38
1 PHỤ LỤC 2 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN TOÁN (Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa) ———————— 1. Về phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, … Các đơn vị nghiên cứu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này. Ngoài ra các đơn vị cần lưu ý những nội dung sau: 1.1. Phương pháp dạy học Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học, tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học đặc trưng bộ môn. Chủ động khai thác những phần mềm dạy học mới phù hợp với từng nội dung kiến thức cụ thể chương trình. Khi ứng dụng Công nghệ thông tin cần lưu ý đến tính hiệu quả, tránh hiện tượng quá lạm dụng và mang tính hình thức. 1.2. Hình thức kiểm tra, đánh giá Để kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận và trắc nghiệm) theo 4 mức độ nhận thức. Trong kiểm tra định kỳ, học kỳ cần có câu hỏi ứng dụng thực tiễn và liên hệ thực tế dạng PISA. Quy định đề kiểm tra như sau: Đối với cấp THCS đề kiểm tra định kỳ, học kỳ ra theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm, trong đó trắc nghiệm chiếm 30% (3,00 điểm) và tự luận chiếm 70% (7,00 điểm). Đối với cấp THPT đề kiểm tra định kỳ, học kỳ ra theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm, trong đó: Lớp 10, trắc nghiệm chiếm 60% (6,00 điểm) và tự luận chiếm 40% (4,00 điểm). Lớp 11, trắc nghiệm chiếm 70% (7,00 điểm) và tự luận chiếm 30% (3,00 điểm). Riêng đối với lớp 12, các đơn vị căn cứ vào đề thi trung học phổ thông quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm để chỉ đạo tổ/nhóm bộ môn tiến hành ra đề kiểm tra định kỳ, học kỳ cho phù hợp. 2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém 2.1. Công tác phụ đạo học sinh yếu, kém Tổ, nhóm cần kiểm tra đầu năm để phân loại đối tượng học sinh, phối hợp với nhà trường và phụ huynh lập kế hoạch giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu, kém ngay từ đầu năm học nhất là đối với học sinh cuối cấp, vùng sâu, vùng xa. 2.2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN TOÁNtqcap-khanhhoa.edu.vn/upload/38625/fck/files/03 Phu luc HD theo mon (12...Để kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận

  • Upload
    vankien

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN TOÁN

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa) ————————

1. Về phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, …

Các đơn vị nghiên cứu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này.

Ngoài ra các đơn vị cần lưu ý những nội dung sau:

1.1. Phương pháp dạy học

Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học,

tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học đặc trưng bộ môn. Chủ động khai thác

những phần mềm dạy học mới phù hợp với từng nội dung kiến thức cụ thể chương

trình. Khi ứng dụng Công nghệ thông tin cần lưu ý đến tính hiệu quả, tránh hiện

tượng quá lạm dụng và mang tính hình thức.

1.2. Hình thức kiểm tra, đánh giá

Để kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận và trắc nghiệm) theo 4 mức

độ nhận thức. Trong kiểm tra định kỳ, học kỳ cần có câu hỏi ứng dụng thực tiễn và

liên hệ thực tế dạng PISA.

Quy định đề kiểm tra như sau:

Đối với cấp THCS đề kiểm tra định kỳ, học kỳ ra theo hình thức kết hợp tự

luận và trắc nghiệm, trong đó trắc nghiệm chiếm 30% (3,00 điểm) và tự luận chiếm

70% (7,00 điểm).

Đối với cấp THPT đề kiểm tra định kỳ, học kỳ ra theo hình thức kết hợp tự

luận và trắc nghiệm, trong đó:

Lớp 10, trắc nghiệm chiếm 60% (6,00 điểm) và tự luận chiếm 40% (4,00

điểm).

Lớp 11, trắc nghiệm chiếm 70% (7,00 điểm) và tự luận chiếm 30% (3,00

điểm).

Riêng đối với lớp 12, các đơn vị căn cứ vào đề thi trung học phổ thông quốc

gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm để chỉ đạo tổ/nhóm bộ môn tiến hành ra

đề kiểm tra định kỳ, học kỳ cho phù hợp.

2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém

2.1. Công tác phụ đạo học sinh yếu, kém

Tổ, nhóm cần kiểm tra đầu năm để phân loại đối tượng học sinh, phối hợp

với nhà trường và phụ huynh lập kế hoạch giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu, kém

ngay từ đầu năm học nhất là đối với học sinh cuối cấp, vùng sâu, vùng xa.

2.2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

2

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp môn Toán. Tổ chuyên

môn cần có kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh giỏi ngay từ đầu năm

học để tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Ngoài ra, tổ

nhóm chuyên môn cần tạo ra những sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh dưới

hình thức: ngoại khoá, chuyên đề, …

Tổ chức rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp trong

các năm học trước. Tiếp tục phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán, kiện toàn

đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi về kỹ năng, phương pháp, tài liệu…, đặc

biệt chú trọng việc biên soạn các chuyên đề chuyên sâu để giảng dạy các đội tuyển.

Chương trình bồi dưỡng và thi chọn học sinh giỏi là chương trình toàn cấp

học, tính đến thời điểm thi, kể cả phần giảm tải, nâng cao. Đề thi chọn học sinh

giỏi ra theo hình thức tự luận.

Đối với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, cần nắm vững chương trình,

các chuyên đề chuyên sâu để có kế hoạch phân công giáo viên viết các chuyên đề

bồi dưỡng học sinh giỏi, nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển thi chọn học sinh

giỏi quốc gia./.

_______________________

3

PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa) ————————

Ngoài những yêu cầu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này,

các đơn vị cần lưu ý thực hiện những nội dung sau:

1. Về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

1.1. Phương pháp dạy học

Tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học, thí nghiệm trong giảng dạy. Sử

dụng các thí nghiệm, bài soạn tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ

thông mới; Tích cực thay đổi phương pháp dạy học theo định hướng phát triển

năng lực của học sinh. Các tổ, nhóm chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch

giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử

dụng các phần mềm dạy học đặc trưng bộ môn. Chủ động khai thác những phần

mềm dạy học mới phù hợp với từng nội dung kiến thức cụ thể chương trình.

Tăng cường tuyên truyền và tổ chức các hoạt động như: tự làm đồ

dùng dạy học, Cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp, nghiên cứu viết sáng kiến kinh

nghiệm, soạn và tổ chức giảng dạy các chuyên đề…

1.2. Hình thức kiểm tra, đánh giá

a) Nghiêm túc thực hiện việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho các bài kiểm

tra học kỳ, 1 tiết ở mỗi khối lớp và được thống nhất thực hiện chung cho cả nhóm

chuyên môn của trường (theo định hướng phát triển năng lực học sinh).

b) Với điểm các bài thực hành: mỗi học kỳ chỉ có một cột điểm kiểm tra

thường xuyên là điểm của một bài thực hành trong học kỳ đó của từng khối lớp.

Bài kiểm tra thực hành được lấy điểm hệ số 1 và được ghi vào cột điểm 15 phút.

Việc đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm: Kỹ năng, kết quả và bài

báo cáo thực hành.

Nội dung các bài thực hành còn lại có thể đưa vào nội dung đề kiểm tra 1

tiết với một tỉ lệ hợp lý nhằm nâng cao ý thức dạy và học các tiết thực hành.

2. Thí nghiệm, thực hành

a. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bài thực hành, thí nghiệm đã được quy định

trong chương trình và những thí nghiệm trong bài học của sách giáo khoa.

b) Đối với các trường chưa có phòng học bộ môn cần xây dựng kế hoạch

thống nhất trong tổ/nhóm chuyên môn sử dụng tối đa cơ sở vật chất và thiết bị thí

nghiệm để chuyển các thí nghiệm trong bài thực hành vào các tiết học có nội dung

kiến thức tương ứng dưới hình thức thí nghiệm nghiên cứu hoặc thí nghiệm biểu

diễn.

4

3. Công tác bồi dưỡng HSG

Chương trình bồi dưỡng và thi chọn HSG bao trùm toàn cấp học kể cả phần

giảm tải, nâng cao.

Tổ chức đúc rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng HSG các cấp trong các

năm học trước. Tiếp tục phát hiện và bồi dưỡng HSG môn vật lý, kiện toàn đội ngũ

giáo viên bồi dưỡng HSG về kỹ năng, phương pháp, tài liệu…, đặc biệt chú trọng

việc biên soạn các chuyên đề chuyên sâu để giảng dạy các đội tuyển.

Đối với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, cần nắm vững chương trình,

các chuyên đề chuyên sâu để có kế hoạch phân công giáo viên viết các chuyên đề

bồi dưỡng HSG nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các đội tuyển./.

_______________________

5

PHỤ LỤC 4

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa)

Ngoài những yêu cầu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này, các

đơn vị cần lưu ý thực hiện những nội dung sau:

1. Về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

1.1. Phương pháp dạy học

Tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học, thí nghiệm trong giảng dạy,

chống “dạy chay”. Sử dụng thí nghiệm Hóa học theo định hướng là nguồn để học

sinh nghiên cứu, khai thác, tìm tòi kiến thức. Hạn chế sử dụng chúng để minh họa

hình ảnh mà không có tác dụng khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử

dụng các phần mềm dạy học đặc trưng bộ môn. Chủ động khai thác những phần

mềm dạy học mới phù hợp với từng nội dung kiến thức cụ thể chương trình. Khi

ứng dụng CNTT cần lưu ý đến tính hiệu quả, tránh hiện tượng quá lạm dụng và

mang tính hình thức, đặc biệt cần cương quyết chống hiện tượng “Đọc – Chép”

sang “Nhìn – Chép”.

Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường như:

dạy học theo dự án, dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương,

nghiên cứu khoa học va tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp,...

1.2. Hình thức kiểm tra, đánh giá

a) Nghiêm túc thực hiện việc xây dựng ma trận đề, đáp án, biểu điểm và biên

soạn câu hỏi, bài tập phục vụ ma trận cho các bài kiểm tra định kỳ, học kỳ ở mỗi

khối lớp và được thống nhất thực hiện chung cho cả nhóm chuyên môn của trường.

Để kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận và trắc nghiệm) theo 4 mức

độ nhận thức. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ

và từng khối lớp, tổ/nhóm xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 04 mức độ trong

các bài kiểm tra đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các

câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Trong kiểm tra định kỳ, học

kỳ cần thiết có các câu hỏi ứng dụng thực tiễn và liên hệ thực tế dạng PISA (chiếm

10% trên tổng số điểm).

Sau mỗi bài kiểm tra định kỳ, học kỳ giáo viên phải thống kê điểm nộp cho

tổ/nhóm chuyên môn, sau đó tổ/nhóm chuyên môn họp, nhận xét rút kinh nghiệm

và có định hướng cho bài kiểm tra tiếp theo. Quy định đề kiểm tra như sau:

Đối với cấp THCS đề kiểm tra định kỳ, học kỳ ra theo hình thức kết hợp tự

luận và trắc nghiệm, trong đó trắc nghiệm chiếm 30% (3,0 điểm) tương ứng 12 câu

(mỗi câu 0,25 điểm) và tự luận chiếm 70% (7,0 điểm).

6

Đối với cấp THPT (khối 10 và 11) đề kiểm tra định kỳ, học kỳ ra theo hình

thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm, trong đó trắc nghiệm chiếm 70% (7,0 điểm)

tương ứng 28 câu (mỗi câu 0,25 điểm) và tự luận chiếm 30% (3,0 điểm).

Riêng đối với khối 12, các đơn vị căn cứ vào đề thi trung học phổ thông quốc

gia của Bộ GDĐT hàng năm để chỉ đạo tổ/nhóm bộ môn tiến hành ra đề kiểm tra

định kỳ, học kỳ cho phù hợp.

b) Với điểm các bài thực hành: mỗi học kỳ phải có một cột điểm kiểm tra

thường xuyên là điểm của một bài thực hành trong học kỳ đó của từng khối lớp.

Bài kiểm tra thực hành được lấy điểm hệ số 1 và được ghi vào cột điểm 15 phút.

Tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng các tiết

thực hành.

Việc đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm: Kỹ năng, kết quả và bài

tường trình.

Nội dung các bài thực hành còn lại có thể đưa vào nội dung đề kiểm tra định

kỳ, học kỳ với một tỉ lệ hợp lý nhằm nâng cao ý thức dạy và học các tiết thực hành.

Điểm bài thực hành được tính như sau:

a ×2 + bD =

3 trong đó:

D: điểm bài thực hành. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

a: điểm đánh giá kỹ năng kết quả thực hành.

b: điểm đánh giá bài tường trình thí nghiệm.

2. Thí nghiệm, thực hành

a) Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bài thực hành, thí nghiệm đã được quy định

trong chương trình và những thí nghiệm trong bài học của sách giáo khoa.

b) Đối với các trường chưa có phòng học bộ môn cần xây dựng kế hoạch

thống nhất trong tổ/nhóm chuyên môn sử dụng tối đa cơ sở vật chất và thiết bị thí

nghiệm để chuyển các thí nghiệm trong bài thực hành vào các tiết học có nội dung

kiến thức tương ứng dưới hình thức thí nghiệm nghiên cứu hoặc thí nghiệm biểu

diễn. Đảm bảo tuyệt đối an toàn và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử

dụng thí nghiệm thực hành.

3. Chuyên đề: Tổ/nhóm chuyên môn xây dựng hoàn chỉnh 01 chuyên đề

kiểm tra định kỳ/học kỳ (làm cuốn chiếu theo học kỳ và theo khối lớp) đầy đủ các

bước như đã tập huấn chuyên môn Hè 2016.

4. Công tác bồi dưỡng HSG

Chương trình bồi dưỡng và thi chọn HSG áp dụng cho toàn cấp học kể cả

phần giảm tải, nâng cao. Tổ chức đúc rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng HSG

các cấp trong các năm học trước. Tiếp tục phát hiện và bồi dưỡng HSG môn Hóa

học, kiện toàn đội ngũ giáo viên bồi dưỡng HSG về kỹ năng, phương pháp, tài

7

liệu…, đặc biệt chú trọng việc biên soạn các chuyên đề chuyên sâu để giảng dạy

các đội tuyển.

Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn xây dựng kế hoạch giáo dục với đủ các

chuyên đề theo quy định tại Công văn 10803/BGDĐT-GDTrH ngày 16/12/2009

của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn

chuyên cấp THPT.

Trên đây là một số hướng dẫn chuyên môn môn Hóa học trong năm học

2018-2019, các đơn vị triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, có những

kiến nghị, đề xuất liên quan đến bộ môn (đã thông qua trao đổi trong tổ chuyên

môn), gửi về Phòng GDTrH-TX, Đ/c Phạm Duy Thịnh, số điện thoại

0985.802.638, email: [email protected] để trao đổi, giải quyết./.

_______________________

8

PHỤ LỤC 5

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa) ————————

1. Về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

1.1. Phương pháp dạy học

a) Đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tăng cường

sử dụng phương pháp thực nghiệm - thực hành trong giảng dạy, đảm bảo cân đối

giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Việc lồng ghép

các kiến thức vào bài dạy cần uyển chuyển, linh hoạt. Tăng cường liên hệ thực tế

cuộc sống và sản xuất vào các hoạt động dạy và học.

b) Tổ chức tốt các hoạt động như: tự làm đồ dùng dạy học, soạn và tổ chức

giảng dạy các chuyên đề của nhóm,… để giáo viên và học sinh tăng cường sử dụng

hợp lý, khai thác tối đa các thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm, phòng học bộ

môn.

1.2. Hình thức kiểm tra, đánh giá

a) Nghiêm túc thực hiện việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho các bài kiểm

tra học kỳ, 1 tiết cho mỗi chương, mỗi khối lớp và được thống nhất thực hiện

chung cho cả nhóm chuyên môn của trường.

b) Điểm các bài thực hành: mỗi học kỳ có một cột điểm kiểm tra thường

xuyên là điểm của một bài thực hành trong học kỳ đó của từng khối lớp. Tùy theo

điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị phòng thí nghiệm mà mỗi trường lựa chọn

lấy điểm của bài thực hành cho phù hợp. Việc đánh giá bài thực hành của học sinh

bao gồm: Kỹ năng, kết quả và bài báo cáo thực hành.

Nội dung các bài thực hành còn lại có thể đưa vào nội dung đề kiểm tra 1

tiết với một tỉ lệ hợp lí nhằm nâng cao ý thức dạy và học các tiết thực hành.

c) Đề kiểm tra phải phối hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu

hỏi tự luận với tỉ lệ phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường.

2. Thí nghiệm, thực hành

a) Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bài thực hành, thí nghiệm đã được quy

định trong chương trình và những thí nghiệm trong bài học của sách giáo khoa.

Những thí nghiệm thực hành trong sách giáo khoa không thể tiến hành được trên

lớp vì điều kiện thời gian, cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước một số khâu

hoặc tiến hành làm ở nhà. Giờ ở lớp là báo cáo và thảo luận làm sáng tỏ vấn đề.

Nếu điều kiện thiết bị không thể có, không thể tận dụng… tổ/nhóm chuyên môn có

thể thay thế bằng thí nghiệm ảo hoặc linh hoạt thay thế nội dung nhưng phải bảo

đảm tính khoa học, thực tiễn, hiệu quả và có phê duyệt của lãnh đạo nhà trường.

b) Đối với các trường chưa có phòng học bộ môn cần xây dựng kế hoạch

thống nhất trong tổ/nhóm chuyên môn sử dụng tối đa cơ sở vật chất và dụng cụ,

9

hóa chất tại đơn vị để chuyển các thí nghiệm trong bài thực hành vào các tiết học

có nội dung kiến thức tương ứng dưới hình thức thí nghiệm nghiên cứu hoặc thí

nghiệm biểu diễn.

c) Đảm bảo tuyệt đối an toàn và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình

sử dụng thiết bị, hóa chất trong thí nghiệm, thực hành.

d) Rà soát và thống kê các thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn

Sinh học; từ đó có kế hoạch tu sửa, mua sắm (nhất là kính hiển vi), phát động

phong trào tự làm đồ dùng dạy học đáp ứng nhu cầu dạy, học của mỗi nhà trường

và chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông mới sắp đến.

3. Công tác bồi dưỡng HSG và tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên

Lê Quý Đôn

- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học, coi đây là

nhiệm vụ chung của tất cả các nhà trường, đặc biệt là Trường THPT chuyên Lê

Quý Đôn.

- Đối với cấp THCS: kiến thức bao trùm toàn cấp học nhưng tập trung chủ

yếu vào chương trình lớp 9.

- Đối với cấp THPT: kiến thức toàn cấp nhưng tập trung chủ yếu vào

chương trình lớp 12.

- Đề tuyển sinh lớp 10 cho Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn: kiến thức

toàn cấp, tập trung phần nhiều ở chương trình lớp 8 và lớp 9.

4. Về việc soạn giảng

a) Thiết kế bài giảng ở mỗi bài học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng, cần

xác định rõ các năng lực cần đạt để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với

đối tượng học sinh và nội dung bài học, tăng cường các loại câu hỏi kích thích tư

duy để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cũng như các năng lực của học

sinh trong quá trình học tập.

b) Khuyến khích giáo viên trong việc thiết kế bài dạy, tiết dạy có tính

sáng tạo. Bám sát các yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, các năng lực cần

đạt để làm nổi bật trọng tâm tiết dạy và thể hiện rõ việc đổi mới phương pháp

dạy học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GDĐT.

c) Mỗi bộ môn Sinh học, Công nghệ Nông phải xây dựng kế hoạch chi

tiết cho một (01) bài dạy gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương theo

tinh thần tập huấn ngày 17/8/2018 của Sở GDĐT. Kế hoạch này được Hiệu

trưởng nhà trường phê duyệt ngay từ đầu năm học và chuyển về Sở GDĐT

(Phòng GDTrH-GDTX) để theo dõi, hỗ trợ và đánh giá trong quá trình triển

khai, thực hiện kế hoạch./.

_______________________

10

PHỤ LỤC 6

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa) ————————

I. Tổ chức dạy học

1. Về thực hiện kế hoạch giáo dục

Ngoài những yêu cầu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này,

các đơn vị cần lưu ý thực hiện những nội dung sau:

a) Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn,

giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất

thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở

nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình

sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc

ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập

ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở

nhà.

b) Sở GDĐT yêu cầu các phòng GDĐT chưa triển khai dạy đồng bộ môn

Tin học ở cấp THCS, cần có kế hoạch để đưa môn Tin học vào dạy theo tinh thần

môn Tin học là môn tự chọn bắt buộc. Các phòng GDĐT cần củng cố và phát triển

bộ môn Tin học ở cả hai khía cạnh: chiều sâu và chiều rộng.

c) Các phòng GDĐT chỉ đạo các trường THCS trực thuộc phòng, nếu trường

nào đã triển khai dạy môn Tin học từ lớp 6 thì bắt buộc phải có kế hoạch dạy tiếp ở

lớp 7, 8 và lớp 9.

d) Những đơn vị có đội ngũ giáo viên đủ năng lực chuyên môn, có thể dạy

Ngôn ngữ lập trình C/C++ thay cho Ngôn ngữ lập trình Pascal (hoặc Free Pascal).

đ) Việc thực hiện chương trình Tin học đối với cấp THCS

- Thực hiện theo chương trình khung do Bộ GDĐT ban hành.

- Nội dung trong SGK cũ là cơ bản;

- Cập nhật kiến thức trong SGK mới đối với những nội dung tương ứng

trong SGK cũ. Những trường có đủ điều kiện về cấu hình máy tính, tiến hành cài

đặt để phục vụ việc giảng dạy những phần mềm được cập nhật trong SGK mới,

những nơi không đủ điều kiện về cấu hình máy tính vẫn giảng dạy theo nội dung

trong SGK cũ, đồng thời giới thiệu những kiến thức cập nhật cho học sinh tiếp cận.

2. Thực hiện kiểm tra, đánh giá

Căn cứ tình hình giảng dạy, kết quả tiếp thu của học sinh và điều kiện thực

tế của nhà trường, để định ra nội dung cho tiết bài tập, ôn tập nhằm củng cố, hệ

thống hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu, không dùng các tiết ôn tập

chỉ để giải các đề kiểm tra. Cần lưu ý xây dựng hệ thống bài tập hợp lý cho các bài

11

thuộc phần mềm học tập. Cần ưu tiên sử dụng các tiết này để giải đáp câu hỏi,

chữa bài tập (nếu còn) trong sách giáo khoa (SGK).

Cần nâng cao hiệu quả tiết thực hành qua việc làm rõ yêu cầu và các bước

thực hiện, phân phối thời gian hợp lý, thực hành mẫu, hướng dẫn cụ thể các thao

tác, chữa lỗi cho học sinh, tránh tình trạng giáo viên biểu diễn suốt từ đầu đến cuối

buổi thực hành. Đối với học sinh đã học Tin học ở cấp học dưới, biết sử dụng máy

vi tính, có thể chọn các bài đọc thêm trong SGK, xây dựng thêm bài tập và bài thực

hành, để củng cố, hệ thống, chuẩn xác hoá kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu. Khi

thực hành nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ

nhau nâng cao hiệu quả tiết học.

Phải đánh giá được cả kiến thức, kỹ năng, cả lý thuyết, thực hành và phải

theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học. Hạn

chế kiểm tra kỹ năng thực hành bằng các câu hỏi lý thuyết. Giáo viên có thể tiến

hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài thực hành để nâng cao hiệu

quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). Việc kiểm tra học

kỳ phải thực hịên ở cả hai nội dung lý thuyết (01 tiết, hệ số 1) và thực hành (01

tiết, hệ số 2). Điểm kiểm tra học kỳ là trung bình cộng điểm bài thi lý thuyết và

điểm bài thi thực hành (sau khi nhân hệ số) và lấy một chữ số thập phân. Việc

kiểm tra thực hành cần bố trí phù hợp với điều kiện phòng máy của các đơn vị.

3. Nội dung chương trình thi chọn HSG môn Tin học cấp THCS

a) Yêu cầu chung

- Sử dụng ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal, Free Pascal hoặc C/C++ để cài

đặt chương trình giải quyết bài toán bằng các thuật toán cơ bản trong khoảng thời

gian 150 phút.

- Bài thi được chấm theo thang điểm 20, chấm trên máy tính bằng chương

trình chuyên dụng và mỗi bài thi được chấm theo một bộ gồm nhiều test, đúng test

nào được điểm test đó. Điểm bài thi là tổng điểm các test trong bộ test.

- Học sinh phải tuân thủ việc đặt tên file chương trình và file dữ liệu vào ra

đúng quy cách theo quy định của đề thi.

b) Nội dung

- Câu lệnh rẽ nhánh If … then … else; If … then…

- Câu lệnh lựa chọn Case … of

- Các loại vòng lặp: While… do; Repeat… Until…; For … do…

- Các kiểu dữ liệu có cấu trúc: Chuỗi (string); Mảng một/hai chiều (array);

- File văn bản (các câu lệnh mở, đóng, nhập, xuất cơ bản).

- Chương trình con: Thủ tục (Procedure); Hàm (Function);

- Chương trình con đệ quy.

c) Các thuật toán cần lưu ý

12

- Thuật toán sắp xếp, tìm kiếm.

- Số học: Kiểm tra số nguyên tố, số chính phương, số hoàn hảo, phân tích

một số ra thừa số nguyên tố, dãy Fibonacci, tính giai thừa của một số nguyên, tính

lũy thừa, tính tổng các chữ số trong một số nguyên, tính tổng các ước của một số

nguyên, tìm số đảo của một số nguyên, tính tổng một dãy số, tạo số ngẫu nhiên,

tìm USCLN, BSCNN, chuyển đổi cơ số, số La mã,.…

- Các thuật toán về xử lý mảng, xử lý tập tin văn bản.

- Xâu: Chuẩn hóa xâu (chuyển xâu sang chữ in hoa, chữ thường, xóa dấu

cách thừa, viết hoa kí tự đầu từ,...), kiểm tra xâu đối xứng, đếm kí tự, từ trong xâu,

mã hóa, giải mã xâu. Đếm các phần tử của xâu thỏa điều kiện cho trước…

- Hình học: Các thuật toán biểu diễn điểm, đoạn thẳng, tính độ dài đoạn

thẳng, tính chu vi, diện tích tam giác, hình tròn, đa giác,…

- Thuật toán chia để trị, quay lui.

- Các bài toán thực tế: Ứng dụng kiến thức toán học để giải quyết một số bài

toán trong thực tế.

II. Công tác quản lý phòng máy tính và mạng Internet

Cần chuẩn bị chu đáo phòng máy trước khi thực hành: tình trạng mạng, máy

tính phải hoạt động tốt, bài mẫu chuẩn bị (nếu có) cần chép trước xuống máy trạm.

Đảm bảo các máy tính kết nối mạng nội bộ và Internet, cài đặt đủ phần mềm theo

quy định khi giảng dạy bài có liên quan đến các nội dung này.

Khắc phục việc quản lý phòng máy tính, các thiết bị CNTT, mạng Internet

chưa tốt như: không có nội quy phòng máy tính, không sổ theo dõi (nhật ký) phòng

máy, thiếu sự kiểm tra thường xuyên, định kỳ của Ban Giám hiệu. Việc bảo quản

các thiết bị còn hạn chế, còn để máy tính hư hỏng về phần cứng, không sửa chữa

kịp thời. Nhiều máy tính hỏng các phần mềm hệ thống, các máy tính cài rất ít các

chương trình hỗ trợ học tập, giảng dạy; phòng máy, bàn ghế máy tính không đúng

qui cách.

Thực hiện đúng các quy định về việc sử dụng các thiết bị dạy học tối thiểu

cấp THPT – môn Tin học (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT

ngày 18/01/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT); Thiết bị dạy học tối thiểu môn Tin

học - Trường trung học phổ thông chuyên (ban hành kèm theo Thông tư số

38/2011/TT-BGDĐT ngày 29 8/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).

Thực hiện quản lý sử dụng Internet theo đúng các quy định của pháp luật và

các văn bản khác của các ngành có liên quan./.

_______________________

13

PHỤ LỤC 7

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa) ————————

Các tổ/nhóm chuyên môn Ngữ văn của các đơn vị căn cứ các nội dung

hướng dẫn, quy định tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này để xây

dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Trong đó, cần lưu ý đến các nội dung cụ thể sau:

1. Về chương trình và kế hoạch dạy học

a) Các tổ/nhóm chuyên môn chủ động trong việc xây dựng Chương trình và

Kế hoạch dạy học để trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, thực hiện.

b) Căn cứ Khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phân phối

Chương trình đã xây dựng trong năm học qua, tiếp tục rà soát để điều chỉnh cho

phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của

học sinh, nhất là đối với các bài học thiết kế dạy theo chủ đề.

c) Tùy vào tình hình thực tế của mỗi đơn vị, căn cứ Khung chương trình của

Bộ Giáo dục và Đào tạo và phân phối Chương trình đã được hiệu trưởng phê duyệt

để xây dựng kế hoạch dạy học tự chọn; tổ chức dạy tăng tiết từ đầu năm và có kế

hoạch ôn tập đối với học sinh lớp 9, lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng học tập, kết

quả tốt nghiệp.

d) Tổ chức tốt 02 chuyên đề trong năm học; trong đó có 01 chuyên đề về

chuyên môn và 01 chuyên đề thiết kế bài học theo chủ đề. Kế hoạch tổ chức dạy

học theo chủ đề và tổ chức chuyên đề về chuyên môn phải được đưa vào kế hoạch

của tổ/nhóm chuyên môn để tổ chức thực hiện trong năm học.

đ) Tổ chức kiểm tra đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên thực hiện theo Kế

hoạch kiểm tra của Hiệu trưởng, theo đúng 03 nội dung và 12 tiêu chí phiếu đánh

giá tiết dạy quy định của Sở.

e) Tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt của tổ/nhóm

chuyên môn, chú trọng đến việc chia sẻ, trao đổi rút kinh nghiệm về nội dung,

phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động học cho học sinh và tổ chức kiểm

tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển

phẩm chất, năng lực; tránh đi vào sự vụ, hành chính; tăng cường tổ chức các hoạt

động viết sáng kiến kinh nghiệm, soạn và tổ chức tốt việc giảng dạy bài học chủ đề

theo kế hoạch của tổ/nhóm chuyên môn,…

2. Về phương pháp, hình thức dạy học

a) Vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích

cực để phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và kỹ năng vận dụng kiến thức .. . của

học sinh; khuyến khích tổ chức các hình thức dạy học thông qua tổ chức hoạt

động trải nghiệm sáng tạo.

b) Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, đảm bảo cân đối giữa

việc định hướng cho học sinh chủ động trong hoạt động tìm tòi, khám phá kiến

14

thức bài học với phát triển phẩm chất, năng lực và rèn luyện kỹ năng; tăng cường

liên hệ thực tế cuộc sống.

c) Về dạy học theo chủ đề

Chủ động lựa chọn nội dung để thiết kế 01 bài học theo chủ đề. Trong đó,

cần lưu ý các nội dung sau:

- Phân công, lựa chọn giáo viên hoặc nhóm giáo viên thiết kế các bài học

theo chủ đề; xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy mẫu để giáo viên trong tổ/nhóm

chuyên môn dự giờ góp ý về nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng phát

triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Từ đó, xây dựng hoàn chỉnh bài học theo

chủ đề đã thực hiện; vận dụng các tiêu chí đánh giá tiết dạy theo hướng dẫn và quy

định của Sở để giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn phân tích, rút kinh nghiệm;

không tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên đối với các tiết dạy mẫu. Việc tổ chức

đánh giá xếp loại giáo viên thực hiện theo Kế hoạch kiểm tra của Hiệu trưởng.

- Xây dựng bài học chủ đề phù hợp theo từng học kỳ; không nên tập trung

vào những chủ đề quá lớn; tránh trường hợp xây dựng bài học theo chủ đề khi ghép

2 bài học ở hai học kỳ khác nhau.

- Các bài học theo chủ đề phải được chia sẻ trên trang mạng “Trường học

kết nối” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Việc soạn giảng, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

a) Về giáo án

Quan tâm trong việc đầu tư soạn giáo án theo mẫu tham khảo đã xây dựng

trong đợt tập huấn, bồi dưỡng và được tổ/nhóm chuyên môn thống nhất, trình hiệu

trưởng nhà trường phê duyệt để tổ chức thực hiện. Giáo án phải bảo đảm đầy đủ

các yêu cầu về tổ chức hoạt động học cho học sinh (hoạt động của giáo viên) và

hoạt động của học sinh theo đúng cách thức, tiến trình của các bước và cấu trúc

hoạt động nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

b) Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Các đơn vị tự chủ trong việc lựa chọn cấu trúc đề kiểm tra cho phù hợp với

đối tượng học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

trong dạy học được thực hiện qua các bài kiểm tra bao gồm các loại câu hỏi, bài

tập phải bảo đảm theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận

dụng cao.

- Đề kiểm tra định kỳ phải thực hiện đầy đủ các bước: Xây dựng ma trận, ra

đề kiểm tra, hướng dẫn chấm; đảm bảo tính chính xác, khoa học theo định hướng

phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và được thống nhất thực hiện chung

cho cả tổ/nhóm chuyên môn của trường.

- Các bài kiểm tra định kỳ nên có câu hỏi mở, câu hỏi mang tính thời sự, sát

với thực tế cuộc sống nhằm phát huy tối đa tư duy sáng tạo của học sinh và tạo cơ

hội cho học sinh được thể hiện suy nghĩ của bản thân. Tỷ lệ điểm của phần câu hỏi

mở có thể chiếm từ 10% đến 20% tổng điểm bài kiểm tra.

15

- Ngữ liệu dùng trong các đề kiểm tra có thể sử dụng linh hoạt bên ngoài

sách giáo khoa nhưng phải được trích xuất từ các nguồn đáng tin cậy, đúng quy

định của pháp luật và các phạm trù đạo đức xã hội; ngữ liệu phải mang tính nhân

văn nhằm góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức,... cho học sinh.

- Đối với cấp THCS việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện

dưới 02 hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Tùy vào tình hình thực tế và

căn cứ vào số lượng bài kiểm tra định kỳ theo quy định của chương trình ở các

khối lớp để có kế hoạch tổ chức kiểm tra phù hợp theo hướng kết hợp một cách

hợp lí hình thức kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Tỷ lệ điểm

của phần kiểm tra trắc nghiệm khách quan chiếm từ 20% đến 30% tổng điểm của

bài kiểm tra.

- Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

trong năm học phải được thể hiện cụ thể trong Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm

chuyên môn và của mỗi giáo viên./.

_______________________

16

PHỤ LỤC 8

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY

CÁC MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa) ————————

1. Chương trình và kế hoạch dạy học

- Triển khai ít nhất 01 hoạt động ngoại khóa/01 năm học về chủ quyền biển

đảo và 01 hoạt động ngoại khóa/01 năm học về Luật An toàn giao thông.

- Tiếp tục thực hiện việc dạy học gắn liền với di sản văn hóa theo Hướng

dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch.

Đối với môn Giáo dục công dân

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của

Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng

dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo theo hướng dẫn tại Công văn số 1021/SGDĐT-

GDTrH ngày 22/6/2016 về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg

của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 1521/SGDĐT-GDTrH ngày 12/9/2016

của Sở GDĐT về việc nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của

Thủ tướng Chính phủ;

- Tiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

trong nhà trường (gọi tắt là Đề án 1928) với nhiều hình thức khác nhau: Dạy học

lồng ghép, tích hợp trong chương trình chính khóa, tổ chức hoạt động ngoại

khoá,…

2. Phương pháp, hình thức dạy học

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của

học sinh theo tinh thần Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của

Bộ GDĐT.

- Chú ý đến việc dạy học gắn liền với di sản văn hóa; chú trọng tuyên truyền,

giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo vào các môn học theo nhiều

hình thức khác nhau: Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình lịch sử địa

phương; lồng ghép, tích hợp nội dung chủ quyền biển đảo trong chương trình lịch

sử dân tộc; hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập trải nghiệm sáng tạo thông qua

các di tích lịch sử địa phương, ...

3. Soạn giảng

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch dạy học (Giáo án) theo mẫu 02 cột như những

năm học trước đây. Mục tiêu bài học bao gồm: Kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng

lực.

17

- Bổ sung vào Kế hoạch dạy học (Giáo án) các hoạt động: Khởi động; hình

thành kiến thức mới; luyện tập; vận dụng, tìm tòi, mở rộng; rút kinh nghiệm. Mỗi

hoạt động, cần xác định rõ mục tiêu cần đạt.

- Dạy học lồng ghép các kiến thức: Ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ

môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, luật an toàn giao thông,…

thực hiện một cách linh hoạt, hợp lý, hiệu quả.

4. Kiểm tra đánh giá

- Cấp THCS đề kiểm tra định kỳ ra theo hình thức kết hợp tự luận (TL) với

trắc nghiệm khách quan (TNKQ), trong đó TNKQ chiếm 30% (3,0 điểm) tương

ứng 12 câu (mỗi câu 0,25 điểm) và TL chiếm 70% (7,0 điểm).

- Cấp THPT: Đối với lớp 10 và lớp 11, đề kiểm tra định kỳ ra theo hình thức

kết hợp TL với TNKQ, trong đó TNKQ chiếm 70% (7,0 điểm) tương ứng 28 câu

(mỗi câu 0,25 điểm) và TL chiếm 30% (3,0 điểm).

- Đối với lớp 12, hàng năm căn cứ vào kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

của Bộ GDĐT, các đơn vị chỉ đạo tổ/nhóm bộ môn ra đề cho phù hợp.

- Đề kiểm tra định kỳ, phải thực hiện các bước: Xây dựng ma trận, ra đề kiểm

tra, hướng dẫn chấm. Đề kiểm tra phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học và

phát triển được năng lực nhận thức của học sinh

5. Chuyên đề dạy học

- Xây dựng 01 chuyên đề/học kỳ/nhóm bộ môn.

- Đối với những đơn vị chỉ có 01 giáo viên/môn, xây dựng 01 chuyên đề/năm.

- Đối với những đơn vị chỉ có 01 giáo viên nhưng dạy 02 môn, giáo viên chọn

01 môn để xây dựng 01 chuyên đề/năm.

6. Bồi dưỡng học sinh giỏi Chương trình bồi dưỡng và thi chọn học sinh giỏi là chương trình toàn cấp

học, tính đến thời điểm thi, kể cả phần giảm tải, nâng cao. Đề thi học sinh giỏi ra

theo hình thức tự luận./.

_______________________

18

PHỤ LỤC 9

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa) ————————

1. Chương trình và kế hoạch dạy học

a) Chủ động xây dựng phân phối chương trình chi tiết môn tiếng Anh theo

định hướng phát triển năng lực học sinh cho phù hợp với đơn vị trên cơ sở Khung

phân phối chương trình môn tiếng Anh do Bộ GDĐT ban hành kèm theo Quyết

định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và được điều chỉnh nội dung dạy

học tại Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

b) Chủ động xây dựng phân phối chương trình chi tiết môn Tiếng Anh theo

chương trình tiếng Anh theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục

quốc dân giai đoạn 2008-2020”;

b) Chỉ đạo và hướng dẫn tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động điều

chỉnh nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, xây dựng kế

hoạch dạy học phù hợp với các chuyên đề, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích

cực; đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học; có đủ thời

lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thực hành.

c) Phân phối chương trình và kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn,

giáo viên phải bám sát các yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, các năng lực

cần đạt đã xác định để làm nổi bật trọng tâm tiết dạy và thể hiện rõ việc đổi mới

phương pháp dạy học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GDĐT và phải được lãnh

đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện.

2. Về việc soạn giảng (giáo án)

Tổ/nhóm chuyên môn thảo luận, thống nhất kế hoạch dạy học (giáo án) về

số cột, mẫu ngang hoặc dọc,… trình hiệu trưởng phê duyệt và triển khai thực hiện.

Bài soạn và giảng cần có những nội dung sau:

a) Mục tiêu bài dạy: Xác định rõ trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ và

các năng lực cần đạt. Đối với mục năng lực, mỗi bài học/tiết học giáo viên chỉ cần

xác định được 2 hoặc 3 năng lực cốt lõi;

b) Dạy bài mới: Thể hiện rõ các hoạt động của giáo viên, học sinh và các

yêu cầu cần đạt; giáo án phải thể hiện được định hướng phát triển năng lực của

học sinh.

c) Dặn dò học sinh: Cần nêu rõ yêu cầu cụ thể để học sinh thực hiện.

3. Về đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học

a) Đổi mới phương pháp dạy học

- Điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối

tượng học sinh đang giảng dạy, bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với chương

19

trình nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh khác nhau và cập nhật nội dung kiến

thức và phương pháp dạy học.

- Nâng cao ý thức tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và chuẩn hóa năng

lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh đồng bộ trong các cấp học trên từng địa bàn theo

Khung năng lực ngoại ngữ trên phạm vi toàn quốc phục vụ cho việc triển khai Đề

án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-

2020”.

b) Hình thức tổ chức dạy học: Các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại mục

B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này.

4. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá

Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, Sở GDĐT hướng dẫn bổ sung việc

đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh cấp trung học, từ năm học 2018-2019

như sau:

4.1. Các đơn vị triển khai phần kiểm tra Response Items và Selection Items

trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ ở tất cả các khối lớp; chủ động kết

hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức Selection Items với Response Items,

giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Có thể thiết kế

Selection Items với Response Items đối với tất cả các khối lớp THCS và THPT sao

cho phù hợp với thực tế của đơn vị nhưng có ít nhất là 20% Response Items, tránh

trường hợp ra đề kiểm tra 100% Selection Items.

4.2. Bài kiểm tra cho tất cả các khối lớp theo thang điểm 10, bao gồm các

kỹ năng: nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ. Mỗi bài kiểm tra có từ 30 đến 50

câu hỏi ở cả 4 mức độ theo tỉ lệ: 30% nhận biết, 40% thông hiểu, 30% vận dụng.

Mỗi kỹ năng/phần nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ phải có ít nhất 2 dạng

câu hỏi/bài tập cho mỗi kỹ năng/phần với định hướng đánh giá năng lực học sinh.

Cụ thể:

a) Bài kiểm tra 1 tiết: Tỉ lệ các phần trong bài kiểm tra chênh lệch không

quá 5%.

b) Bài kiểm tra thường xuyên: tối đa 15 phút, được xây dựng dựa trên định

hướng của bài kiểm tra định kỳ căn cứ vào yêu cầu và điều kiện thực tế.

c) Bài kiểm tra học kỳ cần vận dụng định dạng đề thi của các cấp học theo

Quyết định số 1477/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2016 về việc Ban hành định dạng đề

thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6

bậc dùng cho Việt Nam (dành cho THPT) và Quyết định số 1475/QĐ-BGDĐT

ngày 10/5/2016 về việc Ban hành định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng

Anh bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho

THCS).

- Lưu ý: Đối với lớp 12,ở học kỳ I, nhà trường và tổ chuyên môn chỉ đạo

giáo viên thiết kế Selection Items với Response Items trong bài kiểm tra 1 tiết sao

cho phù hợp (không thiết kế phần nghe). Ở học kỳ II, ra đề tham khảo các dạng đề

20

thi THPT quốc gia để giúp học sinh định hướng và tiếp cận với các hình thức thi

của Bộ GDĐT.

- Quy định kiểm tra kỹ năng nói trong kiểm tra học kỳ:

+ Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tổ chức kiểm tra nói cho học sinh các

lớp chuyên Anh khối 10, khối 11. Điểm kiểm tra kỹ năng nói được tính 02 điểm

trong thang điểm 10 của bài kiểm tra học kỳ.

+ Các đơn vị khác tổ chức kiểm tra kỹ năng nói của học sinh bằng hình thức

kiểm tra miệng. Đảm bảo mỗi học sinh được kiểm tra ít nhất 01 lần/học kỳ. Giáo

viên kiểm tra học sinh qua các bài topic đã được chuẩn bị trước và thể hiện kỹ

năng nói qua trao đổi trực tiếp với giáo viên. Điểm kiểm tra này không tính vào

điểm bài kiểm tra học kỳ.

+ Những đơn vị nếu có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên,

có thể tổ chức kiểm tra học kỳ về kỹ năng nói bộ môn Tiếng Anh cho học sinh.

Điểm kiểm tra kỹ năng nói được tính 02 điểm, điểm kiểm tra viết, nghe và kiến

thức ngôn ngữ được tính 08 điểm/thang điểm 10.

- Đối với kiểm tra kỹ năng nghe: Nhà trường chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn

không được lấy hoặc thiết kế lại các bài nghe đã học trong sách giáo khoa mà phải

tìm nguồn tài liệu phù hợp với chủ đề và trình độ học sinh. Điểm kiểm tra kỹ năng

nghe được tính 02 điểm trong thang điểm 10 của bài kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học

kỳ.

d) Nhà trường chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả

các khâu ra đề (xây dựng ma trận đề kiểm tra cụ thể, phân định, phân hóa rõ được

mức độ học sinh, chú trọng tăng dần mức độ vận dụng,...), coi, chấm và nhận xét,

đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung

thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh; tổ chức kiểm

tra 1 tiết và học kỳ theo phương thức đề thi chung. Nộp đề kiểm tra 1 tiết và kiểm

tra học kỳ sau mỗi lần kiểm tra về Sở GDĐT (Phòng Giáo dục Trung học) qua hộp

thư điện tử: [email protected][email protected].

5. Quy định sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn

a) Những nội dung giáo viên cần thực hiện trong giảng dạy:

- Phát huy tới mức tối đa các phương tiện nghe nhìn, hỗ trợ cho học tập.

- Sử dụng tiếng Anh kết hợp Body language để giảng dạy trong tiết học, hạn

chế tối đa sử dụng tiếng mẹ đẻ trong tiết dạy tiếng Anh.

- Thực hiện đổi mới cách kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy hết tính năng

động của học sinh. Khuyến khích học sinh nói, trao đổi những vấn đề xã hội bằng

tiếng Anh để học sinh mạnh dạn trong phát biểu.

- Kích thích và khuyến khích học sinh nhận thức tiếng Anh là môn học rất

cần thiết, vì nó không chỉ là môn học bắt buộc mà còn là hữu ích cho nghề nghiệp

trong tương lai.

21

b) Những nội dung cần triển khai trong sinh hoạt chuyên môn

- Tổ chức trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng

giao tiếp để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và nâng cao trình độ chuyên môn;

- Chú trọng việc tự bồi dưỡng thường xuyên phương pháp, kỹ thuật giảng

dạy tiếng Anh hiện đại cũng như các kỹ năng phụ trợ khác như sử dụng thiết bị đa

phương tiện, khả năng khai thác Internet và các phần mềm chuyên dụng nhằm tự

hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ và năng lực sư phạm.

- Tự bồi dưỡng để tham gia dự thi đạt chuẩn khung năng lực tiếng Anh 6 bậc

nhằm nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh theo

chương trình mới.

6. Bồi dưỡng học sinh giỏi

Chương trình bồi dưỡng và thi chọn học sinh giỏi là chương trình toàn cấp

học, tính đến thời điểm thi, kể cả phần giảm tải, nâng cao. Đề thi học sinh giỏi ra

theo hình thức tự luận và trắc nghiệm.

7. Những nội dung khác các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại Phần B.

Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này./.

_______________________

22

PHỤ LỤC 10

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa) ————————

Ngoài những yêu cầu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này,

các đơn vị cần lưu ý thực hiện những nội dung sau:

I. Mục tiêu môn học

1. Dạy học môn Thể dục ở giáo dục phổ thông là dạy cho học sinh (HS) kiến

thức, kỹ năng cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, góp phần hình

thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về hiểu biết, kỹ

năng, ý thức rèn luyện sức khỏe, đồng thời phát hiện những HS có năng khiếu tạo

điều kiện cho HS phát triển năng khiếu thể dục thể thao. Lấy việc góp phần giữ gìn

và nâng cao sức khỏe, thể lực HS là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình dạy học.

2. Tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến HS, cán bộ giáo viên

(GV) về phòng, tránh tai nạn đuối nước; Hướng dẫn HS các kỹ năng nhận biết, kỹ

năng chủ động phòng, tránh tai nạn đuối nước, ...

II. Kế hoạch dạy học

1. Các đơn vị chỉ đạo và tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, GV

chủ động rà soát, tinh giảm nội dung dạy học xây dựng Kế hoạch dạy học trên cơ

sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng cấp học trong chương trình

giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và

khả năng học tập của HS theo khung thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào

tạo (GDĐT). Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, GV phải được lãnh đạo

nhà trường nhận xét, góp ý, phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra,

giám sát trong quá trình thực hiện. Không được cắt xén chương trình.

2. Các tổ/nhóm chuyên môn, GV chủ động hoán đổi chương giữa các GV

dạy cùng chương, cùng khối lớp, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo đủ

sân tập để giảng dạy cho các lớp. Khuyến khích GV thiết kế lại các tiết học để tổ

chức cho HS hoạt động học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào

thực tiễn; chú trọng lồng ghép giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng

sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.

3. Không xây dựng 02 nội dung: Kiểm tra, đánh giá thể lực HS theo quy định

của Bộ GDĐT; Tuyên truyền, hướng dẫn HS các kỹ năng nhận biết, kỹ năng chủ

động phòng, tránh tai nạn đuối nước ... thành tiết riêng. Căn cứ tài liệu “Hướng dẫn

phòng tránh đuối nước” dành cho học sinh trung học của Nhà xuất bản giáo dục

Việt Nam phát hành năm 2018 và các tài liệu liên quan, GV chủ động lồng ghép 02

nội dung này vào các tiết dạy sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

4. Đối với Chương Thể thao tự chọn (TTTC): Chương TTTC trong bộ tài

liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông năm

2006 do Bộ GDĐT ban hành có nhiều Chủ đề (Bơi, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng

chuyền, ...).

23

4.1. Các trường chọn 02 Chủ đề để thực hiện trong năm học, phù hợp với cơ

sở vật chất của nhà trường, năng lực của GV và nhu cầu của HS để giảng dạy. Các

trường THCS phải dạy Chủ đề Vovinam-Việt võ đạo theo chương trình do Sở

GDĐT ban hành và chọn thêm 01 Chủ đề khác để giảng dạy. Trường THPT Chuyên

Lê Quý Đôn không thực hiện Chủ đề Vovinam-Việt võ đạo cho HS cấp THCS.

4.2. Các trường chọn các Chủ đề như Bơi, Bóng đá, ... để dạy ngoài nhà

trường theo hình thức nhà trường tổ chức và HS tự nguyện đăng ký học:

- Nhà trường chủ động phối hợp với các trung tâm/cơ sở Thể dục thể thao

như Trung tâm dạy bơi, sân cỏ nhân tạo, ... trên địa bàn để xây dựng kế hoạch trên

cơ sở có sự đồng thuận của Ban đại diện Cha Mẹ HS và HS tự nguyện đăng ký

học. Khi tổ chức thực hiện, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS. Khi xây dựng

kế hoạch, các đơn vị phải phân công GV dạy và bố trí cho số HS không đăng ký

học Chủ đề trong Chương TTTC do nhà trường tổ chức dạy ngoài nhà trường được

học Chủ đề khác.

- Thời lượng dạy: có thể dạy 01 tiết rời/buổi hoặc 02 tiết (tiết đôi)/buổi.

4.3. Riêng các trường có tổ chức dạy Chủ đề Bơi cho HS: có trách nhiệm

báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp; phòng GDĐT tổng hợp và báo cáo về Sở GDĐT

(Phòng GDTrH) các nội dung sau: Địa điểm, thời gian, hình thức tổ chức; Tổng số

GV giảng dạy (bao gồm GV mời); Tổng số HS tham gia; Tổng số HS biết bơi,

chưa biết bơi; ...

III. Về giáo án

1. Giáo án: GV thực hiện theo mẫu giáo án mới do Sở GDĐT ban hành, áp

dụng từ năm học 2018 – 2019. GV không được soạn giáo án tiết đôi ngoại trừ các

môn TTTC (nếu có).

2. Một số quy định chung

2.1. Giáo án phải đúng mẫu quy định, đầy đủ các bước lên lớp theo quy

định. Khuyến khích GV linh hoạt, sáng tạo khi biên soạn giáo án, làm nổi bật nội

dung trọng tâm tiết dạy và thể hiện rõ việc đổi mới theo tinh thần chỉ đạo của

Bộ GDĐT khi giảng dạy, sao cho HS đạt được mục tiêu bài học và phát huy

được các năng lực trong quá trình học tập. Trong giáo án, phải có 04 hoạt động

(HĐ) chính, theo thứ tự: HĐ Mở đầu; HĐ Hình thành kiến thức; HĐ Luyện tập và

HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng.

2.2. Khuyến khích GV sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài

dạy. Tăng cường các hoạt động cá nhân, nhóm; các trò chơi dân gian, trò chơi vận

động (có lồng ghép kỹ thuật/động tác chuyên môn) thay cho kỹ thuật/động tác

chuyên môn khó, đơn điệu, ... dễ gây nhàm chán cho HS, phù hợp với tâm sinh lý,

lứa tuổi của HS và nội dung tiết học;

2.3. Lồng ghép (nếu có) về: Tuyên truyền, hướng dẫn HS các kỹ năng nhận

biết, kỹ năng chủ động phòng, tránh tai nạn đuối nước cho HS: GV lựa chọn các

tình huống phù hợp theo thứ tự từ trong đến ngoài khu vực trường học, địa phương

và đưa vào 01 trong 04 HĐ chính của giáo án. Tập trung khuyến cáo HS không

chơi ở những nơi gần ao, hồ, sông, suối, hố công trình, những nơi có biển báo nguy

24

hiểm; không tự ý đi bơi khi không có người lớn đi cùng,...; Thực hiện cho tất cả

các khối lớp với 01 tuần/lần hoặc 02 tuần/lần, khoảng 5 – 10 phút/lần, ... và các

kiến thức liên môn khác phù hợp với nội dung tiết dạy;

2.4. Tùy vào từng tiết dạy, trong giáo án cần thể hiện hình ảnh minh họa về

kỹ thuật/động tác: phù hợp, đảm bảo tính mỹ thuật; đưa vào HĐ Hình thành kiến

thức (hình kỹ thuật/động tác riêng lẻ) hoặc bố trí vào trang phụ lục (hình kỹ

thuật/động tác liên hợp, giai đoạn, toàn bài) phù hợp, đảm bảo tính mỹ thuật.

3. Hướng dẫn biên soạn trong từng cột

3.1. Nội dung: Cột Nội dung (ND) có 04 HĐ chính, gồm: HĐ Mở đầu; HĐ

Hình thành kiến thức; HĐ Luyện tập và HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng. Mỗi HĐ

gồm có: Mục đích; Nội dung; Dự kiến sản phẩm học tập của HS và Kỹ thuật tổ

chức (gồm: Chuyển giao nhiệm vụ; Hoạt động học; Báo cáo kết quả và thảo luận;

Nhận xét, kết luận của GV). Trong mỗi HĐ chính, có các HĐ thành phần. Tùy vào

ND của từng tiết dạy, GV chọn lựa, bố trí các HĐ thành phần liên quan cho phù

hợp trong HĐ chính. Trong phần cuối của từng HĐ thành phần, GV không ghi

PPDH, chỉ ghi rõ năng lực đặc thù phù hợp, liên quan đến HĐ đó.

3.1.1. HĐ Mở đầu

a) HĐ Nhận lớp: thực hiện đầy đủ thủ tục nhận lớp đúng quy định (có chúc

sức khỏe giữa GV và HS). Tập trung kiểm tra tình hình lớp học (sĩ số, sức khỏe HS

và số ĐDDH cần thiết mà HS chuẩn bị).

b) HĐ Kiểm tra bài cũ: gồm có câu hỏi (nội dung phù hợp) và cách đáng giá,

xếp loại; GV sắp xếp HĐ này sau HĐ Nhận lớp (nếu kiểm tra lý thuyết) hoặc sau

HĐ Khởi động (nếu kiểm tra thực hành).

c) HĐ Phổ biến bài học: Phổ biến mục tiêu, nội dung và yêu cầu của tiết

học.

d) HĐ Khởi động (KĐ): KĐ chung và KĐ chuyên môn.

3.1.2. HĐ Hình thành kiến thức

a) HĐ Ôn kiến thức (kỹ thuật/động tác) đã học

b) HĐ Học kiến thức (kỹ thuật/động tác) mới: GV giảng giải ngắn gọn, dễ

hiểu (dùng những từ ngữ, hình ảnh gần gũi với cuộc sống của HS, ...; hạn chế sử

dụng thuật ngữ chuyên môn), hoặc giảng giải kết hợp thị phạm, hoặc giảng giải kết

hợp cho HS xem tranh kỹ thuật.

* Lưu ý: nếu tiết học chỉ có 01 nội dung ôn thì biên soạn HĐ Ôn kiến thức

đã học, không có HĐ Học kiến thức mới.

3.1.3. HĐ Luyện tập

a) HĐ Ôn luyện kiến thức (kỹ thuật/động tác) đã học.

b) HĐ Luyện tập kiến thức (kỹ thuật/động tác) mới: gồm 01 hoặc nhiều HĐ

liên quan, phù hợp.

c) HĐ Củng cố: GV có thể củng cố hoặc lý thuyết, hoặc thực hành, hoặc lý

thuyết kết hợp thực hành.

25

d) HĐ Trò chơi vận động hoặc Bài tập bổ trợ thể lực: Phổ biến tên, mục đích

trò chơi và hưóng dẫn luật/cách chơi; hoặc cách tập các bài tập bổ trợ thể lực.

đ) HĐ Chạy bền: Thực hiện xuyên suốt năm học. Hướng dẫn cách hít thở,

phân phối sức hợp lý. Tập trung giáo dục cho HS về ý thức tự rèn luyện sức khỏe.

e) HĐ Thả lỏng, hồi tỉnh.

f) HĐ Nhận xét: GV nêu sai lầm thường mắc và cách khắc phục/sửa sai; Ý

thức học tập và quá trình thực hiện kỹ thuật, động tác.

3.1.4. HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng

a) HĐ Vận dụng tại lớp: phải phù hợp, có tính khả thi (nếu có).

b) HĐ Bài tập về nhà: phải phù hợp, có tính khả thi và sẽ báo cáo kết quả

thực hiện vào HĐ Mở đầu của tiết học sau. GV có thể yêu cầu HS: Rèn luyện thêm

kỹ thuật/động tác mới học hoặc Tìm hiểu kỹ thuật/động tác mới sẽ học trong tiết

học sau (thông qua các tài liệu tham khảo như sách, tài liệu, mạng internet, ...)

hoặc Tập luyện các bài tập thể lực như: chống đẩy, chạy bền, bật xa, ...

c) HĐ Xuống lớp: GV hô “Thể dục”, HS hô “Khỏe”

3.2. Định lượng vận động (ĐLVĐ): số lần hoặc thời gian (số phút) để thực

hiện HĐ tương ứng của cột 1. Nội dung.

3.3. Hoạt động của GV: công việc, nhiệm vụ của GV (tương ứng với các

HĐ thành phần liên quan của cột Nội dung).

3.4. Hoạt động của HS: công việc, nhiệm vụ của HS phải thực hiện theo

nhiệm vụ do GV giao (tương ứng với các HĐ thành phần liên quan của cột Nội

dung).

3.5. Tổ chức thực hiện: các đội hình (ĐH) được GV chọn, sử dụng để thực

hiện các HĐ tương ứng của cột 1. Nội dung. Mỗi HĐ đều có ĐH tương ứng, phù

hợp với cơ sở vật chất, phương tiện/đồ dùng dạy học, sân tập của từng trường. Có

thể sử dụng 01 ĐH cho nhiều HĐ tương ứng. Đến HĐ có thay đổi ĐH thì ĐH sẽ

được ghi tương ứng vào hàng của HĐ đó./.

4. Mẫu giáo án môn Thể dục

Giáo án từng khối lớp gồm có: Bìa và Giáo án từng tiết học.

4.1. Bìa: thể hiện rõ cơ quan quản lý, đơn vị; Giáo án môn Thể dục; Khối

lớp; Họ, tên giáo viên; Năm học.

4.2. Giáo án từng tiết học: Thực hiện theo mẫu ngang, có 05 cột (đính kèm).

IV. Phương pháp dạy học (PPDH)

1. Tích cực đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học được cấp phát, tự làm hỗ trợ PPDH hiệu

quả, tiếp cận định hướng CTGDPT mới.

2. PPDH cho từng hoạt động phải linh hoạt, đa dạng, hiệu quả và phù hợp

theo sức khỏe, năng lực và sự ham thích của HS, nhất là các môn TTTC.

26

V. Hình thức tổ chức dạy học

1. Đa dạng hóa các hình thức dạy học. Khi giảng dạy, GV cần chú ý phân

loại theo sức khỏe, phân hoá theo năng lực và sự ham thích của HS để có hình thức

dạy học phù hợp. Coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS học tập, rèn luyện ở

nhà, ngoài nhà trường và cộng đồng.

2. Các đơn vị phải thực hiện việc dạy và học môn Thể dục theo đúng thời

lượng, đúng số tiết quy định với hình thức học tiết rời, trái buổi với các môn học

văn hóa; Thời gian học giữa 2 tiết phải cách nhau tối thiểu 02 (hai) ngày. Không

dạy vào tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều, không bố trí học 2 tiết liền (ngoại trừ

các Chủ đề của Chương TTTC).

3. Thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn

số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch.

4. Tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy HS hứng thú học tập, rèn

luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

và văn hóa thế giới; Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài

nhà trường do nhà trường hoặc địa phương tổ chức, ...

5. Đối với các trường dạy 2 buổi/ngày: phân bổ thời gian học vào buổi thứ

hai trong ngày, hạn chế việc học cùng buổi với các môn học văn hóa. Đối với các

trường đang thực hiện theo mô hình trường học mới thì thực hiện theo các quy

định của mô hình trường học mới.

VI. Kiểm tra, đánh giá

1. Đánh giá kết quả học tập của HS

1.1. Nội dung kiểm tra định kỳ và học kỳ: thống nhất và phù hợp theo từng

khối lớp, theo cấp độ tăng tiến, liên thông, cụ thể các quy định về đánh giá, xếp

loại tiết kiểm tra để HS biết thực hiện và đáp ứng mục tiêu dạy học dành cho HS

phổ thông. Trong đó, thành tích chỉ là điều kiện cần để HS có sự nỗ lực và cố gắng

thực hiện. Không xây dựng ma trận đề kiểm tra.

1.2. Đánh giá kết quả học tập của HS

1.2.1. Chú trọng đánh giá HS qua các hoạt động trên lớp và kết quả thực

hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho

các bài kiểm tra hiện hành.

1.2.2. Thực hiện theo Thông tư số 58/TT-BGDĐT (gọi tắt là Thông tư 58)

ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học

sinh THCS và học sinh THPT và Công văn số 2642/BGDĐT-GDTrH ngày

04/5/2012 của Bộ GDĐT về việc trả lời một số câu hỏi khi triển khai thực hiện

Thông tư 58. Trong đó, đặc biệt chú trọng vào việc ghi nhận HS “có cố gắng, tích

cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối

với nội dung trong bài kiểm tra” và theo phân loại sức khỏe, năng lực của từng HS.

1.2.3. Đối với các HS có năng khiếu Thể dục thể thao (có giấy triệu tập hoặc

miễn học môn Thể dục của Sở GDĐT): được miễn học môn Thể dục tại trường.

27

Xếp loại của môn học sẽ do Ban Huấn luyện kiểm tra, xếp loại và gửi về trường;

GV dạy môn Thể dục có trách nhiệm vào sổ điểm theo quy định. Hiệu trưởng các

trường quan tâm và có các biện pháp phù hợp để bồi dưỡng kiến thức văn hóa theo

chuẩn quy định cho HS thuộc đối tượng này.

2. Đánh giá kết quả giảng dạy của GV

2.1. Về dự giờ: yêu cầu GV tăng cường dự giờ cùng bộ môn. Khuyến khích

GV được đến dự giờ cùng bộ môn tại các trường cùng cấp khác trong khu

vực/cụm.

2.2. Đánh giá kết quả giảng dạy của GV: thực hiện theo mẫu Phiếu dự giờ

môn Thể dục do Sở GDĐT ban hành (có văn bản riêng).

VII. Các yêu cầu khác

1. Về sinh hoạt tổ/nhóm và cụm chuyên môn: tăng cường đổi mới về PPDH

và kiến thức, kỹ năng theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS.

2. Chuyên đề: các đơn vị tập trung xây dựng chuyên đề về phòng, tránh đuối

nước cho phù hợp với thực tế của nhà trường, địa bàn và tổ chức báo cáo cho cán

bộ, GV và HS được biết.

3. Miễn học môn Thể dục: thực hiện theo Điều 12 của Thông tư số 58.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bộ

môn và các hoạt động ngoại khóa.

5. Về trang phục TDTT:

5.1. Đối với GV: bắt buộc phải mặc trang phục Thể dục thể thao đúng quy

định khi lên lớp (áo phải có cổ và phải bỏ trong quần, kể cả nữ). Tuyệt đối không

mặc trang phục có in chữ hoặc tranh ảnh với các nội dung không rõ ràng hoặc in

quảng cáo của các hãng rượu, bia, thuốc lá (ngoại trừ nhãn hiệu của các hãng trang

phục Thể dục thể thao),…

5.2. Đối với HS: vận động Cha Mẹ HS trong việc trang bị cho HS mặc đồng

phục học môn Thể dục theo quy định chung của nhà trường, đảm bảo an toàn, hợp

vệ sinh trong giờ học Thể dục, tối thiểu mỗi HS phải tự trang bị được giày vải có

dây buộc.

6. Về chế độ, chính sách đối với GV dạy môn Thể dục: các đơn vị thực hiện

đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời theo Công văn số 330/SGD&ĐT-TCCB ngày

20/3/2014 của Sở GDĐT Khánh Hòa về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng và chế độ

trang phục đối với GV dạy môn Thể dục.

28

MẪU GIAO ÁN MÔN THỂ DỤC (đính kèm Mục 4.2. Giáo án từng tiết học).

Trường THCS/THPT ........................ - ....... (H, TX, TP) Họ và tên GV: .............................................................

Ngày soạn: …/…/...….. Tuần: …… Tiết: …… (theo Kế hoạch dạy học chung)

* Đối với Chương (không có Chủ đề)

CHƯƠNG: ……………………………. (Tiết thứ ……/…..) (Ghi chữ in, size 14, đậm)

Ví dụ: CHƯƠNG: CHẠY NGẮN (TIẾT 5 / 8)

(trong đó, Tiết 5 / 8 là tiết thứ 5 trên tổng số 08 tiết của Chương: Chạy ngắn)

* Đối với Chương Thể thao tự chọn

CHƯƠNG: THỂ THAO TỰ CHỌN (Ghi chữ in, size 14, đậm)

CHỦ ĐỀ: ……………………………. (Tiết thứ ……/…..) (Ghi chữ in, size 14, đậm)

Ví dụ: CHỦ ĐỀ: BƠI (TIẾT 5 / 8)

(trong đó, Tiết 5 / 8 là tiết thứ 5 trên tổng số 08 tiết của Chủ đề: Bơi)

Nội dung: - ........ (ghi nội dung của tiết .../... theo Kế hoạch dạy học của

GV)

- ............

I. Mục tiêu bài học: Kiến thức, bao gồm lồng ghép (nếu có): Kiến thức liên

môn, ...; Kỹ năng, bao gồm lồng ghép (nếu có): Kỹ năng phòng, tránh tai nạn đuối

nước, ...; Thái độ và Năng lực (Năng lực chung và Năng lực đặc thù).

II. Địa điểm: ...........................

III. Phương tiện / Đồ dùng dạy học (PT/ĐDDH)

- GV: ghi đủ số PT/ĐDDH được sử dụng trong tiết dạy;

- HS: số dụng cụ mỗi HS sẽ sử dụng, theo yêu cầu của GV.

IV. Phương pháp dạy học (PPDH) (ghi nhóm PPDH được sử dụng).

V. Tiến trình dạy học

Nội dung Định lượng

vận động

Hoạt động

của giáo viên

Hoạt động

của học sinh

Tổ chức

thực hiện

Rút kinh nghiệm (nếu có): ............................................................................................... ....................................................................................................................................................

Hiệu trưởng (ký,họ tên, đóng dấu)

Tổ/Nhóm trưởng (ký, ghi họ tên)

Giáo viên (ký, ghi họ tên)

(Ký xác nhận khi kiểm tra định kỳ

theo quy định của trường)

(Ký xác nhận khi kiểm tra định kỳ

theo quy định của trường) (GV ký từng giáo án)

29

PHỤ LỤC 11

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN MỸ THUẬT

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa)

————————

Ngoài những yêu cầu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này,

các đơn vị cần lưu ý thực hiện những nội dung sau:

I. Mục tiêu môn học

Dạy học môn Mỹ thuật ở giáo dục phổ thông là dạy cho học sinh (HS) kiến

thức, kỹ năng cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, góp phần hình

thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về hiểu biết, kỹ

năng về nghệ thuật, đồng thời phát hiện và tạo điều kiện cho HS phát triển năng

khiếu về mỹ thuật.

II. Về Kế hoạch dạy học

1. Các đơn vị chỉ đạo và tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, GV

chủ động rà soát, tinh giảm nội dung dạy học xây dựng Kế hoạch dạy học trên cơ

sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của cấp học trong chương trình giáo

dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả

năng học tập của học sinh, theo khung thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào

tạo (GDĐT). Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, GV phải được lãnh đạo

nhà trường nhận xét, góp ý, phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra,

giám sát trong quá trình thực hiện. Không được cắt xén chương trình.

2. Khuyến khích GV thiết kế lại các tiết học để tổ chức cho HS hoạt động

học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào thực tiễn; chú trọng lồng

ghép giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội,

thực hành pháp luật.

III. Về Giáo án

1. Giáo án: GV thực hiện theo mẫu giáo án mới do Sở GDĐT ban hành, áp

dụng từ năm học 2018 – 2019. GV không được soạn giáo án tiết đôi.

2. Một số quy định chung

2.1. Giáo án phải đúng mẫu quy định, đầy đủ các bước lên lớp theo quy

định. Khuyến khích GV linh hoạt, sáng tạo khi biên soạn giáo án, làm nổi bật nội

dung trọng tâm tiết dạy và thể hiện rõ việc đổi mới theo tinh thần chỉ đạo của

Bộ GDĐT khi giảng dạy, sao cho HS đạt được mục tiêu bài học và phát huy

được các năng lực trong quá trình học tập. Trong giáo án, phải có 04 hoạt động

(HĐ) chính, theo thứ tự: HĐ Mở đầu; HĐ Hình thành kiến thức; HĐ Luyện tập và

HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng.

2.2. Khuyến khích GV sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài

dạy. Tăng cường các hoạt động cá nhân, nhóm; các trò chơi dân gian, trò chơi vận

động, phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi của HS và nội dung tiết học.

30

2.3. Lồng ghép (nếu có) về Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; Giáo

dục Quốc phòng và An ninh; Các kiến thức liên môn khác...: GV có thể đưa vào 01

trong 04 HĐ chính của giáo án.

2.4. Tùy vào từng tiết dạy, trong giáo án cần thể hiện hình ảnh minh họa phù

hợp, đảm bảo tính mỹ thuật với bộ môn.

3. Hướng dẫn biên soạn trong từng cột

3.1. Nội dung: Cột Nội dung (ND) có 04 HĐ chính, gồm: HĐ Mở đầu; HĐ

Hình thành kiến thức; HĐ Luyện tập và HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng. Mỗi HĐ

gồm có: Mục đích; Nội dung; Dự kiến sản phẩm học tập của HS và Kỹ thuật tổ

chức (gồm: Chuyển giao nhiệm vụ; Hoạt động học; Báo cáo kết quả và thảo luận;

Nhận xét, kết luận của GV). Trong mỗi HĐ chính, có các HĐ thành phần. Tùy vào

ND của từng tiết dạy, GV chọn lựa, bố trí các HĐ thành phần liên quan cho phù

hợp trong HĐ chính. Trong phần cuối của từng HĐ, GV phải ghi rõ năng lực đặc

thù phù hợp, có liên quan đến HĐ đó.

3.1.1. HĐ Mở đầu

a) HĐ Nhận lớp: gồm Ổn định tổ chức. Kiểm tra tình hình lớp học (sĩ số, sức

khỏe HS và số dụng cụ học tập do HS chuẩn bị).

b) HĐ Kiểm tra bài cũ: GV có thể đưa vào 01 trong 03 HĐ chính khác và

chọn hình thức kiểm tra phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả cao. Nếu Kiểm tra lý

thuyết: có nội dung câu hỏi, đáp án và cách đánh giá, xếp loại. Nếu Kiểm tra thực

hành: sản phẩm tranh vẽ của HS, phải có yêu cầu cần đạt.

c) HĐ Phổ biến bài học: Phổ biến mục tiêu, nội dung và yêu cầu của tiết

học.

d) HĐ Khởi động.

3.1.2. HĐ Hình thành kiến thức

a) HĐ Ôn kiến thức đã học

b) HĐ Học kiến thức mới: GV giảng giải ngắn gọn, dễ hiểu (dùng những

hình ảnh gần gũi với cuộc sống của HS, ...; hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên

môn), hoặc giảng giải kết hợp thị phạm, hoặc giảng giải kết hợp cho HS xem tranh.

Lưu ý: nếu tiết học chỉ có 01 nội dung ôn thì biên soạn HĐ Ôn kiến thức đã

học, không có HĐ Học kiến thức mới.

3.1.3. HĐ Luyện tập

a) HĐ Ôn luyện kiến thức đã học.

b) HĐ Luyện tập kiến thức mới: gồm 01 hoặc nhiều HĐ liên quan, phù hợp.

c) HĐ Củng cố: GV có thể củng cố hoặc lý thuyết, hoặc thực hành, hoặc lý

thuyết kết hợp thực hành.

d) HĐ Trò chơi vận động: Phổ biến tên, mục đích trò chơi và hưóng dẫn

luật/cách chơi. Có thể đưa HĐ này xuống HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng.

đ) HĐ Nhận xét: GV nêu sai lầm thường mắc và cách khắc phục/sửa sai; Ý

thức học tập: tuyên dương những HS tích cực, có tiến bộ.

31

3.1.4. HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng

a) HĐ Vận dụng tại lớp: phải phù hợp, có tính khả thi (nếu có). Có thể đưa

HĐ Trò chơi vận động (c4) vào HĐ này.

b) HĐ Bài tập về nhà: phải phù hợp, có tính khả thi và sẽ báo cáo kết quả

thực hiện vào HĐ Mở đầu của tiết học sau. GV có thể yêu cầu HS: Rèn luyện thêm

kiến thức vừa học; Tìm hiểu kiến thức mới sẽ học trong tiết học sau (thông qua các

tài liệu tham khảo như sách, tài liệu, mạng internet, ...); ...

3.2. Hoạt động của GV: công việc, nhiệm vụ của GV (tương ứng với các

HĐ thành phần liên quan của cột Nội dung).

3.3. Hoạt động của HS: công việc, nhiệm vụ của HS phải thực hiện theo

nhiệm vụ do GV giao (tương ứng với các HĐ thành phần liên quan của cột Nội

dung).

4. Mẫu giáo án môn Mỹ thuật

Giáo án từng khối lớp gồm có: Bìa và Giáo án từng tiết học.

4.1. Bìa: thể hiện rõ cơ quan quản lý, đơn vị; Giáo án môn Mỹ thuật; Khối

lớp; Họ, tên giáo viên; Năm học.

4.2. Giáo án từng tiết học: Thực hiện theo mẫu ngang, có 03 cột.

IV. Phương pháp dạy học (PPDH)

1. Tích cực đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học được cấp phát, tự làm hỗ trợ PPDH hiệu

quả, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

2. PPDH cho từng hoạt động phải linh hoạt, đa dạng, hiệu quả và phù hợp

theo năng lực và sự ham thích của HS.

V. Hình thức tổ chức dạy học

1. Đa dạng hóa các hình thức dạy học. Khi giảng dạy, GV cần chú ý phân

hoá theo năng lực và sự ham thích của HS; tổ chức tiết dạy sao cho khoa học, phù

hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; coi trọng giao nhiệm vụ và hướng

dẫn HS học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường và cộng đồng.

2. Thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn

số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch.

3. Tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy HS hứng thú học tập, rèn

luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

và văn hóa thế giới; Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài

nhà trường do nhà trường hoặc địa phương tổ chức, ...

VI. Về kiểm tra và đánh giá

1. Đánh giá kết quả học tập của HS

1.1. Nội dung kiểm tra định kỳ và học kỳ: thống nhất và phù hợp theo từng

khối lớp, theo cấp độ tăng tiến, liên thông, cụ thể các quy định về đánh giá, xếp

32

loại tiết kiểm tra để HS biết thực hiện và đáp ứng mục tiêu dạy học dành cho HS

phổ thông. Không xây dựng ma trận đề kiểm tra.

1.2. Đánh giá kết quả học tập của HS:

1.2.1. Chú trọng đánh giá HS qua các hoạt động trên lớp và kết quả thực

hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho

các bài kiểm tra hiện hành.

1.2.2. Thực hiện theo Thông tư số 58/TT-BGDĐT (gọi tắt là Thông tư 58)

ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học

sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Công văn số

2642/BGDĐT-GDTrH ngày 04/5/2012 của Bộ GDĐT về việc trả lời một số câu

hỏi khi triển khai thực hiện Thông tư 58. Trong đó, đặc biệt chú trọng vào việc ghi

nhận HS “có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu

chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra” và theo năng lực của

từng HS.

2. Đánh giá kết quả giảng dạy của GV

2.1. Về dự giờ: Yêu cầu GV tăng cường dự giờ cùng bộ môn. Khuyến khích

GV được đến dự giờ cùng bộ môn tại các trường cùng cấp khác trong khu

vực/cụm.

2.2. Đánh giá kết quả giảng dạy của GV: thực hiện theo mẫu Phiếu dự giờ

do Sở GDĐT ban hành (có văn bản riêng).

VII. Các yêu cầu khác

1. Về sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn: Do số lượng GV Mỹ thuật các trường

THCS quá ít, các Phòng GDĐT chủ động và tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên

môn cụm trường (có thể 01 lần/học kỳ).

2. Chuyên đề: Các đơn vị tập trung xây dựng chuyên đề về tăng cường đổi

mới về PPDH, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng

phát triển năng lực, phẩm chất của HS cho phù hợp với thực tế của nhà trường, địa

bàn.

3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy

bộ môn và các hoạt động ngoại khóa.

4. Câu lạc bộ (CLB) nghệ thuật trường học: Khuyến khích các đơn vị xây

dựng, thành lập CLB nghệ thuật trong nhà trường, tạo điều kiện cho cán bộ, GV,

HS được tham gia rèn luyện và giao lưu. Việc thành lập CLB nghệ thuật trường

học do hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập. Phấn đấu mỗi trường có ít

nhất 01 CLB hoặc kết hợp với các trường lân cận thành lập CLB theo hình thức

cụm trường.

5. Tích cực tham gia các cuộc thi về mỹ thuật do Sở GDĐT hoặc do Sở

GDĐT phối hợp với các ban, ngành liên quan hoặc do các ban, ngành liên quan

phối hợp với Sở GDĐT tổ chức.

33

MẪU GIÁO ÁN MÔN MỸ THUẬT (đính kèm Mục 4.2. Giáo án từng tiết học).

Trường THCS/THPT ........................ - ....... (H, TX, TP) Họ và tên GV: .............................................................

Ngày soạn: …/…/...….. Tuần: …… Tiết: …… (theo Kế hoạch dạy học chung)

Bài .......: ............................... (Tiết ..../...)

Nội dung: - ....... (ghi nội dung của tiết .../... theo Kế hoạch dạy học của

GV)

I. Mục tiêu bài học: Kiến thức, bao gồm lồng ghép các kiến thức liên quan

(nếu có), ...; Kiến thức liên môn, ...; Kỹ năng, bao gồm lồng ghép các kỹ năng liên

quan (nếu có), ...; Thái độ và Năng lực (Năng lực chung và Năng lực đặc thù).

II. Địa điểm: ............(phòng học, sân trường, .... )

III. Phương tiện / Đồ dùng dạy học (PT/ĐDDH): GV ghi đủ số PT/ĐDDH

được sử dụng trong tiết dạy (dành cho GV) và số dụng cụ học tập của HS sẽ sử

dụng, theo yêu cầu của GV.

IV. Phương pháp dạy học (PPDH): (ghi nhóm PPDH được sử dụng).

V. Tiến trình dạy học

Nội dung Hoạt động

của giáo viên

Hoạt động

của học sinh

Rút kinh nghiệm (nếu có): ............................................................................................... .................................................................................................................................. ..................

Hiệu trưởng (ký,họ tên, đóng dấu)

Tổ/Nhóm trưởng (ký, ghi họ tên)

Giáo viên (ký, ghi họ tên)

(Ký xác nhận khi kiểm tra định kỳ theo

quy định của trường)

(Ký xác nhận khi kiểm tra định kỳ

theo quy định của trường) (GV ký từng giáo án)

34

PHỤ LỤC 12

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC

(Kèm theo Công văn số 1870/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 14/9/2018 của Sở GDĐT Khánh Hòa)

————————

Ngoài những yêu cầu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này,

các đơn vị cần lưu ý thực hiện những nội dung sau:

I. Mục tiêu môn học

1. Dạy học môn Âm nhạc ở giáo dục phổ thông là dạy cho học sinh (HS)

kiến thức, kỹ năng cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, góp phần

hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về hiểu biết, kỹ

năng về nghệ thuật, đồng thời phát hiện và tạo điều kiện cho HS phát triển năng

khiếu về âm nhạc.

2. Hướng dẫn HS hát Quốc ca đúng nhạc và lời để hát trực tiếp tại các buổi

Lễ chào cờ đầu tuần và các buổi lễ, hội khác theo kế hoạch của nhà trường theo

đúng nghi thức, thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam.

II. Về Kế hoạch dạy học

1. Các đơn vị chỉ đạo và tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, GV

chủ động rà soát, tinh giảm nội dung dạy học xây dựng Kế hoạch dạy học trên cơ

sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của cấp học trong chương trình giáo

dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả

năng học tập của học sinh, theo khung thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào

tạo (GDĐT). Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, GV phải được lãnh đạo

nhà trường nhận xét, góp ý, phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra,

giám sát trong quá trình thực hiện. Không được cắt xén chương trình.

2. Khuyến khích GV thiết kế lại các tiết học để tổ chức cho HS hoạt động

học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào thực tiễn; chú trọng lồng

ghép giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội,

thực hành pháp luật.

III. Về Giáo án

1. Giáo án: GV thực hiện theo mẫu giáo án mới do Sở GDĐT ban hành, áp

dụng từ năm học 2018 – 2019. GV không được soạn giáo án tiết đôi.

2. Một số quy định chung

2.1. Giáo án phải đúng mẫu quy định, đầy đủ các bước lên lớp theo quy

định. Khuyến khích GV linh hoạt, sáng tạo khi biên soạn giáo án, làm nổi bật nội

dung trọng tâm tiết dạy và thể hiện rõ việc đổi mới theo tinh thần chỉ đạo của

Bộ GDĐT khi giảng dạy, sao cho HS đạt được mục tiêu bài học và phát huy

được các năng lực trong quá trình học tập. Trong giáo án, phải có 04 hoạt động

(HĐ) chính, theo thứ tự: HĐ Mở đầu; HĐ Hình thành kiến thức; HĐ Luyện tập và

HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng.

35

2.2. Khuyến khích GV sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài

dạy. Tăng cường các hoạt động cá nhân, nhóm; các trò chơi dân gian, trò chơi vận

động, phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi của HS và nội dung tiết học.

2.3. Lồng ghép (nếu có) về Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; Giáo

dục Quốc phòng và An ninh; Các kiến thức liên môn khác...: GV có thể đưa vào 01

trong 04 HĐ chính của giáo án.

2.4. Tùy vào từng tiết dạy, trong giáo án cần thể hiện hình ảnh minh họa phù

hợp, đảm bảo tính mỹ thuật với bộ môn.

3. Hướng dẫn biên soạn trong từng cột

3.1. Nội dung: Cột Nội dung (ND) có 04 HĐ chính, gồm: HĐ Mở đầu; HĐ

Hình thành kiến thức; HĐ Luyện tập và HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng. Mỗi HĐ

gồm có: Mục đích; Nội dung; Dự kiến sản phẩm học tập của HS và Kỹ thuật tổ

chức (gồm: Chuyển giao nhiệm vụ; Hoạt động học; Báo cáo kết quả và thảo luận;

Nhận xét, kết luận của GV). Trong mỗi HĐ chính, có các HĐ thành phần. Tùy vào

ND của từng tiết dạy, GV chọn lựa, bố trí các HĐ thành phần liên quan cho phù

hợp trong HĐ chính. Trong phần cuối của từng HĐ, GV phải ghi rõ năng lực đặc

thù phù hợp, có liên quan đến HĐ đó.

3.1.1. HĐ Mở đầu

a) HĐ Nhận lớp: gồm Ổn định tổ chức. Kiểm tra tình hình lớp học (sĩ số, sức

khỏe HS và số dụng cụ học tập do HS chuẩn bị).

b) HĐ Kiểm tra bài cũ: GV có thể đưa vào 01 trong 03 HĐ chính khác và

chọn hình thức kiểm tra phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả cao. Nếu Kiểm tra lý

thuyết: có nội dung câu hỏi, đáp án và cách đánh giá, xếp loại. Nếu Kiểm tra thực

hành: có yêu cầu cần đạt.

c) HĐ Phổ biến bài học: Phổ biến mục tiêu, nội dung và yêu cầu của tiết

học.

d) HĐ Khởi động.

3.1.2. HĐ Hình thành kiến thức: nếu tiết học chỉ có 01 nội dung ôn thì biên

soạn HĐ Ôn kiến thức đã học, không có HĐ Học kiến thức mới.

a) HĐ Ôn kiến thức đã học

b) HĐ Học kiến thức mới: GV giảng giải ngắn gọn, dễ hiểu (dùng những từ

ngữ, hình ảnh gần gũi với cuộc sống của HS, ...; hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên

môn), hoặc giảng giải kết hợp thị phạm, hoặc giảng giải kết hợp cho HS xem tranh.

Lưu ý: nếu tiết học chỉ có 01 nội dung ôn thì biên soạn HĐ Ôn kiến thức đã

học, không có HĐ Học kiến thức mới.

3.1.3. HĐ Luyện tập

a) HĐ Ôn luyện kiến thức đã học.

b) HĐ Luyện tập kiến thức mới: gồm 01 hoặc nhiều HĐ liên quan, phù hợp.

c) HĐ Củng cố: GV có thể củng cố hoặc lý thuyết, hoặc thực hành, hoặc lý

thuyết kết hợp thực hành.

36

d) HĐ Trò chơi vận động: Phổ biến tên, mục đích trò chơi và hưóng dẫn

luật/cách chơi. Có thể đưa HĐ này xuống HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng.

đ) HĐ Nhận xét: GV nêu sai lầm thường mắc và cách khắc phục/sửa sai; Ý

thức học tập: tuyên dương những HS tích cực, có tiến bộ.

3.1.4. HĐ Vận dụng, tìm tòi mở rộng

a) HĐ Vận dụng tại lớp: phải phù hợp, có tính khả thi (nếu có). Có thể đưa

HĐ Trò chơi vận động (c4) vào HĐ này.

b) HĐ Bài tập về nhà: phải phù hợp, có tính khả thi và sẽ báo cáo kết quả

thực hiện vào HĐ Mở đầu của tiết học sau. GV có thể yêu cầu HS: Rèn luyện thêm

kiến thức vừa học; Tìm hiểu kiến thức mới sẽ học trong tiết học sau (thông qua các

tài liệu tham khảo như sách, tài liệu, mạng internet, ...); ...

3.2. Hoạt động của GV: công việc, nhiệm vụ của GV (tương ứng với các

HĐ thành phần liên quan của cột Nội dung).

3.3. Hoạt động của HS: công việc, nhiệm vụ của HS phải thực hiện theo

nhiệm vụ do GV giao (tương ứng với các HĐ thành phần liên quan của cột Nội

dung)./.

4. Mẫu giáo án môn Âm nhạc

Giáo án từng khối lớp gồm có: Bìa và Giáo án từng tiết học.

4.1. Bìa: thể hiện rõ cơ quan quản lý, đơn vị; Giáo án môn Âm nhạc; Khối

lớp; Họ, tên giáo viên; Năm học.

4.2. Giáo án từng tiết học: Thực hiện theo mẫu dọc, có 03 cột (đính kèm).

IV. Phương pháp dạy học (PPDH)

1. Tích cực đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học được cấp phát, tự làm hỗ trợ PPDH hiệu

quả, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

2. PPDH cho từng hoạt động phải linh hoạt, đa dạng, hiệu quả và phù hợp

theo năng lực và sự ham thích của HS.

V. Hình thức tổ chức dạy học

1. Đa dạng hóa các hình thức dạy học. Khi giảng dạy, GV cần chú ý phân

hoá theo năng lực và sự ham thích của HS; tổ chức tiết dạy sao cho khoa học, phù

hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; coi trọng giao nhiệm vụ và hướng

dẫn HS học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường và cộng đồng.

2. Thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn

số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch.

3. Tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy HS hứng thú học tập, rèn

luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

và văn hóa thế giới; Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài

nhà trường do nhà trường hoặc địa phương tổ chức, ...

37

VI. Về kiểm tra và đánh giá

1. Đánh giá kết quả học tập của HS

1.1. Nội dung kiểm tra định kỳ và học kỳ: thống nhất và phù hợp theo từng khối

lớp, theo cấp độ tăng tiến, liên thông, cụ thể các quy định về đánh giá, xếp loại tiết kiểm

tra để HS biết thực hiện và đáp ứng mục tiêu dạy học dành cho HS phổ thông. Không xây

dựng ma trận đề kiểm tra.

1.2. Đánh giá kết quả học tập của HS:

1.2.1. Chú trọng đánh giá HS qua các hoạt động trên lớp và kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập. GV có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài

kiểm tra hiện hành.

1.2.2. Thực hiện theo Thông tư số 58/TT-BGDĐT (gọi tắt là Thông tư 58) ngày

12/12/2011 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung

học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Công văn số 2642/BGDĐT-GDTrH ngày

04/5/2012 của Bộ GDĐT về việc trả lời một số câu hỏi khi triển khai thực hiện Thông tư

58. Trong đó, đặc biệt chú trọng vào việc ghi nhận HS “có cố gắng, tích cực học tập và

tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong

bài kiểm tra” và theo năng lực của từng HS.

2. Đánh giá kết quả giảng dạy của GV

2.1. Về dự giờ: Yêu cầu GV tăng cường dự giờ cùng bộ môn. Khuyến khích GV

được đến dự giờ cùng bộ môn tại các trường cùng cấp khác trong khu vực/cụm.

2.2. Đánh giá kết quả giảng dạy của GV: thực hiện theo mẫu Phiếu dự giờ do Sở

GDĐT ban hành (có văn bản riêng).

VII. Các yêu cầu khác

1. Về sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn: Do số lượng GV của bộ môn Âm nhạc các

trường THCS quá ít, các Phòng GDĐT chủ động và tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên

môn cụm trường (có thể 01 lần/học kỳ).

2. Chuyên đề: Các đơn vị tập trung xây dựng chuyên đề về tăng cường đổi mới về

PPDH, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng

lực, phẩm chất của HS cho phù hợp với thực tế của nhà trường, địa bàn.

3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy bộ

môn và các hoạt động ngoại khóa.

4. Câu lạc bộ (CLB) nghệ thuật trường học: Khuyến khích các đơn vị xây dựng,

thành lập CLB nghệ thuật trong nhà trường, tạo điều kiện cho cán bộ, GV, HS được tham

gia rèn luyện và giao lưu. Việc thành lập CLB nghệ thuật trường học do hiệu trưởng nhà

trường ra quyết định thành lập. Phấn đấu mỗi trường có ít nhất 01 CLB hoặc kết hợp với

các trường lân cận thành lập CLB theo hình thức cụm trường.

5. Tích cực tham gia các cuộc thi về âm nhạc do Sở GDĐT hoặc do Sở GDĐT

phối hợp với các ban, ngành liên quan hoặc do các ban, ngành liên quan phối hợp với Sở

GDĐT tổ chức.

38

MẪU GIÁO ÁN MÔN ÂM NHẠC (đính kèm Mục 4.2. Giáo án từng tiết học).

Trường THCS/THPT ........................ - ....... (H, TX, TP) Họ và tên GV: .............................................................

Ngày soạn: …/…/...….. Tuần: …… Tiết: …… (theo Kế hoạch dạy học chung)

Bài .......: ............................... (Tiết ..../...)

Nội dung: - ........ (ghi nội dung của tiết .../... theo Kế hoạch dạy học của

GV)

I. Mục tiêu bài học: Kiến thức, bao gồm lồng ghép các kiến thức liên quan

(nếu có), ...; Kiến thức liên môn, ...; Kỹ năng, bao gồm lồng ghép các kỹ năng liên

quan (nếu có), ...; Thái độ và Năng lực (Năng lực chung và Năng lực đặc thù).

II. Địa điểm: ............. (phòng học, phòng âm nhạc, ....)

III. Phương tiện / Đồ dùng dạy học (PT/ĐDDH)

- GV: ghi đủ số PT/ĐDDH được sử dụng trong tiết dạy;

- HS: số dụng cụ mỗi HS sẽ sử dụng, theo yêu cầu của GV.

IV. Phương pháp dạy học (PPDH) (ghi nhóm PPDH được sử dụng).

V. Tiến trình dạy học

Nội dung Hoạt động

của giáo viên

Hoạt động

của học sinh

Rút kinh nghiệm (nếu có): ............................................................................................... .............................................................................................................................................. ......

Hiệu trưởng (ký,họ tên, đóng dấu)

Tổ/Nhóm trưởng (ký, ghi họ tên)

Giáo viên (ký, ghi họ tên)

(Ký xác nhận khi kiểm tra định kỳ theo

quy định của trường)

(Ký xác nhận khi kiểm tra định kỳ

theo quy định của trường) (GV ký từng giáo án)