đồng ý của người nghe bằng cấu trúc bề mặt ngôn từ. Người nói trực tiếp

nhận biết ý định cho phép của người nghe mà không cần suy ý hoặc không dựa

vào ngữ cảnh, vốn hiểu biết, kinh nghiệm ngôn ngữ của bản thân mình.

(1) Cô Liên ơi, cháu xin phép đi trước đây.

Ừ, thông cảm nhé, cô đang có khách. [41, 85]

Không sao

8.4%

Được, đưa ra điều

kiện đồng ý (cho

phép), 9.8%

Ừ15.5%

Vâng

6.7%

-Nhất trí5.2%

Không. / Không

được.,12.2%

Đưa ra lý do đồng

ý, cho phép.

15.7%

Gật đầu, mỉm

cười, thái độ đồng

ý.

2.7%

Đưa ra lý do không

đồng ý, không cho

phép, 14.9%

-Hỏi lại6.6%

Lắc đầu, nhăn

mặt, xua tay, 2.3%2%

Page 84: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

73

Trong ví dụ trên, hành vi ngôn ngữ trung tâm trong lời nói nhằm mục đích xin

phép người nghe (cô Liên) với nội dung xin phép là "cháu xin phép đi trước

đây". Người nghe nhận thấy hành vi ngôn ngữ trung tâm này diễn đạt ý định xin

phép tường minh, thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng trong tình

huống phù hợp nhất định. Như vậy, một hành vi xin phép trực tiếp tạo hiệu lực

tại lời xác định. Hành vi hồi đáp trong ví dụ trên cũng là một hành vi ngôn ngữ

trực tiếp diễn đạt ý định cho phép tường minh, thực hiện đúng với điều kiện sử

dụng (là lời dáp cho một hành vi xin phép) trong tình huống phù hợp nhất định.

3.2.2 Đặc điểm về phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực

tiếp.

Một phát ngôn xin phép trực tiếp bao giờ cũng có thành phần cốt loi diễn đạt ý

định xin phép của người nói. TP cốt loi hướng về đích của phát ngôn, diễn đạt cụ

thể và ro ràng ý định của người nói. TP cốt loi được biểu hiện dưới các hình thức

khác nhau như sử dụng các động từ ngôn hành diễn đạt ý định xin phép của

người nói.

Một phát ngôn hồi đáp trực tiếp bao giờ cũng có thành phần cốt loi diễn đạt ý

định cho phép hoặc không cho phép của người nghe. TP cốt loi hướng về đích

của phát ngôn, diễn đạt cụ thể và ro ràng ý định của người nghe. TP cốt loi được

biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như sử dụng nhiều thành tố khác nhau đi

với các từ Vâng/ Ừ/ Đồng ý/ Được đứng đầu phát ngôn biểu hiện sự cho phép và

các từ phủ định Không/ Không được biểu hiện sự không cho phép của người

nghe .

3.2.3 Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp

Với phương thức này, hành vi xin phép thường được người nói thực hiện một

cách trực tiếp với cách sử dụng các động từ ngữ vi như "xin phép", "xin… được

phép", "xin....cho phép", "cho" để đạt được mục đích của mình, mong chờ ở

người nghe một tham thoại hồi đáp tích cực, đồng ý, cho phép người nói thực

Page 85: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

74

hiện hành vi xin phép. Tham thoại hồi đáp tích cực trong trường hợp này thường

có các dạng sau:

- Hồi đáp bằng cách sử dụng động từ ngôn hành biểu thị sự đồng ý, cho phép S

thực hiện hành vi xin phép của mình với các động từ như cho phép, cho.

(2) Con xin phép cụ.

Được, cho phép cô ngồi. [118, 170]

Hành vi xin phép đã được nhân vật (Mai) trong tiểu thuyết “Nữa chừng xuân”

của Khải Hưng thực hiện với người nghe là bà cụ, như vậy giữa hai vai giao tiếp

có sự khác biệt về tuổi tác. “Con xin phép cụ” là hành vi xin phép trực tiếp với

cách sử dụng động từ ngữ vi “xin phép” được Mai thực hiện để thể hiện sự kính

trọng đối với bà cụ, hành vi xin phép này có nội dung mệnh đề là “được ngồi”.

Hành vi hồi đáp của người nghe (bà cụ) là một hồi đáp tích cực trực tiếp, bà cụ

đã cho phép Mai ngồi xuống để nói chuyện "Được, cho phép cô ngồi” khi sử

dụng động từ ngữ vi “cho phép” và từ "Được" để khẳng định trong tham thoại

hồi đáp.

- Hồi đáp bằng hành vi ở lời khen, khuyến khích hay động viên…Cách hồi đáp

này được gọi là hồi đáp khen, hồi đáp động viên.

Hành vi này được sử dụng khi hành vi xin phép của người nói mang lại lợi

ích, sự hài lòng và đáp ứng sự mong đợi của người nghe.

(3) Mừng: Chừ anh cho em chạy theo cho kịp đội anh hỉ…

Đội trưởng: Ừ, đội em đã qua hết cầu rồi đó, em chạy ù lên đi. [126, 79]

Cuộc thoại giữa em Mừng, một chiến sĩ trinh sát và anh đội trưởng, hai vai

giao tiếp có địa vị xã hội khác nhau, tuổi tác khác nhau nhưng sự thân thiết vẫn

thể hiện ro trong phát ngôn xin phép của em Mừng qua từ "Chừ" và lối xưng hô

thân mật anh, em. Hành vi xin phép trong trường hợp này đã được thực hiện với

động từ ngữ vi “cho”, có nội dung mệnh đề của hành vi xin phép là “chạy theo

cho kịp đội” đã được người nghe (anh đội trưởng) chấp nhận, đồng ý cùng với

sự động viên kịp thời.“Ừ, đội em đã qua hết cầu rồi đó, em chạy ù lên đi” chính

là một sự hồi đáp tích cực trực tiếp để Mừng thực hiện hành vi xin phép của

Page 86: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

75

mình.

(4) Đã nhiều năm tôi sống chết với các anh em trong cơ quan, xin phép đồng chí

chủ nhiệm cho tôi được tham gia chuyến công tác đầy gian khó này.

Đồng chí đã nói như vậy, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. [41, 102]

(5) Mai nhà em có việc, em nghỉ một buổi anh nhé.

Ừ, cứ giải quyết việc nhà đi. [DCT]

Trong những trường hợp như thế này, hành vi hồi đáp thường là các hành vi ở

lời khen, khuyến khích hay động viên. Hành vi hồi đáp trong ví dụ (4), (5) có

tác dụng động viên người nghe. Thỉnh thoảng hành vi hồi đáp lại được thay thế

cho các hành vi ở lời cảm ơn. Bởi vì do đặc trưng văn hoá của dân tộc Việt Nam,

trong trường hợp những người đối thoại có quan hệ gần gũi với nhau xét theo

“trục ngang” thì những lời cảm ơn sẽ bị coi là khách sáo. Cho nên, người ta

thường sử dụng hành vi ở lời khen thay cho hành vi ở lời cảm ơn. Đôi khi người

nghe còn sử dụng hành vi cảm ơn để hồi đáp lại hành vi xin phép của người nói.

(6) Chỉ còn có đêm nay, em xin chị cho em được nằm ngủ cạnh chị.

Cám ơn em, tối nay em sang giường chị nhé. [41, 97]

Hành vi xin phép của người em trong (6) đã được thực hiện với động từ ngữ vi

“xin…cho” có nội dung mệnh đề của hành vi xin phép là “cho em được nằm ngủ

cạnh chị”. Rõ ràng nếu xét theo quan hệ ngang thì hai vai giao tiếp này là quan

hệ chị - em, do đó có sự thân mật, gần gũi. Hành vi xin phép này đã được hồi

đáp một cách trực tiếp qua cách sử dụng hành vi cám ơn "Cám ơn em" cùng với

lại dặn dò của người chị “tối nay em sang giường chị nhé” như là một sự khích

lệ, động viên nhằm giúp cho người em có thêm động lực để thực hiện hành vi

xin phép của mình.

- Hồi đáp bằng cách nêu điều kiện để ràng buộc với sự đồng ý, cho phép của

người nói.

(7) Mừng: Dạ thưa anh. Anh cho em về thăm mạ em, sáng mai em trở lại sớm.

Đội trưởng: Về thăm mạ à, tối tăm mưa gió thế này, chú mày về nhà thế nào

được?

Page 87: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

76

Mừng: Dạ, tối chi bằng hôm đánh nhà thằng Lơ- bô- tít.

Đội trưởng: Được, cho chú mày về, nhưng đúng 5 giờ sáng mai chú mày phải có

mặt để tập trung toàn đội. [126, 157]

Trong ví dụ này, em Mừng đã sử dụng động từ ngữ vi “cho” để thực hiện

hành vi xin phép của mình với nội dung mệnh đề là “về thăm mạ”. Tham thoại

hồi đáp “Được, cho chú mày về” diễn tả sự đồng ý, cho phép của đội trưởng đối

với hành vi xin phép “về thăm mạ em” của em Mừng, nhưng người đội trưởng

đã đưa ra điều kiện “nhưng đúng 5 giờ sáng mai chú mày phải có mặt để tập

trung toàn đội” để bắt buộc em Mừng phải thực hiện đúng theo yêu cầu của

người đội trưởng.

(8) Ba mẹ ơi! Tối nay con có hẹn đi xem phim cùng với các bạn. Ba mẹ cho phép

con ra ngoài vào tối nay được không ạ?

Bố mẹ đồng ý nhưng nhớ đừng về quá muộn nhé. [DCT]

- Hồi đáp bằng hành vi ở lời đồng tình: Người nghe thể hiện sự đồng tình, ủng

hộ hay nhất trí với hành vi xin phép mà người nói đưa ra qua cách hồi đáp trực

tiếp của người nghe.

(9) Vịnh: Anh cho em quay lại tìm - Vịnh nói - Em sợ nó đi lung tung đâm đầu vô

giữa vị trí giặc thì nguy.

Đội trưởng: Quãng đường vòng nớ có nhiều chỗ rẽ ngang rẽ dọc lắm, em còn

nhớ đường không?

Vịnh: Dạ, cũng hơi nhớ thôi.

Đội trưởng: Thế thì em quay lại tìm bạn đi. [126, 97]

Hành vi xin phép của Vịnh là hành vi xin phép trực tiếp có sử dụng động từ

ngữ vi “cho” với nội dung mệnh đề là “quay lại tìm bạn”. Hành vi xin phép của

em Vịnh trong trường hợp này còn được củng cố, tạo thêm cơ sở để người nghe

có thể chấp nhận, cho phép Vịnh thực hiện hành vi xin phép của mình khi em

đưa ra lời giải thích với người đội trưởng “Em sợ nó nó đi lung tung đâm đầu vô

giữa vị trí địch thì nguy”. Hành vi hồi đáp của anh đội trưởng là một hành vi hồi

đáp tích cực trực tiếp, nhưng trước khi đồng ý cho phép Vịnh thực hiện hành vi

Page 88: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

77

xin phép là "quay lại tìm bạn", anh đội trưởng còn thực hiện một cặp thoại chêm

xen ở đây để củng cố và khẳng định cho những gì anh đội trưởng nghĩ là đúng.

Xét khả năng hoạt động của động từ ngôn hành xin phép trong các cứ liệu

nghiên cứu của luận án, và từ việc phân loại các phát ngôn xin phép qua ngữ liệu

từ văn chương và DCT, có thể khái quát các mô hình đầy đủ của hành vi xin

phép và hồi đáp tường minh như sau:

(10) A: Tôi xin phép cụ sang chơi nhà Cửu Đoan. Tôi đã về đến đây, không sang

bên ấy, họ cho là thiên vị, lại đem lòng thù oán dân bên này.

B: Không sao, cụ cứ đi. Mọi việc bên này đã có em lo liệu. [111, 445]

Trong ví dụ (10), người nói đã thực hiện hành vi xin phép trực tiếp với cách sử

dụng động từ ngữ vi “xin phép”, có nội dung mệnh đề “sang chơi nhà Cửu

Đoan”. Mặt khác để cho hành vi xin phép của mình tăng tính thuyết phục đối

với người nghe, người nói đã đưa ra lý do là “Tôi đã về đến đây, không sang bên

ấy, họ cho là thiên vị, lại đem lòng thù oán dân bên này”. Vì vậy, người nói đã

nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía người nghe "Không sao, cụ cứ đi” và với

một lời hứa “Mọi việc bên này đã có em lo liệu” như để củng cố, tạo thêm động

lực cho người nói khi thực hiện hành vi xin phép.

(11) Xin phép ba mẹ cho con về nhà muộn tối nay được không ạ?

Được rồi, ba mẹ đồng ý, nhưng chỉ lần này thôi đấy. [DCT]

Tình huống xảy ra trong hội thoại (11) diễn ra giữa ba nhân vật, ba, mẹ - con,

xét theo quan hệ ngang là mối quan hệ huyết thống. Nggười con đã thực hiện

- Cấu trúc xin phép: CN + Vxin phép + tân ngữ + nội dung

- Cấu trúc hồi đáp tích cực trực tiếp:

- Không sao

- Được, đưa ra điều kiện đồng ý (cho phép)

- Ừ./ Vâng.

- Nhất trí.

Page 89: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

78

hành vi xin phép với động từ ngữ vi "xin phép" và tiểu từ tình thái "ạ" cuối phát

ngôn để bày tỏ sự kính trọng và lễ phép với ba mẹ của mình. "Được rồi, ba mẹ

đồng ý" là hồi đáp trực tiếp tích cực từ ba mẹ của người con, họ cho phép người

con về nhà muộn tối nay nhưng với một điều kiện "nhưng chỉ lần này thôi đấy".

3.2.4. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp

Hành vi hồi đáp tích cực gián tiếp trong trường hợp này thường có các dạng

sau:

- Hồi đáp bằng cách khẳng định lại hành vi xin phép của người nói.

(12) Báo cáo, nếu thủ trưởng cho phép, em có thể dùng ngựa đưa Hiền về đài

quan sát.

Em biết cưỡi ngựa?

Dạ.

Vậy, em cố cưỡi ngựa đưa Hiền thật nhanh về đài quan sát. [126, 121]

Hành vi xin phép của Vịnh trong ví dụ này là một hành vi xin phép trực tiếp

có sử dụng động từ ngữ vi “cho phép”, hành vi xin phép này có nội dung mệnh

đề là “dùng ngựa đưa Hiền về đài quan sát”. Người nghe (anh đội trưởng) trước

khi hồi đáp lại hành vi xin phép của Vịnh đã muốn củng cố, khẳng định lại nội

dung mệnh đề mà Vịnh đã đưa ra “Em biết cưỡi ngựa?” trước khi đồng ý, cho

phép em Vịnh dùng ngựa để đưa Hiền về đài quan sát đúng như nội dung mệnh

đề mà Vịnh đã đưa ra trong hành vi xin phép của mình.

- Hồi đáp bằng cách đưa ra lý do để động viên, an ủi người nói.

(13) Xin bác cho cháu qua sông bắt liên lạc.

Bác không ngăn cản cháu, nhưng trời thì tối, đêm thì lạnh, bác lo lắm.[123, 155]

Hành vi xin phép của người nói trong ví dụ (13) là một hành vi xin phép trực

tiếp có nội dung mệnh đề là “xin bác cho cháu qua sông bắt liên lạc” đã nhận

được sự hồi đáp tích cực từ người nghe, mặc dù người nghe không biểu hiện trực

tiếp sự đồng ý, cho phép của mình, nhưng người nói vẫn nhận thấy đây là một

hồi đáp tích cực, gián tiếp cho phép người nói thực hiện hành vi xin phép “Bác

không ngăn cản cháu, nhưng trời thì tối, đêm thì lạnh, bác lo lắm.”

Page 90: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

79

(14) Bẩm mẹ, con xin phép mẹ cho con về kẻo ở nhà đợi con.

Bà Tuần dỗ dành: Thì tôi đã bảo thế kia mà, mợ về, bà cụ có sống lại được

đâu.[117,775]

- Hồi đáp bằng cách đưa ra điều kiện.

(15) Em xin phép về sớm một chút được không ạ?[DCT]

Nếu em có việc gấp thì có thể về trước cũng được. Cuộc họp cũng sắp kết thúc.

(16) Hội đã ngớt người, xin phép cụ cho con vào đền một lát.

Khẩn trương lên để còn về. [41, 95]

Hành vi hồi đáp trong (16) “Khẩn trương lên để còn về” đã là một sự hồi đáp

gián tiếp diễn tả sự đồng ý, cho phép của người nghe trước nội dung xin phép

“cho con vào đền một lát” mà người nói đã thực hiện. Thông qua hành vi hồi

đáp như thế này, người nói biết rằng hành vi xin phép của mình đã được người

nghe đồng ý, chấp nhận theo một chiều hướng tích cực nhưng phải có điều kiện là

“Khẩn trương lên để còn về”. Điều đó có nghĩa là hành vi xin phép của người nói

đã được thực hiện đúng lúc, đúng thời điểm và đã đạt được hiệu quả giao tiếp cao.

Ngoài những cách hồi đáp tích cực này, người Việt Nam còn một số phương

thức hồi đáp tích cực khác với cách sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể

như gật đầu, mỉm cười thân thiện, đưa tay ra hiệu, không nói gì nhưng thái độ

thể hiện sự đồng ý, cho phép người nói (S) được thực hiện hành vi xin phép của

mình.

(17) Hay là thầy cho chúng con đi tìm xung quanh lớp xem ạ.

Cho là ý kiến hay, ông gật đầu. [111, 332]

Cái gật đầu của ông giáo biểu lộ thái độ đồng tình, cho phép những đứa học

trò được thực hiện hành vi xin phép của mình là “đi tìm xung quanh lớp”.

(18) Bẩm quan lớn, cho phép con thư thư vài ngày nữa con xin mang về.

Quan lớn không nói gì, đưa tay ra hiệu cho bác ra ngoài và cảm thấy ái ngại cho

tình cảnh của bác phó Lý. [111, 298]

Cuộc thoại xảy ra giữa hai nhân vật giao tiếp có địa vị xã hội hoàn toàn khác

nhau, giữa ông lớn và bác phó Lý. Xét theo quan hệ dọc thì đây là mối quan hệ

Page 91: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

80

quyền uy, giữa một ông quan đầy quyền lực và một người dân cũng có chức

quyền nhưng chỉ là một chức quan nhỏ. Cách sử dụng từ kính ngữ "Bẩm" và

động từ "cho phép" thể hiện sự khiêm tốn, hạ mình trước quan lớn đã giúp bác

phó Lý nhận được hồi đáp tích cực từ ông quan lớn. Mặc dù ông quan không nói

gì nhưng cái đưa tay ra hiệu của ông quan đã là một dấu hiệu tích cực cho phép

bác phó Lý được thực hiện hành vi xin phép của mình.

(19) A: Dạ, xin phép các anh, em dọn đồ ăn trên bàn.

B: (Không nói gì) Mỉm cười.

A: Cám ơn các anh. [142]

Hành động mỉm cười của nhân vật B là cách hồi đáp tích cực, cho phép người

bồi bàn (A) được thực hiện công việc của mình là “dọn đồ ăn trên bàn”.

(20) A: Bẩm, xin quan lớn cho con dậy, con mới nói được.

B: Ông huyện cười sung sướng gật đầu. [117, 148]

Trong ví dụ (20), người lính đã thực hiện hành vi xin phép với động từ “xin…

cho”, có nội dung mệnh đề là “xin quan lớn cho con dậy, con mới nói được”.

Cách sử dụng từ xưng hô”quan lớn” và từ kính ngữ “bẩm” của người lính đã

tôn vinh thể diện của ông quan lên, do đó ông quan huyện đã hồi đáp hành vi xin

phép của người lính bằng một hồi đáp tích cực, không phải bằng lời nói mà chỉ

bằng cử chỉ, bằng một nụ cười sung sướng cùng với cái gật đầu của ông huyện.

3.2.5. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp

- Hồi đáp bằng cách trì hoãn và đưa ra phương án thay thế.

(21) Thưa cậu, từ mai cậu cho phép con chuyển xuống ở tầng một ạ.

Thì cứ để qua mùa đông này đã. [41, 76]

Trong ví dụ này, người cháu đã thực hiện hành vi xin phép trực tiếp của mình

“từ mai cậu cho phép con chuyển xuống ở tầng một ạ” với cách sử dụng động từ

ngữ vi “cho phép” và từ kính ngữ "thưa" thể hiện sự kính trọng với người cậu,

nhưng người cháu lại nhận được sự hồi đáp tiêu cực từ người cậu, không đồng ý

để người cháu thực hiện hành vi xin phép của mình. Phương thức hồi đáp bằng

cách trì hoãn của người cậu “Thì cứ để qua mùa đông này đã” đã không làm mất

Page 92: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

81

thể diện của người cháu, đồng thời còn có tác dụng duy trì được mối quan hệ

giữa hai cậu cháu khi người cháu nhận được hành vi hồi đáp tiêu cực từ người

cậu.

- Hồi đáp bằng cách hỏi lại, sau đó nêu lý do để từ chối, không cho phép người

nói thực hiện hành vi xin phép của mình.

(22) SP1: Xin phép mợ cho anh Hiếu sang nhà ngoại cùng con.

SP2: Sao nó không về xin phép mà bảo con đi một mình thế?

SP1: Dạ, anh Hiếu đang ở bên nhà cậu Nghi ạ.

SP2: Trời tối rồi, con để hôm khác hãy đi.

SP1: Dạ, con chào mợ. [20, 43]

Hành vi xin phép của S trong ví dụ này là một hành vi xin phép trực tiếp vì có

sử dụng động từ ngữ vi “xin phép”, nội dung mệnh đề của hành vi xin phép này

là “cho anh Hiếu sang nhà ngoại cùng con”. Tuy nhiên hành vi xin phép này đã

không nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía người nghe, người nghe đã từ chối,

không đồng ý để người nói thực hiện hành vi xin phép của mình với lý do “trời

tối rồi” kèm theo lời hứa”, con để hôm khác hãy đi” như là một sự đảm bảo cho

sự hồi đáp của người nghe.

- Hồi đáp bằng cách nêu nguyên nhân, lý do.

(23) Xin phép chú cho cháu đi nhờ ra ga.

Xe của tôi đang trục trặc, cần sửa lại. [123, 146]

Trong hội thoại này, người nói đã thực hiện hành vi xin phép “đi nhờ ra ga”,

nhưng đã nhận được sự hồi đáp không đồng tình, không cho phép của người

nghe với lý do “xe của tôi đang trục trặc, cần sửa lại”

(24) Mai em xin phép sếp cho em nghỉ một ngày.

Ngày mai công ty đang có việc cần cậu giải quyết đấy. [DCT]

Cuộc thoại diễn ra giữa hai vai giao tiếp có quan hệ xã hội khác nhau, xét theo

quan hệ dọc thì đây là quan hệ vị thế, sếp - nhân viên. Hành vi xin phép của

người nhân viên vì thế cũng rất trang trọng, đề cao thể diện của ông sếp với cách

sử dụng 2 động từ ngữ vi "xin phép" và “cho”, nội dung mệnh đề trong ví dụ

Page 93: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

82

này là “cho em nghỉ một ngày". Tuy nhiên, sự khiêm tốn, nhún nhường của

người nhân viên đã không được đền bù xứng đáng. Anh ta đã nhận được một lời

từ chối, không cho phép của sếp với lý do là “Ngày mai công ty đang có việc cần

cậu giải quyết đấ”.

(25) Bẩm, chúng tôi muốn xin phép quan lớn Hà Nội cho phép họp chợ như cũ,

kẻo đói to.

Ông huyện cau mặt đáp: cái đó là lệnh trên bắt thế, tôi có muốn đâu.[112, 81]

- Hồi đáp bằng cách hỏi lại.

Cách hồi đáp này như là một sự từ chối, không cho phép của người nghe đối

với hành vi xin phép của người nói, tuy nhiên người nghe muốn kéo dài thời

gian, tránh từ chối ngay tức thì để giữ lịch sự, đồng thời giữ thể diện cho người

nói và tránh cho người nói cảm giác hụt hẫng sau khi nhận được sự hồi đáp từ

người nghe.

(26) Bẩm mẹ, con xin phép mẹ cho con về.

Ơ hay, về làm gì thế con? [117, 775]

Hành vi xin phép của người con trong ví dụ này là một hành vi xin phép trực

tiếp vì có sử dụng động từ ngữ vi “xin phép”, nội dung mệnh đề của hành vi xin

phép này là “xin phép mẹ cho con về”. Hành vi xin phép này đã không nhận

được sự hồi đáp tích cực từ phía người nghe, người nghe đã từ chối, không đồng

ý để người nói thực hiện hành vi xin phép nhưng với một cách hồi đáp rất lịch

sự, tránh làm mất thể diện cho người nói “Ơ hay, về làm gì thế con?”

- Hồi đáp bằng cách nêu điều kiện.

(27) Bẩm cụ, chúng tôi xin cụ cho phép chúng tôi….thôi việc.

Ông chủ tròn xoe hai mắt nhìn Dụ, sửng sốt: Ông thôi việc, tại sao ông không

làm việc với tôi? [117, 316]

Cuộc thoại trong ví dụ (27) giữa hai vai giao tiếp có địa vị xã hội khác nhau,

giữa ông chủ và người làm, xét theo quan hệ dọc thì quan hệ này thuộc về quan

hệ vị thế, do đó cuộc thoại này đòi hỏi phải mang tính lịch sự cao, tôn vinh thể

diện của người nghe là ông chủ. Người làm Dụ đã tuân theo nguyên tắc lịch sự

Page 94: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

83

trong cuộc thoại này, đã sử dụng từ kính ngữ "Bẩm" và từ xưng hô đi kèm "Bẩm

cụ" để thực hiện hành vi xin phép "Xin thôi việc". Tuy nhiên, lời hồi đáp của

ông chủ đã là một hồi đáp tiêu cực, không cho phép Dụ nghỉ việc với một lý do

là " tại sao ông không làm việc với tôi?"

(28) Tư Bền: Thưa ngài, xin ngài hãy thư thư cho ít bữa, khi nào thư thư, tôi sẽ

đi làm và nộp sau. [113,262]

Ông chủ bĩu môi, nói: Thôi, biết bao lần rồi. Cậu không trả tôi sẽ đưa ra tòa đó.

- Hồi đáp bằng cách dùng phương án thay thế.

(29) Mai cậu cho tớ mượn xe đạp của cậu đi thư viện một lát được không?

Tớ nghĩ nếu cậu hỏi bạn Nam, bạn ấy nhất định sẽ cho mượn, hay cậu thử hỏi

xem sao.[HT]

Với cách hồi đáp này, người nghe không muốn sự từ chối, không đồng ý của

mình sẽ làm cho người nói cảm thấy thất vọng, do đó người nghe đã đưa ra cho

đối phương một phương án lựa chọn khác“nếu cậu hỏi bạn Nam, bạn ấy nhất

định sẽ cho mượn” nhằm duy trì mối quan hệ giữa người nói và người nghe.

- Hồi đáp bằng hành vi bác bỏ: Cách hồi đáp này thể hiện sự phủ nhận hoàn toàn,

không đồng tình đối với hành vi xin phép của người nói. Với cách hồi đáp này,

người nghe đã làm giảm thể diện dương tính của người nói ở mức độ cao nhất.

(30) Thưa thầy! Một lần nữa con cúi đầu xin thầy cho con được đưa nhà con về

làm dâu thầy.[119, 52]

Thôi, anh đi đi. Nhà này không có chỗ cho những quân trốn chúa lộn chồng ấy.

Hành vi xin phép của người con trong trường hợp này đã được thực hiện hết

sức khân thiết, van xin, người con đã hạ thấp thể diện của mình xuống mức có

thể “một lần nữa con cúi đầu xin thầy” với mục đích là thực hiện được hành vi

xin phép của mình “cho con được đưa nhà con về làm dâu thầy”. Nhưng tất cả

những cố gắng, nỗ lực của người con đã không được đền đáp, người bố đã hồi

đáp rất ro ràng, không cho phép anh con trai được thực hiện hành vi xin phép của

mình qua hành vi bác bỏ “Thôi, anh đi đi. Nhà này không có chỗ cho những

quân trốn chúa lộn chồng ấy”

Page 95: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

84

(31) Con xin phép quan cho con ở nhà ít ngày, quan cho con nhờ vài đồng tiền,

đến mùa con xin nộp.[38, 127]

Quân này đến bạc, vừa làm mấy hôm đã nóng đít. Mày không sang nữa thì vay

làm gì?

Trong ví dụ (31), người nông dân đã thực hiện hành vi xin phép có nội dung

mệnh đề là “cho con ở nhà ít ngày, quan cho con nhờ vài đồng tiền, đến mùa con

xin nộp” với thái độ hết sức nhún nhường, nâng cao thể diện của người nghe với

cách sử dụng từ xưng hô “quan”. Sự hồi đáp của ông quan tuy không trực tiếp

phủ nhận nhưng thông qua lời chỉ trích “quân này đến bạc” là tiền đề cho hàm ý

từ chối, khước từ nội dung xin phép của người nông dân. Đại từ nhân xưng ngôi

thứ hai “quân” được người nghe sử dụng càng khẳng định thêm vị thế và quyền

lực của người nghe cao hơn hẳn so với người nói.

- Hồi đáp bằng cách thể hiện sự đồng cảm.

(32) Xe em hỏng, anh đưa giúp em về nhà được không? Ngập ngừng một lát

nàng ấp úng.

Mai thông cảm, chiều nay tôi trót hẹn với cô ấy rồi. [9, 153]

3.2.6 Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp

- Hồi đáp bằng cách phủ nhận lời xin phép của người nói với các cụm từ không,

không được.

(33) Mẹ cho phép Ái đi đón cậu nhé?

Không được. [118, 252]

Cuộc thoại xin phép xảy ra giữa hai mẹ con, hai nhân vật giao tiếp có quan hệ

xã hội khác nhau trong tác phâm "Nữa chừng xuân". Nhân vật Ái (người con) đã

sử dụng động từ "cho phép" để thực hiện một hành vi xin phép trực tiếp với

người mẹ, có nội dung mệnh đề là "cho phép Ái đi đón cậu nhé" . Hành vi hồi

đáp của người mẹ là một hành vi hồi đáp tiêu cực trực tiếp. Người mẹ đã trả lời

rất ro ràng, không vòng vo, thái độ dứt khoát của mình với Ái là không cho phép

cậu ta được đi đón cậu như nội dung xin phép mà Ái đã đưa ra.

- Hồi đáp bằng hành vi phủ định lại hành vi xi phép của người nói.

Page 96: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

85

(34) Xin phép cụ và anh thôi, em vừa mới ăn cơm xong ở nhà. Em đứng đây

cũng được chứ gì.

Thanh ra vẻ không bằng lòng: Không, cô phải ăn cơ. [117, 234]

Trong ví dụ (34), S đã sử dụng động từ ngữ vi “xin phép” để thực hiện hành

vi xin phép trực tiếp có nội dung mệnh đề là “Em vừa mới ăn cơm xong ở nhà.

Em đứng đây cũng được chứ gì”. Tuy nhiên hành vi xin phép của S đã không

nhận được sự hồi đáp tích cực từ H, H đã trực tiếp phủ nhận hành vi xin phép

của S “Không, cô phải ăn cơ”với một thái độ không bằng lòng.

- Hồi đáp bằng cách nêu nguyên nhân, lý do.

(35) Em xin phép đi về. Cô gái thị xã đứng dậy.

Không, phải ở lại chơi. Bây giờ em về, muộn rồi, đường sá nguy hiểm. [121, 60]

Tham thoại hồi đáp của người nghe trong trường hợp này là một tham thoại

hồi đáp tiêu cực trực tiếp. Người nghe đã từ chối, không cho phép người nói thực

hiện hành vi xin phép “em xin phép về” với lý do là “Bây giờ em về, muộn rồi,

đường sá nguy hiểm.”

(36) Mẹ cho phép con chỉ lấy nàng hầu thôi chứ không phải lấy vợ.

Bà án quắc mắt: Thế mày bảo tao phải nói sao, hở thằng kia? [107, 145]

Cuộc thoại xảy ra giữa hai vai giao tiếp có vị thế khác nhau trong gia đình,

mẹ và con, người con vì đã phạm phải một lỗi rất nghiêm trọng là đã yêu một

người mà mẹ mình không cho phép, anh ta đã rất lo sợ nhưng vẫn muốn lấy cô

gái kia làm vợ. Nhưng để lấy lòng người mẹ, anh ta đã rất lễ phép khi đưa ra

hành vi xin phép có nội dung là "lấy nàng hầu thôi chứ không phải lấy vợ" để

nhằm làm giảm sự căng thẳng giữa hai mẹ con và mong muốn có được sự đồng ý

của người mẹ. Tuy nhiên, hành động "quắc mắt" của người mẹ cùng với lối xưng

hô mày, tao đã là một minh chứng cho sự tức giận của người mẹ, sẽ không bao

giờ đồng ý cho anh con trai được thực hiện hành vi trên.

(37) Xin phép bác cho cháu dựa xe vào chỗ này.

Cậu đi sang bên kia để tôi còn bán hàng, sáng ngày ra thật phiền phức

quá.[41,74]

Page 97: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

86

Người chủ quán đã tỏ thái độ không đồng ý với người khách “sáng ngày ra

thật phiền phức quá” khi người khách đưa ra hành vi xin phép “Xin phép bác

cho cháu dựa xe vào chỗ này.”, ông ta đã trả lời dứt khoát, ro ràng khi từ chối

hành vi xin phép của người khách “Cậu đi sang bên kia để tôi còn bán hàng”.

Trong tình huống này thể diện của người khách đã bị đe dọa nghiêm trọng qua

tham thoại hồi đáp tiêu cực trực tiếp của người chủ quán, và tính lịch sự trong

hội thoại cũng không được duy trì.

Ngoài những cách hồi đáp tíêu cực này, người Việt Nam còn một số phương

thức hồi đáp tíêu cực khác với cách sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể

như lắc đầu, nhăn mặt, đưa tay ra hiệu, không nói gì nhưng thái độ khó chịu thể

hiện sự không đồng ý, phản đối, không cho phép người nói được thực hiện hành

vi xin phép của mình.

(38) Nếu có thể được, em xin phép được mời anh Hai về nhà khách hay một

Hotel nào đó nghỉ ngơi, tắm giặt.

Cám ơn. Tôi lắc đầu. [120, 268]

Trong hội thoại này, nhân vật Hai Hùng, một chỉ huy đặc nhiệm trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ trở về tìm người đồng đội, người yêu sau bao nhiêu năm

bị thất lạc, nhưng cái mà ông nhận được là sự thờ ơ, vô cảm của người đồng chí

năm xưa giờ đây đã là một người có thế lực trong bộ máy chính quyền mới được

giải phóng của Sài gòn, đón tiếp ông không phải là người đồng đội, đồng chí của

ông mà là một người phục vụ, thư ký cho người đồng chí đó. Câu trả lời và cái

lắc đầu của ông trong ví dụ (44) không chỉ là một sự hồi đáp tiêu cực, không

đồng ý với lời đề nghị của cô thư ký mà còn là một sự tiếc nuối, thất vọng của

ông về người đồng chí của mình.

3.3. Các phƣơng thức biểu hiện gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Việt

3.3.1. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp

Với phương thức này, hành vi xin phép thường được người nói thực hiện một

cách trực tiếp với cách sử dụng các động từ như “muốn, làm ơn” hoặc động từ

Page 98: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

87

tình thái “có thể” để đạt được mục đích của mình, mong chờ ở người nghe một

tham thoại hồi đáp tích cực, đồng ý, cho phép người nói thực hiện hành vi xin

phép. Tham thoại hồi đáp tích cực trong trường hợp này thường có dạng sau:

- Cấu trúc xin phép: S + (muốn/có thể/ làm ơn) + nội dung xin phép.

- Cấu trúc hồi đáp tích cực trực tiếp:

- Không sao

- Được, đưa ra điều kiện đồng ý (cho phép)

- Ừ./ Vâng

- Nhất trí

(39) Cháu có thể mang cái lưới quăng đi chứ.

Dĩ nhiên. [95, 3]

Cuộc hội thoại diễn ra giữa thằng bé và ông lão trong tác phâm "Ông lão đánh

cá và con cá vàng" của Hermingway, giữa hai vai giao tiếp có khoảng cách ro rệt

về tuổi tác, do đó thằng bé đã rất lịch sự và có thái độ kính trọng đối với ông lão

khi sử dụng trợ động từ tình thái “có thể” để thực hiện hành vi xin phép với nội

dung mệnh đề là “mang cái lưới quăng đi”. Hành vi xin phép gián tiếp của

thằng bé đã nhận được sự đồng ý, cho phép của ông lão. Hành vi hồi đáp của ông

lão là một hành vi hồi đáp tích cực, rất sẵn lòng cho cậu bé thực hiện nội dung

xin phép của mình.

3.3.2 Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tíêu cực trực tiếp

(40) Ngày mai anh có thể cho em nghỉ một buổi được không ạ? [DCT]

Không được, mai cơ quan có nhiều việc cần giải quyết. Cậu không thể vắng mặt

được.

Hai nhân vật giao tiếp trong cuộc thoại (40) có địa vị xã hội hoàn toàn khác

nhau, mối quan hệ giữa thủ trưởng (sếp) và nhân viên. Người nhân viên đã rất

khiêm tốn khi đưa ra hành vi xin phép của mình. Trợ động từ "có thể" đi cùng

với động từ "cho" để làm gia tăng mức độ lịch sự trong phát ngôn xin phép của

người nhân viên. Ngược với sự mong đợi của người nhân viên là một hồi đáp

Page 99: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

88

tiêu cực của sếp, ông đã hồi đáp trực tiếp, trả lời thẳng vào nội dung xin phép với

lý do rất thuyết phục "Không được, mai cơ quan có nhiều việc cần giải quyết.

Cậu không thể vắng mặt được."

(41) Mời bà mời bác ngồi chơi, cháu đi đằng này có tí việc ạ.

Bà trùm gạt: Không cơm nước gì đấy, chúng tôi ăn cả rồi. [114, 20]

3.3.3. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp

(42) Cháu có thể mời ông một li bia ở khách sạn Terrace trước khi chúng ta

mang những thứ này về nhà chứ?

Tại sao không? [95, 2]

Cậu bé trong tác phâm "Ông lão đánh cá và con cá vàng" đã thực hiện hành vi

xin phép gián tiếp khi sử dụng trợ động từ tình thái “có thể”, lực ngôn trung của

phát ngôn này là “Cháu có thể mời ông một li bia ở khách sạn Terrace trước khi

chúng ta mang những thứ này về nhà chứ?”. Hành vi hồi đáp của ông lão không

trực tiếp thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình của ông lão, nhưng với

câu nghi vấn “tại sao không?", có thể thấy đây là một hồi đáp tích cực gián tiếp.

(43) Em muốn đưa thư đến Sư đoàn Bộ trong đêm nay.

Vậy thì tốt quá. [126, 67]

Trong ví dụ (43) em Mừng đã gián tiếp xin phép anh đội trưởng với nội dung

mệnh đề là “đưa thư đến Sư đoàn Bộ trong đêm nay” khi sử dụng trợ động từ

“muốn” để hình thành một phát ngôn xin phép gián tiếp. Ạnh đội trưởng đã

không trực tiếp hồi đáp hành vi xin phép của em Mừng, nhưng với phát ngôn

“Vậy thì tốt quá” đã là một sự đồng ý, gián tiếp cho phép Mừng được thực hiện

hành vi xin phép của mình.

3.3.4 Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tíêu cực gián tiếp

(44) Hôm nay con có thể đi xem phim với bạn được không ạ?

Thôi để hôm khác đi con. [DCT]

Hành vi xin phép của người con đã được thực hiện một cách gián tiếp với nội

dung của mệnh đề xin phép là " đi xem phim với bạn.". Người mẹ đã không đồng

ý, không cho phép người con thực hiện hành vi xin phép trên, nhưng lại không

Page 100: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

89

trả lời trực tiếp vào nội dung chính của phát ngôn, hành vi hồi đáp twqf chối gián

tiếp của người mẹ được thực hiện một cách khôn khéo, không làm cho người con

cảm thấy quá thất vọng qua sự hứa hẹn của mình "Thôi để hôm khác đi con".

Bảng 3.3 Các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Việt qua văn chƣơng và DCT

Các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và

hồi đáp trong tiếng Việt

Số lƣợng

phát

ngôn

Tỉ lệ

1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực

tiếp

355/1000 35.5%

2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực

tiếp

100/1000 10%

3. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực gián

tiếp

191/1000 19.1%

4. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián

tiếp

113/1000 11.3%

5. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực trực

tiếp

61/1000 6.1 %

6. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực

tiếp

13/1000 3.6%

7. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián

tiếp

23/1000 6.3%

8. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián

tiếp

28/1000 7.7%

Kết quả thống kê và phân loại các phát ngôn xin phép và hồi đáp từ ngữ liệu

thu thập được trong bảng 3.3.2 cho thấy có 355 trong tổng số 1000 phát ngôn

phát ngôn xin phép trực tiếp và hồi đáp tích cực trực tiếp, chiếm tỷ lệ 35.5%. Với

tỷ lệ này, có thể thấy rằng người Việt Nam có xu hướng thích sử dụng các

phương thức xin phép trực tiếp và hồi đáp tích cực trực tiếp khi thực hiện các

Page 101: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

90

hành vi xin phép trong giao tiếp xã hội. Kết quả cho thấy có 191/1000 phát ngôn

xin phép trực tiếp và hồi đáp tích cực trực tiếp chiếm 19.1%, có 113 phát ngôn

xin phép và hồi đáp tiêu cực gián tiếp chiếm 11.3%, có 100 phát ngôn xin phép

và hồi đáp tiêu cực trực tiếp chiếm 10%, có 61/1000 phát ngôn xin phép gián

tiếp và hồi đáp tích cực trực tiếp, chiếm 6.1%, có 36/1000 phát ngôn xin phép

gián tiếp và hồi đáp tiêu cực trực tiếp chiếm 3.6%, có 77/1000 phát ngôn xin

phép gián tiếp và hồi đáp tiêu cực gián tiếp chiếm 7.7 %.

3.4. Các nét ngữ dụng liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng

Việt

3.4.1. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bố, mẹ - con (môi

trường gia đình)

(45) Con xin phép mẹ ở lại đằng nhà đến sáng mai.

Mợ xin đến bao giờ?

Bẩm mẹ mai….

Được mợ cứ về. [117, 781]

Cuộc hội thoại diễn ra giữa người con dâu và người mẹ chồng gồm có hai cặp

thoại; cặp thoại trung tâm có hành vi chủ hướng là xin phép "Con xin phép mẹ ở

lại đằng nhà đến sáng mai" ". Cặp chêm xen có mục đích giải thích lý do và thời

gian xin phép của người con dâu để từ đó có được hành vi hồi đáp tích cực của

người mẹ chồng "Được mợ cứ về".

Trong cuộc sống của người Việt Nam, quan hệ giữa mẹ - con là mối quan hệ

gia đình nhưng trong tình huống này người con đã tỏ ra lễ phép, dè dặt khi thực

hiện hành vi xin phép của mình, cách sử dụng động từ ngữ vi "xin phép", của

người con đã thể hiện được sự tôn trọng, lễ phép với người mẹ chồng.

Phần lớn các cặp thoại xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ giữa mẹ -

con qua nguồn ngữ liệu văn chương đều sử dụng phương thức xin phép trực tiếp

và hồi đáp tích cực và tiêu cực trực tiếp với các động từ "xin phép", "cho phép",

"cho". Chỉ có một vài trường hợp sử dụng phương thức hồi đáp tiêu cực gián tiếp

khi người mẹ (người nghe) muốn đạt được ý định của mình "muốn con đi với

Page 102: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

91

mẹ" và đi ngược lại với ý định của người nói (người con) "con xin phép mẹ cho

con ở nhà" như trong ví dụ (47).

(46) Con xin phép mẹ cho con ở nhà, vì hôm nay con trót hẹn với chị Xuân có

việc.

Nhưng con không đi với mẹ thì mẹ không vui. [117, 985]

3.4.2. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bạn bè

(47) A: Lâu quá mới gặp lại cậu đấy. Khỏe không?

B: Ồ, lâu quá rồi nhỉ, cũng vẫn thế, còn cậu?

A: Mình vẫn bình thường, à mà tiện đây mình muốn cậu cho mình mượn chiếc xe

máy của cậu nữa ngày nhé.

B: Được thôi, để mình xem, nhưng mình chỉ có thể cho cậu mượn tối đa 3 tiếng

thôi. Chiều nay mình có việc phải dùng đến nó mà, cậu thông cảm nhé.

B: Ồ, vậy là tốt quá rồi. Vậy 11h tớ trả lại cho cậu nhé.

A: Nhất trí, chìa khoá và giấy tờ đây.

B: Ôi, cám ơn cậu. Cậu tuyệt thật đấy.

A: Thôi, đừng có khách khí nữa. Hẹn gặp cậu trưa nay.

B: Tạm biệt. [20, 54]

Cuộc thoại hay sự kiện lời nói xin phép trong ví dụ (47) với tham thoại trung

tâm có hành vi chủ hướng là mượn nhưng lại có hàm ý xin phép. Cặp thoại thứ

nhất gồm tham thoại dẫn nhập có hành vi chủ hướng là chào hỏi “Lâu quá mới

gặp lại cậu đấy. Khoẻ không?”. Cặp thoại thứ hai gồm tham thoại dẫn nhập có

hành vi chủ hướng là xin phép "À mà tiện đây mình muốn cậu cho mình mượn

chiếc xe máy của cậu nữa ngày nhé”, tham thoại hồi đáp có hành vi chủ hướng

là trả lời, đây là tham thoại hồi đáp tích cực “Được thôi, để mình xem, nhưng

mình chỉ có thể cho cậu mượn tối đa 3 tiếng thôi” .

Cuộc thoại xảy ra giữa hai người bạn lâu ngày mới gặp nhau, do đó cả hai

người đều sử dụng những phương thức biểu hiện gián tiếp hành vi xin phép và

hồi đáp lịch sự, nhằm giữ thể diện và để duy trì cuộc thoại giữa hai người.

Với quan hệ bạn bè, hay quan hệ đồng nghiệp, xét về quan hệ tuổi tác có thể

Page 103: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

92

ngang bằng hoặc lớn hơn, nhưng có địa vị xã hội như nhau, phương thức biểu

hiện trực tiếp và hồi đáp tích cực trực tiếp, phương thức biểu hiện trực tiếp và

hồi đáp tiêu cực gián tiếp được sử dụng khá thường xuyên, chủ yếu là động từ

"xin phép", "cho" để thực hiện các hành vi xin phép.

(48) Xin phép các bạn mình về trước đây.

Vâng, anh thông cảm nhé, chúng tôi đang dở câu chuyện.

Không sao đâu, các anh cứ tự nhiên. [17, 11]

3.4.3. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ thầy - trò (môi

trường trường học)

(49) Thưa thầy, thầy cho con ra để mẹ con hỏi.

Thầy giáo tôi đang mải xem cuốn sách gắt:

Không đi đâu cả, ngồi đấy. [9, 144]

Cuộc thoại hay sự kiện lời nói xin phép trong ví dụ (49) diễn ra trong ngữ

cảnh của một lớp học, vị thế giao tiếp của người thầy ro ràng là cao hơn người

học sinh. Người học sinh đã sử dụng từ kính ngữ “thưa thầy” trước khi thực

hiện hành vi xin phép “thầy cho con ra để mẹ con hỏi” để nhằm tôn vinh thể

diện và sự tôn trọng của mình đối với người thầy đồng thời để tăng tính thuyết

phục của phát ngôn, tuy nhiên người học sinh lại nhận được sự hồi đáp tiêu cực

từ người thầy “Không đi đâu cả, ngồi đấy”.

(50) Thưa thầy, thầy cho phép bạn Lan nghỉ học sáng mai ạ.

Có chuyện gì xảy ra với Lan à?

Dạ, me bạn ấy bị ốm ạ. [20, 45]

Như vậy, có thể nói người thầy có một vị thế xã hội nhất định trong môi

trường trường học ở Việt Nam, người thầy luôn luôn được kính trọng và tôn

vinh, do đó trong hầu hết các tình huống giao tiếp giữa thầy, cô với học sinh đều

có khoảng cách xã hội nhất định, phương thức biểu hiện trực tiếp có sử dụng các

từ kính ngữ và hồi đáp tích cực trực tiếp và tiêu cực gián tiếp thường được sử

dụng trong mối quan hệ này.

Page 104: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

93

3.4.4. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ giữa thủ trưởng -

nhân viên (môi trường công sở)

(51) Tiện có chuyến xe cơ quan vào Vinh, xin phép thủ trưởng cho em về thăm

nhà.

Công việc cơ quan độ này nhiều, cậu để hôm khác hãy về. [41, 111]

(52) Xin phép thủ trưởng cho tôi được miễn nói thêm câu chuyện riêng tư này.

Trời ơi, lại thế nữa. Rồi cuộc sống của cậu sẽ đi đến đâu. [108, 72]

Người thủ trưởng như trong ví dụ (51) và (52) là người có vị thế xã hội cao

hơn người nhân viên, do đó các hành vi xin phép thường được người nói (nhân

viên) biểu hiện bằng phương thức trực tiếp với động từ ngôn hành “xin phép”,

“xin phép thủ trưởng cho em về thăm nhà” trong ví dụ (51) và “Xin phép thủ

trưởng cho tôi được miễn nói thêm câu chuyện riêng tư này” như trong ví dụ

(52) với mục đích là tăng tính lịch sự cho cuộc thoại, đề cao thể diện của người

nghe (thủ trưởng). Hành vi hồi đáp của người thủ trưởng trong các ví dụ (51) và

(52) là các hồi đáp tiêu cực, không cho phép người nhân viên thực hiện hành vi

xin phép. Tuy nhiên, để không làm mất thể diện của người nhân viên, người thủ

trưởng đã sử dụng phương thức hồi đáp gián tiếp "Công việc cơ quan độ này

nhiều, cậu để hôm khác hãy về." ở ví dụ (51) và "Trời ơi, lại thế nữa. Rồi cuộc

sống của cậu sẽ đi đến đâu." như trong ví dụ (52).

Như vậy, có thể khẳng định trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa thủ

trưởng và nhân viên, giữa cấp trên và cấp dưới xét theo mối quan hệ dọc là mối

quan hệ thể hiện ro vị thế xã hội, vị thế quyền lực giữa các vai giao tiếp. Do đó,

trong những tình huống xét trong mối quan hệ này, xuất hiện khá nhiều các

trường hợp sử dụng phương thức xin phép trực tiếp với các động từ "xin phép",

"xin...cho" và hồi đáp tích cực trực tiếp hay hồi đáp tiêu cực gián tiếp.

Page 105: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

94

Bảng 3.4. Quan hệ xã hội với các phƣơng thức biểu hiện trong tiếng Việt

qua văn chƣơng

Quan hệ xã hội Phƣơng thức biểu hiện Phƣơng tiện ngôn

ngữ

1. Bố, mẹ - con

1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi

đáp tích cực trực tiếp.

2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi

đáp tiêu cực trực tiếp.

3. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi

đáp tiêu cực gián tiếp.

cho, cho phép, xin

phép

2. Bạn bè 1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi

đáp tích cực trực tiếp.

2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi

đáp tiêu cực gián tiếp.

cho, cho phép

3. Thầy - trò

1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi

đáp tích cực trực tiếp.

2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi

đáp tiêu cực gián tiếp.

cho, xin phép, cho

phép

4. Sếp - nhân

viên

1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi

đáp tích cực trực tiếp.

2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi

đáp tiêu cực trực tiếp.

cho, xin phép, cho

phép

3.5. Tiểu kết

Chương 3 đã cung cấp một bức tranh khá ro nét, từ việc xây dựng khái niệm

hành vi xin phép và hồi đáp tiếng Việt với việc sử dụng các khái niệm mang tính

lý thuyết như đã trình bày trong chương 1, với hệ thống ngữ liệu đã thu thập được

trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành mô tả và phân tích các cấu

trúc của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt dưới nhiều góc độ khác

Page 106: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

95

nhau; cả về mặt hình thức và ngữ dụng. Kết quả thống kê các giá trị ngôn trung

trong chương này có giá trị là một tham khảo bước đầu về những nét đặc trưng cơ

bản của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt.

Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt được thực hiện bằng hai phương

thức; trực tiếp và gián tiếp. Với từng phương thức khác nhau, hành vi xin phép và

hồi đáp có những cách thức sử dụng khác nhau xét trên bình diện ngữ dụng học.

Hành vi xin phép trực tiếp trong tiếng Việt được biểu hiện qua các động từ ngữ vi

"cho", "cho phép", "xin phép" , "xin...cho", "xin...được phép". Hành vi xin phép

gián tiếp trong tiếng Việt được thực hiện chủ yếu qua các trợ động từ "có thể"

,"làm ơn", "muốn" hình thành nên các dạng thức nghi vấn. Hành vi hồi đáp tích

cực trực tiếp được biểu hiện qua các từ như "Được", "Ừ", "Vâng", "Nhất trí",

"Không sao". Hành vi hồi đáp tiêu cực trực tiếp chủ yếu là cách sử dụng từ

"Không", "Không được" đứng đầu phát ngôn hồi đáp. Có rất nhiều cách thức hồi

đáp tiêu cực gián tiếp khác nhau như đưa ra lý do để từ chối, đưa ra phương án

thay thế, sử dụng câu hỏi tu từ v. v... Khi đó, các phát ngôn xin phép và hồi đáp

sẽ tạo nên những cặp thoại như xin phép/ đồng tình; xin phép/động viên; xin

phép/ khen; xin phép/hứa hẹn; xin phép/cảm thán; xin phép/từ chối; xin

phép/nghi ngờ; xin phép/bác bỏ…cũng là một trong những cách hồi đáp thông

minh, tế nhị mà không làm mất thể diện của người đối thoại. Trong đó, những

cách thức hồi đáp tiêu cực thường vi phạm thể diện của người đối thoại ở những

mức độ khác nhau. Kết quả thu được cho thấy người Việt Nam rất ít sử dụng

phương thức hồi đáp tiêu cực trực tiếp vì phương thức này rất dễ làm mất thể

diện của người đối thoại và những phủ định xác tín của người đối thoại sẽ làm

giảm đi giá trị của người đối thoại trước con mắt của mọi người. Với lý do đảm

bảo tính lịch sự trong giao tiếp, nên người Việt Nam thường sử dụng phương

thức hồi đáp gián tiếp với việc huy động đa dạng các phương tiện ngôn ngữ,

nhằm tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái, dễ chịu giữa những người tham

gia hội thoại.

Kết quả nghiên cứu này có thể chỉ dẫn cho cách sử dụng hành vi xin phép và

Page 107: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

96

hồi đáp trong hội thoại đạt được hiệu quả giao tiếp cao với những điều kiện về

hoàn cảnh thực hiện hành vi xin phép, phương thức thực hiện hành vi xin phép

phù hợp tùy theo hoàn cảnh, đối tượng để thực hiện hành vi xin phép sao cho

đúng lúc, đúng chỗ để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất, cũng như cách mà

chúng ta hồi đáp hành vi xin phép có thể ảnh hưởng đến thể diện dương tính của

người đối thoại.

Trong chương này, chúng tôi cũng đã phân tích được cách sử dụng các phương

thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt với các mối quan hệ

xã hội như bố, mẹ - con cái, bạn bè, thầy - trò, thủ trưởng - nhân viên qua các

ngữ liệu từ văn chương. Với những mối quan hệ xã hội khác nhau, những vai

giao tiếp khác nhau và những môi trường giao tiếp khác nhau có những phương

thức thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp khác nhau. Chúng tôi sẽ đối chiếu, so

sánh cụ thể hơn các mối quan hệ xã hội này trong chương 4 để đưa ra những

nhận xét, tìm ra những điểm giống và khác nhau của người bản ngữ và người

Việt Nam trong việc sử dụng các phương thức xin phép và hồi đáp ở những môi

trường giao tiếp khác nhau.

Page 108: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

97

CHƢƠNG 4

SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI

ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Qua quá trình tiến hành khảo sát và phân tích các hành vi xin phép trong tiếng

Anh và tiếng Việt ở chương 2 và chương 3, chúng tôi thấy hành vi xin phép

trong tiếng Anh và tiếng Việt nhìn chung là hành vi ngôn ngữ được sử dụng

trong nhưng tình huống giao tiêp nhất định nhằm thuyêt phuc người đối t hoại

đồng ý, cho phép người nói thực hiện một hành vi xin phép nào đó. Viêc sư dung

hành vi xin phép và hồi đáp trong giao ti ếp nói riêng và ngôn ngữ nói chung cả

trong tiếng Anh và tiếng Việt đêu bi chi phôi bởi cac nhân tô xa hôi.

Trong chương nay , một số vấn đề trong quá trình nghiên cứu của luận án cần

được làm sáng tỏ là:

- Đối chiếu, so sánh để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của hành

vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt.

- Thiết lập mối quan hệ giữa lịch sự, văn hóa với hành vi xin phép và hồi đáp

trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Nhìn chung, hành vi xin phép và hồi đáp cũng giống như các hành vi ngôn

ngữ khác có rất nhiều cách sử dụng khác nhau tùy theo mục đích và dụng ý của

người nói. Tuy nhiên, loại hành vi lời nói này trong tiếng Anh và tiếng Việt có

một vài điểm giống nhau xét về mặt cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ dụng.

4.1. Những điểm tƣơng đồng

4.1.1. So sánh mặt nội dung của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh

và tiếng Việt

Trong hầu hết các tình huống luận án đã tiến hành khảo sát từ các ngữ liệu thu

thập, nhìn chung, con người đều có những nhu cầu giống nhau khi muốn thực

hiện một hành vi xin phép từ sự đồng ý, cho phép của người khác.

Nội dung xin phép và hồi đáp có thể được hiểu là toàn bộ các phát ngôn xin

phép có cùng đích ngôn trung (mục đích của phát ngôn) được biểu thị bằng các

Page 109: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

98

phương thức khác nhau, các động từ ngữ vi khác nhau nhưng đều có nghĩa chung

là xin phép để được làm gì.

- Điểm giống nhau đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập tới là nội dung xin

phép trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong cả hai ngôn ngữ, hành vi xin phép đều

có mục đích giống nhau là người nói S yêu cầu, xin phép người nghe H đồng ý,

cho phép người nói thực hiện một hành động A.

Bảng 4.1. Nội dung và phƣơng tiện từ vựng dùng để xin phép và hồi đáp

trong tiếng Anh và tiếng Việt

Nội dung xin

phép

Phƣơng tiện từ vựng/ cấu trúc dùng để xin phép và hồi đáp

Tiếng Anh Tiếng Việt

S xin phép

người nghe H

để thực hiện

một hành động

A

- Các động từ ngữ vi "allow/

permit" và "let".

- Các trợ động từ tình thái

"can, could, may, might" sử

dụng trong các cấu trúc nghi

vấn can I…?, coud I…?, do

you mind..? would you

mind…?, do you allow…?

- Sử dụng thán từ "please"

- Sử dụng từ "Yes" trong hồi

tích cực trực tiếp.

- Sử dụng từ "No" trong hồi

đáp tiêu cực trực tiếp.

- Sử dụng cụm từ "No

problem","Never mind" hoặc

đưa ra các lý do, điều kiện để

hồi đáp gián tiếp.

- Sử dụng các động từ ngữ vi

"xin phép, xin…được phép,

xin...cho phép, cho".

- Sử dụng trợ động từ "có thể".

- Sử dụng các từ như "làm ơn,

làm phúc".

- Sử dụng các từ hô ngữ như

"thưa, bẩm, báo cáo"

- Sử dụng các tiểu từ tình thái

như "thôi, nhé ạ"

- Sử dụng từ "Có","Vâng", "Ừ"

trong hồi đáp tích cực trực tiếp.

- Sử dụng từ "Không" trong hồi

đáp tiêu cực trực tiếp.

- Đưa ra các lý do, điều kiện để

hồi đáp gián tiếp.

Page 110: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

99

- Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt được thực hiện

mang tính lịch sự cao. Thông thường người xin phép có địa vị xã hội, tuổi tác và

khoảng cách xã hội thấp hơn người nghe, do đó điểm giống nhau tiếp theo trong

nội dung xin phép và hồi đáp là người nói khi thực hiện một hành vi xin phép bất

kỳ nào cũng phải chịu một sự “thiệt thòi” đáng kể xét về mặt lịch sự và thể diện.

Trong khi đó, ngược lại, thể diện của người nghe luôn được “tôn vinh” trong

trường hợp người nói muốn nhận được những hồi đáp tích cực từ phía người

nghe.

(1) May I come to your house this afternoon, please? I want to see your new

bike.

(Mình có thể đến nhà cậu vào chiều nay được không? Mình muốn xem chiếc xe

đạp mới của cậu.)

Certainly.

(Tất nhiên.) [58, 49]

Có thể thấy trong ví dụ này, người nói đã rất khôn khéo, lịch sự khi sử dụng

thán từ “please” để nhằm tôn vinh thể diện của người nghe và làm gia tăng tính

lịch sự của hành vi xin phép mà người nói đã thực hiện và đương nhiên S đã dễ

dàng nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía H, đồng ý cho S thực hiện hành vi

xin phép “đến nhà vào chiều nay để xem chiếc xe đạp mới”.

(2) Thưa sếp, ngày mai nhà em có việc, sếp cho phép em nghỉ làm được không

ạ?

Được thôi, nhà cậu có việc à?[DCT]

Với chiến lược sử dụng từ hô ngữ “thưa sếp” như trong ví dụ trên, người nói

đã hết sức khôn khéo trong cách thực hiện hành vi xin phép của mình nhằm gia

tăng giá trị lực ngôn trung của phát ngôn, làm tăng thể diện và mức độ trịnh

trọng, lịch sự và tôn trọng đối với người nghe, mục đích cuối cùng là nhận được

sự hồi đáp tích cực từ sếp “Được thôi, nhà cậu có việc à?”.

- Mục đích của hành vi xin phép và hồi đáp: Cho dù cách thể hiện có khác

nhau như thế nào đi nữa về hình thức, cấu trúc, thì mục đích của hành vi xin

Page 111: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

100

phép trong tiếng Anh và tiếng Việt đều không khác nhau, người nói thực hiện

một hành vi xin phép và mong chờ ở người nghe một hồi đáp tích cực, cho phép

người nói thực hiện hành vi xin phép của mình.

(3) Đã 2 giờ sáng rồi, xin phép bố mẹ con tranh thủ đi nằm một lát ạ.

Ừ. [145]

Hành vi xin phép trực tiếp của người con trong ví dụ này đã nhận được sự hồi

đáp tích cực từ bố mẹ sau khi người con đã đưa ra lý do một cách thuyết phục để

giải thích cho hành vi xin phép “đi nằm một lát” của mình là “đã 2 giờ sáng

rồi”

(4) Excuse me, can I get pass?

Sure, go ahead. [DCT]

Trong ví dụ (4), người nói đã sử dụng cách nói gián tiếp với việc sử dụng

động từ tình thái “can” tạo thành một cấu trúc nghi vấn để hình thành phát ngôn

xin phép “Can I get pass?”. Sự xuất hiện của cụm từ “Excuse me” làm cho phát

ngôn mang sắc thái lịch sự cao nhằm tôn vinh thể diện của người nghe và sự

khiêm tốn của người nói khi thực hiện phát ngôn. Hành vi hồi đáp của người

nghe vì vậy cũng rất sẵn lòng, người nghe giao cho người nói quyền được thực

hiện hành vi đó. "Sure" chính là một sự khẳng định chắc chắn từ phía người

nghe.

4.1.2. So sánh mặt ngữ nghĩa của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh

và tiếng Việt

- Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt được thể hiện

theo hai phương thức trực tiếp và gián tiếp với các cấu trúc ngữ pháp giống nhau

như; câu trần thuật, câu mệnh lệnh ở hình thức trực tiếp, hình thức câu bị động

của các động từ ngữ vi "cho phép", "xin phép", ' xin…cho phép", "xin" trong

tiếng Việt "permit, allow", "let" trong tiếng Anh và các dạng câu nghi vấn ở hình

thức gián tiếp.

(5) Hàng ngày, anh cho phép chúng em được gặp anh qua điện thoại.

Được, anh rất sẵn sàng, có gì khó khăn, chú cứ “phone” cho anh. [118, 42]

Page 112: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

101

(6) Let me take care of the things for you. I‟ll just tell her you can‟t go.

What should I do? [60, 21]

(7) Sáng mai, tôi xin phép được gặp anh.

Rất sẵn sàng, xin mời anh đến nhiệm sở của tôi và xin anh”phone” cho tôi

trước.[118,42]

(8) Good morning, sir. Could you please allow me to have a day off tomorrow?

(Thưa sếp, em xin phép sếp mai cho em nghỉ một ngày ạ?)

Good morning. Oh, no, didn‟t you see that tomorrow our office will be busy?

(Ồ, không, anh không thấy là ngày mai cơ quan mình có việc đấy à?) [DCT]

- Các phát ngôn xin phép và hồi đáp thường sử dụng đại từ nhân xưng ngôi

thứ nhất I và We trong tiếng Anh và thường có chủ ngữ là đại từ nhân xưng tôi,

chúng tôi trong tiếng Việt.

- Các động từ ngữ vi "permit, allow" trong tiếng Anh và "xin phép", "cho

phép", "cho", "xin….được phép" trong tiếng Việt luôn luôn ở thì hiện tại, nếu các

động từ ngôn hành này ở thì quá khứ hay một thì khác thì các phát ngôn xin phép

không tồn tại ở dạng hành vi mà ở dạng câu tường thuật, trần thuật lại hành vi

xin phép của ai đó.

(9) Tôi đã xin phép anh ấy cho tôi ở đây một vài ngày nữa. [11, 108]

Động từ ngôn hành xin phép trong ví dụ này được chia ở thì quá khứ, do đó

động từ "xin phép" này không phải là một động từ ngôn hành, có hiệu lực ngữ

vi, đây chỉ là một câu tường thuật, tường thuật lại hành vi xin phép của người nói

vói người nghe để được thực hiện hành vi là “cho tôi ở đây một vài ngày nữa”.

(10) He asked the man to permit him to get four sardiness.

(Cậu ấy xin phép ông lão kiếm thêm bốn con cá hồi nữa) [95, 3]

Ví dụ (10) là một câu tường thuật, tường thuật lại hành vi xin phép “to get

four sardines” của cậu bé (he) với ông lão, trong tác phâm "Ông lão đánh cá và

con cá vàng" của Hermingway, động từ "permit" trong trường hợp này được sử

dụng ở dạng nguyên mẫu chứ không phải ở thì hiện tại đơn.

Page 113: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

102

4.1.3. So sánh mặt ngữ dụng của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh

và tiếng Việt

- Sử dụng các phương tiện giảm nhẹ:

Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt đều thể hiện được

tính lịch sự và thể diện cao cho cả người nói và người nghe.Trong tiếng Anh và

tiếng Việt, hành vi xin phép và hồi đáp đều sử dụng các phương tiện giảm nhẹ

(mitigating devices) hay là các phương tiện làm dịu đi hành vi xin phép, làm

giảm áp lực của người nói tạo ra đối với người nghe khi thực hiện các hành vi

xin phép và hồi đáp. Trong tiếng Việt, những phương tiện giảm nhẹ đó là những

tiểu từ tình thái đứng đầu hoặc cuối các phát ngôn như thôi, này, nhé, ạ, chớ, cứ,

là cách dùng từ xưng hô để tôn vinh thể diện cho người nói, là cách dùng các từ

hô gọi như chị ơi, bác ơi…hoặc các từ như làm ơn, làm phúc…

(11) Lan ơi, hôm nay xe đạp của mình bị hỏng mình chưa sửa được. Bạn có thể

cho mình mượn xe đạp của bạn được không?

Ừ, bạn cứ lấy mà đi. [DCT]

(12) Chị lát nữa có đi đâu không? Cho em nhờ xe chị sáng nay nhé.

À, chị sáng nay bận đến cơ quan. Em hỏi bố thử xem. [41, 159]

(13) Xin phép cho em được trình bày ý kiến của mình ạ.

Được, em cứ trình bày đi. [DCT]

Trong tiếng Anh, yếu tố giảm nhẹ là cách sử dụng thán từ “please” (làm ơn)

và biểu thức “Would you…?”, "Could you...?, "Do you mind...?". Thán từ

"please" thể hiện tính lịch sự rất cao của người Anh, đồng thời từ này còn thể

hiện thiện chí, sự nhún nhường của người nói khi thực hiện các hành vi xin phép,

nhằm tôn vinh thể diện của người nghe, dẫn đến các hồi đáp tích cực, chấp nhận

các hành vi xin phép của người nói trong các tương tác hội thoại.

(14) Can I please use your pen?

Not now, I‟m using it. [95, 64]

(15) May I use your phone, please? I want to call my father.

Yes, of course. [58, 49]

Page 114: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

103

(16) Please, mum. May I use the computer?

No, dear, you can‟t. It‟s time to go to bed. [147, 2]

Các phát ngôn xin phép trong các ví dụ (14), (15), và (16) đều sử dụng thán từ

“please”. Vị trí của thán từ “please” trong câu rất đa dạng, có thể đứng sau chủ

ngữ như trong ví dụ (14), đứng cuối câu như trong ví dụ (15), hoặc đầu câu như

trong ví dụ (16), điều đó không ảnh hưởng đến nghĩa của phát ngôn cũng như

không làm ảnh hưởng đến tính lịch sự của các phát ngôn và dụng ý của người

nói.

- Dùng cử chỉ:

Ngôn ngữ cơ thể (body language) là một trong những hình thức giao tiếp phi

ngôn ngữ, nhưng hành động cử chỉ cũng có những quy tắc, quy định riêng cho

từng nền văn hóa khác nhau. Các ngôn ngữ cơ thể thông thường người bản ngữ

và người Việt hay sử dụng là mỉm cười, gật đầu thể hiện sự đồng tình, cho phép

của người nghe, lắc đầu, khua tay, nhăn mặt, biểu lộ sự không đồng tình, không

cho phép của người nghe đối với một hành vi xin phép của người nói. Tuy nhiên,

như đã xác định trong phần đối tượng nghiên cứu, ngôn ngữ cơ thể không phải là

đối tượng nghiên cứu của luận án, do đó chúng tôi không đi sâu vào phân tích

nội dung này.

(17) Giá quan lớn cho phép, tôi lấy bộ cốc uống vang thì rót được nhiều hơi.

Chắc quan lớn khát lắm.

Người Tây đoan mỉm cười: Tùy ông. [115, 43]

(18) Cho phép tôi nêu một nhận xét là các cô cứ ăn vận như thế này là đẹp nhất.

Ba Sương mỉm cười.[123, 353]

4.2. Những điểm khác biệt

4.2.1. So sánh mặt ngữ nghĩa của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh

và tiếng Việt

- Hầu hết những hành vi xin phép trong tiếng Anh được thể hiện theo hình

thức gián tiếp. Trong khi đó, người Việt thường hay sử dụng cách nói trực tiếp

với các động từ ngôn hành như “xin phép”, “cho phép”,, “xin…cho phép”,

Page 115: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

104

“xin” để thực hiện các hành vi xin phép của mình, bản thân các động từ này

trong tiếng Việt đã thể hiện được nghĩa "xin phép" do đó tính lịch sự trong cách

thể hiện trực tiếp này làm cho người nghe cảm thấy cảm thấy thể diện của họ

được tôn vinh, và họ dễ dàng chấp nhận các hành vi xin phép của người nói, dẫn

đến các cuộc hội thoại thành công.

(19) Tối nay bạn con tổ chức sinh nhật. Bố mẹ cho phép con về nhà muộn tí ạ.

Ừ, nhưng con nhớ không được về quá muộn. [DCT]

(20) Xin phép bác cho cháu dựa xe vào chỗ này.[41, 74]

Cậu đi sang bên kia để tôi còn bán hàng, sáng ngày ra thật phiền phức quá. -

Tiếng Anh thường sử dụng các trợ động từ như "Can", "Could", "May" và cụm

từ như "Would you mind …?", "Do you mind…?" trong các phương thức thực

hiện các hành vi xin phép gián tiếp.

Các trợ động từ “can, could, may, might” trong tiếng Anh được sử dụng với

các cấp độ khác nhau nhằm làm tăng tính lịch sự tùy theo mục đích, động cơ sử

dụng của người nói như "could" lịch sự hơn "can", "might" lịch sự hơn "may",

nhưng trong tiếng Việt, tất cả các trợ động từ này đều có nghĩa “có thể” và được

sử dụng trong các hành vi xin phép gián tiếp để làm tăng tính lịch sự của các

phát ngôn xin phép.

(21) Mom, there is a thing with my friend and it goes until 11. Can I please stay

out past curfew this once?

OK. Just this once. [DCT]

(22) Does it feel stuffy in here to anyone? May I open the window?

Sure, go ahead. [DCT]

(23) Thưa sếp, mai nhà em có việc quan trọng, anh cho em nghỉ một hôm ạ.

Ừ được rồi, để tôi sắp xếp, em cứ lo việc gia đình đi nhé. [DCT]

Cuộc thoại xảy ra giữa hai nhân vật, sếp và nhân viên, hai nhân vật có khoảng

cách và địa vị xã hội khác nhau. Người nhân viên đã rất tôn trọng sếp của mình

và muốn đạt được mục đích giao tiếp nên đã khôn ngoan khi sử dụng từ kính ngữ

"Thưa sếp" đầu câu và tiểu từ tình thái "nhé" ở cuối câu cùng với động từ ngữ vi

Page 116: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

105

"cho" để thực hiện hành vi xin phép có nội dung mệnh đề là "mai nhà em có việc

quan trọng, anh cho em nghỉ một hôm ạ.". Sự hồi đáp của người sếp do đó cũng

rất nhẹ nhàng, tỏ ra hết sức thông cảm với người nhân viên, đáp ứng được hành

vi xin phép của người nhân viên "Ừ được rồi, để tôi sắp xếp, em cứ lo việc gia

đình đi nhé.".

Xét về mặt cấu trúc ngữ nghĩa, động từ ngữ vi „xin phép” được sử dụng trong

tiếng Anh và tiếng Việt với nét nghĩa là xin phép ai được làm việc gì, ngoài ra

trong tiếng Việt động từ ngữ vi “xin phép” còn được sử dụng như một lời chào

tạm biệt đối với những người lớn tuổi và có vị thế trong xã hội. Cách sử dụng

này của động từ “xin phép” thường là trong những tình huống người nói có địa

vị xã hội và tuổi tác nhỏ hơn người nghe.

(24) Sáng mai con xin phép ông con đi sớm.

Cậu đi đâu, cậu có thể ở đây với tôi. [117, 410]

(25) Xin phép mọi người mình đi trước.

(Chào mọi người mình về.) [142]

Có thể nói, trong tiếng Việt động từ ngữ vi "xin phép” mang nhiều nét nghĩa

khác nhau so với động từ ngữ vi "xin phép” trong tiếng Anh. Ngoài nét nghĩa là

lời chào tạm biệt, "xin phép” còn được sử dụng trong các phát ngôn chào, với

mục đích làm quen.

(26) A: Rất hân hạnh được gặp anh, xin phép anh, anh tên là gì nhỉ?

B: Vâng, tôi tên là Hoàng Minh. [25, 250]

Trong hội thoại này, nhân vật A khi thực hiện phát ngôn của mình đã sử dụng

động từ ngữ vi “xin phép‟, tuy nhiên phát ngôn này lại không được xem là một

phát ngôn xin phép mà chỉ là một phát ngôn chào hỏi, động từ ngữ vi “xin phép”

được sử dụng như là một phương tiện đưa đây với mục đích làm quen của nhân

vật A đối với nhân vật B.

4.2.2. So sánh mặt ngữ dụng của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh

và tiếng Việt

4.2.2.1 So sánh tỉ lệ sử dụng các (trợ) động từ để thực hiện các hành vi xin phép

Page 117: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

106

và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt theo các nhóm xã hội từ DCT.

Qua quá trình phân tích và tổng hợp các phiếu câu hỏi diễn ngôn từ các

nghiệm thể Anh - Việt và Anh - Mỹ, chúng tôi thu được kết quả như sau:

1. Quan hệ cha, mẹ - con (các tình huống 1, 2, 6):

Với các quan hệ cha mẹ - con cái, xét theo quan hệ ngang là mối quan hệ

huyết thống, Việt Nam là một dân tộc thiên về lối sống gia đình, các tôn ti trật tự,

thứ bậc trong gia đình luôn được tôn trọng, do đó phần lớn các nghiệm thể Việt

lựa chọn phương thức xin phép trực tiếp với 52% sử dụng động từ "cho", 36% sử

dụng động từ "Xin phép/ cho phép", chỉ có 12% sử dụng phương thức gián tiếp

với các động từ "có thể, muốn". Đa số các nghiệm thể lựa chọn phương thức hồi

đáp trực tiếp, chỉ có 25% chọn phương thức hồi đáp gián tiếp. Theo họ, hồi đáp

trực tiếp thể hiện ro thái độ, quan điểm, lập trường của bố mẹ đối với con cái. Họ

cho phép và không cho phép con cái làm việc gì cũng rất thẳng thắn, không vòng

vo.

(27) Mẹ cho con đi xem phim với bạn tối nay ạ.

Ừ, đi rồi nhớ về sớm nghe con. [DCT]

Ngược lại, quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong các gia đình phương Tây rất

công bằng, con cái có thể tự lập và không phụ thuộc nhiều vào bố mẹ như ở các

gia đình phương Đông. Trong các tình huống 1, 2, 6, các nghiệm thể Mỹ hầu như

đều sử dụng phương thức gián tiếp để thực hiện các phát ngôn xin phép, 53% sử

dụng "could", 20% sử dụng "can" và 27% sử dụng "may" . Hành vi hồi đáp

trong mối quan hệ này được thể hiện theo 2 phương thức, 48% sử dụng phương

thức trực tiếp với các từ “Yes”,“No”, "That's all right", "OK" và 52% sử dụng

cách hồi đáp gián tiếp như “No problem", "Never mind"

(28) Can I go to the movie with some friends?

Yes, you can, just be back before 10 p.m. [DCT]

(29) Can I go to the movie with some friends?

No, you just went out yesterday. [DCT]

2. Trong môi trường công sở: sếp - nhân viên (tình huống 4, 7):

Page 118: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

107

Với các tình huống này, có 42% nghiệm thể Việt sử dụng động từ “cho", 53%

sử dụng động từ “xin phép”, “xin…cho phép”, chỉ có 5% sử dụng phương thức

biểu hiện gián tiếp với động từ “muốn”, "có thể”. Kết quả xử lý phiếu điều tra

cũng cho thấy có 31% nghiệm thể Việt sử dụng cách hồi đáp trực tiếp và 69% sử

dụng cách hồi đáp gián tiếp. Trong khi đó có 23% nghiệm thể Mỹ sử dụng động

từ tình thái “can”, 33% sử dụng động từ tình thái“could” và 22% sử dụng

“may”. Ngoài ra, có 12% nghiệm thể không sử dụng các cấu trúc xin phép

chúng tôi đã khảo sát mà chỉ đưa ra lý do để xin nghỉ như trong ví dụ (31).

(30) Sir, I have a doctor‟s apppointement tomorrow and I need the day off. It‟s a

very important appointement and I can‟t miss it.

Sure, just let me reschedule you for another day.[DCT]

Hành vi xin phép trong ví dụ (30) không tuân theo các cấu trúc xin phép mà

chúng tôi đã khảo sát. Người nói (người nhân viên) đã sử dụng hành vi thông

báo "I have a doctor‟s apppointement tomorrow and I need the day off. It‟s a

very important appointement and I can‟t miss it." nhưng lại chứa đựng hành vi

xin phép trong đó. Tuy không nói ra nhưng với phát ngôn "I need the day off",

người nhân viên đã gián tiếp xin phép sếp cho mình được nghỉ làm vào ngày

mai. Cách hành xử khéo léo của người nhân viên đã tạo được thiện cảm cho sếp,

do đó anh ta đã nhận được một lời hồi đáp tích cực từ phía sếp cùng với một lời

hứa. "Sure, just let me reschedule you for another day."

(31) I‟m sorry I have a prior schedule that I must attend to and I must leave

early.

We understand. Have a good nice day. [DCT]

3. Trong môi trường trường học (tình huống 5):

Kết quả khảo sát phiếu câu hỏi diễn ngôn đã cho thấy hầu hết 95% nghiệm thể

người Mỹ sử dụng phát ngôn "Sorry", hoặc “Sorry, I‟m late” như là một dấu

hiệu xin phép, chỉ có 5% sử dụng các động từ tình thái “may”, “can” và

“could” khi hồi đáp, có 90% nghiệm thể hồi đáp gián tiếp với các cụm từ "no

problem", "never mind" hoặc không nói gì nhưng thái độ đồng ý hoặc có các dấu

Page 119: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

108

hiệu như gật đầu, vẫy tay. Trong khi đó các nghiệm thể người Việt hầu như chỉ

sử dụng cách nói trực tiếp để thực hiện hành vi xin phép của mình, có 79% sử

dụng động từ ngữ vi “cho”, 13% sử dụng động từ “cho phép” và “xin phép”

như “Thưa cô cho em vào lớp”, “Xin phép cô cho em vào lớp.”. Chỉ có 8% sử

dụng cách nói gián tiếp với động từ tình thái “có thể” như “Em có việc bận nên

đến muộn. Cô có thể cho em vào lớp không ạ?” Theo kết quả xử lí phiếu điều

tra, có hơn 72% sử dụng cách hồi đáp tích cực và tiêu cực trực tiếp, chỉ có 28%

sử dụng cách hồi đáp gián tiếp như “Nhớ lần sau đi học đúng giờ nhé.”, "Cô rất

tiếc, lớp học bắt đầu được 15 phút rồi.”

(32) I‟m sorry I‟m late.

Come in. [DCT]

(33) Sorry I‟m late.

Take a seat. [DCT]

(34) Thưa cô cho em vào lớp.

Nhớ lần sau đi học đúng giờ nhé.[DCT]

(35) Thưa cô, xe của em bị hỏng, xin phép cô cho em vào lớp.

Cô rất tiếc, lớp học bắt đầu được 15 phút rồi. [DCT]

Về mối quan hệ thầy - trò và quan hệ thủ trưởng - nhân viên trong quan hệ xã

hội xét theo quan hệ dọc, là quan hệ có thứ bậc rất ro ràng, người Việt Nam luôn

tỏ thái độ kính trọng, lễ phép và giữa họ luôn có khoảng cách xã hội nhất định,

người Việt Nam có câu “Tôn sư trọng đạo”. Trong những tình huống trang trọng

như thế này, người Việt Nam thường hay thực hiện các hành vi xin phép trực

tiếp với các động từ ngôn hành và kèm theo là những lời giải thích, những lí do.

Các hồi đáp của các nghiệm thể Việt phần lớn là các hồi đáp gián tiếp, hồi đáp

trực tiếp rất ít được các nghiệm thể Việt sử dụng. Bởi trong những quan hệ này,

xét theo quan hệ dọc là mối quan hệ vị thế, có khoảng cách xã hội giữa hai vai

giao tiếp, cho nên việc sử dụng phương thức hồi đáp gián tiếp là sự lựa chọn

khôn ngoan, tránh làm mất thể diện cho người đối thoại đồng thời vẫn duy trì

Page 120: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

109

được tính lịch sự trong giao tiếp đúng như người Việt thường hay nói "Lời nói

không mất tiền mua.

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."

Ngoài ra, chúng tôi thấy xuất hiện một vài trường hợp đặc biệt, không thuộc

các cấu trúc xin phép đã nghiên cứu trong luận án. Những trường hợp này rơi

vào các tình huống 5, 7, 8, và 9.

- Tình huống 9:

Ví dụ:

Excuse me.

No problem.

Trong tình huống này, người nói không trực tiếp thực hiện hành vi xin phép là

xin được vào ngồi ở ghế phía trong. Hành vi xin lỗi "Excuse me" nhưng lại có

lực ngôn trung là xin phép. Người nói chỉ sử dụng cụm từ này nhưng người nghe

đã hiểu được ý định của người nói là muốn xin phép người nghe để đi ngang

qua.

- Tình huống 8:

Ví dụ:

It's getting cooler outside. I'm going to open the window, OK?

(Bên ngoài thời tiết rất mát mẻ. Tôi sẽ mở cửa sổ nhé?)

Thank you.

Bằng cách thông báo cho mọi người biết là ngoài trời không khí đã mát lên rất

nhiều, người nói thông qua hành vi thông báo "It's getting cooler outside" để

gián tiếp xin phép được mở cửa sổ nhưng chúng ta không thấy xuất hiện các cấu

trúc xin phép. "I'm going to open the window, OK?" đã diễn tả được lực ngôn

trung của phát ngôn, phát ngôn này được hiểu là một phát ngôn xin phép "Tôi xin

phép được mở cửa".

Cũng có trường hợp cả hành vi xin phép và hành vi hồi đáp đều không thuộc vào

các cấu trúc mà chúng tôi đã nghiên cứu.

- Tình huống 3:

Page 121: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

110

Ví dụ:

I'm sorry I have a prior schedule and I must leave early.

(Tôi xin lỗi, tôi có một lịch hẹn và tôi phải rời cuộc họp sớm.)

This meeting is very important and you would see it through to the end like the

rest of us.

(Cuộc họp này rất quan trọng và anh sẽ phải tham dự từ đầu cho đến cuối cuộc

họp như tất cả chúng tôi.)

Trong tình huống này, người nói đã sử dụng hành vi xin lỗi "I'm sorry" và

hành vi thông báo "I have a prior schedule" để thực hiện hành vi xin phép là

"muốn xin rời cuộc họp sớm" chúng ta cũng không thấy xuất hiện hành vi xin

phép nhưng với phát ngôn "I must leave earrly" đã chuyển tải được ý định xin

phép của người nghe. Hành vi hồi đáp trong tình huống này ro ràng là một hồi

đáp tiêu cực gián tiếp nhưng người nói chỉ đặt vấn đề là "cuộc họp rất quan

trọng và bạn phải có mặt từ đầu đến cuối giống như chúng tôi"

- Tình huống 5:

Ví dụ:

I'm sorry I am late, Mr...

Come in.

Với tình huống này cũng có một vài trường hợp các nghiệm thể không sử

dụng cấu trúc xin phép và cấu trúc hồi đáp để xin phép. Trường hợp này sinh

viên đi học muộn, nhưng anh ta chỉ sử dụng hành vi xin lỗi và hành vi thông báo

là "đến lớp muộn" để xin phép giáo viên vào lớp. Hành vi hồi đáp của giáo viên

cũng là một hành vi hồi đáp tích cực trực tiếp "Come in" nhưng lại không có các

dấu hiệu của một hồi đáp tích cực trực tiếp như chúng tôi nghiên cứu.

Page 122: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

111

Bảng 4.2 So sánh tỉ lệ sử dụng các (trợ) động từ để thực hiện các hành vi xin

phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt theo các nhóm xã hội từ DCT

Tình huống

Tiếng Anh Mẹ - con

(1, 2, 6)

Sếp - nhân

viên

(4, 7)

Thầy cô -

học sinh (5)

Bạn bè

(8, 9)

may 27% 22% 5% 12%

can 20% 23% 5% 51%

could 53% 33% 5% 25%

Hồi đáp trực tiếp 48% 21% 10% 43%

Hồi đáp gián tiếp 52% 79% 90% 57%

Tiếng Việt

cho 52% 42% 79% 75%

Xin phép/ cho

phép

36% 53% 13% 5%

Muốn, có thể 12% 5% 8% 20%

Hồi đáp trực tiếp 75% 31% 72% 34%

Hồi đáp gián tiếp 25% 69% 28% 66%

4.2.2.2 So sánh tỉ lệ sử dụng các phương thức thực hiện các hành vi xin phép và

hồi đáp trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt với các quan hệ xã

hội

- Trong tiếng Anh

Trong tổng số 720 phát ngôn chúng tôi thu thập được với 9 tình huống điều tra

từ 40 nghiệm thể Mỹ, chỉ có 16 phát ngôn sử dụng hành vi xin phép trực tiếp -

hồi đáp tích cực trực tiếp, chiếm 2.2%, phương thức này thường được người bản

ngữ sử dụng trong các tình huống giữa bạn bè với nhau. (tình huống 3, 8, 9)

(36) Let me borrow your bike.

Go ahead and be back on time. [DCT]

Page 123: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

112

Kết quả cũng đã chứng minh rằng phương thức biểu hiện hành vi xin phép

trực tiếp - hồi đáp tiêu cực gián tiếp xuất hiện rất ít, chỉ có 7/720 phát ngôn

chiếm 0.9%. (tình huống 8, 9)

(37) Let me borrow your bike.

Next time my friend. [DCT]

Với phương thức biểu hiện hành vi xin phép trực tiếp - hồi đáp tích cực trực

tiếp chỉ có 5 phát ngôn chiếm 0.6% và hành vi xin phép trực tiếp - hồi đáp tiêu

cực gián tiếp có 15 phát ngôn, chiếm 2.1%. Hai phương thức này được các

nghiệm thể Mỹ chủ yếu sử dụng trong môi trường công sở, giữa các đồng nghiệp

với nhau (tình huống 6)

(38) Let me open the window.

I don‟t want to open the window. [DCT]

Hầu hết các nghiệm thể Mỹ thích sử dụng phương thức biểu hiện hành vi xin

phép gián tiếp - hồi đáp tích cực trực tiếp trong các môi trường giao tiếp khác

nhau, có đến 270 phát ngôn, chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các phương thức

37.5 %.

(39) Can I stay out a little later? (Tình huống 2)

Yes, just make sure you call me.

(40) Can I have tomorrow off? (Tình huống 4)

Yes, you can.

Phương thức biểu hiện hành vi xin phép gián tiếp - hồi đáp tiêu cực gián tiếp

xuất hiện với tần suất khá lớn, có 245 phát ngôn chiếm 34%. Phương thức này

được các nghiệm thể Mỹ sử dụng trong hầu hết các tình huống.

(41) Do you care if I open the window?(Tình huống 8)

No, I‟m cold.

(42) Can I borrow your bike? (Tình huống 3)

No, I don‟t allow you to borrow my bicycle.

Trong tổng số 720 phát ngôn, có 103 phát ngôn sử dụng phương thức biểu

hiện hành vi xin phép gián tiếp - hồi đáp tích cực gián tiếp chiếm 14.5%, có 59

Page 124: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

113

phát ngôn sử dụng phương thức biểu hiện hành vi xin phép gián tiếp - hồi đáp

tiêu cực gián tiếp, chiếm 8. 2%. Phương thức này hầu như được người bản ngữ

sử dụng trong tất cả các tình huống giao tiếp.

(43) Mom, there is a thing with my friends and it goes until 11. Can I please stay

out past curfew this once? (Tình huống 2)

Just this once.

(44) Could I have a birthday party?

Maybe next time. (Tình huống 1)

- Trong tiếng Việt

Trong tổng số 720 phát ngôn chúng tôi thu thập được với 9 tình huống điều tra

từ 40 nghiệm thể Việt, có 288 phát ngôn sử dụng phương thức biểu hiện hành vi

xin phép trực tiếp và hồi đáp tích cực trực tiếp, chiếm 40%. Có 172 phát ngôn sử

dụng phương thức biểu hiện hành vi xin phép trực tiếp và hồi đáp tiêu cực trực

tiếp, chiếm 23.8%. Cả hai phương thức này được các nghiệm thể Việt sử dụng

trong các tình huống 1, 2, 4, 6, 7.

(45) Tháng tới bố mẹ cho con tổ chức sinh nhật nhé?

Ừ, bố mẹ đồng ý. (Tình huống 1)

(46) Em xin phép sếp ngày mai cho em nghỉ một ngày để thu xếp công việc gia

đình.

Anh đồng ý. (Tình huống 4)

(47) Thưa cô cho em vào lớp. (Tình huống 5)

Ừ, nhớ lần sau đừng đi học muộn nữa nhé.

Với phương thức xin phép trực tiếp và hồi đáp tiêu cực gián tiếp xuất hiện 104

lượt, chiếm 14.4%. Phương thức này chủ yếu rơi vào các tình huống 3, 4, 9.

(48) Em xin phép đi qua. (Tình huống 9)

Ồ, không sao.

(49) Cho tớ mượn xe đạp cậu được không?(Tình huống 3)

Xin lỗi cậu tớ đang định đi có việc.

Phương thức biểu hiện hành vi xin phép trực tiếp và hồi đáp tích cực gián tiếp

Page 125: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

114

xuất hiện 38 phát ngôn, chiếm 5.2%, chủ yếu rơi vào các tình huống 2, 3, 4, 7.

(50) Tối nay con có việc, xin phép bố mẹ cho con về muộn ạ. (Tình huống 2)

Nhớ đừng muộn quá.

(51) Mai anh cho em nghỉ làm một ngày được không anh. (Tình huống 4)

Nhớ thu xếp công việc cho tốt nhé.

Phương thức biểu hiện hành vi xin phép gián tiếp và hồi đáp tích cực trực tiếp

có 38 trường hợp, chiếm 5.2%. Xuất hiện 18 phát ngôn sử dụng phương thức

biểu hiện hành vi xin phép gián tiếp và hồi đáp tiêu cực trực tiếp, chiếm 2.5%.

Các nghiệm thể Việt chủ yếu sử dụng hai phương thức này trong các tình huống

7, 8.

(52) Em muốn về sớm có chút việc riêng ạ. Có gì em xin tiếp thu sau.

Không được, đang có việc quan trọng em phải tham dự chứ.(Tình huống 7)

(53) Trời nóng quá, mình mở cửa sổ đây. (Tình huống 8)

Ừ, phiền cậu tí nhé.

Trong 720 phát ngôn, chỉ có 36 phát ngôn sử dụng phương thức biểu hiện

hành vi xin phép gián tiếp và hồi đáp tích cực gián tiếp, chiếm 5.1%. Có 26 phát

ngôn sử dụng phương thức biểu hiện hành vi xin phép gián tiếp và hồi đáp tiêu

cực gián tiếp, chiếm 3.6%. Hai phương thức này được các nghiệm thể Việt sử

dụng chủ yếu trong các tình huống 3, 8, 9.

(54) Tớ mượn xe đạp cậu tí nha. (Tình huống 3)

Tớ cũng không định đi đâu. Cậu cứ lấy mà đi.

(55) Mình mở cửa sổ nhé. (Tình huống 8)

Cám ơn cậu.

Từ bảng 2.3 và bảng 3.3, chúng tôi có biểu đồ 4.2, biểu đồ so sánh tỉ lệ các

phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng

Việt. Kết quả từ biểu đồ 4.2 một lần nữa càng khẳng định những kết luận của

chúng tôi là hoàn toàn xác đáng, người bản ngữ thường sử dụng các phương thức

biểu hiện hành vi phép gián tiếp và hồi đáp trực tiếp và gián tiếp, người Việt

Page 126: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

115

Nam ngược lại thích sử dụng các phương thức biểu hiện hành vi xin phép trực

tiếp và hồi đáp trực tiếp và gián tiếp.

Những kết luận này là hoàn toàn phù hợp với bản sắc văn hóa Anh và Việt,

người bản ngữ thiên về lịch sự âm tính “hình thức diễn đạt theo kiểu âm tính là

lịch sự, tránh gây tổn thất cho những người tham gia giao tiếp, người Việt Nam

thiên về lich sự dương tính”. [11, 187]

Biểu đồ 4.2 So sánh tỉ lệ các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi

đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt

0

5

10

15

20

25

30

35

40

1 2 3 4 5 6 7 8

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp

2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp

3. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp

4. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp

5. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp

6. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp

7. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp

8. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp

Page 127: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

116

4.3. Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Anh và tiếng

Việt

4.3.1. Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Anh

Đề cập đến phép lịch sự và nhu cầu giữ thể diện trong các hành vi ngôn ngữ,

tác giả Goerge Yule [75,115] đã minh họa cách thể hiện hành vi thỉnh cầu, hay

trong trường hợp này là hành vi xin phép của sinh viên A với thầy B trong mối

quan hệ xã hội thầy - trò, và cuộc thoại giữa hai sinh viên B và C trong mối quan

hệ bạn bè.

- A to B ( sinh viên A nói với thầy B):

Exuse me, Mr. Buckingham, but can I talk to you for a minute?

- C to B (sinh viên C nói với sinh viên B):

Hey, Buckey, got a minute?

Trong hai cuộc thoại này, có thể dễ dàng nhận thấy cách sử dụng ngôn ngữ

của các vai giao tiếp là hoàn toàn khác nhau, do các mối quan hệ xã hội, vị thế xã

hội của các nhân vật này chi phối, cách sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật là

hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ ngoài việc đạt được nội dung giao tiếp, họ còn tính đến

vấn đề lịch sự và thể diện khi tham gia giao tiếp của các nhân vật. Trong trường

hợp (1), cuộc thoại diễn ra giữa sinh viên A với thầy B, vị thế xã hội của sinh

viên A ro ràng là thấp hơn thầy B, mối quan hệ xã hội giữ những người tham gia

giao tiếp là quan hệ Thầy - Trò, do đó khoảng cách xã hội của họ cũng rất khác

nhau. Giá trị ngôn trung được sử dụng trong hành vi xin phép của sinh viên A

được thể hiện trên bề mặt ngôn ngữ có đánh dấu mức độ trang trọng, khách sáo

và lịch sự hơn trong câu (2) qua cách mở đầu với cụm từ Exuse me và cấu trúc

dạng nghi vấn với trợ động từ tình thái Can đứng đầu câu. Hành vi xin phép

Exuse me, Mr. Buckingham, but can I talk to you for a minute? của sinh viên A

được xem là hành vi xin phép gián tiếp, là hình thức thường hay được sử dụng để

thể hiện tính lịch sự và trang trọng trong giao tiếp và trong những trường hợp

người xin phép (SP1) có vị thế xã hội thấp hơn người cho phép (SP2). Trái lại,

ngôn ngữ sử dụng trong phát ngôn (2) là ngôn ngữ thân mật, không có dấu hiệu

Page 128: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

117

khách sáo và trịnh trọng, thể hiện mối quan hệ bạn bè thân mật, gần gũi, thân

thiết giữa hai nhân vật B và C tạo ra và dường không có khoảng cách xã hội giữa

người xin phép (SP1) và người cho phép (SP2).

Xét về các hành vi xin phép trong tiếng Anh có liên quan đến vấn đề lịch sự

và thể diện có thể kể đến các loại câu nghi vấn bắt đầu với cách sử dụng các trợ

động từ tình thái May, Might, Can, Could, Do you mind…? Would you mind…?.

Các trợ động từ tình thái này chính là phương tiện biểu đạt tình thái đánh dấu

mức độ lịch sự cao nhất trong hành vi xin phép tiếng Anh.

Hầu hết những hành vi xin phép trong tiếng Anh được thể hiện theo hình thức

gián tiếp. Vì vậy, tính lịch sự trong các hành vi xin phép trong tiếng Anh thường

cao hơn trong tiếng Việt, điều đó làm cho người nghe cảm thấy thể diện của họ

được tôn vinh, và họ dễ dàng chấp nhận các hành vi xin phép của người nói.

(56) Could I be excused from the meeting early?

Yes, you may. [DCT]

Phát ngôn xin phép trong ví dụ (56) là một phát ngôn xin phép mang tính lịch

sự khá cao. Người nói đã thực hiện hành vi xin phép của mình với trợ động từ

"may" là một hình thức xin phép gián tiếp, đặc biệt cách sử dụng động từ

"excuse" ở hình thức bị động "May I be excused from the meeting early?" càng

làm cho phát ngôn mang sắc thái khiêm tốn, lịch sự, đồng thời tôn vinh thể diện

của cả người nói và người nghe. Sự khôn khéo trong cách thực hiện hành vi xin

phép của người nói đã dễ dàng nhận được hồi đáp tích cực từ phía người nghe

"Yes, you may."

(57) Can I borow you your bike?

Yes, you can. [DCT]

Phát ngôn xin phép trong ví dụ (57) được thực hiện giữa hai người bạn, giữa

hai vai giao tiếp có vị thế xã hội và tuổi tác tương đối ngang bằng. Do đó, khi

thực hiện phát ngôn xin phép hay đúng hơn là một lời đề nghị "Can I borow

your bike?", người nói đã sử dụng trợ động từ "Can". Phát ngôn hồi đáp của

người nghe cũng là một hồi đáp tích cực với từ "Yes".

Page 129: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

118

Như vậy, từ hai ví dụ (56) và (57), có thể thấy được mức độ lịch sự khi sử

dụng các trợ động từ "Can" và "Could" để hình thành các phát ngôn xin phép.

Phát ngôn (56) với trợ động từ " Could" thường được dùng trong mối quan hệ xã

giao, lịch sự và có khoảng cách, phát ngôn (57) nằm trong mối quan hệ thân mật,

không giữ khoảng cách, cho dù vị thế xã hội của các vai giao tiếp nằm ở quan hệ

dọc hay quan hệ ngang thì khả năng kết hợp về trật tự từ và các yếu tố chỉ mức

độ lịch sự của hai hai ví dụ trên đều có thể chấp nhận được theo nền văn hóa của

người bản ngữ do các chỉ tố biểu đạt tình thái và các từ ngữ chỉ xuất xưng hô

không có tác dụng và gây ảnh hưởng như trong các hành vi xin phép và hồi đáp

trong tiếng Việt.

(58) May I use your phone, please? I want to call my father.

Yes, of course.[58, 49]

Ngoài ra, thán từ "please" còn được sử dụng thể hiện tính lịch sự rất cao của

người Anh, đồng thời từ này còn thể hiện thiện chí, sự nhún nhường của người

nói khi thực hiện các hành vi xin phép của người nói, đồng thời tôn vinh thể diện

của người nghe, và dẫn đến các hồi đáp tích cực, chấp nhận các hành vi xin phép

của người nói trong các tương tác hội thoại như trong ví dụ (59).

(59) A: Could I please speak to you? It‟s important.

B: Never mind. [93, 36]

(60) A: May I speak to you a moment, please?

B: Speak to me? Oh, yes. [95, 5]

4.3.2. Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Việt

Nguyễn Đức Dân [6, 6] khẳng định” Lịch sự là tôn trọng nhau. Nó là một

biện pháp để giảm bớt trở ngại trong tương tác giao tiếp giữa các cá nhân”.

Ông đưa ra ba quy tắc cần thực hiện khi tham gia giao tiếp có liên quan đến lịch

sự là:

a. Không áp đặt (trong lế nghi, ngoại giao);

b. Để ngỏ cho sự lựa chọn (trong giao tiếp thông thường);

c. Làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (trong trò chuyện thân mật)

Page 130: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

119

Có thể nói nhân tố văn hóa và các vai giao tiếp là các nhân tố ngoại ngôn phổ

biến chi phối các chiến lược giao tiếp nói chung cũng như các hành vi xin phép

và hồi đáp nói riêng. Do đó, hành vi xin phép và hồi đáp phụ thuộc rất nhiều vào

các yếu tố xã hội, cách thức sử dụng các từ xưng hô, các từ đệm, ngữ điệu của

giọng nói, của phát ngôn.

Do những yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán của người Việt nam, mức độ

chênh lệch về vị thế xã hội của hai người càng cao thì mức độ lịch sự càng tăng.

Những vị thế xã hội đó có thể đề cập đến là tuổi tác, địa vị, quan hệ xã hội, chức

vụ...Thông thường, trong các cuộc giao tiếp xã hội, những người có vị thế xã hội

thấp thường thể hiện thái độ khiêm nhường đối với những người có vị thế xã hội

cao hơn. Tùy theo từng ngữ cảnh, môi trường giao tiếp mà yếu tố xã hội nào sẽ

được đề cao hoặc giảm đi. Ví dụ, trong môi trường công việc, người nhân viên sẽ

có thái độ khiêm nhường, kính trọng đối với giám đốc, thủ trưởng của mình,

trong môi trường học đường, người học sinh phải có thái độ tôn trọng, lễ phép

đối với thầy, cô của mình xét trong quan hệ thầy - trò, trong gia đình là mối quan

hệ thân tộc thể hiện trong quan hệ cha - con, mẹ - con.....

(61) Bố mẹ ơi, sắp đến ngày sinh nhật con rồi. Bố mẹ có thể cho con tổ chức một

bữa tiệc được không ?

Ừ, con cứ tổ chức đi. [DCT]

(62) Thưa sếp ! Ngày mai nhà em có việc riêng, em xin phép sếp cho em xin nghỉ

một ngày ạ?

Được, nhưng em nhớ phải bàn giao công việc đầy đủ nhé. [DCT]

- Dùng từ xưng hô

Trong tiếng Việt, không giống như trong tiếng Anh, vốn từ nhân xưng, hô gọi

rất phong phú và đa dạng, từ xưng hô thể hiện ro mối quan hệ xã hội giữa người

nói và người nghe. Mỗi từ xưng hô lại có những sắc thái biểu đạt và ngữ cảnh

khác nhau. Từ các mối quan hệ thân - sơ trong gia đình như vợ - chồng, cha -

con. mẹ - con, cô, dì, chú bác - cháu…, đến mối quan hệ giữa thầy - trò, ông chủ

- người làm, giám đốc - nhân viên, tất cả tạo nên một bức tranh vô cùng phong

Page 131: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

120

phú về từ xưng hô trong tiếng Việt. Do đó, nếu những người tham gia giao tiếp

sử dụng đúng các từ xưng hô khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp,

người nói sẽ tạo nên được mối quan hệ thân mật, chân tình đối với người nghe.

Nhờ vậy tính lịch sự trong các phát ngôn xin phép càng được nâng cao, thể diện

của người nghe càng được tôn vinh.

(63) Bẩm mẹ, con xin phép mẹ cho con về.

Bà Tuần gật đầu. [115, 780]

(64) Thưa cô, em đến muộn, xin phép cô cho em vào lớp.

Em vào đi. Nhớ lần sau đi học đúng giờ nhé. [DCT]

Có thể nói rằng người Việt Nam nói tiếng Việt thường sử dụng các phương

thức trực tiếp để hình thành các phát ngôn xin phép. Tuy nhiên các phương thức

này rất lịch sự và giữ được thể diện cho cả người nghe và người nói bởi vì nó

tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp. Trước hết, có thể khẳng định rằng người

Việt Nam thường sử dụng các từ hô ngữ không chỉ để tôn vinh thể diện của

người nghe mà còn khẳng định tính lịch sự của các hành vi xin phép và cho phép

cũng như là tạo ra hiệu quả tích cực cho các hành vi giao tiếp này.

(65) Thưa sếp, sếp cho phép chúng em được chuyển bộ máy phát điện này xuống

phòng thực nghiệm.

Được, các cậu nhớ cẩn thận một chút. [41, 92]

(66) Bẩm, chú cho phép cháu vào trong chào thím.

Thím không có ở đây đâu. [117, 260]

Trong cuộc thoại ở ví dụ (66) giữa người chú và người cháu, địa vị xã hội của

hai người là có khoảng cách, người cháu đã đề cao thể diện của người chú, đồng

thời tỏ ra hết sức tôn trọng và khiêm tốn khi thực hiện hành vi xin phép của mình

với từ "bẩm" và với cách sử dụng động từ ngữ vi "cho phép". Sự hồi đáp của

người chú, trái lại, là một sự hồi đáp tiêu cực gián tiếp, có phần hơi lạnh lùng

"Thím không có ở đây đâu".

(67) Thưa anh, em xin phép được có ý kiến.

Mời anh. [DCT]

Page 132: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

121

(68) Thưa bà, chúng tôi muốn giáp mặt bà để được hầu chuyện.

Không hề gì, mời ngài vào chơi. [117, 755]

Các từ hô ngữ như "thưa, báo cáo, bẩm, lạy" trong tiếng Việt thường được sử

dụng đầu phát ngôn như trong các ví dụ trên làm cho người nghe cảm thấy mình

được tôn trọng, thể diện được tôn vinh, người nói đã thể hiện tính lịch sự của họ

trong khi nói làm cho người nghe dễ dàng chấp nhận các phát ngôn xin phép của

người nói và đồng ý, cho phép người nói thực hiện các hành vi trên.

- Dùng thành phần mở rộng

Thành phần mở rộng của phát ngôn là những yếu tố đi kèm với biểu thức thể

hiện phần loi của phát ngôn xin phép nhưng không thể hiện nội dung xin phép.

Thành phần mở rộng có tác dụng nhấn mạnh đến nội dung của các hành vi xin

phép, đồng thời còn làm tăng tính lịch sự, tôn trọng thể diện của người nói đối

với người nghe và làm cho các hành vi xin phép nhẹ nhàng hơn, chiếm được cảm

tình của người nghe, dẫn đến các hồi đáp tích cực, cho phép người nói thực hiện

các hành vi xin phép của mình.

- Thành phần mở rộng là yếu tố hô gọi

Yếu tố hô gọi xuất hiện trong các phát ngôn xin phép mà chúng tôi thu thập

được thường đứng đầu các phát ngôn xin phép, làm tăng sự chú ý của người

nghe vào các phát ngôn xin phép, thể hiện tình cảm thân mật, gần gũi giữa

những người tham gia giao tiếp, ít nhiều góp phần vào việc làm giảm sự đe dọa

thể diện đối với người nghe do các phát ngôn xin phép tạo ra.

(69) Chị ơi, chị hãy cho phép em được hôn chị.

Đừng em. [133, 87]

(70) Bu ơi, bu ở nhà, con đi đằng này một tí nhé.

Thôi con ạ, không thuốc thang gì nữa đâu. [109, 316]

Nhờ vào các yếu tố hô gọi như trong hai ví dụ trên, có thể biết được mối quan

hệ xã hội của những người tham gia giao tiếp. Ở ví dụ (69) quan hệ giữa người

nói và người nghe là chị - em. Nhưng thực chất đây là tình cảm trai gái của hai

người bạn đã quen biết nhau từ rất lâu. Ở ví dụ (70), quan hệ giữa các vai giao

Page 133: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

122

tiếp là quan hệ mẹ - con.

- Thành phần mở rộng là yếu tố rào đón

Yếu tố rào đón là những lý do, những câu đưa đây mà người nói đưa ra trước

khi thực hiện các hành vi xin phép để thăm dò, nắm bắt thái độ của người nghe

nhằm đạt được mục đích giao tiếp là nhận được sự hồi đáp tích cực, cho phép

của người nghe đối với các hành vi xin phép của người nói.

Trong giao tiếp hàng ngày, khi thực hiện các hành vi xin phép, người Việt có

rất nhiều cách rào đón để làm gia tăng sự thân thiện và đạt được hiệu quả cao

trong giao tiếp hội thoại..

(71) Đã nhiều năm tôi sống chết với các anh em trong cơ quan, xin phép đồng

chí chủ nhiệm cho tôi được tham gia chuyến công tác đầy gian khó này.

Đồng chí đã nói như vậy, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. [41, 102]

Trong các phát ngôn xin phép, thể diện của người nghe luôn luôn bị đe dọa, do

đó để tránh tình trạng gây ra những phát ngôn xin phép không nhận được sự hồi

đáp tích cực từ phía người nghe, người nói thường sử dụng thành phần mở rộng

như đưa ra lời giải thích, nêu ro mục đích, lý do trước khi thực hiện các phát

ngôn xin phép để gây thiện cảm, sự đồng tình từ phía người nghe.

(72) Nhà tôi độ này bận quá, thành ra phải xin phép thầy cho cháu Dũng nghỉ ít

bữa.

Tôi im lặng không nói gì. [117, 165]

Cuộc thoại xảy ra giữa một phụ huynh và một thầy giáo. Vì không có tiền cho

con đi học nên đứa con đã phải nghỉ học trong vài ngày. Tuy nhiên khi người

thầy đến nhà và hỏi thăm phụ huynh, người phụ huynh này đã rất nhã nhặn, lịch

sự khi thực hiện hành vi xin phép của mình có nội dung mệnh đề là“xin phép

thầy cho cháu Dũng nghỉ ít bữa” và để tăng thêm độ tin cậy để thuyết phục

người thầy, ông còn đưa thêm lý do “Nhà tôi độ này bận quá" với mong muốn

có được sự hồi đáp tích cực từ phía người thầy là cho phép con mình được nghỉ

học.

- Khoảng cách xã hội:

Page 134: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

123

Theo Leech (1983); Brown và Levison (1987) khoảng cách xã hội chính là

một trong những yếu tố quyết định liên quan đến lịch sự trong các hành vi lời

nói, kể cả hành vi xin phép. Khoảng cách xã hội là một khái niệm khá rộng liên

quan đến tuổi tác, giới tính, vị thế xã hội, nghề nghiệp, chức vụ của người đó

trong xã hội. Khoảng cách xã hội là yếu tố để vai giao tiếp ý thức được điều

mình đang nói và cách thức biểu hiện ý nghĩa lời nói. Homes (1995) cho rằng

nếu một người có địa vị xã hội cao hơn người tham gia giao tiếp thì xứng đáng

nhận được sự tôn vinh. Đó là lý do tại sao những người có vị thế xã hội thấp hơn

thường tránh gây tổn thất và thường hay thể hiện sự tôn trọng của mình đối với

những người có vị thế xã hội cao hơn.

(73) A: Quan lớn cho phép con được lui vào nhà trong ạ.

B: Vào đi chứ, đứng ăn vạ ở đấy mãi à. [108, 154]

Khoảng cách xã hội giữa những người tham gia giao tiếp trong hành vi xin

phép này được thể hiện rất ro, anh nông dân đã biết đề cao vị thế xã hội của

người đang nói chuyện với mình qua cách sử dụng cụm từ "Bẩm quan lớn" và

nhắc đi nhắc lại hai lần động từ "xin phép" như là một dụng ý để nhằm nâng cao

vị thế xã hội của người nghe và đồng thời thể hiện sự khiêm nhường của bản

thân người nói nhằm đạt được mục đích giao tiếp của mình.

- Dùng các tiểu từ tình thái

Trong tiếng Việt, các tiểu từ tình thái như "thôi, này, nhé, ạ, cho, chớ, đã, cứ"

cũng là một trong những chiến lược được người Việt nam sử dụng đầu hay cuối

các phát ngôn để hình thành nên các phát ngôn xin phép mang tính lịch sự cao.

Với các tiểu từ tình thái khác nhau, mục đích và hiệu quả đạt được của người nói

khi thưc hiện các phát ngôn xin phép sẽ khác nhau.

(74) Anh cứ để tôi nói. Tôi nói rồi có chết cũng hả anh ạ.

Con…con… [115, 94]

Tiểu từ tình thái "cứ" trong trường hợp này thể hiện lời đề nghị của người nói

muốn người nghe cho phép mình thực hiện một hành vi “Anh cứ để tôi nói” mà

người nói đang muốn thực hiện.

Page 135: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

124

(75) Bác cho cháu vào vườn hái nắm lá ngải cứu ạ.

Được thôi, cháu vào đi. [41, 31]

Trong ví dụ này, có thể thấy vị thế giao tiếp của người nói thấp hơn người

nghe, do đó với cách sử dụng tiểu từ tình thái "ạ" người nói muốn thể hiện sự

kính trọng cũng như tôn vinh thể diện của người nói đối với người nghe, đồng

thời làm giảm nguy cơ đe dọa thể diện của người nói một cách ro rệt và tạo ra

những sự hồi đáp tích cực từ phía người nghe.

(76) Cụ cho phép con hỏi nhà con một câu thôi. [108, 123]

(77) Lạy ông tha cho con, con chỉ dám xin ông món tiền công ông chưa cho con

mà thôi. [115, 113]

(78) Thôi, chào cô, chúng tôi xin sang bên kia một lát.

Vâng. [120, 48]

(79) Cho em đi nhé. Tiếng chị cồn cào nóng hổi. [119, 30]

Anh gừ một tiếng trong cổ họng như con thú bị thương rồi lẳng lặng mặc quần

áo đi ra.

Trong ví dụ (77) là lời xin phép nhũn nhặn của anh Pha trước thầy đội. Anh

Pha đã thực hiện hành vi xin phép "con chỉ dám xin ông món tiền công ông chưa

cho con mà thôi". Với cách sử dụng tiểu từ tình thái "thôi", anh Pha đã làm cho

hành vi xin phép của mình nhỏ bé, nhẹ nhàng hẳn đi trong mắt quan lớn, anh Pha

đã tự hạ thấp vị thế xã hội của mình, có nghĩa là đã nâng vai trò của quan lớn lên

rất nhiều để có thể có được sự đồng ý, sự hồi đáp tích cực từ phía quan lớn là cho

anh ta xin lại món tiền công mà quan lớn đã cố tình quên của anh ta.

(80) Bu ở nhà, con đi đằng này một tí nhé.

Thôi con ạ, không thuốc thang gì nữa đâu. [108, 316]

Trong ví dụ (80), người con muốn xin phép người mẹ đi mua thuốc cho mẹ,

người con đã không sử dụng các cấu trúc xin phép với các động từ "xin phép,

xin…cho phép, xin…được phép…, xin…cho" như người Việt Nam thường hay

dùng, ở đây chỉ thấy xuất hiện tiểu từ tình thái "nhé", nhưng từ "nhé" này đã

giúp người con hình thành được một phát ngôn xin phép đối với người mẹ của

Page 136: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

125

mình có nội dung là "Bu ở nhà, con đi đằng này một tí nhé.". Phát ngôn hồi đáp

của người mẹ không thuộc các cấu trúc hồi đáp như đã phân tích, tuy nhiên rất

dễ nhận thấy đây là một phát ngôn hồi đáp tiêu cực với cách sử dụng tiểu từ tình

thái "thôi" mang nghĩa phủ định đầu phát ngôn "Thôi con ạ, không thuốc thang

gì nữa đâu".

Xét về mặt hình thức, những phát ngôn trong các ví dụ trên là những phát

ngôn có sử dụng các tiểu từ tình thái ở cuối câu nhưng có lực ngôn trung là xin

phép. Bằng cách sử dụng các tiểu từ tình thái ở đầu hay cuối các phát ngôn,

người nói mong muốn các phát ngôn xin phép do mình tạo ra sẽ nhận được sự

đồng ý, cho phép của người nghe. Nhờ vậy, người nghe cũng có quyền được lựa

chọn, và tính áp đặt trong các phát ngôn xin phép cũng được giảm nhẹ, người

nghe có quyền cho phép hay từ chối các phát ngôn xin phép của người nói. Nhìn

chung, cách sử dụng các tiểu từ tình thái trong câu luôn luôn là một giải pháp tối

ưu khi người nói muốn nhận được những phản hồi tích cực từ phía người nghe

bởi vì cách này mang tính lịch sự cao hơn.

4.4. Tiểu kết

Ở chương này, chúng tôi đã tiến hành so sánh đối chiếu “Hành vi xin phép và

hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt” dưới nhiều góc độ khác nhau để tìm ra

những điểm tương đồng và khác biệt. Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng

Anh và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Cả tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng những chiến lược trực tiếp và gián tiếp

với các cấu trúc ngữ pháp tương đối giống nhau.

Về mặt ngữ dụng, cả hai ngôn ngữ đều có sử dụng các phương tiện giảm nhẹ,

sử dụng ngôn ngữ cơ thể, hay chỉ bằng sự im lặng để thực hiện các hành vi xin

phép và hồi đáp theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực tùy theo từng trường

hợp, tình huống giao tiếp cụ thể.

1. Bước đầu, chúng tôi đã khảo sát được cách sử dụng các phương thức biểu

hiện trực tiếp và gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng

Việt qua phiếu điều tra với 9 tình huống xã hội định trước. Người bản ngữ có xu

Page 137: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

126

hướng sử dụng các phương thức xin phép và hồi đáp gián tiếp nhưng tùy vào

từng tình huống xã hội mà họ có chiến lược sử dụng các phương tiện ngôn ngữ

khác nhau để tạo ra những hiệu quả tích cực trong giao tiếp. Với các tình huống

trong DCT, người bản ngữ có xu hướng sử dụng trợ động từ tình thái "could"

trong các tình huống trang trọng, lễ nghi và tôn vinh được thể diện của người đối

diện như trong tình huống 4, 7 (sếp - nhân viên) hay tình huống 5 (thầy, cô - học

sinh). Với hai quan hệ xã hội mẹ - con và bạn bè, đồng nghiệp, sự lựa chọn của

họ là cách dùng trợ động từ "can", trợ động từ này giúp cho cuộc thoại diễn ra

thân mật, ít có khoảng cách giữa những người tham gia giao tiếp.

2. Về phép ứng xử lịch sự có liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi đã từng bước phân tích mối liên quan của

hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, những yếu tố giúp

cho các phát ngôn xin phép và hồi đáp mang tính lịch sự cao, tiếng Anh thường

sử dụng chiến lược gián tiếp với các trợ động từ "may, might, can, could" đi với

thán từ “please”, trong khi người Việt Nam với truyền thống văn hóa lâu đời,

lịch sự đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cách ứng

xử của người Việt Nam, người Việt Nam thường có câu “Lời nói cao hơn mâm

cỗ”. Điều đó cho thấy người Việt Nam thường dùng những lời lẽ tinh tế, khiêm

nhường khi thực hiện các hành vi xin phép để đạt được những kết quả khả quan,

những hồi đáp tích cực trong giao tiếp. Theo Nguyễn Văn Độ [11, 172] "... tiếng

Việt có một tiềm năng to lớn là các tiểu từ tình thái và một hệ thống đa dạng

những phương thức ngôn ngữ làm tăng hoặc làm giảm lực của phát ngôn tùy

thuộc vào một loạt các yếu tố xã hội, tình huống giao tiếp, quan hệ giữ S và H."

Vì vậy, hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt phụ thuộc rất nhiều vào

các yếu tố xã hội, cách thức sử dụng các từ xưng hô, các từ đệm, các tiểu từ tình

thái, đặc biệt người Việt Nam thường rất quan tâm đến người đối thoại, họ

thường có xu hướng giữ hòa khí trong giao tiếp, do đó họ thường sử dụng các

chiến lược để nâng cao tính lịch sự, đồng thời tôn vinh thể diện của người đối

Page 138: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

127

thoại, những yếu tố này chính là phương tiện, là chất xúc tác giúp cho các cuộc

giao tiếp thành công một cách dễ dàng và có hiệu quả.

Page 139: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

128

KẾT LUẬN

Việc so sánh đối chiếu một hành vi ngôn ngữ (hành vi xin phép) và hồi đáp

trong hai thứ tiếng (tiếng Anh và tiếng Việt) có nguồn gốc văn hóa và đời sống

xã hội khác nhau cung cấp những chứng cứ và góp phần đưa ra những giả định

về tính phổ quát và tính đặc thù của ngôn ngữ trong giao tiếp.

Hành vi ngôn ngữ xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt đã được

giới ngôn ngữ học quan tâm và đã có không ít những nghiên cứu về hành vi ngôn

ngữ này. Nghiên cứu về hành vi xin phép và hồi đáp luôn được đặt trong mối

quan hệ với ngôn ngữ học xã hội, gắn liền với những đặc điểm văn hóa và cách

ứng xử của người bản ngữ và người Việt. Luận án đã giải quyết được nhiều vấn

đề liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp, một mặt để minh chứng cho lý

thuyết về hành vi ngôn ngữ, đồng thời bổ sung thêm những nhận xét từ đời sống

ngôn ngữ thực tiễn của người bản ngữ và người Việt.

1.Từ việc xây dựng khái niệm hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và

tiếng Việt, với việc sử dụng các khái niệm công cụ của lí thuyết hành vi ngôn

ngư va li thuyêt hôi thoai, với hệ thống ngữ liệu đã thu thập được, luân an đã tiến

hành mô tả cấu trúc của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng

Việt một cách khá đầy đủ và súc tích.

2. Khảo sát những tiêu chí nhận diện cụ thể về hành vi xin phép và hồi đáp

trong tiếng Anh và tiếng Việt và các tiêu chí để phân loại chúng. Luận án đã

miêu tả các phương tiện, phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trên

cơ sở hình thức biểu hiện ý định xin phép và hồi đáp trực tiếp và gián tiếp. Hành

vi xin phép và hồi đáp trực tiếp có thành phần cốt loi là các động từ ngôn hành

như "xin phép, cho phép, xin…cho, cho"...trong tiếng Việt, các động từ ngôn

hành như "permit, allow, let" trong các cấu trúc nghi vấn, mệnh lệnh hoặc bị

động trong tiếng Anh. Hành vi xin phép gián tiếp bao gồm các động từ tình thái

"can, could, may, might" và các cấu trúc nghi vấn "Would you mind…?", "Do

you mind…?" trong tiếng Anh, trong tiếng Việt là cách sử dụng các từ như "làm

ơn, muốn, có thể"...Hành vi hồi đáp trực tiếp trong tiếng Anh bao gồm các từ

Page 140: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

129

như "Yes", "Yes, certainly", "Of course" biểu hiện sự đồng ý và "No" để từ chối.

Hành vi hồi đáp gián tiếp trong tiếng Anh bao gồm các từ "Never mind", "No

problem" thể hiện sự cho phép và đưa ra các lý do, các phương thức trì hoãn thể

hiện sự từ chối, không cho phép.

Thành phần cốt loi đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc biểu hiện hành vi xin

phép và hồi đáp trực tiếp bao gồm các động từ ngữ vi biểu đạt ý nghĩa xin phép

và sự hồi đáp trực tiếp biểu đạt sự cho phép/đồng ý hay không cho phép/ không

đồng ý...Thành phần cốt loi kết hợp với thành phần mở rộng được sử dụng phổ

biến nhằm tăng cường mức độ lịch sự của phát ngôn như bày tỏ sự đồng tình,

hay bày tỏ sự đáng tiếc, đi ngược với ý kiến của chủ thể phát ngôn hành vi xin

phép, giảm đe dọa thể diện cho những người tham gia giao tiếp trong các cuộc

thoại.

3. PNNV xin phép và hồi đáp là sự hiện thực hóa của biểu thức ngữ vi xin

phép và hồi đáp trong hội thoại. Với tư cách là một tham thoại dẫn nhập, PNNV

xin phép nhận được những hồi đáp tích cực và tiêu cực rất đa dạng, và tạo nên

những cặp thoại như xin phép/ đồng tình; xin phép/động viên; xin phép/ khen;

xin phép/hứa hẹn; xin phép/cảm thán; xin phép/từ chối; xin phép/nghi ngờ; xin

phép/bác bỏ…Trong đó, những cách thức hồi đáp tiêu cực thường vi phạm thể

diện của người đối thoại ở những mức độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu này có

thể chỉ dẫn cho cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong hội thoại đạt

được hiệu quả giao tiếp cao với những điều kiện về hoàn cảnh đưa ra hành vi xin

phép, cách thức xin phép, hình thức xin phép (đứng về phía người nói) và

phương châm về phép lịch sự (đứng về phía người nghe).

4. Luận án đã khảo sát các phương thức thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp

trong tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên cứ liệu điều tra thực tế (với 9 tình huống),

lý giải quá trình thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp của người Anh và

người Việt. Qua phân tích tỉ lệ sử dụng các phương thức biểu hiện dựa trên kết

quả khảo sát ngữ liệu từ văn chương và phiếu diễn ngôn DCT, chúng tôi rút ra

một số kết luận sau:

Page 141: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

130

- Phương thức biểu hiện gián tiếp được người bản ngữ sử dụng phổ biến,

trong khi người Việt Nam lại thích sử dụng phương thức biểu hiện trực tiếp để

thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp, đây chính là nét văn hóa khác biệt của

hai dân tộc Anh và Việt. Người bản ngữ rất lịch sự và tôn trọng thể diện của

người tham gia giao tiếp, do đó họ thường chọn cách nói gián tiếp để tránh tổn

thất cho người nghe, đồng thời tôn vinh thể diện cho những người tham gia giao

tiếp. Trái lại, người Việt Nam thích dùng các phương thức trực tiếp để thực hiện

hành vi xin phép và hồi đáp. “Đây là điểm khác nhau rất cơ bản bắt nguồn chủ

yếu từ những khác biệt văn hóa và ngôn ngữ vốn mang nặng những nét đặc

trưng khác biệt của văn hóa thiên về “cá thể - âm tính (phương Tây) và văn hóa

“cộng đồng - dương tính” (phương Đông)” [11, 133]

- Khảo sát hành vi xin phép và hồi đáp trên bình diện ngữ dụng học, từ góc

nhìn của ngôn ngữ học xã hội, đó chính là sự phân tầng xã hội trong sử dụng

ngôn ngữ ở giới, độ tuổi, nghề nghiệp, vị thế xã hội…Các chuân mực xã hội này

có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp, tùy

vào từng mối quan hệ mà người Việt Nam và người bản ngữ có các chiến lược

thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp khác nhau, chẳng hạn như trong môi

trường học đường quan hệ thầy - trò là một mối quan hệ có tôn ti, thứ bậc, người

Việt Nam và người bản ngữ thường sử dụng các phương thức gián tiếp, trong

môi trường công sở, người Việt Nam có xu hướng sử dụng các phương thức trực

tiếp, người bản ngữ có xu hướng sử dụng các phương thức gián tiếp nhiều hơn là

các phương thức trực tiếp và trong môi trường gia đình với quan hệ huyết thống,

quan hệ cha - con, mẹ - con, người Việt Nam quan niệm rằng các phương thức

biểu hiện trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp cao, không mang tính khách

sáo, rào đón và qua đó giữ được hòa khí trong gia đình, người bản ngữ ngược lại

thích sử dụng các phương thức gián tiếp nhiều hơn là các phương thức trực tiếp,

đặc biệt là trong các giao tiếp hàng ngày có sử dụng hành vi ngôn ngữ như hành

vi mời, hành vi xin lỗi, hành vi yêu cầu, hành vi xin phép, người bản ngữ luôn đề

cao lịch sự âm tính.

Page 142: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

131

5. Hành vi xin phép và hồi đáp tiếng Anh và tiêng Viêt bi chi phôi manh me

bơi nhưng nhân tô văn hoa xã hội. Nhưng đăc trưng văn hoa xã hội thê hiên chu

yêu qua câu truc hinh thưc và nôi dung ngư nghia cua các cặp hành vi xin phép

và hồi đáp. Xét về cấu trúc hình thức, hành vi xin phép trong tiếng Anh và tiếng

Việt có rất nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau đã được tác giả khái quát hóa

trong các bảng biểu, hành vi hồi đáp cũng rất đa dạng với các phương thức hồi

đáp tích cực và tiêu cực khác nhau tạo nên một bức tranh khá ro nét và có thể

khái quát một cách toàn diện các cấu trúc ngữ pháp của hành vi xin phép và hồi

đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Theo Siriwong Hongsawan (2010) [43, 202] "Người Việt Nam thích sử dụng

phương thức hồi đáp tiêu cực gián tiếp chủ yếu là vi người Việt Nam ưa cách nói

bóng gió, vòng vo (không đi vào trực tiếp vấn đề) hơn cách nói trực tiếp. Đặc

điểm nổi bật nhất trong tính cách người Việt Nam là trọng tình cảm, không

muốn làm mất lòng người đối thoại, hay có thể nói là không muốn làm mất mặt

người đối thoại một cách trực tiếp. Cho dù là từ chối, không cho phép nhưng vẫn

giữ được mối quan hệ tốt (trong nhiều trường hợp)".

6. Do những khác biệt đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa, người bản ngữ và

người Việt thường có những cách biểu hiện khác nhau về những gì họ muốn nói.

Như vậy, việc chuyển dịch một nội dung xin phép và hồi đáp từ ngôn ngữ này

sang ngôn ngữ khác ngang bằng về cấu trúc ngữ pháp và nội dung mệnh đề sẽ

gặp không ít khó khăn do không chuyển tải đúng lực và đích ngôn trung của phát

ngôn, do đó trong nhiều tình huống, những người tham gia giao tiếp sẽ xảy ra

những trường hợp bị mắc lỗi ngữ dụng (pragmatic failure).

7. Áp dụng trong giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ. Trước hết, giáo

viên tiếng Anh cần phải nâng cao nhận thức của sinh viên về những điểm văn

hóa giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng các cấu trúc của hành vi xin

phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong qua trình tiến hành khảo

sát các nghiệm thể theo tình huống định trước, chúng tôi nhận thấy các nghiệm

thể Việt khi học tiếng Anh nhưng đều có lối tư duy theo kiểu người Việt Nam,

Page 143: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

132

do có sự thiếu hụt về vốn kiến thức ngữ pháp, vốn kiến thức về văn hóa Anh

cũng như kiến thức ngôn ngữ - văn hóa nói chung nên thường có thói quen sử

dụng phương thức trực tiếp để thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp. Vì vậy,

giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp để giúp người

học hiểu và nắm bắt được các cách sử dụng các hành vi xin phép và hồi đáp một

cách linh hoạt thông qua việc giải thích, minh họa bằng các tình huống thật trong

cuộc sống. Thông qua các hoạt động giao tiếp trên lớp, sinh viên có thêm nhiều

cơ hội để nắm chắc các cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong các tình

huống giao tiếp và mục đích giao tiếp khác nhau. Từ đó, sinh viên có thể định

hướng và tránh được những lỗi thường gặp trong giao tiếp khi chuyển di ngôn

ngữ từ tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) sang ngôn ngữ thứ hai (tiếng Anh) để tạo ra

những cuộc hội thoại thành công với người bản ngữ.

Ngoài những vấn đề đã được đề cập và giải quyết, chúng tôi xin nêu hai vấn

đề mà trong khuôn khổ luận án này chưa giải quyết được:

1. Tham thoại hồi đáp phi lời (non - verbal) như gật đầu, mỉm cười…thay cho

hồi đáp tích cực hay lắc đầu, nhăn mặt, nhún vai, tỏ vẻ khó chịu biểu hiện trên

nét mặt… thay cho hồi đáp tiêu cực trong hoạt động giao tiếp là một lĩnh vực có

tiếng nói riêng và cần phải có thời gian để nghiên cứu như là một đề tài riêng

biệt.

2. Do hạn chế về số lượng các phát ngôn thu thập được, nên kết quả của luận

án mới chỉ dừng lại ở mức độ bao quát, chưa có những công trình chuyên sâu về

bối cảnh xã hội, hay những nghiên cứu theo lứa tuổi, vị thế xã hội, trình độ ngoại

ngữ. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phát ngôn xin phép và hồi đáp trong

các tác phâm văn học, truyện ngắn, phim truyền hình Việt Nam, phim truyền

hình nước ngoài và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ là những khảo sát, những kết quả

thu được dựa trên việc thu âm giọng nói của các nghiệm thể Anh - Mỹ và Anh -

Việt, và đối tượng nghiên cứu lúc đó sẽ là các phát ngôn nói chứ không chỉ dừng

lại ở các phát ngôn viết như trong luận án này. Hy vọng với hướng nghiên cứu

Page 144: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

133

này, đề tài sẽ mở ra một lĩnh vực mới, một hướng nghiên cứu mới cho các nhà

ngôn ngữ học.

Page 145: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

134

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN

1. Đặc trưng cú pháp và ngữ dụng của hành vi xin phép trong tiếng Anh và tiếng

Việt - Tạp chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Quảng Bình số 2/ 2014.

2. Hành vi xin phép - nhìn từ góc độ lịch sự và thể diện trong tiếng Anh và tiếng

Việt - Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 11/2015.

3. Các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng

Anh và tiếng Việt - Tạp chí Khoa học và Giáo dục trường ĐHSP Huế số 1/2016.

4. Speech act of asking for permission: A study of politeness strategies of

English and Vietnamese - 12th

Annual Cam TESOL Conference (Hội thảo Quốc

tế Cam (Campuchia) TESOL lần thứ 12). (Có thư mời báo cáo)

Page 146: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

135

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Chu Thị Thủy An (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn,

Viện Ngôn ngữ.

2. Chu thị Thủy An (2004), “Xin - cho”, “xin phép - cho phép” trong tiếng Việt,

Ngữ học Trẻ.

3. Nguyễn Thị Vân Anh (2001), “Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời nói

thỉnh cầu”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà

Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2, Ngữ dụng học, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

5. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số

10.

7. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Đức Dân (1998), Biểu thức ngữ vi, Ngôn ngữ số 2.

9. Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành

động nói), Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

10. Lê Thị Kim Đính (2006), Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt, Luận

văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Văn Độ (1999), Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện hành động

thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

12. Lữ Thị Trà Giang (2008), Ngữ nghĩa - ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng

Việt, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí

Minh.

13. Nguyên Thiên Giap (2001), Dụng học Việt ngữ , Nxb Đai hoc Quôc gia Ha

Nôi.

Page 147: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

136

14. Cao Xuân Hạo (2005), Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb

KHXH.

15. Cao Xuân Hạo - Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối

chiếu Anh - Việt, Việt - Anh; Hà Nội, Khoa học xã hội.

16. Nguyên Văn H iêp (2006), Ngư nghia hoc dân luân , (dịch từ nguyên bản

tiêng Anh , Linguistic Semantics - An Introduction (1995), tác giả : John Lyons,

Cambridge University Press), Nxb Giao duc, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục

Viêt Nam, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam , Hà

Nôi.

19. Lê Thị Thu Hoa (1996), Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng nhóm

khen, tặng, chê. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Mai Hoa (2007), A study on the syntactic and pragmatic

features of permitting in English and in Vietnamese, Luận văn Thạc sĩ, Trường

Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng.

21. Nguyễn Thị Thanh Huệ (2015), Hành vi nịnh trong tiếng Việt, Luận án tiến

sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

22. Đỗ Việt Hùng (2011), Định hướng giáo dục ngôn ngữ (từ góc độ văn hóa

hành vi ngôn từ), Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 1.

23. Đỗ Việt Hùng (2011), Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam,

Hà Nội.

24. Đỗ Việt Hùng (2011), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà

Nôi.

25. Vũ Thị Thanh Hương (1999), Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng

Việt, Ngôn ngữ, (1).

26. Vũ Thị Kỳ Hương (2010), Hành động bác bỏ trong tiếng Việt, Luận văn

Thạc sĩ Ngôn ngữ học, trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.

27. Đỗ Thị Kim Liên (2001), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục.

Page 148: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

137

28. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc Gia

Hà Nội.

29. Đào Thanh Lan (2010), Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt,

Nxb KHXH, Hà Nội.

30. Đào Thanh Lan (2011), Về việc phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt,

Tạp chí Ngôn ngữ số 11/2011.

31. Cao Thị Quỳnh Loan (2000), Một số nhận xét về hiện tượng ngôn hành trong

tiếng Việt và tiếng Anh, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học

khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh.

32. Nguyễn Văn Lập (2005), Nghi thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết

hành vi ngôn ngữ (so sánh với tiếng Anh). Luận án tiến sĩ ngữ văn, trường Đại

học khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh.

33. Nguyễn Thị Hoài Linh (2003), Hành vi ngôn ngữ mách và sự kiện lời nói

mách, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc

biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Lương (2006), Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch

sự, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

36. Lyons, J. (2001), Các hành động ngôn từ và lực ngôn trung , Tạp chí Ngôn

ngư sô 15/2001 (Nguyễn Văn Hiệp dịch).

37. Lyons, J. (2002), Các hành động ngôn từ và lực ngôn trung (tiếp theo), Tạp

chí Ngôn ngữ số 1/2002 (Nguyễn Văn Hiệp dịch).

38. Trần Chi Mai (2005), Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến

trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

39. Nguyễn Thị Thu Nga (2013), Hành vi ngôn ngữ Thề trong tiếng Việt, Luận

án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội.

40. Hoàng Phê (Chủ biên 2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

Page 149: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

138

41. Đào Nguyên Phúc (2004), Sự kiện lời nói xin phép trong giao tiếp, Nxb Lao

động.

42. Nguyễn Văn Quang (1999), Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong

cách thức khen và tiếp nhận lời khen, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

43. Siriwong Hongsawan (2010), Nghiên cứu đối chiếu hành vi bác bỏ trong

tiếng Thái và tiếng Viêt , Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học, Trương Đai hoc Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

44. Saussure, F. De (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương , (Cao Xuân Hao

dịch), Nxb Khoa Học Xã Hội.

45. Nguyễn Thị Thành (1995), Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát

ngôn: Chào, Cám ơn, Xin lỗi, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, trường Đại

học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.

46. Trần Thị Phương Thu (2015), Thành phần rào đón ở hành vi hỏi và hồi đáp

trong tiếng Anh (có đối chiếu tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

47. Nguyễn Thị Thu Thủy (2007), Câu ngôn hành trong tiếng Việt và tiếng Anh

(ý nghĩa hành động cầu khiến và cam kết), Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn,

trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh.

48. Nguyên Đưc Tôn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ

và tư duy ở người Việt, Nxb Đai hoc Quôc gia Ha Nôi.

49. Lê Thị Tố Uyên (2013), Cách biểu hiện hành động hỏi - đề nghị trong tiếng

Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 6/2013.

50. Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục HN.

51. Hoàng Thị Yến (2015), Các dạng hồi đáp cho hành động hỏi trực tiếp, Tạp

chí Ngôn ngữ số 2/2015.

52. Yule G. (2003), Dụng học, Nxb Đai hoc Quôc gia Hà Nội (Nhóm tác giả

Trúc Thanh, Hồng Nhâm dịch, bản in lần thứ ba).

Page 150: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

139

Tiếng Anh

53. A.J Thomson and A.V Matinet (1989), A Practical English Grammar,

Oxford University Press.

54. Back, K. and Harnish, R, (1979), Communication and Speech Acts, M.I.T

Press.

55. Blum - Kulla, S, House, J & Kasper, G (1989), Cross - cultural Pragmatics:

Requests and Apologies, Norwood, Nj: Ablex.

56. Bram. J (1955), Language and Society, Double day and Company INC.

57. Brown, P. and Levinson, S, (1978), Politeness - Some Universals of

Language Usage, Cambridge University Press, Cambridge, CUP.

58. David Bolton (1989), Intensive English Course, Oxford University Press.

59. Eva Ogiermn (2009), Politeness and indirectness across cultures: A

comparison of English, German, Polish and Russian requests, Walter de

Gruyter.

60. Fujiko - F- Fujio (2005), Doraemon, Nxb Kim Đồng.

61. Gregg J.Y (1993), Communication and Culture, Heinle & Heinle Publisher.

62. Grice H.P (1975), Logic and Conversation, In: P. Cole and J.L Morgan

(eds.), Syntax and Pragmatics, vol.3: Speech Acts, New York and London,

Academic Press.

63. Green, G.M (1989), Pragmatics and Natural Language Understanding, New

Jersey: Lawrence Erlbaum Associates Publishers.

64. Haward Sergeants (2007), Basic English Grammar, Saddleback Educational

Publishing,

65. Halliday, M.A.K (1985), An Introduction to Functional Grammar, London:

Arnold.

66. Hisae Niki & Hiroko Tajika (1994), Asking for permission vs. making

request: strategies chosen by Japenese speakers of English. Monograph Series,

Volume 5, 1994.

Page 151: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

140

67. Hornby, A., & Wehmeier, S., Ashby, M. (Eds.) (2000). Oxford Advanced

Learner‟s Dictionary (6th

ed). Oxford: Oxford University Press.

68. Lakoff. R (1987), Polteness, Pragmatics and Performatives, In Rogers, Wall

and Merphy.

69. Le Thi Thu Le (2010), Asking and Giving Permission in Vietnamese and

English, A Contrastive Analysis, Auckland University.

70. Levinson, S.C (1983), Pragmatics, Cambridge University Press.

71. John Eastwood (1999), Oxford English Grammar, Oxford University Press.

72. J.L Austin (1962), How to do things with words, Oxford University Press,

New York.

73. Kasper G, & Blum - Kulla, S, (1983), Interlanguage Pragmatics, Oxford:

Oxford University Press.

74. Kramsch, C. & Widdowson, H. (Eds.) (1998), Language and Culture,

Oxford: Oxford University Press.

75. Leech, G, (1983), Principles of Pragmatics, London: Longman.

76. Levinson (1983), Pragmatics and Natural Language Understanding,

Cambridge University Press.

77. Lyons, J. (1997), Semantics, V.1 and V.2, Cambridge University Press.

78. Palmer, F.R (1986), Mood and Modality, Cambridge University Press.

79. Searle (1969), Speech Acts, Cambridge University Press, Cambridge.

80. Soehartono, & Sianne (2003), A Study of asking for permission expressions

produced by the Chinese and Japanese students of SMU Kristen. Petra3,

Surabaya. Retrieved December4, 2010, from http://repository.petra.ac.id/2579/

81. Scrichampa S. (1999), Vietnamese Politeness, in International Symbosium

on Linguistic Politeness (Program and abstract book), Chulalangkorn University,

Thailand.

82. Vanderveken, D. (1990), Meaning and Speech Acts: Principles of language

Use. Cambridge: Cambridge University Press.

Page 152: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

141

83. Trinh Sam (1999), Some remarks on politeness manner in Vietnamese

language, in International symbosium on linguistic politeness (Program and

abstract book), Chulalangkorn University, Thailand.

84. Trosborg, A. (1995), International Pragmatics: requests, complaints,

apologies. Berlin, New York: Mouton De Gruyter.

85. Wierzbicka. A (1987), English Acts Verbs, Academic Press.

86. Yanisumani (2012), Understanding or expressing request, asking, giving and

refusing permission, Minggu.

87. Yule, G (1996), Pragmatics, Oxford University Press.

NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN TRONG LUẬN ÁN

Tiếng Anh

88. James Joyce, (1964), A Little Cloud, English For Today, Book six, Mc Graw

- Hill Inc., New York.

89. James (1992), The Children of Men, Peguin books.

90. John Steinbeck (1964), The Great Mountains, English For Today, Book six,

Mc Graw - Hll Inc, New York.

91. Joyce Hanman (2000), Death of Karen Silkwood, Oxford University Press.

92. Judy Astley (1995), Pleasant Vices, Black Swan.

93. J. K Rowling (2011), Harry Porter, Tên tù ngục Azkaban, NXB Trẻ.

94. J.M.Barrie (1964), The Will, For Today, Book six, McGraw - Hill Inc., New

York.

95. Earnest Hemingway (1952), The old man and the sea.

96. Liz and John Soars (2004), New Headway Intermediate, Oxford University

Press.

97. Liz and John Soars (2004), New Headway Pre - Intermediate, Oxford

University Press.

Đê tiên cho viêc chu giai, Nguôn tư liêu trich dân trong luân an đươc đanh sô thư tư tiêp nôi sô thư tư cua muc

Tài liệu tham khảo

Page 153: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

142

98.Tom Hutchison (1999), Lifelines Pre - Intermediate Students‟ book, Oxford

University Press.

99.Tom Hutchison (1999), Lifelines Pre - Intermediate Students‟ workbook,

Oxford University Press.

100. Nancy Mitford (1980), The pursuit of love and love in cold climate, The

Channel Press.

101. Tim Fatta, Paul A David (2008), Solutions Elementary Students' book,

Oxford University Press.

102. Tim Fatta, Paul A David (2008), Solutions Elementary Workbook , Oxford

University Press.

103. Tim Fatta, Paul A David (2008), Solutions Intermediate Students' book,

Oxford University Press.

104. Tim Fatta, Paul A David (2008), Solutions Intermediate Workbook , Oxford

University Press.

105. Falla, T. & David, P. (2007), Solutions Upper - Intermediate Students'

book, Oxford University Press.

106.Falla, T. & David, P. (2007), Solutions Upper - Intermediate Workbook,

Oxford University Press.

107. Willa Cather (1964), The Sculptor‟s Funeral, English For Today, Book six,

McGraw - Hill Inc., New York.

Tiếng Việt

108. Nam Cao (1996), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn.

109. Nam Cao (1999), Truyện ngắn Nam Cao, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

110. Nam Cao (2003), Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội.

111. Nguyễn Công Hoan (1996), Truyện ngắn tập 1, Nxb Văn học.

112. Nguyễn Công Hoan (1996), Truyện ngắn tập 2, Nxb Văn học.

113. Nguyễn Công Hoan (1935), Kép Tư Bền, Nxb Văn học.

114. Nguyễn Công Hoan (2006), Bước đường cùng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

115. Nguyễn Công Hoan (2006), Tắt lửa lòng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

Page 154: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

143

116. Nguyễn Công Hoan (2008), Lá ngọc cành vàng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

117. Nguyễn Công Hoan (2009), Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chọn lọc Tập

2, Nxb Văn học, Hà Nội.

118. Khải Hưng (1997), Nữa chừng xuân, Nxb Văn học.

119. Chu Lai (1993), Phố, Nxb Hà Nội.

120. Chu Lai (1991), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Văn học.

121. Lê Ngọc Minh (1997), Người yêu đi lấy chồng, Nxb Văn học.

122. Sương Nguyệt Minh (tuyển chọn) (2007), Truyện ngắn nữ đầu thế kỷ

21(2001- 2007), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

123. Vũ Trọng Phụng (2006), Số đỏ, Nxb Đồng Tháp.

124. Vũ Trọng Phụng (2006), Giông tố, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

125. Vũ Trọng Phụng (2008), Trúng số độc đắc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

126. Phùng Quán (2011), Tuổi thơ dữ dội, Nxb Văn học.

127. Nguyễn Thị Sáng (2007), Cuộc đời của mẹ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

128. Hồ Anh Thái (tuyển chọn) (2007), Văn mới 2006 - 2007, Nxb Hội nhà văn,

Hà Nội.

129. Nguyễn Huy Thiệp (1996), Như những ngọn gió, Nxb Văn học.

130. Nguyễn Thiện Thuật (1998), Những người đi ngược dòng, Nxb Thanh

Niên.

131. Nguyễn Khắc Trường (1990), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Văn

nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

132. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ.

133. Nguyễn Ngọc Tư (2000), Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ.

134. The Windy (2013), Tuyển tập truyện cười song ngữ Anh - Việt, Nxb Từ

điển Bách khoa.

356. Nhiềù tác giả (1998), Văn nghệ quân đội tập 3, Nxb Văn học.

136. Nhiều tác giả (1995), Truyện ngắn chọn lọc về tình yêu (Hãy trở lại với tình

yêu), Nxb Hội nhà văn.

137. Nhiều tác giả (1998), Truyện ngắn trẻ (Chọn lọc 1994 - 1998), Nxb Văn

Page 155: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

144

hóa thông tin.

138. Nhiêu tac gia (2001), Truyên ngăn Viêt Nam thơi ki đôi mơi , Nxb Hôi nha

văn.

139. Nhiều tác giả (2002), Truyện ngắn xuất sắc về chiến tranh, Nxb Hội nhà

văn.

140. Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn hay 2002 - 2003, Nxb Thanh niên.

141. Nhiều tác giả (2011), Truyện ngắn hay về tình yêu, Nxb Văn học.

142. Phim truyền hình Việt Nam - Mặt nạ da người trên kênh VTV3.

143. Phim truyền hình Việt Nam - Trái tim hoa hồng trên SCTV.

144. Phim truyền hình Việt Nam - Nghiệt Oan trên kênh VTV9.

145. Phim Mỹ - Dị nhân thế hệ đầu tiên trên kênh HO.

146. Phim Việt Nam - Hôn nhân trong ngõ hẹp trên kênh VTV3.

Tài liệu tham khảo từ các trang Web trên hệ thống mạng Internet:

147.http://www.eslprintables.com/vocabulary_worksheets/education/asking_for_

giving _permission/

148. http://esl.about.com/od/smalltalk/a/Asking-For-Permission-In-English.htm

149. https://www.englishforums.com/English/SentencesGrandPermission

Refusal/qdclj/post.htm

150. http://www.ebookbou.edu.bd/Books/Text/OS/SSC/ssc_1602/Unit-5.pdf

151. http://www.english-GT/everyday-english/index.php?t=2-18&view=11-22

152. http://goctruyen.com/quan-bang/xin-phep_627829.html

153. http://www.ucan.vn/course/study/try/id/8663

Page 156: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

145

Page 157: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức
Page 158: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức
Page 159: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

1

PHỤ LỤC A

CAN

1. Can I put my stuff over here?

Oh, yes, of course. Put it everywhere you like. [96, 63]

2. Can I call you Karen?

Karen smiled. [91, 4]

3. Can we picnic here? I’m sorry. I’m afraid you can’t. [71, 118]

4. Can I ask you some questions about this health club?

Yes, of course. [98, 93]

5. Can I make myself some coffee please?

Yes, you can. [71, 160]

6. Son: Dad, can I go out tonight?

Father: It's a school night! I'm afraid that's not possible. [147, 2]

7. I have $2.37, can I look at them?

The store owner smiled and whistled. [100, 41]

8. You're busy tonight. Can I come over for a little while?

All right. She said. But the kids are sleeping though. I don’t want to make them

up. [38, 71]

9. Can you cover for Alice the last two weeks in May?

Yeah, I think so. [147,3]

10. Can I talk to my babysitter first? I'll need to arrange childcare.

OK. Why don't you get back to me tomorrow with your answer? [69, 11]

11. A: Excuse me, I am going to Murree. Can I take your camara with me?

B: Sorry, you can't. You may lose it during travel. [147, 2]

12. Can I talk to you?

Sure. Come on in and have a seat. [95, 205]

Page 160: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

2

13. Can I wear your saree at the wedding party, please?

Yes, you can but see that you don’t spoil it. [149, 87]

14. Can I ask your advice about something?

Sure. [105, 43]

15. Patient: Can I see it, please?

Doctor: Ok. [105, 45]

16. Can I come in? Yes. [67, 11]

17. Can I just take your temperature?

Of course. [105, 42]

18. Can I leave a message?

Of course. [101, 85]

19. Can I move your card?

Yes, you can. [67, 15]

20. Can I give you a hand?

No, it’s all right. I can do it. [98, 61]

21. Can I smoke in this room, please?

I’m sorry you can’t. This is a non - smoking area. [58, 49]

22. Can I come with you with when you visit him in the hospital?

I’m sorry, but this is a special case. He said. [38, 131]

23. Can I tell them the truth?

What? [60,138]

24. Can I offer you a beer on the Terrace and then we’ll take the stuff home.

Why not? [95, 2]

25. Can I ask you abour your life?

Sure, go ahead. [106, 45]

26. Can I go out to get sardines for you for tomorrow?

Page 161: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

3

No, go and play baseball. [95, 2]

27. I’m going to school. Can you give me some money?

No, I can’t. [146, 85]

28. Can I have some more milk, please?

Yes, please. [98, 65]

29. Can we have a look?

Yes, of course. [60, 60]

30. Can I have some details of the vehicle? [98, 132]

31. Can I make an appointment with the dentist, please?

Yes, can you come at twenty past eleven on Thursday? [98, 121]

32. Can I borrow your motorcycle for a moment?

I’m sorry. I am going to use it to go to campus. [58, 51]

33. Can I leave a message for her, please?

I’m sorry. [98, 138]

34. Can I make an appointment to see Doctor Elden, please?

Can you come at 4.30 on Thursday? [99, 84]

35. Mother, our class is planning to go for a picnic next Friday. Can I join them?

All right. You can go. [113, 73]

36. Can I have this dictionary?

Yes. [98, 83]

37. Can I see your proof of insurane?

Sure, my card is right here in my wallet. [143, 5]

38. Mother, can I have a chocolate, please?

No, you can’t. [149, 75]

39. Ma’am, can I do this assignment at home?

Of course, but you must submit it to me next Friday. [58, 54]

Page 162: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

4

40. Can I bring our pet snake to your party?

I'd rather you didn't. [53,104]

41. Can I make an appointment with Dr. Clark, please?

Certainly. [98, 132]

42. Can I change it to another day, please?

Hmm, well. [9, 138]

43. Can I please use your pen?

Not now, I’m using it. [89, 64]

44. Can I take your best umbrella?

I'd rather you you took the other one. [53, 104]

45. Can I use your cellphone? I’m afraid I can’t. [67, 6]

46. Can I go out and play football?

No, you can’t. It’s too early. [149, 87]

47. Jill: Dad, can I have the car tonight?

Jack: No, you can't. I need it.

Jill: But I am taking Dave to see his grandmother in hospital!

Jack: I told you. I need it.

Jill: Oh, please! He won't be able to go if I don't give him a lift.

Jack: All right. I suppose I can walk. The exercise will do me good. [96, 27]

48. Please, lend me your notes. [59, 203]

49. Can I go to Asif’s birthday party?

Yes, you can. [147, 75]

50. Dad, can I go out tonight?

It's a school night! I'm afraid that's not possible. [149, 79]

51. Dad, all my friends are going to the game!

I'm sorry son. Your grades haven't been the best recently. I'm going to have to

Page 163: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

5

say no.[149, 81]

52. Can I take you in my car?

“Nothing", said Karen, “I’ve got my car here”. [91, 83]

53. Can I reserve a table for this evening, please?

Certainly. [98, 132]

54. Can I use your bathroom, please?

I think I'm busy now.[98, 133]

55. Sam: Anna? Have you got a minute? Can I have a word?

Anna: Yes, what is it?

Sam: You know my father is having a problem with his leg and he can’t walk.

Well, he needs to go into hospital next week, and I was wondering if I could

have a day off.

Anna: Well, it's not convenient time at the moment. We're very busy.

Sam: I know we are busy, but he won't be able to get to the hospital if I don't

take him.

Anna: Well, if that's case then you must take him, of course.

Sam: That's very kind. Thank you very much. I'm very grateful. [99, 27]

56. Can we set a date now for the next meeting?

Let me see. [104, 52]

57. Can I leave now, sir?

Ok. [98, 133]

58. Can I see your books? (Am I allowed to see your books?) [101, 10]

59. Hi, Ginny, he said. You're busy tonight? Can I come over for a little while?

All right. She said. But the kids are sleeping though. I don’t want to make them

up. [38, 71]

60. Can I take a message?

Page 164: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

6

Yes, of course. (Tôi có thể để lại lời nhắn không ạ?) [97, 128]

61. Sylvia, can I get you a coffee?

No. [97, 119]

62. Can I raise the volume? [98, 104]

63. Can I have a glass of water, Mrs Jackson? It's so hot in here.

I think we all need one. [97, 120]

64. Can I get past, please?

I'm sorry. I didn't hear you. [97, 127]

65. Can you spare me an hour or two of your company?

"No, thanks". Seaton replied [46, 35]

COULD

66. A: Could I speak to you? It’s important.

B: Never mind. [99, 36]

67. Could you give me a lift today, please?

I’m ever so sorry, but I cannot help you with the case. You know I have a

problem. [38, 68]

68. Sir, Could I leave the class? I have a stomache.

Yes, certainly. [58, 53]

69. Excuse me, could I have some pepper?

Let’s buy some more. [60, 90]

70. Could you send me an e-mail as a reminder?

Yes, of course. [148, 1]

71. Could I borrow your calculator?

Of course, you can. [71, 119]

72. Sir, could we start the meeting now?

Yes, please. [149, 88]

Page 165: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

7

73. Could I speak to Mr Pitt, please?

I'm afraid he's out at the moment. [53, 41]

74. Could I speak to Albert, please?

He's still asleep, said his mother. [53, 121]

75. Could I take this jacket with me?

Sure. [98, 85]

75. Could you lend him your cassette player for tonight?

Have you a party on?

Oh, no, my father only wants to bed. [134, 10]

76. Could we borrow your ladder, please?

Oh, no, I’m using it. [71, 119]

77. Could you lend me $50?

No, I couldn't. [105, 41]

78. Could I order please?

Yes, please. [98, 85]

79. Could I have 40p, please? said the boy. "I want to buy an ice-cream"

[105, 120]

80. Could you do without me today, Mr Jones? I've got an awful cold and I think

it might be better if I stay at home.

I should certainly stay at home, Ann. And you'd better take tomorrow off if you

aren't better. [105, 119]

81. Could I possibly take the day off tomorrow?

Tomorrow?

Yes, would that be Okay?

Certainly if you want to take the day off tomorrow. It’s fine with me. [71, 125]

82. Could I leave early please? My so is not well today.

Page 166: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

8

Yes. [99, 85]

82. Could you please let me pass?

Go ahead. [99, 85]

83. Could we speak to the manager, please?

"Have you an appointment?", said the secretary. [106, 117]

84. Could I please go with Tom to the movie?

Yes, you could. [148, 4]

85. Could we please go on trip this weekend?

I’m sorry, we are busy this week. [148, 4]

86. Could I just take an imprint of the card, sir?

Yes, here you are. [98, 137]

87. Could we go back earlier, Miss Akena?

Yes, you could. [149, 1]

88. Sir, could I ask you a question?

Sure. [104, 132]

89. I have an appointment with Dr. Fraster for 10.30 tomorrow, but I'm afraid I

can't make it. Could Dr. Fraster see me some other time in the day?

Sorry, could we make it next week instead? [38, 99]

90. Could you lend me some money?

No, I couldn't. [105, 43]

91. Could I have a window seat, please?

Certainly. [105, 91]

92. Customer: Could I have a seat, please?

Officer: Yes, please. [80, 105]

93. Could I have some tissues as well, please?

Sure. [97, 120]

Page 167: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

9

94. Could I have your phone number, please?

Uh, huh.[97, 124]

95. Could I borrow yours?

Sure, that's fine. [97, 127]

96. Could you send me some information, please?

Certainly? [97,127]

97. Could you please allow me to be an hour late? I will send you the leave

application form later.

All right. [99, 38]

98. Could you kindly, very kindly lend me ten shillings till tomorrow night?

[46, 36]

99. Could you lend me some money?

No, I couldn't. It took you ages to pay it back the time. [97, 43]

100. Could you give me a hand?

Sure. [151,3]

101. Could you come about two o'clock?

Ok. [151,3]

102. I have a headache and I want to see the doctor tomorrow morning. Could

I come a little bit late? [99, 36]

103. I am going to take my Mom to the hospital tomorrow, could I come an hour

late? [99, 36]

104. Can I have a seat next to the window?

Yes, you can. [98, 42]

105. Could I see you for a second?

Yes, of course.[98, 42]

MAY

Page 168: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

10

106. May I get the sardiness? I know where I can get four baits too.

I have mine left for today. [95, 3]

107. Mummy, may I go into swim?

Certainly, not, my dear, it’s too deep. [134, 23]

108. May I have the honour of taking you down to supper, comtesse?

I never take supper, thank you. [38, 62]

109. May I smoke here?

No, but you may smoke outside. [96, 54]

110. May I ask you some questions?

Oh, all right then. [98, 133]

111. Oh, please, may I come with you? I will clean myself up and find

something to wear.

No, you can’t come with you. [94,85]

112. Clerk: May I have your passport and your ticket, please?

Manager: Here you are. [106, 91]

113. May I pour you more wine, ma’am?

Sure. [64, 16]

114. May I take the cast net?

Of course. [95, 4]

115. May I borrow your pen, please? I left mine at home.

Yes, you may. Here you are. [99, 49]

116. A: May I smoke here?

B: Yes, please. [95, 36]

117. But you have not seen my Caros yet. May I show them to you?

I’m not in a mood tonight. I want to talk business. [38, 159]

118. May I see these letters? Certainly. [71, 120]

Page 169: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

11

119. May I borrow your dictionary, please?

Yes, of course. It’s on my desk. [99, 36]

120. May I borrow a hundred dollars please? My Otopus card has run out of

money and I can’t get home.

Sorry, I don’t have any money left. [38, 159]

121. May I join you for lunch?

Yes, please. [99, 134]

122. Mom, may I go to the cinema with Dika this evening.

Mother : Okay. Be sure to be home before 8. [149, 5]

123. Hello, Rama. May I borrow you motorcycle?

Rama : Sorry, Bayu. Mine is being repaired. [90, 36]

124. A: May I borrow your pen?

B: I’m sorry, I can’t. [64, 90]

125. May I use your computer for a while please?

I'm afraid I can't. [99, 134]

126. May I come to your house at 7 tonight?

I’m sorry, I will be going somewhere with my friend at that time. [106, 91]

127. May I speak to you a moment?

Speak to me? [95, 5]

128. Excuse me, Sir, may I go to wash my hands?

Yes, but don’t forget to return immediately. [106, 91]

129. May I go out to play now?

Yes, you may. [105, 43]

130. May I go out for just a while?

Go ahead. [154, 3]

Page 170: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

12

131.“And may you permit me one question? Does this danger come from

Northmour?" [46, 36]

132. May I say something now, sir? [99, 134]

133. Den, may I borrow your hand phone? I want to call my girl friend.

I’m afraid not. I am charging. [105, 43]

134. May I come in?

Yes, please do. [69, 97]

135. May I move your card?

Yes, you may. [69, 15]

136. May I come to your house this afternoon, please? I want to see your new

bike. [99, 135]

137.May I borrow your pen?

I’m sorry, I can’t. [64, 90]

138. May I borrow you pen?

Absolutely sir, here you go. [148, 7]

139. Mum, may I go our for a walk?

I'm sorry, you can't. [20, 24]

140. May I use your ruler. I've lost mine.

Certainly. [98, 43]

141. Miss Lee. I’ve finished my work. May I go outside to play now, please?

Let me see it at first. No, I’m sorry, it hasn’t finished yet. [148, 2]

142. May I use your phone, please? I want to call my father.

Yes, of course. [105, 43]

143. May I borrow your lighter for a minute?

Sure, mo problem. [98, 43]

144. May I ask a question? Yes, you may. [149, 1]

Page 171: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

13

145. Could I have a look at your paper for a moment?

I haven't quite finished with it. [53, 124]

146. Is it Ok to smoke?

I am sorry. You can't smoke in the building.You have to go outside. [96, 63]

147. Please, mum. May I use the computer?

No, dear, you can’t. It’s time to go to bed. [148, 2]

148. May I use your typewriter for a moment?

Sorry, I have to type a letter. [148, 2]

WOULD (WOULD YOU MIND)

149. Would you mind lending me some money please?

I wish I had more pocket money.What my mother gave me is laughable.[38, 135]

150. Would you mind lending me your bike?

Not at all. [38, 135]

151.Would you mind making some coffee?

Sue, why not? [148, 5]

152. Would you mind asking anybody not to disturb us, please?

No problem. [38, 101]

(Anh vui lòng nói giùm mọi người là đừng làm phiền chúng tôi được chứ?

Không sao.)

153. Would you mind if I came in late to work tomorrow?

I'm afraid I'd prefer if you didn't. [148, 5]

154. Would you mind lending me your dictionary?

Oh, Sorry. I’m afraid not. I’m looking up some words. [148, 5]

155. Would you mind if I smoke here?

Never mind. [105, 85]

Page 172: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

14

156. Employee: Would you mind if I came in late to work tomorrow?

Boss: I'm afraid I'd prefer if you didn't. [149, 2]

157. “Good morning, Nasredin”, she said, would you lend me your donkey?”

I’m sorry. If my donkey was here, I would of course lend it to you very

willingness, but it is not. [38, 132]

158. Would you mind if I stayed a few more minutes?

Yes, of course. [148, 4]

159. Would you mind if I took a five minute break?

I’m afraid but you can’t. [148, 4]

160. Would you mind helping me those e-mail attachments again?

Of course, not. Ben, are you busy? [148, 1]

161. Would you mind if I moved your card?

No, I wouldn't mind. [69, 15]

162. Would you mind if I ask you something?

Go ahead. [69, 15]

163. A: Would you mind if I smoke here?

B: Yes, please. [105, 85]

164. Would you mind opening your rucksack?

Ok, Ok. [105,85]

165. Would you mind moving your case? It's blocking the door. [53, 121]

166. Would you mind bringing your ladder?

I'm afraid I can't. [151,2]

167. Would you mind using your name as a reference on this job application?

Not at all in fact, ask them to call me. [153, 4]

168. Would you mind waiting here for just a minute? I need to run back to the

classroom I forgot my notebook.

Page 173: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

15

Sure. Go ahead. I'll wait right here. [153, 4]

169. You have an atlas, don't you? Would you mind borrowing it for a minute?

Here's the atlas. Look it up for yourself. [153, 4]

170. Since this is the first time you've owned a computer. Would you mind

giving you some advice?

Not at all. I'd appreciate it.[154, 4]

171. I'm feeling kind of tired and worn out. This heavy work in the hot sun is

hard on me.[153, 4]

172. Would you mind finishing the work by yourself?

No problem, Grandpa. Why don't you go in and rest? I'll finish it up. [153, 3]

DO YOU MIND

173. Do you mind if I borrow your pen?

Sorry, I am using it myself. [53, 50]

174. Do you mind if I turn on the air conditioner? It’s hot.

Not at all. [53, 53]

175. Lora: “Do you mind if I turn on the fan?”

Maria: Never mind. [102, 54]

175. Do you mind if I sit here?

Laura: No, not at all. [102, 53]

176. Do you mind if I borrow a chair ?

A. I’m sorry. [102, 53]

177. Do you mind closing the door ?

No, of course not. [102, 54]

178. Do you mind if I use your car to Rina’s house, Dad?

No, of course not. Be careful. [53, 52]

179. Do you mind if I borrow your camera for a few days, please?

Page 174: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

16

Sure. [105, 86]

180. Do you mind if I turn off the fan?

Well, I’d rather you didn’t, I find it very hot in here. [105, 86]

181. Do you mind if I join the club?

No, not at all as long as it gives you a pleasure. [105, 86]

182. Do you mind if I clean the room now, sir?

Actually, would it be possible for you to come back in half an hour?

No problem, ma’am. [38, 16]

183. Frank: Thank you. Do you mind if I open the window? It's a bit warm.

Cora: No, not at all. Go ahead. [96, 63]

184. Do you mind if I move your card?

No, I don’t mind. [69, 15]

LET

185. Let me see the old man. I’m going to get some answers. I won’t accept it

unless he gives me a really good answer.

If I were you, I’d start looking for another job. [38, 132]

186. Please let me go, master. [95, 11]

No, no, my fish.

187. Would you let me have a price of tea?

Of course. [94, 45]

188. Can you let us borrow your armor?

Oh, no. [60, 90]

189. Let me speak to your mistresses.

Oh, no. [38, 88]

190. Let me think what to do next.

Ok. [20, 30]

Page 175: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

17

191. Let me get four fresh now.

One. [95, 3]

192. Let me some time to think.

Be now or not at all. [38, 84]

193. Ah, Dad, come on! Let me go!

Sorry son, no is no. [148, 5]

194. Let me take care of the things for you. I’ll just tell her you can’t go.

What should I do? [60, 21]

195. Would you let me speak a bit?

I’m very sorry, but… [60, 22]

196. Let me take out the time.

How can I look both ways at the same time? [60, 26]

197. Let me try it for a bit.

You can be done in a second. [60, 60]

198. Would you please let me hear from you soon?

OK. [20, 23]

199. Let me pass the question to our space expert here.

No problem. [104, 134]

200. Let me get my diary.

OK. [104,133]

201. Let me do it, dear.

Sure. [104, 147]

202.My dear young brother, please let me see the abbot of the temple. I did not

see him almost a year.

Please wait for a moment. [97, 121]

203. Let me look. No, I can't see anything.

Page 176: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

18

Ok. [97, 120]

204. Let me get this straight.

That’s right. [104, 136]

205. Let me show you some interesting things.

That’s right. [60, 61]

206. Let me listen to it.

So do I. [60, 68]

207. Let me keep it a little longer.

That’s fine. [60, 129]

208. Let me see.

Ok [60, 130]

209. Let me show you something awesome.

No problem [60, 159]

210. It’s new year’s day. Let me relax a bit.

You’re always lazy. [60, 173]

211. Let me try once more.

Right, can you finish my winter holiday homwork for me? [60, 123]

IS IT OK IF

212. Is it OK if I seat here?

No, I thịnk it’s wet. [149, 2]

213. Is it OK if I make a copy of your passport?

Sure, whatever you need. [69, 16]

214. Is it Ok if I move your card?

Yes, it would be OK. [69, 15]

215. Is it Ok if I take tomorrow afternoon off?

I’m sorry, because tomorrow might be really busy. [148, 1]

Page 177: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

19

216. A: Is it Ok if I sit here?

B: Certainly. [69, 8]

217. Is it OK if I make a copy of your passport?

Sure, whatever you need. [148, 7]

218.Is it ok if I’m a little late?

No problem. [99, 37]

219. Is it Ok if I leave early? [147, 2]

220. Is this ok if I finish my work at home?

Oh, yes. [99, 36]

221. Is this ok if I leave early today?

No, you can't.[99, 36]

ALLOW

222. Am I allowed getting in the ship?

Yes, of course, please. [145]

223. Mrs Wilkins: Am I allowed to eat toast and butter for breakfast?

Doctor: I’m afraid not. You should have only a half graperfruit and a glass of

water. [38, 161]

224. A: Would you please allow me to wear your shirt?

B: Sorry, but I'd rather you not do that. [149, 1]

225. Do you allow me to come with you?

Susan shook her head. [91, 10]

226. A: Mum, do you allow me to go to the cinema tomorrow?

B: I'm afraid I'd prefer if you didn't. [149, 2]

KHÁC

227. Is it all righ if I use your bike?

Sure, go ahead. [98, 45]

Page 178: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

20

228. Do you think if I turn the radio down? I’m trying to write a letter.

No, not at all. [102, 53]

229. Would it be a problem if I left my luggage here for a few minutes?

No problem at all, sir. I’ll keep on eye on it. [69, 16]

230. Hi, Sam. Do you think I could use your cell phone for a moment?

Sure, no problem. Here you are. [148,5]

231. Would it be possible for me to have a few more minutes to review before

the quiz?

Please feel free to study for a few more minutes. [148, 5]

232. Would it be alright if I moved your card?

Sure, it'd be all right. [69, 16]

233. Sam: You know my father is having a problem with his leg and he can't

walk.

Well, he needs to go into hospital next week, and I was wondering if I could

have a day off.

Anna: Well, it's not convenient time at the moment. We're very busy. [97, 27]

234. If you don't mind, I'd like to move your card.

Sure, I don't mind. [69, 17]

235. Would it bother you if I moved your card over there?

No, it wouldn't bother me at all. [69, 17]

236. Dad, is it all right for you if I find a job?

That’s fine as far as you can complete your study in time. [101, 52]

237. Is it alright to move your card so I can pick up my card?

Sure, it's all right. [69, 17]

238. Do you think I could borrow your bicycle?

Yes, help yourself. [71, 97]

Page 179: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

21

239. You are not allowed to use my car. [80, 12]

240. You might not to use my car. [80, 11]

241. Is it all right if I park my car here?

I’m sorry that’s not allowed. [147, 1]

242. Is it alright to move your card so I can pick up my card?

Sure, it's alright. [69, 18]

243. Would it be alright if I use your phone charger?

Never mind. [69, 7]

244. Would it be at all possible to copy your notes?

That’s all right. [64, 202]

245. Would it be Ok if I copied your notes?

No problerm. [64, 195]

246. Would it be a problem if I left my luggage here for a few minutes?

No problem at all, sir. I’ll keep on eye on it. [148, 7]

247. Would it be Ok if I borrow your pen? Ok. [69, 7]

248. Would it be Ok if I seat here?

No problem. [69, 6]

249. Would it be all right if I borrowed your lawn mower?

Sorry, but I’d rather you didn’t. [147, 1]

250. Is it possible for me to take from you the notes for a day?

Not at all. [64, 206]

Page 180: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

22

PHỤ LỤC B

XIN PHÉP

1. Con xin phép mẹ cho con ở nhà, vì hôm nay con trót hẹn với chị Xuân có việc.

Nhưng con không đi với mẹ thì mẹ không vui. [117, 985]

2. Thôi, xin phép, tôi hút đã khản cả cổ rồi.

Thì một điếu nữa thôi mà. [27, 310]

3. Bẩm mẹ, con xin phép mẹ cho con về.

Ơ hay, về làm gì thế con? [117, 775]

4. Xin phép anh cho em nghỉ buổi họp lãnh đạo để xuống gặp anh em dưới đó.

Không được, cậu phải họp hết nữa cuộc thì mới đi được. [41, 121]

5. Bẩm quan lớn, xin phép quan lớn cho con được hầu canh đánh tổ tôm.

Quan lớn cười cười, ừ, thì đánh một lát cho đỡ buồn, chứ bây giờ thì ai mà ngủ

được. [117, 310]

6. Xin phép ông cho chúng con làm bổn phận.

Việt mỉm cười, giơ tay mời: Vâng, xin cứ tự nhiên. [117, 204]

7. Bẩm quan lớn, xin phép quan lớn cho chúng con đi về Cao Hạ trước?

Được, tao sai lính cơ huyện đứng đón họ ở ngay đầu cánh đồng. [117, 179]

8. Tôi chỉ xin phép được biếu chính phủ số tiền 8 triệu đồng mà tôi đã lấy cắp

của công quỹ.

Anh cán bộ gật đầu. [47, 79]

9. Xin phép bạn cho mình vào hàng ghế trong.

Vâng, mời anh cứ tự nhiên. [20, 11]

10. Xin phép các bạn mình về trước đây.

Vâng, anh thông cảm nhé, chúng tôi đang dở câu chuyện.

Không sao đâu, các anh cứ tự nhiên. [20, 11]

11. Xin phép ba mẹ cho con chuyển bát nhang sang nhà mới.

Page 181: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

23

Ừ, con nhớ lau chùi cho sạch. [41, 85]

12. Cô Liên ơi, cháu xin phép đi trước đây.

Ừ, thông cảm nhé, cô đang có khách. [41, 85]

13. Bẩm mẹ, con xin phép mẹ cho con về, kẻo ở nhà đợi con.

Mợ về sao được. [117, 775]

14. Dạ, xin phép các anh, em dọn đồ ăn trên bàn.

(Không nói gì) Mỉm cười.

Cám ơn các anh. [143]

15. Con xin phép cụ.

Được, cô ngồi. [118, 170]

16. Xin phép anh cho em được ký luôn hợp đồng với công ty chiếu sáng đô thị

trong buổi tọa đàm ngày mai.

Cậu định cho mình vào nhà giam sao? Cất ngay ý định đó đi để hội đồng còn

bàn bạc đã. [41, 80]

17. Bây giờ cháu xin phép cụ cháu về.

Vâng, thì cô về. [111, 87]

18. Bí thư, cháu muốn xin phép đi thăm nhưng...

Không sao, đi đi, tôi cho phép. [152, 3]

19. Xin phép anh cho chúng em chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ để tham gia

vào buổi lễ chào mừng.

Tốt quá, cậu tiến hành ngay đi. [41, 120]

20. Thưa cô, tôi xin phép cô tôi về.

Vâng. [117, 482]

21. Tôi xin phép cụ sang chơi nhà Cửu Đoan. Tôi đã về đến đây, không sang bên

ấy, họ cho là thiên vị, lại đem lòng thù oán dân bên này.

Không sao, cụ cứ đi. Mọi việc bên này đã có em lo liệu. [111, 445]

Page 182: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

24

22. Sáng mai, con xin phép ông con đi sớm.

Cậu đi đâu, cậu có thể ở đây với tôi. [117, 410]

23. Xin phép anh Hai cho em về gặp Tám Sẹo.

Hợp lý đấy, chuẩn bị đồ nghề đi. [41, 80]

24. Thôi, xin phép cụ, em về.

Ngồi lại thêm một chút được không Bình? [119, 58]

25. Thưa thầy, em xin phép được làm việc với thầy vào cuối tuần sau, được

không ạ?

Mình bận quá, đành từ chối vậy. Tuần sau nữa mình sẽ thu xếp để xem luận án

của cậu thế nào, được không? [38, 54]

26. Theo sự chỉ bảo của thầy Liên, hôm nay con đến xin phép thầy cho con nhập

lớp.Vậy à, con chờ thầy một lát nhé. [41, 113]

27. Bẩm lạy cụ lớn, con ngồi cũng đã lâu, vậy xin phép cáo từ để cụ lớn làm việc

Cụ lớn lim dim mắt, không đáp. [113, 42]

28. Xin phép ông bà cho cô dâu thức với chúng con.

Ông bà Tú cười. [117, 543]

29. Em xin phép được ra ngoài nghe điện thoại.

Được thôi, tớ tưởng cậu về chứ. [144]

30. Con xin phép quan cho con ở nhà ít ngày, quan cho con nhờ vài đồng, đến

mùa con xin nộp.

Quân này đến bạc, vừa làm mấy hôm đã nóng đít. Mày không sang nữa thì vay

làm gì? [38, 127]

31. Xin phép thủ trưởng cho anh em dưới công trường được nghỉ sớm vì hôm

nay trời nắng to quá.

Tôi đồng ý, nhưng buổi chiều anh em phải đi làm sớm. [41, 76]

32. …tôi phải xin phỏng vấn quan lớn để xin phép quan lớn ưng thuận.

Page 183: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

25

Thôi được, tôi xin phép và xin vào hội để xin vui lòng ngài. [125, 272]

33. Xin phép thủ trưởng cho tôi được miễn nói thêm câu chuyện riêng tư này.

Trời ơi, lại thế nữa. Rồi cuộc sống của cậu sẽ đi đến đâu. [119, 72]

34. Bây giờ em xin đọc hai anh nghe bài thơ em mới làm.

Đáo sỗ sàng ngắt lời hắn: Một câu cũng không. [38, 57]

35. Xin phép bác cho cháu qua sông với ạ, cháu lo lắng cho bệnh tình của nhà

cháu quá.

Chị đợi một lát nữa, tôi sắp xếp lại hành lý đã. [41, 112]

36. Ông làm ơn cho tôi xem cái kính của ông được không. Cái kính của ông hiện

đại quá.

Vâng, nhưng có thể để khi khác tiện hơn. [38, 156]

37. Bẩm mẹ, con xin phép mẹ cho con về kẻo ở nhà đợi con.

Bà Tuần dỗ dành: Thì tôi đã bảo thế kia mà, mợ về, bà cụ có sống lại được đâu.

[117, 777]

38. Cháu xin phép ông, cháu về quê ạ.

Cháu đi mạnh giỏi, nhớ viết thư cho ông nhé. [41, 90]

39. Nếu có thể được, em xin phép được mời anh Hai về nhà khách hay một Hotel

nào đó nghỉ ngơi, tắm giặt.

Cám ơn. Tôi lắc đầu. [120, 268]

40. Xin phép ba mẹ con ra ngoài phố đây.

Trời tối rồi con chuẩn bị ở nhà ăn cơm. [41, 96]

41. SP1: Xin phép mợ cho anh Hiếu sang nhà ngoại cùng con.

SP2: Sao nó không về xin phép mà bảo con đi một mình thế?

SP1: Dạ, anh Hiếu đang ở bên nhà cậu Nghi ạ.

SP2: Trời tối rồi, con để hôm khác hãy đi.

SP1: Dạ, con chào mợ. [20, 43]

Page 184: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

26

42. Xin phép bà cho con gửi cháu xuống đây vài bữa.

Ờ, con đi công tác à? [41, 74]

43. Thôi, xin phép cụ, xin phép ông, chúng con vào trong này xem đã xong chưa.

[110, 174]

44. Bẩm mẹ, con xin phép mẹ cho con về.

Bà Tuần gật đầu. [117, 780]

45. Hội đã ngớt người, xin phép cụ cho con vào đền một lát.

Khẩn trương lên để còn về. [41, 95]

46. Thưa cụ, cháu gọi ông ấy lên để xin phép cụ trở về, vì cụ chẳng thương mà

mua giúp nhà đất cho.

Thiết Thanh ghé tận tai, bảo khẽ Mai: Có cô chẳng thương tôi thì có. [118, 82]

47. Báo cáo thủ trưởng, tối nay chúng em xin phép thủ trưởng cho chúng em tổ

chức văn nghệ giao lưu với tiểu đoàn 2.

Tôi đồng ý, nhưng các đồng chí không được thức khuya. [41, 75]

48. Bác…bác cho phép…để tìm hiểu được không bác.

Ông Trương ngồi im rồi nhìn Tú thở dài. [121, 31]

49. Xe em hỏng…anh đưa giúp em về nhà được không? Ngập ngừng một lát

nàng ấp úng.

Mai thông cảm, chiều nay tôi trót hẹn với cô ấy rồi. [9, 153]

50. Xin phép bà cho tôi vào nhà trong với cháu.

Vâng, xin ông cứ tự nhiên. [41, 94]

51. Xin phép chú cho cháu đi nhờ ra ga.

Xe của tôi đang trục trặc, cần sửa lại. [41, 46]

52. Xin phép cậu tớ vào gặp thủ trưởng Liễn một lát.

Có lẽ cậu phải đợi rồi, thủ trưởng Liễn đang bận họp chi bộ. [41, 94]

Page 185: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

27

53. Bẩm, chúng tôi muốn xin phép quan lớn Hà Nội cho phép họp chợ như cũ,

kẻo đói to.

Ông huyện cau mặt đáp: cái đó là lệnh trên bắt thế, tôi có muốn đâu. [112, 81]

54. Xin phép cụ con bảo nhỏ nhà con cái này.

Không được, đi mau. [114, 108]

55. Xin phép cô cháu về trước đây.

Cháu về đi kẻo con nó mong. [41, 91]

56. Con xin phép mẹ ở lại đằng nhà đến sáng mai.

Mợ xin đến bao giờ?

Bẩm mẹ mai….

Được mợ cứ về. [117, 781]

57. Xin phép bác cho cháu dựa xe vào chỗ này.

Cậu đi sang bên kia để tôi còn bán hàng, sáng ngày ra thật phiền phức quá.

[41, 74]

58. Ông Cả Tòng có con là bạn học với cháu, nên cháu xin phép chú ở ngoài đấy

cho vui. [115, 101]

59. Tiện có chuyến xe cơ quan vào Vinh, xin phép thủ trưởng cho em về thăm

nhà.

Công việc cơ quan độ này nhiều, cậu để hôm khác hãy về. [41, 111]

60. …tôi phải xin phỏng vấn quan lớn để xin phép quan lớn ưng thuận.

Thôi được, tôi xin cho phép và xin vào hội để xin vui lòng ngài. [123, 305]

61. Bẩm lạy cụ lớn, con ngồi đây cũng đã lâu, vậy xin cáo từ để cụ lớn làm việc.

[125, 47]

62. Xin phép chỉ huy cho chúng em được kết hợp với tiểu đội 2 xuống giúp dân

bản.

Tôi đồng ý, mong các đồng chí đoàn kết. [41, 93]

Page 186: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

28

63. Thưa thầy, thầy cho con ra để mẹ con hỏi.

Thầy giáo tôi đang mải xem cuốn sách gắt:

Không đi đâu cả, ngồi đấy. [9, 144]

64. Cháu xin phép cụ, cháu phải đi đằng này có việc cần. [118, 321]

65. Xin phép chú, tôi lên trên chú Sềnh.

Hẩu lớ, đồng ý. [125, 82]

66. Con xin phép ba cho con ra ngoài phố.

Mang theo áo mưa đi nhé. [41, 66]

67. Con xin phép mẹ cho con đánh nó một trận.

Lạy mợ, không phải con. [117, 878]

68. Xin phép anh chị cho em đưa nhà em vào nhà trong.

Vâng, chị đưa anh vào trong nghỉ ngơi đi, cũng muộn rồi. [41, 105]

69. Em xin phép được uống hết ly này. Em có việc bận phải về.

Tiếc nhỉ, mấy khi có dịp ngồi với người đẹp. [142]

70. Xin phép bà cho tôi được tới dự buổi hòa nhạc tối nay.

Rất hân hạnh, mời ông lại nhà. [20, 45]

71. Xin phép thủ trưởng cho em được tham gia đợt thực tập này.

Cậu thông cảm, danh sách đã chốt và gửi lên cấp trên rồi. [41, 75]

72. Lạy ông, xin phép ông cho con vào với ba con trong sân đình. [20, 36]

73. Xin phép cụ. [125, 186]

74. Xin phép mợ cho anh Hiếu sang nhà ngoại cùng con.

Sao nó không về xin phép mà bảo con đi một mình thế?

Dạ, anh Hiếu đang ở bên nhà cậu Nghi ạ.

Trời tối rồi, con để hôm khác hãy đi.

Dạ, con chào mợ. [20, 55]

75.Xin phép dượng cho con lên gác thượng phơi quần áo.

Page 187: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

29

Cẩn thận kẻo ngã, không mẹ mày lại bảo tao ác nghiệt. [41, 97]

76. Thưa chú, trời cũng sắp mưa giông, xin phép chú cho anh em được nghỉ,

ngày mai họ tới dọn sớm. [20, 36]

77. Ừ, thì tôi xin phép tôi hỏi ông, thế nào là hủ lậu?

Ừ, thời buổi bây giờ không có lối nam nữ bất tương thân như đời các cụ nhà ta

đâu. [124, 146]

78. Em xin phép làm phiền anh một chút.

Có gì đâu, mình rỗi mà. [41, 129]

79. Nhà tôi độ này bận quá, thành ra phải xin phép thầy cho cháu Dũng nghỉ ít

bữa.

Tôi im lặng không nói gì. [117, 165]

80. Xin phép anh em về.

Ừ, cậu nhớ lời tôi dặn đó. [134]

81. Con xin phép thầy mẹ cho con ra ga ngay. [119, 43]

82. Con đến đây, chủ ý thưa lại với ông việc đó, rồi sáng mai con xin phép ông

con đi sớm. [113, 243]

83. Xin phép đồng chí chủ tịch cho chúng tôi được gửi lại lá đơn này.

Vâng, các bác để lại đơn, tôi sẽ trực tiếp xử lý sự vụ này. [41, 92]

84. …bây giờ tôi hơi đau đầu, xin phép về trước. [122, 162]

85. Tôi xin phép được cắt ngang lời đồng chí.

Không sao, mời anh Hà phát biểu. [41, 68]

86. Cháu xin phép bác cháu về.

Ở lại chơi đã chứ.

Dạ thôi, để khi nào cháu sẽ đến nhà ở lại ăn cơm với bác luôn ạ. [146]

87. Báo cáo thủ trưởng, xin phép thủ trưởng cho anh em nghỉ giải lao một lát.

[20, 57]

Page 188: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

30

88. Hoa: Anh Tuấn ơi, mai anh cho em mượn xe đi thăm đứa bạn một chút nhé.

Tuấn: Rất tiếc là mai anh đưa bà cụ về quê. Bà cụ say lắm, không đi ô tô được.

[9, 152]

89. Xin phép bác cháu vào nhà trong.

Vâng, anh cứ tự nhiên. [41, 81]

90. Còn tôi thì tôi xin phép ngài phải đi, mai ta lại gặp nhau nữa. [126, 246]

91. Xin phép anh cho tôi để nhờ túi đồ ở đây một lát nhé.

Vâng, anh để gọn vào góc kia. [41, 65]

92. Xin phép quan để chúng con nhờ ông cụ bẩm hộ thì hay quá. [125, 321]

93. Nhưng xin phép ngô huynh cho đệ được cãi…. [126, 270]

94. Đã nhiều năm tôi sống chết với các anh em trong cơ quan, xin phép đồng chí

chủ nhiệm cho tôi được tham gia chuyến công tác đầy gian khó này.

Đồng chí đã nói như vậy, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. [41, 102]

95. Xin phép chú, tôi lên trên chú Sềnh.

Hẩu lớ. [125, 85]

96. Nhà cháu ở xa, cháu xin phép các bác cháu về trước.

Thôi được, chị về trước đi. [41, 39]

97. Xin phép hai bác em về ạ. [132, 362]

98. Đợi bác gái lâu quá thế này, xin phép bác cho khi khác. [126, 328]

99. Có lẽ đã quá trưa, tôi xin phép được mời các thầy ở lại dùng bữa cơm nhạt

với gia đình.

Cám ơn ông giáo nhưng công việc chúng tôi còn nhiều, xin hẹn ông vào dịp

khác. [41, 128]

100. Xin phép các bạn mình về trước đây.

Vâng, anh thông cảm nhé, chúng tôi đang dở câu chuyện. [142]

101…cháu xin phép chú cho cháu khất đến ngày mai nộp.

Page 189: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

31

Ồ được, không sao. [41, 38]

102. Con đi làm về mệt, xin phép bố mẹ con về phòng nghỉ đây ạ.

Ừ. [146]

103. Đã 2 giờ sáng rồi, xin phép bố mẹ con tranh thủ đi nằm một lát ạ.

Ừ. [146]

104. Xin phép ông cho con gặp ông vào ngày mai.

Đúng bốn giờ chiều thì tới. [41, 98]

105. Em xin phép đi về. Cô gái thị xã đứng dậy.

Không, phải ở lại chơi. Bây giờ em về, muộn rồi, đường sá nguy hiểm. [121, 60]

106. Xin phép thủ trưởng cho em dẫn tiểu đội 3 đi giải phóng mặt bằng khu cầu

đất trước.

Chưa có ý kiến của cấp trên, chúng ta không thể làm vậy được đâu. [41, 92]

107. …chúng tôi đến để xin phép cụ cho chị tôi lo việc cho cháu.

Xin vâng. [117, 763]

108. Xin phép anh cho em xuống cảng, chỉ hai ngày là em về.

Công việc này còn bừa bộn lắm, cậu chưa đi được. [41, 84]

109. Bẩm, chúng tôi muốn xin phép quan lớn Hà nội cho phép được họp chợ như

cũ, kẻo đói to.

Ông huyện cau mặt đáp: Cái đó là lệnh trên bắt phải thế, tôi có muốn đâu.

[9, 181]

110. A: Xin ông bà cho phép chúng con khám lẫn nhau.

B: Ừ, rồi đến lúc ra trước cửa quan mới hối. [108, 253]

111. Thưa bác, xin phép bác cho cháu lên gác chuông thắp hương. [20, 57]

112. Xin phép cụ và anh thôi, em vừa mới ăn cơm xong ở nhà. Em đứng đây

cũng được chứ gì.

Thanh ra vẻ không bằng lòng: Không, cô phải ăn cơ. [117, 234]

Page 190: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

32

113. Xin phép cậu cho con đánh xe về bãi.

Chở tôi về phố Hàng Quạt đã. [41, 91]

114. Xin phép cụ cho tôi vào.

115. Dạ, thưa cô, ngày mai là ngày giỗ ông nội em, em xin phép cô cho em nghỉ

học một ngày ạ.

Được, cô cho phép em nghỉ học vào ngày mai. [HT]

116. Xin phép bà cho con đi chợ làng Nga.

Lại còn đi chợ, chiều nay thầy mày xuống chắc là có chuyện đấy. [41, 98]

117. Ngày mai, xin phép hai ông cho em được đến viếng cô Thống. [122, 74]

CHO PHÉP

118. Chào anh ạ, anh cho phép em lấy thêm ít giấy.

Khách sáo quá, em lấy đi. [41, 90]

119. Bẩm quan lớn, cho phép con thư thư vài ngày nữa con xin mang về.

Quan lớn không nói gì, đưa tay ra hiệu cho bác ra ngoài và cảm thấy ái ngại cho

tình cảnh của bác phó Lý. [111, 298]

120. Mẹ cho phép con chỉ lấy nàng hầu thôi chứ không phải lấy vợ.

Bà án quắc mắt: Thế mày bảo tao phải nói sao, hở thằng kia? [118, 145]

121. Thưa cậu, từ mai cậu cho phép con chuyển xuống ở tầng một ạ.

Thì cứ để qua mùa đông này đã. [41, 76]

122. Chị ơi, chị hãy cho phép em hôn chị.

Đừng em. [133, 87]

123. Mẹ hãy cho phép con lên đó, rồi hãy hay.

Mẹ bảo không đi. [117, 805]

124. Xin cho phép tôi suy nghĩ thêm , nếu có thể hãy cho tôi thời gian. [20, 36]

125. Thưa ông, ông cho phép con về kẻo các cháu chờ.

Cái nhà chị này buồn cười thật, cho chị về, ông Lý ra thì tôi bảo thế nào?

Page 191: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

33

Chị cứ ngồi nguyên ở đó cho tôi nhờ. [110, 85]

126. Bẩm cụ, nhà con độ này túng quá, xin cụ cho phép con nợ lại vài hôm.

[20, 36]

127. Dạ, bố mẹ cho phép chúng con ra ở riêng ạ.

Anh đã suy nghĩ kỹ chưa. [146]

128.Hai bác cho phép cháu được đưa em đi chơi ạ.

Các con đi chơi vui nhé. [143]

129. Bẩm cụ, chúng tôi xin cụ cho phép chúng tôi….thôi việc.

Chúng tôi thôi việc, tại sao ông không làm việc trước với tôi? [112, 251]

130. Người lính: Ai cho phép tụi bây xúm xít nói chuyện với hắn? Bây không

thấy hắn là loại Việt Minh nguy hiểm à?

Ông cụ: Dạ, tụi tui có biết chi mô. [126, 203]

131.Thưa sếp, sếp cho phép chúng em được chuyển bộ máy phát điện này xuống

phòng thực nghiệm.

Được, các cậu nhớ cẩn thận một chút. [41, 92]

132. Thưa bác, cháu xin phép được thưa chuyện với bác.

Không dám, mời anh.[143]

133. Bẩm, chú cho phép cháu vào trong chào thím.

Thím không có ở đây đâu. [117, 260]

134. Thưa cậu mợ, cậu mợ cho phép con về thăm nhà ít hôm ạ.

Ờ, được rồi, nhớ lên sớm nhé. [41, 106]

135. …cô cho phép tôi dùng chữ đáng, cô là một người đáng yêu, đáng quý,

đáng ơn của tôi suốt đời.

Vậy mà chưa chi cậu đã ghét, đã khinh, đã phụ tôi. [115, 37]

136. Xin quan lớn cho phép con mai táng, con xin hậu tạ quan lớn. [117, 159]

137. Ông cho phép tôi gọi ông là anh nhé. [125, 318]

Page 192: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

34

138. Chú cho phép cháu vào gặp bác Thiêm giám đốc ạ.

Cháu vào đi. [41, 119]

139. Bẩm cụ, nhà con dạo này túng quá, xin cụ cho phép con nợ lại vài hôm.

[108, 167]

140. Cụ cho phép con hỏi nhà con một câu thôi.

Không được, nửa câu cũng không. [114, 108]

141. Quan lớn cho phép con được lui vào nhà trong ạ.

Vào đi chứ, đứng ăn vạ ở đấy mãi à. [108,154]

142. Tôi thấy việc này quá quan trọng, xin cho phép tôi được suy nghĩ thêm.

[20, 36]

143. Bà cho phép con ở lại với bé Mai tối nữa, sáng mai con về sớm.

Thôi được, con cất đồ vào đi. [41, 78]

144. Bác cho phép tôi hãy tiếp những ông này đã vì phần nhiều là có việc vội cả.

[125, 252]

145. Thưa thầy, thầy cho phép bạn Lan nghỉ học sáng mai ạ.

Có chuyện gì xảy ra với Lan à?

Dạ, me bạn ấy bị ốm ạ. [20, 45]

146. Cho phép tôi nêu một nhận xét các cô cứ ăn vận thế này là đẹp nhất.

Ba Sương mỉm cười. [123, 353]

147. Bác cho phép cháu vào trong sân nhặt quả bóng ạ.

Trời đang nắng sao lại đá bóng vậy. Nhanh rồi về nhà kẻo ốm ra bây giờ.

[41, 190]

148. Thầy cho phép chúng con đi tìm xung quanh lớp xem ạ.

Cho là ý kiến hay, ông gật đầu. [109, 298]

149. Tiên sinh cho phép nhé. [123, 135]

Page 193: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

35

150. Giá quan lớn cho phép, tôi lấy bộ cốc uống vang thì rót được nhiều hơn.

Chắc quan lớn khát lắm.

Người Tây đoan mỉm cười: Tùy ông. [115, 43]

151. Thưa cậu cho phép tôi hỏi, như thế thì có nguy hiểm gì chăng. [127, 139]

152. Vậy anh cho phép tôi được thành thực không? [127, 377]

153. Xin vô phép ông. Ông ngồi chơi, tôi xin xuống dưới này một chút.

[110, 295]

154. Bẩm, bà lớn có cho phép con kể lại đầu đuôi câu chuyện hầu bà lớn nghe

không?

Được, cô cứ kể. [ 118, 171]

155. Xế trưa rồi, bà cho phép cháu chở hàng đi.

Không được. [41, 74]

156. Mẹ cho phép Ái đi đón cậu nhé?

Không được. [118, 252]

157. Dạ, cho phép con được thưa chuyện ạ.

Có chuyện gì anh cứ nói. [146]

158. Chiều nay ông cho phép tôi lại chơi không?

Rất hân hạnh mời ông lại chơi nhà. [118, 268]

159. Xin lỗi, cho phép hỏi cô tên gì nhỉ?

Lan. [135, 321]

160. Thôi nhờ bà nói giúp, chúng tôi xin vô phép cụ cố bà. [118, 43]

161. Trước hết xin cô cho phép tôi mời cô lót dạ tạm mấy miếng cơm nắm tôi

mang theo đã. [128, 259]

162. Bẩm chú, cho phép cháu vào thăm thím.

Thím không có ở đây đâu. [117, 260]

163. Lạy cụ, cụ cho phép con vào thăm chồng con. [114, 105]

Page 194: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

36

164. Lạy cụ lớn, cho phép con gọi thế ạ.

Cười sung sướng, gớm các bà chị đến là khó hiểu. [117, 151]

165. Bẩm cụ, chúng tôi xin cụ cho phép chúng tôi …………thôi việc.

Ông chủ tròn xoe hai mắt nhìn Dụ, sửng sốt: Ông thôi việc, tại sao ông không

làm việc với tôi? [117, 316]

166. Báo cáo, nếu thủ trưởng cho phép, em có thể dùng ngựa đưa Hiền về đài

quan sát.

Em biết cưỡi ngựa?

Dạ.

Vậy, em cố cưỡi ngựa đưa Hiền thật nhanh về đài quan sát. [126, 121]

167. Harry Porter: Ông cho phép cháu đi thăm làng Hagesmeade.

Ông Cormellius: Không, tôi rất tiếc, Harry à, nhưng luật lệ là luật lệ. [93, 59]

168. Xin thiếu tướng cho phép tôi báo cáo tiếp. [130, 231]

XIN…CHO

169. Con xin thầy đừng cho con sang bên ấy nữa.

Bà Sang lắc đầu: Mày phải đi, mày không được ở nhà này. [117, 102]

170. Bẩm, xin quan lớn cho con dậy, con mới nói được.

Ông huyện cười sung sướng, gật đầu. [117, 148]

171. Thưa cụ chỉ xin cụ cho cháu ngồi đây một lát.

Không được, ngồi đây để ăn cắp à. [131, 237]

172. Xin bác cho cháu qua sông bắt liên lạc.

Bác không ngăn cản cháu, nhưng trời thì tối, đêm thì lạnh, bác lo lắm.

[123, 155]

173. Tư Bền: Thưa ngài, xin ngài hãy thư thư cho ít bữa, khi nào thư thư, tôi sẽ

đi làm và nộp sau.

Page 195: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

37

Ông chủ bĩu môi, nói: Thôi, biết bao lần rồi, Cậu không trả tôi sẽ đưa ra tòa đó.

[113, 262]

174. Bẩm, xin quan lớn cho con dậy, con mới nói được.

Ông huyện cười sung sướng gật đầu. [112, 148]

175. Tôi nói thế là chí lí lắm, vậy xin ông cho tôi được toàn quyền đi làm ngay

cái việc cần làm nhé. [115, 178]

176. Con xin mợ cho con nghỉ buổi làm ngày mai.

Vừa mới đến làm đã tính chuyện nghỉ, còn lâu. [41, 91]

177. Xin bà cứ cho anh ấy nghe lời ông Phủ.

Bà Cử và Điệp ngồi yên lặng. [117, 269]

178. Lạy ông tha cho con, con chỉ dám xin ông món tiền công ông chưa cho con

mà thôi. [115, 113]

179. Tôi chỉ dám xin cô dăm phút thôi. [122, 35]

180. Chúng tôi xin được đi thêm hai người nữa.

Không, không được. [132, 96]

181. Con đến xin cụ cho con đi tù. [109, 22]

182. Lạy thầy, thầy làm phúc cho nhà con nó đến thăm con một lúc.

Thầy đội giận dữ quát: Vả vào miệng nó kìa. [114, 94]

183. Bẩm ông sang năm, con xin con nghỉ ở nhà. [117, 105]

184. Thưa thầy! Một lần nữa con cúi đầu xin thầy cho con được đưa nhà con về

làm dâu thầy.

Thôi, anh đi đi. Nhà này không có chỗ cho những quân trốn chúa lộn chồng ấy.

[119, 52]

185. Xin quan lớn cho phép con mai táng con xin hậu tạ quan lớn. [114, 159]

186. Tôi xin trình bày ngắn gọn. [122, 324]

187. Nhờ cậu làm phúc trình quan cho tôi được vào hầu.

Page 196: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

38

Anh lệ gắt thầm: Đây không biết. [114, 73]

188. Lạy thầy, nới rộng cho con buốt lắm.

Thầy đội không đáp. [114, 81]

189. Con xin ông ban cho tiền công để sáng mai con đi sớm. [117, 107]

190. Xin mời bà đi theo tôi, tôi rất hân hạnh.

Rồi hai người đi vào phòng kín, che bằng nhung. [124, 54]

191. Bẩm xin các quan cho gọi vài người cùng khuân xuống giúp con thì mới

chóng việc được. [115, 248]

192. Xin ông cho phép con lấy xe về.

Không được. [41, 74]

193. Xin ông cho tuần mở cổng để chúng tôi cho trâu đi cày.

Thong thả, hãy đứng đấy. [110, 22]

194. Lát nữa mẹ cho con đi chơi với Hương mẹ nhé.

Thì cứ làm cho xong bài tập đi. Đã xong đâu mà hỏi. [38, 91]

195. Con xin ông lý đừng đánh cháu nữa, cháu còn bé nó có tội gì đâu.

Không tội à, thả trâu ăn hết lúa nhà ông, ông đánh cho chừa. [41, 41]

196. Cho tôi thời gian suy nghĩ.

Phải ngay bây giờ hoặc không bao giờ nữa. [38, 85]

197. Thưa cụ, chỉ xin cụ cho cháu ngồi đây một lát.

Không được, ngồi đây để ăn cắp à.[131, 237]

XIN

198. Cháu lạy ông, xin ông kêu quan để cho cháu đến sáng mai.

Không được. [117, 228]

199. Tui chỉ xin cha một điều là không thể trốn về Sài Gòn được.

Rồi, rồi. Được. [140, 380]

200. Thôi, chào cô, tôi xin sang bên kia một lát.

Page 197: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

39

Vâng. [120, 48]

201. Con xin đồng ý với Lê Duy là xin hoãn đám cưới.

Cả nhà trố mắt lên nhìn. [119, 559]

202. Con chỉ xin hai bác nhận con làm con nuôi.

Ông bà Tú bối rối không nói gì. [119, 562]

203. Xin ông chớ giận mẹ con tôi.

Không hề gì. [119, 302]

204. Thôi, xin cụ cho phép, chúng cháu không khát.

Rồi không đợi ông Hàn trả lời, Mai nguây nguẩy bước ra sân. [118, 79]

CHO

205. Bà làm phúc cho cháu ngồi chờ đến sáng. [131, 236]

Không được.

206. Anh…anh cho em cắm lên mộ cô ấy nắm hoa.

Cô đấy à? Xin mời. [121, 43]

207. Mừng: Chừ anh cho em chạy theo cho kịp đội anh hỉ…

Đội trưởng: Ừ, đội em đã qua hết cầu rồi đó, em chạy ù lên đi. [126, 97]

208. Mừng: Dạ, dạ ….thưa anh…Anh cho em về thăm mạ em, sáng mai em trở

lại sớm.

Đội trưởng: Về thăm mạ à, tối tăm mưa gió thế này, chú mày về nhà thế nào

được?

Mừng: Dạ, tối chi bằng hôm đánh nhà thằng Lơ- bô- tít.

Đội trưởng: Được, cho chú mày về, nhưng đúng 5 giờ sáng mai chú mày phải có

mặt để tập trung toàn đội. [126, 157]

209. Vịnh: Anh cho em quay lại tìm - Vịnh nói - Em sợ nó nó đi lung tung đâm

đầu vô giữa vị trí địch thì nguy.

Đội trưởng: Thế thì em quay lại tìm đi. [126, 97]

Page 198: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

40

210. Các thầy cho chúng cháu đi, kẻo đến nhà thì chiều cả mất.

Không biết, đó là lệnh quan. [117, 285]

211. Báo cáo thủ trưởng, xin thủ trưởng cho anh em nghỉ một lát. [20, 36]

212. Mẹ cho con với em Nam đi chơi một lát ạ.

Đi đâu giờ này nữa, ở nhà ăn cơm.

Chúng con đi một lúc thôi.

Vậy đi nhanh rồi về. [20, 47]

213. Làng chúng cháu ở đằng kia, các thầy cho chúng cháu về, chứ có lộn lại thì

biết lối nào?

Mặc kệ, lối này quan cấm. [112, 221]

214. Hay là thầy cho chúng con đi tìm xung quanh lớp xem ạ.

Cho là ý kiến hay, ông gật đầu. [111, 332]

215. Cậu cho em đi nhé.

Đức thẫn thờ không nói gì. [108, 208]

216. Thưa thầy quyền, cho tôi chờ các bác các cháu một thể.

Chờ. Việc ăn đấy mà phải chờ nhau. Còn hai hôm nữa đổ thuế, quan về thì bỏ

mẹ sớm. [38, 127]

217. Mẹ cho con sang nhà chú Hà.

Tối rồi, ngáo ộp bắt đây. [38, 119]

218. Mai cậu cho tớ mượn xe đạp của cậu đi thư viện một lát được không?

Tớ nghĩ nếu cậu hỏi bạn Nam, bạn ấy nhất định sẽ cho mượn, hay cậu thử hỏi

xem sao.[HT]

219. Lát nữa mẹ cho con đi chơi với Hương, mẹ nhé.

Làm bài tập đi. [38, 91]

220. Mai cậu cho tớ mượn xe đạp của cậu đi thư viện một lát được không?

Page 199: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

41

Tớ rất hiểu hoàn cảnh của cậu nhưng ngày mai tớ có việc phải dùng đến nó, cậu

thông cảm nhé.[HT]

221. Vợ: Anh ơi, ngày mai chúng ta cho các con về bên ngoại nhé!

Chồng: Ừ nhỉ! Đã lâu chúng ta chưa về thăm các cụ. [20, 34]

222. Lạy các cụ, các cụ làm phúc nói với quan hộ cho. [114, 37]

223. Nhờ ông xin hộ thầy quyền cho con cái nón.

Đây anh cho nhà, nhà về nhé. [112, 103]

224. Cho anh chạm tay vào một tí nhé. [121, 251]

225. Cho em đi nhé. Tiếng chị cồn cào nóng hổi.

Anh gừ một tiếng trong cổ họng như con thú bị thương rồi lẳng lặng mặc quần

áo đi ra. [119, 30]

226. Bác cho cháu vào vườn hái nắm lá ngải cứu ạ.

Được thôi, cháu vào đi. [41, 31]

227. Cho chúng tôi vào thăm anh ấy một tí rồi chúng tôi ra ngay thôi. [135, 237]

228. Cháu không dám xin ngủ, chỉ xin cụ cho cháu ngồi đây một lát.

Không, tôi chỉ là người làm, phải hỏi bà chủ trong nhà mới được. [131, 158]

229. Con xin ông, ông cho con được về với các cháu một lúc.

Con mẹ này quá lắm, mày tưởng chúng tao là lũ đầu đất hả, cho mày về, mày

trốn, chúng tao chịu trói thay mày chắc. [41, 93]

230. Anh cho em mượn chiếc bút máy một lát.

Ừ, lấy đi. [41, 40]

231. Thưa, hay con nghỉ buổi chợ để đi thay nhà con có được không ạ?

Không! Phải là đàn ông kia chứ nữ nhân ngoại tộc, ai kể. [108, 221]

232. Cho tôi làm xong việc này đã. [117, 133]

233. Thưa ngài, tôi xin che chở phái đẹp trong cuộc Âu hóa.

Thôi đi, anh là đồ ngu. [124, 71]

Page 200: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

42

234. Thưa cậu cho con hút xong điếu thuốc, con sẽ xin kể để cậu nghe.

[131, 308]

235. Chúng tôi mạn phép thay mặt cho chị em phụ nữ (….) sau đó là tiếng chúc

tụng nhau.….[124, 303]

236. Cho tôi thử nó một tí.

Bạn có thể hoàn thành nó trong một giây. [60, 60]

237. Mẹ cho con thêm ít tiêu được không ạ?

Con hãy đi mua thêm một ít. [60, 90]

238. Cho tôi giữ nó thêm chút nữa.

Tốt thôi. [60, 129]

239. Mẹ cho con nghỉ ngơi tí.

Con lúc nào cũng lười. [60, 173]

240. Cho con cố gắng lần này nữa nhé.

Được thôi. Con có thể hoàn thành bài tập kỳ nghỉ đông này cho mẹ không? [53,

123] 241. Cô cho chúng em giải lao chút xíu nữa.

Không được, hết giờ giải lao rồi các em. [HT]

242. Mẹ cho phép con về muộn tí ạ. [20, 41]

243. Tối mẹ cho con sang nhà bạn Lan học nhóm nhé.

Hôm khác đi con, trời đang có bão đấy. [20, 23]

244. Mai nhà em có chút việc bận, chị có thể cho em nghỉ dạy cháu một buổi

được không ạ?

Không sao, nếu bận em cứ nghỉ, hôm nào dạy bù cháu cũng được.

Dạ, em cám ơn chị. (HT)

245. Tối nay, mẹ cho con qua nhà bạn Nam học nhóm được không ạ?

Con nhớ đừng về muộn quá, trời tối nguy hiểm đấy. [20, 43]

Page 201: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

43

MUỐN, LÀM ƠN

246. Em muốn đưa thư đến Sư đoàn Bộ trong đêm nay.

Vậy thì tốt quá. [126,67]

247. Tôi muốn thưa ông một câu chuyện, mà chờ đây có tiện không nhỉ?

Được, cậu cứ chờ. [117, 393]

248. Tôi đang có việc muốn báo cáo với Bí thư.

Nói đi, cậu có chuyện gì? [152, 2]

249. Chị lát nữa có đi đâu không? Cho em nhờ xe chị sáng nay nhé.

À, chị sáng nay bận đến cơ quan. Em hỏi bố thử xem. [41, 159]

250. Thưa bà, chúng tôi muốn giáp mặt bà để được hầu chuyện.

Không hề gì, mời ngài vào chơi. [117, 755]

251. A: Tiện đây mình muốn cậu cho mình mượn chiếc xe máy của cậu nữa

ngày nhé.

B: Được thôi, để mình xem, nhưng mình chỉ có thể cho cậu mượn tối đa 3 tiếng

thôi.

Chiều nay mình có việc phải dùng đến nó mà, cậu thông cảm nhé. [20, 24]

252. Bẩm cụ. cô dâu muốn hầu cụ lớn ạ.

À, mợ cả vào đây mẹ hỏi chuyện. [117, 774]

253. Lạy cụ, cụ làm ơn làm phúc cho con vào thăm nhà con phải giam từ hôm

qua.

Không ai vào thăm được đâu. [114, 104]

254. Quan lớn làm ơn tránh cho chúng tôi đi một tí.

Các người đi làm đồng nhỉ. [106, 9]

255. Bí thư, cháu muốn xin nghỉ mấy ngày?

Xin nghỉ, để làm gì? [152, 2]

256. Ông Trương ơi, ông làm ơn mở cổng cho chúng tôi đánh trâu ra đồng.

Page 202: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

44

Hãy khoan, thong thả đã. [117, 56]

257. Cậu làm ơn cho tôi biết rồi sau cô ấy đẻ con trai hay con gái?

Ông bảo gì? [117, 403]

258. Cậu làm ơn bảo cô ấy ra cho con hỏi một tí. [108, 230]

259. Thị trưởng, tôi có việc muốn báo cáo.

Có chuyện gì? [152, 3]

260. Thưa ông, xin lỗi ông, ông làm ơn cho chúng tôi vào thẳng ông chủ.

[125, 126]

261. Lão gia muốn cháu đi thủ đô một chuyến.

A, vậy đi đi. [152, 3]

CÓ THỂ

262. Chúng tôi có thể nhìn qua một tí được không?

Vâng, dĩ nhiên. [60, 60]

263. Cháu có thể mời ông một li bia ở khách sạn Terrace trước khi chúng ta

mang những thứ này về nhà chứ?

Tại sao không? [95, 2]

264. Cháu có thể đi kiếm giúp ông mấy con cá mòi cho ngày mai.

Đừng. Đi chơi bóng chày đi. [95, 2]

265. Cháu có thể đi kiếm cá mòi chứ. Cháu có thể kiếm được bốn con mồi.

Hôm nay ông vẫn còn mấy con mồi. [95, 3]

266. Để cháu đi kiếm bốn con tươi.

Một thôi. [95, 3]

267. Cháu có thể mang cái lưới quăng đi chứ.

Dĩ nhiên. [95, 3]

268. Cháu có thể nói cho họ biết sự thật không?

Cái gì? [95,4]

Page 203: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

45

269. Anh có thể cho tôi nói một chút không?

Tôi rất lấy làm tiếc nhưng…[60, 22]

270. Cho phép tôi chăm sóc chúng giúp bạn. Tôi chỉ nói với cô ấy là bạn không

thể đi.

Vâng, tôi nên làm gì bây giờ? [60, 21]

271. Tôi có thể chỉ cho anh một vài thứ thú vị.

Tốt thôi. [60, 61]

KHÁC

272. Vô phép các ông tôi đi trước.

Ồ, không dám, ngài cứ tự nhiên cho. [41, 90]

273. Cuối cùng cho phép tôi chúc tất cả các nhà báo và các bạn đọc tạp chí và

công luận nhiều sức khỏe và sự mãn nguyện.

Cám ơn ngài. [45, 93]

274. Bẩm cụ. cô dâu muốn hầu cụ lớn ạ.

À, mợ cả vào đây mẹ hỏi chuyện. [118, 774]

275. Mời bà mời bác ngồi chơi, cháu đi đằng này có tí việc ạ.

Bà trùm gạt: Không cơm nước gì đấy, chúng tôi ăn cả rồi. [114, 20]

276. Thôi, vô phép cụ tôi về trước nhé.

Điệp đứng tránh sang bên cho bà ta đi. [117, 208]

277. Cũng khuya rồi, cháu xin phép về ạ.

Đi đường nhớ cẩn thận nhé. [146]

278. Tai sao cô lại dám xô tôi ngã xuống hồ. Tôi sẽ giết cô.

Xin lỗi, tôi không cố ý, chắc là cô sơ ý nên té ngã đó mà.

Cô cứ đợi đấy, tôi xin phép (đi ra với vẻ rất hung dữ). [142]

Page 204: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

46

279. Này anh Phúc ơi, anh là người chí thân của tôi, một vị ân nhân của tôi. Nhờ

anh vợ chồng tôi mới lấy được nhau, mới có buôn bán. Vậy thì tôi cần thành

thực với anh …Vậy anh có cho phép tôi được thành thực không? [122, 377]

280. Bu ơi, bu ở nhà, con đi đằng này một tí nhé.

Thôi con ạ, không thuốc thang gì nữa đâu. [109, 316]

Page 205: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

1

PHỤ LỤC C

PHIẾU ĐIỀU TRA

Phiếu c©u hái ®iÒu tra nµy ®­îc lËp nh»m gióp ®ì t«i trong viÖc thực hiện đề tài

luận án "Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiÕng Anh vµ tiÕng ViÖt". T«i

muèn gửi lêi c¸m ¬n chân thành ®Õn nh÷ng ng­êi sÏ gióp t«i tr¶ lêi b¶ng ®iÒu tra

nµy. Xin mäi ng­êi h·y tin r»ng t«i sÏ kh«ng nªu tªn mäi ng­êi.

Vui lòng hãy đánh dấu vào những chỗ phù hợp.

. Quốc tịch:

.Tuổi tác:

. Giới tính: Nam Nữ

1. Anh/ Chị lµ con trong gia ®×nh. Anh/ Chị sÏ nãi nh­ thÕ nµo nÕu anh/ chị muèn

xin phÐp bè mÑ tè chøc mét b÷a tiÖc sinh nhËt?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

1.1 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho phép bạn tổ chức sinh nhật?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

1.2 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho phép bạn tổ chức sinh

nhật?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và

mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn

một phương án cho mỗi yếu tố.

Khoảng cách xã hội ( mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe)

Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách

Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị)

Page 206: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

2

Cao Khá cao Ngang bằng Thấp

Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp)

Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó

2. Anh/ Chị muèn ®i xem phim víi c¸c b¹n tèi nay. Anh/ Chị sÏ nãi nh­ thÕ nµo

®Ó xin phÐp bố mẹ mình?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

2.1 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho phép bạn đi xem phim tối nay?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

2.2 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho phép bạn đi xem phim tối

nay?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và

mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn

một phương án cho mỗi yếu tố.

Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe)

Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách

Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị)

Cao Khá cao Ngang bằng Thấp

Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp)

Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó

3. Bè mÑ anh/ chị kh«ng cho phÐp anh/ chị vÒ nhµ muén sau 10 giờ. Anh/ Chị sÏ

nãi nh­ thÕ nµo ®Ó xin phÐp bè mÑ vÒ nhµ muén tèi nay.

Page 207: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

3

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

3.1 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ cho phép anh/ chị về nhà muộn tối nay?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….3.2 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không cho phép anh/ chị về nhà muộn

tối nay?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và

mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn

một phương án cho mỗi yếu tố.

Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe)

Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách

Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị)

Cao Khá cao Ngang bằng Thấp

Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp)

Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó

4. Anh/ Chị muèn m­în xe ®¹p cña một người bạn. Anh/ Chị sÏ nãi nh­ thÕ nµo

trong trường hợp này?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

4.1 Người bạn của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho anh/ chị mượn xe đạp?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Page 208: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

4

4.2 Người bạn của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho anh/ chị mượn xe

đạp?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và

mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn

một phương án cho mỗi yếu tố.

Khoảng cách xã hội ( mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe)

Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách

Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị)

Cao Khá cao Ngang bằng Thấp

Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp)

Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó

5. Anh/ Chị muèn nghØ lµm vµo ngµy mai. Anh/ Chị sÏ nãi víi sếp cña anh/ chị

nh­ thÕ nµo ®Ó xin phÐp nghØ lµm?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

5.1 Sếp của anh/ chị sẽ nói gì nếu đồng ý cho anh/ chị nghỉ làm vào ngày mai?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

5.2 Sếp của anh/ chị sẽ nói gì nếu không đồng ý cho anh/ chị nghỉ làm vào ngày

mai?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội,

và mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng

chọn một phương án cho mỗi yếu tố.

Page 209: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

5

Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe)

Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách

Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/ chị)

Cao Khá cao Ngang bằng Thấp

Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp)

Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó

6. Anh/ Chị vµ mét vµi ®ång nghiÖp (lín tuæi h¬n b¹n) ®ang häp. Anh/ Chị sÏ nãi

g× nÕu anh/ chị muèn rời cuộc họp sớm hơn mọi người?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

6.1 Đồng nghiệp của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho anh/ chị rời cuộc họp

sớm hơn mọi người?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

6.2 Đồng nghiệp của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho anh/ chị rời

cuộc họp sớm hơn mọi người?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và

mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn

một phương án cho mỗi yếu tố.

Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe)

Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách

Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/ chị)

Cao Khá cao Ngang bằng Thấp

Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp)

Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó

Page 210: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

6

7. Anh/ Chị vµ mét vµi ®ång nghiÖp (lín tuæi h¬n anh/chị) ®ang ë v¨n phßng.

Anh/ Chị sÏ nãi nh­ thÕ nµo nÕu anh/chị muèn më cöa sæ?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

7.1 Đồng nghiệp của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho anh/ chị mở cửa sổ?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

7.2 Đồng nghiệp của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho anh/ chị mở

cửa sổ?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và

mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn

một phương án cho mỗi yếu tố.

Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe)

Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách

Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị)

Cao Khá cao Ngang bằng Thấp

Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp)

Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó

8. Anh/ Chị ®ang ë r¹p chiÕu phim. Anh/ Chị muèn vµo chç ngåi cña m×nh nh­ng

mét ng­êi ®µn «ng/ phụ nữ (b»ng tuæi anh/ chị) ®· ngåi ë ghÕ ngoµi. Anh/ Chị sÏ

nãi nh­ thÕ nµo ®Ó vµo chç cña m×nh?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Page 211: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

7

8.1 Người đàn ông/ phụ nữ sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho anh/ chị vào chỗ ngồi

của anh/ chị?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

8.2 Người đàn ông/ phụ nữ sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho anh/ chị vào chỗ

ngồi của anh/ chị?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và

mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn

một phương án cho mỗi yếu tố.

Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe)

Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách

Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/ chị)

Cao Khá cao Ngang bằng Thấp

Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp)

Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó

9. Anh/ Chị lµ mét sinh viªn. Anh/ Chị ®Õn líp muén. Anh/ Chị sÏ nãi g× víi gi¸o

viªn cña anh/ chị?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

9.1 Giáo viên của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho anh/ chị vào lớp?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

9.2 Giáo viên của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho anh/ chị vào lớp?

Page 212: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

8

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và

mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn

một phương án cho mỗi yếu tố.

Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe)

Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách

Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị)

Cao Khá cao Ngang bằng Thấp

Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp)

Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó

Xin chân thành cám ơn!

Page 213: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

9

PHỤ LỤC D

QUESTIONNAIRE

ASKING AND GIVING PERMISSION

This questionnaire is done to help me in my study “The speech act of asking

and giving permission in English and Vietnamese". I want to say thank you to

everyone who help me to fulfill this questionnaire. You can be confident that you

will not be identified.

Thank you very much for your assistance.

Please tick (v) where appropriate

. Your nationality:

. Your age:

. Your gender: Male Female

1. You are a son or a daughter in your family. What would you say if you want

to ask for your parents' permission to hold a birthday party?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

1.1. What would your parents say if they permit you to hold a birthday party?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

1.2. What would your parents say if they don’t permit you to hold a birthday

party?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

Page 214: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

10

Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power,

and degree of imposition) when asking and giving the above permission. Check

only ONE box per factor.

Social Distance (familiarity between you and the hearer)

Very close Close Moderately close Distant

Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker)

High Moderately high Equal Low

Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission)

Very easy Some what easy Moderately difficult Very difficult

2. You want to go to the cinema with your friends. What could you ask for your

parents’ permission?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

2.1 What could your parents say if they allow you to go to the cinema with your

friends?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

2.2 What could your parents say if they don’t allow you to go to the cinema with

your friends?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power,

and degree of imposition) when making the above request. Check only ONE box

per factor.

Social Distance (familiarity between you and the hearer)

Very close Close Moderately close Distant

Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker)

Page 215: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

11

High Moderately high Equal Low

Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission)

Very easy Somewhat easy Moderately difficult Very difficult

3. Your parents don't allow you to come home late after 10.What would you say

to ask their permission to come home late tonight.

3.1 What would your parents say if they allow you to come home late after 10.

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

3.2 What would your parents say if they don’t allow you to come home late after

10.

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power,

and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE

box per factor.

Social Distance (familiarity between you and the hearer)

Very close Close Moderately close Distant

Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker)

High Moderately high Equal Low

Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission)

Very easy Somewhat easy Moderately difficult Very difficult

4. You want to borrow your friend’s bicycle? How can you say to him/ her to ask

his/ her permission?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

4.1 If your friend allows you to borrow him/ her bicycle, what would he/ she

says?

Page 216: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

12

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

4.2 If your friend doesn’t allow you to borrow him/ her bicycle, what would he/

she says?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power,

and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE

box per factor.

Social Distance (familiarity between you and the hearer)

Very close Close Moderately close Distant

Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker)

High Moderately high Equal Low

Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission)

Very easy Some what easy Moderately difficult Very difficult

5. You want to be off at work tomorrow. What would you say to your boss in

this situation?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

5.1 What would your boss say if he permits you to be off at work tomorrow?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……

5.2 What would your boss say if he doesn’t permit you to be off at work

tomorrow?

Page 217: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

13

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Please evaluate the following three factors (i.e. social distance, relative power,

and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE

box per factor.

Social Distance (familiarity between you and the hearer)

Very close Close Moderately close Distant

Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker)

High Moderately high Equal Low

Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission)

Very easy Some what easy Moderately difficult Very difficult

6. You and some colleagues (older than you) are having a meeting. What would

you say if you want to leave the meeting earlier?

6.1 What would your colleagues say if they allow you to leave the meeting

earlier?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

6.2 What would your colleagues say if they don’t allow you to leave the meeting

earlier?

……………………………………………………………………………….……

………………………………………………………………………………….

Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power,

and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE

box per factor.

Social Distance (familiarity between you and the hearer)

Very close Close Moderately close Distant

Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker)

High Moderately high Equal Low

Page 218: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

14

Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission)

Very easy Some what easy Moderately difficult Very difficult

7. You and some colleagues (older than you) are at the office. What would you

say to open the window?

7.1 What would your colleagues say if they allow you to open the window?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

7.2 What would your colleagues say if they don’t allow you to open the

window?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power,

and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE

box per factor.

Social Distance (familiarity between you and the hearer)

Very close Close Moderately close Distant

Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker)

High Moderately high Equal Low

Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission)

Very easy Somewhat easy Moderately difficult Very difficult

8. You are at the cinema. You want to come in your seat. But a man (the same

ages as you) is at his seat in front of yours. How can you say in this situation to

ask his permission to come in your seat?

8.1 What would the man says if he allows you to come in your seat?

………….…………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

…….

8.2 What would the man says if he doesn’t allow you to come in your seat?

Page 219: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

15

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power,

and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE

box per factor.

Social Distance (familiarity between you and the hearer)

Very close Close Moderately close Distant

Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker)

High Moderately high Equal Low

Degree of imposition (the degree of difficulty asking and giving permission)

Very easy Somewhat easy Moderately difficult Very difficult

9. You are a student. You come to class late. What could you say to your

teacher?

9.1 What would your teacher says if he/ she allows you to come in?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

9.2 What would your teacher says if he/ she doesn’t allow you to come in?

……………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

…….

Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power,

and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE

box per factor.

Social Distance (familiarity between you and the hearer)

Very close Close Moderately close Distant

Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker)

High Moderately high Equal Low

Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission)

Page 220: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG … · 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức

16

Very easy Somewhat easy Moderately difficult Very difficult

Thank you for your participant in this study!