8
“Con đường đau khổ” ở xã nông thôn mới ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Khai thác đất ảnh hưởng nhiều hộ dân TRANG 6 KINH TẾ Mở hướng làm ăn cho thanh niên TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4901 - THỨ SÁU NGÀY 20/10/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trao tặng Đại hội Đại biểu PN Lâm Đồng bức trướng mang dòng chữ “Đoàn kết, đổi mới, chủ động hội nhập, bình đẳng và phát triển”. Ảnh: P.Nhân Những câu chuyện cảm động về Hầm Đá TRANG 5 TRANG 5 TRANG 7 Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ - Quan niệm: Thanh cao tự thủ không đủ. Tất cả chúng ta phụ trách trước nhân dân trong anh em phải có phê bình và tự phê bình... phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo phê bình và tự phê bình. (LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, 11/1950. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH) Đó là ông Trương Bá Quý, sinh năm 1964, sống ở Phường 7, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Người “ăn cơm nhà, làm việc thiện” TRANG 4 XEM TIẾP TRANG 2 Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong cuộc sống hôm nay HỘI NGHỊ CÁN BỘ CHỦ CHỐT TOÀN TỈNH Thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 6 Ngày 19/10, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các điểm cầu ở huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh. Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Theo đó, thực hiện chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 4 đến 11/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã tổ chức kỳ họp lần thứ 6 tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn bạc, quyết định những vấn đề lớn như: tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;... Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 6. Ảnh: D.Danh KỶ NIỆM 87 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LHPN VN VÀ 7 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VN (20/10) Tháo gỡ khó khăn trong khôi phục rừng vùng Tây Nguyên Vừa qua, Đại biểu Quốc hội Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng có một số kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn trong khôi phục rừng vùng Tây Nguyên. Thủ tướng cho biết, đã giao Bộ NN&PTNT phối hợp với các cơ quan và các địa phương tăng cường tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện chủ trương QL, BV và phát triển rừng theo Chỉ thị của Ban Bí thư; tiếp tục kiểm kê, đánh giá thực trạng các loại rừng; rà soát quy hoạch bảo vệ, khai thác, phát triển rừng; tổng rà soát các dự án đã, đang triển khai và các dự án dự kiến sử dụng đất rừng, nhất là sử dụng rừng tự nhiên trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, kiểm tra, đánh giá cụ thể các tác động nhiều mặt của các dự án, trong đó ngoài vấn đề hiệu quả của dự án còn có vấn đề xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó, Thủ tướng xem xét, chỉ đạo xử lý một cách đồng bộ, tổng thể, trong đó có các dự án trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ngày 14/10/2017, Thủ tướng đã chủ trì Hội nghị về “tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp trong thời gian tới”, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục không khai thác gỗ rừng tự nhiên, kiểm soát chặt chẽ các dự án có sử dụng diện tích đất rừng. NGUYỄN NGHĨA Phường 7 - Đà Lạt, một trong những gương mặt nổi bật trong công tác chữ thập đỏ hiện nay tại thành phố Đà Lạt. Tính đến thời điểm này, ông Quý đã có trên 19 năm gắn bó với công tác chữ thập đỏ tại phường ông sinh sống, trong đó có 3 năm là Phó Chủ tịch Hội, rồi 3 nhiệm kỳ liền với trên 16 năm là Chủ tịch Hội của phường. Hơn 19 năm làm công tác chữ thập đỏ tại một phường vùng ven ở Đà Lạt, một công việc “bán thời gian” chủ yếu dành cho việc thiện nhưng bất kỳ ngày đêm, hễ có việc gì cần thì ông lại lên đường.

KỶ NIỆM 87 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LHPN VN VÀ 7 NĂM …baolamdong.vn/upload/others/201710/26052_BLD_ngay_20.10.2017.pdf · thanh liêm là đủ - Quan niệm: Thanh cao

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

“Con đường đau khổ” ở xã nông thôn mới

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTKhai thác đất

ảnh hưởng nhiều hộ dânTRANG 6

KINH TẾMở hướng làm ăn cho

thanh niênTRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4901 - THỨ SÁU NGÀY 20/10/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trao tặng Đại hội Đại biểu PN Lâm Đồng bức trướng mang dòng chữ “Đoàn kết, đổi mới, chủ động hội nhập, bình đẳng và phát triển”. Ảnh: P.Nhân

Những câu chuyện cảm động về Hầm Đá

TRANG 5

TRANG 5

TRANG 7

Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ - Quan niệm: Thanh cao tự thủ không đủ. Tất cả chúng ta phụ trách trước nhân dân trong anh em phải có phê bình và tự phê bình... phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo phê bình và tự phê bình.

(LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, 11/1950. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH)

Đó là ông Trương Bá Quý, sinh năm 1964, sống ở Phường 7, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ

Người “ăn cơm nhà, làm việc thiện”

TRANG 4

XEM TIẾP TRANG 2

Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữtrong cuộc sống hôm nay

HỘI NGHỊ CÁN BỘ CHỦ CHỐT TOÀN TỈNH

Thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 6 Ngày 19/10, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội

nghị cán bộ chủ chốt để thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các điểm cầu ở huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Theo đó, thực

hiện chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 4 đến 11/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã tổ chức kỳ họp lần thứ 6 tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn bạc, quyết định những vấn đề lớn như: tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 6. Ảnh: D.Danh

KỶ NIỆM 87 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LHPN VN VÀ 7 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VN (20/10) Tháo gỡ khó khăn trong khôi phục rừng vùng Tây Nguyên

Vừa qua, Đại biểu Quốc hội Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng có một số kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn trong khôi phục rừng vùng Tây Nguyên. Thủ tướng cho biết, đã giao Bộ NN&PTNT phối hợp với các cơ quan và các địa phương tăng cường tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện chủ trương QL, BV và phát triển rừng theo Chỉ thị của Ban Bí thư; tiếp tục kiểm kê, đánh giá thực trạng các loại rừng; rà soát quy hoạch bảo vệ, khai thác, phát triển rừng; tổng rà soát các dự án đã, đang triển khai và các dự án dự kiến sử dụng đất rừng, nhất là sử dụng rừng tự nhiên trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, kiểm tra, đánh giá cụ thể các tác động nhiều mặt của các dự án, trong đó ngoài vấn đề hiệu quả của dự án còn có vấn đề xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó, Thủ tướng xem xét, chỉ đạo xử lý một cách đồng bộ, tổng thể, trong đó có các dự án trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 14/10/2017, Thủ tướng đã chủ trì Hội nghị về “tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp trong thời gian tới”, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục không khai thác gỗ rừng tự nhiên, kiểm soát chặt chẽ các dự án có sử dụng diện tích đất rừng.

NGUYỄN NGHĨA

Phường 7 - Đà Lạt, một trong những gương mặt nổi bật trong công tác chữ thập đỏ hiện nay tại thành phố Đà Lạt. Tính đến thời điểm này, ông Quý đã có trên 19 năm gắn bó với công tác chữ thập đỏ tại phường ông sinh sống, trong đó có 3 năm là

Phó Chủ tịch Hội, rồi 3 nhiệm kỳ liền với trên 16 năm là Chủ tịch Hội của phường. Hơn 19 năm làm công tác chữ thập đỏ tại một phường vùng ven ở Đà Lạt, một công việc “bán thời gian” chủ yếu dành cho việc thiện nhưng bất kỳ ngày đêm, hễ có việc gì cần thì ông lại lên đường.

2 THỨ SÁU 20 - 10 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,

Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Trọng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho một đồng chí là UVBTV Huyện ủy trực tiếp phụ trách mảng này. Tổ công tác đi kiểm tra, thăm nắm tình hình rừng được tổ chức hàng tuần. Trong đó, tập trung vào những khu vực trọng điểm như: dọc đường cao tốc và 5 xã vùng Loan. Đồng thời trong các cuộc giao ban hàng tháng, Thường trực Huyện ủy cũng chỉ đạo cụ thể về vấn đề này, yêu cầu các đồng chí thường vụ phụ trách địa bàn đôn đốc các địa phương tăng cường thực hiện vấn đề trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng.

Các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở sẽ phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng… Từ đó góp phần mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; hạn chế đến mức thấp nhất về số vụ vi phạm (giảm 20% số vụ vi phạm so với cùng kỳ hàng năm), mức độ thiệt hại đến tài nguyên rừng (giảm 50% thiệt hại so với cùng kỳ hàng năm), góp phần ngăn chặn việc xảy ra điểm

ĐỨC TRỌNG: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

nóng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, Huyện ủy cũng chỉ đạo các chi bộ của Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng thúc đẩy mối liên kết với địa phương và người dân sản xuất quanh rừng để hạn chế tình trạng lấn chiếm rừng, ken cây… Yêu cầu các hộ nhận khoán phải ký kết đảm bảo giữ nguyên hiện trạng rừng, trồng xen cây vào và tuyệt đối không được phá rừng để sản xuất. Đức Trọng xác định rõ việc quy trách nhiệm cho chính người dân nhận giao khoán rừng và các đơn vị liên quan nếu để xảy ra việc mất rừng. Nhiệm vụ đặt ra là phải thực hiện đồng bộ 6 giải pháp theo Chỉ thị 13: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng; rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng; tăng cường công tác phát triển rừng, nâng cao giá trị của rừng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đức Trọng chiếm trên 42 ngàn ha. Trong đó rừng sản xuất trên 23 ngàn ha và

rừng phòng hộ gần 19 ngàn ha. Diện tích có rừng trên 28 ngàn ha, độ che phủ 31,3%. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn đã giao cho 3 đơn vị chủ rừng nhà nước, 31 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để đầu tư thực hiện dự án, 1 cộng đồng dân cư, 135 hộ gia đình, 5 tập thể hộ gia đình nhận khoán quản lý và bảo vệ.

Ông Nguyễn Văn Trung - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng cho biết: “Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy và việc tăng cường lãnh, chỉ đạo của UBND huyện về các vấn đề liên quan đến rừng, các đơn vị, ngành chức năng trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả nhất định”.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13 cũng như các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy Đức Trọng; Ủy ban nhân dân huyện đã có quyết định bổ sung, kiện toàn đội 12 (đội truy quét quản lý, bảo vệ rừng) thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng. Đồng thời, ngành Kiểm lâm của huyện cũng đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả. Theo đó, từ đầu năm 2017 đến nay, kiểm lâm địa bàn đã phối hợp với đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương tổ chức 32 đợt tuyên truyền với hơn 750 lượt người nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác phát triển rừng. 94 hộ sống gần rừng, ven rừng đã ký cam kết bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm đã phân công

lâm sản tịch thu từ các vụ vi phạm trên 37,444 m3 gỗ xẻ các loại và 59,841 m3 gỗ tròn các loại. Thu nộp ngân sách trên 428 triệu đồng.

Công tác trồng rừng thay thế đã được các ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện song diện tích được thẩm định, phê duyệt trên 104 ha (đạt 39,58%). 10 ha/25 ha diện tích rừng đã được trồng sau giải tỏa đạt 40%. Cấp phát giống cây muồng đen cho các hộ khoảng 979,26 ha/1.500 ha, đạt 65,28% kế hoạch. Đã hoàn thành công tác cấp phát cây giống cho các đơn vị thực hiện việc này tại địa bàn các xã Đa Quyn, Tà Năng, Đà Loan, Tà Hine, thị trấn Liên Nghĩa. 2.000 cây phân tán đã được trồng dọc hai bên đường cao tốc Liên Khương - Prenn. 5,7 ha/6,2 ha trồng vành đai cao tốc đã được thực hiện đạt 92%. 60/97 ha trồng xen đã được thực hiện, đạt 62% kế hoạch.

Cùng với cơ quan chức năng, nhân dân là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Bởi thế huyện Đức Trọng cũng đã có nhiều biện pháp nhằm vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Triển khai thực hiện vận động “Toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng” và phong trào “trồng cây, trồng rừng phân tán”; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo trong bảo vệ và phát triển rừng”; tiếp tục củng cố mạng lưới “cộng tác viên dân vận” để vận động các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, tố giác các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

NGỌC NGÀ

11 kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã, thị trấn có rừng. Lực lượng này phối hợp với 183 thành viên của 11 ban lâm nghiệp xã tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng, phát hiện 30 vụ khai thác rừng, phá rừng trái phép. Quy chế phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh giữa các huyện Đức Trọng, Di Linh cũng như các huyện Tuy Phong, Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) cũng được đẩy mạnh. Theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nguyễn Văn Trung thì trong 9 tháng đầu năm 2017, số vụ vi phạm giảm 26 vụ (26,26%) so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, về tình trạng phá rừng, khai thác lân sản trái phép có chiều hướng phức tạp. Trong 9 tháng qua,

Diện mạo Hang Hớt hôm nay đã thay đổi rõ rệt, những đổi thay ấy có

được từ sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước về cơ sở hạ tầng. Để địa phương ngày càng phát triển, Bí thư Chi bộ thôn - ông Lơ Mu Ha Pol cho rằng bà con phải nỗ lực nhiều hơn nữa, tích cực sản xuất, không rượu chè, không trông chờ ỉ lại mà phải năng động phấn đấu cho cuộc sống thêm ấm no. Phải khẳng định rằng, thế mạnh kinh tế của Hang Hớt chính là diện tích canh tác cà phê chiếm gần 40% diện tích đất tự nhiên, lên đến 287 ha, đây là nguồn thu nhập đáng kể của một thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng theo lời của Bí thư thôn thì phần đa cà phê đã già cỗi, một số khác do quá trình chăm sóc của bà con không đúng kỹ thuật nên cây yếu, còi cọc dẫn đến năng suất không đảm bảo. Trăn trở với vấn đề này, ông Lơ Mu Ha Pol quyết định học cách tái canh cà phê bằng

Bí thư Chi bộ trăn trở với đời sống người dân

phương pháp ghép cải tạo.Ông Lơ Mu Ha Pol tâm sự: “Khó!

Bước đầu khó khăn lắm, vì bà con mình vẫn có thói quen làm nông nghiệp theo kiểu “nhờ đất, nhờ trời”, nghĩa là cứ trồng, cứ thu hoạch, thấy không đạt kết quả thì bỏ đi và trồng cây khác vào. Chính bản thân tôi đã đi sang các địa bàn khác, thấy rõ việc bà con ghép cải tạo trên cây cà phê cho năng suất và chất lượng cao nên tôi đi vận động từng nhà trong thôn, nói tường tận đến từng nông dân, sợ bà con không tin tôi còn mời những những nông dân đã từng thực hiện ghép cải tạo đến thôn để nói chuyện”.

Có lẽ dùng lời nói thôi chưa đủ để người dân thôn Hang Hớt tin và làm theo, thế nên ông tự đầu tư 300 mắt ghép trên chính đất vườn nhà mình. Bước đầu thực hiện phương pháp ghép cải tạo, ông Lơ Mu Ha Pol rất lo lắng, nếu không thành công thì bao nhiêu công sức như “muối bỏ bể”, sau này vận động bà

con chuyển đổi sản xuất càng khó khăn hơn. Một tín hiệu đáng mừng là sau quá trình thực nghiệm, vườn cà phê ghép cải tạo do ông thực hiện phát triển tốt, rồi nông dân đến học hỏi, đến nay đã có một số hộ dân thực hiện phương pháp này. Không chỉ tích cực hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, điều mà ông Lơ Mu Ha Pol đau đáu chính là làm sao cho tâm tư, tình cảm bà con luôn luôn ổn định, không dao động trước mọi tình huống, tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, không nghe, không tin và không làm theo những lời xúi giục của các thế lực thù địch. Thực tế thuyết phục nhất cho bà con mà Bí thư Chi bộ này thực hiện chính là địa phương được đầu tư điện, đường, trường, trạm một cách bài bản…, hỗ trợ thiết thực cho cuộc sống người dân.

Cùng với quá trình thay đổi thói quen canh tác, việc tích cực xây

dựng một thế hệ trẻ năng động, có kiến thức, một lòng xây dựng quê hương, đất nước, không rượu chè hay vi phạm pháp luật là mong muốn của Lơ Mu Ha Pol. Chỉ một thời gian ngắn trước đây thôi, thanh niên trong thôn đi làm về thường tụ tập bia rượu, chè chén rồi dẫn đến những sự việc ồn ào, gây mất đoàn kết, tình làng nghĩa xóm bị ảnh hưởng. Với cương vị là Bí thư Chi bộ và nhất là một người hết lòng vì thế hệ tương lai của Hang Hớt, ông đã nói chuyện, phân tích cho từng thanh niên, đến tận những gia đình có con em lêu lổng để thông báo cho cha mẹ có phương pháp giải quyết. Sau một thời gian kiên trì vận động, giờ đây suy nghĩ của phần lớn thế hệ trẻ trong thôn được đánh giá là đã thay đổi hẳn theo chiều hướng tích cực, sinh hoạt thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ đã dần đi vào nề nếp, đẩy lùi những thói quen không tốt trước đây…

ĐỨC TÚ

Xác định vai trò gương mẫu của đảng viên trong mọi công việc, ông Lơ Mu Ha Pol - Bí thư Chi bộ thôn Hang Hớt luôn dồn tâm, dồn lực để bà con thôn Hang Hớt (xã Mê Linh, huyện Lâm Hà) có một cuộc sống ổn định về mọi mặt.

... Đề án “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức

khỏe nhân dân trong tình hình mới”; Đề án “Về công tác dân số trong tình hình mới”; Đề án

“Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập”;

Đề án “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt

động hiệu lực, hiệu quả”; về công tác cán bộ…

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và

toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt

qua mọi khó khăn, thách thức, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền

lãnh thổ và an ninh quốc gia, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2017 - 2018 và các

năm tiếp theo; tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết và Kết luận Hội nghị Trung ương lần thứ

6, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XII của Đảng.DUY DANH

Hội nghị cán bộ chủ chốt... TIẾP TRANG 1

Đồng chí Phạm Thanh Quan - Bí thư Huyện ủy Đức Trọng cho biết: Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc về nhận thức, trước hết là trong cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhân dân và các tổ chức đoàn thể về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Việc tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng cũng sẽ tạo ổn định quy hoạch 3 loại rừng sau khi được UBND tỉnh phê duyệt. Phấn đấu trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 42% theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra; góp phần giữ vững kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng tại địa phương.

3 THỨ SÁU 20 - 10 - 2017KINH TẾ

Anh Thái, Bí thư Đoàn xã Tà Năng cho biết, nhận thấy mô hình

chăn nuôi bò thịt phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, Đoàn xã Tà Năng đã đăng ký với đoàn cấp trên thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi bò với 10 thành viên vào tháng 7/2017, nhằm tạo thêm việc làm cho thanh niên trên địa bàn. “Các thành viên của tổ hợp tác có người đã chăn nuôi bò, nhưng cũng có người mới lần đầu nuôi và tất cả họ đều là những thanh niên tiêu biểu, có chí làm ăn được bình chọn tại các thôn cử lên” - Bí thư Đoàn xã Tà Năng cho biết thêm.

Để giúp tổ hợp tác hoạt động ổn định, thời gian qua, Đoàn xã Tà Năng tranh thủ nguồn vốn vay hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho các thành viên trong tổ vay 20 triệu đồng/người. Nhờ vậy mà các thành viên trong tổ đã có thêm số tiền để mua bò. Tính đến nay, trung bình một thành viên nuôi 2 - 3 con, nếu bò đẹp thì mua 1 con. Song song đó, Đoàn xã cũng tổ chức lớp tập huấn nhằm tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi cho các thành viên trong tổ, từng bước nâng cao chất lượng chăn nuôi bò.

Anh Gia Tha, Bí thư chi đoàn thôn Touneh, cũng là tổ viên của Tổ tợp tác chăn nuôi bò cho biết, trước, anh rất thích nuôi bò nhưng vì không có kỹ thuật lẫn nguồn vốn nên chỉ biết thích vậy thôi! Từ khi tổ hợp tác được thành lập, được

Mở hướng làm ăn cho thanh niênXã Tà Năng (Đức Trọng) - một trong những xã vùng sâu, vùng xa của Đức Trọng, có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi. Thấy được điều này nên thời gian qua, Đoàn xã đã mạnh dạn đăng ký thành lập tổ hợp tác chăn nuôi bò và sau gần 4 tháng đi vào hoạt động hứa hẹn mang lại kết quả khả quan.

chọn là thành viên trực tiếp tham gia vào tổ, được hướng dẫn kỹ thuật, anh mạnh dạn mua 3 con bò về nuôi, trong đó, 2 con bò mua từ nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách, một con bò anh gom góp, vay mượn mua thêm. Anh Gia Tha nói: “Khi bắt đầu tham gia tổ hợp tác, sào đất trước đây tôi canh tác các loại hoa màu như lúa, bắp nay dùng để trồng cỏ cho bò ăn. Nhờ tham gia tổ hợp tác, được trao đổi kinh nghiệm với anh em trong tổ, được hỗ trợ vốn và chỉ dẫn kỹ thuật nên việc chăn nuôi của tôi bây giờ cũng rất thuận lợi”.

Thành viên Ha Thanh, thôn

B’Lá cũng cho hay: “Khi được hỗ trợ vốn vay, tôi mua một cặp bò mẹ và bò con, cộng với làm chuồng trại là khoảng 22 triệu đồng. Vì chưa nuôi bò lần nào nên lúc đầu tôi cũng rất lúng túng, nhưng rồi nhờ anh em, bạn bè nuôi bò trước đó chỉ lại, cộng thêm với việc tìm hiểu qua mạng, giờ thì cũng không còn lo lắng nữa rồi. Từ khi bắt tay nuôi bò, thời gian đi chơi, nhàn rỗi cũng rút ngắn lại, vì phải dành thời gian cho việc chăm sóc, chăn thả bò. Sắp tới, khi bò con lớn hơn, tôi sẽ không bán mà tiếp tục gây giống để nuôi bò sinh sản. Ngoài ra, phân bò còn tận dụng

được để bón hoa màu, đúng là lợi cả đôi đường!.

“Tổ hợp tác này là tổ hợp tác chăn nuôi bò thứ 5 trên địa bàn huyện Đức Trọng và không chỉ nhằm tạo công ăn việc làm cho thanh niên địa phương mà còn là tiêu chí xây dựng mô hình kinh tế trong thanh niên trong xây dựng nông thôn mới, nhất là khi Tà Năng đang đề nghị để được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017. Trong thời gian tới, nếu mô hình này thật sự hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng”, anh Phan Đình Quý - Phó Bí thư Huyện Đoàn Đức Trọng cho biết.

NHẬT MINH

Việc các tổ hợp tác nuôi bò của thanh niên lần lượt được thành lập trong thời gian qua đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Đức Trọng. Ảnh: N.Minh

Lấp đầy 100% khu công nghiệp vào năm 2020

Theo kế hoạch tái cơ cấu ngành công nghiệp đã được thông qua, từ

nay đến năm 2020, Lâm Đồng phấn đấu đạt mục tiêu lấp đầy 100% khu

công nghiệp và 60% cụm công nghiệp trên địa bàn. Qua đó, tăng giá trị sản

xuất công nghiệp Lâm Đồng mỗi năm 10,2%.

Để đạt được các chỉ tiêu nêu trên, Lâm Đồng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến

có thế mạnh như: rau quả, cà phê, chè, điều, tơ tằm và các sản phẩm chăn

nuôi khác… Đặc biệt, khuyến khích các ngành công nghiệp chế biến trái

cây, rượu đặc sản với công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng vệ sinh an

toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Lâm Đồng ưu tiên

phát triển 6 nhóm ngành công nghiệp đến năm 2020 gồm: cơ khí phục vụ

chế biến nông - lâm sản; dệt may tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; đa dạng

chủng loại vật liệu xây dựng; khai thác khoáng sản; hóa chất - cao su -

nhựa - dược phẩm; sản xuất thủy điện, điện gió, điện mặt trời.

VŨ VĂN

Cam kết không tiêm thuốc an thần vào heo giết mổ

Sở NN&PTNT Lâm Đồng vừa được giao chủ trì phối hợp với sở, ngành

chức năng và chính quyền 12 huyện, thành trong tỉnh tổ chức cho các cơ sở ký cam kết không tiêm thuốc an

thần vào heo trước khi giết mổ, sau đó thông tin trên phương tiện đại chúng.

Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng trên địa bàn về tác hại của thuốc an

thần tiêm vào heo trước khi giết mổ; công bố số điện thoại tiếp nhận tin báo và các biện pháp chế tài xử lý

hành vi vi phạm này.Các cơ quan thú y và cơ quan liên

quan khác trong tỉnh Lâm Đồng phải thực thi trách nhiệm tăng cường giám

sát, kiểm soát hoạt động lò giết mổ, hoạt động kinh doanh thuốc an thần dùng trong thú y. Qua đó, giúp đoàn

liên ngành thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những

hành vi vi phạm về tiêm thuốc an thần cho heo trước khi giết mổ, công khai

trước công luận…MẠC KHẢI

Thu hồi 180 dự án cho thuê rừng, đất lâm nghiệp

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 395 dự án do 328 doanh nghiệp đang đầu tư triển khai với tổng diện tích là

57.111 ha (đã trừ diện tích thu hồi một phần dự án).

Đến nay, tổng số dự án đã thu hồi 180 dự án với 26.251 ha, bao gồm: 147 dự án thu hồi toàn bộ diện tích 23.672 ha và 33 dự án thu hồi một phần diện tích 2.579 ha do không

triển khai thực hiện dự án hoặc triển khai chậm tiến độ đã được phê duyệt, không tổ chức, bố trí lực lượng quản

lý bảo vệ rừng trên diện tích được thuê để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép

mà không có biện pháp ngăn chặn hay công ty tự nguyện trả lại dự án.

HOÀNG YÊN

QTDND Lộc Thắng huy động gần 76% vốn tại chỗ

Ông Phạm Ngọc Thậm - Giám đốc QTDND Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm cho biết, mặc dù mới thành lập năm 2014, nhưng sau gần 4 năm hoạt động, vốn huy động tại chỗ của đơn vị đã chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động. Cụ thể, tính đến ngày

12/10/2017, trong tổng nguồn vốn hoạt động của QTDND Lộc Thắng đạt gần 266 tỷ đồng có đến hơn 201 tỷ đồng huy động tại chỗ thông qua tiền gửi tiết kiệm của các thành viên thường xuyên và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, chiếm tỷ lệ trên 75,7%.

Cùng với việc huy động vốn tại chỗ, số thành viên cũng tăng nhanh và đến nay đã có 2.331 thành viên, tăng trên 300 thành viên so với cuối năm 2016. Qua đó, từ đầu năm đến nay, QTDND Lộc Thắng đã cho 1.855 lượt hộ dân trên địa bàn

vay gần 370 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ đến thời điểm hiện tại lên trên 231 tỷ đồng, tăng trên 23 tỷ đồng so với cuối năm 2016. Đồng thời giảm tỷ lệ nợ xấu xuống chỉ còn 0,19% so với chỉ tiêu cho phép 2%.

HOÀNG KIẾN GIANG

Cấp Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt”Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa

học và Công nghệ) vừa quyết định cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt” cho UBND thành phố Đà Lạt.

Nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt” được sử dụng trên các mặt hàng cà phê nhân, cà phê bột thuộc loại cà phê chè canh tác trên độ cao 1.500 m so với mặt biển, thuộc địa bàn các xã Trạm Hành, Xuân Trường, Xuân Thọ và Phường 10, thành phố Đà Lạt. Với lịch sử 100

năm hình thành và phát triển, cây cà phê chè đặc trưng của Đà Lạt hiện đang ổn định diện tích khoảng 3.500 ha, chiếm tỷ lệ hơn 1/3 tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đạt năng suất trung bình từ 2,5 tấn đến 3 tấn nhân/ha.

Phòng Kinh tế Đà Lạt đang tiến hành các bước công bố và quảng bá rộng rãi nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt”, đồng thời tổ chức quản lý độc quyền theo quy định.

VĂN VIỆT Cà phê chè Cầu Đất Đà Lạt.

4 THỨ SÁU 20 - 10 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

KỶ NIỆM 87 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LHPN VN VÀ 7 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VN (20/10)

Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữtrong cuộc sống hôm nay

PV: Thưa bà, với chủ đề này, xin bà cho biết nhận định về vai trò của tổ chức Hội LHPN trong cuộc sống hôm nay?

Bà Phạm Thị Mỹ Huyền: Tổ chức Hội LHPN VN luôn khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác PN và bình đẳng giới; thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của PN; là cầu nối giữa Đảng với hội viên PN, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Thông qua phong trào “PN tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và Cuộc vận động “PN Lâm Đồng tự trọng rèn đức, tự tin luyện tài, trung hậu đảm đang, xây dựng gia đình hạnh phúc”, các cấp Hội PN trong tỉnh đã tham gia có trách nhiệm vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Gắn với việc đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; mỗi cán bộ, hội viên PN luôn là nhân tố tích cực quyết định sự tồn tại, phát triển và vững mạnh của tổ chức Hội PN, Hội đã và đang đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ được giao. Đồng thời, Hội PN là mái nhà lớn cho cán bộ, hội viên PN, đặc biệt là PN trẻ, PN DTTS, PN vùng sâu, vùng xa tiếp cận các giá trị mới về vấn đề giới, phát triển và tiến bộ gắn lợi ích thiết thân của bản thân PN, gia đình với cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Hội PN Lâm Đồng ngày càng có sự đổi mới, vận dụng linh hoạt tình hình thực tế của địa phương đề ra các giải pháp mở rộng tính liên hiệp, thu hút 161.751 hội viên trên tổng số 216.256 PN trong tỉnh tham gia (đạt 74,6%). Hội PN tăng cường công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể góp phần giải quyết nhiều vấn đề của PN, gia đình, vì sự tiến bộ của PN. Tổ chức Hội được củng cố và phát triển, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút PN tham gia vào Hội. Cán bộ PN

được đào tạo cơ bản, ngày càng trẻ hóa. Hội đã chủ động giới thiệu, bồi dưỡng nhiều cán bộ nữ đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành. Tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ngày càng tăng.

PV: Hiện nay, trước thực tiễn đời sống, Hội PN gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong vận động chị em tham gia tổ chức Hội ở từng khu vực thành thị, nông thôn và vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS?

Bà Phạm Thị Mỹ Huyền: Những thuận lợi là công tác vận động PN luôn được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chú trọng xây dựng các mô hình mới thiết thực cụ thể, thu hút đông đảo PN tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ, năng lực của PN. Trong phong trào, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tập hợp, thu hút hội viên; nhiều gương điển hình PN vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Nổi bật như: CLB “PN với kiến thức pháp luật, phòng chống bạo lực gia đình; CLB bóng đá nữ, bóng chuyền nữ; các CLB Văn thể mỹ, Gia đình hạnh phúc, Hát ru dân ca, Hát cho nhau nghe, Khéo tay hay làm; các Tổ PN “Hiền mẫu”, “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, “Tương trợ”; các mô hình “Mẹ nói, dạy tiếng Việt cho con”, “Xóa bỏ hủ tục lạc hậu”; “Không thách cưới”... trong vùng đồng bào DTTS...

Trước thực tiễn đời sống, các cấp Hội PN đã cụ thể hóa nội dung, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn dân cư như:

Đối với địa bàn còn gặp nhiều khó khăn thì xây dựng các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững. Địa bàn có đời sống kinh tế ổn định thì xây dựng các mô hình, CLB văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu giải trí, rèn luyện sức khỏe, thể chất, tinh thần để thu hút PN tham gia hoạt động Hội. Đối với vùng DTTS thì xây dựng mô hình phát triển kinh tế gia đình, Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, thành lập các CLB giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Đối với PN tôn giáo: tập hợp chị em PN trong nhà chùa, giáo xứ, nhà dòng tham gia sinh hoạt Hội. Đối với nữ thanh niên: thành lập các CLB “Gia đình trẻ”, CLB theo sở thích; tổ chức tọa đàm, trao đổi kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình yêu an toàn... cho nữ sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, Hội còn gặp những khó khăn là việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động ở một số cơ sở Hội còn chậm, chưa xác định được vấn đề ưu tiên nên hoạt động dàn trải; công tác tham mưu với cấp ủy địa phương chưa chủ động; chất lượng sinh hoạt ở một số chi, tổ còn nặng về hình thức. PN nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp, có xu hướng đi làm ăn xa ngày càng đông nên tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt ở một số chi hội còn thấp; việc vận động, thu hút nữ thanh niên, nữ lao động tham gia tổ chức Hội vẫn còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ Hội cơ sở do kiến thức, kỹ năng công tác hạn chế, nên việc triển khai, tổ chức các hoạt động của Hội còn chưa đạt hiệu quả cao. Việc quản lý hội viên

tại một số cơ sở Hội còn thiếu thống nhất, chưa cập nhật được tình hình biến động hội viên.

PV: Bà có thể cho biết các mô hình tập hợp, thu hút hội viên PN hiệu quả hiện nay?

Bà Phạm Thị Mỹ Huyền: Cụ thể mô hình tập hợp, thu hút hội viên hiệu quả hiện nay được các cấp Hội triển khai rộng khắp trong thời gian qua, đó là các mô hình hỗ trợ PN giúp nhau phát triển kinh tế. Với các hình thức: Hỗ trợ vốn, kiến thức, giúp đỡ hộ PN nghèo theo địa chỉ, xây dựng điển hình PN làm kinh tế giỏi, tuyên truyền, vận động PN tham gia các tổ chức kinh tế tập thể như: Tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn; vận động hội viên PN không sử dụng chất cấm trong sản xuất chăn nuôi, không kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tích cực tham gia lao động, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập, mức sống cho PN.

Phát huy nội lực trong phát triển kinh tế, phong trào PN giúp nhau tiếp tục được duy trì trong toàn tỉnh thông qua 99 mô hình hỗ trợ PN phát triển kinh tế có 42.447 thành viên tham gia. Ngoài việc được nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các thành viên tham gia mô hình còn được chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, nuôi dạy con, cách thức quản lý tài chính gia đình; hỗ trợ, giúp đỡ về cách thức làm kinh tế hiệu quả, thực hành tiết kiệm, vần đổi công lao động, vay vốn sản xuất, thi đua xây dựng nông thôn mới.

PV: Xin cảm ơn bà! DIỆU HIỀN (Thực hiện)

Nhân Ngày Phụ nữ (PN) Việt Nam, để tìm hiểu những điểm nổi bật về hoạt động của các cấp Hội PN trên địa bàn tỉnh, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác PN, nâng cao vai trò PN, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững...; PV Báo Lâm Đồng đã phỏng vấn bà Phạm Thị Mỹ Huyền - TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh về vai trò của Hội LHPN trong cuộc sống hôm nay.

Bà Phạm Thị Mỹ Huyền -TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh.

Bà Phạm Thị Mỹ Huyền - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh biểu dương các Chi hội trưởng PN tiêu biểu trong phong trào ở cơ sở. Ảnh: D.H

THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG:Nhiều hoạt động đưa sách đến gần bạn đọc* Thêm 2 thư viện ở 2 xãnông thôn mới

Nhân Tuần lễ học tập suốt đời năm 2017, vừa qua, Thư

viện Lâm Đồng phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa 2 huyện

Lâm Hà và Đơn Dương tổ chức lễ ra mắt thư viện tại 2

xã nông thôn mới Đạ Đờn và Quảng Lập. Thư viện tỉnh đã

tặng thư viện mỗi xã 1.000 bản sách, báo, tạp chí làm vốn tài

liệu ban đầu phục vụ bạn đọc. Tại lễ ra mắt, Thư viện tỉnh đã tổ chức hội sách trưng bày trên

1.000 bản sách phục vụ nhân dân; tuyên truyền giới thiệu 2

tác phẩm “Hồi ký Nguyễn Thị Bình - Gia đình, bạn bè và đất nước”, “Suy nghĩ về sách, văn

hóa đọc và thư viện” của tác giả Nguyễn Hữu Giới.

Cũng trong dịp này, Thư viện tỉnh đã tổ chức phục vụ lưu

động và luân chuyển đưa sách đến bạn đọc tại Trường THCS Tà Nung (Đà Lạt) với 300 bản

sách và Trường Dân tộc nội trú tỉnh 107 bản sách. Các hoạt động của Thư viện Lâm Đồng

đã nỗ lực xây dựng hệ thống mạng lưới thư viện công cộng ở

cơ sở, đưa sách đến gần bạn đọc, góp phần xây dựng cộng đồng

học tập, xã hội học tập. QUỲNH UYỂN

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư việncơ sở

Trong 4 ngày từ 17 - 20/10, Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức

bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện cho hơn 40 cán bộ thư viện làm

công tác phục vụ bạn đọc đến từ các thư viện huyện, thành trong

tỉnh. Tham dự bồi dưỡng, các học viên được cán bộ thư viện

giàu kinh nghiệm trao đổi, trình bày về nghiệp vụ, nắm vững

các kỹ năng chuyên môn như: Xây dựng và luân chuyển sách đến phục vụ các thư viện và tủ

sách cơ sở, tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, ứng dụng khung phân loại, mô tả tài liệu, hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền,

phục vụ bạn đọc tại cơ sở. Đồng thời còn là kỹ năng tra cứu tìm tin, kỹ năng khai thác thông tin phục vụ học tập như: kỹ thuật

tìm tin cơ bản, kỹ năng tra cứu trên internet, kỹ năng tra cứu

các cơ sở dữ liệu của thư viện; xây dựng bộ sưu tập tài liệu, giới

thiệu sách mới, danh mục sách theo tháng, quý, theo chủ đề...Bên cạnh việc học tập và thực

hành trực tiếp trên máy tính, lớp học còn là dịp các cán bộ

thư viện trao đổi, thảo luận, sẻ chia kinh nghiệm, cách làm hay, những giải pháp thiết thực khắc

phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm

vụ chuyên môn tại cơ sở.THÁI AN

5 THỨ SÁU 20 - 10 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đó là ông Trương Bá Quý, sinh năm 1964, sống ở Phường 7, Chủ tịch Hội

Chữ thập đỏ Phường 7 - Đà Lạt, một trong những gương mặt nổi bật trong công tác chữ thập đỏ hiện nay tại thành phố Đà Lạt.

Tính đến thời điểm này, ông Quý đã có trên 19 năm gắn bó với công tác chữ thập đỏ tại phường ông sinh sống, trong đó có 3 năm là Phó Chủ tịch Hội, rồi 3 nhiệm kỳ liền với trên 16 năm là Chủ tịch Hội của phường.

Lý do ông đến với công tác chữ thập đỏ này vì từng gắn với một kỷ niệm trong thời tuổi thơ của ông. Ông kể, ngày nhỏ lúc còn đi học, có một dịp ông được tặng một món quà từ Hội Chữ thập đỏ, đó là món quà nhỏ nhưng rất có ý nghĩa với tuổi học trò. Ấn tượng tốt đẹp của ông về những người làm công tác hội có từ ngày đó, để rồi sau này khi được vận động, ông đã không ngại ngần gắn mình với công tác từ thiện cho đến nay.

Làm công tác chữ thập đỏ theo ông trước nhất phải là người thích làm, chịu làm, làm vì cộng đồng “không vì tiền lương, nếu không thì rất khó” - ông mỉm cười. Như ông chẳng hạn, là Chủ tịch hội của phường với công việc vào hàng “bán thời gian”, mỗi tháng ông chỉ được phụ cấp chừng trên 1 triệu đồng, nhưng ngày ngày

Người “ăn cơm nhà, làm việc thiện” Hơn 19 năm làm công tác chữ thập đỏ tại một phường vùng ven ở Đà Lạt, một công việc “bán thời gian” chủ yếu dành cho việc thiện nhưng bất kỳ ngày đêm, hễ có việc gì cần thì ông lại lên đường.

trong giờ hành chính làm việc tại phường, có việc gì thì phải đi dù ngày hay đêm. Trong khi đó, Hội có một vị Phó Chủ tịch hội cũng đang làm việc cùng ông nhưng lại chẳng có phụ cấp gì nên ông đã bớt một ít trong tiền phụ cấp của ông để dành cho Phó Chủ tịch hội, gọi là chút tiền xăng xe để đi lại trong các hoạt động của hội. “Gia đình tôi thường bảo vui với tôi rằng cứ ngày ngày ăn cơm nhà đi làm việc thiện, thật ra là đúng như vậy đó” - ông Quý vui cười.

Được một điều là gia đình ông kinh tế khá vững. Đất rộng, bên cạnh công

việc của hội tại phường ông còn là một nông dân vào hàng sản xuất giỏi của phường, canh tác rất nhiều loại rau, hoa; thu nhập từ vườn khá ổn định, đó cũng là một điều kiện để ông có thể an tâm làm công tác nhân đạo.

Bằng uy tín của mình trong nhiều năm nay, Hội Chữ thập đỏ Phường 7 do ông Quý đứng đầu luôn là một đơn vị xuất sắc trong phong trào chữ thập đỏ của Đà Lạt. Phường hiện nay có 17 chi hội và 30 cán bộ làm công tác hội ở cơ sở, có một lực lượng đông đảo các nhà hảo tâm sẵn sàng tình nguyện làm công tác nhân

đạo khi cần, có đội thanh niên xung kích chữ thập đỏ, có đội hiến máu tình nguyện để lúc cần có thể huy động hiến máu cứu người.

Hằng năm, Phường hội thường xuyên phối hợp với chính quyền, Mặt trận, các ban - ngành - đoàn thể trong phường vận động các nhà tài trợ, hảo tâm trong phường, các chùa, nhà thờ trên địa bàn và trong thành phố Đà Lạt để tổ chức “Tết vì người nghèo” trong dịp gần Tết nguyên đán. Dịp này, hội hỗ trợ hằng trăm suất quà, tiền mặt cho những trường hợp khó khăn trong phường có được cái tết vui. Riêng với thôn Măng Lin - một thôn với trên 100 hộ người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn phường, từ sự vận động của Hội Chữ thập đỏ Phường 7, mỗi năm ít nhất cũng có 3 lần tặng quà, khám bệnh miễn phí ở đây, trung bình mỗi năm khoảng 100 triệu đồng.

Với Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, đến nay cả 17 chi hội chữ thập đỏ của phường mỗi chi hội đều có một địa chỉ nhân đạo, mỗi tháng hỗ trợ 200 nghìn đồng cho mỗi trường hợp.

Còn rất nhiều hoạt động khác mà Hội Chữ thập đỏ Phường 7 luôn đi đầu tại Đà Lạt như công tác hiến máu nhân đạo, vận động ủng hộ người nghèo,

ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, xây nhà tình thương, trao xe lăn... Tính từ năm 2010 đến nay, Hội Chữ thập đỏ Phường 7 đã vận động trên 3 tỷ đồng cho công tác từ thiện nhân đạo trên địa bàn, đã xây được 15 căn nhà tình thương, mỗi căn nhà hội vận động hỗ trợ từ 50 - 70 triệu đồng/căn.

Với những hoạt động nổi bật của mình, Hội Chữ thập đỏ Phường 7 đến nay đã nhận rất nhiều bằng khen, giấy khen từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Lâm Đồng, Thành hội Chữ thập đỏ Đà Lạt, UBND thành phố Đà Lạt. Bản thân ông Quý cũng nhận không ít bằng khen, giấy khen trong đó có bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Nhưng với ông Quý, niềm vui lớn nhất với ông vẫn là được làm công việc từ thiện hằng ngày, được mang niềm vui đến cho những người cần giúp đỡ. Năng động, thân thiện, gần gũi với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ, sẵn sàng làm gương, như trong hiến máu nhân đạo, ông Quý không chỉ đi vận động mọi người cùng tham gia mà ông đã trực tiếp 26 lần hiến máu.“Điểm thuận lợi hiện nay là nhiều người, nhiều nơi đã ý thức được chuyện chia sẻ , giúp đỡ người khác. Người làm chữ thập đỏ cần phải có uy tín, phải làm thật, làm đúng thì các nhà tài trợ, nhà hảo tâm họ mới tin, lần sau họ mới giúp nữa” - ông Quý chia sẻ.

VIẾT TRỌNG

Ông Trương Bá Quý bên một căn nhà tình thương do Hội Chữ thập đỏ Phường 7vận động hỗ trợ xây dựng trên địa bàn. Ảnh: V.T

Ngồi Hầm Đáthêu biểu tượng Hà Nội“Tôi từng là một trong 10 chị em

bị tách ra khỏi tập thể mấy trăm chị em Trại 4 nhốt sang Hầm Đá - Trại 3. Mỗi người là một hoàn cảnh, một câu chuyện khác nhau nhưng đều yêu thương đùm bọc nhau trong suốt quá trình tù đày” - một sáng tháng 10, người phụ nữ năm xưa bị nhốt trong Hầm Đá khi tròn 18 tuổi - cô Thiều Thị Tạo kể. Cô Tạo và các chị em sống Hầm Đá năm xưa vừa tặng lại cho bảo tàng những bức tranh thêu Chùa Một Cột - biểu tượng Hà Nội. Đó là những bức tranh thêu mà các cô đã gửi vào đó niềm yêu thương Hà Nội, yêu kính Bác Hồ, dù chưa một lần ra Hà Nội cũng như chưa một lần được gặp Bác.

Ngoài tranh thêu Chùa Một Cột, các chị em còn truyền tay nhau mẫu thêu chim bồ câu ngậm cành hoa bay trên quả địa cầu. Điều thú vị là, tranh thêu, vải thêu thường là món quà quý trong đồ tiếp tế của gia đình gửi vào cho các chị em. Đồ ăn, quà bánh có thể thiếu chút ít nhưng nhất định phải có vài tấm vải nhỏ, vài lọn chỉ ngũ sắc để thêu thùa. Những bức tranh thêu không chỉ đem lại niềm vui sống nhỏ bé trong nhà tù khắc nghiệt, những bức tranh ấy còn gợi lên những khát vọng về hòa bình, về

tin yêu cuộc sống ngày mai.Thậm chí, những bức tranh thêu

còn được chuyển ngược ra ngoài góp phần làm “vũ khí lợi hại” trong công cuộc phản chiến. Khi bà chín Bình (mẹ của hai chị em Tân - Tạo) vào thăm con, hai chị em đã gửi tặng mẹ bức tranh chim bồ câu bay trên quả địa cầu. Mẹ của hai cô - bà Chín Bình lúc này đang tham gia Hội Bảo vệ phụ nữ và trẻ em của luật sư Ngô Bá Thành nên có cơ hội chuyển những bức tranh thêu tới tận tay những thanh niên yêu hòa bình, tham gia phong trào phản chiến thế giới. Những bức tranh thêu trở thành vật chứng thiết thực nhất về khát vọng sống.

Thơ bay trong Hầm ĐáQua nhiều phòng giam thì Hầm Đá

vẫn là một ấn tượng sâu đậm. Cô Tân kể, lúc đó cả hai mới chỉ ở tuổi dậy thì, vẫn ít nhiều có sự bỡ ngỡ. Nhưng nhớ lời các anh chị đi trước dạy, làm cách mạng là coi như chỉ đi một chân, cầm một tay, vì chân tay còn lại coi như đã ở trong chốn tù đày rồi. Bởi vậy, việc có bị nhốt vào Hầm Đá ở tuổi 15, 18 cũng không có gì đáng sợ.

Lúc ấy tôi còn làm thơ nữa chứ - cô Tân hóm hỉnh cười, đọc những vần thơ đầy xúc cảm:

Chúng đưa em đến trại 3/ Đây hầm đá lạnh anh qua đâu rồi/ Trời,

sao như dấu máu tươi?/ Nơi đây bao cảnh tơi bời xác thân/ Em nằm trên vũng máu anh/ Mà nghe hơi ấm tỏa quanh căn hầm/ Máu người thường phải hôi tanh/ Máu anh tiếp sức đấu tranh kiên cường.

Nếu không nói, có lẽ ít ai nghĩ đó là thơ của nữ tù nhỏ tuổi nhất ở Côn Đảo - một thiếu nữ 15 tuổi viết.

Cô Tân kể: “Lúc bị đẩy ngã chúi vào hầm đá tối đen, lạnh toát, tôi thấy mặt và tay dính ướt. Cảm nhận được mình đang nằm trên vũng máu của một người tù vừa bị địch tra tấn dã man tại đây, tự nhiên tôi không còn biết sợ nữa. Lúc ấy thấy mình như được tiếp thêm lửa. Lửa căm hận ngùn ngụt bốc lên, tôi bỗng thấy ấm lòng như thể đồng đội đang ở quanh mình, trong chính căn hầm này để tiếp thêm sức mạnh cho tôi ngoan cường đấu tranh. Và, dù không hề có ý định làm thơ nhưng mấy câu thơ đã lóe lên ngay thời khắc đó”.

Năm 1970, một đoàn thanh tra quốc tế đến Côn Đảo để tìm hiểu thực chất cái gọi là “chuồng cọp” trong hệ thống nhà tù miền Nam Việt Nam. Với vốn tiếng Anh lưu loát học được từ trường Marie Curie, từ bên dưới song sắt, nữ tù Thiều Thị Tân cùng chị gái đã đanh thép tố cáo tội ác man rợ của “chuồng cọp” Côn Đảo và được báo chí Mỹ đăng tải, dư luận

thế giới bất bình, căm phẫn. Trước tình thế ấy chính quyền Mỹ-ngụy buộc phải phá bỏ “chuồng cọp” để phi tang. Nhờ đó, tù chính trị ở Côn Đảo “dễ thở” hơn đôi chút.

Những người phụ nữ Hầm Đá năm xưa -bây giờHai cô gái nhỏ nhất Hầm Đá năm

xưa là Thiều Thị Tân, Thiều Thị Tạo. Khi mười sáu tuổi, Tạo đã trở thành Đội trưởng Đội Binh vận F100, em gái Thiều Thị Tân mới mười ba tuổi, là đội phó, cánh tay phải luôn sát cánh cùng chị. Cả hai đều là những cô giao liên giỏi trong nội đô Sài Gòn. Năm 1968, theo chỉ đạo của cấp trên, Tân và Tạo nhận nhiệm vụ mang 10 kg chất nổ vào Tổng nha Cảnh sát Quốc gia Sài Gòn (1 trong 19 cứ điểm địch quan trọng mà quân ta nhắm tới vào Mậu Thân). Để thực hiện kế hoạch quan trọng này, hai chị em đã thuyết phục được con gái một tiểu thương từng có thời gian ở nhờ nhà mình khi gia đình chị bị cháy nhà. Chị là nhân viên của Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn nhưng nghe lời hai cô em láng giềng, đứng về phía cách mạng. Chị đồng ý đưa thuốc nổ vào Tổng nha. Kế hoạch thực hiện được một nửa, mới đem được 5 kg thì bị lộ do chính chị này hèn nhát chỉ điểm.

Những câu chuyện cảm động về Hầm ĐáTân và Tạo bị bắt trên đường đi học.

Cô Tạo vẫn nhớ tới bà Lê Thị Nuôi (sinh năm 1930) - người phụ nữ lớn tuổi nhất ở chung Hầm Đá. Bà Nuôi dạy truyền bá chữ Quốc ngữ, tham gia cướp chính quyền ở Đà Nẵng, sau là chiến sĩ tình báo. Bà bị địch bắt tù đày 4 lần, qua 14 nhà lao, trở về thời bình với chứng nhận thương binh hạng nặng 2/4, bị nhiễm chất độc hóa học. Bà sống một mình không lập gia đình, không sinh con vì những di chứng nặng nề để lại từ chiến tranh. Ấn tượng của nhiều chị em chung Hầm Đá về bà Nuôi là tấm gương quả cảm. khi địch tra tấn bẻ gãy tay phải, bà vẫn nén đau không kêu ca, quay lại động viên các chị em trẻ khác.

Trong 10 chị em năm xưa, hiện có bà Thu đã qua đời. Chín chị em còn lại đa số sống ở TP Hồ Chí Minh giữ kết nối thân tình với nhau. Một số người như bà Trần Kim Vân sống ở Quảng Ngãi, bà Thanh sống ở Đà Lạt... vẫn hỏi thăm nhau qua điện thoại. Hơn ai hết, khi coi nhà tù là nhà, là trường học, họ coi những bà, những chị em ở chung với mình như ruột rà máu thịt. Trong câu chuyện của họ, vẫn nhắc những ngày xưa với thái độ lạc quan tin yêu hơn vào cuộc sống. Bởi, khi đã có thể vượt qua những ngày tháng đấu tranh trong gian nan ấy, chắc hẳn khó có điều gì có thể làm khuất phục tinh thần, ý chí của những người phụ nữ Hầm Đá năm xưa.

VÕ THU HƯƠNG

“Khi nhắc tới Hầm Đá - Côn Đảo, bên cạnh câu chuyện đã được nhiều người biết đến về anh Lê Hồng Phong, còn có những câu chuyện cảm động khác của những chàng trai cô gái tuổi thanh xuân”… - từ một tâm tình của một cựu tù Côn Đảo, tôi tìm về những câu chuyện cảm động nơi Hầm Đá một thời.

6 THỨ SÁU 20 - 10 - 2017

Theo phản ánh của người dân, hơn 1 năm qua, tại đường Nguyễn An Ninh

(Thôn 5, xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc) đã và đang xảy ra tình trạng nhiều hộ dân tự thỏa thuận với một số cá nhân, doanh nghiệp tiến hành khai thác đất trái phép. Mặc dù vụ việc đã và đang diễn ra trong một thời gian dài, nhưng chính quyền địa phương lại không có biện pháp xử lý kiên quyết, dứt điểm. Theo ghi nhận của chúng tôi, suốt tuyến đường Nguyễn An Ninh kéo dài khoảng 3 km, hiện đang có khoảng 8 - 10 điểm khai thác đất, bị đào xới tạo thành những vực sâu từ 15 - 20 m. Thời điểm chúng tôi có mặt vào sáng 10/8/2017, có ít nhất 3 điểm khai thác đất đang hoạt động. Nhiều máy múc chuyên dụng đang tiến hành đào, múc đất rầm rộ đưa lên xe ben, máy cày chở đi nơi khác tạo thành những vực sâu theo kiểu “hàm ếch” không có bờ taluy gây mất an toàn và có nguy cơ sạt lở cao.

Bà Nguyễn Thị Hoa (ngụ Thôn 5, xã Đam B’ri) phản ánh: “Sát bên cạnh vườn và nhà của gia đình tôi có một điểm khai thác đất hoạt động hơn 1 năm qua. Hiện tại, điểm khai thác này đã tạo thành vực sâu hơn 20 m dựng đứng và rộng hàng trăm mét. Hiện, điểm khai thác đã áp sát chỉ cách vườn cà phê của gia đình tôi khoảng 1,5 - 2 m. Thời điểm hiện tại, đất gia đình tôi chưa bị ảnh hưởng, nhưng về lâu dài mưa gió lớn sẽ xảy ra tình trạng sạt lở nhưng không biết kêu ai”.

Cũng giống như gia đình bà Hoa, gia đình bà Võ Thị Tam Dân (ngụ Thôn 5, xã Đam B’ri) cũng đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc khai thác đất trái phép. “Chúng tôi không biết giữa chủ đất và người trực tiếp khai thác thỏa thuận với nhau thế nào, nhưng rõ ràng họ đang khai thác không có kiểm soát. Nhà cửa gia đình tôi xây trên cao, trong khi đó họ lại múc đất phía dưới tạo thành vực sâu cả hàng chục mét.

Khai thác đất ảnh hưởng nhiều hộ dânDù chưa được các cấp có thẩm quyền cấp phép, nhưng một số cá nhân, doanh nghiệp vẫn dùng xe ben, máy xúc tiến hành khai thác đất trái phép để trục lợi. Sự việc này không chỉ làm thay đổi hiện trạng, gây thất thoát tài nguyên đất, mà còn gây nguy cơ sạt lở “uy hiếp” vườn tược, nhà cửa của nhiều hộ dân.

Giờ nhà cửa gia đình tôi chỉ cách điểm múc đất chừng 3 - 4 m thì việc sạt lở trong nay mai là khó tránh khỏi. Ngay từ lúc họ mới khai thác đất, chúng tôi đã phản ánh lên thôn và xã Đam B’ri để can thiệp. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn không được giải quyết làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân chúng tôi. Giờ đây, gia đình tôi như đang sống bên miệng vực và ngày đêm nơm nớp lo sợ nhà cửa bị sạt lở chôn vùi xuống vực sâu...” - bà Dân bức xúc.

Theo ông Đỗ Huy Tiên, Trưởng thôn 5 (xã Đam B’ri) thì hiện tại trên địa bàn thôn đang có tới gần 10 điểm khai thác đất; trong đó có 4 điểm đang hoạt động thường xuyên và có nguy cơ sạt lở cao uy hiếp đến vườn tược, nhà cửa của các hộ dân bên cạnh và còn làm đường sá bị hư hỏng, xuống cấp, gây ô nhiễm môi trường.

Việc khai thác đất trên địa bàn phần lớn đều không có giấy phép, nhưng lại diễn ra công khai. Tuy nhiên, do hầu hết các chủ đất tại các điểm khai thác là người ở các địa phương khác không thường trú trên địa bàn

Việc khai thác đất trái phép đang “uy hiếp” làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều hộ dân Thôn 5 (xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc). Ảnh: Hải Đường

Chiều ngày 18/10, Ban Chỉ đạo hành lang lưới điện cao áp, tiết kiệm điện và cung ứng điện tỉnh Lâm Đồng đã có buổi làm việc với huyện Đức Trọng về công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, an toàn, tiết kiệm điện và cung ứng điện 9 tháng đầu năm 2017.

Hiện nay trên địa bàn huyện Đức Trọng có 2 tuyến đường dây cao áp đi qua gồm: đường dây 220 Kv Đa Nhim - Di Linh và đường dây 220 Kv Đại Ninh - Di Linh do Đội truyền tải điện Đơn Dương và Đội truyền tải điện Lâm Hà quản lý. Ngoài ra còn

có tuyến lưới điện 110 Kv do chi nhánh điện cao thế Lâm Đồng quản lý và hơn 483 km đường dây trung thế, 600 đường dây hạ thế do Điện lực Đức Trọng quản lý và vận hành.

Trong 9 tháng đầu năm, các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện trong nhân dân bằng nhiều hình thức nên ý thức chấp hành pháp luật về an toàn lưới điện của người dân được nâng lên. Trong 9 tháng đầu năm, các tuyến đường dây cao áp đi qua địa bàn huyện không xảy ra tai nạn cũng như

sự cố lưới điện. Riêng về 3 vụ vi phạm hành lang an toàn công trình lưới điện trên địa bàn đang được xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Về sản lượng điện 9 tháng đầu năm trên địa bàn huyện đạt 124.932.927 KWh, ngành điện lực đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, giải quyết nhanh thắc mắc khiếu nại của khách hàng, góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để thực hiện tốt hơn về công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, an toàn, tiết kiệm

và cung ứng điện; huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả và các biện pháp đảm bảo an toàn công trình lưới điện cao áp trong nhân dân bằng nhiều hình thức. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm; thường xuyên phối hợp với các phòng ban chuyên môn và địa phương liên quan thực hiện kiểm tra định kỳ, tăng cường kiểm tra đột xuất toàn tuyến đường dây theo quy định, nhất là khu vực trọng yếu.

N.MINH

Tiếp tục tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả

ĐÀ LẠT: Đa dạng hình thức tuyên truyền Ngày Pháp luật

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, từ ngày 6 - 11/11/2017, thành phố Đà Lạt sẽ tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật với đa dạng hình thức trên địa bàn.

Theo đó, ở trụ sở các cơ quan, đơn vị, UBND phường, xã; đường phố chính; khu dân cư; trường học… trong thành phố Đà Lạt treo băng rôn, khẩu hiệu với các nội dung: “Sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”; “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”; “Đẩy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp”; “Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật”; “Cán bộ công chức, viên chức gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật”…

Đồng thời các hình thức chuyển tải pháp luật gồm: sân khấu hóa tìm hiểu pháp luật, trợ giúp pháp lý, mở phiên tòa lưu động, lồng ghép qua lễ hội, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; biểu dương tập thể, cá nhân điển hình; đối thoại chính sách, pháp luật về quyền lợi, nghĩa vụ công dân… MẠC KHẢI

Ngày 18/10, Công an huyện Đức Trọng cho biết, đơn vị này tiến hành khởi tố, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Hưng (SN 1988), thường trú tại thôn Nam Hải, xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng để điều tra về tội chống người thi hành công vụ.

Trước đó, ngày 29/9, do bị anh Nguyễn Văn Lưu, trú tại thôn Trung Ninh, xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng đến đòi nợ và xô xát với vợ của mình nên Hưng bực tức rủ thêm hai người bạn là Nguyễn Văn Hậu (SN 1992) và Nguyễn Minh Phương (SN 1989) cùng trú tại xã Ninh Loan đến nhà anh Lưu để tính chuyện. Lúc này, Hưng mang theo một khẩu súng tự chế dài 1 mét còn Hậu và Phương mỗi người mang hai cây mã tấu dài 50 cm. Khi đến nhà anh Lưu, Hưng đã dùng súng bắn về phía anh Lưu hai phát nhưng không trúng. Ngay lúc đó, anh Nguyễn Văn Sơn, cán bộ Công an xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng nhận được tin báo có vụ việc gây rối an ninh trật tự nên đến giải quyết vụ việc, nhưng Hưng không hợp tác mà còn dùng súng bắn chỉ thiên đe dọa và rồi dùng báng súng đập bể xe mô tô của anh Sơn rồi bỏ trốn khỏi hiện trường. Được sự động viên của gia đình, 2 ngày sau Hưng lên đầu thú tại cơ quan công an, đồng thời giao nộp khẩu súng và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Hiện Công an huyện Đức Trọng đang tiến hành giám định khẩu súng và tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc. LÊ TIẾN

ĐỨC TRỌNG: Khởi tố đối tượng dùng súng chống người thi hành công vụ

Đối tượng khai nhận hành vi phạm tội. nên rất khó kiểm soát.“Trước sự việc trên, cùng với

phản ánh của người dân, chúng tôi đã nhiều lần lập tờ trình báo cáo lên UBND xã Đam B’ri vào cuộc giải quyết. Xã cũng đã nhiều lần cử người xuống hiện trường phối hợp với thôn lập biên bản ghi nhận, xử lý vụ việc. Song, khi cán bộ xã rời khỏi hiện trường thì mọi chuyện lại đâu vào đấy và kéo dài cho tận bây giờ” - ông Tiên cho biết.

Liên quan đến vụ việc, trao đổi với ông Nguyễn Văn Hán, Chủ tịch UBND xã Đam B’ri, ông cho biết: “Trước đây, tình trạng khai thác đất trái phép có xảy ra

trên địa bàn Thôn 5. Sau mỗi lần nhận được phản ánh của người dân, xã đã cử cán bộ xuống hiện trường lập biên xử lý dứt điểm. Riêng, những điểm khai thác đất người dân vừa phản ánh, xã đã cử cán bộ xuống kiểm tra, ghi nhận phản ánh của bà con là đúng. Hiện, xã đang tiến hành xác minh các chủ đất để xảy ra tình trạng trên; đồng thời, mời các bên liên quan lên làm việc để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Còn vấn đề sai phạm đến đâu, chúng tôi sẽ xử lý đến đó nên chưa thể trả lời cụ thể với các anh được”.

HẢI ĐƯỜNG

Một nhà dân nằm ngay bên miệng vực của điểm khai thác đất.

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Ông Nguyễn Hữu Phúc, nguyên thôn trưởng thôn Tân Phú bức xúc:

Từ nhiều năm qua, tôi đã nhiều lần có ý kiến với lãnh đạo xã Ninh Gia về đường GTNT thôn Tân Phú, đi lại gian nan, vất vả khi lưu thông trên đường, nhất là về mùa mưa. Theo ông Phúc, đường GTNT Tân Phú có chiều dài trên 8 km, nối từ Quốc lộ 20 thuộc địa phận thôn Hiệp Hòa vào cuối thôn Tân Phú giáp với dòng sông Đạ Dâng. Con đường này vốn trước đây được người dân trong thôn đóng góp công sức làm đường cấp phối, hoặc tôn tạo nền đường đất khá rộng rãi, thông thoáng. Nhưng qua thời gian chống trọi với hai mùa mưa, nắng, cộng với sự lưu thông của các phương tiện giao thông, nhất là những năm gần đây một số doanh nghiệp khai thác đá, vật liệu xây dựng, sản xuất gạch tuy nen và khai thác cát trên sông Đạ Dâng… khiến con đường càng trở nên hư hỏng nặng. Mặt đường cấp phối, hoặc nền đất không chịu nổi tải trọng hàng chục tấn của các xe tải nặng chở vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt Nhà máy Thủy điện Đạ Dâng 3 chạy suốt đêm ngày đã bị băm nát, xuất hiện nhiều ổ trâu, ổ voi... Đặc biệt, vào mùa mưa, con đường bị đọng nước, lầy lội, rất khó lưu thông, nên người dân trong thôn Tân Phú gọi là “con đường đau khổ”. Người dân đi lại để sản xuất vốn đã khó khăn, vất vả, học sinh đến trường lớp lại càng khó khăn, vất vả hơn. Trong thôn, hiện có một phân trường mẫu giáo và một phân trường tiểu học nên

“Con đường đau khổ” ở xã nông thôn mới Một trong 19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) là kết cấu hạ tầng cơ sở, trong đó có tiêu chí đường giao thông nông thôn (GTNT). Thế nhưng, dưới tấm bảng “Quyết tâm giữ vững xã NTM” ở xã NTM Ninh Gia, Đức Trọng lại tồn tại “con đường đau khổ”.

việc đưa đón con từ nhà đến trường, từ trường về nhà như là một “cực hình” đối với các phụ huynh. Đó là chưa kể các học sinh THCS và THPT thì nỗi “gian truân vô bờ bến” bởi đường lầy lội vào mùa mưa dài hơn 8 km mới ra tới Quốc lộ 20 để đến được trường. Có không ít học sinh bị té ngã rách cả áo quần, sách vở bị lấm lem mỗi khi đi từ nhà đến trường, hoặc từ trường về nhà.

Trước thực tế đó, ông Nguyễn Hữu Phúc và nhiều người dân trong thôn Tân Phú cho rằng: Xã Ninh Gia xây dựng NTM, nhưng bỏ quên thôn Tân Phú. Vì vậy, trong nhiều cuộc họp thôn, họp xã, đặc biệt là tại các cuộc tiếp xúc với cử tri,

người dân đã đặt vấn đề phải nâng cấp, sửa chữa đường vào thôn Tân Phú, nhằm biến “con đường đau khổ” trở thành con đường vui của người dân nơi đây. Thế nhưng, những đề xuất, kiến nghị của người dân thôn Tân Phú không được ghi nhận, nhiều năm nay, người dân thôn Tân Phú vẫn phải sống chung với con đường “trần ai” này. Theo chúng tôi, việc thi công con đường vào thôn Tân Phú gặp rất nhiều thuận lợi, bởi người dân trong thôn rất đồng tình, hưởng ứng trong việc đóng góp sức người, sức của. Hơn nữa, trên địa bàn thôn có nhiều doanh nghiệp đóng chân, có khả năng về tài chính và sẵn vật liệu xây dựng để làm đường. Vấn đề

quan trọng là chính quyền địa phương xã, huyện phải quyết tâm và có phương án xây dựng đường hợp lý trong việc huy động sức dân, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, cùng với ngân sách nhà nước tiến hành xây dựng đường GTNT theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc theo chương trình đầu tư đường GTNT 135. Tấm bảng hiệu “Quyết tâm giữ vững xã NTM” đặt ngay đầu đường vào thôn Tân Phú đã nói lên quyết tâm của xã Ninh Gia trong việc giữ vững và nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn NTM, thì không lý gì để tồn tại mãi “con đường đau khổ” ở phía sau tấm bảng đó.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

Tỉnh lộ 725 là tuyến đường huyết mạch nối huyện Đạ Tẻh với các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm). Khoảng 3 tháng nay, do xe trọng tải lớn vận chuyển vật liệu xây dựng và nông sản như cát, đá... đi qua Tổ dân phố 4D (thị trấn Đạ Tẻh) nối với xã Hà Đông (huyện Đạ Tẻh) có chiều dài khoảng 1 km bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Dọc theo đoạn đường này, ổ voi, ổ gà đã và đang xuất hiện với mật độ ngày càng dày hơn, thậm chí còn xuất hiện nhiều hố sâu đến gần nửa mét bao trùm hết mặt đường. Cùng với đó, toàn bộ mặt đường phủ bằng nhựa nóng đã bị bào mòn, sụt lún nham nhở gây khó khăn cho phương tiện giao thông qua lại và vận chuyển hàng hóa

ĐẠ TẺH: Hơn 1 km trên Tỉnh lộ 725 bị xuống cấp nghiêm trọng

của người dân. Theo người dân sống hai bên đường ở khu vực này, do đường xuống cấp nên

khi trời mưa lớn khiến các ổ voi, ổ gà bị nước ngập sâu tạo thành những cái “bẫy” tiềm ẩn

Đoạn đường bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Giao rừng cộng đồng đạt khoảng 82% kế hoạch

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cho biết, từ năm 2006 đến năm 2016, toàn

tỉnh đã giao rừng cho 8 cộng đồng dân cư quản lý theo truyền thống hơn

2.686 ha. Tổng số hộ được giao là 391 hộ đều là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các huyện Lạc

Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đam Rông và Bảo Lâm. Trong đó, diện tích đất có rừng gần 2.536 ha; đất

không có rừng trên 150 ha. Hầu hết diện tích rừng và đất lâm nghiệp được

các hộ dân nhận giao khoán quản lý đều đảm bảo yêu cầu như nội dung

hợp đồng giao khoán. Tuy nhiên, cộng đồng Thôn 1 và 4

thôn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương do để rừng bị phá, bị lấn chiếm nên đã

bị thu hồi vào năm 2013. Vì vậy, hiện tổng diện tích của 7 cộng đồng dân cư

đang quản lý còn lại hơn 2.080, đạt khoảng 82% so với kế hoạch.

M.Đ

rất nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Cũng vì vậy, thời gian qua, tại đoạn đường trên đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông do sụp ổ voi, ổ gà bị té ngã trầy xước, nặng thì gãy tay, chân.

Theo phản ánh của người dân, mặc dù đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng nhưng đến nay đoạn đường này vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa. Vì vậy, người dân mong muốn các ngành chức năng sớm có biện pháp cải tạo, khắc phục, sửa chữa lại đoạn đường này để đảm bảo cho phương tiện giao thông qua lại và vận chuyển hàng hóa của người dân; đồng thời, có biện pháp để hạn chế tình trạng xe quá tải hoạt động quá nhiều như hiện nay. HẢI ĐƯỜNG

ĐỨC TRỌNG: Hơn 32 tỷ đồng bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư

Thông tin từ UBND huyện Đức Trọng, huyện đã phê duyệt 12 phương

án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với tổng số tiền trên 32,1 tỷ đồng liên quan đến 261 hộ dân và đã tổ chức chi trả 11

phương án, tiếp tục hoàn thành chi trả số tiền còn lại thuộc Dự án Thuỷ điện

Đa Dâng 3. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo triển

khai thực hiện xây dựng các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

thuộc các dự án như: đầu tư cơ sở hạ tầng khu dân cư 40 ha, dự án xây

dựng đường giao thông D1, D2 và trạm xử lý nước thải tập trung tại

Khu Công nghiệp Phú Hội.HOÀNG YÊN

“Con đường đau khổ” ở thôn Tân Phú. Ảnh: H.V.Mỹ

Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý chợ

Trong 2 ngày 19&20/10, tại TP Đà Lạt, Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ

Công thương đã tổ chức Lớp bồi dưỡng “Nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý chợ” cho nhân viên, cán bộ quản lý chợ

trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.Tại lớp bồi dưỡng, các học viên đã

được giới thiệu, tìm hiểu và nghiên cứu một số vấn đề về cơ chế, chính sách

của Nhà nước về đầu tư phát triển và quản lý chợ; các phương thức tổ chức,

sắp xếp các hộ kinh doanh, khai thác cơ sở vật chất và cung cấp các dịch vụ

tiện ích cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động chợ; chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý chợ; công tác phòng cháy, chữa cháy; vệ sinh an toàn thực

phẩm và vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, các học viên còn được giới thiệu mô hình tổ chức và quản lý chợ của

một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của một số nước trên thế giới; phổ biến kinh nghiệm đầu tư phát triển và quản lý chợ; quy định của pháp luật

trong quản lý chợ như: Việc niêm yết và bán đúng giá niêm yết, chống hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận

thương mại trong chợ; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các cơ chế quản lý

tài chính của Ban quản lý chợ…D.THƯƠNG

7 THỨ SÁU 20 - 10 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

8 THỨ SÁU 20 - 10 - 2017

THÔNG BÁO CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNGNgân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)- Chi nhánh Lâm Đồng tuyển dụng các vị trí:Kiểm soát viên, Chuyên viên khách hàng, Chuyên viên

hành chính - nhân sự, Chuyên viên hỗ trợ phát triển kinh doanh, Chuyên viên tổ quản lý PGD Bưu điện, Chuyên viên Giám sát hoạt động, Kiểm ngân, Lái xe, Bảo vệ.

- Phòng giao dịch Bưu Điện Đà Lạt, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai tuyển dụng các vị trí: Giám đốc PGD Bưu điện, Kiểm soát viên, Chuyên viên khách hàng, Chuyên viên Giám sát hoạt động, Giao dịch viên, Lái xe, Bảo vệ.

Ưu tiên ứng viên tại địa phươngTrân trọng kính mời các ứng viên có nhu cầu nộp hồ sơ

dự tuyển tại trang web Ngân hàng hoặc trụ sở Chi nhánh: Số 33 Bùi Thị Xuân, Phường 2, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 16/10/2017 đến hết ngày 15/11/2017.

Thông tin chi tiết các vị trí, lịch tuyển dụng vui lòng truy cập website: http://jobs.lienvietpostbank.com.vn

Điện thoại liên hệ: 0633 555 668 (máy lẻ 114).

THÔNG BÁO MẤT HỒ SƠ GỐC XE MÁYTôi tên: MAI HOÀNG ANH Sinh ngày: 28 tháng 4 năm 1981CMND số: 038081003880 cấp ngày: 9/2/2017 tại: Công an Thanh HóaThường trú tại: Tổ Tự Tạo 3, Phường 11, TP Đà LạtVào tháng 9 năm 2017 do sơ ý tôi có thất lạc 1 bộ hồ sơ đăng kí xe máy hiệu

YAMAHA jupiter.Số máy: 078524 Số khung: 043772 Màu sơn: xanh Gồm 4 văn kiện:- 1 Giấy đăng kí xe- 1 Lệ phí trước bạ của xe- 1 Hóa đơn bán hàng do Công ty TNHH Thắng Lợi 5 xuất.- 1 Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe máy do Công ty Yamahamoto Việt

Nam xuất.Vì vậy tôi làm đơn này kính mong cơ quan Công an Phường 11 xác nhận cho

tôi để tôi làm lại các giấy tờ đã mất được thuận tiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!

- Hộ ông Nguyễn Quang Lập được UBND huyện Bảo Lâm cấp GCN số hiệu: T 243028, số vào sổ cấp giấy: 04477, ngày 7/12/2000.

Năm 2002, hộ ông Nguyễn Quang Lập sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Trần Đức Đào và bà Nguyễn Thị Xuân; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: T 243028 cho ông Trần Đức Đào và bà Nguyễn Thị Xuân để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:

Hộ ông Nguyễn Quang Lập ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Trần Đức Đào và bà Nguyễn Thị Xuân tại thửa đất nêu trên theo quy định.

- Hộ ông Nguyễn Quang Lập được UBND huyện Bảo Lâm cấp GCN số hiệu: T 243028, số vào sổ cấp giấy: 04477, ngày 7/12/2000.

Năm 2002, hộ ông Nguyễn Quang Lập sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Võ Hồng Thức và bà Lê Thị Hương; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: T 243028 cho ông Võ Hồng Thức và bà Lê Thị Hương để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:

Hộ ông Nguyễn Quang Lập ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Võ Hồng Thức và bà Lê Thị Hương tại thửa đất nêu trên theo quy định.

THÔNG BÁO CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ

CẢM TẠĐược tin Cha, ông, cụ của chúng tôi là cụ Nguyễn Thái, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1921, tại xã Đức Quang, huyện Đức Thọ - Tĩnh Hà Tĩnh (thân sinh của đồng chí Nguyễn Canh - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Di Linh), do tuổi cao sức yếu, mặc dù đã được con, cháu, anh em nội ngoại và các y, bác sỹ tận tình chăm sóc, cứu chữa, nhưng Cụ đã tạ thế vào lúc 8 giờ 15 phút ngày 15 tháng 10 năm 2017 (tức ngày 26/8 Đinh Dậu), an táng vào lúc 15 giờ ngày 17 tháng 10 năm 2017 (tức ngày 28/8/2017 âm lịch) tại nghĩa trang cán bộ huyện Di Linh, Cụ hưởng thọ 97 tuổi.

Thay mặt gia đình, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân tình tới: Tỉnh ủy, HĐND-UBND-UBMTTQ Việt Nam, đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương của tỉnh Lâm Đồng, Quân khu 7, Học viện Lục quân; Công ty Tài nguyên và Môi trường miền Nam - Bộ Tài Nguyên Môi trường; Huyện ủy, HĐND-UBND-UBMTTQ Việt Nam, các ban, ngành huyện Di Linh, các xã, thị trấn và các Trường học trên địa bàn huyện, bà con nhân dân và Chi bộ, các đoàn thể Tổ dân phố 3, thị trấn Di Linh; các doang nghiệp; Hòa Thượng chủ trì và tăng ni phật tử chùa Linh Thắng; cùng các gia đình thông gia, bà con láng giềng, họ hàng, bạn bè thân hữu gần xa đã đến viếng, gửi vòng hoa chia buồn và tiễn đưa cha, ông, cụ chúng tôi là Cụ Nguyễn Thái về nơi an nghĩ cuối cùng. Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất, gia đình mong nhận được sự cảm thông và lượng thứ.

Thay mặt gia đình Con trai thứ Nguyễn Canh