21
1 Kiến tính thành Pht ca Chân Nguyên Thiền sư : khảo cu và gii thiu : Luận văn ThS / Phạm Văn Tun ; Nghd. : TS. Nguyn Công Vit . - H. : ĐHKHXH & NV, 2009 . - 214 tr. + CD-ROM 1. Lý do chọn đề tài. Nghiên cu lch sPhật giáo nói chung và văn học Pht giáo nói riêng ngày càng được các nhà nghiên cu quan tâm. Kiến tính thành Pht được Chân Nguyên biên son thi hu Lê vi những đối ng, ging lc, trích dn ca ngvà tụng để hướng dcho thin sinh con đường nhìn thy bản tâm để giác ngthtính. Kết cấu, văn phong và cách din ging cho chúng ta nhận định Kiến tính thành Pht là tp nglc Thin tông với tư tưởng, so sánh văn học thi Lý - Trn, tnglc ca Tuệ Trung Thượng sĩ thời Trần đến các ngthi thi Hu Lê trong tương quan sự phát trin văn học Vit Nam 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Năm 1997, Cư sĩ Chân Tịnh dch tác phm Kiến tính thành Pht và đạo tràng Chân Tnh xut bản. Hoà thượng Thích Thanh Từ đã dch ging li Kiến tính thành Pht và cho xut bản năm 2004. Hai bản dch này bám sát văn bản Kiến tính thành Pht lưu tại Vin Nghiên cu Hán Nôm kí hiu A. 2036. Trong khi Vin Nghiên cu Hán Nôm hin còn 2 bn Kiến tính thành Pht kí hiệu A. 2036 và A. 2570. Trong đó, bản A. 2036 vi 53 tchữ Hán và đóng nhầm bài dn cui sách lên đầu sách cũng như niên đại in muộn vào năm 1897. Bản A. 2570 được in lại năm 1825 vi s115 tờ. Trong đó bản A. 2036 có phn ni dung nm trn vn trong phn ni dung bản A. 2570. Điều này cho thy các bn dch

Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

  • Upload
    vuthu

  • View
    226

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

1

Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo cứu và giới thiệu : Luận văn ThS / Phạm Văn Tuấn ; Nghd. : TS. Nguyễn Công Việt . - H. : ĐHKHXH & NV, 2009 . - 214 tr. + CD-ROM 1. Lý do chọn đề tài.

Nghiên cứu lịch sử Phật giáo nói chung và văn học Phật giáo nói riêng ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Kiến tính thành Phật được Chân Nguyên biên soạn thời hậu Lê với những đối ngữ, giảng lục, trích dẫn ca ngữ và tụng để hướng dụ cho thiền sinh con đường nhìn thấy bản tâm để giác ngộ thể tính. Kết cấu, văn phong và cách diễn giảng cho chúng ta nhận định Kiến tính thành Phật là tập ngữ lục Thiền tông với tư tưởng, so sánh văn học thời Lý - Trần, từ ngữ lục của Tuệ Trung Thượng sĩ thời Trần đến các ngữ thời thời Hậu Lê trong tương quan sự phát triển văn học Việt Nam

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.

Năm 1997, Cư sĩ Chân Tịnh dịch tác phẩm Kiến tính thành Phật và đạo tràng Chân Tịnh xuất bản. Hoà thượng Thích Thanh Từ đã dịch giảng lại Kiến tính thành Phật và cho xuất bản năm 2004. Hai bản dịch này bám sát văn bản Kiến tính thành Phật lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm kí hiệu A. 2036. Trong khi Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện còn 2 bản Kiến tính thành Phật kí hiệu A. 2036 và A. 2570. Trong đó, bản A. 2036 với 53 tờ chữ Hán và đóng nhầm bài dẫn ở cuối sách lên đầu sách cũng như niên đại in muộn vào năm 1897. Bản A. 2570 được in lại năm 1825 với số 115 tờ. Trong đó bản A. 2036 có phần nội dung nằm trọn vẹn trong phần nội dung bản A. 2570. Điều này cho thấy các bản dịch

Page 2: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

2

Kiến tính thành Phật của Đạo Tràng Chân Tịnh và Thích Thanh Từ đều theo bản kí hiệu A. 2036 mà chưa hề khảo sát, giới thiệu văn bản và tác giả, cũng như chưa hề đề cập đến văn bản A. 2570.

Về tác giả Chân Nguyên Thiền sư, hiện nay có rất nhiều bài giới thiệu mà tính phổ biến là sao chép lại từ Chân Nguyên Thiền sư toàn tập của Lê Mạnh Thát. Trong Chân Nguyên thiền sư toàn tập, Lê Mạnh Thát đã dẫn lại phần lược dịch bia Tịch Quang tháp của Nguyễn Thế Hữu trên tạp chí Nam Phong. Đến nay, nghiên cứu con người Chân Nguyên vẫn chưa được đầy đủ.

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

3.1. Đối tượng nghiên cứu.

Khảo sát và giới thiệu tác phẩm Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên thiền sư

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

Vấn đề văn bản Kiến tính thành Phật; Giới thiệu tác giả Kiến tính thành Phật là Chân Nguyên Thiền sư, con người và sự nghiệp; Giới thiệu một số giá trị về nội dung văn học và nội dung tư tưởng của tác phẩm Kiến tính thành Phật.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp văn bản học; Phương pháp so sánh văn học; Phương pháp Nghiên cứu Lịch sử. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như thống kê, điền dã… để bổ trợ cho việc khảo sát và giới thiệu tác giả, tác phẩm.

5. Giới hạn đóng góp của luận văn

Page 3: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

3

- Nghiên cứu tác phẩm Kiến tính thành Phật, một tác phẩm Văn học Phật giáo, Triết học Phật giáo của Chân Nguyên Thiền sư. Đồng thời bước đầu tìm hiểu về tác giả, tác phẩm của Chân Nguyên.

- Luận văn không chỉ tiếp cận trên vấn đề văn bản học tác phẩm mà bước đầu nghiên cứu so sánh với thư tịch Phật giáo ảnh hưởng trong tác phẩm Kiến tính thành Phật nhằm hướng nghiên cứu tư tưởng Thiền tông Việt Nam.

6. Bố cục luận văn

Phần mở đầu.

Phần nội dung:

Chương I: Chân Nguyên Thiền sư - con người và sự nghiệp.

Chương II: Văn bản tác phẩm Kiến tính thành Phật.

Chương III: Tìm hiểu giá trị nội dung tác phảm Kiến tính thành Phật.

Phần kết luận.

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

CHƯƠNG I.

CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ – CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP

1. Thời đại

Page 4: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

4

Đầu thế kỉ XVII sang thế kỉ XVIII, Phật giáo Lâm Tế từ Trung Quốc sang Đại Việt cũng như môi trường xã hội Đại Việt rộng mở để dung hoà và phát triển. Điều kiện tông giáo mở ra khi Chuyết Chuyết kế tông Lâm Tế từ Phúc Kiến sang Đại Việt và dừng lại ở Thăng Long. Kế nối từ đệ tử của Chuyết Chuyết là Minh Lương, đến Chân Nguyên Thiền sư. Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên thiền sư cũng như hệ thống trước lục Phật học khác của Chân Nguyên đã mang hơi thở của thời đại cũng như bản thân đạo đời của ông trong xã hội Đại Việt thời hậu Lê.

2. Tiểu sử Chân Nguyên Thiền sư (1647 - 1726).

Chân Nguyên Thiền sư sinh ngày 16 tháng 9 năm Đinh Hợi niên hiệu Phúc Thái thứ 5 triều Lê (1647). Ông lớn lên thông minh dĩnh ngộ, trí tuệ hơn người, lại được học với người cậu là Giám sinh.

Đến khi 19 tuổi, nhân nghe người ta đọc sách “Trúc Lâm đệ tam tổ thực lục”, mới phát tâm lên chùa Hoa Yên núi An Tử yết kiến Thiền sư Chân Trụ Tuệ Nguyệt. Chân Trụ Thiền sư biết là Pháp khí, cắt tóc cho sư, đặt tên là Tuệ Thông. Sau đó, Thiền sư Chân Trụ thị tịch, Tuệ Thông thờ tự 3 năm. Sau, sư đến chùa Vĩnh Phúc trên núi Côn Cương, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc, cúi lễ Đại đức Mãn Giác Hòa thượng Minh Lương Tôn sư. Minh Lương đổi tên sư thành Chân Nguyên, thụ Tỳ khưu Cụ túc giới. Về sau, sư thăm thú danh lam, mới chọn nơi phúc địa của cõi đất Việt trùng tu và phát dương Thiền Lâm Tế Trúc Lâm Yên Tử ở hai tổ đình lớn là Long Động - Hoa Yên và Quỳnh Lâm. Đến năm Giáp Tý (1684) Sư dựng toà Cửu phẩm liên hoa đài ở chùa Quỳnh Lâm. Năm Đinh Mão (1687), Sư lại dựng một toà ở chùa Hoa Yên. Sau đó Chân Nguyên dựng một toà Cửu phẩm nữa ở chùa Linh Ứng Động Ngọ tại quê nhà Thiền sư, làng Cập Nhất xã Tiền Tiến huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Trong khoảng 9 năm, Chân Nguyên dựng 3 toà Cửu phẩm

Page 5: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

5

liên hoa. Đến năm Nhâm Thân niên hiệu Chính Hoà thứ 13 (1692) Hoàng thượng triệu nhập vào sắc chỉ cho Sư là Tuệ Đăng Hoà thượng, lại tự tay long bút ngự viết hai chữ lớn: “Vô thượng無上” để ban khen. Đệ tử của Chân Nguyên có hơn 300 người bao gồm trong triều ngoài dã. Năm Nhâm Dần (1722), Sư đã 76 tuổi, được phong sắc chỉ là Tăng thống Chính Giác Hoà thượng. Đến ngày 28 tháng 10 năm Bính Ngọ (1726) niên hiệu Bảo Thái thứ 7, Tổ Chân Nguyên thị tịch, thọ 80 tuổi.

3. Sự nghiệp văn học của Chân Nguyên Thiền sư.

Từ trước đến nay khi nghiên cứu về Chân Nguyên thường trích dẫn hệ thống tác phẩm do Lê Mạnh Thát làm tài liệu trong Chân Nguyên Thiền sư toàn tập. Thực chất trong hệ thống tác phẩm của Chân Nguyên Thiền sư có thể phân thành 3 loại: Trước tác, biên dịch và cho khắc in lại (trùng san). Chúng tôi tạm thời liệt kê hệ thống tác phẩm của Chân Nguyên là: Kiến tính thành Phật, Giải âm Lý tướng công chép sự minh ti, Tu tạo Cửu phẩm liên hoa bi kí, Tôn sư phát sách đăng đàn thọ giới, Nghênh sư duyệt định khoa, Long Thư Tịnh độ văn tự, Long Thư Tịnh độ luận bạt hậu tự, Tịnh độ yếu nghĩa, Ngộ đạo nhân duyên, Thiền tông bản hạnh, Nam Hải Quan Âm bản hạnh, Thiền tịch phú, Đạt Na Thái tử hạnh, Hồng mông hạnh, …

Hệ thống tác phẩm của Chân Nguyên thiền sư ảnh hưởng không nhỏ với truyền thống thư tịch Phật giáo Việt Nam. Trong đó đáng kể như Kiến tính thành Phật, Nam Hải Quan Âm quốc ngữ diệu soạn, Thuỷ lục chư khoa, …. đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống không chỉ tăng chúng mà trực tiếp ảnh hưởng đến văn học, đến xã hội trong mấy trăm năm qua.

4. Chân Nguyên và truyền thừa Lâm Tế tông.

Page 6: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

6

Thư tịch ghi lại truyền thừa mạch pháp từ Chuyết Chuyết Đông đô Thuỷ tổ Lâm Tế tông đời thứ 34 đến Đại truyền đến các đệ tử Minh Hành, Minh Huyễn, Minh Lương. Sau đó, Minh Lương truyền cho Chân Nguyên và phát triển tông phái đến tận ngày nay.

Ngoài việc các thư tịch Hán Nôm ghi chép lại về truyền thừa tông phái, thực tế Phật giáo Lê triều đến nay kế nối tông Lâm Tế đều theo kệ truyền thừa mà Chân Nguyên là người tiếp nối và tạo nền tảng cho lịch sử phát triển Phật giáo. Các chùa chiền miền Bắc đều kế nối từ Chân Nguyên, đến nay vẫn còn long hưng như chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, chùa Vĩnh Phúc ở Bắc Ninh; chùa Liên Phái, chùa Nam Dư ở Hà Nội; chùa Quang Khánh, chùa Yên Ninh, chùa Động Ngọ, ở Hải Dương… đã đều đang phát dương truyền thừa tông phái Lâm Tế Đại Việt cũng như pháp phái phát triển khắp miền Bắc từ thời Lê triều cho đến ngày nay.

CHƯƠNG II

VĂN BẢN TÁC PHẨM KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT

1. Khảo cứu văn bản Kiến tính thành Phật.

1.1. Giới thiệu các bản Kiến tính thành Phật.

1.1.1. Bản thứ nhất Kí hiệu A. 2570:

Bản A. 2570, bản in năm 1825, giấy bản, khổ sách 16 x 24cm, khổ trang 13 x 18cm, mỗi trang 9 dòng, kẻ theo chiều dọc, mỗi dòng trên dưới 16 chữ, bao gồm 115 tờ. Chữ huý trong văn bản, chữ Trừ: 除. Bản tàng lưu tại chùa Pháp Vũ thôn Quảng Nạp xã Đồng Lại tổng Đông Cao huyện Vĩnh Lại phủ Ninh Giang tỉnh Hải Dương).

Page 7: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

7

1.1.2. Bản thứ hai kí hiệu A. 2036.

Bản A. 2036: bản in năm 1897 bởi thiền sư Diệu Trạm, giấy bản, khổ sách 16 x 24cm, khổ trang in 13 x 18cm, gồm 53 tờ, (tiểu dẫn 2 tờ, nội dung 51 tờ) mỗi tờ hai mặt, cỡ chữ vừa, mỗi trang 9 dòng, kẻ theo chiều dọc, mỗi dòng trên dưới 16 chữ.

1.1.3. Bản thứ ba– bản Bổ Đà.

Bản Kiến tính thành Phật lưu tại chùa Bổ Đà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang là bản chúng tôi trong quá trình điền dã tại các chùa chiền miền Bắc đã có được. Bản Bổ Đà: bản in năm 1897 bởi thiền sư Diệu Trạm, giấy bản, khổ sách 16 x 24cm, khổ trang in 13 x 18cm, gồm 55 tờ, mỗi tờ hai mặt, cỡ chữ vừa, mỗi trang 9 dòng, kẻ theo chiều dọc, mỗi dòng trên dưới 16 chữ, sách còn nguyên. Chữ huý trong văn bản, chữ Trừ: 除.Bản tàng lưu tại chùa Pháp Vũ thôn Quảng Nạp xã Đồng Lại tổng Đông Cao huyện Vĩnh Lại phủ Ninh Giang tỉnh Hải Dương).

1.2. So sánh các bản Kiến tính thành Phật.

1.2.1. So sánh bản A. 2036 với Bản Bổ Đà.

Bản A. 2036 lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm bị đính nhầm phần nội dung 依舊重刊見性成佛小引Y cựu trùng san Kiến tính thành Phật tiểu dẫn ở cuối sách lên thành bài dẫn đầu sách. Bản Bổ Đà là định bản cho bản in bởi thiền sư Diệu Trạm ở chùa Pháp Vũ có niên đại năm 1897, thời Thành Thái. Qua hai bản A. 2036 và Bản Bổ Đà, chúng tôi chọn Bản Bổ Đà để tiến hành nghiên cứu.

1.2.2. So sánh bản Bổ Đà và bản A. 2570.

Ngoài phần dị biệt về bài tựa, bản Bổ Đà có nội dung nằm trọn vẹn trong bản A. 2570. Xét số tờ, nội dung bản Bổ Đà là 42 tờ, đánh số

Page 8: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

8

từ tờ số 10 đến tờ 51. Đối chiếu 42 tờ của bản Bổ Đà với bản A. 2570, chúng tôi thấy phần nội dung của bản Bổ Đà nằm trọn vẹn trong bản A. 2570, tương ứng với số tờ của bản A. 2570 đánh số từ 1 đến tờ 42.

Nhận xét: Bản A. 2036: bản lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, được thiền sư Diệu Trạm cho in lại vào năm 1897 và hiện nay có hiện trạng đính nhầm phần bài dẫn ở cuối sách lên thành bài dẫn đầu sách. - Nội dung bản A. 2036 tính từ bài tựa đến hết giống Bản Bổ Đà. - Bản Bổ Đà: đã in lại nguyên văn bài Tựa cũng như một phần nội dung sách Kiến tính thành Phật đúng theo bản thời Lê Chính Hoà thứ 17 (1698), tuy nhiên, phần nội dung đã không trọn vẹn đầy đủ. - Bản A. 2570: được in bởi Ni sư Diệu Thịnh viết thêm 2 tờ (2 ván khắc, 4 trang) vào cuối bài tựa năm Chính Hoà 17 (1698) cho lần in vào 1825. Bản này với số lượng nội dung gồm 104 tờ chứa trọn vẹn nội dung chính của bản Bổ Đà cũng như bản A. 2036.

1.3. Niên đại và chữ huý trong văn bản.

Niên đại: Bản in đầu tiên thực hiện khi Chân Nguyên còn trụ thế, và chắc chắn văn bản được Thiền sư duyệt lại nội dung chính bản rồi mới cho chúng đệ tử san khắc vào năm 1698 và bản Bổ Đà và Bản A. 2036 cho khắc ván in cùng viết lời Dẫn vào năm Thành Thái 1897. Bản A. 2075 được khắc lại năm 1825 thời Minh Mệnh.

Chữ húy: Như trên chúng tôi đã giới thiệu cả 3 bản in đều huý chữ Trừ 除 tờ 5b dòng thứ 2 chữ thứ nhất. PGS. TS. Ngô Đức Thọ trong công trình Nghiên cứu Chữ huý Việt Nam qua các thời đại đã điểm qua “Kiến tính thành Phật khắc in năm Chính Hoà thứ 19 (1698) cũng có một chữ Trừ viết kiêng huý duy nhất [20. 94]”. Về chữ huý Trừ, theo công trình nghiên cứu trên thì là huý của Lê Trừ, tước Lam Quận công, anh thứ 2 của Lê Thái Tổ và là ông tổ 6 đời của Lê Anh Tông.

Page 9: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

9

1.4. Người biên tập và địa điểm in.

Đến nay không rõ lai lịch những người cho khắc in.

Bản Bổ Đà cũng như bản A. 2036 với bài tựa ghi lại năm in vào thời Lê Chính Hoà 17 (1698) cho thấy người giữ bản (thủ bản) tên tự là Tính Phương và được in lại bởi Diệu Trạm Thiền sư năm 1897. Diệu Trạm tên tại thế là Truật đã in nhiều kinh sách Phật giáo cuối thế kỉ XIX. Bản A. 2570 ghi rõ Ni sư Diệu Thịnh cùng Thân sư và đồng đồ cho khắc in lại bản Kiến tính thành Phật vào năm Minh Mệnh - 1825.

2. Giới thiệu Kiến tính thành Phật.

2. 1. Thể loại Ngữ lục với Kiến tính thành Phật.

Ngữ lục tập hợp những kiến giải của Thiền sư trong đối cơ với tăng chúng để hướng đạo tăng chúng đến với sự liễu giải tu trì thành chính quả. Tổng quan cho kết cấu toàn tập Ngữ lục là: Đối cơ, Tụng cổ, Thi tụng, Biệt ngữ, Đại biệt ngữ, Kệ; hoặc có thể chia theo: Đối cơ, Tụng cổ, Kệ tụng, Tán tụng Phật tổ, Phổ khuyết, Pháp ngữ, Thư… Phần mở đầu thông thường cho biết các bước của Thiền sư trong việc đối diện với chúng đệ tử là: Thượng đường, Khai đường, Phổ khuyết, Thị chúng. Sau đó Thiền sư bước vào việc Đối cơ, Tụng cổ… Các mẫu Ngữ lục thông thường theo kiểu sau: Đối cơ, Tụng cổ, Thi tụng, Hành trạng. Căn cứ vào kết cấu tác phẩm theo các hạng mục như: Hành trạng, Đối cơ, Thi tụng (ca tụng) truyền đăng là kiểu thể loại ngữ lục chúng ta có thể thấy Kiến tính thành Phật là một tác phẩm Ngữ lục, dù rằng văn bản không hề ghi là ngữ lục.

2. 2. Kết cấu nội dung Kiến tính thành Phật.

Page 10: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

10

Phần Hành trạng được đưa vào trong phần bài Tựa cho lần in đầu tiên của Kiến tính thành Phật năm Chính Hoà thứ 19 (1698). Hành trạng được viết cho lần in khi Chân Nguyên còn trụ thế cho biết Thiền sư từ khi xuất gia theo Chân Trú Tuệ Nguyệt trên chùa Hoa Yên núi Yên Tử, đến khi “nhiên chỉ” đắc pháp với Minh Lương về sau.. Dù rằng Hành trạng chưa ghi trọn vẹn con người Chân Nguyên, nhưng cùng với phần văn bia sau này ở tháp Tịch Quang tạo nên sự thống nhất trong ghi chép của chúng đệ tử.

Đối cơ trước tiên là nghĩa Phật tuy theo căn cơ của chúng sinh mà có những cách thức đối ứng cho thích hợp. Về sau, Đối cơ chỉ những ứng đối (vấn – đáp) của Thiền sư bằng việc giảng giải cho các thiền sinh chúng tử. Trong toàn bộ tác phẩm gồm 14 câu vấn đáp, như: Vân hà thị Phật? (Thế nào là Phật), Nhược bất lập văn tự dĩ hà vi tâm?, Như hà thị căn bản?, hà kì tự tính?, thế gian vô nan sự, thế gian lưỡng sự nan, như hà lưỡng sự nan?, Thiên địa phụ mẫu vị sinh tiền, giá cá nhân thân, sinh tòng hà xứ lai?, Nhân sinh tại thế, chí kì tận , số, tử hướng hà xứ khứ?, …

Kệ trích lục để dẫn dụ cho thiền sinh, chúng ta có thể thấy trong phần Tụng cổ (gồm cả Ca tụng) trong Kiến tính thành Phật. Phần này Chân Nguyên đã trích lục kinh kệ, các bài ca, bài tán tụng đạo Phật của Tổ thiền tông Hoa – Việt từ Lục Tổ Huệ Năng đến Vĩnh Gia Huyền Giác của Trung Quốc đến những bài khế hợp chân như của tăng Đại Việt như Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Thái Tông… dòng Trúc Lâm Yên Tử vào trong Kiến tính thành Phật. Các bài tụng Ca trong phần Tụng cổ trong Kiến tính thành Phật: Tào Khê đệ lục Huệ Năng tổ sư Lạc Đạo ca, Vĩnh Gia Huyền Giác Vô Tướng Đại sư Chứng đạo ca, Thiền tông chỉ nam ca, Phật tâm ca, Tâm Phật ca, Bất nhị ca, Huyền Châu ca, Ngộ liễu ca, Bát nhã chính tông ca, Nhận đắc bản hương ca…..

Page 11: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

11

Truyền đăng trong Kiến tính thành Phật chỉ gồm mấy tờ đã ghi chép lại một cách sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thời Lý Trần đến Lê Triều. Truyền đăng tục diệm của Kiến tính thành Phật thì thời Lý Trần Lâm Tế tông truyền vào Việt Nam và cũng chính là phái Trúc Lâm Yên Tử. Đến thời Lê Triều cũng truyền vào Đại Việt Lâm Tế tông bởi Đông đô Thuỷ tổ Chuyết Chuyết thiền sư cùng với bài kệ truyền pháp gồm 48 chữ. Về các đệ tử ghi trong phần Truyền đăng này chỉ có 30 người đều hàng chữ Như trong bài Kệ truyền thừa mà tờ 103a đưa ra là không nhiều so với văn bia Tịch Quang tháp khắc lại chúng đệ tử hàng tử tôn của Chân Nguyên khi thiền sư Thị tịch. Phần truyền thừa, Chân Nguyên cho ghi lại truyền thống Phật giáo Trúc Lâm từ trước thời Lý Trần mà chúng ta có thể gặp trong Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục, đến Lê Triều Chuyết Chuyết vào Đại Việt và bài kệ 48 chữ truyền thông phái của Phật giáo Lâm Tế Lê triều. Sau cuối là các đệ tử nối pháp sau Chân Nguyên.

Page 12: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

12

CHƯƠNG III

TÌM HIÊU GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÁC PHẨM

KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT

1. Nội dung tư tưởng.

1.1. Tư tưởng Thiền tông.

Xét nguồn gốc từ Kiến tính thành Phật đã có trong lịch sử văn học Phật giáo Trung Quốc rất sớm. Trong Niết bàn kinh tập giải, Bảo Lượng (444 -509) đã đề cập cụm từ này, bản văn viết rằng: thấy tính thành Phật, tức Tính là Phật”. Tuy nhiên, làm rõ hơn nghĩa của tính là Phật chính là Đạt Ma tổ sư. Khi Đạt Ma truyền giảng Huyết mạch luận được tập hợp trong Thiếu Thất lục môn: “nếu muốn thấy Phật, nên phải thấy tính, Tính chính là Phật, nếu không thấy tính, thì niệm Phật tụng kinh, trì trai giữ giới cũng đều vô ích. Đạt Ma nói rõ hơn để tạo nên cụm từ Kiến tính thành Phật gắn liền với tư tưởng Thiền tông hơn nghìn năm qua trong Ngộ tính luận: chỉ thẳng lòng người, thấy tính thành Phật, dạy ngoài truyền riêng, chẳng lập văn tự.

Luận giải về Kiến tính thành Phật, bản thân Chân Nguyên cũng đưa ra kiến giải của mình trong phần Tựa của tác phẩm. Qua bài Tựa, với kiến giải về Kiến tính thành Phật cho thấy Chân Nguyên thiền sư chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ thống luận thuật của chư tổ Thiền tông mà đặc biệt những những ảnh hưởng đốn ngộ trong Pháp Bảo đàn kinh cho đến những luận thuật không lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền từ Đạt Ma tổ sư. Thấy tính chính là cứu cánh rốt ráo của người tu hành, như thế người tu sẽ liễu ngộ xưa nay không một vật, thấy bản tâm, thấy tự thân từ vô thuỷ vô chung. Chân Nguyên giảng giải cái lẽ thấy tính từ việc đốn ngộ đến hiểu rõ lẽ ngón tay chỉ trăng, hoặc muôn pháp là hoa

Page 13: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

13

đốm trong không, như thế không trở về đệ nhất nghĩa đế, trở về thực chất trong bản tâm, liễu ngộ vào thực tại trong tương quan trực chỉ nhân tâm để thấy tính thành Phật.

Thực chất của phần vấn đáp trong Kiến tính thành Phật là nhằm hướng cho chúng đệ tử, thiền sinh hiểu rõ BẢN TÂM, tâm Phật và tâm chúng sinh là một. Đây chính là Tâm vô sai biệt, Tâm đồng nhất như vào Chân như thể tính mà “Phật phật tổ tổ dĩ tâm truyền tâm”. Có thể nói, vấn đề Phật tâm, tâm linh giác, bản tâm là hạt nhân cơ bản nhất trong tư tưởng của Chân Nguyên. Những sinh hoạt này chính là diệu lý trong ảnh hưởng Thiền tông Lâm tế Trung Hoa đến Việt Nam qua sự phát triển từ cái Bình thường tâm thị đạo mà Mã Tổ Đạo Nhất đề xướng mà Chân Nguyên áp dụng trong việc chỉ dạy chúng đệ tử: “Mật thu lại thì không dấu vết, hiển buông ra thì không cùng tận. Bởi lược bày các cơ chỉ dạy, song đối với diệu lý khó đem nói hết. … trăm khéo ngàn hay, cơ huyền lý diệu, tất cả hành động trọn là TỰ TÍNH của mọi người hiển hiện ứng dụng”. Cái tâm Phật và tâm chúng sinh đồng nhất, hoà vào hư không, thành vô hình tướng, không bụi trần thì không gột rửa, không nhuốm nhiễm, tâm sinh thì có sinh tử, tâm diệt thì sinh tử diệt. Thực chất kiến giải cho bản tâm cũng chính là kiến giải con đường thấy Tự tính. Do đó, không phân biệt Pháp hay Phật là trước là sau, không phân biệt Tâm hay tính là sai biệt. Tâm tính, hay pháp, hay Phật đều là nhất như, là không thiên kiến, không định kiến trong cảm thức nhị biên của Tâm vô sai biệt.

Trong Kiến tính thành Phật, tất cả quy vào chữ VÔ – KHÔNG mà chúng ta hơn một lần gặp: “…không sinh không diệt, không qua không lại, không đi không đứng, không ngồi không nằm, không già không trẻ, không cao không thấp, không tên không hiệu, không mặt không mày, không nam không nữ, không sắc không thanh,…” để trở về

Page 14: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

14

với thể chân không, thái hư bình đẳng, sáng rõ tự tại đến mênh mông không định. Tất cả trong thể VÔ của pháp giới mà liễu rõ Chân Phật không hình tướng; chân Pháp không hình tướng thì bản tâm, hay tính Phật cũng không hình tướng. Bởi Chân Phật vô hình, chân kinh vô quyển, nên kiến giải của Thiền sư về tâm tính, về quán chiếu, về tứ mục tương cố, về đối cơ, về tứ đại bản giai không… tất cả trong viên đồng thái hư tròn đầy sáng tỏ chính là cái Vô – không sinh tử, không có niết bàn, không Phật, không tổ, không có một cái gì, chính là Tâm phật tròn sáng viên minh. Đây chính là tâm Vô – không nơi sinh ra, không nơi trụ lại của chư Phật truyền trao nối đèn tổ thông qua chỉ thẳng Tâm người mà thành Chính giác. Con đường đó chính là hướng đến cho Thiền sinh, chúng đệ tử hậu học hướng thuận “Quy y tâm” chính là quy Phật, quy y tổ, quy y tăng bảo.

Chân Nguyên kiến giải trong Kiến tính thành Phật về tâm Phật, về Tâm tính, về pháp về Chân như hay bất kì một phạm trù triết học nào nhằm hướng dẫn cho Thiền sinh, chúng đệ tử con đường giác ngộ theo chư tổ thì bản chất những dẫn dụ đó cũng không xa dời kiến giải, lấy pháp môn làm phương tiện của chư tổ Thiền tông Ấn đến Hoa cũng như các tổ Trúc Lâm Đại Việt. Tâm chúng sinh, cũng chính là thấy Tự Tính mà con đường hướng thượng đến với chư Phật là không quy về nhị kiến mà thuần nhất như trong Tâm vô sai biệt.

1.2. Thiền Tịnh song tu.

Diệu dụng Niết Bàn, đâu là cảnh giới thực tại? đã cho thấy Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên chịu ảnh hưởng trong tương giao tư tưởng Thiền Tịnh song tu. Bản thân giảng giải bằng trình kệ kiến giải, Chân Nguyên đề cập đến “Di Đà tự tính vốn Như như” cũng như luận về lẽ sống chết, về Niết bàn trong đó dẫn đến cái gốc của vấn đề là Tam thân viên hiển sinh ra là từ vô vi đến và tịch diệt đi cùng từ vô vi đi.

Page 15: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

15

Kiến tính thành Phật thể hiện rõ Tịnh độ Linh Sơn cũng chỉ là một đoá hoa, một đoá hoa thể nhất viên dung thành Phật hoà một cái tâm thể nhất như mà thôi. Cực lạc quốc, là hội Liên hoa trên cõi trời Đao lợi mà chư Phật tổ thể tính đồng ngự trị bình đẳng như Phật Di Đà chiếu soi cõi sa bà thế giới. Trên hội Liên Hoa cõi Niết bàn sinh tử chính là cực lạc thế giới mà hoa trên đài sen Cửu phẩm hiển hiện trên biển của cõi Phật (cửu phẩm liên đài hoa tiêu sát hải). Tất cả đã cho thấy tư tưởng Chân Nguyên trong tương giao Thiền Tịnh tịnh hành để dẫn dụ chúng đệ tử tu học mà cũng chính là sự phát triển tư tưởng thiền tông Việt Nam trong giai đoạn triều Lê. Quán xuyến Thiền Tịnh là xã hội phát triển thuần phong mỹ tục đồng thời tạo nên những ảnh hưởng không nhỏ đến văn học nói riêng mà văn hoá Việt Nam nói chung.

1.3. Tam giáo hoà đồng.

Chân Nguyên sống trong thời đại Lê trung hưng, đồng hành cùng sự thịnh trị của Nho giáo trong phát triển văn hoá xã hội. Sự phát triển Thiền tông Lâm Tế đến Chân Nguyên cũng như sự kế nối Trúc Lâm Yên Tử đã cho thấy Thiền sư mang nặng tư tưởng đạo pháp dân tộc trong tương quan phát triển tư tưởng Thiền tông Việt Nam. Truyền thống Thiền tông từ dòng Trúc Lâm đến Chân Nguyên nối kết truyền thống tam giáo tịnh hành. Bản thân thế hệ chư tổ của Chân Nguyên như Chuyết Chuyết, Minh Lương cũng tuân thủ sự phát triển Lâm Tế tông ở Đại Việt theo hướng Tam giáo đồng nguyên. Trước tiên, Kiến tính thành Phật nhiều lần Chân Nguyên thể lời ca ngợi vua Lê Hy Tông là đức Giác hoàng tái thế trên cõi nhân gian này. Đây chính là mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa tông giáo và thể chế chính trị quyền lực mà bản thân Kiến tính thành Phật nhiều lần đề cập đến, như : «Đạo Khổng giáo hay Thích giáo, một lí một thể thống nhất. Trăm quan văn võ, bạn quan liêu trong ngoài, khâm phụng đứng hầu ở triều đình. Thiên tử Hoàng đế,

Page 16: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

16

quần áo khăn mũ, đều có phẩm tiết. Đấy đều là chế độ của triều đình vậy. Huống hồ là các Thiền tăng làm con của Phật?».

Nho Nho Phật Phật trong tương giao Đạo giáo đang dần đi xuống trong thời Lê triều, nhưng kiến giải mang lại hiệu quả cho người tu tập trên con đường hướng thượng để liễu rõ lẽ nhân sinh. Thiền sư đã thể hiện tư tưởng tất cả tròn đầy trong một thể nhất như, trong tâm viên mãn để hiểu rõ muôn pháp chỉ là hư huyễn. Đấy là không còn phân biệt tông giáo là Nho Phật Đạo hoà đồng nhất thể. Sự phủ định trong phủ định và không là phủ định, Chân Nguyên từ trực giác sinh động nối kết Thiền tông chư tổ, gặp phật giết Phật gặp tổ giết Tổ bằng một gậy kình đánh phá tổ sư Thiền và tròn đầy trong cõi thái hư với một chữ Vô – không bao trùm thế giới. Đấy chính là sự dung hoà Tam giáo không chỉ trong Kiến tính thành Phật mà còn trong hệ thống tác phẩm khác của Chân Nguyên thiền sư.

2. Nội dung văn học.

2.1. Kiến tính thành Phật với tương quan Văn học Đại Tạng.

Kiến tính thành Phật chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Ngũ đăng hội nguyên, Lăng già kinh và Tín Tâm minh cũng như Huyết mạch luận trong Thiếu thất lục môn và Đàn kinh. Đây có lẽ là những văn bản học Thiền tông mà Kiến tính thành Phật chịu ảnh hưởng trực tiếp, bởi trong toàn bộ tác phẩm xuất hiện tần số nhiều những thuật ngữ, những thành ngữ trong các văn bản trên. Chân Nguyên thiền sư giảng giải về Bốn loại vọng tưởng dẫn từ Lăng Già kinh khởi phát trong bản tâm là: Tướng ngôn thuyết, mộng ngôn thuyết, quá vọng tưởng Trước ngôn thuyết và Vô thuỷ vọng tưởng ngôn thuyết. Cụm từ Viên đồng thái hư trong Tín tâm minh của Tăng Xán được Chân Nguyên sử dụng với tỉ lệ cao trong Kiến tính thành Phật, nhiều khi trích lục nguyên cả mấy câu

Page 17: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

17

trong toàn bài Tín tâm minh cho thấy sự ảnh hưởng của Tín tâm minh, hay chính là ảnh hưởng của văn học và tư tưởng Thiền tông Trung Hoa trong Kiến tính thành Phật.

Luận thuật trong Kiến tính thành Phật cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ Kim Cương kinh. Kim Cương kinh truyền vào Việt nam và từ rất sớm và ảnh hưởng đến văn học Phật giáo mà một văn bản của Trần Thái tông đã cho biết khi nhà vua nghe câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm”, thực chất câu này trong Bảo Đàn kinh hay trong Kim cương kinh không phải là vấn đề chính mà Kiến tính thành Phật dẫn dụ, luận giải nhằm hướng cho chúng đệ tử hiểu rõ bản tâm, cách lập bản tâm trên hệ thống văn tự, đâu là con đường tu tập, đâu là hướng định cho cái gọi là cội gốc.

Điều dễ thấy là Chân Nguyên đã dẫn dụ nhiều từ trong Ngũ đăng hội nguyên. Ngay đầu bài Tựa trong Kiến tính thành Phật, Thiền sư cũng công nhận ảnh hưởng từ kinh tạng Phật giáo và nhiều lần trích dẫn Ngũ đăng hội nguyên. Trong Kiến tính thành Phật, toàn tác phẩm là ảnh hưởng phảng phất bóng dáng của kinh lục Phật giáo, khi ẩn khi hiện, có khi được trích dẫn nói rõ, có khi uẩn áo hồn nhiên vào trong tác phẩm. Phần nhiều kinh tạng của chư tăng, các ngữ lục vấn đáp, các trích lục thơ văn, sự chứng ngộ dưới lời đối cơ… đều được trích lục trong Ngũ đăng hội nguyên và Kiến tính thành Phật mặc nhiên ảnh hưởng.

Hệ thống các bài Ca trong phần tụng cổ của Tổ Thiền Hoa - Việt, trong đó, chỉ có 2 bài ghi tác giả như Vĩnh Gia Huyền Giác, Lục Tổ Huệ Năng còn lại không ghi tác giả. Tuy nhiên, Lạc Đạo ca của Lục Tổ Huệ Năng, chúng tôi không rõ Chân Nguyên Thiền sư khảo cứu văn bản nào, bởi khi tra cứu trong Đại tạng kinh cũng như các trước lục của Huệ Năng, chúng tôi không thấy văn bản mà chỉ vào thời Thành Thái năm thứ 15 (1903) trong Bát Nhã tâm kinh trực giải bản in của chùa

Page 18: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

18

Bích Động – Ninh Bình. Có thể nói, sự ảnh hưởng văn học Thiền tông Trung Hoa đã tạo nên sự phong phú và hàm súc nội dung văn học tác phẩm Kiến tính thành Phật. Ngôn ngữ Kiến tính thành Phật uẩn áo, phảng phất văn phong thời Đường Tống, có khi là của Tác giả, có khi của chư tổ thiền. Văn học giao dung, hỗn nhiên trong tương quan ngôn ngữ tạo nên những áng văn nhuần nhã theo sự diễn tiến ngôn ngữ và tư tưởng thiền tông mà Chân Nguyên là bậc thầy trong việc dẫn dụ.

2.2. Kiến tính thành Phật với văn học Phật giáo Việt Nam.

Ảnh hưởng từ nguồn văn học và tư tưởng của Trúc Lâm Yên Tử đến Kiến tính thành Phật rất rõ. Trong tác phẩm ngữ lục của mình, Chân Nguyên nhiều lần nhắc đến Điều Ngự Trần Nhân Tông, hoặc thông qua ngôn ngữ, hoặc trích dẫn văn phong. Trong bài tựa, Chân Nguyên phụng trì theo Trúc Lâm Yên tử khi thiêu một ngón tay để cúng dường đức Tổ Điều Ngự. Điều này cho thấy tâm Chân Nguyên thuần thành với đạo, với chính truyền thống tông Lâm Tế Đại Việt mà bản thân Thiền sư với hiệu Tuệ Thông mà sau này được ban Tuệ Đăng như sự nối kết truyền đèn nối lửa tông phong pháp phái.

Ngoài ra, trong Kiến tính thành Phật phần Tụng cổ với những bài ca lưu lại của chư tổ nhằm dẫn dụ cho chúng đệ tử cũng trích dẫn lại thư phong Trúc Lâm Yên Tử thời Trần. Trước tiên Chân Nguyên dẫn Lạc đạo ca của Huệ Năng và Chứng đạo ca của Vĩnh Gia Huyền Giác, đây là 2 vị tổ Thiền tông của Trung Hoa. Sau đó, Thiền sư chuyển dẫn trước tác các bài ca của chư tổ Đại Việt là Thiền tông chỉ nam ca của Trần Thái tông và Phật tâm ca của Tuệ Trung Thượng sĩ. Tuy trong phần dẫn này, Thiền sư không ghi tác giả các bài ca, nhưng chúng ta dựa vào các trước lục Phật giáo thời Trần để đoán định tác giả.

Page 19: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

19

Về bài Thiền tông chỉ nam ca trong nhiều công trình nghiên cứu Văn học Việt Nam hiện đại, lịch sử Phật giáo Việt Nam đều cho là đã mất, tuy nhiên chúng ta may mắn tìm thấy được trong Kiến tính thành Phật. Phật tâm ca là bài ca chứng ngộ quan trọng, luận về Tâm Phật cũng chính là luận về tự tính giác ngộ. Chân Nguyên đã tiếp nối truyền thống tông phong chư tổ người Thiền từ Hoa đến Việt và xiển dương giáo phái cũng như cội nguồn văn hoá Phật giáo Việt Nam. Đồng thời sau mỗi bài ca Thiền sư viết một bài kệ. Bài kệ này cũng chính là mối liên giao giữa tư tưởng thiền, giữa văn học 2 giai kì thời Trần và thời Lê của cùng một tông phái Lâm Tế Trúc Lâm Yên Tử:

Ngoài ra, các câu hỏi về tự tính, về bản tâm, về Niết bàn, việc sinh tử, Phật là ai? ở chốn nào?…trong Kiến tính thành Phật cũng man mác văn phong trong các kiến giải trình kiến giải của văn học Lý Trần, văn học Phật giáo Lê triều nói riêng như ngữ lục của Chuyết Chuyết Thiền sư, ngữ lục của Hương Hải thiền sư và văn học Phật giáo nói chung.

Có thể nói, Kiến tính thành Phật đã kết nối văn phong cũng như tư tưởng Thiền tông Đại Việt từ thời Lý Trần đến thời Lê và tạo ảnh hưởng đến sau này. Chân Nguyên đã đi từ truyền thống văn học xã hội giao dung để đưa tác phẩm không chỉ trong lịch sử một giai kì mà kết nối toàn diện văn chương Thiền tông Đại Việt. Kiến tính thành Phật cũng như nhiều tác phẩm văn học của Chân Nguyên thể hiện con người Thiền sư với đạo pháp với dân tộc trong sự kết nối truyền thống văn hoá người Việt nhằm hướng định cho chúng đệ tử con đường tu hành để tự giác rồi giác tha đến giác hạnh viên mãn.

Page 20: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

20

PHẦN KẾT LUẬN

Sinh ra gặp vào Lê triều Phật giáo thịnh trị, được sự dẫn dụ của các Thiền sư cao thâm, Chân Nguyên đã kế đăng chư tổ thiền Lâm Tế Đại Việt và là ngọn cờ đầu cho việc hoằng dương chính pháp. Thiền sư sống nối kết nhân tâm thời đại từ bậc vua Lê chúa Trịnh đến công hầu khanh tướng để phát dương Thiền phái phát triển, tông phong đỉnh thịnh. Cuộc đời, ngoài con người chân tu, là cao tăng Lê triều, Chân Nguyên được phong Tăng thống, ban hiệu Vô thượng, đứng đầu tông giáo một thời.

Ngoài phụng sự đạo pháp với dân tộc, Chân Nguyên còn để lại nhiều tác phẩm chữ Hán, chữ Nôm có giá trị văn học Phật giáo Việt Nam, trong đó đáng kể là trước lục ngữ lục Kiến tính thành Phật. Tác phẩm trải qua thời gian, được các đệ tử đời sau nối kế tiền nhân mà san khắc lại, nhằm tránh hư hoại mất mát, và đã tạo nên những sai dị trong các bản. Nghiên cứu văn bản cho chúng tôi xác định bản A. 2570 lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một bản còn đầy đủ nhất cho nội dung Kiến tính thành Phật với các phần thuộc thể loại Ngữ lục như Hành trạng, đối cơ, tụng cổ và truyền đăng.

Kiến tính thành Phật thể hiện sự uyên bác của Chân Nguyên trong việc dẫn dụ kinh tạng Thiền tông vào ứng dụng trong giảng giải các câu hỏi của đệ tử và trích lục các bài ca kệ tạo nên một chuẩn mực ngôn ngữ và nội dung. Rất nhiều văn bản Kinh tạng đã trực tiếp ảnh hưởng trong trước thuật của Chân Nguyên như Lăng già kinh, Ngũ đăng hội nguyên, Kim cương kinh, Pháp bảo đàn kinh, Thiếu thất lục môn … trong tương quan văn học so sánh Trung Quốc. Đồng thời phát triển trong mạch nguồn văn học Phật giáo Việt Nam, Kiến tính thành Phật nối liền văn mạch thiền tông từ thời Lý Trần đến Lê triều và mở rộng tông phong đỉnh thịnh sang giai đoạn sau bằng những nhận định và san khắc các đời để giữ tông phong cũng như văn phong chư tổ.

Page 21: Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư : khảo …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39299/1/TT_V_L2... · Đối tượng, phạm vi và phương

21

Tư tưởng Kiến tính thành Phật không xa dời với luận thuật và quan điểm của chư tổ Thiền tông Trung – Việt. Đấy là thấy Tự tính để giác ngộ thành Phật như chính tên của tác phẩm. Tâm chính là Phật và Phật chính là tâm. Tâm Phật hoà đồng với Tính. Tính là biểu hiện của tâm, của Phật. Tâm tính Phật cũng chính là Thánh là Phật, là Nho là Tiên để đồng nhất thể viên dung trong tam vô lậu học nhằm hướng đạo đến chính tâm thành Phật.

Kiến tính thành Phật ngoài việc nghiên cứu con người, văn bản cũng như thể loại còn là nghiên cứu tư tưởng Chân Nguyên cũng chính là tư tưởng Phật giáo Đại Việt thời Lê. Hơn thế, qua Kiến tính thành Phật, chúng tôi thấy nhiều hướng mở trong nghiên cứu tư tưởng Việt Nam thời Trung Đại cũng như nghiên cứu sự truyền bá Kinh tạng từ Trung Hoa sang Đại Việt….

Luận văn “Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên thiền sư khảo cứu và giới thiệu” chỉ là bước đầu trên con đường nghiên cứu văn học và tư tưởng Chân Nguyên Thiền sư trong sự phát triển Phật giáo Việt Nam nói riêng và trong tương giao so sánh Phật giáo thế giới nói chung. Để tường giải hơn về con người với tông phong và thời đại, chúng tôi thiết nghĩ cần có chuyên luận tổng quan hơn, chuyên sau hơn nữa.