20
Đặc San Hi Ái Hu Trà Vinh năm Mu Tý – 2008 81 khách mt ln ghé qua….Cát mênh mông bt ngàn .Con người bng trnên vô cùng bé nhtrên đồi cát, bé nhtrước thiên nhiên….Nhng chiếc máy nh Digital được mra để bt đầu ghi li nhng hình nh tuyt vi nơi đây. Mt mình “ thanh gươm” phi chy qua chy li khó khăn trên cát để chp nh giúp người này đến người kia. Anh Khi nhà tôi bquay như chong chóng nhưng vn cười tươi. Bt cht , mt cơn gió thi qua , cát bay mù mt ht tung chiếc nón vi ca Hubay vphía trước , Hula ơi i , Khi , cũng chính là Khi trên hai cánh tay đeo lng lng nhng chiếc máy nh ca bn tôi , trước ngc đeo chiếc máy nh ca chính mình , nghe Hula vi chy theo để nht chiếc nón .Khi va chy va lún chân trên cát , li srơi máy nh nên không thchy nhanh mà chiếc nón cvô tư “ cun theo chiu gió ” ..Mãi mt lúc sau cơn gió ngng li mi nht được nếu không chc nhHuđành để li chiếc nón cho đồi cát làm knim…Nhìn hình nh Khi lon ton chy theo chiếc nón lúc y không ai nhn cười được , có đứa cười té lăn trên bcát . Tht là thú v! Có lchúng tôi skhông bao giquên cá cm giác tuyt vi như hôm nay………Nhng tm nh ghi li nhng giây phút tuyt vi y slà nhng knim vô cùng quý giá và đẹp nht trong lòng chúng tôi… Sut my givui đùa trên đồi cát chúng tôi cũng đã thm mt và người ai cũng bám đầy cát nên bui chiu vđến khách sn chúng tôi chun bxung tm bin ngay. Bin chiu tht đẹp tri ra trước mt chúng tôi.Mt tri ln dn chcòn phân na sau dãy núi xa xa.Bin xanh thm, mênh mông .Tng con sóng bc đầu nhum ánh hoàng hôn lp lánh màu vàng cun cun txa vào b. Chúng tôi nô đùa trong dòng nước xanh mát , lành lnh mang đến mt cm giác mát m, dchu .Thnh thong , mt cơn sóng mnh chy vào làm bn tôi mt thăng bng té trong nước phi ung cngm nước bin mn chát , cbn cười tht vui .Lúc đó có lchúng tôi quên mình ai cũng đã gn ….lc tun mà vui vhn nhiên nô đùa vi sóng bin như ngày xưa còn bé …. Tm mt lúc tôi lên bcát ngi nhìn ra bin. Xa xa có nhng con tàu nhxíu khi n, khi hin. Bin vn xanh , sóng vn tung bt trng xoá chy vào bđến chtôi ngi. …Hoàng hôn biến mt tlâu .Đêm bt đầu xung.Vài ngn đèn láp lánh trên bin trong màn đêm .Mt ni xúc cm nào đó len vào trong tôi. Tôi hát nghêu ngao nho nhva đủ mình nghe : “Chcó thuyn mi hiu , bin mênh mông dường nào .Chcó bin mi biết thuyn đi đâu , vđâu ? ………… Nhng ngày không gp nhau , lòng thuyn đau rn v.Nếu tgithuyn ri, bin chcòn sóng gió .Nếu phi cách xa anh , em chcòn bão t……” Tôi cht nhn ra có ltrước đây , cũng đã lâu lm ri , tôi đã tri qua mt ln bão t….Nhưng giđây , bão tđã đi qua….bin vn mênh mông xanh thm , bí n, sóng vn muôn đời thy chung vi bin , và thuyn vi bin vn luôn hiu nhau……..Và tôi cũng đã hiu mình hơn .LoØng tôi đã bình yên không còn sóng gió , ít ra giđây , trong giây phút này , bên cnh tôi có nhng người bn thân thương, tuyt vi , có tình yêu bè bn, tôi không còn thy mình cô đơn , lloi trước bin ngay ctrong cuc đời . Tình yêu có thtan v, đổi thay , người tình có thbta đi nhưng bn bè thì không . Tình bn luôn li và thuchung. Tiếng các bn gi lên bct ngang dòng suy nghĩ ca tôi . Na gisau cbn tp trung nhà ăn ca khách sn để dùng cơm ti.Sau my gingâm mình dưới nước bin , ai cũng cm thy khohơn , dchu hơn nht là chKim Hoanh , lúc đi chkhông được kho, githy chlà người tươi tn nht….Ba cơm vì vy cm thy ngon ming hơn . Cơm ti xong , chúng tôi rnhau ra ngi trước hành lan nhìn xung bin, va thưởng thc café nóng , va tiếp tc nhng câu chuyn ddang…Gió bin đêm thi lên mát rượi , tiếng sóng bin m m vang lên xa xa nhưng cũng không át ni tiếng cười giòn tan ca chúng tôi.Càng vkhuya , tri hơi lnh, chúng tôi li kéo nhau vào phòng nói chuyn .Không hiu chuyn đâu mà sao có để nói hoài không hết cũng chnhng knim vquê hương , vbn bè, vnhng người thân đã nm xung vĩnh vin trong lòng đại dương , vnhng ni đau vn còn li .. …Mi người ngi chen nhau trên hai cái giường , không khí tht m áp. Nhng knim được khơi li…… Tôi chuyn cho các bn nhng tm hình các thy chp ngày xưa trước văn phòng trung hc Vĩnh Bình và tm nh chp lp tôi, 3B2 , năm hc 1965- 1966…mà tôi đã trân trng gigìn 40 năm qua va được Khi phóng to ra để tng bn bè..Ai cũng vui mng , thích thú khi nhìn nhng tm hình .Nhng khuôn mt hc trò ngây thơ pha ln mt chút ngô nghê, quê mùa tht bun cười mà cũng tht dthương. Nhng câu hi liên tiếp đặt ra “ _ Thng này là thng nào , sao nhìn không ra ? _ Á nhri, nó là thng …….Còn thng này là thng ….tphú nông dân đây !Hai con ri .Thng này là thng có bit danh là ôâng Bang….nè, Ê ! con nhlùn này ……A! nó hin là mât …ndoanh nhân đó nha ! Nó có hai con đều làm giám đốc…..( nhHukhoái quá cười tũm tĩm ) .Còn hai đứa ngi hàng đầu cũng đang có mt đây nè, là con nh“ trăng tròn” và ni cô Diu Hng đó ! Cái mt hi đó sao mà…..thy “ngu huyn… ng” vy ch? Còn anh chàng thp thp này bây giGiáo sư Đại hoc Hawaii đấy ( Hân hnh cho lp mình đấy ch! )

khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81

khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn .Con người bỗng trở nên vô cùng bé nhỏ trên đồi cát, bé nhỏ trước thiên nhiên….Những chiếc máy ảnh Digital được mở ra để bắt đầu ghi lại những hình ảnh tuyệt vời nơi đây. Một mình “ thanh gươm” phải chạy qua chạy lại khó khăn trên cát để chụp ảnh giúp người này đến người kia. Anh Khải nhà tôi bị quay như chong chóng nhưng vẫn cười tươi. Bất chợt , một cơn gió thổi qua , cát bay mù mịt hất tung chiếc nón vải của Huệ bay về phía trước , Huệ la ơi ới , Khải , cũng chính là Khải trên hai cánh tay đeo lủng lẳng những chiếc máy ảnh của bọn tôi , trước ngực đeo chiếc máy ảnh của chính mình , nghe Huệ la vội chạy theo để nhặt chiếc nón .Khải vừa chạy vừa lún chân trên cát , lại sợ rơi máy ảnh nên không thể chạy nhanh mà chiếc nón cứ vô tư “ cuốn theo chiều gió ” ..Mãi một lúc sau cơn gió ngừng lại mới nhặt được nếu không chắc nhỏ Huệ đành để lại chiếc nón cho đồi cát làm kỷ niệm…Nhìn hình ảnh Khải lon ton chạy theo chiếc nón lúc ấy không ai nhịn cười được , có đứa cười té lăn trên bờ cát . Thật là thú vị ! Có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ quên cá cảm giác tuyệt vời như hôm nay………Những tấm ảnh ghi lại những giây phút tuyệt vời ấy sẽ là những kỷ niệm vô cùng quý giá và đẹp nhất trong lòng chúng tôi…

Suốt mấy giờ vui đùa trên đồi cát chúng tôi cũng đã thấm mệt và người ai cũng bám đầy cát nên buổi chiều về đến khách sạn chúng tôi chuẩn bị xuống tắm biển ngay. Biển chiều thật đẹp trải ra trước mắt chúng tôi.Mặt trời lặn dần chỉ còn phân nửa sau dãy núi xa xa.Biển xanh thẩm, mênh mông .Từng con sóng bạc đầu nhuộm ánh hoàng hôn lấp lánh màu vàng cuồn cuộn từ xa vào bờ . Chúng tôi nô đùa trong dòng nước xanh mát , lành lạnh mang đến một cảm giác mát mẻ , dễ chịu .Thỉnh thoảng , một cơn sóng mạnh chạy vào làm bọn tôi mất thăng bằng té trong nước phải uống cả ngụm nước biển mặn chát , cả bọn cười thật vui .Lúc đó có lẽ chúng tôi quên mình ai cũng đã gần ….lục tuần mà vui vẻ hồn nhiên nô đùa với sóng biển như ngày xưa còn bé ….

Tắm một lúc tôi lên bờ cát ngồi nhìn ra biển. Xa xa có những con tàu nhỏ xíu khi ẩn, khi hiện. Biển vẫn xanh , sóng vẫn tung bọt trắng xoá chạy vào bờ đến chỗ tôi ngồi. …Hoàng hôn biến mất từ lâu .Đêm bắt đầu xuống.Vài ngọn đèn láp lánh trên biển trong màn đêm .Một nỗi xúc cảm nào đó len vào trong tôi. Tôi hát nghêu ngao nho nhỏ vừa đủ mình nghe :

“Chỉ có thuyền mới hiểu , biển mênh mông dường nào .Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu , về đâu ? ………… Những ngày không gặp nhau , lòng thuyền đau rạn vỡ .Nếu từ giả thuyền rồi, biển chỉ còn sóng gió .Nếu phải cách xa anh , em chỉ còn bão tố……”

Tôi chợt nhận ra có lẽ trước đây , cũng đã lâu lắm rồi , tôi đã trải qua một lần bão tố ….Nhưng giờ đây , bão tố đã đi qua….biển vẫn mênh mông xanh thẳm , bí ẩn, sóng vẫn muôn đời thủy chung với biển , và thuyền với biển vẫn luôn hiểu nhau……..Và tôi cũng đã hiểu mình hơn .LoØng tôi đã bình yên không còn sóng gió , ít ra giờ đây , trong giây phút này , bên cạnh tôi có những người bạn thân thương, tuyệt vời , có tình yêu bè bạn, tôi không còn thấy mình cô đơn , lẻ loi trước biển ngay cả trong cuộc đời . Tình yêu có thể tan vở, đổi thay , người tình có thể bỏ ta đi nhưng bạn bè thì không . Tình bạn luôn ở lại và thuỷ chung.

Tiếng các bạn gọi lên bờ cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi . Nửa giờ sau cả bọn tập trung ở nhà ăn của khách sạn để dùng cơm tối.Sau mấy giờ ngâm mình dưới nước biển , ai cũng cảm thấy khoẻ hơn , dễ chịu hơn nhất là chị Kim Hoanh , lúc đi chị không được khoẻ , giờ thấy chị là người tươi tắn nhất….Bữa cơm vì vậy cảm thấy ngon miệng hơn . Cơm tối xong , chúng tôi rủ nhau ra ngồi trước hành lan nhìn xuống biển, vừa thưởng thức café nóng , vừa tiếp tục những câu chuyện dở dang…Gió biển đêm thổi lên mát rượi , tiếng sóng biển ầm ầm vang lên xa xa nhưng cũng không át nỗi tiếng cười giòn tan của chúng tôi.Càng về khuya , trời hơi lạnh, chúng tôi lại kéo nhau vào phòng nói chuyện .Không hiểu chuyện ở đâu mà sao có để nói hoài không hết cũng chỉ là những kỷ niệm về quê hương , về bạn bè, về những người thân đã nằm xuống vĩnh viễn trong lòng đại dương , về những nỗi đau vẫn còn ở lại .. …Mọi người ngồi chen nhau trên hai cái giường , không khí thật ấm áp. Những kỷ niệm được khơi lại……

Tôi chuyền cho các bạn những tấm hình các thầy chụp ngày xưa trước văn phòng trung học Vĩnh Bình và tấm ảnh chụp lớp tôi, 3B2 , năm học 1965-1966…mà tôi đã trân trọng giữ gìn 40 năm qua vừa được Khải phóng to ra để tặng bạn bè..Ai cũng vui mừng , thích thú khi nhìn những tấm hình .Những khuôn mặt học trò ngây thơ pha lẫn một chút ngô nghê, quê mùa thật buồn cười mà cũng thật dễ thương.

Những câu hỏi liên tiếp đặt ra “ _ Thằng này là thằng nào , sao nhìn không ra ? _ Á nhớ rồi, nó là thằng …….Còn thằng này là thằng ….tỉ phú nông dân đây !Hai con rồi .Thằng này là thằng có biệt danh là ôâng Bang….nè, Ê ! con nhỏ lùn này ……A! nó hiện là mộât …nữ doanh nhân đó nha ! Nó có hai con đều làm giám đốc…..( nhỏ Huệ khoái quá cười tũm tĩm ) .Còn hai đứa ngồi hàng đầu cũng đang có mặt ở đây nè, là con nhỏ “ trăng tròn” và ni cô Diệu Hồng đó ! Cái mặt hồi đó sao mà…..thấy “ngu huyền… ngờ ” vậy chứ ? Còn anh chàng thấp thấp này bây giờ là Giáo sư Đại hoc Hawaii đấy ( Hân hạnh cho lớp mình đấy chứ ! )

Page 2: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 82

A , Tôm kho Tào nè tụi mày ơi !Không biềt hai người này bây giờ ở đâu nhỉ ? Còn cái thằng nhỏ con …..là thằng “ cà rem Nam Thanh ”chứ ai nữa ! …..Còn thằng cao cao này là thằng …..quỷ sứ của lớp , Phú …ngược lại với anh chàng lớp trưởng cao lớn, đẹp trai có cái tên rất ø con “Trai” nhưng lại hiền từ và hay đỏ mặt như con gái ….Còn thằng …lùn lùn ngồi cạnh thầy Hiền là …anh chàng Việt kiều Tây Đức từng lội nước đến thăm tôi …Còn nữa, con nhỏ có chiều cao khiêm nhường nhưng cũng đẹp nhất lớp đây , giờ đã có 2, 3 cháu ngoại rồi nhe ….” …..Từng tràng cười vang lên mỗi khi điểm mặt ai đó trong tấm hình.Tiếng cười bỗng nhiên chùng xuống , một thoáng im lặng như tưởng nhớ đến một người bạn không còn nữa khi tôi chỉ ngón tay đến T.N.H……

Ôi ! Những thằng nhỏ, con nhỏ ngày xưa ! Thoắt một cái đã 40 năm …..nhìn lại những hình ảnh sao thấy dễ thương đến vậy !

Còn đây là quý thầy . “ Điệp viên 00…thấy là thầy H. Ông trắng trẻo , hồng hào là thầy hiệu trưởng HKH nè, thầy cao nghều ốm như cây tre…là thầy T. dạy nhạc , bên cạnh không thua gì thầy T. cũng là H. dạy Pháp văn, thầy A. dạy toán rồi đến thầy T. dạy sử” ( không biết lên bàn cân , ai nhẹ hơn ai ..? A, mà không hiểu sao thời đó thầy nào cũng …mảnh mai , mình hạc xương mai vậy nhỉ ? ) …… Với từng ông thầy, bọn tôi đều có kỷ niệm riêng nào đó thật sâu đậm.

Càng về khuya , căn phòng càng ấm lên vì những trận cười khi tôi là người khởi xướng nhắc lại những mối tình học trò ngây thơ , dễ thương, trong sáng và cũng mong manh như sương khói vì nhiều lý do nên không thành mà tôi gọi đùa là những chuyện tình …” Robinet & Toilet” làm cảbọn lại cười rần lên…

Đầu tiên la chuyện chị Nguyệt. Ngày xưa có anh Sơn , vẽ đẹp như hoạ sĩ , để ý thương chị Nguyệt nhưng anh Sơn hiền quá không dám thổ lộ cứ ngày ngày ca bài “ Ngày xừa Hoàng Thị…….Xưa tan trường về , Sơn theo Nguyệt về , mái tóc Nguyệt dài, ….chân Sơn nặng nề, lòng Sơn nức nở mai vào lớp học Sơn còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ…” …….để rồi cuối cùng chị Nguyệt cũng lên xe hoa rồi anh Sơn đã ngẩn ngơ lại càng thẩn thờ hơn … ….Chị Nguyệt nghiêm trang, chững chạc …đang nằêm trên giường nghe nhắc như vậy cũng bật ngồi dậy và cười khúc khích….

Tới chị N.L đây ! Đó là chuyện tình …….thời chinh chiến cũng thật đẹp giữa chị với một anh chàng sĩ quan.Sau 75 , anh bị đi cải tạo, chị ở nhà nghiền ngẫm “ Chinh Phụ ngâm khúc”…..đợi chờ suốt mấy năm dài .,Mãn hạn anh về Sài Gòn, chính tôi là người làm “ chim bồ câu” đưa thư của chị cho anh ấy …Chuyện của anh chị cũng lâm ly , bi đát , éo le nhiều nước mắt vì sau đó anh cũng ca bài Sayonara

…một đi không trở lại với chị lần nào dù chỉ là một lời hỏi thăm……Tôi tưởng khi nhắc lại chuyện này chị L.sẽ …rơm rớm nước mắt nhưng tôi thấy chị cũng cười khanh khách …Có lẽ , nhiều năm qua rồi , lòng chị đã bình yên , tôi cũng mừng cho chị.

Rồi cũng chính tôi làm “ liên lạc viên” để lén chuyển thư của Đ. , em chị L. cho người yêu của nó ở SG . Nhưng rồi anh chàng này cũng xuống tàu lặng lẽ ra đi …Thêm một chuyện tình dang dỡ . Nhưng không biết có phải đó là mối tình đẹp đối vói chị L. và Đ. hay không vì có một thi sĩ từng nói “ Tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ” mà !

Chưa hết , chính tôi lại làm “ cầu nối” để hoà giải cho những giận hờn trong chuyện tình của nhỏ A. và anh H. Dạo đó tôi đã viết thư hết khuyên A. rồi năn nỉ anh H….Cuối cùng thì anh H. và A. đã hiểu nhau và đi đến kết thúc tôt đẹp…..Báo hại , lần đó tôi phải lăn lội đi xuống tận M. H để dự lễ cưới của họ vào mùa nước lũ dâng cao còn tôi nước mắt dâng trào vì cảm động, ngay trong tiệc cưới. Đấy là một chuyện tình …có hậu nghe, các bạn !

A, còn chuyện này , không giống những chuyện vừa rồi. Đó là chuyện hai đứa lớp tôi có tên đều bắt đầu bằng chữ H . Anh H. cũng thương nhỏ H. nhưng nhỏ này không để ý gì đến tình cảm bạn đồng học ..rồi sau này .cũng lên xe hoa của ông V.để anh H. mang “khối tình xuống tuyền đài chưa tan ”

Có lẽ những chuyện tình “ R & T” của tôi hấp dẫn quá nên mấy đứa bạn bảo tôi kể tiếp.

Còn nữa đây ! Ngày xưa , có anh T. rất hiền như cái tên của anh…Chiều nàøo anh cũng ra quán của nhỏ V.ăn một chén chè chí mà phủ , bất kể hôm đó là mưa gió hay bão….Không phải anh thích ăn ngọt mà chỉ vì anh …phải lòng cô chủ quán. Mỗi ngày một chén chè , ngày này qua tháng nọ chỉ làm anh có nguy cơ bịnh …….TĐ chứ tình yêu của anh không đủ làm…..ngọt lòng cô chủ quán…Và rồi , không biết tôi có vô tình làm ….tim anh tan vỡ hay không khi tôi là người đã….dẫn lối đưa đường cho anh D. đến tận nhà V. để anh D. cơ hội hát cho nhỏ V. nghe bài “ nỗi lòng” ….“ Yêu ai yêu cả một đời……..”….. Mưa dầm thấm lâu , nhỏ V. nghe riết thì “ My heart will go on …” ( Dạo đó bài hát này chưa có, ý tôi muốn nói là trái tim V. cũng muốn …xao động ấy mà ! ) ….Bây giờ …chúng nó đã có ba hoàng tử . ( Nhân vật chánh trong chuyện này đang ngồi kia và cũng đang ….hở 10 cái răng kìa ! )

Hoá ra bây giờ kể lại tôi mới nhận ra mình đã làm chim bồ câu rồi câu nối cho nhiều ngươi vậy sao ? Dù thành hay không nhưng bây giờ ø những nhân vật chính trong những câu chuyện ngồi đây nghe tôi nhắc lại đều cười vui vẻ với tâm trạng rất thoải mái ,nhẹ nhàng…

Page 3: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 83

Còn chuyện ML thì nhẹ nhàng hơn..Ngày xưa anh chàng Q. cũng trồng cây si ..đơn phương với ML trong nhiều năm nhưng cũng không thành “ chỉ vì lúc đó thấây không hợp nhau .Thế thôi !”, ML nói . Bây giờ Q. cũng không còn nữa nên bọn tôi nhắc lại cho vui chứ không dám cười .

Chuyện tình học trò của các…bông hoa đã xong nên bây giờ chúng tôi quay qua Khải .Tuy đêm đã khuya nhưng dường như chẳng ai buồn ngủ cả .Chỉ còn ngày mai thôi , buổi họp mặt sẽ kết thúc .Thời gian càng ngắn ngủi thì chúng tôi càng trân trọng những giây phút còn ở bên nhau như thế này nên cứ tranh thủ để kể chuyện, tâm sự, vui đùa .

Thế là đến lượt “ thanh gươm” bị chúng tôi tấn công. _”Nói mau , ngày xưa ở TV ông để ý con nhỏ nào , hãy khai ra !” Khải cười chống chế “ Ê , không có à ! Hết lớp đệ tứ tôi đã lên SG học rồi.Lúc đó còn…..ngây thơ , vô ….số tội , làm gì có chuyện yêu đương chứ ! Cả bọn lại cười vì sự “ ngây thơ , tong tắng” của Khải .

Đến đây , sợ các bạn chĩa …mũi dùi qua tôi , bắt tôi khai chuyện tình của mình nên tôi giả vờ nói “ thôi , khuya rồi , đi ngủ để mai dậy sớm tắm biển nữa .” Nghe nói hợp lý nên các bạn cũng quên chuyện của tôi và trở về phòng của mình .Hú hồn ! Kể chuyện ngươi ta thì dễ , chứ kể chuyện của mình ra thì thà …..chết sướng hơn . Giấc ngủ cũng đến thật nhanh với mọi người . Có lẽ , đêm nay sẽ có nhiều giấc mơ đẹp trong giấc ngủ mọi người !

Đúng 5 giờ sáng , chúng tôi còn đang say ngủ vì đêm qua thức khuya , thì Khải đi gỏ cửa từng phòng đánh thúc bọn tôi dậy .Dù vẫn còn rât buồn ngủ nhưng ai cũng vội vàng bật dậy , xuống biển sớm .Riêng tôi rất náo nức muốn được ngắm cảnh mặt trời mọc buổi sáng trên biển.

Mặt trời có lẽ vẫn còn ngủ sau rặng núi xa. Từ xa, đã thấy anh chàng Khải đang khởi động cho bài thể dục buổi sáng trước khi xuống tắm. Biển lúc sáng sớm thật êm dịu , chỉ một vài con sóng nhỏ chạy vào bờ nhưng cũng đủ xô ngả những người …ốm yếu như chị Nguyệt hay tôi …Chúng tôi đùa nghịch trong nước vừa nhắc chuyện tối qua vẫn còn làm chúng tôi tức cười ….Mặt trời bắt đầu ló dạng , từ từ nhô lên ø sau ngọn núi .Nước biển đã bớt lạnh , có lẽ nhờ hơi ấm mặt trời làm chúng tôi thích thú cứ muôn ngâm mình lâu trong nước ……Chúng tôi cứ thế , vui đùa trong dòng nước xanh mênh mông …..Bắt đầu có những đợt sóng to xô vào bờ làm chúng tôi càng vui hơn khi có một vài người trong chúng bị sóng quật ngã , chưa kịp ngồi dậy đã bị làn sóng khác tràn tới , lại bị té và uống nước……Thật là vui ! Trời đã sáng rõ …Đã có nhiều du khách xuất hiện trên bãi tắm.

Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu .Tôi chạy vội lên bờ cát, lựa một chỗ khô nhất mà sóng biển không tràn tới, tôi tìm một cây que .Tôi bắt đầu viết lần lượt tên những người bạn trong chuyến đi này lên cát…xong tôi gọi hết bạn bè lên ngồi bên cạnh những tên tôi vừa viết và chụp những tấm hình ghi lại để làm kỷ niệm cho buổi họp mặt lần nầy…Có vẻ như các bạn tôi cũng rất thích thú về việc làm của tôi…..Sau đó Khải gọi một gánh tàu hủ đến để mời bọn tôi …tráng sơ bao tử. Vừa tắm dưới biển lên , gặp gió ai cũng lạnh , giờ được ăn một chén tàu hủ chan nước đường nóng hổi với những lát gừng mỏng vừa thơm , vừa ấm bụng , thật là tuyệt vời nên người nào ăn xong cũng …….làm thêm 2, 3 chén nữa .Chúng tôi được ngon miệng mà bà bán hàng cũng vui mừng vì bán đựơc nhiều , gánh tàu hủ trên vai sẽ nhẹ đi ……Aên xong chúng tôi lại xuống biển tắm tiếp , chẳng ai muốn lên bờ .Hôm ấy trời yên, biển lặng , thật là một ngày lý tưởng cho chúng tôi vui chơi thỏa thích……… Biển bây giờ thật đẹp khi mặt trời lên cao , những con sóng lấp lánh dưới ánh bình minh , trên đầu trời xanh , mây trắng , dưới biển nước xanh thẩm và dưới chân tôi cát mềm mại chảy theo những cơn sóng nhỏ xô vào bờ , khi sóng rút đi để lại trên bờ những con ốc nhỏ đủ màu sắc nằm bơ vơ trên cát thật tội nghiệp……

Cũng đã trưa , chúng tôi lên bờ nghỉ ngơi .Ngồi trong quán ăn của khách sạn nhìn xuống bãi biển giờ đã có đông người hơn nên không còn cái vẻ yên lành của sớm mai , không còn cái dịu dàng , thơ mộng của lúc bình minh mà chúng tôi vừa mới được hưởng….Chúng tôi vừøa ăn sáng vừa nói chuyện , vừa ngắm cảnh và chụp thêm những tấm hình lưu niệm và mua những một vài đặc sản để về làm quà cho người thân…….. Rồi cũng đến lúc chúng tôi cũng phải lên xe trở về Sài Gòn rồi …..

Trên đường về chúng tôi ghé lại một cái quán bên đường sát bờ biển để dùng cơm trưa. Cũng là những món hải sản khá hấp dẫn nhưng dường như đối với riêng tôi không còn cảm thấy ngon miệng như bữa cơm tối hôm qua…Có lẻ vì tôi nghĩ đến giờ chia tay sắp đến gần…..Gió biển thổi lên lồng lộng làm bay rối tung cả tóc ….Ngoài kia mặt trời đã lên giữa đỉnh đầu , biển không còn màu xanh thẩm như lúc sáng sớm , biển dường như nhạt hơn dưới ánh nắng gay gắt của buổi trưa…Tôi say sưa ngắm nhìn những vẻ đẹp muôn màu của biển , lòng nghe một niềm tự hào khi nghĩ quê hương mình thật đẹp, dù nhỏ bé …

Ngồi ngắm biển một hồi lâu chúng tôi mới lên xe về nhà .Dường như ai cũng lưu luyến một cái gì đó không muốn rời xa…

Trên đường về Sài Gòn , không khí trên xe không còn giống như hôm qua , trầm lặng, ai cũng trở

Page 4: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 84

nên ít nói , một phần vì mệt mõi và có lẻû một phần vì ai cũng buồn bởi thời gian ở bên nhau quá ngắn….. hơn 30 năm xa cách mà gặp nhau chỉ có hai ngày ngắn ngủi……..Cũng đành vậy thôi ! Về đến nhà , dư âm ngày vui hôm qua vẫn còn vương vấn trong tôi . Tôi ngả mình xuống giường , thèm ngủ một giấc nhưng không sao ngủ được .Tôi nhắm mắt cố hình dung lại những hình ảnh trong hai ngày qua …..sẽ trở thành ký ức tuyệt vời trong lòng tôi, trong lòng bạn bè….

Chúng tôi còn hẹn nhau 02 năm nữa , các bạn ở xa sẽ cố gắng hội tụ về đây để cùng tổ chức một sinh nhật tập thể lần thứ 60 của chúng tôi …..Hai năm nữa …ngày ấy vẫn còn xa , còn bây giờ , chợt nghĩ đến hai ngày vui vẻ bên nhau , được sống lại những giây phút thần tiên của tuổi học trò , đối với chúng tôi , những giờ phút ấy…dường như …mùa Xuân đã trở lại ,tự bao giờ……..

[email protected] ---------------------------------------------

Vui Xuaân Maäâu Ty 2008

Câu đố địa dư (Hò đối đáp)

Thân tôi hình dáng chữ U Dân hiền xứ Phật người tu rất nhiều Hai sông phong cảnh mỹ miều Hai màu sắc tộc tình yêu nồng nàn Hai sông ai thiếp ? ai chàng ? Hãy xin nói rõ họ hàng những ai ? Xuất thân nguồn gốc nơi đâu ? Hai màu sắc tộc là hai màu nào ? Đáp xong xin bỏ trầu cau Trăm năm xe mối chỉ đào nên duyên.

Đáp:

Bản đồ nét vẽ chữ U TRÀ VINH xứ Phật người tu rất nhiều Sông TIỀN, sông HẬU mỹ miều Màu da MIÊN VIỆT tình yêu nồng nàn Hỏi thì xin đáp sẵn sàng Sông HẬU quê thiếp, TIỀN GIANG quê chàng

Xuất thân từ chốn ngoại bang Bắt nguồn Tây Tạng Phật vàng ngàn xưa Xuôi về Nam những truyền thừa Trung Hoa, Lào, Việt, xứ Chùa Cao Miên CỬU LONG chín khúc Rồng thiêng Đổ về Nam Việt kết duyên Tấn Tần Khmer, Hoa, Việt tương thân CỬA TIỂU, CỬA ĐẠI rất gần song đôi BA LAI quê nội bồi hồi HÀM LUÔNG Bến Trúc chiếc nôi ân tình CỔ CHIÊN sông nước TRÀ VINH Biển ra Ba Động đẹp xinh quê nhà CUNG HẦU mầu mỡ phù sa Xuôi về quê thiếp đây là ĐỊNH AN Tiếng hò lảnh lót HẬU GIANG Tây Đô BASSAC rẽ sang TRẦN ĐỀ Mênh mông biển rộng đường quê Vượt thuyền Đông Hải đề huề bên nhau Mối tình MIÊN VIỆT thâm giao Nay xin một lễ trầu cau thỏa lòng.

Chiêu Anh Tháng 10/2007

Mừng Xuân Mậu Tý 2008

Mừng Xuân Mậu Tý rộn ràng Xuân Đinh Hợi ra đi tiễn bước chân Vận bỉ năm qua nhiều khổ nạn Thời lai Tết tới sẽ vinh hưng Giao Thừa hái lộc ơn ban rải Nguyên Đán dâng hương phước gội nhuần Nguyện khắp năm châu đồng lợi lạc Thiên tai chiến nạn thảy đều ngưng.

Chiêu Anh

10/2007

Page 5: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 85

Giöõ Gìn Caëp Maét ÔÛ Tuoåi Höu Xin gởi tặng các bạn “ Nhóm Trẻ 60 Trà Vinh”

Diệp Tuấn Khải ( Hòa Lan) Mắt là cơ quan của thị giác. Cũng như các cơ

quan khác của cơ thể, sau 60 năm làm việc, mắt cũng có thể xảy ra nhiều khiếm khuyết. Biết trước được các khiếm khuyết đo, ta có thể phòng ngừa hoặc có biện pháp kịp thời để giới hạn tối đa các tổn hại do khiếm khuyết gây ra. Về hưu, ai cũng nghĩ tới “ an nhàn” : Đọc sách, du lịch, hobby...Mắt cần phải tốt để thực hiện các hoạt động đó. Sau đây một số vấn đề liên quan đến cặp mắt ở tuổi hưu. LÃO THỊ ( Presbyopia)

Ở tuổi ngũ tuần, cầm tờ báo phải để xa ra khỏi mắt mới đọc được, bịnh nhân thường than: “ hai tay tôi không còn đủ dài để đọc nữa!”. Lý do là mắt không còn điều tiết được nữa. Hiện tượng điều tiết của mắt giống như hệ thống zoom của máy thu hình: Khi thủy tinh thể của mắt phình lên hay xẹp xuống, độ zoom của mắt thay đổi, ta có thể nhìn xa, gần rõ ràng. Lúc trẻ cầm tờ báo để sát lỗ mũi, ta vẫn còn đọc được, lúc đó sự điều tiết của mắt còn sung sức. Trên 50 hết rồi thuở vàng son ! Lúc đó kiếng đọc sách là bạn đường không thể thiếu được nếu chúng ta muốn hưởng nhàncuộc sống. Tuy gọi là “ kính đọc sách ” nhưng thật ra ta phải cần nó với tất cả các hoạt động đòi hỏi nhìn rõ ở khoảng cách 25cm tới 40cm, thí dụ may vá, đóng đinh, làm bếp, nhứt là ăn cá phải nhìn kỷ coi có xương hay không !

Thực tế ngoài một kính đọc sách chính, cần có thêm vài cái phụ ( rẻ tiền mua ở siêu thị) để rải rác trong nhà để khi nào cần ta có ngay ! Có một số người nghĩ rằng không mang kiếng để tập cho mắt “ mạnh” lên, mang kiếng thường sẽ làm mắt lệ thuộc vào kiếng. Với lão thị, điều nầy rất sai lầm. không mang kiếng chỉ làm ta bực mình rồi đi đến thái độ mặc kệ,

tới ngày nào đó bạn giựt mình vì bạn đã bỏ qua nhiều thú vị trong cuộc sống về hưu !!! Một ngoại lệ là với người cận thị, muốn nhìn gần rõ, đọc sách...người cận thị chỉ cần bỏ kính ra. Một ngoại lệ nữa là ở người bình thường, vào một ngày đẹp trời nào đó, bỗng khám phá ra là đọc sách không cần kiếng nữa ! Hiện tượng nầy gọi là “second sight”, có thể mắt bị cườm đấy, sẽ nói về sau. CƯỜM ( CATARACT )

Sau lão thị, cườm là bình thương xảy ra nhứt ở tuổi hưu. Cườm có nghĩa là đục thủy tinh thể. Nằm sau con ngươi( đồng tử) là thủy tinh thể , đó là một kính hội tụ để “focus” ánh sáng lên võng mạc. Nếu nó bị đục, ảnh hiện lên võng mạc sẽ mờ, ta không thấy rõ. Triệu chứng của cườm là mờ mắt, giống như mặt kính xe hơi bị đóng hơi. Từ mấy thế kỷ dài, cườm là nguyên nhân mù, không chữa được, nhưng ngày nay với kỹ thuật mới, giải phẫu cườm là giải phẫu thành công nhứ trong Nhãn Khoa . Trong dân gian vẫn còn vương vấn ý niệm cườm là mù, nghe tới bị cườm là sợ mù! Nỗi ám ảnh đó hiện nay là vô căn cứ! Mổ như thế nào? Mổ như thế nào? Thủy tinh thể đục được hút ra và thay vào đó một thủy tinh thể nhân tạo. Giải phẫu được thực hiện dưới thuốc tê, mổ xong bịnh ra về ngay không cần nằm ở bịnh viện. Về nhà phải nhỏ thuốc vài tuần để phòng ngừa nhiễm trùng. Sau 5 tuần được đo kính lại. Vết mổ rất nhỏ, cỡ 3 milimét, nên không cần khâu. Nguyên nhân chính của cườm là tuổi tác, nhưng cũng có những nguyên nhân khác: - Bẩm sinh ( cườm ở trẻ con) - Chấn thương ( do tai nạn, thể thao...) - Tiểu đường (diabetes). Do số bịnh nhân tiểu đường càng ngày càng tăng, bịnh cườm cũng tăng theo - Do phóng xạ Như trên đã nói, cườm chỉ là đục thủy tinh thể, không hơn không kém. Ở người thường, cườm bắt đầu từ từ, trong giai đoạn đầu, lúc thủy tinh thể bắt đầu đục, mắt có thể trở nên cận thị, nên một người 60 tuổi bỗng nhiên khám phá ra là ông ta đọc sách rõ mà không cần kiếng nữa!

Khi nào nên mổ? Thường cườm mới phát chưa cần mổ, bịnh còn lái xe được, coi TV được. Quyết định mổ nên hội ý với bác sĩ Nhãn khoa. Ở Hòa Lan thường căn cứ vào qui định lái xe. Để còn được

Page 6: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 86

lái xe, thị lực tối thiểu của mắt tốt là 50% và của mắt kia là 20%.

Ở các nước thứ ba, nhất là ở các vùng hẻo lánh xa thành phố, cườm là nguyên nhân số 1 gây mù lòa. Với sự trợ giúp của các bác sĩ Nhãn khoa từ các nước giàu, các đoàn giải phẫu mắt được gởi đến các nơi đó để mổ cườm miễn phí cho người dân nghèo : Népal, Việt Nam, Phi Châu...Mấy năm trước trên mạng internet của Hội Ái Hữu Trà Vinh thấy có thông báo giúp đỡ miễn phí cho dân nghèo vùng Trà Vinh do sự tài trợ hảo tâm của đồng hương Trà Vinh là Cô Từ Nhiên Hương tác giả quyển hồi ký “Nước Mắt Đỏ”.

Từ mấy năm nay khoa Mắt bịnh viện Đa Khoa Trà Vinh cũng được sự trợ giúp của tổ chức Mekong Eye Doctors của Hòa Lan (VC gọi là tổ chức Mê Công Hà Lan). Bác sĩ Ype Henry của Đại học Amsterdam và cô Gabrielle Jansen (chuyên viên quang học= Optometry) đến trà Vinh rất nhiều lần mang theo các máy móc khám mắt, dụng cụ giải phẫu và cùng các bác sĩ tại chỗ Bé Ba, Nhi, Thủy khám và mổ cườm miễn phí cho bịnh nhân nghèo. Đồng thời các bác sĩ tại chỗ cũng được trao giồi kiến thức mổ cườm, đến nay đã thành các giải phẫu gia kinh nghiệm. Hàng năm Mekong Eye Doctors vẫn còn tài trợ một số thủy tinh thể để xử dụng miễn phí cho bịnh nhân nghèo.

BỆNH TĂNG ÁP MẮT (glaucoma, Việt Nam CS âm là glô côm)

Có nơi ở Việt Nam gọi là “cườm nước” . Cách gọi nầy gây ra rất nhiều hiểu lầm, lẫn lộn với bịnh cườm nói ở trên. Glaucoma là do sự gia tăng của áp mắt, áp xuất nội nhãn, chứ không dính dáng gì với đục thủy tinh thể cả. Dùng ngón tay sờ lên tròng mắt ( nhãn cầu) bạn sẽ cảm thấy mắt hơi căng cứng ( giống như sờ vào ruột xe đạp). Độ căng cứng nầy không được quá thấp mà cũng không được quá cao, trung bình 20 mmHg. Muốn duy trì được độ cứng bình thường nầy, mắt phải tự tạo ra nước liên tục và lượng nước dư phải được thải ra ngoài qua một hệ thống lọc tinh vi. Các chức năng sản xuất nước, lọc nước nầy hoàn toàn do mắt chủ động, không bị ảnh hưởng bởi huyết áp hay là mắt khô mắt ướt. Với tuổi tác, chức năng thải nước bị trở ngại thế là áp suất mắt tăng dần, các tế bào của thần kinh mắt sẽ bị đè ép và dần dà chết đi, đó là bịnh tăng áp mắt. Khác với bịnh cườm, bịnh glaucoma lúc đầu rất là yên lặng, thị lực còn tốt, chỉ có thị trường của mắt bị tổn hại mà thôi. Đa số trường hợp glaucoma được phát hiện do tình cờ

đo áp suất ở các chuyên viên quang học hoặc phòng mạch bác sĩ nhãn khoa. Do tính cách đặc biệt đó, mỗi lần thử kiếng nên hỏi thăm đo áp mắt. Nếu nghi ngờ phải xin chuyển đi bác sĩ nhãn khoa.. Nơi đây sẽ thực hiện thêm các thử nghiệm khác như đo thị trường (visual field)... để xác định.

Thị trường của măt là gì? Khi mắt nhìn vào một vật gì, ta thấy rõ vật đó, đó là thị cực trung tâm, còn khoảng không gian quanh vật đó tuy mắt không thấy rõ, nhưng vẫn quan sát được, phần đó gọi là thị trường. Thị lực trung tâm là do các tế bào điểm vàng ( macula) đảm nhận, sẽ nói thêm về sau, còn thị lực xung quanh là do các tế bào ngoài điểm vàng đảm nhận. Ở glaucoma, các tế bào nầy bị tổn hại sớm nhất. trên tuổi 60, ngoài việc để ý đến huyết áp, còn phải để ý đến nhãn áp, ít nhứt một lần trong khoảng 1-2 năm. Nếu glaucoma không được điều trị đúng cách, cuối cùng mắt chỉ còn thấy được vùng trung tâm, người ta nói giống như nhìn qua một đường hầm (tunnel) và cuối cùng là mù. SUY BIỄN ĐIỂM VÀNG ( Macula Degeneration)

Tên chính thức = Age-related macular Degeneration. Đây là nguyên nhân hàng đầu mù lòa ở các nước Âu Mỹ và hiện là “big problem” cho ngành Nhãn khoa hiện đại.

Điểm vàng là gì? Đó là vùng trung tâm của võng mạc. Ánh sáng từ ngoài xuyên qua đồng tử, qua thủy tinh thể ( gọi tắt là lens) để được focus lên ngay điểm vàng, nơi đây do các phản ứng sinh hóa ánh sáng được chuyển thành các dòng điện được dây thần kinh mắt dẫn về não bộ, nhờ đó ta thấy được.

Nếu tế bào điểm vàng bị suy biến, mắt không nhìn rõ được, thị lực trung tâm bị giảm, mờ đi. Có hai loại suy biến: - Suy biến khô : các tế bào điểm vàng chết dần, hóa sẹo. - Suy biến ướt : có các mạch máu tân sinh chui vào điểm vàng làm hư tế bào. Làm sao phát hiện được sớm suy biến điểm vàng?

Khi thấy mắt mờ, các hình ảnh và các chữ bị cong queo hoặc có thể dùng tờ giấy kẻ hình vuông để tự kiểm lấy. Thử từng mắt, mắt kia phải che lại, mang kiếng đọc sách, nhìn vào trung tâm tờ giấy và giữ mắt yên ở vi trí đó, nếu các ô vuông, lằn kẻ quanh trung tâm mà bị gảy đoạn, hoặc cong queo, là điểm vàng có vấn đề!! Đây là trường hợp khẩn cấp trong ngành nhãn khoa, phải đem đến bác sĩ nhanh. Với loại suy biến khô, hiện nay không có cách trị.

Page 7: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 87

Với loại suy biến ướt, có thể tri được với laser và một số thuốc mới vừa xuất hiện trên thị trường. Nhưng ta vẫn không trị dứt được bịnh, chỉ ngăn chận bịnh được lúc nào mà thôi.

Nếu trị không được có cách nào đề phòng không?

Rất nhiều khảo cứu trên thế giới đưa tới lời khuyên như sau: - Ngưng hút thuốc - Ăn nhiều rau cải ( broccoli, spinach, cà rốt...) - Dùng thêm vitanin và các chất có lợi cho võng mạc - Ăn cá có loại dầu omega 3,6 - Ra ngoài nắng phải có mộ kính râm tốt - Vài nơi trên thế giới, thí nghiệm với các phẫu thuật đặc biệt: dời chỗ điểm vàng, ghép tế bào điểm vàng, cấy mội “chip” vô mắt để thay thế điểm vàng... BỊNH VÕNG MẠC DO TIỂU ĐƯỜNG ( Diabetic Retinopathy = DRP)

Nếu suy biến điểm vàng là nguyên nhân mù lòa số 1 ở lớp tuổi hưu thi DRP là nguyên nhân số 1 của mù lòa ở lớp tuổi trước hưu.

Võng mạc là lớp trong cùng của mắt, chứa đựng các tế bào thị giác, nhờ đó ta nhìn thấy được. Nếu so sánh mắt với cái chụp hình loại cổ điển, võng mạc chính là cuộn phim. Phim mà bị hư thì dù máy có tốt cách mấy, ảnh vẫn mờ, xấu hoặc đen.

Do tiểu đường các vi mạch máu ở võng mạc bị hư đi, sinh ra xuất huyết hoặc xuất tiết (exudate) các tế bào thị giác bị “ngập lụt” và thiếu dưỡng khí, rồi sẽ chết.

Nếu các hư hại nầy được phát hiện sớm, người bịnh được điều trị bằng laser ( laser coagulation) thì thị lực của mắt được bảo tồn.

Khi nào người bị tiểu đường phải đi khám mắt?

Tiểu đường càng lâu, nguy cơ có biến chứng ở mắt càng cao. Ngay khi định bịnh tiểu đường được xác nhận, người bịnh nên đi khám mắt. Tùy theo kết quả lần khám đó, bịnh sẽ được cố vấn về các

lần tái khám. Nếu lần tái khám đầu, hai mắt đều tốt, thường các lần tái khám sau đó là cách 1-2 năm. Nếu bịnh nhân bị tiểu đường từ lâu mà chưa lần nào đi khám mắt, phải tự đi đến bác sĩ mắt hoặc phải nhắc khéo bác sĩ điều trị của mình ( có thể là bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ nội thương) .

Nên nhớ bịnh võng mạc có thể đã hiện diện mà mắt vẫn còn thấy một trăm phần trăm!

MẮT KHÔ (Dry Eyes) Đây là bịnh thông thường nhứt ở tuổi hưu và cũng là câu chuyện đầu môi chót lưỡi ở các cuộc họp mặt trong các nhà dưỡng lão.

Sau 60 năm làm việc, tuyến nước mắt yếu đi, sự sản xuất nước mắt do đó giảm đi, hậu quả là mắt bị khô.

Đừng lẫn lộn nước mắt và nước nội nhãn ở bịnh glaucoma đã nói ở trên. Nước nội nhãn nằm bên trong mắt, ta không sờ thấy họăc cảm nhận được, còn nước mắt nằm ở bề mặt của mắt ta có thể cảm nhận sờ và nếm được! Giữa 2 hệ thống nước nầy không có liên hệ với nhau.

Hậu quả khô mắt? Mắt bị khô, xốn như có hạt bụi rơi vào mắt. Tình trạng khô mắt tuy khó chịu nhưng không nguy hiểm.

Cách điều trị = nhỏ nước mắt nhân tạo ( artificial tears) ngày 2-3 lần. Nếu nặng có thể dùng 5-6 lần. Nên bỏ túi một lọ khi đi ra ngoài khi cần là có ngay.

Nếu thấy nhỏ thuốc bất tiện thì phải nháy mắt thật mạnh và thường, nháy mắt thế nào để hai mí trên và dưới chạm với nhau !

Cách nầy có thể giúp cho mắt có thêm chút ít nước trong các điều kiện không nhỏ thuốc được thí dụ lái xe bổng nhiên cảm thấy mắt khô !

Trên đây là mấy vấn đề mắt gặp thường ở tuổi hưu. Biết để ngừa và để xử sự đúng lúc. Nếu giữ mắt khỏe mạnh, cuộc sống hưu sẽ được vui vẻ vì “ mắt là cửa sổ của linh hồn”.

Diệp Tuấn Khải Zutphen. Holland

Page 8: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 88

Tát Đìa Anh Bắp

Tôi là dân “gốc rạ” ….. nên chuyện ruộng đồng là chuyện ruột của tôi. Bóng dáng con trâu, hình ảnh hàng dừa, bụi trâm bầu ở Bãi Xan quê tôi vẫn luôn là hình ảnh thân yêu nhất mà tôi không bao giờ quên được. Tôi không thể nào quên những đêm soi nhái trong ruộng, những lần phải thức dậy giữa khuya để đi thăm câu, thăm lưới, những buổi sáng đi giở xà-ngôn, những chiều đi cấm câu, đặt lọp, đặt trúm… Tôi đã sống hơn ba mươi năm ở Hoa Kỳ là xứ văn minh hàng đầu thế giới, với những toà nhà cao ngút trời, với những đại lộ đầy vẩy xe hơi… Vậy mà, mỗi khi nhìn thấy hình cây dừa, cây cau, con trâu … là tôi thấy hồi hộp, tim tôi đập mạnh.

------------------------ “Bộ ai vặn trúng đài của anh rồi hả?” Bà xã

tôi hỏi khi chúng tôi lái xe về từ nhà anh bạn. Tôi có người bạn ở cách chổ tôi khoảng 45 phút. Anh ta người Bến Tre, thời Cộng Hoà làm xạ thủ đại liên trực thăng, bây giờ làm nghề thợ tiện. Còn tôi thì đang làm engineer và đi dạy thêm cho một trường đại học cộng đồng gần nhà nên … nghề nói là nghề ruột của tôi. Mọi ngày, khi về đến nhà gặp lúc bà xã nấu nướng là tôi hay lẩn quẩn quanh bếp để xem có phụ được gì không vẫn hay bị bà xã đuổi đi chổ khác chơi lắm. Tánh tôi hay ngứa miệng khi thấy bà xã phải quay qua quay lại để lấy cái nầy cái nọ không tiện lợi gì hết “sao em không để cái thớt bên trái, cái rổ bên phải để khi xắt rau xong khỏi phải với” “… ờ há, nhưng mà anh giỏi sao anh không làm đi”. Thế là tôi tìm cách tránh đi chổ khác cho êm nhà vì “chuyện ngoài đường” thì tôi còn kha khá chứ “chuyện trong nhà” thì tôi … dở ẹt. Trở lại chuyện anh bạn tôi - cả hai chúng tôi đều là dân “ruộng” nên gia đình tôi với gia đình anh ta cũng khá thân. Mỗi lần chúng tôi gặp nhau là y như chuyện “trên trời dưới đất” nói hoài không hết …. trúng đài mà. Chuyện trên trời thì đã đành, nói làm sao hết được. Còn chuyện dưới đất cũng vậy, mỗi khi chúng tôi có dịp ngồi lại với nhau thì y như là pháo nổ. Từ chính trị đến thể thao, rồi thì chuyện ruộng nương cũng được chúng tôi mổ xẻ tận tình. Ờ …. nói tới ruộng đồng tôi sực nhớ bây giờ là mùa khô ở làng tôi. Mà hể mùa khô thì học trò bãi trường, rồi thì đủ thứ trò vui xãy ra. Con nít thì thả diều, bắn chim, đá banh, bắn lộn, thảy lỗ, bắn đạn … đủ thứ hết. Người lớn thì lo làm củi, vét mương, lợp lá, tháo đầm, tát đìa v.v.. Tát đìa, đối với tôi hồi đó, được coi như là một ngày đi chơi. Mặc dù tát đìa là việc của người lớn thiệt nhưng thường thì bọn nhỏ chúng tôi cũng được tham

dự vì bỏ chúng tôi ở nhà thí ai coi, thôi thì mang theo luôn cho tiện. “Thứ Bảy nầy mình tát cái đìa ở đầu Giồng, tao đã nhờ chú thiếm Út bây đi phụ rồi”. Ba tôi tuyên bố như vậy trong bữa ăn trưa hôm nọ nghe đã quá trời đã. Anh lớn tôi thì không mừng lắm vì ảnh phải đứng một đầu gàu còn tôi thì khoái chí tử, được đi theo mà không bắt buộc phải làm gì hết. Họa hoằng lắm tôi chỉ phải đứng vịn cái rổ súc khi cạn nước để đón bắt những con cá sặc, cá rô bị gàu múc lên, nhảy lưng tưng trong rổ, hay ngồi canh chừng hai lỗ rọng cá kế bên đìa mà thôi. Việc đầu tiên và hết sức quan trọng của tôi sau bữa trưa hôm đó là … gọt đạn để bắn chim!! Tôi phải gọt những cụt đất khô thành những viên đạn giàng thung tròn như trái mù-u, vừa tay để bắn cho trúng ba con chim lát trong ruộng hay mấy

con chim bồ câu đất trong bụi trâm bầu gần đó. Tôi để sẳn vài chục viên đạn tròn với cái nạn giàng thung trong một túi dếch, máng lên cây đinh dưới bệ đèn chong chổ cửa cái cho khỏi quên.

Nhất định sẽ là một ngày vui. Tôi nôn nóng đợi cho thứ Bảy mau tới. Gà vừa gáy sáng, chuông nhứt nhà thờ cũng vừa gõ xong thì má tôi đánh thức chúng tôi dậy. Nhớ là hôm nay tát đìa làm tôi tỉnh ngủ liền. Đã không phải đi lễ lại được đi chơi nữa thì còn gì sướng bằng. Ăn xong chén cơm rang thì ba và anh tôi đã sẳn sàng hai cái cộ với đầy đủ dụng cụ tát đìa như gàu, cuốc, rổ súc, thùng thiết, bao bố tời, bình nước uống, v.v. với thêm cái gàu xúc bùn để nếu cần thì vét đìa nữa. Khi chú Út tới thì chúng tôi bắt đầu đi. Vì cái đìa nầy là cái xa nhứt trong ruộng nên chúng tôi phải đi thiệt sớm. Anh tôi thì cỡi con trâu cái đi đầu kéo cái cộ đầy dụng cụ tát đìa, chú Út cỡi con trâu đực theo sau còn ba tôi và tôi thì ngồi trên cái cộ sau nầy. Trên đường đi, ba tôi với chú Út thì bàn chuyện mùa màng, mưa gió. Tôi ngồi nghe một hồi thấy buồn ngủ nên đánh một giấc đến khi ba tôi gọi dậy mới biết là tới nơi. Trời cũng vừa hừng sáng. Hai con trâu được thả ra cho ăn cỏ quanh bờ đìa. Xem lại túi dếch đạn vẫn còn máng trên thành cộ, tôi yên tâm. Thấy anh tôi đang chuẩn bị dụng cụ, tôi cũng lăng xăng kế bên xem có phụ được gì thì phụ. Người ta thường quăng những chà tre trong đìa để tránh mấy người chài lén ban đêm nên chú Út lo dọn đìa bằng cách kéo mấy cái chà lên để trên bờ.

Page 9: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 89

Ba tôi thì lo dọn chổ để tát nước, đào một đường mương ngay miệng đìa để nước chảy đi. Ba tôi cũng đào thêm hai lỗ trũng lớn như hai cái thúng giạ để rọng cá. Một để rọng cá đen như cá lóc, cá rô, cá trê. Còn cái kia để rọng cá trắng như cá sặc, cá thác lác, cá mè, cá chốt. Sở dỉ phải phân riêng như vậy vì cá đen sống dai hơn cá trắng. Nếu trúng mùa thì mổi đìa có thể bắt được 2, 3 thùng thiết cá còn bình thường thì cũng được hơn 1 thùng. Sau khi chuẩn bị xong thì anh tôi với chú Út, mỗi người đứng một đầu gàu bắt đầu tát. Nói là đầu gàu chứ thiệt ra là đầu dây. Gàu tát đìa gọi là “gàu dai” được đan bằng bề lưng của cây tre đã ngâm nước lâu ngày nên có màu nâu đậm và rất bền. Gàu dai khác với gàu sòng ở chổ là gàu dai có dây dài

và do 2 người tát còn gàu sòng thi có cái cán và chỉ cần một người và thường được dùng để tát nước từ rạch vô ruộng. Gàu dai nhìn giống như một cái bánh ú lớn, có thể chứa tới 20 lít nước. Mỗi bên gàu cột 2 sợi

dây làm bằng sóng tàu dừa tươi dài khoảng 5, 6 thước tay (khoảng 3 mét). Một sợi phía miệng, một sợi phía đuôi gàu và hai ống tre làm thành hai quay cầm. Tát đìa bằng gàu dai không phải là một chuyện dể. Hai người tát phải mạnh, nhịp nhàng và đều đặn mới múc được nước từ đìa quăng lên trên ruộng. Khi bắt đầu, hai người tát để gàu đong đưa như đưa võng, rồi cùng lúc cả hai khom lưng quăng cho gàu rớt xuống nước, giử dây cho miệng gàu thắp hơn đuôi rồi cả hai cùng ưởng người kéo cái gàu đầy nước lên đặt trên miệng đìa ngay đường nước, giực dây đuôi để đổ nước đi, tung gàu lên rồi lại quăng cho gàu rớt xuống để múc nước tiếp. Cứ như vậy giờ nầy sang giờ kia cho đến khi nước cạn. Những năm sau nầy, người ta dùng máy đuôi tôm gắn ống để hút nước lên nên việc tát đìa trở nên dể dàng và nhanh hơn. Tuy nhiên, không còn dịp để nghe tiếng “sầm … sập … sầm … sập” đều đặn của gàu dai nữa. Cũng như chuyện “đạp lúa - ra rơm” ở quê tôi bây giờ không còn nữa vì người ta dùng máy suốt để suốt lúa ngay tại chổ gặt. Chắc không bao lâu nữa thì hình dáng con trâu thân yêu trên cánh đồng cũng chỉ còn … trong kỷ niệm.

Trong khi anh tôi và chú Út tát đìa thì tôi xách nạn giàng thung với túi dếch đạn đi lùng ba con chim trong những bụi trâm bầu, bụi tre ở đầu Giồng. Khi nước trong đìa còn chỉ khoảng một gan tay thì cả một cảnh nhốn nháu hiện lên trên mặt nước cũng như trên bờ đìa. Những anh cá lóc quẩy đuôi vọt mau qua lại trên mặt bùn để tìm cách thoát thân còn những chị cá rô cá sặc thì ngược lại càng chúi sâu xuống đáy bùn để lẩn trốn. Trên bờ thi lũ trẻ “hôi cá” chỉ chỏ, la hét khi thấy một con cá lóc phóng lên cao rồi rớt tỏm trở

xuống. Riêng tôi thì có nhiệm vụ đứng giử cái rổ súc trên miệng đìa để hứng bắt những con cá bị gàu múc lên. Thường thì chỉ những con cá nhỏ, trôi theo dòng nước lọt vô chổ múc của gàu nên bị súc lên thôi. Khoảng gần trưa thì cạn đìa. Cũng là lúc má tôi, thím Út và chị tôi đi bộ vô tới với một xách cơm canh cho chúng tôi ăn trưa. Ba tôi hay làm thêm cá nướng trui tại chổ thơm ngon vô cùng. Những ai chưa có dịp ăn “cơm ruộng” (còn gọi là “cơm gặt”, “cơm cấy”: thợ gặt, thợ cấy ăn cơm ngoài ruộng) thì không thể biết được nó ngon như thế nào đâu. Nhứt là được ăn một bữa cơm với mắm lóc chưng nước cốt dừa, thêm canh bí rợ nữa thì nhất định không có gì ngon bằng. Má tôi nổi tiếng về món đặt biệt nầy nên những thợ gặt cho gia đình tôi thường hay yêu cầu má tôi nấu món nầy cho họ ăn trưa.

Trở lại việc tát đìa, sau khi ăn cơm trưa xong, anh tôi với chú Út tát thêm ít gàu nữa cho thật cạn nước rồi thì bắt đầu bắt cá. Nhà chủ đìa gồm 4, 5 người dàn hàng ngang để bắt cá từ cuối đìa đi từ từ lên. Bắt cá không phải chỉ thấy cá mới bắt nhưng phải mò mẩm trong bùn cũng như thọt những hang lỗ hai bên bờ để bắt cho hết những con cá chui rút trong hang, trong cỏ. Thường thì người ta ngồi bẹp xuống để bắt bằng hai tay cho tiện. Hể bắt được cá thì loại đen bỏ giỏ cá đen, trắng bỏ vô giỏ cá trắng. Khi đầy giỏ thì mang lên đổ vô một trong hai lỗ rọng cá đã đào sẳn. Tôi nhớ có lần tôi mò được một con cá lóc lớn, nhưng kéo hoài không lên, thì ra tôi ôm nhầm bắp chân của thiếm tôi mà cứ tưởng là con cá lóc kình. Khi nhà chủ lên được nửa đìa thì ba tôi cho những người “hôi cá” xuống. Thường những người hôi cá nầy thuộc nhà nghèo, không có ruộng đất. Họ hay đến những nơi có tát đìa để được bắt những con cá thừa mà nhà chủ sót lại.. Khi bắt cá xong thì chúng tôi tắm rửa sơ sơ trong đìa kế bên để chuẩn bị về. Khi những người hôi cá lên hết là lúc ba tôi vét đìa hay nếu không cần vét thi xả nước trở vô đìa ngay cho đầy. Nhiều khi vì đất ruộng quá khô, bao nhiêu nước tát lên đều rút đi hết thì cứ để đìa khô như vậy đợi trời mưa. Về đến nhà thì việc đầu tiên là nhờ người tới phụ mần cá. Những con cá chết thì mần ngay, rồi ướp muối để dành hay làm mắm. Còn cá sống thì rọng trong cái lu hay khạp lớn để dành ăn từ từ. Chị tôi thì lo nấu một bữa cơm đủ cho gia đình với những người phụ mần cá ăn chiều. Trong bữa ăn nầy thế nào củng có một nồi canh chua cá lóc ngò-om bạc-hà với cá trê, cá rô chiên. Má tôi cũng không quên cho hàng xóm mỗi gia đình một ít cá ăn lấy thảo. Vậy là xong một bữa tát đìa. Mọi người đều vui vẻ. Cả xóm nhà nào cũng có cá ăn cho ngày hôm sau.

Chicago, mùa hè năm 2007. Anh Bắp

Page 10: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 90

THAÊM NUOÂI HtH

Thăm nuôi- một dấu ấn khó phai mờ trong lòng những bà mẹ,những người vợ, những đứa trẻ thơ và trong nổi khủng khiềp của những người ‘cãi tạo “ trong một giai đoạn lịch sử sau tháng tư năm 1975.Ngày miền Nam sụp đổ để rồi kéo theo biết bao thống khổ cho người dân ở phía Nam và rồi trong cả nước hứng chịu dưới sự cai trị của chính quyền miền Bắc.

Tôi xin vinh danh những bà mẹ, những người vợ đã chia ngọt ,xẽ bùi cùng đoàn người thua trận, hứng chịu trăm bề khó nhọc ,lặn lội từ đồng ruộng,rừng hoang miền Nam ,cho đến miền rừng núi xa xăm đất BạcTới không bao giờ quên những ánh mắt thơ ngây của các con tôi nhìn tôi qua khung cửa sắt của trại tụTồi không bao giờ quên hơi ấm từ bàn tay của ba má nắm lấy tay tôi dặn dò “Rằng con ơi! ráng giử gìn sức khoẻ, học tốt mau về với gia đình”

”Học tốt” ! Ôi ! cái từ cai đoc...chỉ. rỏ cái quyền sinh sát từ tay người có quyẹn. Tôi thầm nghĩ ba má ơi biết đến bao giờ ?......Tôi không bao giờ quên cái hôn vợ tôi vội vã ở vùng rừng thẵm U Minh như nói lời cám ơn “ Em đã cậm cụi lo sống ,nuôi chồng và nuôi ba đứa con còn khờ dại. “ Tất cả là một nỏi đời bềnh bồng ẩn hiện trong nhiều giấc ngủ chiêm bao, mà hơn ba chục năm rồi vẩn còn ướt đẫm mồ hôi….!! Và thức giấc trong bồi hồi rai rức!!!!...

Bài thơ sau đây tôi xin gời đến các bạn bè thân thương của tôi đã có một thời cùng chung số phận .Tôi kính dâng đến hương hồn ba má nơi cỏi vĩnh hằng, cho vợ, các con và các em thương yêu của tôi.

Buồn con mắt ngó -chiều xuống chặm Rừng U minh tràm sậy khói mây mù Đàn dơi che khuất vầng mây bạc Gió rít từng cơn lạnh âm u Ta nhớ mẹ ta mới sáng nay Bươn rừng,tay nách cháu lên hai * Vợ ta quảy gói mồ hôi ướt Tay dắt con thơ bước soãi dài

Lịch sữ sang trang ta thua trận Làm tên “cải tao”. chốn rừng sâu Đêm muổi u minh như sáo thổi Ngày rong đĩa vắt bủa vây bâu

Cơm muối rau hoang ngày đơm thực Vài tháng thăm nuôi xẽ ngọt bùi Mỗi bận ta đau lòng buốt tận Nhìn mẹ,vợ,cọn mặt lệ nhoà

Má nay tóc bạc già hơn trước Mắt đục quần thăm nổi nhớ con Tay má trổ tràm,vai áo bạcpp0 Mới mấy năm thôi má cỏi còm

Ba vuốt đầu con “con ráng hoc”. Sớm về đoàn tựu với làng quê Mắt ba buồn tủi vì con khổ Ôm siết vai con lòng tái tê

Hôn con se sắt buồn nát ruột Cơ cầu nầy con gánh cùng ba Đôi mắt thơ ngây nhìn dáo dát Một tên cán bộ nói ba hoa

Em nắm tay anh rung niềm tủi Che dấu lệ nhoà manh áo tơi Nước mắt bây giờ không được chảy “Ân sũng đảng cho phải mĩm cuời”**

Rừng vắng chiều nay nắng vàng phai Mấy thằng bạn láng nhóm điếu cầy Thuốc lào nhã khói ngồi im lặng Mỗi đứa như nhau một nỏi đời

HtH

Ghi Chú : * Hồi đó từ chổ xuống đò muốn đến trại tiếp tân có một lạch nước có thể dùng xuồng nhỏ bơi đến trại khoãng cây số nhưng họ không cho mướn người đưa vào .Họ la lối: Bọn tư sản phải đi bộ, không được bốc lột sức lao động của người khác!!

** Cán bộ trại lúc đó cấm khóc trong lúc thăm nuôi.

Page 11: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 91

Ñeâm Phaùo Boâng Tường Lam

Một mình với túi xách nhẹ, bước lên máy bay không người thân đưa tiễn, Bình đã bỏ lại nửa đời nhục nhằn, chiến đấu, tù đày trên xứ sở bất hạnh và đầy nghịch lý của mình. Đến Thái Lan lưu lại một tuần, nằm ngủ trên nền Ciment! Một phần của nhà tù ngăn đôi để tiếp đón người Việt Nam tị nạn! Một lối hành xử theo một chương trình mệnh danh là nhân đạo. Ngồi trong phi cơ, trên cao đại dương xám bạch như một dung dịch chì nấu chảy. Xuống phi trường Seattle, cả thành phố tẩm liệm bởi màn tuyết trắng phau dày đặc, tay chân Bình tê cóng, hơi thở đầy khói. Lại đáp chuyến bay khác; sau bốn giờ ngồi ôm xách tay ngáy ngủ về Kansas City – thành phố Bình sẽ định cư – theo đơn bảo lãnh của Hiện – một người bạn tù vượt biên – cho có anh có em. Hiện đi tù được hai năm – vợ bỏ – mẹ Hiện ngoài thất tuần lụm cụm thăm nuôi Hiện mỏi mòn. Bình đi ở tù tuổi tương đối còn trẻ, hồi còn trong quân đội Bình có mấy người bạn gái – những mối tình già nhân ngãi non vợ chồng. Vào tù, Bình kể như con bà phước – cha mẹ mất sớm – không họ hàng bà con. “Từng người tình bỏ ta đi như những đường mương nhỏ...ôi! Những đường mương nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mơ”. Bình thường nghêu ngao hát sửa lời bản nhạc trong những buổi đốn củi trong khu rừng tràm ngập nước. Hiện ra phi trường đón Bình về ở chung. Cuộc sống bước đầu coi như tạm ổn. Những ngày tháng bỡ ngỡ buổi đầu rồi cũng qua đi. Hiện làm thợ sửa nhà. Bình theo làm thợ vịn. Tiền nhà, điện thoại, gas, điện, nước...các thứ Hiện lo! Có việc đi làm với Hiện, mỗi tháng Bình được trả năm trăm đồng. Bình thấy phong lưu chán! Hẳn bằng hồi còn ở Việt Nam, Bình làm phu bốc vác lúa gạo, gần cụp xương sống, một ngày được chia chưa tới một đô la. Hai năm bình thản trôi qua êm đềm, bên tình bạn đáng quý của Hiện. Thế rồi! Hiện cưới vợ, một góa phụ trẻ không con, và Hiện theo người đàn bà này sang sinh sống ở tiểu bang xa, tổ ấm của họ là một căn nhà đắt tiền có bể bơi. Hiện đi để lại tất cả cơ ngơi vật chất lại cho Bình, nhưng lại mang đi cái tối cần thiết và trang trọng: tình bạn. Thứ tình yêu không có cánh này! Thiếu nó, tách cà phê, ly rượu sẽ nhạt phèo. Thiếu nó người ta chỉ ngồi một mình để gặm nhấm nỗi niềm

tâm sự của mình – một thứ nắng mai ai biết, mưa chiều ai hay...

Lúc trước, khi còn Hiện lãnh sửa nhà, Bình quen được một người bạn Mỹ rất hiền và dễ thương Donald; thợ sửa ống nước. Cơ sở của Donald có tên đăng quảng cáo trên tờ Northeast News rất đẹp: Moonlight: Sewer Service-Plumbing-Drain Cleaning. Nhiều lần Bình, Hiện lo đóng vách, trải thảm, sơn tường. Donald loay hoay thông, thục, thay ống nước bị nghẹt hay rỉ sét.

Ngày Hiện đi có làm một tiệc nhỏ giã từ bè bạn. Donald ngồi cạnh Bình, thấy Bình rầu rầu nét mặt. Donald vỗ vai Bình và nói: - Tao sẽ thế chỗ thằng Hiện trong lòng mày. Hiện đi, Bình nằm nhà hơn một tuần. Buổi chiều, Donald

mang đến một xâu bia uống với Bình và đề nghị: - Bắt đầu ngày mai mày đi làm với tao! Nhàn hơn nghề sửa nhà, tuy lấm lem nhưng có tiền mau và nhiều hơn! Nhà cửa ở tiểu bang này tuổi thọ trên dưới trăm năm! Ống nước hư nhiều lắm! Tao với mày thầu... Donald nói xong, ngửa cổ tu cạn một lon bia và bóp lon kêu rôm rốp.

Trước đây có lần Donald tâm sự với Bình. Nghề sửa ống nước do cha truyền lại. Cha mất Donald nối nghiệp, sống độc thân nuôi mẹ. Nhất định không cưới vợ vì theo Donald, không gì vô lý cho bằng làm được bao nhiêu tiền phải đưa hết cho vợ! Một người đàn bà chỉ có gương mặt dễ thương nhận check và làm sex! Mọi thứ còn lại đều đáng vứt đi.

Hồi còn ở Trung học, Donald có quen mấy người bạn gái nhưng đều bị bạn trai cướp mất sau khi tặng Donald những trận đòn sặc máu mũi. Nhiều lần, Donald khẩn khoản và đề nghị, sau cùng Bình thuận về ở chung với Donald. Cơm nước hằng ngày có bà Lula-mẹ của Donald lo; hôm nào rảnh, chán đồ ăn Mỹ, Bình trổ tài nấu món ăn Việt Nam. Bà Lula và Donald hoan nghinh món chả giò, hủ tiếu Mỹ Tho, tuyên dương Bình là đầu bếp giỏi nhất thế giới tiếp theo một trận cười nghiêng ngả.

Page 12: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 92

Vài tháng theo Donald, tay nghề Bình đã vững vàng. Bình đi làm một mình thu nhập gấp ba lần thợ sửa nhà. Một buổi sáng, Donald xách đồ nghề ra xe khi có khách vừa gọi tới. Điện thoại lại reo - Bình nghe - giọng nói đàn bà tiếng Mỹ không sõi lắm! Dư âm mang hơi hướm Việt Nam. Bình hỏi, đầu dây bên kia trả lời hối hả một cách mừng rỡ.

- Vâng! Tôi là người Việt Nam, ông cũng Việt Nam phải không?

- Vâng! Tôi là thợ sửa ống nước, tôi có thể giúp được gì cho bà?

- Nhờ ông đến sửa ống nước của tôi, nghẹt lâu rồi chưa tìm được thợ! Xin ông vui lòng đến ngay nhé. Sau khi ghi địa chỉ, Bình xách đồ nghề ra xe, miệng lẩm bẩm:

- Ống nước nhà tôi sửa được! Còn ống nước bà nghẹt mụ nội tôi cũng không dám sửa.

Bình tìm nhà dễ dàng. Cửa mở! Một người đàn bà độ tứ tuần xinh đẹp, ăn mặc gọn gàng, trang điểm nhẹ, đôi mắt đẹp và buồn.

Lâu lắm rồi sống trong quên lãng! Bình không kịp chuẩn bị tinh thần để sáng nay gặp người đàn bà này. Một thoáng bâng khuâng dịu dàng, đằm thắm, sự rung động ngủ yên ngày nào thức dậy! Bình lóng ngóng, ngô nghê như chú bé mới lớn.

Nàng mời Bình ngồi xuống sofa, bàn ghế không đắt tiền nhưng trang nhã. Nàng hỏi Bình uống gì? Bình trả lời Bà cho uống gì cũng được. Người đàn

bà mang ra cà phê, khói bốc mang mùi hương thơm lừng pha lẫn mùi nước hoa dễ chịu- mùi hương gợi nhớ những đêm bão bùng xa xưa-những lần phép về thành phố vội vã, tham lam thân xác-tháng ngày áo trận, giày saut,

cơm gạo sấy... và nỗi chết không rời. Hớp một ngụm cà phê, Bình hỏi: - Xin phép bà tôi có thể hút thuốc. Nàng cười có mấy dấu chân chim ở đuôi mắt thông cảm:

- Xin ông tự nhiên! Tôi cũng biết hút thuốc một năm nay.

- Bà thấy gì trong khói thuốc? Bình hỏi. Người đàn bà cười buồn mang theo một chút xa xôi:

- Thấy những điều mình muốn quên. Bình mời thuốc, người đàn bà từ chối:

- Cám ơn ông! Tôi không thích hút thuốc trước mặt người khác – tôi chỉ thích hút thuốc một

mình trong đêm tối, nhứt là vào lúc nửa khuya thức giấc. Bình dụi thuốc vào cái gạt tàn, đứng dậy nói: - Bà chỉ cho tôi chỗ ống nước bị hư. Người đàn bà dẫn Bình vào nhà tắm, chỉ vào chậu rửa mặt đầy nước phủ lớp màng bọt xà phòng. - Đã ba ngày rồi đấy! Nước không chịu rút. Bình ra xe mang đồ nghề vào. Chỉ khoảng hai mươi phút đã giải quyết xong. Nước rút, Bình lôi ra trong ống nhựa hình chữ U một lọn tóc – nguyên nhân làm ống nước tắt nghẽn. Bình lấy kềm gắp lọn tóc, đưa lên cho người đàn bà thấy: - Ngần này tóc cũng là ngần ấy tháng ngày trẻ trung qua đi.

Người đàn bà cười buồn và cúi đầu không nói. Công việc đến đây coi như xong. Bình chưa muốn về vội. Bình tự vẽ thêm việc, lấy cần khoan, luồn thông từ chỗ nghẹt ra ống chính. Bình làm từ tốn, khoan thai, sợ công việc mau xong. Ngồi một mình trong căn phòng tắm của một người đàn bà lạ, tự nhiên Bình thấy từ lâu lắm rồi, cuộc đời đơn chiếc của mình sao tẻ nhạt và trống vắng quá. Từ chiếc khăn tắm màu hồng nhạt gương sen, cục xà phòng, tấm gương sạch bóng, gợi cho Bình bâng khuâng thèm muốn cuộc sống lứa đôi, những vui buồn mặn nồng sẻ chia mà từ lâu Bình không tìm thấy, bắt gặp.

Công việc rồi cũng phải xong thôi! Bình mang đồ nghề ra xe, chào từ biệt, không nhận tiền công, dù người đàn bà khẩn khoản trả tiền. Bình cười:

- Bà trả tiền công tôi rồi đó, ly cà phê. Chạy xe đi, Bình nghe chút bâng khuâng, qua

kính chiếu hậu, người đàn bà vẫn đứng ngoài mái hiên trông theo.

Trên đường về, Bình mới thấy mình quên một việc hệ trọng, không hỏi tên người đàn bà thích hút thuốc lá trong đêm tối một mình. Một tuần qua đi với nhiều bận rộn nghề nghiệp. Chiều tối thứ sáu, vừa về đến nhà, bà Lula đưa cho Bình số điện thoại của một người đàn bà Việt Nam, chờ gọi lại. Bình gọi, tiếng đầu dây bên kia – người đàn bà mừng rỡ:

- Ông Bình có phải không? Tôi chờ phone ông lâu lắm đó nghen.

- Xin lỗi! Tôi bận suốt tuần! Bà cần gì tôi nào? Một giọng cười nhẹ: - Có làm ít món ăn! Mời ông tối nay đến nhà dùng cơm! Mong ông không từ chối. Bình nghe mình hụt hẫng: - Cám ơn bà nhiều! Phiền bà quá! Vâng một giờ nữa tôi đến. - Cám ơn! Ông Bình đến tôi vui lắm. Bình đi tắm, miệng huýt sáo bản Cầu sông Kawai! Đối với Bình cuộc sống đáng yêu quá! Một người đàn bà chờ mình ăn cơm tối. Lâu lắm rồi có ai chờ, ai đợi

Page 13: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 93

Bình đâu. Một buổi chiều lao xao rộn rã, một thứ lao xao của thuở nào mới lớn, một tâm tình yêu đương kì lạ khuất dần dưới chân đồi. Bình thèm biết bao một người đàn bà tựa đầu vào vai mình đi vào giấc ngủ, một cõi bình yên cho tháng ngày mòn mỏi kiếm tìm, một ước mơ sương khói biệt tăm. Như lần đầu, người đàn bà chờ sẵn, mở cửa và thoắt nhanh, nhìn người đàn bà chiều nay Bình biết chắc rằng đã gặp định mệnh của đời mình. Chiếc áo khoác màu vàng anh! Một loại Kimono biến chế, tóc búi cao khoe chiếc cổ trắng ngần, một chút chì đen viền trên mi mắt to đen lay láy, một tí son môi làm tươi nụ cười! Một người đàn bà tuyệt vời! Bình nhìn sững quên cả câu chào. - Ông Bình hôm nay diện đẹp quá. Bình trở lại thực tại sau câu nói xã giao của người đàn bà, Bình lí nhí cảm ơn và nói trong xúc động: - Tối nay bà đẹp và sang trọng lắm. - Cám ơn ông! Tôi già rồi. Bình nghe một tiếng thở dài nhẹ pha một chút ngậm ngùi. Bình bối rối. Người đàn bà mời Bình ngồi vào bàn, thức ăn thịnh soạn tươm tất và đầy màu sắc. Giữa bàn một bình cúc trắng, trang nhã, khéo tay, hai bên là cặp chân đèn mạ đồng bóng loáng, chia hai nhánh, cắm bốn cây đèn cầy trắng. Người đàn bà bưng tô súp lên bốc khói thơm lừng và nói: - Ông Bình đốt giùm nến! Ngày xưa toiâ thích ngồi ăn với người thân bằng thứ ánh sáng ấm cúng này. Người đàn bà tắt điện căn phòng, bao quanh hai người bằng lung linh ánh nến. Một không gian đầm ấm tuyệt vời, Bình nghe lòng mình chập chùng xao xuyến. Người đàn bà múc súp vào chén cho Bình: - Khung cảnh này giống trong một cuốn phim. - Tôi có xem phim đó nhiều lần-Bình nói-đoạn kết buồn quá. Thoáng nụ cười trên môi, người đàn bà nhỏ giọng: - Vâng! Nhưng đẹp! Như vậy mới gọi là tình yêu. Nàng nhờ Bình mở chai rượu vang, rót đều ra hai ly pha lê hình quả táo. Nàng nâng ly ngang mày và nói: - Uống mừng sức khỏe ông Bình. - Chúc bà trẻ đẹp mãi. Hớp một ngụm, thứ rượu màu nâu sánh, nồng độ nhẹ nhưng cũng làm gương mặt người đàn bà ửng hồng và đôi mắt thêm long lanh trữ tình. Nhìn nàng một thoáng, Bình nói như tạ lỗi: - Tôi chưa được biết tên bà. Nàng nắm chéo khăn trong tay và nói: - Tôi tên Thúy-Trần Phương Thúy. - Tên bà đẹp lắm. Tôi xin phép được gọi bà bằng tên; dù sao tôi cũng lớn hơn bà.

Nàng gắp cho Bình gỏi chua, miếng bánh phồng tôm chiên vừa lửa! Tuyệt vời, lâu lắm rồi từ lúc rời quê nhà, hôm nay Bình mới được thưởng thức. Thúy luôn gắp thức ăn cho Bình. Một sự săn sóc hiếm hoi làm Bình ngây ngất bàng hoàng. Thúy cho biết nàng ở chung với chị bạn đã về Việt Nam thăm gia đình. Thúy vắn tắt, nàng sống một mình trong tình trạng tự do, không ràng buộc. Nàng làm việc trong ngân hàng ở Downtown, cuộc sống ổn định và bình lặng. Bình cũng nói rõ tình trạng độc thân của mình, sự hụt hẫng khi Hiện lập gia đình và xuyên bang. Hiện tại Bình coi gia đình Donald là gia đình mình. Thúy thở dài: - Thời tiết tiểu bang này tương đối khắc nghiệt, tuyết đầy trời giá buốt, cuộc sống sớm đi tối về thui thủi một mình làm chúng mình cằn cỗi lắm phải không anh Bình? Thúy gọi Bình bằng anh một cách êm xuôi. Bình nghe mật ngọt trong lòng. Bình đốt cho mình điếu thuốc, yên lặng, nheo mắt nhìn Thúy-người đàn bà đã gõ cửa đời mình-dù mới gặp nhau hai lần. Lúc sau Bình ngỏ lời cảm ơn Thúy đã cho Bình một buổi ăn tối ngon miệng và không gian tuyệt vời. Thúy xin phép dọn bàn, Bình phụ một tay trong niềm hân hoan đầm ấm. Thúy dọn một bàn nhỏ và hai chiếc ghế ra ngoài hiên. Họ uống cà phê. Thúy dành bật lửa cho Bình đốt thuốc. Bình nắm tay Thúy cảm ơn và Thúy để yên bàn tay mình trong bàn tay Bình. Thật lâu không ai nói lời nào, sự yên lặng quí báu, cần thiết. Ngoài trời những cơn gió nhẹ lao xao hàng cây bên kia đường. Trời thật khuya, Bình đứng lên từ giã. - Chúc Thúy ngủ ngon, anh sẽ trở lại thăm em. Bình bước nhanh ra như chạy trốn. Thúy thẫn thờ khép cửa vào nhà! Những cây nến nhỏ lệ và sắp lụi tàn. Hai tuần sau Bình đến, không báo trước. Bình bấm chuông cửa mở. Thúy vui và tròn xoe đôi mắt: - Ồ! Anh Bình đến em mừng quá. Bình nói-một thứ lệnh lạc nhà binh: - Thúy có nửa giờ để trang điểm! Đêm nay anh mời Thúy đi ăn và xem bắn pháo bông! Ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ. Thúy chạy nhanh vào trong, có tiếng nước chảy trong phòng tắm. Bình ra xe mang vào một bó hoa hồng! Miệng huýt sáo bản nhạc của ông nhạc sĩ lười đặt tên và chỉ cần xin người phu quét đường chiếc lá để làm bằng chứng yêu em! Không đêm nào vui bằng đêm ba mươi. Thúy bước ra lộng lẫy trong cái robe màu bordeaux viền kim tuyến! Da Thúy trắng nhễ nhại. Bình âu yếm:

Page 14: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 94

- Tặng em những đóa hồng! Hoa sẽ nói hộ lòng anh với em. Thúy ôm hoa vào lòng xúc động: - Cám ơn anh! Hoa không cần nói hộ anh! Mắt anh đã nói thật nhiều với em rồi. Bình nắm tay, nhìn vào mắt Thúy và nói với nụ cười: - Hoa hồng và người đàn bà đều đẹp! Nhưng hoa hồng không biết kiêu hãnh. - Vâng. Thúy đáp-em biết anh muốn nói gì-Bây giờ em không còn tánh xấu đó. Một điều đơn giản là em già rồi. Bình âu yếm: - Em mang theo áo ấm! Mình phải ngồi ngoài trời thật lâu. Dọc đường Thúy đề nghị không ăn ở tiệm! Mua thức ăn nguội, nước uống, trái cây làm picnic đêm ngoài trời. Bình cho xe qua cầu hướng về North, từ khu Plaza pháo bông sẽ được bắn đi theo hướng Bắc! Ngồi trên đồi sẽ thưởng thức trọn vẹn đêm pháo bông. Bình ngỡ mình tới sớm nhưng nhiều gia đình Mỹ đã có mặt, họ và con cái ăn uống nói cười, đùa giỡn thật thoải mái.

Bình chọn một lùm cây, trải tấm bố. Thúy bày thức ăn và ngồi xuống bên Bình. Thúy gọt trái xá lị và Bình nhìn Thúy đắm đuối! Nói bằng hơi thở:

- Em đẹp lắm. - Cám ơn anh! Thúy bẽn lẽn. Bình và Thúy ăn uống, nói cười ríu rít, không

gian chỉ có họ. Tiếng đại bác từ xa vang vọng! Mấy mươi năm rồi Bình mới nghe lại thứ âm thanh tàn khốc chiến tranh; tiếng giã gạo chày ba ngày nào trên quê hương điêu tàn khói lửa.

Bụp...Bụp...Bụp...Tiếng pháo bông nổ liên hồi trên lưng chừng trời; hàng vạn hạt ánh sáng ngũ sắc, trùm lẫn, hòa nhập, quyện vào nhau tung tóe, lung linh huyền ảo! Sáng rực cả bầu trời, đêm pháo bông bắt đầu. Thúy bấu vào vai Bình reo như trẻ nít:

- Đẹp quá anh ơi! Bình choàng qua vai kéo Thúy vào lòng và

hôn một cách nồng nàn! Thúy rùng mình đón nhận! Gục đầu vào vai Bình khóc nức nở. Cơn mưa rào bay qua vùng đất hạn hán từ lâu, hai thanh củi dụm vào nhau giữ lửa, một nương tựa cho thuyền ghé bến!

Mọi người sắp xếp ra về! Đêm pháo bông đã tàn; trời vào khuya! Sương xuống lạnh! Hơi thở đều và ấm! Thúy tựa vào vai Bình và đi vào giấc ngủ thật nhẹ nhàng, bình yên. Ảo ảnh pháo bông còn lắng đọng! Bình nghe một xúc động hụt hẫng! Những đêm hỏa châu lưng trời, đạn thù rực lửa. Cuộc chiến như những giọt cường toan chảy lững lờ trên da thịt, tuổi trẻ Việt Nam lao vào chém giết nhau như những con thiêu thân. Bình nhớ những ngày đêm, cùng đoàn quân di hành trên những cánh đồng chó ngáp, nước phèn nhuộm vàng ống quần treillis, áo trận, giày saut, cơm gạo sấy. Vượt sông, băng rừng mà “mỗi con lạch là mỗi xót xa! Mỗi dòng sông là mỗi tuổi già”. Dòng cuồng lưu cuộc chiến chảy xiết cuốn theo những cái chết tức tưởi của bạn bè. Bình đã bao lần vuốt mắt chiến hữu, với cặp mắt ráo hoảnh, vì nước mắt đâu đủ để xót thương người nằm xuống! Càng ngày càng gia tăng theo tốc độ của cuộc chiến. Đồng minh phản bội, lãnh tụ phủi tay vì họ bận xách vali đựng vàng, đô la sang Thụy Sĩ, đâu ai buồn nhắc nhớ đến Nguyễn Đình Bảo nằm lại một mình trên đồi thịt Charlie, đến Lưu Trọng Kiệt gục ngã bên bờ kênh Thác Lác với ba mươi nhành dương liễu trên ngực áo-chiến đấu lẫm liệt vinh thăng từ cấp Thiếu úy lên Thiếu tá chỉ mười bốn tháng. Hồ Ngọc Cẩn hiên ngang ra pháp trường không quỳ với ước muốn cuối cùng được mặc bộ quân phục hoa rừng và chiếc mũ nâu truyền thống Biệt Động Quân. Bình thở dài. Trên đồi chẳng còn ai! Hơi thở thơm đều của Thúy ấm bên vai, Bình bỗng nhớ đến lời cậu bé chăn cừu trong Les Étoils của Alphonse Daudet – một đêm sao sáng đầy trời được cô chủ diễm lệ tựa đầu ngủ quên. “-Và bây giờ vì sao đẹp nhất, lung linh nhất đang đậu trên vai tôi”. Sương xuống! Trời đã thật khuya và bất chợt Bình thấy yêu nghề sửa ống nước chi lạ.

PHAÙO KÍCH ( Thời chiến tranh, đêm đêm thường có pháo kích, ngoài pháo vào, trong pháo ra. Dù ai pháo ai cũng cùng một cách bắn mà thôi)

Đêm về vọng lại pháo cà-nông (cannon) Trận địa bày ra súng dựng nòng Lỏng ngỏng đơn nòng trương thẳng đứng Lòng thòng hai bánh kẹp ngang hông Bao lần súng nổ cò nung đạn Mấy phát đạn bay súng giựt nòng Hết đạn, mệt nhoài anh pháo thủ Hỏi rằng : Bắn nữa ? Đáp rằng : Xong !

TÚ RỆU - 2007

Page 15: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 95

VEÀ QUEÂ

CÖÔÙI VÔÏ AÊN TEÁT Võ Vĩnh Kim

Cát. Không biết gọi bằng gì cho đúng bây giờ, ông Cát, chú Cát, anh Cát, hay thằng Cát. Thôi thì hãy gọi là ông Cát vậy, hay Cát cho tiện .

Sau khi đi barber shop về, tóc cắt ngắn gọn , nhuộm đen nâu và gội chảy bảy ba, bảy phần rẻ về tay phải, ba phần rẻ về tay trái, Cát ngắm mình trong gương, thật sự thì ngắm tóc đúng hơn, Cát vạch từng sợi tóc từ trái qua phải rồi từ trứơc ra sau, phần sau đầu thì Cát dùng thêm một cái kiếng nhỏ nữa, do đó Cát nhìn trong kiếng phía trứơc có thể thấy đựơc phía sau cái đầu từng sơị tóc và cũng thấy rõ ràng phần hói ở giữa đỉnh đầu. Cứ thừơng lệ mỗi tuần một lần, Cát đi tiệm cắt, sấy nhuộm và gội dĩ nhiên là chảy bảy ba nữa, tốn hết năm mươi đô la và tiền thiếp (tip) cho cô thợ trẻ xinh xinh mừơi đô nữa, như vậy mỗi ngày Cát xài gần chín đô cho mái tóc bảy ba của Cát.

Những lần trứơc thì Cát không quan tâm từng sợi tóc như lần nầy. Cát nhìn kỹ gương mặt ông ta trong kiếng, cúi xuống một tí trong khi mắt nhứơng lên

để nhìn rõ trên đỉnh đầu, nghiêng qua bên phải rồi từ từ xoay mặt về bên trái, thật là tuyệt chẳng còn cọng tóc bạc nào hiện ra nữa, cô thợ nầy hay qúa , tóc nhuộm màu y như là tóc thiệt, thật xứng đáng mừơi đô tiền tip, rồi Cát mĩm cừơi tự đắc với tuổi năm mươi mấy mà vẫn còn cứơi đựơc con gái hai mươi tuổi còn trinh chớ bộ, và Cát tự cho rằng nếu mình không phải là Việt kiều thì chưa chắc cô ta chịu, Cát cũng biết rằng Lẻn cũng vì muốn đi Mỹ nên mới chịu lấy ông ta làm chồng, vâng Lẻn là tên cô vợ sắp cứơi, tên con gái nhà quê mà, nhưng trong hình cô trông đẹp qúa.Và khi qua Mỹ thì Cát sẽ không gọi nàng là Lẻn nữa mà Cát sẽ gọi ngừơi vợ trẻ là Allen ,vâng chỉ thêm chữ Al trứơc chữ Len thì là tên Mỹ như ai chớ bộ. Cũng như Cát vậy, trong giấy tờ nhập tich Cát cũng đã mang tên Mỹ : Charly, trong khi giao dịch làm ăn với ngừơi Mỹ hay ngừơi Mễ thì Cát xưng tên là Charly chớ chưa ai biết tên Cát viết không bỏ dấu sẽ là Cat, chữ nầy tiếng Anh có nghĩa là con mèo, còn tên Allen là tên Mỹ tuyệt đẹp.Ví bằng ngày xa mà vợ Cát đẹp như thế nầy thì Cát cũng ráng mà chịu đựng cho tới tuổi gìa, chớ có đâu như bà vợ chằng ăn, tuy gỉoi về thương mãi, miệng bằng tay, tay bằng miệng, nhưng khi mở miệng ra thì y như bạn hàng tôm hàng cá .Đã chẳng đẹp mà

cũng chẳng ngọt ngào gì ráo trọi, vì vậy Cát chịu đựng hết nỗi nên đành chia tay và cũng chịu cấp dữơng cho hai đứa con cho tới mừơi tám tuổi, tức là tuổi trửơng thành ở cái xứ Mỹ nầy. Anh đi đường anh , em đi đường em tình nghĩa đôi ta có một khúc vậy thôi. Nhưng Cát chưa dừng tại đây, Cát có tiền mà, có tiền mua tiên còn đựơc huống chi là cứơi vợ trẻ. Cũng may mà lúc nầy bussiness của Cát đang lên. Không biết tại sao mà nhiều ngừơi mua xe củ tại shop của Cát nhiều qúa. Gía cũng đâu có rẻ gì, hay là Ngừơi Việt mình vưà mới qua Mỹ, hể cứ thấy xe láng láng thì ham chứ có mấy ai biết đó là xe phế thải nhà băng đưa ra bán đấu gía rồi Cát mua đem về o bế gò sửa và bán lại cho những ai không biết nhiều về xe cộ nhứt là ngừơi Việt mới qua Mỹ. Cũng như ngừơi Mễ bán xe củ cho Mể vậy . Đúng y như ngừơi mình thừơng nói chẳng qua là hên vậy thôi, làm ăn cũng có số mạng vậy.

Có tiếng chuông reo nơi cửa, Cát vừa đi vưà cầm cái lựơt trên tay:

- Mầy nói chín giờ rửơi mới đi mà sao tới sớm vậy ? Cát hỏi Tùng, một ngừơi bạn đến để chở Cát ra phi trừơng Los Angeles. Tùng nói :

- Chị Phựơng bảo tao ghé chở chỉ đi luôn, nhưng tao ghé mâỳ trứơc rồi trên đừơng ra phi trừơng sẽ ghé rứơc chỉ luôn cho tiện. Tao thấy hình như chị Phựơng buồn lắm khi mầy quyết định về Việt Nam cứơi vợ. Tùng nhìn bạn như dò ý.

Cát thoáng suy nghĩ: - Mầy coi, hồi nào

tới gìơ tao gọi chỉ bằng chị, mặc dù thằng Bằng đã theo ông theo bà hơn hai năm

nay, tao vẫn coi chỉ là một ngừơi bạn business mà thôi.

- Nhưng tao thấy chỉ yêu mầy, cứ nhìn ánh mắt của chỉ và sự lo lắng cho mầy thì rõ ràng lắm. Nhưng mầy có chằc cô bé ấy sẽ ở đời với mầy không.?

- Xin mầy bỏ qua chuyện đó đi vì đó là việc riêng của tao, tao cũng sắp gìa rồi tao hửơng đựơc phút nàO hay phút nấy. Tao nhờ mầy đưa tao ra phi trừơng là đủ tình bạn rồi.

Tùng cũng ráng thêm : - Còn chị Phựơng thì sao.?

Page 16: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 96

Cát hơi cáo: - Thì chỉ múôn đi thì đi có sao đâu. Ba chúng ta là bạn nhau trong nghề thương mãi làm ăn mà.

Phi cơ đã rời phi trừơng Los Angeles vào qúa nữa đêm. Cát còn nhớ rõ gương mặt buồn hiu của Chị Phựơng, khi ôm nhau giả từ, big hug theo kiểu Mỹ, chị ôm chặc Cát rất lâu như không muốn buông ra hình như chị sợ mất Cát, và chị nói: “chúc anh may mắn và em hy vọng anh suy nghĩ kỹ hơn”, trong khi đó Tùng cừơi chọc quê Cát : “Vui vẻ với bồ nhí nhen mậy”.Và Cát thấy chị Phựơng chậm nứơc mắt và quay đi chổ khác. Cát biết rằng chị Phựơng yêu mình, bất cứ điều gì Phựơng cũng kêu mình để tạo sự gần gủi hơn, nhưng đã trót kêu Phựơng bằng chị từ hồi nào tới giờ, không lẽ mình làm thế coi sao đựơc, dù rằng Bằng đã chết hơn hai năm nay.

Nghĩ đến 13 tiếng đồng hồ phải ngồi và ăn môt chỗ trên phi cơ thì mới tới Đaì Loan, rồi phải bay ba giờ nữa mới tới phi trừơng Tân sơn Nhứt, lòng Cát hơi bồn chồn nôn nao.Sau khi các tiếp viên hàng không phục vụ xong bửa ăn tối, bây giờ Cát mới có dịp trò chuyện vơí người Mỹ trung niên ngồi bên cạnh, dĩ nhiên là nói tiếng Anh.

- Ông cũng đi Việt Nam ? Ngừơi Mỹ nầy mừng rỡ vì có ngừơi nói đựơc

tiếng Anh , Ông cũng thích trò chuyện cho đỡ buồn trên đừơng bay dài đến Á Châu, vì mấy trăm ngừơi trên phi cơ hầu hết là ngừơi Việt về quê ăn Tết chuyến bay nầy về đến phi trừơng Tân sơn nhứt lúc 27 Tết , và ngừơi ngồi cạnh ông ta là một bà già VN đứng tuổi.

- Vâng, tôi đi Việt Nam. - Có lẻ Ông đi vì công việc thương mãi cho

công ty của Ông. Ngừơi Mỹ thật thà đáp: - Thực ra thì tôi đi Việt Nam để gặp ngừơi

bạn gái của tôi.

Đúng là cùng một tâm trạng, cùng một mục đích , cùng một chuyến tàu rồi. Cát cố giấu tâm trạng mình, và hỏi thêm ngừơi bạn mới :

- Thế à. Ông đã đi VN mấy lần rồi.? - Lần nầy là lần thứ hai. Chúng tôi quen nhau

trên internet, tôi đả gặp cô ta lần trứơc ,nhưng chúng tôi không có thì giờ riêng cho nhau bao nhiêu vì gia đình cô ta lúc nào cũng bám sát cô ta, tôi không thấy thoải mái lắm trong lần trứơc

- Thế thì lần nầy Ông sẽ làm gì để ông đựơc nhiều thời gian riêng tư với cô ta hơn.?

- Tôi sẽ nói thẳng với gia đình cô ta rằng chúng tôi cần có thời gian riêng tư để tìm hiểu nhau trứơc khi đi đến hôn nhơn.

Nói đến đây ngừơi bạn Mỹ không biết nghĩ gì vụt đứng dậy xin phép lách mình bứơc ra và đi thẳng đến phòng vệ sinh.

Cát thầm nghĩ , mình cũng về VN cứơi vợ, Cát lấy hình Lẻn ra xem rồi xếp lại. Rồi Cát vạch ra quang cảnh sau khi tới phi trừơng Tân Sơn Nhứt. Cát sẽ bao xe về Trà Vinh , mứơn khách sạn nghỉ qua đêm để lấy lại sức sau một chuyến bay dài rồi ngày hôm sau sẽ đến tận nhà nàng ở miền quê cách thị xã Trà Vinh 17 km. Rồi Cát cũng sẽ có dịp nhìn lại Trà Vinh lần nữa sau mấy chục năm dài từ khi nghỉ học để trở về Mỏ Cày ( Bến Tre) theo học nghề sửa xe...Cát còn nhớ rõ ràng lắm năm 14 tuổi mẹ Cát gởi Cát ở trọ nhà một ngừơi Dì bà con - Dì Hai- để học đệ thất và qua năm sau dì Hai bệnh rồi qua đời, Mẹ Cát đem Cát về gởi cho Cát học nghề sửa xe hơi từ đó Cát không có dịp trở lại Trà Vinh mặc dù Mỏ Cày và Trà Vinh chỉ cách nhau có con sông Tiền Giang. Cát còn nhớ tên môt vài bạn cùng học chung lớp đệ thất và đệ lục nhưng Cát không tìm ra một bạn nào ở nứơc Mỹ. Cát cũng muốn nhìn lại xóm Cây Dầu Lớn nơi mà Cát cư ngụ gần hai năm và cũng nơi đây Cát thừơng đến chơi với Đường trong căn nhà lá mà Ba của Đừơng cất cho Đừơng ở để đi học, ngày ngày Cát cắp sách đi song song và ngồi chung bàn với Đường , không biết Đường bây giờ làm gì và ở đâu, đó là ngừơi bạn mà Cát nhớ nhiều nhứt trong lúc còn học ở Trà Vinh, và đó cũng là kỷ niệm quí báu nhứt trong đời học sinh của Cát tại Trà Vinh...

Trong tiếng nhạc êm dịu, hầu như mọi hành khách đều ngủ ngồi, ngủ gật. Con tàu ttheo phi lộ tiến về Châu Á.

Thầy Đường, vâng mọi ngừơi trong ấp nầy đều gọi là Thầy giáo mặc dầu ông đã bỏ nghề dạy trẻ từ mấy chục năm nay, từ ngày ông dời về đây là quê hương của vợ, cũng nhờ sự che chở của ông bà nhạc để bắt đầu xây dựng lai cuộc sống eò uột đến ngày hôm nay. Thầy giáo lúc nào cũng có cuộc sống rất khiêm nhừơng, thời trứơc đã sống nghèo rồi bây giờ

Page 17: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 97

không làm thầy nưã nhưng cũng chẳng khá gì hơn, duy chỉ còn lại cái danh xưng thầy mà thôi. Từ ngày ấy mấy chục năm rồi, hồi lúc chưa có con Lẻn kìa, đó là những năm làn sóng vựơt biên còn cao độ, thầy cũng muốn đi, đi để bỏ xứ mà thôi còn bỏ mình trên biển cả hay còn sống sót trôi nổi đến quốc gia nào cũng đựơc vì thầy đâu có biết cuộc sống của ngừơi nứơc ngoài ra sao đâu. Nhưng trời đâu chìu lòng ngừơi, thằng em họ nó bội ứơc khi tới ngày đi thì nó âm thầm dẫn gia đình trốn đi nữa đêm, không kêu thầy .Khi chính quyền địa phương phát hiện thì bắt thầy nhốt vì cho rằng thầy có liên hệ và giúp cho gia đình thằng Hòn trốn đi vựơt biên, thuỡ ấy vựơt biên và âm mưu vựơt biên là một trọng tội. Ai cũng biết cùng một hành động mà sự luận tội nặng hay nhẹ tùy theo thời . Thôi đành tra chân vào còng hơn 3 năm , vợ không sống nỗi ở quê chồng nên dẫn thằng con 4 tuổi về nương náo bên ngoại và rồi ba năm cũng trôi qua, thầy đựơc tha và sống luôn bên vợ thì con Lẻn ra đời. Còn thằng Ba Hòn thì không ai thấy nó về thăm lại bà con họ hàng. Ông giáo học được bàì học khôn về chữ ‘tin người’ và ‘ngừơi phản ta là ngừơi ta tin cẩn nhứt ‘.

Trong một gian nhà lá, nóc lá, bốn bề vách lá, cửa cũng bằng lá chỉ có cái nền nhà bằng đất . Chiếc bàn hình chữ nhựt đặt ở phía trứơc ngay cửa cái, cùng sáu chiếc ghế đẩu xếp hai bên trông thật đơn sơ bình dị của cảnh nhà nghèo ở thôn quê. Thầy mặc quần tà lỏn ngồi vắt vẻo trên ghế đẩu, một chân bỏ thõng xuống chạm đất, chân kia co lên , đầu gối chạm mép tai, bàn chân để trên mặt ghế đẩu gót chân chạm vào

mỏng đít, nhờ chiếc aó sơ mi trắng che lại cái lưng cong nếu không thì có thể đếm đủ mấy cái ba sừơn của thầy rõ ràng lắm.Tay cầm điếu thuốc đưa lên miệng hít vô một hơi rồi từ từ cho khói ra lỗ mũi hai vòi chầm chậm, dáng trầm ngâm suy nghĩ, rồi thầy tự nghĩ về mình

Ngày nào tóc hảy còn xanh Bây giờ tóc bạc vây quanh mái đầu. Trán nhăn in nét ưu sầu Mắt mờ vì thấy đủ màu tang thương Điếc tai nghe rỏ đoạn trường Lưng còng vì gánh đau thương kiếp người Chân tê đi khắp nẻo đời Tay run chống đở tình người bạc đen… Sau nhà vang vang nhiều tiếng nói của đàn

bà. Chợt bà Giáo vén cửa màng từ sau vừa đi ra vưà nói:

- Sao ông không cho con Lẻn nó cùng đi Trà Vinh với anh nó để đón Charly?

Thầy như quay về thực tại, điếu thuốc vẫn còn cháy trên tay :

- Cho con Lẻn đi với thằng Tấn à. Bà muốn kế hoạch của tôi bị bể à?

- Kế hoạch, kế hoạch. Mấy chục năm nay có kế họach nào của ông thành công đâu, ngày xưa kế hoạch vượt biên cũng thất bại, bây giờ thì kế hoạch gì nữa đây?

- Ngày xưa tôi tin thằng Hòn, nên tán gia bại sản, còn bây giờ tôi muốn cho thằng Charly nó ngạc nhiên để từ bỏ caí kiểu Việt kiều già mà còn thích gậm cỏ non .

Bà Giáo hỏi thêm: - Nhưng ông có chắc nó là bạn học cùng lớp

với ông ngày xưa không ? - Còn gì mà nghi ngờ nữa. Nó viết thơ cho

con Lẻn nó nói có ở Trà Vinh mà. - Nhưng nó trông trẻ hơn ông nhiều thì làm

sao mà bạn ông đựơc ? - Đựơc chớ., nó Việt kiều mà, bà không biết à,

Việt kiều người nào cũng trẻ khô đó à. Cái gương mặt của nó, cái nốt ruôì ngay trên chưng mày tổ bố làm sao tôi lầm đựơc, chỉ có nó không nhận ra tôi thì có.

Bà giáo còn nghi ngờ : - Biết đâu ngừơi giống người . - Thì cũng chẳng bao lâu nữa thằng Tấn và nó

cũng từ khách sạn Cữu Long về đây mà. Rồi bà sẽ biết hư thực. Bà Giáo tin tửơng :

- Nếu mà thằng Chạt Ly hay Chạt Chén gì đó không phải là bạn củ ngày xưa thì ông tính làm sao ?

- Hạ hồi phân giãi. - Tôi lo qúa ông à, nhà mình nghèo mà con

gái thì đèo bồng vì chìu theo ý con , tôi cũng thấy

Page 18: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 98

chẳng xứng đôi vừa lứa chút nào y như lời ông nói vậy.

- Nhưng mình có hứa gả con Lẻn cho nó đâu mà bà lo qúa, đây chỉ là lễ ra mắt mà thôi. Chưa chắc là con mình chịu nó.

- Ông nói à, con gái ấp nầy ai mà không muốn lấy chồng Việt kiều, lấy Việt kiều nên nhà nên cửa .Ông coi trong ấp nhà gạch nhà tôn nào mà không có con là Việt kiều hay lấy chồng Đài Loan. Ông giáo nói như quyết định :

- Nhưng thằng nầy không được mà. Bà Giáo phàn nàn vu nơ : - Thật ra thì cũng tại văn minh in-tơ-nét hết . Hai ông bà còn bàn chuyện thì từ con đường

đất nhỏ dẫn vào nhà, Tấn và Charly đang từ từ tiến về nhà, Tấn đi trước vai mang cái túi còn Charly đi sau xách túi có hai bánh xe nhỏ phía dứơi, vì đường đất nhỏ gồ ghề nên không thể kéo nên anh ta xách trên tay trông rất nặng nề. Trời nắng chiều dịu mát nhưng vẫn còn nóng đối với Charly. Còn cách nhà vài chục mét, Charly dừng lại, vuốt nhẹ chiếc áo , trong chiếc aó polo và quần kaki docker Charly trông rất thanh lịch và trẻ trung.

Ông Giáo vẫn còn ngồi trên ghế đẩu, Charly vào nhà cúi đầu chaò .

Sau khi thủ tục nhập gia, Ông giáo kêu mọi người ra giới thiệu với Charly chỉ trừ có Lẻn không ra. Charly hơi lo lắng suy nghĩ , sau khi bà giáo và gia đình ra phía nhà sau, Ông giáo đưa điếu thuốc vào miệng hít một hơi dài, khói tỏa ra trứơc mặt làm Charly khó chịu nhưng cũng cố giữ im lặng, ông giáo từ tốn nói :

- Mời ngồi, mình ngừơi lớn nói chuyện nhau chút xíu rồi tôi kêu con Lẻn ra chào bây giờ thì cháu nó đang đi công chuyện .

Charly lúng túng : - Da. Ông giáo bình tĩnh hỏi: - Chú có vợ con gì chưa và ở bển làm nghề

gì? Charly lễ phép : - Dạ con làm chủ shop bán xe hơi . - Củ hay mới ? - Dạ củ, con có caí shop, con đi mua xe

auction đem về cho thợ của con sơn sửa lại bán cho khách hàng Việt Nam ..

Ông giáo trở lại vấn đề: - Còn vợ con thì sao ? Charly thật thà nói rõ hoàn cảnh ly dị và hai

con thì chưa tới tuổi thành niên nhưng không nói gì đến vấn đề cấp dưỡng.

- Chú nói với con Lẻn là chú có ở Trà Vinh , vậy chú ở hồi lúc nào và làm gì ?

Charly hơi khó chịu, từ từ nâng tách trà hớp một miếng để lấy bình tĩnh, đáp:

- Con học trường Thánh Gioan lớp đệ thất và đệ lục năm 1960 và 1961.

- Chú còn nhớ tên bạn nào không? - Dạ con thân nhứt là anh Đừơng, con vớí ảnh

ở gần nhau trong xóm Vừơn Xoài gần Cây Dầu Lớn ngày trứơc.

Ông Giáo thấy rất đúng như ông dự đoán trước đây và thấy Charly cũng thật thà nên ông tiếp để làm cho Charly ngạc nhiên:

- Có phải Lê văn Đừơng ngồi chung với Tô Đông Cát nên chúng bạn thường ghẹo là “đường cát” phải hôn?

- Dạ đúng, Xin lỗi Bác, mà sao bác biết? Bác dạy ở trường Thánh Gioan ngày trước à?

- Không. Tôi học trường ấy. Bây giờ thì Charly mới có dịp nhìn kỹ ông bố vợ tương lai, ông già nầy có gương mặt quen quen , hình như có gặp ở nơi nào rồi và lể phép hỏi:

- Dạ , c..o..n xin lỗi bác, bác biết anh Đường. Đến đây thì ông giáo không muốn giấu bạn

nữa, ông nhìn thẳng vaò mặt Charly nói: - Tôi chẳng những biết Đường mà còn biết

một hôm chú tới chơi rồi ngủ laị với Đường, chú bị tiêu chảy ói mữa, Đường hốt bả ói cho chú nữa.

Charly kinh ngạc, không lẻ đây là Đường hay sao.

Charly bàng hoàng và bẻn lẻn: - Xin lỗi Bác, b..á..c là Lê văn Đường phải

không ? Ông giáo mừng rở: - Tao là Đường đây. Tao đã nhận ra mầy khi

thấy hình mầy, vì vậy tao không cho con Lẻn ra gặp mầy khi nảy.

Cát sửng sốt vụt đứng dậy cầm lấy tay ông giáo giọng nghẹn ngào:

- Trời ơi , anh Đường, tôi không ngờ gặp anh trong hoàn cảnh nầy...

Page 19: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 99

Hai người đều im lặng và ngở ngàng thay cho Cát.....Những người ở nhà sau cũng bắt đầu bàn tán vì mọi người đã chăm chú theo dõi từng câu nói của hai người.

Sau khi nhận ra nhau, Cát năn nỉ ông giáo bỏ qua cho mọi việc và chân thành mời gia đình ông giáo về khách sạn Cữu long để khoản đải .Ông giáo cương quyết từ chối, ông giáo nóí như thử lòng Cát :

Nếu Cát ở qua đêm nhà ông thì ngày mai gia đình ông sẽ dự tiêc tại nhà hàng Cữu Long ở thị xã Trà Vinh.

Lúc đầu tỏ vẻ lo ngại nhưng vì để chứng minh sự thành thật với bạn củ nên Cát nhận lời . Sau bửa cơm thanh đạm hai ngừơi ngồi nói chuyện đến qúa nữa đêm. Sau mấy chục năm , đêm ấy Cát nằm trên giừơng trải chiếu trong một gian nhà lá lòng hơi hồi hợp từng cơn, vừa thẹn cho mình vừa thương cảnh nghèo nàn của bạn, Cát suy nghĩ miên mang cũng chẳng ngủ được gì.

Hôm nay , sau tiệc vui với gia đình bạn , Cát

xin phép anh Đường để gặp riêng cháu Lẻn vaì phút, anh Đường đồng ý. Cát móc ra bao thơ nguyên là qùa sính lễ với tất cả số tiền còn trong đó , trao cho Lẻn và nói rằng đây là quà nhỏ để chuộc lại thanh danh cho cháu Lẻn , lúc đầu cháu Lẻn không nhận nhưng cuối cùng nhờ sự nói khéo léo của Cát mà Lẻn nhận quà. Cát mừng lắm, mừng vì không làm bạn phật lòng và hiểu lầm về phong cách của mình và cũng tình cờ mà gíup được ngừơi bạn củ, và Cát hứa trong lòng sẽ tiếp tục giúp nữa sau khi về Mỹ.

Khi bắt tay từ giả bạn , Cát còn nói: Ngày mai tôi về, tôi sẽ liên hệ với anh thừơng hơn và xin anh tha thứ cho loại trâu già thích gậm cỏ non.

Trên ban cong phòng ngủ Cữu Long, Cát

ngắm hàng sao song song dọc theo hai bên lề đường,

mới 9 giờ tối mà sao sinh hoạt cuả thành phố nhỏ nầy trở nên thưa thớt, bên kia đường là Vừờn Xoài củ nơi mà Cát cư ngụ đi học và thừơng đến chơi với anh Đường ngày xưa, Thời gian qua nhanh quá. Lòng Cát buồn buồn và sự cô đơn lại tìm về với Cát, vào phòng, suy nghĩ . trầm ngâm...Cát nhấc điện thoaị lên tay bấm những con số mà Cát thuộc nằm lòng.......Giây phút sau, có tiếng đáp: hello.,

Gịong quá quen thuộc , Cát noí: - Em Phượng à. Cát đây, Phượng có khỏe

không? - Anh Cát hả. Chị Phựơng đây, chớ em

Phượng nào. Cát cười nói gịong mừng rở: - À mà Chị Phượng. Ngày mai mùng một

Tết, 8 giờ tối Phượng rứơc anh tại phi trừơng Los Angeles nhé.

- Tôi bận lắm, có chuyện gì mà về sớm vậy,còn cô vợ trẻ đẹp của anh đâu?

- Không, anh về có một mình thôi. Anh muốn em đón anh ngaỳ mai.

- Ngày mai là mùng một Tết mà. - Anh biết vì vậy anh muốn về để kịp ăn Tết

với em. Còn giận anh à. Anh không cứơi vợ ở Việt Nam đâu, chuyện dài lắm, khi về anh sẽ kể em nghe. Rứơc anh nhé.

Im lặng một lúc, Phượng lên tiếng: - Có chuyện rồi phải hôn. Sao không kêu anh

Tùng rước? - Anh đã nói chuyện dài lắm mà, Anh muốn

em rứơc anh thôi, O.Kay ? Im lặng - Phượng , em còn đó không sao không noí .

Rước anh nhé? Im lặng một lúc, Cát nghe giọng nhỏ nhẹ của

Phượng: - O.Kay. ! - Phượng à. Sau tiếng ‘dạ’ nho nhỏ của Phựơng. Cát tiếp: - Phựơng, I LOVE YOU !

Mùa Thanksgiving 2007 Võ Vĩnh Kim

Page 20: khách m ộ n ghé qua….Cát mênh mông b ạt ngàn · Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 81 khách một lần ghé qua….Cát mênh mông bạt ngàn

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 100

Quaêng Ñao Huệ Tường

Lời người viết: Dưới đây là câu chuyện với nhân vật, danh lam, địa danh, thời gian hoàn toàn sự thật, duy nội dung với bách phân xác tín, tùy vào nhận thức của Độc giả. * * *

Thời gian dài sống trong bốn bức tường vôi tăm tối, ăn cơm gọa hẩm; hôm qua tên cò Tây báo cho Tư Mắt biết đã mãn hạn tù.

Đại ca Tư Mắt là tay du đảng lừng danh, chuyên nghề dao búa. Trong giới giang hồ từ Sàigòn

Chợlớn cho tới lục tỉnh, tên đại ca Tư Mắt, ngay cả cò bót, tây tà cũng nể mặt. Tiền xài như nước, đàn em ra vào tấp nập. Đại ca Tư Mắt sống như ông hoàng, ba bốn bà vợ, mỗi bà một ngôi biệt thự. Dù là dân dao

búa, người ta không thể phủ nhận đại ca Tư Mắt là người có lương tri, tâm huyết, luôn thấy xót xa, thương cảm cảnh lầm than tủi nhục của người dân bị đô hộ. Tư Mắt vẫn thường giao du với nhiều nhà chí sĩ, thanh niên trí thức yêu nước. Nhưng nghiệm rằng chưa thấy con đường sáng khả dĩ nào, đành buông xuôi theo bản năng vốn nhiều máu anh hùng cá nhân vị kỷ. Không ưa thực dân nên mỗi lần ăn hàng gặp Tây truy đuổi, Tư Mắt luôn thẳng tay tiêu diệt trước khi rút lui. Dù là hành động tiêu cực không đáng ca tụng, nhưng cũng nói lên ý chí, phong cách đặc biệt của tên trùm du đảng. Đây là những nhận xét của giới giang hồ thời bấy giờ về Tư Mắt.

Trong guồng máy xã hội, những hành vi nào mà người dân phải miễn cưỡng chấp nhận thì chánh quyền cho đó là phạm pháp, dù rằng đôi khi luật lệ đó đặt ra để rúng ép, đàn áp người dân bản xứ của chính quyền cướp nước, thống trị… Hành vi của Tư Mắt cũng không ngoại lệ, việc gì đến tất phải đến. Sau nhiều lần cò bót huy động toàn lực vây bắt, Tư Mắt và một số đàn em lọt lưới…

Nhờ một số đàn thân em tín, trung thành bao che, nhận tội thế, nên Tư Mắt chỉ bị kết tội „liên quan tới nhóm ám trợ Cường Để“…

Tư Mắt lằm lủi lê những bước chân nặng nề đầu tiên trên hè phố sau thời gian dài nằm nhà lao với tâm trạng chơi vơi lạc lõng…. Dù chân bước những bước đi tự do trong khung trời khoáng đãng, nhưng Tư Mắt không một mải mai cảm nhận sự vui mừng hay thoải mái nào cả. Từng bước, từng bước không khoan, không nhặt vô định hướng. Bỗng Tư Mắt chợt

như rúng động tâm thần, phía trước chừng vài thước, một nhân dạng rất quen thuộc, nhẹ nhàng thanh thoát bước đều… Tư Mắt vội nhanh chân hơn, định mở lời chào khi hai người đã song hành, nhưng nhìn lại là nhà sư hoàn toàn xa lạ, bèn định rẽ sang hướng khác, đột nhiên nhà sư với nụ cười khoan dung, ôn tồn chào hỏi:

- A Di Đà Phật, kính chào thầy Tư. Tư Mắt hết sức ngỡ ngàng, tự hỏi, dường như

chưa lần nào gặp nhà sư này, ông ta lại biết mình? Không quan tâm tới điều ngạc nhiên của Tư Mắt, nhà sư hỏi tiếp:

- Sức khoẻ thầy Tư vẫn bình thường? Thầy chưa định về đâu thì phải. Nếu có thể, bần tăng mời thầy Tư về dùng bữa cơm chay với nhà chùa cho đỡ xót dạ, đồng thời tẩy trần luôn thể… Cũng gần tới giờ ngọ rồi.

- Nhà chùa có xa lắm không thầy? - Có duyên thì gần, không duyên thì xa, xa

gần đều do duyên cả… . Một tăng một tục, kẻ trước người sau, đi thêm một thôi đường, đến ngả tư, chiếc xe thổ mộ cũng vừa trờ tới, nhà sư đón lại, hai người lên xe thẳng về chùa Giác Lâm. ( Mãi cho tới giữa thập niên 50, người dân vùng phụ cận vẫn dùng phương tiện di chuyển hay vận tải gạo, củi, rau cải vào

thành phố Sàigòn, Chợ Lớn bằng xe thổ mộ).

Chùa Giác Lâm trên gò Cẩm Sơn, gò này nổi bật giữa chỗ đồng bằng trăm dặm, hình như dựa bình phong, đội nón, mở trướng giải đệm, rộng ba dặm, cây to thành rừng, núi hoa như gấm, sớm chiều mây khói bốc lên nhiễu quanh….. . Đây là cảnh mà mấy

trăm năm về trước, Tổng trấn thành Gia định Trịnh Hoài Đức đã hết lời ca ngợi. Ngày nay dù già lam không còn cảnh thanh tịch u nhàn như xưa, nhưng ngày qua ngày, tương chao, rau muối thấm mặn mùi thiền, khiến tâm cuả Tư Mắt ngày thêm thanh thản, phiền não đã dứt, nhìn phố thị chỉ thấy đua chen, bụi trần…

* * *