89
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KYU HI NGHNGHIÊN CU KHOA HC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2019 Tiu ban 2: Sinh hc Nông lâm Lâm Đồng, Tháng 06 năm 2019

KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KỶ YẾU

HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2019

Tiểu ban 2: Sinh học – Nông lâm

Lâm Đồng, Tháng 06 năm 2019

Page 2: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

Số

TT

Tên đề tài Họ và tên sinh viên Lớp/ Khoa Họ tên Giáo viên

hướng dẫn

Trang

Tiểu ban 2: Sinh học - Nông lâm

1. Điều tra, thu thập các loài

thực vật thuộc chi Thu hải

đường (Begonia (L.))

(Begoniaceae) ở Lâm

Đồng.

Mai Nhật Bảo Hân

(Chủ nhiệm)

Nguyễn Thị Anh Thư

Nguyễn Cường Thịnh

Nguyễn Thị Minh

Phương

Lớp CSK41/

Khoa Sinh

học

TS. Hoàng Thị

Bình

3

2. Bước đầu nghiên cứu

giống In vitro cây phong

lữ (Pelargonium x

hederaefolium) thông qua

mô sẹo

Trần Thị Vy Phương

(Chủ nhiệm)

Nguyễn Lâm Khánh

Vân

Trần Thị Như Quỳnh

Hoàng Bá Linh

Nguyễn Hữu Phước

CSK40/

Khoa Sinh

học

ThS. Trần Thị

Nhung

3. Tổng hợp nano

azadirachtin từ lá cây sầu

đâu (Azadirachtia indica

A. Juss) và bước đầu khảo

sát trên đối tượng sâu hại

cây trồng

Huỳnh Hữu Duy

(Chủ nhiệm)

Nguyễn Như Minh

Nguyệt

Nguyễn Vũ Bảo Phú

Phạm Minh Anh

SHK39/

Khoa Sinh

học

TS. Nguyễn Thị

Huỳnh Nga

TS. Nguyễn

Minh Hiệp

ThS. Nguyễn

Thanh Thủy Tiên

ThS. Nguyễn

Minh Trí

4. Khảo sát sự biến động về

làm lượng Polysachrite

hòa tan giàu Inulin theo

năm tuổi của rễ củ Đẳng

sâm (Codonopsis javanica)

ở Lâm Đồng

Trần Thị Thùy Linh

(Chủ nhiệm)

Ngô Thị Hải Yến

Mai Trần Văn Hùng

CHK39/

Khoa Nông

lâm

ThS. Nguyễn Thị

Thăng Long

31

Page 3: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2019

ĐIỀU TRA, THU THẬP CÁC LOÀI THỰC VẬT THUỘC CHI THU HẢI ĐƯỜNG

(BEGONIA L.) (BEGONIACEAE) Ở LÂM ĐỒNG

Thuộc nhóm ngành khoa học: Tự nhiên

Sinh viên thực hiện: Mai Nhật Bảo Hân Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: CSK41 – Khoa Sinh học

Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 04 Ngành học: Công nghệ sinh học

Người hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Bình

Lâm Đồng, tháng 05/2019

Page 4: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

4

MỞ ĐẦU

Từ lâu trên thế giới và ở nước ta, Thu hải đường được sử dụng nhiều trong đời sống của con

người. Trong đó, một số loài Thu hải đường có hoa và lá đẹp nên được sử dụng để làm cây cảnh rất

phổ biến như loài Begonia semperflores, Begonia heracleifolia, Begonia reniformis v.v… (Phượng

2011), Begonia cathayana Hemsl., Begonia davisii Hook., Begonia dolifolia Hort. v.v… (Chi 2003).

Bên cạnh đó, có nhiều loài Thu hải đường được thu hái và sử dụng để làm thuốc trị một số loại bệnh

khác nhau như rễ của loài B. aptera dùng để trị bệnh ho gà, sưng amygdal, B. cathayana trị bỏng do

lửa, sái khớp, B. rupicola dùng để nấu canh chua, B. tonkinensis dùng làm thuốc cầm máu và thuốc bổ

v.v… (Chi 2003).

Việt Nam có khoảng hơn 51 loài thực vật thuộc chi Thu hải đường phân bố chủ yếu ở khu vực

miền Bắc và một số ở khu vực miền Trung Tây Nguyên (Chi 2003, Tam 2005, Peng và cộng sự 2015).

Trong đó, loài B. bataiensis được tìm thấy ở Kiên Giang, Việt Nam đã được mô tả và công bố vào năm

2005 (Tam 2005). Ngoài ra, kể từ năm 2015 đến nay có nhiều công bố về các loài mới trong đó có một

số loài thuộc chi Thu hải đường như: B. tamdaoensis (Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), B. sphenantheroides

(tỉnh Hà Giang, tỉnh Tuyên Quang), B. calciphila (Vườn Quốc Gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình), B.

abbreviata (tỉnh Quảng Trị) (Peng và cộng sự 2015). Thêm 6 loài Thu hải đường mới được tìm thấy ở

khu vực núi đá vôi miền Bắc Việt Nam đã được mô tả và công bố gần đây bao gồm Thu hải đường Cao

Bằng (B. caobangensis), Thu hải đường cong (B. circularis), Thu hải đường lá phồng (B.

melanobullata), Thu hải đường Lạng Sơn (B. langsonensis), Thu hải đường lộc (B. loci) và Thu hải

đường dạng núi (B. montaniformis) (Peng và cộng sự 2015).

Lâm đồng là nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp và thận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực

vật với hai Vườn Quốc Gia lớn là Vườn Quốc Gia Cát Tiên và Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà. Tuy

nhiên, cho đến nay trong các tài liệu về thực vật như Cây cỏ Việt Nam (Quyển I) của Giáo sư Phạm

Hoàng Hộ (2003), ở Lâm Đồng chỉ có ba loài được ghi nhận là Begonia langbianesis Baker.f, Begonia

aptera Blume, Begonia martabanica A.DC.

Với mục tiêu tạo tiền đề cho việc di thực các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường góp phần làm

đa dạng các loài cây cảnh ở Việt Nam và làm tăng tính ứng dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trong

thực tiễn chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra, thu thập các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường

(Begonia L.) (Begoniaceaea) ở Lâm Đồng”.

Để thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành những nội dung sau:

- Điều tra một số loài thuộc chi Thu hải đường ở Lâm Đồng.

Page 5: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

5

- Thu thập các loài Thu hải đường ở Lâm Đồng.

- Làm tiêu bản thực vật các mẫu Thu hải đường thu được.

Nội dung thực hiện thêm trong đề tài (ngoài nội dung đã đăng ký như trong thuyết minh):

- Khảo sát khả năng di thực loài Thu hải đường Langbian (Begonia langbianesis) trên giá thể xơ dừa

và trong môi trường thuỷ sinh.

Page 6: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

6

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG

Lâm Đồng là tỉnh miền núi ở phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800–1.000 m so với

mặt nước biển với diện tích tự nhiên khoảng 9.772,19 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, phía Đông giáp

tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam - Đông Nam giáp

tỉnh Bình Thuận (Niên giám thống kê - Tỉnh Lâm Đồng 2015).

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn. Địa hình

tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao, thung lũng nhỏ bằng phẳng. Đất đai ở Lâm

Đồng có chất lượng tốt, khá màu mỡ. Khí hậu nơi đây nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa

biến thiên theo độ cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ

tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18–25C, thời tiết quanh năm ôn

hoà và mát mẻ. Lượng mưa trung bình năm từ 1.750–3.150 mm/năm, độ ẩm trung bình năm dao động

85–87%, số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1.890–2.500 giờ. Các đặc điểm về thời tiết cũng

như thổ nhưỡng đem lại khá nhiều thuận lợi cho sự phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là

nguồn tài nguyên thực vật nơi đây (Niên giám thống kê - Tỉnh Lâm Đồng 2015).

Diện tích rừng ở Lâm Đồng là 617.815 ha, độ che phủ vào khoảng 63% diện tích toàn tỉnh, đây là

nơi có hệ thực vật phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên thực vật tại đây có tiềm năng lớn trong

việc nghiên cứu, khai thác và ứng dụng cho con người để làm nguồn thức ăn, dược liệu, cây cảnh…

(Niên giám thống kê - Tỉnh Lâm Đồng 2015).

1.2. KHÁI QUÁT VỀ HỌ THU HẢI ĐƯỜNG (BEGONIACEAE) VÀ CHI THU HẢI ĐƯỜNG

(BEGONIA L.)

Họ Thu hải đường (Begoniaceae) là một họ thực vật có hoa, có khoảng 1.401 loài, sinh trưởng

trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tất cả các loài trong họ này đều thuộc chi Begonia, chi

Hillebrandia chỉ có duy nhất loài Hillebrandia sandwicensis Oliv. (1866) là loài đặc hữu của quần đảo

Hawaii (Clement và cộng sự 2004).

Chi Thu hải đường (Begonia L.), họ (Begoniaceae) có khoảng 1.400 loài khác nhau phân bố ở

các vùng nhiệt đới Châu Mỹ, Châu Á và một số ít ở Châu Phi (Shui và cộng sự 2002, Chi 2003).

Những loài thực vật thuộc chi Thu hải đường thường là cây thảo hàng năm, cây thảo lưu niên hay

cây bụi thấp có thân rễ hay có củ, có khi mọc đứng phân nhiều cành (Shui và cộng sự 2002, Chi 2003,

Hộ 2003). Lá có cuống, mọc so le, kèm theo những lá kèm sớm rụng, dù có hình dạng thay đổi nhưng

Page 7: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

7

hầu như đều không cân đối (Chi 2003, Hộ 2003). Hoa là hoa dạng đơn tính cùng gốc, hoa đực có đế

hoa lồi mang 2, 4 hay nhiều phiến dạng cánh và nhiều nhị vàng; hoa cái ngược lại, có đế hoa lõm và có

bầu thường chia 3 ô vòi 3 vòi nhuỵ, chẻ đôi ở đầu (Chi 2003, Hộ 2003). Quả nang có 3 cánh, thường

không đều, chứa nhiều hạt rất nhỏ (Chi 2003, Hộ 2003).

Ở khu vực Đông Dương có khoảng 180 đến 200 loài thuộc chi Thu hải đường (Peng và cộng sự

2015). Ở Việt Nam, chi Thu hải đường có khoảng hơn 51 loài phân bố chủ yếu ở khu vực miền Bắc và

một số ở khu vực miền Trung Tây Nguyên (Chi 2003, Tam 2005, Peng và cộng sự 2015).

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI THỰC VẬT THUỘC CHI THU HẢI ĐƯỜNG

TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình nghiên cứu các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường trên thế giới

Từ lâu trên, Thu hải đường được sử dụng nhiều trong đời sống của con người. Trong đó, một số

loài Thu hải đường có hoa và lá đẹp nên được sử dụng để làm cây cảnh rất phổ biến như loài Begonia

semperflores, Beginia heracleifolia, Begonia reniformis v.v… (Phượng 2011). Begonia cathayana

Hemsl., Begonia davisii Hook., Begonia dolifolia Hort. v.v… (Chi 2003).

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều loài thu hải đường được thu hái và sử dụng để

làm thuốc trị một số loại bệnh khác nhau. Ở Trung Quốc, rễ của loài B. aptera được thu hái để dùng trị

bệnh ho gà, sưng amygdal. Loài B. cathayana được sử dụng toàn cây để trị bỏng do lửa, sái khớp (Chi

2003). Ở Việt Nam, một số loài cũng được sử dụng để ăn hoặc làm thuốc trong dân gian như B.

rupicola dùng để nấu canh chua, hay B. tonkinensis dùng để làm thuốc cầm máu và thuốc bổ v.v…

(Chi 2003).

Theo một công bố gần đây thì dịch chiết từ lá loài B. reniformis có khả năng kháng trực khuẩn

mủ xanh (Pseudomonas aeroginosa) và 1 loài vi khuẩn Gram dương khác (Vibrio harvayie) là những

loài gây ra các bệnh truyền nhiễm ở người (da Silva và cộng sự 2018). Bên cạnh đó, dịch chiết thu

được từ một số loài như B. albococcinia, B. cordifolia, B. dipetala, B. fallax và B. floccifera, B.

baliensis cũng có khả năng kháng các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis,

Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa (Maridass 2009, Jeeva và cộng sự 2012, Siregar và cộng

sự 2018).

Ngoài các nghiên cứu liên quan đến hoạt tính sinh học của những loài thuộc chi Thu hải đường

thì trên thế giới cũng có những nghiên cứu liên quan đến phân loại của chi này cũng như các nghiên

cứu công bố các loài Thu hải đường mới cho khoa học. Trong đó, loài B. bataiensis được tìm thấy ở

Kiên Giang, Việt Nam đã được mô tả và công bố vào năm 2005 (Tam 2005). Năm 2012 có 11 loài Thu

Page 8: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

8

hải đường ở Việt Nam và Lào bao gồm: B. alta, B. babeana, B. crassula, B. gesneriifolia, B.

minuscula, B. nahangensis, B. rigidifolia, B. rubrosetosa, B. rugosula, B. sonlaensis, B. viscosa, đã

được công bố bởi Averyanov và cộng sự (Averyanov và cộng sự 2012). Sáu loài Thu hải đường mới

được tìm thấy ở khu vực núi đá vôi miền Bắc Việt Nam đã được mô tả và công bố gần đây bao gồm:

Thu hải đường Cao Bằng (B. caobangensis), Thu hải đường cong (B. circularis), Thu hải đường lá

phồng (B. melanobullata), Thu hải đường Lạng Sơn (B. langsonensis), Thu hải đường lộc (B. loci) và

Thu hải đường dạng núi (B. montaniformis) (Peng và cộng sự 2015).

1.3.2. Tình hình nghiên cứu các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chi Thu hải đường chủ yếu tập trung vào việc phân loại và công

bố các loài mới tìm thấy hoặc các nghiên cứu về nuôi cấy mô một số loài Thu hải đường đang được

trồng làm cảnh. Hiện nay, nước ta còn ít các nghiên cứu liên quan đến việc sưu tập, di thực các loài

Thu hải đường ngoài tự nhiên về trồng.

Tuy vậy, các nghiên cứu về chi Thu hải đường ở Việt Nam đang ngày càng được chú ý. Gần đây

đã có thêm các công bố về các loài mới thuộc chi Thu hải đường ở Việt Nam trong đó có loài B.

bataiensis được tìm thấy ở Kiên Giang, Việt Nam đã được mô tả và công bố vào năm 2005 (Tam

2005). Năm 2013, có 10 loài Thu hải đường ở Việt Nam, đã được công bố bởi Averyanov và cộng sự

(Averyanov và cộng sự 2012). Trong nghiên cứu của Peng và cộng sự đã mô tả và công bố 4 loài Thu

hải đường mới ở miền Bắc Việt Nam năm 2015 bao gồm B. abbreviata, B. calciphila, B.

sphenantheroides và B. tamdaoensis. Ngoài ra, còn có 6 loài mới được tìm thấy ở khu vực núi đá vôi

miền Bắc Việt Nam đã được mô tả và công bố bao gồm Thu hải đường Cao Bằng (B. caobangensis),

Thu hải đường cong (B. circularis), Thu hải đường lá phồng (B. melanobullata), Thu hải đường Lạng

Sơn (B. langsonensis), Thu hải đường lộc (B. loci) và Thu hải đường dạng núi (B. montaniformis)

(Peng và cộng sự 2015).

Page 9: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

9

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường ở Lâm Đồng.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu

Thu thập các công bố liên quan đến các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường như Cây cỏ Việt

Nam (Quyển I) của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ (2003), các công bố mô tả taxon mới thuộc chi Thu hải

đường trong những năm gần đây, công bố về nuôi cấy mô thực vật các loài Thu hải đường hay các

công bố về hợp chất hoá học và hoạt tính sinh học của các loài Thu hải đường v.v…

2.2.2. Phương pháp điều tra thực vật (Thìn 2008)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thiết lập các tuyến điều tra khảo sát ngoài thực địa tại 5 địa điểm

là núi Langbiang, khu vực Cổng Trời, khu vực Dưng Ya Giêng, khu vực Hòn Giao và khu vực Giang

Ly. Tại các địa điểm nghiên cứu chúng tôi tiến hành thu thập mẫu ở ven suối, những nơi ẩm ướt và khu

vực nước đọng.

2.2.3. Phương pháp hình thái so sánh (Thìn 2008)

Phương pháp hình thái so sánh được sử dụng để định danh các mẫu thực vật đã thu thập được.

Dựa vào các bộ phận như thân, lá và hoa của mẫu vật so sánh với các loài đã được mô tả trước đó cũng

như sử dụng hình ảnh của các tiêu bản sẵn có trong các cơ sở dữ liệu trực tuyến như JSTOR

(http://plants.jstor.org - dữ liệu thực vật thế giới), Thực vật Trung Quốc

(http://www.efloras.org/flora_page.aspx?flora_id=2), Bảo tàng Paris

(https://science.mnhn.fr/institution/mnhn/collection/) v.v… để định danh các loài Thu hải đường ở Lâm

Đồng.

2.2.4. Thu mẫu thực vật ngoài thực địa (Thìn 2008)

- Sau khi thu mẫu ngoài thực địa, mẫu cần được xử lí tại chỗ để bảo quản từ lúc thu mẫu đến lúc

mang về.

- Đối với mẫu thu để làm tiêu bản thực vật, sau khi thu mẫu được đặt bên trong giấy báo và ép sơ bộ.

- Đối với mẫu thu về để trồng và làm thí nghiệm đánh giá khả năng di thực, sau khi thu cho mẫu vào

túi nilon.

Page 10: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

10

2.2.5. Phương pháp xử lí tiêu bản thực vật trong phòng thí nghiệm

Mẫu sau khi đem về phòng thí nghiệm được ép và sấy ở nhiệt độ từ 200–300C trong khoảng 20–

24 giờ. Sau đó, mẫu được chỉnh sửa và hoàn thiện làm tiêu bản thực vật. Tiêu bản thực vật có nhãn mác

với đầy đủ thông tin: Tên khoa học, tên đồng nghĩa, tên thông thường, số hiệu mẫu, tên người thu mẫu,

thời gian và địa điểm thu mẫu.

2.2.6. Khảo sát khả năng di thực loài Thu hải đường Langbian (Begonia langbianesis)

2.2.6.1. Khảo sát khả năng trồng trên giá thể xơ dừa

- Giá thể giâm hom: Giá thể xơ dừa.

- Hoá chất giâm hom: Thuốc hồng.

- Bố trí thí nghiệm:

Độ dài hom: trung bình khoảng 15 cm.

Hom cách hom 5.5 cm; hàng cách hàng 6 cm.

Cắm hom nghiêng 75 so với mặt phẳng nằm ngang.

Thí nghiệm lặp lại 3 lần, mỗi lần thực hiện trên 10 hom, và một lô đối chứng.

- Theo dõi thí nghiệm và đo kích thước, số lượng rễ tại 2 mốc thời gian:14 và 28 ngày giâm hom.

2.2.6.2. Khảo sát khả năng trồng trong môi trường thuỷ sinh

- Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của loài Thu hải đường Langbian trong môi trường

nước: sử dụng nước máy.

- Bố trí thí nghiệm:

Độ dài cây con khi đưa vào môi trường thuỷ sinh: 10–15 cm.

Bình đựng mẫu: ly nhựa trong.

Lượng nước trong bình ban đầu: 50 ml.

Thời gian và lượng nước bổ sung: sau 5 ngày, bổ sung 10ml.

Thí nghiệm lặp lại ba lần, mỗi lần thực hiện trên 5 cây con.

- Theo dõi thí nghiệm và đo kích thước, số lượng lá sau 15 ngày bố trí thí nghiệm.

2.2.7. Phương pháp xử lí số liệu

- Trong nghiên cứu này, chúng tôi xử lí số liệu dựa trên phần mềm Excel 2016. Số liệu được xử lý để

thu giá trị trung bình và độ lệch chuẩn dựa vào số liệu thu được trong 3 lần thí nghiệm lặp lại.

- Giá trị trung bình (hàm AVERAGE): = (n: số lần lặp lại).

Page 11: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

11

Độ lệch chuẩn (hàm STDEV): S= .

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THU THẬP CÁC LOÀI THU HẢI ĐƯỜNG Ở LÂM ĐỒNG

Sau khi tiến hành khảo sát tại 5 tuyến nghiên cứu: núi Langbiang, khu vực Cổng Trời, khu vực

Dưng Ya Giêng, khu vực Hòn Giao, khu vực Giang Ly, chúng tôi đã thu được 12 mẫu thực vật thuộc

chi Begonia L., ký hiệu: BGN 01, BGN 02, BGN 03, BGN 04, BGN 05, BGN 06, BGN 07, BGN 08,

BGN 09, BGN 10, BGN 11, BGN 12. Trong số đó, chúng tôi đã định danh được 04 loài và 01 loài

chưa định danh được (Bảng 1).

Bảng 1: Danh mục các loài Thu hải đường ở Lâm Đồng.

STT Tên khoa học Địa điểm thu mẫu Số hiệu

tiêu bản Ghi chú

1 Begonia hatacoa Buch.-

Ham.ex D.Don Sơn Thái 788 m BGN 03

Ghi nhận mới

ở Lâm Đồng

2 Begonia langbianesis Baker

f.

Bidoup Núi Bà

2062 m, 1489 m,

1602 m, 1669 m.

1698 m.

BGN 01,

BGN 04,

BGN 05,

BGN 06,

BGN 07,

BGN 08

Loài đặc hữu ở

Lâm Đồng

3 Begonia longifolia Blume Hòn Giao 1672 m BGN 02 Ghi nhận mới

ở Việt Nam

4 Begonia palmata D.Don Sơn Thái 788 m BGN 09

5 Begonia sp. Sơn Thái 788 m

BGN 10,

BGN 11,

BGN 12

Có thể là loài

mới cho khoa

học

Thông qua kết quả điều tra và thu thập mẫu vật của các loài Thu hải đường ở một số địa điểm

thuộc khu vực Lâm Đồng chúng tôi tiến hành thu mẫu để làm tiêu bản thực vật khô dùng để lưu trữ

Page 12: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

12

trong phòng bảo tàng thực vật và thu mẫu dùng để làm bộ sưu tập các loài Thu hải đường hoa dại có lá

và hoa đẹp.

3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA CÁC LOÀI THU HẢI ĐƯỜNG THU

ĐƯỢC Ở LÂM ĐỒNG

3.2.1. Begonia hatacoa Buch.-Ham. ex D.Don (1825)

- Tên đồng nghĩa: Begonia rubrovenia Hook., Platycentrum rubrovenium (Hook.) Klotzsch (The

Plant List 2013).

- Tên thông thường: Thu hải đường.

- Đặc điểm sinh học: (Hình 1)

Thân thảo lâu năm, cây cao khoảng 10–40 cm. Mọc thành cụm hoặc có khi đơn độc. Thân và một

số ít rễ nằm trên mặt đất, một số ít rễ cắm xuống phía dưới mặt đất. Tại vị trí các mấu của những

phần lóng ở thân nằm ngang trên mặt đất có các nhánh và cuống lá thẳng đứng hướng lên phía

trên.

Thân thảo, nhẵn, trơn, tròn, màu đỏ hơi đậm, không có rãnh. Trên thân có lông thưa thớt. Lông

nhỏ, mỏng, ngắn, có màu vàng hơi nâu. Thân cây có nhiều lóng, đầu trên và đầu dưới của lóng có

mấu. Tại các mấu, thân cây phân nhánh hoặc mọc ra cuống lá. Ngoài ra, tại các mấu trên thân cây

còn có rễ và lá kèm. Thân cây cao khoảng 20–29 cm, đường kính khoảng 0.5 cm. Mỗi lóng trên

thân dài khoảng 7–9 cm. Có những đoạn lóng của thân khi già nằm ngang trên mặt đất và có rễ

cắm xuống mặt đất.

Cuống lá trơn, tròn, nhẵn, màu đỏ sẫm, không có rãnh. Trên cuống có lông thưa thớt, lông ngắn,

màu vàng hơi nâu. Khi còn non cuống lá có nhiều lông bao phủ. Từ mỗi cuống mọc ra một lá.

Gốc của cuống có các lá kèm mọc thành đôi. Cuống lá dài khoảng 5–7 cm, đường kính cuống lá

khoảng 0.2–0.3 cm.

Lá đơn nguyên, dạng bất đối. Mép lá có răng thưa thớt, răng phân bố không đều, tại đầu mỗi răng

có màu đỏ. Phiến lá màu xanh tươi, hình tim bất đối, trơn, mịn, nhẵn, không có lông. Gốc lá dạng

tròn bất đối xứng. Chóp lá dạng chóp nhọn. Mặt trên có màu đậm hơn mặt dưới. Khi còn non lá

có màu xanh rất nhạt, có nhiều lông ở mặt dưới, mép của phiến lá có răng rất rõ. Khi trưởng

thành phiến lá dài khoảng 8–12 cm, rộng khoảng 4–6.5 cm. Lá mọc theo kiểu mọc cách.

Lá kèm sớm rụng nằm ở phần gốc của cuống lá. Lá kèm có hình tam giác, có lông, màu nâu. Lá

kèm thường dài khoảng 1–1.5cm và rộng 0.2–0.3 cm.

Page 13: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

13

Gân lá phân bố theo kiểu gân hình chân vịt, với 5–6 gân chính lớn, có kích thước gần bằng nhau

xuất phát từ gốc của phiến lá và tách rời nhau, phân bố về mép của phiến. Trên các gân chính có

gân phụ phát triển thành các cặp gân hướng về phía mép của phiến lá. Khi lá còn non gân lá nổi

rõ trên bề mặt ở mặt dưới của phiến lá, có màu đỏ gần như màu của cuống lá, khi đã trưởng thành

gân lá bằng phẳng hơn trên bề mặt ở mặt dưới của phiến lá và có màu xanh như màu của phiến

lá.

Rễ có dạng rễ chùm ở phần gốc của thân. Gồm nhiều rễ con có chiều dài gần bằng nhau. Có một

số rễ bám xuống dưới mặt đất và một số rễ nằm trên mặt đất. Ngoài phần gốc của thân, tại vị trí

các mấu của thân cũng có rễ. Rễ thường dài 19–23 cm, đường kính rễ khoảng 0.5 mm.

Hình 1: Begonia hatacoa Buch.-Ham. ex D.Don.

A: Mặt trước lá, B: Mặt sau lá, C: Nụ hoa.

3.2.2. Begonia langbianesis Baker f. (1921)

- Tên thông thường: Thu hải đường Langbian.

- Đặc điểm sinh học: (Hình 2)

Thuộc thực vật thân thảo, mọc thành cụm hoặc có khi đơn độc. Thân và một số ít rễ nằm trên mặt

đất, một số ít rễ cắm xuống phía dưới mặt đất. Tại vị trí các mấu của những phần lóng ở thân nằm

ngang trên mặt đất có các nhánh và cuống lá thẳng đứng hướng lên phía trên.

Thân tròn, màu đỏ sẫm hoặc xanh, không có rãnh. Trên thân có nhiều lông. Lông ngắn, màu nâu.

Page 14: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

14

Thân có phân nhánh hoặc thân đơn. Trên thân có rễ, thân có các mấu, tại vị trí các mấu thân phân

nhánh hoặc phát triển cuống lá. Ngoài ra, tại vị trí mấu còn có rễ và chồi. Chồi có các lá vảy bao

bọc. Giữa hai mấu là lóng, lóng có kích thước khoảng 10–25 cm. Thân thường cao khoảng 30–50

cm, đường kính thân khoảng 0.5–0.9 cm. Có những đoạn lóng của thân nằm ngang trên mặt đất

và có rễ tại vị trí mẫu cắm xuống mặt đất.

Cuống lá là phần nối phiến lá với thân. Cuống lá tròn, có lông, màu xanh khi còn non và màu đỏ

đậm khi đã trưởng thành, không có rãnh. Khi còn non cuống lá có rất nhiều lông màu đỏ nhạt bao

phủ. Khi trưởng thành cuống lá có lông màu nâu nhạt. Từ mỗi cuống mọc ra một lá. Gốc của

cuống có các lá kèm mọc thành đôi. Cuống lá dài khoảng 5–15 cm, đường kính cuống lá khoảng

0.2–0.5 cm.

Lá đơn, hình chân vịt, thường có 5 thuỳ. Lá còn non có màu đỏ đậm và có rất nhiều lông. Mép lá

có răng thưa thớt, mép lá khi còn non có màu đỏ nhìn thấy rõ. Phiến lá màu xanh lục, bất đối, có

rất nhiều lông. Khi lá còn non, lông mềm và dày đặc, khi trưởng thành lông cứng hơn và phân bố

thưa thớt hơn. Gốc lá hình tim bất đối xứng, có khoảng hở giữa hai bên. Khi trưởng thành phiến

lá dài khoảng 8–12 cm, rộng khoảng 9–14 cm. Lá mọc theo kiểu mọc cách.

Lá kèm sớm rụng, phát triển theo cặp ở phần gốc của cuống lá, hình tam giác, chóp nhọn kéo dài,

viền chóp màu đỏ, có nhiều lông. Lá kèm có màu đỏ khi đang bao lấy chồi và có màu xanh khi

chồi đã phát triển thành lá, thường dài khoảng 1–1.9 cm và rộng 0.3–0.6 cm.

Chồi phát triển từ mấu của thân, bên cạnh một gốc của cuống lá khác. Chồi được bọc trong hai lá

kèm, thường cao khoảng 0.5–0.9 cm.

Gân lá phân bố theo kiểu gân hình chân vịt, với 5–7 gân chính lớn, có kích thước gần bằng nhau

xuất phát từ gốc của phiến lá và tách rời nhau phân bố về mép của phiến. Trên các gân chính có

gân phụ phát triển thành các cặp gân hướng về phía mép của phiến lá. Khi lá còn non gân lá nổi

rõ ở mặt dưới của phiến lá, khi đã trưởng thành gân lá bằng phẳng hơn trên bề mặt ở mặt dưới

của phiến lá và có màu xanh như màu của phiến lá.

Rễ có dạng rễ chùm ở phần gốc của thân. Có một số rễ bám xuống dưới mặt đất và một số rễ nằm

trên mặt đất. Ngoài phần gốc của thân thì tại vị trí các mấu của thân cũng có rễ. Ở cây trưởng

thành rễ thường dài 20–30 cm, đường kính khoảng 0.5 mm.

Hoa đơn tính cùng gốc, cánh hoa màu trắng hoặc hồng nhạt, mặt dưới cánh hoa có nhiều lông

màu đỏ hồng. Hoa đực có 4 cánh hoa, hai cánh ngoài hình trứng, to, hai cánh trong hình elip,

Page 15: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

15

nhỏ. Bộ nhị màu vàng, bao phấn đính gốc, cuống hoa màu hồng nhạt. Hoa cái có 6 cánh hoa, bốn

cánh ngoài có hình tim, hai cánh trong có hình elip. Bộ nhuỵ màu vàng, nhuỵ xoắn ốc. Bầu nhuỵ

có màu xanh, trên bầu nhuỵ có rất nhiều lông màu đỏ hồng.

Hình 2: Begonia langbianesis Baker f.

A: Mặt trước lá, B: Mặt sau lá, C: Nụ hoa, D: Lá non, E.F: Hoa đực, G.H: Hoa cái, I: Lá kèm.

3.2.3. Begonia longifolia Blume (1823)

- Tên đồng nghĩa: Begonia crassirostris Irmsch., Begonia inflata C.B.Clarke, Begonia tricornis Ridl.,

Begonia trisulcata (A.DC.) Warb., Casparya trisulcata A.DC., Diploclinium longifolium (Blume)

Miq. (The Plant List 2013).

- Tên thông thường: Thu hải đường

- Đặc điểm sinh học: (Hình 3)

Thân thảo lâu năm mọc thành cụm. Thân nằm ngang trên mặt đất. Cuống lá, lá và hoa hướng lên

trên.Thân nhẵn, trơn, tròn, màu xanh lục hơi xám, không có rãnh. Trên thân có rễ ngắn. Thân có

phân nhánh, trên thân có các mấu. Tại các mấu phát triển cuống lá.

Cuống lá là phần nối phiến lá với thân. Cuống lá trơn, tròn, nhẵn, màu xanh sẫm, có rãnh nông.

Cuống của lá trưởng thành dài 10–12 cm, đường kính khoảng 0.25 cm. Gốc cuống có màu hơi

nâu.

Lá đơn nguyên, dạng bất đối. Lá mọc trên cuống. Mép lá có răng nhỏ và phân bố đều. Phiến lá

Page 16: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

16

màu xanh lục sẫm, hình tim bất đối, trơn, mịn, nhẵn, không có lông. Gốc lá hình tim bất đối

xứng. Chóp lá dạng chóp nhọn. Mặt trên có màu đậm hơn mặt dưới. Lá mọc cách. Lá trưởng

thành có chiều dài khoảng 13 cm, rộng khoảng 7 cm.

Lá kèm sớm rụng phát triển ở gốc cuống lá, bọc lấy chồi, màu đỏ nâu, có lông, dài 0.8–1 cm,

rộng 0.25–0.35 cm.

Chồi cao 1–1.2 cm, rộng 0.3 cm. Chồi có đôi lá kèm bao bọc, màu xanh hoặc đỏ.

Gân lá phân bố theo kiểu gân hình chân vịt, với 5–7 gân chính, có kích thước gần bằng nhau xuất

phát từ gốc của phiến lá và tách rời nhau, phân bố về mép của phiến. Trên các gân chính có gân

phụ phát triển thành các cặp gân hướng về phía mép của phiến lá.

Trên một cuống phát triển hai hoa. Hoa đực có 4 cánh, bên ngoài là hai cánh hình trứng to và

rộng hơn hai cánh bên trong, bên trong là hai cánh hình elip. Nhị có màu vàng, chỉ nhị ngắn, bao

phấn hình trứng, đính gốc. Hoa cái có 5 cánh, không đều nhau, cánh hoa hình elip. Nhuỵ hoa màu

vàng, hình xoắn ốc.

Hình 3: Begonia longifolia Blume

A: Mặt trước lá, B: Mặt sau lá, C: Hoa đực, D: Hoa cái.

3.2.4. Begonia palmata D.Don (1825)

- Tên đồng nghĩa: Begonia bowringiana Champ. ex Benth., Begonia crassisetulosa (Irmsch)

F.A.Barkley & Golding, Begonia ferruginea Hayata, Begonia laciniata Roxb., Begonia principalis

(Irmsch) F.A.Barkley & Golding, Begonia randaiensis Sasaki, Begonia roylei K.Koch, Doratometra

Page 17: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

17

bowringiana (Champ. ex Benth.) Seem. (The Plant List 2013).

- Tên thông thường: Thu hải đường rìa, Thu hải đường lá rìa, Thu hải đường xẻ mép, Thu hải đường

dại, Chua khan lông, Thu hải đường chân vịt.

- Đặc điểm sinh học: (Hình 4)

Thực vật thân thảo. Thân đơn hay phân nhánh. Thân tròn, màu xanh, trên thân có nhiều lông màu

nâu, có mấu, tại mấu thân phân nhánh hoặc phát triển chồi. Lóng dài khoảng 6–20 cm.

Cuống lá tròn, màu xanh, không có rãnh, có lông dày, màu nâu. Gốc cuống có lá kèm. Cuống dài

từ 7–19 cm. Từ mỗi cuống lá phát triển 1 phiến lá.

Lá đơn, có chẻ thuỳ. Gốc lá hình tim, không cân. Mép lá có rất nhiều răng nhỏ, đều. Phiến lá hình

chân vịt, xanh đậm, trên phiến có rất nhiều lông cứng, màu nâu, có thuỳ nhọn. Phiến lá dài 14–24

cm, rộng 18–22 cm. Lá mọc cách.

Lá kèm sớm rụng, màu đỏ, có nhiều lông, phát triển ở gốc cuống lá. Lá kèm dài 2.7–2.9 cm, rộng

0.5–0.9 cm.

Chồi phát triển từ mấu thân, bên cạnh gốc cuống lá khác. Chồi cao 0.9 cm, rộng 0.4 cm, được bọc

trong đôi lá kèm.

Gân lá phân bố theo kiểu gân hình chân vịt, với 4–5 gân chính, xuất phát từ gốc của phiến lá và

tách rời nhau phân bố về mép của phiến. Trên các gân chính có 3–4 gân phụ phát triển thành các

cặp gân hướng về mép của phiến lá. Gân nổi rõ trên bề mặt của mặt dưới phiến lá.

Hoa đực có 4 cánh hoa màu trắng, hai cánh ngoài hình trứng, hai cánh trong hình elip. Bộ nhị

màu vàng, bao phấn đính gốc. Mặt sau hai cánh hoa bên ngoài có nhiều lông, phần gốc cánh hoa

màu vàng.

Page 18: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

18

Hình 4: Begonia palmata D.Don

A: Mặt trước lá, B: Mặt sau lá, C: Lá non, D: Chồi và lá kèm, E.F. G: Quả,

H. I: Hoa đực.

3.2.5. Begonia sp.

- Đặc điểm sinh học: (Hình 5)

Thực vật thân thảo, sống theo cụm hoặc có khi đơn độc. Thân trơn, tròn, nhẵn, không có rãnh,

không có lông, màu xanh. Trên thân thường có từ 4–5 lá, có mấu, màu hơi nâu, tại vị trí mấu có

rễ và phân nhánh hay phát triển chồi. Lóng dài 2.7–4.5 cm. Thân cao 15–20 cm.

Cuống lá phát triển từ mấu. Cuống lá trơn, tròn, không có rãnh, màu xanh. Khi lá còn non cuống

lá có rất nhiều lông màu đỏ hồng, khi lá trưởng thành cuống có lông thưa thớt, nhạt màu hơn. Ở

gốc cuống lá có lá kèm, lá bẹ hay chồi. Cuống lá dài 1.7–5 cm, đường kính 0.25–0.3 cm.

Lá đơn nguyên, dạng bất đối. Mép lá có răng phân bố đều, nhỏ, tại mỗi đầu răng có màu đỏ. Gốc

lá hình tim, bất đối. Chóp lá hình mũi nhọn kéo dài. Phiến lá hình tim, không cân, có màu xanh

lục, trơn, nhẵn, không có lông ở hai mặt. Mặt trên phiến có màu đậm hơn mặt dưới, chính giữa

các gân chính và gân phụ có các vệt màu trắng hơi xanh có nhiều hình dạng và kích thước khác

nhau. Các vệt lớn có chiều dài khoảng 2.5–3.5 cm, chiều rộng khoảng 0.8–1 cm.

Lá kèm sớm rụng, phát triển tại gốc cuống lá, có nhiều lông, có màu đỏ đậm. Lá kèm dài 1–1.2

cm, rộng 0.25–0.3 cm.

Chồi phát triển từ mấu, bên cạnh gốc cuống lá khác hay từ nhánh của thân. Chồi màu xanh, được

Page 19: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

19

bọc bởi đôi lá kèm. Chồi cao 0.8–1cm, rộng 0.25–0.35 cm.

Gân lá phân bố theo kiểu gân hình chân vịt, với 5–7 gân chính, xuất phát từ gốc của phiến lá và

tách rời nhau phân bố về mép của phiến. Trên các gân chính có 3–4 gân phụ phát triển thành các

cặp gân hướng về mép của phiến lá. Gân nổi rõ trên bề mặt ở mặt dưới của phiến lá.

Hình 5: Begonia sp.

A: Mặt trước lá, B: Mặt sau lá, C: Chồi, D: Lá kèm.

Căn cứ vào kết quả so sánh về mặt hình thái của loài Begonia sp. với các loài Begonia khác đã

được công bố trước đó, chúng tôi nhận thấy loài này chỉ có một số đặc điểm giống nhất với loài loài

Begonia masoniana Irmsch. ex Ziesenh phân bố nhiều ở Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam (Huang và

cộng sự 1999) như: Lá đơn nguyên, chóp lá dạng chóp nhọn, phiến lá có vệt nhạt màu giữa gân chính

và các gân phụ. Tuy nhiên hai loài này có những đặc điểm khác biệt được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2: So sánh loài Begonia masoniana Irmsch. ex Ziesenh. và loài Begonia sp. (BGN10, BGN11,

BGN 12).

Đặc điểm

so sánh

Begonia sp. (BGN10, BGN11,

BGN12)

Begonia masoniana Irmsch. ex

Ziesenh.

Phiến lá

Hình tim, chóp không cân theo

phiến, trên phiến không có lông,

trơn, nhẵn.

Hình thận, chóp lệch một bên phiến,

trên phiến có rất nhiều lông.

Cuống lá

Cuống lá trơn tròn, có ít lông màu

đỏ hồng.

Cuống có màu xanh, hơi nâu ở gốc.

Cuống lá có lông dày, cuống màu

đỏ, lông trên cuống màu trắng.

Page 20: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

20

Mép lá Mép lá có răng nhỏ, phân bố đều. Mép lá có nhiều răng, nhìn rõ.

Hình 6: So sánh loài Begonia sp. (BGN10, BGN11, BGN 12) và loài Begonia masoniana Irmsch. ex

Ziesenh.

3.2.6. Đặc điểm sinh thái của các loài Thu hải đường trong nghiên cứu

- Các loài Thu hải đường thu thập được trong nghiên cứu này thường sinh sống ở dưới các tán rừng

kín thường xanh, mọc ở ven suối, xung quanh khu vực nước đọng, trên thân cây mục hoặc bám trên

đá. Cây phát triển ở đất tơi xốp, ẩm ướt, dưới tán rừng lá rộng, ở những nơi có ánh sáng nhẹ và độ

ẩm cao. Điều kiện sinh thái này rất phù hợp với điều kiện sinh thái của các loài thu hải đường đã

được công bố trong các tài liệu của những tác giả trước.

- Những cây thuộc chi Thu hải đường thường có thân mọng nước, mọc thành cụm hay đơn lẻ nhưng

gần nhau. Thân của nằm ngang trên mặt đất, tại các mấu thường phân nhánh, phát triển lá mới

hướng lên trên hay có rễ cắm xuống mặt đất.

3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG DI THỰC LOÀI THU HẢI ĐƯỜNG LANGBIAN

(BEGONIA LANGBIANESIS)

3.3.1. Kết quả khảo sát khả năng trồng trên giá thể xơ dừa

Sau khi tiến hành giâm hom, đặt hom trong điều kiện tự nhiên. Sau một thời gian tiến hành chăm

sóc, chúng tôi thu nhận được kết quả phát triển của hom.

- Dấu hiệu phát triển:

Page 21: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

21

Sau 14 ngày, hom bật chồi.

Sau 28 ngày , hom phát triển thành lá hoàn chỉnh.

- Dấu hiệu ra rễ:

Sau 14 ngày, hom chưa có rễ.

Sau 28 ngày, hom có 5–7 rễ.

Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát sự phát triển của cây Thu hải đường Langbian trên môi trường

đất. Sau 30–40 ngày, cây có sự phát triển về lá và rễ. Tuy nhiên lá có màu xanh nhạt và hơi vàng so với

cây thu từ thực địa.

Hình 7: Sự phát triển chồi

A: Hom sau 14 ngày, B: Hom sau 28 ngày.

Page 22: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

22

Hình 8: Sự phát triển rễ.

Hình 9: A: Thu hải đường Langbian mọc ngoài tự nhiên, B: Thu hải đường Langbian trồng trên giá thể.

Page 23: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

23

Bảng 3: Kết quả khảo sát trên giá thể xơ dừa sau 28 ngày.

Số hom

trong một

khay

Số lượng rễ

trung bình

Chiều dài rễ

trung bình

(cm )

Số chồi

trung bình

Chiều cao

chồi trung

bình (cm)

Mẫu đối

chứng 10 5.9 3.2 1.8 0.7 1.2 0.6 1.5 2.1

Mẫu thuốc

hồng 10 8.7 2.4 1.7 0.6 0.4 0.5 0.2 0.5

Thông quá số liệu từ các lô thí nghiệm chúng tôi nhận thấy:

- Số hom sống trên lô đối chứng là 10/10 hom. Số hom sống trên lô thí nghiệm là 8/10 hom.

- Số rễ trung bình: ở hom đối chứng cho số rễ trung bình ít hơn số rễ trung bình của hom sử dụng

thuốc hồng. Tuy nhiên chiều dài trung bình của rễ ở các hom đối chứng dài hơn. Số rễ trung bình

của các hom ở lô đối chứng tuy ít hơn nhưng lại dài hơn so với số rễ trung bình của các hom ở lô thí

nghiệm. Trong giai đoạn giâm hom, cây ra rễ nhiều sẽ tốt hơn so với cây ra rễ ít mặc dù rễ dài hơn.

- Số chồi trung bình: ở hom đối chứng có số chồi trung bình nhiều hơn và chiều cao trung bình của

chồi là cao hơn so với chồi ở các hom của lô thí nghiệm. Các hom ở lô thí nghiệm có sử dụng chất

kích thích ra rễ do đó các hom đều tập trung chất dinh dưỡng để phát triển rễ.

Các hom ở lô đối chứng và lô thí nghiệm đều có thể ra rễ và có chồi cây, đây là cơ sở ban đầu

cho thấy loài Thu hải đường Langbian có thể trồng trên giá thể xơ dừa.

3.3.2. Kết quả khảo sát khả năng trồng trong môi trường thuỷ sinh

Sau một thời gian quan sát sự sinh trưởng và phát triển của cây Thu hải đường trong môi trường

thuỷ sinh chúng tôi nhận thấy đây là loài có khả năng sinh trưởng và phát triển trong môi trường thuỷ

sinh.

Tỉ lệ cây sống trong môi trường thuỷ sinh của cây Thu hải đường: 18/25 cây. Thời gian phát triển

của lá từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành trung bình khoảng: 12–15 ngày. Cây nuôi trong môi trường

thuỷ sinh có lá nhạt màu hơn so với cây thu từ thực địa. Nguyên nhân là do khi đưa về phòng thí

nghiệm trồng để khảo sát, cây được đặt trong môi trường có ánh sáng nhiều hơn so với ngoài thực địa.

Do đó, lá cây không cần nhiều diệp lục như trong môi trường thiếu sáng tại nơi thu mẫu.

Page 24: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

24

Hình 10: Sự phát triển của lá trong môi trường thuỷ sinh

A: Sau 2 ngày, B: Sau 7 ngày, C: Sau 15 ngày.

Hình 11: A: Lá loài Thu hải đường Langbian ngoài tự nhiên, B: Lá loài Thu hải đường Langbian sau

khi trồng trong môi trường thuỷ sinh 15 ngày.

Page 25: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

25

Bảng 4: Kết quả khảo sát khả năng trồng trong môi trường thuỷ sinh.

Số lượng lá

Chiều dài lá

sau 15 ngày

(cm)

Chiều rộng lá

sau 15 ngày

(cm)

Chiều dài lá

sau 28 ngày

(cm)

Chiều rộng lá

sau 28 ngày

(cm)

1.6 0.2 3.9 1.3 1.4 0.6 10.5 2.8 4.7 1.2

(Chiều dài lá tính cả chiều dài cuống lá)

Dựa trên kết quả thu được sau bốn tuần nuôi trong môi trường thuỷ sinh chúng tôi nhận thấy

rằng: sau hai tuần, 14/18 lô thí nghiệm có lá vừa bật từ chồi phát triển thành lá trưởng thành, 4/18 cây

có chồi đều phát triển thành lá non. Hầu hết các cây đều có sự phát triển của rễ mới có màu trắng hơi

trong. Cây có sự phát triển của lá và rễ do đó đây là cơ sở để có thể trồng loài thu hải đường Langbian

trong môi trường thuỷ sinh.

Page 26: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả của đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau:

- Năm loài Thu hải đường đã được thu thập ở một số khu vực của Lâm Đồng, trong đó 04 loài đã

được định danh là: Begonia langbianesis Baker f., Begonia longifolia Blume, Begonia hatacoa

Buch.-Ham.ex D.Don, Begonia palmata D.Don.

- Trong đó, loài Begonia hatacoa Buch.-Ham.ex D.Don là loài được ghi nhận mới ở Lâm Đồng và

loài Begonia longifolia Blume là loài được ghi nhận mới ở Việt Nam. 01 loài Thu hải đường chưa

thể định danh vì thiếu dẫn liệu về hoa và quả (Begonia sp. (BGN10, BGN11, BGN 12).

- Bộ tiêu bản khô của 05 loài thu được từ nghiên cứ này đã được hoàn thành và lưu trữ tại phòng Bảo

tàng thực vật của Đại học Đà Lạt.

- Loài Begonia langbianensis Baker.f có thể trồng trên giá thể xơ dừa và trong môi trường thuỷ sinh,

do đó có thể di thực nhằm sử dụng làm cây cảnh.

KIẾN NGHỊ

- Cần thu thập thêm hoa và quả của loài Begonia sp. để có thể định danh chính xác loài này hoặc mô

tả loài mới.

- Cần có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển loài Thu hải đường

Langbian nói riêng và một số loài Thu hải đường khác nói chung.

- Cây Thu hải đường có lá và hoa đẹp, có thể sống trong môi trường thuỷ sinh và môi trường đất nên

cần có kế hoạch di thực và phát triển, nhân trồng dùng làm cây cảnh.

Page 27: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Võ Văn Chi (2003) Từ điển thực vật thông dụng, (Tập 1). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,

2003.

Phạm Hoàng Hộ (2003) Cây cỏ Việt Nam (Quyển I), Nhà xuất bản Trẻ.

Niên giám thống kê Tỉnh Lâm Đồng (2015).

http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Default.aspx?Act=10&IDNews=726

Phượng (2011) Luận văn Thạc sĩ ngành cảnh quan và kỹ thuật Hoa viên “Nghiên cứu giá thể

trồng cây Thu hải đường (Begonia semperflorens Link. et Otto) bằng phương pháp tưới nhỏ giọt”,

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, NTB.

Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nhà xuất bản đại học quốc gia

Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Averyanov, L. V., Nguyen, Q. H. (2012). Eleven new species of Begonia L. (Begoniaceae) from

Laos and Vietnam. Turczaninowia, 15(2), 5-32.

Clement, W. L., Tebbitt, M. C., Forrest, L. L., Blair, J. E., Brouillet, L., Eriksson, T., & Swensen,

S. M. (2004) Phylogenetic position and biogeography of Hillebrandia sandwicensis (Begoniaceae): a

rare Hawaiian relict. American Journal of Botany, 91(6), 905-917.

da Silva AG, Silva MW, Bezerra GB, Ramos CS (2018) The first report of chemical and

biological study of essential oil from Begonia reniformis leaf (Begoniaceae). Eclética Química Journal:

42(1):60-4.

Huang CJ, Zhang YT, Bartholomew B (1994) Begonia. In: Zhengyi W, Raven PH, Deyuan H

(Eds) Flora of China. Volume 13.

Jeeva S, Marimuthu J (2012) Anti–bacterial and phytochemical studies on methanolic extracts of

Begonia floccifera Bedd. flower. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine: 2(1): S151-4.

Maridass M (2009) The phytochemical and antibacterial screening of the species of Begonia.

Pharmacologyonline:78-82.

Peng CI, Lin CW, Yang HA, Kono Y, Nguyen HQ (2015) Six new species of Begonia

(Begoniaceae) from limestone areas in Northern Vietnam. Botanical studies: 56(1):9.

Page 28: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

28

Regar HM, Purwantoro R, Praptiwi P, Agusta A (2018) Antibacterial potency of simple fractions

of ethyl acetate extract of Begonia baliensis. Nusantara Bioscience: 10(3):159-63.

Tam TQ (2005) Begonia bataiensis Kiew, a new species in Section Leprosae (Begoniaceae) from

Vietnam. Gard Bull Singapore: 57:19-23.

The Plant List (2013) Version 1.1. Published on the Internet. http://www.theplantlist.org/

[accessed 15th March, 2019]

CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN

http://plants.jstor.org

http://www.efloras.org/flora_page.aspx?flora_id=2

https://science.mnhn.fr/institution/mnhn/collection/

Page 29: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

29

Trần Thị Nhung

Page 30: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

30

Nguyễn Thị Huỳnh Nga

Page 31: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ HÀM LƯỢNG POLYSACHRITE HÒA TAN GIÀU INULIN

THEO NĂM TUỔI CỦA RỄ CỦ ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica) Ở LÂM ĐỒNG

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thùy Linh` Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: CHK39, Khoa Nông Lâm Năm thứ: 4/Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Công Nghệ Sau Thu Hoạch

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thăng Long,

LÂM ĐỒNG, 6/2019

Page 32: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

32

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình và kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Những số liệu và kết quả

trong bài báo cáo tổng kết này hoàn toàn trung thực. Các nhận xét, luận điểm, dữ liệu được trích dẫn

đầy đủ và hoàn toàn chính xác. Đồng thời, chúng tôi xin cam kết rằng kết quả nghiên cứu được trình

bày trong báo cáo tổng kết này chưa từng được công bố ra ngoài.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Đà Lạt, ngày 30 tháng 05 năm 2019

Tác giả

Trần Thị Thùy Linh

Page 33: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

33

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả của báo cáo tổng kết này, đầu tiên tôi xin cảm ơn trường Đại học Đà lạt đã tạo điều

kiện về vật chất và kinh phí để cho tôi có thể hoàn thành đề tài khoa học một cách thuận lợi và tốt nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giảng viên trong khoa Nông Lâm, trường đại học Đà Lạt đã tận

tình chỉ dạy và hỗ trợ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà

trường.

Xin cảm ơn Quý Thầy trong Viện Nghiên Cứu và Kiểm Định Môi Trường, trường Đại Học Đà Lạt đã

tạo điều kiện về vật chất giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Nguyễn Thị Thăng Long, là người

trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ dạy, đã đưa ra những lời khuyên kịp thời và hữu ích giúp tôi hoàn

thiện đề tài trong suốt thời gian thực hiện đề tài khoa học.

Đà Lạt, ngày 30 tháng 05 năm 2019

Trần Thị Thùy Linh

Page 34: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

34

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1-FET fructan exohydrolase

1-FFT fructan 1-fructosyltransferase

ALP Alkaline phosphatase

ALT Alanine aminotransferase

AOAC Association Of Official Analytical Chemistis

DNA Deoxyribonucleic acid

DP Degree Polymer

FOS Fructooligosaccharide

FTIR Fourier Transform Infared Spectroscepy

HB Hemoglobi

HCL Clohydric aicd

HPLC Hight Performance Liquid Chromatography

MALDI-TOF-MS Matrix Assisted Laser Desorption Ionization – Time Of Flight – Mass

Spectrometry

miRNA Micro Ribonucleic acid

MS Mass Spectrometry

NMR Nuclear Magnetic Resonance

PLS – DA Partail Least Squares

RBC/WBC Red/ White blood cells

SD Standard deviation

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TLC Thin Layer Chromatography

VCK Vật chất khô

Page 35: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

35

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát sự biến động về hàm lượng polysachrite hòa tan giàu inulin theo năm tuổi của rễ củ

đảng sâm (codonopsis javanica) ở Lâm Đồng” được thực hiện nhằm phân biệt được tuổi của rễ củ

Đảng Sâm đồng thời xác định được tương quan hàm lượng fructan với năm tuổi của chúng. Từ đó xác

định được độ tuổi phù hợp nhất để thu hoạch rễ củ Đảng Sâm.

Tuổi của củ Đảng Sâm có thể được phân biệt thông qua các đặc điểm bên ngoài của chúng, như: số

lượng mắt chồi càng nhiều, kích thước củ lớn độ tuổi của chúng càng cao. Màu sắc các củ ở độ tuổi 3,4

năm tuổi khác với màu sắc của củ 1,2 năm tuổi. Tỉ lệ giữa nhu mô vỏ và trụ giữa của rễ củ Đảng Sâm

cũng khác nhau qua các năm tuổi của chúng. Số vòng năm tuổi của rễ củ Đảng Sâm cũng được xác

định thông qua quan sát hiển vi. Và định tính inulin đã được tìm thấy khi quan sát soi bột Đảng Sâm

bằng hiển vi và phương pháp sắc kí bảng mỏng TLC.

Hàm lượng fructan, inulin được thu hồi ở ethanol 90% và 80%. Hàm lượng các thành phần hợp chất có

sự khác nhau giữa các năm tuổi. Hàm lượng đường cao nhất ở củ 2 năm tuổi 14.067 (%) và vật chất

khô trong rễ cao nhất ở củ 4 năm tuổi (10.973 g/100g), tổng chất rắn hòa tan cao nhất ở củ 1 năm

tuổi (57,50 mg/g). Hàm lượng fructan và inulin khác nhau ở những độ tuổi khác nhau, hàm

lượng fructan và inulin tăng theo độ tuổi của chúng, cao nhất ở củ 3 năm tuổi có giá trị 208.18

mg/g và 177.35 mg/g, và chúng giảm dần ở Đảng Sâm 4 năm tuổi.

Hàm lượng các hợp chất của Đảng Sâm qua các năm tuổi là khác nhau. Hàm lượng fructan và inulin

được xác định cao nhất ở Đảng Sâm 3 năm tuổi. Từ đó xác định thời gian thu hoạch Đảng Sâm tốt nhất

là 3 năm tuổi.

Hàm lượng inulin tinh sạch được chiết từ rễ củ Đảng Sâm (Codonopsis javanica) khô tại Lâm

Đồng đạt hiệu suất là 77,11% và hàm lượng fructan tinh sạch đạt hiệu suất là 70,63%.

Page 36: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

36

MỞ ĐẦU

Hiện nay, chất xơ hòa tan được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm và trong

thực phẩm chức năng. Các polysaccharides hòa tan mà cụ thể là Inulin nói riêng có vai trò kích thích sự

phát triển của vi khuẩn có lợi, tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, tăng khả năng chống ung

thư, giảm dị ứng, cải thiện bệnh viêm ruột, tăng khả năng hấp thu Calci, Magie… nên được sử dụng

như một prebiotic có chức năng kích thích sự phát triển của các loài thuộc họ Bifidobacteria và

Lactobacilli, các loài vi khuẩn này kích thích sự gia tăng các kháng thể IgA, IgM, IgG, đồng thời cũng

tạo ra chất kháng khuẩn như Acid Lactic, Bacterioxin, H2O2 và có khả năng giảm Triglycerid,

Cholesterol, tác dụng tích cực đối với lượng glucose trong máu.

Nghiên cứu về vai trò của một số thảo dược tại Việt Nam cho thấy Đảng Sâm có tác dụng

chống dị ứng, viêm gan, bệnh bạch cầu và bồi bổ cơ thể. Trong rễ củ có Inulin – một loại polysachrite

hòa tan, có khả năng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu, hỗ trợ vi sinh vật có lợi trong ruột kết ở

người và động vật, thông qua đó hỗ trợ giảm tiêu chảy, giảm mỡ máu, tiểu đường, béo phì và ung thư

ruột. Ngoài ra rễ củ Đảng Sâm còn một số hoạt chất sinh học khác như saponin, polyphenol có tác dụng

bổ ngũ tạng, nâng cao thể lực, tăng sức dẻo dai, ích huyết, sinh tân dịch, chống mệt mỏi, yếu sức, háo

khát, làm sáng mắt…

Quyết định 1976/QĐ-TTg, ngày 30-10-2013 về tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030” trong đó có mục sản xuất sản phẩm từ chiết xuất dạng cao tiêu chuẩn, bột

nguyên liệu; Chiết xuất các loại tinh dầu, hoạt chất tinh khiết; Sử dụng các công nghệ mới như: Chiết

xuất bằng khí hóa lỏng, chiết xuất bằng siêu âm; Triển khai sản xuất các loại giống dược liệu phục vụ

cho sản xuất, chú trọng phát triển 28 giống cây bản địa bao gồm: Đảng Sâm, Cúc hoa…(Thủ tướng

Chính phủ, 2013)

Liên quan đến tỉnh Lâm Đồng, quyết định 1976 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, Đà Lạt thuộc

vùng trung bình có khí hậu á nhiệt đới, cùng với Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), quy hoạch

trồng 12 loài dược liệu, đồng thời, Lâm Đồng là tỉnh nằm trong vùng Tây Nguyên cùng với các tỉnh

Kon Tum, Gia Lai, Đác Lắc, Đắc Nông quy hoạch phát triển trồng 10 loài dược liệu, bao gồm các loài

bản địa trong đó có Đảng Sâm.

Văn bản số 4960/UBND-VX3, ngày 23-8-2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng “Về việc tăng cường

phát triển dược liệu bền vững” trong đó đề cập về mục tiêu là phải phát triển trồng cây dược liệu thành

ngành sản xuất hàng hóa nhất là những dược liệu lâu nay phải nhập khẩu từ các nước mà tỉnh Lâm

Đồng có thể trồng được.

Quy hoạch trồng các cây dược liệu: Tùy theo địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng các vùng trong tỉnh

Lâm Đồng nên chọn: Tại TP Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, nơi những vùng có khí hậu

mát mẻ, độ cao từ 1.000m trở lên, nên trồng những cây di thực, hiện đang có nhu cầu trên thị trường

và có giá trị kinh tế cao, không những trồng để lấy sản phẩm mà còn sản xuất giống trong đó có Đảng

Sâm.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi ở Lâm Đồng, cây Đảng Sâm mọc hoang dại ở nhiều nơi trong

tỉnh. Tại Lâm Đồng hiện nay đã có một số công ty trồng Đảng Sâm và thu hoạch sản phẩm thương

Page 37: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

37

mại. Tuy nhiên, việc canh tác và tuổi thu hái có ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần hoạt chất. Đa

phần thu hái theo kinh nghiệm. Người tiêu dùng hiện nay cũng không thể phân biệt được sản phẩm sau

thu hoạch nào là tốt nhất. Chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam chỉ ra mối tương quan giữa hàm lượng

hoạt chất và tuổi thu hoạch của Đảng Sâm. Vì vậy tiến hành đề tài “Khảo sát sự biến động về hàm

lượng Polysachrite hòa tan giàu Inulin theo năm tuổi trong rễ củ Đảng Sâm (Codonopsis

javanica) ở Lâm Đồng”.

Mục tiêu đề tài:

- Phân biệt rễ củ Đảng Sâm theo các năm tuổi.

- Xác định sự biến động hàm lượng hoạt chất Polysaccharide hòa tan giàu inulin theo năm tuổi. Từ

cơ sở đó xác định thời gian thu hoạch phù hợp nhất.

- Quy trình tinh sạch Polysaccharide hòa tan giàu inulin.

Ý nghĩa:

- Khoa học: Phân biệt tuổi của Đảng Sâm, giúp cho một số nhà nghiên cứu có thể dễ dàng phân biệt

tuổi và chọn đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, hiểu rõ sự thay đổi một số thành phần hợp chất

trong Đảng Sâm theo các năm tuổi khác nhau. Tinh sạch polysaccharide hòa tan giàu inulin để

giúp nâng cao quá trình ứng dụng cũng như nghiên cứu các hợp chất này trong Đảng Sâm.

- Thực tiễn: giúp người nông dân xác định được thời gian thu hoạch phù hợp, nâng cao giá trị kinh

tế cho người nông dân và Đảng Sâm . Đồng thời giúp cho người tiêu dùng dễ dàng phân biệt cũng

như xác định được loại Đảng Sâm nào cần mua để sử dụng. CHƯƠNG I.

Page 38: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

38

- TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm chung về chi Codonopsis

1.1.1. Đặc điểm hình thái và tính chất dược liệu

Đảng Sâm thuộc họ hoa chuông Campanulaceae chi Codonopsis. Rễ dài 15-30 cm, đường kính

1-3 cm, dài và xù xì, hình trục chính hoặc hình trụ và da nhợt nhạt có màu nâu. Có một vài nhánh hoặc

một nhánh nhỏ hơn một chút ở giữa gốc, và ở phía trên, có vòng hạt mịn ở phía trên khoảng 5-10 cm.

Thân cây xoắn dài tới 2 mét trở lên, với đường kính 2-4 mm và hầu hết chia nhánh. Lá mọc đối hoặc

không có răng cưa và cuống lá dài khoảng 0.5-2.5 cm. Lá hình trứng hoặc rộng hình trứng, dài 1-

6.5cm, rộng 0.8-5cm và cực của lá bị cùn hoặc hơi nhọn. Đế của những chiếc lá được cắt ngắn thành

hình trái tim nông và lá phân nhánh đang dần hẹp lại. Nó ở bề mặt màu xanh lá cây trong khi mặt sau

có màu xanh xám. Hoa nằm trong nách lá đơn độc và cuống lá gần như đối diện với chúng. Nó là màu

xanh lá cây, và có thân cây. Phần dưới của viên nang là hình bán cầu trong khi phần trên là hình nón

(Zhang, 2017).

1.1.2. Tính chất dược liệu

Bề mặt của rễ khô của Codonopsis có màu vàng xám, nâu xám hoặc nâu đỏ, với rãnh không đều và co

rút. Các thớ ngang thưa thớt, có rất nhiều vành đai ở phần trên và chúng ở một đặc biệt dày đặc gần gốc

của đầu. Chất lượng của Codonopsis là mềm hoặc cứng và bề mặt gãy là mịn, vị thơm và có vị ngọt

trong khi nhai, không có cặn (Zhang, 2017).

1.1.3. Thành phần hóa học

Cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của Codonopsis đã được nghiên

cứu. Polyacetylene, polyenes và glycoside, flavonoid và glycoside, lignans và glycoside của họ,

coumarin, alkaloiĐảng Sâm và glycoside và các hợp chất nitơ, terpenoiĐảng Sâm và glycoside,

glycoside và axit glycoside, axit hữu cơ của họ , các nguyên tố vi lượng, v.v... đã được phân lập từ

Codonopsis (Gao và cs, 2018a).

Monosacarit, oligosacarit và polysacarit đã được nghiên cứu từ các cây thuốc của Codonopsis.

Monosacarit bao gồm fructose, glucose, mannose, v.v., oligosacarit bao gồm sucrose, synanthrin, v.v.,

và polysacarit bao gồm monosacarit và các dẫn xuất của chúng. Trong số đó, polysacarit là thành phần

chính của carbohydrate trong Codonopsis, và hầu hết trong số chúng là heteropolysacarit. Polysacarit

tan trong nước được tạo thành từ các tỷ lệ khác nhau của fructose, mannose, xyloza và galactose.

Polysacarit có tính axit chủ yếu chứa axit galacturonic và axit glucuronic. Polysacarit trung tính chứa

các tỷ lệ khác nhau của arabinose, glucose, galactose và rhamnose, v.v...(Gao và cs, 2018a).

Tinh dầu dễ bay hơi trong các loài thuộc chi Codonopsis chủ yếu chứa axit béo, ankan hydro, một số

axit, rượu, este axit béo, ankan, anken và các hợp chất nitơ, v.v..(Xie và cs 2000).

Các axit amin trong cây thuốc của Codonopsis chủ yếu bao gồm threonine, lysine, methionine,

phenylalanine, leucine, isoleucine, valine, tryptophan, axit aspartic, histidine, arginine, glycine, cystine,

axit amin Trong số đó, 8 loại đầu tiên là các axit amin thiết yếu (He và cs, 1987).

Có hơn 10 loại nguyên tố vi lượng trong Codonopsis, như Ca, Cu, Ge, Zn, Mg, Mn, Fe, K, P, Na, Ni,

Cd, Mo, Co, Se, v.v... Hàm lượng của Zn và Fe tương đối cao hơn (Sun, 2007). Số lượng và thành phần

Page 39: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

39

hóa học không đồng đều ở các loài khác nhau làm cho chúng có tác dụng dược lý và ứng dụng lâm

sàng khác nhau.

1.1.4. Tác dụng dược lý

Codonopsis không có chức năng chống shock (antishock), nhưng nó có thể kích thích trung tâm hô

hấp. Sử dụng Codonopsis có thể điều hòa nhu động đường tiêu hóa, chống loét, nó cũng có thể cải

thiện việc học và trí nhớ, với vai trò giải độc chống mất trí nhớ. Ngoài ra, polysacarit codonopsis có thể

điều chỉnh sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, đồng thời làm tăng huyết sắc tố máu ngoại vi,

chức năng tạo máu bù ở lách (Zhang, 2017).

Codonopsis có chức năng điều chỉnh cân bằng miễn dịch và thường được sử dụng để tăng cường chức

năng miễn dịch. Chiết xuất của các loài thuộc nhóm Codonopsis Radix có thể làm tăng hoạt động thực

bào của đại thực bào ở nồng độ 500 ~ 3000 g/mL, do đó có thể tăng cường chức năng miễn dịch (Jia &

Benjamin, 2000). Codonopsis Radix có nguồn gốc từ rễ của Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.,

Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf. Var. modesta (Nannf.) L.T. Shen và Codonopsis tangshen Oliv

(Li và cs, 2018).

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất của Codonopsis có thể điều chỉnh sự tăng trưởng và phát

triển của các tế bào máu. Ngoài ra, chúng có thể tăng cường chức năng tạo máu và ức chế kết tập tiểu

cầu (Gao và cs, 2018a). Chiết xuất nước cảu các loài Codonopsis Radix có thể thúc đẩy sự phát triển

của các tế bào máu bao gồm nồng độ HB (huyết sắc tố), RBC (hồng cầu) và WBC (bạch cầu) sau 20

ngày ở chuột (Zhang, 2001). Polysacarit của các loài thuộc nhóm Codonopsis Radix (130, 260, 520 mg/

kg) có thể làm tăng đáng kể HB máu ngoại vi sau 9 ngày, thúc đẩy các nốt lách nội sinh sau 12 ngày

nhưng ít ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp DNA tế bào tủy xương ở chuột. Do đó, polysacarit của các

loài thuộc nhóm Radix Codonopsis có thể thúc đẩy chức năng tạo máu bù của lá lách (Zhang và cs,

2003).

Codonopsis có hiệu quả thúc đẩy lưu thông và loại bỏ ứ máu, dựa vào đó, nhiều nghiên cứu về hành

động của nó trong hệ thống tim mạch đã được thực hiện. Kết quả cho thấy các thành phần hóa học của

Codonopsis có tác dụng bảo vệ tốt đối với suy tim và tổn thương do thiếu máu cục bộ/tái tưới máu cơ

tim. Hơn nữa, chúng cũng có tác dụng hạ huyết áp (Gao và cs, 2018a).

Thuốc sắc nước của Codonopsis Radix (10, 20, 40 g/kg) có thể cải thiện nồng độ gastrin huyết thanh

trong vòng 150 phút ở chó. Vì vậy, nó có lợi cho việc điều trị viêm dạ dày teo và loét dạ dày (Chen, và

cs 2002). Codonopsis radix nước thuốc sắc (0,8 g/kg/ngày) có thể nâng cao nồng độ hormone

somatostatin trong hang vị dạ dày và niêm mạc tá tràng rõ ràng là sau 1 tháng ở thỏ trắng Nhật Bản

(Chen và cs, 1998). Như vậy Codonopsis có tác dụng trong điều hòa chức năng tiêu hóa.

Codonopsis có khả năng chống lão hóa và chống oxy hóa với nhiều cơ chế hoạt động. Nhiều nghiên

cứu cho thấy các chiết xuất khác nhau của Codonopsis có các hoạt động liên quan đến khả năng chống

lão hóa và oxy hóa. Nước chiết từ Codonopsis radix (5, 10, 15 g/kg) có thể chống lại D-galactose (50

g/L, 0,025 mL/g/d) gây ra lão hóa thông qua việc giảm nồng độ ALT và ALP (chỉ số trong men gen)

trong huyết thanh sau 42 ngày chuột, cơ chế có thể được liên kết với mục tiêu tác dụng điều chỉnh của

mRNA (Wang, 2016).

1.2. Phương pháp nhận dạng dược liệu nói chung

Page 40: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

40

1.2.1. Phương pháp truyền thống

Thường được thực hiện bằng cách quan sát, chạm, ngửi, nếm hoặc thử nghiệm với nước hoặc lửa. Các

đặc điểm như hình dạng, kích thước, màu sắc, kết cấu, mặt cắt, mùi và vị thường được sử dụng để xác

định tính chân thực hoặc để đánh giá chất lượng. Đây là một cách đơn giản, nhanh và dễ dàng hơn.

Các phương pháp khác phụ thuộc vào các công cụ hiện đại (Zhao và cs, 2011).

1.2.1.1. Hình dạng bên ngoài

Hình 1: Nhân sâm radix hoang dã

Nhận dạng bên ngoài là một khía cạnh quan trọng của nhận dạng vĩ mô. Nhiều loại dược liệu dễ nhầm

lẫn có thể được phân biệt dựa trên ngoại hình của chúng. Trong quá trình xác định vĩ mô, cần chú ý đến

các bộ phận khác nhau của dược liệu. Để phân biệt các bộ phận khác nhau của dược liệu thường sử

dụng nhiều biện phương pháp phân biệt khác nhau.

Ví dụ, thông qua sự phân nhánh của rễ (hình 1), các đặc điểm nhận dạng chính của dược liệu có nguồn

gốc từ rễ bao gồm hình dạng, kết cấu bề mặt và bề mặt bị nứt. Dược liệu có nguồn gốc từ thân cây nói

chung được nghiên cứu dựa trên hình dạng, kích thước, bề mặt, kết cấu và vết nứt (Zhao và cs, 2011).

1.2.1.2. Màu sắc:

Màu sắc cũng quan trọng đối với việc xác định vĩ mô của dược liệu, một số nghiên cứu khác đã

xác nhận rằng màu sắc của một số dược liệu thường có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng. Ví dụ,

màu vàng của Amur corktree (Phellodendri cortex) tương ứng với hàm lượng berberine cao

hơn...(Zhao và cs, 2011). Trong một số tài liệu y học Trung Quốc cổ đại, có những yêu cầu chất lượng

đối với một số dược liệu liên quan đến màu sắc. Ví dụ như, rễ cây khổ sâm Trung Quốc (Gentianae

radix) dày, dài và có màu trắng vàng được cho là có chất lượng vượt trội. Rễ Aucklandia (Aucklandiae

radix) có màu xanh lam được coi là vượt trội, màu trắng vàng là trung cấp và màu đen kém hơn về

chất lượng (Li, 2007).

1.2.1.3. Mùi vị:

Hương vị của dược liệu được đưa vào miệng hoặc trên lưỡi, hương vị thường được phân loại là chua,

đắng, ngọt, chát, mặn. Hương vị của dược liệu có mối tương quan chặt chẽ với các thành phần hóa

học của nó. Ví dụ, hương vị ngọt ngào của rễ cam thảo (Glycyrrhizae radix) đến từ glycyrrhizin, cũng

là thành phần hoạt động chính của nó. Một số các loại thảo dược khác nhau có thể có một số mùi vị

Page 41: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

41

khác nhau gây ra bởi các thành phần hóa học khác nhau ví dụ, nhân sâm có vị hơi ngọt và hơi đắng vì

nó chứa cả saccharide và saponin (Zhao và cs, 2011).

1.2.1.4. Bề mặt cắt:

Thông qua bề mặt cắt của dược liệu có thể giúp phân biệt một số loài khác nhau. Nếu một bề mặt cắt

tương đối bằng phẳng, nó thường chỉ ra rằng các mô rất giàu tế bào nhu mô (Zhao và cs, 2011).

1.2.2. Phương pháp hiện đại

Các đặc điểm vĩ mô không chỉ liên quan đến hình dạng bên ngoài, mà còn liên kết biểu hiện bên ngoài

này với các cấu trúc giải phẫu và các thành phần hóa học của dược liệu. Nhận dạng vĩ mô là một công

cụ hữu ích để xác định tính xác thực và thậm chí đánh giá chất lượng của dược liệu.

1.2.2.1. Dựa vào đặc điểm hình thái và cấu trúc giải phẫu:

Đặc điểm hình thái thực sự là những biểu hiện bên ngoài cấu trúc giải phẫu của dược liệu.

Hình 2: Mối quan hệ giữa các đặc điểm hình thái và cấu trúc giải phẫu của Thực vật

Các cấu trúc giải phẫu cũng được phản ánh trong các đặc điểm nhìn thấy trên bề mặt gãy của dược liệu

(Zhao và cs, 2011).

1.2.2.2. Dựa vào các tính năng vĩ mô và các thành phần hóa học:

Hương vị của dược liệu bị ảnh hưởng bởi các thành phần hóa học. Đôi khi các thành phần hoạt tính

sinh học được liên kết với những hóa chất tạo ra hương vị. Ví dụ, dược liệu chua thường chứa axit hữu

cơ, chẳng hạn như quả táo gai (Crataegi fructus) và quả Ngô Anh Đào Asiatic (Corni fructus) (Zhao và

cs, 2011).

Mùi của dược liệu có thể phản ánh một số hóa chất của chúng thành phần. Một số loại dược liệu chứa

các thành phần hóa học khác nhau tạo ra các mùi khác nhau. (Zeng, Jiang, & Zhang, 2003).

Ngoài hương vị và mùi, nghiên cứu hiện đại đã chứng minh các tính năng vĩ mô đôi khi có thể là biểu

hiện của hóa học. Mô tả truyền thống không chỉ định mối quan hệ giữa kích thước và chất lượng của

cây. Phân tích hóa học hiện đại đã chứng minh rằng hàm lượng sinomenine trong dây leo lớn (đường

kính thân> 3 cm) cao hơn nhiều so với dây leo nhỏ (đường kính thân <3 cm) (Zhao và cs, 2005). Trong

phân tích in vivo và hồ sơ hóa học không gian bằng phương pháp giải hấp ion hóa laser (MALDI-TOF-

MS), người ta đã phát hiện ra rằng các alcaloid (như sinomen) của thân cây, chẳng hạn như ở vỏ,

Page 42: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

42

phloem, xylem và pith (trụ giữa) (Li, 2007). Do đó, cây nho định hướng (Sinomenii caulis) có kích

thước lớn nên có chất lượng vượt trội. Đây là một ví dụ phản ánh mối quan hệ giữa các tính năng vĩ mô

và chất lượng của dược liệu.

1.2.2.3. Dựa vào phương pháp Hiển vi ánh sáng

Kính hiển vi ánh sáng được coi là công cụ hiệu quả và đáng tin cậy để xác định các loại thuốc

thảo dược. Phương pháp kính hiển vi được áp dụng trong một số phiên bản Dược điển Trung Quốc,

trong nhiều báo cáo được công bố về nhận dạng và xác thực các loại thuốc thảo dược truyền thống,

cũng như thuốc sáng chế của Trung Quốc. Hơn nữa, tuổi của một số cây có thể được xác định bởi các

đặc điểm vi mô của rễ cây (Yu và cs, 2014).

Tuổi cây thường là một trong những thông số khó tiếp cận nhất trong các cuộc điều tra về sinh thái

quần thể thực vật và lịch sử cuộc sống của thực vật. Đối với một số loài thực vật, tuổi cá thể và cấu trúc

tuổi dân số đã được xác định bằng các dấu hiệu hình thái với tính định kỳ hàng năm bằng cách phân

tích các vòng hàng năm trong thân cây gỗ hoặc bằng cách suy ra tuổi từ kích thước cây (Hansjörg Dietz

& Schweingruber, 2002).

Các lớp hằng năm được thể hiện rõ rệt nhất trong gỗ. Trong vỏ thường ít khi thể hiện cấu tạo đó, vì

trong suốt mùa dinh dưỡng, phloem hoạt động không đều. Ở trong gỗ của những cây mọc trong điều

kiện có khí hậu phân biệt mùa, các vòng hằng năm thể hiện hình trên lát cắt ngang cũng như cắt dọc.

Phần gỗ của lớp hằng năm hình thành vào mùa xuân được gọi là gỗ sớm hay gỗ mùa xuân. Phần gỗ tiếp

theo được hình thành về mùa hè được gọi là gỗ muộn hay gỗ mùa hè. Nói chung các vùng nhiệt đới và

đôi khi ở các vùng cận nhiệt đới, sự ngừng hoạt động của tầng phát sinh không phải vào thời kì lạnh mà

ở thời kì khô của năm. Vì vậy, ở đây sự xen kẽ của mùa khô và mùa ẩm đã gây ra cấu tạo lớp trong gỗ

(Nguyễn Bá, 2006).

Việc xác định tuổi bằng cách phân tích hình thức tăng trưởng, không chỉ của gỗ mà còn của các loài

không phải gỗ, ví dụ: dương xỉ, cỏ và thảo mộc là một phương pháp truyền thống lâu đời

(Schweingruber, Poschlod, & forêt, 2005).

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng vòng sinh trưởng hàng năm trong rễ của các loại thảo mộc hai lá

mầm lâu năm phổ biến rộng rãi hơn nhiều, ít nhất là trong các khu vực theo mùa. Một số nghiên cứu

cho rằng, vào mùa xuân, các loài sở hữu các vòng sinh trưởng luôn luôn cho thấy xylem thứ cấp bị giới

hạn bởi các tàu rộng hơn trong khi vào mùa phát triển, một khu vực mở rộng của các tàu đột ngột hoặc

hẹp dần được đưa ra bên ngoài (Hansiorg Dietz & Ullmann, 1997). Tương tự, một nghiên cứu khác cho

thấy hầu hết các loài cho thấy sự khác biệt rõ ràng về đường kính tàu giữa gỗ sớm và gỗ muộn. Quan

sát này phù hợp với mô hình được biết đến từ các loại gỗ xốp nửa vòng, với các tàu rộng hơn ở đầu gỗ

được hình thành vào đầu mùa sinh trưởng và các tàu hẹp hơn ở gỗ muộn được hình thành vào phần sau

của mùa sinh trưởng. Mô hình hiện tượng này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng các vòng tăng

trưởng được hình thành hàng năm. Hơn nữa, trong một số nghiên cứu, trong tổng số 20 loài quý hiếm

có các cá thể ở độ tuổi đã biết, các vòng sinh trưởng có thể được xác minh là nhẫn hàng năm thực sự.

Những phát hiện này là rất đáng khích lệ và đưa ra lý do để hy vọng rằng sự hiểu biết của chúng ta về

tuổi của cây có thể chứng minh trong tương lai. Để xác định các vòng hàng năm ở rễ cây, rễ củ, cách

tốt nhất là quan sát các vòng tròn ở các vùng khác nhau (Hansjörg Dietz & Schweingruber, 2002; Liu

& Zhang, 2007).

Page 43: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

43

Có sự khác biệt về kích thước tàu và tần số tàu trong các tế bào gỗ sớm và gỗ muộn. Độ dày thành giữa

các tế bào gỗ muộn và gỗ sớm và độ dày thành tế bào trong năm thay đổi rất lớn trong quá trình hình

thành gỗ hàng năm. Mặc dù thông thường không thể vẽ ranh giới xác định giữa gỗ sớm và gỗ muộn do

các biến thể trong năm, nhưng sự tăng trưởng hàng năm có thể được xác định. Tỷ lệ của pith (trụ giữa),

xylem, phloem và vỏ cây rất khác nhau. Các vòng sinh trưởng trong xylem của cây, cây bụi và các loại

thảo mộc thường được đặc trưng bởi kích thước và tần số tàu. Tàu trong các loại thảo mộc và cây bụi

lùn thường nhỏ, với đường kính chủ yếu dao động trong khoảng từ 10 đến 50 micron, tuy nhiên vẫn có

một số loài tàu có kích thước lớn hơn rất nhiều. Kích thước tàu dường như là một đặc điểm phân loại

trong các loại thảo mộc và cây bụi lùn. Biến động khí hậu và điều kiện môi trường sống có thể ảnh

hưởng đến sự phát triển của thực vật, các đặc tính của tàu và sự tăng trưởng theo hướng xuyên tâm của

rễ cây lâu năm (Schweingruber và cs, 2005).

Hình 3: Cấu trúc vòng năm tuổi.

Hình 3 thể hiện vòng năm tuổi quan sát thấy trong rễ củ, vòng K tăng trưởng (cho thấy vòng

một tăng trưởng); vòng L tăng trưởng (cho thấy hai vòng tăng trưởng), vòng M tăng trưởng (cho thấy

ba vòng tăng trưởng); N phác thảo của mặt cắt ngang của rễ của rễ chính.

1.2.3. Các yếu tố tác động đến nhận dạng dược liệu.

1.2.3.1. Loài (Species):

Những loại dược liệu trong cùng một loài thường thường giống nhau về mặt hình thái. Người ta phải

nghiên cứu cẩn thận và phân biệt các loại dược liệu đó dựa trên phân loại thực vật hoặc phương pháp

phòng thí nghiệm hiện đại, chẳng hạn như nhận dạng sinh học phân tử (Z. Zhao et al., 2011).

1.2.3.2. Trồng trọt và hoang dã

Tuy nhiên, các yếu tố như đất, khí hậu, nhiệt độ và phân bón không chỉ ảnh hưởng đến các chất chuyển

hóa của cây, mà còn ảnh hưởng đến các đặc điểm vĩ mô của dược liệu. Vì cậy, các nhà nghiên cứu phải

dựa vào các phương pháp phòng thí nghiệm để xác định cái nào tốt hơn, lý tưởng nhất từ đó xác định

các đặc điểm vĩ mô nào có liên quan đến chất lượng của dược liệu (Zhao và cs, 2011).

1.2.3.3. Thời gian thu hoạch, vùng sản xuất và thời gian bảo quản.

Các loại thảo dược thu hoạch từ các thời kỳ sinh trưởng khác nhau là khác nhau về mặt hình thái. Ví

dụ, khi quả forsythia (Forsythiae fructus) được thu hoạch ở giai đoạn non, nó có một màu xanh lục,

Page 44: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

44

chóp nhọn và có thể được tách ra để lộ hạt bên trong, khi được thu hoạch ở giai đoạn đã chín, nó có

màu nâu vàng hoặc hơi đỏ, tách thành hai phần và hạt của nó rơi ra. Một số cây từ các khu vực sản xuất

khác nhau cũng cho thấy sự khác biệt về tính năng vĩ mô.

Dược liệu thường có một sự thay đổi nhất định về màu sắc, mùi hoặc vị khi được lưu trữ trong các

khoảng thời gian khác nhau, ví như đối với quả Ngô Anh Đào Asiatic (Corni fructus), các mẫu mới thu

hoạch có màu đỏ tía có mùi chua, trong khi sau khi lưu trữ chúng có màu nâu, có mùi nhẹ và vị chua,

đắng và có mùi (Zhao và cs, 2011).

1.2.3.4. Chế biến

Với việc áp dụng các phương pháp và công nghệ mới cũng như cải tiến các phương tiện hoặc phương

pháp xử lý truyền thống dẫn đến thay đổi một số tính năng vĩ mô của dược liệu. Ví dụ, theo truyền

thống, vỏ cây Eucommia (Eucommiae cortex) được trộn với nước muối và sau đó xào cho đến khi bề

mặt trở nên đen sạm. Sản phẩm chế biến này được biết đến với tên gọi là yanduzhong (Eucommiae

cortex chế biến với nước muối). Tuy nhiên, yanduzhong sẽ không có bề mặt đen cháy nếu được xử lý

bằng các kỹ thuật vi sóng hiện đại (Shen, Li, & Feng, 2000).

1.3. Đảng Sâm (Codonopsis javanica)

1.3.1. Đảng Sâm và công dụng.

Đảng Sâm (Codonopsis javanica) có các tên gọi là Sâm leo, Phòng Đảng Sâm, Đùi gà, Mằn rày cáy

(Tày), Cang hô (H’Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái,

Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam (Trần Hà và Võ Văn Chi,

2002). Đa số những người có kinh nghiệm về loài này cho rằng Đảng Sâm không có trong rừng già mà

chỉ mọc ở ven rừng, dọc theo đường đi, nương rẫy đã bỏ hóa. Cây mọc đơn lẻ hoặc thành từng đám nhỏ

gồm nhiều cá thể ở các tuổi khác nhau, Đảng Sâm là cây thân thảo sống nhiều năm, phần trên mặt đất

(thân mang lá) lụi tàn vào mùa đông hàng năm, phần dưới mặt đất (rễ củ) vẫn sống và lớn dần theo thời

gian (Trần Công Định, 2017).

Theo y học cổ truyền Ðảng Sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, bổ khí, sinh tân dịch, giải

khát. Đảng Sâm được dùng làm thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, mỏi mệt, ăn không ngon, thiếu máu,

vàng da, phế hơi, phiền khát, chảy máu, lao phổi, ho có đờm. Đảng Sâm được dùng thay thế nhân sâm

trong y học cổ truyền, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác (Đỗ Tấn Lợi, 2010;Võ Văn Chi,

2012). Các nghiên cứu theo y học hiện đại khẳng định Đảng Sâm có tác dụng làm tăng hồng cầu, giảm

cholesterol, tăng khả năng miễn dịch, chống lão hoá, chống mất trí nhớ (bệnh Alzheimer‟s) và chống

ung thư. Làm tăng sức khoẻ, tăng sức dẻo giai, chống mệt mỏi cơ thể, giúp cho người duy nhược được

ăn ngon hơn, chống lão hóa và ngăn ngừa nhiều bệnh tật (Chen và cs, 2013).

1.3.2. Thành phần hóa học

1.3.2.1. Xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan: Bao gồm Fructans (Inulin, FOS), pectin, các chất keo, chất nhầy…Nguồn cung cấp

chất xơ hòa tan tốt nhất là các loại thảo dược. Chất xơ hòa tan khi đi qua ruột sẽ tạo ra thể đông làm

chậm quá trình hấp thu một số chất dinh dưỡng vào máu; làm tăng độ xốp, mềm của bã thải tiêu hóa

(Chau & Huang, 2004).

Page 45: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

45

Oligosaccharide

Oligosaccharide là nhóm đường có cấu tạo bởi sự liên kết của một lượng nhỏ (thường là 2-10 gốc)

đường đơn (monosaccharide) bằng liên kết glucodie. Còn giữ được một số tính chất của

monosaccharide. Khi thủy phân bằng acid hoặc enzyme tương ứng sẽ làm đứt các liên kết glucoside

giữa các monosaccharide và giải phóng các monosaccharide. Các oligosaccharide tan tốt ở trong nước,

chúng được chia thành hai dạng là disaccharide (saccharose, lactose, mantose…) và trisaccharides

(rafinose) (Châu, Liên, & Quyên, 2010).

Polysaccharide

Polysaccharide là những hợp chất cao phân tử rất phổ biến trong tự nhiên, được cấu tạo bởi nhiều đơn

vị monosachcaride nối với nhau bởi liên kết glicozit. Polysaccharide khá bền, không độc, ưa nước và

có khả năng phân hủy sinh học. Chúng có nhiều nhóm hoạt động, khối lượng phân tử biến đổi trong

một khoảng lớn với thành phần hóa học đa dạng. Trong phân tử, polysaccarit có nhiều nhóm ưa nước

có thể liên kết với các mô tạo nên sự kết dính sinh học (Tan và cs, 2013).

Polysaccharide bao gồm đơn polysaccharide được cấu tạo từ một loại monosaccharide và đa

polysaccharide được hình thành từ hai hoặc nhiều loại monosaccharide. Các polysaccharide có thể

được phân loại dựa theo mạch, theo monome và theo điện tích (Eliasson, 2004).

Theo cấu trúc mạch, các Polysaccharide gồm mạch thẳng như amylose, cellulose, pectin, alginates),

mạch nhánh ngắn (guar gum, locust bean gum, xanthan gum) và mạch nhiều nhánh (amylopectin, gum

arabic, arabinoxylan) (Follain và cs, 2005).

Theo monomer, các polysaccharide được phân loại thành homoglycan (tinh bột, cellulose),

diheteroglycan (agars, alginate, carrageenans) và triheteroglycans (xanthan, gellan, arabinoxylan). Dựa

trên điện tích, Polysaccharide có thể được phân chia thành polysaccharide trung hòa (amylose,

amylopectin, cellulose, guar gum), polysaccharide tích điện âm (alginates, carrageenans, gellan, gum

arabic, xanthan) và polysaccharide điện dương (chitosan) (Follain và cs, 2005).

Polysacarit tan trong nước được tạo thành từ fructose, mannose, xyloza và galactose với các tỷ lệ khác

nhau. Polysacarit có tính axit, chủ yếu chứa axit galacturonic và axit glucuronic (Gao và cs, 2018b).

Fructan

Fructan là một cái tên chung được sử dụng cho bất kỳ carbohydrate trong đó một hoặc nhiều liên kết

fructosyl-fructose tạo thành phần lớn các liên kết glycosizit (Flamm và cs, 2001). Fructans là

polysaccharides gồm lặp đi lặp lại đơn vị fructose và bao gồm một phân tử glucose bình thường gắn

vào đầu của polyme. Fructans khác nhau được tìm thấy trong các loại thực vật riêng rẽ hoặc hỗn hợp

và họ có hai mối liên kết glycosidic khác nhau, cụ thể là liên kết β (2 → 1) (thường thấy phổ biến

trong các loại inulin), liên kết β (2 → 6) thường được tìm thấy trong levans và graminan, bao gồm cả

β (2 → 1) và β (2 → 6) (de Roover, 2000; Vereyken, 2001.).

Fructans có mặt trong thực vật dưới dạng hỗn hợp không đồng nhất với các mức độ trùng hợp (DP)

khác nhau và các cấu trúc hóa học khác nhau. Loại fructan được tìm thấy trong thực vật và sự hiện

diện của một loại fructan cụ thể phụ thuộc vào loài và liên quan đến điều kiện môi trường và giai

đoạn phát triển của cây (Mancilla-Margalli, 2006). Năm loại fructans có cấu trúc khác nhau đã được

mô tả ở thực vật bậc cao: fructans loại inulin (1-kestose), fructans loại levan (6-kestose), fructans của

inulin neoseries (neokestose), levans loại hỗn hợp (bifurose) fructans của các neoseries levan còn

được gọi là levans loại hỗn hợp (Apolinário và cs, 2014).

Page 46: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

46

Fructans, chẳng hạn như inulin và fructo-oligosaccharides (FOS) là carbohydrate. Chúng là một

nhóm glucosyl tuyến tính α(1→2) (fructosyl) nβ(2→1) fructose polyme với một mức độ trùng hợp

(DP) dao động từ 3 đến 60 (hình 4). Theo định nghĩa, nếu oligosaccharides có một DP thấp hơn 9, họ

được đặt tên fructo-oligosaccharides. Các fructo-oligosac-charides chủ yếu bao gồm các loại: là 1-

kestose (GF1), nystose (GF2) và fructosylnystose (GF3) (GF = glucosylfructo-oligosaccharide). Các

thành phần fructans với DP (DP = degree polymer) cao được đặt tên inulin (Bornet, McCleary, và

Prosky, 2001).

Hình 4: Cấu trúc hóa học chung của Fructan

Fructan khi sử dụng trong dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sự hấp thu của một số muối khoáng như

cali, magiê cần thiết cho cơ thể, đồng thời tăng cường sự tổng hợp các vitamin nhóm B (Gibson và cs,

1995). Các fructanlafm giảm lượng đường hấp thu nhưng không ảnh hưởng tới đường huyết cũng như

sự tiết insulin, glucagon (Beringer và Wenger, 1995).

Fructan là một carbohydrate chủ yếu gồm các liên kết fructosyl-fructose β (2-1). Nhờ cấu hình β của

carbon anomeric, fructans loại inulin có khả năng chống thủy phân bởi các enzyme tiêu hóa của con

người. Do đó, fructans loại inulin thường được lên men để tạo ra các axit carboxylic chuỗi ngắn hơn

fructose như acetate, butyate trong quá trình chúng đi qua đường tiêu hóa (Kelly, 2008; Roberfroid &

Delzenne, 1998).

Các nghiên cứu gần đây cho thấy các fructan có thể đóng vai trò trong việc ngăn ngừa và ức chế ung

thư ruột kết và ung thư vú (Cooper & Carter, 1986). Các fructan cũng có tác dụng ức chế sự phát triển

của các khối u ác tính trên động vật thí nghiệm. Khi dùng phối hợp các thuốc điều trị ung thư loại độc

các tế bào fructan cũng tăng cường hoạt lực của các thuốc này trên chuột nhắt bị gây ung thư bởi dòng

ung thư gan người di căn (Taper & Roberfroid, 2000).

Một số loại fructans dạng inulin được sử dụng như một prebiotic đã được báo cáo cho thấy các chức

năng đa dạng như điều hòa lượng đường và lipid trong máu, sức khỏe đường tiêu hóa, chất chống ung

thư, chuyển hóa khoáng chất và tái tạo xương,.. (Kelly, 2009). Những phát hiện gần đây cho thấy rằng

fructans loại inulin có một loạt các ứng dụng dược phẩm như ổn định protein, chuyển thuốc và sửa đổi

tác dụng của bệnh (Apolinário và cs, 2014; Mensink và cs, 2015).

Inulin (C6nH10n+2 05n+1) (n = 10-70)

Inulin đã được định nghĩa là một loại vật liệu carbohydrate polydisperse có nguồn gốc thực vật. Tùy

thuộc vào chiều dài chuỗi của nó, được phân loại là oligo- hoặc polysacarit và thuộc nhóm

carbohydrate fructan. Nó bao gồm các phân nhóm β-D-fructosyl được liên kết với nhau bằng liên kết (2

→ 1) glycosid và phân tử thường kết thúc bằng một nhóm liên kết α-D-glucosyl. Độ dài của các chuỗi

fructose này khác nhau và dao động từ 2 đến 60 đơn phân (Kelly, 2008; Ronkart và cs, 2006). Các

Page 47: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

47

inulin fructan mô tả các hỗn hợp có chứa ít nhất một số chuỗi với DP lớn hơn 10 (Carabin và cs, 1999;

Kelly, 2008). Inulin chứa khoảng 6-10% các loại đường tự do, đại diện bởi glucose, fructose và sucrose

(Niness, 1999).

Inulin (công thức chung GFn và Fm, Với G= anhydroglucose và F= anhydrofructose), trong đó G đại

diện cho một đơn vị glucose, F đại diện cho một đơn vị fructose, n là một số nguyên đại diện cho số

đơn vị fructose liên kết với đơn vị glucose thiết bị đầu cuối, và m là một số nguyên đại diện cho số đơn

vị fructose liên kết với nhau trong chuỗi carbohydrate (Moerman và cs, 2004).

Hình 5: Cấu trúc hóa học của Inulin

Inulin là một oligo- hoặc polysacarit độc nhất vì xương sống của nó không kết hợp với bất kỳ vòng

đường nào (hình 5) (Barclay và cs, 2016). Điều này khiến inulin di chuyển tự do và linh hoạt hơn. Hơn

nữa, inulin được xây dựng chủ yếu từ các nhóm furanose, linh hoạt hơn các vòng pyranose (Livingston

và cs, 2007).

Inulin dễ hút ẩm. Nó dễ dàng bị phân hủy thành fructose. Inulin là một polysaccharide tự nhiên duy

nhất có chứa fructose tỷ lệ 95% và đại diện cho một hydrocacbon dự trữ. Có 3 dạng inulin; α - inulin

(bột trắng vô định hình), β-inulin (tinh thể không màu) và γ-inulin. Những khác biệt này là do khối

lượng phân tử, mức độ trùng hợp, nhiệt độ hòa tan, phương pháp thunhận. Dạng α được hình thành

bằng cách làm đông lạnh dung dịch inulin; dạng β do tủa trong cồn ethanol; dạng γ thu được sau khi áp

dụng tất cả các quá trình liên quan đến hoạt động của các nhiệt độ khác nhau. Tất cả các dạng có thể

chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác (Caunii và cs, 2015).

Inulin loại fructans có mặt trong một lượng đáng kể trong một số loại trái cây ăn, rau quả. Inulin

thường được lưu trữ trong củ, và rễ củ, do không có các thành phần gây nhiễu có thể dễ dàng chiết xuất

và chế biến thành các sản phẩm tinh chế (Flamm và cs, 2001). Nó được tìm thấy từ nhiều nguồn khác

nhau như atisô Jerusalem, rau diếp xoăn, hành tây, tỏi, chuối, măng tây và tỏi tây (Mavumengwana,

2004). Inulin được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm và nó phục vụ nhiều mục

đích. Nó được sử dụng bởi ngành công nghiệp thực phẩm như một chất xơ dinh dưỡng hòa tan và chất

béo hoặc đường thay thế trong các sản phẩm sữa và như là một prebiotic, trong ngành công nghiệp

dược phẩm như một chất ổn định và tá dược (Barclay và cs, 2016; Meyer, 2011).

Inulin và oligofructose không tiêu hóa và hấp thụ ở bất kỳ mức độ đáng kể nào ở phần trên của đường

tiêu hóa (miệng, dạy dày, ruột non), nó đi vào đại tràng và phục vụ như chất nền cho vi khuẩn nội sinh.

(Flamm và cs, 2001). Inulin và oligofructose được lên men bởi vi khuẩn ruột già, sản phẩm cuối cùng

Page 48: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

48

của quá trình lên là cacboxylic, axit lactic và acid béo mạch chuỗi ngắn (butyrate). Axit béo chuỗi ngắn

được hấp thụ và chuyển hóa trong các bộ phận khác nhau của cơ thể (gan). Quá trình lên men này dẫn

đến sự kích thích chọn lọc sự phát triển của quần thể vi khuẩn bifidobacteria, làm cho inulin và

oligofructose như là một prebiotic và tạo hiệu ứng bulking (đầy hơi) do sự gia tăng sinh khối vi sinh vật

do quá trình lên men thể hiện qua sự gia tăng khối lượng phân hàng ngày (Flamm và cs, 2001).

Khi tiêu hóa inulin năng lượng giải phóng ra từ 2,1 đến 2,8 kcal/ g. Inulin là chất xơ hòa tan, nó có tác

động tích cực đến chức năng sinh lý cơ bản của đại tràng là gia tăng đáng kể lượng phân bài tiết ra

ngoài (Roberfroid, 2007). Inulin có vị ngọt nhẹ, hòa tan tốt trong nước nóng nhưng chỉ hơi hòa tan

trong nước lạnh hoặc rượu, vì vậy nó hiện diện ở mức độ không đáng kể trong cồn (Niness, 1999).

Người ta lợi dụng tính chất này để loại đường tự do ra khỏi mẫu khi phân tích hàm lượng inulin trong

nguyên liệu (Bartkiene, 2012).

Inulin không chỉ được tìm thấy trong nhiều loại thực vật như một loại carbohydrate dự trữ, mà còn là

một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người trong nhiều thế kỷ. Nó có mặt trong nhiều

loại rau, trái cây và ngũ cốc được tiêu thụ thường xuyên, bao gồm tỏi tây, hành tây, tỏi, lúa mì, rau diếp

xoăn, atisô và chuối. Nó là một chất thay thế cho đường hoặc chất béo có giá trị calo rất thấp, hoạt

động theo cách tương tự như chất xơ và góp phần cải thiện tình trạng hệ tiêu hóa (Apolinário và cs,

2014).

Về mặt lý thuyết, inulin chứa 30 đơn vị đường ở mức tối thiểu, tức là mức độ trùng hợp (DP) phải là 30

hoặc cao hơn. Điều này tương ứng với trọng lượng phân tử tối thiểu là 5400 Da. Thực tế, mức độ trùng

hợp cao hoặc thấp hơn cũng xảy ra trong cùng một cây. Do sự thay đổi này trong chiều dài chuỗi, trọng

lượng phân tử của inulin thay đổi từ ± 3500 đến 5500. Inulin không hòa tan trong nước lạnh; ngay cả

trong nước 55° C inulin chỉ là hơi hòa tan (5%). Nó kết tủa trong hỗn hợp ethanol-nước và bị thủy phân

trong môi trường axit ở nhiệt độ cao (70-80°C) (Vandamme & Derycke, 1983).

Trước khi xử lý, mức độ polymer hóa hay còn gọi là mức độ trùng hợp (DP) của inulin phụ thuộc vào

nguồn gốc thực vật, thời gian thu hoạch và thời gian và điều kiện bảo quản sau thu hoạch (Kruger,

2002; Ronkart và cs, 2006; Saengthongpinit và cs, 2005). Ví dụ, inulin trong rau diếp xoăn có DP trung

bình khá thấp. Inulins DP cao hơn được tìm thấy trong atisô, cây kế địa cầu. Sự thay đổi về chiều dài

chuỗi của các polyme inulin ở các loài thuộc họ hoa cúc khác nhau có thể là kết quả của các đặc tính

enzyme khác nhau (Vergauwen và cs, 2003). Người ta đã quan sát thấy trong rau diếp xoăn rằng DP

của inulin trong mùa sinh trưởng cao hơn nhiều so với thu hoạch, bởi vì các hoạt động của 1-FFT và 1-

FEH phụ thuộc vào cả hai yếu tố thực vật và môi trường (Alexiou, 2008).

1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học

Do hàm lượng và thành phần polysacarit thay đổi tùy theo khu vực địa lý, phương pháp canh tác

và tuổi của cây, nên điều quan trọng là phải hiểu được quá trình sinh tổng hợp, chuyển hóa và điều hòa

polysacarit, (Gao và cs, 2015). Folashade và cs (2012) cho rằng, ngay cả khi các thành phần hóa học

được xác thực chính xác, điều quan trọng là phải nhận ra rằng các lô khác nhau của cùng một thành

phần thảo dược có thể khác nhau về chất lượng do một số yếu tố như:

Biến thể giữa các loài trong họ: Sự khác biệt về thành phần chủ yếu được kiểm soát về mặt di

truyền và có thể liên quan đến nước xuất xứ.

Các yếu tố môi trường: Chất lượng của một thành phần thảo dược có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu

tố môi trường như khí hậu, độ cao và các điều kiện khác mà nó được trồng.

Page 49: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

49

Thời gian thu hoạch: Đối với một số loại thảo mộc, thời gian thu hoạch tối ưu phải được chỉ

định vì được biết rằng nồng độ các thành phần trong cây có thể thay đổi trong chu kỳ sinh trưởng hoặc

thậm chí trong suốt một ngày.

Bộ phận thực vật được sử dụng: Thành phần hoạt chất thường khác nhau giữa các bộ phận của

cây và không có gì lạ khi một thành phần thảo dược bị pha trộn với các bộ phận của cây không được sử

dụng thông thường. Ngoài ra, nguyên liệu thực vật trước đây đã bị chiết xuất và do đó 'cạn kiệt' đôi khi

được sử dụng làm chất pha trộn để tăng trọng lượng của một lô thành phần thảo dược.

Các yếu tố sau thu hoạch: Điều kiện bảo quản và xử lý chế biến có thể ảnh hưởng lớn đến chất

lượng của một thành phần thảo dược. Bảo quản không thích hợp sau khi thu hoạch có thể dẫn đến ô

nhiễm vi khuẩn và các quá trình như sấy khô có thể dẫn đến mất các thành phần hoạt tính không bền

nhiệt.

1.4. Một số phương pháp tách chiết và định lượng hoạt chất.

1.4.1. Phương pháp chiết.

1.4.1.1. Chiết Soxhlet

Các kỹ thuật cổ điển để chiết dung môi của dược phẩm dinh dưỡng từ ma trận thực vật dựa trên sự lựa

chọn dung môi kết hợp với việc sử dụng nhiệt và / hoặc khuấy trộn đã được sử dụng nhiều. Chiết

soxhlet là phương pháp đã được sử dụng trong một thời gian dài và là một kỹ thuật tiêu chuẩn, tài liệu

tham khảo chính để đánh giá hiệu suất của các phương pháp chiết xuất chất lỏng rắn khác (de Castro &

Garcıa-Ayuso, 1998). Chiết xuất Soxhlet phụ thuộc mạnh vào đặc điểm ma trận và kích thước hạt. Để

chiết xuất toàn bộ chất béo từ hạt có dầu, chiết xuất 2 giờ đạt hiệu suất chiết 99% nếu kích thước hạt là

0.4 mm, trong khi chiết xuất 12 giờ là cần thiết để đạt được hiệu quả tương tự nếu kích thước hạt là 2

mm (Luque-Garcıa & de Castro, 2004). Dung môi đôi khi được thêm vào để tăng tính phân cực của

pha lỏng, một số dung môi như isopropanol và hexane đã được báo cáo để tăng năng suất và động học

của quá trình chiết xuất (Li và cs, 2004). Những nhược điểm đáng kể nhất của chiết xuất Soxhlet, so

với các kỹ thuật thông thường khác như mẫu là chất rắn, thời gian cần thiết để chiết xuất dài và một

lượng lớn dung môi bị lãng phí, không chỉ tốn kém khi thải bỏ mà còn có thể gây ra thêm vấn đề môi

trường (de Castro & Garcıa-Ayuso, 1998).

1.4.1.2. Chiết siêu âm

Sóng siêu âm có tác dụng làm tăng khả năng chiết xuất. Chiết siêu âm là phương pháp chiết sử dụng

sóng với tần số 20.000 Hz. Dùng siêu âm có thể rút ngắn thời gian chiết nhờ có tác dụng của siêu âm,

làm tăng diện tích giữa hai pha bằng cách phân tán chúng ra những hạt nhỏ phá vỡ các màng tế bào,

tăng cường sự xáo trộn của hổn hợp, ngoài ra còn do làm nóng tại chỗ của siêu âm. Hiệu suất chiết xuất

bằng siêu âm cao là do làm tăng khả năng thẩm thấu của dung môi qua thành tế bào, tạo ra các lỗ bằng

cách hình thành các bọt bong bóng trong dung môi, và tạo ra áp lực cơ học mạnh làm tăng khả năng di

chuyển, va chạm của các tế bào. Hiệu suất chiết bằng sóng siêu âm phụ thuộc vào bước sóng, công suất

thiết bị phát sóng và thời gian chiết. Hầu như các tác giả đều thống nhất, chiết bằng sóng siêu âm có thể

rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 5-15 phút, so với phương pháp chiết ngâm mất hàng giờ (Viện dược

liệu, 2008).

Page 50: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

50

Việc chiết xuất các hợp chất hữu cơ có trong cơ thể của cây và hạt bằng dung môi được cải thiện đáng

kể bằng cách sử dụng siêu âm điện. Các tác động cơ học của siêu âm cung cấp một sự thâm nhập lớn

hơn của dung môi vào vật liệu tế bào và cải thiện truyền khối. Chiết xuất hỗ trợ siêu âm cũng có thể

được áp dụng để sản xuất các hợp chất dược liệu như helicid, berberine hydrochloride và bergenin từ

thực vật Trung Quốc. Trong một số trường hợp, siêu âm làm tăng hiệu quả chiết xuất ở nhiệt độ thấp

hơn tạo ra sản phẩm tinh khiết hơn trong thời gian ngắn hơn. Do đó, helicid, thường được chiết xuất

bằng cách hồi lưu trong ethanol, có thể thu được với năng suất cao hơn 50% trong một nửa thời gian

chiết ở nhiệt độ phòng bằng siêu âm. Một lần nữa sự phá vỡ tế bào hiệu quả và truyền khối lượng hiệu

quả là những yếu tố chính tác động đến quá trình chiết siêu âm (Mason và cs, 1996)

Bên cạnh đó, chiết xuất có hỗ trợ siêu âm đã được đề xuất để cải thiện năng suất trích xuất inulin. Các

biến độc lập chính là tần số sóng siêu âm, nhiệt độ và thời gian, trong quá trình chiết xuất inulin từ thân

cây Ngưu Bàng (Arctium lappa), việc tăng tần số hoặc thời gian chiết xuất đã làm tăng năng suất, trong

khi nhiệt độ có ảnh hưởng rất nhỏ đến quá trình chiết (Apolinário và cs., 2014).

1.4.2. Phương pháp định lượng fructan, inulin

1.4.2.1. Phương pháp so màu bằng thuốc thử resorciol

Khả năng ứng dụng của phản ứng resorcinol với fructose đối với việc xác định inulin bằng cách đo

quang phổ. Việc xác định inulin bằng phản ứng resorcinol phụ thuộc vào quá trình thủy phân của inulin

thành fructose, nên độ bền của axit được sử dụng trong quá trình thủy phân, thời gian và nhiệt độ của

quá trình gia nhiệt sẽ rất quan trọng. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng axit clohydric (HCL) 15 đến

18% trong hỗn hợp sẽ giúp cho quá trình thủy phân phát triển màu tối đa. Khi nồng độ axit bị giảm

màu, sự phát triển màu sẽ giảm dần, trong khi ở nồng độ cao hơn, sự tăng màu tăng lên. Sử dụng nồng

độ của axit 17%, sự phát triển màu tối đa xảy ra khi quá trình thủy phân được thực hiện ở nhiệt độ của

bể nước ổn nhiệt là 80°C, sự phát triển màu sắc này giảm dần dần cho đến khi ở 40° C và nhiêt độ thấp

hơn sẽ không phát triển được màu sắc, trong khi ở 100° C, phản ứng tạo ra màu vàng nhạt, thay cho

màu đỏ đặc trưng của phản ứng tại nhiệt độ thấp hơn. Sự phát triển màu sắc tăng lên khi quá trình gia

nhiệt kéo dài từ 5 đến 20 phút trong bể nước ở 80°C, nhưng việc kéo dài thời gian đến 25 phút không

làm thay đổi cường độ và làm nóng trong thời gian 35 phút chỉ làm cho màu sắc giảm đi (Schreiner,

1950).

Các axit trong tất cả các phản ứng nhằm mục đích thủy phân inulin thành các đơn vị monome và đồng

thời đóng vai trò là chất ngưng tụ để hình thành hợp chất nhiễm sắc với fructose hoặc một phần của các

mảnh fructose. Inulin trong môi trường axit bị thủy phân thành fructose, chất này chuyển vào 5-

hydroxymethyl furfural. Resorcinol phản ứng với nó để cô đặc hợp chất màu có độ hấp thụ được đo ở

bước sóng thích hợp (480 - 540nm). Trong một số phương pháp, thiourea được thêm vào để ổn định

phức màu được tạo thành. Thông thường, đường chuẩn để xác định inulin là fructose. Điều này là do sự

phụ thuộc của các biến thể màu sắc của phức hợp hình thành từ inulin DP (Petkova & Denev, 2015).

1.4.2.2. Phương pháp quang phổ.

Phổ tử ngoại khả kiến UV – VIS (Ultra violet – Visible) là các dạng của bức xạ điện từ, có bản

chất sóng điện từ, chúng chỉ khác nhau về độ dài sóng. Vùng từ ngoại – khả kiến bao gồm các bức xạ

điện từ có độ dài sóng trong khoảng 200 – 800 nm (vùng khả kiến 360-800 nm). Khi phân tử hấp thụ

bức xạ tử ngoại hoặc khả kiến thì những electron hóa trị của nó bị kích thích và chuyển từ trạng thái cơ

Page 51: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

51

bản lên trạng thái kích thích. Sự hấp thụ bức xạ của phân tử được ghi lại, phổ thu được gọi là phổ tử

ngoại – khả kiến và cũng được gọi phổ hấp thụ electron (Phương pháp nghiên cứu dược liệu, 2004)

Phương pháp đo quang phổ đơn giản đã được phát triển để phân tích inulin trong củ atisô Jerusalem.

Phương pháp đo quang phổ dựa trên quá trình oxy hóa fructose theo định kỳ và đánh giá thời gian còn

lại bằng cách đo độ hấp thụ ở 350nm của phức hợp tri-iodide được hình thành, khi bổ sung kali iodua.

Phương pháp này được áp dụng để xác định inulin trong mười giống atisô Jerusalem được trồng ở phía

đông bắc Thái Lan. Hàm lượng inulin trong các mẫu được tìm thấy nằm trong khoảng 63-75,5% trọng

lượng khô và mức độ trùng hợp nằm trong khoảng 14-20. Kết quả chỉ ra rằng phương pháp đo quang

phổ có thể được sử dụng thay thế cho phân tích sắc ký để xác định inulin trong các mẫu thực vật

(Saengkanuk và cs, 2011). Tương tự phương pháp quang phổ đã được sử dụng để xác định chất lượng

của inulin trong các sản phẩm bột. Phương pháp quang phổ đã được dựa trên sự hình thành của hợp

chất màu bởi sự tương tác của inulin với resorcinol và thiourea trong môi trường axit hydrochloric, độ

hấp thụ của hợp chất màu hồng màu đã được đọc ở 480 nm. Kết quả của phương pháp này được không

có sự khác biệt với kết quả thu được từ TLC và HPLC trong cùng đối tượng nghiên cứu. Vì vậy đây

được coi là phương pháp hiệu quả để xác định chất lượng inulin (Pencheva, Petkova, & Denev, 2012).

1.4.2.3. Phương pháp TLC

TLC là phương pháp có chi phí thấp, đơn giản linh hoạt trong việc xác định các loại thuốc thảo

dược. Tính năng độc đáo của hình ảnh hình ảnh giống như của TLC cung cấp một hồ sơ có thể nhìn

thấy trực quan của các loại dược liệu. Phương pháp TLC được áp dụng thành công để phân tích định

lượng và định lượng inulin và FOS trong thực phẩm, thức ăn và chiết xuất thực vật. Các chất phát hiện

được sử dụng phổ biến nhất là axit urê-phosphoric (LOD - 0,4 μg fructose) hoặc thuốc thử:

diphenylamine-aniline-acetone-phosphoric acid. FOS có thể được phân tích trực tiếp mà không cần

thủy phân bằng xét nghiệm này, trong khi inulin cần thủy phân thành fructose bằng axit oxalic 5%. Sau

đó, hàm lượng inulin được tính là sự khác biệt giữa fructose trước và sau khi thủy phân. Ưu điểm chính

của phân tích TLC của inulin là chuẩn bị mẫu đơn giản, khả năng phân tích đồng thời nhiều mẫu, độ

nhạy cao, độ tái lập tốt, không có tác động tiêu cực đến độ phức tạp của ma trận (Pencheva và cs,

2012).

Nguyên tắc phương pháp TLC là dựa vào hệ số phân tách khác nhau của chất cần phân tích giữa

2 pha: pha động và pha tĩnh. Chất cần phân tích được hấp phụ (hoặc phân bố, trao đổi ion) trên pha

tĩnh, pha động chạy qua pha tĩnh đồng thời kéo theo chất cần phân tích. Dựa vào hệ số phân bố khác

nhau của mỗi chất đối với pha động và pha tĩnh ta có thể tách riêng từng thành phần trong hỗn hợp

phân tích. Các thành phần sau khi được phân tách riêng biệt khỏi hỗn hợp được lưu giữ trên pha tĩnh.

Sau đó có thể nhận biết chất cần phân tích bằng ánh sáng thường (nếu các chất phân tích có màu) hoặc

soi huỳnh quang ở các bước sóng 254 nm, 366 nm hoặc phun thuốc thử hiện màu, hoặc quét lên bề mặt

bản mỏng thiết bị densitometer, một thiết bị đo cường độ phản xạ ánh sáng tử ngoại hoặc khả kiến của

chất cần phân tích… Tuỳ thuộc bản chất của chất cần phân tích ta có thể sử dụng một trong các phương

pháp trên để phát hiện vết chất trong hỗn hợp cần phân tích, (Đào Thị Hồng Bích, 2017).

Hệ số lưu giữ Rf : Đại lượng đặc trưng cho mức độ dịch chuyển của các chất phân tích là hệ số

lưu giữ Rf . Trị số của nó được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng cách di chuyển của chất phân tích và

khoảng cách dịch chuyển của pha động:

Page 52: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

52

Rf =

Trong đó:dR là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết phân tích (cm).

dM là khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi pha động (đo trên cùng đường

đi của vết, tính bằng cm).

Rf có giá trị dao động giữa 0 và 1.

1.5. Tinh sạch dịch chiết

Đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt

Nam giai đoạn 2007 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”đã xác định: xây dựng cơ sở chiết xuất hoạt

chất tinh khiết từ dược liệu để đảm bảo 20% nhu cầu hoạt chất cho sản xuất thuốc vào năm 2015 và

30% cho năm 2020. Cũng trong năm 2017, Thủ tướng đã có quyết định số 43/2007/QĐ-TTg và

61/2007/QĐ-TTg về phát triển công nghiệp dược, trong đó dề cập đến các vấn dề tăng cường phát triển

cơ sở chiết xuất, tinh khiết các hoạt chất từ dược liệu.

Do tác dụng tốt cho sức khỏe, inulin được khuyên dùng để điều trị và chữa bệnh đái tháo

đường, xơ vữa động mạch và rối loạn vi khuẩn. Nó cũng cải thiện sự hấp thụ khoáng chất, sở hữu các

đặc tính prebiotic và điều hòa miễn dịch. Inulin được sử dụng làm chất điều hòa kết cấu và chất xơ

trong sản xuất thực phẩm và làm chất nền cho việc chiết xuất xi-rô hàm lượng fructose cao được sử

dụng trong ngành công nghiệp đồ uống. Trong sản xuất công nghiệp, quá trình khuếch tán inulin bằng

nước nóng đã được áp dụng, sau đó tinh chế bằng trao đổi ion, nồng độ, phun sương hay làm sạch liên

tục bằng cách lọc lớp màng silica-chitosan. Bên cạnh đó các công nghệ dựa trên màng như vi lọc và

siêu lọc cũng được báo cáo để giảm bớt các bước tốn nhiều công sức và thời gian của quá trình tinh

sạch ( Petkova và cs, 2010).

Ngoài ra, quá trình tinh sạch dịch chiết cũng được áp dụng cho một số loại thảo dược khác

1.6. Nghiên cứu trong và ngoài nước

1.6.1. Nghiên cứu ngoài nước

Phân loại theo độ tuổi của một số loại dược liệu, đặc biệt là nhân sâm luôn được quan tâm. Vòng sinh

trưởng hàng năm của rễ cây, rễ củ lâu năm đã được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu nhằm phân biệt

các loài, các chi hoặc là những loại sâm khác nhau.... Để phân biệt hai loài Radix Astragali (Astragalus

membranaceus và Astragalus membranaceus) và xác định tuổi của chúng, đặc điểm hiển vi của hai loài

đã được so sánh bằng kính hiển vi ánh sáng. Kết quả cho thấy các đặc điểm vi mô: số lớp phellem, bó

xylem được phân lớp trong gỗ mùa xuân và các tế bào nhu mô được phân lớp ở phần trung tâm của

xylem có thể được sử dụng để phân biệt. Vòng sinh trưởng (vòng hàng năm) đã được tìm thấy trong rễ

của cả hai loài và có thể xác định tuổi của hai loài này (Yu và cs, 2014).

Từ nhiều loài thuộc chi Codonopsis như C. lanceolata, C. pilosula, C. ussuriesis, C. tangshen, C.

subglobosa người ta đã chiết xuất được các hợp chất carbohydrate, terpene, steroid, aminoacid,

alcaloid…Carbohydrat trong rễ Đảng Sâm bao gồm monosaccharide, oligosaccharide và

polysaccharide. Polysaccharide gồm: heteropolysaccharid CP-1, CP-2, CP-3, CP-4; ba phân đoạn

polysaccharid CPPS1, CPPS2, CPPS3 được Zhang phân lập từ C. Pilosula (Franch.) Nannf (Zhang và

cs, 2015). Han phân lập polysaccharid COP-I và COP-II từ C. Tangshen Oliv. (Han FM et al, 2005).

Page 53: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

53

Một polysaccharide với khối lượng phân tử 1,1 x 104 Da đã được thu nhận từ rễ loài C. Pilosula và đã

được xác định cấu trúc là chuỗi bao gồm các đơn vị (13)-β-D-galactopyranosyl,(12,3)-α-D

galactopyranosyl và (13)-β-D-rhamnopyranosyl và phân nhánh bằng 2 đơn vị glycosyl kết hợp với α-

L-arabinose-(15)-α-L-arabinose (Sun và cs, 2008). Một polysaccharide khác với khối lượng phân tử

7,4 x 104 Da đã được phân lập từ C. Pilosula và chứa galactose, arabinose, rhamnose với tỷ lệ

1,13:1,12:1. Chuỗi mạch chính là (13)-β-GalpNAc, (13)-α-Rhap và (12,3)-β-Galp (Sun và cs,

2008). Thêm nữa, một pectic polysaccharide với khối lượng phân tử 1,45 x 105 Da cũng đã được phân

lập từ C. Pilosula với cấu trúc tạo nên từ các đơn vị rhamnose, arabinose, galactose và acid

galacturonic theo tỷ lệ mol 0,25:0,12:0,13:2,51. Kết hợp phân tích hóa học và phổ, cấu trúc của nó

được đề xuất là 1,4-α-D-GalpA và 1,4-α-D-GalpA6Me xen kẽ với 1,2-β-L-Rhap, 1,2,6-α-D-Galp và kết

thúc bằng đơn vị đường α-L-Arap (Yang và cs, 2013). Tuy nhiên, nghiên cứu về Polysaccharide của

Đảng Sâm (C. javanica) thì chưa thấy đề cập

Các nguyên liệu thảo dược, nhân sâm châu Á (nhân sâm Panax), nhân sâm Mỹ (gốc của Panax

quinquefolius) và Notoginseng (gốc của Panax notoginseng) được phân biệt bằng quang phổ hồng

ngoại (1D-FTIR) với các cường độ cực đại đã được quan sát ở khoảng khác nhau trong phổ 1D-FTIR,

giữa các loài này có thể được phân biệt dễ dàng. Những loài thảo mộc này đã được xác định thêm dựa

trên vị trí và cường độ của các đỉnh tự động tương đối mạnh, các đỉnh chéo dương hoặc âm trong

quang phổ 2D-FTIR của chúng. Phổ 2D-FTIR trực quan và đầy màu sắc có thể cung cấp thông tin cấu

trúc động của các thành phần hóa học trong chất phân tích và được chứng minh là một phương pháp tốt

và hữu ích để nhận dạng thảo dược (Lu và cs, 2008).

Việc pha trộn và làm sai khác độ tuổi nhân sâm là một vấn đề quan trọng trong thị trường thương mại.

Một nghiên cứu đã được tiến hành để phân biệt độ tuổi của rễ nhân sâm (Panax ginseng) được phân

tích bằng chất chuyển hóa dựa trên NMR (kỹ thuật sử dụng hai dung môi). Các mẫu rễ nhân sâm được

chiết xuất với 50% metanol và được phân tích bằng NMR với D2O làm dung môi hòa tan, các mẫu rễ

nhân sâm 2, 3, 4 và 5/6 tuổi được đo bằng kỹ thuật chuyển hóa kết hợp các phương pháp phân tích

thống kê đa biến như phân biệt bình phương nhỏ nhất một phần (PLS-DA). Để phân biệt các mẫu rễ

nhân sâm 5 và 6 tuổi sử dụng 100% metanol-d4 được chọn làm dung môi chiết trực tiếp. Nghiên cứu

cho thấy tuổi của nhân sâm có thể được dự đoán thành công khi sử dụng hai dung môi. Phương pháp

trong nghiên cứu này có thể được sử dụng như một phương pháp chuẩn để phân biệt và dự đoán tuổi

của mẫu rễ nhân sâm (Yang và cs, 2012). Đề hạn chế buôn bán bất hợp pháp nhân sâm Hàn Quốc

(Panax ginseng) và nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolius) là những cây thuốc được sử dụng rộng rãi với

hình thái tương tự nhưng hiệu quả y học khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phát triển các dấu

hiệu DNA dựa trên bộ gen lục lạp đáng tin cậy và thuận tiện để xác thực nhân sâm Hàn Quốc và Mỹ

trong các sản phẩm chế biến thương mại (Jung và cs, 2014).

Bên cạnh đó, phương pháp phân tích có thể xác định tuổi trồng trọt của nhân sâm khô trong các sản

phẩm thương mại, đặc biệt là các sản phẩm nhân sâm ở các dạng bào chế khác nhau đã được thực hiện,

sử dụng dấu vân tay hóa học bằng quang phổ 1H-NMR đã được sử dụng trên các mẫu nhân sâm khô

với độ tuổi canh tác trong khoảng từ 1 đến 6 năm tuổi, sau đó được phân tích bằng cách sử dụng phân

tích thành phần nguyên lý và phân tích cụm để xây dựng mô hình mẫu cho phép xác định tuổi canh tác

thực sự của cơ chế nhân sâm dựa trên sự chuyển hóa thực vật (Lin và cs, 2010).

1.6.2. Nghiên cứu trong nước.

Page 54: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

54

Ở Việt Nam, nhận biết và phân biệt cây trồng bằng hình thái cũng khá phổ biến. Để nhận biết và phân

biệt cũng như bổ sung chi tiết hơn những dữ liệu của một số dòng cacao chủ lực ở Việt Nam, các nhà

nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu mô các giống ca cao khác nhau,

kết quả nghiên cứu này sẽ là bước đầu cho nghiên cứu về sinh học phân tử các dòng Cacao Việt Nam,

đồng thời có ý nghĩa tích cực cho chương trình lai tạo giống Cacao, bảo tồn và thu thập giống trong

tương lai (Lâm Thị Hà và cs, 2015). Trúc đen là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế, văn hóa,

xã hội ở Việt Nam, tuy nhiên do khai thác quá nhiều làm cho trúc đen mất dần đi sản lượng, chất lượng

vốn có. Để bảo tồn và mở rộng diện tích trồng trúc đen nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế, nhóm nghiên

cứu đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu loài cây tự nhiên này, từ đó có thể định

dạng và lựa chọn môi trường trồng phù hợp để bảo tồn loại cây quý hiếm này (Phạm Thành Trang,

2013). Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp so sánh hình thái và phương pháp giải

phẫu cấu trúc mô để phân loại các mẫu Xa-kê thu tại Tiền Giang, Cần Thơ, và TP. Hồ Chí Minh. Kết

quả cho thấy các cây Xa-kê chia thành hai nhóm hình thái có thể phân biệt là Artocarpus altilis và

Artocarpus camansi. Giải phẫu mô của các cây trên cũng cho thấy những cấu trúc rất đặc sắc của nhóm

cây này (Phùng Thị Hằng, 2012).

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về Đảng Sâm chỉ mới bước đầu xác định những thành phần cơ

bản. Đảng Sâm là một loại dược liệu khá mới tại Việt Nam. Thành phần hóa học chủ yếu của Đảng

Sâm có saponin và đường. (Lợi, 2004). Trong nghiên cứu của Chung, 2002 đã bước đầu xác định một

số thành phần hóa học trong Đảng Sâm, cụ thể: Saponin, acid amin và chất béo. Trong đó, Saponin và

các loại xơ hòa tan là hoạt chất chính tạo nên công dụng của Đảng Sâm (Trương, Lê, Trần, Phạm, &

Đống, 2015).

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, Hoàng Minh Chung và cs bước đầu đã phân lập

được ba hợp chất. Bằng các dữ kiện phổ MS và NMR đã xác định được cấu trúc hóa học của chúng

là β-sitosterol (1), 2′-hydroxy-N-(E, 2R)-1,2,4-trihydroxyoctadec-8-en-2-yl) hexacosanamid (2), α-

spinasterol 3-O-β-D-glucopyranosid (3). Đây là lần đầu tiên hợp chất 2 và 3 được công bố phân lập từ

cây này góp phần cung cấp và bổ sung thêm thông tin về giá trị của một loaị vật liệu dược mới tại Việt

Nam trong phát triển sản phẩm chức năng và phục vụ y tế. Bên cạnh đó, những nghiên cứu trên Đảng

Sâm (Codonopsis Javanica) chỉ mới dừng lại ở viêc khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy

invitro (Huyền & Việt, 2017 ;Phượng, 2015) và kĩ thuật nuôi cấy mô thực vật trong việc nhân giống

cây sâm dây, nhằm tạo ra nguồn giống ban đầu. Như vậy việc phân biệt về mặt hình thái và hiển vi đối

với cây trồng nói chung và dược liệu nói riêng rất có ý nghĩa, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên

cứu nào nghiên cứu về nhận dạng hình thái học, phân biệt tuổi các loại thảo dược ở Việt Nam, đặc biệt

là Đảng Sâm. Song điều này là rất cần thiết trong việc mở rộng nghiên cứu những giá trị thực và ứng

dụng của Đảng Sâm vào đời sống.

Page 55: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

55

CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 Vật liệu

2.1.1. Đối tượng

Rễ Đảng Sâm tươi (Codonopsis javanica) 1, 2, 3, 4, năm tuổi hoang dại được

mua của người dân tộc bản địa (K’ho) tại Lâm Đồng.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện từ 7/2018 đến 5/2019 (9 tháng) tại phòng thí nghiệm A5.1 khoa Nông Lâm,

Viện Nghiên và Kiểm Định Cứu Môi Trường, trường Đại học Đà Lạt.

2.1.3. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị

2.1.3.1. Hóa chất

Acid HCL, Fructose (Merk), Resorcinl (Mỹ), Thiure (Mỹ), Ethanol (99,7%), n-Hexan, acid Citric,

(Trung Quốc).

2.1.3.2. Dụng cụ

- Đĩa petri đã sấy khô ở 170 oC trong 2h

- Màng siêu lọc MS nylon Syringe Fitter 0.45µm (Taiwan).

- Dụng cụ chuyên dùng cho phân tích qui mô phòng thí nghiệm.

2.1.3.3. Thiết bị

- Cân sấy ẩm Moisture analyzer MF-50 (Nhật)

- Máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến DR 5000, Hach, Mỹ.

- Cuvet thạch anh 1x 1x 5cm.

- Máy ly tâm Universe, Hettich, Đức.

- Bể siêu âm Elmasonic S 300H, tần số 50-60 Hz, Mỹ.

- Máy hút chân không có điều chỉnh áp suất, Mỹ.

- Cô quay chân không IKA HB 10, Digital, (Đức).

- Cân kỹ thuật (sai số ± 0,01g), cân phân tích (sai số ± 0,0001g), Ohaus, Mỹ.

- Tủ ấm, tủ sấy Memmert (Đức).

- Máy đo pH Martini Instrumethángs (Đức).

- Tủ lạnh LG (Hàn Quốc).

- Máy đo độ Brix Digital Refractometer (Mỹ).

- Bộ chiết Soxhlet (ISO- LAB).

- Kính hiển vi (Mỹ).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Page 56: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

56

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập, phân loại và xác định tuổi

- Xác định sự biến động một số thành phần và hàm lượng vật chất khô, độ brix, tổng chất rắn hòa tan,

polysaccharide hòa tan, hàm lượng fructan và inulin.

- Tinh sạch dịch chiết

2.2.2. Sơ đồ các bước tiến hành thí nghiệm (sơ đồ 1)

2.2.2.1. Thu thập mẫu, làm sạch

Mẫu tươi được mua của đồng bào dân tộc bản địa bắt đầu vào tháng 4/2018 đến tháng 10/2018. 2

lần/tháng.

Mẫu tươi được mua một cách ngẫu nhiên dưới dạng hỗn hợp nhiều kích cỡ hình dạng.

2.2.2.2. Phân loại

Hình thái bên ngoài (1)

Các tiêu chí phân loại: hình thái bên ngoài. Tiến hành quan sát số lượng mắt chồi trên cổ rễ,

màu sắc vỏ rễ, sự chia nhánh của rễ, lát cắt ngang, đường kính củ (Zhang, 2017; Zhao và cs, 2011).

Lát cắt hiển vi (2)

Phương pháp lấy mẫu làm tiêu bản

Lấy mẫu đại diện theo TCVN 5102:1990 (ISO 874-1980) về rau quả tươi. Tổng số khối lượng

của mẫu sơ cấp 10 (kg). Dàn đều trên khay 1x1x 0,5m. Lấy mẫu rút gọn vừa đủ 50%, lấy tại 4 điểm

góc và 01 điểm tâm. Dàn đều mẫu rút gọn trên khay 0,5 x 0,5 x 0,1 m. Lấy cỡ mẫu thí nghiệm ngẫu

nhiên vừa đủ 1kg.

Page 57: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

57

Sơ đồ 1: Các bước tiến hành thí nghiệm

Mẫu khô theo năm tuổi

Làm sạch

Mẫu tươi

Phân loại Lát cắt hiển vi (2)

(!)

Hình thái

bên ngoài (1)

Số lượng mắt chồi trên cổ

rễ

Màu sắc bên ngoài vỏ củ

Chia nhánh của rễ

Lát cắt ngang

Đường kính củ

Mẫu tươi theo năm tuổi

Độ Brix (3) HL Vật chất khô (4)

XĐ tổng chất rắn hòa tan (5)

Định tính inulin bằng Soi bột, TLC (6)

XĐ polysaccharide hòa tan theo các nồng độ cồn (7)

XĐ hàm lượng fructan/inulin (8)

XĐ thời gian thu hoạch

Tinh sạch dịch chiết

Page 58: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

58

Đếm số lượng củ. Mỗi củ cắt một lát đem nhuộm màu và soi tươi lát cắt để soi vòng năm.

Nhuộm màu theo phương pháp nhuộm tiêu bản thực vật (Bộ y tế & Viện Dược liệu, 2008).

Phương pháp vi phẫu

Phương pháp nhuộm kép carmin- lục iod theo Trần Hùng (2014). Mẫu Đảng Sâm tươi được chọn một

cách ngẫu nhiên, mẫu được chọn phải chính xác, có tính đại diện cho các Đảng Sâm 1,2,3,4 năm tuổi.

Dùng lưỡi lam để cắt lát vi phẫu, cắt vi phẫu thức ngang là loại thông dụng nhất trong nghiên cứu dược

liệu. Lát cắt nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục mẫu cắt. Cắt một nửa tiết diện mẫu và các lát cắt

được ngâm ngay vào dung dịch.

Tiến hành tuần tự như sau:

- Ngâm lát cắt vào trong dung dịch nước javel từ 15-20 phút (khi thấy lát cắt trở nên trắng), rửa bằng

nước cất nhiều lần.

- Ngâm lát cắt vào trong dung dịch acid acetic trong 2 phút để tẩy javel còn sót lại. Rửa bằng nước

cất.

- Ngâm tiếp lát cắt trong dung dịch cloral hydrat (Nếu thấy lát cắt chưa sạch) trong 10-15 phút, rửa

lại nhiều lần bằng nước cất.

- Ngâm vào dung dịch vert iod 5-10 giây. Rửa bằng nước cất.

- Ngâm tiếp vào trong dung dịch son phèn khoảng 15 phút. Rửa kĩ bằng nước cất đến sạch.

- Nếu không cần bảo quản, vi phẫu chuẩn bị xong có thể soi bằng nước hay bằng dung dịch glycerin

30%. Quan sát dưới kính hiển vi và nhận xét kết quả.

2.2.2.3. Mẫu tươi theo năm tuổi

Đo độ Brix (3)

Độ Brix được xác đinh dựa theo TCVN: 4414-87 sử dụng chiết quang kế Atago PAL-α (Nhật).

Xác định độ Brix của rễ củ Đẳng Sâm được tiến hành như sau:

- Lựa chọn mẫu một cách ngẫu nhiên đúng theo các năm tuổi 1,2,3,4 năm tuổi.

- Cắt lát và giã nhuyễn mẫu để lấy dịch nước từ mẫu 1,2,3,4 năm tuổi.

- Nhỏ vài giọt dịch nước từ mẫu thu được vào máy đo độ Brix Atago PAL-α (Nhật) .

- Ghi lại kết quả, xử lí số liệu và nhận xét.

Xác định vật chất khô (4)

- Mẫu Đảng Sâm 1,2,3,4 năm tuổi, cắt lát mỏng, và cân 100g mẫu, sấy 105oC đến trọng lượng không

đổi AOAC, 1990 (Saengthongpinit & Sajjaanantakul, 2005).

- Cân khối lượng mẫu sau khi sấy.

Page 59: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

59

- Hàm lượng vật chất khô (g/100g) được tính theo công thức

Hàm lượng vật chất khô (g/100g)

Trong đó: W1: Khối lượng của mẫu trước khi sấy khô (100g)

W2: Khối lượng của mẫu sau khi sấy khô (g).

Xử lý mẫu, bảo quản và tạo mẫu đồng nhất cho phân tích

Xử lí mẫu: Mẫu dùng để nghiên cứu đều lấy cùng một thời điểm thu hái, được rửa sạch, để ráo

nước, cắt lát mỏng 3 mm và được sấy khô ở 60oC, sấy đến khi Đảng Sâm có độ ẩm không đổi dưới

13% (Dược điển Việt Nam IV, 2009).

Bảo quản: Sau khi được đồng nhất mẫu sẽ được đóng gói chân không và bảo quản ở nhiệt độ

phòng (28-30)oC để thực hiện các thí nghiệm.

Tạo mẫu đồng nhất: Mẫu sau khi sấy được trộn đều để có một mẫu đồng nhất dùng cho thử

nghiệm. Nếu khối lượng mẫu đồng nhất lớn hơn vài lần so với mẫu thử nghiệm thì làm một mẫu trung

bình. Nếu dược liệu có kích thước nhỏ thì lấy một mẫu trung bình bằng phương pháp chia 4 như sau:

san bằng mẫu thành hình vuông, chia mẫu theo 2 đường chéo thành 4 phần bằng nhau. Lấy 2 phần đối

diện và trộn đều. Làm lại thao tác chia 4 cho đến khi thu được số lượng vừa đủ để làm mẫu thử và mẫu

lưu. Khối lượng của mẫu đồng nhất hoặc mẫu trung bình không ít hơn 3 lần số lượng của mẫu đem thử

nghiệm. Lượng mẫu này được chia làm 3 phần, 1/3 dùng để phân tích, 1/3 để kiểm tra và số còn lại làm

mẫu lưu giữ lại ít nhất 01 năm (Dược điển Việt Nam IV, 2009)

2.2.2.4. Mẫu khô theo năm tuổi

Xác định tổng chất rắn hòa tan (5)

Cân 2 g các mẫu Đảng Sâm khô đã giã nhuyễn 1,2,3,4 năm tuổi chiết trong hủ ducan (250 ml)

với 250 ml (chiết 5 lần (ml): 100/ 50/ 40/ 30/ 30) 30phút/lần ở nhiệt độ 70oC. Thu dịch chiết và loại bã

Đảng Sâm bằng màng lọc. Bù nước cho đủ thể tích là 250ml. Dịch chiết được lọc thô bằng lọc chân

không. Cô quay chân không 100 ml dịch chiết trên máy cô quay chân không ở 60 oC, 170 rpm/ phút,

đến khi dịch chiết 10 ml. Cho dịch chiết vào đĩa petri. Sấy mẫu trong tủ sấy ở 60oC cho đến khô. Cân

khối lượng.

Tổng chất rắn hòa tan (mg/g) được tính dựa trên công thức:

Tổng chất rắn hòa tan = (mg/g)

Trong đó: m1: khối lượng đĩa petri (g)

m2: khối lượng đĩa petri và mẫu sau khi sấy khô (g).

V: thể tích chiết (ml)

v: thể tích đem đi làm khô (ml)

Page 60: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

60

Phương pháp soi bột và TLC (6)

Lấy rễ củ cây Đảng Sâm (3 năm tuổi) cần khảo sát (thường cùng với mẫu dùng cắt vi phẫu) cắt nhỏ và

sấy ở nhiệt độ 60oC, tán nhỏ, nghiền nát hoặc dùng máy xay. Rây qua rây số 32 (rây mịn). Phần còn lại

trên rây được tán hoặc xay hoặc rây tiếp (có thể sấy lại cho dễ xay tán, nếu cần) cho đến khi tất cả dược

liệu trở thành bột mịn. Cho một giọt chất lỏng thích hợp vào giữa phiến kính, dùng que sạch trộn đều

bột, lấy một ít bột cho vào giữa giọt chất lỏng, dùng một góc của lá phiến kính khuấy nhẹ để phân tán

bột và đậy miếng kính lại. Lấy ngón tay trỏ di nhẹ trên lá kính để các phần tử của bột tách rời ra và

phân tán đều. Loại bỏ phẩn bột và nước thừa nằm phía ngoài lá kính bằng giấy thấm, lau sạch mặt trên

phiến kính và lá kính trước khi soi kính hiển vi. Soi mẫu trên kính hiển vi và quan sát (Hùng, 2004).

Phương pháp TLC

Các dung dịch Inulin tiêu chuẩn có nồng độ khác nhau (mg/ml)(5/10/ 20) được thủy phân bằng axit

oxalic 5% . Tỉ lệ dung dịch tiêu chuẩn: acid oxalic (1:4) và đun sôi trong 120 phút. Hút 6 μl của mỗi

mẫu thủy phân được chấm trên bản mỏng Silica gel 60 F254, 3x7 cm, sấy khô bằng máy sấy cầm tay.

Sau đó thả tấm nhôm vào trong bình sắc kí chứa hệ dung môi axit axetic:CHCl3: H2O với tỉ lệ (7:6:1).

Đợi đến khi pha động cách mép bản mỏng 1cm. Sấy khô, tiếp tục phun thuốc thử hiện màu.Thuốc thử

gồm 0,2% resorcinol trong axit sulfuric 10%. Sấy khô, Soi UV. Các đốm nâu sẫm xuất hiện cho các

mẫu khác nhau (Koruri và cs, 2014).

Khảo sát nồng độ cồn (7)

Phương pháp khảo sát các nồng độ cồn được dựa trên phương pháp của Moerman có chỉnh sửa

(Moerman et al., 2004; Xu et al., 2014). Tỷ lệ khối lượng kết tủa đã được tính toán bằng tỷ số giữa

tổng khối lượng kết tủa của inulin và khối lượng chất chiết xuất đặt trong ống ly tâm, trên cơ sở trọng

lượng khô (Toneli và cs, 2007).

Cân 2 g các mẫu Đảng Sâm khô đã giã nhuyễn 1,2,3,4 năm tuổi chiết trong hủ ducan (250 ml)

với 250 ml (chiết 5 lần(ml): 100/ 50/ 40/ 30/ 30) 30phút/lần ở nhiệt độ 70oC. Dịch chiết mẫu 3 năm tuổi

được lọc thô bằng giấy lọc với máy lọc chân không. Cô quay 250 ml dịch chiết xuống 10 ml bằng máy

cô quay chân không ở 60oC, 170 rpm/phút. Lấy 10 ml mẫu vào bình tam và cho Ethanol ở các nồng độ

(%) 60, 70, 80, 90, 100. Thể tích vừa đủ 100 ml. Để lạnh 12h. Lọc lấy kết tủa thu được và sấy kết tủa

thu được trong tủ sấy ở 60oC. Cân khối lượng các mẫu tủa sau sấy khô. Hàm lượng kết tủa được tính

dựa vào phương pháp cân khối lượng, được tính theo công thức:

Hàm lượng kết tủa = (mg/g).

Trong đó: T1 : Khối lượng đĩa petri (g).

T2 : khối lượng đĩa petri và mẫu sau khi đã sấy khô (g).

2.2.2.5. Định lượng Fructan và Inulin (8).

Dựng đường chuẩn fructan

Pha dung dịch mẹ (stock) 1000ppm. Dung dịch chuẩn 500 ppm (standar working) từ dung dịch mẹ

(stock). Đường chuẩn nằm trong giới hạn 25- 225 ppm thep phương trình y = ax + b.

Page 61: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

61

Định lượng Fructan và inulin

Phương pháp xác định Fructan/ inulin được xác định dựa thep phương pháp của Petkova, Sharma và

cộng sự (Petkova và cs, 2018; Sharma & Varshney, 2012).

Dịch chiết (mẫu NC Đảng Sâm theo các năm tuồi 1,2,3,4 năm tuổi) xác định hàm lượng fructan/inulin

được tủa cồn Ethanol 99.7% ở nồng độ A và B (theo kết quả của thí thí nghiệm (7)). Để mẫu vào ngăn

lạnh 4oC trong 12h. Ly tâm 13000 vòng/30 phút. Loại bỏ phần nổi phía trên mà không được khuấy

động phần tủa phía dưới. Rửa tủa 2 lần với 4 ml ethanol 99,7%. Sấy khô mẫu thu được ở trên với

nhiệt độ 40oC trong tủ sấy. Hòa tan mẫu tủa khô với 1 ml nước.

Pha HCL 30% được pha theo tỉ lệ (5:1) giữa HCL và nước cất. Pha Resorcinl được pha tỉ lệ 200 mg

resorcinol + 50 mg thiure + 20 ml acid galaciad. Chuyển 1ml mẫu vào 0,5 ml resorcinol và thêm 3,5 ml

acid clohydric (HCl 30%) vào ống nghiệm có nắp vặn. Giữ các ống nghiệm chứa mẫu trong bể nước có

nhiệt độ không đổi ở 80 oC trong 10 phút. Làm nguội ở nhiệt độ phòng. Đo độ hấp thụ của hỗn hợp ở

bước sóng 483 nm. Hàm lượng fructose và inulin trong mẫu được xác định bằng phương trình đường

chuẩn y = ax + b

Hàm lượng Fructan/ inulin được tính toán dựa vào công thức sau:

Hàm lượng Fructan/ inulin (mg/g) (1)

Trong đó:

F: Hàm lượng Fructan/ inulin trong mẫu phân tích.

x: Nồng độ fructose trong mẫu phân tích.

k: Hệ số pha loãng

V: Thể tích dịch chiết mẫu phân tích (mL)

m: là khối lượng mẫu phân tích tính (g)

2.2.2.6. Quy trình tinh sạch

Quy trình tinh sạch dịch chiết được xây dựng dựa trên quy trình tách chiết và tinh sạch Inulin

nói chung (hình 6) (Banerjee và cs, 2017)

Page 62: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

62

Hình 6: Quy trình tinh sạch

2.2.3. Xử lí số liệu

Mỗi thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp lại. Sử dụng Minitab 17.0 để xử lý số liệu thống kê. Phân

tích ANOVA để đánh giá sự khác nhau của giá trị ở mức có ý nghĩa (p ≤ 0.05).

Page 63: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

63

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Phân loại và xác định tuổi Đảng Sâm

Mô tả : Rễ Đảng Sâm từ trên xuống được chia thành phần thân, cổ rễ và rễ củ.

Thân là phần dây bò bên trên mặt đất

Cổ rễ: tính từ đoạn thắt trở lên đến gốc thân. Đoạn này to hay nhỏ, dài hay nắn tùy thuộc năm tuổi

Rễ củ: Phần phình trở xuống.

Rễ nạc hình trụ có khi phân nhánh, đường

kính 0,5-2 cm, dài 6-15 cm. Đầu trên phát

triển to, nhiều sẹo của thân. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, trên có những rãnh dọc và ngang, chia rễ

thành những đường lồi lõm, thể chất chắc, dễ bẻ, vết bẻ không phẳng, không mịn. Mùi thơm đặc trưng,

vị ngọt nhẹ. Phần vỏ bên ngoài của rễ của các năm dày mỏng khác nhau. Năm 1 thường rất mỏng, nhìn

mọng nước, phần vỏ dày dần lên, cho đến năm thứ tư thì vỏ xù xì, chắc. Điều này phù hợp với nghiên

cứu của Zhang (2017) về đặc điểm hình thái bên ngoài của chi Codonopsis, rễ dài 15-30 cm, đường

kính 1-3 cm, dài và xù xì, hình trục chính hoặc hình trụ và da nhợt nhạt có màu nâu. Có một vài nhánh

hoặc một nhánh nhỏ hơn một chút ở giữa gốc, và ở phía trên, có vòng hạt mịn ở phía trên khoảng 5-10

cm.

3.1.1. Dựa vào hình thái bên ngoài

3.1.1.1. Số lượng vòng chứa mắt chồi trên cổ rễ

Dựa vào số lượng mắt củ trên cổ rễ để phân biệt năm tuổi. Cây càng nhiều năm thì cổ rễ càng

dài, càng to và nhiều mắt chồi. Mắt chồi là nơi mầm cây mọc tái sinh ở phần cổ rễ, mọc lung tung

Hình 7: Phân chia các phần trên rễ củ

T

hân

C

ổ rễ R

ễ củ

Thân

cổ rễ

rễ củ

Mắt chồi

Page 64: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

64

không theo quy luật hay phân cấp. Đảng Sâm là cây mọc thường niên, có khoảng thời gian nghỉ rụng lá

nên mắt chồi là phần gốc thân của năm trước lụi đi để lại sẹo.

1 năm 2 năm 3 năm 4 năm

Hình 8: Mắt chồi rễ củ Đảng Sâm 1,2,3,4 năm tuổi

Tuổi của cây Đảng sâm có thể được xác định bằng cách đếm số lượng sẹo thân trên thân rễ. Mỗi

năm cây sinh trưởng thêm một vết sẹo thân rễ vào thân rễ khi thân lá chết vào mùa thu. Rễ Đảng sâm

có thể bị già trước khi loại bỏ chúng khỏi mặt đất bằng cách đơn giản là loại bỏ đất xung quanh khu

vực thân rễ của cây nối với rễ. Sau khi đất được loại bỏ, đếm các vết sẹo trên thân rễ. Một cây 4 tuổi sẽ

có 3 vết sẹo trên thân rễ (Lee và cs, 2007).

3.1.1.2. Màu sắc

Màu sắc bên ngoài của vỏ rễ củ Đảng Sâm khác nhau theo các năm tuổi. Vỏ rễ củ Đảng Sâm 1

năm tuổi có màu trong, sáng, trắng ngà trong. Trong khi vỏ rễ ở củ 2 năm tuổi có màu vàng nhạt, màu

sắc có vẻ đậm hơn củ 1 năm tuổi. Màu vỏ rễ củ 3 năm tuổi có màu vàng nhạt sậm và Đảng Sâm 4 năm

tuổi có màu vàng rất sậm, màu vàng đậm hơn so với màu của củ 3 năm tuổi. Màu sắc bên ngoài của vỏ

rễ có sự khác biệt rõ ràng, dễ nhận dạng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Zhang (2017) bề mặt

của rễ khô của Codonopsis có màu vàng xám, nâu xám hoặc nâu đỏ, với rãnh không đều và co rút.

Page 65: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

65

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Hình 9: Màu sắc, sự phân nhánh của rễ củ Đảng Sâm

3.1.1.3. Sự chia nhánh:

Rễ củ thường chia nhánh theo cấp

Cấp 1: đoạn đầu tiên, to nhất.

Cấp 2: đoạn chia nhánh lần hai, không theo quy luật

Cấp 3: đoạn chia nhánh lần 3, không theo quy luật

Thường từ năm thứ hai trở lên mới chia nhánh, nhưng cũng có trường hợp cuối năm một đã

chia nhánh do tác động ngoại cảnh (sâu ăn, vật lý, gãy củ, do người đào bới đứt, chèn ép). Thông

thường năm hai, năm ba mới chia nhánh. Sự phân chia nhánh này có thể xảy ra ở năm một khi rễ đâm

sâu xuống tầng đất dưới, gặp tầng đất cứng sẽ chia nhánh, hoặc do tái sinh hằng năm. Sự phân chia

nhánh của Đảng Sâm cũng phù hợp với nghiên cứu của Zhao và cộng sự, 2011.

3.1.1.4. Lát cắt ngang

Lát cắt ngang được chia ra phần nhu mô vỏ (giới hạn vàng ra phần ngoài) hay phẩn vỏ. Các đặc

điểm mô học quan trọng bao gồm hình dạng của các tế bào nhu mô của phloem và xylem, và giá trị

phần trăm của đường kính của xylem so với rễ có thể khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau

của cây và điều kiện làm khô của rễ (Kundu và Brahma, 2016).

Hình 10: Lát cắt ngang mẫu Đảng Sâm.

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Hình 11: Lát cắt ngang các năm tuổi của Đảng Sâm

Nhu mô vỏ

Trụ giữa

Tia gỗ

Page 66: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

66

Thông qua bề mặt cắt của dược liệu có thể giúp phân biệt một số loài khác nhau (Zhao và cs, 2011). Ở

hình 10 và 11 cho thấy sự khác nhau rõ ràng giữa đường kính trụ giữa và nhu mô vỏ của Đảng Sâm ở

các độ tuổi khác. Đảng Sâm từ 1 năm tuổi tới 4 năm tuổi đường kính trụ giữa lớn dần, màu sắc chuyển

từ vàng nhạt sang vàng đậm và được thể hiện rõ ràng qua các năm tuổi, đối với Đảng Sâm 4 năm tuổi

còn hình thành các tia gỗ, trong khi các củ từ 1 đến 3 năm tuổi không xuất hiện tia gỗ. Ngược lại với

trụ giữa, nhu mô vỏ của Đảng Sâm qua các năm tuổi giảm dần, nhu mô vỏ của củ 1,2 năm tuổi có kích

thước nhu mô vỏ khá lớn, nhưng củ 3,4 năm tuổi kích thước nhu mô vỏ giảm. Đường kính trụ giữa và

nhu mô vỏ tỉ lệ nghịch với nhau. Những củ 1 năm tuổi, đường kính trụ giữa thấp thì nhu mô vỏ lớn,

ngược lại ở các củ 3,4 năm tuổi đường kính trụ giữa lớn hơn, nhu mô vỏ giảm.

Có thể giải thích như sau: Đảng Sâm ở độ tuổi càng cao, xuất hiện hiện tượng già hóa, sự hóa

gỗ từ trụ giữa tăng. Khi hóa gỗ nhiều, mô mềm giảm, mà mô mềm là nơi dự trữ hoạt chất. Khi đó mô

gỗ xen kẽ với mô mềm nhiều lên (mô gỗ nhiều hơn mô mềm). Mô gỗ chỉ là cellulose. Hiệu suất trao

đổi chất thấp hơn các củ năm 3,2,1.

3.1.1.5. Dựa vào kích thước đường kính củ

Bảng 1: Đường kính củ Đảng Sâm qua các năm tuổi (cm)

Năm tuổi Lượng mẫu đo (củ) Đường kính trung bình (cm)

0-1 523 0.63d ± 0.28

1-2 549 1.09c ± 0.19

2-3 610 1.66b ± 0.23

3-4 162 2.24a ± 0.30

Các ký tự khác nhau trong cùng một một hàng biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p ≤

0,05.

Đường kính trung bình của củ Đảng Sâm qua các năm tuổi có sự khác nhau. Đảng Sâm ở độ tuổi từ 3-4

năm tuổi có đường kính trung bình cao nhất có giá trị 2.24 ± 0.30 cm (giá trị trung bình được tính khi

đo 162 củ 3-4 năm tuổi), trong khi Đảng Sâm 0-1 năm tuổi có đường kính củ trung bình thấp nhất có

giá trị 0.63 ± 0.28 cm ( giá trị được đo từ 523 củ có tuổi từ 0-1 năm tuổi), (p ≤ 0.05). Bên cạnh đó,

Đảng Sâm 2-3 năm tuổi có đường kính củ trung bình khá cao có giá trị 1.66 ± 0.23 cm được đo từ 610

củ từ 2-3 năm tuổi, đường kính của chúng thì nhỏ hơn các củ ở độ tuổi 3-4 năm tuổi (0.57 cm), nhưng

lại lớn hơn nhiều (1.60 cm) so với các củ ở 0-1 năm tuổi, (p ≤ 0.05). Đường kính của củ Đảng Sâm 1-2

năm tuổi có giá trị 1.09 ± 0.19 cm (giá trị được đo từ 549 củ có độ tuổi 1-2 năm tuổi), đường kính trung

bình của chúng lớn hơn (0.45 cm) so đường kính trung bình của các củ ở độ tuổi từ 0-1 năm tuổi,

nhưng lại nhỏ hơn (0.56 cm) so với các củ ở 2-3 năm tuổi và nhỏ hơn (1.14 cm) so với các củ ở độ tuổi

3-4 năm tuổi. Sự khác biệt đường kính củ trung bình giữa các năm tuổi của củ Đảng Sâm có ý nghĩa ở

mức (p ≤ 0.05).

Page 67: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

67

Các đặc điểm hình thái bên ngoài của Đảng Sâm thể hiện rõ cách nhận diện và phân biệt Đảng Sâm

theo các năm tuổi. Đồng thời các đặc điểm này có thể coi như một số đặc tính để đánh giá chất lượng

của Đảng Sâm. Hong và cộng sự (2012), đã nghiên cứu xác định một đặc tính chất lượng tiêu chuẩn

thông qua đánh giá và phân tích thống kê về các đặc điểm hình thái của các sản phẩm nhân sâm khô

(nhân sâm trắng). Các đặc điểm hình thái, chẳng hạn như trọng lượng, chiều dài, đường kính và màu bề

mặt.

3.1.2. Dựa vào vi phẫu củ và chất hóa học.

3.1.2.1. Phân biệt tuổi Đảng Sâm theo vòng năm tuổi

Kính hiển vi ánh sáng được coi là công cụ hiệu quả và đáng tin cậy để xác định các loại thuốc

thảo dược (Yu và cs, 2014).

Soi lát cát trên kính hiển vi. Mỗi vòng là một năm (Schweingruber và cs, 2005)

0-1 1-2 2-3 3-4

Hình 12: Lát cát hiển vi của Đảng Sâm ở các năm tuổi

Mỗi một gạch màu đen thể hiện một vòng năm tuổi.

Kết quả quan sát kính hiển vi ở hình 12 cho thấy, có thể xác định được vòng năm tuổi của rễ củ Đảng

Sâm. Số vòng năm tuổi thể hiện số tuổi của Đảng Sâm. Số vòng càng nhiều độ tuổi của củ càng lớn. Củ

từ 0-1 tuổi, quan sát thấy có một vòng năm tuổi, củ 1-2 năm tuổi có hai vòng năm tuổi, tương tự củ độ

tuổi 2-3 tuổi, quan sát được 3 vòng năm tuổi, và các củ 3-4 năm tuổi có thể quan sát được 4 vòng năm

tuổi. Sự phân giữa các vòng năm tuổi tương đối rõ ràng.

3.1.2.2. Soi bột xác định Inulin

Bột rễ Đảng Sâm có màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt nhẹ. Quan sát bột Đảng Sâm có các

mảnh mô mềm, khối inulin màu vàng nhạt thành dày, tinh thể calci oxalat hình khối, mạch vạch, khối

nhựa màu và mảnh bần

Page 68: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

68

Hình 13: Soi bột Đảng Sâm

Kết quả hình 13 quan sát được hình ảnh của tinh thể inulin. Qua đó cho thấy tinh thể inulin ở

Đảng Sâm không có sự khác biệt với tinh thể inulin chuẩn (merk). Vì vậy có thể nói trong Đảng

Sâm có inulin.

3.1.2.3. Định tính inulin bằng sắc kí lớp mỏng TLC

1: inulin chuẩn (Merk)

2: Mẫu inulin từ Đảng Sâm

Hình 14: Sắc kí đồ định tính inulin ở 3 nồng độ chất chuẩn (5,10,20 mg/ml)

Inulin thu nhận được phân tích sắc kí lớp mỏng TLC silica gel 60 F245 với hệ dung môi

axit axetic:CHCl3: H2O với tỉ lệ (7:6:1) và resorcinol và acid sunfuric dùng để phát hiện sắc kí đồ. Kết

quả từ hình 14 cho thấy trong kết tủa thu được từ dịch Đẳng Sâm có sự hiện diện của inulin.

3.2. Khảo sát hàm lượng các chất theo các năm tuổi 1,2,3,4 năm tuổi.

3.2.1. Khảo sát hàm lượng đường (độ Brix (%)), vật chất khô (g/100), tổng chất rắn hòa tan

(mg/g) của Đảng Sâm theo năm tuổi.( kết quả trình bày ở bảng 2)

1

2 1 1 2 2 1

Page 69: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

69

Xét về độ Brix (%)

Độ Brix của Đảng Sâm tươi thay đổi theo năm tuổi của chúng (bảng 2). Độ Brix của Đảng Sâm

2 năm tuổi có giá trị cao nhất 14.067 (%), Đảng Sâm 1 năm tuổi có độ Brix với giá trị 12.467 (%) thấp

hơn củ 2 năm tuổi, tuy nhiên sự khác biệt về hàm lượng đường (độ Brix) của Đảng Sâm 1, 2 năm tuổi

không có ý nghĩa ở mức (p≤0.05). Ngược lại, độ Brix của Đảng Sâm 4 năm tuổi có giá trị thấp nhất

6.600 (%), độ Brix ở củ 3 năm tuổi 8.333 (%), cao hơn so với củ 4 năm tuổi, tuy nhiên sự khác biệt

này không có ý nghĩa ở mức (p ≤ 0.05). Độ Brix của Đảng Sâm 1,2 năm tuổi cao hơn so với Đảng Sâm

3,4 năm tuổi (3 – 6 %), khác biệt có ý nghĩa ở mức (p ≤ 0.05).

Bảng 2: Độ Brix (%), vật chất khô (g/100g), và tổng chất rắn hòa tan (mg/g) trong Đảng Sâm

1,2,3,4 năm tuổi.

Năm tuổi

(Năm) Độ Brix (%) Vật chất khô (g/100g)

Tổng chất rắn hòa tan

(mg/g)

1 12.46a 9.593c 57.50a

2 14.06a 10.260b 56.25a

3 8.33b 10.690a 52.083ab

4 6.60b 10.973a 50.00b

Các ký tự khác nhau trong cùng một một hàng biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p ≤ 0,05.

Độ Brix càng giảm ở các củ Đảng Sâm có độ tuổi càng lớn, vì Đảng Sâm ở độ tuổi 1,2 năm tuổi đang

trong thời kì bắt đầu sinh trưởng và phát triển do đó hàm lượng đường tự do trong củ cao hơn chưa có

sự chuyển hóa thành các hợp chất khác, các củ ở độ tuổi 3,4 năm tuổi Đảng Sâm trong thời kì phát triển

ổn định, trưởng thành và có dấu hiệu già hóa, do đó đường tự do trong củ đã chuyển hóa thành các

thành phần đặc trưng của Đảng Sâm, vì vậy hàm lượng đường trong các củ này giảm.

Xét về hàm lượng vật khô (g/100g)

Kết quả từ bảng 2 cho thấy rằng hàm lượng vật chất khô của Đảng Sâm theo từng năm tuổi là khác

nhau. Hàm lượng VCK của Đảng Sâm 4 năm tuổi cao nhất có giá trị 10.973 (g/100g), cao hơn hàm

lượng VCK của Đảng Sâm 3 năm tuổi, hàm lượng VCK của củ 3 năm tuổi đạt 10.690 (g/100g), sự

khác biệt này không có ý nghĩa ở mức (p ≤ 0.05). Hàm lượng vật chất khô của Đảng Sâm 1 năm tuổi có

giá trị thấp nhất 9.593 (g/100g), và hàm lượng VCK Đảng Sâm 2 năm tuổi 10.260 (g/100g) cao hơn so

với củ 1 năm tuổi, tuy nhiên lại thấp hơn so với Đảng Sâm 3,4 năm tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa tại

mức (p ≤ 0.05).

Dựa vào kết quả từ bảng 2, hàm lượng VCK của các củ Đảng Sâm tăng theo độ tuổi của chúng. Điều

này chứng tỏ, đối với các củ Đảng Sâm 1,2 năm tuổi đang trong giai đoạn phát triển chưa hoàn thiện,

hàm lượng nước trong củ cao và hàm lượng vật chất khô thấp. Ngược lại, đối với Đảng Sâm 3,4 năm

tuổi, lúc này củ đã phát triển hoàn thiện và trưởng trành, do đó hàm lượng nước trong củ thấp và hàm

lượng VCK cao.

Page 70: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

70

Xét về tổng chất rắn hòa tan (mg/g)

Tổng chất rắn hòa tan (mg/g) theo năm tuổi của Đảng Sâm ít có sự khác biệt. Đảng Sâm 1 năm tuổi có

hàm lượng tổng chất rắn hòa tan cao nhất 57.50 (mg/g), Đảng Sâm 2 năm tuổi với hàm lượng chất rắn

hòa tan 56.25 (mg/g), thấp hơn so với củ 1 năm tuổi, Đảng Sâm 3 năm tuổi có hàm lượng tổng chất rắn

hòa tan thấp hơn so với củ 1,2 năm tuổi, giá trị tổng chất rắn hòa tan chỉ đạt 52.083 (mg/g), tuy nhiên

sự khác biệt này không có ý nghĩa ở mức (p ≤ 0.05). Hàm lượng tổng chất rắn hòa tan của Đảng Sâm 4

năm tuổi có giá trị thấp nhất 50.00 (mg/g), thấp hơn so với Đảng Sâm 1,2,3 năm tuổi, song sự khác biệt

này chỉ có ý nghĩa (p ≤ 0.05) đối với các củ ở 1,2 năm tuổi, đối với củ 3 năm tuổi hàm lượng tổng chất

rắn hòa tan giữa củ 3,4 năm tuổi không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa (p ≤ 0.05).

Kết quả từ bảng 2 cho thấy, ở các củ Đảng Sâm 1,2 năm tuổi, không có sự già hóa xảy ra, vì vậy tổng

chất rắn hòa tan trong các củ này cao hơn so với các củ 3,4 năm tuổi. 3,4 năm tuổi đây là độ tuổi trưởng

thành của Đảng Sâm và cũng là độ tuổi củ bắt đầu có sự xuất hiện của hiện tượng già hóa trong củ, do

đó hàm lượng tổng chất rắn hòa tan bị mất dần đi, và thấp hơn so với các củ ở 1,2 năm tuổi. Tuy nhiên

sự già hóa ở Đảng Sâm 4 năm tuổi thể hiện rõ ràng và nhiều hơn so với Đảng Sâm 3 năm tuổi. Đảng

Sâm 3 năm tuổi là độ tuổi trưởng thành lí tưởng nhất để khai thác các thành phần hợp chất trong củ, tuy

nhiên do không có sự đồng đều và sự chính xác tuyệt đối về độ tuổi của củ 3 năm tuổi, có những củ có

thể đang trong giai đoạn 3,5 tuổi hoặc sắp chuyển sang 4 năm tuổi, do đó những Đảng Sâm được xếp

vào loại 3 năm tuổi cũng bắt đầu xuất hiện hiện tượng già hóa nhưng ít hơn so với củ 4 năm tuổi.

3.2.2. Hàm lượng Polysaccharide tổng số (mg/g) của Đảng Sâm các nồng độ cồn khác nhau.

Các thành phần hóa học đa dạng giúp phân biệt các loài Codonopsis và đánh giá thêm chất

lượng của các loài Codonopsis (He và cs, 2015).

Bảng 3: Hàm lượng Polyssccharite tổng số trên Đảng Sâm 3 năm tuổi

Nồng độ cồn (%) Polysaccharide tổng số (mg/g)

60 61.67d

70 136.67c

80 187.33b

90 275.33a

100 265.00a

Các ký tự khác nhau trong cùng một một hàng biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p ≤ 0,05.

Hàm lượng Polysaccharide tổng số của Đảng Sâm 3 năm tuổi ở các nồng độ cồn khác nhau có sự

khác biệt rõ ràng. Nồng độ cồn càng cao, hàm lượng Polysaccharide tổng số càng lớn. Ở nồng đồ

cồn 90% có hàm lượng Polysaccharide tổng số cao nhất 275.33 (mg/g), hàm lượng Polysaccharide

tổng số thấp nhất ở nồng độ cồn 60%, có giá trị 61.67 (mg/g), (p ≤0.05). Hàm lượng Polysaccharide

tổng số ở nồng độ cồn 100% (265.00, (mg/g)) thấp hơn so ở với nồng độ cồn 90%, tuy nhiên sự khác

biệt này không có ý nghĩa ở mức (p ≤ 0.05). Hàm lượng Polysaccharide tổng số của nồng độ cồn 70%

là 136.67 (mg/g) cao hơn so với ở nồng độ cồn 60%, nhưng lại thấp hơn các nồng độ cồn 80%, 90%,

100%. Nồng độ cồn 80% có hàm lượng Polysaccharide tổng số là 187.33 (mg/g) cao hơn hàm lượng

Page 71: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

71

Polysaccharide tổng số ở nồng độ cồn 60% và 70%, nhưng lại thấp hơn so với các nồng độ cồn 90%,

100%. Sự khác biệt của hàm lượng Polysaccharide tổng số của các nồng độ khác nhau có ý nghĩa ở

mức (p ≤ 0.05). Nồng độ cồn 60%, 70% không tủa hết hoàn toàn polysaccharide có trong mẫu, (phụ

lục, hình 16-25). Lựa chọn nồng độ cồn 90% để thu hồi Polysaccharide tổng số.

Kết quả này được giải thích như sau: Kết tủa Ethanol là một trong những phương pháp được sử dụng

rộng rãi nhất để điều chế polysacarit tự nhiên, tuy nhiên, nồng độ ethanol ảnh hưởng đáng kể đến năng

suất kết tủa, thường được đặt ở mức 70- 80%. Nồng độ ethanol là yếu tố quyết định kết tủa. Polysacarit

với các đặc điểm cấu trúc khác nhau, mặc dù chúng có trọng lượng phân tử tương tự, thể hiện các mức

độ kết tủa khác nhau đáng kể. Kích thước phân tử của nó càng thấp, nồng độ ethanol cần thiết cho sự

kết tủa hoàn toàn càng cao và ngược lại. Việc chiết xuất các polysacarit tự nhiên bằng kết tủa ethanol,

nồng độ ethanol phải được tối ưu hóa riêng cho từng loại vật liệu (Xu và cs, 2014). Ở nồng độ cồn 90%

có thể thu hồi được fructan (Livingston, 1990). Inulin có thể được thu hồi ở ethanol nồng độ cao

(Apolinário và cs, 2014).

3.2.3. Định lượng Fructan và inulin (mg/g) của Đảng Sâm theo năm tuổi.

Hàm lượng Fructan, Inulin được tính toán dựa trên công thức (1) với giá trị x được suy từ

phương trình đường chuẩn. Phương trình đường chuẩn được sử dụng như sau:

Đường chuẩn Fructose sử dụng trong xác định hàm lượng Fructan và Inulin tổng:

y = 0.0041x + 0,0043 R2 = 0.997

Biểu đồ 1. Hàm lượng fructan, inulin (mg/g) theo năm tuổi

Từ biểu đồ 1 cho thấy hàm lượng Fructan và Inulin của Đảng Sâm theo các năm tuổi có khuynh hướng

tăng dần ở Đảng Sâm 1 năm tuổi đến 3 năm tuổi, và có khuynh hướng giảm ở 4 năm tuổi. Hàm lượng

fructan ở mỗi một năm tuổi của củ Đảng Sâm luôn cao hơn hàm lượng inulin của nó. Đảng Sâm 1 năm

tuổi hàm lượng fructan 124.26 (mg/g) và inulin 106.97 (mg/g) ở mức thấp nhất. Con số này tăng dần ở

Đảng Sâm 2 năm tuổi, hàm lượng fructan đạt 155.77 (mg/g) và inulin đạt 125.52 (mg/g), tuy nhiên hàm

lượng này lại thấp hơn hàm lượng fructan và inulin của củ 3,4 năm tuổi. Hàm lượng fructan và inulin

Page 72: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

72

của Đảng Sâm 3 năm tuổi đạt mức cao nhất, fructan đạt mức 208.18 (mg/g) và inulin có 177.35

(mg/g). Bên cạnh đó, Đảng Sâm 4 năm tuổi có hàm lượng fructan và inulin chỉ đạt mức 178.38 (mg/g)

và 154.48 (mg/g) cao hơn so với củ 1,2 năm tuổi, nhưng lại thấp hơn hàm lượng fructan và inulin của

Đảng Sâm 3 năm tuổi. Sự khác biệt về hàm lượng fructan và inulin giữa các năm tuổi có ý nghĩa ở mức

(p ≤ 0.05).

Như vậy, có thể thấy rằng, Đảng Sâm ở giai đoạn 1,2 năm tuổi là giai đoạn đang phát triển, chưa hoàn

toàn trưởng thành, do đo thành phần đường tự do trong rễ củ lớn, nhưng hàm lượng fructan và inulin

trong củ lại thấp. Ngược lại, Đảng Sâm 3,4 năm tuổi có hàm lượng fructan và inulin cao hơn, do củ đã

đủ thời gian phát triển để chuyển hóa thành các hydrat cacbon dự trữ.

Từ các kết quả của bảng 2,3 và biểu đồ 1 đã thể hiện rõ sự thay đổi thành phần hợp chất trong củ Đảng

Sâm với độ tuổi của chúng. Hàm lượng hợp chất trong các độ tuổi Đảng Sâm khác nhau là khác nhau.

Đối với độ Brix (%) giảm dần khi độ tuổi của Đảng Sâm tăng, do Đảng Sâm qua từng năm tuổi phát

triển hoàn thiện hơn, các đường tự do dần chuyển hóa thành các hợp chất đặc trưng của chúng. Ngược

lại, hàm lượng vật chất khô (g/100g), tổng chất rắn hòa tan (mg/g), hàm lượng fructan (mg/g) và inulin

(mg/g), tăng lên theo từng năm tuổi của củ Đảng Sâm. Tuy nhiên, không phải ở độ tuổi càng cao thì

hàm lượng các hợp chất này càng cao, mà các hợp chất này chỉ cao ở một độ tuổi nhất định sau đó

giảm sự do có sự già hóa trong rễ củ Đảng Sâm, và hiện tượng hóa gỗ trong phân lõi tăng lên, phân nhu

mô vỏ giảm, vì vậy sự tích lũy hoạt chất giản. số liệu từ các bảng đã cho thấy rõ điều này. Đảng Sâm 3

năm tuổi có hàm lượng hàm lượng vật chất khô (g/100g), tổng chất rắn hòa tan (mg/g), hàm lượng

fructan (mg/g) và inulin (mg/g) cao nhất so với các năm tuổi khác, và hàm lượng các hợp chất này

giảm ở Đảng Sâm 4 năm tuổi. Từ các kết quả trên có thể khẳng định rằng, Đảng Sâm 3 năm tuổi là độ

tuổi trưởng thành phù hợp nhất để thu hoạch, và khai thác.

Lựa chọn độ tuổi thu hoạch hoặc thời gian thu hoạch ảnh hưởng nhiều đến thành phần hợp chất đặc biệt

là hàm lượng inulin. Thu thoạch sớm hoặc quá muộn có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phần

hoạt chất trong sản phẩm. Wanpen Saengthongpinit và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng thời gian thu

hoạch đến chất lượng inulin của củ atisô Jerusalem (Helianthus tuberosus) thông qua chỉ tiêu hàm

lượng vật chất khô và tổng chất rắn hòa tan. Củ ở tuần 16 và 18 có chứa hàm lượng fructan cao hơn so

với 20 tuần, và sau 20 có thể bị mất inulin. Củ atisô Jerusalem vào 16 -18 tuần là phù hợp để sản xuất

inulin, xem xét hàm lượng chất khô, cho thấy 18 tuần sau khi trồng dường như là sự trưởng thành tối

ưu của atisô Jerusalem (Saengthongpinit & Sajjaanantakul, 2005).

3.2.4. Tinh sạch dịch chiết

Page 73: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

73

3.2.4.1. Quy trình tinh sạch dịch chiết

3.2.4.2. Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu Đảng Sâm sau khi được chiết béo bằng phương pháp chiết Soxhlet 6h được làm

khô. Sau đó mẫu được xử lý với cồn 90% để loại bỏ đường có trọng lượng phân tử thấp (fructose,

glucose,oligosacarit..) và sắc tố.

Do khả năng hòa tan trong nước, tất cả các phương pháp chiết xuất inulin đều sử dụng nước

nóng làm dung môi, với pH = 6,8–7 để tránh thủy phân inulin ở pH <6, trong khi tăng nhẹ độ pH của

nước về phía kiềm không ảnh hưởng đến sự thủy phân inulin (Gupta và cs, 2003; Petkova và cs,2010.).

Page 74: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

74

Sử dụng bể siêu âm để chiết với thông số thời gian, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu và nhiệt độ đã được xác

định sau khi tối ưu hóa (nghiên cứu trước đó).

Sau khi thu được dịch chiết thô lọc để loại bỏ bã. Các tạp chất pectin, protein và vật liệu tế bào,

được loại bỏ khỏi dịch chiết bằng cách thêm vôi, Ca(OH)2, lên đến giá trị pH là 10,5-11,5. Để lắng ở

nhiệt độ phòng 60 phút .

Sử dụng acid HCl/ Oxalic 0,8M để trung hòa lượng Ca(OH)2 còn dư ở. Nhiệt độ trong quá trình

loại bỏ Ca(OH)2 còn dư là 35 – 40oC. Xử lý dịch chiết bằng than hoạt tính để loại mùi vị không mong

muốn hoặc các hợp chất có mùi. Qúa trình lọc được thực hiện nhanh và sạch hơn ở nhiệt độ 60-80oC.

Dịch chiết sau khi được lọc sạch đem tủa với cồn 99,7% với tỉ lệ 1:9 (cồn 90%) và 1:4 (cồn

80%). Để trong điều kiện lạnh 4oC trong 12h. Tiến hành ly tâm 13000 vòng/10 phút (3 lần) để thu tủa,

loại bỏ phần cồn nổi phía trên. Rửa tủa lại với aceton và làm khô ở nhiệt 40oC.

3.2.4.3. Kết quả tinh sạch

Bảng 4: Kết quả tinh sạch

Thông số chiết Hàm lượng Inulin Hàm lượng Fructan

T

hời gian

(

Phút)

T

ỷ lệ

DM/NL

(

ml/g)

N

hiệt độ

(

oC)

I

nulin

thô

(

mg/g)

T

inh

sạch

(

mg/g)

H

iệu

suất

(

%)

F

ructan

Thô

(

mg/g)

T

inh

sạch

(

mg/g)

H

iệu

suất

(

%)

1

8.373

1

09.342

7

1.518

1

87,33

1

44.45

7

7,11

2

75,33

1

94,46

7

0,63

Từ kết quả bảng 4 cho thấy:

Hàm lượng inulin và fructan tinh sạch là 144.45 mg/g và 194,46 mg/g. Hàm lượng fructan và inulin thô

có giá trị là 275,33 mg/g và 187,33 mg/g.

Hiệu suất tinh sạch Inulin được xác định là 77,11 (%) và hiệu suất tinh sạch Fructan là 70,63 (%).

Nhiều nghiên cứu tinh sạch inulin ở thảo dược trước đây đã chỉ ra mỗi loại nguyên liệu khác nhau thì

cho hiệu suất tinh sạch khác nhau. Cụ thể, trong nghiên cứu của (Koruri et al., 2014) độ tinh khiết của

chiết xuất inulin là 99,46% trong tỏi,trong lúa mì là 77,94% và trong yến mạch độ tinh khiết của inulin

là 53,31%.

Phương pháp chiết xuất có hỗ trợ siêu âm và tinh chế inulin từ Inula helenium L. cho thấy năng suất

inulin tăng đáng kể (15%). Phương pháp này mang lại inulin với độ tinh khiết cao (trên 95%). (Petkova

và cs, 2015).

Page 75: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

75

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Tuổi của Đảng Sâm có thể phân biệt thông qua:

+ Phương pháp phân biệt hình thái bên ngoài và phương pháp hiển vi và TLC.

- Số lượng mắt chồi trên cổ rễ của Đảng Sâm khác nhau theo độ tuổi của chúng, củ có độ tuổi càng cao

thì số mắt chồi trên cổ rễ vàng cao. Mắt chồi trên cổ rễ xuất hiện từ củ 2 năm tuổi trở lên.

- Màu sắc của vỏ rễ có sự khác nhau giữa các năm tuổi rễ củ 1 năm tuổi có màu trong, sáng, trắng ngà

trong, rễ củ 2 năm tuổi có màu vàng nhạt. Đảng Sâm 3 năm tuổi vỏ có màu vàng nhạt sậm, củ 4 năm

tuổi có màu vàng rất sậm.

- Sự phân nhánh của rễ Đảng Sâm chỉ diễn ra khi Đảng Sâm ở hai năm tuổi.

- Trụ giữa của Đảng Sâm trên lát cắt ngang nhỏ ở củ 1,2 năm tuổi, và lớn ở củ 3,4 năm tuổi, ngược lại

nhu mô vỏ của rễ củ lớn ở củ 1,2 năm tuổi, và nhỏ ở củ 3,4 năm tuổi. Đảng Sâm 4 năm tuổi hình thành

các tia gỗ, thể hiện sự bắt đầu của quá trình già hóa, các rễ củ 1-3 năm tuổi không có sự hình thành tia

gỗ.

-Đường kính củ của Đảng Sâm ở các độ tuổi rất khác nhau. Kích thước đường kính củ của rễ Đảng

Sâm dao động từ 0.63-2.24 cm. Rễ củ 1 năm tuổi có đường kính 0.63 cm, củ 2 năm tuổi 1.09 cm, củ 3

năm tuổi có đường kính 1.66 cm và củ 4 năm tuổi có đường kính 2.24 cm.

- Tinh thể inulin được quan sát thấy trong bột Đảng Sâm. Inulin được xác định thấy trong sắc kí đồ.

+ Hàm lượng fructan, inulin được thu hồi ở ethanol có 90% và 80%.Các thành phần hợp chất trong rễ

củ Đảng Sâm theo các năm tuổi khác nhau có sự biến động. Hàm lượng đường cao nhất ở củ 2 năm

tuổi 14.067 (%) và vật chất khô trong rễ cao nhất ở củ 4 năm tuổi (10.973 g/100g), tổng chất rắn hòa

tan cao nhất ở củ 1 năm tuổi (57.50 mg/g). Hàm lượng fructan và inulin khác nhau ở những độ

tuổi khác nhau, hàm lượng fructan và inulin tăng theo độ tuổi của chúng, cao nhất ở củ 3 năm

tuổi có giá trị 208.18 mg/g và 177.35 mg/g, và chúng giảm dần ở Đảng Sâm 4 năm tuổi. Như vậy

có thể cho thấy rằng trong quá trình phát triển của rễ củ Đảng Sâm, các thành phần hợp chất

trong rễ củ có sự biến động, sự biến động không theo quy luật cụ thể.

+ Dựa vào hàm lượng inulin, là một thành phần quan trọng và chủ yếu trong rễ củ Đảng Sâm, ta

chọn thời điểm thu hoạch Đảng Sâm phù hợp nhất là ở giai đoạn 3 năm tuổi.

+ Hàm lượng inulin tinh sạch được chiết từ rễ củ Đảng Sâm (Codonopsis javanica) khô tại Lâm

Đồng là 77,11% và hàm lượng fructan tinh sạch là 70,63%.

4.2 Kiến nghị

- Có thể mở rộng nghiên cứu một số các yếu tố sau thu hoạch làm ảnh hưởng có thể làm ảnh

hưởng đến chất lượng fructan, inulin khi thu hoạch như: thời gian thu hoạch trong ngày, cách

thức vận chuyển, phương pháp xử lí, cách chế biến, bảo quản...

Page 76: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

76

- Tiến hành xác định, định lượng thành phần fructan và inulin bằng một số phương pháp khác

như sắc kí hoặc cộng hưởng từ hạt nhân.

- Cần khảo sát hàm lượng Inulin theo các tháng thu hoạch trong năm.

- Khảo sát thành phần dinh dưỡng trong dịch chiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Bộ y tế & Viện Dược liệu. (2008). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Đào Thị Hồng Bích. (2017). Nghiên cứu phân lập và định hướng thành phần Tanshinon IIa từ cây Đan

Sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) phục vụ công tác kiểm tra chất lượng dược liệu Đan Sâm.

Khóa luận tốt nghiệp, ngành dược học, Hà Nội.

Đỗ Tấn Lợi. (2010). Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam. Nhà Xuất Bản Y Học.

Đỗ Tất Lợi. (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Nhà xuất bản Y học.

Dược điển Việt Nam IV (2009). Nhà xuất bản Y học.

Hoàng Minh Chung. ( 2002). Công trình ‘’ Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của vị thuốc

Đảng Sâm Việt Nam ‘’. Tạp Chí Dược Liệu.

Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Việt, (2017). Nghiên cứu nhanh In vitro sinh khối rễ tơ cây Đảng Sâm

(codonopsis javanica (Blume) Hook.f.).

Lâm Thị Hà, Phùng Thị Hằng, Trần Nhân Dũng, & Hà Thanh Toàn. (2015). Đặc điểm hình thái và giải

phẫu mô các giống Cacao chủ lực miền Nam Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần

Thơ, 36, 47-56.

Nguyễn Bá. (2006). Hình thái học thực vật: Nhà xuất bản giáo dục.

Phạm Thành Trang, Bùi Đình Đức, Nguyễn Thị Thu. (2013). Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải

phẫu loài Trúc Đen (phyllostachys nigra Munro) Tại Sa Pa -Lào Cai. Tạp chí khoa học và công

nghệ môi trường.

Phan Thị Trân Châu, Liên, Đỗ Ngọc Liên, & Nguyễn Huỳnh Minh Quyên. (2010). Hóa sinh học-các

chất phân tử lớn trong hệ thống sống. NXB Giáo dục Việt Nam.

Phùng Thị Hằng, Lương Thị Thu Thảo, Trần Nhân Dũng. (2012). Khảo sát đặc điểm hình thái và giải

phẫu một số loài thuộc chi Artocarpus. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 24, 273-

280.

Phương pháp nghiên cứu dược liệu. (2004). Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Page 77: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

77

Trần Thị Phượng, (2015 ). Nghiên cứu nhân giống In Votro cây Đảng Sâm (Codonopsis javanica). .

Tạp Chí Khoa Học, 37

Trần Công Định, Trương Trịnh Nguyễn, Nguyễn Văn Lợi, Trần Minh Đức. (2017). Kiến thức cơ bản

về loài Đảng Sâm (Codonopsis javaniva) của cộng đồng người Cơ Tu ở huyện Tây Giang, tỉnh

Quảng Nam tạp chí Khoa Học và Công Nghệ Nông Nghiệp (ISSN 2588-1256).

Trần Hùng. (2004). Giáo trình Kĩ Thuật Chiêt Suất Dược LIệu: Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí

Minh.

Trương Hoàng Duy, Lê Phạm Tấn Quốc, Trần Thị Cẩm Hồng, Phạm Thị Kim Ngọc, Tống Thị Anh

Đào, (2015). Tối ưu hoá trích ly thu nhận dịch saponin từ đảng sâm Codonopsis javanica

(blume) hook. f. bằng enzyme alpha-amylase.

Viện dược liệu. Kỹ thuật chiết xuất dược liệu. (2008). Nhà xuất bản Khoa Học và Kĩ Thật Hà Nội.

Võ Văn Chi (2012). Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam Nhà Xuất Bản Y Học., 811-813.

Võ Văn Chi, Trần Hà. (2002). Cây cỏ có ích ở Việt Nam. Hà Nội, NXB Giáo Dục.

Tài liệu tiếng Anh

Alexiou, H., & Franck, A. (2008). Prebiotic inulin‐type fructans: nutritional benefits beyond dietary

fibre source. Nutrition Bulletin, 33(3), 227-233.

Apolinário, A. C., de Lima Damasceno, B. P. G., de Macêdo Beltrão, N. E., Pessoa, A., Converti, A., &

da Silva, J. A. (2014). Inulin-type fructans: A review on different aspects of biochemical and

pharmaceutical technology. Carbohydrate polymers, 101, 368-378.

Apolinário, A. C., de Lima Damasceno, B. P. G., de Macêdo Beltrão, N. E., Pessoa, A., Converti, A., &

da Silva, J. A. (2014). Inulin-type fructans: A review on different aspects of biochemical and

pharmaceutical technology. Carbohydrate polymers, 101, 368-378.

Banerjee, D., Chowdhury, R., & Bhattacharya, P. (2017). Optimization of extraction process of inulin

from Indian millets (jowar, bajra and ragi)—characterization and cost analysis. Journal of food

science and technology, 54(13), 4302-4314.

Barclay, T., Ginic-Markovic, M., Cooper, P., & Petrovsky, N. (2016). Inulin-a versatile polysaccharide

with multiple pharmaceutical and food chemical uses. Journal of Excipients and Food

Chemicals, 1(3), 1132.

Bartkiene, E. (2012). Plant Food analysis methods. (Kaunas: Lithuanian university of health sciences

veterinary academy).

Beckles, D. M. (2012). Factors affecting the postharvest soluble solids and sugar content of tomato

(Solanum lycopersicum L.) fruit. Postharvest Biology and Technology, 63(1), 129-140.

Page 78: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

78

Beringer, A., & Wenger, R. (1995). Inulin in der ernährung des diabetikers. Dtsch. Z. Verdauungs

Stofwechselkrankh, 15, 268-272.

Bornet, F., McCleary, B., & Prosky, L. (2001). Fructo-oligosaccharides and other fructans: chemistry

structure and nutritional effects, in advanced dietary fiber technology: Blackwell, Oxford.

Caunii, A., Butu, M., Rodino, S., Motoc, M., Negrea, A., Samfira, I., & Butnariu, M. (2015). Isolation

and Separation of Inulin from Phalaris arundinacea Roots. Revista de chimie, 66(4), 472-476.

Cooper, P. D., & Carter, M. (1986). The anti-melanoma activity of inulin in mice. Molecular

immunology, 23(8), 903-908.

Chau, C., & Huang, Y. (2004). Characterization of passion fruit seed fibres—a potential fibre source.

Food chemistry, 85(2), 189-194.

Chen, K.-N., Peng, W.-H., Hou, C.-W., Chen, C.-Y., Chen, H.-H., Kuo, C.-H., & Korivi, M. (2013).

Codonopsis javanica root extracts attenuate hyperinsulinemia and lipid peroxidation in fructose-

fed insulin resistant rats. Journal of Food and Drug Analysis, 21(4), 347-355.

Chen, S., He, L., Zhou, Z., Li, Y., & Li, Y. (2002). Effects of Codonapsis pilosula on gastrin and

somatostatin of gastroduodenal mucosa in rabbits. Journal of China University of Medical

Sciences, 31(3), 164-165.

Chen, S., Zhou, Z., Sun, S., Li, Y., & Li, X. (1998). The effect of codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.

on gastric acid, serum gastrin and plasma somatostatin concentration in dogs. Zhongguo Zhong

yao za zhi= Zhongguo zhongyao zazhi= China journal of Chinese materia medica, 23(5), 299-

301, 320.

De Castro, M. L., & Garcıa-Ayuso, L. (1998). Soxhlet extraction of solid materials: an outdated

technique with a promising innovative future. Analytica chimica acta, 369(1-2), 1-10.

De Roover, J., Vandenbranden, K., Van Laere, A., and Van den Ende, W. (2000). Drought induces

fructan synthesis and 1-SST (sucrose:sucrose fructosyltransferase) in roots and leaves of

chicory seedlings (Chicorium intybus L.). Planta. 210: 808-814.

Dietz, H., & Schweingruber, F. H. (2002). Annual rings in native and introduced forbs of lower

Michigan, USA. Canadian Journal of Botany, 80(6), 642-649.

Dietz, H., & Ullmann, I. (1997). Age-determination of dicotyledonous herbaceous perennials by means

of annual rings: exception or rule? Annals of botany, 80(3), 377-379.

Eliasson, A.-C. (2004). Starch in food: Structure, function and applications: CRC Press.

Page 79: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

79

Flamm, G., Glinsmann, W., Kritchevsky, D., Prosky, L., & Roberfroid, M. (2001). Inulin and

oligofructose as dietary fiber: a review of the evidence. Critical reviews in food science and

nutrition, 41(5), 353-362.

Folashade, O., Omoregie, H., & Ochogu, P. (2012). Standardization of herbal medicines-A review.

International Journal of Biodiversity and Conservation, 4(3), 101-112.

Follain, N., Joly, C., Dole, P., & Bliard, C. (2005). Mechanical properties of starch‐based materials. I.

Short review and complementary experimental analysis. Journal of applied polymer science,

97(5), 1783-1794.

Gao, J. P., Wang, D., Cao, L. Y., & Sun, H. F. (2015). Transcriptome sequencing of Codonopsis

pilosula and identification of candidate genes involved in polysaccharide biosynthesis. PloS

one, 10(2), e0117342.

Gao, S.-M., Liu, J.-S., Wang, M., Cao, T.-T., Qi, Y.-D., Zhang, B.-G., . . . Xiao, P.-G. (2018a).

Traditional uses, phytochemistry, pharmacology and toxicology of Codonopsis: A review.

Journal of ethnopharmacology.

Gao, S.-M., Liu, J.-S., Wang, M., Cao, T.-T., Qi, Y.-D., Zhang, B.-G., . . . Xiao, P.-G. (2018b).

Traditional uses, phytochemistry, pharmacology and toxicology of Codonopsis: A review.

Journal of ethnopharmacology, 219, 50-70.

Gupta, A. K., Kaur, N., & Kaur, N. (2003). Preparation of inulin from chicory roots.

Gibson, G. R., Beatty, E. R., Wang, X., & Cummings, J. H. (1995). Selective stimulation of

bifidobacteria in the human colon by oligofructose and inulin. Gastroenterology, 108(4), 975-

982.

He, G. Y., Xia, A.Q., Meng, J.C., Liu, D.Y., Liu, Y.M., Xie, J.S, . (1987). Chemical composition

analysis on stem and leaf of Codonopsis pillosula. Journal of Traditional Chinese Veterinary

Medicine, 12-16.

He, J.-Y., Ma, N., Zhu, S., Komatsu, K., Li, Z.-Y., & Fu, W.-M. (2015). The genus Codonopsis

(Campanulaceae): A review of phytochemistry, bioactivity and quality control. Journal of

natural medicines, 69(1), 1-21.

Jia, T., & Benjamin, H. (2000). The enhancing effect of Chinese medicine radix pilosulae on J774

macrophage. Lishizhen Medicine and Materia Medica Research, 11(9), 769-770.

Jung, J., Kim, K. H., Yang, K., Bang, K.-H., & Yang, T.-J. (2014). Practical application of DNA

markers for high-throughput authentication of Panax ginseng and Panax quinquefolius from

commercial ginseng products. Journal of ginseng research, 38(2), 123-129.

Page 80: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

80

Kang, T. G. ( 2003). Authentication of Chinese Medicines China Press of Traditional. Chinese

Medicine, Beijing, China, p. 34.

Kelly, G. (2008). Inulin-type prebiotics--a review: part 1. Alternative Medicine Review, 13(4).

Kelly, G. (2009). Inulin-Type Prebiotics: A Review (Part 2). Alternative Medicine Review, 14(1).

Koruri, S., Banerjee, D., Chowdhury, R., & Bhattacharya, P. (2014). Studies on prebiotic food additive

(inulin) in indian dietary fibre sources-garlic (Allium sativum), wheat (Triticum spp.), oat

(Avena sativa) and dalia (Bulgur). International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical

Sciences, 6(9), 278-282.

Kruger, C. (2002). Generally recognised as safe (GRAS) notification for Frutafit®. Arlington, VA:

Food and Drug Administration.

Lee, J.-H., Ahn, I.-O., Kim, Y.-C., Bang, K.-H., Hyun, D.-Y., & Lee, S.-S. (2007). Identification of the

age of fresh ginseng root according to number of stem vestiges in rhizome. Journal of ginseng

research, 31(3), 142-146.

Li, H., Pordesimo, L., & Weiss, J. (2004). High intensity ultrasound-assisted extraction of oil from

soybeans. Food research international, 37(7), 731-738.

Li, J., Zhang, X., Cao, L., Ji, J., & Gao, J. (2018). Three Inulin-Type Fructans from Codonopsis

pilosula (Franch.) Nannf. Roots and Their Prebiotic Activity on Bifidobacterium longum.

Molecules, 23(12), 3123.

Li, Z. (2007). Origins of the materia medica (Ben Cao Yuan Shi). Beijing: People’s Medical

Publishing House.

Lin, W.-N., Lu, H.-Y., Lee, M.-S., Yang, S.-Y., Chen, H.-J., Chang, Y.-S., & Chang, W.-T. (2010).

Evaluation of the cultivation age of dried ginseng radix and its commercial products by using

1H-NMR fingerprint analysis. The American journal of Chinese medicine, 38(01), 205-218.

Liu, Y. B., & Zhang, Q. B. (2007). Growth rings of roots in perennial forbs in Duolun Grassland, Inner

Mongolia, China. Journal of Integrative Plant Biology, 49(2), 144-149.

Livingston, D. P. (1990). Fructan precipitation from a water/ethanol extract of oats and barley. Plant

physiology, 92(3), 767-769.

Livingston, D. P., Hincha, D. K., & Heyer, A. G. (2007). The relationship of fructan to abiotic stress

tolerance in plants.

Lu, G.-h., Zhou, Q., Sun, S.-q., Leung, K. S.-y., Zhang, H., & Zhao, Z.-z. (2008). Differentiation of

Asian ginseng, American ginseng and Notoginseng by Fourier transform infrared spectroscopy

combined with two-dimensional correlation infrared spectroscopy. Journal of Molecular

Structure, 883, 91-98.

Page 81: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

81

Luque-Garcıa, J., & De Castro, M. L. (2004). Ultrasound-assisted soxhlet extraction: an expeditive

approach for solid sample treatment: application to the extraction of total fat from oleaginous

seeds. Journal of Chromatography A, 1034(1-2), 237-242.

Mancilla-Margalli, N. A., & López, M. G. (2006). Water-soluble carbohydrates and fructan structure

patterns from Agave and Dasylirion species. Journal of Agricultural and Food Chemistry,

54(20), 7832-7839.

Mason, T., Paniwnyk, L., & Lorimer, J. (1996). The uses of ultrasound in food technology. Ultrasonics

Sonochemistry, 3(3), S253-S260.

Mavumengwana, V. B. (2004). Isolatin, furification and characterization of inulin and

fructooligosaccharides from chicorium intybus and inulinase from asoergllus niger. Department

of Biochemistry, Microbiology and Biotechnology Faculty of Science.

Mensink, M. A., Frijlink, H. W., van der Voort Maarschalk, K., & Hinrichs, W. L. (2015). Inulin, a

flexible oligosaccharide. II: Review of its pharmaceutical applications. Carbohydrate polymers,

134, 418-428.

Meyer, D., Bayarri, S., Tárrega, A., & Costell, E. (2011). Inulin as texture modifier in dairy products.

Food Hydrocolloids, 25, 1881–1890.

Moerman, F. T., Van Leeuwen, M. B., & Delcour, J. A. (2004). Enrichment of higher molecular weight

fractions in inulin. Journal of agricultural and food chemistry, 52(12), 3780-3783.

Niness, K. R. (1999). Inulin and oligofructose: what are they? The Journal of nutrition, 129(7), 1402S-

1406S.

Pencheva, D., Petkova, N., & Denev, P. (2012). Determination of inulin in dough products. Scientific

works of UFT, 59, 339-344.

Petkova, N., & Denev, P. (2015). Methods for determination of inulin. Paper presented at the

Monograph of 4rd European young engineers conference.

Petkova, N., Ognyanov, M., & Denev, P. Isolation and charaterization of inulin from taproots of

common chicory (cichorium intybus l.).

Petkova, N., Ognyanov, M., Todorova, M., & Denev, P. (2015). Ultrasound-assisted extraction and

characterisation of inulin-type fructan from roots of elecampane (Inula helenium L.). Acta

Scientifica Naturalis, 1(1), 225-235.

Petkova, N., Sherova, G., & Denev, P. (2018). Characterization of inulin from dahlia tubers isolated by

microwave and ultrasound-assisted extractions. International Food Research Journal, 25(5).

Page 82: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

82

Roberfroid, M. (2007). Inulin-type fructans: functional food ingredients. The Journal of Nutrition,

137(11), 2493S–2502S: CRC Press.

Roberfroid, M. B., & Delzenne, N. M. (1998). Dietary fructans. Annual review of nutrition, 18(1), 117-

143.

Ronkart, S., Blecker, C., Fougnies, C., Van Herck, J., Wouters, J., & Paquot, M. (2006). Determination

of physical changes of inulin related to sorption isotherms: An X-ray diffraction, modulated

differential scanning calorimetry and environmental scanning electron microscopy study.

Carbohydrate polymers, 63(2), 210-217.

Saengkanuk, A., Nuchadomrong, S., Jogloy, S., Patanothai, A., & Srijaranai, S. (2011). A simplified

spectrophotometric method for the determination of inulin in Jerusalem artichoke (Helianthus

tuberosus L.) tubers. European Food Research and Technology, 233(4), 609.

Saengthongpinit, W., & Sajjaanantakul, T. (2005). Influence of harvest time and storage temperature

on characteristics of inulin from Jerusalem artichoke (Helianthus tuberosus L.) tubers.

Postharvest Biology and Technology, 37, 93–100.

Saengthongpinit, W., & Sajjaanantakul, T. (2005). Influence of harvest time and storage temperature

on characteristics of inulin from Jerusalem artichoke (Helianthus tuberosus L.) tubers.

Postharvest Biology and Technology, 37(1), 93-100.

Schreiner, G. E. (1950). Determination of inulin by means of resorcinol. Proceedings of the society for

Experimental Biology and Medicine, 74(1), 117-120.

Schweingruber, F. H., Poschlod, P., & forêt, l. n. e. l. p. I. f. d. r. s. l. (2005). Growth rings in herbs and

shrubs: life span, age determination and stem anatomy (Vol. 79): Swiss Federal Research

Institute WSL Birmensdorf.

Sharma, S., & Varshney, V. (2012). Chemical analysis of Agave sisalana juice for its possible

utilization. Acta Chim. Pharm. Indica, 2(1), 60-66.

Shen, L., Li, Y., & Feng, X. (2000). The optimization of new processing technology of Cortex

Eucommiae. Chinese Journal of Modern Applied Pharmacy, 7, 446-448.

Sun, Q. W. ( 2007). Studies on Taxonomy and Content Analysis of Lobetyolin of the Codonopsis

Plants in Guizhou. Guiyang college of traditional Chinese medicine.

Tan, S. C., Ong, C. E., Hay, Y. K., & Yiap, B. C. (2013). Cellulose and its application in biomolecules

purification. Int Res J Appl Basic Sci, 7, 267-276.

Taper, H. S., & Roberfroid, M. B. (2000). Nontoxic potentiation of cancer chemotherapy by dietary

oligofructose or inulin. Nutrition and cancer, 38(1), 1-5.

Page 83: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

83

Toneli, J. T. C. L., Mürr, F. E. X., Martinelli, P., Dal Fabbro, I. M., & Park, K. J. (2007). Optimization

of a physical concentration process for inulin. Journal of Food Engineering, 80(3), 832-838.

Vandamme, E. J., & Derycke, D. G. (1983). Microbial inulinases: fermentation process, properties, and

applications Advances in applied microbiology (Vol. 29, pp. 139-176): Elsevier.

Vereyken, I. J., Chupin, V., Demel, R.A., Smeekens, S.C.M., and De Kruijff, B. . (2001.). Fructans

insert between the headgroups of phospholipids. . BBA. 1510: 307-320.

Vergauwen, R., Van Laere, A., & Van den Ende, W. (2003). Properties of fructan: fructan 1-

fructosyltransferases from chicory and globe thistle, two Asteracean plants storing greatly

different types of inulin. Plant physiology, 133(1), 391-401.

Wang, J., Li, H.L., Geng, G.Q., Chu, H.Y., Wang, Y., Chen, C.,. (2016). Effect of Radix Codonopsis

Aqueous Extract on Hepatic micorRNA Expression Profiling of Aging Mice Induced by D-

galactose. . Chinese Journal of Information on Traditional Chinese Medicine, 69-72.

Xie, J., Zhang, Y., & Gu, Y. (2000). Study on the volatile chemical constituents of Codonopsis

pillosula. Zhongguo yao xue za zhi (Zhongguo yao xue hui: 1989), 35(9), 583-586.

Xu, J., Yue, R.-Q., Liu, J., Ho, H.-M., Yi, T., Chen, H.-B., & Han, Q.-B. (2014). Structural diversity

requires individual optimization of ethanol concentration in polysaccharide precipitation.

International journal of biological macromolecules, 67, 205-209.

Yang, S.-O., Shin, Y.-S., Hyun, S.-H., Cho, S., Bang, K.-H., Lee, D., . . . Choi, H.-K. (2012). NMR-

based metabolic profiling and differentiation of ginseng roots according to cultivation ages.

Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 58, 19-26.

Yu, K.-Z., Liu, J., Guo, B.-L., Zhao, Z.-Z., Hong, H., Chen, H.-B., & Cai, S.-Q. (2014). Microscopic

research on a multi-source traditional Chinese medicine, Astragali Radix. Journal of natural

medicines, 68(2), 340-350.

Zeng, H.-y., Jiang, L.-j., & Zhang, Y.-c. (2003). Chemical constituents of volatile oil from Houttuynia

cordata Thunb. Journal of Plant Resources and Environment, 12(3), 50-52.

Zha, L. P., Cheng, M. E., & Peng, H. S. (2012). Identification of ages and determination of paeoniflorin

in roots of Paeonia lactiflora Pall. From four producing areas based on growth rings.

Microscopy research and technique, 75(9), 1191-1196.

Zhang Tian-hong, Z. X., geng Ai-ping. (2001). (1. The Medicine Inspection Institute of Changzhi City,

Shanxi Province 046011, China; 2. Grade 1998, Clinical Medicine Dep., The Medical College

of Changzhi, Shanxi Province 046011, China); Experimental Study on Lu-Dangshen in

Pharmacology [J]. LiShiZhen Medicine and Materia Medica Research, 6.

Page 84: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

84

Zhang, W. (2017). Brief Description of the Difference between Ginseng and Codonopsis.

Zhang, X., Zhu, C., Hu, L., Lai, X., & Mo, J. (2003). Pharmacological action of polysaccharides from

Radix Codonopsis on immune function and hematopoiesis in mice. Traditional Chinese Drug

Research and Clinical Pharmacology, 14(3), 174-176.

Zhao, Z., Liang, Z., & Ping, G. (2011). Macroscopic identification of Chinese medicinal materials:

traditional experiences and modern understanding. Journal of ethnopharmacology, 134(3), 556-

564.

Zhao, Z. Z., Liang, Z. T., Zhou, H., Jiang, Z. H., Liu, Z. Q., Wong, Y. F., . . . Liu, L. (2005).

Quantification of sinomenine in caulis sinomenii collected from different growing regions and

wholesale herbal markets by a modified HPLC method. Biological and Pharmaceutical

Bulletin, 28(1), 105-109.

Page 85: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

85

PHỤ LỤC

Hình 16 Hàm lượng polysaccharide theo các nồng độ cồn

Page 86: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

86

Hình 21 Mẫu tủa cồn 100%

Hình 17 Mẫu tủa cồn 60% Hình 18 Mẫu tủa cồn 70%

Hình 19 Mẫu tủa cồn 80% Hình 20 Mẫu tủa cồn 90%

Page 87: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

87

Hình 22 Dung dịch cồn sau khi lọc tủa

Hình 23 dịch cồn 60% sau

khi lọc tủa

Hình 24 dịch cồn 70% sau

khi lọc tủa

Hình 25 dịch cồn 80% sau

khi lọc tủa

Page 88: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

88

Hình 26 Bể ổn nhiệt Hình 27 Bể rửa siêu âm

Hình 28 Bộ chiết Soxhlet Hình 29 Máy cô quay chân không

Page 89: KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNpkhht.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/pkhht... · Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt

89

Hình 30 Máy li tâm Hình 31 Máy li tâm

Hình 32 Inulin Hình 33 Fructan

Hình 34 Đảng sâm 3 năm tuổi sấy khô Hình 35 Đảng sâm tươi