104
1 PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trải qua nhiều năm đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều năm liên tục đạt mức tăng trưởng cao.Trong đó có vai trò đóng góp không nhỏ của hàng nghìn doanh nghiệp cổ phần trong cả nước với các loại hình kinh doanh khác nhau. Trong giai đoạn hòa nhập kinh tế thế giới như hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì cạnh tranh gay gắt trên thị trường giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Gia nhập WTO chúng ta được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, mở rộng thị trường, các đối tác và khách hàng cũng nhiều hơn…Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn. Chính vì thế, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là điều tất yếu giúp doanh nghiệp nhìn lại và đánh giá đúng thực trạng về tình hình kinh doanh của mình, nhằm hoạch định và tìm ra phương thức hữu hiệu để giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Với chức năng là mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư cũng không nằm ngoài vòng xoáy với những cơ hội và thách thức do cơ chế thị trường đem lại. Do mới đi vào hoạt động được gần 4 năm, kinh nghiệm chưa nhiều bên cạnh đó công ty phải đối mặt với các áp lực từ chi phí đầu vào, đối thủ cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng không ngừng tăng cao. Vì vậy, Công ty muốn tồn tại, phát triển và thu hút được nhiều nhà đầu tư thì đòi hỏi tất yếu là công ty phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất, Công ty cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh

Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

1

PHẦN I

LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua nhiều năm đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, nước ta đã

đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều năm liên tục đạt mức tăng trưởng

cao.Trong đó có vai trò đóng góp không nhỏ của hàng nghìn doanh nghiệp cổ

phần trong cả nước với các loại hình kinh doanh khác nhau.

Trong giai đoạn hòa nhập kinh tế thế giới như hiện nay, khi Việt Nam đã

là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì cạnh tranh gay gắt

trên thị trường giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Gia nhập

WTO chúng ta được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, mở rộng thị trường, các

đối tác và khách hàng cũng nhiều hơn…Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đối

mặt với nhiều thách thức lớn. Chính vì thế, phân tích kết quả hoạt động kinh

doanh là điều tất yếu giúp doanh nghiệp nhìn lại và đánh giá đúng thực trạng về

tình hình kinh doanh của mình, nhằm hoạch định và tìm ra phương thức hữu

hiệu để giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Với chức năng là mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, Công

ty cổ phần tư vấn đầu tư cũng không nằm ngoài vòng xoáy với những cơ hội và

thách thức do cơ chế thị trường đem lại. Do mới đi vào hoạt động được gần 4

năm, kinh nghiệm chưa nhiều bên cạnh đó công ty phải đối mặt với các áp lực

từ chi phí đầu vào, đối thủ cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng không ngừng

tăng cao. Vì vậy, Công ty muốn tồn tại, phát triển và thu hút được nhiều nhà đầu

tư thì đòi hỏi tất yếu là công ty phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất,

Công ty cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử

dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh

Page 2: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

2

nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của

từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ

sở hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

Qua việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt

động kinh doanh đã giúp các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi

hoạt động kinh tế. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn

thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên

nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn

nhau giữa chúng. Từ đó, đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác

quản lý doanh nghiệp để nhằm phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Mặt

khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối

đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong

kinh doanh.

Ngoài ra, hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động

kinh doanh còn là những căn cứ để phục vụ cho dự đoán, dự báo xu thế phát

triển và xu hướng nhu cầu của người tiêu dùng để từ đó phục vụ cho sản xuất

kinh doanh cho Công ty trong tương lai. Nhận thấy được tầm quan trọng của

vấn đề trên nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài“ Hoàn thiện công tác kế toán

tiêu thụ và xác địnhkết quả kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải thương

mại Lịch Sự” làm đề tài tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty.

Từ đó, đề ra một số giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự.

Page 3: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh tại Công

ty CP vận tải thương mại Lịch Sự.

Phân tích, đánh giá thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty

CP vận tải thương mại Lịch Sự.

Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Công ty được những kết quả tốt

trong kinh doanh từ đó Công ty có thể đạt được những mục tiêu đã định.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP vận tải thương

mại Lịch Sự.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty

CP vận tải thương mại Lịch Sự.

+ Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua các năm.

+ Phân tích các chỉ tiêu tài chính.

+ Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu và LN.

Phạm vi không gian: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty

CP vận tải thương mại Lịch Sự.

Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 20, ngách 155/206, Trường Chinh, Phương

Liệt,Thanh Xuân, Hà Nội.

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài 16/01/2013 đến

31/05/2013

Số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2010 – 2012

Page 4: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

4

1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến

- Báo cáo về cơ sở lý luận của kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích

kết quả hoạt động kinh doanh.

- Báo cáo nghiên cứu về việc phân tích thực trạng kết quả và hiệu quả hoạt

động kinh doanh tại công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh

tại công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự.

Page 5: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

5

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan tài liệu

2.1.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1 Một số lý luận cơ bản về kết quả hoạt động kinh doanh

a. Một số khái niệm

Kinh doanh được hiểu là một lĩnh vực mà trong đó nhà quản trị kinh

doanh phải sử dụng một nguồn ngân sách nhất định trong một thời hạn nhất định

và nguồn lực có giới hạn để tạo ra doanh số và lợi nhuận.

Hoạt động kinh doanh là hoạt động kiếm lời của các tổ chức, cá nhân để

đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong quá trình kinh doanh cần phải

phân tích kết quả kinh doanh đạt được và các yếu tố tác động (tích cực và tiêu

cực), từ đó có biện pháp tác động sao cho phù hợp với kỳ kinh doanh.

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất

kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một

thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lỗ hay lãi.

Vai trò của kết quả hoạt động kinh doanh

- Giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh

nghiệp có tồn tại được hay không? Điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra lợi

nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận từ kết quả kinh doanh còn là đòn bẩy kinh tế

quan trọng, đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.

- Có vai trò rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp vì lợi

nhuận từ kết quả kinh doanh tác động đến tất cả các hoạt động của doanh

Page 6: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

6

nghiệp, có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu

thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện đảm bảo cho tình hình tài chính của

doanh nghiệp được vững chắc. Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để mở

rộng tái sản xuất xã hội, là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển của một

doanh nghiệp là nguồn tham gia đóng góp theo luật định dưới hình thức thuế

TNDN.

b. Nội dung kết quả hoạt động kinh doanh

Thành phần

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt

động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác .

+ Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt

động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp

dịch vụ và hoạt động tài chính:

Kết quả từ hoạt động

SXKD (BH và CCDV) =

Tổng DT thuần

về BH và CCDV -

Giá vốn hàng

bán và thuế

TNDN

- CPBH và

CPQLDN

Kết quả từ hoạt

động tài chính =

Tổng DT thuần về

hoạt động tài chính -

Chi phí về hoạt

động tài chính

Trong đó: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng

tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ (chiết

khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt,

thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp).

+Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu

nhập khác và chi phí khác.

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

Doanh thu

Page 7: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

7

Theo thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/12/2002 của Bộ Tài chính thì

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện theo mẫu và bao gồm:

- Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được

trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường

của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được

hoặc số thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản

phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm cả các khoản phụ thu và

phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).

- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản doanh thu

sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như các khoản giảm giá hàng bán, chiết

khấu, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế…

Công thức:

DT thuần từ BH và

CCDV =

DT BH và

CCDV -

Các khoản giảm

trừ DT

- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là các khoản DT từ tiền lãi, tiền bản

quyền, cổ tức, LN được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của DN.

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

+ Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia

+ Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết

+ Chiết khấu thanh toán được hưởng

+ Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh

+ Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ

+ Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục có

gốc ngoại tề của hoạt động kinh doanh.

- Doanh thu khác: Là các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu

ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh thu khác gồm:

Page 8: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

8

+ Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

+ Giá trị còn lại hoặc giá bán hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ bán để thuê lại

theo phương thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động.

+ Tiền phạt thu được do khách hàng, đơn vị khác vi phạm hợp đồng.

+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.

+ Các khoản thuế được nhà nước miễn giảm trừ thuế thu nhập DN.

+ Thu từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.

+Thu nhập quà biếu tặng, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá

nhân tặng DN.

+ Các khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ

kế toán nay phát hiện ra…

Chi phí

Theo giáo trình Kế toán tài chính, Trường ĐH Thương Mại:

- Giá vốn hàng bán: Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trị giá thực tế

của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kỳ.

Giá vốn hàng bán bao gồm:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình

thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn

hàng bán trong kỳ.

+ Các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi

thường do trách nhiệm của cá nhân gây ra.

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Chi phí tài chính: Là những khoản chi phí phát sinh từ các giao dịch

thuộc hoạt động tài chính như tiền lãi vay dùng cho hoạt động kinh doanh, chi

phí liên doanh, liên kết, chí phí sử dụng bản quyền, lỗ từ đầu tư chứng khoán…

Cụ thể như sau:

+ Chi phí liên doanh, liên kết không tính vào giá trị vốn góp

Page 9: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

9

+ Chi phí bán chứng khoán (kể cả tổn thất trong đầu tư - nếu có)

+ Lỗ do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

+ Phân bổ dần số lỗ về chênh lệch tỷ giá hối đoái của giai đoạn xây dựng

cơ bản trước hoạt động khi doanh nghiệp đi vào hoạt động

+ Lỗ chuyển nhượng vốn

+ Lãi tiền vay không đủ điều kiện vốn hóa

+ Chiết khấu thanh toán cho người mua hàng

+ Lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính

+ Chi phí khác liên quan đến hoạt động tài chính.

- Chi phí bán hàng: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về

lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá

trình tiêu thụ.

Chi phí bán hàng bao gồm:

+ Chi phí nhân viên: Tiền lương, tiền công phải trả cho nhân viên bán

hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển... và các khoản trích theo lương

+ Chi phí vật liệu, bao bì: Là giá trị các loại vật liệu, bao bì sử dụng trực

tiếp cho quá trình bán hàng

+ Chi phí dụng cụ, đồ dung: Là phần giá trị của các loại công cụ, dụng cụ

được phân bổ cho quá trình bán hàng

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ được phân bổ cho

quá trình bán hàng dưới hình thức trích khấu hao

+ Chi phí bảo hành: Là chi phí phát sinh trong quá trình bảo hành sản

phẩm, hàng hóa theo các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng như chi phí sửa

chữa, thay thế linh kiện…

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là giá trị các dịch vụ mà doanh nghiệp

phải trả để phục vụ quá trình bán hàng như tiền thuê nhà, thuê tài sản…

Page 10: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

10

+ Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí có liên quan tới quá trình bán

hàng ngoài các khoản chi phí trên như: Chi phí hội nghị khách hàng, hàng mẫu,

chi phí khuyến mại…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các

lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá

trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung liên quan đến

toàn doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:

+ Chi phí nhân viên quản lý: Bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho

nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định

+ Chi phí vật liệu quản lý: Là giá trị của các loại vật liệu xuất dùng cho

công tác quản lý như văn phòng phẩm, vật liệu dùng để sửa chữa tài sản dùng

trong quản lý…

+ Chi phí đồ dùng văn phòng: Là phần giá trị của các loại dụng cụ, đồ

dùng văn phòng được phân bổ cho bộ phân quản lý

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị TSCĐ được phân bổ cho bộ

phận quản lý dưới hình thức trích khấu hao

+ Thuế, phí, lệ phí: Bao gồm các khoản CP về thuế, phí và lệ phí như:

Thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản lệ phí cầu đường, lệ phí giao thông…

+ Chi phí dự phòng: Bao gồm số trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi,

dự phòng nợ phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là giá trị các loại dịch vụ mà doanh nghiệp

phải trả để phục vụ công tác quản lý như tiền thuê TSCĐ, tiền điện nước, chi

mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật…

+ Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí có liên quan đến công tác quản lý

doanh nghiệp ngoài các khoản chi phí trên như: Chi phí hội nghị tiếp khách,

công tác phí, tàu xe, các khoản chi cho lao động nữ…

Page 11: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

11

- Chi phí khác: Là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện riêng

biệt hay các nghiệp vụ riêng biệt với

- hoạt động thông thường của các DN.

Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm:

+ Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;

+ Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán;

+ Giá trị còn lại hoặc giá bán của TSCĐ nhượng bán để thuê lại theo

phương thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động;

+ Các khoản chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;

+ Khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế;

+ Các khoản chi phí do ghi nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán;

+ Các khoản chi khác.

Lợi nhuận

Theo nguồn giáo trình Kế toán tài chính, Trường ĐH Thương Mại ta có

một số khái niệm:

Lợi nhuận: Là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã

khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa

doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá

vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và

thuế theo quy định của pháp luật.

Lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm:

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là lợi nhuận thu

được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm

giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ

giá vốn hàng bán.

LN gộp về

BH và CCDV =

DT từ BH

và CCDV -

Các khoản

giảm trừ DT -

Giá vốn

hàng bán

Page 12: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

12

- Lợi nhuận thuần từ HĐKD: Là lợi nhuận thu được từ HĐKD thuần của

doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận

gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí

quản lý DN phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.

LN thuần từ

HĐKD =

LN gộp về

BH và CCDV -

Chi phí bán

hàng -

Chi phí

quản lý DN

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của

hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu

nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này.

LN từ hoạt động

tài chính =

DT hoạt động

tài chính -

Chí phí hoạt động

tài chính

- Lợi nhuận khác: Là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự

tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi

nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa đến.

Công thức tính:

LN khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

- Lợi nhuận kế toán trước thuế: Là số lợi nhuận thực hiện trong năm báo

cáo của doanh nghiệp trước khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ

hoạt động kinh doanh và hoạt động khác trong kỳ báo cáo.

LN trước thuế = LN thuần từ HĐKD + LN từ hoạt

động tài chính + LN khác

- Lợi nhuận sau thuế: Là tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ

các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp phát sinh trong năm báo cáo).

Công thức:

LN sau thuế = LN trước thuế - CP thuế - CP thuế TNDN

Page 13: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

13

TNDN (+) hoãn lại

Số thuế thu nhập DN hiện hành là số thuế thu nhập DN phải nộp tính trên

thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập DN hiện hành.

Thuế thu nhập DN hoãn lại là loại thuế phát sinh khi cơ sở tính thuế khác

giá trị ghi sổ của tài sản và công nợ. Thuế thu nhập DN hoãn lại có thể là chi phí

thuế hoặc thu nhập thuế.

Trong đó, chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại là số thuế thu nhập DN sẽ

phải nộp trong tương lai phát sinh từ:

+ Ghi nhận thuế thu nhập DN hoãn lại phải nộp trong năm;

+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ năm

trước;

Thu nhập thuế thu nhập DN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu

nhập DN hoãn lại phát sinh từ:

+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;

+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ năm trước.

Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh

Yếu tố bên ngoài

- Môi trường pháp lý: Tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật ở

bất kỳ mức độ nào đều ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của DN. Nếu môi

trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng

thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều DN sẽ tiến hành những hoạt động bất chính,

sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về

bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng tới toàn XH.

- Môi trường chính trị, VH- XH:

+ Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết

đinh các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết đinh các lĩnh vực, loại

hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Page 14: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

14

+ Môi trường văn hóa - xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội,

phong tục tập quán, trình độ… Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh

hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh

nghiệp chỉ có thể duy trì và thu lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với lối

sống của người dân tại nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động SXKD, mà những

yếu tố này do môi trường văn hóa - xã hội quy định.

- Môi trường kinh tế: Là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu

quả SXKD của doanh nghiệp. Tăng cường kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế

của chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng hàng năm của nền

kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp… luôn là các yếu tố tác động trực tiếp đến

quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt

động SXKD của từng doanh nghiệp.

- Môi trường thông tin: Để làm bất kỳ một khâu nào của quá trình SXKD

cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều

tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về các đối thủ cạnh

tranh, thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các

DN của các DN đi trước. Doanh nghiệp muốn hoạt động SXKD của mình có

hiệu quả thì phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác.

- Môi trường quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay

thì môi trường quốc tế có sức ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SXKD của doanh

nghiệp. Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động

về chính trị, bạo động, khủng hoảng tài chính, thái độ hợp tác làm ăn của các

quốc gia, nhu cầu và xu hướng sử dụng hàng hóa có liên quan đến hoạt động của

DN đều có ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Yếu tố bên trong doanh nghiệp:

- Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức: Bộ máy quản trị hợp

lý, xây dựng một kế hoạch SXKD phù hợp với thực tế của DN, có sự phân công

nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản trị, năng động, nhanh

Page 15: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

15

nhạy nắm bắt thị trương, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp

thời năm bắt thời cơ, yếu tố quan trọng là bộ máy quản trị bao gồm những con

người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm bảo cho các hoạt động

SXKD của DN đạt hiệu quả.

- Nhân tố lao động và vốn

+ Lực lượng lao động là nhân tố liên quan trực tiếp năng suất lao động và

sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nên tác

động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD. Ngày nay hàm lượng KHKT kết

tinh trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao động phải có một trình độ

nhất định để đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nào nói lên tầm quan

trọng của lao động.

+ Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng đóng vai trò

quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh

nghiệp có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy

trì sản xuất kinh doanh ổn định mà còn giúp cho DN đầu tư đổi mới trang thiết

bị, tiếp thu công nghệ sản xuất hiên đại nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản

xuất kinh doanh.

- Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ

thuật: doanh nghiệp phải biết luôn tự đổi mới, du nhập tiến bộ khoa học kỹ thuất

thời đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề này đóng vai

trò cực kỳ quan trọng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì nó ảnh

hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm có

hàm lượng kỹ thuật cao thì mới có chỗ đứng trong thị trường và được khách

hàng tin dùng.

- Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo hệ thông vật tư

nguyên liệu của doanh nghiệp: Đây cũng là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối

với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh,

ngoài những yếu tố nền tảng cơ sở thì nguyên vật liệu đóng vai trò quyết định,

Page 16: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

16

có nó thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới được tiến hành. Kế hoạch sản xuất

kinh doanh có thực hiện thắng lợi được hay không phần lớn phụ thuộc vào

nguồn nguyên liệu có đảm bảo như đã định hay không.

Kết quả và hiệu quả kinh doanh

- Kết quả: Là số tuyệt đối trong bất kỳ hoạt động nào cũng cho ta một kết

quả nhất định.

- Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Là những sản phẩm

mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội (sản phẩm vật chất hay phi vật chất).

Những sản phẩm này phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh tiêu dùng

xã hội, được người tiêu dùng chấp nhận.

Như vậy, kết quả là biểu hiện quy mô của chi tiêu hay thực lực của một

đơn vị sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ kinh doanh nào đó. Tuy nhiên, các

kết quả hoạt động kinh doanh chỉ nói lên được bản chất bên trong của nó, chưa

thể hiện được mối quan hệ của nó với các chỉ tiêu khác. Do đó, dùng chỉ tiêu kết

quả để đánh giá chất lượng công tác quản lý kinh doanh người ta so sánh các chỉ

tiêu kết quả để cho ta các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.

- Hiệu quả: khi so sánh các chi tiêu kết quả với nhau và các yếu tố đầu

vào thì cho ta một chi tiêu hiệu quả như sau: lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/chi

phí …

Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh mức chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và

doanh thu đạt được qua một quá trình của một cá nhân hay một tập thể. Hiệu

quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và

chất lượng quản lý. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và vững

chắc các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc

cung cầu hàng hóa trên thị trường đối với từng sản phẩm.

Hệ thống chỉ tiêu tổng quát:

HQ tuyệt đối = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào

Page 17: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

17

+ Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1hay kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào

thì công ty làm ăn hiệu quả và ngược lại.

+ Nếu chỉ tiêu này bằng 0 hay kết quả đầu ra bằng chi phí đầu vào thì

công ty hòa vốn.

Kết quả đầu ra đo được bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng,

doanh thu thuần và lợi nhuận thuần.

Chi phí đầu vào bao gồm lao động, vật tư, tiền vốn…

Xét về bản chất kết quả và hiệu quả khác hẳn nhau. Kết quả phản ánh quy

mô còn hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về.

Kết quả chỉ cho ta thấy quy mô đạt được là lớn hay nhỏ và không phản ánh được

chất lượng hoạt động kinh doanh. Có kết quả mới tính đến hiệu quả. Do đó, kết

quả và hiệu quả là hai khái niệm khác hẳn nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết

với nhau.

2.1.1.2 Một số lý luận về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng

trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.

(PGS. TS. Phạm Thị Gái. 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống

Kê, Hà Nội. Trang 5)

“Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn

bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai

thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao

hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”. (TS. Trịnh Văn Sơn. 2005.

Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Kinh tế Huế. Trang 4)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là

nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián

tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được

tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là từ sự việc quan

Page 18: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

18

sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến

việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo.(Giáo trình Phân tích kinh doanh.

Trường ĐH thương mại)

Đối tượng của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Đối tượng của phân tích hoạt đông kinh doanh suy đến cùng là kết quả

kinh doanh.

- Nội dung phân tích là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác

động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản

xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại,

dịch vụ.

- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử

dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai, những yếu tố nội tại của

doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã

trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp.

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đạt

được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó đề ra các

quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch

chiến lược dào hạn.

Nói theo một cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh

doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc xảy ở quá khứ; phân tích, mà mục

đíchcuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến

tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp.

Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là một phạm trù rất rộng có liên quan đến mọi lĩnh

vực trong đời sống xã hội. Hoạt động này của các doanh nghiệp nước ta hiện

nay thực hiện theo cơ chế hạch toán kinh doanh. Đây là một phạm trù kinh tế

Page 19: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

19

khách quan, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế, giữa

các tổ chức kinh tế với nhau cũng như giữa các bộ phận trong tổ chức kinh tế.

Do vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có mối quan hệ với các tổ

chức kinh tế khác nhau và với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nó được tiến hành

trong sự độc lập tương đối và sự ràng buộc phụ thuộc hữu với môi trường xung

quanh. Mặt khác, hạch toán kinh doanh là một phương pháp quản lý kinh tế mà

yêu cầu cơ bản là các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong hoạt động kinh

doanh, tự trang trải chi phí và đảm bảo có lợi nhuận. Để thực hiện được điều

này, phân tích hoạt động kinh doanh phải thường xuyên kiểm tra đánh giá mọi

diễn biến và kết quả quá trình hoạt động kinh doanh, tìm giải pháp khai thác

tiềm năng của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do

vậy, để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đầy đủ

và có những đánh giá chính xác, cung cấp thông tin cần thiết cần đi sâu tìm phân

tích các nội dung sau:

Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu

về số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ hay thực hiện trong kỳ.

Phân tích doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ hàng

hóa và dịch vụ.

Mục đích của việc phân tích doanh thu:

- Giúp doanh nghiệp nhận thức và đánh giá một cánh đúng đắn, toàn diện

và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàng của doanh

nghiệp. Qua đó thấy được mức độ hoàn thành của chỉ tiêu kế hoạch doanh thu

của mình.

- Tìm hiểu nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả

thực hiện doanh thu.

- Đề ra biện pháp thích hợp nhằm đẩu mạnh doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ, tăng doanh thu.

Page 20: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

20

Phân tích chi phí

Chi phí là chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý kinh tế của doanh

nghiệp, gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh. Đứng trước sự cạnh tranh

gay gắt trên thị trường như hiện nay, ngoài việc tạo ra hàng hóa và dịch vụ chất

lượng cao thì doanh nghiệp cũng cần phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí để

đưa ra thị trường với giá cả hợp lý, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, thu hồi vốn

nhanh đem lại nhiều lợi nhuận từ đó tích lũy khả năng cho doanh nghiệp nói

chung và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên nói riêng.

Trong một kỳ hoạt động có rất nhiều loại chi phí như giá vốn, chi phí lãi

vay, chi phí khác… do đó khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta cần

phải đi sâu phân tích chi phí để hiểu được cơ cấu của từng loại chi phí hay chi

phí giá vốn của từng loại hàng hóa dịch vụ xem những khoản chi phí đó đã hợp

lý hay chưa. Từ đó giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có đề ra được biện pháp

hợp lý, cân đối cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp biểu hiện kết quả, hiệu quả kinh

doanh, phản ánh đầy đủ mặt số lượng và chất lượng hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân. Nó là đòn bẩy kinh tế

quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và doanh nghiệp phát triển

và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Chính vì thế phân tích quá trình hình thành và mức độ sinh lời của từng

mặt hàng và dịch vụ nhằm đánh giá chính xác, khách quan chất lượng kinh

doanh của từng mặt hàng và của toàn doanh nghiệp.

Phân tích lợi nhuận để tìm ra nguyên nhân, xác định nhân tố ảnh hưởng

đến biến động lợi nhuận để có biện pháp để khắc phục kịp thời. Cung cấp thông

tin làm căn cứ để ra quyết định chỉ đạo hoạt động và từ đó khai thác tối đa tiềm

năng của doanh nghiệp.

Page 21: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

21

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài

chính:

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của

doanh nghiệp để kinh doanh đạt hiệu quả nhất so với chi phí thất nhất.

Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp không chỉ có những

biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong mà cũng phải thường xuyên phân tích sự

biến động của môi trường kinh doanh của mình, qua đó phát hiện và tìm kiếm

cơ hội kinh doanh cho mình.

Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua việc phân tích các chỉ tiêu:

- Phân tích khả năng thanh toán

- Phân tích tỉ số quản trị tài sản

- Phân tích khả năng sinh lời

- Phân tích hệ số nợ

- Phân tích hiệu quả sử dụng lao động

Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận là hai chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ta cần đi sâu phân tích các nhân tố ảnh

hưởng để thấy được nhân tố nào có ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào có ảnh

hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng doanh thu

Tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi yếu tố số

lượng tiêu thụ và giá bán của hàng hóa, dịch vụ đó.

Doanh thu = Số lượng tiêu thụ x Giá bán

DT = Q x P

Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để tính mức độ ảnh hưởng của

từng nhân tố đến doanh thu tiêu thụ của các sản phẩm.

Page 22: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

22

Xét sự biến động của doanh thu: DT = Q1P1 - Q0P0

Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của doanh thu

+ Doanh thu tăng (giảm) do số lượng tiêu thụ thay đổi:

DTQ= Q1P0 - Q0P0

+ Doanh thu tăng (giảm) do giá bán thay đổi:

DTp = Q1P1 - Q1P0

Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:

DT = DTQ + DTp

Trong đó: DT là doanh thu tiêu thụ

Q là sản lượng tiêu thụ

P là giá bán của hàng hóa và dịch vụ

0, 1 lần lượt là chỉ tiêu năm trước và năm nay

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của từng lĩnh vực

Lợi nhuân từ hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như

số lượng tiêu thụ, giá bán, giá vốn…

LN = Q x P - F

Tổng mức tăng giảm của lợi nhuận

LN = LN1 - LN0

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận:

+ Lợi nhuận tăng (giảm) do sự thay đổi của nhân tố sản lượng:

LNQ = (Q1P0- F0) - (Q0P0 - F0)

+ Lợi nhuân tăng (giảm) do nhân tố giá bán thay đổi:

LNp = (Q1P1 - F0) - (Q1P0 – F0)

+ Lợi nhuận tăng (giảm) do nhân tố giá vốn thay đổi:

LNF = (Q1P1 – F1) - (Q1P1 – F0)

Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố:

LN = LNQ+ LNp+ LNF

Trong đó: LN là lợi nhuận từng hàng hóa và dịch vụ

Page 23: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

23

F là giá vốn

Vai trò của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

- Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động

kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.

Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như

thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện,

chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác

chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp

mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải

pháp cụ thể để cải tiến quản lý.

- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp

nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong

doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định

đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các

quyết định kinh doanh.

- Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở

DN. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra

quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra,

đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.

-Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.Để kinh doanh đạt hiệu

quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích

hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh

trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài

việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật

tư…doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên

ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…trên cơ sở phân tích trên,

Page 24: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

24

doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước

khi xảy ra.

- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà

quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài

khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân

tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay…

với doanh nghiệp nữa hay không.

Yêu cầu của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cần phải

đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Phải phân tích được tình hình hoàn thành lần lượt các chỉ tiêu phản

ánh kết quả hoạt động kinh doanh.

- Phải phân tích được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh.

Yêu cầu cụ thể đối với từng chỉ tiêu như sau:

- Với chỉ tiêu hiện vật (hiện vật quy ước) phải phân tích được:

+ Tình hình thực hiện sản lượng, chất lượng hàng hóa dịch vụ nói chung

và từng hàng hóa dịch vụ nói riêng.

+ Mức độ đảm bảo thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế và của nhân dân về

truyền đưa tin tức.

+ Thay đổi về sản lượng hàng hóa dịch vụ có ảnh hưởng gì và ảnh hưởng

như thế nào đến hoạt động kinh doanh.

+ Nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt

động kinh doanh.

- Với chỉ tiêu giá trị phải phân tích, đánh giá được:

+ Tình hình thực hiện doanh thu kinh doanh

+ Nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu kinh

doanh.

+ Đề xuất được biện pháp nhằm tăng doanh thu hoạt động kinh doanh.

Page 25: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

25

Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:

- Là công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông

qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.

- Cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khă năng, sức

mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở

này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh

doanh có hiệu quả.

- Là cơ sở quan trọng để ra quyết định.

- Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả

doanh nghiệp.

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

2.1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa DN tại Việt Nam

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi DN là khác nhau, mỗi doanh

nghiệp họ đều có nhiều phương hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển nhất

định đề nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như xã hội của mỗi nước trong các lĩnh

vực như: SXKD, Văn hóa-Xã hội, Chính trị…Để nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh của DN mình thì họ đều có những chiến lược và văn hóa làm việc

khác nhau để tạo ra thương hiệu của riêng mình. Tiêu biểu trong việc nâng cao

hiệu quả này tại Việt Nam phải nói tới Công ty KFC Việt Nam, Công ty sữa

Vinamilk...

Công ty KFC đã hiệu quả kinh doanh nhờ nhiều mặt như về phân phối:

chỉ trong vòng 8 năm, hơn 30 nhà hàng KFC được mở ra ở các thành phố lớn

như Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội; khách hàng cũng vì thế mà biết nhiều hơn

đến thương hiệu KFC đó chính là nhờ phương thức kinh doanh nhượng quyền

thương mại. Có thể nhận thấy rõ ràng rằng một hợp đồng nhượng quyền thương

Page 26: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

26

mại được kí kết để KFC hiện diện ở Việt Nam nhanh chóng hơn rất nhiều so với

việc phát triển theo hình thức khác.

Tận dụng những ưu điểm của hình thức kinh doanh này, khi thâm nhập thị

trường Việt Nam, KFC đã nhân bản các cửa hàng theo nguyên mẫu có sẵn thông

qua việc nhượng quyền kinh doanh của công ty (có thể tạm gọi là “công ty mẹ”)

cho các nhà hàng ở cấp thấp hơn lại các khu vực địa lý khác nhau (các nhà hàng

nhận quyền kinh doanh) để tạo thành một chuỗi phân phối. Theo đó, công ty mẹ

sẽ nhượng quyền phân phối các sản phẩm như gà, bột mỳ, khoai tây… đồng thời

cho phép các nhà hàng nhận quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu KFC, hệ

thống và phương thức hoạt động kinh doanh của KFC.

Bài học của Vinamilk rất đơn giản mà bất cứ doanh nghiệp, tập đoàn lớn

nào cũng phải học qua: Một doanh nghiệp muốn thành đạt, muốn “ra biển lớn”

thì trước hết phải thắng trên sân nhà.

Vinamilk với phương châm “Muốn ra biển lớn, phải thắng trên sân nhà”,

là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk có

thể nói là rất đa dạng: sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như

sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho

thị trường những danh mục các sản phẩm, hương vị và quy cách bao bì có nhiều

lựa chọn nhất. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới

thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu

Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công

thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top

10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2012.

Sản phẩm Vinamilk chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, ngoài

ra cũng được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia,

Irắc, Philipines và Mỹ. Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị và theo đuổi

chiến lược phát triển kinh doanh bằng cách: Mở rộng thị phần tại các thị trường

hiện tại và thị trường mới; Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm

Page 27: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

27

hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm

giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn;.Hiện nhãn hàng đang dẫn đầu

trên thị trường gồm: Sữa tươi Vinamilk, Sữa đặc, Sữa bột Dielac, Nước ép trái

cây V-Fresh, Vinamilk Café...

2.1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trên thế giới

Mỗi nước có một chính sách kinh tế riêng để thúc đẩy các DN ngày càng

phát triển nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của từng DN nói riêng và cả nền

kinh tế nói chung. Sau đây tôi xin đưa ra ví dụ về chính sách kinh tế của nước

Singapore và bài học kinh nghiệm của tập đoàn Toyota.

Chính phủ Singapore đưa ra rất nhiều chính sách để phát triển kinh tế,

nâng cao hiệu quả sản SXKD trong đó 2 chính sách đáng được quan tâm là: Đầu

tư mở rộng và xuất khẩu. Tại Singapore, các nhà đầu tư nước ngoài không bị đòi

hỏi tham gia vào hoạt động liên doanh hay nhượng quyền kiểm soát quản trị cho

quyền lợi địa phương. Xuất khẩu là chiến lược phát triển kinh tế rất thành công

của Singapore, khoảng 60% doanh nghiệp ở Singapore lấy xuất khẩu là mũi

nhọn của mình. Chiến lược xuất khẩu của họ rất thông minh và có lộ trình rõ

ràng, đi từ xuất khẩu nguyên liệu khoáng sản đến xuất khẩu sản phẩm có hàm

lượng lao động lớn và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao.

Toyota - Công ty hàng đầu thế giới với kinh nghiệm quản trị sản xuất của

tập đoàn Toyota và bài học cho các DN Việt Nam. Kể từ khi Toyota được thành

lập, chúng tôi luôn hướng theo một nguyên tắc cơ bản là đóng góp cho sự phát

triển của xã hội thông qua vận hành một hệ thống SX mang lại chất lượng sản

phẩm và dịch vụ cao. HĐKD của chúng tôi dựa trên nguyên tắc cơ bản đã mang

lại những giá trị niềm tin, và những phương thức kinh doanh theo thời gian trở

thành một thứ vũ khí cạnh tranh. Những giá trị trong quản lý và những phương

thức KD ấy được biết tới với tên gọi chung là "Toyota Production System"

(TPS) tạm dịch là hệ thống sản xuất Toyota, lời tâm sự của Chủ tịch tập đoàn xe

hơi Toyota Fujio Cho về những nguyên lý dẫn đến thành công của Toyota.

TPS không đơn giản là việc cải tiến khoa học kỹ thuật để đạt tốc độ nhanh

hơn mà chính là khả năng phát triển dựa trên sự tiết kiệm tối đa trong sần xuất,

Page 28: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

28

giảm thiểu hàng tồn kho, cắt giảm chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả

sản xuất của trang thiết bị máy móc. Ở đó, nhân công luôn được khuyến khích

hơn và mỗi công nhân có thể tự hào về vai trò và trách nhiệm của họ.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Khung phân tích

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1 Thông tin sơ cấp

Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Những lý luận cơ bản về KQHĐKD

- Những lý luận cơ bản về phân tích

KQHĐKD.

- Tình hình phân tích KQHĐKD trong

và ngoài nước.

Phương pháp

nghiên cứu

- Thu thập TT

- Xử lý và phân

tích số liệu.

Đặc điểm công ty

- Ngành: Thương mại và DV,

đặc điểm KD…

- Tình hình LĐ và cơ sở vật chất.

- Tình hình TS - NV

- Tình hình KQHĐKD

Phân tích KQHĐKD tại

Công ty CP vận tải

thương mại Lịch Sự

Phân tích KQHĐKD tại

Công ty CP thương mại

và dịch vụ Lâm Anh

- Báo cáo tài chính

- Tình hình tiêu thụ

của Công ty

- Báo cáo tài chính

- Tình hình tiêu thụ

của Công ty

- Chính sách kinh

tế của NN.

- Chính sách thuế

- Chính sách kinh

tế của NN.

- Chính sách thuế - Phân tích tình hình doanh thu của Công ty

- Phân tích tình hình chi phí của Công ty

- Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty

- Phân tích ảnh hưởng của nhân tố đến DT, LN

- Phân tích một số chỉ tiêu tài chính HĐKD

- Phân tích tình hình doanh thu của Công ty

- Phân tích tình hình chi phí của Công ty

- Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty.

- Phân tích một số chỉ tiêu tài chính HĐKD

Đề xuất một số giải

pháp và kiến nghị

Đề xuất một số giải

pháp và kiến nghị

Page 29: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

29

Đưa ra một số câu hỏi và phỏng vấn các anh chị, cô chú trong các phòng

ban trong công ty.

2.2.2.2 Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp tại công ty bao gồm: Báo cáo tài chính được lấy từ

phòng kế toán, bảng số lượng và cơ cấu lao động từ phòng tổ chức hành chính

nhằm phân tích tình hình lao động, tài sản - nguồn vốn và thực trạng kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp

chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích.

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập số liệu thô và các dữ liệu liên quan tôi tiến hành sắp xếp

các chỉ tiêu khác nhau để nghiên cứu mối liên hệ và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa

các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu. Công cụ chính được sử dụng

là phần mềm excel. Báo cáo sử dụng phương pháp này để lập nên các bảng biểu

và sơ đồ cần thiết để phân tích.

2.2.4 Phương pháp phân tích

2.2.4.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích

bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là

phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh

doanh. Có hai phương pháp:

a. Phương pháp so sánh tuyệt đối

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số

của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Page 30: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

30

- Phương pháp so sánh tuyệt đối: Được sử dụng nhằm đánh giá sự chênh

lệch về mặt giá trị của các chỉ tiêu phân tích liên quan đến kết quả hoạt động

kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu.

b. Phương pháp so sánh số tương đối

- Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể

hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc

để nói lên tốc độ tăng trưởng. Phương pháp so sánh số tương đối còn là kết quả

của phép chia giữa trị số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

- Phương pháp so sánh tương đối: Nhằm đưa ra được tốc độ tăng trưởng

của các chỉ tiêu cũng như xu hướng biến động của tình hình tài sản, nguồn vốn

và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn nghiên cứu.

2.2.4.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp trong đó các nhân tố lần

lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh

hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích bằng cách cố đinh các nhân tố khác

trong mỗi lần thay thế.

Đề tài sử dụng phương pháp này để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của

các nhân tố kết cấu, giá bán, số lượng tiêu thụ, giá vốn… đến doanh thu và lợi

nhuận của từng lĩnh vực hoạt động của Công ty.

2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích

a. Các chỉ số tình hình thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số thanh

toán tổng quát

Tổng tài sản = (lần)

Nợ ngắn hạn và dài hạn

Page 31: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

31

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn

chủsở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có (tài sản lưu động, tài sản cố định)

không đủ để trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

Hệ số thanh toán ngắn hạn (tỷ số lưu động)

Hệ số thanh

toán ngắn hạn

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

= (lần)

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn: Là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn. Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn,

hoặc có thể là do hàng tồn kho ứ đọng…

Hệ số thanh toán nhanh (tỷ số thanh toán nhanh)

Hệ số thanh

toán nhanh

Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – HTK (lần)

=

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh: Là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng

thanh toán. Nó phản ánh nếu không bán hết hàng tồn kho thì khả năng thanh

toán của doanh nghiệp ra sao? Bởi vì, hàng tồn kho không phải là nguồn tiền

mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán.

- Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản

có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường

mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn.

- Tỷ số này lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp

khả quan. Nhưng nếu cao quá phản ánh tình hình sử dụng vốn bằng tiền quá

nhiều giảm hiệu quả sử dụng vốn.

b. Các tỉ số quản trị tài sản

Vòng quay hàng tồn kho

Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn ta sử dụng chỉ tiêu:

Số vòng quay

hàng tồn kho

Tổng giá vốn

= (lần) Hàng tồn kho BQ

Page 32: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

32

HTK

BQ

HTK đầu năm + HTK cuối năm

= 2

Đây là chỉ tiêu kinh doanh quan trọng bởi sản xuất, dự trữ hàng hoá và tiêu

thụ nhằm đạt được mục đích doanh số và lợi nhuận mong muốn trên cơ sở đáp

ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì tốc

độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển

được nhiều vòng hơn và ngược lại.

Hiệu quả sử dụng tổng số vốn

Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn ta sử dụng chỉ tiêu:

Số vòng quay toàn bộ vốn

Doanh thu = (lần)

Tổng số vốn BQ

Số vòng quay toàn bộ vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng chỉ tiêu:

Số vòng quay vốn lưu động

Doanh thu = (lần) Vốn lưu động BQ

VCĐ BQ

VCĐ đầu năm + VCĐ cuối năm

= 2

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được luân chuyển mấy vòng trong kỳ.

Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Số vòng quay vốn cố định

Doanh thu = (lần) Vốn cố định BQ

VCĐ BQ

VCĐ đầu năm + VCĐ cuối năm

= 2

Page 33: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

33

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân đem lại mấy đồng

doanh thu và cho biết vốn cố định quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng

tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng và ngược lại.

c. Các chỉ số về khả năng sinh lợi

Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Lợi nhuận trên

tài sản (%)

Lợi nhuận = x 100

Tài sản Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh

trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh càng lớn.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%)

Lợi nhuận = x 100

Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh

cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra

được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.

Lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Lợi nhuận trên

doanh thu (%)

Lợi nhuận

= x 100 Doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có

bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp càng cao.

d. Chỉ số hệ số nợ

Hệ số nợ so với tài sản

Hệ số nợ hay tỉ số nợ là phần nợ vay chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Page 34: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

34

Hệ số nợ so

với tài sản (%)

Tổng số nợ

= x 100

Tổng tài sản

Hệ số nợ so với vốn

Hệ số nợ so với vốn - một cách viết khác về đòn cân tài chính, là loại hệ

số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu của

doanh nghiệp rõ ràng nhất.

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Tổng số nợ = x 100

Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ càng cao thì hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong

trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi.

Hệ số càng thấp mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối

lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ.

e. Các chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng lao động

Doanh thu trên một lao động cho biết một lao động trung bình tạo nên

bao nhiêu đồng doanh thu.

Doanh thu trên một

lao động

Tổng doanh thu

= Tổng lao động

Lợi nhuận thuần trên một lao động là chỉ tiêu cho biết mỗi một lao

động tạo nên bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận thuần

trên một lao động

Lợi nhuận thuần

=

Tổng lao động

Tỷ lệ chi phí tiền lương trên doanh thu là chỉ tiêu cho biết 100 đồng

doanh thu thu được thì có bao nhiêu đồng dành cho tiền lương.

Tỷ lệ chi phí tiền

lương trên doanh thu

Chi phí tiền lương

=

Doanh thu x 100

Page 35: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

35

PHẦN III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tình hình đặc điểm địa bàn hoạt động của Công ty CP vận tải

thương mại Lịch Sự.

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI

THƯƠNG MẠI LỊCH SỰ.

- Tên tiếng anh: LICH SU TRANSPORTATION AND TRADING

JOINT STOCK COMPANY.

- Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 20, ngách 155/206, Trường Chinh, Phương

Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Mã số thuế: 0102137204

- Công ty cổ phần vận tải thương mại Lịch Sự chuyển từ đăng ký kinh

doanh số 0101 300 4531, do sở Kế hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp lần đầu ngày

04 tháng 06 năm 2004, hiện tại công ty đã thay đổi đăng ký lần 5 ngày 10 tháng

05 năm 2010 với mã số: 0102137204

- Vốn điều lệ: 4.100.000.000 đồng

- Tổng số nhân viên: 67 người

Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự được thành lập năm 2004, Sau 9

năm hoạt động, phát triển công ty đã đạt được những thành tựu quan trọng, và có

được một vị thế nhất định trong thị trường. Công ty đang nỗ lực phấn đấu để ngày

Page 36: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

36

càng phát triển. Khi mới thành lập, khách hàng chủ yếu của công ty là ở khu vực

thành phố Hà Nội, ngành nghề chủ yếu của công ty môi giới thương mại, ký gửi,

vận chuyển hàng hóa. Qua thời gian hoạt động rất ngắn, với sự nỗ lực, mạnh dạn

của ban lãnh đạo công ty cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ

chuyên môn, không ngừng cải tiến trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, cơ cấu

sản xuất, đào tạo nhân lực, lắng nghe, đáp ứng ý kiến khách hàng cho nên đến nay

khách hàng của công ty đã phát triển rộng ra các tỉnh thành phố khác như: Bắc

Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa.…

3.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty

a. Nhiệm vụ của công ty

Xây dựng và phát triển Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự trở

thành công ty hàng đầu trong việc cho thuê phương tiện vận tải, lữ hành, nội địa.

Kinh doanh các mặt hàng theo đúng nghành nghề đã đăng ký, chịu

trách nhiệm trước pháp luật và trước người tiêu dùng về những sản phẩm dịch

vụ do Công ty cung cấp.

Quản lý, điều hành tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, kinh phí công đoàn, an toàn lao động đối với cán bộ công nhân viên,

bảo vệ an toàn tài sản của đơn vị.

Chấp hành và thực hiện đầy đủ các chính sách về hạch toán, thống kê,

kế toán Nhà nước quy định. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.

b. Chức năng của công ty

- Công ty chuyên lập cung cấp các dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải,

bốc xếp hàng hóa, lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ khác.

-Tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước hiện hành.

- Hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết

Page 37: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

37

quả hoạt động kinh doanh.

c. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

- Vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê phương tiện vận tải

- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch ; vận

chuyển hành khách theo hợp đồng và theo tuyến cố định

- Mua bán các loại giấy, tôn, sắt, thép phế liệu

- Buôn bán vật liệu xây dựng, các thiết bị phụ tùng thay thế máy xây dựng

- Bán buôn ô tô, phụ tùng ô tô, linh kiện máy móc phục vụ ngành cơ khí.

d. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty

Việc phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh được thực hiện theo nguyên

tắc lãnh đạo và và chịu sự lãnh đạo, mỗi người chịu sự quản lý trực tiếp của cấp

trên mình được thể hiện qua sơ đồ 3.1 bên dưới.

Là một doanh nghiệp có quy mô không lớn nên để phù hợp với quy mô và

hoạt động của công ty, công ty chia thành bốn phòng ban hoạt động dưới sự chỉ

đạo của giám đốc và các trưởng phòng. Các phòng ban có những chức năng và

nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hoạt động

nhằm tạo ra một hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Page 38: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

38

(Nguồn: Phòng hành chính)

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Hội đồng quản trị bao gồm các thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu

ra để quản trị công ty.

Ban kiểm soát: Do hội đồng quản trị thành lập, để giúp Hội đồng quản

trị kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và bộ máy

giúp việc Tổng giám đốc theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị

công ty.

Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động trong công ty, do Hội

đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc cho Tổng giám đốc là Phó giám

đốc và các trưởng phòng.

TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng kinh

doanh

Phòng kinh

doanh

Phòng kế toán

tài chính

Phòng kế toán

tài chính

Phòng tổ chức

hành chính

Phòng tổ chức

hành chính

Phòng kỹ

thuật

Phòng kỹ

thuật

HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ

HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Page 39: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

39

Phó giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc, chỉ đạo thực hiện

các mặt công tác cụ thể do Tổng giám đốc phân công và ủy quyền. Phó giám

đốc có quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các vấn đề

do mình phụ trách nhiệm khi có chủ trương của Tổng giám đốc. Đối với những

vấn đề mới phát sinh, chưa có chủ trương thì phải báo cáo cho Tổng giám đốc

để bàn bạc cụ thể, đảm bảo quyết định đưa ra được chính xác.

Phòng kinh doanh: Phụ trách việc điều hành mọi hoạt động kinh

doanh, tìm kiếm đối tác, đàm phán, soạn thảo hợp đồng mua bán, thực hiện hợp

đồng, duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Phòng kế toán tài chính: Theo dõi ghi chép tình hình biến động tài sản,

nguồn vốn, tham mưu cho ban giám đốc về các quyết định tài chính. Tổ chức và

thực hiện các công tác từ việc hạch toán ban đầu đến lập báo cáo tài chính theo

quy định và theo yêu cầu quản lý của công ty.

Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các nhiệm vụ được giao, sắp xếp

lịch công tác của cán bộ công nhân viên. Tổ chức, tuyển dụng, sắp xếp lao động

trong công ty, quản lý lương và thanh toán lương, tính và chi trả các khoản bảo

hiểm xã hội cho công nhân viên, thanh toán các chế độ chính sách.

Bộ phận kỹ thuật: Phòng có nhiệm vụ bảo hành sửa chữa, tư vấn kỹ

thuật các dịch vụ sau bán hàng.

3.1.3 Tình hình lao động và cơ sở vật chất của công ty

3.1.3.1 Tình hình lao động của công ty

Trong bất kỳ nền kinh tế nào, lao động là một trong những yếu tố chính

tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết của con người, đảm bảo

cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục.

Như vậy, doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có

lao động, đây cũng là yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm của tất cả các ngành

Page 40: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

40

sản xuất. Nguồn nhân lực là yếu tố đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,

nó làm tăng năng suất lao động, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế đất nước.

Do đó, doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh

doanh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết kết hợp các nguồn lực một cách hợp lý

và có hiệu quả.

Qua số liệu về tình hình sử dụng lao động của công ty ở bảng 3.1 đã được

so sánh giữa các năm cho ta thấy số lượng lao động qua các năm đều tăng: từ 60

lao động năm 2010 lên 67 lao động năm 2012, bình quân tăng 5,67%/năm. Sự

tăng số lượng lao động là nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động

kinh doanh của công ty. Chúng ta cũng có thể thấy số lượng lao động của công

ty tương đối ít, nguyên nhân chủ yếu là do công ty hoạt động với quy mô nhỏ

nên không cần có quá nhiều lao động.

Lĩnh vực hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty đó là thu mua

giấy phế liệu các loại và các hoạt động khác như dịch vụ vận chuyển, thu mua

tôn, sắt và thép phế liệu… Những lĩnh vực này không đòi hỏi người lao động

phải có bằng cấp quá cao hay những khả năng đặc biệt. Do đó, công ty có số lao

động phổ thông qua 3 năm đều chiếm đa số trong tổng số lao động được sử

dụng. Số lao động đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ nhỏ, cụ thể năm 2010

16,67% và đến năm 2012 là 17,91% . Những người này chủ yếu làm ở ban lãnh

đạo và bộ phận quản lý. Còn lại là số lao động ở trình độ cao đẳng và trung cấp

chuyên nghiệp thì đại đa số lượng lao động này làm ở lĩnh vực đòi hỏi người lao

động phải qua trường lớp thì mới có thể hành nghề được và một số ít thì làm ở

các lĩnh vực khác.

Page 41: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

41

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng lao động tại công ty qua 3 năm 2010 - 2012

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số lượng

(Người)

Cơ cấu

(%)

Số lượng

(Người)

Cơ cấu

(%)

Số lượng

(Người)

Cơ cấu

(%) 11/10 12/11

BQ

(%)

Tổng số lao động 60 100,00 65 100,00 67 100,00 108,33 103,08 105,67

1. Phân theo trình độ 60 100,00 65 100,00 67 100,00 108,33 103,08 105,67

- Đại học và trên ĐH 10 16,67 12 18,46 12 17,91 120.00 100,00 109,55

- Cao đẳng va TCCN 16 26,67 17 26,15 15 28,36 106,25 88,24 96,83

- Lao động phổ thông 34 56,66 36 55,39 40 59,70 105,88 111,11 109,55

2. Phân theo giới tính 60 100,00 65 100,00 67 100,00 108,33 103,08 105,67

- Lao động nam 32 53,33 33 50,77 35 52,24 101,55 106,06 104,58

- Lao động nữ 28 46,67 32 49,23 32 47,76 114,29 100 106,90

3. Phân theo bộ phận 60 100,00 65 100,00 67 100,00 108,33 103,08 105,67

- Bộ phận quản lý 16 26,67 17 26,15 17 15,37 106,25 100,00 103,08

- Bộ phận phục vụ 44 73,33 48 73,85 50 74,63 109,09 104,17 106,60

Page 42: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

42

Xét theo giới tính, với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty có lĩnh

vực sử dụng lao động nam, có lĩnh vực sử dụng lao động nữ và có những lĩnh

vực thì cả hai giới đều có thể làm được. Ví dụ như hoạt động thu mua giấy thì số

lượng lao động nữ lớn hơn, hay hoạt động thu mua tôn, sắt và thép phế liệu thì

lao động chủ yếu là nam, riêng lĩnh vực vận chuyển, sửa chữa thì chỉ sử dụng

lao động nam. Do có sự đồng đều của việc sử dụng lao động ở các lĩnh vực nên

đã tạo ra sự chênh lệch về giới tính lao động qua 3 năm là không cao.

Xét theo bộ phận quản lý thì ta có thể thấy rõ bộ phận phục vụ luôn chiếm

tỷ lệ đa số trong tổng số lao động qua 3 năm, và số lượng ở bộ phận này tăng

dần qua 3 năm. Và số lao động nay chủ yếu là lao động ở trình độ trung cấp

chuyên nghiệp và lao động phổ thông. Số còn lại nằm ở bộ phận quản lý chiếm

tỷ lệ thấp hơn so với bộ phận phục vụ nhưng trình độ ở bộ phận này đa số là ở

trình độ ĐH và cao đẳng và số lượng cũng có xu hướng tăng lên.

3.1.3.2 Tình hình cơ sở vật chất của công ty

Qua bảng số liệu về tình hình cơ sở vật chất của công ty qua ba năm

nghiên cứu cho ta thấy công ty chỉ có tài sản cố định hữu hình mà không có tài

sản cố định vô hình, một phần do quy mô của công ty không lớn và lĩnh vực của

công ty chủ yếu là thương mại thu mua phế liệu nên cơ sở vật chất cần ít,

phương tiện vận tải chiếm đa số trong số TSCĐ hữu hình của công ty.

Trong tỷ trọng cả về mặt nguyên giá cũng như giá trị còn lại thì phương

tiện vận tải luôn chiếm giá trị lớn hơn so với thiết bị quản lý. Khi xem xét đến

hệ số giá trị còn lại trên nguyên giá cho ta biết được rằng các loại tài sản cố định

của công ty có còn giá trị sử dụng nhiều hay ít. Tỷ số này càng cao thì chứng tỏ

doanh nghiệp chú trọng đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất để phục vụ cho mục đích

kinh doanh.

Qua bảng 3.2 ta thấy cả phương tiện vận tải lẫn thiết bị quản lý của Công

ty đang có xu hướng giảm dần qua ba năm, năm 2010 là 68,81% đến năm 2012

chỉ còn 49,11%. Nguyên nhân chính là do năm 2010 và 2011 có tiến hành đầu tư

Page 43: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

43

mua sắm để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và lĩnh vực hoạt động mà công

ty mới tham gia năm 2011 là dịch vụ xích lô, nhưng do năm 2012 do sự khó

khăn chung của nền kinh tế nước ta nên cũng đã tạo sự ảnh hưởng xấu cho công

ty, trong năm tài chính này công ty có mua sắm thêm tài sản cố đình nhưng còn

khiêm tốn. Bên cạnh đó mỗi năm công ty phải thu hồi dần số vốn của mình bỏ ra

bằng việc trích khấu hao từng năm nên đã làm cho phần giá trị còn lại của tài

sản cố định bị giảm dần qua các năm, phần giá trị còn lại của phương tiện vận

tải đến năm 2012 chỉ còn lại gần nửa so với nguyên giá của tài sản cố định đó.

Bên cạnh phương tiện vận tải thì thiết bị quản lý là phần giá trị còn lại

trên nguyên giá vẫn chiếm tỷ trọng, năm 2010 là 94,08% và đến năm 2012 tuy

có giảm nhưng vẫn giữ mức tương đối cao là 70,61%. Hệ số này của thiết bị

quản lý cao là do năm 2011 công ty đã có sự đầu tư mua mới một số thiết bị

phục vụ cho cho bộ phận quản lý. Đây cũng có thể xem là một nguyên nhân góp

phần làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên vì chi phí khấu hao thiết bị

quản lý tăng. Xem xét tình hình cơ sở vật chất như trên thì công ty muốn hoạt

động sử dụng các nguồn đầu vào có hiệu quả thì một biện pháp khá cần thiết đó

là cần đầu tư thêm vào tài sản cố định để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Ngày nay có nhiều máy móc thiết bị hiện đại được ra đời với nhiều tính năng và

tiết kiệm nhiên liệu hơn so với công nghệ cũ, nó sẽ góp phần giúp của công ty

đem lại hiệu quả tốt hơn bằng cách giảm được một số chi phí cần thiết.

Page 44: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

44

Bảng 3.2 Tình hình cơ sở vật chất của công ty tính qua ba năm 2010 – 2012

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguyên giá

(VNĐ)

GTCL

(VNĐ)

GTCL/N

G

(%)

Nguyên giá

(VNĐ)

GTCL

(VNĐ)

GTCL/N

G

(%)

Nguyên giá

(VNĐ)

GTCL

(VNĐ)

GTCL/N

G

(%)

1. Phương

tiện vận tải 8.388.649.971 5.771.878.294 68,81 5.918.158.317 3.370.172.370 56,95 5.918.158.317 2.906.668.674 49,11

2. Thiết bị và

dụng cụ quản

323.214.982 304.069.758 94,08 434.702.327 370.816.691 85,30 434.702.327 306.931.055 70,61

TỔNG 8.711.864.953 6.075.948.052 69,74 6.352.860.644 3.740.989.061 58,89 6.352.860.644 3.213.599.729 50,59

Page 45: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

45

3.1.4 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty

3.1.4.1 Tài sản

Trong công tác tài chính của doanh nghiệp, tài sản và nguồn vốn là yếu tố

đóng vai trò thiết yếu, giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động

sản xuất kinh doanh và tăng tiềm lực tài chính để từ đó có khả năng cạnh tranh

trên thị trường.

Theo bảng 3.3 thể hiện tình hình tài sản của công ty qua 3 năm, xét về

tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) của các loại tài sản thì mức

thanh khoản sẽ giảm dần từ trên xuống dưới bảng.Tỷ trọng tài sản ngắn hạn

trong tổng số tài sản của công ty thì lại có hướng tăng dần qua 3 năm. Ta thấy

năm 2010 khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền là cao nhất chiếm

20,88%, tương đương gần 1.055,3 triệu đồng trong tổng số tài sản ngắn hạn,

năm 2011 giảm còn 14,18% (gần 844,9 triệu đồng) và tới năm 2012 con số này

giảm xuống chỉ còn 206,7 triệu đồng và tỷ trọng chỉ còn là 2,06%, đây là khoản

mục có mức độ thanh khoản cao nhất nhưng lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn

trong tổng tài sản ngắn hạn cũng như trong tổng tài sản, nguyên nhân có thể thấy

ở đây là sự đình trệ trong hoạt động thu tiền nợ nên làm cho các khoản phải thu

ngắn hạn và hàng tồn kho của công ty lại còn quá lớn trong 3 năm.

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 là gần 992 triệu đồng, chiếm

19,62% tổng số tài sản ngắn hạn, năm 2011 tăng nhanh lên con số 2.575 triệu

đồng, tương đương với 43,21% và tới năm 2012 tăng lên 55,57% tương đương

3,9 tỷ, khoản mục này cho ta thấy một phần không nhỏ nguồn tài chính của công

ty đang bị các công ty khác chiếm dụng. Như vậy, công tác thu hồi nợ của công

ty còn chưa được chú trọng đòi hỏi cần phải có thêm các giải pháp để thu được

các khoản này nhanh nhất có thể để công ty có thể thực hiện được sự quay vòng

của nguồn vốn để đạt được kết quả tốt nhất với lượng vốn đã đi vào quá trình

sản xuất kinh doanh.

Page 46: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

46

Khoản mục hàng tồn kho của công ty về mặt giá trị thì có sự biến động

tăng giảm không ổn định, còn xét về tỷ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn thì lại

có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 giá trị của khoản mục này

là gần 2.843 triệu đồng, chiếm 56,26% trong tổng tài sản ngắn hạn, tiếp sau là

năm 2011 con số này giảm xuống là trên 2.343 triệu đồng, chiếm 39,32% và

đến năm 2012 lại tăng lên 2.649 triệu đồng, tương đương 38,06%. Qua con số

này có thể thấy rằng số lượng hàng tồn kho trong công ty vấn chiếm tỷ trọng

tương đối lớn, số hàng tồn kho lớn tạo ra nhiều áp lực về chi phí kho bãi và

nguy cơ giảm giá hàng tồn kho. Công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ

trong thời gian tới để giảm bớt số lượng hàng tồn kho ở trong kho, cố gắng sao

cho chỉ để tồn kho dự trữ đủ phục vụ cho các yêu cầu hay hợp đồng bất thường

để đảm bảo được mức thu hồi vốn cũng như lợi nhuận đạt được là tối ưu.

Cũng qua số liêu ở bảng 3.3 ta có thể thấy được rằng tài sản dài hạn của

công ty giảm nhanh qua 3 năm trong tổng số tài sản. Năm 2010 là gần 6.178

triệu đồng, chiếm 55,01% tổng tài sản, đến năm 2011 còn 40,05%, tương đương

trên 3.981 triệu đồng và năm 2012 tiếp tục giảm xuống 3.391 triệu đồng

(32,77%). Nguyên nhân là do khoản tài sản cố định của công ty không được chú

trọng đầu tư, một số bị hỏng hóc đã được tiến hành thanh lý, cụ thể hơn là

TSCĐ năm 2010 chiếm tỷ trọng 98,35% trong tổng số tài sản dài hạn, năm 2011

là 93,96% và năm 2012 là 94,74%. Công ty nên chú trọng đầu tư cải tạo lại

TSCĐ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao

nhất.

Page 47: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

47

Bảng 3.3. Tình hình tài sản của Công ty 3 năm 2010 - 2012

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) BQ

(%) Giá trị (VNĐ)

Tỷ trọng

%

Giá trị (VNĐ)

Tỷ trọng

%

Giá trị (VNĐ)

Tỷ trọng

%

11/10 12/11

I. TS ngắn hạn 5.052.841.795 44,99 5.959.086.992 59,95 6.959.995.614 67,23 117,94 116,80 117.37

1. Tiền và khoản

tương đương tiền 1.055.254.222 20,88 844.855.784 14,18 206.727.289 2,97 80,06 24,47 44,26

2. Các khoản ĐTNH 991.480.982 19,62 2.574.700.965 43,21 3.867.845.320 55,57 259,68 150,23 197,51

3. Hàng tồn kho 2.842.641.803 56,26 2.343.402.837 39,32 2.649.032.511 38,06 82,44 113,04 96,53

4. TS ngắn hạn khác 163.464.789 3,24 196.127.406 3,29 236.390.494 3,40 119,98 120,53 120,26

II. TS dài hạn 6.178.147.579 55,01 3.981.356.744 40,05 3.391.931.765 32,77 64,44 85,20 74,10

1. TSCĐ 6.075.948.052 98,35 3.740.989.061 93,96 3.213.599.729 94,74 61,57 85,90 72,73

- Nguyên giá 8.711.864.953 - 6.352.860.644 - 6.352.860.644 - 72,92 100 85,39

- Hao mòn lũy kế (2.635.916.901) - (2.611.871.583) - (3.139.260.915) - 99,09 120,19 109,13

2. TS dài hạn khác 102.199.527 1,65 240.367.683 6,04 178.332.036 5,26 235,19 74,19 132,10

TỔNG TÀI SẢN 11.230.989.374 100 9.940.443.736 100 10.351.927.379 100 88,51 104,14 96,01

Page 48: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

48

3.1.4.2 Nguồn vốn

Qua bảng số liệu 3.4 về thực trạng tình hình nguồn vốn của công ty cho ta

thấy nguồn vốn của công ty có sự tăng giảm không đồng đều nhưng tỷ trọng của

hai khoản mục nợ phải trả và nguồn VCSH có sự chênh lệch là không cao.

Xét về các khoản NPT, ta thấy nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong

tổng nợ phải trả và tăng đều qua từng năm. Cụ thể, năm 2010 số nợ ngắn hạn là

3.911,1 triệu đồng, tương đương 57,98% và đến năm 2011 tăng 4.192,6 triệu

đồng và đến năm 2012 tiếp tục tăng lên 5.091,2 triệu đồng, tương đương

88,02%. Nguyên nhân là do năm 2010 công ty mua hàng hóa và dịch vụ của nhà

cung cấp nhưng chưa thanh toán tăng vọt so với năm trước, một lý do khác là do

có một số đơn đặt trước của khách hàng trong kỳ nhưng chưa tới cuối kỳ thì

hàng hóa và dịch vụ chưa được giao. Tính đến năm 2011 thì khoản phải trả

người bán và người mua đặt trước đều giảm nhưng trong năm công ty lại đi vay

ngắn hạn ngân hàng thêm 1 tỷ, bên cạnh đó khoản thuế và các khoản phải nộp

cho nhà nước cũng tăng. Đến năm 2012 thì nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng

cao của khoản nợ mà công ty phải trả cho người bán nên đã tạo ra sự tăng lên

của nợ ngắn hạn trong năm tài chính.

Ngược lại, với nợ ngắn hạn thì tỷ trọng của nợ dài hạn trong tổng nợ phải

trả lại có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2011 giảm 20,24% so với năm

2010 và 2012 giảm 11,72%. Điều này cho ta thấy công ty đã trang trải và giảm

dần số nợ dài hạn của mình. Nợ phải trả càng thấp thì công ty càng có khả năng

chủ động hơn về mặt tài chính của mình.

Nhìn về nguồn VCSH thì xét về mặt giá trị và cơ cấu trong tổng NV của

công ty đều tăng nhẹ qua từng năm là do sự tăng lên của LN chưa phân phối còn

các khoản mục khác như vốn đầu tư của chủ sở hữu không có biến động, các

quỹ thì chỉ có năm 2010 có giảm nhẹ và hai năm tiếp theo cũng không có biến

động. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng của nguồn lợi nhuận này còn chưa cao.

Page 49: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

49

Bảng 3.4. Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ

trọng

%

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ

trọng

%

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ

trọng

%

11/10

(%)

12/11

(%)

BQ

(%)

I. Nợ phải trả 6.745.362.402 60,06 5.393.340.074 54,26 5.784.023.301 55,87 79,96 107,24 92,60

1. Nợ ngắn hạn 3.911.107.402 57,98 4.192.640.074 77,74 5.091.223.301 88,02 107,20 121,43 114,09

2. Nợ dài hạn 2.834.255.000 42,02 1.200.700.000 22,26 692.800.000 11,98 42,36 57,70 49,44

II. NVCSH 4.485.626.972 39,94 4.547.099.638 45,74 4.567.904.078 44,13 101,37 100,46 100,91

1. Vốn chủ sở hữu 4.484.012.972 99,96 4.545.485.638 99,96 4.566.290.078 99,96 101,37 100,46 100,91

2. Quỹ khen thưởng

phúc lợi 1.614.000 0,04 1.614.000 0,04 1.614.000 0,04 100 100 100

TỔNG NGUỒN VỐN 11.230.989.374 100 9.940.443.736 100 10.351.927.379 100 88,51 104,14 96,01

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Page 50: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

50

3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ

2010 đến 2012 ta thấy doanh thu BH và CCDV có sự biến động không đồng đều

qua các năm. Năm 2011 công ty có doanh thu cao nhất và tăng 17,31%. Nhưng

tới năm 2012 do khó khăn chung của cả nền kinh tế Việt Nam nên công ty

không tránh khỏi tác động do đó mà doanh thu trong năm tài chính đã giảm

xuống chỉ còn 80,28% so với năm 2011.

Xét về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là phần lợi nhuận đạt

được khi đã loại bỏ đi các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Xét đến tiêu chuẩn này thì năm 2010 lại là năm có mức lợi nhuận thuần cao

nhất. Năm 2011 tuy có doanh thu cao nhất nhưng trong năm lại có khoản chi phí

tài chính và chi phí QLDN tăng cao hơn so với năm 2010. Còn năm 2012 là năm

có doanh thu thấp đồng thời lại là năm có chi phí QLDN cao nhất trong 3 năm

nên điều này đã dẫn tới khoản lợi nhuận thuần cũng thấp nhất.

LN kế toán trước thuế do năm 2010 xuất hiện một số hoạt động vi phạm

hợp đồng và một số tài sản cố định của doanh nghiệp được nhượng bán thấp hơn

giá trị còn lại nên đã tạo ra một khoản chi phí khác nên đã làm cho lợi nhuận

trước thuế của năm đó giảm xuống, tuy nhiên đây vẫn là năm cao nhất trong 3

năm. Năm 2011 vừa xuất hiện một số khoản thu khác và chi khác nhưng chi

khác vẫn vượt thu khác nên cũng làm lợi nhuận trước thuế giảm xuống chỉ còn

bằng 64,47% so với năm 2010. Đến năm 2012 tuy nguồn lợi nhuận này chính

bằng LN thuần do không phát sinh thêm khoản thu hay chi khác nào.

Từ LN trước thuế ta cũng có thể nhìn nhận được đến lợi nhuận sau thuế vì

thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của 3 năm này đều là 25%. Nên năm 2010

cũng sẽ là năm mà nhà nước thu được khoản thuế cao nhất và công ty cũng thu

được LN sau thuế là tốt nhất trong 3 năm tài chính mà đề tài đang nghiên cứu.

Page 51: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

51

Bảng 3.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 - 2012

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Chỉ tiêu Năm 2010

(VNĐ)

Năm 2011

(VNĐ)

Năm 2012

(VNĐ)

So sánh 11/10 So sánh 12/11

% %

1. DT BH và CCDV 25.816.005.985 30.285.464.292 24.312.997.832 4.469.458.310 117,31 (5.972.466.460) 80,28

2. Các khoản giảm trừ DT - - - - - - -

3. DT thuần BH & CCDV 25.816.005.985 30.285.464.292 24.312.997.832 4.469.458.310 117,31 (5.972.466.460) 80,28

4. Giá vốn hàng bán 24.185.060.574 28,312,213,365 22.573.625.214 4.127.152.790 117,07 (5.738.588.150) 79,73

5. LN gộp BH & CCDV 1.630.945.411 1.973.250.927 1.739.372.618 342.305.516 120,99 (233.878.309) 88,15

6. DT HĐ tài chính 9.854.713 17.531.367 9.943.227 16.546.654 178,31 (7.588.140) 56,72

7. Chi phí tài chính 730.625.287 1.057.527.068 770.778.682 326.901.781 144,74 (286.748.386) 72,89

Trong đó: chi phí lãi vay 730.625.287 1.057.527.068 770.778.682 326.901.781 144,74 (286.748.386) 72,89

8. Chi phí bán hàng - - - - - - -

9. Chi phí quản lý DN 681.320.870 789.160.993 953.319.660 107.840.123 115,83 164.158.667 120,80

10. LN thuần từ HĐKD 228.853.967 144.094.233 25.217.503 (84.759.734) 62,96 (118.876.730) 17,50

11. Thu nhập khác - 1.710.000.000 - 1.710.000.000 - (1.710.000.000) -

12. Chi phí khác 113.274.000 1.779.577.032 - 1.666.303.032 157,10 (1.779.577.032) -

13. LN khác (113.274.000) (69.577.032) - 43.696.968 - - -

14. LN trước thuế 115.579.967 74.517.201 25.217.503 (41.062.766) 64,47 (49.299.698) 33,84

15. Chi phí thuế TNDN 28.894.992 13.040.510 4.413.063 (15.854.482) 45,13 (8.627.447) 33,84

16. LN sau thuế 86.684.975 61.476.691 20.804.440 (25.208.284) 70,92 (40.672.251) 33,84

Page 52: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

52

3.2 Kết quả nghiên cứu

3.2.1 Tình hình tiêu thụ của Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự

Qua bảng 3.6 về tình hình hoạt động tiêu thụ của Công ty qua ba năm

2010 đến 2012 ta thấy được những mặt hàng giấy là mặt hàng thế mạnh hay có

thể nói rằng đây là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty. Để có thể thấy sự

biến động rõ ràng hơn chúng ta cùng đi xem xét lượng tiêu thụ của từng mặt

hàng và dịch vụ riêng biệt.

Xét về mặt hàng giấy của Công ty là mặt hàng có lượng tiêu thụ nhiều

nhất so với các mặt hàng còn lại. Đồng thời cũng là nguồn doanh thu chủ yếu

của Công ty. Theo hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam thì trong tổng số giấy

sản xuất trong nước có tới 70% là nguyên liệu từ nguồn giấy tái chế, nhưng hiện

nay mới chỉ có 25% giấy đã qua sử dụng được thu hồi, đa số giấy phế liệu còn

lại bị đem đi tiêu hủy một cách lãng phí. Nắm được tình hình trên Công ty nên

đẩy mạnh hoạt động thu mua cũng như tiêu thụ các loại giấy phế liệu vừa vì

mục tiêu của mình, vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Từ bảng 3.6 ta thấy,

năm 2010 lượng tiêu thụ mặt hàng này là 4,08 triệu tấn, năm 2011 tăng lên 5.23

triệu tấn và đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn gần 3,91 triệu tấn, bình quân ba

năm chỉ là 97,79%.

Xét đến dịch vụ vận chuyển là lĩnh vực hoạt động đem lại nguồn doanh

thu cao thứ hai sau mặt hàng giấy phế liệu. Tuy nhiên, nguồn lợi nhuận mà hoạt

động này đem lại cho công ty thì vẫn còn khá khiêm tốn, do đó mà hoạt động

này đang có xu hướng bị thu hẹp dần qua ba năm nghiên cứu. Năm 2010 Công

ty đã thực hiện được 6.982 chuyến, năm 2011 giảm còn 6.370 chuyến và đến

năm 2012 tiếp tục giảm xuống 4.591chuyến. Nguyên nhân chính làm cho hoạt

động này kém hiệu quả là do nguồn cung ứng nhiên liệu trên thị trường thế giới

không ổn định, từ đó đã làm cho giá cả xăng dầu không ngừng tăng lên. Mà

nguồn nhiên liệu này của nước ta chủ yếu là nhập khẩu từ các khác nên giá cả

Page 53: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

53

cũng có sự biến động theo giá cả xăng dầu trên thế giới. Vì vậy mà Công ty đã

không chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này như trước.

Dịch vụ sửa chữa xe và thu mua nhựa phế liệu đến hết năm 2010 Công ty

đã ngưng hoạt động do đây là hai hoạt động không đem lại hiệu quả. Ngay tại

thời điểm đó công ty đã nghiên cứu thị trường và lập ra kế hoạch thâm nhập

thêm vào một lĩnh vực mới đó là dịch vụ xích lô. Đến năm 2011 công ty đã bắt

đầu thực hiện kế hoạch này để thay thế cho hai lĩnh vực vừa ngưng hoạt động.

Dịch vụ xích lô là lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới của Công ty nhưng

không vì vậy mà nó kém hiệu quả. Bước đầu đi vào hoạt động nó cũng đã bước

đầu đem lại nguồn doanh thu cũng như lợi nhuận cho Công ty. Năm 2011 là

năm hoạt động đầu tiên với mức tiêu thụ là 8.498 chuyến và đến năm 2012 tăng

lên 9.324 chuyến. Trong tương lai nếu Công ty có kế hoạch đầu tư đúng đắn vào

lĩnh vực này thì nó hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu đáng kể.

Hoạt động thu mua các loại tôn, sắt và thép phế liệu cũng là một hoạt

động thường xuyên của công ty. Tuy nhiên, nguồn thu từ lĩnh vực này không

cao như thu mua giấy và dịch vụ vận chuyển nhưng nó cũng đã góp phần đem

lại một phần lợi nhuận vào tổng lợi nhuận cho Công ty. Năm 2010 tiêu thụ được

440.389 tấn, năm 2011 lượng tiêu thụ này giảm mạnh xuống còn 95.657 tấn và

đến năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011 là 120.465 tấn. Do đây không phải là

hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận cao nên không được công ty chú trọng phát

triển.

Page 54: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

54

Bảng 3.6 Tình hình hoạt động tiêu thụ của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Chỉ tiêu ĐVT

Năm So sánh

BQ (%)

2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011

%

%

1. Giấy phế liệu Tấn 4.081.275 5.233.545 3.903.021 1.152.270 128,23 (1.330.524) 74,58 97,79

2. DV vận chuyển Chuyến 6.982 6.370 4.591 (612) 91,24 (1779) 72,07 81,09

3. DV sửa chữa xe Chiếc 201 - - - - - - -

4. DV xích lô Chuyến - 8.498 9.324 - - 826 109,72 -

1. Tôn , sắt, thép

phế liệu Tấn 440.389 95.657 120.465 (344.723) 21,72 24808 125,93 52,30

2. Nhựa phế liệu Tấn 44.537 - - - - - - -

Page 55: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

55

3.2.2 Phân tích kết quả HĐKD tại Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự

3.2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu

a. Phân tích tình hình doanh thu tổng quát

Bảng 3.7 Tình hình DT tổng quát của công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (VNĐ)

Tỷ trọng

%

Giá trị (VNĐ)

Tỷ trọng

%

Giá trị (VNĐ)

Tỷ trọng

%

1. DT BH và

CCDV 25.816.005.985 99,96 30.285.464.292 94,60 24.312.997.832 99,96

2. DT HĐTC 9.854.713 0,04 17.531.367 0.06 9.943.227 0,04

3. DT khác - - 1.710.000.000 5,34 - -

Tổng DT 25.825.860.698 100 32.012.995.659 100 24.322.941.059 100

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Tổng doanh thu là chi tiêu phản ánh toàn bộ số doanh thu mà Công ty thu

được trong một năm tài chính. Tổng doanh thu là tổng hợp của ba loại doanh thu

bao gồm: Doanh thu BH và CCDV, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh

thu khác. Qua bảng 3.7 chúng ta có thể thấy được tình hình doanh thu tổng quát

của Công ty có sự biến động tăng giảm không ổn định. Để nhìn thấy sự biến

động này được rõ hơn chúng ta có thể xem qua đồ thị 3.1 dưới đây:

Đồ thị 3.1 Biến động tổng DT của công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Page 56: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

56

Nhìn nhận theo gốc độ doanh thu tổng quát ta thấy được nguồn thu cụ thể

của từng hoạt động, so sánh các mức doanh thu với nhau thì sẽ biết được hoạt

động nào là hoạt động chủ chốt của công ty. Qua bảng 3.7 thì sự hiện diện rõ

nhất đó là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ xét cả về mặt giá trị và cũng

như tỷ trọng luôn vượt trội hơn so với hai hoạt động còn lại. Năm 2010 nguồn

thu từ hoạt động này là 25.816 triệu đồng, chiếm 99,96% trong tổng doanh thu

và đến năm 2012 giảm còn gần 24.313 triệu đồng, tỷ trọng vẫn giữ 99,96%.

Năm 2011 có giá trị về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là cao nhất

trong 3 năm là do năm này có sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước tạo

điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển các lĩnh vực hoạt động của mình. Năm

2012 là năm khó khăn chung của cả nền kinh tế trong và ngoài nước cũng được

xemlà một nguyên nhân tác động đến doanh thu BH và CCDV từ đó làm cho

tổng doanh thu của công ty trong năm giảm đi đáng kể.

Xét đến DT từ hoạt động tài chính tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng

doanh thu nhưng nó cũng đã góp phần làm tăng doanh thu cho công ty. Nguồn

thu chủ yếu từ hoạt động này là lãi từ hoạt động đầu tư ngắn hạn và một số

khoản chiết khấu thanh toán mà công ty được hưởng từ các công ty khác.

b. Phân tích doanh thu theo cơ cấu

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện qua doanh thu

tiêu thụ, tổng chi phí và lợi nhuận của công ty. Kết quả kinh doanh được đánh

giá là tốt hay xấu là phụ thuộc vào chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh

tăng giảm như thế nào qua các năm và tốc độ tăng lợi nhuận của công ty qua các

năm qua. Doanh thu tiêu thụ này được thể hiện cụ thể ở cơ cấu và sự biến động

theo mặt hàng và theo thị trường.

Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng

Để cho chúng ta nhìn một cách toàn cục về doanh thu của công ty ba qua

năm, từ đó nắm được các hàng hóa dịch vụ chủ lực của công ty chiếm tỷ trọng

bao nhiêu và đóng vai trò trong tổng doanh thu ra sao. Từ đó, chúng ta đưa ra

Page 57: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

57

được kế hoạch kinh doanh cho các hàng hóa dịch vụ đó sao cho mang lại lợi

nhuận lớn nhất và phát huy tối đa năng lực của công ty trong những năm tài

chính sắp tới.

Đồ thị 3.2 Biểu đồ cơ cấu DT theo hàng hóa và dịch vụ của Công ty qua 3

năm 2010 - 2012

Năm 2010: Tổng doanh thu của công ty là gần 25,9 tỷ đồng trong đó

tỷ trọng của doanh thu từng mặt hàng được thể hiên qua đồ thị 3.2, ta thấy hoạt

động kinh doanh giấy phế liệu đem lại cho công ty nguồn doanh thu cao nhất.

Cụ thể DT từ giấy là 72,11%, từ tôn, sắt và thép phế liệu đứng thứ hai chiếm

15,59%, từ dịch vụ vận chuyển chiếm 11,88% và thấp nhất đó là doanh thu từ

sửa chữa xe và thu mua nhựa. Chính vì lý do này mà sang năm 2011 công ty đã

Page 58: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

58

quyết định ngừng kinh doanh hai lĩnh vực không hiệu quả này, thay vào đó công

ty đã nghiên cứu và hoạt động trên một lĩnh vực mới đó là dịch vụ xích lô.

Trong năm 2011: Ta nhận thấy có sự biến động tăng của DTBH và

CCDV, điều này được lý giải là do trong năm chỉ có DT của dịch vụ vận chuyển

có xu hướng giảm còn doanh thu của các mặt hàng khác đều tăng đáng kể và

doanh thu về hàng hóa giấy vẫn chiếm tỷ trong cao nhất (89,58%) trong tổng

doanh thu của công ty. Bên cạnh đó có một hoạt động mới mà công ty mới tham

gia đó là dịch vụ xích lô nhưng nó đã đem lại DT tương đối cho công ty, cụ thể

đã chiếm 2,68% tổng doanh thu trong năm đó. Các khoản thu từ các loại hàng

hóa dịch vụ khác tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng vẫn cần được quan tâm.

Như DT từ vận chuyển cũng chiếm tỷ trọng tương đối (chiếm 5,34%) trong tổng

doanh thu, còn lĩnh vực dịch vụ xích lô và DT từ tôn, sắt, thép phế liệu tuy tỷ

trọng còn hạn chế nhưng khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc thì các lĩnh vực

này sẽ có cơ hội tạo nguồn thu đáng kể trong những năm sắp tới.

Năm 2012: Nhìn vào biểu đồ cơ cấu doanh thu của năm này ta thấy

công ty đã không sai lầm khi tham gia vào dịch vụ xích lô vì nhu cầu du lịch của

người dân trong nước đặc biệt là người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng

tăng, minh chứng là hoạt động này tạo doanh thu tăng từ 2,68% năm 2011 lên

4,10% năm 2012. Tổng DT của công ty giảm xuống chỉ còn 80,28% so với năm

2011. Nguyên nhân ở đây là do sự giảm sút của khoản thu từ hàng hóa giấy như

năm trước đó nguồn doanh thu này chiếm 89,58% thì đến năm 2012 chỉ còn

85,37% tương ứng với gần 20,76 tỷ đồng. DT từ dịch vụ vận chuyển cũng có xu

hướng giảm nhưng tốc độ tương đối chậm. Một loại doanh thu khác đó là doanh

thu từ tôn, sắt và thép phế liệu tuy răng có tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với

năm 2010.

Nhìn thấy được tầm quan trọng của từng loại mặt hàng qua cơ cấu doanh

thu thì công ty nên chú trọng đầu tư và phát triển hơn nữa lĩnh vực kinh doanh

giấy phế liệu để có thể tạo nguồn thu tốt hơn trong những năm tới.

Page 59: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

59

Bảng 3.8 Tình hình doanh thu theo cơ cấu hàng hóa và dịch vụ của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ trọng

(%)

Hàng hóa giấy 18.615.054.464 72,11 27.129.017.664 89,58 20.756.154.647 85,37

Dịch vụ vận chuyển 3.067.324.341 11,88 1.615.484.997 5,34 1.525.366.812 6,27

Dịch vụ sửa chữa xe 15.950.000 0,06 - - - -

Dịch vụ xích lô - - 811.423.633 2,68 996.207.431 4,10

Tôn, sắt, thép phế liệu 4.024.949.180 15,59 729.538.000 2,40 1.035.268.947 4,26

Doanh thu bán nhựa 92.728.000 0,36 - - - -

TỔNG DOANH THU 25.816.005.985 100 30.285.464.292 100 24.312.997.832 100

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Page 60: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

60

Phân tích doanh thu theo thị trường

Bảng 3.9 Doanh thu của công ty theo cơ cấu thị trường qua 3 năm 2010-2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ

trọng

(%)

TT Hà

Nội 12.371.510.823 47,92 14.038.745.071 46,36 11.344.563.178 46,66

TT Bắc

Ninh 5.073.962.175 19,65 6.151.046.184 20,31 5.036.772.365 20,72

TT Hải

Dương 3.953.163.533 15,31 4.191.285.791 13,84 2.804.378.850 11,53

TT khác 4.417.369.452 17,12 5.904.387.245 19,49 5.127.283.445 21,09

Tổng DT 25.816.005.985 100 30.285.464.292 100 24.312.997.832 100

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Từ việc phân tích doanh thu theo cơ cấu thị trường chúng ta có thể nhìn

thấy rõ hơn thị trường nào là thị trường hoạt động chủ đạo và đem lại nguồn

doanh thu chính cho công ty.

Qua bảng 3.9 về tình hình doanh thu theo thị trường của Công ty, nhìn

chung doanh thu ở các thị trường có sự biến động tăng giảm không ổn định. Có

thể thấy rằng doanh thu của 3 năm được tạo nên chủ yếu là từ khách hàng tại thị

trường Hà Nội. Năm 2010 đạt gần 12.372 triệu đồng, chiếm 47,92% trong tổng

doanh thu, đến năm 2011 tỷ lệ này là 46,36% và đến năm 2012 tỷ lệ này giảm

xuống gần 11.345 triệu đồng, tương đương 46,66%. Tỷ lệ này năm 2011 giảm

không phải là do doanh thu tại thị trường này giảm mà là do tốc độ tăng thấp

hơn tốc độ tăng của tổng DT.

Thị trường Bắc Ninh và Hải Dương là hai thị trường đứng sau thị trường

HN nhưng cũng đem lại nguồn doanh thu tương đối cao cho công ty, tại hai tỉnh

Page 61: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

61

ngoại thành này công ty có các bạn hàng lâu năm và đặt được nhiều đơn đặt

hàng. Tỷ lệ doanh thu ở thị trường Bắc Ninh và Hải Dương lần lượt như sau,

năm 2010 chiếm 19,65% và 15,13%, đến 2011 là 20,31% và 13,84%, cuối cùng

2012 là 20,72% và 11,53%. Thị trường Bắc Ninh có sự thụt giảm do một số

khách hàng thu gom giấy cho DN đã chuyển sang công ty khác.

Các thị trường khác như Thái Bình, Hải Phòng…tuy chiếm tỷ trọng

không bằng ba thị trường chính ở trên nhưng không vì vậy mà công ty từ bỏ

hoạt động ở đó. Nếu DN chú trọng phát triển thì đây sẽ có thể là thị trường tiềm

năng sau này.

3.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí

a. a. Phân tích tình hình tổng chi phí của công ty

Bảng 3.10 Tình hình tổng chi phí của công ty qua 3 năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ

trọng

(%)

1. Giá vốn

hàng bán 24.185.060.574 94,07 28.312.213.365 88,65 22.573.625.214 92,90

2. CPQLDN 681.320.870 2,65 789.160.993 2,47 953.319.660 3,93

3. CP tài

chính 730.625.287 2,84 1.057.527.068 3,31 770.778.682 3,17

4 . Chí phí

khác 113.274.000 0,44 1.779.577.032 5,57 -

TỔNG CP 25.710.280.731 100 31.938.478.458 100 24.297.723.556 100

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Chi phí được hiểu đó là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động

vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Như vậy,

hoạt động kinh doanh diễn ra tạo ra chi phí và kể cả hoạt động quản lý của Công

ty cũng là nguồn phát sinh ra chi phí.

Page 62: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

62

Qua bảng 3.10 ta thấy tổng chi phí của Công ty Lịch Sự trong ba năm

nghiên cứu bao gồm các khoản chi phí: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh

nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác cấu thành nên. Nhìn chung thì các loại

chi phí đều có sự biến động tăng giảm không ổn định qua các năm, từ đó cũng

làm cho tổng chi phí của Công ty có sự biến động bất ổn theo. Để có thể nhìn

thấy rõ hơn sự biến động này của tổng chi phí của Công ty chúng ta cùng nhìn

xuống đồ thị 3.3 biểu diễn tổng chi phí bên dưới.

Đồ thị 3.3 Biến động tổng chi phí của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Như vậy, trong tổng chi phí của Công ty thì giá vốn luôn là chi phí chiếm

tỷ trọng cao nhất trong ba năm. Bên cạnh đó các khoản chi phí khác cũng chiếm

tỷ trọng tương đối đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đều qua các

năm. Điều này được công ty lý giải là do mỗi năm xuất hiện nhiều cuộc họp,

nhất là năm 2012 kinh tế khó khăn nên các nhà quản lý cần phải tìm ra các mối

quan hệ với các bạn hàng cũ và mới nên đã phát sinh nhiều khoản chi phí đánh

vào khoản mục này, đồng thời còn có các khoản chi phí như khâu hao thiết bị

quản lý và lương của cán bộ quản lý cũng chiếm tỷ lệ tương đối. Ta có thể thấy

năm 2010 khoản chi phí này là 681,32 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 789,16

triệu đồng và năm 2012 khoản tiền này là 953,32 triệu đồng.

Page 63: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

63

Nhìn vào khoản nợ phải trả của công ty có một số khoản nợ ngân hàng

nên hàng năm công phải trả một số tiền lãi vay tương đối lớn và nó được thể

hiện trong khoản mục chi phi tài chính mà của 3 năm. Trong năm 2011 công ty

tiến hành đầu tư vào dịch vụ xích lô nên đã tiến hành vay một số tiền tương đối

lớn, đặc biệt là ở ngân hàng VP bank Thanh Xuân. Tuy nhiên đến cuối năm

công ty đã thực hiện hoàn trả các khoản vay cả ngắn hạn và dài hạn, còn một số

khoản công ty chưa trả được và chuyển sang năm 2012. Do việc trả gốc vay

công ty thực hiện vào cuối năm nên đã tạo ra lãi vay bao gồm cả ngắn và dài hạn

lên đến hơn 1 tỷ đồng. Đến năm 2012, chỉ còn lại số và một số khoản vay ngắn

hạn thêm nên số lại cũng ít hơn năm 2011.

Còn về chi phí khác tăng năm 2011 là do công ty có vi phạm một số hợp

đồng nên đã bị phạt và một số tài sản cố định nhượng bán với giá bán thấp hơn

so với giá trị còn lại của tài sản cố định đó.

b. Phân tích giá vốn hàng bán

Giá vốn được xem là một khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác

định kết quả kinh doanh, nó bao gồm giá đầu vào và các chi phí liên quan phát

sinh trong quá trình mua hàng của từng loại hàng hóa và dịch vụ. Qua đồ thị 3.4

biểu diễn tổng giá vốn của Công ty qua ba năm 2010 – 2012. Nhìn chung tổng

giá vốn của công ty có biến động tăng giảm không ổn định, năm 2010 là trên

24.185 triệu đồng, năm 2011tăng lên 28.313 triệu đồng và đến năm 2012 chỉ

tiêu này giảm xuống còn gần 22.574 triệu. Để có thể nhìn nhận được sự biến

động của giá vốn từng hàng hóa dịch vụ tác động tới tổng giá vốn như thế nào

chúng ta cùng xem xét bảng số liệu 3.11 về tình hình giá vốn của Công ty,

chúng ta có thể biết được mặt hàng nào chiếm tỷ trọng giá vốn cao nhất trong

tổng giá vốn từ đó nghiên cứu đề ra các biện pháp nhằm làm giảm phần nào

khoản chi phí này cho DN.

Page 64: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

64

Đồ thị 3.4 Tình hình tổng giá vốn của công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Nhìn chung giá vốn của các hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng giảm

không ổn định qua ba năm nghiên cứu. Mặt hàng giấy là hàng hóa chủ đạo của

Công ty nên nó luôn chiếm tỷ trọng cũng như giá trị cao nhất trong tổng giá vốn.

Năm 2010 là gần 18,37 tỷ đồng, chiếm 75,94%. Đến năm 2011 tăng lên 88,73%

tương đương với gần 25,12 tỷ đồng, điều này được công ty lý giải là do giá mua

vào và chi phí vận chuyển đều tăng so với năm 2010. Năm 2012 giảm xuống

còn 86,45% tương đương với 19,51 tỷ đồng, nguyên nhân là do số lượng giấy

phế liệu nhập vào giảm so với năm trước đó.

Về giá vốn của dịch vụ vận chuyển, tuy chiếm tỷ trọng không cao so với

giá vốn của mặt hàng giấy nhưng cũng giữ vị trí cao hơn so với các mặt hàng

còn lại. Xét đến các yếu tố cấu thành nên giá vốn của hoạt động này bao gồm

nhiên liệu xăng dầu, chi phí khấu hao phương tiện vận tải, phí nhân công và một

số hỏng hóc máy móc trong năm gặp phải cần sửa chữa.Trong năm 2010 do giá

cả nhiên liệu tăng nên làm cho giá vốn còn khá cao. Năm 2011 giá xăng dầu vẫn

không ngừng tăng, đồng thời công ty số lượng hợp đồng vận tải được ký kết

trong năm tăng nên đã làm cho giá vốn của dịch vụ vận chuyển tăng lên so với

năm 2010. Năm 2012, giá vốn vận chuyển giảm không phải là do giá nhiên liệu

Page 65: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

65

giảm mà do số lượng hợp đồng ở lĩnh vực này trong năm này giảm đi so với

năm 2011.

Dịch vụ sửa chữa xe và buôn bán nhựa phế liệu so sánh về giá vốn và

doanh thu thu về trong năm 2010 đã không đem lại lợi ích cho công ty nên từ

năm 2011 công ty đã ngưng không hoạt động ở hai lĩnh vực này mà chuyển sang

dịch vụ xích lô.

Giá vốn của dịch vụ xích lô là lĩnh vực hoạt động mới của công ty nên chỉ

chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá vốn. Năm 2011 chiếm 2,10% tương đương

với gần 595 triệu đồng và đến năm 2012 tăng lên 3,20%, điều này cho ta thấy

công ty đang có hướng phát triển lĩnh vực này thay cho một số lĩnh vực khác

hoạt động kém hiệu quả hơn.

Giá vốn của tôn, sắt và thép cũng có sự biến động tăng giảm không ổn

định. Năm 2011 có sự sụt giảm mạnh do năm này công ty chuyển sang chú

trọng vào kinh doanh ở mặt hàng nên giá vốn loại hàng này giảm mạnh. Năm

2010 là gần 3.964 triệu đồng, chiếm 16,39% xuống còn 2,54% năm 2011 và

năm 2012 có sự tăng nhẹ so với 2011 lên 959,7 triệu đồng, tương đương với

4,25%. Do loại hàng hóa này đem lại cho công ty nguồn lợi nhuận khiêm tốn

nên công ty đã thu hẹp quy mô ở lĩnh vực này để chuyển vốn sang lĩnh vực có

hiệu quả hơn.

Page 66: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

66

Bảng 3.11 Tình hình giá vốn của hàng hóa dịch vụ của công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

(VNĐ)

Tỷ trọng

(%)

Hàng hóa giấy 18.365.737.370 75,94 25.121.013.102 88,73 19.515.103.462 86,45

Dịch vụ vận chuyển 1.745.505.725 7,21 1.877.317.639 6,63 1.377.028.734 6,10

Dịch vụ sửa chữa xe 21.226.029 0,09 - - - -

Dịch vụ xích lô - - 594.840.000 2,10 721.779.630 3,20

Tôn, sắt, thép phế liệu 3.963.500.250 16,39 719.042.625 2,54 959.713.368 4,25

Nhựa 89.091.200 0,37 - - - -

Tổng giá vốn 24.185.060.574 100 28.312.213.366 100 22.573.625.214 100

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Page 67: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

67

3.2.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận

a. Phân tích lợi nhuận của Công ty

Mục tiêu chủ yếu của DN khi tham gia thị trường đó là đạt được các mục

tiêu đã đề ra, phần lớn mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận và hoạt động có

hiệu quả. Lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm được hiện thị trên bảng xác

định kết quả kinh doanh của từng năm tài chính. Doanh nghiệp muốn tồn tại và

phát triển được thì họ phải tạo được ra lợi nhuận.Để có thể xem xét Công ty có

hoạt động tốt hay không chúng ta cùng chú ý đến đồ thị biểu diễn lợi nhuận sau

thuế của Công ty dưới đây:

Đồ thị 3.5 Đồ thị biểu diễn LN sau thuế 3 năm 2010 – 2012

Từ đồ thị 3.5 ta có thể nhận thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm dần

qua các năm từ 2010 – 2012. Nguyên nhân kết quả hoạt động kinh doanh bị sút

kém là do cả yếu tố bên trong như giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp quá

cao, bộ phận quản lý chưa hiệu quả…và yếu tố bên ngoài như tác động của giá

xăng dầu hay sự ảnh hưởng từ nền kinh tế trong nước đang đi xuống. Để nhìn

nhận sự biến động một cách rõ ràng hơn chúng ta hãy xem xét lợi nhuận của

Công ty theo từng loại qua bảng 3.12.

Page 68: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

68

Bảng 3.12 Tình hình chung về lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Năm 2011/2010 2012/2011

2010

(VNĐ)

2011

(VNĐ)

2012

(VNĐ)

%

%

LN gộp BH và CCDV 1.630.945.411 1.973.250.927 1.739.372.618 342.305.516 120,99 (233.878.309) 88,15

LN thuần từ HĐKD 228.853.967 144.094.233 25.217.503 (84.759.734) 62,96 (118.876.730) 17,50

LN khác (113.274.000) (69.577.032) - 43.696.968 - - -

LN kế toán trước thuế 115.579.967 74.517.201 25.217.503 (41.062.766) 64,47 (49.299.698) 33,84

LN sau thuế 86.684.975 61.476.691 20.804.440 (25.208.284) 70,92 (40.672.251) 33,84

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Page 69: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

69

Lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp còn lại khi đã loại bỏ

đi các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán ra khỏi doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ. Sự biến động tăng giảm của lợi nhuận gộp là không

ổn định, năm 2011 do có sự tăng nhanh của doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ nên đã làm cho lợi nhuận gộp tăng lên 20,99% tương đương với gần

342,31 triệu đồng so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn

88,15% tương đương với giảm gần 233,88 triệu đồng so với năm 2011.

Về LN thuần từ hoạt động kinh doanh thì lại có xu hướng giảm xuống,

năm 2011 giảm còn 62,96% tương ứng với gần 84,76 triệu đồng so với năm

2010. Điều này được lý giải là do trong năm công ty phải chịu một khoản tiền

lãi vay lớn từ nợ ngắn hạn và dài hạn, một phần cũng là do sự tăng lên của chi

phí quản lý doanh nghiệp. Đến năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn

17,50% tương ứng với 118,88 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do

từ đầu khoản lợi nhuận gộp của công ty đã thấp hơn so với năm 2011, bên cạnh

đó sự tăng lên của chi phí QLDN cũng làm nguồn LN này giảm đi.

Trong năm 2010 và năm 2011 công ty có xuất hiện một số khoản lợi

nhuận khác, tuy nhiên nó lại là đem đến cho công ty con số âm. Điều này được

lý giải là do năm 2010 công ty chỉ có các khoản chi khác mà không có bất cứ

khoản thu khác nào nên tạo ra số lợi nhuận khác bị âm. Đến năm 2011 thì có

khoản thu khác từ thu phạt từ việc vi phạm hợp đồng của đối tác nhưng những

khoản chi khác ra lại lớn hơn so với khoản thu về nên con số này vẫn mang dấu

âm.

Xem xét đến lợi nhuận kế toán trước thuế và sau thuế đều giảm dần qua 3

năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt gần 74,52 triệu chỉ bằng 64,47% so với

2010, đến năm 2012 còn gần 25.22 triệu và bằng 33,84% so với năm 2011. Lợi

nhuận sau thuế năm 2010 là năm có chỉ tiêu này cao nhât đạt trên 86.68 triệu

đồng, nhưng đến 2012 giảm chỉ còn 20.804.440. Ta thấy hai chỉ tiêu này có sự

biến động tương đối giống nhau là do 3 năm tài chính có mức thuế thu nhập

Page 70: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

70

doanh nghiệp là bằng nhau và bằng 25%. Như vậy, ta thấy lợi nhuận còn lại mà

DN thu về còn tương đối thấp, công ty cần tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh như giảm giá vốn, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp,

tăng doanh thu nhưng mức tăng của doanh thu phải nhanh hơn mức tăng của chi

phí mới đem lại hiệu quả…

c. Phân tích mức độ sinh lời của từng hàng hóa dịch vụ trong năm 2012

Bảng 3.13 Mức độ sinh lời của các hàng hóa dịch vụ năm 2012

Chỉ tiêu Giấy DV vận chuyển DV

xích lô

Tôn, sắt,

thép phế liệu

Tổng

cộng

DT 20.756.154.647 1.525.366.812 996.207.431 1.035.268.947 24.312.997.832

Giá vốn 19.515.103.462 1.377.028.734 721.779.630 959.713.368 22.573.625.214

LN 1.241.051.180 148.338.078 274.427.801 75.555.579 1.739.372.618

LN/DT 0,06 0,10 0,28 0,07 0,07

LN/GV 0,06 0,11 0,38 0,08 0,08

GV/DT 0,94 0,90 0,73 0,93 0,93

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Về cơ bản tất cả các sản phẩm của công ty kinh doanh đều đem lại lợi

nhuận, qua bảng 3.13 ta thấy được rằng dịch vụ xích lô là lĩnh vực có mức sinh

lời cao nhất. Năm 2010 mức sinh lời LN/DT của dịch vụ này là 0,28 nghĩa là cứ

1 đồng doanh thu thì thu được 0,28 đồng lợi nhuận, và hệ số LN/GV là 0,38 (cứ

1 đồng giá vốn bỏ ra thì thu về được 0,38 đồng lợi nhuận), hai chỉ số này càng

cao thì hàng hóa đó kinh doanh có hiệu quả. Tiếp theo là đến dịch vụ vận

chuyển có mức sinh lời đứng theo sau có hai hệ số lần lượt là 0,10 và 0,11. Hàng

hóa giấy phế liệu tuy đem lại doanh thu cao nhất cho công ty nhưng giá vốn bỏ

ra qua cao nên mức sinh lời thấp nhất và sau cả tôn, sắt, thép phế liệu.

Xét đến chỉ tiêu thứ ba đó là GV/DT có ý nghĩa là để có 1 đồng doanh thu

thì cần bao nhiêu đồng giá vốn. Như vậy, chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt cho

doanh nghiệp. Cũng giống như hai chỉ tiêu trên thì dịch vụ xích lô có tỷ số này

Page 71: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

71

thấp nhất là 0,73, tiếp theo là dịch vụ vận chuyển 0,90 và tôn, sắt, thép phế liệu

0,93 cao nhất vẫn là hàng hóa giấy 0,94. Từ đây ta có thể thấy được rằng ở hoạt

động kinh doanh giấy là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nhưng dường như

nó chưa đem đến sự hiệu quả tối ưu cho công ty. Vì vậy, công ty cần tìm ra biện

pháp để giảm chi phí đầu vào từ đó giảm giá vốn và tăng lợi nhuận.

3.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính 3.2.3.1 Các chỉ số tình hình thanh toán

Bảng 3.14 Một số chỉ số tình hình thanh toán của công ty từ 2010 – 2012

Chỉ số ĐVT Năm

2010 2011 2012

Tổng tài sản VNĐ 11.230.989.375 9.940.443.736 10.351.927.379

TS lưu động

và đầu tư NH VNĐ 5.052.841.796 5.959.086.992 6.959.995.614

Nợ ngắn hạn VNĐ 3.911.107.402 4.192.640.074 5.091.223.301

Nợ dài hạn VNĐ 2.834.255.000 1.200.700.000 692.800.000

Hàng tồn kho VNĐ 2.842.641.803 2.343.402.837 2.649.032.511

Hệ số thanh toán tổng quát

Lần 1,67 1,84 1,79

Hệ số thanh

toán ngắn hạn Lần 1,29 1,42 1,37

Hệ số thanh

toán nhanh Lần 0,57 0,86 0,85

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Hệ số thanh toán tổng quát là tỷ số giữa tổng tài sản trên nợ ngắn hạn và

nợ dài hạn. Năm 2010 tỷ số này là 1,67 lần. Đến năm 2011 là 1,84 lần tăng 0,17

lần, tỷ số này tăng là do trong năm 2011 công ty đã trang trải được quá nửa nợ

dài hạn tuy rằng nợ ngắn hạn có tăng và tổng tài sản giảm nhưng tốc độ tăng

(giảm) chậm hơn tốc độ tăng của nợ dài hạn so với năm 2010 và đến năm 2012

tỷ số này lại giảm 0,05 lần so với 2011, ở năm này do tốc độ tăng của khoản nợ

Page 72: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

72

ngắn hạn lại nhanh hơn tốc độ giảm của nợ dài hạn và tốc độ tăng của tổng tài

sản nên làm cho tỷ số này thấp hơn năm 2011.

Ta thấy tỷ số thanh toán tổng quát của công trong cả 3 năm đều lớn hơn 1,

nghĩa là tổng tài sản của công ty lớn hơn nợ phải trả nên cho thấy công ty vẫn có

khả năng để thanh toán các khoản nợ hiện tại.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là tỷ số của tài sản lưu động và các

khoản đầu tư ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Qua bảng trên cho ta thấy có sự biến

động giống như hệ số về khả năng thanh toán tổng quát. Năm 2010 tỷ số này là

1,29 lần, đến năm 2011 tăng lên 1,42 lần. Điều này được lý giải là do trong năm

tốc độ tăng của TSLĐ và các khoản đầu tư ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của

nợ ngắn hạn. Năm 2012 hệ số này giảm xuống còn 1,37 lần, do tốc độ tăng của

nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.

Hệ số này là công cụ để đo lường khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Hệ

số thanh toán ngắn hạn của 3 năm đều lớn hơn 1 nên trong ngắn hạn công ty có

thể trả được các khoản nợ ngắn hạn bằng nguồn tài sản lưu động và khoản đầu

tư ngắn hạn. Hệ số này càng cao thì thể hiện khả năng tài chính của doanh

nghiệp càng tốt.

Hệ số thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa TSLĐ và khoản đầu tư

ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho trên nợ ngắn hạn, do HTK có tính thanh khoản

không cao nên sẽ bị loại ra khi tính hệ số này. Năm 2010 hệ số là 0,57 lần, đến

năm 2011 tăng lên 0,86 lấn và đến năm 2012 giảm xuống 0,85 lần.

Hệ số thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm đều ở nhỏ hơn 1 nên khi ta

loại bỏ giá trị của hàng tồn kho để tính hệ số này thì số tài sản lưu động và

khoản đầu tư ngắn hạn còn lại không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

của Công ty.

3.2.3.2 Các tỉ số quản trị tài sản

Qua các tỉ số quản trị tài sản có thể biết được công ty đang quản lý các

loại tài sản của mình đã tốt hay chưa. Từ đó chúng ta sẽ thấy được rằng, trong

Page 73: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

73

một năm tài chính Công ty sẽ thực hiện được bao nhiêu vòng quay cho từng loại

tài sản đó, dưới đây là bảng 3.15 về các tỉ số quản trị tài sản của Công ty qua ba

năm 2010 - 2012.

Bảng 3.15 Một số hệ số phản ánh tình hình quản trị TS từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012

Giá vốn VNĐ 24.185.060.574 28.312.213.365 22.573.625.214

HTK BQ VNĐ 2.610.734.557 2.593.022.320 2.496.217.675

DT thuần VNĐ 25.825.860.698 32.012.995.659 24.322.941.059

VCĐ BQ VNĐ 6.375.301.306 5.079.752.162 3.686.644.255

VLĐ BQ VNĐ 5.712.735.303 5.505.964.394 6.459.541.303

Tổng vốn VNĐ 12.088.036.609 10.585.716.556 10.146.185.558

Vòng quay

HTK Vòng 9,26 10,92 9,04

Vòng quay

toàn bộ vốn Vòng 2,14 3,02 2,40

Số vòng quay

VCĐ Vòng 4,05 6,30 6,60

Số vòng quay

VLĐ Vòng 4,52 5,81 3,77

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Số vòng quay hàng tồn kho là tỷ số giữa giá vốn trên hàng tồn kho, là chỉ

tiêu phản ánh hàng hóa luân chuyển bao nhiêu vòng trong kỳ. hàng tồn kho là

chỉ tiêu quan trọng vì xác định được mức hàng tồn kho hợp lý để đạt được mục

tiêu doanh số, chi phí và lợi nhuận là một điều hết sức khó khăn. Do đó tồn kho

thấp hay cao còn phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và quy mô của doanh

nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng rồi lại giảm. Năm 2010 công

ty đạt 9,26 vòng, đến năm 2011 tăng lên 10,92 vòng tức là năm này công ty đã

Page 74: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

74

thực hiện thêm 1,66 vòng so với 2010 và đến năm 2012 lại giảm mất 1,88 vòng

so với năm 2011. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chứng tỏ công ty đã quản lý

tương đối tốt HTK của mình.

Vòng quay toàn bộ vốn là tỷ số của doanh thu thuần trên tổng vốn của

công ty. Nghĩa là để tạo ra một đồng vốn bỏ ra thì công ty tạo ra được bao nhiêu

đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lơn thì càng chứng tỏ công ty đang sử dụng có

hiệu quả vốn của mình. Năm 2010 tỷ số nay là 2,14 vòng nghĩa là cứ một đồng

vốn bỏ ra thì công ty thu về được 2,14 đồng doanh thu thuần, đến năm 2011 tăng

lên 0,88 hiệu quả sử dụng vốn trong năm có tiến triển hơn so với năm 2010

nhưng đên năm 2012 lại giảm xuống còn 0,62 vòng và đây cũng là Công ty sử

dụng vốn năm kém hiệu quả nhất trong 3 năm.

Vòng quay vốn cố định là thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu thuần trên

vốn cố định. Tỷ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn cố định, đẩy mạnh tốc

độ luân chuyển vốn cố định sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh

nghiệp, năng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then

chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, phân tích hiệu quả sử

dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng của

công tác kinh doanh.

Trong năm 2010 tỷ số này là 4,05 vòng nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định bỏ

ra ta sẽ thu về được 4,05 đồng doanh thu thuần, đến năm 2011 tăng lên 6,30

vòng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định năm đó tốt hơn năm trước và năm

2012 tiếp tục tăng lên 6,60 vòng, cho thấy vốn cố định của Công ty đã và đang

được sử dụng khá hiệu quả.

Vòng quay vốn lưu động là tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu

thuần trên vốn lưu động. Cũng như vòng quay của toàn bộ vốn và vòng quay

vốn cố định thì tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng quản lý và sử

dụng có hiệu quả nguồn vốn cố định bên trong DN. Năm 2010 công ty đạt 4,52

vòng, nghĩa là cứ một đồng VCĐ bỏ ra thì thu về được 4,52 đồng doanh thu

Page 75: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

75

thuần, đến năm 2011 đạt 5,81 vòng, tăng 1,29 vòng so với 2010 như vậy năm

2011 công ty sử dụng hiệu quả VCĐ hơn 2010, nhưng đến năm 2012 lại giảm đi

còn 3,77 vòng.

Đồ thị 3.6 Hệ số về tình hình quản trị TS của Công ty từ năm 2010 – 2012

Phần lớn khi xét đến các hệ số thể hiện hiệu quả sử dụng vốn thì năm

2012 là năm sử dụng và quản lý vốn kém hiệu quả nhất trong 3 năm nên công ty

cân tìm ra biện pháp để nhằm nâng cao hơn nữa để những đồng vốn bỏ ra phát

huy hết tiềm năng của nó.

3.2.3.3 .Các chỉ số về khả năng sinh lợi

Qua các tỉ số về khả năng sinh lời thì chúng ta có thể biết được xem mức

sinh lời của Công ty là cao hay thấp, nếu thấp thì cần tìm ra nguyên nhân từ đó

nghiên cứu đề ra các biện pháp sao cho phù hợp với công ty để năng cao được

các tỉ số này.

Page 76: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

76

Bảng 3.16 Một số hệ số về khả năng sinh lời của công ty từ 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012

LN sau thuế VNĐ 86.684.975 61.476.691 20.804.440

Tổng tài sản VNĐ 11.230.989.375 9.940.443.736 10.351.927.379

NVCSH VNĐ 4.485.626.972 4.547.099.638 4.567.904.078

DT thuần VNĐ 25.825.860.698 32.012.995.659 24.322.941.059

LN/TS (ROA) % 0,77 0,62 0,20

LN/NVCSH

(ROE) % 1,93 1,35 0,46

LN/DT (ROS) % 0,34 0,19 0,09

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Hệ số ROA (khả năng sinh lợi của tổng tài sản) thể hiện mối quan hệ giữa

LN sau thuế trên tổng tài sản. Hệ số này có ý nghĩa rằng cứ 100 đồng tài sản bỏ

ra thì thu về được bao nhiêu đồng LN sau thuế. Qua bảng 3.16 ta thấy được rằng

hệ số này ba năm đều là con số dương tuy nhiên vẫn còn quá thấp. Năm 2010 là

0,77% cứ 100 đồng tài sản công ty bỏ ra thì thu về được 0.77 đồng LN sau thuế,

năm 2011 giảm còn 0,62% và năm 2012 là 0,20%. Việc quản lý tài sản của công

ty chưa được hiệu quả, cần tìm ra biện pháp giúp công ty vấn đề này.

Hệ số ROE (khả năng sinh lời củ nguồn vốn chủ sở hữu) là hệ số thể hiện

mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu, nghĩa là cứ 100

động NVCSH bỏ ra thì ta sẽ thu được về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Nhìn chung hệ số này cũng có biến động giảm như hệ số ROA. Năm 2010 là

1,93% nghĩa là cứ 100 đồng NVCSH thì thu về được 1,93% đồng lợi nhuận sau

thuế, đến năm 2011 giảm là 1,35% và 2012 giảm tiếp chỉ còn lại là 0,46%. Như

vậy, với những đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chưa phát huy hết hiệu quả của nó.

Hệ số ROS là tỷ số giữa LN sau thuế trên doanh thu thuần, nó có ý nghĩa

là cứ có 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng LN sau thuế, hệ

số này không ngừng giảm trong 3 năm qua, năm 2010 là 0,34%, đến năm 2011

Page 77: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

77

giảm đi 0,15% lần so với năm 2010, và đến năm 2012 hệ số này chỉ còn 0,09%.

Qua đây cho ta thấy trong tổng doanh thu thuần thì chỉ có một phần nhỏ trong

đó là LN còn đa phần là chi phí. Nếu DN muốn cải thiện hệ số này cần phải

giảm chi phí xuống, hoặc tìm cách để tăng doanh thu nhưng tốc độ tăng doanh

thu phải nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí thì hệ số ROS mới được cải thiện

tăng hiệu quả kinh doanh cho DN. Sau đây là đồ thị biểu diễn tình hình các chỉ

số về khả năng sinh lời của công ty từ năm 2010 - 2012, qua đây chúng ta sẽ

thấy rõ sự biến động tăng giảm của các chỉ số này một cách tổng quát hơn.

Đồ thị 3.7 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty từ 2010 – 2012

Khả năng sinh lời là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ DN nào, Công

ty Lịch Sự hoạt động đang có dấu hiệu sút kém đi qua các năm nghiên cứu, nếu

tình trạng này diễn ra lâu dài thì sẽ có thể ảnh hưởng đến tồn vong của công ty.

Do đó, các nhà quản lý cần sớm tìm ra và áp dụng các biện pháp phù hợp với

công ty mình để nâng cao kết quả cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh

trong thời gian tới.

Page 78: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

78

3.2.3.4 Chỉ số hệ số nợ

Bảng 3.17 Một số hệ số nợ của công ty qua 3 năm 2010 -2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012

Tổng số nợ VNĐ 6.745.362.402 5.393.340.074 5.784.023.301

Tổng tài sản VNĐ 11.230.989.375 9.940.443.736 10.351.927.379

Tổng NVCSH VNĐ 4.485.626.972 4.547.099.638 4.567.904.078

Hệ số nợ so với

tổng TS % 60,06 54,26 55,87

Hệ số nợ so với

VCSH % 150,38 118,61 126,62

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Hệ số nợ so với tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tổng nợ

của DN trên tổng tài sản, chỉ tiêu này cho chúng ta biết được rằng trong 100

đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng nợ. Năm 2010 hệ số này là 60,06% có nghĩa

là cứ 100 đồng tài sản thì chứa đựng trong đó 60,06 đồng nợ, đến năm 2011 hệ

số này giảm xuống còn 54,26% nhưng đến năm 2012 lại tăng lên 55,87%. Điều

này cho ta thấy rằng công ty đang sử dụng nguồn vốn kinh doanh có quá nửa

trong đó là nguồn vốn đi vay, nó làm cho công ty mất tự chủ trong việc sử dụng

nguồn vốn của mình. Chính vì thế, càng đòi hỏi công ty phải làm ăn có hiệu quả

thì mới có thể bù đắp lại được khoản chi phí lãi vay không nhỏ hàng năm.

Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu là mối quan hệ giữa tổng nợ trên

nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, nó cho ta biết cứ có 100 đồng nguồn vốn chủ

sở hữu thì chứa đựng trong đó bao nhiêu đồng nợ. Trong 3 năm gần đây hệ số

này của công tăng giảm không ổn định. Hệ số này năm 2010 là 150,38%, nghĩa

là trong 100 đồng NVCSH của công ty thì nợ phải trả chiếm 150,38 đồng, đến

2011 giảm còn 118,61% và 2012 tăng lên 126,62%. Nhận thấy rằng, tỷ lệ nợ của

công ty có giảm nhưng nó vẫn chiếm tỷ lệ cao. Muốn hệ số này giảm xuống thì

Page 79: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

79

tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm trang trải số nợ để giảm khoản chi phí

lãi vay, công ty sẽ chủ động hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Đồ thị 3.8 Chỉ tiêu hệ số nợ của Công ty qua 3 năm 2010 -2012

Qua đồ thị trên ta thấy được sự biến động của cả hai hệ số nợ đều có sự

tăng giảm không ổn định qua ba năm nghiên cứu, nhưng sự biến động của chúng

dường như cũng có sự tương đồng với nhau. Năm 2011 cùng giảm và đến năm

2012 lại cùng tăng nhẹ. Nhìn về mặt tổng quát thì tính chủ động của Công ty là

còn thấp do số nợ chiếm trong TS và NVCSH còn tương đối cao.

3.2.3.5 Các chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng lao động

Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình HĐKD và có ý

nghĩa quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp với việc sáng tạo và sử

dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Lao động có vai trò quyết định đối

với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và

thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao

động, khai thác tối đa tiềm năng lao dộng của mỗi người là một yêu cầu đối với

mỗi DN. Cũng với việc phân tích hiệu quả sử dụng chi phí và vốn của doanh

nghiệp, ta cũng đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại công ty.

Page 80: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

80

Bảng 3.18 Tỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng LĐ của công ty từ 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012

DT thuần VNĐ 25.825.860.698 32.012.995.659 24.322.941.059

LN sau thuế VNĐ 86.684.975 61.476.691 20.804.440

Tổng LĐ VNĐ 60 65 67

CP tiền lương VNĐ 2.694.896.483 3.233.935.189 3.676.391.253

DT trên một LĐ VNĐ 430.431.012 492.507.626 363.028.971

LN trên một LĐ VNĐ 1.444.750 945.795 310.514

Tiền lương/DT % 10,44 10,10 15,11

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Hệ số DT trên một LĐ là mối quan hệ giữa DT thuần trên tổng số LĐ

trong năm tài chính đó của công ty. Năm 2010 hệ số này là 430,43 triệu đồng,

đồng nghĩa với trong một năm cứ một LĐ của công ty thì tạo ra được gần

430,43 triệu đồng DT, năm 2011 hệ số này có tăng lên 492,51triệu và đến 2012

giảm xuống còn 363.03 triệu đồng. Năm 2011 tăng là do công ty mở rộng hoạt

động nên số LĐ tăng lên và đồng thời DT cũng tăng nhưng tốc độ tăng của

doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của lao động. Còn năm 2012 giảm là do DT

giảm, bên cạnh đó lao động của công ty lại tăng nên làm hệ số này giảm nhiều.

Chỉ tiêu lợi nhuận trên một lao động là hệ số thể hiện mối quan hệ LN sau

thuế trên tổng LĐ. Chỉ tiêu này cho ta biết rằng trong một năm tài chính thì một

lao động của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này năm 2010

là gần 1,445 triệu đồng, có nghĩa là trong năm này cứ một lao động của công ty

tạo ra được gần 1,445 đồng lợi nhuận, năm 2011 hệ số này giảm xuống còn

0.946 triệu và đến 2012 chỉ là 0,311 triệu đồng. Điều này cho ta thấy hiệu quả sử

dụng lao động của công ty đang có xu hướng giảm nhanh chóng, công ty cần tìm

ra giải pháp để nâng cao được hiệu quả sử dụng lao động bên trong công ty

mình.

Page 81: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

81

Tiếp đến là tỷ số chi phí tiền lương trên doanh thu là hệ số thể hiện mối

quan hệ giữa chi phí tiền lương trên doanh thu thuần. Nó cho ta biết cứ 100 đồng

doanh thu thu được thì có bao nhiêu đồng chi trả tiền lương cho người lao động.

Năm 2010 tỷ lệ này là 10,44 con số này có ý nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu

được thì sẽ có 10,44% đồng bỏ ra để trả chi phí tiền lương cho người lao động.

Năm 2011 hệ số này bằng 10,10% là do năm đó tốc độ tăng của doanh thu

nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí tiền lương nên làm cho hệ số này giảm đi và

đến năm 2012 thì tăng lên 15,11%. Nguyên nhân là do trong năm 2012 doanh

thu thì giảm mà lao động lại tăng nên đã làm cho tỷ lệ này tăng lên. Nhận thấy

bất lợi này công ty cần có các giải pháp giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh

doanh, tăng lợi nhuận để có những chính sách hợp lý thu hút và giữ chân người

lao động, tạo cho họ niềm hăng say phát huy hết năng lực hiện có.

3.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Công ty

3.2.4.1 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu

Doanh thu tiêu thụ của công ty phụ thuộc vào hai yếu tố là số lượng tiêu

thụ và giá bán của hàng hóa, dịch vụ đó. Do công ty hoạt động ở các lĩnh vực

khác nhau nên mỗi loại hàng hóa và dịch vụ có sự tác động khác nhau tới tổng

doanh thu. Qua bảng 3.19 ta thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến

doanh thu từng hoạt động của công ty qua 3 năm 2010 đến 2012.

Doanh thu tiêu thụ của hàng hóa giấy năm 2011 tăng lên so với năm 2010

là do có sự góp phần của cả hai nhân tố. Số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu

mặt hàng này tăng lên 5.255,1 triệu đồng và tốc độ tăng của giá bán chậm hơn

nên chỉ làm cho doanh thu tăng lên 3.258,8 triệu đồng. Khi cả hai yếu tố này

thay đổi và cùng tác động thì doanh thu đã tăng lên 8.513,9 triệu đồng. Đây

cũng là mặt hàng góp phần làm tổng doanh thu tăng nhiều nhất so với các mặt

Page 82: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

82

hàng còn lại. Đến năm 2012 thì doanh thu mặt hàng này lại có xu hướng giảm đi

6.372,9 triệu đồng so với năm 2010 là do trong năm số lượng tiêu thụ giảm

trong khi giá bán thì lại tăng nhưng tốc độ tăng của giá chậm hơn so với tốc độ

giảm của số lượng tiêu thụ nên đã làm cho doanh thu mặt hàng giấy giảm đi.

Doanh thu tiêu thụ của dịch vụ vận chuyển năm 2011 thì giảm khá nhanh

là do đồng thời có sự giảm đi của số lượng chuyến hàng được thực hiện và số

tiền thu được từng chuyến đều giảm đi so với năm 2010. Ở đây nhân tố giá bán

là nhân tố chính làm cho doanh thu giảm đi 1.183 triệu đồng, bên cạnh đó thì

nhân tố sản lượng chỉ làm giảm 268,8 triệu đồng. Điều này cho ta thấy nguyên

nhân chính làm cho doanh thu tiêu thụ lĩnh vực này giảm là do giá vận chuyển

bình quân giảm.

Doanh thu tiêu thụ của dịch vụ xích lô thì có xu hướng tăng lên ở năm

2012, việc tăng này chủ yếu là do sự tác động của giá dịch vụ hoạt động này

tăng lên và đã làm doanh thu tăng 105,9 triệu đồng còn số lượng chuyến xích lô

thực hiện chỉ làm tăng 78,8 triệu đồng. Do đây là lĩnh vực hoạt động mới nên

doanh thu thu về còn chưa cao nhưng cũng là ngành hứa hẹn đem lại hiệu quả

kinh doanh cho công ty nếu được chú trọng đầu tư.

Xét đến doanh thu của hoạt động thu mua tôn sắt và thép phế liệu thì có

lại giảm mạnh ở năm 2011, nguyên nhân là do số lượng tiêu thụ của lĩnh vực

này giảm làm cho doanh thu giảm đi 3.150,7 triệu đồng và giá bán tác động nhẹ

hơn chỉ làm giảm 144,8 triệu đồng. Năm 2012 hoạt động này tuy có dấu hiệu

khởi sắc hơn so với năm 2011 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2010 và số

lượng tiêu thụ tăng làm cho doanh thu tăng 189,3 triệu đồng, giá bán cũng có sự

tác động cùng chiều với doanh thu nhưng tốc độ tăng doanh thu do giá lại chậm

hơn so với sự tác động của số lượng nên chỉ làm tăng 116,5 triệu đồng.

Page 83: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

83

Chỉ tiêu

Ảnh hưởng của các nhân tố

đến DT năm 2010 – 2011

Ảnh hưởng của các nhân tố

đến DT năm 2011 – 2012 So sánh ảnh hưởng của các nhân tố

Q0P0

(VNĐ)

Q1P1

(VNĐ)

Q1P0

(VNĐ)

Q0P0

(VNĐ)

Q1P1

(VNĐ)

Q1P0

(VNĐ)

Tổng số Ảnh hưởng của

nhân tố sản lượng

Ảnh hưởng của

nhân tố giá bán

11/10 12/11 11/10 12/11 11/10 12/11

1 2 3 4 5 6 7 (3-2) (6-5) (4-2) (7-5) (3-4) (6-7)

HH giấy 18.615,1 27.129,0 23.870,2 27.129,0 20.756,1 20.233,3 8.513,9 (6.372,9) 5.255,1 (6.895,7) 3.258,8 522,8

DV vận chuyển 3.067,3 1.615,5 2.798,5 1.615,5 1.525,4 1.164,3 (1.451,8) (90,1) (268,8) (451,2) (1.183) 361,1

Sửa chữa xe 15,9 - - - - - - - - - - -

Dv xích lô - 811,5 - 811,5 996,2 890,3 - 184,7 - 78,8 - 105,9

Tôn, sắt, thép

phế liệu 4.025,0 729,5 874,3 729,5 1.035,3 918,8 (3.295,5) 305,8 (3.150,7) 189,3 (144,8) 116,5

Nhựa 92,7 - - - - - - - - - - -

TỔNG DT 25.816,0 30.285,5 27.543,0 30.285,5 24.313,0 23..206,7 3.766,6 (5.972,5) 1.835,6 (7.078,8) 1.931 1.106,3

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Bảng 3.19 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu từng hoạt động của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012

Page 84: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

84

Qua phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu ở bên

trên ta thấy được sự tác động trực tiếp và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố số

lượng tiêu thụ và giá bán đến sự thay đổi của doanh thu tiêu thụ từng hoạt động

riêng biết của công ty như thế nào. Mỗi lĩnh vực thì mỗi yếu tố có những sự tác

động khác nhau đến doanh thu ở từng thời kỳ và qua việc phân tích này cũng chi

chúng ta thấy được hoạt động thu mua giấy vẫn là hoạt động chủ đạo, dịch vụ

xích lô là hoạt động đang được đầu tư, bên cạnh đó thì hoạt động thu mua tôn

sắt và thép phế liệu thì lại đang có xu hướng mất dần sự đầu tư do hiệu quả hoạt

động còn kém hiệu quả.

3.2.4.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty

Do công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên lợi nhuận

kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng của ba yếu tố chính là số lượng tiêu thụ,

giá bán và giá vốn của từng hàng hóa và dịch vụ. Để hiểu rõ hơn mức độ ảnh

hưởng của từng yếu tố đến sự thay đổi của lợi nhuận như thế nào chúng ta cũng

xem bảng số liệu 3.20 bên dưới.

Lợi nhuận của hàng hóa giấy năm 2011 so với 2010 có hướng tăng lên,

nguyên nhân là do trong năm sản lượng tiêu thụ và giá bán đều tăng so với năm

2010 làm lợi nhuận tăng lần lượt là gần 5.255,5 và 3.260,5 triệu đồng. Bên cạnh

hai yếu tố làm tăng lợi nhuận thì giá bán tăng lại có tác động ngược lại làm lợi

nhuận giảm đi 6.755,3 triệu đồng. Nhưng đến năm 2012 thì lợi nhuận mặt hàng

này lại giảm đi 768,5 triệu đồng so với năm 2011, nhân tố chính làm chỉ tiêu này

giảm đi là do số lượng tiêu thụ giảm nhanh đã làm lợi nhuận giảm 6.897,4 triệu

đồng.

Xét đến lợi nhuận của dịch vụ vận chuyển thì lại có biến động ngược lại

so với mặt hàng giấy. Ở năm 2011 thì chỉ tiêu này giảm đi 1.583,7 triệu đồng so

với năm 2010, yếu tố chính làm lợi nhuận hoạt động này giảm là giá dịch vụ

trong năm làm giảm 1.183 triệu đồng, hai yếu tố còn lại làm lợi nhuận giảm

nhưng ở mức thấp hơn. Đến năm 2012 thì lại tăng lên 410,2 triệu đồng so với

Page 85: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

85

năm 2011 là do hai nhân tố giá thực hiện dịch vụ tăng lên và đồng thời giá vốn

của lĩnh vực này giảm nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên.

Với dịch vụ xích lô bước đầu đi vào hoạt động nhưng nguồn lợi nhuận

của hoạt động này đang có xu hướng tăng do có sự tăng lên của số lượng chuyến

xích lô được thực hiện tăng lên làm lợi nhuận năm 2012 tăng lên 78,9 triệu, giá

dịch vụ tăng cũng làm tăng 105,9 triệu đồng. Khi giá bán và số lượng tiêu thụ

tăng dẫn tới doanh thu thì đi kèm với đó là giá vốn dịch vụ tăng làm giảm 126,9

triệu đồng lợi nhuận của hoạt động này. Tuy nhiên, do tốc độ tăng của doanh thu

nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn nên lợi nhuận cuối cùng của lĩnh vực này vẫn

tăng lên.

Lợi nhuận của hoạt động thu mua tôn, sắt và thép phế liệu cũng có sự biến

động tương đồng với sự biến động của doanh thu ta vừa phân tích phía trên.

Năm 2011 do số lượng tiêu thụ và giá bán đồng thời giảm nên làm lợi nhuận

giảm đi lần lượt là 3.150,9 và 144,7 triệu đồng so với năm 2010. Giá vốn của

mặt hàng này thì lại có hướng giảm đi từ đó làm lợi nhuận tăng lên 3.244,5 triệu

đồng nhưng do tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn nên tổng hợp sự tác động

của cả ba yếu tố vẫn làm chỉ tiêu này giảm so với năm trước. Đến năm 2012 lĩnh

vực này được chú trọng hơn so với năm 2011 nên lợi nhuận đã có hướng tăng do

sự góp phần của cả ba yếu tố số lượng tiêu thụ, giá bán và giá vốn.

Nhìn chung, lợi nhuận của từng hoạt động đều có biến động tương tự như

sự biến động của tổng lợi nhuận kinh doanh, nghĩa là năm 2011 có hướng tăng

nhưng tới năm 2012 thì lại giảm đi. Qua sự phân tích mức độ ảnh hưởng của các

yếu tố các nhà quản lý có hướng tác động vào từng yếu tố để phù hợp với mục

tiêu kinh doanh của từng thời kỳ nhất định.

Page 86: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

86

Chỉ tiêu

So sánh ảnh hưởng của các nhân tố

Tổng số Ảnh hưởng của nhân tố sản

lượng

Ảnh hưởng của nhân tố giá

bán

Ảnh hưởng của nhân tố giá

vốn

11/10 12/11 11/10 12/11 11/10 12/11 11/10 12/11

HH giấy 1.760.726.273 (768.521.962) 5.255.503.470 (6.897.436.416) 3.260.498.535 523.004.814 (6.755.275.732) 5.605.909.640

DV vận

chuyển (1.583.654.212) 410.174.877 (268.863.228) (451.168.632) (1.182.979.070) 361.054.604 (131.811.914) 500.288.905

Dv xích lô - 57.841.470 - 78.869.784 - 105.911.316 - (126.939.630)

Tôn, sắt,

thép phế liệu (51.121.896) 65.029.528 (3.150.850.480) 189.210.616 (144.729.041) 116.489.655 3.244.457.625 (240.670.743)

TỔNG LN 125.950.165 (235.476.087) 1.835.789.762 (7.080.524.648) 1932790424 1.106.460.389 (3.642.630.021) 5.738.588.172

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Bảng 3. 20Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến LN từng hoạt động của Công ty qua 3 năm

2010 - 2012

Page 87: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

87

3.3 Đánh giá tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

3.3.1 Thuận lợi

Kết quả HĐKD của Công ty đều đem lại LN tuy rằng chưa được cao

nhưng so với nhiều công ty khác trong nước đang đứng bên bờ vực phá sản thì

công ty đã có sự thành công nhất định trong năm 2012, với một nền kinh tế khó

khăn làm cho các doanh nghiệp phải chết đứng không vay được vốn quay vòng

để duy trì hoạt động hay kết quả cuối cùng lại là con số âm. Trong năm đó có

hàng nghìn DN không trụ được phải phá sản, dẫn tới nhiều công nhân thấp

nghiệp, tổng GDP của cả nước giảm xuống. Để có thể tồn tại và phát triển được

thì mỗi DN cần tạo ra cho chính mình những điểm mạnh hay ưu thế nhất định để

nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày một khó khăn như hiện nay.

Qua một thời gian nghiên cứu tại công ty cổ phần vận tải thương mại Lịch Sự tôi

có rút ra được một số thuận lợi mà công ty đang có như sau:

- Công ty bắt đầu thành lập từ năm 2004, qua một thời gian hoạt động

tương đối dài công ty đã tạo ra được đội ngũ cán bộ công nhân viên trung thành

và có tâm huyết đối với công ty. Bên cạnh đó họ cũng đã tích lũy được cho mình

một lượng vốn kinh nghiệm đủ lớn để đối phó với những khó khăn, thách thức

đã, đang và sẽ có thể xảy ra với doanh nghiệp.

- Công ty trong những năm qua đã quan tâm đến việc thiết lập các hình

thức trả lương cho công nhân viên trong toàn công ty. Đảm bảo các hình thức trả

lương mà công ty áp dụng theo đúng nguyên tắc của tổ chức tiền lương, thực

hiện đúng các quy định của nhà nước. Công ty luôn luôn coi tiền lương là một

công cụ quan trọng nhằm nâng cao động lực làm việc cho người lao động, tạo

được tinh thần thoải mái và sự hăng say làm việc nhằm nâng cao hiệu quả làm

việc cho bản thân mỗi công nhân từ đó đem lại hiệu quả chung cho toàn công ty.

Từng tháng công ty đã hoàn trả số tiền lương và một số phụ cấp khác cho người

lao động không để tình trạng nợ lương xảy ra. Từ đó công ty đã tạo dựng được

niềm tin nơi người lao động để họ yên tâm công tác và làm việc.

Page 88: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

88

- Qua qua trình HĐKD với nguồn lực của mình Công ty tiến hành trả nợ

nhà cung cấp đúng theo thời hạn hợp đồng, từ đó xây dựng uy tín và tìm được

những nhà cung cấp thiết nhất là ở ba thị trường chính là Hà Nội, Hải Dương và

Bắc Ninh. Từ đó, nguồn hàng đầu vào luôn đảm bảo cho hoạt động đúng theo kế

hoạch đề ra của các nhà quản lý.

3.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi mà công ty có được thì Công ty đang gặp

một số khó khăn nhất định đòi hỏi công ty phải tìm ra biện pháp để khắc phục:

- Vốn là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào và với

bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, dù đó là hoạt động rất nhỏ. Nó là cơ sở để

công ty có thể tồn tại và phát triển, đồng thời đảm bảo cho quá trình hoạt động

kinh doanh diễn ra liên tục. Nếu thiếu vốn hoạt động kinh doanh sẽ bị đình trệ,

Công ty có thể mất cơ hội hợp tác kinh doanh với khách hàng. Và những khoản

chi phí như khấu hao tài sản cố định, tiền thuê mặt bằng, nhà xưởng… dù Công

ty có hoạt động hay không đều vẫn phải chịu. Tình trạng này mà diễn ra lâu dài

thì một điều tất yếu là Công ty có thể nằm trên bờ vực bị phá sản. Từ việc phân

tích các hệ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Lịch Sự ta thấy

rằng công ty vẫn chưa phát huy được số vốn bỏ ra. Vì vậy các nhà quản trị cần

tìm ra các biện pháp để có thể nâng cao được hiệu quả của từng đồng vốn mình

đã đầu tư.

- Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường trong nước mà thị trường

trọng điểm là thị trường HN tuy có những ưu điểm, song chính sách tập trung

vào một thị trường cũng có những hạn chế nhất định như gặp nhiều rủi ro trong

sự biến động của thị trường, hoạt động tiêu thụ quá lệ thuộc vào một thị trường.

Ngoài ra công ty chưa khai thác triệt để được thị trường miền Bắc. Nguyên nhân

chính là do công ty có phòng kinh doanh nhưng dường như hoạt động của bộ

Page 89: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

89

phận này còn kém hiệu quả và đội ngũ nghiên cứu thị trường chưa có trình độ.

Khắc phục được hạn chế này sẽ góp phần mở rộng thị trường, tăng tốc độ tiêu

thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của

công ty. Kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất, nhà cung cấp phải chủ động

trong việc tìm kiếm khách hàng bởi vì trong nền kinh tế này thì cung thường lớn

hơn cầu. Muốn tăng doanh số công ty phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm

khách hàng hay lôi kéo họ về phía mình.

- Như đã phân tích ở trên ta thấy khoản chi phí về giá vốn và chi phí

quản lý doanh nghiệp của Công ty trong những năm vừa qua còn quá cao cũng

đang là một khó khăn mà công ty gặp phải. Nguyên nhân làm ở đây là do nguồn

cung ứng, thu mua các loại giấy, tôn, sắt thép phế liệu còn chưa được ổn định,

việc thu mua còn nhỏ lẻ nên tạo ra nhiều khoản chi phí phát sinh khi thu mua

còn cao.

- Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trong các

lĩnh vực mà Công ty hoạt động nên đòi hỏi công ty phải tìm ra hướng đi, nhìn

nhận được những điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế và xây dựng

chiến lược riêng để năng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Trong nền kinh tế thị trường ngày nay với công nghệ thông tin ngày

càng phát triển, nhiều đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế được thực hiện trực tuyến

thông qua các trang website riêng của công ty. Vì vậy, một điểm yếu kém nữa

của công ty ở đây đó là chưa tổ chức thành lập được một website dành riêng cho

công ty mình. Do đó, nhiều khi công ty mất khách hàng chỉ vì yếu tố này.

3.4 Giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh

Nhìn nhận từ góc độ những điểm thuận lợi và khó khăn từ môi trường

kinh doanh và nội bộ trong công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự cần đề ra các

chiến lược kinh doanh như sau:

Page 90: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

90

3.4.1 Sử dụng một cách có hiệu quả vốn kinh doanh của công ty

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Hiệụ quả sử dụng vốn còn thấp được phản ánh qua các việc phân tích

các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh phía trên.Vốn kinh doanh đa phần hình thành từ

đi vay ngân hàng.

- Một khoản vốn không nhỏ khách hàng đang chiếm dụng qua khoản

phải thu khách hàng còn cao và các khoản phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong

nguồn vốn của Công ty

Phương thức thực hiện:

- Như chúng ta đã biết nguồn vốn của công ty trên 50% là đi vay ngắn

hạn và dài hạn, tỷ suất sinh lời của vốn thấp và có xu hướng giảm dần trong 3

năm gần đây, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Ngoài ra công tác thu hồi công

nợ của công ty còn yếu kém, hàng hóa còn tồn đọng trong kho nhiều dẫn đến

tình trạng tồn ứ vốn KD từ đó làm giảm khả năng đầu tư và mở rộng quy mô

HĐKD của công ty. Vì vậy, trong kỳ kinh doanh tới công ty cần tìm biện pháp

khắc phục tình trạng này, tiến hành thẩm định kỹ các phương án và hợp đồng

KD để nâng cao khả năng thu hồi nợ. Tìm kiếm cho mình những khách hàng uy

tín, tạo sự liên kết trong kinh doanh để mở rộng thị trường hoạt động của mình.

- Đưa ra các chính sách chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

dành cho khách để việc tiêu thụ cũng như thanh toán được nhanh chóng, từ đó

có thể nâng cao khả năng quay vòng HTK và vòng quay vốn cho công ty.

3.4.2 Nâng cao hiệu quả bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên

cứu thị trường

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Thông tin về thị trường còn chưa cao

- Hoạt động tìm kiếm khách hàng và nhà cung cấp thân thiết còn yếu.

Page 91: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

91

Phương thức tiến hành:

Kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động marketing càng giữ vai trò

quyết định trong sự thành công trong hoạt động kinh doanh của DN trên thị

trường. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và nghiên cứu thị

trường là mục tiêu mà các DN hướng tới. Hiệu quả của công tác này được nâng

cao có nghĩa là công ty càng mở rộng được nhiều thị trường, cải thiện tình hình

tiêu thụ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tiến hành tuyển dụng mới các

cán bộ giỏi, có năng lực hoặc đào tạo nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp

để nhằm mục tiêu tìm kiếm thông tin thị trường, nghiên cứu và phân tích các

thông tin thu thập được để tìm được cho công ty những thị trường tiềm năng

nhất để đem về hiệu quả kinh doanh cho công ty.

3.4.3 Giảm chi phí kinh doanh trong hoạt động kinh doanh

Cơ sở đề xuất giải pháp:

Các khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí quản lý

doanh nghiệp và chi phí về giá vốn còn cao từ đó trực tiếp làm giảm lợi nhuận

của công ty.

Phương thức thực hiện:

Biện pháp về nguồn đầu vào

- Do ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động thu mua giấy

và các loại tôn, sắt thép phế liệu, bên cạnh đó có nhiều nhà tái chế họ trực tiếp

đứng ra thu mua nên tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ khâu thu mua đầu

vào mặt hàng chủ yếu của Công ty đến việc bán ra, để đảm bảo nguồn đầu vào:

Để tiết kiệm chi phí kinh doanh thì trong công tác thu mua nguyên vật

liệu cố gắng mua tận gốc, giảm thiểu thu mua qua trung gian để giảm bớt các

khoản chi phí.

Page 92: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

92

Tạo thêm một số lợi ích khác để tạo sợi dây ràng buộc chặt chẽ giữa công

ty và các nhà cung cấp. Công ty có thể tiến hành ký kết hợp đồng với người bán

thay vì giao dịch bằng lời nói xuông, hay Công ty cũng có thể sử dụng biện pháp

đặt cọc trước theo hợp đồng với thời gian nhận hàng đã định có thể đảm bảo

được chắc chắn nguồn đầu vào. Để mối thâm giao này tốt hơn ta có thể lập ra

các hợp đồng giao kèo về việc thu mua nguyên liệu, ta sẽ mua ở mức giá x ngàn

đồng, nếu giá thị trường tăng cao thì ta sẽ cộng thêm y% để người nuôi không bị

thiệt, ngược lại nếu giá thị trường xuống thấp thì hai bên nên ngồi lại bàn thử

xem giao dịch ở giá nào là hợp lí, khi đó giá sẽ giảm đi y% so với hợp đồng giao

kèo đã kí kết.

Đào tạo cho các cán bộ kỹ thuật, người lao động (đặc biệt là lao động

làm việc ở dịch vụ vận chuyển, dịch vụ xích lô) có khả năng tổng quát về nghiệp

vụ của mình, nghĩa là có khả năng xử lí các sai sót, các hỏng hóc đơn giản của

máy móc trong ca trực của mình mà không cần gọi thợ sửa chữa, làm được điều

này thì khi có sự cố xảy ra chỉ tốn thời gian rất ngắn người lao động có thể trở

lại làm việc.

Nâng cao chất lượng của hàng hóa và dịch vụ của Công ty. Một khi

chất lượng được đảm bảo thì có thể tạo ra được những khách hàng trung thành

và số lượng hợp đồng cũng sẽ nhiều lên. Hiện nay đang có hiện tượng khách

hàng quốc tế bị chặt chém khi đi taxi và xích lô nên đã tạo ra một hệ lụy xấu đến

cả ngành du lịch và đồng thời tác động đến công ty. Điều này làm cho việc nâng

cao ý thức của người LĐ ở lĩnh vực này của Công ty càng trở nên cấp thiết để

tạo ra hình ảnh đẹp và thương hiệu cho chính công ty mình. Từ đó nâng cao

được khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Giá vốn và chi phí QLDN của công ty 3 năm gần đây liên tục tăng từ

đó dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, để

nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty tức là tăng lợi nhuận cho công ty đòi

Page 93: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

93

hỏi nhà quản lý phải có biện pháp tiết kiệm chi phí một cách tối đa mà không

ảnh hưởng đến kết quả HĐKD. Muốn làm được điều này công ty cần:

- Công ty cần nghiên cứu, thu thập thông tin, đánh giá và lựa chọn các

nguồn cung ứng đầu vào sao cho với chi phí bỏ ra là thấp nhất, từ đó có thể hạ

thấp được giá vốn của hàng bán.

- Giảm chi phí điện, nước, điện thoại, bảo quản tốt TSCĐ trong công tác

quản lý doanh nghiệp, tận dụng triệt để và hợp lý nhất tránh hiện tượng lãng phí.

Sắp xếp đội ngũ quản lý, đưa ra các ưu đãi hợp lý đối với người lao động tạo

cho sự nhiệt tình, họ tâm lý thoải mái nhất trong quá trình làm việc.

- Tìm mua nguồn đầu vào từ các nhà cung cấp với giá cả hợp lý, tránh

mua qua nhiều khâu trung gian để giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết.

3.4.4 Thiết lập một website dành riêng cho công ty

Cơ sở đề xuất giải pháp:

Công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường với công nghệ thông tin

ngày càng phát triển nhưng từ khi thành lập cho tới nay công ty vẫn chưa lập

được cho mình một trang website để hoạt động. Từ đó dẫn tới một số cơ hội

trong kinh doanh.

Phương thức thực hiện:

Trang web chứa đựng hình ảnh, hình ảnh, logo, các thông tin về công ty

cũng như liên kết tới các trang khác trên cùng một địa điểm hay trên các địa

điểm khác.

Xây dựng một trang web cho công ty là điều đơn giản nhưng rất cần thiết.

Nó là điểm khởi đầu để tiến hành hoạt động thương mại điện tử. Trên trang chủ

của công ty sẽ chứa những liên kết tới các trang tin khác về các sản phẩm, hàng

hóa, dịch vụ, giá cả, phương thức thanh toán, phương thức giao hàng, các phần

mềm miễn phí mà khách hàng có thể tải xuống.

Page 94: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

94

PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh cũng như kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự. Một

lần nữa ta có thể khẳng định được rằng việc phân tích kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty.

Hơn nữa qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh còn giúp cho doanh

nghiệp xác định rõ nguyên nhân, mức độ và xu thế ảnh hưởng của từng yếu tố

đến sự tăng giảm kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó

đề ra các biện pháp hữu hiệu và giúp nhà quản lý có quyết định đúng đắn và kịp

thời nâng cao hiệu quả sản xuất tại doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho phép đưa ra những ý tưởng cho

việc xây dựng các phương án, kế hoạch kinh doanh của đơn vị mình trong tương

lai gần.

Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự được thành lập năm 2004, đăng

ký lần hai năm 2010 và đến nay Công ty đang nỗ lực phấn đấu để ngày càng

phát triển. Trong ba năm nghiên cứu ta thấy rằng về mặt doanh thu thì có sự

biến động tăng giảm không ổn định, nhưng xét về mặt lợi nhuận đạt được thì lại

giảm đi. Điều này cho ta thấy rằng việc quản lý chi phí của công ty chưa được

hiệu quả, song có một điều mà công ty đã làm được đó là đã góp phần giải quyết

việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho người lao động. Nhìn chung hiệu

quả từ hoạt động kinh doanh của Công ty là chưa tốt, thể hiện ở các chỉ số tài

chính được phân tích ở nội dung bên trên. Có thể nói hoạt động kinh doanh của

Page 95: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

95

Công ty đang gặp khó khăn về nhiều mặt từ khâu chi phí đầu vào cho tới khâu

tiêu thụ hàng hóa ở đầu ra. Bước đầu công ty cần có các giải pháp nâng cao chất

lượng hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo dụng niềm tin nơi khách hàng và phát triển uy

tín, thương hiệu trên thị trường. Bên cạnh đó công ty còn có những hạn chế nhất

định cần được khắc phục như: Các thiết bị máy móc chưa được chú trọng đầu

tư, các khâu quản lý khách hàng và hoạt động Marketing chưa được chú trọng.

Khâu quản lý chi phí HĐKD vẫn chưa tốt dẫn đến chi phí vẫn cao. Do đó công

ty cần có kế hoạch cụ thể về các chiến lược nhằm tiết kiệm chi phí và đẩy mạnh

công tác quản lý, tăng hiệu quả đồng vốn bỏ ra.

Qua đề án này, chúng tôi mong muốn được đóng góp phần nhỏ bé của

mình vào việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công

ty CP vận tải thương mại Lịch Sự. Tuy nhiên, những vấn đề chúng tôi đã nêu

trong đề án này chỉ là những kết quả nghiên cứu bước đầu và mang tính định

hướng xuất phát từ bản thân mình để công ty nghiên cứu, áp dụng. Mục đích chủ

yếu là góp phần giúp công ty nâng cao được kết quả và hiệu quả hoạt động kinh

doanh, từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, còn rất nhiều vấn

đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa. Và công ty trên cơ sở những giải

pháp chung, cần phải dựa vào những đặc điểm của công ty mình để đề ra được

những chiến lược phù hợp.

Cuối cùng, chúng tôi tin tưởng rằng, cùng với những nỗ lực của công ty

và những chính sách phù hợp của Nhà nước, công ty sẽ mau chóng nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng tăng cường khả năng cạnh tranh

của mình, trở thành một công ty phát triển, có vị trí then chốt trong ngành, góp

phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH- HĐH của đất nước.

Page 96: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

96

4.2 Kiến nghị

Tình hình kinh tế thị trường trong và ngoài nước hiện đang gặp nhiều khó

khăn và thách thức đòi hòi các doanh nghiệp cần tìm ra cho mình những hướng

đi và chiến lược hợp lý để phù hợp với từng thời kỳ kinh tế, với đối thủ cạnh

tranh và với cả tình hình hiện tại của mình để có thể tồn tại và phát triển bền

vững, lâu dài. Bên cạnh đó thì các chính sách kinh tế của Nhà nước ta luôn biến

động theo thời gian, vì vậy mà DN cần nắm bắt các thông tin này một cách kịp

thời và chính xác để tránh tình trạng vi phạm các điều luận mà không hay biết.

Qua thời gian thực tập tại Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự cùng với việc

tìm hiểu về kết quả cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Để góp phần

giúp công ty đứng vững và phát triển đúng với tiềm năng, vai trò của mình, tôi

có một số kiến nghị sau:

Đối với ban lãnh đạo, quản lý công ty cần có sự điều chỉnh bộ máy

quản lý sao cho phù hợp,hoạt động hiệu quả, đồng thời góp phần giảm CPQL.

Đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh,

từ đó có thể giảm chi phí của công ty.

Có biện pháp thu hồi công nợ đối với khách hàng một cách hiệu quả,

tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm giảm thiểu lượng hàng hóa tồn

kho gây ứ đọng vốn. Từ đó có thể thu hồi được số vốn mà công ty đã bỏ ra

nhanh chóng tạo ra vòng luân chuyển mới nâng cao hiệu quả hoạt động và đồng

thời cũng nâng cao khả năng thanh khoản của mình.

Tìm cách cắt giảm chi phí HĐKD một cách tối ưu, quản lý chặt chẽ có

hiệu quả chi phí kinh doanh nhằm nâng cao KQHĐKD của công ty.

Cán bộ công nhân viên trong công ty phải luôn gắn lợi ích của mình

với lợi ích của công ty, nâng cao ý thức của mình trong quá trình làm việc. Đồng

thời vận dụng hết khả năng, trình độ của mình nhằm hoàn thành tốt nhất công

việc mà cấp trên giao.

Page 97: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Danh mục sách và báo cáo

PGS.TS Phạm Thị Mỹ Dung – TS. Bùi Bằng Đoàn, 2001, “Giáo trình

phân tích kinh doanh”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

TS. Kim Thị Dung, 2003, “Giáo trình tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất

bản Nông Nghiệp Hà Nội.

PGS. TS. Phạm Thị Gái.2004. “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh

doanh”. NXB Thống Kê.

TS. Nguyễn Tuấn Duy – TS. Đặng Thị Hòa, “Giáo trình kế toán tài

chính”, Trường ĐH Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê.

GS.TS.NGƯT. Bùi Xuân Phong, bài giảng: “Phân tích hoạt động kinh

doanh”, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

Báo cáo tài chính và một số số liệu liên quan của Công ty CP vận tải

thương mại Lịch Sự.

Lưu Thị Huế, 2012, luân văn: “Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty TNHH thương mại và sản xuất cơ khí Phúc Anh”, ĐH Nông

Nghiệp Hà Nội.

Vũ Thị Hồng Minh, 2012, luận văn: “Phân tích kết quả hoạt động kinh

doanh của Khách sạn quốc tế ASEAN”. ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.

2. Website tham khảo

http://www.gso.gov.vn/defaulf.aspx?tabid=217

m.tailieu.vn/xem-tailieu/luan-van-tot-nghiep-phan-tich-ket-qua-hoat-

dong-kinh-doanh-dntn-toan-thinh-2006-2008.1330083.html

Page 98: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

98

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự ba

năm 2010 - 2012

Phụ lục 2: Bảng kết quả hoạt động sản xuất của Công ty ba năm 2010 – 2012

Phụ lục 3: Bảng cân đối tài khoản của Công ty ba năm 2010 – 2012

Phụ lục 4: Nhật ký thực tập tốt nghiệp

Page 99: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

i

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu và học tập tại Trường ĐH Điện Lực Hà Nội

đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích kết quả

hoạt động kinh doanh tại Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự”.

Trước hết tôi xin gửi tới toàn thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kế toán và

Quản trị kinh doanh cùng thầy, cô giáo trong trường lời cảm ơn chân thành.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Trần Thu Huyền,

người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề

tài.

Để thực hiện khóa luận này tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của

tập thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự,

đặc biệt là phòng kế toán. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và

tập thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi có được

nhiều kiến thức thực tế cần thiết.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, các tập thể, cá nhân cùng bạn

bè đã giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Do trình độ và thời gian có hạn, đề tài của tôi chỉ đề cập đến những mặt

cơ bản của chủ đề nên chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự

đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn bè cũng như những người làm công

tác nghiên cứu để chuyên đề này càng hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Phùng Thị Bích Ngọc

Page 100: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i

MỤC LỤC ..................................................................................................... ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................ iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ....................................................................... v

DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... vi

PHẦN I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2

1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 3

1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến ....................................................................... 4

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 5

2.1 Tổng quan tài liệu ..................................................................................... 5

2.1.1 Cơ sở lý luận.......................................................................................... 5

2.1.2 Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 28

2.2.1 Khung phân tích................................................................................... 28

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 28

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 29

2.2.4 Phương pháp phân tích ......................................................................... 29

2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................... 30

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................... 35

3.1 Tình hình đặc điểm địa bàn hoạt động của Công ty CP vận tải thương mại

Lịch Sự. ....................................................................................................... 35

Page 101: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

iii

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 35

3.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty ......................................................... 36

3.1.3 Tình hình lao động và cơ sở vật chất của công ty ................................... 39

3.1.4 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty .............................................. 45

3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.............................. 50

3.2 Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 52

3.2.1 Tình hình tiêu thụ của Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự .............. 52

3.2.2 Phân tích kết quả HĐKD tại Công ty CP vận tải thương mại Lịch Sự ..... 55

3.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính ................................................................ 71

3.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Công ty ........................................................................................ 81

3.3 Đánh giá tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty .................. 87

3.3.1 Thuận lợi ............................................................................................. 87

3.3.2 Khó khăn ............................................................................................. 88

3.4 Giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh ............ 89

3.4.1 Sử dụng một cách có hiệu quả vốn kinh doanh của công ty .................... 90

3.4.2 Nâng cao hiệu quả bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị

trường .......................................................................................................... 90

3.4.3 Giảm chi phí kinh doanh trong hoạt động kinh doanh ............................ 91

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 94

4.1 Kết luận.................................................................................................. 94

4.2 Kiến nghị................................................................................................ 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 97

DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................... 98

Page 102: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng lao động tại công ty qua 3 năm 2010 - 2012 ........ 41

Bảng 3.2 Tình hình cơ sở vật chất của công ty tính qua ba năm 2010 – 2012 ... 44

Bảng 3.3. Tình hình tài sản của Công ty 3 năm 2010-2012 ............................. 47

Bảng 3.4. Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 ............... 49

Bảng 3.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 -

2012............................................................................................................. 51

Bảng 3.6 Tình hình hoạt động tiêu thụ của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012 .... 54

Bảng 3.7 Tình hình DT tổng quát của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 ............ 55

Bảng 3.8 Tình hình doanh thu theo cơ cấu hàng hóa và dịch vụ ...................... 59

Bảng 3.9 Tình hình doanh thu của công ty theo cơ cấu thị trường ................... 60

Bảng 3.10 Tình hình tổng chi phí của công ty qua 3 năm 2010 - 2012............. 61

Bảng 3.11 Tình hình giá vốn của hàng hóa dịch vụ của công ty qua 3 năm 2010

– 2012 .......................................................................................................... 66

Bảng 3.12 Tình hình chung về lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 . 68

Bảng 3.13 Mức độ sinh lời của các hàng hóa dịch vụ năm 2012 ...................... 70

Bảng 3.14 Một số chỉ số tình hình thanh toán của công ty từ 2010 – 2012 ....... 71

Bảng 3.15 Một số hệ số phản ánh tình hình quản trị TS từ 2010 – 2012 .......... 73

Bảng 3.16 Một số hệ số về khả năng sinh lời của công ty từ 2010 – 2012........ 76

Bảng 3.17 Một số hệ số nợ của công ty qua 3 năm 2010 -2012 ....................... 78

Bảng 3.18 Tỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng LĐ của công ty từ 2010-2012 ...... 80

Bảng 3.19 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu từng hoạt động của

Công ty qua 3 năm 2010 - 2012…………….………………………………….83

Bảng 3. 20Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến LN từng hoạt động của Công

ty qua 3 năm 2010 - 2012.............................................................................. 86

Page 103: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích ........................................................................... 28

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty ................................................ 38

Đồ thị 3.1 Biến động tổng DT của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 ................. 55

Đồ thị 3.2. Biểu đồ cơ cấu DT theo hàng hóa và dịch vụ của Công ty qua 3 năm

2010 - 2012 .................................................................................................. 57

Đồ thị 3.3 Biến động tổng chi phí của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012........... 62

Đồ thị 3.4 Tình hình tổng giá vốn của công ty qua 3 năm 2010 – 2012............ 64

Đồ thị 3.5 Đồ thị biểu diễn LN sau thuế 3 năm 2010 – 2012 ........................... 67

Đồ thị 3.6 Hệ số về tình hình quản trị TS của Công ty từ năm 2010 – 2012 .... 75

Đồ thị 3.7 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty từ 2010 – 2012 ........ 77

Đồ thị 3.8 Chỉ tiêu hệ số nợ của Công ty qua 3 năm 2010 -2012 ..................... 79

Page 104: Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc

vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

BQ : Bình quân

BH : Bán hàng

CP : Chi phí

CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp

CCDV : Cung cấp dịch vụ

DT : Doanh thu

DN : Doanh nghiệp

GV : Giá vốn

HĐKD : Hoạt động kinh doanh

HTK : Hàng tồn kho

KHKT : Khoa học kỹ thuật

KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh

LN : Lợi nhuận

LĐ : Lao động

NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu

ROS : Return on sales

ROA : Return on total assets

ROE : Return on common equity

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

TSNH : Tài sản ngắn hạn

TSDH : Tài sản dài hạn