89
KHOCH CHÂU THSÔNG CU LONG Tm nhìn dài hn cho mt khu vc đồng bng an toàn, trù phú và bn vng Phiên bn 1.1 MDP Ngày 1/8/2013

KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

 

 

KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG Tầm nhìn dài hạn cho một khu vực đồng bằng an toàn, trù phú và bền vững

 

 

 

 

Phiên bản 1.1 ‐ MDP Ngày 1/8/2013

Page 2: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 2/89

Mục lục

 

Document version tracking ............................................................................................................ 5 

1  Giới thiệu ................................................................................................................................ 6 

1.1  Hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan xây dựng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long .......................... 6 

1.2  Từ quy hoạch tổng thể ngành đến quy hoạch chiến lược tổng hợp châu thổ ............................... 7 

2  Phương pháp tiếp cận khi xây dựng Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long ................................. 10 

2.1  Thực trạng của khu vực Đồng bằng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các đe dọa ..................... 11 

2.2  Các kịch bản dài hạn miêu tả các hướng phát triển có thể xảy ra đối với ĐBSCL ....................... 11 

2.2.1  Các kịch bản kinh tế - xã hội và các kịch bản sử dụng đất – nước ................................ 11 

2.2.2  Các kịch bản biến đổi khí hậu ................................................................................ 13 

2.2.3  Phát triển thượng nguồn ....................................................................................... 13 

2.3  Tầm nhìn chiến lược tổng hợp dài hạn ................................................................................ 13 

2.4  Phân tích các nhóm giải pháp, nguyên tắc hình thành các giải pháp khả thi ............................. 14 

2.5  Từ tầm nhìn châu thổ đến chủ động thực hiện các chính sách mới .......................................... 15 

2.6  Sự tham gia của các bên liên quan trong xây dựng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long .............. 15 

3  Hiện trạng của Đồng bằng sông Cửu Long: Tiềm năng và thách thức lớn .............................. 17 

3.1  Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................................... 17 

3.1.1  Vị trí địa lý .......................................................................................................... 17 

3.1.2  Phát triển kinh tế thành công trong môi trường khó khăn ........................................... 17 

3.2  Tìm hiểu và phân tích những vấn đề hiện tại và những giá trị của việc thay đổi ........................ 19 

3.2.1  Phát triển không gian và công nghiệp hóa tự phát .................................................... 19 

3.2.2  Phòng chống lũ lụt ............................................................................................... 20 

3.2.3  Xâm nhập mặn .................................................................................................... 21 

3.2.4  Chất lượng nước và cấp nước ................................................................................. 22 

3.2.5  Biến đổi khí hậu .................................................................................................. 23 

3.2.6  Lún đất .............................................................................................................. 23 

3.2.7  Phát triển thượng nguồn ....................................................................................... 23 

3.3  Những khó khăn gây cản trở phát triển ở ĐBSCL ................................................................. 24 

3.3.1  Những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội ..................................................... 24 

3.3.2  Những khó khăn về tài nguyên nước ....................................................................... 25 

3.3.3  Các giải pháp hạ tầng bền vững về mặt kinh tế ........................................................ 25 

Page 3: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 3/89

3.4  Ứng phó và nắm bắt cơ hội .............................................................................................. 25 

3.5  Quy hoạch và quản lý thể chế ........................................................................................... 26 

4  Quan điểm về viễn cảnh tương lai – các kịch bản phát triển kinh tế xã hội ........................... 28 

4.1  Xem xét một tương lai chưa biết trước ............................................................................... 28 

4.2  Các kịch bản kinh tế xã hội .............................................................................................. 28 

4.3  Bốn kịch bản phát triển kinh tế xã hội tiềm năng cho vùng ĐBSCL ......................................... 30 

4.3.1  Kịch bản an ninh lương thực .................................................................................. 33 

4.3.2  Kịch bản công nghiệp hóa nông nghiệp ................................................................... 34 

4.3.3  Kịch bản công nghiệp hóa hành lang kinh tế ............................................................ 37 

4.3.4  Kịch bản công nghiệp hóa nút kép .......................................................................... 37 

4.4  Tác động các kịch bản kinh tế lên con người, sử dụng đất, nước và nền kinh tế ........................ 40 

4.4.1  Tính dễ bị tổn thương của vùng ĐBSCL cần một phương pháp tiếp cận linh hoat kèm theo cảnh báo trước .................................................................................................... 40 

4.4.2  Các phát triển ở thượng nguồn có thể làm gia tăng hoặc làm giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu ................................................................................................... 40 

4.4.3  Tác động của con người ........................................................................................ 41 

4.4.4  Thiếu năng lực giảm nhẹ tác động của lũ ở vùng Giữa và vùng Trên của ĐBSCL ............ 41 

4.4.5  Thiếu nước ngọt tại khu vực Giữa và vùng Bờ biển của ĐBSCL .................................... 41 

4.4.6  Nhu cầu gia tăng về phòng lũ ở vùng Bờ biển ........................................................... 41 

5  Tầm nhìn kinh tế dài hạn về sống chung với lũ ở vùng Đồng bằng ........................................ 42 

5.1  Thiết lập một tầm nhìn dài hạn về quy hoạch sử dụng không gian .......................................... 42 

5.2  Đánh giá các kịch bản kinh tế sử dụng đất và nước .............................................................. 43 

5.3  Kinh tế nông nghiệp-lựa chọn chiến lược cho phát triển kinh tế-xã hội .................................... 46 

6  Sự bền vững và những biện pháp quản lý lũ .......................................................................... 49 

6.1  Vùng Trên của đồng bằng – Nông nghiệp dựa vào lũ và các biện pháp giảm nhẹ lũ ................... 52 

6.1.1  Kiểm soát lũ- kết hợp lúa hai vụ và nuôi trồng thủy sản ............................................ 52 

6.1.2  Phòng lũ đô thị cục bộ .......................................................................................... 53 

6.1.3  Kênh chuyển lũ chính vụ ....................................................................................... 56 

6.2  Vùng Giữa của đồng bằng –An toàn công nghiệp và lũ đô thị, đảm bảo cấp nước sạch .............. 58 

6.2.1  Bảo đảm phân dòng sông Tiền- sông Hậu ................................................................ 58 

6.2.2  Ngăn cửa các nhánh sông vào mùa khô –chuẩn bị cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trước các hiện tượng cực đoan ....................................................................................... 59 

6.3  Vùng ven biển – Kinh tế nước lợ và bảo vệ tăng cường ven biển ............................................ 61 

6.3.1  Quản lý ven biển tổng hợp – sống chung với nước biển và đường bờ biển động ............. 61 

6.3.2  Quản lý nước ngọt vùng ven biển ........................................................................... 62 

6.3.3  Tăng cường bảo vệ ven biển .................................................................................. 63 

6.4  Các giải pháp tổng quát ................................................................................................... 63 

6.4.1  Giao thông vận tải với khả năng cạnh tranh kinh tế công nghiệp ................................. 63 

6.4.2  Chương trình nghiên cứu và khảo sát chặt chẽ ......................................................... 64 

Page 4: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 4/89

6.5  Rà soát các quy hoạch tổng thể ngành ............................................................................... 64 

6.5.1  Rà soát tổng quát các quy hoạch tổng thể ............................................................... 64 

6.5.2  Tóm tắt các dự án được lựa chọn trong các quy hoạch tổng thể ngành ......................... 65 

7  Khung thể chế cho đầu tư, quy hoạch và quản lý đồng bằng sông Cửu Long ......................... 66 

7.1  Phối hợp hành động trên vùng đồng bằng sông Cửu Long ..................................................... 66 

7.2  Sử dụng kinh tế nguồn tài nguyên đất và nước đang cạn kiệt ................................................ 67 

7.3  Thực hiện và quy hoạch đầu tư hiệu quả ............................................................................ 67 

7.4  Tạo ra thay đổi cao hơn trong chuỗi giá trị .......................................................................... 68 

7.5  Hướng đến quản lý nước thích ứng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long .................................. 69 

Tăng cường quản lý tài nguyên, các chức năng Vận hành & Duy tu và cưỡng chế .................... 71 

Tăng cường hợp tác và quy hoạch đầu tư theo vùng ............................................................ 72 

8  Từ tầm nhìn đến hành động [chưa có trong phiên bản 1.1] ................................................... 74 

8.1  Thực hiện quản lý đồng bằng có khả năng thích ứng ............................................................ 74 

8.2  Các lộ trình .................................................................................................................... 74 

8.3  Các hoạt động ngắn hạn .................................................................................................. 74 

8.4  Các lựa chọn trung hạn, dài hạn ....................................................................................... 74 

THAM KHẢO ................................................................................................................................. 75 

Phụ lục Tóm tắt các dự án quy hoạch tổng thể ngành ở Đồng bằng sông Cửu Long theo cách tiếp cận của MDP .......................................................................................................................... 76 

Page 5: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 5/89

Document version tracking

Mekong Deltaplan

MDP0.2

Mekong Deltaplan

MDP1.1

Mekong Deltaplan

MDP2.0

restructured document based on reviews by SO/MDP, Reference Groups and MDEC conference

final document based on further input from SO/MDP, Reference Groups, individual experts and stakeholder consultations

Preface - to be added

Introduction - adjusted

Approach - added

Current state appendices available added in conformity with

- Synthesis Report - essentials from

appendices 1-4 - comments from MDEC

(Dec 2012) - review Reference

Groups March 2013 - workshop April 2013 - corrections by

SO/MDP in appendices May 2013

Scenarios available updated/improved

Long-term vision available updated/improved

Measures available - updated/improved - added: assessment

sectoral master plan projects

Institutional arrangements

- added

Roadmap - - to be added

production: Consortium Royal HaskoningDHV, Netherlands

Page 6: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89

1 Giới thiệu

Đồng bằng châu thổ, những vùng đất có lượng bùn cát trầm tích nhiều nhất trên thế giới, được biết đến rộng rãi do dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng và những thay đổi trong dòng chảy, cũng như đang chịu áp lực do con người tạo ra vì những thay đổi lưu vực sông và sử dụng đất ở các vùng đất châu thổ. Hầu hết các đồng bằng châu thổ đã trải qua quá trình lún tự nhiên đồng thời chịu tác động của mực nước biển dâng, kết quả là quá trình lún tương đối nhanh so với độ lún trung bình của toàn cầu. Nhiều nơi chịu ảnh hưởng bởi những tác động của khai thác nguồn nước và chuyển hướng dòng chảy, cũng như suy giảm bùn cát trầm tích như là hệ quả của các con đập, nơi đã giữ lại lượng bùn cát. Các vùng đất châu thổ, đặc biệt là ở châu Á, có lượng dân cư sinh sống đông đúc và phần lớn trong số họ đang chịu những rủi ro do các tác động ngoại lai trên mặt đất như lũ trên sông, thiếu phù sa và những ảnh hưởng ngoài khơi như bão và xói mòn. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong nhóm 5 châu thổ trên thế giới có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu. Do đó, việc xây dựng một chiến lược thích hợp để giảm thiểu và thích ứng với những thay đổi là rất cần thiết cho các thế hệ tương lai ở Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn diện để xây dựng các quy hoạch kinh tế - xã hội cũng như quản lý không gian và tài nguyên nước chiến lược.

1.1 Hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan xây dựng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long

Thách thức này xuất phát từ sự hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Hà Lan ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ Việt Nam từ lâu đã xác định vai trò quan trọng của nước như là một tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng. Trong những năm gần đây, các chương trình lớn đã được thực hiện để cải thiện hiệu quả của hệ thống tài nguyên nước. Lấy cảm hứng từ kinh nghiệm gần đây (2008) ở Hà Lan, Chính phủ Việt Nam mong muốn thực hiện một Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long nhằm phát triển an toàn, trù phú cả về kinh tế lẫn môi trường bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu cho Đồng bằng sông Cửu Long. Vương quốc Hà Lan và nước CHXHCN Việt Nam có một lịch sử hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quản lý nước và vùng ven biển. Một ví dụ quan trọng trong sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long là Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (do NEDECO thực hiện) vào năm 1993. Tháng 10/2009, Bộ NN & PTNT, Bộ TN & MT Việt Nam và Bộ Hạ tầng cơ sở và môi trường Hà Lan đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác đến năm 2015. Hai bên đồng ý mở rộng hợp tác hiện nay trong lĩnh vực quản lý lưu vực sông và quản lý dãi ven bờ tổng hợp giữa nước CHXHCN Việt Nam và Hà Lan, một sự hợp tác lâu dài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Hai bên thống nhất tập trung hợp tác ở Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam (SKEZ). Tiếp theo Biên bản ghi nhớ, Tháng 1/2010, Chính phủ Việt Nam đã chính thức yêu cầu Hà Lan hỗ trợ thực hiện Kế hoạch Châu thổ cho Đồng bằng sông Cửu Long. Trong Thỏa thuận đối tác chiến lược giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước (tháng 10/2010), hai nước thống nhất "hợp tác chặt chẽ xây dựng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long tổng hợp, dài hạn, để ứng phó với những hậu quả của biến đổi khí hậu và bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long ".

Strategic Partnership Arrangement

between

The Government of the Socialist Republic of Viet Nam

and

The Government of the Netherlands

on

Climate Change Adaptation and Water Management

Page 7: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 7/89

1.2 Từ quy hoạch tổng thể ngành đến quy hoạch chiến lược tổng hợp châu thổ

Hà Lan đã xây dựng bản Kế hoạch châu thổ đầu tiên sau trận lũ kinh hoàng năm 1953 ở Tây Nam đồng bằng Hà Lan. Người Hà Lan đã đối phó lại bằng một bản kế hoạch kiên quyết với các biện pháp chi tiết bảo vệ ven biển, nguồn nước và chất lượng nước, có phạm vi biến đổi rộng hướng đến phát triển kinh tế đất nước trong tương lai. Dựa trên kinh nghiệm của Kế hoạch Châu thổ Hà Lan 1953, Hà lan đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng Quy hoạch tổng thể ĐBSCL năm 1993 (do Nedeco thực hiện), góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế cho ĐBSCL trong giai đoạn vừa qua.

Hình 1-1 Kế hoạch châu thổ Hà Lan 1953 và Quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long 1993

Vào năm 2008, biến đổi khí hậu tạo áp lực lên Hà Lan rất rõ ràng: đó là thực tế đã và không thể bị làm ngơ. Mực nước biển dâng dự báo và mức dao động lưu lượng lớn hơn trên sông đã khiến người Hà Lan phải nhìn về tương lai, để mở rộng phạm vi cũng như dự báo trước những thay đổi xa hơn trong tương lai. Do đó Nội các đã chỉ định một Hội đồng châu thổ “mới” có nhiệm vụ xây dựng một tầm nhìn bảo vệ dài hạn cho châu thổ Hà Lan. Nhiệm vụ của Hội đồng nặng nề hơn nhiều so với Hội đồng châu thổ đầu tiên. Ngay sau trận lũ năm 1953, mối quan tâm chính của Ủy ban là một hệ thống phòng chống lũ lụt đáng tin cậy trong đó có các công trình thuỷ lợi. Sau năm 2008, việc duy trì tiêu chuẩn phòng chống lũ lụt cao vẫn rất quan trọng, tuy nhiên thách thức chính là việc xây dựng một chương trình hài hòa với các biện pháp công trình và phi công trình kết hợp. Và việc xây dựng các thể chế phù hợp, huy động và đảm bảo kinh phí là hết sức cần thiết để thực hiện và tăng cường phối hợp hành chính của các nhà chức trách có thẩm quyền nhằm đưa ra các quyết định.

Kế hoạch Châu thổ Hà Lan năm 2008 là không phải là một quy hoạch tổng thể như Kế hoạch Châu thổ năm 1953, vì các mục tiêu của Ủy ban Châu thổ là:

1. Đưa ra một tầm nhìn dài hạn và chặt chẽ, cố vấn tổng hợp để giữ an toàn cho Hà Lan trước các trận lũ và ứng phó hiệu quả với những diễn biến của biến đổi khí hậu đến năm 2100;

2. Chia sẻ với tất cả các cán bộ có thẩm quyền liên quan về sự cần thiết cấp bách của các giải pháp và hành động để giải quyết những thách thức dài hạn;

3. Đảm bảo rằng những lời khuyên chiến lược và kiến nghị quan trọng sẽ được thông qua và đưa vào Chương trình Châu thổ dài hạn.

“Nếu chúng ta muốn chuẩn bị tốt cho những hệ quả dự báo do thay đổi khí hậu, chúng ta sẽ phải tăng cường phòng lũ và thay đổi cách quản lý đất nước, cả về cơ sở vật chất lẫn chính sách quản trị. Nhiệm vụ của Hội đồng chúng tôi do đó rất đặc biệt: chúng tôi đã được đề nghị để đưa ra các đề xuất, không chỉ bởi thảm họa đã xẩy ra mà còn làm cách nào để tránh khỏi nó. Đồng thời, điểm tự nhiên của những khuyến nghị, lời khuyên được yêu cầu rất đặc biệt: giới thiệu một tầm nhìn tổng hợp cho Hà Lan trong nhiều thế kỷ tới.” (Hội đồng châu thổ, 2008)

Page 8: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 8/89

Tương tự như vậy, Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long năm 2013 sẽ không giống như Quy hoạch tổng thể năm 1993 trước đây. Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long hướng tới tư vấn chiến lược liên quan đến việc phát triển lâu dài, tổng hợp của Đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 1-2 Kế hoạch châu thổ Hà Lan 2008 và Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long đang xây dựng hiện nay

Tương tự như Kế hoạch Châu thổ Hà Lan năm 2008, các kiến thức chuyên môn hiện có sẽ được sử dụng chủ yếu để xây dựng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long. Các kiến thức chuyên môn sẽ liên quan đến các lĩnh vực sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên (nước), phát triển kinh tế - xã hội mà ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và nước, biến đổi khí hậu, phát triển thượng nguồn nhiều hơn trong lưu vực sông và quy hoạch các kịch bản. Việc tổng hợp các quyết định được trình bày trong giải pháp cho Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long: tất cả các bộ ngành liên quan, chính quyền các tỉnh, thành phố và các chuyên gia từ các ngành khác nhau và các bên liên quan trong nước và quốc tế đều được tham khảo ý kiến. Mục tiêu hướng đến là tìm kiếm sự đồng thuận về hướng phát triển. Năm 2008, Ủy ban Châu thổ Hà Lan đã cố vấn cho Chính phủ về các vấn đề rất quan trọng cho những thập kỷ tiếp theo. Trong đó bao gồm các giải pháp công trình và quản lý thể chế cũng như cách đảm bảo tài chính: 1. Tiếp tục và tăng cường các biện pháp phòng chống lũ lụt và nâng cao tiêu chuẩn phòng chống lũ lụt; 2. Giải pháp chủ yếu để đảm bảo nguồn cung cấp nước ngọt; 3. Xây dựng Chương trình Châu thổ toàn diện, thống nhất và dài hạn; 4. Xây dựng Luật Châu thổ (để xây dựng các thể chế cần thiết); 5. Lập Quỹ Châu thổ (để huy động và đảm bảo tài chính cần thiết để thực hiện chương trình); 6. Bầu ra một Lãnh đạo châu thổ (để điều phối Chương trình Châu thổ). Chính phủ và quốc hội Hà Lan đã tích cực thực hiện những lời khuyên. Luật Châu thổ đã được áp dụng từ ngày 1/1/2012. Lãnh đạo Châu thổ đã được bầu ra trong năm 2010. Hiện nay, Lãnh đạo Châu thổ đang chuẩn bị Chương trình Châu thổ năm 2014, trong đó có các quyết định chính trị nhằm xây dựng chính sách tài nguyên nước quốc gia trong những năm sắp tới.

Khi thực hiện Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long, các vấn đề tương tự sẽ rất quan trọng để xây dựng chiến lược đúng đắn. Những vấn đề này sẽ phải được xây dựng trong một giai đoạn hoạt động tiếp theo (2014-2015), trong đó chiến lược cần phải được trình bày chi tiết và thực hiện.

 

 

MEKONG DELTA PLAN

Long-term vision on a safe, prosperous and sustainable delta

 

 

 

 

Version 1.1 1 August 2013

Page 9: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 9/89

Hình 1-3 Kế hoạch thực hiện Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long và Chương trình châu thổ sông Cửu Long sau đó

Page 10: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 10/89

2 Phương pháp tiếp cận khi xây dựng Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long hướng đến phát triển một tầm nhìn chiến lược lâu dài cho một khu vực đồng bằng an toàn, bền vững và trù phú, bao gồm các đề xuất chính sách và các giải pháp có thể hỗ trợ Chính phủ Việt nam trong việc phát triển và xem xét lại quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch không gian và quy hoạch tổng thể ngành cho vùng ĐBSCL cũng như định hướng trong việc đưa ra các quyết định trong tương lai, ban hành luật và đầu tư tại khu vực ĐBSCL trong tương lai. Chính vì thế, Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long không phải là một kế hoạch tổng thể cũng như không phải là kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hay chương trình mục tiêu. Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long cũng không phải là Văn bản chính thức trong hệ thống hành chính của Việt nam mà chỉ là một lời khuyên chiến lược cho Chính phủ Việt Nam.

Hình 2-1 Cách thức xây dựng quy hoạch tổng thể hiện tại. Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long (MDP) chắc chắn sẽ không phải là một quy hoạch tổng thể như vậy, nhưng nó sẽ đưa ra hướng dẫn đánh giá các quy hoạch tổng thể hiện có và xây dựng các quy hoạch tổng thể mới, linh hoạt, có tính đến khả năng phát triển dài hạn, tiềm năng, có kiểm soát, mong muốn và không mong muốn. Hình ảnh trên không nhất thiết phải áp dụng chính thức cho MDP. Vì đây là cố vấn chiến lược – quan trọng cho Thủ tướng Chính phủ, nên việc xây dựng giải pháp MDP phải có tác động đến tất cả các quy hoạch tổng thể cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long sử dụng các kiến thức sẵn có và chuyên môn về tình hình hiện tại của vùng Đồng bằng để biến đổi nó thành các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa mà vùng ĐBSCL đang đối mặt. Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long áp dụng những công cụ của kịch bản để nhìn về tương lai có thể diễn ra và cho dù thực tế là không thể nào dự đoán một cách chính xác. Phát triển một kế hoạch châu thổ lâu dài cần được tính đến tất cả các tình huống không chắc chắn. Sử dụng các kịch bản khác nhau, Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long để định ra một tương lai như mong muốn, một chiến lược toàn diện lâu dài. Tầm nhìn này cấu thành nền tảng tham chiếu chính để triển khai các giải pháp khả thi (ngắn hạn, “không hối tiếc” cũng như trung và dài hạn). Phương pháp luận để xây dựng Kế hoạch sông Cửu Long có thể được giải thích chi tiết hơn trong phần tiếp theo dưới đây.

Page 11: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 11/89

Hình 2-2 Sau khi Việt Nam và Hà Lan thống nhất xây dựng Kế hoạch

Châu thổ sông Cửu Long trong các cuộc họp cấp cao (2010/2011), quá trình thực hiện MDP bao gồm các bước chính như được chỉ ra trong hình trên.

2.1 Thực trạng của khu vực Đồng bằng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các đe dọa

Bước này trong xây dựng MDP đưa ra kết quả đánh giá chung và chia sẻ những đặc thù và tính dễ tổn thương của Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, bước này cần xây dựng một cơ sở để tìm hiểu những phát triển tiềm năng trong tương lai. Quá trình xây dựng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long bắt đầu với một đánh giá hiện trạng châu thổ. Nhiều dữ liệu đã có sẵn. Trong bối cảnh chuẩn bị các cuộc họp cấp cao (xem Hình 2-2), Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam (SIWRP), Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long và Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu của Đại học Cần Thơ (DRAGON-CTU), Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam (DWRPIS) và Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam (SiHYMETE) đã tổng hợp các dữ liệu có liên quan. Deltares đã báo cáo vấn đề này trong "Hướng tới Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long, Tổng hợp đánh giá ngành tài nguyên nước" (tháng 2/2011). Đây là một đánh giá khá toàn diện, tổng thể cho Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo này mô tả chủ yếu là các điểm mạnh, điểm yếu và các mối đe dọa của Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long rất giàu tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, đây là nền tảng cho chính sách nông nghiệp thành công. Vị trí của đồng bằng rất thuận lợi, tuy nhiên cao độ tự nhiên thấp cũng là một điểm yếu do dễ bị tổn thương với lũ lụt và xâm nhập mặn. Tập trung phát triển nông nghiệp làm gia tăng những khó khăn liên quan đến nguồn tài nguyên nước, điều này chỉ ra sự cần thiết phải có quy hoạch tổng hợp thật sự. Chất lượng nước và cung cấp nước ngọt là vấn đề lớn. Hơn nữa, biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn làm tăng ảnh hưởng đến hệ thống tài nguyên nước của đồng bằng. Những khu vực thành công với các chính sách nông nghiệp, sự phát triển dân số, kinh tế - xã hội cho thấy ĐBSCL có lợi thế hơn các khu vực khác của Việt Nam. Nhưng, ĐBSCL cũng có những bất lợi như nền tản để đô thị hóa, công nghiệp hóa yếu hơn và kết quả dẫn đến việc di dân. Khả năng cạnh tranh và sự trù phú của ĐBSCL phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả và ảnh hưởng của việc đầu tư các công trình phòng chống lũ lụt, kiểm soát mặn, chất lượng nước và cung cấp nước ngọt. Những điểm mạnh, điểm yếu và các mối đe dọa sẽ được tóm tắt trong chương 3 của tài liệu này. Trong quá trình xây dựng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long, một đánh giá chung sẽ được thực hiện trong giai đoạn này. Kết quả này tạo cơ sở cho việc tìm kiếm những cơ hội tốt nhất cho một đồng bằng an toàn, trù phú và bền vững.

2.2 Các kịch bản dài hạn miêu tả các hướng phát triển có thể xảy ra đối với ĐBSCL

2.2.1 Các kịch bản kinh tế - xã hội và các kịch bản sử dụng đất – nước Từ các phân tích về Đồng bằng sông Cửu Long, có thể thấy rằng phát triển kinh tế - xã hội đóng một vai trò rất quan trọng. Hơn nữa, các chính sách kinh tế và sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các điều kiện sử dụng đất và nước. Mặt khác, các yếu tố kinh tế và xã hội, phát triển dân số, biến đổi khí hậu và những thay đổi trong lưu vực sông trên thượng nguồn có thể bị ảnh hưởng, nhưng không có nghĩa là có thể kiểm soát, ngay cả khi tất cả các chính sách được áp dụng chính xác. Những yếu tố ngoại lai sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến con đường phát triển kinh tế-xã hội mong muốn.

Page 12: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 12/89

Tất nhiên, dự đoán về sự phát triển trong tương lai có mức độ không chắc chắn cao, nhưng có nhiều hướng dẫn để trình bày chặt chẽ các định hướng phát triển khác nhau và đáng tin cậy cho ĐBSCL: các kịch bản. Các kịch bản này là cơ sở cho hành động. Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long này sẽ trình bày hai kịch bản cơ bản mà ít nhiều dựa trên tính liện tục của chính sách kinh tế và nông nghiệp hiện có và hai kịch bản khác bao gồm sự chuyển hướng thành công hơn và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên kinh tế hơn. Các kịch bản này bao gồm một loạt sự phát triển hợp lý từ bi quan đến lạc quan. Không chắc là thực tế sẽ diễn ra theo đúng hoàn toàn kịch bản nhưng có thể chính xác đến một mức độ nhất định. Nó phụ thuộc phần lớn vào sự thành công của quy hoạch không gian và quản lý tài nguyên đất và nước, hiệu quả của các biện pháp khuyến khích và chính sách của chính phủ. Chính sách có thể ít nhiều thành công, kiểm soát trên quy hoạch không gian có thể thành công một phần, những nỗ lực để làm cho việc sử dụng đất và nước bền vững hơn có thể rất hiệu quả để giảm nguy cơ lũ lụt, hoặc bị tác động ít hơn. Các khu công nghiệp có thể được xây dựng trên các khu vực màu mỡ và cần được đầu tư chống lũ hoặc tập trung xây dựng tại các khu vực bền vững hơn v.v… Mỗi kịch bản tiềm năng có tác động khác nhau lên phát triển sử dụng đất và nước. Và mỗi kịch bản có khả năng ứng phó linh hoạt khác nhau với biến đổi khía hậu và những phát triển không chắc chắn khác.

Hình 2-3 Kịch bản kinh tế - xã hội, thể hiện các kịch bản phát triển sử dụng đất và nước trong giải pháp kế hoạch châu thổ. Bắt đầu từ tình trạng hiện tại của châu thổ, được nghiên cứu theo hai kịch bản mà các chính sách hiện nay sẽ chi phối trong một thời gian dài và làm thế nào để đạt được kết quả mong muốn nếu được thử nghiệm để đối phó với biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn. Đối với hai kịch bản khác, cũng được nghiên cứu để làm thế nào thực hiện thay đổi các chính sách hiện nay. Các kịch bản cuối cùng sẽ phát triển, phụ thuộc phần lớn một mặt vào sự thành công của các giải pháp trong quy hoạch không gian và quản lý tài nguyên nước và mặt khác là sự phát triển kinh tế - xã hội từ bên ngoài, khó kiểm soát được. Kết quả không thể được tính toán chính xác: khả năng kinh tế khởi sắc để hỗ trợ kinh phí cao cho việc quản lý tài nguyên nước cũng như khả năng ứng phó tốt với biến đổi khí hậu và các chính sách thích ứng và bền vững.

Các chính phủ cần phải tìm hiểu các kịch bản tương lai khác nhau để xác định hướng phát triển nên được theo đuổi nhằm có được phát triển an toàn, thịnh vượng và bền vững cho châu thổ. Định hướng giúp xác định những chính sách quản lý tài nguyên nước và quy hoạch không gian cần phải được theo đuổi và cần phải linh hoạt ra sao nếu kết quả của các chính sách này không như mong muốn. Quyết định đầu tư ngắn hạn có thể được thực hiện để làm động lực tốt cho phát triển dài hạn. Các giải pháp không hối tiếc thì hiệu quả trong tất cả các kịch bản tiềm năng và được xây dựng linh hoạt cho phát triển trong tương lai, do đó các phương án được để dạng mở để điều chỉnh khi thấy được tương lai thay đổi chắc chắn và rõ ràng hơn.

Page 13: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 13/89

2.2.2 Các kịch bản biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đã được nghiên cứu chuyên sâu ở cấp toàn cầu, cấu khu vực và cấp quốc gia. Do sự biến đổi khí hậu trong tương lai không chắc chắc nên sử dụng kịch bản là phương pháp tiếp cận được sử dụng. Có một thống nhất quốc tế về tác động của các kịch bản khí hậu thấp, trung bình và cao. Đối với những dự đoán biến đổi khí hậu ngắn hạn, tính không chắc chắn thấp hơn và thật tốt khi áp dụng kịch bản khí hậu thấp cho các dự án. Bộ TN & MT đã áp dụng điều này cho Việt Nam, đây là giải pháp tốt để tránh đầu tư quá mức cho các dự án hiện nay trong khi kịch bản khí hậu cuối cùng là chưa chắc chắn ("tránh các giải pháp hối tiếc"). Đối với các phương pháp tiếp cận dài hạn, chẳng hạn như xây dựng kế hoạch châu thổ, điều quan trọng là phải nhận thức được sự không chắc chắn của khí hậu trong tương lai. Cách tốt nhất để bao gồm những điều không chắc chắn trong quá trình quy hoạch là sử dụng các kịch bản khác nhau, thay vì áp dụng một giá trị cố định, phương pháp tiếp cận kế hoạch châu thổ có tính đến sự phát triển tối thiểu và tối đa, dao động mực nước biển dâng dự kiến, lũ thượng nguồn nhỏ và lớn để đánh giá phạm vi các biện pháp được thực hiện. Để chuẩn bị cho kế hoạch châu thổ, phạm vi này đã được xây dựng (xem Bảng 2-1 bên dưới). Bảng 2-1 Các đặc trưng của bốn kịch bản biến đổi khí hậu

Kịch bản phát thải Trung bình Kịch bản phát thải Cao 2050 2100 2050 2100

Tăng dòng chảy mùa mưa Không thay đổi 10% 0 – 10% 20 – 50% Tăng lượng mưa vào mùa mưa

0 – 5% 5 – 10% 10 – 20% 10 – 30%

Dòng chảy vào mùa khô +/– 5% (cao hơn hoặc thấp hơn)

Cao hơn 5% hoặc thấp hơn 15%

Giảm 10 – 30% Giảm 30 – 60%

Giảm lượng mưa vào mùa khô

Giảm 0 – 10% Giảm 5 – 15% Giảm 10 – 20% Giảm 20 – 40%

Gia tăng xâm nhập mặn Thấp Trung bình Trung bình cao Nước biển dâng1 20 – 30 cm 57 - 73 cm 40 – 60 cm 78 – 95 cm 1 Mực nước biển tăng tương đối là tổng mực nước biển dâng và độ lún của đất, có thể cao hơn những con số nêu ra

trên đây do ít thông tin về lún đất (xem 0)

2.2.3 Phát triển thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long có phần thượng nguồn nằm ngoài biên giới lớn hơn phần nằm trong biên giới. Ngoài biến đổi khí hậu, những thay đổi về lưu lượng trong tương lai do bị ảnh hưởng bởi sự phát triển thượng nguồn như sử dụng đất và nước, xây dựng hồ chứa và quản lý dòng chảy ở các nước thượng nguồn. Ngoài ra, các tác động của việc quản lý dòng chảy của các đập thượng nguồn, số lượng đập, phá rừng, mức độ bảo vệ lũ thượng nguồn, nhu cầu vận tải đường sông tăng là không chắc chắn. Điều này cho thấy những hiểu biết tốt về dòng chảy tối thiểu và tối đa, vận chuyển bùn cát, chất lượng nước khi đi vào lãnh thổ Việt Nam.

2.3 Tầm nhìn chiến lược tổng hợp dài hạn

Tầm nhìn về sự phát triển mong muốn của châu thổ phải là một hệ quả tự nhiên và hợp lý từ việc phát triển kịch bản có thể và đáng tin cậy, tức là phát triển tiềm năng cho châu thổ (sông Cửu Long). Đánh giá hiệu quả thực hiện của bốn kịch bản trên các tiêu chí an toàn, trù phú và bền vững, một hướng phát triển mong muốn sẽ được theo đuổi và có thể được thành lập và xây dựng như là "tầm nhìn cho ĐBSCL". Tầm nhìn sẽ mô tả những yếu tố góp phần cho một tương lai an toàn, trù phú và bền vững của châu thổ. Tầm nhìn này là dài hạn, cho 100 năm tiếp theo và xác định một chiến lược tổng thể tích hợp cho Đồng bằng sông Cửu Long. Đối với ĐBSCL, các yếu tố cơ bản trong tầm nhìn là: a. sử dụng tất cả các ưu điểm của châu thổ so với các vùng khác của Việt Nam và sử dụng những ưu điểm

của Thượng lưu châu thổ, Trung tâm châu thổ và khu vực ven biển của châu thổ sông Cửu Long;

Page 14: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 14/89

b. tập trung kinh tế cho các khu vực khác nhau ở châu thổ; c. tăng cường khả năng kinh tế bằng cách phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt để có thể sử

dụng bền vững lâu dài; d. đề ra các giải pháp ứng phó với những đe dọa thường xuyên ở châu thổ: lũ lụt, nước ngọt cạn kiệt và

xâm nhập mặn; e. sắp xếp thể chế để tạo điều kiện cho việc ra quyết định qua biên giới và tổng hợp thực sự các quy hoạch

và giải pháp.

2.4 Phân tích các nhóm giải pháp, nguyên tắc hình thành các giải pháp khả thi

Với tầm nhìn dài hạn cho ĐBSCL trong tâm trí, câu hỏi đặt ra là cần phải làm gì "ngay hôm nay" để đáp ứng với chiến lược phát triển dài hạn mong muốn. Giải pháp “trình diễn ngược” (back-casting) có nhiều phương án sáng tạo hơn để từng bước xác định tương lai mong muốn của châu thổ. Điều này trái ngược với mô hình dự báo, trong đó vấn đề của ngày hôm nay được dự đoán trong tương lai gần với hiệu quả sử dụng làm hạn chế phạm vi của các giải pháp có thể.

Hình 2-4 Mô hình dự báo lùi, ra quyết định các bước đầu tiên, đưa ra các biện pháp “không hối tiếc” (có thể bao gồm việc tiếp tục thực hiện các dự án hiện có) hướng tới mục tiêu dài hạn với quan điểm giải pháp phải mang tính linh hoạt.

Liên quan đến việc phân tích tính dễ bị tổn thương của châu thổ, việc tìm hiểu các giải pháp có thể sẽ được kiểm soát theo ba bước:

a. kiểm soát lũ; b. kiểm soát nước ngọt; c. kiểm soát mặn.

Gói các nguyên tắc và giải pháp áp dụng sẽ được phát triển cho toàn châu thổ và cho các vùng khác nhau (Thượng lưu châu thổ, Trung tâm châu thổ, Vùng ven biển). Phân loại trong phạm vi gói các nguyên tắc và giải pháp áp dụng như sau:

các giải pháp không hối tiếc và ưu tiên; những giải pháp này thích hợp cho lộ trình phát triển của hầu hết bốn kịch bản; cần áp dụng trong ngắn hạn hoặc trung hạn;

xây dựng các "giải pháp tránh hối tiếc”; các giải pháp từ trung hạn đến dài hạn; có thể hoãn lại vì cần nghiên cứu và điều tra kỹ hơn, đồng

thời nhu cầu có lẽ chưa chắc chắn; các giải pháp "biện pháp cuối cùng" chỉ cần thiết trong trường hợp biến đổi khí hậu khắc nghiệt, đất

lún trầm trọng hoặc phát triển thượng nguồn mạnh mẽ. Việc phân loại các giải pháp giúp tránh được đầu tư quá mức và có thể thây đổi linh hoạt theo những phát triển đoán được và không đoán được.

Page 15: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 15/89

Hình 2-5 Trong kịch bản khí hậu cao, cần nhiều hơn các giải pháp quản lý tài nguyên nước để kiểm soát lũ, cấp nước v.v… Trong kế hoạch châu thổ, các giải pháp tiếp cận được đề suất như sau a) bảo tồn các khu vực phòng lũ tự nhiên hiện nay (rừng ngập mặn, khu trữ nước ở Thượng lưu Châu thổ) b) xây dựng hệ thống dự phòng (các giải pháp khác có lợi về kinh tế thay vì trồng lúa vụ ba tại các khu vực dùng để chứa lũ hay các giải pháp khác có lợi về kinh tế và bền vững thay cho các khu vực nuôi tôm hiện nay nhằm làm giảm nhu cầu nước ngọt và tăng diện tích rừng ngập mặn). Do đó, thời gian khai thác và sử dụng các công trình hiện có hay các công trình mới sẽ được kéo dài. Khối lượng và qui mô các giải pháp sẽ nhỏ hơn và ít tốn kém hơn.

Điều quan trọng trong cách tiếp cận thích ứng này là có thể kéo dài tuổi thọ của các giải pháp thực hiện, các khoản đầu tư trước đó và thứ hai là để trì hoãn khoản đầu tư vào các giải pháp mới, trong khi vẫn giữ (hoặc nâng cao) các tiêu chuẩn để kiểm soát lũ lụt, nước ngọt và xâm nhập mặn (xem Hình 2-5).

2.5 Từ tầm nhìn châu thổ đến chủ động thực hiện các chính sách mới

Rõ ràng với tầm nhìn "an toàn, trù phú và bền vững" làm trọng tâm là nhằm chủ yếu hướng đến các giải pháp tích hợp rộng hơn. Điều này có nghĩa: hành động ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn, các quyết định vượt ra khỏi ranh giới: ranh giới địa lý của quốc gia, tỉnh và thành phố, nhưng nằm trong giới hạn thẩm quyền của các Bộ và các tổ chức thuộc các Bộ. Cơ cấu tài chính cần phải được thiết lập cho một môi trường đầu tư phù hợp với kịch bản phát triển mong muốn cho Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này cần phải rà soát lại các chương trình đang có, từ đó củng cố ở các nơi thích hợp hoặc cần thực hiện điều chỉnh khi cần. Chính sách cần để thúc đẩy các phát triển xa hơn và hỗ trợ quy trình thích ứng. Trong quá trình soạn thảo Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, những vấn đề quản lý nhà nước như cần phải làm những gì để đưa ra các quyết định tổng hợp, làm thế nào để quản lý khu vực đồng bằng trở nên thích ứng hơn, làm thế nào đầu tư được chuyển đến các biện pháp “không hối tiếc” và nền kinh tế có giá trị cao hơn là bước quan trọng kế tiếp [xem chương năm].

2.6 Sự tham gia của các bên liên quan trong xây dựng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long

Quá trình xây dựng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long bao gồm một số bước đã đề cập đến như "phân tích chia sẻ", "tầm nhìn chia sẽ chung". Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long sẽ tư vấn đánh giá và sửa đổi các chính sách, các quyết định tổng hợp, vượt ranh giới/liên ngành v.v… Ngoài ra, các giải pháp sẽ làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực hoạt động của các bên liên quan ở cấp độ chính quyền cũng như cấp độ của các tổ chức tư nhân, các ngành công nghiệp, ví dụ như các nông dân, hợp tác xã. Những nơi mà các tổ chức chính quyền có trách nhiệm tạo điều kiện tốt, dài hạn về ranh giới cho một môi trường an toàn, các tổ chức tư nhân cần được thu hút đầu tư kinh doanh có lợi nhuận và bền vững. Do đó điều này đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan:

Page 16: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 16/89

1. sự tham gia của các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau tạo ra một đánh giá toàn diện trân các lĩnh vực;

2. các cán bộ có thẩm quyền cấp địa phương, tình thành và quốc gia; 3. đại diện của các tổ chức trong các ngành công nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, nông nghiệp và

nuôi trồng thủy sản. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, ADB, UNDP, các tổ chức phi chính phủ khác nhau cũng là các bên liên quan vì họ hiểu biết tốt về phát triển tổng hợp và họ có khả năng ảnh hưởng đến các dự án trong khu vực châu thổ theo cách tiếp cận kế hoạch châu thổ.

Page 17: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 17/89

3 Hiện trạng của Đồng bằng sông Cửu Long: Tiềm năng và thách thức1 lớn

Trước khi xây dựng Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, báo cáo tổng hợp các thông tin của đồng bằng đã được thực hiện [xem chú thích 1]. Trong giai đoạn đầu tiên của Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, nhóm dự án và các nhóm tham vấn đã phân tích các thông tin này, xem xét và cập nhật dữ liệu cũng như xây dựng xu hướng và các chiến lược để ứng phó với các kịch bản phát triển tiềm năng2. Các vấn đề chính đã được tổng kết và trình bày trong chương này.

3.1 Đồng bằng sông Cửu Long

3.1.1 Vị trí địa lý Phần nằm trên lãnh thổ Việt Nam của Châu thổ sông Cửu Long (hay Đồng bằng sông Cửu Long) là khu vực phía Nam Việt Nam. Vùng châu thổ có hình tam giác với diện tích 3,9 triệu ha trải dài từ Mỹ Tho ở phía Đông đến Châu Đốc và Hà Tiên ở phía Tây Bắc, xuống Cà Mau ở cực Nam của Việt Nam. Thượng nguồn châu thổ trải dài theo hai nhánh sông Bassac và sông Mê Công gần Phnom Penh (với diện tích hơn 1,6 triệu ha). Diện tích hành chính châu thổ được chia thành 13 tỉnh, thành với thành phố Cần Thơ được xem là trung tâm của châu thổ. Dòng sông Mê Công chảy qua hệ thống kênh rạch trước khi đổ ra biển Đông và Vịnh Thái Lan hoặc biển Tây. Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ quan trọng nhất nằm ngay bên ngoài châu thổ, mặc dù lũ lớn từ sông Mê Công chảy qua sông Vàm Cỏ và đi vào thành phố Hồ Chí Minh. Vùng châu thổ là rất bằng phẳng, cao độ tại Châu Đốc là khoảng 3 đến 4 m và cao độ trung bình của đồng bằng là khoảng 0,8 m so với mực nước biển trung bình. Vào mùa mưa, dòng chảy lớn đổ vào hai nhánh sông chính là Bassac / Hậu và Mê Công / Tiền, phần lớn lưu lượng sẽ chảy tràn vào nội đồng. Phần lớn (khoảng 50%) diện tích của châu thổ bị ngập lũ theo mùa lên đến 3 m, chủ yếu là vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Điều này ảnh hưởng đến đời sống của hơn 2 triệu người. Dòng chảy kiệt trong mùa khô gây xâm nhập mặn ở các vùng ven biển của châu thổ, gây ảnh hưởng đến hơn 1,4 triệu ha. Bờ biển có chiều dài khoảng 600 km, chủ yếu là đê biển có cao trình tương đối thấp và rừng ngập mặn.

3.1.2 Phát triển kinh tế thành công trong môi trường khó khăn Với khoảng 17 triệu dân3 (chiếm 20% dân số Việt Nam), Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực đông dân nhất trên thế giới. Chỉ có khoảng 20% dân số sống ở khu vực thành thị, còn lại khoảng 80% dân số sống ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, điều kiện thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa được ôn hòa cho người dân nơi đây. Châu thổ có các vấn đề lớn như lũ lụt, xâm nhập mặn nghiêm trọng, thoát nước tự nhiên làm cho đất nhiễm phèn, với hàm lượng nhôm gây độc hại cao và hàm lượng phốt pho trong đất thấp. Lượng mưa phân bổ không đều vào mùa mưa gây ra tình trạng hạn hán tạm thời ở trung tâm và phía đông của châu thổ. Bất chấp những điều kiện bất lợi, châu thổ được ưu đãi với đất đai rất màu mỡ và nguồn nước ngọt dồi dào cho phép canh tác nông nghiệp và thủy sản đạt năng suất cao. Phần lớn diện tích đất được sử dụng để canh tác lúa, nuôi tôm năng suất cao, vườn cây ăn trái và hoa màu. Châu thổ đóng góp một nửa sản lượng lúa gạo của cả nước và góp phần đưa Việt Nam nằm trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, cùng với Thái Lan và Ấn Độ4.

1 Hướng đến Kế hoạch Châu thổ sông Mê Công, Tổng hợp đánh giá ngành thủy lợi, tháng 2/2011 2 Các phụ lục của MDP0.2, Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) tại Mỹ Tho, ngày 5/12/2012 3 GSO, điều tra dân số năm 2009: dân số Việt Nam: 88,777 triệu người, ĐBSCL: 17,191 triệu người 4 Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO), Quản lý thị trường gạo 2013

Hình 3-1 Địa hình ĐBSCL

Page 18: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 18/89

Thu nhập bình quân đầu người ở Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2008 khoảng 14 triệu đồng (khoảng 730 đô la Mỹ), chênh lệch giữa nhóm có mức thu nhập cao nhất và thấp nhất tăng từ 6,5 lần năm 2004 lên 7,5 lần trong năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, nhưng ở vùng sâu vùng xa, biên giới vẫn còn khá cao, chiếm khoảng 20 - 25%. Tăng trưởng GDP đã được 6 - 8%, cũng nhờ vào sự đóng góp của tăng trưởng công nghiệp. GDP của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 18% của cả nước và khoảng 10% trong sản xuất công nghiệp. Năm 1986, chính sách cải cách kinh tế Đổi Mới đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của châu thổ. Sự thay đổi này, cùng với các chính sách loại bỏ những rào cản cho sự phát triển đã đưa ra định hướng thích hợp để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi, đặc biệt là phát triển thủy lợi. Những cải thiện này đã góp phần đáng kể, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của châu thổ. Dự án kiểm soát mặn ở vùng ven biển và cải tạo đất phèn đã làm tăng đáng kể diện tích đất canh tác. Phát triển kỹ thuật giữ vai trò quan trọng, một khi thực hiện kết hợp đúng đắn các sáng kiến đầu tư vào cơ sở hạ tầng (xem HộpHộp 3-1). Ví dụ, mặc dù đã có sẵn trong những năm 1970, các giống lúa năng suất cao chỉ bắt đầu được sử dụng có hiệu quả sau khi cải tiến thủy lợi, hệ thống thoát nước và kiểm soát lũ được xây dựng trên quy mô lớn. Những cải tiến trong quản lý nước, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cải cách chính sách đã hỗ trợ sản xuất lúa gạo của châu thổ, tăng từ 4,5 triệu tấn năm 1976 lên 24,6 triệu tấn vào năm 2012 trong đó có 8 triệu tấn dùng để xuất khẩu5. Hộp 3-1 Phát triển hạ tầng cơ sở

Đầu tư cơ sở hạ tầng là một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Làm hạn chế những rủi ro cao về thiệt hại do lũ lụt nghiêm trọng và thương vong. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đầy đủ là một yếu tố thúc đẩy rất lớn cho đầu tư tư nhân, tạo điều kiện phát triển kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, kết nối tốt, đặc biệt rất quan trọng là sự kết nối các nút chính và TP Hồ Chí Minh. Mặc dù số lượng đường / cầu dường như đầy đủ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng chất lượng rất kém. Ngoài ra, nhiều tuyến đường thủy đang bị xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến tăng chi phí vận chuyển, cản trở đầu tư. Cơ sở hạ tầng đô thị thiếu khả năng thoát nước và gặp các vấn đề vệ sinh môi trường.

Các quy hoạch tổng thể hiện tại dự đoán các khoản đầu tư rất lớn vào hệ thống đường bộ và đường thủy, tập trung nâng cấp và xây dựng hai trục Bắc – Nam và Đông – Tây (một là TPHCM - Cà Mau) và nâng cấp các tuyến đường bộ ven biển và nông thôn. Ngoài ra, nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt kết nối Cần Thơ - TPHCM đang được thực hiện. Quan trọng là sẽ được kiểm tra thực tế theo những dự báo giao thông tương lai (theo các kịch bản khác nhau), và xác định những mạng / hành lang cần ưu tiên để tạo thuận lợi cho tầm nhìn dài hạn mong muốn.

Hình 3-2 Phát triển công nghiệp & đô thị

Đô thị hóa đã thay đổi và sẽ làm thay đổi cấu trúc không gian của Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển công nghiệp và đô thị hóa diễn ra nhanh đúng như dự kiến đã làm cho diện tích đất dành cho công nghiệp và đô thị tăng lên, đồng thời làm thu hẹp diện tích đất dành cho nông nghiệp. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch hài hòa và cạnh tranh giữa các tỉnh, các khu công nghiệp đã phát triển nhanh chóng nhưng nằm rải rác, nhiều khu công nghiệp được xây dựng trên đất nông nghiệp màu mỡ. Do thiếu vốn đầu tư, hiện nay chỉ 30 – 40% các nhà máy công nghiệp được xây dựng, công suất sản xuất của các nhà máy luôn vượt mức thiết kế. Đồng thời, với mục tiêu phát triển trong tương lai, dự đoán sẽ làm tăng diện tích đất đô thị lên 350.000 ha và đất dành cho các ngành công nghiệp tập trung sẽ vào khoảng 40.000-50.000 ha vào năm 2050 (SIWRP). Phát triển nhà đất xung quanh Cần Thơ cũng sẽ theo xu hướng tương tự. Nhà ở cao cấp đang được xây dựng quá nhiều trong khi nhu cầu về nhà giá vừa phải đang hết sức cấp bách. Câu hỏi đặt ra là với áp lực của việc sử dụng đất và các mục tiêu của ngành nông nghiệp thí tính khả thi và sự phát triển hiện tại có thể đạt được và các quy hoạch trong tương lai là như thế nào. Để vạch ra được các hướng phát triển bền vững trong tương lai, giải pháp quy hoạch không gian tổng hợp tất cả các ngành là hết sức cần thiết. Do đó, việc bố trí các nhà máy cần phải đúng theo thế mạnh cạnh tranh của từng vùng và hạn chế mâu thuẫn với đất dành cho nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và các ngành có thể hợp tác với nhau để nâng cao năng lực canh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, để có được quá trình đô thị hóa đúng đắn, quy hoạch đô thị hợp lý là rất cần thiết để tăng số lượng nhà ở giá vừa phải và tăng cơ hội việc làm cho người dân, đồng thời tránh được sự phát triển của các khu ổ chuột. Hạ tầng cơ sở đô thị đầy đủ thì nhất thiết phải được trang bị hệ thống thoát nước.

5 Hội nghị MARD- UNISDR, Geneva 2013

Page 19: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 19/89

Đồng thời, dân số ĐBSCL đã thể hiện khả năng thích ứng tốt với những điều kiện khó khăn và thay đổi nhanh chóng. Theo truyền thống, người dân đã quen sống chung với lũ, cho thấy khả năng ứng phó với các trận lũ lớn, trong khi lợi ích từ các trận lũ vừa phải là làm phì nhiêu các cánh đồng và mang lại nguồn thủy sản phong phú. Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản, ví dụ như sản lượng nuôi trồng thủy sản nước lợ đã tăng gấp bốn lần trong giai đoạn 2001 – 2008, cho thấy khả năng nắm bắt cơ hội của người dân khi được tạo điều kiện về thị trường và công nghệ.

3.2 Tìm hiểu và phân tích những vấn đề hiện tại và những giá trị của việc thay đổi

Vấn đề đầu tiên là về thủy văn và tự nhiên của ĐBSCL do đặc thù vị trí địa lý như đã nêu trên, tương lai sẽ mang lại thêm nhiều cơ hội để phát triển ĐBSCL an toàn, phồn thịnh và bền vững. Bên cạnh những xu hướng rõ rệt trong xã hội, chẳng hạn như phát triển công nghiệp và tăng trưởng dân số, thay đổi sử dụng đất, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên của châu thổ ngày càng cao, biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ có tác động đáng kể đến điều kiện tự nhiên của châu thổ. Thêm vào đó, những thay đổi về dòng chảy do sự phát triển tài nguyên nước trên thượng lưu của các nước nằm trong lưu vực sông Mê Công, sẽ gây ra những khó khăn rất lớn lên đời sống và công việc của người dân. Do đó, cần tìm hiểu các đặc trưng và tác động của những thay đổi này để xây dựng chiến lược ứng phó với chúng.

3.2.1 Phát triển không gian và công nghiệp hóa tự phát Dự báo quy mô dân số trong quy hoạch tổng thể hiện tại cho ĐBSCL năm 2050 là từ 17 triệu hiện nay lên đến khoảng 30 triệu, dù những dự báo thấp hơn đã được phê. Công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ ngày càng phát triển và sẽ chiếm thêm đất dành cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, nhu cầu lương thực và nước ngọt cũng ngày càng tăng. Công nghiệp hóa đang diễn ra sẽ lấy mất thêm không gian và làm tăng nhu cầu về nước sạch cũng như thải ra nhiều nước thải hơn. Cả hai xu hướng này đều làm tăng nhu cầu thực hiện quy hoạch không gian thích hợp, cung cấp nước hiệu quả, đầu tư vào xử lý nước và thực thi nghiêm ngặt luật môi trường. Xu hướng hiện nay lệch khỏi những dự báo trong quy hoạch. Dự báo tăng trưởng dân số gần đây sẽ vào khoảng 19,5 triệu6 dân trong năm 2034 và đạt 30 triệu7 dân trước năm 2050, tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị. Đô thị hóa được dự báo sẽ tăng lên 34% vào năm 2020 và đạt 40 - 50% trước năm 2050. Tuy nhiên, số liệu gần đây cho thấy có sự di dân thực sự: tỷ lệ nhập cư là 1,5 ‰, tỷ lệ di cư ước tính khoảng 5-6,5 ‰8.

6 Dự báo mới (2012/13) GSO, dự báo dân số Việt Nam 2009 - 2049

7 Dự báo cũ trong các quy hoạch tổng thể ngành (2012), Đánh giá các Quy hoạch tổng thể ngành ở ĐBSCL, tháng 3/2013 8 Dự báo mới (2012/13) GSO, dự báo dân số Việt Nam 2009 - 2049

Page 20: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 20/89

Hộp 3-3 Không có đất và tập trung đất linh hoạt

Sử dụng đất và tài nguyên nước gia tăng, những thay đổi tích cực - do phản ứng thị trường - trong hệ thống sản xuất (ví dụ như tôm / cá, trái cây và hoa màu) đã làm cho việc phân bổ đất và các nguồn tài nguyên thay đổi linh hoạt tại các khu vực nông thôn ở ĐBSCL. Tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi - cả ở ĐBSCL và các khu vực công nghiệp lân cận - là những yếu tố đẩy mạnh sự chuyển đổi chiến lược sinh kế từ sản xuất nông nghiệp / nông thôn sang công nghiệp / dịch vụ. Mặt khác, cơ hội thị trường là những yếu tố chính trong việc hợp nhất các nguồn tài nguyên đất và nước để đạt được quy mô kinh tế và lợi nhuận hấp dẫn trong sản xuất nông nghiệp / nuôi trồng thủy sản. Lợi nhuận có thể được nhìn thấy qua cơ hội phát triển tích cực cho phép tận dụng lợi thế của hệ thống sản xuất năng suất cao, hiệu quả, kinh tế và bền vững các nguồn tài nguyên, mà phụ thuộc phần lớn vào quy mô nền kinh tế để tận dụng lợi thế chi phí đầu tư cao và cơ hội thị trường quốc tế có giá trị cao. Tuy nhiên, những thay đổi của kinh tế nông thôn cũng có nhược điểm tiềm ẩn, đó là việc phân bổ lại các nguồn lực cơ sở dẫn đến sự mất cân bằng trong việc tiếp cận các nguồn cũng như phát triển kinh tế. Dấu hiệu của sự mất cân bằng ngày càng tăng được thể hiện rõ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi tỷ lệ hộ không có đất tăng từ khoảng 14% năm 1993 lên 24% năm 2004 (Ravallion và Walle, 2008). Từ góc độ kinh tế vĩ mô, vấn đề này không có gì là nghiêm trọng, miễn là việc chuyển đổi kinh tế có thể theo kịp tốc độ chuyển đổi nông thôn và chấp nhận những nguồn lực lao động mới có sẵn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ đang phát triển. Nhưng như sự tăng trưởng ở mức tương đối của cả hai ngành công nghiệp và dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn chậm so với tăng trưởng trung bình của quốc gia, những giải pháp sinh kế thuyết phục dành cho các nhóm lao động không có đất ngày càng gia tăng tại ĐBSCL đang trở thành vấn đề hóc búa. Thêm một điểm lưu ý tích cực nữa là tốc độ tăng trưởng thành công của ngành công nghiệp và dịch vụ (tại ĐBSCL và các vùng lân cận), có thể giải phóng tài nguyên đất và nước cho việc kết hợp và hiện đại hóa tiếp tục và mạnh hơn các hệ thống sản xuất. Bằng cách bán trực tiếp hoặc cho thuê các tài sản đất đai và nước đã làm gia tăng số lượng người không có đất sản xuất làm việc cho các công ty sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thành công trong việc chuyển đổi kinh tế nông thôn phụ thuộc vào thành công của việc chuyển đổi kinh tế và mức độ cung cấp các giải pháp kinh tế khác nhau cho đời sống người dân.

Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là một vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở quy mô quốc gia, sự cạnh tranh rất lớn giữa các tỉnh, thành phố để thu hút đầu tư công nghiệp cho phát triển kinh tế, đã làm cho hàng ngàn héc-ta đất dọc theo sông Tiền và sông Hậu - đã được phân loại đất ưu tiên hàng đầu cho nông nghiệp và dành cho sản xuất nông nghiệp – chuyển thành (hoặc đang được quy hoạch chuyển thành) các khu công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trung bình chỉ 30 - 40% của các khu công nghiệp là được phủ kín bởi các nhà máy, xí nghiệp, đây là kết quả của việc thiếu các nghiên cứu quy hoạch cơ sở và thiếu hợp tác giửa các tỉnh, thành. Một điểm cũng quan trọng không kém là ĐBSCL gặp bất lợi trong cạnh tranh với các khu vực khác trong cả nước về khả năng thu hút đầu tư công nghiệp. Hạ tầng giao thông kém là yếu tố chính, ngoài ra TPHCM là nơi thu hút các nguồn lao động tây nghề cao, thể hiện qua các số liệu thống kê di dân từ ĐBSCL lên TPHCM.

3.2.2 Phòng chống lũ lụt Các khu vực chứa lũ có xu hướng giảm: nâng cao đê để có thể canh tác ba vụ lúa thay vì chỉ có 2 vụ đã lấy đi không gian dành chứa lũ. Thậm chí ở Thượng nguồn châu thổ, chế độ sông chịu ảnh hưởng của mực nước biển. Giảm diện tích chứa lũ và mực nước biển dâng làm tăng mực nước lũ ở khu vực trung tâm châu thổ trong thời gian dài.

Page 21: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 21/89

Hình 3-2 Những khu vực rộng lớn của Thượng nguồn châu thổ là Đồng tháp mười và Tứ giác Long Xuyên vẫn bị

ngập lũ vào mùa mưa, lúa hai vụ thì phù hợp cho khu vực này. Lúa ba vụ đòi hỏi phải có giải pháp bảo vệ cho Thượng nguồn châu thổ và lấy đi mất không gian dành để chứa lũ.

Hình 3-3 Diện tích lúa ba vụ tăng trong một năm. Đây là xu hướng lâu dài và

sẽ lấy đi rất nhiều diện tích để chứa lũ.

Tình hình hiện nay được minh họa bằng Hình 3-3. Diện tích chứa lũ bị mất do một cánh đồng lúa hoặc trong một năm gây ảnh hưởng nhỏ đến chế độ thủy lực của mực nước sống; lũy tích diện tích bị mất trong thời gian dài sẽ làm cho mực nước sông dâng lên nhiều. Các khu vực trung và hạ lưu châu thổ, công nghiệp phát triển mạnh và đô thị hóa cao. Giảm diện tích chứa lũ và nước biển dâng làm tăng nguy cơ ngập lũ cho những khu vực này, do đó cần đầu tư rất lớn để bảo vệ cho khu vực này. Thu nhập từ mùa vụ thứ ba cần được cân nhắc so với sản lượng giảm đi của hai mùa vụ trước, do mất đi phù sa màu mỡ, chi phí dành cho phân bón, chi phí phòng chống lũ lụt và các khía cạnh kinh tế khác của mùa nước lũ.

3.2.3 Xâm nhập mặn Môi trường nước lợ ở vùng ven biển đang trở nên quan trọng, không chỉ bởi sự hiện diện và phát triển của môi trường này, mà còn bởi tầm quan trọng của việc thích ứng kinh tế đối với điều kiện ban đầu không thuận lợi này. Các biện pháp để tạo ra sự tách biệt giữa môi trường nước lợ và nước ngọt vẫn chưa được thực hiện. Hơn nữa, nước biển dâng sẽ làm tăng độ mặn trong các nhánh sông và mạng lưới cấp nước của nó ở ĐBSCL. Nước biển dâng một mét sẽ làm tăng diện tích có độ mặn 4 g/l lên 334.000 ha so với mốc năm 2004, tức là tăng 25%. Xâm nhập mặn sâu đang diễn ra trong mùa khô, dẫn đến mất mùa lớn. Diện tích và tần suất của xâm nhập mặn gia tăng do biến đổi khí hậu gây ra thiệt hại kinh tế nhiều hơn và xảy ra thường xuyên hơn.

Page 22: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 22/89

Hình 3-4 Theo mô hình hệ thống động học ĐBSCL, biên mặn - lợ không cố định khi mặn xâm nhập vào đất liền ít. Các cửa biển phía Nam sông Hậu và sông Tiền vẫn đẩy nước mặn ra biển. Các nhánh có dòng chảy thấp bị xâm nhậm mặn xa hơn. Theo thời gian, tình trạng này sẽ còn nghiêm trọng hơn (Hình 3-5)

Hình 3-5 Diện tích xâm nhập mặn năm 2024 theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 với nước biển dâng 20 cm – các kịch bản kế hoạch phát triển 20 năm Nguồn: MRC, 2011

3.2.4 Chất lượng nước và cấp nước Mặc dù kinh tế - xã hội có những phát triển mạnh mẽ, song Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn phải đối mặt với một loạt các vấn đề. Cung cấp nước an toàn chỉ đảm bảo cho 60 - 65% dân số đô thị và đối với dân cư nông thôn tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều. Cấp nước ở các khu vực nông thôn được dựa trên nước mặt, nước ngầm và nước mưa. Tuy nhiên, cấp nước từ nước mặt gặp hai vấn đề lớn là độ mặn cao và ô nhiễm nhôm. Nước thải chưa được xử lý, ô nhiễm công nghiệp và hạ tầng vệ sinh hạn chế gây ra các vấn đề cục bộ về chất lượng nước và tạo ra những rủi ro về sức khỏe, đồng thời không đảm bảo việc cung cấp nước. Thiếu vốn duy tu các công trình làm giảm năng suất chung của các hệ thống thủy lợi. Hạ tầng thủy lợi hiện tại được cho là hoạt động dưới công suất thiết kế rất nhiều. Công suất thoát nước không đủ tại nhiều khu vực trong giai đoạn mưa lớn và nước sông lên cao, gây ngập lụt và tháo nước chậm. Nhiều kênh rạch chưa được trang bị cống ngăn nước mặn xâm nhập và những nơi đã có cống ngăn mặn thì đôi khi xảy ra xung đột giữa nhu cầu nước ngọt cho nông nghiệp và nhu cầu nước mặn để nuôi tôm nước lợ. Dân số tăng nhanh và phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tập trung trong những thập kỷ qua đã làm giảm đáng kể giá trị tự nhiên ở ĐBSCL. Nhiều vùng đất ngập nước như rừng ngập mặn, ao, hồ, đầm phá và vùng đồng cỏ ẩm ướt đang bị đe dọa biến mất để nhường chổ cho hệ thống tưới tiêu, trồng rừng, ao muối, khu vực phát triển công nghiệp và ao nuôi tôm. Ngoài ra, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của hệ sinh thái.

Page 23: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 23/89

3.2.5 Biến đổi khí hậu Khí hậu đang thay đổi ở ĐBSCL. ĐBSCL nằm trong nhóm 5 châu thổ có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trên thế giới do biến đổi khí hậu9. Mặc dù số liệu về khí tượng và thủy văn ở ĐBSCL còn hạn chế nhưng xu hướng nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển rất được quan tâm. Từ năm 1970 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình đã tăng 0,6°C và lượng mưa trung bình tăng thêm 94 mm. Dự đoán biến đổi khí hậu tại Việt Nam được thực hiện bởi Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường Việt Nam (IMHEN), đã phát triển ba kịch bản: phát thải thấp (B1), trung bình (B2) và phát thải cao (A2). Trong tất cả các kịch bản, mưa có xu hướng giảm trong mùa khô và tăng trong mùa mưa. Cùng với sự gia tăng nhiệt độ và diễn biến mưa thay đổi, mực nước biển dâng dự kiến sẽ gây ra tác động rất lớn lên điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến một loạt các hiệu ứng lên người dân, sức khỏe, sinh kế và sự trù phú của họ. Các khu vực địa hình bằng phẳng của châu thổ, mực nước biển dâng dự đoán có thể làm cho các khu vực rộng lớn ven biển biến mất hoặc thường xuyên bị ngập. Tùy theo kịch bản, tỷ lệ diện tích ngập của ĐBSCL là 12,8 - 37,8%. Sản xuất lúa gạo sẽ bị ảnh hưởng do lũ lớn tại các khu vực bị ngập do triều và thời gian ngập lụt kéo dài hơn tại trung tâm của đồng bằng. Những tác động bất lợi này có thể ảnh hưởng đến tất cả ba mùa vụ lúa. Những con số giả định cho sự phát triển tương lai của biến đổi khí hậu được tóm tắt trong Bảng 2-1.

3.2.6 Lún đất Một yếu tố ít được quan tâm đến, nhưng quan trọng không kém biến đổi khí hậu, là lún đất do khai thác nước ngầm và hệ thống thoát nước lâu đời, cũ kỹ. Số liệu có sẵn rất hạn chế, nhưng trung bình là khoảng 1 – 2 cm/năm. Nghiên cứu gần đây cho khu vực Cà Mau đã xác nhận những con số này10. Kết hợp giữa lún đất và nước biển dâng, xác định được mực nước biển dâng tương đối. Kết hợp các yếu tố, mực nước biển dâng cao nhất 95 cm có thể còn làm cho thiệt hại nghiêm trọng hơn. Điều này có nghĩa cần có một hệ thống bảo vệ bờ biển cho toàn bộ châu thổ với các hệ thống đê hoặc đê kết hợp rừng ngập mặn, đóng cửa một số nhánh sông Mê Công và cần có các giải pháp lớn để giữ nước ngọt trong đồng bằng, khả năng thoát nước của các sông và ứng phó với lũ lớn cần được tăng cường bằng hệ thống đê sông.

3.2.7 Phát triển thượng nguồn Phát triển thượng nguồn (chủ yếu là các đập, hồ chứa, phá rừng, hệ thống thuỷ lợi, đô thị hóa, công trình chống lũ thượng nguồn và các hình thức thay đổi sử dụng đất khác) sẽ làm tác động trực tiếp đến khả năng thoát nước của các sông, cả trong mùa mưa và mùa khô. Cho đến nay, tác động của các hoạt động phát triển thượng nguồn (ví dụ như đập trong Hình 3-7) trên sông Mê Công chưa được đánh giá đúng đắn. Các hiệu ứng tích cực có thể cho ĐBSCL: • giảm lưu lượng đỉnh trong mùa mưa hoặc • làm vùng đệm trên thượng nguồn cho cung cấp nước ngọt trong mùa khô,

9 Ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC, 2007) Các báo cáo đánh giá số 10, nhóm công tác Châu Á số 2, Tác động, Thích ứng và Dễ bị tổn thương 10 Báo cáo nghiên cứu giai đoạn 1 của MARD: Đánh giá tình trạng mất đất ở Cà Mau, Viện Kỹ thuật địa lý Na Uy, Nghiên cứu mất đất cho tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Kjell Karlsrud trình bày ngày 17/6/2013, tại Cần Thơ.

Hình 3-7 Đập trên sông Mê Công là ví dụ cho sự phát triển thượng nguồn

Hình 3-6 Kịch bản biến đổi khí hậu cao (nướcbiển dâng 95 cm), sự tồn tại của phần lớnđồng bằng bị đe dọa. Cần có các giải pháplớn để đảm bảo an toàn cho hệ thống bảo vệven biển và lũ lớn trên các sông.

Page 24: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 24/89

hoặc các hiệu ứng tiêu cực có thể như: • hình thành dòng chảy nhanh hơn; • giảm khả năng trữ nước lũ; • giữ lại nước ngọt để sử dụng; • giảm dòng chảy trong mùa khô dẫn đến xâm nhập mặn nghiêm trọng hơn ở hạ lưu; • ô nhiễm; • cản trở sự di cư của cá; • giảm phú sa và bồi lắng. Những thay đổi dòng chảy thượng nguồn sẽ ảnh hưởng đến các giải pháp phòng chống lũ và cấp nước ngọt cần được thực hiện ở đồng bằng. Do đó, thay đổi các đặc trưng lưu lượng sông Mê Công làm tác động trực tiếp đến các vấn đề về nguồn nước hiện nay. 3.3 Những khó khăn gây cản trở phát triển ở ĐBSCL11

Ngày nay, nguồn nhân lực, đất và nước có giá trị của Đồng bằng sông Cửu Long được xã hội Việt Nam sử dụng hoàn toàn nhằm khai thác tiềm năng kinh tế của chúng. Như đã trình bày trong các chương ở trên, những ứng dụng này không phải là tĩnh – những thay đổi trong sử dụng đất và nước đang tiếp tục diễn ra do các cơ hội kinh tế, phát triển dân số và những can thiệp bởi chính sách. Cán cân của từng ngành trong việc sử dụng nguồn nhân lực, đất và nước đang chuyển hướng, cải thiện đáng kể cường độ và năng suất làm việc. Tuy nhiên, những thành tựu trên đạt được không phải là không gặp những khó khăn nhất định.

3.3.1 Những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội Mặc dù đã có những cải thiện rất lớn nhưng cơ cấu kinh tế vĩ mô của ĐBSCL vẫn còn kém xa mức trung bình của quốc gia. Cơ cấu và sự phát triển của nền kinh tế chủ yếu dựa vào những thế mạnh của đồng bằng, tuy nhiên đô thị hóa và công nghiệp hóa vẫn tụt hậu đằng sau mục tiêu phát triển của chính phủ. Hiện nay, những ngành nghề chính vẫn duy trì được ưu thế (đóng góp 45% GDP so với mức trung bình của quốc gia là 20%). Với tốc độ này, đóng góp của các ngành thế mạnh dự kiến giảm còn 31% trước năm 2020 sẽ không thể đạt được.

Hình 3-8 GDP hiện tại và dự báo của các ngành kinh tế trọng điểm của các nước (trái) và ĐBSCL

Môi trường đầu tư của Đồng bằng sông Cửu Long được coi là kém hấp dẫn, và các tỉnh lân cận ở phía bắc và phía đông của thành phố Hồ Chí Minh có thể tận dụng sự gần gũi nhiều hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long có những yếu điểm là:

• thiếu cơ sở hạ tầng và liên kết giao thông vận tải, dẫn đến chi phí vận chuyển cao; • phân cấp ra quyết định về đầu tư công đã góp phần tạo ra sự cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố, dẫn đến các quyết định không đạt được tối ưu; • hệ thống tự nhiên dễ bị tổn thương và dễ bị ngập lụt, nhiều nhà đầu tư biết được ĐBSCL dễ gặp rủi ro và dễ bị lũ lụt; • trình độ học vấn thấp, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động có trình độ; • di dân mạnh mẽ, chủ yếu là lên TPHCM; • kiểm soát chặt chẽ "an ninh lương thực” và những rào cản thể chế khác làm cho người nông dân bị hạn chế trong việc đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và • cơ cấu thể chế không đủ mạnh để thực hiện quy hoạch tích hợp hơn.

11 Được trình bày rõ hơn trong các Phụ lục của MDP0.2, MDEC, Tháng 12/2012

Page 25: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 25/89

3.3.2 Những khó khăn về tài nguyên nước Việc tập trung phát triển nông nghiệp thành công đã dẫn đến những khó khăn về tài nguyên nước, do: gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp

hóa dẫn đến nhu cầu về phòng chống lũ lụt cao hơn và sử dụng tài nguyên nước nhiều hơn;

bảo vệ các cánh đồng ngập lũ vào mùa lũ bằng hệ thống đê điều kiên cố để tập trung làm lúa vụ ba tại Thượng nguồn Châu thổ đã làm mất đi các khu trữ nước, gây ra tác động tiêu cực đến công tác phòng chống lũ lụt ở hạ lưu;

khó khăn trong việc cung cấp nước ngọt ngày càng gia tăng trong giai đoạn mùa khô, đặc biệt là ở Vùng ven biển và Trung tâm Châu thổ;

mở rộng môi trường nước lợ ven biển làm thay đổi việc phân chia đất (và nước) giữa nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ và ngành nông nghiệp cần nước ngọt; các ao nuôi tôm thiếu bền vững sử dụng nguồn nước ngầm là nước ngọt nên bị thiệt hại đáng kể về năng suất;

khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát dẫn đến lún đất và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm;

các vấn đề về lụ lụt và hạn hán ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, phát triển thượng nguồn và lún đất.

3.3.3 Các giải pháp hạ tầng bền vững về mặt kinh tế

Các giải pháp hạ tầng toàn diện, như đê bao, bờ bao, các kênh vận chuyển, (tạm thời) đóng các cửa sông và khả năng giữ nước là cần thiết cho một châu thổ an toàn và đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững. Những giải pháp này đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn. Những khó khăn về tài nguyên nước có xu hướng ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, do đó các đầu tư cần thiết sẽ thiếu bền vững về kinh tế. Phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi các giải pháp này phải khả thi về mặt kinh tế; những giải pháp thay thế hay bổ sung với các hệ thống sử dụng đất và nước được kiểm soát tốt hơn góp phần kiểm soát ảnh hưởng của sự phát triển và biến đổi khí hậu lên nguồn tài nguyên nước. 3.4 Ứng phó và nắm bắt cơ hội

Rõ ràng, những thay đổi này không gây ra các tác động cô lập. Thay vào đó, sẽ có sự tương tác phức tạp có thể dẫn đến tác động tích lũy và phi tuyến tính lên các hệ thống con người - môi trường của châu thổ. Có thể một số tác động tích cực lớn hơn tác động tiêu cực, nhưng chắc chắn an toàn khi nói rằng các tác động tổng thể của những thay đổi này sẽ hình thành một phản ứng tích cực. Một mặt, sự phát triển kinh tế xác định tác động về sử dụng đất và nước, mặt khác hệ thống sử dụng đất và nước mong muốn sẽ làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mong muốn. Phát triển kinh tế hợp lý và bền vững là cơ sở để kiểm soát tài nguyên của chẩu thổ cũng như những khuyết điểm của nó, và ngược lại thì vẫn hoàn toàn đúng.

Hộp 3-4 Nuôi tôm bền vững Nuôi trồng tôm theo cách độc canh tập trung hiện nay đã gây ra nhiều khó khăn về nguồn nước và hệ thống sản xuất. Mức độ sản xuất hiện nay đang bị cản trở nghiêm trọng do vấn đề chất lượng nước thấp, dẫn đến: i) chỉ sản xuất một vụ tôm ở những nơi có thể làm được

hai vụ; ii) nguồn cung cấp / sản lượng thường xuyên bị giảm do

các ao tôm có chất lượng môi trường nước thấp; iii) Những thất bại liên tiếp đã làm giảm thu nhập của các

chủ ao tôm quy mô nhỏ và hệ quả thường xuyên bị vỡ nợ.

Vấn đề chất lượng nước được quản lý thể chế theo hai khía cạnh: i) Độ mặn cao hơn mức lý tưởng làm cho tôm dễ bị bệnh; ii) Mật độ nuôi cao và nuôi thâm canh, cộng với việc các ao

tôm ít được vệ sinh sạch sẽ, dẫn đến ô nhiễm. Những vấn đề này cần được giải quyết trong ngắn hạn hoặc trung hạn. Để tăng tính bền vững của nuôi trồng thủy sản nước lợ, một số biện pháp kết hợp là cần thiết: tăng lượng nước ngọt cho vùng nước lợ, đặc biệt là

trong mùa khô, để cải thiện chất lượng môi trường và kiểm soát độ mặn của hệ thống nuôi trồng thủy sản, nhưng vẫn đảm bảo nguồn nước lợ;

chuyển đổi độc canh nuôi tôm hiện nay sang các hệ thống đa canh với nhiều loài khác nhau (cá và cua) sẽ làm giảm đáng kể lượng chất thải (rắn) từ nuôi trồng thủy sản trên hệ thống môi trường nước;

tích cực xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản, có thể tái sinh rừng ngập mặn trên các ao chất thải từ nuôi trồng thủy sản như bộ lọc helophyte.

Tuy nhiên, có một số hạn chế gây ra những khó khăn cho việc thiết lập trạng thái bền vững mong muốn cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Việc cung cấp nước ngọt trong mùa khô ngày càng trở nên khó khăn và đang bị suy giảm do biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các hệ thống kết hợp nuôi trồng nhiều loài trong môi trường thủy sản nước lợ đã thu được những kết quả tốt đẹp về kinh tế và được thị trường trên toàn thế giới công nhận và ủng hộ cho các sản phẩm thủy sản được nuôi trồng trong môi trường bền vững. Trong khi đó, các hộ nuôi tôm nhỏ ở ĐBSCL sẽ làm hạn chế việc chuyển đổi này trong thời gian ngắn.

Page 26: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 26/89

Các phản ứng này một phần nào đó bao gồm các giải pháp, chính sách và kế hoạch đã được nghiên cứu hoặc thực hiện. Ví dụ những cải tiến của hệ thống cấp nước và các cống ngăn mặn dọc theo các kênh rạch, hiện nay và sau này, rất cần được nâng cấp để giải quyết nhu cầu trong tương lai. Bên cạnh những cái gọi là giải pháp và hành động không hối tiếc, cũng cần có nhiều quyết định chiến lược quan trọng trong tương lai gần để làm thế nào ứng phó các tác động kết hợp của tất cả những thay đổi này. Một ví dụ về sự can thiệp triệt để liên quan đến hạ tầng thủy lợi là kế hoạch xây dựng các cống ngăn mặn lớn tại các cửa sông chính. Một chiến lược quan trọng khác được gọi là thích ứng với thay đổi độ mặn, bằng cách thay đổi mô hình canh tác sang các loài chịu mặn tốt hơn như tôm và nuôi cá. Các hệ thống thủy lợi thích nghi có thể phát triển hiệu quả và bền vững theo các chế độ nước thay đổi do lũ lụt theo mùa, khan hiếm nước và môi trường nước lợ. Chiến lược này đòi hỏi đầu tư phát triển kinh tế các hệ thống sử dụng đất và nước thích ứng theo các mục tiêu cụ thể để hướng đến đổi mới, đa dạng hóa và tăng cường hệ thống sản xuất dựa vào lũ, tiết kiệm nước và môi trường nước lợ. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long dường như phù hợp với một chiến lược sử dụng đất và nước linh hoạt trong nhiều thập kỷ qua (chẳng hạn như phát triển nuôi trồng thủy sản) và những khó khăn về tài nguyên nước được quy hoạch không gian tập trung. Ngoài ra, chiến lược này đòi hỏi đầu tư đáng kể, nhưng hướng đến phát triển kinh tế và đổi mới là cơ sở để tạo ra tăng trưởng kinh tế mới. Rủi ro kèm theo là phát triển kinh tế dự kiến và tăng trưởng không như mong muốn, và những thay đổi trong chế độ nước vẫn còn khó khăn cho sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi vẫn cần được trả lời trước khi quyết định có thể được thực hiện. Ví dụ, theo quan điểm về nước biển dâng và rủi ro lũ lụt, giải pháp khả thi sẽ được lựa chọn để kiểm soát lũ hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của những người hiện tại được hưởng lợi từ lũ và hoàn toàn loại bỏ sự tích tụ của phù sa do lũ mang lại, mất khả năng bồi lắng của đất và làm cho châu thổ nằm dưới mực nước biển. Cần thực hiện những đo đạc chi tiết hơn về tình hình lắng đọng thực tế, tỷ lệ nén của đất và thay đổi mực nước biển để có được cái nhìn định lượng sâu sắc cho các quá trình này. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu và dự báo cả về độ lớn của sự thay đổi cũng như hiệu quả và các tác động phụ của các giải pháp khác nhau. Nhưng quan trọng không kém là cơ chế làm việc với nhau để xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp một cách chặt chẽ và hài hòa. Điều này đòi hỏi phải thực hiện quy hoạch và quản lý thể chế tốt. 3.5 Quy hoạch và quản lý thể chế

Việt Nam có nhiều kinh nghiệm lập quy hoạch cho các ngành kinh tế. Chính phủ đã yêu cầu thực hiện một số nghiên cứu ứng phó với những khó khăn trong quy hoạch và thu thập dữ liệu ngành (quy hoạch nông nghiệp, xây dựng, nuôi trồng thủy sản và tài nguyên nước). Tính chất liên ngành của các vấn đề và lợi ích của các bên liên quan khác nhau, ngày càng gây khó khăn cho việc trao đổi thông tin, phù hợp với lợi ích của ngành. Do đó, quy hoạch không gian tổng hợp thực sự vẫn còn khó khăn. Không chỉ nhiều Bộ, cơ quan, ban ngành, mà còn có nhiều cấp chính quyền (trung ương, tỉnh, huyện, thành phố và Uỷ ban nhân dân địa phương) có liên quan đến quy hoạch. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 cho Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng và là nền tảng cho các quy hoạch ngành khác. Tuy nhiên, quy hoạch này vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt. Rõ ràng, quy hoạch không gian được quyết định chủ yếu từ quy hoạch kinh tế-xã hội (trọng tâm).

Hộp 3-5 Dự án Đường thủy Đồng bằng sông Cửu Long – Tăng công suất vận chuyển và trữ nước

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang triển khai dự án Đường thủy ĐBSCL, với mục đích làm sống lại các mạng lưới kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao năng lực vận tải cho toàn vùng châu thổ, tạo điều kiện cho giao thông vận tải và thúc đẩy phát triển kinh tế hơn nữa. Dự án sẽ mở rộng các tuyến đường thủy và mạng lưới kênh rạch để tăng năng lực vận tải (cũng như nâng cấp các cống và âu thuyền), chú trọng cụ thể vào ba hành lang vận chuyển chính trên khắp vùng đồng bằng từ đông (Thành phố Hồ Chí Minh) sang tây (các hành lang phía Bắc, Trung và Nam). Lợi ích bổ sung của việc đầu tư hạ tầng này là năng lực vận chuyển của các hành lang sẽ được tăng lên đáng kể. Do đó, cung cấp khả năng chuyển nước bổ sung từ các nhánh sông Hậu, sông Tiền vào trong đồng bằng vào mùa khô (mặc dù chuyển nước theo hướng Bắc - Nam vẫn có thể bị hạn chế, và hành lang phía Nam sẽ bị xâm nhập mặn tại các đoạn hạ lưu của các nhánh sông). Vào mùa mưa, mạng lưới kênh rạch được nâng cấp cũng sẽ tăng khả năng trữ nước và năng lực chuyển lũ, do đó làm giảm các rủi ro lũ lụt. Tuy nhiên, quy mô thực hiện sẽ cần phải được đánh giá cẩn thận.

Page 27: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 27/89

Quản lý thể chế tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được cải thiện trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu quản lý phát triển năng động của nó. Có một khung pháp lý rõ ràng để quản lý tài nguyên nước (tức là Luật Tài nguyên nước) và một mạng lưới các tổ chức quản lý tài nguyên nước. Bên cạnh các bộ khác nhau, có cả tổ chức lưu vực sông quốc tế (tức là Ủy ban sông Mê Công) và quốc gia. Ngoài ra, còn có những viện nghiên cứu và giáo dục, các công ty nhà nước và tư nhân, nghiên cứu về hạ tầng thủy lợi. Trên thực tế, có nhiều tổ chức quản lý thủy lợi ở cấp cơ sở. Mặc dù mạng lưới dày đặc các tổ chức và các bên liên quan nhưng vẫn còn nhiều thách thức đối với các cấp chính quyền để cải thiện quản lý thể chế tài nguyên nước. Sự chồng chéo trong trách nhiệm và nhiệm vụ, đôi khi dẫn đến những mâu thuẫn giữa các cơ quan. Sự phối hợp yếu kém giữa các ngành và các cấp hành chính khác nhau. Các tỉnh có quyền tự chủ tương đối lớn, đôi khi dẫn đến các giải pháp không được tối ưu ở quy mô toàn châu thổ. Và cuối cùng, nguồn nhân lực quản lý tài nguyên nước tương đối kém phát triển so với các tiêu chuẩn của quốc gia, cả về số lượng và chất lượng.

Page 28: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 28/89

4 Quan điểm về viễn cảnh tương lai – các kịch bản phát triển kinh tế xã hội

4.1 Xem xét một tương lai chưa biết trước

Để xây dựng một bản Kế hoạch châu thổ lâu dài bền vững, điều cần thiết là phải có nền tảng kiến thức vững chắc và tích hợp các vấn đề như quy hoạch sử dụng đất và nước, giảm tính dễ bị tổn thương do lũ và hạn hán và phát triển kinh tế xã hội. Cả tình hình kinh tế xã hội và tự nhiên của vùng ĐBSCL đều không chắn chắn. Các vấn đề không chắn chắn (tính ngẫu nhiên) liên quan đến hệ thống tự nhiên là mực nước biển dâng, các thay đổi ở khu vực thượng nguồn và dòng chảy mùa khô và xâm nhập mặn. Các vấn đề không chắc chắn liên quan đến kinh tế xã hội là dân số và phát triển kinh tế và các phát triển sử dụng đất như đô thị hóa, công nghiệp hóa và nông nghiệp. Mặc dù, các phát triển này không thể dự đoán được, các nhà làm luật cần phải đưa ra các quyết định cho các chiến lược và chính sách ngay tại thời điểm hiện tại, khi mà các tác động xã hội có thể trở nên gia tăng đáng kể nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ. Việc cấp ngân sách và thực hiện các chính sách này tốn thời gian và quyết định này có thể khả thi ở thời điểm hiện tại nhưng lại có thể rất khó khăn khi thay đổi ở giai đoạn tiếp theo. Điều này thể hiện rõ trong trường hợp các quyết định liên quan đến quy hoạch không gian. Tại cùng một thời điểm, nếu mực nước biển dâng diễn ra ít khắc nghiệt hơn hoặc nếu tăng trưởng kinh tế và dân số ít hơn dự đoán, các biện pháp can thiệp tăng cường vốn đầu tư để phòng tránh tác hại do lũ có thể được dời lại hoặc thậm chí là ngừng lại. Khi công tác dự báo không thể được thực hiện và việc nghiên cứu nhiều hơn cũng không phải lúc nào cũng giảm tính không chắc chắn, các kịch bản giúp những nhà làm luật trong việc ứng phó với các tính không chắc chắn này. Các kịch bản không phải dự báo mà là hình ảnh của các phương án mà tương lai có thể xảy ra. Các kịch bản này bắt giữ các động lực chính mang tính không chắc chắc vốn sẽ có tác động lớn nhất trong tương lai. Đối với vùng ĐSBCL, đó chính là các kịch bản tự nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu, phát triển thượng nguồn và đáng chú ý nhất là, phát triển không gian và phát triển kinh tế xã hội. Việc sử dụng nhiều kịch bản khác nhau giúp việc đánh giá sự mạnh khỏe của các chiến lược khác nhau và xác định các phương án nhất thích ứng hoặc linh động như thế nào. Các chiến lược mạnh khỏe là những chiến lược có hiệu quả cho mọi kịch bản. Bằng các hiểu rõ được kết quả cuối cùng khác nhau có thể diễn ra, nhu cầu cho một phương pháp tiếp cận thích ứng và linh đồng sẽ trở nên rõ rang hơn, theo đó các lựa chọn tốt hơn sẽ được đưa ra để phòng ngừa, càng nhiều càng tốt, việc đầu tư quá mức hoặc không đủ cho các biện pháp can thiệp ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua nhận thức chung của các kịch bản khác nhau, những nhà làm luật sẽ có thể dự đoán tốt hơn quyết định nào cần được thực hiện tại thời điểm hiện tại hoặc có thể được dời lại sau. “để biết được nơi nào cần đầu tư tại thời điểm hiện tại và nơi nào cần phải giữu được tính linh động, các phương án cần được mở rộng cho đến khi các thay đổi trong tương lai trở nên chắc chắn hơn”.

 

4.2 Các kịch bản kinh tế xã hội

Phát triển kinh tế xã hội tại thời điểm hiện tại của vùng ĐBSCL đã tạo nên các áp lực lớn lên tài nguyên đất và nước, thậm chí còn hơn cả biến đổi khí hậu. Việc tương lai sẽ phát triển như thế nào sẽ là rất hữu ích vì nó sẽ định hướng được nhu cầu và tính dễ bị tổn thương của hệ thống. Cùng lúc đó, các phát triển này là không chắc chắn và được quyết định phần lới bởi các tác nhân độc lập như nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng dân số và kin htế của Việt Nam và sự phát triển của TP Hồ Chí Minh.

Page 29: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 29/89

Hộp 4-1 Đất bỏ trống nhiều trong phát triển công nghiệp và đô thị

Đô thị hóa đã đang và sẽ thay đổi cấu trúc không gian của đồng bằng sông Cửu Long. Để thích hợp với quá trình phát triển công nghiệp được đề ra và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, diện tích đất cho công nghiệp và diện tích đất cho đô thị đã được tăng lên do thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, do sự quy hoạch thiếu hài hòa và sự cạnh tranh giữa các tỉnh, các khu công nghiệp đang phát triển khá nhanh nhưng phân tán. Rất nhiều nơi lại xây dựng ở những khoảnh đất có độ màu mỡ cao. Do thiếu nguồn vốn đầu tư, khả năng thu nhận lại vượt qua khả năng sản xuất, và chỉ 30-40% diện tích là có các nhà máy công nghiệp. Cùng thời điểm, các mục tiêu phát triển trong tương lai đã cho thấy cần tăng diện tích đô thị lên 350.000 ha vào năm 2050 và đất cho các khu công nghiệp tập trung là 40,000-50,000 ha (SIWRP). Sự phát triển của tình hình bất động sản xung quanh Cần Thơ đã cho thấy xu hướng tương tự. Xây dựng thừa thãi những căn hộ đắt tiền trong khi đó nhu cầu về căn hộ có giá chấp nhận được lại rất căng thẳng. Câu hỏi đặt ra là liệu những phát triển hiện tại và những quy hoạch cho tương lai có mang tính khả thi và có thể đạt được các mục tiêu đề ra và có tính đến áp lực sử dụng đất và đạt được các mục tiêu nông nghiệp. Để định hướng phát triển tương lai theo cách bền vững, cần thiết phải đưa ra một biện pháp tiếp cận các quy hoạch không gian tổng hợp giữa các ngành. Theo cách này, việc bố trí nhà máy phải thích hợp với lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, không mâu thuẫn với đất nông nghiệp giá trị cao và các đơn vị phải có khả năng tốt hơn để tham gia vào lực lượng cạnh tranh trong thị trường nội địa và quốc tế. Đồng thời, để hướng quá trình đô thị hóa, quy hoạch đô thị thích đáng là cần thiết để thúc đẩy xây dựng những căn hộ với giá chấp nhận được và tạo thêm cơ hội việc làm, và ngăn ngừa sự hình thành các khu ổ chuột. Cơ sở hạ tầng đô thị phù hợp, bao gồm cả hệ thống thoát nước sẽ là tối cần thiết cho vấn đề này. Tầm quan trọng của các kịch bản, ví dụ về kịch bản phát triển dân số Xem xét các tương lai khác nhau là hoạt động có vai trò quyết định cho công tác đưa ra các quyết định và thứ tự ưu tiên phù hợp. Điều này có thể được miêu ả thông qua ví dụ về dự báo dân số hiện tại được trình bày trong các Quy hoạch tổng thể. Tất cả các Quy hoạch tổng thể đều dự đoán tăng trưởng dân số lớn bất thường cho khu vực đồng bằng đến năm 2050 (đến 30 triệu dân) điều này thực sự mâu thuẫn với hiện trạng tỉ lệ tăng trưởng đang giảm và dự báo cho cả Việt Nam. Khi Kịch bản phát triển thấp có vẻ thiếu ở khu vực ĐBSCL, chú ta phải phát triển nó dựa trên các dự đoán chính thức cho Việt Nam và xu hướng hiện tại. Trong kịch bản phát triển thấp, vùng ĐBSCL chỉ có 5 triệu dân thay vì 30 triệu dân như dự đoán đến năm 2050. Rõ ràng là nếu điều này diễn ra, nó sẽ thay đổi một cách kinh ngạc nhu cầu và các ưu tiên đầu tư được ghi trong các Quy hoạch tổng thể như nhu cầu cho công nghiệp và diện tích các khu dân cư và các can thiệp thích ứng khí hậu tăng cường chủ yếu.

Hình 4-1 Dự báo tăng trưởng dân số có vẻ như cố định trong các quy hoạch ngành, đã được điều chỉnh lại

trong năm 2009 (GSO), trong tình hình thực tế, tăng trưởng dân số phụ thuộc vào nhiều nhân tố kinh tế xã hội, các kịch bản khác nhau là có thể diễn ra.

Tăng trưởng kinh tế và dân số Bảng dưới đây trình bày các kết quả kinh tế xã hội có thể xảy ra theo mức cao và thấp trong thời gian gần và xa hơn cho khu vực ĐBSCL. Dựa theo dự đoán của UN cho Việt Nam, xu hướng phát triển dân số hiện tại và dự báo tăng trưởng GDP của IMF. Bảng 4-1 Đặc trưng của kịch bản kinh tế xã hội cao và thấp

Các kịch bản trung bình Các kịch bản cao

2025 2050 2100 2025 2050 2100

Dân số 18 triệu 15 triệu 7 - 8 triệu 20 triệu 30 triệu 40 triệu

Đô thị hóa 28% 30% <40% 36% 45% >60%

Page 30: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 30/89

Tăng trưởng kinh tế

2 - 3% <2% 4-6% >4%

% đóng góp của ngành công nghiệp

20 - 25% <30% 35 - 40% >40%

Nguồn: Dự báo của UN và IMF cho Việt Nam (GDP cao và thấp cho Việt Nam đã có đến năm 2018, cho các nước Đông Nam Á đến năm 2025) http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2013/01/weodata/weoselser.aspx?c=582&t=1#sNGDP_RPCH Các kịch bản cao được dưa trên dự báo hiện tại trong các quy hoạch tổng thể. Các kết quả cuối cùng chuyển đổi sẽ phản ảnh rõ rang hơn nhu cầu cho khu vực dân cư, nhu cầu cho khu vực kinh tế, phát triển cảng/giao thông và giao thông liên quan đến các hoạt động kinh tế. Mặc dù sau các kết quả này có nhiều thúc đẩy làm các làm luạt không thể kiểm soát được, một vài thúc đẩy chính có thể được ảnh hưởng và thay đổi nếu thực hiện các hành động phù hợp. Điều này liên quan chủ yếu đến quy hoạch không gian và sử dụng đất. Để hiểu rõ sự tương tác của các yếu tổ chủ chốt và các quyết định chiến lược, bốn kết quả sử dụng đất khác nhau đã được xây dựng.

4.3 Bốn kịch bản phát triển kinh tế xã hội tiềm năng cho vùng ĐBSCL

Để dự đoán phát triển tương tự theo các mục tiêu quốc gia, các quy hoạch tổng thể hiện có nhấn mạnh đến tính cấp thiết và sự ưu tiên của các điều kiện thuận lợi của nền kinh tế khu vực ĐBSCL thông qua phát triển công nghiệp đa dạng hóa. Các kịch bản dự đoán tăng trưởng tương tự như các mục tiêu quốc gia với một cơ cấu sản xuất đa dạng. Kế hoạch tổng thể kinh tế xã hội đưa ra danh sách nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau như là động lực cho tăng trưởng như năng lượng, may mặc, giày dép và công nghiệp lắp ráp. Tuy nhiên có vẻ như các điều kiện thuận lợi phù hợp bị coi nhẹ: đất nông nghiệp màu mỡ và các nguồn tài nguyên. Theo đó, cần tập trung hơn nữa vào điều kiện thuận lợi của vùng đồng bằng và ngành công nghiệp chế biến nông sản vẫn còn đang thiếu. Các quy hoạch tổng thể ngành phản ánh một cách không đầy đủ làm thế nào để thực hiện công tác hỗ trợ đã được dự đoán trước cho nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ đa dạng và đầy đủ. Các dấu hiệu hiện tại cho thấy chiến lược này không hiệu quả, khi mà công nghiệp chế biến thực phẩm chủ chốt đang hoạt động hiệu quả ở vùng ĐBSCL. Tỉ lệ có các nhà máy trong các khu công nghiệp tập trung vào công nghiệp sản xuất là rất thấp. Cần một môi trường kinh tế cực kì thuận lợi để quá trình công nghiệp hóa đa dạng và hiệu quả có thể diễn ra. Cần phải có một quyết định chiến lược về loại hình phát triển công nghiệp nào có thể đạt được và đang được mong đợi ở khu vực đồng bằng: phát triển công nghiệp đang dạng hoàn toàn hoặc tâp trung vào các điều kiện thuận lợi về nông nghiệp ở vùng đồng bằng. Đây là một trong những động lực chính sẽ hình thành nên vùng đồng bằng theo đó các lựa chọn chiến lược sẽ được đưa ra. Tương tự như việc thiếu tập trung vào điều kiện thuận lợi cụ thể vùng đồng bằng so với các vùng khác ở Việt Nam là việc thiếu tập trung vào việc đa dạng hóa không gian của ĐBSCL. Mặc dù một vài Quy hoạch tổng thể tập trung rõ ràng vào một khu vực giới hạn cho phát triển kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, theo như thực tiễn, phát triển manh mún và rải rác về mặt không gian các hoạt động đô thị và công nghiệp, theo đó mỗi tỉnh đều cố gắng đạt được mục tiêu tăng trưởng như nhau. Triết lý “cứ xây dựng và nó sẽ diễn ra” dù sao đi nữa, đã được chứng minh là không hiệu quả, khi tăng trưởng được định hướng bởi thị trường. Hơn nữa, việc đầu tư nhỏ bé vào cơ sở hạ tầng, khu vực kinh tế và đô thị, bản thân nó đã không thu hút được tăng trưởng cần thiết. Hơn nưa, việc căng thẳng phát sinh tư đầu tư cơ sở hạ tầng vốn cần thiết để hỗ trợ phương pháp tiếp cận này. Cần phải có các chính sách phù hợp để củng cố chuyên môn hóa không gian, điều này lại dẫn đến giá trị hoàn quy cao hơn. Cả vùng Đồng bằng sẽ thu lợi từ đó, nếu như sản lượng sinh ra được đầu tư vào phát triển cho cả vùng đồng bằng. Cùng thời điểm đó, lại xuất hiện mâu thuẫn về sửu dụng đất có thể xảy ra trong tương lai vì đất nông nghiệp để trồng lúa được duy trì và 34% diện tích dất được sử dụng cho đô thị hóa và công nghiệp hóa. Để giải quyết các mâu thuẩn có khả năng xảy ra, cần phải thực hiện quy hoạch không gian liên ngành, hiệu quả và có sự điều phối và điều phối hiệu quả công tác đa dạng hóa không gian của ĐBSCL. Phân tích về các quy hoạch tổng thể khác nhau đã xác định được một nguồn lực chính khác cho tương lai của vùng đồng bằng, theo đó các quyết định chiến lược cần phải được đưa ra; phạm vi mà quy hoạch không gian hiệu quả và có sự điều phối sẽ có thể được triển khai. Dựa trên hai nguồn lực chính của phát triển kinh tế xã hội (1) phát triển dựa vào nông nghiệp so với công nghiệp và (2) quy hoạch không gian có sự điều phối so với phương pháp tiếp cận rải rác, bốn kịch bản phát

Page 31: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 31/89

triển không gian đã được xây dựng. Điều này được thể hiện qua ma trận bốn ô dưới đay. Các kịch bản đại diện cho kết quả cuối cùng đáng tin cây dựa trên phát triển cấp vùng và toàn cầu, các mục tiêu của quy hoạch tổng thể, hệ thống tự nhiên và các giới hạn, rào cản thể chế và các xu hướng trong quá khứ cũng như tại thời điểm hiện tại. Hai kịch bản còn lại miêu tả tầm nhìn ảm đạm, không thuận lợi có thể mở ra nếu xu hương hiện tại không được thay đổi.

Hình 4-2 Bốn kịch bản phát triển có thể diễn ra tập trung vào quy hoạch không gian và đa dạng hóa

Corridor Industrialisation

econ

omic

div

ersi

fica

tion

h

igh

en

viro

nm

enta

l pre

suu

re

Dual Node Industrialisation

industrialisation of HCMC-Can Tho corridor using growing economy local focus remains and international approach Mekong Basin fails loss of primary agricultural land dominant flood protection problems inefficient land use and regional competition result in inefficient transport, environmental problems and pressure on GDP economic development will remain confined to corridor, poor development in other regions

well growing international economy intentionally planning of HCMC and Can Tho West for

industrial nodes dominant flood protection problems

reservation of good agricultural land for further agricultural development

high pressure on spatial planning

uncontrolled spatial evolvement succesful spatial planning stagnant global economic growth affecting Vietnam high unproductive competition between countries and regions national government focuses on food (rice) supply from Mekong Delta low GDP in delta, relative poverty people migrate from the delta undesired but realistic potential outcome

econom

ic specialisation

lo

wer en

vironm

ental p

ressure

steady international and national economic growth HCMC intentionally expands towards the sea

Mekong Delta uses its unique natural resources deviating from Vietnam's general development policy diversification of economy on national scale

coherent national and international policy Mekong Basin sustainable and diversified agri- and aquaculture

from food availability to nutrition safe food supply high quality food production

increasing agro trade concentration of industry and efficient transport

Food Security Agro-Business Industrialisation

Công nghiệp hóa đa dạng

Công nghiệp hóa hành lang

Công nghiệp hóa nút kép

Quy hoạch không gian thành công

Phát triển không gian không kiểm

soát

An ninh lương thực Công nghiệp hóa nông nghiệp

Công nghiệp hóa dựa vào nông nghiệp

Lợi thế cạnh tranh

Công nghiệp hóa hành lang kinh tế Công nghiệp hóa nút kép

Công nghiệp hóa hành lang thành phố Hồ CHí Minh – Cần thơ khai thác nền kinh tế đang tăng trưởng

Tập trung cho địa phương vẫn được duy trì và phương pháp tiếp cận quốc tế lưu vực sông Mê Kông thất bại

Mất đất nông nghiệp lương thực chính Các vấn đề phòng chống lũ chủ yếu Sử dụng đất thiếu hiệu quả và cạnh tranh vùng dẫn đến

tình trạng giao thông, vận chuyển thiếu hiệu quả, các vấn đề về môi trường và áp lực lên GDP

Phát triển kinh tế tiếp tục dựa vào hành lang kinh tế, phát triển chậm ở các vùng khác.

Kinh tế quốc tế tăng trưởng tốt Quy hoạch các điểm nút công nghiệp cho khu vực thành

phồ hồ chí minh và Tây Cần thơ Các vấn đề về phòng chống lũ chủ chốt Giữ lại đất nông nghiệp màu mỡ cho phát triển nông

nghiệp trong tương lai Áp lực cao về quy hoạch không gian

Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến việt nam

Cạnh tranh không hiệu quả cao giữa các quốc gia và các vùng

Các mục tiêu quốc gia tập trung vào lương thực (gạo) cung cấp từ vùng đồng bằng sông Cửu Long

Di dân từ vùng đồng bằng sông Cửu Long sang các vùng khác

GDP của vùng ĐBSCL thấp, tương đối nghèo Đầu ra có tiềm năng nhưng không được như mong

muốn

Kinh tế quốc gia và thế giới tăng trưởng ổn định Mở rộng thành phố Hồ Chí Minh hướng ra biển Đồng bằng sông Cửu Long khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của

vùng riêng biệt với các chính sách phát triển chung của quốc gia Đa dạng hóa nền kinh tế ở quy mô quốc gia Chính sách quốc gia và quốc tế về lưu vực sông Mê Công rõ ràng Nông-thủy sản đa dạng và bền vững Từ cung cấp lương thực đến dinh dưỡng An toàn lương thực cung cấp cho sản xuất nông sản chất lượng cao Thị trường giao dịch nông sản tăng Tập trung vào công nghiệp và giao thông vận tải hiệu quả

An ninh lương thực Công nghiệp hóa nông nghiệp

Quy hoạch không gian không kiểm soát Quy hoạch không gian thành công

Đa dạng hóa kinh tế, áp lực môi trường cao

Đa dạng hóa kinh tế, áp lực môi trường cao

Page 32: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 32/89

Hình 4-3 Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 4-4 Kịch bản phát triển kinh tế dựa vào nông nghiệp tập trung vào an ninh lương thực

Kịch bản 1 | An ninh lương thực 2050 Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, 2013

Khu vực nông nghiệp nghèo nàn Dân di cư ra khỏi khu vực

Phòng hộ ven biển

Sử dụng đất Quản lý nước Có xu hướng trồng lúa baTrồng lúa

Trồng cây ăn quả

Nuôi trồng nước lợ

Nuôi tôm

Rừng phòng hộ

Rừng ngập mặn khu vực ven biển

Đô thị và cơ sở hạKhu vực đô thị

Gia tăng dân số

Page 33: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 33/89

4.3.1 Kịch bản an ninh lương thực Theo kịch bản này, vùng đồng bằng sông Cửu Long không thể hiện thực hóa quá trình chuyển đổi kinh tế như dự đoán. Nguyên nhân do môi trường kinh tế quốc gia và toàn cầu không thuận lơi và khi tăng trưởng kinh tế, việc định hướng các xu thế phát triển kinh tế dựa trên nông nghiệp và dịch vụ ở khu vực này không đúng. Kết quả là áp lực tiếp tục leo thang ở khu vực để đảm bảo lợi ích của an ninh lương thực quốc gia và để đạt được (hoặc ít nhất là duy trì) mức tăng sản lượng của các mặt hàng lương thực ( như gạo) và các thực phẩm khác (cá, trái cây, rau quả). Cấu trúc nền kinh tế vẫn duy trì ở cơ cấu nông nghiệp là chủ yếu với tăng trưởng GDP tụt xa so với trung bình quốc gia. Như vậy, áp lực của tăng trưởng dân số lên nguồn tài nguyên khu vực nông thôn sẽ tiếp tục gia tăng và vì thế cản trở quá trình hiện đại hóa nền tảng sản xuất thông qua tích tụ nguồn tài nguyên và/hoặc gia tăng bất bình đẳng về thu nhập (và nghèo đói tiềm năng) của dân cư nông thôn. Việc xóa bỏ các áp lực này chỉ có thể bằng cách di dân ra khỏi khu vực đồng bằng sông Cửu Long sang các khu vực phụ cận (phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế thuận lợi ở khu vực này) và làm chậm lại và từ từ giảm sự tăng trưởng dân số ở cấp quốc gia. Phát triển dân số - dự đoán sẽ đạt mức 20 triệu dân vào năm 2020 sau đó dân số sẽ giảm nhanh chóng. Việc phân tản dân số ở khu vực này sẽ diễn ra chậm hơn nhiều nếu điều kiện kinh tế ở các phu vực lân cận không còn thuận lợi. Phát triển kinh tế - đình trệ, kịch bản có đặc trưng là có phát triển GDP thấp nhất trong tất cả các kịch bản

Hình 4-5 Các hướng phát triển của tác nhân kinh tế xã hội cho kịch bản An ninh lương thực

Dân số Kinh tế Công nghiệp hóa Đô thị hóa

Tính công bằng

Năng suất nông nghiệp Môi trường

Page 34: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 34/89

Hình 4-6 Kịch bản công nghiệp hóa nông nghiệp, kinh tế, giả sử quy hoạch không gian và quản lý thủy lợi thành

công

4.3.2 Kịch bản công nghiệp hóa nông nghiệp Theo kịch bản này, Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thành của vùng chuyên môn hóa về nông nghiệp giá trị cao và sản phẩm thực phẩm nông nghiệp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Hoạt động của các

Kịch bản 2 | Công nghiệp hóa kinh tế nông nghiệp Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, 2013

Quản lý nước Sử dụng đất Đô thị và cơ sở hạKhu vực đô thị Nút kép

Nút công nghiệp

Đường cao tốc chính Đường ray

Cảng Cảng chính

Sân bay

Nông nghiệp thâm canh (cây ăn quả/lúa)

Thủy sản và

các sản phẩm giá trị cao

Nuôi trồng nước lợ bền vững Nuôi tôm

Rừng phòng hộ Rừng ngập mặn bờ biển

Khu vực kiểm soát được lũ

Ranh giới kiểm soát nước

Phòng hộ ven biển

Bảo vệ đô thị tránh lũ

Rào chắn triều

Kênh chuyển dòng chính

Khu vực nước lợ có cấp nước ngọt Các kênh thoát nước Bảo vệ Sông Hậu

Page 35: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 35/89

ngành công nghiệp sản xuất thức ăn phi nông nghiệp và các ngành cấp ba được định hướng phát triển ra ngoài vùng đồng bằng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và tăng trưởng GDP dựa trên các lợi thế về nông nghiệp của khu vực. Kịch bản này đưa ra mô hình tăng trưởng kinh tế chuyên biệt tách rời khỏi mức trung bình quốc gia nhưng phản ảnh gần hơn và được xây dựng dựa trên môi trường và cấu trúc kinh tế dựa vào nông nghiệp hiện tại ở khu vực này. Ngoài đầu tư và chính sách tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho chuyên môn hóa chế biến công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu, mô hình kinh tế này còn cần một sự thay đổi lớn của ngành sản xuất nông nghiệp. Kế thừa mô hình này, dù là hàng hóa, cây ăn trái hay thủy sản đều cần chuyển đổi sang hệ thống sản xuất theo hướng thị thương mại, hiện đại tập trung vào chất lượng sản phẩm cao đạt tiêu chuẩn người tiêu dùng ở các đô thị bậc trung và quốc tế. Việc tiếp tục giảm áp lực dân số ở khu vực nông thôn và củng cố nguồn tài nguyên như hiện nay đang diễn ra ở một vài nơi trong khu vực, có thể tạo nên môi trường kinh tế xã hội thuận lợi để có thể đạt được mục tiêu. Điều này đặc biệt đúng nếu và khi ngành công nghiệp nông nghiệp đang tăng trưởng có thể thu hút lực lượng lao động của ngành sản xuất phi nông nghiệp liên quan và tang trưởng ổn định. Dù sao đi nữa, mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp này phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế thuận lợi và đầu tư phối hợp tốt cho công nghiệp nông nghiệp, sản xuất và giao thông. Tốc độ tăng trưởng và các xu hướng không thuận lợi phát sinh có thể kéo kịch bản này quay lại kịch bản an ninh lương thực. Phát triển dân số - Giả thuyết cho kịch bản này là việc giảm nhanh chóng dân số khu vực nông thông vốn di dân ra các trung tâm kinh tế ở ngoài khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến dân số năm 2050 vào khoảng 15 triệu người và khoảng 7-8 triệu người đến năm 2100. Phát triển kinh tế - Kịch bản tăng trưởng kinh tế toàn cầu trung bình. Ở khu vực ĐBSCL, tăng trưởng đạt được nhờ vào sản xuất nông nghiệp giá trị cao và hiệu quả.

Hình 4-7 Các hướng phát triển các tác nhân kinh tế - xã hội cho kịch bản công nghiệp hóa nông nghiệp

Dân số Kinh tế Công nghiệp hóa Đô thị hóa

Tính công bằng

Năng suất nông

hiệ Môi trường

Page 36: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 36/89

Hình 4-8 Kịch bản phát triển tiềm năng với các động lực công nghiệp ở khu vực hành lang HCMC – Cần Thơ; giả

sử tiếp tục tập trung công nghiệp và hậu quả là mất diện tích đất màu mỡ dành cho nông nghiệp (cây ăn trái)

Kịch bản 3 | Hành lang công nghiệp Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, 2013

Quản lý nước Khu vực kiểm soát được lũ

Ranh giới kiểm soát nước

Phòng hộ ven biển

Bảo vệ đô thị tránh lũ

Rào chắn triều

Kênh chuyển dòng chính

Khu vực nước lợ có cấp nước ngọt Các kênh thoát nước

Bảo vệ Sông Hậu

Có khuynh hướng trồng lúa baSử dụng đất

Trồng lúa

Trồng cây ăn quả

Thủy sản nước lợ

Nuôi tôm

Rừng phòng hộ

Rừng ngập mặn bờ biển

Đô thị và cơ sở hạKhu vực đô thị

Nút kép

Nút công nghiệp

Đường cao tốc chính Đường ray

Cảng

Cảng chính

Sân bay

Page 37: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 37/89

4.3.3 Kịch bản công nghiệp hóa hành lang kinh tế Theo kịch bản này, môi trường kinh tế thuận lợi và hạn chế mở rộng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế vào sâu hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra sự tập trung về công nghiệp và đô thị trong hành lang Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ. Quá trình lan truyền và chuyển đổi về cấu trúc kinh tế này của hành lang phân chia nền kinh tế đồng bằng sông Cửu Long thành hai khu vực: khu đô thị công nghiệp hoá nằm trên vùng đất màu mỡ những dễ chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt và phần nội địa phía sâu hơn ở nông thôn hiện đang phải vật lộn để theo kịp với tiến độ phát triển của toàn vùng. Điều kiện chính sách không thể chuyển hướng phát triển công nghiệp/đô thị sang các dàn xếp không gian hiệu quả, dẫn đển việc khu vực nội địa bị công nghiệp hóa rải rác, điều này được đặc trưng bởi sự cạnh tranh dữ đội và tăng trưởng bị đình trệ. Quy hoạch đô thị không hiệu quả dẫn đến sự không phù hợp giữa các khu vực bất động sản phát triển và nhu cầu cho nhà ở giá có thể chi trả được. Tiền đề đặt ra trong kịch bản là những lợi thế so sánh đến từ các đặc trưng về đất khác nhau của vùng đồng bằng lại không được tôn trọng. Kết quả dẫn tới tình trạng mất đi một lượng lớn đất sản xuất nông nghiệp và các vùng đất trù phú chuyển đổi sang đất đô thị cùng với các khoản đầu tư lớn vào phòng chống lũ và cung cấp nước sạch. Việc mở rộng quy mô không hiệu quả dẫn đến sự bất bình đằng về thu nhập so với tăng trưởng GDP chịu áp lực trong tầm nhìn dài hạn. Kịch bản này tách rời hẳn so với các kịch bản khác với thực tế là một khi việc đô thị hóa và công nghiệp hóa mở rộng ở khu vực hành lang, thì việc khôi phục các khu vực đất đai và nguồn nước cho nền kinh tế nông nghiệp trở nên gần như không thể thực hiện. Phát triển dân số - dân số sẽ tăng ở khu vực hành lang. Dự kiến dân số đến năm 2050 vào khoảng 20 triệu người. Về lâu dài (2050+), dân số lao động sẽ giảm bởi vì sự di dân sáng các khu vực khác phát triển hiệu quả hơn và ít chịu tác hại bởi thiên tai. Phát triển kinh tế - đây là kịch bản tăng trưởng kinh tế toàn cầu cao. Tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp và các thủ phủ khu vực hành lang không như mong đợi vì các nguồn tài nguyên đất không được sử dụng hiệu quả. Đồng thời bất bình đẳng ở khu vực hành lang và khu vực vùng sâu khá cao.

Hình 4-9 Các hướng phát triển các tác nhân kinh tế - xã hội cho kịch bản công nghiệp hóa hành lang kinh tế

4.3.4 Kịch bản công nghiệp hóa nút kép Theo kịch bản này, đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh thành một nền kinh tế đa dạng, trong đó ngành kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao thành công, phù hợp với các hoạt động của ngành thứ cấp và thứ 3 tại vùng kinh tế được lựa chọn. Môi trường kinh tế toàn cầu có những thuận lợi lớn từ hoạt động trao đổi liền mạch, không giới hạn, và hoạt động kinh tế vùng được đặc trưng bởi quy hoạch không gian tổng thể tổng hợp và phối hợp hoàn hảo. Việc mở rộng đô thị-công nghiệp chủ yếu hướng về hai nút: xung quanh thành phố Hồ Chí Minh và phía tây của Cần Thơ. Sự phát triển thiếu tập trung của các khu công nghiệp sẽ được hạn chế. Đồng Bằng SCL sẽ được đặc trưng bởi các vùng kinh tế nông nghiệp chuyên biệt. Sự phát triển của ngành sản xuất nông sản giá trị cao sẽ đi đôi với việc nâng cao chất lượng của các hoạt động sản xuất của các ngành khác tại các vùng kinh tế đã được quy hoạch. Tổng sản lượng và năng suất tăng lên đáng kể. Mạng lưới cơ sở hạ tầng hiệuquả - bao gồm cảng và phát triển đường thủy ở khu vực phía tây – kết nối vùng sâu trong đất liền với các cản chính, hỗ trợ phát triển sâu hơn ở khu vực DDBSCL. Các áp lực lên đất và nước khá cao nhưng lại được giải quyết bằng thái độ hiệu quả và mạch lạc và kết quả là các nguồn tài nguyên được khai thác hiệu quả. Cùng lúc đó, công tác bảo tồn hệ sinh thái được ưu cao cũng như được nhận thức như là nhu cầu cần thiết cho phát triển bền vững về lâu dài. Động lực chính của kịch bản này là môi trường kinh tế thuận lợi và tầm nhìn bao quát rõ ràng và tập trung cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và xa hơn nữa nhằm đảm bảo rằng các phát triển không mâu thuẩn với quỹ đạo phát triển của khu vực gần kề.

Dân số Kinh tế Công nghiệp hóa Đô thị hóa

Tính công bằng

Năng suất nông nghiệp Môi trường

Page 38: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 38/89

Phát triển dân số - Phát triển ở ngành cấp hai và ba sẽ là nhân tố hấp dẫn ở khu vực ĐBSCL, dẫn đến tăng trưởng dân số cao vào khoảng 30 triệu người trong năm 2050. Về lâu dài (đến năm 2100), phát triển dân số sẽ chậm lại và giảm một ít vì tỉ lệ sinh sản thấp của dân cư giàu có hơn. Phát triển kinh tế - kịch bản này có tăng trưởng GDP cao nhất từ đóng góp của các ngành dịch vụ và công nghiệp và được thúc đẩy bởi các kết nối cơ sở hạ tầng hoàn hảo.

Hình 4-10 Các hướng phát triển các tác nhân kinh tế - xã hội cho kịch bản công nghiệp hóa nút kép

Dân số Kinh tế Công nghiệp hóa Đô thị hóa

Tính công bằng

Năng suất nông

hiệ Môi trường

Page 39: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 39/89

Hình 4-11 Kịch bản Công nghiệp hóa nút kép giả định quy hoạch không gian TPHCM thành công và bảo toàn

đất đai màu mỡ có giá trị cho nông nghiệp và văn hóa trái cây giữa TPHCM và Cần Thơ. Tây Cần Thơ, đất nông nghiệp không thuận lợi có thể dành cho phát triển công nghiệp.

Kịch bản 4 | Nút kép Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, 2013

Quản lý nước Sử dụng đất Đô thị và cơ sở hạ Khu vực đô thị

Nút kép

Nút công nghiệp

Đường cao tốc chính Đường ray

Cảng

Cảng chính

Sân bay

Nông nghiệp thâm canh (cây ăn quả/lúa) Thủy sản và

các sản phẩm giá trị cao

Nuôi trồng nước lợ bền vững

Nuôi tôm

Rừng phòng hộ

Rừng ngập mặn bờ biển

Khu vực kiểm soát được lũ Ranh giới kiểm soát nước

Phòng hộ ven biển

Bảo vệ đô thị tránh lũ

Rào chắn triều

Kênh chuyển dòng chính

Khu vực nước lợ có cấp nước ngọt Các kênh thoát nước

Bảo vệ Sông Hậu

Page 40: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 40/89

4.4 Tác động các kịch bản kinh tế lên con người, sử dụng đất, nước và nền kinh tế

Mỗi kịch bản phát triển kinh tế mở ra nhiều hướng phát triển khác nhau và sẽ liên quan đến người dân sinh sống ở khu vực đồng bằng, tài nguyên tự nhiên, tính dễ bị tổn thương của khu vực này và nên kinh tế. Do đó, kịch bản phát triển kinh tế sẽ tự nhiên trở thành kịch bản sử dụng đất và nước!. Không thể dự đoán và kiểm soát được hướng phát triển chính xác khi mà nó bị tác động một phần bởi các phát triển ngoại biên như thương mại toàn cầu, môi trường kinh tế, biến đổi khí hậu, các phát triển ở thượng nguồn, phát triển ở khu vực TP HCM. Tuy nhiên một vài tác nhân chính có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định chiến lược. Theo hướng này, cần thiết phải có một tầm nhìn lâu dài rõ ràng và được chia sẽ cho khu vực ĐBSCL, kể cả nếu khi hướng phát triển đến tầm nhìn lâu dài này có thể sai lệch theo thời gian và trạng thái. Một số kịch bản tương lai liên quan đến các cơ hội và đe dọa cụ thể cho châu thổ, trong khi các kịch bản khác những vấn đề này ít hơn. Hình 4-12 bên dưới nêu mối quan hệ của các kịch bản trình bày bên trên, cũng như các đe dọa và cơ hội của châu thổ.

Hình 4-12 Tổng hợp các động lực kinh tế xã hội chính của từng kịch bản phát triển

4.4.1 Tính dễ bị tổn thương của vùng ĐBSCL cần một phương pháp tiếp cận linh hoat kèm theo cảnh báo trước

Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang chịu ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và những thay đổi của lưu vực sông phía thượng nguồn. Nằm ở vị trí cuối nguồn và ven biển, khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động này. Những điều không chắn chắn về phạm vi của biến đổi khí hậu cũng như những tác động của nó đòi hỏi cần có sự cảnh báo cũng như giải pháp thích ứng thận trọng và linh hoạt trong ngắn và trung hạn. Để tránh những tác động nặng nề có thể xảy ra từ trung đến dài hạn, các biện pháp hoặc phát triển không phục hồi lại được không được áp dụng. Kích cầu kinh tế cần thích ứng được với phạm vi rộng lớn của các tác động của biến đổi khí hậu. Có nhiều phương án đầy hứa hẹn và trù phú cho nền kinh tế tổng hợp, nông nghiệp tiên tiến và quản lý tài nguyên nước chính.

4.4.2 Các phát triển ở thượng nguồn có thể làm gia tăng hoặc làm giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu

Về cơ bản, với hơn 10 dự án xây dựng đập trên dòng chính sông Mê Kông, tác động về thủy văn sẽ phụ thuộc nhiều vào việc vận hành các đập và những tác động của biến đổi khí hậu lên chế độ thủy văn cũng có thể gia tăng hoặc suy yếu. Việc xây dựng các đập mới sẽ làm giảm mạnh lượng phù sa bồi lắng của đồng bằng sông Cửu long, sẽ không còn mùa nước nổi và quá trình mở rộng tự nhiên của ĐBSCL sẽ dần dần ngừng lại. Vì lẽ đó, trong ngắn và trung hạn, cần thiết phải tối ưu và tối đa hoá quá trình bồi lắng tự nhiên như là một biện pháp thích ứng khi mực nước biển dâng, sử dụng bùn cát trong sông càng lâu càng tốt. Để giảm thiểu tác động đến môi trường và hướng dẫn, quản lý các hoạt động phát triển trong tương lai về phân bổ lại nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên (như bùn cát, cá) trên lưu vực sông Mekong giữa

Dân số Kinh tế Công nghiệp hóa Đô thị hóa

Tính công bằng

Năng suất nông nghiệp

Môi trường

An ninh lương thực

Công nghiệp hóa nông nghiệp

Công nghiệp hóa hành lang kinh tế

Công nghiệp hóanút kép

Page 41: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 41/89

các quốc gia ven sông, Ủy ban sông Mekong nên mở ra một hội đồng tư vấn xây dựng Hiệp ước Quốc tế đầy đủ về sử dụng nước trên sông.

4.4.3 Tác động của con người Nhiều tác động biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn không chỉ bắt nguồn từ tự nhiên. Việc xây dựng và vận hành các đập thủy điện cùng với phá rừng do con người gây ra. Tương tự như các nguyên nhân tự nhiên, các hoạt động cá nhân không đáng kể của con người cũng làm gia tăng những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của châu thổ. Bên trong châu thổ, các đê bao lấn biển xây dựng tại các khu vực chứa lũ làm giảm khả năng chứa lũ và gia tăng các rủi ro lũ lụt. Khai thác nước ngầm, đặt biệt tại các khu đô thị và công nghiệp gây lún đất và tăng các rủi ro lũ lụt. Xây dựng và cải tạo các tuyến đê biển quá gần đường bờ biển thực tế đã phá hủy các rừng ngập mặn khỏi tự nhiên, làm nguy hiểm cho các bờ biển được bảo vệ. Tác động của con người góp phần làm trầm trọng thêm các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra. Khi ứng phó với biến đổi khí hậu, không nên bỏ qua các tác động từ con người như đã nêu trên.

4.4.4 Thiếu năng lực giảm nhẹ tác động của lũ ở vùng Giữa và vùng Trên của ĐBSCL Công tác phòng lũ tại Vùng Giữa của ĐBSCL phụ thuộc lớn vào các biện pháp phòng lũ ở vùng Trên của vùng đồng bằng. Những hoạt động phát triển địa phương ở vùng Trên của ĐBSCL đã cản trở công tác phòng chống lũ lụt cho toàn đồng bằng. Vùng trên của ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm lũ, đồng thời cũng có vai trò quan trọng đối với vùng Giữa của Đồng bằng. Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên là những khu vực có khả năng giữ nước lũ lớn. Nhờ đó, vào mùa lũ, mực nước vẫn được duy trì ở mức độ có thể kiểm soát được, nhất là các khu vực ở hạ lưu của vùng Giữa của ĐBSCL. Việc tăng cường khai hoang lấn biển để trồng lúa 2,3 vụ đã làm suy giảm mạnh khả năng giữ nước, chậm lũ của khu vực Trên của đồng bằng. Ngược lại, sự phát triển kinh tế tại vùng Giữa của ĐBSCL và biến đổi khí hậu cùng với đỉnh lũ tăng lại đòi hỏi phải tang khả năng chậm lũ, trữ lũ. Lũ và các nguy cơ ngập lụt đất nông nghiệp có giá trị cao đang được đô thị hóa tại khu vực Cần Thơ tăng lên, nghĩa là rủi ro do lũ và tăng vì giá trị của vùng cần được bảo vệ bởi lũ lụt tăng.

4.4.5 Thiếu nước ngọt tại khu vực Giữa và vùng Bờ biển của ĐBSCL Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ và giảm lượng mưa vào mùa khô. Do đó tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên gay gắt và nặng nề, đặc biệt tại các nhánh trung lưu ĐBSCL và khu vực ven biển. Suy giảm dòng chảy trong mùa khô trên sông Mê Công và việc suy giảm lượng mưa vào mùa khô sẽ càng khiến cho tình trạng thiếu nước trở nên thêm bi đát. Nước biển dâng làm trầm trọng hơn nữa nguy cơ xâm nhập mặn ở vùng ven biển. Đất bị nhiễm mặn và axit sẽ làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế nông nghiệp truyền thống nếu thiếu nước trong mua khô lại tiếp tục tăng cao. Trong trường hợp thiếu nguồn cung cấp nước ngọt thì các biện pháp quản lý nước và cơ sở hạ tầng nhằm bảo vệ các khu vực này khỏi tác động của xâm nhập mặn sẽ trở nên không hiệu quả.

4.4.6 Nhu cầu gia tăng về phòng lũ ở vùng Bờ biển Theo tất cả các kịch bản biến đối khí hậu, khu vực ven biển của ĐBSCL được dự đoán là sẽ phải gánh chịu các tác động kết hợp của nước biển dâng, suy giảm nguồn nước ngọt vào mùa khô; điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng bảo vệ vùng ven biển (lũ ven biển) và nguy cơ xâm nhập mặn vào vùng đồng bằng. Cùng với đó, sự tăng trưởng vượt bậc của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước lợ trong thập kỷ gần đây, những biện pháp thích ứng cho việc sử dụng tài nguyên đất và nước đã được thực thi mang lại khả năng thích ứng với xâm nhập mặn trong tầm ngắn và trung hạn. Tuy nhiên nền kinh tế nước lợ này cần phải được đặt trên một nền tảng bền vững và khôi phục lại khả năng tự nhiên nhằm củng cố thêm khu vực ven biển. Chỉ trong tầm nhìn dài hạn và dưới tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu khắc nghiệt nhất, mức độ xâm nhập mặn vào nguồn nước ngọt và các nhánh sông có thể lan ra ngoài các vùng nước lợ, và khi đó cần phải thực hiện các biện pháp bổ sung nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt tại vùng Giữa của ĐBSCL khỏi xâm nhập mặn. Trong mọi tình huống và mọi kịch bản, xói mòn ven biển cần phải được khoanh vùng, chuyển đổi thành các khu vực định cư và cần phải gia cố để bảo vệ vùng ven biển khỏi từ nước biển dâng.

Page 42: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 42/89

5 Tầm nhìn kinh tế dài hạn về sống chung với lũ ở vùng Đồng bằng

Chương 0 về phương pháp luận bắt đầu bằng nét phác thảo của tầm nhìn. Tầm nhìn này không đề cập đến tất cả chi tiết của Châu thổ sông Cửu Long, nhưng đề cập đến các vấn đề chi tiết chính xung quanh chương trình cho châu thổ có thể được thiết kế. Tầm nhìn này là kết quả logic của các kịch bản được miêu tả ở phần trên. Từ cách sử dụng thông minh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế tối ưu được theo đuổi vì một châu thổ thịnh vượng và an toàn. Thực hiện tầm nhìn đòi hỏi hành động và cái nhìn chú tâm tới các bên hữu quan và nhấn mạnh nhu cầu hội nhập, hợp tác và đa dạng hóa.

5.1 Thiết lập một tầm nhìn dài hạn về quy hoạch sử dụng không gian

Tầm nhìn dài hạn về Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp không gian cho các tài sản quý và các giá trị trên đồng bằng. Các mục tiêu chính là tăng cường kinh tế-xã hội, an toàn và bền vững. đó phải là một vùng thu hút để sống, làm việc, đầu tư và giải trí nghỉ ngơi. Bền vững là cột trụ chính với việc sử dụng hiệu quả nước và các nguồn tài nguyên trên đồng bằng. Sử dụng đất và quy hoạch không gian đã được thông qua và hoàn toàn có lợi nhờ các đặc điểm thiên nhiên. Cần Thơ (cùng với sự mở rộng về hướng tây) là trái tim kinh tế của vùng đồng bằng, là trung tâm phát triển mạnh về hàng hóa, dịch vụ và kiến thức kết nối tốt tới thành phố Hồ Chí Minh, các làng mạc và các thành phố nhỏ hơn trong đồng bằng, liên kết thị trường đầu vào và đầu ra. Những sản phẩm kinh tế chính được sinh ra từ bến cảng chính này nhờ các ngành công nghiệp liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng bằng và các ngành công nghiệp, dịch vụ tương quan. Như vậy, dịch chuyển mục tiêu hướng tới một nền công nghiệp hóa và dịch vụ được thực hiện bởi sử dụng lợi thế cạnh tranh nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long. Đưa ra chi phí tương đối cao do sử dụng đất, nước và do thay đổi các mô hình dinh dưỡng, trọng tâm sẽ dịch chuyển từ các nông phẩm giá trị thấp (như gạo) tới các nông phẩm có giá trị cao, như cây ăn trái, rau và thủy sản bền vững. Điều này đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ vị trí cạnh tranh của Việt Nam thay đổi nhanh chóng với các nước sản xuất gạo, như Căm pu chia, Myanmar và Lào. Các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp phong phú giá trị cao được bao quát toàn bộ chuỗi giá trị, từ lúc trồng trọt đến lúc sinh trưởng và ra tới thị trường. Điều này là có thể thực hiện bằng cách đầu tư hiệu quả cho hệ thống giao thông, sử dụng triệt để vốn thiên nhiên của các đường thủy trên đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng các phương tiện cảng. Các giá trị gia tăng sinh ra trên hệ thống trụ nông-công nghiệp được đầu tư để phát triển khu vực nông thôn trên đồng bằng sông Cửu Long. Các đầu tư đặt mục tiêu là nghiên cứu nông nghiệp cấp độ cao, phát triển nông nghiệp và tập huấn người nông dân. Mang lại nhiều công ăn việc làm cho các ngành thứ hai, thứ ba, chủ yếu là những ngành phù hợp cao với đặc điểm tự nhiên của đồng bằng, như công nghiệp sản xuất thức ăn, logistic, nông học, nghiên cứu và phát triển công nghệ nông nghiệp, các hoạt động hàng hải và khai thác vật liệu bê tông (cát, sỏi). Đô thị hóa và tính cơ động được khuyến khích và tạo điều kiện, do đô thị hóa cho phép cung cấp hiệu quả dịch vụ và hạ tầng xã hội. Quy hoạch không gian đô thị chặt chẽ điều tiết không gian cho nhu cầu di dân của lao động nông thôn bằng cách cung cấp chỗ ở xung quanh Cần Thơ và các thành phố khác nhỏ hơn. Thực đơn hàng ngày phong phú nhiều dinh dưỡng và nước sạch đầy đủ sẽ được cung cấp cho các cư dân có mức thu nhập trung bình, cũng như cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và giao thông. Cơ hội dùng nước đang được triển khai, mức thiếu nước được duy trì thỏa đáng và việc nâng cao nhận thức dùng nước hiệu quả đang được khuyến khích. Trong tầm nhìn dài hạn, những đặc tính đất khác nhau của vùng đồng bằng được tôn trọng. Các hoạt động công nghiệp và thương mại được tập trung theo không gian và phân bố trên các trục nơi có thế mạnh cạnh tranh rõ ràng cho các hoạt động này. Thêm nữa đất nông nghiệp màu mỡ được giữ gìn và đầu tư lớn để chống lại các nguy cơ lũ và có thể ngăn ngừa được sự khan hiếm nước.

Page 43: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 43/89

Hộp 5-1 Đầu tư hạ tầng

Một trong những yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của một nền kinh tế là cơ sở hạ tầng nhiều và hiệu quả, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nơi phát hành các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm. Cơ sở hạ tầng phát triển tốt làm giảm ảnh hưởng của khoảng cách, kết nối nông dân chi phí thấp với các thị trường quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, chất lượng và số lượng mạng lưới cơ sở hạ tầng tác động đáng kể tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập và nghèo đói theo nhiều cách khác nhau. Mạng lưới hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc phát triển tốt là điều kiện tiên quyết cho việc tiếp cận của các cộng đồng kém phát triển với các hoạt động kinh tế và các dịch vụ quan trọng. Hệ thống giao thông vận tải hiệu quả - bao gồm đường, đường sắt, cảng biển và vận tải hàng không chất lượng - cho phép các doanh nghiệp mang hàng hóa và dịch vụ của họ ra thị trường một cách an toàn và kịp thời và tạo điều kiện cho sự chuyển động của người lao động để tìm các công việc phù hợp nhất (Báo cáo Cạnh tranh Thế giới năm 2012 -2013). Kịch bản kinh tế phát triển Đồng bằng cuối chịu ảnh hưởng chỉ trích do chiến lược thích ứng sẽ được thực hiện về cả phạm vi và thời gian. Với cân nhắc hệ thống tự nhiên và sự màu mỡ, dồi dào của đồng bằng, chuyển đổi thành ngành kinh tế nông nghiệp hiện đại với các khu công nghiệp chế biến thực phẩm liên hợp có vẻ như khả thi và bền vững lâu dài. Mô hình phát triển dựa vào nông nghiệp có thể được bổ sung với các ngành kinh tế khác phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng như các hoạt động hàng hải, giao thông và khai thác vật liệu bê tông khối (cát, sỏi). Về ngắn hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho giải phóng sức lao động nông thôn ngoài ngành công nông nghiệp về các hoạt động công nghiệp không đòi hỏi kỹ năng cao trong các khu kinh tế hiện có của vùng đồng bằng có thể cần thiết, nhưng đó chỉ là phát triển tạm thời. Những biện pháp này thích ứng tốt hơn với các vùng khác, do khác biệt về lợi thế cạnh tranh. Để tránh gây nguy hiểm cho các tài nguyên màu mỡ của vùng, quy hoạch không gian vừa đủ và điều tiết những phát triển công nghiệp này là cần thiết. Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp có vẻ như hài hòa và cân bằng nhất với điều kiện tự nhiên màu mỡ nơi đây, tuy nhiên nó chỉ có thể cất cánh khi các điều kiện biên tự nhiên của hệ thống được giải quyết theo cách bền vững. Đưa ra diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu lên hệ tự nhiên thống là cần thiết. Một khi các tác động của biến đổi khí hậu trở nên thường xuyên hơn, các chiến lược thích ứng thỏa đáng là thiết yếu. Nếu rốt cuộc nước biển dâng 1-2m về dài hạn, thì đòi hỏi can thiệp ở quy mô lớn vào phòng lũ và hệ thống quản lý nước trên châu thổ sông Cửu Long.

5.2 Đánh giá các kịch bản kinh tế sử dụng đất và nước

Khi các kịch bản kinh tế bị ảnh hưởng bởi các giải pháp thực tế cũng như trường hợp có thể không thực sự bị ảnh hưởng, như phát triển kinh tế bên ngoài và biến đổi khí hậu, mỗi kịch bản có thể có những đặc điểm thuận lợi và kém thuận lợi. Những đặc điểm này được đánh giá trong Bảng 5-1. Cả hai kịch bản công nghiệp hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa nút kép tận dụng các cơ hội và mối đe dọa hệ thống tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long. Trong kịch bản công nghiệp hóa bút kép, các hoạt động công nghiệp và đô thị đang diễn ra trên khu vực ít màu mỡ, do đó không phải cạnh tranh với các hoạt động nông nghiệp có giá trị cao. Trong cả hai kịch bản, phát triển cơ sở hạ tầng là cần thiết và hiệu quả về chi phí, vì nó kết nối đất sản xuất nông nghiệp với các cụm kinh tế và thị trường lớn hơn. Kết quả là dân số đông hơn nhiều và mở rộng đô thị trên đất khô và đất a-xít, kịch bản công nghiệp hóa nút kép sẽ phải đối mặt (và do đó sẽ phải đối phó với) tình trạng khan hiếm nước nặng nề và các vấn đề chất lượng nước. Vấn đề này ít gặp hơn nhiều trong kịch bản công nghiệp hóa nông nghiệp. Một sự khác biệt quan trọng giữa hai kịch bản này là tính dễ tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế. Vì kịch bản công nghiệp hóa nông nghiệp tập trung vào lợi thế cạnh tranh chính của nó: thích hợp cho nông nghiệp, tăng trưởng được kiểm soát và ít dễ bị tổn thương do tình trạng tăng trưởng kinh tế trì trệ (toàn cầu). Kịch bản công nghiệp hóa nút kép được thiết kế ngược lại với tăng trưởng kinh tế cao, công nghiệp rất đa dạng, ít tập trung vào các ngành công nghiệp với lợi thế cạnh tranh cốt lõi của nó. Điều này làm cho kịch bản này đặc biệt dễ bị tổn thương đối với những cú sốc bên ngoài như giảm (toàn cầu / quốc gia) tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong các kịch bản an ninh lương thực và công nghiệp hóa hành lang, phối hợp không gian đã không được thực hiện, và phát triển kinh tế diễn ra rất phân tán, thiếu sự phối hợp, thiếu tập trung vào lợi thế cạnh tranh cốt lõi của nó. Những lợi thế thích hợp về đất không được coi trọng. Các kịch bản này cho thấy sự ảm đạm hơn, với sự bất bình đẳng cao và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Kịch bản công nghiệp hóa hành lang tương ứng với các xu hướng hiện tại của châu thổ. Mặc dù không hiệu quả, mô hình tăng trưởng này có thể duy trì tăng trưởng kinh tế, với điều kiện môi trường kinh tế toàn cầu vẫn lạc quan. Nếu điều này thay đổi, nền kinh tế có thể phát triển theo một kịch bản an ninh lương thực hơn. Về bản chất, kịch bản công nghiệp hóa nút kép phù hợp với mục tiêu chính thức của chính phủ và mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho ĐBSCL. Nó phù hợp với các mục tiêu chuyển đổi toàn quốc, thúc đẩy tăng trưởng ngành

Page 44: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 44/89

công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, tình hình kinh tế hiện tại của châu thổ (cơ cấu và tăng trưởng) tụt hậu đáng kể so với mức trung bình toàn quốc, thể hiện qua việc di dân cao của châu thổ. Để vượt qua sự tụt hậu đó, đầu tư đúng mục tiêu, chính sách thay đổi kinh tế sẽ phải được thực hiện cũng như đầu tư vốn rất lớn cho cơ sở hạ tầng, chống lũ lụt cũng như cấp và lọc nước. Tuy nhiên, thậm chí với những nỗ lực phối hợp chính sách, tình hình kinh tế rất thuận lợi sẽ là một điều kiện tiên quyết để thực hiện mô hình tăng trưởng này. Tuy nhiên điều khiển bên ngoài này nằm ngoài sự kiểm soát của các cấp có thẩm quyền. Quy hoạch không gian và kinh tế là cần thiết để định hướng phát triển kinh tế của châu thổ theo cách mong muốn và bền vững. Theo các chính sách hiện tại, đồng bằng sông Cửu Long có khả năng cao phát triển theo kịch bản công nghiệp hóa hành lang, nhưng lại là công nghiệp hóa hành lang không mong muốn do mạng lưới giao thông được cải thiện và yếu tố thu hút kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này tiềm ẩn các tác động tiêu cực và nguy cơ mất các lợi thế xuất khẩu dựa trên đất nông nghiệp và trái cây của châu thổ, điều này đòi hỏi phải đầu tư cơ bản cho phòng chống lũ lụt tại các vùng kinh tế mới, đây được xem như là các phương án thích ứng toàn châu thổ. Kịch bản công nghiệp hóa nông nghiệp thực hiện theo hướng kinh tế sai lệch do bao gồm tất cả các lợi thế cạnh tranh nông nghiệp đặc trưng của vùng đồng bằng. Tăng trưởng kinh tế đạt được bằng cách tiếp tục mở rộng quy mô ngành nông nghiệp với các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao dành cho thị trường thương mại trong nước và quốc tế.

Các kịch bản, sự trù phú an toàn và bền vững Các vấn đề quan trọng đối với châu thổ là phát triển thành một khu vực an toàn, trù phú và bền vững. Xem xét những hướng phát triển có thể của Đồng bằng sông Cửu Long, các hướng này đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Đánh giá các kịch bản phát triển theo ba vấn đề quan trọng cung cấp một cái nhìn vào khả năng đối phó với những thay đổi của nền kinh tế và tình hình sử dụng đất - nước (xem Bảng 5-1).

Page 45: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 45/89

Bảng 5-1 Đánh giá các kịch bản tiềm năng phát triển ở ĐBSCL

AN TOÀN Mức độ an toàn yêu cầu Trung bình: giá trị kinh tế cao, nông

nghiệp giá trị cao cần được bảo vệ Cao: do các khu công nghiệp / đô thị tập trung rộng lớn

Thấp: các khu công nghiệp / đô thị nhỏ và nông nghiệp giá trị kinh tế thấp

Rất cao: do công nghiệp hóa và đô thị hóa phân tán

Chi phí phòng chống lũ Trung bình: bảo vệ tập trung và sử dụng tự nhiên để bảo vệ

Cao: công nghiệp hóa / đô thị hóa tập trung và quy hoạch nên được bảo vệ hiệu quả

Trung bình: sử dụng đất không kiểm soát nên cần có các giải pháp khác nhau

Rất cao: cần thu hút công nghiệp, mô hình phân tán, chi phí bảo vệ cao

Danh thu từ đầu tư theo mức độ an toàn

Cao: do chi phí trung bình và thu nhập ổn định vừa phải

Rất cao: phụ thuộc phát triển kinh tế bên ngoài

Rất thấp: do chi phí cao và thu nhập thấp

Trung bình: Phụ thuộc phát triển kinh tế bên ngoài

Điểm an toàn Cao Rất cao Rất thấp Trung bình PHỒN THỊNH Sử dụng lợi thế cạnh tranh Rất cao: sử dụng nguồn tài nguyên

thiên nhiên Trung bình: các vùng khác có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn

Trung bình: lợi thế cạnh tranh không tối ưu

Thấp: không quan tâm lợi thế cạnh tranh

Độ thị hóa và công nghiệp hóa hiệu quả Cao: châu thổ có giá trị kinh tế làm cho tốc độ đô thị hóa nhanh

Rất cao: châu thổ có giá trị kinh tế rất cao

Thấp: giá trị kinh tế của châu thổ quá thấp để hỗ trợ đô thị hóa cao cấp

Trung bình: lúc đầu tăng, sau đó giảm

Phát triển hạ tầng chi phí hiệu quả Cao: do quy hoạch không gian có kiểm soát

Rất cao: do quy hoạch không gian có kiểm soát, độ thị hóa nhanh hơn

Rất thấp: quy hoạch và sử dụng hạ tầng không hiệu quả

Thấp: quy hoạch hạ tầng không hiệu quả

Điểm phồn thịnh Cao Rất cao Thấp Thấp BỀN VỮNG Cung cấp đủ nước ngọt Cao: nhu cầu thấp hơn, các khu vực

nước mặn đã thích nghi Cao: nhu cầu công nghiệp thấp Rất thấp: sử dụng đất trái ngược với

môi trường Thấp: ô nhiễm công nghiệp khắp châu thổ

Chất lượng nước Cao: hệ thống thích ứng mới cải thiện chất lượng nước

Cao: ít sử dụng nước mặt, nước công nghiệp tập trung

Rất thấp: không đủ nước sử dụng, nhiều ô nhiễm

Thấp: ô nhiễm công nghiệp khắp châu thổ

Sử dụng đất bền vững Cao: sử dụng đất thích nghi với môi trường

Cao: quy hoạch không gian có trật tự, rủi ro mất đất nông nghiệp màu mỡ

Thấp: sử dụng đất không tương thích với đặc trưng của châu thổ

Rất thấp: không xem xét đến hệ thống tự nhiên

Sử dụng hệ thống phòng lũ tự nhiên Cao: sử dụng hệ thống rừng ngập mặn tự nhiên

Trung bình: một số khu vực cần có giải pháp công trình bảo vệ

Rất thấp: khu vực ven biển dùng cho nông nghiệp

Thấp: low: nhiều khu vực cần có giải pháp công trình bảo vệ

Ứng phó với biến đổi khí hậu Cao: hệ thống sử dụng đất linh hoạt Cao: các khu vực tập trung, bảo vệ hiệu quả

Rất thấp: rủi ro mất mùa Thấp: các khu vực nhiều rủi ro ở nhiều nơi

Thích ứng với phát triển kinh tế bên ngoài Rất cao: ít phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài

Cao: rất phụ thuộc vào cáo yếu tố bên ngoài để thành công, đa dạng hóa các hoạt động cần thiết

Trung bình: ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài

Rất thấp: cực kỳ phụ thuộc các yếu tố bên ngoài

Điểm bền vững Cao Cao Thấp Thấp

Công nghiệm hóa nông nghiệp

Nút kép An ninh lương thực Hành lang công nghiệp

Page 46: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 46/89

Một cách trình bày khác các điểm chung của các kịch bản về an toàn, trù phú và phát triển bền vững được đưa ra trong hình bên dưới.

Hình 5-1 Hình này chỉ ra vị trí của bốn kịch bản liên quan đến các mục tiêu chính của ĐBSCL: an toàn, trù phú và

bền vững.

Trong tất cả các kịch bản, an toàn (lũ lụt và nước ngọt) có thể đạt được, nhưng trong kịch bản công nghiệp hóa hành lang và an ninh lương thực, sự an toàn có thể đạt được với chi phí cao không cần thiết hoặc khó đáp ứng được. Sự trù phú và an toàn là những yếu tố kết nối quan trọng: độ an toàn cao là cần thiết để thu hút công nghiệp và tăng cường sự thịnh vượng cho nền kinh tế bền vững và ngược lại sự thịnh vượng cao của châu thổ làm cho các khoản đầu tư có được chi phí vừa phải, an toàn. Lợi thế cạnh tranh tự nhiên của châu thổ là việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên cho nông nghiệp. Tập trung vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là một lựa chọn rất khả thi, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa là điều cần thiết cho phát triển kinh tế tốt.

5.3 Kinh tế nông nghiệp-lựa chọn chiến lược cho phát triển kinh tế-xã hội

Các kịch bản công nghiệp hóa nút kép và công nghiệp hóa hành lang sẽ chỉ hiện thực nếu tình hình kinh tế toàn cầu thuận lợi cao. Nếu không, và thậm chí quy hoạch không gian không hiệu quả, thì hướng phát triển có nguy cơ rơi trở lại vào kịch bản an ninh lương thực. Mặc dù chính sách hiện nay đặt mục tiêu công nghiệp hóa nút kép theo quỹ đạo tăng trưởng kép, thực tế các hoạt động hiện nay thể hiện phát triển công nghiệp hóa hành lang không hiệu quả, có nguy cơ trở thành kịch bản an ninh lương thực nếu tăng trưởng kinh tế trì trệ. Do tăng trưởng kinh tế toàn cầu phát triển tự do (không thể bị ảnh hưởng), điều quan trọng là không để dự đoán hoàn toàn về sự phát triển công nghiệp hóa nút kép. Thay vào đó, tập trung vào các lợi thế cạnh tranh cốt lõi sẽ bền vững hơn trong thời gian dài, cho phép công nghiệp hóa nông nghiệp tăng trưởng kinh tế bền vững (ngay cả khi tình hình kinh tế toàn cầu đang tụt lại phía sau) và cho phép thích ứng dễ dàng hơn để thay đổi tình hình ở giai đoạn sau. Đồng thời, một số yếu tố cần thiết phải được thực hiện để có thể tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao nếu điều này thành hiện thực, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng hiệu quả kết nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm và tạo điều kiện đô thị hóa. Đây cũng là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp có hiệu quả.

AN TOÀN TRÙ PHÚ BỀN VỮNG

Nút kép Nút kép

Nút kép

Công nghiệp hóa nông

nghiệp

Công nghiệp hóa nông

nghiệp

Công nghiệp hóa nông

nghiệp

Hành lang công nghiệp

Hành lang công nghiệp Hành lang

công nghiệp An ninh lương thực

An ninh lương thực An ninh

lương thực

CẠNH TRANH BẤT LỢI CẠNH TRANH CÓ LỢI

Page 47: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 47/89

Hình 5-2 Những phát triển kinh tế-xã hội tiềm năng trên đồng bằng sông Cửu Long, phụ thuộc vào môi trường

kinh tế tiềm năng và kiểm soát quy hoạch không gian

Dựa trên quan điểm về các vấn đề môi trường và các tác động của biến đổi khí hậu (có thể quản lý được), sản xuất nông nghiệp hàng hóa là kịch bản có triển vọng nhất với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quan điểm này phù hợp và tận dụng các đặc điểm tự nhiên đặc trưng của khu vực (địa hình thấp, nhiều kênh rạch và đất đai màu mỡ) đồng thời cung cấp một nền tảng tuyệt vời cho tầm nhìn dài hạn về phát triển kinh tế bền vững và quy hoạch không gian trong tương lai. Kịch bản này cũng phù hợp nhất với cấu trúc kinh tế và nhân khẩu của khu vực này vốn rất khác biệt với cả nước nói chung và các vùng lân cận.

I. Ngành nông nghiệp thể hiện sự phát triển kinh tế bền vững, quá trình phát triển, và hiện đại hóa nông nghiệp của vùng đồng bằng; nó có thể đáp ứng được những nhu cầu đang gia tăng của quốc gia cũng như quốc tế về những sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao;

II. Ngành nông nghiệp mang lại sự tăng trưởng kinh tế và sự giàu có nhờ ngành công nghiệp và dịch vụ dựa trên chuyên môn hóa và dịch vụ hóa nông nghiệp;

III. Ngành nông nghiệp tránh được những cạnh tranh không mong muốn với các ngành kinh tế khác và với khu vực khác trong nước;

IV. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc trưng của đồng bằng châu thổ như đất và nước màu mỡ đã cho thấy một nền tảng hoàn hảo cho nền kinh tế dựa vào nông nghiệp;

V. Nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt phù hợp để thích ứng với những thách thức của biến đổi khí hậu thông qua phát triển và định hướng mục tiêu kiểm soát hệ thống sản xuất dựa vào nguồn nước ngọt, nước lợ và kiểm soát lũ.

Tập trung vào lợi thế cạnh tranh trọng tâm sẽ tạo ra hướng tăng trưởng hữu cơ chắc chắn và bền vững. Nhưng cũng không loại trừ, mở hướng tới công nghiệp hóa nút kép xa hơn như là một kịch bản phát triển kinh tế, nếu môi trường kinh tế (bên ngoài) phát triển đi lên. Hiện đại hóa nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi để tăng trưởng bền vững. Khi kinh tế đất nước phát triển, yêu cầu về dinh

CNH KV Hành lang Công nghiệp hóa Nút kép

An ninh lương thực

Công nghiệp hóa nông nghiệp

Quy hoạch không gian phát triển không kiểm soát

Quy hoạch không gian phát triển thành công

Phát triển kinh tế toàn cầu nhanh

Phát triển kinh tế toàn cầu chậm

Hiện tại

Page 48: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 48/89

dưỡng sẽ thay đổi. An toàn, giá cả phải chăng và cung cấp thực phẩm chất lượng cao ngày càng trở nên quan trọng cho sự hình thành tầng lớp trung lưu. Đồng thời, chuyển đổi nông nghiệp cho châu thổ sẽ mang lại sự thịnh vượng mong muốn với nông nghiệp ổn định, áp dụng công nghệ hiện đại và sử dụng các dịch vụ từ ngành công nghiệp. Mặc dù, tầm nhìn công nghiệp hóa nút kép là phù hợp hơn với các mục tiêu chính thức, hướng đến chiến lược chủ động tập trung vào lợi thế cạnh tranh cốt lõi để cung cấp những cơ hội tốt nhất, thích ứng với tình hình không chắc chắn trong tương lai. Điều này phù hợp tốt với đặc điểm tự nhiên và vật chất cũng như lợi thế của châu thổ và cho phép mở rộng kinh tế và công nghiệp hơn nữa nếu thật sự cần thiết. Quỹ đạo sau cùng phụ thuộc phần lớn vào đầu tư kinh tế và tình hình tăng trưởng có thể đạt được của châu thổ. Đặc biệt, mục tiêu phát triển trước mắt theo hướng công nghiệp hóa nút kép đòi hỏi sự thay đổi triệt để từ trạng thái hiện tại, chẳng hạn như sự phát triển kinh tế hiện nay được được ghi nhận với sự gia tăng sản xuất nông nghiệp liện tục và ngày càng lệch hướng với các mục tiêu trung bình và chính thức quốc gia. Mục tiêu công nghiệp hóa dựa trên nông nghiệp thành công đòi hỏi phối hợp đầu tư và thống nhất trong cơ sở hạ tầng, nghiên cứu nông nghiệp và giáo dục, cũng như tạo điều kiện cho các hoạt động đô thị và thương mại tại các trung tâm ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi có lợi thế cạnh tranh rõ ràng. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để đạt được tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng. Hiện nay, chi phí vận chuyển cao đang cản trở sự tiếp cận thị trường của các sản phẩm nông nghiệp. Đầu tư hiệu quả vào hệ thống giao thông vận tải, bao gồm việc mở rộng các cảng sẽ cho phép khu vực sử dụng đầy đủ các tài sản tự nhiên từ nhiều tuyến đường thủy (xem hộp Error! Reference source not found.). Mặc dù không muốn dân số phình to ra nữa, nhưng cần chấm dứt tình trạng phần lớn lao động trẻ tuổi đi tìm việc làm nơi khác bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện cho đô thị hóa và đổi mới. Quy hoạch đô thị không gian thống nhất sẽ cho phép cung cấp hiệu quả hơn các dịch vụ và cơ sở hạ tầng xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động nông thôn bằng cách cung cấp nhà ở giá rẻ. Chuyên môn hóa nông nghiệp tạo điều kiện cho tăng trưởng hữu cơ, đồng thời cho phép thích ứng với hoàn cảnh thay đổi. Trừ khi sự phát triển công nghiệp và thương mại mạnh mẽ hơn của châu thổ, tốt hơn hết chuyên môn hóa nông nghiệp tự tạo ra tất cả yếu tố cần thiết để mở rộng hoạt động công nghiệp và thương mại nếu môi trường kinh tế quốc gia (quốc tế) có yếu cầu. Thực tế cho thấy quỹ đạo phát triển tương lai là không chắc chắn và không thể kiểm soát triệt để. Theo phương diện này, một tầm nhìn cho châu thổ rõ ràng và được chia sẻ là rất quan trọng, thậm chí nếu con đường theo hướng dài hạn này có thể sai lệch về mặt thời gian hay hình thức. Mỗi con đường sẽ kêu gọi các chiến lược thích ứng môi trường khác nhau, và tỷ lệ thành công và tốc độ của con đường này đồng thời lần lượt chịu ảnh hưởng bởi những chiến lược thích ứng hiện tại. Mức độ tác động và tính khẩn trương còn lớn hơn nữa bởi sự khốc liệt của biến đổi khí hậu. Trên quan điểm của những rủi ro về kinh tế và biến đổi khí hậu, thì một chiến lược thích ứng linh hoạt là cần thiết, cả về quy mô và đáp ứng được về mặt thời gian và tính khẩn trương của vấn đề. Các biện pháp đặc biệt để thích ứng với nước biển dâng sẽ thay đổi sắp xếp không gian trên Châu thổ từ một hệ mở và tự nhiên thành một khu vực lấn biển có kiểm soát, với những tác động đáng kể tới môi trường và đòi hỏi đầu tư thích đáng. Đây sẽ là một quá trình liên tục và việc thực thi các biện pháp cụ thể phải phù hợp với những hướng phát triển kinh tế-xã hội phát triển theo thời gian định hướng bởi tầm nhìn dài hạn.

Page 49: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 49/89

6 Sự bền vững và những biện pháp quản lý lũ

Trước các vấn đề và các thách thức mà đồng bằng châu thổ phải đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu trong thời kỳ ngắn-trung hạn (2050) và trung đến dài hạn (2100) và liên quan đến bốn kịch bản phát triển kinh tế có thể xảy ra, Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long đề ra 3 gói giải pháp cho:

Quy hoạch lũ trên sông theo mùa và quy hoạch sử dụng đất ở vùng thượng du đồng bằng; Thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu cao và bảo đảm vùng trung lưu an toàn và sạch; Vùng duyên hải và sống chung với nước biển dâng, xâm nhập mặn.

Phát triển trong tương lai trải dài với những điều không chắc chắn: mức độ cực đoan của những thay đổi khí hậu có thể xảy ra, những thay đổi phía thượng lưu sông Mê Công và cuối cùng nhưng không kém quan trọng là phát triển kinh tế trong nội tại vùng châu thổ. Bản Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long này tính đến những bất trắc của tất cả các dự báo: có một sự khác biệt rõ ràng giữa những biện pháp “không hối tiếc” (phù hợp với tất cả các kịch bản), những biện pháp ưu tiên (ngắn hạn) và những biện pháp mang nặng tính công trình được để hoãn lại trong thời kỳ trung-dài hạn. Đưa ra những mối đe dọa và tác động của biến đổi khí hậu và thay đổi nhu cầu quản lý nước do phát triển về đất và sử dụng nước, Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long bao gồm 10 khuyến nghị chiến lước cho quản lý tài nguyên nước. Những khuyến nghị này dựa trên tầm nhìn tổng hợp trong tương lai về việc phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu và quản lý nước có thể tương tác thành công trên châu thổ như thế nào. Đưa ra những điểm không chắc chắn trong tương lai về phát triển kinh tế trên châu thổ, những tác động đến thủy văn của biến đổi khí hậu và sự suy giảm có thể xẩy ra của những phát triển phía thượng lưu, những khuyến nghị này mang tính cảnh báo và linh hoạt trong cách thiết kế và tiếp cận. Tập trung đầu tiên được đưa ra là các biện pháp “không hối tiếc” và “ưu tiên” được thực hiện trong thời kỳ ngắn đến trung hạn (2050), cho phép: (i) thích ứng với sử dụng đất và nước với những tác động của biến đổi khí hậu ngắn hạn, nhấn mạnh vào tăng cường sử dụng bền vững đất và nước; và (ii) đủ linh hoạt trong việc xây dựng cách quản lý nước và các đặc điểm thủy văn để cho phép các phát triển kinh tế xã hội châu thổ khác nhau trong thời kỳ ngắn đến dài hạn. Đối với thời kỳ trung-dài hạn (2100), các biện pháp bổ sung được trình bày đã được thiết kế đặc biệt để chuẩn bị cho châu thổ đối phó, và thích ứng với những tác động lớn hơn nữa của biến đổi khí hậu. Dựa trên mức độ cần thiết, những biện pháp này mang tính công trình hơn, và có quy mô lớn trong tự nhiên, đòi hỏi đánh giá, quy hoạch kỹ lưỡng và có chuẩn bị về chi phí. Kết quả của những biện pháp này sẽ được nghiên cứu sâu hơn để phát triển trong thời kỳ ngắn đến trung hạn tùy thuộc vào tiến trình phát triển thực tế của nền kinh tế châu thổ trong những thập kỷ tới, mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu xảy ra, những phát triển thượng lưu sông Mê Công, và những bước tiến về công nghệ nước và nông nghiệp.

Page 50: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 50/89

Bảng 6-1 Các kiến nghị quản lý nước cho Châu thổ sông Cửu Long. Năm 2050 và 2100 tương ứng với trung và dài hạn. Tùy theo mực nước biển dâng tương đối (bao gồm lún đất) và biến đổi khí hậu trong mùa lũ và dòng chảy cạn mùa khô, các giải pháp kiến nghị cần được thực hiện sớm hơn. Quy hoạch không gian và quản lý sử dụng đất và nước thành công cũng ảnh hưởng đến thời gian.

Vùng thượng-trung lưu đồng bằng: Sống chung với lũ trên sông 2050

“không hối tiếc”

Kiểm soát lũ: quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở vùng thượng du và hiện đại hóa hệ thống sản xuất nông nghiệp dựa vào phù sa đem lại từ lũ (chậm lũ, đa dạng hóa thủy sản và các loại rau củ) Biện pháp phòng chống lũ cho phát triển công nghiệp và đô thị ở trung lưu vùng đồng bằng; phòng lũ khu vực nông thôn dọc theo các khu vực chậm lũ

An ninh lương thực Công nghiệp hóa nông nghiệp Công nghiệp hóa nút kép 

2050 “không hối tiếc” 2100

Phòng lũ cục bộ khu vực đô thị: Củng cố và tăng cường hệ thống phòng lũ (và hệ thống tiêu)+ quy hoạch không gian đô thị cho việc chậm lũ đô thị (hành lang thoát nước đô thị) để tăng cường tiêu tự chảy Tăng công suất bơm tiêu thoát nước cho các vùng đô thị/công nghiệp lấn biển để đối phó với các tác động cực đoan của biến đổi khí hậu

An ninh lương thực Công nghiệp hóa nông nghiệp Công nghiệp hóa nút kép 2050 trong trường hợp không có kiểm soát lũ 

2100 “ưu tiên”

Các kênh tiêu thoát phân lũ: Biến đổi khí hậu cực đoan và gia tăng đỉnh lũ, các hệ thống kênh tiêu chia/ thoát lũ phía đông và tây giúp cho công tác phòng lũ cho các khu đô thị trở nên khả thi và ít tốn kém ở vùng giữa của đồng bằng Dự trữ quy hoạch không gian cho các kênh phân/thoát lũ: kênh phân/ thoát lũ cần đặt trong không gian thích hợp để tránh những hối tiếc và chi phí lớn cho phòng chống lũ lụt trong tương lai.

2050 trong trường hợp không có kiểm soát lũ 

Vùng giữa: ứng phó với những tác động lớn do biến đổi khí hậu và an ninh nước sạch và an toàn lũ cho vùng trung du 2050

2100 “ưu tiên”

Chuyển đổi cơ bản từ hình thức cung câp nước ngầm sang nước mặt để ngăn sự sụt lún của đất: Đầu tư hệ thống cấp nước mặt thay vì khai thác nước ngầm, giảm độ sụt lún của đất để để phòng chống lũ bền vững hơn Kênh nối sông Tiền-Sông Hậu: Chỉnh trị phân lưu ở đoạn rẽ nhánh, đoạn chảy vào sông Hậu, đảm bảo dòng chảy mùa kiệt đến Vùng giữa trung và phía tây đồng bằng Dự trữ quy hoạch không gian cho các kênh phân lưu: tuyến kênh phân lưu cần cân nhắc sao cho thích hợp để tránh những hối tiếc và giảm thiểu chi phí đầu tư.

An ninh lương thực Công nghiệp hóa nông nghiệp Công nghiệp hóa hành lang kinh tế 

2100 Ngăn (theo mùa) các cửa các nhánh sông trong mùa khô: dưới tác động của biến đổi khí hậu cực đoan và sự sụt giảm lớn của dòng chảy trên sông: ngăn theo mùa các nhánh sông để: i) ngăn chặn xâm nhập mặn, dâng cao mực nước nội đồng phục vụ cấp nước ngọt. Đầu tiên sẽ tiến hành ở các nhánh sông phía đông, cố gắng giữ cho Sông Hậu mở cửa càng lâu càng tốt.

An ninh lương thực Công nghiệp hóa nông nghiệp Công nghiệp hóa nút kép (ít cần) Công nghiệp hóa hành lang kinh tế (ít cần) 

Page 51: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 51/89

Vùng ven biển: Kinh tế nước lợ và bảo vệ bờ biển 2050

“không hối tiếc

Quản lý vùng ven biển kép - Kinh tế nước lợ và đường bờ biển cân bằng động. Hiện đại hóa và tăng cường tính bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản, kết hợp sử dụng đa mục tiêu không gian ven biển như Lâm-Ngư-Nông kết hợp. Phục hồi hệ thống rừng ngập mặn và bồi lấp phù sa ở bờ biển là việc bắt buộc phải làm. Di chuyển các tuyến đê bảo vệ kiên cố lùi vào phía trong.

An ninh lương thực Công nghiệp hóa nông nghiệp Công nghiệp hóa nút kép Công nghiệp hóa hành lang kinh tế  

2050 “không hối tiếc” và “ưu tiên” 2100

Quản lý nước ngọt dọc theo bờ biển- Duy trì mực nước ngầm tự nhiên dọc theo bờ biển cần được ưu tiên, bằng cách tạm ngừng khai thác nước ngầm cho nông nghiệp, thủy sản. Hạn chế sử dụng trong cung cấp nước cho nông thôn Chống lún đất bằng cách: i) Ngăn chặn khai thác nước ngầm tháo nước trong giếng; ii) khuyến khích phát triển thủy sản nước lợ Khai thác và trữ nước ngọt cục bộ ở những vùng cát để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị cao và đa dạng hóa. Đầu tư vào ngành nông nghiệp muối giá trị cao (ví dụ: điều chế làm thức ăn, mỹ phẩm, thuốc, năng lượng) nhờ vào các cánh đồng muối, tảo biển, rong biển. Đầu tư ngắn hạn vào Nghiên cứu&Phát triển

An ninh lương thực Công nghiệp hóa nông nghiệp Công nghiệp hóa nút kép Công nghiệp hóa hành lang kinh tế Công nghiệp hóa nông nghiệp  

2050 2100

Tăng cường bảo vệ bờ biển. Đổi với những khu vực ven biển không quản lýbaorp, các công trình bảo vệ bờ biển (như đê biển) cần phải được tu bổ để đối phó với nước biển dâng, đặc biệt là khu vực bờ biển phía Tây-Bắc và vùng đồng bằng phía đông. Không kết hợp hệ thống đường giao thông và hệ thống đê chống lũ: Hệ thống đê cần thiết kế và xây dựng đủ độ linh hoạt để nâng cấp. Việc kết hợp đường giao thông và đê sẽ cản trở việc nâng cấp đê trong tương lai. Khi mực nước biển tăng dâng rất cao, hệ thống bảo vệ bờ biển phải được nâng cấp để đối phó với các nguy cơ do nước lũ dâng. Biện pháp này cũng đòi hỏi tăng cường hệ thống đê bảo vệ ở vùng phía trong.

Tất cả các kịch bản

Bảng 6-2 Các giải pháp tổng quát

Giao thông “không

hối tiếc” Kết nối Cần Thơ và các khu công nghiệp xung quanh với TPHCM và biển. Tạo thuận lợi cho công nghiệp hóa và vận chuyển hàng hóa lớn bằng cách xây dựng các cảng, mô hình thiết kế tốt. Cải thiện sự phong phú, độc đáo của giao thông thủy nội địa. Cần tiếp tục nghiên cứu và xây dựng.

Tất cả các kịch bản

“không hối tiếc”

Chương trình nghiên cứu và khảo sát. Nghiên cứu chặt chẽ để xây dựng các chương trình và kế hoạch nhằm quyết định phạm vi phát triển tổng hợp của châu thổ.

Tất cả các kịch bản

Page 52: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 52/89

6.1 Vùng Trên của đồng bằng – Nông nghiệp dựa vào lũ và các biện pháp giảm nhẹ lũ

6.1.1 Kiểm soát lũ- kết hợp lúa hai vụ và nuôi trồng thủy sản Đưa ra hiện trạng nông nghiệp của nền kinh tế trên đồng bằng sông Cửu Long, và mức gia tăng dự báo trung bình của dòng chảy mùa mưa do biến đổi khí hậu lên 10% hoặc thâm chí tăng cao hơn với kịch bản biến đổi khí hậu cao đến năm 2050, việc thích nghi, duy trì và thực hiện các biện pháp kiểm soát lũ ở vùng trên của đồng bằng liên quan đến biện pháp “ưu tiên” và “không hối tiếc” đưa ra cho thời kỳ trung hạn (2050).

Hình 6-1 Trình bày sơ đồ giữ gìn và duy trì khả năng kiểm soát lũ ở vùng trên của đồng bằng, mặc dù có xu

hướng cải tạo trữ lũ cho sản xuất vị 3. Do thiếu năng lực xả lũ trên các nhánh sông, nước được giữ lại và chảy trên đất kép theo rác xuống hạ lưu.

Page 53: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 53/89

Các tác động thủy văn có lợi cho việc giảm thiểu nguy cơ lũ, và bằng cách đó giảm những chi phí không mong muốn, cho phạm vi giữa đồng bằng, cũng như cho môi trường và hệ sinh thái của vùng trên của đồng bằng. Bên cạnh đó, các tác động về kinh tế khá tích cực cho các kịch bản An ninh lương thực, kinh tế dựa vào nông nghiệp và Nút kép. Biện pháp này cũng đồng thời phù hợp với hiện trạng và tình hình thực tế về sử dụng đất và nước ở vùng trên của đồng bằng, mặc dù nó thể hiện một sự khởi đầu rõ ràng cho các chính sách lúa 3 vụ và việc tăng cường thực hiện- đặc biệt là ở các cánh đồng lũ tự nhiên của Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Biện pháp này ban đầu có thể có thiệt hại (có giới hạn) về sản xuất lúa, thực hiện quản lý (về cả không gian và lượng nước lũ giữ/thoát) kiểm soát lũ một cách chủ động sẽ mang lại những lợi ích gia tăng để bù đắp cho thiệt hại về sản xuất gạo lúc đầu: i) những cánh đồng lúa từng bị ngập lũ có xu hướng mọc cao hơn nhờ gia tăng độ màu trong đất; ii) phù sa tích tụ trong đồng bằng có thể bù đắp sự sụt lún của đất; iii) cho phép các hệ thống sản xuất nông nghiệp đa dạng (cá và các loại thực vật), hiện đại hóa và bền vững để rồi đưa lại các sản phẩm có giá trị cao và đáp ứng được nhu cầu lương thực đang thay đổi của dân số đô thị có mức thu nhập trung bình đang tăng lên (ở trong và ngoài khu vực châu thổ); iv) chiến lược không gian thông minh và kiểm soát lũ có thể giảm thiểu chi phí phòng lũ nông thôn trong tương lai.

Hình 6-2 Những cánh đồng lúa ngập nước trong mùa lũ (Vùng trên của Đồng bằng) mang đến trữ nước lũ

sông có kiểm soát sau 2 vụ lúa

Hình 6-3 Lũ có kiểm soát ở Vùng Trên của đồng bằng, sử dụng những cánh đồng lúa ngập nước làm nơi nuôi

trồng thủy sản trong mùa lũ hay “những cánh đồng rau nổi”, mang đến đề xuât kinh tế hấp dẫn

Cuối cùng, biện pháp này đáp ứng được những điều kiện kinh tế- xã hội của 3 trong 4 kịch bản đề ra. Thậm chí đối với kịch bản nút kép, việc giảm nguy cơ lũ ở vùng giữa mang lại hiệu quả và lợi ích kinh tế cao trong khi đó, sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn và có giá trị cao hơn ở vùng trên đồng bằng, sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của dân số đô thị đang tăng.

Để hỗ trợ chiến lược này, đầu tư là cần thiết để hỗ trợ phát triển một hệ thống phòng lũ chủ động và kiểm soát lũ theo mục đích, hệ thống này có thể trữ được nước lũ, và thích ứng cũng như đa dạng hóa các hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản nước ngọt và canh tác rau củ (dựa trên các hoạt đông tưới, tiêu). Nên ưu tiên cho sự khởi đầu hiện đại hóa như vậy trong nền nông nghiệp dựa vào lũ để cho phép mở rộng quy mô theo hướng trung hạn, và để đánh giá các lợi ích tăng thêm tiềm năng có thể đạt được từ việc giữ lại lũ để sử dụng vào cuối mùa.

6.1.2 Phòng lũ đô thị cục bộ Đồng thời các biện pháp phòng lũ và ngập lụt đô thị ở các địa phương (đặc biệt là ở Cần Thơ) đang được cân nhắc thành biện pháp “ưu tiên” và “không hối tiếc” với quy hoạch từng giai đoạn sẽ được triển khai trong thời đoạn ngắn- trung hạn (2050). Một giải pháp kép về cung cấp biện pháp thích hợp để chống lũ (chảy tràn) và ngập lụt (tiêu nước ngược) qua hệ thống đê, các cửa van và kiểm soát sụt lún mặt đất, và đề xuất cung cấp khả năng trữ nước (nước mưa) tạm thời (quy hoạch không gian) trong các

Page 54: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 54/89

khu trung tâm của đô thị (các khu thoát nước đô thị) để cho phép tiêu thoát nước đô thị khi triều nhỏ, đã được đề xuất. Đê là giải pháp bảo vệ tối thiểu để chống lại lũ lụt (trên sông) gây ra tình trạng ngập úng. Năng lực duy trì nước mưa trên lưu vực cực đại hóa khoảng thời gian mà hệ thống tiêu đô thị có thể tiêu thoát nước được mà không cần lắp đặt các trạm bơm đắt tiền.Trong bối cảnh phát triển đô thị và chế độ thủy văn hiện tại, các biện pháp này có thể vẫn được thực hiện với chi phí tương đối thấp nhờ sử dụng tiêu thoát nước đô thị tự chảy. Kiểm soát sụt lún đất là một yếu tố quan trọng ở đây: cần có sự chuyển đổi cơ bản từ khai thác nước ngầm không kiểm soát được để đáp ứng cho nhu cầu nước ngọt sang khai thác nước mặt. Ở đây đòi hỏi cân đối đầu tư cho hệ thống lấy và xử lý nước mặt để mang lại một lựa chọn tốt thay thế cho việc khai thác nước ngầm. Với việc gia tăng phát triển đô thị (kịch bản nút kép), các biện pháp công trình phụ trợ tại địa phương sẽ phải được thực hiện để bảo vệ nhũng vùng rộng lớn hơn- biện pháp này có thể sẽ phát triển với việc mở rộng đô thị theo thời gian, gây ra sự tăng trưởng bất đối xứng trong đầu tư.

Page 55: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 55/89

Hình 6-4 Hệ thống phòng lũ địa phương. Nguyên tắc là giữ không gian vừa đủ cho dòng chảy và đưa ra biện

pháp phòng lũ có quản lý ở vùng đô thị hóa và công nghiệp hóa

Với việc nước biển dâng hơn 95cm theo kịch bản cao trong thời kỳ trung đến dài hạn (2100), các biện pháp bảo vệ địa phương chắp vá cần phải được liên kết với những thiết bị bơm thoát nước (ví dụ: thiết lập các vùng đô thị lấn biển). Trong trường hợp mực nước biển dâng cao trong thời gian dài, cần thực hiện thêm các biện pháp bảo vệ vùng bờ biển để bảo vệ Cần Thơ khỏi lũ/lụt (xem thêm mục Error! Reference source not found. Vùng ven biển). Đồng thời trong trường hợp này, biện pháp ưu tiên đem lại tác động kinh tế tích cực cho kịch bản an ninh lương thực, kinh tế nông nghiệp và nút kép, và trở thành biện pháp không hối tiếc được tiếp tục phát triển và thích nghi hơn theo thời gian. Trong trường hợp các biện pháp kiểm soát lũ (mục 6.1.1) không được thực hiện và việc chuyển đổi vùng trên thành hệ thống lúa 3 vụ không thay đổi, thì cần phải có các biện pháp công trình (xây dựng đê, kè và trạm bơm) để bảo vệ Cần Thơ, cũng như chi phí đầu tư và vận hành sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời đoạn ngắn-trung hạn. Do đó, mục đích và các tác động của biện

Page 56: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 56/89

pháp này khiến nó trở thành biện pháp thích ứng mạnh mẽ theo thời gian để điều chỉnh những thay đổi trong sử dụng đất, hơn là biến đổi khí hậu.

6.1.3 Kênh chuyển lũ chính vụ Kênh chuyển lũ là biện pháp công trình thích hợp đối với các hiện tượng biến đổi khí hậu cực đoan, phương pháp này có thể hoãn lại đến các quy hoạch trung-dài hạn (2100). Tuy nhiên, bảo tồn không gian cho hệ thống kênh như vậy là giải pháp ưu tiên. Xét trên khía cạnh dòng chảy tuyệt đối, lưu lượng dòng chảy trong mùa mưa sẽ tăng lên đáng kể dưới các điều kiện của kịch bản thay đổi khí hậu cực đoan trong dài hạn. Các hoạt động của con người như lấy đi cánh đồng lũ lớn của sông Mekong bằng cách lấn biển để trồng nhiều lúa hơn sẽ đạt được khi mực nước cao hơn. Biện pháp này sau đó không trực tiếp tăng dòng chảy, nhưng đặt ra nhu cầu cao hơn cho phòng lũ ở vùng trên và giữa đồng bằng. Trong tương lai, các hoạt động vận hành điều tiết liên hồ chứa phía thượng du mục đích là làm chậm lại quá trình dòng chảy lũ thực tế có thể làm giảm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn vùng hạ du Mekong. Một kênh chảy vòng đòi hỏi sự đầu tư rất lớn. Vấn đề quan trọng là những ảnh hưởng tiêu cực có thể xuất hiện đối với sự phân bố bùn cát và tính chất hình thái học của các nhánh sông Mekong. Điều này có thể làm mất đi khả năng thích ứng tự nhiên của dòng sông, vốn là yếu tố then chốt trong chiến lược phòng vệ ven biển. Mục đích chính của kênh chảy vòng là giảm đỉnh lũ ở vùng giữa đồng bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp phòng lũ đô thị địa phương hoặc cho các trung tâm đô thị ở khu vực này. Sự cần thiết phải xây dựng kênh chảy vòng có thể xác định trong thời kỳ trung-dài hạn bởi mức độ gia tăng của đỉnh lũ ở vùng Giữa đồng bằng (do sự gia tăng không thể phủ nhận của lưu lượng đỉnh và/hoặc do sự hạn chế không gian chậm lũ phía thượng lưu) và sự mở rộng của quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên vùng giữa đồng bằng. Điều rất quan trọng là các kênh chảy vòng đòi hỏi quá trình thực thi quy hoạch không gian kéo dài theo một quỹ đạo phù hợp nhất cho hệ thống kênh chảy vòng. Quy hoach không gian không kiểm soát được sẽ dẫn đến tốn chi phí lớn cho di dân, tái định cư khi kênh được xây dựng và đầu tư mất cân đối cao vào các biện pháp phòng lũ trực tiếp ở vùng giữa. Đối với các kịch bản an ninh lương thực, thương mại nông nghiệp và nút kép, không cần phải cung cấp biện pháp này ngay lập tức. Tác động thủy văn chính của biện pháp dẫn dòng là hạ thấp đỉnh lũ giai đoạn đỉnh ở các nhánh sông, và do vậy cho phép các biện pháp chống lũ đô thị cục bộ được triển khai khả thi hơn với mức chi phí thấp hơn. Biện pháp này có thể trở nên cần thiết trong điều kiện biến đổi khí hậu cực đoan (với yếu tố bất định cao), hoặc trong trường hợp hạn chế sự phát triển liên tục của vùng đồng bằng ngập lũ vùng trên của đồng bằng (như sự thất bại trong chiến lược kiểm soát lũ lụt). Ở trường hợp sau, chi phí đầu tư cho kênh chảy vòng nên được thêm vào trong đánh giá TEV (giá trị kinh tế tổng) của chính sách luá 3 vụ và thực tế. Chỉ trong trường hợp kịch bản hành lang chiếm ưu thế và các trung tâm đô thị gia tăng theo cấp số mũ tại vùng giữa của đồng bằng, các hệ thống kênh tiêu/ thoát/ chuyển lũ có thể được xét trong thời điểm hợp lý. Sự phân tích chi phí-lợi nhuận nghiêm ngặt là rất cần thiết để hỗ trợ việc lựa chọn giữa biện pháp phòng lũ đô thị quy mô lớn và vốn đầu tư cần thiết để chuyển hướng nước lũ, bao gồm việc giảm thiểu tất cả các tác động môi trường.

Page 57: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 57/89

Hình 6-5 Hệ thống nguyên tắc trong đó cơ sở hạ tầng dòng chảy phụ trợ quy mô lớn có thể được yêu cầu

trong tương lai để giữ cho các biện pháp lũ ở vùng giữa đồng bằng trong tầm kiểm soát. Các hệ thống kênh, sông đào, bậc thang chảy vòng trên khu giữa từ biên đến Biển Tây qua Tứ giác Long Xuyên (Vịnh Thái Lan) hoặc Biển Đông qua Đồng Tháp Mười và sông Vàm Cỏ. Cần nghiên cứu đề xác định vị trí, kích thước và thiết kế.

Page 58: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 58/89

6.2 Vùng Giữa của đồng bằng –An toàn công nghiệp và lũ đô thị, đảm bảo cấp nước sạch

6.2.1 Bảo đảm phân dòng sông Tiền- sông Hậu Các nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng, những thay đổi về hình thái sông do thay đổi chế độ thuỷ văn (chân và đỉnh lũ) và do sức tải bùn cát có thể dẫn đến biến đổi đáng kể trong phân chia dòng chảy giữa nhánh sông Tiền và sông Hậu. Quá trình này còn chịu ảnh hưởng hơn nữa bởi nước biển dâng và bởi những thay đổi sau đó về gradient dòng chảy của các nhánh sông. Hiện nay, tỷ lệ phân dòng giữa hai nhánh đang xấp xỉ 50:50, từ đó phân phối nguồn nước ngọt qua khu vực phía Đông và Tây (Cà Mau) của đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu sơ bộ cũng chỉ ra rằng, những thay đổi về hình thái sông có khả năng làm lợi nhiều hơn cho phía đông đồng bằng (nhánh sông Tiền). Do chủ yếu là khu vực phía Tây đồng bằng (bán đảo Cà Mau) đã phải chịu áp lực từ tình trạng thiếu nước ngọt trong mùa khô, nên thay đổi phân dòng giữa các nhánh là điều không mong muốn. Trong trung và dài hạn (2100) giải pháp ưu tiên có thể là phục hồi phân dòng giữa sông Hậu và sông Tiền nhằm đảm bảo cung cấp nước ngọt cho vùng phía Tây. Điều này có thể thực hiện được bằng việc xây dựng một kênh nối ở phía nam của chỗ phân nhánh để chuyển hướng một phần dòng chảy từ sông Tiền trả lại sông Hậu.

Trong giai đoạn hiện nay, việc áp dụng biện pháp này sẽ rất không an toàn, mặc dù vậy vẫn cần tiếp tục nghiên cứu và theo dõi liên tục trong thời gian tới. Những khả năng phải thực hiện biện pháp này cũng sẽ được hạn chế nhờ các tác động thuỷ văn tới từ những hoạt động phát triển ở vùng thượng lưu. Đối với quỹ đạo phát triển An ninh lương thực và kinh tế nông nghiệp, đảm bảo lưu lượng nước ngọt thỏa đáng trên sông Hậu và bán đảo Cà Mau là vấn đề đặc biệt quan trọng. Trong trường hợp đồng bằng sông Cửu Long phát triển theo kịch bản nút kép với mức độ đô thị hóa sâu rộng tại vùng giữa bán đảo Cà Mau (về phía Tây Cần Thơ), nhu cầu về nước ngọt của vùng đồng bằng phía Tây sẽ có khả năng giảm thiểu, do đó chưa cần thiết phải có các biện pháp khắc phục ngay.

Hình 6-6 Ví dụ phân chia lưu lượng trên các nhánh sông Mê Công vào tháng4/2010 (mùa khô)

Page 59: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 59/89

Hình 6-7 Nguyên tắc đảm bảo phân dòng giữa các nhánh chính của sông Mê Công. Tạo ổn định cho lưu

lượng và dòng chảy bùn cát là quan trọng nhất cho đầu tư phòng lũ hiệu quả và hiệu suất

6.2.2 Ngăn cửa các nhánh sông vào mùa khô –chuẩn bị cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trước các hiện tượng cực đoan

Theo kịch bản biến đổi khí hậu nghiêm trọng và dưới tác động của lũ thượng nguồn không suy giảm, đồng bằng Sông Cửu Long có thể phải hứng chịu sự suy giảm nghiêm trọng của dòng chảy vào mùa khô trong giai đoạn trung và dài hạn (2100). Điều này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp nước ngọt cho vùng giữa của đồng bằng cũng như cho vùng nông nghiệp (Trung tâm Cà Mau và khu vực cây ăn trái miền Đông). Điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi quá trình xâm nhập mặn gia tăng trên các nhánh sông và nước biển dâng rất cao. Các giải pháp nhằm đối phó với thực trạng này là tạm thời đóng cửa các nhánh sông tại cửa sông nhằm i) bảo vệ các nhánh sông khỏi xâm nhập mặn trong mùa khô; và ii) mang lại năng lực trữ nước ngọt trên các nhánh sông.

Page 60: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 60/89

Hình 6-8 Nguyên tắc để giữ nước ngọt trên hệ thống đồng bằng trong thời kỳ nước ngọt có sẵn thấp trong

mùa khô; số lượng và vị trí của những điểm đóng cửa sông vẫn còn cần phải nghiên cứu, điều tra và quy hoạch dài hạn

Giải pháp này đưa ra mức độ bất ổn cao (do tác động của khí hậu và các hoạt động phát triển phía thượng lưu), và các tác động thay đổi lớn đến chế độ thuỷ văn chung của vùng đồng bằng, vì vậy đây có thể coi là “giải pháp cuối cùng” được áp dụng trong tình huống cực đoan nhất. Việc đóng cửa các nhánh sông sẽ gây xáo trộn đến điều kiện thuỷ văn (khu vực chuyển tiếp giữa nước lợ và nước ngọt) và hình thái khu vực đồng bằng. Biện pháp này, một khi đã được tiến hành, sẽ dẫn tới những ảnh hưởng tới tận các vùng ven biển, vùng giữa và thậm chí là vùng trên của đồng bằng, cũng như cái yếu tố môi trường trên các vùng này. Trong trường hợp cực đoan dài hạn, việc đóng cửa tạm thời các nhánh sông có thể được bắt đầu từ các nhánh phía Đông sông Tiền, nhằm bảo đảm an toàn đất trồng chất lượng tốt và năng suất cao ở phía đông. Việc này mang lại khả năng chứa và bảo vệ an toàn cho khu vực phía Đông

Page 61: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 61/89

đồng bằng Sông Cửu Long, sau đó cho phép chuyển hướng dòng chảy bổ sung từ Sông Tiền sang sông Hậu (ví dụ, chuyển hướng dòng chảy có lợi hơn cho sông Hậu) để cho phép các nhánh sông Hậu vẫn được mở. Đồng thời với các biện pháp này, các quỹ đạo phát triển trong trung và dài hạn sẽ phải xác định được những yêu cầu cần thiết cho việc thực thi trong tương lai. Trong trường hợp đi theo quỹ đạo công nghiệp hoá hàng lang và nút kép, các yêu cầu đặt ra đối với nguồn nước ngọt sẽ giảm xuống một cách đáng kể đến mức các biện pháp kể trên không còn cần thiết, hoặc chỉ cần một điều chỉnh nhỏ là đủ. Cũng như vậy, với quỹ đạo kinh tế nông nghiệp và An ninh lương thực, sự cần thiết đóng cửa nhánh sông sẽ ảnh hưởng lớn đến thành công và phạm vi đối mới nông nghiệp trong nông nghiệp nước lợ, nước mặn và nước ngọt là những ngành vẫn còn có hàng thập kỷ để hình thành và phát triển.

6.3 Vùng ven biển – Kinh tế nước lợ và bảo vệ tăng cường ven biển

6.3.1 Quản lý ven biển tổng hợp – sống chung với nước biển và đường bờ biển động Đầu tư nhằm tăng năng suất và tính bền vững của nền kinh tế dựa vào thuỷ sản nước lợ tại vùng ven biển và khôi phục việc gia cố vùng cân bằng động ven bờ được xem như biện pháp “ưu tiên” và “không hối tiếc” hàng đầu, một giải pháp “không hối tiếc” trong giai đoạn ngắn và trung hạn (2050). Việc thiết lập môi trường vùng ven biển nước lợ bền vững là rất quan trọng đối với triển vọng thuỷ văn của toàn bộ vùng đồng bằng trong ngắn và dài hạn (thích ứng với xâm nhập mặn và suy giảm lượng nước ngọt cung cấp trong mùa khô), cũng như đối với việc duy trì và tạo điều kiện cho ngành kinh tế (xuất khẩu) nông nghiệp có giá trị cao.Tình trạng xói mòn bở biển hiện tại cũng ở giai đoạn nghiêm trọng. Phục hồi bồi lắng tự nhiên và mở rộng vùng đệm ven bờ, từ đó giảm thiểu chi phí đầu tư vào các công trình bảo vệ bờ biển (đê biển) khi nước biển dâng trong giai đoạn trung-dài hạn.

Hình 6-9 Ý tưởng đã được chứng minh cho nuôi tôm 3 bước bền vững và phục hồi rừng ngập mặn. Bước đầu

tiên là lấy nước lợ cho phép phát triển cá ăn thịt cho tiêu dùng và làm sạch nước. Bước thứ hai là nuôi trồng cá diêu hồng (ăn cỏ) để chuẩn bị cho nước lợ cho nuôi tôm trong bước thứ ba. Nước thải được xả vào vùng bờ biển để hình thành môi trường nền tốt cho phục hồi rừng ngập mặn.

Chiến lược vùng ven biển bao gồm một tập hợp các biện pháp toàn diện, gắn nuôi trồng thuỷ sản nước lợ với vấn đề môi trường và củng cố vùng ven biển một cách tổng hợp. Việc nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức độc canh hiện nay là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về chất lượng nước, dịch bệnh và mất mùa, dẫn đến suy giảm sự bền vững của nền kinh tế cũng như khả năng phát triển xuất khẩu của toàn ngành. Điều này cần được khắc phục bằng cách chuyển đổi phương thức nuôi tôm độc canh sang nuôi trồng thủy sản đa dạng, nhiều loài cá tôm sinh trưởng nhờ nguồn nước xả của nhau. Phương pháp này đã được chứng minh là có khả năng cải thiện một cách bền vững chất lượng nước lợ, giảm thiểu sự xuất hiện của dịch bệnh và mất mùa đồng thời giúp đa dạng hoá nguồn thu nhập. Thêm vào đó, nó cũng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và bền vững, giúp cho các nhà sản xuất gia nhập vào các thị trường có giá trị cao hơn. Dọc vùng ven biển, nuôi trồng thuỷ sản đa dạng có thể được mở rộng thông qua việc bổ sung thêm các khu vực xả “nước thải” mà ở đó có thể tích cực trồng và tái sinh rừng ngập mặn (khu vực được bổ sung bởi nguồn nước lợ giầu chất dinh dưỡng).Những khu rừng ngập mặn mới được trồng và tái sinh đổi lại có thể và nên được để sử dụng để bồi lắng phù sa ven biển một cách chủ động và sử dụng như là hình thức bảo vệ và mở rộng vùng ven biển tự nhiên. Để có hiệu quả, vành đai an toàn vùng bờ (khu vực trồng rừng ngập mặn) cần nhiều diện tích đất hơn (sườn núi thoải ven biển/ vùng đồng bằng) và duy trì vùng mở bị ngập úng do thủy triều. Để tạo ra điều kiện hình thái này, hệ thống đê biển chắc chắn nên được đặt vào sâu bên trong để bảo vệ khu vực đất đai phía trong, từ đó tạo nên một vùng vành đai ven biển mở rộng và khu vực định cư của người dân. Đặc biệt, dọc theo bán đảo Cà Mau, hiện vẫn còn rất nhiều cơ hội để giữ và lắng lượng phù sa trên dòng Cửu Long, vốn được bổ sung bởi lượng bã thải từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Mở rộng và bồi lấp tích cực ở khu vực vành đai rừng ngập mặn ven biển sẽ giúp giảm các yêu cầu (cũng như các chi phí đầu tư liên quan) trong cả trung

Page 62: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 62/89

và dài hạn đối với các công trình bảo vệ ven biển (đê điều), góp phần bảo tồn khu vực đất liền và tận dụng vùng vành đai rừng ngập mặn như một vùng đệm bảo vệ.

Hình 6-10 Hệ thống chiến lược quản lý tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Chiến

lược quản lý Vùng ven biển kép giả định Vùng ven biển rộng lớn là hệ thống bảo vệ đầu tiên kết hợp với phát triển kinh tế nước lợ bền vững. Hệ thống nuôi cá chẽm, rô phi và tôm sẽ hình thành kinh tế dựa trên nuôi trồng thủy sản, cũng nhằm mục đích phục hồi rừng ngập mặn. Tuyến phòng thủ số hai với hệ thống đê sẽ tạo sự tách biệt giữa kinh tế nước lợ và nước ngọt và là tuyến phòng lũ an toàn. Tuyến bảo vệ đầu tiên được cho là sẽ nâng cao đối phó với nước biển dâng, tuyến thứ hai sẽ mang lại độ an toàn cao hơn theo mong muốn trong tương lai dài.

Một khi các khu rừng ngập mặn được hình thành và ổn định, nguồn tài nguyên phong phú này có thể được sử dụng và quản lý một cách chủ động nhằm đa dạng hoá nguồn thu nhập, ví dụ như nhân giống chủ động cua, động vật thân mềm và các loài khác; sợi và các sản phẩm từ rừng. Việc bảo tồn rừng ngập mặn, công tác quản lý và khai thác bền vững còn thiếu các quy tắc, quy định pháp luật đầy đủ. Vẫn còn có quá nhiều cơ quan liên quan với trách nhiệm và quyền hạn không rõ ràng. Chiến lược vùng ven biển kép này là chiến lược quan trọng nhằm tăng tính bền vững (cả về tự nhiên và kinh tế) của vùng ven biển nước lợ, giúp giải quyết các vấn đề chính hiện khu vực đang phải đối mặt. Đây cũng là nhân tố quan trọng làm nảy sinh các nhu cầu cần thiết phải di dời các trang trại nuôi tôm nước lợ vào sâu hơn vùng đất liền nhằm giữ sạch chất lượng nước vùng nuôi trồng thuỷ sản. Chiến lược này đồng thời cũng phù hợp với bốn kịch bản phát triển kinh tế, đặc biệt thuận lợi đối với chuyên môn hóa kinh tế nông nghiệp với trọng tâm là thuỷ sản có chất lượng và giá trị cao.

6.3.2 Quản lý nước ngọt vùng ven biển

Một vấn đề nghiêm trọng (2050) hiên đang nổi lên ở vung ven biển đồng bằng sông Cửu Long đó là tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguồn nước ngầm. Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên này đã tăng lên rõ rệt trong thập kỷ qua, mà phần lớn là do sự đa dạng hoá ngày càng rộng rãi của nông trại nuôi tôm chuyển sang làm vườn, và ở mức độ thấp hơn còn là do quá trình kiểm soát độ mặn trong các đồng nuôi

Page 63: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 63/89

tôm. Đây là thực tế nuôi trồng thiếu bền vững cần phải dừng lại. Nguồn tài nguyên nước ngọt khan hiếm này cần phải được dự trữ trong cả ngắn và dài hạn và chỉ nhằm mục đích cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ gia đình. Việc sử dụng ngày càng gia tăng cho các mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên nước ngọt quý hiếm, cũng như gây nên hiện tượng sụt lún mặt đất không mong muốn. Trong trung và dài hạn, nếu thực hiện ngọt hoá thành công nguồn nước lợ (chiến lược 4) sẽ góp phần giảm áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên này, bởi vì sự bền vững và đa dạng hoá mới được nghĩ đến trong ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ, chưa phải trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Thời kỳ trung và dài hạn (2100), các phương pháp trồng trọt sử dụng nguồn nước nhiễm mặn tại vùng ven biển có thể sẽ trở nên khả thi (do phát triển của công nghệ cây trồng), và sẽ được chuyên môn hoá và định hướng cho ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, dẫn xuất mỹ phẩm và dược phẩm (bán sản phẩm - half product), thậm chí cả trong ngành năng lượng. Phương pháp trồng trọt này cũng có thể phát triển thành công và bền vững trong môi trường nước lợ (các cây trồng trong môi trường nước nhiễm mặn, tảo và các loại cỏ biển). Mặc dù mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu và phát triển, hình thức nuôi trồng kiểu mới này hứa hẹn sẽ nhắm đến các thị trường quốc tế có giá trị cao. Chiến lược phù hợp tốt với quỹ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thích hợp với khu vực ven biển giúp giảm bớt mức độ phụ thuộc vào nguồn nước ngọt và đa dạng hoá năng suất nguồn nước lợ. Trong ngắn và trung hạn, nó còn có giá trị hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đối với khu vực đồi cát cao ven biển, các nỗ lực và nguồn đầu tư cần được thự hiện nhằm phát triển các cơ sở hạ tầng dự trữ nước ngọ khả thi về cả kinh tế và vật lý ( trữ nước mưa và nước thừa mùa mưa) để cho phép canh tác có giới hạn cây trồng và trái cây đem lại giá trị cao. Công tác này cần phải được hoàn thành trong ngắn và trung hạn (đến 2050) nhằm giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào nguồn cung nước ngầm còn hạn chế.

6.3.3 Tăng cường bảo vệ ven biển Chiến lược quản lý chi phí tại khu vực kép (6) sẽ không khả thi nếu áp dụng dọc toàn bộ đường bờ biển trên cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với những vùng không có hoặc còn hạn chế năng lực thực hiện chiến lược quản lý khu vực kép nói trên (ví dụ đường bờ biển phía Tây Bắc), các công trình phòng chống ven biển sẽ cần phải xây dựng sao cho bắt kịp với mức dâng của mực nước biển. Đặc biệt trong trung và dài hạn (2100), dưới áp lực của biến đổi khí hậu, việc làm này sẽ cần một khối lượng đầu tư lớn đặt đúng chỗ và kịp thời. Tuy nhiên, tại các đường bờ biển này và dọc theo các nhánh sông chính, cần phải làm các vành đai xanh và tích cực tối đa có thể, từ đó tiếp nhận thêm lượng bồi lắng tự nhiên gia cố cho đường bờ biển. Ở nhiều nơi, đê biển được xây dựng quá gần đường bờ biển. diện tích lớn rừng ngập mặn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và biến mất, hoặc các cánh đồng triều nhiều dinh dưỡng đã bị ảnh hưởng đến mức suy thoái rừng ngập mặn chậm. Việc sử dụng đất nằm sau các con đê và những đoạn đường trên đê sẽ làm giảm tính bền vững của phương thức di dời vị trí những tuyến phòng hộ ven biển. Việc dịch chuyển hệ thống đường, đê và quản lý tốt đường bờ biển tự nhiên (rừng cây ngập mặn) là biện pháp quan trọng để đạt được tuyến phòng hộ ven biển thích hợp, bền vững.

6.4 Các giải pháp tổng quát

6.4.1 Giao thông vận tải với khả năng cạnh tranh kinh tế công nghiệp Trong tất cả các kịch bản, công nghiệp hóa sẽ được hưởng lợi từ một hệ thống hậu cần tốt hơn. Đường thuỷ nội địa tốt và hệ thống cảng tốt, gần bờ biển là rất cần thiết cho khả năng cạnh tranh. Một số nghiên cứu đã được thực hiện cho bến cảng gần cửa sông Trần Đề của sông Hậu. Phân kỳ, bố trí bến cảng, các công trình và mục đích kinh doanh của nó vẫn cần phải nghiên cứu kỹ hơn và sự hợp tác giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong kịch bản công nghiệp hóa nút kép, khu vực công nghiệp phía tây Cần Thơ có thể cần một cảng tại ven bờ biển Tây. Tính khả thi của một cảng lớn ở đây là khó khăn vì điều kiện bùn cát của bờ biển này không cho phép tàu vào sâu hơn. Nạo vét sông để cho phép tàu lớn hơn di chuyển đến Cần Thơ hoặc có thể cần nhập vào hệ thống. Cải tạo các tuyến đường thủy nội địa, tạo ra các tuyến đường thủy với ít hoặc không có âu thuyền và một loạt các cảng trung chuyển ven biển hoặc sông cần được phát triển phù hợp, trong đó sự kết hợp của các tỉnh là rất cần thiết để tạo ra một thị trường kinh tế đủ lớn.

Page 64: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 64/89

Kết nối đường bộ giữa Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh đã được cải thiện, kết nối đường thủy yêu cầu nâng cấp theo tuyến Cần Thơ - Trần Đề.

6.4.2 Chương trình nghiên cứu và khảo sát chặt chẽ Hầu hết các giải pháp đề suất vẫn cần được nghiên cứu kỹ hơn. Nhiều giải pháp dài hạn và trung hạn cũng cần có thời gian để nghiên cứu và khảo sát kỹ hơn. [chưa được phát triển, không có trong phiên bản MDP1.1 này] 6.5 Rà soát các quy hoạch tổng thể ngành

6.5.1 Rà soát tổng quát các quy hoạch tổng thể Theo bối cảnh Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu rà soát lại bảy quy hoạch tổng thể ngành và đánh giá xem liệu các dự án này có thực hiện theo kiến nghị trong cách tiếp cận Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long. Kết quả rà soát đã được trình bày với Bộ TN & MT trong tháng 4/2013, dựa trên dự thảo cuối cùng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long – Rà soát các quy hoạch tổng thể ngành ở ĐBSCL, ngày 29/3/2013. a) Hệ thống quy hoạch tổng thể trong bối cảnh phát triển của Việt Nam đã góp phần cho sự phát triển

nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đất nước; b) Nói chung, Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội ĐBSCL dựa trên Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội

quốc gia, nên các quy hoạch tổng thể ngành nói chung cần dựa theo chỉ tiêu này, các chỉ tiêu được trình bày trong một kịch bản cố định;

c) Các chỉ tiêu cho Đồng bằng sông Cửu Long làm hạn chế sử dụng những lợi thế cạnh tranh tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long;

d) Các chỉ tiêu cố định rất khó đáp ứng các phân tích và phát triển kinh tế thực tế, điều này rất quan trọng vì tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng dân số thấp hơn dự đoán. Số liệu thực tế cho thấy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khu đô thị và công nghiệp khó có khả năng đạt hiệu quả như các vùng khác có lợi thế hơn so với ĐBSCL trong lĩnh vực này;

e) Một mặt ý kiến của địa phương là một phần của các quy hoạch tổng thể, mặt khác sự phối hợp và ưu tiên chung không nằm trong các quy hoạch tổng thể (không nằm trong một hay tất cả các quy hoạch tổng thể). Tóm lại, tất cả các quy hoạch tổng thể là không thực tế về tài chính và không gian có sẵn;

f) Đa dạng hóa không gian cho Đồng bằng sông Cửu Long không được quan tâm, có sự khác biệt rõ ràng giữa Vùng Thượng lưu, Trung tâm và Ven biển Châu thổ.

Lựa chọn các dự án của các quy hoạch tổng thể sẽ được đánh giá theo khả năng tương thích của chúng với cách tiếp cận Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long. Đánh giá này sẽ chỉ ra các dự án phù hợp, các dự án cần xem xét và có thể sửa đổi lại, hoặc thậm chí các dự án cần phải hủy bỏ hoặc tốt hơn, thay thế bằng các dự án mới. Bảng 6-3 Rà soát các quy hoạch tổng thể ngành ở ĐBSCL

STT Quy hoạch tổng thể Quyết định của Thủ tướng

Ngày Cho giai đoạn

1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL 939/QĐ-TTg 19/7/2012 2020

2 Định hướng, Nhiệm vụ và Kế hoạch Hạ tầng giao thông vận tải ĐBSCL

638/QĐ-TTg 28/4/2012 2015, tầm nhìn 2020

3 Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải các khu kinh tế đặc biệt ở ĐBSCL

11/2012/QĐ-TTg 10/2/2012 2020, tầm nhìn 2030

4 Quy hoạch tổng thể xây dựng ĐBSCL 1581/QĐ-TTg 09/10/2009 2020, tầm nhìn 2050 5 Quy hoạch tổng thể hạ tầng thoát nước

ĐBSCL đến năm 2020 2066/QĐ-TTg 12/11/2010 2020

6 Quy hoạch tổng thể hạ tầng cấp nước ĐBSCL đến năm 2020

2065/QĐ-TTg 12/11/2010 2020

7 Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước và thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng

1397/QĐ-TTg 24/09/2012 2020, tầm nhìn 2050

Page 65: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 65/89

6.5.2 Tóm tắt các dự án được lựa chọn trong các quy hoạch tổng thể ngành Sau khi thực hiện đánh giá tổng thể các quy hoạch của bảy ngành nghề, MoNRE yêu cầu tóm tắt các dự án quan trọng nhất trong các quy hoạch để đưa ra bức tranh nêu rõ các dự án trong các quy hoạch thích hợp với cách tiếp cận được đề suất trong Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long như thế nào. Tóm tắt này được thực hiện trong thời gian ngắn dựa trên các thông tin cơ bản của các dự án. Các kết luận tổng rất tổng quát được đưa ra như sau:

1. các dự án dường như phù hợp với cách tiếp cận của MDP 2. các dự án không phù hợp với cách tiếp cận của MDP 3. các dự án cần được xem xét hay thẩm định lại, có thể cần phải điều chỉnh cho phù hợp nếu xem

cách tiếp cận của MDP là chuẩn, thường được kiến nghị là cần thực hiện khảo sát kỹ hơn hoặc thậm chí nghiên cứu kỹ hơn.

Các dự án được trích ra từ Quy hoạch tổng thể thoát nước đô thị, Quy hoạch tổng thể cấp nước, Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL Cần nói rõ là tóm tắt này chỉ đưa ra bức tranh đầu tiên. Mục tiêu của MDP là đưa ra định hướng cho chiến lược phát triển của ĐBSCL và kết quả là thực hiện đánh giá các quy hoạch hiện tại và hướng dẫn thực hiện các quy hoạch mới. Xem thêm chương 2 – Phương pháp luận Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long và vị trí của MDP trong hệ thống quy hoạch của Việt Nam. Các kết luận riêng có thể được đưa ra cho các dự án xử lý nước thải và cấp nước sinh hoạt lấy từ nguồn nước mặt. Các dự án có xu hướng là các giải pháp không hối tiếc. Một vấn đề khó khăn là giải pháp trước mắt cho việc cung cấp nước ngọt và cách tiếp cận dài hạn quản lý ven biển khu vực kép. Các dự án hoặc chương trình cụ thể thực hiện thay đổi cơ bản trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo cách tiếp cận bền vững hơn đã không được đề cập đến, do đó không được đánh giá. Danh sách các dự án và đánh giá có thể xem tại Phụ lục – Tóm tắt các dự án quy hoạch tổng thể ngành ở ĐBSCL theo cách tiếp cận của MDP, trang 76.

Page 66: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 66/89

7 Khung thể chế cho đầu tư, quy hoạch và quản lý đồng bằng sông Cửu Long

Để thiết lập tầm nhìn cho quản lý đồng bằng bền vững hướng tới một tương lai thịnh vượng với nền kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế, định hướng chiến lược cho các biện pháp khả thi đã được xác định. Những biện pháp này không phụ thuộc vào ranh giới địa lý, được hợp tác giữa các ngành, các bộ và cần phải được nghiên cứu và điều tra để xác định và điều chỉnh rõ ràng. Những đầu tư quản trị và có định hướng đúng cần hỗ trợ cho con đường kỳ vọng phát triển.

7.1 Phối hợp hành động trên vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nhằm tạo ra bước chuyển đổi hướng đến nền kinh tế công nghiệp hóa nông nghiệp giá trị cao, thì cơ sở hạ tầng xã hội và tự nhiên cần phải chuyển đổi. Không chỉ để giữ chân người dân trong vùng và thu hút lực lượng lao động nông thôn, mà còn thu hút người dân và doanh nghiệp tạo ra thêm các giá trị gia tăng. Các thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng tạo ra môi trường sống thu hút, công ăn việc làm, triển vọng nghề nghiệp và hệ thống y tế, giáo dục tiêu chuẩn cao. Quan trọng nhất là kết nối tự nhiên giữa các thành phố với người dân và công việc sản xuất tại các vùng nông thôn. Hộp 7-1 Công nghiệp hóa nông nghiệp là một mô hình thích hợp

Công nghiệp hóa nông nghiệp là tầm nhìn thích hợp cho tương lai, mang lại sự thịnh vượng nhất bằng cách khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng theo cách bền vững và hiệu quả nhất. Đáng chú ý nhất là:

Nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, xây dựng trên những đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long, là đất màu mỡ và nước

Phản ứng lại với biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp linh hoạt và đa dạng hóa mạnh mẽ phụ thuộc vào lượng nước trên đồng bằng và việc sử dụng nước và đất cho nền kinh tế

Tối đa giá trị gia tăng, bao trùm toàn bộ chuỗi giá trị, từ khâu trồng trọt đến khâu chế biến Thiết lập cơ sở hạ tầng kết nối:

o Kết nối tri thức, Nghiên cứu và Phát triển cấp cao vùng và quốc tế, nhấn mạnh tối ưu hóa trang trại với nguồn nước, các chương trình làm giàu, v.v

o Kết nối giao thông; các làng mạc và thị trấn kết nối tốt tự nhiên với nhau và với các thành phố lớn hơn trong khu vực, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh

o Kết nối cơ sở hạ tầng xã hội; mạng lưới các thành phố lớn, cùng với các thành phố nhỏ và các làng mạc, mang lại cơ sở hạ tầng xã hội có lợi cho quá trình thực phẩm, Nghiên cứu&Phát triển và mức sống tốt so với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

Kết nối cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường phát triển theo định hướng, những kết nối này đòi hỏi nhiều hành động phối hợp giữa các cấp, quốc gia, vùng và địa phương; giữa các ngành; giữa chính phủ, người dân và doanh nghiệp. Hành động phối hợp để cùng đạt được tầm nhìn về phát triển công nghiệp dựa vào nông nghiệp kết hợp với quy hoạch không gian điều phối và sử dụng nước. Điều này chỉ ra và đòi hỏi một bộ khung để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và điều phối. Xây dựng dựa trên truyền thống quy hoạch vững mạnh của Việt Nam. Sử dụng năng lực đầu tư và các nguồn lực sẵn có. Tăng cường hơn nữa những sắp xếp thể chế cho phép hướng tới một bộ khung trong đó:

Hướng dẫn và đầu tư hiệu quả sẽ cân bằng chi phí trong thời kỳ ngắn-dài hạn và lợi ích cho người dân và doanh nghiệp trong vùng đồng bằng sông Cửu Long;

hỗ trợ và tạo điều kiện cho một quy hoạch nhất quán, tổng hợp và tạo cơ hội cho sự tham gia cá nhân về cơ sở hạ tầng vật lý của đồng bằng sông Cửu Long;

Page 67: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 67/89

đạt được sự quản trị tổng hợp hơn và dựa vào nguồn tài nguyên của nguồn tài nguyên nước đồng bằng sông Cửu Long và hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

7.2 Sử dụng kinh tế nguồn tài nguyên đất và nước đang cạn kiệt

Sử dụng kinh tế nguồn tài nguyên đất và nước đang cạn kiệt đòi hỏi điều phối cao cho phân bổ quyền hạn đất và nước giữa chính phủ và các tỉnh, giữa các tỉnh với nhau và giữa các ngành trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó nên tập trung vào điểm khác biệt và đôi khi là cả những xung đột về nhu cầu nước trên khu vực, về cả số lượng và chất lượng nước. Việc này dẫn đến sử dụng nước hiệu quả hơn, nâng cao tính bền vững của môi trường và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nước công bằng hơn. Liên quan đến những đầu tư công, đánh giá tác động môi trường nên là công cụ theo đến cuối dự án. Có thể được tăng cường bởi hợp lý hóa sử dụng nước, tốt nhất là bằng cách tiếp thu những yếu tố bên ngoài ở cấp quốc gia và các quỹ công riêng. Vì vậy, giá nước cần phải phản ánh đúng giá trị thật. Nghĩa là không chỉ có phí cho xử lý và cung cấp nước mà còn có phí cho xử lý nước thải. Theo quan điểm này, hủy bỏ các chi phí cho dịch vụ tưới là đi ngược lại với những tác động tiêu cực trầm trọng trong sử dụng nước, đặc biệt khi nước tưới chiếm đến 80% nguồn nước (Quản lý tài nguyên thiên nhiên, 2011). Điều này dẫn tới phải cải thiện tính bền vững của môi trường bằng cách chi phí cho phục hồi nguồn nước lớn hơn và sử dụng nước hiệu suất cao hơn. Đồng thời các giá trị đất nên bắt thêm chi phí làm và giữ khô đất, đóng góp vào sử dụng đất tiết kiệm.

7.3 Thực hiện và quy hoạch đầu tư hiệu quả

Quy hoạch các hoạt động kinh tế thường đặt ra nhiều mục tiêu. Việc này cần phải cẩn trọng và không được lẫn giữa quy hoạch loại này với thực hiện chương trình thích hợp và phát triển chu trình dự án. Mà điều này thì thường xuyên thiếu. Qúa nhiều dự án phát triển do nhiều chính sách kỳ vọng và nguồn lực có sẵn tại thời điểm lập dự án, hơn là đánh giá thỏa đáng về sự cần thiết của đầu tư công và các đóng góp của nó cho xã hội. Việc phân cấp quá trình ra quyết định đầu tư công đã gây ra cạnh tranh giữa các tỉnh và thành phố về các nguồn quỹ sẵn có. Cùng lúc đó, thẩm định dự án diễn ra ở cấp tỉnh hay thành phố có thể dẫn đến những quyết định chỉ gần tối ưu. Một lượng lớn tài nguyên nước liên quan đến những thách thức không thể giải quyết chỉ bởi một tỉnh, nhưng thường cần đến phối hợp hành động của nhóm các tỉnh. Đặc biệt những đầu tư vào công trình trên vùng đồng bằng trong một tỉnh thường tác động đến nguồn nước cho tỉnh khác. Hộp 7-2 Đầu tư và GDP

Việt nam là một trong những thị trường mới nổi có tỷ lệ vốn đầu tư cao nhất hiện nay (39% GDP, giai đoạn từ 2005-2010). Đây cũng là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (7,2% GDP) và Hỗ trợ hành chính (3,5% GDP) trong cùng kỳ cao nhất. Cùng thời điểm, bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra mức 25 tỷ USD một năm cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, khi mà ngân sách thường niên của chính phủ từ cả nguồn công và tư nhân chỉ có ít hơn 16 tỷ USD. Nợ công của Việt nam đang ở mức 57% GDP, vì vậy việc mong đợi nguồn vốn từ những nguồn vay đắt đỏ trong trường hợp này về mặt tài chính là không thể chấp nhận được. Đặc biệt, khi trở thành một nước có mức thu nhập trung bình, nguồn vốn hỗ trợ từ ODA sẽ chịu mức lãi cao hơn hiện nay. Thực tế, trong những năm qua, Việt Nam vẫn lệ thuộc vào nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, bao gồm cả chi phí duy tu và bảo dưỡng. Đưa ra những thách thức lớn về sống chung với nước, những lợi ích liên tỉnh và giới hạn về nguồn quỹ, việc các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long phối hợp các chương trình và dự án đầu tư là hết sức quan trọng. Nghĩa là đầu tư cho Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và cho hạ tầng giao thông. Hơn nữa nguyên nhân giống nhau giữa các tỉnh là nền tảng chung để các tỉnh đạt được hành động phối hợp và tiết kiệm bằng cách đưa ra các lựa chọn đầu tư đúng. Do đó, đôi khi những sự lựa chọn và cân bằng sẽ rất khó khăn. Đặc điểm tự nhiên của từng tỉnh khiến cho các tỉnh có tính cạnh tranh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng cùng lúc đó từng tỉnh hoặc từng vùng lại có những đặc điểm cạnh tranh riêng. Phát triển dựa trên những lợi thế cạnh tranh này, điều phối chi phí công trong điều kiện vốn đầu tư lớn, tập trung và bao trùm toàn bộ những dự án đầu tư làm gia tăng hiệu quả trong sử dụng các nguồn tài nguyên. Điều này có nghĩa là lượng vốn đầu tư hiện tại có thể bị điều chỉnh hoặc bị hoãn lại, khi được thực hiện ở một nơi khác, như xây dựng cơ sở hạ tầng

Page 68: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 68/89

cho các khu công nghiệp hay các đập thủy điện. Hợp nhất các nguồn lực cho một chương trình đầu tư liên tỉnh có thể là công cụ điều phối mạnh mẽ cho các tỉnh tham gia vào phối hợp hành động. Thẩm định các chương trình và các dự án, là việc cần đưa ra một phương pháp tiếp cận toàn diện, từ một cho đến đa ngành và xem xét đến cả những tác động liên tỉnh. Nên xem xét đầu tư từ chi phí và lợi ích cho xã hội và đánh giá đầu tư theo một phương pháp chuẩn. Việc này là tổng hợp và tối ưu cho các tác động tới nông nghiệp, nước, sử dụng đất v.v. Bên cạnh đó, quy hoạch dài hạn cho các dự án đầu tư cần phải thích ứng với những thay đổi của kinh tế xã hội và dấu ấn nước, tùy thuộc vào các yếu tố bên ngoài khác nhau cần phải dự đoán, như biến đổi khí hậu và thay đổi quản lý sông trên các nước láng giềng (hơn 60% lượng nước đến từ các quốc gia xung quanh). Quy hoạch cần phải thích ứng cao, tính đến cả những yếu tố chắc chắn và không chắc chắn trong tương lai. Do đó, nên nghĩ đến nhiều sự lựa chọn, các biện pháp công trình và phi công trình, việc trì hoãn, v.v Cho rằng ODA sẽ dần bị cắt giảm, quan hệ tối tác công-tư có thể trở thành mô hình chuyển giao giá trị. Nhưng khi xét riêng, nếu dự án không thể tự trực tiếp sinh ra tiền, như các dự án về quản lý tổng hợp tài nguyên nước, thì các lợi nhuận kinh tế cần phải được xác định sẽ do chính phủ chi trả. Lý do khác để thực hiện đánh giá chi phí-lợi nhuận nhất quán và hợp lý trong các đầu tư công. Trong khi chính phủ trung ương tạo ra nguồn quỹ, với hy vọng rằng, đem lại những đầu tư lớn cần thiết, thì ngay sau đó nguồn ngân sách để trang trải cho khoảng cách thụt lùi lại bị thiếu hụt. Quan hệ đối tác công-tư chỉ đến những dự án ký kết cho thời gian dài, bao gồm cả việc xây dựng, duy tu, vận hành một số đầu ra riêng, nó cũng có thể đồng thời là câu trả lời cho bài toán những tài sản quản lý nước bị hỏng do thiếu nguồn quỹ công.

7.4 Tạo ra thay đổi cao hơn trong chuỗi giá trị

Xã hội tri thức và hạ tầng xã hội đòi hỏi có sự thay đổi hướng đến một nền kinh tế giá trị cao dựa vào nông nghiệp, là mục tiêu chính sách hàng đầu cho các tỉnh. Một môi trường cho phép kinh tế liên tỉnh là cần thiết để hướng dẫn và hỗ trợ các công ty và trang trại địa phương chuyển đổi, đặc biệt là tạo ra các dòng tín dụng cần thiết và cải tạo hệ thống tưới, thu hút và xây dựng năng lực Nghiên cứu&Phát triển (nước ngoài) đúng đắn cũng như công nghiệp thực phẩm chế biến/cao cấp và đầu tư cho y tế và giáo dục. Những môi trường cho phép như vậy có vai trò mạnh mẽ của các cơ quan cấp chính quyền cấp tỉnh và địa phương. Không quá tập trung vào đưa ra mục tiêu và các chính sách thực thi, mà chủ động trong việc kinh doanh trên đồng bằng sông Cửu Long như là nơi ươm mầm cho nền nông nghiệp sáng tạo và bền vững. Điều này thiết lập một bước thay đổi tập trung đáng kể, từ cấp chính phủ là bộ máy quy hoạch và thực thi hướng đến nhà nước vận hành như cơ quan thị trường và điều phối thương mại và đổi mới. Sẽ cần có thời gian để tạo bước thay đổi này. Những kinh nghiệm và thực tiễn quốc tế có thể hỗ trợ như là một nguồn cảm hứng và đem đến những kinh nghiệm về làm thế nào để điều phối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp đổi mới. Là ví dụ cho hành động hợp tác trong mối quan hệ đối tác công-công và công – tư.

Hộp 7-3 Hoạt động công tư hợp tác hỗ trợ cho nông nghiệp bền vững hơn ở Indonesia

20 công ty toàn cầu và địa phương đã cùng hợp tác với các bộ và chính quyền cấp tỉnh để giới thiệu về các phương pháp sản xuất bền vững hơn cho bảy mặt hàng mục tiêu (dừa, các sản phẩm từ sữa, dầu cọ, khoai tây, gạo và đậu nành) để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện an ninh lương thực và phương kế sinh nhai của các hộ nhỏ. Một văn phòng đã được thành lập để điều phối các hoạt động. Các hoạt động thí điểm đã được tiến hành và cho thấy gia tăng sản lượng (30% các sản phẩm từ sữa, 10-20% gạo) cũng như gia tăng về thu nhập của người nông dân (12% nhờ các sản phẩm từ sữa, mục tiêu 38% từ cây dừa). Nhóm làm việc về dầu cọ đã giảm được 20% lượng khí thải carbon.

(nguồn: DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI: Đặt ra Tầm nhìn mới cho Hoạt động Nông nghiệp: Chuyển đổi đang diễn ra)

Page 69: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 69/89

Hộp 7-4 Tiến đến hiệu quả trong nông nghiệp, can thiệp công tại Hà Lan

Hà Lan sở hữu nền nông nghiệp hiệu quả nhất trong Liên minh châu Âu: với chỉ 1,6% dân số trong Liên minh nhưng quốc gia nhỏ bé này sản xuất ra 8% nông phẩm cho EU, và cạnh tranh với Pháp ở cấp quốc tế cho vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ giữa các quốc gia xuất khẩu nông phẩm. Thành quả này bắt nguồn từ lịch sử nông nghiệp của Hà Lan, kể từ khi những vùng ven biển trở thành đầu tàu phát triển nông nghiệp ở khu vực Tây Âu trong hơn ba thế kỷ. Đồng thời thành công của Hà Lan là nhờ chính sách nông nghiệp sản xuất cây ăn quả, đã được tập trung từ những năm 50 không chỉ cho những vùng phát triển nhất mà còn ở những vùng nội địa kém phát triển nhằm lấp đầy khoảng cách về phát triển và sử dụng đầy đủ nhất các nguồn tài nguyên nông nghiệp quốc gia.

Nền tảng của chính sách này qua các năm như sau: Hỗ trợ các gia đình truyền thống là chủ các trang trại nhỏ Khuyến khích và ủng hộ nghiên cứu, giáo dục, và phổ biến đào tạo nông nghiệp Hỗ trợ phát triển cách thức phối hợp để đáp ứng được các nhu cầu cần thiết, để chế biến thực phẩm

tươi và cung cấp các khoản vay cho nông nghiệp; chính phủ trợ cấp cho thành lập các ngân hàng nông nghiệp chung tiết kiệm

Phát triển tổng hợp đất nông nghiệp (sát nhập các khoảnh nhỏ, xây dựng mới các trang trại, nâng cấp cơ sở hạ tầng), trong đó tính đến ¾ diện tích đất đến năm 2000, theo quy hoạch ưu tiên cho những vùng ít được hưởng lợi nhất. Đây là những vùng được hy vọng có tăng trưởng sản xuất cao nhất, do đó đảm bảo lượng lớn nguồn quỹ đầu tư công được sử dụng tối ưu.

Thực tế, tại các vùng lấn biển, các chương trình tiêu thoát nước đầu tiên có từ thế kỷ thứ 10 được tiến hành đầu tiên bởi chính những người nông dân. (nguồn: chính sách can thiệp nông nghiệp hướng đến giảm mất công bằng vùng (S. Devienne))

7.5 Hướng đến quản lý nước thích ứng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long là tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của đồng bằng. Bắt đầu với (các kịch bản) phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa và chuyển đổi sử dụng đất, thay đổi lưu lượng dòng chảy do biến đổi phía thượng lưu, sụt lút đất và tác động của biến đổi khí hậu. Và những điều này tác động như thế này đến lượng nước có sẵn và sử dụng nước trên đồng bằng. Nó cung cấp một lộ trình cho các biện pháp ngay lập tức (không hối tiếc), trung và dài hạn để xử lý hiệu quả những thách thức nguồn nước mà đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt. Nhưng chỉ một kế hoạch là chưa đủ. Từ những điều trên, có thể kết luận rằng để đạt được phát triển kinh tế xã hội thịnh vượng cho đồng bằng sông Cửu Long là thách thức quản trị đầu tiên, trước nhất. Quản trị đồng bằng sông Cửu Long sẽ tạo điều kiện và hướng dẫn cách phân bổ đầu tư và các nguồn lực hiệu quả. Quản trị thích ứng cao với những tác động của biến đổi khí hậu cũng như những thay đổi về kinh tế và con người sẽ định hình đồng bằng sông Cửu Long trong những thập kỷ tiếp theo. Hơn nữa, quản trị đồng bằng sông Cửu Long sẽ cần phải tính đến và xây dựng dựa trên những cơ hội và đe dọa đối với những nguồn lực chính của cuộc sống như: đất đai màu mỡ, nước ngọt và nước muối. Nói theo cách khác, để thực hiện được Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, và dịch chuyển vào các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch ngành tiếp theo, xây dựng sâu hơn việc quản trị nước trên đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết. Không phải vì các mô hình khái niệm, mà chính những thay đổi đã tính đến con đường lịch sử của sự phát triển của quản trị nước trên đồng bằng sông Cửu Long.

Page 70: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 70/89

Hộp 7-5 Các mục tiêu và quan điểm vượt trội về phát triển kinh tế-xã hội trên đồng bằng sông Cửu Long

Quản lý nước tại Việt Nam đã có từ lâu trong lịch sử phát triển nông nghiệp cùng với với sự tin dùng mạnh mẽ các công trình thủy. Đã từ thế kỷ 18, việc dần dần mở rộng sông ngòi và đào kênh rạch đã cho phép các cộng đồng địa phương khỏi nghĩa vụ đối phó với chế độ dòng chảy tự nhiên. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp và việc thêm những công trình kênh để mở rộng kiểm soát quân sự đã tập trung hơn nữa trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên nước và đẩy mạnh cách tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên nước bằng công nghệ trên đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đến giờ, quản lý tài nguyên nước trên đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được biểu thị bởi điểm nhấn mạnh mẽ vào xây dựng đập và các công trình thủy lợi và phát triển hệ thống tưới.

Sau khi thống nhất, sản xuất gạo ở đồng bằng sông Cửu Long trở thành ưu tiên hàng đầu để đạt được an ninh lương thực, được thực hiện nhờ mở rộng xây dựng các công trình đê và kênh trên toàn đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả những đầu tư chính đều được hướng đến lượng nước ngọt sắn có, kiểm soát mặn và lũ với mục đích duy nhất là gia tăng sản xuất gạo. Sau giữa những năm 80, Đổi Mới và tự do hóa nền kinh tế đã cho phép tái tổ chức quyền sử hữu, đa dạng hóa nông sản và giới thiệu cơ chế phục hồi chi phí. Nhưng với điểm nhấn mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế-xã hội và đi cùng với nó là sự gia tăng nhanh chóng của các quỹ đầu tư nước ngoài (nhà tài trợ), tăng cường nhấn mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, sự chuyển giao quyền lực từ các nhà cầm quyền (gia tăng tự quyết) tới các cấp chính quyền tỉnh và cấp thấp hơn cũng đồng thời mang lại nhiều thách thức. Chính sách và việc thực hiện hiệu quả (luật, quy tắc, mệnh lệnh, chỉ thị) có thể phát triển đơn lẻ hơn nữa. Chuyển giao quyền lực và trách nhiệm không tự động cải thiện những dịch vụ tiện ích đến các hộ gia đình, người nông dân, doanh nghiệp và những người dùng khác. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các tỉnh khiến họ lờ đi những tác động của chính sách trên địa bàn tỉnh đến các tỉnh láng giềng, hoặc những thách thức xuyên biên giới không được đề cập, do vậy cần thiết thu xếp bổ sung cho hành động hợp tác và tập thể theo vùng.

Quản trị nước trên đồng bằng đã có thay đổi lớn lao. Từ ưu tiên cho các hệ thống địa phương, tự quản đến hình thành chính quyền hiện đại để thiết lập quản lý nhà nước, dịch chuyển kinh tế (“Đổi Mới”) và tự do hóa các Doanh nghiệp Nhà nước. Từ Cải cách Hành chính Công và việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường đến việc chuyển giao quyền lực của chính quyền cho các tỉnh. Việc sáng lập ra Bộ TNMT năm 2002 đã tách rời chức năng quản lý thống nhất nhà nước từ chức năng khai thác và sử dụng nguồn nước cho các mục đích kinh tế. Tuy nhiên, Bộ TNMT vẫn tiếp tục phát triển vai trò điều phối của mình. Một bước quan trọng đã được thực hiện với việc ban hành Luật Tài nguyên nước (mới, sửa đổi) (17/2012/QH13) trong đó tăng cường đặc biệt hệ thống cấp phép sử dụng nước. Tuy nhiên, việc thực thi và hiệu lực của hệ thống cấp phép mới vẫn còn là thách thức. Những cố gắng trước đây để thích ứng với cách tiếp cận tổng hợp lưu vực sông, bằng cách thành lập Hội đồng tài nguyên nước Quốc gia và Tổ chức lưu vực sông, vẫn chưa theo đúng như kỳ vọng. Do vậy, một số thách thức chính trong quản trị nguồn nước trên đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn.

1. Các Bộ và các tỉnh hầu hết xây dựng các quy hoạch và dự án cho riêng ngành mình và không thường xuyên điều phối những quy hoạch, dự án này trong nội bộ bộ máy chính quyền tỉnh. Hơn nữa, các quy hoạch ngành có xu hướng tập trung vào các dự án và đầu tư mới. Nhưng với sự gia tăng mâu thuẫn giữa người dùng nước trên đồng bằng sông Cửu Long và tình trạng cấp bách để giải quyết các mâu thuẫn đang gia tăng thì quan điểm phát triển bền vững dài hạn đòi hỏi chú trọng hơn, chú trọng vai trò phân bổ và quản lý nguồn lực và các hoạt động như vận hành& duy tu, cấp phép cho sử dụng nước và bắt buộc quy hoạch không gian, tài nguyên nước và các thể chế khác.

Hộp 7-6 Luật quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam

Luật liên quan nhất đến quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại Việt Nam cũng như trên đồng bắng sông Cửu Long là: Luật Tài nguyên nước (2012), Luật Đê, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai, Luật Giao thông thủy nội địa, Nghị định 120/2008 về Lưu vực sông, Nghị định149/2004 về Cấp phép, Nghị định 112/2008 về Hồ chứa. Nhưng còn một lượng lớn các Nghị định, Quyết định và Pháp lệnh bổ sung từ rất nhiều bộ cũng như các quy định cấp tỉnh mang theo các chính sách, hướng dẫn và những sắp xếp thực hiệ khác cho quản lý nước.

2. Quy hoạch, đầu tư và mở (mới) dự án cũng như việc quản lý nguồn nước, bắt buộc quy hoạch

không gian và các quy định về nước (cho khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước) trên đồng bằng sông Cửu Long cần phải được tăng cường và phối hợp ở cấp lưu vực sông. Chỉ có sự hợp tác chung của 12 tỉnh và thành phố mới hình thành nên một đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đạt được nền kinh tế phát triển đồng nhất và bền vững.

Page 71: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 71/89

Hộp 7-7 Rà soát và so sánh 6 quy hoạch ngành trên đồng bằng sông Cửu Long 1

Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế rõ ràng dựa trên những nguồn tài nguyên nông nghiệp phong phú, và do vậy, đẩy mạnh công nghiệp hóa là phù hợp và có lợi nhất trong ngành nông. Tuy nhiên những mục tiêu đề ra của các Quy hoạch ngành có vẻ như không liên quan tới trường hợp cụ thể của đồng bằng, và dự tính mức tăng trưởng tương tự như những mục tiêu quốc gia cho nước có thu nhập trung bình dựa trên định hướng xuất khẩu dịch vụ hiện đại và nền kinh tế sản xuất. Việc này dẫn đến cần có một bước nhẩy thần kỳ về phía trước để vượt qua vị trí lạc hậu hiện nay. Quy hoạch Kinh tế xã hội đưa ra rất nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau làm động lực cho tăng trưởng kinh tế (như năng lượng, dệt may, giầy da, và công nghiệp máy), trong khi đó cần tập trung mạnh mẽ vào lợi thế cạnh tranh của đồng bằng; ngành công nghiệp chế biến thực phẩm giá trị cao, có thể còn hiệu quả hơn nhiều. Hơn nữa, Các Quy hoạch ngành phản ánh không đủ về việc làm thế nào mà dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế dịch vụ, công nghiệp đa dạng hóa có thể thành hiện thực. Do không có điểm khác biệt trong ngành dịch vụ và công nghiệp hóa giữa công nghiệp dựa vào sản xuất và công nghiệp dựa vào nông nghiệp, nên loại hình phát triển nào đang tìm kiếm cho đồng bằng chưa được rõ ràng. Nhìn chung, các Quy hoạch ngành còn thiếu gắn kết về tổng thể. Các dự án vạch ra có vẻ như là bản tóm tắt của các tham vọng vùng và địa phương cho phát triển trong tương lai. Việc thêm vào các dự án đề xuất có thể cần tới ba đồng bằng sông Cửu Long. 1 Là một phần của quá trình xây dựng Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, việc rà soát quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-xã hội trên đồng bằng sông Cửu Long và các quy hoạch Giao thông, Thủy lợi, Xây dựng, Tiêu thoát nước, Cấp nước đã được thực hiện

3. Các hộ gia đình, người nông dân và doanh nghiệp cũng như những nhóm dùng nước khác vẫn

cảm thấy khó khăn trong việc tham gia vào xây dựng và thực hiện các quy hoạch và dự án ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật và công việc của họ. Do vậy, những quy hoạch và dự án này không phải lúc nào cũng phản ánh các nhu cầu và mong muốn của họ. Chất lượng của các quy hoạch và dự án cũng như hiệu quả của công việc các quy hoạch, dự án đang tiến hành có thể cải thiện đáng kể nếu những thông tin được công bố rộng rãi và sẵn có hơn, cũng như quá trình ra quyết định, lập kế hoạch và đầu tư trở nên mình mạch hơn và do đó – có trách nhiệm hơn.

Hộp 7-8 Tầm quan trọng của sự công khai, minh bạch và tham gia của các bên hữu quan

Việt Nam đã đi một con đường rất xa trong 15 năm qua để xúc tiến công khai dữ liệu và thông tin. Tuy nhiên, quá trình này bị chậm lại do thiếu một đạo luật tổng quát về quyền truy cập thông tin. Cùng lúc đó, tác động của sự kém minh bạch đã khiến Việt Nam phải trả giá. Đó là một trong những động lực lõi của nạn tham nhũng, phân bổ sai các quỹ công, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đất đai. Hơn nữa, đầu tư đi chậm phía sau, do các nhà đầu tư, nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các đơn vị đổi ngoại tệ, các ngân hàng, doanh nghiệp và người nông dân cần thông tin và sự rõ ràng để đưa ra các quyết định đầu tư tối ưu. Và mọi người cần thông tin để có thể đưa ra ảnh hưởng đối với các quyết định này và lên tiếng trong trường hợp các có tác động bên ngoài lên quyết định của họ (ví dụ xả nước thải chưa xử lý vào sông và kênh rạch).

Để đưa những thách thức này ra hiệu quả và đạt được nền quản trị nước trên đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả, có trách nhiệm và trọn vẹn, đề ra ba định hướng chiến lược (dài hạn ) cho cải thiện như sau:

Tăng cường quản lý tài nguyên, các chức năng Vận hành& Duy tu và cưỡng chế Tăng cường hợp tác và quy hoạch đầu tư theo vùng Gia tăng (sau này) sự tham gia có trách nhiệm, quan tâm của các bên hữu quan

Tăng cường quản lý tài nguyên, các chức năng Vận hành & Duy tu và cưỡng chế Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước (và các vùng ven biển) đã ở trong chương trình nghị sự của Việt Nam trong một thời gian dài. Trong những năm gần đây, quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước và vùng ven biển đã được kết hợp chặt chẽ với các chính sách và chiến lược về nước tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thi hành và thực hiện còn ở phía sau. Chủ yếu do thiếu nguồn nhân lực và tài chính ở cấp tỉnh và cấp huyện. Nếu đồng bằng sông Cửu Long được thiết lập theo con đường phát triển bền vững hơn, thì tăng cường quản lý tài nguyên, vận hành & duy tu cơ sở hạ tầng sẵn có và cưỡng bức thi hành luật (về không gian, nước và những yếu tố liên quan) và quy định ở cấp tỉnh và huyện sẽ là ưu tiên hàng đầu. Không thực hiện được điều này thì không có quy hoạch, chiến lược hay chính sách nào (Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, các quy hoạch khác) có thể đạt được kết quả cần thiết.

Page 72: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 72/89

Hộp 7-9 Hỗ trợ thực hiện và hỗ trợ từ Ủy ban nước Hà Lan

Tiếp theo hỗ trợ của Hà Lan cho Trung tâm chống ngập thành phố Hồ Chí Minh, 5 Uỷ ban nước đã đồng ý gửi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quy hoạch tài nguyên nước, quản lý (chu trình) dự án, vận hành & duy tu, gìn giữ&giám sát, đến làm việc chặt chẽ thường niên với các chuyên gia của Trung tâm chống ngập thành phố Hồ Chí Minh về những thách thức và vận hành chi tiết, hàng ngày. Những thỏa thuận hợp tác như vậy cũng đồng thời có lợi cho các Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tốt nhất là trong một lần tập hợp tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và - do đó cùng một lúc – khuyến khích học hỏi và hợp tác chung giữa các tỉnh. Tuy nhiên, các cấp chính quyền liên quan (cấp tỉnh và cấp huyện) sẽ cần phải truy cập vào các dữ liệu và thông tin liên quan (về nước, sử dụng đất, môi trường v.v.) để hướng dẫn lập quy hoạch, ra quyết định và cấp phép. Hiện tại, dữ liệu và thông tin sẵn có vẫn còn thiếu, hoặc tản mạn trong nhiều viện nghiên cứu khác nhau (hơn 300 viện). Hơn nữa, ở cấp khu vực, những dữ liệu và thông tin này cần phải được sử dụng để phát triển một hệ thống về nước trên lưu vực (về nước mặt và nước ngầm), nhằm hướng dẫn quá trình ra quyết định và cấp phép. Chỉ khi những điều này được thực hiện, các cấp chính quyền mới có khả năng quản lý, vận hành, duy tu và cưỡng bức thi hành luật và các chính sách về đất và nước trên đồng bằng sông Cửu Long có hiệu quả. Một phương pháp tiếp cận từng bước một để tăng cường hơn quản lý nguồn tài nguyên, vận hành & duy tu và cưỡng bức thi hành trên đồng bằng sông Cửu Long:

Một lượng lớn các sáng kiến và dự án trong những lĩnh vực này đang tiến triển tốt. Phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cấp chính quyền cũng như các cơ quan tham gia hỗ trợ bên ngoài sẽ thật sự tăng cường hiệu quả của các dự án, sáng kiến này. Hộp 7-10 Luật tổng hợp hơn việc quản trị việc khai thác, sử dụng và quản lý nước

Luật Tài nguyên nước mới (sửa đổi) (17/2012/QH13) quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của việc khai thác sử dụng nước. Luật chỉ định Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện việc ban hành, cấp mới, điều chỉnh, đình chỉ và thu hồi giấy phép về tài nguyên nước. Thủ tục, cách thức và ban hành chi tiết sẽ được cung cấp bởi Chính phủ. Tuy nhiên, hiệu quả của những thành phần thiết yếu trong quản lý tài nguyên nước này phụ thuộc vào mức độ mà các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã có năng lực và nguồn lực để thực thi luật này. Ở thời điểm này, năng lực có thể còn quá yếu và cần tăng cường đáng kể. Hệ thống lệ phí cấp phép để hoàn trả chi phí có thể tạo nên nguồn vốn cần thiết cho việc thuê thêm nhân viên và các thiết bị bổ sung để thực hiện nhiệm vụ cấp phép. Trong tương lai, nỗ lực nhiều hơn để tổng hợp hơn nữa luật nước sẽ góp phần cho quản lý tài nguyên nước nhất quán và minh bạch. Ở điểm này, Hà Lan là một ví dụ. Hà Lan đã tổng hợp luật nước thành một bộ luật (tổng hợp) duy nhất vào năm 2009, mang đến cùng lúc một bộ luật với phạm vi rộng về quản lý chất lượng nước và phòng chống lũ, quản lý nước mặt và nước ngầm, sử dụng nước và các dịch vụ nước. Hiện nay, đây là một phần riêng biệt của pháp luật xác định các cấp chính quyền, trách nhiệm và công cụ để quản lý nguồn tài nguyên nước theo cách tổng hợp.

Tăng cường hợp tác và quy hoạch đầu tư theo vùng Do những thách thức của đồng bằng sông Cửu Long trở nên phức tạp hơn, quy hoạch theo cách tổng hợp hơn là yêu cầu để vượt qua những khó khăn cạm bẫy trong quá trình quy hoạch hiện hành. Bao gồm xây dựng và chia sẻ tầm nhìn, đánh giá môi trường hiện tại, luân phiên khóa hành động chiến lược, và tham gia tích cực của các cơ quan quốc gia (Bộ TNMT, Bộ NN&PTNN, Bộ GTVT, Bộ XD, Bộ KH&ĐT), chính quyền cấp tỉnh của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các chính quyền thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, các trường đại học và các viện nghiên cứu, các bên hữu quan chính (các cơ quan tài chính quốc tế, các nhà tài trợ song phương, các tổ chức phi chính phủ, v.v) và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Thêm nữa, các quy hoạch ngành ở mọi cấp phải bổ trợ và cũng cố lẫn nhau. Hai cơ chế chính đảm nhiệm

Developing a common knowledge base / joint fact finding: one (surface and ground) water resources assessment and 

database for the Mekong Delta

Translate legislation, policies and decisions into a clear framework for assessing, balancing and 

deciding on concrete (licenses for) water use, extraction and 

exploitation

Strengthen the capacity of MoNRE and the DoNRE’s, most notably in 

fields such as planning, stakeholder participation, public administration, business planning, 

project finance, tendering en supervision, operation & 

maintenance

Phát triển kiến nền tảng kiến thức/kết quả thực tế chung: đánh giá và cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước( nước mặt và nước ngầm) trên đồng bằng sông Cửu Long

Chuyển vị luật pháp, chính sách và quyết định thành bộ khung rõ ràng cho đánh giá, cân bằng và quyết định sử dụng, khai thác nước cụ thể (cấp phép)

Tăng cường năng lực cho Bộ TNMT và các Sở TNMT, trọng tâm trong các lĩnh vực như quy hoạch, tham gia của các bên hữu quan, quản lý công, hoạch định kinh doanh, tài chính dự án, thầu và giám sát, hoạt động và duy tu

Page 73: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 73/89

việc này là quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện quy hoạch không gian. Hai bố cục quy hoạch này có thể (nên) hoàn thiện vai trò điều phối nhiều hơn và hướng dẫn quy hoạch ngành. Ở tất cả các cấp, các quy hoạch không gian được yêu cầu có khoảng thời gian dài hơn so với các quy hoạch kinh tế xã hội, hoặc các quy hoạch ngành, do vậy chúng đưa ra thành phần không gian và tự nhiên.

Hộp 7-11 Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam

Hai thành phần của Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam được tập trung lên kế hoạch là “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội” 10 năm và “Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội” 5 năm. Mục tiêu nhà nước của chiến lược 10 năm hiện nay là “đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền tảng cho đất nước để cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020”. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm được sử dụng như mục tiêu bao trùm và là điểm bắt đầu cho tất cả các Quy hoạch ngành, và quy định những đầu tư ưu tiên nói chung trong 3 cột trụ của xã hội: i) Cải cách chính sách và khung quản trị của đất nước để khuyến khích và cho phép “nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhằm tạo ra sức cạnh tranh, sức sản xuất và hiệu quả cạnh tranh kinh tế quốc tế lớn mạnh,

ii) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (ví dụ tạo ra lực lượng lao động chất lượng và cạnh tranh cho thị trường và nền kinh tế định hướng xuất khẩu); và

iii) Xây dựng một hệ thống cơ  sở hạ tầng toàn diện (cho phép các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ được vận chuyển hiệu quả với chi phí thấp từ khâu sản xuất đến thị trường toàn cầu)

Cả chiến lược 10 năm và các kế hoạch 5 năm đều thuộc thẩm quyền của Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI). Bộ KH & ĐT là cơ quan chính phủ hàng đầu được giao trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia vào soạn thảo các kế hoạch và hoàn thiện các văn bản tài liệu cuối. "Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội quy hoạch cho đồng bằng sông Cửu Long" nhằm chuyển dịch các mục tiêu trên toàn quốc được thiết lập trong Chiến lược Phát triển Quốc gia vào chiến lược cho đồng bằng Cửu Long và bên cạnh đó hình thành cơ sở cho các Quy hoạch ngành khác cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên,

Nhìn chung, các Quy hoạch phát triển KTXH dường như không phải chịu sự phân tích kinh tế và tài chính nghiêm ngặt, cũng như xem xét nhiều đến những nguồn lực có sẵn. Chúng được lái chủ yếu bởi các mục tiêu sản xuất, và có xu hướng thông qua một cách lạc quan các quy hoạch và danh sách dự án liên quan với hy vọng rằng sẽ huy động được nguồn vốn. Thông thường, tác động tiềm tàng đến xã hội và/hoặc môi trường chưa được tính đến đầy đủ.

Hộp 7-12 Quy hoạch không gian tại Việt Nam

Về trách nhiệm hành chính, bộ Xây Dựng (bộ XD), hoặc các Sở Xây dựng cấp dưới ở cấp tỉnh và thành phố thực hiện lập quy hoạch không gian như các quy hoạch ngành hay quy hoạch vùng chi tiết. Các quy hoạch không gian được soạn thảo theo bốn cấp chi tiết: quy hoạch định hướng (chính sách quốc gia), quy hoạch vùng (giới thiệu vào năm 2005), quy hoạch tổng thể (tỉnh hoặc thành phố), và quy hoạch khu vực chi tiết (phường, khu công nghiệp, hoặc dự án). Nói chung, các kế hoạch này là nguyên tác đề ra sử dụng mặt bằng đất cụ thể, chi tiết cho những vị trí cụ thể, chứ không tự do điều hòa với thiên nhiên như quy hoạch sử dụng đất ở các nước phương tây. Kết quả là thực thi các quy hoạch không gian còn kém.

Page 74: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 74/89

8 Từ tầm nhìn đến hành động [chưa có trong phiên bản 1.1]

8.1 Thực hiện quản lý đồng bằng có khả năng thích ứng

8.2 Các lộ trình

8.3 Các hoạt động ngắn hạn

8.4 Các lựa chọn trung hạn, dài hạn

Page 75: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 75/89

THAM KHẢO

[1] IPPC 2007 Biến đổi khí hậu 2007, Nhóm công tác số II: Các tác động, thích ứng và tính dễ bị tổn thương, Báo cáo đánh giá Tập 10 Châu Á

[2] Báo cáo tổng hợp, Hướng đến Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long [3] .....

Page 76: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 76/89

Phụ lục Tóm tắt các dự án quy hoạch tổng thể ngành ở Đồng bằng sông Cửu Long theo cách tiếp cận của MDP

Sau khi thực hiện đánh giá tổng thể các quy hoạch của bảy ngành nghề, MoNRE yêu cầu tóm tắt các dự án quan trọng nhất trong các quy hoạch để đưa ra bức tranh nêu rõ các dự án trong các quy hoạch thích hợp với cách tiếp cận được đề suất trong Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long như thế nào. Tóm tắt này được thực hiện trong thời gian ngắn dựa trên các thông tin cơ bản của các dự án. Các kết luận tổng rất tổng quát được đưa ra như sau:

4. các dự án dường như phù hợp với cách tiếp cận của MDP (màu xanh) 5. các dự án không phù hợp với cách tiếp cận của MDP (màu đỏ) 6. các dự án cần được xem xét hay thẩm định lại, có thể cần phải điều chỉnh cho phù hợp nếu xem cách tiếp cận của MDP là chuẩn (màu cam)

Các dự án được trích ra từ các mục sau đây để đánh giá

mã số 5 Quy hoạch tổng thể thoát nước đô thị ĐBSCL mã số 6 Quy hoạch tổng thể cấp nước ĐBSCL mã số 7 Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Cần nói rõ là tóm tắt này chỉ đưa ra bức tranh đầu tiên. Mục tiêu của MDP là đưa ra định hướng cho chiến lược phát triển của ĐBSCL và kết quả là thực hiện đánh giá các quy hoạch hiện tại và hướng dẫn thực hiện các quy hoạch mới. Xem thêm chương 2 – Phương pháp luận Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long và vị trí của MDP trong hệ thống quy hoạch của Việt Nam.

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Thượng nguồn Châu thổ Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Chất lượng nước Ghi chú

5.1 Xây dựng 3 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt và các hệ thống thu gom nước thải cho thành phố Long Xuyên với tổng công suất là 29.500 và 34.500 m³/ngày, tương ứng cho các năm 2015 và 2020. Thời gian thực hiện: 2011 - 2020

Xử lý nước thải là quan trọng

5.2 Xây dựng 3 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt và các hệ thống thu gom nước thải cho thành phố Rạch Giá với tổng công suất là 24.000 và 33.000 m³/ngày, tương ứng cho các năm 2015 và 2020. Thời gian thực hiện: 2011 - 2020

Xử lý nước thải là quan trọng

5.3 Xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải công nghiệp và hệ thống thu gom nước thải cho thành phố Long Xuyên với tổng công suất 7.700 m³/ gày và 12.800 m³/ngày, tương ứng cho các năm 2015 và 2020. Thời gian thực hiện: 2011 - 2020

Xử lý nước thải là quan trọng

5.4 Xây dựng 2 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt và các hệ thống thu gom nước thải cho thành phố Rạch Giá với tổng công suất của 2.240 và 11.200 m³/ngày, tương ứng cho các năm 2015 và 2020. Thời gian thực hiện: 2011 - 2020

Xử lý nước thải là quan trọng

Page 77: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 77/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Thượng nguồn Châu thổ Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Chất lượng nước Ghi chú

6.1 Nâng cấp nhà máy cấp nước Bình Đức với công suất hiện tại 38.000 m³/ngày lên 70.000 m³/ngày để cung cấp nước cho thành phố Long Xuyên Thời gian thực hiện: 2011 - 2015

Theo thông tin thì nguồn nước sẽ là nước mặt

Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

6.2 Nâng cấp nhà máy cấp nước thị xã Châu Đốc, từ công suất hiện tại 16.000 m³/ngày lên 20.000 m³/ngày. Thời gian thực hiện: 2011 - 2015

Theo thông tin thì nguồn nước sẽ là nước mặt

Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

6.3 Nâng cấp nhà máy cấp nước thị xã Rạch Giá, từ công suất hiện tại 35.000 m³/ngày lên 45.000 m³/ngày. Thời gian thực hiện: 2011-2015

Theo thông tin thì nguồn nước sẽ là nước mặt

Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

6.4 Nâng cấp công suất cấp nước thị xã Hà Tiên, từ công suất hiện tại 8.000 m³/ngày lên 16.000 m³/ngày. Thời gian thực hiện: 2011-2015

Theo thông tin thì nguồn nước sẽ là nước mặt

Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

6.5 Nâng cấp nhà máy cấp nước đảo Phú Quốc, từ công suất hiện tại 5.000 m³/ngày lên 15.000 m³/ngày Thời gian thực hiện: 2011-2015

Đảo Phú Quốc không nằm trong phạm vi nghiên cứu của MDP

6.6 Chuẩn bị đầu tư dự án cấp nước sông Hậu II, dự kiến đặt tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Công suất của nhà máy bao gồm: giai đoạn I: 1.000.000 m³/ngày, và giai đoạn II: 2.000.000 m³/ngày. Nhà máy sẽ cấp nước cho khu vực rộng lớn của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, bao gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau, và một phần tỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang. Thời gian thực hiện: 2016-2020

Theo thông tin thì nguồn nước sẽ là nước mặt

Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

6.7 Chuẩn bị đầu tư dự án cấp nước sông Hậu III, dự kiến đặt tại Châu Đốc, tỉnh An Giang. Công suất của nhà máy bao gồm: giai đoạn I: 200.000 m³/ngày, và giai đoạn II: 500.000 m³/ngày. Nhà máy sẽ phục vụ cấp nước cho tỉnh An Giang và Kiên Giang, tập trung cho các khu đô thị dọc theo biên giới với Cam-pu-chia. Thời gian thực hiện: 2016-2020

Theo thông tin thì nguồn nước sẽ là nước mặt

Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

7.3 Các hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở An Giang, Tứ giác Long Xuyên. Thời gian thực hiện: 2012-2015.

Có thể sữ dụng nước ngọt không bền vững, cần xem xét nuôi trồng thủy sản bền vững nhiều hơn

Các hệ thống thủy lợi bao gồm công trình nhỏ (đê bao thấp), cống điều tiết (để lấy nước mặn) và các trạm bơm (cung cấp nước ngọt), v.v…

Page 78: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 78/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Thượng nguồn Châu thổ Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Các khu vực chứa lũ + đánh giá lại việc trồng lúa ba vụ Ghi chú

7.1 Cống Đầm Chích kiểm soát lũ dọc biên giới Cam-pu-chia, tại tỉnh Kiên Giang, Tứ giác Long Xuyên; Thời gian thực hiện: 2012-2015.

Dự án dường như không tính đến giải pháp ngoài biên giới hay công suất chứa lũ cần thiết

7.2 Các công trình kiểm soát mặn dọc Biển Tây, tại tỉnh Kiên Giang, Tứ giác Long Xuyên, bao gồm 5 cống (Tà Xăng, Tam Bản, Tà Lúa, Cầu số 1 và Rạch Giá) và hệ thống kênh hai bên để kiểm soát mặn và điều tiết lũ Thời gian thực hiện: 2012-2015.

Thích ứng với môi trường nước lợ có lợi hơn nhiều về mặt kinh tế, dự án dường như nhằm mục tiêu bảo vệ lúa

(so sánh giải pháp quản lý kép vùng bờ biển và quản lý bờ biển)

7.4

Hệ thống thủy lợi Bắc Cái Tàu Thượng kiểm soát lũ, tưới tiêu cho khu vực giữa hai nhánh chính (sông Tiền và sông Hậu) ở tỉnh An Giang, bao gồm hệ thống kiểm soát thủy lợi Bắc Vàm Nao (giai đoạn 2) và nạo vét kênh Thần Nông. Thời gian thực hiện: 2012-2015.

Cần có thêm nhiều thông tin, vấn đề là: dự án có làm giảm diện tích chứa lũ hay nhằm mục tiêu phục vụ canh tác lúa ba vụ; Được biết một số dự án kiểm soát lũ nhằm phục vụ canh tác lúa ba vụ: không phù hợp với cách tiếp cận của MDP

Kiểm soát lũ cơ bản dựa vào các khu vực chứa lũ ở Thượng nguồn Châu thổ, khu vực này có thể ngập lũ vừa phải vào mùa mưa để giảm mực nước.

7.5 Hệ thống kênh rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu, phục vụ tưới tiêu cho tỉnh An Giang, bao gồm kênh Vĩnh Trường - An Giang, kênh Mới và kênh Cà Mau (huyện Chợ Mới). Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Cần có thêm nhiều thông tin, vấn đề là: dự án có làm giảm diện tích chứa lũ hay nhằm mục tiêu phục vụ canh tác lúa ba vụ

Nhìn chung, cải thiện tưới tiêu không mâu thuẫn với cách tiếp cận của MDP, những khu vực cần cải thiện tưới tiêu nhằm nâng cao sản lượng lúa bằng cách trồng lú vụ ba, vấn đề là điều này có thể tốt theo chính sách hiện nay nhưng theo cách tiếp cận của MDP thì không tốt vì: 1. lúa vụ ba không có năng suất cao

và làm giảm năng suất vụ một 2. về mặt kinh tế 3. khả năng thu hút đầu tư kinh tế

thì phồn thịnh và kiểm soát lũ tốt hơn

7.6

Hệ thống thủy lợi cho khu vực giữa sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông (kênh 61 và kênh Rạch Tràm - Bình Mỹ) để cung cấp nước ngọt, cải thiện tưới tiêu, tỉnh Long An; Thời gian thực hiện: 2012-2015.

Tương tự như trên

7.7

Hệ thống thủy lợi bờ tả sông Tiền (Mê Công) ở Long An và Tiền Giang nhằm kiểm soát lũ, mặn, tưới tiêu, bao gồm cả các công trình kiểm soát (cống) và xây dựng và cải tạo kênh rạch; Thời gian thực hiện 2012-2015

Tương tự như trên

Page 79: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 79/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Thượng nguồn Châu thổ Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Các khu vực chứa lũ + đánh giá lại việc trồng lúa ba vụ Ghi chú

7.8

Hệ thống kênh xã lũ ra sông Tiền bao gồm cải tạo và đào mới 5 kênh tại tỉnh Đồng Tháp (bờ trái sông Tiền) nhằm xã lũ, cải thiện tưới tiêu. Thời gian thực hiện: 2012-2015

Tương tự như trên

7.9

Hệ thống chuyển nước sông Tiền - sông Vàm Cỏ Tây bao gồm các kênh Đồng Tiến - Dương Văn Dương - Lagrange và Mỹ Hòa - An Phong - Bắc Đông, nhằm xả lũ, cải thiện tưới tiêu tại Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang (bờ tả sông Tiền). Thời gian thực hiện: 2012-2015.

Tương tự như trên

7.10 Các hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tại Đồng Tháp (bờ tả sông Tiền), Thời gian thực hiện: 2012-2105.

Tương tự như trên Giới thiệu nuôi trồng thủy sản là tốt nếu xem xét kỹ lưỡng tính bền vững

7.11 Các hệ thống thủy lợi tại kênh Vĩnh An, bao gồm đê bao nhỏ và nạo vét các kênh để điều tiết lũ, cải thiện tưới tiêu cho tỉnh An Giang (Khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu). Thời gian thực hiện: 2012-2015.

Tương tự như trên

7.15 Các công trình xả lũ doc biên giới Cam-pu-chia, gồm 3 kênh Sông Trăng – Cả Gừa, Cái Bát – 79 - Tân Thiết, và Cái Bát Cũ - Kênh T2, tỉnh Long An (bờ tả sông Tiền) nhằm chuyển lũ từ biên giới. Thời gian thực hiện: 2016-2020.

Đánh giá lại / thẩm định: dường như chưa xem xét đến giải pháp ngoài biên giới

Page 80: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 80/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Thượng nguồn Châu thổ

Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Chống ngập đô thị cục bộ Ghi chú

7.1 Vùng kép

Các hệ thống thủy lợi điều tiết lũ, kiểm soát mặn, cải thiện tưới tiêu cho khu vực Tứ giác Long Xuyên (tỉnh Kiên Giang và An Giang), gồm có: - Nâng cấp và xây dựng 3 hồ chứa ở An Giang nhằm phục vụ cho thủy lợi

và cấp nước. - 5 cống trên các kênh chính để kiểm soát lũ và mặn tại tỉnh Kiên Giang và

An Giang - Các trạm bơm phục vụ tưới tiêu ở An Giang - Nạo vét, mở rộng các kênh chính nhằm chuyển nước lũ, cải thiện tưới tiêu ở Kiên Giang và An Giang

- Xây dựng hệ thống đê bao khép kín bảo vệ thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc khỏi bị ngập lũ

Thời gian thực hiện: 2016 – 2020

Xây dựng hệ thống đê bao khép kín bảo vệ thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc khỏi bị ngập lũ phù hợp với cách tiếp cận của MDP

Cải thiện khả năng tiêu thoát phù hợp với yêu cầu chống ngập lũ

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Thượng nguồn Châu thổ Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Bảo tồn không gian + Nghiên cứu và quy hoạch Ghi chú

7.13 Các kênh xã lũ ra biển Tây, bao gồm nạo vét và mở rộng 13 kênh rạch ở Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ) nhằm xã lũ ra biển Tây, cải thiện tưới tiêu. nước. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

Các kênh rạch xã lũ ra biển Tây thì tốt, quy hoạch không gian rất quan trọng, khuyến khích trồng lúa ba vụ trong khi làm giảm khả năng chứa lũ thì không tốt Theo cách tiếp cận của MDP cho các mục tiêu trung hạn và dài hạn thì chuyển lũ không nhằm phục vụ cho canh tác lúa ba vụ

Page 81: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 81/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Thượng nguồn Châu thổ Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Bảo tồn không gian + Nghiên cứu và quy hoạch Ghi chú

7.14 Hệ thống thủy lợi cho khu vực Cần Đước – Cân Giuộc, tỉnh Long An (bờ tả sông Tiền), bao gồm: - Đê sông Cần Giuộc (kiểm soát mặn trong điều kiện nước biển dâng) - 2 cống: Thạnh Trung và Chánh Nhi (kiểm soát mặn, tưới tiêu) - Các hệ thống thủy lợi trên các kênh Trị Yên – Rạch Chanh, Cầu Chùa –

Xóm Lũy (kiểm soát mặn, tưới tiêu) và - Các hệ thống thủy lợi ở Tân Chánh phục vụ cho nuôi trồng thủy sản (kiểm

soát mặn, tưới tiêu) - Kênh chuyển nước từ Vàm Cỏ Đông sang Cần Đước – Cần Giuộc - Các hệ thống thủy lợi ở Xóm Bồ - Cần Đước và Đôi Ma – Mồng Gà, kiểm

soát mặn, tưới tiêu

Thời gian thực hiện: 2016-2020

Rà soát hoặc đánh giá: giải pháp kiểm soát mặn là thích ứng với mặn (giải pháp vùng kép – MDP); đối với MDP chúng ta không phải xác lập vùng kép một cách chính xác, Cần Đước có thể nằm trong khu vực mặn của vùng kép, nơi sẽ tập trung nhiều hơn vào nuôi trồng thủy sản thay vì ngăn mặn để bảo vệ lúa và các cây trồng khác. Do ít thông tin nên không thể xác định chính xác được nhưng sẽ tốt hơn nếu rà soát lại

7.16

Hệ thống kênh Tháp Mười – Nguyễn Văn Tiếp – Tổng Đốc Lộc phục vụ cho xả lũ, chuyển nước phục vụ tưới tiêu giữa sông Tiền và Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang (bờ tả sông Tiền) Thời gian thực hiện: 2016 – 2020.

Các kênh rạch xã lũ ra biển Tây thì tốt, quy hoạch không gian rất quan trọng, khuyến khích trồng lúa ba vụ trong khi làm giảm khả năng chứa lũ thì không tốt Theo cách tiếp cận của MDP cho các mục tiêu trung hạn và dài hạn thì chuyển lũ không nhằm phục vụ cho canh tác lúa ba vụ

Nhắc lại: trong cách tiếp cận của MDP, đầu tư cho lúa vụ ba (=mất diện tích chứa lũ) cần được đánh giá lại

7.17 Hệ thống kênh xả lũ ra sông Tiền gồm 17 kênh rạch ở Đồng Tháp và Tiền Giang nhằm kiểm soát lũ, tưới tiêu. Thời gian thực hiện: 2016 -2020

Theo cách tiếp cận của MDP cho các mục tiêu trung hạn và dài hạn thì chuyển lũ không nhằm phục vụ cho canh tác lúa ba vụ.

Nhắc lại: trong cách tiếp cận của MDP, đầu tư cho lúa vụ ba (=mất diện tích chứa lũ) cần được đánh giá lại

7.18 Các hệ thống thủy lợi (đê bao thấp và nạo vét các kênh rạch nội đồng) ở khu vực kênh chính Vĩnh An, tỉnh An Giang (bờ tả sông Tiền), nhằm phục vụ tưới tiêu. Thời gian thực hiện: 2016-2020

Nhắc lại: trong cách tiếp cận của MDP, đầu tư cho lúa vụ ba (=mất diện tích chứa lũ) cần được đánh giá lại

Page 82: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 82/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Trung tâm Châu thổ Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Chất lượng nước Ghi chú

5.5 Xây dựng 4 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống thu gom nước thải cho thành phố Cần Thơ với tổng công suất 60.000 và 86.000 m³/ngày, tương ứng cho các năm 2015 và 2020. Thời gian thực hiện: 2011 - 2020

Xử lý nước thải là quan trọng Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

5.6 Xây dựng 10 nhà máy xử lý nước thải công nghiệp và hệ thống thu gom nước thải cho thành phố Cần Thơ với tổng công suất là 64.000 và 197.600 m³/ngày, tương ứng cho các năm 2015 và 2020. Thời gian thực hiện: 2011 - 2020

Xử lý nước thải là quan trọng Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

6.8 Nâng cấp nhà máy cấp nước Cần Thơ 2, từ công suất hiện tại 40.000 m³/ngày lên 80.000 m³/ngày, tại thành phố Cần Thơ Thời gian thực hiện: 2011-2015.

Nếu nguồn nước là nước mặt, sử dụng nước ngầm cần được đánh giá lại theo cách tiếp cận của MDP, do lún đất

Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

6.9 Xây dựng nhà máy cấp nước Cờ Đỏ với công suất 15.000 m³/ngày để cấp nước cho thành phố Cần Thơ. Thời gian thực hiện: 2011-2015.

Nếu nguồn nước là nước mặt, sử dụng nước ngầm cần được đánh giá lại theo cách tiếp cận của MDP, do lún đất

Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

6.10 Chuẩn bị đầu tư dự án nhà máy Cấp nước sông Hậu I, dự kiến đặt tại Tân Thành, thành phố Cần Thơ. Công suất của nhà máy bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1: 500.000 m³/ngày và giai đoạn 2: 1.000.000 m³/ngày. Nhà máy sẽ cấp nước cho thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, hành lang phía tây sông Hậu, và bổ sung nước cho khu vực phía bắc sông Hậu, tại các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Thời gian thực hiện: 2016-2020.

Nếu nguồn nước là nước mặt, sử dụng nước ngầm cần được đánh giá lại theo cách tiếp cận của MDP, do lún đất

Khai thác nước ngầm sẽ được tô màu đỏ trong MDP vì sẽ gây lún đất

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Trung tâm Châu thổ

Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Nâng cấp hệ thống cấp nước ngọt hiện hữu Ghi chú

7.19

Cụm công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé ở bán đảo Cà Mau (phần thuộc Vùng trung tâm - MDP), trong đó có 9 kênh mương thủy lợi và cải thiện hệ thống thoát nước ở Kiên Giang, Cần Thơ và Hậu Giang. Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Nhu cầu cấp nước ngọt cho bán đảo Cà Mau

Cải thiện tưới tiêu là KHÔNG PHÙ HỢP, do Vùng kép cần thích ứng tốt hơn với môi trường nước mặn

7.20

Các công trình thủy lợi gần biển Tây, trong đó có 13 cống ở U Minh Thượng (UMT) và 12 kênh dùng chữa cháy rừng UMT, tại bán đảo Cà Mau, tỉnh Kiên Giang. Thời gian thực hiện: 2012 -2015

Nhu cầu cấp nước ngọt cho bán đảo Cà Mau

MDP không nhất thiết phải có ý kiến cho tất cả các dự án

Page 83: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 83/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Trung tâm Châu thổ

Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Nâng cấp hệ thống cấp nước ngọt hiện hữu Ghi chú

7.21

Các cống dọc theo đê biển Tây (đoạn từ sông Cái Tàu đến cửa sông Kênh Hội, trong đó có 3 cống (Lung Danh, Rạch Rồng, Rạch Trại) để kiểm soát mặn, thủy lợi và hệ thống thoát nước tại tỉnh Cà Mau. Thời gian thực hiện: 2012 - 2015.

Nhu cầu cấp nước ngọt cho bán đảo Cà Mau

Cải thiện tưới tiêu là KHÔNG PHÙ HỢP, do Vùng kép cần thích ứng tốt hơn với môi trường nước mặn

7.22

Các hệ thống thủy lợi bán đảo Cà Mau tại khu vực Bán đảo Cà Mau, thuộc cáctỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, gồm có:

- 62 cống dọc theo ranh nước ngọt – mặn Quản Lộ - Phụng Hiệp (Bạc Liêu) dùng để kiểm soát mặn và cải thiện tiêu thoát.

- Âu thuyền Ninh Quới (Sóc Trăng – Bạc Liêu) dùng cho hàng hải, kiểm soát mặn và cấp nước.

- Nạo vét kênh Ngang (Cần Thơ) để cải thiện tiêu thoát. - 3 cống ở Hậu Giang phục vụ cho cấp nước tưới và thoát nước. - Khai thác khu vực bãi bồi Viên Lang (Hậu Giang) để lấy vật liệu xây dựng. - Hệ thống thủy lợi cho 4 huyện có cao trình thấp tỉnh Sóc Trăng. - Nạo vét kênh Xà No 2 (Hậu Giang) phục vụ tưới tiêu.

Thời gian thực hiện: 2012 – 2015

Nhu cầu cấp nước ngọt cho bán đảo Cà Mau

Thiết lập / củng cố ranh giới ngọt – mặn sâu vào trong đất liền dọc theo khu vực Quản Lộ - Phụng Hiệp (tỉnh Bạc Liêu) thích hợp cho Vùng kép Cải thiện tưới tiêu là KHÔNG PHÙ HỢP, do Vùng kép cần thích ứng tốt hơn với môi trường nước mặn

7.24

Các hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít (Khu vực nằm giữa sông Tiền và sông Hậu) tại tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, gồm có: - Các kênh cấp 2 Nam Măng Thít (Trà Vinh) phục vụ cho tưới tiêu; - Các cống Tân Định và Bông Bót (tỉnh Trà Vinh) phục vụ cho kiểm soát mặn và

tiêu thoát; - Nâng cấp cống Trem (Trà Vinh) phục vụ kiểm soát mặn và tiêu thoát; - Tuyến đê đảo Long Hòa – Hóa Minh (Trà Vinh) phục vụ kiểm soát mặn; - Tuyến đê Nam Rạch Trà Cú và Vàm Lầu – Bắc Trang (Trà Vinh) phục vụ kiểm

soát mặn; - Hệ thống thủy lợi Cái Vồn (Vĩnh Long) phục vụ kiểm soát lũ, tưới tiêu; - Hệ thống thủy lợi Mây Phốp – Ngã Hậu (Vĩnh Long) phục vụ kiểm soát lũ, tưới

tiêu; - Hệ thống thủy lợi Vũng Liêm (Vĩnh Long) phục vụ kiểm soát lũ, tưới tiêu; - Hệ thống thủy lợi Tân Long – Tân An Hội (Vĩnh Long) phục vụ kiểm soát lũ, tưới

tiêu; - Hệ thống thủy lợi Bắc Cầu Ngang (Vĩnh Long) phục vụ kiểm soát lũ, tưới tiêu; - Hệ thống thủy lợi Nam Cầu Ngang (Vĩnh Long) phục vụ kiểm soát lũ, tưới tiêu; - Hệ thống thủy lợi Bắc Măng Thít (Vĩnh Long) phục vụ kiểm soát lũ, tưới tiêu; Thời gian thực hiện: 2012-2015

Các giải pháp góp phần cải thiện cấp nước ngọt, nhưng cũng có nhiều công trình chống lũ và tưới tiêu. Không phải tất cả các thông tin đều có đầy đủ. Cách tiếp cận của MDP là cần có khu vực để chứa lũ.

Với chiến lược quy hoạch ngắn hạn của MDP thì ổn nhưng tiêu chí an toan áp dụng phải phù hợp với tầm nhìn dài hạn cho toàn khu vực ảnh hưởng / bảo vệ.

Page 84: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 84/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Trung tâm Châu thổ

Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Nâng cấp hệ thống cấp nước ngọt hiện hữu Ghi chú

7.25 Các công trình thủy lợi Bắc Bến Tre, khu vực giữa sông Tiền và Hàm Luông, tỉnh Bến Tre, gồm có:

- 4 cống dọc sông Tiền (Cái Cau, Tân Định, Cả Nhỏ và Định Trung) phục vụ kiểm soát mặn và tiêu thoát

- 3 cống dọc theo sông Hàm Luông (Dú Nàng, Cái Bông và Mương Đào) phục vụ kiểm soát mặn và tiêu thoát

- Đê sông Tiền và 11 cống (cống dưới đê) phục vụ kiểm soát mặn và tiêu thoát

- Đê sông Hàm Luông và 16 cống (cống dưới đê) phục vụ kiểm soát mặn và tiêu thoát

Thời gian thực hiện: 2012 – 2015.

Với chiến lược quy hoạch ngắn hạn của MDP thì ổn nhưng tiêu chí an toan áp dụng phải phù hợp với tầm nhìn dài hạn cho toàn khu vực ảnh hưởng / bảo vệ..

7.27 Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (nuôi cá tra / ba sa tập trung) ở tỉnh Vĩnh Long Thời gian thực hiện: 2012 – 2015

Cải thiện cung cấp nước ngọt Không có ý kiến đặc biệt nào từ MDP, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang làm kinh tế với nhiều lợi nhuận hơn thì tốt

7.28 Các công trình kiểm soát mặn cho bán đảo Cà Mau, gồm có: - Hệ thống thủy lợi Ô Môn – Xà No – Giai đoạn 2, phục vụ tiêu thoát, thau chua

cho Kiên Giang, Cần Thơ và Hậu Giang - Kênh Xẻo Cạn phục vụ xả lũ, tưới tiêu cho tỉnh Kiên Giang. Thời gian thực hiện: 2016-2020.

Cải thiện cung cấp nước ngọt

Tốt nếu chỉ xem xét cho khu vực trung tâm châu thổ.

Có thể sai khi cũng xem xét đến vùng kép ven biển

Có thể thấy được nhu cầu tăng cường quản lý thể chế tài nguyên nước tổng hợp.

7.29 Hệ thống thủy lợi độc lập (quy mô nhỏ) ở bán đảo Cà Mau, tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ, trong đó có các hạng mục nạo vét sông / kênh, trạm bơm nhỏ ở Cần Thơ, hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ và lát đá kênh nhằm mục đích phòng chống lũ lụt, kiểm soát mặn và tiêu thoát. Thời gian thực hiện: 2016-2020

Cải thiện cung cấp nước ngọt

Tốt nếu chỉ xem xét cho khu vực trung tâm châu thổ.

Có thể sai khi cũng xem xét đến vùng kép ven biển

Có thể thấy được nhu cầu tăng cường quản lý thể chế tài nguyên nước tổng hợp.

Page 85: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 85/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Trung tâm Châu thổ

Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Nâng cấp hệ thống cấp nước ngọt hiện hữu Ghi chú

7.30 Hệ thống kiểm soát mặn Nam Chắc Băng để kiểm soát mặn và tiêu thoát, gồm có:

- Cống Rạch Cái Chanh - Cống Cạnh Đền – Phó Sinh - Cống Phong Thạnh Tây - Cống Kênh Sáng – Huyện Sử - Cống Tân Phong

Thời gian thực hiện: 2016 – 2020

Cải thiện cung cấp nước ngọt

Tốt nếu chỉ xem xét cho khu vực trung tâm châu thổ.

Có thể sai khi cũng xem xét đến vùng kép ven biển

Có thể thấy được nhu cầu tăng cường quản lý thể chế tài nguyên nước tổng hợp.

7.31 Các công trình thủy lợi dọc sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng, gồm có: - 4 cống tại Kênh Saintard, Rạch Mốp, Trà Quýt và Trà Canh phục vụ kiểm

soát mặn và tiêu thoát - 7 hệ thống kênh cải thiện tiêu thoát - Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở Lai Hòa – Hòa Nhật - Các kênh thủy lợi Long Phú – Tiếp Nhật và Ngã Năm – Phú Lộc.

Thời gian thực hiện: 2016-2020

Cải thiện cung cấp nước ngọt Cần rà soát và thẩm định, tùy theo cách xác định vùng kép

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Trung tâm Châu thổ

Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Kiểm soát sông Ghi chú

7.23

Các kênh kết nối với sông Tiền và sông Hậu (Khu vực nằm giữa sông Tiền và sông Hậu của tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp), gồm 5 kênh Mương Khai, Xã Tàu – Sóc Tro, Nha Mân – Tư Tải, Xẻo Mát – Cái Vồn và Cần Thơ – Huyện Hàm) Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Mục đích của các kênh là chuyển nước từ sông Tiền sang sông Hậu, đảm bảo sau khi có các kênh chuyển nước, lưu lượng sẽ là 50 – 50% trên mỗi sông. Điều này sẽ giảm lũ lụt cho khu vực Đồng Tháp Mười nhưng sẽ gây lũ trên sông Hậu, do công suất tải lưu lượng tự nhiên của sông Hậu hạn chế. Cần rà soát hoặc ít nhất thẩm định lại.

Điều này thích hợp với cách tiếp cận của MDP nhưng đây là một giải pháp đầy khó khăn. Cần nghiên cứu thẩm định lại.

Page 86: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 86/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên ở Trung tâm Châu thổ

Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Chống ngập đô thị cục bộ Ghi chú

7.26 Hệ thống thủy lợi cho khu vực giữa sông Tiền và sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre, phục vụ kiểm soát mặn và tiêu thoát, bao gồm:

- Hệ thống thủy lợi Cái Quao - Đê bao ấp Đông Nam, huyện Chợ Lách, và ấp Hưng Khánh Trung A,

huyện Mõ Cày Bắc. Thời gian thực hiện: 2012 – 2105.

Localised ring dyke may affect the whole system during the flood season as it will prevent water discharging of surrounding area to the collected canals/ rivers. Reviews are needed.

7.32 Hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít (khu vực nằm giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu), tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, gồm có:

- Đê bao lênh Trà Cú và Long Thạnh – đảo Phú Am (Trà Vinh 1), phục vụ kiểm soát mặn trong điều kiện nước biển dâng.

- Cống Vũng Liêm kiểm soát mặn và tiêu thoát - 24 kênh rạch tưới tiêu - 7 hệ thống thủy lợi kiểm soát lũ, tưới tiêu - Đê bao dọc theo sông Măng Thít để kiểm soát mặn - Đê bao dọc theo sông Cổ Chiên (huyện Vũng Liêm) để ngăn lũ khi lưu

lượng trên sông lớn và triều cao - Đê bao dọc theo sông Hậu (từ huyện Bình Tân đến huyện Trà Ôn, tỉnh

Vĩnh Long) để ngăn lũ khi lưu lượng trên sông lớn và triều cao - 3 cống chính ở Bào Môn, Mương Điều và Rạch Tra để ngăn mặn và tiêu

thoát. Thời gian thực hiện: 2016-2020

Với chiến lược quy hoạch ngắn hạn của MDP thì ổn nhưng tiêu chí an toan áp dụng phải phù hợp với tầm nhìn dài hạn cho toàn khu vực ảnh hưởng / bảo vệ.

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên cho Vùng ven biển Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Chất lượng nước Ghi chú

5.7 Xây dựng 3 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống thu gom nước thải cho thành phố Cà Mau với tổng công suất 30.000 và 34.500 m³/ngày, tương ứng cho các năm 2015 và 2020. Thời gian thực hiện: 2011-2020.

Xử lý nước thải trước mắt thì tốt và quan trọng.

Có thể tác động đến Vùng Thượng nguồn và Trung tâm

Page 87: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 87/89

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên cho Vùng ven biển Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án Chất lượng nước Ghi chú

5.8 Xây dựng 4 nhà máy xử lý nước thải công nghiệp và hệ thống thu gom nước thải cho thành phố Cà Mau với tổng công suất 13.600 và 18.120 m³/ngày, tương ứng cho các năm 2015 và 2020. Thời gian thực hiện: 2011-2020.

Xử lý nước thải trước mắt thì tốt và quan trọng.

Có thể tác động đến Vùng Thượng nguồn và Trung tâm

6.11 Nâng cấp nhà máy cấp nước Cà Mau, thành phố Cà Mau, từ công suất hiện tại 28.000 m³/ngày lên 50.000 m³/ngày. Thời gian thực hiện: 2011-2015.

Xử lý nước thải trước mắt thì tốt và quan trọng.

Có thể tác động đến Vùng Thượng nguồn và Trung tâm

Các giải pháp “không hối tiếc” và ưu tiên cho Vùng ven biển

Quy hoạch tổng thể

Tóm tắt dự án

Chuyển từ độc canh nuôi tôm sang nuôi trồng nhiều loại thủy sản

Giảm sử dụng nước ngầm

7.33

Cụm công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé ở Bán đảo Cà Mau (một phần thuộc Vùng ven biển - MDP), trong đó có 4 cống (Cái Lớn, Cái Bè, Xẻo Rô 1 và Xẻo Rô 2) và 1 cống kết hợp với âu thuyền (Xẻo Rô) để kiểm soát mặn và tưới tiêu và thoát nước tại tỉnh Kiên Giang. Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Cho cả hai mục tiêu, ngắn hạn thì tốt

7.34

Các cống dọc theo đê biển Tây (đoạn từ sông Cái Tàu đến cửa sông Kênh Hội, trong đó có 3 cống (Lung Danh, Rạch Rồng, Rạch Trại) để kiểm soát mặn, tưới tiêu và hệ thống thoát nước tại tỉnh Cà Mau. Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Cho cả hai mục tiêu, ngắn hạn thì tốt

7.35 Các công trình thủy lợi dọc biển Đông, thuộc Bán đảo Cà Mau, tỉnh Sóc Trăng, gồm có:

- Đê biển Cù Lao Dung - Đê biển - 6 cống - 3 cầu

Để kiểm soát mặn, tiêu thoát và vận tải. Thời gian thực hiện: 2012 – 2015.

Cho cả hai mục tiêu, ngắn hạn thì tốt

Page 88: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 88/89

7.36

Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau và Bạc Liêu:

- Khu vực nuôi trồng thủy sản Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, Cà Mau

- Cải thiện hệ thống thủy lợi nuôi trồng thủy sản cho Tiểu vùng 3, Nam Cà Mau

- Cải thiện hệ thống thủy lợi nuôi trồng thủy sản cho các khu vực Long Điền Đông và Long Điền Tây.

Thời gian thực hiện: 2012-2015.

Cần đánh giá và rà soát để tối ưu chức năng kép vùng ven biển

7.37 Các công trình thủy lợi Bảo Định – Gò Công ở Tiền Giang, gồm có: - Đê biển Gò Công I để ngăn mặn và nước biển dâng - Đê biển Gò Công II (cù lao Phú Lợi) để ngăn mặn và nước biển

dâng - Kênh chuyển nước Bình Phan – Gò Công để cấp nước ngọt và

tưới tiêu - Đê kiểm soát mặn trên sông Tiền và tại Cửa Tiểu - Đê kiểm soát mặn sông Vàm Cỏ Tây

Thời gian thực hiện: 2012-2015

Nhằm cả hai mục tiêu: giữ ngọt và bảo vệ ven bờ; tầm nhìn ngắn hạn thì tốt. Vị trí tuyến đê phải được nghiên cứu kỹ để duy trì hiệu quả trước vùng ven biển.

7.38 Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở Trà Vinh (Khu vực giữa sông Tiền và Hàm Luông), gồm có:

- Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở Tầm Vu Lộ (huyện Cầu Ngang)

- Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực Đồng Đôn.

Thời gian thực hiện: 2012-2015

Cần đánh giá và rà soát để tối ưu chức năng kép vùng ven biển

7.39 Hệ thống thủy lợi bên trong Bán đảo Cà Mau, tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, để ngăn mặn, tiêu thoát và phòng chóng thiên tai, gồm có:

- 12 hệ thống thủy lợi khu vực Nam Cà Mau để ngăn mặn, tiêu thoát và giữ ngọt.

- 2 hệ thống thủy lợi khu vực Bắc Cà Mau để ngăn mặn, tiêu thoát và giữ ngọt.

- 18 hệ thống đê sông ở tỉnh Cà Mau để ngăn mặn và giảm ảnh hưởng thiên tai

- Kênh KT1 - An Minh để xả lũ, tưới tiêu. Thời gian thực hiện: 2016-2020

Cần đánh giá và rà soát để tối ưu chức năng kép vùng ven biển

Page 89: KẾ HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG · Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 6/89 1 Giới thiệu Đồng bằng châu thổ,

Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, Phiên bản 1.1 (MDP1.1) 1/8/2013 trang 89/89

7.40 Xây dựng 6 cống ngăn triều lớn, gồm có: - Cái Lớn (390 m) - Cái Bé (65m), - Vàm Cỏ (1,390 m), - Hàm Luông (2,800 m), - Cổ Chiên (1,470 m), và - Cung Hậu (1,680 m)

Đóng các cửa sông cần phải nghiên cứu kỹ, lý do chính là: - Vị trí: Cách biển bao xa, phải

tương thích với tuyến đê biển của MDP.

- Vận hành ra sao - Chứng năng chính là gì: bảo vệ

bờ, ngăn xâm nhập mặn; điều tiết nước ngọt??

Tất cả các giải pháp cụ thể cần được kiểm tra và đánh giá theo các mục tiêu dài hạn. Các giải pháp công trình KHÔNG có trong danh sách các dự án ngắn hạn theo Quyết định 1397/QD-TTg của Thủ Tướng, ngày 25/9/2012, phê duyệt Quy hoạch tổng thể ĐBSCL, giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn 2050, có tính đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng.