12
https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020 BP.NGHIÊN CỨU&PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] [email protected] Theo lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước, nguồn lực ngoại tệ trong dân cư vẫn vận động, chuyển hóa để đi vào các đích đến mà chính sách vĩ mô muốn lai dắt. Ngay cả khi “nằm im”, thì cũng đang thực hiện chức năng của nó, như phòng vệ rủi ro lạm phát theo quan điểm của người sở hữu, hoặc tích trữ tài sản của người dân. Khi lãi suất 0%/năm người dân vẫn gửi ở ngân hàng vì không quá chú trọng về lãi suất nhận được. Trong khi chỉ cần nâng 0,25-0,5%/năm lãi suất tiền gửi USD, ngoại tệ sẽ càng “khê đọng”, càng khuyến khích dịch chuyển găm giữ vào ngoại tệ, càng gây áp lực tăng lãi suất VND và lãi suất cho vay “nhích lên”, tức gia tăng thêm chi phí vay vốn của nền kinh tế. Tin nổi bật Từ lãi suất USD 0% đến kỷ lục 42 tỷ USD dự trữ ngoại hối Dòng vốn tín dụng vẫn đang tập trung vào lĩnh vực sản xuất Cảnh báo chất lượng quản lý rủi ro tài chính Gần 73.000 doanh nghiệp ra đời trong 7 tháng đầu năm Vốn FDI tiếp tục tăng cao, đạt gần 22 tỷ USD sau 7 tháng FED giữ nguyên lãi suất BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 26/07) HOSE 773,88 0,86% HNX 99,43 1,65% D,JONES CK Mỹ 21.711,01 0,45% STOXX CK C.Âu 3.491,19 0,51% CSI 300 CK TQ 3.705,39 0,38% Vàng (cập nhật lúc 08h10 ngày 27/07) SJC Ng,đ/L 36.400 0,30% Quốc tế USD/Oz 1.249,00 0,22% Tgiá USD/VND BQ LNH 22.430 0,01% EUR/USD 1,1727 0,74% Du WTI USD/th 48,64 0,54% 6

hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] [email protected] T heo lãnh đạo chuyên trách

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

hoav

BP.NGHIÊN CỨU&PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] [email protected]

Theo lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà

nước, nguồn lực ngoại tệ trong dân cư vẫn vận động,

chuyển hóa để đi vào các đích đến mà chính sách vĩ

mô muốn lai dắt. Ngay cả khi “nằm im”, thì cũng

đang thực hiện chức năng của nó, như phòng vệ rủi

ro lạm phát theo quan điểm của người sở hữu, hoặc

tích trữ tài sản của người dân. Khi lãi suất 0%/năm

người dân vẫn gửi ở ngân hàng vì không quá chú

trọng về lãi suất nhận được. Trong khi chỉ cần nâng

0,25-0,5%/năm lãi suất tiền gửi USD, ngoại tệ sẽ

càng “khê đọng”, càng khuyến khích dịch chuyển

găm giữ vào ngoại tệ, càng gây áp lực tăng lãi suất

VND và lãi suất cho vay “nhích lên”, tức gia tăng

thêm chi phí vay vốn của nền kinh tế.

Tin nổi bật

Từ lãi suất USD 0% đến kỷ lục 42 tỷ USD dự trữ

ngoại hối

Dòng vốn tín dụng vẫn đang tập trung vào lĩnh

vực sản xuất

Cảnh báo chất lượng quản lý rủi ro tài chính

Gần 73.000 doanh nghiệp ra đời trong 7 tháng

đầu năm

Vốn FDI tiếp tục tăng cao, đạt gần 22 tỷ USD

sau 7 tháng

FED giữ nguyên lãi suất

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 26/07)

HOSE 773,88 0,86%

HNX 99,43 1,65%

D,JONES CK Mỹ 21.711,01 0,45%

STOXX CK C.Âu 3.491,19 0,51%

CSI 300 CK TQ 3.705,39 0,38%

Vàng (cập nhật lúc 08h10 ngày 27/07)

SJC Ng,đ/L 36.400 0,30%

Quốc tế USD/Oz 1.249,00 0,22%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22.430 0,01%

EUR/USD 1,1727 0,74%

Dầu

WTI USD/th 48,64 0,54%

6

Page 2: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Từ lãi suất USD 0% đến kỷ lục 42 tỷ

USD dự trữ ngoại hối

Tuần qua, một lần nữa “yêu cầu” trở lại huy động USD qua hệ thống NH, nâng

trần LS 0%/năm lại được đặt ra, để tạo thêm nguồn đưa vào SXKD. Một số

chuyên gia có quan điểm rằng, trước mắt, việc nâng trần LS USD lên trên 0%,

trở lại huy động ngoại tệ như trước chắc chắn không xảy ra, dù có rất nhiều

bàn luận. Trong khi đó, nguồn vốn cho vay theo đúng nghĩa huy động qua NH,

trả LS, rồi bơm vào tín dụng, từ khi áp cơ chế trần LS tiền gửi USD 0%/năm

đến nay không thiếu. Thậm chí ở thời điểm hiện tại, tăng trưởng huy động vốn

mạnh lên, trong khi tín dụng có yếu tố mùa vụ đang chùng xuống từ đầu tháng

7 đến nay. Nguồn vốn trong hệ thống dư thừa đến mức NHNN phải liên tục hút

bớt về lượng lớn, điểm hoán đổi LS “đồng - đô” trên LNH chuyển sang âm…

Yếu tố nguồn đầu vào để cho vay cũng gia tăng 2 năm qua, từ sự chuyển hóa

trạng thái găm giữ, đầu cơ ngoại tệ sang VND, để vốn VND đi vào hệ thống NH

hoặc linh hoạt hơn trong SXKD. Đó cũng là những cái được từ chính sách áp

trần LS USD từ cuối 2015 với 0%/năm, bên cạnh nguồn lực chuyển hóa (thay vì

găm giữ với huy động trả LS như trước) vào sự gia tăng kỷ lục của dự trữ ngoại hối

hơn 42 tỷ USD hiện nay (do người dân bán lại ngoại tệ, chuyển hóa sang

VND). Tỷ lệ đô la hóa từng nhức nhối với mức độ lên tới 2 con số như 2010

trước thềm bùng nổ tỷ giá USD/VND có tỷ lệ đô la hóa lên tới 16,7%. Năm

2016, sau khi chính sách áp trần 0%/năm có hiệu lực với tiền gửi USD, tỷ lệ đô

la hóa đã giảm rất mạnh, xuống chỉ còn 8,92%. Xu hướng này tiếp tục thể hiện

cho đến 30/6/2017, còn 8,59%. Diễn biến suy giảm mạnh tỷ lệ đô la hóa nêu

trên, cùng với tốc độ gửi VND tăng cao, phản ánh sự chuyển hóa rõ rệt nguồn

lực từ ngoại tệ sang VND để đi vào NH và đi vào SXDK, tiêu dùng…, bên cạnh

góp phần cải thiện nhanh và mạnh nguồn lực quốc gia qua dự trữ ngoại hối.

Dòng vốn tín dụng vẫn đang tập trung

vào lĩnh vực sản xuất

Việc thị trường BĐS và CK có diễn biến tích cực kể từ đầu năm tới nay kéo

theo lo ngại dòng chảy tín dụng sẽ tập trung vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực

tế, nguồn vốn NH vẫn đang hướng vào các lĩnh vực ưu tiên như SXKD, XNK,

nông nghiệp…Thống đốc khẳng định, cơ cấu tín dụng đã tập trung chủ yếu vào

lĩnh vực SXKD; trong đó tín dụng đối với một số ngành KT trọng điểm tăng cao

hơn sv mức tăng chung của toàn hệ thống, tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên

tiềm ẩn nhiều rủi ro tăng chậm lại. Riêng tại địa bàn Tp.HCM, ông Nguyễn

Hoàng Minh, PGĐ NHNN CN Tp.HCM cho biết, chương trình tháo gỡ khó khăn

cho DN 6 tháng đầu năm đạt 148.692 tỷ đồng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với

5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, cho vay hỗ trợ DNVVN chiếm tỷ trọng cao

nhất, đạt 94.088 tỷ đồng, chiếm 63,3% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với 5

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

lĩnh vực ưu tiên. Hiện chưa có số liệu thống kê được công bố từ NHNN về dư

nợ tín dụng BĐS, song ước tính cho vay lĩnh vực này tăng không quá 10%

trong những năm qua. Tuy nhiên, theo báo cáo về tình hình KT tháng 5 và 5

tháng đầu năm 2017 của UBGSTCQG, việc người dân vay vốn cho BĐS qua

tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh trong Q.I. Trước đó, vào cuối năm 2016,

UBGSTCQG từng lưu ý, tín dụng tiêu dùng 2016 ước 39% sv cuối năm 2015,

chiếm 11,4% tổng tín dụng (2015 là 9,8%). Trong đó, gần 50% tín dụng tiêu

dùng tập trung vào cho vay sửa chữa nhà, mua nhà để ở mà nguồn trả nợ

bằng tiền lương của khách hàng vay… TS. Võ Trí Thành cho rằng, NHNN cần

có các biện pháp giám sát dòng tiền vào các lĩnh vực phi SX rủi ro cao như:

CK, BĐS. Nguyên nhân là tổng dư nợ cho vay BĐS ở mức 8% trên tổng tín

dụng nhưng cho vay tiêu dùng thực chất phần lớn là cho vay BĐS, nếu cộng

cả con số này thì tỷ lệ phải >10%. Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận

định, dư nợ tại các NH đang tăng rất nhanh, nhất là tín dụng tiêu dùng và tín

dụng cho BĐS. Tuy nhiên, với việc NHNN tiếp tục điều hành chính sách tín

dụng theo hướng kiểm soát quy mô tín dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả, tạo

thuận lợi cho DN tiếp cận vốn; định hướng tín dụng vào lĩnh vực SXKD, trong

đó tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên, dòng vốn sẽ không dễ dàng chảy

mạnh vào lĩnh vực BĐS. Ngay đầu năm, Thống đốc đã đưa ra thông điệp, tiếp

tục siết chặt tín dụng BĐS, các dự án BOT, BT giao thông và tập trung dư nợ

cho các lĩnh vực ưu tiên. Chưa kể, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN

về tổ chức thực hiện CSTT và đảm bảo hoạt động NH an toàn, hiệu quả 2017,

một lần nữa nhấn mạnh tập trung tín dụng vào các lĩnh vực SXKD, nhất là các

lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ

tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng trung, dài hạn, tín dụng đối với

nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, các dự án BOT, BT.

Tội phạm ngân hàng nhiều do sở hữu

chéo, lợi ích nhóm

Nhận định trên được nhiều chuyên gia và đại biểu nêu ra tại Hội nghị Nâng cao

hiệu quả công tác phòng ngừa và xử lý tội phạm trong lĩnh vực NH do VKSND

Tp.HCM tổ chức. Theo bà Nguyễn Quỳnh Lan, VKSND Tp.HCM, nguyên nhân

dẫn đến hàng loạt vụ án liên quan đến lĩnh vực NH thời gian gần đây là do sự

lỏng lẻo và thiếu đồng bộ trong việc ban hành và thực thi các VBPL, hệ thống

kiểm soát nội bộ, kiểm toán NH. Một số NH vì sức ép LN đã nới lỏng điều kiện

tín dụng, không tuân thủ trình tự, thủ tục quy định về cho vay. Trong khi một số

cán bộ ngân hàng suy thoái về đạo đức nghề nghiệp hoặc buông lỏng quản lý,

công tác thanh tra giám sát NH còn hạn chế trong việc phát hiện, xử lý các

hành vi tham nhũng và tiêu cực nội bộ. Có NH hoạt động yếu kém, bị đưa vào

diện giám sát đặc biệt nhưng tổ giám sát thiếu trách nhiệm, không phát hiện

hoặc không kịp thời ngăn chặn các hành vi trái quy định của pháp luật…

Trưởng Phòng PC46 Công an Tp.HCM, cũng cho rằng công tác quản lý, quản

Page 4: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

trị tại các NH rất yếu kém, thậm chí có những nơi tổ kiểm soát bị vô hiệu hóa. “

Có những cán bộ giữ những vị trí không cao trong NH nhưng lại có thể vô hiệu

hóa toàn bộ hệ thống kiểm soát”. Đặc biệt, sở hữu chéo và lợi ích nhóm dẫn

đến việc cho vay chỉ phục vụ lợi ích của nhóm cổ đông lớn, khiến cho hoạt

động của một số TCTD thiếu lành mạnh, nợ xấu tăng cao. Việc bố trí cán bộ

không đủ trình độ và người thân trong gia đình vào TCTD cũng là một trong

những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án trong lĩnh vực này. Theo PGĐ NHNN

CN Tp.HCM Trần Đình Cường, sở hữu chéo là vấn đề phát sinh gắn liền với

quá trình phát triển NHTMCP tại hầu hết các quốc gia có nền KT thị trường,

vấn đề sở hữu chéo tại VN phát sinh nhiều tiêu cực, gây ra mất an toàn hệ

thống, tác động xấu đến nền KT và là nguyên nhân phát sinh các tội phạm NH.

Cng tố viên của Nhật Takako Tsukabe (đại diện JICA), cho biết Nhật cũng có

loại tội phạm trong lĩnh vực NH như VN. Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống luật

pháp chặt chẽ và rõ ràng, một trong những giải pháp được áp dụng nhằm giảm

loại tội phạm này là chuyển đổi nơi làm việc liên tục đối với lao động. “Khi đó,

người ta không dám làm sai bởi sẽ bị người mới dễ dàng phát hiện”… Chỉ trong

3 năm (2014-2016), theo báo cáo của VKSND Tp.HCM, Cơ quan điều tra Công

an thành phố đã thụ lý 207 vụ liên quan lĩnh vực NH, trong đó tòa án thụ lý 107

vụ với 452 bị cáo liên quan. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo, cán bộ của các TCTD cố

ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý KT, vi phạm quy định cho vay

hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của NH..., gây thiệt

hại lớn cho nền KT. Chẳng hạn, chỉ riêng vụ án Phạm Công Danh và đồng

phạm đã gây thiệt hại cho VNCB số tiền lên tới 9.000 tỷ đồng.

Cảnh báo chất lượng quản lý rủi ro tài

chính

Đây là nội dung được trao đổi tại Diễn đàn an ninh tài chính và cạnh tranh DN

do Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (IBCS) phối hợp với

Cục An ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư (A84-Bộ Công an) tổ chức ngày 25/7.

Phát biểu tại diễn đàn, PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng IBCS cho

rằng, trong thập kỷ gần đây khủng hoảng KT diễn ra đều là khủng hoảng về tài

chính, vì vậy tất cả lĩnh vực, các cơ quan, DN, NH đều phải hết sức quan tâm

đến an ninh tài chính. Nhấn mạnh vấn đề quản trị rủi ro tài chính trong DN Việt,

TS. Phạm Tuấn Anh (ĐH Thương mại) chỉ ra rằng, DN Việt đang phải đối mặt

với rủi ro thanh khoản, rủi ro LS, rủi ro hối đoái và rủi ro tín dụng… Năm 2016,

có 105 DNNY, trong đó có 81% DN thường xuyên nhận diện các rủi ro tài

chính, 22% DN sử dụng DV của tư vấn để nhận diện rủi ro, đồng thời phần lớn

DN nhận diện rủi ro thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính căn bản. Tuy

nhiên, các hình thức nhận diện rủi ro tài chính ở VN còn khá đơn giản và mang

tính hình thức. Nhiều DN ở các ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng cách thức, kỹ

thuật nhận dạng rủi ro tài chính lại không có nhiều khác biệt. Trong khi đó, rủi

ro tại thị trường tài chính nước ta đang đặt ra những vấn đề rất cấp bách.

Page 5: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Ví dụ như có một số NHTM quản trị kém, phải sáp nhập hoặc bị buộc phải bán

với giá 0 đồng… Do đó, phải có nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn và an ninh

tài chính quốc gia, DN. Nhận định về tình hình rủi ro an ninh, an toàn trong lĩnh

vực tài chính, Thiếu tá Dương Thu Ngọc, đại diện A84 cho rằng, hoạt động của

DN trên lĩnh vực tài chính, NH và đầu tư có một số diễn biến phức tạp. Một số

cá nhân, DN, NH không còn cạnh tranh đơn thuần, mà đang tinh vi, quyết liệt

hơn trong các giao dịch nội gián, đánh cắp thông tin của đối phương, tung tin

đồn thất thiệt để triệt phá nhau, “chạy chính sách”, tạo điều kiện cho “sân sau”

hoạt động… Có không ít cán bộ tín dụng, lãnh đạo các TCTD bị bắt giam, điều

tra… cùng nhiều sai phạm liên quan đến điều hành hoạt động và cho vay, gây

ảnh hưởng đến an ninh an toàn hệ thống. Do đó, DN cần nhận thức rõ được

tầm quan trọng trong việc bảo vệ thương hiệu và nguy cơ cạnh tranh DN trong

môi trường KT hội nhập ngày càng sâu rộng. Từ đó, DN cần có cơ chế kiểm

soát, phòng ngừa tốt, đặc biệt là các dữ liệu điện tử để tránh bị tấn công mạng,

đánh cắp thông tin. DN cũng nên có sự liên kết và gắn bó chặt chẽ với Hiệp hội

để từ đó có sự chia sẻ thông tin và bảo vệ trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Mỗi vụ việc xảy ra không chỉ là việc cạnh tranh giữa DN trong nước, mà còn có

thể của DN có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, khi có vấn đề, DN cần mạnh dạn

tố cáo, đấu tranh với DN cạnh tranh không lành mạnh, DN có hành vi thao

túng, trốn thuế, không công bố thông tin với các cơ quan quản lý… Các cơ

quan chức năng sẵn sàng tăng cường phối hợp với DN để lành mạnh hoá thị

trường, góp phần tạo ra sân chơi công bằng giữa các DN.

Page 6: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Gần 73.000 doanh nghiệp ra đời trong

7 tháng đầu năm

Theo Cục Quản lý đăng ký KD, 7 tháng đầu năm, tổng số DN thành lập mới và

DN quay trở lại hoạt động của cả nước là 90.455 DN, trong đó có 72.953 DN

thành lập mới và 17.502 DN quay trở lại hoạt động. Tổng số vốn đăng ký bổ

sung vào nền KT trong 7 tháng là 1.670.465 tỷ đồng, gồm tổng số vốn đăng ký

của DN đăng ký thành lập mới là 690.738 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng

thêm của DN thay đổi tăng vốn là 979.727 tỷ đồng với 21.383 lượt DN đăng ký

bổ sung vốn. Tỷ trọng vốn đăng ký BQ/DN 7 tháng đạt 9,5 tỷ đồng, 22,2% sv

cùng kỳ 2016. Tỷ lệ DN thành lập mới tăng ở hầu hết các ngành. Cụ thể, KD

BĐS đăng ký 2.706 DN, 68%; Tài chính, NH và bảo hiểm đăng ký 812 DN,

31,8%; Y tế và hoạt động trợ giúp XH đăng ký 385 DN, 31,8%; Giáo dục và

đào tạo đăng ký 1.886 DN, 29,2%;... duy nhất, lĩnh vực Vận tải kho bãi đăng

ký 3.563 DN, 6,1%. Tỷ lệ vốn đăng ký cho thấy có 4 ngành giảm sv cùng kỳ

2016, gồm: Khai khoáng đăng ký 6.994 tỷ đồng, 64,6%; Thông tin và truyền

thông đăng ký 14.452 tỷ đồng, 12,6%; Vận tải kho bãi đăng ký 18.224 tỷ

đồng, 8,7% và Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đăng ký 11.791 tỷ đồng,

8,4%. Các ngành còn lại đều có tỷ lệ vốn đăng ký tăng sv cùng kỳ 2016..

Riêng trong tháng 7, số DN được thành lập mới là 11.677 DN với số vốn đăng

ký là 94.543 tỷ đồng, 8,7% về số DN và 14,5% về số vốn đăng ký sv tháng

6. Tỷ trọng vốn đăng ký BQ/DN trong tháng 7 đạt 8,1 tỷ đồng, 21,3% sv

tháng 6. Sv tháng 6, số DN quay trở lại hoạt động trong tháng 7 là 2.123 DN,

10,5%; Số DN đăng ký tạm ngừng KD có thời hạn là 1.887 DN, 9,1%; Số

DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 3.810 DN,

18,5%; Số DN hoàn tất thủ tục giải thể là 1.165 DN, 53,7%.

Vốn FDI tiếp tục tăng cao, đạt gần 22

tỷ USD sau 7 tháng

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 7 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới,

tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 21,93 tỷ USD, 52% sv cùng kỳ 2016.

Trong đó, tổng vốn đăng ký mới của DN nước ngoài 1,5 lần lên 12,92 tỷ

USD; Có 5,87 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm; Có 2.946 lượt góp vốn, mua cổ

phần của NĐTNN với tổng giá trị góp vốn là 3,12 tỷ USD, 2 lần sv cùng kỳ.

Ước đến 20/07, các dự án FDI đã giải ngân được 9,05 tỷ USD, 5,8% sv cùng

kỳ. Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm

của NĐTNN khi chiếm gần ½ tổng số vốn vào VN với 10,83 tỷ USD. Lĩnh vực

SX, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 5,25 tỷ USD, # 23,98%.

Đứng thứ 3 là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,28 tỷ USD,

#5,86%. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 5,62 tỷ USD,

#25,63%. Nhật đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,46 tỷ USD.

Kinh tế Việt Nam

Page 7: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy

sản đạt hơn 20 tỷ USD trong 7 tháng

Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch XK nông lâm thủy sản tháng 7 ước đạt 3,11 tỷ

USD, đưa tổng giá trị XK 7 tháng qua đạt 20,45 tỷ USD, 14,7% sv cùng kỳ

2016. Trong đó, sv cùng kỳ, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt

10,89 tỷ USD, 18%; giá trị XK thủy sản ước đạt 4,31 tỷ USD, 17,5%, giá trị

XK các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,41 tỷ USD, 10,8%. Gia tăng mạnh

nhất là ngành hàng cao su, 12,8% về khối lượng và 59,2% về giá trị sv

cùng kỳ. Cụ thể, ước tính khối lượng XK cao su tháng 7 đạt 154.000 tấn với giá

trị 230 triệu USD, đưa khối lượng XK cao su 7 tháng qua ước đạt 639.000 tấn

và 1,13 tỷ USD. Ngành hàng rau quả tiếp tục có sự gia tăng mạnh với giá trị

XK hàng rau quả tháng 7 ước đạt 360 triệu USD, đưa giá trị XK hàng rau quả 7

tháng đầu năm ước đạt 2,03 tỷ USD, 48,9% sv cùng kỳ. Trung Quốc, Nhật,

Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường NK hàng đầu của hàng rau quả VN trong 6

tháng đầu năm, chiếm 84,4% tổng giá trị XK hàng rau quả. Ngành hàng thủy

sản, gỗ và sản phẩm gỗ là 2 ngành hàng đóng góp giá trị lớn nhất trong kim

ngạch XK toàn ngành. Cụ thể, giá trị XK thủy sản tháng 7 ước đạt 727 triệu

USD, đưa khối lượng XK thủy sản 7 tháng qua ước đạt 4,3 tỷ USD; giá trị XK

gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 7 đạt 550 triệu USD, đưa khối lượng XK gỗ và

sản phẩm gỗ 7 tháng qua ước đạt 4,2 tỷ USD. Vẫn duy trì được đà tăng trưởng

trong những tháng gần đây, lĩnh vực lúa gạo duy trì mức 15,7% về khối

lượng và 13,7% về giá trị sv cùng kỳ. Với khối lượng gạo XK tháng 7 ước đạt

465.000 tấn với giá trị đạt 201 triệu USD, đưa khối lượng XK gạo 7 tháng qua

ước đạt 3,3 triệu tấn và 1,5 tỷ USD. Bên cạnh nhiều mặt hàng có sự gia tăng

cả về sản lượng và giá trị thì một số mặt hàng tuy giảm về khối lượng nhưng có

sự gia tăng về giá trị như cà phê 16,4% về khối lượng nhưng 7,9% về giá

trị, ngành hạt điều 2,2% về giá trị nhưng 24,2% về giá trị, riêng mặt hàng

sắn và sản phẩm sắn 1% về khối lượng và 8,1% về giá trị...

Page 8: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Toanf

Thế giới - Nhà đầu tư đang mất lòng tin

vào các ngân hàng trung ương?

Theo khảo sát dành cho các CEO quỹ toàn cầu do Bank of America Merrill

Lynch tiến hành trong tháng 7, số lượng CEO quỹ toàn cầu tin rằng các NHTW

“quá nới lỏng” trong CSTT của họ đã đạt tới mức cao nhất trong 6 năm qua

(48%). Cuộc khảo sát cho thấy một quan điểm ngày càng lo lắng về các NHTW

trên toàn cầu và vai trò của họ trong CSTT, kích thích KT, trong đó nổi bật lên

một kết quả rất quan trọng: quá nhiều CEO quỹ xem FED là một chất xúc tác

rất có thể mang tính tiêu cực cho các thị trường, trong khi sự giảm tốc của tăng

trưởng KT và ước tính LN trên mỗi cổ phiếu “đang bị phớt lờ”. Ngoài ra, những

rủi ro đuôi (tail risk) lớn nhất được chú ý là cuộc sụp đổ trên các thị trường trái

phiếu và một “sai lầm” đến từ FED hoặc ECB. Rủi ro đuôi hàng đầu chưa bao

giờ là một cuộc sụp đổ trên thị trường trái phiếu kể từ tháng 11/2016 đến nay.

Những ai lo ngại về chính sách tiền rẻ của các NHTW cũng có lý của họ. Tuy

nhiên, những chính sách này là hợp lý nếu xét đến tình hình lạm phát thấp hiện

vẫn tiếp tục diễn ra ở các quốc gia phát triển trên khắp thế giới. “Các NHTW

chắc chắn muốn tăng LS. Họ muốn bình thường hóa chính sách sớm hơn thay

vì là trễ hơn nhưng họ đang bị ngăn cản bởi những nguyên tắc KT cơ bản vào

lúc này và tôi nghĩ rằng đó là vấn đề mà chúng ta thấy chính mình trong đó”…

“Ở Mỹ, tôi nghĩ rằng 12 nhân vật quyền lực nhất của FED hiện vẫn chưa quyết

định v/v sẽ nên có thêm một đợt tăng LS vào tháng 12 tới hay không. Tôi cho

rằng FED rất muốn thực hiện điều đó vì họ rất muốn tiếp tục với chủ đề bình

thường hóa của mình nhưng chuyện đó sẽ phụ thuộc nhiều vào người tiêu

dùng Mỹ. Chúng ta thật sự cần một trở lại mạnh mẽ trong nửa sau năm 2007.

Cho tới lúc này, mọi chuyện vẫn chưa có gì ngoài sự thất vọng.. Doanh số bán

lẻ của thứ Sáu vừa qua là một thảm họa và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta thấy

thêm bất kỳ con số nào như thế thì việc FED tăng LS thêm nữa trong năm nay

là điều khó có thể xảy ra”. Khảo sát trên được tiến hành trong thời gian 07-

13/07, suốt thời gian mà các NHTW và giám đốc quỹ thảo luận công khai về

tình trạng chính sách LS trên toàn thế giới. .. Tuần trước, chủ tịch FED, đã có

những nhận định “bồ câu” hơn dự báo trước Quốc hội Mỹ, khi tỏ dấu hiệu cho

thấy rằng không cần phải tăng LS nhiều để đạt được một tình trạng CSTT

“bình thường hóa”. Ngày 20/7, ECB đã giữ nguyên LS chủ chốt của họ, và Chủ

tịch ECB thể hiện sự thận trọng trong việc tiến xa hơn vào giai đoạn tháo gỡ

chương trình nới lỏng định lượng. Cùng ngày, NHTW Nhật đã hạ mục tiêu lạm

phát của họ xuống lần thứ 6 và giữ nguyên LS…

Mỹ - FED giữ nguyên lãi suất

Ngày 26/7, FED đã quyết định giữ nguyên LS cơ bản ở mức 1,0-1,25%, đồng

thời cho biết vẫn đang tiếp tục theo dõi sát sao tình hình lạm phát. Tuyên bố

kết luận sau 2 ngày họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang, cơ quan hoạch

Kinh tế Quốc tế

Page 9: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

định chính sách của FED, được đánh giá là không có nhiều khác biệt sv bản

tuyên bố hồi tháng 6 khi FED quyết định tăng LS. FED cho biết tỷ lệ lạm phát

của Mỹ hiện vẫn đang ở dưới mức mục tiêu 2% do yếu tố giảm giá ngắn hạn

tác động. Bên cạnh đó, FDE cũng xác nhận kế hoạch giảm khối lượng nắm giữ

trái phiếu kho bạc Mỹ và các loại CK được đảm bảo bằng nợ BĐS. Theo đó,

FED dự định sẽ tăng dần mức trái phiếu bán ra mỗi tháng nhằm đảm bảo thị

trường có thời gian điều chỉnh và thích nghi. Hiện FED nắm giữ >4.000 tỷ USD

các tài sản này, phần lớn được mua sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy

thoái kT giai đoạn 2007-2009 như một biện pháp nhằm bơm tiền vào nền KT.

Ngày 14/6 vừa qua, FED đã quyết định tăng LS cơ bản thêm 0,25 điểm %, lên

mức 1,0-1,25%, sau khi nhận định nền KT tăng trưởng khiêm tốn, thị trường

việc làm tiếp tục được củng cố và lạm phát giảm nhẹ. Giới chuyên gia dự báo,

nhiều khả năng FED sẽ tiếp tục nâng LS cơ bản 3 lần nữa trong 2018 và 2019.

Trung Quốc - Đã kích thích kinh tế sai

cách?

Theo Bloomberg, khi cuộc Đại Suy thoái diễn ra, TQ không hề do dự trong việc

nới lỏng chính sách tài khóa. Tuy nhiên, quốc gia này cũng chấp nhận thêm

một dạng biện pháp kích thích khá khác với cái mà chuyên gia KT đề xuất, đó

là khuyến khích NH bắt đầu cho vay nhiều hơn. Họ đã cho vay đến các tập

đoàn, các cơ quan Chính phủ nội địa và rất nhiều công ty tư nhân. Đa số các

khoản cho vay này được tài trợ bằng việc phát hành các sản phẩm quản lý tài

sản (wealth management products - WMP). Về cơ bản, WMP là các khoản cho vay

LS cao do các hộ gia đình TQ cung cấp tới các nhà cho vay có liên kết với NH.

Một nghiên cứu mới của các chuyên gia KT đã cung cấp nhiều thông tin chi tiết

về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Tại TQ, có 4 NH rất lớn được sở hữu bởi

Nhà nước là NH Nông nghiệp (ABoC), Bank of China, NH Xây dựng (CCB) và

NH Công thương (ICBC). Khi cơn dư chấn của cuộc Đại Suy thoái đe dọa nền

KT tQ trong 2009-2010, Chính phủ nước này đã cho phép các NH cho vay

nhiều hơn và họ đã làm thế. Bằng chứng là trong 2009-2010, số tiền mà nhóm

Big4 của TQ cho vay 7.000 tỷ CNY, #1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này

cũng đặt các NH nhỏ hơn rơi vào tình huống khó xử. Với mục đích duy trì tỷ lệ

dư nợ tín dụng trên vốn huy động theo quy định, NH lớn đã thu hút nhiều tiền

gửi hơn từ các hộ gia đình bằng cách đưa ra LS tiền gửi cao hơn và các biện

pháp khuyến khích khác. Điều này đã tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt dành

cho NH nhỏ hơn, đồng thời buộc họ phải kiếm một vài nguồn tài trợ khác. Họ

không thể chỉ đưa ra LS tiền gửi cao hơn, vì lúc đó LS tiền gửi bị giới hạn bởi

Chính phủ. Câu trả lời của họ là dùng WMP, theo đó họ phát hành một cách

gián tiếp bằng cách tạo ra cái gọi là hệ thống NH ngầm (shadow banking), hoặc

các nhà cho vay hoạt động bên ngoài cơ chế tài chính được quản lý. Tính cạnh

tranh càng cao được tạo ra từ các Big4, thì các NH quy mô nhỏ lại phát hành

càng nhiều WMP. Những người dõi theo TQ từ lâu đã lo lắng về các rủi ro xuất

Page 10: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

phát từ WMP và hệ thống NH ngầm. Như những gì đã xảy ra ở Mỹ và nhiều nơi

khác trên thế giới trong 2008, nếu có một lượng lớn khoản vay LS cao được tạo

ra từ mạng lưới các nhà cho vay ngầm thì điều này có thể là chất xúc tác châm

ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính. Khi các WMP hết hạn, LS cho vay

LNH cũng gia tăng - đây là một chỉ báo rất đáng sợ đối với bất cứ ai còn nhớ về

tình trạng đóng băng LNH ở Mỹ trong 2008. Sau đó, LS cho vay LNH cao hơn

lại làm nhóm cổ phiếu NH TQ giảm giá, trong đó NH nào phát hành càng nhiều

WMP thì càng giảm mạnh hơn. Do đó, WMP tạo ra rủi ro cho toàn bộ hệ thống

tài chính của TQ… Vay mượn càng nhiều, công ty đi vay có năng suất ngày

càng thấp, rủi ro hệ thống càng cao đều phù hợp với câu chuyện nền KT TQ

đang trở nên quá phụ thuộc vào các nguồn tài trợ giá rẻ, dồi dào nhưng lại quá

lãng phí. Đương nhiên, Chính phủ TQ nhận thức được các rủi ro trên, và đang

thực hiện một số động thái để giảm bớt các rủi ro này. Tuy nhiên, những biện

pháp của Chính phủ có lẽ đã quá trễ. Những người đi vay có năng suất thấp đã

tích lũy quá nhiều nợ có LS cao. Do đó, sẽ mất vài năm để tháo gỡ hết đống nợ

này. Những năm đó có lẽ sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của TQ, ngay cả khi

rủi ro xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính TQ tiếp tục tăng.

Myanmar - Cơ chế giao dịch chứng

khoán dành cho người nước ngoài đang

được triển khai

Trung tâm Giao dịch CK Myanmar (MSEC) cho biết, một cơ chế để NĐT và tổ

chức nước ngoài có thể tham gia trên SGDCK Yangon (YSX) đang được triển

khai. Để vực dậy các hoạt động thị trường, 1 hệ thống trong đó gồm cả NĐT

không có quốc tịch Myanmar từ nhiều lĩnh vực khác nhau phải được triển khai.

Hiện MSEC và YSX đang hợp tác triển khai hệ thống như thế. “Để TTCK

Myanmar trở nên sôi động, điều cần làm lúc này là triển khai một hệ thống áp

dụng cho NĐT từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như hệ thống này thành công,

thị trường sẽ có thêm nhiều NĐT hơn. Ngay tại thời điểm này, việc thu hút NĐT

cá nhân cũng rất cần thiết”. Được biết, giao dịch cổ phiếu hàng ngày giảm

đáng kể trong thời gian qua, khiến thị trường rơi vào trạng thái “uể oải”. Theo

đó, trong khi khối lượng trung bình giao dịch cổ phiếu mỗi ngày hồi tháng

6/2016 là 313 triệu Kyat thì trong tháng 6/2017 giảm còn chỉ 70 triệu Kyat. Chỉ

số CK Myanmar, với điểm cơ bản là 1000 vào ngày 25/03/2016, giảm còn

552.62 vào ngày 11/07/2017. “Chúng ta có thể thừa nhận rằng sự thay đổi này

xuất phát từ việc NĐT né tránh thị trường do giá cổ phiếu trì trệ. Để vực dậy thị

trường, điều cần thiết là có thêm nhiều DNNY và nhiều người tham gia giao

dịch hơn”. Theo Đạo luật DN Myanmar hiện hành, 1 công ty nếu có 1 người

nước ngoài nắm giữ bất kỳ loại cổ phiếu nào thì được xem là công ty nước

ngoài. Những DNNY trên YSX rất hạn chế v/v bán cổ phiếu cho người nước

ngoài. Myanmar đang chuẩn bị ban hành một Đạo luật DN mới và dự thảo của

Đạo luật mới này đã được trình lên Quốc hội. Theo quy định mới, một công ty

trong nước được phép nắm giữ lên đến 30% vốn đầu tư nước ngoài.

Page 11: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

http://www.bloomberg.com/markets/

http://www.sjc.com.vn/

http://goldprice.org/vi/index.html

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?centerWidth=80%25&leftWidth=20%25&rightWidth=0

%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-

state=az57x7njj_4&_afrLoop=564852868666178#!%40%40%3F_afrLoop%3D564852868666178%26center

Width%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26sh

owHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D1cs37zaa0q_4

Tài chính - NH http://baochinhphu.vn/Tai-chinh/Canh-bao-chat-luong-quan-ly-rui-ro-tai-chinh/312383.vgp

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170726/toi-pham-ngan-hang-nhieu-do-so-huu-cheo-loi-ich-nhom/1358446.html

http://vneconomy.vn/tai-chinh/tu-lai-suat-usd-0-den-ky-luc-42-ty-usd-du-tru-ngoai-hoi-

20170725063613876.htm

http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/dong-von-tin-dung-van-dang-tap-trung-vao-linh-vuc-san-xuat-

195303.html

Tin KT vĩ mô http://vietstock.vn/2017/07/gan-73000-doanh-nghiep-ra-doi-trong-7-thang-dau-nam-768-549450.htm

http://nhipcaudautu.vn/kinh-te/von-fdi-vao-viet-nam-tiep-tuc-tang-cao-dat-gan-22-ty-usd-sau-7-thang-

3319703/

http://vietstock.vn/2017/07/kim-ngach-xuat-khau-nong-lam-thuy-san-dat-hon-20-ty-usd-trong-7-thang-768-

549669.htm

Tin KT Quốc tế http://vietstock.vn/2017/07/nha-dau-tu-dang-mat-long-tin-vao-cac-ngan-hang-trung-uong-772-549404.htm

http://ndh.vn/fed-giu-nguyen-lai-suat-co-ban-20170727082225954p4c149.news

http://vietstock.vn/2017/07/trung-quoc-da-kich-thich-kinh-te-sai-cach-772-549563.htm

http://vietstock.vn/2017/07/chung-khoan-myanmar-co-che-giao-dich-danh-cho-nguoi-nuoc-ngoai-dang-duoc-

trien-khai-1328-549577.htm

Page 12: hoav - Sacombank · [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms T heo lãnh đạo chuyên trách

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG LS LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

BĐS BĐS Mua bán, sáp nhập M&A

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng NH

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng bán lẻ NHBL

Chính sách tiền tệ CSTT NHNN NHNN

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP

DNNN DNNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMNN

DN tư nhân DNTN NSNN NSNN

DN vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI NK NK

Dự án DA SX KD SXKD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tài sản bảo đảm TSBĐ

Đăng ký KD ĐKKD TCTD TCTD

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng tài sản TTS

Giấy chứng nhận GCN Tổng SP quốc nội GDP

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Hợp đồng tín dụng HĐTD Trái phiếu Chính phủ TPCP

Khách hàng DN KHDN Trái phiếu DN TPDN

Khách hàng cá nhân KHCN TTCK TTCK

KT vĩ mô KTVM VN VN

Kho bạc Nhà nước KBNN Vốn điều lệ VĐL

KV KV Vốn tự có VTC

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Xã hội XH

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED XK XK

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Ngân hàng thế giới World Bank Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Hiệp hội Thép VN VSA

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX

KV sử dụng đồng euro EUROZONE Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM HOSE

Liên minh châu Âu EU Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Tổng cục thống kê GSO