12
NAÊM THÖÙ 38 TOØA SOAÏN: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏ T Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected] BAÙ O LAÂ M ÑO À NG PHA Ù T HA Ø NH THÖ Ù HAI, THÖ Ù BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙ U VAØ CUOÁ I TUAÀ N Baùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn CUOÁI TUAÀN SOÁ 264 THÖÙ BAÛY 14 - 11 2015 1 TUAÀN CON SOÁ CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG V ấn đề cuối tuần 5 (XEM TIẾP TRANG 2) 3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng qua đạt 29.463 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ; trong đó, kinh tế nhà nước 2.428 tỷ đồng, giảm 9,9%; kinh tế ngoài nhà nước 26.601 tỷ đồng, tăng 12,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 434,4 tỷ đồng, giảm 4,7%. Nguồn: UBND tỉnh Đà Lạt xây dựng đời sống văn hóa hướng tới thành phố du lịch - văn minh - thân thiện Để báo, tạp chí của Đảng gần bạn đọc hơn! Thạc sĩ mỹ thuật đầu tiên ở Lâm Đồng Những ngày giảng đường không nhạt nắng 9 TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG T ừ năm 1996, Bộ Chính trị khóa VIII đã ban hành Chỉ thị số 11- CT/TW về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Đến năm 2012, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Kết luận số 29- KL/TW “về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng”. Trong đó, Ban Bí thư đánh giá việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng, nhất là Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản và báo đảng các địa phương đã từng bước đi vào nền nếp. Báo, tạp chí của Đảng đã đến được với đông đảo bạn đọc là cán bộ, đảng viên, sĩ quan, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân, đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao trình độ chính trị - văn hóa, góp phần tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Báo, tạp chí của Đảng đã trở thành một tài liệu sinh hoạt, tuyên truyền quan trọng, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao trình độ lý luận chính trị, vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đời sống; động viên và cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chưa quán triệt và triển khai nghiêm túc, đầy đủ Chỉ thị số 11-CT/TW. Ban Bí thư nhận định, trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, sự bùng nổ thông tin; các thế lực phản động, thù địch tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là Internet để chống phá Đảng, Nhà nước thì việc chủ động thông tin, định hướng dư luận thông qua các báo, tạp chí của Đảng, nhất là Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản là rất quan trọng. Chính vì lẽ đó, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các cơ quan báo chí của Đảng tập trung thực hiện tốt những nội dung về việc mua và đọc báo Đảng... KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Tiếp tục đẩy mạnh “thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” Lâm Đồng Mùa hoa vàng (XEM TRANG 8) (XEM TRANG 6)

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ …baolamdong.vn/upload/others/201511/18274_So_cuoi_tuan_14.11.2015.pdfhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NAÊM THÖÙ 38 TOØA SOAÏN: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected]

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNBaùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

CUOÁI TUAÀN

SOÁ 264 THÖÙ BAÛY14 - 11

2015

1 TUAÀN CON SOÁ

CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNGTIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG

Vấn đề cuối tuần

5

(XEM TIẾP TRANG 2)

3

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng qua đạt 29.463 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ; trong đó, kinh tế nhà nước 2.428 tỷ đồng, giảm 9,9%; kinh tế ngoài nhà nước 26.601 tỷ đồng, tăng 12,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 434,4 tỷ đồng, giảm 4,7%.

Nguồn: UBND tỉnh

Đà Lạt xây dựngđời sống văn hóahướng tớithành phốdu lịch -văn minh -thân thiện

Để báo, tạp chí của Đảng gần bạn đọc hơn!

Thạc sĩ mỹ thuật đầu tiênở Lâm Đồng

Những ngày giảng đườngkhông nhạt nắng9

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG

Từ năm 1996, Bộ Chính trị khóa VIII đã ban hành Chỉ thị số 11- CT/TW về việc

mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Đến năm 2012, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Kết luận số 29- KL/TW “về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng”. Trong đó, Ban Bí thư đánh giá việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng, nhất là Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản và báo đảng các địa phương đã từng bước đi vào nền nếp. Báo, tạp chí của Đảng đã đến được với đông đảo bạn đọc là cán bộ, đảng viên, sĩ quan, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân, đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao

trình độ chính trị - văn hóa, góp phần tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Báo, tạp chí của Đảng đã trở thành một tài liệu sinh hoạt, tuyên truyền quan trọng, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao trình độ lý luận chính trị, vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đời sống; động viên và cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chưa quán triệt và triển

khai nghiêm túc, đầy đủ Chỉ thị số 11-CT/TW. Ban Bí thư nhận định, trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, sự bùng nổ thông tin; các thế lực phản động, thù địch tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là Internet để chống phá Đảng, Nhà nước thì việc chủ động thông tin, định hướng dư luận thông qua các báo, tạp chí của Đảng, nhất là Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản là rất quan trọng. Chính vì lẽ đó, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các cơ quan báo chí của Đảng tập trung thực hiện tốt những nội dung về việc mua và đọc báo Đảng...

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Tiếp tục đẩy mạnh “thực hiện tái cơ cấungành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” Lâm Đồng

Mùa hoa vàng(XEM TRANG 8)

(XEM TRANG 6)

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 20152

tin töùc - söï kieän

Từ ngày 9 - 19/11, Trung tâm XTĐTTM&DL, Sở VHTT&DL tỉnh tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ - Bán hàng “Hàng Việt Nam chất lượng cao Mátxcơva 2015” tại Mátxcơva (Liên bang Nga) do Bộ Công thương và các cơ quan liên quan tổ chức. Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp thương mại, du lịch của Lâm Đồng có cơ hội trực tiếp thực hiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của Lâm Đồng đến với thị trường Nga, tìm kiếm đối tác và ký kết các hợp đồng, các biên bản ghi nhớ… để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tìm hiểu về nhu cầu, hình thức đi du lịch của du khách Nga và kết nối tour, tuyến thu hút khách du lịch từ thị trường Nga đến với Đà Lạt, Lâm Đồng.

Đoàn gồm 24 thành viên đến từ 10

doanh nghiệp Thương mại và Du lịch và lãnh đạo UBND tỉnh, Trung tâm XTĐTTM&DL, Sở VHTT&DL. Đoàn doanh nghiệp Lâm Đồng tham gia 4 gian hàng; trong đó, 2 gian hàng của Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng, 1 gian hàng của doanh nghiệp thương mại và 1 gian hàng trưng bày, giới thiệu chung của các doanh nghiệp du lịch. Đoàn cũng tham gia hội thảo, tọa đàm giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nga, các doanh nghiệp người Việt tại Nga; tham dự Hội thảo về thanh toán song phương do BIDV và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) phối hợp tổ chức; khảo sát thị trường tại Mátxcơva; thăm và làm việc với một số doanh nghiệp du lịch của Nga tại Mátxcơva để trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong tổ chức du lịch.

NHẬT QUÂN

Lâm Đồng tham gia Hội chợ - Bán hàng tại Nga

Trước tình trạng một số đối tác thu mua chè thương phẩm của Lâm Đồng hạ dư lượng hoạt chất Fipronil trên chè Oolong chỉ ở mức 0,002ppm, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã có nhiều giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất chè an toàn. Bên cạnh đó, ngành cũng đã xây dựng cửa hàng mẫu kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn trọng điểm trồng chè của tỉnh là xã Đại Lào (TP Bảo Lộc), xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm). Theo đó, các cửa hàng này có tủ thuốc dành riêng cho chè, có biển hiệu bán thuốc BVTV an toàn và chỉ buôn bán các loại thuốc đăng ký sử dụng trên cây chè.

Tại đây, các cửa hàng cũng được trang bị bảng hướng dẫn, quy định và cảnh báo việc sử dụng thuốc đúng cách để cho ra đời sản phẩm chè an toàn. Đồng thời, chủ cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV cũng tuyên truyền tích cực hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc đúng quy định. Với những nỗ lực của ngành chức năng, sự tuân thủ chấp hành của người sản xuất, người kinh doanh thuốc BVTV chè sẽ đạt được mục tiêu sản xuất những sản lượng chè sạch, an toàn, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường tiêu thụ, phát triển ngành chè Lâm Đồng một cách bền vững. PHAN NHÂN

Ngày 10/11, một số nhà vườn có khoai tây vừa được thu hoạch tại Đà Lạt cho biết, hiện thương lái đang thu mua khoai tây loại 1 tại vườn với giá 18.000 đồng/kg, loại khoai nhỏ nhất, bị nứt có chất lượng không tốt là 7.000 đồng/kg, trong khi đó giá khoai tây loại 1 tại chợ Đà Lạt có giá bán 35.000 đồng/kg.

Nguyên nhân khiến giá khoai tây Đà Lạt tăng cao là do loại nông sản này chưa vào vụ thu hoạch. Đây là khoai

tây trái vụ, cho năng suất không lớn nhưng nhà vườn lại thường bán được với giá cao hơn thời điểm chính vụ.

Ông Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt cho biết, có rất ít gia đình dám trồng khoai tây trái vụ vì thường gặp phải tình trạng cây bị thối mầm, hư củ do mưa. Hiện, xã Xuân Thọ có khoảng 200ha nhưng phần lớn mới chỉ xuống giống cách đây trên dưới một tháng. VĂN BÁU

Theo thông tin từ ngành chức năng, hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đã có 33 sản phẩm đặc trưng thế mạnh được đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu. Riêng trong năm 2014, có 16 sản phẩm thực hiện đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu, gồm: rau Đà Lạt, hoa Đà Lạt, cá nước lạnh Đà Lạt, trà B’Lao (Bảo Lộc), dứa Cayenne Đơn Dương, nấm Đơn Dương, cà phê Di Linh, cà phê Arabica Lang Biang, cồng chiêng Lang Biang, rượu cần Lang Biang, chuối Laba, lúa gạo Cát Tiên, diệp hạ châu Cát Tiên, mây

tre đan Mađaguôi, rượu cát quế Bảo Lâm, bánh tránh Lạc Lâm. 17 sản phẩm còn lại, Lâm Đồng sẽ thực hiện đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu trong thời gian tới là lụa tơ tằm Bảo Lộc, tơ tằm Lâm Hà, thổ cẩm Lộc Tân, thổ cẩm B’Nơr C (Lạc Dương), mác mác (chanh leo, chanh dây) Đơn Dương, cà phê chè Cầu Đất - Đà Lạt, măng cụt Bảo Lộc, nấm Bảo Lộc, nấm Đà Lạt, dâu tây Đà Lạt, chè Cầu Đất, hồng ăn trái Đà Lạt, bơ Di Linh, sầu riêng Đạ Huoai, cá lăng nha Cát Tiên, rượu Đạ Tẻh. VIỆT HÙNG

° Ngày 10/11, Đại biểu HĐND tỉnh (khóa VIII), đại biểu HĐND thành phố Đà Lạt (khóa X) đã có buổi tiếp xúc cử tri phường 1, phường 2, xã Xuân Trường, Trạm Hành - thành phố Đà Lạt để chuẩn bị kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh, kỳ họp thường lệ thứ 16 HĐND thành phố.

Tại các buổi tiếp xúc, các cử tri được nghe đại biểu HĐND tỉnh và thành phố báo cáo tóm tắt về kết quả phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm, dự kiến nhiệm vụ, giải pháp năm 2016; thông báo nội dung kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh và kỳ họp thứ 16 HĐND thành phố, báo cáo trả lời những kiến nghị của cử tri trong lần tiếp xúc trước.

Cử tri tại các địa phương trong thành phố đã kiến nghị với HĐND 2 cấp về các vấn đề: thiếu hội trường sinh hoạt cho nhân dân tại các tổ dân phố ở phường 1, hoặc hội trường tổ dân phố đã xuống cấp, nhưng chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Thành phố cần chỉnh trang đô thị quanh khu vực bến xe cũ, khu chợ Đà Lạt, khu Hòa Bình, quy hoạch phố đi bộ nên có nhà vệ sinh công cộng, quy hoạch khu bán hàng rong để đảm bảo mỹ quan, môi trường xanh, sạch, đẹp hơn để chuẩn bị cho Festival Hoa 2015 đang đến gần.Nhiều tuyến đường nội ô trong thành phố xuống cấp, không có lề đường, mương nước như đường Lý Tự Trọng (phường 2) gây mất an toàn giao thông. Hệ thống thoát nước trong khu vực suối Phan Đình Phùng vẫn chưa được khắc phục, ngập lụt còn xảy ra khi mưa xuống, gây khó khăn trong đi lại của nhân dân.

Ý kiến cử tri đề nghị đại biểu HĐND tỉnh và thành phố cần nêu cao vai trò giám sát trong thực hiện các công trình dân sinh, trong việc cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay trên địa bàn thành phố. Nhà nước, chính quyền địa phương nên có chính sách bảo hộ sản phẩm chè, cà phê cho nhân dân, bảo hộ vùng nguyên liệu chè khi hiện nay người dân đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Cần tập trung đột phá vào lĩnh vực du lịch và nông nghiệp công nghệ cao để người dân được hưởng thụ nhiều chính sách tốt nhất, phát triển cơ sở hạ tầng để Đà Lạt xứng tầm một thành phố du lịch có tầm cỡ…

Đại diện chính quyền địa phương đã tiếp

thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và giải trình những vấn đề thuộc thẩm quyền. Những kiến nghị thuộc thẩm quyền cấp trên sẽ được tổng hợp, báo cáo trước kỳ họp HĐND 2 cấp sắp tới.

° Cùng ngày, Đoàn Đại biểu HĐND tỉnh gồm các ông: Hà Phước Toản, Nguyễn Ngọc Thảo, Trần Ngọc Hương và Đoàn Đại biểu HĐND huyện Đức Trọng gồm các ông: Nguyễn Văn Minh, Phan Xuân Tịnh và Nguyễn Nhật Thành đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Hiệp Thạnh và xã N’thol Hạ.

Tại các buổi tiếp xúc, các cử tri đã được nghe đại diện Đoàn Đại biểu HĐND tỉnh, huyện báo cáo tóm tắt nội dung chương trình trước kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khóa VIII và trước kỳ họp thứ 13 HĐND huyện khóa X; báo cáo tóm tắt tình hình KT-XH huyện 10 tháng đầu năm 2015; báo cáo tóm tắt tình hình KT-XH tỉnh năm 2015 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2016. Các cử tri xã Hiệp Thạnh đưa ra một số ý kiến, kiến nghị như: Nước thải của lò giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn xã Hiệp Thạnh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân; khói từ Nhà máy phân bón Bình Điền ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân trong khu vực. Cần xem xét lại chế độ trợ cấp của cán bộ thôn, bản; dự án điện chiếu sáng từ cầu Bồng Lai đến trường Chu Văn An từ năm 2012 đến nay vẫn chưa được triển khai khiến người dân bức xúc; người dân tổ 34 (thôn Phi Nôm) mong muốn có một cây cầu (sau Nhà máy phân bón Bình Điền) để việc đi lại được dễ dàng hơn; cần có kế hoạch xây dựng khu tưởng niệm di tích Núi Voi để góp phần giáo dục thế hệ trẻ sau này; cần có biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng… Cử tri xã N’thol Hạ cũng đưa ra một số kiến nghị như: tình trạng ô nhiễm môi trường tại thôn Đoàn Kết; ô nhiễm môi trường của các nhà máy cà phê trên địa bàn thôn Thái Sơn; tình trạng sinh viên đại học ra trường không có việc làm; kênh mương nội đồng thôn Thái Sơn - Biaray ngập úng, gây khó khăn cho người dân… Những ý kiến thuộc thẩm quyền của UBND xã đã được lãnh đạo UBND các xã Hiệp Thạnh, N’thol Hạ tiếp thu và và giải trình; những ý kiến khác đã được đại diện HĐND huyện, tỉnh tiếp thu và trình các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

NGUYỆT THU - THY VŨ

Đại biểu HĐND tỉnh, các địa phươngtiếp xúc cử tri

Lâm Đồng xây dựng cửa hàng mẫu thuốc BVTV cho cây chè

Khoai tây Đà Lạt trái vụ có giá cao

Toàn tỉnh có 33 sản phẩm đặc trưng thế mạnhđược đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu

Báo cáo của UBND huyện Lạc Dương cho thấy: Hiện tại, trên địa bàn huyện có 69 dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp sản xuất nông - lâm, công nghiệp - xây dựng với tổng số vốn đăng ký là 4.450 tỷ đồng. Số lượng dự án đầu tư không biến động so với cùng kỳ, nhưng một số dự án mở rộng quy mô đầu tư nên số vốn đăng ký tăng khoảng 1,8% so với cùng kỳ, khối lượng thực hiện các dự án khoảng

1.785 tỷ đồng, chỉ đạt 40% số vốn đăng ký.

Qua kiểm tra, bên cạnh một số ít dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, còn lại hầu hết các dự án đều đầu tư cầm chừng, nhỏ giọt, hiệu quả không cao.

Hiện nay, huyện Lạc Dương cũng đang nỗ lực kêu gọi tập đoàn Vingroup đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Ngân hàng cổ phần đầu tư Bắc Á đầu tư vào dự án Đan Kia - Suối Vàng. LINH ĐAN

Lạc Dương: Phần lớn các dự án đầu tưhoạt động cầm chừng

... Trên cơ sở đó, mỗi tổ chức đảng và đảng viên cần quan tâm nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, vận dụng và làm theo những mô hình, điển hình tiên tiến được nêu trên báo, tạp chí của Đảng.

Đồng thời, kết luận nêu rõ: “Các cơ quan báo chí của Đảng phải tích cực, đổi mới nâng cao không ngừng chất lượng cả về nội dung và hình thức báo, tạp chí theo hướng thiết thực hơn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc...”.

Tại Lâm Đồng, ngày 27/5/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 32- CT/TU “Về việc nâng cao hiệu quả mua và đọc báo, tạp chí của Đảng”. Từ đó đến nay, theo con số thống kê từ Bưu điện tỉnh, nhu cầu đặt báo quý IV/ 2015 tăng đáng kể so với quý III, cụ thể: Báo Nhân Dân tăng 12%, Báo Lâm Đồng tăng 9%. Đồng thời, việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng được đánh giá là đúng đối tượng, các đơn vị đã triển khai tốt việc đặt mua tập trung theo đầu mối kinh phí, việc cấp và phát báo đảm bảo kịp thời.

Dù vậy, vẫn còn 9 địa phương trong tỉnh chưa triển khai việc đặt mua báo, tạp chí của Đảng tập trung theo đầu mối kinh phí; nhiều đơn vị chưa đặt mua báo Đảng cho đối tượng có 40 tuổi Đảng trở lên; nhiều tổ chức cơ sở Đảng chưa đặt mua Tạp chí Cộng sản

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW, Kết luận số 29-KL/ TW ngày 3/11/2015, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Văn bản số 17-CV/TG “Về việc đôn đốc triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy”. Theo đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền,

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tỉnh tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 29-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương và Chỉ thị số 32-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Cần coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị của các tổ chức Đảng; đưa việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng vào tiêu chí xếp loại của các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan văn hóa hàng năm.

Để báo Đảng được phát hành rộng rãi, được bạn đọc đón nhận, bên cạnh sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền; bản thân báo, tạp chí của Đảng cũng phải vươn lên để thể hiện sức sống, tính sinh động và hấp dẫn độc giả. Truyền tải chủ trương của Đảng có tính định hướng, có chiều sâu, sắc nét; phản ánh mọi mặt đời sống nhân dân có tính phát hiện, tính xây dựng, có chất “đời” để người đọc thêm sáng rõ nhiều vấn đề, thấy được một phần đời sống và tâm tư của chính bản thân mình giữa chúng ta rộng lớn; để được tiếp thêm nghị lực và chan chứa tin yêu, đóng góp xây dựng cuộc sống vì cộng đồng... Đó là những vấn đề được đặt ra với những người làm báo Đảng.

Với không ít các thế hệ độc giả, báo Đảng đã trở thành niềm tin, là món ăn tinh thần không thể thiếu, là lăng kính để nhìn nhận bao quát về chủ trương của Đảng - đời sống của nhân dân. Độc giả đọc báo Đảng để thêm trung thành, củng cố vững chắc niềm tin, đóng góp nhiều hơn cho Đảng và là động lực phấn đấu vì sự phát triển của đất nước.

HẢI YẾN

Để báo, tạp chí của Đảng... (TIẾP TRANG 1)

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 2015 3 kinh teá - xaõ hoäi

BẠN CẦN BIẾT

(XEM TIẾP TRANG 11)

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), 15 năm qua, UBND TP. Đà Lạt luôn

nhận thức sâu sắc là phong trào có tính chất toàn dân, toàn diện, lâu dài, thường xuyên, liên tục tác động đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Đồng thời, là động lực to lớn để phát huy dân chủ, tự quản của cộng đồng dân cư, từng cơ quan, đơn vị, trường học trong công cuộc xây dựng, phát triển Đà Lạt trở thành thành phố du lịch - văn minh - thân thiện. Vì vậy, công tác lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể phối hợp triển khai đồng bộ. Trong quá trình triển khai, Ban chỉ đạo chú trọng kết hợp giữa chỉ đạo điểm với nhân diện rộng, xây dựng mô hình, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, thi đua khen thưởng đưa phong trào đi vào chiều sâu.

CHÚ TRỌNG XÂY DỰNG GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT, ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN

Thực hiện Chỉ thị 39 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, phong trào thi đua “Xây dựng gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến” ở Đà Lạt được chỉ đạo, phối hợp triển khai đạt hiệu quả bằng nhiều biện pháp, cách làm phong phú, gắn kết với các phong trào thi đua yêu nước khác nhằm thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị. 15 năm qua, thành phố phát hiện và tôn vinh 11.698 gương “người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến” ở các ngành, các giới, thành phần, lứa tuổi, các lĩnh vực. Mặc dù xuất phát điểm, vị trí xã hội khác nhau nhưng các gương sáng, điển hình tiên tiến bằng tinh thần trách nhiệm cộng đồng, nêu cao vai trò, trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ; chủ động tích cực tham gia công tác xã

Đà Lạt xây dựng đời sống văn hóa hướng tới thành phố du lịch - văn minh - thân thiện

ª LAN HỒ

hội, nhân đạo từ thiện, giúp đỡ bà con nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, thực hiện đạt hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

Thành phố phát động và tổ chức thực hiện trên cả bề rộng lẫn chiều sâu các phong trào thi đua. Phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của tuổi trẻ xuất hiện nhiều gương đoàn viên, thanh niên vượt khó vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học, xung kích vì cộng đồng, lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ thành phố. Phong trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” xuất hiện nhiều gương điển hình với tinh thần sáng tạo, lao động cần cù, luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi các phương pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tư vấn cho các hộ nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó đem lại hiệu quả sản xuất cao, cung cấp các loại

rau sạch, hoa cao cấp phong phú và đa dạng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần làm nên thương hiệu rau, hoa Đà Lạt nổi tiếng trong và ngoài nước.

ĐOÀN KẾT GIÚP NHAU PHÁT TRIỂN KINH TẾ; XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA; XÂY DỰNG GIA ĐÌNH, KHU DÂN CƯ VĂN HÓA

Thông qua nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Đà Lạt vận động nhân dân đẩy mạnh việc đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề, dịch vụ, thành lập HTX nông nghiệp, tham gia tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Toàn thành phố đã tổ chức trên 1.480 lớp chuyên đề ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp; 570 cuộc hội thảo, 510 điểm trình diễn; 43 đợt tham quan các mô hình SXKD; 251

buổi tọa đàm về mô hình liên kết trong kinh doanh, duy trì hoạt động 24 Câu lạc bộ IBM, Câu lạc bộ sinh học… với gần 74.320 lượt người tham gia. Xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình hoạt động hiệu quả trong huy động, trợ vốn giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng của các chi hội ở các khu dân cư với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng. Hỗ trợ hàng trăm ngàn cây, con giống các loại, ngày công, giúp trên 10 ngàn hội viên nghèo phát triển sản xuất, ổn định đời sống (đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 0,3%, đồng bào DTTS 0,5%).

Trong phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hoặc do dân tự làm để xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, chỉnh trang đô thị, nhân dân đóng góp hàng trăm tỷ đồng cùng nhà nước xây dựng 156 công trình phục vụ lợi ích công cộng. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xây dựng mới 86 hội trường khu phố, thôn; đóng góp hơn 31.560 ngày công nâng cấp 123.95km đường giao thông nông thôn, đường nội bộ khu dân cư; tổ chức 2.567 lần “Ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp”, góp phần cho thành phố được công nhận là 1/10 đô thị sạch trong cả nước, chào mừng các sự kiện chính trị lớn của Đà Lạt, Lâm Đồng và quốc gia…

Qua 20 năm triển khai cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư” cũng như thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH, công tác xây dựng khu dân cư văn hóa từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 2001, Đà Lạt có 4/108 khu phố, thôn được đặc cách công nhận khu dân cư văn hóa cấp tỉnh (tỷ lệ 2,35%); năm 2002 đã có 16 khu (14,95%); năm 2009 có 88 khu (81,5%), 5 xã, phường (2, 3, 9, 10 và xã Xuân Thọ) có 100% khu dân cư đạt chuẩn văn hóa (31,25%); hướng dẫn 6 phường, xã tổ chức lễ phát động xây dựng xã, phường đạt chuẩn văn hóa. Đến năm 2014 có 245/249 thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa;...

°Trồng hoa theo hướng công nghệ, làng hoa Thái Phiên (phường 12, Đà Lạt) đang thu hút các địa phương, du khách tới học tập, tham quan.

Theo báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), doanh nghiệp trong khối ASEAN đang rất lo ngại về tình hình thiếu hụt lực lượng lao động có kỹ năng trong thời điểm sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đến gần.

Báo cáo “Con đường đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015: Những thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp” đã được công bố tại cuộc họp triệu tập các chuyên gia để trao đổi về những thách thức của thị trường lao động được tạo ra bởi một nền kinh tế ASEAN với mức độ hội nhập gia tăng sau khi AEC ra đời vào năm 2015. Những kết luận chính của báo cáo bao gồm:

° Các doanh nghiệp rõ ràng chưa nhận thức đầy đủ về những thách thức của AEC cũng như chưa sẵn sàng để tận dụng những cơ hội của nó. Doanh nghiệp khá lạc quan rằng sự dịch chuyển ngày càng tăng của lao động, rào cản thương mại giảm và dòng vốn đầu tư tự do hơn sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh - đặc biệt khi kết hợp đầu tư trong giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, thực tế là, doanh nghiệp chưa chuẩn bị để cạnh tranh trong thị trường lao động đang ngày càng hội nhập của khu vực. Chỉ 46% doanh nghiệp được hỏi cho thấy họ hiểu một cách đầy đủ về những tác động của AEC đối với công việc kinh doanh của họ.

° Kỹ năng không đáp ứng được yêu cầu công việc

đang là mối lo ngại lớn trong toàn khu vực. Gần 50% chủ sử dụng lao động trong khối ASEAN trong cuộc khảo sát đã cho biết người lao tốt nghiệp phổ thông không có được kỹ năng họ cần. Trong khi đó, hơn 50% nói rằng cử nhân tốt nghiệp đại học có được những kỹ năng có ích nhưng tỷ lệ tuyển sinh giáo dục đại học vẫn còn thấp. Các kỹ năng cần nhất là kỹ năng quản lý và lãnh đạo, tiếp đó là kỹ năng chuyên môn và tay nghề, và dịch vụ khách hàng.

° Sau năm 2015, Thỏa thuận Thừa nhận Lẫn nhau (MRAs) sẽ là phương tiện chính để công nhận những kỹ năng tương đương trong khối ASEAN. Tuy nhiên, báo cáo đã chỉ ra việc thiếu nhận thức về những thỏa thuận này có thể tạo ra rào cản, và các doanh nghiệp cần tham gia nhiều hơn vào quá trình này.

° 54% doanh nghiệp được hỏi tin rằng nếu không tính đến trình độ kỹ năng, sự gia tăng dịch chuyển của lao động có thể mang lại một ảnh hưởng tích cực hoặc rất tích cực đối với doanh nghiệp của họ (mặc dù mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp), trong khi chỉ 14% dự báo về một ảnh hưởng tiêu cực hoặc rất tiêu cực. Nhưng doanh nghiệp trong những quốc gia phái cử lao động di cư đang lo ngại về dòng chảy của lao động có kỹ năng. Mối bận tâm này có lẽ lớn nhất tại Philippines - có thể là do trình độ tiếng Anh tốt của người lao động.

° Cung và cầu lao động chưa tương xứng và ảnh hưởng không rõ ràng của thị trường lao động phi chính thức cũng là những vấn đề đang được quan tâm.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng số dân di cư nội khối ASEAN đang tăng lên, từ khoảng 1,5 triệu người trong năm 1990 đến khoảng 6,5 triệu người hiện nay, con số này được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng.

Những khuyến nghị bao gồm cần đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, củng cố các chính sách thị trường lao động hợp lý và ổn định, cùng với việc thúc đẩy người sử dụng lao động và các tổ chức doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội và thách thức của AEC.

Báo cáo cũng cho rằng những chính sách lao động và xã hội (đặc biệt là những chính sách liên quan tới kỹ năng và giáo dục), dịch chuyển của lao động trong nội khối, và cải thiện quy trình làm luật cần được quan tâm nhiều hơn để thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững.

Báo cáo căn cứ vào cuộc khảo sát các chủ sử dụng lao động tại 10 quốc gia và đánh giá của các tổ chức thành viên kinh doanh tại 4 nước. Quá trình nghiên cứu được hỗ trợ thông qua hàng loạt các cuộc họp chuyên môn, thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn các bên liên quan với các chuyên gia đến từ Ngân hàng Phát triển Châu Á, OECD-BIAC, Ngân hàng Thế giới, and Ban Thư ký ASEAN...

Thiếu kỹ năng và hiểu biết về cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 - mối lo ngại lớn của doanh nghiệp

(XEM TIẾP TRANG 11)

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 20154

Đề dẫn của PGS.TS.NSND Ứng Duy Thịnh nêu rõ: Trải qua những

chặng đường lịch sử, 70 năm gắn bó, đồng hành và thủy chung với cách mạng, các thế hệ nghệ sĩ múa đã không ngừng nỗ lực vươn lên, lao động sáng tạo, phục vụ và có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa - nghệ thuật của đất nước. Trong thành tựu ấy, nghệ thuật múa có một vị trí quan trọng, cần thiết trong bức tranh tổng thể của sự nghiệp văn hóa - văn nghệ Việt Nam.

Nhiều tham luận của các nghệ sĩ lão thành như những câu chuyện kể của những nhân chứng đã đi qua 2 cuộc chiến tranh vệ quốc như những tư liệu lịch sử khách quan mang

Nghệ thuật múa Việt Nam 70 năm gắn bó, đồng hành và thủy chung với cách mạng

ª QUỲNH UYỂN

Ngày 11/11, tại Đà Lạt, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam hình thành và phát triển” với sự tham dự của các nhà khoa học, các nhà biên đạo, nghệ sĩ múa đầu ngành đến từ các đoàn nghệ thuật, các cơ sở đào tạo nghệ thuật múa trong cả nước. 49 tham luận của 2 giáo sư, 2 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 14 thạc sĩ, 6 nghệ sĩ nhân dân, 6 nghệ sĩ ưu tú, 1 nhà giáo nhân dân, 8 nhà giáo ưu tú... đã mang đến hội thảo cả trí tuệ, tinh thần và trách nhiệm đối với sự nghiệp phát triển nghệ thuật múa nước nhà.

đậm tính nhân văn như: Nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam - 70 năm bắt nguồn từ truyền thống sáng tạo (NSƯT Hoàng Hà), Nghệ thuật múa vùng Đông Nam bộ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (TS Nguyễn Thành Đức), Nghệ thuật múa ở chiến trường khu V thời đánh Mỹ (NSND Lê Huân), Nghệ thuật múa Việt Nam trong chiến tranh (TS.NSND Ứng Duy Thịnh), Nghệ thuật múa trong chiến tranh chống Pháp và trong thời kỳ phát triển xây dựng ở Tây Bắc (NSƯT Bùi Chí Thanh), Nghệ thuật múa cách mạng Nam bộ (NSƯT

Xuân Hanh)... Không chỉ đánh giá, tổng hợp

và khẳng định những thành tựu cơ bản của các lĩnh vực chuyên ngành nghệ thuật múa (sáng tác, lý luận, đào tạo, biểu diễn); các đại biểu đã thảo luận cởi mở xung quanh các vấn đề về: Thực trạng nghệ thuật múa Việt Nam hiện nay và những giải pháp, vai trò trách nhiệm của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nghệ thuật múa cách mạng. Cụ thể là: Nghệ thuật múa với chức năng xây dựng nhân cách con người Việt Nam (NSND Chu Thúy Quỳnh), Nghệ thuật múa với đời sống xã

hội (NSƯT Hoàng Hải), Nghệ thuật múa phong trào đang hướng tới tính chuyên nghiệp (NSƯT Như Bình), Nghệ thuật múa trong học đường - ý nghĩa trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh (Ths. Nguyễn Quỳnh Lan), Công tác nghiên cứu khoa học đối với nghệ thuật múa dân tộc (Ths.NGƯT Nguyễn Thúy Nga), Diện mạo múa đương đại Việt Nam (Ths.Lê Hải Minh), Hồn dân tộc trong múa đương đại - tính đương đại trong múa dân tộc (Ths.Thanh Hoa), Vai trò của các tác phẩm múa với hình tượng...

° Tiết mục “Mùa xuân

trên quê hương”.

(XEM TIẾP TRANG 11)

KINH TEÁ - XAÕ HOÄI

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

Trong số tư liệu còn tìm thấy ngày nay, có thể kể tờ sai sau đây đề năm 1786 của quan Thượng tướng công:

“Sai cai Hội Đức Hầu đội Hoàng Sa dẫn bốn chiếc thuyền câu vượt biển đến thẳng Hoàng Sa và các cù lao trên biển thu lượm đồ vàng bạc, đồ đồng và đại bác, tiểu bác, đồi mồi, hải ba cùng cá quý mang về kinh đô dâng nộp theo lệ”.

Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, bản đồ nước Việt Nam đời Nguyễn vẽ vào khoảng năm 1838, ghi “Hoàng Sa - Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Đại Nam Nhất Thống Chí, bộ sách địa lý Việt Nam do Quốc Sử quán nhà Nguyễn (1802-1845) soạn xong năm 1882 ghi Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh

Là một trong 9 chương trình hoạt động chính của Festival Hoa Đà Lạt 2015, Đêm khai mạc Festival Hoa diễn ra vào đêm 29/12 và truyền hình trực tiếp trên VTV1 được coi là điểm nhấn, là chương trình quan trọng nhất mở ra rất nhiều hoạt động có ý nghĩa làm nên một lễ hội tưng bừng. Vì vậy, BTC Festival Hoa Đà Lạt đã có cuộc lựa chọn kịch bản đêm khai mạc một cách kỹ lưỡng, cẩn trọng và công bằng với sự tham gia trình bày ý tưởng và kịch bản chi tiết của 2 biên đạo Nguyễn Vũ Hoàng (Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng) và Lê Quý Dương (Giám đốc Công ty tổ chức sự kiện Lê Quý Dương).

Trong đó, Công ty tổ chức sự kiện Lê Quý Dương đã trình bày một kịch bản dàn dựng chi tiết với 2 phần lễ và hội kéo dài hơn 3

giờ đồng hồ. Phần lễ diễn ra 40 phút giới thiệu đại biểu và một vài nghi lễ tôn vinh, trao tặng danh hiệu. Phần nghệ thuật chào mừng kéo dài hơn 2 tiếng gồm những bài hát song ca, đơn ca về Đà Lạt là: Đà Lạt chiều mơ (sáng tác: Quốc Dũng), Đêm Đà Lạt (Quỳnh Hợp), Dã quỳ em, Chào thành phố Hoa (Quỳnh Hợp) với chỉ 300 quần chúng “múa phụ họa”. Đan xen với những bài hát là các điệu múa truyền thống của các nước: Múa Yosakoi Nhật Bản, múa cung đình Thái Lan, múa trống Hàn Quốc. Cuối cùng là các phần diễu hành: không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, diễu hành xe hoa, diễu hành của du khách và đoàn nghệ thuật quốc tế. Có thể thấy, nổi bật nhất trong kịch bản này là phần lời bình của MC (tuy chưa được trau chuốt) ngợi ca vẻ đẹp

Tuyển chọn công bằng, kỹ lưỡng kịch bản Đêm khai mạc Festival Hoa Đà Lạt 2015

thiên nhiên tươi đẹp, tiềm năng, thế mạnh của Đà Lạt; nhưng lại chưa thể hiện được chi tiết phần biên đạo múa, tạo hình, chưa có những cảnh diễn mang hình tượng nghệ thuật nào để minh chứng những lời bình - điều quan trọng nhất trong một kịch bản chi tiết. Nhìn vào kịch bản của Công ty TNHH Lê Quý Dương với xâu chuỗi các bài hát do các ca sĩ “bậc trung” đến từ Tp. Hồ Chí Minh thể hiện, vài ba điệu múa mang tính chất quốc tế... sẽ thấy không khác mấy một chương trình nghệ thuật ca múa nhạc đơn thuần với chủ yếu những hiệu ứng ánh sáng và một vài danh hiệu được tôn vinh không chính danh. Chính vì vậy, kịch bản đã không có sức thuyết phục vì kém chiều sâu, thiếu vắng cái “hồn” hoa, hồn người Đà Lạt.

BTC Festival Hoa Đà Lạt đã quyết định chọn kịch bản chi tiết của biên đạo Nguyễn Vũ Hoàng với những hình tượng nghệ thuật cụ thể, được ông vẽ lên bằng niềm say nghề, bằng tình yêu Đà Lạt. Tình yêu ấy được gửi gắm vào từng cảnh diễn, tạo hình với sắc màu tươi mới, sống động, sáng tạo, hướng đến một “thành phố hoa đào”, tự hào với những “cung điện trong sương” (hình tượng nhà kính trồng hoa sáng ánh điện về đêm), với hàng ngàn diễn viên quần chúng là học sinh, sinh viên Đà Lạt tham gia. Hơn hết, với tinh thần hiệu quả mà vẫn tiết kiệm, phát huy sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, thực hiện xã hội hóa. Đêm khai mạc Festival Hoa Đà Lạt 2015 sẽ hứa hẹn một chương trình hoành tráng mở ra một lễ hội của công chúng, của những người yêu hoa, yêu Đà Lạt.

THÁI AN

Một buổi sáng bình yên và thơ mộng bên hồ Xuân Hương - Tp Đà

Lạt. Có thể nói, sự gặp gỡ như mối lương duyên đầy thi vị giữa: Chủ thể sáng tạo - Đất trời - Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây đã khơi nguồn cho những cảm xúc sáng tạo thăng hoa, để rồi thầy giáo Nguyễn Thế Vinh phác họa nên một bức tranh phong cảnh hữu tình. Có lẽ, từ chỗ vừa có tố chất “lãng tử” của một người nghệ sĩ thực thụ, vừa có phẩm chất của một nhà giáo mà anh trở nên bình dị, dễ gần và thật đáng kính trong tâm thức của bao thế hệ học trò trên mảnh đất ngàn hoa này.

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh năm 1991 và tiếp đó là tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh năm 1998, thầy giáo trẻ Nguyễn Thế Vinh về đầu quân giảng dạy bộ môn Mỹ thuật tại Trường CĐSP Đà Lạt. Tại đây, sau gần 20 năm gắn bó với nghề và với ngôi trường này, thầy giáo Nguyễn Thế Vinh đã thầm lặng “đưa đò” chuyên chở nhiều thế hệ học trò trên “dòng sông tri thức” trở thành những thầy, cô giáo về giảng dạy bộ môn Mỹ thuật từ bậc tiểu học đến THCS tại các trường trên

Vừa có phẩm chất của một nhà giáo, vừa có tố chất “lãng tử” của một người nghệ sĩ, lại vừa có một chút gì đó “bụi bặm” và đầy cá tính… thầy giáo Nguyễn Thế Vinh (sinh năm 1970) - hiện là giảng viên, Trưởng bộ môn Mỹ thuật Trường CĐSP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã khắc họa nên chân dung một người thầy thật đẹp và thật đáng kính trong tâm thức của bao thế hệ học trò ở phố núi Đà Lạt.

° Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V.

Ảnh: THANH

TOÀN

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 2015 5 VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

Lời hay - Ý đẹpXây dựng thành công từ thất bại. Sự chán nản

và thất bại là hai bước đệm chắc chắn nhất dẫn tới thành công.

Các nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

UÔNG THÁI BIỂU

Sông gọi tôi vềCứ giùng giằng da diết mãi không thôiƠi giọng ví một thời tôi thơ béCó lời ru ngấm từ dòng sữa mẹNhư dòng Lam đau đáu đậu hồn tôi

Câu giặm quê nhà sao đắm đuối… người ơi…Mẹ đẩy thuyền trăng, cha gom sao lúaSông quê ơi sông ấm mềm như lụaỦ lòng tôi trong da diết lòng sông

Đứt ruột nhớ thương… bao lớp sóng mênh mangCứ dào dạt… mọi nẻo đường… bờ bếnDạ ngấm gừng cay, môi dầm muối mặnMà xót lòng dòng ký ức xa xưa

Đời đục trong như câu hát đò đưaLưng uốn thuyền nan ngẫm tháng ngày vinh nhụcĐò vượt ghềnh trong, người leo thác đụcVẫn ngọt ngào đắm đuối giận mà thương

Lam giang ơi! Hồn tôi cũng như sôngLúc êm dịu, lúc thét gào dữ dộiLúc cạn đáy bùn, lúc phù sinh trôi nổiCũng đầu nguồn cũng cuối bể như sông

Câu hát đưa tôi về lại dòng LamVề lại tuổi thơ hồn nhiên khờ dạiTôi về sông quê như thuyền neo về bãiNgửa mặt vầng trăng soi ấm nửa góc trời

Sông gọi tôi về trong câu hát… người ơi…

Thạc sĩ mỹ thuật đầu tiên ở Lâm Đồngª LÊ TRỌNG

° Truyền niềm đam mê mỹ thuật và kiến trúc cho các em học sinh tại nhà riêng.

địa bàn tỉnh. Đặc biệt, năm 2007, thầy giáo quê Vĩnh Phúc này đã hoàn tất chương trình sau đại học và trở thành thạc sĩ Mỹ thuật đầu tiên không chỉ riêng của Lâm Đồng mà còn của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tiến sĩ Phan Quốc Lữ - Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường CĐSP Đà Lạt cho biết: “Trường chúng tôi hiện có đến 62% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ. Nhưng quả thật, chúng tôi rất vui mừng và tự hào khi lần đầu tiên nhà trường vinh dự có một thạc sĩ chuyên ngành Mỹ thuật. Những đóng góp của thầy giáo Nguyễn Thế Vinh suốt những năm tháng qua đối với nhà trường trong việc dìu dắt, phát triển năng khiếu

nghệ thuật, khơi dậy ngọn lửa đam mê hội họa cho nhiều thế hệ sinh viên là điều rất đáng ghi nhận”.

Không chỉ tích cực trong công tác giảng dạy tại trường, âm thầm sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật mang bản sắc đặc thù của một vùng đất, đồng thời gặt hái được những thành công đáng kể từ các cuộc thi, các cuộc triển lãm mỹ thuật do địa phương và khu vực Đông Nam Bộ tổ chức; mà trước nhu cầu thực tế của xã hội, từ năm 1998 đến nay, thầy giáo Nguyễn Thế Vinh còn mở các lớp luyện thi đại học chuyên ngành mỹ thuật và kiến trúc cho các đối tượng học sinh có nhu cầu. Được biết, trung bình mỗi năm có khoảng từ 30-40 học sinh “tầm sư” luyện thi tại nhà thầy và có khoảng 15-20 học sinh trong số đó thi đỗ vào các trường đại học chuyên ngành. Thạc sĩ Vinh tâm

sự: Ở TP Đà Lạt, nhu cầu học bộ môn Mỹ thuật và Kiến trúc của học sinh trước đây ít lắm. Nhưng khoảng vài năm trở lại đây, nhu cầu này là rất lớn, song lại không có trường đào tạo nên ngoài giờ giảng dạy tại trường, thầy Vinh còn mở các lớp bồi dưỡng năng khiếu vẽ cho các em có nhu cầu tại nhà riêng.

Hội họa và kiến trúc là 2 lĩnh vực mà giới trẻ hiện nay đang rất quan tâm và là xu hướng tiếp cận chủ yếu để tự khẳng định thiên hướng sáng tạo nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, đây là 2 lĩnh vực không chỉ đòi hỏi vốn kiến thức chuyên sâu, mà còn đòi hỏi ở người học năng khiếu, tính thẩm mỹ, niềm đam mê và trên hết là một cá tính sáng tạo để dẫn đến thành công. Có thể nói, từ “chiếc nôi” ấy, qua lăng kính thời gian nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành. Và rồi, các học

trò cũ không chỉ tìm về “mái nhà xưa” thăm lại thầy giáo của mình trong niềm vui vỡ òa, mà trên hết đó còn là sự kính trọng và tri ân. “Trước đây, từ cuối năm lớp 11 em đã theo học vẽ tại nhà thầy Vinh 9 tháng. Thầy chính là người đã dẫn dắt và giúp em biết sâu hơn về bộ môn Mỹ thuật. Thầy là một người rất vui tính nhưng cũng rất nghiêm khắc… Với em, thầy vừa là một người thầy nhưng cũng được ví như một người cha trong gia đình” - sinh viên Hồ Vĩnh Nghi - hiện đang học năm thứ 4 Đại học Kiến trúc Tp Hồ Chí Minh bày tỏ.

Yêu nghề… Say sưa, tận tụy với công việc… Có một chút gì đó “bụi bặm” và đầy cá tính… Tất cả đã làm nên chân dung một người thầy thật đáng kính, dễ gần và rất đáng để cho các thế hệ học trò yêu thích nghệ thuật hội họa và kiến trúc học tập, noi theo.ª

(TIẾP THEO)

Quảng Ngãi.Đoạn nói về hình thể tỉnh

Quảng Ngãi, cuốn sách viết:“Phía Đông tỉnh Quảng Ngãi,

có đảo cát (tức đảo Hoàng Sa) liền cát với biển làm hào; phía

Tây Nam miền sơn man, có lũy dài vững vàng, phía Nam liền với tỉnh Bình Định, có đèo Bến Đá chắn ngang, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới hạn...”.

“... Đầu đời vua Gia Long phỏng theo lệ cũ đặt đội Hoàng Sa, sau lại bỏ; đầu đời Minh Mệnh, thường sai người đi thuyền công đến đấy thăm dò đường biển, thấy một nơi có cồn

cát trắng chu vi 1.070 trượng, cây cối xanh tốt, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam còn có ngôi miếu cổ, không rõ dựng từ thời nào, có bia khắc bốn chữ “Vạn lý Ba Bình” (muôn dặm sóng yên). Cồn cát này xưa gọi là Phật Tự Sơn, phía đông và phía tây đảo đều có đá san hô nổi lên một cồn chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm Minh Mệnh thứ 16 sai thuyền công chở gạch đá đến đấy

xây đền, dựng bia đá ở phía tả đền để ghi dấu và tra hột các thứ cây ở ba mặt tả hữu và sau. Binh phu đắp nền miếu đào được đồng lá và gang sắt có đến hơn 2.000 cân”.

Nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây trong những thế kỷ trước đều xác nhận Hoàng Sa (Pracel hay Paracel) thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Một giáo sĩ phương Tây đi trên tàu Amphitrite từ Pháp sang Trung Quốc năm 1701 viết trong một lá thư rằng: “Paracel là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam”.

Giám mục J.L.Taberd, trong bài “Ghi chép về địa lý nước Cochinchine” xuất bản năm 1837, cũng mô tả “Pracel hay Paracels” là phần lãnh thổ nước Cochinchine và nói rõ người Cochinchine gọi Pracel hay Paracels là “Cát Vàng”. Trong An Nam đại quốc họa đồ xuất bản năm 1838, ông đã

vẽ một phần của Paracel và ghi “Paracel hay Cát Vàng” (Paracel seu Cát Vàng) ở ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam, vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay.

J. B. Chaigneau, cố vấn của vua Gia Long, năm 1820 đã viết trong phần chú bổ sung vào cuốn Hồi ký về nước Cochinchine: “Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đã lên ngôi Hoàng đế gồm xứ Cochinchine và xứ Đông Kinh... một vài đảo có dân cư không xa bờ biển và quần đảo Paracel do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành...”.

Trong bài Địa lý vương quốc Cochinchina của Gutzlaff, xuất bản năm 1849 có đoạn nói rõ Paracels thuộc lãnh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là “Cát Vàng”.

TS (tổng hợp)(CÒN NỮA)

6 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 2015

PV: Ngày 14/11/1945 được xem là ngày hoạt động chính thức của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Xin ông khái quát những dấu mốc lịch sử này và liên hệ với quá trình xây dựng và phát triển ở Lâm Đồng?

Ông Lê Văn Minh: Ngày 14/11/1945, Hội đồng Chính phủ

Tiếp tục đẩy mạnh “thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” Lâm Đồng ª VĂN VIỆT (thực hiện)

LTS: Ngày 18/6/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 890/QĐ-TTg về việc lấy ngày 14/11 hàng năm là “Ngày Truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”. Đây là dấu mốc thời gian để toàn Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung, của Lâm Đồng nói riêng, tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc hơn nữa nhiệm vụ được giao. Phóng viên Báo Lâm Đồng đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng về những nội dung này.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định thành lập Bộ Canh nông. Đến ngày 1/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 69 với nội dung: “Tất cả các cơ quan Canh nông, Thú y, Mục Súc, Ngư nghiệp, Lâm chính và Nông nghiệp tín dụng (Hợp tác

xã và Nông khố ngân hàng) trong toàn cõi Việt Nam từ nay thuộc Bộ Canh nông”. Vì vậy, ngày 14/11/1945 được xem là ngày hoạt động chính thức đầu tiên của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã thành lập các Ty Nông nghiệp (23/2/1976), Ty Thủy lợi (25/2/1976), Ty Lâm nghiệp (26/4/1976). Sau đó, thành lập các Sở: Nông nghiệp-Lương thực (1/9/1987), Nông thủy (9/1988), Nông lâm thủy (7/1989). Đến ngày 6/3/1996 thì đổi tên Sở Nông lâm thủy thành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho đến nay.

Qua 39 năm hình thành và phát triển, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã có những bước tiến rõ nét. Từ chỗ cơ sở vật chất, khoa học kỹ

thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, lực lượng công chức, viên chức và người lao động không đồng đều về trình độ chuyên môn; đến nay, cơ sở vật chất đã được đầu tư khang trang hơn, khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ, lực lượng công chức, viên chức và người lao động đã cơ bản đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm. Trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng các khóa, kế hoạch từng giai đoạn của Ngành và của UBND tỉnh Lâm Đồng giao, hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đều phát động thi đua để động viên, khích lệ các cơ quan, đơn vị, mỗi cá nhân nỗ lực tìm tòi những giải pháp, sáng kiến hữu ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn...

PV: Nhìn lại 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có bước tiến xa với nhiều thành tích quan trọng…

Ông Lê Văn Minh: Nhìn lại hành trình 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã có bước tiến quan trọng như: Từ việc sản xuất để giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ, đến nay, Lâm Đồng được đánh giá là địa phương đi đầu về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và là trung tâm sản xuất rau, hoa, bò sữa; có diện tích chè, cà phê đứng hàng đầu trong cả nước.

Lâm Đồng có diện tích rừng tự nhiên trên 470 ngàn ha, trong đó đã thực hiện rất thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tăng thêm thu nhập cho các hộ dân nhận khoán, góp phần phát triển du lịch...

Lâm Đồng đã thực hiện hơn 1.100 mô hình khuyến nông ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và chăn nuôi, đạt giá trị kinh tế cao.

Chọn tạo đa dạng giống mớiÔng Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thống kê những giống cây trồng mới đang sản xuất đại trà như: rau cải thảo, cải bắp, cà chua, khoai tây, pó xôi, ớt ngọt; hoa cúc, cẩm chướng, hoa hồng, đồng tiền, hoa lan, lay ơn, lily... Và các giống lúa nước, lúa cạn, lúa chất lượng cao OM 498, VND 95-20, OMCS 96...; các loại giống bắp CP888, Bioseed 9698, G49, LVN 10...; các giống đậu xanh VL 91-15, V94208, HL 115; đậu tương HL 92, MTD 176; cây ăn quả như cam Midsocit Sollg SH 4-2, Pineappu SRA 4-2, chanh Perstanlime SH4-2, quýt Premat SRA 147, Osciola SRA 48; sầu riêng Monthong, Ri6, xoài cát Hòa Lộc, măng cụt, mít nghệ, hồng ăn trái Fuju...

Cây công nghiệp giống mới gồm: cà phê catimor, cà phê vối TR4, TR9, TR11; chè cành TB14, LĐ 97, chè Ô long, Tứ Quý, Kim Tuyên, Thúy Ngọc; các giống dâu tằm Sa Nhị Luân (SA 109), Quế Uu 12, TS7-CB, TKB; cây điều

Hơn 1.100 mô hình khuyến nông ứng dụng kỹ thuật mớiª VŨ VĂN

PN1, BO1; ca cao TD3, TD5, TD6... Và cây lâm nghiệp như mây dưới tán rừng; cây lâm đặc sản (lát Mexico, dó trầm, sưa, muồng đen, bời lời đỏ, trám trắng, paulownia, keo, macca, tầm vông...), cây dược liệu (chè đắng, sa nhân, thảo quả, hương bài…)

Chăn nuôi với những nguồn giống đang phát triển là: bò lai Sind, Zêbu hóa đàn bò

vàng, bò sữa Hà Lan; heo Pietrain, Landrace, Yorshire, Duroc; dê bách thảo; gà lương phượng, tam hoàng, BT1, BT2, Ai Cập; vịt Khaki Campell, CV2000; cá rô phi đơn tính, cá chép lai V1, tai tượng, diêu hồng, rô đồng, lươn, ếch, baba, tôm càng xanh; cá tầm, cá hồi, cá chình; cá lăng chấm; cá đối mục...

(XEM TIẾP TRANG 11)

° Ông Lê Văn Minh - Giám đốc SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng.

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Chi cục QLCLNLTS ra đời trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới,

các chỉ báo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), hay dư lượng hóa chất nông lâm thủy sản (NLTS) đều có những ảnh hưởng nhất định đến giá thành của sản phẩm, uy tín của cơ sở sản xuất. Vì vậy, thời gian qua, với đặc điểm nông nghiệp của Lâm Đồng, Chi cục đã chú trọng công tác xây dựng các chính sách, pháp luật trên rau, chè, thịt; quản lý chất lượng NLTS; kiểm tra cơ sở vật tư nông nghiệp và sản xuất NLTS; thanh tra, kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện ATVSTP; quy định về nội dung, danh mục, mức hỗ trợ áp dụng qui trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP trong nông nghiệp và thủy sản...

Chi cục tổ chức các lớp tập huấn về ATVSTP, về quản lý chất lượng chè và tháo gỡ khó khăn cho ngành chè được 61 lớp với trên 1.660 người tham dự, xác nhận kiến thức về ATVSTP cho trên 2.000 người của các cơ sở sản xuất, kinh doanh NLTS. Thiết kế 5.000 tờ rơi tuyên truyền về ATVSTP trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản thực phẩm và tiêu thụ thủy sản... Phát hành 4.235 cuốn sổ tay quản lý chất lượng rau, chè, gia cầm, chăn nuôi heo và bò sữa an toàn. Phối hợp với cơ quan truyền thông và ngành y tế tuyên truyền về chuỗi chăn nuôi, chuỗi sản xuất và tiêu dùng rau, chè, thịt an toàn...; hỗ trợ BQL Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và ATTP trong việc kiểm tra, đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGAHP và giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP nông hộ...

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng vốn tiền thân là Chi cục Định canh Định cư

& vùng Kinh tế mới tỉnh Lâm Đồng. Ngày 2/3/2005, UBND tỉnh Lâm Đồng có Quyết định số 52/2005/QĐ-UB đổi tên thành Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng. Mười năm, nhiệm vụ nối tiếp nhiệm vụ, Chi cục đã đồng hành cùng nông thôn và nông dân Lâm Đồng.

Chi cục Phát triển nông thôn Lâm Đồng thực hiện nhiều công việc liên quan đến phát triển nông thôn, từ phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ, kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; quy hoạch và bố trí, ổn định dân cư, di dân tái định cư; phát triển nông thôn; chương trình giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới; quản lý hoạt

CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN LÂM ĐỒNG:

Vì một nền nông nghiệp sạch cho Lâm Đồngª LÊ HOA

Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (QLCLNLTS) - trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, dù mới hoạt động được 5 năm (từ tháng 9/2010) nhưng đã đạt được nhiều thành tích trong công tác chuyên môn; có nhiều tập thể Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua và Lao động tiên tiến... được nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT (năm 2013), Bằng khen của UBND tỉnh Lâm Đồng (năm 2015), Giấy khen của Sở NN&PTNT Lâm Đồng (năm 2014, 2015)...

Ông Nguyễn Văn Lục - Chi cục Trưởng Chi cục QLCLNLTS cho biết: Dưới sự điều hành của lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, Chi cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi pháp luật về chất lượng, ATVSTP trong quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh NLTS và muối tại địa phương... Kết quả thời gian qua, cho thấy bức tranh khá rõ nét về mức độ ATVSTP của rau, chè tại Lâm Đồng; qua đó, cũng đã xác định được nguy cơ về ATVSTP để có biện pháp chỉ đạo xử lý. Hiệu quả bước đầu đã tạo cho nhân dân có ý thức tốt hơn về phương pháp chăn nuôi mới, có trách nhiệm cao hơn về đảm bảo ATVSTP và nâng cao hiệu quả ngành trồng trọt, chăn nuôi theo quy trình sản xuất tiên tiến, đủ điều kiện tiêu thụ tốt

Mười năm đồng hành cùng nông thôn Lâm Đồngª D.QUỲNH

(XEM TIẾP TRANG 11)

° Đào tạo nghề trồng rau VietGAP cho bà con dân tộc thiểu số thôn TaLy, xã Ka Đô, Đơn Dương.

° Thu hoạch hoa - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH HOÀNG

7 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 2015 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

động chế biến, bảo quản nông, lâm sản; an sinh xã hội; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; cơ điện nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Một trong những thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua, đó là công tác quản lý nhà nước về chương trình bố trí dân cư của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Chi cục đã thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định chỗ ở cho 5.031 hộ dân, trong đó bố trí tập trung cho 3.011 hộ, ổn định tại chỗ cho 2.020 hộ; gồm các đối tượng như hộ dân trong vùng thiên tai; hộ dân trong vùng đặc biệt khó khăn; hộ dân trong rừng đặc dụng, phòng hộ; ổn định dân di cư tự do. Chi cục hoàn thành 15 dự án bố trí sắp xếp dân cư di dân tự do và đang triển khai thực

hiện 8 dự án. Các hạng mục đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phù hợp nhu cầu của người dân và phát huy hiệu quả. Người dân sau khi được bố trí, sắp xếp vào các dự án dân cư đã sớm ổn định đời sống, tập trung sản xuất, từng bước tiệm cận mức sống bình quân chung của dân cư nông thôn toàn tỉnh. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/hộ trong các dự án bố trí dân cư là 1ha, bình quân mỗi khẩu là 0,2ha, tỷ lệ hộ có nước sạch để sử dụng là 80%, hộ có điện sử dụng đạt 95%, tỷ lệ hộ nghèo còn 11%, thu nhập bình quân/hộ/năm khoảng 50 triệu đồng, bình quân/người/năm đạt 10 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Chi cục Phát triển nông thôn đã chủ trì thực hiện 5 Đề án bao gồm: Đề án Phát triển kinh tế tập thể; Đề án

Phát triển kinh tế trang trại; Đề án Bảo quản chế biến cà phê sau thu hoạch; Đề án Giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản: rau, hoa, chè; Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề. Các đề án trên đã thực hiện trên 50 lớp tập huấn, tuyên truyền; hỗ trợ máy móc trang thiết bị về chế biến cà phê, hỗ trợ thành lập mới gần 30 HTX và THT; quảng bá thương hiệu nông sản Lâm Đồng rộng rãi trong cả nước.

Để thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức của Chi cục đã làm việc với lòng nhiệt tình, hăng say, cải tiến thủ tục hành chính nhanh chóng và hiệu quả. Phần thưởng lớn nhất với Chi cục Phát triển nông thôn không phải là những tấm bằng khen mà là sự ổn định, bình yên nơi những vùng quê nghèo trên đất Nam Tây Nguyên.ª

CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN LÂM ĐỒNG:

Vì một nền nông nghiệp sạch cho Lâm Đồngª LÊ HOA

Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (QLCLNLTS) - trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, dù mới hoạt động được 5 năm (từ tháng 9/2010) nhưng đã đạt được nhiều thành tích trong công tác chuyên môn; có nhiều tập thể Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua và Lao động tiên tiến... được nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT (năm 2013), Bằng khen của UBND tỉnh Lâm Đồng (năm 2015), Giấy khen của Sở NN&PTNT Lâm Đồng (năm 2014, 2015)...

Ông Nguyễn Văn Lục - Chi cục Trưởng Chi cục QLCLNLTS cho biết: Dưới sự điều hành của lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, Chi cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi pháp luật về chất lượng, ATVSTP trong quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh NLTS và muối tại địa phương... Kết quả thời gian qua, cho thấy bức tranh khá rõ nét về mức độ ATVSTP của rau, chè tại Lâm Đồng; qua đó, cũng đã xác định được nguy cơ về ATVSTP để có biện pháp chỉ đạo xử lý. Hiệu quả bước đầu đã tạo cho nhân dân có ý thức tốt hơn về phương pháp chăn nuôi mới, có trách nhiệm cao hơn về đảm bảo ATVSTP và nâng cao hiệu quả ngành trồng trọt, chăn nuôi theo quy trình sản xuất tiên tiến, đủ điều kiện tiêu thụ tốt

sản phẩm.Chi cục QLCLNLTS cũng đổi

mới công tác quản lý, áp dụng hệ thống ISO 9001:2008 vào xử lý công việc và quản lý hồ sơ, bảo đảm mục tiêu đơn giản, thuận tiện, đúng luật và đúng thời gian. Công tác cải cách hành chính từng bước được nâng lên về chất lượng, đáp ứng yêu cầu, tiến độ và hiệu quả... Chi cục cũng chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn bằng việc cử cán bộ, công chức tham dự các lớp nghiệp vụ chuyên ngành, tập huấn về ATVSTP, đào tạo giảng viên ATVSTP, công tác văn thư lưu trữ, công tác quản lý theo ISO…; đồng thời quán triệt nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, công chức...; cùng với các đoàn thể quan tâm các hoạt động phong trào, bảo đảm đời sống và quyền lợi của cán bộ, công chức...ª

° Lấy mẫu rau kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại điểm thu mua.

Mười năm đồng hành cùng nông thôn Lâm Đồngª D.QUỲNH

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (NS và VSMTNT) là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng. Từ khi thành lập vào năm 1993 đến nay, cán bộ, nhân viên của đơn vị này đã có nhiều hoạt động, nỗ lực góp phần đưa nước sạch về nông thôn.

Ñể nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi hành vi trong sinh hoạt, lối sống của người dân nông thôn

trong sử dụng, bảo vệ nguồn nước và giữ gìn vệ sinh môi trường, thời gian qua, Trung tâm NS và VSMTNT đã xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền và tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực về sử dụng nước hợp vệ sinh và bảo vệ môi trường sống trong khu dân cư. Đơn vị cũng đã phối hợp với một số ban, ngành như: Tỉnh đoàn, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố và các tổ chức xã hội khác tổ chức thực hiện Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh. Triển khai phát động mít tinh, treo băng rôn cổ động, rải tờ rơi, sử dụng loa phát thanh tuyên truyền về tầm quan trọng của nguồn nước và môi trường sống xung quanh. Phát động thanh thiếu niên, các em học sinh, hội phụ nữ… tham gia làm vệ sinh thôn, xóm, trụ sở làm việc, các điểm công cộng như: chợ, bến xe… cải thiện môi trường, làm đẹp cảnh quan nơi mình đang sống và làm việc.

Một kết quả nữa mà Trung tâm NS và VSMTNT đạt được trong thời gian qua đó là triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia NS và VSMTNT trên địa bàn. Đến nay, tổng kinh phí để thực hiện chương trình này đạt hơn 154 tỷ đồng với gần 7 ngàn công trình đã được thực hiện. Trong đó có hơn 3,6 ngàn cái giếng đào, 62 giếng khoan, 336 bể chứa nước mưa, hơn 2,4 ngàn nhà vệ sinh tự hoại, 142 chuồng trại chăn nuôi, 180 hầm ủ Biogas và 68 công trình cấp nước tập trung. Hiện nay, Trung tâm

Nỗ lực đưa nước sạch về nông thônª DUY NGUYỄN

NS và VSMTNT đang trực tiếp quản lý và khai thác 37 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Để làm tốt công tác quản lý, đơn vị đã thành lập 6 trạm quản lý và 37 tổ quản lý trực tiếp quản lý vận hành và khai thác công trình. Việc quản lý vận hành và khai thác được đơn vị tổ chức có hệ thống từ cán bộ quản lý đến cơ sở. Các công trình do Trung tâm quản lý được duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên nên các công trình đều hoạt động hiệu quả và cấp nước cho trên 8 ngàn hộ dân nông thôn. Công tác quản lý, sử dụng và khai thác sau đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được quan tâm, góp phần khai thác có hiệu quả công trình, tránh gây thất thoát lãng phí ngân sách của Nhà nước, giữ vững và phát huy tỷ lệ người sử dụng nước sạch nông thôn trên toàn tỉnh.

Thời gian qua, Trung tâm NS và VSMTNT cũng đã chủ động trong việc kêu gọi đầu tư hợp tác quốc tế trong xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi

trường nông thôn. Từ khi thành lập đến nay, đơn vị đã thu hút trên 10 tỷ đồng nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ đầu tư cho công trình nước sạch tập trung. Quá đó, đã góp phần nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Theo thống kê, đến nay có khoảng 86% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Theo ông Phan Văn Hợi - Phó Giám đốc Trung tâm NS và VSMTNT Lâm Đồng cho biết: “Thời gian qua, các cán bộ, công nhân viên của đơn vị đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền, kêu gọi thu hút đầu tư, xây dựng vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước sinh hoạt cho dân cư nông thôn. Qua đó, nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết về điều kiện thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân nông thôn, giúp họ được tiếp cận với nguồn nước sạch và công trình vệ sinh hợp vệ sinh góp phần giảm thiểu bệnh, dịch do sử dụng nước không hợp vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm”.ª

° Trao giấy khen cho cán bộ, công nhân viên của Trung tâm NS và VSMTNTđã có nhiều thành tích trong công tác năm 2015.

Cùng với sự phát triển lĩnh vực canh nông vùng đất Nam Tây Nguyên, từ một trạm “bắt bệnh, kê toa” cho cây trồng, đến năm 1989 chính thức trở thành Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng. Sau 26 năm nỗ lực phấn đấu, phần thưởng cao quý nhất đơn vị đón nhận là Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng năm 2014 và mới đây là Cờ thi đua giai đoạn 2010 - 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh.

H iện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) có tổng số 26 cán bộ, công chức (15 nam, 11 nữ),

viên chức với trình độ chuyên môn: 1 tiến sĩ, 5 thạc sỹ, 18 đại học và trình độ khác 2 người. Với “một núi” công việc từ quản lý, kiểm dịch, kiểm định... đến công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trên địa bàn tỉnh đặt trên đôi vai của 26 con người trong bối cảnh lĩnh vực trồng trọt chiếm tỷ trọng hơn 80%

cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp quả thực không ít áp lực. Tuy nhiên, “trải qua 26 năm kể từ khi thành lập, Chi cục BVTV đã không ngừng phát triển, lớn mạnh về mọi mặt, đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh” - lãnh đạo Chi cục cho hay.

Một trong những thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua, đó là công tác dự tính, dự báo, chỉ đạo phòng, chống dịch trên cây trồng ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng được nâng cao, do đó sớm nhận dạng các đối tượng dịch hại trên các loại cây trồng. Từ kế hoạch sản xuất của từng địa phương và diễn biến thời tiết khí hậu, đơn vị đề ra kế hoạch điều tra, thu thập số liệu chính xác, nâng cao chất lượng công tác dự tính, dự báo sâu bệnh, trên cơ sở đó thực hiện thông báo, cảnh báo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời những đối tượng dịch hại nguy hiểm và không để lây lan trên diện rộng, hạn chế thấp nhất những thiệt hại, góp phần bảo vệ được năng suất, sản lượng cây trồng. Cụ thể, Chi cục đã tổ chức chống dịch và phòng trừ kịp thời, hiệu quả các đối tượng dịch hại...

“Bác sỹ” cây trồngª XUÂN TRUNG

(XEM TIẾP TRANG 11)

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 20158

“Đã từng rong ruổi khám phá mùa du lịch sắc

màu ở tận trời Âu, nhưng sắc vàng nguyên sơ dã quỳ Đà Lạt vẫn luôn cuốn hút tôi” - anh thổ lộ. Chẳng thế mà cứ vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, khi những tán lá xanh của hoa quỳ dần nhường chỗ cho những cánh hoa vàng vươn lên, khắp núi đồi Đà Lạt bắt đầu chuyển sang màu vàng rực, cùng với hàng nghìn du khách, Trần Mai Tuấn lại về với Đà Lạt để được phiêu du trên những cung đường hoa vàng của loài “hoa báo mùa”.

Nhiều nơi mùa này hoa quỳ cũng rộ, nhưng Đà Lạt được coi là thiên đường của loài hoa này, nhờ cảm giác se lạnh quấn quýt sắc vàng chập chùng núi đồi. Khắp nơi ở Đà Lạt, từ phía núi xa, các cung đường nhãn du đến những con dốc bí ẩn trên phố núi, đều trở nên lung linh, thơ mộng và bình yên trong sắc vàng bình dị.

Theo giới nhiếp ảnh mê sắc quỳ vàng, những địa điểm ngắm hoa dã quỳ đẹp ở Đà Lạt - Lâm Đồng là Định An, núi Voi, núi Langbian, đèo D’ran, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm,

Mùa hoa vàng

Thung lũng vàng, cung đường Trại Mát - Cầu Đất… và đặc biệt là “con đường hoa quỳ” ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, cách Đà Lạt khoảng 30km.

Mùa này, nếu du khách lỡ trót yêu loài hoa dung dị này thì cứ như một lời ước hẹn, sẽ ngược núi lên “động hoa vàng” để ghi hình kỷ niệm, hay đơn giản để ngắm và rong chơi.

NGUYÊN THI

Tháng 11, Đà Lạt - Lâm Đồng nắng như rót mật. Theo tiếng gọi hoang dã của hoa quỳ vàng, Tuấn đã bị phố núi mê hoặc. Trên cung đường từ sân bay Liên Khương về Đà Lạt, người bạn đồng hành với Tuấn lần đầu tiên lên phố núi mùa hoa vàng xuýt xoa, hỏi thăm đủ thứ và kèm lời nhắn gửi: Nhớ cùng đi chụp hình trên cung đường hoa quỳ!

DU LÒCH

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 2015 9 GIA ÑÌNH - ÑÔØI SOÁNG

Chuyên mục Thanh niên ([email protected])

BẠN CẦN BIẾT

T hủ tướng Chính phủ vừa ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành

phố Đà Lạt và vùng phụ cận.Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng được

phép cho các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản (trừ các dự án du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng) trong phạm vi thành phố Đà Lạt sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng được phép chuyển nhượng dự án cho các đối tượng khác xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc theo quy hoạch chung và dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn.

Nhà đầu tư tham gia đầu tư tại Đà Lạt được miễn thuế nhập khẩu vật tư, trang thiết bị để đầu tư xây dựng nhà kính, nhà lưới sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao mà trong nước chưa sản xuất được trong thời gian 5 năm đầu thực hiện Quyết định này. Các nhà đầu tư vào Đà Lạt được nhập khẩu vật tư; về nguồn vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư các công trình trọng điểm, tỉnh Lâm Đồng được ưu tiên bố trí vốn từ nguồn ngân sách trung ương

Đầu tư tại thành phố Đà Lạt được miễn thuế nhập khẩu vật tư

(bao gồm: nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA, trái phiếu Chính phủ, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, tín dụng ưu đãi Chính phủ). Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương trong kế hoạch hàng năm và giai đoạn để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm để phát triển thành phố Đà Lạt.

Tỉnh Lâm Đồng cũng được ưu tiên vay vốn ODA để đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của thành phố Đà Lạt thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách địa phương. Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng được vận động và thu hút vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội về giao thông, xử lý rác thải, các công trình dịch vụ tiện ích, công trình công cộng cần thiết của thành phố Đà Lạt. UBND tỉnh Lâm Đồng cũng được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố Đà Lạt thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách địa phương. Việc cho vay lại, quản lý và sử dụng nguồn

vay lại, hoàn trả vốn vay thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng được thực hiện việc thu hồi đất đối với dự án nông nghiệp công nghệ cao tập trung đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tỉnh Lâm Đồng được thí điểm xây dựng mô hình “làng đô thị xanh” (green village) tại thành phố Đà Lạt theo Đồ án quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng được trực tiếp kêu gọi đầu tư đối với các công trình, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực môi trường, các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng. Khu du lịch quốc gia và Khu du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh, Khu Công nghệ sinh học và Nông nghiệp công nghệ cao Đà Lạt, khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Lạt, đã được đưa vào danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đều tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Do vậy, Đà Lạt được xây dựng và phát triển trở thành đô thị hiện đại, văn minh, với hình ảnh “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”, thành phố đa sắc thái về văn hóa; vừa bảo tồn vừa phát triển các di sản thiên nhiên và cảnh quan độc đáo; thành phố của khoa học và nghệ thuật; có chất lượng sống cao, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế hiệu quả. Đến năm 2030, thành phố Đà Lạt trở thành thành phố du lịch, dịch vụ đặc thù của quốc gia và mang tầm quốc tế, với đặc trưng là đô thị sinh thái và phát triển dịch vụ, du lịch dựa trên công nghệ và tri thức hiện đại đạt đẳng cấp quốc tế; trung tâm phát triển nông nghiệp sinh thái dựa trên công nghệ cao của quốc gia và khu vực; phát triển nhanh, đồng bộ và hợp lý các lĩnh vực góp phần xây dựng vùng Tây Nguyên, lan tỏa đến vùng Đông Nam bộ và duyên hải miền Trung thành vùng kinh tế động lực của cả nước. T. HƯƠNG

Một trong những dấu ấn lớn nhất mà những thầy, cô giáo tương lai của Trường Cao đẳng Sư

phạm (CĐSP) Đà Lạt tạo nên chính là phong trào sinh viên tình nguyện. Ngay từ những năm đầu phong trào “Mùa hè xanh” được thổi về các buôn làng xa xôi và nghèo khó của mảnh đất Nam Tây Nguyên, các bạn sinh viên của Trường CĐSP Đà Lạt luôn là người đi đầu trong những đợt “hành quân” ấy.

Giữa những ngày hè của mùa mưa Tây Nguyên, các bạn đã trở thành những người con của buôn làng, khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Họ dạy và uốn nắn cho các em từng con chữ. Cùng đội gùi, vác rựa lên rẫy với bà con. Hình ảnh những sinh viên của trường trong những ngày hè ấy luôn rõ nét và in đậm trong cái nhìn của người dân vùng sâu.

Để những ngày ngồi trên ghế giảng

đường không buồn tẻ, nhạt nhòa; tuổi trẻ của sinh viên Trường CĐSP Đà Lạt đã thực hòa mình với đời sống của phong trào 5 xung kích, 4 đồng hành theo phong cách “cháy” hết mình. Bên cạnh việc 100% các chi đoàn đăng ký thi đua học tốt theo tuần, tháng, tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong đoàn viên, sinh viên thì việc tổ chức tuyên truyền về hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức, hỗ trợ thanh niên phát triển kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học, kiến thức về lịch sử dân tộc cũng được các bạn sinh viên tạo thành phong trào thông qua các buổi tọa đàm, trao đổi thẳng thắn và cởi mở.

Có thể nói, ở thời điểm hiện tại, Trường CĐSP Đà Lạt là một trong những “cái nôi” của các CLB, đội nhóm với sự phát triển mạnh mẽ và có định hướng các CLB của trường như Anh văn, Tin học, Văn nghệ, Dân vũ… sinh hoạt định kỳ và theo chủ đề. Các CLB

này như trở thành những kênh thông tin sinh động, hoạt động và đúc rút kinh nghiệm sau đó báo cáo kết quả bằng bảng tin và chương trình phát thanh theo yêu cầu trong ký túc xá. Điều này, đã giúp cho các bạn sinh viên có được kiến thức xã hội tốt nhất bên cạnh kiến thức chuyên môn, giúp cho các bạn trẻ có được hành trang vững vàng trong các hoạt động xã hội, tình nguyện.

Với phong trào vì cuộc sống cộng đồng, sinh viên Trường CĐSP cũng là những người hưởng ứng mạnh mẽ, tích cực nhất. Để lại hình ảnh đẹp và đậm nét nhất, có lẽ là phong trào hiến máu tình nguyện. Hàng ngàn đơn vị máu được các bạn sinh viên trẻ của trường tình nguyện hiến hàng năm đã giúp ích rất nhiều cho việc điều trị của bệnh viện, trung tâm y tế. Không những thế, các bạn sinh viên của trường sẵn sàng tham gia vào việc hiến máu đột xuất và ở bất cứ thời điểm nào mỗi khi bệnh viện có nhu cầu. Hiến máu nhân đạo, với mục đích và ý nghĩa cao đẹp đầy tính nhân văn luôn được các bạn sinh viên của Trường CĐSP coi là hoạt động truyền thống nối tiếp.

Anh Lê Xuân Sơn - Bí thư Đoàn trường cho biết: “Là ngôi trường đào tạo sinh viên trở thành những người thầy giáo, cô giáo tương lai, nên chúng tôi luôn hướng và tạo cho các em có được những sân chơi lành mạnh và bổ ích nhất, hướng về cuộc sống cộng đồng. Gần như tất cả hoạt động của tỉnh, thành phố Đà Lạt, nếu cần đến đội ngũ tình nguyện, chúng tôi đều có đông đảo các bạn sinh viên nhiệt huyết, sẵn sàng tham gia. Đến với người nghèo, người dân vùng sâu, học sinh vùng xa, người khuyết tật, đem sức trẻ để chia sẻ đời sống với họ, luôn là mục tiêu mà chúng tôi hướng đến”.

Với những bạn sinh viên của Trường CĐSP Đà Lạt, những ngày ngồi trên ghế giảng đường luôn là những ngày sôi nổi, căng tràn nhiệt huyết, những ngày không bao giờ nhạt nắng.ª

Những ngày giảng đường không nhạt nắngª LAM ANH

Không ồn ào, phô trương và có phần “khiêm nhường” so với phong trào của các trường khác, nhưng những sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt cũng đã tạo cho mình những sân chơi với nhiều hoạt động ý nghĩa, mang sắc màu riêng không pha lẫn.

Kiểm tra thực hiện xác nhận thương binh tại Lâm Đồng

Tại Tp Đà Lạt (Lâm Đồng), ngày 9/11, đoàn công tác của Bộ LĐTBXH và Bộ Quốc phòng đã có buổi làm việc với Bộ CHQS tỉnh và Sở LĐTBXH tỉnh để nắm kết quả thực hiện xác nhận thương binh cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh theo Thông tư liên tịch số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA và Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH. Qua nghe đại diện các cơ quan ở địa phương báo cáo và trực tiếp kiểm tra văn bản, đối chiếu hồ sơ, đoàn công tác cơ bản đánh giá cao kết quả thực hiện xác nhận thương binh ở Lâm Đồng khá chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục; không để nhầm sót đối tượng. Về một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình xét duyệt cũng là tình trạng chung ở nhiều địa phương hiện nay. Với trách nhiệm của mình, đoàn công tác sẽ tổng hợp, báo cáo lên các Bộ LĐTBXH, Bộ Quốc phòng để chỉ đạo giải quyết trong thời gian tới. Được biết, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 1999 đến 2013 đã xét duyệt, xác nhận được 418 hồ sơ. Trong đó, hồ sơ xác lập theo Thông tư 16 được 379 hồ sơ và Thông tư số 25 là 39 hồ sơ. THẾ ANH

Trao tặng 4.494 hộp sữa dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức đợt trao tặng sữa dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tại các bệnh viện trong tỉnh. Đoàn đã đến thăm các bà mẹ mới sinh con và các cháu bệnh nhi đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt và Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng để tặng 749 hộp sữa Dielac Optimum cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi từ nguồn tài trợ của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk.

Đây là Chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh, thông qua Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng, Vinamilk tài trợ 4.494 hộp sữa Dielac Optimum với tổng trị giá 808.920.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Lực - Chủ tịch Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng cho biết: Từ nguồn tài trợ này, mỗi tháng Hội sẽ tổ chức tặng 749 hộp sữa cho các bé mới sinh và bệnh nhi đang điều trị tại các bệnh viện. Chương trình trao tặng sữa chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh sẽ kéo dài trong 6 tháng. DIỆU HIỀN

° Các thầy, cô giáo tương lai chung tay làm sạch - đẹp môi trường.

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 201510 TOØA SOAÏN - BAÏN ÑOÏC

Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết và tay chân miệng.

Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh và trung tâm y tế các huyện - thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp bệnh, xử lý triệt để ổ dịch. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, phương tiện, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch và đáp ứng nhu cầu điều trị dịch bệnh trong mọi tình huống. Phối hợp với các cơ quan truyền thông ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tham mưu UBND các huyện và thành phố chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn.

Các cơ sở khám chữa bệnh rà soát, bổ sung các nội dung để triển khai kế hoạch phòng chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng tại đơn vị; đảm bảo điều kiện cần thiết về nhân lực, cơ sở

vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất dịch truyền, máu và các chế phẩm của máu, các lưu đồ xử trí để cấp cứu người bệnh theo quy định. Đặc biệt là dung dịch cao phân tử để chống sốc phải là HES 200 6% (trọng lượng phân tử 200.000 dalton) nhằm tiếp nhận, cấp cứu, điều trị hoặc chuyển tuyến người bệnh sốt xuất huyết. Thực hiện tốt công tác kiểm soát lây nhiễm.

Tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động của các “Nhóm điều trị sốt xuất huyết Dengue và đường dây điện thoại nóng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết. Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện II Lâm Đồng tiếp tục tổ chức tập huấn “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue” của Bộ Y tế cho các bác sĩ và điều dưỡng tham gia công tác khám, điều trị sốt xuất huyết Dengue tại khoa Khám bệnh, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Nhi, khoa Truyền nhiễm… của tất cả các cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong tỉnh. AN NHIÊN

Củng cố các “Nhóm điều trị sốt xuất huyết Dengue và đường dây nóng phòng chống dịch”

Sau một thời gian dài theo dõi, đến sáng ngày 8/11/2015, đối tượng Phạm Văn Thiễm hẹn người có nhu cầu mua hồ sơ giả để được hưởng chế độ chính sách người có công, cảnh sát điều tra an ninh, Công an tỉnh Lâm Đồng đã “mật phục” bắt quả tang đối tượng Thiễm đang giao dịch mua bán hồ sơ giả tại quán cà phê xã Đại Lào, TP Bảo Lộc. Đối tượng Phạm Văn Thiễm sinh năm 1952, quê Hải Hậu, Nam Định, thường trú tại tổ dân phố 28, phường B’Lao, TP Bảo Lộc. Sau khi bắt giữ đối tượng,

cảnh sát đã tiến hành khám xét nhà riêng và nơi in ấn hồ sơ giả của đối tượng, đến 2 giờ sáng ngày 9/11/2015 thì di lý về Đà Lạt tạm giam để tiếp tục điều tra.

Được biết, tuy có nhà riêng, nhưng khi bán hồ sơ giả, Phạm Văn Thiễm không bao giờ hẹn khách tiếp xúc tại nhà riêng mà thường hẹn tại các quán cà phê.

Hiện, cơ quan công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

Mật phục bắt quả tang Phạm Văn Thiễm bán hồ sơ giả để hưởng chế độ chính sách người có công

Theo UBND TP Bảo Lộc: “Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bảo Lộc xuất hiện rất nhiều tụ điểm kinh doanh game bắn cá; loại hình này có chiều hướng diễn biến phức tạp, xuất hiện nạn cờ bạc trá hình, các đối tượng chơi game thường tụ tập nhiều vào ban đêm, chơi quá giờ quy định, gây ồn ào, làm mất an ninh trật tự; cần phải ngăn chặn kịp thời để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho xã hội”. Từ thực tế này, UBND TP Bảo Lộc yêu cầu Phòng Văn hóa thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra

các cơ sở kinh doanh trò chơi game bắn cá, phát hiện và đề xuất hướng xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các hành vi cờ bạc trá hình trên địa bàn TP; thống kê số lượng cơ sở kinh doanh game bắn cá, yêu cầu các cơ sở này cam kết không hoạt động trá hình, biến tướng thành trò cờ bạc, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật; hoàn thành và báo cáo UBND TP trước ngày 4/12/2015. Đồng thời, UBND TP Bảo Lộc còn yêu cầu Công an TP tăng cường kiểm tra loại hình trò chơi này để kịp thời phát hiện xử lý và ngăn chặn các sai phạm. K.D

BẢO LỘC: Kiểm tra, chấn chỉnh các cơ sở kinh doanh game bắn cá

Theo đó, chủ đầu tư công trình là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội (quận Hai Bà

Trưng, Hà Nội) bị xử phạt 115 triệu đồng. Công ty Long Hội đã vi phạm các quy định về thành lập ban quản lý dự án và chọn nhà thầu tư vấn giám sát thi công không đủ năng lực; không tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo quy định; không thực hiện hết trách nhiệm trong công tác giám sát; ký kết hợp đồng các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công hạng mục đường hầm không xác định rõ ràng phạm vi công việc. Đồng thời, đơn vị này cũng ký hợp đồng khảo sát và thiết kế với Viện Thiết kế thủy lợi và điện lực Nam Ninh (Trung Quốc) nhưng không có giấy phép thầu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng năng lượng Việt Nam (huyện Từ Liêm, Hà Nội) và Công ty cổ phần Xây dựng công trình ngầm - VINAVICO.JSC (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị xử phạt mỗi đơn vị 35 triệu đồng vì không chỉ ra sai sót, bất hợp lý về tuyến hầm dẫn nước, gia cố tạm đường hầm; chưa làm hết trách nhiệm theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư và theo quy định; thực hiện đào, gia công và lắp đặt kết cấu chống gia cố tạm không đúng thiết kế.

Công ty cổ phần Nhật Thăng VNT6 (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị phạt 90 triệu đồng vì các lỗi thực hiện giám sát thi công công trình thủy điện khi chưa đủ điều kiện năng lực theo quy định; vẫn nghiệm thu hạng mục đào và gia cố hầm dẫn nước khi nhà thầu thi công

không đúng thiết kế.Nhà thầu thi công bê tông vỏ hầm công

trình Thủy điện Đạ Dâng là Công ty cổ phần Sông Đà 505 (huyện Ia Grai, Gia Lai) bị phạt 30 triệu đồng vì đã không kiểm tra, đánh giá điều kiện an toàn; không phát hiện tiềm ẩn, nguy cơ dẫn đến sự cố sập hầm; lập biện pháp thi công và an toàn lao động không phù hợp với điều kiện thực tế tại hiện trường; không có biện pháp ứng cứu an toàn trong các trường hợp khẩn cấp.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và tư vấn thủy lợi Điện Lực (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị xử phạt 20 triệu đồng vì đã không thực hiện đầy đủ công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình hầm đã thi công để có giải pháp thiết kế hiệu chỉnh đảm bảo an toàn khi thi công.

Ngoài ra, theo kiến nghị của Bộ Xây dựng thì Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội phải thực hiện nội dung sau: “Trong trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thi công trở lại thì buộc chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện toàn bộ công việc quản lý dự án; hoặc chủ đầu tư trực tiếp tổ chức quản lý dự án nhưng phải kiện toàn Ban quản lý dự án đảm bảo năng lực theo quy định và phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực để thực hiện toàn bộ các công việc giám sát thi công xây dựng và các phần việc quản lý dự án mà Ban quản lý dự án của chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện”. D.THƯƠNG

Vụ sập hầm Đạ Dâng - Đạ Chomo: Xử phạt 6 đơn vị liên quanSở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt 6 đơn vị liên quan trong vụ sập hầm Thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (tháng 12/2014) tại xã Lát, huyện Lạc Dương với tổng mức xử phạt là 325 triệu đồng.

°Bên trong đoạn hầm bị sập tại Thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (xã Lát, huyện Lạc Dương).

Sáng 10/11, tại Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) Bảo Lộc, Hội Chữ thập đỏ TP Bảo Lộc đã công bố quyết định thành lập Bếp ăn tình thương tại Bệnh viện này. Đây là Bếp ăn tình thương trong bệnh viện thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ban đầu, Bếp ăn cần khoảng 500 triệu đồng để xây dựng và dự phòng kinh phí. Trong đó, tiền xây cơ sở vật chất là 100 triệu đồng; trang bị vật tư và bàn ghế là 50 triệu đồng; quỹ dự phòng là 350 triệu đồng. Dự kiến, mỗi ngày bếp ăn phục vụ

2 bữa cho bệnh nhân nghèo với số lượng từ 30 - 50 suất ăn (từ 10 - 15 ngàn đồng/suất). Về lâu dài, Bếp ăn sẽ tăng dần số lượng và hướng đến mục tiêu tất cả bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh được ăn miễn phí. Tại buổi công bố quyết định thành lập Bếp ăn tình thương, Ban Từ thiện Phước Tâm (TP Hồ Chí Minh) đã ủng hộ số tiền 60 triệu đồng để xây dựng Bếp ăn. Ngoài ra, nhiều tổ chức, cá nhân tại TP Bảo Lộc và các địa phương khác cũng đã trực tiếp đóng góp tiền hỗ trợ Bếp ăn tình thương.

Bệnh viện YHCT Bảo Lộc được thành lập từ năm 2005, gồm 10 khoa, phòng chức năng, với quy mô 90 giường bệnh. Từ khi thành lập đến nay, nhiều nhóm từ thiện và cá nhân trên địa bàn TP Bảo Lộc đã hỗ trợ, cùng với Bệnh viện duy trì bếp ăn từ thiện và cung cấp nhiều suất ăn miễn phí mỗi ngày. Khi Bếp ăn tình thương chính thức được thành lập sẽ góp phần hơn nữa vào việc giải quyết khó khăn cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng chữa bệnh.

ĐÔNG ANH - LINH ĐAN

Khai trương Bếp ăn tình thương Bệnh viện YHCT Bảo Lộc

°Bệnh nhân nhận suất ăn miễn phí tại Bếp ăn tình thương - Bệnh viện YHCT Bảo Lộc.

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 2015 11

... 10/12 phường (P1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11) đạt chuẩn văn minh đô thị, xã Xuân Thọ và Trạm Hành đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới. Việc đăng ký, bình xét, công nhận Gia đình văn hóa hàng năm được sự đồng thuận thống nhất cao của cộng đồng dân cư, có tác động tích cực đến việc các phong trào thi đua khác để xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, khỏe mạnh, tiến bộ, hạnh phúc. Số lượng Gia đình văn hóa hàng năm tăng: năm 2000 có trên 14.500 hộ được công nhận gia đình có cuộc sống mới, đến năm 2014 có gần 37.300 hộ Gia đình văn hóa (91,5%) là nền tảng vững chắc cho phong trào. Vừa qua, Đà Lạt đã có quyết định khen thưởng 16 tập thể, 19 cá nhân có thành tích trong phong trào; đồng thời hướng dẫn các phường 7, 12 và xã Tà Nung, Xuân Trường phấn đấu được công nhận “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.

Tuy đạt một số kết quả nền tảng nhưng việc thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH ở Đà Lạt cũng còn một số hạn chế cần sớm khắc phục: Công tác phối hợp có nơi, có lúc thiếu nhất quán, đồng bộ giữa các thành viên trong Ban chỉ đạo, Ban vận động để tạo sức mạnh tổng hợp trong vận động đoàn viên, hội viên, CBCC tham gia xây dựng khu phố, thôn văn hóa. Ban chỉ đạo các cấp xây dựng quy chế hoạt động nhưng còn thành viên chưa kết nối hoạt động chuyên môn của đơn vị mình với việc tạo điều kiện, hỗ trợ, tác động thúc đẩy xây dựng

khu dân cư văn hóa ở cơ sở. Việc bình xét hộ nghèo và có biện pháp cụ thể hỗ trợ cho các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững còn lúng túng, bất cập. Tổ chức và hoạt động của một số chi đoàn, chi hội ở khu dân cư có nơi còn hình thức chưa thực sự là nòng cốt phong trào. Số khu phố, thôn không có quỹ đất xây dựng hội trường hoặc có nhưng cần phải sửa chữa nâng cấp, bổ sung để trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa còn nhiều. Đầu tư thiết chế sinh hoạt văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu. Việc thành lập, tổ chức các hoạt động của các loại hình CLB, nhất là CLB Gia đình văn hóa chưa được quan tâm đầu tư. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, từng bước xây dựng môi trường thân thiện trong nhân dân, trong xã hội tuy có chuyển biến tích cực nhưng cảnh quan một số nơi chưa thật sự xanh, sạch, đẹp… Do vậy, thời gian tới, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng và sự hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt của các cấp chính quyền. Cần tiếp tục quán triệt sâu rộng tinh thần Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), Nghị quyết TW 7 (khóa IX), chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và phong trào “TDĐKXDĐSVH” nói riêng trong hệ thống chính trị; về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung và lợi ích thiết thực nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia phong trào.ª

Đà Lạt xây dựng... (TIẾP TRANG 3)... Lễ công bố đã diễn ra tại “Cuộc họp chuyên gia

về những thách thức của thị trường lao động trong nền kinh tế ASEAN hội nhập”, do ILO và Hội liên hiệp các nhà tuyển dụng (ACE) tổ chức.

Mức độ sẵn sàng của Việt Nam với “sân chơi” AEC

Trong năm 2015 và các năm tiếp theo Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn với thế giới. Cùng với việc tham gia AEC, Việt Nam kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài hơn nhờ sự sẵn có của một khối nguồn lực toàn diện, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, sự ra đời của AEC trong năm 2015 sẽ tạo ra tăng trưởng việc làm thêm 10,5% vào năm 2025. Khi ra đời, AEC có quy mô GDP 2.200 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người 3.100 USD/năm, nhưng chênh lệch rất lớn, từ 1.000 USD/người (Campuchia, Myanmar) đến 40.000 USD/người (Singapore). Chênh lệch quá lớn về thu nhập là một trong những nguyên nhân thúc đẩy di chuyển lao động trong khối.

Trong bối cảnh một thị trường chung, người lao động Việt nam không những có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nước mà còn mở rộng ra các thị trường khu vực. Người lao động có cơ hội tương tác và nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng chuyên ngành ở các nước tiên tiến trong khu vực. Người lao động Việt Nam sẽ được “cọ sát” khi làm việc ở nhiều nơi, làm tăng tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa - vốn dĩ là một điểm chưa mạnh của Việt Nam sẽ được nâng cao và cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, Việt Nam phải chấp nhận những thách thức đáng kể khi tham gia AEC.

- Gia nhập AEC và các tổ chức thế giới khác sẽ cho phép Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu trên cơ sở tăng năng suất và kỹ năng của

người lao động. Tuy nhiên, các lợi ích về kinh tế và việc làm từ AEC sẽ không được phân chia đồng đều. Nếu quản lý không tốt, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội mà AEC sẽ tạo ra. Lao động Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với lao động nội khối. Ngoài ra, khi tham gia AEC, ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, người lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia của AEC. Nếu người lao động Việt Nam không ý thức được điều này thì sẽ thua ngay trên “sân nhà” bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong AEC. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, người lao động đòi hỏi phải cập nhật kỹ năng mới.

- Gần 50% lực lượng lao động Việt Nam vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, với năng suất và thu nhập thấp. Khoảng 3/5 lao động Việt Nam hiện đang làm các công việc dễ bị tổn thương. Nhìn chung, năng suất và mức tiền lương của Việt Nam khá thấp so với các nền kinh tế ASEAN khác, như Malaysia, Singapore và Thái Lan.

- Nguồn nhân lực có chất lượng thấp và năng lực cạnh tranh chưa cao có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế.

- Mặt khác, hệ thống thông tin của thị trường lao động còn nhiều yếu kém và hạn chế. Trong đó, hệ thống bị chia cắt giữa các vùng, miền; khả năng bao quát, thu thập và cung ứng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu các đối tác trên thị trường lao động, đặc biệt là người chủ sử dụng lao động và người lao động. Hệ thống chỉ tiêu về thị trường lao động tuy đã ban hành nhưng chưa hoàn thiện, đầy đủ, thiếu thống nhất và khó so sánh quốc tế. Do vậy, chưa đánh giá được hiện trạng của cung - cầu lao động, các “nút thắt” về nhu cầu nguồn nhân lực trong nước. D.Q

Thiếu kỹ năng... (TIẾP TRANG 3)

... trên 7.200ha các loại dịch hại như: bệnh đạo ôn hại lúa, sâu róm đỏ hại điều, sâu đục thân hại cà phê, bệnh phấn trắng hại cây cao su... Nổi bật trong những năm gần đây, đơn vị đã tổ chức 315 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho 15.750 nông dân, giúp công tác phòng trừ các đối tượng dịch hại trên địa bàn kịp thời, đảm bảo bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm. Định kỳ theo dõi chặt chẽ đối tượng dịch hại trên giống cây trồng nhập nội về gieo trồng phục vụ nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Tiến hành

lấy mẫu giám định các đối tượng kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật xuất khẩu vận chuyển nội địa rau và hoa tươi các loại xuất khẩu, góp phần giữ được uy tín và thương hiệu rau, hoa Đà Lạt trên thị trường.

Phát huy những kết quả đạt được, lãnh đạo Chi cục khẳng định: Khắc phục những khó khăn trong quá trình hoạt động, tập thể Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.ª

Hơn 1.100 mô hình... (TIẾP TRANG 6)Mở rộng sản xuất ứng dụng

công nghệ caoViệc ứng dụng nông nghiệp

công nghệ cao vào sản xuất đang phổ biến như: gieo cây trên vỉ xốp, trồng cây trong nhà lưới, nhà kính, dùng màng phủ, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt tiết kiệm, bón phân qua hệ thống tưới, dùng Polyme chống hạn cho cây cà phê; sử dụng hệ thống đèn compact, ghép cà chua, ớt ngọt trên gốc kháng bệnh héo rũ; canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, UTZ, VietGAP; nuôi bò sữa an toàn sinh học…

Việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã được chú trọng đầu tư như: máy cày đất, thái cỏ, sạ hàng lúa, gặt đập liên hợp, xay xát cà phê, hái cà phê, làm bồn cà phê, sấy cà phê, hái chè, bón phân cho lúa, máy vắt sữa bò, máy ấp trứng, trộn thức ăn trong chăn nuôi heo; máy tách vỏ

mắc ca...Ngoài ra, Trung tâm Khuyến

nông Lâm Đồng còn thực hiện nhiều đề tài như: Cây điều ghép cao sản, cây ca cao trồng xen, sản xuất lúa giống chất lượng cao, phòng trừ bệnh xoăn lá cà chua, ứng dụng men sinh học làm đệm lót sinh thái cho heo và gia cầm; các dự án “biến đổi khí hậu và REDD+ (Recoftc)”, Heifer, nông thôn miền núi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn…

Nông dân Lâm Đồng đã ứng dụng thành công từng mô hình khuyến nông vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần tạo ra nhiều việc làm và thu nhập. Hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, thật sự là đội ngũ tham mưu đắc lực cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.ª

“Bác sỹ” cây trồng... (TIẾP TRANG 7)

... Hệ thống các công trình thủy lợi nói riêng và hạ tầng nông thôn nói chung có sự thay đổi toàn diện; nhiều công trình lớn được đầu tư, phục vụ kịp thời nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, rút ngắn khoảng cách về trình độ dân trí, các điều kiện an sinh xã hội giữa người dân nông thôn và thành thị.

PV: Lâm Đồng đã và đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp với nhiều giải pháp trọng tâm, trọng điểm. Ông có thể cho biết cụ thể hơn?

Ông Lê Văn Minh: Để ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đứng vững và phát triển, trong thời gian tới, cần tập trung triển khai đồng bộ

các nội dung tái cơ cấu sản xuất, trong đó chú trọng một số vấn đề sau: Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua việc giảm giá thành; nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu; chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng. Phát triển nền nông nghiệp trên cơ sở áp dụng các quy trình canh tác bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu như sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước; hạn chế hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Phát triển ngành nông nghiệp gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến; thương mại; dịch vụ du lịch để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của từng ngành…

PV: Xin trân trọng cám ơn!ª

Tiếp tục đẩy mạnh... (TIẾP TRANG 6)

... người phụ nữ Việt Nam trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống (Ths.Lê Thị Quỳnh Phương), Tiếp thu có chọn lọc trong giao lưu, hội nhập với văn hóa múa thế giới (Nghệ sĩ Đỗ Thị Ninh Nga)... Hội thảo là cơ hội để một lần nữa những người có trách nhiệm với nghệ thuật múa cùng nhìn lại những chặng đường đã qua, nhận diện rõ hơn, sâu sắc hơn vẻ đẹp của quá khứ, để bình tĩnh, tự tin trong hành trình hướng tới tương lai.

Một số ý kiến tại hội thảo:° GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh: Nghệ thuật

múa phải bám rễ và được xây dựng trên nền tảng văn hóa Việt Nam, vừa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng; vừa phải tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Định hướng ấy là nguồn cổ vũ, là sức mạnh, là nền tảng, là cơ sở khoa học, cơ sở lý luận quan trọng đối với những người làm công tác lý luận phê bình múa.

° NSND Chu Thúy Quỳnh: Nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam ra đời muộn hơn (1946) các lĩnh vực nghệ thuật khác, nhưng đã kịp góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ, những nét múa dân gian dân tộc thể hiện tinh thần mới, dáng nét mới của con người cách mạng. Trải qua 70 năm nghệ thuật múa đồng hành cùng dân tộc, chuyển tải những trang sử hào hùng bằng chất liệu, ngôn ngữ riêng đã làm cho bạn bè thế giới nhanh chóng biết đến đất nước Việt Nam có những con người mang nhân cách đẹp, dũng cảm, nhân ái, yêu hòa bình.

Nghệ thuật múa chân chính hướng con người đến giá trị chân - thiện - mỹ. Làm gì để góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam trước nguy cơ suy thoái giá trị đạo đức trong cuộc sống hiện đại hôm nay? Đó là câu hỏi lớn đòi hỏi các nghệ sĩ múa không ngừng sáng tạo,

tạo nên những tác phẩm có ý nghĩa, mang vẻ đẹp nhân văn, xây dựng giá trị chân, thiện, mỹ của Tổ quốc, của nhân dân.

° Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bá Thái: Ngày nay, nghệ thuật múa đã có mặt ở hầu hết các chương trình biểu diễn nghệ thuật và đóng vai trò nòng cốt giúp cho các chương trình trở nên hấp dẫn, sống động, tráng lệ. Với sức lan tỏa mạnh mẽ, tươi trẻ và độc đáo, nghệ thuật múa Việt Nam được bạn bè thế giới ca ngợi trong những liên hoan múa quốc tế. Tiếp thu những nét đẹp của tinh hoa nghệ thuật múa thế giới để bổ sung cho nền nghệ thuật múa nước nhà là cần thiết và luôn đúng. Nhưng tiếp thu cũng phải có chọn lọc, phải thấy rõ những cái không cần, không đáng học ở thế giới múa bao la phức tạp, từ đó tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đích thực, xuất sắc phục vụ nhân dân.

° Ths.Nguyễn Quỳnh Loan: Nghệ thuật múa có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Theo các nhà nghiên cứu, những hoạt động liên quan đến nghệ thuật giúp phát triển sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, tăng cường trí nhớ, khả năng phối hợp vận động cơ thể và kỹ năng phân tích của trẻ. Trẻ tiếp xúc với nghệ thuật sớm sẽ có chỉ số thông minh, tính sáng tạo cao, phát triển tâm lý, tình cảm hài hòa, dễ thích nghi... góp phần thành công hơn trong tương lai.

Giáo dục thẩm mỹ, trong đó có nghệ thuật nhảy múa sẽ tạo cho các em tự tin từ điệu đứng đến dáng đi. Từ đó cũng hình thành trong các em năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, hoàn thiện nhân cách trong quá trình trưởng thành.ª

Nghệ thuật múa Việt Nam… (TIẾP TRANG 4)

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 14 - 11 - 2015

° Đường

quê. Ảnh:

LÂM NGUYÊN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

12

Góc ảnh đẹp THEÅ THAO

như đã mở ra một cánh cửa hy vọng mới cho Mai Phương Thúy: “Ngày trước cũng mặc cảm lắm, đi đâu cũng ngại, có người chỉ nhìn vào đôi chân của mình với ánh mắt thương hại là tự nhiên muốn về lại nhà. Nhưng từ khi tham gia Hội Người khuyết tật của huyện, thấy rất nhiều người cũng cùng hoàn cảnh như mình nên cũng đỡ tủi thân, bớt mặc cảm, giờ ra ngoài không còn ngại nữa”. Là thành viên tích cực của Hội Người khuyết tật Đức Trọng, Thúy được các cô chú trong hội giúp đỡ rất nhiều, giao hàng len về nhà cho cô làm, mỗi tháng thu nhập cũng được 500 - 600 nghìn đồng, phụ thêm tiền sinh hoạt của gia đình. Thúy đang ở cùng cha mẹ, nhà có 4 anh em, 2 người đã có gia đình ra ở riêng. Đây là lần đầu tiên cô tham gia một cuộc thi thể thao dành cho người khuyết tật, thi nội dung xe lăn nữ. “Các cô chú trong hội cử đi, với lại lên đây rất vui vì biết thêm nhiều người mới cùng hoàn cảnh với mình”- Thúy nói.

Với anh Trần Chí Thành, 45 tuổi, người ở phường Lộc Phát, Bảo Lộc, cũng căn bệnh sốt bại liệt cướp đi đôi chân của anh từ lúc 4 tháng tuổi ngay khi anh còn chưa biết đi. Lớn lên với mặc cảm đôi chân tật nguyền, cả ngày anh quanh quẩn trong nhà, ít muốn đi đâu. Rồi Hội Người khuyết tật như mở toang cánh cửa cuộc đời với anh. “Có nhóm, có hội cùng sinh hoạt rất vui, đến đó mới biết rằng mình còn có đôi tay để làm lụng được, có người còn chẳng được như mình đâu. Phải thường xuyên ra ngoài, giao

Khi tất cả đều chiến thắng

ª VIẾT TRỌNG

Có một cuộc thi tài thật đặc biệt khi tất cả các VĐV tham dự đều là người chiến thắng. Đó là giải thể thao dành cho người khuyết tật lần đầu tiên được Lâm Đồng tổ chức tại Đà Lạt đầu tháng 11 vừa qua.

hợp tham gia chạy 100m khi mọi người đã sẵn sàng thì VĐV nghễnh ngãng đi đâu không biết, Ban tổ chức phải cử người đi tìm đưa vào vị trí. Có trường hợp đang chạy thì rớt dép (chân không mang giày được), phải quay lại lấy dép trong tiếng cổ vũ của người xem. Có trường hợp xe lăn đang chạy bỗng xẹp lốp, Ban tổ chức phải bế VĐV qua xe khác để thi tiếp… Trên hết tại cuộc thi này chính là niềm vui của những người kém may mắn trong cuộc đời khi được dự một giải thể thao như vậy. Họ đến với nhau, tay bắt mặt mừng, trò chuyện, chia sẻ, để cảm thông và được cảm thông, để thấy mình như là một con người bình thường, được trổ tài, được vỗ tay cổ vũ, được nhận huy chương. Đây là một cuộc thi không có kẻ thắng người thua, mà tất cả mọi VĐV tham dự đều là người chiến thắng.

Trên bình diện quốc tế, theo sau Thế vận hội Olympic là giải Para Olympic dành cho người khuyết tật; tại Á Vận hội, Đại hội Thể thao Đông Nam Á cũng vậy. Đã là muộn nhưng vẫn chưa muộn khi đến nay Lâm Đồng mới tổ chức được một giải thể thao như vậy. Khi chia tay rất nhiều VĐV đã hẹn sang năm sau sẽ cùng gặp lại tại giải lần thứ hai.ª

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất° Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của

hộ bà Trần Thị Luyến và hộ ông Phạm Văn Hữu;+ Thuộc thửa đất số 83, diện tích: 6.344m2 (trong đó: 400m2 đất ở (ONT) và 5.944m2 đất nông nghiệp (CLN)).- Tờ bản đồ 22, xã Lộc Ngãi.Thời hạn sử dụng đất: Đất ở lâu dài; đất nông nghiệp (CLN): Tháng 10/2043.- Giấy CNQSD đất số hiệu: G 649851 đã cấp cho hộ ông Đỗ Viết Xuân, có số vào sổ cấp giấy: 01073/QSDĐ

đã được UBND huyện Bảo Lâm tại Quyết định số: 199/QĐ-UBND, ngày 30/10/1996.- Theo bản đồ địa chính đo đạc mới, phê duyệt năm 2012:+ Hộ bà Trần Thị Luyến sử dụng thửa đất số: 245, diện tích: 4.286,2m2 (Trong đó: 205,2m2 đất ở (ONT) và

4.081m2 đất nông nghiệp (CLN). Tờ bản đồ 75, xã Lộc Ngãi.+ Hộ ông Phạm Văn Hữu sử dụng thửa đất số: 371, diện tích: 194,8m2 đất ở (ONT). Tờ bản đồ 75, xã Lộc Ngãi.Năm 1998, hộ ông Đỗ Viết Xuân sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo

quy định cho ông Nguyễn Khắc Thi; đến năm 2013, ông Nguyễn Khắc Thi lại tiếp tục sang nhượng cho hộ bà Trần Thị Luyến và hộ ông Phạm Văn Hữu; đồng thời giấy CNQSD đất bản gốc đã bị mất. Hiện tại hộ ông Đỗ Viết Xuân đã đi khỏi địa phương.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ ông Đỗ Viết Xuân ở đâu đề nghị ông, bà liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được

hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu đơn vị không

nhận được các khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ thực hiện lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất và cấp GCN cho hộ bà Trần Thị Luyến và hộ ông Phạm Văn Hữu các thửa đất số: 245 và 371, tờ bản đồ 75 (bản đồ đo đạc, phê duyệt năm 2012) đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Mỗi số phận - một cuộc đờiKhuôn mặt tươi xinh như một

đóa hoa, lẽ ra Mai Phương Thúy bây giờ đã có một gia đình riêng cho mình với một cuộc sống an bình như bao cô gái khác ở xứ đạo An Bình - Liên Hiệp, Đức Trọng. Nhưng cuộc đời không cho cô gái năm nay 28 tuổi này nhiều may mắn như vậy. Năm lên 5 tuổi Thúy bị sốt một trận nhớ đời, sau khi dứt sốt đôi chân của cô dần teo lại rồi không đi được nữa, căn bệnh quái ác đã cướp mất của cô niềm mơ ước được sống như một con người bình thường. Đời cô đến lúc đó đã phải bầu bạn với chiếc xe lăn, quanh quẩn ở nhà ngồi nhìn những người đồng lứa với mình ngày ngày đến lớp qua song cửa. Rồi với sự giúp đỡ của người thân trong nhà cô cũng tự học được chữ để biết đọc biết viết, học thêm nghề đan len để dần tự mưu sinh cho mình.

Và rồi Hội Người khuyết tật

lưu với mọi người trong hội thì mới dạn dĩ được” - anh Thành cho biết. Với sự động viên của mọi người trong nhà anh đi học nghề rồi mở một cửa hàng chữa xe máy, xe đạp, kiêm thêm nghề đổi nước. Trước anh dùng xe lăn, sau đó nhờ Hội anh được hỗ trợ

một chiếc máy 3 bánh, anh dùng để đi lại hằng ngày. Anh được Hội Người khuyết tật Bảo Lộc cử đi tham dự nội dung xe lắc.

Còn anh Lò Văn Dũng, 45 tuổi, người ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn, Đơn Dương, có phần may mắn hơn khi còn đi lại được bằng chiếc nạng gỗ. Năm lên 10 tuổi anh bị một tai nạn, trật khớp và bị co rút toàn thân. Gia đình chữa chạy “tổng lực” tiền bạc cạn kiệt anh mới đỡ bệnh, nhưng một chân teo hẳn, chân còn lại cũng không bình thường. Anh đã làm đủ việc để kiếm sống, hiện đã có gia đình, vợ anh cũng là người khuyết tật, bị teo cả 2 chân phải sử dụng đôi nạng đi lại. Hai vợ chồng anh sinh sống bằng nghề kéo len máy, nhưng vài tháng nay anh cho biết đứt hàng, không có việc để làm, chỉ xoay xở bằng tiền trợ cấp của nhà nước trên 700 nghìn đồng cho cả hai vợ chồng. Niềm hy vọng nhất của vợ chồng anh hiện nay là cậu con trai đang học lớp 6, đang xin phép trường nghỉ học ngày thứ bảy để hộ tống cha đi thi đấu thể thao.

Khi tất cả đều chiến thắngMột thống kê của ngành chức

năng cho biết, Lâm Đồng có đến gần 85 nghìn người khuyết tật, trong đó có trên 12 nghìn người được cấp giấy xác định mức độ khuyết tật theo dạng.

Như bà Quảng Thị Ngọc Thạch, Hội trưởng Hội Người khuyết tật Đức Trọng cho biết, rất khó để một người khuyết tật có thể hòa nhập với cộng đồng theo nghĩa đầy đủ của cụm từ thường nói

này. Trước nhất là không dễ kiếm được việc làm để mưu sinh, vì ít có nếu không muốn nói là không có cơ quan, xí nghiệp nào “can đảm” nhận người khuyết tật vào làm việc; không có máy móc bố trí cho người khuyết tật, không có đường đi bố trí cho người đi xe lăn, không có chỗ sinh hoạt riêng cho người khuyết tật… Rất nhiều thứ bất tiện mà người khuyết tật phải đối mặt với đời thường, như bà Thạch cho biết, mà người bình thường rất khó thấy được. Còn với TDTT thì số người khuyết tật tiếp cận được cực kỳ hiếm.

Đây là lần đầu tiên Lâm Đồng tổ chức một giải thể thao dành

riêng cho người khuyết tật như thế với trên 90 VĐV tham dự trong 2 bộ môn điền kinh và cờ vua. Trong điền kinh có rất nhiều nội dung như chạy 100m, chạy 200m nam nữ, đua xe lắc, xe lăn. Giải như ông Vũ Văn Quang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng nhận xét, là nỗ lực của tỉnh để phát động phong trào vận động người khuyết tật cùng tham gia tập luyện, thi đấu thể thao, nâng cao sức khỏe, hòa nhập cộng đồng.

Phải đến để thấy nỗ lực của từng VĐV khi tham gia lẫn công sức của Ban tổ chức để tổ chức được một giải như thế. Có trường

°VĐV Mai Phương Thúy °VĐV Lò Văn Dũng°VĐV Trần Chí Thành