13
1 hoav BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 26/04) VN - Index 979,64 0,57% HNX - Index 107,46 0,49% D.JONES CK Mỹ 26.430,14 0,61% STOXX CK C.Âu 3.514,62 - 0,00% CSI 300 CK TQ 3.913,21 0,33% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 02/05) SJC Ng.đ/L 36.360 0,05% Quốc tế USD/Oz 1.281,40 0,11% Tgiá USD/VND BQ LNH 23.033 0,02% EUR/USD 1,1204 0,69% Du WTI USD/th 63,58 2,02% 6 Xu hướng giảm phí của một số ngân hàng gần đây khá bất ngờ so với những đề xuất tăng phí rút tiền giao dịch qua ATM hoặc tăng các loại phí dịch vụ trước đây. Nhìn ở góc độ thị trường, một số chuyên gia kinh tế nhận xét câu chuyện cạnh tranh về phí dịch vụ theo hướng giảm sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng có thêm khách hàng, phân tích "khẩu vị" khi khách hàng dùng thẻ tín dụng, thẻ ATM và các dịch vụ ngân hàng; đổi lại khách hàng cũng được hưởng lợi nhờ phí dịch vụ rẻ hơn từ đó thúc đẩy các kênh thanh toán không dùng tiền mặt. Tin nổi bật Xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nút thắt là tài sản đảm bảo Ngân hàng Nhà nước mua thêm 8,35 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối CPI tháng 4 tăng 0,31% do ảnh hưởng của tăng giá điện, xăng dầu 4 th /2019: Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 16,45% Fed giữ nguyên lãi suất vì vắng bóng áp lực lạm phát ThNăm, ngày 02/05/2019 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

i b X tin Kinh te... · u hướng giảm phí của một số ngân hàng gần đây khá bất ngờ so với những đề xuất tăng phí rút tiền giao dịch qua ATM hoặc

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

hoav

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 26/04)

VN - Index 979,64 0,57%

HNX - Index 107,46 0,49%

D.JONES CK Mỹ 26.430,14 0,61%

STOXX CK C.Âu 3.514,62 - 0,00%

CSI 300 CK TQ 3.913,21 0,33%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 02/05)

SJC Ng.đ/L 36.360 0,05%

Quốc tế USD/Oz 1.281,40 0,11%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 23.033 0,02%

EUR/USD 1,1204 0,69%

Dầu

WTI USD/th 63,58 2,02%

6

Xu hướng giảm phí của một số ngân hàng

gần đây khá bất ngờ so với những đề xuất

tăng phí rút tiền giao dịch qua ATM hoặc

tăng các loại phí dịch vụ trước đây. Nhìn ở

góc độ thị trường, một số chuyên gia kinh tế

nhận xét câu chuyện cạnh tranh về phí dịch

vụ theo hướng giảm sẽ mang lại lợi ích cho

cả khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng có

thêm khách hàng, phân tích "khẩu vị" khi

khách hàng dùng thẻ tín dụng, thẻ ATM và

các dịch vụ ngân hàng; đổi lại khách hàng

cũng được hưởng lợi nhờ phí dịch vụ rẻ hơn

từ đó thúc đẩy các kênh thanh toán không

dùng tiền mặt.

Tin nổi bật

Xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nút thắt

là tài sản đảm bảo

Ngân hàng Nhà nước mua thêm 8,35 tỷ

USD cho dự trữ ngoại hối

CPI tháng 4 tăng 0,31% do ảnh hưởng

của tăng giá điện, xăng dầu

4th/2019: Giải ngân vốn đầu tư công mới

đạt 16,45%

Fed giữ nguyên lãi suất vì vắng bóng áp

lực lạm phát

Thứ Năm, ngày 02/05/2019

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

2

Xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42:

Nút thắt là tài sản đảm bảo

Đến nay, Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý NX

(NQ 42) đã đi được hơn 1/3 chặng đường thực hiện. Dù KQ đã đạt được

là khá rõ nét nhưng theo các chuyên gia và những người thực hiện xử lý

nợ trực tiếp thì vẫn còn một số vướng mắc cần được tháo gỡ để NQ 42

phát huy hiệu quả cao hơn... Theo Phó thống đốc Nguyên Thị Hồng,

ngay sau khi có NQ 42, những vướng mắc, khó khăn trong xử lý NX đã

được khắc phục một phần cơ bản. Tuy nhiên, “Vẫn còn những khó

khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu theo NQ 42, chủ yếu là những vấn

đề liên quan đến xử lý TSĐB”. CT.HĐQT VAMC cho biết, hiện tại

VAMC cũng như TCTD đang gặp một số vướng mắc trong quá trình

triển khai theo NQ 42. Đơn cử, việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục

rút gọn rất hạn chế, thứ tự ưu tiên xử lý trong vụ việc có nhiều tài sản thi

hành án được hiểu và áp dụng khác nhau. Giải quyết những vấn đề lớn

này cần sự vào cuộc chung của toàn hệ thống để chỉnh sửa kịp thời các

quy định được đặt ra như Bộ Tài chính có quy định cụ thể về nghĩa vụ

thuế như thế nào, Bộ TN&MT có hướng dẫn chuyển nhượng dự án BĐS

ra sao... Một điểm nữa mà hầu hết các vụ việc đều có liên quan là

quyền thu giữ TSĐB của TCTD - nội dung được xem là một trong

những đột phá của NQ 42 - nhưng việc áp dụng trong thực tế lại không

hề đơn giản. Theo NQ 42, quyền thu giữ TSĐB đi kèm với đk hồ sơ thế

chấp phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ TSĐB, trong khi đó tính

đến thời điểm NQ 42 có hiệu lực, nhiều hợp đồng thế chấp chưa có điều

khoản này. Đến nay, Bộ Công an vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về

cơ chế, cách thức thực hiện cưỡng chế đối với các trường hợp bên bảo

đảm chống đối, không hợp tác. Do đó, việc thu giữ TSĐB thành công

hay không hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của bên vay (bên

bảo đảm). Các chuyên gia cho rằng, để quá trình xử lý NX và thực hiện

NQ 42 mang lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng y/c đề ra, chính quyền địa

phương và các CQQL cần nhanh chóng, chủ động, tích cực tháo gỡ các

vướng mắc nêu trên. Đồng thời, cần nghiêm túc thực hiện đánh giá KQ

thực hiện giữa kỳ vào thời điểm cuối năm 2019...

Tài chính – Ngân hàng

3

Ngân hàng Nhà nước mua thêm

8,35 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối

Theo báo cáo của NHNN phục vụ phiên họp toàn thể của UBKT Quốc

hội ngày 25/4, từ đầu năm đến 17/4, NHNN đã mua được 8,35 tỷ USD

từ các TCTD bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước. Trong một diên biến

đáng chú ý, ngày 25/4, tỷ giá trung tâm giữa USD với VND do NHNN

công bố tiếp tục 5 VND, theo xu hướng đi lên gần đây của USD trên

thị trường quốc tế. Theo đó, tỷ giá trung tâm đã lên mức 23.018 VND,

cao nhất kể từ khi cơ chế tỷ giá trung tâm được áp dụng tại VN từ đầu

năm 2016. Trong 2 phiên trước đó, tỷ giá này đã lần lượt 8, 9 VND để

liên tục xuyên thủng mức đỉnh 23.000 VND đã có từ khá lâu. Nhìn

chung từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tổng

cộng 190 VND/USD, #0,83%. Thị trường thế giới, USD đang nhích

dần lên trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung hạ nhiệt và một số đồng

tiền chủ chốt như GBP, EUR vẫn chịu áp lực giảm do nền KT trong KV

bất ổn. Từ đầu năm đến nửa tháng 4, VN vẫn xuất siêu 620 triệu USD.

Ngân hàng kích hoạt "cuộc

chiến" giảm phí dịch vụ về... 0

đồng

Thay vì đua nhau tăng phí như những năm trước, 2019 các NH bắt đầu

giảm phí DV để thu hút khách hàng. Một số NHTM áp dụng chính sách

miên giảm các loại phí giao dịch cho khách hàng. Xu hướng giảm phí

của một số NH gần đây khá bất ngờ sv những đề xuất tăng phí rút tiền

giao dịch qua ATM hoặc tăng các loại phí DV trước đó. Báo cáo Giám

sát tài chính cá nhân Q.IV/2018 của Nielsen cho thấy những yếu tố

khách hàng quan tâm nhất với DV NH là tính thuận tiện, mức dê dàng,

độ nhanh chóng và phí giao dịch. Thực tế, dù miên phí DV nhưng NH

lại "được" nhiều thứ khác. Số dư tiền gửi không kỳ hạn được thúc đẩy

thông qua việc triển khai các chương trình giảm phí… Nhờ đó, tỷ trọng

tiền gửi không kỳ hạn trong tổng huy động vốn tăng lên, giúp NH có

được nguồn vốn huy động với chi phí thấp… Đại diện 1 NHTMNN cho

biết NH:"cuộc đua" giảm phí DV về mức 0 đồng, bởi điều kiện để được

hưởng mức phí này là câu chuyện khác, như phải duy trì số dư tài

khoản thanh toán một khoản nhất định, sử dụng nhiều DV khác…

Nhưng chúng tôi sẽ rà soát và điều chỉnh một số khoản phí DV trong

thời gian tới để phục vụ khách hàng tốt hơn"… Nhìn ở góc độ thị trường,

một số chuyên gia nhận xét câu chuyện cạnh tranh về phí DV theo

hướng giảm sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng và NH. NH có thêm

khách hàng, phân tích "khẩu vị" khi khách hàng dùng thẻ tín dụng, thẻ

ATM và các DV NH; đổi lại khách hàng cũng được hưởng lợi nhờ phí

DV rẻ hơn từ đó thúc đẩy các kênh thanh toán không dùng tiền mặt.

4

Biểu phí dịch vụ ngân hàng sẽ

giảm mạnh?

Triển khai Chỉ thị 01/CT-NHNN của Thống đốc v/v tổ chức thực hiện

các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành NH trong 2019, Công ty

Cổ phần Thanh toán Quốc gia VN (NAPAS) thực hiện 100% phí DV

chuyển mạch (mức thu bằng 0 đồng) tùy theo loại giao dịch đối với các Tổ

chức thành viên là các NH sở hữu mạng lưới chấp nhận thanh toán kể

từ 01/03/2019, sớm hơn 2 năm sv lộ trình đặt ra ban đầu. Đây là lần thứ

2 NAPAS thực hiện điều chỉnh giảm phí DV chuyển mạch trước thời

hạn. Ngày 01/03/2018, NAPAS đã thực hiện điều chỉnh 25% phí DV

chuyển mạch cho NH thành viên sv mức phí DV trước sáp nhập.

NAPAS sẽ tiếp tục 47-80% phí DV chuyển mạch (tùy theo loại giao

dịch) cho NH thành viên hoàn thành các điều kiện kỹ thuật để chuyển

đổi thẻ từ sang theo tiêu chuẩn thẻ chip nội địa từ 01/05/2019. Động

thái này nhằm hỗ trợ NH hoàn thành mục tiêu chuyển đổi 25 triệu thẻ

ATM, 150.000 POS và 6.000 ATM vào cuối năm 2019 theo lộ trình

Thông tư 41. Bên cạnh đó, nhằm hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thanh

toán bù trừ điện tử các giao dịch bán lẻ (ACH), kể từ 01/10/2019,

NAPAS sẽ thực hiện 25% phí DV chuyển mạch cho NH thành viên

triển khai kết nối với hệ thống thanh toán bù trừ điện tử các giao dịch

bán lẻ của NAPAS. Lộ trình giảm phí được NAPAS XD từ đầu năm

2018 nhằm hỗ trợ 48 NH thành viên giảm các chi phí đầu vào để giảm

LS cho vay, kích thích tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng KT, tạo điều kiện

để các NH XD chính sách phí DV hợp lý dành cho khách hàng. Qua đó,

khuyến khích khách hàng trải nghiệm và sử dụng ngày càng nhiều hơn

các DV thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy quá trình thanh toán

không dùng tiền mặt. Trong 2018, tổng số lượng giao dịch và tổng giá trị

giao dịch thực hiện qua hệ thống NAPAS đạt #388,9 triệu giao dịch và

1.763 triệu tỷ đồng, tăng trưởng #2,3 lần về số lượng giao dịch và hơn

50 lần về giá trị giao dịch sv 2015. Theo kế hoạch 2019, hệ thống

NAPAS dự kiến xử lý hơn 500 triệu giao dịch và 2.738 triệu tỷ đồng.

5

CPI tháng 4 tăng 0,31% do ảnh

hưởng của tăng giá điện, xăng

dầu

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 0,31% so

với tháng trước khi có 9/11 nhóm hàng hóa và DV có chỉ số giá tăng.

Việc tăng giá xăng dầu, giá điện có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng chỉ số

giá tiêu dùng của tháng 4. Tuy nhiên, diên biến của dịch tả lợn châu Phi

tác động đến tâm lý người tiêu dùng và việc kiên định CSTT linh hoạt

giữ vững mục tiêu ổn định KTVM của Chính phủ góp phần kiềm chế

lạm phát. Do ảnh hưởng của 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu và tăng

giá vé tàu xe dịp nghỉ lê, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 4,29%,

tác động làm CPI chung 0,41%. Các nhóm nhà ở và vật liệu xây

dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng, văn hóa, giải trí và du lịch, đồ

uống và thuốc lá, may mặc, mũ nón, giày dép... đều tăng nhẹ. Hai

nhóm còn lại là hàng ăn và DV ăn uống và bưu chính viên thông lần

lượt 0,57% và 0,07%. CPI BQ 4th/2019 2,71% so với BQ cùng kỳ

2018. Đây là mức thấp nhất trong 3 năm gần đây. CPI tháng 4 1% so

với tháng 12/2018 và 2,93% so với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản tháng 4

0,09% so với tháng trước và 1,88% so với cùng kỳ trước. Lạm phát

cơ bản BQ 4th/2019 1,84% so với BQ cùng kỳ 2018, bằng mức mục

tiêu của Chính phủ. Chỉ số giá vàng tháng 4 0,5% so với tháng trước;

2,78% so với tháng 12/2018 và 1,27% so với cùng kỳ 2018. Chỉ số

giá USD tháng 4 0,02% so với tháng trước; 0,46% so với tháng

12/2018 và 1,89% so với cùng kỳ 2018.

Phó Thủ tướng: Kiểm soát CPI

bình quân 2019 từ 3,3 – 3,9%

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá,

yêu cầu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) BQ năm 2019 ở mức từ 3,3

– 3,9% theo kịch bản điều hành giá đã đặt ra từ đầu năm và giữ lạm

phát lõi ở mức 1,8%. 9th còn lại của 2019, nhất là đối với Q.II, Chính phủ

cho rằng đây là thời gian bản lề cho công tác điều hành giá cả năm.

Hiện các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu có xu hướng biến động khó

lường, khó dự báo. Một số mặt hàng do Nhà nước định giá đang trong

quá trình rà soát, đánh giá, xem xét điều chỉnh theo lộ trình thị trường.

Mặt khác, công tác điều hành giá dự báo sẽ gặp nhiều thách thức, nhất

là khi có nhiều yếu tố biến động bất thường do thiên tai, bão lũ cũng

Kinh tế Việt Nam

6

như rủi ro về thị trường và tình hình chính trị, tài chính quốc tế có thể

xảy ra. Vì vậy, Phó Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương phối hợp

chặt chẽ đảm bảo ổn định KTVM, kiềm chế lạm phát. NHNN điều hành

CSTT linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để đảm bảo

mục tiêu kiểm soát lạm phát. “Kiểm soát tổng mức tín dụng cả về cơ

cấu và chất lượng tín dụng. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các biện pháp

nhằm ổn định tỷ giá, mặt bằng LS. Phấn đấu kiểm soát lạm phát cơ bản

trong khoảng 1,8%". Viện Nghiên cứu KT & Chính sách (VEPR) cảnh

báo lạm phát có thể tăng mạnh trong Q.II do độ trê của việc áp dụng

kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu và tăng

giá điện trong Q.I. VEPR đưa ra dự báo lạm phát BQ năm 2019 ở mức

4,2%, cao hơn mức 4% mà Quốc hội phê duyệt. Các Q.II, Q.III lạm phát

BQ lần lượt là 2,78% và 3,26%. Trong báo cáo mới nhất của mình Ngân

hàng Thế giới (WB) dự báo lạm phát BQ năm 2019 ở mức 4%.

Phía sau con số thặng dư 65.400

tỷ VND ngân sách Q.I

Q.I/2019, NSNN có kỳ thặng dư hiếm hoi. Theo báo cáo của Bộ Tài

chính, tổng thu NSNN Q.I đạt 381.000 tỷ VND, 13,2% so với cùng kỳ

2018. Trong đó thu từ nội địa đạt 314.500 tỷ VND (14%), từ dầu thô

12.280 tỷ VND (14%), từ hoạt động XNK 80.800 tỷ VND (17,6%).

Tổng chi NSNN Q.I đạt 315.600 tỷ VND, 8% so với cùng kỳ 2018.

Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 46.700 tỷ VND (32%); chi trả nợ lãi

30.760 tỷ VND (3,6%); chi thường xuyên ở mức 237.200 tỷ VND, 5%

so với cùng kỳ 2018. Như vậy, khoản chi lớn nhất trong tổng chi NSNN

vẫn là chi thường xuyên, chiếm tới >75% tổng chi ngân sách. Tỷ trọng

chi thường xuyên từ năm 2008 đến nay vẫn luôn ở trong khoảng 70%.

GS.TS.Trần Thọ Đạt - thành viên Tổ tư vấn KT của Thủ tướng cho biết,

chi tiêu cho quản lý hành chính liên tục tăng cho thấy VN chưa đạt

được kết quả tốt trong cải cách bộ máy hành chính để giảm chi tiêu

công. Tổng chi cho lương trong ngân sách tương đối cao so với các

quốc gia khác trong KV, tương đương với các quốc gia có thu nhập

trung bình. Với xu hướng như hiện nay, tỷ lệ chi lương của VN có thể dê

dàng vượt mức BQ của các quốc gia thu nhập trung bình trong thời gian

ngắn và vào năm 2020 có thể cao hơn cả tỷ lệ hiện nay của các quốc

gia thu nhập cao. Điều này sẽ gây áp lực rất lớn đối với cán cân ngân

sách. Ông Trần Thọ Đạt nhận xét: "Thâm hụt ngân sách cao qua các

năm đã khiến nợ công tăng lên nhanh chóng và so với nhiều nước đang

phát triển thì VN thuộc nhóm có tỷ lệ nợ công cao. Tỷ lệ nợ công/GDP

7

ước đạt 61,4% GDP năm 2018. Mặc dù tỷ lệ này vẫn nằm trong mức

trần nợ công 65% mà Quốc hội cho phép, nhưng quy mô nợ gia tăng

đang khiến mức chi trả nợ lãi vay ngày càng cao, theo đó tỷ lệ ngân

sách còn lại đầu tư cho phát triển suy giảm. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp

của Chính phủ/tổng thu NSNN cũng đã tiệm cận đến ngưỡng rủi ro 25%

(bao gồm cả trả trong cân đối và đảo nợ). So sánh quốc tế cũng cho thấy,

mức nợ Chính phủ của VN cao hơn khá nhiều quy mô trung bình của

các nước đang phát triển thu nhập thấp và các nước châu Á". Dù nợ

công vẫn nằm trong ngưỡng cho phép nhưng các khoản nợ công của

VN vẫn chưa tính đủ các gánh nặng nợ tiềm tàng từ hoạt động của KV

ngoài ngân sách như hoạt động của BHXH, BHYT, KV ngân hàng và

đặc biệt là KV DNNN. Ngoài ra dư địa ngân sách ngày càng mỏng hơn,

khiến cho nợ công có thể trở nên mất bền vững ngay cả với những cú

sốc nhẹ. Nghĩa vụ nợ dư phòng nếu hiện thực hóa có thể làm cho VN

càng thêm dê tổn thương với lộ trình nợ như hiện nay, ngay cả khi cân

đối ngân sách cơ bản vẫn được quản lý cẩn trọng.

Thặng dư thương mại bằng 1/5

cùng kỳ năm 2018

Theo Tổng cục Thống kê, Bộ KHĐT, 6/10 mặt hàng XK chủ lực của

tháng 4 giảm so với tháng trước. Điện thoại và linh kiện 27,6%. Các

mặt hàng như dầu thô giảm, điện tử, máy tính và linh kiện; thủy sản và

dệt may đều #10%. Theo đó, kim ngạch hàng hóa XK tháng 4 ước

tính đạt 19,9 tỷ USD, 12,6% so với tháng trước. Tính chung 4th/2019,

kim ngạch hàng hóa XK ước tính đạt 78,76 tỷ USD, 5,8% so với cùng

kỳ 2018. Tuy nhiên, trong 4th/2019, NK đạt 78,05 tỷ USD, 10,4%. Do

đó, cán cân thương mại hàng hóa mặc dù duy trì thặng dư trong 4th với

mức xuất siêu ước tính đạt 711 triệu USD, chỉ bằng 1/5 so với mức 3,7

tỷ USD của cùng kỳ 2018. Tổng kim ngạch hàng hóa của cả nước

4th/2019 là 156,81 tỷ USD. Về XK, KV FDI vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tới

70,4%. KV này đang 1,2 điểm % so với cùng kỳ 2018. KV KT trong

nước XK 10,4%, chiếm 29,6% tổng kim ngạch XK. Tuy nhiên, với việc

KV có vốn FDI (kể cả dầu thô) XK đạt 55,43 tỷ USD, NK là 45,25 tỷ USD.

Thực tế, xuất siêu của VN vẫn chủ yếu dựa vào KV FDI khi KV này

thặng dư thương mại tới 10,18 tỷ USD. KV KT trong nước nhập siêu

9,46 tỷ USD. Mỹ vẫn là thị trường XK lớn nhất của VN với 17,8 tỷ USD

tăng mạnh ở các mặt hàng điện thoại và kinh kiện, giày dép, dệt may.

Tiếp đến là thị trường EU. VN NK lớn nhất từ TQ với 22,3 tỷ USD,

#20% so với cùng kỳ.

8

4th/2019: Giải ngân vốn đầu tư

công mới đạt 16,45%

Bộ Tài chính vừa báo cáo Chính phủ về tình hình giải ngân thanh toán

vốn đầu tư công 4th/2019. Theo đó, ước giải ngân thanh toán nguồn vốn

đầu tư công là 68.548,497 tỷ đồng, đạt 16,45% so với kế hoạch Quốc

hội giao và đạt 18,67% so kế hoạch Chính phủ giao. Trong đó, vốn

trong nước là 67.361,932 tỷ đồng, đạt 18,24% kế hoạch Quốc hội giao

và đạt 19,9% kế hoạch Chính phủ giao. Theo đánh giá chung, số liệu

giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 4th/2019 các Bộ, ngành, địa

phương cao hơn so với cùng kỳ 2018. Tuy nhiên, số liệu giải ngân này

vẫn chưa đáp ứng chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt giải ngân vốn ngoài

nước chỉ là 1.186,565 tỷ đồng, đạt 2,5% kế hoạch Quốc hội giao và đạt

4,14% kế hoạch Chính phủ giao. Bên cạnh các Bộ, ngành có số giải

ngân đạt trên 30% kế hoạch vốn được giao, vẫn còn có 33 Bộ, ngành

và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt <10%.

Vốn FDI vào bất động sản cao

nhất từ trước đến nay

Bộ KHĐT cho biết trong 4th/2019, vốn FDI vào ngành BĐS đạt 58,3 tỷ

USD. Dù mới chỉ 4th nhưng con số này đã vượt cả năm 2018, gấp 35

lần năm 2016 và cao nhất từ trước đến nay. Vốn FDI vào BĐS chiếm

16,7% tổng vốn đầu tư, đứng sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

(203 tỷ USD, tỷ trọng 58,1%). Trong 4th, cả nước có 197 tỷ USD tổng vốn

FDI đăng ký mới. Trong 131 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư

còn hiệu lực vào VN thì Hàn Quốc đứng đầu với 64,3 tỷ USD vốn đăng

ký. Nhật Bản đứng thứ 2 với 57,3 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là

Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Islands, Hồng Kông. TP.HCM vẫn

là địa phương dẫn đầu thu hút FDI với 45,4 tỷ USD, #13% tổng vốn đầu

tư. Tiếp đó là Hà Nội với 33,1 tỷ USD, Bình Dương 32,5 tỷ USD.

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu

dùng cao nhất 4 năm qua

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu DV tiêu dùng tháng 4/2019

ước tính đạt 400.000 tỷ đồng, 2,3% so với tháng trước và 12% so

với cùng kỳ 2018. Tính chung 4th/2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và

doanh thu DV tiêu dùng ước tính đạt 1.583.700 tỷ đồng, 11,9% so với

cùng kỳ 2018, nếu loại trừ yếu tố giá 9% (cùng kỳ 2018 8,9%). Doanh

thu bán lẻ hàng hóa 4th/2019 ước đạt 1.215.800 tỷ đồng, chiếm 76,8%

tổng mức và tăng khá với mức 13,2% so với cùng kỳ. DV lưu trú, ăn

uống ước đạt 187.400 tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng mức và 9,2% so với

cùng kỳ. Du lịch lữ hành ước tính đạt 14.900 tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng

mức và 13,1% so với cùng kỳ. Các DV khác 4th ước tính đạt 165.600

tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng mức và 5,7% so với cùng kỳ 2018.

9

Fed giữ nguyên lãi suất vì vắng

bóng áp lực lạm phát

Sau 2 ngày họp CSTT, FED quyết định giữ nguyên phạm vi LS chuẩn ở

mức 2,25-2,5%, trùng khớp với kỳ vọng của thị trường nhưng lại khiến

Tổng thống Trump thất vọng vì ông vừa mới kêu gọi FED giảm bớt LS 1

điểm % trong tuần này. Không hề nao núng trước những lời kêu gọi từ

Tổng thống, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) hoàn toàn nhất trí

giữ nguyên LS quỹ liên bang Mỹ nhưng lại thực hiện một thay đổi về kỹ

thuật nhằm giữ LS quỹ liên bang - vốn là LS các NH tính cho nhau khi

vay qua đêm để bảo đảm tỷ lệ DTBB - gần hơn với điểm giữa của phạm

vi mục tiêu. LS dự trữ vượt trội (IOER) sẽ được thiết lập ở mức 2,35%,

tức 0,05 điểm % sv trước đây. Trước 2 đợt điều chỉnh tương tự trong

2018, FED đã nâng LS quỹ liên bang và LS IOER cùng nhau, trong đó

LS IOER đóng vai trò là chốt chặn đối với đà tăng của LS quỹ liên bang.

Tuy nhiên, LS quỹ liên bang đã và đang tiến dần tới mức cao nhất của

phạm vi mục tiêu, gần đây nhất là ở mức 2,45% (phạm vi 2,25-2,5%).

Tuyên bố tuần này đề cập rằng “hoạt động KT tăng trưởng vững chắc”,

đồng thời lưu ý việc làm cũng “tăng trưởng mạnh” và tỷ lệ thất nghiệp

“vẫn ở mức thấp”. Tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 3,8%, quanh mức thấp

nhất trong 50 năm. “Xét trên cơ sở 12th, lạm phát tổng thể và lạm phát

lõi đã suy giảm và dưới mức 2%”. Quyết định trên được đưa ra sau khi

nền KT Mỹ tăng trưởng mạnh trong Q.I (tăng trưởng 3,2%), vượt xa

những dự báo từ các chuyên gia KT. FED đang nới lỏng CSTT đôi chút.

Bắt đầu từ 2/5, FOMC sẽ hạ mức giới hạn thoái vốn hàng tháng đối với

TPCP Mỹ từ mức 30 tỷ USD xuống 15 tỷ USD. Số dư trên bảng cân đối

kế toán của FED hiện còn chưa tới 3.900 tỷ USD, phần lớn bao gồm

TPCP Mỹ và CK đảm bảo bằng khoản thế chấp.

Tăng trưởng kinh tế các nước

ASEAN+3 dự kiến chững lại

trong ngắn hạn

Theo BC mới nhất vừa được Văn phòng Nghiên cứu KTVM ASEAN+3

(AMRO) công bố ngày 1/5, tăng trưởng KT các nước ASEAN+3 (10 nước

ASEAN và Hàn Quốc, Nhật, TQ) dự kiến chững lại trong ngắn hạn nhưng

vẫn duy trì ở mức ổn định trong dài hạn bất chấp việc phải đối mặt với

rủi ro căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và các bất ổn bên

ngoài khác. Mặc dù tăng trưởng KV dự báo giảm nhẹ từ mức 5,3% của

Kinh tế Quốc tế

10

2018 xuống 5,1% vào 2019 và 5,0% trong 2020 nhưng nền tảng KT dài

hạn không bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính

sách trong KV cần sẵn sàng sử dụng khoảng không chính sách sẵn có

để nới lỏng CSTT và tài khóa, qua đó hạn chế rủi ro và hỗ trợ nền KT

nếu diên biến bên ngoài trở nên bất lợi. Ba động lực chính sẽ định hình

các ưu tiên về năng lực và kết nối trong KV trong trung và dài hạn, gồm:

Nhu cầu mới phát sinh từ quá trình chuyển đổi toàn cầu sang Cách

mạng công nghiệp 4.0 rộng hơn là nền KT mới; dân số trưởng thành,

ngày càng giàu có của KV Đông Á cùng tầng lớp trung lưu ngày càng

gia tăng; áp lực giữa gia tăng nhu cầu nội khối và rủi ro bắt nguồn từ xu

hướng bảo hộ trong thương mại và công nghệ. Trong đó, các nền KT

đang phát triển trong KV tiếp tục đối mặt với 3 thách thức chính đe dọa

tăng trưởng, đó là nguồn vốn, ngoại hối và chênh lệch phát triển. Nhu

cầu tài trợ cho thấy sự thiếu hụt giữa tiết kiệm thấp trong nước và nhu

cầu đầu tư lớn của nền KT có thu nhập thấp, trong khi chênh lệch ngoại

hối xảy ra khi các nền KT mới nổi có nhu cầu tích lũy dự trữ ngoại hối

để giảm thiểu rủi ro liên quan khi nguồn vốn đột ngột bị rút khỏi nền KT.

Thách thức thứ 3 liên quan đến các hạn chế phi tài chính, gồm nhu cầu

phát triển nguồn nhân lực, chuyên môn, năng lực công nghệ và thể chế.

Trung Quốc sắp phát hành phiên

bản thứ 5 của đồng CNY

Ngày 29/04, NHTW TQ đã nâng cấp phiên bản thứ 5 của CNY và thông

báo phát hành loại tiền mới từ 30/8. Đợt phát hành mới sẽ gồm các tờ

tiền có mệnh giá 50, 20, 10, 1 CNY và các đồng tiền có giá trị 1 CNY,

50 fen và 10 fen. So với phiên bản đang lưu hành, loạt tiền mới sẽ có

màu sắc tươi sáng hơn và các mẫu được điều chỉnh với tính năng

chống giả mạo. Ngoài ra, tờ tiền 5 CNY sẽ không nằm trong đợt phát

hành sắp tới vì các công nghệ mới trên tờ tiền vẫn đang được thử

nghiệm. Các tổ chức tài chính và công ty với hoạt động KD tiền mặt

đang nâng cấp máy móc để xác định và thích ứng với các đồng CNY

được thiết kế mới.

Myanmar:Triển vọng tăng trưởng

khả quan nhờ FDI gia tăng

Theo dự đoán của ADB về xu hướng tăng trưởng KT Myanmar công bố

gần đây, đà tăng trưởng của quốc gia kỳ vọng sẽ tăng tốc trong 2019 và

những năm tới. Theo đó, nhờ sự thúc đẩy của xu hướng gia tăng về

khối lượng FDI và nỗ lực của Chính phủ nhằm cải cách các chính sách

KT then chốt, tăng trưởng KT được kỳ vọng sẽ đạt 6,6% trong năm tài

chính kết thúc vào tháng 9/2019 và sẽ đạt 6,8% trong 2020, mở rộng sv

11

xu hướng tăng trưởng chậm hồi 2018 là 6,2%.“Triển vọng về tăng

trưởng KT Myanmar trong 2019 và 2020 rất khả quan do hiện quốc gia

này đã mở cửa các lĩnh vực bán buôn và bán lẻ và tiếp tục hiện đại hóa

cơ chế quản lý và quản trị doanh nghiệp trong nước… Myanmar sẽ tiếp

tục chứng kiến xu hướng tăng trưởng bình ổn trong vài năm tới nếu như

Chính phủ nước này thành công trong việc tăng tốc nhiều cải cách KT

mà đã được thực hiện từ 2011”. Giai đoạn 10/2018-01/2019, số lượng

phê duyệt FDI đạt #1,5 tỷ USD sv mức 823 triệu USD của cùng kỳ năm

trước. Trong năm tài chính này, tăng trưởng trong lĩnh vực DV, chủ yếu

là viên thông và du lịch, được kỳ vọng sẽ tăng lên 9%/năm. Trong khi

đó, lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm còn 0,5% sv mức 2%. Về lạm phát, tỷ

lệ lạm phát trong năm tài chính này được dự báo sẽ giảm còn 6,8%, tỷ

lệ này lại sẽ tăng lên 7,5% trong 2020 do xu hướng tăng trưởng đi lên.

Tuy nhiên, Myanmar vẫn phải đối mặt với một số rủi ro. Theo đó, nếu

như xu hướng rút vốn của hệ thống ưu đãi chung của EU, được thực

hiện thì sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng do hàng XK của

Myanmar sang KV này chiếm đến 10%. Bên cạnh đó, Myanmar cũng

đối mặt với một số mối nguy khác như tình hình xung đột trong nước và

tiến trình tăng trưởng chậm trong việc thực thi những cải cách KT như

quản lý tài chính công, việc tăng cường các chức năng kho bạc,...

12

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH http://cafef.vn/ngan-hang-kich-hoat-cuoc-chien-giam-phi-dich-vu-ve-0-dong-

20190501094935396.chn

http://cafef.vn/bieu-phi-dich-vu-ngan-hang-se-giam-manh-20190427141101403.chn

http://ndh.vn/ngan-hang-nha-nuoc-mua-them-8-35-ty-usd-cho-du-tru-ngoai-hoi-

20190426084118196p149c165.news

https://vietnamfinance.vn/xu-ly-no-xau-theo-nghi-quyet-42-nut-that-la-tai-san-dam-bao-

20180504224222870.htm

Tin KT vĩ mô https://www.stockbiz.vn/News/2019/4/29/720356/cpi-thang-4-tang-0-31-do-anh-huong-cua-tang-

gia-dien-xang-dau.aspx

https://www.stockbiz.vn/News/2019/4/27/720352/pho-thu-tuong-kiem-soat-cpi-binh-quan-2019-tu-

3-3-3-9.aspx

http://ndh.vn/phia-sau-con-so-thang-du-65-400-ty-vnd-ngan-sach-quy-i-

20190429081456860p145c152.news

https://www.stockbiz.vn/News/2019/4/30/720366/thang-du-thuong-mai-bang-1-5-cung-ky-nam-

2018.aspx

http://cafef.vn/4-thang-dau-nam-giai-ngan-von-dau-tu-cong-moi-dat-1645-

20190430194205252.chn

http://ndh.vn/von-fdi-vao-bat-dong-san-cao-nhat-tu-truoc-den-nay-

20190429022136340p145c152.news

http://cafef.vn/doanh-thu-ban-le-va-dich-vu-tieu-dung-cao-nhat-4-nam-qua-

20190430081148954.chn

Tin KT Quốc tế https://vietstock.vn/2019/05/fed-giu-nguyen-lai-suat-vi-vang-bong-ap-luc-lam-phat-775-675010.htm

https://vietnambiz.vn/tang-truong-kinh-te-cac-nuoc-asean3-du-kien-chung-lai-trong-ngan-han-

2019050207503187.htm

https://vietnambiz.vn/trung-quoc-sap-phat-hanh-phien-ban-thu-5-cua-dong-nhan-dan-te-

20190501160034803.htm

https://vietstock.vn/2019/04/myanmar-trien-vong-tang-tuong-kha-quan-nho-fdi-gia-tang-1326-

674745.htm

13

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Lãi suất LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN

Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

Doanh nghiệp tư nhân/ Doanh nghiệp DNTN/ DN Ngân sách nhà nước NSNN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH

Khách hàng doanh nghiệp KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB

Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng tín dụng TTTD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức tín dụng TCTD

Nhả đầu tư nước ngoài/ Nhà đầu tư NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Thu nhập cá nhân/ Thu nhập doanh nghiệp TNCN/ TNDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Kinh tế vĩ mô KTVM Trái phiếu doanh nghiệp TPDN

Kinh tế KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK

Xã hội XH Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ Xuất khẩu/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK

Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Thế giới (World Bank) WB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO (TCTK)