23
VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM 96 KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI ÊNG Cây s ầu ri êng ( Durio zibethinus Murr.) là loại trái cây chứa nhiều chất bổ dưỡng, được ưa chuộng trong nước v à có kh ả năng xuất khẩu. Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng đi nhiều nước trên thế giới dưới 2 dạng: sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh. Trong đó sầu riêng tươi xuất đi Hồng Kông, Đài Loan, Mã Lai; Sầu riêng đông lạnh xuất đi Mỹ, Úc, Canada, Nh ật v à c hâu Âu. Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của cơm trái sầu ri êng Thành phần Hàm lượng/100g ăn được Nước (g) Kalori Protein (g) Chất béo(g) Carbonhydrate (g) Xơ (g) Tro (g) Canxi (mg) Lân (mg) Sắt (mg) Vitamin B1 (mg) Vitamin B2 (mg Acid ascorbic (mg) 59,90 147,00 2,00 1,20 36,10 1,90 0,80 18,00 56,00 1,10 0,32 0,28 44,00 Hiện nay, sầu ri êng là một trong những cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao, nếu được trồng và chăm sóc đúng cách. Do vậy, mà nhi ều nhà vườn đã chú trọng phát triển

KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

96

KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RIÊNG

Cây sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) là loại trái cây chứa nhiều chất bổ dưỡng,

được ưa chuộng trong nước và có khả năng xuất khẩu. Thái Lan là nước xuất khẩu sầu

riêng đi nhiều nước trên thế giới dưới 2 dạng: sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh. Trong

đó sầu riêng tươi xuất đi Hồng Kông, Đài Loan, Mã Lai; Sầu riêng đông lạnh xuất đi Mỹ,

Úc, Canada, Nhật và châu Âu.

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của cơm trái sầu riêng

Thành phần Hàm lượng/100g ăn được

Nước (g)

Kalori

Protein (g)

Chất béo(g)

Carbonhydrate (g)

Xơ (g)

Tro (g)

Canxi (mg)

Lân (mg)

Sắt (mg)

Vitamin B1 (mg)

Vitamin B2 (mg

Acid ascorbic (mg)

59,90

147,00

2,00

1,20

36,10

1,90

0,80

18,00

56,00

1,10

0,32

0,28

44,00

Hiện nay, sầu riêng là một trong những cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao,

nếu được trồng và chăm sóc đúng cách. Do vậy, mà nhiều nhà vườn đã chú trọng phát triển

Page 2: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

97

diện tích trồng cây sầu riêng ở cả miền Đông lẫn miền Tây Nam bộ. Sau đây là một qui

trình hướng dẫn để tham khảo. Khi áp dụng cần kết hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi

để đạt kết quả cao.

I. YÊU CẦU SINH THÁI

1. Nhiệt độ, ẩm độ không khí

Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ từ 24 - 30oC, ẩm độ

không khí vào khoảng 75- 80 %. Khi cây ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20-220C, ẩm

độ 50-60%.

2. Lượng mưa

Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển ở nơi có lượng mưa từ 1.600-

4.000mm/năm. Nhưng tốt nhất là 2.000 mm/ năm, không mưa khi trái già, chín, mùa khô

không quá 3 tháng.

3. Cao độCây sầu riêng không đòi hỏi khắt khe về cao độ. Tại Thái Lan trồng sầu riêng ở

cao độ 30-300m so với mặt nước b iển, tại Mã Lai trồng sầu riêng ở cao độ hơn 800m so

với mặt nước biển. Tại Việt Nam vùng Di Linh, Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng có độ cao

khoảng 1.000m so với mặt nước biển, cây sầu riêng vẫn phát triển tốt, tuy nhiên thời gian

mang trái ở vùng cao có chậm hơn ở vùng đồng bằng khoảng 2 tháng (thời gian mang trái

trong năm).

4. Đất trồng

Cây sầu riêng có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng tốt

nhất là loại đất thịt, thoát nước tốt gần nguồn nước tưới, hàm lượng muối trong đất khô ng

cao hơn 0,02%. Cây sầu riêng cần đất trồng có độ pH từ 4,5 - 6,5, nhưng nên điều chỉnh

pH đất trồng ở khoảng 5,5- 6,5 để góp phần hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora-

palmivora hại cây.

II. CÁCH NHÂN GIỐNG, TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG TỐT VÀ NHỮNG GIỐN G

PHỔ BIẾN HIỆN NAY.

1. Cách nhân giống

Không được trồng sầu riêng bằng hạt, nên trồng sầu riêng bằng cây, được

nhân giống bằng phương pháp vô tính: cây ghép mắt hoặc ghép cành.

2. Tiêu chuẩn cây giống tốt

- Gốc ghép phải thẳng. Đường kính gốc ghép 1,0-1,5 cm. Bộ rễ phát triển tốt.

Page 3: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

98

- Thân, cành, lá: thân thẳng và vững chắc, số cành từ 3 cành cấp 1 trở lên, các lá

ngọn đã trường thành xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống. Chiều cao

cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 80 cm trở lên.

- Độ thuần, tuổi xuất vườn: cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn

hiệu. Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại chính như bệnh

thán thư, bệnh Phytophthora, rầy phấn,…

3. Những giống phổ biến hiện nayHoa sầu riêng có thể tự thụ phấn để đậu trái, nhưng trái tự thụ phấn sẽ nhỏ và

thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó, có thể trồng 1 giống hoặc nhiều

giống xen lẫn với nhau trên vườn để sự thụ phấn chéo xảy ra làm trái sầu riê ng lớn hơn

năng suất cao hơn.

Có thể bố trí các giống sầu riêng trên vườn như sau

: Giống A

: Giống B

Sơ đồ 1 Sơ đồ 2

Sơ đồ bố trí các giống sầu riêng trên vườnGhi chú:

Sơ đồ 1: bố trí 2 giống trên vườn.

Sơ đồ 2: Bố trí 2 giống sầu riêng trên vườn, cứ 2 hàng giống A (giống chủ lực)

thì 1 hàng giống B.

Hiện tại cây sầu riêng có rất nhiều giống nhưng có thể chúng ta chỉ nên đưa vào

sản xuất các giống đã được tu yển chọn cẩn thận và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn công nhận sau đây để thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm trái:

a. Giống sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép ( thường gọi là giống sầu riêng Chín

Hóa) (Hình 1)

+ Vùng trồng thích hợp:

Hiện đang được trồng khá phổ biến và cho kết quả tốt ở các tỉnh: Bến Tre,

Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tây

Nguyên,…

Page 4: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

99

+ Đặc tính của cây và trái:

Cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, dạng tán hình tháp, lá thuôn dài, mặt

trên bóng láng và có màu xanh đậm.

Cây cho trái khá sớm sau 4 năm trồng (cây ghép đạt tiêu chuẩn của Bộ

Nông nghiệp và PTNT), nếu được chăm sóc tốt. Mùa thu hoạch từ th áng 5-6 dương lịch

(dl) hàng năm. Thời gian từ nở hoa đến thu hoạch từ 3,5- 4 tháng. Năng suất khá cao và

khá ổn định (300kg/cây/năm, đối với cây khoảng 20 năm tuổi).

Trái khá to (2,6- 3,1 kg/trái), dạng hình cầu cân đối, đẹp, vỏ trái màu vàng

đồng đều khi chín, cơm trái màu vàng, không xơ, không sượng, vị rất béo ngọt, mùi thơm,

hạt lép nhiều và tỷ lệ cơm khá cao (28,8%), hơi nhão (nếu để muộn). Tuy nhiên, hiện

tượng này có thể khắc phục được bằng phương pháp hái sớm, qua nhiều năm kinh nghiệm

chủ vườn đã rút ra được một phương pháp hái sớm thật đơn giản như sau: khi nhìn vào

thấy có một đoạn đầu gai chuyển sang màu nâu (chủ vườn gọi là cháy gai) một đoạn

khoảng 6-7mm là có thể hái trái. Viện Cây ăn quả miền Nam đã tiến hành thí nghiệm đông

lạnh đối với giống này và đã có kết quả tốt. Đây là một lợi điểm rất lớn của giống, do kéo

dài được thời gian bảo quản.

Giống này đã nhiều lần đạt giải trong các kỳ Hội thi trái ngon, do Viện Cây

ăn quả miền Nam tổ chức.

b. Giống sầu riêng Ri 6: (Hình 2)

Hiện đang được trồng khá phổ biến và cho kết quả tốt ở các tỉnh: Bến Tre,

Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ…

Cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, phân cà nh ngang đẹp, dạng tán hình tháp,

lá hình xoan và có màu xanh đậm mặt trên.

Cây cho trái khá sớm sau 3 năm trồng (cây ghép đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông

Nghiệp và PTNT), nếu được chăm sóc tốt. Mùa thu hoạch từ tháng 5 -6 dl hàng năm. Thời

gian từ nở hoa đến thu hoạch từ 3- 3,5 tháng. Năng suất khá cao và khá ổn định

(200kg/cây/năm,đối với cây khoảng 12 năm tuổi) và khá ổn định.

Trái có trọng lượng trung bình 2-2,5 kg/trái, có hình elip, vỏ trái có màu vàng

khi chín, cơm trái có màu vàng đậm, ít xơ, không sượng, ráo, vị béo ngọt, thơm nhiều, hạt

lép nhiều và tỷ lệ cơm cao (33%).Đây là giống đã nhiều lần đạt giải trong các kỳ Hội thi

trái ngon, do Viện Cây Ăn Quả Miền Nam tổ chức.

c. Giống sầu riêng Monthong: (Hình 3)

Hiện đang được trồng khá phổ biến và cho kết quả tốt ở các tỉnh: Bến Tre,

Page 5: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

100

Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đắc Lắc…

Cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, dạng tán hình tháp, lá thuôn khá dài, mặt

trên bóng láng, phẳng và có màu xanh hơi sậm.

Cây cho trái khá sớm sau 3 năm trồng (cây ghép đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông

Nghiệp và PTNT), nếu được chăm sóc tốt. Mùa thu hoạch từ tháng 5 - 8 dl hàng năm. Thời

gian từ nở hoa đến thu hoạch từ 3,5- 4 tháng. Năng suất khá cao và khá ổn định

(140kg/cây/năm,đối với cây khoảng 9 năm tuổi).

Trái khá to đến to (2,5- 4,5 kg/trái) thường có dạng hình trụ, vỏ trái màu vàng

nâu khi chín, cơm trái màu vàng nhạt, xơ to trung bình, thường không sượng (ít sượng vào

tháng mưa rtháng 7-8 dl), ráo, vị ngọt béo, thơm trung bình, hạt lép nhiều, tỷ lệ cơm cao

(34%). Đây là giống có thể bảo quản bằng phương pháp đông lạnh, có thể nhờ đó mà Thái

Lan đã xuất khẩu đi các nước như: Mỹ, Úc, Canada, Nhật và châu Âu.

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓCA. Thiết kế vườn

1. Đào mương lên liếp

+ Vùng ĐBSCL và những nơi có điều kiện tương tự: (Hình 5) Cần có hệ thống

mương liếp thông nhau để thuận tiện trong việc di chuyển trên vườn cũng như cung cấp và

thoát nước kịp thời cho vườn cây khi cần thi ết. Có thể mương, liếp có kích thước như sau:

Mương rộng 2m, liếp rộng 5- 6m (nếu trồng hàng đơn) và 7- 8m (nếu trồng hàng đôi).

2. Trồng cây chắn gió

Nếu vườn có diện tích lớn thì nên chia thành từng lô nhỏ (10 -20 ha) và chọn cây

có độ cao hợp lý, chắc gỗ, khó đổ ngã để trồng quanh vườn và đường phân lô làm cây chắn

gió cho vườn cây sầu riêng. Tuy nhiên, hình dáng và kích thước lô còn tuỳ thuộc rất lớn

vào điều kiện cụ thể của từng nơi. Do đó, diện tích 10 - 20ha nêu trên chỉ là một diện tích

để tham khảo.

3. Khoảng cách trồng

Nên trồng với khoảng cách như sau:

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: 8 x 6-7m, mật độ 178- 208 cây/ha.

+ Miền Đông Nam bộ:10x8m. mật độ 125cây/ha nếu có sử dụng cơ giới trên

vườn.

Page 6: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

101

B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Thời vụ trồng

Cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm, nhưng thường trồng vào đầu mùa

mưa để giảm bớt chi phí chăm sóc. Tuy nhiên, đối với những vùng gặp những bất lợi khi

trồng vào mùa mưa thì có thể chuy ển sang mùa vụ khác có lợi hơn. Trường hợp các tỉnh

miền Trung mùa mưa thường có gió bão.

Hình 1: Sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép (Sầu riêng Chín Hoá)

Hình 2: Sầu riêng Ri6

Hình 3: Sầu riêng Monthong

Page 7: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

102

2. Chuẩn bị đất trồng và cách trồng

Nên chuẩn bị đất để trồng cây sầu riêng theo thể thức đấp ụ (ụ đất có thể rộng

1m và cao hơn mặt đất tự nhiên hay mặt liếp vào khoảng 50 -60cm) (Hình 4) và đào hố

trồng trên ụ đã đấp, hố trồng có kích thước 0,6x 0,6x 0,6m. Sau đó cho vào hố đã đào một

hỗn hợp phân theo tỷ lệ:1 phần phân gà hoai mục với 3- 4 phần đất màu mỡ và 200g phân

NPK (15:15:15). hoặc N:P:K:Mg=15:15: 6: 4, vôi 0,5- 1kg, thuốc sát trùng Regent 10-

20g.

Đặt cây con: Đặt cây vào hố trồng lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ

cây khỏi đổ ngã, che bớt ánh sáng (Hình 6) và tưới nước ngay sau khi trồng. Chú ý: Khi

vận chuyển cây từ vườn ươm ra ruộng sản xuất, khi tháo bỏ bao ni -lông làm bầu đất phải

thật cẩn thận để cây con không bị thương tổn. Mô đất cần được bồi rộng theo tán cây hằng

năm.

Khi che bóng cho cây còn nhỏ không nên che quá 50% ánh sáng mặt trời.

3. Tủ gốc gĩư ẩm

Cây sầu riêng cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất một lớp dầy 10 -20

cm, cách gốc 10-50 cm tuỳ theo cây lớn hay nhỏ. Gốc sầu riêng khô ráo sẽ làm giảm cơ hội

cho nấm bệnh tấn công vào gốc.

4. Làm cỏ, trồng xen

Có thể dùng một số cây ngắn ngày làm cây trồng xen trong vườn cây sầu riêng để

góp phần hạn chế cỏ dại phát triển (Hình 7). Việc trồng xen cần bảo đảm cây trồng xen

không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây sầu riêng. Trong những năm đầu khi cây

chưa khép tán, cỏ dại sẽ phát triển mạnh, nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công, hoặc

dùng máy cắt cỏ, khi cần thiết có thể diệt cỏ bằng thuốc hoá học như: Glyphoxime,

Paraquat…

5. Tưới nước

Giai đoạn cây con tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe, nhanh cho

trái.

Giai đoạn cây ra hoa cần tưới cách ngày giúp hoa phát triển tốt hạt phấn mạnh

khỏe, nhưng cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi)

vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở giúp hạt phấn khó có khả năng thụ phấn, đậu trái tốt.

Sau khi đậu trái tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại, giúp trái

phát triển khỏe chất lượng cao.

Page 8: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

103

Chú ý: Việc giảm 2/3 lượng nước mỗi lần tưới và thời đIểm 1 tuần trước khi hoa

nở giúp hạt phấn khoẻ có khả năng thụ phấn tốt. Bởi vì hạt phấn sẽ chết khi có nhiều nước.

Tuy nhiên, khi giảm nước cần theo dõi cẩn thận để tránh hiện tượng héo câ y, héo hoa ảnh

hưởng xấu đến việc đậu trái.

H×nh 9: S¬n cho vÕt c¾tH×nh 8: TØa cµnh cho c©y sÇu riªng

Hình 4: Mô đất để trồng cây Sầu riêng

Hình 5: Đào mương lên liếp

Hình 6: Che sáng cho cây mới trồngHình 7: Trồng xen sầu riêng - lúa

ở Cai Lậy, Tiền Giang

Page 9: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

104

6.Tỉa cành tạo tán (Hình 8)

Cành cần cắt tỉa Giữ lại các cành

+ Cành mọc đứng, cành bên trong tán + Cành mọc ngang

+ Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh + Cành khoẻ mạnh

+ Cành mọc quá gần mặt đất + Cành ở độ cao1m so với

mặt đất (khi cây cho trái)

Công tác tỉa cành tạo tán cần được tiến hành thường xuyên, liên tục mới có thể tạo

được cây sầu riêng có bộ tán thông thoáng cân đối. Chú ý: Cần quét sơn cho vết cắt có

đường kính > 1cm (Hình 9).

7. Tỉa hoa-Tỉa trái

a. Tỉa hoa

Cây sầu riêng thường ra rất nhiều hoa nhưng có thể được chia làm 3 đợt

chính. Thường có 2 phương pháp tỉa thưa đó là:

+ Tỉa thưa hoa của đợt 1 và đợt 3, không tỉa hoa ra đợt thứ 2.

+ Tỉa thưa hoa ra đợt thứ 2, không tỉa thưa những hoa ra đợt 1 và đợt 3 .

Tỉa hoa theo cách nào là tuỳ thuộc vào ý định về thời điểm thu hoạch trái của nhà

vườn. Nhưng giữ lại tất cả các hoa là không nên. Bởi vì, hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng

có thể làm rụng hoa, làm hoa phát triển không hoàn toàn ảnh hưởng đến việc thụ p hấn và

đậu trái.

b. Tỉa trái

Công việc tỉa trái có thể được chia làm 3 lần chính như sau:

Lần 1: Tỉa trái vào tuần thứ 3 hoặc 4 sau khi hoa nở. Chú ý việc tỉa trái

lần này cần kết thúc trước khi trái phát triển nhanh (khoảng tuần thứ 5 sau khi hoa nở).

Vào thời điểm này cần cắt tỉa các loại trái đậu dày đặc trên chùm (mổi chùm không nên để

nhiều hơn 2 trái), trái bị méo mó, trái bị sâu bệnh.

Lần 2: Tỉa trái vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở. Cần tỉa n hững trái có dấu

hiệu phát triển không bình thường để có thể điều chỉnh lại sự cân bằng dinh dưỡng giữa

nơi cung cấp (lá) và nơi tiêu thụ (trái) để giúp quá trình tạo cơm trái được thuận lợi.

Lần 3: Tỉa trái vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở, c ắt tỉa những trái có hình

dạng không đặc trưng của giống, tạo thuận lợi cho sự phát triển cơm, kích thước và hình

dáng trái

Page 10: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

105

8. Bón phân

a. Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: Bón 5-10 kg phân gà /gốc kết

hợp với phân vô cơ theo công thức N: P: K: Mg = 18: 11: 5: 3 hoặc = 15: 15: 6: 4. Theo

liều lượng và số lần bón như sau:

Bảng 2: Liều lượng và số lần bón phân theo tuổi cây

Tuổi cây Liều lượng

(kg/ cây/ năm)

Số lần bón trong năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0.3

0.6

1.0

2.0

2.5

4.0

5.0

5.0

6.0

4

4

3

3

3

3

3

3

3

(Nguồn: Coronel , R.E., 1983)

b. Giai đoạn cây cho trái ổn định: đối với cây có đường kính tán 5 -6m đang phát

triển bình thường có thể bón phân cho mỗi cây như sau:

Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân gà hoai

mục 20-30 kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo trên bao

bì) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao 800gN: 400g P2O5: 400g K2O

Lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao 400gN:

800g P2O5: 400g K2O.

Lần 3: Khi trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali

cao 400gN: 400g P2O5: 800g K2O.

Lần 4: Trước khi trái chín 01 tháng bón 5 00- 700g K2O để tăng chất lượng trái.

Nên chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 sau khi thu hoạch vụ trước và cũng là lần bón phân

cuối cùng của vụ trái năm này, lần bón phân này không bón trễ hơn 1 tháng trứơc thu

hoạch. Bởi vì bón như vậy, sẽ có nhiều nguy cơ làm giảm phẩm chất trái như cơm trá i bị

sượng ,bị nhão.

Nhìn chung, đối với cây có đường kính tán 5-6m đang phát triển bình thường có thể bón:

Page 11: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

106

+ Phân gà hoai mục: 20-30 kg/ cây/ năm (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo

khuyến cáo trên bao bì ).

+ Phân vô cơ NPK (theo liều lượng của từng giai đoạn như đã nêu trên) Ngoài

ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp phần nâng cao năng suất

phẩm chất trái. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ

tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu trái. Vào thời gian này tránh phun phân bón lá có

hàm lượng đạm cao, vì sẽ kích thích cây ra lá mới cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang

phát triển, làm giảm phẩm chất trái như: cơm trái bị sượng, bị n hão.… cần ngăn ra lá non

khi hoa nở để hoa đậu trái tốt và từ 20 ngày đến tuần thứ 10 sau khi hoa nở . Bởi vì, từ

ngày thứ 20- 55 sau khi hoa nở, nếu ra đọt sẽ làm giảm số trái trên cây và làm tăng tỷ lệ

trái méo mó. Có thể ngăn ra lá non để lá đã phát t riển tập trung dinh dưỡng nuôi trái bằng

cách phun xịt KNO3 300g/20 lít nước hoặc MKP (0-52-34) theo nồng độ khuyến cáo trên

bao bì . Gần đây, nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long rất hay áp dụng phân MKP (0-52-

34) theo khuyến cáo này để ngăn ra lá non giúp quá trình ra hoa tốt hơn và phẩm chất trái

cao hơn.

Lưu ý: Không dùng Clor hoặc loại phân có Clor để bón cho cây sầu riêng, vì Clor

có thể làm giảm phẩm chất trái, khi lượng Clor tích lũy trong đất trong cây đạt đến ngưỡng

gây hại.

Đối với cây sầu riêng việc bón phân gà là rất cần thiết bởi vì phân gà có khả năng

hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora, một loại nấm bệnh rất nguy hiểm

đối với cây sầu riêng, có thể thay bằng loại phân đã qua chế biến nhưng có nguồn gốc từ

phân gà như: phân Humix, phân Dynamic lifter.

Vị trí bón phân: bón phân tại vị trí như hình 10.

9. Xử lý ra hoa sớm

Điều kiện để cây sầu riêng ra hoa và phát triển hoa:

Cây thật khoẻ mạnh và cân đối dinh dưỡng, có giai đoạn khô hạn liên tục từ 7 -14

ngày,

Nhiệt độ không khí từ 20-220C, ẩm độ 50-60%.

Có thể làm cho cây sầu riêng ra hoa sớm hơn chính vụ bằng cách :

Bón phân: Theo mục (b/ Giai đoạn cây cho trái ổn định)Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng lân cao như MKP(0.52.34),

hoặc phân bón lá (10.60.10) , theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì để phun qua lá làm 02

Page 12: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

107

lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ trước ngày tiến hành tạo khô hạn cho cây 10 - 14

ngày

Tạo khô hạn- phun PaclorbutrazolSau khi bón phân NPK có hàm lượng lân cao 30- 40 ngày và phun phân bón lá có

hàm lượng lân cao lần sau cùng 01 tuần, lúc này đợt đọt non sau cùng đạt 9 tuần tuổi thì có

thể tiến hành tạo khô hạn và áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa cho cây sầu riêng như sau :

Không tưới nước cho cây, cũng có thể kết hợp phủ vải nhựa để ngăn không cho cácnguồn nước đến vùng rễ cây ví dụ như nước mưa (nếu có mưa)

Phun Paclorbutrazol với nồng độ tùy theo giống sầu riêng:

Giống sầu riêng Monthong, Ri6: Nồng độ 1.200ppmGiống sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép (sầu riêng 9 Hóa), khổ qua xanh: Nồng độ

Paclorbutrazol là 1.500 ppm

Sau khi phun Paclorbutrazol đúng nồng độ và có điều kiện phân bón, tạo khô hạn tốtkhoảng 20- 30 ngày thì cây sầu riêng sẽ ra hoa.Nếu không phun Paclorbutrazol cũng có thể giúp cây sầu riêng ra hoa bằng cách tạo khô

hạn. Tuy nhiên, trong quá trình tạo khô hạn cần quan sát kỹ chồi của cành sầu riêng, nếu cóbiểu hiện ra đọt thì phun MKP (0.52.34), để ngăn không cho ra đọt, tạo thuận lợi cho quátrình ra hoa. Nếu làm tốt những việc vừa nêu thì sau 50 - 60 ngày tính từ khi bắt đầu tạokhô hạn và áp dụng các biện pháp hỗ trợ thì cây sầu riêng sẽ ra hoa./.

Chú ý: Việc tạo khô hạn phải thật tốt thì cây sầu riêng mới có thể ra hoa.

10. Thụ phấn nhân tạoNên giúp cây thụ phấn thêm bằng tay vào lúc 21 –22 giờ để quá trình thụ phấn

diễn ra đầy đủ trên đầu nhụy nhằm tạo trái sầu riêng đầy đặn, không bị lép do thụ phấn

không hoàn toàn (Hình 12).

11. Hiện tượng sượng phần cơm trái và cách khắc phục

Theo một số nghiên cứu ở nước ngoài thì hiện tượng sượng phần cơm trái không do

một nguyên nhân đơn lẻ mà do sư kết hợp của nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, nước, điều

kiện môi trường và trái càng lớn thì tỷ lệ sượng càng cao.

Viện Cây ăn quả miền Nam tiến hành khắc phục hiện tượng sượng cơm trái trên

cây sầu riêng Monthong có đường kính tán 5-6m tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre như

sau:

+ Ca3(PO4)2 phun qua lá với liều lượng 120g / 8l/cây , vào các tuần thứ 11,12 và13

sau khi hoa nở.

+ Phân bón gốc : Theo qui trình kỹ thuật (mục 8 bón phân).

Page 13: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

108

+ Tháo cạn nước mương trong vườn nhất là thời điểm 1 tháng trước thu hoạch, đến

lúc thu xong.

Qua quá trình thí nghiệm chúng tôi nhận thấy cơm trái sầu riêng bị sượng tại huyện

Chợ Lách tỉnh Bến Tre là có thể khắc phục được bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác như

vừa nêu.

Page 14: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

109

Hình 11:Phủ vải nhựa để tạo khô hạn

Hình 12 Thụ phấn nhân tạo cho hoa sầu riêng

Hình 10: Vị trí bón phân

Page 15: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

110

IV. PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH

A. Sâu hại

1. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis (Guenée))

Hình thái và cách gây hại: Trưởng thành là bướm có chiều dài sãi cánh 20 –

23mm, toàn thân màu vàng, trên cánh có nhiều chấm nhỏ màu đen. Trứng có hình elip dài

khoảng 2- 2,5mm, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt.

Sâu non mới nở có màu trắng sữa, đầu màu nâu, về sau chuyển thành màu trắng hơi

ửng hồng, trên lưng mỗi đốt cơ thể có 4 chấm màu nâu nhạt. Sàu có 5 tuổi, khi phát triển

đầy đủ dài 17 – 20 mm.

Nhộng dài khoảng 12 – 13 mm nằm trong một cái kén bằng tơ, lúc đầu có màu nâu

nhạt khi sắp vũ hóa có màu nâu đậm.

Trưởng thành hoạt động về đêm, ngày chúng nấp ở nơi tối hoặc mặt dưới lá cây. Cả

thành trùng đực và cái đều ăn mật hoa. Trưởng thành cái đẻ trứng trên vỏ trái non, sâu non

nở ra thường ăn ở phần vỏ sau đó đục vào trong trái, sau đó hóa nhộng ngay trên đường

đục hoặc ra ngoài và hóa nhộng trên vỏ trái.

Sâu gây hại từ khi trái còn non đến trưởng thành, đặc biệt gây hại nặng trên các

chùm trái hơn là các trái đơn độc, trái non bị hại sẽ biến dạng và rụng, trái lớn bị hại sẽ làm

ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm. Và còn tạo diều kiện các loại nấm bệnh tấn công theo

vết đục làm thối trái.(Hình 13 và 14).

Phòng trị:

- Cắt tỉa các trái xấu phát triển kém, trái bị nhiễm trong các chùm trái

- Dùng cành cây nhỏ ngăn tách các trái đóng cặp để hạn chế thiệt hại.

H×nh 13: TriÖu chøng s©u ®ôc tr¸i

H×nh 14: Thµnh trïngConogethes punctiferalis

Page 16: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

111

- Dùng bẫy đèn với ánh sáng đen (Black light) để bẫy trưởng thành vào đêm.

- Tạo điều kiện cho thiên địch phát triển để hạn chế sâu hại, có một số loài ong có

thể ký sinh trứng, ấu trùng và nhộng, ngoài ra còn có các loài ăn thịt như bọ xít, kiến và

nhện.

- Bao trái

- Phun thuốc có thể dùng các loại thuốc như: Fenbis, Cymbush, Sagosuper, Karate

hoặc thuốc thảo mộc như hạt soan, ... Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để bảo

đảm an toàn cho nguời sử dụng.

2. Rầy phấn (Allocaridara malayensis Crawford)

Hình 15: Triệu chứng rầy phấn trắng cây sầu riêng

Hình 16: Trưởng thành rầy phấn Hình 17: Ấu trùng rầy phấn

Hình thái và cách gây hại: Trưởng thành dài 4 – 5 mm có màu vàng nhạt, cánh

trong suốt. Trứng nhỏ hình bầu dục hơi nhọn ở đầu màu vàng nhạt kích thước khoảng 1

mm. Trứng được đẻ sâu trong mô lá non thành từng đám hình vòng cung từ 8 –14 trứng. ấu

trùng dài khoảng 3 mm với những sợi sáp phát triển quanh thân và kéo dài ở cuối đuôi.

Đây là đối tượng gây hại rất quan trọng trên cây sầu riêng, trưởng thành và ấu trùng

thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non, lá bị hại thường có những chấm vàng,

khi bị hại nặng lá thường khô, cong lại và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển,

Page 17: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

112

ra hoa và đậu quả của cây. Ngoài ra rầy còn tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng

phát triển. Rầy phát triển nhiều trong các tháng mùa nắng.(Hình 15,16 và 17).

Phòng trị:- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dể trừ rầy.

- Sử dụng bẫy vàng để bắt trưởng thành.

- Phun nước khi lá vừa mở để làm giảm mật số rầy.

- Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh họ Encyrtidae, bọ rùa, Green lacewing

và nhện gây hại cho rầy, do đó cần tạo điều kiện cho chúng phát triển nhằm hạ mật số rầy.

- Khi mật số rầy cao có thể dùng các loại thuốc như: Butyl, Bascide, Actara, Applaud,

Confidor.. phun theo liều lượng khuyến cáo.

3. Rệp sáp (Planococcus sp.)

Hình thái và cách gây hại: ấu trùng màu hồng, cơ thể rất nhỏ khoảng 1 mm có

chân và có thể di chuyển. Khi trưởng thành rệp sáp không di chuyển, bên ngoài cơ thể có

một lớp sáp trắng bao bọc.

Loài này gây hại khá phổ biến trên sầu riêng, chúng tấn công trên trái từ khi tr ái

còn non, rệp sáp trong quá trình gây hại còn tiết ra mật đường tạo điều kiện thuận lợi cho

nấm bồ hóng phát triển làm giảm giá trị thương phẩm của trái. (Hình 18).

Phòng trị:

- Phun nước vào trái có thể rửa trôi rệp sáp trên trái.

- Tỉa bỏ những trái non bị nhiễm nặng.

- Tránh trồng xen với những cây bị nhiễm rệp sáp như mãng cầu,...

- Phun thuốc khi mật số rệp cao bằng các loại thuốc như: Pyrinex, Supracide,

Fenbis , Dầu DC-Tron plus,...

Hình 18: Triệu chứng rệp sáp trên trái sầu riêng

Page 18: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

113

4. Nhện đỏ (Eutetranychus sp.)

Hình thái và cách gây hại: Thành trùng có hình oval dẹp màu đỏ đến đỏ nâu dài

0,3 – 0.4 mm, con đực nhỏ hơn con cái chiều dài trung bình 0,26mm phần bụng thon dần

về phía cuối bụng. Thành trùng sống k hoảng 6-7 ngày. Nhện đẻ từng trứng rải rác trên mặt

lá, trứng nhện hình tròn màu đỏ.(Hình 19 và 20).

Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới, khả năng

sinh sản khá cao, vòng đời rất ngắn, gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá tạo thành những

chấm trằng li ti và tiết độc tố. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển vàng và rụng ảnh hưởng đến

khả năng ra hoa và đậu trái của cây.

Phòng trị: Trong điều kiện tự nhiên nhên hại bị nhiều loại thiên địch tấn công như

nhện nhỏ ăn mồi, ...cần tạo điều kiện cho thiên địch phát triển cũng hạn chế được tác hại

của nhện.

Phun nước lên tán lá tạo ẩm độ cao trong vườn trong mùa nắng có thể làm giảm

mật số của nhện đồng thời cũng tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

Khi mật số nhện cao có thể dùng các loại t huốc để phun như: Comite 75 EC, Sulox

80WP, Dầu DC-Tron plus, Rufast, Kumulus,...theo liều lượng khuyến cáo.

B. Bệnh hại

1.Bệnh xì mủ chảy nhựa ( do nấm Phytophthora palmivora )

Hình 21: Triệu chứngchảy mủ trên thân

Hình 19: Thành trùng nhện đỏ Hình 20: Trứng nhện đỏ

Page 19: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

114

Triệu chứng: Đây là bệnh hại rất quan trọng trên cây sầu riêng. Tác nhân do nấm

Phytophthora palmivora gây hại, nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước, trong các bộ

phận bị bệnh của cây sầu riêng. Nấm tấn công phần rễ non gần mặt đất và lan dần đến phần

vỏ của gốc cây sát mặt đất và di chuyển lên phần vỏ của thân cây là m vỏ cây bị biến màu

nâu, sau đó vỏ cây bị thối và chảy nhựa ra, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu.

Đôi khi nấm còn tấn công trên các cành phía trên cao của cây sầu riêng. Bệnh

thường xảy ra trong mùa mưa, nấm phát tán theo gió, theo nước mưa và dễ dàng gâ y hại

trong các vườn trồng dày có tàn lá rậm rạp, chăm sóc kém.

Nấm bệnh còn tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt và trên lá sầu riêng nhất là

các lá non ở các cành gần măt đất.Trong mùa mưa nếu không kiểm soát và quản lý vườn

cẩn thận thì nấm sẽ tấn công trên lá và trái và đây là nguồn lây lan rất quan trọng trong

vườn sầu riêng.(Hình 21,22 và 23) .

Phòng trị:

-Đối với vườn mới trồng: nên thiết kế líp trồng cao ráo và v ị trí trồng phải cách

mực nước cao nhất hằng năm từ 70 – 100cm

-Chọn giống có tính chống chịu bệnh cao để dùng làm gốc ghép như giống lá quéo.

-Trồng với mật độ thấp, khoảng cách từ 8 – 10 m, tạo thuận lợi cho cây sầu riêng

phát triển tốt trong điều kiện thông thoáng.

-Bón phân chuồng tạo cho đất tơi xốp và cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây

-Thiết kế hệ thống tưới tiêu và thoát nước tốt để hạn chế ẩm độ cao trong vườn nhất

là trong mùa mưa.

Hình 22: Triệu chứng thối nâu lá Hình 23: Triệu chứng thối trái

Page 20: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

115

-Trên vườn sầu riêng đang cho trái nên tỉa cành tạo tán và giảm mật độ giúp cây

thông thoáng kết hợp với việc tái tạo hệ thống thoát nước thật tốt trong mùa mưa, tránh bộ

rễ bị thối do ngập nước, hay trồng thấp.

-Bơm thuốc Phosphonate vào thân cây để ngừa nấm Phytophthora palmivora tấn

công từ bộ rễ, ngăn ngừa bệnh thối gốc chảy mủ và thối trái.

-Phát hiện thật sớm cây bị bệnh chảy mủ và cạo sạch vết bệnh và dùng Super

Mexyl MZ 72WP, Alpine 80WP, Ridomyl Gold, Aliette liều lượng từ 30 – 50g/ 1 lít nước

để quét lên vết bệnh vài lần.

-Có thể dùng các loại thuốc trên tưới xung quanh gốc theo liều lượng từ 30 -50g/10

lít nước.

2. Bệnh thán thư (do nấm Collectotrichum zibethinum)

Triệu chứng: Bệnh thán thư khá phổ biến trên cây sầu riêng, vết bệnh thường bắt

đầu từ mép lá hay từ chóp lá lan dần vào trong phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh

điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính

của lá. Thường bệnh xuất hiện trên cây kém phát triển, nhất là trong mùa nắng hay sau khi

thu hoạch. Bệnh thán thư thường chỉ xuất hiện trên lá g ià.(Hình 24).

Phòng trị:

-Tạo vườn th ông thoáng như trồng với khoảng cách thưa, tỉa bỏ và tiêu hủy những

cành bị bệnh nặng.

-Cung cấp nước và ph ân bón đầy đủ cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

-Phun thuốc khi cây vừà xuất hiện bệnh bằng các loại thuốc như: Bendazol 50WP,

Benomyl 50 WP, Thio-M 500SC, Masin 70WP, có thể sử dụng Manzate, Appencarb theo

liều lượng khuyến c áo.

3. Bệnh cháy lá chết ngọn (do nấm Rhizoctonia sp.)

Hình 24: Triệu chứng xuất hiện trên lá.

Page 21: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

116

Triệu chứng: Đây là nấm gây bệnh khá quan trọng cho cây sầu riêng ở cả hai giai

đoạn vườn ươm và cây trưởng thành.

Vết bệnh xuất hiện ban đầu là những đốm màu n âu sũng nước, sau đó lan rộng dọc

theo hai mép lá làm cho lá không phát triển được và co d úm lại cuối cùng lá khô và rụng,

cành non cũng khô dần và chết.

Trên cây con bị nhiễm bệnh thường là ngọn bị cháy và rụng, sau đó làm khô ngọn và chết

cả cây. Trên cây trưởng thành bị nhiễm làm l á non bị khô và rụng, chết ngọn, cành và

nhánh nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.Thường bệnh xuất hiện và phát triển mạnh

trong mùa mưa.(Hình 25).

Hình 25: Triệu chứng bệnh cháy lá trên cây con và cây trưởng thành

Phòng trị:

- Bố trí vườn ươm với mật độ thưa, không tưới quá thừa nước.

- Không bố trí vườn ươm hay đặt cây con dưới tán cây lớn.

- Vệ sinh, thu dọn và tiêu hủy các cành lá bệnh dưới tán cây.

- Tỉa cành tạo tán giúp cây thông thoáng hạn chế bệnh phát triển.

- Phun thuốc các loại thuốc như: Thio-M, Super Tilt, Hạt vàng 50WP 10-20 g/bình

8 lít, Topcin-M 10-15 g/bình 8 lít, , Champion 70 WP, các loại thuốc gốc đồng khác theo

liều lượng khuyến cáo.

4. Bệnh thối hoa (do nấm Fusarium sp.)

Triệu chứng: Hoa bị bệnh tấn công có màu nâu đen, vết bệnh hơi lõm xuống. Nấm

tấn công trên hai mảnh vỏ bao quanh hoa sầu riêng, sau đó lan dần vào trong phần cánh

hoa làm hoa thối và rụng đi.(Hình 26).

Hình 26: Triệu chứng bệnh thốihoa

Page 22: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

117

Phòng trị:

- Tỉa cành tạo tán cho cây và vườn cây thông thoáng, nên tỉa bớt và để các hoa trên

cành thưa và rời nhau trên cành, vệ sinh và tiêu hủy các hoa nhiễm bệnh rụng dưới tán cây.

- Phun thuốc phòng khi hoa chuẩn bị nở như: Thio-M 500SC 10 -15ml/8 lít, Rovral

10-20g/bình 8 lít, Hạt vàng 50WP 10-20 g/bình 8 lít, Chiampion 77 WP 15-20g/bình 8 lít

nước, Glory 50 SC 5-8 ml/ bình 8 lít, và các loại thuốc gốc đồng khác theo liều lượng

khuyến cáo.

5. Bệnh đốm rong (do nấm Cephaleuros virescens)

Triệu chứng: Bệnh đốm rong rất phổ biến và tấn công trên nhiều loại cây ăn quả

khác nhau, thường bệnh tấn công trên lá và các cành cây ở các vườn sầu riêng chăm sóc

kém, vết bệnh có hình tròn màu gạch tôm đường kí nh từ 0.2 – 1 cm và hơi nhô lên, nếu

nhìn kỹ thấy nhiều sợi tơ trên vết bệnh thường xuất hiện ở mặt trên của lá, rong hút dinh

dưỡng và làm lá kém phát triển, giảm quang hợp. Bệnh còn tấn công trên cành cây vết

bệnh cũng tương tự như trên lá, làm cành non bị nứt ra, vị trí nứt nầy sẽ dễ nhiễm các loại

nấm khác đặc biệt là nấm Phytophthora palmivora trong mùa mưa.(hình 27).

Phòng trị:-Trồng cây sầu riêng ở mật độ thưa, tỉa cành tạo tán cho thông thoáng, tỉa và tiêu

hủy các cành bị bệnh và cành nằm bên trong tán không cho trái.

-Phun các loại thuốc như: COC-85 10-20g/bình 8 lít, Champion 77 WP 15-

20g/bình 8 lít và các loại thuốc gốc đồng khác theo liều lượng khuyến cáo.

6. Bệnh nấm hồng (do nấm Corticium salmonicolor)

Triệu chứng: Nấm bệnh thường tấn công trê n các cành cây rậm rạp chỗ cháng 2,

cháng 3 của cây. Nấm thường tạo một lớp tơ nấm lúc đầu có màu trắng đục sau đó chuyền

Hình 27: Triệu chứng bệnh đốm rong

Page 23: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RI - sofri.org.vnsofri.org.vn/FileUpload/Download/758/28102015114052344.pdf · thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó,

VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

118

sang màu hồng nhạt phát triển xung quanh vỏ cành cây, nấm hút dinh dưỡng làm vỏ cành

chỗ bị hại khô và rụng lá cả cành, cuối cùng làm cành chết khô.(Hình 28).

Phòng trị:

- Cần trồng cây với mật độ thưa, tỉa cành cho cây thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy

các cành bị bịnh.

- Phun ngừa các loại thuốc như: Vanicide 5SL, Hạt vàng 50WP 10 -20 g/bình 8 lít,

Bonanza 10-20g/bình 8 lít, Rovral 10-20 g/bình 8 lít, Metazeb 72 WP 20-25 g/ bình 8 lít,.

V. THU HOẠCH BẢO QUẢNNên thu trái từ trên cây và không để trái rụng xuống đất, cần chú ý không cho sự va

chạm làm trầy xước trái, giữ trái nơi thoáng mát… để giảm sự thiệt hại ở giai đoạn sau t hu

hoạch. Nên xử lý thuốc Aliette 80WP 20g/8l nước hoặc Agrifos 400 10ml/8l nước phun

trực tiếp vào trái sầu riêng trên cây ở thời điểm 1 tuần trước khi thu hoạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lertrat, P., 1996. Fertilizer use is tropical fruit crops. Chantaburi Horticultural

Research Centre, Chantaburi, Thailand.

Nakasone, H.Y. and Paull, R.E.,1999. Tropical fruits. CABI Publishing, London,

UK, pp 341- 352.

Nanthachai, S., 1994.Durian fruit development, post harvest physiology, handling

and marketing in ASEAN. ASEAN Food Handling Bureau (AFHB). Kuala Lumpur

Malaysia.

Subhadrabandhu, S. and Ketsa, S., 2001. Durian King of Tropical Fruit. CABI,

Daphane Brasell Associates Ltd, New Zealand.

Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam, 1996- 2002. Các báo cáo hội nghị

khoa học hằng năm.

Vũ Công Hậu, 1996. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp

TP. Hồ Chí Minh, trang 394- 411.

Hình 28:Triệu chứng

bệnh nấmhồng trênsầu riêng