7
Giáo trình Revit Architecture 2013. Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/ Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú Trang | 56 Ngoài ra, RAC còn cung cấp cho chúng ta các công cụ hiệu chỉnh tùy ý độ dốc tại các điểm, các cạnh của sàn. Truy cập từ thẻ ngữ cảnh > pano Shape Editing. -Add Point: thêm các điểm bất kỳ trên mặt sàn. -Add Split Line: thêm các đường phân chia trên mặt sàn. -Pick Supports: pick chọn dầm, nếu dầm có cao độ khác với sàn, độ dốc sẽ được tạo ra. -Modify Sub Elements: sau khi đã thêm điểm hoặc đường phân chia(Add Point/Add Split Line), ta dùng công cụ này để xác định cao độ của điểm/đường phân chia. -Reset Shape: hủy tạo độ dốc, đưa mặt sàn về lại nguyên dạng. *Lưu ý: khi ta vẽ mới hoặc hiệu chỉnh lại biên dạng sàn(Edit Boundary) tại cao độ(level) có đỉnh tường(Top Constraint) gắn kết vào thì khi kết thúc lệnh vẽ sàn(Finish Edit Mode). RAC sẽ xuất hiện hộp thoại(như hình bên) để hỏi chúng ta có muốn gắn kết (tương đương với lệnh Attach Top/Base – mục 2.5.1.1.4 trang 43) đỉnh tường vào mép dưới của sàn không? Nếu chọn Yes, đỉnh tường sẽ tự động gắn kết vào mép dưới sàn. Nếu chọn No, đỉnh tường vẫn kết nối vào cao độ(level) đã ràng buộc như mặc định. 2.7.2.Hiệu chỉnh kiểu sàn: Tương tự như tường, sàn cũng là một cấu kiện nhiều lớp(compound structure). Vì vậy ta hiệu chỉnh kiểu sàn tương tự như hiệu chỉnh kiểu tường. 2.8.Công cụ vẽ cầu thang(STAIR): Cầu thang là một đối tượng phức tạp trong RAC(có nhiều thông số cần phải nắm bắt để hiệu chỉnh), vì trong đối tượng cầu thang còn có các đối tượng nhỏ hơn cấu thành nên cầu thang. Đó là Riser(mặt bậc đứng), Tread(mặt bậc nằm ngang), Stringer(dầm cầu thang), Railling(lan can). Hình 2.8.1 minh họa các đối tượng cấu thành nên cầu thang. Ta gọi lệnh vẽ cầu thang từ thẻ Architecture > pano Circulation > công cụ Stair by Sketch (Trong các phiên bản RAC 2012 trở về trước, RAC chỉ cung cấp cho chúng ta công cụ vẽ cầu thang Stair by Sketch. Nhưng từ phiên bản RAC 2013 đã có thêm công cụ vẽ cầu thang Stair by Component, công cụ mới này có khá nhiều ưu điểm hơn so với công cụ cũ. Tuy nhiên, vì công cụ cũ(Stair by Sketch) là công cụ cơ bản nên chúng ta sẽ tìm hiểu về nó trước. Còn công cụ vẽ cầu thang mới(Stair by Component), mình sẽ giới thiệu đầy đủ cách vẽ và các thông số đến các bạn với ứng dụng dựng thang trong công trình biệt thự cụ thể ở cuối khóa).

Hướng Dẫn Chi Tiết Vẽ Cầu Thang

  • Upload
    nghia

  • View
    759

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hướng Dẫn Chi Tiết Vẽ Cầu Thang

Giáo trình Revit Architecture 2013. Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú T r a n g | 56

Ngoài ra, RAC còn cung cấp cho chúng ta các công cụ hiệu chỉnh tùy ý độ dốc tại các điểm, các cạnh của sàn. Truy cập từ thẻ ngữ cảnh > pano Shape Editing.

-Add Point: thêm các điểm bất kỳ trên mặt sàn. -Add Split Line: thêm các đường phân chia trên mặt sàn. -Pick Supports: pick chọn dầm, nếu dầm có cao độ khác với sàn, độ dốc sẽ được tạo ra.

-Modify Sub Elements: sau khi đã thêm điểm hoặc đường phân chia(Add Point/Add Split Line), ta dùng công cụ này để xác định cao độ của điểm/đường phân chia. -Reset Shape: hủy tạo độ dốc, đưa mặt sàn về lại nguyên dạng.

*Lưu ý: khi ta vẽ mới hoặc hiệu chỉnh lại biên dạng sàn(Edit Boundary) tại cao độ(level) có đỉnh tường(Top Constraint) gắn kết vào thì khi kết thúc lệnh vẽ sàn(Finish Edit Mode). RAC sẽ xuất hiện hộp thoại(như hình bên) để hỏi chúng ta có muốn gắn kết (tương đương với lệnh Attach Top/Base – mục 2.5.1.1.4 trang 43) đỉnh tường vào mép dưới của sàn không? Nếu chọn Yes, đỉnh tường sẽ tự động gắn kết vào mép dưới sàn. Nếu chọn No, đỉnh tường vẫn kết nối vào cao độ(level) đã ràng buộc như mặc định. 2.7.2.Hiệu chỉnh kiểu sàn: Tương tự như tường, sàn cũng là một cấu kiện nhiều lớp(compound structure). Vì vậy ta hiệu chỉnh kiểu sàn tương tự như hiệu chỉnh kiểu tường. 2.8.Công cụ vẽ cầu thang(STAIR): Cầu thang là một đối tượng phức tạp trong RAC(có nhiều thông số cần phải nắm bắt để hiệu chỉnh), vì trong đối tượng cầu thang còn có các đối tượng nhỏ hơn cấu thành nên cầu thang. Đó là Riser(mặt bậc đứng), Tread(mặt bậc nằm ngang), Stringer(dầm cầu thang), Railling(lan can). Hình 2.8.1 minh họa các đối tượng cấu thành nên cầu thang. Ta gọi lệnh vẽ cầu thang từ thẻ Architecture > pano Circulation > công cụ Stair by Sketch (Trong các phiên bản RAC 2012 trở về trước, RAC chỉ cung cấp cho chúng ta công cụ vẽ cầu thang Stair by Sketch. Nhưng từ phiên bản RAC 2013 đã có thêm công cụ vẽ cầu thang Stair by Component, công cụ mới này có khá nhiều ưu điểm hơn so với công cụ cũ. Tuy nhiên, vì công cụ cũ(Stair by Sketch) là công cụ cơ bản nên chúng ta sẽ tìm hiểu về nó trước. Còn công cụ vẽ cầu thang mới(Stair by Component), mình sẽ giới thiệu đầy đủ cách vẽ và các thông số đến các bạn với ứng dụng dựng thang trong công trình biệt thự cụ thể ở cuối khóa).

Page 2: Hướng Dẫn Chi Tiết Vẽ Cầu Thang

Giáo trình Revit Architecture 2013. Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú T r a n g | 57

*Lưu ý: vì vật chủ thể(Host) của cầu thang chỉ có thể là mặt bằng các tầng nên chúng ta phải chuyển khung nhìn làm việc sang mặt bằng hoặc phối cảnh trục đo({3D}) mới có thể vẽ cầu thang được.

Hình 2.8.1

Sau khi gọi lệnh vẽ cầu thang, tại nút Type Selector ta nên lựa chọn kiểu cầu thang có tên là Monolothic Stair(cầu thang toàn khối đổ tại chỗ phổ biến). 2.8.1.Hiệu chỉnh thông số cá thể của cầu thang: Tại bảng thông số cá thể(hình bên) ta có các tùy chọn sau: *Mục Constraints: -Base Level: cao độ(level) chân cầu thang. -Base Offset: khoảng chênh cao giữa chân cầu thang và cao độ Base Level. -Top Level: cao độ đầu cầu thang. -Top Offset: khoảng chênh cao giữa đầu cầu thang và cao độ Top Level. -Multistory Top Level: cầu thang được tạo ra và đặt lên các tầng trên(đến cao độ lựa chọn). Lưu ý là chiều cao các tầng phải bằng nhau thì chân và đầu cầu thang mới trùng khớp với nhau. *Mục Graphics: -Up text: nội dung chữ miêu tả hướng đi lên cầu thang. Mặc định là UP, có thể thay đổi nội dung(ví dụ: LÊN). -Down text: nội dung chữ miêu tả hướng đi xuống cầu thang. -Up label: tick chọn/không tick chọn sẽ hiện/không hiện Up

Page 3: Hướng Dẫn Chi Tiết Vẽ Cầu Thang

Giáo trình Revit Architecture 2013. Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú T r a n g | 58

text. -Up arrow: tick chọn/không tick chọn sẽ hiện/không hiện mũi tên chỉ hướng đi lên. -Down label: tick chọn/không tick chọn sẽ hiện/không hiện Down text. -Down arrow: tick chọn/không tick chọn sẽ hiện/không hiện mũi tên chỉ hướng đi xuống. -Show Up arrow in all views: hiện mũi tên chỉ hướng đi lên ở tất cả các view nhìn. *Mục Dimensions: -Width: bề rộng vế thang. Cho giá trị tại ô tương ứng. -Desired Number of Risers: số mặt bậc đứng(tương đương số bậc thang) thiết kế. Cho giá trị cụ thể tại ô tương ứng. -Actual Number of Risers: số mặt bậc đứng thực tế. -Actual Riser Height: chiều cao mặt bậc đứng(tương đương chiều cao bậc thang) thực tế(giá trị được tính bằng chiều cao thang / số mặt bậc đứng thiết kế). -Actual Tread Depth: chiều rộng thực tế của mặt bậc nằm ngang. *Lưu ý: giá trị tại Actual Riser Height phải nhỏ hơn giá trị tại dòng Maxium Riser Height của mục Risers trong bảng hộp thoại hiệu chỉnh kiểu Type Properties của cầu thang. Sau khi cài đặt các thông số cá thể như ý muốn, ta sử dụng các công cụ vẽ phác tại thẻ ngữ cảnh, pano Draw. Tại pano Draw, ta có 2 tùy chọn để vẽ phác cầu thang: -Nếu cầu thang ta định thiết kế là cầu thang vuông vức, hình dạng chữ U, L hoặc thang xoắn ốc phổ biến như trong thực tế thì ta nhấn chọn Run để vẽ. Cầu thang sẽ nhanh chóng được tạo ra, giảm thiểu thao tác và thời gian. -Nếu cầu thang ta định thiết kế có hình dáng biên dạng mà nếu vẽ bằng Run không đúng ý muốn, đòi hỏi phải thao tác thủ công hơn thì ta nhấn chọn Boundary để vẽ biên dạng(đường biên) của thang và Riser để vẽ bậc thang. *Lưu ý: -Nếu vẽ bằng lệnh Run thì ta chỉ cần dùng chuột để xác định điểm đầu và điểm cuối của trục vế thang thứ nhất và thứ hai, còn chiếu nghỉ sẽ tự động được nối giữa 2 vế thang. Gợi ý: ta nên dùng mặt phẳng tham chiếu(Ref Plane) để xác định trước trục vế thang, sau đó gọi lệnh vẽ bằng Run và vẽ theo vết của mặt phẳng tham chiếu. -Nếu vẽ bằng lệnh Boundary và Riser thì ta cần dùng công cụ Boundary để xác định các đường biên(biên trái, biên phải) của vế thang, cũng như biên của chiếu nghĩ. Các đường biên này phải khép kín theo phương chiều di chuyển của thang, nhưng không được khép kín theo phương vuông góc(tức là cản trở) chiều di chuyển của thang. Công cụ Riser sẽ được dùng để xác định vị trí ván đứng trên vế thang. Khoảng cách giữa các Riser chính là bề rộng mặt bậc nằm ngang(Tread). 2.8.2.Hiệu chỉnh thông số kiểu của cầu thang: *Mục Construction: -Extend Below Base: khoảng kéo dãn của chân cầu thang. -Monolothic Stairs: nếu tick chọn, cầu thang sẽ trở thành nguyên khối(giống kiểu thang bê tông cốt thép phổ biến). -Landing Overlap: bề rộng phần đáy răng cưa của cầu thang nguyên khối, thông số này chỉ được kích hoạt khi ta tick chọn hộp kiểm Monolothic Stairs ở trên. Giá trị này là khoảng cách từ mặt đứng của bậc(Riser) đến mặt đứng cắt đáy cầu thang và tạo thành răng cưa. Và chỉ có tác dụng đối với đối tượng cầu thang cong có bản thang giật cấp.

Page 4: Hướng Dẫn Chi Tiết Vẽ Cầu Thang

Giáo trình Revit Architecture 2013. Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú T r a n g | 59

-Underside of Winder: phương án nối các bậc thang dưới gầm cầu thang(thông số chỉ kích hoạt khi tick chọn hộp kiểm Monolothic Stairs). +Smooth: nối các bậc thang ở mặt dưới gầm cầu thang thành một mặt khối cong trơn mịn. +Stepped: nối các bậc thang ở mặt dưới gầm cầu thang thành từng đoạn giật cấp. *Lưu ý: Nếu cầu thang có các bậc chia có độ chuyển hướng đều và có độ thoải hợp lý thì tùy chọn Smooth có thể thực hiện được. Trong trường hợp các bậc chuyển hướng gấp và dốc lớn thì với tùy chọn Smooth, có thể RAC sẽ báo lỗi không tạo được cầu thang hoặc tạo được thì tại đoạn chuyển hướng sẽ có một vài bậc thang bị xóa. Trong trường hợp này, ta chỉ có cách duy nhất là chuyển sang tùy chọn Stepped. Hình dưới minh họa các thông số tại mục Construction:

*Mục Graphics: -Break Symbol in Plan: tick chọn/không tick chọn sẽ hiển thị/không hiển thị dấu ngắt thang trên mặt bằng. -Text Size/Text Font: cỡ chữ và font chữ của ký hiệu UP, DN của thang trên mặt bằng. *Mục Materials and Finishes: -Tread Material: chọn vật liệu

Page 5: Hướng Dẫn Chi Tiết Vẽ Cầu Thang

Giáo trình Revit Architecture 2013. Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú T r a n g | 60

cho mặt bậc ngang. -Riser Material: chọn vật liệu cho mặt bậc đứng. -Stringer Material: chọn vật liệu cho dầm cầu thang. -Monolothic Material: chọn vật liệu cho cả khối cấu tạo nên cầu thang. *Mục Treads: -Minium Tread Depth: bề rộng tối thiểu của mặt bậc ngang. Giá trị này phải nhỏ hơn giá trị Actual Tread Depth tại bảng thông số cá thể(Instance Properties). -Tread Thickness: bề dày mặt bậc ngang, tức là bề dày tấm ốp mặt bậc ngang của cầu thang. -Nosing Length: chiều dài của mũi mặt bậc ngang. Cho giá trị. -Nosing Profile: biên dạng tại mũi mặt bậc ngang. Nhấn để chọn biên dạng. -Apply Nosing Profile: áp dụng biên dạng tại mũi của mặt bậc ngang cho các phía. +Front Only: chỉ áp dụng cho mặt trước của mặt bậc ngang. +Front and Left: chỉ dáp dụng cho mặt trước và mặt bên trái. +Front and Right: chỉ áp dụng cho mặt trước và mặt bên phải. +Front, Left and Right: áp dụng cho cả ba mặt trước, bên trái, bên phải. Hình dưới minh họa các thông số tại mục Treads:

*Mục Risers: -Maxium Riser Height: chiều cao tối đa của mặt bậc đứng. Giá trị này phải lớn hơn giá trị Actual Riser Height tại bảng thông số cá thể(Instance Properties). -Begin with Riser: tick chọn/không tick chọn sẽ có/không có

Page 6: Hướng Dẫn Chi Tiết Vẽ Cầu Thang

Giáo trình Revit Architecture 2013. Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú T r a n g | 61

mặt bậc đứng tại bậc đầu tiên của cầu thang. -End with Riser: tick chọn/không tick chọn sẽ có/không có mặt bậc đứng tại bậc cuối cùng của cầu thang. -Riser Type: kiểu mặt bậc đứng. Có 3 tùy chọn: +None: không có mặt bậc đứng. +Straight: mặt bậc đứng có trục và phương thẳng đứng. +Slanted: mặt bậc đứng có trục và phương xiên. -Riser Thickness: bề dày của mặt bậc đứng. -Riser to Tread Connection: phương án kết nối giữa mặt bậc đứng và mặt bậc ngang. Có 2 tùy chọn: +Extend Riser Behind Tread: mặt bậc đứng kéo dài, nằm phía sau mặt bậc ngang. +Extend Tread Under Riser: mặt bậc ngang kéo dài ra sau, nằm phí dưới mặt bậc đứng. Hình dưới minh họa các thông số tại mục Risers:

*Mục Stringer: mục này chỉ được kích hoạt nếu ta bỏ tick hộp kiểm Monolothic Stair. Tức là thang không còn là kiểu thang nguyên khối(có bản thang chịu lực như phổ biến) mà là kiểu thang có các dầm dọc chịu lực. -Trim Stringers at Top: phương án cắt đầu trên của dầm dọc. Để lựa chọn này có hiệu lực, chúng ta phải bỏ chọn hộp kiểm tại dòng End with Riser. Nhấn chọn một trong các lựa chọn: +Do Not Trim: không cắt dầm dọc. +Match Level: đầu trên của dầm dọc được cắt ngang bằng với cao độ tầng trên. +Match Landing Stringer: cắt dầm dọc ngang bằng với chiều cao tại chiếu nghỉ. -Right/Left Stringer: bố trí dầm dọc bên phải và bên trái cầu thang. Nhấn chọn một trong ba tùy chọn: +None: không có dầm dọc. +Closed: dầm dọc bao bên ngoài mặt bậc đứng, mặt bậc ngang. +Open: dầm dọc đỡ dưới mặt bậc đứng, mặt bậc ngang. Hình sau minh họa các tùy chọn trên:

Page 7: Hướng Dẫn Chi Tiết Vẽ Cầu Thang

Giáo trình Revit Architecture 2013. Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú T r a n g | 62

-Middle Stringers: số lượng dầm giữa cầu thang. Cho giá trị. -Stringer Thickness: bề dày dầm cầu thang. -Stringer Height: chiều cao dầm cầu thang. -Open Stringer Offset: khoảng cách từ mép ngoài dầm cầu thang đến mép ngoài của mặt bậc đứng, ngang(dòng này chỉ kích hoạt khi ta chọn tùy chọn Open cho Right/Left Stringer). -Stringer Carriage Height: khoảng cách từ đáy dầm đến đỉnh đáy bậc thang. Cho giá trị. -Landing Carriage Height: khoảng cách từ đáy dầm bao quanh chiếu nghỉ đến đáy chiếu nghỉ. Hình dưới đây minh họa cho thông số Stringer/Landing Carriage Height:

Ngoài ra, trên mặt bằng, khi chọn cầu thang ta sẽ thấy biểu tượng dấu mũi tên như hình bên trái. Khi nhấn chuột vào biểu tượng này sẽ giúp ta đảo lại chiều(lối đi) lên/xuống của cầu thang. 2.9.Công cụ vẽ ramp dốc(RAMP): Cách vẽ ramp cũng tương tự như cầu thang nhưng chỉ khác là không có các bậc thang(tread, riser). Để vẽ ramp ta gọi lệnh từ thẻ Architecture > pano Circulation > công cụ Ramp. *Lưu ý: vì vật chủ thể(Host) của ramp chỉ có thể là mặt bằng các tầng nên chúng ta phải chuyển khung nhìn làm việc sang mặt bằng hoặc phối cảnh trục đo({3D}) mới có thể vẽ ramp được. Sau khi gọi lệnh, ta có thể dùng chuột để vẽ ramp, sau đó hiệu chỉnh lại ramp sau. Nhưng thường ta nên hiệu chỉnh các thông số cho đúng với ý muốn trước rồi hãy vẽ ramp, như vậy sẽ tiết kiệm