79
1 Gii thiu Nhóm Sinh kế CPO tiếp tục sưu tầm, biên son và gửi đến các anh, ch, em cán bdán mt squy trình kthut trng trt các loi rau. Mt ln na chúng tôi xin nhc li rng tài liệu này được viết chung cho các cây trng các vùng khác nhau. Vì vy chúng có thlệch đôi chút vmùa v, mật độ, khong cách, v.v. so vi quy trình của địa phương. Do vậy, chnên dùng để tham kho. Khi cn áp dng vào thc tthì nên đến các phòng Nông nghip, Trm khuyến nông tại địa phương để xin các quy trình phù hp nht với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hu, tp quán, .v.v. tại địa phương.

ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

  • Upload
    trannhi

  • View
    228

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

1

Giới thiệu

Nhóm Sinh kế CPO tiếp tục sưu tầm, biên soạn và

gửi đến các anh, chị, em cán bộ dự án một số quy trình kỹ

thuật trồng trọt các loại rau. Một lần nữa chúng tôi xin

nhắc lại rằng tài liệu này được viết chung cho các cây

trồng ở các vùng khác nhau. Vì vậy chúng có thể lệch đôi

chút về mùa vụ, mật độ, khoảng cách, v.v. so với quy trình

của địa phương. Do vậy, chỉ nên dùng để tham khảo. Khi

cần áp dụng vào thực tể thì nên đến các phòng Nông

nghiệp, Trạm khuyến nông tại địa phương để xin các quy

trình phù hợp nhất với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu,

tập quán, .v.v. tại địa phương.

Page 2: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

2

PHỤ LỤC

KỸ THUẬT TRỒNG RAU PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU CẢI ................................................ 3

I. Kỹ thuật trồng cải ngọt .................................................................................................................... 3

II. Kỹ thuật trồng cây cải thảo ............................................................................................................. 5

IV. Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong .................................................................................................. 6

V. Kỹ thuật trong và chăm sóc cây cải bắp ....................................................................................... 10

VI. Kỹ thuật gieo trồng súp lơ ........................................................................................................... 14

VII. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rau cải củ ........................................................................ 18

VIII. Kỹ thuật trồng Su hào ............................................................................................................... 19

PHẦN 2: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THUỘC HỌ BẦU BÍ .............................. 22

I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí đỏ .................................................................................................. 22

II. Kỹ thuật trồng rau bí ngô theo hướng khai thác ngọn .................................................................. 26

III. Kỹ thuật trồng bí xanh ................................................................................................................. 28

IV. Kỹ thuật gieo trồng dưa chuột ..................................................................................................... 31

VI. Kỹ thuật trồng cây dưa lê ............................................................................................................ 35

VII. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu .......................................................................................... 40

VIII. Kỹ thuật trồng cây mướp đắng (khổ qua) ................................................................................. 45

IX. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây su su ......................................................................................... 49

PHẦN 3 : KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐẬU .................................................... 52

I. Cách trồng đậu cô ve lùn ............................................................................................................... 52

II. Kỹ thuật trồng đậu Cove leo ......................................................................................................... 54

III. Kỹ thuật trồng cây đậu Hà Lan ................................................................................................... 56

IV. Kỹ thuật trồng đậu đũa an toàn ................................................................................................... 59

PHẦN 4: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÀ ........................................................ 61

PHẦN 5: KỸ THUẬT TRỒNG CÁC LOẠI CÂY RAU LÀM GIA VỊ ......................................... 71

I. Kỹ thuật trồng tía tô .................................................................................................................. 71

II. Kỹ thuật trồng rau mùi (ngò) ........................................................................................................ 74

III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc tỏi ..................................................................................................... 75

IV. Kỹ thuật trồng hành tây xuất khẩu .............................................................................................. 77

Page 3: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

3

PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

CÂY RAU CẢI

I. Kỹ thuật trồng cải ngọt

Nguồn: trung tâm khuyến nông quốc gia//. www.khuyennongvn.gov.vn

1. Thời vụ

Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8

đến tháng 11; vụ hè thu: gieo từ tháng 2

đến tháng 6.

2. Vườn ươm:

Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng

hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất

nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón lót phân chuồng hoai

mục 2 – 3 kg/m2. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m

2; nếu gieo

vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2 g hạt giống/m2. Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ

lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần.

3. Làm đất, trồng:

Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên

luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón phân chuồng hoai mục 1,2 –

2kg/m2. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng

dùng 100 - 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt

luống, sau đó gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2

- 3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo

đảm mật độ trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ.

4. Bón phân

Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ):

+ Phân chuồng: 700kg (hoặc 400kg phân chuồng + 100kg phân Bokashi).

Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến thay thế (bằng 1/3

lượng phân chuồng).

+ Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5 kg kali clorua.

Page 4: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

4

Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30%

lượng phân đạm + 50% lượng phân kali.

+ Bón thúc:

- Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau

trồng 7 - 10 ngày).

- Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20 ngày.

Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua lá cho rau.

Lượng 0,1 - 0,2kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá. Có thể

sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau.

5. Chăm sóc

Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ

ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1

lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun

gốc 1 - 2 lần.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy,

sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng

trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng

Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng

độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp

phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân

đối...

7. Thu hoạch

Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch,

cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.

Page 5: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

5

II. Kỹ thuật trồng cây cải thảo

Nguồn: trung tâm khuyến nông quốc gia//.Theo www.khuyennongvn.gov.vn

Khi trồng, bà con nên chọn các giống cải

thảo lai, thích nghi rộng, có năng suất, chất

lượng cao như: cải thảo Minh Nguyệt, Bạch

Dương...

1. Thời vụ

Các tỉnh phía Bắc trồng từ tháng 8 – 10

dương lịch, phía Nam trồng từ tháng 7 năm

trước đến tháng 4 dương lịch năm sau.

2. Vườn ươm

Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 90 – 100 cm, rãnh rộng 30 cm,

cao 25 cm. Bón lót 1 kg phân chuồng hoai mục + 15g supe lân + 8g kali sunfat

cho 1m2 đất vườn ươm. Trải đều phân lên mặt luống, trộn lẫn phân với đất, sau

đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,2 – 2 cm.

Hạt giống sau khi ngâm vào nước nóng 500C trong 20 phút, tiếp tục ngâm

vào nước sạch trong 4 - 6 giờ. Gieo 1,5 – 2 g hạt/m2. Gieo hạt xong phủ lên một

lớp rơm rạ cắt ngắn 1-1,5cm hoặc trấu đã qua xử lý. Dùng cót tre chùm lên

khung bằng tre, nứa uốn theo hình vòm cống để che mưa to, nắng rát trong 12 -

15 ngày đầu. Tưới đậm nước bằng ô doa, những ngày sau đó khoảng 2 ngày tưới

1 lần. Nhổ tỉa cây bị sâu bệnh, cỏ dại, để khoảng cách 2-2,5cm/cây. Tưới thúc

bằng nước phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Khi cây có 4 - 5 lá thật thì nhổ

đem cấy ra ruộng sản xuất.

3. Làm đất, chăm sóc

Chọn ruộng cát pha, thịt nhẹ, chủ động nước, làm đất kỹ, lên luống rộng

1,2 m, rãnh rộng 30 cm, cao 25 cm. Trồng hai hàng dọc trên luống với khoảng

cách: Trồng hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 35 -40 cm.

Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2); Phân chuồng hoai mục

0,7 - 1 tấn, đạm urê 10 - 12kg, supe lân 15 - 20kg, kali sunfat 5 – 6 kg. Nếu đất

chua (độ pH< 6) bón thêm 20 – 25 kg vôi bột trước khi bừa lần cuối.

Page 6: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

6

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và kali.

Trộn đều phân rồi cấy cây giống. Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh 1/4

đạm, kali. Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu vào cuốn bón 1/4 phân đạm và kali.

Bón lần 3 với lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12-15 ngày, kết hợp các đợt

bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước.

Có thể dùng một số chế phẩm phân bón lá như: K-H; Atonic, Humate,

Yogen,... khoảng 10-12 ngày phun/lần cho năng suất tăng thêm 20-30%, chất

lượng vẫn đảm bảo.

Dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô

nhiễm tưới cho cải thảo để đảm bảo an toàn thực phẩm.

IV. Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong

Nguồn:http://www.baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=143&ca

ytrongkythuat=rau%20c%E1%BA%A3i (ThS. Trần Thị Ba; Bộ môn Khoa học

cây trồng, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT)

1. Giới thiệu chung

Cải xà lách xoong có nguồn

ngốc Châu Âu, ngày nay được trồng

ở phía Tây Châu Á và nhiều nước

trong vùng nhiệt đới như Mã Lai, Ấn

Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi Luật Tân,

Việt Nam,… và ở phía Bắc Châu

Phi. Cải xoong giàu Calcium (64

mg), sắt (1,1 mg), vitamin A, C,…

Ở Việt Nam cải xoong được

trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu

mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình

Thuận. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi

trọng điểm trồng xà lách xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung

cấp cho đồng bằng mà cả thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra tỉnh An Giang, Cần

Thơ cũng có trồng nhưng diện tích không đáng kể.

Thân cải non, mềm, xốp dài 20 – 60 cm, mỗi lóng thân dài 1 – 5 cm tùy

thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc, mỗi mắt có thể mọc một cành. Lá kép

có 3 – 9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình tròn nhỏ màu xanh đậm, rìa lá răng

Page 7: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

7

cưa. Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụ ở đốt thân có thể hút chất

dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập.

Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước, độ ngập

khoảng 4 – 5 cm nơi có dòng nước chảy như ở dưới chân của thác nước, mực

nước sâu thì thân cải mọc dài. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 – 200C, ở độ

cao trên 1000 m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt). Độ pH của đất thích

hợp nhất là 6 – 7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong

mùa nắng. Cây rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên.

2. Chọn giống

Các giống hiện đang canh tác là giống địa phương, qua chọn lọc cho thấy

nó phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu

nhiệt cao, cho năng suất ổn định, phẩm chất rất ngon, phù hợp với thị hiếu người

tiêu dùng

3. Thời vụ

Trồng được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng 11 – 12 dương

lịch, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất

cao.

4. Làm đất

Trồng mới

Chọn đất giàu hữu cơ, nhiều mùn, không phèn mặn, độ pH = 6 – 7

Cây phát triển không thuận lợi trên đất cát hoặc phèn mặn

Lên luống chìm, rộng 2 – 2,2 m, lối đi giữa luống rộng 30 – 40 cm, cao hơn

mặt luống 10 – 20 cm, xung quanh luống có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15

cm, giúp thoát nước tốt trong mùa mưa.

Đất trồng phải được phơi khô 1 – 2 tuần để diệt mầm bệnh.

Trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó

cấy cây cải hoặc rải đều lên luống, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn

nước cho rau phát triển.

Cải gốc

Page 8: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

8

Sau thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, vét mương tưới, sửa

bờ và rãnh thoát nước.

Rải thêm đất mới (đất giàu hữu cơ được phơi khô, đập nhuyễn) lên luống

nhằm cung cấp đất cho lứa cải sau phát triển.

5. Bón phân

Lượng phân sử dụng cho 1000 m2

Trồng mới:

Super lân (lót): 50 kg

Vôi bột: 50 kg

Phân chuồng hoai: 500 kg. (Có thể thay thế bằng phân dơi)

Cải gốc:

Lân vi sinh: 20 kg

Phân tôm: 30 – 40 kg

Phân chuồng hoai: 200 kg

NPK 16-16-8: 30 – 40 kg

Phân Urê: 4 – 5 kg

Cách bón:

+ Bón lót: Bón phân lân vi sinh khi vừa thu hoạch xong lứa trước.

Lần 1: (10 – 15 ngày): Phân tôm 10 kg + phân chuồng.

Lần 2 (17 – 20 ngày): Phân NPK 16-16-8 bón 10 kg

Lần 3 (24 – 28 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng

Lần 4 (30 – 35 ngày): NPK 16-16-8 bón từ 12 – 15 kg

Lần 5 (37 – 40 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng

Page 9: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

9

Lần 6 (44 – 47 ngày): NPK 16-16-8 bón 15 kg

Giữa hai lần thúc phân có thể bổ sung phân bón lá + 01 kg Urê.

- u : Ngưng tưới phân hóa học tối thiểu 07 ngày trước thu hoạch

6. Tưới nước

Cần tưới đủ ẩm (tưới sương lên lá nhiều lần trong ngày)

Mùa nắng tưới bình quân 01 giờ/ lần (10 – 16 lần trong ngày)

7. Làm cỏ

Trồng cải xà lách xoong có thể diệt cỏ bằng thuốc hóa học

Diệt cỏ tiền nảy mầm có thể dùng thuốc như Dual, Dual gold, Ronstar,..

dùng diệt cỏ ở đầu vụ.

Diệt cỏ hậu nảy mầm (diệt khi cây cỏ có 1 – 2 lá và đất đủ ẩm) dùng các

loại thuốc trừ cỏ chọn lọc như: Nabu, Onecide,… các thuốc này rất an toàn cho

các loại cây rau thuộc nhóm song tử diệp (hai lá mầm)

Diệt cỏ bờ: Sử dụng các loại trừ cỏ không chọn lọc

8. Che mát

Cần làm giàn che mát cho cây cải xà lách xoong (cản 40 – 50 % lượng

ánh sáng)

9. Phòng trừ sâu bệnh

Thực hiện nghiêm ngặt qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).

Các đối tượng gây hại đáng lưu ý như:

Sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp

Cần luân phiên các nhóm thuốc trong các lần phun xịt trên cùng một lứa cải.

Nên phối hợp thuốc hóa học với thuốc trừ sâu vi sinh, ức chế sinh trưởng hoặc

dầu khoáng (SK Enpray, D-C Tronplus)… để tăng hiệu lực diệt sâu.

Bệnh héo xanh (héo vi khuẩn)

Page 10: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

10

Không sử dụng quá thừa phân đạm, có thể phun ngừa các nhóm thuốc gốc đồng,

nhóm thuốc kháng sinh (Kasumin, Kasuran, Starner,…)

Bệnh thán thư (nổ lá)

Có thể phòng trị bằng các nhóm thuốc trừ nấm sau: nhóm thuốc gốc đồng,

Mancozeb,Carbendazim, Antracol, Tilt Super, Score, Curzate,..

Bệnh đốm vằn

Dùng các loại thuốc đặc trị như: Validacin, Monceren, Rovral, Bonanza,

Anvil,…

10. Thu hoạch

Vào mùa nắng khoảng 60 ngày sau khi cắt lứa trước là thu hoạch.

Trồng từ tháng 09 – 12 thì thu hoạch vào khoảng 35 ngày sau khi thu

hoạch lứa trước.

Thu hoạch bình quân 6 – 8 lứa trong năm. Năng suất trung bình từ 8 – 10

tấn/ ha/ vụ.

V. Kỹ thuật trong và chăm sóc cây cải bắp

Nguồn:http://www.trungtamqlkdg.com.vn/Index.aspx?urlid=newsdetail&itemid

=971

1. Giới thiệu chung

Cải bắp thuộc loại cây chịu lạnh, cần qua giai đoạn xuân hoá ở nhiệt độ 1-

100C.

Cải bắp có bộ lá rất phát triển, có hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng lạ có

bộ rễ chùm khá dày, do đó chịu hạn và chịu nước tốt hơn so với su hào và xuplơ.

Cải bắp sinh trưởng thuận lợi trong điều kiện nhiệt dộ 18-20oC, ưa ánh

sáng ngày dài và cường độ chiếu sáng yếu. Cải bắp thích hợp trồng trong vụ

Đông - Xuân. Độ ẩm thích hợp là 75-85%, độ ẩm không khí thích hợp là 80-

90%. Cải bắp ưa đất thịt nhẹ, đất cát pha, có độ pH=6,5. Tốt nhất là đất phù sa

được bồi hàng năm.

Page 11: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

11

Cải bắp đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Để đạt được năng suất 80 tấn / ha cần

610kg đạm ure, 400kg supe lân, 500 kg KCl.

2. Một số giống cải bắp

Hiện nay nước ta có nhiều giống cải bắp: cải bắp Bắc Hà, Lạng Sơn, Hà

Nội, Nhật Bản...Giống sớm nhất là CB26 của Hà Nội, K-cross của Nhật, tiếp đó

là giống của Lạng Sơn, Bắc Hà, N-cross Nhật Bản.

3. Thời vụ gieo trồng

Thời gian gieo trồng: có 3 vụ chính

* Vụ sớm: Gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trồng cuối tháng 8 và trong

tháng 9. Thu hoạch vào tháng 11 và 12.

* Vụ chính: Gieo trong tháng 9 và tháng 10. Trồng từ giữa tháng 10 đến

hết tháng 11. Thu hoạch vào tháng 1, tháng 2 năm sau.

* Vụ muộn: Gieo trong tháng 11, trồng voà giữa tháng 12. Thu hoạch vào

các tháng 2-3 năm sau.

4. Gieo hạt ươm cây con

Chọn nơi đất tốt, làm đất nhỏ, lên luống 15-20 cm luống rộng khoảng 1,2-

1,5m (Tưới phân loãng trước khi làm đất). Gieo khoảng 1 lạng hạt/ 25m2 đất.

Phủ một lớp rơm nhẹ, thoáng ( rơm phủ mặt được chặt nhỏ khoảng 8-12cm).

Tưới nước nhẹ để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm và cây con phát triển.

Tuổi cây giống tốt nhất là có từ 4-6 lá thật, tương ứng với thời gian 20, 25, 30

ngày.

5. Làm đất bón phân:

Làm đất nhỏ đều. Lên luống cao 20-25 cm, luống rộng 1-1.2cm, rãnh luống

rộng 20-25 cm. Vụ sớm lên luống mai rùa cao để thoát nước khi mưa. Vụ chính

và vụ muộn làm luống phẳng.

Bón lót cho 1 ha: 20 - 30 tấn phân chuồng + 150 kg phân lân, 50 - 60 kg

kali, 40 – 60 kg đạm ure. Phân chuồng, phân lân, phân kali trộn đều với nhau rồi

rải vào đất khi lên luống, hoặc bón vào hố trồng. Có thể bón vào giữa luống

bằng cách rạch một rãnh sâu ở giữa luống, rải phân vào đó rồi lấp đất. Phân đạm

bón sau khi trồng, bón xong tưới nước ngay.

Page 12: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

12

6. Kỹ thuật trồng

Chọn cây giống lá tròn, cuống lá dẹt, to và ngắn. Cây sinh trưởng tốt đồng

đều, không có sâu bệnh.

Dùng dầm hay cuốc bổ hốc rồi đặt cây vào theo thế tự nhiên của cây. Trên

1 luống trồng 2 hàng, sắp xếp theo kiểu so le. Khoảng cách giữa các cây thay đổi

tuỳ thuộc vào bắp cuống của giống to hay nhỏ.

Vụ sớm trồng với mật độ trồng 50 x 40cm.

Vụ chính trồng với khoảng cách 50 x 50cm.

Vụ muộn trồng với khoảng cách 50 x 40cm.

7. Kỹ thuật chăm sóc:

Sau khi trồng cây xong phải tưới ngay. Sau đó tưới hàng ngày cho đến khi

cây hồi xanh. Từ đó trở đi có thể 5-7 ngày tưới 1 lần. Có thể kết hợp tưới với

bón thúc bằng phân nước hay phân đạm hoà tan.

Khi cải bắp trải lá bàng nên dẫn nước vào rãnh, ngập đến 1/3 luống, để

nước thấm dần vào luống. Khi cải bắp đã cuốn cho nước vào rãnh lần thứ 2, để

ngập 2/3 rãnh . Không nên để thưa trong ruộng cải bắp. Khi cải bắp đã cuốn

chắc thì không tưới nữa để tránh hiện tượng nứt bắp.

Bón thúc cho cải bắp vào 2 thời kì chính:

Kỳ đầu bón vào thời gian từ lúc ra ngôi đến lúc cây trải lá bàng, trong

khoảng 30 - 45 ngày tuỳ theo giống. ở thời kì này cải bắp cần được bón thúc 2

lần. Lần đầu bón khi cây ra ngôi 10 - 15 ngày. Dùng phân chuồng loãng 30% để

tưới. Lần thứ 2 khi cây sắp trải lá bàng. Lần này cũng tưới nước phân chuồng

pha loãng, kết hợp với bón 60-70kg phân đạm cho 1 ha.

Kì thứ 2 bón vào giai đoạn cây trưởng thành đến khi cuốn xong, kì này bón

làm 2 - 3 lần. Lần đầu bón khi cây bắt đầu vào cuốn. Dùng phân chuồng pha đặc

kết hợp với 50 kg đậm ure để bón thúc cho 1 ha. Lần thứ 2 bón khi cải bắp đã

cuốn chắc. Cũng dùng lượng phân chuồng pha đặc như trên kết hợp với 60-70

kg đạm ure bón cho 1 ha.

Page 13: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

13

Sau đó nều điều kiện thời tiết thuận lợi thì không cần bón thúc nữa. Nhưng

nếu thời tiết xâu, cây sinh trưởng kém, lá vàng thì bón thúc thêm lần thứ 3.

Lượng phân chuồng pha đặc tuỳ theo trạng thái tốt xấu của cây.

Sau khi trồng 10 - 12 ngày cần tiến hành xới cho cây, kết hợp với nhặt cỏ

trước khi bón thúc lần đầu.

Khi cây cải bắp sắp trải lá bàng thì xới sâu trên mặt luống, xới mép luống

và vun gốc. Sau đó vài hôm thì bón thúc.

Khi trời mưa đất bị dính mà cây bắp còn nhỏ thì cần xới phá váng kịp thời

và bón thúc sau khi xới.

Sau khi ra ngôi được 4- 5 ngày thì tiến hành giặm ở những nơi cây bị mất

để đảm bảo mật độ.

Khi cây vào cuốn, cần tỉa bỏ những lá chân đã già cỗi, không còn khả năng

quang hợp,làm cho ruộng cải bắp thông thoáng, hạn chế sự phát trển sâu bệnh.

Việc này cần tiến hành thường xuyên cho đến khi thu hoạch. Chú ý làm cẩn thận

không để giập gãy các lá còn khoẻ mạnh.

Thời gian đầu khi bắp cải còn nhỏ, nên trồng xen xà lách, cải trắng, cải

thìa. Thời gian trồng xen không nên quá 30-35 ngày.

8. Kỹ thuật làm giống bắp cải

Giống cải bắp được thu hoạch từ những cây được để làm giống. Những cây

này được gieo hạt đại trà vào cuồi tháng 7 và đầu tháng 8. Cây giống được 35

ngày thì ra ngôi, chăm sóc giống như cây cải bắp trồng đại trà. Đến tháng 12 thì

thu hoạch. Dùng dao sắc chặt hơi vát không làm giập làm xước vỏ cây. Chú ý

chọn những cây to mập, có những đặc điểm tiêu biểu của giống để làm giống.

Sau khi thu hoạch bắp cải, các gốc cây được dồn vào một khu vực trên ruộng. ở

khu vực này cũng lên luống và bổ hốc để đặt các gốc cải bắp vào, hốc này các

hốc kia 40-50cm. Bón mỗi hốc 2 kg phân chuồng đã ủ với 100g tro bếp và

khoảng 7 g supe lân. Phân được trộn đều với đất, đặt gốc cây cải vào, nén cho

chặt gốc rồi tưới nước.

Sang xuân gốc cải bắp phát ngồng và ra hoa. Ngồng vừa vươn cao vừa ra

hoa kết quả. Mỗi gốc chỉ giữ 3 - 4 ngồng hoa. Khi ngồng hoà 50-60 cm thì phải

cắm cọc và buộc giữ các ngồng để không bị gió làm gãy. Tiến hành bấm ngọn

để nước và chất dinh dưỡng tập trung nuôi quả và hạt. Khi quả có đốm vàng là

Page 14: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

14

quả đã chín. Cần tiến hành thu hoạch ngay để đem ủ thêm 3-5 ngày cho quả chín

thêm rồi đem phơi khô, tách lấy hạt, sàng sẩy kỹ cất kĩ để đảm bảo cho vụ sau.

Ở các vùng núi cao, cải bắp để giống được gieo hạt vào tháng 6, trồng vào cuối

tháng 7 sang đầu tháng 8, thu hoạch bắp cải vào tháng 11 và tháng 12. Sau đó

lấy gốc trồng, ngay hoặc để lại tại chỗ rồi tiến hành chăm sóc. Đến tháng 2 cải

bắp trổ ngồng, ra hoa. Tháng 4-5 thu hoạch hạt để giống. Cần thu hoạch hạt

nhanh gọn, kịp thời vì lúc này ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường có mưa sớm,

dễ làm hạt bị thối, mốc, hoặc mọc mầm ngay trên cành.

VI. Kỹ thuật gieo trồng súp lơ

Nguồn: Theo: Rauhoaquavietnam.vn

1. Giới thiệu chung

a. Đặc tính sinh học

Thực phẩm của Súp lơ là toàn bộ phần hoa chưa nở. Bộ phận này mềm,

xốp không chịu được mưa nắng.

Súp lơ có bộ phận lá rất phát triển so với su hào, nhưng bộ rễ phát triển

kém hơn nhiều, ăn nông (ở lớp đất 10 - 15 cm) và ít lan rộng, bán kính hoạt

động của bộ rễ chỉ 35 – 50 cm. Vì thế tính chịu hạn, chịu nước kém.

b. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh

Yêu cầu nhiệt độ

Súp lơ là loại cây 2 năm, chịu được lạnh; nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh

trưởng và phát triển là 150 – 18

0C. Từ 25

0C trở lên cây mọc kém, chậm, mau hóa

già, hoa súp lơ bé và dễ nở. Quả lại ở giai đoạn súp lơ đang ra hoa nếu nhiệt độ

dưới 100C hoa lơ cũng bé phẩm chất kém, vì thế giai đoạn này nếu gặp gió mùa

đông bắc cần có biện pháp che phủ, chống rét cho súp lơ.

Yêu cầu ánh sáng

Ở thời kỳ cây con cần nhiều ánh sáng, sau khi bộ lá đã phát triển đầy đủ rồi

thì yêu cầu ánh sáng lại giảm đi. Ngày dài rút ngắn sự sinh trưởng và phát triển

của súp lơ. Khi ra hoa yêu cầu ánh sáng nhẹ mới đạt năng suất và phẩm chất

cao.

Yêu cầu về độ ẩm

Page 15: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

15

Súp lơ được xếp vào loại rau ưa ẩm. Nếu độ ẩm không khí thấp nhiệt độ

không khí cao, đất lại không đủ ẩm (dưới 50 - 60% độ ẩm đồng ruộng) thì hoa

bé, chóng già , năng suất thấp.

Nếu độ ẩm không khí cao (trên 90%) kết hợp với nhiệt độ cao thì hoa dễ

thối.

Độ ẩm đất trên 90% súp lơ dễ bị các vi khuẩn hại bộ rễ.

Độ ẩm thích hợp là 50 - 80% độ chứa ẩm đồng ruộng.

Yêu cầu chất dinh dưỡng

Súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH = 6,0. Súp lơ cần lượng phân

bón gấp đôi so với cây cải bắp, đến 70 - 75% lượng chất dinh dưỡng tập trung

vào thời kỳ làm hoa. Vì thế bón thúc rất có hiệu lực.

Các giống phổ biến

Có hai loại:

- Súp lơ đơn: Để trồng vụ sớm. Giống này lá nhỏ, dài, trên mặt phiến lá có

lớp phấn trắng, mỏng, ngù hoa trắng, gạo nhỏ, mặt mịn, mỏng, ăn ngon, nặng từ

1- 2 kg

- Súp lơ kép: Để trồng vụ chính và muộn. Cây lùn, hoa to, nặng từ 1,5 - 3

kg, màu trắng ngà (trắng sữa), lá mỏng và bầu, hơi nghiêng về một phía, nõn tía.

Ngoài ra còn trồng loại súp lơ xanh của Nhật Bản. Khác với loại súp lơ

thông thường có hoa màu trắng hoặc trắng ngà, loại súp lơ này cả cuống lẫn ngù

hoa đều có màu xanh đậm như màu lá, gạo hoa nhỏ, mặt hoa thưa không mịn,

nhưng ăn ngọt và ngon, chịu nhiệt tốt hơn loại súp lơ trắng.

2. Thời vụ gieo trồng

- Vụ sớm: gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8 - 9.

- Vụ chính: gieo tháng 10 - tháng 12, trồng tháng 11 - 12.

Trước khi đem gieo, ngâm hạt vào nước nóng 500C trong 25 - 30 phút để

diệt các nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống, đồng thời tăng tỷ lệ mọc của hạt khi gieo.

Page 16: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

16

Lượng hạt gieo trên 1m2 khoảng 3,5 - 4g (1 ha gieo 400g đến 600g). Sau khi

gieo hạt phải tưới giữ ẩm từ 65 - 70%.

Chú ý: che mưa nắng cho cây giống.

Riêng đối với súp lơ vụ sớm sau khi cây con mọc được 15 - 18 ngày thì

phải đem giâm. Đất giâm súp lơ vụ sớm cũng làm luống như lúc gieo hạt, cây

cách cây 5 - 6 cm theo hình nanh sấu.

Chú ý: Nên giâm vào buổi chiều để cây đỡ héo, mau bén rễ. Giâm xong

tưới nước giữ ẩm ngay. Cây giống giâm được 20 - 25 ngày thì nhổ đem trồng.

3. Làm đất, bón phân lót

Luống rộng 0,9 – 1m: vụ sớm làm luống cao, hình mui luyện, vụ muộn và

chính làm luống thấp và phẳng.

Bón lót cho 1 ha: phân chuồng ủ hoai 40 tấn.

Phân đạm urê 50 kg.

Phân lân 25kg.

Phân kali 70kg.

Phân chuồng, phân lân và kali trộn đều nhau rồi theo hốc trồng là tốt nhất.

Mỗi hốc bón từ 800g đến 1.000g. Bón xong đảo đất cho đều.

4. Trồng súp lơ

Trồng hàng kép nanh sấu trên luống với khoảng cách 60 x 50cm hoặc 40 x

50 cm (21.000 - 23.000 cây trên 1 ha); khoảng 750 - 820 cây/sào). Tuổi cây

giống khoảng 40 - 50 ngày (khi cây giống có 5 - 6 lá). Chọn cây to, mập, lá

xanh, gốc đỏ, không bị dị hình để đem trồng.

5. Chăm sóc súp lơ

Xới vun và tưới nước: Sau khi trồng phải được tưới nước mỗi ngày 2 lần

vào buổi sớm và chiều mát, trong 7 - 8 ngày liền (dùng ô doa có lỗ nhỏ, tưới nhẹ

và đều). Sau đó cứ hai ngày tưới một lần để giữ độ ẩm điều hòa khoảng 70-

80%.

Page 17: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

17

Khi thấy cây đã chéo nõn (các lá nõn cụp lại) thì không tưới bằng ô doa

nữa mà tưới vào gốc để tránh làm hỏng hoa. Tưới đậm, 1 - 2 ngày một lần. Gặp

tiết trời nồm không được tưới nước.

Khi xới phải xới tơi đất rồi mới vun. Giống sớm chỉ vun cao một lần sau

khi trồng khoảng 12 - 15 ngày, giống muộn vun lần thứ hai sau đó 10 - 12 ngày.

Bón phân thúc: thường dùng nước giải, phân bắc, phân nước và phân đạm

pha loãng để thúc 2 - 3 lần.

Lượng phân để bón thúc cho 1 ha như sau:

Phân bắc, phân đạm urê 80 - 100kg. Các kỳ bón thúc:

Kỳ 1: Sau khi trồng độ 15 ngày, dùng phân bắc pha 1/10 phân đạm cho 20

kg urê để tưới.

Kỳ 2: Sau đó 10 - 12 ngày, cũng thúc như vậy.

Kỳ 3: Khi cây đã chéo nõn, lúc này tập trung số phân còn lại bón nốt để

thúc cây ra ngù nhanh, chắc.

Kỳ này có thể rắc phân đạm và rải phân bắc, phân mục vào giữa luống, rồi

cho nước vào rãnh, lấy gáo té lên mặt luống.

Che đậy hoa: Sau khi trồng được 45 ngày (giống sớm) đến 60 - 70 ngày

(giống chính vụ và muộn) thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay.

Việc che đậy này phải làm cho tới khu thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé,

có thể bẻ gập 1 - 2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà chỉ bẻ gẫy

chân chính của lá); khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến

lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy

khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Ngoài những sâu bệnh hại cây súp lơ thường bị bệnh thối cổ rễ và bệnh gối

đen. Nguồn bệnh chủ yếu lây lan qua hạt giống và phát triển mạnh mẽ trong

điều kiện độ ẩm của đất quá cao (trên 90%).

Vì vậy, nhất thiết phải xử lý hạt giống trước khi gieo và tránh tưới nước

quá ẩm gây độc hại cho bộ rễ súp lơ.

Page 18: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

18

7. Thu hoạch súp lơ

Cần thu hoạch đúng lúc mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của hoa

lơ.

Sau khi ngù hoa xuất hiện 15 - 20 ngày thu là vừa. Lúc này mặt hoa lơ bắt

đầu gồ ghề, có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì phải thu hoạch ngay.

Dùng dao sắc, chặt một lá sát gốc, tỉa bỏ một vài lá chân, xếp đứng cuống

hoa hoặc xếp chụm cuống hoa vào nhau để dễ vận chuyển. Năng suất súp lơ có

thể đạt từ 18 - 22 tấn/ha (6 - 8 tạ/sào).

8. Để giống súp lơ

Chúng ta phải tính toán thời vụ để khi súp lơ ra hoa kết quả không gặp mưa

nhiều, lúc thu hoạch có thể hong phơi được ngay.

Khi để giống người ta thường bố trí cho quả chín vào tháng 4 và tháng 5.

Gieo hạt vào hạ tuần tháng 9 đến thượng tuần tháng 10, ra ngôi tháng 11 và

tháng 12. Tính bình quân một cây súp lơ giống cho 5 - 7g hạt, trồng tốt, chăm

sóc chu đáo có thể đạt 12 - 15g mỗi cây, tức là vào khoảng 3 - 5 tạ/1 ha (10 -

18kg/sào).

VII. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rau cải củ

Nguồn: Theo Nhà XB Văn hoá dân tộc

1. Thời vụ

Chính vụ: gieo từ tháng 8 đến cuối tháng 9. Vụ muộn; gieo tháng 10, tháng

11. Vụ chiêm hè: gieo tháng 4, tháng 5.

2. Làm đất, bón phân , gieo hạt

Cần cày, cuốc sâu để ải và làm nhỏ, nhặt bỏ các loại sỏi, đá, gạch vụn; làm

luống rộng 1,2 m – 1,5 m. Bón lót cho 1 ha cần: 15 – 16 tấn (5 – 6 tạ/sào) phân

chuồng ủ với 5% lân và kali. Tải phân trên mặt luống rồi trộn đều với đất, để 1 –

2 ngày rồi gieo hạt; gieo 15 – 17 kg /ha (0,5 – 0,6 kg/sào). Nếu gieo hàng thì bỏ

phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Hàng cách nhau 25 – 30 cm. Gieo xong

lấp đất, phủ rạ.

3. Chăm sóc

Page 19: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

19

Tưới nước phân thúc: Phủ rạ sau khi gieo rồi tưới nước giữ ẩm. Hai ngày

tưới một lần cho đến khi mọc. Chỉ tưới lướt để giữ ẩm chứ không cần tưới đẫm

nước. Cây có 2 – 3 lá thật thì tỉa lần thứ nhất, rồi bón thúc lần đầu bằng nước

phân pha loãng; sau đó 5 –7 ngày tỉa lần thứ hai kết hợp với nhặt cỏ, để lại

khoảng cách 15 – 20 cm một cây. Sau đó thúc lần thứ hai. Thúc lần ba khi cây

đang phát triển.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh hại cải củ giống như sâu bệnh hại các loại rau cải, đặc biệt là rệp

rau và bọ nhẩy, cần phát triển và phun phòng kịp thời.

Chú ý: không nên gieo 2 – 3 đợt cải củ trên cùng một diện tích.

5. Thu hoạch

Vụ chính sau khi gieo 60 – 70 ngày được thu hoạch; vụ muộn phải 80 –

100 ngày mới được thu hoạch, trái lại vụ chiêm chỉ 25 – 35 ngày là thu hoạch cả

cây, ăn cả lá, rễ, củ rất bé có vị hăng gắt. Năng suất cải củ có thể đạt 17 – 30

tấn/ha ( 6 – 10 tạ/sào) tuỳ giống và tuỳ vụ gieo trồng.

6. Để giống cải củ

Sau khi đã chuẩn bị đất kỹ, tìm những cây rủ lá vào buổi trưa, chọn củ to,

đều đặn, dáng đẹp, không sâu bệnh; cắt bỏ chỉ lấy 1/3 củ và 15 – 18 cm ls; chấm

mặt cắt vào tro bếp, chờ cho lát cắt se rồi trồng theo hàng với khoảng cách 30 x

40 cm hoặc 40 x 50 cm, ấn chặt đất quanh gốc và tưới giữ ẩm liên tiếp cho cây

ra rễ mới. Nửa tháng sau tưới thúc bằng nước phân loãng. Khi cây trổ ngồng thì

bấm ngọn để ngồng phát nhanh sẽ cho nhiều hoa và quả. Từ khi trổ ngồng đến

khi ra quả cần tưới nước phân cho cây 3 – 4 lần nữa, quả sẽ sáng, hạt chắc.

Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng lục thì thu hoạch, cắt cả cành

đem về bó lại để chỗ thoáng độ 5 – 7 ngày sau đó mới phơi khô lấy hạt. Một

hecta cải củ có thể thu từ 600 – 1000 kg hạt cải củ ( 22 – 35 kg/sào).

VIII. Kỹ thuật trồng Su hào

Nguồn:http://khcncaobang.gov.vn/index.php?option=com_docman&amp;task=

cat_view&amp;gid=87&amp;Itemid=154

1. Giới thiệu chung

Page 20: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

20

Cây su hào thuộc họ Thập tự.

Thân của cây phát triển phình to ra thành củ khí sinh, trong chứa rất nhiều

chất dinh dưỡng, và được dùng làm thực phẩm (rau). Tuy cũng có những đòi hỏi

giống như cây cải bắp về các điều kiện sống, nhưng có thể chịu được nóng hơn

cải bắp 2 - 3oC. Vì vậy su hào có thể trồng sớm và muộn hơn cải bắp được, do

đó góp phần chống giáp vụ rau trong vụ xuân hè.

Su hào lại không đòi hỏi nhiều đối với đất cũng như phân bón.

2. Các giống su hào trồng ở nước ta.

Thường có 2 giống.

- Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và

phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Điển hình là su hào Hà Giang.

Thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày.

- Su hào dọc đại (su hào bánh xe): củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến

lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 - 130 ngày. Đặc trưng là su hào Tiểu

Anh Tử (Trung Quốc) hoặc Thiên Anh Tử (Nhật Bản).

3. Thời vụ gieo trồng:

- Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và

su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 - 35 ngày.

- Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yếu dùng loại su hào dọc tăm và một phần

loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuối tháng 4 năm sau. Tuổi cây

giống 25 - 30 ngày.

4. Trồng su hào.

Trước khi nhổ cấy 4 - 5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn luyện

cây giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau bén rễ.

Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trước một buổi cho dễ nhổ.

- Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm (2.700 - 2.800 cây/sào).

- Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm (2.000 - 2.100 cây/sào).

Page 21: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

21

Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha.

Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén)

hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay

giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được.

Bón lót:

Yêu cầu bón lót cho 1 ha su hào như sau: Phân chuồng đã hoai mục: 15 -

20 tấn. Phân lân: 90 - 120 kg. Phân kali: 40 - 50 kg.

Trộn đều lại với nhau rồi bón rải lên mặt luống khi làm đất; đảo kỹ phân

với đất rồi trồng.

5. Chăm sóc

- Tưới nước: Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2

lần vào buổi sớm và chiều mát. Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Bảy ngày sau khi

cấy thì bón thúc kết hợp tưới. Tưới sao giữ được độ ẩm cho đất trong suốt thời

gian sinh trưởng.

- Bón thúc: bón thúc lần đầu sau khi cây đã bén rễ bằng phân chuồng pha

loãng 20%. Sau đó cứ một tuần lại thúc một lần. Lượng phân đạm để thúc suốt

quá trình sinh trưởng từ 150 - 200 kg urê cho 1 ha. Chú ý, su hào càng lớn lượng

phân thúc càng tăng. Thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần để củ nẩy đều,

mỏng vỏ.

- Vun xới: Xới xáo làm hai lần: lần đầu vào sau khi ra ngôi được 15 - 20

ngày, lần thứ hai sau lần trước khoảng 15 ngày.

6. Phòng trừ sâu bệnh:

Tất cả các loại sâu bệnh hại cải bắp cũng đều hại su hào, đặc biệt là rệp rau:

chúng tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ

phận này bị teo đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện kịp thời và dùng

dipterêc pha 1/1600 để phun trừ.

7. Thu hoạch:

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã

bằng, lá non ngừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ,

Page 22: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

22

giảm phẩm chất. Năng suất su hào của ta hiện nay từ 16 - 30 tấn/ha (6 - 10

tạ/sào).

8. Để giống su hào.

Gieo hạt vào tháng 9 đến cuối tháng 10 để trồng vào tháng 11, tháng 12.

Để giống cần bón lót nhiều kết hợp với lượng lân và kali gấp đôi ở đại trà:

lượng đạm giảm đi từ 1/2 - 2/3. Cây sinh trưởng bình thường thì không cần dùng

đạm để thúc.

PHẦN 2: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

CÂY THUỘC HỌ BẦU BÍ

I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí đỏ

Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=37&Lan

gID=1&NewsID=263

1. Giới thiệu chung

Bí đỏ có nguồn gốc Trung Mỹ, gồm 25 loài nhưng phổ biến nhất ở vùng

nhiệt đới là C. pepo và C. moschata, còn C. maxima thì thích hợp ở vùng khí

hậu mát.

Sản phẩm sử dụng chính là trái giàu vitamin A, trái chứa 85 - 91% nước,

chất đạm 0,8 - 2 g, chất béo 0,1 - 0,5 g, chất bột đường 3,3 - 11 g, cho năng

lượng 85 -170 kJ/100 g. Ngoài ra, hoa, lá và đọt non cũng được dùng làm rau ăn.

Đặc tính sinh học:

Rễ: Hệ thống rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ ăn lan rộng nên

khả năng chịu hạn tốt. Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn.

Đây là cây rau được chú ý canh tác đầu tiên trên những vùng đất mới khai phá.

Thân: Thân bò có tua cuốn, thân dài ngắn tuỳ giống, thân tròn hay có gốc

cạnh. Thân có khả năng ra rễ bất định ở đốt. Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt

thân.

Lá: Lá đơn, mọc cách, cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay gốc cạnh, có xẻ

thùy sâu hay cạn, màu xanh hay lốm đốm trắng.

Hoa: Hoa đơn phái cùng cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng.

Page 23: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

23

Trong điều kiện khí hậu không thuận hợp cây sinh ra hoa lưỡng tính hay hoa

đực bất thụ.

Trái: Đặc điểm của cuống trái là một đặc tính dùng để phân biệt các loài bí

trồng. Cuống trái mềm hay cứng, tròn hay gốc cạnh, đáy cuống phình hay

không. Vỏ trái cứng hay mềm, trơn láng hay sần sùi, màu sắc vỏ trái thay đổi từ

xanh đậm tới vàng, hơi trắng. Hình dạng trái rất thay đổi từ tròn, oval tới dài.

Thịt trái dầy hay mỏng, màu vàng đỏ đến vàng tươi. Ruột chứa nhiều hột nằm

giữa trái.

Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể trồng ở đồng

bằng cho đến cao nguyên có cao độ 1.500 m. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh

trưởng và phát triển từ 18 - 27oC. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ

chiếu sáng mạnh, có khả năng chịu hạn khá nhưng nếu khô hạn quá dễ bị rụng

hoa và trái non.

Nhiệt độ và độ dài ngày đều có ảnh hưởng trên sự hìanh thành tỉ lệ hoa đực

và cái trên cây. Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều hoa đực.

Cây không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì cây chịu úng kém

nhưng chịu khô hạn tốt. ẩm độ cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát

sinh bệnh trên lá.

Giống

Các giống địa phương trồng phổ biến. Hai giống được ưa chuộng nhất là:

- Giống Bí Vàm Răng: Trồng phổ biến ở Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc

Trăng. Trái tròn dẹp, có khía, nặng 3 - 5 kg, trái già màu vàng, vỏ hai da, thịt

dầy, dẻo, màu vàng tươi, phẩm chất ngon.

- Giống Bí trái dài Ban Mê Thuột: Trồng phổ biến ở miền Đông Nam Bộ

và cao nguyên. Trái bầu dục dài, nặng 1 - 2 kg, vỏ vàng xanh hay vàng, trơn

láng hay sần sùi, thịt mỏng, màu vàng tươi đến vàng cam, ít dẻo, ngon ngọt.

2. Thời vụ trồng

Bí đỏ trồng được quanh năm, tùy theo điều kiện đất và nước từng nơi mà

bố trí trồng mùa khô hay mùa mưa. Mùa khô gieo tháng 11 - 12 dương lịch, thu

hoạch tháng 3 - 4 dương lịch; mùa mưa gieo tháng 5 - 6, thu hoạch tháng 8 - 9

dương lịch.

Page 24: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

24

3. Làm đất, Gieo hạt

Bí đỏ rất dễ trồng không kén đất, có thể trồng trên đất bờ hoặc đất ruộng

sau mùa lúa, nhưng tốt nhất là đất mới khai phá. Kỹ thuật làm đất bí tương tự

như làm đất trồng dưa hấu. Đất được cuốc lên líp đôi, khoảng cách giữa 2 tim

mương 5 - 6 m, mương rộng 0,4 - 0,6 m, mặt luống rộng 0,7 m, cao 0,2 - 0,3 m,

khoảng cách cây trên luống 0,5 - 0,7 m, mật độ 5.500 - 7.500 cây/ha.

Hạt gieo thẳng hoặc gieo trong bầu, thường ngâm ủ cho nẩy mầm trước khi

gieo. Lượng giống gieo 1 - 1,5 kg/ha tùy giống. Cây con đem trồng có 1 - 2 lá

nhám.

4. Bón phân, tưới nước, tạo hình

Công thức phân áp dụng và cách bón như sau cho 1 ha:

N: từ 230- 250 kg

P2O5: 150-200 kg

K2O: 90 -100 kg

Loại phân Lượng

phân Bón lót

Thúc lần 1

(20NSKT)

Thúc lần 2

(40 NSKT)

Thúc

nuôi trái

Phân chuồng

(m3)

30 30

Vôi (kg) 1.000 1.000

Phân 16-16-8 600 200 200 200

Uree (kg) 250 250

DAP (kg) 150 120 30

KCl (kg) 100 100

NSKT: Ngày sau khi gieo

Page 25: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

25

Ngoài lượng phân trên có thể phun phân qua lá định kỳ 7-10 ngày/lần như

Bayfolan, HVP, Komix, Bioted... với nồng độ khuyến cáo trên nhản chai thuốc

giúp cây khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh, cho trái tốt.

Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra hoa.

Thoát nước tốt trong mùa mưa không để rễ cây bị úng.

Tạo hình: Khi bí dài 1m, lấy đất đắp đoạn thân giúp cây phát triển rễ phụ

tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng tốt hơn. Bí có khả năng đâm

nhánh mạnh nên ra rất nhiều nhánh. Mỗi cây chỉ nên chừa 2 - 4 nhánh tốt nhất

hoặc dây chánh và 1 - 2 dây nhánh, tỉa hết các nhánh khác làm rau ăn để cây tập

trung dinh dưỡng nuôi trái. Cũng tỉa bớt các lá chân hoặc lá vàng úa, giúp thông

thoáng ong bướm dể tìm hoa hút nhụy, tăng tỉ lệ đậu trái.

Để trái: Hoa đực ở bí đỏ rất nhiều, gấp hơn 20 lần hoa cái, hoa đực có sớm

hơn hoa cái vài ba ngày. Khoảng 35 ngày sau khi trồng hoa cái bắt đầu nở. Hoa

nở vào buổi sáng sớm, thường thì hoa đực và hoa cái trên một cây nở hoa không

cùng lúc mà hạt phấn chỉ thụ tinh trong vài giờ, vì vậy thụ phấn nhân tạo rất cần

thiết để đảm bảo năng suất. Ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực

lên vòi nhụy. Không nên phun thuốc trừ sâu xông hơi mạnh trong thời gian

chấm nụ. Mỗi cây thường để 1 - 3 trái tùy theo khoảng cách trồng và độ phì của

đất.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Bọ dưa

Phòng trừ: Bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay phun thuốc

Politrin, Baythroid, Admire, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/

bình 12-16 lít nước.

Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc sau khi trồng và trước khi cây ra hoa

(kết hợp khi bón phân thúc).

Sâu vẽ bùa

Phòng trừ: Phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polirin, Oncol, Sumicidin,

Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.

Bọ trĩ

Phòng trừ: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên. Phun thuốc ngay khi mật

Page 26: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

26

độ bọ trĩ còn thấp (2-3 con/ lá). Thay đổi loại thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ

kháng thuốc.

Thuốc hữu hiệu là: Phun thuốc Đầu Trâu FEAT 25 EC liều lượng 10-15

ml/ bình 12-16 lít nước. Hoặc Regen, Admire, Danitol, Oncol, Confidor.

Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)

Cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Rải thuốc hạt khử đất để diệt sâu,

nhộng sống trong đất trước khi trồng. Ngắt bỏ ổ trứng hay sâu non.

Phun các loại thuốc: Supracide, Ambush, Karate, Atabron, Shersol,

Lorsban ở giai đoạn sâu non.

Ngoài ra còn các loại sâu khác như: Sâu ăn lá, rầy mềm và các bệnh quan

trọng như bệnh héo rũ cây con, bệnh chảy nhựa thân, bệnh thán thư, bệnh sương

mai, bệnh nứt thân chảy mủ, bệnh héo vi khuẩn và bệnh khảm nên sử dụng

OLICIDE 0 DD liều lượng 25-30 cc/ bình 8 líl nước hoặc THUMB liều lượng

25-30 cc/ bình 8 líl.

6. Thu hoạch:

Nếu ăn ngay hoặc tiêu thụ nhanh tại điạ phương có thể thu trái non (khoảng

30 ngày sau khi đậu trái), trái thu non hái được nhiều trái và dây lâu tàn. Nếu để

dự trử lâu nên thu khi trái thật già vỏ cứng có màu vàng, có lớp sừng, có phấn,

cuống vàng và cứng (khoảng 3 - 4 tháng sau khi trồng) tùy theo giống, dùng dao

cắt cả cuống đem về bôi vôi vào mặt cắt giữ nơi thoáng mát. Năng suất 20 - 30

tấn/ha.

7. Để giống

Cần chọn trái đều đặn, nằm trên dây chính, thật già, vỏ cứng chắc, thu hoạch khi

dây đã tàn, cất giữ trong nhà ít nhất 1 tháng mới bổ ra lấy hạt. Hạt được rửa

sạch, phơi khô để vào chai kín cất giữ.

II. Kỹ thuật trồng rau bí ngô theo hướng khai thác ngọn

Nguồn:http://www2.bacninh.gov.vn/Story/NongNghiepKhuyenNong/KHCNNon

gNghiep/2008/3/11260.html

1. Thời vụ

Page 27: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

27

Có thể trồng quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính: Đông Xuân trồng

tháng 11 để cắt ngọn tháng 2, tháng 3, thu quả tháng 4, tháng 5; Hè Thu trồng

tháng 7 để cắt ngọn bán vào tháng 9, tháng 10.

2. Chọn và làm đất

Bí ngô ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, có cấu tượng nhẹ, dễ thoát nước vì vậy nên

chọn những chân đất cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát như đất phù sa ven sông, suối.

Có thể tận dụng các bờ lô, bờ thửa, bờ ruộng để trồng, trồng xen canh trong

vườn cây ăn quả khi chưa khép tán nhưng cách gốc các loại cây này khoảng 1m.

Cũng có thể tranh thủ trồng một vụ luân canh với lúa mùa sau khi thu hoạch

nhưng phải lên luống, khơi rãnh để tránh bị úng ngập dễ bị bệnh thối gốc, thối

cây. Với đất bãi, đất vườn chỉ cần cày bừa, lên luống rộng 2m; với đất lúa mùa

chỉ cần cày lật, lên luống rồi đặt đất mồi vào trong cây đã gieo qua bầu rồi xăm

xới đất trong quá trình chăm sóc sau này.

3. Mật độ và cách gieo trồng

Có thể ngâm hạt trong nước ấm, vớt ra ủ trong khăn ẩm cho nứt nanh rồi đem

gieo trực tiếp trên hố hoặc gieo vào bầu chăm sóc thành cây giống cứng cáp rồi

đem trồng. Mỗi sào nên bón lót khoảng 400-500kg phân chuồng loại có nhiều

chất độn. Càng nhiều phân chuồng thì khi bón thúc mới có thể bón được đạm để

cây bí sinh trưởng, phát triển khỏe, thu hái được nhiều lứa, bền cây. Kinh

nghiệm nhiều nơi cho thấy, với đất bãi, đất vườn thì nên gieo thẳng cây sẽ sinh

trưởng khỏe hơn. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt, khi đã mọc thì chọn giữ lại một cây

khỏe mạnh còn nhổ bỏ hoặc để trồng dặm cho những hốc không mọc hoặc mọc

yếu. Với đất ruộng nên trồng bằng cây bầu giống là tốt nhất. Vì là bí để cắt ngọn

nên phải trồng dày với khoảng cách như sau: Hàng cách hàng 2m, cây cách cây

30-40cm. Mỗi sào có thể trồng được 500-600 cây, cao gấp 3-4 lần so với trồng

để lấy quả.

4. Chăm sóc, thu hái

Khi cây đã bén rễ, hồi xanh nên tưới nhử 3 ngày/lần bằng nước giải hoặc nước

phân chuồng pha loãng. Khi bí đã có 3-4 lá thật, cây sắp ngả ngọn thì cần vun

gốc kịp thời để cho bí có ngọn to, bụ bẫm, non mới bán được giá. Khi ngọn đã

bò dài 50-60cm thì bắt đầu thu hoạch bằng cách cắt tất cả các ngọn bí cách gốc

10-15cm. Nhổ sạch cỏ, rạch hàng cách gốc 20cm, bón thúc đạm với lượng 2,5-

3kg/sào, lấp đất rồi tưới nhẹ. Khi các chồi gốc đã nảy mầm, chọn giữ lại mỗi gốc

2-3 chồi khỏe nhất, còn thì ngắt bỏ cho ngọn to. Các lứa thu hái tiếp theo cũng

Page 28: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

28

làm như vậy khi ngọn đã dài 60-70cm, cắt ngọn gần sát gốc và tiếp tục bón thúc,

vun gốc và tưới nước đủ ẩm thường xuyên. Bí ngô cần lượng nước rất lớn để

duy trì được năng suất và sản lượng chất xanh cao, vì vậy cần tưới nước thường

xuyên, đảm bảo độ ẩm cho cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Bí ngô hay bị các loại sâu ăn lá, nhện đỏ, rệp hại ngọn, hại lá... Cần chú ý phát

hiện, phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc sâu, thuốc trừ sâu vi sinh như Bt,

NPV và đảm bảo thời gian cách ly, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực

vật hóa học để tránh ngộ độc cho người mua.

III. Kỹ thuật trồng bí xanh

Nguồn:http://www.baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=123&cay

trongkythuat=c%C3%A2y%20b%E1%BA%A7u%20b%C3%AD

1. Giới thiệu chung

Đặc điểm

Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn

hay bí đá. Quả làm thực phẩm phục vụ

rau xanh hàng ngày cho mỗi gia đình.

Ngoài ra bí xanh còn là nguyên liệu cho

công nghiệp bánh kẹo, nước giải khát có

giá trị xuất khẩu cao.

Cây bí xanh là cây rau thuộc họ bầu

bí có khả năng sinh trưởng phát triển

khỏe, thích ứng rộng, chống chịu sâu

bệnh rất tốt, trồng bí xanh ít phải dùng

thuốc BVTV nên sản xuất bí xanh được

coi là sản phẩm sạch.

Do có lớp vỏ dày, cứng nên bí xanh có khả năng bảo quản, vận chuyển tốt

nên bí xanh góp phần cung cấp cho các vùng thiếu rau và khả năng bảo quản là

điều kiện cung cấp rau cho giai đoạn giáp vụ.

Bí xanh cho năng suất 35 – 50 tấn/ha và là loại rau cho hiệu quả kinh tế

cao.

Page 29: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

29

Nguồn gốc sinh vật học của bí xanh

Bí xanh là cây ưa ấm thuộc họ bầu bí. Nhiệt độ thích hợp từ 24 – 280C.

Mặc dù vậy hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 10 – 150C, nhưng tốt nhất là 25

0C ở

giai đoạn cây con (vườn ươm), yêu cầu nhiệt độ thấp hơn khoảng 20 – 220C.

Song để cho quả phát triển bình thường thì lại cần cường độ ánh sáng giảm (vừa

phải).

Bí xanh có khả năng chịu hạn khá nhờ hệ rễ khá phát triển. Thời kỳ cây con

đến ra hoa cần yêu cầu độ ẩm đất 65 – 70%, thời kỳ ra hoa kết quả cần độ ẩm

đất 70 – 80 %. Bí xanh chịu úng kém, thời kỳ phát dục ra hoa kết quả gặp độ ẩm

lớn do mưa hoặc tưới không hợp lý sẽ gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Bí xanh có thể làm việc ở vùng đất thịt vừa, hơi nặng song tốt nhất ở trên

đất thịt nhẹ và phù sa, PH thích hợp 6,5 – 8,0.

2. Thời vụ có hai vụ gieo trồng chính

Vụ thu: Gieo 20/8 – 5/10

Vụ đông xuân: Gieo 1/12 – 15/2

Gieo hạt

Lượng hạt cần gieo cho 1 ha khoảng 0,9 – 1,1 kg. Hạt nên ngâm từ 4 – 6

giờ rồi đem gieo.

Gieo hạt trên luống, phủ hạt bằng lớp đất bột mỏng không nên phủ quá

dày, hạt không đội lên được. Khi cây mọc được 7 – 8 ngày ( 2 lá mầm rõ) có thể

sang bầu, kích thước bầu 7 x 10 cm, để đến khi cây 2 – 3 lá thật thì đem trồng là

tốt nhất ( Bầu to 10 x 15cm có thể để cây đến 4 – 5 lá thật mới đưa ra trồng).

Trồng bầu để tranh thủ thời gian và dễ chăm sóc cây con, đất làm bầu là

đất hỗn hợp đất bột + phân mục theo tỷ lệ 1:1.

3. Làm đất

Nếu làm dàn nên trồng luống rộng: 1,5 – 2,0m, khoảng cách trồng 40 – 50

x 80 cm, cây cách cây 40 – 50 cm và hàng cách hàng 80 cm. Nếu không làm dàn

(cây bò trên mặt luống) nên luống rộng trên 3,5m, trồng 2 hàng giữa luống,

khoảng cách trồng cây x cây = 40 – 50 cm, hàng trồng cách mép luống 15 – 20

Page 30: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

30

cm vì vậy hàng x hàng 2,5 – 3 m.

Chú ý: nếu trồng bí bò cần có rơm, rạ… phủ mặt luống cho bí bò và

đỡ quả.

4. Phân bón

Phân chuồng cần: 800 – 1000 kg/sào.

Đạm Urê: 10 – 12 kg/sào.

Lân Super: 15 – 18 kg/sào.

Kali: 10 – 12 kg/sào.

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + Lân + 1/4 Kali +1/4 Đạm.

Thúc lần 1: Khi cây bắt đầu leo hoặc ngả ngọn bò ( Sau khi cây mọc 30 –

40 ngày ). Bón 1/4 Kali +1/4 Đạm.

Thúc lần 2: Sau khi cây ra quả rộ, bón 1/3 Kali + 1/3 Đạm.

Số phân còn lại hòa với nước phân chuồng loãng dùng để tưới khi thấy cây

sinh trưởng, phát triển kém.

5. Các biện pháp chăm sóc khác

Vun lần 1 kết hợp với bón thúc khi cây 30 – 40 ngày, vun lần 2 kết hợp với

bón thúc khi cây ra hoa rộ (55 – 65 ngày sau trồng). Bí xanh ra nhiều nhánh, mỗi

cây cần để 1 – 2 nhánh, mỗi nhánh cho đậu 1 – 2 quả, sau khi quả đậu 5 – 10

ngày có thể định quả sao cho mỗi gốc cây chỉ để 1 – 2 quả.

Nếu để bí bò, khi cây dài 60 – 70 cm, dùng dây nilon gìm dây khỏi gió lật

và tạo điều kiện ra dễ phụ ( bất định) tăng khả năng hút chất dinh dưỡng cho

cây.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Bí xanh ít phải phun thuốc, khi cây có 2 – 10 lá lục này cây non, mềm

thường bị sâu xanh, rệp phá hoại. Dùng Ofatox 0,1 % hoặc dùng Oncol 20EC

phun cho cây. Cây bị bệnh sương mai dùng Kasuzan, Zineb 80 WP, bệnh phấn

trắng dùng Bavistyl nồng độ 0,25 % phun cho cây.

Page 31: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

31

7. Thu hoạch

Bí xanh rất dễ tiêu thụ. Khi quả 50 – 60 ngày tuổi trở đi có thể thu làm bí

rau rất tốt. Nếu tiêu thụ bí già hoặc để bảo quản thì khi quả xuất hiện phân trắng,

cắt vào buổi sáng, để cả cuống, xếp cẩn thận nơi thoáng mát có thể bảo quản quả

1 – 2 tháng.

IV. Kỹ thuật gieo trồng dưa chuột

Nguồn:www.rauhoaquavietnam.vn(http://www.cuctrongtrot.gov.vn/Tech_Scien

ce.aspx?index=detail&type=a&idtin=416)

1. Thời vụ:

Trong điều kiện đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Khu 4 cũ, dưa chuột có thể

trồng 2 vụ một năm.

- Vụ Xuân là vụ chính, gieo hạt cuối tháng giêng, đầu tháng 2. Nếu gieo

sớm hơn, thời tiết quá lạnh sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và cây sinh trưởng

yếu. Nếu gieo muộn gặp nhiệt độ cao và mưa sớm làm giảm tỷ lệ quả, năng suất

sẽ thấp.

- Vụ Hè: gieo tháng 4 đến tháng 7, thu hoạch tháng 6 đến tháng 9, tháng

10.

- Vụ Đông: gieo hạt cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng

11 đến giữa tháng 12.

- Các tỉnh phía Nam gieo hạt cuối tháng tư đầu tháng 5, thu hoạch giữa

tháng 6 đến hết tháng 7.

2. Làm đất, bón phân

Do bộ rễ phát triển yếu nên phải làm đất kỹ. Sau khi cày bừa, tiến hành lên

luống ngay, tránh gặp mưa, nhất là vào vụ đông. Rạch hàng chia luống với

khoảng cách 1, 5 m mỗi luống (mặt luống 1, 2 m; rãnh 0,3m), cao 0,3 m.

Lượng phân bón cho dưa chuột trên 1 hécta như sau:

- Phân chuồng mục: 20 tấn (7 tạ/sào bắc bộ)

- Đạm urê: 150kg (5-6 kg/sào)

- Supe lân: 200kg (7 kg/sào)

Page 32: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

32

- Kali sunfat: 200kg (7 kg/sào)

Đất hơi chua, pH dưới 5,0 có thể bón thêm 30 kg vôi bột/sào (khoảng 840

kg/ha).

Phân chuồng, vôi bột và lân bón lót toàn bộ cùng với một nửa số phân đạm

và kali. Số còn lại dùng để bón thúc kết hợp với xới vun.

Phân bón lót được bỏ vào hốc, đảo đều, và lấp một lớp đất nhẹ. Hạt gieo

hai hàng trên luống với khoảng cách 60cm, mỗi hốc cách nhau 40cm. Mật độ

trồng 33.000 hốc /ha (1.200-1.300 hốc /sào). Mỗi hốc gieo 3 hạt, sau để lại 2

cây. Giống lai F1 để 1 cây. Lượng hạt để gieo cho 1 sào Bắc Bộ là 50g

(1,3kg/ha). Giống lai F1 có thể rút bớt lượng hạt gieo (30-40g/sào hay 1kg/ha).

Trong vụ Xuân, ở nhiệt độ thấp (dưới 150C) nên ủ mầm cho hạt nứt nanh

rồi hãy gieo. Hạt gieo sâu 1-1,5cm, rắc một lớp đất mịn lên trên, sau đó phủ một

lớp mùn mục hoặc trấu lên trên trước khi tưới ẩm lên hạt gieo.

3. Chăm sóc

Cây 4-5 lá thật, lúc ra tua cuốn thì xới vun kết hợp bón lót 1/2 số đạm và

kali còn lại. Sau khi bón phân, xới vun luống, nhặt cỏ kết hợp tưới rãnh cho cây

nếu trước đó và khả năng sau đó 5 - 7 ngày không có mưa thì tát nước đầy rãnh,

ngâm 3 - 4 giờ cho ngấm và tháo hết nước. Sau 3 - 4 ngày khi rãnh khô, đất

luống còn ẩm, tiến hành cắm giàn cho cây.

Giàn dưa chuột cắm hình chữ nhật. Mỗi sào cần 1400-1500 cây dóc (mỗi

hốc bình quân 1,2 dóc). Sau khi cắm buộc giàn chắc chắn, dùng dây đay, dây

chuối mềm buộc ngọn dưa lên giàn. Công việc này làm thường xuyên đến khi

cây ngừng sinh trưởng (thu 3 - 4 lứa quả).

Sau khi thu lứa quả đầu, dùng nốt số đạm và kali còn lại tưới thúc cho cây.

Nếu gặp mưa, đất ẩm, dùng cuốc nhỏ bổ hốc giữa 2 gốc cây, bón phân và lấp

đất, kết hợp làm cỏ và loại bỏ lá già, lá bị bệnh.

Sau mỗi lần thu, nếu có nước phân loãng tưới cho cây sẽ kéo dài thời gian

thu hoạch quả.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Dưa chuột thường gặp các bệnh sau đây:

Page 33: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

33

- Bệnh sương mai là bệnh nguy hiểm, gây hại cho dưa chuột ở tất cả các

vùng trồng. Vào thời kỳ có nhiệt độ thấp (dưới 200C) và độ ẩm không khí cao,

bệnh gây các vết thâm vuông cạnh trên mặt lá, làm chết các tế bào, dẫn tới khô

lá.

Dùng Boocđô 1% hoặc Zineb 80% pha loãng với nước theo nồng độ 0,4%

(400g thuốc cho 100 lít nước lã) phun phòng và trừ bệnh). Ngoài ra, có thể dùng

Ridomil MZ 72 WP phun 1 lần, lượng 1,5 kg/ha hoặc Alliette 80 WP phun 2

lần, lượng 2,0 kg/ha/1 lần phun.

- Bệnh phấn trắng. Bệnh xuất hiện giữa hoặc cuối thời kỳ sinh trưởng. Các

giống địa phương ít bị bệnh. Các giống nhập nội nhiễm nặng hơn.

Dùng Bayleton (Triadiamefon) sữa 25% với 200-250g để pha tưới cho 1 ha

dưa chuột. Ngoài ra có thể dùng Sumi - 8 loại bột thấm nước 12,5% pha với

nước nồng độ 0,01% để phun.

5. Thu hoạch

Quả 7-10 ngày tuổi, có thể thu hoạch. Nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự

ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo, năng suất sẽ giảm. Quả nên thu vào buổi

sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả, có thể thu 2 - 3 ngày

một đợt.

6. Để giống

Để làm giống, ruộng dưa chuột giữa các giống khác nhau, phải có khoảng

cách cách ly ít nhất 2km. Mỗi cây lấy 3 - 4 quả giống. Sau khi thu lứa đầu quả

thương phẩm, để những quả giữa thân làm giống. Các hoa cái khác vặt hết để

tập trung dinh dưỡng nuôi quả giống.

Quả giống 25 - 30 ngày tuổi, thu về để chín sinh lý 4 - 5 ngày. Bổ dọc quả,

lấy thìa con cạo hạt ngâm vào chậu nhựa một ngày đêm, sau đó đãi kỹ, phơi 3-4

nắng nhẹ.

Hạt cất vào lọ, chum vại, dưới có một lớp vôi bột, nắp kỹ, có thể sử dụng

sau 3 - 4 năm cất giữ.

Các giống lai F1 không để giống cho vụ sau được.

Page 34: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

34

V. Kỹ thuật trồng dưa chuột bao tử

Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=43&LangI

D=1&NewsID=1222

1. Thời vụ ở đồng bằng và trung du Bắc bộ

- Vụ xuân hè: Gieo hạt 15 - 20/2, thu hoạch khoảng 25/3 - 30/4.

- Vụ thu đông: Gieo hạt 10 - 20/9, thu hoạch khoảng 15/10 - 30/11.

2. Làm đất, gieo trồng

Chọn đất thích hợp, có thể tưới tiêu chủ động, lên luống cao 20 – 30 cm,

mặt luống rộng 1m. Rãnh rộng 30cm, bổ hốc với khoảng cách 25 cm, các loại

phân lót bỏ vào hốc trộn đều với đất và lấp kín sau đó trồng cây.

Lượng hạt giống: 30 g/sào (0,83 kg/ha). Vì hạt giống đắt tiền nên phải gieo

bầu hoặc gieo khay, nếu gieo bầu có thể để cây trong bầu từ 7 - 10 ngày (khi cây

có 2 lá thật).

Nếu gieo hạt trên khay cát để cây 3 - 5 ngày (khi cây có 2 lá sò).

- Trước khi gieo ngâm hạt cho hút no nước (khoảng 5 - 6 giờ) ủ hạt ở nơi

ấm khoảng 300C. Sau 1 - 2 ngày hạt nứt nanh thì đem gieo.

- Trồng hai hàng dọc luống cách nhau 60 cm, cây trên cùng một hàng cách

nhau 35 cm. Mật độ 1100 cây trên sào (30470 cây/ha).

3. Bón phân

- Phân bón thúc hòa loãng vào nước để tưới 5 - 7 ngày, bón thúc một lần.

Có thể dùng nước phân chuồng hoai để tưới thúc thêm.

- Bón phân qua lá: Vụ xuân tháng đầu chăm sóc thường bị rét, cây dưa sinh

trưởng chậm, nên bón phân qua lá để thúc đẩy cây sinh trưởng. Khi cây dưa 4 -

5 lá, hễ rễ còn yếu, phun urê nồng độ 1% hoặc phun các loại phân qua lá khác.

4. Chăm sóc

- Tưới ẩm đều thường xuyên.

- Cắm giàn: Khi cây có 2 - 3 lá thật thì cắm giàn hình chữ A. Thường

Page 35: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

35

xuyên dùng dây mềm buộc cây vào giàn vì tua cuốn rất yếu.

Làm cỏ sới váng sau mưa, kết hợp hót rãnh vun luống...

- Kỹ thuật trồng: Mỗi luống trồng làm 2 hàng dọc, cây cách cây chừng 45

cm, bổ hốc, dùng dao rạch túi bóng (nếu làm bầu bằng túi nilon), 1 sào trồng hết

khoảng 950 -1 000 cây là vừa (mỗi hốc trồng 1 cây). Để có đủ dinh dưỡng, mức

đầu tư (tính cho 1 sào Bắc bộ): 350 – 450 kg phân chuồng, 7 – 8 kg đạm urê, 9 –

10 kg kali, 25 – 30 kg lân. Bón lót 100% phân chuồng, lân và 20 – 30% lượng

đạm, kali, số phân còn lại dùng để tưới thúc dần. Phân chuồng có thể bón thúc

bổ sung vào giữa hàng để rễ ăn lan rộng, nhiều xã viên khác thì tưới nước phân

chuồng hòa loãng cho cây cũng mang lại hiệu quả cao.

Có thể liên hệ mua giống tại: Công ty vật tư nông nghiệp địa phương, Viện

khoa học nông nghiệp Miền Nam Việt Nam, công ty Long Đỉnh

VI. Kỹ thuật trồng cây dưa lê

Nguồn: trung tâm khuyến nông quốc gia//. Khuyennongvn.gov.vn

1. Giới thiệu chung

Nguồn gốc

Cây dưa lê có nguồn gốc từ ấn Độ, ở nước ta dưa lê mới xuất hiện khoảng

mười năm trở lại đây, cây dưa lê trở thành cây trồng chính của nhiều vùng, dưa

lê là cây mới nhập nội và trong một số năm gần đây nó đã thích nghi với khí hậu

của nước ta, cho kết quả tốt, nhân dân ta tự để giống được. Tuy vậy trong một

vài năm nay phẩm chất của dưa lê đã kém đi, quả to ra, mùi thơm và vị ngọt

giảm, màu sắc quả không thuần, nhất là loại dưa trắng, vỏ lại có lẫn một chút

màu vàng. Đó là do người trồng chưa chú ý chọn và giữ giống.

Đặc tính của giống

Dưa lê sinh trưởng khoẻ, khả năng phân nhánh nhiều, hoa màu vàng nhỏ,

đơn tính như các loài hoa dưa khác, nhưng hoa cái hầu hết lại là hoa lưỡng tính.

Hoa cái có cả nhị cái và nhị đực. Trên thân chính ít cho hoa cái, phần nhiều tập

trung ở các nhánh, đặc biệt ở các nhánh ở ngay đốt lá đầu tiên đã cho hoa cái.

Hoa cái ở các nhánh cấp hai thường cho quả to hơn. sau khi cho hoa cái đầu tiên,

cứ cách 5- 6 đốt lá cho hoa đực thì lại một đốt cho hoa cái. Dưa lê có nhiều

Page 36: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

36

giống, ở nước ta chỉ có một số giống bạch lê, hoàng lê, thanh lê, cẩm lê… nhưng

được ưa chuộng nhất là bạch lê và hoàng lê.

Các giống lê rất dễ bị lai tạp lẫn nhau, có khi với cả dưa hồng , dưa bở nên

nếu trồng nhiều giống trên một cánh đồng , dễ làm mất giá trị đặc biệt của nhau

cả về phẩm chất, màu sắc và hình dạng. Hạt dưa lê nhỏ như hạt dưa chuột , mỗi

gam có khoảng 35 hạt trọng lượng 1000 hạt chừng 25- 35 gam. Một quả dưa lê

cho khoảng 200 - 300 hạt.

Yêu cầu ngọai cảnh

- Nhiệt độ và nước

Nhiệt độ thích hợp cho dưa lê thay đổi là 18- 320C, phạm vi tối thích tương

đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở hầu khắp các tháng trong năm trừ những

ngày đông giá lạnh. Độ ẩm luôn luôn giữ điều hoà từ 75 - 80%, độ ẩm không khí

thấp cây dưa lê ít bị bệnh phá hại.

- Ánh sáng

Trời âm u ít ánh sáng lại có mưa phùn thường gây cho dưa lê lúc có 1- 2 lá

thật chết hàng loạt. Nếu là cây đã lớn có hoa quả thì bị dòi đục gốc và bệnh héo

rũ phấn trắng phá hại, nếu không phòng trừ kịp thời có khi mất trắng. Nhưng

nếu trời âm u có ít ánh sáng mà nhiệt độ cao thì lại gây hiện tượng rụng nụ, rụng

hoa và quả non, thậm chí gây thối quả hoặc quả có màu sắc xấu và vị nhạt ít

thơm.

- Đất và dinh dưỡng

Dưa lê ưa nhất đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa. Đất cát pha và thịt

nhẹ vừa thoát nước, giữ được màu mà còn giữ được nhiệt độ của đất điều hoà,

thúc đẩy quá trình phát dục của dưa lê, làm cho dưa lê mau có quả, cho quả có

màu sắc hương vị cao. Nơi có tầng đất canh tác mỏng, nhiều cát, ít màu, khô hạn

không những sản lượng thấp mà chất lượng cũng kém. Đối với đất thịt mưa đã

giữ nước lâu, nắng hay bị nứt nẻ làm cây bị đứt rễ sẽ không tốt.

Dưa lê không đòi hỏi luân canh triệt để như dưa hấu nhưng trồng liên tục trên

một mảnh ruộng cũng bị ảnh hưởng tới sản lượng và phẩm chất vì sâu bệnh phá

hại, cây trước lấy hết dinh dưỡng cần thiết của cây và sau để lại những tàn dư

cặn thải cho cây sau, nên cũng cần hạn chế liên canh.

2. Thời vụ

Page 37: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

37

Thời vụ lý tưởng nhất là tháng 2 - 3. Trồng đầu tháng 2 sẽ thu hoạch quả

vào tháng 5 - 6. Từ lúc gieo hạt đến lúc được thu hoạch khoảng dưới 90 ngày.

trồng sớm hơn, thời gian đầu còn rét , trời âm u, nắng cây sinh trưởng phát triển

kém hay bị sâu bệnh phá hại.

Sang tháng 4 - 5 nhhiệt độ không khí tăng ánh sáng nhiều cây phát triển

nhanh. Từ tháng 4 - 8 thời gian đầu cũng có gieo trồng vì mưa to nắng lớn, khi

cây trưởng thành cho hoa kết quả vẫn bị mưa gió vùi giập, quả hay bị thối, thân

lá giập nát và nhiều nước nên phẩm chất kém, ít ngọt và ít thơm. Cây mau tàn,

quả chóng già và quả nhỏ.

Dưa lê có thể trồng từ tháng 1 - 8, xong vụ sớm chống giá rét và vụ muộn

phải chọn chân đất thật thoát nước, chú ý đề phòng sâu bệnh.

3. Gieo ươm cây con

Thời vụ sớm cần phải trồng vào bầu cách này tiện nhất bầu được xếp vào

nơi tập trung có che phủ để tạo điều kiện có nhiệt độ cao, dễ quản lý chim chuột

không ăn hạt và khi hạt nảy mầm cũng không bị sâu xám phá hại.

Dùng đất lặn thành từng bát nhỏ hoặc lấy lá chuối tươi , bẹ cây chuối, lá dưa dại

…. khoanh thành từng khuôn như chiếc chén to, bỏ phân chộn với đất ải vào rồi

gieo mỗi bầu một hạt. Khi cây có 2 -3 lá thật thì chọn cây đem trồng. Trồng

riêng từng loại tốt xấu khác nhau để dễ dàng chăm sóc. Cũng có thể dùng bùn ao

đổ thành từng luống trên sân gạch hoặc xi măng như kiều gieo mạ sân. khi gieo

nhớ cắm đầu nhọn của hạt xuống với mật độ 4 x 5 cm một hạt, để đến khi cây có

2 -3 lá thật thì bóc đem trồng và để nguyên cây trên từng mảng bùn khô.

Thời vụ muộn có thể gieo thẳng xong cũng rất khó quản lý. Tốt hơn là nên làm

đất bón phân lót rồi gieo thành từng luống. Khi cây đến tuổi thì đánh đem trồng.

Dù gieo thẳng hay gieo bằng cách nào cũng nên sử lý nước 530C(3 sôi 2 lạnh)

để diệt trùng và kích thích cho hạt mau nảy mầm, ngâm 1 ngày một đêm và ủ

nứt lanh rồi mới gieo.

4. Làm đất, lên luống, bón phân lót và trồng cây

Có 2 cách làm luống, làm luống để thả thân bò và làm giàn

Làm luống để thả thân bò:

Mặt luống rộng 1.5 - 1.6 m, luống cao 30 cm, bổ hốc dọc theo luống. Hốc

cách hốc 80- 100 cm và bón phân theo hốc.

Page 38: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

38

Lượng phân bón: phân hữu cơ 30 - 45 tấn/ ha, phân đạm 80 kg, phân lân

250 kg, kali 80 kg nguyên chất. Trộn đều phân với đất, xoa bằng mặt. Mùa hanh

khô có thể làm trũng rồi mới gieo hạt hoặc trồng cây. Cây con đem trồng chỉ vừa

lấp kín mặt bầu hoặc cổ cây. Không lấp đất sâu cây dưa chậm phát triẻn.

Làm luống để làm giàn

Luống cao 30 cm mặt luống rộng 1.5 - 1.6 m mở hai rạch dọc luống với

khoảng cách 80 - 90 cm bón phân lót chộn đều với đất bột rồi gieo trồng. Mỗi

hốc cần một cây tốt, khoẻ với khoảng cách 30 - 35 cm. lượng phân bón cho

ruộng dưa theo kiều làm giàn có thể tăng thêm một chút, vì mật độ cây dày hơn.

làm cách này cốt để lợi dụng không gian, diện tích đất tuy tốn ít nhưng số lượng

hạt hoặc cây con tốn gấp 2 đến 3 lần.

5. Bón phân thúc, vun xới làm cỏ

Bón thúc chia 4 lần:

+ Lần một bón sau khi cây có 2 - 3 lá thật, lượng phân 20 kg đạm + 20 kali

nguyên chất/ ha

+ Lần 2 khi cây có 6 - 7 lá thật và bắt đầu bẻ ngọn bón 20 kg đạm + 20 kali.

+ Lần 3 khi cây bắt đầu có hoa cái 40 kg Đạm + 40 kg ka li

+ Lần 4 khi bắt đầu thu quả 40 kg Đạm + 40 kg ka li.

Kết hợp với các lần bón thúc là xới vun gốc và làm cỏ. Chỉ nên xới xáo 1

lần sau khi bón thúc lần đầu, xới nông gần gốc và phía ngoài, xới sâu vun nhẹ

sau đó chỉ nhổ cỏ và hót đất từ rãnh đắp gốc tránh làm đứt rễ dưa.

6. Làm giàn, bẻ ngọn và dẫn dây

Làm giàn theo kiểu dấu nhân (X) có cả nẹp trên cùng và hai nẹp hai bên,

giàn cao từ 2 - 2,2 m.

Bẻ ngọn và dẫn thân khi có giàn

Khi cây leo giàn cần buộc và dẫn thân cho phân bố đều trên mặt giàn. Khi

cây có 6 - 7 lá thật thì bẻ ngọn chi để cho thân chính phát sinh hai nhánh tốt, còn

tỉa bỏ các nhánh khác. Cây dưa lê ra quả ở ngay đốt lá đầu tiên của các nhánh và

cho quả to ở nhánh cấp 2. Do đó khi cây đã có quả thì bẻ ngọn, chừa lại 2 - 3 lá.

Page 39: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

39

Từ các đợt lá lại phát sinh nhánh và lại bẻ để lại 2 nhánh. Sau khi nhánh có quả

lại bẻ ngọn lần thứ 2. Sau khi nhánh thứ 2 có quả lại bẻ tiếp lần 3. Sau 2 - 3 lần

bẻ nhánh số quả sẽ có trên mỗi cây từ 6 - 14 quả. Đối với dưa lê vấn đề bẻ ngọn

để phát triển nhanh là vấn đề tối quan trọng.

Bẻ ngọn và dẫn thân khi không làm giàn

Có thể bẻ ngọn theo nhiều cách:

- Cách 1

Sau lá thứ 5 thì có thể bẻ ngọn và thân chính để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển.

Khi nhánh cấp 1 có 5 - 6 lá thì bẻ ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển. Khi

nhánh cấp 2 có 5 - 6 lá lại bẻ ngọn để nhánh cấp 3 phát triển 5 nhánh. Sau khi bẻ

ngọn 3 lần một cây dưa có thể cho tới 72 hoa cái có khả năng cho quả.

- Cách 2

Sau khi bẻ ngọn thân chính chỉ để 4 nhánh cấp 1 phát triển. Mỗi nhánh cấp 1

sẽ lấy 5 nhánh cấp 2 rồi để phát triển tự nhiên, sau 2 lần bẻ ngọn một cây dưa lê

đã cho tới 24 hoa cái có khả năng cho quả.

- Cách 3

Sau khi bẻ ngọn thân chính để 5 nhánh cấp 1 phát triển. Trên 5 nhánh cấp 1

sẽ cho 5 hoa cái có khả năng cho quả rồi cứ để phát triển tự nhiên. Số nhánh sẽ

ra nhiều ít không đièu khiển được, do đó số quả sẽ lộn xộn quả ra không đồng

đều cả về lúa quả lẫn trọng lượng quả. Cách thứ 3 này là cách kém nhất sau cách

để thân bò tự nhiên không bẻ ngọn.

7. Chặn thân và bảo vệ quả

Dưa lê hay bị gió thổi làm cuốn thân, lật lá, nên nếu làm giàn cần phải dùng

dây đay buộc thân vào giàn. Lưu ý buộc dây dưới quả để đỡ thân, tránh sức nặng

của quả làm tụt thân sẽ làm ảnh hưởng xấu tới năng suất. Nếu để thân bò trên

mặt luống thì cần dùng đất đè thân theo từng khoảng cách 60 – 70 cm không cần

dùng đất trộn phận vì dưa lê ít khi ra rễ phụ. Cũng có thể dùng ghim tre ghim

thân chắc xuống mặt đất hoặc trải rơm rạ lên mặt luống.

Quả dưa lê vỏ mỏng, khi chín có mùi thơm ngào ngạt, nếu không làm giàn cần

kê để khỏi bị giun dế phá hỏng. Dùng lá che kín quả không cho lộ ra ngoài ánh

Page 40: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

40

sáng, khi chín quả sẽ có màu trắng ngà, không có vân xanh và không bị vàng

quả sẽ được ưa chuộng hơn.

8. Thu hoạch

Từ lúc gieo hạt tới lúc thu quả khoảng 90 - 100 ngày. Từ lúc hoa cái tàn tới

lúc quả chín khoảng 30 - 40 ngày. Thời gian cho thu quả rộ 30 - 40 ngày, càng

bẻ ngọn định số quả cho một cây chính xác, số quả thu càng có độ đồng đều cao

và càng có thời gian thu gọn. Bố trí được thời vụ chính xác càng cho thu nhập

cao (trồng sớm, trồng muộn tranh thủ thời gian khan hiếm), và vừa tranh thủ

được đất đai để tăng vụ. Quả dưa lê (bạch lê) khi chín phải có màu trắng ngà và

có mùi thơm. Thu xong xếp dưa vào nơi thoáng mát trong nhà để chín thêm một

hai ngày nữa, làm tăng thêm phẩm chất và hương vị của dưa lê.

9. Để giống

Ruộng dưa lê để giống, không những phải cách ly 400 – 500 m giữa các

giống dưa lê với nhau mà còn phải cách ly với cả dưa gang, dưa bở, dưa hồng,

dưa ếch, dưa đá… Chọn những cây mang đầy đủ tính chất của giống dưa bạch lê

- loại dưa thông thường, thường gặp: quả nhỏ, có trọng lượng chừng 0,25 - 0,3

kg, có hình giống quả lê. Màu vỏ trắng ngà , có mùi thơm, ăn giòn, ngọt. Chọn

giống sinh trưởng khoẻ, phát triển đều, không bị sâu bệnh phá hại. Giữ lại các

quả trên nhánh cấp 2 để quả chín cây thêm vài 3 ngày so với thu thương phẩm,

rồi lại để chín thêm vài ba ngày trong nhà sau khi thu, rồi mới bổ quả lấy hạt. Để

hạt 1 - 2 ngày trong chậu men hay chậu sành cho lên men rồi rửa và đãi hết hạt

lép. Đem hạt phơi dưới nắng nhẹ 2 - 3 ngày. Xoa hạt cho đều rồi phơi râm cho

đến khi khô kiệt đem cất giữ và bảo quản, hạt phơi được nắng thì sẽ sáng đẹp.

VII. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu

Nguồn: http://www.binhdien.com/articlebd.php?id=153&cid=1

1. Thời vụ

Nước ta có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Tuy nhiên, tùy điều kiện

thời tiết từng vùng mà mùa trồng có khác nhau:

- Vụ sớm (dưa Noel ): Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch

vào dịp Noel (20 - 30/12 dương lịch ).

- Vụ chính (dưa Tết): Gieo trồng tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào dịp

Tết Nguyên Đán.

Page 41: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

41

- Vụ hè (dưa Lạc Hậu): Gieo trồng vào tháng 02 - 05 dương lịch.

2. Gieo hạt, ươm cây con

Lượng hạt giống cần thiết để trồng 1 ha dưa hấu là 0,5 - 1,0 kg.

Ủ hạt: Phơi hạt nơi nắng nhẹ 1 - 2 giờ, để hạt nguội rồi ngâm vào nước

sạch 4 - 6 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 24 - 36

giờ ở nhiệt độ 28-300C cho nứt mầm.

Gieo thẳng: Chuẩn bị lổ trồng ngoài đồng ruộng bằng chày, nọc đục lổ, sâu

10 cm, bón phân tro hoai mục để giữ đất ẩm sau khi gieo. Gieo hạt đã nứt mầm,

sâu 2 - 3 cm, lấp hạt với tro trấu hay đất bột.

Gieo bầu: Gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất, tiện cho việc chăm sóc cây

con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm

luống rộng 60 – 80 cm, cao 15 – 20 cm, nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để

đặt bầu.

3. Làm đất, trồng cây

- Chuẩn bị đất: Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch

lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật, cày 1 lượt, bừa 1 - 2 lượt rồi đào mương

lên luống.

- Phân lô, lên luống: Khoảng cách luống thường 2,5 – 3 m cho luống đơn

và 4,5 – 6 m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng 30 – 40 cm, sâu 40 cm, bố trí

theo hướng Đông Tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng rộng 80 -

90 cm, cao 15 – 20 cm.

- Khoảng cách, mật độ: Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3 -2,5 m x 0,5 -

0,6 m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ ha.

- Cách trồng: Cây con được 5 - 7 ngày tuổi, có 1 - 2 lá thật thì đem trồng.

Tưới nước đẫm, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn.

4. Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt Plastic)

- Mục đích:

Có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại.

Page 42: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

42

Hạn chế bốc thoát hơi nước, tiết kiệm nước.

Tiết kiệm phân bón.

Tăng khả năng quang hợp cho cây.

Hạn chế cỏ dại.

Giữ độ ẩm và nhiệt độ cho bộ rễ.

Hạn chế mưa xói mòn, ảnh hưởng úng rễ.

- Cách trải bạt: Dùng bạt có chiều ngang 1 m, phủ mặt có màu tráng bạt lên

phía trên mặt, kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ sát mép mương để

tránh cỏ mọc sau này.

- Đục lỗ: Dùng lon bia có đường kính 8 – 10 cm, cắt 2/3 mài bén hoặc dùng

than đốt nóng bỏ vào lon để đục lỗ bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20 -

30 cm.

5. Bón phân - Chăm sóc

Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu,

đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.

lượng phân bón chung

Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha

Vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ Sò): 1.000 kg/ha

Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu: 1.000-1.200 kg/ha

Bón lót

Bón lót toàn bộ 1 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, 1tấn vôi bột và

500kg phân Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha, có thể trộn với một ít thuốc

bảo vệ thưc vật như Basudin 10 H hoặc Furadan 3H để trừ kiến, dế…

Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải

màng phủ nông nghiệp, đục lỗ, gieo hạt…

- Bón thúc lần 1 (12 - 15 ngày sau khi trồng): 150 – 200 kg Đầu Trâu NPK

13-13-13+TE cho 1 ha.

Page 43: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

43

- Bón thúc lần 2 (20 - 22 ngày sau khi trồng): 150 - 200kg Đầu Trâu NPK

13-13-13+TE cho 1 ha.

- Bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200 – 300 kg Đầu Trâu

NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Chú ý: Khi bón phân cho những lần bón thúc có thể dùng một vật nhọn

đâm xuyên thủng làm thủng bạt khoảng giữa 2 gốc dưa rồi rải phân xuống hốc.

Hoặc bơm nước vào các rãnh, giữ nước lại, rồi rải phân xuống các rãnh. Đây là

biện pháp tưới thấm, tuy nhiên nên bổ sung thêm lượng phân từ 20-30%.

Ngoài ra còn kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 005 giai đoạn cây con

giúp cây phát rễ nhanh, thân lá mau bò; Đầu Trâu 007 giai đoạn sắp ra hoa

giúp cây ra hoa đồng loạt; Đầu Trâu 009 giúp trái to, vị ngọt, tồn trữ, bảo quản

tốt, vận chuyển xa dễ dàng; liều lượng mỗi loại 01 gói (10mg) pha cho bình 08

lít nước, phun đều trên khắp mặt lá - phun định kỳ 5 - 7 ngày/lần cho đến khi

trước thu hoạch 10 ngày.

Làm cỏ

Sau mỗi lần bón thúc hai bên luống dưa, tiến hành làm cỏ quanh gốc và

trên luống để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với cây.

Tưới nước

Trồng thông thường có thể dùng phương pháp tưới phun hay tưới thấm tùy

điều kiện tưới tiêu từng vùng. Trồng dưa có trải bạt phải áp dụng phương pháp

tưới thấm bằng cách bơm hoặc tháo nước vào mương, sau đó rút cạn nước trong

mương trong ngày. Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và

giai đoạn tăng trưởng của cây. Khi cây nhỏ, rễ chưa ăn sâu rộng, nên tưới nhiều

lần/ngày và tưới gần gốc.

Tỉa nhánh

Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa

mập mạnh, dễ chăm sóc, lấy trái sau này.

Định hướng dây

Khi dưa bắt đầu bò, tiến hành sửa dây thường xuyên và cố định vị trí bò

cho các dây nằm song song nhau trên mặt luống và thẳng góc với hàng trồng.

Thụ phấn

Page 44: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

44

Thụ phấn nhân tạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong sản xuất dưa để dễ

chăm sóc, bón thúc nuôi trái, trái lớn đều, chín và thu hoạch cùng lúc. Thụ phấn

vào buổi sáng từ 7-9 giờ lúc dây dưa dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ (25-30 ngày

sau khi trồng). Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa nở, to và có nhiều phấn; chấm phấn

đều lên hoa cái vừa nở.

Chọn trái

Muốn cho trái thương phẩm to, tròn đều nên để mỗi cây một trái. Chọn trái

ở vị trí lá 15 - 20 trên dây chính (hoa cái thứ 3, thứ 4) hay 8 - 12 trên dây nhánh

(hoa cái thứ 2, 3), trái có cuống to, dài, bầu noãn to, tròn đầy, không sâu bệnh và

lớn nhanh sau khi thụ phấn.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Một số sâu hại dưa hấu quan trọng

Bọ dưa

Phòng trừ: Bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay phun thuốc

Politrin, Baythroid, Admire, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/

bình 12-16 lít nước.

Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc dưa sau khi trồng và trước khi cây ra

hoa (kết hợp khi bón phân thúc).

Sâu vẽ bùa

Phòng trừ: Phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polirin, Oncol, Sumicidin,

Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.

Bọ trĩ

Phòng trừ:

Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên. Phun thuốc ngay khi mật độ bọ trĩ còn

thấp (2-3 con/ lá). Thay đổi loại thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ kháng thuốc.

Thuốc hữu hiệu là: Phun thuốc Đầu Trâu FEAT 25 EC liều lượng 10-15

ml/ bình 12-16 lít nước. Hoặc Regen, Admire, Danitol, Oncol, Confidor.

Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)

Cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Rải thuốc hạt khử đất để diệt sâu,

nhộng sống trong đất trước khi trồng. Ngắt bỏ ổ trứng hay sâu non.

Page 45: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

45

Phun các loại thuốc: Supracide, Ambush, Karate, Atabron, Shersol,

Lorsban ở giai đoạn sâu non.

Ngoài ra còn các loại sâu khác như: Sâu ăn lá, rầy mềm và các bệnh quan

trọng như bệnh héo rũ cây con, bệnh chảy nhựa thân, bệnh thán thư, bệnh sương

mai, bệnh nứt thân chảy mủ, bệnh héo vi khuẩn và bệnh khảm nên sử dụng

OLICIDE 0 DD liều lượng 25-30 cc/ bình 8 líl nước hoặc THUMB liều lượng

25-30 cc/ bình 8 líl.

7. Thu hoạch

Dưa thương phẩm được thu hoạch khi có độ chín 70-80% (khoảng 25-30

ngày sau khi thụ phấn hay 65-70 ngày sau khi trồng). Năng suất từ 18-45 tấn/

ha.

VIII. Kỹ thuật trồng cây mướp đắng (khổ qua)

Nguồn: http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonnnt/Pages/Ky-thuat-trong-

cay-muop-dang-%28kho-qua%29.aspx (sở nông nghiệp và phat triển nông thôn

tỉnh ninh thuận)

1.Thời vụ

Mướp đắng có thể trồng quanh năm. Tốt nhất là vụ Đông xuân (tháng 10

đến tháng 1 năm sau), vụ hè thu năng suất cao nhưng thuờng bị ruồi đục trái phá

hại.

2. Giống

- Các giống địa phương phổ biến như TH-12, khổ qua xiêm,….

- Các giống lai F1 như giống Chiatai, 054 và 185, East-west 241, 242, 277;

TS-01,….

3. Chuẩn bị đất trồng

- Nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp và thoát nước, có độ pH

từ 5.5-6.5.

- Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo.

- Lên luống rộng 1,0-1,2m, cao 20 - 25cm.

Page 46: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

46

- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 0,8 - 1m, cây cách cây: 25-30cm.

Mỗi hốc gieo 1-2 hạt. Lượng hạt giống gieo là 5 kg/ha, mật độ từ 5-5,7 vạn

cây/ha.

4. Chăm sóc

- Bón phân:

Lượng phân: Đơn vị tính Ha

Loại phân Tổngsố Bónlót

Bón thúc

Lần

18-10

NSG

Lần

218-

20NSG

Lần

328-

30NSG

Phân chuồng hoai

mục (tấn)

10-15 10-15 / / /

Phân HC vi sinh

(kg)

1.000 1.000 / / /

Phân lân vi sinh

(kg)

1.000 1.000 / / /

Vôi bột (kg) 1.000 1.000 / / /

Urea (kg) 100 20 40 40

Kali (kg) 50 10 20 20

Lượng phân vô cơ trên có thể tăng hoặc giảm 10-20% tùy theo đất đai, thời

tiết, mùa vụ …

- Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra

hoa. Thoát nước tốt trong mùa mưa không để cây bị úng.

- Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện 3-4 lá thật thì làm giàn cho dây

mướp leo. Cũng có thể làm giàn trước khi cây có tua. Thường làm giàn chữ X

cho cây leo, giàn cao 1,2 – 1,5m

- Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ nhánh nhỏ,

sâu bệnh giúp giàn thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như các biện

pháp luân, xen canh với các cây ngoài họ bầu bí; nên dùng thuốc sinh học, dùng

Page 47: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

47

giống kháng , nên dùng thuốc hóa học luân phiên … để giảm áp lực sâu bệnh hại

trên đồng ruộng.

Sâu hại chính thường có

+ Sâu ăn lá (Diaphania indica)

Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt

động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu

trắng, nở trong vòng 4-5 ngày. Sâu non màu xanh lục có sọc trắng đặc sắc ở

giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái

non.

Phòng trừ: Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc như nhóm Vi khuẩn

Bacillus thuringiensis var. aizawai, hoặc var. kurstaki (Vi BT 32000WP , Biocin

16WP , Aztron 7000 DBMU....), Abamectin (Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..)

+ Sâu xanh (Hilecoverpa armigera): Sâu hại hoa và quả ở tất cả các thời

kỳ. Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc như nhóm Vi khuẩn Bacillus

thuringiensis var. aizawai, hoặc var. kurstaki (Vi BT 32000WP , Biocin 16WP

, Aztron 7000 DBMU....), kết hợp với các nhóm thuốc khác như Abamectin

(Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..), Diafenthiuron (Pegasus 500SC),

Chlorfluazuron (Atabron 5 EC ).

+ Dòi đục lá (Liryomyza sp.) làm trắng lá, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng

của cây. Phòng trừ bằng các thuốc: Cyromazine (Trigard 75WP), Cypermethrin

+ profenofos (Polytrin P 440EC), Abamectin (Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..)

+ Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae): Ruồi có hình dạng và kích thước

rất giống ruồi đục trái cây, nhưng chỉ gây hại trên các cây họ bầu bí. Ấu trùng là

dòi có màu trắng ngà, đục thành đường hầm ngoằn ngèo bên trong trái làm trái

thối vàng, rụng sớm.

Phòng trừ: - Nên thu gom tiêu diệt trái rụng xuống đất,

- Nếu ruồi ở mật độ cao có thể dùng dấm pha với một ít đường

và trộn với thuốc trừ sâu, xong đặt rải rác 6 -10 m một bẩy. Cũng có thể dùng

giấy báo, bao nilong để bao trái sau khi trái đậu 2 ngày.

- Phun ngừa ruồi bằng các thuốc Cyromazine (Trigard 75WP),

Chlorfenapyr (secure 10EC) , …..

Page 48: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

48

+ Bọ trĩ (Thrips sp.)

Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung

trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn

lại. Bọ trĩ phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn.

Phòng trừ: phun dầu khoáng Petroleum sprayoil (DC-Tron plus 98.8EC)

hoặc SK Enspray 99EC sẽ giảm đáng kể sự tấn công của bọ trĩ; khi thấy mật số

bọ trĩ cao trên một đọt non cần phun một trong các loại thuốc như Abamectin

(Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..), Imidaclorid ( Confidor 100SL, Admire 50EC) ,

… nên luân phiên thuốc thường xuyên.

+ Rệp (Aphis spp.)

Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-

2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá

mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị

vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất

nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện, nấm ký sinh,.....

Phòng trừ: nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng

suất. Phun các loại thuốc trừ rầy như: Imidaclorid (Admire 050EC), Etofenprox

( Trebon 30EC) ,.....

+ Nhện đỏ: Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc như : Propargite (Comite

73EC), Saponin+Rotenone (Dibonin 5WP), Fenpyroximate (Ortus 5SC), ...

Bệnh hại: Một số bệnh hại chính như

+ Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.) hại chủ yếu trên lá, cành hoa.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là xuất hiện các vết bệnh trên lá, màu trắng

như rắc bột. Về sau nấm lan ra khắp cả phiến lá, cuống lá và cành. Lá bị bệnh

nặng thường rụng sớm, cành bị bệnh kém phát triển.

Phòng trừ: - Thu dọn sạch tàn dư cây trên ruộng sau mỗi vụ thu hoạch.

- Phun thuốc phòng trừ như: : Tebuconazone + Trifloxystrobin

(Nativo 750WG), Mancozeb (Manozeb 80WP), Thiophanate-Methyl (Thio-M

70WP), Chlorothalon (Daconil 75WP) ...

+ Bệnh chết cây con: do nấm Rhizoctonia solani.

Page 49: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

49

Phòng trừ: Phun các loại thuốc như: Propineb (Antracol 70WP) ,

Pencycuron (Monceren),Validamycin (Validacin 5DD) ...

+ Bệnh đốm vàng: do nấm Pseudoperonospora cubensis. Lúc đầu, ở mặt

trên lá vết bệnh nhỏ màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng nâu và giới

hạn trong các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có hình góc cạnh. Bên dưới ngay

vết bệnh có lớp tơ nấm lúc đầu màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng tím.

Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá vàng, cây phát triển chậm, trái nhỏ kém chất

lượng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao.

Phòng trừ: Phun Mancozeb (Dipomate 80 WP), Bordeaux + Zineb (Copper-

zinc 85WP), Mancozeb+Metalaxyl ( Ridomil Gold 68 WP),… kết hợp tỉa bỏ lá

già.

+ Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium: Bệnh gây hại trên

hoa, cuống trái, trái non và cả trái chín. Vết bệnh trên trái có màu nâu tròn, lõm,

khi bệnh nặng các vết này liên kết thành mảng to gây thối trái và làm trái rụng

sớm.

Phòng trừ: có thể phun các loại thuốc như: Propineb (Antracol

70WP), Thiophanate-Methyl (Topsin-M 70WP), Benomyl+Bordeaux+Zineb

(Vi Ben-C 50WP, Copper-B 75WP),…..

Chú ý: Để nông sản an toàn trước khi lưu thông trên thị trường tiêu thụ,

khi sử dụng các loại thuốc hoá học (tuỳ loại thuốc) cần đảm bảo thời gian cách

ly trước thu hoạch .

6. Thu hoạch.

- Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống nhập

nội) thì bắt đầu thu quả .

- Cần chú ý thu đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và

chất lượng.

- Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.

IX. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây su su

Nguồn: Theo vietnamgateway.org

1. Kỹ thuật gieo trồng

Page 50: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

50

Giống và thời vụ:

Có hai giống su su phổ biến là su su trơn và su su gai. Thời vụ gieo trồng từ

tháng 9 đến tháng 11, sau khi trồng 3 tháng trở lên sẽ được thu hoạch, thời gian

thu hoạch kéo dài tới tận tháng 5.

Làm đất, bón lót và trồng

Những chân đất thích hợp với bầu bí cũng thích hợp với su su, làm đất như

đối với trồng mướp.

Trồng su su bằng quả giống đã có mầm. Quả giống to, mẩy, gai cứng,

mầm to khỏe mới nhú là quả giống tốt.

Đào hố rộng 80-100cm, sâu 40-50cm, đổ nhiều mùn rác, phân bón vào hố

và để chừng một tuần mới đặt quả giống xuống. Các hố được đào thẳng hàng,

cách nhau 2,5-3,0m. Mỗi hố bón 10-15 kg phân chuồng và 1 kg supe lân, 1 kg

kali sunfat (không kể đổ thêm các chất mùn bã).

Trồng mỗi hốc 3-4 quả, cách nhau 30-40cm, sau đó lấp đất phủ kín quả, chỉ

để hở mầm. Một ha phải trồng từ 250-360kg quả giống để đảm bảo mật độ

1.000-1.500 cây/ha.

2. Chăm sóc và thu hoạch

Công việc chăm sóc su su rất đơn giản, gồm các thao tác sau:

Che nắng cho quả giống lúc mới trồng,

Kiểm tra sau khi mọc để khỏi bị mất khoảng.

Khi cây đã mọc đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8-2m. Khi su

su mọc dài 1-1,5m thì cắm dóc cho cây leo lên giàn. Bố trí, san dây cho đều,

tuyệt đối không được đánh cành bấm ngọn của su su như đối với bầu bí.

Khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên gốc cây su

su.

Bón phân thúc cho su su vào hai giai đoạn:

+ Khi cây vừa lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng, có

thể rải một lượt bùn sông, bùn cống rãnh lên mặt luống.

Page 51: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

51

+ Khi được thu hoạch, lại thúc bằng phân nước hoặc phân đạm có hòa lẫn

kali, làm cho quả sáng mã và chắc, chống rụng quả.

Sau đó tùy tình hình sinh trưởng của cây và khả năng phân bón sẵn có mà

quyết định bón thúc thêm vào lúc nào có lợi.

3. Thu hoạch:

Su su vừa tới lứa thì thu hoạch ngay, cách 5-7 ngày lại thu được một lần.

Thu khi quả vừa căng, trông láng vỏ là vừa. Năng suất trung bình 30-50 tấn/ha

(1-1,7 tấn/sào).

Để giống su su

Hiện nay nước ta có hai vùng để giống su su là:

- Vùng đồng bằng trồng su su vụ Đông - Xuân lấy quả giống vào tháng 5,

đem về giâm trong hỗn hợp đất, phân (7 đất 1 phân mục) ở trong những sọt hay

thùng gỗ đặt ở nơi thoáng mát, mỗi sọt hay hộp gỗ chỉ giâm 5-6 quả. Cứ để như

vậy cho đến tháng8, tháng 9 thì đem trồng.

Cũng có thể cho su su tàn đi, vun gốc, cắt dây chỉ để lại độ 2m dây gốc rồi

khoanh vòng thúng lại quanh gốc, lấp kín đất lên, còn giàn thì để cho mướp leo,

lợi dụng bóng mát của mưới che gốc cho su su. Cho đến tháng 7, tháng 8 mới

bới nhẹ gốc ra, tiếp tục chăm sóc để cho su su tái sinh trong vụ mới.

Vùng núi cao có khí hậu mát như Sa Pa, Tam Đảo, Lạng Sơn, Cao

Bằng…v.v. su su ra quả vào mùa hè, còn đến mùa Đông (tháng 10 trở đi) do rét

nên su su tàn lụi. Tại những vùng này, giữ giống bằng cách cắt dây, chỉ để lại

2m phần sát gốc rồi khoanh vòng thúng quanh gốc, lấp hỗn hợp phân, đất phủ

đầy cho cây ấm gốc để có thể tiềm sinh trong đất qua đông.

Sang Xuân, vào khoảng tháng 3 khi tiết trời đã ấm, su su sẽ nảy mầm và tái

sinh. Xới đất và bón phân thúc rồi đưa dây lên giàn. Tháng 6 sẽ cho quả và thu

hoạch cho tới tháng 8, đến tháng 10 thì su su đã già.

Page 52: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

52

PHẦN 3 : KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

CÂY ĐẬU

I. Cách trồng đậu cô ve lùn

Nguồn: Theo Hoinongdan.org.vn

1. Giới thiệu chung

Đặc điểm sinh học

Đậu cô ve lùn, còn gọi là đậu xanh. Quả màu xanh, hạt nâu, cây lùn không

leo. Ăn quả xanh có thể để giả ăn hạt. Quả ăn không ngon bằng đậu vàng. Tính

chống chịu khá hơn đậu vàng.

Đậu cô ve lùn đều thuộc nhóm đậu lùn. Cây có dạng bụi, cao 30-40cm. Cây

có khả năng tạo nhánh ở mức trung bình. Thân mảnh, có lóng, có thể vươn dài

như một dây leo. Trong trường hợp vươn dài, năng suất bị giảm rõ rệt.

Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 12-200C. Vì vây, chỉ trồng ở vụ đông

xuân mới có năng suất cao. Tuy nhiên, đậu vàng không chịu được giá lạnh dưới

100C.

Đậu côve thuộc loại ngắn ngày. Thời gian chiếu sáng 8-10giờ/ ngày là

thích hợp.

Đậu côve có bộ rễ ăn nông, lại ít rễ phụ. Do đó chúng yêu cầu đất luôn

được giữ ẩm. Độ ẩm đất 65% là thích hợp. Vượt quá 80% cây dễ bị bệnh. Thời

kì ra hoa cần ẩm nhiều.

Độ ẩm không khí thấp có thể gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả và nhiều

hiện tượng khác thường làm mất giá trị thương phẩm.

Đậu cô ve ưa các loại đất nhẹ, có độ phì vao. Đất cần tơi xốp, dễ thoát

nước.

2. Thời vụ

Có 3 vụ gieo trồng:

Page 53: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

53

Vụ sớm: Gieo từ tháng 8 đến tháng 9.

Vụ chính gieo từ tháng chín đến hết tháng 11.

Vụ muộn: Gieo từ tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau.

3. Kỹ thuật trồng

Làm đất và bón lót, gieo hạt: đất được làm kĩ đập nhỏ để đậu nhanh bén rễ.

Luống có bề mặt rộng 0,9-1m. Vụ sớm cần chú ý lên luống cao và dốc để

thoát nước.

Bón lót cho 1 ha đậu vàng trồng thuần cần.

8-10 tấn phân chuồng đã ủ thật hoai mục

100-125 kg phân lân

25-35 kg phân kali

25 kg phân đạm urê

Các loại phân lân và kali được trộn ủ với phân chuồng trước khi bón. Riêng

phân đạm lúc trồng đậu mới trộn lẫn với phân chuồng hoai để bón hoặc rắc lên

bề mặt rạch rồi đảo sau. Phân lót được bón theo rạch. Dùng cuốc rạch thành

từng hàng trên luống, sâu 10-12cm lấp đất phủ kín phân rồi tra hạt lên trên.

Hàng được rạch cách nhau 30-40 cm. Cây trên hàng cách nhau 10-15cm.

Hạt được đặt vào các hốc, mỗi hốc tra 2-3 hạt. Tra xong lấy tay xoa đất lấp kín

hạt. Mỗi hec ta gieo 80kg hạt giống.

4. Kỹ thuật chăm sóc

Sau khi gieo hạt không nên tưới nguyên nhân nước đậm làm hạt hút no

nước quá mạnh, trương lên làm rách vỏ áo, hạt dễ bị thối. Tốt nhất là trước khi

gieo nên tưới nước láng qua trên mặt luống nếu đất bị khô để đảm bảo độ ẩm

cho hạt, sau đó mới gieo hạt. Trường hợp sờ đất thấy mát tay thì không cần tới

nước lên luống.

Khi đậu có 2-3 lá thật thì nạo cỏ, xới đất và vun nhẹ vào gốc.

Khi đậu cao 20 cm thì xới mặt luống, thu nhặt cỏ và vun cao gốc.

Page 54: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

54

Sau mỗi trận mưa, mặt luống bị đóng váng, nhất thiết phải xới xáo lại,

nhưng cần đợi khô đất mới được tiến hành xới. Nếu xới khi đất còn ướt có thể

làm thương tổn rễ và gốc cây, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập vào

gây bệnh. Đặc biệt là bệnh chết vàng. Cây đậu có lá vàng, úa rồi chết.

Bón thúc cho đậu vàng được tiến hành 3 lần;

Lần thứ nhất khi cây có 4-5 lá thật, chỉ bón nhẹ.

Lần thứ hai khi cây 7-8 lá thật.

Lần thứ ba khi nụ sắp nở.

Hai lần sau bón thúc phân đậm hơn. Phân dùng để bón thúc là phân đạm.

Dùng 60kg urê bón cho 1 ha cho cả ba lần. Có thể thay thế phân đạm bằng 7-8

tấn phân ngâm để bón thúc.

Biện pháp chọn giống và giữ giống:

Muốn chọn giống đậu côve, cần chọn những ruộng tốt, không bị sâu bệnh

hại ở những vụ chính. Chọn lấy những quả lứa đầu làm giống, hái sớm những

quả lứa sau để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả để giống.

Khi quả để giống đã già, hái về để nguyên cả vỏ phơi thật khô. Trước khi

phơi chọn kĩ để loại quả xấu, quả dị hình, quả bị sâu bệnh. Sau đó phơi khô: Rải

hạt lên nong nia phơi thêm 1-2 nắng nhẹ cho hạt thật khô rồi đem bảo quản nơi

thoáng mát để trồng ở vụ sau.

II. Kỹ thuật trồng đậu Cove leo

Nguồn: Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB Nông nghiệp

Đậu cô-ve leo thuộc nhóm cây chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho sinh

trưởng, phát triển và tạo quả 18o - 22

oC. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp hơn (8

o -

10oC) cây vẫn chưa bị tổn thương như đậu tương hoặc đậu vàng.

Đậu cô-ve leo là cây ưa ánh sáng, do vậy rất cần giàn để leo. Cây có bộ rễ

lớn ăn sâu nên khả năng chịu hạn khá.

1. Thời vụ.

Đậu cô-ve leo có thể trồng 2 vụ trong năm:

Page 55: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

55

- Vụ Xuân: gieo hạt từ tháng giêng đến tháng 3.

- Vụ Thu: gieo hạt vào tháng 9 - 10.

2. Làm đất, bón phân và gieo hạt.

Sau khi làm đất lên luống với kích thước: rộng 1m, cao 0,2m, rãnh luống

0,2 - 0,25m. Mỗi hecta bón lót 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục, 150 kg supe

lân và 50 kg kali. Gieo 2 hàng trên luống và khoảng cách hàng 60cm, khoảng

cách hạt 12 - 15cm. Lượng hạt gieo 60 kg/ha (2kg/sào). Gieo xong phủ một lớp

đất bột dầy 1 cm. Do cấu tạo vỏ hạt mỏng, khả năng hút trương nhanh nên

không vội tưới. Sau 1-2 ngày dùng ô-doa tưới nhẹ mặt luống.

3. Chăm sóc.

Do đậu cô-ve leo có bộ lá lớn, hệ số thoát hơi nước cao nên phải thường

xuyên giữ ẩm đất, nhất là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả. Thời điểm này cần độ ẩm

đất thường xuyên 70%. Nhu cầu phân bón cho đậu không cao, nhưng ngoài

lượng phân lót, mỗi ha có thể bón thúc thêm 30kg đạm urê và 30kg kali vào 2

thời điểm: cây ra tua cuốn và lúc rộ hoa.

Khi cây có tua cuốn, cần làm cỏ, xới vun và bón thúc; sau đó cắm giàn

ngay cho cây leo. Mỗi hecta cần 50.000 cây dóc cắm (mỗi sào 1.700 cây). Khi

cây có hoa tiến hành tỉa dần lá già, những lá bị bệnh, những khoảng giữa có mật

độ lá đậm đặc để tạo sự thông thoáng cho cây, tăng khả năng tạo quả.

4. Phòng trừ sâu bệnh.

Đây là nội dung trồng trọt đậu cô-ve theo quy trình sạch. Các biện pháp

này cũng áp dụng với đậu đũa, đậu vàng, v.v....

- Sâu xám hay xuất hiện ở thời kỳ cây còn non. Diệt trừ bằng biện pháp thủ

công (bắt sâu bằng tay). Với sâu khoang, ngắt lá có ổ trứng và ổ sâu non tuổi 1-

2.

- Sâu đục quả là đối tượng phòng trừ chính. Cần thường xuyên kiểm tra

đồng ruộng, phát hiện kịp thời, khi có 10% quả non bị hại phải trừ ngay. Cho

đến nay, đối tượng này vẫn sử dụng thuốc hoá học. Có thể sử dụng một trong

các loại thuốc sau: Pegasus 250 SC, Sherpa 25 EC, Sumidicin 20 EC nồng độ

0,1% (1 lít thuốc/ha). Số lần phun phụ thuộc vào mật độ của sâu, tối đa không

quá 4 lần/vụ. Sau phun phải ít nhất 3 ngày mới được thu quả.

Page 56: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

56

- Với bệnh lở cổ rễ phun Validacin nồng độ 0,15% (1,5 lít/ha).

- Bệnh gỉ sắt, phấn trắng dùng Ridomil MZ 72 WP lượng 2,5 kg/ha hoặc

Alvil 1-1,5 lít/ha phun khi chớm có bệnh.

Cần chú ý khi ruộng có cả sâu và bệnh thì phun kết hợp cả thuốc sâu và

bệnh. Phun ướt đều cây để giảm tối đa số lần phun.

5. Thu hoạch.

Trong vụ xuân, lứa đầu được thu sau 50-60 ngày, vụ thu muộn hơn 10

ngày. Thu quả đủ độ chín nhưng không già (quả chuyển từ xanh đậm sang xanh

nhạt, thấy rõ vết hạt ở thân quả). Vào thời điểm rộ, thu mỗi ngày 1 lần vào sáng

sớm. Trường hợp có phun thuốc hoá học, thu sau phun 3 ngày, loại bỏ quả già,

chỉ sử dụng quả đủ chất lượng thương phẩm.

III. Kỹ thuật trồng cây đậu Hà Lan

Nguồn: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

1. Thời vụ: Gieo trồng từ tháng 5/10 đến 5/11, thu hoạch từ tháng 12 đến

đầu tháng 3 năm sau. nếu gieo muộn, bệnh phấn trắng gây hại nặng làm năng

suất giảm rõ rệt.

2. Giống:

- Giống đậu Hà lan leo cần 40 – 50 kg/hạt/ha (3kg/sào).

- Giống đậu Hà lan lùn cần 60 – 70 kg hạt/ha (4,5 kg/sào). Giống đậu này

được trồng phổ biến hơn.

3. Làm đất:

- Chọn loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, chân đất cao, dễ thoát nước, có độ pH

6,0 – 6,5, pH dưới 5,5 phải bón vôi (10 – 15 kg vôi bột/sào).

- Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Cần thực hiện chế độ

luân canh với cây khác họ, đặc biệt là cây lương thực.

- Chia luống 1,3 m, mặt luống rộng 1,0m, cao 25 – 30 cm.

4. Mật độ, khoảng cách:

Page 57: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

57

Gieo 3 hàng với đậu Hà lan lùn, gieo 2 hàng với đậu Hà lan leo luống để

tiện cắm giàn.

Đậu Hà Lan lùn: gieo với khoảng cách từ 60 – 70cm x 10 cm/1 cây, mật độ

10,0 – 12,0 vạn cây/ha.

Đậu hà lan leo: gieo với khoảng cách từ 60 – 70cm x 10cm/1 cây, mật độ

10,0 – 12,0 vạn cây/ha.

5. Phân bón:

Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân

tươi để bón tưới.

Phân chuồng;

Bón lót từ 15 – 20 tấn/ha (540 – 740 kg/sào bắc bộ, cũng có thể dùng phân

hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng

1/3 lượng phân chuồng.

Thời gian bón thúc:

+ Lần 1: cây có 4 – 5 lá thật;

+ Lần 2: trước khi cắm dóc;

+ Lần 3: sau thu quả đợt 1.

* Chú ý:

- Có thể dùng các dạng nitrat amôn, sulfat amôn thay thế cho urê,

cloruakali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK

để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón phân vào đất, có

thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo

hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.

- Đậu Hà lan leo cần tưới thêm nước phân ủ mục.

- Làm cỏ, xới, vun 3 lần kết hợp vứi 3 lần bón thúc, làm giàn khi cây cao 20

– 25 cm.

- Chỉ thu hoạch sau khi bón phân ít nhất 10 ngày

Page 58: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

58

6. Tưới nước:

- Sử dụng nguồn nước tưới sạch tuyệt đối không được dùng nước ao tù,

nước thải sinh hoạt, nước bị nhiễm bẩn chưa được xử lý để tưới.

- Sau khi gieo, cần thường xuyên giữ độ ẩm đất từ 70 – 80%.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu hại:

Thường có bọ phấn, bọ trĩ, rệp, sâu đục quả, giòi đục lá, nhện đỏ.

- Biện pháp phòng trừ:

Với bọ phấn có thể sử dụng thuốc sherpa 20 ec, karate 2,5 ec. Với bọ trĩ thì dùng

thuốc admire 0,50 ec, confidor 0,50 ec (100 sl), gaucho 70 ws. Trừ rệp có thể

dùng thuốc: karate 2,5 ec, sherpa 20 ec, trebon 10ec. Sâu đục quả có thể trừ

bằng sherpa 20 ec, sumicidin 10ec, cyperan 25 ec, phải phun sớm khi quả mới

đậu, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày. Giòi đục lá phun baythroid 50 ec,

confidor 100 sl, ofatox 400 ec theo hướng dẫn trên nhãn.

Bệnh hại

Thường gặp là bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ, bệnh gỉ sắt. Để phòng trừ

các bệnh này không nên trồng đậu liên tục nhiều vụ mà cần luân canh với các

rau khác họ: Họ thập tự, họ cà hay họ lúa nước. Đất không được để úng kéo dài,

phải luôn thoát nước, thu dọn và xử lý các tàn dự cây bệnh làm cho ruộng thông

thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc trừ bệnh: Valicidin 3 sl để trừ

bệnh lở cổ rễ, thuốc anvil 5 sc, score 250 ec, rovral 50 wp để trừ các bệnh phấn

trắng, gỉ sắt, thời gian cách ly ít nhất 10 ngày.

Kỹ thuật phun thuốc phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng

loại thuốc.

8. Thu hoạch:

Đậu hà lan có thể sử dụng quả non hoặc hạt già. Nếu thực hiện đầy đủ qui

trình này có thể thu hoạch trên 6 tấn quả non/ha.

Page 59: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

59

IV. Kỹ thuật trồng đậu đũa an toàn

Nguồn: http://www.khuyennongvn.gov.vn/ky-thuat-trong-dau-dua-an-

toan_t77c625n28055tn.aspx

1. Giống:

Có hai nhóm giống là đậu lùn và đậu leo:

Đậu lùn: cây cao 50 – 70 cm, chiều dài quả

20 – 30 cm, hạt dày, thịt quả chắc, ăn ngon, sai

quả, thu hoạch tập trung. Nhóm đậu lùn thu ít

lứa, thời gian sinh trưởng ngắn và năng suất thấp

hơn đậu leo.

Đậu leo: thân sinh trưởng vô hạn, khi trồng

phải làm giàn, chiều dài quả 40 – 70 cm, hạt thưa, thịt quả xốp, ăn nhạt hơn đậu

lùn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại giống có năng suất cao, có tính

kháng bệnh cao, thích hợp trồng các mùa trong năm.

Tiêu chuẩn giống: hạt giống phải bảo đảm tiêu chuẩn, có tỉ lệ nảy mầm

cao.

2. Thời vụ

Đậu đũa có thể trồng được quanh năm. Vụ đông xuân gieo hạt tháng 1, vụ

xuân hè gieo hạt tháng 3, vụ hè thu gieo hạt tháng 5, vụ thu đông gieo hạt tháng

8 - 9 dương lịch.

3. Chuẩn bị đất

Đậu đũa không kén đất, nhưng yêu cầu đất phải thoát nước, tơi xốp, tốt

nhất là đất thịt nhẹ, nhiều chất hữu cơ, độ pH 6 -7.

Đất được cày rồi phơi ải ít nhất 1 tuần. Bón vôi bột với lượng 800 - 1.000

kg/ha, đồng thời xử lý đất bằng thuốc Basudin 10H rải đều trước khi phay đất

để hạn chế sâu hại từ đất. Sau đó, tiến hành làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại.

Lên luống: Luống cao hay thấp phụ thuộc vào tầng đất mặt, mực nước ngầm và

thời vụ gieo trồng. Những chân ruộng có mực nước ngầm cao, thời vụ mưa

nhiều thì lên luống cao hơn để chống úng. Thông thường, độ cao của luống vụ

hè thu là 30 cm, vụ thu đông 25 cm, vụ đông xuân và xuân hè 18 – 20 cm. Mặt

luống rộng 90 – 100 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm.

Bón lót trước khi gieo hạt: Mỗi ha bón 10-15 tấn phân chuồng hoai mục

hoặc 1-1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Biogro, 250 kg lân Lâm Thao, 50 kg kali

Page 60: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

60

clorua.

4. Mật độ, khoảng cách gieo hạt

Gieo 2 hàng trên luống, hàng cách hàng 60 - 65 cm, hạt cách hạt 10 - 15

cm. Gieo xong phủ đất kín hạt dày 1 cm, sau đó tưới nhẹ trên mặt luống. Lượng

hạt giống 25 – 35 kg/ha phụ thuộc vào giống và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.

Nếu kích thước hạt to, tỷ lệ nảy mầm thấp thì cần tăng lượng hạt giống.

Hạt giống trước khi gieo nên ngâm vào nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 1 giờ,

sau đó vớt ra, ủ vào khăn ẩm. Mỗi ngày kiểm tra hạt 1 lần và phun nước bổ

sung rồi tiếp tục ủ cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Chú ý: tránh tưới quá nhiều sau khi gieo, hạt hút nước nhanh làm rách vỏ

hạt, hạt không mọc được.

5. Chăm sóc

Làm giàn

Đối với các giống đậu đũa thân leo, khi trồng cần làm giàn. Khi cây có 6 –

9 lá thật, ngọn bắt đầu vươn dài (có tua cuốn) thì cắm giàn cho cây leo. Dùng

cọc tầm vông hoặc cây nứa, cây dóc cắm giàn chữ A cao khoảng 1,5 – 1,8 m;

khoảng cách 0,5 – 0,6 m; sau đó giăng dây để đậu leo lên giàn.

Khi cây ra hoa cần tỉa bớt lá già, lá bị sâu bệnh nhằm tạo cho ruộng thông

thoáng, hạn chế sự lây lan của sâu bệnh.

Bón phân, tưới nước

Khi cây mọc, cứ 2 ngày tưới 1 lần để cho đất thường xuyên ẩm, độ ẩm đất

70%, nhất là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả.

Lượng phân bón tính cho 1 ha:

Lần 1: Sau trồng 10 ngày, bón 13 kg đạm urê, 50 kg NPK loại 16:16:8

Lần 2: Sau trồng 25 ngày, bón 25 kg đạm urê, 50 kg NPK loại 16:16:8

Lần 3: Sau trồng 40 ngày, khi cây ra hoa rộ, bón 25 kg đạm urê, 50 kg kali

clorua, 75 kg NPK loại 16:16:8

Cách bón: Hòa tan phân vào nước rồi tưới hốc. Nên bón vào buổi sáng

hoặc chiều mát. Bón phân nên kết hợp với làm cỏ và xới vun gốc để tránh thất

Page 61: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

61

thoát phân bón do sự canh tranh dinh dưỡng của cỏ dại cũng như do bốc hơi

hoặc rửa trôi.

Phòng trừ sâu bệnh

Đậu đũa thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau: sâu vẽ bùa, bọ phấn,

sâu đục quả, bệnh héo vàng, gỉ sắt… Trong đó, sâu đục quả là đối tượng khó

phòng trị nhất. Để hạn chế sâu bệnh hại, cần thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng

ruộng, cắt tỉa lá già, áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, đặc biệt

lấy phòng bệnh là chính, phun thuốc trừ kịp thời khi sâu bệnh chớp xuất hiện.

Trong giai đoạn thu hoạch, cần sử dụng các loại thuốc có thời gian phân hủy

nhanh như Vertimex, Match, Proclaim và các thuốc có nguồn gốc thảo mộc để

phun phòng trừ sâu bệnh.

6. Thu hoạch

Nói chung, đậu đũa từ lúc gieo đến bắt đầu thu hoạch là 50 – 60 ngày.

Thời gian thu quả phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt thì thời

gian thu hái sẽ kéo dài. Trong thời gian thu hoạch rộ, khoảng 2 -3 ngày thu 1

lứa.

Dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ quả, không giật mạnh làm rụng nụ hoa

các lứa sau.

PHẦN 4: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

CÂY CÀ

I. kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua

Nguồn: Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT

Cà chua trồng được trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là trên đất

pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt, đất có

pH = 6.0 - 6.5. Nếu đất chua hơn phải bón thêm vôi.

1. Thời vụ

Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1- 2

năm sau.

2. Làm đất

Page 62: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

62

Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần. Sau khi cày bừa lại và lên

luống sơ bộ, sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng.

Yêu cầu làm đất: Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột. Luống cà chua

có chiều rộng 110 - 120cm, rãnh rộng 20 - 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí

theo hướng Đông- Tây.

3. Gieo hạt và ương cây con

Lượng giống dùng gieo trồng cho 1 ha tùy thuộc vào mật độ trồng, trọng

lượng hạt và tỷ lệ nảy mầm (mật độ trồng khỏang 17 ngàn đến 23 ngàn cây/ha, 1

gr hạt có khoảng 300 đến 400 hạt). Trước khi ngâm ủ nên phơi hạt giống ra nắng

khoảng 1-2 giờ.

Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 6 - 7 giờ. Vớt hạt ra

để ráo nước, gói vào khăn ẩm, cho gói hạt vào túi nilon (buộc miệng túi để

chống thoát, hơi nước) và đem ủ ở nhiệt độ 26 – 280C. Sau thời gian ủ khoảng

72 giờ thì hạt bắt đầu nảy mầm. Khi hạt nhú mầm thì tiến hành gieo ngay, các

hạt chưa nảy mầm thì tiến hành cung cấp đủ ẩm và ủ tiếp. Có thể gieo hạt ra

luống hoặc gieo trong bầu đất. Hiện nay đa phần bà con gieo hạt vào trong bầu

đất để dễ vận chuyển khi trồng và đảm bảo chất lượng cây con tốt hơn. Đất

luống gieo, đất bầu gồm 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng hoai mục + 1

phần tro trấu + 0,2% lân. Nếu đất chua phải xử lý thêm vôi. Gieo hạt đều trên

luống hoặc bầu sau đó rải 1 lớp đất mỏng lên trên mặt. Nên làm giàn che chắn

và cung cấp đủ ẩm thường xuyên. Khi cây được 2 - 3 lá thật thì đem trồng.

4. Mật độ trồng và khoảng cách trồng

Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu

của đất nhưng có thể bố trí như sau:

Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60 cm, hoặc có thể là cây cách

cây 40cm.

Khi trồng nên cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh.

Nên trồng cây to với cây to cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc.

Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh

gốc.

Page 63: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

63

Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay

5. Phân bón

Phân bón cho cà chua nên sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn

đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân. Có thể kết

hợp phun phân bón lá có hàm lượng các chất trung và vi lượng cao hoặc chứa

các axit amin như Agrodream, WEHG…

Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2) như sau: 300 kg phân chuồng + 4 kg

đạm Urê + 15 kg Supe lân + 5 kg Kali + 8 kg NPK Đầu Trâu( 16-16-8-13S)

- Bón lót: trước khi trồng 3 - 7 ngày, vãi đều phân trên mặt đất trước khi

lên luống 300 kg phân chuồng hoai mục + 15 kg lân Lâm Thao + 2 kg kali

+ Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3 ngày tưới các chế phẩm kích thích ra rễ

xung quanh gốc như: Start Vitamin B1, Grow more Vitamin B1 …

+ Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 15 ngày, dùng 1 kg urê + 2 kg NPK Đầu

Trâu( 16-16-8-13S) hoà nước tưới xung quanh gốc.

+ Bón thúc lần 3: sau trồng 35 ngày; lần 4 sau trồng 60 ngày; lần 5 sau

trồng 70 - 80 ngày đối với cây sinh trưởng vô hạn. Lượng bón cho mỗi lần: 1 kg

urê + 1 kg kali + 2 kg NPK Đầu Trâu ( 16-16-8-13S) hoà nước tưới xung quanh

gốc.

Ngoài ra có thể bổ sung các loại phân bón lá có hàm lượng vi lượng cao

như Botrac, HK… sau trồng từ 5, 20, 35, 50 ngày.

6. Chăm sóc

Nhu cầu nước

Nhu cầu nước của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi

cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên

thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều

phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.

Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào

buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển

nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và

quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Page 64: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

64

Vun xới

Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ

lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi

trồng khoảng 8 - 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

Làm giàn

Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Tốt nhất

nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua

được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào

cọc tới đó. Cọc thường dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm. Cần buộc một cây

nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

Bấm ngọn và tỉa cành

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có

hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng

cách khác nhau.

Đối với giống cà chua ngắn ngày, ta nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ:

Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3 - 4cm là vặt đi

ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4 - 5 ngày một lần. Sau khi trên

thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4 - 5 chùm) thì tiến hành bấm

ngọn.

Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều,

trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe, thường người ta áp dụng

phương pháp tỉa để 2 cành.

Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách

cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết).

Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 - 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên

chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Tỉa lá già

Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần

phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

7. Thu hoạch

Cà cho thu hoạch khoảng 75-80 ngày sau khi trồng, thời gian cho thu hoạch

kéo dài 30-60 ngày tùy theo giống vô hạn hay hữu hạn và điều kiện chăm sóc.

Page 65: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

65

Năng suất giống địa phương thấp 10-15 tấn/ha, giống nhập nội 30-40 tấn/ha.

II. Kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc cây cà tím

Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=37&Lang

ID=1&NewsID=1365

1. Thời vụ:

Vụ đông - xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vụ hè-thu

trồng từ tháng 4 đến tháng 7. Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy các tỉnh

Nam bộ không nên trồng vào các tháng mùa mưa (tháng 5, tháng 6), các tỉnh

phía Bắc không nên trồng vào các tháng 12, tháng 1 vì rất dễ bị sâu đục quả gây

hại vào thời gian cây cho thu hoạch.

2. Gieo ươm cây giống

Do hạt cà có vỏ gỗ cứng tương đối dày nên trước khi gieo phải ngâm nước

24 -30 giờ, vớt ra ngâm tiếp trong nước ấm 500C (2 sôi, 3 lạnh, vừa để diệt nấm

bệnh, vừa kích thích cho hạt nhanh nẩy mầm) 1 giờ, ủ trong vải ẩm cho nứt nanh

rồi đem gieo trên liếp ươm hoặc trong túi bầu. Lượng hạt giống cần gieo để có

đủ cây giống trồng cho 1.000 m2 là từ 30 - 40g. Gieo đều và thưa, cần tưới giữ

ẩm cho đất 4 - 5 lần, tỉa bỏ những chỗ quá dày, những cây mọc yếu. Cây con có

5 - 6 lá thật, cao 6 – 8 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra ruộng.

3. Làm đất, bón lót, trồng cây:

Chọn các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, có

độ pH từ 6,8 - 7,2 là thích hợp nhất. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và lên luống

mui luyện rộng 1,2 m, cao 20 – 25 cm, rãnh rộng 30 cm. Lượng phân bón lót

cho 1.000 m2 bao gồm: 800kg phân chuồng hoai mục + 30 kg supe lân + 5 kg

phân kali + 50kg tro bếp. Bổ hốc sâu 10-15cm thành 2 hàng trên mặt luống với

khoảng cách: Hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 70cm (mật độ khoảng 2000 -

2.500 cây/1.000 m2).Trộn đều các loại phân trên với nhau, bón theo hốc, trộn

đều với đất, lấp bằng để 3 - 4 hôm mới trồng cây. Mùa mưa nên trồng thưa hơn

sẽ cho năng suất cao hơn là trồng dày. Kinh nghiệm bà con Hải Dương, Nam

Định là có thể trồng xen tỏi tây, hành lá và các loại rau ăn lá ngắn ngày vào giữa

2 hàng cà tím vừa tăng thêm thu nhập vừa hạn chế được cỏ dại trong giai đoạn

đầu.

4. Chăm sóc:

Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng): 5 – 6 kg phân urê, 3 – 4 kg phân KCl,

20 - 25 kg khô dầu hoặc xác mắm; lần 2 (25 - 30 ngày sau trồng): 7 – 8 kg urê, 4

Page 66: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

66

- 5 kg KCl; lần 3 (45 - 50 ngày sâu trồng): 8 – 10 kg urê, 5 – 6 kg KCl, 25 – 30

kg bánh khô dầu hoặc xác mắm. Sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2 nên bón thúc

thêm 5 kg urê, 15 - 20 kg phân chuồng hoai mục hoặc bã mắm, khô dầu cho cà

sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào

các đợt bón thúc.

Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là thời

kỳ ra hoa, nuôi quả. Có thể dẫn nước ngập 2/3 rãnh luống cho nước ngấm vào

mặt luống khoảng 2 - 3 giờ rồi tháo cạn nước đi. Không để mặt luống bị khô,

thiếu nước cà sẽ kém ra hoa, năng suất kém, trái nhỏ.

Tỉa nhánh, cắm giàn: Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ bớt các cành nhánh

dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thông thoáng. Khi cà ra đợt hoa thứ 2 thì

bấm ngọn, hãm cành hạn chế chiều cao để cho cà ra nhiều cành nhánh quả. Khi

cà bắt đầu phân nhánh thì làm giàn bằng tre, nứa cho cà khỏi đổ.

Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời.

Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa 28 chấm, nhện đỏ,

rệp... Dùng các loại thuốc trừ sâu như Ofatox, Dipterex, Regent... để phun trừ.

Hạn chế độ ẩm trong luống, tránh để bị úng ngập nhằm tránh các bệnh hại do

nấm và vi khuẩn như lở cổ rễ, thối gốc, chết ẻo, chết nhát... Có thể sử dụng các

loại thuốc trừ nấm như Validacin, Score, Topsin M, Ridomil, Aliette... để phòng

trừ ngay từ khi mới có triệu chứng ban đầu.

5. Thu hoạch

Thu hái khi quả đã lớn đẫy, căng đều, vỏ bắt đầu chuyển từ màu tím sang

tím nhạt. Cách 2 - 3 ngày thu chọn một lần, không để cà quá già kém chất lượng.

Để giống: Chọn những quả lớn đều, không sâu bệnh ở lứa quả thứ 2, thứ 3

để lại trên cây cho chín già làm giống. Thu về để thêm 1 tuần nữa cho chín hoàn

toàn rồi mới bổ lấy hạt rửa sạch, phơi nơi thoáng mát cho khô hẳn để làm giống

cho vụ sau. Mỗi quả cà cho khoảng 1.000-1.500 hạt, cứ khoảng 800 quả cà tím

cho 1,5kg hạt giống.

III. Kỹ thuật trồng cà pháo, cà dĩa

Nguồn:http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonnnt/Pages/Ky-thuat-trong-

ca-phao,-ca-dia,-ca-tim.aspx

1. Thời vụ:

Page 67: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

67

Cà pháo, cà dĩa gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

2. Giống và chuẩn bị vườn ươm:

- Đối với cà pháo, cà dĩa thường dùng các giống ở địa phương;

+ Lên liếp ươm cao từ 20 - 25cm. Hạt cà có vỏ cứng tương đối dày. Vì

vậy, để hạt có thể nảy mầm được tốt trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước

23-30 giờ, sau đó vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo.

+ Khi cây con mọc cần phải luôn giữ ẩm, nếu cây con mọc quá dày nên

tỉa bớt, chỉ để lại khoảng cách giữa các cây con là 5-6 cm.

Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên

ruộng.

3. Chuẩn bị đất, trồng cây:

Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một chân đất và không được

trồng trên đất đã trồng các loại cây cùng họ như: ớt, cà chua, thuốc lá…, nên

luân canh với các cây thuộc họ khác.

Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các

loại đất dễ thoát nước.

Lên luống rộng 1 – 1,2 m, cao 20-25 cm.

Khoảng cách trồng: 60 x 80cm.

Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm là 35 - 45 ngày.

Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5 - 7 ngày, chỉ

tưới ẩm 4 - 5 giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén.

4. Chăm sóc:

Bao gồm tất cả các khâu tác động đến cây cà từ sau cấy cho đến khi thu

hoạch.

Page 68: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

68

Bón phân:

Lượng phân: Đơn vị tính Ha

Loại phân Tổng số Bón lót

Bón thúc

Lần 1(7-

10NST)

Lần 2(20-

25NST)

Lần 3(40-

45NST)

Phân chuồng

hoai mục (tấn)

10 - 15 10-15 / / /

Phân HC vi

sinh (kg)

1.000 1.000 / / /

Phân lân vi

sinh (kg)

1.000 1.000 / / /

Vôi bột (kg) 1.000 1.000 / / /

Urea (kg) 100 20 40 40

Kali (kg) 80 20 30 30

Lượng phân vô cơ trên có thể tăng hoặc giảm 10 - 20% tùy theo đất đai,

thời tiết, mùa vụ …

Tưới nước và tỉa cành:

Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới

ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới

nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất

không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn

nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát

triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.

Cây cà sau khi mọc được 7 - 9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh

dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển

yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho

bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều

kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh

gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến

cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây

không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm

nhiều quả.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Page 69: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

69

Các loại sâu hại chính:

* Sâu xanh đục trái

Sâu đục vào nụ hoặc trái non, ăn rỗng ở bên trong, làm nụ, quả bị rụng hoặc bị

thối.

Phòng trừ

dùng các loại thuốc vi sinh như như nhóm Vi khuẩn Bacillus thuringiensis

var. aizawai, hoặc var. kurstaki (Vi BT 32000WP, Biocin 16WP, Aztron

7000DBMU....), Abamectin (Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..), Diafenthiuron

(Pegasus 500SC), Chlorfluazuron (Atabron 5 EC ), Spinosad (Success

25SC)…, dùng luân phiên với thuốc hoá học gốc Deltamethrin ( Decis 2.5EC,

Delta 2.5EC)...; hoặc dùng các chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc.

*Sâu ăn lá

Bao gồm các loại sâu như sâu khoang, sâu đo,… là loại sâu ăn tạp, cắn phá

hại lá. Để hạn chế tác hại của chúng dùng các loại thuốc như sâu xanh.

*Sâu xám

Sâu non sống trong đất, ban đêm chui lên cắn phá cây.

Phòng trừ: Làm đất ải và diệt sạch cỏ trên đồng ruộng. Dùng thuốc

Diazinon (ViBasu 10H) rãi vào đất theo hàng cây để diệt sâu non.

* Đối với rầy xanh

Dùng một trong các loại thuốc Fenvalerate ( Sumicidin 10, 20EC) ,

Thiamethoxam (Actara 25WG), Buprofezin ( Applaud 10WP) , …

Các loại bệnh hại chính

* Bệnh lở cổ rễ

Do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra.

Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu

chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống

mạch dẫn, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết.

Page 70: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

70

Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không

để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện, dùng các loại thuốc như: thuốc

gốc đồng, Carbendazim (Bavistin 50SC), Propineb (Antracol 70WP),

Validamycin (Validacin 5L) để phun.

* Bệnh chết xanh

Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây

hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh.

Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắt nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng

có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo

và chết.

Cách phòng trừ:

- Cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây.

- Sử dụng các giống kháng bệnh.

- Kịp thời phát hiện sớm và loại bỏ những cây bị bệnh, đem xa khỏi ruộng

và tiêu hủy. Để hạn chế sự lây lan của bệnh, có thể dùng các loại thuốc như

Kasugamycin (Kasumin 2L), Streptomyces lidicus WYEC 108

(Actinovate 1SP), ...

* Bệnh đốm nâu

Do nấm Cladosporium fulvum Cke gây ra.

Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu

đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.

Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát

triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh

này có thể chết. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm 90-95%, nhiệt độ 22-

250C. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.

Phòng trừ:

Thu dọn tàn dư cây sau mỗi vụ thu hoạch.

Luân canh cà với các cây trồng khác họ.

Page 71: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

71

Kịp thời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn.

Dùng các loại thuốc Mancozeb (Dipomate 80 WP), Bordeaux + Zineb

(Copper-zinc 85WP), Mancozeb+Metalaxyl ( Ridomil Gold 68 WP),… để phun

khi bệnh xuất hiện nhiều.

Chú ý: Để nông sản an toàn trước khi lưu thông trên thị trường tiêu thụ,

khi sử dụng các loại thuốc hoá học (tuỳ loại thuốc) cần đảm bảo thời gian cách

ly trước thu hoạch .

6. Thu hoạch và để giống cho vụ sau

Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt

quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau. Cách 2-3 ngày thu một lần.

Đối với cà pháo, cà bát khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng thân

chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt. Chọn lấy

những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều

hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1 - 2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu

vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về

để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ

sau.

Cũng có thể để hạt giống theo cách cổ truyền sau đây: để cho quả cà nhũn

ra, bóp hạt vào tro, cho thêm nước trộn thành hỗn hợp tro, hạt, nặn thành nắm và

gắn chặt vào tường gần bếp để khô tự nhiên, đến vụ đem bóp vụn và mang gieo.

Cách để giống này rất thích hợp với quy mô trồng trọt nhỏ ở gia đình, tự túc cây

giống.

PHẦN 5: KỸ THUẬT TRỒNG CÁC LOẠI CÂY

RAU LÀM GIA VỊ

I. Kỹ thuật trồng tía tô

Nguồn:http://www.baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=152&ca

ytrongkythuat=rau%20c%E1%BA%A3i

Tên khoa học: Perilla fruescens (L.)

Họ môi : Lamiaceae.

Page 72: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

72

1. Giới thiệu chung

Tía tô là cây thân thảo, mọc

hằng năm, đứng thẳng. Thân

vuông, có rãnh dọc và có lông.

Lá mọc đối, có cuống dài, phiến

là hình trứng, đầu nhọn. Hoa

trắng hay tím.

2. Đất trồng

- Chọn chân đất cao, tơi

xốp, thoát nước tốt.

- Đất được cày bừa kỹ, dọn

sạch cỏ và lên luống.

- Mùa nắng : Làm luống rộng 1 - 1.2 m, nếu đất cát pha có thể làm luống

chìm để giữ ẩm.

- Mùa mưa : Làm luống rộng 0.8 – 1 m, cao 20 cm.

3. Cách gieo trồng

Có 2 cách : gieo hạt và giâm cành

Luống gieo hạt được cày bừa kỹ (đất nhuyễn), bón lót phân chuồng hoai.

trước khi gieo nên rải Basudin và sau khi gieo phủ rơm. Khi hạt nẩy mầm phải

giở rơm để cây mọc cứng.

Khi cây có 5 – 6 lá thật (30 – 35 ngày sau gieo) là đem trồng .

4. Thời vụ gieo trồng, mật độ, khoảng cách

Tía tô có thể trồng được quanh năm.

Cây cách cây, hàng cách hàng : 15 x 15 cm.

Mật độ : 450.000 cây/ha

5. Bón phân (tính cho 1.000 m2)

Bón lót: 1 tấn phân chuồng + 10 kg super lân.

Page 73: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

73

Bón thúc

+ 10 NST (ngày sau trồng): Hoà phân urê với nồng độ 20 g/10 lít nước, kết

hợp với bánh dầu, phân chuồng. 10 ngày tưới/lần.

+ 20 NST: Hoà phân urê để tưới như trên.

Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh chết cây và bệnh gỉ sắt

Giai đoạn cây con có 4 – 5 lá thật thường bị bệnh chết rạp cây con do nấm

Fusarium sp gây nên.

Phòng trừ bằng cách xử lý đất bằng vôi trước khi trồng. Vào mùa mưa nên

làm chân luống cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ. Không trồng

tía tô trên cùng một chân đất.

Sâu ăn lá

Sử dụng các loại thuốc như Sherpe, Polytrin, Cyper,… để phun phòng trị.

Sử dụng Tất cả các loại thuốc nên tuân theo nguyên tắc “4 đúng”. Tía tô là

rau gia vị nên cẩn thận trong việc sử dụng nông dược. Trước khi thu hoạch 2

tuần tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

7. Thu hoạch

Sau khi trồng 40 ngày là có thể thu hoạch.

Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10 cm, sau đó tiếp tục chăm sóc

cho cây tái sinh 15 - 20 ngày thu 1 lần.

Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với tưới nước phân như

trên

Khoảng 2 đợt bón bổ sung bánh dầu, phân chuồng + 4 kg urê.

Page 74: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

74

II. Kỹ thuật trồng rau mùi (ngò)

Nguồn:hhtp://www.baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=43

6&caytrongkythuat=rau%20c%E1%BA%A3i tp

Ngò rí là rau mùi thuộc cây

thân thảo, lá mềm. Lá cây mọc

thẳng từ gốc bằng một cuống dài

có hình ống, rỗng ruột. Lá màu

xanh, hơi tròn, mép lõm vào như

hình cánh hoa. Mỗi cây có từ 5 – 6

lá, mùi hương dễ chịu.

Rau ngò rí có thể trồng quanh

năm nhưng thời điểm tốt nhất là

trong vụ đông xuân, từ tháng 10

năm trước đến tháng 1 năm sau.

Khi làm đất phải chú ý cày

bừa đất nhỏ, tơi xốp, không bị úng

nước. Đất nhiều mùn (hữu cơ) và

được xử lý bằng các loại thuốc trừ kiến, dế và côn trùng có hại.

Làm luống rộng 1,2m. Chiều dài luống tùy theo kích thước vườn. Chiều

cao luống khoảng 20 – 25cm (tùy theo thời vụ gieo trồng).

Trước khi gieo hạt nên phơi nắng nhẹ. Sau phơi cần ngâm hạt từ 12 – 14

giờ trong nước sạch để hạt hút nước. Cần trộn hạt với chế phẩm Comcat để cây

phát triển khỏe. Hạt cần gieo đều, gieo xong có thể phủ rơm rạ nhẹ hoặc lớp đất

thật mỏng để giữ ẩm giúp hạt nhanh mọc.

Liều lượng phân bón (sử dụng cho 1.000m2) gồm: 1,5 tấn phân chuồng

hoai mục. Nếu không có phân chuồng thì sử dụng các loại phân hữu cơ chế biến

(phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh với lượng bón từ 500kg - 1.000

kg/1.000m2 (sử dụng cho bón lót, lúc làm đất). Bón thúc 5kg phân urê + 2kg

NPK/1.000m2. Sau đó sử dụng thêm phân bón lá NPK (30-10-10 + TE) và

Roots Dry, VTM-B1 để phun khi cây mọc được 12 – 15 ngày (kể từ lúc gieo

hạt). Thời lượng phun định kỳ 3 - 5 ngày/lần.

Tưới nước ngay sau khi bón phân. Sau đó mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng

sớm. Nguồn nước tưới cần sử dụng nước sạch để tưới (nước phù sa được dẫn

Page 75: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

75

trực tiếp hoặc nước giếng khoan), tuyệt đối không được dùng nước ao tù, nước

thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa được xử lý.

Rau ngò rí là loại cây mọc khỏe nên sau khi cây mọc, các loại cỏ sẽ cạnh

tranh dinh dưỡng, cần nhổ cỏ để rau ngò rí không bị lấn át. Trong trường hợp

rau ngò rí mọc dày, có thể tỉa bớt để ăn dần. Rau ngò rí sau khi trồng khoảng 30

– 32 ngày là có thể thu hoạch. Thu hoạch bằng cách nhổ tỉa hoặc thu cả luống.

Rau ngò rí rất ít bị sâu bệnh hại. Nếu có, chỉ là sâu cắn phá lá rau. Có thể

sử dụng Sherpa hoặc Biocin để phun. Tuy nhiên, do thời gian canh tác rau ngắn

nên cần tính toán kỹ thời gian phun thuốc để thu hoạch cho thích hợp (đảm bảo

thời gian cách ly ít nhất 7 ngày). Trừ bệnh sử dụng thuốc Physan.

III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc tỏi

Nguồn:http://www2.bacninh.gov.vn/Story/NongNghiepKhuyenNong/KHC

NNongNghiep/2008/3/11102.html

1. Thời vụ

Ở đồng bằng sông Hồng, tỏi nằm trong công thức luân canh giữa 2 vụ lúa

(mùa sớm và xuân) nên thời vụ thích hợp trồng là 25/9 - 5/10 dương lịch, thu

hoạch 30/1 - 5/2 dương lịch vẫn đảm bảo đủ thời gian sinh trưởng và không ảnh

hưởng đến thời vụ của lúa. Tuy nhiên vì không có thời gian cho đất nghỉ nên

việc làm đất phải tính toán kỹ, từ chọn ruộng trồng đến việc chủ động chế độ

nước cho lúa mùa. Nếu để tỏi giống với thời gian sinh trưởng trên 140 ngày, tỏi

phải trồng đất bãi ven sông, không cấy lúa xuân.

Ở khu vực miền Trung, tỏi trồng vào tháng 9 – 10 dương lịch , thu hoạch

củ vào tháng 1 – 2 dương lịch.

2. Làm đầt, bón phân, trồng củ

Đất trồng tỏi chọn chân vàm cao, dễ thoát nước. Sau khi gặt xong lúa mùa

sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Luống rộng 1,2 -

1,5m , rãnh 0,3m. Sau khi lên luống, rạch hàng bón phân. Mỗi luống trồng 5 - 6

hàng, khoảng cách hàng 20 cm.

Mỗi hecta tỏi bón 20 tấn phân chuồng, 300 kg đạm urê, 500 kg supe lân và

240 kg kali sunphat (tính ra 1 sào Bắc Bộ hết 740 kg phân chuồng, 11 kg đạm

urê, 18,5 kg supe lân và 9 kg kali sunphat). Đất chua cần bón thêm vôi bột. Khối

Page 76: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

76

lượng vôi tùy theo độ chua của đất. Toàn bộ vôi bột, phân chuồng, lân và, 1/3 số

đạm kali dùng để bón lót. Rải đều theo hàng và trộn kỹ số đạm và kali còn lại

dùng để bón thúc. Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc, trọng lượng củ 12 -

15g, có 10 - 12 nhánh. Mỗi hecta cần 1 tấn tỏi giống (370 kg/sào). Khoảng cách

trồng mỗi nhánh 8 - 10 cm, ấn sâu xuống đất 2/3 nhánh tỏi, phủ đất nhỏ lên trên.

Sau khi trồng dùng rơm, rạ băm nhỏ phủ một lớp dày 5 cm để giữ ẩm và hạn chế

cỏ mọc.

3. Chăm sóc

Tưới nước đều đến khi cây mọc và khi có 3 - 4 lá thật thì tưới nước vào

rãnh, để nước thấm lên dần.

Cả thời gian sinh trưởng tưới 4 - 5 lần. Trước mồi lần tưới rãnh nên kết hợp

bón thúc phân hóa học (số đạm và kali còn lại).

4. Phòng trừ sâu bệnh

Cây tỏi thường bị các bệnh sau đây:

Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger.)

Xuất hiện vào cuối tháng 11 dương lịch, khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm

không khí cao.

Phòng bệnh tốt nhất là trước khi bệnh xuất hiện phun định kỳ dung dịch

Boócđô 1% (1 kg phèn xanh + 1 kg vôi cục + 100 lít nước lã) hoặc Zineb 80%,

hoặc Ziram 90% pha 2 - 4 phần nghìn và phun với lượng 18 - 20 lít/sào Bắc Bộ.

Trồng 1 sào tỏi cần chuẩn bị 2 kg phèn xanh hoặc 8 kg thuốc Zineb.

Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp

cũng là biện pháp tốt.

Bệnh than đen (Urocystis cepula Prost.).

Bệnh xuất hiện trên củ, khi củ sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản.

Cách ly những củ bị bệnh. Dùng Zineb 80% để phun trừ.

5. Thu hoạch, để giống

Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125 - 130 ngày lúc lá đã già, gần

khô. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo

Page 77: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

77

quản. Nếu có nhiều để vào kho, trên giàn nhiều tầng.

Củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn những củ

đường kính 3,5 - 4cm, có 10 - 12 nhánh, không bị bệnh để riêng, bó thành bó

nhỏ treo nơi thoáng mát hoặc trên gác bếp.

IV. Kỹ thuật trồng hành tây xuất khẩu

Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=37&Lan

gID=1&NewsID=1041

1. Giới thiệu chung

Hành tây có tên khoa học Allium cepa L, là một sản phẩm rau cao cấp,

được sử dụng để chế biến các món ăn mà hầu hết trên thế giới đều dùng. Hiện

nay đối với nước ta hành tây còn đang là một mặt hàng rau tươi xuất khẩu sang

các nước phương Tây và các nước trong khu vực.

Các vùng trồng hành tây chủ yếu ở nước ta như Phan Rang, Đà Lạt, Vĩnh

Phúc, Hà Bắc, Hà Nội ... đã rút ra được nhiều kinh nghiệm sản xuất trong việc

thâm canh để đạt năng suất cao, bảo đảm phẩm chất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đặc điểm sinh học:

Cây hành tây ưa ánh sáng ngày dài, độ dài ánh sáng trong ngày thích hợp là

12-14 giờ, nhất là giai đoạn hình thành và phát triển củ. Hành tây không chịu

được úng, song nếu đất khô hạn cũng làm giảm năng suất và chất lượng củ. Độ

ẩm cần thiết cho giai đoạn cây con và củ đang lớn khoảng 80-85%, lúc củ già thì

khoảng 70%. Do bộ rễ kém phát triển nên đất trồng hành tây cần tơi xốp, pha

cát, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 6-6,5.

Giống hành tây:

Các giống trồng chủ yếu hiện nay gồm: Granex, Grano, Red Creole.

2. Thời vụ trồng

- Vụ chính gieo tháng 9 – 10 dương lịch, thu hoạch tháng giêng tháng 2

dương lịch.

- Vụ nghịch gieo cuối tháng 3, đầu tháng 4 downg lịch, thu hoạch vào

tháng 8 – 9 dương lịch.

3. Kỹ thuật vườn ươm

Đất làm vườn ươm phải chọn nơi cao, thoáng dễ thoát nước. Đất làm kỹ,

lên luống cao, luống rộng từ 1,2-1,5 m. Mỗi mét vuông gieo 3-4 gram hạt. Cần

Page 78: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

78

sử dụng 2,5-3kg hạt giống để trồng một ha.

Sau khi gieo xong, dùng rơm rạ băm nhỏ rắc lên trên và tưới đẫm, sau 7-12

ngày hạt nảy mầm, lúc này cần tưới hằng ngày với lượng đủ thấm. Khi cây cao

3-5 cm, bóc dần lớp rơm rạ phủ luống. Tỉa bỏ bớt những cây yếu, cây xấu.

Kinh nghiệm phân biệt cây con tốt hay xấu là dựa vào giai đoạn phát triển

đặc biệt gọi là "uốn gối" trước khi cây đứng thẳng. Nếu hạt giống xấu thì giai

đoạn mọc đứng thẳng không qua giai đoạn "uốn gối" ta cần nhổ bỏ các cây này,

giai đoạn này thường vào lúc cây con ở 15-20 ngày tuổi.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Để củ hành xuất khẩu được, yêu cầu cần củ phải to, chắc, dáng bên ngoài

đẹp, bảo quản được lâu thì một trong những điều kiện của kỹ thuật trồng là phải

trồng cây con đúng tuổi. Khi cây đạt từ 50-60 ngày tuổi, lúc có 5-6 lá thật, mới

nên nhổ trồng. Nếu trồng sớm, hàng mau bén rễ và sớm thu hoạch nhưng củ

nhiều nước (hàm lượng nước trên 90%, củ dễ hỏng, không bảo quản được lâu,

nên không xuất khẩu được). Lên luống rộng 1,2m, rãnh 0,3m. Trồng 4 hàng dọc

luống, khoảng cách mỗi hàng 20cm, khoảng cách cây 15cm, mật độ trồng lý

tưởng từ 150-170 ngàn cây /ha.

5. Bón phân

- Lượng phân bón thâm canh cho hành tây để tạo năng suất cao, phẩm chất

tốt cho yêu cầu xuất khẩu, cần bón như sau:

+ Phân chuồng (hoặc phân hữu cơ khác) : 20-30 tấn/ha.

+ Urê : 140-200 kg/ha.

+ Super lân : 400-500 kg/ha.

+ Sulfat Kali : 200-260 kg/ha.

+ Nếu đất chua cần bón vôì từ 250-350 kg/ha. Chú ý độ pH phải đạt từ 6-

6,5.

- Cách bón: phân lân, phân chuồng, vôi bón lót toàn bộ, cùng 1/3 lượng

phân đạm và kali. Lượng phân còn lại chia đều, bón từ 3-4 lần vào các giai đoạn

phát triển thân, lá, hình thành và phát triển củ. Tùy vào chất đất có thể bón tăng

kali, lân, phân chuồng nhưng không được tăng lượng đạm quá 100 kg nguyên

Page 79: ky thuat trong va cham soc mot so loai rau.pdf

79

chất (tức không được vượt quá 220 kg urê) sẽ làm cho nitrat tích lũy trong củ

hành lớn, phẩm chất giảm ngay, hành mau bị thối ... khi kiểm tra chất lượng sẽ

không đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Cần chú ý 2 loại bệnh chính thường xuất hiện và gây ảnh hưởng đến năng

suất, chất lượng củ hành.

+ Bệnh sương mai (Pernospora Sp) xuất hiện vào lúc độ ẩm không khí cao

trên 90%, nhiệt độ thấp dưới 20OC. Do vậy khi thấy thời tiết trên thì phun ngừa

bằng dung dịch Bordeaux 1% phun theo định kỳ 4-7 ngày /lần.

+ Bệnh thối củ hành: đây là loại bệnh thường thấy người trồng hành lo

ngại, vì dễ thấy xuất hiện trên ruộng hành. Bệnh do vi khuẩn Ervinia Sp, hoặc

nấm loài Botrytis gây hại từ lúc củ chắc đến thu hoạch và bảo quản.

Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết ẩm uớt và bón nhiều đạm, mất cân

đối. Phòng bệnh bằng việc xử lý hạt giống với Granosan 3 g/1 kg hạt giống,

hoặc Benomyl 2 g/1 kg hạt giống. Phun trừ bằng Zineb (0,2-0,3 %) hoặc

Benomyl (0,2-0,3 %).