15
1 Hướng dẫn Blindfolded Cubing theo cách M2/3OP I/Lời mở đầu 1/ Giới thiệu 2/ Một vài chú ý II/Cách giải 1/Kí hiệu 2/Nguyên lí của bước M2 3/Công thức và cách áp dụng M2 4/ Trường hợp đặc biệt và cách kết hợp với 3OP 5/ Một số kinh nghiệm đơn giản hóa phương pháp III/ Tổng kết và ví dụ

Hướng dẫn Blindfolded Cubing

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

1

Hướng dẫn Blindfolded Cubingtheo cách M2/3OP

I/Lời mở đầu

1/ Giới thiệu

2/ Một vài chú ý

II/Cách giải

1/Kí hiệu

2/Nguyên lí của bước M2

3/Công thức và cách áp dụng M2

4/ Trường hợp đặc biệt và cách kết hợp với 3OP

5/ Một số kinh nghiệm đơn giản hóa phương pháp

III/ Tổng kết và ví dụ

Page 2: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

2

I/Lời mở đầu

1/Giới thiệu

Như các bạn đã biết hiện nay cách giải Blindfolded theo phương pháp 3OP đang khá phổ biến trong forum rubikvn chúng ta. Nhằm bắt kịp với xu hướng của cuber thế giới mình quyết định viết một bài hướng dẫn chi tiết cách giải M2 cho edge/ 3OP cho corner khá được ưa chuộng hiện nay.

Về xuất xứ của cách phương pháp này là vốn bắt nguồn từ phương pháp M2/R2 của Stefan Pochmann. Phương pháp này được sáng tạo từ đầu năm 2006, vốn chỉ tập trung cho M2 cho cạnh nhưng sau này để tạo nên dấu ấn riêng, Stefan mới nghĩ thêm R2 cho góc. Cho nên về cơ bản cái chính vẫn là M2 cho cạnh làm nên tên tuổi của phương pháp này.

Hiện giờ theo như mình được biết Feliks Zemdegs đang sử dụng phương pháp M2/3OP và đã có thành tích sub-1p. Không chỉ Feliks mà còn có khá nhiều cuber thế giới khác cũng đang sử dụng và thành tích luôn đột biến từng ngày

2/ Một vài chú ý Do phương pháp này kết hợp với một phần bên phương pháp 3OP nên mình sẽ không nói nhiều về 3OP. Những bạn nào muốn tìm hiểu thì có thể download bản hướng dẫn của anh Nghia và chỉ cần đọc hiểu và làm thành công phần 3OP cho góc là đạt điều kiện để học phương pháp này. Nếu muốn hiểu một cách nhanh nhất và rõ nhất phương pháp này thì các bạn nên tìm hiểu cả phần 3OP cho cạnh nữa và chỉ cần hiểu là ok

Do bài viết có liên quan đến phương pháp M2/R2 nên có chỗ ít nhiều hơi khó hiểu và cách xoay khác hẳn với cách 3OP nhưng về bản chất và lý thuyết và nguyên tắc trong Blinfolded vẫn được giữ nguyên. Bởi vậy các bạn không cần phải lo lắng rằng phải học lại những thuật toán mới hay công thức mới vì khi nắm được bản chất của Blindfolded Cubing thì cách nào cũng có nguyên lí như nhau

Thêm nữa mình khuyên các bạn nên nắm được phần lớn các TH PLL trong phương pháp Fridich thì sẽ dễ dàng nhất đối với các bạn khi giải blindfolded

Page 3: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

3

II/ Cách giải

1/ Kí hiệu

Kí hiệu dưới đây mình sẽ lấy giống như bài của anh Nghĩa vì đó là kí hiệu mà cuber thế giới đang sử dụng. Nhưng vì khi giải theo cách M2/3OP có phần M2 cho cạnh các bạn đặc biệt phải chú ý tới màu sticker nên kí hiệu nó sẽ không phải là các con số mà là những chữ cái đại diện cho các mặt sticker của rubik. Còn về phần góc các bạn vẫn chỉ cần quan tâm đến kí hiệu số mà thôi.

Số Cạnh Góc Giải thích1 UF

FUUFL sticker: là một mặt màu của rubik

Mỗi chữ cái đại diện cho một mặt sticker của rubik:U: màu sticker ở mặt trênD: màu sticker ở mặt dưới F: màu sticker ở mặt trướcR: màu sticker ở mặt bên phảiL: màu sticker ở mặt bên trái

Ví dụ: khi ta nói kí hiệu cạnh UF: ta ám chỉ mặt sticker U(mặt trên) nhưng ở vị trí F(mặt trước) hoặc DB: tức là mặt sticker D(mặt dưới) nhưng ở vị trí B(mặt sau)

Cụ thể hơn: các bạn cầm rubik theo vị trí trắng trên- xanh lá trước mặt, sticker UF sẽ là mặt màu trắng ở vị trí viên cạnh trắng xanh lá, sticker FU sẽ là mặt màu xanh lá ở cùng vị trí viên cạnh trắng xanh lá

Còn nói về góc nếu các bạn ko thực sự muốn học full M2/R2 thì chỉ cần nhớ kí hiệu số

2 ULLU

UFR

3 UBBU

UBR

4 URRU

UBL

5 LFFL

DFL

6 LBBL

DFR

7 RBBR

DBR

8 RFFR

DBL

9 DFFD

10 DLLD

11 DBBD

12 DRRD

Page 4: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

4

2/ Nguyên lí của bước M2

Nếu các bạn đã hiểu và nắm rõ nguyên tắc Blindfolded của 3OP thì chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu thế nào là setup-move và hoán vị. Nhưng do có thể có một số bạn chưa nắm rõ lắm mình sẽ nói sơ qua về điều này

Phương pháp giải bịt mắt (blindfolded) có một nguyên lí rất đơn giản đó là hoán vị các viên cạnh (viên góc) về đúng vị trí của nó sao cho không làm ảnh hưởng tới những viên cạnh (viên góc) khác. Khi tất cả đều được hoán vị về vị trí đúng thì khối rubik sẽ được hoàn thành.

Và để thực hiện được điều này chủ yếu theo cách 3OP chúng ta sẽ xài toàn những công thức PLL như công thức chữ U hay chữ A để hoán vị theo vòng tròn 3 điểm . Trong khi thực hiện những công thức đó ta phải sử dụng setup move (hay còn gọi là bước đệm) để đưa các viên cạnh (viên góc) đến vị trí đệm rồi chúng ta sử dụng công thức PLL để hoán vị chúng và sau đó ta lại làm ngược lại các bước setup để trả về vị trí của chúng.

Phương pháp M2/3OP cũng vậy vẫn áp dụng đúng nguyên lí đó. Nhưng đặc biệt ở chỗ công thức hoán vị không sử dụng công thức PLL mà chỉ sử dụng duy nhất 1 move đó là M2. Những move đi kèm trong bảng công thức dưới đây đều là các setup-move và undo setup-move mà phương pháp này đã cố định lại giúp cho người sử dụng không phải nghĩ setup-move hay là bị quên undo setup move nữa.

Page 5: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

5

3/ Công thức và cách áp dụng M2

Cách áp dụng Mục tiêu Công thức

Như mình đã giới thiệu nguyên lí move M2 ở phần 2 thì các bạn có thể thấy có 1 loạt các CT đi kem đó chính là setup và undo-setup move. Ưng với mỗi công thức là 1 mục tiêu (sticker) cần chuyển.Cách áp dụng khá đơn giản: các công thức luôn lấy sticker DF làm sticker đệm bởi vậy không có CT cho sticker này. Nhiệm vụ của chúng ta là phải xác định sticker DF là màu gì và ở vị trí nào để áp dụng CT. Sau 1 lượt chuyển thì sticker DF lại là 1 màu khác các bạn lại tiếp tục xác định vị trí của sticker tiếp theo và áp dụng CT cho đến khi tất cả các viên cạnh được giải hoàn toàn.Nhưng có một lưu ý nho nho: giống như 3OP không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ có 1 vòng hoán vị duy nhất từ đầu tới cuối mà có thể còn có những vòng hoán vị khác. Vì vậy mình sẽ giải thích một cách cụ thể hơn khi chúng ta rơi vào những TH đó ở phần sau

UBBU

M2M2

FRDRBRUR

U R U' M2 U R' U'U R2 U' M2 U R2 U'U R' U' M2 U R U'

R' U R U' M2 U R' U' RFLDLBLUL

U' L' U M2 U' L UU' L2 U M2 U' L2 UU' L U M2 U' L' U

L U' L' U M2 U' L U L'RURFRDRB

x' U' R U M2 U' R' U xx' U' R2 U M2 U' R2 U xx' U' R' U M2 U' R U xl U' R' U M2 U' R U l'

LULFLDLB

x' U L' U' M2 U L U' xx' U L2' U' M2 U L2 U' x

x' U L U' M2 U L' U' xr' U L U' M2 U L' U' r

DBBDUFFU

M U2 M U2M U2 M U2U2 M' U2 M'U2 M' U2 M'

Về phần 3OP cho góc cách áp dụng và thưc hiện vẫn giống hệt so với cách 3OP cho góc mà anh Nghĩa hướng dẫn nên minh se không nói ở đây.

Page 6: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

6

4/ Trường hợp đặc biệt và cách kết hợp với 3OP

Ơ phần 3 mình đã nói sơ qua cách áp dụng M2 chắc hẳn các bạn đã có chút mường tượng về phương pháp M2 rồi. Nhưng bởi vì trong M2 có một số trường hợp hơi khó hiểu nên mình sẽ giải thích cụ thể hơn trong phần này.

TH1: Vong tron chăn

Đó là khi các bạn xet vòng tròn hoán vị sticker và vòng tròn này là chăn. Đây là TH đơn giản nhất mình sẽ lấy ví dụDF (UB BL UF LD) (DF không được tính vào vòng tròn do nó là sticker đệm)Đây là vòng tròn chăn bởi vì sau khi chúng ta thực hiện công thức xong 2 viên tâm nằm ở M-slice (mặt giữa) đã trở về vị trí cũ của nó. Trường hợp này là trường hợp dễ nhất các bạn chỉ cần áp dụng CT 1 leo là xong không phải suy nghĩ gì nhiều.

TH2: Vong tron lẻ

Đó là khi các bạn xet vòng tròn hoán vị sticker và vòng tròn này là lẻ. TH này khó hơn chút xíu là sau khi bạn hoán vị xong 2 tâm ở M-slice đã bị đổi chỗ cho nhau. Ví dụ

DF (UB BL UF)Rơi vào TH này các bạn cứ làm CT bình thường như TH1 nhưng sau khi hoán vị xong các bạn phải áp dụng thêm 1 CT nữa để trả tâm về vị trí của nó. CT như sau: (U’F2U)M2(U’F2U)Sau khi thực hiện CT trên 2 viên tâm sẽ về đúng vị trí nhưng 2 viên cạnh ở vị trí (2) và (3) sẽ hoán vị cho nhau.

Tại sao? Bởi vi chúng ta đang kết hợp với 3OP cho góc do đó TH này thường xảy ra khi ở phần 3OP cho góc chúng ta vẫn con 2 góc chưa được hoán vị xong. Cho nên thưc hiện xong CT trên các bạn lại tiếp tục setup 2 viên cạnh hoặc 2 viên góc để áp dụng 1 hoặc 2 CT PLL và hoàn thành.

Page 7: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

7

TH3: Nhiều vong tron

Mình nói nhiều vòng tròn bởi vì sau khi các bạn nắm chắc 2 TH trên thì TH3 sẽ là TH hay gặp nhất khi giải BLD.Khi gặp 2 vòng tròn trở lên tức là sau khi các bạn hoán vị vòng tròn thứ nhất thì sticker DF đã đúng màu và vị trí rồi không thể hoán vị tiếp nhưng vẫn còn những màu sai cần hoán vị. Ví dụ:DF (UB BL UF LD) DF còn 1 vòng nữa (UL RU BR FR)

Cách giải quyết rất đơn giản: Sau khi hoán vị xong vòng thứ nhất các bạn lại tiếp tục hoán vị DF vào LU theo CT bình thường và thực hiện cho đến khi hết vòng tròn. Nhưng một lưu ý: khi hết vòng tròn thứ 2 các bạn phải hoán vị một lần nữa vào LU để trả sticker DF về vị trí của nó, cụ thể 2 vòng tròn sẽ sắp xếp như sau

DF (UB BL UF LD) DF (UL RU BR FR UL)

Chung quy lại từ đầu đến cuối nếu ta đếm số lần hoán vị (phần bôi đen) thì đây là vòng tròn lẻ bởi vậy bước cuối tương tự TH2. Còn nếu là vòng tròn chăn thì coi như đã hoàn thành bước M2

Cách làm này tương tư đối với 3 vong trở lên

TH4: M-slice

Trường hợp này mình chỉ nói duy nhất đến M-slice là vì đây là tầng giữa chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi move M2. Mà cụ thể ở đây là 4 sticker sau(DB BD) và (UF FU)Nếu các bạn chú ý lúc đầu thì CT dành cho 4 sticker này khá đặc biệt: nó không đơn giản là M2 mà là gồm M…M=M2 hay M’…M’=M2. Đó là bởi vị trí đặc biệt của chúng

Khi mà trong vòng tròn hoán vị xuất hiện 1 trong 4 sticker trên các bạn không đơn giản là thực hiện công thức mà phải xet xem khi đến lượt sticker đó hoán vị thì chúng ở lượt chăn hay lẻ.Nghe có vẻ hơi khó hiểu nên mình sẽ lấy ví dụ luônDF (UB DB UR)

Page 8: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

8

Trong vòng tròn này các bạn thấy DB ở lượt thứ 2 tức lượt chăn ở lượt này 2 tâm của M-slice đang bị đổi chỗ cho nhau. Nếu như các bạn áp dụng CT bình thường thì sau khi thực hiện xong vị trí của sticker cần chuyển sẽ xuất hiện ở UF.Nguyên nhân là bởi UF và BD là 2 sticker đối của nhau khi 2 tâm đang bị đổi chỗ thi nếu bạn chuyển sticker vào vị trí BD thi sau bước M2 nó se trở về UF. Nếu không rõ các bạn cứ làm thử ví dụ trên sẽ nhận ra ngayCách giải quyết đơn giản chỉ là nếu đến lượt chăn của 4 sticker đặc biệt trên các bạn cứ coi rằng vị trí của nó mà ở đây là BD là nằm ở UF khi đó vòng tròn sẽ là: DF (UB UF UR) và sau đó làm như bình thường

Còn ở trường hợp ngược lại là sticker đặc biệt nằm ở vị trí lẻ thì các bạn cứ thực hiện CT như bình thường.

Còn một điều cần lưu ý: CT của các sticker ở M-slice gồm cặp (UB BU) (DB BD) (UF FU). Mỗi cặp CT lại giống hệt nhauNói về bản chất thì ứng với mỗi CT thì chỉ hoán vị cho 1 sticker mà thôi. Đó là UB DB và UF còn những cặp đi kem khi được áp dụng thì nó sẽ không về đúng vị trí màu sticker mà chỉ đơn giản là đúng vị trí thôi nhưng sticker sẽ ở trạng thái đảo ngược (hay là trạng thái nghịch trong 3OP). Khi đó các bạn sẽ phải chú ý thêm các sticker BU FU BD để thực hiện CT cơ bản để giải quyết trạng thái này:Áp dụng cho cặp (FU BU) (MU)*2 MU2 (M’U)*2 M’U2Những vị trí khác như (BU BD) các bạn chỉ cần setup B2 rồi thực hiện CT trên rồi undosetup B2 tương tự với những TH khác.

CT trên có thể áp dụng đối với cả những TH mà ngay từ đầu (sau khi scramble) đã có sticker đúng vị trí nhưng ở trạng thái đảo ngược. Các bạn chỉ cần nghĩ cách setup để thực hiện CT trên là ok.

Trên đây là 4 TH phổ biến nhất mà các bạn sẽ hay phải gặp khi áp dụng M2. Quả thực có hơi phức tạp một chút nhưng mình đảm bảo, chỉ cần các bạn đọc kĩ và thực hiện ví dụ thì sẽ hiểu ra ngay. Có thể nói chỉ cần đọc và hiểu đến đây là các bạn đã có thể áp dụng luôn phương pháp M2/3OP rồi.

Page 9: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

9

5/ Một số kinh nghiệm đơn giản hóa phương pháp

Về việc đơn giản hóa phương pháp M2/3OP này thì mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm của mình. a. Đối với những bạn nào muốn không phải nhớ nhiều và muốn cải

thiện tốc độCác bạn có thể lên speedsolving.com hoặc cubefreak.net để tìm hiểu thêm các CT rút gọn ở TH M-slice (đặc biệt là các sticker FU BD BU) và những CT khác nữa

b. Đối với những bạn nào không muốn phải nhớ nhiều hoặc học nhiều CT nhưng lại vẫn muốn tỉ lệ thành công cao.

Các bạn có thể áp dụng phương pháp sau. Lưu ý rằng khi áp dụng cách này thì chỉ có 1/3 phương pháp M2 được sử dụng còn lại là 3OP.

Đầu tiên các bạn vẫn làm 3OP cho góc như bình thường nhưng khi đến phần cạnh các bạn áp dụng thêm 1 bước trong phương pháp 3OP đó là lật cạnh để cho các viên cạnh nằm ở đúng trạng thái. Khi đó các bạn sẽ không còn phải lo lắng về trạng thái trong nhóm M-slice. Không những vậy những mục tiêu sau các bạn sẽ không phải quan tâm gồm có: (LF LB LU LD) (RF RB RU RD). Coi như phần nhớ đã được rút bớt

Sau khi thực hiện xong 3 bước trên các bạn áp dụng M2 như bình thường.

Page 10: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

10

III/ Tổng kết và ví dụ

Sau đây mình sẽ đưa ra 1 ví dụ cụ thể solve từ đầu tới cuối để các bạn hình dung đầy đủ nhất về phương pháp này.

Scramble: L U L' B' D2 U R' F2 B' D' U B' R2 U' D' F R D' F' U R B2 D B' D'

1. NhớCO (1) (2456 nghịch)CP (16) (48) (2735)M2 DF (DB) DF (UB DL UR LF UF BR RF BU)Chỉnh trạng thái (UL BU) hay (23)2. 3OP cho góca. CO(12) (R’D’RD)*2-U’-(D’R’DR)*2(735) F2- (R’D’RD)*2-U’-(R’D’RD)*2-U’-(R’D’RD)*2-U2F2b. CP(273) D2L2- PLL chữ A xuôi- L2D2(35)(16) D2B2U2- PLL chữ H- B2D2

3. M2 cho cạnhDB: M U2 M U2UB: M2DL: U' L2 U M2 U' L2 UUR: R' U R U' M2 U R' U' RLF: x' U L2' U' M2 U L2 U' xDB: M U2 M U2BR: U R' U' M2 U R U'RF: x' U' R2 U M2 U' R2 U xBU: M24. Giải quyết TH đặc biệt và hoàn thành

Chỉnh tâm: (U’F2U)M2(U’F2U)Chỉnh cạnh: LF (MU)*2MU2(M’U)*2M’U2

Hoán vị cạnh và góc còn lạiDF2- PLL chữ Y- F2D’ Hoàn thành

Page 11: Hướng dẫn Blindfolded Cubing

11