134
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KỶ YẾU TOẠ ĐÀM “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH”

Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAMCÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KỶ YẾU TOẠ ĐÀM

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT

ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN

CƠ SỞ VỮNG MẠNH”

Bến Tre, ngày 21 tháng 10 năm 2011

Page 2: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

MỤC LỤC

BÁO CÁO ĐỀ DẪN TOẠ ĐÀM “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VÀ XÂY

DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH”...................................................................3

1.CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN CHÂU THÀNH VỚI CÔNG TÁC TUYÊN

TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA

NHÀ NƯỚC...........................................................................................................................7

2.NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHỦ TRƯƠNG

CỦA ĐẢNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA CĐCS THPT LÊ ANH XUÂN11

3.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU

QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG..................................................................13

4. CHĂM LO ĐỜI SÔNG VẬT CHẤT, TINH THÂN CHO CÁN BỘ GIÁO VIÊN LAO

ĐỘNG CỦA CĐCS THPT NGUYỄN NGỌC THĂNG.....................................................15

5.CĐCS TT GDTX TỈNH VỚI VIỆC CHĂM LO ĐỜI SÔNG VẬT CHẤT, TINH THÂN

ĐÔI VỚI CÁN BỘ GIÁO VIÊN LAO ĐỘNG...................................................................17

6.VAI TRÒ CỦA CĐCS THPT LÊ HOÀNG CHIẾU TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA

GIÁO DỤC VÀ VIỆC HỖ TRỢ GIÁO DỤC VÙNG SÂU, VÙNG XA...........................18

7.CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH ĐẠI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM

SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁN BỘ-

GIÁO VIÊN-LAO ĐỘNG...................................................................................................20

8.CĐGD MỎ CÀY BẮCVỚI VIỆC PHÔI HỢP CHÍNH QUYỀN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN CHỦ.........................................23

9.VAI TRÒ CỦA CĐCS THPT LÊ QUÝ ĐÔN TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG CBGV

THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA VÀ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ

GIÁO DỤC, QUẢN LÝ.......................................................................................................28

10. CÔNG ĐOÀN THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG CBGV

THAM GIA PHONG TRÀO THI ĐUA VÀ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ

GIÁO DỤC, QUẢN LÍ........................................................................................................31

11.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT HUỲNH TẤN PHÁT VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG

“MỖI THÂY, CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ HỌC VÀ SÁNG

TẠO”....................................................................................................................................33

12.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRƯƠNG VĨNH KÝ VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖI

THÂY, CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ HỌC VÀ SÁNG TẠO”....36

13.CÔNG ĐOÀN THPT TRÂN VĂN KIẾT VỚI VIỆC THAM GIA PHONG TRÀO THI

ĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC"..............39

1

Page 3: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

14.CÔNG TÁC PHÔI HỢP GIỮA BCH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRÂN

TRƯỜNG SINH VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỒNG CẤP.........................................................43

15.NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BAN NỮ CÔNG CỦA CĐCS TRƯỜNG

THPT PHAN VĂN TRỊ.......................................................................................................47

16.MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG

ĐOÀN CƠ SỞ THPT CHUYÊN BẾN TRE........................................................................50

17.HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CĐCS TRƯỜNG

THPT MẠC ĐĨNH CHI.......................................................................................................53

18.NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG THANH TRA NHÂN DÂN CỦA CĐCS

THPT CA VĂN THỈNHs.....................................................................................................55

19.ĐỀ XUẤT CỦA CĐCS THPT LẠC LONG QUÂN VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG

ĐOÀN VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TỔ CÔNG ĐOÀN VỮNG MẠNH...........57

20.CĐCS SỞ GD VÀ ĐT VỚI HỌAT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN VÀ TIÊU CHUẨN

ĐÀNH GIÁ TỔ CÔNG ĐOÀN VỮNG MẠNH.................................................................59

21.CĐGD TP BẾN TRE VỚI NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN VÀ CÁC

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ........................................................................................................61

22.VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TT GDTX BÌNH ĐẠI TRONG CÔNG TÁC SẮP XẾP

PHÂN CÔNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, LAO ĐỘNG........................................66

23.CÔNG TÁC THAM MƯU VỚI CẤP ỦY TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG

CÔNG ĐOÀN CỦA CĐCS THPT LÊ HOÀI ĐÔN............................................................69

24.CÔNG TÁC THAM MƯU VỚI CẤP ỦY TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG

CÔNG ĐOÀN CỦA CĐCS THPT NGUYỄN TRÃI..........................................................70

25.CĐGD MỎ CÀY NAM VỚI CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN VÀ VẬN

ĐỘNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, LAO ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI72

26.MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CĐCS VỮNG MẠNH

CỦA CĐGD HUYỆN BA TRI............................................................................................75

27.CĐCS TRƯỜNG NUÔI DẠY TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRONG VIỆC XÂY DỰNG

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH...............................................................................79

28.MỘT SÔ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNGCHIỂU MẠNH

CỦA CĐCS THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU.....................................................................82

2

Page 4: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

BÁO CÁO ĐỀ DẪN TOẠ ĐÀM “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH”

Điều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công đoàn là tổ chức chính trị xã

hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam (gọi chung là người

lao động), tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; là thành

viên trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam; là trường học xã hội chủ nghĩa của

người lao động”. Điều này nói lên hai tính chất cơ bản của tổ chức Công đoàn đó là:

Tính quần chúng rộng rãi và tính giai cấp của giai cấp công nhân. Tại Điều 2 Luật

Công đoàn nêu 3 chức năng của tổ chức Công đoàn đó là: Công đoàn đại diện và bảo

vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia

với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh

thần của người lao động. (Công tác chăm lo bảo vệ quyền lợi…); Công đoàn đại diện

và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý kinh tế -

xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm

tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.

(Tham gia quản lý Nhà nước); Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên

người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. (Tuyên truyền, giáo dục). Các chức năng

của Công đoàn là một chỉnh thể, đồng bộ, trong đó chức năng bảo vệ lợi ích là trọng

tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa

điều kiện, phương tiện để đạt mục tiêu; chức năng giáo dục, động viên mang ý nghĩa

tạo động lực tinh thần, là điều kiện xã hội để Công đoàn hoàn thành nhiệm vụ của

mình. Trong quá trình hoạt động các cấp Công đoàn trong ngành Giáo dục đã thể hiện

khá đầy đủ 3 chức năng này.

Ngày 06/01/2011, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị

quyết 6a về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt

động của công đoàn cơ sở nhằm thực hiện tốt chức năng của tổ chức công đoàn, nâng

cao vị trí, vai trò của CĐCS, thu hút đông đảo CNLĐ gia nhập tổ chức công đoàn,

xây dựng CĐCS vững mạnh; giữ vững sự ổn định, thống nhất về tổ chức và đoàn kết

trong hệ thống, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu trong

những năm tới là: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn

3

Page 5: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu; Tập hợp đông đảo

CNLĐ gia nhập tổ chức công đoàn và tham gia hoạt động công đoàn, nâng cao chất

lượng hoạt động và đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.

Xuất phát từ tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn; xuất

phát từ vị trí nền tảng của Công đoàn cơ sở, nơi trực tiếp tập hợp, giáo dục công nhân

lao động (cán bộ giáo viên công nhân viên) về mọi mặt, đồng thời bảo vệ lợi ích chính

đáng cho họ; hai vấn đề trên có mối quan hệ biện chứng với nhau: Bảo vệ lợi ích là

điều kiện tiền đề để vận động thu hút công nhân lao động (cán bộ giáo viên công nhân

viên) vào tổ chức Công đoàn; ngược lại tập hợp và giáo dục nâng cao năng lực để

công nhân lao động (cán bộ giáo viên công nhân viên) có thể làm chủ việc tự bảo vệ

mình, bằng pháp luật, chính sách của Nhà nước. Do đó, việc xây dựng Công đoàn cơ

sở vững mạnh sẽ làm cho các Công đoàn cơ sở tự chủ hoạt động, nhằm tập hợp đông

đảo cán bộ giáo viên công nhân viên vào hoạt động Công đoàn, góp phần hoàn thành

tốt nhiệm vụ chính trị của Công đoàn, của ngành.

Những năm qua, chất lượng hoạt động của CĐCS trong tỉnh Bến Tre nói

chung, trong ngành Giáo dục nói riêng được cải thiện và có những bước tiến bộ số

CĐCS vững mạnh ngày càng tăng, cụ thể: Năm học 2007-2008 có 488/495 CĐCS đạt

vững mạnh-vững mạnh xuất sắc tỷ lệ 97,4% ; 7 khá và trung bình 7 tỷ lệ 2,6% ;

không có yếu kém; Năm học 2008-2009 có 490/503 CĐCS đạt vững mạnh và vững

mạnh xuất sắc tỷ lệ 97.4%; 10 xếp loại khá và Trung bình tỷ lệ 2.6%, không có CĐCS

yếu; Năm học 2009-2010, có 506 CĐCS đạt vững mạnh và vững mạnh xuất sắc trên

tổng số 511 CĐCS đạt tỷ lệ 99.02%; 05 xếp loại khá tỷ lệ 0.98%; không có CĐCS

trung bình, yếu kém; Năm học 2010-2011 có 505 CĐCS đạt vững mạnh- vững mạnh

xuất sắc trên tổng số 516 CĐCS đạt tỷ lệ 98,44%; 8 CĐCS xếp loại khá- tỷ lệ 1.56%;

không có CĐCS trung bình, yếu. Hoạt động của CĐCS đã góp phần quan trọng và

thành tích chung của ngành.

Tuy nhiên, mặc dù tỉ lệ CĐCS vững mạnh-vững mạnh xuất sắc có cao, nhưng

trong chừng mực nào đó, hoạt động của các cấp công đoàn trong ngành vẫn còn một

vài hạn chế như: Công tác tuyên truyền giáo dục, việc giám sát, bảo vệ chăm lo đời

sống luôn được quan tâm, nhưng tình trạng CBGV vi phạm đạo đức nhà giáo vẫn còn

xảy ra ở một vài đơn vị; Việc vận động đóng góp quỹ tình nghĩa, quỹ mái ấm công

đoàn, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, tuy có được triển khai nhưng thực hiện chưa đều khắp;

4

Page 6: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

một số đơn vị lúng túng trong tổ chức hoạt động Tổ Công đoàn và đánh giá hoạt động

của Tổ Công đoàn; công tác phối hợp giữa Công đoàn và chính quyền, việc tổ chức

Hội nghị cán bộ-công chức; phong trào thi đua, thực hiện các cuộc vận động lớn trong

ngành thiếu đồng bộ; Chế độ thông tin báo cáo của các cấp CĐ thường xuyên chậm

về thời gian, nội dung thiếu số liệu cụ thể không phản ánh đầy đủ thực tế đơn vị… đó

là những lực cản, cản trở quá trình xây dựng CĐCS vững mạnh trước mắt cũng như

lâu dài nếu chậm được khắc phục.

Thực hiện kế hoạch số 17/KH-LĐLĐ ngày 06/4/2011 của LĐLĐ Tỉnh về việc

tổ chức toạ đàm nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng công đoàn cơ sở vững

mạnh; để nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở, góp phần thực hiện nhiệm

vụ chính trị của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn mới; thực hiện có hiệu quả Nghị

quyết 6a/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về “tiếp tục đổi mới

nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở” , tại

buổi Tọa đàm ngày hôm nay, tôi đề nghị các đại biểu tham luận tập trung về thực

trạng hoạt động của Công đoàn cơ sở nêu rõ cách làm, những kinh nghiệm với các

nội dung cụ thể sau:

1.Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chế độ chính sách pháp

luật của Nhà nước của tổ chức Công đoàn.

2.Công tác phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức; thực hiện quy chế dân

chủ; phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và chính quyền đồng cấp.

3.Hoạt động của Công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ

chính sách có liên quan đến CBGV, lao động; việc chăm lo lợi vật chất, tinh thần đối

với CBGVLĐ trong đơn vị.

4.Vai trò của Công đoàn trong việc vận động CBGV các phong trào thi đua;

viết sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục, quản lí; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy,

cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Xây dựng

trường học thân thiện-Học sinh tích cực”.

5.Hoạt động của Tổ Công đoàn và các tiêu chuẩn đánh gía tổ công đoàn vững

mạnh; hoạt động của Ban Nữ công Công đoàn cơ sở.

6.Công tác tài chính công đoàn; vận động CBGV, lao động tham gia các hoạt

động xã hội.

7.Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

5

Page 7: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

8. Đề xuất, kiến nghị.

Với phương châm hướng các hoạt động của tổ chức công đoàn về cơ sở, sát

với đoàn viên và người lao động, đề nghị các đồng chí trao đổi, đánh giá những kết

quả đạt được, chỉ rõ những thiếu sót và nguyên nhân tồn tại, rút ra những bài học

kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của tổ chức

công đoàn nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng CĐCS vững mạnh; Các giải pháp

về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự phối hợp của chính quyền đồng cấp đối với tổ

chức công đoàn trong việc xây dựng CĐCS vững mạnh.

Ban Thường vụ CĐGD tỉnh rất mong nhận được những ý kiến tham gia đóng

góp, trao đổi của các đồng chí đại biểu. Đồng thời, cũng rất mong nhận được ý kiến

chỉ đạo của Ban Thường vụ LĐLĐ Tỉnh, Ban Giám đốc-Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở

GD và ĐT, qua đó giúp các cấp Công đoàn Ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện có

hiệu quả công tác xây dựng CĐCS vững mạnh, góp phần đẩy mạnh các hoạt động

phong trào trong cán bộ-giáo viên-lao động và hoạt động Công đoàn Ngành Giáo dục

không ngừng phát triển đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đẩy

mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần thực hiện thắng lợi

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Tỉnh Đảng bộ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của

Đảng góp phần thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm

“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lục, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp

hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”.

BAN TỔ CHỨC TOẠ ĐÀM

6

Page 8: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

1.CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN CHÂU THÀNH VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHÍNH

SÁCH PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

Cao Văn Kiệt Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện Châu Thành

Tuyên truyền, giáo dục là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, có vị trí rất quan trọng của các tổ chức chính trị – xã hội để tuyên truyền và phát huy ảnh hưởng của các tổ chức xã hội và quốc tế. Tuyên truyền, giáo dục là phương tiện quan trọng để phổ biến, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những vấn đề thời sự trong và ngoài nước. Qua đó, nâng cao nhận thức chính trị, sự hiểu biết của nhân dân về Đảng, Nhà nước ta. Công tác tuyên truyền, giáo dục không chỉ quan trọng trong hoạt động chính trị, xã hội mà ngay trong các hoạt động, kinh tế, quân sự, ngoại giao đều phải quan tâm đến công tác này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tuyên truyền, giáo dục là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo”.

Công tác tuyên truyền, giáo dục đã được Đảng ta rất quan tâm và xem đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trong của cách mạng. Trong sự nghiệp đổi mới, vị trí công tác tuyên truyền giáo dục được Đảng ta xác định ở các văn kiện Đại hội, Hội nghi Ban Chấp hành Trung Ương và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đã quan tâm đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục. Công tác tuyên truyền giáo dục của tổ chức Công đoàn là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng góp phần nâng cao ý thức giác ngộ về chính trị, tư tưởng, hiểu biết pháp luật, giáo dục về lối sống lành mạnh trong công nhân, viên chức, lao động. Công tác tuyên truyền, giáo dục là một trong ba chức năng cơ bản của tổ chức Công đoàn.Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục để giác ngộ, tập hợp, vận động CNVC-LĐ, tạo sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động. Phấn đấu thực hiện mục tiêu, lý tưởng đề ra, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Vì thế, nhiệm vụ của các cấp công đoàn, đặc biệt là ở công đoàn cơ sở xem công tác tuyên truyền, giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu thường xuyên không thể thiếu trong các hoạt động công đoàn; nhằm mục đích truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến công đoàn viên và biến những yếu tố đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ công đoàn viên hành động theo định hướng vì mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Từ nhận thức trên Công đoàn Giáo dục huyện đã xây dựng chương trình kế hoạch chỉ đạo các CĐCS thực hiện nội dung tuyên truyền giáo dục đến CBGV-NV trong những năm qua như sau:

* Thứ nhất, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước giúp cho CBGV-NV hiểu để thực hiện đúng pháp luật và tự bảo vệ mình; đồng thời kịp thời tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của CBGV-NV, nắm bắt những tâm tư nguyện vọng và những thắc mắc về chế độ chính sách để có những giải thích và tháo gỡ thỏa đáng giúp CBGV-NV hiểu và an tâm công tác. Bên cạnh đó nội dung tuyên truyền mà chúng ta đặc biệt quan tâm, đó là việc tuyên truyền và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua đó giúp cho CBGV-NV tích cực hưởng

7

Page 9: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

ứng cuộc vận động mà Đảng và Bộ chính trị phát động; đồng thời tuyên truyền thực hiện các phong trrào và các cuộc vận động lớn của ngành cũng như các chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ GD&ĐT và của Tỉnh ủy.

* Thứ hai, tuyên truyền giáo dục về truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của dân tộc của địa phương, của ngành và đơn vị nhằm nâng cao nhận thức, phát huy nội lực để xây dựng đất nước; đồng thời phải tăng cường tuyên truyền về vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn để thu hút người lao động nhận thức và tham gia vào tổ chức Công đoàn ngày càng nhiều góp phần xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.

* Thứ ba,Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn chuyên môn nghề nghiệp cho CBGV-NV. Công đoàn phối hợp với chính quyền vận động tạo điều kiện cho CBGV-NV tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ để đưa chất lượng giảng dạy, quản lý của CBGV-NV ngày càng đi lên góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học hàng năm.

* Thứ tư, thường xuyên tuyên truyền giáo dục phòng chống các tội phạm và các tệ nạn xã hội, vân động gia đình không vi phạm; đồng thời nhắc nhở CBGV-NV thực hiện tốt nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, xây dựng cơ quan, trường học văn hoá. Tuyên truyền vận động nữ CBGV-NV không ngừng phấn đấu để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và đạt danh hiệu GVT-ĐVN

* Thứ năm, tích cực tuyên truyền phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, thực hiện tốt an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, PCCC.

* Thứ sáu, Tuyên truyền, vận động CBGV-NV rèn luyện thể chất, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, vui chơi, giải trí lành mạnh

Để đạt các nội dung tuyên truyền nêu trên, trong thời gian qua CĐGD huyện và các CĐCS đã thực hiện các hình thức như: sinh hoạt các tài liệu, tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu về chính sách pháp luật, thông qua báo đài, qua mạng, tiếp cận các phương tiện thông tin khác, các buổi văn nghệ, giao lưu học tập kinh nghiệm; đồng thời người thực hiện công tác tuyên truyền phải luôn có đầu tư, nghiên cứu để có kiền thức thật sâu, thật vững có kỹ năng tuyên truyền thật tốt, thật thuyết phục. Bên cạnh đó các thành viên BCH CĐCS phải xem tuyên truyền giáo dục là một nhiệm vụ thường xuyên và cực kỳ quan trọng. Hàng tháng trong những lần sinh hoạt công đoàn và các lần họp tổ công đoàn đều lồng ghép các nội dung tuyên truyền giáo dục để CBGV-NV từng bước nắm bắt, quán triệt và thực hiện tốt nếu nội dung nào dài, quan trọng …một số đơn vị đã photo phát cho CBGV-NV hoặc dán lên kế bên lịch hoạt động của CĐCS để CBGV-NV xem, nghiên cứu thực hiện; đồng thời vận động CBGV-NV tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị, các buổi sinh hoạt do ngành và địa phương tổ chức.

Với các nội dung và hình thức tuyên truyền trên. Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực và kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội IX CĐGD huyện và Đại hội VIII CĐGD tỉnh đề ra, đồng thời tích cực triển khai các hoạt động mới do yêu cầu thực tế của phong trào công nhân, viên chức, lao động và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; công tác tuyên truyền giáo dục trong CBGV-NV đạt được một số kết quả cơ bản. Đó là tạo được bước chuyển biến mới trong hoạt động, phong phú về loại hình và nội dung, thu hút nhiều người tham gia, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của CBGV-NV trên nhiều lĩnh vực. Các CĐCS vừa đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền vừa phát huy loại hình truyền thống như: duy trì định kỳ việc tổ chức sinh hoạt thời sự, pháp luật, chính sách mới; vừa chú trọng những loại hình khuyến khích tính chủ động tham gia của CBGV-NV như: Sinh hoạt câu lạc bộ, hái

8

Page 10: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

hoa dân chủ, thi tìm hiểu … Kết quả hầu hết CBGV-NV thực hiện tốt chủ trương, Nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ của một người công dân, tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, tích cực tham gia các cuộc vận, đóng góp do ngành và địa phương phát động. Đội ngũ CBGV-NV có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, được sự tín nhiệm của các lực lượng giáo dục và tin yêu của phụ huynh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 60% tỉ lệ Đảng viên 50%, tỉ lệ CĐV 98,7%; thực hiện tốt an toàn giao thông, không vi phạm các tệ nạn xã hội. Công tác nâng cao đời sống tinh thần cho CBGV-NV được các cấp Công đoàn quan tâm, tổ chức các hoạt động văn nghệ -TDTT, các đơn vị đều xây dựng các thiết chế văn hoá, TDTT góp phần nâng cao về thể chất, thẩm mỹ, đời sống tinh thần cho CBGV-NV.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả mà công tác tuyên truyền giáo dục đem lại cũng còn hạn chế như có CBGV-NV vi phạm đạo đức nhà giáo, còn có đơn khiếu kiện khiếu nại.

Từ mhững kết quả và hạn chế về công tác tuyên truyền giáo dục của ngành giáo dục huyện Châu Thành trong thời gian qua nêu trên. Để công tác tuyên truyền giáo dục trong thời gian tới đạt kết quả tốt. CĐGD huyện Châu Thành đề các giải pháp như sau:

1.Nâng cao nhận thức từng thành viên trong BCHCĐCS về công tác tuyên truyền, giáo dục trong CBGV-NV và coi công tác này là nhiệm vụ thường xuyên của CĐCS và là trách nhiệm của cả hệ thống Công đoàn.

2. CĐCS luôn đổi mới nội dung, hình thức tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; CĐCS tổ chức có hiệu quả và đi vào chiều sâu cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn cuộc vận động với việc xây dựng nếp sống văn hoá trong CBGV-NV, trong đơn vị. Luôn chú trọng và nêu gương người tốt, việc tốt và nhân rộng điển hình trong đơn vị học tập. Tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tham gia tốt các đợt học tập chính trị do ngành tổ chức.

3. Vận động và phối hợp cùng chính quyền tổ chức cho CBGV-NV học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”. Từ đó, mỗi đoàn viên Công đoàn là một tuyên truyền viên của đơn vị.

4. Củng cố, kiện toàn mạng lưới báo cáo viên Công đoàn; kịp thời chủ động đề xuất, kiến nghị với Chi uỷ, lãnh đạo cơ quan để giải quyết những bức xúc trong công việc, tạo sự hài hoà, ổn định, tiến bộ trong quan hệ làm việc.

5. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ, giao lưu học tập kinh nghiệm. . .tạo đời sống tinh thần của CBGV-NV lành mạnh; tích cực tuyên truyền phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, văn hoá trong giao thông và các tệ nạn xã hội khác.

6. Từng lúc đưa cán bộ Công đoàn tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn; nhất là tập huấn về báo cáo viên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Công đoàn; đồng thời nghiên cứu lý luận và rút kết kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn để giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn tại đơn vị.

7. Trang bị đầy đủ các loại báo, phát huy hiệu quả của tủ sách pháp luật (các CĐCS từng bước bổ sung các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến CBGV-NV với ngành), dành kinh phí cho công tác tuyên truyền.

9

Page 11: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

Tóm lại: Công tác tuyên truyền, giáo dục của Công đoàn có vai trò, vị trí rất quan trong, góp phần vào việc tập hợp đông đảo CNVC-LĐ thành một lực lượng thống nhất về ý chí nhằm thực hiện chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội. Do đó, các cấp Công đoàn cần có sự tâm tương xứng với tầm quan trọng của công tác này và không ngừng đổi mới nội dung, phương thức để công tác tuyên truyền, giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay./.

10

Page 12: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

2.NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA

CĐCS THPT LÊ ANH XUÂN

Đào Văn Út Chủ tịch CĐCS Trường THPT Lê Anh Xuân

Sau gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động dạy và học (2002-2011), Trường THPT Lê Anh Xuân với đội ngũ giáo viên nhân viên có bầu nhiệt huyết, trẻ khỏe, hăng say trong hoạt động đã từng bước tự khẳng định mình với kết quả giáo dục ngày càng cao, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp đạt tỉ lệ khá cao (năm 2010: 69, 39% ; năm 2011 là 90, 68%) trong khi đó đầu vào của học sinh khối lớp 10 thì rất thấp so với các trường THPT khu vực trong tỉnh (năm 2010: 13, 75 điểm ; năm 2011 là 12, 5 điểm). Để đạt được kết quả hiện nay nhờ sự chung sức của tập thể sư phạm nhà trường , trong đó vai trò của lãnh đạo nhà trường, Chi bộ, BCH công đoàn qua các thời kỳ là nhân tố quyết định để qui tụ được sức mạnh tập thể và đạt được kết quả này. Với chủ đề năm học 2010-2011 “ Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” gắn với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và sáng tạo” cùng với nhiều phong trào thi đua khác.Để đạt kết quả, mục tiêu, nhiệm vụ năm học tốt nhất, Ban chấp hành công đoàn trường THPT Lê Anh Xuân ngay từ đầu năm học phối hợp cùng với chính quyền nhà trường sớm xây dựng kế hoạch, triển khai và từng bước thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đàng, quyền lợi, chế độ chính sách của nhà nước, của đơn vị là nội dung không thể tách rời trong hoạt động của Công đoàn cơ sở trong suốt năm học. Để kịp thời thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối, công văn, nghị quyết , chế độ chính sách có liên quan đến lợi ích của người lao động, Ban chấp hành CĐCS đã vạch ra và làm việc theo kế hoạch hàng tháng, kế hoạch năm học cũng như kế hoạch của BTV công đoàn ngành, tùy theo chủ đề, nội dung mà áp dụng cụ thể cho tình hình thực tế đơn vị mình không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của GV-NV.Cụ thể trong họp chuyên môn mỗi tháng 2 lần tổ chức xen vào đó là các hoạt động công đoàn với nội dung đã chuẩn bị trước thật gọn nhẹ nhưng đầy đủ. Nhà trường tổ chức lớp học quán triệt “ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IX vào ngày 26/1/2011 có 58/64 GV-NV tham gia, Đại hội XI của Đảng” trong thời gian sớm nhất(10/8/2011), gắn liền với việc tiếp tục triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cho GV-NV nhà trường đăng ký trong ngày hội nghị CBCC đầu năm , có báo cáo kết quả thực hiện bằng cách viết bản thu hoạch về những việc đã làm được, chưa làm được sau bốn năm vận động và thực hiện có 64/64 GV-NV tham gia, đánh giá kết quả theo từng tổ công đoàn, nêu lên tấm gương tiêu biểu, kịp thời nhằm khích lệ tinh thần GV-NV nhà trường, BCH khen thưởng 2 CĐV có thành tích tiêu biểu, dù phần thưởng không là bao so với đà vật giá đang không ngừng leo thang. BCH cùng tham xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhà trưòng, quỹ hoạt đông phong trào, tham mưu xây dựng chế độ, chính sách, định mức khen thưởng với mục đích động viên , khích lệ nhằm tăng hiệu quả công tác của GV-NV. Trong đó đội ngũ BCH gồm 7 thành viên, các tổ trưởng tổ công đoàn luôn là lực lượng nồng cốt, đi đầu trong mọi hoạt động, thực hiện một cách tích cực đối với chủ

11

Page 13: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

trương và đường lối của Đảng: ngay đầu năm học 10/2010 BCH có kế hoạch tổ chức, cùng với VĐV nhà trường tham gia hội thao liên trường với trường THPT Ngô Văn Cấn, Trương Vĩnh Ký, trong suốt thời gian tập luyện BCH không ngừng quan tâm, sâu sát và hỗ trợ anh em trong các môn tham gia thi đấu như bóng chuyền nam, bóng chuyền hơi nữ… đã gặt hái kết quả khả quan. Điều quan trọng hơn là đã tạo được ấn tượng lòng tin bước đầu đối với GV-NV nhà trường trong năm học mới. BCHCĐ luôn đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích cực” cụ thể đăng ký chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (1 thành viên BCH so tổng số là 2), chiến sĩ thi đua cơ sở (7 thành viên BCH đăng ký so tổng số là 16), có 3 thành viên BCH đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi vòng cơ sở so tổng số 17 GV và nhiều nội dung khác. BCHCĐ thấy được việc năng cao nhận thức tư tưởng, đường lối của Đảng, nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng để tạo được sự an tâm công tác của đội ngũ GV-NV, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, nên BCHC ĐCS tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức( xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền ngày Thế Giới phòng chống HIV-AIDS, treo băng rôn ngày TG phòng chống thuốc lá), tuyên truyền Luật bầu cử Quốc hội khóa XIII, HĐND ba cấp… qua buổi họp tổ công đoàn hàng tháng. Tuyên truyền kỉ niệm 100 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, kỉ niệm 121 ngày sinh của Người, phổ biến Thông tri, chỉ thị nhiệm vụ năm học của Sở GD-ĐT, Luật thi đua khen thưởng; nghi định 42/2010/NĐ-CP… Qua năm học 2010-2011 công đoàn cơ sở THPT Lê Anh Xuân với chức trách của mình là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường với người lao động đã gặt hái được một số kết quả nhất định : thông tin kịp thời đến GV-NV nhà trường về đường lối, chính sách của Đảng, trách nhiệm, chế độ khen thưởng cũng như quyền lợi của người lao động kịp thời để đội ngũ GV-NV an tâm công tác cho dù đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, góp phần thắng lợi nhiệm vụ năm học của nhà trường. Tuy nhiên với áp lực công việc chuyên môn, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, công tác chủ nhiệm và nhiều hoạt động khác… nên BCH công đoàn đôi lúc phổ biến, triển khai một số kế hoạch, nghị quyết đôi khi còn chậm, chưa kịp thời đến CĐV nên hiệu quả công việc có khi chưa cao, như tham gia chưa đầy đủ quĩ tình nghĩa công đoàn. Nhưng với tinh thần nhiệt huyết, vượt mọi khó khăn BCHCĐ phối hợp chính quyền nhà trường, tập thể CĐV từng bước thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2011-2012. Trên đây là một số công việc của CĐCS Lê Anh Xuân đã làm được cũng như chưa làm được.Mong sự đóng góp và chia sẻ của quí vị để công tác triển khai và thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chế độ chính sách của nhà nước đến người lao động sớm nhất có hiệu quả nhất.

12

Page 14: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

3.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG

Nguyễn Đình Thức Phó Chủ tịch CĐCS trường THPT Phan Ngọc Tòng

I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀCông tác tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chế độ chính sách pháp

luật của Nhà nước ở công đoàn cơ sở hiện nay còn nhiều bất cập.Phương pháp tuyên truyền được sử dụng phổ biến là truyền miệng và hoạt động

này được tiến hành thông qua việc lồng ghép vào các cuộc họp Hội đồng hoặc họp tổ chuyên môn nên thời gian dành cho họp Công đoàn đã rất khiêm tốn, còn dành cho công tác tuyên truyền lại càng khiêm tốn hơn nên rất khó thực hiện có hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền còn khá trẻ, chưa qua một lớp tập huần nào về công tác tuyên truyền nên dường như rất lúng túng trong công việc, không biết nên bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, trong khi đối tượng tuyền truyền thuộc nhiều lứa tuổi, trình độ (hơn cả tuyên truyền viên), đặc điểm tâm lý, động cơ, quan điểm, tâm trạng... khác nhau, điều này càng làm cho công tác tuyên truyền lại càng khó khăn hơn.

Cán bộ ở công đoàn cơ sở trường học là cán bộ không chuyên, công việc chỉ là kiêm nhiệm nên đa số nặng về đầu tư cho công tác chuyên môn, nhẹ về công tác công đoàn, chưa có sự đầu tư thích đáng để nghiên cứu tài liệu khi tuyên truyền nên công tác tuyên truyền chủ yếu làm theo kiểu chiếu lệ, mang tính thời vụ, không mang tính liên tục nên hiệu quả của công tác tuyên truyền là không cao.

Từ những điểm nêu trên có thể thấy rằng thực trạng công tác tuyên truyền hiện nay của công đoàn cơ sở đang chỉ dừng lại ở đọc – nghe văn bản mang tính tức thời, không có chủ đề, chủ điểm, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và nhất định, không có tính liên tục gây ra sự nhàm chán đối với người nghe, vì vậy hiệu quà tuyên truyền còn nhiều hạn chế.

II. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆNĐể nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, thiết nghĩ cần tập trung làm tốt các

vấn đề sau:Công đoàn cấp trên cần có một chương trình khung xác định thời gian, chủ đề,

chủ điểm cho công tác tuyên truyền trong từng năm học, đồng thời cần xây dựng các đề cương tuyên truyền dành riêng cho báo cáo viên để công tác tuyên truyền ở cơ sở biết được làm gì và làm như thế nào, tránh sự nhàm chán, biết rồi, khổ lắm nói mãi của đối tượng được tuyên truyền (tránh tuyên truyền cái đã quá phổ biến).

Cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền như ngoài tuyên truyền miệng ra có thể lồng ghép thông qua các trò chơi, hoạt động tập thể, ( trường thường tổ chức trò chơi tìm hiểu kiến thức dưới hình thức "Rung chuông vàng” trong các ngày lễ 20/10, 8/3), qua Internet...

Sau đây xin được đề cập đến phương pháp tuyền truyền được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đó là phương pháp tuyên truyền miệng.

Phương pháp tuyên truyền miệng là phương pháp thông dụng được sử dụng phổ biến vì có những ưu điểm như có thể giải thích được những vấn đề mà vì lý do nào đó không thể đưa công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng là sự đối thoại giữa người nói và người nghe nên là hình thức tuyên truyền dân chủ nhất, thực hiện được chức năng thông tin cả hai chiều, không mang tính áp đặt, phương

13

Page 15: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

pháp này đã sử dụng được triệt để ưu thế của ngôn ngữ nói và kênh phi ngôn ngữ, đặc biệt là có thể tuyên truyền một cách thường xuyên. Tuy nhiên trên thực tế phương pháp này chưa được khai thác một cách có hiệu quả nhất trong công tác tuyên truyền ở công đoàn cơ sở. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp này yêu cầu người làm công tác tuyên truyền cần nắm được các vấn đề cơ bản sau:

Nguyên tắc tiến hành: khi tuyên truyền phải đúng với định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, phải khẳng định và bảo vệ cái đúng, xây dựng những tư tưởng tình cảm lành mạnh, uốn nắn những quan điểm tư tưởng lệch lạc; tuyên truyền phải nói đúng sự thật, không tránh né, không cực đoan, một chiều. Tuyên truyền phải đi trước một bước và phải dự báo được tình hình, bám sát tình hình thời cuộc và thực tiễn, những vấn đề mới nảy sinh để kịp thời tuyên truyền, giải thích. Tuyên truyền miệng phải cụ thể, thiết thực, có căn cứ, lập luận rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, làm cho nội dung tuyên truyền trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn, gợi cảm, có sức thuyết phục cao đáp ứng yêu cầu của đối tượng. Tuyên truyền miệng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hệ thống, vừa có những đợt tập trung cao điểm, không để đứt quãng

Phương pháp chuẩn bị đề cương một bài tuyên truyền: tuyền truyền miệng không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật – nghệ thuật nói chuyện trước công chúng, cho nên tuyên truyền viên không chỉ nắm vững cơ sở khoa học của hoạt động tuyên truyền miệng mà còn phải biết sử dụng kỹ năng, kỹ xảo, nghiệp vụ chuẩn bị bài nói trước người nghe. Để chuẩn bị tốt một bài nói thường phải trả lời các câu hỏi: nói để làm gì? Nói vấn đề gì? Nói ở đâu, thời gian nào? Nói cho ai nghe? Lấy tài liệu nào, ở đâu? Bố cục bài nói như thế nào?... và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, cần xác định được mục đích của bài nói nhằm ba yêu cầu là nâng cao nhận thức, xây dựng, củng cố niềm tin và cổ vũ đi tới hành động.

Thứ hai, xác định chủ đề bài nói phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là thỏa mãn nhu cầu người nghe, nghĩa là phải có tính thời sự, tính thiết thực, đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu tư tưởng của Công đoàn cấp trên, cấp Ủy đảng theo chương trình kế hoạch, yêu cầu của đối tượng tuyên truyền và dựa vào sự hiểu biết của bản thân về đặc điểm của đối tượng.

Thứ ba, tìm hiểu đặc điểm người nghe: sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “công tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực. Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì? Tuyền truyền cách thế nào?”. Như vậy, muốn cho bài nói thành công, người tuyên truyền phải đặt câu hỏi: nói cho ai nghe? Nghĩa là xác định đối tượng tuyên truyền để tìm hiểu về đặc điểm xã hội (tuổi tác, học vấn, giới tính), đặc điểm tâm lý tư tưởng (quan điểm, chính kiến, động cơ, tâm trạng), nhu cầu thị hiếu thông tin (thái độ của người nghe đối với nguồn thông tin)

Thứ tư, xác định thời gian nói (sáng hay chiều) thường vào buổi chiều người nghe thường mệt mỏi, dễ bị phân tán nên cần sắp xếp nội dung bài nói và phương pháp truyền đạt sinh động để khắc phục tình trạng tinh thần.

Thứ năm, xây dựng đề cương bài nói: tùy thuộc vào thời gian trình bày mà người tuyên truyền xây dựng đề cương nhưng phải đảm bảo bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm, có tính lô gíc, cô đọng, súc tích, dễ hiểu, tránh sơ sài, dài dòng, không làm rõ nội dung và lý lẽ cần trình bày. Đề cương bài nói phải đảm bảo có ba phân: mở đầu, nội dung và kết luận.

Để thay cho lời kết, chúng tôi lưu ý rằng, sẽ không có phương pháp nào là tối ưu nếu người làm công tác tuyên truyền nói riêng và công tác công đoàn nói chung không có nhiệt tâm, nhiệt huyết, nhiệt tình với công việc./.

14

Page 16: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

4. CHĂM LO ĐỜI SÔNG VẬT CHẤT, TINH THÂN CHO CÁN BỘ GIÁO VIÊN LAO ĐỘNG CỦA CĐCS THPT NGUYỄN NGỌC THĂNG

Nguyễn Sơn Thuỷ Chủ tịch CĐCS Trường THPT Nguyễn Ngọc Thăng

Công đoàn có vai trò quan trọng trong công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên người lao động ở từng đơn vị, trường học. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên, nhất là đối với công đoàn cơ sở trường trung học phổ thông Nguyễn Ngọc Thăng- một đơn vị ở khu vực nông thôn- đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ giáo viên công đoàn viên rất cần sự quan tâm của công đoàn. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng trên trong nhiều năm vừa qua ban chấp hành công đoàn trường trung học phổ thông Nguyễn Ngọc Thăng đã thực hiện các hoạt động như sau:

1.Trước tiên cần điểm qua vài nét về tình hình chung của đơn vị công đoàn cơ sở trường trung học phổ thông Nguyễn Ngọc Thăng. Toàn công đoàn có 67 cán bộ giáo viên công đoàn viên trong đó nữ chiếm 43 người, phần đông anh chị em có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, có nhiều nhiệt tình và hoài bão nhưng còn ít kinh nghiệm . Phần lớn anh chị em nhà xa trường, gia đình neo đơn.

2.Nhận thức được vai trò của mình ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ ban chấp hành công đoàn trường có sự phân công cụ thể: cử những ủy viên có năng lực và kinh nghiệm đảm nhận công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ giáo viên công đoàn viên . Đồng thời xác định đây là một trong những công tác trọng tâm trong chương trình hoạt động của đơn vị từ đó mà công đoàn cơ sở trường trung học phổ thông Nguyễn Ngọc Thăng đã thực hiện được công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên người lao động trong đơn vị.

3.Chủ động phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ giáo viên công đoàn viên như : giám sát việc hợp đồng tuyển dụng , phân công lao động , xét nâng lương thường xuyên , thực hiện chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe do bảo hiểm xã hội hỗ trợ , giải quyết kịp thời chế độ thai sản , phụ cấp thêm giờ…qua đó tạo sự an tâm công tác trong đội ngũ cán bộ giáo viên công đoàn viên

4.Ngoài ra ban chấp hành công đoàn trường cũng đã kịp thời thăm hỏi những trường hợp giáo viên và thân nhân gia đình khi bị ốm đau hữu sự (tai nạn , qua đời , cưới hỏi …). Bên cạnh phần thăm hỏi của công đoàn trích từ nguồn kinh phí chung, ban chấp hành công đoàn trường còn vận động anh chị em tự nguyện đóng góp ủng hộ hoặc đề nghị công đoàn ngành xét trợ cấp khó khăn …..Những sự hỗ trợ giúp đỡ nhau dù vật chất không lớn nhưng đã gắn kết anh chị em trong đơn vị , giúp anh chị em tạm thời vượt qua khó khăn, có trách nhiệm hơn với nhà trường, với tổ chức Công đoàn từ đó càng gắn kết hơn trong hoạt động công đoàn

5.Bên cạnh nhận sự hỗ trợ cho mình công đoàn viên trưởng cũng đã tham gia đóng góp hỗ trợ do ban chấp hành công đoàn trường phát động như : tham gia đóng góp quỹ tình nghĩa công đoàn ,ủng hộ quỹ mái ấm công đoàn , giúp đỡ đồng bào khi gặp thiên tai , đóng góp một ngày công vì trẻ thơ , giúp đỡ gia đình nghèo , giúp đỡ học sinh gặp khó khăn….. tứ những việc làm trên đã nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng

6.Ngoài việc chăm lo đời sống vật chất ban chấp hành công đoàn trường cũng rất quan tâm đến công tác chăm lo đời sống tinh thần cụ thể như :Vận động anh chị em

15

Page 17: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

giáo viên công đoàn viên tham gia các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao do ngành và địa phương tổ chức; Ban chấp hành công đoàn trường hàng năm cũng đã tổ chức các hoạt động văn nghệ và thể dục thể thao như :

-Hội thi tiếng hát giáo viên chào mừng 20/11-Thi hát Karaoke-Thi đấu bóng chuyền -Thi đấu cầu lông nhân ngày 8/3-Tổ chức thi đấu giao hữu với các đơn vị bạn ở địa phương huyện Giồng TrômNhững hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần mà ban chấp hành

công đoàn trường trung học phổ thông Nguyễn Ngọc Thăng đã thực hiện trong thời gian qua tuy không nhiều nhưng cũng đã góp phần giúp anh chị em gặp khó khăn có thêm nghị lực vượt qua khó khăn , đoàn kết hơn trong công tác và gắn kết hơn trong tổ chức công đoàn

Qua quá trình hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên công đoàn viên ban chấp hành công đoàn trường trung học phổ thông Nguyễn Ngọc Thăng cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm đó là:

-Để thực hiện tốt việc chăm lo đời sống phải có sự phối hợp tốt có hiệu quả giữa ban giám hiệu và ban chấp hành công đoàn;

-Sự nhiệt tình trong công tác công đoàn ở mỗi thành viên trong ban chấp hành công đoàn;

-Thường xuyên tổ chức học tập kinh nghiệm ở đơn vị bạn; -Biết lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của công đoàn viên; kịp

thời giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn;-Cần có nguồn kinh phí và chế độ hợp lý hơn đối với cán bộ làm công tác công

đoàn. Những hoạt động trên của ban chấp hành công đoàn trường trung học phổ thông

Nguyễn Ngọc Thăng còn nhiều khiếm khuyết rất mong được sự góp ý của công đoàn cấp trên và các đơn vị bạn./.

16

Page 18: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

5.CĐCS TT GDTX TỈNH VỚI VIỆC CHĂM LO ĐỜI SÔNG VẬT CHẤT, TINH THÂN ĐÔI VỚI CÁN BỘ GIÁO VIÊN LAO ĐỘNG

Đặng Anh Phương Chủ tịch CĐCS Trung tâm GDTX Tỉnh

Được sự quan tâm của Chi bộ, Chính quyền, Công Đoàn trong những năm vừa qua, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ giáo viên công nhân viên trong trung tâm được cải thiện nâng cao một cách rõ rệt.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Công đoàn cơ sở là chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ công chức. Trong đó, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên là một nhiệm vụ quan trọng của Công đoàn trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Để làm tốt chức năng của mình, trong năm qua Công đoàn cơ sở trung tâm giáo dục thường xuyên đã đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên ,công nhân viên trong nhà trung tâm bằng những hoạt động thiết thực: tổ chức các phong trào thể thao, giao lưu, thăm quan du lich, quyên góp thăm hỏi cán bộ giáo viên và gia đình khi có hữu sự… nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho Công đoàn viên trong trung tâm.

Gắn với cuộc vận động “Dân chủ- kỉ cương - tình thương- trách nhiệm” Công đoàn Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh luôn làm tốt công tác trên về cả vật chất lẫn tinh thần. Cụ thể, về vật chất: Công đoàn luôn phối kết hợp với Ban giám đốc giải quyết kịp thờ:i trả lương, tiền thêm giờ, thai sản, ốm đau…đầy đủ. Tổ chức thăm hỏi kịp thời những trường hợp ốm đau, thai sản, hiếu hỉ. Trong năm qua, Công đoàn đã thăm hỏi được 32 lần, với số tiền là: 2.240.000đ. Ngoài ra, Công đoàn còn vận động cán bộ giáo viên quyên góp giúp đỡ Đoàn viên, thân nhân nằm viện dài hạn, phẫu thuật với số tiền trên 5 triệu đồng. Mặc dù quỹ Công đoàn chủ yếu là sự đóng góp của Công đoàn viên nhưng vào những ngày lễ tết: ngày tết Trung thu, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 Công đoàn đều tặng quà cho đoàn viên và con em đoàn viên. Việc làm này thực sự có hiệu quả và có ý nghĩa, tạo niềm vui, sự phấn khởi trong nội bộ, anh chị em cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.

Song song với việc chăm lo đời sống vật chất thì việc chăm lo đời sống tinh thần cho Công đoàn viên cũng rất được chú trọng với các hoạt động: thể thao, giao lưu, tham quan du lịch. Trong năm học 2010- 2011 công đoàn đã tổ chức một giải cầu lông mở rộng cho toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trung tâm .

Bên cạnh đó, sau mỗi năm học vào dịp nghỉ hè, Công đoàn đều phối kết hợp với Ban giám đốc Trung tâm tổ chức cho Công đoàn viên đi tham quan du lịch. Cụ thể 3 năm gần đây, Công đoàn đã tổ chức thăm quan ở các địa điểm: Đà Lạt, Mủi Né, đảo khỉ Cần Giờ. Sau mỗi chuyến đi, anh em thực sự cảm thấy thoải mái, phấn khởi.

Với chức năng và vai trò của mình, đặc biệt là công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trung tâm. Công đoàn cơ sở trung tâm Giáo dục thường xuyên đạt danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh, xuất sắc” năm học 2010 -2011./.

17

Page 19: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

6.VAI TRÒ CỦA CĐCS THPT LÊ HOÀNG CHIẾU TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ VIỆC HỖ TRỢ GIÁO DỤC VÙNG SÂU,

VÙNG XA

Đồng Duy Hùng Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường THPT Lê Hoàng Chiếu

“Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”. Vì vậy muốn giáo dục phát triển nhanh và bền vững, thì phải đầu tư, huy động sức mạnh của toàn xã hội. Công tác xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã và đang được các cấp, các ngành thực hiện. Đặc biệt ở cấp CĐCS càng mang một ý nghĩa lớn để chung tay vận động, đóng góp vật chất nhằm động viên những học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Trên tinh thần đó, thực hiện lời kêu gọi của Bộ GD-ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam về việc vận động quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, áo ấm …ủng hộ giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó trong học tập . Bên cạnh đó thực hiện cuộc vận động của Công đoàn giáo dục Tỉnh Bến Tre về phong trào “trường giúp trường - huyện giúp huyện” . Qua 5 năm thực hiện phong trào trên, công tác xã hội hóa giáo dục và công tác hỗ trợ học sinh vùng sâu, vùng xa của BCH CĐCS Trường THPT Lê Hoàng Chiếu đạt được một số kết quả như sau:

Về công tác tham mưu xã hội hóa giáo dục:Trong 5 năm qua, BCH CĐCS đã tham mưu với Chi bộ, chính quyền trong việc

huy động nguồn lực từ Hội cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm, các cá nhân trong và ngoài nhà trường đã tài trợ, giúp đỡ cho học sinh nghèo học giỏi, vượt khó như tặng quà cho học sinh giỏi vòng tỉnh, học sinh nghèo đi thi đại học, học sinh giỏi 5 năm liền gồm nhiều phần quà như tập sách, quần áo và trao học bổng với số tiền trên 50.000.000đ. Tuy số tiền đó dù không nhiều, nhưng cũng kịp thời động viên cho học sinh rất nhiều. Có thể nói Ban Đại diện cha mẹ học sinh thật sự là cầu nối quan trọng giữa 3 môi trường: Nhà trường- gia đình và xã hội. Nhìn chung, công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần thực hiện “ 3 đủ” theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.

Về phong trào hỗ trợ giáo dục vùng sâu, vùng xa: Thực hiện cuộc vận động của công đoàn ngành về phong trào “ Trường giúp

trường- huyện giúp huyện”, hàng năm BCH CĐCS họp và phân công đồng chí P. Chủ tịch phụ trách phong trào này, trích từ quỹ hoạt động công đoàn và vận động các nhà hảo tâm tặng tập sách cho học sinh nghèo vượt khó của xã Thừa Đức, một xã vùng sâu của huyện Bình Đại. Nhất là ở trường Tiểu học Hòa Lợi, việc đi học của các em học sinh phải qua đò và còn nhiều khó khăn nhất định, qua 5 năm chúng tôi tặng trên 7.500 cuốn tập cho học sinh Trường THCS Thừa Đức và học sinh Tiểu học Hòa Lợi, phần quà tuy không lớn nhưng cũng góp công sức nhỏ bé của chúng tôi cùng với BGH nhà trường ở các trường nói trên tạo điều kiện cho các em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn được cấp sách đến trường.

Đặc biệt trong năm học 2010-2011, BCH CĐCS Trường THPT Bình Đại A trước đây và THPT Lê Hoàng Chiếu hiện nay đã tham mưu với cấp ủy và phối hợp với Đoàn thanh niên của Nhà trường tổ chức buổi giao lưu kết nghĩa với BCH CĐCS Trường Tiểu học Hòa Lợi. Qua buổi giao lưu này tạo nên không khí vui tươi, ấm áp, thấm đậm tình nghĩa giữa 2 CĐCS, tạo điều kiện để những người làm công tác công đoàn của chúng tôi có dịp trao đôi chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời thấu hiểu thêm những khó khăn của BCH CĐCS bạn ở vùng sâu, vùng xa vượt qua khó khăn như thế nào.

18

Page 20: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

Có được sự thành công nho nhỏ trên là do sự lãnh chỉ đạo của BTV Công đoàn ngành giáo dục Bến Tre, Chi ủy chi bộ, sự hỗ trợ của BGH, đóng góp công sức, vật chất của Hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể và sự đoàn kết, nổ lực của CB, CĐV Trường THPT Lê Hoàng Chiếu. Qua đây, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là, “ Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”. Vì vậy muốn giáo dục phát triển nhanh và bền vững, thì phải đầu tư, huy động sức mạnh của toàn xã hội.

Hai là. chúng ta cần phải làm tốt công tác tham mưu với cấp Ủy, BGH nhà trường trong quá trình hoạt. Do đó chúng ta phải xây dựng kế hoạch từ đầu năm học, sau đó đưa ra lấy ý kiến trong BCH CĐCS, TT CĐ và đoàn viên, cuối học kỳ và năm học cần có sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Ba là, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc vận động các nhà hảo tâm trong việc tài trợ, ủng hộ công tác xã hội hóa giáo dục.Việc thu chi phải công khai rõ ràng.

Bốn là, phải động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức đóng góp cho phong trào xã hội hóa giáo dục.

Trên đây là những hoạt động của công đoàn cơ sở THPT Lê Hoàng Chiếu trong công tác xã hội hóa giáo dục trong những năm qua mong sự đóng góp của quý vị đại biểu để hoạt động của chúng tôi ngày càng hiệu quả hơn./.

19

Page 21: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

7.CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH ĐẠI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN CÁN BỘ-GIÁO VIÊN-LAO ĐỘNG

Nguyễn Thanh Dũng Chủ tịch CĐGD huyện Bình Đại

I. Cơ sở để hoạt động của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực

hiện chế độ chính sách có liên quan đến CBGV- LĐ1.Cơ sở lý luận:- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( 1992) Chương I Điều

10 có ghi “ Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bô, công nhân viên chức và những người lao động khác, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

- Luật Công đoàn tại khoản 2 Điều 2 đã khẳng định “ Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế- xã hội, quản lý nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật”.

Như vậy bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng là một chức năng trong 3 chức năng của tổ chức công đoàn đối với người lao động. Đó là:

a. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động.

b.Tham gia quản lý nhà nước.c. Giáo dục, động viên đoàn viên thực hiện tốt mọi Chủ trương, Đường lối,

Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.2. Cơ sở thực tiễn- Trong xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa mọi người dân, mọi người lao động

đều là chủ nhân đất nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là của dân- do dân- vì dân. Tổ chức Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, vì vậy hoạt động của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến CBGV- LĐ là một tất yết.

- Các chế độ, chính sách cho ngành giáo dục đã được ban hành có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của CBGV-LĐ, do vậy hoạt động của công đoàn các cấp trong ngành giáo dục trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến CBGV- LĐ là điều kiện thiết thực và hiệu quả để bảo vệ quyến và lợi ích hợp pháp cho CBGV-LĐ.

- Đặc điểm đối tượng công đoàn viên trong ngành Giáo dục và Đào tạo đều là những trí thức. Hệ thống Công đoàn trong ngành giáo dục với tư cách là Công đoàn ngành nghề thì nhiệm vụ tham gia quản lý, bảo vệ quyền lợi ngành nghề là phù hợp và chính đáng.

II. Thực trạng hoạt động của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến CBGV- LĐ

20

Page 22: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

1. Nhận thức về vai trò của Công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến CBGV- LĐ chưa đầy đủ, còn nặng về quan niệm là giao cho thủ trưởng đơn vị.

Từ nhận thức trên tổ chức các hoạt động của Công đoàn còn có hạn chế, đó là:- Hoạt động công đoàn không toàn diện còn thiên về các hoạt động bề nổi như:

Phong trào thi đua, hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động xã hội….- Không thực hiện đầy đủ chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính

đáng của cán bộ, giáo viên. - Không xác định được đúng đắn và đầy đủ vị thế của tổ chức công đoàn đối với

người lao động trong ngành giáo dục.2. Nguyên nhân của tình trạng trêna. chủ quan: cán bộ công đoàn cơ sở là kiêm nhiệm, nên:- Thiếu thời gian cho hoạt động công đoàn- Năng lực, nhận thức và kinh nghiệm hoạt động công đoàn còn hạn chế do phải

chuyển đổi theo nhiệm kỳ đại hội, chuyển địa bàn công tác.- Chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn còn bất cập, chưa động viên cán bộ

công đoàn làm việc.- Thiếu tự chủ và tự tin chỉ đạo các hoạt động của công đoàn trong mối quan hệ

phối hợp với chính quyền đồng cấp.b. Khách quan:Nhận thức của một số cấp lãnh đạo chính quyền về vai trò, vị trí, chúc năng của

tổ chức công đoàn chưa đầy đủ.III. Các giải pháp thực hiện hoạt động của công đoàn trong việc kiểm tra,

giám sát thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến CBGV- LĐ1.Tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước

đối với cán bộ giáo viênCác cấp công đoàn trong ngành giáo dục cần nắm vững các chế độ chính sách

hiện hành để phổ biến rộng rãi cho đoàn viên. Cụ thể: Phối hợp với nhà trường, công đoàn cơ sở trường học cần chủ động nắm bắt kịp thời đầy đủ các thông tin về chế độ chính sách đối với nhà giáo. Thông qua các kênh: văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; qua đài, báo, truyền hình của TW, địa phương đối với cán bộ giáo viên. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của cán bộ giáo viên về nội dung và cách vận dụng thực hiện chính sách để đảm bảo quyến lợi cho đoàn viên.

2. Công đoàn phải trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách ở đơn vị mình và kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, góp phần xây dựng hệ thống chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng tốt hơn. Ban chấp hành công đoàn chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên, phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong thực hiện chính sách để đề nghị thủ trưởng đơn vị giải quyết.

3. Phối hợp với thủ trưởng đơn vị, công đoàn chủ động tham gia xây dựng kế hoạch chăm lo đời sống và đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi đối với cán bộ giáo viên. Tích cực đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực và vi phạm đến việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên.

4. Công đoàn phối hợp cùng chính quyền đẩy mạnh công tác xã hội hóa, xây dựng tốt mối đoàn kết gắn bó giữa nhà trường với cấp ủy, chính quyến địa phương, các công đoàn xã ( thị trấn ), sự ủng hộ tích cực của các tổ chức, lực lượng chính trị xã hội

21

Page 23: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương được thực hiện có hiệu quả trong trường học.

5. Để tổ chức thực hiện tốt các chế độ chính sách, công đoàn cơ sở phải chú ý xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn thực sự vững mạnh có đủ khả năng tập hợp, giáo dục và bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, giáo viên. Cán bộ công đoàn phải có lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời phải nắm vững các chế độ chính sách hiện hành mới có thể tham gia giải quyết và bảo đảm cho chế độ chính sách đến được với cán bộ, giáo viên và người lao động./.

22

Page 24: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

8.CĐGD MỎ CÀY BẮCVỚI VIỆC PHÔI HỢP CHÍNH QUYỀN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN

CHỦ

Dương Ánh Minh Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện Mỏ Cày Bắc

I.Cơ sở lý luận: Qui chế dân chủ ở cơ sở được xây dựng và thực hiện theo quan điểm: Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “ Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” cả ba mặt đều dược coi trọng, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp mặt khác. Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện nâng cao chất lượng hiệu lực hoạt động ở cấp cơ sở để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với lợi ích của mình. Nội dung qui chế dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với hiến pháp, pháp luật thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương trật tự, quyền hạn gắn với trách nhiệm,lợi ích đi đôi với nghĩa vụ ; chống quan liêu, mệnh lệnh, lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật. Qui chế dân chủ nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của dân, động viên sức mạnh vật chất,tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, ổn định chính trị tăng cường khối đoàn kết, ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN. Thực hiện qui chế dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định,góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước.

Hội nghị Cán bộ công chức đầu năm học là hình thức sinh hoạt dân chủ của đoàn viên công đoàn để học tập, phổ biến, công khai hoặc để tổng kết công tác, quán triệt và bàn biện pháp triển khai một chủ trương, nội dung công tác trong phạm vi trách nhiệm nhất định. Công tác phối hợp giữa thủ trưởng đơn vị và CĐCS cùng cấp tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học ở mỗi trường học là thể hiện một phần lớn trong việc thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường do BGD&ĐT ban hành.

II. Thực trạng của đơn vị: Công đoàn Giáo dục huyện Mỏ Cày Bắc vừa mới được thành lập từ tháng 5/2009, sau thời gian lâm thời đã đi vào Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2010-2015 vào ngày 01/11/2010. Hiện nay, trong hệ thống CĐGD huyện có 45 CĐCS trực thuộc với 1229 đoàn viên/1283 CNVC-LĐ, tỉ lệ 95,58%. 1. Thuận lợi: - Năm học 2010- 2011, các CĐCS trực thuộc đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua soâi noåi, tích cực và đều khắp...tạo khí thế mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn trong từng đơn vị.

23

Page 25: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

- Sau Đại hội, CĐGD cũng đã từng bước oån ñònh ñi vaøo hoạt động. BCH CĐGD tuy mới, có nhiều thay đổi về nhân sự, nhưng đa số đều trẻ, khỏe, nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm, am tường công tác Công đoàn nên hoạt động của Ban chấp hành luôn trôi chảy và hoàn thành khá tốt kế hoạch đã đề ra, có tác động tích cực đến chất lượng giáo dục chung của ngành. - Công tác phối hợp giữa chính quyền và công đoàn ngày càng chặt chẽ và có chiều sâu. Việc phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ công chức năm học ở các đơn vị hàng năm đã đi vào nền nếp. Hiệu trưởng đơn vị có vai trò chủ động phối hợp với công đoàn phân công, sắp xếp tổ chức, chủ trì hội nghị, không còn xem hội nghị cán bộ công chức là nhiệm vụ của công đoàn. 2. Khó khăn: - Đầu năm học, một số BCH CĐCS có sự thay ñoåi về nhân sự theo yêu cầu thuyên chuyển và theo sự điều động, luân chuyển của tổ chức số cán bộ mới thay do chưa được tập huấn nên ít nhiều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công đoàn trường. - Một số Chủ tịch CĐCS chưa phát huy được vai trò, vị trí của CTCĐ trong nhà trường; công tác tham mưu, phối hợp chưa tốt, Chủ tịch CĐ hoạt động theo sự chỉ đạo, phân công của Hiệu trưởng. - Một số báo trong hội nghị chưa đạt yêu cầu như: Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị CBCC năm học qua báo cáo chưa cô đọng, một số CĐCS lấy nguyên cả báo cáo tổng kết năm học trước báo cáo lại; thông qua qui chế chi tiêu nội bộ của năm học trước . - Tập hồ sơ văn kiện hội nghị chưa được sắp xếp theo trình tự hợp lý hoặc chưa đầy đủ văn kiện theo qui định; gởi báo cáo trễ hạn,….. III. Biện pháp thực hiện Để tổ chức công đoàn hoạt động có hiệu quả, khắc phục những hạn chế của cán bộ CĐCS, đầu nhiệm kỳ CĐGD huyện xây dựng kế hoạch trình với LĐLĐ tỉnh tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ CĐCS. Việc tổ chức Hội nghị CBCC trong ngành được thực hiện theo các Hướng dẫn liên tịch số 05/HD.LT-03 ngày 10/10/2003 hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ công chức từ năm học 2003-2004 trở đi và hướng dẫn số 05/HDLT-SGD&ĐT-CĐGD ngày 27/9/2005 hướng dẫn tổ chức Hội nghị CBCC năm học 2005-2006 của Sở GD và ĐT và CĐGD tỉnh; gần đây là công văn số 27/CĐGD ngày 21/9/2010 Về việc tổ chức Hội nghị CBCC năm học 2010 – 2011 của CĐGD Tỉnh. Để hội nghị cán bộ công chức đạt được kết quả mỹ mãn, công tác phối hợp cần được thực hiện tốt xuyên suốt từ PGD&ĐT đến trường học. Đối với PGD&ĐT, Chủ tịch CĐGD huyện cần chủ động soạn thảo văn bản phối hợp với Trưởng phòng PGD&ĐT hướng dẫn Thủ trưởng đơn vị và Chủ tịch CĐCS trường học phối hợp tổ chức hội nghị CBCC cấp trường một cách chi tiết về thời gian, hình thức, nội dung, các bước tiến hành, trách nhiệm cụ thể của từng thành viên, những việc cần làm trước và sau hội nghị. Thời gian hướng dẫn cho các đơn vị chậm nhất khoảng giữa tháng 8 hàng năm để các trường kịp chuẩn bị. Đối với đơn vị trường học là nơi trực tiếp tổ chức hội nghị , vì vậy Chủ tịch CĐCS cần chủ động phối hợp tốt với Hiệu trưởng trên cơ sở hướng dẫn liên tịch của PGD&ĐT và CĐGD huyện, cụ thể như sau: 1. Mục đích yêu cầu: Tất cả đơn vị giáo dục trong ngành đều phải tổ chức Hội nghị CBCC trước ngày 01 tháng 10 hàng năm. Việc tổ chức Hội nghị CBCC hàng năm là trách nhiệm của Thủ

24

Page 26: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

trưởng cơ quan, đơn vị trường học, đồng thời có sự phối hợp và tham gia của BCH CĐCS. Do đó, mọi việc chuẩn bị phải do Thủ trưởng chủ động phối hợp với Chủ tịch CĐCS để tổ chức thực hiện.

Các trường học khi tổ chức Hội nghị CBCC cấp trường phải thông báo trước một tuần cho Phòng GD&ĐT và CĐGD huyện biết, để PGD&ĐT – BTV CĐGD huyện sắp xếp cử cán bộ tham dự; các đơn vị phải tổ chức Hội nghị CBCC từ cấp Tổ chuyên môn (không được bỏ qua giai đoạn này, nếu đơn vị có biên chế các Tổ chuyên môn), sau đó tổ chức cấp trường.

2. Nội dung: Hội nghị CBCC cấp trường cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nội dung sau đây :

2.1- Báo cáo kết quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị CBCC năm học qua; Phương hướng-nhiệm vụ năm học mới. (bằng văn bản)

2.2- Kiểm điểm việc thực hiện quy chế dân chủ, nội quy cơ quan, trường học trong năm qua. ( bằng văn bản)

2.3- Báo cáo việc đánh giá, xếp loại CBCC cuối năm học trước.( bằng văn bản)2.4- Báo cáo công khai việc thu- chi ngân sách, thu- chi các loại quỹ từ thời

điểm hội nghị CBCC năm học trước đến thời điểm hội nghị CBCC năm học này (biểu mẫu công khai phải được Hiệu trưởng phê duyệt, niêm yết công khai tại văn phòng và gởi đến các Tổ cùng thời gian với tài liệu hội nghị để CBGV- NV biết và theo dõi việc thu- chi từng loại quỹ ( bằng văn bản).

2.5- Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng các khoản thu ngòai ngân sách ( nếu có )- phải có thảo luận trong hội nghị và biểu quyết thông qua (bằng văn bản).

2.6- Dành thời gian thích đáng để thảo luận biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong đơn vị theo Chỉ thị 40/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng thời đánh giá phong trào thi đua năm học qua một cách khách quan- chính xác và đề ra kế hoạch phát động thi đua năm học mới một cách cụ thể.

2.7- Vận động, tổ chức cho mỗi CBGV-NV ký cam kết với Hiệu trưởng: (BCH CĐCS phối hợp với Thủ trưởng thống nhất nội dung cam kết của CBGV-

NV phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, để nội dung cam kết trở thành tiêu chí thi đua, thành mục tiêu phấn đấu của mỗi CBGV-NV).

2.8- Ban Thanh tra nhân dân (TTND) báo cáo (bằng văn bản) hoạt động năm qua, trong đó phải nêu được kết quả các nội dung giám sát đã thực hiện và trình kế hoạch hoạt động của TTND năm học mới. Nếu đơn vị nào có Ban Thanh tra nhân dân hết nhiệm kỳ ( 2 năm ) phải bầu lại. Việc tổ chức bầu Ban TTND phải đúng theo quy trình; chuẩn bị nhân sự, thể thức bầu cử được tiến hành như bầu BCH CĐCS. (không cơ cấu Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch CĐCS, Bí thư Đòan thanh niên, kế tóan, thủ quỹ, những GV- NV là vợ, chồng, con, anh chị em ruột của các chức danh nêu trên vào Ban TTND).

3. Dự kiến chương trình Hội nghị :* Bước 1: Chuẩn bị hội nghịHiệu trưởng triệu tập và chủ trì họp liên tịch, trong đó phân công :a. Thủ trưởng cùng lãnh đạo đơn vị chuẩn bị các nội dung:- Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết hội nghị CBCC năm qua; phương

hướng, kế hoạch, biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới.- Báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại CBCC và nêu bật những ưu điểm và hạn

chế của CBGV-NV năm học qua.

25

Page 27: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

- Thông qua dự thảo bổ sung, sửa đổi quy chế hoạt động đơn vị, nội quy cơ quan phù hợp yêu cầu chủ đề năm học và tình hình mới.

- Báo cáo thực hiện thu chi tài chánh ( ngân sách, ngòai ngân sách) năm qua; dự thảo bổ sung, sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ, quy định thu chi các quỹ ngoài ngân sách.

- Nội dung phát động thi đua năm học mới.b. Ban chấp hành CĐCS chuẩn bị:- Hướng dẫn nội dung hội nghị cấp Tổ chuyên môn; tổ chức đăng ký thi đua

năm học mới.- Tổng hợp tình hình tổ chức hội nghị và các vấn đề Tổ chuyên môn nêu ra

trong hội nghị.- Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm học qua và nội dung kế hoạch vận

động thi đua năm học mới. - Chỉ đạo Ban TTND báo cáo tổng kết hoạt động năm học qua và kế hoạch hoạt

động năm học mới; chuẩn bị bầu Ban TTND nhiệm kỳ mới(nếu có)* Bước 2 : Hội nghị cấp Tổ - Chủ trì : Tổ trưởng chuyên môn và Tổ trưởng Công đòan.

- Nội dung: + Báo cáo kết quả thực hiện năm qua và phương hướng năm học mới (theo các mặt : Tư tưởng- chính trị; chuyên môn, thi đua; chăm lo đời sống; công tác nữ công; phong trào VH-VN-TDTT; tài chánh . . . của Tổ)

+ Thảo luận : bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ của Tổ, của trường giao trong năm học; ý kiến về thực hiện quy chế dân chủ, về thu chi tài chánh, về thi đua . . .; vận động đăng ký thi đua trong năm học. Các nội dung trên có văn bản; hội nghị tổ có biên bản gởi về BCH CĐCS theo dõi tổng hợp để báo cáo trong hội nghị cấp trường. * Bước 3: Hội nghị cấp Trường

- Đòan Chủ tịch : Thủ trưởng, Chủ tịch CĐCS, đại diện GV tiêu biểu- Thư ký hội nghị : Chủ tịch đòan cử 2 thư ký.- Chương trình và nội dung hội nghị :1. Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và Nghị

quyết Hội nghị CBCC năm học qua; đồng thời báo cáo phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm học mới.

2. Báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ, nội quy cơ quan, trường học trong năm qua.

3. Báo cáo việc đánh giá xếp loại CBCC; những ưu và hạn chế của CBGV-NV trong việc thực hiện quy chế dân chủ và nội quy cơ quan của đơn vị năm học qua.

4. Báo cáo kết quả hội nghị các Tổ CM và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của CBGV- NV để thủ trưởng trả lời trước hội nghị.

5. Báo cáo việc thu- chi, quản lý, sử dụng quỹ ngân sách và quỹ ngòai ngân sách của đơn vị; báo cáo phương án khóan chi và quy chế chi tiêu nội bộ.

6. Ban TTND báo cáo kết quả hoạt động năm qua và phương hướng năm học mới.7. Thông qua quy định sửa đổi hoặc bổ sung chế độ chi, sử dụng quỹ ngòai

ngân sách của đơn vị.8. Thảo luận và trả lời thắc mắc, kiến nghị của CBGV-NV.9. Bầu Ban TTND nếu hết nhiệm kỳ, hoặc bầu bổ sung nếu có khuyết thành

viên .

26

Page 28: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

10. Báo cáo tổng hợp thi đua năm học qua; thông qua kế hoạch thi đua; công bố kết quả đăng ký các danh hịêu thi đua năm học mới của đơn vị, tập thể và cá nhân đối với Chính quyền và công đòan.

11. Ký cam kết giữa giáo viên với Hiệu trưởng về việc thực hiện: Các cuộc vận động và phong trào thi đua.

12. Thư ký: Thông qua nghị quyết Hội nghị CBCC năm học. Chủ tọa Hội nghị xin ý kiến hội nghị và biểu quyết thực hiện.4. Những việc làm sau hội nghị :4.1. BCH CĐCS cùng thư ký hòan thiện nội dung các văn bản sau thảo luận

đóng góp, biểu quyết và biên bản hội nghị (đóng thành tập, thống nhất với khổ giấy A4 là Văn kiện Hội nghị CBCC năm học 2011-2012), lưu tại đơn vị 01 bộ và gửi về CĐGD 01 bộ. Riêng danh sách đăng ký thi đua năm học, gởi về Phòng GD&ĐT trước ngày 10/10, gồm có :

- Danh hiệu Chính quyền: gởi 2 bản danh sách đăng ký: 1 bản gởi Bộ phận Thi đua PGD&ĐT ; 1 bản gởi BTV. CĐGD huyện.

- Danh hiệu thi đua Công đòan : 1 bản gởi BTV. CĐGD huyện. 4.2. Trách nhiệm của BCH CĐCS :- Cùng Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện

Nghị quyết.- Ra quyết định công nhận Ban TTND theo quy định của nghị định

99/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Ban TTND đối với cơ quan đơn vị sự nghiệp (nếu có bầu nhiệm kỳ mới hoặc bầu bổ sung thành viên).

- Tổ chức các đợt thi đua, có sơ kết đánh giá từng đợt.4.3. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Hội nghị CBCC đối với các Tổ

chuyên môn và cá nhân; giải quyết xử lý kịp thời những phát sinh sau hội nghị.- Tạo điều kiện để Ban TTND hoạt động theo quy định;- Bảo đảm cho BCH CĐCS thực hiện quyền kiểm tra, giám sát theo Luật Công

đòan.- Cuối học kỳ, cuối năm học cùng BCH CĐCS , tổ chức kiểm tra, đánh giá sơ

kết việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động trường học; việc thực hiện nghị quyết Hội nghị CBCC và bàn biện pháp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm học.

Trên cơ sở hướng dẫn, hàng năm Trưởng PGD&ĐT và CĐGD huyện ra văn bản nhắc nhở thực hiện và bổ sung nội dung, nếu có những thay đổi mới. CĐGD huyện và PGD&ĐT xem văn kiện hội nghị của các trường gởi về, khi đi kiểm tra CĐGD huyện cũng dựa trên hướng dẫn đã triển khai để rút kinh nghiệm việc thực hiện tổ chức hội nghị, kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị,….để đánh giá hoạt động công đoàn và góp ý với PGD&ĐT về công tác phối hợp của hiệu trưởng.

IV. Kết quả:Sau thời gian thực hiện, hội nghị CBCC toàn huyện đã được đi vào nền nếp,

đúng nội dung, trình tự, thời gian. Hiệu trưởng các đơn vị trường học đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, Chủ tịch CĐCS không còn phải vất vả trong công tác tổ chức hội nghị. Hội nghị CBCC trong nhà trường là trách nhiệm của mọi thành viên và đoàn thể liên quan, trong đó công đoàn giữ vai trò quan trọng. Hội nghị CBCC thật sự là hình thức tham gia quản lý của tổ chức công đoàn, thực hiện dân chủ trực tiếp của cán bộ, công nhân viên chức – lao động giải quyết nhưng vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

27

Page 29: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

9.VAI TRÒ CỦA CĐCS THPT LÊ QUÝ ĐÔN TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG CBGV THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA VÀ VIẾT SÁNG KIẾN

KINH NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC, QUẢN LÝ Trần Thanh Hải Chủ tịch CĐCS trường THPT Lê Quý Đôn

I. Cơ sở lý luận: Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây

dựng con người mới. Trước đây, thi đua từ chổ là phong trào quần chúng có tính chất vận động và thuyết phục, còn ngày nay thi đua, khen thưởng đã được thể chế hoá đưa vào luật thi đua. Tuy nhiên dưới góc độ là trường học, giáo viên phải tập trung cho việc giảng dạy là chính, nên vấn đề vận động để CBGV tự tay mình đăng ký các danh hiệu thi đua đó là việc làm của công đoàn.

Vậy công đoàn có vị trí, vai trò và chức năng gì góp phần thúc đẩy phong trào thi đua và vận động CBGV-NV viết sáng kiến kinh nghiệm ngày một đổi mới cả về chất, lẫn về lượng? Trong buổi toạ đàm về xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh hôm nay cho phép tôi thay mặt BCHCĐCS Trường THPT Lê Quí Đôn trình bày tham luận: “ Vai trò của CĐCS trong việc vận động CBGV thi đua hai tốt , viết sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục, quản lý”, rất mong được sự thông cảm, chia sẽ và cộng tác của đồng nghiệp .

II. Thực trạng của vấn đề:

1. Thực trạng:

- Trường THPT Lê Quí Đôn nằm trên tỉnh lộ 883 cách thị trấn Bình Đại 13 km

- Năm học 2011-2012 trường THPT Lê Quí Đôn có 57 CBGV.NV.LĐ, trong đó chia ra như sau: BGH 03; NV: 05; CNV: 03, GV đứng lớp: 46

- Tổng số lớp: 21; tổng số học sinh:912

- Vì là trường đạt chuẩn giai đoạn 2001-2010 nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ. Hiện trường đang tiếp tục đăng ký công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia.

2. Vai trò của công đoàn trong việc vận động:Vào đầu năm học công đoàn được BGH mời họp liên tịch phân công giáo viên

đầu năm, đây là dịp để chính quyền thể hiện tính dân chủ trong phân công, phân việc và công đoàn cũng thể hiện được vai trò của mình trong việc đại diện quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên theo quan điểm: việc phân công phải phù hợp với trình độ chuyên môn, với hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của GV nhằm tạo điều kiện để phát huy tốt năng lực tư duy sáng tạo của từng đoàn viên trong việc giảng dạy và thi đua sau nầy.

Ba tháng hè đã hết, sau một hồi trống dài khai giảng năm học kèm theo bài phát biểu của ông hiệu trưởng là nội dung phát động thi đua. Nhiệm vụ của chính quyền là phát động còn vai trò của công đoàn là vận động thi đua, đây là một thử thách lớn đối với công đoàn trong một năm học mới.

28

Page 30: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

Trong ngày họp công đoàn đầu tiên của năm học, chủ tịch công đoàn triển khai các văn bản có liên quan đến các danh hiệu thi đua, trước nhất là các danh hiệu thi đua ‘‘dạy tốt, học tốt’’ như chiến sĩ thi đua các cấp, giáo viên dạy giỏi vòng trường, vòng tỉnh, tiếp theo là viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học…đến ngày họp tổ công đoàn, các phiếu đăng ký được gửi đến các tổ, tổ trưởng công đoàn cho đoàn viên đăng ký các danh hiệu thi đua trong ngày hội nghị CBCC cấp tổ, sau đó Chủ tịch công đoàn tổng hợp và công bố lại lần chót trong hội nghị CBCC cấp trường đồng thời lưu giữ làm cơ sở để xét cuối năm.

Bước thứ hai công đoàn phối hợp với chính quyền xây dựng lại tiêu chuẩn thi đua có cập nhật lại nội dung cho phù hợp với các tổ, các bộ ban trong trường, điểm chuẩn là 80 điểm, tuỳ theo nội dung vi phạm mà trừ 1đ, 2đ, 5đ, 15đ, hay 25đ, các mốc thi đua được tính theo các ngày lễ lớn hay kỷ niệm trong năm, cuối mỗi đợt thi đua đều có họp xét chọn cá nhân điển hình để biểu dương, cuối cùng là xét thi đua học kì và cả năm. Tuỳ theo các danh hiệu thi đua mà mức độ xét cao, thấp cũng khác nhau và tất cả đều phải đăng kí mới xét. Nhược điểm của nội dung xét thi đua nầy là chưa cộng thêm điểm thưởng để GV-ĐV có vi phạm ở HKI còn hướng phấn đấu ở HKII, nhược điểm nầy ban thi đua đã thấy tuy nhiên cho tới nay chưa có hướng khắc phục vì trừ điểm dễ hơn là cho thêm điểm. Để thể hiện tính công bằng ban thi đua hứa sẽ khắc phục sao cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Công đoàn kết hợp với BGH, ban ĐDCMHS vận động quỹ khuyến học hỗ trợ cho giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời cũng để khen thưởng cho học sinh và giáo viên có thành tích tốt trong các phong trào thi đua.

Cùng với chính quyền công đoàn vận động giáo viên đăng kí thi đua tất cả các danh hiệu, tuỳ danh hiệu thi đua mà mức độ khen, thưởng khác nhau. Công đoàn hỗ trợ 200.000đ/gv dự thi giáo viên dạy giỏi vòng tỉnh, tặng 100.000đ/ gv đạt dạy giỏi vòng trường. Ngoài ra danh hiệu chủ nhiệm giỏi, dự thi thiết kế giáo án điện tử do công đoàn ngành phối hợp tổ chức, giáo viên có tỷ lệ bộ môn thi tốt nghiệp cao hơn mặt bằng tỉnh. Tất cả đều được khen thưởng cuối năm từ quỹ khuyến học và chọn lọc đề nghị uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy khen….

Phong trào sáng kiến cải tiến phương pháp giảng dạy, viết sáng kiến kinh nghiệm ngày càng tăng về lượng và nâng lên về chất. Thành tích nổi bật của trường trong phong trào viết SKKN như sau:

Năm học Tham dự Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C

2006-2007 9 2 2 5

2007-2008 16 2 11 3

2008-2009 15 5 9 1

2009-2010 19 1 14 4

2010-2011 17 3 10 4

Có được những thành tích trên một phần là do công đoàn phối hợp tổ chức vận động, ngoài việc vận dụng sáng kiến, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, các sáng kiến cũng góp phần vào việc bình xét các danh hiệu thi đua cuối năm.

29

Page 31: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

Mặc khác công đoàn cũng nhận thức rằng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả ngoài việc khai thác, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học hiện có thì phong trào tự làm đồ dùng dạy học là một yêu cầu bức xúc và cấp thiết trong nhà trường. Do vậy, công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức phong trào hội thi đồ dùng dạy học tự làm trong giáo viên và học sinh, hàng năm có từ 3-5 ĐDDH của giáo viên đạt giải cấp trường và trên 10 ĐDDH của học sinh được sử dụng vào việc giảng dạy và tham gia dự thi ĐDDH cấp tỉnh.

Kết quả:

¯ Về chính quyền năm học 2010-2011:

- 12 GV dạy giỏi cấp trường

- 01 CSTĐ cấp tỉnh, 17 CSTĐ cơ sở

- Trường đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh

¯ Về công đoàn:

- Năm học 2001-2002 nhận cờ thi đua LĐLĐ tỉnh

- Năm học 2002-2003 nhận bằng khen CĐGDVN

- Năm học 2008-2009 nhận bằng khen LĐLĐ tỉnh

- Năm học 2009-2010 LĐLĐ tỉnh tặng cờ thi đua

- Năm học 2010-2011 nhận bằng khen CĐGDVN

- Nhiều năm liền đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc.

III. Đề xuất các giải pháp thực hiện:Từ hoạt động thực tiễn nêu trên, để thực hiện tốt vai trò của công đoàn trong

phong trào thi đua của nhà trường cần phải có một số giải pháp như sau:

- Trong mối quan hệ công đoàn phải tự tin, mạnh dạn, xác định vị thế của mình là người đại diện cho người lao động.

- Biết cách tập hợp quần chúng và biết cách vận động quần chúng nghe và tin tưởng ở mình.

- Phải công bằng, dân chủ trong đăng kí thi đua và tham gia xét thi đua, đây là việc làm nhạy cảm dễ dẫn đến nghi ngờ mất lòng tin đối với đoàn viên.

- Trong thi đua phải nhân rộng điển hình để thu hút nhiều người cùng tham gia. Kết thúc thi đua phải có khen thưởng để kịp thời động viên.

Những việc làm trên đây dẫu biết rằng các đơn vị bạn cũng đã tổ chức và thực hiện nhưng đối với chúng tôi nhận thức đích thực của vấn đề là vai trò của công đoàn không thể thiếu trong quá trình vận động thi đua, tham gia cùng chuyên môn nâng cao chất lượng dạy thực - học thực góp phần nâng tỷ lệ đổ tốt nghiệp hàng năm một cách bền vững.

30

Page 32: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

10. CÔNG ĐOÀN THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG CBGV THAM GIA PHONG TRÀO THI ĐUA VÀ VIẾT SÁNG

KIẾN KINH NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC, QUẢN LÍ

Nguyễn Hồng Sơn Chủ tịch CĐCS Trường THPT Võ Trường Toản

Trường THPT Võ trường Toản là một trường được thành lập vào năm 1998, so với các trường THPT trong tỉnh thì đây là một trường mới thành lập, chất lượng đào tạo chưa cao, bề dầy thành tích còn thấp, CBGV trong trường đại đa số là từ các trường khác chuyển về nên sự hòa nhập để tạo nên một tập thể gắn kết cũng gặp không ít khó khăn. Mặt khác cơ sở của trường lại nằm xa trung tâm thành phố không thuận tiện cho việc đi lại , chất lượng học sinh đầu vào của trường cũng không thể so sánh với những trường có bề dầy thành tích và có điều kiện sinh hoạt, học tập tốt hơn. Tuy nhiên Trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm của Sở giáo dục đào tạo. Đã tạo mọi điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chuyên môn cho trường nên kết quả đào tạo của nhà trường ngày càng nâng cao, tập thể sư phạm ngày càng đoàn kết. Điều đó cũng cho thấy đã có sự cố gắng rất lớn từ phía Ban lãnh đạo nhà trường cũng như BCH CĐCS.

I. Cơ Sở Lý Luận:Trong trường học vấn đề thi đua dạy tốt, học tốt gần như là vấn đề sống còn, tạo

nên chất lượng của nh trường. Chỉ có những ngôi trường mà tại đó phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được thực hiện nghiêm túc có chất lượng thì hiệu quả đào tạo ngôi trường đó mới đuợc nâng cao, chất lượng đào tạo mới tốt. Tuy nhiên để các phong trào trên diễn ra mạnh mẽ và có hiệu quả thật sự thì vai trò của công đoàn cơ sở là không thể thiếu, nhất là trong các cuộc vận động toàn thể GV, CBCNV trong nhà trường tham gia tích cực trong công tác đăng ký thi đua từ đầu năm hoặc trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường để góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

II. Thực Trạng Vấn Đề:Trong trường học hàng năm chúng ta đều có xây dựng phong trào thi đua dạy

tốt học tốt tuy nhiên có một số vấn đề chúng ta cũng cần phải xem lại như: -Đăng ký thi đua cho có hình thức nhưng không ra sức phấn đấu để đạt được chỉ

tiêu mình đã đăng ký mà với một tâm lý là nếu được thì tốt không được thì cũng chẳng sao.

-Về vấn đề viết SKKN thì rất nhiều GV e ngại, sợ sáng kiến của mình chưa thật sự thuyết phục, nên còn nhiều GV có khả năng nhưng vẫn không đăng ký tham gia.

-Phong trào thi đua học tốt chỉ diễn ra theo từng đợt thi đua, theo chủ đề mừng các ngày lễ lớn trong năm, còn các khoảng thời gian khác thì gần như không có thi đua.

-Khi xét kết quả thi đua đôi khi cũng còn những vướng mắc chưa thật sự thỏa mãn cho người đã phấn đấu đăng ký thi đua…….III. Đề Xuất Các Giải Pháp Thực Hiện: Từ những thực trạng đó, Hàng năm BCH CĐCS chúng tôi đã xây dựng kế hoạch vận động CBGV trong nhà trường thi đua dạy tốt học tốt và phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm với những nội dung chính như sau:

31

Page 33: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

- Từ đầu năm BCH CĐ đã phối hợp với lãnh đạo trường xây dựng kế hoạch và đề ra chỉ tiêu năm học, biện pháp để xây dựng phong trào thi đua hai tốt như sau: , - Đưa ra dự thảo tiêu chi thi đua, các hình thức khen thưởng đề CBGV biết khả năng và sức phấn đấu của mình mà đăng ký thi đua cho năm học mới đạt kết quả cao nhất. - Phối hợp với nhà trường đề ra tất cả các chỉ tiêu thi đua cho giáo viên, học sinh để bàn bạc, thống nhất trong các cuộc họp đầu năm như: hội nghị CNVC toàn trường, hội đồng sư phạm, tổ khối chuyên môn để có sự đồng thuận, thống nhất cao đi đến quyết tâm thực hiện; Cùng với nhà trường giao lớp, giao học sinh sớm cho giáo viên để các giáo viên chủ nhiệm triển khai sớm kế hoạch của lớp cho học sinh, phụ huynh biết và bắt đầu thực hiện ngay từ đầu năm học. - Các tổ công đoàn tiến hành sinh hoạt thường xuyên, hình thức linh hoạt, nội dung phương pháp, chất lượng và hiệu quả cao. - Động viên mỗi giáo viên tích cực dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, tham khảo tài liệu, tự học tự rèn không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn; Nhắc nhở thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học có sẵn và đồ dùng tự làm thêm để nâng cao kết quả tiết dạy. - Phối hợp với BGH tiến hành khảo sát chất lượng giáo viên từ đầu năm học để có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời có biện pháp và kế hoạch bồi dưỡng; các đ/c có tay nghề khá giỏi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và tích cực rèn luyện tay nghề để tham gia các hội thi có kết quả cao. - Tiến hành sơ, tổng kết thi đua kịp thời; khen thưởng và phê bình đúng lúc để thúc đẩy phong trào thi đua trong toàn trường.

-Phối hợp với nhà trường đẩy mạnh công tác kiểm tra chuyên môn bằng nhiều hình thức nhằm đôn đốc đội ngũ thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình,góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh. - Phối hợp cùng các tổ chức khác trong nhà trường như Đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn để tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức thực tế có liên quan đến dạy và học nhằm tạo hứng thú cho cả giáo viên và học sinh; Động viên đội ngũ thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các tổ khối, giao lưu với các trường bạn để học hỏi kinh nghiệm, bồi bổ thêm kiến thức trong lĩnh vực dạy và học cũng như trong các phong trào khác. - Tham mưu với nhà trường mua các loại sách báo, các tạp chí, các tài liệu có liên quan để giáo viên tham khảo nhằm cập nhật thơng tin, nâng cao năng lực dạy học.Qua kế hoạch, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện trên, nhìn chung trong năm học qua tỉ lệ tốt nghiệp của trường đã được nâng lên rõ rệt và phát huy thành tích đó chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ năm trong học này.

32

Page 34: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

11.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT HUỲNH TẤN PHÁT VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖI THÂY, CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ

HỌC VÀ SÁNG TẠO”

Trần Thị Mương Chủ tịch CĐCS Trường THPT Huỳnh Tân Phát

Ngày 8/9/2006,Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg về “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, ngày 7/11/2006 Bộ chính trị đã ra Chỉ thị số 06-CT/TƯ về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Quán triệt hai Chỉ thị trên, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã phối hợp với Bộ GD& ĐT phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Cuộc vận động đã chính thức được phát động vào ngày 20/11/2007.

I.Cơ sở lý luận: Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” giúp cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và toàn thể cán bộ viên chức trong ngành giáo dục nhận thức sâu sắc được những nội dung cơ bản và ý nghĩa về tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của mỗi thầy, cô giáo trong hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.              a. Về đạo đức nhà giáo:            - Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục.            - Yêu ngành, yêu nghề, an tâm công tác, thương yêu học sinh, hòa nhã với phụ huynh.            - Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn nhà giáo vi phạm pháp luật và những quy định nghề nghiệp.            b. Về tự học của nhà giáo:            - Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học để phục vụ công tác và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của Bộ.            - Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệ thuật sư phạm.            - Việc tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa là để nêu gương cho người học.            c. Về tính sáng tạo của nhà giáo:            - Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

33

Page 35: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

            - Sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.            - Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới hoặc cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp và người học.            - Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm. Quan tâm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, học giỏi, đồng thời phụ đạo học sinh yếu kém.

- Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục – đào tạo. 

II. Thực trạng:Hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường, một bộ phận nhỏ nhà giáo và

cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống, việc tự học và tự nghiên cứu còn hạn chế, chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy. Cá biệt có một số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học. Những vi phạm này làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, làm tổn hại đến danh dự nhà giáo, đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và còn ảnh hưởng xấu trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Vì thế, từ năm học 2007 – 2008, việc nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp, lối sống và phong cách sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong sạch, vững mạnh là việc làm có ý nghĩa cấp thiết. Trong thời điểm này, cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tinh thần tự học và sáng tạo của nhà giáo mà cuộc vận động đặt ra đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

III. Đề xuất các giải pháp thực hiện:

           Ngay sau khi tiếp nhận công văn chỉ đạo, BCH CĐ Công đoàn đã phối hợp cùng, Ban giám hiệu nhà trường thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động. Ban chỉ đạo đã tổ chức quán triệt trong toàn trường về cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cụ thể với một số việc làm như:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động; lồng ghép nội dung cuộc vận động này với các phong trào và các cuộc động khác trong nhà trường; xem kết quả việc thực hiện cuộc vận động là tiêu chí quan trọng trong bình chọn thi đua xếp loại hàng năm. Ban chỉ đạo đã thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền nội dung, mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động trong các buổi họp. Trong các buổi chào cờ đầu tuần, nhà trường luôn kịp thời biểu dương tinh thần rèn luyện đạo đức, tự học và sáng tạo của các giáo viên tiêu biểu, nhắc nhở học sinh luôn nhìn vào tấm gương phấn đấu của các thầy cô để noi theo. Cuộc vận động đã thực sự tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của CBGV- CNV nhà trường. Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được tổ chức gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”, kết hợp với phong trào thi đua“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

34

Page 36: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

- Tổ chức triển khai xuống các tổ CĐ cho CĐV đăng ký học tập theo mẫu đánh giá cá nhân về:

+ Tấm gương đạo đức: Giáo viên là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường chính trị rõ ràng, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước, hết lòng phục vụ nhân dân, luôn có ý thức giữ gìn vị thế và vai trò sư phạm của người thầy, không để xảy ra hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, với học sinh các thầy, cô giáo không chỉ đến với các em bằng kiến thức mà còn bằng cả tình yêu thương, sự tôn trọng và thái độ thân thiện; các thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn chú trọng việc dạy người; thầy cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo, thật sự chiếm được tình cảm tin yêu, sự kính trọng của phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh.

+ Tấm gương tự học: Thầy, cô giáo đã không ngừng tự học để nâng cao nhận thức chính trị, nâng cao năng lực chuyên môn và kĩ năng sư phạm. Một số thầy cô lớn tuổi, đã có trình độ chuyên môn vững vàng nhưng vẫn đi đầu trong việc tự nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là việc học tập ứng dụng công nghệ mới vào công tác và giảng dạy trong năm học vửa qua đã có gần 300 bài giảng thiết kế bằng giáo án điện tử, toàn trường hiện có 57/ 57 CBGV đạt trình độ đại học, có 03giáo viên đang theo học các lớp cao học

+ Tấm gương sáng tạo: Đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu cần thiết nhằm góp phần thực hiện chủ trương hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước và hội hội nhập quốc tế. Nhận thức được điều này, mỗi cán bộ quản lí, mỗi thầy cô giáo, trong mỗi công việc, mỗi giờ lên lớp luôn có sự trăn trở, tìm tòi, sáng tạo, đổi mới tư duy, phương pháp dạy học. Rất nhiều CBGV của trường đã biết ứng dụng CNTT, tận dụng tối đa phương tiện và thiết bị sẵn có để nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng giáo dục. Trong năm qua, nhà trường đã phát động phong trào viết SKKN hoặc đề tài chuyên môn, trong đó có nhiều SKKN được Sở GD&ĐT công nhận. Nhiều giáo viên tích cực làm ĐDDH có khả năng vận dụng cho nhiều bài dạy, nhiều môn học. Giáo viên trường cũng đã tích cực soạn giáo án điện tử và có những mô hình giáo án sáng tạo được khen ngợi...

- Biểu dương kịp thời hình những tấm gương sinh động về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong đội ngũ thầy, cô giáo. - Công đoàn tham mưu với nhà trường tổ chức các lớp học như: Tin học, hướng dẫn soạn GAĐT tại trường, để bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV. -Tăng cường thao giảng và dự giờ các tiết có ứng dụng CNTT và phương pháp giảng dạy mới để trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau... Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, BCH cùng phối hợp với chính quyền quyết tâm thực hiện tốt tinh thần cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do ngành phát động. Trên cơ sở phát huy những việc đã làm được, khắc phục những hạn chế thiếu sót, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, góp phần cùng toàn ngành thực hiện thắng lợi cuộc vận động, để xứng đáng với vai trò của người thầy, xứng đáng với sự tin tưởng của nhân dân và niềm tin yêu, sự kính trọng của học sinh cũng như toàn xã hội./.

35

Page 37: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

12.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRƯƠNG VĨNH KÝ VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖI THÂY, CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ

HỌC VÀ SÁNG TẠO” Phạm Văn Nghĩa Chủ tịch CĐCS trường THPT Trương Vĩnh Ký

Từ Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” và Chỉ thị số 06-CT/TƯ của Bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Công đoàn giáo dục VN đã phối hợp với Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Cuộc vận động này đã chính thức phát động vào ngày 20/11/2007, nhân dịp kỉ niệm 25 năm Ngày Nhà giáo Việt nam và sẽ tổng kết vào ngày 20/11/2012.

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN. -Từ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, mục

tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu về con người ngày càng cao của xã hội.

-Tất cả Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và toàn thể các cán bộ viên chức trong các nhà trường phổ thông phải hưởng ứng tích cực và tự giác cuộc vận động này, nhằm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công.

-Đội ngũ sư phạm của nhà trường phải nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa về tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của mỗi thầy, cô giáo trong các hoạt động giáo dục và đào tạo, là kim chỉ nam để định hướng các hoạt động “trồng người” theo đúng mục tiêu hiện nay của ngành giáo dục và đào tạo.

-Cuộc vận động gồm 3 nội dung chính: 1)Về đạo đức nhà giáo:

+Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục.

+Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp, thương yêu học sinh.

+Đoàn kết, giúp đở đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn nhà giáo vi phạm pháp luật và những qui định nghề nghiệp. 2)Về việc tự học của nhà giáo:

+Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học để phục vụ cho công tác và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục với nhiệm vụ được giao, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệ thuật làm sư phạm.

+Về tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vừa là quá trình hoàn thiện mình vừa để nêu gương cho người học. 3)Về tính sáng tạo của nhà giáo:

36

Page 38: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

+Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

+Sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

+Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới, cải tiến đồ dùng dạy học đã có, phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp dạy và người học.

+Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng CNTT vào bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm. Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những người học có năng khiếu, học giỏi, đồng thời biết phụ đạo những người học yếu kém.

+Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. II.THỰC TRẠNG. 1)Về đạo đức nhà giáo:

-Hiện nay có một bộ phận không nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có nhiều biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống như: chưa chấp hành tốt nội qui cơ quan; còn tùy tiện bỏ lớp không có lý do chính đáng; vào lớp trể - ra lớp sớm và lên lớp chưa thực hiện tốt qui chế chuyên môn.

-Có thái độ áp đặt học sinh học thêm và dạy thêm không đúng qui định; đôi lúc còn xúc phạm danh dự và nhân phẩm học sinh dẫn đến hiện tượng chưa thân thiện với học sinh.

-Ý thức bảo vệ và giữ gìn cơ sở vật chất của trường chưa cao. Còn lãng phí trong việc sử dụng điện, nước của nhà trường.

-Không chấp hành tốt luật giao thông như vẫn còn hiện tượng tham gia giao thông sau khi đã uống rượu bia; một số thầy giáo đôi khi “quá chén” đã xảy ra cự cải với đồng nghiệp và những người xung quanh, làm mất đoàn kết nội bộ và bà con láng giềng … và còn nhiều biểu hiện khác nữa làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, làm tổn hại đến danh dự nhà giáo, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và còn ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục nhân cách của thế hệ trẻ.

-Chưa thật sự nghiêm túc và tập trung cao khi dự các lớp bồi dưỡng chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Khi tham dự các lớp này còn bàn chuyện riêng, không đảm bảo đủ số buổi theo qui định của từng lớp học. 2)Về việc tự học của nhà giáo: -Việc tự học và tự nghiên cứu còn chưa được chú trọng trong việc nâng cao tay nghề để đáp ứng được mục tiêu giáo dục và đào tạo hiện nay.

-Một số nhà giáo đứng tuổi còn chậm đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra.

-Chưa có ý chí khắc phục khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học và tự nghiên cứu để nâng cao trình độ tri thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

-Bên cạnh là đa số các nhà giáo ít chú trọng đến việc không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, ngoại ngữ và tin học để phục vụ cho công tác và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3)Về tính sáng tạo của nhà giáo: -Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, tính sáng tạo của CBGV chưa cao, thể hiện trong việc vẫn còn đọc cho học sinh chép, chưa phát huy tốt tính tích cực học tập và kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh; việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn ở mức độ thấp, các hình thức kiểm tra vẫn còn nặng kiểu “tra khảo” kiến thức của bài cũ…

37

Page 39: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

-Trong công tác tự làm đồ dùng dạy học thì có quá ít đồ dùng tự làm mang tính sáng tạo cao; Chưa thật sự quan tâm phát hiện và bồi dưỡng học sing có năng khiếu, học giỏi và đặc biệt đối với học sinh yếu kém thì chưa có kế hoạch phù hợp để phụ đạo.

-Đối với một số tình huống sư phạm chưa có sự sáng tạo trong xử lý như đối với các học sinh cá biệt, thường dùng các hình thức kỷ luật để răn đe.

-Đối với cán bộ làm công tác giáo dục chưa có đổi mới và cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. III.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. -Công đoàn phối hợp với nhà trường tổ chức quán triệt Nghị quyết số 442/NQ-CĐN ngày 20/11/2007 của Công đoàn giáo dục Việt nam về việc phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” -Cuộc vận động này phải được tổ chức gắn liền với với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với việc cho học sinh ngồi nhầm lớp” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. -Tuyên truyền trong CBGV-NV trong nhà trường học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ CHí Minh. Phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. -Tổ chức triển khai cho mỗi đoàn viên Công đoàn ký cam kết thực hiện cuộc vận động theo mẫu và có tự đánh giá và đánh giá để tổng kết vào cuối mỗi năm học. -Xây dựng, biểu dương kịp thời và nhân điển hình những tấm gương sinh động về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong đội ngũ thầy, cô giáo. -Công đoàn tham mưu với nhà trường tổ chức các lớp học như: Tin học, Ngoại ngữ … tại trường trong những tháng hè, để bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBGV.

-Tăng cường thao giảng và dự giờ các tiết có ứng dụng CNTT và phương pháp giảng dạy mới để trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” là một cuộc vận động lớn trong ngành giáo dục, có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong xã hội đang ngày càng phát triển và có nhu cầu ngày càng cao. Toàn thể CBGV-NV trong các nhà trường cần phải quán triệt sâu sắc nội dung cơ bản của cuộc vận động, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục-đào tạo nói riêng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam nói chung.

38

Page 40: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

13.CÔNG ĐOÀN THPT TRÂN VĂN KIẾT VỚI VIỆC THAM GIA PHONG TRÀO THI ĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN,

HỌC SINH TÍCH CỰC"

CĐCS TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KIẾT I. Cơ sở lý luận

Năm học 2008-2009 BGD & ĐT đã phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013. Đây là một phong trào lớn đã lôi cuốn được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, sự tham gia của các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong xã hội nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội đồng thời khắc phục tính thụ động sáng tạo của học sinh trong học tập. II. Thực trạng và những vấn đề cần thiết hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Số liệu:+Tổng số CB-GV-CNV: 101 trong đó CBQL: 4; GV: 89; NV: 8+ Tổng số Đảng viên: 41+ Tổng số HS:1737Trong thực tế trong công tác và giảng dạy, chúng ta nhận thấy khi thực hiện

phong trào này chúng ta thường gặp một số khó khăn đặc biệt là đối với các trường nằm ở vùng ven hoặc vùng nông thôn : thiếu thốn CSVC trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, học sinh chưa có thói quen tốt trong ứng xử, giao tiếp hàng ngày, chất lượng học tập còn thấp, thiếu chủ động tích cực trong học tập, hoạt động, một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ thiếu quan tâm…

Làm thế nào để có thể giáo dục học sinh hưởng ứng tốt góp phần xây dựng thành công phong trào này. Từ đó giúp học sinh hoàn thiện về mặt kiến thức, tạo thói quen, hành vi đạo đức tốt, có thói quen giao tiếp ứng xử có văn hóa thân thiện đối với thầy, cô giáo, bạn bè chúng ta xây dựng theo 5 nội dung sau: * Nội đung 1: Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp, an toàn

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh ( HS) luôn giữ vệ sinh lớp học, bàn ghế sạch sẽ, thoáng mát, giữ vệ sinh nước uống. Đảm bảo an toàn khi sử dụng điện và mở, đóng cửa ra vào.

- Hướng dẫn HS bỏ rác đúng quy định, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn sạch sẽ nhà vệ sinh và khu vệ sinh.

- Động viên và hướng dẫn học sinh biết cách giữ gìn sức khỏe và vệ sinh cá nhân. Biết cách và có ý thức phòng chống bệnh tật đặc biệt là các bệnh học đường và xây dựng mạng lưới y tế học đường nhằm chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho học sinh.

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia lao động trồng cây xanh quanh khu vực trường, chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh và chăm sóc bồn hoa trong sân trường. Luôn đảm bảo nhà trường xanh, sạch, đẹp. * Nội dung 2:.Xây dựng môi trường học tập tiến bộ, tích cực giúp học sinh tự tin trong học tâp .

- Trước hết phải giáo dục HS ý thức đi học chuyên cần, GVCN kết hợp với GV bộ môn, phụ huynh để quản lý HS, đảm bảo sĩ số, phấn đấu không có HS bỏ học, luôn đảm bảo cho học sinh bình đẳng về mọi quyền lợi trong nhà trường.

39

Page 41: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

- GV bộ môn nắm vững đối tượng HS để có cách tác động, giáo dục phù hợp với các đối tượng HS.

- GV phải tích cực thường xuyên trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu trở thành GV dạy giỏi, dạy thật tốt bộ môn mình phụ trách để tạo niềm tin và hứng thú học tập bộ môn của học sinh Tích cực đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá, phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy bộ môn, chú trọng PPDH nêu vấn đề, hệ thống câu hỏi phải khoa học, phù hợp với các đối tượng HS kích thích tư duy để huy động dược tiềm năng học tập trong mỗi HS đặc biệt đối với các em HS yếu, kích thích được sự tích cực, chủ động sáng tạo và tự tin của HS trong quá trình học tập.

- Trong quá trình dạy – học, GV phải tạo được không khí ấm áp, chan hòa, cởi mở, thân thiện với mọi đối tượng học sinh đặc biệt là những học sinh yếu. Khuyến khích HS tích cực phát biểu ý kiến. GV phải luôn tôn trọng lắng nghe HS phát biểu hoặc đưa ra những thắc mắc cần giải đáp, tích cực cùng HS giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, phù hợp tạo cho các em sự hứng thú và tự tin trong học tập. Chú trọng dạy phương pháp tiếp nhận kiến thức và phương pháp học tập bộ môn, bồi dưỡng năng lực tự học và ý thức tích cực, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- Tăng cường việc dạy học có đồ dùng trực quan, tích cực tự học nâng cao trình độ tin học để có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh trên mạng Internet để ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quá trình dạy học ở các mức độ phù hợp với từng nội dung bài học như soạn và dạy - học bằng giáo án điện tử hoặc sử dụng công nghệ thông tin như một phương tiện dạy học hiện đại để trình chiếu các thông tin, tư liệu, hình ảnh làm phong phú thêm kiến thức hoặc bổ sung thêm những cái mà SGK hoặc thiết bị dạy học hiện hành còn thiếu để gây hứng thú học tập của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Ngoài ra GV nên hướng dẫn HS biết sử dụng CNTT để tự bổ sung, nâng cao thêm kiến thức. * Nội dung 3: Rèn luyện kĩ năng sống - Muốn rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, trước hết mỗi CBGV phải luôn có ý thức trau dồi đạo đức, năng lực, phẩm chất nhà giáo, luôn cố gắng để tự hoàn thiện mình, tạo được sự tin yêu và quý trọng của học sinh để GV thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo. - Giáo viên phải có ý thức xây dựng tập thể, có trách nhiệm với đồng nghiệp và tập thể, sống đoàn kết, chan hòa, đối xử thân thiện, chân thành với đồng nghiệp, luôn đề cao lương tâm và trách nhiệm với nghề nghiệp, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với mọi học sinh, tránh xúc phạm về thân thể và danh dự của học sinh. - Thông qua các giờ dạy – học ở các bộ môn, GV chú trọng rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản, các bộ môn Ngữ Văn, Lịch Sử, GDCD rất có lợi thế trong vấn đề này: như ở bộ môn Ngữ Văn có thể giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp như tinh thần đoàn kết, tình thương người, những kĩ năng giao tiếp ứng xử…Môn GDCD có thể nói là bộ môn trực tiếp rèn luyện kĩ năng sống cho các em gắn với việc dạy học đạo đức, pháp luật, kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, các kỹ năng hoạt động tập thể. Môn lịch sử giúp các em có cách nhìn nhận đánh giá lịch sử đúng với giá trị truyền thống lịch sử để các em có ý thức sống tốt hơn ở hiện tại. - Qua quan hệ giao tiếp, qua các buổi sinh hoạt, GV giáo dục các em HS có cách ứng xử chan hòa, thân thiện và đúng mực với thầy cô, bạn bè. - Qua các tiết HĐNGLL, các buổi báo cáo ngoại khóa về chuyên đề giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN, các buổi sinh hoạt lớp, bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng

40

Page 42: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

hòa nhập với tập thể, biết lựa chọn và hòa nhập, thích ứng với cuộc sống trong thời kỳ hội nhập năng động hiện nay trong lối sống, ăn mặc, ứng xử,…văn minh lịch sự, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với lứa tuổi học sinh . Có ý thức và có khả năng phòng tránh các tệ nạn xã hội, không nói tục, chửi thề, gây gỗ, hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, ma túy….. * Nội dung 4 : Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. - Trước hết giáo viên phải có năng lực hoặc phải tích cực học hỏi để có năng lực tổ chức các hoạt động tập thể với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn, bổ ích và phù hợp với lứa tuổi HS - Qua các tiết HĐNGLL, các buổi sinh hoạt lớp tạo được không khí chan hòa, vui tươi giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể, giáo dục tinh thần đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm, ý thức tự thể hiện mình, năng động sáng tạo trong các hoạt động và xử lý các tình huống trong cuộc sống,... - Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Hội tổ chức các hoạt động tập thể với quy mô lớn, kết hợp được các hoạt động “ Đố vui để học” để tạo ra không khí vui tươi lành mạnh và trí tuệ trong học đường. - Phối hợp với Đoàn, Hội tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian như hát dân ca, v..v..trong các ngày lễ lớn để vừa cũng cố kiến thức vừa tạo được không khí vui tươi, bổ ích trong nhà trường. * Nội dung 5: Phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương - Phối hợp với Đoàn, Hội tổ chức các buổi ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống: như truyền thống của trường, về các di tích lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam để giúp các em thấy được truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của quê hương, đất nước và phát huy truyền thống đó qua việc học tập và rèn luyện của chính mình. - Phối hợp với Đoàn, Hội tổ chức, hướng dẫn HS chăm sóc nhà bia tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ và tổ chức các em tham quan các di tích lịch sử địa phương để giáo dục truyền thống, giáo dục đạo lý ‘’ Uống nước nhớ nguồn’’ cho học sinh.

III. Kết quả và tác động của phong trào: Qua thực tế hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo 5 nội dung nêu trên, chúng tôi nhận thấy học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của phong trào thể hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Tham gia và hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm, trong việc thực hiện các nội dung của phong trào .

-Kết quả nổi bật qua triển khai thực hiện phong trào thi đua tại trường:

-Ý thức: Toàn thể đội ngũ đã có nhận thức sâu sắc hơn, tích cực hơn.

-Hành động: Mối quan hệ thầy – trò gần gũi; Các em đã có ý thức trong việc bảo vệ , xây dựng cảnh quan nhà trường, lớp học xanh sạch đẹp, chủ động tích cực trong hoạt động học tập , phong trào, có thói quen bảo vệ môi trường, giao tiếp ứng xử có văn hóa thân thiện, không xảy ra tình trạng bạo lực học đường; học sinh thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Cảnh quan trường học ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Tự xếp loại thực hiện phong trào thi đua theo công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 5/03/2009 về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hàng năm của nhà trường: Xếp loại tốt. IV. Những kiến nghị đề xuất

41

Page 43: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

- Ngành GD có kế hoạch phối hợp với ngành khác trong địa bàn trường, nhằm mục đích huy động nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất của các ngành và tổ chức liên quan để phối hợp thực hiện và huy động sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường.  -Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tham gia phong trào với vai trò chủ đạo, giới thiệu với trường các di tích lịch sử văn hoá tại địa phương phù hợp với nội dung “Học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương”. Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử văn hoá hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền giới thiệu các di tích của địa phương với bạn bè, cộng đồng dân cư và khách du lịch”.   -Ngành cũng tổ chức biên tập, giới thiệu các trò chơi dân gian, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian và lựa chọn, phối hợp hướng dẫn việc tổ chức đưa những trò chơi, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian vào trong nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và lứa tuổi học sinh phổ thông... Đồng thời giới thiệu các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, các lễ hội, di tích, di sản thiên nhiên để ngành giáo dục và đào tạo lựa chọn, hướng dẫn giáo viên lồng ghép và chương trình bài giảng, đặc biệt là các môn học KHXH-NV như Văn học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo xây dựng các băng hình tiết dạy minh hoạ lồng ghép...

42

Page 44: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

14.CÔNG TÁC PHÔI HỢP GIỮA BCH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRÂN TRƯỜNG SINH VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỒNG CẤP

Nguyễn Hoàng Anh CĐCS Trường THPT Trần Trường Sinh

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

- Mối quan hệ giữa Công đoàn và Chính quyền được xây dựng trên quan điểm: Công đoàn là yếu tố cấu thành hệ thống chính trị, là tổ chức chính trị- xã hội của người lao động, cùng với Chính quyền chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cán bộ công chức, viên chức, tổ chức động viên người lao động thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ công tác của của đơn vị. Mối quan hệ giữa Chính quyền và Công đoàn là mối quan hệ trong đó thể hiện sự tôn trọng tính độc lập trong hoạt động của mỗi tổ chức, do đó cần có sự phối hợp, bàn bạc tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

-Trong năm học vừa qua, ngành giáo dục và đào tạo Bến Tre đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Công đoàn cùng chính quyền phát huy bản chất tốt đẹp của nhà giáo, vận động cán bộ giáo viên và lao động trong ngành tích cực đổi mới giáo dục, làm tốt công tác giáo dục và quản lý góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho Tỉnh. Sau đây là những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua:

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:

1. Trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:Ngay từ đầu năm học, Công đoàn đã phối hợp cùng với chính quyền tổ chức hôi

nghị công chức cho CBGV – NV. Hoàn thành đăng kí các danh hiệu thi đua năm học.

Với chủ đề năm học được xác định "Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục", Công đoàn phối hợp với chính quyền đồng cấp tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới công tác quản lý dạy và học trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giữ vững nề nếp, kỷ cương học đường; đồng thời tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thiết thực kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Ban Chấp Hành Công đoàn đã tham mưu với chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giáo viên, lao động trong đơn vị được tham gia học tập nâng cao trình độ về mọi mặt với nhiều hình thức. Chính vì vậy trình độ của đội ngũ CBGV, LĐ và chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên rõ rệt.

2.Trách nhiệm về thực hiện quy chế dân chủ:

- Công đoàn tham gia với Chính quyền thực hiện quá trình dân chủ hoá, công khai hoá trong các hoạt động trong Nhà trường như: Quản lý tài chính, các nguồn thu phúc lợi, tuyển dụng cán bộ, chọn, cử, bầu, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ quản lý các cấp theo quy định.

43

Page 45: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

- BCH CĐCS được tham gia ý kiến vào dự thảo các chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của nhà trường do Hiệu trưởng xây dựng. Các vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được đảm bảo.

- BCH CĐCS phối hợp với Hiệu trưởng trong việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị theo đúng chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức theo hướng dẫn liên tịch giữa Sở GD&ĐT và CĐGD tỉnh và quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các trường học.

- Chủ tịch CĐCS được Hiệu trưởng mời tham dự trong quá trình chọn, cử, bầu các chức danh trong nhà trường như Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, sắp xếp phân công lao động trong nhà trường, trong việc hợp đồng, thỉnh giảng giáo viên, nhân viên thực hiện tốt.

3. Trách nhiệm về tổ chức quản lý phong trào thi đua:

Phong trào thi đua "Hai tốt" gắn với phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là động lực để thúc đẩy đổi mới giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. BCH phối hợp cùng chính quyền nhà trường tổ chức tốt các Hội thi văn hóa, văn nghệ, TDTT; xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, tham gia tốt Hội thi “Tiếng hát người giáo viên” lần thứ VIII, tham gia và đạt thành tích cao cuộc thi tuyên truyền viên giỏi về an toàn giao thông năm 2011 do Công Đoàn Giáo Dục Tỉnh tổ chức.

Thực hiện tốt luật thi đua khen thưởng, động viên cán bộ giáo viên đăng ký thi đua đầu năm, viết sáng kiến kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý và giáo dục, trong năm học có nhiều đề tài sáng kiến được đánh giá xếp loại; nhiều cán bộ giáo viên, lao động trong ngành đạt chiến sĩ đua các cấp.

BCH công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động phong trào hưởng ứng các phong trào thi đua trong đội ngũ cán bộ giáo viên, ký cam kết thực hiện nghiêm túc mối quan hệ ba cùng đó là: cùng phát hiện vấn đề, cùng xây dựng kế hoạch và giải pháp, cùng phối hợp triển khai thực hiện.

Phát huy sáng kiến và chủ động của đơn vị trong việc tổ chức các hoạt động định hướng chủ yếu và triển khai quyết liệt vào hai khâu là: tổ chức kiểm tra, thi cử và phong trào thi đua trong đơn vị. Công đoàn cùng với chính quyền giải quyết một cách cơ bản và nhanh chóng những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, tạo tiền đề triển khai chống các tiêu cực trong giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thi đua trong những năm học sau.

Phối hợp với chính quyền cùng cấp quy định thời gian các hội nghị liên tịch thường kỳ để thông báo, đánh giá các phong trào thi đua, các cuộc vận động gắn với các chuyên đề chuyên môn, từ đó rút bài học kinh nghiệm cho quá trình triển khai tiếp theo.

* Kết quả thi đua khen thưởng trong năm học 2010 - 2011

- Liên đoàn Lao động Tỉnh tặng giấy khen: 01 tập thể, 02 cá nhân

- Công đoàn ngành Giáo dục tặng giấy khen: 09 cá nhân

* Xếp loại Công đoàn: vững mạnh xuất sắc.

44

Page 46: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

4.Trách nhiệm về kiểm tra, giám sát và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống cho người lao động:

Đội ngũ CBGV-CNV đều có thu nhập và việc làm ổn định. Những CBGV-CNV được ký hợp đồng lao động đều được hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật. Tiếp tục triển khai Nghị định 61/2006/NĐ-CP nhằm đảm bảo các chế độ chính sách đối với CBGV-CNV.

Tiền lương, thu nhập và đời sống của CBGV - CNV đã được cải thiện. Đã thực hiện nghiêm túc việc xây dựng hình thức tương trợ giúp đở giáo viên có hoàn cảnh khó khăn đó là hụi không lãi. Nhân dịp tết nguyên đán, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Công đoàn phối hợp với chính quyền đồng cấp đã hỗ trợ cho CBGV-CNV có hoàn cảnh khó khăn.

Công đoàn cùng chính quyền đã quan tâm nhiều hơn đến công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ nhà giáo, tạo niềm tin cho nhà giáo yên tâm công tác.

5.Trách nhiệm về xây dựng bộ máy tổ chức:Trong năm BCH CĐCS được Hiệu trưởng mời tham gia trong việc sắp xếp,

điều chỉnh bộ máy tổ chức của đơn vị và được mời tham gia việc quy hoạch cán bộ quản lý.

6.Trách nhiệm trong việc đảm bảo điều kiện, phương tiện cần thiết cho hoạt động Công đoàn:

- Ban chấp hành được Hiệu trưởng bố trí phòng làm việc và các phương tiện làm việc, tạo điều kiện cho Chủ tịch CĐCS được sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, đường kết nối Inetnet của đơn vị để gởi, nhận công văn, báo cáo, tài liệu từ CĐGD tỉnh và bố trí kế toán đơn vị kiêm kế toán Công đoàn theo sự thống nhất của Sở GD&ĐT và CĐGD tỉnh tại công văn số 57/CV.CĐGD-03 ngày 15/12/2003 về việc phân công kế toán các đơn vị, trường học kiêm nhiệm kế toán công đoàn. - Cử CBGV-CNV được công đoàn cấp trên triệu tập hay điều động đi công tác được Hiệu trưởng tạo điều kiện và thanh toán công tác phí theo khỏan 2 mục V quy định số 07 của Sở GD&ĐT và CĐGD tỉnh. - Chế độ phụ cấp trong hè theo Thông tư 49 của Bộ Giáo dục, công văn liên tịch số số 02/LS GD-TC ngày 29/6/2004 của liên Sở Giáo dục-Đào tạo và Tài chính hướng dẫn về việc thực hiện chế độ kiêm nhiệm Chủ tịch CĐCS được Hiệu trưởng giải quyết đúng qui định.

- Đối với UV BCH CĐCS khi điều động công tác, được trao đổi thông nhất giữa Hiệu trưởng với Chủ tịch CĐCS.

- Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho BCH CĐCS, tổ công đoàn và CĐCS được tổ chức sinh hoạt, hội họp định kỳ theo quy chế.

III. ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆNTiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức công đoàn vững mạnh. Hàng năm

phối hợp cùng chính quyền tổ chức hội nghị cán bộ công nhân viên chức nhằm “Thực

45

Page 47: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan”, xây dựng Quy chế phối hợp giữa công đoàn và chính quyền.

Phối hợp và tạo điều kiện để Ban chấp hành công đoàn thực hiện tốt Quy chế tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc.

Kết quả về đổi mới phương pháp dạy học chưa cao, một số giáo viên chưa thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, chưa tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy nên chưa phát huy được tính chủ động của học sinh trong lớp học.

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém và khó khăn, công đoàn phối hợp với chính quyền đồng cấp quản lý chỉ đạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, động viên đội ngũ nhà giáo phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới với những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong đội ngũ nhà giáo và lao động về đường lối của Đảng; chính sách pháp luật Nhà nước; chủ trương kế hoạch của Ngành; nội quy, quy chế cơ quan.

Ban Chấp Hành Công đoàn phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức tổng kết, sơ kết phong trào thi đua và các cuộc vận động, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học, lựa chọn và lồng ghép nội dung thi đua với các cuộc vận động cho phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Lấy việc chăm lo đời sống, đại diện quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, lao động; nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.

Phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với nội dung thiết thực. Tổ chức gặp mặt các nhà giáo thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo nhằm trao đổi, tôn vinh nghề dạy học; động viên cán bộ giáo viên thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Thực hiện tốt các chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ giáo viên và lao động. Tích cực thực hiện tốt các cuộc vận động ủng hộ quyên góp của ngành để chăm lo và tự chăm lo tốt hơn đời sống cho nhà giáo và lao động. Thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động.

Công đoàn phối hợp với chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là công tác đổi mới thi đua, khen thưởng. Khen thưởng đúng người, đúng việc, công khai, công bằng và kịp thời. Nhân rộng điển hình tiên tiến từ đó tạo động lực, thúc đẩy phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân viên chức và lao động.

Vận động đoàn viên tích cực tự học tự bồi dưỡng, thực hiện tốt cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phối hợp với chuyên môn tổ chức các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.

Công đoàn cần chú trọng công tác truyền thông, tuyên truyền về vai trò và vị thế của người thầy trong sự nghiệp trồng người để từ đó khơi dậy ý thức trách nhiệm trong giảng dạy của mỗi thầy cô giáo.

46

Page 48: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

15.NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BAN NỮ CÔNG CỦA CĐCS TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ

Đặng Thị Nhịnh Chủ tịch CĐCS trường THPT Phan Văn Trị

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới vị trí, vai trò của người phụ nữ, đặc biệt là trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội , coi chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là một nhiệm vụ quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa số dân, đến từng gia đình trong cộng đồng xã hội. Trong nhiều bài viết, bài nói của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức phải tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia hoạt động. Theo Hồ Chí Minh, công tác phụ nữ trong xây dựng CNXH, một trong những nội dung quan trọng là phải đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ. Phụ nữ phải được giải phóng khỏi những tàn dư của hủ tục, định kiến hẹp hòi của tư tưởng phong kiến; vươn lên đóng góp sức mình xây dựng CNXH. Bác nói: “Bây giờ toàn dân ta ai cũng muốn xây dựng CNXH. Muốn xây dựng CNXH phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất cho thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ. Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH chỉ một nửa”. Người luôn khuyên bảo chị em phải tự cố gắng vươn lên để khẳng định mình chứ không phải chờ Đảng, Chính phủ đề ra các chủ trương, chính sách. Người nói: “Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh”.

Trên cơ sở đó, ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo mọi điều kiện để chị em phụ nữ phát huy quyền làm chủ, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong công tác Công đoàn, công tác nữ cũng được quan tâm đúng mức. Ngày 5.1.1996, BCH Tổng LĐLĐVN (khoá VII) đã ra Nghị quyết 4C/NQ-TLĐ về đổi mới và tăng cường công tác vận động nữ CNVC-LĐ. Nghị quyết khẳng định các quan điểm của CĐ đối với công tác vận động nữ CNVC-LĐ và được nâng lên ở một tầm cao mới, toàn diện hơn: Một là CĐ có trách nhiệm nâng cao trình độ về mọi mặt cho nữ CNVC-LĐ để họ thực hiện đầy đủ 2 chức năng: Xã hội và gia đình; hai là nội dung công tác vận động nữ CNVC-LĐ phải xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng của nữ CNVC-LĐ; ba là công tác vận động nữ CNVC-LĐ là trách nhiệm của CĐ, ban nữ công có trách nhiệm tham mưu cho CĐ các cấp. Theo đó, ban nữ công các cấp được thành lập, tạo ra môi trường tập hợp và rèn luyện nữ CNVC-LĐ để đáp ứng yêu cầu xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

1.Để Ban nữ công Công đoàn hoạt động có hiệu quả, trước hết phải xác định được trách nhiệm của tổ chức CĐ đối với công tác nữ. Về vị trí, đối với XH, nữ CNVC-LĐ là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam và tổ chức công đoàn; là lực lượng lao động xã hội đông đảo đang tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước; là hội viên Hội LHPN Việt Nam, là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ cả nước. Còn đối với gia đình nữ CNVC-LĐ có vai trò quan trọng trong tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc .

47

Page 49: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

a.Trách nhiệm Công đoàn thể hiện ở việc đảm bảo các mục tiêu về công tác đối với nữ CNVC-LĐ, bao gồm :

- Nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ nữ CNVC-LĐ; xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ của tổ chức công đoàn; tạo sự chuyển biến mới trong công tác nữ công của các cấp công đoàn.

- Phát huy tinh thần làm chủ, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của lao động nữ trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao địa vị lao động nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ mới.

- Thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của lao động nữ. Tập hợp đông đảo lao động nữ vào tổ chức công đoàn.

b.Trách nhiệm Công đoàn còn thể hiện ở nội dung công tác đối với nữ CNVC-LĐ, gồm :

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về mọi mặt cho nữ CNVC-LĐ.- Tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách

đối với lao động nữ.- Tổ chức các phong trào thi đua trong lao động nữ; các hoạt động xã hội từ

thiện.- Tham mưu đề xuất về công tác cán bộ nữ…2.Hiệu quả hoạt động của Ban nữ công còn nằm ở chỗ Ban phải xác định

được phải làm những gì và hoạt động như thế nào. Ban Nữ công phải nắm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bao gồm :

- Tham mưu Ban chấp hành công đoàn xây dựng chương trình, nội dung công tác nữ CNVC-LĐ trong nhiệm kỳ và hàng năm.

- Nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của nữ CNVC-LĐ phản ánh, đề xuất với Ban chấp hành công đoàn. Giám sát thực hiện chế độ chính sách lao động nữ, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVC-LĐ.

- Phát hiện bồi dưỡng đoàn viên nữ ưu tú để giới thiệu cho Ban chấp hành công đoàn trong quá trình tham gia công tác quy hoạch, đào tạo và xem xét giới thiệu bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo các cấp.

- Đại diện cho nữ CNVC-LĐ tham gia các tổ chức hợp pháp có liên quan đến lao động nữ, trẻ em, dân số, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Tuyên truyền giáo dục trong nữ CNVC-LĐ về đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và những nội dung có liên quan đến lao động nữ nói riêng. Tổ chức phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”. Vận động nữ CNVC-LĐ tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua chung do công đoàn phát động.

3.Về nội dung, hoạt động của Ban Nữ công CĐCS bao gồm :

48

Page 50: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

- Nghiên cứu đề xuất với Ban chấp hành CĐCS về nội dung chương trình công tác vận động nữ CNVC-LĐ nhằm thực hiện tốt chủ trương Nghị quyết của Ban chấp hành CĐCS và chương trình công tác của Ban Nữ công công đoàn cấp trên.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ đối với lao động nữ và trẻ em.

- Tổ chức các hoạt động trong nữ CNVC-LĐ có đặc thù về giới (các hoạt động chào mừng quốc tế phụ nữ 8/3, kỷ niệm ngày Phụ nữ VN…).

- Đại diện cho nữ CNVC-LĐ tham gia các tổ chức hợp pháp có liên quan đến lao động nữ, trẻ em, dân số, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Tuyên truyền, giáo dục nữ CNVC-LĐ về chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và những nội dung liên quan đến lao động nữ nói riêng.

- Tổ chức phong trào thi đua : phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ, và các phong trào thi đua khác của ngành phù hợp với đơn vị mình.

- Vận động nữ CNVC-LĐ tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua chung do công đoàn phát động.

- Tổ chức các hoạt động chăm lo cho nữ và con CNVC-LĐ thông qua vận động đóng góp quỹ tình nghĩa Công đoàn ngành, mái ấm công đoàn, vì trẻ thơ....

4.Về trách nhiệm của Trưởng Ban nữ công CĐCS, bao gồm :- Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ, Ban Chấp hành CĐCS về hoạt động

của Ban Nữ công.

- Xây dựng chương trình công tác.

- Tổ chức phân công các ủy viên.

- Truyền đạt các Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về công tác nữ.

- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt, kế hoạch sơ – tổng kết.

- Tham mưu cho Ban Chấp hành CĐCS tổ chức các hoạt động nhân các lễ kỷ niệm liên quan về giới như Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Gia đình Việt nam 28/6, Tết thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, kỷ niệm ngày Phụ nữ VN 20/10.

- Báo cáo kết quả hoạt động.

5.Về mối quan hệ của Ban nữ công, bao gồm :- Với Ban nữ công cấp trên và BCH công đoàn cùng cấp: Ban nữ công CĐCS

chịu sự chỉ đạo trực tiếp và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.- Với các ban khác của Ban chấp hành CĐCS và các đoàn thể, đơn vị chuyên

môn đồng cấp đây là mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động nữ tại đơn vị.

6.Về phương pháp hoạt động của Ban Nữ công công đoàn cơ sở là phương pháp vận động, thuyết phục, động viên, xây dựng chương trình kế hoạch, hoạt động thông qua mạng lưới của Ban nữ công (các ủy viên Ban nữ công, tổ nhóm nữ công)

7.Về hình thức hoạt động : Đa dạng các hình thức tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị, có nhiều sáng tạo trong hoạt động để thu hút được nhiều chị em tham gia.

49

Page 51: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

Đảm bảo các nội dung trên đây, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình, Ban nữ công xây dựng chương trình công tác cụ thể sẽ đạt kết quả tốt ./.

50

Page 52: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

16.MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THPT CHUYÊN BẾN TRE

UBKT CĐCCS TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE

1. Cơ sở lý luận:- Chúng ta đều biết “ Lãnh đạo phải có kiểm tra, không có kiểm tra coi

không có sự lãnh đạo” vì vậy công tác kiểm tra là cực kì quan trọng. Tại Điều lệ công đoàn Việt Nam năm 2008 có qui định : “Công tác kiểm tra công đoàn là nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn mỗi cấp nhằm lãnh đạo việc thực hiện Điều lệ công đoàn, nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức, tiến hành công tác kiểm tra ở cấp đó và chịu sự kiểm tra của công đoàn cấp trên”

- “Ủy ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra của công đoàn được thành lập ở các cấp công đoàn, do Ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận “.(Điều 36 Điều lệ công đoàn VN 2008).

- Nhiệm vụ của UBKT( theo điều 37 Điều lệ công đoàn VN)1. Giúp BCH, BTV thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ công đoàn

đối với công đoàn cùng cấp và cấp dưới.2. Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên

có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị và các qui định của công đoàn.3. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng , tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế

của công đoàn cùng cấp và cấp dưới.4. Giúp BCH, BTV: Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải

quyết của công đoàn; Tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước giải quyết khiếu nại tố cáo của đoàn viên, CNVCLĐ theo qui định của pháp luật.

5. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra đối với UBKT công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

2. Thực trạng hoạt động của Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở trường THPT chuyên Bến Tre :

- Những việc làm được:+ Hoạt động của Ủy ban kiểm tra trong những năm qua đúng chức năng

nhiệm vụ+ Hằng năm Uỷ ban kiểm tra công đoàn cơ sở trường THPT cuyên Bến

Tre đều được đánh giá xếp loại xuất sắc.- Tồn tại: Vấn đề quyết toán của công đoàn với Liên đoàn lao động có

chậm hoặc sai sót cả 2 năm liên tục.

3. Đề xuất và giải pháp thực hiện:

a. Những giải pháp UBKT Công đoàn cơ sở trường THPT chuyên Bến Tre đã tiến hành:

- Qua mỗi kì đại hội, Ủy ban kiểm tra được bầu lại đều có bước nối tiếp, thường có 1 2 thành viên của UBKT của nhiệm kì trước tái đắc cử ở nhiệm kì sau, nhờ vậy mà làm việc đạt hiệu quả cụ thể :

51

Page 53: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

+ Giúp ban chấp hành , ban thường vụ thực hiện việc kiểm tra việc chấp hành điều lệ công đoàn :Khi lập kế hoạch kiểm tra chúng tôi thường kết hợp kiểm tra trong các buổi họp Ban chấp hành hoặc tổ công đoàn để không mất thời gian cho các cộng sự. Như: Kiểm tra tài chính, kiểm tra nội bộ gắn với tuần coi thi học kì , có bàn bạc phối hợp với phó hiệu trưởng chuyên môn để phân công coi thi hợp lý cho các thành viên trong quyết định kiểm tra. Kết hợp kiểm tra nội bộ với kiểm tra tài chính cùng thời gian. Trong năm học 2010-2011 Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở trường THPT chuyên đã tiến hành kiểm tra 2lần – (Sử dụng tài chính vào cuối học kì I-1 lần và cuối học kì II -1 lần). Kết hợp với Ban thanh tra nhân dân kiểm tra nội bộ đơn vị 2 lần vào cuối mỗi học kì theo quyết định của chủ tịch công đoàn.

+ Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn: Thường xuyên kiểm tra để ngăn chặn vi phạm. Trong năm học 2010-2011 Uỷ ban kiểm tra công đoàn cơ sở trường THPT chuyên Bến Tre đã tiến hành kiểm tra chấp hành điều lệ công đoàn lần 2 của 8 tổ ( Tổ Văn, tổ Sử- Địa, tổ Ngoại ngữ, tổ Toán- Tin, tổ Lý, tổ Hóa –Sinh, tổ Công nghệ- Thể dục- Giáo dục công dân, tổ Hành chánh.); Kiểm tra chấp hành điều lệ công đoàn của Ban chấp hành, Ban Nữ Công, Uỷ ban kiểm tra. Nhờ kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch nên đã kịp thời nhắc nhở các bộ phận làm tốt hơn nhờ vậy mà Ban chấp hành, Ban nữ công, Uỷ ban kiểm tra, các tổ công đoàn đều đảm bảo đầy đủ các buổi sinh hoạt theo qui chế; Các tổ họp đã triển khai đầy đủ các nội dung do chủ tịch Công đoàn gởi xuống, có ghi biên bản thể hiện được nội dung cuộc họp.; Các đoàn viên đều giữ thẻ cẩn thận và công đoàn đã tiến hành làm thẻ đoàn viên cho các công đoàn viên mới được kết nạp.

- Giúp Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn giải quyết các khiếu nại, tố cáo :do việc kiểm tra giám sát tốt của các bộ phận trong hoạt động của nhà trường, công đoàn nên trong năm học 2010- 2011 tại công đoàn cơ sở không có đơn thư khiếu nại tố cáo.

- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra cho các thành viên trong Uỷ ban kiểm tra: do chủ nhiệm, phó chủ nhiệm tham dự lớp tập huấn đầy đủ và đã triển khai tài liệu tập huấn bồi dưỡng cán bộ công đoàn công đoàn ngành tổ chức cho thành viên còn lại trong ủy ban kiểm tra nhờ vậy UBKT hoạt động đúng qui chế, hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Thực hiện đúng sự chỉ đạo của công đoàn cấp trên , khi có vướng mắc thì tranh thủ sự tư vấn kịp thời của đồng chí chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra công đoàn ngành.

- Cán bộ công đoàn được bồi dưỡng nghiệp vụ ( tháng 12/2010), đã triển khai và cả Uỷ ban kiểm tra công đoàn cơ sở đều nắm được nghiệp vụ để hoạt động.

- Kế hoạch hoạt động được vạch ra phù hợp với đặc thù của trường chuyên và có bổ sung, điều chỉnh kịp thời.

- Sự hổ trợ nhau giữa các thành viên trong Ban chấp hành. Cộng đồng trách nhiệm cao, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau.

- Uỷ ban kiểm tra công đoàn cơ sở trường THPT chuyên Bến Tre đều có nhiệt huyết với công tác công đoàn.

- Tuy nhiên trong công tác kiểm tra chúng tôi cũng còn gặp nhiều khó khăn nhất là khâu kiểm tra việc quyết toán tài chính nhiều lần còn chậm trễ, công đoàn cấp trên phải nhắc nhở. Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi đã đề cử đồng chí kế toán vào Ban chấp hành nhiệm kì mới nhằm để gắn kết trách nhiệm với nhiệm vụ, nhờ vậy tình trạng quyết toán kinh phí của công đoàn có cải thiện rõ rệt.

52

Page 54: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

b. Những đề xuất và kiến nghị của UBKT Công đoàn cơ sở trường THPT chuyên Bến Tre :

- Trong hoạt động của Uỷ ban kiểm tra cần bố trí thành viên có người có nghiệp vụ tài chính để khi kiểm tra phần kinh phí hoạt động và kiểm tra nội bộ chuyên sâu hơn.

- Có chế độ khen thưởng riêng cho công tác hoạt động của Uỷ ban kiểm tra để khuyến khích, động viên anh em hoạt động.

- Tổ chức riêng cho Uỷ ban kiểm tra giao lưu,học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong tỉnh, ngoài tỉnh.

53

Page 55: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

17.HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CĐCS TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI

UBKT CĐCS trường THPT Mạc Đĩnh Chi

I. CƠ SỞ LÍ LUẬNTrong thực tế, bất cứ hoạt động thuộc bất kì lĩnh vực nào cũng không thể xem

nhẹ quá trình kiểm tra, đánh giá. Muốn đánh giá đúng vấn đề, kiểm tra là hoạt động không thể thiếu. Thông qua hoạt động kiểm tra, cá nhân (hay đơn vị) được kiểm tra sẽ có cái nhìn đúng đắn, khách quan về những ưu điểm và hạn chế của mình để từ đó phát huy thế mạnh và tìm giải pháp khắc phục điểm yếu. Mặc khác, đối tượng tham gia kiểm tra cũng từ đấy phát hiện những sáng tạo, những cái hay và những nhân tố tích cực để nhân rộng điển hình. Hoạt động của UBKT ở CĐCS cũng không ngoại lệ. Theo Điều 35 Điều lệ CĐVN năm 2008 khẳng định: Công tác kiểm tra của công đoàn là nhiệm vụ của Ban Chấp hành công đoàn mỗi cấp nhằm lãnh đạo việc thực hiện Điều lệ Công đoàn, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của tổ chức công đòan. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức, tiến hành công tác kiểm tra ở cấp đó và chịu sự kiểm tra của công đoàn cấp trên.

Như vậy, muốn xây dựng thành công CĐCS vững mạnh, BCH cần đặc biệt quan tâm đến tổ chức và hoạt động UBKT công đoàn.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀTrong đơn vị trường học, dường như 100% cán bộ công đoàn phụ trách UBKT

đều là công việc kiêm nhiệm. Mà đã là công việc kiêm nhiệm thì đồng nghĩa đó là hoạt động “tay trái”, không thuộc lĩnh vực chuyên sâu. Hơn nữa, hoạt động chuyên môn với nhu cầu của xã hội đòi hỏi ngày càng cao nên thời gian giáo viên đầu tư cho lĩnh vực này hầu hết chiếm hoàn toàn. Đã không chuyên sâu, lại thiếu thời gian đầu tư thì hệ quả tất yếu là chất lượng hoạt động chưa cao. Chưa kể đến chế độ, chính sách bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm của UBKT cũng chưa thật thỏa đáng. Xin đơn cử thực tế ở đơn vị: BCH công đoàn (trong đó có UBKT) 6 tháng, theo định mức, chỉ nhận tiền bồi dưỡng cán bộ công đoàn không chuyên trách khoảng trên 200 000 đồng/ người ( bình quân khoảng 33 000 đồng/ tháng). Số tiền bồi dưỡng này thật sự quá hạn chế so với công sức mà cá nhân làm việc. Từ thực tế ấy, vấn đề đặt ra trong tổ chức công đoàn là: Phải làm gì để UBKT CĐCS hoạt động đạt hiệu quả? III. CÁC GIẢI PHÁP

Thực tế trong gần hai nhiệm kì hoạt động vừa qua, BCH CĐCS cũng đã tích lũy được một số ít kinh nghiệm và mong muốn được cùng các đơn vị bạn đóng góp, chia sẻ. Khuôn khổ của bài viết chỉ giới hạn đề cập đến hoạt động của UBKT.

- Sau khi đại hội CĐCS và được công đoàn cấp trên ra quyết định công nhận, Chủ tịch công đoàn cần thực hiện một số vấn đề sau:

+ Họp BCH CĐ: @ Tác động đến tư tưởng, tình cảm, khích lệ tinh thần GV làm công tác

UBKT; khơi gợi ở họ lòng nhiệt tình cũng như cái “tâm” của người cán bộ không chuyên trách.

54

Page 56: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

@ Nêu và phân tích rõ nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT (theo điều 37,38 Điều lệ CĐVN năm 2008). Chủ tịch công đoàn cần lưu ý UBKT nắm chắc chế độ sinh hoạt và chế độ kiểm tra để chủ động trong việc lập kế hoạch.

+ Tổ chức hội nghị thống nhất và ban hành quy chế làm việc của UBKT (Quy chế này đã được UBKT CĐGD Tỉnh hướng dẫn rất cụ thể). Trên cơ sở quy chế làm việc, UBKT xây dựng chương trình hoạt động năm học (trong đó có chương trình hoạt động từng tháng). Khi xây dựng chương trình hoạt động năm học của UBKT CĐCS cần:

@ Bám sát chương trình hoạt động của UBKT CĐGD Tỉnh; @ Chương trình hoạt động phải có đủ 5 nội dung theo 5 nhiệm vụ của UBKT; @ Từng nhiệm vụ phải có chỉ tiêu kiểm tra cụ thể, UBKT CĐCS dựa vào tiêu

chí đó mà kiểm tra trong năm học theo đúng tiến độ kế hoạch từng tháng đã nêu.- Quá trình thực hiện:Trong những năm qua, UBKT CĐCS ở đơn vị chủ yếu tập trung vào việc kiểm

tra chấp hành điều lệ công đoàn và kiểm tra tài chính đồng cấp. Qua quá trình giám sát hoạt động ở đơn vị, không phát hiện dấu hiệu vi phạm nên thời gian qua không tổ chức kiểm tra ở mảng hoạt động này. Trình tự kiểm tra thường gồm:

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra: xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, thời gian, thành phần, yêu cầu chuẩn bị cho cuộc kiểm tra và trình tự tiến hành kiểm tra. Khi xây dựng kế hoạch, cần đặc biệt chú ý việc bố trí thời gian hợp lí, tránh chọn thời điểm mà công tác chuyên môn quá nhiều. Điều này sẽ phần nào tránh được tâm lí căng thẳng cho đối tượng được kiểm tra.

+ Ra quyết định kiểm tra: Trừ trường hợp kiểm tra đột xuất, khi ra quyết định kiểm tra cần báo trước thời gian kiểm tra ít nhất là một tuần để đối tượng được kiểm tra có thời gian chuẩn bị, sắp xếp công việc.

+ Tiến hành kiểm tra: không chỉ kiểm tra trên giấy tờ, văn bản mà đơn vị rất chú ý đến việc trao đổi trên cơ sở thực tế phát sinh. Chính điều này tạo cho đối tượng kiểm tra nắm sát hơn quá trình hoạt động thực tế của bộ phận được kiểm tra đồng thời phát hiện những khó khăn mà đối tượng được kiểm tra đang vướng mắc.

+ Kết luận kiểm tra: phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, thể hiện rõ ưu, khuyết điểm của từng nội dung được kiểm tra.

+ Lập và lưu trữ hồ sơ về cuộc kiểm tra.- Qua việc kiểm tra chấp hành điều lệ công đoàn, UBKT có thêm điều kiện trực

tiếp tiếp xúc với công đoàn viên, từ đó dễ dàng lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và tham mưu cùmg Ban chấp hành đề ra các hành động thiết thực, phù hợp với mong mỏi của anh chị em.

- Thực tế ở đơn vị cho thấy: nếu duy trì tốt những kế hoạch kiểm tra định kì thì hoạt động của UBKT sẽ rất thuận lợi. Chẳng hạn: UBKT kiểm tra tài chính công đoàn mỗi quý 1 lần ( thường vào ngày cuối tháng của quý) sẽ giúp BCH nắm bắt rõ hơn từng hạn mục chi tiêu để điều chỉnh, cân đối theo tỉ lệ được quy định. Đồng thời, việc làm này làm tiền đề để quyết toán đúng thời gian với Liên đoàn lao động Tỉnh.

Trên đây là một số hoạt động của UBKT ở đơn vị đã thực hiện. Thiết nghĩ rằng, cán bộ công đoàn ở đơn vị chúng tôi đa phần còn trẻ, kinh nghiệm cũng chưa nhiều. Rất mong các đơn vị bạn đóng góp xây dựng thêm để hoạt động của UBKT ngày càng đi vào chiều sâu./.

55

Page 57: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

18.NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG THANH TRA NHÂN DÂN CỦA CĐCS THPT CA VĂN THỈNHs

Nguyễn Thị Quýt Trưởng ban TTND trường THPT Ca Văn Thỉnh

I. Cơ sở lý luận Thanh tra là một chức năng đồng thời là một phương thức thiết yếu của lãnh đạo và quản lý. Các đoàn thể nhân dân tham gia hoạt động thanh tra là thể hiện nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động quản lý nhà nước đã được quy định trong Hiến Pháp và được thực hiện thông qua các tổ chức, cơ quan Nhà nước và xã hội, trong đó có tổ chức Thanh tra nhân dân. Hoạt động thanh tra nhân dân được tiến hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, thuộc các ngành, các địa phương để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Thanh tra nhân dân “trở thành công cụ sắc bén của nhân dân trong việc phát hiện ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh” (Văn kiện Hội nghị lần 3 BCHTW khóa VIII). Từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến hoạt động TTND. Hội nghị Trung Ương lần thứ VIII khóa VI chỉ rõ: phát huy vai trò của hệ thống TTND để cùng với hệ thống Thanh tra Nhà nước giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật và chủ trương chính sách của Nhà nước, phát hiện và tham gia xử lý những vụ việc tiêu cực trong Đảng, bộ máy Nhà nước và trong xã hội. Ban TTND được thành lập khi cơ quan, đơn vị, trường học có tổ chức CĐCS, do hội nghị CBCC, viên chức bầu bằng phiếu kín. “Ban chấp hành CĐCS hướng dẫn hoạt động của TTND tại cơ quan, đơn vị, tổ chức theo sự hướng dẫn của tổng Thanh tra Nhà nước, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan. Xuất phát từ mục tiêu chung, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TTND và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường, một trong những nhiệm vụ quan trọng luôn được quan tâm đó là làm tốt công tác phối hợp, nhiệm vụ giám sát (nhiệm vụ chủ yếu của TTND) nhằm xây dựng TTND xuất sắc đáp ứng yêu cầu cấp bách của nhà trường trong thời kỳ đổi mới của đất nước. II. Tình hình chung của đơn vị Mỗi nhiệm kỳ hoạt động của ban TTND là 2 năm. Sau mỗi nhiệm kỳ luôn có sự thay đổi, kịp thời củng cố, ổn định hoạt động đi vào nề nếp. Ngay từ đầu nhiện kỳ, dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành CĐCS, TTND luôn tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ góp phần phát hiện, đẩy lùi tiêu cực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của CĐCS, đơn vi. TTND dù làm công tác kiêm nhiệm, gặp không ít khó khăn nhưng có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình công tác, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. III. Giải pháp thực hiện 1. Về việc xây dựng ban TTND 1.1 Tập trung ổn định về tổ chức, đổi mới hoạt động, cụ thể là: phát huy dân chủ, tranh thủ sự hợp tác của nhiều đối tượng trong hội đồng giáo dục nhà trường, nhân dân; nắm vững và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phân công giao việc cụ thể cho từng thành viên trong ban TTND; Không ngừng phát huy vai trò chủ đạo của TTND trong công tác điều hành, tổ chức và chịu trách nhiệm; thực hiện tốt chỉ

56

Page 58: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

đạo của BCH CĐCS, công tác phối hợp. Thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, cụ thể là giám sát tổ chức, cá nhân có trách nhiệm của nhà trường theo quy định tại điều 29 của Nghi định 99/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện giải quyết theo kiến nghị. thực hiện tốt nhiệm vụ xác minh khi được thủ trưởng đơn vị, BCH CĐCS giao phó,tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhà giáo và người lao động, thu thập các tài liệu để xem xét, theo dõi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của TTND. Kết quả: Ban TTND hoàn thành tốt nhiệm vụ, cụ thể là thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, nhiệm vụ xác minh theo chỉ đạo của CĐCS, kịp thời chấn chỉnh bổ sung những thiếu sót về chứng từ thu chi trong nhà trường. 1.2 Về việc xây dựng đội ngủ TTND: các thành viên TTND cần được nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ có bản lĩnh và tâm quyết với công việc. Kết quả: trưởng ban TTND được học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và đã phổ biến cho các thành viên trong ban TTND. 1.3 Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động TTND, các nhiệm kỳ qua TTND căn cứ vào Nghị quyết của hội nghị CBCC và chỉ đạo của BCH CĐCS Nhà trường để xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động và được BCH CĐCS chấp nhận. TTND thực hiện thường xuyên sát sao có hiệu quả nhiệm vụ giám sát theo điều 29 của Nghị định 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính Phủ. Khi nhận được mọi phản ánh từ nhà giáo, nhân dân, TTND phải tiếp thu và xử lý một cách thỏa đáng để tạo lòng tin cho mọi người. 2. Với nhiệm vụ giám sát nhằm phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực góp phần xây dựng một đơn vị trường học nói riêng ngành giáo dục nói chung luôn trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm của TTND. Nó đem lại niềm tin, sự gắn bó giữa đồng nghiệp với nhau, giữ cán bộ giáo viên, nhân viện và nhân dân với TTND, góp phần xây dựng đoàn kết nội bộ. IV. Kiến nghị - Trưởng ban TTND và các thành viên TTND cần được bồi dưỡng, nắm vững nghiệp vụ. - Thủ trưởng đơn vị, BCH CĐCS quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện tốt để TTND hoàn thành nhiệm vụ.

57

Page 59: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

19.ĐỀ XUẤT CỦA CĐCS THPT LẠC LONG QUÂN VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TỔ CÔNG ĐOÀN

VỮNG MẠNH Công đoàn cơ sở Trường THPT Lạc Long Quân

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tôn trọng vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam. Điều đó được thể hiện trong Hiến pháp và Luật Công đoàn Việt Nam.

Hiến pháp nước CHXHCNVN (1992 – Chương I, điều 10) đã ghi rõ:  “ Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.  Luật Công đoàn Việt Nam (1990 – Chương I, điều I) đã khẳng định : “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam ; là trường học CNXH của người lao động”.

Tổ chức công đoàn đóng một vai trò rất quan trọng đối với CBGV-CNV lao động, đó là chỗ dựa tinh thần cho CBGV-CNV , nơi mà họ muốn bày tỏ những tâm tư nguyện vọng của mình. Tổ chức công đoàn có vững mạnh hay không phần lớn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của tổ công đoàn. Vì tổ công đoàn là nơi trực tiếp tập hợp giáo dục đoàn viên và lao động, nơi rèn luyện đoàn viên và lao động về mọi mặt, nơi họ trực tiếp tham gia quản lí chuyên môn, quản lí đơn vị và thực hiện có hiệu quả nhất về nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Tổ công đoàn có mạnh thì công đoàn cơ sở mới vững mạnh được.

Công đoàn trường THPT Lạc Long Quân được thành lập 10/2009 đến nay đã được 2 năm, qua 2 năm hoạt động đều đạt công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc. Kết quả này có được do sự phấn đấu không ngừng của tất cả công đoàn viên của trường, đặc biệt vai trò quan trọng của các tổ công đoàn.Để có được thành quả trên, trong những năm qua các tổ công đoàn đã thực hiện những nội dung cụ thể như sau:

1.Vào đầu năm học mới mỗi tồ công đoàn bầu chọn 1 CBGV làm tổ trưởng công đoàn.Các tổ trưởng công đoàn xác định mục tiêu công việc và xây dựng kế hoạch cho tổ theo từng tháng,học kì, năm học theo kế hoạch chung của BCHCĐCS

2.Bảo đảm sinh hoạt tổ công đoàn( họp theo tổ chuyên môn ), chuẩn bị kĩ nội dung sinh hoạt , nhấn mạnh những việc cần làm trong tháng , sau khi bàn bạc cần biểu quyết đưa đến sự thống nhất

3.Nội dung sinh hoạt tổ công đoàn gồm những công việc cụ thể như sau:

58

Page 60: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

+ Tuyên truyền , phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách , pháp luật của Nhà nước, vận động CBGV-CNV lao động chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội qui, qui chế đơn vị, thực hiện tốt các công tác của công đoàn và những công việc do nhà trường phân công

+ Dựa vào chỉ tiêu của nhà trường đưa ra sau HNCBCC, các tổ công đoàn vận động, giúp đở , động viên CBGV-CNV hăng hái thi đua dạy tốt, công tác tốt, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và công tác đề nâng cao hiệu suất giờ lên lớp, nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao

+Vận động CBGV-NV lao động giúp nhau trong học tập, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ “Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo ” của ngành

+ Khi có công đoàn viên trong tổ gặp khó khăn hay nghỉ do con ốm, tổ trưởng công đoàn vận động các công đoàn viên trong tổ giúp đỡ hay phân công GV dạy thay

3.Nắm vững tâm tư, nguyện vọng của công đoàn viên để động viên giúp đở họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công

4.Hoạt động nào thì cũng có kiểm tra và đánh giá. Để đánh giá hoạt động của các tổ công đoàn , BCHCĐCS trường dựa vào các tiêu chuẩn như sau :

- Thông báo đầy đủ, kịp thời các chủ trương, kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ quan, đơn vị đến 100% đoàn viên (10 điểm)

- Nắm bắt và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên với BCH CĐCS và người có trách nhiệm giải quyết (10 điểm)

- Không có đoàn viên vi phạm pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước, quy chế của cơ quan (10 điểm)

- Thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ hợp lý (10 điểm)

- Thực hiện tốt nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, vệ sinh cơ quan đơn vị. (10 điểm)

- Vận động đoàn viên trong tổ giúp nhau học tập, tích cực tham gia các phong trào văn nghệ, thể thao do công đoàn tổ chức (10 điểm)

- Tổ chức thăm hỏi đoàn viên và thân nhân của đoàn viên lúc khó khăn, hoạn nạn, đau ốm và trợ giúp nhau kịp thời. (10 điểm)

- Duy trì sinh hoạt tổ đều đặn, có nội dung cụ thể, có sổ theo dõi ghi chép rõ ràng. (10 điểm)

- Đoàn viên trong tổ có sáng kiến kinh nghiệm (20 điểm)* Xếp loại:- Tổ công đoàn vững mạnh xuất sắc: Đạt từ 95 điểm trở lên.- Tổ công đoàn vững mạnh: Đạt từ 90 điểm đến dưới 95 điểm.- Tổ công đoàn xếp loại khá: Đạt từ 85 điểm đến dưới 90 điểm.- Tổ công đoàn xếp loại trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm.- Tổ công đoàn yếu kém: Dưới 50 điểm. Trên đây là những việc làm để nâng cao hoạt động của tổ công đoàn, mong quý

vị đại biểu góp ý. /.

59

Page 61: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

20.CĐCS SỞ GD VÀ ĐT VỚI HỌAT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN VÀ TIÊU CHUẨN ĐÀNH GIÁ TỔ CÔNG ĐOÀN VỮNG MẠNH

Đỗ Văn Đường Phó Chủ tịch Công đoàn Sở Giáo dục và Đào tạo

I.Khái quát vị trí, cơ cấu tổ chức và nội dung họat động tổ công đoàn: 1. Vị trí: Theo điều lệ Công đòan khóa X năm 2008 Điều 23: “Công đòan cơ sở thực hiện phân cấp về nhiệm vụ, quyền hạn cho công đòan cơ sở thành viên (nếu có); công đòan cơ sở, nghiệp đòan quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho công đòan bộ phận, nghiệp đòan bộ phận, tổ công đòan, tổ nghiệp đòan theo hướng dẫn của Đòan Chủ tịch Tổng liên đòan Lao động việt Nam”. Như vậy tổ công đòan là bộ phận của công đòan cơ sở, họat động theo quy định của công đòan cơ sở. 2.Cơ cấu tổ chức: Công đòan cơ sở có nhiều tổ công đòan. Tổ công đòan mỗi năm một lần tổ chức hội nghị tòan thể để bầu tổ trưởng, tổ phó công đòan và được cấp có thẩm quyền công nhận. Mỗi tổ công đòan có một tổ trưởng, số tổ phó không quy định cụ thể trong điều lệ. Tổ trưởng, tổ phó công đòan thuộc chức danh cán bộ công đòan. 3.Họat động: Tổ công đòan là đơn vị trực thuộc công đòan cơ sở. Do vậy tổ công đòan họat động theo chức năng nhiệm vụ của công đòan cơ sở, là nơi thực hiện chủ trương nhhiệm vụ của công đòan cơ sở. Các tổ công đòan họat động tốt, vững mạnh thì công đòan cơ sở mới vững mạnh. Tổ công đòan có kế họach hằng tháng, mỗi tháng tổ công đòan họp 1 lần có biên bản họp tổ ghi lại họat động của tổ. Tùy theo nhiệm vụ chính trị của công đòan cơ sở mà tổ công đòan có nội dung họat động cho phù hợp nhiệm vụ; thu nộp công đòan phí; bồi dưỡng giới thiệu công đòan viên mới và thực hiện các nhiệm vụ khác như tương trợ, giúp nhau về chuyên môn nghiệp vụ… II.Tiêu chuẩn đành giá tổ công đoàn vững mạnh

Để tổ công đoàn hoạt động có hiệu, chúng tôi đề xuất nội dung chấm điểm hoạt động Tổ Công đoàn gồm các tiêu chí sau:

Nội dung tiêu chuẩn ĐiểmNỘI DUNG I: Thực hiện nội dung 3 giúp một cách có hiệu quả: 1.Thường xuyên sinh hoạt, vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; các Nghị quyết CĐ cấp trên; nắm biết các chủ trương của đơn vị . 2.GD đoàn viên nâng cao cảnh giác, có ý thức bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản cơ quan. 3.Giúp giải quyết những khó khăn về tư tưởng, nâng cao trình độ mọi

304

3

3

60

Page 62: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

mặt. 4.Giúp nhau thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đăng ký đầu năm học.-Cá nhân và tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.-Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau thực hiện sáng kiến và vận dụng sáng kiến; có cải tiến lối làm việc đạt hiệu quả.-Tham gia tốt các phong trào xã hội từ thiện. 5.Giúp nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống, xây dựng được các hình thức tự chăm lo đời sống. 6.Thăm hỏi kịp thời đoàn viên có khó khăn hoạn nạn. 7.Hỗ trợ nhau trong việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. 8.Đoàn viên tham gia tốt việc họp tổ tự quản nơi cư trú. 9.Giúp nhau bài trừ TNXH, mê tín dị đoan. 10.Trong tổ CĐ không có ngườI vi phạm các quy định về sinh đẻ kế hoạch, pháp luật.

332

22

21,51,51,51,5

NỘI DUNG 2: Công tác tổ chức và sinh hoạt tổ CĐ. 1.Đoàn viên có học đủ các lớp chính trị về NQ Đảng; các văn bản luật, pháp luật; các NQ và chủ trương Công đoàn; các văn bản của ngành. 2.Việc học tập trên đoàn viên luôn đạt tỉ lệ 100% 3.Tỉ lệ đoàn viên trong tổ đạt 100% 4.Họp tổ CĐ đảm bảo đủ 1 lần/tháng. 5.Có chương trình công tác tháng phù hợp với thực tế tổ. 6.Họp tổ có biên bản rõ ràng, thiết thực, không hình thức. 7.Nắm được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của đoàn viên và phản ảnh kịp thời với BCH CĐCS. 8.Thu nộp đoàn phí đủ 100%, đúng, kịp thời và có lưu sổ thu nộp. 9.Có nội dung sơ kết tháng, các đợt thi đua ngắn; có biên bản xét thi đua CĐ, các danh hiệu khen thưởng, học kỳ và cả năm học.

506

453345

1010

CỘNG 80Phú chú: -Vững mạnh xuất sắc: từ 76 đến 80 điểm: -Vững mạnh: từ 66 đến dưới 76 điểm. -Khá: từ 60 đến dưới 66 điểm-Trung bình: từ 50 đến dưới 60 điểm.-Yếu: dưới 50 điểm.

61

Page 63: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

21.CĐGD TP BẾN TRE VỚI NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Lư Sanh Long

Chủ tịch CĐGD Thành phố Bến Tre

Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã đề ra mục tiêu: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, dùng cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên công nhân viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quán triệt mục tiêu trên, tổ chức và hoạt động của Công đoàn giáo dục thành phố đã xác định: việc xây dựng CĐCS vững mạnh không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng đoàn viên và CNVC-LĐ mà còn góp phần xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị tiên tiến, đơn vị văn hoá. Do đó, các giải pháp xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh, gồm có các giải pháp trọng tâm về tổ chức; về tài chánh; về phong trào và về các giải pháp tổng hợp.

Sau đây là một số nội dung, công việc mà Công đoàn giáo dục thành phố đã làm, xin được trao đổi với hội nghị một nội dung trong giải pháp về công tác tổ chức là “Hoạt động của Tổ Công đoàn và các tiêu chuẩn đánh giá tổ công đoàn vững mạnh” để hội nghị tham khảo:

I.Thực trạng vể tổ chức và hoạt động Tổ công đoàn ở CĐCS trực thuộc.Công đoàn giáo dục (CĐGD) thành phố Bến Tre, có 37 CĐCS trực thuộc, trong

đó 36 đơn vị là trường học (33 công lập, 3 tư thục) và 01 đơn vị là cơ quan PGD&ĐT thành phố; 169 Tổ công đoàn, với 1379 đoàn viên (1291 nữ).

Trong tổ chức và hoạt động có nhiều thuận lợi là được sự quan tâm, động viên và theo dõi của LĐLĐ tỉnh; sự chỉ đạo về chuyên môn, về công tác phối hợp của Công đoàn ngành giáo dục Bến Tre và sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của LĐLĐ thành phố Bến Tre; cán bộ công đoàn các cấp hầu hết đều có tinh thần trách nhiệm, luôn ý thức hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và công tác công đoàn; Công nhân viên chức, lao động (CNVC-LĐ) trong ngành được đào tạo chuyên môn phù hợp và hoạt động trong môi trường sư phạm; các tổ công đoàn được thành lập và hoạt động khá ổn định theo nội dung hướng dẫn của Ban thường vụ CĐGD thành phố, trong các nhiệm kỳ qua. Tuy nhiên, CĐGD thành phố có gặp khó khăn chung là đời sống kinh tế vẫn còn chật vật trong thời buổi giá cả thị trường luôn tăng cao so đồng lương thực tế; Chủ tịch các CĐCS thuộc bậc học Mầm non, Mẫu giáo không được hưởng chế độ phụ cấp thêm giờ, thêm buổi nên có ảnh hưởng phần nào đến chất lượng và hiệu quả hoạt động công đoàn; cũng còn khá nhiều tổ công đoàn có nội dung sinh hoạt không theo hướng dẫn, nên có nặng về chuyên môn, đôi lúc sinh hoạt có tính chất hình thức, đối phó để tiếp các đoàn kiểm tra của UBKT CĐGD thành phố.

II.Nội dung và giải pháp thực hiện:

62

Page 64: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

Một trong những yếu tố then chốt để xây dựng CĐCS vững mạnh là phải xây dựng Tổ Công đoàn (CĐ) vững mạnh, vì ba chức năng của công đoàn là: bảo vệ quyền lợi; tham gia quản lý; tuyên truyền giáo dục, đều phải thực hiện ngay từ cấp Tổ. Mặc dù, Tổ CĐ không được quy định CĐ cấp trên khen thưởng, nhưng CĐGD thành phố có chỉ đạo và hướng dẫn các CĐCS trực thuộc thành lập Tổ CĐ; việc khen thưởng giao cho BCH CĐCS quyết định khen và thưởng.

Mỗi đơn vị CĐCS trực thuộc CĐGD thành phố, Tổ CĐ ít nhất là 2 Tổ, nhiều nhất là 10 Tổ; mỗi tổ ít nhất là 5 đoàn viên; Tổ trưởng do Tổ CĐ họp (Đại hội Tổ CĐ) bầu ra từng năm vào đầu năm học (nhiệm kỳ 01 năm) và do Chủ tịch CĐCS ra Quyết định thành lập Tổ và công nhận Tổ trưởng (Tổ có trên 5 đoàn viên có thêm 01 Tổ phó); biên chế theo Tổ Chuyên môn để phù hợp nhiệm vụ và tình hình thực tế của mỗi đơn vị trường học, cấp học.

1.Nội dung hoạt động tổ CĐ: Nội dung hoạt động của tổ công đoàn được thực hiện theo Quy định tại văn bản

số 455/TLĐ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam gồm:

a.Vận động, giúp đỡ đoàn viên, CNLĐ thi đua sản xuất, học tập đạt kết quả cao, thực hiện tốt nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan.

b.Vận động đoàn viên, CNLĐ kiểm tra việc trả tiền lương, tiền thưởng, thực hiện chế độ BHXH, BHLĐ. Tổ chức giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

c.Vận động đoàn viên, CNLĐ giúp đỡ giải quyết những vướng mắc về tư tưởng ảnh hưởng đến công việc; phản ánh kịp thời ý kiến của đoàn viên, CNLĐ lên công đoàn cấp trên hoặc người có thẩm quyền để giải quyết.

d.Phân công đoàn viên hoạt động công đoàn phù hợp với khả năng; giữ vững sinh hoạt công đoàn theo định kỳ, mở đại hội Tổ CĐ theo hướng dẫn của công đoàn cấp trên.

2.Hồ sơ quy định cho Tổ CĐ:Từng năm học, mỗi Tổ CĐ lập 2 sổ:* 01 Sổ kế hoạch: - Trang đầu là danh sách tổ viên: Thứ tự, họ tên, chức vụ chính quyền, chức vụ

công đoàn, nhiêm vụ được Tổ CĐ phân công, ghi chú.- Mỗi trang tiếp theo là tóm tắt lý lịch trích ngang mỗi đoàn viên.(01 đv/trang)- Đến phần kế hoạch tổ: (xây dựng theo năm học, tháng, không xây dựng KH

học kỳ)Kế hoạch năm và hàng tháng (không theo thứ tự, nội dung các mặt công tác của

BCH CĐCS) tập trung 4 nội dung: Cụ thể công việc vận động và giúp nhau thi đua dạy tốt, học tốt; giúp nhau chấp hành quy chế, nội quy, pháp luật; giúp nhau làm nhiệm vụ CM ( dự giờ, thao giảng, thi tay nghề-nghiệp vụ, đổi mới công tác-giảng dạy . . . .); Cụ thể việc kiểm tra, giám sát gì về thực hiện chính sách, pháp luật; việc tự chăm lo đời sống, thăm hỏi, động viên nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống, công tác; Cụ thể việc giúp nhau về tư tưởng, động viên, tư vấn thực hiện tốt chủ trương, pháp luật, các cuộc vận động; Cụ thể phân công đoàn viên tham gia phong trào và các hoạt động khác trong đơn vị.

- Tiếp theo mỗi trang kế hoạch tháng là phần sơ kết hoạt động tháng qua- Trang tiếp là kế hoạch tháng tới * 01 Sổ họp tổ CĐ: Họp định kỳ 01 tháng/lần

63

Page 65: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

3.Tiêu chí đánh giá Tổ CĐ vững mạnh: Tổng điểm là 80, với 2 nội dung: Công tác giúp nhau và công tác sinh hoạt tổ

CĐ.(luôn có điều chỉnh, bổ sung nội dung phù hợp yêu cầu và chủ đề từng năm học, do BCH CĐGD thành phố thống nhất)

(kèm mẫu tự đánh giá Tổ CĐ vững mạnh từng năm học)

III.Kết quả:Từ đầu nhiệm kỳ 2007-2012 của CĐGD thành phố đến nay:- CĐCS vững mạnh và vững mạnh xuất sắc đạt 37/37 CĐCS trực thuộc và CĐGD

thành phố liên tục đạt CĐVM xuất sắc.- Tổ CĐ đạt Vững mạnh và vững mạnh xuất sắc đạt 100% hàng năm.- Hình thức khen thưởng có: 3 bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam (1

tập thể và 2 cá nhân); 3 Cờ thi đua xuất sắc của LĐLĐ tỉnh Bến Tre tặng “CĐCS dẫn đầu phong trào thi đua Hai Tốt” cho 3 tập thể; hàng năm LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen cho 7 tập thể và 39 cá nhân (2 BK danh hiệu Hai Giỏi), LĐLĐ thành phố tặng Giấy khen cho 20 tập thể và 197 cá nhân, CĐGD thành phố tặng Giấy khen cho 10 tập thể và 455 cá nhân ở các CĐCS trực thuộc.

-Về phong trào: các hội thao, hội thi Tiếng hát CNVC-LĐ cấp thành phố luôn đạt nhiều giải cá nhân và tập thể; ngoài ra, còn cử lực lượng tham gia với các đoàn hội thi, hội thao của LĐLĐ thành phố và Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Bến Tre.

IV.Bài học kinh nghiệm - Để nâng cao chất lượng sinh hoạt, trước hết các CĐCS phải gắn việc đổi mới

nội dung với phương thức hoạt động. Căn cứ vào các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức Công đoàn, vào các chương trình hoạt động của Công đoàn cấp trên và bám sát vào nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trường học mà CĐCS xây dựng nội dung, phương pháp hoạt động phù hợp.

- Do đội ngũ cán bộ CĐCS (có Tổ trưởng CĐ), sau mỗi nhiệm kỳ luôn có thay đổi nhân sự, do ngành điều động thuyên chuyển công tác, đề bạt công tác quản lý. Nên đầu nhiệm kỳ, BTV CĐGD thành phố có văn bản hướng dẫn cụ thể (sau khi tổ chức tập huấn) về tổ chức và hoạt động CĐCS; Chủ tịch CĐCS phải tổ chức hướng dẫn sinh hoạt tổ CĐ cho các Tổ trưởng CĐ mới tham gia.    

Xây dựng CĐCS vững mạnh là công việc hết sức quan trọng, trong đó có việc tổ chức hoạt động Tổ CĐ; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. . .. mà CĐGD thành phố Bến Tre đã làm được nêu trên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, mong sự đóng góp nhiệt tình của quý đại biểu tham dự tọa đàm./.

64

Page 66: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

CĐCS TRƯỜNG . . . . . . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTổ CĐ .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bến Tre, ngày tháng năm 20 . . .

BIÊN BẢN TỰ CHẤM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN

NĂM HỌC 2. . . .-2. . . . .

Lúc . . . . giờ. . . ., ngày . . ./ . ./ . . . . tại. . . . . . . . . . . . . . . . . .Với sự có mặt . . . . / . . . . đoàn viên

Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . , lý do ; . . . . . . . . . . . .Tập thể Tổ thống nhất đánh giá kết quả hoạt động của Tổ CĐ . . . . . . . . . . . . . . .

.trong năm học 2. . ..-2. . . ., với nhựng nội dung cụ thể như sau :

Nội dung tiêu chuẩn Điểm Kết quả thực hiện Điểm đạt

NỘI DUNG I: Thực hiện nội dung 3 giúp một cách có hiệu quả: 1.Thường xuyên sinh hoạt, vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; các Nghị quyết CĐ cấp trên; nắm biết các chủ trương của đơn vị . 2.GD đoàn viên nâng cao cảnh giác, có ý thức bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản cơ quan. 3.Giúp giải quyết những khó khăn về tư tưởng, nâng cao trình độ mọi mặt. 4.Giúp nhau thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đăng ký đầu năm học.-Cá nhân và tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.-Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau thực hiện sáng kiến và vận dụng sáng kiến; có cải tiến lối làm việc đạt hiệu quả.-Tham gia tốt các phong trào xã hội từ thiện.

5.Giúp nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống, xây dựng được các hình thức tự chăm lo đời sống. 6.Thăm hỏi kịp thời đoàn viên có khó khăn hoạn nạn. 7.Hỗ trợ nhau trong việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.

30

4

3

3

3

3

2

2

2

2

1,5

-Các văn bản về Nghị quyết, pháp luật đã sinh hoạt và do ai sinh hoạt, thời điểm; số người trong tổ dự-Trong năm học, đơn vị có những chủ trương gì; việc chấp hành và thực hiện của tổ viên-Có đoàn viên vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị?đơn vị có mất mát tài sản gì?-Những khó khăn chủ yếu của tổ, tổ viên về tư tưởng; cụ thể trình độ VH, chính trị, tin học (tỉ lệ từng trình độ)-Cụ thể các chỉ tiêu đạt, vượt, chưa đạt.

-Những kinh nghiệm đã trao đổi trong tổ, số SKKN thực hiện và SKKN nào được áp dụng trong tổ.

-Cụ thể tham gia đóng góp các cuộc vận động nào, tỉ lệ tổ viên tham gia.-Cụ thể các hình thức chăm lo và tự chăm lo đời sống

………

………

………

………

………

………

………

………

………

65

Page 67: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

8.Đoàn viên tham gia tốt việc họp tổ tự quản nơi cư trú. 9.Giúp nhau bài trừ TNXH, mê tín dị đoan. 10.Trong tổ CĐ không có ngườI vi phạm các quy định về sinh đẻ kế hoạch, pháp luật.

1,5

1,5

1,5

trong tổ

-Tổng số lần thăm hỏi đoàn viên, thuộc diện nào, tổng giá trị-Số tổ viên đạt GĐVH, GĐTT tại nơi thường trú.

………

………

NỘI DUNG 2: Công tác tổ chức và sinh hoạt tổ CĐ. 1.Đoàn viên có học đủ các lớp chính trị về NQ Đảng; các văn bản luật, pháp luật; các NQ và chủ trương Công đoàn; các văn bản của ngành. 2.Việc học tập trên đoàn viên luôn đạt tỉ lệ 100% 3.Tỉ lệ đoàn viên trong tổ đạt 100% 4.Họp tổ CĐ đảm bảo đủ 1 lần/tháng. 5.Có chương trình công tác tháng phù hợp với thực tế tổ. 6.Họp tổ có biên bản rõ ràng, thiết thực, không hình thức. 7.Nắm được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của đoàn viên và phản ảnh kịp thời với BCH CĐCS. 8.Thu nộp đoàn phí đủ 100%, đúng, kịp thời và có lưu sổ thu nộp. 9.Có nội dung sơ kết tháng, các đợt thi đua ngắn; có biên bản xét thi đua CĐ, các danh hiệu khen thưởng, học kỳ và cả năm học.

50

6

4

533

4

5

10

10

-Cụ thể từng đợt học nội dung gì, tỉ lệ tổ viên dự

-Cụ thể những tâm tư, nguyện vọng đã phản ảnh đến BCH

………

………

………

………

………

………

………

………

CỘNG 80 Xếp loại Tổ CĐ :. . . . . . . . . . . . . . . . TM.TỔ CÔNG ĐOÀN.. . . . . .

TỔ TRƯỞNG

Phú chú: -Vững mạnh xuất sắc: Từ 76 đến 80 điểm: -Vững mạnh : từ 66 đến dưới 76 điểm. -Khá : từ 60 đến dưới 66 điểm-Trung bình : từ 50 đến dưới 60 điểm.-Yếu : điểm dưới 50.

Ý kiến BCH CĐCS:

66

Page 68: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

22.VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TT GDTX BÌNH ĐẠI TRONG CÔNG TÁC SẮP XẾP PHÂN CÔNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, LAO

ĐỘNG Mai Hữu Lữ Chủ tịch CĐCS Trung tâm GDTX Bình Đại.

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với chính quyền các cấp chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và lao động. Công đoàn còn có chức năng tham gia quản lý nhà nước tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước .

Muốn thực hiện tốt chức năng vừa nêu tổ chức công đoàn (CĐCS trường học) cần phát huy tích cực quyền làm chủ tập thể trong công tác “dân chủ hóa trường học” phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền trong công tác tổ chức tạo ra sự đồng thuận, nhất trí cao trong công tác góp phần thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng về GD&ĐT để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác GD&ĐT trong nhà trường .

I.CƠ SỞ PHÁP LÝ:- Điêù 2, khoản 2, chương I luật Công đoàn qui định “Công đoàn đại diện và tổ

chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý kinh tế-xã hội, quản lý nhà nước, trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo qui định của pháp luật” .

-Thông tư liên tịch số 12/TT-LT ngày 08/5/1992 của Bộ GD&ĐT và CĐGD Việt Nam quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và công đoàn trong ngành GD&ĐT.

- Bản thỏa thuận phối hợp công tác giữa công đoàn và chính quyền các cấp ký ngày 15/8/2005 giữa Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển với chủ tịch CĐGDVN Lê Hồng Sơn.

Điều 10 Hiến pháp nước CHXHCN VN xác định “Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội chăm lo tới những vấn đề liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của người lao động”

II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẮP XẾP ĐỘI NGŨ CBGVLĐ TRONG ĐƠN VỊ

1.Đặc điểm chung của TTGDTX Bình Đại:-Phòng học hư hỏng nặng ( bàn ghế tạm bợ, nắng nóng, mưa dột, nước dâng

ngập vào những lúc triều cường), điều kiện dạy học thiếu thốn . -Ba điểm trường cách nhau trên 30km.-Đội ngũ CBGV thiếu đồng bộ ,kinh nghiệm quản lý, chuyên môn nghề còn hạn

chế.-Điều kiện đi lại công tác gặp nhiều khó khăn ( nhà xa,con nhỏ).2.Thực trạng việc phân công CBGVLĐ trong cơ quan:-Công tác sắp xếp, phân công đội ngũ CBGVLĐ hằng năm do BGĐ thực hiện

và được Giám đốc công bố vào phiên họp cơ quan đầu năm. Trước đó cá nhân có nguyện vọng thì gặp riêng BGĐ đề đạt. Việc tồ chức lấy ý kiến , tổ chức đối thoại và ý kiến của các tổ chức Đoàn thể chưa được chú trọng.Cách làm đó đã cho thấy một số biểu hiện thiếu công bằng , ảnh hưởng nhất định đến tâm tư tình cảm của CBGVLĐ trong nhà trường , cụ thể như sau:

67

Page 69: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

-Một vài giáo viên được ưu tiên trong việc phân công, bố trí giờ dạy ( dạy vượt định mức nhiều giờ có thu nhập cao, thời gian biểu được xếp liên tục).

-Giáo viên dạy ít tiết, không có điều kiện tăng thu nhập cũng phải đi lại nhiều buổi, thời gian biểu luôn có tiết trống.

-Có trường hợp phân công lao động không hợp lý bị xuất toán lương thiệt thòi cho người lao động.

-Phân công lao động chưa cụ thể gây ra thắc mắc, đùn đẩy trách nhiệm (giữa Bảo vệ với Tạp vụ, giữa Tạp vụ với Giáo viên, giữa Giáo viên và Cán bộ hành chánh.).

-Những biểu hiện trên đã tạo ra tâm lý bất bình trong nội bộ, nẩy sinh tình trạng bằng mặt không bằng lòng. Nguy cơ mất lòng tin, mất đoàn kết luôn âm ỉ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường.

3.Nguyên nhân: -Về phía cá nhân CBGVLĐ: đa phần chỉ chú trọng quyền lợi cá nhân,ít quang

tâm đến lợi ích tập thể, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể.

-Về phía Công đoàn: Năng lực nhận thức và kinh nghiệm còn hạn chế, ngại va chạm. Chưa phát huy vai trò chủ động, thiếu tự tin trong công tác chỉ đạo các hoạt động,trong quan hệ phối hợp với chính quyền.

-Về phía chính quyền: Nhận thức của lãnh đạo về vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn chưa đầy đủ ( phân công một P.GĐ phụ trách Công đoàn). Chưa chú trọng tạo điều kiện phát huy tính dân chủ thông qua các hoạt động ( họp liên tịch, tổ chức HN CBCC )

Năm học 2011-2012 TT GDTHHNDN trực thuộc Phòng GD&ĐT Bình Đại vừa sáp nhập vào TTGDTX Bình Đại . Đội ngũ CBGVLĐ được bổ sung với tổng số là 20 chia ra như sau:

CBQL: 03 ; NVVP: 02; GVGD: 11 ( Văn:03, Toán: 02, Lý: 01, Sinh:01, Sử: 01, Địa: 01, Dạy nghề: 02 ) ; BV-TV: 04.

Tổng số lớp của cả ba điểm trường là 10 chia ra: Bình Đại 04; Lộc Thuận 04; Phú Thuận 04.

Trong điều kiện thực tế về nhân lực so với yêu cầu nhiệm vụ cho thấy để đảm bảo yêu cầu định mức lao động ( 17 tiết/ tuần ) đa số giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều việc, có giáo viên phải dạy cả 3 khối lớp, cả 3 điểm trường …Có bộ môn GV vượt định mức lao động có thu nhập thêm, có GV chỉ vừa đủ định mức lao động theo yêu cầu, có GV mỗi ngày phải di chuyển 50-60 km để đi dạy.

Trước thực trạng nêu trên vấn đề đặt ra cho BGĐ và BCH CĐ là làm thế nào để phân công CBGVLĐ vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đồng thời đảm bảo quyền lợi cá nhân công bằng, hợp lý. Qua đó tạo sự đoàn kết, giúp đở hổ trợ nhau trong công tác.

III. MỘT SÔ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:-Để chuẩn bị năm học mới sau khi thống nhất trong BCH, Chủ tịch công đoàn

chủ động đề xuất họp liên tịch để đánh giá kết quả việc thực hiện “ Quy chế dân chủ trong nhà trường”, “ Quy chế phối hợp giữa Giám đốc TT và BCH Công đoàn” nhằm rút ra những kinh nghiệm: cần phát huy, cần sửa chữa bổ sung kịp thời, những thiếu sót về nội dung, qui trình, các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện qui chế có hiệu quả.

-BCH CĐ đi sâu nắm bắt nguyện vọng, hoàn cảnh của ĐVGVLĐ trong nhà trường. Tập hợp ý kiến, kiến nghị của người LĐ phản ánh cùng BGĐ. Phối hợp cùng BGĐ bàn bạc giải quyết các vấn đề liên quan.

68

Page 70: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

-BGĐ công khai kế hoạch, chỉ tiêu năm học, định mức lao động cho từng cá nhân. Tổ chức đối thoại giải đáp thắc mắc, kiến nghị của CBGVLĐ vế việc sắp xếp , phân công.

-BGĐ kết hợp cùng BCH CĐ tổ chức ký cam kết TƯLĐ tập thể và cá nhân. Cụ thể hóa điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của ngưới LĐ phù hợp với tình hình của đơn vị.

-Phối hợp tổ chức giám sát, kiểm tra ( phân công rõ trách nhiệm mỗi bên đôn đốc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện theo định kỳ).

IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆMTăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBGVLĐ về vị trí,

vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn.BCH CĐ nhất là chủ tịch công đoàn cần có tâm huyết, nhiệt tình với công tác,

có năng lực, nắm vững nghiệp vụ công đoàn. Biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đoàn viên của người lao động .

Chủ động phối hợp cùng BGĐ trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng dể đạt được kết quả. Không ngồi chờ, kêu gọi suông hay chỉ nêu yêu sách.

Lãnh đạo cơ quan nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn. Tạo điều kiện tốt cho Công đoàn hoạt động.

69

Page 71: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

23.CÔNG TÁC THAM MƯU VỚI CẤP ỦY TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CỦA CĐCS THPT LÊ HOÀI ĐÔN

Công đoàn trường THPT Lê Hoài Đôn

Công đoàn cơ sở trường học là tổ chức chăm lo đời sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp Ủy. Công đoàn trường THPT Lê Hoài Đôn không những chú trong đến việc vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ mà còn vững vàng về đạo đức, chính trị, lối sống góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh. Trong thời gian qua Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trường THPT Lê Hoài Đôn đã đề ra và thực hiện công tác tham mưu với cấp ủy nhà trường như sau:

- Đầu năm Ban chấp hành xây dựng chương trình công tác trọng tâm trong năm học và từng học kỳ thông qua chi bộ xét duyệt, góp ý để lãnh đạo và tổ chức thực hiện

- Tham mưu với Ban chi ủy xây dựng “Quy chế dân chủ”, phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , tổ chức học tập tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, học tập quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng các cấp(mời Ban tuyên giáo huyện báo cáo các chuyên đề ) và vận động CB,GV, NV tham gia học tập

- Thông qua các phong trào và các hoạt động do Công đoàn tổ chức, phát động đã theo dõi, phát hiện và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Chi bộ bồi dưỡng , kết nạp theo qui định của điều lệ Đảng, góp phần trong công tác phát triển đảng viên, hoàn thành chỉ tiêu, xây dựng tổ chức Đảng trong đơn vị vững mạnh. Cử ủy viên Ban chấp hành là đảng viên nằm trong các tổ công đoàn (tổ trưởng không phải là đảng viên)có nhiệm vụ phát hiện đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng (năm 2010 – 2011 tham mưu cấp ủy đưa 12 đoàn viên tham gia lớp đối tượng Đảng, kết nạp 8 đảng viên mới)

- Trong việc tổ chức các phong trào vui chơi, sinh hoạt tại trường và giao lưu với các đơn vị bạn nhân dịp các ngày lễ, tổ chức tham quan du lịch cuối năm Ban chấp hàng đều họp bàn lên kế hoạch liên tịch với Ban giám hiệu sau đó thông qua Chi bộ để được sự góp ý, đồng ý mới tiến hành thực hiện

- Giới thiệu và tham gia bình chọ dự trù nhân sự dự bị, dự nguốn ở các chức danh chính quyền

- Ngoài ra Ban chấp hành đều xin ý kiến với Ban chi ủy trong giải quyết và thực hiện các công việc đột xuất của công đoàn

Trên đây là một số nội dung mà Công đoàn trường THPT Lê Hoài Đôn đã thực hiện trong năm học qua (2010 – 2011) trong công tác tham mưu, phối hợp với chi ủy nhà trường trong thực hiện các hoạt động của mình. Mong được sự góp ý để công tác ngày càng hoàn thiện, hiệu quả hơn

70

Page 72: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

24.CÔNG TÁC THAM MƯU VỚI CẤP ỦY TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CỦA CĐCS THPT NGUYỄN TRÃI

Nguyễn Tấn Tiến

Chủ tịch CĐCS Trường THPT Nguyễn Trãi     

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN : Luật công đoàn và Điều lệ Đại hội X công đoàn Việt Nam khẳng định : Công

đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước việt Nam độc lập, thống nhất đi lên CNXH.

Công đoàn “ đứng giữa Đảng và chính quyền nhà nước”. Đứng giữa nghĩa là công đoàn không phải là tổ chức mang tính chất Đảng, Nhà nước mà công đoàn là một tổ chức độc lập nhưng công đoàn không tách rời khỏi Đảng và Nhà nước mà có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng và Nhà nước. Công đoàn là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây chuyền nối liền Đảng với quần chúng.

Công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng đề ra. Tổ chức và hoạt động công đoàn quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc tổ chức của giai cấp công nhân, của đảng cộng sản Việt Nam.

Do đó để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành, một nhiệm vụ rất quan trọng của công đoàn, đó là làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng trong việc lãnh đạo hoạt động công đoàn.

II.TÌNH HÌNH CHUNG CỦA ĐƠN VỊ :Công đoàn trường THPT Nguyễn Trãi còn rất non trẻ, được thành lập vào tháng

7 năm 2007. Mỗi năm số lượng công đoàn viên tăng lên rất cao . Năm học 2007 - 2008 chỉ có 13 đoàn viên công đoàn, năm 2008 - 2009 với số lượng 33, năm 2009 – 2010 là 63 và năm học 2010 – 2011 Công đoàn cơ sở trường THPT Nguyễn Trãi có 74 đoàn viên với 8 tổ công đoàn . Trong đó :

- Đoàn viên nữ : 37 - Thành viên trong BCH : 7, được rải điều ở tất cả các tổ chuyên môn. Trong đó

có 03 Đảng viên. - Đoàn viên là Đảng viên : 15 ( nữ : 7) , phần lớn là tổ trưởng tổ phó. - Hiệu trưởng nhà trường cũng là Bí thư Chi bộ , 01 Phó hiệu trưởng là phó Bí

thư , 01 Phó hiệu trưởng là chi ủy viên nên công tác tham mưu với cấp uỷ có nhiều thuận lợi.

Tuy nhiên, đa số đoàn viên công đoàn có tuổi đời còn trẻ ( dưới 30 tuổi trên 2/3 CBGV-NV), nhiều đoàn viên mới được tuyển dụng và thuyên chuyển từ những đơn vị khác về. Do đó, việc lãnh đạo, điều hành hoạt động công đoàn trường có không ít khó khăn. Dù vậy, BCH Công đoàn cũng đã làm khá tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng trong việc lãnh đạo hoạt động công đoàn. Chi bộ chỉ đạo kịp thời, đã giải quyết và đáp ứng được những nguyện vọng chính đáng của đoàn viên.

III.NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

71

Page 73: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

Trước hết Chủ tịch CĐCS, BCH CĐCS phải qúan triệt, nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên, của Chi bộ Đảng; tình hình cơ chế và định hướng phát triển của nhà trường, của đội ngũ .

Tạo được mối quan hệ nhịp nhàng giữa BCH CĐCS và cấp ủy Đảng. Đây là mối quan hệ giữa người đại diện cho CB-GV đoàn viên với Đảng lãnh đạo bằng đường lối, nghị quyết của Đảng. CĐCS tổ chức thực hiện Nghị quyết của Chi bộ Đảng; phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng với Đảng .

CĐCS tổ chức thực hiện Nghị quyết của Chi bộ Đảng; - Trên cơ sở các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, qui

định của ngành, chỉ đạo của công đoàn cấp trên Ban chấp hành công đoàn hàng tháng họp thông qua những định hướng, nội dung hoạt động ; xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động cán bộ giáo viên thực hiện.

- Chủ tịch CĐ báo cáo nội dung kế hoạch với chi bộ Đảng để xin kiến chỉ đạo. Vì Hiệu trưởng nhà trường cùng giữa chức vụ Bí thư chi bộ nên sau khi xin yến chỉ đoạ thì kế hoạch xem như đã thống nhất với chính quyền.

- Chủ tịch CĐ tham gia họp liên tịch với chính quyền để trao đổi, bàn luận thêm về kế hoạch đó; phối hợp, phân công CB, GV thực hiện.

- Phân công thành viên của BCH tổ chức giám sát , kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và đề xuất kiến nghị khi cần thiết.

- Cuối tháng BCH họp, tổng kết việc thực hiện kế hoạch đề ra. Chủ tịch CĐ tổng kết báo cáo với chi bộ Đảng.

Phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng với Đảng.BHC CĐCS, Chủ tịch Công đoàn liên hệ mật thiết với quần chúng, để nắm được

tâm tư nguyện vọng của quần chúng , cần rõ mọi người , hiểu mọi việc để từ đó có kế hoạch và phản ánh tâm tư, nguyện vọng đó của quần chúng với Đảng.

- Hàng năm thông qua Hội nghị CBCC đầu năm, CĐCS chủ trì HN CBCC cấp tổ, Chủ tịch CĐCS tập hợp những kiến phản ánh, những tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc , … của đoàn viên sau đó tham mưu với chính quyền, xin kiến chỉ đạo kịp thời vào đầu năm học .

- Hàng tháng, thông qua phiên họp tổ công đoàn, thành viên BCH CĐCS –Tổ trưởng tổ Công đoàn nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, những thông tin nội bộ, những kiến nghị của đoàn viên.... sau đó tập hợp nêu lên trong phiên họp BCH .

- Chủ tịch CĐCS thay mặt BCH CĐCS, tập hợp lại những yù kiến, kiến nghị của quần chúng; phân loại ( những kiến nào cần giải quyết ngay, những kiến nào cần đắn đo, bàn bạc trước tập thể , …. ) phản ánh với Hiệu trưởng, bàn bạc phối hợp với chính quyền giải quyết các vấn đề được phản ánh. Sau đó tham mưu, xin kiến chỉ đạo của cấp uỷ Đảng. Chi bộ Đảng sẽ có chỉ đạo giải quyết đến đoàn viên, đáp ứng được những tâm tư nguyện vọng kịp thời đây là nguồn động lực lớn để đoàn viên phấn khởi hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Tóm lại, công tác tham mưu với cấp ủy trong việc lãnh đạo hoạt động công đoàn rất quan trọng. Là cầu nối giữa đoàn viên với cấp ủy Đảng và ngược lại, có thể phản ảnh những tâm tư nguyện vọng của quần chúng với Đảng và từ đó Đảng chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của quần chúng cũng như quần chúng dễ dàng nắm bắt được những chủ trương, chính sách Đảng và nhà nước, Nghị quyết của Chi bộ Đảng đề ra và thực hiện. Từ đó tạo được mối quan hệ thân thiết, nhịp nhàng giữa Đảng và quần chúng, tạo được bầu không khí làm việc tích cực, đầm ấm trong đơn vị, là trung tâm tạo nên sức mạnh đoàn kết, nhất trí cao của tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

72

Page 74: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

25.CĐGD MỎ CÀY NAM VỚI CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN VÀ VẬN ĐỘNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, LAO ĐỘNG THAM GIA CÁC

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Ngô Bá Đức Chủ tịch CĐGD huyện Mỏ Cày Nam

Công tác tài chính nói chung có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế và là động lực phát triển của đất nước, có chức năng quan trọng việc vận hành cơ quan hành chính Nhà Nước, về lĩnh vực đoàn thể trong hệ thống CĐ cũng không tách khỏi quy luật chung đó. Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Công đoàn cùng với Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội cùng chăm lo bảo vệ quyền lợi của đoàn viên CĐ, của CBCC và người lao động… Xuất phát từ mục tiêu chung đó, BCH CĐ các cấp cần quan tâm vấn đề đặt ra ở đây về công tác tài chính và vận động CBGV-LĐ tham gia các hoạt động xã hội, coi đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng hiện nay để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động CĐ, xây dựng Công đoàn vững mạnh và cùng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành. 1. Tình hình chung của đơn vị: CĐGD huyện ở đầu nhiệm kỳ 2007-2012 (khóa IX) toàn huyện có 94 CĐCS với 2.640 CĐV/2.672 CBGV-CNV vào năm 2008, đến 30/4/2009 khi tách huyện đến nay còn 57 CĐCS với 1.613 CĐV/1.633 CBGV-CNV. Qua mỗi kỳ Đại hội luôn có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự, đa số cán bộ CĐ đều kiêm nhiệm bên cạnh công tác chuyên môn khá nặng nề, thực tế đơn vị có trên 30% CĐCS có quy mô nhỏ, gây khó khăn trong quá trình hoạt động công đoàn. Mặc dù gặp phải những khó khăn nhưng BCH công đoàn các cấp đã có nhiều cố gắng và đã kịp thời củng cố, ổn định hoạt động đi vào nề nếp theo đúng Điều lệ CĐVN, cán bộ CĐ có tinh thần trách nhiệm rất cao phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ góp phần xây dựng CĐ vững mạnh-vững mạnh xuất sắc. 2. Giải pháp thực hiện: Để khắc phục khó khăn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qua, BCH công đoàn đã thực hiện các giải pháp để góp phần cải thiện công tác tài chính và tham gia các hoạt động xã hội nói riêng như sau: 2.1. Về công tác tài chính: - Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo Đảng, Công đoàn cấp trên, cùng với sự phối hợp đồng bộ giữa công đoàn và chính quyền, sự cộng đồng trách nhiệm từng thành viên trong BCH để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ. - Trong lãnh đạo hoạt động Công đoàn cũng cần phải thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam (TTư 71/2006/TT-BTC, 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện NĐịnh 43/2006/NĐ-CP, 25/4/2006 và HDẫn 1356/HD-TLĐ ngày 17/8/2006…) - BTV BCH CĐ luôn đề cao nguyên tắc tập thể lãnh đạo, công tác dân chủ hoá và thực hiện qui chế phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo đơn vị để góp phần nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng tài chính CĐ theo pháp luật và đúng Điều lệ CĐVN. Cụ thể là: Tranh thủ sự phân công kế toán NSNN của đơn vị kiêm nhiệm luôn công tác kế toán CĐ (từ 2004 theo TTrình 57/CV-CĐGD ngày 15/12/2003 của CĐGD Tỉnh). Đặc biệt đối với đơn vị sau khi tách huyện BCH CĐGD kịp thời bổ sung Quy chế làm việc,

73

Page 75: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

phân công lại BCH, đ/c Chủ tịch chịu trách nhiệm phụ trách về công tác tài chính. Đề cao việc phối hợp thực hiện qui chế dân chủ và tuân thủ theo tinh thần “3 công khai” (chất lượng GD-CSVC, đội ngũ nhà giáo, thu-chi tài chính), “4 kiểm tra” (phân bổ sử dung ngân sách, thu và sử dung học phí, các khoản đóng góp tự ngưyện, kiên có hoá trường học nhà công vụ). -Xác định tài chính CĐ gồm các nguồn thu từ đoàn phí CĐ (1%), kinh phí CĐ (2%) và các khoản thu khác, để từ đó đề ra cách quản lý và sử dung hợp lý như sau: Kế toán CĐ tổng hợp và kiểm tra chặt phần thu 2% và 1% cùng một lúc với lịch quyết toán của các CĐCS, có kiểm chứng số thu 2% qua giấy chuyển khoản tại KBNN và danh sách trích nộp hàng tháng tại đơn vị qua bản chính; kiểm tra số thu 1% qua phiếu thu và danh sách thu tại đơn vị qua bản chính. Khi tổng hợp kết quả cuối năm 2% và 1% có đối chiếu với KBNN và đơn vị để tránh sai sót. - Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định và đầy đủ các nội dung chi tiêu cho từng cấp CĐ trên tinh thần tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả, có kiểm tra đối chiếu khi quyết toán với đơn vị. Thực hiện nghiêm việc công khai tài chính và kiểm quỹ tại đơn vị, có 100% CĐCS được kiểm tra thông qua phúc tra cuối năm học. - Chủ tịch CĐ là chủ tài khoản chịu trách nhiệm kiểm tra, ký duyệt hồ sơ quyết toán bao gồm: Việc tổng hợp chứng từ, lập phiếu thu, phiếu chi, đây là khâu đầu tiên của công tác kế toán trong việc xác định các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Các chứng từ phải hợp lệ và có đính kèm minh chứng như, kế hoạch, thơ mời, quyết định, dự trù kinh phí… Hồ sơ quyết toán lập trên máy vi tính từ khâu lập bảng kê, đề nghị, phiếu thu, phiếu chi, sổ sách kế toán… tất cả được đóng thành tập theo tùng quý, 6 tháng quyết toán một lần. Các khỏan thu khác hạch toán đầy đủ vào hồ sơ tài chính CĐ để theo dõi. 2.2. Về vận động CBGV-LĐ tham gia hoạt động xã hội: - Xác định việc đảm bảo về quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo đời sống của CNVC-LĐ là công tác trọng tâm trong chương trình hoạt động của CĐ vì nó đã mang lại niềm tin và sự gắn bó giữa đồng nghiệp với nhau, giữa CBGV-CNV-ĐV với tổ chức CĐ, góp phần xây dựng tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết nội bộ tốt hơn và ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ngành, xây dững CĐVM. - Việc quản lý và theo dõi các quỹ vận động được cần quan tâm thường xuyên. Qua hội nghị BCH và họp CĐCS quý I hàng năm thống nhất việc vận động đóng góp Quỹ tình nghĩa, Quỹ vì trẻ thơ, Quỹ mái ấm CĐ, các quỹ khác và giao thời gian kết thúc định kỳ vào ngày 15/12 để kịp tổng hợp và báo cáo; giao bộ phận kế toán, thủ quỹ lập sổ theo dõi, phiếu thu, phiếu chi… riêng phần thu Quỹ vì trẻ thơ do CĐCS trực tiếp thu và quản lý, sử dụng đúng mục đích theo hướng dẫn của CĐGD huyện. Tất cả các loại quỹ trên được tổng hợp báo cáo BTV hàng tháng để kịp thời thông báo đôn đốc các đơn vị thực hiện tất ở cuối năm và đề nghị CĐCS ghi đủ các quỹ vận động vào sổ theo dõi hoạt động, đưa vào quyết toán ở phần thu khác. Để quản lý Quỹ tình nghĩa ngành chặt chẽ hơn, BTV CĐGD ra quyết định lập Ban quản lý, ban hành quy chế, đối tượng thu, định mức chi, trích nộp và tổ chức họp xét các tờ trình của CĐCS đề nghị trước khi chi trợ cấp; thành lập đoàn đi thăm CBGV-CNV có hoàn cảnh khó khăn vào dip kỷ niệm Ngày 20/11, tết Nguyên đán, Tháng công nhân… để kịp thời động viên, thăm hỏi và khích lệ cá nhân vượt khó vương lên công tác tốt hơn. - Bên cạnh việc vận động CBGV-CNV đóng góp các loại quỹ, CĐ còn quan tâm cải thiện đời sống cho đội ngũ bằng cách tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn vận động khác như: Quỹ CNLĐ nghèo, vốn vay ABE, nguồn vay từ các ngân hàng, quỹ hụi

74

Page 76: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

không lời, các tổ chức và cá nhân… để hỗ trợ CBGV-CNV về điều kiện làm việc, nhà ở, kinh tế và những khó khăn khác. Đồng thời không thiếu phần quan tâm công tác chăm lo về mặt tinh thần thông qua hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT, tham quan du lịch, họp mặt, giao lưu trong và ngoài huyện… qua các ngày lễ, ngày kỷ niệm lịch sử của đất nước để kích lệ tinh thần CBGV-CNV ngành thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao. - BCH CĐ các cấp cần quan tâm vận động CBGV-CNV tham gia tốt hoạt động từ thiện, xã hội tại đơn vị và địa phương như: Tiếp tục vận động “Hỗ trợ GD vùng sâu, vùng xa” thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở) theo lời kêu gọi của BGD&ĐT và CĐGDVN, tổ chức bằng nhiều hình thức vận động tại đơn vị, ngoài XH, để gây quỹ bằng tiền và hiện vật, góp phần hỗ trợ cho HS, GV có hoàn cảnh khó khăn tại đơn vị. Thực hiện hàng năm đóng góp đầy đủ quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ thiệt hại bão lụt, ủng hộ nạn nhân chất độc Da Cam, quỹ xây nhà cho người nghèo theo chương trình 167-CP… - Ngoài ra, CĐ nên chủ động phối hợp thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc, thăm gia đình liệt sĩ, thương binh, bà mẹ VNAH, viếng nghĩa trang, chăm sóc đền thờ liệt sĩ, vận động đăng ký hiến máu tình nguyện, về nguồn… 3. Kết quả thực hiện: - Hàng năm thực hiện thu kinh phí 2% và 1% đạt chỉ tiêu 100% đúng định mức và thời gian qui định, trong năm 2010 thu 2% là 912.808.414 đ/1.613 CBGV-CNV và thu 1% là 462.171.129 đ/1608 CĐV. - Quyết toán đúng quy định, kịp thời, không có trường hợp xuất toán, tiết kiệm được 10% kinh phí NSCĐ và nguồn khoán chi hành chính tại đơn vị. CĐGD huyện được LĐLD tỉnh tặng 2 BK khen về công tác tài chính năm 2010 (1CN, 1 TT). - Các loại quỹ hàng năm thu đạt 100% tổng thu 2,963 tỷ /3 năm, giúp trên 4.900 lượt người với số tiền trên 974 triệu; hỗ trợ giúp vốn vay cải thiện đời sống 2.090 CN /3 năm với số tiền 16,3 tỷ, cấp 3 nhà tình thương và 13 nhà Mái ấm CĐ vối sớ tiền 278 triệu. Về đời sống tinh thần cũng được cải thiện, từ 1993 đến nay CĐGD huyện tổ chức 9 chuyến tham quan Hà Nội / 37chuyến TQ, tổ chức nhiều chuyến giao lưu học tập trong và ngoài tỉnh, tổ chức tốt hoạt động Ngày 20/11, Ngày 8/3… Phong trào thể thao, văn nghệ đạt giải nhì toàn tỉnh năm 2010, 2011và đạt nhiều thứ hạng khá cao qua các hội thi do ngành và công đoàn tổ chức. - Các nội dung trên được đưa vào tiêu chuẩn xét thi đua góp phần nâng cao chất lượng hoạt động CĐ. CĐGD huyện đạt VMXS và 98% CĐCS VM-VMXS. 4. Đề nghị: - Tăng 1 biên chế tại TT.CĐGD huyện làm nhiệm vụ kế toán – văn thư. - Có chế độ hỗ trợ phụ cấp cán bộ CĐ ở đơn vị quy mô nhỏ tử 15 CĐV trở xuống./.

75

Page 77: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

26.MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CĐCS VỮNG MẠNH CỦA CĐGD HUYỆN BA TRI

Tô Công Danh Chủ tịch CĐGD huyện Ba Tri

Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã xác định công tác phát triển Đoàn viên – xây dựng CĐCS vững mạnh là nội dung quan trọng trong hoạt động Công đoàn; chủ trường nầy được thể hiện trong Nghị quyết 6a/NQ-TW, ngày 6/1/2011 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS”; Nghị quyết trên đã xác định các mục tiêu:

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của CĐ các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu

- Tập trung đông đảo CNLĐ gia nhập tổ chức Công đoàn và tham gia hoạt động Công đoàn, nâng cao chất lượng và đội ngũ CB CĐCS

Khẩu hiệu hành động của Đại hội Công đoàn Tỉnh Bến Tre lần thứ VIII (Nhiệm kỳ 2008 – 2013) đã nêu “Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC – LĐ; vì sự nghiệp CNH – HĐH đất nước”

Từ kết quả hoạt động của hệ thống CĐGD huyện Ba Tri trong những năm qua đã rút ra nhận định: Công đoàn có vững mạnh mới có đủ vị thế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CB, GV, NV. Vì thế, công tác phát triển Đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh là yêu cầu hết sức quan trọng trong hoạt động Công đoàn

Nhằm thực hiện các quan điểm nêu trên, trong các năm qua CĐGD huyện Ba Tri đã tổ chức thực hiện với thực trạng như sau:

CĐGD huyện có tất cả 65 CĐCS trực thuộcTổng số CB – GV - LĐ : 2.243 , nữ : 1.505Tổng số CĐV : 2.202, nữ : 1.497*Thuận lợi :- CB – ĐV – LĐ trong ngành ổn định, an tâm công tác- Nề nếp, kỷ cương trong ngành được thực hiện tốt- Tinh thần, thái độ công tác của đội ngũ CB – ĐV – LĐ nhiệt tình, nghiêm túc và

có tinh thần trách nhiệm caoTuy nhiên, một bộ phận CB CĐ thường biến động qua từng năm học nên việc bồi

dưỡng nghiệp vụ cho CB – CĐ mới nhận nhiệm vụ chưa kịp thời- Việc phát triển CĐV mới chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ thực tế nêu trên, BCH CĐGD huyện đã thực hiện một số giải pháp

nhằm tăng cường công tác phát triển Đoàn viên – Xây dựng CĐCS vững mạnh như sau:

1. Về nhận thức BCH CĐGD huyện đã tổ chức tuyên truyền quán triệt trong hệ thống CĐGD

huyện về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh nhằm tạo sự đồng thuận cao và phát huy năng lực sáng tạo của các cấp Công đoàn.

Kết quả qua việc triển khai yêu cầu trên, hầu hết CB - ĐV trong hệ thống CĐGD huyện đã thống nhất và có quyết tâm cao.

76

Page 78: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

2. Hướng dẫn cho các CĐCS quy trình phát triển Công đoàn viên gồm:Tổ chức cho người lao động tìm hiểu, học tập Điều lệ Công đoàn; trong đó đặc

biệt chú trọng giới thiệu chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động của tổ chức Công đoàn; điều đó có nghĩa là khi người lao động tham gia vào tổ chức CĐ sẽ được CĐ bảo vệ khi quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp bị xâm phạm.

Hướng dẫn cho người lao động viết đơn tự nguyện xin gia nhập tổ chức Công đoàn.

Họp BCH xem xét đơn xin vào Công đoàn của người lao độngRa quyết định kết nạp CĐV mớiLàm lễ kết nạp CĐV mới, giới thiệu CĐV mới sinh hoạt ở Tổ CĐTrong việc phát triển CĐV mới, BCH CĐGD huyện cũng lưu ý đối với các cấp

CĐ là phải thực hiện đầy đủ quy trình, các thủ tục nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho người lao động khi được đứng vào tổ chức CĐ; cần tránh việc làm qua loa chiếu lệ trong công tác phát triển CĐV mới vì nó sẽ làm giảm vị thế, vai trò của tổ chức CĐ.

3. Đối với công tác xây dựng CĐCS vững mạnh, CĐGD huyện Ba Tri đã thực hiện các giải pháp sau:

31. Tăng cường việc nắm bắt tình hình hoạt động của các CĐCS trực thuộc qua việc phân công các UV BCH, UV UBKT phụ trách cơ sở. Qua đó phát hiện những yếu kém của BCH CĐCS, những khó khăn vướng mắc trong hoạt động, điều hành của BCH CĐCS, cũng như những yếu kém về năng lực, về phương pháp hoạt động của CB CĐCS

Kết quả:- Hạn chế về nhận thức đối với tổ chức CĐ: có 04 CB - CĐ- Hạn chế về phương pháp hoạt động: có 06 CB - CĐ- Hạn chế về tinh thần trách nhiệm: 02 CB - CĐ- Kiêm nhiệm nhiều việc: 03 CB - CĐ3.2. Tổ chức tập huấn cho CB CĐCSTừ thực tế tình hình nêu trên, BCH CĐGD huyện đã tổ chức tập huấn về nghiệp

vụ CĐ cho CB CĐCS với 06 chuyên đề:- Những vấn đề cơ bản về CĐ Việt Nam, phương pháp hoạt động của CT CĐCS

và Tổ trưởng CĐ- Vai trò của tổ chức CĐ trong việc tổ chức phong trào thi đua và tham gia quản lý- Công tác soạn thảo văn bản của tổ chức CĐ- Nội dung phương pháp hoạt động của UBKT- Nội dung phương pháp hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân- Nội dung Phương pháp hoạt động của Ban Nữ công3.3. Chỉ đạo và hướng dẫn cho các CĐCS xây dựng quy chế làm việc, phân công

phân nhiệm cụ thể các thành viên trong BCH, định kỳ kiểm điểm việc thực hiện quy chế làm việc của BCH

3.4. Hướng dẫn các CĐCS phối hợp với chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ các vấn đề sau:

- Mục đích yêu cầu của hoạt động CĐ- Đối tượng tham gia- Nội dung của hoạt động- Biện pháp thực hiện3.4. Dân chủ hóa, công khai hóa các hoạt động của tổ chức CĐ

77

Page 79: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

Dân chủ hóa, công khai hóa hoạt động CĐ sẽ giúp cho CB – ĐV hiểu rõ và tin tưởng hơn đối với các hoạt động của tổ chức CĐ.

Nội dung dân chủ hóa, công khai hóa phải được thực hiện trên các mặt cơ bản sau:

- Chương trình hoạt động- Bình xét thi đua khen thưởng- Đánh giá xếp loại- Phúc lợi tập thể- Việc sử dụng tài chính, tài sản CĐQua việc thực hiện cách giải pháp nêu trên đã có tác dụng thiết thực trong hoạt

động của hệ thống CĐGD huyện, cụ thể như:- Các phong trào mà CĐGD huyện phát động đều được sự hưởng ứng tích cực của

các CĐCS trực thuộc.- Trong hoạt động, các CĐCS đều có quyết tâm đạt năng suất, chất lượng, hiệu

quả cao; có đầu tư để tổ chức các hình thức sinh hoạt mới thu hút CB – ĐV tham gia - Số lượng CĐCS vững mạnh - vững mạnh xuất sắc hàng năm đều tăng.

Năm học

Xếp loại Ghi chúVMXS VM KHÁ TB Yếu

2009 -2010

55/6288,7%

7/6211,29%

0 0 0 Khôngxếp loại 3 do mới thành lập

2010 -2011

49/64TL:76,56%

15/64TL:23,43%

0 0 0 CĐCS PGD sẽ xếp loại vào tháng 12/2011

*Kết quả NH 2010 – 2011:- Có 75/75 cơ quan, đơn vị được công nhận cơ quan, đơn vị văn hóa. Có 1.878 gia

đình CB – ĐV được công nhận gia đình văn hóa, 1.678 gia đình CB – ĐV được công nhận gia đình thể thao, 1.276 nữ CB – ĐV được công nhận giỏi việc trường – Đảm việc nhà, có 64/65 CĐCS xây dựng được quỹ tương trợ cơ sở với số tiền 1.330.458.000đ, có 67/75 đơn vị trường học tín chấp cho 386 CB – ĐV vay vốn ngân hàng với số tiền 11.163.000.000đ.

- Có 32 đơn vị tổ chức cho 1.082 lượt CB – ĐV tham quan du lịch trong và ngoài Tỉnh với tổng kinh phí 213.700.000đ

- Có 57 đơn vị tổ chức cho 833 lượt CB – ĐV học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động CĐ với tổng kinh phí 42.800.000đ

- Đề nghị LĐLĐ Tỉnh tặng 01 Cờ thi đua xuất sắc; được LĐLĐ Tỉnh tặng bằng khen cho 13 tập thể, 65 cá nhân; được LĐLĐ huyện tặng giấy khen cho 13 tập thể, 66 cá nhân.

- Phát triển mới: 55 CĐV, nâng tổng số CĐV toàn ngành là 2.202, đạt tỉ lệ: 98,17%

- Việc thông tin báo cáo thông suốt , kịp thời .*Bài học kinh nghiệm 1. Phải xây dựng cơ chế đánh giá, xếp loại, khen thưởng phù hợp với tình hình

thực tế.

78

Page 80: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

2. Theo dõi thường xuyên, chặt chẽ tình hình hoạt động của các CĐCS để cập nhật kịp thời các kết quả, làm cơ sở cho việc đánh giá xếp loại, bình xét thi đua khen thưởng.

3. Định kỳ báo cáo kết quả thi đua trong hệ thống CĐGD huyện để các CĐCS nắm bắt tình hình chung, tạo khí thế thi đua mới.

4. Việc kiểm tra, đánh giá xếp loại và khen thưởng phải chính xác, đồng bộ, khách quan, công bằng.

Tóm lại, Xây dựng CĐCS vững mạnh là công việc hết sức quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Những công việc mà CĐGD huyện Ba Tri đã làm được nêu trên đã thu được những kết quả đáng khích lệ, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, mong sự đóng góp của quý đại biểu tham dự buổi tọa đàm./.

79

Page 81: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

27.CĐCS TRƯỜNG NUÔI DẠY TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRONG VIỆC XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH

Mai Văn Hải Chủ tịch CĐCS Trường Nuôi dạy trẻ em Khuyết tật tỉnh

Công đoàn là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; đồng thời, cũng là người tổ chức, vận động CĐV thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, và cũng là nơi tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với CB – GV – CNV và người lao động. Để thực hiện tốt các chức năng trên đòi hỏi tổ chức CĐCS ở đơn vị phải mạnh về số lượng và vững về chất lượng. Do vậy, việc phát triển CĐV và xây dựng CĐCS vững mạnh là vấn đề cần thiết hiện nay đối với tổ chức CĐ và đó cũng là lý do và nội dung của bài tham luận này.

1.Cơ sở lí luận của vấn đề:CĐ trường học là một bộ phận của tổ chức CĐGD, CĐCS có vững mạnh thì

mới có đủ điều kiện để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của CĐ.Đối với CĐCS trường học là nơi trực tiếp vận động, tổ chức cho CBGV – CNV

và người lao động thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành. Là nơi trực tiếp đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của CĐV và người lao động. Do đó CĐCS trường học có mạnh thì tổ chức CĐGD mới mạnh. Nghị quyết 6a/ NQ – TCĐ ngày 6/1/2011 của BCH tổng LĐLĐ về đổi mới phương thức hoạt động của CĐCS, Hướng dẫn số 187/ HD – TLĐ ngày 12/02/2011 của Tổng LĐLD Việt Nam hướng dẫn xây dựng CĐCS vững mạnh và đánh giá chất lượng hoạt động của CĐCS đó là những tiền đề giúp CĐCS để giúp CĐCS đề ra kế hoạch, phương hướng, giải pháp để xây dựng CĐCS vững mạnh trong 1năm học 2011 – 2012.

2.Thực trạng hoạt động CĐCS trong năm học 2010 – 2011 và những năm trước.

Như chúng ta đều biết CĐCS có vững mạnh thì tổ chức CĐ mới vững mạnh và vị trí, vai trò của CĐ mới được phát huy. Điều đó có nghĩa là vai trò của CĐV, người lao động được phát huy khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ được đảm bảo, niềm tin được củng cố, hoạt động của CĐ có sôi nổi, phong trào có phong phú nôi dung sinh hoạt thiết thực thì mới lôi cuốn đông đảo CĐV, người lao động tham gia tốt. Và thực tế trong những năm qua nhiều đơn vị hoạt động tốt đạt CĐCS vững mạnh. Tuy nhiên hoạt động của CĐ còn nhiều hạn hẹp: kinh phí, các hoạt động phong trào kém sôi nổi, thiết thực. CĐ thực hiện những gì mà chính quyền đề ra, CĐ chưa mang tính độc lập cao, đôi khi không tạo đuợc niềm tin đối với CB – GV – CNV và người lao động. Hoạt động CĐ mang tính hình thức nhiều hơn. Vì sao? Nhiều khi vị trí CTCĐ lại yếu hơn TT chuyên môn.

Đây là vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu, trao đổi để có giải pháp tốt nhất trong phong trào CN, VC và hoạt động CĐ ở trường học.

3.Các giải pháp:Trong phạm vị hạn hẹp của mình chúng tôi xin đề xuất các giải pháp sau:Về mặt tổ chức:-Vị trí, vai trò, chức năng của CĐ đã được khẳng định bằng các văn bản pháp lí

của Nhà nước, các Thông tư, hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam và CĐGD Việt

80

Page 82: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

Nam. Do đó CNVC và người lao động phải hiểu và nhận thức đúng đắn về tổ chức CĐ để phát huy tốt vai trò của mình trong các phong trào, hoạt động CĐ và CĐ là chỗ dựa, là niềm tin cho quần chúng.

-Người lãnh đạo (Chủ tịch, các thành viên trong BCH CĐ) cũng phải nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của mình đối với tổ chức CĐ. CĐV, người lao động cần nắm vững các văn bản pháp luật, phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ tạo niềm tin vững chắc cho GV, CNV, người lao động.

-BCH thực hiện đúng, tốt chức năng của mình nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng của tổ chức CĐ là người đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của CĐV, người lao động; là nơi tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,tổ chức, vận động cho CB – GV – CNV, người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

-Nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng phong trao sôi nổi, CĐV tham gia tích cực phát huy cao tinh thần tích cực. Qua đó, kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm khen thưởng kịp thời, chính xác.

-Trong BCH phải có sự phân công cụ thể phần việc phụ trách. Thiêt lập các qui chế hoạt động, qui chế phối hợp… Phải xây dựng kế hoạch hàng tháng thực hiện tốt chế độ báo cáo.

CĐCS vững mạnh phải mạnh về số lượng và chất lượng hai yếu tố này gắn liền nhau. BCH cần có kế hoạch phát triển CĐV đảm bảo về lượng và chất.

Về nội dung xây dựng, tổ chức CĐCS vững mạnh:-Xây dựng CĐCS vững mạnh là vấn đề cần quan tâm, nó sẽ góp phần thúcđẩy

và nâng cao năng suât, hiệu quả công việc ở đơn vị; việc xây dựng CĐCS vững mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho CĐV, người lao động phấn đấu thể hiện vai trò và nhiệm vụ của mình đối với CĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

-Đổi mới phương thức hoạt động bằng việc nâng cao chất lượng, nội dung sinh hoạt. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cơ bản của CĐ, các chương trình hoạt động của CĐGD và nhiệm vụ chính trị của đơn vị mà xây dựng nội dung, phương hướng hoạt động phù hợp. Hàng tháng cần sơ kết đánh giá hoạt động, rút kinh nghiệm đề ra kế hoạch bổ sung kịp thỏi; tổng kết các phong trào thi đua, khen thưởng, động viên phong trào.

-Phối hợp với chính quyền, tổ chuyên môn tổ chức tốt Hội nghị CBCC, phát huy dân chủ trong các mặt hoạt động. Xây dựng các tiêu chí thi đua và vận động CĐV đăng kí các danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể.

-BCH CĐCCS cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tìm hiêu hoàn cảnh của CB – GV – CNV và người lao động. Qua đó động viên nhắc nhở thực hiện tốt pháp luật, nghĩa vụ công dân và tinh thần trách nhiệm trong công tác. Phát huy trí tuệ cá nhân thành sức mạnh tập thể, vận dụng sức mạnh tập thể. Điều cốt lõi trong nâng cao chất lượng sinh hoạt của CĐCS là phải có sự thống nhất từ trong BCH đến CĐV phải đảm bảo thực hiện đúng qui trình hội họp. Trong sinh hoạt cần tạo không khí cởi mở, dân chủ tạo sự gắn kết của CĐV và tổ chức CĐ.

-Một yếu tố không kém phần quan trọng đó là sinh hoạt tổ CĐ. Mọi hoạt động thực hiện nhiệm vụ đều bắt đầu từ tổ CĐ ( thực hiện dân chủ, giám sát việc thi hành chính sách, chế độ động viên thăm hỏi, nắm bắt nguyện vọng tâm tư tình cảm CĐV,…) đảm bảo quyền lợi, tuyên truyền giáo dục đều được thực hiện ở cấp tổ. Do vậy, BCH CĐCS phải có kế hoạch cụ thể đưa xuống các tổ CĐ bàn bạc thống nhất về hoạt động; đồng thời phải bồi dưỡng nghiệp vụ cho ttổ trưởng để người tổ trưởng thông tin một cách sinh động tạo không khí dân chủ trao đổi thẳng thắn để mọi người cùng có ý

81

Page 83: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

kiên thống nhất và quyết tâm thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao. Tránh cuộc họp nôi dung nghèo nàn, không thiết thực tạo sự nhàm chán cho CĐV.

Các giải pháp cần thực hiện nghiêm túc:-Kinh phí hoạt động: Từ nguồn kinh phí cấp trên và công đoàn phí ( 1.7%) với

mức kinh phí này thì hoạt động CĐ cũng gặp không ít khó khăn. Để khắc phục phải thực hiện nghiêm túc chế độ thu – chi đúng qui định. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền; cố gắng cải thiện đời sống trong điều kiện CĐCS có thể làm được.

-Hoạt động phong trào: Các hoạt động phải cần xây dựng cẩn thận, trong quá trình hoạt động phải có theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện có sơ – tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm bổ sung và khen thưởng kịp thời để động viên phong trào.

4.Kết luận:Để CĐCS đạt được vững mạnh cần phải thực hiện tốt các mặt sau:-Xây dựng được khối đoàn kết thống nhất nội bộ cao biết sử dụng sức mạnh của

tập thể.-BCH CĐCS phải là chỗ dựa tin cậy của CĐV và người lao động. Cán bộ CĐ

phải là người có tinh thần trách nhiệm cao; nắm bắt xử lí kịp thời các thông tin, tham mưu thỉnh thị báo cáo thường xuyên. Phối hợp tốt với chính quyền, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của chính quyền.

-Để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của đơn vị thì phải có sự gắn kết chặt chẽ từ Đảng – Chính quyền – CĐCS. Đảng – Chính quyền phải tạo điều kiện tốt cho CĐ hoạt động.

-BCH CĐCS phải thường xuyên làm tốt công tác chính trị tư tưởng đối với CĐV để CĐV và người lao động nhận thức tốt trách nhiệm của mình trong công tác.

Đổi mới phương thức hoạt động bằng cách đổi mới nội dung sinh hoạt sao cho sát và gần gũi với nghĩa vụ và quyền lợi của CĐV, người lao động. Tạo cho tổ chức CĐ là nơi để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của ngành và của đơn vị. Qua đó vận động, động viên CĐV – người lao động thực hiện tốt chức năng của mình và hoàn thành nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả cao nhất.

82

Page 84: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

28.MỘT SÔ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNGCHIỂU MẠNH CỦA CĐCS THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Đặng Bửu Truyển Chủ tịch CĐCS trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

I. Sơ lược về nhân sự CĐCS- Tổng số công đoàn viên : 86 – Nữ : 57- BCHCĐ: 07 ; UBKT : 03 ; TTND : 03- Số lượng Đảng viên : 35- Trình độ chuyên đạt chuẩn : 100% , trên chuẩn : 12,3%- Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : 13

II. Xây dựng CĐCS vững mạnhXây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh là vấn đề mà tất cả các đơn vị công

đoàn hết sức quan tâm vì công đoàn có vững mạnh mới đủ vị thế để thể hiện chức năng cơ bản của mình là đại diện , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho toàn thể CB-GV-CNV nhà trường. Trên cơ sở lý luận và thực tiển hoạt động của công đoàn cơ sở trong nhiều năm qua, chúng ta thấy được, muốn Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh tập trung vào các biện pháp chủ yếu như sau :

Biện pháp 1 : Công đoàn cơ sở cần quán triệt và thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo của công đoàn

cấp trên, chi ủy… Xây dựng Ban chấp hành công đoàn phải đủ năng lực, quan tâm sâu sắc đến

công tác giảng , sinh hoạt của công đoàn viên đặc biệt là các công đoàn viên có năng lực tốt về chuyên môn, có năng khiếu về hoạt động phong trào : văn nghệ , TDTT …và đồng thời chú ý đến các công đoàn viên năng lực còn hạn chế và có kế hoạch, giải pháp để hỗ trợ công đoàn viên phấn đấu đạt kết quả tốt hơn . Từ đó mới tạo ra một khối đoàn kết, nhất trí tốt trong nội bộ, đây là điều kiện hết sức cần thiết của một tập thể , đồng thời công đoàn viên tin tưởng và thấy công đoàn cơ sở là chổ dựa của mình trong công việc cũng như sinh hoạt.

Kết quả: Trong năm học 2010- 2011, trường đạt danh hiệu Tiên tiến xuất sắc , được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất, Công đoàn đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc và được nhận bằng khen của CĐGD Việt Nam có 34 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường , tỉ lệ học sinh TN.THPT đạt 99,62% , học sinh vào ĐH- CĐ 86,7% .Về mặt phong trào: Đạt giải II PCCC trong ngành giáo dục; giải II toàn đoàn hội thi tiếng hát giáo viên lần thứ VIII, do CĐGD tỉnh tổ chức; giải II thi tuyên truyền viên giỏi an toàn giao thông do CĐGD tỉnh tổ chức và đạt giải khuyến khích do LĐLĐ tỉnh tổ chức; giải khuyến khích hội thi tìm hiểu về pháp luật môi trường do LĐLĐ tỉnh tổ chức.

Biện pháp 2 : Xây dựng qui chế hoạt động của BCH CĐCS; kế hoạch, nội dung hoạt động

công đoàn cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường , sinh hoạt tổ công đoàn, sinh hoạt BCH , UBKT , ban TTND, ban Nữ công theo đúng định kỳ, tránh hình thức hành chính, thủ tục mà cần phải tập trung vào chất lượng của chuyên môn. Biện pháp 3 : a.Xây dựng và thực hiện tốt các qui chế phối hợp giữa Hiệu trưởng và BCH theo 3 nguyên tắc chung:

83

Page 85: Hoạt động của Công đoàn trong việc tuyên truyền, …bentre.edu.vn/attachments/1641_ky yeu toa dam.doc · Web viewĐiều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công

-Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và BCH CĐCS dựa trên cơ sở Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, cùng với Hiệu trưởng chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ giáo viên công nhân viên trong đơn vị.

-Mối quan hệ công tác giữa Hiệu trưởng và BCH CĐCS là hợp tác, tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức, tất cả để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

- Hiệu trưởng khi thực hiện chức năng quản lý mà có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của CBGV-CNV, phải phối hợp bàn bạc với chủ tịch CĐCS b.Xây dựng qui chế và kế hoạch của UBKT, TTND, Ban nữ công theo kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch của BCH.

- Công đoàn cơ sở đã phối hợp với chính quyền nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ theo đúng Nghị định 71/1998/NĐ – CP ngày 08/9/1998 của chính phủ v/v quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan ; Nghị quyết 49/NQ – BCH – TLĐ của Ban chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa IX về việc thực hiện quy chế dân chủ ; quyết định số 4/2000 – BGD&ĐT ngày 1/3/2000 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường nhằm mục đích :

+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiêp vụ của đội ngũ CBCC + Phát huy những tiềm năng , sáng tạo của CBCC , Xây dựng một nhà

trường thân thiện tích cực , Dân chủ , kỷ cương tình thương và trách nhiệm để nhà trường thành một khối thống nhất nhằm thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ chính trị của nhà trường . Biện pháp 4 :

- Tăng cường công tác kiểm tra , đánh giá của UBKT phải công khai , minh bạch và tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Đẩy mạnh khâu tuyên truyền giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú , đa dạng : Chuyên đề , tọa đàm …

- Tổ chức các chuyến tham quan nhằm giúp công đoàn viên thư giản sau quá trình làm việc dài, đồng thời tạo sự gần gủi , đoàn kết tốt trong nội bộ.

Trên đây là 4 biện pháp nhằm xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh mà CĐCS trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đã vận dụng trong những năm qua./.

84