72
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI KHOA CÁC KHOA HC LIÊN NGÀNH ĐINH CHÍ CÔNG BẰNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUT CÁC GII PHÁP THÍCH NG VI BIẾN ĐỔI KHÍ HU CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VEN BIỂN XÃ NAM ĐIỀN, HUYN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HU HÀ NI 2017

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH CHÍ CÔNG BẰNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH

ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO CỘNG ĐỒNG

DÂN CƢ VEN BIỂN XÃ NAM ĐIỀN, HUYỆN

NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2017

Page 2: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH CHÍ CÔNG BẰNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH

ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO CỘNG ĐỒNG

DÂN CƢ VEN BIỂN XÃ NAM ĐIỀN, HUYỆN

NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS N u n Mai Đăn

HÀ NỘI – 2017

Page 3: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của tác giả thực hiện, được nghiên cứu trên cơ

sở lý thuyết, điều tra thực địa, phỏng vấn người dân và các chuyên gia, phân tích, tính

toán và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Mai Đăng. Các số liệu thu thập, các

kết quả điều tra là trung thực, không sử dụng số liệu không thực tế và số liệu của các

tác giả khác. Các kết quả, số liệu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ

công trình nào khác.

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017

Tác giả

Đinh Chí Công Bằng

Page 4: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn khoa học, thầy giáo –

PGS.TS Nguyễn Mai Đăng là người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ và động

viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Thầy đã không chỉ cho kiến thức, kĩ năng,

kinh nghiệm mà còn truyền tâm huyết và thúc đẩy nhiệt huyết phấn đấu cho người trẻ

tuổi trên con đường làm nghiên cứu khoa học.

Tôi xin chân thành cảm ơn ĐU - HĐND - UBND xã Nam Điền và đặc biệt là cán

bộ khuyến nông Phạm Xuân Trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công tác thực địa

và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy – cô giáo, cán bộ khoa Sau Đại Học –

ĐHQG Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành

trương trình học tập. Xin chân thành cảm ơn thầy GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ đã có

những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành đề cương luận văn cũng như hình thành nội

dung luận văn này.

Đặc biệt để hoàn thành luận văn này tác giả đã được sự động viên kịp thời của gia

đình, bố mẹ, và người thân cả về vật chất và tinh thần, tác giả rất biết ơn sự hỗ trợ to

lớn này.

Do điều kiện không cho phép nên luận văn không tránh được những thiếu sót.

Vì vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè

đồng nghiệp.

Xin chân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày 24 tháng 14 năm 2017

Tác giả

Đinh Chí Công Bằng

Page 5: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

i

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i

MỤC LỤC ....................................................................................................................... i

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... iii

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3

3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 3

4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 3

5.1 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3

5.2 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................ 4

6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 4

7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 5

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIỚI THIỆU KHU

VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 6

1.1 Tổng quan về BĐKH ................................................................................................. 6

1.1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 6

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam .................................................. 9

1.2 Tổng quan vùng nghiên cứu .................................................................................... 15

1.2.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 15

1.2.2 Kinh tế - xã hội ..................................................................................................... 20

1.2.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã Nam Điền giai đoạn 2015 đến 2020 .. 24

1.3 Diễn biến các yếu tố thời tiết,kịch bản BĐKH tỉnh Nam Định năm 2009 .............. 28

1.3.1 Diễn biến các yếu tố thời tiết ................................................................................ 28

1.3.2 Kịch bản BĐKH cho Nam Định ........................................................................... 31

CHƢƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 34

2.1 Cách tiếp cận ........................................................................................................... 34

Page 6: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

ii

2.2 Phương pháp nghên cứu .......................................................................................... 34

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................................. 34

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .................................................................... 35

2.3 Đánh giá tác động của BĐKH dựa vào cộng đồng ................................................. 37

2.3.1 Nguyên tắc đánh giá ............................................................................................. 37

2.3.2 Công cụ đánh giá .................................................................................................. 37

CHƢƠNG III: ỨNG DỤNG CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG .......................................................................................... 44

3.1 Biều hiện của BĐKH tại xã Nam Điền ................................................................... 44

3.1.1 Bão ........................................................................................................................ 44

3.1.2 Lũ, lụt.................................................................................................................... 44

3.1.3 Nhiễm mặn ........................................................................................................... 45

3.1.4 Rét hại ................................................................................................................... 45

3.1.5 Hạn hán ................................................................................................................. 46

3.2 Tác động của BĐKH đến cộng đồng dân cư ven biển xã Nam Điền ...................... 46

3.2.1 Nhận xét chung ..................................................................................................... 46

3.2.2 Tác động của BĐKH đến nông nghiệp ................................................................ 47

3.2.3 Tác động của BĐKH đến cộng đồng dân cư ........................................................ 49

3.2.4 Tác động của BĐKH nhìn từ góc độ giới ............................................................. 53

3.3 Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho cộng đồng dân cư ven biển xã

Nam Điền ....................................................................................................................... 53

3.3.1 Các giải pháp thích ứng với BĐKH ..................................................................... 53

3.3.2 Đề xuất giải pháp bổ sung .................................................................................... 55

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 61

Page 7: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

iii

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

AIT: Viện công nghệ Châu Á (Asian Institute of Technology)

BĐKH: Biến đổi khí hậu

CBA: Community based approach

CBDRA: Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Community Based Disaster

Risk Assessment)

COP: Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu (Conference of parties)

CSRD: Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn

CTĐ: Hội chữ thập đỏ

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng

ĐDSH: Đa dạng sinh học

DFID: Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh

ĐHQG: Đại Học Quốc Gia

ĐU - HĐND - UBND: Đảng Ủy - Hội Đồng Nhân Dân -Ủy Ban Nhân Dân

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

HST: Hệ sinh thái

HTX: Hợp tác xã

IEA: Cơ quan năng lượng quốc tế (International Energy Agency)

IMHEN: Viện khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

INDC: Hội nghị về mạng lưới và thông tin truyền thông dữ liệu

IPCC: Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (The Intergoverment Panel on

Climate Change)

IUCN: Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

(International Union for Conservation of Nature and Natural Resources)

KB: Kịch bản

KNK: Khí nhà kính

KT – XH: kinh tế - xã hội

LHQ: Liên hợp quốc

MCD: Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng

Page 8: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

iv

NBD: Nước biển dâng

NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NTM: nông thôn mới

NTP-RCC: Trương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với Biến đổi khí hậu

PCTT – TKCN: phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn

PTBV: Phát triển bền vững

RNM: Rừng ngập mặn

SNV: Tổ chức Phát triển Hà Lan

SRD: Trung tâm Phát triển Bền vững

THCS: trung học cơ sở

TN&MT: Bộ Tài nguyên và Môi trường

UBLCPVBĐKH: Uy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

UBND: Ủy ban nhân dân

UNFCCC: Hiếp ước quốc tế về Biến đổi khí hậu

USAID: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

VFD: Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam

VQG: Vườn quốc gia

WAP: Chương trình Liên minh đất ngập nước

WB: World Bank

WWF: Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên ( World Wide Fund For Nature)

XNM: Xâm nhập mặn

Page 9: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi đến năm 2020 xã Nam Điền ............ 27

Bảng 1.2: Bảng diện tích đất phi nông nghiệp quy hoạch đến 2020 ............................. 28

Bảng 1.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch

bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Nam Định ......................................................... 32

Bảng 1.4: Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải

trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định......................................................................... 32

Bảng 1.5: Mực NBD so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình

(B2) khu vực tỉnh Nam Định ......................................................................................... 33

Bảng 2.1 Các công cụ trong đánh giá tác động của BĐKH .......................................... 38

Bảng 2.2: Bảng câu hỏi công cụ lịch sử thiên tai .......................................................... 38

Bảng 2.3: Bảng kết quả tổng hợp lịch sử thiên tai ........................................................ 39

Bảng 2.4: Bảng lịch mùa vụ .......................................................................................... 39

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp công cụ lịch theo mùa .......................................................... 40

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai ................................... 41

Bảng 2.7: Điểm mạnh và yếu trong công tác phòng, chống thiên tai ........................... 41

Bảng 2.8: Bảng kết quả tổng hợp .................................................................................. 41

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro thiên tai ........................................................ 41

Bảng 2.10: Bảng xếp hạng theo giới ............................................................................. 41

Bảng 2.11: Bảng xếp hạng theo địa bàn ........................................................................ 42

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp phân tích nguyên nhân ....................................................... 42

Bảng 2.13: Bảng tổng hợp giải pháp phòng chống thiên tai ......................................... 43

Page 10: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Khung lý thuyết vấn đề nghiên cứu (tham khảo và sữa chữa, bổ sung từ ...... 9

Hình 1. 2: Bản đồ địa giới hành chính xã Nam Điền .................................................... 15

Hình 1.3: Cơ cấu ngành nghề xã Nam Điền .................................................................. 20

Hình 1. 4: Biểu đồ Nhiệt độ trung bình năm Nam Định giai đoạn 1990 – 2009 .......... 28

Hình 1.5: Nhiệt độ trung bình năm trạm Nam Định từ 1960 đến 2014 ........................ 29

Hình 1. 6: Quá trình mưa năm khu vực lân cận Nam Địnhgiai đoạn 1990-2009 ......... 29

Hình 1.7: Xu thế mưa trạm Nam Định từ năm 1957 đến 2014 ..................................... 30

Hình 1.8: Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Nam Định với KB NBD (B2) ....... 33

Hình 2.1: Bảng lịch sử thiên tai xã Nam Điền…………........................................... ... 39

Hình 2.2: Bảng tổng hợp lịch theo mùa xã Nam Điền .................................................. 40

Hình 2.3: Sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai xã Nam Điền .................................................. 40

Hình 2.4: Hình minh họa nguyên nhân năng suất lúa thấp ........................................... 42

Hình 2. 5: Tổng hợp giải pháp phòng chống thiên tai xã Nam Điền ............................ 43

Hình 3.1: Hệ thống kênh mương xã Nam Điền............................................... ... ..........56

Page 11: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất từ biến

đổi khí hậu (BĐKH) với hơn 3.260 km bờ biển chạy dài suốt 15 vĩ độ từ Bắc tới Nam.

Trong đó, các vùng ven biển là nơi chịu nhiều tác động nặng nề nhất của BĐKH mà

trực tiếp là mực nước dâng, thiên tai, lũ lụt, xâm nhập mặn… Theo tính toán, nếu mực

nước biển dâng thêm 1m thì Việt Nam sẽ đối mặt với mức thiệt hại lên tới 17 tỉ

USD/năm (10% GDP) 1/5 dân số mất nhà cửa; 12,3% diện tích đất trồng trọt biến mất;

40.000km2 diện tích đồng bằng (39% ĐBSCL và 10% ĐBSH), 17km

2 bờ biển ở khu

vực các tỉnh lưu vực sông Cửu Long sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ không thể dự

đoán [26].

Khu vực bãi bồi ven biển với hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng,

đang phải hứng chịu những diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai gây ra do

BĐKH và nước biển dâng với những biểu hiện ngày càng rõ nét như: áp thấp nhiệt

đới, bão lụt, lốc xoáy… Tại miền Bắc, rét đậm, rét hại kéo dài với cường độ mạnh điển

hình là mùa đông năm 2008miền Bắc từng trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày

từ 13/1 đến 20/2, băng tuyết cũng xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Hoàng

Liên Sơn (Lào Cai) khi nhiệt độ chỉ còn -2 và -3 độ C. Năm 2015 hiện tượng EL Niño

mạnh nhất kể từ năm 1950 đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân

trên toàn lãnh thổ Việt Nam.[27] Bên cạnh đó, mưa lớn bất thường xảy ra nhiều gây

úng lụt không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp trong nội

đồng mà khi tiêu thoát ra biển làm cho nồng độ muối vùng nước ven bờ giảm đột ngột

dẫn đến các loài thuỷ sản nhất là loài nhuyễn thể như ngao bị chết hàng loạt do bị sốc

nước. Đặc biệt, tình trạng thiếu nước và nước biển dâng khiến xâm nhập mặn tiến sâu

vào nội địa gây nhiễm mặn, nhiễm phèn nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước

tưới gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Tác động

tổng hợp của BĐKH đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên, môi sinh, môi trường,

tác động tiêu cực lên hệ sinh thái, sản xuất và đời sống của nhân dân khu vực ven biển.

Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng ĐBSH, là khu vực

nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Hàng

năm, Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4

– 6 cơn/năm. Từ năm 1996 đếnnay, Nam Định phải gánh chịu 26 trận bão, 01 trận lốc,

Page 12: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

2

04 trận lũ gây thiệt hại lớn về người và của; ước hàng nghìn tỷ đồng. Các hiện tượng

thời tiết cực đoan: tăng nhiệt độ; thay đổi lượng mưa; tăng tần xuất, mức độ rét đậm,

rét hại… kết hợp với NBD, XNM đang gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, tài

nguyên nước, đảm bảo vệ sinh môi trường; đe dọa an ninh lương thực của tỉnh. Các

trận bão lũ dồn dập gây sạt lở tuyến đê sông, bãi bồi dẫn đến mất đất canh tác, đe dọa

cuộc sống người dân vùng bãi, ven đê. NBD kết hợp bão lũ là nguyên nhân sạt lở đê

biển, bãi bồi ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất muối;

thiệt hại về người và tài sản của nhân dân các huyện ven biển tỉnh Nam Định.[12]

Xã Nam Điền là một xã thuộc huyện Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định phía Đông

giáp biển có bãi bồi cồn Xanh với rừng cây ngập mặn chắn sóng và ngăn chặn xâm

thực vào đất liền. Người dân tại xã chủ yếu làm nghề chính là nuôi trồng thủy-hải sản,

trồng cà chua và làm nông nghiệp. Bên trong đê quốc gia là các sinh cảnh nhân tạo bao

gồm các hồ chứa nước mặn, các đầm nuôi thủy sản lợ nhạt và lợ mặn, bên ngoài đê là

các sinh cảnh vùng triều – cửa sông - ven biển với cảnh quan đa dạng (bãi triều, lạch

triều, rừng ngập mặn, vv…) và chịu sự tác động mạnh mẽ của sự tương tác sông biển.

Tại vùng bãi bồi, một hệ thống đa dạng sinh học với nhiều động, thực vật phong phú

với hơn 600 loài, hơn 400 giống thuộc 6 nhóm sinh vật chính bao gồm Thực vật nổi,

Động vật nổi, Thực vật ngập mặn, Động vật đáy, cá và chim. Vùng bãi bồi có khoảng

200 loài có ý nghĩa kinh tế, trong đó có 100 loài động vật đáy vùng triều có giá trị nuôi

và khai thác bao gồm 20 loài tôm, 27 loài cua, 19 loài ốc, 33 loài trai và 1 loài giá

biển.[3]

Do người dân sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với thu

nhập còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các dịch vụ y tế và giáo dục còn

yếunên người dân khu vực ven biển xã Nam Điền chịu tác động mạnh và ngày càng rõ

nét hơn của BĐKH. Vì vậy, đánh giá tác động của BĐKH và đưa ra giải pháp thích

ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng dân cư ven biển là nhu cầu cấp thiết cho người dân

xã. Giải pháp thích ứng sẽ giúp người dân địa phương ít phụ thuộc vào tài nguyên

thiên nhiên nhằm giúp họ giảm sự phụ thuộc cũng như tác động tiêu cực lên tài nguyên

thiên nhiên tại đây và làm giảm tính dễ bị tổn thương trước những sự thay đổi từ bên

ngoài như các cú sốc, các khuynh hướng, tính mùa vụ … Nói cách khác, các giải pháp

thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp người dân cải thiện thu nhập một cách bền vững

và ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả hơn.

Page 13: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

3

Với mong muốn giúp người dân xã Nam Điền nâng cao năng lực thích ứng với tác

động tiêu cực của BĐKH, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải

pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển xã Nam Điền,

huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá diễn biến, biểu hiện và tác động của BĐKH; khả năng ứng phó BĐKH

củaxã trong bối cảnh có những thay đổi về quy hoạch phát triển KT-XH.

Đề xuất các giải pháp thích ứng phù hợp với cộng đồng dân cư khu vực ven

biển xã Nam Điền nhằm tăng cường khả năng chống chịu với BĐKH.

3. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng khảo sát của đề tài gồm: Các yếu tố thời tiết, khí hậu và các hiện tượng

thời tiết cực đoan; Các yếu tố về tự nhiên, KT-XH, Các nguồn lực và phát triển kinh tế của

cộng đồng; Các thể chế chính sách, quy hoạch, quy định có liên quan đến xã Nam Điền.

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tạixã Nam Điền, huyện Nghĩa

Hưng, tỉnh Nam Định.

Phạm vi thời gian:tàiliệu khí tượng thủy văn trong 30 năm trở lại đây.

Phạm vi chuyên môn:

+ BĐKH: được phân tích dựa trên các biểu hiện chính: nhiệt độ trung bình và tính

bất thường của thời tiết tăng; nước biển dâng và gia tăng xâm nhập mặn; các thiên

tai/hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan gia tăng về tần xuất, cường độ và độ bất

thường. Diễn biến BĐKH được phân tích từ quá khứ (30 năm trở lại đây), hiện tai và

trong tương lai (theo kịch bản BĐKH cho Nam Định).

+ Đánh giá tác động: Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư ven

biển xã Nam Điền; Đánh giá năng lực thích ứng thể hiện qua các nguồn lực, chính

sách và tổ chức.

+ Các giải pháp thích ứng: tập trung vào các loại sinh kế chính hiện tại và đề xuất

giải pháp can thiệp hỗ trợ phát triển sinh kế thích ứng BĐKH.

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1 Câu hỏi n hiên cứu

+ Điều tự nhiên và KT-XH của khu vực nghiên cứu có những đặc trưng gì?

+ Diễn biến của các yếu tố khí hậu (đặc biệt là các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực

đoan)đã xảy ra thế nào trong quá khứ (10 năm qua)?

Page 14: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

4

+ Cộng đồng dân cư ven biển xã Nam Điền chịu tác động bởi BĐKH và nước biển

dâng thế nào?

+ Đề xuất những giải pháp gì để phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH cho người

dân xã Nam Điền?

5.2 Giả thu ết n hiên cứu

Xã Nam Điền là một xã ven biển với cửa sông Đáy thường xuyên bồi lắng tạo nên

cồn Mờ nên hàng năm sẽ chịu ảnh hưởng lớn của các trận bão, áp thấp… tới đời sống

và sản xuất, nuôi trồng thủy sản của người dân. Vì vậy, sẽ có nhiều tác động tiêu cực

của BĐKH đến đời sống sản xuất của người dân. Cần nghiên cứu những tác động tiêu

cực của BĐKH đến nông nghiệp, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi…giúp người dân ven

biển có cái nhìn rõ nét hơn về BĐKH.

Tại Nam Điền với xu thế bãi bồi đang ăn dần ra phía biển Đông, cùng với sự hỗ

trợ của nhà nước, đặc biệt là các hệ thống quai đê lấn biển và hệ thống kênh dẫn nước

lợ và ngọt đang tạo nên một khu vực thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy, hải

sản. Tại đây, người dân từ các vùng lân cận hoặc từ các địa phương khác đang di cư

tới làm ăn sinh sống tạo nên một khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt là

nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, cộng đồng dân cư tại đây rất cần các giải pháp giảm thiểu

các tác động tiêu cực của BĐKH.

6. Nội dung nghiên cứu

1. Tổng quan lại các tài liệu liên quan tới tính dễ bị tổn thương và khả năng thích

ứng dựa vào cộng đồng trên thế giới cũng như Việt Nam, từ đó rút ra các kinh nghiệm

và các giải pháp thích ứng đã được áp dụng trong từng điều kiện cụ thể.

2. Điều tra, khảo sát thu thập số liệu về kinh tế, xã hội, các định hướng kinh tế

trung hạn và dài hạn của địa phương. Thu thập các tài liệu liên quan đến các hiện

tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra tại cộng đồng dân cư xã Nam Điền từ đó

phân tích, tổng hợp lựa chọn sơ bộ các giải pháp thích ứng cho người dân xã Nam

Điền. Tìm hiểu các phương pháp thích ứng với BĐKH của địa phương đã áp dụng

hoặc cáckinh nghiệm ứng phó với các điều kiện thời tiết cực đoan của người dân, từ đó

phân tích các điểm mạnh và yếu của các phương pháp hay kinh nghiệm đó giúp đưa ra

các giải pháp tốt nhất tránh tình trạng trùng lặp thiếu tính khả thi.

3. Các giải pháp thích ứng với BĐKH cần phân tích sâu. Cần phân tích điểm

mạnh, điểm yếu của phương pháp. Nếu điểm mạnh nhiều hơn điểm yếu cần đưa ra các

giải pháp khắc phục các điểm yểu của giải pháp thích ứng với BĐKH được đưa ra.

Page 15: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

5

4. Thử nghiệm các giải pháp tại cộng đồng xã Nam Điền và tiếp thu ý kiếm đóng

góp, phản hồi của người dân địa phương cũng như tính hiệu quả theo thời gian của giải

pháp thích ứng với BĐKH.

7. Cấu trúc luận văn

N oài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chƣơn :

Chương I: Tổng quan về biến đổi khí hậu và giới thiệu khu vực nghiên cứu.

Chƣơn II: Cách tiếp cận và phƣơn pháp n hiên cứu.

Chƣơn III: Ứn dụn cho khu vực n hiên cứu và đề xuất iải pháp

n hiên cứu.

Page 16: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

6

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIỚI THIỆU KHU

VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về BĐKH

1.1.1 Cơ sở lý luận

Biến đổi khí hậu:

Theo IPCC, BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được

nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được

duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể

do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên

của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của

khí quyển.[5]

Theo Nguyễn Đức Ngữ(chủbiên, 2008), các biểu hiện của biến đổi khí hậu làNhiệt

độtrung bình năm tăng; sựbiến đổi và độkhác thường của thời tiết và khí hậu tăng;

Nước biển dâng do băng tan từ các cực Trái đất và các đỉnh núi cao;Các hiện tượng

cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt,hạn hán, v.v…) xảy ra với

tần xuất cao hơn, cường độ và độ khác thường lớn hơn.[8]

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với

trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,

thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên

bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi

thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.[2]

Khí hậu cực đoan:

Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergoverment Panel on Climate

Change –IPCC), 2007 định nghĩa “hiện tượng thời tiết cực đoan” và “hiện tượng khí

hậu cực đoan” như sau: Hiện tượng thời tiết cực đoan là hiện tượng hiếm ởmột nơi cụ

thể khi xem xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là các hiện tượng thời tiết

cực đoan thông thường được có tần xuất xuất hiện của nó nhỏ hơn 10%. Theo định

nghĩa này, những đặc trưng của thời tiết cực đoan có thể thay đổi tùy từng khu vực mà

đặc trưng chokhu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự nhiên, bức xạ, địa

hình… Hiện tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các hiện tượng thời tiết cực

đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó đã là cực đoan. Hiện tượng

Page 17: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

7

khí hậu cực đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu. Nói cách khác, hiện tượng khí

hậu cực đoan phần lớn không được quan trắc trực tiếp mà người ta căn cứ vào số liệu

quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định hoặc quy định một hiện tượng nào đó có xuất

hiện hay không.[5]

Tính dễ bị tổn thương do BĐKH:

Khái niệm tính dễ bị tổn thương được hiểu theo nhiều cách khác nhau do đó cũng

được ứng dụng theo các hướng khác nhau. Theo IPCC 2007, khái niệm được ứng dụng

rộng rãi hiện nay : “Tình trạng dễ bị tổn thương là mức độ mà một hệ thống dễ bị ảnh

hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của BĐKH, gồm các dao động

theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tình trạng dễ bị tổn thương là hàm

số của tính chất, cường độ và mức độ phơi lộ (hứng chịu) của các biến đổi và dao động

khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống.[5]

Theo Bộ TN&MT, thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự

nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích

giảm khảnăng bịtổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng

và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.[2]

Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng(CBDRA):

CBDRA là quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin có sự tham gia của

người dân về: các loại hình thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực phòng,

chống thiên tai tại địa phương nhằm xác định mức độ rủi ro thiên tai của cộng đồng.[1]

Thích ứng với BĐKH:

Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc KT-XH đối với hoàn cảnh hoặc môi

trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH

hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.[2]

Giảm nhẹ BĐKH:

Là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải KNK.[2]

Tính chống chịu:

Là khả năng của một hệ thống chịu được các nhiễu loạn mà không bị phá vỡ và

chuyển sang một trạng thái biến đổi về chất khác. Một hệ thống có khả năng chống

chịu có thể hấp thu các nhiễu loạn, thay đổi hoặc điều chỉnh, sau đó tái tổ chức và vẫn

giữ được các cấu trúc cơ bản và cách vận hành của nó.[11]

Page 18: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

8

Tính chống chịu – thích ứng:

Giữa tính dễ bị tổn thương, tính chống chịu và tính thích ứng của HST có mối liên

quan với nhau (mối quan hệ trong nội bộ hệ thống) và liên quan với yếu tố tác động

(tần xuất, cường độ, tính chất của các tác động từ bên ngoài.Trong thực tế, thì hai quá

trình chống chịu và thích ứng xảy ra xen kẽ với nhau.Khi sự chống chịu xảy ra thì

cũng là lúc bắt đầu có quá trình thích ứng, và sự thích ứng sẽ làm tăng khả năng chống

chịu. Vì vậy, thuật ngữ tính chống chịu - thích ứng (Adaptive resilience) đặc trưng cho

các HST, vừa nói lên khả năng chống chịu ở thời điểm bị tác động, vừa nói nên khả

năng tự phục hồi lại trạng thái ban đầu sau khi bị tác động. Từ đó, có thể nói khi tính

chống chịu - thích ứng của một HST tăng sẽ làm giảm tính dễ bị tổn thương và rủi ro

có thể xảy ra cho hệ thống. Vì thế, xây dựng/tăng cường tính chống chịu của hệ thống

là nguyên tắc chung nhất nhằm phát triển hệ thống một cách bền vững và ứng phó hiệu

quả với những tác động từ bên ngoài.[11]

Khung lý thuyết vấn đề nghiên cứu

1. Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến đời sống, kinh tế - xã hội của

cộng đồng dân cư ven biển xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Trong

đó, tập trung nghiên cứu các ảnh hưởng đến đời sống, vật chất của cộng đồng và khả

năng ứng phó với các điều kiện thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra cho địa phương.

2. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp ứng phó BĐKH cho cộng đồng dân cư phù hợp

với điều kiện tự nhiên – xã hội vùng ven biển. Các giải pháp này được phát triển thành

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở kết hợp kết quả rà soát hệ thống thể

chế chính sách và tham vấn chính quyền với việc tổng hợp, phân tích các thông tin,

kiến thức và kinh nghiệm địa phương. Trong quá trình này, việc giám sát, đánh giá và

điều chỉnh hoặc hoặc phát triển tiếp là hoạt động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu

đề ra.

3. Kết hợp với các giải pháp mềm cần đánh giá, phân tích các giải pháp cứng (giải

pháp công trình) nhằm tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng thời tiết

cực đoan xảy ra trên địa bàn nghiên cứu.

Toàn bộ ý tưởng, cách tiếp cận và quy trình thực hiện nghiên cứu cho luận văn

được mô tả bằng sơ đồ dưới đây:

Page 19: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

9

Hình 1.1: Khung lý thuyết vấn đề nghiên cứu (tham khảo và sữa chữa, bổ sung từ [4])

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam

a. N hiên cứu trên thế iới

Nghiên cứu về BĐKH

Từ những năm 1824 trên thế giới đã có những nghiên cứu về BĐKH như nghiên

cứu của nhà vật lý người Pháp, Joseph Fourier, ông miêu tả hiện tượng hiệu ứng nhà

kính: " Nhiệt độ của Trái đất có thể tăng lên do sự thay đổi của các thành phần trong

bầu không khí bởi sức nóng, trong quá trình chuyển hoá nhiệt năng, khí quyển hấp thụ

nhiệt năng Mặt trời nhiều hơn là phản xạ nó trở lại không gian vũ trụ ".

Tất cả các nghiên cứu và triển khai về BĐKH trong thời gian qua đã được phân

tích và tổng kết trong 5 báo cáo của IPCC (Báo cáo lần 1, 1990; Báo cáo lần 2, 1999;

Báo cáo lần 3, 2001; Báo cáo lần 4, 2007; và, báo cáo lần 5, 2013). Trong đó, báo cáo

lần thứ 4 (2007) đã được nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình cùng với Al Gore. Trong

Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007), các nhà khoa học đã kết luận những biến

đổi trong khí quyển, đại dương và các sông băng, núi băng chứng tỏ thế giới đang

nóng lên và các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu. Theo báo cáo này,

việc tăng đáng kể nồng độ các khí nhà kính CO2, CH4 và N2O kể từ năm 1750 đến nay

chính là hậu quả từ các hoạt động của con người. Nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái

đất đã tăng khoảng 0,740C trong 100 năm qua (1906 - 2005). Con số này cao hơn so

với báo cáo năm 2001 với mức 0,60C do những năm gần đây liên tục có những đợt

nóng cực điểm. Cho đến năm 2014, IPCC đã tổng hợp hàng loạt các nghiên cứu từ

Page 20: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

10

nguyên nhân đến hệ quả (sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, sự tăng lên của mực nước

biển, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải dương...), từ tác động của nó

đối với tự nhiên, môi trường, các đối tượng KT-XH đến việc xây dựng giải pháp thích

ứng và chiến lược ứng phó toàn cầu. Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị

toàn cầu về BĐKH như Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ vềMôi trường và Phát triển ở

Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên nước tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP

21). Qua các báo cáo của IPCC, từ cuối thếkỷ XIX đến nay có thể nhận thấy được xu

thế chung là nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ không khí

trung bình toàn cầu trong thế kỷXX đã tăng lên 0,60C (+/- 0,2

0C); trên đất liền, nhiệt

độ tăng nhiều hơn trên biển; thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa

qua (IPCC, 2007. Tháng 9 năm 2013, IPCC đã công bố tóm tắt Báo cáo đánh giá lần

thứ 5 (AR5 - WG1) về hiện trạng BĐKH toàn cầu theo góc nhìn vật lý cơ bản, do

Nhóm công tác số 1 thuộc IPCC soạn thảo.[6]

Tính dễ bị tổn thương

Tính dễ bị tổn thương được nghiên cứu nhiều năm qua trong đó ở lĩnh vực BĐKH:

Theo nghiên cứu của IUCN đã nêu trong báo cáo về “người bản địa và biến đổi khí

hậu” (2008), tính dễ bị tổn thương được phân làm 2 nhóm yếu tố: Xã hội (nghèo đói,

bất bình đẳng, mù chữ…. ); lý sinh (sức khỏe và dinh dưỡng).

Theo Cục biến đổi khí hậu và năng lượng Australia, 2011, tính dễ bị tổn thương

trước biến đổi khí hậu được phân thành 3 yếu tố là sinh thái học, kinh tế và xã hội.[21]

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá tính dễ bị

tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Alex de Sherbinin và cộng sự (2010) sử dụng phương

pháp tiếp cận dựavào các kịch bản kết hợp với những phương pháp tiếp cận mới đánh

giá tính dễ bị tổn thương từ dưới lên để nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương tại 3

thành phố là Mumbai, Rio de Janeiro và Thượng Hải. Nghiên cứu này đã đánh giá một

số cản trở về mặt chính trị để chuẩn bị tốt hơn trong việc phòng ngừa thiên tai.[4]

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận thích ứng với BĐKH như: Thích ứng dựa trên hệ

sinh thái, cộng đồng và quyền lợi….Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về cộng đồng

thường sử dụng cách tiếp cận dựa trên cộng đồng để nghiên cứu khả năng thích ứng

của cộng đồng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu.

Page 21: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

11

Cách tiếp cận thích ứng với BĐKH dựa trên cộng đồng là một phương pháp luận

để thu thập, tổ chức và phân tích thông tin về khả năng bị tổn thương và năng lực thích

ứng của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân. Nó cung cấp những hướng dẫn và công cụ

cho nghiên cứu, phân tích và học hỏi có sự tham gia. Nó cũng tính đến vai trò của các

cơ quan và chính sách quốc gia và địa phương trong thực hiện hoạt động thích

ứng.[22]

Ngoài ra, Hannah Reid và cộng sự (2009) cũng sử dụng phương pháp tiếp cận dựa

vào cộng đồng để nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH.

Phương pháp này tập trung vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng

giúp cộng đồng phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong việc

tích hợp các kiến thức khoa học và kiến thức cộng đồng để lập kế hoạch thích ứng.[23]

Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng với BĐKH của

hộ nghèo

Năm 2007, báo cáo về nghèo đói với BĐKH của Oxfam Quốc tế đã có những

cảnh báo về sự suy tàn sinh kế của người nghèo; nêu rõ sự gia tăng các thảm họa khí

hậu ảnh hưởng tới nhiều người đặc biệt là hộ nghèo, người nghèo không có sức mạnh

để chống chịu lại các thảm họa.[24]

Trong báo cáo “Thay đổi môi trường toàn cầu và An ninh con người” (Siri E.H.

Eriksen, 2007) đề cập tới mối quan hệ giữa nghèo đói và thích ứng với biến đổi khí

hậu, báo cáo cũng xem xét tới thực trạng thể chế trong việc kếp hợp giải pháp thích

ứng với biến đối khí hậu của việc thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển hiện

nay.[25]

Nông nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan

do tác động của BĐKH

Trong nghiên cứu của Helal Ahammad, 2007 đã đề cập tới “ các vấn đề và thách

thức của nông nghiệp Australia trong việc thích nghi với thay đổi thời tiết, đặc biệt là

xem xét các ảnh hưởng của thay đổi khí hậu có thể xảy ra đối với ngành sản xuất nông

nghiệp của Australia. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những khu vực (phụ thuộc lớn

vào ngành nông nghiệp) có thể phải chịu những mất mát đáng kể do ảnh hưởng của

việc thay đổi khí hậu. Nghiên cứu này cũng phát hiện vai trò tiềm năng của thích nghi

trong việc làm giảm những chi phí do những ảnh hưởng này.[9]

Page 22: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

12

Khái quát chung

+ Những nghiên cứu, đánh giá nêu trên đã khái quát được những vấn đề nghiêm

trọng trên thế giới về BĐKH, nhất là các báo cáo của IPCC (từ báo cáo tóm tắt lần 1

của IPCC đến báo cáo tóm tắt lần 5 của IPCC). IPCC đã định nghĩa hoàn chỉnh các

khái niệm liên quan đến BĐKH, mô tả các hiện tượng thời tiết cực đoan và đưa ra một

bức tranh toàn cảnh thế giới với những tác động khó dự báo của BĐKH đến trái đất.

IPCC cũng đưa ra được các dự báo tương lai cho các khu vực trên trái đất với các dự

báo về sự nóng lên của trái đất, lượng mưa thay đổi trong các vùng, các tiểu vùng trên

trái đất, các thay đổi về thời tiết…ứng với các kịch bản BĐKH cao (A2, A1FI), trung

bình (B2, A1), thấp (B1).

+ Thành công của hội nghị COP 21 tại Paris thế giới đang hi vọng cho một tương

lai tốt đẹp hơn với sự đồng thuận và hợp tác cao giữa các nước giàu cùng với các nước

nghèo trên thế giới. Với những thỏa thuận đã đạt được tại Paris (COP21) thế giới đang

chuyển mình tốt đẹp hơn và nhận thức tầm quan trọng của con người về BĐKH cũng

như những hậu quả mà con người đang hứng chịu do thiên tai gây nên. Với những

khoản hỗ trợ cam kết tới 100 tỷ USD của các nước giàu cho các nước nghèo, hi vọng

các nước nghèo giản thiểu được các tác động tiêu cực của BĐKH.

+ Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương bao gồm các yếu tố: Xã hội (nghèo đói,

bất bình đẳng, mù chữ…. ), lý sinh (sức khỏe và dinh dưỡng), sinh thái học và kinh tế;

+ Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp dựa vào cộng đồng, dựa vào các kịch

bản, phương pháp tiếp cận từ trên xuống để nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng

lực thích ứng với BĐKH;

+ Nông nghiệp và hộ nghèo bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu;

+ Lồng ghép thích ứng với BĐKH trong hoạch định chính sách và lâp kế hoạch;

b. N hiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu về BĐKH

Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập niên 90 của

thế kỷ 20.Tháng 6 năm 1992, để chuẩn bị tham gia Hội nghị Môi trường và Phát triển

bền vững của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro, Brazin, 1992, các nhà khoa học Việt

Nam đã thực hiện và công bố báo cáo “BĐKH và tác động của chúng ở Việt Nam”.

Năm 1994, các nhà khoa học như Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu… đã tham

gia thực hiện dự án “BĐKH ở châu Á” do ADB tài trợ; Bộ Thủy lợi chủ trì đã hoàn

Page 23: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

13

thành báo cáo về: 1) BĐKH ở Việt Nam trong 100 năm qua; 2) Tác động của BĐKH

đến NBD và một số ngành kinh tế quốc dân; 3) Kiểm kê quốc gia KNK năm 1990 ở

Việt Nam.[4]

Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ –

TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (NTP-RCC) với

mục tiêu chiến lược của Chương trình là nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH

của Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất

nước, ổn định cuộc sống của nhân dân.[7]Kể từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng

dụng đã được triển khai. Một số cơ quan, ban, ngành chuyên phụ trách về vấn đề

BĐKH cũng đã đượcthành lập nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, nhiều

đề tài, dự án cũng đã và đang được triển khai. Những hoạt động trên đã đem lại những

hiệu quả nhất định trong vấn đềnâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH ở Việt Nam.

Từ năm 1998 đến năm 2003, Tổng Cục Khí tượng Thủy văn, nay là Bộ Tài

nguyên và Môi trường đã hoàn thành Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC,

trong đó tổng kết BĐKH của Việt Nam trong 100 năm gần đây, kiểm kê quốc gia

KNK 1993 và ước tính KNK các năm 2020, 2050, đánh giá tác động của nó đến các

lĩnh vực KT-XH, xây dựng kịch bản BĐKH, kiến nghị các giải pháp giảm nhẹ và thích

ứng với BĐKH ở Việt Nam... [2]

Viện Khí tượng Thủy Văn (nay là Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi

trường/IMHEN) đã thực hiện rất nhiều các công trình, dự án liên quan đến BĐKH,

như: Dự án “UNDP/UNITAR/GEF – CC: TRAIN (giai đoạn 1)” (1994-1996) với mục

tiêu là giúp các nước xây dựng chính sách về BĐKH để thực hiện UNFCCC; Dự án

“Chiến lược giảmnhẹ khí nhà kính với chi phí thấp nhất ở châu Á” (ALGAS) (1995-

1997); Dự án “Kinh tếtrong hạn chế phát thải khí nhà kính, Pha 1: Xây dựng phương

pháp luận cho việc đánh giágiảm nhẹ biến đổi khí hậu” (1999)… Đồng thời, Viện

được Bộ TN & MT giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam (2009) và

kịch bản cập nhật (2012).[18]

Nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương

Về đánh giá tính dễ bị tổn thương, theo xu hướng của thế giới, từ đầu những

năm 2000, ở Việt Nam, cũng đã có những nhà nghiên cứu, ứng dụng các lý thuyết và

phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với các ngành khoa học khác nhau.

Page 24: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

14

Mai Trọng Nhuận và cs. (2004, 2009) đã nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương về

môi trường,vùng ven biển Việt Nam, đới duyên hải Nam Trung Bộ, đới ven biển Phan

Thiết–Hồ Tràm,tài nguyên địa chất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cũng theo hướng nghiên

cứu này, Thái Thành Lượm và cs. (2008) đã đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự

nhiên KT-XH vùng biển HàTiên – vịnh Cây Dương (Kiên Giang). Võ Hồng Tú và cs.

(2012) đã đánh giá tổn thươngsinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và

các giải pháp ứng phó. Kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy được vốn sinh kế của

người dân là dễ bị tổn thương cao khi có lũ, thiên về hướng rủi ro kinh tế.[19]

Và đáng chú ý trong thời gian này phải kể đến những nghiên cứu của Trương

Quang Học theo hướng tiếp cận liên ngành, xuyên ngành trong ứng phó với BĐKH và

PTBV – một vấn đề mang tính liên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa

hiện nay.[11]

Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng

Tổ chức CARE International nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng

đồng trong đó đề cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lương thực và thu nhập của

người dân, nước sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu cho thấy người nghèo và

người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên cứu ở Thanh Hóa cho thấy

rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới

sản xuất nông nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hưởng.[9]

Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn (CSRD) (Lâm Thị Thu Sửu và

nnk, 2010) nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại khu vực sông

Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào:

- Tìm hiểu những biện pháp thích ứng mà người dân địa phương và nhiều tổ

chức đã thực hiện;

- Xác định các biện pháp thích ứng chính liên quan đến quản lý nguồn nước;

- Lựa chọn những giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể để hỗ trợ trực tiếp và làm

đầu vào cho các kế hoạch địa phương.[7]

c. N hiên cứu tại khu vực n hiên cứu

Tại xã Nam Điền

Đã có một số dự án phi chính phủ thông qua hội chữ thập đỏ địa phương nhằm

nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH cho cộng đồng dân cư khu vực xã Nam

Điền.Dự án “Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam” (VFD) do USAID được tài trợ thực

Page 25: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

15

hiện tại vườn quốc gia Xuân Thủy trong đó có xã Nam Điền từ năm 2013 đến 2018.

Chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) quản lý

triển khải với hỗ trợ kỹ thuật của Winrock International, Tổ chức Phát triển Hà Lan

SNV, Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, và Trung tâm Phát triển Bền

vững SRD.[17]

Mục tiêu của Dự án là nhằm tăng cường lập kế hoạch và hành động ứng phó với

biến đổi khí hậu và phát triển với lượng phát thải thấp, chú trọng tới giảm khí thải từ

lâm, nông nghiệp cũng như tăng cường sinh kế và định cư thích ứng thông minh với

khí hậu, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Chương trình hướng tới giải quyết những rủi ro

biến đổi khí hậu dài hạn và xem xét tới các vấn đề về giới ở cả vùng cảnh quan rừng

và đồng bằng.Tại Nam Điền trương trình hỗ trợ chính quyền xã và người dân bảo tồn

và phát triển rừng ngập mặn nhằm tăng cường khả năng chống xói mòn bờ biển; chắn

sóng; làm giảm thiệthại khi có bão, lũ lụt và cung cấp sinh kế cho người dân ven biển.

1.2 Tổn quan vùn n hiên cứu

Hình 1. 2: Bản đồ địa giới hành chính xã Nam Điền

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Nam Điền là xã ven biển nằm ở phía Nam huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam

Định thuộc tả ngạn sông Đáy. Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:

Phía Bắc giáp xã Nghĩa Hải và thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng.

Phía Đông giáp vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Nghĩa Hưng.

Phía Tây giáp xã Kim Đông và thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh

Bình (ranh giới hành chính tỉnh là sông Đáy).

Page 26: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

16

Xã Nam Điền được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ

sinh quyển châu thổ sông Hồng.

Địa hình, địa mạo

Nam Điền được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù sa của sông Hồng, sông Đáy

và các phụ lưu trong một thời gian dài theo nguyên lý động lực học Sông – Biển. Quá

trình này đã tạo cho Nam Điền gồm hai phần rõ rệt là vùng đất phía trong đê biển và

vùng bãi triều phía ngoài đê biển.[13]

Khu vực ngoài đê biển chính là khu vực bờ biển, chịu ảnh hưởng của sóng biển,

thủy triều và dòng biển nên có địa hình chủ yếu là bãi cát với cồn cát chạy dài ra phía

biển. Có nơi cồn cát được bồi đắp cao thành đụn cát, bãi triều bùn lỏng lầy lội, có phần

diện tích đã có thực vật nước mặn chiếm lĩnh tạo thành các rặng sú vẹt tự nhiên. Các

địa hình âm là các lạch triều, theo đó thủy triều đi vào và phủ kín các bãi triều và bãi

cát vào lúc triều cường, có chức năng phân bố lại các vật chất vụn bở do sông ngòi đưa

ra, theo tru trình lên xuống của thủy triều. [13]

Khu vực trong đê biển hiện hay chính là khu vực ngoài đê biển trước kia được

người dân địa phương cải tạo, san lấp, rửa chua và tập trung canh tác, trồng trọt trên

đó. Địa hình phía trong đê tương đối bằng phẳng với các nhánh sông nội đồng đan xen

nhau xen kẽ những ao, hồ. Vùng trũng nội đồng có cao trình từ 0,5 đến 0,6m; vùng

ven các đê biển có cao trình từ 1,5 đến 1,7m do được bồi tụ từ biển. Trong lớp đất

trong đê của Nam Điền còn chứa nhiều nham tướng cát và nham tướng bột sét của bãi

triều. Trong đó, còn có các di tích sinh vật biển nằm xen kẽ nhau như: rễ cây nước

mặn, thấu kính than bùn, cây nước mặn, các loại vỏ sò, vỏ ốc… [13]

Địa chất, khoáng sản

1. Địa chất

Là một vùng đất mới của huyện Nghĩa Hưng, thành tạo địa chất của vùng là sự

phát triển kéo dài theo hướng biển lùi của đồng bằng sông Hồng, có nguồn gốc biển và

sông biển; được hình thành vào giai đoạn biển tiến cuối cùng Flandrian đến giữa

Holoxen trung. Những cồn cát cổ còn lại là dấu tích của thời kỳ biển lùi, trầm tích đặc

trưng hệ tầng là các lớp bột sét lẫn cát màu xám, có nhiều mảnh vỏ thân mềm và các

lớp sét bột. Phần trên có sét đen tướng đầm lầy ven biển trong đó gặp nhiều vỏ trùng lỗ

gồm: Ammonia beccari, Elphidium advenum, Cibicides…[13]

Page 27: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

17

2. Khoáng sản

Theo tài liệu điều tra khảo sát của Cục Địa chất cho thấy trên địa bàn xã Nam

Điền không có tài nguyên khoáng sản.[13]

Khí hậu

Xã Nam Điền có đặc điểm khí hậu, thời tiết thuộc tiểu vùng duyên hải sông

Hồng, mang những đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng là nhiệt đới ẩm gió mùa. Do

Nam Điền là xã ven biển nên khí hậu có độ ẩm được tăng cường từ biển vào trong đất

liền làm cho đất liền mát hơn về mùa hè. Vào mùa Đông, nhiệt độ tại Nam Điền ấm

hơn so với các vùng trung tâm đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ

là không nhiều (dưới 10C) và lượng mưa có gia tăng do ảnh hưởng của biển.[13]

1. Hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển tại Nam Điền bao gồm 2 hoàn lưu chính là gió mùa và gió

đất – biển. Giữa hai mùa hoàn lưu có một thời gian chuyển tiếp ngắn ước chừng

khoảng một tháng (khoảng tháng 4 đầu tháng 5). Hoàn lưu gió mùa Đông bắc từ tháng

11 đến tháng 3 năm sau với gió thịnh hành là hướng Bắc, Đông Bắc, sức gió trung

bình cấp 5 -6, mạnh nhất cấp 7 đến cấp 8. Mỗi mùa Đông có khoảng 3 đến 4 đợt gió

mùa. Trong khoảng thời gian này khí hậu Nam Điền chịu ảnh hưởng của khối không

khí cực biến tính qua lục địa hoặc qua biển. Khối không khí cực đới biến tính qua lục

địa thịnh hành vào đầu mùa Đông (cuối tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau), có

nhiệt độ trung bình 14 – 160C, độ ẩm tương đối từ 70 – 80%. Khối không khí cực đới

biến tính qua biển thịnh hành vào nửa cuối mùa Đông (tháng 2 và 3) , có nhiệt độ

trung bình 16-18oC, độ ẩm tương đối 90-95%. Trong mùa đông Nam Điền còn chịu

ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới biển, có nhiệt độ trung bình là 18-200C, độ ẩm

tương đối 85-90%, tác động xen kẽ vào thời kỳ đầu và cuối mùa đông, đem lại thời tiết

nắng ấm đầu mùa và nồm ẩm mưa phùn cuối mùa. Hoàn lưu gió mùa hè từ

tháng 5-9, gồm 4 khối khí chính sau: Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương thịnh

hành vào tháng 5 – 6, nhiệt độ trung bình khoảng 30 – 320C, cao nhất 37-40

0C, độ ẩm

không khí thấp dưới 50% gây thời thiết khô nóng và hạn hán. Khối không khí Xích

Đạo thịnh hành vào tháng 7-8, nhiệt độ trung bình 27-290C, cao nhất 34-35

0C, độ ẩm

không khí 85%, trong quá trình di chuyển và xâm lấn thường phát sinh nhiễu động

thời tiết như: mưa hội tụ nhiệt đới kéo dài gây mưa lớn, đặc biệt hình thành áp thấp

nhiệt đới và bão trên biển Đông. Khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương có ảnh

hưởng xen kẽ liên tục suốt mùa hè từ tháng 5-9, nhiệt độ trung bình từ 27-290C, độ ẩm

không khí 85-90%. Khối không khí cực đới thịnh hành vào mùa hạ gây mưa rào, thời

tiết mát trong một vài ngày.[13]

Page 28: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

18

2. Gió

Trong các thời kỳ chuyển tiếp mùa, hình thái khí áp mặt đất ở dạng trung gian,

các khối không khí mùa đông và mùa hè cùng đan xen lẫn nhau, nên thường gây ra sự

hội tụ về gió và thương gây ra các trận giôn, lốc. Gió mặt đất thổi hàng ngày, từ sau

nửa đêm, 20-22 giờ đến 9-10 giờ sáng, hướng từ đất liền ra biển. Gió biển thổi theo

hướng ngược lại vào thời gian còn lại trong ngày. Tần xuất gió đất biển cao nhất trong

thời kỳ chuyển tiếp khí hậu. Trong các tháng giữa mùa, gió đất gió biển bị lu mờ do bị

chi phối mạnh bởi các khối không khí gió mùa. Tại Nam Điền tốc độ gió trung bình

khoảng 6-8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất đạt đến 45-50 m/s trong bão. Gió mùa mạnh

nhất là gió mùa Đông Bắc, làm nhiệt độ không khí giảm nhanh và thấp, có khi xuống

dưới 50C. Kết hợp với gióm mùa làm gió ngoài khơi thổi mạnh, có thể tới cấp 7-8 gây

trở ngại cho giao thông biển và đánh bắt thủy hải sản.[13]

3. Bức xạ mặt trời

Nam Điền có cán cân bức xạ quanh năm dương. Tổng lượng bức xạ đạt giá trị

cao nhất vào tháng 5 (12,3 Kcal/cm2), tháng 7 (11,3Kcal/cm

2), thấp nhất vào tháng 2

(5,8 Kcal/cm2). Bức xạ trung bình năm tại Nam Điền là 23-24

0C, mùa hè là 28-29

0C,

mùa đông là 17-180C. Nhiệt độ nước biển trung bình năm là 23,5

0C, vào tháng 5-9 là

250C và dưới 20

0C vào tháng 11-1.[13]

4. Mưa

Lượng mưa trung bình năm của Nam Điền từ 1700 – 1800 mm. Số ngày mưa

trung bình từ 120 – 130 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè (tháng 6 - 10).

Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 khoảng 325 mm, thấp nhất vào tháng 2 khoảng 6mm.

Lượng mưa giờ cực đại đạt 103,6mm.[13]

5. Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình tại Nam Điền là 82-88%, cao vào tháng 2, 3, 4 và thấp nhất

vào tháng 10, 11, 12. Tổng lượng bốc hơi năm tại đây là 700-750mm.[13]

6. Áp thấp, bão

Nam Điền là xã ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão. Trong năm, vào

tháng 7, 8, 9 trung bình có khoảng 1 đến 2 cơn bão và áp thấp đổ bộ trực tiếp vào khu

vực, có trung bình khoảng 2-5 cơn ảnh hưởng từ bão và áp thấp gây mưa lớn, gió

mạnh, sóng to, nước dâng đặc biệt dâng cao khi kết hợp với triều cường. Tốc độ gió

trong bão trung bình 20 m/s, cực đại 40-50 m/s. Lượng mưa trong bão chiếm 25-30%

Page 29: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

19

lượng mưa cả năm. Bão thường xuất hiện vào mùa hè (từ tháng 6-10), tập trung vào

tháng 7 (tần xuất 28%), tháng 8 (tần xuất 21%), tháng 9 (tần xuất 29%). [13]

Có những năm bão xuất hiện sớm vào tháng 4, 5. Các hiện tượng bất thường

như giông, lốc cũng được ghi nhận tại khu vực. Giông khá phổ biển, tập trung vào mùa

hè, thương xuất hiện vào chiều tối hoặc sáng sớm. Khi có giông lượng mưa trong

khoảng 1-2 giờ có thể lên tới 180-200 mm. Khi giông phát triển mạnh có thể có gió

xoáy với tốc độ lớn.[13]

Chế độ Thủy văn

Nam Điền có sông Đáy là cửa sông chảy ra biển nên tính chất thủy văn của

Nam Điền là vùng cửa sông chịu ảnh hưởng triều và các yếu tố khí hậu khu vực chi

phối. Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sông là từ thượng nguồn sông Đáy chảy về và

một phần lượng nước mưa trong lưu vực xã Nam Điền.[13]

Chế độ thủy triều tại Nam Điền truyền vào sâu trong đất liền và chi phối chế độ

thủy văn tại sông Đáy cũng như xã Nam Điền. Về mùa khô, triều tiến nhanh vào đất

liền mang theo lưu lượng nước mặn lớn, có thể xâm nhập thủy triều vào sâu tới 25 km

vào trong hệ thống sông Đáy. Mùa mưa thủy triều làm nước sông dâng cao ngăn cản

dòng chảy ra biển.[13]

Chế độ thủy triều:

Chế độ triều trong vùng thuộc nhật triều đều điển hình, chu kỳ ổn định trung

bình 24h50’, biên độ lớn, trung bình 3,6m, cực đại 4,5m vào kỳ triều cường (triều

cường vào các tháng 5,7 và 10, 12). Nước ròng xuất hiện vào các tháng 7, 8. Nước

cường xuất hiện vào các háng 12,1. Mỗi tháng có hai kỳ triều cường, mỗi kỳ có 11 đến

13 ngày và hai kỳ triều kém, mỗi kỳ 3 đến 4 ngày. [13]

Thủy triều là một yếu tố chủ yếu gây ra sự biến đổi mực nước tại sông Ninh Cơ

và sông Đáy, tác động trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Khi thủy

triều dâng cao trong mùa khô gây xâm nhập mặn sâu vào đất liền (chủ yểu tháng

2,3).[13]

Dòng chảy biển

Dòng chảy ven bờ khu vực phụ thuộc vào hướng đường bờ và địa hình đáy ven

bờ. Dòng chảy tổng hợp bao gồm nhiều thành phần: dòng triều có tính chất tuần hoàn,

dòng chảy gió và dòng chảy sóng trong đới sát bờ phụ thuộc vào biến động của gió.

Ngoài sườn bờ ngầm (tương ứng sâu 20m) chế độ dòng chảy theo mùa thuộc hoàn lưu

bờ tây Vịnh Bắc Bộ và có tính thuận nghịch, phụ thuộc mùa, với tốc độ 20-30 cm/s

Page 30: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

20

theo hướng Tây – Nam trong mùa gió Đông – Bắc và 10-20 cm/s theo hướng Đông –

Bắc trong mùa gió Tây – Nam. Tại vùng biển sát bờ, dòng chiều toàn nhật đạt độ lớn

cực đại >50 cm/s, dòng bán nhật triều <10 cm/s và dòng triều ¼ ngày thường < 5 cm/s.

Dòng chảy triều theo con nước lên xuống, thường mạnh nhất khi thủy triều lên xuống

ngang qua mực nước biển trung bình. [13]

Dòng triều có thể đưa một khối lượng nước lớn vào cửa sông và nội đồng. Dòng

sóng dọc bờ mang tính cục bộ, tạo bãi và doi cát. Các hướng sóng chính là Bắc, Đông

Bắc về mùa đông, với độ cao sóng trung bình 0,5 – 0,75m và Đông, Đông Nam về

mùa hè, với độ cao sóng trung bình là 0,7 – 0,9m, cực đại 2-5m. tần xuất sóng khu vực

là 20-21%. Sóng chủ yếu là sóng ngoài khơi truyền vào.[13]

1.2.2 Kinh tế - xã hội

Dân số, lao động

Nam Điền là xã biên giới biển thuộc tiểu vùng kinh tế mới huyện Nghĩa Hưng

được thành lập năm 1977, cách trung tâm huyện Nghĩa Hưng 35 km. Diện tích hành

chính của xã 720,73 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 473,12ha, đất trồng lúa

99,5ha (vụ mùa năm 2015).[15]

Dân số toàn xã có 7.933 người (thống kê tại thời điểm 31/12/2015); dân số trong

nông nghiệp là chủ yếu với 7.403 người làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 93,3%; lao động

thương mại – dịch vụ 350 người chiếm 4,41%; còn lại là các ngành nghề khác. Cơ cấu

lao động trong nông nghiệp chiếm 85,2% tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Còn

lại là chủ yếu nuôi trồng thủy – hải sản.[27]

Hình 1.3: Cơ cấu ngành nghề xã Nam Điền

93,3%

4,4% 2,3%

CƠ CẤU NGÀNG NGHỀ XÃ NAM ĐIỀN

Nông nghiệp

Dịch vụ

Ngành Nghề khác

Page 31: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

21

Sản xuất nông nghiệp

1.Trồng trọt

Với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, những

giống cây dài ngày, năng xuất và chất lượng sản phẩm thấp được thay thế bằng giống

ngắn ngày, năng xuất và chất lượng cao; các khâu trong sản xuất được cơ giới hóa tạo

điều kiện hình thành và mở rộng các vùng sản xuất cây hoa màu hàng hóa tập trung.

Giá trị thu nhập trên diện tích đất cach tác tăng từ 52 triệu đồng/ha/năm lên 160 triệu

đồng/ha/năm 2015.[15]

Trong năm 2015 sản xuất lúa xã Nam Điền như sau:

+ Vụ Chiêm: Diện tích gieo cấy 114ha; năng xuất bình quân 41,5 tạ/ha; sản

lượng thóc đạt 473 tấn

+ Vụ Mùa: diện tích gieo cấy 99,5 ha; năng xuất lúa bình quân 25 tạ/ha; sản

lượng thóc đạt 249 tấn

Tổng diện tích gieo cấy năm 2015 là 213,5 ha; giảm 36,9 ha so với năm 2014 do

đào ao, lập vườn; năng xuất lúa cả năm đạt 66,5 tạ/ha đạt 66,5% kế hoạch năm; tổng

sản lượng thóc cả năm đạt 722 tấn; giảm 554 tấn so năm 2014.[15]

Tổng sản lượng lương thực cả năm 2015 đạt 962 tấn trong đó thóc 722 tấn, ngô

240 tấn, đạt 63,67% so với kế hoạch năm 2015.

Sản xuất cây màu: tổng diện tích năm 2015 là 144 ha trong đó cây thực phẩm

(rau, đậu) 124 ha; Cây cà chua vụ chính 78 ha; năng xuất 33,3 tấn/ha; sản lượng 2.597

tấn. Cây chất bột 2 ha.Cây ngô 5 ha (sau vụ cà chua cấy 35 ha).Cây khác 13 ha.[15]

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (so sánh giá năm 2010) đạt 37.865 triệu đồng;

so với giá hiện hành đạt 55.896 triệu đồng.[15]

Tổng giá trị thu được từ sản xuất cây màu (giá so sánh năm 2010) đạt 30.763

triệu đồng; so với giá hiện hành đạt 47.938 triệu đồng; giá trị thu trên 1ha trồng màu

đạt 310 triệu/ha.[15]

Theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới , quy hoạch sử dụng đất, đến năm

2020 Nam Điền tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng

thủy sản hoặc trồng màu. Tổng diện tích đất chuyển đổi đến năm 2015 là 187,69ha.

Trong đó, diện tích chuyển sang nuôi trồng thủy sản là 126,77ha; diện tích chuyển

sang trồng màu là 60,92ha. Các cây trồng màu chủ yếu là: cà chua, dưa lê chính vụ,

cây ngô lai… đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.[15]

Page 32: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

22

2. Chăn nuôi

Toàn xã đã và đang mở rộng theo hướng trang trại, gia trại theo phương thức

công nghiệp. Các loại gia súc chủ yếu được người dân nuôi tập trung vào lợn, gà, vịt.

Năm 2015, toàn xã có 08 khu kinh tế trang trại tập trung, trong đó có một trang trại

chăn nuôi lợn và 7 trang trại tổng hợp (đa cây, đa con); có 32 gia trại chăn nuôi lợn và

400 hộ gia đình có đàn gia cầm từ 50 con trở lên.[16]

Tổng đàn Lợn: 1.600 con, bằng 99,38% so cùng kỳ, đạt 94,12% kế hoạch (kế

hoạch là 1.700 con).Tổng sản lượng lợn hơi xuất chuồng đạt: 170 tấn, bằng 100% so

vớicùng kỳ, đạt 97,14% so với kế hoạch cả năm; Đàn Trâu: 49 con, bằng 102,1% so

cùng kỳ, tăng 1 con; Đàn Bò: 140 con, bằng 133,33% so cùng kỳ, tăng 35 con; Đàn gia

cầm: 22.500 con, bằng 102,27% cùng kỳ, bằng 102,27% kế hoạch cả năm (kế hoạch cả

năm 22.000 con).[15]

3. Thủy sản

Nuôi trồng thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2015 đạt 291ha,

trong đó diện tích nuôi nước ngọt 60ha; diện tích nuôi mặn lợ là 231ha. Ngoài diện

tích nuôi trồng thủy hải sản được bổ sung qua từng năm do chuyển đổi diện tích trồng

lúa sang đào ao, lập vườn.[15]

Giá trị sản lượng nuôi nước mặn lợ là: 273 ha. Gồm:Nuôi Tôm các loại: 125 ha,

bằng 150 tấn (tăng 12 tấn), bằng 108,7% so với cùng kỳ; Nuôi Cua, cá bớp, cá Vược,

cá các loại, sản phẩm khác: 148 ha sản lượng là 336 tấn, (tăng 36 tấn), bằng 112% so

với cùng kỳ; Có 18 ha ao nước ngọt, sản lượng là 38 tấn, đạt 95% so với kế hoạch.[27]

Tổng sản lượng nuôi trồng đạt: 524 tấn, bằng 110,32% so cùng kỳ, đạt 100,58% so kế

hoạch; Tổng sản lượng khai thác đạt: 1.241 tấn, bằng 101,39% so với cùng kỳ, đạt

101,14% so với kế hoạch; Tổng giá trị sản xuất nuôi trồng, khai thác: (giá so sánh năm

2010) là: 79.489 triệu đồng bằng 111,78% so với cùng kỳ, đạt 102,5% so với kế

hoạch.[15]

Khai thác thủy sản: tổng phương tiện tàu thuyền năm 2015 xã Nam Điền có 47

chiếc; tổng công xuất 1.200CV; trong đó số tàu thuyền đánh bắt xa bờ là 6 chiếc. Công

xuất 540CV.[15]

Dịch vụ sản xuất giống: tại xã chưa tự sản xuát được các giống tôm, cá nước

ngọt và nước lợ. Các giống tôm, cá chủ yếu được mua từ các cơ sở ngoài xã về ươm

rồi đưa ra nuôi nên chất lượng con giống chưa được đảm bảo.

Page 33: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

23

Cơ sở hạ tầng

1.Công trình thủy lợi

Trên địa bàn xã có 9 cống điều tiết nước trên kênh cấp 1, cấp 2.Trong đó có 2 cống

khẩu độ quá nhỏ so với dòng sông là 1,5m/8m. Hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 chưa được

hoàn chỉnh, có nhiều nơi ách tắc dòng chảy do nhiều năm chưa được tu bổ, sửa chữa. Hệ

thống tưới tiêu nông nghiệp chủ yếu là tự chảy. Có một trạm bơm và 1 cống lấy nước tưới

trên toàn địa bàn xã.[14]

2. Trường học

Có 3 trường đã được kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc gia cấp I. trường THCS, tiểu

học đã có hệ thống các phòng chức năng, sân chơi, hệ thống thoát ngập úng. Trường mầm

non còn thiếu nhà hiệu bộ, phòng chức năng và bếp 1 chiều.[14]

3. Đường giao thông

Hệ thống đường giao thông toàn xã có chiều dài 70,1 km. Giao thông nội đồng có

29,11 km phần lớn là đường đất trong đó mới kiên cố hóa được 4km đường bê tông phục

vụ dân sinh và sản xuất. Các đường trục chính liên xã đã hoàn thành và được kiên cố hóa

bằng bê tông hoặc đã được giải nhựa phục vụ tốt cho người dân giao thương.[14]

4. Nhà ở

Hiện nay toàn xã có 1.769 nhà ở trong đó nhà mái bằng 2 đến 3 tầng có 558 nhà

chiếm 31,5%. Nhà mái ngói có 1.174 nhà chiếm 66,4%. Nhà lợp Fibro xi măng có 37 nhà

chiếm 2,1%.[14]

5. Y tế

Trạm y tế đã được kiên cố hóa và có 1 bác sỹ, 1 hộ lý, 2 điều dưỡng, 2 dược sỹ

phục vụ tốt công tác khán và chữa bệnh cho người dân toàn xã.[14]

6. Nước sạch, vệ sinh môi trường

Tại địa bàn xã chưa có công trình cấp nước sạch tập trung, 100% dân cư dùng nước

chủ yếu từ các giếng khoan và các bể nước mưa. Các hộ có đủ 3 công trình vệ sinh (nhà

tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn 61,73%. Các hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 70%. Có

thu gom rác thải nhưng chưa có cơ sở xử lý nước thải.[14]

Xây dựng nông thôn mới

Giai đoạn 2011 – 2015 Nam Điền đã có nhiều thành tựu quan trọng trong công

cuộc xây dựng nông thôn mới; tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển

đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi… đã nâng đời sống vật chất, tinh thần người dân lên rõ

Page 34: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

24

rệt. thu nhập bình quân đầu người từ 9,7 triệu đồng/người/năm năm 2011 tăng lên 18,3

triệu đồng/người/năm năm 2015.[16]

Hết năm 2015, xã Nam Điền đã đạt 10/19 chỉ tiêu nông thôn mới.Có 6 tiêu chí

cơ bản đạt (giao thông, trương học, chợ nông thôn, giáo dục, y tế, môi trường). Có

3/19 tiêu chí chưa đạt (văn hóa, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở khu dân cư).[16]

1.2.3 Định hƣớn phát triển kinh tế - xã hội xã Nam Điền iai đoạn 2015 đến 2020

a. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới iai đoạn

2016 – 2020

Trồng trọt

Tập trung phát triển ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Tập

trung thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, sử dụng các giống

cây trồng có năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, từng bước

ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Khuyến khích phát triển công nghệ chế biến,

công nghệ bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và giá trị gia

tăng của sản phẩm, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.[16]

Chuyển đổi hết diện tích trồng lúa kém hiệu quả còn lại sang nuôi trồng thủy sản

kết hợp với trồng màu; tập trung trồng rau màu có giá trị kinh tế cao, cây cảnh và cây

dược liệu.[16]

Xây dựng các mô hình thâm canh VIET GAP, từng bước ứng dụng các giả pháp

công nghệ tiên tiến và công nghệ cao trong sản xuất giống cây trồng, sản xuất rau quả

sạch theo vùng đảm bảo sản xuất theo hướng hàng hóa.[16]

Đối với cây màu thực phẩm, tiếp túc đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất với

quy trình kỹ thuật thâm canh tiên tiến đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và chế

biến xuất khẩu. Mở rộng diện tích trồng cây cà chua, dưa, bí xanh, ngô theo hướng

chuyển đổi cơ cấu cây trồng.[16]

Phấn đấu từ nay đến 2020 xã quy hoạch 1 vùng sản xuất cây màu thực phẩm an

toàn VietGAP; quy hoạch các vùng sản xuất cây dược liệu: đinh lăng, ích mẫu, đinh

quy…

Các giống cây trồng được lựa chọn:

+ Cà chua: Magic-sygenta, Motavi – chịu nhiệt, Perfect89, Tre Việt số 1,

HT160,…

+ Dưa lê: Nông Hữu, Bạch Ngọc, Tam Bảo, …

Page 35: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

25

+ Dưa hấu: giống Phù Đổng

+ Bí xanh: giống bí sặt, bí siêu quả, …

+ Ngô: giống 3Q, LVN10, ngô chuyển gen, …[16]

Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh

môi trường; tập trung vào con nuôi có thế mạnh như lợn, gà, vịt, dê. Phương thức chăn

nuôi theo quy trình an toàn sinh học, sử dụng thức ăn công nghiệp để nâng cao chất

lượng sản phẩm trong chăn nuôi. Cần tập trung cải tạo đàn lợn giống theo hướng lợn

siêu nạc. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất hiệu quả chăn

nuôi đàn gia súc, gia cầm. Chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

để chăn nuôi phát triển ổn định.[16]

Từ nay đến 2020 xã lập các quy hoạch phát triển: lợn nái ngoại, lợn sữa, lợn thịt

và trứng gia cầm. Từng bước hình thành các vùng chăn nuôi tập trung tại khu nội đồng

và xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn

với truy suất nguồn gốc con giống.[16]

Các loại giống gia súc, gia cầm được lựa chọn:

+ Lợn thịt: giống lợn ngoại, 3 – 4 màu ngoại.

+ Lợn sữa: nái Móng Cái, nái lai.

+ Gà chuyên thịt: CP, Ró308.

+ Gà chuyên trứng: ISA Brown, Ai Cập.

+ Giống vịt, ngan siêu thịt.

+ Giống vịt ngan siêu trứng.[16]

Thủy sản

Đối với diện tích chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản:

tập trung cải tạo, nâng cao hệ thống thủy lợi, cải tạo ao nuôi đảm bảo để nuôi hiệu quả

các loại như: cá Song, cua biển, cá Bống Bớp, tôm Sú, tôm Thẻ, cá Diêu Hồng, …

nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích chuyển đổi.[16]

Diện tích ngoài bãi Tây: áp dụng nuôi quảng canh cải tiến là chính, thả tôm vụ xuân hè

sớm hơn vùng khác để tránh mưa bão. Phương thức nuôi gép tôm cua, xem tôm – lúa, cá –

lúa, … Luân chuyển đối tượng nuôi hàng năm nhằm tránh dịch bệnh.[16]

Diện tích ao, hồ trong khu dân cư: duy trì các đối tượng con nuôi truyền thống, mở

rộng các đối tượng nuôi mới có hiệu quả như: rô phi đơn tính, Trắm đen, …[16]

Page 36: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

26

Diện tích nuôi thả ngoài bãi Cồn Xanh: tập trung củng cố thủy lợi, cải tạo ao đầm

để tạo môi trường ổn định để chuyển sang các đối tượng nuôi ổn định hơn. Tiến dần

tới hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh như cá Bống Bớp, cá Song, cua và các

loại tôm với hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép.[16]

Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản như sau:

+ Vùng nội đồng: những năm đầu thực hiện đề án các con nuôi chủ yếu là: tôm

Thẻ chân trắng, cá Riêu Hồng, cá Rô Phi đơn tính, cá Vược và cá nước ngọt truyền

thống. Khi chuyển đổi hết diện tích trồng lúa sang đào ao lập vườn, các con nuôi chủ

yếu: tôm Sú, tôm Thẻ chân trắng, cua biển, cá Mú, cá Mục, cá Riêu Hồng, cá Vược, cá

Rô Phi đơn tính.

+ Vùng bãi Tây: kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản, các con nuôi chủ yếu:

tôm Sú, tôm Thẻ và cua biển.

+ Cồn Xanh: nuôi cá Bống Bớp, cá Song, cá Vược, cua biển, tôm Sú, tôm Thẻ

chân trắng.

Quy hoạch phát triển làng nghề khu Cống Tiêu để khai thác thủy sản, dịch vụ hậu

cần nghề cá, dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm, cải tạo nâng cấp khu neo đậu và sửa

chữa tàu thuyền.[16]

b. Xây dựng kết cấu hạ tần , thu hút nhà đầu tƣ phục vụ yêu cầu phát triển

KT – XH xã Nam Điền iai đoạn 2016 - 2020

Giao thông:

Tập trung hoàn thành các dự án do trung ương góp vốn như: đường trục xã từ chợ

Nam Điền đến UBND xã qua trục Ô1Ô2, dự án đầu tư xây dựng đường vào đồn biên

phòng Ngọc Lâm. 100% các đường trục thôn, xóm đạt chuẩn NTM. Giai đoạn 2016 –

2020 đầu tư làm mới cải tạo nâng cấp 14,63 km. 100% đường trục chính nội đồng đạt

chuẩn NTM, giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư xây dựng 5,43 km.[14]

Thủy lợi:

Cải tạo nâng cấp hệ thống kênh cấp III, phấn đấu đến năm 2020 kiên cố hóa đạt

46%. Giai đoạn 2016 – 2020 kiên cố hóa khoảng 11,86 km.[14]

Trường học:

Đến năm 2017 – 2018 phấn đấu trường mầm non đạt chuẩn, trung học cơ sở giữ

vững quốc gia, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II năm 2020.[14]

Công trình văn hóa – thể thao:

Triển khai xây dựng các hạng mục, các công trình văn hóa xã; phấn đấu đến năm

2017 có 100% thôn xóm có nhà văn hóa đạt chuẩn NTM.[14]

Page 37: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

27

Nước sạch:

Đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước sạch bằng hình thức sử dụng nước

giếng khoan UNISEP.[14]

Công trình vệ sinh môi trường:

Đến năm 2017, xã có lò đổ rác, xây dựng khu xử lý nước thải bằng công nghệ lò

đốt.[14]

c. Quy hoạch sử dụn đất đến năm 2020 xã Nam Điền

Đất nông nghiệp

Đến năm 2020, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xã cần thiết phải

chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang các hình thức khác. Trên cơ cở đó, dự báo

đất nông nghiệp trên địa bàn xã đến năm 2020 ổn định khoảng 330 – 350 ha. Cụ thể

như bảng 1.1 sau:

TT Loại đất trồng Diện tích (ha) Tăng, giảm (ha)

1 Đất trồng lúa nước 189,18 Giảm 69,7

2 Đất trồng cây hàng năm khác 6,14 Giảm 2,16

3 Đất trồng cây lâu năm 44,88 Giảm 9,58

4 Đất nuôi trồng thủy sản 84,02 Giảm 77,14

5 Đất nông nghiệp khác 21,56 Tăng 17,5

Bảng 1.1: Diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi đến năm 2020 xã Nam Điền [13]

Đất phi nông nghiệp

Trên cở sở đáp ứng đủ đất để bố trí cho mục đích phi nông nghiệp, dự báo đất phi

nông nghiệp của xã đến năm 2020 là 364,41 ha, tăng thêm 141,97 ha. Cụ thể như bảng

1.2 sau:

TT Loại đất sử dụng Diện tích (ha) Tăng, giảm (ha)

1 Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, công trình

sự nghiệp 0,32 0

2 Đất quốc phòng ổn định 0,52 0

3 Đất cở sở sản xuất kinh doanh 79,53 Tăng 79,15

4 Đất xử lý, chôn lấp chất thải 1,71 0

5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,78 Giảm 0,01

6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,18 Tăng 0,1

7 Đất có mặt nước chuyên dùng 0,07 0

8 Đất sông suối 45,5 Giảm 2,2

9 Đất phát triển hạ tầng 177,93 Tăng 45,27

10 Đất giao thông 57,02 Tăng 14,92

Page 38: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

28

TT Loại đất sử dụng Diện tích (ha) Tăng, giảm (ha)

11 Đất thủy lợi 114,08 Tăng 28,05

12 Đất truyền dẫn năng lượng, truyền thông 0,02 0

13 Đất bưu chính viễn thông 0,02 0

14 Đất cơ sở văn hóa 0,97 Tăng 0,44

15 Đất cơ sở y tế 0,14 Giảm 0,03

16 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo 1,86 Giảm 0,24

17 Đất cơ sở thể dục – thể thao 2,74 Tăng 2,12

18 Đất chợ 1,08 0

Bảng 1.2: Bảng diện tích đất phi nông nghiệp quy hoạch đến 2020 [13]

Đất ở

Dự kiến trong kỳ quy hoạch số họ có nhu cầu đất ở do tăng dân số tự nhiên giai

đoạn 2016 – 2020 có 70 hộ, với mức ở bình quân 150 – 250 m2/hộ, dự kiến nhu cầu

đất ở tăng 3 đến 4 ha. Dự kiến đất cho nhu cầu tái định cư giải phóng mặt bằng là 2,47

ha, quy hoạch các khu dân cư nông thôn mới do nhu cầu phát triển của xã. Tổng dự

báo nhu cầu đất ở tăng thêm trong kỳ quy hoạch là 22,22 ha.[13]

1.3 Di n biến các ếu tố thời tiết,kịch bản BĐKH tỉnh Nam Định năm 2009

1.3.1 Di n biến các yếu tố thời tiết

Nhiệt Độ

Trong nhiều năm qua thì nhiệt độ trung bình năm Nam Định đã tăng khoảng

0,10C qua mỗi thập kỷ. Nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng

0,1÷0,30C/thập kỷ[12].

Hình 1. 4: Biểu đồ Nhiệt độ trung bình năm Nam Định giai đoạn 1990 – 2009 [12]

Luận văn đã thu thập tài liệu thực đo nhiệt độ trung bình năm trạm Nam Định từ

năm 1960 đến 2014 và vẽ đồ thị như Hình 1.5. Nhiệt độ trung bình những năm 1960

Page 39: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

29

khoảng 23,2oC và đến năm 2014 khoảng trên 24

oC, xu thế trung bình hơn 50 năm qua

thì trong một thập kỷ tăng khoảng 0,16oC.

Hình 1.5: Nhiệt độ trung bình năm trạm Nam Định từ 1960 đến 2014

Lượng mưa

Tổng lượng mưa năm có xu hướng giảm dần từ năm 2000 trở lại đây. Lượng

mưa năm bình quân nhiều năm ở đây đạt khoảng 1650 mm. Mỗi năm trung bình có

khoảng trên dưới 150 ngày có mưa.

Hình 1. 6: Quá trình mưa năm khu vực lân cận Nam Địnhgiai đoạn 1990-2009

[12]

Bên cạnh nhiệt độ, luận văn cũng đã thu thập tài liệu thực đo mưa năm từ 1957

đến 2014 và vẽ đồ thị phân tích xu thế như Hình 1.7. Bình quân trong gần 60 năm qua

mỗi năm lượng mưa năm giảm gần 3,2 mm, mùa mưa giảm 1,5mm và mùa khô giảm

Page 40: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

30

1,7mm. Đặc biệt từ 1995 đến nay mưa năm chỉ dao động quanh giá trị 1500 và lớn

nhất chị đạt 2000, trong khi đó trước năm 1995 có nhiều năm đạt trên 2000 mm.

Hình 1.7: Xu thế mưa trạm Nam Định từ năm 1957 đến 2014

Lượng mưa phân phối rất không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình

thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến

tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm tới xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm. Tháng mưa

Page 41: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

31

nhiều nhất thường là 7 hoặc 8 với lượng mưa chiếm tới trên 18% tổng lượng mưa năm.

Ba tháng liên tục có mưa lớn nhất trong năm là 7, 8, 9. Tổng lượng mưa của ba tháng

này chiếm tới trên 49% tổng lượng mưa năm. Mùa khô thường kéo dài 6 tháng, từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 17% lượng mưa

của cả năm. Tháng ít mưa nhất thường là tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng mưa chỉ

chiếm trên dưới 1% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục mưa ít nhất là các tháng

12, 1 và 2. Tổng lượng mưa của ba tháng này chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng lượng mưa

năm.

Nước biển dâng

Theo số liệu của Viện địa chất và địa chất vật lý biển Việt Nam cung cấp, mỗi

năm mực nước biển tại khu vực Nam Định tăng lên 2,15mm. Cùng với đó, đường bờ

biển bị lấn vào trung bình 10m. Ngoài ra, số liệu tại địa phương cho thấy, tổng cộng

nước biển đã cướp đi của xã Hải Triều gần 180 hecta đất. Qua phỏng vấn ông Bùi Văn

Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hải Triều, cho biết: “Từ năm 1996 đến nay, cả xã

mất 50 hecta đất canh tác”.[12]

Nguyên nhân chính khiến bờ biển Hải Hậu bị bào mòn được xác định lànăng

lượng sóng tăng cao tác động lên bờ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng của

năng lượng sóng. Bên cạnh đó, con người đang tàn phá RNM để làm đầm nuôi tôm

hay khai thác cát. Chính sự mất đi của RNM làm đê biển phải chịu tác động trực tiếp

của sóng. Và một yếu tố quan trọng khác nữa, đó là nước biển đang dâng.[12]

Hai bãi biển Thịnh Long (huyện Hải Hậu) và Quất Lâm (huyện Giao Thủy) liên

tục những năm gần đây xảy ra tình trạng nước biển lấn sâu vào khu du lịch. Anh Đinh

Xuân Vương (Phòng NN huyện Hải Hậu) cho biết “cách đây 10 năm, bãi biển thị trấn

Thịnh Long còn ở tít tận ngoài xa 1km, nhưng sau đó cả rừng phi lao xanh ngắt cũng

bị biển chôn vùi và nước mặn cứ lấn sâu vào đất liền. Sau đó, UBND tỉnh Nam Định

đầu tư một dự án xây kè để ngăn biển lở, bảo vệ khu du lịch”.[12]

1.3.2 Kịch bản BĐKH cho Nam Định

Nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình

năm ở Đồng bằng Bắc Bộ có thể tăng lên 2,40C so với trung bình thời kỳ 1980 –

1999.[12]

Page 42: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

32

Mốc thời gian Mức tăn nhiệt độ (0C)

2020 0,5

2030 0,7

2040 0,9

2050 1,2

2060 1,5

2070 1,8

2080 2,0

2090 2,2

2100 2,4

Bảng 1.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999

theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Nam Định [12]

Lượng mưa

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm ở

khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có thể tăng từ 7 – 8% so với trung bình thời kỳ 1980 –

1999, do đó lượng mưa trên địa bàn tỉnh Nam Định có thể tăng từ 7 – 8% so với trung

bình thời kỳ 1980 – 1999.[12]

Mốc thời gian Mức tha đổi lƣợn mƣa (%)

2020 1.6

2030 2.3

2040 3.2

2050 4.1

2060 5.0

2070 5.9

2080 6.6

2090 7.3

2100 7.9

Bảng 1.4: Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản

phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định [12]

Nước biển dâng

Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn học dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ

dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai

đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng

50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm.[8]

Mực NBD tại bờ biển tỉnh Nam Định theo các giai đoạn thể hiện theo bảng

dưới đây.

Page 43: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

33

Năm Mực NBD (cm)

2020 12

2030 17

2040 23

2050 30

2060 37

2070 46

2080 54

2090 64

2100 74

Bảng 1.5: Mực NBD so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung

bình (B2) khu vực tỉnh Nam Định [12]

Theo tính toán của mô hình sử dụng modul 3D Analyst của phần mềm ARC View

3.2 tiến hành mô phỏng bản đồ số độ cao DEM từ nguồn bản đồ địa hình tỷ lệ

1/50.000, 1/10.000 (khoảng cao đều của các đường đồng mức là 5m). Bản đồ ngập lụt

tỉnh Nam Định như sau:

Hình 1.8: Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Nam Định với KB

NBD (B2) [12]

Như vậy, theo bản đồ ngập lụt tỉnh Nam Định với kịch bản B2; Ta nhận thấy xã

Nam Điền nằm phía cực Nam của tỉnh Nam Định chịu ảnh hưởn trực tiếp từ NBD.

Page 44: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

34

CHƢƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cách tiếp cận

BĐKH vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng, miền, địa

phương mà ở đó người dân đặc biệt là người nghèo, người tàn tật và trẻ em chịu ảnh

hưởng lớn nhất từ BĐKH. Theo các chuyên gia, cộng đồng có vai trò chủ chốt trong

thích ứng và ứng phó với BĐKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community based

approach - CBA) là một phương pháp bền vững và được thực hiện dựa trên nguyên tắc

“Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng

cao tính chủ động, tích cực của người dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và

BĐKH. Cách tiếp cận từ dưới lên dựa vào cộng đồng sẽ tận dụng được những nguồn

lực tại chỗ, sẵn có và nhạy bén giúp khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư linh

hoạt hơn.

2.2 Phƣơn pháp nghên cứu

2.2.1 Phƣơn pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu còn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu

với mục đích nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử nghiên cứu mà đồng

nghiệp đi trước đã làm, không mất nhiều thời gian lặp lại những công việc đã được

thực hiện (Vũ Cao Đàm, 2008). Đây là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả

cao trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu gồm các công việc

chính là thu thập, phân tích và tổng hợp, đánh giá.Những thông tin cần thu thập gồm:

cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; các thành tựu lý thuyết đã đạt được;

các kết quả nghiên cứu đã được công bố; chủ trương, chính sách liên quan và các số

liệu thống kê….[31]

Các thông tin, số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu đã được công bố về BĐKH và

rủi ro thiên tai, các tài liệu, dữ liệu cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các

chính sách và chương trình của quốc gia và tỉnh Nam Định về ứng phó với BĐKH,

Chiến lược quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan đến

năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nước biển dâng và BĐKH ở Việt Nam

và tỉnh Nam Định, Luật Phòng chống thiên tai, sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa

học, v.v…Các báo cáo, thống kê hàng năm về KT-XH của chính quyền các cấp, số

liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phương.

Page 45: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

35

Thông qua tiếp xúc, làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với các cơ quan, tổ chức tại

địa phương để thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến nội dung của luận văn. Tất cả

các số liệu, tài liệu sau khi thu thập được thống kê, hệ thống và tổng hợp, bao gồm về

điều kiện tự nhiên, KT-XH, những biểu hiện, diễn biến và tác động của BĐKH lên khu

vực nghiên cứu, các chương trình, dự án, đề tài đã thực hiện...

Số liệu thứ cấp thu thập

+ Số liệu mưa trạm Nam Định từ 1957 đến 2014.

+ Số liệu nhiệt độ trạm Nam Định từ 1960 đến 2014.

+ Báo cáo “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nam Định giai đoạn

2011 – 2015 tầm nhìn 2020.

+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch

sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Nam Điền – huyện Nghĩa Hưng.

+ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015,

phương hướng nhiệm vụ năm 2016 xã Nam Điền.

+ Kế hoạch: xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút nhà đầu tư phục vụ yêu cầu phát

triển KT – XH xã Nam Điền giai đoạn 2016 – 2020.

+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch

sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Nam Điền – huyện Nghĩa Hưng.

2.2.2 Phƣơn pháp thu thập số liệu sơ cấp

Quá trình nghiên cứu điều tra khảo sát tại thực địa được tổ chức thành nhiều đợt

hướng tới nhiều đối tượng khác nhau tại địa phương. Các đợt khảo sát được tiến hành

theo kế hoạch định sẵn với thời gian nhanh nhất, thuận tiện nhất nhằm quan sát thực tế

trực tiếp khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, phỏng vấn một số cán

bộ làm việc, người dân tại địa phương cũng như đối chiếu những số liệu sẵn có với

thực tế khu vực nghiên cứu.

Từ các số liệu sơ cấp thu thập được, thông qua quá trình phân tích, so sánh sẽ cho

kết quả về các biểu hiện của BĐKH, các tác động trong một khoảng thời gian dài tại

khu vực nghiên cứu. Thông qua quá trình thu thập số liệu, người thu thập có cái nhìn

tổng quan hơn vấn đề cần nghiên cứu và có hướng đi tốt trong quá trình làm luận án.

a. Số liệu sơ cấp thu thập

+ Các tài liệu thực địa về khảo sát và đánh giá CBDRA, tham vấn cộng đồng và

chính quyền xã.

Page 46: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

36

+ Các bảng, biểu, câu hỏi điều tra và đánh giá CBDRA kèm theo.

+ Phỏng vấn cán bộ khuyến nông, người dân tại thực địa.

b. Phƣơn pháp chọn mẫu và công tác thực địa tại xã Nam Điền

Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng tham gia thảo luận nhóm

Lãnh đạo UBND xã Nam Điền: Cán bộ các phòng khuyến nông, hội Phụ

nữ, hội nông dân, hội CTĐ, …

Trưởng thôn các xóm: xóm 1, xóm 2, …, xóm 10.

Người dân đại diện cho các xóm tại xã

Chuyên gia hội CTĐ

Tiêu chí chọn đối tượng tham gia thảo luận:

Người đã sinh sống tại địa phương nhiều năm và am hiểu tình hình thời

tiết địa phương và có khả năng giao tiếp, cung cấp thông tin.

Độ tuổi đối tượng tham gia thảo luận nhóm từ 25 – 65 trong đó 50% là

nam giới, 50% là nữ giới.

Các hộ dễ bị tổn thương tại các khu vực hay sảy ra thiên tai như: hộ

nghèo, gia đình có người khuyết tật, trẻ em.

Các cá nhân/hộ đa dạng ngành nghề trong đó chủ yếu có các nghành

nghề chính đại diện cho địa phương: nông nghiệp(trồng trọt, chăn nuôi),

đánh bắt – nuôi trồng thủy sản.

Cán bộ (thôn trưởng) tại mỗi thôn.

Công tác thực địa

Tổ chức đoàn thực địa gặp cán bộ xã xin ý kiến công tác thực địa. Làm việc với

chủ tịch UBND và xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo xã trong thời gian diễn ra

thực địa.

Tổ chức thực địa tại các cụm dân cư trên địa bàn xã:

+ Lần 1 gồm 20 thành viên trong đó người dân chủ yếu tại các xóm 8, xóm 9, xóm

10. Các công cụ được đưa vào thảo luận gồm: Lịch sử thiên tai; lịch theo mùa; sơ họa

bản đô RRTT; điểm mạnh trong công tác phòng chống thiên tai.

+ Lần 2 gồm 20 thành viên trong đó chủ yếu người dân tại các xóm 2, xóm 3, xóm

4, xóm 5.

Page 47: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

37

Kết thúc đợt thực địa nhóm thực địa làm việc và báo cáo kết quả thực địa với cán

bộ xã. Đánh giá kết quả sơ bộ RRTT tại địa bàn xã và lấy ý kiến đóng góp, bổ sung

của cán bộ xã.

2.3 Đánh iá tác động của BĐKH dựa vào cộn đồng

2.3.1 Nguyên tắc đánh iá

Đảm bảo tính chủ động và huy động được nội lực của người dân;

Mọi ý kiến đều được ghi nhận;

Có xét đến tác động của biến đổi khí hậu;

Việc thu thập thông tin cần được tiến hành từ dưới lên (thôn, xã);

Đảm bảo bình đẳng giới và có sự tham gia của các nhóm đối tượng dễ bị tổn

thương;

Các thông tin cần được kiểm chứng và đối chiếu;

Nhóm hỗ trợ kỹ thuật chủ trì và phối hợp với nhóm cộng đồng hướng dẫn để

người dân tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, đánh giá, phân tích, xác định ưu tiên

và đưa ra giải pháp; kết hợp lồng ghép nâng cao nhận thức cho người dân trong quá

trình đánh giá. [1]

2.3.2 Công cụ đánh iá

Đã có 09 công cụ trong phương pháp đánh giá tác động của BĐKH dựa vào

cộng đồng được sử dụng để đánh giá bao gồm:

Thông tin sẵn có

Lịch sử thiên tai

Lịch theo mùa

Sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai

Điểm mạnh và yếu trong công tác phòng, chống thiên tai

Tổng hợp đánh giá tủi ro thiên tai

Xếp hạng rủi ro thiên tai

Phân tích nguyên nhân

Tổng hợp giải pháp phòng chống thiên tai

Page 48: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

38

Bảng 2.1 Các công cụ trong đánh giá tác động của BĐKH[1]

1. Thông tin sẵn có

Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin sẵn có từ các báo cáo, dữ liệu về

những thiên tai đã xảy ra tại địa phương và các thông tin liên quan. Những thông tin

này giúp cho việc diễn giải chính xác và thiếtlập các mối quan hệ giữa kết quả thu

được từ các công cụ khác.[1]

2. Lịch sử thiên tai:

Thu thập thông tin về các loại thiên tai đã xảy ra (5-10 năm gần đây) và

những thiên tai lịch sử; thiệt hại do thiên tai, xu hướng và những kinh

nghiệm phòng, chống thiên tai của địa phương.[1]

Bảng 2.2: Bảng câu hỏi công cụ lịch sử thiên tai [1]

Page 49: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

39

Bảng 2.3: Bảng kết quả tổng hợp lịch sử thiên tai [1]

Hình 2.1: Bảng lịch sử thiên tai xã Nam Điền

3. Lịch theo mùa

Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về thời gian thực hiện các hoạt động

kinh tế, xã hội; về mùathiên tai trong năm và xu hướng thiên tai do tác động của biến

đổi khí hậu.Từ đó, nhận biết tác động của thiên tai đến các hoạt động trên và kinh

nghiệm phòng, chống thiên tai của người dân. [8]

Bảng 2.4: Bảng lịch mùa vụ [1]

Page 50: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

40

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp công cụ lịch theo mùa [1]

Hình 2.2: Bảng tổng hợp lịch theo mùa xã Nam Điền

4. Sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai

Xác định các khu vực nguy hiểm và khu vực an toàn tại địa phương đối với từng

loại thiên tai. Từ đó, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực của cộng đồng trong

công tác phòng, chống thiên tai. [1]

Hình 2.3: Sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai xã Nam Điền

Page 51: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

41

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai [1]

5. Điểm mạnh và yếu trong công tác phòng, chống thiên tai

Thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin và ý kiến đánh giá điểm mạnh và yếu

liên quan tới công tác phòng, chống thiên tai của người dân và các tổ chức đoàn thể,

đặc biệt theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; hậu

cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ). [1]

Bảng 2.7: Điểm mạnh và yếu trong công tác phòng, chống thiên tai [8]

Bảng 2.8: Bảng kết quả tổng hợp [1]

6. Tổng hợp đánh giá tủi ro thiên tai

Tổng hợp và phân tích các thông tin thu thập được để xác định thiên tai, xu

hướng thiên tai, TTDBTT, năng lực và rủi ro thiên tai. [1]

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro thiên tai [1]

7. Xếp hạng rủi ro thiên tai

Xác định các rủi ro, vấn đề, quan tâm ưu tiên của người dân tại địa phương.

Bảng 2.10: Bảng xếp hạng theo giới [1]

Page 52: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

42

Bảng 2.11: Bảng xếp hạng theo địa bàn [1]

8. Phân tích nguyên nhân

Xác định những nguyên nhân sâu xa của các rủi ro, vấn đề và những quan tâm

cần giải quyết. [1]

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp phân tích nguyên nhân [1]

Hình 2.4: Hình minh họa nguyên nhân năng suất lúa thấp [1]

9. Tổng hợp giải pháp phòng chống thiên tai

Tổng hợp, đề xuất giải pháp phòng, chống thiên tai cho các nhóm đối tượng

khác nhau trong cộng đồng: nữ, nam, người nghèo, trẻ em, người cao tuổi, người

khuyết tật,... [1]

Page 53: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

43

Bảng 2.13: Bảng tổng hợp giải pháp phòng chống thiên tai [1]

Hình 2. 5: Tổng hợp giải pháp phòng chống thiên tai xã Nam Điền

Page 54: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

44

CHƢƠNG III: ỨNG DỤNG CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

3.1 Biều hiện của BĐKH tại xã Nam Điền

3.1.1 Bão

Bão có cường độ gió mạnh, di chuyển nhanh. Trong bão có kèm theo mưa to. Diễn

biến của bãongày càng phức tạp, khó lường và không theo quy luật.

Điển hình như cơn bão số 5 trong tháng 7/2005 với sức gió giật cấp 11, 12 gây

thiệt hại lớn tới người dân toàn xã. Theo thống kê đã có 5 nhà dân bị đổ, 35 nóc nhà bị

tốc mái, 20 cột điện đổ, 120ha lúa, 123ha hoa màu bị ảnh hưởng giảm năng suất 75%.

187ha thủy sản gần như bị mất trắng do mưa bão làm ngập toàn bộ vùng nuôi thủy sản,

ước tính thiệt hại 80%.

Nguyên nhân thiệt hại là do người dân chủ quan với bão không gia cố nhà chắc

chắn. Một số hộ dân có điều kiện kinh tế khó khăn, nhà ở còn tạm bợ nên không có

khả năng chống chịu với bão.Hệ thống đê, kênh chưa được đảm bảo để tiêu thoát

nước.Đê được đắp đất nên một số tuyến đê bị xói mòn nghiêm trọng.

3.1.2 Lũ, lụt

Nguyên nhân: do mưa to kéo dài kèm theo triều cường làm nước biển dâng cao

gây ngập úng trên diện rộng. Những năm gần đây lũ, lụt có dấu hiệu bất thường và

không theo quy luật.

Điển hình như những trận lũ xảy ra trong tháng 9/2011 đã làm 53ha lúa bị ảnh

hưởng giảm 45% năng suất lúa toàn xã; 114ha hoa màu bị mất trắng trong đó chủ yếu

là cà chua, lạc,…Toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản bị mất trắng do ngập úng kéo

dài. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Trong tháng 9/2013 lụt toàn xã làm lúa ngập úng 100% diện tích gieo trồng, hoa

màu mất trắng; 90% ao hồ ngập, 97ha nuôi trồng thủy sản ngập ước tính thiệt hại 80%.

Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng cuộc sống người dân xã. 3,9km đường giao thông

xã ngập làm giao thông đi lại khó khăn (đoạn từ chợ Nam Điền đến đê sông Đáy).

Gần đây nhất tháng 8/2014 lụt đã ảnh hưởng toàn xã làm 196ha lúa và hoamàu bị

ngập úng; năng suất lúa giảm 35%; hoa màu mất trắng; 70% ao, hồ nuôi trồng thủy sản

giảm sản lượng 80%.

Nguyên nhân thiệt hại: do hệ thống cống tiêu thoát nước còn kém, cùng với triều

cường lên cao nên dẫn tới nước thoát chậm gây ngập úng diện rộng.

Page 55: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

45

3.1.3 Nhi m mặn

Nguyên nhân: do mưa về muộn (cuối tháng 4 mới có mưa) đã làm nước biển xâm

nhập qua đê và tràn vào theo triều cường gây nên hiện tượng nhiễm mặn đất và nước

trong các hồ, ao. Độ mặn ngày càng tăng cao, lấn sâu vào toàn xã làm mặn có xu

hướng năm sau cao hơn năm trước (thống kê đo mặn do cán bộ khuyến nông cung

cấp).

Điển hình như đợt mặn tháng 5/2011 toàn xã nhiễm mặn 16ha lúa và 114ha hoa

màu giảm năng suất 40%. Diện tích ao, hồ bị nhiễm mặn không đạt tiêu chuẩn nuôi

trồng thủy sản 70ha thiệt hại 30% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản. Đến tháng

3/2013 tiếp tục nhiễm mặn tại xóm 5, 6,7 làm 53ha lúa giảm năng suất ước tính 50%;

diện tích hoa màu giảm năng suất 30%.

Đặc biết mặn trong tháng 3/2014 đã làm cánh đồng lúa xóm 3, 4, 5 mất 20ha giảm

năng suất; có 36ha do nồng độ mặn quá cao đã phải chuyển đổi trồng lúa sang nuôi

trồng thủy sản.

Nguyên nhân thệt hại: do lúa vào thời kỳ làm đòng; cây hoa màu đang trong thời

kỳ phát triển mạnh; hệ thống tiêu thoát và cung cấp nước đẩy mặn chưa hoàn chỉnh;

người dân chậm chuyển đổi diện tích trồng lúa, trồng màu không hiệu quả sang nuôi

trồng thủy sản.

3.1.4 Rét hại

Nguyên nhân: do nhiệt độ bất ổn định, rét hại kéo dài, không theo quy luật và có

cường độ nhiệt độ thấp trong thời gian dài.

Điển hình như đợt rét kéo dài 38 ngày từ 13/1 đến 20/2/2008 rét hại đã làm thiệt

hại 187ha thủy sản làm giảm sản lượng thủy sản khoảng 70%; 30% số gia cầm nhỏ bị

chết rét; 40% diện tích cây màu bị táp và cháy lá. Đến tháng 12/2010 đợt rét kéo dài

42 ngày với nhiệt độ xuống dưới 60C đã làm chết 1/3 diện tích mạ non được reo

(khoảng 50ha) với 2.700kg thóc giống; diện tích thủy sản bị ảnh hưởng toàn xã với số

lượng cá các loại chết rét ước tính khoảng 10 tấn (chủ yếu cá Vược, cá Song, cá Bống

Bớp); 60% diện tích cây màu bị táp và cháy lá; 20% số gia cầm nhỏ bị chết; thiệt hại 1

con trâu và 13 con dê

Gần đây nhất đợt rét đậm, rét hại xảy ra vào cuối tháng 1/2016 cũng với nhiệt độ

dưới 60C đã làm thiệt hại 95ha thủy sản làm một số diện tích nuôi trồng thủy sản

không đảm bảo che chắn có hiện tượng cá chết hàng loạt ước tính thiệt hại khoảng hơn

Page 56: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

46

1.000 kg cá chết; một số diện tích nhỏ mạ reo muộn bị chết do chưa kịp xuống mạ vụ

đông xuân;

Nguyên nhân thiệt hại: do các đợt rét thường kéo dài và luôn có nền nhiệt độ rất

thấp vượt qua khả năng chịu nhiệt của các loại cá, hoa màu, vật nuôi; một số diện tích

mạ non, hoa màu và thủy sản chưa có sự che chắn gió; chuồng trại chưa được được giữ

ấm cho vật nuôi. Một số hộ dân còn chủ quan với thời tiết, chưa đánh giá được mức độ

nguy hiểm của thời tiết.

3.1.5 Hạn hán

Nguyên nhân: do thời tiết nắng nóng kéo dài với nền nhiệt độ trên 370C và có diễn

biến bất thường không theo quy luật.

Điển hình như các trận nắng nóng gần đây như tháng 6/2011 đã ảnh hưởng đến

đời sống và sinh hoạt người dân toàn xã. 45% diện tích lúa hè thu chết do thiếu nước

tưới và nhiễm mặn; 50% diện tích hoa màu giảm năng suất. Đến tháng 6/2013 nắng

nóng kéo dài làm ảnh hưởng tới các xóm 8, 9, 10 làm 30% diện tích hoa màu; 2% gia cầm

bị bệnh; 40% diện tích thủy sản bị ảnh hưởng. Hạn hán vào tháng 3/2014 đã làm ảnh

hưởng cánh đồng lúa xóm 3, 4, 5 làm 20ha lúa ảnh hưởng giảm 70% năng xuất lúa.

Gần đây nhất 3 đợt nắng nóng trong năm 2015 đã phá vỡ nhiều kỷ lục thời tiết và

làm ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân xã. Các đợt nắng nóng xảy ra vào giữa

tháng 5/2015; đầu tháng 6/2015; đợt thứ 3 vào cuối tháng 6 đầu tháng 7/2015. Nắng

nóng đã làm 60% diện tích lúa ảnh hưởng nghiêm trọng; 80% diện tích hoamàu bị ảnh

hưởng năng suất; 80% diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng; nắng nóng ảnh

hưởng lớn tới sinh hoạt của người dân địa phương đặc biệt là người già và trẻ em.

Nguyên nhân thiệt hại: do thiếu nước tưới về mùa hè; hệ thống tưới tiêu chưa đảm

bảo; chưa có thiết kế hợp lý về cống lấy nước và tiêu nước trên sông Đáy.

3.2 Tác động của BĐKH đến cộn đồn dân cƣ ven biển xã Nam Điền

3.2.1 Nhận xét chung

Theo thống kê cán bộ xã Nam Điền cung cấp, toàn xã có hơn 1500 hộ dân sống tại

khu vực ven đê, vùng có nguy cơ mất an toàn cao khi có thiên tai xảy ra. Toàn xã còn

hơn 70% là nhà cấp 4 nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão, lốc xoáy hay

giông sét làm mất an toàn cho người dân sinh sống tại đây. Chỉ có một số địa điểm an

toàn khi có thiên tai xảy đến là trường mầm non khu A, trường cấp 1 Nam Điền,

UBND xã Nam Điền và một số nhà mái bằng kiên cố có tầng 2.

Page 57: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

47

Hiện nay, Nam Điền đang bị hiện tượng xâm nhập mặn lấn vào đất liền. Theo

cung cấp của cán bộ khuyến nông xã, mặn đã xâm nhập vào mùa khô thường từ 15 đến

20km có những năm mặn xâm nhập vào 25 đến 30km. Nhiều điểm trong xã độ mặn đã

rất cao và không thể dùng làm trồng trọt hoặc trồng lúa như tại Ô2 (xóm 6,3) độ mặn

đo được những năm 2007 là 8%o; năm 2013 là 9%o.

Các nghành nghề chính như nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), đánh bắt và nuôi

trồng thủy hải sản luôn luôn chịu ảnh hưởng của các hiện tượng xâm nhập mặn, lũ lụt,

hạn hán, bão và rét hại rét đậm. Toàn xã chưa có những phương pháp hữu hiệu để

phòng ngừa các tác hại của thiên tai gây nên trong sản xuất.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho dân sinh như hệ thống đường dây điện, hệ thống âm

thanh loa cảnh báo sớm, hệ thống công trình thủy lợi nội đồngxuống cấp nghiêm trọng

và chưa được đầu tư xây dựng mới.

Nhận thức và kinh nghiệm của người dân, cán bộ xã còn hạn chế về BĐKH. Khi

thiên tai đến chưa có các biện pháp nhanh khắc phục các hậu quả. Có 14% là hộ nghèo

và cận nghèo thiếu kiến thức về sản xuất, kinh doanh. Chưa có hỗ trợ cho sản xuất,

kinh doanh cho các hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai xảy ra.

3.2.2 Tác động của BĐKH đến nông nghiệp

Trồng trọt

Lúa vụ chiêm từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường bị rét hại và nhiễm mặn

làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Đặc biệt rét hại thường làm chết mạ non,

giảm năng xuất của lúa vụ chiêm đi từ 30 – 40%. Các xóm thường bị ảnh hưởng là

xóm 1,3, 4, 5 thường chết mạ non với 71,6ha bị giảm năng xuất. Vào vụ mùa từ tháng

6 đến tháng 11 bị ảnh hưởng của bão, lũ lụt, rét hại thường làm chết các diễn tích đã

gieo trồng hoặc mất trắng diện tích lúa đang đến gần thu hoạch, thiệt hại ước tính lên

tới 25%. Các xóm 2,3,4,10 bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt với diện tích 35ha có nguy cơ

mất mùa và giảm năng xuất 30%. Cá biệt có đồng lúa của xóm 3, 4, 5 nhiễm mặn nặng

đã không thể trồng lúa phải chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.Đối tượng tham gia

sản xuất lúa thường là nữ chiếm khoảng 75%, nam chiếm khoảng 25%.

Toàn xã có 123ha trồng màu chiếm 12% tổng thu nhập, với thời gian quanh năm

nên hoàn toàn chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai. Ảnh hưởng nặng nhất tới

trồng trọt là 2 loại hình thiên tai rét đậm và hạn hán. Rét đậm thường làm ảnh hưởng

lớn tới năng xuất cây trồng hằng năm như: đậu tương, cà chua, …Các xóm thường bị

Page 58: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

48

chết cây giống là xóm 1, 2, 3, 6,7,8 và 9. Những diện tích cây trồng chịu ảnh hưởng

của rét hại thường giảm đi khoảng 30% năng xuất của loại cây trồng đó.Giông sét,

mưa bão cũng là tác nhân gây thiệt hại tới 40% diện tích trồng màu không thu hoạch

được. Đối tượng tham gia trồng màu nữ chiếm 55%, nam chiếm 45%.

Nguyên nhân thiệt hại là do hệ thống tiêu thoát nước khu dân cư và đồng ruộng

nhỏ, hẹp và xuống cấp, không đảm bảo nước tưới về mùa hè, thau chua rửa mặn về

mùa khô. Toàn xã mới có một cống tiêu thoát nước làm nhiệm vụ tưới tiêu vào mùa

khô, thoát lũ vào mùa mưa. Người dân thiếu kiến thức kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và

chọn giống. Thiên tai xảy ra trùng vụ thu hoạch nên một số diện tích không kịp thu hoạch.

Chăn nuôi

Chăn nuôi chiếm 10% tổng thu nhập toàn xã. Thời gian chăn nuôi quanh năm nên

chăn nuôi cũng chịu ảnh hưởng của các loại hình thời tiết xấu như: bão, lụt, nắng

nóng, rét hại. Rét hại thường làm chết các loại giống gia cầm nhỏ như: gà, vịt và một

số lợn giống. Nắng nóng kéo dài hay lũ lụt cũng làm nguy cơ dịch bệnh tăng cao giảm

sự phát triển của con nuôi ảnh hưởng đến tăng trọng. Chăn nuôi nữ chiếm 85%, nam

chiếm 15%.

Do chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo mô hình gia trại, cơ sở, vật chất chưa đảm bảo cho

chăn nuôi. Công tác vệ sinh chuồng trại chưa đảm bảo dễ để dịch bệnh bùng phát khi

nắng nóng và lũ lụt kéo tới. Một số hộ gia đình thiếu vốn đầu tư cho chăn nuôi hoặc

chưa chú trọng đầu tư tới chăn nuôi nên khi rét đậm xảy tới thường bị chết đàn gia

cầm nhỏ không được che chắn cẩn thận. Khi có dịch bệnh bùng phát, công tác tiêm

phòng dịch bệnh chưa được đảm bảo.

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản chiếm 13% tổng thu nhập toàn xã. Có 187ha nuôi trồng thủy

sản thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết nguy hiểm thường làm con giống chết, phát triển

kém, dịch bệnh hoặc mất trắng không thu hoạch được do lụt. Có 150 hộ dân nuôi trồng

thủy sản nằm trong vùng có nguy cơ cao thiệt hại do thiên tai. Theo thống kê của

người dân xã, có khoảng 10ha mất trắng do lũ lụt, 26ha cho thu hoạch kém năng xuất do

bão, hạn hán và rét đậm. tham gia nuôi trồng thủy sản nam chiếm 70%, nữ chiếm 30%.

Do người dân còn thiếu kiến thức và kỹ thuật chăm sóc đầm tôm. Đa số các đầm

nuôi trồng thủy sản nằm gần biển nên khi có các hiện tượng như lũ lụt, hạn hán và bão

sẽ bị ảnh hưởng. Đa số hộ dân thiếu vốn xây dựng và cải tạo đầm, nuôi thả theo hướng

Page 59: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

49

tự phát, chưa có mô hình nuôi theo hướng công nghiệp. Chưa có hệ thống bơm chống

úng khi có lũ về. Hệ thống tưới, tiêu chưa phù hợp. 90% hệ thống kênh mương chưa

được kiên cố hóa và nạo vét thường xuyên.

Đánh bắt thủy sản chỉ chiếm 2% tổng thu nhập toàn xã và chủ yếu là nam giới

tham gia sản xuất. Tuy nhiên, các phương tiện đi biển của ngư dân vẫn còn thô sơ, kỹ

thuật đánh bắt hạn chế và không có kế hoạch cụ thể. Các tàu cá của ngư dân chủ yếu

đánh bắt gần bờ và trang bị là tàu gỗ, không có bộ đàm hoặc thiếu các trang thiết bị

cứu hộ khi có bão đến. Đánh bắt thủy sản tại xã chưa phát triển, sản phẩm chỉ cung cấp

cho các vùng lân cận.

3.2.3 Tác động của BĐKH đến cộn đồn dân cƣ

Các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

Tuy người dân xã Nam Điền đã có nhiều năm kinh nghiệm ứng phó thiên tai, bão,

lũ, hạn hán, xâm nhập mặn nhưng hiểu biết về BĐKH của người dân còn rất hạn chế

hoặc chưa hiểu rõ về BĐKH là như thế nào. Người dân chưa có các kế hoạch, biện

pháp ngắn hạn hay dài hạn để ứng phó hay thích nghi với các hiện tượng thời tiết cực

đoan. Kết quả điều tra theo các nhóm đối tượng cho tháy cộng đồng dân cư hay nhóm

đối tượng dễ bị tổn thương nhất tại đây được xắp xếp như sau:

Người nghèo

Người già

Trẻ em

Người khuyết tật

Tác động của BĐKH đến cộng đồng dân cư

Là một xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng, Nam Điền hiện có 1700 hộ dân sinh

sống trong đó có 650 hộ dân sống ven biển (xóm 1,9,10) có nguy cơ ảnh hưởng mạnh

của BĐKH. Hiện tại có khoảng 70% số hộ dân có nhà cấp 4 đã xuống cấp, không an

toàn khi có bão cấp 10 trở lên đổ bộ vào. Khi có bão, lốc xoáy xảy ra nhà có nguy cơ

sập, tốc mái, hư hỏng nặng có khả năng làm conngười bị thương hoặc chết.Có khoảng

150 chòi canh thủy sản không được kiên cố hóa có nguy cơ sập, bay, tốc mái, hư hỏng

khi có bão về.Một số hộ nghèo tại xã không có khả năng ứng phó với BĐKH do điều

kiện kinh tế, cơ sở vật chất như nhà ở, phương tiện di chuyển, phương tiện truyền

thông. Các hộ gia đình chưa có hiểu biết về giông sét nên khi có giông sét rất dễ gây

thiệt hại cho người dân.Một ví dụ điền hình như trận giông sét tháng 7/2012 xảy ra đã

Page 60: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

50

làm 5 hộ gia đình cháy toàn bộ thiết bị điện.Một hộ gia đình sét đánh làm nứt tường và

cháy mái rạ lợp.

Hệ thống truyền thông của xã đã cũ, công suất thấp, xuống cấp nghiêm trọng và

không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.Dọc cụm dân cư sinh sống ven đê thiếu

trầm trọng các thiết bị truyền thanh và cảnh báo sớm thiên tai. Đặc biệt, các hệ thống

đầm nuôi trồng thủy hải sản của các hộ dân ven biển hiện không có hệ thống loa

truyền thanh. Nguy cơ người dân không nắm được thông tin khi có thiên tai đến là rất

lớn. Một số cụm dân cư thiếu các cụm loa hoặc các loa cũ đã hỏng không sử dụng

được. Khi có các thông báo khẩn sẽ làm người dân thiếu các thông tin cần thiết để

phòng tránh và ứng phó kịp thời với thiên tai.

Hệ thống đường giao thông mới được nâng cấp phần nào đáp ứng được nhu cầu di

chuyển khi có thiên tai đến. Tuy nhiên, chỉ có hệ thống đường trục chính từ chợ Nam

Điền đến UBND xã được nâng cấp thành đường nhựa nên mới chỉ đáp ứng được cụm

dân cư sinh sống gần đường. Đa số đường trong xóm được đầu tư bê tông hóa nhưng

còn khá nhỏ, các loại xe cơ giới lớn như ô tô, xe cứu thương không thể di chuyển. Một

số tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng có dấu hiệu nứt nẻ, vỡ, lún nền đường như

2km đường đoạn từ xóm 1, 2, 3, 4.Tuyến đường giao thông giáp đê 58 chưa được kiên

cố hóa rất dễ bị sạt lở khi có bão hay lũ tới.

Một số tuyến đê biển còn yếu và đang có nguy cơ bị xói như các tuyến đê biển

bằng đất gần sông Đáy.Có 98% hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa.Một số

tuyến kênh không được nạo vét đã có hiện tượng phú dưỡng không đảm bảo lưu thông

di chuyển của nguồn nước.Nguy cơ ngập úng tiêu thoát nước khi có mưa to hay bão

luôn hiện hữu.Vềmùa khô hạn, hệ thống kênh mương không đảm bảo thau chua, rửa

mặn do không có hệ thống cống lấy nước hợp lý làm tăng nguy cơ đất nhiễm mặn.Hệ

thống trạm bơm tại nông trường Rạng Đông không đủ đáp ứng khả năng cấp nước khi

mùa khô hạn tới.Cống lấy nước tưới đặt cuối xã tại sông Đáy chỉ đáp ứng được một

nửa diện tích đất nông nghiệp và thủy sản vùng trũng giáp biển.

Nước sạch là một nhu cầu không thể thiếu đối với người dân, tuy nhiêm tại xã

Nam Điền hiện nay người dân chưa có nước sạch để sử dụng.Nguồn nước người dân

sử dụng chủ yếu là nước mưa và nước giếng khoan.Vào mùa khô, nước sạch là vấn đề

lo lắng lớn của người dân tại xã.Nước sạch và vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng do bão

lũ làm phát tán các loại chất thải sinh hoạt và chăn nuôi vào môi trường, gây ô nhiễm

Page 61: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

51

cục bộ, đặc biệt là môi trường đất, nước. Hàm lượng các chất độc hại, vi sinh vật trong

nước tăng cao vào mùa lũ, người dân một số khu vực sẽ phải sử dụng các nguồn nước

không đảm bảo chất lượng, sức khỏe bị ảnh hưởng và có thể phát sinh dịch bệnh mới.

Việc thiếu nước sạch sử dụng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và giảm chất lượng

cuộc sống.

Ban PCTT – TKCN chưa được tập huấn và diễn tập các tình huống phòng chống

thiên tai thường xuyên. Sự phối kết hợp giữa các ban ngành chưa đồng bộ. Người dân

chưa được tập huấn kiến thức phòng chống thiên tai nên chưa có ý thức tự giác phòng,

chống thiên tai do đó chưa huy động được đầy đủ các phương tiện phòng chống thiên

tai khi cần thiết. Nguồn kinh phí duy trì ban khá hạn hẹp, điều kiện vật chất, trang thiết

bị tìm kiếm cứu nạn thiếu thốn làm công tác cứu hộ hay khắc phục hậu quả do thiên tai

xảy ra chậm. Trang thiết bị cứu nạn như: áo phao, phương tiện thông tin liên lạc có ít

hoặc không có. Thống kê cho thấy còn có 20% hộ gia đình không có phương tiện di

chuyển nhanh như xe máy, các hệ thống thồn tin liên lạc. Gần như 100% các hộ gia

đình không có áo phao nên có nguy cơ mất an toàn khi có lũ lụt hay bão đổ bộ vào với

cường độ nhanh và mạnh.

Tác động của BĐKH đến sức khỏe của người dân

Tỷ lệ mắc các bệnh có liên quan BĐKH ngày càng gia tăng, các giai đoạn có tỷ lệ

tăng cao đó là giai đoạn xảy ra bão, lũ, mưa kéo dài, nắng nóng và hạn hán do ô nhiễm

môi trường, thiếu nước sạch để dùng,…

Bão thường kèm theo mưa to gió lớn gây đổ nhà, tốc mái, đổ cột điện nên đã gây

ra không ít tai nạn chết người; lũ lụt là nguyên nhân gây chết đuối ở những đối tượng

không biết bơi hoặc bị lũ cuốn đi. Trong khi xảy ra lũ lụt, do thời tiết thay đổi đột

ngột, cơ thể mệt mỏi cộng thêm việc ăn ở tạm bợ, thiếu thốn, lại phải dầm mưa dãi

nắng, ngâm mình lâu dưới nước, lao động nặng nhọc và khẩn trương nên dễ bị cảm

lạnh, say nắng và các bệnh về tiêu hóa... Rét đậm và rét hại kéo dài có thể làm tăng tỷ

lệ mắc các bệnh tim mạch cũng như các bệnh hô hấp khoảng 10-20%, đồng thời các

bệnh lý này cũng là những nguyên nhân chính gây tử vong vào mùa rét. Một số nghiên

cứu đã chỉ ra rằng tác động của đợt rét đối với tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch có thể

kéo dài sau 7 - 14 ngày, còn đối với bệnh hô hấp từ 15 - 30 ngày (Trương Quang Học

và Trần Đức Hinh, 2008).

Page 62: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

52

Tại xã Nam Điền, trạm y tế thiếu các trang thiết bị y tế cận lâm sàng (máy siêu

âm, máy xét nghiệm). Cán bộ y tế còn mỏng, số thuốc phục vụ cho thiên tai còn hạn

chế vì vậy nguy cơ khi có thiên tai ập tới, ngành y tế không đủ năng lực cứu trợ kịp

thời cho những vùng có người dân gặp tại nạn. Cơ sở vật chất tại trạm y tế chưa được

duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng hàng năm nên đang có hiện tượng xuống cấp và không đủ

điều kiện khám chữa bệnh cho người dân như phòng khám sản của trạm y tế.

Người già, trẻ em, người khuyết tật và phụ nữ là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng

nhất bởi các biến động của thời tiết và thiên tai. Khi có bão, lũ do điều kiện vệ sinh

môi trường xung quanh nên rất dễ tạo ra các ổ dịch làm ảnh hưởng tới sức khỏe của

người dân. Một số trận nắng nóng và rét đậm gần đây nhất đã ảnh hưởng tới sức khỏe

của người già và trẻ em trên toàn địa bàn xã.

Tác động của BĐKH đến vệ sinh môi trường

Môi trường nước của xã Nam Điền đang chịu ảnh hưởng tiêu cực và đáng báo

động khi nguồn nước thải sinh hoạt và sản xuất của người dân không được thu gom và

xử lý. Hiện đa số nước thải sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân và cơ sở sản xuất, chế

biến thủy hải sản đều xả thẳng ra môi trường.Chăn nuôi đang là hướng phát triển của

xã vì vậy số hộ gia đình lập trang trại ngày càng tăng. Tuy nhiên, số hộ đáp ứng đủ chỉ

tiêu an toàn vệ sinh chăn nuôi khá thấp. Đa số là các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ, vệ sinh

môi trường còn thiếu hiểu biết, nước thải chăn nuôi trực tiếp đổ ra các cống, rãnh rồi

thải ra hệ thống mương thoát nước chính của xã đã làm ô nhiễm môi trường nước và

không khí. Hệ thống kênh, mương thoát nước được xây dựng lâu, một số đã xuống cấp

và hư hỏng nên khi nước thải sinh hoạt và chăn nuôi đổ ra đã ứ đọng tạo thành các

điểm mất vệ sinh an toàn. Khi có ngập úng và mưa bão nước thải bẩn tràn ra xung

quanh, gây ô nhiễm mội trường.Nguy cơ tạo dịch bệnh cho người dân và vật nuôi là

rất lớn khi mùa mưa bão về.

Thêm vào đó, các bãi rác là các bãi rác hở, ẩm thấp.Một số bãi rác được chôn lấp

nhưng chưa qua xử lý có nguy cơ khi có mưa bão với cường độ lớn, các bãi rác này bị

ngập, nước rác rò rỉ ra ngoài môi trường xung quanh gây tác động đến môi trường và

sức khỏe người dân tại khu vực và làm ô nhiễm khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển.

Bên cạnh đó, theo khảo sát về nhà vệ sinh của các hộ gia đình, tỷ lệ số hộ dân tại

Nam Điền có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế còn thấp (55%).

Page 63: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

53

3.2.4 Tác động của BĐKH nhìn từ óc độ giới

BĐKH gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của cộng đồng dân cư địa

phương, đặc biệt đối với phụ nữ. Các loại hình thiên tai đã tác động mạnh tới sản

lượng và năng xuất trong nông nghiệp, chăn nuôi của các hộ dân tại xã trong đó phụ

nữ tham gia sản xuất chiếm từ 75% trở lên. Thu nhập giảm, phụ nữ phải làm việc vất

vả hơn để kiếm tiền trong khi họ vẫn phải chăm sóc con cái và gia đình, còn nam giới

có thể tìm kiếm các công việc khác để tăng thu nhập. Về khả năng thích ứng, cơ hội

tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp của nam giới lớn hơn phụ nữ và nam giới

cũng có khả năng đi làm thuê theo mùa vụ ở các nơi khác nhiều hơn.

BĐKH ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của phụ nữ làm ảnh hưởng tới năng xuất

lao động trong nông nghiệp và chăn nuôi. Khi có nắng nóng hay rét đậm, rét hại người

phụ nữ thường xuyên làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngoài đồng hay

trong các trang trại chăn nuôi nóng nực rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp, cảm, sốt,

mất nước,…

Bên cạnh đó, với nhiều gia đình, khi nhiều lao động nam đi làm ăn xa thì phần lớn

công việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai đều dồn lên vai người phụ nữ

trong khi họ vẫn phải đảm nhiệm việc nhà và chăm sóc con cái. Tình trạng này phổ

biến hơn đối với các hộ nghèo, do vậy phụ nữ nghèo và phụ nữ đơn thân có nguy cơ

rủi ro cao về sức khỏe, giảm giao tiếp xã hội và ít cơ hội phát triển bản thân.

3.3 Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho cộn đồn dân cƣ ven biển xã

Nam Điền

3.3.1 Các giải pháp thích ứng với BĐKH

1) Hỗ trợ vốn và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho các hộ

nuôi trồng thủy sản

Nam Điền có thuận nhiều thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản như điều

kiện giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy (gần biển và sông Đáy). Có HTX

nông nghiệp Nam Điền hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng; thức ăn, con giống đều được HTX

chọn lựa và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân. Trên địa bàn xã đã có các cơ sở

chế biển thủy hải sản chuyên cung câp cho các siêu thị và đại lý. Khả năng bao tiêu

sản phẩmthủy sản trong vùng cho các chợ đầu mối, các xã lân cận và sang tỉnh lân cận

Ninh Bình khá thuận lợi.

Page 64: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

54

Do xâm nhập mặn ngày càng trở nên phức tạp và không có phương án chống mặn

hiệu quả nên chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa, hoa màu sang nuôi trồng

thủy hải sản vừa đem lại hiệu quả kinh tế lại đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay là

khắc phục và thích ứng với BĐKH cho người dân xã. Chuyển đổi mục đích góp phần

xóa đói giảm nghèo đồng thời giảm nguy cơ thiệt hại về người và của khi có thiên tai

xảy ra. Phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân,

giúp đàn ông không phải đi xa kiếm việc làm, có khả năng phản ứng nhanh khi có thời

tiếtnguy hiểm tới.

Hiện nay tại Nam Điền nhiều gia đình đã và đang chuyển sang nuôi trồng thủy hải

sản với nhiều giống cá và tôm có giá trị kinh tế cao. Nhiều hộ dân thoát nghèo nhờ

được nhà nước, HTX nông nghiệp Nam Điền và ngân hàng chính sách hỗ trợ kỹ thuật,

vốn vay ưu đãi. Tuy vậy, mới chỉ một phần các hộ dân được tập huấn chuyển giao

công nghệ và tiếp cận được các loại hình vốn vay ưu đãi của ngân hàng. Một phần do

người dân không đủ điều kiện cho ngân hàng vay vốn; Nguồn vốn hỗ trợ trong ngân

hàng chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các hộ dân; Một số hộ dân không có kiến thức về

nuôi trồng thủy sản tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa, hoa màu sang

nuôi trồng thủy sản nên năng suất, chất lượng chưa cao;

Theo đề án quy hoạch sử dụng đất của Nam Điền, đến thời điểm hiện tại phải

chuyển đổi hết diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng

màu. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, một số hộ dân không đủ khả năng

chuyển đổi mục đích sử dụng đât nên hiện nay vẫn còn 120ha diện tích đất trồng lúa

kém hiệu quả chưa được chuyển đổi sang trồng màu và nuôi trồng thủy sản.

Chọn hộ thí điểm chuyển giao vốn, khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản:

lựa chọn thí điểm các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn chưa tiếp cận được nguồn vốn

vay ưu đãi của nhà nước có diện tích đất cần chuyển đổi mục đích trồng lúa, hoa màu

kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy hải sản. Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản do

HTX nông nghiệp Nam Điền chủ trì, lựa chọn các loại giống cá, tôm phù hợp với điều

kiện thực tế và nhu cầu thực tiễn. Hỗ trợ xây dựng các đầm tôm, các vật dụng che chắn

khi có bão, lũ hoặc các loại hình thời tiết nguy hiểm. Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho

người dân khi đến kỳ thu hoạch. Có hỗ trợ về kinh tế cho các hộ dân khi có thiệt hại do

các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra.

Page 65: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

55

2) Tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt ứng phó với thời

tiết xấu;kỹ thuật sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng (ủ phân

EM); tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học.

Nông dân chỉ quen với kinh nghiệm truyền thống mà thiếu áp dụng kiến thức

khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi – trồng trọt nên năng suất không cao, hay gặp rủi

ro;hiện nông dân đang lạm dụng phân bón hóa học gây ô nhiễm môi trường, suy thoái

đất,ảnh hưởng sức khỏe con người; chi phí cao;

Việc áp dụng công nghệ sinh học (men vi sinh) giúp tăng tính chống chịu thiên tai và

tăng năng suất, tiết kiệm chi phí phân bón, giảm công lao động và tăng hiệu quả kinh tế.

Chọn các hộ phù hợp và triển khai mô hình thí điểm; Tập huấn hướng dẫn kỹ

thuật; phát huy việc nông dân tự hướng dẫn cho nhau; Chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật

theo hình thức cầm tay chỉ việc và làm ngay tại mô hình; nông dân tự đánh giá và rút

kinh nghiệm, chia sẻ; Đánh giá, điều chỉnh và chia sẻ nhân rộng ra cộng đồng; Khuyến

khích và hướng dẫn người dân liên kết thành tổ/ nhóm sản xuất men vi sinh ủ phân

hoặc men làm đệm lót sinh học nhằm chủ động tại chỗ nguồn phân bón hữu cơ, giảm

thiểu rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí phân bón và góp phần cải tạo đất.

3.3.2 Đề xuất giải pháp bổ sung

a. Giải pháp công trình

Do xã Nam Điền có hệ thống kênh, mương kém hiệu quả trong khả năng tiêu thoát

nước khi mùa lũ hoặc mưa bão; khả năng thau chua rửa mặn, cung cấp nước cho diện

tích đất nông nghiệp kém hiệu quả. Toàn xã chỉ có duy nhất một cống tiêu (nằm tại

Ô4, xóm 10) vừa làm nhiệm vụ lấy nước tưới vừa làm nhiệu vụ tiêu thoát nước nên

không đảm bảo khả năng đáp ứng toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản cũng như nông

nghiệp toàn xã. Các kênh mương thủy lợi hiện đang xuống cấp và không được nâng cấp

thường xuyên dẫn đến khả năng dồn ứ nước trong mưa bão gây ngập úng diện rộng.

Hiện tại, cống lấy nước tại xóm 10 có khẩu độ cống 6m, độ sâu -2,5m so với cao

độ chuẩn quốc gia, chiều cao cống 5m so với mặt đê. Tổng cộng từ mặt đê xuống đáy

nước 7,5m. Cống tiêu đáp ứng tốt khả năng tưới tiêu cho một nửa diện tích vùng trũng

của xã (vùng màu xanh hình 3.1). Tuy nhiên do cống đặt tại vùng trũng, cộng thêm

khảnăng chuyển nước kém của kênh mương nội đồng nên mùa lũ thường xảy ra hiện

tượng ngập úng, mùa hạn không cung cấp đủ lượng nước tưới tiêu cho một nửa diện

tích phía trên.

Page 66: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

56

Hình 3.1: Hệ thống kênh mương xã Nam Điền

Vì vậy, đề xuất nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi cùng với thiết kế lại hệ

thống cống tiêu và lấy nước từ sông Đáy vào là giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó

khăn về khả năng thau chua, rửa mặn; tiêu thoát lũ; cung cấp nước tưới cho nông

nghiệp trong hạn hán; cung cấp nước cho các hộ chăn nuôi; đảm bảo đủ cung cấp nước

cho nuôi trồng thủy hải sản cho xã Nam Điền.

Địa điểm đặt công lấy nước tưới thuận lợi nhất nằm sát bến đò Nam Điền tại xóm

9 (Ô4). Cống thiết kế đặt cửa lấy nước tại đê Nam Điền, thiết kế bằng cống cũ.

Ngoài ra cần nâng cấp lại toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng xã Nam Điền. Cần

khơi thông, nạo vét các đoạn kênh dọc tuyến đường từ chợ Nam Điền đến bến đò Nam

Điền. Kiên cố hóa bê tông các đoạn kênh đất; kiên cố hóa các đoạn đê đất chắn biển.

Ưu điểm biện pháp công trình:

Biện pháp này khắc phục hoàn toàn các loại hình thiên tai như xâm nhập mặn nội

đồng (xóm 3,4,5); đủ khả năng cung cấp nước cũng như tiêu thoát nước trong mùa khô

và mùa lũ. Đáp ứng nhu cầu cho người dân phát triển kinh tế gia trại, nuôi trồng thủy

hải sản, phát triển các vùng lúa nước chuyên canh không cần chuyển đổi mục đích sử

dụng đất.

Đây là biện pháp kiên cố, không chịu áp lực từ các loại hình thời tiết nguy hiểm,

có khả năng chịu được áp lực thời gian, độ bền cao, sử dụng lâu dài. Có thể điều chỉnh,

thay đổi khả năngđiều tiết cung cấp nước cho nội đồng.

Page 67: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

57

Nhược điểm biện pháp công trình

Dù có khả năng đẩy mặn, tiêu thoát nước nhanh khi mùa mưa lũ nhưng biện pháp

công trình khi đưa ra cần phải được xem xét cụ thể, áp dụng đúng tình hình thực tiễn

hiện nay. Khi xây dựng cần tính toán thật kỹ khả năng phát triển kinh tế và cơ sở hạ

tầng của Nam Điền đã đáp ứng đủ khả năng xây dựng công trình cống lấy nước.

Tiếp đến khi xây dựng công trình cần nguồn vốn khá lớn; Hiện tại nguồn vốn này

được xem xét huy động từ nhà nước hay người dân đóng góp; Tiêu chí đặt ra hợp lý

nhất là nhà nước và người dân cùng làm. Hiện tại, xã Nam Điền không đủ khả năng để

làm cống cũng như nạo vét, khơi thông toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng.

Nguồn vốn từ trung ương hàng năm chưa đủ khả năng để xây dựng.

Tuy nhiên nếu tính về mặt lợi ích kinh tế và phát triển các ngành nghề địa phương

trong tương lai rất cần thiết xây dựng cống lấy nước để đảm bảo khả năng phục vụ cho

xã Nam Điền cũng như cơ hội phát triển kinh tế toàn xã. Cần lập quy hoạch, tính toán

lợi ích kinh tế trình dự án lên cấp tỉnh và kêu gọi nhà đầu tư hoặc các tổ chức phi

chính phủ tham gia xây dựng, góp vốn đầu tư.

b) Làm bể Biogas trong chăn nuôi cho các gia trại, trang trại

Chăn nuôi là một hướng đi nhắm nâng cao lợi ích kinh tế đang được nhiều hộ dân

xã chuyển hướng phát triển. Nhiều hộ gia đình đầu tư chuồng, trại hợp vệ sinh trở

thành các gia trại chăn nuôi. Các loại thịt lợn, gia cầm thương phẩm dễ tiêu thụ tại chỗ.

Tận dụng các loại thức ăn tại chỗ như: ngô, đậu, lạc … Chăn nuôi đem lại nguồn lợi to

lớn cho nhiều hộ dân trong xã, giúp nhiều hộ gia đình tìm được hướng đi đúng cho

phát triển kinh tế; xóa đói giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

góp phần làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH.

Tuy nhiên, chăn nuôi vẫn mang tính manh múng gây ô nhiễm môi trường. Nhiều

trang trại chưa có khu xử lý chất thải chăn nuôi. Thức ăn thừa, phân trong chăn nuôi

vẫn được thải trực tiếp ra môi trường có nguy cơ ô nhiễm cao khi mùa lũ tới. Nhiều

nơi đang tiểm ẩn những rủi ro mầm bệnh cho cả gia súc lẫn con người.

Vì vậy, bể biogas giúp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải, nước thải chăn nuôi, giảm

nguy cơ dịch bệnh, hạn chế dùng điện và tiết kiệm chi phí chất đốt, giải phóng lao

động, phụ phẩm từ bể biogas dùng tưới bón cho cây trồng rất tốt và an toàn.

Các hoạt động chính: Làm bể Biogas; tập huấn kỹ thuật, kiến thức BĐKH và ứng

phó thiên tai; tư vấn nơi cung cấp giống lợn, gia cầm đảm bảo chất lượng; tạo chuỗi

liên kết sản xuất: Hộ dân – cơ sở cung cấp giống - doanh nghiệp/thương lái thu mua –

thú y – khuyến nông.

Page 68: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

58

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1. Biểu hiện của BĐKH tại Nam Định và xã Nam Điền rất rõ nét:

- Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,80C trong vòng 55 năm từ 1960 đến 2014 (tăng

khoảng 0,016 oC/năm);

- Lượng mưa nămcó xu hướng giảm (3,2 mm/năm) và giảm cả trong 2 mùa mưa

và mùa khô, trong đó mùa khô giảm nhiều hơn (trung bình mỗi năm giảm 1,7 mm).

- Mỗi năm mực nước biển tại khu vực Nam Định tăng lên 2,15mm.

- Thiên tai và các điều kiện thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập

mặn, giồng sét, rét đậm rét hại trở nên bất thường hơn, đặc biệt là xâm nhập mặn.

2. Cộng đồng dân cư ven biển xã Nam Điền đang chịu tác động tiêu cực

củaBĐKH làm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực: kinh kế, xã hội, môi trường.

Về kinh tế, BĐKH đã gây thiệt hại lớn trong nông nghiệp trên địa bàn 10 xóm xã

Nam Điền. Xâm nhập mặn đã làm thu hẹp lại diện tích đất trồng lúa và hoa màu, tăng

nguy cơ hoang hóa diện tích đất không sử dụng được. Lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,

rét đậm rét hại thường xuyên đe đọa làm tăng nguy cơ mất trắng hoặc giảm năng xuất

diện tích trồng cây hoa màu, lúa, nuôi trồng thủy hải sản và chăn nuôi cá thể hộ gia đình.

Về xã hội, BĐKH đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro cho người dân như đói

nghèo, bệnh tật, sức khỏe người dân giảm sút. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định

trong xã hội. Mất cân bằng lao động địa phương khi một số ngành nghề tập trung chủ

yếu là phụ nữ như trồng trọt và chăn nuôi.Nhiều lao động chính trong gia đình phải

chuyển đổi nghành nghề để mưu sinh.

Về môi trường, xã Nam Điền đang chịu nhiều áp lực từ chăn nuôi và rác thải sinh

hoạt không được thu gom đầy đủ làm tăng nguy cơ mất an toàn vệ sinh cộng đồng

tiềm ẩn nhiều rủi ro lan truyền mầm bệnh khi mùa mưa bão về.

3. Các quy hoạch phát triển ngành, phát triên quỹ đất của xã Nam Điền đang góp

phần làm giảm tác động tiêu cực của BĐKH. Các diện tích đất nhiễm mặn đang được

chính quyền xã chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng lúa, hoa màu không hiệu quả sang

nuôi trồng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao. Các quy hoạch giao thông, thủy lợi, phát

triển cơ sở hạ tầng tại xã đã và đang góp phần giảm thiểu ảnh hưởng xấu của BĐKH.

Page 69: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

59

4. Năng lực ứng phó BĐKH của địa phương ở mức thấp dẫn đến khả năng rủi ro

cao. Thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng (nhà cửa, đường giao thông, hệ thống cấp – thoát

nước, y tế); kiến thức, trình độ người dân hạn chế, thiếu thông tin; Đời sống người dân

bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thiếu vốn dẫn đến thu nhập không ổn định,

gia tăng hiện tượng chuyển đổi nghề nghiệp, chính quyền thiếu ngân sách cho việc

trang bị phương tiện và năng lực ứng phó thiên tai;

5. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH phù hợp với cơ chế,

chiến lược phát triển kinh tế địa phương là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Các giải pháp

thích ứng với BĐKH nêu trên nhằm giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng dân cư ven biển

xã Nam Điền. Đồng thời, nâng cao và thay đổi các loại hình canh tác; các giống cây

trồng, vật nuôi nhằm tăng khả năng chống chịu với tác động xấu của BĐKH, nâng cao

giá trị kinh tế cho người dân.

6. Biện pháp công trình là biện pháp tối ưu hóa khả năng chống nhiễm mặn cho

khu vực xã Nam Điền. Tuy nhiên, cần cân nhắc định hướng phát triển kinh tế của địa

phương trong tương lai và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, địa phương để

thực hiện biện pháp công trình này.

7. Cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển, đặc biệt là trong ứng

phó với BĐKH và phát triển bền vững. Phát triển kinh tế của cộng đồng, đặc biệt là

cộng đồng ven biển, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH. Do vậy, sử dụng cách tiếp

cận dựa vào cộng đồng là rất cần thiết trong nghiên cứu, đánh giá, lập và thực hiện các

chiến lược, kế hoạch phát triển, ứng phó cho địa phương.

Khuyến nghị

1. Chính quyền địa phương xã Nam Điền có kế hoạch đánh giá tổng thể hàng năm

tác động của BĐKH đến địa bàn và lồng ghép các yếu tố BĐKH vào quá trình lập kế

hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phương; Cần tham vấn ý kiến chuyên gia

và huy động nguồn lực, công cụ của các tổ chức phi chính đang hoạt động trên địa bàn

trong việc đánh giá và lập kế hoạch cũng như triển khai các giải pháp ứng phó BĐKH.

2. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân hiểu

sâu hơn về tác hại và tác động của BĐKH. Tăng cường sự liên kết, phối kết hợp giữa

các bên liên quan như: chính quyền, người dân, hội CTĐ …

Page 70: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

60

3. Cần đẩy mạnh các định hướng phát triển kinh tế ngành, đặc biệt quy hoạch phát

triển quỹ đất của địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân chuyển đổi mục

đích sử dụng đất từ trồng lúa, hoa màu sang nuôi trồng thủy hải sản.

4. Có các chính sách hỗ trợ người nghèo vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế.

Hỗ trợ các hộ gia đình khi có thiên tai xảy ra.

5. Địa phương tham khảo các kết quả nghiên cứu và đề xuất trong luận văn này

khi đánh giá tác động của BĐKH và lập kế hoạch quản lý RRTT và ứng phó BĐKH

cho địa phương.

Page 71: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên

tai dụa vào cộng đồng.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó

vớibiến đổi khí hậu”.

3. Bộ Thủy Sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản(2003), “Đánh giá nguồn lợi

sinh vật vùng bãi bồi ven biển Nghĩa Hưng và lập bản đồ phân bố nguồn lợi tỷ lệ

1; 10.000”

4. Hoàng Thị Ngọc Hà(2015), “Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và đề xuất

giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện Cát hải , TP.Hải Phòng”. Luận

văn thạc sỹ. khoa Sau Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. IPCC (2007). Báo cáo đánh giá lần 4 của UBLCPVBĐKH: Nhóm I: Khoa học vật

lývề biến đổi khí hậu, Nhóm II: Tác động, thích ứng và khả năng bị tổn thương,

Nhóm III: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

6. Kỷ Quang Vinh (2013). Giới thiệu về Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC và

Một sốthông tin liên quan. Văn phòng công tác BĐKH (CCCO) Cần Thơ.

7. Lâm Thị Thu Sửu, Phạm Thị Diệu My, Philip Bubeck và Annelieke Douma,

2010. Báocáo nghiên cứu “thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, Tổ

chức CSRD.

8. Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), 2008. Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ thuật,

Hà Nội.

9. Trần Hữu Hào (2012), luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và

năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao

Phong tỉnh Hòa Bình”

10. Trương Quang Học (2011a). Biến đổi toàn cầu – cơ hội và thách thức trong

nghiêncứu khoa học và đào tạo. Trong Sách “Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên

và Môi trường - 25 năm Xây dựng và Phát triển”.

11. Trương Quang Học (2013). Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng

phóvới biến đổi khí hậu. Nâng cao Sức chống chịu trước BĐKH. Kỷ yếu hội thảo

quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 2013. NXB Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội.

12. UBND tỉnh Nam Định (2009), “Kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho tỉnh Nam Định”

Page 72: KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54386/1/01050003485.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là

62

13. UBND xã Nam Điền (2012), Báo cáo thuyết minh tổng hợp, quy hoạch sử dụng

đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Nam

Điền – huyện Nghĩa Hưng.

14. UBND xã Nam Điền (2016), Kế hoạch: xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút nhà

đầu tư phục vụ yêu cầu phát triển KT – XH xã Nam Điền giai đoạn 2016 – 2020]

15. UBND xã Nam Điền (2016),Báo cáo, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 xã Nam Điền.

16. UBND xã Nam Điền (2016),Đề án: tái cơ cấu nghành nông nghiệp gắn với xây

dựng nông thôn mới xã Nam Điền giai đoạn 2016 – 2020).

17. USAID (2014), “Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam”

18. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), “Tài liệu hướng dẫn:

Đánhgiá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”, Hà Nội.

19. Võ Hồng Tú và cs. (2012). Đánh giá tổn thương sinh kế nông hộ ảnh hưởng bởi lũ

tạitỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ.

20. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh

21. Australian Government Department of Climate Change and Energy Efficiency,

2011. Hunter & Central Coasts New South Wales – Vulnerability to climate

changeimpacts.

22. CARE International, 2010. Community-Based Adaptation Toolkit Digital Toolkit

–Version 1.0 – July.

23. Hannah Reid (Eds), 2009, Community-based adaptation to climate change,

International Institute for Environment and Development, Russell Press,

Nottingham,UK.

24. Oxfam Internationa, 2007. Climate Alarm Disasters increase as climate change bites.

25. Siri E.H. Eriksen, 2007. Report for Cooperation and Development Norway

(Norad), Global Environmental Change and Human Security (GECHS),

University of Oslo, Norway.

26. World Bank (2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A

Comparative Analysis, World Bank Policy Research Working Paper, February 2007.

Trang WEB

27. Hồng Khánh (2016), “Hà Nội rét nhất trong 40 năm qua”, http://vnexpress.net/tin-

tuc/thoi-su/.