31
TỔNG CỤC THỦY SẢN VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI) THƯƠNG PHẨM THEO QUY PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT TẠI VIỆT NAM (VietGAP) Biên soạn: TS, Bùi Quang Tề Năm 2012

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG …agritrade.com.vn/UploadFiles/Ky thuat nuoi tom chan trang.pdf · ... qua được rào cản kỹ thuật của các nước

Embed Size (px)

Citation preview

TỔNG CỤC THỦY SẢN VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI) THƯƠNG PHẨM

THEO QUY PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT TẠI

VIỆT NAM (VietGAP)

Biên soạn: TS, Bùi Quang Tề

Năm 2012

1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Lời nói đầu 2 Định nghĩa các thuật ngữ 5 Hưỡng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú thương phẩm theo quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam- VietGAP

7

1. Xây xựng và chuẩn bị hệ thống nuôi 7 1.1. Lựa chọn địa điểm nuôi tôm 7 1.2. Xây dựng hệ thống nuôi và ao nuôi 7 1.3. Chuẩn bị ao nuôi 9 2. Chọn giống tôm nuôi 11 2.1. Chọn tôm giống 11 2.2. Ương tôm giống 11 2.3. Nuôi tôm thương phẩm 12 2.4. Mùa vụ nuôi tôm 12 3. Lựa chọn thức ăn và kỹ thuật cho tôm ăn 13 3.1. Lượng thức ăn trong tháng nuôi thứ nhất 13 3.2. Lượng thức ăn từ tháng thứ hai trở đi 15 3.3. Những điều cần chú ý khi cho tôm ăn 15 3.4. Cách xác định tỷ lệ sống của tôm 16 3.5. Cách cho ăn: 16 4. Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng cho nuôi tôm 18 5. Quản lý môi trường nuôi 18 5.1. Bằng phương pháp cơ học 18 5.2. Bằng phương pháp hóa học 19 5.3. Bằng phương pháp sinh học 20 5.4. Xử lý các chất thai sau nuôi tôm 21 6. Quản lý sức khỏe tôm nuôi 22 6.1. Những bệnh thường gặp của tôm sú nuôi 22 6.2. Tăng cường sức đề kháng cho tôm 32 6.3.Sử dụng thuốc phòng bệnh cho tôm nuôi 32 7. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm 33 Tài liệu tham khảo 35 Phụ lục 1 37 Phụ lục 2 38 Phụ lục 3 41

2

LỜI NÓI ĐẦU

Nuôi trồng thủy sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2005 đạt 1.437.400 tấn, năm 2010 đạt 2.800.000 tấn, tăng gấp đôi so với năm 2005, trong đó tập trung vào một số đối tượng như Tôm Sú, Tôm chân trắng, Cá Tra, Cá Rô phi và một số loài đặc sản khác.

Năm 2011 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3 triệu tấn. Trong đó, các nhóm sản phẩm tôm; Cá Tra; Cá Ngừ đại dương; mực và bạch tuộc; nhuyễn thể hai mảnh vỏ; cá biển; Cá Rô phi sẽ là những đối tượng chủ lực phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt mức 6,118 tỷ USD, xuất khẩu tôm đạt 2,4 tỷ USD, trong đó tôm chân trắng đạt khoảng 0,7 tỷ USD chiếm 29,3%.

Một trong những ách tắc khó khăn nhất của xuất khẩu là dư lượng hóa chất, kháng sinh, các nước nhập khẩu họ đặt ra một hàng rào kỹ thuật mà Việt Nam phải vượt qua.

Để giải quyết các vấn đề gây nhiễm các chất không được phép sử dụng, có hại đến sức khỏe người tiêu dùng và vượt qua được rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, tạo ra thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định. Xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn nguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu thủy sản. Do đó, cần phải xây dựng giải pháp kỹ thuật không dùng thuốc hoặc tìm các chất thay thế an toàn, áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến nhằm đạt được sản phẩm thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Trong nuôi trồng thủy sản chúng ta cần quan tâm đến hai mối nguy chính là sinh học và hóa học, các mối nguy này tác động và ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm (nguyên liệu), như sau:

- Môi trường nuôi: nguồn nước, chất đáy, các sinh vật trong ao: có thể tồn tại các dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh, kim loại nặng…

- Các yếu tố hữu sinh: tác nhân gây bệnh (virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng), tảo độc, độc tố sinh học khác.

- Hóa chất, thuốc, phân bón sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, gây màu, xử lý môi trường và phòng trị bệnh.

- Thức ăn: bảo quản bằng kháng sinh hoặc trộn thêm kháng sinh để phòng bệnh cho động vật nuôi, các chất kích thích sinh trưởng hoặc thức ăn để quá hạn sẽ nhiễm nấm độc.

- Con giống: trong quá trình ương ấp dùng nhiều các hoá dược và kháng sinh phòng trị bệnh.

3

Hình 1: Sơ đồ các mối nguy tác động và ảnh hưởng đến chất lượng và an

toàn vệ sinh sản phẩm (nguyên liệu) trong nuôi trồng thủy sản. Dựa trên các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm chúng ta

thực hiện các biện pháp tổng hợp cho nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

1. Xây dựng và chuẩn bị hệ thống nuôi 2. Chọn giống và mùa vụ nuôi tôm 3. Lựa chọn thức ăn và quản lý thức ăn 4. Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm 5. Quản lý môi trường 6. Quản lý sức khỏe tôm nuôi 7. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm tôm

Môi trường: nguồn nước,

chất đáy

Hóa chất, thuốc và phân bón

Con giống

Thức ăn

VÙNG NUÔI:

AO, ĐẦM

Tác nhân gây bệnh

SẢN PHẨM TÔM THƯƠNG PHẨM AN TOÀN VỆ SINH

THỰC PHẨM

4

ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (gọi tắt là VietGAP, dịch

sang tiếng Anh là Vietnamese Good Aquaculture Practices) là Quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

An toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản có khả năng gây nguy hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái.

Cơ sở nuôi là nơi diễn ra hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ.

Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá và xác nhận việc thực hiện quy trình thực hành sản xuất thủy sản của nhà sản xuất phù hợp với Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP).

Tổ chức chứng nhận VietGAP là tổ chức có đủ năng lực và điều kiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thực hiện kiểm tra, chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam.

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei = Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh). Ðây là loài tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ La tinh và cho sản lượng lớn.

Tôm chân trắng là loại tôm có cường độ bắt mồi khoẻ, lớn nhanh thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh như mô hình ít thay nước, mô hình tuần hoàn khép kín. Diện tích ao nuôi từ 0,5 - 1ha, độ sâu của nước 1,5 - 2m, mật độ từ 60 - 100 con/m2 như tôm sú nhưng thời gian nuôi chỉ cần 75-90 ngày tôm đạt cỡ 60-80con/kg, trong khi đó tôm sú phải cần 110 - 120 ngày.

Hình 2: Tôm chân trắng (Penaeus vannamei = Litopenaeus vannamei)

5

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM THEO QUY PHẠM THỰC NUÔI

TRỒNG THỦY SẢN TỐT TẠI VIỆT NAM- VIETGAP 1. XÂY DỰNG VÀ CHUẨN BỊ HỆ THỐNG NUÔI 1.1. Lựa chọn địa điểm nuôi

Ðịa điểm phù hợp cho việc xây dựng ao nuôi công nghiệp là vùng cao triều mới thuận lợi cho việc cấp nước, thoát nước và phơi khô đáy ao khi cải tạo. Tôm L. vannamei không thích sống ở ao đáy cát hoặc đáy bùn nên đất xây dựng ao phải là đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn hữu cơ, có kết cấu chặt, giữ được nước, pH của đất phải từ 5 trở lên.

Nguồn nước cung cấp chủ động, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp hoặc sinh hoạt pH của nước từ 8,0 đến 8,3. Ðộ mặn từ 10 - 25‰.

Về kinh tế xã hội: Nên chọn địa điểm vùng nuôi thuận lợi về giao thông, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm và an ninh trật tự tốt. 1.2. Xây dựng hệ thống nuôi

Công trình nuôi tôm L. vannamei có kết cấu tương tự như công trình nuôi tôm sú. Nuôi tôm chân trắng phổ biến có năng suất cao là kỹ thuật nuôi ít thay nước. Xây dựng một hệ thống khu nuôi gồm có các ao nuôi, ao lắng, ao xử lý nước

thải và các kênh cấp và kênh tiêu nước... Tỷ lệ diện tích các ao và hạ tầng khác như sau:

Ao nuôi 50-60% diện tích. Ao lắng và ao xử lý nước 25-30% Kênh mương 9-10% Diện tích khác 5-10%.

Diện tích ao nuôi 4.000- 10.000m2 hình tròn, hình vuông, hính chữ nhật. Tốt nhất ao hình tròn, ao hình vuông và hình chữ nhật nên bo các góc, khi quạt nước tạo thành dòng chảy gom các chất thải vào giữa ao, dễ đưa ra ngoài lúc thay nước. Ðáy ao bằng phẳng, có độ dốc khoảng 15o nghiêng về phía cống thoát.

Độ sâu của ao là 2,0-2,5m (độ sâu của nước tốt nhất là 1,5-2,0m). Khi đào ao cần chú ý cấu trúc của đất. Nếu ao có tầng phèn tiềm tàng nông, độ

sâu ao nằm trên tầng phèn, cần lót bạt xung quanh bờ ao và đáy ao. Khi đào ao chỉ cần lấy đất đắp bờ đủ độ cao, để ao nuôi dễ thao tác và quản lý trong khi nuôi.

Khi nuôi thâm canh việc cấp nước chủ động bằng máy bơm. Bơm nước đủ công suất cho khu vực nuôi.

Cống sử dụng khi thu hoạch khẩu độ 1m. Cống sử dụng thay nước bằng ống nhựa PVC đường kính 300mm.

6

Toàn bộ khu nuôi tôm nên có rào chắn bằng lưới cước để chống các loại cua rừng ngập mặn bò vào ao nuôi, ao lắng, ao xử lý và kênh mương dẫn tiêu nước.

1.3. Chuẩn bị ao nuôi Trước và sau một vụ nuôi tôm: Tháo cạn, vét bùn (rửa đáy ao), phơi khô

(hoặc rửa chua) và khử trùng ao với mục đích sau: - Diệt địch hại và sinh vật là vật chủ trung gian, sinh vật cạnh tranh thức ăn của

tôm. như các loài cá tạp, giáp xác, côn trùng, ốc, sinh vật đáy. - Diệt sinh vật gây bệnh cho tôm, như các giống loài vi sinh vật: Virus, vi

khuẩn, nấm và các loài ký sinh trùng. - Cải tạo chất đáy làm tăng các muối dinh dưỡng, giảm chất độc tích tụ ở đáy

ao. - Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước trong ao, xoá bỏ nơi ẩn nấp của sinh vật

hại tôm. 1.3.1. Cải tạo đáy ao

- Sau khi thu hoạch tôm, nước ao đã bị ô nhiễm có chứa nhiều mùn bã hữu cơ (thức ăn thừa và phân tôm), cần phải sử lý nước ao bằng hai cách: có thể dùng chế phẩm sinh học phân hủy lượng chất hữu cơ trong nước ao hoặc nuôi cá rô phi tiếp 2-3 tháng. Tháo cạn nước ao đã giảm hàm lượng hợp chất hữu cơ, nước ao nuôi tôm sẽ không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Vét bùn ở mặt trên đáy ao, cày bừa đáy ao sâu 5-10cm và phơi khô. 1.3.2. Khử trùng ao

- Sau khi cải tạo xong đáy ao bón vôi, lượng vôi bón như sau: Bảng 1: Lượng vôi cải tạo và khử trùng ao

Độ pH của đất Bột đá vôi (CaCO3) kg/ha Vôi nung (CaO) kg/ha > 6 1.000- 1.500 500- 1.000

5 - 6 3.000- 3.500 1.500- 2.000 4 - 5 5.000-8.000 2.500-4.000 < 3 12.000- 14.000 8.000- 10.000

- Đáy ao pH < 4 cần phải rửa chua 2-3 lần trước trước khi lấy nước vào ao. - Bón vôi rải đều trên mặt đáy ao, nên có 5cm nước làm tăng tác dụng của

vôi có hiệu quả. Vôi cung cấp Ca2+ cho ao, ổn định và tăng pH, khử trùng đáy ao.

- Sau bón vôi 3-5 ngày, bón thêm VICATO (TCCA- Trichloisocyanuric axit) chứa Clo hữu hiệu cao (> 90%), liều lượng 30-50kg/ha để diệt các mần bệnh và vật chủ trung gian.

1.3.3. Lấy nước vào ao: - Lọc nước vào ao bằng túi vải đường kính 40cm dài 2-3m. - Kiểm tra các yếu tố thủy hóa nếu độ kiềm < 80mg/l, bón Dolomite-

CaMg(CaCO3)2 liều lượng 100kg/ha. Mục đích tạo thành hệ đệm, khống chế pH biến động ít (không quá 0,5 đơn vị/ngày) khi độ kiềm > 80mg/l.

- Nếu pH < 7,5 dùng vôi nung để hả (vôi bột- Ca(OH)2) liều lượng 100kg/ha pH sẽ tăng nhanh hơn.

7

- Vùng đất pH thấp nên rải vôi bột trên bờ ao. 1.3.3.1. Diệt tạp:

- Dùng Saponin liều lượng 10-20kg/1.000m2 (3-6kg/1 sào Bắc Bộ) diệt cá tạp trong ao nuôi. 1.3.4. Khử trùng nước:

- Dùng VICATO (TCCA) liều lượng dùng 3-5 ppm (3-5kg/1.000m3) có tác dụng khử trùng mạnh, không tích lũy trong nước và đáy ao, sau 2-3 ngày gây màu nước. 1.3.5. Phương pháp gây màu nước:

- Bón phân hóa học urê (N 46%) và phân lân nung chảy Văn Điển (P2O5 15-17%): 5,0-6,0kg urê + 3,0- 4,0kg lân /ha/ngày, bón 4-5 ngày liên tục. Trường hợp nước ao hơi kiềm thì dùng phân lân axit (phân lân Lâm Thao). Phân được hòa ra nước té đều khắp ao. Nếu màu nước lên chậm sử dụng bột đậu tương và bột cá nấu chín (5kg đậu tương + 5kg bột cá/ha).

- Bón chế phẩm sinh học gây màu nước: tảo silic; các chế phẩm vi sinh vật: Bio-DW; Bio- Water; EMC, NAVET-Biozym… tăng cường vi khuẩn hữu ích phát triển ức chế các vi khuẩn gây bệnh

- Trước khi thả giống kiểm tra pH, nếu pH <7,5 bón thêm bột đá vôi hoặc Dolomite 100kg/ha, nâng pH > 7,5 và giữ ổn định pH biến thiên trong ngày không quá 0,5 đơn vị. 2. CHỌN TÔM GIỐNG NUÔI 2.1 Chọn tôm giống

Trước khi thả giống phải kiểm tra chất lượng tôm giống. Tôm giống đạt tiêu chuẩn là: Tôm không nhiễm các bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh Taura (TSV), bệnh hoại tử (IHHNV), bệnh phát sáng, bệnh vi bào tử, bệnh sinh vật bám, v.v...

Tôm khoẻ. Dùng 50 - 100 tôm giống có chiều dài 1,0-1,2cm để kiểm tra hình dạng. Tôm khoẻ là tôm không dị hình, không có thương tích, các phần phụ đầy đủ, các cơ đầy đặn, màu trong, ruột, dạ dày no, thích bơi ngược dòng, khi bơi hoạt bát, cơ thể ngay thẳng. Bên ngoài không có ký sinh trùng và vật khác.

Tôm giống Pl8-10 có chiều dài từ 1,0-1,2cm, có thể tiến hành giai đoạn ương tôm giống. 2.2 Ương tôm giống- Cấp 1

Tôm giống Pl6-8 có chiều dài từ 7-10mm, tiến hành giai đoạn ương tôm giống- Cấp 1.

Mật độ ương là 3.000 – 5.000 Pl/m2 có điều kiện sục khí liên tục ngày đêm. Bể ương có diện tích 25 – 100 m2. Thời gian ương tôm giống 20-30 ngày, tôm đạt cỡ 30-50 mm (0,5-1,5g/con)

thì thu hoạch chuyển sang ao nuôi tôm thương phẩm. 2.3. Nuôi tôm thương phẩm- Cấp 2

Mật độ thả: Tôm L. vannamei có tỷ lệ sống cao nên mật độ phụ thuộc vào độ sâu của nước ao và thiết bị nuôi.

Ao nuôi có diện tích 1.000- 4.000 m2.

8

Ao nuôi bán thâm canh có độ sâu 1,2-1,4m, thả mật độ là 30-50 con/m2. Ao nuôi thâm canh có độ sâu 1,2-1,4m, thả mật độ là 80-120 con/m2. Thời gian thả giống là sáng sớm hoặc chiều mát lúc thời tiết tốt, không thả

giống vào giữa trưa hoặc lúc trời mưa to gió lớn, khí hậu thay đổi đột ngột ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của tôm.

Thời gian nuôi khoảng 60-70 ngày tôm đạt cỡ 12-17g/con (60-80con/kg), tiến hành thu hoạch. 2.4. Mật độ thả tôm giống

Mật độ thả nuôi phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Trình độ kỹ thuật và quản lý của người nuôi + Công trình nuôi (thiết bị, độ sâu của ao) + Chất lượng nguồn nước + Mùa vụ nuôi.

Ao nuôi thâm canh có độ sâu 1,2-1,4m, thả mật độ là 100-150 con/m2. Thời gian thả giống là sáng sớm hoặc chiều mát lúc thời tiết tốt, không thả

giống vào giữa trưa hoặc lúc trời mưa to gió lớn, khí hậu thay đổi đột ngột ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của tôm.

Thời gian nuôi khoảng 75-90 ngày tôm đạt cỡ 12-17g/con (60-80con/kg), tiến hành thu hoạch.

Hình 3: Tôm chân trắng- post 10

2.5. Khử trùng tôm giống trước khi thả nuôi Toàn bộ tôm giống trước khi thả đều tắm formlin 200ppm thời gian 30 phút

để khử trùng tôm và loại những con yếu hoặc bị bệnh. Phương pháp tiến hành: dùng một bể (nhựa hoặc Composit) thể tích 100-500

lít và có máy sục khí. Cho 100ml formalin 36-38% vào 500 lít nước ao nuôi. Tắm cho tôm thời gian 30 phút, những con chết và yếu tập trung giữa đáy bể. Chuyển

9

những con khỏe bằng cách dùng ống nhựa si phông ở tầng mặt ra ngoài ao đến khi hết 3/4 thể tích khi thấy rõ những con PL yếu và chết ở đáy bể. Thu gom những con yếu và chết vào túi nilon riêng biệt.

Chú ý: khi tắm formalin cho tôm bắt buộc phải có sục khí. Trong trường hợp quan sát quá trình vận chuyển có nhiều con chết thì không tắm formalin.

Thời gian thả giống nuôi vào 6-8 giờ hoặc 16-18 giờ, thả cách bờ 5 m và thả đều xung quanh ao. 2.6. Mùa vụ nuôi

Tôm L. vannamei là loại tôm rộng độ mặn, rộng nhiệt, nhưng phạm vi thích hợp để tôm sinh trưởng nhanh có giới hạn. ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ thời gian tháng 2 hằng năm nhiệt độ nước còn dưới 18oC. Mùa mưa bão thường xảy ra trong tháng 8 và tháng 9. Do vậy, vụ nuôi tôm chỉ bắt đầu được từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến hết tháng 7 và vụ II từ tháng 10 đến tháng 12. ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ vụ nuôi từ tháng 1 tháng 2 đến hết tháng 8, mỗi vụ từ 3 đến 4 tháng, mùa mưa từ tháng 9 - 11 hằng năm.

3. LỰA CHỌN THỨC ĂN VÀ KỸ THUẬT CHO TÔM ĂN

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc nuôi tôm là thức ăn. Thức ăn tốt chất lượng cao là thức ăn chế biến đúng thành phần, đủ chất, đủ lượng, quá trình phối chế khoa học, vệ sinh, hệ số thức ăn thấp.

Thức ăn chất lượng tốt nhưng phải có cách cho ăn khoa học, hợp lý, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm, phù hợp với trạng thái sinh hoạt của tôm, không thiếu, không thừa vừa thúc đẩy tôm lớn nhanh vừa bảo vệ được môi trường ao nuôi, không gây ô nhiễm, không gây lãng phí để đội giá thành của tôm lên cao là không kinh tế. Tính toán thức ăn cho tôm hợp lý cần phải nắm vững 5 điểm sau :

- Số lượng tôm có trong ao; - Kích cỡ của tôm lớn/bé; - Tình trạng sức khoẻ của tôm và tình hình lột xác của tôm; - Chất lượng nước ao nuôi; - Tình hình dùng thuốc cho tôm trong thời gian qua.

3.1. Lượng thức ăn trong tháng nuôi thứ nhất Trong tháng thứ nhất, khối lượng tôm nhỏ, lượng thức ăn cho ăn ít, khó phân

đều trong ao. Nhưng do gây màu nước ao nuôi, trong ao lượng thức ăn tự nhiên phong phú sẽ cung cấp đủ thức ăn cho tôm ở giai đoạn nhỏ.

Khi thả trực tiếp bằng Pl 8-10 số lượng và phương pháp cho ăn (bảng 1) như sau:

Lượng thức ăn chia thành 3-4 lần, té xung quanh ao (tính từ bờ ra 5-10m) giai đoạn này tôm thường phân bố xung quanh ao vùng nước nông. Tháng tiếp theo tôm lớn dần phân tán khắp ao, thức ăn rải đều khắp ao.

Từ tháng thứ 2 (ngày thứ 31) lượng thức ăn còn phụ thuộc vào kiểm tra sàng thức ăn (nhá). Lấy lượng thức ăn hàng ngày ở cột (4) chia cho số lần ăn trong ngày

10

so với cột (6) để tính lượng thức ăn cho vào sàng (nhá) kiểm tra và chia đều cho các sàng trong ao Bảng 2: Thức ăn cho tôm chân trắng. Số lượng thức ăn cho hàng ngày (cho 100.000 con post) Ngày nuôi

Khối lượng cơ thể (g/con)

Số lượng thức ăn cho ăn 1 lần (kg)

Số thức ăn

Số lần/ ngày

% lg T/ăn cho vào sàng

Thời gian ktra (giờ)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 - 15 0,02 - 0,39 1,6 - 2,0 01 3 16-30 0,44 - 9,96 2,2 - 6,8 02 4 31-45 2,1 - 4,4 7,2 - 14,8 03 5 2,0 2,5 46-60 4,6 - 7,7 15,5 - 22,1 03M 5 2,0 2,5 61-75 7,9 - 14,4 22,6 - 29,7 03L 5 2,4 2,5 76-90 12,6 - 16,9 30,1 - 37,0 04 5 2,8 2,5

Ghi chú: trong bảng 2, muốn tính lượng thức ăn dựa vào 2 cột: cột (3) có số liệu thức ăn, tương đương số liệu khối lượng trung bình cơ thể tôm nuôi cột (2), cột (1) theo hàng ngang là 15 ngày. Các loại thức ăn thường có 6 số, ví dụ thức ăn hiệu G-Max đánh số từ số: No.01, No.02, No.03, No.03M, No.03L, No.04

Ví dụ: khi kiểm tra khối lượng trung bình cá thể tôm nuôi trong ao là 8g, xem cột (2) bảng 2 thấy hàng thứ 2 từ dưới lên có số tương đương là 7,9, xem qua cột (3) cùng hàng ngang cùng vị trí là 22,6kg số lượng thức ăn cần sử dụng trong ngày cho 100.000 con tôm nuôi từ PL12 (chia 5 lần = 5,5kg/lần, thức ăn trong sàng 2,4% = 0,132kg chia đều cho các sàng trong ao, sau 2,5 giờ kiểm tra để biết cho ăn thiếu hay thừa). Xem qua cột (1) biết được thời gian nuôi là 61 ngày, đối chiếu với ngày nuôi thực tế của ao, sẽ biết tôm tăng trưởng nhanh hay chậm (số liệu trong bảng theo kinh nghiệm thực tế trung bình nhiều năm nuôi) 3.2. Lượng thức ăn từ tháng thứ hai trở đi Sau khi nuôi 30 ngày, kiểm tra khối lượng trung bình của tôm, dựa vào bảng 1 tính lượng thức ăn cho ăn hàng ngày và thức ăn cho vào sàng, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Bố trí sàng kiểm tra ở 4 góc ao: Ao diện tích 1.000- 2.000m2 : 1 chiếc

3.000- 4.000m2 : 2 chiếc 5.000- 6.000m2 : 4 chiếc

Nuôi sau một tháng, 10 ngày kiểm tra tăng trọng của tôm trong ao 1 lần để tính lượng thức ăn vừa đủ, kiểm tra sàng cho ăn để biết thức ăn đủ hay thiếu, điều chỉnh lượng thức ăn lần sau. Thức ăn trong sàng vừa hết là đủ, nếu thừa lần sau bớt đi, nếu thiếu lần sau tăng thêm. Thông thường tôm lột xác 1-2 ngày tôm giảm ăn, cần chú ý điều chỉnh thức ăn cho phù hợp (xem bảng 1).

Tôm nuôi trong tháng đầu, có chiều dài khoảng 5cm. Thời gian kiểm tra 3 giờ một lần. Tôm nuôi trong khoảng 40- 50 ngày có chiều dài trên 8cm. Thời gian kiểm tra 2- 2,5 giờ một lần. Tôm nuôi trong khoảng 60 ngày, có chiều dài trên 9cm. Thời gian kiểm tra 1,5 giờ một lần, đến hết thời gian kiểm tra nói trên, thức ăn trong vó vừa hết là đủ.

11

3.3. Những điều cần chú ý khi cho tôm ăn - Cần phải chú ý không cho tôm ăn khi :

+ Thức ăn kém phẩm chất, bị mốc; + Nước ao bị ô nhiễm nặng; + Trời đang mưa to, gió lớn; + Tôm đang nổi đầu; + Tôm đang lột xác. - Cho tôm ăn ít khi: Giai đoạn tôm còn nhỏ. - Cho tôm ăn nhiều khi:

+ Giai đoạn tôm bắt đầu trưởng thành đến cuối kỳ nuôi : + Trời nắng ấm, gió nhẹ; + Tôm khoẻ chất nước tốt.

- Thời gian cho ăn 5 đến 6 lần trong ngày, tỉ lệ thức ăn trong ngày đêm phân bổ như sau :

+ Từ 5h00 đến 6h00 cho ăn 30%; + Từ 10h00 đến 11h00 cho ăn 20%; + Từ 14h00 đến 15h00 cho ăn 15%. + Từ 18h00 đến 19h00 cho ăn 35%;

- Khối lượng thức ăn chủ yếu cho về ban đêm chiếm 70 - 80%, ban ngày chiếm 20 - 30%. 3.4. Cách xác định tỷ lệ sống của tôm

- Thả tôm giống vào giai đặt trong ao nuôi có mật độ giống như tôm nuôi trong ao, sau mười ngày xác định một lần; tỷ lệ sống trong gia nói chung kém ngoài ao 5- 10%;

- Dùng chài quăng nhiều lần ở nhiều điểm khác nhau trong ao để tính ra tỷ lệ sống của tôm trong ao theo công thức :

Số tôm đánh được trung bình trong một chài (con)

Tỉ lệ sống = x DT ao (m2) K

Diện tích chài (m2)

K là hệ số kinh nghiệm nếu : Nước sâu 1m, chiều dài của tôm 6- 7cm, hệ số K=1,4; Nước sâu 1m, chiều dài của tôm 8- 9cm, hệ số K=1,2; Nước sâu 1,2m, chiều dài của tôm 6- 7cm, hệ số K=1,5; Nước sâu 1,2m, chiền dài của tôm 8- 9cm, hệ số K=1,3.

3.5. Cách cho ăn: Khi cho tôm ăn, rải đều thức ăn khắp ao, trừ vùng nhỏ giữa ao tập trung các

chất thải cặn bã. Ao sử dụng quạt nước phải dừng hoạt động khi tôm ăn. Ao sử dụng hệ thống sục khí đáy ao, khi cho ăn vẫn sục khí bình thường.

Ao sử dụng quạt nước phải dừng hoạt động khi tôm ăn. Ao sử dụng hệ thống sục khí đáy ao, khi cho ăn vẫn sục khí bình thường.

12

Giai đoạn chuyển tiếp giữa hai số thức ăn (cỡ hạt thức ăn) cần có sự phối trộn giữa hai số trước 2-3 ngày khi chuyển hẳn sang thức ăn số mới.

Kiểm tra khối lượng trong bình bằng cách bắt trên 100 con cân và tính trọng lượng trung bình trên con.

Bố trí sàng (nhá) kiểm tra ở 4 góc ao: Ao diện tích 5000m2 : 4 chiếc

8000-10.000m2 : 6 chiếc Nuôi sau một tháng, 10 ngày kiểm tra tăng trọng của tôm trong ao 1 lần để

tính lượng thức ăn vừa đủ, kiểm tra sàng cho ăn để biết thức ăn đủ hay thiếu, điều chỉnh lượng thức ăn lần sau. Thức ăn trong sàng vừa hết là đủ, nếu thừa lần sau bớt đi, nếu thiếu lần sau tăng thêm. Thông thường tôm lột xác 1-2 ngày tôm giảm ăn, cần chú ý điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Hình 4: Sàng (nhá) kiểm tra thức ăn và sinh trưởng tôm chân trắng

Bổ sung thường xuyên các chất : vitamin C, vitamin E, tỏi giã, thuốc kích thích tăng trưởng ... để tăng cường thể chất và sức đề kháng của tôm, từ đó, hạn chế được sự phát sinh dịch bệnh. 4. THUỐC, HÓA CHẤT VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC DÙNG TRONG NUÔI TÔM

Để đảm bảo sản xuất Tôm sú thương phẩm ATVSTP, cần phải sử dụng các loại thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam theo các Quyết định, các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (xem Phụ lục 2)

Áp dụng theo mục 2.1. Thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học thuộc muc 2. Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT) 5. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI Những yêu cầu về chất lượng nước ao nuôi tôm chân trắng : Bảng 3: Yêu cầu chất lượng nước trong ao nuôi tôm thâm canh (Theo Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT) TT Chỉ tiêu Đơn vị Mức tối ưu Giới hạn cho phép 1 BOD5 mg/l < 20 < 30

13

2 NH3 mg/l < 0,1 ≤ 0,3 3 H2S mg/l < 0,02 ≤ 0,05 4 NO2 mg/l < 0,25 < 0,35 5 pH 7,5 ÷ 8,5

8,0 ÷ 8,3 7 ÷ 9, dao động trong ngày

không quá 0,5 6 Nhiệt độ 0C 20 ÷ 30 18 ÷ 33 7 Độ muối ‰ 10 ÷ 25 5 ÷ 35 8 Oxy hòa tan

(DO) mg/l > 4,0 ≥ 3,5

9 Độ trong cm 30 ÷ 35 20 ÷ 50 10 Độ kiềm mg CaCO3/l 80 ÷120 60 ÷ 180 5.1. Bằng phương pháp cơ học 5.1.1. Quạt nước:

Nguyên tắc bố trí quạt tạo thành dòng chảy, gom các chất cặn bã vào giữa ao, quạt có cánh dài sẽ tung lượng nước lên cao, dễ dàng hấp thu oxy từ không khí đưa vào ao và đẩy được khí độc ra khỏi ao. Quạt nước còn có tác dụng hòa đều oxy từ hệ thống sục khí trong ao. Thường ao có độ sâu 1,5m diện tích 5.000 m2 phải dùng 4 - 6 máy; 5.1.2. Sục khí đáy ao:

Máy nén khí công suất 1HP (30m3 khí/h) dùng thổi khí cho 30 đĩa sủi bọt. Bố trí một đĩa sủi bọt sử dụng cho 50-60m2 ao nuôi tôm. Đĩa được lắp ráp bằng để lắp đĩa và ống nhựa dẫn khí trong ao nuôi. Một máy nén 1HP có thể dùng cho 1.500-2.000m2 ao nuôi. 5.1.3. Si phông đáy và thay nước ao nuôi:

- Quy trình công nghệ áp dụng theo phương pháp ít thay nước. Thông thường mức nước trong ao cao 1,2-1,5m.

- Từ tháng thứ 2 và tháng thứ 3 si phông và thay nước phụ thuộc vào chất lượng nước nuôi và chỉ thay 10% và lần sau thay không quá 30%. Nguồn nước thay lấy từ ao lắng lọc.

Tháng TB Giờ

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

1 Q SK

2 Q SK

3 Q SK

Hình 6: Sơ đồ lịch chạy máy quạt (Q) và sục khí (SK) đáy ao

14

Bảng 4: Thời gian vận hành máy quạt nước và máy sục khí Tháng Thiết bị Thời gian

hoạt động Chú ý

1 Quạt 5h Ít nắng, trời mưa, quạt để trộn đều khối nước Sục khí 13h Đảm bảo DO tầng đáy >4mg/l

2 Quạt 9h Ít nắng, trời mưa, quạt để trộn đều khối nước Sục khí 15h Đảm bảo DO tầng đáy >4mg/l

3 Quạt 10h Ít nắng, trời mưa, quạt để trộn đều khối nước Sục khí 17h Đảm bảo DO tầng đáy >4mg/l

5.2. Bằng phương pháp hóa dược 5.2.1. Những yêu cầu về xác định chất lượng nước ao nuôi tôm chân trắng :

Vị trí lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu thường là gần đáy ao nơi cho tôm ăn. Ðiểm lấy mẫu chỉ tiêu pH cách mặt nước 0,5m. Ðiểm lấy mẫu đo nhiệt độ ở tầng giữa của ao. Sau khi trời mưa to hoặc bão xong phải đo cả ở tầng mặt và tầng đáy. 5.2.2. Ðịnh kỳ dùng vôi:

Lượng cần dùng phụ thuộc vào chất nước và mức độ ô nhiễm ở đáy ao, thông thường sử dụng khoảng 100 - 150 kg/ha. Vôi có tác dụng làm tan một số chất hữu cơ trong nước, khiến đáy ao bớt ô nhiễm, ngoài ra, khi sử dụng vôi, lượng dưỡng khí trong ao tăng lên.

Ngoài việc sử dụng định kỳ, có thể dùng cả những hôm trời mưa để điều tiết sắc nước và độ pH. 5.2.3. Ðịnh kỳ sử dụng thuốc tiêu độc:

Thuốc tiêu độc hàng đầu hiện nay là VICATO (TCCA- Tricloisocyanuric acid), vì thuốc ở dạng đóng viên màu trắng (2g/viên), thuốc chìm ở đáy và sủi bọt khi sử dụng. Thuốc ưu điểm điều tiết chất nước, giúp ngăn ngừa dịch bệnh, thuốc tiêu độc có một số nhược điểm là làm giảm thể lực của tôm, tiêu diệt những sinh vật phù du hữu ích, phá hỏng môi trường sinh thái của tôm nuôi. Vì vậy, phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn về liều lượng. 5.2.4. Biện pháp xử lý H2S và NH4

Ở ao nuôi tôm, hàm lượng NH3 không được quá 0,5 mg/l; H2S không được quá 0,1 mg/l; nếu quá lượng trên tôm sẽ chết hàng loạt.

Biện pháp khống chế H2S và NH3 như sau : + Mật độ tôm giống phải hợp lý, thức ăn cho tôm ăn hằng ngày phải hợp lý;

sử dụng vi khuẩn quang hợp bón xuống ao để giảm thiểu ô nhiễm đáy ao; + Sử dụng Zeolite để hấp thụ các chất lắng đọng ở đáy ao và hấp thụ H2S và

NH4; lượng Zeolite dùng cho 200-300kg/ha; + Dùng thức ăn nuôi tôm chất lượng cao, giảm thiểu ô nhiễm chất nước, ô

nhiễm đáy ao. 5.3. Bằng phương pháp sinh học Dùng một số chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường như nuôi tôm sú thâm canh.

15

Hiện nay có nhiều chế phẩm, những chế phẩm có thể dùng cho quy trình nuôi tôm: Bio- Water, Aquapond-100, Soil-pro, Pond-clear, Protexin, NAVET-Biozym... 5.4. Xử lý các chất thải sau khi nuôi tôm Bảng 5:. Yêu cầu chất lượng nước thải từ ao nuôi tôm thâm canh sau khi xử lý (Theo Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT)

TT Chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn cho phép 1 BOD5 mg/l < 30 2 NH3 mg/l < 0,3 3 H2S mg/l < 0,05 4 NO2 mg/l < 0,35 5 pH 6 ÷ 9 6 Nhiệt độ 0C 18 ÷ 33 7 Độ muối ‰ 5 ÷ 35 8 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 3,0 9 Độ trong cm 20 ÷ 50

10 Kiềm mg/l 60 ÷ 180 Sau khi thu hoạch tôm, cần xử lý môi trường nuôi bằng cách là khử trùng

vùng nuôi. Sử dụng: VICATO (TCCA) khử trùng hoặc chế phẩm sinh học để xử lý mùn

bã hữu cơ 6. QUẢN LÝ SỨC KHỎE TÔM NUÔI 6.1. Bệnh thường gặp ở tôm chân trắng

6.1.1. Bệnh đốm trắng (White Spot Disease - WSD) a) Tác nhân gây bệnh: White Spot Syndrome Virus (WSSV). b) Dấu hiệu bệnh lý: Tôm bị bệnh có màu hồng đến hồng đỏ, xuất hiện những đốm màu trắng có đường kính từ 0,5-3 mm ở mặt trong lớp vỏ kitin vùng đầu ngực và đốt bụng thứ 5, 6 sau đó lan ra toàn thân. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong vòng 3-5 ngày. Đây là bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn nhất cho tôm nuôi . c) Phân bố, mùa vụ, lan truyền: Bệnh đốm trắng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó lan nhanh sang các nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1993. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa giữa mùa mưa hoặc cuối mùa mưa đầu mùa khô, khi tôm nuôi được khoảng 45-60 ngày tuổi. Bệnh lan truyền theo đường truyền ngang và đường truyền dọc. Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) và các loài giáp xác khác ở mọi giai đoạn sinh trưởng. d) Chẩn đoán bệnh: Bằng mô bệnh học; Kỹ thuật PCR

6.1.2. Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease - YHD) a) Tác nhân gây bệnh: Yellowhead complex virus (YHCV).

16

b) Dấu hiệu bệnh lý: Tôm bị bệnh có biểu hiện ăn nhiều một cách khác thường, sau đó ngừng ăn, với sự xuất hiện màu vàng ở phần đầu ngực và sự nhạt màu của toàn cơ thể, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và ven bờ rồi chết với mức độ tăng dần trong vòng 2-4 ngày, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.

c) Phân bố và lan truyền: Bệnh tìm thấy đầu tiên tại Thái Lan vào đầu những năm 1990 sau đó lan ra các nước khu vực Đông Nam Á như Philipine, Indonesia, Trung Quốc. Bệnh đầu vàng lan truyền theo đường truyền ngang.

Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei).

d) Chẩn đoán bệnh: Bằng mô bệnh học; Kỹ thuật PCR 6.1.3. Hội chứng Taura (Taura Syndrome – TS)

a) Tác nhân gây bệnh: Taura Syndrome Virus (TSV). b) Dấu hiệu bệnh lý: Thể cấp tính: đuôi tôm phồng lên và chuyển sang màu đỏ. Tỷ lệ chết từ 40-

90% trong vòng 5-20 ngày. Giai đoạn chuyển tiếp: xuất hiện các đốm đen trên biểu bì, phồng đuôi và

chuyển màu đỏ (người ta thường gọi là bệnh đỏ đuôi). Nếu bệnh chuyển sang thể mạn tính xuất hiện nhiều đốm nhiễm melanin c) Phân bố và lan truyền: Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Ecuador năm 1991

trên tôm chân trắng và nhanh chóng lây lan sang các nước ở khu vực Châu Mỹ La tinh như: Hawaii, Colombia, Peru… và một số nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan…Ở Việt Nam chưa có báo cáo chính thức về dịch bệnh này.

Hội chứng Taura có thể lan truyền theo đường truyền ngang và đường truyền dọc.

Loài cảm nhiễm: tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở giai đoạn 14-40 ngày tuổi.

d) Bằng mô bệnh học; Kỹ thuật PCR 6.1.4. Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm (Infectious Hypodermal and Haematopoetic Necrosis - IHHNV)

a) Tác nhân gây bệnh: Do vi rút Infection Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus (IHHNV) gây ra.

b) Dấu hiệu bệnh lý: Tôm có biểu hiện hôn mê, hoạt động yếu, chùy biến dạng, lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục. Tôm chân trắng thể hiện hội chứng dị hình, an-ten quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống chân trắng bị bệnh IHHNV thường từ 10-30%, khi bị bệnh nặng có thể tới 50%.

c) Phân bố và lan truyền: Bệnh được thấy nhiều trên đàn tôm chân trắng ở châu Mỹ và Châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,...

Bệnh lan truyền theo cả đường truyền ngang và đường truyền dọc. Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus

vannamei) ở tất cả các giai đoạn. d) Chẩn đoán bệnh: Bằng mô bệnh học; Kỹ thuật PCR

17

6.1.5. Bệnh vi rút gan tụy (Hepatopancreatic Parvovirus Disease) a) Tác nhân gây bệnh: Hepatopancreas Parvovirus (HPV). b) Dấu hiệu bệnh lý: Tôm bị bệnh có triệu chứng không đặc trưng, chậm lớn,

ít hoạt động, đục thân, vỏ và phụ bộ thường có nhiều sinh vật bám. Gan tụy bị phá hủy và có màu trắng. Tỷ lệ chết có thể từ 50-100% trong 4 tuần.

c) Phân bố và lan truyền: Bệnh phân bố rộng rãi ở các nước Châu Á, Châu Úc, Châu Phi và Châu Mỹ. Ở nước ta bệnh được phát hiện lần đầu trên tôm sú nuôi ở Quảng Ninh năm 2002. Bệnh lan truyền theo đường truyền ngang.

Loài cảm nhiễm: Tôm he ở giai đoạn tôm giống. d) Chẩn đoán bệnh: Bằng mô bệnh học; Kỹ thuật PCR

6.1.6. Bệnh Hoại tử cơ hay còn gọi bệnh đục cơ do vi rút (IMNV) a) Tác nhân gây bệnh: Infectious myonecrosis virus. b) Dấu hiệu bệnh lý: Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng hoại tử từ những điểm

nhỏ sau đó lan dần ra, thường phần đuôi tôm xuất hiện màu trắng đục. Tôm chân trắng nhiễm bệnh hoại tử cơ có tỷ lệ chết từ 35 - 55%, thậm chí còn cao hơn. Nồng độ muối và nhiệt độ môi trường cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh IMNV bùng phát. Bệnh hoại tử cơ có khả năng cảm nhiễm sang một số loài tôm khác, kể cả tôm sú.

Hình 5: Tôm chân trắng bị bệnh đục thân- IMNV

c) Phân bố và lan truyền: Bệnh IMNV được phát hiện lần đầu trên đàn tôm chân trắng tại Mexico năm 2004. Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đưa vào danh sách các bệnh phải theo dõi ở khu vực châu Á.

Bệnh lan truyền theo cả đường truyền ngang và đường truyền dọc. Loài cảm nhiễm: tôm chân trắng (cảm nhiễm nhất), tôm sú ở tất cả các giai

đoạn sinh trưởng. d) Chẩn đoán bệnh: Bằng mô bệnh học; Kỹ thuật PCR6.1.7. Vi khuẩn gây hoại tử gan tụy (Necrotizing Hepatopancreatitis – NHP)

a) Tác nhân gây bệnh: Là loại vi khuẩn Gram âm có cấu trúc giống như vi khuẩn Ricketsia. Gọi là vi khuẩn gây hoại tử gan tụy (NHPB).

18

b) Dấu hiệu bệnh lý: Các dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng, bao gồm: tôm bơi lờ đờ, giảm ăn, tăng trưởng chậm, vỏ mềm và gan tụy teo. Kiểm tra ở các góc ao/đầm, tôm mắc bệnh ruột bị rỗng, bẩn, biểu mô bề mặt ruột tăng sinh hoặc bị nhiễm khuẩn thứ phát cùng với sự xuất hiện các chấm đen ở gan tụy. Tỷ lệ chết lên tới 95% ở những đàn tôm nuôi không được điều trị bệnh.

c) Phân bố lan truyền: Chủ yếu ở phía Tây bán cầu gồm các nước Mỹ, Mexico, Panama, Belize, Guatemala, Colombia, Ecuador, Nicaragua, Costa Rica, Brazil, Peru và Venezuela.

Loài cảm nhiễm: Tôm chân trắng (Penaeus vannamei), Tôm xanh châu Á Thái Bình Dương (P. stylirostris), tôm sú (P.monodon) ở giai đoạn hậu ấu trùng, tôm giống và tôm trưởng thành.

d) Chẩn đoán bệnh: Bằng mô bệnh học; Kỹ thuật PCR 6.1.8 Hội chứng hoại tử gan tụy

a) Tác nhân: Vibrio parahaemoliticus nhiễm bởi 1 loại thực khuẩn thể (phage) sinh ra độc tố cực mạnh gây hội chứng hoại tử gan tụy cho tôm nuôi.

b) Dấu hiệu bệnh lý:

- Tôm chậm lớn, lờ đờ bỏ ăn, táp mé và chết ở đáy ao/đầm nuôi. - Khi tôm chết thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. - Tôm sú P. monodon chết ở 20-30 ngày sau khi thả (35-45 ngày tuổi), - Tôm chân trắng chết ở 30-35 ngày sau khi thả (45-50 ngày tuổi). - Tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm, màu sắc cơ thể biến đổi, gan tụy mềm

nhũn, sưng to hoặc teo lại. Có các đốm trắng (hoặc đen/nâu) ở trên gan tụy hoại tử. - Các tế bào trung tâm của tổ chức gan tụy (tế bào tiết B: Basenzellen, tế bào

xơ F: Fibrillenzellen, tế bào dự trữ R: Restzellen) có sự biến đổi cấu trúc và rối loạn chức năng.

- Các tế bào của tổ chức gan tụy có nhân lớn bất thường và có hiện tượng bong tróc tế bào biểu mô ống lượn và bị viêm nhẹ

- Ở giai đoạn cuối của hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính có sự tập hợp của tế bào máu ở giữa ống gan tụy và nhiễm khuẩn thứ cấp.

c) Phân bố và lan truyền: Loài nhiễm bệnh: Tôm sú (Penaeus monodon) và Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei); Bệnh xuất hiện nhiều ở tôm sú ở giai đoạn 20-45 ngày sau khi thả nuôi và ở tôm chân trắng sau 30-35 ngày thả nuôi.

EMS/AHPNS lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào năm 2009, bùng phát ở Việt Nam năm 2010, sau đó xuất hiện ở bán đảo Malaysia và phía đông Malaysia (khu vực phía bắc của đảo Borneo) năm 2011. Dịch bệnh này xuất hiện ở Thái Lan năm 2012 và lan sang Mexico năm 2013

d) Chẩn đoán bệnh: Phân lập vi khuẩn Vibrio parahaemoliticus; Kiểm tra mô bệnh học gan tụy; Kỹ thuật sinh học phân tử.

e) Biện pháp phòng trị bệnh: - Lựa chọn con giống không mang mầm bệnh (Specific Pathogen Free – SPF) hoặc con giống có khả năng kháng bệnh (Specific Pathogen Resistance – SPR). Giống không nhiễm Vibrio.

- Thực hành nuôi tốt (BMP, GAP, VietGAP).

19

- Thực hiện giám sát dịch bệnh chủ động hoặc xây dựng cơ sở nuôi an toàn dịch bệnh.

Hình 6: Gan tụy tôm chân trắng bị hoại tử (mẫu thu Quảng Ninh, theo Bùi Quang Tề, 2011) 6.1.9. Bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio spp.

a) Tác nhân gây bệnh: do nhóm vi khuẩn Vibrio spp bao gồm nhiều loài khác nhau như Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus và V. anguillarum.

b) Dấu hiệu bệnh lý: Dấu hiệu đặc trưng của bệnh đỏ thân bệnh đỏ thân hay bệnh ăn mòn các phần phụ hoặc bệnh phát sáng.

Tôm thường nổi lên mặt ao, dạt vào bờ, và kéo đàn bơi vòng quanh ao. Khi bị nặng tôm lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn.

Một số dấu hiệu khác của bệnh như tôm có sự chuyển màu nâu vàng hoặc màu đỏ, mềm vỏ, xuất hiện các vết thương hoại tử, ăn mòn trên vỏ, các phần phụ như râu, chân bò, chân bơi, và đuôi.

Đối với tôm giống nhỏ và giai đoạn ấu trùng có hiện tượng phát sáng khi nhiễm bênh, xuất hiện các điểm đỏ ở gốc râu, vùng đầu ngực, thân, các phần phụ.

c) Phân bố, lan truyền: Bệnh đỏ thân do nhóm vi khuẩn vibrio gây ra có nguồn khác nhau như giống nhiễm bệnh, nguồn nước nhiễm bệnh và thức ăn nhiễm bệnh, gây bệnh trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm.

Đối tượng bị bệnh: Hầu hết các loài giáp xác trong đó có tôm sú, tôm chân trắng bị nhóm vi khuẩn Vibrio sp gây ra.

d) Chẩn đoán bệnh: Phân lập vi khuẩn e) Biện pháp phòng trị bệnh: Phòng bệnh: đối với giai đoạn mới thả giống

nếu nước ao chuẩn bị không tốt như không có màu hoặc đáy ao bị ô nhiễm thì bệnh đỏ thân sẽ xuất hiện và tôm kéo đàn bơi xung quanh bờ ao. Vì vậy việc chuẩn bị ao tốt như dọn đáy, lấy nước, diệt trùng và gây màu tốt sẽ hạn chế tối đa sự xuất hiện của bệnh đỏ thân do vi khuẩn ở đầu vụ nuôi.

Đối với tôm nuôi thương phẩm sau thời gian nuôi 2 tháng bệnh đỏ thân và ăn mòn vỏ kitin, phần phụ xuất hiện do ao bị ô nhiễm hợp chất hữu cơ. Vì vậy việc quản lý tốt nguồn thức ăn và chất thải sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh này. Việc

20

sử dụng một số chế phẩm sinh học là các chủng vi khuẩn có ích cũng có tác dụng khống chế vi khuẩn gây bệnh đỏ thân sinh trưởng và phát triển.

Trị bệnh: Khi tôm bị bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh như Oxytetracyline + Bacitracin (tỷ lệ 1:1) nồng độ 1-3 ppm; Erytromycin + Rifamycin (tỷ lệ 5:3) nồng độ 1-2 ppm; Erytromycin + Bacitracin (tỷ lệ 1:1) nồng độ 1-3 ppm; Thuốc phun trực tiếp xuống bể sau 12 giờ thay nước, xử lý nước bể nuôi liên tục trong 3 ngày.

Dùng một số kháng sinh trộn với thức ăn để trị bệnh tôm; Oxytetracyline, Sulphonamide, Doxyciline, Kanamycine liều dùng dao động từ 30-100mg/kg tôm/ngày cho tôm ăn liên tục trong 5 - 7ngày. 6.1.10. Bệnh nấm

a) Tác nhân gây bệnh: Haliphthoros sp., Lagenidium sp., Fusarium sp. b) Dấu hiệu bệnh lý: Đối với tôm ở giai đoạn ấu trùng nếu mắc bệnh nấm có

dấu hiệu là cơ thể chuyển màu trắng, tôm khó vận động và chết lắng dưới đáy bể hoặc túi đựng. Đối với giai đoạn tôm thịt dấu hiệu bệnh đặc trưng đó là phần phụ xuất hiện các đốm đen, hoặc chúng gây ra bệnh đen mang trên tôm sú.

c) Phân bố, lan truyền bệnh: Bệnh nấm trên tôm nuôi chủ yếu có nguồn gốc từ giống nhiễm bệnh. Một số trường hợp đáy ao bị ô nhiễm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm có thể mang mầm bệnh và gây bệnh cho tôm nuôi. Loài cảm nhiễm: Hầu hết các loại giáp xác như tôm sú, tôm chân trắng, ấu trùng cua, trứng giáp xác, tôm hùm.

d) Chẩn đoán bệnh: Phân lập nấm e) Biện pháp phòng trị bệnh: Phòng bệnh: Nấm là loài vi sinh vật sống hoại sinh trong nước, giá thể cho

nấm phát triển đó là mùn bã hữu cơ, thức ăn thừa, vì vậy việc quản lý tốt lượng thức ăn, tránh dư thừa và quản lý tốt nguồn nước có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh nấm.

Trị bệnh: đối với tôm ở giai đoạn ấu trùng khi bị bệnh nấm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chết do bệnh rất cao. Có thể sử dụng Mycostatin để tắm cho tôm ấu trùng. Đối với tôm thịt có thể sử dụng formalin nồng độ 20-25ppm phun trực tiếp xuống ao. 6.1.10. Bệnh tôm bông

a) Tác nhân gây bệnh: Ameson (= Nosema), kích thước bào tử 2,0 x 1,2 m, trong bào nang có đơn bào tử.

Pleistophora: kích thước bào tử 2,6 x2,1 m, trong bào nang có 16-40 bào tử.

Agmasoma (= Thelohamia) penaei: kích thước bào tử 3,6 x 5,0 hoặc 5,0 x 8,2 m, trong bào nang có 8 bào tử.

Agmasoma (= Thelohamia) luorara: Kích thước bào tử 3,6 x 5,4 m, trong bào nang có 8 bào tử

21

b) Dấu hiệu bệnh lý: Vi bào tử ký sinh trong các tổ chức của tôm, chúng bám vào cơ vân gây nên những vết tổn thương lớn làm đục mờ cơ vì thế nên gọi là bệnh tôm “bông”.

c) Phân bố và lan truyền bệnh: Vi bào tử ký sinh ở nhiều loài tôm he: P. monodon, P. merguiensis, P. setiferus,...

d) Chẩn đoán bệnh: Kiểm tra bằng mắt thường hoặc dưới kính hiển vi

Hình 6: Tôm chân trắng bị bệnh trắng đuôi (Mấu thu Nam Định theo Bùi Quang Tề, 2011)

Hình 11: Vi bào tử ở cơ của tôm chân trắng (nhuộm giemsa- Mẫu thu Nam Định theo Bùi Quang Tề, 2011)

e) Phòng trị bệnh: vi bào tử áp dụng theo phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Không dùng tôm bố mẹ nhiễm vi bào tử, phát hiện sớm loại bỏ những con tôm bị nhiễm vi bào tử. Khi thu hoạch phải lựa chọn những tôm nhiễm bệnh vi bào tử không cho phát tán và bán ngoài chợ. Bệnh 6: Những bệnh thường gặp ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm

TT Bệnh Tháng thứ 1 Tháng 2 Tháng 3

1 Vi rút đốm trắng- WSSV + +++ +++

2 Bệnh Taura -TSV ++ +++ -

3 Bệnh đục thân- IMNV - + ++

4 Hoại tử- IHHNV + + ++

5 Gan tụy- HPV + + ++

22

6 Bệnh hoại tử gan tụy +++ ++ +

7 Vibriosis + ++ +++

8 Nấm - + +++

9 Tôm bông- VBT - - +

10 Sinh vật bám ++ ++ +++

11 Chết đen - - +

12 Mềm vỏ - + ++

13 Trúng độc (NH3, H2S) - ++ +++

6.1.11. Bệnh sinh vật bám a) Tác nhân gây bệnh: một trùng loa kèn (Zoothamnium sp., Epistylis sp.,

Tokophrya, Acineta, Vorticella), Vi khuẩn dạng sợi (Leucothrix mucor, Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thiothrix sp, Flavobacterium sp,...)

b) Dấu hiệu bệnh lý: Tôm yếu, hoạt động khó khăn. Trên vỏ, phần phụ, mang sinh vật bám đầy. Sinh vật bám làm cản trở sự hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của tôm, đặc biệt gây tác hại lơn ở ấu trùng tôm và tôm nhiễm bệnh virus.

c) Phân bố và lan truyền bệnh: Gặp ở các giai đoạn phát triển của tôm he, tôm càng xanh. Phát bệnh nhiều vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông.

d) Chẩn đoán bệnh: Kiểm tra bằng mắt thường hoặc dưới kính hiển vi e) Phòng trị bệnh: Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. Phun Formalin nồng độ

20-25ppm phun trực tiếp xuống ao. 6.1.13. Bệnh do dinh dưỡng và môi trường: bệnh chết đen do thiếu vitamin C; bệnh mềm vỏ do thiếu dinh dưỡng; chất độc NH3, H2S, tảo độc… 6.2. Tăng cường sức đề kháng cho tôm

Dinh dưỡng và tăng trưởng: trong quá trình nuôi tôm luôn theo dõi sự tăng trưởng của chúng để xác định sự sinh trưởng của chúng bình thường hay chậm phát triển. Thường xuyên bổ xung đầy đủ các chất dinh dưỡng cao như axit amin, dầu mực, vitamin và khoáng vi lượng

Chọn giống sạch bệnh: Kiểm tra con giống không nhiễm các bệnh vi rút: bệnh Taura- TSV, bệnh virus đốm trắng- WSSV, bệnh hoại tử- IHHNV 6.3. Sử dụng thuốc phòng bệnh cho tôm

Nguyên tắc sử dụng thuốc làm sạch môi trường là chính và có thể dùng một số hóa chất diệt mầm bệnh (Virus, Vibrio spp, nấm…) trong môi trường và ngoại ký sinh (sinh vật bám).

- Dùng formalin để tắm cho PL trước khi thả tôm nuôi - Dùng một số chất khử trùng mạnh VICATO (TCCA- Tricloisoxyanuric

axit),.. định kỳ hàng tháng 2 lần, khử trùng nước ao nuôi tôm.

23

- Dùng các chế phẩm kích thích và tăng cường sức đề kháng bệnh như dùng Glucan (TĐK-100).

- Dùng chế phẩm phụ gia thức ăn NOTOX Marine thường xuyên trộn với thức ăn để phòng bệnh hoại tử gan tụy.

- Dùng một số chiết xuất từ thực vật (VST1-T), Probiotex-one, Pharselenbiotic để ngăn ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn trong cơ thể tôm: bệnh Vibrio spp, bệnh trùng hai tế bào (Gregarine)…

- Tỏi phòng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…), dùng 10-15g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước vừa đủ trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.

- Không dùng hoặc hạn chế dùng kháng sinh và các hóa chất (theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT) phòng trị bệnh cho tôm nuôi (Phụ lục 2). 7. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM Thời gian nuôi tôm thâm canh thường từ 75-90 ngày. Thu hoạch có hiệu quả kinh tế khi khối lượng tôm 12-17g/con (60-80con/kg).

Nuôi bán thâm canh năng suất đạt 3-5 tấn/ha; nuôi thâm canh năng suất đạt 8-10 tấn/ha/vụ nuôi.

Tháng nuôi cuối cùng cần theo dõi kỹ chu kỳ lột xác của tôm, để định ngày thu hoạch được hiệu quả, tốt nhất là sau khi tôm lột xác sau 7-10 ngày, lúc này vỏ tôm cứng thịt chắc khối lượng tăng, nếu thu vào lúc tôm vừa lột xác tỷ lệ hao hụt cao.

Phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trước khi thu hoạch tôm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Khi thu hoạch tôm thương phẩm, có thể kéo lưới bằng lưới thu hoạch tôm chất lượng cao, sử dụng loại ngư cụ phù hợp, thực hiện đóng quy trình và yêu cầu kỹ thuật đảm bảo chất lượng và không làm hư hại sản phẩm. Dùng te điện, lưới điện là thuận tiện nhất, không cần tháo cạn ao.

Dụng cụ sử dụng khi thu hoạch, bảo quản và vận chuyển tôm phải có thiết kế, cấu trúc thích hợp; được vệ sinh sạch nhằm hạn chế tối đa khả năng nhiễm bẩn và dập nát sản phẩm.

Sản phẩm tôm sau khi thu hoạch phải được rửa cẩn thận bằng nước sạch; ướp nước đá và bảo quản trong các thùng cách nhiệt duy trì được nhiệt độ 4,0oC.

Nước đá dùng trong bảo quản tôm phải đảm bảo chất lượng; được sản xuất tại các cơ sở theo quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN 174: 2002.

Sản phẩm tôm sau thu hoạch và bảo quản phải được nhanh chóng vận chuyển tới các cơ sở thu mua hoặc chế biến. Khi vận chuyển phải đảm bảo tôm không bị nhiễm bẩn các chất độc hại như dầu nhờn, nhiên liệu, mảnh vụn kim loại hay các vật lạ khác.

24

Tôm thương phẩm thu hoạch đạt yêu cầu các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm: dư lượng kháng sinh, độc tố nấm, dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng kim loại nặng, vi sinh vật.

Hình 7: Thu hoạch tôm chân trắng

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011. Ban hành Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch. Thông tư số 83/2011/TT-BNNPTNT, ký ngày 09/12/2011 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011. Ban hành hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra (P. hypophthalmus), tôm sú (P. monodon) và tôm chân trắng (P. vannamei). Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ký ngày 18/7/2011 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011. Ban hành Quy phạm thực hành Nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP). Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ký ngày 05/7/2011 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010. Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản. Thông tư số 06 /2010/TT–BNNPTNT. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ký ngày 02/02/2010 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011. Cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm – Điều kiện vệ sinh thú y QCVN 01-79:2011/BNNPTNT, 2011. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010. Trifluralin và các sản phẩm có chứa Trifluralin trong danh mục quy định tại Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT, Ký ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010. Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT, Ký ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010. Qui định về kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản. Thông tư số

25

41/2010/TT-BNNPTNT ngày 5/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009. Ban hành Danh mục kháng sinh, hoá chất cấm sử dụng và hạn chế sử dụng. Thông tư 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 4 năm 2008- Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, Bộ Thủy sản, 2006. Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS, ngày 04 tháng 10 năm 2006- Quy chế quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn. Bùi Quang Tề và CTV, 2011. Kết quả bước đầu nghiên cứu bệnh gan tụy tôm sú nuôi và biện pháp ngăn ngừa. Tạp chí KHKT thú y tập XVIII, số 2- 2001, trang 66-74. Bùi Quang Tề và CTV, 2011. Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị nuôi tôm sú thâm canh theo hệ thống đa chu kỳ đa ao. Báo cáo đề tài cấp Nhà nước, mã số KC-07.11/06-10 Bùi Quang Tề và CTV, 2006. Nghiên cứu xây dựng giải pháp kỹ thuật nuôi Tôm sú, cá Bas a và cá Tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Báo cáo cáo đề tài cấp Nhà nước, mã số KC-06-20NN. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2003. 186 trang Đào Văn Trí và CTV, 2004. “Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm he Chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)” được Bộ Thuỷ Sản giao Viện Nghiên cứu Thuỷ sản III chủ trì thực hiện từ tháng 3/2003 đến tháng 12/2004

26

PHỤ LỤC 1 Bảng 1PL: Thiết bị dụng cụ cho 1,0ha nuôi thâm canh Tôm Chân trắng TT Danh mục Đơn vị Quy cách Số lượng 1 Máy bơm nước 3,0-4,0kw Máy 100-160m3/h 1 2 Máy bơm nước 1,5-2,2kw Máy 45-65m3/h 2 3 Máy quạt nước 1,5-3,2kw Máy 4-8 guồng cánh 4 - 8

4 Máy nén khí Máy 3HP 2 5 Hệ thống si phông đáy Bộ 5-10m3/h 1 6 Hệ thống xử lý chất thải rắn Bộ 5-10m3/h 1 7 Chài Chiếc Mắt lướíi 2a = 15 mm 1 8 Lưới kéo tôm Chiếc Mắt lướíi 2a = 15 mm 1 9 Chuồng đánh tôm Chiếc Mắt lướíi 2a = 10 mm 4

10 Vợt vớt bẩn trong ao Chiếc Mắt lưới 2a = 10 mm 4 11 Sàng kiểm tra thức ăn Chiếc Diện tích 0,5 m² 6 - 8 12 Cân kỹ thuật Chiếc Cân tố đa 0,5kg 1 13 Cân đồng hồ Chiếc Cân tố đa 5 1 14 Cân đồng hồ Chiếc Cân tố đa 60kg 1 15 Thước đo chiều dài tôm Chiếc Chia vạch tới mm 2 16 Thước đô chiều sâu ao Chiếc Chia vạch tới cm 2 17 Thuyền Chiếc Trọng tải 500kg 2 18 Thau nhựa Chiếc Dung tích 5-10 lít 4 19 Xô nhựa Chiếc 10-15 lít 4

PHỤ LỤC 2

QUẢN LÝ THUỐC THÚ Y THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NUÔI TÔM

Để đảm bảo sản xuất Tôm Chân trắng thương phẩm ATVSTP theo quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP- Good Aquaculture Practic), cần phải sử dụng các loại thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam theo các Quyết định, các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Quyết định về việc đính chính về việc đưa các sản phẩm có chứa Cypermethrin, Deltamethrin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản; thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Thông tư số 04/2012/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

27

- Trifluralin và các sản phẩm có chứa Trifluralin trong danh mục quy định tại Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Ban hành danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Thông tư số 69/2010/TT-BNNPTNT, ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

- Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Thông tư số 20/2010/TT-BNN&PTNT ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

- Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN, ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh

cấm sử dụng, hạn chế sử dụng (Ban hành theo Thông tư số 29/2009/TT-BNNPTNN, ký ngày 04 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT)

- Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2009/TT-BNNPTNT, ký ngày 10 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT)

- Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2009/TT-BNNPTNT, ký ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT) Bảng 2PL: Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong kinh doanh sản xuất thủy sản (Theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT)

TT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến.

2 Chloramphenicol 3 Chloroform 4 Chlorpromazine 5 Colchicine 6 Dapsone 7 Dimetridazole 8 Metronidazole 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)

10 Ronidazole 11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 Diethylstilbestrol (DES) 16 Glycopeptides

28

17 Trichlorfon (Dipterex) 18 Gentian Violet (Crystal violet) 19 Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản

xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ)

20 Trifluralin và các sản phẩm có chứa Trifluralin trong danh mục quy định tại Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Bảng 3PL: Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong kinh doanh sản xuất thủy sản (theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT)

TT Tên hoá chất, kháng sinh Dư lượng tối đa (MRL)(ppb) 1 Amoxicillin 50 2 Ampicillin 50 3 Benzylpenicillin 50 4 Cloxacillin 300 5 Dicloxacillin 300 6 Oxacillin 300 7 Oxolinic Acid 100 8 Colistin 150 9 Cypermethrim 50

10 Deltamethrin 10 11 Diflubenzuron 1000 12 Teflubenzuron 500 13 Emamectin 100 14 Erythromycine 200 15 Tilmicosin 50 16 Tylosin 100 17 Florfenicol 1000 18 Lincomycine 100 19 Neomycine 500 20 Paromomycin 500 21 Spectinomycin 300 22 Chlortetracycline 100 23 Oxytetracycline 100 24 Tetracycline 100 25 Sulfonamide (các loại) 100 26 Trimethoprim 50

29

27 Ormetoprim 50 28 Tricainemethanesulfonate 15-330 29 Danofloxacin 100 30 Difloxacin 300 31 Enrofloxacin + Ciprofloxacin 100 32 Sarafloxacin 30 33 Flumequine 600

PHỤ LỤC 3 NHẬT KÝ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG

Năm 20… Địa điểm: ……………………………………………………

THÔNG TIN VỀ AO NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG

Tên chủ ao nuôi:........................................ Địa chỉ: .................................................... Điện thoại: .......................................

Ao:………….....Diện tích nuôi: ....................... Đợt 1: Ngày thả: ....../....../20…..Số lượng giống thả: ........................Mật độ: ........con/m2 Nguồn giống: ..................Tuổi PL: ......; Đốm trắng (WSSV): …. Taura (TSV):….. IHHNV: .....; Hoại tử gan tụy..... ; SVB:…..% Đợt 2: Ngày thả: ....../....../20…..Số lượng giống thả: ........................Mật độ: ........con/m2 Nguồn giống: ......................Tuổi PL: ......; Đốm trắng (WSSV): … Taura (TSV):….. IHHNV: ..... ; Hoại tử gan tụy..... ; SVB:…..% Đợt 3: Ngày thả: ....../....../20…..Số lượng giống thả: ........................Mật độ: ........con/m2 Nguồn giống: ......................Tuổi PL: ......; Đốm trắng (WSSV): … Taura (TSV):….. IHHNV: ..... ; Hoại tử gan tụy..... ; SVB:…..% Đợt 4: Ngày thả: ....../....../20…..Số lượng giống thả: ........................Mật độ: ........con/m2 Nguồn giống: ......................Tuổi PL: ......; Đốm trắng (WSSV): …. Taura (TSV):….. IHHNV: ..... ; Hoại tử gan tụy..... ; SVB:…..% Đợt 5: Ngày thả: ....../....../20…..Số lượng giống thả: ........................Mật độ: ........con/m2 Nguồn giống: ......................Tuổi PL: ......; Đốm trắng (WSSV): … Taura (TSV):….. IHHNV: ..... ; Hoại tử gan tụy..... ; SVB:…..%

30

Đợt 6: Ngày thả: ....../....../20…..Số lượng giống thả: ........................Mật độ: ........con/m2 Nguồn giống: ......................Tuổi PL: ......; Đốm trắng (WSSV): …Taura (TSV):….. IHHNV: ..... ; Hoại tử gan tụy..... ; SVB:…..% Thời gian và Sơ đồ lịch chạy máy quạt (Q) và sục khí (SK) đáy ao

Tháng Thiết bị Thời gian hoạt động

Chú ý

1 Quạt 5h Ít nắng, trời mưa, quạt để trộn đều khối nước Sục khí 13h Đảm bảo DO tầng đáy >4mg/l

2 Quạt 9h Ít nắng, trời mưa, quạt để trộn đều khối nước Sục khí 13h Đảm bảo DO tầng đáy >4mg/l

3 Quạt 10h Ít nắng, trời mưa, quạt để trộn đều khối nước Sục khí 14h Đảm bảo DO tầng đáy >4mg/l

Tháng TB Giờ

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

1 Q SK

2 Q SK

3 Q SK

Theo dõi hàng ngày, nuôi đợt....

Ngày tháng

Tuổi tôm

Mã số

TA

Lượng thức ăn (kg) Chất lượng nước Hóa chất

Khối lg

tôm Lần

1 Lần

2 Lần

3 Lần

4 Lần

5 Lần

6 Cộng T0 pH DO Độ

đục Độ

mặn NH3 NO2 H2S

S C S C S C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11