69
CCS [ 1 ] Ni dung phng vn GS.TS Nguyn Văn Khang 1st Recording ---- Total length 1.40 ........................................................................ 1 2nd Recording ---- Total length 1.20 ..................................................................... 33 Thông tin cá nhân/ Personal information/.............................................................. 55 ---------- 1st Recording ---- Total length 1.40 April 27, 2015 14:00~16:00, Institute of Linguistics, Vietnam Academy of Social Sciences, No.9A Kim Ma Thuong Street, Hanoi Interviewers: Quach Thu Hien, Bui Ba Quan, Dao Tam Khanh HI: Em xin được bt đầu cuc phng vn. Mc đích ca dán này là phng vn các nhà nghiên cu Hán hc các nước để đưa ra nhng cm nhn ca hvTrung Quc nói riêng và ngành Trung Quc hc nói chung. Hôm nay chúng em xin phép được phng vn thy. Đầu tiên xin thy chia scho chúng em biết tiu svà lý lch ca thy cũng như bi cnh gia đình, gi là quá trình đào to tnhcho đến ln . ĐÁP: Tôi vn hc Đại hc Ngoi ngnay là Đại hc Hà Ni, khoa tiếng Trung Quc, sau đó tôi sang Bc Kinh thc tp mt snăm. Sau đó vlàm Vin ngôn nghc cho đến bây gi. Trong thi gian làm vic, tôi làm vngôn nghc, có hai cái mà tôi làm nhiu nht là tvng ngnghĩa và có mt thi gian dài làm tđin Tiếng Vit được gii thưởng Nhà nước năm 2005. Cui năm 1987 đầu năm 1988 tôi sang Vin Hàn lâm Khoa hc Liên Xô làm nghiên cu sinh ti Vin Đông phương hc. Tôi bo vlun án đấy, tđó vtôi làm chuyên vngôn nghc xã hi. Sau khi vnước, có lngành ngôn nghc xã hi là mt ngành mi Vit Nam vì nó liên quan đến nhiu vn đề chính trxã hi và tôi đảm nhn nó. Người khai sáng ra phòng này là cgiáo sư Hoàng Tu- vin trưởng Vin ngôn nghc, ông làm vin trưởng hai năm sau đó ông chuyn sang cho giáo sư Nguyn Như Ý – phó vin trưởng. Giáo

InterviewV Nguyen Van Khang

  • Upload
    dinhthu

  • View
    216

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 1 ]

Nội dung phỏng vấn GS.TS Nguyễn Văn Khang

1st Recording ---- Total length 1.40 ........................................................................ 1

2nd Recording ---- Total length 1.20 ..................................................................... 33

Thông tin cá nhân/ Personal information/ .............................................................. 55

----------

1st Recording ---- Total length 1.40

April 27, 2015 14:00~16:00, Institute of Linguistics, Vietnam Academy of Social

Sciences, No.9A Kim Ma Thuong Street, Hanoi

Interviewers: Quach Thu Hien, Bui Ba Quan, Dao Tam Khanh

HỎI: Em xin được bắt đầu cuộc phỏng vấn. Mục đích của dự án này là phỏng

vấn các nhà nghiên cứu Hán học ở các nước để đưa ra những cảm nhận

của họ về Trung Quốc nói riêng và ngành Trung Quốc học nói chung.

Hôm nay chúng em xin phép được phỏng vấn thầy. Đầu tiên xin thầy

chia sẻ cho chúng em biết tiểu sử và lý lịch của thầy cũng như bối cảnh

gia đình, gọi là quá trình đào tạo từ nhỏ cho đến lớn ạ.

ĐÁP: Tôi vốn học ở Đại học Ngoại ngữ nay là Đại học Hà Nội, khoa tiếng

Trung Quốc, sau đó tôi sang Bắc Kinh thực tập một số năm. Sau đó về

làm ở Viện ngôn ngữ học cho đến bây giờ. Trong thời gian làm việc, tôi

làm về ngôn ngữ học, có hai cái mà tôi làm nhiều nhất là từ vựng ngữ

nghĩa và có một thời gian dài làm từ điển Tiếng Việt được giải thưởng

Nhà nước năm 2005. Cuối năm 1987 đầu năm 1988 tôi sang Viện Hàn

lâm Khoa học Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Vi ện Đông phương học.

Tôi bảo vệ luận án ở đấy, từ đó về tôi làm chuyên về ngôn ngữ học xã

hội. Sau khi về nước, có lẽ ngành ngôn ngữ học xã hội là một ngành

mới ở Việt Nam vì nó liên quan đến nhiều vấn đề chính trị xã hội và tôi

đảm nhận nó. Người khai sáng ra phòng này là cố giáo sư Hoàng Tuệ -

viện trưởng Viện ngôn ngữ học, ông làm viện trưởng hai năm sau đó

ông chuyển sang cho giáo sư Nguyễn Như Ý – phó viện trưởng. Giáo

Page 2: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 2 ]

sư Nguyễn Như Ý làm được hai năm sau đó tôi phụ trách đến năm 2012.

Cuối năm 1995 đầu 1996 tôi được phong phó giáo sư, năm 2004 tôi

được phong giáo sư.

HỎI: Thầy có thể nói thêm cho em biết bối cảnh gia đình, từ thuở nhỏ, gia

đình, ông bà,.. Ví dụ như chúng em rất muốn biết trong gia đình thầy có

ai làm về các lĩnh vực như văn chương hay ngôn ngữ học hoặc có ai

ảnh hưởng đến sự lựa chọn của Thầy…

ĐÁP: Tôi hay nói đùa là làng tôi có ba người: một là giáo sư Nguyễn Thiện

Giáp, hai là phó giáo sư Trần Nho Thìn viết về văn học trung đại, đấy là

anh bạn của tôi từ thuở hàn vi đến bây giờ. Mà làng tôi làng tôi là quê

của Hai Bà Trưng theo tục truyền lại khi bị dồn đến đường cùng có ăn

một đĩa bánh trôi và nhảy xuống sông Hát Giang.

HỎI: À! Đấy là làng Hát Môn ạ?

ĐÁP: Làng Hát Môn. Mọi người đều biết là hôm kia mùng 6/3 là tục rước

bánh trôi cho làng. Nên những ai là con của làng đó kể cả con dâu, con

rể từ mùng 1/3 âm lịch đến mùng 6/3 không được ăn bánh trôi, phải chờ

cúng trên đền Hai bà xong mới được ăn. Tôi vẫn tuân thủ phong tục đó,

các bạn nên tìm hiểu. Ở trước đền Hai Bà có một quán là quán thờ bà

bán bánh trôi. Trước khi hai bà nhảy xuống Hát Giang có tục truyền

như thế, hiện nay vẫn giữ phong tục như thế. Có lẽ một phần, giới thiệu

cái làng đó không biết có ảnh hưởng đến mình không? Gia đình tôi bình

thường nhưng bố tôi là người rất giỏi bố tôi mất rồi! Ông rất giỏi Hán

và Hán nôm, có lẽ còn giỏi hơn tôi. Cạnh nhà tôi có một cụ mất rồi, cụ

cực kỳ giỏi Hán Nôm, có lẽ có một phần nào đó ảnh hưởng nhưng đây

đang nói chuyện riêng chưa bao giờ nói. Làng tôi các họ rất lạ ví dụ

như anh Trần Nho Thìn, làng tôi đều lấy họ ở giữa, tất cả các chị gái

anh Trần Nho Thìn đều là Nho Thị, họ làng tôi rất đặc biệt, tôi đã dầy

công nghiên cứu nhưng vẫn chưa ra được vấn đề đó. Hay họ nhà anh

Nguyễn Thiện Giáp, thực ra tách làm hai chi, một chi là Hoàng và một

chi là Thiên. Anh Giáp chính là Nguyễn Thiên Giáp và tất cả con gái

Page 3: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 3 ]

đều là Hoàng Thị. Còn họ tôi là Nguyễn Văn nhưng tất cả các chị tôi

đều là Kim Thị, rất đặc biệt. Ngày xưa kết nạp Đảng là phức tạp, vì họ

nghĩ tôi chị không phải cô ruột cũng không phải. Hiện nay chưa tìm

hiểu được, hiện nay ở quê họ quay trở lại là tất cả họ hàng nhà tôi đều

là họ Kim. Có một cái truyền nhưng chưa chính xác là có một ông đi thi

chắc là phạm húy gì đấy cho nên tất cả con trai phải chuyển sang họ

Nguyễn còn con gái vẫn là Kim Thị, chỉ biết đến đấy thôi!

HỎI: Bố của thầy học chữ Hán, cụ có đỗ đạt gì không ạ?

ĐÁP: Cụ không đỗ đạt gì.

HỎI: Có dạy học không?

ĐÁP: Có dạy học, ở nhà người ta gọi là ông Nghè.

HỎI: Thầy đi học tiểu học ở đâu ạ?

ĐÁP: Tôi với anh Thìn đều học trường làng hết rồi lên trường huyện sau

những năm chiến tranh xong đi vào đây rồi hết.

HỎI: Thầy học cấp ba ở?…

ĐÁP: Học cấp ba ở huyện Phúc Thọ - Sơn Tây. Ngày xưa cả huyện có một

trường duy nhất và anh Trần Nho Thìn cũng học ở đấy.

HỎI: Sau đó thầy thi Đại học vào trường?..

ĐÁP: Hồi đó tôi cũng có thích các chuyên ngành khác nhưng có lẽ hồi đó tôi

học rất giỏi tiếng Trung từ thời phổ thông. Hồi cấp ba chỉ có học một

thầy, tôi nhớ là thầy Mai Khắc Thiệu, thầy dạy tiếng Trung cấp ba, hồi

đó học ngoại ngữ mà. Có lẽ tôi học quá giỏi nên thầy ép tôi thi bằng

được vào đấy.

HỎI: Có nghĩa là cấp ba của các thầy đã học tiếng Trung rồi ạ!

ĐÁP: Cấp ba ngày xưa học ngoại ngữ, hồi đó chỉ có hai ngoại ngữ là tiếng

Trung và tiếng Nga chứ không có tiếng Anh. Hồi đó dính vào tiếng Anh

là có vấn đề, theo tư sản, tư bản chẳng hạn. Hồi đấy phổ thông chỉ có

hai ngoại ngữ.

Page 4: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 4 ]

HỎI: Và sau đó thầy thi đại học vào trường?…

ĐÁP: Vâng! Tôi vào thẳng khoa Trung của trường Đại học ngoại ngữ nay là

Đại học Hà Nội.

HỎI: Sau đó tốt nghiệp thầy đi Trung Quốc ạ?

ĐÁP: Tốt nghiệp tôi sang Bắc Kinh. Ngày đón đoàn ký hiệp định Pari từ Pari

về qua Trung Quốc, tôi được vào Đại lễ đường. Tôi ra sân bay đón đoàn,

hồi đó tôi gặp cả Chu Ân Lai, gặp cả Giang Thanh. Ở bên đó tôi gặp

Đặng Tiểu Bình hai lần.

HỎI: Bây giờ gọi là khóa luận tốt nghiệp của thầy ạ…

ĐÁP: Ngày xưa không có khóa luận, ra trường luôn.

HỎI: Thầy có thể chia sẻ với chúng em ấn tượng đầu tiên khi thầy đến Trung

Quốc ạ?

ĐÁP: Lần đầu tiên đến Trung Quốc tôi nhớ là đi vào đêm lập lại hòa bình ở

miền Nam, đi vào đêm tối, tôi không nhớ đường. Đến Bằng Tường sau

đó đi tàu lên Trung Quốc, cảm giác như mình bước vào một thế giới rất

lạ, cuộc sống khác. Hình ảnh tôi thích nhất là ngày xưa tôi nhớ bài thơ

của Tố Hữu “Hết khổ rồi em nhỉ”, tôi nhớ đến những cô gái: “Em ngọt

em thơm như quả táo đầu cành” sang bên đó ăn táo ngọt thật. Trông các

cô mùa đông tuyết rơi mà má hồng hết cả. Tôi sang đấy thì bên đấy đại

cách mạng văn hóa vẫn chưa kết thúc, các em thiếu nhi vẫn còn đeo

băng hồng, tôi vẫn nhớ một câu mà một cô gái Trung Quốc đọc cho tôi

nghe mà tôi không nhớ tên. Cô nói về đại cách mạng văn hóa là “著作

不离手, 万岁不离口, 外面说好话, 里面下毒手”. Tôi ấn tượng

nhất với cô gái Trung Quốc nói với tôi câu đó về đại cách mạng văn

hóa.

HỎI: Đại cách mạng văn hóa có ảnh hưởng gì đến lưu học sinh Việt Nam tại

đó không ạ?

Page 5: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 5 ]

ĐÁP: Hồi đó gọi là 朝鲜第一,越南第二 tức là lúc đó Triều Tiên là số một,

Việt Nam thứ hai, thứ ba là阿尔巴尼亚(Albania) . Luôn luôn được

ngồi ghế đầu, luôn luôn hàng đầu, về hình thức luôn được trọng thị như

vậy.

HỎI: Về đối đãi cụ thể, các chính sách cho lưu học sinh.

ĐÁP: Nói chung là tốt, mình từ một đất nước nghèo khó sang nói chung mình

thấy cái gì cũng hay. Ăn cũng ngon, ở cũng tốt, nói chung mọi sự đều

tốt. Tôi đã nói Việt Nam là thứ hai nên đi đâu xem bóng bàn cũng được

ngồi hàng ghế tử tế.

HỎI: Ấn tượng của thầy khi lần đầu tiên đến Đại lễ đường?..

ĐÁP: Tôi nhớ khi đó là chiều 30 tết, đi đón đoàn ông Lê Đức Thọ, đi ra sân

bay tuyết rơi phủ trắng, đẹp! Tôi được ngồi ghế gần đầu, thấy được Chu

Ân Lai, Giang Thanh cả lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam.

HỎI: Khi học ở Trung Quốc ngành mà thầy chọn là ngành gì?

ĐÁP: Tôi sang đấy chủ yếu là thực tập và tôi có đi làm một số cuộc phiên

dịch. Tôi nhớ khi đó còn rất trẻ, tôi vừa sang đó đã dịch phim “Nổi gió”,

hồi đó được rất nhiều người khen ngợi vì tôi dịch được. Bây giờ vẫn

còn ảnh, hồi đó ở trường tôi là kiện tướng nói giỏi.

HỎI: Vị giáo sư nào ở bên Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc đến con đường

nghiên cứu của thầy ạ?

ĐÁP: Hồi đó tôi cũng gặp nhưng ấn tượng không nhiều lắm vì tôi đi làm

phiên dịch, thực tập nên ấn tượng không nhiều lắm.

HỎI: Thầy có thể chia sẻ cho chúng em là ấn tượng nào sâu sắc nhất của thầy

trong thời gian thầy ở Trung Quốc không ạ?

ĐÁP: Ấn tượng thì là lúc đó sang có nhiều thuận lợi ví dụ như sách vở. Mình

có thể thấy rằng điều kiện tốt, học thêm được tiếng Anh. Mình cũng là

người ham học nên cũng biết thêm được nhiều.

HỎI: Giai đoạn đó ở bên Trung Quốc đã có rất nhiều tài liệu tham khảo rồi ạ?

Page 6: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 6 ]

ĐÁP: Giai đoạn đó chưa nhiều vì giai đoạn đó cuộc đại cách mạng văn hóa

Trung Quốc mới bước vào giai đoạn kết thúc. Lúc đó báo chí vẫn còn

đưa những tin như thi vào Đại học Bắc Kinh không làm bài thì lại đỗ,

được 0 điểm. Tôi vẫn nhớ sự kiện đó khi đọc báo Bắc Kinh. Hồi đó họ

chú trọng công nông binh. Trí thức thì ta đã biết rồi, suốt một thời gian

dài 上山下乡接受工农兵教育 (lên núi về nông thôn, tiếp thu giáo dục

công nông binh.) Lúc đó họ mới trong giai đoạn bắt đầu phục hồi.

HỎI: Các bạn của thầy có ấn tượng gì hay có quan tâm, tò mò gì về Việt Nam

không ạ?

ĐÁP: Lúc đó tiếp xúc rất khó khăn, tôi còn nhớ mãi một hình ảnh là có một

cô gái, có một cái mũi cao rất là đẹp, bạn ấy bán hàng. Lúc đó tôi lúc đó

họ mặc tay áo luôn có một đoạn ống che bẩn, cô này cắt tóc đến đây, rất

xinh. Tôi ra nói chuyện, tôi nhớ đầu tiên tôi nói chuyện là hồi tôi quên

viên băng phiến, mình muốn mua băng phiến mình không biết, tôi mới

nói là “Tôi muốn mua một thứ nhưng tôi quên mất tên rồi!” 我要买一

个我忘的名字. Cô ấy bắt đầu cười, tôi bắt đầu quen cô ấy từ đấy, cô ấy

miêu tả 一个员员的 xong rồi quần áo như thế nào, rồi cô ấy mới nhớ ra

là băng phiến. Cô ấy rất quý tôi, cô tặng tôi một cái bàn chải đánh răng,

ngày đó rất quý. Và hai hôm sau cô ấy bị đuổi khỏi đó, bị điều đi,

không thấy cô ấy nữa. Tức là hồi đấy nói chuyện với người nước ngoài

là việc cực kỳ khó, cả với người Trung Quốc. Suốt bao nhiêu năm tôi

vẫn nhớ theo cái tình cảm là cảm thấy mình có lỗi, để ảnh hưởng đến

công việc của cô ấy, tôi muốn hỏi xem cô ấy đi đâu mà tôi cũng không

biết phải hỏi như thế nào. Đấy là một ấn tượng tôi không thể quên

được. Hồi đó việc tiếp xúc với người nước ngoài ở Trung Quốc giống

như ở bên nhà mình là rất khó khăn.

HỎI: Lúc thầy học ở Trung Quốc thầy thấy cách họ giảng dạy?...

ĐÁP: Lúc đó tôi không được học nhiều lắm, tôi nói rồi, tôi đi thực tập là

chính, tôi cũng không nghe giảng, mà tôi nói lại là lúc đấy vừa kết thúc

Page 7: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 7 ]

đại cách mạng văn hóa cho nên mọi trường đại học đang trong tình

trạng chỉnh đốn tất cả mọi cái. Tất cả các nhà ngôn ngữ học đều phải đi

lên núi và lúc ấy họ trở về, lúc đó có nhiều vấn đề. Và những rào cản

như thế làm cho tiếp xúc hạn chế. Người Trung Quốc như tôi kể câu

chuyện nhỏ vừa rồi thấy là việc tiếp xúc nó không hề đơn giản. Họ

không bao giờ lên được phòng mình.

HỎI: Trong khi đó họ vẫn đãi ngộ với mình rất tốt.

ĐÁP: Rất tốt. Nhưng tiếp xúc là họ hạn chế. Ngay cả mình đi dịch cũng thế,

mình cũng tiếp xúc rất hạn chế.

HỎI: Khi thầy ở bên đó đi dịch thầy có tiếp xúc với ai cấp cao ở Trung Quốc

và Việt Nam không ạ?

ĐÁP: Chưa có tiếp xúc cấp cao.

HỎI: Lúc đấy thầy chủ yếu đi dịch cho những ai ạ?

ĐÁP: Đi dịch cho thực tập sinh các thứ, đi giúp rất nhiều người.

HỎI: Giai đoạn 1976 – cuối năm 1979 đặc biệt là sau cuộc chiến tranh biên

giới thì nó có ảnh hưởng gì đến học tập cũng như công việc của thầy?

ĐÁP: Sau đó tôi về và vào làm ở Viện Ngôn ngữ, hầu như việc sử dụng tiếng

Trung Quốc không còn. Tôi chuyển hẳn sang việc làm ngôn ngữ và bắt

đầu công việc làm từ điển Tiếng Việt. Tất nhiên là tiếng Hán giúp cho

tôi rất nhiều, chúng ta biết rằng từ tiếng Việt có tới 65% là từ gốc Hán.

Như bây giờ tôi vẫn nói, những người làm Tiếng Việt mà không biết

tiếng Hán thì rất khó khăn. Bởi vì vốn từ tiếng Việt gốc Hán rất lớn.

HỎI: Lúc đấy tất cả những người học ở Trung Quốc đều như thế hay là..?

ĐÁP: Không phải. Lúc đó tôi biết là có rất nhiều người rất khó khăn, nhiều

người rất giỏi nhưng không có việc làm phải đi làm các việc khác,

nhiều người hầu hết là chuyển nghề hoặc chuyển đi làm đâu đó. Trước

thời điểm đó tôi đã chuyển về Viện Ngôn ngữ nên cũng yên tâm. Có lẽ

phải sau rất nhiều năm, mãi đến năm 1988 tôi mới nói lại tiếng Trung

Page 8: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 8 ]

khi ở Nga, gặp các cô nghiên cứu sinh Trung Quốc ở Nga bắt đầu trở

lại nói tiếng Trung với họ. Tôi nhớ là năm 1988 người Trung Quốc đầu

tiên tôi nói chuyện là cô Lý Phương Đông, cô ấy là nghiên cứu sinh

cũng ở Viện Đông Phương. Hôm đấy đi quảng trường Đỏ ở Matxcova

tôi gặp họ, họ hỏi đường tôi nói bằng tiếng Trung Quốc họ hết sức ngạc

nhiên, họ bảo “ Ai Ai!” và không tin được tôi là người Vi ệt Nam.

HỎI: Thầy đi qua khoa của Viện Đông Phương học ở Liên Xô, hồi đấy có

trải qua đào tạo thạc sỹ như bây giờ không ạ?

ĐÁP: Hồi đó thì không. Thực ra tôi chỉ bảo vệ ở Viện Đông Phương còn mọi

việc tôi vẫn làm ở Viện ngôn ngữ học. Hồi đấy chúng ta biết là Liên Xô

theo một chế độ đào tạo khác. Trong khi đó các nước đào tạo theo hệ

thạc sỹ sau đó lên Ph.D gọi là tiến sỹ. Nhưng Liên Xô theo đào tạo phó

tiến sỹ. Phó tiến sỹ dịch đúng từ đó chỉ là dự bị khoa học (Candidate).

Nga theo chế độ phó tiến sỹ, sau là tiến sỹ. Bây giờ chúng ta chuyển

theo form tiến trình tiến sỹ, cái mà chúng ta gọi là tiến sỹ khoa học

chính là tiến sỹ ở Nga. Như vậy Nga không có hệ thống đào tạo thạc sỹ.

HỎI: Khi thầy sang viện Đông Phương thì thầy chọn đề tài gì để làm nghiên

cứu ạ?

ĐÁP: Tại sao họ lại biên chế vào viện Đông Phương vì hồi đó viện sỹ là

Vladimir Xonxep, ông là Viện trưởng viện Phương Đông, làm một thời

gian thì ông lại sang làm viện trưởng viện Ngôn ngữ học, ông lại kéo

tôi về Viện Ngôn ngữ học nhưng tôi lại bảo vệ ở Viện Phương Đông.

Tôi làm tiếp xúc ngôn ngữ nhưng trên cứ liệu của tiếp xúc Hán Việt.

Nhưng rất may là bà giáo của tôi là Xveclana Xpavenco bà là người mà

tôi rất may được gặp, bà thành thục tiếng Anh, tiếng Hán và tiếng Việt.

Bà rất thành thạo ba thứ tiếng tôi rất phục bà, chính nhờ đó mà giúp tôi

rất nhiều cộng với Vi ện Trưởng viện sỹ Xôn-xép, hai vợ chồng, vợ là

giáo sư Xô-xê-va. Hai người ở Trung Quốc từ bé nên rất giỏi tiếng Hán.

Cho nên lúc thì nói tiếng Nga lúc thì nói tiếng Hán.

Page 9: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 9 ]

HỎI: Thầy có ấn tượng hoặc đánh giá như thế nào về ngành Hán học ở Nga?

ĐÁP: Ngành Hán học ở Nga là ngành rất phát triển. Nga còn một viện nữa là

viện Viễn Đông, một viện nghiên cứu có tầm chính trị rất lớn. Ở Việt

Nam lúc đó tôi có anh bạn rất thân là anh Lê Quảng Ba cùng chơi với

tôi và anh Thìn. Anh cũng học Nga, sau này là viện trưởng Viện Đông

Bắc Á của ban đối ngoại Trung Ương. Vừa rồi anh làm đại sứ đặc mệnh

ở Triều Tiên. Anh ấy học ở Viện Viễn Đông. Ở Nga tôi quan tâm về

ngôn ngữ nhưng những người nghiên cứu về Hán thành công rất lớn ví

dụ như vợ chồng viện sỹ Xôn-xép. Đấy là những người họ nhờ tiếng

Hán để thành công. Bởi vì họ nghiên cứu loại hình học đơn lập và lấy

tiếng Hán làm cơ sở nghiên cứu. Hay những nhà Hán học rất nổi tiếng

như Át-khan-tốp. Và lúc đó tôi thấy mình thực sự kính phục các nhà

ngôn ngữ học Nga. Cho đến giờ tôi vẫn nói, những người đào tạo ở Nga

nói chung là tốt vì họ được đào tạo rất bài bản và kiến thức của họ rất

uyên thâm.

HỎI: Giai đoạn thầy sang bên Nga làm nghiên cứu sinh thì quan hệ Nga với

Trung Quốc như thế nào?

ĐÁP: Cái này tôi không rõ lắm nhưng lúc đấy tôi gặp rất nhiều nghiên cứu

sinh từ Trung Quốc sang. Tôi quen với cả những nghiên cứu sinh làm

về luật, họ cho tôi cả sách về luật. Lúc đó tôi rất hiếm sách Trung Quốc

nhưng được họ cho rất nhiều. Lúc đấy tôi thấy người Trung Quốc đông

lắm. Ở Viện Đông Phương học, viện Ngôn ngữ học rất nhiều ngành,

các ngành Trung Quốc sang rất nhiều.

HỎI: Trong số các giáo sư mà thầy tiếp xúc ở bên Nga, các giáo sư của

ngành Trung Quốc học hay Hán học thì thầy ấn tượng ai nhất và ai có

ảnh hưởng sâu sắc nhất đến các công trình nghiên cứu của thầy sau này

ạ?

ĐÁP: Thực ra tôi sang bên đấy rất may là tôi đi theo khuynh hướng của ngôn

ngữ học xã hội vì ngôn ngữ học xã hội là một chuyên ngành liên quan

Page 10: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 10 ]

nhiều đến các vấn đề chính trị xã hội và tương tác với ngôn ngữ và xã

hội. Cho nên vào các nước xã hội chủ nghĩa tương đối chậm, Nga cũng

vào muộn. Người mà nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội sang đấy

trước tôi là giáo sư Nguyễn Huý, vốn là trưởng phòng ngôn ngữ học xã

hội đầu tiên. Ông sang đấy làm về các thuật ngữ, sau đó đến tôi. Tôi

sang thì có một nhà ngôn ngữ học xã hội rất nổi tiếng của Nga là Niu-

vơ-xki. Tôi nghiên cứu chủ yếu là hệ quả tiếp xúc với các tác động của

nhân tố xã hội. Ở đó, ví dụ như tôi nói vợ chồng cụ Xôn-xép, bà Xôn-

xê-va cũng rất giỏi tiếng Hán, cô giáo của tôi là bà Mikhail Chen-pô, bà

cũng là người thuần thục nhiều ngoại ngữ. Những người đó đặc biệt là

công trình nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội Ni-vơ-xki có ảnh hưởng sâu

sắc đến lĩnh vực nghiên cứu của tôi. Hồi đó tôi đi học là một ngành mới,

bởi vì lúc đó ở Việt Nam không có, chỉ ở bên Nga mới có..

HỎI: Sau này thì các công trình của thầy đều đi theo hướng đó ạ?

ĐÁP: Tất cả các công trình của tôi đến bây giờ tôi chỉ làm ngôn ngữ học xã

hội.

HỎI: Thầy quan tâm đến Trung Quốc thì là chỉ quan tâm đến góc độ ngôn

ngữ học xã hội thôi hay còn mở rộng đến lĩnh vực nào nữa không?

ĐÁP: Thực ra tôi nói rồi, ngôn ngữ học xã hội chỉ quan tâm đến mỗi ngôn

ngữ thì không giải quyết được cái gì. Bởi vì ngôn ngữ học xã hội là liên

ngành. Nó tương tác giữa xã hội học với ngôn ngữ, dân tộc học với

ngôn ngữ, nhân chủng học với ngôn ngữ cho nên nghiên cứu ngôn ngữ

phải lấy xã hội học, dân tộc học, lấy nhân chủng học, lấy văn hóa học

để giải quyết các vấn đề của ngôn ngữ. Cho nên nó là một ngành khá

rộng, muốn có được nó thì phải đọc rất nhiều, phải có hiểu biết rất

nhiều. Tôi phải đọc xã hội học, phải đọc nhân chủng học, phải đọc dân

tộc học. Ví dụ như năm 2007 tôi sang Đài Loan gần 4 tháng để nghiên

cứu vấn đề di dân và ngôn ngữ, đó là vấn đề liên quan đến các vấn đề

nhân chủng. Hay tôi viết cuốn sách “Kế hoạch hóa ngôn ngữ” , hay

năm 2014 này là cuốn “Chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ

Page 11: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 11 ]

Việt Nam” thì nó liên quan đến các mặt vĩ mô về các chính sách của

Nhà nước về ngôn ngữ, giải quyết các vấn đề chuẩn hóa về ngôn ngữ.

Năm 2014 tôi vừa nhiệm thu đề tài rất lớn là “Giao tiếp của người Vi ệt

dưới tác động của các nhân tố xã hội”, có thể thấy rằng nó dính đến rất

nhều vấn đề khác như tuổi, giới, địa vị.. tất cả những thứ đó. Cho nên

ngôn ngữ học xã hội là sự tương tác giữa ngôn ngữ và xã hội, cho nên

nó là vấn đề rất rộng.

HỎI: Quay trở lại một chút là em có tò mò là bố thầy rất giỏi tiếng Hán, thầy

có chịu ảnh hưởng từ bố hay mãi đến khi học cấp ba học tiếng Trung

thầy mới thích học tiếng Hán ạ?

ĐÁP: Tôi cũng không rõ lắm vì tôi là con út, ở quê bố uống rượu cứ được

ngồi lòng, bóc cho hạt lạc rất là sung sướng, luôn được bố chiều. Ông

cũng phải mưu sinh nhưng tôi nhớ hồi xưa có một ông hàng xóm là cụ

Trương Tuần, chắc ông làm một cái gì đấy. Ông rất quý bố tôi, tất cả

những sách Nôm ông cho hết sang bên nhà, sách bọc giấy mỏng mỏng

ngày xưa người ta cấm ấy.

HỎI: Giấy dó ạ!

ĐÁP: Cụ đọc cứ vanh vách tôi cũng thấy thích.

HỎI: Đến khi thầy lớn rồi thầy không được học bố.

ĐÁP: Không.

HỎI: Khi thầy chọn nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội thầy đã tham gia vào

một nghiên cứu liên ngành hay hợp tác với những ngành nào để phát

triển nghiên cứu của thầy chưa ạ? Có nghĩa là nghiên cứu với bên nào?

Ngoài nghiên cứu cá nhân thì thầy có hợp tác với các học giả hoặc các

tổ chức nghiên cứu khác nào?

ĐÁP: Tôi hợp tác với Nga nhiều, ví dụ như nghiên cứu “Vị thế của ngôn ngữ

quốc gia với các ngôn ngữ dân tộc”. Chính sách ngôn ngữ dân tộc tôi

hợp tác nhiều. Năm nay cũng có một hợp tác với trường Đại học Xanh-

pê-téch-bua làm về tiếng Mường ở Việt Nam. Hay vấn đề di dân và

Page 12: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 12 ]

ngôn ngữ là một vấn đề rất lớn, tôi sang Đài Loan cùng với phó giáo sư

Tưởng Vĩ Văn, đặc biệt là giáo sư Văn học Trần Ích Nguyên, ông ấy là

người giúp tôi rất nhiều. Ông đã đưa tôi dến những nơi rất xa xôi mà

người nước ngoài ít được đến như bán đảo Kim Môn để tiếp xúc với

các trường đại học ở đấy. Nhờ có Tưởng Vĩ Văn và Trần Ích Nguyên

mà tất cả các trường đại học ở Đài Loan tôi đều được đi hết. Đến đó

làm việc rất nhiều về các vấn đề ngôn ngữ học xã hội. Tôi còn nhớ là

tôi đã đóng giả thành một người đàn ông Hương Cảng sang Đài Loan,

vào một trung tâm môi giới hôn nhân ở Đài Loan để tìm cô dâu Việt

Nam sau đó bị lộ, tôi sợ gần chết cái vụ đấy.

HỎI: Thầy có thể chia sẻ ạ.

ĐÁP: Vụ đấy tôi mang máy ghi âm các thứ như các bạn, vào đến nơi tôi nói

tiếng thì cũng được, ăn mặc lịch sự, giới thiệu đến từ Hương Cảng. Hỏi

“Đi đâu?” “Đi tìm vợ!” “Tìm ai?” “Tìm cô dâu Việt Nam”. Họ bảo là

thích Nam hay Bắc, tôi bảo là tôi thích cô dâu miền Bắc, họ bảo chỉ có

cô dâu miền Nam là nhiều thôi, miền Bắc bây giờ chỉ có gái Hải Phòng,

gái Hải Phòng thì hơi đắt, tôi bảo đắt không thành vấn đề với người

Hương Cảng. Sau một hồi họ cho tôi xem ảnh các thứ, cuối cùng họ

mới đứng phắt dậy bảo “ông không phải người đi tìm vợ, ông hãy xóa

tất cả các ghi âm và ảnh chụp được”. Họ rất kiên quyết nhưng sau khi

tôi xóa hết thì họ rất vui vẻ. Hay một thời gian tôi hợp tác với Trung

Quốc, có thời gian họ làm một công trình rất lớn về chính sách ngôn

ngữ Trung Quốc do Phó giáo sư Chu Khánh Sinh lúc đó là một chuyên

gia về ngôn ngữ học xã hội ở Viện dân tộc học ở Viện Khoa học xã hội

Trung Quốc chủ trì. Ông đã mời tôi viết một bài về chính sách ngôn

ngữ Việt Nam đăng bằng tiếng Hán trên tập Chính sách ngôn ngữ của

các quốc gia trên thế giới. Từ năm 2006 đến nay tôi là giáo sư kiệm

nhiệm của trường đại học Quảng Tây Trung Quốc, tôi sang đấy giảng

và cũng thường tham gia giảng dạy trình bày về các vấn đề ngôn ngữ

học xã hội ở đấy. Tôi cũng tham gia các hội thảo của Trung Quốc ở đấy

Page 13: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 13 ]

ví dụ như tham gia các hội thảo gọi là Các ngôn ngữ có nguy cơ bị mất,

tiếng anh gọi là endangered languages . Trung Quốc gọi là 急危语言

nhưng người Trung Quốc họ tránh từ đó, họ gọi theo cách uyển ngữ là

新发现语言. Chúng ta biết, quốc gia đa dân tộc nào cũng thế, có một

số ngôn ngữ của dân tộc ít người có nguy cơ bị mất, trên thế giới người

ta chia thành năm cấp: 1. Cấp an toàn, 500 ngôn ngữ trong đó tiếng Việt

không bao giờ mất; 2. Nhỏ nhưng an toàn, ngôn ngữ có số người trên

1000 nhưng họ sống tập trung thì các ngôn ngữ đó không bị mất; 3. Các

ngôn ngữ nguy cấp. Việt Nam chúng ta có khoảng 4 ngôn ngữ nằm

trong cấp ngôn ngữ nguy cấp, tức là dân số khoảng độ dưới 400 người

ví dụ như dân tộc Pu Péo, Pro-măng, Trung Quốc có một số ngôn ngữ

như vậy, thế giới rất quan tâm để bảo tồn các loại ngôn ngữ đó; 4. Các

ngôn ngữ bên bờ vực thẳm, tức là những ngôn ngữ có thể bị mất nhưng

không cứu được. 5. Các ngôn ngữ bị chết, người cuối cùng sử dụng

ngôn ngữ đã chết. Thế giới quan tâm đến ba cái ở cuối, từ nguy cấp đến

bên bờ vực thẳm và đến chết, những vấn đề đó tôi cũng tham gia. Đặc

biệt từ năm 2010 đến nay Nhà xuất bản Giáo dục Trung Quốc có mời

tôi giúp họ trong chương trình hướng ra Đông Nam Á, Trung Quốc có

hai chương trình lớn nhất là chương trình biên soạn hai bộ từ điển Hán

– Việt; Việt – Hán và từ điển Hán – Thái và Thái – Hán. Cả hai cuốn

này họ đều mời tôi với tư cách là cố vấn và tôi giúp đỡ họ rất nhiều.

Năm 2012 cuốn từ điển Việt Hán đã hoàn thành, hôm đấy họp báo và

đưa lên hội chợ triển lãm Đông Nam Á. Đến năm 2014 cuốn thứ hai

hoàn thành.

HỎI: Khi thầy tiếp xúc với giới học thuật Trung Quốc trong hợp tác thì thầy

đánh giá như thế nào về những đối tác mà thầy hợp tác?

ĐÁP: Nhận xét chung là tôi cũng hướng dẫn người Trung Quốc tại Trung

Quốc làm cao học, học sinh của tôi và tôi cũng nói để bạn biết là người

Trung Quốc đầu tiên bảo vệ tiến sỹ ngôn ngữ học Việt Nam cũng chính

là do tôi hướng dẫn. Đó là chị La Văn Thanh (罗文青) và hiện nay chị

Page 14: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 14 ]

là giáo sư, 42 tuổi, hiệu phó trường Đại học Trùng Khánh. Tôi hướng

dẫn người thứ hai là người Vi ệt Nam đầu tiên bảo vệ luận án tiến sỹ

ngôn ngữ bằng tiếng Hán ở Việt Nam,đến 14 này bảo vệ. Đó là chị

Hương ở đại học Ngoại Thương. Trong khi làm việc với các chuyên gia

của Trung Quốc và nghiên cứu sinh, học viên cao học người Trung

Quốc tôi hướng dẫn nhiều, tiến sỹ tôi hướng dẫn một chị là Hà Huỳnh

Thiên sắp bảo vệ. Tôi đánh giá chung là các chuyên gia Trung Quốc

làm việc rất thận trọng, đặc biệt họ xử lý tư liệu rất tỉ mỉ. Tôi đặc biệt

thích nghiên cứu sinh Trung Quốc vì họ làm tư liệu rất cẩn thận. Tôi

thường nói với các nghiên cứu sinh, các học sinh là các thành công của

luận án nếu là cao học thì 70% là nhờ sử dụng tư liệu. Anh không thể

nào có những lý thuyết mới, anh vận dụng lý thuyết và chứng minh

bằng tư liệu. Tôi thấy là người Trung Quốc rất trọng cái đấy và một

điểm về mặt ngôn ngữ học thì họ tiếp nhận lý luận của phương Tây rất

mạnh. Sang Trung Quốc mua sách rất rẻ, sách của họ toàn bộ là những

xuất bản của những cuốn sách ngôn ngữ học nổi tiếng và những sách

mới thì Trung Quốc mua hết bản quyền và họ xuất bản tại Trung Quốc,

họ chỉ giới thiệu 30 trang bằng tiếng Hán. Như vậy những cái mới họ

tiếp thu rất nhanh và rất tốt, người Trung Quốc rất trọng cái đó. Ví dụ

có một anh ở đại học Quảng Tây anh bảo vệ luận án Ngôn ngữ học tri

nhận ở trường Đại học nhân văn chúng ta. Phần lý luận anh viết hơn

hẳn nghiên cứu sinh Việt Nam vì người Trung Quốc họ tiếp nhận lý

thuyết của phương Tây qua lăng kính của người Trung Quốc và ứng

dụng tôi cho là cái đó rất tốt, cộng với việc họ làm tư liệu rất tỉ mỉ. Ví

dụ như một em tôi hướng dẫn làm về cao học nhưng tư liệu em làm rất

tốt, em làm đề tài đại khái là Các tên gọi của các thuốc Trung y và Nam

y. Tôi nghĩ hiếm thấy một cao học làm ở bên Trung Quốc rất nhiều rồi

sang Việt Nam đi từ Bắc tới Nam để thu thập, tìm hiểu. Bố mẹ bạn ấy

làm bác sỹ cho nên luận văn của bạn ấy rất hay. Tất nhiên tôi thấy các

em Trung Quốc sang Việt Nam có nhiều hạn chế. Nhưng ở Trung Quốc

Page 15: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 15 ]

như chị La Văn Thanh họ làm tư liệu rất cẩn thận, không có một chút

nào là gian dối.

HỎI: Thầy đã tiếp xúc với cả giới ngôn ngữ học Đài loan và Trung Quốc

trong lĩnh vực của thầy, thầy có thấy sự khác biệt gì giữa các nhà

nghiên cứu Trung Quốc học Đài Loan và Trung Quốc, thầy có nhận xét

gì về các nhà ngôn ngữ học Đài Loan và Trung Quốc ạ?

ĐÁP: Khó mà đánh giá nhưng nó có hai điều là: Khi sang Đài Loan khi hỏi

họ được đào tạo ở đâu thì đa số các nhà ngôn ngữ học Đài Loan họ đều

trả lời là đào tạo ở Mỹ, tôi nghĩ phong cách khác nhau. Nhưng tôi vẫn

thấy người Trung Quốc làm khoa học tỉ mỉ, chính xác, làm tư liệu cẩn

thận, đó là điểm tôi đánh giá tốt. Còn như tôi đã nói ở Trung Quốc đại

lục họ tận dụng được tất cả tư liệu ở Phương Tây qua nguồn Trung

Quốc tiếp nhận cho nên các bạn muốn mua sách phương Tây hãy sang

Trung Quốc, mua ở phương Tây đắt lắm. Còn người Đài Loan lại tiếp

nhận trực tiếp từ Mỹ, từ các nguồn của Anh. Rõ ràng là phương pháp

nghiên cứu và cách thức nghiên cứu khác nhau.

HỎI: Các quan điểm nghiên cứu của họ có khác biệt không ạ?

ĐÁP: Quan điểm về ngôn ngữ học không có gì khác biệt lắm vì ngôn ngữ học

nó thuần túy về khoa học. Trừ ngôn ngữ học xã hội vì nó liên quan đến

các vấn đề dân tộc, các vấn đề chính trị thì rõ ràng khác nhau.

HỎI: Thầy có thể chia sẻ sự khác nhau giữa Đài Loan và Trung Quốc về

ngôn ngữ học xã hội không ạ?

ĐÁP: Cái này khó. Ví dụ vấn đề một quốc gia có bao nhiêu ngôn ngữ. Chúng

ta thường thấy ví dụ như Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc tương ứng

với tên gọi của 54 ngôn ngữ nhưng thực tế nó có sự tương ứng 1:1 giữa

ngôn ngữ và dân tộc hay không. Hay vấn đề của Trung Quốc, ngoài

tiếng Hán ra còn các phương ngữ, những người nói phương ngữ khác

nhau thì không giao tiếp được, Trung Quốc gọi là 不通话. Nhưng theo

lý thuyết trên thế giới, lý thuyết về ngôn ngữ học thì những người nói

Page 16: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 16 ]

phương ngữ cơ bản giao tiếp được với nhau giống như Bắc – Trung –

Nam chúng ta chỉ khác nhau một chút. Nhưng phần đặc biệt của Trung

Quốc là những người nói không hiểu nhau vẫn đưa về một phương ngữ.

Chúng ta thấy như Khách gia, Việt Phương ngữ, tiếng Quảng Đông,

như Tương phương ngữ, như Cán phương ngữ, Chiết Giang,.. rất nhiều

phương ngữ. Trung Quốc theo phân chia cấu trúc hệ thống tiếng Hán có

7 phương ngữ và có người nói được 8 phương ngữ; 8 phương ngữ vì họ

chia phương ngữ Mân thành hai: Bắc Mân và Nam Mân. Như vậy về

những người nói phương ngữ khác nhau về lý thuyết ngôn ngữ học phải

giao tiếp được với nhau. Nhưng riêng ở Trung Quốc những người nói

phương ngữ khác nhau không nói chuyện được với nhau nên họ phải

dùng chữ Hán. Do đó chữ Hán không chỉ là một văn tự mà chữ Hán còn

được cộng thêm chức năng giao tiếp. Nhưng Đài Loan quan điểm lại

khác. Rõ ràng ở đây liên quan đến các vấn đề chính trị. Tôi nhớ là năm

2005 – 2006 ông David Christian ông viết cuốn sách rất nổi tiếng là

“The dead of language” - cái chết của ngôn ngữ. Ông có một câu rất nổi

tiếng trong cuốn sách là “ranh giới giữa ngôn ngữ và phương ngữ chỉ là

một quả bom”, tức là vấn đề chính trị quyết định. Hay là trong ngôn

ngữ học xã hội có một câu rất nổi tiếng “Ngôn ngữ chỉ là cái cớ để thổi

bùng các ngọn lửa chính trị”. Ví dụ như Ucraina, việc sáp nhập dân tộc

này với dân tộc khác. Ngôn ngữ chỉ là cái cớ, ví dụ tôi nói dân tộc này

nói khác dân tộc khác cho tôi tách ra, hay vấn đề tranh giành giữa

quyền lực của các ngôn ngữ. Cho nên việc Đài Loan coi không phải

phương ngữ thì đấy là quan điểm chính trị. Hay quan điểm về chữ viết,

chúng ta biết chữ Hán vốn là chữ tượng hình, một bên âm và một bên ý

nhưng việc giản thể chữ Hán sẽ là nguy cơ mất đi tính tượng hình của

chữ Hán, chữ Hán vốn là hình vẽ, một bên ghi âm một bên ghi ý, việc

giản thể sẽ mất phần âm hoặc ý. Và những người bảo vệ cho chữ Hán

phồn thể lại khoét sâu vào điều đó, họ nói bảo vệ chữ Hán phồn thể

chính là đảm bảo cho tính tượng hình của chữ. Hay việc tiếp nhận từ

nguyên nước ngoài, từ những năm 1980 Trung Quốc có những thay đổi

Page 17: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 17 ]

trong cách nhìn nhận cho nên các hệ thuật ngữ của Trung Quốc thay đổi.

Ví dụ ngày xưa gọi là từ tố bây giờ gọi là ngữ tố, một loạt các thay đổi.

Và cách tiếp nhận từ ngữ nước ngoài của Trung Quốc cũng trong giai

đoạn thay đổi. Ví dụ trước kia khi tiếp nhận các từ ngữ nước ngoài

Trung Quốc dịch âm, ví dụ như 特莫克拉斯 – democracy – tự do. Cho

nên ông Mông-te-xki-ơ gọi là 孟德斯鸠 – Mạnh Đức Tư Cưu. Nhưng

có một thời gian Trung Quốc tận dụng chữ Hán dùng nửa âm nửa ý. Ví

dụ sanyo là 山羊; Inter 网 là Internet. Còn Đài Loan tiếp nhận theo

kiểu nào? Đó là vấn đề của Đài Loan. Hay một từ như massenger Đài

Loan dịch một kiểu, Trung Quốc dịch một kiểu và Hồng Kong cũng

dịch một kiểu, ngay cả ở Ma Cao cũng một kiểu. Như vậy tiếp nhận từ

của nước ngoài theo dịch, theo phỏng âm hay gì đó cũng là một quan

điểm. Chấp nhận như thế nào đấy cũng là một quan điểm mâu thuẫn.

Nói về chính sách ngôn ngữ thì nó càng phức tạp vì nó liên quan đến

chính trị. Ví dụ như ở Đài Loan các quan điểm thời kỳ Tưởng Giới

Thạch, Tưởng Giới Thạch khi rút khỏi Trung Quốc ông vẫn nuôi mộng

quay trở về Trung Quốc chiếm lĩnh nên Tưởng Giới Thạch chỉ coi Đài

Loan là một tỉnh, Đài Loan không có phương hướng và chỉ là một tỉnh

là như thế. Chính sách của Tưởng Giới Thạch là quảng bá tiếng Hán.

Cho nên chúng ta thấy nói tiêu diệt thì không đúng mà cái Trung Quốc

gọi là phương ngữ thì bên Đài Loan gọi là ngôn ngữ không được sử

dụng. Họ kể lại những việc như nếu đến trường mà nói tiếng dân tộc có

thể bị chui qua háng của bạn, chính sách rất man dã. Nhưng đến thời kỳ

thứ hai là thời kỳ Trần Thủy Biển, Trần Thủy Biển lại thổi ngọn lửa dân

tộc lên và muốn đẩy 台语 lên cao, chủ nghĩa Đài hoá rất mạnh. Cho nên

lúc đó có chính sách đẩy mạnh tiếng bản địa dân tộc Đài Loan lên thành

quốc ngữ. Cho nên chính sách ngôn ngữ khác. Chính sách đó rất nghiệt

ngã, có thời gian viết chữ giản thể phải tù 3 tháng. Chính sách bài Hoa

rất mạnh, ngay cả những chính sách đến mức là viết chữ giản thể phải

đi tù. Họ đưa ra những chính sách ngôn ngữ rất khác. Đến thời kỳ Mã

Page 18: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 18 ]

Anh Cửu, Mã Anh Cửu lại là người theo giới chính trị thân đại lục nên

chính sách ngôn ngữ lại thay đổi. Cho nên ở Đài Loan chính sách ngôn

ngữ và sử dụng ngôn ngữ thay đổi theo chính trị, tôi muốn quay trở lại

vấn đề ngôn ngữ học xã hội.

HỎI: Lúc nãy em có nghe thầy nói về đề tài hợp tác với Đài Loan là ngôn

ngữ và di dân, thầy có thể chia sẻ cho chúng em đối tượng nghiên cứu

chính của thầy?

ĐÁP: Cái này nó là vấn đề di dân và ngôn ngữ. Chúng ta biết rằng một trong

những yếu tố trong luật di dân là phải biết ngôn ngữ. Các cô dâu của

Việt Nam không biết tiếng Hán, lấy chồng rất vội, kiến thức ít. Thứ hai

là tiếng Hán nếu theo đại lục thì nó có nhiều phương ngữ, như vậy về

nhà cô có thể nói được tiếng Bắc Kinh nhưng không thể giao tiếp được

với bố mẹ chồng, không nói được tiếng địa phương. Cho nên chúng ta

thấy một trong những vấn đề cản trở trong giao tiếp mà những điều

đáng tiếc xảy ra là chính là do ngôn ngữ. Đài Loan muốn làm rõ nguyên

nhân ngôn ngữ có phải nguyên nhân quan trọng không? Tôi cho đó là

nguyên nhân rất quan trọng, nếu di dân mà không biết đến vấn đề ngôn

ngữ thì rất gay. Người ta định nghĩa về người đa ngữ, có mấy quan

niệm, một là người đa ngữ hoàn toàn là những người ngoài tiếng mẹ đẻ

thì nói được ngôn ngữ khác như tiếng mẹ đẻ, nói chung đây là những

con người khó đạt được. Nhưng Liên Hợp quốc còn đưa ra định nghĩa

thứ hai là những người đa ngữ bộ phận. Ví dụ như chúng ta, ngoài tiếng

mẹ đẻ ra còn có thể sử dụng những ngôn ngữ trong giao tiếp mà mình

quan tâm. Nhưng chúng ta thấy có một loại thứ ba mà tiếng anh gọi là

semi-lingual, tôi tạm dịch là bán đa ngữ, chỉ biết nói không biết viết. Và

một loại nữa là tiếng bồi. Tôi nghĩ những cô dâu Hàn Quốc, tôi đã có

những cuộc tiếp xúc, có cả buổi người ta tổ chức các lễ hội cô dâu tôi

cũng đến, thực tế những người biết ngôn ngữ có cuộc sống tốt hơn,

những người không biết ngôn ngữ gặp rất nhiều khó khăn. Tôi đã ra đảo

Kim Môn gặp những cô dâu Cần Thơ, gặp cả những chị trước đây là

Page 19: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 19 ]

sinh viên khoa tiếng Trung đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh

theo tiếng gọi của tiếng Trung cũng sang đấy, rất nhiều tầng lớp. Ở bên

đó hình thành một vấn đề: Thế thệ thứ nhất thế hệ các cô dâu giải quyết

vấn đề ngôn ngữ, sau đó sang thế hệ thứ hai giải quyết vấn đề tiếng Việt

ra sao? Thế hệ thứ hai sinh ra ở đấy họ cần học tiếng Việt như thế nào.

Tôi nghĩ đó là những vấn đề mà ở Đài Loan đang cần được bàn đến.

HỎI: Đối tượng thầy vừa miêu tả là người Vi ệt di dân, thầy có quan tâm

ngược lại là người Hoa di dân ở Việt Nam không ạ?

ĐÁP: Người Hoa di dân ở Việt Nam tôi có hướng dẫn một luận án tiến sỹ của

anh Hoàng Quốc, bảo vệ năm 2009 là Cảnh huống song ngữ Hoa – Việt

ở đồng bằng sông Cửu Long, tập trung ở An Giang. Người Hoa ở Việt

Nam có một vấn đề là có khi họ chỉ nói được phương ngữ, tiếng mẹ đẻ

ví dụ như tiếng Triều Châu hay tiếng Quảng Đông chứ không biết tiếng

Bắc Kinh, đấy là một lớp người. Lớp người thứ hai là thế hệ trẻ họ

không biết cả tiếng Hán 普通话 và tiếng kia. Vấn đề tiếng mẹ đẻ của họ

là cái gì? Nhưng họ vẫn nhận tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Hoa, đấy là

vấn đề khó cho chúng ta. Tôi được biết có những năm có những vấn đề

nhạy cảm về chính trị khá phức tạp. Ví dụ bây giờ mình phát chứng chỉ

ngoại ngữ chưa chắc đã nhận vì đấy là tiếng mẹ đẻ của họ. Nhưng họ

bảo vẫn vào các trung tâm ngoại ngữ học. Ở đồng bằng sông Cửu Long

theo tôi quan sát thì lớp già họ vẫn nói bằng tiếng Quảng Đông, tiếng

Triều Châu, tiếng Phúc Kiến, nhưng lớp trẻ đang có một xu hướng. Tôi

có hướng dẫn một chị nữa, chị Ngọc làm luận văn thạc sỹ ở trường đại

học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh làm về cộng đồng người Hoa ở

Quận 5, về ngôn ngữ học. Tôi thấy một thực tế là con người vướng vào

một mâu thuẫn oái oăm. Đó là họ muốn tồn tại thì họ phải giỏi tiếng

Việt, dĩ nhiên cả tiếng Anh nữa nhưng họ có cả nhu cầu để học tiếng

Hoa. Hầu hết lớp trẻ hiện nay không biết tiếng Hoa và không biết chữ

Hoa. Cách đây mấy năm Bộ Giáo dục mời tôi tổng chủ biên cuốn Tiếng

hoa từ lớp một cho con em người Hoa, diễn ra nhiều cuộc thảo luận

Page 20: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 20 ]

nhưng đến nay thì lại dừng lại. Các bạn phải chú ý cái này không nên

nêu ra. Có nhiều vấn đề phức tạp. Thứ nhất, trên báo rộ lên là người ta

nhầm soạn sách mang tính chất, tức là chúng ta coi dân tộc Hoa như

một dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng như dân tộc Kinh là một dân tộc

thiểu số ở Trung Quốc. Như vậy chúng ta soạn sách tiếng Hoa cũng

như soạn theo hướng của ngôn ngữ dân tộc thiểu số, cũng như soạn

sách tiếng Chăm cho người Chăm, soạn sách tiếng Mông cho người

Mông. Đấy là một cái tôi nghĩ chưa làm rõ được. Cái thứ hai là, dạy

tiếng Hoa như thế nào? Có nhiều thảo luận dạy chữ phồn thể hay giản

thể? Đấy là một cuộc tranh luận. Người già thích phồn thể nhưng học

phồn thể lại khó và người dạy cũng chưa chắc có. Dạy âm Bắc Kinh

hay dạy âm dân tộc? Ví dụ dạy tiếng mẹ đẻ, người Quảng Đông dạy

tiếng Quảng Đông hay dạy tiếng Bắc Kinh? Đấy là tất cả những vấn đề,

tôi muốn nhắc lại là đặc thù của tiếng Hán là giữa những người nói các

phương ngữ khác nhau không dám gọi nhưng vẫn cứ coi là phương

ngữ. Đây là vấn đề ngôn ngữ học thế giới về lý thuyết là không phải. Lý

thuyết của ngôn ngữ học là những người nói các phương ngữ khác nhau

giao tiếp được với nhau. Đấy là vấn đề của ngôn ngữ học xã hội. Như

vậy vấn đề lựa chọn chữ viết, dạy cách phát âm, chọn giáo trình, bài

khóa bao nhiêu % bài nói đời sống người Hoa, bao nhiêu % nói về bên

Trung Quốc, bao nhiêu % đời sống của Việt Nam, đó là vấn đề hiện nay

vẫn chưa giải quyết được.

HỎI: Thầy có thể chia sẻ cho chúng em biết là thầy công bố các công trình

nghiên cứu của thầy bằng những ngôn ngữ gì? Hiện tại thầy đang công

bố..

ĐÁP: Hiện nay tất cả các công trình công bố của tôi có khoảng trên 160, cũng

nhiều sách. Thường tôi công bố bằng tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Nga,

có cả tiếng Anh.

Page 21: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 21 ]

HỎI: Thầy có thể cho em biết hiện tại thầy có chịu ảnh hưởng của một lý

thuyết nghiên cứu phương Tây nào không hay vẫn chịu ảnh hưởng từ lý

thuyết bên Nga ạ?

ĐÁP: Tôi muốn nói ngôn ngữ học xã hội là một vấn đề mới và nó liên quan

đến chính trị, nó liên quan đến điều kiện chính trị xã hội của mỗi quốc

gia. Lý thuyết của thế giới là chung nhưng khi nghiên cứu là khác với

những nghiên cứu cơ bản khác, nó phải gắn với điều kiện chính trị xã

hội của mỗi quốc gia. Ví dụ tôi vừa hoàn thành hai đề tài cấp bộ là

Chính sách ngôn ngữ, Lập pháp ngôn ngữ Việt Nam, dứt khoát phải

trên cơ sở lý thuyết về chính sách về ngôn ngữ của ngôn ngữ học xã hội.

Nhưng không thể tách rời khỏi cái 状况 hay Situation – cảnh huống

ngôn ngữ xã hội hiện nay. Đó là điều mà ngôn ngữ học xã hội luôn luôn

phải nhớ. Tất nhiên hiện nay ngôn ngữ học xã hội bắt nguồn từ phương

Tây, nghiên cứu của phương tây rất mạnh. Ví dụ nghiên cứu các

phương ngữ đô thị tất nhiên mình phải tiếp nhận các phương pháp

nghiên cứu. Hay nghiên cứu đô thị hóa ngôn ngữ, quá trình di dân từ

nông thôn ra thành phố, từ thành phố về nông thôn. Nó đang làm thay

đổi ngôn ngữ, ví dụ như tiếng Hà Nội rõ ràng phải dựa vào lý thuyết

của phương Tây bởi vì họ đã nghiên cứu rất nhiều, đô thị hóa đã có từ

những năm 60 ở phương Tây. Một trong những đặc điểm cơ bản nhất

của đô thị hóa là tăng giảm cấu trúc nông nghiệp, những cuộc di dân từ

thành phố - nông thôn nó làm thay đổi ngôn ngữ của thủ đô và vùng

ven đô. Phương Tây nghiên cứu rất nhiều đặc biệt là Pháp. Hay những

vấn đề giáo dục song ngữ ở Việt Nam, giáo dục ngôn ngữ quốc gia,

giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số là những vấn đề rất lớn gắn với Vi ệt

Nam. Việt Nam phải căn cứ vào luật Việt Nam. Điều 7 luật giáo dục

nói ngôn ngữ chính thức trong nhà trường là tiếng Việt. Trong khi lý

thuyết phương Tây nói từ lớp 1 – 3 tốt nhất học bằng tiếng mẹ đẻ, tức là

ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Như vậy vận dụng như thế nào ở Việt Nam?

Mình phải đánh giá những cái gì được, cái gì không được chứ không

Page 22: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 22 ]

phải mình đưa cái đó vào để phản đối giáo dục Việt Nam hay đem sang

Việt Nam để áp đặt, cái đó phải tùy vào cảnh huống cụ thể. Ví dụ người

ta nói giáo dục tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc gia nhưng đặc điểm cơ

bản của Việt Nam là các dân tộc sống đan xen nhau. Tôi vào một lớp có

5 dân tộc thì làm sao dạy tiếng mẹ đẻ, lúc đó giải quyết như thế nào?

Đó là những vấn đề của Việt Nam về ngôn ngữ.

HỎI: Thầy thấy giới nghiên cứu Trung Quốc họ có quan tâm đến vấn đề ngôn

ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam không ạ?

ĐÁP: Họ quan tâm, Trung Quốc rất quan tâm vì người ta nói trong ba vấn đề

luôn nóng bỏng và nhạy cảm là dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ. Cho nên

ở các quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ thì luôn là vấn đề được quan

tâm. Quan tâm mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia với ngôn ngữ dân

tộc thiểu số, quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc thiểu số với ngôn ngữ dân

tộc thiểu số, quan hệ với tiếng nước ngoài. Trung Quốc còn dùng một

thuật ngữ là 跨边界语言, tức là ngôn ngữ xuyên biên giới. Đấy là vấn

đề rất quan tâm và Trung Quốc đặc biệt quan tâm vùng phía Nam và

vùng phía trên quan hệ với Nga. Đặc biệt là vấn đề giáo dục song ngữ

Triều – Hán rất mạnh vì những vùng nhạy cảm Trung Quốc rất quan

tâm đến các vấn đề ngôn ngữ dân tộc ở đó và có những câu hỏi rất khó

trả lời. Tôi ở Đài Loan họ hỏi những câu rất khủng khiếp.

HỎI: Ví dụ ạ?

ĐÁP: Nhưng không được phé công bố nhé. Ví dụ họ hỏi “T ại sao Việt Nam

có dân tộc Hoa, dân tộc Ngái và dân tộc Sán Dìu?” vì Sán Dìu với Ngái

là thống nhất thế tại sao lại tách ra? Đó là vấn đề về chính trị. Tôi trở lại

câu của ông David Christian là ranh giới là một quả bom, chính trị có

thể làm khép lại, chính trị có thể làm tách ra.

HỎI: Bối cảnh chính trị hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng

đến những nghiên cứu của thầy, các hợp tác của thầy với đối tác Trung

Quốc không ạ?

Page 23: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 23 ]

ĐÁP: Tôi thấy bình thường. Dù ngôn ngữ nói là chính trị nhưng….Ví dụ như

dân tộc thiểu số mình không hợp tác không thành vấn đề, như tiếng Hán

chẳng hạn không thành vấn đề lớn. Làm từ điển với họ mình phải rõ

ràng là không có yếu tố chính trị, không có ví dụ chính trị, không có

bản đồ, các vấn đề như vậy, mình chỉ làm những cái gọi là một công cụ

ngôn ngữ thì nó vẫn bình thường, nó không sao cả.

HỎI: Các nguồn kinh phí nghiên cứu chính thức của thầy là từ các nguồn nào

ạ?

ĐÁP: Tôi nghĩ kinh phí ở Việt Nam rất khó, tôi nghĩ ở Việt Nam quan trọng

nhất là đã làm khoa học thì phải hi sinh rất nhiều. Tôi vẫn nói đùa là

“l ấy mỡ rán nó”. Ví dụ mình phải đi dạy lấy tiền đó để nghiên cứu. Có

lẽ cuốn sách đầu tiên mà tôi viết mà có nguồn kinh phí là Chính sách

ngôn ngữ Việt Nam, còn lại đều không có kinh phí, chưa nhận được

đồng kinh phí nào cho nghiên cứu hết cả.

HỎI: Thế còn các công trình hợp tác?

ĐÁP: Các công trình hợp tác thì ít ỏi, nói chung là kinh phí hạn chế. Ví dụ

như công trình sắp tới làm với trường đại học Xanh-pê-téch-bua của

Nga, tôi chưa biết kinh phí bao nhiêu nhưng giáo sư Nga mời thì tôi

đồng ý, tất nhiên là qua Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và Quỹ của

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Nga.

HỎI: Nhân vật nào, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam nào có ảnh

hưởng sâu sắc đến thầy ạ? Một người mà thầy nghĩ là họ có ảnh hưởng

đến các công trình của thầy ạ?

ĐÁP: Trong nghiên cứu ở Việt Nam tôi nghĩ là mỗi người tôi học được một

phần để cho mình tốt lên chứ tôi không có người nào ảnh hưởng hoàn

toàn bởi vì ngành ngôn ngữ học xã hội như tôi vẫn nói nó là ngành mới.

Ví dụ như thời gian làm từ điển tiếng Việt dưới sự chỉ đạo của giáo sư

Hoàng Phê (tôi có một thời gian giúp việc cho ông) nó ảnh hưởng đến

toàn bộ phong cách làm việc của tôi. Làm từ điển là vấn đề rất khó,

Page 24: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 24 ]

người ta hay nói đùa là kẻ nào phạm tôi tù khổ sai không bắt nó đi tù

mà bắt nó cả đời làm từ điển. Vì làm từ điển là một việc cực kỳ cực

nhọc, từ dấu chấm phẩy, câu chữ. Tôi thấy là 10 năm tham gia làm từ

điển nó rèn luyện cho tôi cách làm việc mà mình không thể cẩu thả

được, rất chi tiết. Mình vẫn có cái sai nhưng rõ ràng là mình đã cố gắng,

tạo cho mình cái khó tính trong công việc. Sau này truyền lại tôi cũng

được một hai học sinh, những ai theo được cái đó là tốt và tôi nghĩ cái

đấy là bước đầu tiên mình phải học. Có lẽ đây là một cái rèn luyện còn

ở mỗi người tôi nhìn thấy mặt mạnh, có những người tôi nhìn thấy tầm

rộng, có những người có tầm sắc sảo, chiều sâu. Thường cách làm việc

ở Việt Nam theo một người nào đấy là rất rất tốt. Nhưng tôi lại

thích...Có lẽ tôi là người học Hán nên nhìn mỗi người có mặt tích cực

khác nhau. Ví dụ như ngành ngôn ngữ học xã hội tôi có môn học xã hội

vĩ mô và vi mô. Ở vĩ mô mình phải học được các giáo sư ở tầm khái

quát nhưng mà mình phải làm được ở tầm vi mô những cái tỉ mỉ, cẩn

trọng như là làm từ điển tiếng Việt. Tôi nghĩ rằng đấy là cái quan trọng

nhất của những người nghiên cứu.

HỎI: Thầy đã tiếp xúc với giới Hán học Tại Nga, Trung Quốc và Đài Loan,

ngoài ra thầy còn tiếp xúc với giới Hán học tại nước nào trên thế giới

nữa không ạ?

ĐÁP: Tôi tiếp xúc ở Nhật Bản nhưng thời gian không nhiều. Mỹ cũng có.

Nhật họ nghiên cứu vấn đề Hán – Nhật, Hàn Quốc tôi cũng gặp, họ

nghiên cứu về Hán – Hàn. Tôi thấy phong cách chung của những người

nghiên cứu Hán người ta thường gọi là ông đồ cũng đúng vì tôi nghĩ

những người không có tính cẩn trọng thì không gọi là ông đồ được. Ai

muốn trở thành người được gán cho mác ông đồ thì một trong những

cái đó là cẩn trọng. Hay nói như Khổng Tử là “mẫn vu sự, thận vu

ngôn” đấy là đặc điểm của ông đồ. Tôi thấy người Nhật hay Hàn Quốc

cũng thế. Khi tôi chấm luận án của anh Park, anh làm về tương ứng các

âm Hán – Việt, Hán – Hàn, anh này là con rể của đạo diễn Tất Bình.

Page 25: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 25 ]

Tôi thấy là Việt Nam khó có một nghiên cứu sinh nào làm được như thế

lắm. GS Nguyễn Ngọc San là người hướng dẫn và phản biện tôi thấy

Việt Nam khó có nghiên cứu sinh nào đạt được như thế, cẩn thận lắm.

Hay khi đi làm với các giáo sư Nhật Bản họ đi cùng với tôi lên cả vùng

Mường để nghiên cứu các thứ. Và những người nghiên cứu Hán – Việt

tôi thấy ở họ một thái độ rất cầu thị, rất cẩn trọng.

HỎI: Những lần hợp tác với các nhà Hán học như Trung Quốc, Đài Loan,

Nhật Bản hay Hàn Quốc, Mỹ thì những lần hợp tác như thế nó có tác

động như thế nào đến các nghiên cứu của thầy ạ?

ĐÁP: Thực ra khi gặp như thế mình trải lòng được nhiều điều mình nghiên

cứu và họ cũng trao đổi với mình được những điều. Ví dụ như khi

nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ thì tôi cũng tham dự hội thảo quốc

tế Ngôn ngữ học xã hội tại Bắc Kinh mình có cơ hội bày tỏ quan điểm

của mình, và những quan điểm của họ. Những nghiên cứu của họ cũng

gợi mở cho mình những điều suy nghĩ, tôi nói thành thật là có những

điều mà mình không nghĩ đến và chính nhờ họ mà tôi có những gợi mở

trong nghiên cứu. Nhất là khi làm với những người Nhật hay Hàn nó

làm cho mình suy nghĩ nhiều hơn về Hán Việt. Tôi ví dụ chẳng hạn,

xưa nay mình vẫn nói Hán Việt là hệ quả của tiếp xúc giữa tiếng Hán

và tiếng Việt, điều đó đúng và thành hệ thống cách đọc Hán Việt.

Nhưng khi chúng ta nghiên cứu với Hán Hàn hay Hán Nhật chúng ta

thấy tiếng Việt đọc là “Hà” tiếng Hàn đọc là “Ka”. Khi tôi đọc cuốn

3000 tự Hán có âm Hán – Hàn, Hán – Nhật, Hán – Việt Quảng Châu thì

mình thấy là có rất nhiều cái đọc rất gần nhau. Nó mới suy ra một điều

phải chăng trong ngôn ngữ học xã hội nó như các biến thể. Tức là một

cách đọc tiếng Hán nhưng khi sang tiếng Hàn, ảnh hưởng của tiếng Hàn,

nó đọc gần gần như thế nhưng biến thể và sang tiếng Nhật cũng như là

“ka” trong tiếng Hàn. Nếu khi cái đó được chứng minh thì tôi thấy có

nhiều vấn đề trong cách nhìn của Hán học. Ví dụ chẳng hạn phải chăng

nó chỉ là một biến thể bắt nguồn từ tiếng bồi và dần dần nó thành hệ

Page 26: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 26 ]

thống. Cũng như chúng ta có từ World cup chúng ta đọc thành 9 cách

đọc ( uôn cắp, oăn cắp, uôn cúp, oăn cúp,..). chúng ta sẽ tìm đến một

cái gọi là một biến thể lựa chọn cũng như chúng ta có Cra-vat, Cà-rà –

vạt, Cờ-ra-vat, Ka-ra-vat. Chúng ta sẽ chọn một trong những biến thể

đó. Ví dụ một từ sang tiếng Nhật nó không có vần “v” chuyển thành

vần “b”, sang Hán Việt nó cũng ảnh hưởng như vậy thì tôi nghĩ phải

chăng cách đọc Hán Việt có biến thể. Đây là một hướng nghiên cứu của

ngôn ngữ học xã hội và rất được chia sẻ bởi giới ngôn ngữ học Bắc

Kinh. Rất nhiều nhà phương ngữ học Bắc Kinh nổi tiếng như giáo sư

Trương Chấn Hưng, họ nói với tôi là ở vùng Quảng Tây có một làng

đọc rất giống âm Hán Việt của mình, nếu như chúng ta đi vào những

nghiên cứu đó tôi nghĩ rằng chúng ta có thể ra được nhiều vấn đề.

HỎI: Thầy đang hợp tác với bên Nga đúng không ạ. Vậy theo thầy thầy thấy

giới nghiên cứu Hán học Nga thời thầy đi học so với hiện tại như thế

nào ?

ĐÁP: Lâu lắm tôi không có liên hệ với giới Hán học, các cụ lão thành đều đã

mất. Giáo sư Xôn-xép đã mất, một số tác giả đã mất. Hiện nay tôi

không liên hệ được với các giáo sư Hán học và làm hoàn toàn sang các

vấn đề ngôn ngữ học xã hội khác.

HỎI: Thầy có nhớ cụ thể chính xác là thầy đã hướng dẫn cho bao nhiêu

nghiên cứu sinh, sinh viên người Trung Quốc không ạ?

ĐÁP: Cao học rất là nhiều. Nghiên cứu sinh thì đã một chị và một chị sắp

bảo vệ là hai tiến sỹ trong số 30 tiến sỹ mà tôi hướng dẫn từ đầu đến

giờ.

HỎI: Thầy có tham gia giảng dạy bên Trung Quốc đúng không ạ? Môn học

mà thầy tham gia giảng dạy là môn học gì ạ?

ĐÁP: Tôi thường tham gia giảng dạy giới thiệu họ các vấn đề ngôn ngữ học

xã hội ở Việt Nam nhưng trong đó cũng tập trung vào vấn đề tiếp xúc

Hán Việt.

Page 27: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 27 ]

HỎI: Khi thầy làm chủ nhiệm bộ môn Trung Quốc học của khoa Đông

Phương học, thầy xác định mục tiêu của ngành Trung Quốc học lúc đó

là gì, thầy có thể chia sẻ cho chúng em được không ạ?

ĐÁP: Thực ra ở Việt Nam tôi vẫn nói: các yếu tố Hán Việt tham gia cấu tạo

từ, tất cả những gì cộng với học đều là nghiên cứu. Trung Quốc

học,Việt Nam học, Hoa Kỳ học, Ấn Độ học. Thì Trung Quốc học

chúng ta thấy nó mênh mông, nghiên cứu về Trung Quốc. Định hướng

của tôi là nghiên cứu Trung Quốc học phải nằm trong lý thuyết về

nghiên cứu khu vực học. Khu vực học là không gian văn hóa xã hội

đương nhiên có con người sống. Nhưng chúng ta phải trở lại l ịch sử của

Đông Phương học, của thế giới đầu tiên, người ta lấy ngôn ngữ và văn

hóa là cái quan trọng nhất. Lúc đó tôi rất muốn làm nhưng có thể lực

bất tòng tâm nhưng bây giờ tôi vẫn nghĩ như thế. Sinh viên thường

thích chạy theo những đề tài về kinh tế về giáo dục, đấy là đương nhiên.

Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, những đầu đề rất vĩ đại,

hàng chục tiến sỹ làm chưa xong, đầu đề khóa luận nền kinh tế thế này

thế nọ nhưng thực ra mà nói là Trung Quốc học nói hay Việt Nam học

nói thì cơ bản của nó vẫn là ngôn ngữ và văn hóa. Nhiều người hiểu

nhầm ngôn ngữ, ví dụ người nước ngoài vào học chúng ta thấy có hai

loại là Trung Quốc học cho người Trung Quốc và Trung Quốc học cho

người nước ngoài cũng như Việt Nam học cho người nước ngoài và

Việt Nam học cho người Vi ệt. Người nước ngoài học về Việt Nam học

hay người Vi ệt Nam học về Trung Quốc học thì cơ bản của nó, cái đầu

tiên cần phải giải quyết được là ngôn ngữ, phải nắm được ngôn ngữ thì

mới nghiên cứu được. Nhưng nhiều người lầm tưởng rằng người Vi ệt

Nam không cần học tiếng Việt nữa. Thực ra mà nói anh nghiên cứu

trong chiều sâu của ngôn ngữ thì anh mới bộc lộ được toàn bộ vấn đề

cho nên tôi thấy Trung Quốc học hay Việt Nam học, hiện nay tôi thấy

Việt Nam học cũng thế, lao vào du lịch để kiếm sống. Nhưng thực ra

cái cơ bản, cái làm nên cốt lõi của nó phải là ngôn ngữ và văn hóa. Vì

anh nghiên cứu kinh tế từ góc độ Trung Quốc phải xuất phát từ văn hóa.

Page 28: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 28 ]

Nhưng chúng ta thấy đấy là một cái khó bởi vì người ta vẫn nói một câu

nói rất nổi tiếng của Vũ Ngôn là “ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, linh

hồn của một dân tộc là ngôn ngữ”. Ngôn ngữ chỉ là cái vỏ nhưng nó ẩn

chứa cả một nền văn hóa. Cho nên có một nhà luật học nói rất nổi tiếng

là “Luật chính là ngôn từ”, người ta tranh luận nhau về ngôn từ, một từ

phát ra ông thẩm phán nghĩ một cách khác, người bị cáo nói một cách

khác, người luật sư nghĩ khác. Tôi cho rằng nghiên cứu về bản chất

chính là ngôn ngữ, vì nhiều lí do mà tôi chưa thực hiện được. Ví dụ

trong Trung Quốc học chúng ta chưa giải quyết được vấn đề cơ bản về

tiếng làm sao nghiên cứu. Tôi nghĩ Trung Quốc học cái đầu tiên, hồi đó

tôi chưa làm được, là hai năm đầu phải giải quyết về tiếng, tiếng tốt, tôi

đưa sách anh phải đọc được chứ! Đầu đề không đọc được thì làm được

cái gì? Dịch một câu của người ta, người ta nói hay như thế anh xé vụn

nó ra thì làm sao ra được Trung Quốc học? Thứ hai là nếu chúng ta giải

quyết được vấn đề tiếng, giải quyết được một số vấn đề cơ bản về văn

hóa thì sang năm thứ ba, thứ tư anh sẽ có định hướng. Anh nào đi theo

kinh tế, anh nào đi theo nghệ thuật. Chúng ta thấy sức mạnh của bộ

môn đó nó có được mấy người thì anh hướng về cái đó. Tôi nghĩ lý

tưởng là như thế nhưng thực ra nó khó, khó trong cơ chế chung, khó

trong tất cả những cái liên quan. Và tôi nghĩ Trung Quốc học phải như

thế. Sinh viên không giải quyết được tiếng thì không thể làm gì. Tiếng

không phải lơ mơ mà tiếng phải tốt, tiếng phải đọc sách được phải hiểu

được mới có thể làm được. Hồi đó tôi rất muốn định hướng là hai năm

đầu phải giải quyết vấn đề ngôn ngữ, sau đó đi vào nghiên cứu vấn đề

nhưng ngay cả khi nghiên cứu kinh tế hay chính trị cần tập trung cái cốt,

cái nền của Trung Quốc là cái gì? Tại sao bây giờ người ta nói văn hóa

doanh nghiệp thì anh phải hiểu cái đó mới ra được. Chúng ta phải nhớ

là Trung Quốc học kinh tế chứ không phải Kinh tế Trung Quốc. Đấy là

điểm khác cơ bản. Trung Quốc học ngôn ngữ chứ không phải là ngôn

ngữ Trung Quốc. Anh làm ngôn ngữ phải xuất phát từ Trung Quốc học

để giải quyết vấn đề ngôn ngữ. Nhưng thường đa phần thuần túy là làm

Page 29: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 29 ]

chủ ngữ vị ngữ, thế thì để cho thằng ngôn ngữ nó làm. Anh làm về xí

nghiệp, doanh nghiệp, gia nhập WTO để cho thằng kinh tế nó làm.

Nhưng vấn đề là anh phải nhớ rằng đó là Trung Quốc học kinh tế,

Trung Quốc học về lịch sử, làm thế nào đó mới là vấn đề. Đó là điều tôi

rất mong.

HỎI: Thầy thấy là cái gì ngành Trung Quốc học chưa đạt được ạ?

ĐÁP: Không phải ngành Trung Quốc học mà các ngành khác cũng thế. Chứ

không phải riêng Trung Quốc học. Tôi dám nói là các ngành khác cũng

khó, cái khó là như vậy.

HỎI: Thầy có nhận định gì về giới nghiên cứu Trung Quốc ở Việt Nam hiện

nay ạ? Ví dụ như lực lượng có đông đảo hay không? Theo thầy là nên

làm như thế nào để thúc đẩy nghiên cứu Trung Quốc học ở Việt Nam ạ?

ĐÁP: Cái này thì tôi cũng không quan tâm tiếp xúc nhiều lắm. Có cả một

Viện nghiên cứu Trung Quốc, có bộ môn Trung Quốc học khắp nơi.

Tôi nghĩ là ở Việt Nam cũng phát triển, tôi nghĩ về số lượng như thế là

cũng được. Nhưng làm thế nào để có những công trình đích thực như

các cụ ngày xưa thì có lẽ còn… tất nhiên mình không nên lấy các cụ

ngày xưa, các cụ ngày xưa có những công trình chuyên sâu, chúng ta

thường gọi là dán nhãn thì có lẽ là chưa có được. Ví dụ như nghiên cứu

về Nho học, chúng ta thấy nghiên cứu rất dài, vậy Nho học thời nay

chúng ta nghiên cứu thì chúng ta phải dán nhãn được cái gì?

HỎI: Trong nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội, theo thầy cái nào là quan

trọng ạ, thầy có nhấn mạnh về mặt nào? Phương pháp luận hay tư liệu?

ĐÁP: Của Trung Quốc hay gì?

HỎI: Có nghĩa là ngôn ngữ nói chung trong chuyên môn của thầy.

ĐÁP: Ngành nào cũng như thế. Hôm qua có một bài viết trên báo điện tử về

tiến sỹ Việt Nam hiện nay. Đọc thì có vẻ bôi bác nhưng ngẫm ra thì

cũng thấy có điều có lý. Người ta vẫn nói là có thần đồng về khoa học

tự nhiên nhưng không có thần đồng về khoa học xã hội. Khoa học xã

Page 30: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 30 ]

hội là một sự trải nghiệm, tích cóp giống như người đi nhặt lúa, rất kỹ

lưỡng và tỉ mỉ. Nói một cách khiêm tốn là mình sáng tác ra, tạo ra

những điểm mới không phải dễ. Khoa học tôi nghĩ là mỗi người chỉ

nhích được một tý là cùng. Cho nên tôi vẫn luôn nói với nghiên cứu

sinh là trong luận án lúc nào cũng phải viết “chúng tôi” chứ không phải

“tôi” bởi vì đó là sự kế thừa tất cả, chúng ta chỉ làm được một chút nào

đó. Tôi vẫn khuyên tư liệu là quan trọng. Tư liệu ở đây chúng ta thấy là

có tư liệu điều tra và tư liệu phỏng vấn, ở phương Tây còn một tư liệu

nữa là tư liệu quan sát, nó gắn với sự trải nghiệm. Và muốn quan sát

được và nhận định như thế này như thế nọ thì phải có trải nghiệm cho

nên tôi nghĩ nó là một quá trình tích cóp, tích cóp rất quan trọng, quá

trình ghi chép, quá trình khiêm tốn học hỏi. Cùng với cái đó chúng ta

ứng dụng một cách phù hợp những lý thuyết mới trên thế giới đó là một

cái tôi nghĩ ai thành công chính là như vậy. Còn nếu chúng ta cứ lấy lý

thuyết của nước ngoài mà áp dụng vào đôi lúc nó sẽ rất không phù hợp,

nhất là khoa học xã hội. Ví dụ như nghiên cứu của tôi, tôi thấy một số

người đọc sách phương Tây áp vào nhưng không phù hợp. Tôi ví dụ

một chuyện vui như thế này. Ví dụ về chiến lược cộng tác giao tiếp,

người phương Tây đưa ra chiến lược không nói thừa, nói chính xác.

Nhưng tôi nghiên cứu tôi lại thấy là người Vi ệt Nam rất hay nói thừa,

đó là giao tiếp của người Vi ệt Nam. Người Vi ệt không bao giờ nói, ví

dụ “Bạn có tiền cho tôi vay”, tôi không bao giờ nói câu ấy, tôi phải nói

thêm một lèo nữa là “Hôm nay mình rõ ràng mình mang tiền nhưng thế

nào lại quên mất”. Và bạn không bao giờ bảo câu là “Thầy lấy tiền của

em mà dùng” mà bảo “Em còn. Em cũng mang nhiều tiền đây này! Lúc

nào thầy có thầy giả cũng được”. Người Vi ệt không bao giờ nói thật, đó

là văn hóa của người Vi ệt, cho nên tôi nghĩ muốn nói là nếu áp dụng lý

thuyết một cách cứng nhắc về giao tiếp thì nó như thế này, tôi nói là lý

thuyết của phương Tây nếu được chứng minh, bổ sung thêm bằng

những tư liệu thực tế Việt Nam thì nó rất tốt. Tôi nghĩ như thế! Hay ví

dụ như chính sách ngôn ngữ là một vấn đề chính trị thì tôi cho rằng

Page 31: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 31 ]

càng phải làm điều đó. Bởi vì mỗi một quốc gia, tôi đang nói là ở mỗi

một tình hình ngôn ngữ giống nhau, mà ngay cả ở những nước có tình

hình ngôn ngữ giống nhau thì chính sách đó khác nhau vì nó theo sự

phát triển. Tôi nghĩ, điểm quan trọng nhất gộp chung tất cả là khoa học

xã hội phải bắt đầu từ cái đấy. Nhưng không phải nằm trên tư liệu đó

mà mình phải có những cơ sở lý thuyết thuyết phục, chắc chắn.

HỎI: Thầy có thể tự đánh giá về những thành tựu nghiên cứu của mình và

những cái mà giáo sư sẽ định hướng nghiên cứu trong tương lai ạ?

ĐÁP: Tôi nghĩ người ta nói là cần cù bù thông minh, tôi lấy cái cần cù để làm

việc. Tôi nói rồi, tôi là người có thể làm nhiều mảng nhưng tôi thích

giống như một bác sỹ, giống như là mổ thì cứ mổ cả đời, tôi chỉ làm

ngôn ngữ học xã hội. Và tôi đã viết ví dụ như các vấn đề về chính sách

ngôn ngữ, đấy là về vĩ mô, các vấn đề về chuẩn hóa tiếng Việt, các vấn

đề về tiếp xúc ngôn ngữ đặc biệt là tiếp xúc Hán Việt, các vốn từ ngoại

lai, vấn đề giao tiếp. Nhưng tôi nghĩ rằng đấy là sự cố gắng của mình để

góp phần vào sự phát triển của ngành ngôn ngữ học Việt Nam nói

chung và ngành Ngôn ngữ học xã hội nói riêng. Trong đó cũng có một

phần mà các bạn mới nêu đó là tôi cũng nặng tình với phần Trung Quốc

học. Cho nên tôi vẫn giảng phần Ngôn ngữ và tộc người ở trong trường.

Có một vấn đề liên quan rất lớn đến nhiệm vụ của Viện ngôn ngữ học,

có ba nhiệm vụ mà từ đại hội V của Đảng đã nêu ra, từ Nghị quyết V

của Trung Ương đưa ra là vấn đề từ điển Tiếng Việt, vấn đề ngữ pháp

tiếng Việt và một vấn đề rất quan trọng là lịch sử tiếng Việt. Vấn đề

lịch sử tiếng việt liên quan đến rất nhiều ngôn ngữ đặc biệt là liên quan

đến tiếng Hán. Tôi nghĩ đấy là một phần mà hiện nay đang trống, và

muốn làm lịch sử tiếng Việt không thể không biết tiếng Hán. Đó là một

phần quan trọng. Nhưng có lẽ bây giờ một trong những khó khăn của

giới trẻ là tiếng Hán. Và tôi nghĩ nếu có phần gộp chung vào sẽ tốt.

HỎI: Thầy có dự định gì trong tương lai?

ĐÁP: Bây giờ chắc không có dự định gì.

Page 32: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 32 ]

HỎI: Trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học...

ĐÁP: Bây giờ có dự định là phấn đấu lên cố giáo sư.

HỎI: Trong giới nghiên cứu về ngôn ngữ có nhiều người đi theo hướng ngôn

ngữ học xã hội như thầy không ạ?

ĐÁP: Hiện nay cũng có, vì hiện nay Trung tâm nghiên cứu Ngôn ngữ học xã

hội duy nhất là ở Viện ngôn ngữ học, thành lập năm 1984. Hiện nay

một số nơi bắt đầu từ năm 2000, nơi đầu tiên đưa ngôn ngữ học vào

trong cao học sau này đưa xuống sinh viên là Khoa Ngôn ngữ của

trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Hiện nay một số trường

họ bắt đầu nghiên cứu khoa học, họ dần dần bước đầu nghiên cứu.

HỎI: Thầy dự đoán hướng phát triển của nó có khả quan không ạ?

ĐÁP: Bây giờ tất yếu phải đi theo con đường xã hội. Bởi vì thời kỳ người ta

gọi là ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học người ta đánh dấu bằng thế

kỷ XX, tức là giai đoạn chuyển từ cấu trúc luận sang hậu cấu trúc luận.

Cấu trúc luận người ta nghiên cứu chủ yếu là tĩnh tại. Nghiên cứu riêng

ví dụ các bạn đang học như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, câu. Hậu cấu

trúc luận người ta nghiên cứu ngôn ngữ trong hành trình, ngôn ngữ

trong hoạt động, ngôn ngữ trong giao tiếp. Mà đã nói ngôn ngữ trong

giao tiếp là phải nói xã hội, đó là tất yếu. Và người ta nói có thể hơi quá

nhưng đấy mới là đích thực của ngôn ngữ. Hay có những người nói

ngôn ngữ học xã hội là ngôn ngữ, nhưng cũng có người nói đùa ngôn

ngữ học xã hội giống như một bãi thải vì nó ngổn ngang quá nhiều thứ.

HỎI: Chúng em xin kết thúc buổi phỏng vấn của Thầy ngày hôm nay ạ.

Page 33: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 33 ]

2nd Recording ---- Total length 1.20

May 8, 2015 14:30~16:00, Institute of Linguistics, Vietnam Academy of Social

Sciences, No.9A Kim Ma Thuong Street, Hanoi

Interviewers: Dao Tam Khanh

HỎI: Trước hết là em cảm ơn thầy hôm nay đã dành thêm cho chúng em một

buổi nữa để trả lời những câu hỏi liên quan đến nghiên cứu Trung Quốc.

Buổi hôm nay em cũng xin nói trước là em sẽ tập trung hỏi thầy về

những nghiên cứu của thầy có liên quan đến Trung Quốc. Trước tiên

em muốn hỏi thầy là thầy đã bắt đầu lựa chọn nghiên cứu của thầy liên

quan đến Trung Quốc thì chủ yếu ở lĩnh vực nào ạ?

ĐÁP: Thực ra thì trong nghiên cứu Trung Quốc, tôi chủ yếu làm về ngôn ngữ

thôi. Nhưng mà chúng ta biết là mọi thứ nó bắt đầu từ ngôn ngữ, ngôn

ngữ nó biểu hiện, ngôn ngữ nó cũng là chứa đựng tất cả những nội dung

trong đó, có thể nói là nghiên cứu về văn hóa hay tất cả mọi cái thì

không thể bỏ qua ngôn ngữ. Cho nên có một nhà nói “luật chính là

ngôn ngữ”, bởi vì mọi cuộc tranh luận đều xung quanh vấn đề ngôn ngữ.

Cho nên có thể nói ngôn ngữ là một vấn đề rất quan trọng trong nghiên

cứu. Chúng ta biết là nghiên cứu khu vực học cũng bắt đầu từ ngôn ngữ

và văn hóa, cho nên là ngôn ngữ nó vừa là cái nghề của tôi, vừa là cái

để nghiên cứu Trung Quốc học.

HỎI: Thế thì từ góc độ của ngôn ngữ học thì thầy nghiên cứu các vấn đề

chính nào của Trung Quốc ạ?

ĐÁP: Từ góc độ ngôn ngữ học thì tôi nghiên cứu chủ yếu về vấn đề tiếp xúc,

tiếp xúc ở đây là tiếp xúc Hán Việt. Khi nói đến tiếp xúc ngôn ngữ

không thể không nói đến tiếp xúc văn hóa, tiếp xúc nó có rất nhiều mặt.

Chúng ta thấy một cuộc tiếp xúc về ngôn ngữ nó chịu ảnh hưởng rất

nhiều của các nhân tố như địa lý, con người, nhân khẩu, văn hóa, kinh

tế, chính trị xã hội, bởi vì tất cả các cuộc tiếp xúc đều có sự tác động

Page 34: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 34 ]

của nhân tố xã hội và cùng với nhân tố xã hội thì có một nhân tố rất

quan trọng đó là nhân tố ngôn ngữ, tức là sự giống và khác nhau giữa

hai ngôn ngữ cụ thể như thế nào. Chúng ta thấy cái tiếp xúc của Hán

Việt, cái gọi là song ngữ Hán Việt có đặc thù rất lớn vì địa lý gần nhau,

biên giới trải dài, về con người khá gần gũi nhau, chúng ta thấy về kinh

tế rõ ràng có sự giống nhau rất lớn, về văn hóa thì có sự ảnh hưởng của

Trung Hoa trong toàn bộ vùng Châu Á, rồi về chính trị, chúng ta có một

nghìn năm Bắc thuộc, và ngay sau khi hòa bình lập lại, chúng ta nhìn

lại thì ngay cái tên trong cơ cấu tổ chức hành chính tất cả đều học

Trung Quốc từ thôn đến xã đến lý đến hương đến châu huyện tỉnh đến

thành phố, rõ ràng cơ cấu tổ chức là Hán Việt, chúng ta không thể tách

rời với ảnh hưởng của Hán, của chế độ phong kiến phương Bắc. Sau

này chúng ta theo đường hướng của xã hội chủ nghĩa thì tất cả các chức

vụ như thủ tướng, chủ tịch, tổng thống, trung ương, cũng đều như vậy.

Như vậy chúng ta thấy cái ngôn ngữ là rất quan trọng, thế còn, và

những nhân tố đó tạo cho sự tiếp xúc mạnh mẽ giữa Hán Việt, và trong

ngôn ngữ học hay nói đó là nhân tố bên ngoài, nhân tố bên trong rất

quan trọng nó dẫn đến tiếp xúc song ngữ Hán Việt nó quy mô và to lớn

bởi vì tiếng Hán và tiếng Việt cùng loại hình, hai bên là cùng cấu trúc

âm tiết, nó vào rất nhanh. Cho nên có cơ hội là nó vào, cái thứ hai, cái

điều chúng ta không thể phủ nhận là câu chuyện trước khi Việt Nam sử

dụng chữ Hán thì tiếng Việt có chữ viết chưa vẫn là một câu chuyện

đang bàn, cho nên rõ ràng tác động của một ngôn ngữ có chữ viết,

thành văn với không thành văn là nó dẫn đến sự ảnh hưởng của tiếng

Hán trong tiếng Việt rất sâu sắc. Một điều mà chúng ta thấy là quá trình

tiếp xúc nó tạo ra tác động Hán Việt, cách đọc Hán Việt nó nằm trọn

trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt của chúng ta, trừ một vài từ, một vài

điểm khác biệt nhỏ, cho nên làm cho tất cả chữ Hán có thể đọc thành

âm Hán Việt và đó trở thành một câu chuyện tiềm năng, có cơ hội là

vào, tức luôn luôn ngồi chầu trực bên ngoài chỉ cần có một cơ hội là

vào, điều đấy là rất quan trọng, nó dẫn đến hàng loạt các tiếp xúc văn

Page 35: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 35 ]

hóa. Người ta nói vui là tiếp xúc về mặt chính trị và các mặt khác thì

khó, con người ra nước ngoài cần hộ chiếu nhưng ngôn ngữ ra nước

ngoài không cần hộ chiếu, cho nên yếu tố Hán nó vào yếu tố Việt rất

nhanh, và nó mang rất nhiều văn minh Trung Hoa, Phật giáo cũng có

con đường rất lớn. Chúng ta thấy là văn hóa Việt Nam, văn hóa Phật

giáo là đi theo con đường đấy, những Khổng giáo và các giáo khác

cũng qua ngôn ngữ vào. Và những vấn đề khác như xã hội, kinh tế,

chính trị, tất cả những gì là văn minh của Trung Hoa đều vào đây, như

cái la bàn, lập tức chúng ta có phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc,

mùa màng, thời tiết chúng ta có Xuân - Hạ - Thu - Đông thì chúng ta

không thể phủ nhận điều đó. Phải nói thêm là cái tiếp xúc tạo ra ảnh

hưởng, ảnh hưởng nó dẫn đến hệ quả và hệ quả lớn nhất là các đơn vị

Hán trong tiếng Việt, nhưng các đơn vị Hán trong tiếng Việt có một

điều thú vị đó là nó bị đồng hóa theo tiếng Việt và có rất nhiều đơn vị

vỏ là Hán nhưng ruột lại là Việt, nó lại biểu hiện văn hóa Việt Nam

trong đó. Đấy là điều lý thú mà nghiên cứu về Trung Hoa quan tâm. Ví

dụ “trung” là “trung quân”, Việt Nam sao là phải trung với Đảng,

nhưng nó vẫn có cái cổ và có cái mới đó là “hiếu”, là hiếu với cha mẹ

nhưng ở Việt ta là “hiếu với dân”. Từ một từ đấy chúng ta thấy được sự

thay đổi trong quan niệm, tức một mặt nó giữ được những cái vốn có

một mặt thay đổi theo tác động từ đời sống Việt Nam. Người ta gọi đó

là tiếp xúc ngôn ngữ hay tôi hay gọi là tiếp xúc song ngôn ngữ văn hóa,

Hán Việt nó có vai trò quan trọng.

HỎI: Theo thầy trong lịch sử giao lưu và tiếp xúc giữa ngôn ngữ Hán và Việt

thì ngoài những cái thầy nêu ra thì thầy có thể khái quát nhận xét chung

về cả quá trình được không ạ?

ĐÁP: Trong cả quá trình, nếu chúng ta nhìn một cách tổng thể thì cái quan

trọng là nếu chúng ta lấy cách đọc âm Hán Việt làm mốc, hay tạm nói

lấy lịch sử Việt Nam ở thế kỷ thứ X để phân đôi ra, một cái là trước thế

kỷ thứ X là nghìn năm Bắc thuộc, một cái là sau thế kỷ thứ X là Đại

Page 36: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 36 ]

Việt độc lập. Thì ta thấy rất rõ, một cái là chúng ta tiếp xúc khi ta còn lệ

thuộc và một cái tiếp xúc có chủ ý, theo nhu cầu vay mượn của chúng

ta, thì một cái vay mượn khi ta lệ thuộc và một cái vay mượn khi ta độc

lập tự chủ sau này, bây giờ cuộc tranh luận còn kéo dài nhưng nếu lấy

cách đọc Hán Việt ở thế kỷ thứ VII-X, thì ta thấy là trước đó tiếp xúc

Hán Việt có một cái là tiền, sau Hán Việt thì có một cái là hậu. Thời kỳ

tiền Hán Việt tức cổ Hán VIệt thì tiếp xúc phức tạp, có tiếp xúc khẩu

ngữ, tiếp xúc văn bản, như tiếp xúc bằng con đường khẩu ngữ thì có

cách đọc của Triều Châu, Quảng Đông vào trong tiếng Việt, nó tạo

không ít tầng tầng lớp lớp trong tiếng Việt, nghiên cứu song văn hóa

ngôn ngữ Hán Việt ở chúng ta thì nghiên cứu được đến đâu thì biết đến

đó vì nó ẩn chứa rất nhiều vấn đề mà chũng ta chưa tìm hiểu hết được.

Ví dụ như từ “Budha” nó đi theo đường Hán vào nước ta là Phật, nhưng

đi theo đường biển vào thì gọi là “Bụt”, từ “mộ” là Hán Việt, trước đó

lại là “mả”, sau đó lại là “mộ”, hay từ “biên” thì có biến âm của “bên”,

“ven”, “vi ền”, chúng ta thấy từ “vân” thì lại có “vằn” trong “vằn thắn”,

chúng ta có “bạc” thì lại có “bò bía”, “bò” ở đây chính là bạc tức là

bánh tráng nếuđọc theo biến âm, thì chúng ta thấy rất nhiều hiện tượng

như vậy. Do chúng ta có thời gian tiếp xúc rất lâu dài bằng những con

đường khác nhau, bằng những thời gian khác nhau và để lại cho ngôn

ngữ của văn hóa Việt Nam rất nhiều điều chúng ta phải nghiên cứu. Và

tôi thấy từ vấn đề ngôn ngữ đó chúng ta có thể thấy rất nhiều vấn đề

khác như chính trị, xã hội.

HỎI: Thưa thầy cái mốc mà Việt Nam mình chuyển đổi qua ký tự La tinh thì

có ảnh hưởng gì tới tiếp xúc Hán Việt này không ạ?

ĐÁP: Thực ra mà nói chúng ta biết rằng theo tài liệu chính thống, chúng ta

thấy ngôn ngữ tạm phân ra các gia đoạn chứ thực ra chúng luôn có sự

chồng lẫn nhau. Chữ Hán sang sau thế kỷ thứ X thì chữ Nôm đã xuất

hiện, chúng ta thường nói thế kỷ XIII nhưng trước đó đã có rồi, sau này

từ thế kỷ thứ XVI- XVII là dùng chữ Quốc ngữ bây giờ của chúng ta.

Page 37: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 37 ]

Rõ ràng sựụ thay thế nó thì có sự tác động mạnh nhưng chúng ta cần

nhớ một điều về ký tự học xã hội là chữ Hán nó đã ăn sâu vào tâm

người Vi ệt, cái nếp nghĩ của người Vi ệt rồi. Thời ngày xưa tại sao các

cụ không cho dán diều bằng chữ Nho, chữ Nho mà rơi xuống đường là

phải nhặt lên, tại sao hiện nay người Vi ệt Nam thích đi xin chữ Hán, có

khi không biết chữ đó là chữ gì cả, ví dụ như xin được chữ “nhẫn”,

không biết viết đúng hay sai nhưng cứ nhìn thấy chữ Hán là được, và

tại sao không xin chữ “phúc” mà lại xin chữ “福” của tiếng Hán, rõ

ràng trong cái tâm trí, trong nội tâm của người Vi ệt vẫn có một cái gì

đó, hay trong các nhà thờ xây mới người ta vẫn thích đề “Ẩm thủy

tương nguyên” vì trong ngôn ngữ học người ta gọi đó là ngôn ngữ cao,

mang tính cao siêu, chính thức, cho nên người ta vẫn thích xin chữ,

người ta vẫn thích câu đối bằng chữ Hán mặc dù có chữ Việt. Vậy là

những ảnh hưởng trong ý thức của chúng ta đến nay vẫn còn cái gì đó,

các cụ cúng vẫn cúng bằng Hán Việt, Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa, rồi Hà Nam tỉnh, Lục Yên huyện, chứ không ai cúng như bây giờ,

cho nên có loại cúng nôm bằng tiếng Hán thì nó có cái gì trừu tượng,

cao, mang tính tâm linh người ta thích đi xin, cái Hán vẫn ảnh hưởng ở

chỗ đó.

HỎI: Thầy có thể kể ra một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về tiếp xúc

Hán Việt của mình và chỉ ra rõ hơn một chút về công trình mà thầy cho

là tiêu biểu được không ạ?

ĐÁP: Tôi thì chuyên làm về ngôn ngữ học xã hội, cho nên tiếp xúc ngôn ngữ

và ảnh hưởng giữa các ngôn ngữ là vấn đề tương đối trọng tâm của

ngôn ngữ học xã hội. Trong nghiên cứu của tôi không thể bỏ qua vấn đề

này, trong cuốn “Ngôn ngữ học xã hội” năm 1999 và năm 2012 tôi

cũng đã viết, và đáng chú ý là cuốn “Từ ngoại lai trong tiếng Việt” năm

2007, năm 2012 thì tái bản, tôi đã dành 4 chương viết chuyên về tiếp

xúc Hán Việt như đặc điểm về tiếp xúc Hán Việt, những biến đổi của

Page 38: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 38 ]

quá trình Việt hóa các yếu tố Hán như thế nào và các góc tiếp xúc ra

sao, đdó cũng là vấn đề mà tôi quan tâm.

HỎI: Thầy đi theo hướng tiếp cận là ngôn ngữ học xã hội, thì thầy có thể chia

sẻ là tiếp nhận lý thuyết ngôn ngữ học xã hội như thế nào, khi thầy tiếp

cận lý thuyết kiến thức của ngôn ngữ học xã hội từ phương Tây, Âu Mỹ

hay qua con đường Trung Quốc?

ĐÁP: Ngôn ngữ học có thể tạm chia làm hai giai đoạn, một giai đoạn từ cuối

thể kỷ XX trở về trước người ta gọi là ngôn ngữ học cấu trúc, tức

nghiên cứu những mô hình đóng khung trong ngôn ngữ tiếng Tạng, còn

từ cuối thế kỷ XX trở lại đây thì nguời ta gọi là ngôn ngữ học hậu cấu

trúc tức là nó đi theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên trong giao

tiếp, nghiên cứu các vấn đề về chính sách ngôn ngữ, nghiên cứu các vấn

đề về cảnh huống ngôn ngữ. Ngôn ngữ học xã hội có thể nói là mang

tính liên ngành, nó liên quan đến các vấn đề chính trị, ở các nước xã hội

chủ nghĩa thì nó vào chậm hơn, thật ra nó xuất phát từ phương Tây từ

những năm 60, ở Việt Nam thì những năm 1980 mới xuất hiện, thì ngôn

ngữ học xã hội chủ yếu bàn về tương tác ngôn ngữ xã hội, hoặc lấy các

yếu tố xã hội để giải quyết vấn đề ngôn ngữ, như trước đây nghiên cứu

về tiếp xúc Hán Việt người ta nghiên cứu thuần túy về cấu trúc thì

nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội chính là người ta giải quyết các vấn đề

tiếp xúc bằng các yếu tố xã hội. Ví dụ bây giờ những cuộc tranh luận

vẫn còn xảy ra, “cái gọi là Hán Việt là gì?” Chúng ta thường định nghĩa

đơn giản là cách đọc Hán Việt là hệ quả của tiếp xúc Hán Việt, đúng

nhưng mà tại sao vẫn có cả Hán Hàn, cùng một từ Việt Nam mình gọi

“hà” là sông thì tiếng Nhật đọc là “ka”, như vậy âm rất gần nhau, hay

âm Triều Tiên cũng vậy. Chúng ta thấy rằng là theo ngôn ngữ học xã

hội người ta sẽ nhìn nhận như là các biến thể, và những tác động của xã

hội, nó sẽ đi vào để giải quyết các vấn đề triệt để hơn và mang tính xã

hội nhiều hơn, vì đây là một hướng mà người ta nghiên cứu.

Page 39: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 39 ]

HỎI: Trong lý thuyết về ngôn ngữ học xã hội thì thầy chịu ảnh hưởng sâu sắc

nhất của tác giả nào ạ?

ĐÁP: Ngôn ngữ học xã hội là từ phương Tây, đương nhiên các ông tổ của nó

là người phương Tây. Ngôn ngữ học xã hội có những tác giả người Mỹ

nổi tiếng như William Labov nghiên cứu về phương ngữ thành thị, hay

là Lakoff nghiên cứu về ngôn ngữ giới, những cái đó thì không phải chỉ

Việt Nam mà được rất nhiều nước vận dụng trong nghiên cứu. Trong

nghiên cứu của Labov là nghiên cứu về phương ngữ thành thị tức là

nghiên cứu về ngôn ngữ của New York, và có một nghiên cứu rất quan

trọng là ông ấy nghiên cứu về các biến thể ngôn ngữ dưới tác động của

các nhân tố xã hội thì nó thay đổi như thế nào. Ví dụ như là trong tiếng

Việt, phần Hán Việt từ “cốt” của tiếng Hán sang tiếng Việt thì là

“xương” thì lập tức “cốt” chuyển thành cương của người đã chết, hay

“côn” của tiếng Hán sang tiếng Việt là “gậy” thì “côn” của tiếng Việt

sẽ chuyển thành gậy đánh võ, hay như “bì” nghĩa là “da” của tiếng Việt

thì khi dùng “bì” thì người ta chỉ da những con vật bị giết thịt. Như vậy

là quá trình đồng hóa và thay đổi của quá trình sử dụng các ngôn ngữ,

nó gắn với các nhân tố về tuổi, giới tính, nghề, tôn giáo,..

HỎI: Hiện nay những nghiên cứu về tiếp xúc Hán Việt thì ngài thầy ra còn

học giả ở Việt Nam nào quan tâm nghiên cứu nữa không ạ?

ĐÁP: Việt Nam cũng khá nhiều người, người được nhắc đến nhiều nhất là

giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, ông có công trình nghiên cứu đầu tiên về cách

đọc Hán Việt. Tất nhiên trước ông còn một số người nghiên cứu, và

nghiên cứu cách đọc Hán Việt của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn thì theo

hướng cấu trúc và hệ thống.

HỎI: Thế theo hướng ngôn ngữ học xã hội như thầy thì hiện nay có ai không

ạ?

ĐÁP: Hầu như chưa có ai vì ngôn ngữ học xã hội là một ngành mới.

HỎI: Thế còn ở Viện ngôn ngữ và các trường đại học ạ?

Page 40: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 40 ]

ĐÁP: Các trường đại học thì riêng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn bắt đầu từ năm 1998 đưa vào dạy cao học, tôi là người dạy và bây

giờ tôi vẫn dạy, dạy chuyên đề ngôn ngữ học xã hội và năm 2002 thì

bắt đầu dạy cho sinh viên chất lượng cao. Trường Nhân văn có lẽ là

trường đưa sớm nhất, nhiều trường khác thì chưa đưa vào, gần đây một

số nơi khác có đưa vàonhưng mới đưa vào bậc cao học, chưa đưa vào

bậc đại học.

HỎI: Em thấy ở Viện có phòng nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, cái này nó

có tương đương với các phòng nghiên cứu khác không ạ?

ĐÁP: Nó cũng tương đương với các phòng như là ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng.

HỎI: Như vậy là được coi trọng như một hướng nghiên cứu chính đúng

không ạ. Thế thì hiện nay nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ của Trung

Quốc thì ở Viện ngôn ngữ ngoài thầy ra có ai quan tâm không ạ?

ĐÁP: Thực ra ở chúng tôi không có nghiên cứu về lĩnh vực Trung Quốc.

Thực ra Viện ngôn ngữ học nghiên cứu chủ yếu về tiếng Việt và ngôn

ngữ dân tộc thiểu số. Ở Viện có hai phòng nghiên cứu mang tính lý

luận nhiều, tức ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ hoc ứng dụng, ngôn

ngữ học xã hội, ngôn ngữ hoc ứng dụng hay ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng

ở Việt Nam cũng xuất phát chủ yếu trên cơ sở tiếng Việt, chúng ta chưa

có nghiên cứu chuyên về ngôn ngữ Trung Quốc, mang tính đại cương

thôi.

HỎI: Chúng ta có phải là chưa quan tâm nghiên cứu các ngôn ngữ nước

ngoài không ạ?

ĐÁP: Các ngôn ngữ khác có quan tâm, ở các luận án hoặc làm đối chiếu, họ

không tập trung hẳn về các vấn đề này.

HỎI: Em có đọc một số công trình của giáo sư, thì em có thấy thầy có tập

trung quan tâm nghiên cứu khá sâu về ngôn ngữ tộc người Trung Quốc,

thầy có thể nói thêm vấn đề này được không ạ?

Page 41: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 41 ]

ĐÁP: Cái vấn đề này thì tôi có làm một giáo trình giảng dạy trong trường là

“Ngôn ngữ tộc người Trung Quốc”, cái nghiên cứu trong ngôn ngữ học

xã hội có một phần rất quan trọng là cảnh huống ngôn ngữ, Trung Quốc

gọi là 语言状况, tiếng Anh là language situation, là nghiên cứu tình

hình tồn tại, sử dụng ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ trong cộng

đồng, đây là vấn đề lớn. Ở Việt Nam, Trung Quốc hay là những quốc

gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ thì vấn đề ngôn ngữ, tôn giáo, dân tộc rất

nhạy cảm, phức tạp. Trung Quốc là một nước quan tâm đến vấn đề này,

Việt Nam cũng vậy. Ta biết Trung Quốc là nước có 56 dân tộc, ở bên

đấy tôi có làm việc với một số giáo sư như giáo sư Trương Chấn Hưng-

một chuyên gia nổi tiếng về phương ngữ của Trung Quốc, hay giáo sư

Chu Khánh Sinh là giáo sư đầu ngành về ngôn ngữ học xã hội Trung

Quốc, thì họ cũng tập trung vào nghiên cứu cái này. Ở Trung Quốc

cũng có mấy vấn đề, thứ nhất nổi lên theo lý thuyết ngôn ngữ trên thế

giới thì những người nói những phương ngữ khác nhau của cùng một

ngôn ngữ thì có thể giao tiếp được, nhưng Trung Quốc có 7 phương

ngữ (nếu gộp cả Bắc Mân và Nam Mân) thì những người nói các

phương ngữ đó không hiểu nhau, trên lý thuyết là những người nói

phương ngữ phải hiểu nhau, riêng Trung Quốc lại không như thế, nhìn

sang Đài Loan tình hình hơi khác, đó là một vấn đề. Vấn đề thứ hai là

ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, đây là một vấn đề rất lớn, hiện nay theo

giáo sư Chu Khánh Sinh thì Trung Quốc có 56 dân tộc nhưng có trên 80

ngôn ngữ, tức là nó không có sự tương đương một một giữa dân tộc và

ngôn ngữ. Thứ hai là thế giới chia ngôn ngữ ra làm 5 bậc: an toàn, nhỏ

nhưng an toàn, ngôn ngữ nguy cấp, ngôn ngữ bên bên vực và ngôn ngữ

chết. Thế giới đa số quan tâm ngôn ngữ nguy cấp trở xuống, vì người ta

coi ngôn ngữ như một nguồn sinh thái, một nguồn lực, việc bảo vệ và

phát huy ngôn ngữ các dân tộc ít người rất là quan trọng, cho nên Trung

Quốc rất quan tâm ngôn ngữ có nguy cơ bị mất. Việt Nam cũng vậy, tôi

có dự một hội thảo quốc tế ở Quảng Tây bàn về vấn đề này, thì có nói

Việt Nam cũng có 3, 4 ngôn ngữ như thế, dân số của họ rất ít, chỉ vài

Page 42: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 42 ]

trăm người, đó là một vấn đề cần quan tâm. Vấn đề quan tâm thứ hai

của các quốc gia là chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan hệ với

ngôn ngữ quốc gia, làm thế nào để vừa phát triển ngôn ngữ quốc gia

vừa bảo vệ được ngôn ngữ địa phương. Đây là việc Trung Quốc cũng

rất quan tâm. Việc bảo tồn các ngôn ngữ dân tộc thiểu số mà các quốc

gia đều bàn tới đó là giáo dục song ngữ: ngôn ngữ quốc gia và ngôn

ngữ dân tộc thiểu số, ví dụ như giáo dục tiếng Hán và tiếng dân tộc, hay

tiếng Việt và tiếng dân tộc. Vấn đề phát thanh trên truyền hình, vấn đề

bảo tồn, sử dụng và làm mới các loại chữ viết đặc biệt là của dân tộc.

Chúng ta biết rằng để bảo tồn một ngôn ngữ thì có ba yếu tố rất quan

trọng là giáo dục, phát thanh và chữ viết. Trung Quốc có những đặc thù

riêng là có khu tự trị nên nó liên quan đến vai trò của ngôn ngữ dân tộc

thiểu số đứng sau ngôn ngữ quốc gia. Nhưng mỗi quốc gia có cách xử

lý khác nhau, người ta có nói rằng chính sách ngôn ngữ phải xây dựng

trên cảnh huống ngôn ngữ và ngay cả những quốc gia có tình hình

chính trị giống nhau thì chính sách ngôn ngữ cũng khác nhau, do đó

phải phụ thuộc vào tình hình ngôn ngữ của các quốc gia đó. Ở Trung

Quốc có những chính sách ngôn ngữ riêng ví dụ như có 6 đến 7 ngôn

ngữ được dùng sau tiếng Hán trong Quốc hội, trong Đại hội Đảng, chữ

viết của dân tộc thiểu số được in ở trên tiền, đồng Nhân dân tệ, và con

dấu của vùng dân tộc thiểu số dung cữ dân tộc, như vậy là mỗi quốc gia

có chính sách xử lý khác nhau tùy theo tình hình mỗi quốc gia. Đấy

cũng là một đặc điểm riêng của Trung Quốc

HỎI: Thầy có thể đánh giá một chút về tình hình thực tế thực thi các chính

sách đó của Trung Quốc được không ạ?

ĐÁP: Có một điểm rất đáng chú ý, năm 2001 Trung Quốc lần đầu tiên có luật

Ngôn ngữ tên là “Quốc gia thông dụng ngôn ngữ văn tự pháp”, thì

trong chính sách ngôn ngữ chia làm hai cái, thứ nhất là chính sách ẩn

(隐政策), cái này dịch từ tiếng Anh là “covered policy”, thứ hai là

chính sách hiện (显政策) tiếng Anh là “obvious policy”. Chính sách

Page 43: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 43 ]

hiện tức là công khai tuyên bố ngôn ngữ nào là ngôn ngữ quốc gia, còn

chính sách ẩn là chính sách tôi cứ dùng nhưng tôi không công bố, thì

hai chính sách này tùy từng tình hình mỗi nước. Trung Quốc thì năm

2001, Luật ngôn ngữ văn tự quốc gia ra đời thì chuyển chính sách ẩn

sang chính sách hiện hay từ chính sách không tường minh sang chính

sách tường minh, khẳng định ngôn ngữ quốc gia là tiếng Hán và khẳng

định thế nào là tiếng phổ thông. Luật này ra đời tác động rất mạnh đến

ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ được luật hóa, mặc dù nói nó là ngôn

ngữ văn tự quốc gia nhưng nó không thể tách rời ngôn ngữ dân tộc, các

điều khoản đi kèm luôn có, cho nên đem đến cho Trung Quốc sự thực

thi mới trong chính sách ngôn ngữ. Chúng ta biết rằng từ chính sách

đến thực thi nó là một vấn đề, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc

biệt nên nó vận động theo sự thay đổi của xã hội, hay người ta nói đùa

ngôn ngữ là nhiệt độ kế của xã hội, phản ánh xã hội. Ngôn ngữ không

đứng im cho nên chính sách ngôn ngữ khá linh hoạt. Thứ hai luật ngôn

ngữ nó không như luật khác là xử tù, xử phạt mà chỉ khuyến cáo,

khuyến khích cho nên chính sách mềm dẻo và thực thi có những điều

chỉnh.

HỎI: Trên thực tế thầy quan sát thấy là họ có những điều chỉnh gì ạ?

ĐÁP: Thực ra ở vĩ mô nó là như vậy, ở cấp độ vi mô nó có những cái linh

hoạt riêng.

HỎI: Có điều đáng chú ý là Trung Quốc đã chuyển sang sử dụng chữ giản thể,

khác với Đài Loan vẫn sử dụng chữ phồn thể, thầy có quan điểm thế

nào về chính sách này ạ?

ĐÁP: Chúng ta đều biết Trung Quốc chuyển từ phồn thể sang giản thể là một

thay đổi rất lớn, họ nói đến nhiều cái điều tốt như tiện lợi trong in ấn,

học tập. Thế nhưng tôi nghĩ trong cái được bao giờ cũng có cái mất, ví

dụ như tại sao người Trung Quốc in card rất thích in chữ phồn thể.

Chúng ta biết chữ Hán là chữ tượng hình, nó từ cái hình vẽ chuyển sang,

nên chữ phồn thể nó phản ánh được hình âm và hình chữ của chữ Hán,

Page 44: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 44 ]

chữ giản thể nó sẽ có nguy cơ hay làm mất đi tính tượng trung giữa âm

và chữ, đó là một cái hạn chế. Rõ ràng chữ giản thể ra đời khó khăn cho

giới trẻ tiếp cận với văn hóa ngày trước, nhưng ta cũng không thể phủ

nhận sự tiện lợi của nó. Trong khi đó chúng ta biết các quốc gia khác ở

Hoa ở Đông Nam Á, người Hoa ở Đông Nam Á hay ở vùng Đài Loan

người ta vẫn dùng chữ phồn thể. Bởi vì văn tự là một công cụ rất quan

trọng, nguyên tắc của nó là càng dễ viết bao nhiêu thì càng dễ học bấy

nhiêu. Khi chuyển đổi, đương nhiên các nhà Trung Quốc đã có tính

toán, có cả một tầm nhìn và tất nhiên người ta cũng phải cân đo đong

đếm cái nào có lợi hơn, những cái đó người ta đã nghiên cứu quá kỹ,

mình không thể bàn được cái đó, nó còn gắn với các quan điểm khác và

bây giờ nó đã trở thành một tất yếu, một cái đương nhiên.

HỎI: Thầy thấy bây giờ bên Trung Quốc họ còn bàn về vấn đề này không ạ

bởi vì em thấy ở Đài Loan họ vẫn sử dụng chữ phồn thể rất tốt?

ĐÁP: Trung Quốc từ lâu họ đã không bàn, đặc biệt là năm 2001 người ta đã

hiến định, luật hóa nên họ không bàn nữa.

HỎI: Theo thầy trong nhưng lý thuyết về ngôn ngữ học xã hội thì những lý

thuyết nào thầy thấy hữu dụng nhất để áp dụng vào nghiên cứu trường

hợp Trung Quốc hay trường hợp Việt Nam?

ĐÁP: Nhiều lắm. Bởi vì nghiên cứu các vấn đề ở tầm vĩ mô, ngôn ngữ học xã

hội có ngôn ngữ học xã hội vĩ mô. Vĩ mô chính là nghiên cứu xây dựng

các cơ sở khoa học cho quốc gia hoạch định các chính sách về ngôn

ngữ, đương nhiên cái đó là quan trọng và hiện nay các nước đều chú

trọng. Như ở Việt Nam nó phục vụ trực tiếp cho các chính sách của

Đảng và nhà nước và ở Trung Quốc cũng vậy. Ngôn ngữ học xã hội

giải quyết các vấn đề về lý thuyết và các vấn đề về chuẩn hóa chữ Hán,

chuẩn hóa tiếng Việt, đấy là vấn đề vĩ mô. Còn vi mô nghiên cứu về các

vấn đề giao tiếp, các vấn đề vay mượn.

Page 45: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 45 ]

HỎI: Theo thầy ở Trung Quốc thì mức độ quan tâm của giới học thuật Trung

Quốc đến vấn đề tiếp xúc Hán – Việt như thế nào?

ĐÁP: Nói thêm về vấn đề ngôn ngữ học xã hội Trung Quốc, Trung Quốc

nghiên cứu nhiều. Trung Quốc nghiên cứu hàng loạt các vấn đề mà chỉ

có ngôn ngữ học xã hội giải quyết được như ngôn ngữ trong quảng cáo,

ngôn ngữ trên truyền hình, giải quyết vấn đề văn tự, những cái đó là của

ngôn ngữ học xã hội. Còn vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ Hán việt vẫn là cả

một vấn đề mà Trung Quốc đang nghiên cứu. Hiện nay ở Đại học Bắc

Kinh có giáo sư Trần Bảo Á và một số tác giả khác vẫn nghiên cứu về

vấn đề này, ví dụ như họ vẫn tiếp tục nghiên cứu tiếp xúc Hán với các

ngôn ngữ khác, trong đó có Hán Việt. Ví dụ như con đường tơ lụa của

Trung Quốc cũng là quá trình nảy ra các tiếp xúc tiếng Hán với các

ngôn ngữ dân tộc thiểu số, tiếp xúc Hán Việt đặt trong các mối quan hệ

đó. Bây giờ họ nghiên cứu tiếp xúc tiếng Hán với các ngôn ngữ châu

Âu, với tiếng Anh, cũng như Việt Nam. Cho nên vấn đề Hán Việt vẫn

được quan tâm. Đặc biệt một số học giả còn chú ý đến các vấn đề

phương ngữ Hán mà có thể liên quan đến Hán Việt. Ví dụ Bình thoại

một loại phương ngữ ở vùng Quảng Tây, rất gần với dân tộc Hán.

HỎI: Thầy có quan tâm nghiên cứu cái đấy không ạ?

ĐÁP: Cái đấy tôi có biết.

HỎI: Trong quá trình trao đổi với các giáo sư Trung Quốc có tiếp xúc Hán

Việt, thầy thấy vấn đề nổi bật nào thường được trao đổi nhất và có nảy

sinh tranh luận không ạ?

ĐÁP: Nảy sinh thì chưa nảy sinh. Chúng ta biết rằng tiếng Hán vốn là ở

phương Bắc. Ở Trung Quốc thường nói là lấy sông Trường Giang, 长江

以北,长江以南 và người Hán bắt đầu từ phương Bắc và khi người

Hán thực hiện các cuộc di dân xuống Phía Nam thì tạo ra các cuộc tiếp

xúc tiếng Hán với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số, đó là những vấn đề rất

lớn và nó liên quan đến nhiều chuyện và phải tiếp tục nghiên cứu.

Page 46: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 46 ]

Nhưng tiếp xúc Hán Việt bắt đầu từ khi nào và tiếp xúc tiếng Việt với

tiếng Hán thời đó như thế nào? Đó là những vấn đề thuộc về lịch sử và

phải có nhiều chứng cứ mới có thể làm được, còn chúng ta mới nói

được tầm chung chung thôi.

HỎI: Hiện nay trong quan điểm nhìn nhận cụ thể về quá trình diễn biến và

các nội dung cụ thể của tiếp xúc giao lưu Hán Việt thì giữa các học giả

Trung Quốc cũng như học giả Việt Nam và thầy thì có một tương đồng

nhất định trong các quan điểm?

ĐÁP: Thực ra trong các nghiên cứu của người ta và chúng ta mới nghiên cứu

cũng như của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, giáo sư nghiên cứu về lịch sử

tiếp xúc Hán Việt. Thực ra người ta vẫn nghiên cứu xuất phát từ thực tế

từ ngữ Hán Việt đang tồn tại. Còn nếu như gắn vấn đề liên quan đến di

dân của người Hán xuống phía Nam, các cuộc tiếp xúc tộc người thì

còn liên quan đến tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ, các vấn đề đó cần phải

tiếp tục nghiên cứu.

HỎI: Trong quá trình nghiên cứu về tiếp xúc giao lưu Hán Việt cũng như

nghiên cứu về ngôn ngữ tộc người Trung Quốc thì cách thức thầy thu

thập tư liệu, tìm kiếm các nguồn tư liệu và đi thực tế điền dã như thế

nào ạ?

ĐÁP: Cái này có nhiều khó khăn, tôi cũng có nhiều cuộc nghiên cứu điền dã

nhưng chủ yếu dựa vào nghiên cứu sách vở là nhiều, mình không có

điều kiện làm những cuộc điều tra đi về các vùng phương ngữ Trung

Quốc. Ví dụ như Trung Quốc nhắc đến Bình thoại, nếu mình muốn đi

nghiên cứu điền dã thì phải có phương tiện, điều kiện để thực hiện,

ngay cả những người nghiên cứu ngôn ngữ học Trung Quốc cũng gặp

khó khăn.

HỎI: Thế còn các tư liệu thư tịch sách vở thì nguồn ở đâu ạ?

ĐÁP: Nguồn thì tôi phải tự tìm, từ tư liệu thực tế.

Page 47: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 47 ]

HỎI: Các lý thuyết phương Tây thầy phải sử dụng sách tiếng Anh, thế còn

nguồn sách tiếng Trung ạ?

ĐÁP: Sách tiếng Trung cũng có, tức là chúng ta phải tìm từ nhiều nguồn tư

liệu khác nhau.

HỎI: Em xin hỏi thêm là trong giới nghiên cứu ở Việt Nam thầy chịu ảnh

hưởng hay tiếp nhận quan điểm nghiên cứu của ai nhiều nhất ạ?

ĐÁP: Câu trả lời cũng khó, nói có thể không khiêm tốn nhưng có lẽ là ở mức

độ đọc các sách của các tác giả đi trước và tìm thấy trong đó những

điểm tiếp thu được. Ví dụ như các tác giả Nguyễn Tài Cẩn cùng việc

đọc các nghiên cứu của các tác giả đi trước nữa.

HỎI: Thầy có tiếp thu lý thuyết từ phương Tây qua các sách vở tiếng Anh,

thầy được đào tạo ở Nga, Trung Quốc, vậy thầy có so sánh tương đối

nào đấy về nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội mà đối tượng là Trung

Quốc ở cả ba cái nền học thuật đó được không ạ?

ĐÁP: Thực ra nếu nói về nghiên cứu Hán học ở Liên Xô trước đây thì cực

mạnh, ở đấy có những nhà Hán học rất nổi tiếng, ví dụ như Viện trưởng

Viện ngôn ngữ học và vợ là Giáo sư, Viện sĩ Xôn-xép, và rất nhiều tác

giả nghiên cứu về tiếng Hán.

HỎI: Thầy có một cái nhìn nhận so sánh một cách tương đối giữa ba nền Hán

học đấy?

ĐÁP: Không thể làm so sánh được. Mỗi một trường phái có cách tiếp cận,

cách nghiên cứu khác nhau. Phương Tây có cái mạnh của phương Tây,

Nga có cái mạnh của Nga, Trung Quốc có cái mạnh của Trung Quốc.

Mình có gắng học hỏi còn để so sánh thì không so sánh được.

HỎI: Theo thầy với hướng nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội và đối tượng là

ngôn ngữ Trung Quốc và tiếp xúc Hán Việt, theo thầy nên sử dụng lý

thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngành học thuật nào thì sẽ hiệu

quả hơn ạ?

Page 48: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 48 ]

ĐÁP: Ngôn ngữ học xã hội xuất phát từ phương Tây và nó liên quan đến

chính trị cho nên chúng ta phải tiếp thu một cách có chọn lọc và ứng

dụng một cách phù hợp. Các vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa liên

quan đến các yếu tố xã hội cho nên tất cả cái đó đều phải đặt trong

nghiên cứu một cách thận trọng, khoa học, phù hợp.

HỎI: Nhưng nếu với đối tượng Trung Quốc và giao lưu Trung Quốc Việt

Nam thì thầy có thể nói rõ hơn là cần phù hợp như thế nào?

ĐÁP: Tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc có ba mảng mà người ta quan

tâm là tiếp xúc Hán – Việt, tiếp xúc Hán – Nhật, tiếp xúc Hán – Triều.

Những cái đó khá điển hình, khá nổi cho nên ở Nhật, Triều Tiên và một

số nước khác nghiên cứu cái này nhiều. Tôi đọc một luận án tiến sỹ ở

bên Nga, họ đối chiếu 3500 chữ âm cổ của Hán – Hàn, Hán – Việt, Hán

– Triều, Quảng Châu…, rất nhiều cho nên cái này không chỉ ngôn ngữ

học xã hội mà nó nghiên cứu nhiều hướng như cấu trúc luận, nghiên

cứu theo hướng ngôn ngữ học lịch sử… Vì đây là một cuộc tiếp xúc lớn

và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố ngôn ngữ xã hội.

HỎI: Giống như trong cuộc phỏng vấn lần trước thầy cũng có nói là cần phải

có tính liên ngành trong các vấn đề về tiếp xúc ngôn ngữ phải không ạ?

ĐÁP: Đúng. Bản chất ngành nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội khác so với các

ngành khác là vì khi nói ngôn ngữ học xã hội rõ ràng là nó kết hợp giữa

ngôn ngữ học và xã hội học, ngôn ngữ học tâm lý kết hợp với tâm lý

học với ngôn ngữ học, ngôn ngữ học dân tộc kết hợp giữa ngôn ngữ học

và dân tộc học, xu hướng nghiên cứu liên ngành là một tất yếu.

HỎI: Theo thầy thì Việt Nam mình đã thực hiện điều đó như thế nào?

ĐÁP: Việt Nam hiện nay nghiên cứu vấn đề đó nhiều, hậu cấu trúc phát triển

mạnh nên Việt Nam đã vận dụng cái đó trong nhiều nghiên cứu.

HỎI: Em quay trở lại một chút là lúc đầu thầy nói chủ đề nghiên cứu ngôn

ngữ dân tộc ở Trung Quốc, thầy viết giáo trình cho chuyên ngành Trung

Quốc học, thì thầy có dự định xuất bản thành sách không ạ?

Page 49: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 49 ]

ĐÁP: Tôi không biết nữa, trước kia nghiệm thu rất tốt và mọi người định xuất

bản nhưng sau đó không thấy ai nói gì tôi cũng không biết.

HỎI: Hiện nay thầy còn phụ trách chuyên đề đấy ở trong chuyên ngành

không?

ĐÁP: Còn. Tôi vẫn dạy hàng năm.

HỎI: Em muốn hỏi thêm một chút là trong quá trình thầy giảng dạy môn đấy

theo thầy thì tầm quan trọng của môn học đấy đối với sinh viên Trung

Quốc như thế nào ạ?

ĐÁP: Tôi cho rằng “Ngôn ngữ tộc người Trung Quốc” là một môn học rất cơ

bản vì nó liên quan đến dân tộc, đến ngôn ngữ, có thể nói là khái quát

toàn bộ về tình hình ngôn ngữ tộc người ở Trung Quốc và tôi nghĩ nếu

nắm được thì sẽ tạo cơ sở cho các nghiên cứu khác. Tôi vẫn luôn nhấn

mạnh là nghiên cứu về Trung Quốc học hay Nhật Bản học và bây giờ

có Việt Nam học,.. tôi vẫn có cảm giác có lẽ phải tiếp cận thế nào cho

ra Trung Quốc học. Ví dụ như anh sẽ đi dạy về kinh tế Trung Quốc

nhưng không phải dạy kinh tế Trung Quốc như ngành Kinh tế học mà

phải là Kinh tế Trung Quốc từ góc độ Trung Quốc học, dạy ngôn ngữ

Trung Quốc cũng phải từ góc độ Trung Quốc học, dạy văn học hay lịch

sử cũng phải từ góc độ Trung Quốc học. Nhưng tôi cảm giác bây giờ

chúng ta vẫn dạy lịch sử theo kiểu lịch sử Trung Quốc nói chung. Mà

chúng ta biết cái gốc của Trung Quốc học chính là văn hóa và tiếp cận

theo hướng khu vực học. Tôi cảm giác chúng ta đang ghép các môn ấy

lại để thành Trung Quốc học mà tôi thấy chưa thỏa đáng. Ví dụ anh

Kinh tế đến giảng thuần về kinh tế Trung Quốc và giảng ở trường khác

cũng như thế, anh giảng về văn học Trung Quốc thì giảng ở chỗ khác

cũng thế. Tôi nghĩ có lẽ nó phải có một cách tiếp cận của Trung Quốc

học để nhìn nhận ra vấn đề, để người ta nghiên cứu. Khi tôi dạy về

ngôn ngữ tôi bảo tôi không dạy về ngôn ngữ mà cái ngôn ngữ này anh

phải nhìn từ góc độ Trung Quốc học, ẩn đằng sau ngôn ngữ là cái gì thì

anh mới làm ra Trung Quốc học. Hay ngôn ngữ tộc người, ẩn đằng sau

Page 50: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 50 ]

ngôn ngữ tộc người là nó nói lên vấn đề gì về Trung Quốc, tôi không

hiểu lắm nhưng nếu dạy kinh tế thì ẩn sau các thành tựu kinh tế cơ bản

của nó là cái gì để giải thích cho các thành tựu đó, đấy mới là Trung

Quốc học. Tất nhiên để đạt được cái đó là cả một quá trình. Nhiều năm

trước tôi thấy các đề tài nghiên cứu không chỉ Trung Quốc học vẫn đi

theo xu hướng nêu cái ta đang có, chúng ta làm Trung Quốc mà kinh tế

Trung Quốc gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc xí nghiệp nhưng chúng

ta vẫn chưa lý giải được. Tôi lấy ví dụ đề tài về các xí nghiệp Trung

Quốc nhưng phải nhìn từ góc độ Trung Quốc học để lý giải các vấn đề

mới rõ được. Như chúng ta lý giải một hiện tượng xã hội về giao thông

thì phải nhìn từ góc độ văn hóa mới lý giải được. Tôi cho rằng hiện nay

Trung Quốc học và tất cả các ngành của Đông Phương học như Trung

Quốc học, Việt Nam học, Nhật Bản học chúng ta vẫn chắp các bộ môn

lại chứ không có một luận điểm về cái đó. Cái đó mới là quan trọng

nhưng để vươn tới cái đó thì cả thầy và trò đều phải cố gắng dù không

hề đơn giản. Tôi nghĩ như thế mới ra ngành Trung Quốc học. Ví dụ dạy

những tác phẩm gần đây của văn học Trung Quốc, phải hiểu tại sao nó

lại xuất hiện các kiểu như thế, đằng sau nó là xã hội Trung Quốc, nó

mới lý giải cấu trúc của tác phẩm có gì tương ứng với cấu trúc xã hội,

như thế nó mới ra được vấn đề.

HỎI: Theo em hiểu thì có phải ngành Trung Quốc học cần một phương pháp

luận riêng cho mình không?

ĐÁP: Đúng thế. Vì cách nhìn của Trung Quốc học là nhìn từ khu vực học. Từ

khu vực học nó nhìn chung cho tất cả các ngành gọi là học đó thì Trung

Quốc học phải có một cái gì đó để phân biệt. Tôi cho rằng phải có một

bàn trao đổi để nghiên cứu về cái đó thì nó mới ra được vấn đề. Và học

sinh ra trường mới có cơ sở để nghiên cứu tiếp.

HỎI: Theo thầy là phải có sự tập hợp giữa các tổ chức nghiên cứu ạ?

ĐÁP: Đại loại thế. Tôi không bàn đến chuyện đó nhưng tôi nghĩ là như thế.

Page 51: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 51 ]

HỎI: Em muốn hỏi thầy vấn đề này vì thầy đã có một thời gian làm Chủ

nhiệm bộ môn Trung Quốc học cho nên thầy chắc chắn có quan tâm

đến tương lai phát triển của ngành Trung Quốc học ở Việt Nam.

ĐÁP: Tôi vẫn thấy nó hơi bị chắp vá, cảm giác sự chắp vá hơi lớn, tức là chắp

vá các môn lại. Nói một cách hơi quá là học như thế thì rộng cũng

không đủ rộng mà sâu cũng không đủ sâu. Rộng thì bao nhiêu môn cho

vừa vì Trung Quốc học rất rộng, kiến trúc cũng là Trung Quốc học, văn

hóa, văn nghệ cũng là Trung Quốc học, kinh tế, lịch sử cũng là Trung

Quốc học, môi trường bây giờ cũng là Trung Quốc học. Dạy bao nhiêu

cho vừa, tại sao chọn môn này mà không chọn môn này, vậy môn nào

là cơ bản, môn nào là cơ tầng của Trung Quốc học, và sau đó dạy tiếp

cái gì? Thứ hai, đã là Trung Quốc học tại sao xuất hiện ngành Đông

phương học là vấn đề rất lớn. Vì chúng ta biết rằng Đông phương học

xuất hiện khi phương Tây dĩ Âu vi Trung – lấy Châu Âu làm trung tâm

để nhìn vào phương Đông bằng con mắt của phương Tây. Chúng ta là

người Vi ệt Nam nghiên cứu về Trung Quốc học thì chúng ta cần giải

quyết vấn đề như thế nào? Người Trung Quốc nghiên cứu về Trung

Quốc khác gì với người Vi ệt Nam nghiên cứu về Trung Quốc? Tôi hay

nói đùa là Ta nghiên cứu Ta và Tây nghiên cứu Ta, vậy cơ tầng nó là

cái gì? Nên Đông Phương học phải trở lại vấn đề ngôn ngữ và văn hóa,

nắm văn hóa chính là cốt lõi của nó và cái thứ hai là ngôn ngữ. Nhưng

chúng ta thấy một điểm rất chủ yếu là tiếng Hán của sinh viên chưa đủ

để đọc sách. Không đọc được thì làm sao làm được Trung Quốc học,

cho nên tôi đã nói là ngôn ngữ phải giải quyết trước một bước, năm thứ

hai phải giải quyết tốt về ngôn ngữ và năm thứ ba anh là phải đi sâu đọc

sách nghiên cứu. Ít nhất phải đọc được sách cơ bản và một vài sách gợi

mở thì mới ra được luận văn, không có chỉ có đi chép mà chép cũng

không xong. Nói thế hơi nặng nhưng nó đúng.

Page 52: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 52 ]

HỎI: Cũng có thực tế là sinh viên mình có ít thời gian học tiếng Hán, ví dụ

như tiếng Anh học từ phổ thông nhưng mình bây giờ giáo dục phổ

thông hầu như không có ngoại ngữ tiếng Hán.

ĐÁP: Cho nên đây là vấn đề bây giờ phải làm thế nào đó trong hai năm đầu

phải giải quyết được tiếng Hán. Bớt các môn đi, tập trung vào học tiếng

Hán. Hai năm đầu giải quyết được tiếng Hán, năm thứ ba giải quyết

thêm một số môn cơ sở, bắt đầu đi vào các môn chuyên ngành thì mới

có hi vọng. Chứ bây giờ sinh viên không đọc được sách thì không làm

được gì cả.

HỎI: Theo quan điểm cá nhân của thầy thì những môn cơ sở nào mà bộ môn

Trung Quốc học cần có?

ĐÁP: Tôi cho rằng là văn hóa tư tưởng, bởi tư tưởng chi phối, ngay trong

kinh doanh cũng có văn hóa, tư tưởng liên quan đến chính trị, kinh tế,

liên quan đến văn hóa rất nhiều, nên nắm được cái thần của nó rất quan

trọng. Làm thế nào để có được môn như thế để người ta biết được gốc

gác nền tảng, cốt lõi. Một số nơi hiện nay coi nhẹ vấn đề ngôn ngữ, vấn

đề văn hóa là không được bởi vì đấy là những cái rất cơ bản. Tất nhiên

văn hóa ở đây nói theo nghĩa rộng nó bao gồm các nhân sinh quan, tất

cả những tư tưởng và những cái hình thành nên một dân tộc, cái mà

Trung Quốc hay gọi là đặc sắc, cái đó sẽ chi phối anh, giống như một

con người sinh ra trong một gia đình có một tư tưởng, làm cái gì anh

cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng đấy từ câu chào đến ứng xử. Những

nghiên cứu bây giờ tất nhiên là tốt nhưng mới chỉ là nghiên cứu những

cái hiển hiện, những hiện tượng, còn chưa làm sâu được về Trung Quốc

học.

HỎI: Từ quan điểm của một học giả Việt Nam nghiên cứu về các vấn đề

Trung Quốc thì theo thầy tâm thế của một học giả Việt Nam nghiên cứu

các vấn đề Trung Quốc nên có là gì?

Page 53: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 53 ]

ĐÁP: Tôi nghĩ còn một cái nữa là muốn nghiên cứu được người thì trước hết

phải hiểu mình, nên những gì của Việt Nam phải hiểu tương đối. Ta

nghiên cứu ta thì ta biết được ta là gì, nhưng ta nghiên cứu người thì

anh phải có được cả hai cái: của anh và của họ. Đó là một thách thức rất

lớn cho những người nghiên cứu. Chúng ta dễ dàng nhận thấy đọc các

khóa luận, luận văn của các em hoặc theo chiều này, hoặc theo chiều

kia vì anh chưa có một chỗ đứng, chưa có cái gọi là 立足点 để nhìn

nhận, nên anh hay thái quá về cái này, về cái kia. Mà điều này rất phù

hợp với câu nói của Trung Quốc và Việt Nam là “biết người biết ta”.

Mình chưa biết rõ mình là ai lắm thì đã phải lo nhận biết về người, tâm

thế của chúng ta chính là như thế. Khi nghiên cứu đủ độ sâu về một vấn

đề thì nghiên cứu cái kia chắc chắn sẽ tốt hơn. Đòi hỏi như thế với sinh

viên quá khó nhưng nhiều khi chúng ta phải cho dạy, chúng ta có dạy

một vài môn nhưng chưa đủ.

HỎI: Em xin hỏi một câu cuối cùng, nhìn tổng thể ngành Trung Quốc học

hiện nay ngoài những điều thầy vừa nói thì theo thầy cần tập trung vào

những phương hướng nghiên cứu chính nào?

ĐÁP: Trung Quốc học ở Việt Nam, nói thế quá rộng vì nó còn căn cứ vào

mục đích và nhiệm vụ. Ví dụ như những Trung tâm nghiên cứu về

chính trị nó sẽ có hướng nghiên cứu khác. Ví dụ Nga có cả một Viện

Viễn Đông nghiên cứu rất nhiều vấn đề, lại có cả Viện Phương Đông.

Tôi chỉ nói về cơ bản, ví dụ như ở trong trường chúng ta quan trọng

nhất là đào tạo làm sao cho anh có được cái cơ bản để khi ra trường mới

hòa nhập được, ví dụ như ra làm chính trị, kinh tế đều được. Một vấn đề

rất quan trọng là xây dựng cho các em một kiến thức hết sức nền tảng

nhưng không phải kiến thức nhặt chắp lại của các chuyên ngành. Không

phải dạy lịch sử Trung Quốc chỉ là dạy về Tần Thủy Hoàng là ai, vào

thời nào, mà phải nhìn tư tưởng xuyên suốt đằng sau từ thời Tần Thủy

Hoàng đến bây giờ là gì, người dạy sử cần phải dạy như thế. Hay tiếng

Hán đặc điểm là gì, ẩn sau các cấu trúc nói của người Hán như vậy thì

Page 54: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 54 ]

tư duy của họ là cái gì, đấy là cái quan trọng. Ví dụ có một tác giả

phương Tây nghiên cứu về câu “如果.......就”, bà nói tại sao người

phương Đông lại đưa ra điều kiện nhân quả trong khi phương Tây họ

bao giờ cũng dùng If đằng sau, ví dụ “Tôi sẽ đến nếu như trời không

mưa”. Còn người Trung Quốc, người Vi ệt Nam lại nói “nếu như trời

không mưa thì tôi sẽ đến”. Tại sao văn hóa phương Đông lại luôn nói

có cái này thì tôi mới thế này, bà có nói rất sợ tư duy của người phương

Đông. Đấy là một lối tư duy, tư duy này liên quan đến rất nhiều vấn đề

như ký kết hợp đồng kinh tế, các vấn đề ngoại giao…, giải quyết được

vấn đề này mới là quan trọng. Không phải dạy ngôn ngữ là cứ dạy cấu

trúc “如果.......就” là xong, mà phải chỉ ra cấu trúc này phản ánh tư duy

của con người như thế nào. Tại sao tư duy phương Đông luôn đặt điều

kiện lên trước rồi sau đó mới đến kết quả mà trong khi đó phương Tây

đặt kết quả lên đầu, điều kiện đằng sau. Người phương Tây nói “Sẽ là

rất vui nếu như bạn đến thăm”, mình thì nói “Bạn mà đến chơi thì tôi

vui lắm!”. Tôi nghĩ có lẽ mình phải suy nghĩ được như thế, nắm được

cái cốt lõi thì nghiên cứu sẽ tốt hơn. Cũng như con người có một cái

trục người ta xoay quanh trục đó để phát triển.

HỎI: Em cảm ơn thầy rất nhiều ạ!

Page 55: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 55 ]

Thông tin cá nhân/ Personal information/

受訪者資料

Người được phỏng vấn/Informant/訪談者: GS.TS Nguyễn Văn Khang

Quốc tịch/Country of origin/國籍:

Giới tính/Gender/性別:

Ngày tháng năm sinh/Date of birth/出生日期: 1951 tại Sơn Tây

Địa chỉ/Address/地址:

Email: [email protected]; [email protected]

Điện thoại: CQ: 37674574; DĐ: 0912118665

Quá trình đào tạo/ Educational background

- Cử nhân (1972): tốt nghiệp Trường Đại học Hà Nội (trước là Đại học Ngoại ngữ Hà Nội).

- Sau đó tu nghiệp tại Bắc Kinh Trung Quốc.

- Tiến sĩ (1990): bảo vệ luận án tại Vi ện Đông Phương học, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.

- Phó giáo sư (1996).

- Cao cấp lí luận chính trị (2003).

- Nghiên cứu viên cao cấp (2003)

- Giáo sư (2004).

Quá trình hoạt động:

* tại Viện Ngôn ngữ học:

- Từ năm 1977 đến nay, làm việc tại Vi ện Ngôn ngữ học.

- Đã từng làm việc tại Phòng Từ điển học, Phòng Ngôn ngữ học xã hội.

- Đã từng đảm nhận: Trưởng phòng Phòng Ngôn ngữ học xã hội,

- Hiện nay: Phó Viện trưởng kiêm Trưởng phòng Phòng Quản lí khoa học và đào tạo; Trưởng phòng Ngôn ngữ học xã hội.

* tại các cơ sở khác:

- Kiêm nhiệm tại Trường Đại học KHXHNV, ĐHQG HN (từ 1996-nay).

Page 56: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 56 ]

- Uỷ viên Hội đồng khoa học liên ngành Ngôn ngữ-Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội ( từ 2007- nay)

- Giáo sư đào tạo sau đại học chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn học Á Phi, Trường Đại học Quảng Tây, Nước CHND Trung Hoa ( bổ nhiệm từ 2006-nay).

- Uỷ viên Hội đồng Chức danh giáo sư ngành ngôn ngữ học (Phó Chủ tịch).

- Phó chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội

- Đã và đang đảm nhận: Tổng thư kí, Phó chủ tịch, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Hà Nội.

- Ủy viên Hội đồng biên tập tạp chí Ngôn ngữ, Ngôn ngữ & Đời sống, Ngoại ngữ (Đaị học Hà Nội)

Thành tựu học thuật/ Research achievements

Sách/Book/:

1) Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt( chủ biên). Nxb. Văn hoá thông tin, 1996. - tr.: 5-33.

2) Ngôn ngữ học xã hội: Những vấn đề cơ bản . KHXH, 1999. - 340tr ; 19cm.

3) Từ tiếng Việt: Hình thái-cấu trúc-từ láy-từ ghép-chuyển loại (đồng tác giả ), Nxb KHXH, 1998. - 196tr ; 20cm. (tái bản 2007)

4) Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính (chủ biên). Nxb. Văn hoá thông tin, 2000. 256 tr.

5) Tiếng lóng Việt Nam. Nxb, KHXH, 2001. - 235tr ; 19cm.

6) Kế hoạch hoá ngôn ngữ-Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô. Nxb. KHXH, 2003. - 498tr ; 19cm.

7) Từ ngoại lai trong tiếng Việt. NxbGiáo dục, 2007. - 500 ; 19cm.

8) Hệ thống kiến thức tiếng Việt trong trường phổ thông. Nxb. Giáo dục, 2009.

9) Ngôn ngữ-tộc người ở Trung Quốc (cho ngành Trung Quốc học; sắp xuất bản).

* Từ Điển:

10) Từ điển tiếng Việt ( đồng tác giả; Hoàng Phê chủ biên). Nxb. KHXH, 1988. - 1206tr ; 23cm. (liên tục tái bản đến 2007).

11) Từ điển yếu tố Hán-Việt thông dụng (đồng tác giả ). Nxb. KHXH, 1991. - 492tr ; 21cm.

12) Từ điển thành ngữ Việt Nam(đồng tác giả ). Nxb. Văn hoá, 1993. - 679tr ; 21cm.

Page 57: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 57 ]

13) Từ điển bậc thang Anh-Việt (đồng tác giả). Nxb. Thế giới, 1993. - 710tr. ; 12cm.

14) Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán (đồng tác giả ). Nxb. Văn hóa , 1994. - 392tr ; 20cm; (tái bản năm 1997).

15) Từ điển từ láy tiếng Việt (đồng tác giả ). NXb. Giáo dục, 1994. - 608tr ; 15cm; (tái bản năm 1998 có sửa chữa và bổ sung).

16) Từ điển tiếng Việt thông dụng (đồng tác giả ). Nxb. Giáo dục, 1996. - 1326tr ; 21cm; (Tái bản 1997, 2002).

17) Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt (đồng tác giả). Nxb. Giáo dục, 1995. - 731tr ; 21cm; (tái bản năm 1997).

18) Từ điển địa danh nước ngoài (đồng tác giả). Nxb.: Văn hoá thông tin, 1995. - 435tr ; 19cm.

19) Đại từ điển tiếng Việt ( đồng tác giả ). Nxb. Văn hoá thông tin, 1999. - 1991tr ; 26cm.

20) Từ điển đồng âm tiếng Việt (đồng tác giả ). Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1998. - 651tr ; 19cm; (tái bản năm 2001).

21) Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa-Việt(chủ biên). Nxb. KHXH, 1998. - 405tr ; 19cm.

22) Từ điển đầu tiên của tôi: Từ điển Anh-Việt bằng tranh. Nxb. Văn hoá thông tin, 2000.

23) Từ điển Nhật Việt-các từ Hán trong tiếng Nhật (chủ biên) Nxb. Thế giới, 2000. - 894tr ; 24cm.

24) Từ điển chính tả tiếng Việt phổ thông . Nxb. KHXH, 2003. - 659tr ; 19cm.

25) Từ điển Mường-Việt (chủ biên). Nxb. : Văn hoá dân tộc, 2002. - 556tr ; 24cm.

26) Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt-Hán. Nxb. KHXH, 2007. - 573tr ; 19cm.

Bài nghiên cứu/Papers/:

1. Chức năng ngữ nghĩa về trật tự của các yếu tố trong các cặp tổ hợp ghép đẳng lập tương ứng (AB/BA) : BCKH / Nguyễn Văn Khang // HNKH cán bộ trẻ lần thứ hai. - H. : Viện Ngôn ngữ học, 1980.

2. Khả năng kết hợp kiểu ’vui tính, mát tay’ trong tiếng Việt : BCKH, Hội nghị ngôn ngữ học toàn quốc, 1979 / Nguyễn Văn Khang // Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ. T.2. - H. : KHXH, 1981. - tr.: 78-82.

Page 58: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 58 ]

3. Bước đầu tìm hiểu đặc điểm du nhập của các yếu tố Hán Việt / Nguyễn Văn Khang // Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông. - H. : Viện Ngôn ngữ học, 1986. - tr.: 251-254.

4. Thử tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong pháp luật / Nguyễn Văn Khang // Tạp chí Pháp chế xã hội chủ nghĩa. - 1987. - số 1.

5. Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ / Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Khắc Hùng, Lê Văn Trường.... - H. : KHXH, 1988. T.1.: 111tr ; T.2.: 174tr ; 19cm.

6. Từ điển tiếng Việt / Hoàng Phê (chủ biên), Bùi Khắc Việt, Chu Bích Thu, Đào Thản,.... - H. : KHXH, 1988. - 1206tr ; 23cm. (Tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 1992, 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 2000, 2001, 2002, 2003,...2007).

7. Về mối quan hệ tương ứng ngữ âm-ngữ nghĩa giữa các yếu tố từ vựng tiếng Việt trong đó có yếu tố là Hán Việt / Nguyễn Văn Khang // Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á. - H. : KHXH, 1988. - tr.: 89-94.

8. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại / Nguyễn Văn Khang // Cái mới trong nghiên cứu tiếng Việt và các ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á. - M. - 1989. - tr.: 147-148. (Bằng tiếng Nga).

9. Nghiên cứu yếu tố gốc ngoại trong tiếng Việt hiện đại ở bình diện ngữ nghĩa (trên cơ sở yếu tố Hán Việt) : BCKH / Nguyễn Văn Khang // Hội nghị lần thứ 5 các nước XHCN về những vấn đề lí thuyết của ngôn ngữ phương Đông. Praha, năm 1990. - 1990. (Bằng tiếng Nga).

10. Từ điển yếu tố Hán-Việt thông dụng / Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Lê Xuân Thại,.... - H. : KHXH, 1991. - 492tr ; 21cm.

11. Đọc sách ’Từ điển Trung-Việt’ (Nxb Khoa học xã hội, HN, 1992) / Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Tân // Ngôn ngữ. - 1992. - số 4. - tr.: 58-61.

12. Vai trò của một số nhân tố ngôn ngữ-xã hội trong việc hình thành nghĩa của các yếu tố Hán Việt / Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ. - 1992. - số 4. - tr.: 35-43.

13. Cẩm nang giao dịch thương mại Hoa-Anh-Việt / Nguyễn Văn Khang. - H. : Nxb Hà Nội, 1993. - 145 tr ; 19cm.

14. Từ điển bậc thang Anh-Việt / Nguyễn Văn Khang, Vũ Thanh Hương. - H. : Thế giới, 1993. - 710tr. ; 12cm.

15. Từ điển thành ngữ Hoa-Việt / Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Như Ý. - H. : Văn hoá, 1993. - 530tr ; 19cm.

16. Từ điển thành ngữ Việt Nam / Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành. - H. : Văn hoá, 1993. - 679tr ; 21cm.

Page 59: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 59 ]

17. Từ thực tế giảng dạy tiếng Việt ở một vùng dân tộc không có chữ viết, góp thêm một cái nhìn về dạy-học tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc ít người / Nguyễn Văn Khang // Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam. - H. : KHXH, 1993. - tr.: 178-189.

18. Bình diện văn hoá xã hội ngôn ngữ học của các thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt / Nguyễn Văn Khang // Văn hoá dân gian. - 1994. - số 1.

19. Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ : Trên 300 thành ngữ, tục ngữ / Hoàng Văn Hành (chủ biên); Nhóm biên soạn: Nguyễn Như Ý, Phan Xuân Thành, Mai Xuân Huy,.... - Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa. - H. : KHXH, 1994. - 382tr ; 19cm.

20. Từ Hán Việt và vấn đề dạy-học từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông / Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ. - 1994. - số 1. - tr.: 24-33.

21. Sức sống của từ Hán Việt và tác dụng hai mặt của chúng đối với người Vi ệt Nam học tiếng Hán / Nguyễn Văn Khang // Nghiên cứu Đông Nam Á. - 1994. - số 4.

22. Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán : Khoảng 25.000 đơn vị / Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành. - H. : Văn hóa , 1994. - 392tr ; 20cm; (Tái bản năm 1997).

23. Từ điển từ láy tiếng Việt : Hơn 5000 đơn vị định nghĩa và 7000 câu trích / Hoàng Văn Hành (chủ biên), Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang, Phạm Hùng Việt,.... - H. : Giáo dục, 1994. - 608tr ; 15cm; (Tái bản năm 1998 có sửa chữa và bổ sung).

24. Về cách ghi phiên âm tiếng Mường trong Đẻ đất đẻ nước và những vấn đề đặt ra khi làm chữ Mường : BCKH / Nguyễn Văn Khang // Kỉ yếu ’Trao đổi khoa học về chữ Mường’. - H. : Viện Ngôn ngữ học, 1994. - tháng 5.

25. Về dạy môn dịch cho sinh viên chuyên ngữ / Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thế Sự // Ngoại ngữ. - 1994. - số 4. - tr.: 34-38.

26. Bảo tồn và phát triển tiếng Mường là bảo tồn và phát triển văn hoá Mường : BCKH / Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang // Hội thảo khoa học 㤺 năm sưu tầm nghiên cứu và phát triển văn hoá Mường’. - 1995.

27. Học vần chữ Mường : Sách thực nghiệm / Nguyễn Văn Khang, Bùi Chỉ. - H. : Cục xuất bản, 1995. - 86tr ; 19cm.

28. Hội thoại Mường-Việt-Anh : Sách thực nghiệm / Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Như Ý, Bùi Chỉ. - H. : Cục xuất bản, 1995. - 55tr ; 19cm.

29. Ngữ vựng Mường-Việt : Sách thực nghiệm / Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Bùi Chỉ. - H. : Cục xuất bản, 1995. - 89tr ; 19cm.

Page 60: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 60 ]

30. Từ điển địa danh nước ngoài / Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Trung Thuần. - H. : Văn hoá thông tin, 1995. - 435tr ; 19cm.

31. Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt / Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hoàng Văn Hành, Lê Xuân Thại, Nguyễn Văn Khang,.... - H. : Giáo dục, 1995. - 731tr ; 21cm; (Tái bản năm 1997).

32. Hội thoại Hoa-Anh-Việt / Nguyễn Văn Khang. - H. : Văn hoá thông tin, 1996. - 118tr ; 19cm.

33. Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Vi ệt / Nguyễn Văn Khangchủ biên// )H. : Văn hoá thông tin, 1996. - tr.: 5-33.

34. Nghi thức lời nói trong giao tiếp gia đình người Vi ệt / Nguyễn Văn Khang // ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt (Nguyễn Văn Khang chủ biên). - H. : Văn hoá thông tin, 1996. - tr.: 5-33.

35. Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ gia đình người Vi ệt / Nguyễn Văn Khang // ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt (Nguyễn Văn Khang chủ biên). - H. : Văn hoá thông tin, 1996. - tr.: 176-188.

36. Sự tích thành ngữ / Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Công Đức. - Đồng Nai : Nxb Đồng Nai, 1996. - T.1: 173tr.; T.2: 170tr ; 19cm.

37. Từ điển tiếng Việt thông dụng / Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành. - H. : Giáo dục, 1996. - 1326tr ; 21cm; (Tái bản 1997, 2002).

38. Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc / Hoàng Văn Hành, Lý Toàn Thắng, Nguyễn Văn Khang,... tuyển chọn, biên tập. - H. : KHXH, 1997. - 219tr ; 19cm.

39. Đối chiếu song ngữ Hán Việt ở bình diện từ vựng ngữ nghĩa trong mối liên hệ với các đơn vị từ vựng Hán Việt tương đương : BCKH / Nguyễn Văn Khang // Hội thảo khoa học ’Nghiên cứu so sánh đối chiếu các ngôn ngữ’, ngành Ngôn ngữ học. - 1997.

40. Giáo trình tiếng Việt với vấn đề dạy tiếng Việt nhìn từ góc độ giao tiếp / Nguyễn Văn Khang // Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. - H. : ĐHQG Hà Nội, 1997. - tr.: 116-119.

41. Từ điển học với việc xây dựng cuốn từ điển pháp luật ở Việt Nam / Nguyễn Văn Khang // Kết quả thực hiện đề tài xác định nhu cầu đối với một cuốn từ điển luật bằng tiếng Việt hay một cuốn từ điển bằng tiếng Việt Anh Pháp (Dự án VIE 003, 1997, đã nghiệm thu, Bộ Tư pháp). - 1997. - tr.: 5-18.

42. Những biến động trong tiếng Việt dưới tác động của bối cảnh đổi mới / Nguyễn Văn Khang // Xây dựng và phát triển các ngôn ngữ quốc gia trong khu vực. Thông tin Khoa học xã hội - chuyên đề. - 1998. - tr.: 71-92.

Page 61: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 61 ]

43. Sử dụng từ ngữ nước ngoài và hướng chuẩn hoá chúng trong tiếng Việt: BCKH / Nguyễn Văn Khang // Kỉ yếu Hội thảo khoa học Ngôn ngữ học ứng dụng. - 1998.

44. Từ điển Anh-Việt: toán và tiền tệ / Nguyễn Văn Khang, Đặng Thị Hạnh. - H. : Thế giới, 1998. - 240tr ; 15cm.

45. Từ điển đồng âm tiếng Việt : Giải thích khoảng 7 000 từ / Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Trung Thành. - Tp.HCM : Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1998. - 651tr ; 19cm; (Tái bản năm 2001).

46. Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa-Việt / Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Nguyễn Thế Sự, Hong Zhaoxiang, Nguyễn Thị Tân. - H. : KHXH, 1998. - 405tr ; 19cm.

47. Từ tiếng Việt: Hình thái-cấu trúc-từ láy-từ ghép-chuyển loại / Hoàng Văn Hành (chủ biên), Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang. - Tp.HCM : KHXH, 1998. - 196tr ; 20cm.

48. Vấn đề chính tả tiếng Việt cho các đơn vị từ vựng nước ngoài và gốc nước ngoài trên sách báo tiếng Việt / Nguyễn Văn Khang // Tiếng Việt & các ngôn ngữ dân tộc thiểu số của Việt Nam. - H. : Viện Ngôn ngữ học, 1998. - tr.: 204-215.

49. Về cách xử lí các đơn vị từ vựng nước ngoài trong tiếng Hán / Nguyễn Văn Khang // Xây dựng và phát triển các ngôn ngữ quốc gia trong khu vực. Thông tin Khoa học xã hội-chuyên đề. - 1998. - tr.: 132-143.

50. Về những từ gọi là từ láy Hán Việt / Nguyễn Văn Khang // Từ láy-những vấn đề còn để ngỏ. - H. : KHXH, 1998. - tr.: 74-90.

51. Đại từ điển tiếng Việt / Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành biên soạn. - Tp.HCM : Văn hoá thông tin, 1999. - 1991tr ; 26cm.

52. Giáo trình tiếng Hán : (chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn) / Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Hoàng Công Anh, Nguyễn Thị Ngọc Hoa. - H. : ĐH KHXH và NVQG - ĐHQG Hà Nội, 1999. - 161tr.

53. Tiếng Hán ở Việt Nam hiện nay với tư cách là một ngoại ngữ / Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ. - 1999. - số 7. - tr.: 46-53.

54. Ngôn ngữ học xã hội: Những vấn đề cơ bản / Nguyễn Văn Khang. - H. : KHXH, 1999. - 340tr ; 19cm.

55. Tiếng Việt trên báo trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường / Nguyễn Văn Khang // Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Tp.HCM : Viện Ngôn ngữ học-Hội ngôn ngữ học Tp.HCM; ĐH KHXH và NV Tp.HCM, 1999. - tr.: 53-58.

Page 62: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 62 ]

56. Vấn đề sử dụng từ ngữ nước ngoài trong tiếng Việt hiện nay / Nguyễn Văn Khang // ’Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt’ (1999) trình Cố vấn Phạm Văn Đồng. - 1999.

57. ’Ngôn ngữ hành chính’ của Robert Charrow & Veda Charrow : giới thiệu / Nguyễn Văn Khang // Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính (Nguyễn Văn Khang chủ biên). - H. : Văn hoá thông tin, 2000. - tr.: 200-207.

58. Chuẩn hoá tiếng Việt: từ những thách thức của đời sống xã hội đối với chuẩn hoá thuật ngữ và chính tả / Nguyễn Văn Khang // Chuẩn hoá và phong cách ngôn ngữ. Thông tin Khoa học xã hội-chuyên đề. - 2000. - tr.: 42-64.

59. Chuẩn hoá thuật ngữ, nhìn lại từ góc độ bối cảnh xã hội / Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ. - 2000. - số 1. - tr.: 46-54.

60. Những vấn đề đặt ra đối với việc xử lí từ ngữ nước ngoài trong tiếng Việt/ Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ. - 2000. - số 10. - tr.: 70-76.

61. Quy hoạch ngôn ngữ ở nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa / Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ & đời sống. - 2000. - số 10. - tr.: 15-17.

62. Song phương ngữ ’đa phương ngữ’: xu hướng phổ biến hiện nay trong giao tiếp tiếng Việt : BCKH / Nguyễn Văn Khang // Pan-Asiatic linguistic: Abstracts of the fifth International Symposium on languages and linguistics HCM City. - 2000. - tháng 11.

63. Sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hành chính, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội tương tác / Nguyễn Văn Khang // Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính (Nguyễn Văn Khang chủ biên). - H. : Văn hoá thông tin, 2000. - tr.: 80-104.

64. Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính: (thay ’Lời nói đầu’) / Nguyễn Văn Khang // Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính (Nguyễn Văn Khang chủ biên). - H. : Văn hoá thông tin, 2000. - tr.: 5-12.

65. Từ điển đầu tiên của tôi: Từ điển Anh-Việt bằng tranh / Nguyễn Văn Khang. - H. : Văn hoá thông tin, 2000.

66. Từ điển Nhật Việt-các từ Hán trong tiếng Nhật / Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Hoàng Anh Thi, Lê Thanh Kim. - H. : Thế giới, 2000. - 894tr ; 24cm.

67. Xuyên văn hoá với dạy-học ngoại ngữ / Nguyễn Văn Khang // Thành tố văn hoá trong dạy-học ngoại ngữ. - H. : Hội Ngôn ngữ học Việt Nam-ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, 2000. - tr.: 287-290.

68. Chính sách của Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam trong lĩnh vực ngôn ngữ (những cơ sở khoa học) : Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước / Lý Toàn Thắng (chủ nhiệm), Vũ Bá Hùng, Nguyễn Văn Khang,..., 2001. - 158tr. (Đã nghiệm thu).

Page 63: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 63 ]

69. Language standardization in the information age: the case study of the vietnamese language / Nguyễn Văn Khang // Language and Society on the Threshold of the new Millennum result and prospect. - Moscow. - 2001.

70. Nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội tiếng Việt / Nguyễn Văn Khang // Lược sử Việt ngữ học tập 1, Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Nxb. Giáo dục. - 2006. (Đã nghiệm thu).

71. Ngôn ngữ-văn hoá Trung Hoa qua cách sử dụng các con số / Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ & đời sống. - 2001. - số 1+2. - tr.: 19-22.

72. Âu hoá và Âu mà không hoá: vấn đề của ngữ pháp tiếng Hán / Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ & đời sống. - 2001. - số 10. - tr.: 26-32.

73. Tiếng lóng Việt Nam: Đặc điểm tiếng lóng Việt Nam- Từ điển từ ngữ lóng tiếng Việt / Nguyễn Văn Khang. - H. : KHXH, 2001. - 235tr ; 19cm.

74. Tiếng Việt trong sự tiếp xúc và tiếp nhận các yếu tố của ngôn ngữ nước ngoài: hiện trạng và dự báo : BCKH / Nguyễn Văn Khang // Hội thảo quốc tế về Việt Nam học. - H. : Thế giới, 2001. - tr.: 174-180.

75. Về khái niệm tiếng Hà Nội / Nguyễn Văn Khang // Hà Nội-những vấn đề ngôn ngữ văn hoá. - H. : Văn hoá thông tin, 2001. - tr.: 203-210.

76. Bàn về vị trí ngôn ngữ với tư cách là tiêu chí xác định thành phần dân tộc : BCKH / Nguyễn Văn Khang // Hội thảo khoa học liên Viện Dân tộc học và Ngôn ngữ học "Bàn về tiêu chí xác định lại thành phần tộc người" . - 2002. - tr.: 153-162.

77. Bối cảnh xã hội Vi ệt Nam và vấn đề sử dụng tiếng Hán : BCKH / Nguyễn Văn Khang, Nghiêm Thuý Hằng // Hội thảo quốc tế ’Ngôn ngữ học xã hội Trung Quốc’. - Bắc Kinh. - 2002. (Bằng tiếng Hán)

78. Dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và mở cửa dưới ánh sáng của lí thuyết ngôn ngữ học xã hội : BCKH / Nguyễn Văn Khang // Hội thảo khoa học quốc tế ’Giáo dục ngoại ngữ: hội nhập và phát triển’. - 2002. - tr.: 57-61.

79. Khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ tại một số trường phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình : BCKH / Nguyễn Văn Khang // Hội thảo khoa học Việt-Nga về ngôn ngữ học xã hội ’Vị thế của ngôn ngữ quốc gia đa dân tộc đa ngôn ngữ: tiếng Việt ở Việt Nam và tiếng Nga ở Nga’. - 2002. - tr.: 105-138.

80. Một vài nhận xét về từ ngữ tiếng Mường Bi trong sự liên hệ với từ ngữ tiếng Việt / Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ. - 2002. - số 6. - tr.: 23-27.

81. Bình diện xã hội ngôn ngữ của vấn đề họ tên trong tiếng Hán / Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ & đời sống. - 2002. - số 10. - tr.: 24-28.

Page 64: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 64 ]

82. Quy phạm tiếng Hán: kinh nghiệm rút ra đối với chuẩn hoá tiếng Việt : BCKH / Nguyễn Văn Khang // Hội thảo Khoa học ’Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước’. - Tp.HCM. - 2002. - ngày 28/12. - tr.: 176-182.

83. Tiếng Hán sau đại học (cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn) / Nguyễn Văn Khang. - H. : ĐH KHXH và NV-ĐHQG Hà Nội, 2002. - 146tr.

84. Tiếp cận tiếng Mường từ góc độ ngôn ngữ học xã hội / Nguyễn Văn Khang // Một số vấn đề về cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam. - H. : KHXH, 2002. - tr.: 192-227.

85. Từ điển Mường-Việt / Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành. - H. : Văn hoá dân tộc, 2002. - 556tr ; 24cm.

86. Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt-Hoa / Nguyễn Văn Khang. - H. : KHXH, 2002. - 573tr ; 19cm.

87. Từ ngữ nghề nghiệp gốm Bát Tràng : BCKH / Nguyễn Văn Khang, Võ Thu Hà //Hội thảo khoa học ’Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hoá Việt Nam’. - 2002. - tr.: 99-108.

88. Vị thế của tiếng Việt đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: từ chủ trương, chính sách đến thực tế/ Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ. - 2003. - số 11., tr.-

89. Kế hoạch hoá ngôn ngữ-Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô / Nguyễn Văn Khang. - H. : KHXH, 2003. - 498tr ; 19cm.

90. Ngôn ngữ tự nhiên và vấn đề chuyển mã trong giao tiếp hội thoại (trên cơ sở tư liệu trạng thái đa ngữ xã hội ở Việt Nam) / Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ. - 2003. - số 1. - tr.: 13-25.

91. Từ điển cách viết cách đọc tên riêng nước ngoài: Đề tài cấp Bộ / Lý Toàn Thắng (chủ nhiệm), Nguyễn Văn Khang, Mai Xuân Huy, Hà Quang Năng,..., 2003. - 469tr ; 29cm.

92. Từ điển chính tả tiếng Việt phổ thông / Nguyễn Văn Khang. - H. : KHXH, 2003. - 659tr ; 19cm.

93. Từ ngữ gốm sứ Bát Tràng / Nguyễn Văn Khang (chủ nhiệm), Mai Xuân Huy, Phạm Tất Thắng, Bùi Thị Minh Yến,..., 2003. - 163tr ; 29cm. (Đã nghiệm thu).

94. Lựa chọn chính tả cho các biến thể từ vựng cùng nghĩa/ Nguyễn Văn Khang // Chính tả tiếng Việt –Thực trạng và giải pháp. 2003 tr. 267-309

95. Giải pháp chính tả đối với nguyên âm /i/: viết y hayi / Nguyễn Văn Khang-Hà Thị Duyên // Chính tả tiếng Việt –Thực trạng và giải pháp. 2003 tr. 310-335.

Page 65: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 65 ]

96. Nghiên cứu, xây dựng các quy định về chính tả tiếng Việt: Đề tài cấp Bộ / Nguyễn Văn Khang (chủ nhiệm), Nguyễn văn Lợi, Nguyễn Thị Thanh Bình, Đoàn Văn Phúc, Mai Xuân Huy, ,..., 2003. - 469tr ; 29cm.

97. Xã hội học ngôn ngữ về giới: kì thị và sự chống kì thị đối với nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ, t/c Xã hội học,s. 2.2004. tr 25-38

98. Vốn từ tiếng Việt với những hiểu biết, khám phá của Giáo sư Hoàng Văn Hành, t/c Ngôn ngữ,,s. 6,.2004. tr 1-7

99. Một số vấn đề về ngôn ngữ học xã hội và nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam, t/c Ngôn ngữ và đời sống, ,s. 1010-tr14 & tr.19

100. Vấn đề từ ngữ nước ngoài trong bối cảnh mới của tiếng Việt hiện nay/ Nguyễn Văn Khang // Tiếng Việt hiện nay và những vấn đề ngôn ngữ học liên ngành,Nxb KHXH, 2005, tr.124-151

101. Những ứng dụng của ngôn ngữ học xã hội/ Nguyễn Văn Khang //TiếngViệt hiện nay và những vấn đề ngôn ngữ học liên ngành. - H. : KHXH, 2005, tr.244-260.

102. Đô thị hoá ngôn ngữ với vấn đề sử dụng ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay/ Nguyễn Văn Khang // t/c Xã hội học, s. 4, 2005, tr 82-88.

103. Vị thế ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt/ Nguyễn Văn Khang // t/cDân chủ và Pháp luật, s.1, 2006.

104. 语言的死亡:从安全到不安全(Cái chết của ngôn ngữ: từ an toàn đến không an toàn)/ Nguyễn Văn Khang // Hội tthảo quốc tế về các ngôn ngữ có nguy cơ bị tiêu vong, tại Quảng Tây, Trung Quốc, đăng trong t/c广西民大学 (Quảng Tây đại học báo), s.5, 2006 (bằng tiếng Hán).

105. Việc hiểu và xác định nghĩa của từ đối với học sinh lớp 5 và lớp 9/ Nguyễn Văn Khang // Một số vấn đề ngôn ngữ trong nhà trường, Đề tài cấp Bộ, Nguyễn Đức Tồn chủ nhiệm, Viện Ngôn ngữ học, 2005.

106. Bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết Chăm trong tình mới. Đề tài cấp Bộ / Nguyễn Văn Khang (chủ nhiệm), Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Minh Yến, ,..., 2006. gồm hai tập (Báo cáo tổng quan về tình hình tiếng nói chữ viết Chăm: 230tr; Kiến nghị đề xuất đối với tiếng nói chữ viết Chăm trong tình hình mới: 30 tr. ); 29cm.

107. Về cái chết của ngôn ngữ trong thời đại hiện nay/ Nguyễn Văn Khang //, Ngôn ngữ, s. 8, 2006

108. Một số vấn đề về đối chiếu song ngữ Hán- Việt/ Nguyễn Văn Khang // Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu và dạy-học tiếng Hán. -H. : KHXH, 2006. tr.151- tr157

Page 66: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 66 ]

109. Suy nghĩ về văn hoá Trung Hoa trong tiến trình hội nhập/ Nguyễn Văn Khang //Văn hoá phương Đông-Truyền thống và hội nhập. -H.: ĐHQG Hà Nội, 2006. tr.503-512.

110. Những vấn đề Ngôn ngữ học xã hội. Đề tài cấp viện/ Nguyễn Văn Khang (chủ nhiệm), Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Minh Yến, Nguyễn Thị Kim Loan, 2006.

111. Những vấn đề về Lập pháp ngôn ngữ /Nguyễn Văn Khang Những vấn đề Ngôn ngữ học xã hội. Đề tài cấp viện/ Nguyễn Văn Khang (chủ nhiệm), Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Minh Yến, Nguyễn Thị Kim Loan, 2006.

112. Giáo trình tiếng Hán cho ngành văn học. Tập bài giảng, Trường Đại học KHXH vàNV// Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Đỗ Thu Lan - Nguyễn Ngọc Hoa, 2006.

113. Vấn đề ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa// Nguyễn Văn Khang // t/c Nghiên cứu Trung Quốc, 4/2007.

114. Phan Khôi với Vi ệt ngữ nghiên cứu /Nguyễn Văn Khang // t/c Xưa và nay, 9/2007.

115. Một số vấn đề về Từ điển tiếng Việt với Vi ệt ngữ học, Ngôn ngữ và Đời sống, 7/2007

116. Từ ngoại lai trong tiếng Việt/ / Nguyễn Văn Khang // - H. : GD, 2007. - 500 ; 19cm.

117. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ học xã hội với phương ngữ học trong tiếp cận phương ngữ với tư cách là đối tượng nghiên cứu/ Nguyễn Văn Khang// Ngôn ngữ, 1/2008.

118. Học tập tấm gương sử dụng ngôn ngữcủa Chủ tịch Hồ chí Minh: Giữ gìn, phát triển nét đẹp truyền thống và hiện đại của ngôn ngữ văn hóa thủ đô/Nguyễn Văn Khang// Ngôn ngữ, 5/2008.

119. Những vấn đề đặt ra về chuẩn hoá địa danh nước ngoài trong tiếng Việt hiện nay/ Nguyễn Văn Khang// t/c Địa chính, số 3+4+5/2008.

120. Chính sách của Đảng và Nhà nước Trung Quốc đối với tiếng Hán với tư cách là ngôn ngữ quốc gia / Nguyễn Văn Khang t/c Nghiên cứu Trung Quốc, 6/2008.

121. Giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá/ Nguyễn Văn Khang// Hội nghị Quốc tế Việt Nam học, 12/2008; t/c Ngôn ngữ và Đờì sống 6/2009.

Page 67: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 67 ]

122. Khảo sát, nghiên cứu vai trò của tiếng nói chữ viết Chăm trong đời sống xã hội Chăm hiện nay: Thực trạng và giải pháp// Nguyễn Văn Khang Đề tài cấp Bộ (đã nghiệm thu)

123. Những vấn đề của chuẩn hoá tiếng Việt. Đề tài cấp viện// Nguyễn Văn Khang (chủ nhiệm), Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Minh Yến, Nguyễn Thị Kim Loan, 2007-2008.

124. Đối chiếu Hán - Việt và vấn đề dạy-học tiếng Hán ở Việt Nam// Nguyễn Văn khang- Nguyễn hoàng Anh// Ngôn ngữ học đối chiếu và giao tiếp liên văn hoá trong giảng dạy ngôn ngữ. Viện Ngôn ngữ học và DAAD tại Hà Nội phối hợp tổ chức, 2008.

125. Những vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ và chuẩn hoá tiếng Việt//Nguyễn Văn Khang/ t/c Ngôn ngữ, số 12/2008+ 1/2009.

126. 汉语词及变体研究:运用于汉语和越南语作为第二语言教学//Nguyễn Văn Khang/ 汉语/华语教学与研究讨论会(Hội thảo khoa học Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hán), Trường Đại học Ngoại ngữ ĐHQG HN phối hợp với Học Viện Ngoại ngữ Văn Tảo Cao Hùng Đài Loan, 2009, tr. 118-132.

127. Ngôn ngữ-tộc người ở Trung Quốc//Nguyễn Văn Khang/ giáo trình cho ngành Trung Quốc học Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN; đã nghiệm thu, 2009)

128. Đọc sách “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích ngữ pháp” //Nguyễn Văn Khang/ Ngôn ngữ, số 5/2009, tr.76-77.

129. 在越南大学教与学汉语专业的若干问题 ( Một số vấn đề về dạy và học tiếng Hán ở bậc đại học tại Việt Nam hiện nay) //Nguyễn Văn Khang/ Hội thảo khoa học quốc tế 2009 “50 năm giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc” Trường Đại học Hà Nội cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc phố hợp tổ chức, 2009. tr.177-187.

130. Xung quanh việc dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc// Nguyễn Văn Khang/ Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ văn hoá Việt Nam-Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á. (Trường Đại hoc KHXH&NV ĐHQG HN và Trường đại học Quảng Tây phối hợp thực hiện).H. DHQG HN, 2009. tr.273-281

131. 现代越南语中的汉越词及其变体//Nguyễn Văn Khang/ đăng trong t/c广西民大学 (Quảng Tây đại học báo), s.4, 2009 (bằng tiếng Hán).

132. Language situation in the Socia Republic of Vietnam: Vietnamese as the language of intergration Cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam: tiếng Việt- ngôn ngữ chung //Nguyễn Văn Khang Нгуен Ван Кханг. Функционирование языков в многонациональном государстве: Россия,

Page 68: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 68 ]

Вьетнам (Chức năng của các ngôn ngữquốc gia đa dân tộc:Trường hợp Nga và Việt Nam). MOCBA, 2008 , tr. 43- 79 (bằngtiếng Nga).

133. Đọc sách "giáo trình ngôn ngữ học", Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 5/ 2009.

134. Một số vấn đề về lập pháp ngôn ngữ //Nguyễn Văn Khang/ Ngôn ngữ, số 9/ 2009.

135. Đọc Giáo trình Ngôn ngữ học//Nguyễn Văn Khang/ Ngôn ngữ và Đời sống, số 5/ 2009.

136. Giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá //Nguyễn Văn Khang/ Ngôn ngữ và Đời sống, số 6/ 2009.

137. Chính sách ngôn ngữ và vấn đề lập pháp ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay//Nguyễn Văn Khang// Hội thảo toàn quốc "Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kì công nghiệp, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế", Hà Nội, 2009.

138. Ngôn ngữ văn hóa Hà Nội hiện nay từ góc nhìn của đô thị hóa // Nguyễn Văn Khang// Hội thảo "Ngữ học toàn quốc", Hà Nội, 2010.

139. Chuẩn hoá tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay // Nguyễn Văn Khang// Hội thảo toàn quốc "Phát triển và Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", Tp. Hồ Chí Minh, 2010.

140. Sự tác động của xã hội đối với ngôn ngữ và những vấn đề đặt ra đối với chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay// Nguyễn Văn Khang/ Ngôn ngữ, 8.2010.

141. Đối chiếu song ngữ Hán-Việt: Những vấn đề lí luận và thực tiễn // Nguyễn Văn Khang/ Ngôn ngữ& Đời sống, 8.2010.

142. Chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nuớc Việt Nam qua các thời kì //Nguyễn Văn Khang. Đề tài cấp Bộ, nghiệm thu tháng 12.2010.

143. Tiếng Hà Nội trong quan hệ với tiếng Việt toàn dân//Nguyễn Văn Khang/ Ngôn ngữ& Đời sống, 1.2011.

144. Chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước về công tác xóa mù chữ//Nguyễn Văn Khang/ Ngôn ngữ, 7.2011.

145. Từ điển Việt- Hán, Nguyễn Văn Khang (cố vấn và hiệu đính). Nxb Giáo dục Quảng Tây, 2011.

146. Một số vấn đề về đời sống tiếng Chăm ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Văn Khang/ Ngôn ngữ, 1.2012.

Tham gia đào tạo sau đại học

- Tham gia giảng dạy sau đại học tại Vi ện Ngôn ngữ học, Đại học quốc gia Hà Nội và Các cơ sở giáo dục khác.

Page 69: InterviewV Nguyen Van Khang

CCS [ 69 ]

- Đào tạo thạc sĩ:

Tham gia đào tạo thạc sĩ mã ngành: Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ và văn hoá Hán, Châu Á học, Ngôn ngữ và văn học Á Phi, Việt Nam học.

Đã hướng dẫn thành công nhiều luận văn thạc sĩ (viết bằng tiếng Việt và bằng tiếng Hán).

- Đào tạo tiến sĩ:

Đã hướng dẫn thành công các luận án tiến sĩ sau:

1) Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt ( NCS. Lê Thanh Kim)

2) Đặc điểm của thuật ngữ điện tử tin học viễn thông tiếng Việt (NCS. Nguyễn Thị Kim Thanh)

3) Đặc điểm tổ hợp ghép song tiết đẳng lập tiếng Việt (NCS. Nguyễn Thị Trung Thành)

4) Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt ( NCS. Nguyễn Thị Tân)

5) Đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật , trong sự liên hệ với thành ngữ tiếng Việt ( NCS. Ngô Minh Thuỷ)

6) Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của trạng thái song ngữ Hoa - Việt ( NCS. Hoàng Quốc)

7) Đặc điểm của thành ngữ so sánh tiếng Hán ,có đối chiếu với tiếng Việt (NCS. Phạm Minh Tiến)

8) Đặc điểm của đối dịch Hán- Việt (NCS. Nguyễn Ngọc Long)

9 ) Đặc điểm của tổ hợp song tiết Hán Việt ( NCS La Văn Thanh, Trung Quốc)

10) Văn hóa ứng xử của người Việt và người Mĩ qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen(NCS. Trần Thị Kim Hằng)

11) Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học nhân chủng (NCS Trần Thị Hồng Hạnh).

12) Đối sánh chính sách ngôn ngữ đối với tiếng Melayu ở một số quốc gia Đông Nam Á , trong sự liên hệ với Việt Nam (NCS Lê Minh Hà)

13) Ẩn dụ ý niệm của phạm trù chỉ thực vật trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trần Thị Phương Lý)

14) Sự biến động của ngôn ngữ đô thị, trên tư liệu báo Hà Nội Mới ( Nguyễn Thị Kim Loan)

15) Cặp thoại trong hội thoại dạy học (Nguyễn Thị Hồng Ngân)

Các giải thưởng khoa học/Scientific awards:

- Giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ (được trao năm 2005 cho

tập thể “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên; đồng tác giả).