113
NGUYN CẢNH ĐÔNG ĐÔ KHÓA LUẬN TT NGHIP ĐỀ TÀI: Quản lý nhà nước vtài nguyên và môi trường: Thc trạng và Giải pháp (nghiên cứu ti huyn Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông).

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/file_goc_785735.pdf · Một số vấn đề chung về quản

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường:

Thực trạng và Giải pháp (nghiên cứu tại huyện

Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông).

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƢỜNG VÀ

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI

TRƢỜNG

6

1.1. Một số vấn đề chung về tài nguyên, môi trƣờng và quản lý nhà

nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng

6

1.1.1. Một số vấn đề chung về tài nguyên 6

1.1.2. Một số vấn đề chung về môi trường 9

1.1.3. Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường

14

1.1.4. Cơ sở của quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường 18

1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và một số địa

phƣơng trong nƣớc trong hoạt động quản lý tài nguyên và môi trƣờng

21

1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong hoạt động quản

lý tài nguyên và môi trường

22

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước trong hoạt động

quản lý tài nguyên và môi trường

28

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG TẠI

HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH ĐĂK NÔNG

34

2.1. Tổng quan về huyện Đăk Mil 34

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 34

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 35

2.2. Thực trạng tài nguyên môi trƣờng huyện Đăk Mil 41

2.2.1. Tài nguyên rừng - nguồn nhân tố cơ bản nhất quyết định chất lượng

môi trường đang bị suy giảm

41

2.2.2. Tài nguyên sinh học 44

2.2.3. Tài nguyên đất 45

2.2.4. Tài nguyên nước 48

2.2.5. Tài nguyên khoáng sản 48

2.2.6. Thực trạng môi trường địa bàn huyện Đăk Mil 49

2.3. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng trên địa

bàn huyện Đăk Mil

53

2.3.1. Tổ chức bộ máy 54

2.3.2. Cơ chế quản lý 57

2.3.3. Hoạt động quản lý trên từng lĩnh vực 59

2.4. Những kết quả đạt đƣợc và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động

quản lý nhà nƣớc về tài nguyên môi trƣờng trên địa bàn huyện Đăk

Mil

74

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK MIL

79

3.1. Định hƣớng xây dựng và phát triển kinh tế xã hội huyện Đăk Mil

đến năm 2020

79

3.1.1. Quan điểm phát triển 79

3.1.2. Mục tiêu phát triển 80

3.1.3. Một số định hướng phát triển cơ bản trong công tác quản lý tài

nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện

80

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Quản lý Nhà nƣớc

về Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Đăk Mil

86

3.2.1. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong quản lý

tài nguyên, môi trường

86

3.2.2. Kiểm soát sự gia tăng dân số, nhất là tình trạng di dân di cư tự do 88

3.2.3. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với

bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung, nhất là với tài nguyên thiên nhiên

89

3.2.4. Phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ

nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn suy giảm môi trường

92

3.2.5. Kiện toàn, củng cố bộ máy cơ quan quản lý tài nguyên và môi

trường huyện, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cấp các ngành, các

địa phương.

98

3.2.6. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường 99

3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc

về tài nguyên và môi trƣờng huyện Đăk Mil

103

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã trở thành vấn đề trọng

yếu, mang tính toàn cầu. Ở nước ta, vấn đề này đã trở thành sự nghiệp

không chỉ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể

tách rời trong đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của

đất nước.

Thời gian gần đây, Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng

đang nổi lên vấn đề được quan tâm – khai thác quặng Bôxit trên địa bàn

Đăk Nông. Những vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu trong công tác quản

lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Việc khai thác tài nguyên này đòi hỏi phải

được quản lý chặt chẽ bởi lẽ: bôxit là một loại tài nguyên quý giá của quốc

gia, hoạt động khai thác bôxit kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến

các nguồn tài nguyên khác (rừng – nguồn tài nguyên lớn của toàn tỉnh sẽ bị

ảnh hưởng, một diện tích lớn đất đai bị san ủi phục vụ việc khai thác và xây

dựng cơ sở hạ tầng, tài nguyên nước bị ảnh hưởng…) và ảnh hưởng lớn đến

môi trường của vùng. Trước các vấn đề nêu trên, nâng cao hoạt động

QLNN về Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Đăk Nông là yêu cầu

cần thiết trước yêu cầu của tình hình thực tế.

Đối với huyện Đăk Mil, vốn là một huyện thuộc tỉnh Đăk Nông

(thành lập từ 01/01/2004), có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú,

nhất là nguồn tài nguyên rừng và đất đai. Những đặc điểm đó đóng vai trò

quan trọng trong việc phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng

như bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy vậy, vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên

thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm môi trường của địa phương hiện vẫn chưa

đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Tài nguyên đang bị suy thoái so

việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý, rừng tự nhiên tiếp tục bị tàn phá, đất

đai bị xói mòn và thoái hóa, đa dạng sinh học bị suy giảm, nguồn nước mặt

và nước ngầm đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hóa học, chất thải chưa

được thu gom và xử lý triệt để, công tác vệ sinh môi trường còn nhiều yếu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 2

kém... Việc gia tăng dân số, nhất là việc di dân tự do là những sức ép lớn

đối với tài nguyên môi trường. Việc thi hành pháp luật về bảo vệ nguồn tài

nguyên môi trường còn gặp nhiều khó khăn, ý thức tự giác bảo vệ môi

trường chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư... đang trở thành

những vấn đề lớn đòi hỏi phải được giải quyết.

Thực tế cũng đã có những đề tài nghiên cứu, những báo cáo, bài viết

bàn về vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn Đăk Nông nói riêng và

Tây Nguyên nói chung. Một số nghiên cứu có thể kể đến đó là:

- “Xây dựng bản đồ nguy cơ, phân vùng lũ quét, lũ ống, ngập lụt,

hạn hán và đề xuất các giải pháp phòng tránh” và “Nghiên cứu một số giải

pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trên đất

dốc tỉnh Đắk Nông” của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông;

- “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết đất

sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên” của

Viện Nghiên cứu Địa chính;

- Nghiên cứu “Quản lý sử dụng nước ngầm ở Tây Nguyên, Việt

Nam” của TS. Nguyễn Tấn Vui cùng với sự tham gia của ThS. Trần Ngọc

Kham, ThS. Y Trou Aleo, KS. Lê Thụy Vân Nhi, CN. Phan Thị Lân…

Tuy nhiên, những nghiên cứu, bài viết đó cũng chỉ mới dừng lại trên

cơ sở báo cáo thống kê hoặc giải quyết một số nội dung nhất định. “Nghiên

cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết đất sản xuất cho đồng

bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên” là một trong những cơ

sở cho việc giải quyết đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

vùng Tây Nguyên, “Quản lý sử dụng nước ngầm ở Tây Nguyên, Việt Nam”

báo cáo khoa học về hiệu quả sử dụng nước cho cây trồng và đề xuất chính

sách quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước ngầm cho cây trồng…

Bên cạnh đó, dự án điều chỉnh bổ sung phát triển KT-XH huyện đến năm

2020 đã dần đi vào thực hiện kéo theo những yêu cầu thiết thực đối với

công tác quản lý nguồn tài nguyên môi trường một cách hợp lý để phát triển

một cách bền vững. Trước những vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 3

“Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Thực trạng và Giải

pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông)” làm khóa luận tốt

nghiệp. Thông qua các vấn đề được trình bày trong khóa luận, người viết

đưa ra cái nhìn tổng thể về tài nguyên thiên nhiên, môi trường trên địa bàn

huyện Đăk Mil, hiện trạng, những thành tựu và hạn chế của hoạt động

QLNN về tài nguyên môi trường ở địa phương; từ đó người viết đề ra một

số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý tài

nguyên môi trường huyện trong thời điểm hiện tại và giai đoạn đến năm

2020.

2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu:

Đề tài tập trung tìm hiểu các nội dung chính sau:

- Thực trạng tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil, hoạt

động quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Các giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý

nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện xuất phát từ

những thực trạng đã nghiên cứu.

Nhiệm vụ:

Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm

vụ chủ yếu:

- Nghiên cứu thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản lý

tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil.

- Từ thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản lý tài

nguyên môi trường, đề tài đi sâu tìm hiểu những kết quả đã đạt được và

những hạn chế đang còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên môi

trường trên địa bàn huyện Đăk Mil.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 4

- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động

quản lý tài nguyên môi trường huyện Đăk Mil.

- Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý

nhà nước về tài nguyên môi trường huyện Đăk Mil.

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu về thực trạng tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện

Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi

trường trên địa bàn huyện.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài này sử dụng các phương pháp nhận thức khoa học cụ thể như:

- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng hợp;

- Phương pháp so sánh;

- Phương pháp phân tích, đánh giá…

4. Kết cấu của luận văn:

Khóa luận tốt nghiệp có kết cấu gồm 3 phần:

- Phần mở đầu

- Phần nội dung: gồm 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề chung về tài nguyên, môi trường và

hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

Chương 2: Thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản

lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk

Nông

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 5

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt

động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường huyện Đăk Mil

- Phần kết luận

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 6

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.1. Một số vấn đề chung về tài nguyên, môi trường và quản lý

nhà nước về tài nguyên và môi trường:

1.1.1. Một số vấn đề chung về tài nguyên:

Khái niệm về tài nguyên (resource): Hiện nay, còn nhiều cách hiểu

khác nhau về khái niệm tài nguyên. Theo nghĩa hẹp, “tài nguyên là các

nguồn vật chất tự nhiên mà con người dùng nó làm nguyên, nhiên liệu cho

các hoạt động chế tác của mình để có được vật dụng”. Theo nghĩa rộng, “tài

nguyên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên có giá trị, là nguồn vật chất để con

người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và phát triển của mình”.

Ngoài cách hiểu trên, tài nguyên còn có thể được hiểu là tất cả các

dạng vật chất, văn hoá và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất,

hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người. Tài nguyên bao gồm các

nguồn vật liệu (đất, nước, rừng, khoáng sản), năng lượng (năng lượng dầu

mỏ, gió, mặt trời...), thông tin có trên Trái đất và trong vũ trụ mà con người

có thể sử dụng phục vụ sự sống và phát triển của mình.

Hiện nay việc phân loại tài nguyên được dựa theo nhiều phương thức

khác nhau như theo trữ lượng, chất lượng, công dụng, khả năng tái tạo và

nguồn gốc phát sinh. Tùy từng trường hợp nghiên cứu cụ thể mà có thể sử

dụng một hoặc tổ hợp nhiều phương pháp phân loại tài nguyên. Sự phân

loại có tính chất tương đối vì tính đa dạng và đa dụng của tài nguyên và tùy

theo mục tiêu sử dụng khác nhau. Các cách phân loại phổ biến:

- Theo quan hệ với con người: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên

xã hội.

- Theo phương thức và khả năng tái tạo: tài nguyên tái tạo và tài

nguyên không tái tạo.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 7

- Theo bản chất tự nhiên: tài nguyên đất, nước, rừng, biển, khoáng

sản, khí hậu, năng lượng, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và

thông tin.

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế xã

hội:

- Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực cơ bản để phát triển kinh

tế:

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế được biểu thị bằng hàm sản xuất

Cobb-Douglass cho rằng: “Tổng mức cung của nền kinh tế được xác định

bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất là nguồn lao động, vốn sản xuất, tài

nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ”.

Y = f(L, K, R, T)

Trong đó: - Y: Tổng mức cung của nền kinh tế (GDP),

- L: Lao động,

- K: Vốn sản xuất,

- R: Tài nguyên thiên nhiên,

- T: Khoa học công nghệ.

Theo công thức Cobb-Douglass thì tài nguyên thiên nhiên là một

trong bốn nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, với vai trò là một yếu tố

cấu thành lực lượng sản xuất.

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển:

Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công

nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Điều này

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 8

thực sự quan trọng với các nước đang phát triển ở thời kỳ đầu công nghiệp

hóa như Việt Nam. Tuy vậy, cần hạn chế tình trạng khai thác quá mức tài

nguyên thiên nhiên để xuất khẩu nguyên liệu thô.

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát

triển:

Ở các nước kém phát triển, khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất

khẩu lấy vốn tích luỹ ban đầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá xây dựng

cơ sở hạ tầng và góp phần cải thiện điều kiện sống.

Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cung cấp ổn định

nguồn nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất

trong nước, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng và

nguyên liệu bên ngoài.

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế toàn cầu và

kinh tế tri thức:

Kinh tế toàn cầu và kinh tế trí thức là xu thế phát triển tất yếu, nhưng

trong quá trình phát triển đó, các nước kém phát triển có nhiều bất lợi và

thách thức.

Các nước phát triển đang lợi dụng ưu thế kinh tế và công nghệ để

hưởng địa tô tài nguyên bằng cách mua rẻ và tăng thuế nhập khẩu nguyên

liệu và bán đắt hoặc đánh thuế tiêu thụ cao đối với các sản phẩm được sản

xuất từ tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là lý do của những cuộc đấu tranh

ở nhiều diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới, những cuộc biểu tình ở

Seattle, Mellbourn, Praha... để phản đối chiêu bài toàn cầu hoá chỉ vì lợi ích

của các nước phát triển và đòi xoá nợ cho các nước nghèo, nơi đã cung cấp

phần lớn nguồn tài nguyên cho các nước phát triển.

Gần đây, các Hiệp hội quốc tế khai thác, sản xuất các sản phẩm tài

nguyên thiên nhiên như dầu - khí, kim loại, nông - lâm - thuỷ sản... đã và

đang sử dụng quy luật cung cầu, giá cả... của cơ chế thị trường để đấu tranh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 9

đòi lại sự công bằng mà thực chất là yêu cầu phân chia hợp lý địa tô trong

chế biến, kinh doanh, tiêu thụ và sử dụng tài nguyên mà các nước phát triển

đang độc quyền sử dụng.

Như vậy, đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cần

phải khôn khéo lựa chọn con đường phát triển và hội nhập hợp lý để có thể

“tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức của xu thế toàn cầu hoá, hướng tới

nền kinh tế tri thức ngay trong chiến lược và chương trình phát triển hợp lý

tài nguyên thiên nhiên”.

1.1.2. Một số vấn đề chung về môi trường:

Khái niệm về Môi trường (Environment): “Môi trường bao gồm

các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng

đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh

vật”(Mục 1, điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước

cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày

29 tháng 11 năm 2005).

Khái niệm môi trường chung này tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà

được phân chia một cách chi tiết hơn. Theo cách phân chia tương đối theo

nguồn gốc thì môi trường được quan niệm thành 3 dạng là môi trường tự

nhiên, xã hội và nhân tạo:

- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học, còn

được gọi là môi trường vật lý, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con

người.

+ Môi trường vật lý (Physical environment): để chỉ các yếu tố nhiệt

độ, bức xạ, áp suất khí quyển, màu, mùi, vị...

+ Môi trường hoá học (Chemical environment) : chỉ những nguyên tố

và các hợp chất hoá học. Đây là dạng môi trường “vô sinh” (abiotic).

+ Môi trường sinh học (Biological environment): gồm động vật, thực

vật, vi sinh vật. Đây là dạng “biotic”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 10

Khái niệm “môi trường sinh thái” được sử dụng nhiều vì suy cho

cùng mọi vấn đề môi trường đều do nguyên nhân suy giảm sinh thái.

- Môi trường xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa con người và con

người tạo nên sự thuận lợi hay cản trở cho sự phát triển xã hội.

- Môi trường nhân tạo: môi trường của tất cả các yếu tố vât lý - hoá

học - sinh học và xã hội, chịu sự chi phối của con người và sự biến đổi do

hoạt động của con người. Ví dụ: những toà nhà - những khối bê tông khổng

lồ đặc biệt ở các “trade center” ở các nước phát triển.

Ngoài cách phân loại dựa trên nguồn gốc ở trên, môi trường còn có

thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

- Theo nghĩa rộng: môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên, xã

hội có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và các nguồn tài

nguyên phục vụ cho đời sống con người. Theo nghĩa này khái niệm môi

trường bao gồm cả nghĩa tài nguyên.

- Theo nghĩa hẹp: môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội,

ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người mà không xem xét đến vấn đề

tài nguyên. Theo nghĩa này thì môi trường chỉ “chất liệu môi trường”.

Tuy nhiên, sự phân chia các khái niệm này chỉ là tương đối, phục vụ

cho các mục tiêu nghiên cứu chuyên ngành. Các hợp phần và yếu tố của

môi trường luôn có mối liên hệ và quy ước với nhau.

Các chức năng cơ bản của môi trường:

1. Môi trường tạo ra không gian sinh sống:

- Mỗi một con người đều có yêu cầu về lượng không gian cần thiết

cho hoạt động sống như: diện tích đất ở, hàm lượng không khí... Trung bình

một ngày, một người cần khoảng 4m3 không khí sạch, 2,5l nước uống, một

lượng lương thực, thực phẩm đáp ứng hàm lượng calo từ 2.000 – 2.500

calo... Cộng đồng loài người tồn tại trên Trái đất không chỉ đòi hỏi ở môi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 11

trường về phạm vi không gian sống mà cả về chất lượng của không gian

sống đó. Chất lượng không gian sống phải đảm bảo được các yêu cầu bền

vững về sinh thái - kinh tế - môi trường, thể hiện ở môi trường sạch sẽ, tinh

khiết, giàu O2, không chứa các chất cặn bẩn, độc hại đối với sức khoẻ của

con người.

- Môi trường chính là khoảng không gian sinh sống của con người.

Hệ số sử dụng đất của con người ngày một giảm: nếu trước đây, trung bình

diện tích đất ở của một người vào năm 1650 là khoảng 27,5 ha/người thì

đến nay chỉ còn khoảng 1,5-1,8 ha/người. Diện tích không gian sống bình

quân trên trái đất ngày càng bị thu giảm, mức độ giảm ngày càng tăng

nhanh. Điều này thể hiện rõ thông qua biểu đồ dưới đây:

Năm 1650 1840 1930 1994 2010

(dự báo)

Dân số

(triệu người) 545 1.000 2.000 5.000 7.000

Diện tích đất ở

(ha/người) 27,5 15,0 7,5 3,0 1,8

(Nguồn: Cơ sở Khoa học Môi trường)

2. Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc

sống và các hoạt động sản xuất của con người

Môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng

“đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Hoạt động sản xuất là một

quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy

móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để

tạo ra sản phẩm hàng hóa. Có những nguồn tài nguyên có thể sử dụng trực

tiếp (thuỷ, hải sản...), có dạng phải tác động thì mới sản xuất được của cải

vật chất phục vụ đời sống con người (đất đai...). Các hoạt động sống cũng

vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có

phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu

biết... Những dạng vật chất trên chính là các yếu tố môi trường.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 12

Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả

sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của

con người. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời

sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi

gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ

tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi

trường, gây mất cân bằng tự nhiên.

3. Môi trường là nơi chứa đựng và hoá giải các chất thải do con

người tạo ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất

Bên cạnh vai trò “đầu vào”, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa

đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất

và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí

thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều

loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường.

Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường

rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ

gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để

hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác

động tiêu cực đối với môi trường.

Hiện nay vấn đề chất thải đô thị và công nghiệp là cực kỳ quan trọng.

Có quan điểm cho rằng “chất thải là một dạng tài nguyên” do đã có công

nghệ chế biến chất thải thành phân bón. Đó là một dạng “công nghệ thân

thiện với môi trường”. Tuy nhiên mặc dù điều kiện phát triển đến đâu thì

các nhu cầu tự nhiên của con người như ăn, uống, thở cũng đều yêu cầu môi

trường trong sạch.

4. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên

đến con người và các vi sinh vật trên trái đất, ví dụ như:

- Tầng khí quyển: Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các

bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng

chịu đựng của con người…

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 13

- Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt

độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và

các sinh vật…

- Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển

khác của Trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh

vật…

5. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin

Môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử

tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của

loài người. Bên cạnh đó, môi trường sống cung cấp các chỉ thị không gian

và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người

và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước

khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như

bão, động đất, v.v.

Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các

nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo,

các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.

Ô nhiễm môi trường (Environmental Pollution): Theo Luật Bảo

vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, “Ô

nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù

hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh

vật”.

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất

thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức

khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng

môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí

thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật

lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tình trạng môi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 14

trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức

khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường là do con người

và cách quản lý của con người.

1.1.3. Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước về tài nguyên và

môi trường:

Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: QLNN về tài

nguyên và môi trường là tổng hợp các giải pháp luật pháp, chính sách, kinh

tế, kỹ thuật... nhằm hạn chế tác động có hại của phát triển kinh tế xã hội đến

môi trường.

Nội dung QLNN về tài nguyên và môi trường thể hiện cụ thể trong

từng vấn đề tài nguyên cũng như môi trường: chính sách tài nguyên môi

trường, tiêu chuẩn môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; bảo tồn và

sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất

kinh doanh, bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư, bảo vệ môi trường

biển… Về cơ bản, nội dung QLNN về môi trường bao gồm các nội dung

sau:

- Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn và bộ chỉ thị về môi trường; thẩm

định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia về

bảo vệ môi trường;

- Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường; đánh giá hiện

trạng, dự báo diễn biến môi trường và quản lý thống nhất thông tin, dữ liệu

về môi trường;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách thuế, phí về bảo vệ

môi trường;

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 15

- Bảo đảm ngân sách đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ

môi trường, các kết cấu hạ tầng quan trọng về môi trường và các dịch vụ

bảo vệ môi trường mà khu vực ngoài nhà nước không thể đầu tư;

- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và kinh

nghiệm quản lý trong bảo vệ môi trường;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn

nhân lực cho hoạt động bảo vệ môi trường;

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi

phạm pháp luật về môi trường;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, bồi thường thiệt hại về môi

trường.

Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi

trường bao gồm:

Mục tiêu chủ yếu của QLMT là phát triển bền vững, đảm bảo sự cân

bằng giữa phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường. Phát triển KT-XH tạo

tiềm lực BVMT. Và ngược lại bảo vệ môi trường tạo các tiềm năng tự

nhiên và xã hội mới cho phát triển KT-XH. Tùy thuộc vào điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống chính trị, pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên

của từng quốc gia mà mục tiêu QLMT có thể khác nhau.

Theo Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban chấp

hành Trung ương Đảng, một số mục tiêu cụ thể của công tác QLMT Việt

Nam hiện nay là:

- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh

trong các hoạt động sống của con người.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 16

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban

hành các chính sách phát triển KT-XH phải gắn với bảo vệ môi trường,

nghiêm chỉnh thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững được Hội

nghị Thượng đỉnh về Môi trường và phát triển bền vững tại Rio de Janneiro

(Braxin) tháng 6/1992 thông qua.

Để xây dựng xã hội phát triển bền vững, các nhà môi trường đế ra 9

nguyên tắc bảo vệ môi trường. Những nguyên tắc này bao gồm:

Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng

Cải thiện và năng cao chất lượng cuộc sống con người

Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất

Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên

không tái tạo

Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất

Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức vì sự phát

triển bền vững

Tạo điều kiện để cộng đồng tự QLMT của mình

Tạo cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển

bền vững

Xây dựng khối liên minh toàn thế giới về bảo vệ và phát

triển bền vững

Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của

một thế giới vốn nhiều biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa. Sau RIO-

92, đã có thêm rất nhiều cố gắng mới trong nghiên cứu các nguyên tắc phát

triển bền vững, nhằm mục tiêu bổ sung hoàn thiện, hoặc chi tiết hóa làm rõ

nghĩa hơn, hoặc giản lược hóa, làm cho nó dễ hiểu và dễ áp dụng hơn. Một

trong những cố gắng theo hướng giản lược các nguyên tắc của phát triển

bền vững đã được thực hiện bới Luc Hens, một giáo sư ngành sinh thái

nhân văn học người Bỉ. Đó là các nguyên tắc:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 17

Sự ủy thác của nhân dân;

Phòng ngừa;

Bình đẳng giữa các thế hệ;

Bình đẳng trong nội bộ một thế hệ;

Phân quyền và ủy quyền;

Người gây ô nhiễm phải trả tiền;

Người sử dụng phải trả tiền.

Luc Hens đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio-92

về Môi trường và phát triển để xây dựng một hệ thống các nguyên tắc mới

của phát triển bền vững. Mặt khác, trong các nguyên tắc này của Luc Hens,

ông quan tâm nhiều tới khía cạnh thể chế. Các nước trên thế giới cũng đã

bước đầu thể chế hóa các nguyên tắc này, trong đó có cả ở Việt Nam.

Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban

chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu lên 3 mục tiêu chủ yếu về bảo vệ

môi trường của nước ta trong thời gian tới là:

- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố

môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử

dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô

nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, từng bước nâng

cao chất lượng môi trường.

- Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài

hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ

môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện

với môi trường.

Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao

gồm:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 18

- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền

vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi

trường.

- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng

đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.

- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và

công cụ tổng hợp thích hợp.

- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được

ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi

trường.

- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi

trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người

sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô

nhiễm đó.

1.1.4. Cơ sở của quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường:

1.1.4.1. Cơ sở khoa học kỹ thuật – công nghệ:

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách

kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống

và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi

trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các

phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình

thành và phát triển ngành khoa học môi trường.

Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới,

trong thời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về

môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên

khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi

trường, các nguyên lý và quy luật môi trường.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 19

Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt

động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng

tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi

trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát

triển trên thế giới.

Tóm lại, quản lý môi trường cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ

thống tự nhiên - con người - xã hội đã được phát triển trên nền phát triển

của các bộ môn chuyên ngành.

1.1.4.2. Cơ sở kinh tế:

Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế

thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải

vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị. Loại hàng

hoá có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó,

loại hàng hoá kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy, chúng

ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định

hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.

Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota

ô nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ

thống các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý

tài nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động

sản xuất có sinh ra ô nhiễm nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài

nguyên tái tạo v.v...

1.1.4.3. Cơ sở pháp luật:

Cơ sở luật pháp của quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi

trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực tài nguyên

và môi trường. Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy

phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 20

chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường

của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn

bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế

kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi.

Từ hội nghị quốc tế về "Môi trường con người" tổ chức năm 1972 tại Thuỵ

Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc

tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật

quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam

tham gia ký kết.

Trong phạm vi quốc gia, vấn đề tài nguyên và môi trường được đề

cập trong nhiều bộ luật, trong đó Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 số

52/2005/QH11 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 là văn bản quan trọng

nhất. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi

trường, Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt

hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, một số văn bản

quan trọng về các lĩnh vực cụ thể như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng số

29/2004/QH11 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thông qua ngày 03/12/2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng .v.v. Bộ Luật hình sự, hàng loạt

các thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện

luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu

được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề

cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Lao

động, Luật Đất đai, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn

lợi thuỷ sản...

Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước

Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà

nước về bảo vệ môi trường.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 21

1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và một số địa

phương trong nước trong hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường:

Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, phát triển

kinh tế nhanh kết hợp với việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên

thiên nhiên, và việc nảy sinh các vấn đề xã hội trong những năm gần đây đã

đặt ra những thách thức ngày càng gia tăng trong việc duy trì sự phát triển

bền vững và lâu dài của đất nước cũng như những tác động tới môi trường.

Mặc dù sự phát triển kinh tế và xã hội tại Việt Nam đã có những tiến bộ

vượt bậc nhưng đi kèm với những tiến bộ này là những khó khăn với những

thay đổi nhanh chóng của môi trường. Điều này đòi hỏi công tác QLNN về

tài nguyên và môi trường ở Việt Nam phải có những tác động tích cực trước

những yêu cầu mới.

Trên thế giới các vấn đề môi trường toàn cầu, khu vực, quốc gia đang

trở lên cấp bách. Hội nghị thượng đỉnh môi trường toàn cầu 5/6/1972 với

tiêu đề “Môi trường con người” (Human Environment) ở Stockhom, đã nêu

những vấn đề môi trường toàn cầu, báo động cho toàn thế giới 7 vấn đề môi

trường cấp thiết:

1. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính và nóng lên của Trái đất.

2. Suy thoái rừng và mất đa dạng sinh học.

3. Suy thoái đất và hoang mạc hoá.

4. Lỗ thủng tầng ôzôn.

5. Quá trình suy thoái và ô nhiễm môi trường biển.

6. Ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp.

7. Rác thải và các chất tồn lưu.

Thế giới đã lấy ngày 5/6 hàng năm làm ngày Môi trường toàn cầu

với mục đích nhắc nhở các vấn đề môi trường cấp bách và hậu quả cho

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 22

nhân loại. Điều đó cho thấy vấn đề môi trường toàn cầu ngày càng trở lên

cấp bách do sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, sự

phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế đòi hỏi khai thác một lượng lớn

tài nguyên thiên nhiên. Do nhu cầu của con người về tài nguyên ngày một

tăng lên và lượng chất thải ở cả dạng rắn, lỏng, khí trong sinh hoạt và sản

xuất ngày một tăng gây sức ép ngày càng lớn đối với môi trường và tài

nguyên.

Chính bởi những nội dụng trên, vấn đề bảo tồn nguồn tài nguyên

thiên nhiên, bảo vệ môi trường là vấn đề không phải của riêng từng quốc

gia mà là vấn đề chung. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên,

bảo vệ môi trường là công tác đòi hỏi phải có sự hợp tác cùng thực hiện của

nhiều quốc gia, nhiều khu vực. Nghiên cứu những thành công cũng như tiếp

nhận những bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới là tiền

đề để từ đó, công tác QLNN về tài nguyên và môi trường được hoàn thiện

và gặt hái những tiến bộ nhất định. Dưới đây đi sâu vào nhưng thành công,

cũng như bài học kinh nghiệm quản lý của các quốc gia trên thế giới và một

số tỉnh, thành phố trong nước trên cơ sở tài liệu thu thập được.

1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong hoạt

động quản lý tài nguyên và môi trường:

1.2.1.1. Môi trường đô thị của Singapore:

Không phải ngẫu nhiên mà Singapore trở thành một quốc đảo sạch

vào bậc nhất thế giới. Chính từ những bài học đắt giá về hậu quả do sự phát

triển công nghiệp mạnh mẽ làm gia tăng ô nhiễm không khí, rồi chất thải

lỏng và chất thải rắn làm môi trường xuống cấp rõ rệt vào ba bốn thập kỷ

trong thế kỷ trước, đã làm quốc đảo này sớm tỉnh ngộ. Không có con đường

nào khác là phải tự mình thực hiện tốt các chương trình bảo vệ môi trường.

Nhìn một cách toàn diện, chưa có nước nào có được môi trường đô

thị tốt hơn Singapore. Đó là do quốc đảo này đã có một chiến lược quản lý

môi trường hợp lý, thực hiện tốt kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai, biết

kiểm soát kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị. Và điều quan trọng là đặc

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 23

biệt chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở, đi đôi với việc ban hành luật và kiểm

tra giáo dục nghiêm ngặt.

Xây dựng một chiến lược quản lý môi trường hợp lý. Chiến lược

bảo vệ môi trường đô thị của Singapore gồm 4 thành phần: phòng ngừa,

cưỡng bách, kiểm soát và giáo dục. Phòng ngừa ô nhiễm thông qua kế

hoạch sử dụng đất đai hợp lý, chọn địa điểm công nghiệp thận trọng, kiểm

soát gắt gao việc phát triển xây dựng, tăng cường trang bị phương tiện thu

gom và xử lý chất thải. Một khi đã thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bắt

buộc kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các phương tiện thu gom và xử

lý chất thải được khai thác và bảo trì hợp lý. Việc kiểm soát thường xuyên

môi trường không khí và nước trong đất liền và nước biển cũng được thực

hiện để tiếp cận các chương trình kiểm tra ô nhiễm môi trường một cách

đầy đủ và có hiệu quả.

Thực hiện tốt kế hoạch hoá sử dụng đất đai. Đất đai sử dụng vào

các mục đích khác nhau phải được bảo vệ nhằm thực hiện phát triển xã hội

và kinh tế đồng thời duy trì một môi trường có chất lượng cao. Việc kiểm

soát môi trường được kết hợp trong kế hoạch sử dụng đất đai, tạo điều kiện

chọn vị trí hợp lý cho công trình, hài hoà với việc sử dụng đất xung quanh

để tạo nên một môi trường lành mạnh.

Khi kiểm soát môi trường, thường kết hợp xem xét vấn đề về lưu vực

trữ nước và chọn địa điểm xây dựng công nghiệp. Do vậy, đã giải quyết tốt

vấn đề thoát nước chung và giải quyết thích đáng mâu thuẫn giữa phát triển

khu công nghiệp và ô nhiễm môi trường khu dân cư. Để chỉ đạo tốt việc lập

kế hoạch sử dụng đất đai, đã phân loại công nghiệp theo mức độ sạch, đồng

thời chú ý đến việc bố trí các công năng tương thích khác như công trình

thương mại, giải trí, công viên, đường sá, bãi đỗ xe bên trong vùng đệm của

khu công nghiệp. Nhằm giảm thiểu những nguy hiểm trong việc xử lý các

chất độc hại, đã đưa các nhà máy sử dụng nhiều hoá chất ra các hòn đảo

khác hoặc bố trí thật xa khu đất ở.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 24

Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị. Khi kiến

nghị về phát triển xây dựng đã được duyệt và đưa vào kế hoạch, đơn vị chủ

trì có thể bắt tay vào việc đệ trình kế hoạch xây dựng cho Ban kiểm tra xây

dựng của Vụ Công chính để xét duyệt. Bên cạnh thủ tục và kế hoạch xây

dựng, đơn vị chủ trì còn phải gửi kế hoạch cho các Vụ Quản lý kỹ thuật,

trong đó có Vụ Kiểm soát ô nhiễm để giải quyết những yêu cầu kỹ thuật.

Vụ này kiểm tra các kế hoạch phát triển xem có phù hợp với yêu cầu kỹ

thuật về y tế môi trường, thoát nước và kiểm soát ô nhiễm, đồng thời xác

nhận sự hợp lệ của các kết quả đo kiểm ô nhiễm kết hợp ngay trong thiết kế

công trình. Ban phát triển đô thị và nhà ở phải được sự nhất trí của Vụ này

trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình công nghiệp. Vụ này

đánh giá tác động môi trường của những công trình công nghiệp kiến nghị

xây dựng, khi thấy đảm bảo an toàn về y tế và đảm bảo tiêu chuẩn môi

trường mới cho phép xây dựng.

Chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở môi trường. Hai vấn đề lớn được

chú trọng mà cũng là thành công lớn ở Singapore là quản lý hệ thống thoát

nước và quản lý chất thải rắn. Đó là việc cung cấp hệ thống thoát nước toàn

diện để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và tổ chức

một hệ thống quản lý chất thải rắn rất có hiệu quả.

Hệ thống thoát nước ở Singapore phục vụ tất cả các công trình công

nghiệp và hơn 97% khu vực dân dụng. Hầu hết nước thải đều đưa ra hệ

thống thải công cộng. Nước thải công nghiệp đều được xử lý và đạt tiêu

chuẩn quy định trước khi đưa vào mạng đường ống chung. Nước chảy từ

các nhà máy xử lý nước thải đều đưa ra biển hoặc các cửa sông.

Về quản lý chất thải, Singapore có một hệ thống thu gom rác thải

hoàn thiện và có hiệu quả. Mọi chất thải rắn đều được thu gom và xử lý

hàng ngày. Để thu gom hàng ngày, cần phải xử lý các chất thải hữu cơ bị

thối rữa. Dịch vụ thu gom chất thải rắn đô thị đáng tin cậy và đã áp dụng

công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Vì ở quốc đảo này đất đai

khan hiếm nên hầu như các chất thải rắn đều phải thiêu đốt. Đối với các

chất thải không thể đốt được và tro từ các nhà máy đốt rác sẽ được xử lý tại

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 25

bãi thải vệ sinh lớn. Chất đã làm sạch từ bãi này lại được thu gom và xử lý

trước khi thải ra biển.

Ban hành luật lệ và giáo dục nghiêm ngặt. Ban hành luật lệ ở

Singapore đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ

môi trường. Các biện pháp nêu trong Luật thường xuyên được xem xét định

kỳ để bổ sung cho chặt chẽ và hợp lý hơn.

Vụ Kiểm soát ô nhiễm phải thường xuyên thanh tra các khu công

nghiệp và dân dụng để đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu kiểm soát ô nhiễm.

Lấy mẫu để xử lý, thử nghiệm nguồn, phân tích lò, quan trắc bụi khói là

những việc làm thường xuyên và bắt buộc để phòng ngừa các vi phạm.

Sự nhận thức của cộng đồng về môi trường là yếu tố quan trọng nhát

làm cơ sở để duy trì và phát triển thích hợp cho Singapore về môi trường đô

thị. Tại đây, người ta đã thực hiện nhiều chương trình giáo dục nhằm nâng

cao nhận thức và hiểu biết của quần chúng về môi trường và động viên họ

tham gia tích cực vào việc bảo vệ và giữ gìn môi trường.

Các chương trình giáo dục về môi trường bao gồm từ tiểu học, trung

học đến đại học. Thiếu nhi cũng tham gia vào các chuyến tham quan về bảo

vệ thiên nhiên, làm quen với trang thiết bị xử lý và tái chế chất thải. Các

trường học cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm để tuyên truyền về nhận thức

môi trường và tái chế chất thải. Bộ Môi trường thường xuyên làm việc với

các tổ chức xã hội để thực hiện những chiến dịch giáo dục tới tận các cộng

đồng dân cư, tới công chức và khu vực tư nhân.

1.2.1.2. Hệ thống công viên quốc gia ở Mỹ:

Nước Mỹ đã chính thức phát động ý thức bảo tồn với việc thành lập

vườn quốc gia Yellowstone vào năm 1872 và ngày nay, nước Mỹ đang

quản lý khoảng 34 triệu ha vườn và 36,4 triệu ha là những khu cư trú cho

động vật hoang dã.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 26

Mỹ cam kết mạnh mẽ trong việc bảo tồn đất đai và động thực vật

hoang dã. Điều này thể hiện ở điểm Mỹ đang không ngừng bảo tồn và mở

rộng hệ thống công viên quốc gia. Năm 2004, đã có tới hơn 270 triệu người

đến thăm các vườn quốc gia của Mỹ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự hoang

dã của chúng. Hệ thống vườn quốc gia của Mỹ, đã từng được gọi là “ý

tưởng thành công nhất” của Hoa Kỳ, bao gồm 388 vườn trên diện tích

khoảng 34 triệu ha, tương đương với diện tích của toàn bộ nước Đức. Ngoài

ra, Mỹ còn thành lập 545 khu cư trú động vật quốc gia, bảo vệ hơn 36,4

triệu ha đất cho các loài động vật hoang dã, các loài cá, và bảo vệ đa dạng

sinh học. Chính phủ còn quản lý 186 triệu ha đất đai khác, trong đó có

những khu rừng quốc gia, các khu thiên nhiên hoang dã, và các khu bảo tồn

động vật hoang dã biển.

Người dân Mỹ quý trọng các miền đất hoang dã của đất nước bởi vì

đó là nơi con người có dịp được khuây khỏa và giải trí, và là cơ hội để quay

trở lại hòa mình với cuộc sống thiên nhiên, tìm hiểu về lịch sử của dân tộc,

và giúp cho cơ thể có thêm nguồn sinh lực mới. Những miền đất hoang dã

này là nơi sinh sống vô cùng quan trọng cho các loài động vật hoang dã, và

là một nguồn kinh tế và sinh thái thiết yếu với những giá trị quan trọng về

khoa học, văn hóa, thẩm mỹ và tinh thần. Hơn nữa, các khu vực đất công

còn là động lực để phát triển kinh tế bằng cách thu hút du khách, và trong

một số trường hợp, còn đem lại nguồn thu cho các trường học, hệ thống vận

tải, và các nhu cầu khác.

Việc thành lập vườn quốc gia Yellowstone, vườn quốc gia đầu tiên

trên thế giới, vào năm 1872 đã phát động một ý thức bảo tồn trong nước

Mỹ, thúc đẩy việc bảo tồn các khu hoang dã và nguồn tài nguyên hoang dã

vì giá trị nội tại của chúng và vì lợi ích của thế hệ mai sau. Các tiểu bang,

các tổ chức bảo tồn, các cộng đồng địa phương, và những người chủ đất tư

nhân đều đã bảo vệ những khu vực đất đai rộng lớn, những khu rừng đầu

nguồn, và môi trường sinh trưởng của các loài hoang dã. Mỹ cũng chia sẻ

với các nước khác những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong việc phát triển

một hệ thống các miền đất được bảo vệ. Đây là một nội dung quan trọng

bởi vì nhiều nguồn lực thiên nhiên ngày càng khan hiếm hơn, sự thay đổi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 27

cách thức sử dụng đất, sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị, và sự thay đổi

khí hậu có thể đem lại những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.

1.2.1.3. Các chính sách của Nhật Bản:

Ở Nhật Bản, Luật Môi trường cơ bản đề ra những nguyên tắc và định

hướng chung cho việc xây dựng các chính sách môi trường đã được ban

hành vào tháng 11 năm 1993. Tháng 12 năm đó, Chương trình hành động

quốc gia để thực thi Agenda 21 đã được đệ trình lên Liên Hợp Quốc. Một

năm sau, vào tháng 12/1994 một kế hoạch hành động đã được phê duyệt, đó

là Kế hoạch Môi trường cơ bản, đã trở thành một biện pháp quan trọng do

Luật môi trường cơ bản đưa ra. Kế hoạch này quy định rõ một cách hệ

thống là cấp quốc gia, chính quyền địa phương, tập thể và cả cá nhân, cần

thiết phải thực hiện các biện pháp, các hành động nào vào đầu thế kỷ 21. Nó

cũng xác định những vai trò của các bên liên quan, những cách thức, biện

pháp đề ra một cách hữu hiệu các chính sách về môi trường.

Hơn nữa, Cơ quan Môi trường Nhật bản đang tích cực đề ra các biện

pháp hỗ trợ, trong đó có cả biện pháp được thiết kế nhằm hỗ trợ cho việc

chuyển giao công nghệ thích hợp thông qua "Trung tâm quốc tế Công nghệ

Môi trường của UNEP", là cơ quan đầu mối nhằm bổ sung và tăng cường

hệ thống ODA cho việc phát triển bền vững ở các nước đang phát triển.

Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này

có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó, phần lớn là rác công nghiệp (397

triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa

tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại

được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Chi phí cho

việc xử lý rác hàng năm tính theo đầu người khoảng 300 nghìn Yên

(khoảng 2.500 USD). Như vậy, lượng rác thải ở Nhật Bản rất lớn, nếu

không tái xử lý kịp thời thì môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhận thức được vấn đề này, người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi

trường. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ

môi trường, trong đó, Luật "Xúc tiến sử dụng tài nguyên tái chế" ban hành

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 28

từ năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó, Luật "Xúc

tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì" được thông qua năm 1997,

đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định

rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Hiện nay, tại các thành phố của Nhật

Bản, chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý nguồn phần rác thải khó phân

hủy. Các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ

dễ phân hủy, được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân

compost, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu

phân bón; loại rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp... được đưa

đến nhà máy phân loại để tái chế; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả không

cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các

loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau

và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ

quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Đối với những loại rác

có kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi, giường, bàn ghế... thì

phải đăng ký trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công ty vệ sinh môi

trường đến chuyên chở.

Nhật Bản quản lý rác thải công nghiệp rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất tại Nhật Bản phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải của

mình theo quy định các luật về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Chính quyền

tại các địa phương Nhật Bản còn tổ chức các chiến dịch “xanh, sạch, đẹp”

tại các phố, phường, nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Chương trình

này đã được đưa vào trường học và đạt hiệu quả.

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước trong hoạt

động quản lý tài nguyên và môi trường:

Trong mấy năm gần đây, cùng với những chuyển biến tích cực về

KT-XH, mạng lưới đô thị quốc gia mở rộng và phát triền. Quá trình đô thị

hóa diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm trên cả 3 miền

Bắc, Trung, Nam. Việc phát triển nhanh và mạnh mẽ cùng với việc hệ

thống đô thị Việt Nam thực sự là hạt nhân của quá trình phát triển kinh tế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 29

xã hội, tuy nhiên quá trình này cũng có tác động không nhỏ tới nguồn tài

nguyên và những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Kinh nghiệm phát triển của các đô thị trong nước cùng các biện pháp

mà những địa phương khác đang thực hiện khá hiệu quả là những bài học

để đảm bảo một sự phát triển bền vững. Hoạt động quản lý, bảo tồn tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đã và đang được các địa phương

thực hiện dựa trên những đặc điểm từng địa phương. Dưới đây đi sâu vào

truyền thống bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ

môi trường của các cộng đồng tại một số địa phương ở Việt Nam.

Trong lịch sử phát triển của đất nước, các cộng đồng dân tộc ở Việt

Nam đã có truyền thống lâu đời trong việc sống hài hòa với thiên nhiên, bảo

vệ môi trường, vừa bảo tồn thiên nhiên vừa khai thác một cách hợp lý.

Trong bảo vệ rừng và sử dụng bền vững tài nguyên, cộng đồng đã có nhiều

kinh nghiệm, tri thức bản địa và nhiều phương pháp sáng tạo, trong đó có

việc quy định các hương ước. Hương ước do nhân dân địa phương tự

nguyện quy định và thi hành nhằm bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên một

cách hợp lý, giữ gìn đa dạng sinh học cho thế hệ đang sống và thế hệ tương

lai.

Những quy định về môi trường trong các hương ước đã góp phần

quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương, tăng cường ý

thức bảo vệ môi trường của mọi người dân trong cộng đồng làng xã. Trong

quy định của một tổ của bản Hợp Thành, xã Xá Lượng, huyện Tương

Dương (Nghệ An) thuộc khu đệm của vườn quốc gia Pù Mát, có ghi một

điều: “Không bắn vượn khi chúng mang thai, nếu như chúng mắc bẫy thì

phải thả ra”. Hay tại làng Peng, làng người Dao ở xã Bảo Hà, huyện Bảo

Yên (Lào Cai) có quy định trong khi bản bắn được một con nai, người trực

tiếp bắn chỉ được hưởng một cái đùi trước của con nai để trả công săn bắn,

còn toàn bộ phần còn lại thuộc về cả cộng đồng vì cộng đồng đã góp phần

bảo vệ rừng và bảo vệ nai. Số nai bắn được tối đa mỗi năm chỉ là 3 con. Khi

con nai thứ 3 bị bắn rồi, cả bản sẽ làm lễ kết thúc mùa bắn nai trong năm

đó. Ai vi phạm sẽ bị cả làng phạt rất nặng.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 30

Có cộng đồng đã vận dụng hương ước thành quy ước bảo vệ môi

trường. Quy ước bảo vệ môi trường quy định cụ thể những gì được làm,

những gì không được làm và cách thức cộng đồng xử lý vi phạm. Các quy

ước bảo vệ môi trường rất đa dạng và phù hợp với từng vùng, từng địa

phương. Quy ước bảo vệ môi trường còn được sử dụng trong xây dựng làng

văn hóa như làng văn hóa bản Chanh xã Phù Nham, huyện Văn Chấn - làng

văn hóa của dân tộc Thái, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái). Ở làng văn hóa bản

Chanh, trong quy ước cũng có những quy định chặt chẽ trong việc giữ gìn

cảnh quan môi trường sạch đẹp. Ngày 27/3/1999 UBND tỉnh Yên Bái đã

công nhận bản Chanh là làng văn hóa cấp tỉnh. Sau 10 năm xây dựng làng

văn hóa, nhân dân các dân tộc trong thôn đã đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa và giữ vững được danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh. Song song với

phát triển kinh tế, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không

ngừng được củng cố và giữ vững. Làng văn hóa được chia làm 4 cụm tự

quản và được điều hành theo sự thống nhất của Hội đồng làng. Bên cạnh

đó, luôn phát huy tốt những hoạt động của các tổ chức đoàn thể như: Đoàn

thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... tham gia vào phong trào xây dựng

nếp sống văn hóa, bảo vệ môi trường sống, nhất là công tác trồng cây ven

đường...

Bên cạnh các hương ước, nhiều cộng đồng còn áp dụng các biện pháp

bảo vệ môi trường như xây dựng mạng lưới của cộng đồng bảo vệ rừng để

hỗ trợ các hoạt động của kiểm lâm. Hoạt động chính của mạng lưới là tuyên

truyền, giáo dục, phát hiện sự cố, thông tin với các cấp lãnh đạo và các

ngành chuyên môn, tham gia giải quyết và xử lý sự cố. Các cộng đồng đã

phát huy phong tục tập quán bảo vệ rừng ở địa phương. Ở những nơi miền

núi, nơi rừng còn nhiều và gắn bó với người dân thì những sản phầm từ

rừng và thiên nhiên đều mang nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc. Rừng

thiêng, các cây gỗ cổ thụ cùng tạo thành văn hóa của dân tộc Ê đê, M’Nông.

Các loại cây rừng chuyên được dùng làm tang trống đã tạo nên tiếng trống

đặc trưng của dân tộc Thái; hay như người dân xã Mường Lùn – Lai Châu

trân trọng, giữ gìn và tự hào về khu rừng hiện còn hơn 20 cây gỗ pơ mu cổ

thụ đường kính từ 1,5 - 2m, cao từ 30 - 40m. Trong tình hình hiện nay, khi

tốc độ phát triển dân số đang tăng lên, sức ép với tài nguyên thiên nhiên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 31

ngày càng lớn thì những phong tục tập quán tốt trong việc bảo vệ rừng cần

được phát huy và phổ biến rộng rãi.

Các cộng đồng rất linh hoạt trong giữ gìn truyền thống của địa

phương, từ việc giáo dục cộng đồng, gia đình, tư vấn nội bộ, trao đổi sách,

báo về các nội dung liên quan đến bảo vệ rừng, tôn trọng những người thi

hành công vụ về bảo vệ rừng ở cộng đồng đến việc tham gia các buổi tập

luyện chống cháy rừng.

Việc xây dựng và phát triển kinh tế vùng đệm là biện pháp tổng hợp

quan trọng để huy động cộng đồng thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển

kinh tế nhằm nâng cao mức sống của họ. Hoạt động kinh tế tại vùng đệm

cần được sự hỗ trợ nhiều nguồn vốn. Các dự án xây dựng vùng đệm thường

có nguồn vốn từ các quỹ của các tổ chức quốc tế; từ ngân sách nhà nước

trong quá trình xóa đói giảm nghèo, trồng rừng, cung cấp nước sạch và vệ

sinh môi trường. Nhiều dự án được thực hiện ở vùng đệm thuộc các vườn

quốc gia đã và đang có tác dụng phát triển kinh tế xã hội, tạo nên những

nhân tố ảnh hưởng tích cực cho công tác bảo vệ môi trường rừng ở các

vườn này.

Các dự án phát triển nông lâm nghiệp, chăn nuôi có quản lý đang

phát triển và ngày càng giải quyết được nhiều mâu thuẫn giữa phát triển và

bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, dự án còn được sự đồng thuận cùng hợp tác,

đóng góp ý kiến từ phía người dân địa phương. Như ở vườn quốc gia Pù

Mát, đã thiết lập được 2.164ha vườn hộ và vườn rừng. Ở Hà Giang, vườn

rừng thường là chè – bạch đàn hoặc chè – mỡ. Ở Bắc Giang, vườn rừng ở

trên đỉnh đồi bao gồm các loại cây đa dụng như trạm, dẻ, tre… Ở Lào Cai,

vườn rừng thường là các loại cây lấy gỗ, bên dưới thường trồng song, mây

và các loại cây làm thuốc như thảo quả, cam thảo… Nhiều vườn cây ăn quả,

cây đặc sản cũng được hỗ trợ phát triển để đảm bảo thu nhập bền vững cho

các gia đình. Tại bản Hợp Thành, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương

(Nghệ An) có hơn 100 hộ người Mông sống du canh du cư trong rừng Pù

Mát đã được tập hợp lại, lập bản, khai hoang, xây dựng ruộng lúa nước. Tại

vùng đệm của vườn quốc gia Pù Mát, việc chăn thả trâu bò được phát triển

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 32

có sự quản lý của các dòng họ, đã từng bước giải quyết mâu thuẫn giữa phát

triển đàn gia súc và bảo vệ rừng.

Bên cạnh các hoạt động bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, tính cộng

đồng trong bảo vệ môi trường thể hiện trong nhiều hình thức hoạt động về

môi trường của một số địa phương điển hình. Cộng đồng địa phương rất

linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng nguồn vốn để bảo vệ môi trường.

Thông qua việc huy động vốn từ dân cư, các doanh nghiệp tạo nguồn tài

chính cho công tác bảo vệ môi trường. Đây là biện pháp mang tính thực

tiễn, vừa trực tiếp tạo nguồn vốn, vừa nâng cao ý thức người dân thể hiện

qua mô hình doanh nghiệp hoạt động công ích chuyên trách thu gom, vận

chuyển, xử lý chất thải.

Một mô hình đã trở thành khá phổ biến là tổ, đội, hợp tác xã hoạt

động công ích, chuyên trách thu gom, vận chuyển chất thải. Mô hình này

thường do xã, phường khởi xướng, thành lập các tổ đội chuyên làm công

tác thu gom chất thải và vận chuyển đến bãi rác. Các tổ, đội này thu phí thu

gom từ các hội gia đình theo mức địa phương quy định. Điển hình là đội

chuyên trách vệ sinh môi trường ở xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà

Tĩnh), được thành lập từ năm 1998, trên cơ sở lấy thu bù chi hay tổ tự quản

môi trường ở phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Ở Hà

Nội có tổ thu gom rác dân lập ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Ở

phường Đạo Long, thị xã Phan Rang (Ninh Thuận) các tổ vệ sinh thu gom

rác thải cũng được thành lập và hoạt động hiệu quả cả về môi trường và về

kinh tế.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, ta thấy rằng tài nguyên môi trường có

tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phát triển bền

vững đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường vừa là mục tiêu, vừa là

nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt đến

Đại hội IX Đảng ta đã nêu thành một quan điểm phát triển hàng đầu là

"Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với

thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Trong các năm

qua, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có hiệu lực thi hành, hệ

thống luật pháp nước ta về tài nguyên môi trường ngày càng được hoàn

thiện để đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH, nhất là trong giai đoạn đẩy

mạnh CNH-HĐH đất nước; thực hiện những mục tiêu và nội dung về bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững mà Đảng đã đề ra.

Tại các quốc gia khác trên thế giới, hoạt động quản lý tài nguyên và

bảo vệ môi trường đã và đang được chú trọng. Một số quốc gia cũng đã gặt

hái được những thành công nhất định trong hoạt động bảo vệ tài nguyên

môi trường. Bên cạnh đó, cũng có không ít quốc gia đã phạm vào những sai

lầm, khó khăn khi thực hiện hoạt động quản lý. Học tập những bài học kinh

nghiệm của các quốc gia trên thế giới và các địa phương khác trong nước

cũng là một nội dung trong việc mở rộng quan hệ phối hợp bảo vệ tài

nguyên môi trường trong chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường quốc gia

ở địa phương.

Trước những vấn đề đó, nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về tài

nguyên môi trường cũng là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 34

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

TẠI HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH ĐĂK NÔNG

2.1. Tổng quan về huyện Đăk Mil:

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý:

Đăk Mil là một trong 8 đơn vị hành chính của tỉnh Đăk Nông có tổng

diện tích tự nhiên 68.299ha, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đăk Nông, cách

thị xã Gia Nghĩa 66km theo quốc lộ 14. Phía Bắc giáp huyện Cư Jút; phía

Đông giáp huyện Krông Nô; phía Tây Giáp tỉnh Muldulkiri (vương quốc

Campuchia); phía Nam giáp huyện Đăk Song. Huyện có 10 đơn vị hành

chính bao gồm: Thị trấn huyện lỵ Đăk Mil và 9 xã: Đăk Lao, Đăk R’la, Đăk

Gằn, Đức Mạnh, Đăk N’Drót, Long Sơn, Đăk Sắk, Thuận An và Đức Minh.

Là huyện biên giới có 46km đường biên giới và cửa khẩu Đăk Per

thông thương với Campuchia, quốc lộ 14 chạy dọc vùng Tây Nguyên ngang

qua huyện, quốc lộ 14C là tuyến giao thông an ninh quốc phòng và hai

tuyến đường tỉnh ĐT 682, ĐT 683 kết nối với các huyện Cư Jút, Đăk Song,

Đăk R’lấp, Krông Nô; Đăk Mil là huyện hội tụ nhiều tiềm năng phát triển.

Điều kiện tự nhiên:

Đăk Mil mang đặc điểm khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa với

chế độ mưa chia làm 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa (từ tháng 4

đến tháng 10) tập trung 90% lượng mưa hàng năm và kéo dài nhiều ngày.

Nhiệt độ trung bình năm 22,0 - 23,3oC. Đăk Mil có độ cao trung bình 500m

so với mặt nước biển, độ dốc 15o. Địa hình cao dần theo hướng Đông Bắc –

Tây Nam, phần lớn địa hình có dạng đồi lượn sóng bị chia cắt bởi nhiều

sông suối nhỏ và các hợp thủy, xen kẽ là các thung lũng nhỏ, bằng, thấp với

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 35

2 dạng chính: địa hình dốc lượn sóng nhẹ (74,6%) và địa hình dốc chia cắt

mạnh (25,4%).

Cảnh quan sinh thái vùng Đăk Mil khá đặc sắc. Hệ sinh thái có sự hội

tụ hai hệ sinh thái điển hình của rừng nhiệt đới: Rừng nửa rụng lá chuyển

tiếp với rừng khộp. Địa hình chủ yếu là đồi núi và hợp thủy đầu nguồn đã

hình thành một số hồ (hồ Tây, hồ Núi Lửa) tạo nên không gian và tiểu vùng

khí hậu trong lành.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội:

Đặc điểm xã hội và nhân văn:

- Dân số trung bình của huyện Đăk Mil là 83.009 người. So với tỉnh

Đăk Nông thì Đăk Mil có mật độ dân số khá cao (khoảng 121người/km2).

Trong vòng 5 năm (2002 – 2007), tỉ lệ tăng dân số bình quân là 2,93%. Tỉ

lệ tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm, tăng cơ học biến động theo từng

năm, chủ yếu là do di cư tự do. Thành phần dân tộc trong huyện khá đa

dạng, có tới 19 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Kinh, dân tộc

thiểu số tại chỗ (như Ê đê, M’Nông...), dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ các

tỉnh miền núi phía Bắc (như Tày, Thái...).

- Năm 2007, nguồn lao động trong toàn huyện chiếm 56,21% dân số,

lao động ngoài độ tuổi chiếm 1,99% dân số.

- Tài nguyên văn hóa dân tộc: Đăk Mil là vùng đất đặc trưng của văn

hóa người M’Nông – một trong những dân tộc thiểu số tại chỗ với truyền

thống sinh hoạt và sản xuất mang tính văn hóa hết sức đặc sắc; một số thôn,

bon còn tồn tại nhiều ngành nghề truyền thống với các sản phẩm đan lát,

thổ cẩm với nhiều nét đặc trưng.

Đặc điểm kinh tế -xã hội:

- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm

2007 của huyện ước đạt 9,6%, trong đó nông – lâm – thủy sản tăng 5,64%,

công nghiệp – xây dựng tăng 23,52% và thương mại dịch vụ tăng 17,56%.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 36

GIÁ TRỊ TĂNG TRƯỞNG CÁC NGÀNH KINH TẾ HUYỆN ĐĂK MIL GIAI ĐOẠN 2000 – 2007

CHỈ TIÊU Đơn vị

tính

Năm

2000

Năm

2001

Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Tăng

trưởng

(%)

Tổng giá trị sản xuất

(giá so sánh 1994) 106đ 543.907 670.885 685.429 757.334 1.010.568 1.012.294 9,28

Nông – Lâm – Thủy sản 106đ 436.366 552.707 499.042 542.154 724.377 640.580 5,64

Công nghiệp – Xây dựng 106đ 29.583 34.424 64.531 73.505 102.489 129.776 23,52

Thương mại – Dịch vụ 106đ 77.598 83.754 121.856 141.675 185.702 241.938 17,56

Tổng giá trị sản xuất (giá hàng hóa) 106đ 487.061 516.407 765.010 1.020.688 1.542.544 2.091.690

Nông – Lâm – Thủy sản 106đ 339.465 356.646 471.329 652.924 1.020.741 1.386.204

Công nghiệp – Xây dựng 106đ 39.755 45.579 102.192 124.518 181.830 229.204

Thương mại – Dịch vụ 106đ 107.841 114.182 191.489 243.246 339.973 476.282

Cơ cấu kinh tế Theo giá so sánh 1994 % 100 100 100 100 100 100

Nông – Lâm – Thủy sản % 80,23 82,38 72,81 71,59 71,54 63,28

Công nghiệp – Xây dựng % 5,44 5,13 9,14 9,71 10,12 12,82

Thương mại – Dịch vụ % 14,33 12,48 17,18 18,71 18,34 23,90

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đăk Mil năm 2007)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 37

Giai đoạn 2001 - 2007, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích

cực theo đúng chủ trương phát triển kinh tế hướng CNH-HĐH. Trong cơ

cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp là 63,28% ( giảm 16,95% so

với năm 2000), tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch

vụ tăng (12,82% đối với công nghiệp - xây dựng và 23,90% đối với thương

mại - dịch vụ).

BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HUYỆN ĐĂK MIL

GIAI ĐOẠN 2001-2007 THEO GIÁ SO SÁNH

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 của huyện Đăk Mil đạt

khoảng 11.700.000 đồng/người, tăng 10% so với 2006. Tổng sản lượng

lương thực đạt 49.620 tấn, đạt 117% kế hoạch. Sản lượng cà phê nhân đạt

32.765 tấn. Giá trị sản lượng CN-TTCN ước đạt 63,5 tỷ đồng, đạt 113,6%

kế hoạch. Tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản đạt 100 tỷ đồng. Tổng thu

ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 68.392 triệu đồng, đạt 135,22% kế

hoạch. Tổng chi ngân sách của huyện là 97.701 triệu đồng.

- Toàn huyện có 9/10 xã, thị trấn được công nhận hoàn thành phổ cập

giáo dục THCS; 10/10 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ

tuổi. Có 2 trường tiểu học và 3 trường THCS được công nhận trường chuẩn

quốc gia.

Triệu đồng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 38

- Công tác dân số, gia đình và trẻ em trong năm 2007, huyện đã phấn

đấu giảm tỷ suất sinh 0,82o/oo, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,86%; Tỷ lệ trẻ

em suy dinh dưỡng là 24,2%; tỷ lệ hộ nghèo đã được hạ xuống chỉ còn

8,9%.

- Trong công tác an ninh quốc phòng, trong năm 2007, Đảng bộ và

chính quyền huyện cùng nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã giữ vững ổn

định an ninh chính trị, giữ vững trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.

Một số đặc điểm thói quen sinh hoạt của đồng bào dân tộc

thiểu số trên địa bàn ảnh hưởng không tốt đến tài nguyên môi trường

Đăk Mil là một huyện có nhiều thành phần dân tộc với 19 dân tộc anh

em cùng sinh sống. Trong đó, người dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm tỷ lệ khá

lớn, với 1.346 hộ/7.135 khẩu. Đời sống của đại bộ phận người dân tộc thiểu

số còn nghèo, chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp và lâm nghiệp. Thói

quen sinh hoạt, phong tục tập quán của đồng bào thiểu số cũng ảnh hưởng

đến chất lượng môi trường sống của đồng bào dân tộc.

Xuất phát với nhận thức còn thấp cùng nhiều hủ tục lạc hậu nên từ

trước đến nay, khái niệm “Vệ sinh môi trường” - xem ra còn khá xa lạ với

một bộ phận đồng bào dân tộc. Người Tây Nguyên từ xưa quen chăn thả

rông gia súc: Trâu bò thì ăn cỏ trong rừng, lợn gà cũng tự đi kiếm ăn mà

không được người cho ăn. Tối về, tất cả gia súc gia cầm đều được nhốt

xuống dưới gầm nhà sàn. Bên trên là khu vực sinh hoạt của con người, bên

dưới kết hợp làm chuồng nuôi và giữ gia súc gia cầm. Nơi nhốt vật nuôi quá

gần với chỗ ở đồng thời chất thải của vật nuôi lại không được thu gom và

xử lý triệt để… Điều này vô hình chung gây nên tình trạng ô nhiễm môi

trường sống, làm giảm cảnh quan sống. Ngay cả con người, khi đi vệ sinh

cũng… rất tự nhiên: Góc rừng, bờ ruộng hoặc bụi cây nào đó quanh làng.

Nhà vệ sinh nếu có được xây dựng thì cũng chỉ tạm bợ hoặc không đủ tiêu

chuẩn vệ sinh. Tình trạng xử lý chất thải sinh hoạt còn thực hiện chủ yếu

thông qua việc đốt rác. Rác thải không được xử lý trước khi đốt. Các chất

thải rắn, chất thải nguy hiểm như chai thủy tinh, vật dụng sành sứ… thường

bị quăng bừa bãi, không có địa điểm thu gom và xử lý cụ thể hoặc nếu có

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 39

thì thường là ở các bãi rác tự phát… Số liệu thống kê của tỉnh Đăk Nông

cho thấy hiện nay toàn tỉnh có khoảng 70% hộ đồng bào dân tộc thiểu số

chưa có nhà vệ sinh; 60% chưa được sử dụng nước sạch; 90% hộ còn thực

hiện chăn thả rông gia súc, gia cầm; hầu hết lượng rác thải không qua xử lý

được đồng bào vứt bừa bãi vào rừng, sông suối, đường giao thông gây ô

nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy mà vấn đề vệ sinh môi trường ở làng

bản, cải thiện chất lượng sống cho bà con dân tộc thiểu số luôn là mối quan

tâm lớn của chính quyền địa phương các cấp.

Hiện trạng môi trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến nay là

đáng báo động. Đồng bào dân tộc thiểu số Đăk Mil nói riêng và các tỉnh

Tây Nguyên nói chung hiện nay hầu hết vẫn sản xuất theo phương thức

“Tam tự” (tự phát, tự túc và tự cấp), mang tính cộng đồng cao và chưa được

Nhà nước định hướng, quy hoạch thành vùng nguyên liệu, sản xuất chuyên

canh có tính chất hàng hoá. Việc đồng bào chủ yếu khai thác tự nhiên, chưa

ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư phân bón, cải tạo đất chưa được chú ý.

Tập quán du canh cùng với nạn chặt phá rừng, huỷ hoại môi sinh khiến cho

nguồn tài nguyên rừng, đất và nước ngày càng bạc màu và ô nhiễm. Song

song với những vấn nạn đó, tỷ lệ tăng dân số trong vùng đồng bào ngày

càng nhanh, áp lực của làn sóng dân di cư ngày càng tăng càng khiến cho

diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh đó, khi rừng bị thu hẹp thì số

lượng động vật rừng cũng sụt giảm. Tác hại trông thấy từ việc xâm hại tài

nguyên, môi trường là bệnh dịch, đất đai bạc màu, ô nhiễm nguồn nước…

chính điều này đã làm giảm mức sống, kéo chậm quá trình phát triển trong

vùng đồng bào. Đáng lo ngại hơn là vấn đề này ngày càng có xu hướng gia

tăng trong những năm gần đây.

Những đặc điểm và thói quen sinh hoạt này ảnh hưởng đến tài

nguyên môi trường. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của đồng bào dân

tộc thiểu số trên địa bàn huyện còn chưa cao, các phong tục tập quán lạc

hậu vẫn còn hiện hữu. Mặt khác, những đặc điểm này cũng đòi hỏi công tác

quản lý tài nguyên môi trường phải hiệu quả hơn, nhất là trong hoạt động

tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 40

cũng như các biện pháp thực hiện trong việc nâng cao đời sống của đồng

bào dân tộc.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 41

2.2. Thực trạng tài nguyên môi trường huyện Đăk Mil:

Đăk Mil là một huyện biên giới nằm ở hướng Đông Bắc tỉnh Đăk

Nông, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Nguồn tài

nguyên quan trọng nhất bao gồm tài nguyên rừng và tài nguyên đất. Bên

cạnh đó, huyện còn có nguồn tài nguyên khoáng sản, tiềm năng du lịch với

các loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa phong phú.

Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên đang dần bị suy thoái cạn kiệt, chất

lượng môi trường ngày càng bị suy giảm, sự cố môi trường diễn ra theo

chiều hướng ngày càng gia tăng do chính các hoạt động của con người gây

nên, nhất là trong nhiều năm gần đây. Những biểu hiện rõ nét nhất bao gồm:

2.2.1. Tài nguyên rừng - nguồn nhân tố cơ bản nhất quyết định

chất lượng môi trường đang bị suy giảm:

Huyện Đăk Mil nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với hai

loại hình rừng, bao gồm:

Rừng nửa rụng lá: điển hình là bằng lăng (Lagerstromea. Sp), căm

xe (Xylia Dlarfriformis), dầu (Dipterocarpus. Sp), gáo vàng… Rừng nửa

rụng lá có ở các đai thấp, chủ yếu từ 200m đến 500m, dọc theo suối và các

vùng thung lũng. Rừng nửa rụng lá khép tán, tán dày và rừng có năm tầng.

Rừng khộp: Gồm các loại cây họ dầu (Dipterocarpaceae) chiếm ưu

thế như các chi: Dipterocarpus, Shorea, Pentamea, Xylia, Hopea,

Terminalia… Loại rừng thưa và thoáng này thường phân bố ở những vùng

có khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, phân bố ở các vùng đất ẩm, tầng đất

sâu. Ở rừng khộp, cây rừng phát triển mạnh vào mùa mưa và rụng lá vào

mùa khô. Vì cây lá rụng nhiều, ở mặt đất lại thường là các loại cỏ, le và cây

con mọc dày đặc nên loại rừng này cực kỳ dễ cháy vào mùa khô. Tuy nhiên,

chính lửa lại là yếu tố tích cực làm quả cây có đủ điều kiện để nảy mầm và

tạo nên sức tái sinh mãnh liệt của rừng khộp. Vào mùa khô, rừng trơ trụi lá,

đất đai khô cằn, các dòng suối trong rừng hầu hết đều cạn kiệt, nhìn như

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 42

những khu rừng chết, nhưng chỉ cần có một cơn mưa thoáng qua là cả khu

rừng lập tức bừng màu xanh trở lại.

Tài nguyên rừng là một thế mạnh của huyện Đăk Mil. Diện tích, trữ

lượng rừng khá lớn đóng vai trò quan trọng và có đa dạng sinh học cao. Bên

cạnh đó, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển KT-XH mà còn có ý

nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường. Nhu cầu phát triển KT-XH cao, nhu

cầu đất sản xuất và cho nhà ở nhằm đáp ứng sự gia tăng dân số đã dẫn đến

hiện tượng khai thác rừng, đốt rừng làm nương rẫy, lấy đất làm nhà ở… đã

làm giảm cả về diện tích lẫn chất lượng rừng trong huyện.

Theo Niên giám Thống kê huyện Đăk Mil năm 2007, địa bàn huyện

còn 24.958ha đất dùng vào lâm nghiệp (36,54% diện tích tự nhiên), trong

đó tập trung chủ yếu tại địa bàn xã Đăk Lao với 20.214ha. Phân theo chức

năng, rừng sản xuất chiếm hầu hết diện tích với trên 80% đất rừng, còn lại

là rừng phòng hộ tập trung tại 2 xã Đăk Lao (gồm các tiểu khu 1060, 1071

và một phần các tiểu khu 1027, 1030, 1043, 1047) và xã Thuận An (tiểu

khu 1090, 1096).

Theo kết quả rà soát diện tích rừng trong huyện năm 2008, tổng diện

tích rừng hiện có là 20.783,31 ha trong đó diện tích rừng sản xuất là

18.310,31 ha và diện tích rừng phòng hộ vành đai biên giới là 2.477 ha. So

với năm 2001, diện tích rừng bị thu hẹp lại hơn 10.600 ha (năm 2001, tổng

diện tích rừng của huyện là 31.454 ha). Nguyên nhân là tháng 6 năm 2001,

một phần diện tích rừng của huyện chuyển sang cho huyện mới Đăk Song

(trên cơ sở các xã Trường Xuân, Đắk N'rung tách ra từ huyện Đắk Nông và

xã Thuận Hạnh, Đăk Môl, Đắk Song tách ra từ huyện Đắk Mil). Bên cạnh

đó, các nguyên nhân khác là do tình trạng phá rừng, rừng bị suy giảm do

cháy rừng…

Dưới áp lực của sự gia tăng dân số, đặc biệt là dân di cư tự do đã làm

cho diện tích rừng liên tục giảm theo các năm, trong khi đó diện tích trồng

mới là không đáng kể, diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh đó, chất

lượng rừng giảm, độ che phủ thấp.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 43

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 44

DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐĂK MIL NĂM 2007

STT Thị trấn, xã

Diện tích

tự nhiên

(ha)

Đất lâm

nghiệp

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Phân theo chức năng

Sản xuấtPhòng

hộ

Đặc

dụng

1 Thị trấn

Đăk Mil 504 3 0,01 3

- -

2 Đăk Lao 25.376 20.214 80,99 17.488 2.726 -

3 Đăk R’la 9.279 2.975 11,92 2.975 - -

4 Đăk Gằn 7.656 1.369 5,48 1.369 - -

5 Đức Mạnh 4.940 136 0,54 136 - -

6 Đăk N’Drot 4.751 5 0,02 5 - -

7 Long Sơn 3.062 49 0,20 49 - -

8 Đăk Săk 3.173 - - - - -

9 Thuận An 6.241 182 0,73 98 84 -

10 Đức Minh 3.317 25 0,10 25 - -

Toàn huyện 68.299 24.958 39,35 22.148 2.810 -

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Mil năm 2007)

2.2.2. Tài nguyên sinh học:

Đăk Mil có tài nguyên sinh học khá đa dạng, nằm trong vùng Nam

Tây Nguyên và là địa hình chuyển tiếp của hai cao nguyên Đăk Lăk và Đăk

Nông. Điều này tạo nên nét đặc sắc cho cảnh quan Đăk Mil với một diện

tích rừng khá lớn, đa đạng bao gồm nhiều loại cây đặc hữu vừa có giá trị

khoa học, vừa có giá trị kinh tế cao và một thảm thực vật, động vật rừng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 45

phong phú. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại đây có sự hội tụ của hai hệ sinh

thái rừng nhiệt đới là rừng nửa rụng lá và rừng khộp. Độ che phủ rừng đạt

31,6%.

Thảm thực vật rừng đa dạng và phong phú, được chia làm 4 kiểu

rừng đặc trưng của vùng Tây Nguyên là rừng nhiệt đới thường xanh; rừng

hỗn giao tre, nứa, gỗ; rừng non tái sinh và cây bụi; thảm cỏ tự nhiên. Các

dạng hệ sinh thái rừng với nhiều loại cây quý hiếm như Pơmu, kim giao,

thông 3 lá, cẩm lai, hương, gõ, trắc, kiền kiền… và các cây họ dầu, họ xoan,

họ gai, họ dẻ… Động vật rừng gồm nhiều loại quý hiếm như voi, hổ, báo,

bò rừng, hươu vàng, trĩ sao, gà tiền mặt đỏ, các loại động vật lưỡng cư, bò

sát…

Tuy vậy, do diện tích rừng bị thu hẹp do bị tàn phá cùng với tình

trạng khai thác và săn bắt bừa bãi, trái phép đã làm đa dạng sinh học ở địa

bàn huyện bị suy giảm. Nhiều loại động thực vật quý hiếm có nguy cơ giảm

mạnh về số lượng và diện phân bố như cẩm lai, cà te, Pơmu, giáng hương,

trầm, hổ, báo… một số khác trong nguy cơ bị tuyệt chủng.

2.2.3. Tài nguyên đất:

Bên cạnh nguồn tài nguyên rừng, nguồn đất đai trong huyện cũng là

một nguồn tài nguyên lớn, có giá trị cao. Theo kết quả điều tra của Phân

viện điều tra quy hoạch và thiết kế - Bộ Nông nghiệp đã nhận định Đăk Mil

là một huyện có diện tích đất khá phong phú và màu mỡ với phần lớn diện

tích đất là đất basalt thuận tiện cho việc phát triển các loại cây công nghiệp

nhiệt đới có giá trị cao.

Về cơ bản, đất đai trong huyện được chia làm ba nhóm chủ yếu là

Nhóm đất đỏ vàng (Ferrasols) chiếm diện tích lớn, hình thành trên

đá mẹ basalt và phiến sét, phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày,

ngắn ngày, cây ăn quà tùy thuộc vào độ dốc và tầng dày; bao gồm đất nâu

đỏ và đất nâu vàng, đất vàng nhạt trên cát và đất đỏ vàng trên đá phiến sét;

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 46

Nhóm đất đen (Luvisols) chiếm diện tích nhỏ, có độ phì cao, ít

dốc phù hợp phát triển cây lương thực, thực phẩm và công nghiệp ngắn

ngày; bao gồm đất nâu thẫm trên đá mácma bazơ và trung tính và đất đen

trên đá basalt;

Nhóm đất dốc tụ (Gleysols) chiếm diện tích nhỏ, phân bố rải rác

ven sông suối, hình thành bởi quá trình bào mòn vận chuyển vật chất từ trên

cao xuống thấp, đất giàu mùn hữu cơ, độ phì cao, thích hợp trồng cây lương

thực, phát triển lúa nước.

Nguồn đất đai lớn và màu mỡ cùng điều kiện khí hậu tương đối ổn

định là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt, nhất là những cây

công nghiệp có giá trị như: cà phê, cao su... Tính đến nay phần lớn diện tích

đất được dùng cho mục đích nông nghiệp và đất lâm nghiệp; đất phi nông

nghiệp chiếm diện tích không đáng kể. Về cơ cấu diện tích theo mục đích

sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất cho thấy tổng diện tích đất

sản xuất nông nghiệp là 37.829ha (chiếm 55,39% diện tích tự nhiên), đất

lâm nghiệp là 24.958ha (chiếm 36,54% diện tích tự nhiên) ,diện tích đất

chuyên dùng là 3.210ha (chiếm 4,70% diện tích tự nhiên), đất khu dân cư là

567ha (0,83%), còn lại là đất chưa sử dụng với 1.735ha (2,54%). Trong đất

sản xuất nông nghiệp, diện tích đất phục vụ trồng cây hàng năm là 14.258ha

trong khi đó, diện tích đất trồng cây lâu năm là 23.565ha.

Trong những năm gần đây, đã có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

một cách mạnh mẽ để phù hợp với những yêu cầu phát triển của huyện. Một

phần diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng được chuyển sang đất ở,

đất nông nghiệp và đất chuyên dùng. Ngoài sự chuyển dịch về mục đích sử

dụng, tài nguyên đất còn bị ô nhiễm xuất phát từ nguyên nhân sử dụng

không hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, canh tác thiếu hợp lý các

loại cây trồng. Điều này đã dẫn đến tình trạng đất đai bị thoái hóa, bạc màu,

rửa trôi.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 47

BIỂU THỐNG KÊ CÁC LOẠI ĐẤT THEO ĐỘ DỐC VÀ TẦNG DÀY

HUYỆN ĐĂK MIL

(Đơn vị tính: ha)

STT Loại đất Ký

hiệuDiện tích

Tỷ lệ

(%)

Diện tích các loại đất phân chia

theo độ dốc và tầng dày

A Phân theo độ dốc (o) 0-3o 3-8o 8-15o 15-20o 20-25o

I Nhóm đất dốc tụ D 848 1,24 848

II Nhóm đất đỏ vàng 58.912 86,27 48 12.986 35.527 6.800 3.560

1 Đất nâu đỏ Fk 41.048 60,10 48 9.654 25.434 3.203 2.709

2 Đất nâu vàng Fq 14.117 20,67 2.469 8.636 2.511 501

3 Đất vàng nhạt trên đá cát Fs 2.090 3,06 333 624 911 222

4 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fu 1.666 2,44 530 833 175 128

III Nhóm đất đen 7.219 10,57 4.249 2.767 203

1 Đất nâu thẫm trên đá mácma Rk 6.099 8,93 3.628 2.471

2 Đất đen trên đá basalt Ru 1.120 1,64 621 296 203

IV Hồ, sông suối 1.311 1,92

Tổng cộng 68.299 100 896 17.235 38.294 7.003 3.560

B Phân theo tầng dày (cm) >100 70-100 50-70 30-50 <30

I Nhóm đất dốc tụ D 848 1,24 848

II Nhóm đất đỏ vàng 58.912 86,27 31.949 2.010 877 1.996 22.089

1 Đất nâu đỏ Fk 41.048 60,10 30.026 1.962 782 1.452 6.826

2 Đất nâu vàng Fq 14.117 20,67 6 14.111

3 Đất vàng nhạt trên đá cát Fs 2.090 3,06 694 95 252 1.049

4 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fu 1.666 2,44 1.223 48 292 103

III Nhóm đất đen 7.219 10,57

1 Đất nâu thẫm trên đá mácma Rk 6.099 8,93 2.558 385 562 425 2.169

2 Đất đen trên đá basalt Ru 1.120 1,64 85 61 27 947

IV Hồ, sông suối 1.311 1,92 2.643 385 623 452 3.116

Tồng cộng 68.299 100 35.440 2.395 1.500 2.448 25.205

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Mil)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 48

2.2.4. Tài nguyên nước:

Tài nguyên nước trong huyện bao gồm 2 nguồn chính là nguồn nước

mặt và nguồn nước ngầm.

Nguồn nước mặt ở huyện khá phong phú, mật độ sông, suối bình

quân là 0,35-0,40km/km2. Tại đây còn là nơi bắt nguồn của hai hệ thống

sông chính là hệ thống đầu nguồn sông Sêrêpôk và hệ thống đầu nguồn

sông Đồng Nai. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đồng đều. Khu

vực phía Nam và Tây Nam của huyện có nguồn nước khá phong phú với hệ

thống sông suối, hồ đập khá nhiều như hồ Tây, hồ Đăk Peur… và hệ thống

đầu nguồn sông Sêrêpôk bao gồm các suối chảy qua huyện như suối Đăk

Ken, suối Đăk Sor và suối Đăk Mâm, chiếm 75% lưu vực trên lãnh thổ

huyện.

Nguồn nước ngầm chủ yếu được vận động tàng trữ trong tạo thành

phun trào basalt, được xem xét như đơn vị lưu trữ nước lớn.Theo kết quả

phân tích và đánh giá thì chất lượng nguồn nước ngầm hầu hết đều đảm bảo

phục vụ ăn uống và sinh hoạt. Nguồn nước có tổng độ khoáng nhỏ, thuộc

loại siêu nhạt, m<0,2g/l, nồng độ các vi nguyên tố nhỏ và đều nằm trong

giới hạn cho phép. Riêng hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt chuẩn. Mặc dù

vậy, nguồn nước trên địa bàn huyện vẫn là yếu tố thuận lợi trong việc cung

cấp nước sạch nông thôn.

2.2.5. Tài nguyên khoáng sản:

Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện Đăk Mil, qua các tài liệu

điều tra nghiên cứu gồm các loại khoáng sản chính:

- Đá xây dựng: Mỏ đá Basalt đã được thăm dò và khai thác tại xã Đăk

R’la là mỏ Đô Ry. Chất lượng đá có hàm lượng SO3 nhỏ, các thành phần

khác đều đạt Tiêu chuẩn Việt Nam, tính chất cơ lý tốt , có thể sử dụng để

làm đá xây dựng với các sản phẩm như đá chẻ, đá hộc, đá rải đường, bê-

tông nhựa, bê-tông xi măng. Trữ lượng mỏ Đô Ry là 4,5 triệu m3, sản lượng

khai thác bình quân khoảng từ 55.000m3 - 60.000m3/năm. Ngoài ra, còn

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 49

nhiều mỏ có quy mô nhỏ hơn đang được khai thác, chủ yếu tại các xã Đăk

Lao, Đăk N’Drot, Đức Mạnh.

- Mỏ Bauxit ở Thuận An: đã được thăm dò tìm kiếm và đánh giá sơ

bộ. Kết quả cho trữ lượng không cao nên huyện chưa đặt vấn đề khai thác.

- Ngoài ra, trong những năm gần đây, dù chưa có tài liệu khảo sát

thăm dò chính thức nhưng qua tìm kiếm bước đầu đã phát hiện trên địa bàn

xã Đăk Lao có mỏ đá bán quý Topaz với địa tầng chứa quặng tồn tại trong

tầng basalt. Trên thực tế đã xuất hiện hiện tượng khai thác tự phát.

Về cơ bản, Đăk Mil là một huyện có tiềm năng khoáng sản khá dồi

dào, đặc biệt là đá xây dựng, với sản lượng khai thác từ 55.000m3 đến

60.000m3 mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn khoáng sản này đang bị

nhiều tổ chức, cá nhân khai thác trái phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến

nguồn tài nguyên quốc gia.

Mấy năm trở lại đây, nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện Đăk Mil

phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sự phát triển ồ ạt của các hầm đá. Theo

số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn huyện Đăk Mil có trên

10 tổ chức, cá nhân tham gia khai thác đá xây dựng mà không có giấy phép.

Hầu hết các hầm đá này phát triển một cách tự phát. Đặc biệt, khi nhu cầu

vật liệu xây dựng ngày một tăng cao, đã làm nảy sinh một số người chuyên

đi tìm và khai thác các hầm đá, do đó xuất hiện tình trạng mua đi bán lại các

hầm đá và khai thác một cách tự do. Tuy vậy, hầu hết những người khai

thác đá ở đây đều không ý thức được việc làm của mình là trái phép. Xét về

phương diện quy mô thì các hầm đá này chỉ mang tính chất sản xuất hộ gia

đình, kiếm thêm thu nhập. Các hộ này không có đủ khả năng cũng như điều

kiện để đứng ra đăng ký khai thác đá kinh doanh. Mỗi hầm đá chủ hầm thuê

từ 2 đến 3 thợ đào đá. Mỗi người thợ làm việc cật lực và luôn phải đối mặt

với rủi ro, nguy hiểm nhưng chỉ kiếm được 40 nghìn đồng mỗi ngày. Ở các

hầm đá này công nhân khai thác hoàn toàn bằng thủ công, không có máy

móc hoặc các thiết bị phụ trợ.

2.2.6. Thực trạng môi trường địa bàn huyện Đăk Mil:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 50

Chất lượng môi trường huyện ngày càng suy giảm với mức độ thấp,

xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

- Chất thải sinh hoạt và sản xuất:

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô

thị hóa, sự phát triển nhanh chóng của các xí nghiệp sản xuất cà phê, nông

sản… tại địa phương đã làm gia tăng khối lượng chất thải ra môi trường.

Trong đó, nghiêm trọng nhất có thể kể đến những chất thải khó phân hủy

hoặc đòi hỏi một thời gian tương đối dài để phân hủy như bao, bì nilon,

nhựa không tái sinh… Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cùng hệ thống cấp, thoát

nước, thu gom và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được so

với thực tế và mất mỹ quan. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ô

nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu

đến cảnh quan đô thị cũng như sức khỏe cộng đồng.

Tại khu vực chợ Đăk Mil – vốn là khu tập trung đông dân cư, rác thải

sinh hoạt phần lớn chưa được thu gom, phân loại hiệu quả và không có bãi

chứa dẫn đến tình trạng nhiều nơi người dân đổ rác bừa bãi, hình thành các

bãi rác tự phát. Việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện còn

nhiều khó khăn, nhất là các xã dọc tuyến Quốc lộ 14, có mật độ dân cư

đông và buôn bán nhiều ngành nghề khác nhau vì vậy lượng rác thải phát

sinh rất cao. Trung bình, lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng từ 0,5 –

0,65kg/người/ngày. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà

được thu lẫn lộn, sau đó được vận chuyển sang bãi chôn lấp. Việc xử lý chất

thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ đổ ở bãi lộ thiên không có sự kiểm soát,

mùi nặng nề và nước rác cũng là một nguồn gây ô nhiễm. Các loại chất thải

nguy hại như chất thải các sơ sở khám chữa bệnh, hóa chất độc hại chưa

được thu gom xử lý vệ sinh.

- Chất lượng môi trường không khí:

Tại các điểm quan trắc bụi đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nhất là

các mỏ khai thác đá xây dựng, các xí nghiệp sản xuất và chế biến nông –

lâm sản… Nồng độ bụi do các cơ sở này thải ra cao hơn so với mức độ cho

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 51

phép, thậm chí có những khu vực chế biến cà phê nồng độ bụi cao gấp 2 -3

lần tiêu chuẩn cho phép... Bên cạnh đó, các cơ sở này còn thải ra môi

trường một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2... đây là những khí rất độc

hại đối với môi trường và người lao động tại chính các cơ sở này. Mức độ

tiếng ồn của các cơ sở khai thác đá luôn cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn. Điều

này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, các hoạt động sản xuất nông – công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản… là một trong những nguồn

chính gây ô nhiễm không khí. Công nghệ khai thác đá của các cơ sở chủ

yếu là nổ mìn kết hợp với lao động thủ công, không được trang bị những

thiết bị hút bụi tiên tiến, trong khi đó hầu hết các công đoạn của quá trình

khai thác và chế biến đá đều phát sinh bụi từ nổ mìn, khoan phá đá, nghiền

sàng, chuyên chở...

Từ năm 2000 đến năm 2007, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa

bàn huyện đã tăng từ 133 cơ sở (năm 2000) lên 287 cơ sở (năm 2007), trong

đó tập trung lớn nhất tại trung tâm thị trấn với 81 cơ sở sản xuất. Các cơ sở

sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản… do không có hệ thống thu hồi và xử

lý bụi nên nồng độ bụi ở đây rất cao, vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép. Một

số cơ sở chế biến nằm tại khu dân cư gây ô nhiễm môi trường không khí

xung quanh.

Thứ hai, số lượng cũng như mật độ di chuyển của các loại phương

tiện giao thông trong huyện tăng nhanh. Khí thải từ giao thông vận tải là

một nguồn gây ô nhiễm không khí, nhất là dọc tuyến Quốc lộ 14 với một

lượng lớn các phương tiện lưu thông. Mức độ ô nhiễm khí thải của các

phương tiện tham gia giao thông tuy vẫn còn thấp hơn mức cho phép nhưng

có chiều hướng tăng lên trong những năm gần đây. Tại một số vùng hệ

thống đường giao thông chưa phát triển, tỷ lệ đường trải nhựa còn thấp, nền

đường là nền đất nên vào mùa khô nồng độ bụi rất cao.

Thứ ba, quá trình xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật diễn ra ngày càng

nhanh với các hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống. Các hoạt

động khai thác, vận chuyển cát, đá, vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 52

cầu sử dụng cũng gây nên nồng độ bụi, tiếng ồn khá cao gây ảnh hưởng tới

môi trường không khí, nhất là dọc tuyến Quốc lộ 14, Quốc lộ 14C…

Thứ tư, ô nhiễm xuất phát từ sinh hoạt của người dân. Các hộ gia

đình thường đun nấu bằng than, củi, dầu, gas, than tổ ong… Ở nhiều thôn,

bon đồng bào dân tộc, do phong tục tập quán sản xuất và đời sống chưa

được cải thiện dẫn đến việc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia

cầm… chưa hợp lý, nhiều nơi chuồng trại còn nằm sát với nơi ở của người

dân cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

- Chất lượng môi trường nước:

Về cơ bản, chất lượng nước mặt còn khá sạch, các chỉ tiêu phần lớn

đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn loại A và trên loại B, nồng độ pH từ 6,8

– 7,2, hàm lượng DO từ 4,2 – 6,6, BOD5 từ 2 – 7, COD từ 3 – 6. Riêng hàm

lượng chất rắn lơ lửng (TSS) được đo tại sông hồ và hệ thống kênh rạch

chính đều vượt ngưỡng cho phép loại A từ 1,5 – 2,5 lần. Nguyên nhân là do

sự xói mòn, rửa trôi bề mặt và gia tăng độ đục.

Nước thải từ các hoạt động nông nghiệp và các nguồn khác tại khu

vực cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm. Tính trung

bình hằng năm, lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp

là khoảng 0,5 – 3,5 kg/ha/vụ. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân

khoáng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng gây ra phú dưỡng hoặc

nhiễm độc nguồn nước. Đặc biệt tại một số khu vực, chất lượng nước ngầm

có hàm lượng Nitrat tăng cao liên quan đến việc người dân sử dụng phân

bón hóa học thiếu khoa học.

Từ những khía cạnh đã nghiên cứu trên đây, có thể thấy rằng tài

nguyên môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil đang bị ảnh hưởng bởi

nhiều yếu tố khác nhau. Nguồn tài nguyên môi trường đang bị suy giảm cả

về số lượng cũng như về chất lượng. Nguồn tài nguyên rừng đang bị suy

giảm kéo theo sự suy giảm về đa dạng sinh học và suy giảm chất lượng

nguồn tài nguyên nước. Nguồn tài nguyên đất sử dụng chưa hợp lý, tài

nguyên khoáng sản đang bị khai thác thiếu sự quản lý chặt chẽ. Chất lượng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 53

môi trường đang ngày càng giảm, ô nhiễm môi trường và tình trạng tăng

nhiệt độ trong vùng đang xảy ra… Những vấn đề trên dưới góc nhìn của

hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi các đơn vị có liên quan phải tăng cường

hơn nữa các hoạt động quản lý của mình.

Hiện nay, trên địa bàn Đăk Nông nói chung cũng như Đăk Mil nói

riêng đang có những hoạt động đi vào khai thác quặng bôxít. Trên lý thuyết,

tài nguyên bôxít là một loại tài nguyên quý quốc gia. Tuy nhiên, việc khai

thác quặng bôxít sẽ đưa tới hệ quả phá rừng, những khu rừng già và là rừng

đầu nguồn của nhiều con sông, suối bắt nguồn từ Tây Nguyên. Do đó, khu

vực hạ lưu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Hàng ngàn buôn làng của

người dân tộc thiểu số bản địa sẽ phải di dời hoặc mất đi điều kiện sinh

sống tự nhiên theo phong tục tập quán lâu đời. Môi trường của khu vực khai

thác cũng như những khu vực lân cận sẽ bị ảnh hưởng. Một hệ quả có thể

thấy ngay được là tác động xấu của việc khai thác quặng bôxít trực tiếp vào

cuộc sống bình yên của hàng vạn đồng bào thiểu số. Ảnh hưởng nghiêm

trọng môi trường sống và có nguy cơ tác động xấu tới các khu vực hạ lưu,

làm thay đổi và có thể giết chết một số dòng sông, con suối trong vùng.

Nói như vậy để thấy rằng, tài nguyên môi trường đóng vai trò quan

trọng đối với đời sống con người. Và trên địa bàn Đăk Nông nói chung, tài

nguyên còn là động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của từng địa

phương. Mặc dù vậy, để hoạt động khai thác tài nguyên đem lại hiệu quả

cao nhất đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng các

cấp, của các phòng ban ngành có liên quan cùng với những yêu cầu về khoa

học công nghệ…

2.3. Hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

trên địa bàn huyện Đăk Mil:

Hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường là hoạt

động đòi hỏi phải có sự phối, kết hợp đa ngành đa lĩnh vực. Để hoạt động

một cách có hiệu quả đòi hỏi có sự thống nhất trong tổ chức hệ thống bộ

máy cũng như cơ chế quản lý giữa các phòng, ban, ngành.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 54

Trên địa bàn huyện Đăk Mil, hoạt động quản lý nhà nước về tài

nguyên và môi trường có sự phối hợp cùng tham gia của phòng Tài nguyên

và Môi trường và các phòng ban có liên quan như phòng Kế hoạch, phòng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm huyện, phòng Xây

dựng, phòng Y tế, công ty Cà phê Đức Lập… Chính vì những đòi hỏi như

thế, hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn

huyện đã đạt được những hiệu quả tích cực trên một số mặt nội dung. Tuy

nhiên, một số nội dung khác còn tồn tại nhiều hạn chế do sự phối, kết hợp

không tốt giữa các phòng, ban ngành.

2.3.1. Tổ chức bộ máy:

Tại huyện Đăk Mil, hoạt động QLNN về tài nguyên và môi trường

được giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thực hiện. Phòng Tài

nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức

năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài

nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường ; khí tượng, thủy văn ; đo

đạc, bản đồ ; vệ sinh môi trường ; rác thải và văn phòng đăng ký quyền sử

dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Mil được thành lập trên

cơ sở Quyết định số 169/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Mil

về việc Thành lập phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Ủy ban nhân

dân huyện ngày 18 tháng 6 năm 2008. Hiện tại, phòng Tài nguyên và Môi

trường huyện Đăk Mil có 09 người (gồm 01 đồng chí trưởng phòng; 01

đồng chí phó trưởng phòng và 07 cán bộ, chuyên viên).

Nhiệm vụ cụ thể của phòng Tài nguyên Môi trường:

- Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc

thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước về quản lý tài

nguyên, môi trường và nhà đất trên điạ bàn huyện;

- Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về tài

nguyên, môi trường và nhà đất; tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt;

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 55

- Tổ chức thẩm định và trình UBND huyện xét duyệt quy hoạch, kế

hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường, nhà đất của xã, phường, thị trấn;

kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Trình UBND huyện quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi

đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghệp cho các đối tượng thuộc

thẩm quyền của UBND huyện và các tổ chức thực hiện;

- Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật đề xuất chỉnh

lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo

hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; Phối hợp với các cơ quan

chức năng quản lý các mốc đo đạc, mốc địa giới và giải quyết tranh chấp

địa giới hành chính có liên quan đến đất đai;

- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê

đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ, lập và quản lý hồ sơ địa

chính, quản lý lưu trữ tư liệu tài nguyên, môi trường, nhà đất; xây dựng hệ

thống thông tin đất đai;

- Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo vệ tài nguyên

khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường tự nhiên; khắc phục hậu quả gây

suy thoái, ô nhiễm môi trường tự nhiên, hậu quả thiên tai;

- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và phối hợp thanh tra việc chấp

hành pháp luật về tài nguyên, môi trường, nhà đất. Thu thập tài liệu phục vụ

công tác quản lý của huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết các

tranh chấp về tài nguyên, môi trường, nhà đất theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện các các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên,

môi trường và nhà đất đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước;

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, thông tin về tài nguyên,

môi trường, nhà đất;

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 56

- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh

vực công tác được giao với UBND huyện và Sở Tài nguyên Môi trường;

Bên cạnh phòng Tài nguyên Môi trường, hoạt động quản lý nhà nước

về tài nguyên và môi trường huyện còn có sự tham gia phối – kết hợp của

của các phòng ban ngành khác:

- Hạt kiểm lâm huyện là lực lượng giúp cấp ủy chính quyền địa

phương thực hiện chức năng QLNN về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý

lâm sản trên địa bàn, đảm bảo chấp hành luật về phát triển rừng; Phối hợp

với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang,

các chủ rừng thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn.

- Công ty lâm nghiệp với chức năng nhiệm vụ: trồng, chăm sóc, quản

lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng được giao, chế biến gỗ từ rừng trồng…

Xây dựng mô hình kinh tế trang trại, nông thôn mới, cung cấp dịch vụ

giống cây trồng, sản xuất đồ gỗ…

- Phòng Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi

trường trình UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch các nhiệm vụ chuyên môn

và dự toán thu chi ngân sách của ngành, tổ chức quản lý, sử dụng kinh phí

ngân sách Nhà nước cấp theo đúng quy định nhằm đảm bảo thực hiện có

hiệu quả, tổ chức thu phí, lệ phí về tài nguyên và môi trường theo quy định

của pháp luật.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: cùng phòng Tài

nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương

về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn…

- Các phòng khác có liên quan: phối hợp cùng phòng Tài nguyên và

Môi trường thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như: Phòng Giáo dục

và Đào tạo, Đài Phát thanh – Truyền hình phối hợp với phòng Tài nguyên

và Môi trường thực hiện công tác tuyên tryền…

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 57

Giữa các phòng ban trong tổ chức hệ thống bộ máy QLNN về tài

nguyên và môi trường có quan hệ tham mưu, hỗ trợ nhau trong hoạt động

và thực hiện nhiệm vụ được giao.

Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về tài nguyên môi trường trên địa

bàn huyện Đăk Mil

2.3.2. Cơ chế quản lý:

UBND huyện

Phòng

TN-MT

Sở

TN-MT

Hạt kiểm

lâm huyện

Công ty

lâm nghiệp

Phòng

NN-PTNT

Các phòng ban

có liên quan

Văn phòng

đăng ký quyền

sử dụng đất

Kiểm lâm

địa bàn xã

(quan hệ hỗ trợ, tham mưu)

Kiểm lâm

tỉnh

Sở

NN-PTNT

Các sở

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 58

Sử dụng hiệu quả bộ máy quản lý là một công cụ hữu hiệu trong gìn

giữ, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bộ máy quản lý nhà nước

về tài nguyên và môi trường được tổ chức theo chiều ngang và chiều dọc,

kết hợp theo ngành và theo lãnh thổ.

Ở địa phương, QLNN về tài nguyên và môi trường là hoạt động của

các đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu và giúp

Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng QLNN về tài nguyên và môi

trường. Trên địa bàn huyện Đăk Mil, hoạt động quản lý tài nguyên môi

trường do phòng Tài nguyên và Môi trường phụ trách, đồng thời phòng Tài

nguyên Môi trường phối hợp cùng các phòng ban ngành có liên quan tiến

hành hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường ở các lĩnh vực khác nhau,

ví dụ như: phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp cùng phòng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm và Công ty lâm nghiệp tham

gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn… Đây là mối quan

hệ song song, vừa hợp tác vừa tham mưu lẫn nhau trong hoạt động.

Mặt khác, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện còn có trách

nhiệm tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh về công tác chuyên

môn. Hoạt động quản lý phân theo các cấp, ở các xã cũng có lực lượng

tham gia công tác bảo vệ tài nguyên môi trường trên địa bàn xã. Ưu điểm

của quản lý phân theo các cấp là hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường

được thông suốt và thống nhất.

Tuy vậy, cơ chế quản lý vẫn còn những hạn chế nhất định, số lượng

đội ngũ tham gia công tác quản lý còn khiêm tốn, thiếu sự phối hợp chặt

chẽ của các phòng ban có liên quan khi tham gia công tác, cơ chế thông tin

còn chậm… Một vấn đề khác đó là sự trùng lặp trong chức năng và nhiệm

vụ hoạt động của một số lĩnh vực tạo khó khăn trong công tác kiểm kê,

thống kê. Hơn nữa, trong thực tế, cơ chế quản lý về tài nguyên môi trường

nói chung và cơ chế quản lý khoáng sản và tài nguyên rừng nói riêng gặp

khó khăn trong quản lý, nhất là xử lý sau khi thanh kiểm tra hoạt động của

các hộ khai thác. Về cơ bản, giấy phép khai thác khoáng sản cho các hộ

khai thác, khai thác lâm sản cho các công ty lâm nghiệp do tỉnh cấp phép;

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 59

đồng thời không có những quy định, quyết định về quyền quản lý của huyện

đối với các hộ khai thác đó. Chính vì thế, khi xảy ra sai phạm thì huyện

cũng chỉ mới dừng lại ở xử lý hành chính. Điều này ảnh hưởng đến việc bảo

vệ và phát triển khoáng sản và tài nguyên rừng một cách hiệu quả. Từ

những hạn chế trên đòi hỏi phải có những sự thay đổi trong cơ chế quản lý

nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường để khắc phục, nhất là những thay

đổi trong việc xác định khung quyền lực pháp lý cho cơ quan QLNN về tài

nguyên và môi trường cấp cơ sở.

2.3.3. Hoạt động quản lý trên từng lĩnh vực :

2.3.3.1. Hoạt động quản lý đất đai:

Báo cáo số 36/BC-TNMT của phòng Tài nguyên và Môi trường về

việc thực hiện công tác tài nguyên và môi trường năm 2008, phương hướng

nhiệm vụ năm 2009 gửi cho UBND huyện đã nhận định việc thực hiện công

tác tài nguyên và môi trường trên 2 nội dung chính là công tác quản lý đất

đai và công tác khoáng sản môi trường.

Trong năm 2008, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã thực

hiện công tác kê khai đăng ký cấp giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất cho

1925 lượt hộ với 2278,29ha. Tuy nhiên, số lượng còn tồn ở cấp xã chưa xét

duyệt là 292,965ha với 1247 lượt hộ. Công tác đăng ký kê khai cấp, phát

giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất nhìn chung tiến độ còn chậm, số giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn ở các xã, thị trấn hiện nay là trên

1200 giấy xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu:

- UBND các xã chưa thực sự quan tâm đến công tác này, chưa có kế

hoạch triển khai cụ thể cũng như chưa thông báo thời gian giải quyết đăng

ký trong tuần, trong tháng để người dân biết. Việc bố trí cán bộ làm công

tác đăng ký chưa thường xuyên, thậm chí có xã còn bỏ mặc cho cán bộ địa

chính, không đôn đốc và kiểm tra…

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 60

- Lực lượng cán bộ chuyên môn từ cấp huyện đến xã còn mỏng so

với yêu cầu công việc, chưa tăng cường giúp cán bộ địa chính và UBND

các xã đẩy nhanh tiến độ.

- Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của một số khoản thu như lệ phí trước

bạ quá cao, từ 950.000 – 1.350.000đ/ha đối với cây trồng lâu năm, khoảng

600.000đ/ha đối với đất trồng cây hàng năm, tiền sử dụng đối với đất ở khá

cao… nên hầu hết các hộ dân không tích cực tham gia đăng ký. Chỉ những

khi cần giấy chứng nhận quyền sử dụng để chuyển nhượng hoặc thế chấp

ngân hàng để vay vốn thì hộ dân mới yêu cầu cấp giấy.

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi dất đã đạt kết quả cao, giải

phóng nhanh mặt bằng để xây dựng các công trình trên địa bàn huyện.

Phòng đã giao đất cho 44 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 0,72ha; giao

cho 03 tổ chức để xây dựng trụ sở cơ quan và cơ sở tôn giáo với diện tích

0,47ha. UBND huyện dưới sự cho phép của UBND tỉnh đã cho thuê

4371,4m2 cho 2 tổ chức để sản xuất kinh doanh; cho 2 tổ chức thuê 10,7ha

để khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, huyện đã thu hồi 2,46ha đất của 23

hộ gia đình, 73,44ha của 4 tổ chức để tiến hành xây dựng các công trình

công cộng như: Đập thủy lợi, trường học, UBND xã Long Sơn, UBND xã

Đăk Gằn, khu công nghiệp, trạm biến áp…

Công tác thực hiện quyền của người sử dụng đất thể hiện trên việc

chuyển nhượng đất đai và thế chấp vay vốn tín dụng. Phòng đã tiếp nhận và

giải quyết 1659 hồ sơ xin chuyển nhượng đất đai, tiếp nhận và giải quyết

2715 hồ sơ thế chấp vay vốn tín dụng. Bên cạnh đó, phòng Tài nguyên và

Môi trường cũng đã tiếp nhận 12 vụ tranh chấp đất đai (trong đó khiếu nại 5

vụ, tranh chấp 1 vụ, kiến nghị 6 vụ), hoàn thành giải quyết tranh chấp đất

đai cho 10 vụ (91,7%). Thực hiện chỉ thị số 31/CT-CP ngày 14/12/2007 của

Thủ tướng chính phủ về việc kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được Nhà

nước giao đất, cho thuê đất. Qua công tác kiểm kê đất đai toàn huyện có

121 tổ chức (trừ các đơn vị lực lượng vũ trang, nông lâm trường, tổ chức

tôn giáo) đang sử dụng 86,3ha trong đó có một số tổ chức sử dụng đất sai

mục đích, cho thuê đất trái phép. Tổng diện tích đất sử dụng sai mục đích

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 61

và cho thuê trái phép là 1ha. UBND huyện đang có kế hoạch triển khai đề

nghị của UBND tỉnh để thu hồi, cụ thể là Công ty Thương mại Du lịch Đăk

Nông, Công ty vật tư nông nghiệp chi nhánh Đăk Lăk, Hợp tác xã Nông

nghiệp Đức Minh 1.

Trong những năm gần đây, cơ cấu diện tích đã có những thay đổi

đáng kể. Đó là sự tăng lên của phần diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông

nghiệp. Song song với điều đó là sự giảm đi đáng kể của diện tích đất lâm

nghiệp. Điều này dã phản ánh phần nào tình trạng sử dụng đất ở địa

phương, đưa một phần diện tích đất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.

Vấn đề này đòi hỏi phải có những tác động đúng để đảm bảo hiệu quả lâu

dài trong sử dụng hợp lý cơ cấu sử dụng đất.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 62

BIỂU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐĂK MIL QUA CÁC NĂM

(Đơn vị tính: ha)

TT Phân loại 2000 2001 2004 2005 2006 2007

Tổng số 68.352 68.352 68.352 68.270 68.270 68.270

I Đất nông nghiệp 24.777 25.228 26.966 36.878 37.286 37.829

1. Cây hàng năm 4.380 6.181 8.285 14.032 14.258 14.258

+ Lúa 1.309 1.167 934 1.270 1.275 1.275

+ Ngô, cây có bột và

cây công nghiệp hàng năm 2.192 3.240 6.801 11.832 13.033 12.033

+ Rau, đậu 879 1.744 550 930 950 950

2. Cây lâu năm 20.391 19.041 18.675 22.840 23.022 23.565

+ Cây công nghiệp lâu năm 19.693 18.381 17.965 22.411 22.543 22.995

+ Cây ăn quả 272 177 368 410 460 550

+ Cây lâu năm khác 426 483 342 19 19 20

3. Đất trồng cỏ - - - - - -

4. Đất mặt nước đang dung vào nông nghiệp 6 6 6 6 6 6

II Đất dùng vào lâm nghiệp 31.907 31.456 30.851 25.174 24.959 24.958

1. Rừng tự nhiên 26.241 25.790 25.178 24.717 24.502 24.501

2. Rừng trồng 49 49 115 457 457 457

III Đất chuyên dùng 2.170 2.170 2.268 3.180 3.201 3.210

1. Đất xây dựng 145 145 154 154 154 154

2. Đất giao thông 1.332 1.332 1.385 1.398 1.552 1.562

3. Đất thủy lợi 692 692 590 608 608 608

IV Đất khu dân cư 485 485 530 565 565 567

V Đất chưa sử dụng 9.013 9.013 7.719 2.473 2.259 1.735

1. Đất bằng 22 22 22 21 21 -

2. Đất đồi núi 8.045 8.045 6.882 2.451 2.238 1.735

3. Đất có mặt nước 82 82 135 - - -

4. Đất chưa sử dụng 864 864 680 - - -

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Mil năm 2007)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 63

Việc thực hiện Quyết dịnh 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của

Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và

nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn

đã hoàn chỉnh giai đoạn một và tiếp tục thực hiện giai đoạn hai. Trên cơ sở

văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương, văn bản chỉ đạo của

UBND tỉnh, UBND huyện cụ thể hoá hướng dẫn đến các xã để tiến hành

khảo sát điều tra, đánh giá nhu cầu theo từng nội dung cụ thể. Do yêu cầu

gấp về thời gian và tính phức tạp của nội dung chính sách nên hoạt động

của các địa phương nhìn chung chưa thật đầy đủ và chuẩn xác, thời gian

chậm, tổng nhu cầu vốn rất cao. Tổng kết giai đoạn hai, huyện đã xây dựng

được 78/94 nhà làm mới (đạt 83%) và đang thi công 16 nhà còn lại; sửa

chữa được 26/29 nhà (đạt tỷ lệ 89,7%), số còn lại đang được triển khai.

2.3.3.2. Hoạt động quản lý khoáng sản:

Huyện đã ghi nhận những chuyển biến của công tác quản lý nhà nước

về khoáng sản. Đó là những chuyển biến trong việc ban hành các văn bản

quy phạm pháp luật về khoáng sản, tuyên truyền, hướng dẫn việc thi hành

Luật Khoáng sản, đổi mới công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản

và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành khoáng sản.

Thống kê cho thấy, tổng sản lượng khai thác khoáng sản đạt 105.000m3,

giảm hơn 7.000m3 so với sản lượng năm 2007, trong đó sản lượng đá xây

dựng là 60.000m3 và sản lượng than bùn là 45.000m3.

Hiện nay trên địa bàn huyện Đăk Mil có 5 mỏ đá được cấp phép khai

thác. 5 mỏ đá này thuộc địa bàn quản lý của các xã Đăk Lao (2 mỏ), Đăk

Drót, Đức Mạnh, Đăk Gla. Ngoài ra, còn có gần 10 hộ khai thác tự do,

thường là tranh thủ sau khi thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. Trong tổng

khối lượng đá khai thác chỉ có khoảng phân nửa khối lượng được khai báo

với cơ quan chức năng, còn lại là khai thác “chui”, tự tiêu thụ ra thị trường.

Số lượng đá khai thác của các hộ này chủ yếu là đá hộc và đá dăm, phương

pháp chính là thủ công có phụ trợ bằng máy cầm tay nhưng khối lượng khai

thác mỗi ngày không phải là nhỏ.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 64

Việc khai thác của các mỏ đá cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến khu

vực sống của các hộ gia đình xung quanh, cụ thể như mỏ đá ở thôn 5, xã

Đăk Lao. Mỏ đá này là nơi công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Công được

cấp phép khai thác từ cuối năm 2005. Đoạn đường trải nhựa hơn 2 km từ

trung tâm xã vào thôn đã có những dấu hiệu quá tải, bục vỡ, ổ gà, còn

khoảng hơn 300m từ đường nhựa xuống bãi đá cũng bị ảnh hưởng nghiêm

trọng. Nền đường bị sụp lún, khi trời có mưa thì lượng bùn ngập gần nửa

bánh xe. Tình trạng như vậy còn ở mỏ đá thôn 10A (xã Đăk Lao), thôn 5

(xã Đức Mạnh), thôn 5 (xã Đăk Gla)… cũng như ở một số mỏ đá gia đình

khác: Đường hỏng nát, lầy lội hoặc bụi mù mịt, ô nhiễm không khí và tiếng

ồn, làm biến dạng cảnh quan môi sinh… Cũng đã có một vài vụ tai nạn xảy

ra do lao động bất cẩn, do xe chở đá hoặc do tranh chấp khu vực khai

thác…

Hoạt động khai thác một cách tự phát và manh mún đã và đang gây

ra nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý về tài nguyên môi trường. Thời

gian vừa qua, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Mil đã thực hiện

nhiều cuộc điều tra, rà soát và hướng dẫn pháp luật cho các tổ chức và cá

nhân tham gia khai thác khoáng sản trên địa bàn. Kết quả, đã kiểm tra xử

phạt 2 tổ chức và 6 cá nhân; 2 trường hợp vi phạm về khai thác mua bán

tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp với số tiền là

24.500.000đ, đặc biệt là việc thu gom, vận chuyển tàng trữ đá Ô-ban Can-

xê-đôn tại xã Đăk Gằn.

Khó khăn lớn nhất trong hoạt động quản lý khoáng sản là việc các

công ty đang khai thác đá trên địa bàn huyện là do tỉnh cấp phép nên huyện

chỉ quản lý về mặt hành chính, còn các hộ gia đình đều khai thác trên đất sở

hữu của họ nên khó khăn trong quản lý. Phòng Tài nguyên và Môi trường

huyện cũng đã tổ chức đoàn kiểm tra đi từng hộ kiểm tra, lập biên bản yêu

cầu chấp hành nghiêm các quy định về vệ sinh môi trường, an toàn lao

động… Tuy nhiên, công tác kiểm tra này chỉ dừng lại ở mức độ xử lý vi

phạm hành chính. Sau khi nộp phạt số tiền mang tính chất tượng trưng, các

hộ này lại tiếp tục khai thác bình thường với lý do “cải tạo đất để sản xuất”.

Điều này đòi hỏi phải có quy định cụ thể về quyền hạn của phòng Tài

nguyên và Môi trường huyện trong hoạt động quản lý khoáng sản ở địa

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 65

phương, cụ thể là quản lý việc khai thác đá xây dựng trên đất của các hộ gia

đình (biện pháp có thể là chuyển về huyện trực tiếp quản lý khai thác).

2.3.3.3. Hoạt động quản lý và cung cấp nước:

Tính đến năm 2007, tỷ lệ số hộ gia đình được dùng nước sạch toàn

huyện là 52%. Người dân khu vực thị trấn và các xã phổ biến sử dụng nước

sinh hoạt từ giếng đào. Tại thị trấn hiện có công trình tập trung là trạm cấp

nước của công ty Waseco với công suất 1.200m3/ngày đêm (công suất thiết

kế là 2000m3) cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực trung tâm. Tại vùng

nông thôn, thông qua các chương trình Nước sạch Vệ sinh môi trường nông

thôn trước đây và các chương trình Trung tâm cụm xã, Chương trình đầu tư

cơ sở hạ tầng 135, Chương trình 132… Nhà nước đã hỗ trợ cho các xã trên

địa bàn huyện xây dựng các chương trình cấp nước sạch sinh hoạt.

Tuy nhiên, một số công trình cấp nước được đầu tư theo Chương

trình 135 hiệu quả chưa cao, một số công trình cũng chỉ đáp ứng được phân

nhỏ nhu cầu của người dân. Chương trình 134 về hỗ trợ nước sinh hoạt cho

đồng bào nghèo dân tộc thiểu số triển khai tại các xã đã thực hiện được 8

công trình cấp nước tập trung và cho 27 hộ phân tán (tổng số là 16 công

trình và 230 hộ phân tán).

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cùng với các cơ quan chức

năng đã tiến hành lấy mẫu và đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm trên

địa bàn. Bước đầu cung cấp nước sạch hợp vệ sinh, từng bước nâng cao

chất lượng nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện;

Về thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, đã nâng cao nhận thức, ý thức của

các cơ quan, đơn vị và cán bộ nhân dân về ý thức bảo vệ nguồn nước sử

dụng.

Huyện cũng tranh thủ những nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và huy

động nhân dân để tu sửa, nâng cấp những công trình thủy lợi cũ và xây

dựng thêm 4 đập chứa nước lớn, kiên cố hóa 7.600m kênh mương nội đồng

cùng các ao hồ nhỏ để kịp thời cung cấp nguồn nước tưới. Đến năm 2007,

hệ thống hồ đập Đăk Mil có trên 57 công trình, đáp ứng được nước tưới cho

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 66

80% diện tích lúa nước, 60% diện tích cà phê và 20% diện tích các loại cây

trồng khác. Một số công trình chứa và cung cấp nguồn nước tưới cho cây

trồng trên địa bàn huyện đã được hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng,

như: hồ Tây (thị trấn Đăk Mil) với 82,8ha diện tích mặt hồ, hồ Đăk Săk (xã

Đức Minh) với diện tích mặt hồ là 116,76ha, hồ Đăk Peur (xã Thuận An)

với diện tích mặt hồ là 34,5ha…

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 67

HIỆN TRẠNG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHỦ YẾU TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK MIL

TT Tên công trình Đơn vị

hành chính

Diện tích tưới (ha) Diện tích

mặt hồ

(ha) Lúa Cà phê và cây

trồng khác

1 Hồ Tây Thị trấn Đăk Mil 20 700 82,8

2 Hồ Vạn Xuân Thị trấn Đăk Mil 30 4,7

3 Hồ Đăk R’La Xã Đăk R’La 52 13,5

4 Hồ Đăk Săk Xã Đức Minh 200 300 116,76

5 Đập Đăk Gon thượng Xã Đức Minh 40 150 20

6 Hồ Đăk Peur Xã Thuận An 90 200 31,5

7 Đập Hoa Đông Xã Thuận An 24 8,03

8 Hồ Nông Trường

(thôn 9) Xã Thuận An 26 14,2

9 Hồ Nông Trường

(thôn 10) Xã Thuận An 30 11,3

10 Hồ Bu Đăk Xã Thuận An 10 20 19

(Nguồn: Điều tra trên địa bàn các xã)

2.3.3.4. Hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp:

UBND huyện chịu trách nhiệm QLNN về bảo vệ và phát triển rừng.

Các cơ quan chuyên môn gồm các phòng chức năng là phòng Tài nguyên

và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm

giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực liên quan. Bên

cạnh đó còn có sự tham gia phối hợp thực hiện của các đơn vị là như Công

ty lâm nghiệp Thuận An, Công ty lâm nghiệp Đăk Mil… Công tác lâm

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 68

sinh, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên. Tại

huyện đã hình thành mạng lưới quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến các xã,

thôn, bon…

Hạt kiểm lâm huyện là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò chủ đạo thừa

hành pháp luật nhà nước trong quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện. Hạt

kiểm lâm huyện là lực lượng chuyên trách có chức năng bảo vệ rừng và

giúp cho cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện chức năng QLNN về

bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành luật về phát triển rừng. Hạt kiểm lâm

huyện tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp huyện xây dựng các văn bản

quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm

sản trên địa bàn; huy động các lực lượng vũ trang, lực lượng phương tiện

khác của các đơn vị cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng

cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng trong tình huống cần thiết,

cấp bách.

UBND huyện chịu trách nhiệm QLNN về bảo vệ và phát triển rừng

trên địa phương, phối hợp với các Hạt kiểm lâm trong quản lý, giám sát, chỉ

đạo kiểm lâm địa bàn; đồng thời quan tâm tạo điều kiện về nơi sinh hoạt và

làm việc để kiểm lâm địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; chỉ đạo

việc phối hợp hoạt động của kiểm lâm địa bàn với công an xã, dân quân tự

vệ và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn trong bảo vệ rừng, phát

triển rừng và quản lý lâm sản….

Kiểm lâm địa bàn xã có chức năng tham mưu cho UBND xã thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Hoạt động của

Kiểm lâm địa bàn xã được quy định trong Quyết định số 83/2007/QĐ- BNN

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ công chức Kiểm

lâm địa bàn cấp xã ngày 04/10/ 2007. (xem Phụ lục)

Trong sơ đồ tổ chức, kiểm lâm địa bàn và phụ trách địa bàn xã đóng

vai trò rất quan trọng trong hoạt động bảo vệ rừng ở địa phương. Kiểm lâm

địa bàn xã là lực lượng quan trọng để thu thập thông tin ngoài thực địa.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 69

Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về bảo vệ và phát triển rừng trên

địa bàn huyện Đăk Mil:

Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ phối hợp, tham mưu

Mặc dù được tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ theo dõi diễn biến

rừng, vẫn còn một số cán bộ kiểm lâm địa bàn chưa đáp ứng được với yêu

cầu nhiệm vụ; ý thức tự rèn luyện học tập, nâng cao năng lực chuyên môn

chưa tự giác, thường xuyên; còn ỷ lại cho cán bộ quản lý bảo vệ rừng của

Hạt Kiểm lâm.

Mặt khác công cụ để khoanh vẽ lô rừng như GPS còn thiếu, việc

thiếu phương tiện kỹ thuật dẫn đến chất lượng thu thập thông tin còn hạn

chế. Việc phối hợp thực hiện dự án giữa lực lượng kiểm lâm và các chủ

rừng, các chủ dự án đầu tư trồng rừng chưa được tốt như các chủ rừng chưa

tự tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên diện tích mình

quản lý mà vẫn do lực lượng kiểm lâm tổ chức thực hiện.

UBND huyện

Phòng

TN-MT

Phòng

NN-PTNT

Hạt

kiểm lâm

Công ty

lâm nghiệp

UBND xã Kiểm lâm

địa bàn xã

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 70

Sau khi thành lập tỉnh, HĐND tỉnh Đắk Nông cũng đã thông qua

“Chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đắk

Nông” đồng thời ngày 31/8/2005, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết

định số 46/2005/QĐ-UBND kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực

nông – lâm nghiệp. Các chính sách trên với nhiều ưu đãi nhằm thu hút các

tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng. Chính

sách được áp dụng để khuyến khích các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân

thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển trồng

rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều) và cây ăn quả lâu năm,

kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng. Đặc biệt khuyến khích đầu tư và sử dụng

có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, các loại đất còn hoang hoá, đất có rừng

tự nhiên thuộc đối tượng rừng sản xuất là rừng lồ ô, tre nứa, rừng nghèo

kiệt kém hiệu quả kinh tế và môi trường nhằm cải tạo thành các khu rừng

trồng, tăng độ che phủ của rừng. UBND huyện đã tiến hành phổ biến và đi

vào thực hiện, bước đầu cũng đã gặt hái được một số hiệu quả nhất định.

Thực hiện chủ trương hạn chế khai thác và tính đặc thù phân bố rừng

ở Đăk Mil, sản lượng khai thác gỗ rừng ngày càng hạn chế, chủ yếu khai

thác lâm sản phụ thông qua công tác điều chế rừng, chăm sóc, lâm sinh.

Trong năm 2007 chỉ còn khai thác 4.384m3 gỗ tròn, 45.701 ster củi, 5.000

cây tre nứa. Đất lâm nghiệp giao khoán bảo vệ rừng cho nhân dân quản lý

và chăm sóc trong năm 2007 là 688ha. Việc triển khai giao khoán quản lý

bảo vệ rừng vẫn còn nhiều hạn chế cũng là vấn đề có nhiều bất cập về phân

cấp quản lý, ranh giới, xác định chức năng của các thành phần tham gia

hoạt động lâm nghiệp.

Do diện tích rừng lớn bên cạnh lực lượng quản lý bảo vệ rừng còn

mỏng, tình trạng di dân di cư tự do vẫn còn tiếp diễn dẫn đến việc phá rừng

làm nương rẫy vẫn còn xảy ra. Theo Hạt kiểm lâm huyện Đăk Mil, trong

năm 2008, đơn vị đã phát hiện và xử lý 150 vụ vi phạm lâm luật, tăng 76 vụ

so với năm 2007. Trong đó: 16 vụ phá rừng trái phép, diện tích rừng bị phá

6,286ha; 13 vụ khai thác rừng trái phép; 70 vụ vận chuyển lâm sản trái

phép; 4 vụ chế biến gỗ và lâm sản trái phép; 45 vụ mua bán lâm sản trái

phép; 2 vụ mua bán tiêu thụ động vật rừng, tịch thu và tiêu hủy trên 24kg

thịt động vật rừng. Hạt cũng đã tiến hành xử phạt hành chính 148 vụ với số

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 71

tiền nộp phạt hơn 177 triệu đồng, chuyển cơ quan chức năng khởi tố hình

sự 2 vụ. Tổng số lâm sản mà hạt tịch thu được là 111,911m3 gỗ các loại.

2.3.3.5. Hoạt động bảo vệ môi trường:

Trong hoạt động bảo vệ môi trường, UBND huyện đã bàn giao Trung

tâm Dịch vụ tổng hợp của huyện về Công ty Cà phê Đức Lập quản lý trên

nguyên tắc: giao nhiệm vụ quản lý hoa viên và cây xanh; quản lý hệ thống

đèn chiếu sáng; dịch vụ bảo vệ hệ thống giao thông nội thị; dịch vụ vệ sinh

môi trường; quản lý bến xe nội thị; một số dịch vụ công ích khác… Bên

cạnh đó, UBND huyện cũng đã thành lập Xí nghiệp dịch vụ vệ sinh môi

trường, quản lý cảnh quan và hạ tầng đô thị sau khi nhận được Tờ trình số

72/TT-CT ngày 11/6/2008 của Công ty Cà phê Đức Lập. Đến nay, công tác

vệ sinh môi trường được thực hiện và đã giải quyết một phần nhu cầu thu

gom, vận chuyển và xử lý rác thải của địa phương.

Chủ nguồn thải chủ yếu bao gồm: các hộ gia đình, bệnh viện huyện,

các trạm y tế, các cơ sở y tế tư nhân… Ở một số địa bàn hiện nay, tình trạng

rác thải bỏ ra đường, nơi đất trống còn vẫn xảy ra thường xuyên. Nguyên

nhân một phần do ý thức của người dân còn kém, mặt khác do công tác

quản lý, thu gom và xử lý rác ở địa phương còn thiếu đồng bộ, quyết liệt.

Hoạt động thu gom và xử lý rác thải còn chưa đồng bộ và hiệu quả.

Rác thải chưa được xử lý và phân loại trước khi thu gom và vận chuyển đến

bãi chứa rác. Các phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn

thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn; xử lý và tiêu huỷ chất

thải rắn y tế nguy hại gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở xử lý chất thải

nguy hại trên địa bàn; không có cơ sở tái chế chất thải; thiếu nguồn kinh phí

đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải bệnh

viện… Công tác vận chuyển rác thải rắn và rác thải y tế ra bãi chứa rác

được thực hiện bằng thủ công và cơ giới kết hợp. Rác thải được thu gom

bằng các ô tô chuyên dụng hoặc không chuyên dụng.

Những vấn đề trên đòi hỏi công tác quản lý rác, bảo vệ môi trường

trên địa bàn huyện cần phải được xem trọng, nhất là ở những khu vực đông

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 72

dân cư. Hoạt động này cũng cần phải có sự hợp tác từ phía người dân chứ

không chỉ đơn thuần từ phía các nhà quản lý.

Sơ đồ QLNN về rác thải trên địa bàn:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 73

* Ký hợp đồng với đơn vị bao thầu

* Quản lý khâu thu gom

* Kiểm tra nghiệm thu chất lượng

* Thu phí dịch vụ

* Ký hợp

đồng thu

gom rác

* Thu gom rác

* Ký

hợp đồng

lao động

- Hộ gia đình

- Cơ quan, đơn vị sự nghiệp

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Cơ sở y tế

- ...v.v…

Xí nghiệp dịch vụ vệ sinh

môi trường

Nhân viên

môi trường

Công ty Cà phê

Đức Lập

UBND huyện

(Cơ quan QLNN)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 74

Huyện cũng đã hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp và các cơ sở

sản xuất kinh doanh đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, kết quả

thực hiện chưa thực sự hiệu quả, chỉ 12 cơ sở có báo cáo đánh giá tác động

môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường. Điều này chứng tỏ các

doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ môi trường.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp đóng trên

địa bàn huyện thì đã xuất hiện trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi

trường. Vi phạm chủ yếu của các doanh nghiệp như Thực hiện không đúng

bản cam kết bảo vệ môi trường (bản đăng ký chưa đạt tiêu chuẩn), không

báo cáo giám sát ô nhiễm môi trường định kỳ hàng tháng, quý; chưa chấp

hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, không ký quỹ

cải tạo phục hồi môi trường… Cụ thể như cơ sở phân bón hữu cơ vi sinh

huyện Đắk Mil không xây dựng thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường, gây ô

nhiễm không khí, trong quá trình hoạt động không lập báo cáo tác động môi

trường... Trong năm, huyện cũng đã tiến hành cảnh cáo, xử phạt hành chính

2 cơ sở xay xát, chế biến cà phê, giết mổ gia súc tập trung 3.700.000đ.

2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt

động quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện

Đăk Mil:

Nhìn chung, công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

môi trường tại địa phương đã đạt được một số kết quả bước đầu khá quan

trọng, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Những kết quả đã đạt được

trong hoạt động QLNN về tài nguyên môi trường:

- Nhận thức của các cấp lãnh đạo, các tổ chức kinh tế, xã hội và các

tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên, ý thức bảo vệ

môi trường trong nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực.

- Vấn đề phòng ngừa ô nhiễm đã được coi trọng, nhiều dự án đã trình

duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đầu tư kinh phí để phòng

chống ô nhiễm, một số cơ sở sản xuất kinh doanh đã từng bước đầu tư cải

tiến công nghệ nhằm hạn chế và xử lý chất thải. Các hoạt động KT-XH, bảo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 75

vệ môi trường đã bước đầu có sự gắn kết làm cơ sở cho phát triển bền vững

ở địa phương.

- Nhiều phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường đã được hình

thành và phát triển như phong trào “xanh – sạch – đẹp”, “Chiến dịch làm

sạch môi trường thế giới”, “Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi

trường”, phong trào “V – A – C”... được đông đảo nhân dân tham gia

hưởng ứng tích cực, nhiều phong trào bảo vệ môi trường đã thu hút, lôi kéo

sự tham gia của cả cộng đồng.

- Môi trường ở nhiều nơi cũng được cải thiện, nhiều tập quán lối sống

tiến bộ về môi trường được hình thành ở trong khu độ thị và nông thôn.

- So với trước đây, năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

được tăng cường củng cố, thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu trong thời

gian qua và đang vươn lên để từng bước đáp ứng những yêu cầu trong giai

đoạn mới.

Trong bối cảnh địa phương, dân trí còn thấp, cơ sở vật chất còn

nghèo nàn và lạc hậu, đầu tư còn rất khiêm tốn cùng với hoạt động tổ chức

và biên chế hạn hẹp nhưng về cơ bản hoạt động bảo vệ môi trường đã trở

thành một hoạt động mang tính kinh tế xã hội quan trọng. Dù vậy, kết quả

còn khiêm tốn so với yêu cầu khách quan của bảo vệ môi trường hiện nay.

Sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã đặt ra những

vấn đề cần giải quyết. Nhìn nhận những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động

quản lý tài nguyên môi trường là cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến

nghị. Một số hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý ở địa phương bao

gồm:

- Hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên môi trường ở địa phương còn

hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, việc trang bị các dụng cụ,

phương tiện hoạt động còn thiếu ảnh hưởng không ít đến hoạt động quản lý

tài nguyên môi trường trên địa bàn.

- Một số đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, xí nghiệp…

còn chưa ý thức trong việc chủ động ký cam kết bảo vệ môi trường trong

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 76

hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo Luật Bảo vệ môi trường và nghị định

175/CP của Chính phủ thì tất cả quy hoạch tổng thể của các ngành, các cấp,

các cụm sản xuất… phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, lồng

ghép quy hoạch bảo vệ môi trường…

- Hoạt động khai thác khoáng sản còn chưa theo thiết kế và đúng quy

trình, việc phục hồi môi trường trong và sau khi khai thác khoáng sản làm

còn chưa tốt, chưa đồng đều. Bên cạnh đó, chưa có quy phạm cụ thể quy

định quyền hạn của cơ quan quản lý cấp huyện trong việc xử lý các vi phạm

trong việc khai thác khoáng sản không giấy phép, không đáp ứng đủ yêu

cầu về khoa học công nghệ, kỹ thuật.

- Hoạt động thu gom chất thải (chất thải sinh hoạt, chất thải vệ sinh y

tế, chất thải rắn… còn nhiều bất cập: trang thiết bị còn lạc hậu, xử lý

thường bằng thủ công, bãi rác xây dựng chưa đạt tiêu chuẩn môi trường…

- Kinh phí cho công tác quản lý tài nguyên, môi trường còn hạn hẹp.

Những hạn chế trên, xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Suy thoái tài nguyên môi trường, đặc biệt là suy thoái về thảm phủ

thực vật rừng tự nhiên đã làm đảo lộn cân bằng sinh thái: hạn hán, lũ lụt,

xói mòn rửa trôi, bồi lắng hồ đập, độ đục sông suối tăng... dẫn đến sự thay

đổi về thời tiết, khí hậu trong vùng những năm gần đây, ảnh hưởng lớn đến

hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân.

- Đô thị hóa nông thôn, nâng cao cuộc sống cho nhân dân, xây dựng

hạ tầng cơ sở… đang gây áp lực ngày càng nặng nề lên môi trường. Tài

nguyên thiên nhiên, nhất là rừng, đất, nước mặt và nước ngầm, các hệ sinh

thái tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị suy thoái nặng, các loài động vật,

thực vật hoang dã, các nguồn gen quý và đa dạng sinh học nói chung đang

có nguy cơ bị giảm sút nhanh chóng. Ô nhiễm môi trường đã và đang tác

động ngày càng xấu đến cuộc sống và ảnh hưởng tới sự phát trển lâu dài.

- Sự gia tăng về dân số, nhất là tình trạng di dân tự do đang là sức ép

lên tài nguyên và đẩy nhanh tốc độ suy thoái môi trường.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 77

- Mặc dù trình độ dân trí đang không ngừng được nâng cao nhưng ý

thức bảo vệ tài nguyên môi trường của một bộ phận người dân còn hạn chế,

cách thức sinh hoạt còn chưa thay đổi… nhất là người dân tộc thiểu số.

- Bộ máy QLNN về tài nguyên môi trường còn thiếu về số lượng,

trình độ chuyên môn còn hạn chế. Với một khối lượng công việc nhiều và

phức tạp, trang thiết bị chưa đầy đủ tạo nên những quá tải trong công việc.

Hơn nữa, chế độ phụ cấp còn chưa phù hợp trước tình hình thực tế, những

quyền lợi chưa có quy định cụ thể và rõ ràng.

- Hệ thống văn bản pháp luật mới chỉ quy định chung về việc sử dụng

hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường mà chưa có điều khoản

và chế tài cụ thể buộc các cơ quan nhà nước, tập thể và cá nhân thực hiện

nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường. Điều đó dẫn đến tình

trạng lỏng lẻo trong quản lý. Vấn đề trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là trách

nhiệm dân sự, hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ

tài nguyên, môi trường chưa được quy định rõ, đầy đủ trong các văn bản

hiện hành.

- Các chế độ chính sách trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi

trường còn nhiều hạn chế. Nhiều chính sách tỏ ra lạc hậu hoặc không phù

hợp với tình hình thực tế của địa phương.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 78

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Đăk Mil được xem như là địa bàn chiến lược trọng yếu phát triển kinh

tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là tiềm năng và lớn cả về số

lượng lẫn chất lượng trên toàn tỉnh Đăk Nông. Đây là một trong những thuận

lợi thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Những tiềm năng và lợi thế đó đã

và đang tác động tích cực đến sự phát triển của huyện về mọi mặt trong thời

gian qua. Thực tế cho thấy, sự phát triển kéo theo những vấn đề cần giải

quyết về môi trường sống. Các chiến lược, kế hoạch phát triển của huyện

luôn được xây dựng đi kèm với các mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi

trường nhằm đảm bảo sự phát triển của địa phương một cách bền vững.

Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của tài nguyên môi trường

với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định của chất lượng môi trường

sống của địa phương, công tác QLNN đối với tài nguyên môi trường tại

huyện Đăk Mil – Đăk Nông đã được quan tâm chú trọng và ngày càng hoàn

thiện, góp phần cải thiện chất lượng môi trường cũng như bảo vệ và giữ

vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung cũng như tài nguyên đất đai

và tài nguyên rừng nói riêng tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết

quả đáng ghi nhận thì trong công tác QLNN vẫn còn những tồn tại, hạn chế

tác động không tốt đến tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện.

Những tồn tại và hạn chế này cần được nghiên cứu để tìm ra các giải

pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động này

trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 79

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK MIL

3.1. Định hướng xây dựng và phát triển kinh tế xã hội huyện Đăk

Mil đến năm 2020:

“Dự án điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đến năm 2020” do UBND huyện Đăk Mil

làm chủ dự án đã được Hội đồng Nhân dân huyện Đăk Mil khóa IX thông

qua tại kỳ họp thứ 10.

Việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể KT-XH huyện Đăk Mil

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm đánh giá đúng thực trạng

các nguồn lực – yếu tố phát triển trong bối cảnh chung của tỉnh Đăk Nông;

xác định những lợi thế, thời cơ, khó khăn, hạn chế cũng như những thách

thức để xây dựng luận chứng phát triển cùng các giải pháp nhằm đạt được

mục tiêu phát triển KT-XH huyện phù hợp với định hướng phát triển của

tỉnh Đăk Nông trong tình hình mới theo hướng hiệu quả và bền vững, giải

quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội,

phân bố hợp lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo sự phát triển

nhanh, mạnh và cân đối giữa các ngành trên địa bàn.

3.1.1. Quan điểm phát triển:

- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy tối

đa lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, nhân lực và kết cấu hạ tầng để phát

triển với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng hiện đại.

- Phát triển KT-XH huyện trong sự hợp tác chặt chẽ với các huyện

trong tỉnh.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 80

- Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển triển kinh tế gắn liền chặt

chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã

hội. Nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa của nhân dân.

- Phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái,

không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các tài nguyên thiên

nhiên và nhân văn.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với an ninh quốc phòng,

củng cố hệ thống chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền hành chính vững

mạnh, hiệu quả.

3.1.2. Mục tiêu phát triển:

- Phát triển KT-XH bằng hoặc cao hơn mục tiêu tỉnh đề ra, phát triển

kinh tế với nhịp độ khá, ổn định. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

nâng cao chất lượng và hiệu quả.

- Từ nay đến năm 2020, định hình cơ cấu kinh tế huyện là nông lâm

nghiệp - dịch vụ - công nghiệp. Cơ sở hạ tầng KT-XH và lực lượng sản xuất

phát triển, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.

- Quy hoạch và xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống

đô thị, thị tứ trên địa bàn huyện tạo nên vùng động lực để phát triển các

vùng nông thôn, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Khai thác lợi thế cửa khẩu Đăk Per.

3.1.3. Một số định hướng phát triển cơ bản trong công tác quản

lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện:

3.1.3.1. Bảo vệ rừng và sử dụng bền vững tài nguyên rừng

Tăng cường tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng, triển khai

các biện pháp bảo vệ rừng, chủ động phòng chống cháy rừng; kiên quyết xử

lý nghiêm đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 81

Triển khai thực hiện tốt công tác giao đất rừng cho các cá nhân và tổ

chức có khả năng quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Củng cố, nâng cao

trách nhiệm và hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở và lực lượng Kiểm

lâm, đồng thời gắn trách nhiệm của các chủ rừng khi để xảy ra mất rừng.

Giữ vững diện tích rừng hiện có, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ,

rừng giáp biên giới. Không ngừng nâng cao độ che phủ của rừng. Thực hiện

trồng cây phân tán trong khu dân cư tập trung và các công trình xây dựng

trụ sở làm việc, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các công trình công

cộng, hành lang giao thông liên xã, đường nội thôn buôn đễ tạo mảng xanh

trong khu vực có mật độ dân cư cao.

Đến năm 2010, thực hiện khoanh nuôi tái sinh diện tích rừng tự nhiên

để duy trì diện tích rừng trên địa bàn là 25.079ha, trong đó 20.363ha rừng

sản xuất, 4.716ha rừng phòng hộ. Giai đoạn 2011 – 2020, duy trì rừng

phòng hộ, tiếp tục trồng rừng trên đất chưa sử dụng để bù lại phần đất rừng

chuyển đổi sang mục đích khác và tăng diện tích rừng sản xuất. Đến năm

2020 đưa diện tích đất rừng lên 25.428ha.

3.1.3.2. Bảo vệ môi trường đất và sử dụng bền vững tài nguyên

đất

Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch và các văn bản pháp quy quản lý

tài nguyên đất, bảo đảm việc quản lý và sử dụng đất trống có hiệu quả. Việc

sử dụng các hệ sinh thái, và địa lý đặc thù phải dựa trên cơ sở cân bằng sinh

thái và quy hoạch các khu bảo tồn. Tăng cường các biện pháp quản lý, luật

pháp và các biện pháp hỗ trợ để giải quyết hài hoà các mâu thuẫn trong sử

dụng đất với bảo vệ môi trường, giữa khai thác khoáng sản với tài nguyên

đất và các dạng tài nguyên khác.

Bố trí quy hoạch sử dụng các loại đất một cách hiệu quả. Trong giai

đoạn đến năm 2010, tích cực khai thác đất chưa sử dụng để tạo quỹ đất phát

triển trồng rừng, sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình thủy lợi

để đến năm 2010 chỉ còn 792ha, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên là diện tích

đất không có khả năng đưa vào khai thác (giảm 943ha so với năm 2007).

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 82

Giai đoạn đến năm 2020, thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính

theo Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Đăk Nông. Địa giới hành chính

huyện Đăk Mil được điều chỉnh để thành thị xã Đức Lập, quy mô đô thị loại

IV (diện tích dự kiến khoảng 20.012ha) và huyện Đăk Mil (diện tích

48.287ha). Thực hiện điều chỉnh quỹ đất phù hợp với các định hướng phát

triển chung của huyện, đảm bảo các công trình thiết yếu phục vụ trước và

sau khi thành lập thị xã.

DỰ BÁO SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐĂK MIL ĐẾN NĂM 2010

VÀ NĂM 2020

Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu Năm

2007

Giai đoạn đến năm

2010

Dự kiến diện tích theo

đơn vị hành chính mới

Tăng,

giảm

Cơ cấu

(%)

Diện tích

năm 2010

Thị xã

Đức Lập

Huyện

Đăk Mil

Diện tích

năm 2020

Diện tích tự nhiên 68.229 100 68.299 20.012 48.287 68.299

1 Đất nông nghiệp 62.787 191 92,21 62.978 17.232 45.869 63.101

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 37.829 70 55,49 37.899 11.664 26.009 37.637

1.2 Đất lâm nghiệp 24.958 121 36,72 25.079 5.568 19.860 25.428

2 Đất phi nông nghiệp 3.777 752 6,63 4.529 2.688 2.131 4.819

2.1 Đất ở 567 124 1,01 691 252 609 861

2.2 Đất chuyên dùng 1.712 438 3,15 2.150 1.967 423 2.390

3 Đất chưa sử dụng 1.735 -943 1,16 792 92 287 379

(Nguồn: Dự án điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể

phát triển KT-XH huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đến năm 2020)

Tiến hành điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất một cách hợp lý và phù hợp

với tình hình phát triển của địa phương. Trong giai đoạn tiếp theo, tiến hành

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 83

đưa phần diện tích đất chưa sử dụng để tạo quỹ đất phục vụ các mục đích sử

dụng khác.

3.1.3.3. Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên

nước

Ban hành bổ sung các tiêu chuẩn và các quy định bảo vệ đối với các

nguồn nước ngầm, nước mặt, các lưu vực, các đập chắn nước, đảm bảo chất

lượng nước theo tiêu chuẩn cho phép. Tổ chức đánh giá và kiểm soát được

chất lượng, trữ lượng nước ngầm, có kế hoạch khai thác và ban hành những

quy định cụ thể về khai thác nguồn này.

Đến năm 2010 đảm bảo chủ động đáp ứng được nước tưới cho 65%

diện tích gieo trồng cây hàng năm, kiên cố trên 50% hệ thống kênh mương

nội đồng. Sau 2010 tiếp tục tăng diện tích tưới tiêu chủ động thông qua việc

hoàn thiện và mở thêm các công trình thủy lợi và đến năm 2020 đáp ứng

nước tưới cho 85% diện tích.

Hoạt động cấp nước sinh hoạt: Đến 2010 nâng cấp nhà máy nước thị

trấn Đăk Mil lên 2.500m3/ngày đêm. Sau đó nâng cấp công suất đạt

5.000m3/ngày đêm, xây dựng mới nhà máy cấp nước ở Cụm công nghiệp

TTCN Thuận An với công suất 2.000m3/ngày đêm đồng thời mở rộng mạng

lưới cung cấp nước. Tiếp tục thực hiện các dự án nước sạch và vệ sinh môi

trường nông thôn theo hướng: Xây dựng các công trình cấp nước tập trung

quy mô 300 – 400m3/ ngày đêm tại các trung tâm xã, thị tứ; vận động nhân

dân xây dựng các công trình cấp nước hợp vệ sinh với hình thức phù hợp,

bao gồm giếng đào, bể chứa nước...

3.1.3.4. Giữ gìn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

Giữ gìn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là tiền đề để

đảm bảo sự phát triển KT-XH một cách bền vững. Hiện tại, trên địa bàn

huyện có 5 mỏ khai thác đá xây dựng. Tuy nhiên tình trạng khai thác trái

phép đang diễn ra tại một số nơi gây ảnh hưởng đến hình thái đất, ô nhiễm

môi trường, giảm mỹ quan và không đảm bảo an toàn lao động. Trong giai

đoạn đến năm 2010 cần tiến hành điều tra, rà soát và quy hoạch chi tiết các

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 84

mỏ đá trên địa bàn và hướng các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu và mở

rộng.

Giai đoạn đến năm 2020, sau khi thành lập thị xã Đức Lập, công

nghiệp khai khoáng cũng là một trong những ưu thế của huyện Đăk Mil

mới gắn với vùng mỏ đá xây dựng Đô Ry (xã Đăk R’La hiện nay). Tiếp tục

nâng cấp các mỏ đá hiện có, thành lập các mỏ mới theo quy hoạch của tỉnh

để nâng công suất khai thác đạt 100.000m3 – 150.000m3/ năm, chú ý việc

khai thác với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo an ninh an toàn trong

khai thác. Bên cạnh đó, cần ưu tiên công tác khảo sát, thăm dò trữ lượng và

sớm đưa vào khai thác mỏ đá bán quý tại xã Đăk Lao.

3.1.3.5. Bảo vệ môi trường nông thôn

Bảo vệ môi trường nông thôn không có nghĩa chỉ gìn giữ môi trường

trong sạch trong vùng mà còn cần có nhiều biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm

có tính chất phòng ngừa. Đó là việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về

vệ sinh môi trường gắn với an toàn thực phẩm, tiến tới hạn chế về cơ bản và

thay thế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật độc hại.

Quy hoạch vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện, ngoài việc đầu tư

hệ thống thu gom và xử lý rác thải ở thị trấn Đăk Mil, cụm CN-TTCN

Thuận An và sau này là hệ thống thu gom và xử lý rác thải tại trung tâm

huyện Đăk Mil mới (khi thành lập thị xã) và cần quy hoạch mỗi cụm xã (1-

3 xã lân cận) và thị trấn 1 điểm xử lý rác thải, đầu tư công trình vệ sinh

công cộng (hệ thống thoát nước thải, hệ thống thu gom và xử lý rác thải...)

nhằm cải thiện môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường khu dân cư,

cung cấp đủ nước sạch sinh hoạt nông thôn, áp dụng biện pháp phòng trừ

sâu bệnh tổng hợp, bón phân vi sinh kết hợp với sử dụng phân khoáng đúng

kỹ thuật để vừa thâm canh cây trồng vừa chống ô nhiễm đất và có sản phẩm

sạch...

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân, đẩy mạnh

công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật công nghệ xây dựng các công

trình vệ sinh môi trường nông thôn như: hố xí, nhà tắm, chuồng trại... Phấn

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 85

đấu đến năm 2010 có 50% và năm 2020 là 90% số dân nông thôn có công

trình sinh hoạt chăn nuôi hợp vệ sinh, các nhà vệ sinh của các công trình

đều có hầm tự hoại và bán tự hoại, được xử lý trước khi chảy ra hệ thống

thoát nước chung. Tại những khu đông người như quảng trường, chợ thị

trấn... phải xây dựng các khu vệ sinh công cộng, tại các trục đường chính

phải đặt các điểm gom rác để thu gom rác theo định kỳ, trồng cây xanh

cảnh quan trên các trục đường giao thông nhằm tạo bóng mát, giảm nhiệt và

cải tạo vi khí hậu.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 86

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Quản lý Nhà

nước về Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Mil:

3.2.1. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong

quản lý tài nguyên, môi trường.

- Trong lịch sử, các cộng đồng dân cư đã đúc rút nhiều kinh nghiệm

phong phú, đa dạng biểu hiện sự gắn bó, chung sống hòa hợp với những đặc

điểm của từng vùng sinh thái tự nhiên. Mô hình quản lý truyền thống (qua

hương ước, luật tục...) của các cộng đồng ở mỗi vùng sinh thái không giống

nhau. Điều đó hoàn toàn không phải là một sự tuỳ tiện; trái lại, xuất phát từ

chính những điều kiện tự nhiên cụ thể, xác định. Đặc điểm này thể hiện khá

rõ trong lối sống, canh tác và văn hoá... truyền thống của nhân dân các địa

phương, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong công tác quản

lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, ngoài những cái chung, phổ biến

còn có cái đặc thù, riêng. ở mỗi vùng địa lý, con người có những ứng xử

khác nhau trong quan hệ với tự nhiên, vì vậy, việc quản lý nhà nước đối với

tài nguyên, môi trường phải tính đến đặc điểm này.

- Cần xem xét hoạt động quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn

huyện trên cơ sở xuất phát từ vấn đề con người, tức là từ những khía cạnh

nhân văn. Một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý tài

nguyên môi trường chưa hiệu quả là do công tác quản lý nhà nước còn chủ

yếu nghiêng về khía cạnh kinh tế – kỹ thuật, chưa nhận thức đúng vai trò

quan trọng của khía cạnh xã hội – nhân văn. Thực tế cho thấy, nhiều yếu tố

xã hội – nhân văn còn chưa được khai thác và phát huy trong quản lý nhà

nước về tài nguyên, môi trường. Bên cạnh đó, đã đến lúc cần đặt ra vấn đề

xây dựng đạo đức sinh thái một cách nghiêm túc. Cùng với pháp luật, đạo

đức sinh thái sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của con người theo hướng tôn

trọng và đối xử thân thiện với môi trường, đặc biệt là ở những giới hạn mà

pháp luật chưa thể quán xuyến, vươn tới hết được.

- Phát huy hơn nữa các giá trị truyền thống vốn có của địa phương

trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường, như các bản luật tục, hương

ước của người dân địa phương, của dân tộc bản địa… Theo nhận định của

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 87

một số nhà khoa học, ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác, kiểu quản lý,

bảo vệ tài nguyên, môi trường được áp dụng thường ít chú ý, quan tâm đến

cách quản lý truyền thống, cách tổ chức xã hội và cả những giá trị tài

nguyên thiên nhiên mà họ đã từng được hưởng thụ. Có thể nói, việc quản lý

nhà nước đối với tài nguyên, môi trường đạt hiệu quả thực tế như thế nào,

phụ thuộc đáng kể vào mức độ khai thác, sử dụng văn hoá truyền thống của

các địa phương trong lĩnh vực này, vào sự khuyến khích đối với họ cũng

như mức độ hỗ trợ của các cộng đồng dân cư.

- Trên địa bàn huyện, cần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền

thống trong việc giữ rừng và bảo vệ rừng của bà con dân tộc thiểu số tại chỗ

trên địa bàn, nhất là dân tộc M’Nông.

Xây dựng các định hướng chiến lược bảo tồn và phát triển nguồn tài

nguyên rừng gắn với những phong tục văn hóa của dân tộc bản địa. Thực tế

người dân tộc thiểu số cũng đã hình thành những quy định trong việc khai

thác và bảo vệ rừng. Bản luật tục của dân tộc Êđê, M’nông... có những điều

luật rất cụ thể quy định về đất rừng, đất rẫy, tập tục làm rẫy, tục lệ trồng

trỉa, các hoạt động săn bắt thú rừng, đánh cá, tín ngưỡng lễ nghi liên quan

tới việc làm rẫy... mặc dù hình thành trên cơ sở một nền sản xuất nương rẫy

còn ở trình độ lạc hậu trong môi trường tự nhiên là rừng núi hoang sơ.

Chính cơ sở kinh tế nương rẫy này đã quy định toàn bộ đời sống xã hội và

văn hoá của tộc người mà luật tục đã phản ánh một cách sinh động. Trước

thực tế này, huyện cần lồng ghép giữa và phát huy giá trị truyền thống trong

các hoạt động giữ và bảo vệ rừng, kết hợp bảo vệ đất rừng.

- Trong khoảng thời gian tới, cần chú trọng đi sâu nghiên cứu những

vấn đề về dân tộc – dân cư, tri thức của cộng đồng các dân cư bản địa trong

khai thác sử dụng tài nguyên, trong ứng xử với thiên nhiên của cộng đồng

và vấn đề tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn trong khu vực đồng

bào các dân tộc; quyền lợi cũng như trách nhiệm của các hộ gia đình, các cá

nhân trong việc thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng...

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, luật tục bảo vệ rừng, nguồn sinh

vật trong rừng, nguồn nước… là những tri thức về quản lý cộng đồng của

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 88

bon làng trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đó là tri

thức về sự kết hợp giữa quản lý và tự quản, kết hợp giữa giáo dục và trừng

phạt, kết hợp giữa ý thức cá nhân và dự luận xã hội, kết hợp giữa các

nguyên tắc của tập quán pháp - một hình thức của luật pháp sơ khai - với

các quan niệm về tâm linh, tín ngưỡng để giải quyết các xung đột xã hội...

Đó là vốn tri thức quý báu của ông cha đã tích luỹ và truyền lại để ngày nay

chúng ta có thể học hỏi, vận dụng trong việc xây dựng và hoàn thiện các

biện pháp bảo vệ rừng và tài nguyên.

3.2.2. Kiểm soát sự gia tăng dân số, nhất là tình trạng di dân di

cư tự do

Sự gia tăng về dân số đang là sức ép lên tài nguyên và đẩy nhanh tốc

độ suy thoái môi trường. Sự gia tăng dân số cùng sự thiếu kiểm soát chặt

chẽ đã làm cho phát triển không bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.

Chính vì vậy, tập trung giải quyết tốt sự gia tăng dân số cũng như tình trạng

di dân di cư tự do là một trong những nội dung đảm bảo sự phát triển ổn

định, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Việc gia tăng dân số quá nhanh, đặc biệt là di dân tự do làm nảy

sinh những vấn đề về KT-XH cần được tập trung giải quyết kịp thời.

- Giải quyết những vấn đề liên quan đến đất ở, đất sản xuất cho

người dân di cư tự do. Sự gia tăng nhu cầu về đất cho sản xuất và nhà ở cho

dân di cư tự do không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng phá rừng, mua bán

chuyển nhượng đất bất hợp pháp cùng với việc nóng vội trong tổ chức sản

xuất trước đây khi đưa đồng bào dân tộc vào nông lâm trường cùng với đất

đai của họ cũng được quy hoạch trở thành diện tích đất của nông lâm

trường, từ đó dẫn tới tình trạng nhiều hộ đồng bào dân tộc tại chỗ thiếu đất

sản xuất, buộc phải khai phá rừng lấy đất hoặc đi làm thuê.

- Thực hiện tốt các vấn đề về chính sách, sự khác biệt trong văn hóa

bởi những cư dân mới đến đa phần thiếu hiểu biết về điều kiện sinh thái tự

nhiên của vùng cũng như kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất tại địa bàn lãnh

thỗ dẫn đến việc khai thác, sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên. Di dân

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 89

vào địa phương đã kéo theo sự du nhập nhiều phong tục, tập quán, lối sống

không phù hợp, làm ảnh hưởng đến phong tục tập quán, nền văn hóa của

dân tộc bản địa.

- Dân di cư tự do chủ yếu là những người nghèo, dân trí thấp dẫn đến

tỷ lệ đói nghèo tăng cao và mặt bằng dân trí hạ thấp làm cho gánh nặng này

đối với địa phương ngày càng tăng; trách nhiệm mà địa phương giải quyết

là lo cứu đói, hỗ trợ ồn định và nâng cao cuốc sống, định canh định cư, xây

dựng các công trình giao thông, trường học, y tế...

- Giải quyết tốt một số mâu thuẫn xuất hiện giữa cư dân bản địa với

dân di cư, thậm chí là giữa các tộc người do xuất phát từ nhu cầu lợi ích, sở

hữu đất đai và tài nguyên, sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán...

Đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm và rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích

động về chính trị gây chia rẽ khối đại đoàn kết các cộng đồng dân tộc, ảnh

hưởng đến an ninh và trật tự xã hội, cản trở việc thực hiện các chính sách

dân tộc và phát triển của Đảng và Nhà nước ta.

3.2.3. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi

phạm đối với bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung, nhất là với tài

nguyên thiên nhiên

- Hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm các mục tiêu sau:

+ Giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia khai thác tài nguyên

môi trường trong việc chấp hành pháp luật sau khi các chủ thể được cấp

phép hoạt động.

+ Loại bỏ hoạt động khai thác tài nguyên môi trường của các chủ thể

tham gia hoạt động tài nguyên không giấy phép, giấy phép hết hạn hoặc

giấy phép cấp cho các đơn vị không đủ điều kiện (về nhân, vật lực, khoa

học công nghệ…)

+ Đình chỉ hoạt động khai thác tài nguyên môi trường của các đối

tượng thanh, kiểm tra có giấy phép hoạt động nhưng quá trình hoạt động

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 90

không hội đủ những điều kiện khoa học kỹ thuật cần thiết, không đủ năng

lực, công nghệ…

- Trên địa bàn huyện Đăk Mil nói riêng cũng như Tây Nguyên nói

chung, hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường chú trọng

nhiều tới việc bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên đất và rừng. Thực tế đã

cho thấy, nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, tài nguyên

đất sử dụng vẫn còn chưa hợp lý… đòi hỏi sự cần thiết trong việc tăng

cường hoạt động thanh, kiểm tra; giám sát và bảo vệ các nguồn tài nguyên

này.

- Cần có sự phối hợp cùng thực hiện trong hoạt động thanh tra, kiểm

tra và xử lý vi phạm trong bảo vệ tài nguyên môi trường giữa các phòng ban

ngành có liên quan. Hoạt động quản lý tốt sẽ đảm bảo nguồn tài nguyên

được bảo vệ cũng như được khai thác một cách hợp lý, tránh các trường

hợp khai thác trái phép.

+ Tăng cường lực lượng kiểm lâm bám rừng, nhất là lực lượng kiểm

lâm địa bàn xã. Bên cạnh đó, tiến hành xây dựng các đội cộng tác viên bảo

vệ rừng trên địa phương. Đội này có thể xây dựng trên cơ sở sự phối hợp

thực hiện công tác bảo vệ rừng giữa kiểm lâm địa bàn xã, thanh niên tình

nguyện địa phương và các chủ rừng trên địa bàn.

+ Tiến hành kiểm tra đột xuất các hoạt động khai thác tài nguyên

khoáng sản và tài nguyên rừng trên địa bàn huyện, tăng cường kiểm tra các

doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc đăng ký cam kết

bảo vệ môi trường, xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoặc loại bỏ các

cơ sở khai thác không đạt yêu cầu trong khai thác và bảo vệ môi trường; các

cơ sở khai thác tài nguyên tự phát, nhất là khai thác trong các hộ gia đình.

Muốn thực hiện tốt việc xử lý, trước hết, huyện cần kiện toàn lại hệ thống

các văn bản pháp quy đã quy định, sửa đổi hoặc bổ sung các văn bản đã quá

lạc hậu hoặc không phù hợp với tình hình địa phương đồng thời đề nghị

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 91

tỉnh mở rộng phạm vi cũng như quyền hạn trong hoạt động xử lý các vi

phạm.

- Tăng cường thêm cán bộ phụ trách thực hiện công tác bảo vệ tài

nguyên và môi trường, cụ thể hơn là cán bộ phụ trách kiểm tra và đánh giá

hoạt động của các đơn vị khai thác khoáng sản và tài nguyên rừng trên địa

bàn huyện. Trên thực tế, lực lượng cán bộ phụ trách còn quá mỏng so với

tình hình thực tế. Lực lượng kiểm lâm với số lượng còn thấp, trang thiết bị

quản lý còn chưa đầy đủ phải thực hiện quản lý và bảo vệ rừng với diện tích

lớn.

Bên cạnh đó, kinh phí cho các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi

trường còn khiêm tốn. Trong khi đó, còn nhiều hoạt động đòi hỏi nguồn

vốn lớn đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương. Trước tình hình đó, đòi

hỏi phải:

+ Bổ sung nguồn vốn đầu tư trở lại cho rừng theo các chương trình,

mục tiêu của Nhà nước và kế hoạch của địa phương; thực hiện nhiệm vụ

phối hợp chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản

trái phép, đặc biệt đối với các xã vùng biên giới.

+ Bổ sung vốn xây dựng cơ bản cho các công trình cơ sở hạ tầng và

mua sắm phương tiện phục vụ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản

lý lâm sản của lực lượng Kiểm lâm địa phương. Việc chi đầu tư trở lại cho

rừng, chi mua sắm phương tiện trang bị cho lực lượng làm nhiệm vụ quản

lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, chi xây dựng các công trình cơ sở

hạ tầng đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý chi tiêu ngân sách, quản

lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước.

+ Hỗ trợ cho các chi phí liên quan đến việc phối hợp trong công tác

quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, như: chi cho giáo dục, tuyên

truyền, sơ kết, tổng kết...

- Tiến hành tổng kiểm kê hoạt động bảo vệ và khai thác tài nguyên

rừng trên địa bàn huyện. Thời gian để tiến hành các đợt tổng kiểm kê nên từ

1 đến 2 năm. Trong công tác tổng kiểm kê nên có sự hợp tác của các phòng,

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 92

ban, ngành và hoạt động kiểm kê phải có sự toàn diện: từ hoạt động thiết kế

mở cửa rừng, cấp chỉ tiêu khai thác rừng, chọn đơn vị khai thác rừng, đóng

búa nghiệm thu đến hoạt động làm thủ tục vận chuyển gỗ và lâm sản khai

thác ra khỏi rừng. Hoạt động kiểm kê được thực hiện tốt là một trong những

cơ sở để đánh giá hoạt động của các đơn vị tham gia trong công tác bảo vệ

nguồn rừng trên địa phương.

3.2.4. Phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng trong hoạt động

bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn suy giảm môi trường

Thực tiễn qua các năm qua cho thấy, thành công của các hoạt động

bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn suy giảm môi trường có sự

đóng góp rất lớn từ cộng đồng dân cư. Đánh giá tầm quan trọng của cộng

đồng, Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo

vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước đã nêu lên quan điếm “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ

của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mọi người”. Quyết định số

256/2003/QĐ-TTg, ngày 2-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng

đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn

xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người

dân".

Cộng đồng có thể được hiểu theo nghĩa rộng trên phạm vi toàn xã

hội, nhưng thông thường được hiểu là cộng đồng ở cơ sở, tức là nhóm

người sống tại cùng một địa phương hoặc dưới sự quản lý của cùng một

chính quyền địa phương. Các tổ chức bao gồm nhiều loại hình, như các tổ

chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội -

nghề nghiệp, tổ chức xã hội. Các tổ chức, cộng đồng, tuy có tính chất và

đặc điểm khác nhau, nhưng đều phát huy vai trò trong hoạt động bảo vệ môi

trường.

- Trước hết, cần nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trên địa

bàn huyện trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường. Về cơ bản, ý thức

bảo tồn tài nguyên, giữ gìn vệ sinh chung và môi trường trên địa bàn đã có

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 93

bước tiến bộ nhất định, một số người dân đã có ý thức gìn giữ vệ sinh môi

trường và bảo vệ tài nguyên tại nơi cư trú. Bảo vệ tài nguyên môi trường là

trách nhiệm chung của toàn thể cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn,

lien quan đến nhiều đối tượng cũng như phải qua nhiều thế hệ. Mặc dù vậy,

trong thực tế nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Hoạt động

nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường phải được

quan tâm và thực hiện nghiêm túc.

Một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ tài nguyên môi trường

là tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người

dân, cộng đồng. Sự tham gia của các cộng đồng địa phương trong việc bảo

vệ gìn giữ môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nâng cao nhận thức

môi trường cho cộng đồng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như:

+ Phối hợp cùng Đài truyền thanh, truyền hình huyện, các tổ chức xã

hội, tổ chức Đoàn – Hội thanh niên, học sinh thường xuyên giáo dục, tuyên

truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi trường…

+ Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của địa

phương qua các kênh thông tin từ huyện xuống đến các đơn vị nhỏ hơn.

+ Phổ biến nhận thức về pháp luật về tài nguyên môi trường thông

qua các hoạt động mitting, các cuộc thi tìm hiểu, giáo dục ngoài nhà

trường… từng bước đưa các quy định pháp lý về bảo vệ tài nguyên môi

trường vào các hương ước địa phương, các bản ký kết xây dựng thôn, bon

văn hóa; xây dựng thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, đánh

giá gia đình, thôn bon văn hóa…

- Quản lý tài nguyên và môi trường muốn đạt được hiệu quả đòi hỏi

phải xã hội hóa hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường. Nội dung của xã

hội hóa công tác bảo vệ môi trường là huy động được sự tham gia, đóng

góp của toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá

nhân tham gia các hoạt động về môi trường, nhất là các cơ sở sản xuất kinh

doanh; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ về bảo vệ

môi trường, đặc biệt là thu gom, tái chế và xử lý chất thải. Cần đề cao vai

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 94

trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong

việc phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, giữ

gìn vệ sinh nơi công cộng, phân loại rác tại nguồn, thực hiện các mô hình tự

quản về môi trường ở từng cộng đồng dân cư; đồng thời giám sát chặt chẽ

công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở.

- Bên cạnh các biện pháp hành chính, tuyên truyền giáo dục về môi

trường cần áp dụng các biện pháp về kinh tế. Thực hiện nguyên tắc "người

gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường". Thực hiện

đầy đủ các quy định của Trung ương về thu phí bảo vệ môi trường đối với

chất thải, ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng

sản; buộc bồi thường thiệt hại đối với những hành vi làm ảnh hưởng đến

môi trường sinh thái.

- Vấn đề khoán quản lý bảo vệ rừng cần thực tế và cần có sự hợp tác

từ phía đơn vị giao rừng và người nhận khoán. Cần có chính sách cho phép

các chủ rừng khai thác, hưởng lợi hợp lý từ lâm sản rừng.

Trên lý thuyết, khoán quản lý bảo vệ rừng là một chủ trương đúng

đắn, khẳng định và xác lập được tư cách pháp nhân của người nhận khoán

trên đất được giao. Tuy vậy, trên thực tế khoán quản lý bảo vệ rừng chưa

thực sự được người dân quan tâm xuất phát từ một số hạn chế trong hoạt

động: chi phí quản lý 1ha rừng của người nhận khoán quá thấp, quyền lợi

được hưởng từ tài nguyên rừng được bảo vệ chưa hấp dẫn và đặc biệt là

quyền sở hữu rừng chưa có những quy định rõ ràng và cụ thể. Trong khi đó,

nếu họ phá 1ha rừng để trồng cây cà phê hoặc nông sản khác có giá trị kinh

tế khá lớn (mặc dù phá rừng là bất hợp pháp) thì họ được toàn quyền hưởng

sản phẩm do họ sản xuất và khi cần cũng có thể chuyển nhượng. Chính vì

thế người dân không thiết tha với nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, đây là

vấn đề cần quan tâm để rừng thực sự có chủ và được người dân quan tâm.

Trong thời gian tới, Nhà nước cần có những quy định cụ thể để

khẳng định quyền lợi của người dân tham gia nhận khoán quản lý rừng, gắn

quyền lợi của người dân đi kèm với hoạt động bảo vệ. Hoạt động cụ thể có

thể là đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ tham

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 95

gia nhận khoán bảo vệ rừng. Ưu điểm của hoạt động này là đảm bảo một số

quyền lợi nhất định cho người dân, giúp cho họ đầu tư hơn vào nguồn rừng.

Hiện nay, chỉ mới có khoảng 25% tổng số đất rừng giao khoán được cấp

Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Điều này đồng nghĩa với việc phần

diện tích đất rừng còn lại, các chủ rừng nhận khoán chưa được đảm bảo tư

cách pháp nhân trên đất rừng được khoán. Mặt khác, cần có những quy định

các quyền lợi nhất định mà người nhận khoán được hưởng để vừa đảm bảo

quản lý bảo vệ được phần rừng còn lại vừa phát huy những lợi ích mà đất

rừng đem lại…

Sự tham gia tự giác và có trách nhiệm của cộng đồng nói chung và

của nhân dân địa phương trên địa bàn các xã nói riêng trong hoạt động quản

lý tài nguyên và môi trường có vai trò quyết định trong việc hoàn thành

thắng lợi mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước ta trong lĩnh vực sử

dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Trong việc phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên

và môi trường cần phát huy tính dân chủ trong các hoạt động và chú trọng

công tác tình nguyện ở địa phương, cụ thể:

Phát huy dân chủ trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi

trường

- Phát huy dân chủ thông qua việc cộng đồng tham gia đóng góp ý

kiến xây dựng chính sách, pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường; các

chương trình, dự án phát triển KT-XH có yếu tố tài nguyên môi trường và

xây dựng các văn bản mang tính quy phạm về bảo vệ tài nguyên môi trường

tại từng địa phương và cơ sở. Đối với các chương trình và dự án phát triển

KT-XH, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về khía cạnh môi trường đã được

quy định thành nhiệm vụ bắt buộc. Vì vậy, tùy theo tính chất của từng

chương trình và dự án phát triển cũng như tùy từng đối tượng mà hình thức

lấy ý kiến có thể khác nhau, đó có thể là cộng đồng dân cư gắn với nơi dự

án hình thành hoặc cũng có thể là ý kiến của chuyên gia trong vấn đề, lĩnh

vực đó. Việc lấy ý kiến đòi hỏi phải được tổ chức chặt chẽ và khoa học.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 96

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa cộng đồng trong việc phát huy dân

chủ trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường:

Các quan hệ 1 và quan hệ 2 thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng

trong sơ đồ quan hệ. Khi các quan hệ 1 và 2 chủ động sẽ rút ngắn khoảng

cách giữa các đối tượng. Trong công tác hoạch định chính sách về tài

nguyên môi trường, các nhà hoạch định chính sách đòi hỏi phải có các mối

quan hệ mật thiết với các nhà nghiên cứu cũng như cộng đồng để tạo ra một

chính sách hợp lý và hiệu quả. Ngược lại, cộng đồng muốn phát huy một

các tốt nhất tác động của mình đến hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi

trường cần tham khảo các ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu cũng như

của các nhà hoạch định.

- Cần có các quy định bằng pháp luật trong việc tham gia của công

chúng và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ việc góp ý

cho các chủ trương, chính sách và biện pháp của các kế hoạch và dự án lớn

đến các dự án cụ thể tại địa phương.

- Cộng đồng giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách và

pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương và cơ sở. Quá trình

Các nhà hoạch định chính sách

Cộng đồng Các nhà nghiên cứu

1

2 1

2

2

1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 97

trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột về môi trường, cộng đồng đóng

vai trò quan trọng ở chỗ:

+ Trực tiếp phát hiện sự cố về nguồn tài nguyên môi trường.

+ Phát hiện và đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về sử

dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, về bảo vệ môi trường

tại từng địa phương và cơ sở.

+ Phối hợp cùng các cán bộ chức năng thực hiện cơ chế thông tin.

- Sự tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng vào việc quản lý

và bảo vệ tài nguyên, môi trường qua các hình thức trực tiếp (như học tập,

nâng cao nhận thức, tuyên truyền, vận động mọi người điều chỉnh hành vi

của mình trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, lên án và ngăn chặn những

biểu hiện vi phạm pháp luật...) hay gián tiếp (thông qua chính quyền địa

phương, các tổ chức chính trị - xã hội) đều mang ý nghĩa tích cực, góp phần

nâng cao chất lượng sống về phương diện môi trường. Hơn bất kỳ sự ràng

buộc, tác động nào từ bên ngoài, tính tự giác và hành động tích cực của mỗi

nguời cũng như của cộng đồng, của toàn xã hội trong lĩnh vực quản lý, tài

nguyên, bảo vệ môi trường là sự bảo đảm lớn nhất trong thực hiện mục tiêu

phát triển bền vững.

Phong trào tình nguyện

- Phát huy phong trào tình nguyện trong đông đảo đội ngũ thanh niên

địa phương. Các hoạt động bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên và

bảo vệ môi trường sinh hoạt của cộng đồng đã, đang và sẽ diễn ra ở tất cả

mọi nơi bởi nhận thức của người dân về vấn đề bảo tồn tài nguyên và môi

trường đang ngày càng được tăng cao.

- Phong trào tình nguyện cũng là một hoạt động từ các cộng đồng ở

cơ sở. Việc thực hiện các hoạt động tình nguyện cần được sự gắn kết giữa

các cấp đoàn từ huyện đến cơ sở. Trong đó, quan trọng nhất là lực lượng

đoàn viên, thanh niên tại chỗ với các hoạt động thiết thực tại các chi đoàn

cơ sở. Các đội tình nguyện xanh của thanh niên, học sinh với các hoạt động

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 98

tuyên truyền, phổ biến giáo dục môi trường tới các đồng bào vùng sâu vùng

xa, giúp họ nhận thức về môi trường, cải thiện môi trường sống, thúc đẩy

các hoạt động phát triển KT-XH, xây dựng các làng văn hóa... là những

hoạt động cụ thể.

- Để huy động sự tham gia của các cộng đồng thì vấn đề giáo dục

môi trường là rất cần thiết. Hoạt động giáo dục ở đây bao gồm cả giáo dục

trong nhà trường và cả ngoài xã hội. Giáo dục môi trường trong nhà trường

được triển khai dưới nhiều hình thức trong việc lồng ghép với các môn học

chính khóa và các hoạt động ngoại khóa. Giáo dục ngoài xã hội cần được

thực hiện đa dạng và gắn với thực tế, bên cạnh đó cần có sự phối hợp với

giáo dục từ phía nhà trường.

3.2.5. Kiện toàn, củng cố bộ máy cơ quan quản lý tài nguyên và

môi trường huyện, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cấp các

ngành, các địa phương.

- Kiện toàn và củng cố bộ máy cơ quan quản lý tài nguyên môi

trường từ cấp huyện đến các cấp cơ sở. Tăng cường năng lực quản lý môi

trường và tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của

người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực từ các ngành, mọi thành phần kinh

tế và của người dân để bảo vệ môi trường. Tăng dần tỷ lệ ngân sách hàng

năm chi cho bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm nguồn chi ngân sách

cho các nhiệm vụ trọng tâm và hoạt động hàng năm.

- Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trực tiếp tham gia

trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo

quy định của Pháp luật (các luật như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất

đai...). Thực hiện pháp luật nghiêm túc và bắt buộc đối với các cơ sở sản

xuất kinh doanh phải đảm bảo các hệ thống khống chế và giảm thiểu ô

nhiễm.

- Khuyến khích phát triển tài năng, phát triển nguồn lực con người,

sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật hiện có, tạo điều

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 99

kiện để thường xuyên bổ sung bồi dưỡng những kiến thức mới, nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của

huyện.

- Xây dựng hệ thống thông tin về môi trường giúp cho công tác quản

lý giám sát chất lượng môi trường, cũng như tiếp nhận và cung cấp kịp thời

chính xác thông tin về môi trường địa phương và các địa bàn khác. Tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin làm phương tiện thu thập và xử lý

thông tin; áp dụng hiệu quả các phần mềm mang tính chuyên ngành để tăng

cường hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý, dịch vụ.

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cấp các ngành, các địa

phương khác ở trong nước cũng như ngoài nước về các lĩnh vực liên quan

đến tài nguyên môi trường nhằm đảm bảo hoạt động quản lý có hiệu quả

cũng như học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, thu hút chuyển giao công nghệ

mới.

- Đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền phổ biến chủ

trương, luật pháp, chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên và ngăn chặn suy

giảm ô nhiễm môi trường, các điển hình tiên tiến và thông tin về bảo vệ môi

trường, phát triển bền vững.

Xây dựng thói quen nếp sống gắn với truyền thống yêu thiên nhiên

của cộng đồng các dân tộc, tôn giáo... Tiếp tục đẩy mạnh và kịp thời biểu

dương, khen thưởng các phong trào quần chúng về bảo vệ mội trường đã

được thực hiện có nề nếp như Ngày môi trường Thế giới (5/6), Tuần lễ

nước sạch và vệ sinh môi trường (26/4 – 6/5), Tuần lễ Tết trồng cây “Đời

đời nhớ ơn Bác”... Xây dựng nội dung văn hóa, đạo đức môi trường và đưa

thành tiêu chí đánh giá cán bộ, Đảng viên, công dân và cộng đồng dân cư

hàng năm...

3.2.6. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi

trường

- Tổ chức thực hiện tốt Luật Bảo vệ mội trường và các Quy định bảo

vệ tài nguyên môi trường của tỉnh; xây dựng và ban hành các văn bản pháp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 100

quy về quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương. Tăng cường các

biện pháp cưỡng chế thi hành và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật

về môi trường và tài nguyên.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và

môi trường. Xây dựng các chiến lược, quy hoạch kế hoạch về bảo vệ môi

trường; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ tài nguyên môi

trường; gắn kết nội dung trong quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; rà soát các dự án trước

đó.

- Thực hiện tốt chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, hoàn chỉnh

quy hoạch các loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất phù hợp với

những mục tiêu chung mà tỉnh đề ra. Tăng cường công tác quản lý và bảo

vệ tốt diện tích rừng hiện còn, hạn chế khai thác rừng, bảo vệ đa dạng sinh

học, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước.

- Để nâng cao hơn nữa công tác quản lý nguồn khoáng sản, hạn chế

tổn thất tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo trật tự trị an,

an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản, trong thời gian tới huyện nên

tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây:

+ Ưu tiên đầu tư để thực hiện một số dự án trọng điểm trong việc

điều tra, đánh giá chất lượng, trữ lượng các loại tài nguyên khoáng sản là

nhu cầu thiết yếu phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện, nhất là

những dự án thực hiện ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát

triển nhằm tạo công ăn việc làm, thu hút lao động tại chỗ, tạo điều kiện để

nâng cao đời sống xã hội, nâng cao dân trí ở các vùng này. Đồng thời có

quy hoạch khai thác hợp lý các loại tài nguyên, các vùng khoáng sản để đạt

được hiệu quả cao hơn.

+ Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của

pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, khoáng sản trên

địa bàn, nhất là việc thuê đất, ký quỹ phục hồi môi trường và giảm thiểu ô

nhiễm môi trường, vấn đề nộp ngân sách, đặc biệt là nộp thuế tài nguyên,

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 101

sử dụng lao động và an toàn trong khai thác. Quán triệt hơn nữa việc thực

hiện quyết định của tỉnh về quy chế quản lý, khai thác, vận chuyển các sản

phẩm rừng, các mỏ đá xây dựng... trên địa bàn huyện. Kiên quyết xử lý đối

với những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về tài nguyên,

khoáng sản và của Ngành quản lý tài nguyên và môi trường.

+ Bổ sung sửa đổi, hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật

trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản đã ban hành cho phù hợp với cơ chế

quản lý nhà nước về khoáng sản hiện nay. Tăng cường hơn nữa công tác

tuyên truyền, phổ biến Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật có liên

quan đến mọi đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành

pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa

bàn; đồng thời tạo mọi điều kiện cần thiết để các tổ chức, cá nhân hoạt động

đúng pháp luật. Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về quản lý và kỹ thuật

khai thác mỏ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu

phát triển sản xuất và đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả khai thác và chế

biến khoáng sản.

- Điều chỉnh lại cơ cấu đất trồng hợp lý, thực hiện các giải pháp cơ

chế chính sách về đất đai:

+ Nhanh chóng xác lập quyền sử dụng để đưa giá trị đất đai tham gia

vào vốn sản xuất, đồng thời giúp người sản xuất yên tâm đầu tư ổn định lâu

dài.

+ Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất; phối hợp các đơn vị, tổ chức đang

sử dụng đất trên địa bàn như: các lâm trường, doanh nghiệp trồng rừng,

nông trường để cân đối khả năng và nhu cầu sử dụng đất một cách hợp lý,

hiệu quả, tránh lãng phí để thực hiện điều tiết chuyển đổi đối tượng và mục

đích sử dụng đất, nhất là trong vấn đề giải quyết thiếu đất sản xuất đối với

các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Chủ động quy hoạch bố trí các dự án khai hoang, mở rộng diện

tích, kiểm soát dân di cư tự do và dân bản địa thiếu đất vào vùng dự án. Tổ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 102

chức hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và bố trí cơ cấu cây trồng

phù hợp với từng vùng sinh thái cho nhân dân.

- Nâng cao năng lực quản lý nguồn tài nguyên nước

+ Tập trung đầu tư cho các hệ thống thủy lợi hiện có, gồm nâng cấp,

kiên cố và bê tông hóa các công trình đầu mối, kênh mương. Lắp đặt các

thiết bị điều khiển vận hành, mở rộng kênh dẫn nước nội đồng nhằm phát

huy năng lực thiết kế ban đầu, thực hiện duy tu bảo dưỡng đảm bảo sử dụng

tối đa công suất thiết kế.

+ Đầu tư hoàn chỉnh từng hệ thống: đối với từng hệ thống thủy lợi

mới cần đầu tư dứt điểm, hoàn chỉnh đầu mối đến đường dẫn để sớm phát

huy hết năng lực thiết kế, tránh lãng phí.

+ Ưu tiên vốn xây dựng các công trình thủy lợi Đăk R’la – Đăk Gằn

(khả năng tưới 150ha lúa, 450ha cây công nghiệp); hồ Đăk K’lo Ouk – Đăk

Lao (khả năng tưới 150ha cà phê); hồ Đăk Toung (tưới 30ha lúa) Yok

Lomk – Thuận An (20ha lúa, 25ha cà phê); kiên cố hóa hệ thống kênh N1,

kênh E29 Đăk Săk, thực hiện kiên cố hóa kênh mương cấp III từ nguồn vốn

huy động người dân trực tiếp hưởng lợi.

+ Tăng cường công tác quản lý khai thác nước mặt và nước ngầm

nhằm tránh việc khai thác quá mức làm cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm nguồn

nước sông suối. Khai thác nước ngầm ở những giếng khoan sâu khi hết sức

cần thiết.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 103

3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà

nước về tài nguyên và môi trường huyện Đăk Mil:

- Hiện tại, các cơ chế, chính sách riêng đối với hoạt động quản lý tài

nguyên môi trường nói chung và tài nguyên rừng nói riêng còn những hạn

chế nhất định; một số chính sách còn bất cập, chưa thu hút được sự tham

gia của người dân trong hoạt động bảo vệ tài nguyên. Kiến nghị Sở Tài

nguyên và Môi trường có hướng dẫn thêm để phòng Tài nguyên và Môi

trường có cơ sở tham mưu cho UBND ban hành cơ chế, chính sách riêng

phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Kiến nghị UBND tỉnh có những nghiên cứu giá trị văn hóa truyền

thống trong quản lý tài nguyên môi trường trong địa bàn, phát huy và áp

dụng những truyền thống đó vào hoạt động quản lý ở địa phương.

- Kiến nghị UBND huyện tăng cường tiến hành công tác thanh, kiểm

tra hoạt động quản lý cũng như khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trên

địa bàn huyện, nhất là các cơ sở khai thác khoáng sản, các công ty lâm

nghiệp, xí nghiệp khai thác và chế tác các sản phẩm từ gỗ rừng... Thực hiện

một cách nghiêm túc và tiến hành xử phạt, đình chỉ các đơn vị không đáp

ứng đủ yêu cầu khai thác, các đơn vị không tham gia bảo vệ môi trường

trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

- Liên kết với các địa phương khác trong tỉnh nhằm phối hợp cùng

thực hiện hoạt động quản lý tài nguyên môi trường có hiệu quả, nhất là bảo

vệ nguồn tài nguyên rừng và đất đai, tham khảo và từng bước áp dụng đối

với địa phương những thành tựu của các địa phương khác nhưng đảm bảo

tính phù hợp và khả thi.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 104

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để tiếp tục bảo vệ tài nguyên môi trường, thực hiện tốt hoạt động

quản lý tài nguyên thiên nhiên trong thời gian tới, vấn đề đặt ra là làm thế

nào để khắc phục những tồn tại, yếu kém đã được chỉ ra, nhất là việc kiện

toàn tổ chức bộ máy, việc gia tăng dân số đặc biệt là dân di cư, tốc độ đô thị

hóa đang diễn ra trên địa bàn huyện… để từ đó nâng cao chất lượng tài

nguyên môi trường và hiệu quả hoạt động quản lý tài nguyên môi trường tại

địa phương. Từ góc độ QLNN, cần tập trung những giải pháp sau đây:

- Quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác khai thác tài nguyên, xây

dựng các chương trình sử dụng hợp lý các tài nguyên, nhất là nguồn rừng

và đất đai;

- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách về tài nguyên môi

trường trên địa bàn;

- Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

trong hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường;

- Xây dựng và tiến hành thực hiện hiệu quả các chương trình kiểm

soát sự gia tăng dân số, tình trạng dân nhập cư tăng nhanh, tình trạng di dân

di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số;

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác tài

nguyên môi trường nói chung và đặc biệt là hoạt động khai thác tài nguyên

nói riêng;

- Xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao

nhận thức pháp luật của người dân, phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng

trong bảo vệ tài nguyên môi trường, phát huy tính dân chủ trong mỗi hoạt

động được thực hiện;

- Tổ chức bộ máy QLNN về tài nguyên và môi trường theo hướng đơn

giản và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế; từng bước kiện toàn,

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 105

cũng cố bộ máy cơ quan quản lý, tăng cường hợp tác các cấp ngành và địa

phương.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 106

KẾT LUẬN

Đăk Mil là huyện biên giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong

phú, đa dạng với nhiều hệ sinh thái điển hình trong khu vực. Trong những

năm qua, Đăk Mil đã có nhiều cố gằng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho

nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên đáp ứng những yêu cầu phát triển

trong tình hình mới. Tuy vậy, việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý đang

làm cho nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt, môi trường đang dần bị ảnh

hưởng nghiêm trọng.

Nguồn tài nguyên rừng đang suy giảm về diện tích và chất lượng

rừng. Rừng đóng vai trò quan trong sự phát triển của huyện cũng như cũng

có những tác động đến các nguồn tài nguyên khác; đảm bảo an ninh môi

trường sinh thái. Sự sụt giảm về diện tích và chất lượng rừng kéo theo

những ảnh hưởng nhất định đến tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học...

Tài nguyên đất đang có những thay đổi trong cơ cấu sử dụng. Trữ lượng đất

Basalt lớn là thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng, trong đó có những

loại cây công nghiệp có giá trị như cà phê, cao su... Tuy vậy, việc sử dụng

đất bừa bãi và lãng phí; việc bón phân hóa học một cách tự phát, thiếu kế

hoạch đang dần suy giảm nguồn tài nguyên quý giá này. Dân số gia tăng

nhanh, nhất là tình trạng di dân di cư tự do tạo nên sức ép cho tài nguyên,

nhất là nguồn tài nguyên rừng. Các khu đô thị, khu tập trung đông dân cư

phát triển thiếu quy hoạch, cơ sở hạ tầng thiếu tính đồng bộ; tình trạng rác

thải, nước thải chưa được thu gom và xử lý hiệu quả làm môi trường ngày

càng bị ảnh hưởng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, khám chữa bệnh chưa

quan tâm đầu tư các hệ thống xử lý ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc chấp hành

Luật Bảo vệ môi trường và các pháp luật liên quan còn chưa nghiêm và

những hạn chế trong hoạt động của các cơ quan quản lý về tài nguyên môi

trường trên địa bàn là những vấn đề cần được giải quyết kịp thời.

Xác định vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm

môi trường là vấn đề cần thực hiện hiệu quả để đảm bảo cho sự phát triển

KT-XH ổn định và bền vững. Đây cũng là vấn đề mang tính toàn cầu, đòi

hỏi sự hợp tác cùng thực hiện của tất cả các quốc gia. Vấn đề này đối với

Đăk Mil còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển về mọi mặt.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 107

Để giải quyết tốt vấn đề tài nguyên môi trường ở địa phương, trước hết Đăk

Mil cần sớm kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực

quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường ở địa phương và cơ sở. Đồng bộ

hệ thống các văn bản pháp quy đã ban hành, xây dựng một hệ thống văn

bản quy phạm chặt chẽ và có hiệu lực pháp lý cao. Ngoài những nỗ lực

trong nội bộ, công tác quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn cần có sự

quan tâm giúp đỡ từ phía người dân, từ những địa phương khác trong cả

nước. Thông qua việc tiếp nhận, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các

địa phương khác để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản lý trên địa phương.

Bản thân tài nguyên môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong sự

phát triển của quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Vì vậy,

để đảm bảo phát triển một cách bền vững, huyện Đăk Mil phải có những kế

hoạch và hành động để bảo tồn và phát huy tối đa lợi ích mà tài nguyên

đem lại, đồng thời bảo vệ và giảm thiểu sự ô nhiễm, suy giảm về môi

trường trong thời gian tới.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

ban hành ngày 29/11/2005.

2. Luật Bảo vệ và phát triển rừng do Quốc hội nước CHXHCN Việt

Nam thông qua ngày 3/12/2004.

3. Các Quyết định, Thông tư, Nghị định do Chính phủ, Bộ Tài

nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ

ngành có liên quan đến hoạt động QLNN về tài nguyên môi trường ban

hành.

4. Cục bảo vệ môi trường (2005), “Hiện trạng môi trường quốc gia

2005”.

5. Phạm Thành Dung, “Môi trường sinh thái - Vấn đề của mọi người

mọi nhà”, Tạp chí Giáo dục Lý luận số 3. 1999.

6. ThS. Trịnh Ngọc Đào, “Bài giảng Môi trường đại cương”.

7. PGS. Hoàng Hưng (2000), “Con người và Môi trường”, Nhà xuất

bản Trẻ, TP. HCM.

8. GS.TS. Nguyễn Đình Hương – ThS. Nguyễn Hữu Đoàn (2003),

“Giáo trình Quản lý đô thị”, Nhà xuất bản Thống kê.

9. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), “Giáo trình Quản lý Nhà

nước về Khoa học – Công nghệ và Tài nguyên – Mội trường”, Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn An Thịnh (2005), “Cơ sở khoa học môi trường”, Khoa

Địa lý – Đại học Khoa học Tự nhiên.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 109

11. PGS. TS. Nguyễn Hồng Thục, “Sức ép của quá trình đô thị hóa ở

Việt Nam”, Đại học Kiến trúc Hà Nội.

12. Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi

trường (2001), “Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về

bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương

trình Nghị sự 21 ở Việt Nam).

14. Một số vấn đề về phát triển bền vững miền núi ở Việt Nam, Tạp

chí Dân tộc và Miền núi số 23 (11/2002).

15. Trần Đức Viên (2001), “Thành tựu và Thách thức trong Quản lý

tài nguyên và cải thiện cuộc sống người dân ở trung du – miền núi Việt

Nam (Tài liệu Hội thảo, Tam Đảo, 15-16/9/2000)”, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

16. Báo Đăk Nông, số ra ngày 19/1/2009.

17. Chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia 2001 – 2010.

18. Dự án điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế -

Xã hội huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 (2008).

19. Nguyễn Huy Côn, Nguồn tin: T/C Sài gòn Đầu tư & Xây dựng,

số 1+ 2, năm 2006.

20. “Xanh hóa công nghiệp: Vai trò mới của Cộng đồng, Thị trường

và Chính phủ”, Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế Giới.

21. Các website: http://www.monre.gov.vn (website của Bộ Tài

nguyên và Môi trường), http://www.nea.gov.vn (website của Tổng cục Môi

trường), http://www.luatvietnam.vn (website Luật Việt Nam), diễn đàn

http://yeumoitruong.com.