185
0 HI THO Nghiên cu cùng cộng đồng: ng dng nhân hc trong phát trin vùng dân tc thiu sVit Nam CONFERENCE Co-research: Applying Anthropology in Ethnic Minority Development in Vietnam Hà Ni, 01/10/2014

Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

0

HỘI THẢO

Nghiên cứu cùng cộng đồng: Ứng dụng nhân học trong phát triển ở

vùng dân tộc thiểu số Việt Nam

CONFERENCE

Co-research: Applying Anthropology

in Ethnic Minority Development in Vietnam

Hà Nội, 01/10/2014

Page 2: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

1

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO DỰ KIẾN

Nghiên cứu cùng cộng đồng: Ứng dụng nhân học trong phát triển ở vùng dân tộc

thiểu số Việt Nam

Thời gian: Ngày 01/10/2014

Đơn vị tổ chức: Viện Dân tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)

Bộ môn Nhân học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Thời gian Nội dung Người trình bày / phụ trách

Sáng. Người điều hành: PGS. TS. Vương Xuân Tình, TS. Phạm Quỳnh Phương

8:00 – 8:25 Đăng ký

8:30 – 8:45 Khai mạc PGS. TS. Vương Xuân Tình

Viện Dân tộc học

8:45 – 9:05

Tiếp cận dựa vào cộng đồng trong

nghiên cứu, điền dã nhân học qua một số

phương pháp và thực hành

TS. Nguyễn Trường Giang

Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội

9:05 – 9:25 Tiếp cận viễn tượng hiện tượng học

trong nghiên cứu nhân học

TS. Nguyễn Đức Lộc

Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí

Minh

9:25 – 10:00 Thảo luận chung

TS. Đào Thế Đức, TS. Hoàng

Cầm

và các đại biểu khác

10:00 – 10:20 Giải lao

10:20 – 10:40

Tiếng nói của người dân và những rào

cản trong nỗ lực tăng cường trách nhiệm

giải trình: Kinh nghiệm qua dự án tăng

cường trách nhiệm giải trình trong chăm

sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá

gia đình ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh

Lâm Đồng

ThS. Nguyễn Thu Quỳnh

Viện Khoa Học Xã Hội Vùng

Trung Bộ, Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam

10:40 – 11:10

Vấn đề xây dựng niềm tin và chuyển

giao quyền lực trong nghiên cứu cùng

cộng đồng: Nghiên cứu trường hợp chữ

Mông ở Sa Pa và chữ Ede ở Dak Lak

Nhóm nghiên cứu cùng cộng

đồng

Viện Nghiên cứu Xã hội,

Kinh tế và Môi trường

Page 3: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

2

11:10 – 11:50 Thảo luận chung

PGS. TS. Đào Thế Đức, TS.

Hoàng Cầm

và các đại biểu khác

11:50 – 13:20 Ăn trưa

Chiều. Người điều hành: ThS. Nguyễn Công Thảo, TS. Phạm Quỳnh Phương

13:30 – 13:50

Nghiên cứu nhân học về sự biến đổi xã

hội và quá trình phát triển ở một xã dân

tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam: Làm

thế nào để một dự án phát triển thích

ứng với bối cảnh địa phương?

TS. Christian Culas

CNRS Centre Norbert Elias,

Marseilles, France

13:50 – 14:10

Nhìn lại các chính sách phát triển tại một

làng nghề truyền thống người Chăm, qua

cái nhìn từ bên trong cộng đồng Chăm

ThS. Quảng Đại Tuyên

Trung tâm Nghiên cứu Văn

hóa Chăm

14:10 – 14:40 Thảo luận chung

PGS. TS. Lâm Bá Nam

PGS. TS. Nguyễn Thị

Phương Châm

và các đại biểu khác

14:40 – 15:00 Giải lao

15:00 – 15:20

Sử dụng công cụ nghiên cứu đồng tham

gia (PRA) trong nghiên cứu sức khỏe

sinh thái: Nghiên cứu trường hợp về chất

thải nông nghiệp và chất thải của người

ở tỉnh Hà Nam

TS. Trần Minh Hằng

Viện Dân tộc học

15:20 – 15:40

Nâng quyền cho cộng đồng thiểu số

trong xây dựng rừng cộng đồng: Trở lại

những giá trị rừng tâm linh truyền thống

ThS. Hồ Viết Hoàng

Khoa Việt Nam học,

Đại học Ngoại ngữ Huế

15:40 – 16:15 Thảo luận chung

PGS. TS. Lâm Bá Nam

PGS. TS. Nguyễn Thị

Phương Châm

và các đại biểu khác

16:15 – 16:30 Bế mạc

ThS. Lê Quang Bình

Viện Nghiên cứu Xã hội,

Kinh tế và Môi trường

Page 4: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

3

CONFERENCE AGENDA

Co-research: Applying Anthropology

in Ethnic Minority Development in Vietnam

Date: 01/10/2014

Organizers: Institute of Anthropology (Vietnam Academy of Social Sciences)

Institute for Studies of Society, Economy and Environment

Department of Anthropology (University of Social Sciences and Humanities)

Time Content Presenter

Morning. Facilitators: Assoc. Prof. Dr. Vương Xuân Tình and Dr. Phạm Quỳnh Phương

8:00 – 8:25 Registration

8:30 – 8:45 Opening speech

Assoc. Prof. Dr. Vương Xuân

Tình

Institute of Anthropology

Vietnam Academy of Social

Sciences

8:45 – 9:05

Community-based approach in

anthropological research and

fieldwork:Some methods and practices

Dr. Nguyễn Trường Giang

University of Social Sciences

and Humanities, Vietnam

National University Hanoi

9:05 – 9:25 Phenomenological Approaches in

Anthropology

Dr. Nguyễn Đức Lộc

University of Social Sciences

and Humanities, Vietnam

National University Ho Chi

Minh City

9:25 – 10:00 General discussion

Dr. Đào Thế Đức,

Dr. Hoàng Cầm

and other participants

10:00 – 10:20 Teabreak

10:20 – 10:40

People’s voice and the barriers to

improving accountability: Experiences

of a project to improve the

accountability of reproductive health

and family planning services in ethnic

minority localities of Lam Dong

province.

Nguyễn Thu Quỳnh, MA.

Institute of Social Sciences of

the Central Region, Vietnam

Academy of Social Sciences

Page 5: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

4

10:40 – 11:10

Trust building and power shift in co-

research: Case studies of Hmong script

in Sa Pa and Ede script in Dak Lak

Co-research team

Institute for Studies of Society,

Economy and Environment

11:10 – 11:50 General discussion

Dr. Đào Thế Đức,

Dr. Hoàng Cầm

and other participants

11:50 – 13:20 Lunch All participants

Afternoon. Facilitators: Nguyễn Công Thảo, MA. and Dr. Phạm Quỳnh Phương

13:30 – 13:50

Anthropological research about social

changes and development process in

ethnic commune of Northern Vietnam:

How to adapt a development project to

local context?

Dr. Christian Culas

CNRS Centre Norbert Elias,

Marseilles, France

13:50 – 14:10

Implementing development projects at

a Cham handicraft village, Ninhthuan

province: A view from Cham

indigenous community

Quảng Đại Tuyên, MA.

Center for Cham Culture

Studies

14:10 – 14:40 General discussion

Assoc. Prof. Dr. Lâm Bá Nam

Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Thị

Phương Châm

and other participants

14:40 – 15:00 Teabreak

15:00 – 15:20

Applying participatory rural appraisal

(PRA) tools in ecological health

research: A case study of agricultural

and human waste in Ha Nam province

Dr. Trần Minh Hằng

Institute of Anthropology

15:20 – 15:40

Empowering ethnic minority

communities in community forestry:

Going back to the traditional spiritual

forest values

Hồ Viết Hoàng, MA.

Department of Vietnamese

Studies,

Hue University College of

Foreign Languages

15:40 – 16:15 General discussion

Assoc. Prof. Dr. Lâm Bá Nam

Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Thị

Phương Châm

and other participants

16:15 – 16:30 Closing remark

Lê Quang Bình, MPP.

Institute for Studies of Society,

Economy and Environment

Page 6: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

5

MỤC LỤC

1. ANTHROPOLOGICAL RESEARCH ON SOCIAL CHANGES AND THE

DEVELOPMENT PROCESS IN AN ETHNIC COMMUNE OF NORTHERN

VIETNAM: HOW IS A DEVELOPMENT PROJECT TO BE ADAPTED TO THE

LOCAL CONTEXT? ......................................................................................................... 7

Dr. Christian CULAS and Dr. Emmanuel PANNIER

2. TIẾP CẬN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG NGHIÊN CỨU, ĐIỀN DÃ NHÂN

HỌC QUA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC HÀNH ........................................... 17

TS. Nguyễn Trường Giang

3. SUY NGHĨ VỀ ĐIỀU TRA TÔN GIÁO HỌCTRONG NHÂN HỌC TÔN GIÁO ... 33

TS. Lê Đức Hạnh

4. NÂNG QUYỀN CHO CỘNG ĐỒNG THIỂU SỐ TRONG XÂY DỰNG RỪNG

CỘNG ĐỒNG: TRỞ LẠI NHỮNG GIÁ TRỊ RỪNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG 44

NCS. Hồ Viết Hoàng

5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỒNG THAM GIA VÀ ỨNG DỤNG VÀO

LẬP KẾ HOẠCH CHU TRÌNH DỰ ÁN GIẢM NGHÈO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN

TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 58

ThS. Nguyễn Thị Huệ

6. TIẾP CẬN VIỄN TƯỢNG HIỆN TƯỢNG HỌC TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN

HỌC ................................................................................................................................. 69

TS. Nguyễn Đức Lộc

7. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐIỀU TRA SỨC KHỎE CỦA

NGƯỜI TÀY DI CƯ VÀO ĐAK LAK ........................................................................... 75

ThS. Hà Thị Mai

8. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG NGHIÊN CỨU CÙNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI

CHỨT VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI ..................................................... 95

PGS.TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc

Page 7: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

6

9. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI STIÊNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XÃ ĐAK-OR,

HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN NHÂN HỌC

........................................................................................................................................ 103

TS.Trần Hạnh Minh Phương

10. QUẢN LÝ RỪNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở BẢN CỔ

TRÀNG, XÃ TRƯỜNG SƠN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH ....... 115

Phan Thanh Quyết, Trần Thế Hùng, Trần Trung Thành

11. TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI DÂN VÀ NHỮNG RÀO CẢN TRONG NỖ LỰC TĂNG

CƯỜNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH ...................................................................... 125

ThS. Nguyễn Thu Quỳnh

12. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ SỨC KHỎE VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNHCỦA

NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TUYÊN QUANG DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN HỌC Y TẾ ......... 139

ThS. Nguyễn Thị Tám

13. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢI THIỆN CUỘC SỐNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN

TỘC THIỂU SỐ NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN ......................................... 148

ThS. Nguyễn Thị Thịnh

14. NHÌN LẠI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TẠI LÀNG NGHỀ DỆT

TRUYỀN THỐNG NGƯỜI CHĂM Ở MỸ NGHIỆP: TỪ CÁI NHÌN Ở BÊN TRONG

CỘNG ĐỒNG CHĂM ................................................................................................... 163

ThS. Quảng Đại Tuyên

15. NGHIÊN CỨU CÙNG CỘNG ĐỒNG, NHÂN HỌC VÀ NHỮNG KHÔNG GIAN

MỞ CỦA MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM ............................................................... 178

ThS. Nguyễn Anh Tuấn

Page 8: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

7

ANTHROPOLOGICAL RESEARCH ON SOCIAL CHANGES AND THE

DEVELOPMENT PROCESS IN AN ETHNIC COMMUNE OF NORTHERN

VIETNAM1: HOW IS A DEVELOPMENT PROJECT TO BE ADAPTED TO THE

LOCAL CONTEXT?

Authors:

- Dr. Christian CULAS, Anthropologist, CNRS Centre Norbert Elias, Marseilles,

France. Email : [email protected]

- Dr. Emmanuel PANNIER, Anthropologist, CNRS Centre Norbert Elias, Marseilles,

France. Email : [email protected]

INTRODUCTION ........................................................................................................................ 7

I - Background projet ............................................................................................................ 8

1) FINDINGS ON DEVELOPMENT PROJECTS ............................................................................. 8

2) SOME OF THE PRINCIPLES OUR ACTIONS ARE BASED ON..................................................... 9

3) PRESENTATION OF THE PROJECT ...................................................................................... 10

II - Research results and practical applications ................................................................ 11

1) SYNTHESIS OF OUR MAIN FINDINGS ON RELEVANT DEVELOPMENT OPPORTUNITY IN THE

COMMUNE .............................................................................................................................. 11

2) HOW TO ACT TOWARDS DEVELOPMENT DYNAMIC IN THIS COMMUNE. A MEDIATING

POSITION BETWEEN THE DIFFERENT ACTORS ....................................................................... 12

3) ACT ON WHAT SECTOR? MONITORING, DESIGNING AND GUIDING A TOURISM

DEVELOPMENT PROJECT ....................................................................................................... 12

CONCLUSION ......................................................................................................................... 14

Introduction

Many development operators say: “anthropologists bring interesting knowledge and

points of view”, but in practice, they cannot ultimately be used in the design and

implementation of projects.

Anthropologists are often highly critical of the way development operators

implement projects without sufficient knowledge of local conditions, without measuring the

effects of the projects and with a rationale too far removed from the logic of the beneficiaries,

which neither allows for them to solve their problems nor meets their real needs.

In these circumstances, the dialogue is often difficult between development operators

and anthropologists, even though both sides genuinely want to collaborate for the benefit of

the local people.

1We thank Mr. AlainHenry andtheResearch Departmentof the AFD(FrenchAgency forDevelopment)for their support

ofthis study.

Page 9: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

8

How then may collaboration be fostered between developers and anthropologists who

aim to benefit so-called "beneficiary" populations? This project is an attempt to build bridges

between anthropological research and development dynamics (projects from outside the

community studied) in order to provide more benefits to the so-called 'beneficiary'

populations.

The project is entitled "Study of social change and development in ethnic villages of

Northern Vietnam." Our approach is based on a fundamental premise: that no change directed

from outside is appropriate or sustainable without specific prior knowledge of local realities.

Our hope is that the experience of our project will be useful to other studies and

projects (educational nature of our project), so first, we will explain how this project was

conceived (I) (our observations, our principles, partnership, first objectives, conditions of

cooperation...). Then (II), we will show how our research results have been given practical

application in one specific development project.

I - BACKGROUND PROJECT

We will first introduce a series of observations about the failure of development

projects and some principles of action that served as basis for our project.

1) Findings on development projects

On a global scale, development projects and the ways they are applied locally have

been, over the last 30 years, subject to much strong criticism. These substantive criticisms

apply to the majority of projects, as the main guidelines of global development proceed from

decisions taken at the international level and are usually disconnected from the local realities

on which the development operators must act.

a) “Looking for problems to fit solutions”

Most projects generally define the problems to be solved and therefore the areas of

intervention, before a survey of local conditions has been conducted. The proposed solutions

derived from the goals of donors according to international criteria (Millennium

Development Goals, climate change...) are often completely disconnected from local

conditions and the aspirations of the people2. When designing projects and their

implementation in the field, development officers struggle to find problems that correspond

to imposed solutions (Naudet 1999).

b) “Transform the local reality to make it compatible with the project.”

Because all projects are severely constrained by the Terms of Reference (contract

with donors) (Giovalucchi and Olivier de Sardan 2009, Tessier 2007), local project staff will

have to transform the local reality to match the ToR and logical framework or, when this is

not possible, to revise the reports to match the project’s expectations and plans.

The two observations above show that there is often considerable distance between

local realities (complex, articulated, scalable, sometimes unstable) and the project (its

2 Given the direct influence of donors in decision-making and their indirect control over all development actors (policy

areas, formatting logical framework and TOR), it is evidently at their level that a significant part of the project is

carried out.

Page 10: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

9

objectives, its logic, its constraints and predefined solutions). This distance is both technical

and ideological, it is one of the causes of failure of the implementation of projects. One of the

tasks of anthropology is to study this distance in various specific situations and propose

solutions that might help to reduce it.

c) “First step in the anthropology of development in Vietnam.”

Despite a large number of development projects in Vietnam run mainly by the State

and sometimes by NGOs (eg. more than 20 projects in 15 years in the commune studied,)

there are very few studies of development in Vietnam that are independent of application

projects and the constraints of donors. In this specific context, in comparison with

development studies in Europe, Africa and South America, the anthropology of development

is a discipline that is still to be built in Vietnam (Culas 2010a, 2010b and 2014c).

d) “Anthropology and development: A complicated cooperation”.

Although in discourse, development agencies increasingly recognize that the social

sciences (anthropology and sociology) can play an effective role in projects, they remain

convinced that this research is too expensive (in time and money), and finally that

anthropology is not really useful in designing and managing projects (Olivier de Sardan

1998: 194).

The result is that projects generally devote little time to socio-anthropological studies.

When the social sciences do have a place, researchers are usually applied to when the

objectives and sectors are already planned, or even when the project faces major difficulties

(as in fire-fighter rescue.) Thus, with few exceptions3, it is not possible to change the

structure of the project even though local conditions may require it. Finally, though

development agencies have accepted that the inclusion of cultural and sociological factors in

local populations is needed, it is increasingly rare that developers, their logic, their strategies,

their constraints and motivations, are currently the subject of reflection and investigation.

2) Some of the principles our actions are based on

From these findings, we designed a research project on the following principles

- Hippocratic Principle: « First, do no harm » (Primum non nocere)

- Precautionary principle: "It may be justified [...] to limit, to monitor or to prevent

some potentially dangerous actions without waiting for the danger to be scientifically

established beyond doubt."(Larrère 1997: 246).

- Principle of knowledge: Understanding local realities and being attentive to the

singularity of the case before processing through development activities and before defining

the area of intervention. This requires conducting in-depth contextualized studies before

implementing the changes to be initiated.

- Principle of social interdependence: within a social group, the various areas of life

(agriculture, economy, society, religion, culture, handicrafts, etc.) are interconnected and

3 See Lavigne Delville 1997 and Olivier de Sardan 1998.

Page 11: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

10

interdependent. The project must take into account the overall situation, and the actions of the

project should be considered as additional factors to an existing social balance.

3) Presentation of the project

a) A project is like a test

Our project was born of a bet. We wanted to show that thinking out and building a

development action based on long and rigorous qualitative surveys, without prejudging

shortages or domains of action or intervention methods, and by monitoring its

implementation and initiating a study to include developers and the developed population,

promotes success in terms of local ownership and sustainable improvement of living

conditions. It is also an effective way to limit imbalances induced by an action of external

development.

In order to check, and possibly demonstrate, the value and effectiveness of such an

approach, we have put this into practice in an ethnic commune of northern Vietnam

Our project is deployed in two stages:

- First, study of the whole dynamic of development projects, completed and ongoing,

in the commune, their configurations and logic and the local reactions. In parallel, describe

and analyze the social, cultural, and economic dynamics in agriculture, home economics, the

uses of the forest, environment, relationships with the administration, education, rituals,

social relations, as well as the needs and gaps and the opportunities for local people.

- Then, from this cross-sectional study, determine whether a development

intervention is legitimate and if so, identify the most relevant area of focus, and the terms of

the most appropriate response.

b) Study presentation

This anthropological study was conducted over two years in an ethnic Tay commune

of Lao Cai province in northern Vietnam; there were five Vietnamese researchers from the

department of Anthropology of the University of Social Sciences and Humanities (Vietnam

National University Hanoi) and from the Department of Culture, Sports and Tourism of Lao

Cai province4 and two French anthropologists5. The study was funded by the Research

Department of the French Development Agency (AFD).

We opted for a micro-localized approach focused on one single commune: 4,000

inhabitants, 95% of Tay. With an average of 90 days of fieldwork per year and taking care to

distribute the researchers among the various villages in the commune, we combined

immersion and observation of open discussions, formal interviews and a review of accessible

written materials (village archives, official reports, scientific studies.)

4 We thank the Department of Culture, Sports and Tourism of the province of Lao Cai and especially its director, Mr.

Tran Huu Son, for his effective support for all administrative procedures required for the project. 5 Each with 10 years experience of anthropological research in Vietnam.

Page 12: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

11

II - RESEARCH RESULTS AND PRACTICAL APPLICATIONS

How research results have been used in practical development action?

1) Synthesis of our main findings on relevant development opportunity in the

commune

Our study focused on a number of social change dynamics and development projects

in the commune. For example, the de-collectivization process, State programme P135 (fight

against poverty), State programme P661 (reforestation of mountain land), and programme

“Building a new countryside” Nông Thôn Mới, (dự án nước sạch, phát triển chăn nuôi và ao

cá, thực hiện nếp sống văn minh), project of tea production from 2000, etc.

After analysis of the implementation of those different development projects, after

understanding how the projects were received, adapted and transformed by the local

authorities and peasants, and after a study of social structure, cultural identity dynamics, local

needs, wishes and capacity, our first observation was that it was not appropriate to start a

new project in this commune.

It would be beyond the scope of this report to cite all the evidence supporting those

findings. But, local basic needs being generally satisfied, the villagers do not express major

essential problems and they don’t require any external intervention to improve their lives. If

there are many forms of economic poverty, the poverty rate is relatively low compared to

other ethnic communes6.

In addition, the state already supports a great deal of local development action,

particularly in the areas of infrastructure, water, training and education, agricultural and

forestry development.

Moreover, no action outside networks and the logic of the State is possible: there is

close supervision of all external action limiting the implementation of new ways of action.

Finally, the socio-economic problems we found in the commune, as would justify

intervention, emanate mostly from outside influences (usually of a top-down nature, without

any in-depth study of local needs, supervised by the State administration) that are not adapted

to local realities, and so destroy the local socio-economical balance.

Under such conditions, it’s not relevant to create a completely new project.

What is to be done in this specific case and how may we act?

6 The poverty rate of the commune is 16% (2008), in Lao Cai province is 20%.

Page 13: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

12

2) How to act towards development dynamic in this commune. A mediating

position between the different actors

It’s most effective and relevant to follow what is already in progress or what will

happen, to orient it and encourage a better match with local realities (needs, wants,

opportunities, opportunities, skills, background, aspirations, etc.) in order to limit as much as

possible the risk of socio-political and cultural problems generally induced by outside

intervention.

In other words, one of the main findings is that the only relevant action is to act as

“mediator” or “intermediary” between what comes from the outside (to identify and

transform it daily) and local populations.

The most efficient method would be to be involved before the project has been

designed and implemented, that is to say from the first project design, in order to integrate

into it, from the start, our knowledge of local realities.

3) Act on what sector? Monitoring, designing and guiding a tourism development

project

Through our study of the development process (past, present and future), we were

informed of the development of an "urban development project" in the centre of the

commune and of middle-term planning for opening the area to tourism development.

Following our experience in tourism development combined with our study of local

realties, we stressed that these two projects, planned for economic growth and local

development, are contradictory and may have negative consequences for the social, cultural,

environmental and local economy. (for ex. see problems in Sapa)

Moreover, thanks to close cooperation with local authorities (which is part of our

research method and strategy) and our learning experience on the development of tourism in

the region, we were asked by district officials to advise them on the development of the

tourism project.

This invitation was an opportunity for us to implement our research findings: to

follow an existing local development dynamic from the beginning to orient it in order to

promote its relevance to the social, cultural and economic reality in the targeted commune.

The immediate goal was both to limit the potential negative impacts of tourism and

counteract the imbalances and inequalities that urban development in the centre of the town is

bound to generate. In other words, our action is, first and foremost, “Do Not Harm”, that is,

avoid creating new social or environmental problems.

After that, the final objective is to support the organization and management of ethnic

tourism so as to generate secondary income and strengthen local identities in their diversity

and daily expression while protecting the environment and natural resources.

Our overall approach is to establish an eco-tourism project based from its first

conception on an in-depth study of local conditions and on the direct involvement of local

people.

Page 14: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

13

In other words, the challenge was not to change the beneficiaries so as to push them

to follow an external action, but to modify the project to make it more responsive and

adaptable especially by the beneficiaries.

How are those objectives and approach currently implemented in the tourism

project?

What specific recommendations have we made in order to fulfil and accomplish

our goals?

We organized numerous meeting with authorities from different sectors (culture,

agriculture, forest, construction) at commune, district and province levels, for them to

become familiar with our point of view, understand the different institutional constraints and

opportunities and to begin to design a first project draft together.

We also worked with civil servants in charge of the project at the district level to

adjust a first project plan.

We also worked with a foreign NGO to make a specific survey on tourism

development capacity at village level and to collect the villagers’ point of view of tourism

development in their village.

We conducted surveys on other ethno-touristic spots in North Vietnam (Mai Chau,

Ha Giang, Hoa Binh) and met with tourist officers specialized in ethnic tourism to list points

such as, persistent problems of tourism, potential, strengths and weaknesses.

During this process, we convinced authorities that it was better to carry out a small-

scale eco-tourism project7 rather than considering a mass tourism project with hotels, karaoke

and a folklorisation process of the local culture based on the Chinese model (setting up an

artificial show of local culture). Home stays in ethnic wooden stilt houses would be favoured.

Concretely, in this commune more than 80% of the habitat consists of traditional

wooden palm roofed stilt houses, with a surface area of 120m² and extremely comfortable,

which are very convenient for accommodating tourists.

The project will also support the improvement of toilets and bathrooms with simple

sanitation systems using local, and recyclable materials, and the use of solar heating panels

rather than electric water heaters.

In addition, to avoid the creation of new inequalities at the local level, we have taken

steps to ensure an equitable distribution of income from tourism (setting up a financial village

fund and a turn over distribution of tourist activities between different homes: settled

families, families selling local products, and families offering guides; the membership of the

Management Committee must also participate in this improved social equity, etc.).

To ensure a balance of interests between the different types of actors involved, the

project is based on cooperation between six groups of stakeholders:

1) local people,

2) local authorities (commune, district and province),

7 A dozen families were involved in the first year of the project before the direct and indirect impacts were assessed.

Page 15: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

14

3) a central booking office in Hanoi,

4) responsible tourist agencies and their tourists,

5) NGO

6) project researchers.

Tourism management is thus carried out by both a committee composed of local

management of those involved in the project and a central booking office in Hanoi

(composed of two travel agencies) which is involved in making the link between the villages

and tourists and acts as liaison between the local management committee and other travel

agencies likely to visit the commune.

This dual management device aims at limiting the diversion of the project by local

authorities8 or by powerful persons, so as to prevent the exploitation of tourism through

tourist agencies unconcerned with local balances9, while ensuring efficient operation.

In addition, rather than adapting only the villagers to the reception of tourists (as in

most ethnic tourism projects in Vietnam), the project specifies that tourists must also adapt to

local norms and rhythms. In other words, the management committee and the central

reservation office are regularly informed by local relay of the project and of significant social

and economic activities taking place (harvests, weddings, funerals, religious ceremonies etc.)

and regulate tourism based on this information.

These are some concrete examples of actions proposed in the design of the project.

These recommendations are based directly on the socio-anthropological study in the town, as

well as an inventory of the recurring problems of ethnic tourism in Vietnam. One of the main

challenges was to integrate both the views of villagers and local realities into the project

design, and to ensure sufficient flexibility in the project to generate adaptations and re-

appropriation by the local populations.

Conclusion

The substantive idea is to show, through application of a case study, that time spent

studying the local context without prejudging the focus area allows, first, for improving the

efficiency of projects and secondly, for minimizing potential disruption caused by external

intervention not adapted to local realities.

But for this, it is necessary to take a distance from the usual patterns of projects: short

study, definition of areas of intervention only slightly connected to local realities and

demands, insufficient consideration of local conditions, and inability to adjust after starting a

project even if that becomes necessary.

Here are some simple but useful recommendations on cooperation between

anthropologists and development operators:

- Do not use anthropologists to solve problems only when projects have already

started (Fire Rescue)

8 A common problem we have seen in most of the projects studied 9 As we may observe in Sapa.

Page 16: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

15

- Do not use anthropologists as fashion gimmicks, decorative or cosmetic, for the

project that is to say, order a preliminary study of a particular field or an evaluation study

without actually integrating the results into the project, simply to please the donors who

demand the presence of social science in the projects (see European Union or ANR).

In our opinion, the conditions for negotiated cooperation between anthropology and

development are:

- Involve anthropologists from the beginning, at the time of the project design,

- Do not predefine kinds of intervention before doing extensive local surveys

- Allow time for researchers to conduct actual investigations in the locations

involved, with targeted populations and also with developers (the “developmentalist

configuration”).

- Effectively integrate the knowledge produced on local conditions into the project

structures

- Introduce flexibility in the project from its design onwards to promote local re-

appropriation, accommodations and diversions.

Briefly speaking, this approach aims at avoiding traditional patterns of development

while remaining within the time frames and practical requirements of development

operations.

Bibliography

CULAS Christian

2014 (forthcoming) « Developpementalisme et participationnisme au Vietnam.

Anthropologie des relations État/population ou comment faire du neuf avec de

l’ancien » », Actes de la Recherche en Sciences Sociales, N° Spécial « L’État

participatif. Sociologie multi-sites de l’idéologie scientiste du bon

gouvernement » coordonné par Philippe Aldrin et Nicolas Hubé, 26 p.

CULAS Christian

2010a “A failled « success story » for Tourist Development Projects in Tam Đảo: Gaps

between Laws and their Applications” in Culas Christian and Nguyen Van Suu

(eds.), Norms and Practices in Contemporary Rural Vietnam. Social Interaction

between Authorities and People. Occasional Papers N°15. Bangkok: IRASEC,

pp. 21-78 p. Online

http://www.irasec.com/index.php?option=com_irasec&task=publication_detail&

publicationid=305

CULAS Christian

2010b “Nghiên cứu sự trao đổi về kiến thức và tập tục địa phương trong quản lý môi

trường ở miền núi Việt Nam: Nhìn từ quan điểm nhân chủng học.” (“Study of

discourses on local knowledge and practices on environment management in

Vietnam mountains: An anthropological perspective”) in Lương Văn Hy, Ngô

Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Phan Thị Yến Tuyết (eds.), Hiện đại và động thái của

truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học. Modernity and

Page 17: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

16

Dynamics of Tradition in Vietnam: Anthropological Approaches, Quyển 2. T. P.

Hồ Chí Minh, Nhá Xuất Bản Đại Học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh,

pp.292-324.

GIOVALUCCHI F.and OLIVIER DE SARDAN J.-P.

2009 « Planification, gestion et politique dans l’aide au développement : le cadre

logique, outil et miroir des développeurs », Revue Tiers Monde, n° 198 : 383-

406.

LAVIGNE DELVILLE Philippe

1997 « À quoi servent les sciences sociales dans les projets de développement rural ?

Points de Vue d'un "Agent Double‟ », Le Bulletin de l'APAD, n° 14 : 2-26. « La

décentralisation au Mali : état des lieux », mis en ligne le 29 janvier 2007,

Apad.revues.org.

LARRERE Catherine et Raphaël

1997 Du bon usage de la nature, Pour une philosophie de l’environnement, Collection

Alto, Aubier, Paris, 1997, 355p.

NAUDET Jean-David

1999 Trouver des problèmes aux solutions : 20 ans d’aide au Sahel, Paris, OCDE.

341 p.

OLIVIER de SARDAN Jean-Pierre

1998 Anthropologie et développement, essai en socio-anthropologie du changement

social. Paris, Karthala, 221 p.

TESSIER Olivier

2007 « Séance plénière : « La recherche socio-anthropologique « sous contrat » :

pratiques et limites de l’expertise au regard d’expériences de terrain», in Lagrée

Stéphane (éd.), Université d’été régionale en sciences sociales. Les Journées de

Tam Dao Vietnam (1). Editions de l’AFD, EFEO et Nha Xuat Ban tri Thuc –

Paris, Hanoi, col. Conférences et Séminaires, Paris, pp. 103-122.

[http://www.tamdaoconf.com/]

Page 18: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

17

TIẾP CẬN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG NGHIÊN CỨU, ĐIỀN DÃ NHÂN

HỌC QUA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC HÀNH

Nguyễn Trường Giang

Bộ môn Nhân học

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Nghiên cứu cùng cộng đồng không phải là một phương pháp mới trong nghiên cứu

nhân học. Ngay từ khi ngành dân tộc học ra đời, những người tiên phong trong nghiên cứu

nhân học ở các mức độ khác nhau đã dựa vào cộng đồng để thực hiện các nghiên cứu của

mình. Tiêu biểu cho trường phái nghiên cứu dựa vào cộng đồng ở phương Tây có thể kể đến

hai nhà nhân học nổi tiếng là Bronislaw Malinowski (người Anh gốc Ba Lan, (1884-1942),

người đã dành thời gian nghiên cứu cộng đồng cư dân ở hòn đảo Trobiand -Thái Bình

Dương) từ năm 1914 đến năm 1918 và Margaret Mead, người Mỹ (1901-1978), nghiên cứu

về những cộng đồng cư dân thuộc 7 quần đảo như Samoa, New Guinea… thuộc Nam Thái

Bình Dương) từ năm 1925 đến năm 1938) (Robert Layton, 1997). Về cơ bản phương pháp

nghiên cứu dựa vào cộng đồng đều được bắt đầu bằng khảo sát điền dã (fieldwork), thông

qua quan sát tham gia (participatory observation) cùng với quá trình đó có thực hành các kỹ

năng như phỏng vấn sâu, thực hiện những cuộc nói chuyện hay trao đổi, chụp ảnh, quay phim

và sưu tầm các hiện vật để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và viết các chuyên khảo. Đối

tượng của những nghiên cứu nhân học chính là những người dân, những người trong cộng

đồng của một tộc người, dù họ sống ở nông thôn hay thành thị, ở vùng miền núi - hải đảo hay

vùng đồng bằng. Trong quá trình nghiên cứu, nhà nhân học thường xuyên tương tác với từng

nhóm cộng đồng để thu thập dữ liệu và tìm hiểu quan điểm cũng như cách sống của họ để

đưa ra những nhận định và quyết định gần sát với thực tế cuộc sống của người dân.

Nghiên cứu nhân học theo cách truyền thống, bản thân nó cũng là nghiên cứu cộng

đồng. Vấn đề là tiếng nói của người dân/cộng đồng được thể hiện thế nào thông qua nghiên

cứu? Các nhà nhân học trước đây có sử dụng phỏng vấn và quan sát tham gia thu thập dữ liệu

cộng đồng, nhưng chưa thực sự là phương pháp làm việc cùng cộng đồng. Vì họ chính là

người viết và là người duy nhất tạo nên tác phẩm. Trong các sản phẩm nhân học truyền

thống, các câu trích là của người dân, nhưng việc lựa chọn câu trích nào là do nhà nhân học

chọn. Tác quyền là của nhà nhân học, sau này nếu tác phẩm đó có được giải thưởng hay được

vinh danh thì cũng dành cho nhà nhân học. Do vậy, một số tác phẩm có giọng nói của người

dân, nhưng quyền lực và tiếng nói lại do nhà nhân học nắm giữ.

Ở Việt Nam, trong hơn một thập kỷ qua, phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng

được các nhà nhân học, những người làm chính sách và những người làm công tác phát triển

áp dụng ngày càng phổ biến đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng miền núi và các nhóm

yếu thế trong xã hội. Phương pháp này đạt được các kết quả khoa học cũng như giải quyết

Page 19: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

18

một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Điều quan trọng là khi vận dụng phương pháp làm

việc với cộng đồng, người nghiên cứu và cộng đồng sẽ chú trọng đến quá trình hơn là sản

phẩm. Đồng thời sản phẩm/tác quyền đã trở thành của cộng đồng. Bài viết này đề cập đến

một số nội dung cơ bản, nhấn mạnh đến việc tiếp cận dựa vào cộng đồng trong nghiên cứu,

điền dã nhân học qua một số phương pháp và thực hành, trong đó có sự tham gia của cộng

đồng nhằm xây dựng nên các sản phẩm nghiên cứu, các bộ phim cộng đồng và những triển

lãm kể chuyện bằng hình ảnh mà người viết bài được trải nghiệm qua một số dự án nhằm

thúc đẩy sự năng động của các cộng đồng và sự tiến bộ của xã hội mà mục tiêu của các dự án

hướng tới.

1. Khái niệm về cộng đồng

Khái niệm cộng đồng (community) được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ theo

các bối cảnh và trạng huống cụ thể. Cộng đồng có thể là một nhóm người sống trong một khu

vực địa lý nhất định, cũng có thể là một nhóm người có chung tôn giáo hoặc tín ngưỡng, một

nhóm người có sở hữu chung, có lợi ích chung, có nghề nghiệp chung… Trước hết, theo

nghĩa hàn lâm, cộng đồng ở đây là cộng đồng xã hội là các cá nhân luôn có sự tương tác với

nhau thông qua các nhóm, các tổ chức, trong nhiều trường hợp gọi là cộng đồng. Các nhà xã

hội học cho rằng cộng đồng là cấu trúc xã hội có chức năng nhất định, có hệ giá trị văn hoá,

giá trị chuẩn mực. Cấu trúc này tồn tại, phát triển trong không gian, thời gian xác định. Theo

nghĩa này cộng đồng là một thực thể xã hội được tổ chức nên từ các quan hệ mang tính đặc

thù của cá nhân, trong đó hệ giá trị, truyền thống, tập quán, hành vi của cộng đồng là nền

tảng cho những nỗ lực nhằm biến đổi và phát triển cộng đồng (Nguyễn Duy Thiệu, 2013).

Ngoài ra, một số nhà nhân học và xã hội học ở Việt Nam lại có cách phân loại để hiểu

về cộng đồng đó là “cộng đồng tính” và “cộng đồng thể”. Trong đó “cộng đồng thể” được coi

là nhóm người, nhóm xã hội có tính cộng đồng với quy mô lớn nhỏ khác nhau. “Cộng đồng

tính” là thuộc tính hay quan hệ xã hội có tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng, ý thức

cộng đồng... Như vậy ở tuyến thứ nhất, “cộng đồng thể” (liên quan đến cái nhìn địa lý) coi

cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá

trị và tổ chức xã hội cơ bản. Ở tuyến thứ hai, “cộng đồng tính” (liên quan đến cái nhìn xã hội)

coi cộng đồng là một nhóm cư dân có cùng những mối quan tâm chung (Tô Duy Hợp, Lương

Hồng Quang, 2000).

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ không bó buộc vào các định nghĩa, khái niệm mang

tính hàn lâm, mà xác định khuôn mẫu riêng để trình bày các kết quả làm việc của mình với

từng nhóm cộng đồng. Cộng đồng ở đây được hiểu đơn giản là một tập thể các thành viên có

mối liên kết đa chiều với nhau. Các thành viên trong cộng đồng có những mục tiêu, lợi ích

chung, cùng sở hữu và chia sẻ những chuẩn mực, hệ giá trị của một nền văn hoá, song cũng

không phải nhất thiết là một khối thống nhất. Theo đó, cộng đồng được xác định bởi nhiều

chiều cạnh như cộng đồng cùng một làng, một khu vực, một nhóm huyết tộc, nhóm người

cùng chung một tôn giáo tín ngưỡng, nhóm người cùng chung một hoàn cảnh (Nguyễn Duy

Thiệu, 2013), có thể là những người có hoàn cảnh giống nhau cố kết lại như nhóm dân tộc

thiểu số, nhóm khuyết tật, nhóm nhiễm H, nhóm song tính, chuyển giới, nhóm công nhân

ngoại tỉnh, nhóm phụ nữ đơn thân… Trong nghiên cứu và điền dã, chúng tôi sẽ quan tâm đến

cộng đồng ở khía cạnh họ là chủ thể văn hoá, bao gồm cả việc sáng tạo, sở hữu, chia sẻ và

Page 20: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

19

cùng nuôi dưỡng các giá trị văn hoá truyền thống đúng như gợi ý từ Bản Công ước về Di sản

Văn hoá phi vật thể của UNESCO năm 2003.

2. Phương pháp nghiên cứu dân tộc học/nhân học từ truyền thống

Trong khoa học xã hội - nhân văn, nhân học là ngành nghiên cứu cơ bản phát triển

mạnh mẽ ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ thế kỉ XIX, “Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu về

con người, trên tất cả mọi phương diện, ở mọi xã hội, từ quá khứ đến hiện tại, để có được

một hiểu biết về sự đa dạng của con người cũng như những vấn đề/điểm chung mà loài người

cùng chia sẻ”. Nhân học chia thành nhiều phân ngành khác nhau nhưng Nhân học văn hoá

quan tâm đến văn hoá của con người hiện tại, tập trung tìm hiểu hành vi thông qua quan sát,

trải nghiệm và nói chuyện trực tiếp với chủ nhân của nền văn hoá được nghiên cứu, để hiểu

các nguyên tắc (principles), luật lệ (rules) tạo nên các hành vi của con người

(Haviland,1996). Những nhà nhân học khi làm việc với các nhóm cộng đồng đều đưa ra các

nguyên tắc và cách tiếp cận nhằm thu thập thông tin và thâm nhập vào đời sống thường ngày

của người dân. Tuy nhiên các quan điểm mang tính phổ biến nhất thường được các nhà nhân

học theo trường phái nghiên cứu văn hoá hay áp dụng có thể kể ra: Đầu tiên là quan điểm

chỉnh thể (holistic approach), do văn hoá mang tính chỉnh thể nên chỉ có thể có được một sự

hiểu biết đầy đủ và sâu sắc nội dung, ý nghĩa và chức năng của một thực hành văn hoá nào đó

trong bối cảnh rộng nhất có thể của chúng. Chính vì vậy, khi nghiên cứu một thành tố văn

hoá nào đó, không thể không quan tâm đến các yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, văn hoá và

xã hội của cộng đồng nơi thực hành văn hoá đó được sinh ra và tồn tại. Thêm vào đó, cách

tiếp cận chỉnh thể cũng đòi hỏi phải đặt các thành tố văn hoá được tìm hiểu, nghiên cứu trong

mối liên hệ với các thành tố khác trong chính nền văn hóa đó. Thứ hai là quan điểm tương

đối văn hoá (cultural relativism) là quan điểm cho rằng việc nhìn nhận, đánh giá các giá trị

của các thực hành văn hoá (niềm tin, quan điểm, phong tục, …) nào đó phải được đặt trong

bối cảnh của chính nền văn hoá đó. Vì vậy, văn hoá, theo quan điểm tương đối văn hoá,

không có 'đúng' hay 'sai', 'cao' hay 'thấp' mà là sự khác biệt và đa dạng. Các nền văn hoá đều

có giá trị như nhau do mỗi nền văn hoá đều được sáng tạo và phát triển để thích ứng với mỗi

môi trường tự nhiên và xã hội mà chúng được sinh ra và tồn tại. Thứ ba là quan điểm người

trong cuộc (emic perspective) là 'cách nhìn từ bên trong' hay những suy nghĩ, diễn giải về ý

nghĩa của một thực hành văn hoá nào đó từ chính chủ nhân của các thực hành văn hoá đó.

Những suy nghĩ, diễn giải này thường rất khác, thậm chí ở nhiều trường hợp là đối lập, so với

cách nhìn, cách nghĩ và sự diễn giải của người ngoài cuộc (etic perspective). Quan điểm

người trong cuộc thường được định hình bởi hệ giá trị, phong tục tập quán, niềm tin, vũ trụ

quan,… của chính nền văn hoá mà họ đang sống. Vì vậy, để hiểu đúng, đủ và sâu về giá trị

một thực hành văn hoá của một tộc người, tìm hiểu cách thức người trong cuộc diễn giải về ý

nghĩa và chức năng của các thực hành văn hoá của họ là rất quan trọng (Hoàng Cầm, Nguyễn

Trường Giang, 2013).

Khi đề cập đến các phương pháp và cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trong nghiên

cứu và điền dã nhân học được thực hiện với các dự án ở Việt Nam trong những năm gần đây,

cần thiết phải điểm qua các phương pháp nghiên cứu truyền thống mà các nhà nhân học và

dân tộc học thường tiến hành. Đầu tiên phải kể đến phương pháp điền dã dân tộc học

Page 21: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

20

(fieldwork) như đã đề cập ở đầu bài viết đó là phương pháp nghiên cứu cơ bản, đặc trưng của

nhân học văn hoá xã hội được khởi xướng bởi Bronislaw Malinowski (1884 - 1932) bao

gồm: quan sát tham gia (participatory observation) và phỏng vấn dân tộc học (ethnographic

interview). Để thực hiện việc quan sát tham gia, nhà nhân học phải dành thời gian ít nhất một

năm trên địa bàn nghiên cứu để quan sát chu kì đời sống văn hoá xã hội, tinh thần của một

cộng đồng dân cư được trong 4 mùa, học ngôn ngữ bản địa để nắm bắt được cách diễn giải

suy nghĩ thông qua qua ngôn ngữ của họ, hiểu được quan điểm của người trong cuộc (emic

perspective) và trải nghiệm nền văn hoá đang nghiên cứu, việc ở lại thực địa lâu dài cũng cho

phép nhà nghiên cứu quan sát hành vi phi ngôn ngữ… Bên cạnh kỹ năng quan sát tham gia,

việc phỏng vấn dân tộc học cũng được tiến hành song song. Trong khi quan sát tham gia giúp

nhà nghiên cứu thu thập các thông tin về thực hành/hành vi, phỏng vấn đưa lại thông tin sâu

hơn về ý nghĩa xã hội của các hành vi (suy nghĩ, thái độ, niềm tin,… ). Việc phỏng vấn sâu

yêu cầu nhà nghiên cứu phải tìm được những thông tín viên là người bạn tốt, phải trở thành

đối tác bình đẳng và biến cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện (tránh phỏng vấn theo

kiểu chất vấn) và theo quan điểm này thì mọi thông tin, quan điểm từ người cung cấp thông

tin đều có giá trị. Ngoài ra các phương pháp thu thập tư liệu khác cũng được các nhà nhân

học áp dụng như lập phả hệ, vẽ bản đồ (mapping), phân tích tài liệu, chụp ảnh, quay phim. Ở

Việt Nam, trong giới chuyên môn người ta thường nhắc đến hai nhà dân tộc học nổi tiếng là

Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Đức Từ Chi. Nguyễn Văn Huyên với những nghiên cứu sâu

sắc về đời sống tôn giáo, tinh thần, xã hội của người dân Việt ở làng quê Bắc Bộ thông qua

các tác phẩm: Góp phần nghiên cứu một vị thành Hoàng Việt Nam:Lý Phục Man, Lễ hội Phù

Đổng, Hát và múa Ải Lao ở hội Phù Đổng, Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam mà ông dành

hơn 10 năm đi nghiên cứu điền dã, ghi chép tại thực địa. Nguyễn Đức Từ Chi đến vùng

Mường Động, một mường nhỏ có địa hình hiểm trở khó đi, ông tìm đến và tiếp xúc với

những người Mường bình dân kết nghĩa thân thiết với họ, ông có đóng góp lớn trong nghiên

cứu văn hoá Mường trên các lĩnh vực: nghiên cứu ruộng lang, nghiên cứu tang ca, vũ trụ

quan người Mường, hoa văn cạp váy Mường… Để có được thành công đó, ngoài tài năng

thiên bẩm, hai ông đều dành hàng chục năm lăn lộn trên thực địa ở những cộng đồng mà

mình nghiên cứu.

3. Đến tiếp cận dựa vào cộng đồng trong nghiên cứu nhân học hiện đại

Trong vài thập kỉ gần đây, những nhà nhân học và những người làm chương trình

phát triển cộng đồng khi áp dụng công việc vào thực tiễn đã vận dụng nhiều phương pháp

mới. Sự thay đổi về phương pháp này được gắn chặt với những thay đổi về lý thuyết trong

nhân học, đặc biệt là sự hình thành của lý thuyết hậu hiện đại (postmodernism). Tuy nhiên,

các trường phái lý thuyết đương đại phát triển dựa trên nền tảng của các trường phái cũ chứ

không phải là loại bỏ hoàn toàn. Các trường phái trước đây có thể nói đến thuyết tiến hoá (đại

diện Tylor, Morgan), mọi xã hội đều trải qua các giai đoạn phát triển nhất định, thuyết chức

năng (Malinowski), các hợp phần văn hoá phối hợp với nhau để phục vụ nhu cầu của con

người và xã hội, thuyết cấu trúc (Lévi-Strauss) các nền văn hóa do các mã được quy định sẵn

trong trí óc con người quyết định và lý thuyết hậu hiện đại nổi lên từ đầu những năm 1980 và

đang được thực hành cho đến ngày nay (Geertz).

Page 22: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

21

Các nhà nhân học hậu hiện đại kêu gọi một cách tiếp cận có tính "tập thể, có sự tham

gia" hơn trong nghiên cứu, đối thoại thay vì độc thoại như hiện tại. Tức là một nghiên cứu

nhân học nên do một nhóm, thay vì một nhà nhân học làm việc phổ biến như hiện nay và

trong đó đối tượng nghiên cứu cũng có cơ hội để đối thoại với người nghiên cứu họ. Một

điểm khác của các nhà nhân học hậu hiện đại là họ phản đối việc xây dựng một lý thuyết

chung cho sự tiến hóa văn hóa. Họ xem văn hóa như một tập hợp luôn thay đổi của các ý

nghĩa do các thành viên xã hội xây dựng. Do đó nó đòi hỏi sự liên tục trong nghiên cứu và

diễn dịch. Những bài học mà nhà nghiên cứu học được từ việc tham gia làm việc, tranh luận

với người dân, chính là hoạt động của nhân học tiếp cận dựa vào cộng đồng. Việc tiếp cận

với cộng đồng không chỉ đào tạo cho nhà nhân học kỹ năng mà còn cả phương pháp tư duy

và hợp tác với đối tượng là người dân hay chủ thể văn hoá. Nó cũng giúp cho nhà nhân học

có cái nhìn của người trong cuộc. Vấn đề quan trọng nhất mà được nhiều người thuộc hệ lý

thuyết khác đặt ra là vấn đề quyền lực (power/authority). Đây không phải là quyền lực chính

trị mà là quyền được lên tiếng trong các tác phẩm chuyên khảo. Nói cách khác, tiếng nói đó

là việc Chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ ra rằng các nhà nhân học trước đây dùng quyền lực của

mình với tư cách nhà nghiên cứu để viết về người khác. Mà những người khác đó lại không

có quyền lực hoặc tiếng nói (voice) đối với chính tác phẩm viết về mình. Một người ngoài

cuộc (outsider) cho dù có phương pháp điền dã tốt đến mấy cũng không thể hoàn toàn trở

thành người trong cuộc (insider). Vì thế, những nhà nghiên cứu nhân học theo Chủ nghĩa hậu

hiện đại đặt ra một phương pháp luận nhằm phối hợp giữa nhà nghiên cứu và người được

nghiên cứu trong việc xây dựng sản phẩm nhân học. Thông qua đó, quyền lực/tiếng nói của

những người trong cuộc được chính họ thể hiện ra sản phẩm. Vai trò của nhà nghiên cứu

giảm đi, nhưng tính chân thực và đa tiếng nói được hiện diện nhiều hơn. Các nhà nhân học

hậu hiện đại chỉ ra rằng, nhà nhân học theo trường phái này ngày nay nên đóng vai trò người

biên tập (editor) chứ không phải là người viết (writer) nữa (10).

Việc nghiên cứu dựa vào cộng đồng còn mang tính chính trị, đứng giữa một bên là

cộng đồng “hưởng lợi” và bên kia là các cơ quan chính phủ, các nhà nhân học đóng vai trò là

tư vấn, hoà giải lợi ích của đôi bên. Trong bối cảnh xã hội thường mang tính định kiến, áp đặt

trong khi những kiến thức về cộng đồng yếu thế thường hay bị hiểu sai, hiểu lệnh lạc. Đối

tượng nghiên cứu của ngành nhân học là những cộng đồng nông thôn, miền núi và những đối

tượng thiệt thòi trong xã hội, hơn ai hết, nhân học dựa vào cộng đồng đảm nhận trách nhiệm

bảo vệ quyền lợi của họ. Việc lên tiếng bảo vệ quyền lợi của đối tượng yếu thế trong xã hội

cũng đồng nghĩa với việc nhà nhân học phải sẵn sàng đối mặt với những người làm chính

sách và thiết chế chưa phù hợp do còn mang nặng định kiến (Vũ Hồng Anh, 2007). Kết quả

của nhiều năm hoạt động của các nhà nhân học tiếp cận dựa vào cộng đồng, vì cộng đồng

thiểu số và các nhóm yếu thế chính là sự thừa nhận của các tổ chức phát triển đối với vai trò

của kiến thức và phương pháp nhân học trong việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề kinh

tế-xã hội cũng như trongviệc đưa tiếng nói của nhiều cộng đồng vào trọng tâm của quá trình

10

Đây là ý kiến được tôi trao đổi nhà nhận được phản hồi từ NCS Nguyễn Vũ Hoàng, Khoa Nhân học, Đại học

Toronto (CANADA) khi viết nghiên cứu này.

Page 23: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

22

này. Có thể nói tiếp cận dựa vào cộng đồng đã đóng góp đáng kể vào việc thừa nhận và sử

dụng rộng rãi phương pháp có sự tham gia của người dân và dần thay thế cho mô hình áp đặt

từ trên xuống trong quá trình phát triển và tiến bộ xã hội.

4. Và thực hành với những cộng đồng trên phương pháp mới

Kế thừa những quan điểm lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu trong dân tộc học

và nhân học truyền thống,trong những năm gần đây, một số nhà nhân học đã áp dụng những

phương pháp mới để làm việc với các nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số vùng miền núi cũng

như các cộng đồng yếu thế. Khi vận dụng các phương pháp mới, các nhà nhân học bước đầu

đạt được những thành quả nhất định. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ nhấn mạnh đến 3 phương

pháp mới tại Việt Nam trong nghiên cứu và điền dã khi làm việc với những nhóm cộng đồng

đó là kể chuyện bằng ảnh (photovoice), làm phim dựa vào cộng đồng (community based-

video), đồng nghiên cứu (co-research).

Kể chuyện bằng hình ảnh (Photovoice)

Photovoice là phương pháp nghiên cứu tham gia có sử dụng những bức ảnh và những

câu chuyện của những nhóm cộng đồng làm sâu sắc hơn những suy nghĩ, những vấn đề liên

quan của nhóm cộng đồng đó. Những bức ảnh và câu chuyện kèm theo là công cụ có thể tác

động đến người làm chính sách. Mục đích của phương pháp Photovoice là cải thiện điều kiện

sống của người dân bằng cách thực hiện những thay đổi ở cấp độ cộng đồng (Ann BcBride

Norton, 2005).

Kể từ khi Photovoice bắt đầu hình thành, phương pháp này đã đạt được sự hấp dẫn

rộng rãi như là một công cụ nghiên cứu hành động có sự tham gia. Nhiều cộng đồng nghiên

cứu trên thế giới đã sử dụng phương pháp Photovoice này như một cách tiếp cận sáng tạo

nhằm khám phá những kinh nghiệm khác nhau của con người và hành động cho sự thay đổi

xã hội và cá nhân. Ở phương pháp này, Photovoice là một cách tiếp cận linh hoạt nhằm

hướng tới nghiên cứu sự đa dạng và độc đáo của cá nhân cũng như cộng đồng mà nó liên

quan.

Hình ảnh như là cách hướng dẫn

Máy ảnh là một công cụ phổ biến nhất, sáng tạo nhất để con người có thể nắm bắt lấy

hình ảnh và chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống của mình thông qua hình ảnh và câu chuyện

kể. Hình ảnh chụp qua Photovoice kể những câu chuyện để xác định mối quan tâm, mô tả sự

đấu tranh hay hiển thị một cái nhìn đặc biệt của một cộng đồng. Thông qua hình ảnh, cá nhân

cộng đồng thiệt thòi có nguy cơ bị ngoài lề hóa sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc và cho người

khác biết về kinh nghiệm của họ.

Hình ảnh có thể ảnh hưởng đến chính sách

Hình ảnh cũng đóng vai trò trong cảm xúc của chúng ta. Một bức ảnh cũng có thể

khiến cho một người tức giận vì một sự bất công nào, nó cung cấp những bằng chứng cụ thể

mạnh mẽ mà nhiều khi ngôn từ đơn giản không thể diễn tả được.

Page 24: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

23

Photovoice tận dụng sức mạnh của hình ảnh, khéo léo sử dụng hình ảnh như một

công cụ để tác động đến chính sách. Hình ảnh về đô thị có thể đưa lại sự chú ý của các nhà

hoạch định chính sách, nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của họ về một vấn đề cụ thể hoặc

của thực tại, đó là điểm khác nhau được nhìn nhận từ phía người dân. Các bức ảnh cho người

xem thấy kinh nghiệm từ quan điểm của một người, một cộng đồng khác khác.

Cộng đồng tham gia vào chính sách

Là người chụp ảnh, cá nhân phải đặt câu hỏi làm thế nào để họ đại diện và chỉ ra cho

cộng đồng về kinh nghiệm của họ. Họ phải xem xét làm thế nào để các vấn đề có liên quan

đến cộng đồng và các vấn đề xã hội rộng hơn được thảo luận, ảnh hưởng đến trải nghiệm

sống trong cộng đồng. Photovoicess thực sự tạo ra một cơ hội để mọi người tham gia và làm

những gì họ có thể gây ảnh hưởng đến các quyết định có tác động đến cuộc sống của họ.

Những người làm chính sách là khán giả trước quan điểm của cộng đồng

Các nhà hoạch định có những quyết định có thể ảnh hưởng đến cộng đồng cần phải

trở thành khán giả. Họ cần phải lắng nghe những câu chuyện và xem những bức

ảnhPhotovoices, tiếp cận những ý tưởng và kinh nghiệm của thành viên trong cộng đồng để

đưa ra những quyết định về chính sách cho người dân.

Photovoice nhấn mạnh vào các hoạt động của cá nhân và cộng đồng

Photovoice và các hình thức khác của nghiên cứu tham gia nhấn mạnh tới các hoạt

động. Điều này có nghĩa rằng các thông tin và bằng chứng không phải sáng tạo ra một cách

đơn giản của việc tạo ra kiến thức mà nó còn tạo ra cho mục đích để hành động và thay đổi

xã hội (Wang C., 2003).

Ở Việt Nam, phương pháp Photovoice được TS. Dương Bích Hạnh (hiện làm việc

cho UNESCO tại Việt Nam) áp dụng lần đầu tiên năm 2002. Dự án mang tên Thế giới qua

con mắt trẻ em Hmông do Quỹ Toyota tài trợ. Cộng đồng trực tiếp tham gia dự án là một

nhóm bé gái Hmông rời bản ra thị trấn Sa Pa bán hàng và làm hướng dẫn viên cho khách du

lịch. Các em tự tổ chức đời sống của mình ở thị trấn và kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Các em

được trao máy ảnh và kể về câu những câu chuyện của chính mình. Thông qua triển lãm ảnh

được trưng bày, người xem có thể nhận ra người Hmông sống ở Sa Pa nói riêng và các tộc

người thiểu số ở vùng cao nói chung có tiếng nói riêng, có cách nhìn riêng với cuộc sống hiện

tại của mình.

Năm 2003, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thực hiện dự án “Bảo tồn giá trị truyền

thống của các nghề thủ công” do JICA tài trợ. Những người thợ thủ công Lào dệt - nhuộm

truyền thống ở bản Na Sang 2 (Điện Biên) và những người thợ gò đồng ở làng Đại Bái (Bắc

Ninh) được trao máy ảnh để tự chụp các bức ảnh về cuộc sống, về nghề nghiệp của mình, và

thể hiện những ý tưởng qua ảnh, qua các cuộc phỏng vấn, trao đổi với những nhà nghiên cứu,

và qua các cuộc thảo luận nhóm giữa những người thợ thủ công với nhau. Từ kết quả của

phỏng vấn, trao đổi về nội dung của những bức ảnh với những người thợ thủ công ở địa

Page 25: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

24

phương, có thể xác định được các giá trị truyền thống của các nghề thủ công và thấy được sự

quan tâm của người dân đối với vấn đề bảo tồn và phát triển nghề thủ công đó như thế nào.

Điều đó cũng sẽ có ích trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân với vấn đề

bảo tồn và phát triển nghề thủ công của làng mình. Những người thợ thủ công tham gia dự án

sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong cộng đồng, cùng nhau bảo tồn giá trị văn

hoá truyền thống của nghề và làng nghề.

Năm 2006, Hội dân tộc học Việt Nam thực hiện dự án Bảo tồn các giá trị văn hóa phi

vật thể ở khu phố cổ Hà Nội, thí điểm ở phường Hàng Buồm, dự án này do JICA tài trợ.

Trong đó có việc tạo điều kiện hay trao quyền để chính người dân phố cổ xác định các giá trị

văn hoá phi vật thể hiện hữu của phố cổ, xác định nét văn hóa nào tạo nên cái hồn cho phố cổ

cần phải bảo tồn, phát huy và nét văn hoá nào không còn phù hợp với xu thế phát triển hiện

tại. Qua đó nâng cao được ý thức giữ gìn giá trị văn hoá phố cổ từ chính chủ thể của nó và

cùng với các nhà nghiên cứu, quản lý tìm ra các biện pháp hữu hiệu bảo vệ, phát huy các giá

trị văn hoá này.

Năm 2010, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trưng bày triển lãm Chuyện những bà mẹ đơn

thân. Đây là dự án dùng ảnh kể chuyện do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ, tác giả của bức ảnh

này chính là những người phụ nữ đơn thân ở Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội. Những bức ảnh

này đã khắc họa chân dung của 18 phụ nữ mà trong cuộc sống họ vừa phải gánh tránh nhiệm

vừa làm mẹ vừa làm cha, vượt qua định kiến giới và sự mặc cảm, tự ti để tự tìm hạnh phúc

cho bản thân.

Nhưng có lẽ quy mô lớn nhất là hoạt động của Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội và

Môi trường (iSEE) với hàng loạt các chương trình photovoice được thực hiện từ năm 2012

cho đến nay (2014). Đầu tiên phải kể đến triển lãm photovoice Văn hoá của mình (2012) của

7 cộng đồng dân tộc thiểu số: Hmông, Dao, Khơ-me, Bru Vân Kiều, Tà-ôi, Thái, Mường đến

triển lãm ảnh Một tôi khác của 15 tổ chức xã hội dân sự (2013) với sự quan tâm đến các

nhóm yếu thế như dân tộc thiểu số, khuyết tật, nhóm đồng tính, nhóm công nhân… và triển

lãm Điều em muốn nói (2014) chương trình photovoice của học sinh dân tộc thiểu số người

Hmông, người Chăm, người Raglai và người Mnông về các nhóm quyền của trẻ em ở Miền

núi phía bắc cũng như vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam trung bộ.

Thông qua chương trình triển lãm Văn hoá của mình tôi sẽ phân tích sự tác động của

chương trình kể chuyện bằng hình ảnh đối với một số cộng đồng thiểu số khi tham gia

chương trình này trên nhiều phương diện khác nhau. Trước tiên là sự hiểu biết về văn hoá của

các tộc người khác. Với những người phụ nữ có mối quan tâm về tri thức địa phương liên

quan đến chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thông qua chương trình Photovoice,

họ có điều kiện tìm hiểu so sánh những tri thức trong cùng một lĩnh vực được thực hành ở tộc

người khác như thế nào. Mối so sánh quan tâm đó đã vượt qua biên giới của địa phương mình

và họ chủ động tự tìm hiểu mối liên hệ đó, dù họ là những phụ nữ dân tộc Mường, Pa Cô hay

Bru-Vân Kiều:

Page 26: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

25

“Về cây thuốc nam của người Dao và cách tắm thuốc của người Dao, lúc đầu em

cũng không biết tắm thuốc của họ là thế nào. Nhưng khi em hỏi thì có uống và có

tắm, họ cũng uống, họ cũng xông, nhưng họ tắm thì khác hơn ở chỗ em. Khi em thấy

họ có thùng to, có bài thuốc ở đấy, nấu xong thì bỏ thuốc ngâm mình vào đấy. Chỗ

em thì khác, có xoong không to lắm, nhưng mà họ múc rồi tắm, sau đấy họ mới xông,

khác hơn đôi chút” (Hồ Thị Nguyệt, Bru-Vân Kiều, Quảng Trị, pv. 2012).

Photovoice không chỉ đem lại cơ hội để cho các tộc người được hiểu biết về truyền

thống văn hóa của nhau mà còn mang lại sự hiểu biết thêm về văn hóa của chính tộc người

mình. Những phong tục tập quán tín ngưỡng hay những truyền thống văn hóa được thực hành

hàng ngày với quan sát thông thường ở vỏ bọc bề ngoài chỉ có thể nhận biết một vài khía

cạnh liên quan. Nhưng cội nguồn sâu xa của nó như thế nào, ý nghĩa nhân văn ẩn chứa trong

nó ra sao, không phải người dân nào cũng có thể hiểu biết, mặc dù họ được sinh sống và nuôi

dưỡng chính trong môi trường đó. Nhờ cách làm việc của Photovoice đã đánh thức, làm bừng

tỉnh sự ngủ quên của rất nhiều thành viên trong cộng đồng (cách nói của thành viên nhóm

Thái và Pa Cô) từ lâu ít quan tâm đến truyền thống văn hóa của cộng đồng mình. Photovoice

là sự kết hợp giữa hình ảnh và câu chuyện kể, nên việc tìm hiểu và khai thác câu chuyện đã

đem lại cho các thành viên những cơ hội mới để tìm hiểu sâu về chính phong tục tập quán

của mình.

”Khi tìm hiểu, bà Căn Ki kể chuyện cách chữa bệnh bằng thổi, bắt đầu em thích lắm,

rồi em cứ tưởng bản sắc văn hóa của mình là cũ, em thấy họ kể cũng hay, nói chung

trong sổ của em toàn các câu chuyện, chưa có ảnh đâu, em toàn đi hỏi các câu

chuyện. Buổi tối ở nhà, thứ 7 chủ nhật mà không có phim, em tới mấy nhà ông già để

hỏi các câu chuyện, ghi trong sổ. Em cứ đi hỏi để biết, họ hỏi để làm gì? em bảo để

biết”. (Hồ Thị Rổ, Pa Cô, Quảng Trị, pv 2012)."

Phương pháp kể chuyện bằng hình ảnh còn đem lại cơ hội học hỏi văn hóa truyền

thống trong chính cộng đồng mình và đưa lại thái độ tự tin, tự chủ, tự hào, sự nỗ lực của từng

thành viên và sự cổ vũ khích lệ của cộng đồng về công việc này. Sự đánh giá tích cực của

cộng đồng về những công việc mà nhóm thành viên làm được thể hiện qua những bức ảnh,

những câu chuyện, triển lãm, sách ảnh và nhiều chương trình truyền thông trên báo chí, radio,

chương trình truyền hình và những công việc chụp ảnh và khai thác câu chuyện văn hóa

trong cộng đồng cũng là nguồn cổ vũ động viên lớn lao. Nhiều người lớn tuổi đã ngợi khen

những thành viên mặc dù còn ít tuổi nhưng đã biết quí trọng vốn văn hóa của mình, đã biết

học hỏi và làm được nhiều việc mà họ chưa làm được.

“Mọi người bảo là em còn ít tuổi như thế mà học được rất là nhiều về phong tục của

mình. Mọi người bảo là bây giờ cũng phải dậy con cái của mình ấy, học theo các thứ

này để gìn giữ cái bản sắc dân tộc của mình cho đúng người Dao” (Lý Thị Líu, Dao,

Nậm Búng, Yên Bái, pv 2012).

Việc thực hiện thành công các dự án dựa vào cộng đồng với việc vận dụng phương

pháp kể chuyện bằng hình ảnh đã giúp cho các cán bộ của Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội

Page 27: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

26

và môi trường (iSEE) rút ra được tiến trình thực hiện phương pháp này với những bước cơ

bản là:

Lựa chọn cộng đồng tham gia

Tập huấn kỹ thuật chụp ảnh

Lựa chọn nội dung, chủ đề cần chụp ảnh

Chụp ảnh ở thực địa

Chọn ảnh lần 1, phản hồi về kỹ thuật và nội dung câu chuyện

Chọn ảnh lần 2, phản hồi về kỹ thuật và nội dung câu chuyện

Lựa chọn bức ảnh đẹp và câu chuyện hay

Thiết kế trưng bày

Triển lãm ở cộng đồng và nhận sự phản hồi

Triển lãm tại Hà Nội và các thành phố lớn khác

Như vậy ở Việt Nam trong vòng một thập kỉ qua, phương pháp kể chuyện bằng hình

ảnh (Photovoice) đã tiếp cận với xu thế chung của thời đại, có những bước đi ban đầu và đạt

được một số thành tựu nhất định trong việc giới thiệu tiếng nói, mối quan tâm của cá nhân

cũng như của cộng đồng ra bên ngoài nhóm của mình và bước đầu có những tác động đến

người làm chính sách.

Phim dựa vào cộng đồng (Community-based Video)

Phim cộng đồng là phương pháp làm phim mới trong nhân học. Phương pháp này ra

đời dựa trên sự tiến bộ của khoa hoc kĩ thuật khi thu nhỏ máy quay phim với việc ghi hình và

thu âm đồng bộ. Phương pháp này đã có những đóng góp tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu

nhân học và trở thành một công cụ hữu hiệu tiếp cận đến những nhóm tộc người của từng địa

phương cụ thể (Nguyễn Trường Giang, 2013).

Cho đến hiện nay phương tiện truyền thông truyền thống như báo, đài truyền hình,

đài phát thanh, nhà xuất bản, tạp chí chính thống của Nhà nước với một đội ngũ làm việc là

các chuyên gia trong từng lĩnh vực vẫn được coi như có sức mạnh tuyệt đối. Họ vừa đóng vai

trò sản xuất ra tri thức vừa đóng vai trò kiểm duyệt chặt chẽ trước khi xuất bản sản phẩm

hoặc đưa thông tin đến công chúng. Do vậy, hoạt động truyền thông truyền thống được tạo

lập bởi các tổ chức có phân cấp và được thiết lập hoạt động có tính quốc gia, nó có khả năng

định hướng và dẫn dắt suy nghĩ của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong khi đó, phim dựa

vào cộng đồng sẽ diễn ra cuộc hoán chuyển vai trò của nhà làm phim, nhà nhân học từ chỗ là

đạo diễn, nhà nghiên cứu thành người hướng dẫn, gợi mở, luôn khuyến khích và hỗ trợ cộng

đồng tìm kiếm và kể những câu chuyện nói về cộng đồng họ là ai? Mượn lời của Peter

Kaufmann (chuyên gia về phim cộng đồng): “Áp dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng đơn

giản như việc mở lòng bàn tay ra và khó như việc bỏ đi những ý tưởng của chính bạn. Giúp

các cộng đồng tìm kiếm và kể những câu chuyện không phải là một phương pháp, hơn hết nó

là cách sống. Một người hướng dẫn gợi mở dựa vào cộng đồng phải học cách đặt sang một

bên cá tính chuyên môn của mình như một giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà nhân học, giám đốc

Page 28: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

27

trưng bày, nhà giáo dục. Họ cần học cách tiếp cận nhiều chiều để có thể xây dựng sự tin

tưởng và phát triển mối quan hệ cần thiết được tạo bởi một nhóm đa dạng những người lạ. Để

tạo ra phim dựa vào cộng đồng, người hướng dẫn gợi mở phải trở thành những học viên ham

học hỏi và là cánh tay lành nghề của cộng đồng” (Wendy Erd-Peter Kaufmann, 2013).

Với một quan điểm mở và gần gũi với những nhóm cộng đồng, phần lớn là các cộng

đồng yếu thế nên phương pháp làm phim dựa vào cộng đồng cũng xây dựng một qui trình

làm việc bám sát với người dân.

Đầu tiên khi tiến hành một dự án làm phim với cộng đồng nhà nghiên cứu phải xác

định được cộng đồng mà mình cần làm việc. Bước tiếp theo là tìm và thiết lập mối liên hệ

đầu tiên với cộng đồng đó, cộng đồng sẽ họp và lựa chọn những người đại diện tham gia dự

án. Bước tiếp theo, nhà nghiên cứu và cộng đồng sẽ thoả thuận và đồng ý hợp tác để thực

hiện chương trình đồng thời lập kế hoạch sơ bộ cho các bước tiếp theo của dự án. Tiếp đến

nhà nghiên cứu cùng cộng đồng thảo luận những vấn đề mà cộng đồng quan tâm, và đang

phải đối mặt để làm phim và kể những câu chuyện. Thông qua quá trình thảo luận, nhà

nghiên cứu và cộng đồng đã tìm ra những ý tưởng hạt giống (seed idea), đó chính là những ý

tưởng chính cho hoạt động tìm kiếm nghiên cứu của nhà nghiên cứu và cộng đồng. Những ý

tưởng đó sẽ được thảo luận rộng rãi trong cộng đồng và được cộng đồng chấp nhận cũng như

cộng đồng thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Khi ý tưởng đã rõ ràng, nhà nghiên

cứu với vai trò là người hướng dẫn (facilitator) sẽ hướng dẫn cộng đồng thảo luận để tìm ra

cấu trúc của phim và tổ chức các câu chuyện. Quá trình quay video, phỏng vấn người dân

cũng được tiến hành đồng thời với bước này. Khi tư liệu đã được thu thập đầy đủ sẽ tiến hành

biên tập phim có sự tham gia của người dân cũng là bước hình thành bản nháp đầu tiên. Bản

nháp đó sẽ được mang đến cộng đồng cùng chia sẻ và thảo luận. Những bước tiếp theo của

phim dựa vào cộng đồng được bổ sung cho hoàn chỉnh để ra sản phẩm cuối cùng rồi giới

thiệu với cộng đồng và nhận sự phản hồi. Đó là toàn bộ qui trình của một dự án phim dựa vào

cộng đồng.

Có thể so sánh phim truyền thống và phim dựa vào cộng đồng trên các tiêu chí sau

đây:

Phim truyền thống Phim dựa vào cộng đồng

Nghiên cứu có kịch bản, ghi hình và âm

thanh theo các câu chuyện và hình ảnh mà

kịch bản đã định sẵn. Biên tập lại (theo ý

chủ quan của đạo diễn/nhà làm phim)

Ý tưởng đến từ/hoặc quyết định bởi cộng

đồng. Lựa chọn, sắp xếp các đoạn video

theo tuyến vấn đề - cộng đồng lựa chọn câu

chuyện, hình ảnh – thiết lập, cân đối cấu

trúc/bố cục phim – cộng đồng xem phim

nháp, phản hồi, chỉ dẫn để ra bản cuối.

Page 29: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

28

Nội dung phim có thể hình dung từ ban đầu

Nhà làm phim chủ động, nhân vật và các

câu chuyện, cảnh quay là khách thể.

Phim có chất lượng cao/phim chuyên

nghiệp.

Phim chủ quan, áp đặt, chưa chắc đã sinh

động và phản ánh chân thực cuộc sống

Không hình dung được sản phẩm từ đầu.

Nội dung có thể lan man, không tập trung

vào chủ đề cộng đồng muốn nhấn mạnh

nếu nhà nghiên cứu không biết cách hướng

dẫn cộng đồng.

Về kỹ thuật, phim không chuyên nghiệp.

Phản ánh sinh động, sát thực tế khách quan,

giàu cảm xúc, không gò bó, gần gũi và tạo

gợi cảm xúc với người xem.

Có thể nói ở Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi tiên phong trong lĩnh

vực làm phim nhân học có sự tham gia của cộng đồng. Phim dựa vào cộng đồng đầu tiên làm

theo phương pháp này có trong trưng bày Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp (2006) với hai

phim: “Một thời để nhớ” và “Hà Nội thời gian khó”, tiếp theo là phim “Nhảy bói” (cộng

đồng người Dao ở Hà Giang). Đặc biệt là phim “Nhảy bói” của người Dao, ý tưởng được đến

hoàn toàn từ cộng đồng người Dao, ban đầu nhà nghiên cứu có gợi ý làm phim với nhóm

cộng đồng về tục nhận con nuôi của người Dao, nhưng cộng đồng quyết định làm phim về

tục nhảy bói vào tháng Giêng hằng năm, một tập quán liên quan đến cầu cúng sức khoẻ và an

bình cho cộng đồng người Dao, để chống lại sự hiểu lầm, hiểu sai của người Kinh coi tục

nhảy bói là mê tín dị đoan. Phim đã được một thành viên nòng cốt của cộng đồng là Bàn Văn

Thạch (người Dao) tự quay nhiều trường đoạn, tự đi phỏng vấn những người Dao có liên

quan và tham gia từ đầu đến cuối vào quá trình biên tập phim. Phim “Người Thái chúng tôi”

(về cộng đồng người Thái ở Tây Bắc di cư đến Hà Nội sau năm 1954), (2009) do chính cộng

đồng người Thái ở Hà Nội thực hiện về quá trình hội nhập và thích ứng đầy năng động của

cộng đồng đã vượt lên các rào cản, sự định kiến của người đa số (người Kinh) để giữ những

vị trí cao trong xã hội ở thành phố. Thành viên nòng cốt của cộng đồng người Thái - một phụ

nữ người Thái - Trịnh A Sinh đã chủ động tập hợp các thành viên gồm 12 người đang sinh

sống tại Hà Nội, tự quay phim và kể về quá trình từng thành viên vượt lên số phận của mình

như thế nào trong quá trình nhập cư về Hà Nội.

Mô hình phim dựa vào cộng đồng thành công và được nhân rộng đến các cơ quan và

các tổ chức khác như VTV5 và các đài địa phương cùng hợp tác làm phim. Những phim hợp

tác đầu tiên giữa VME (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) và VTV5 (đài truyền hình tiếng dân

tộc) là: “Gia sư”, “Híp hốp” và “Đồng nát - người làng ở phố” (2011), tiếp theo là sự mở

rộng đến các đài truyền hình địa phương: “Bề Thê” (nhóm đồng tính ở Cà Mau), “Cao

nguyên đá” (nhóm người Hmông ở Hà Giang), “Nhịp chiêng 9x” (nhóm thiếu niên Ba-na) ở

Kon Tum (2012), Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội và Môi trường: “Tập quán đổi công” của

người Hmông ở Sa Pa, “Những bức ảnh và sự thay đổi của cộng đồng người Hmông ở Sa Pa”

Page 30: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

29

(2013) mà người làm phim/đạo diễn đều là các thành viên trong cộng đồng tham gia từ khâu

xác định chủ đề, quay phim, phỏng vấn, biên tập cho đến hoàn thành sản phẩm.

Từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình làm phim dựa vào cộng đồng có thể nói

rằng phim cộng đồng đạt được ưu điểm là sự chân thật trong phim được thể hiện qua các câu

chuyện cũng như các nhân vật trong phim. Sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu và các

nhóm cộng đồng chính là biểu hiện cao nhất của phương châm “làm phim cùng người dân

chứ không phải làm phim về người dân”, lý giải đời sống hiện thực, những biến đổi kinh tế-

xã hội dưới góc nhìn, quan điểm của cộng đồng, đó là cách nhìn nhận từ phía người dân với

những lý giải theo quan điểm của họ. Năm 2006, khi đạo diễn Đặng Nhật Minh xem phim

làm theo phương pháp cộng đồng (phim Một thời để nhớ - phim về những trải nghiệm của

người dân phố cổ ở Hàng Buồm, Hà Nội trong thời kì bao cấp), ông đã nhận xét: “Phim

không chuyên nghiệp. Cách tiếp cận hoàn toàn khác với truyền thống: không có kịch bản,

không có đạo diễn, không có biên tập. Nhân vật trong phim được diễn tả ý nghĩ chủ quan của

mình. Đây là một cách làm phim tư liệu để đối tượng được quay phim nói lên suy nghĩ, chủ ý

của mình. Do đó, tránh được tính áp đặt, chủ quan, tạo cho người xem những cảm nhận, suy

nghĩ chân thực. Ưu điểm nổi bật của nó là không chỉ đem đến cho khán giả những câu

chuyện chân thực, khách quan mà còn rất cảm động – điều mà loại phim nào cũng cần hướng

tới.”

Đồng nghiên cứu (co research)

Đồng nghiên cứu là mọ t trong những cách tiếp cạ n mới để thay thế phu o ng pháp

nghiên cứu truyền thống chỉ sử dụng chuyên gia (áp đạ t) trong phát triển văn hoá, kinh tế-xã

hội ở các cộng đồng. Nó đu ợc dựa trên kinh nghiẹ m địa phu o ng, no i các cọ ng đồng quản lý

nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn truyền thống văn hoá của họ mọ t cách có hiẹ u quả. Đồng

nghiên cứu là phu o ng pháp có sự tham gia đồng tình của ngu ời dân, là mọ t thành phần ca n

bản trong viẹ c xây dựng kế hoạch nghiên cứu và các chương trình hành động trong tương lai

điều đó duy trì đu ợc các truyền thống văn hoá, cũng nhu duy trì các hẹ thống bền vững của

sinh thái, kinh tế, chính sách.

Ở Việt Nam, đồng nghiên cứu mới được thử nghiệm ở Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã

hội và Môi trường (iSEE) với đầy đủ ý nghĩa của phương pháp này là việc người dân tham

gia vào cả quá trình nghiên cứu từ xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và đưa ra quyền

quyết định. Đồng nghiên cứu được tiến hành ở hai cộng đồng người Hmông (Lào Cai) và

người Ê-đê (Đắc Lăk) với sự tham gia của những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp đến từ các

viện nghiên cứu trong nước. Chương trình mới được triển khai trong vòng một năm nên sản

phẩm đồng nghiên cứu đang trong quá trình thai nghén và chờ đợi kết quả. Bước đầu tiến

hành nghiên cứu cùng cộng đồng cho thấy người Hmông ở Sa Pa, Lào Cai quan tâm đến vấn

đề chăn nuôi gia súc (nuôi trâu) trong mùa đông và phục hồi và giữ gìn chữ Hmông (chữ

Hmông nhà nước) đã bị mai một trong vài thập kỉ qua. Cộng đồng người Ê-đê ở Buôn Hồ,

ĐắcLắk xác định hai vấn đề nghiên cứu là ô nhiễm nguồn nước và thanh niên dân tộc thiểu

số thiếu việc làm.

Page 31: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

30

Tiến trình đồng nghiên cứu cũng được thực hiện theo các bước sau:

Cộng đồng tự chọn đại diện tham gia

Xác định nội dung cần tìm hiểu nghiên cứu

Lựa chọn các nội dung ưu tiên nghiên cứu

Thảo luận với người dân phân tích về những nội dung đã lựa chọn

Thảo luận với người dân vấn đề ưu tiên giải quyết

Tìm hiểu sâu các vấn đề bằng cách quan sát, phỏng vấn và ghi lại các câu chuyện,

minh hoạ, chụp ảnh.

Họp nhóm nghiên cứu viên thảo luận

Hiện nay các nhà nghiên cứu nhân học đang trông đợi sản phẩm cuối cùng của

phương pháp nghiên cứu cùng cộng đồng ở hai phương diện. Đầu tiên là một sản phẩm

nghiên cứu viết có sự tham gia của người dân khi giải quyết một vấn đề cụ thể mà cộng đồng

đang đối mặt. Thứ hai là là sự tổng kết quá trình đồng nghiên cứu của cộng đồng để trả lời

các câu hỏi cụ thể như người dân tham gia/hợp tác với nhà nghiên cứu chuyên nghiệp như thế

nào? Làm thế nào nhà nghiên cứu để người dân can thiệp vào nội dung, kết quả nghiên cứu?

Ai là người tổng kết nội dung nghiên cứu, ai viết, ai đọc, ai phản biện? Và quan trọng hơn là

nhận thức của người dân về tiếng nói và quyền lực của mình trong quá trình tham gia nghiên

cứu.

5. Những thách thức nghiên cứu khi dựa vào cộng đồng

Một câu hỏi đặt ra cho nhiều nhà nghiên cứu nhân học hiện nay khi tiến hành các dự

án phát triển có liên quan đến các tộc người thiểu số ở vùng miền núi đó là thời gian và

nguồn kinh phí. Các dự án phát triển với qui mô vừa và nhỏ, nguồn tài chính không dồi dào,

thời gian trên thực địa đôi khi chỉ được thực hiện từ 1 đến 2 tuần mà mục đích nghiên cứu

cũng như những thực hành trên thực địa đòi hỏi phải đem lại lợi ích cụ thể cho cộng đồng.

Khác với trước đây, một số nhà dân tộc học thực hiện nghiên cứu điền dã ở các cộng đồng cư

dân kéo dài trong vòng nhiều năm để nghiên cứu cơ bản và thực hiện các mục đích khoa học

đơn thuần. Thời gian có lẽ là một vấn đề khó khăn nhất đối với các dự án nghiên cứu dựa vào

cộng đồng vì có thời gian mới có thể xây dựng sự tin tưởng và mối quan hệ lâu dài cũng như

khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào từng bước của quá trình nghiên cứu cho dù vận

dụng phương pháp kể chuyện bằng hình ảnh (photovoices), phim dựa vào cộng đồng hay

đồng nghiên cứu.

Ở Việt Nam hiện này còn có rào cản rất lớn, đến từ 2 phía đó là những tiêu chuẩn xã

hội đối với thông tin và cách người dân đưa thông tin. Thứ nhất là các nhà chuyên môn và

quan chức có thể không tin vào khả năng sáng tạo của cộng đồng, không chấp nhận hình thức

mới của phim, tiếng nói từ những bức ảnh hay những nghiên cứu mà cộng đồng cũng là một

thành viên quan trọng trong đó. Tiếp theo là chính các thành viên của cộng đồng còn không

tin vào khả năng của chính họ có thể làm được nghiên cứu hay bày tỏ quan điểm của chính

mình, đây cũng có thể coi là sự tự định kiến.

Page 32: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

31

Đối với những nhà khoa học được đào tạo bài bản ở những môi trường chuyên

nghiệp, việc thay đổi thái độ khi vận dụng phương pháp làm việc dựa vào cộng đồng cũng là

một rào cản. Trên thực tế nhiều nhà khoa học chưa tin/không tin vào khả năng người dân có

thể tham gia cùng mình và có thể đưa ra kết quả trong quá trình nghiên cứu. Cách tiếp cận

dựa vào cộng đồng đòi hỏi sự chuyển đổi thái độ, vai trò chuyên môn và sự thay đổi căn bản

về cách làm việc. Thông thường, người làm chuyên môn ở ngoài cộng đồng thường áp đặt ý

tưởng của mình cho cộng đồng mà không hiểu về phương pháp và lợi ích của cách tiếp cận

này.

Phương pháp làm việc dựa vào cộng đồng sống động là phương pháp làm việc linh

hoạt, có nhiều sáng tạo. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế nhất định là chưa nhìn thấy

được kết quả và sản phẩm trong tương lai ở giai đoạn lập dự án, vì kết quả của phương pháp

này thường đem lại những bất ngờ, khác xa với những gì mà nhà nghiên cứu chuyên nghiệp

thường hình dung ngay khi tiến hành khâu xây dựng đề cương. Khi tiến hành việc nghiên

cứu, các cộng đồng đều tự hào và trông đợi công chúng xem kết quả của nhóm cộng đồng.

Kết quả đó có thể được giới thiệu, được trình chiếu, thuyết trình trong các trường đại học để

tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá. Nhưng những cơ hội và kết quả này khó có thể

nhìn thấy được ở giai đoạn lập dự án (Wendy Erd-Peter Kaufmann (2013).

Phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng trong nghiên cứu nhân học cung cấp những

hiểu biết sâu sắc về các tổ chức xã hội và văn hoá, về thân phận con người của cá nhân hay

của một cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu này ngày càng được các nhà nhân học áp dụng

để giải quyết các vấn đề thực tiễn đối với các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Phương pháp

này rất phù hợp với lý thuyết hậu hiện đại được hình thành trong nghiên cứu nhân học trong

vài thập kỉ qua, đó là đề cao tiếng nói của người dân và chuyển quyền lực (shift power) từ

nhà nghiên cứu sang nhóm cộng đồng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phải lúc nào cũng

nhận được sự đồng thuận của cộng đồng nhân học hàn lâm và ngay cả cộng đồng những

người làm chính sách, những nhà quản lý. Việc tham gia vào quá trình thay đổi xã hội truyền

thống trong phát triển dựa vào cách tiếp cận cộng đồng hay bị chỉ trích là đi ngược lại với các

nguyên tắc khoa học. Mặt khác, phương pháp nghiên cứu dựa vào cộng đồng thường bị coi là

rườm rà và mất thời gian để đưa đến hiệu quả trong quá trình ra quyết định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Hồng Anh (2007), Nhân học phát triển tại Mỹ, Tạp chí Dân tộc học, Hà Nội số

3.

2. Ann BcBride Norton (2005) “ About Photovoices”, trong Special issue of “ Man

and the Biosphere”, Jounal is published for the 2005 World Exposition, Aichi, Japan, whith

support from UNESCO Office, Jakarta and the Government of Japan.

3. Hoàng Cầm, Nguyễn Trường Giang (2014), Đa dạng văn hoá, bài học từ những

câu chuyện, NXB Thế giới,Hà Nội.

Page 33: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

32

4. Nguyen Truong Giang (2013), Community-Based Videos and Migration Issues:

The Case of the Thai Community in Hanoi”. Visual Anthropology, 26 (3), pp. 204-214. USA.

5. Nguyễn Văn Huy (2008), Những gương mặt, những giọng nói và cuộc đời. Kinh

nghiệm của một giám đốc trong việc xây dựng bảo tàng vì cộng đồng. NXB. Thế giới, Hà

Nội.

6. Haviland William (1996), Cultural Anthropology (Nhân học văn hoá), Harcourt

Brace College Publisher.

7. Nguyễn Duy Thiệu, (2013), “Cộng đồng và mối quan hệ giữa cộng đồng vói bảo

tàng trong sứ mệnh bảo tồn di sản văn hoá”. Tạp chí Nhân học & Bảo tàng, số 2.

8. Wang, C (2003) “Using Photovoices as a participatory assessment and issues

selection tool: A case study with the homless in Ann Arbor, In M. Minkler and H.

Wallerstein. Eds. Commutity based participatiory action research for health. San Francisco.

2003.

9. Wendy Erd-Peter Kaufmann (2013), Community based Media in Vietnam: First

Voice Stories-A Journey of Discovery and Transformation, Museum & Anthopology

Review, No 2.

10. Robert Layton (1997) An Introduction to the theory in Anthropology, , Published

by the press syndicate of university of Cambridge. (Bản dịch tiếng Việt. Ths Phan Ngọc

Chiến, NXB. Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh, 2007).

Page 34: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

33

SUY NGHĨ VỀ ĐIỀU TRA TÔN GIÁO HỌCTRONG NHÂN HỌC TÔN GIÁO*

TS. Lê Đức Hạnh

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES)

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS.)

Nghiên cứu nhân học tôn giáo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

trong và ngoài ngành. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về tôn giáo đôi khi gặp phải những vấn

đề khó khăn trong quá trình triển khai nghiên cứu. Việc nghiên cứu tôn giáo dưới góc độ

nhân học đã có những khó khăn nhất định như: kiến thức cơ bản về tôn giáo mà họ định

nghiên cứu văn hóa, tập quán trong cộng đồng họ định nghiên cứu… Bài viết này trình bày

những suy nghĩ về điều tra tôn giáo được rút ra qua quá trình thực hiện nghiên cứu về tôn

giáo từ góc độ nhân học tôn giáo.

1. Mỗi nhà nhân học có thể sử dụng các phương pháp tiếp cận định lượng và định

tính khác nhau trong các công trình nghiên cứu của mình nhưng điều dễ được thống nhất

trong cộng đồng nhân học là phương pháp quan sát tham dự. Từ việc tham dự vào các sự kiện

định nghiên cứu của mình mà nhà nhân học mô tả nó và giải thích, so sánh nó để đạt được

mục tiêu nghiên cứu của mỗi người. Trong lịch sử đã có những trường phái tiếp cận vấn đề

nghiên cứu kiểu “ghế bành” bằng việc xem xét đánh giá các tài liệu mô tả thứ cấp mà không

tham gia vào việc điền dã thực địa.11 Nhưng ngày nay nhân học hiện đại lại đặc biệt chú trọng

tới sự tham gia của nhà nhân học vào trong các sự kiện ở thực tế12. Nghiên cứu thực tế có

* Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số

I2.2-2012.24.

11 Học trò của Tylor là Frazer đã viết một công trình nghiên cứu gồm 12 bộ sách Cành Vàng (The Golden

Bough, 1980) là một cuốn sách khổng lồ ngay cả với bản phóng tác đã được tóm lược tối đa (Frazer 1974

- 1922). Công trình này là một nghiên cứu so sánh tương đối rộng về tôn giáo và các nghi thức, và có

chứa đựng nhiều chi tiết miêu tả dân tộc học từ mọi ngóc ngách của thế giới. Cả Tylor và Frazer đều là

những người theo thuyết tiến hoá, và công trình lý thuyết chính của Frazer bao gồm việc minh hoạ việc

tư tưởng đã phát triển từ ma thuật qua tôn giáo sang đến khoa học như thế nào. Cả Tylor lẫn Frazer đều

không thực hiện những cuộc nghiên cứu thực địa chi tiết mặc dù Tylor sống một vài năm ở Mexico và đã

viết một cuốn sách ở đó. Một giai thoại nổi tiếng kể về chuyện tại một dạ tiệc, William James, triết gia

theo chủ nghĩa thực dụng, hỏi Frazer liệu ông đã bao giờ quen biết với ai trong số những con người man

rợ mà ông đã viết rất nhiều về họ không. Nghe nói rằng Frazer đã trả lời bằng một giọng choáng váng:

“Lạy Trời đừng có chuyện đó” (Evans Pritchard 1962).

12 Một ví dụ : W.H.R. Rivers và các cộng sự của ông, bao gồm A.R. Haddon và Charles Seligman, các tác

giả này đã tự thực hiện các cuộc khảo sát điền dã chứ không dựa vào các tài liệu do các nhà truyền giáo

và các nhà thám hiểm thu thập.

Page 35: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

34

những phương pháp và đòi hỏi nhất định, thậm chí rất khắt khe đối với nhà nhân học. Một

trong những đòi hỏi chính trong việc nghiên cứu thực tế là cố gắng tham gia vào cuộc sống

địa phương càng nhiều càng tốt. Nhà Nhân học trong quá trình đó sử dụng nhiều kỹ thuật và

các khung lý thuyết để thu thập các dữ liệu. Và, tuỳ vào loại công việc nghiên cứu thực tế mà

một người đang thực hiện, họ “cần có các cuộc phỏng vấn theo một cấu trúc định sẵn, việc

lấy mẫu thống kê và các kỹ thuật khác ở từng mức độ khác nhau. Hầu hết các nhà Nhân học

dựa vào một sự kết hợp các kỹ thuật chính thức và sự quan sát thực tế không theo một kết cấu

có sẵn nơi thực tế của họ”.13

Việc quan sát bằng thực tế có mục đích là thâm nhập càng sâu càng tốt vào trong lĩnh

vực văn hoá và xã hội mà nhà nhân học đó định nghiên cứu. Trong suốt thời gian nghiên cứu

nhà nhân học càng hoà mình vào cuộc sống của cư dân địa phương gần gũi bao nhiêu càng

tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên anh ta vẫn phải giữ khoảng cách “một con người ở giữa hai bản lề”

như Evans - Pritchard nhận xét (1983, tr 243), để cư dân địa phương không nhận ra anh ta mà

vẫn tiếp tục sống cuộc sống của riêng họ như bình thường, đồng thời anh ta cũng không quá

hòa mình vào đó mà tự đánh mất vai trò và vị trí là nhà nghiên cứu nữa.

Đây là một trong những kỹ thuật đòi hỏi nhà nhân học phải “nhuần nhuyễn” trong

thao tác ở thực tế để đạt được những mục đích đề ra cho cuộc nghiên cứu. Tuy nhiên, trong

nghiên cứu tôn giáo ở cộng đồng dân tộc thiểu số thì vấn đề này không hề đơn giản. Ví dụ:

khi nghiên cứu về cộng đồng dân tộc thiểu số theo đạo Công giáo, đòi hỏi nhà nhân học phải

có những kiến thức cơ bản về tập quán làm ăn, cách sinh hoạt, cách ứng xử… trong gia đình

của tộc người đó để có thể “sống như họ” trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, đòi hỏi

nhà nhân học cần phải có những kiến thức cơ bản nhất về đạo Công giáo để có thể hiểu, giải

thích được những sinh hoạt tôn giáo hằng ngày của cộng đồng người mà họ đang nghiên cứu.

Có như vậy, các sự kiện anh ta quan sát được không bị bỏ sót hay bị giải thích một cách lệch

lạc. Khi nhà nhân học sống trong cộng đồng Công giáo như vậy, anh ta có thể tham gia đi lễ

nhà thờ, tham gia vào các thực hành tôn giáo hằng ngày của người dân (cầu nguyện buổi

sáng; làm dấu thánh trước và sau khi ăn cầu nguyện buổi tối…) để trải nghiệm sống đạo của

người Công giáo. Khi hòa mình được như vậy trong cộng đồng, nhà nhân học đó sẽ được

người giáo dân chia sẻ, bộc bạch những vấn đề thầm kín, tế nhị, nhạy cảm mà bình thường họ

khó có thể nói ra. Đến khi đó sẽ dễ dàng cho việc triển khai các kỹ thuật để thu thập thông tin

giúp cho nhà nghiên cứu có những tư liệu quý báu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của

mình.

2. Khi tiến hành nghiên cứu trong cộng đồng dân tộc thiểu số, hay cộng đồng cư

dân khác, người ta thường nói tới nhược điểm/khó khăn dễ gặp trong việc nghiên cứu thực tế

là kiến thức giới hạn về ngôn ngữ của cư dân mà nhà nghiên cứu định tiến hành (ví dụ một

người Pháp nghiên cứu về người Hmông ở Việt Nam nhưng không biết về tiếng Hmông; một

người Việt nghiên cứu về người Jarai, Bana nhưng không biết tiếng của hai tộc người này),

thành kiến về giới tính, hay vì những người cung cấp thông tin chủ yếu cho nhà nghiên cứu

không phải là đại diện cho toàn thể xã hội ấy. Trường hợp của Gerald Berreman (1962) khi

13

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Một số vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân

học. Nxb Đại học Quốc gia, tr 31 trong bài: Việc điều tra thực tế và sự giải thích của C. Wright Mills.

Page 36: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

35

nghiên cứu ở vùng Bắc Ấn Độ là một ví dụ14. Những khó khăn này, không chỉ là “những vấn

đề” trong quá trình triển khai nghiên cứu của nhân học nói chung, mà nó cũng không loại trừ

khi nghiên cứu về tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số. Hầu hết các nghiên cứu của cá nhân

tôi, hay của Viện Nghiên cứu Tôn giáo15 trong vùng dân tộc thiểu số đều phải nhờ đến sự trợ

giúp/phiên dịch của những người bản xứ, (hay người Kinh sống ở vùng đó đủ lâu) – những

người đủ kiến thức ngôn ngữ chuyển tải thông tin tới cộng đồng đang nghiên cứu.

Như trên đã đề cập tới việc nghiên cứu thực tế đòi hỏi nhà nhân học ở lại trong khu

vực đó đủ lâu để có thể nhìn nhận thế giới như người dân địa phương. Điều này đòi hỏi nhà

nhân học phải có lượng kiến thức “đủ” về cộng đồng cư dân hay nền “văn hoá địa phương”

nơi họ định nghiên cứu. Nó cũng đòi hỏi khả năng nắm vững các công cụ phân tích nhằm

giúp nhà nhân học/người nghiên cứu có thể đưa ra được một lối giải thích mang tính so sánh,

phân tích tốt nhất trong bối cảnh mà họ nghiên cứu. Trong nghiên cứu nhân học người ta

cũng cần có sự phân biệt giữa việc sử dụng phương pháp phỏng vấn của nhân học và phỏng

vấn của xã hội học. Ngành Nhân học tách ra khỏi Xã hội học (mặc dù trong nhiều trường hợp

có cả sự kết hợp phương pháp của hai ngành học này) bởi một số đặc điểm như: Nhân học

nhấn mạnh đặc biệt vào việc quan sát bằng cách tham dự và khảo sát thực tế, sử dụng các

phỏng vấn không cấu trúc.

Với một đối tượng nghiên cứu mang tính rộng rãi, với một diện bao phủ rộng khắp

thì việc tiếp cận nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo cũng đòi hỏi những phương pháp với

những kỹ thuật đặc thù của nó. Trước nay các nhà nghiên cứu tuỳ thuộc vào góc độ nghiên

cứu và sở trường của mình mà áp dụng các phương pháp nghiên cứu về mặt định lượng hay

về mặt định tính. Các nhà nghiên cứu thiên về mặt định lượng đòi hỏi có các nghiên cứu tổng

quan, chi tiết về các giai đoạn chủ yếu trong diễn tiến tín ngưỡng tôn giáo, trong đó phải chỉ

ra được các nhân tố tác động chủ yếu đến sự hình thành và phát triển của các loại hình tín

ngưỡng tôn giáo, đến sự gia tăng của lượng tín đồ và các tổ chức, loại hình tôn giáo trong

từng thời kỳ, đặc biệt là vai trò của các chính sách - kinh tế xã hội cấp vĩ mô với những tác

động của nó tới đời sống và những sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của các cá nhân và tổ chức

tôn giáo.

Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu thiên cũng về mặt định tính - là nghiên cứu khía

cạnh chiều sâu hay là mặt xã hội của tín ngưỡng tôn giáo. Trong các nghiên cứu này thì mong

muốn đầu tiên có được là sự hiểu biết tương đối đầy đủ về diện mạo xã hội của các loại hình

14

Gerald Berreman (1962) đã có lần viết một bài về các kinh nghiệm nghiên cứu thực tế của riêng ông tại

vùng Bắc Ấn Độ. Ông ta lệ thuộc vào một nhà phiên dịch, và chỉ sau khi ông ta đã làm việc một khoảng

thời gian mà không thành công lắm thì mới có bằng chứng rõ ràng là người phiên dịch này là một nguồn

quan trọng bóp méo sự thật trong công tác thực tế của ông. Không phải người phiên dịch không đủ trình

độ phiên dịch hay anh ta cố tình dịch sai vấn đề, mà căn nguyên của chuyện này lại chính là địa vị của

anh ta trong hệ thống đẳng cấp xã hội của Ấn Độ. Người dân không thoải mái với anh ta như họ sẽ làm

khi nói chuyện với một người nào như chính Berreman, hay với một người địa phương có đẳng cấp thứ

bậc khác.

15 Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, nơi tôi từng công tác từ năm 1995 đến

năm 2013.

Page 37: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

36

tín ngưỡng, tôn giáo, hay các nhóm cư dân tín tưởng theo một loại hình tín ngưỡng tôn giáo

nào đó. Ví dụ: khi nghiên cứu người Bana theo đạo Công giáo vùng Trường Sơn – Tây

Nguyên, nhà nghiên cứu đòi hỏi phải có sự hiểu biết cơ bản về các phong tục tập quán, về

cuộc sống cộng đồng, gia đình, dòng họ, phương thức sản xuất… của người Bana là người

Công giáo ở điểm nhà nghiên cứu đã, đang hay sẽ tiến hành nghiên cứu.

Trong nhân học tôn giáo, người nghiên cứu cần lưu ý một số vấn đề khi tiến hành

điều tra tôn giáo học.

3. Khoảng 20 - 30 năm trở lại đây, hiện tượng “điều tra xã hội học” đã bùng nổ trong

xã hội chúng ta. Trên các trang báo hình và báo viết, trong các công trình nghiên cứu người

ta thường thấy những cụm từ liên quan đến “khảo sát”, điều tra, v.v... Có thể nói mọi mặt của

đời sống xã hội đều được khảo sát và điều tra với nhiều hình thức khác nhau.

Từ năm 1991, khi được Đảng và Nhà nước giao cho trọng trách nghiên cứu về tình

hình tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn cả nước, Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tiến hành nhiều

cuộc điều tra tôn giáo ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Các cuộc điều tra, tùy theo

từng mục tiêu cụ thể, nhằm tìm hiểu, đánh giá tình hình phát sinh, phát triển của các loại hình

tín ngưỡng dân gian, các hiện tượng mê tín hủ tục và cả những biến đổi trong đời sống sinh

hoạt tôn giáo của những tôn giáo lớn như Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo,

Hồi giáo. Mục đích của rất nhiều cuộc điều tra nhằm tìm hiểu và đánh giá một cách khoa học

các hiện tượng tôn giáo đang “bùng nổ’ trên phạm vi cả nước, đặc biệt là hiện tượng đạo Tin

Lành trong vùng dân tộc thiểu số. Nội dung các cuộc điều tra nhằm xác định mức độ phát

triển của tín ngưỡng tôn giáo và dự đóan tương lai của các hình thức tín ngưỡng tôn giáo sau

khi đất nước đi vào Đổi Mới. Các cuộc điều tra cũng nhằm phân tích nội hàm của tín ngưỡng,

tôn giáo hay là mê tín dị đoan? Việc định vị, định lượng từng loại hình tín ngưỡng tôn giáo

cũng được đặt ra trong xã hội nói chung, các tầng lớp nhân dân nói riêng thuộc về giới tính,

dân tộc (Kinh, Hmông, Tày, Nùng, Chăm...), tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa vực

cư trú (đồng bằng, miền núi hay trung du, nông thôn hay thành thị). Trong các điều tra, mục

tiêu không chỉ xác định và phân tích về những nội dung mang đậm tính tín ngưỡng, tôn giáo

mà còn phân tích, đánh giá cả về những động cơ xã hội - kinh tế hay chính trị. Bên cạnh đó,

các cuộc điều tra do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tiến hành còn có mục tiêu xác định nhu cầu

tôn giáo của nhân dân. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng chỉ ra tôn giáo là nhu cầu

của một bộ phận nhân dân, cần thực hiện đúng đắn đường lối tự do tín ngưỡng. Vấn đề là

phải xác định nhu cầu tín ngưỡng đó có nội hàm như thế nào? Nhu cầu tôn giáo của tín đồ

các tôn giáo lớn như Công giáo, Phật giáo, Tin Lành là gì, nội dung cụ thể như thế nào?

Người tín đồ có đức tin cụ thể như thế nào? Mỗi tôn giáo có một nội dung khác nhau, cách

thực hành các nghi lễ riêng, có giáo lý giới luật riêng, không thể đồng nhất trong một chữ

THIỆN, hay đồng niềm tin, đồng đức tin. Không thể đánh đồng một chữ TÔN GIÁO cho tất

cả các tín ngưỡng, tôn giáo dù ngoại nhập hay nội sinh, ở trên mảnh đất với 54 thành phần

dân tộc với nhiều đặc thù địa văn hóa này. Cũng không thể đánh đồng tôn giáo và mê tín dị

Page 38: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

37

đoan cho dù nói theo quan điểm mác xít thì tôn giáo là mê tín16, v.v... và v.v... Việc xác định

nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo còn tồn tại lâu dài đòi hỏi giới nghiên cứu và hoạch định chính

sách cần xác định rõ nguyên nhân nào đã trực tiếp gây nên cuộc “bùng nổ” tôn giáo trong

hơn 30 năm trở lại đây. Chỉ trên cơ sở nghiên cứu mới có thể đưa ra những kiến nghị về

chính sách tự do tín ngưỡng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng nhân dân đồng

thời thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, đòi hỏi phải lựa chọn một phương pháp thích hợp

và tối ưu. Có thể nói, điều tra tôn giáo học trong nhân học tôn giáo phần nào nặng về tâm lý

học, mà lại là phần tinh tế nhất trong tâm lý: tâm linh. Các học giả phương Tây cho rằng cơ

sở của tôn giáo nằm trong tâm thức, nơi sâu kín nhất của tâm thức con người. Đó là lĩnh vực

tiềm thức khó thăm dò và khó lòng diễn đạt, càng khó lòng lượng hóa. Người ta chỉ có thể

lượng hóa được các biểu hiện của niềm tin tôn giáo như cách thực hành nghi lễ chứ không

lượng hóa được niềm tin tôn giáo của mỗi con người. Chính vì vậy nhiều người cho rằng điều

tra tâm lý xã hội - điều tra tôn giáo học thường phức tạp hơn vì lĩnh vực tinh thần rất trừu

tượng, khó lượng hóa, khó vật chất hóa và hơn nữa, trong vấn đề nhạy cảm này, người Việt

Nam thường không thích công khai tâm lý của mình. Điều tra tôn giáo học khác với các cuộc

điều tra kinh tế, dân số là những lĩnh vực tương đối dễ dàng vật chất hóa, lượng hóa, nghĩa là

có thể khẳng định hay phủ định rõ rệt, có thể có số liệu toán học chính xác hay tương đối

chính xác.

Trong nhiều cuộc điều tra xã hội học có “dính líu” tới tín ngưỡng tôn giáo, người ta

thường đo lường các chỉ báo về quan hệ xã hội, về sử dụng thời gian trong hoạt động của cá

nhân hay cộng đồng17, về đời sống tôn giáo chứa đựng cả những nội dung điều tra tâm lý học

mà nhiều người đã tiếp thu phát triển thành điều tra về trường văn hóa - xã hội nhằm hiểu tác

động của nó đối với tâm linh tín ngưỡng. Điều này là hợp lôgíc và mang đậm tính khoa học

bởi lẽ không ai, không công trình nghiên cứu nào lại tách rời khỏi bối cảnh văn hóa - xã hội

mà nó đang phát sinh và phát triển. Đối với điều tra tôn giáo học hay tâm lý học nói chung thì

có ý kiến phân chia không gian xã hội thành 3 loại: rộng, trung bình, hẹp18. Không gian xã

hội rộng là của những đối tượng đi ra khỏi làng xã đến các đô thị lớn, thậm chí đi ra nước

ngoài như những người đi bộ đội, xuất khẩu lao động... Không gian xã hội trung bình là của

những người đi đến đô thị gần như những người buôn bán nhỏ, thợ tự do, học sinh. Không

gian xã hội hẹp là của những người chỉ quanh quẩn trong làng. Từ sự phân chia này mà người

ta tính được độ đậm nhạt đạo khác nhau của từng nhóm đối tượng. Ví dụ, kết quả điều tra tại

16

Bùi Đình Thanh: Chính sách xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, 1993, tr

333.

17 Điều tra của François Houtart năm 1979 - 1981 tại xã Hải Vân (tỉnh Nam Định) được coi là cuộc điều tra

Xã hội học chuẩn, có nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa ít nhiều tác động tới đời sống sinh hoạt tôn

giáo của ngừơi dân, bởi lẽ đây là một xã Công giáo toàn tòng.

18 Bùi Đình Thanh: Chính sách xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, 1993, tr

326.

Page 39: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

38

Hà Nội các năm 1993, 1995, 1998, 2007 cho thấy tín đồ có trường văn hóa - xã hội rộng thì

nhạt đạo dù là ở vùng nông thôn hay nội thị. Những tín đồ có trường văn hóa - xã hội rộng

tham gia với tỷ lệ cao các lễ hội tôn giáo nhưng lại tham gia các lễ thức như rửa tội, chịu

phép thánh thể thấp hơn19. Có thể nói rằng trong những cuộc điều tra tôn giáo học vấn đề

trường văn hóa - xã hội tác động rất mạnh đến tình cảm con người. Đồng thời cũng nhận thấy

tình cảm tôn giáo có lúc lặn tựa hồ như không có vấn đề đạo - đời. Đó chính là cái khó trong

nhân học tôn giáo: tính chất tiềm ẩn, khi lặn, khi trội của tâm linh tôn giáo. Tuy nhiên lợi thế

của bảng điều tra tình cảm tôn giáo đó là đưa ra một cấu trúc tình cảm hòan thiện thực tế

đúng với tư tưởng tình cảm đối tượng điều tra. Nó chứng minh việc điều tra tình cảm tôn giáo

phải đặt trong toàn bộ tư tưởng tình cảm của đối tượng, phải chọn đúng các thành tố, đúng

thời điểm.20

Những cuộc điều tra tôn giáo học buổi ban đầu của Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã

được họp rút kinh nghiệm, phân tích các cách tiếp cận, việc sử dụng các phương pháp tiến

hành... Kinh nghiệm được rút ra từ các cuộc điều tra liên quan đến tôn giáo học là phải dùng

phương pháp điều tra sâu, hay còn gọi là nghiên cứu định tính với việc thảo luận nhóm tập

trung hay phỏng vấn sâu các đối tượng cần khảo sát để thấy được nguyên nhân, mức độ, động

lực, mục đích của các hành vi tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan đang diễn ra sôi động

trong xã hội. Ngay buổi đầu, đã có ý kiến khác nhau trong quan niệm điều tra sâu. Có người

cho là muốn điều tra sâu một đối tượng phải tiếp xúc với họ một vài năm, việc phỏng vấn

trong một buổi không thể coi là điều tra sâu được. Có ý kiến khác lại cho rằng điều tra sâu

cần được hiểu theo nghĩa là phỏng vấn sâu vào một vấn đề vượt quá ranh giới các angket cổ

điển chỉ nhằm thu nhập các thông tin định lượng. Với những vấn đề này (quan niệm, cách

hiểu và niềm tin vào Chúa, việc tin vào hầu đồng/bóng...) các thông tin thu được có thể có sai

số lớn. Còn khi tiến hành điều tra sâu, ngoài việc quan sát các hiện tượng hiện hữu còn cho ta

biết những điều sâu kín hơn, thuộc “bản chất” hơn của sự vật. Ví dụ, trong xã hội xuất hiện

những người hành nghề bói toán cùng một lúc bói bài tây, xem tướng, xem tử vi, cúng giải

sao, xem giờ... một cách “tạp hóa”. Tín chủ tìm thấy trong “cửa hàng” của họ vị thần linh mà

họ tín tưởng, ưa thích như thích cầu Phật - có tượng Phật; thích cầu Mẫu - có tượng Mẫu. Có

điện thờ có trên chục tượng mà bản thân chủ điện không biết hết tên gọi. Có người cho đó là

hiện tượng đồng hóa các tín ngưỡng, có ý kiến lại cho đó là “thương mại” hóa, mê tín dị

đoan... Nhưng khi tiến hành điều tra sâu, người ta thấy được điều khó thấy là: làm nhiều nghề

như thế, thờ nhiều tượng như thế kiếm được nhiều tiền hơn. Phải chăng một mặt khác do tín

chủ tìm cái Thiêng mà không phân biệt cái đó thuộc dòng tín ngưỡng nào. Có nhà nghiên cứu

coi dạng tâm lý đó như là một dạng tâm linh tôn giáo thực dụng, thô thiển bắt nguồn từ vô

thức. Cũng nhờ điều tra sâu một số bà (cô) đồng mà được biết họ hoàn toàn tỉnh táo lúc lên

đồng với lý do đơn giản nếu mê làm sao nhớ được các giá đồng để nhảy múa mà vốn họ phải

19

Viện Nghiên cứu Tôn giáo: Kết quả điều tra xã hội học đạo Công giáo tại Hà Nội 1995, 1998, 2007. Tư

liệu Viện Nghiên cứu Tôn giáo.

20 Nguyễn Duy Hinh:Vài nhận thức sơ bộ về phương pháp điều tra tôn giáo học ở Hà Nội trong Chính sách

xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội , 1993, tr 336.

Page 40: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

39

học, mặc dù có một quy định không thành văn sau bao nhiêu năm hầu thánh mới được mở

phủ trình đồng. Cũng nhờ điều tra sâu mà phân biệt được những con đồng căn và con đồng

rởm. Con đồng căn chủ yếu là đồng do ốm đau đặc biệt trở thành đồng.21 Trong điều tra tôn

giáo học có nhiều điều sẽ không thể đưa vào bảng angket với những câu hỏi đóng cứng nhắc

theo dạng câu hỏi CÓ/KHÔNG hay các câu hỏi tần suất (tuần 1 lần, tháng 1 lần,..). Ví dụ,

hiện tượng nhiều chùa, đình, nhà thờ xứ đạo Công giáo đang đòi đất, đòi cơ sở tôn giáo, đòi

tô tượng, tổ chức lễ hội linh đình... nhìn vào phiếu ăngkét chỉ thấy số lượng đó lớn và hầu

như là hiện tượng phổ biến làm cho các cơ quan hữu trách đau đầu nhóc óc. Nhưng khi điều

tra sâu các vụ việc thì thấy động cơ kinh tế rất rõ. Thông thường trong các chùa, các di tích

như đền, phủ hiện nay hòm công đức là mục tiêu của một số người và được thể hiện dưới

nhiều hình thức khác nhau như “hòm công đức tu bổ chùa/đền/phủ”, “cứu trợ đồng bào lũ

lụt/nghèo”, v.v... Một số hiện tượng nổi cộm trong xã hội hiện nay như tiền công đức ở chùa

Hà, phủ Tây Hồ, tiền gửi xe ở các di tích như Tây Thiên, Bà Chúa Kho,... rất lớn nhưng

nhiều người cũng không rõ số tiền đó đi đâu, được chi vào những khoản gì. Nhiều cán bộ địa

phương cho rằng đó không phải là mê tín dị đoan, đó là tín ngưỡng. Và, những vấn đề như

ngoại cảm (tia vũ trụ, trường năng lượng), cứu thế (chữa bệnh), tận thế, xuất hồn, nhập hồn...

quyện lại với nhau đa dạng. Tất cả những “tín ngưỡng” như thế đã và đang mọc như nấm

trong xã hội và không thể nào ghi trên phiếu điều tra có/không dù được cải tiến đến đâu. Chỉ

thông qua phỏng vấn sâu mới khám phá được. Những điều đó phiếu angket với những câu

hỏi đóng mở khó diễn tả được. Nhưng may thay những cuộc phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán

cấu trúc, các quan sát tham dự của nhân học sẽ lấp đi những khiếm khuyết mà bảng angket

khó có thể làm được.

Như vậy, những vấn đề đạo - đời trong đời sống xã hội của cộng đồng hay của bản

thân những người được phỏng vấn thì đối tượng không muốn trả lời trực tiếp cho nên các

phiếu ăngkét thường thất bại hoặc chỉ thu được những thông tin hạn chế, do vậy chỉ phỏng

vấn sâu mới nắm bắt được những vấn đề nhạy cảm và có tính chiều sâu như vấn đề xưng tội,

quan hệ vợ chồng lương giáo, lên đồng... Cũng chỉ có phỏng vấn sâu mới có thể nhận thức

được hiện tượng khá phức tạp đang tồn tại trong xã hội như tôn giáo - tín ngưỡng - mê tín -

khoa học. Rõ ràng, với những hiện tượng tâm linh đa nguyên chỉ có điều tra sâu mới có kết

quả tốt.

Khi tiến hành điều tra tôn giáo học cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Thứ nhất, cần phải cụ thể hóa nội dung điều tra cho từng loại đối tượng. Cần có

hiểu biết chuyên sâu về từng loại hành vi tín ngưỡng mới điều tra sâu cũng như làm angket

được. Đối với những tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin Lành, Cao Đài,

Hòa Hảo hay những vấn đề cơ bản, then chốt trong hệ thống giáo lý, giáo luật có thể dễ dàng

tìm kiếm trong những văn bản kinh sách của các tôn giáo này, nhưng còn có những vấn đề

không dễ tìm như cách xưng hô, ứng xử hàng ngày trong cộng đồng mỗi tôn giáo thì cần phải

học hỏi, đòi hỏi có kinh nghiệm. Nhiều vấn đề trong điều tra tôn giáo học còn gặp khó khăn

21

Nguyễn Duy Hinh: Tạp chí Di sản văn hóa, số 2/2004.

Page 41: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

40

trong quá trình đi sâu tìm hiểu như vấn đề mê tín dị đoan, bói toán, tướng số... Việc nắm bắt

cốt lõi của những vấn đề này còn nhiều trở ngại vì lý do khách quan và chủ quan.

- Thứ hai, vấn đề cán bộ điều tra tôn giáo học. Điều tra tôn giáo học khác với điều tra

xã hội học thông thường. Nếu trong các điều tra xã hội học thông thường, khi “bộ công cụ”

đã được soạn thảo kỹ lưỡng, các cán bộ trẻ ít kinh nghiệm, thậm chí cả những cán bộ có

nhiều kinh nghiệm nhưng ít kiến thức về lĩnh vực đó chỉ cần tập huấn một số buổi là có thể

tiến hành điều tra. Nhưng, với điều tra tôn giáo học thì vấn đề không đơn giản như vậy. Với

những cán bộ trẻ chưa được trang bị kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm xã hội sẽ gặp rất

nhiều khó khăn, và có những câu hỏi “ngớ ngẩn” trong quá trình tiếp xúc với chức sắc hay tín

đồ tôn giáo. Ví dụ, những kiến thức về hệ thống chức sắc trong đạo Công giáo đòi hỏi cán bộ

điều tra phải nắm rõ, hiểu được những “taboo” (kiêng kỵ) khi tiếp xúc. Không thể hỏi một

linh mục rằng: “Vợ con Cha có khỏe không?”. Hoặc ví dụ, không thể quan niệm thông

thường là “thượng tọa” thì cao hơn “hòa thượng”, v.v...

- Thứ ba, trong mỗi cuộc điều tra tôn giáo học nói riêng, điều tra về những vấn đề

văn hóa - xã hội nói chung phải xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết là sự giả định

của người nghiên cứu về thực trạng, mối liên hệ của vấn đề được nghiên cứu. Nói khác đi,

giả thuyết là sự khẳng định chủ quan của người nghiên cứu. Thông qua hệ thống giả thuyết

này mà chúng ta có một sự nhận định sơ bộ và chủ quan, một sự hiểu biết tương đối về bản

chất tương đối của vấn đề. Kết quả điều tra là sự khẳng định hoặc bác bỏ các nhận định chủ

quan của chúng ta. Giả thuyết được xây dựng nhờ những kiến thức lý luận sẵn có, kết quả

của các cuộc điều tra trước, thực tiễn và sáng tạo của người điều tra. Để có giả thuyết nghiên

cứu, rõ ràng nhà nghiên cứu cần có những hiểu biết thực tế về vấn đề nghiên cứu, cũng như

các kiến thức lý luận. Ví dụ, khi tìm hiểu về niềm tin của tín đồ đạo Công giáo người ta phải

thiết lập được các chỉ báo nhằm xác định niềm tin như tin vào Chúa Ba ngôi tin vào Thiên

đàng, địa ngục, luyện ngục; tin vào Phép thánh thể để hiệp thông v.v… Còn mức độ tin như

thế nào lại là một chuyện khác.

Giả thuyết là cơ sở để cho biết chúng ta cần phải thu những thông tin gì trong điều

tra. Chính vì vậy xây dựng giả thuyết nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Không có những giả

thuyết về hiện trạng, về nguyên nhân và mối liên hệ đầy đủ sẽ dẫn đến thừa hoặc thiếu thông

tin. Việc thừa nhận giả thuyết nào đúng (chấp nhận), giả thuyết nào sai (bác bỏ) sẽ do chính

số liệu của cuộc điều tra kiểm định không thể dùng số liệu của cuộc điều tra khác để khẳng

định giả thuyết nêu ra cho cuộc điều tra này. Giả thuyết phải được thừa nhận hoặc bác bỏ sau

cuộc điều tra. Thông thường có ba loại giả thuyết: giả thuyết mô tả, giả thuyết mối liên hệ

(nguyên nhân) và giả thuyết xu hướng. Trong ba loại giả thuyết này, hai loại đầu có thể kiểm

định được sự đúng đắn hay sai trái của nó chính bằng số liệu của cuộc điều tra này. Còn giả

thuyết xu hướng phải qua một số nghiên cứu lặp đi lặp lại ta mới kiểm định được.

Như vậy, điều tra tôn giáo học có những đặc thù của nó. Ngoài những đặc điểm

chung thuộc về nguyên tắc trong điều tra xã hội học nói chung, thì điều tra tôn giáo học trong

nhân học tôn giáo có những đòi hỏi riêng khắt khe mà đôi khi những điều tra viên trẻ tuổi,

còn ít kinh nghiệm khó có thể thực hiện được. Để có được kết quả điều tra tôn giáo học tốt

Page 42: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

41

nhất, có được lượng thông tin như mong muốn và giải quyết được những mục tiêu đề ra của

một cuộc điều tra tôn giáo học đòi hỏi người tổ chức, người chủ trì có những kiến thức

chuyên sâu về lĩnh vực định nghiên cứu, ngoài ra còn đòi hỏi phải nắm vững những nguyên

tắc, phương pháp điều tra tôn giáo học. Mặt khác, câu chuyện không chỉ dừng lại ở chỗ ngay

sau khi điều tra tại thực địa kết thúc, nó còn tiếp diễn ở khâu sau đó: xử lý số liệu điều tra.

Trong thực tế, nhiều cuộc điều tra khi kết thúc, ban chủ nhiệm đề tài chuyển phần xử lý số

liệu cho nhóm chuyên về toán học, mà không có những yêu cầu đặt ra cho họ. Điều đó dẫn

đến việc nhóm toán học này cứ thống kê và xử lý theo cách của họ, sai với yêu cầu mà mục

tiêu và đề tài, dự án đề ra. Do vậy, trong điều tra tôn giáo còn điểm chung với điều tra xã hội

học là phải lưu ý, có những đòi hỏi, yêu cầu khắt khe được đặt ra với khâu xử lý số liệu. Có

như vậy mới tạo ra những thuận lợi cho việc viết báo cáo tổng kết của đề tài, dự án mà không

bỏ phí những nguồn thông tin đã được thu thập.

*

* *

Tóm lại, mỗi nhà nhân học/nhà nghiên cứu cần một quá trình lựa chọn chủ đề một

cách chính xác và rõ ràng để lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp, làm sao có

được dữ liệu thực tế tốt nhất, và dữ liệu đó cũng được xử lý, phân tích và so sánh một cách

tốt nhất trong trường hợp có thể để nó kiểm chứng, hoặc bác bỏ, hoặc phát triển lý thuyết mà

nhà nghiên cứu đó áp dụng trong quá trình nghiên cứu của mình. Đã có những nhà nghiên

cứu thiên về nghiên cứu định lượng và cũng có người thiên về định tính. Mỗi nghiên cứu

định lượng hay định tính đều có những mặt mạnh và những hạn chế (trong chừng mực nào

đó) của bản thân nó. Vấn đề là nhà nghiên cứu/nhà nhân học sẽ biết lọc bỏ những hạn chế của

phương pháp định lượng hay định tính mà sử dụng những điểm mạnh của các phương pháp

này trong nghiên cứu của mình. Việc phối hợp giữa các kỹ thuật của nghiên cứu định lượng

và nghiên cứu định tính cần phải được khai thác và phát huy triệt để, tạo nên lượng thông tin

vừa rộng, vừa sâu. Có như vậy, vấn đề nghiên cứu mới có được tính rộng và sâu của nó.

Những thế mạnh của nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính đã được trình bày kĩ

trong các bài viết khác, vấn đề này cũng được các học giả trong và ngoài nước đề cập nhiều

trong các công trình nghiên cứu, giảng dạy về phương pháp. Bài viết này không nhắc lại chi

tiết để tránh đi quá xa vấn đề. Cá nhân tôi ủng hộ việc kết hợp cả hai phương pháp về mặt

định lượng và định tính trong việc nghiên cứu một chủ đề nào đó, đặc biệt là về tín ngưỡng

tôn giáo. Do vậy, mỗi nhà nghiên cứu cũng cần trang bị cho mình nhiều các kỹ thuật thu

thập, mô tả, xử lý, giải thích, so sánh các dữ liệu, đồng thời trang bị cho mình nhiều khung lý

thuyết để kiểm chứng, phản bác hay phát triển.

Gần đây, giới nghiên cứu trong và ngoài nước đã và đang áp dụng ngày càng phổ

biến cách tiếp cận đa ngành, liên ngành trong các nghiên cứu. Việc nghiên cứu tín ngưỡng

tôn giáo dưới góc độ liên ngành và đa ngành ở Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn, một

phần bởi sự hạn chế trong việc cần có một tổ chức đứng ra thiết lập mạng lưới nghiên cứu

này; một phần những nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo thường được người ta xem đó là các

“nghiên cứu đặc biệt nhạy cảm” nên đã né tránh hoặc chỉ tiếp cận nó dưới những góc độ nhỏ

Page 43: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

42

hơn trong một quy mô nghiên cứu lớn, ví dụ như nghiên cứu về hành vi sinh sản của giáo dân

Công giáo trong dự án nghiên cứu lớn về truyền thông sức khoẻ sinh sản vùng đồng bằng

sông Hồng… hay nghiên cứu về sinh đẻ có trách nhiệm trong cộng đồng người Hmông theo

Công giáo miền núi phía Bắc hay Tây Nguyên.

Tôi cho rằng việc nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo được tiếp cận từ góc độ nhân loại

học không đơn thuần chỉ thiên về mặt định lượng hay về định tính, bởi mỗi phương pháp

nghiên cứu đều có những thế mạnh hay điểm yếu của nó. Ví dụ, khi chỉ tiếp cận phương pháp

định lượng công trình nghiên cứu sẽ khó có những lý giải chiều sâu về đời sống tín ngưỡng,

tôn giáo, v.v… Hoặc nếu chỉ nghiên cứu về mặt định tính sẽ khó lượng hoá hết được vấn đề

cần lý giải, khi đó nghiên cứu có thể rơi vào việc đơn thuần mô tả hơn là việc khám phá, giải

thích các vấn đề. Phương pháp tối ưu cho nghiên cứu nhân học tôn giáo là áp dụng phương

pháp nghiên cứu tổng hợp, tức là kết hợp giữa phương pháp về mặt định lượng và phương

pháp về mặt định tính. Có như vậy vấn đề mới được tiếp cận toàn diện hơn, khi đó vấn đề

vừa được lượng hoá, vừa có sự giải thích, khám phá mang tính chiều sâu trong sự vận động

và phát triển của nó. Tất nhiên, khi nghiên cứu liên ngành và đa ngành sẽ đòi hỏi quy mô tổ

chức nghiên cứu lớn hơn và chi phí sẽ lớn hơn. Việc áp dụng phương pháp về mặt định lượng

hay định tính cũng đòi hỏi có sự kết hợp giữa các nhà nghiên cứu để phát huy tốt những mặt

mạnh của mỗi người trong các phương pháp.

Hà Nội, 8/2014

Tài liệu tham khảo

1. AED - HEALTHCOM, Handbook for Excellence in Focus Group Research, Mary

Debus, Porter/Novelli.

2. Alan Bryman, Social Research Methods, Oxford University Press, 2001.

3. Charles Hirschman, Biện chứng của nghiên cứu xã hội, Tài liệu tham khảo của Lớp

nghiên cứu liên ngành Khoa học Xã hội, 2003.

4. Tôn Thiện Chiếu, Một vài vấn đề phương pháp trong điều tra Xã hội học, trong

Chính sách xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, 1993.

5. Tôn Lương Chính, Kinh nghiệm sử lý và phân tích thông tin trong điều tra Xã hội

học, Nxb Khoa học Xã hội, 2003.

6. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Một số vấn đề lý thuyết và phương pháp

nghiên cứu Nhân học, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

7. Lê Đức Hạnh, Tư liệu điền dã tại Kontum các năm 2001, 2005, 2008, 2014.

8. Nguyễn Duy Hinh, Vài nhận thức sơ bộ về phương pháp điều tra tôn giáo học ở Hà

Nội trong Chính sách xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, 1993.

Page 44: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

43

9. Nguyễn Duy Hinh, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2/2004.

10. Tương Lai, Góp phần vào việc làm sáng tỏ phương pháp Xã hội học, Nxb Khoa học

Xã hội, 1993.

11. Bùi Đình Thanh, Chính sách xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa

học Xã hội, 1993.

12. Therese L.Baker, Thực hành nghiên cứu xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998.

13. Viện Nghiên cứu tôn giáo, Kết quả điều tra Xã hội học đạo Công giáo tại Hà Nội

1995, 1998, 2003, 2007.

Page 45: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

44

NÂNG QUYỀN CHO CỘNG ĐỒNG THIỂU SỐ TRONG XÂY DỰNG

RỪNG CỘNG ĐỒNG: TRỞ LẠI NHỮNG GIÁ TRỊ RỪNG TÂM LINH

TRUYỀN THỐNG

(Dẫn liệu từ cộng đồng người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế)

NCS. Hồ Viết Hoàng

Khoa Việt Nam học

Trường Đại học Ngoại ngữ Huế

Mở đầu

Tình trạng rừng bị chảy máu, suy kiệt22 đang đặt ra nhiều thách thức đối với sự quản

lý của Nhà nước. Rất nhiều giải pháp được đặt ra, trong đó có việc tìm hiểu các giá trị truyền

thống của người dân về rừng cộng đồng.

Người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế sống dựa vào rừng, gắn bó mật thiết với rừng không

chỉ về mặt vật chất, mà còn cả những giá trị tinh thần, tâm linh. Đối với đồng bào, rừng là “một

phần bản nguyên của con người”, đó không chỉ là không gian mà còn là thời gian; là sự vĩnh hằng,

là cõi vô cùng23. “Sống rừng nuôi, chết rừng chôn”, bởi vậy họ sống với rừng bằng tất cả cuộc đời

họ có, và bằng sự biết ơn, đoạt lấy rừng bằng rìu và lửa, nhưng không lãng phí cũng chẳng tàn phá,

vừa đủ để sinh tồn24. Đối với người Cơ tu, rừng tâm linh là kho dự trữ nguồn lương thực dồi

dào (rừng đầu nguồn), là nơi họ thể hiện sự thành kính của mình với các đấng Thần

linh/Yang, là nơi cấm mọi người nếu không có phận sự thì không được đến (rừng cấm) và

còn là nơi họ chôn người chết, trả linh hồn người chết về với rừng (rừng ma) ...

Chính niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người Cơ tu đối với rừng tâm linh đã giúp họ

bảo tồn và phát triển những khu rừng tâm linh trong quá trình lịch sử tộc người. Đặc biệt là

việc bảo tồn và phát triển những cánh rừng tự nhiên nguyên sinh cuối cùng còn sót lại. Tuy

nhiên, việc duy trì, bảo tồn và phát huy rừng tâm linh như thế nào, để tránh những mê tín, dị

đoan, tránh các hủ tục lạc hậu; tránh những xung đột giữa quan niệm về sở hữu đất đai truyền

22

Trong nhiều thập kỷ vừa qua, diện tích và độ che phủ rừng ở Việt Nam có nhiều biến động không ngừng.

Năm 1943, Việt Nam có khoảng 14.350.000 ha rừng với độ che phủ 43,7% thì đến năm 1990 chỉ còn lại

9.175.000 ha với độ che phủ 28% diện tích đất rừng trong cả nước. Năm 2000, nhờ những nỗ lực to lớn

trong công tác phục hồi rừng và trồng rừng, diện tích rừng đã tăng lên 10.905.292 ha với độ che phủ

33,2%. Đến nay, diện tích rừng vào khoảng 12.307.000 ha với độ che phủ là 36,7% [Lê Trọng Cúc (2007),

Phát tiển bền vững vùng trung du miền núi Đông Bắc Việt Nam, Viện nghiên cứu Môi trường].

23 Nguyên Ngọc (2005), Tản mạn & nhớ quên, Nxb Văn Nghệ, Tp. HCM, tr. 64.

24 Nguyễn Tri Hùng (1994), Truyện cổ Cơ tu, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 29.

Page 46: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

45

thống với luật pháp hiện hành và đặc biệt là đánh giá địa vị của người dân trong xây dựng

rừng cộng đồng hiện nay là một trong những vấn đề đang đặt ra cấp thiết ở vùng miền núi.

Đó là lý do để chúng tôi chọn vấn đề “Nâng quyền cho cộng đồng thiểu số trong xây dựng

rừng cộng động: Sự trở lại của những giá trị rừng tâm linh truyền thống (Dẫn liệu từ cộng

đồng người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế)” làm nội dung báo cáo tham luận nhằm tìm giải

pháp thích hợp để nâng quyền cho cộng đồng trong xây dựng rừng cộng đồng hiện nay.

1. Trong xã hội Cơ tu, làng là một tổ chức xã hội cơ bản và duy nhất, ở đó không có

tổ chức nào lớn hơn hay nhỏ hơn làng. Đặc tính này của xã hội được phản ánh thông qua vai

trò chủ sở hữu và quyền quản lý tối cao, duy nhất của làng đối với mọi tài nguyên đất và

rừng. Trong đó, rừng cộng đồng25 là một dạng đất công thuộc quyền sở hữu của làng, được

quản lý thông qua luật tục - một công cụ hữu hiệu nhằm đảm bảo tính chất sở hữu cộng đồng

đối với loại hình tài nguyên quan trọng này. Tất cả mọi thành viên của cộng đồng phải chấp

hành mọi quy định/chế tài trong luật tục. Bên cạnh đó, cùng với luật tục và cao hơn luật tục,

người Cơ tu còn được “quản lý” bằng sự “thiêng hóa” bởi hệ thống Thần linh26, là thế lực

nắm quyền sở hữu và quản lý tối cao đối với các tài nguyên đất và rừng. Gắn liền với hình

thức sở hữu và quản lý này là loại hình rừng tâm linh - một nguồn tài nguyên mang nhiều giá

trị vật chất lẫn tinh thần.

25

Thuật ngữ rừng cộng đồng được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lần đầu

tiên định nghĩa vào năm 1991 với nội dung: “diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây,

các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này25

”. Ở Việt Nam, theo Đỗ Hồng Quân và

Tô Đình Mai (2000) thì quản lý rừng cộng đồng có hai nội dung phù hợp với định nghĩa ở trên là: 1) Rừng

thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, do các thành viên của cộng đồng cùng tham gia quản lý và kinh

doanh; 2) Rừng không thuộc quyền sở hữu của cộng đồng, nhưng các thành viên của cộng đồng vẫn cùng

tham gia quản lý các khu rừng đó. Như vậy, các cộng đồng vẫn gắn bó chặt chẽ với rừng trong các vấn đề:

tạo việc làm, thu hoạch sản phẩm thu nhập hoặc hưởng thụ những ích lợi không thể tính toán của rừng (như

bảo vệ nguồn nước, tín ngưỡng, di tích,…). Các hình thức quản lý rừng trực tiếp bởi cộng đồng đã xuất hiện từ

lâu trong đời sống các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam. Truyền thống quản lý rừng của họ được thể hiện ở những lệ

tục giữ rừng, trồng cây, xây dựng hương ước/ luật tục bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối của nhiều làng xã. Về mặt pháp lý,

"Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum,

sóc hoặc đơn vị tương đương" (Điều 3, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004). Do đó, để quản lý tài nguyên rừng

một cách hiệu quả và bền vững, không thể bỏ qua việc phát huy vai trò của cộng đồng người dân sống gần rừng

trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phát huy vai trò tham gia của các cộng đồng trong việc quản lý

nguồn tài nguyên này vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc vừa có thể tạo ra một cách quản lý rừng có

hiệu quả và bền vững hơn [Nguyễn Quang Hoà Anh (2009), “Quản lý tài nguyên rừng thông qua loại hình rừng

cộng đồng ở Thừa Thiên Huế”, Bản tin Kiểm lâm Việt Nam (01, 02)].

26 Đối với đồng bào Cơ tu, Yang có mặt, trú ngụ, bủa vây khắp mọi nơi từ sông, suối, núi, rừng, cây, đá...

đến những vật lạ xuất hiện không bình thường và nhất là những gì liên quan đến thế giới người chết. Đó

cùng chính là quan niệm về vạn vật hữu linh (mọi vật đều có linh hồn) tồn tại sâu đậm và dai dẳng của

người Cơ tu trong suốt chiều dài lịch sử tộc người. Quan niệm về vũ trụ, vạn vật hữu linh là nguồn gốc ra

đời của rừng thiêng, rừng ma (rừng tâm linh) - loại rừng dù đã qua bao nhiêu thời gian nhưng đến nay vẫn

còn hiện hữu trong ý thức và trong đời sống của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 47: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

46

Trong rất nhiều loại đất công của cộng đồng làng Cơ tu, rừng tâm linh27 là một loại

đất công đặc thù, có giá trị rất cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Bảng 1: Các loại đất công, rừng cộng đồng của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế

TT Các loại hình đất công truyền thống Thuộc sở hữu

Tập thể Cá nhân

1 Rừng già, rừng đầu nguồn X -

2 Nguồn nước sông suối, khe X -

3 Rừng, đất chăn thả X -

4 Đất canh tác trồng trọt - X

5 Rừng và đất sinh hoạt cộng đồng X -

6 Đất thổ cư, sinh hoạt gia đình - X

7 Rừng tâm linh (thiêng, ma) X -

Nhìn vào bảng tổng hợp chúng ta thấy rằng, vai trò sở hữu của tập thể, cộng đồng đối

với các loại đất công nói chung và rừng tâm linh28 (rừng thiêng29, rừng ma30) nói riêng là rất

lớn, trong khi vai trò sở hữu của cá nhân lại rất mờ nhạt, bị chìm đi trong vai trò tập thể. Đối

27

Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến hai loại của rừng tâm linh: rừng thiêng và rừng ma.

28 Rừng tâm linh (rừng thiêng, rừng ma) là một loại rừng có tính phổ biến đối với nhiều tộc người ở Nam

và Đông Nam Á [Conklin, H.C. (1980), Ethnographic atlas of the Ifugao: a study of environment culture

abd society in Northern Luzon. Yale University Press. New Haven. USA] và rộng ra là một hiện tượng có

tính toàn cầu [Das, Harish Chandra (1997), Local Knowledge of Forest and Forest Uses among Tribal

Communities in In India. Department Wald-und Holzforschung, Zurich]. Loại rừng này không chỉ có ý

nghĩa về mặt kinh tế ở phương diện khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên; duy trì và tạo ra các môi

trường diễn xướng mang tính lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, gắn với các phong tục tập quán, các kiêng cử trong

sinh hoạt, sản xuất, ứng xử... về mặt văn hóa, xã hội mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường - là một dạng

của lâm nghiệp theo hướng bảo tồn [Pandey, Deep Naragan (1998), Enthnoforestry: Local knowledge for

sustainable forestry and livelihood security. New Delhi: Himanshu Publications].

29 Rừng thiêng được hiểu là loại rừng có sự trú ngụ của các vị thần linh đầy quyền năng mà con người

ngưỡng vọng, sùng kính, là loại rừng có nhiều cây to (thường ở đầu nguồn nước), là nơi ở của các loài động

vật hung dữ (rắn trắng, trăn to, thuồng luồng, hổ...). “Rừng thiêng (hay rừng ma) là nơi trú ngụ của các

Yàng, không ai được động đến, thường là rừng đầu nguồn. Đây thực chất là kinh nghiệm giữ rừng đầu

nguồn được tích lũy lâu đời của người dân, bọc bên ngoài một lớp võ tín ngưỡng” [2, tr. 155].

30 Rừng ma/nghĩa địa là nơi chôn cất người chết của các tộc người thiểu số ở miền núi. Đó là không gian

linh thiêng của thần linh, của ông bà tổ tiên (rừng ma của người chết tốt), nhưng đồng thời cũng là không

gian của ma quỷ, ác thần (rừng ma chôn người chết xấu).

Page 48: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

47

với người Cơ tu, làng là chủ sở hữu và quản lý tất cả mọi tài nguyên đất và rừng. Có thể nói,

rừng và đất rừng là tài nguyên quan trọng nhất, chi phối mọi hoạt động của đồng bào, từ đời

sống vật chất đến tinh thần. Rừng là kho dự trữ cung cấp cho con người những giá trị vật chất

(trên các phương diện: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại) là cái văn hoá, cái sáng tạo của con

người trong thế ứng xử với tự nhiên và xã hội31. Như vậy, rừng là một dạng đất công, do làng

quản lý. Tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng làng phải chấp hành mọi quy định/chế tài được

cha ông đúc kết thông qua luật tục. Đó cũng là cơ sở để làng quản lý “rừng cộng đồng” một

cách hiệu quả, nhất là rừng tâm linh. Mặt khác, trong các loại đất công, rừng tâm linh là một

loại đất công đặc thù, vì nó không những chịu sự sở hữu, quản lý của cộng đồng làng, mà cao

hơn thế, là sự sở hữu, quản lý của Thần linh. Nó là “không gian xã hội” đặc biệt, là những

đám rừng nguyên sinh tự nhiên cuối cùng còn sót lại của làng miền núi, là nơi con người

không được vào khai thác tài nguyên, thậm chí không được/không dám bước chân vào khi

chưa có sự đồng ý của Thần linh32.

2. Các quyền trong hưởng dụng rừng tâm linh

Hưởng dụng đất là một thuật ngữ rộng, thể hiện các mối quan hệ xã hội có liên quan

đến đất đai. Hưởng dụng đất bao gồm các loại quyền: quyền tiếp cận, quyền thu hồi, quyền

loại trừ, quyền quản lý và quyền chuyển nhượng. Đối với người Cơ tu, rừng tâm linh có các

quyền sau:

Bảng 2: Các quyền đối với rừng tâm linh của người Cơ tu

R

T

L

Quyền tiếp cận Quyền khai

thác

Quyền quản lý Quyền loại trừ Q. chuyển

nhượng

nh

ân

Tập

thể

Ng

oài

làn

g

nh

ân

Tập

thể

Ng

oài

làn

g

nh

ân

Tập

thể

Ng

oài

làn

g

nh

ân

Tập

thể

Ng

oài

làn

g

nh

ân

Tập

thể

Ng

oài

làn

g

R

T

X X X 0 0 0 0 X 0 X X 0 0 0 0

R

M

X X X 0 0 0 0 X 0 X X 0 0 0 0

31

Jacques Dournes (2002), Rừng, đàn bà, điên loạn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.10.

32 Tính chất tâm linh cũng được bắt nguồn từ chính sự bất lực của người Cơ tu trước các sự vật kỳ lạ, hiện

tượng kỳ bí, tự nhiên hùng vỹ,... dẫn đến sự “thiêng hoá” vạn vật (vạn vật hữu linh).

Page 49: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

48

2.1. Quyền quản lý

Trong tổ chức xã hội cổ truyền của người Cơ tu, Hội đồng già làng là tổ chức cao nhất, nắm

quyền sở hữu và quản lý đất công, rừng cộng đồng. Mặt khác, bên cạnh sở hữu của làng, của tập thể

thì hình thức sở hữu cá nhân (do quyền đầu tiên đem lại) cũng đã xuất hiện nhưng không đáng kể

(xem thêm bảng 1).

Cộng đồng làng quản lý chung về rừng tâm linh và trên cơ sở đó, cộng đồng làng giao cho

các dòng họ chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ các khu rừng tâm linh. Các dòng họ phải có trách nhiệm

giáo dục cho con em trong dòng họ mình biết những cấm kỵ, luật tục liên quan đến rừng tâm linh.

Nếu không, khi một cá nhân vi phạm (xâm phạm, chặt phá, lấy cắp sản vật... từ rừng tâm linh) thì

trước hết, cá nhân đó phải chịu phạt trước cộng đồng làng, nhưng đồng thời, dòng họ cũng chịu trách

nhiệm liên đới vì không giáo dục, răn dạy cá nhân đó nên xảy ra vi phạm đối với rừng tâm linh.

Mặc dù, rừng tâm linh là một dạng đất công đặc thù của cộng đồng, chịu sự sở hữu và

quản lý của cộng đồng làng thông qua luật tục, nhưng với tất cả người Cơ tu đều hiểu rằng,

Thần linh mới là người sở hữu tối cao nhất, quản lý cao nhất. Chính vì thế, không ai trong

cộng đồng làng được phép tiếp cận (trừ những lúc vào cúng lễ), khai thác cũng như sở hữu

riêng rừng tâm linh cho cá nhân.

2.2. Quyền tiếp cận

Từ thực tế vấn đề sở hữu rừng tâm linh của thần linh thông qua sự “thiêng hóa”, luật

tục, đã quyết định đến các quyền khác, trong đó có quyền tiếp cận. Theo Thomas Sikor,

quyền tiếp cận là “quyền đi lại trên một mảnh đất”33. Với nghĩa đó, con người có quyền ra

vào bất cứ nơi đâu, ở các khu vực địa lý khác nhau để tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên

nhiên. Tuy nhiên, trong không gian rừng tâm linh - không gian của các Thần linh, quyền tiếp

cận của người Cơ tu lại có những đặc điểm riêng, mang tính “thiêng hoá” các niềm tin:

- Vào “rừng thiêng” để làm lễ cúng, báo cáo, xin ý kiến và đồng thời mời Thần linh

về tham dự buổi nghi lễ tại làng (thường diễn ra ở không gian nhà gươl của làng). Việc đi vào

và đi ra khỏi rừng thiêng phải tuân theo quy định rõ ràng: phải có hai con đường riêng biệt,

không được dùng chung một con đường vì như vậy sẽ đưa những thế lực xấu (ác quỷ) đến

phá hoại không gian của Thần linh.

- Đối với “rừng ma”, việc tiếp cận có thể dễ dàng hơn, do ngoài việc chôn cất người

chết cần đến nhiều nhân lực, việc thực hiện lễ “bỏ mả” đã huy động toàn bộ cộng đồng làng

cùng tham gia (đối với người chết tốt, còn người chết xấu thì không thực hiện nghi thức này).

Do tâm lý lo sợ ác quỷ, linh hồn người chết cứ quanh quẩn trong dân làng, gây nên nhiều tai

họa cho dân làng, nên người Cơ tu không dám/ít khi tiếp cận rừng ma nếu như không có việc

33 Thomas Sikor (2003), “Những khái niệm cơ bản và các vấn đề trong nghiên cứu hưởng dụng đất”,

Tạp chí Dân tộc học, (4), tr. 14 - 25.

Page 50: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

49

gì quan trọng. Việc tiếp cận rừng ma của người Cơ tu chỉ mang tính cưỡng bức trước các

nghi lễ bắt buộc của dân làng đối với người chết.

2.3. Quyền khai thác

Về cơ bản, rừng tâm linh là những khu rừng cấm khai thác. Ở đó, tất cả mọi người

đều không được quyền khai thác hay đem bất cứ sản vật gì ra ngoài. Tuy nhiên, do nhu cầu

cần thiết phục vụ cho những mục đích tâm linh như các nghi lễ như đâm trâu, bỏ mả,... nên

trong một số trường hợp, cộng đồng làng cần vào rừng thiêng, rừng ma (để lấy gỗ làm cột tế,

làm tượng nhà mồ, làm quan tài, ...). Muốn vậy, già làng phải đứng ra xin phép Thần linh và

phải thực hiện một số nghi lễ. Các nghi lễ này diễn ra rất thành kính dù có thể không cần

nhiều lễ vật nhưng phải thể hiện thái độ tôn trọng, không được xâm phạm đến Thần linh dưới

bất kỳ hình thức nào, nếu không, Thần linh sẽ theo các lễ vật đó về bản làng và trừng phạt

bản làng một cách rất nặng nề và nghiêm khắc.

Hộp 1. Chàng trai vào rừng đi săn, đặt bẫy thú rừng. Lúc sau, nghe tiếng con heo

rừng kêu, nên chàng quay lại và thấy con heo rừng đã bị sập bẫy. Tuy nhiên, nó vẫn

cố vùng chạy để trốn thoát. Chạy được một đoạn, con heo rừng đứng lại và lăn đùng

ra đất. Chàng trai chứng kiến điều đó nhưng không tài nào dám tiến lại chỗ của nó. Vì

chỗ đó là khu vực thiêng, không ai có thể vào được. Cuối cùng anh ta phải trở về làng

với 2 bày tay trắng.

Già làng Con Thơm (Thôn La Vân, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông)

Nội dung câu chuyện phản ánh thực tế, rừng tâm linh là khu vực cấm khai thác đã

được quy định trong luật tục, hơn thế nó còn được “thiêng hóa” trong ý thức và hành động

hàng ngày của người Cơ tu.

2.4. Quyền loại trừ

Là quyền định đoạt ai được tiếp cận, ai được phép chặt cây (cho phép hoặc không cho

phép ai khai thác cây trong khu rừng, ngăn chặn hoặc bắt người vi phạm chặt cây không có

phép)34. Đối với người Cơ tu trong luật tục cũng như trong sự “thiêng hóa” rừng tâm linh đã

quy định/“quy ước” rất cụ thể:

- Các đối tượng được tiếp cận rừng tâm linh, bao gồm già làng, thầy cúng, các thanh

niên nam khỏe mạnh. Người phụ nữ và đặc biệt người phụ nữ mang thai không được phép

vào rừng tâm linh. Những người bị phạm tội trước đó cũng không được phép bén mảng đến

các khu vực rừng tâm linh, vì bản thân những người đó không tốt đẹp, bị hoen ố tinh thần.

Đối với khu rừng ma, trước khi chôn người chết, già làng sẽ tập hợp một số người già, thầy

cúng, thanh niên khỏe mạnh chọn vị trí chôn người chết, sau đó tiến hành đào hố. Công việc

34 Trần Ngọc Thanh (2003), “Phân quyền có ảnh hưởng đến tổ chức quản lý rừng địa phương hay

không”, Tạp chí Dân tộc học, (4), tr. 26 - 35.

Page 51: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

50

này đòi hỏi toàn bộ cộng đồng cùng tham gia: Người đàn ông làm nhà mồ, tượng nhà mồ,

khiêng người chết,... người phụ nữ lo nấu nướng, tham gia các điệu nhảy múa.

- Trong một số điều kiện cụ thể, thần linh cho phép cộng đồng làng khai thác, sử

dụng một số sản vật của rừng tâm linh, như: cây gỗ lớn để làm cột (cột tế) trong nghi lễ đâm

trâu/ăn trâu dây dài để nối từ nhà gươl đến đỉnh của cột tế (biểu thị cho đường đi của thần

linh); lấy gỗ để làm nhà mồ, làm tượng nhà mồ; ...

Như vậy, những quy định trong luật tục, những “quy ước” mang tính “thiêng hóa” về

rừng tâm linh là cơ sở hình thành quyền loại trừ trong tâm thức của mỗi người Cơ tu.

2.5. Quyền chuyển nhượng

Đối với rừng tâm linh, người Cơ tu không bán, không chuyển nhượng. Bởi trước hết,

đất đai, tài nguyên của làng thuộc sở hữu của Thần linh. Mặt khác, đất công, rừng cộng đồng

là tài sản chung của cộng đồng làng, không ai có quyền sở hữu riêng cho cá nhân. Vì thế, đối

với việc chuyển nhượng (bán, cho thuê), phải được sự cho phép của thần linh và của cả cộng

đồng làng. Việc bán, cho thuê đối với rừng tâm linh (nhất là rừng thiêng) rất kiêng kỵ trong

quan niệm của người Cơ tu. Không có chuyện buôn thần bán thánh trong bất cứ trường hợp

nào.

Như vậy, quyền chuyển nhượng rừng tâm linh (bán, cho thuê) của đồng bào Cơ tu về

thực tế là không tồn tại, vì tất cả rừng tâm linh đều là không gian linh thiêng, không ai (kể cả

cộng đồng làng) có quyền chuyển nhượng nó. Mặt khác, sự “thiêng hóa” là hết sức cao cả

nên người Cơ tu không thể đánh mất/giảm bớt/chia sẻ sự “thiêng hóa” đó cho các đối tượng

khác.

3. Thách thức trong hưởng dụng rừng tâm linh

3.1. Thách thức trong ý thức/quan niệm và hiện thực

Văn hóa truyền thống của người Cơ tu đang ngày càng biến đổi, do nhiều nguyên

nhân đem lại. Điều này gây ra sự nhiễu động, biến đổi về thế giới quan của người Cơ tu,

đồng thời cũng khiến đồng bào đang phải đứng trước một thách thức lớn: mâu thuẫn giữa các

hoạt động sống mang tính chất huỷ diệt tài nguyên rừng và niềm tin tôn giáo đối với rừng

tâm linh ít nhiều bị lung lay, hay sự hao mòn các quan niệm thiêng trong quản lý tài nguyên

rừng. Ví dụ: ngoài hệ thống Thần linh còn có sự xuất hiện các niềm tin, tín ngưỡng khác35

như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc, thờ Bác Hồ; khi nói về các khu rừng

tâm linh, đồng bào vẫn giữ thái độ tôn nghiêm, nhưng đồng thời vì lợi nhuận kinh tế, họ cũng

35

Trước đây, việc chôn người chết trong các khu rừng ma được tiến hành chu đáo theo những cách thức,

nghi lễ khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp chết tốt hay chết xấu. Còn hiện nay, họ không còn phân

biệt là chết tốt hay chết xấu. Công đoạn này được tiến hành một cách bừa bãi, gây ra hiện tượng ô nhiễm

môi trường, mồ mả được xây dựng bằng xi măng, sắt thép thay vì các nhà mồ, tượng nhà mồ bằng gỗ...

Page 52: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

51

sẵn sàng vào khai thác những sản vật từ rừng tâm linh36 (đặc biệt là các khu rừng tâm linh

của các làng ở xa nơi cư trú của họ); niềm tin làm giàu bằng sinh kế bền vững, niềm tin từ sự

hỗ trợ của các thiết chế xã hội mới (giáo dục, y tế, giao thông...), niềm tin về sự tồn tại song

hành của nhiều cộng đồng rộng lớn khác bên ngoài trung tâm làng của họ cũng đồng thời làm

giảm dần đi sự lệ thuộc của người Cơ tu vào sức mạnh và sự chi phối của Thần linh.

Hộp 2. Nhà em làm lễ cúng những khi gặp hoạn nạn, nhưng nếu ngày trước phó mặc

cuộc sống cho Yang, thì bây giờ không như thế nữa. Nhờ dân làng, trưởng thôn, các

cán bộ giúp đỡ nên em không còn sợ đói, cũng không sợ đau ốm, bệnh tật nữa.

Tựa (20 tuổi, thôn A Gông, xã Thượng Long, huyện Nam Đông)

Như vậy, người Cơ tu không còn tin vào rừng tâm linh theo cách như trước đây.

Trong ý thức/quan niệm của họ vẫn khẳng định sự tồn tại và đề cao vai trò Thần linh - vị thần

tối cao, nhưng trong hiện thực, họ lại có những hành động làm phá vỡ, suy kiệt các giá trị của

đất rừng tâm linh truyền thống, trong đó có các quyền trong hưởng dụng đất.

3.2. Thách thức trong cách thức quản lý và trong sở hữu

Các thách thức về hưởng dụng đất, rừng không chỉ nảy sinh từ sự khác biệt giữa pháp

luật và các hưởng dụng địa phương mà còn là các thách thức địa phương (sở hữu, quản lý) về

đất rừng và các nguồn tài nguyên [3, tr.15].

[i]. Trong sở hữu

Rừng tâm linh trước đây tồn tại dưới hai hình thức sở hữu: sở hữu cá nhân và sở hữu

cộng đồng: hai hình thức này tồn tại song song, phản ánh tính chất “lưỡng phân” nhưng lại có

vị trí nặng nhẹ, cao thấp khác nhau trong quan niệm sở hữu truyền thống. Tuy nhiên, hình

thức sở hữu lớn nhất, bao trùm nhất là sở hữu của cộng đồng làng37.

36

Một số người dân bất chấp những luật thiêng đã định từ xa xưa, không còn xem việc vào rừng thiêng,

rừng ma là điều cấm kỵ. Họ vào các khu rừng tâm linh lấy gỗ quý, săn bắn động vật, đánh bắt cá bằng mìn,

tìm trầm, dược liệu, thậm chí còn để đào bới những hiện vật quý được chôn cùng người chết. Các hoạt

động này càng diễn ra mạnh hơn khi có sự xuất hiện, cổ xúy và tham gia của nhóm người đến từ bên ngoài.

37 Với họ, đất đai, rừng là của chung, người chủ tối cao của rừng tâm linh là cặp thực thể trừu tượng, một

thực thể xã hội và một thực thể mang nặng tính thiêng: làng - chủ sở hữu cao nhất về mặt thực hiện (thông

qua già làng, làng thể hiện quyền sở hữu các khu đất, rừng, quyền phân chia rừng cho các thành viên trong

làng, quyền giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp rừng...); Thần linh - chủ sở hữu tối cao về

mặt tinh thần. Các quyền thực thi của làng đối với đất, rừng tâm linh phải thông quan với Thần linh (nếu

người dân trong làng muốn khai thác khoảnh rừng nào đó trước hết phải thông qua ý kiến của chủ làng/chủ

đất (già làng), sau khi chủ làng/chủ đất thực hiện các nghi lễ báo cáo dâng Thần linh, xin phép các Thần

linh thì họ mới được tiến hành khai thác). Con người - Già làng - Thần linh là mối quan hệ cơ bản trong đời

sống của các dân tộc thiểu số ở miền núi nước ta nói chung và người Cơ tu nói riêng.

Page 53: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

52

Khi Nhà nước áp dụng một mô hình quản lý hành chính thống nhất từ Trung ương

đến địa phương, rừng tâm linh của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế không còn thuộc sở

hữu của cộng đồng làng như trước đây nữa, thay vào đó đã hình thành các loại hình sở hữu

khác nhau: sở hữu Nhà nước (là sở hữu tối cao và bao trùm), sở hữu tập thể và sở hữu cá

nhân. Nhà nước giao đất giao rừng cho nhiều chủ thể khác nhau thuộc các loại hình sở hữu

này nhằm quản lý trực tiếp tài nguyên rừng tại từng địa bàn38.

Ở Thừa Thiên Huế, các chủ thể tham gia quản lý rừng trực tiếp bao gồm: Nhà nước

(Vườn Quốc gia Bạch Mã, Ban quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn Sao La), cộng đồng,

nhóm hộ, hộ gia đình, UBND xã. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp được phân cho chủ thể

Nhà nước và các chủ thể khác trội hơn rất nhiều so với chủ thể cộng đồng dân cư thôn. Thực

tế này không chỉ diễn ra trên địa bàn của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, mà còn diễn ra

ở nhiều tộc người thiểu số trên đất nước Việt Nam. Khi bàn về vấn đề này, tác giả Nguyên

Ngọc đã nói “Trong luật đất đai có ghi quyền giao đất cho các tổ chức xã hội, kể cả các đơn

vị bộ đội, các xí nghiệp... cũng được coi là đơn vị xã hội, trong khi thôn, bản, tức là làng thì

không không được giao đất giao rừng cho thôn, bản, tức làng, vì nó không phải là một “tổ

chức xã hội”!”39.

Loại hình sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể đối với đất công lại chưa đủ mạnh do

các chế tài, lực lượng triển khai vai trò sở hữu này còn quá mỏng, khiến cho loại đất rừng này

gần như trở nên vô chủ. Trong khi đó, sở hữu cá nhân phát triển ồ ạt đã dẫn đến tình trạng đất

công, trong đó có rừng tâm linh, ngày bị khai phá và lấn chiếm.

[ii]. Trong quản lý

Theo quan niệm của đồng bào, tài nguyên rừng nói chung và rừng tâm linh nói riêng

là tài sản chung của cộng đồng, do cộng đồng làng quản lý. Ở đó, không có tổ chức quản lý

nào lớn hơn hay nhỏ hơn làng. Làng là tổ chức cơ bản và duy nhất. Để quản lý các vấn đề của

làng, cộng đồng bầu ra Hội đồng già làng. Đây là cơ quan quản lý cao nhất, tham mưu cho

Già làng và đề ra các quy định, chế tài trong luật tục, hương ước của làng.

Nhưng cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và vai trò của Nhà nước trong quản lý và

bảo vệ rừng (thông qua các văn bản Luật, thông qua việc trao quyền, phân cấp...) đã dẫn đến

những thay đổi cơ bản thông quản lý và bảo vệ rừng hiện nay40. Hiện nay, với sự quản lý

38

Các chủ thể được giao đất, giao rừng hiện nay rất đa dạng. Họ có thể là các đơn vị đại diện cho Nhà nước

đứng ra quản lý trực tiếp nguồn rừng cũng có thể là cá nhân, nhóm, tập thể, đơn vị: hộ gia đình, nhóm hộ,

lâm trường, cộng đồng, UBND xã, doanh nghiệp, thậm chí hiện nay các dự án của nước ngoài đã tham gia

vào việc thuê rừng phòng hộ.

39 Nguyên Ngọc (2007), Nguyên Ngọc tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, tr. 123.

40 “Ngày xưa rừng núi là của làng, là tài sản thiêng liêng của cộng đồng làng. Cho nên từ nghìn đời nay họ

có truyền thống luôn quyết sống chết giữ gìn sự toàn vẹn, trong sạch và bền vững rừng núi của làng. Còn

bây giờ thì hoàn toàn khác, thì ngược lại hẳn rồi: bây giờ toàn bộ rừng núi đã được các tổ chức của Nhà

nước, nông trường, lâm trường, kiểm lâm... đứng ra giành lấy hết quyền quản và giữ. Rừng có còn là của

Page 54: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

53

thống nhất của Nhà nước, kể từ khi ban hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991, Nhà

nước cho phép giao đất cho các hộ, đồng thời các hộ cũng có quyền cho thuê, chuyển

nhượng, thừa kế, thế chấp và chuyển đổi quyền sử dụng diện tích được giao. Đây được coi là

“quyết định đột phá” trong việc bảo vệ rừng ở Việt Nam theo hướng phân cấp, phân quyền41.

Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách này là rừng ngày càng bị thu hẹp, chất lượng rừng ngày

càng giảm sút! Nghiên cứu về rừng tâm linh tại địa bàn người Cơ tu cho thấy các hạn chế

trong việc quản lý thông qua quyền pháp lý và quyền thực tế về các mới quan hệ giữa hưởng

dụng đất và sử dụng tài nguyên42.

3.3. Thách thức về giới

Rừng tâm linh là không gian linh thiêng của Thần linh, không ai được phép tiếp cận

nếu chưa được sự đồng ý của Thần linh, già làng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất

định (chuẩn bị cho nghi lễ đâm trâu, làm nhà gươl, làm quan tài, nhà mồ...) người đàn ông

được phép tiếp cận và khai thác một số sản vật từ khu rừng tâm linh (sau khi già làng làm lễ

xin phép Thần linh thông qua nghi lễ) để phục vụ cho cộng đồng làng. Tại khu rừng tâm linh,

người phụ nữ không được vào dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, đặc biệt đối với người phụ nữ

đang mang thai, vì sẽ làm ô uế không gian linh thiêng của Thần linh.

Những tư tưởng, quan niệm đó đã dẫn đến nhiều thách thức về giới trong hưởng dụng

đất rừng tâm linh nói riêng và các loại đất, rừng công nói chung (thông qua các quyền khác

nhau: tiếp cận, khai thác, hưởng lợi...), và nó không chỉ tồn tại trong xã hội truyền thống mà

còn thể hiện rất rõ trong xã hội hiện nay thông qua việc phân cấp, phân quyền.

4. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của vấn đề nâng quyền cho người Cơ tu trong xây

dựng và phát triển rừng cộng đồng hiện nay (Trên cơ sở đề ra các giải pháp bảo tồn và

phát huy các quyền hưởng dụng đất rừng tâm linh)

Trên cơ sở phân tích giá trị truyền thống tích cực của người Cơ tu đối với rừng tâm

linh nói riêng, với hoạt động quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng nói chung, cũng như chỉ ra

những biến đổi theo chiều hướng suy thoái của loại hình rừng này, chúng tôi nhận thấy: nên

khơi gợi và khuyến khích những “hằng số giá trị” của rừng tâm linh, bao gồm tính truyền

họ nữa đâu để họ có ý thức và có quyền được giữ! Họ đã mất đi cái quyền thiêng liêng tự mình gìn giữ đất

đai núi rừng của mình rồi. Họ nghĩ rừng bị phá, bị băm nát, bị làm ô uế nhầy nhụa, mất trắng rừng, là việc

của Nhà nước, không phải việc của họ” [Nguyên Ngọc (2007), bđd, tr. 120 - 123].

41 Hệ thống phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay bao gồm 5 cấp: cấp Trung ương,

cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cấp thôn bản.

42 Phân biệt giữa quyền pháp lý và quyền thực tế cũng nhằm hiểu rõ hơn các mối quan hệ giữa văn hóa và

các mối quan hệ đất đai. Các quyền pháp lý về đất đai tại cộng đồng được quy định rõ ràng trong Luật đất

đai. Tuy nhiên, quyền thực tế có thể thay đổi bởi vì nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa dân tộc (các

nhóm dân tộc khác nhau có những thiết chế xã hội và các mối quan hệ đất đai lịch sử khác nhau, do vậy,

các thiết chế xã hội khác nhau có thể dẫn đến sự khác nhau về các mối quan hệ đất đai thực tế) [3, tr. 13].

Page 55: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

54

thống lâu đời, tính cộng đồng và tính thiêng; vận dụng nó vào quản lý của Nhà nước đối với

tài nguyên rừng hiện nay, giúp Nhà nước vươn cánh tay quyền lực đến từng khoảnh đất,

khoảnh rừng một cách mạnh hơn nữa nhưng vẫn đạt được sự đồng thuận của các nhóm người

sống gần rừng. Đó cũng là cách vận dụng tập quán truyền thống vào luật pháp của Nhà nước

để quản lý tốt hơn, bền vững hơn nguồn tài nguyên vô giá này.

4.1. Cần phải xác định vị thế, khôi phục niềm tin của người Cơ tu trong chiến lược

xây dựng và phát triển rừng cộng đồng

Có một tâm lý hiện nay của các tộc người ở miền núi, nếu như trước đây, rừng và các

tài nguyên rừng thuộc quyền sở hữu, quản lý của cộng đồng làng. Nhưng, trải qua rất nhiều

sự thay đổi của Nhà nước, cùng với những chính sách mới (đặc biệt là chính sách xây dựng

kinh tế mới ở miền núi) vô hình chung đã làm thay đổi cả thực tiễn và nhận thức của người

dân bản địa. Giờ đây, đất đai, rừng và các tài nguyên rừng đều thuộc quyền sở hữu và quản lý

của Nhà nước43. Và trong nhận thức của đồng bào, họ cho rằng: rừng của Nhà nước thì Nhà

nước có nhiệm vụ bảo vệ, họ không phải làm việc đó (và từ những người bảo vệ rừng, ứng

xử có “văn hoá” với rừng, thì bây giờ, mọi người lại nhìn nhận đồng bào với một vị thế mới,

không ai mong muốn: “lâm tặc”. Bởi [i]. rừng không phải của đồng bào, của làng nên họ

không bảo vệ; [ii]. họ không có tư liệu, không gian sản xuất nên phải phá rừng!.

Một thực tế đang diễn ra hiện nay trong vấn đề giao đất, giao rừng là chúng ta xem

nhẹ vai trò của chủ thể (người dân bản địa). Chúng ta chỉ biết khoán cho họ mà không có một

sự quản lý đúng nghĩa. Vì thế nó dẫn đến tình trạng, hôm nay nhà nước giao đất, giao rừng

cho đồng bào (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng) thì ngày mai đồng bào lại đem

đi bán. Nên chăng, vấn đề giao đất giao rừng cần phải đặt vai trò của người dân với cộng

đồng làng (các già làng) và sự quản lý Nhà nước. Thiết nghĩ, chúng ta nên xây dựng một mô

hình làng miền núi, trong đó nhấn mạnh vai trò quản lý của cộng đồng làng, phát huy cơ chế

của luật tục trong quản lý, bảo vệ rừng hiện nay44.

Một vấn đề thú vị, rất được các nhà nghiên cứu dân tộc quan tâm hiện nay, đó là có

hay không vấn đề định kiến tộc người, cơ bản giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số45.

43

“Trong luật đất đai có ghi quyền giao đất cho các tổ chức xã hội, kể cả các đơn vị bộ đội, các xí nghiệp...

cũng được coi là đơn vị xã hội, trong khi thôn, bản, tức là làng thì không không được giao đất giao rừng

cho thôn, bản, tức làng, vì nó không phải là “một tổ chức xã hội”! [2, tr. 123].

44 Thực tế tại địa bàn nghiên cứu của chúng tôi (xã Thượng Long, Thượng Quảng, Thượng Nhật, Thượng

Lộ, Hương Hữu, Hương Sơn của huyện Nam Đông) đã cho thấy việc xây dựng mô hình làng miền núi hiện

nay rất khả thi: [i]. Các xã này có số dân đồng bào Cơ tu chiếm đa số (trên 85%); [ii]. Vai trò của già làng

còn lớn (hiện nay chủ yếu về mặt tinh thần); [iii]. Trong truyền thống đã có, bây giờ chúng ta khơi dậy mà

thôi.

45 Phạm Quỳnh Phương và cộng sự (2013), Thiểu số cần tiến kịp đa số: Định kiến trong quan hệ tộc người

ở Việt Nam, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội.

Page 56: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

55

4.2. Giải pháp tăng cường vai trò cộng đồng trong quản lý rừng

Tài nguyên đất, rừng của người Cơ tu mênh mông, rộng lớn như vậy nhưng đều có

chủ. Từ bao đời này, mỗi làng của đồng bào đều có ranh giới rất rõ ràng và không làng nào

xâm phạm làng nào. Đó là không gian sống, không gian xã hội, không gian văn hóa tâm linh

... của cộng đồng do Thần linh ban phát cho mỗi làng. Vì vậy, đất và rừng đó được đồng bào

gìn giữ, bảo vệ và phát triển một cách bền vững bằng luật tục và tính thiêng. Tuy nhiên, hiện

nay, đất và rừng thuộc quyền sở hữu và quản lý của Nhà nước. Đồng bào đã mất đi các quyền

mà đáng lẽ ra hàng nghìn đời nay họ được hưởng và vì vậy, việc bảo vệ và phát triển rừng,

theo họ, không còn là “trách nhiệm” của đồng bào!

Hiện nay, Nhà nước đang bước đầu thực hiện chính sách quản lý trao quyền cho các

cộng đồng (nhóm hộ, nhóm sở thích, cộng đồng dân cư thôn), và từng bước cải thiện vai trò

pháp lý của đối tượng là cộng đồng. Tuy vậy, địa vị pháp lý, đặc biệt là cộng đồng dân cư

thôn chưa thực sự rõ ràng46, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài nguyên rừng. Trước thực tế

đó, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau đây để nhằm cải thiện hơn nữa tính cộng đồng

trong quản lý rừng trên nhiều phương diện:

- Giữ gìn nguyên vẹn loại hình rừng cộng đồng truyền thống do cộng đồng tự công

nhận từ lâu đời.

- Tăng cường địa vị pháp lý cho cộng đồng dân cư thôn.

- Tăng cường giao rừng cho cộng đồng.

Giao rừng cho cộng đồng ở Thừa Thiên Huế chưa thực sự phổ biến, đặc biệt là cho

cộng đồng cư dân thôn. Điều đó đòi hỏi phải củng cố địa vị pháp lý cho cộng đồng dân cư

thôn. Khi đã có địa vị pháp lý, cộng đồng dân cư thôn sẽ phát huy tốt vai trò của tập quán,

truyền thống vốn có. Đặc biệt, những đối tượng rừng dưới đây, nếu trao cho các chủ thể

ngoài cộng đồng dân cư thôn sẽ rất khó để phát huy hiệu quả quản lý (đặc biệt là rừng tâm

linh) như:

- Rừng thiêng, rừng ma, do cộng đồng tự công nhận từ lâu đời.

- Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng.

- Rừng cung cấp gỗ làm nhà ở hoặc các lâm sản thiết yếu.

- Rừng xa khu dân cư, nơi tiếp giáp giữa các thôn, xã.

Trong giao rừng, nên ưu tiên giao cho những cộng đồng sống gần rừng, đồng nhất về

thành phần dân tộc (sẽ tạo sự đồng thuận trong quản lý dựa trên các tập quán) và thực sự

muốn nhận rừng, đồng thời hỗ trợ cộng đồng sau khi giao rừng.

46

Vì chưa hội đủ các điều kiện để trở thành một pháp nhân, nếu xảy ra tranh chấp, vi phạm pháp luật thì cơ

quan pháp luật không thể giải quyết được.

Page 57: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

56

- Kết hợp quản lý chính thống và quản lý phi chính thống.

4.3. Giải pháp phát huy vai trò của luật tục và cơ chế thiêng hóa

Rừng tâm linh của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế được quản lý một cách hiệu

quả trên cơ sở niềm tin tôn giáo, thông qua hình thức “thiêng hóa”. Chính cơ chế “thiêng

hóa” đã chi phối mạnh đến các quyền của con người đối với rừng tâm linh, khiến cho các

cấm kỵ liên quan đến rừng tâm linh tồn tại một cách bền bỉ qua các lớp thời gian và cấu trúc

xã hội47.

- “Thần linh pháp quyền”

Xây dựng một nền tảng pháp luật mà trong đó gắn liền với cấp quản lý, kết hợp hài

hòa giữa tính cưỡng chế của các chế tài pháp luật và tính thiêng của các luật tục, hay nói cách

khác, đó là sự mô phỏng, vận dụng của mô hình “thần linh pháp quyền”48, khơi gợi những

giá trị của tập quán truyền thống vào quản lý tài nguyên rừng hiện nay.

- Sử dụng luật tục trong quản lý rừng.

- Vận dụng “đạo đức rừng”, “văn hóa rừng”

Người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế bao đời nay sống dựa vào rừng: sống rừng nuôi,

chết rừng chôn. Vì vậy, rừng đối với họ không chỉ là mối quan hệ giữa cái tự nhiên (rừng)

với cái xã hội (con người), mà nó còn mang tính thiêng liêng, niềm tin vào thần linh - thế giới

của các Thần linh. Vì thế, rừng tâm linh vừa là không gian, thời gian hữu hình, nhưng đồng

thời là không gian, thời gian vô hình - không gian linh thiêng, nơi trú ngụ của thần linh. Do

vậy, rừng tâm linh là thứ tài sản quý giá nhất, quan trọng nhất không chỉ của cộng đồng làng

mà ngay cả trong bản thân mỗi cá nhân của cộng đồng. Sự “thiêng hoá” các niềm tin vào

rừng tâm linh chính là lối ứng xử có “văn hoá”, có “đạo đức” [2] đối với rừng cộng đồng nói

chung và rừng tâm linh nói riêng của người Cơ tu, Tà ôi. Vì vậy, rừng là một thực thể không

thể thiếu đối với các dân tộc thiểu số ở miền núi, bởi mất rừng, cũng giống như người đàn bà

điên loạn: “Họ sẽ trở thành điên nếu thiếu “rừng thực”, một thứ điên khô khóc, tàn rụi, vì bị

cắt đứt cội nguồn, không còn nghe được từ trong chiều sâu thăm thẳm của chính mình tiếng

gọi cuốn hút ghê gớm của cô gái - rừng, của tự nhiên hoang dã nữa. Họ không còn huyền

thoại nữa, không còn nghe, không còn kể, không còn tiếp tục sáng tạo ra huyền thoại. Họ sẽ

trở thành điên nếu để cho rừng tràn ngập và chiếm hết mình, cái hoang dã tràn lấn trở lại,

47

“Mối quan hệ bất phân ly giữa đời sống thường nhật của từng thành viên trong làng với sự giám sát

thường xuyên của Thần linh, mà những hành vi được xem là phạm tội (vi phạm luật tục), luôn được dân

làng kiêng tránh một cách tự giác, bởi có thể dối người, dối mình nhưng không thể dối thần, dối thánh,

thậm chí, mỗi cá nhân không có được cái quyền “mình làm mình chịu”, vì sự trừng phạt luôn dành lên cả

gia đình, dòng họ” [Nguyễn Hữu Thông (2005), Văn hóa làng miền núi trung bộ Việt Nam – giá trị truyền

thống và những bước chuyển lịch sử (Dẫn liệu từ miền núi Quảng Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 224].

48 Nguyên Ngọc (2007), bđd, tr. 109.

Page 58: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

57

Luật pháp Luật tục Linh “thiêng hóa”

niềm tin

không tự phân biệt được mình với rừng, thuần hóa cái phần rừng để làm người của mình.

“bằng rìu và lửa”. Ngọn lửa của trí tuệ và văn minh...”49. Do vậy, mất rừng không chỉ mất đi

cái tự nhiên, cái vật chất - kho lương thực dồi dào, mà mất rừng cũng chính mất đi cái văn

hóa, cái tinh thần của người miền núi.

“Đạo đức rừng”, “văn hóa rừng” là lối ứng xử chuẩn mực đã có từ lâu đời của các

dân tộc thiểu số đối với rừng. Các chuẩn mực đó gắn liền với việc tôn thờ và bảo vệ không

gian rừng, các tài nguyên từ rừng cũng như sử dụng các tài nguyên đó một cách có “đạo

đức”. “Văn hóa rừng”, “đạo đức rừng” rất gần với lý thuyết phát triển rừng bền vững mà

chúng ta đang đặt ra rốt ráo hiện nay, vì thế, rất nên lồng ghép các chuẩn mực “đạo đức

rừng”, “văn hóa rừng” vào các điều luật quản lý rừng hiện nay, góp phần hiện thực hóa mục

đích tối cao của quản lý Nhà nước đối với rừng: bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên

rừng. Vì thế, theo chúng tôi, công thức (sơ đồ) quản lý rừng hiệu quả hiện nay là:

Nhà nước Cộng đồng Văn hóa rừng

Kết luận

Rừng tâm linh của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, của các dân tộc

thiểu số khác ở Việt Nam nói chung không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế (ở phương diện khai

thác, sử dụng các nguồn tài nguyên) cũng như văn hóa, xã hội (duy trì và tạo ra các môi

trường diễn xướng mang tính lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, gắn với các phong tục tập quán, các

kiêng cữ trong sinh hoạt, sản xuất, ứng xử) mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường và quản lý

tài nguyên (giữ gìn hệ sinh thái rừng tự nhiên).

Trên cơ sở các giá trị tích cực của rừng tâm linh đối với cuộc sống của đồng bào

người Cơ tu, việc duy trì, bảo tồn và phát triển những khu rừng tâm linh, nhất là vấn đề

hưởng dụng đất công nhằm nâng quyền cho cộng đồng là một giải pháp hữu hiệu để xây

dựng, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng bền vững hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Lâm nghiệp, Tổ chức IUCN Việt Nam (2009), Hội thảo chính sách và quản lý

rừng cộng đồng ở Việt Nam, Hà Nội.

2. Nguyên Ngọc (2008), “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”, Nông dân, nông thôn &

nông nghiệp: Những vấn đề đang đặt ra, H, tr. 137 - 184.

3. Trung tâm nghiên cứu Giới, Môi trường và Phát triển, Viện Dân tộc học (2003), Hội

thảo Hưởng dụng đất ở vùng cao Việt Nam, Hà Nội.

49

Jacques Dournes (2002), bđd, tr. 11.

Page 59: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

58

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỒNG THAM GIA VÀ ỨNG DỤNG VÀO

LẬP KẾ HOẠCH CHU TRÌNH DỰ ÁN GIẢM NGHÈO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN

TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Thị Huệ

Viện Dân tộc học

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu đồng tham gia là cách tiếp cận nhằm thu thập thông tin theo

hai chiều, từ nhà nghiên cứu tới đối tượng nghiên cứu và ngược lại - điều mà các cách tiếp

cận nghiên cứu theo lối truyền thống trước đây chưa làm được. Phương pháp này lôi kéo

được tất cả mọi người cùng tham gia vào tiến trình nghiên cứu. Qua đó, nhằm nâng cao nhận

thức và năng lực của cộng đồng thông qua việc trang bị cho họ những kỹ năng mới để phân

tích và giải quyết vấn đề ở chính cộng đồng của họ. Ứng dụng phương pháp này vào thực

hiện chu trình dự án giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhằm mô tả

kinh nghiệm về nghèo đói, hiểu rõ hơn về thái độ của cộng đồng đối với các chi phí và dịch

vụ xã hội công, khả năng tiếp cận và chất lượng đối với các dịch vụ kinh tế xã hội. Từ đó,

góp phần vào cải thiện chính sách bằng việc mô tả ảnh hưởng của các quy định làm hạn chế

cộng đồng vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt cần chú ý tới quan điểm giới. Bài viết dưới đây đi

xem xét những đặc trưng của các phương pháp nghiên cứu đồng tham gia, đồng thời giới

thiệu quy trình các bước trong lập kế hoạch cho chu trình dự án giảm nghèo vùng đồng bào

dân tộc thiểu số.

1. Giới thiệu

Trong những thập niên qua, tham gia là một phần không thể thiểu trong chiến lược

của nhiều chương trình và dự án phát triển, kể cả các chương trình và dự án của Ngân hàng

thế giới và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) tại Việt Nam. Việc thu thập thông tin về cộng

đồng bằng các phương pháp khác nhau, đặc biệt là định tính và phát triển cùng tham gia, kết

hợp với hoạt động dưới dạng quy hoạch và thực hiện dự án được nhìn nhận là nghiên cứu

hành động có sự tham gia (PAR). PAR hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các công cụ đánh giá

và theo dõi khác nhau. Nó là một phần mang tính kế thừa và tổng hợp của các phương pháp tham gia được phát triển mạnh từ những năm 70.

Ngân hàng Thế giới đã phổ biến việc sử dụng phương pháp đánh giá nghèo đói tham

dự (PPA) dưới dạng đánh giá chính sách tham dự. Những phương pháp này được ngân hàng

thế giới coi như một công cụ của chính sách nhằm thông báo cho ngân hàng và các chính phủ

sự nhận thức về nguyên nhân cũng như những ảnh hưởng của sự nghèo đói đến cuộc sống

của người dân và phân tích cho họ thấy cần phải thay đổi ra sao. Các phương pháp và công

cụ phổ biến nhất được sử dụng trong đánh giá nghèo đói tham dự được coi như công cụ của PAR như:

- Đánh giá nông thôn tham dự (PRA) hoặc đánh giá nhanh tham dự (PRA).

- Đánh giá đô thị cùng tham gia (PUA).

- Học và hành động cùng tham gia(PLA).

- Theo dõi và đánh giá cùng tham gia (PME).

Page 60: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

59

- Nghiên cứu nông nghiệp cùng tham gia(PFR)

- Đánh giá ảnh hưởng cùng tham gia (PIA)

Theo đó sự tham gia của người dân nhằm các mục đích: i/ Trao quyền: một sự chia

sử quyền lực hợp lý với những người tham gia để nâng cao nhận thức về khả năng tham gia

của họ vào quá trình thực hiện dự án ii/ Xây dựng và nâng cao năng lực của người dân trong

việc phát triển cho chính họ và cộng đồng của họ iii/ Tăng cường hiệu lực của dự án, thúc

đẩy sự đồng thuận, sự hợp tác cũng như tương tác giữa những người hưởng lợi của dự án và

giữa họ với các cơ quan thực hiện dự án iv/ Chia sẻ chi phí của dự án với những người

hưởng lợi, do đó giảm được chi phí cũng như thời gian thực hiện dự án.50 Lợi ích của việc sử

dụng các công cụ này thể hiện ở việc: trao quyền cho cộng đồng và học hỏi xã hội, học tập

trực tiếp và cập nhật, sự đa dạng hóa, xem xét chính sách, nghiên cứu phối hợp.

2. Đặc trưng của các phương pháp nghiên cứu đồng tham gia.

Nghiên cứu tham gia nhấn mạnh vào quá trình, sự hợp tác, giải quyết vấn đề và tạo ra

tri thức.

Quá trình

Quá trình bảo đảm việc tiến hành nghiên cứu tham dự được xem là quan trọng hơn

chính bản thân sản phẩm, kết quả hay các phương pháp được sử dụng. Quá trình này được

đặc trưng bởi sự hợp tác giữa các giai đoạn khác nhau, giữa những người hưởng lợi, người

tham dự và các nhóm lợi ích khác nhau, những người tham dự vào chương trình hoặc những

người bị ảnh hưởng bởi các quyết định của chương trình đó. Nó bao gồm những người hưởng

lợi từ đề án cũng như chương trình và nhóm thực hiện đề án và nhà tài trợ . Các nỗ lực đặc

biệt cần được thực hiện để bảo đảm cho những người thường không được chú ý đến như phụ

nữ, trẻ em, người nghèo và nhân viên dự án cấp dưới có cơ hội nắm giữ vai trò trọng yếu,

trung tâm trong quá trình nghiên cứu nếu họ muốn điều đó.

Bất kỳ quá trình nghiên cứu nào cũng đều quan tâm đến các phương pháp thu thập dữ

liệu. Trong quá trình nghiên cứu tham dự, điều quan trọng nhất là các quyết định được thực

hiện như thế nào hơn là các quyết định đó là gì hay các phương pháp đặc biệt nào được sử

dụng. Không có một phương pháp cụ thể nào, theo định nghĩa, bị loại trừ hay được xem là tốt

hơn các phương pháp khác. Sự thích hợp của phương pháp phụ thuộc vào bối cảnh nghiên

cứu. Tuy nhiên, thường thì người ta thích các phương pháp ít tốn thời gian và công sức .

Sự hợp tác

Nghiên cứu tham dự bao gồm việc cùng đưa ra quyết định đã được bàn bạc, điều này

bao hàm việc kiểm soát và quyền hạn được chia sẻ giữa những người tham dự. Nếu không

có những mức độ hợp tác khác nhau có thể nhận thấy được với những người sử dụng trong

suốt quá trình nghiên cứu, thì công việc nghiên cứu không thể được xem là nghiên cứu có sự

tham dự. Yêu cầu người khác điền vào bảng câu hỏi hoặc tham gia vào việc trả lời các câu

hỏi do người phỏng vấn (ngoài dự án) đặt ra cũng chưa đủ để được xem là nghiên cứu tham

dự.

50

Theo Nguyễn Duy Thắng (2002), Một số khía cạnh lý thuyết của các tiếp cận “ Nghiên cứu hành động

tham gia” (PAR) trong phát triển cộng đồng, Tạp chí xã hội học số 1 (77), tr75-82

Page 61: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

60

Sự tham dự của những người đưa ra quyết định trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp

nâng cao quyền sở hữu các kết quả đạt được, sự tín nhiệm và khả năng sử dụng các kết quả

này. Nếu không có sự hợp tác của người dân địa phương trong các cộng đồng, thì các nhà

nghiên cứu không có cách nào tiếp cận được với tri thức bản địa, hiểu biết các hệ thống, hay

những triển vọng khác nhau về những thực tế trong đời sống cộng đồng. Còn hơn cả nhà

nghiên cứu, chính những người địa phương tại chỗ, họ hiểu hơn bao giờ hết cái bối cảnh sống

của họ, cái mà trong đó công việc nghiên cứu sẽ được tiến hành và các kết quả nghiên cứu sẽ

được sử dụng. Điều này bao gồm các bối cảnh cũng như các vấn đề về các nguồn lực, thể

chế, hành chính, văn hóa và chính trị ...

Giải quyết vấn đề

Như đã trình bày ở trên, mục tiêu của nghiên cứu tham dự là nhằm góp phần vào việc

nhận thức, hiểu biết được vấn đề, và do đó hướng tới hành động và giải quyết vấn đề. Nghiên

cứu tham dự tự nó không phải là mục tiêu mà là một biện pháp để giải quyết vấn đề. Công

việc này bảo đảm mang lại những dữ liệu và thông tin thích hợp.

Tạo ra tri thức

Khi các thành viên của cộng đồng và ban quản lý có tham gia vào quá trình nghiên

cứu – từ việc xác định các vấn đề được nghiên cứu tới việc hiểu và phổ biến các kết quả –

quá trình của các kết quả cam kết trong nghiên cứu. Việc nghiên cứu này, đến lượt nó, có thể

dẫn tới những thay đổi trong các “bản đồ nhận thức” của con người và, do đó dẫn tới những

cách hiểu biết mới về một tình huống và cách làm thế nào để hành động đạt hiệu quả để cải

thiện nó tốt hơn.

Các công cụ cùng tham gia khác nhau (PRA, PUA, PLA) có thể tạo thành một phần hay

bộ phận của nghiên cứu hành đồng cùng tham dự (PAR) bao gồm những nguyên tắc sau:

Sự tham gia trong nghiên cứu của các thành viên cộng đồng như những người

đồng điều tra.

Coi nghiên cứu như một cơ hội nâng cao nhận thức của những người tham gia

và những người giúp đỡ.

Bao gồm những kiến thức bản địa, dân dã, đặc biệt là những người nghèo nói

chung, phụ nữ nghèo và những nhóm thiệt thòi khác.

Bao gồm cả hành động chính trị, kế hoạch, quyết định và trao quyền cho họ

hành động trên cơ sở cùng học hỏi và phản ánh.

Nguồn: Fals- Borda, O.and Rahman, M.A(1991), Action and knowledge: breaking the

monopoly with participatory action research, New York, Apex Press

3. Ứng dụng vào lập kế hoạch chu trình dự án giảm nghèo cấp xã vùng đồng bào

dân tộc thiểu số ở Việt nam

3.1. Mục tiêu

Thực hiện đánh giá nghèo đói và xây dựng dự án giảm nghèo ở vùng đồng bào dân

tộc thiểu số cần thực hiện theo nguyên tắc đồng tham gia để tránh những vấn đề phát sinh do

các cuộc khảo sát thống kê chính thức tốn kém và kéo dài, các kết quả đưa ra chậm trễ, thiếu

sự tham gia tích cực của người dân. Mặt khác, cũng nhằm tránh tình trạng đánh giá quá

nhanh về một lĩnh vực hay chủ đề nào đó để dễ dàng thực hiện xây dựng dự án, coi việc hiện

diện của dự án là kết thúc nhiệm vụ của mình. Đồng thời để tránh những lỗi vẫn thường xảy

Page 62: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

61

ra đối với các nhà nghiên cứu là thường quá chú trọng vào những dữ liệu định lượng mà bỏ

qua những thông tin định tính, phản ánh đuợc bản chất và đặc trưng của cộng đồng. Và cuối

cùng là để huy động sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình phát triển, nhằm

làm tăng niềm tin vào bản thân, sự cam kết và sức mạnh từ phía họ.

Những hoạt động trong chương trình hướng vào những mục tiêu sau:

Làm phong phú thêm hồ sơ cộng đồng bằng cách miêu tả các kinh nghiệm về

nghèo đói, sự bất lực và nhóm yếu thế mà những khảo sát thông thường khó

chỉ ra được.

Hiểu rõ hơn về thái độ của những người nghèo đối với các chi phí và dịch vụ

công cộng, những khả năng tiếp cận và chất lượng đối với các dịch vụ kinh tế

xã hội.

Góp phần vào những can thiệp và thay đổi chính sách bằng việc miêu tả ảnh

hưởng các quy định hạn chế đối với người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu

số.

Hỗ trợ cho người dân tại cộng đồng phân tích những hoạt động của hệ thống

an sinh xã hội (chính thức và phi chính thức) diễn ra trong cộng đồng mình.

Hiểu biết về những chiến lược của người nghèo nhằm giải quyết tình hình của

họ và những tác động tiêu cực từ phía xã hội.

3.2. Chu trình dự án giảm nghèo

Chu trình dự án giảm nghèo bao gồm 6 giai đoạn:

Nghiên cứu khảo sát nhằm đánh giá tình hình nghèo đói (giai đoạn tiền dự

án).

Xây dựng dự án.

Phê duyết và thẩm định.

Thực hiện dự án

Giám sát dự án

Đánh giá dự án

Toàn bộ các bước của chu trình kế hoạch này gắn với nhau một các chặt chẽ và liên

hoàn. Việc giám sát và đánh giá dự án không phải chỉ được thực hiện ở khâu cuối cùng khi

thực hiện xong dự án, mà phải được thực hiện một cách liên tục ngay từ khâu đầu đến khâu

cuối để kịp thời điều chỉnh và bổ sung, đặc biệt cần chú ý tới quan điểm giới.

Cách thực hiện các bước trong chu trình dự án

Khảo sát, đánh giá tình hình nghèo đói của xã (Lập hồ sơ cấp xã) bằng các phương pháp thu thập

thông tin khác nhau.

Đây là bước thể hiện sự học tập, nghiên cứu hành động cùng hợp tác. Trong bước này, các nhà

nghiên cứu cần lập hồ sơ về tình hình cộng đồng để làm cơ sở cho việc soạn thảo dự án và cung cấp những

dữ liệu để đánh giá sau này. Những dữ liệu đó sẽ phải được xắp xếp theo các tiêu chí phản ánh các lĩnh vực

khác nhau của đời sống xã hội như tình hình môi trường và địa lý, tình hình về nhân khẩu, kinh tế nói

chung, hoàn cảnh xã hội, tình hình về các thể chế xã hội, thực trạng chính sách. Thể loại và nội dung của

những thông tin đã thu thập được không những phải đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của quá trình xoá

đói giảm nghèo của cộng đồng nói chung mà còn phải phản ánh được những ưu tiên của cộng đồng. Đối

với công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một thách thức rất lớn đối với những

Page 63: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

62

người thực hiện công tác này - những cán bộ quản lý các cấp, những người dân ở cộng đồng và cả những

người nghiên cứu.

Những dữ liệu thứ cấp được thu thập và việc phân tích theo nguyên tắc đồng tham gia

của người dân được thực hiện trước hết ở xã để xác định những thông tin tiếp theo. Việc này

giúp cho chúng ta có thể xác định được những người nào hay ngành nào đóng vai trò chủ

chốt. Sau đó bổ sung những dữ liệu bằng cách sử dụng những phương pháp và kỹ thuật định

tính và định lượng theo nguyên tắc đồng tham gia khác nhau.

Sản phẩm của việc nghiên cứu là hồ sơ cấp xã, bao gồm các yếu tố

Hoàn cảnh về môi trường địa lý

Vị trí xã, ranh giới với các địa bàn lân cận

Tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng đất đai, sông ngòi…

Điều kiện môi trường, khí hậu.

Muốn thu thập được những thông tin này, cần sử dụng các công cụ như:

Bản đồ diện rộng của xã.

Mẫu số liệu thu thập ở các phòng ban và các cán bộ chủ chốt ở xã

Bản đồ nguồn lực

Bản đồ nguồn lực theo giới

Lịch sử phát triển của xã

Hoàn cảnh nhân khẩu học:

Dân số theo giới, nhóm tuổi, dân tộc và tôn giáo.

Phát triển dân số theo năm, dự báo xu thế

Di dân (nhập cư, xuất cư, di dân thực), số liệu định cư, tái định cư.

Các công cụ cần được sử dụng là:

Bảng mẫu dùng cho việc thu thập số liệu cấp xã.

Các biểu điều tra dân số, một số thông tin trong bảng hỏi hộ gia đình có liên

quan đến sự dịch chuyển chỗ ở

Xu hướng di dân và dân số ( hỏi cán bộ phụ trách dân số của xã)

Chân dung gia đình trong các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc (những thông tin

về quan niệm và hành vi về quy mô gia đình, nhu cầu về con cái vv…)

Lịch sử cuộc sống trong các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc.

Hoàn cảnh kinh tế.

Cấu trúc xã: các cơ sở có sẵn (ví dụ đường sá, cầu cống, điện nước, trường học,

trạm xá, chất lượng công trình….)

Nguồn sống và công việc, ví dụ nông, lâm, công nghiệp sản xuất, dịch vụ

(mảng chính thức và phi chính thức, công việc được trả lương và không trả

lương) theo giới và nhóm dân tộc

Các mức và nguồn thu nhập (kể cả nhận được tiền gửi) theo nhóm giới.

Đo lường nghèo đói, theo nhóm giới, nhóm học vấn, nhóm nhập cư hay tại

chỗ, theo nhóm giới tính của các chủ hộ,…

Page 64: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

63

Các nguyên nhân và ảnh hưởng nghèo đói kể cả nhận thức của người nghèo cũng

như những người khá giả (dùng để so sánh)

Các công cụ cần thực hiện để thu thập được những thông tin trên là:

Đi bộ, quan sát tham gia

Phỏng vấn bảng hỏi

Thảo luận nhóm tập trung

Thống kê công việc từ mẫu số liệu xã và

khảo sát hộ gia đình

Các dòng chảy hàng hóa

Lịch theo mùa và hàng ngày

Hồ sơ hoạt động và phân công theo

giới

Thống kê số liệu xã

Phân loại giàu có

Xác định và phân loại vấn đề

Cây vấn đề

Hoàn cảnh xã hội.

Các điều kiện về vệ sinh và y tế

Kết quả giáo dục theo giới

Các tiêu chuẩn cộng đồng, văn hóa và tôn giáo.

Nhận thức của người dân về hoàn cảnh xã hội của đói nghèo.

Các công cụ sử dụng nhằm thu thập dữ liệu trong trường hợp này bao gồm:

Số liệu thống kê về giáo dục, y tế, vệ sinh từ mẫu số liệu xã

Phiếu điều tra hộ gia đình.

Bản đồ hệ thống xã hội.

Lịch sử xã hội miệng được sử dụng phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung.

Tình hình hoạt động của các thiết chế.

Các quyền sở hữu đất và cho thuê đất (% các hộ gia đình có đất với nhiều quy mô

khác nhau)

Dịch vụ khuyến nông

Cơ sở tín dụng

Các quy định của Chính phủ về hành chính và chính trị ảnh hưởng đến cộng

đồng.

Các hình thức quản lý và các dịch vụ do các tổ chức này cung cấp

Các chương trình giảm nghèo của chính phủ

Các tổ chức phi Chính phủ về hoạt động xóa đói giảm nghèo và công tác phát

triển cộng đồng.

Các công cụ thu thập thông tin tương ứng gồm:

Mẫu số liệu xã

Điều tra hộ gia đình.

Biểu đồ Venn

Ai quyết định trong cộng đồng?

Page 65: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

64

Các vấn đề về nhận thức cộng đồng.

Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chính

Thảo luận nhóm tập trung.

Đánh giá khả năng tổ chức thông qua tự đánh giá

Tình hình thực hiện chính sách.

Các chính sách cấp trung ương, tỉnh – thành phố và quận – huyện, ví dụ phân

bổ đất nông nghiệp và lâm nghiệp chi phí người sử dụng y tế, giáo dục và thủy

lợi.

Chính sách ưu đãi đối với các đối tượng dân tộc thiểu số…

Ảnh hưởng của chính sách về tình hình nghèo đói

Các công cụ thường là:

Mẫu số liệu xã

Các cuộc phỏng vấn chính

Thảo luận nhóm tập trung

Khi xác lập được hồ sơ cộng đồng, có nghĩa là nhóm nghiên cứu và những người

tham gia từ cộng đồng đã giải quyết được nhiệm vụ học tập, nghiên cứu hành động cùng

tham gia. Bước tiếp theo sẽ là hoạch định các dự án cùng tham gia các dự án học tập thông

qua làm việc, sau đó tiến hành đề xuất dự án trên cơ sở tham gia và kiểm tra xem các thông

tin đã thu thập theo nguyên tắc phân tích giới chưa?

Những câu hỏi gợi ý từ góc độ giới trong bước khảo sát

- Bên cạnh số liệu chung, các số liệu tách biệt về nam nữ đã được thu thập chưa?

- Việc phân tích tình hình, nhu cầu, trên cơ sở tìm hiểu ý kiến của phụ nữ và nam

giới đã được tiến hành chưa?

- Đã xác định những vấn đề khó khăn chủ yếu đối với phụ nữ và đối với nam giới

chưa?

- Đã xác định rõ sự khác biệt về điều kiện, khả năng nhu cầu và nguyện vọng của

phụ nữ và nam giới thuộc nhóm đối tượng chưa?

Xây dựng dự án.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, cộng đồng sử dụng những thông tin đã có để lập những

kế hoạch khác nhau bằng cách sử dụng những phương pháp tham gia. Những kế hoạch này

phải đạt được những mục tiêu của dự án và hướng đến mục tiêu chung nhất là tạo quyền cho

người lao động nhất là những nhóm yếu thế, phát triển sinh kế bền vững, phát huy tính tự

quản trong cộng đồng. Người dân (bao gồm phụ nữ và nam giới) tham gia xây dựng dự án

như thế nào? Họ sẽ phải xác định xem kế hoạch đó có khả thi hay không, nếu có rủi ro thì

những rủi ro đó có chấp nhận được hay không. Bất kỳ một dữ liệu bổ sung nào giúp cho việc

đánh giá khả thi và rủi ro phải thu thập bằng cách sử dụng những phương pháp tham gia.

Trong giai đoạn này, kế hoạch phát trển cộng đồng phải được chuyển thành những

hành động cụ thể. Tức là những hoạt động khác nhau được thực hiện trong khoảng thời gian

ngắn hơn. Những người dân trong cộng đồng cần phải có khả năng xác định nguồn kinh phí

và những đối tác tiềm năng (các cơ quan tài trợ) cho kế hoạch và hoạt động của họ. Kiểm tra

xem kế hoạch đã xem xét hết khía cạnh giới hay chưa.

Page 66: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

65

Những câu hỏi phân tích giới trong giai đoạn thiết lập dự án

- Mục tiêu của kế hoạch đã được cụ thể hóa nhằm đảm bảo công bằng về giới chưa?

- Nội dung của kế hoạch có bao gồm những quy định cho phép thực hiện kế hoạch

một cách bình đẳng đối với phụ nữ và nam giới không?

- Những giải pháp được nêu trong văn bản có phù hợp với điều kiện và khả năng của

các nhóm phụ nữ và nam giới là đối tượng chính sách và của phụ nữ và nam giới là những

người tham gia thực hiện chính sách không?

- Nội dung dự thảo văn bản đã phản ánh ý kiến của Hội phụ nữ và đã tham khảo

nguyện vọng của các nhóm phụ nữ và nam giới khác nhau chưa?

Phê duyệt và thẩm định dự án giảm nghèo.

Đây là giai đoạn tiến hành đề xuất dự án trên cơ sở tham vấn đồng thời với sự tham

gia. Giai đoạn này, những người thiết lập dự án cần phải xác định và thiết lập dự án bao gồm

quá trình tham khảo, tư vấn, các nhóm đối tác, phân loại và lựa chọn các phương án của dự

án, sử dụng một vài công cụ hoạch định cùng tham gia. Kiểm tra khía cạnh giới trong gia

đoạn này.

Nội dung những câu hỏi phân tích giới trong bước phê duyệt và thẩm định dự án.

- Văn bản dự thảo có thể hiện quan tâm bình đẳng nam nữ trong các mục tiêu và

nội dung của mình không?

- Văn bản dự thảo có khả năng tác động làm biến đổi phân công lao động giữa

nam nữ theo hướng tiến bộ không?

- Cơ chế thực hiện kế hoạch có bảo đảm các nguồn lực sẽ được phân bổ công bằng cho

những hoạt động của các nhóm phụ nữ và nam giới không?

Thực hiện dự án.

Đây là bước quản lý, theo dõi và đánh giá dự án cùng tham gia. Trong giai đoạn này,

những người dân trong cộng đồng thực hiện những kế hoạch hành động của mình như đã vạch ra trong kế hoạch của dự án.

Việc thực hiện dự án phải có sự vận động nguồn lực địa phương và sự tham gia

tích cực của các đối tác nhằm đảm bảo thành công. Đồng thời cũng phải chú ý đến vấn đề

đào tạo, củng cố, tổ chức và xây dựng khả năng cho cộng đồng dân cư.

Những kỹ thuật và chiến lược thích hợp, khi thành công có thể được nhân rộng ở

những xã nghèo khác có cùng đặc điểm như vây.

Kiểm tra khía cạnh giới.

Những câu hỏi phân tích giới trong giai đoạn thực hiện dự án.

- Các biện pháp tuyên truyền có cụ thể và phù hợp với trình độ nhận thức, với điều

kiện và hoàn cảnh của phụ nữ không?

- Phụ nữ tham gia đến đâu vào các hoạt động của kế hoạch?

- Năng lực, vị trí, điều kiện và tiếng nói của các nhóm phụ nữ được cải thiện đến

Page 67: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

66

đâu thông qua việc thực hiện kế hoạch?

- Thông qua việc thực hiện kế hoạch, nhận thức của nam giới về sự tham gia và

vai trò của phụ nữ có chuyển biến không? Cụ thể như thế nào?

Giám sát dự án.

Giám sát dự án nhằm ghi lại quá trình thực hiện dự án hay những thay đổi nhất định

của những chỉ tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian xác định của quá trình thực thi dự án.

Nó cho phép điều chỉnh được mục tiêu và kế hoạch, thậm chí có thể sử dụng những can thiệp

để đạt được những mục tiêu và đảm bảo tiến độ. Việc theo dõi dự án ở các giai đoạn khác

nhau của dự án nhất thiết phải được tiến hành theo cách cùng tham gia để kinh nghiệm trở

thành một chu kỳ hành động, phản ánh và cùng hành động trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Kiểm tra xem vấn đề giới đã đề cập chưa.

Những câu hỏi phân tích giới trong giai đoạn giám sát

o Tỷ lệ phụ nữ được thu hút vào các hoạt động của kế hoạch là bao nhiêu?

o Phụ nữ có được biết về kế hoạch không? Mức độ đầy đủ đến đâu?

o Đã tham khảo ý kiến của Hội phụ nữ và các nhóm phụ nữ khác nhau về cách

thức triển khai và kết quả thu được của kế hoạch chưa?

Đánh giá dự án

Đánh giá là phép đo, thẩm định hoặc phán xét. Thường nó là một quá trình thiết kế để

đánh giá mức độ mà các mục tiêu dự định đạt được. Trong trường hợp dự án, việc đánh giá

được coi như là sự xem xét có hệ thống để xác định tính phù hợp, mức độ thành công, ảnh

hưởng hoặc lợi ích đối với nhóm dân cư được hưởng lợi.

Đánh giá không phải là hoạt động chỉ diễn ra một lần khi kết thúc một dự án. Hơn

thế, nó là một hoạt động liên tục trong suốt chu trình của dự án. Đánh giá khác với giám sát.

Giám sát kiểm tra xem dự án có đang hoạt động không, còn đánh giá xem dự án có đi đúng

hướng không. Giám sát, về cơ bản quan tâm tới việc thực hiện trong giai đoạn ngắn của dự

án, trong khi đó đánh giá xem xét những ảnh hưởng dài lâu đối với các mục tiêu của dự án.

Việc đánh giá được thực hiện như một hoạt động liên tục với sự tham gia của tất cả

những bên liên quan vào dự án, quan trọng nhất là những người được hưởng lợi. Kết quả của

đánh giá phải được sử dụng càng nhanh càng tốt khi tiến hành một hoạt động tiếp theo.

Những khía cạnh khác nhau của đánh giá thường do những người tình nguyện trong

cộng đồng, Uỷ Ban, những tổ chức khác nhau và những người hướng dẫn từ bên ngoài thực

hiện. Việc đào tạo những phương pháp đánh giá và giám sát có sự tham gia rất cần thiết cho

các nhóm khác nhau và họ sẽ phải phản hồi lại những kết quả của quá trình giám sát và đánh

giá ở phạm vi toàn cộng đồng.

Đánh giá gồm những hoạt động sau đây:

1. Đánh giá tiền dự án

2. Đánh giá trong khi dự án đang diễn ra

Page 68: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

67

3. Đánh giá kết luận

4. Đánh giá tác động/ngoài – sau

Đánh giá tiền dự án là đánh giá sự thích hợp và tính khả thi của vấn đề hoặc những vấn đề thuộc dự án, mục

tiêu của dự án và kế hoạch hành động.

Đánh giá trong khi dự án đang diễn ra là tiếp tục phân tích và thẩm định dự án. Nó sẽ giúp đánh giá kết

quả đạt được với các mục tiêu đã hoạch định và chỉ ra các khoảng cách hoặc các vấn đề trong quá trình thực hiện

dự án. Nó cho phép quyết định hành động cần phải thay đổi là cái gì.

Đánh giá kết luận được thiết kế để nhận xét về kết quả cuối cùng. Nó kiểm nghiệm

xem các mục tiêu có đạt được như đã định hay không.

Đánh giá ảnh hưởng/ngoài – sau dự án đánh giá kết quả của dự án, đôi khi sau khi đã

hoàn thành dự án.

Những câu hỏi phân tích giới trong giai đoạn đánh giá

- Tác động cụ thể của kế hoạch này lên đời sống của phụ nữ và nam giới là như thế

nào?

- Có cần điều chỉnh nội dung của kế hoạch nhằm đảm bảo công bằng giữa hai giới

không?

Trong suốt qua trình xây dựng và thực hiện dự án, cần điều chỉnh ngay lập tức những

sai sót mà cộng đồng và những nhà nghiên cứu đã phát hiện. Cần lưu ý rằng khả năng thất bại

có thể xảy ra. Không nên giấu diếm thất bại. Chính cộng đồng phải cùng nhau phân tích

những thất bại để điều chỉnh trong những dự án sau. Những thất bại cũng nên chia sẻ với

những cộng đồng khác để họ giúp kinh nghiệm.

3. Kết luận

Các phương pháp nghiên cứu đồng tham gia đều đem lại lợi ích rất lớn cho cộng

đồng. Nó được xem như là công cụ đắc lực để huy động sự tham gia của người dân vào quá

trình phát triển nhằm cải thiện tình hình ở cộng đồng của chính họ thông qua kiến thức, sự

hiểu biết và các giải pháp cụ thể của họ. Chúng có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau và

có thể rất linh hoạt trong từng phương pháp cụ thể được sử dụng. Do đó, các phương pháp

nghiên cứu đồng tham gia được xem là phù hợp với nhiều bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau,

đặc biệt là với cộng đồng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ứng dụng các phương pháp nghiên cứu đồng tham gia vào các dự án giảm nghèo

vùng đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm 6 giai đoạn, trong đó các giai đoạn có tính liên kết

chặt chẽ với nhau, không một giai đoạn nào được xem là quan trọng hơn giai đoạn nào. Kết

thúc mỗi giai đoạn đều có những kết quả thu được nhất định, đặc biệt cần quan tâm tới quan

điểm giới trong thực hiện dự án. Chu trình ấy được xem là một vòng tuần hoàn trong đó chú

trọng tới sự tham gia của người dân vào giải quyết vấn đề của chính cộng đồng sở tại. Do đó,

thúc đẩy sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 69: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

68

1. Fals- Borda, O.and Rahman, M.A(1991), Action and knowledge: breaking the

monopoly with participatory action research, New York, Apex Press

2. Nguyễn Duy Thắng (2002), Một số khía cạnh lý thuyết của các tiếp cận “ Nghiên cứu

hành động tham gia” (PAR) trong phát triển cộng đồng, Tạp chí xã hội học số 1 (77),

tr75-82

3. Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh, (2011), Phương pháp nghiên cứu xã hội học,

Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

4. Phạm tất Dong - Lê Ngọc Hùng, (2010), xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia

Hà Nội.

5. Viện xã hội học và tâm lý lãnh đạo quản lý, Học viện Chính trị - hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh, (2005), các phương pháp nghiên cứu xã hội học, phần 1 và phần 2.

Page 70: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

69

TIẾP CẬN VIỄN TƯỢNG HIỆN TƯỢNG HỌC

TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC51

TS. Nguyễn Đức Lộc

Phó trưởng khoa Nhân học

Trường ĐH KHXH&NV – Đại học Quốc gia TP.HCM

Tóm tắt:

Hiện tượng học là trường phái triết học ở phương Tây, do nhà triết học Đức Edmund

Husserl (1859 – 1938) sáng lập đầu thế kỷ 20. Sau đó phát triển thành nhiều lý thuyết có nội

dung khác nhau, nổi bật là chủ nghĩa hiện sinh với các đại diện như Martin Heidegger, J. P.

Sartre và M. Merleau – Ponty. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã lập các trung

tâm nghiên cứu hiện tượng học của Husserl và áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như sử

học, mỹ học, đạo đức học, tôn giáo học, ngôn ngữ học, tâm thần học, bệnh lý học, luật học,

v.v…52. Nghiên cứu hiện tượng học tập trung mô tả những gì mà tất cả những người tham gia

đều cảm nhận được khi trải nghiệm một hiện tượng. Mục đích cơ bản nhất của hiện tượng

học là quy giản trải nghiệm của các cá nhân về một hiện tượng thành một cách diễn đạt có

bản chất phổ quát. Bài viết này này sẽ tập trung trình bày những suy nghĩ về vấn đề nghiên

cứu nhân học/dân tộc học tại Việt Nam dưới góc độ tiếp cận hiện tượng học.

1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, các ngành nhân học, xã hội học, công tác xã hội, lịch sử,

nghiên cứu giới, v.v… không ngừng phát triển. Sự phát triển này giúp người ta nhận thức

được nhiều vấn đề xã hội dưới góc độ các trải nghiệm về môi trường sống xung quanh. Để

phân tích sâu các vấn đề xã hội về mặt trải nghiệm của con người, một trong các phương

pháp nghiên cứu được các ngành khoa học này áp dụng là nghiên cứu định tính. Phương pháp

này tập trung vào việc giải thích vấn đề nghiên cứu dưới cái nhìn diễn giải của người trong

cuộc. Trong đó, hiện tượng học là một trong những lối tiếp cận chính của các nhà nghiên cứu

nhân học, dân tộc học. Vậy hiện tượng học là gì? cách tiếp cận vấn đề ra sao?

Về mặt lịch sử, hiện tượng học là trường phái triết học ở phương Tây, do nhà triết

học Đức Edmund Husserl (1859 – 1938) sáng lập đầu thế kỷ 20. Sau đó phát triển thành

nhiều lý thuyết có nội dung khác nhau, nổi bật là chủ nghĩa hiện sinh với các đại diện như

Martin Heidegger, J. P. Sartre và M. Merleau – Ponty. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều

nước đã lập các trung tâm nghiên cứu hiện tượng học của Husserl và áp dụng vào nhiều lĩnh

vực khác nhau như sử học, mỹ học, đạo đức học, tôn giáo học, ngôn ngữ học, tâm thần học,

bệnh lý học, luật học, v.v…53. Nghiên cứu hiện tượng học tập trung mô tả những gì mà tất cả

những người tham gia đều cảm nhận được khi trải nghiệm một hiện tượng.

51

Bài viết cho hội thảo: “Nghiên cứu cùng cộng đồng: ứng dụng nhân học trong phát triển ở vùng dân tộc

thiểu số Việt Nam” chưa hoàn chỉnh, xin vui lòng không trích dẫn khi chưa có ý kiến của tác giả. 52

Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 2,

mục Hiện tượng học, 2002, trang 275. 53 Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 2,

mục Hiện tượng học, 2002, trang 275.

Page 71: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

70

Mục đích cơ bản nhất của hiện tượng học là quy giản trải nghiệm của các cá nhân về

một hiện tượng thành một cách diễn đạt có bản chất phổ quát. Nhờ đó, nhà nghiên cứu sẽ

nhận diện được một hiện tượng. Con người có thể trải nghiệm các hiện tượng như giận dữ,

bồn chồn lo lắng, vui sướng, một cuộc giải phẫu, v.v… Nhà nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu từ

những người trải nghiệm cùng một hiện tượng và phát triển một cách mô tả phức hợp về bản

chất của trải nghiệm đó đối với tất cả những người trải nghiệm. Mô tả này sẽ bao gồm những

gì họ trải nghiệm và cách trải nghiệm nó.

Bài viết này này sẽ tập trung trình bày những vấn đề cơ bản của nghiên cứu định tính

theo lối tiếp cận hiện tượng học.

2. Bối cảnh cộng đồng xét như là văn bản

Có thể nói, nghiên cứu định tính là một hoạt động có vị trí định vị người quan sát

trong xã hội, bao gồm một loạt các cách thực hành diễn giải làm người ta hiểu rõ hơn về xã

hội. Chính vì vậy, một trong mối quan tâm của những nhà nhân học là xem xét các hiện

tượng trong một bối cảnh nhất định. Bởi, trong cách thức làm việc của mình, các nhà nhân

học thường cung cấp các chi tiết miêu tả nhiều hơn các nhà nghiên cứu định lượng vì họ

thường nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của việc hiểu bối cảnh của các hành vi xã hội. Điều

này có nghĩa là hành vi, các giá trị hay bất cứ điều gì cũng đều phải hiểu trong bối cảnh cụ

thể.

Một trong những nguyên nhân chính của việc nhấn mạnh đến miêu tả chi tiết là do

chính chi tiết miêu tả đó giúp dựng lại bối cảnh để có thể hiểu được hành vi. Điều này cũng là

tinh thần cốt lõi của lối làm việc của các nhà hiện tượng học thông phương pháp luận thông

diễn học.

Lối tiếp cận này rất gần gũi với khái niệm “văn bản” vốn là khái niệm cốt lõi của

thông diễn học. Trước đây, thông diễn học chủ yếu là phương pháp làm việc của các nhà thần

học trong việc chú giải Thánh Kinh và xem Thánh Kinh là một dạng văn bản đặc biệt để chú

giải, hầu tìm ra thánh ý của Thiên Chúa nói với con người. Ngày nay, khi các ngành khoa học

phát triển, khái niệm “văn bản” không chỉ gói gọn trong cách hiểu là quyển Thánh Kinh mà

nó vượt ra bên ngoài và có thể xem văn bản là thế giới tự nhiên, đời sống xã hội, cộng đồng

tộc người và thậm chí đời sống của một con người. Nơi người ta có thể tìm hiểu, khám phá

những ý nghĩa từ các hiện tượng người ta quan sát. Vì vậy, việc quan sát đời sống xã hội, tìm

hiểu lịch sử cuộc đời của một cá nhân cũng được xem là hành vi “Đọc” của của người nghiên

cứu.

Quả thật, cuộc sống xã hội cũng giống như trang sách khổng lồ mà ở đó chúng ta có

thể đọc và hiểu được xã hội thông qua những quan sát, tìm tòi một cách nghiêm túc. Giống

như việc đọc một trang sách, chúng ta phải đọc nhiều lần, đọc tới, đọc lui từng câu chữ để

hiểu ý tưởng của tác giả. Việc “Đọc”của chúng ta không chỉ tra cứu từng câu từ trong các

trang sách, mà còn phải dựa vào văn cảnh để đoán biết ý nghĩa của tác giả, và khi chúng ta

tạm coi là hiểu được tác phẩm của tác giả thì chúng ta cũng mới biết và hiểu được quan điểm

sống của một người, một cộng đồng mà thôi.

Tuy nhiên, để đọc và hiểu một cá nhân, một cộng đồng không phải là điều đơn giản.

Việc đóng hay mở quyển sách đó phụ thuộc vào thái độ của chúng ta với họ. Chúng ta đủ sự

hiểu biết, cảm thông và tin tưởng để họ sẵn sàng mở lòng mình ra cho chúng ta không?

Chúng ta có đủ sự tin tưởng để họ có thể chia sẻ cho chúng ta những mong muốn thầm kín và

Page 72: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

71

cả những thành công, thất bại trong cuộc đời họ không? Đó là những câu hỏi gợi ý để chúng

ta chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng nhập cuộc và dấn thấn tham gia vào đời sống của cộng

đồng.

Các nhà nhân học được xem là những người dấn thân tham gia vào cuộc sống của

cộng đồng để tìm tòi những ý nghĩa, giá trị, biểu trưng văn hóa của các cộng đồng tộc người.

Họ làm công việc đọc trên những trang tư liệu cuộc sống. Ở đó, họ không được phép bốc đối

tượng nghiên cứu ra khỏi bối cảnh như các ngành khoa học khác bên khối khoa học tự nhiên,

vốn xem không gian làm việc chủ yếu là bên trong các phòng thí nghiệm. Ngược lại, các nhà

nhân học, dân tộc học phải tự đánh chìm mình vào trang tư liệu cuộc sống để từ đó nhìn ra

được các ý nghĩa ẩn sau các hiện tượng xã hội.

Chính vì vậy, đối các nhà nghiên cứu nhân học, bối cảnh cộng đồng chính là một văn

bản cần phải đọc để tìm ra những ý nghĩa (meaning) trong đời sống xã hội vốn phong phú và

đa dạng này.

3. Quan sát tham dự - Một phương pháp đồng tham gia

Lối làm việc chính yếu của các nhà nhân học, dân tộc học là điền dã dân tộc học. Họ

thường lui tới một cộng đồng tộc người cụ thể để cùng sống, làm việc để quan sát, ghi chép

lại các hiện tượng văn hóa, xã hội mà họ quan tâm. Chính vì vậy, quan sát tham dự là một

trong những phương pháp được biết đến nhiều nhất trong ngành nhân học/dân tộc học.

Những cấp độ quan sát tham dự khác nhau ở mức độ chúng ta tham gia vào bối cảnh xã hội

như thế nào? Phương pháp này chủ yếu gắn liền với nghiên cứu định tính. Tuy vậy, chúng ta

cũng không loại trừ khả năng áp dụng định lượng trong phương pháp quan sát tham dự. Bởi

chúng ta có thể đếm số người, phân theo giới và ước lượng về tuổi khi tham dự một buổi lễ

cúng rằm ở chùa chẳng hạn. Việc quan sát tham dự giúp người quan sát hòa nhập với những

thành viên của bối cảnh xã hội đó (nhóm, tổ chức, cộng đồng...) để tìm ra ý nghĩa mà con

người gán cho môi trường và hành vi của họ.

Việc quan sát có thể chia ra thành hai cấp độ khác nhau:Hiện thực có thể quan sát

được và hiện thực khó có thể quan sát hoặc bị che khuất.

Những biểu hiện cho cấp độ hiện thực có thể quan sát được là:

Hành động

Lời nói, văn bản

Không gian

Mục đích của việc quan sát này là tìm câu trả lời các câu hỏi khám phá và mô tả trong

nghiên cứu (Ai? Cái gì? Diễn ra như thế nào?). Ở cấp độ này, nhiều người có thể tiến hành

quan sát, ghi chép dưới góc độ hiện tượng luận, tức “cái mà nó cho thấy bằng chính bản thân

nó”. Điều này này đòi hỏi người nghiên cứu nhìn đúng vào bản chất vấn đề hoặc con người

như tự bản thân nó có chứ không bóp méo lệch lạc theo nhãn quan riêng.

Còn những biểu hiện cho cấp độ hiện thực không thể hoặc khó quan sát được là cấu

trúc kinh tế chính trị địa phương cấu trúc quyền lực tại địa điểm nghiên cứu. Cấp độ này đòi

hỏi người nghiên cứu cần có các kỹ năng:

Nhìn ra những gì vô hình hoặc bị che khuất

Page 73: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

72

Nghe được những giọng nói “bị tắt”

Cảm nhận những trải nghiệm bị bỏ qua, làm ngơ, hoặc giấu kín

Mục đích của công việc quan sát này là tìm câu trả lời các câu hỏi lý giải (Tại sao?).

Ở cấp độ này, người nghiên cứu phải trang bị các quan điểm lý thuyết để nhìn nhận sự việc

hay nói cách khác chính lý thuyết soi sáng cho chúng ta nhìn nhận các hiện thực bị che khuất.

Tuy nhiên, các nhà nhân học, dân tộc học thường có chiến lược thu thập thông tin theo lối

quy nạp, họ sẽ thu thập tư liệu và tìm các khuôn mẫu, vấn đề, cấu trúc xuất hiện từ chính tư

liệu, hay còn gọi là cách đi từ tư liệu lên. Cách này thường lâu hơn nhưng có thể sẽ phát hiện

được nhiều điều thú vị hơn. Một cách phổ biến nhất hiện nay trong nghiên cứu định tính là

kết hợp cả hai con đường diễn dịch và quy nạp, nghĩa là xuất phát điểm là một hình dung nào

đó trong đầu về mặt lý thuyết. Sau đó khi đã ”thấm” lý thuyết rồi sẽ tự phát hiện ra các vấn

đề, mô hình, cấu trúc riêng của mình trong quá trình thu thập thông tin.

Nhìn chung, công việc quan sát tham dự thông thường của một người nghiên cứu

định tính bao gồm:

Phải hòa mình vào môi trường xã hội trong một thời gian dài (tùy thuộc vào từng

đề tài cụ thể).

Quan sát đều đặn hành vi của các thành viên trong môi trường thực tế.

Lắng nghe và tham gia vào các cuộc trò chuyện.

Phỏng vấn những đối tượng cung cấp thông tin để tìm hiểu những vấn đề mà việc

quan sát không giải quyết được hoặc nhà nghiên cứu không rõ để tìm ra ý nghĩa sự

kiện và tiến trình dẫn đến sự kiện, gồm cả những tác tố ảnh hưởng đến quyết định

có tổ chức sự kiện hay không, không thể lúc nào cũng quan sát được.

Tìm hiểu văn hóa của nhóm và hành vi của họ trong bối cảnh văn hóa đó.

Thu thập tài liệu về nhóm người nghiên cứu.

Dựng lại câu chuyện chi tiết về môi trường đó.

Thông thường người nghiên cứu thực hiện phương pháp này song hành với việc

ghi chép nhật kí điền dã dân tộc học.

Trong quá trình quan sát tham dự, bản thân nhà nghiên cứu đóng vai trò tối quan

trọng trong suốt quá trình thu thập thông tin hay nói đúng hơn là quá trình “kiến tạo” thông

tin từ thực địa. Chính vì vậy, đôi khi các nhà nghiên cứu định tính bị kết tội là quá chủ quan

trong quá trình thâu nhận thông tin. Tuy nhiên, dù chúng ta có gắng tới đâu cũng không thoát

khỏi yếu tố chủ quan trong quá trình thu thập thông tin. Chính vì vậy, thay vì chúng ta luôn

tỏ ra khách quan, nên chăng chúng ta chủ động mang bản thân mình vào nghiên cứu, có

nghĩa là chúng ta mang cái tôi với toàn bộ hậu cảnh quá khứ và những đặc trưng cá nhân

(giới, tuổi, xuất thân, chuyên môn, các hoàn cảnh riêng khác) vào trong quá trình nghiên cứu.

Điều quan trọng là chúng ta luôn ý thức được những khiếm khuyết của việc thu thập thông

tin và có chiến lược thu thập thông tin một cách tốt nhất với thời gian đủ dài nhằm kiểm định

lại các thông tin mà ta thâu nhận. Bên cạnh đó, chúng ta phải hết sức thận trọng trong việc đi

đến các kết luận, kiến giải từ nguồn dữ liệu ta thâu nhận được.

Đôi khi việc quan sát tham dự mang đến cho chúng ta nhiều khó khăn như tiếp cận

người cung cấp thông tin, mức độ tương tác giữa người nghiên cứu và người dân.v.v. Tuy

vậy, một trong những nghiên tắc khắc phục của người nghiên cứu là biến hạn chế thành thế

mạnh (phẩm chất định tính của người nghiên cứu). Bởi chính trong hoàn cảnh khó khăn giữa

Page 74: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

73

chúng ta với người cung cấp thông tin thì hành vi giao tiếp của họ cũng biểu lộ cho chúng ta

những thông điệp tốt cho quá trình nghiên cứu.

4. Tính gác lại (epoche) và đón đợi những ý nghĩa

Như trên đã nói, việc tìm ra ý nghĩa không phải là điều dễ dàng, đôi khi nhà nghiên

cứu dễ dàng bị “kết tội” là quá chủ quan. Bởi một hiện tượng ta quan sát có nhiều tầng ý

nghĩa. Việc chúng ta đang thấy, chẳng hạn như một người dân tỏ ra khó chịu trong việc tiếp

xúc với nhà nghiên cứu, hoặc một hoạt động gì đó rời rạc không có ý nghĩa gì? Nếu đứng ở

góc độ hiện tượng học, các nhà nghiên cứu sẽ giữ cho hiện tượng tự bộc lộ ý nghĩa, thay vì có

gắng gán cho nó những ý nghĩa theo những suy đoán nhất thời của nhà nhà nghiên cứu. Các

hiện tượng ngày hôm nay chúng ta quan sát có thể rời rạc không có ý nghĩa nhưng sang

những ngày tiếp theo ý nghĩa sẽ được bộc lộ dần để nhà nghiên cứu hiểu hơn về những gì

mình quan sát.

Chính vì vậy, với phương pháp làm việc này, nhà nghiên cứu cần một quá trình gắn

bó với cộng đồng thay vì một vài cuộc viếng thăm ngắn ngủi. Nhà nghiên cứu phải cần mẫn

ghi chép lại hiện tượng và đón chờ ý nghĩa mà Husserl cho rằng là tính gác lại/treo lại

(epoche) cho đến khi hiện tượng đó tiếp tục được lập lại và nhà nghiên cứu quy giản (reduce)

các trải nghiệm về một hiện tượng của từng cá nhân vào một mô tả cái bản chất phổ quát

(universal essence) chung cho toàn thể mọi người (“nắm bắt bản chất của sự việc”).

Mặc dù vậy, việc nghiên cứu đời sống con người và cố gắng đi tìm ý nghĩa từ các

hành vi của con người là một công việc hấp dẫn nhưng đầy khó khăn. Như Victor Turner đã

từng viết, “Nhân học là đi đến những vùng xa lạ để hiểu hơn về nơi quen gần.” Đấy là lí do

tại sao nghiên cứu ‘tha nhân’ là rất quan trọng trong nhân học. Điều này gắn với sự giống

nhau và khác nhau. Bằng cách học về những con người khác chúng ta, chúng ta biết được

rằng chúng ta có thể khác biệt, nhưng chúng ta cũng biết rằng tất cả chúng ta về cơ bản đều

giống nhau vì cùng là con người. (Patrick McAllister, 2014)

Các nhà nhân học đã đến được những nơi xa lạ, đã nghiên cứu và hiểu hơn về những

cá nhân ở những môi trường văn hóa khác nhau. Họ kết thân với những con người xa lạ để

trở thành những người quen của nhau. Để mỗi khi trở về đến đầu làng lũ trẻ con hò reo vì

một người quen đã trở lại. Những người già lâu ngày hồ hởi kể cho họ nghe những thay đổi

của làng trong khoảng thời gian nhà nhân học “đi vắng”. Chính quá trình tương tác, cùng

sống với người dân trong cộng đồng, nhà nghiên cứu đang bước vào đường chân trời của

những người chúng ta quan sát. Khái niệm chân trời là một khái niệm thường được sử dụng

của các nhà hiện tượng học để diễn ta sự hạn chế của việc hiểu về con người. Chúng ta không

bao giờ đi đến tận cùng của đường chân trời, những khám phá, hiểu biết của chúng ta về một

con người cũng giống như chúng ta mải mê và cảm thấy bất lực như thể đang cố tìm kiếm

một đường chân trời. Chính vì vậy, một giải pháp cho vấn đề này được các nhà hiện tượng

học gợi ý là “sự hòa quyện của các chân trời” hay nói theo góc nhìn của nhân học là một hiện

tượng cần cả hai góc nhìn bên trong và góc nhìn bên ngoài đề tìm ra được ý nghĩa của hệ

thống các biểu tượng, giá trị, quan niệm sống. Sự hòa quyện của các chân trời không đơn

giản chút nào? Bởi thực tế mỗi cá nhân con người là một khoảng trời riêng, theo đuổi các ý

nghĩa riêng với cuộc sống, thân phận cuộc đời riêng. Để hiểu được ý nghĩa ẩn sau của hiện

tượng không đơn giản chút nào, chỉ khi nhà nghiên cứu cố gắng bước vào cuộc sống của

người dân, đặt mình vào vị trí người dân để tìm kiếm, đón chờ các ý nghĩa tự bản thân hiện

Page 75: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

74

tượng bộc lộ cho chúng ta thông qua một quá trình sống lâu dài của cộng đồng. Đây là một

phương cách làm việc đòi sự đồng tham gia của nhà nghiên cứu và người dân.

Tuy vậy, chúng ta cần nhìn vào thực tế rằng, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thường

không dễ dàng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này. Mặc dù chúng ta thấy đâu đó người ta

phát biểu rằng những nhà nghiên cứu đang sống cùng dân đấy chứ? Nhưng nếu soi xét kỹ

rằng chúng ta thấy việc làm của các nhà nghiên cứu cũng đầy trịnh thượng và xa rời đời sống

người dân. Những diễn ngôn thường thấy của các nhà nghiên cứu thường dùng cho việc đi

nghiên cứu của mình là đi “khai thác thông tin”. Bản thân từ “khai thác” dễ cho chúng ta cảm

giác cộng đồng địa phương hoặc cụ thể hơn là một cá nhân nào đó giống như một mỏ tài

nguyên để chúng ta tới “khai thác” theo kiểu một chiều. Ta tới hỏi một mớ vấn đề ta quan

tầm rồi trở về với văn phòng của mình để phân tích, công bố và từ đó phát triển sự nghiệp

của mình.

Liệu rằng, những điều chúng ta “khai thác” có thực sự là tài nguyên? Người cung cấp

thông tin đâu đơn giản là gỗ, đá vô tri để ta muốn làm gì thì làm. Họ cũng là một chủ thể

hành động (Human Subject). Nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu các cộng đồng tộc người thiểu

số nhưng không biết ngôn ngữ mẹ đẻ của người ta nghiên cứu nhưng lại cho rằng ta là người

Kinh và người dân tộc bây giờ cũng biết tiếng Kinh. Vì thế, nhà nghiên cứu cho rằng không

cần biết ngôn ngữ cũng có thể tiến hành nghiên cứu các tộc người thiểu số cụ thể là điều đáng

hoài nghi.

Tóm lại, với những vấn đề ở trên, người viết bài này muốn đặt lại vấn đề của việc

nghiên cứu điền dã của các nhà nhân học tại cộng đồng. Việc ghi chép, giải mã ý nghĩa

không là điều đơn giản mà nó cần một thái độ “muốn biết” trong tinh thần đón chờ ý nghĩa

hiện tượng hơn là dùng các phán đoán chủ quan để gán cho những sự vật những ý nghĩa vốn

không xuất phát từ bản thân hiện tượng.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thế Cường (chủ biên). Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử. NXB Từ điển

bách khoa. 2010.

2. Brown, Gillian; Yule, Gearge. Phân tích diễn ngôn. Trần Thuần (dịch). NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội. 2002.

3. Bernard, H., Russell. Các phương pháp nghiên cứu trong Nhân học – Tiếp cận định tính

và định lượng. NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 2007.

4. Patrick McAllister, Phương pháp luận và phương pháp trong nghiên cứu nhân học

(bản đánh máy cho buổi thuyết trình tại trường ĐH KHXH&NV TP.HCM), 2014.

5. Nguyễn Đức Lộc (chủ biên), Phương pháp thu thập và xử lý thông tin định tính, NXB

Đại học quốc gia TP.HCM, 2013.

6. Nguyễn Xuân Nghĩa. Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội. NXB Phương

Đông, 2010.

7. Jean Pierre Olivier De Sardan. Nhân học phát triển – Lý thuyết, phương pháp và kỹ

thuật nghiên cứu điền dã (Trần Hữu Quang và Nguyễn Phương Ngọc dịch). NXB Khoa

học xã hội. 2008.

8. Creswell, W., John. Qualitative Inquiry & Research Design: Choosing among five

approaches (2nd ed.). Sage Publications. 2007.

Page 76: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

75

MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐIỀU TRA SỨC KHỎE

CỦA NGƯỜI TÀY DI CƯ VÀO ĐAK LAK

ThS. Hà Thị Mai

Viện KHXH Vùng Tây Nguyên

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

I. MỞ ĐẦU

1.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của dự án này là nghiên cứu mối liên hệ giữa tình trạng di cư và sức

khoẻ của người Tày ở tỉnh Đăk Lắk. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện sống của người di cư

đối với sức khoẻ và thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng di cư; Phát

hiện mối liên hệ giữa tình trạng di cư và các hành vi liên quan đến sức khoẻ; Tình trạng sức khỏe

của người Tày sau khi di cư vào Đăk Lắk. Dựa trên các kết quả nghiên cứu của dự án, đề xuất các

khuyến nghị về chính sách nhằm giúp đỡ người di cư trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

1.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để phân tích mối liên hệ giữa di cư và sức khoẻ, dự án đã đưa ra các câu hỏi nghiên

cứu:

- Sức khỏe của người Tày sau khi di cư vào Đăk Lắk như thế nào? Nhân tố nào có

ảnh hưởng quyết định đến sức khoẻ của người di cư?

- Người Tày tiếp cận dịch vụ y tế tại nơi ở mới như thế nào? Nguyên nhân chủ yếu gây

nên tình trạng đó?

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Để dự án có ý nghĩa khoa học và sức thuyết phục, tuỳ vào mỗi giai đoạn thực hiện,

chúng tôi đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập tư liệu, thông tin.

Bao gồm:

a. Phương pháp kế thừa các tài liệu dân tộc học có sẵn: Thực hiện tốt phương pháp

này giúp tác giả nắm được lịch sử vấn đề nghiên cứu, không lặp lại công việc đã được người

đi trước giải quyết. Phương pháp này được triển khai đầu tiên khi chúng tôi bắt đầu thực hiện

dự án. Trong dân tộc đây là dữ liệu thứ cấp khác với tài liệu chính cấp thu được từ thực địa.

b. Phương pháp điền dã dân tộc học: Điền dã dân tộc học không phải là phương pháp

đơn lẻ mà là một hệ thống những phương pháp bộ phận bao gồm: quan sát tham dự, chụp

ảnh, vẽ kỷ thuật, phỏng vấn sâu, ba cùng với dân... Tài liệu thu được từ phương pháp này là

tài liệu chính cấp, có độ tin cậy cao. Đồng thời, dự án có sử dụng 1 số công cụ trong phương

pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) với các kỹ thuật như: phỏng vấn

bán cấu trúc, thảo luận nhóm có dùng bảng hướng dẫn,…

c. So sánh đồng đại, lịch đại: Phương pháp này được dùng chủ yếu trong quá trình

phân tích và đánh giá các tài liệu đã thu thập được từ các phương pháp khác.

Page 77: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

76

d. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả triển khai trong suốt quá trình thực hiện

dự án. Dựa trên tài liệu thu thập được, tác giả sẽ đưa ra những kết luận, nhận định hợp cho

vấn đề xây dựng các chính sách phát triển chăm sóc y tế tại địa bàn nghiên cứu.

e. Phương pháp chuyên gia: tranh thủ tham khảo ý kiến chuyên gia giúp việc nghiên

cứu đi đúng hướng và đưa ra những nhận định xác thực, giải pháp khả thi.

1.4. Khung lý thuyết di dân và sức khỏe

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM),khi phân tích mối liên hệ giữa di dân và sức khỏe

có thể thấy một số câu hỏi được đặt ra và cần được giải thích. Đó là: "Quá trình di dân có tác

động như thế nào đến sức khỏe của người di cư?" hay "Những nhân tố nào đã tác động đến sức

khỏe của người di cư?". Những nhân tố tác động ở đây là những nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe

của người di cư, bao gồm: Nhân tố tác động trực tiếp và nhân tố tác động gián tiếp: Các nhân tố

đó bao gồm: lối sống (thói quen ăn uống, hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia), các điều kiện kinh tế-

xã hội (điều kiện sống và làm việc, tâm lý-xã hội) và các "cơ hội sống" (trẻ em được sinh ra,

nuôi dưỡng, lớn lên và được giáo dục như thế nào các cơ hội việc làm; sự phân biệt đối xử và

bất bình đẳng giới). Bên cạnh yếu tố môi trường sức khoẻ (tự nhiên-xã hội) nơi nhập cư, môi

trường tự nhiên… đều tác động nhất định đến sức khỏe của người di cư. Địa vị pháp lý của

người di cư tại nơi đến cũng quyết định khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội. Khả

năng hòa nhập với văn hóa, lối sống tại khu vực nhập cư cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến

sức khỏe của người di cư. Một nhân tố quan trọng nữa không thể thiếu được chính là vấn đề

chính sách của Đảng, Nhà nước và cơ sở hạ tầng hệ thống y tế tại các vùng nhập cư.

1.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về vấn đề di cư và sức khỏe

Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về di dân đã được tiến hành (Tống Văn Đường, 1995;

Doãn Mậu Diệp và các cộng sự, 1996; Nguyễn Thị Thiềng, 2007, Đặng Nguyên Anh, 2005).

Tuy vậy, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung xác định nguyên nhân di dân, đặc trưng cơ bản

của người di cư, việc làm và thu nhập của họ. Một số nghiên cứu đã bắt đầu đề cập đến mối

quan hệ giữa di dân với mức sinh và kế hoạc hóa gia đình (Viện Kinh tế thành phố HCM,

1992; Trung tâm nghiên cứu Dân số và nguồn lao động, 1993).

Chuyên đề nghiên cứu "Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam" của Tổng cục

thống kê thực hiện năm 2006. Nghiên cứu này quan tâm xem xét tác động của di cư với bản

thân những người di cư. Chuyên khảo "Di cư trong nước và mối liên hệ với các điều kiện

sống" do Tổng cục thống kê thực hiện cũng trong năm 2006 nhấn mạnh đến tầm quan trọng

của việc hoạch định chính sách và kế hoạch hoá phát triển các lĩnh vực khác nhau có tính đến

sự khác biệt giữa các nhóm di cư. Mục tiêu chính của chuyên khảo này là miêu tả mối quan

hệ giữa di cư và các sự kiện cuộc sống. Chuyên đề nghiên cứu "Di cư và sức khoẻ" năm 2006

của Tổng cục thống kê đã chỉ ra những nhân tố tác động trực tiếp đến sức khoẻ của người di

cư. Việc phân tích những nhân tố có liên quan đến quá trình di cư có tác động đến sức khoẻ

đã cho biết người di cư có phải là nhóm yếu thế của xã hội không. Chính các nhân tố này

hoặc thúc đẩy hoặc cản trở cơ hội hoàn thành việc di cư của từng cá nhân và cộng đồng.

Tìm hiểu thực trạng cụ thể, khảo sát "Di dân và Sức khỏe" do Viện Xã hội học tiến

hành năm 1997, trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố, cho biết gần 2/3 người di dân nhận thấy sức

khỏe bản thân được cải thiện hoặc giữ nguyên so với trước khi ra đi. Tính riêng cho khu vực

Page 78: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

77

thành thị được điều tra, con số này là 58%. Mặc dù không tìm thấy sự khác biệt giữa nam và

nữ nhưng tình trạng sức khỏe của người di cư lại khác nhau theo tình trạng cũng như thời

gian di chuyển. Người di chuyển tạm thời có được sự cải thiện nhiều nhất về sức khỏe. Tỷ lệ

bệnh tật hay đau ốm không có gì khác biệt giữa các nhóm di chuyển hoặc nhóm không di

chuyển tại vùng nhập cư. Tuy nhiên, khi đau ốm, đại đa số người di chuyển tìm cách tự chữa trị

hoặc thậm chí không làm gì cả. Tỷ lệ đi khám bệnh chiếm gần 50% số trường hợp ốm đau, đa

số là các trường hợp đã không tự khỏi được (Viện Xã hội học, 1998).

Về người Tày ở Tây Nguyên

Đối với nhóm Tày di cư đến Tây Nguyên từ sau ngày đất nước thống nhất năm 1975,

nằm trong chương trình di dân xây dựng kinh tế mới của nhà nước, và tự do di cư ồ ạt từ sau

công cuộc đổi mới được triển khai thực hiện năm 1986. Bộ phận người Tày chuyển cư vào

Tây Nguyên được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về di dân như: Báo cáo đề tài

cấp bộ (1999) Di dân tự phát của các dân tộc thiểu số từ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên

của Viện Dân tộc học Báo cáo đề tài di dân tự do của một số tộc người thiểu số miền núi

phía Bắc vào Đắk Lắk từ năm 1975 đến nay (2001) của Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ Luận

án tiến sĩ (2003) “Di dân tự do của các dân tộc Tày, Nùng, Hmông, Dao từ Cao Bằng, Lạng

Sơn vào Đắk Lắk giai đoạn 1986-2000” của tác giả Nguyễn Bá Thủy. Năm 2006, Viện Xã

hội học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản cuốn “Chính sách di dân trong quá trình

phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi” (tác giả Đặng Nguyên Anh), tập trung vào hai

khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên, được cho là cuốn sách ghi chép khá chi tiết về

tình hình chuyển cư, nhập cư của đồng bào các tộc người thiểu số miền núi phía bắc và ý

thức cộng đồng dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo trong quá trình chuyển cư đến Tây Nguyên của

nhóm các tộc người Tày, Nùng, H’mông, Dao,…Những công trình nghiên cứu gần đây về

người Tày như “Tín ngưỡng dân gian Tày-Nùng” (2009) của tác giả Nguyễn Thị Yên “Đến

với người Tày và văn hóa Tày” (2010) của tác giả La Công Ý có gợi nhắc một vài đặc điểm

về thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Tày ở Tây Nguyên.

Những nghiên cứu trên đây là những nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả

trong quá trình thực hiện dự án nghiên cứu điều tra sức khỏe của người Tày di cư vào Đăk

Lăk.

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dự án “Điều tra sức khỏe của người Tày di cư vào Đăk Lăk” tập trung nghiên cứu sức khỏe

của người Tày trước và sau khi di cư, cũng như ảnh hưởng của quá trình di cư đến các hành

vi liên quan đến sức khỏe. Đồng thời, dự án nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoạch định

và thực hiện các chính sách đối với bộ phận người Tày chuyển đến nơi ở mới. Trong khuôn

khổ bài tham luận, chúng tôi không thể trình bày hết nghiên cứu của mình, tác giả chỉ đưa ra

một số kết quả nghiên cứu được trích dẫn từ dự án.

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Đặc điểm tự nhiên

Huyện Cư Kuin nằm về phía đông nam của thành phố Buôn Ma Thuột.Phía đông

giáp huyện Krông Pak và Krông Bông; phía nam giáp huyện Krông Ana, phía tây giáp huyện

Lăk, phía bắc giáp thành phố Buôn Ma Thuột. Cách thành phố Buôn Ma Thuột 19 km theo

hướng quốc lộ 27 đi thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Năm 2007, huyện Cư Kuin được

Page 79: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

78

thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Chính Phủ về

việc điều chỉnh địa giới hành chính, trên cơ sở chia tách huyện Krông Ana thành Krông Ana

và Cư Kuin. Theo đó, huyện Cư Kuin có tổng diện tích tự nhiên 28.830 ha chia thành 8 xã

với địa giới hành chính được xác định như ngày nay, (8 xã bao gồm: Ea Tiêu, Ea Ktur, Đray

Bhăng, Hoà Hiệp, Ea Bhốk, Ea Hu, Ea Ning, Cư Ewi).

Huyện Cư Kuin có địa hình tương đối bằng phẳng xen lẫn đồi núi thấp.Dạng địa hình

này thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí các khu dân cư và phát triển sản xuất

nông nghiệp. Đất đai chủ yếu là đất nâu vàng phát triển trên đá bazan, đất đỏ vàng trên đá sét

với đặc điểm tơi xốp, thoáng khí rất thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày (hồ tiêu,

cao su, cà phê,..), cây hang năm (đỗ, mía). Những nơi đất thấp bao gồm đất phù sa được bồi,

đất dốc tụ thung lũng là điều kiện để cấy, trồng cây lương thực (lúa, ngô, mì,..) và các loại

hoa màu khác.

Khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai

mùa rõ rệt: một mùa mưa và một mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 (gió

tây nam thịnh hành), thường có mưa lớn và tập trung, chiếm tới 85% lượng mưa cả năm, một

phần gây thiệt hại cho cây trồng đặc biệt là cây lúa vụ hè thu. Mùa khô thường kéo dài từ

tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau (gió đông bắc thịnh hành), mùa này nắng và nóng,

ít mưa, lượng mưa chiếm 15 % lượng mưa cả năm. Đất đai lại tơi xốp khó giữ nước nên đây

đồng thời cũng là mùa thiếu nước, gây khó khăn cho ngành trồng trọt.

Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước

từ các con suối nhỏ như Ea Knuếc, Ea Nnon, suối Nioen,…xong mức độ chứa nước của các

con suối này rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt của người dân,

do đó, ngoài nguồn nước từ tự nhiên đồng bào phải đắp đập, tạo hồ tích nước vào mùa mưa

để có nước dùng cho mùa khô. Mỗi hộ gia đình thường phải chủ động nước tưới bằng cách

khoan giếng tại các vườn trồng cây công nghiệp.

Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, là nguồn tài nguyên quý giá

cho huyện phát triển một ngành sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng đến cây công

nghiệp lâu năm và cây lương thực. Xu hướng phát triển trong những năm tới là tăng diện tích

trồng các loại cây công nghiệp dài ngày thích hợp với điều kiện đất đai của địa phương như

hồ tiêu, cao su. Đây cũng chính là những loại cây mang lại nguồn thu chính cho đồng bào ở

Cư Kuin.

Đặc điểm kinh tế

Như trên đã nói, các điều kiện tự nhiên về đất đai, nguồn nước, khí hậu,…đã tạo điều

kiện cho huyện Cư Kuin nói riêng, toàn tỉnh Đắk Lắk nói chung phát triển một ngành sản

xuất nông nghiệp tương đối ổn định, hiểu quả kinh tế cao. Các hoạt động sản xuất chính bao

gồm: Trồng trọt (Trong đó, bao gồm cả trồng lây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và

trồng rừng). Cây thực phẩm bao gồm: đậu các loại và rau màu, trồng ngoài ruộng hoặc trong

vườn nhà, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tự tiêu dung trong gia đình. Cây công nghiệp có diện

tích lớn nhất với các loại: hồ tiêu, cà phê, cao su, ca cao, điều. Cà phê do đã trồng lâu năm,

già cỗi nên đồng bào chủ động chuyển sang trồng một số loại cây lâu năm khác cho giá trị

kinh tế cao hơn như cao su, hồ tiêu, ca cao. Chăn nuôi: Trong mỗi thôn, xã đều có nhiều

đồng rừng, đồi núi, những khoảng đất trống được tận dụng cho việc chăn thả gia súc, do đó

thuận lợi cho việc chăn nuôi các loại trâu, bò, dê,…Tuy chăn nuôi vẫn ở phạm vi gia đình

Page 80: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

79

nhưng nhà nào cũng nuôi trâu, bò, heo, gà, vịt,…quy mô lên đến vài chục con. Hoạt động

kinh tế khác có thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

Đặc điểm văn hoá, xã hội

Cư Kuin hiện là địa bàn cư trú của gần 20 dân tộc anh em, mỗi thành phần dân tộc có

phong tục tập quán khác nhau, đặc trưng cho mỗi vùng miền, do đó việc phát huy, gìn giữ

bản sắc văn hoá dân tộc được Đảng bộ và nhân dân huyện xác định là nhiệm vụ hàng đầu

trong việc phát triển kinh tế văn hoá xã hội.

Trên địa bàn huyện có ba tôn giáo chính là Công giáo, Tin lành và Phật giáo với

47.779 người theo đạo, chiếm 47,25 tổng dân số toàn huyện; có 11 giáo xứ và giáo họ, 11 chi

hội, điểm nhóm, điểm nhánh Tin lành và 2 Niệm phật đường, Khuôn hội của Phật giáo được

Nhà nước công nhận. Các tôn giáo đều “chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước, góp phần xây dựng thôn, buôn văn hoá và sinh hoạt tín đồ, tín hữu ngày

càng ý thức được rằng để thực hiện “tốt đời, đẹp đạo” xây dựng đại đoàn kết dân tộc đều

chăm lo phát triển kinh tế, tăng thu nhập đời sống của nhân dân ngày một tiến bộ rõ rệt, tham

gia xây buôn làng ngày càng phát triển và ý thức của nhân dân được nâng cao và thực hiện

tốt nghĩa vụ công dân, luôn cảnh giác âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân

tộc, tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, không nghe, không theo kẻ xấu xúi dục, kích

động, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, đấu tranh xóa bỏ các hoạt động tôn giáo trái pháp

luật của mỗi địa phương, tập trung phát triển sản xuất thực hiện xóa đói giảm nghèo. Tuy

nhiên, tình hình an ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn, một số thôn buôn đồng bào vẫn còn nhẹ

dạ cả tin tham gia bạo loạn như năm 2004 vừa qua.”54

2.2. Người Tày ở Cư Kuin

Dân số và sự phân bố dân cư

Huyện Cư Kuin hiện nay là địa bàn cư trú của gần 20 tộc người với tổng dân số

106.277 người. Trong đó người Kinh có 72.373 khẩu chiếm 68,1%. Thứ hai là người Ê Đê

với 28.779 khẩu chiếm 27,1 %. Sau đó đến các tộc người Tày, 2.230 khẩu, chiếm 2,1 % và

tộc người Nùng 1.169 khẩu, chiếm 1,6 %. Còn lại các tộc người khác chiếm 1,1 % dân số.

Một số tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên sinh sống trên địa bàn huyện Cư Kuin có dân

số thấp như Gia Rai (39 người), Mnông (36 người), Cơ ho (12 người). Dưới đây là bảng tổng

hợp dân số từng xã phân theo thành phần dân tộc trên địa bàn huyện.

Bảng 1: Dân số huyện Cư Kuin phân theo thành phần dân tộc

TT Dân

tộc

Đơn vị xã

Ea

Tiêu

Ea

Ktur

Đray

Bhăng

Hoà

Hiệp

Ea

Bhốk

Ea

Hu

Ea

Ning

Êwi

Tổng cộng 21.5621 18.116 9.927 9.940 16.875 9.747 11.801 8.301

54 Uỷ ban nhân dân huyện Cư Kuin, Báo cáo về sự biến đổi văn hoá của người Tày ở huyện Cư Kuin, ngày

25 tháng 7 năm 2013.

Page 81: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

80

1 Kinh 12.993 11.766 6.488 7.937 9.581 8.489 10.369 4.750

2 Ê Đê 8.447 6.270 3.327 1.961 7.112 6 1.183 473

3 Tày 25 28 4 1 42 367 105 1.658

4 Nùng 5 5 23 2 29 264 108 1.233

5 Sán

chay

579 7 142

6 Mườn

g

58 33 14 20 44 18 14 23

7 Hoa 3 2 19 6 1 2 4 2

8 Gia

Rai

5 3 11 18 2

9 Mnôn

g

6 3 12 11 3 1

10 Sán

Dìu

1 1 15 1 4

11 Thổ 5 14 3 1 2

12 Thái 10 3 1 7 3

13 La

Chí

16

14 Khơ

Me

2 1 2 6 4

15 Cơ 1 10 1

16 Dao 1 3 1 1 5

17 Khác 8 0 3 0 7 5 1 1

(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình dân số huyện Cư Kuin, năm 2013)

Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy ở hai xã tập trung đông người Tày nhất là Cư Êwi và

Ea Hu thì người tại chỗ - người Ê Đê khá thưa thớt, người Gia Rai, Mnông, Cơ Ho gần như

không có. Ngược lại, các xã tập trung đông người đồng bào thiểu số tại chỗ như Ea Tiêu, Ea

Ktur, Đray Bhăng, Hoà Hiệp, Ea Bhốk lại ít người Tày, Nùng. Như vậy, phân bố dân cư ở

đây tồn tại sự tách biệt về không gian cư trú giữa các tộc người thiểu số mới đến với tộc

người thiểu số tại chỗ. Trong đó, người Tày và người Nùng có quan hệ gần gũi với nhau về

văn hóa và địa vực cư trú hơn so với các tộc người khác cùng cộng cư và duy chỉ có người

Việt chiếm ưu thế ở tất cả các xã.

Page 82: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

81

Quá trình chuyển cư và tụ cư của người Tày ở huyện Cư Kuin

Theo các nhà nghiên cứu, người Tày là một trong những dân tộc sinh sống ở nước ta

từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ II sau Công Nguyên, phân bố ở hầu khắp các tỉnh miền núi

phía bắc. Tuy nhiên, kết quả từ các cuộc tổng điều tra dân số gần đây cho thấy người Tày

mới có mặt ở Tây Nguyên khoảng vài chục năm nhưng có tỷ lệ gia tăng dân số nhanh hơn rất

nhiều so với các địa phương vốn là quê hương, là địa bàn cư trú chính của họ. Sự gia tăng

nhanh chóng về mặt dân số đồng thời biến Đắk Lắk từ một tỉnh không có người Tày sinh

sống (tính đến năm 1960) trở thành địa phương đứng thứ 9 trên tổng số 43 tỉnh, thành có

người Tày trong cả nước, số đó tập trung nhiều nhất ở ba huyện Krông Năng, Krông Ana và

Cư Kuin. Quá trình di cư khi rải rác khi ồ ạt từ miền núi phía bắc vào Tây Nguyên phản ánh

những nguyên nhân nhất định về điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội của đất nước

trong một giai đoạn lịch sử khoảng 5 thập kỷ trước đây.

Liên quan đến quá trình di cư là các nhân tố tạo nên lực đẩy và lực hút tại nơi đi và

nơi đến. Nói cách khác những khó khăn về điều kiện sống, kinh tế, an ninh chính trị,… tại

nơi xuất cư sẽ được tìm thấy và đáp ứng tại nơi nhập cư. Có thể tiếp cận bức tranh di cư của

đồng bào Tày đến Đắk Lắk qua sự biến động dân số ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Đây là

huyện mà người Tày là tộc người thiểu số đông thứ hai chỉ sau các cư dân tại chỗ là đồng

bào Ê Đê.

Người Tày ở Cư Kuin chủ yếu đến từ Cao Bằng, Lạng Sơn, được biết, sau năm 1977,

Nhà nước có chủ trương giãn dân, bước đầu đã cho thành lập các đơn vị di dân nhưng không

thực hiện được vì thiếu kinh phí, dẫn đến tình trạng di cư tự do ào ạt kéo dài suốt nhiều thập

kỉ sau. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến quyết định xuất cư của đồng bào là thiếu đất sản xuất.

Người Tày có một quá trình lịch sử lâu dài hàng chục thế kỉ gắn bó với sản xuất nông

nghiệp, đất đai là tài sản quý giá bậc nhất, nhưng do sức ép về dân số, tính chất đất ngày

càng suy giảm cộng với sự tàn phá của chiến tranh khiến đất sản xuất đã ít lại cằn cỗi, trồng

trọt gặp nhiều khó khăn.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, rừng núi chiếm 80% do đó tỷ lệ đất canh

tác trên đầu người rất thấp, một số nơi thuộc vùng sâu vùng xa tuy dân còn thưa thớt nhưng

độ dốc cao, không đảm bảo cho sản xuất. Cao Bằng là tỉnh thuần nông nhưng cũng có tới

70% là núi đá, 30 % đất sản xuất nông nghiệp, bắp trồng xen đá, thiếu đất sản xuất, bình

quân đất canh tác thuộc diện thấp so với các tỉnh miền núi, người Tày ở Cao Bằng lại ít khi

đi làm thuê vì không có tính cạnh tranh nên theo thói quen họ tìm đến những nơi có đất để

khai phá.

Như vậy thiếu đất nông nghiệp, sản xuất khó khăn buộc người dân phải di chuyển

đến nơi có điều kiện sản xuất tốt hơn. Họ biết thông tin từ một số người đã từng tham gia

kháng chiến đóng quân tại vùng đất này, thấy đất đai màu mỡ, kinh tế rộng mở nên chỉ lối

cho anh em vào làm ăn sinh sống. Một số gia đình khi biết thông tin đã cắt cử người thân vào

đây tìm đất để ở và sản xuất, chuẩn bị cơ sở vật chất trước, sau đó mới đón người thân vào

định cư lập nghiệp. Ban đầu là từng hộ sau đó là anh em họ hàng, có khi cả dòng họ. Cá biệt

có vùng Lục Khu thuộc huyện Hà Quảng, Cao Bằng, 12 làng không có nước, việc lấy nước

cho sinh hoạt cũng như cây trồng gặp khó khăn buộc cả làng “tổ chức” di cư tự do.

Năm 1979, cuộc chiến tranh biên giới xảy ra, Việt Nam – Trung Quốc đất liền đất,

sông liền sông không có gì ngăn cách, đạn lạc liên miên, công tác địch vận dày đặc, loa địch

ở ngay trung tâm thị trấn, người dân không thể làm việc, vì lý do an toàn, đồng bào phải sơ

Page 83: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

82

tán, bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn đi xa khỏi vùng biên giới để ở, một bộ phận không nhỏ

người dân nơi đây đã di cư hẳn về phía nam để làm ăn sinh sống. Sau khi chiến tranh kết

thúc, dù nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đồng bào hồi hương nhưng hầu như

các gia đình ở đây đều đã ổn định cuộc sống nên không muốn trở lại.

Lượng di cư đông nhất đến huyện Cư Kuin cũng như nhiều địa bàn khác ở Đắk Lắk

và Tây Nguyên là vào những năm 90 do sức hút của cây cà phê. Đây cũng là những năm nhà

nước có chính sách khuyến khích cán bộ đảng viên đi xây dựng vùng kinh tế mới, nên không

những hỗ trợ về mặt kinh tế mà còn chuyển công tác cho họ (trước đó những người di cư tự

do dù đương chức cũng phải từ bỏ trở thành một công dân bình thường ở vùng đất mới và

không được hỗ trợ một khoản kinh phí nào). Đến nay phần lớn cán bộ trong hai xã điều tra

đều là những người di cư đến.

Như vậy, người Tày di cư đến khi ở đây còn là vùng đất chưa có người sinh sống.

Qua hơn 30 năm nhập cư họ đã cùng với các tộc người khác tạo dựng lên địa vực cư trú mới,

góp phần vào sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội và an ninh chung của địa phương này.

2.3. Di cư và sức khỏe

2.3.1.Tình trạng sức khỏe tại thời điểm điều tra

Kết quả điều tra cho thấy sức khoẻ của đối tượng điều tra khá tốt với 83,8% trả lời sức

khoẻ của họ từ mức "trung bình" trở lên, trong đó có đến 36,9% cho rằng "khoẻ" và "rất khoẻ"

Tuổi càng cao sức khoẻ càng kém. Điều này đúng với cả người di cư và không di cư.

Với các nhóm (22-40) và trên 40 tuổi, nhìn chung có ít sự khác biệt trong trả lời về

tình trạng sức khoẻ giữa người di cư. Có thể sức khoẻ là một trong những yếu tố cần cân nhắc

trước khi quyết định di cư. Rõ ràng là, sức khoẻ của người di cư tốt hơn của người không di cư

được giải thích một phần bởi sự tập trung của người di cư vào những độ tuổi trẻ.

Biểu 1: Sức khỏe của nam giới 22-40 tuổi (%)

Page 84: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

83

Phần lớn nam giới ở độ tuổi này đều cho rằng sức khỏe của họ tốt hơn sau khi di cư vào

đây, một bộ phận không đánh giá được sức khỏe của mình.

“Từ lúc vào đây tôi chưa đi bệnh viện lần nào, khi nào bệnh (ốm) thì ra tiệm thuốc tây

trong xã. Bình thường thì cũng lên nương làm rẫy, tôi không biết như vậy là bình thường hay

khỏe, vì tôi là lao động chính trong nhà, nên đôi khi không khỏe cũng phải đi làm” (Người đàn

ông, tư liệu điền dã ở huyện Cư Kuin)”.

Biểu 2: Sức khỏe nam giới trên 40 tuổi (%)

Sức khỏe của người Tày ở độ tuổi này vẫn ổn định, tuy nhiên có phần giảm hơn so với độ

tuổi từ 22-40 tuổi. Trong quá trình phỏng vấn sâu tại địa bàn, có hai nguyên nhân chính dẫn đến

tình trạng sức khỏe giảm nhanh khi qua độ tuổi 40 đó là do sử dụng các chất gây nghiện (hút

thuốc, uống rượu) và do lao động nặng. Thời gian đầu mới di cư vào chúng tôi phải làm việc cực

gấp nhiều lần so với ở nơi ở cũ, do đó sức khỏe của chúng tôi giảm rõ rệt, hồi xưa khỏe lắm,

nhưng cứ qua một hai năm là khác liền – ít khỏe hơn” (Người đàn ông, tư liệu điền dã ở huyện Cư

Kuin)

Page 85: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

84

Biểu 3: Sức khỏe của phụ nữ 22-40 tuổi (%)

Ở độ tuổi này, nam giới và phụ nữ Tày sức khỏe đều rất tốt, có 15,3% cho rằng họ không

khỏe. Đây là độ tuổi lao động sung sức nhất của phụ nữ, điều này đúng với cả người di cư và

không di cư, cả đồng bào dân tộc thiểu số và người Việt.

Page 86: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

85

Biểu 4: Sức khỏe của phụ nữ Tày trên 60 tuổi (%)

Trong biểu này, tỉ lệ người tự nhận mình có sức khỏe “bình thường” vì họ ít tham gia các

hoạt động sản xuất cần đến sức khỏe. Tuy nhiên, theo chúng tôi, họ vẫn là lao động trong gia đình,

tuy nhiên hiệu quả công việc khó đo đếm: “Tôi dậy lúc 5 giờ sáng, nấu ăn cho cả nhà, ban ngày

các anh chị (con cái) lên nương, rẫy thì tôi nấu ăn, quét dọn, trông các cháu, lúc rảnh rỗi thì tôi

làm vườn, cho heo, cho gà ăn”. (Người phụ nữ, 63 tuổi, tư liệu điền dã tại huyện Cư Kuin).

Nhìn chung, nam giới đánh giá mình "khoẻ" hơn so với đánh giá của nữ giới. Đối với

người di cư, phụ nữ tự nhận định là mình không khỏe nhiều hơn nam giới, sự khác biệt này

có ý nghĩa thống kê. Đối với người không di cư, sự khác biệt về giới không có ý nghĩa thống

kê. Nguyên nhân có thể là do phụ nữ di cư phải làm việc trong những điều kiện có nhiều áp lực

đến sức khỏe của họ hơn nam giới. Các ảnh hưởng của yếu tố tuổi ở cả nhóm di cư và không di

cư là tương tự nhau. Độ tuổi càng tăng, tỷ lệ người tự nhận định mình không khỏe cũng tăng.

Người di cư được hỏi xem có sự thay đổi về tình trạng sức khoẻ của họ hiện nay so

với trước khi di chuyển hay không. Câu hỏi là: So với trước khi chuyển đến đây, anh/chị tự

đánh giá tình trạng sức khoẻ hiện nay của mình như thế nào: khoẻ hơn nhiều, khoẻ hơn, cũng

như vậy, yếu hơn hay yếu hơn nhiều? Khoảng 45% trả lời rằng, tình trạng sức khoẻ của họ có

thay đổi (cả tiêu cực lẫn tích cực), 28,8% trả lời mình "khoẻ hơn" hoặc "khoẻ hơn nhiều" so với

trước khi di chuyển, trong khi chỉ có 11,4% người di cư tuyên bố "yếu hơn" hoặc "yếu hơn

nhiều", một bộ phận không đánh giá được. Bởi vậy có thể kết luận rằng dường như di cư đem

lại sức khoẻ tốt hơn. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, có thể có một tỷ lệ nhất định những người

do sức khoẻ yếu đi sau khi di chuyển, đã quay trở về nơi ở cũ.

Page 87: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

86

2.3.2.Tình hình bệnh tật và khám chữa bệnh

Từ sau Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, cùng với sự

phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân nói

chung trong đó có các dân tộc thiểu số vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã được Nhà nước đặc

biệt quan tâm chú ý và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Ngày 30/10/2001 Thủ tướng

Chính phủ lại ban hành quyết định 168 QĐ - TTg về định hướng dài hạn kế hoạch 5 năm

2001- 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Quyết

định đã nêu rõ mục tiêu đầu tư và định hướng phát triển y tế Tây Nguyên như sau: “tất cả các

trạm y tế có đủ điều kiện (điện, nước, thiết bị, thuốc, cán bộ y tế) để chăm sóc sức khoẻ ban

đầu cho nhân dân”.Về chính sách đầu tư: từ năm 2001 chúng ta đã thực hiện trợ cấp tiền

thuốc với mức 20.000 đồng/ người/ năm cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng III. Nhà

nước cũng bố trí ngân sách thực hiện miễn phí toàn bộ việc khám chữa bệnh tại trạm y tế,

trung tâm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, một bộ phận

lớn người Tày di cư vào Cư Kuin vẫn chưa được thụ hưởng những ưu đãi này. Khi khảo sát

tại địa bàn huyện Cư Kuin, chúng tôi nhận thấy, xung quanh vấn đề khám chữa bệnh cho

người dân còn nhiều vấn đề gây tranh cãi.

“Chúng tôi không nghe cán bộ phổ biến chính sách phát thuốc hay khám bệnh miễn

phí gì cả, xưa nay cứ có bệnh là ra tiệm thuốc tây mua về dùng, không khỏi lại đi mua nữa,

mua đến khi nào khỏi hẳn thì thôi. Vài người trong thôn đi xin cấp thuốc nhưng việc cấp phát

thuốc cũng có nhiều hạn chế, thuốc miễn phí ở một vài loại thuốc thông dụng, rẻ tiền. Việc

khám chữa các bệnh nan y là hết sức khó khăn.” (Người đàn ông, 38 tuổi, tư liệu điền dã ở

huyện Cư Kuin)

Nhìn chung, tỷ lệ bị đau ốm phải nghỉ làm là không cao, với 52,5% người di cư trả lời

chưa từng bị đau bệnh phải nghỉ việc. Nhìn chung, dường như người di cư có sức khoẻ tốt hơn

người không di cư. Điều này có thể do người di cư buộc phải "cố gắng" để thích nghi với môi

trường mới, nên ngay cả đau/bệnh họ cũng không nghỉ việc.So sánh kết quả nghiên cứu của dự

án với các kết quả nghiên cứu đã được công bố có thể kết luận rằng người di cư có sức khoẻ

tốt hơn người không di cư nhưng sự chênh lệch là không lớn.

Việc khám chữa bệnh

Trong thực tế, việc quyết định lựa chọn mô hình chăm sóc hay loại hình dịch vụ

chăm sóc sức khoẻ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như: kiến thức; quan niệm về bệnh tật và

khám chữa bệnh; khả năng tiếp cận dịch vụ y tế; chất lượng dịch vụ; giá cả... (Mogensen et

al, 2004). Những yếu tố trên sẽ thay đổi, khi người dân thay đổi môi trường, điều kiện sống

và những mối quan hệ xã hội khi di cư. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe thay đổi theo chiều

hướng tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào đặc trưng của từng luồng di cư khác nhau.

Các khảo sát thực địa trong dự án cho thấy trong những năm gần đây, so với các dân

tộc tại chỗ thì việc khám chữa bệnh của bộ phận người Tày di cư vào có nhiều tiến bộ.

Những ý kiến phát biểu tại các cuộc thảo luận nhóm tại địa phươngđều khẳng định rõ điều

này:

“Giai đoạn đầu mới đến, chúng tôi chưa biết tình hình khám chữa bệnh ở đây như thế

nào, nhưng sau này, khi nào trong nhà có người đau ốm chúng tôi đều đến trạm y tế của xã để

khám, khi nào trong nhà có người bị nặng thì mới lên trạm y tế huyện.” (Người phụ nữ, 45

tuổi, tư liệu điền dã tại huyện Khi khảo sát tại địa bàn huyện Cư Kuin).

Page 88: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

87

Khó khăn thường gặp là: không có thuốc chữa bệnh trong nhà hay khoảng cách từ nơi

cư trú đến các cơ sở y tế xa. Có ba phương án chữa bệnh mà những người ở nhóm từ 22 đến

40 tuổi được phỏng vấn lựa chọn, cao nhất là "mua thuốc tự điều trị" và "đến trạm y tế, bệnh

viện", “Tự chữa bệnh ở nhà”. Bên cạnh đó vẫn còn những phương án chữa chạy theo phong

tục của người Tày (để tự khỏi, nhờ thầy lang, cúng bái).

“Tôi đã lên trạm xá xã nhiều lần, lần nào đi khám cũng được hỏi những câu tương tự

nhau như: đau ở đâu, đau khi nào? Tôi không thấy có dụng cụ y tế nào để khám, hỏi xong thì

người ta bán cho thuốc uống một tuần, thường ba ngày là khỏi, tôi chưa được nghe về việc

cấp thuốc miễn phí cho người đồng bào” (Người phụ nữ, 65 tuổi, tư liệu điền dã ở huyện Cư

Kuin).

Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ người nói rằng họ dùng thuốc lá dân

gian để chữa bệnh được lựa chọn khá cao, nhóm lớn tuổi chọn phương án này cao hơn nhóm

tuổi 22-40. Nếu như ở nhóm 22 tuổi đến 40 tuổi có 8% chọn phương án chữa bệnh bằng

thuốc lá dân gian thì tỷ lệ này ở nhóm 41 đến 60 tuổi là 14%.

Biểu 5 : Các phương án chữa bệnh ở nhóm tuổi 22 đến 40 (%)

40.3

32.8

12.6

2 1

8

3.3

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Tù ®i kh¸m b¸c sü

Tù t×m thuèc uèng

Kh«ng lµm g×®Ó tù khái

Nhê thÇy lang

Cóng, lÔ b¸ i

Dï ng thuèc lµ d©n gian

ý kiÕn kh¸c

Page 89: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

88

Biểu 6 : Phương pháp chữa bệnh ở nhóm tuổi từ 41-60 (%)

Thực tế cho thấy trước đây, do những hạn chế về giao thông đi lại, hạn chế về điều

kiện kinh tế xã hội, văn hoá và nhận thức phần đông người dân đều tự chữa lấy bệnh hoặc tìm

đến các thầy lang, thầy mo, thầy cúng. Ngày nay tỷ lệ số người khám chữa bệnh như vậy đã

giảm hẳn. Kết quả khảo sát cho thấy bộ phận người dân ở độ tuổi 41-60 là 14% giảm xuống

còn 2% ở độ tuổi 22-40 tuổi.

2.3.3. Những bệnh thường gặp ở bộ phận người di cư

Dưới đây chúng ta sẽ chuyển sang phân tích những loại bệnh thường gặp ở bộ phận

người Tày di cư vào Cư Kuin.

Biểu 7 : Các loại bệnh thường gặp ở người Tày (%)

Qua một số nghiên cứu ban đầu về bộ phận người Tày di cư vào Cư Kuin, chúng tôi

nhận thấy, các loại bệnh thường gặp ở vùng này tương đối giống nhau (xem biểu 7).

Page 90: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

89

Sự thiếu hiểu biết về phòng chữa bệnh và ăn uống thiếu chất là những nguyên nhân

chính gây ra bênh tật cho thanh thiếu niên vùng dân tộc:

“Trước kia, người nhà tôi ít bị bệnh về đường ruột lắm, nhưng vào đây ăn uống nó

khác ngoài kia, khi đau lại không có mấy cái lá như ngoài kia, nên cứ đau hoài, mấy

bữa lại đau” (Phụ nữ lớn tuổi, tư liệu điền dã ở huyện Cư Kuin).

“Nhà tôi không thiếu ăn, không thiếu mặc, nhưng trạm y tế ở cách nhà 8km, không

phải lúc nào tôi cũng đến đó khám bệnh được. Mà thủ tục khám bệnh lại phức tạp,

nhiều lần tôi thấy không được tôn trọng, chúng tôi thường nói với nhau, ốm nặng thì

đi viện huyện thôi, đau bụng thì đau thường xuyên, chỉ cần ra tiệm thuốc mua thuốc

về uống là khỏi. Chúng tôi không muốn có yêu cầu gì cho xây dựng cơ sở y tế, vì tôi

chưa thấy nó thực sự phục vụ cho bà con” (Người đàn ông, tư liệu điền dã ở huyện

Cư Kuin).

Phân tích về những nguyên nhân gây bệnh ở người Tày di cư vào Cư Kuin, tại các

đợt khảo sát xã hội học, chúng ta có thể thấy kết quả như sau:

Các nguyên nhân khách quan như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, vệ sinh môi trường

kém, ăn uống không đủ chất, thiếu điều kiện, cơ sở y tế ,thuốc men đã được cả hai nhóm tuổi

lựa chọn khá nhiều (điều kiện khách quan) cũng được nhóm lớn tuổi chọn nhiều. Đối với

nhóm tuổi từ 4-15 tuổi nguyên nhân gây ốm đau hàng đầu là ăn uống không đủ chất (58,9%).

Ở nhóm tuổi trung niên, nguyên nhân ốm đau, bệnh tật cao nhất được lựa chọn lại là do yếu

tố chủ quan, tức là do sự nhận thức và hiểu biết về phòng, chữa bệnh còn kém (69,5%).

Nguyên nhân về thiếu thốn về cơ sở y tế, thuốc men đều được người di cư lựa chọn là ít

16.9%, người dân biết có cơ sở y tế địa phương nhưng không phải lúc nào họ cũng thực hiện

khám, chữa bệnh đầy đủ.

2.3.4. Các hành vi có hại cho sức khoẻ

Phần này của báo cáo đề cập đến hai hành vi là hút thuốc và uống bia/rượu của người

Tày di cư vào huyện Cư Kuin, những hành vi có hại đến sức khoẻ. Các số liệu chỉ liên quan

đến nam giới bởi tỷ trọng phụ nữ hút thuốc, uống rượu rất nhỏ. Mẫu khảo sát tập trung ở nam giới

độ tuổi 22-40 và 41-60, hai nhóm lao động chính trong gia đình.

Hút thuốc lá

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ hút thuốc lá ở độ tuổi thanh niên và trung niên rất cao,

tần suất tương đối lớn.

Page 91: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

90

Biểu 8: Tỉ lệ hút thuốc lá ở độ tuổi 22 tuổi - 40 tuổi

Quan hệ giữa hút thuốc lá và nhiều bệnh tật đã được nhiều công trình nghiên

cứu khẳng định. Mặc dù vậy, việc hút thuốc lại khá phổ biến ở bộ phận người Tày di cư

vào Đăk Lăk.

Biểu 9: Tỉ lệ người hút thuốc lá ở độ tuổi trên 41-60 tuổi

Tỷ lệ hút thuốc cao nhất thuộc về nhóm tuổi 22-40 (57%). Độ tuổi 41-60 tỉ lệ

hút thuốc giảm còn 42.8 %."Buồn chán" dường như là lý do phổ biến nhất dẫn đến việc

hút thuốc, đặc biệt với người di cư. Khi chuyển đến nơi sinh sống mới, phải làm quen

với công việc mới, mối quan hệ xã hội mới và phải bỏ đi nhiều thói quen, nếp sống cũ,

cũng phần nào làm cho người di cư buồn chán.“Chúng tôi có rất nhiều thời gian, và

chúng tôi nhớ quê hương, nhớ người thân. Cứ có dịp là chúng tôi uống, uống khi nào

tới say thì thôi” (Nhóm trung niên, tư liệu điền dã ở huyện Cư Kuin).

Page 92: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

91

Uống rượu

Biểu 10: Tỉ lệ uống rượu ở độ tuổi 22-40 tuổi

So với hành vi hút thuốc thì việc uống rượu ở người Tày ít hơn và có xu hướng

giảm ở người già (trên 60 tuổi).

Biểu 11: Tỉ lệ uống rượu ở độ tuổi trên 60

Nếu chỉ phân tích trên các số liệu điều tra định lượng bằng bảng hỏi, chúng ta sẽ

không thể thấy hết được nguyên nhân của việc uống rượu, hút thuốc phổ biến ở vùng người

Tày di cư vào huyện Cư Kuin.

“Bọn trẻ nó hút thuốc là do đua đòi, kiểu như bạn hút thì mình hút, nếu hút thuốc lá

không tốt thì người ta đã không hút. Trước mắt thì bà con đều hút cả, nam giới mà không có

điếu thuốc cũng khó coi lắm. Đôi khi ở nhà không hút nhưng đi hội, đi đám mọi người hút

thì cũng hút thôi”. (Người đàn ông, 60 tuổi, tư liệu điền dã ở huyện Cư Kuin).

Qua nghiên cứu của dự án, chúng tôi nhận thấy người Tày di cư vào huyện Cư Kuin

không đặt ra một gánh nặng quá tải đối với hệ thống chăm sóc sức khoẻ tại địa phương. Có

nhiều nguyên nhân được đưa ra, trong đó theo nhóm nghiên cứu thì do trình độ dân trí, trình độ

phát triển tự thân của người Tày cao. Hơn nữa, bộ phận di cư vào Tây Nguyên là bộ phận có hiểu

biết nhất định trong cộng đồng người Tày ở phía Bắc.

Page 93: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

92

3. Một số kết luận và khuyến nghị

Qua nghiên cứu thực tế và nghiên cứu so sánh, chúng tôi nhận thấy di cư có tính chọn

lọc về sức khoẻ. Người di cư có sức khoẻ tốt hơn người không di cư, mặc dù sự khác biệt này

là không lớn. Điều này cũng đúng cho từng nhóm tuổi, từng giới, từng vùng. Sau di cư, sức

khoẻ của phụ nữ Tày nhóm 41-59 tuổi có biểu hiện xấu đi rõ rệt. Do đó, việc chăm sóc sức

khoẻ cho người di cư cần chú ý đặc biệt đến nhóm nữ, cần nâng cao công tác y tế dự phòng để

đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ.Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa kiến thức về chăm sóc

sức khoẻ không những cho người lao động di cư. Việc khám chữa bệnh không được có bất

kỳ sự phân biệt đối xử nào nhất là đối với người mới di cư đến. Cần khuyến khích người dân

lựa chọn trạm y tế xã khi bệnh không nặng để giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Tỉ lệ nam giới di cư hút thuốc, uống rượu lá rất cao. Các chất gây nghiện này là một

trong những yếu tố làm giảm sức khoẻ của người dân nói chung và người di cư nói riêng. Cần

tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, để khuyến khích người dân không hút

thuốc, không uống rượu nhằm giảm và tiến tới bỏ thuốc lá, bỏ rượu.

III. KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

Kết quả nghiên cứu điền dã không chỉ là ấn tượng chủ quan của một người về những

người khác bởi kinh nghiệm điền dã là một cuộc đối thoại, không phải là một hoạt động quan

sát đơn độc. Không phải chỉ người nghiên cứu tìm cách hiểu dân địa phương mà dân địa

phương cũng tìm cách hiểu – có sự tương tác với các nhà nghiên cứu. Người Tày là dân tộc

có dân số đông và trình độ phát triển kinh tế tự thân vào loại cao ở nước ta. Trong quá trình

phỏng vấn, có lúc nếu không hỏi trước là người Việt hay người Tày thì cũng khó có thể phân

biệt được, đặc biệt là bộ phận di cư vào đây sớm. Do vậy, so với quá trình nghiên cứu các

dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, áp dụng phương pháp nghiên cứu cùng cộng đồng ở

bộ phận người Tày di cư vào đây gặp ít khó khăn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn,

điều tra bảng hỏi, nhóm nghiên cứu đã có một số kinh nghiệm quý báu. Chúng tôi xin không

nêu ra những kinh nghiệm sách vở đã được tổng kết nhiều, đây là một số kinh nghiệm khi

thực hiện dự án nghiên cứu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số di cư vào Đăk Lăk.

Quá trình lên ý tưởng, thiết kế nghiên cứu: Chúng tôi mời một số người Tày cùng

tham gia nêu lên các vấn đề về việc di cư đặc biệt là sức khỏe. Họ cùng tham gia lập kế

hoạch, vẽ sơ đồ, và phân tích. Không ai có thể hiểu biết tốt hơn người trong cuộc, nhờ đó

chúng tôi có nhiều ý tưởng mới bổ sung cho dự án nghiên cứu. Hơn nữa, những người Tày

cùng tham gia vào suốt tiến trình của cuộc nghiên cứu đảm bảo các thông tin thu thập là phù

hợp. Phân tích tại chỗ giúp phát hiện những thiếu sót và được bổ sung ngay.

Trong dự án, nghiên cứu theo phương pháp điều tra định lượng (phát bảng hỏi) đã cho kết

quả toàn diện. Điều tra định tính mang lại thông tin lại rất khách quan và độ tin cậy cao. Tùy

nội dung, chúng tôi sử dụng một trong hai hoặc cả hai phương pháp này để thu thập thông

tin.

Các cuộc phỏng vấn sâu:

Các cuộc phỏng vấn sâu mất nhiều thời gian, việc này là đương nhiên, bởi chúng ta

mất ít nhất 1 tiếng để phỏng vấn 1 mẫu, ngoài ra còn mất thời gian tìm mẫu, đi lại, đánh lại

bản ghi âm v.v… Với những người được phán đoán sẽ là đối tượng nghiên cứu “đinh” (key

informant panel-KIP) - họ có kiến thức nền hoàn toàn trùng khớp với những gì mình muốn

nghiên cứu, nhưng họ rất khó mở lời (do tính cách, hoặc do họ không tin tưởng người nghiên

Page 94: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

93

cứu v.v..). Vì vậy có khi phải tiến hành phỏng vấn họ nhiều lần trong nhiều ngày nhiều tháng

mới thu được kết quả. Ghi âm và ghi chép đầy đủ nội dung cuộc phỏng vấn. Luôn luôn thử

băng, thử máy trước cuộc phỏng vấn. Luôn luôn ghi chép vì có lúc ghi âm không thành

công.tỏ thái độ biết ơn và trân trọng những thông tin mà đối tượng vừa cung cấp

Khẳng định với đối tượng về tính chất khuyết danh của cuộc phỏng vấn. Làm cho người

được phỏng vấn hiểu rằng bạn đang cố gắng để học hỏi từ họ. Khuyến khích họ ngắt lời bạn

trong khi phỏng vấn nếu họ nghĩ ra điều gì quan trọng. Đối tượng phải họ phải sẵn sàng dành

thời gian và công sức ra để nói chuyện với bạn. Phải hiểu câu hỏi, cố gắng tạo được một

quan hệ giao tiếp tự nhiên, an toàn, chân thành và thông cảm.Tuy nhiên không nên để cho

cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc đối thoại thông thường để tránh sự lan man vòng vèo, lạc

đề. Đưa đối tượng vào chủ đề bạn quan tâm và để cho đối tượng được tự do. Hãy để cho đối

tượng cung cấp những thông tin mà họ cho là quan trọng.

Một số kinh nghiệm khác: Im lặng chờ đợi đối tượng tiếp tục nói. Có thể đi kèm với

cái gật đầu và ánh mắt chờ đợi của bạn. Khuyến khích đối tượng bằng cách gật gù hoặc

"vâng", “à há”…Không làm điều gì bất lợi cho đối tượng bằng cách tiết lộ các thông tin mà

họ đã cung cấp cho bạn. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt phải đặt lợi ích của cộng đồng

lên trên. Đôi khi đối tượng trở nên rất cởi mở và sẵn sàng thổ lộ với bạn những điều rất riêng

tư và sau đó họ cảm thấy hối hận và lo lắng. Nếu thông tin đó không cần thiết hãy khéo léo

hướng câu chuyện sang hướng khác. Ngược lại, trước khi kết thúc phỏng vấn hãy chuyển

sang một chủ đề khác nhẹ nhàng hơn để đối tượng không cảm thấy nặng nề.

Thảo luận nhóm: Trong các cuộc thảo luận nhóm, nguy cơ thường gặp là một hoặc

hai người tham dự có thể phá hỏng buổi thảo luận. Nguyên nhân là trong quá trình lựa chọn

nhóm thảo luận những người tham dự không cùng vị trí xã hội. Khi xuống địa phương, mặc

dù đã có sự giải thích kỹ lưỡng về tiêu chí lập các nhóm thảo luận, tuy nhiên có lúc vị trí xã

hội ngang nhau nhưng vai trò của cá nhân trong cộng đồng, dòng họ cũng ảnh hưởng không

nhỏ đến buổi thảo luận. Nhóm cần tiếp xúc đủ các tầng lớp, những người nghèo, phụ nữ, và

những nhóm người chịu thiệt thòi khác, tránh chỉ tiếp xúc với những người khá giả, nam

giới, trí thức hoặc những người giỏi "ăn nói". Khi thảo luận các vấn đề uống rượu, hút thuốc,

thông tin thu thập được không có sự khách quan bằng các cuộc phỏng vấn sâu cá nhân. Phần

lớn mọi người khó thừa nhận họ sử dụng các chất gây nghiện đó. Một người nghiên cứu

thành thạo sẽ giảm thiểu được những vấn đề này bằng cách tạo nên bầu không khí thoải mái,

biết cách gợi chuyện, trong đó các ý kiến cá nhân có thể được thể hiện hết. Trong buổi thảo

luận, cần ít nhất 1 người cầm chịch và 1 người hướng dẫn người tham dự. Nhóm điều hành

cần phải tự hỏi: "Các thông tin nào cần thiết, cho mục tiêu gì, và cần có độ chính xác như thế

nào?", để hướng cuộc thảo luận tập trung vào hướng đó. Đặc biệt cần chú ý những lời phát biểu

ngẫu nhiên của những người tham gia thảo luận nhóm. Ưu điểm của thảo luận nhóm là

không đòi hỏi người nghiên cứu cư trú lâu dài ở địa bàn, tuy nhiên không thể tham vọng

nhiều với việc thu thập dữ liệu định tính như là cách tiếp cận micro. Việc sắp xếp các câu

hỏi trong bảng thảo luận cũng cần được chú ý. Ví dụ: thiết lập theo trình tự câu hỏi nào là

quan trọng, hay cách đặt những câu hỏi “mở”. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu là "bán

cấu trúc" (semi-structured) và có thể chỉnh sửa, bổ sung sao cho thích hợp khi tiến hành PRA

tại thực địa. Trong phần trên, chúng tôi đã lựa chọn trích dẫn những ý của cộng đồng mang

tính đại diện cao. Các từ ngữ trong câu cũng được giữ nguyên để người đọc có thể dễ hình

dung về bối cảnh nghiên cứu.

Cuối mỗi ngày, cuối đợt nghiên cứu, toàn bộ nhóm nghiên cứu nên ngồi lại để trình

Page 95: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

94

bày lại những kết quả thu thập được, thảo luận những sự không đồng nhất, tìm xem những

thông tin nào còn thiếu, những gì cần khắc phục bổ sung, và chuẩn bị cho thời gian tiếp theo.

Điều tra khảo sát định lượng bằng bảng hỏi: Điều tra định lượng cho nhiều kết quả,

nhưng chưa chắc đó đã là kết quả chính xác (bảng hỏi không rõ khiến ng ta chọn nhầm câu

trả lời, người được điều tra cố tình chọn đáp án khác thực tế v.v…). Quá trình lập bảng hỏi

cần tuân thủ các bước lập bảng hỏi.

Quy trình thiết kế bảng hỏi có nhiều bước, sau khi thiết kế xong tiến hành điều tra

thử. Điều tra thử là một cuộc điều tra thu nhỏ của điều tra thực tế với mục tiêu trong tâm đặt

vào việc chỉnh sửa bảng hỏi, có thể tiến hành điều tra thử nhiều lần đến khi có bảng hỏi hoàn

chỉnh, đạt được mục tiêu nghiên cứu của dự án.

Đối với vùng dân tộc thiểu số nói chung, các câu trong bảng hỏi phải gắn gọn, đơn

giản, dễ hiểu, văn phong tiếng Việt trong sáng, phù hợp với tâm lý đồng bào. Do vậy, bảng

hỏi phải được đầu tư công phu, thiết kế thông minh, có nhiều câu hỏi bẫy, 1 vấn đề có thể

được gài nhiều lần trong bảng hỏi để tránh trường hợp trả lời cho xong việc. Sau mỗi đợt

điều tra, nhóm nghiên cứu tổ chức báo cáo tổng hợp kinh nghiệm cho các bảng hỏi điều tra

phục vụ nghiên cứu sau này.

Nói chung, nghiên cứu cộng đồng đòi hỏi quan điểm, thái độ làm dễ dàng cho sự

tham gia của đồng bào, bao gồm: tôn trọng các thành viên cộng đồng; quan tâm đến những gì họ

biết, họ nói ra; kiên nhẫn, không vội vàng và không ngắt lời họ; lắng nghe ý kiến chứ không

phải dạy họ; khiêm tốn; sử dụng các phương pháp giúp cho các thành viên cộng đồng có khả

năng biểu hiện, chia sẻ, nâng cao và phân tích hiểu biết của họ. Đây là một cách thức nghiên cứu

thu thập được nhiều thông tin bổ ích, khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Thuý An (2013), Biến đổi văn hóa phi vật thể của người Tày di cư sau năm

1975 ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk và một số vấn đề đặt ra, đề tài cơ sở, Hà Nội.

2. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển Kinh tế-Xã

hội ở các tỉnh miền núi, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

3. Đặng Nguyên Anh (2005), Di dân trong nước: Vận hội và thách thức đối với công

4. cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Trung tâm kinh tế Châu Á - Thái Bình

Dương. Nhà xuất bản Thế giới. Hà Nội, Việt Nam.

5. Bế Viết Đẳng và các cộng sự (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam, Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Đặng Cảnh Khanh (2002), Nguồn lực trẻ các dân tộc thiểu số - những vấn đề xã hội

học, Hà Nội.

7. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê (2003), Báo cáo chuyên đề Điều tra Y tế Quốc gia 2001-

8. 2002: Chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong CSSK - Nhìn từ phía người hưởng lợi.

Nhà xuất bản Y học. Hà Nội - Việt Nam.

9. Tổng cục thống kê (2006), Điều tra di cư Việt Nam 2004, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Vinh (1998), Tình trạng sức khỏe và điều kiện chăm sóc y tế của người

di cư. Báo cáo Hội thảo Di dân và Sức khỏe tại Việt Nam - Viện Xã Hội học, Hà Nội.

Page 96: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

95

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG NGHIÊN CỨU CÙNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI

CHỨT VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

(Trường hợp nghiên cứu cơ hội và năng lực phát triển của dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh)

PGS.TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc

Viện Nghiên cứu Con người

Viện HLKHXH Việt Nam

Đặt vấn đề

Có nhiều phương pháp đã được đề xuất sử dụng nghiên cứu trong nhân học và xã hội

học. Tuy nhiên, không phải tất cả các phương pháp truyền thống đều có thể ứng dụng hiệu

quả trong nghiên cứu phát triển các cộng đồng vùng dân tộc thiểu số (DTTS) nước ta, đặc

biệt trong nghiên cứu phát triển con người (PTCN) với tư cách là một tiếp cận hiện đại về

phát triển. Đây là một tiếp cận mới do các chuyên gia UNDP đề xuất vào đầu thập kỷ 90,

nhằm nghiên cứu, đo đạc và đánh giá mức độ phát triển thực tế của các quốc gia. Tiếp cận

này đã được chính phủ Việt Nam nhiệt thành hưởng ứng và tham gia đo đạc, công bố hàng

năm các chỉ số PTCN của Việt Nam. Tiếp cận trên cũng đồng thời được các nhà xã hội học,

các nhà thống kê học đặc biệt ủng hộ, cổ súy bởi ở đó phương pháp định lượng đã trở nên ưu

trội. Tuy nhiên, thực tế tiếp cận PTCN ở các cộng đồng vùng DTTS nước ta cho thấy, ngay

cả phương pháp định lượng truyền thống đó cũng luôn gặp phải những khó khăn nhất định,

đặc biệt đối với các cộng đồng nhỏ.

Thực tế nghiên cứu tại một số cộng đồng DTTS nước ta cho thấy, bên cạnh việc tiến

hành các nghiên cứu định lượng và định tính theo xã hội học truyền thống, phương pháp

nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng (còn gọi là nghiên cứu cùng cộng đồng) thông qua

thảo luận nhóm hoặc mạn đàm, trao đổi lấy ý kiến của người dân…., được chúng tôi coi là

phương pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để có được nhận định trên, chúng tôi – nhóm nghiên

cứu của Viện NCCN cũng đã gặp phải không ít sự phản ứng, tranh luận, hoài nghi về những

kết quả đã có được.

1. Một số tranh luận về việc đưa tiếp cận PTCN vào đánh giá mức độ phát triển

của các DTTS và việc vận dụng phương pháp tham gia tại các cộng đồng vùng DTTS

nước ta

1.1.Với mục tiêu lượng hóa mức độ phát triển nhằm phục vụ việc hoạch định chính

sách. một số nhà kinh tế đã phản ứng rằng “Khó có thể nghiên cứu PTCN trong các cộng

đồng DTTS nước ta, bởi một số lý do: 1) không thể tính được chỉ số HDI của các DTTS do

không có chỉ số thu nhập đầu người (GDP)của từng cộng đồng; 2) với 13,7% dân số của

DTTS nước ta, một số ít các chỉ báo định lượng của 53 DTTS không mang tính đại diện của

Việt Nam trong mọi so sánh khu vực và quốc tế ”. Ý kiến trên phần nào có lý khi nhìn từ

quan điểm lượng hóa những tiến bộ về kinh tế - xã hội và khả năng phát triển của các cộng

đồng, bởi thực tế hiếm khi chúng ta có thể tìm được các số liệu riêng biệt nào cho từng cộng

đồng DTTS. Chúng ta thấy: tỷ lệ nghèo, mức thu nhập chi tiêu, tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ

trẻ em suy dinh dưỡng…., tất cả đều được đo đạc và công bố theo địa bàn cư trú và thông

thường là theo đơn vị hành chính cấp tỉnh. Thực tế trên đã dẫn tới việc đánh giá và hoạch

định chính sách phát triển trên cơ sở cào bằng, xóa nhòa đi những khác biệt vốn có về điều

kiện sống, tập quán văn hóa, sinh kế làm ăn….và năng lực phát triển của từng cộng đồng.

Page 97: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

96

1.2. Không phủ nhận khá nhiều ưu trội của phương pháp nghiên cứu cùng cộng đồng,

bởi nó vừa thể hiện một cách tiếp cận dân chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa người thực

hiện nghiên cứu và các khách thể được nghiên cứu nó đã tạo được cơ hội cho người dân phát

huy tinh thần làm chủ và tiếng nói tham gia của mình vào các công việc của cuộc sống,

phương pháp này hoàn toàn phù hợp với quan điểm nhân văn của UNDP khi xác định PTCN

là tiếp cận dựa trên quyền con người, đó chính là “quá trình không ngừng mở rộng cơ hội lựa

chọn, mở rộng quyền và nâng cao năng lực lựa chọn cho con người, để họ có một cuộc sống

no đủ, trường thọ và hạnh phúc…. Để họ vươn lên khẳng định quyền làm chủ quá trình phát

triển của chính mình ….” Thông qua phỏng vấn sâu, mạn đàm trao đổi, cách nghiên cứu này

còn là một trong những giải pháp nâng cao nhận thức và các năng lực chủ thể của người dân

như: năng lực tư duy, năng lực đóng góp ý kiến…. Bên cạnh đó, phương pháp tham gia này

còn luôn khắc phục được khó khăn mà các số liệu thông kê không lột tả và giải thích được.

Tuy nhiên, một số chuyên gia đã không khỏi nghi ngờ về sự tham gia và về những ý

kiến đề xuất từ cộng đồng. Bởi các chuyên gia cho rằng, nhiều cộng đồng sống cách biệt với

các nguồn thông tin, họ không cần đề xuất ý kiến, miễn là chính phủ có hỗ trợ cho họ về vật

chất; một số cộng đồng khác vùng đặc biệt khó khăn đã quen với cơ chế “ưu tiên, ưu đãi” của

chính phủ, với việc nhận những chia sẻ của cả cộng đồng xã hội, cho nên nhiều đề xuất của

họ ít nhiều không còn khách quan: họ không muốn rời bỏ danh sách hộ nghèo, những khó

khăn, thiếu thốn của cộng đồng có thể bị trầm trọng hóa, trong khi đó những sự hỗ trợ, ưu đãi

lại chưa phát huy được hiệu quả…. Tất cả những tranh luận trên đây đều được nhóm nghiên

cứu cân nhắc, tính đến trong quá trình nghiên cứu cùng cộng đồng. Một số kinh nghiệm từ

những chuyến nghiên cứu điền dã tại cộng đồng người Chứt ở Hà Tĩnh thời gian qua đã

chứng minh được những ưu trội của phương pháp nghiên cứu cùng cộng đồng, đồng thời

từng bước hóa giải những tranh luận nêu trên.

2. Tiến trình và một số phát hiện trong nghiên cứu cùng cộng đồng dân tộc Chứt

ở Hà Tĩnh

2.1. Về bối cảnh, mục đích và tổng quan về khách thể nghiên cứu

Giai đoạn 2013 – 2015, Viện Nghiên cứu con người, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

được giao thực hiện một nhiệm vụ khoa học do Quỹ Nafosted tài trợ có tên: Nghiên cứu cơ

hội và năng lực tiếp cận mục tiêu phát triển con người của dân tôc Chứt ở miền Trung Việt

Nam. Dưới sự chủ trì của PGS.TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc, đề tài đã tiến hành nhiều đợt

khảo sát tại các địa bàn có người Chứt sinh sống ở Hà Tĩnh và Quảng Bình, nhằm làm rõ các

cơ hội cũng như năng lực phát triển của dân tộc này.

Dân tộc Chứt có dân số 6.220 người (TCTK.2009) là DTTS đứng thứ 43 trong bảng

danh mục các dân tộc Việt Nam. Dân tộc này gồm 5 nhóm địa phương: Sách, Mày Rục, A

Rem, Mã Liềng, cư trú chủ yếu ở miền múi phía Tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Trước

đây một số nhóm của dân tộc này đã có thời gian dài sống bằng phương thức du canh, du cư,

săn bắn và hái lượm. Vào khoảng thập kỷ 70-80, do ảnh hưởng của dịch bệnh, dân số của dân

tộc này đã có lúc có nguy cơ bị diệt vong. Từ thời kỳ đổi mới đến nay, nhờ có chủ trương bảo

tồn và phát triển dân tộc Chứt của Chính phủ, nhờ sự nỗ lực của chính quyền các địa phương

và cộng đồng, dân tộc này đã được tập trung định canh, định cư thành các bản, chứ không

sống trong hang hoặc lang thang trong rừng như trước nữa. Tuy nhiên, với những thói quen

cố hữu là đặt cuộc sống của họ vào núi rừng; cùng với đó là nhận thức chung của cộng đồng

“Đói không lo, no không mừng”, nên thực trạng nghèo đói và mức độ văn minh của họ vẫn

còn một khoảng cách đáng kể so với các cộng đồng khác.

Page 98: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

97

Sau khi nghiên cứu tiền khả thi để xác định các cây vấn đề của cộng đồng vào những năm

2002, 2006 và tháng 3/2013, gần đây tháng 6 – 7/2014, nhóm nghiên cứu đã thực hiện điền

dã tại 2 bản thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhằm xác định lại các cơ hội phát triển

mà người dân đang có cũng như năng lực của cộng đồng trước những cơ hội đang mở rộng

để nhanh chóng thực hiện được các mục tiêu PTCN và mục tiêu MDGs đã đề ra. 02 bản được

nghiên cứu là:

1) Bản Rào Tre (xã Hương Liên) có 34 hộ gia đình với 137 nhân khẩu người Mã

Liềng (1 nhóm địa phương thuộc dân tộc Chứt);

2) Bản Giàng 2 (xã Hương Thủy) có 09 hộ gia đình, với 31 nhân khẩu người Khạ

Phoọng (cũng được gọi là dân tộc Chứt, mặc dù trong bảng Danh mục các dân tộc Việt Nam

năm 2009, người Khạ Phoọng chưa được chính thức xếp vào dân tộc Chứt). Đây là 2 bản

thuộc vùng núi miền Tây Hà Tĩnh, nằm cách không xa biên giới giữa Hà Tĩnh và tỉnh Khăm

Muội của Lào.

2.2. Cách thức và tiến trình nghiên cứu cùng cộng đồng dân tộc Chứt

Để triển khai nhiệm vụ trên, đề tài đã quán triệt một tiếp cận liên ngành: xã hội học,

nhân học và khoa học phát triển; thực hiện với phương pháp chủ đạo là nghiên cứu có sự

tham gia của cộng đồng, kết hợp với các phương pháp truyền thống như tổng hợp thông tin,

khảo sát định tính và định lượng, phương pháp chuyên gia….. Nghiên cứu có sự tham gia của

cộng đồng người Chứt đã thực sự có hiệu quả khi người nghiên cứu nắm được các thông tin

chung về cộng đồng cũng như xác định các cây vấn đề nghiên cứu. Công việc này đã được đề

tài tiến hành bắt đầu từ việc nghiên cứu tổng quan về dân tộc Chứt, xác định những vấn đề

lớn trong PTCN của dân tộc này đó là: 1) nghèo đói, lạc hậu; 2) Các hệ lụy của đói nghèo và

lạc hậu đến sự phát triển của cộng đồng 3) cơ hội và năng lực phát triển của công đồng (bởi

thực tế dân tộc Chứt có nhiều cơ hội phát triển do được chính phủ và cả cộng đồng quan tâm

hỗ trợ, nhưng năng lực nắm bắt cơ hội còn hạn chế, nên thách thức để phát triển còn rất lớn).

Sau khi đã xác định những “cây vấn đề” trên đây, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mạng vấn

đề và trở lại gặp gỡ các lãnh đạo địa phương và các đại diện của cộng đồng để kiểm chứng.

Việc này được đề tài tiến hành vào năm 2013.

Trong chuyến điền dã tháng 6 – 7/2014, để làm quen, tạo thiện cảm, lòng tin của

cộng đồng, trước khi thực hiện các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã chủ trương tổ chức các

cuộc giao lưu gặp mặt giữa nhóm nghiên cứu và người dân trong 02 bản Rào Tre và Bản

Giàng 2: giao lưu văn nghệ, trao tặng quà cho các cháu học sinh và người già, thăm hỏi các

gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhóm nghiên cứu cũng đã tiếp cận với nhóm cán bộ

và các đồng chí bộ đội biên phòng để thiết kế công tác phối hợp; gặp gỡ các nhóm dân cư

ngay cả khi họ đang làm làm vườn, hay gặp các bà mẹ khi họ đang bế con…, để giới thiệu về

mình, thăm hỏi, làm quen, tạo thiện cảm và sự tin tưởng, để thiết kế cuộc gặp mặt thảo luận

chính thức.

Nghiên cứu tham gia được chính thức thực thi khi các nhóm người dân đã hết bỡ ngỡ,

đồng thời hoàn toàn sẵn sàng dành thời gian cho nhóm nghiên cứu. Việc thảo luận được thực

hiện với nhiều nhóm người dân, tập trung vào các “cây vấn đề” lớn của cộng đồng, như:

nhóm thanh niên tập trung bàn sâu về vấn đề học tập hướng nghiệp, tìm việc làm để gia tăng

thu nhập và vượt nghèo; nhóm nam giới đã tập trung vào vấn đề thay đổi sinh kế làm ăn, gia

tăng thu nhập và giảm nghèo; nhóm phụ nữ đã tập trung xem xét các hệ lụy của nghèo đói và

lạc hậu đến việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe của các thành viên gia đình….

Page 99: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

98

Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu theo truyền thống cũng được vận dụng và triển

khai theo tinh thần “cùng cộng đồng” và “vì cộng đồng”, cho nên dù là nhóm nghiên cứu có

sử dụng phỏng vấn sâu, hay khảo sát bảng hỏi, cũng đều không tạo ra khoảng cách giữa

người nghiên cứu và các khách thể nghiên cứu. Những người dân ít nhiều đã đặt niềm tin, cởi

mở chia sẻ được những ý kiến của mình với người nghiên cứu. Tại 2 địa phương nêu trên, đề

tài đã thực hiện khảo sát với các phương pháp sau đây:

1) Phương pháp tham gia thông qua 06 cuộc thảo luận với các nhóm dân cư với 74

người dân tại 02 bản đã tham gia: 02 nhóm thanh niên nam nữ những người đã thôi học ở cấp

PTTH 02 nhóm dân cư nam là các trụ cột gia đình 02 nhóm dân cư nữ là mẹ của các em bé

trong bản Vói phương thức này dưới sự gợi ý, dẫn dắt và đặt câu hỏi của người nghiên cứu,

người dân đã từng bước được cùng tham gia vào tất cả các khâu của quá trình nghiên cứu:

phát hiện vấn đề của cộng đồng, tìm ra các nguyên nhân của các vấn đề và tìm cách để giải

quyết các vấn đề của cộng đồng đang đặt ra.

Ví dụ:

Nhóm dân cư nam đã xác định được vấn đề chính của cộng đồng là đói nghèo. Họ

cũng đã nêu được một số nguyên nhân:

Dân đói vì đất sản xuất hẹp và ngày càng bị sông Ngàn Sâu chảy cuốn đất đi

… vì chưa có kỹ thuật gieo trồng nên lúa không tốt;

… vì thời tiết khô hạn kéo dài…

Họ đã xác định cách giải quyết là:

Xin mở rộng đất canh tác vào sâu trong rừng;

Tăng cường thêm cán bộ khuyến nông, phân bón và tư liệu sản xuất…..

Nhóm phụ nữ cũng đã phát hiện được một số hệ lụy của đói nghèo là:

Con cái không được học hành cao;

Trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, còi cọc, không thông minh;

Trẻ lớn không được đi học, không tìm được việc làm….

Nhóm này cũng đã đề xuát cách khắc phục như sau:

Phụ nữ sinh đẻ ít;

Khắc phục khó khăn để cho con đi học chừng nào trẻ còn thích học….

2) Phỏng vấn sâu là cách ghi lại cẩn thận các ý kiến của người dân theo một đề cương

gợi ý của nhóm nghiên cứu. Đề tài đã thực hiện được phương pháp này với 08 trường hợp -

là những người đại diện của cộng đồng, trong đó: trưởng bản - 02, lãnh đạo địa phương – 02

và những người giữ các chức vụ trong các tổ chức chính trị xã hội của cộng đồng 02, và 02

trường hợp là thầy cô giáo dạy tại trường bản. Qua đó nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được

những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề của cuộc sống, những cơ hội và thách thức trong

vượt nghèo vươn lên làm chủ và xây dựng cuộc sống mới của người Chứt ở đây.

3) Khảo sát bảng hỏi với 29 phiếu/34 hộ gia đình tại bản Rào Tre và 9 phiếu/11 hộ

gia đình tại bản Giàng 2. Tại cuộc khảo sát này, những người tham gia chủ yếu là các chủ hộ

người Chứt dưới hình thức trao đổi thông tin hai chiều với việc tối đa hóa các câu hỏi phi cấu

trúc, kết hợp với việc quan sát sâu (deep observation) để hoàn thiện bảng hỏi. Cuối mỗi bảng

Page 100: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

99

hỏi đều có phần ghi nhận các đề xuất của người được nghiên cứu, đây cũng là hình thức để

người dân cùng tham gia vào quá trình nghiên cứu và đưa ra quyết định cho phù hợp với

hoản cảnh của họ.

4) Hội thảo chuyên gia được tổ chức 1 buổi tại thành phố Hà Tĩnh, ở đó có các thành

phần tham gia là đại diện các cơ quan của tỉnh: Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Khoa học Công

Nghệ, phòng Dân tộc, thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ đội biên phòng tỉnh và quan trọng hơn

cả là đại diện của 2 cộng đồng người Chứt ở Bản Giàng và Rào Tre. Hội thảo cũng đã tạo

thành một sự đối thoại 02 chiều của nhóm nghiên cứu (những người đã ghi nhận ý kiến từ

người dân và đại diện cho ý kiến của người dân với các cơ quan hoạch định và thực thi chính

sách của tỉnh.

2.2. Những ưu việt nổi trội khi thực hiện nghiên cứu cùng cộng đồng dân tộc

Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh

Nghiên cứu cùng cộng đồng trong điền dã cuộc sống của người Mã Liềng và người

Khạ Phoọng ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã cho thấy rõ những ưu trội và tính nhân văn của

phương pháp này, cho phép nhóm nghiên cứu có được những thông tin chân thực từ cuộc

sống, những kết quả mà các phương pháp khác không thể đem lại. Đó là:

1) Với một thời gian dài các nhóm địa phương thuộc dân tộc Chứt quen sống tách

biệt ở trong rừng, họ thường rụt rè nhút nhát trước đám đông và ít ai dám đưa ra ý kiến.

Phương pháp tham gia với việc thảo luận nhóm với người dân đã tạo cho họ cơ hội dám

mạnh chia sẻ ý kiến của mình. Hơn nữa, đây là cộng đồng đã có hàng trăm năm sống giữa

thiên nhiên, cuộc sống của họ đã được núi rừng che chở, chu cấp. Cho nên họ có thói quen cố

hữu là: Đói không lo, no không mừng. Phương pháp nghiên cứu này đã thu hút người dân

vào việc phải nghĩ tới cuộc sống của chính mình. Cũng có thể nói đây là phương pháp

hướng đến làm thay đổi cơ bản thói quen bàng quan trước thông tin và sức ì cố hữu của

cộng đồng này. Sau khi đã chiếm được lòng tin của người dân bản, họ đã sẵn lòng nói lên

suy nghĩ, ý kiến của mình và trực tiếp tham gia vào tất cả các khâu của qúa trình nghiên cứu.

Thông qua các câu hỏi và sự gợi ý, người dân cũng đã lĩnh hội được thêm các thông tin cần

thiết liên quan đến cuộc sống của họ như: các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, các

chính sách liên quan đến đồng bào DTTS. Một số người dân đã đưa ra các câu hỏi trực tiếp

với người nghiên cứu hoặc được ghi lại trong phần đề xuất ý kiến ngay trong phiếu hỏi hộ gia

đình.

2) Cũng có thể nói, bằng việc thu hút những người thụ hưởng chính sách đưa ra các

quyết định liên quan đến cuộc sống của người dân, nghiên cứu có sự tham gia còn có thể coi

là một hình thức nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực tại chỗ của địa phương. Khi người

dân được tham gia vào các quyết định thay đổi hoặc điều chỉnh, sẽ là hình thức nâng cao

quyền sở hữu những quyết định hay những kết quả đạt được, cũng như khả năng sử dụng các

kết quả này. Câu chuyện về một thày mo của người Mã Liêng thể hiện rất rõ điều đó. Trước

đây thày cúng thường sử dụng phương thức cúng Giàng để trừ ma trị bệnh, nhưng sau khi

thày cúng không thể chữa được cho vợ mình. Ông đã quyết định “giải nghệ” và cho tới nay

ông là người tiên phong trong việc động viên người ốm trong bản đến khám bệnh và chữa

bằng thuốc. Nếu như những người đàm ông bản Rào Tre cùng cam kết không uống rượu nữa

thì quá trình vượt nghèo của cộng đồng chắc chắen sẽ qua nhanh hơn.

3) Không giống như việc lĩnh hội thông tin một chiều trong nghiên cứu như trước

đây, nghiên cứu cùng cộng đồng đã thể hiện rõ sự trao đổi thông tin mang tính 2 chiều, được

thiết lập trên cơ sở bình đẳng, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Người dân đã mạnh dạn đưa ra

Page 101: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

100

các băn khoăn như: “Chính phủ hỗ trợ người dân tộc chúng em to lớn bằng con bò, nhưng

người dân chúng em chỉ nhận được phần bé nhỏ như con chó con” hoặc tương tự “Chính phủ

hỗ trợ người dân tộc băng con voi, nhưng người Mã Liềng chỉ nhận được bằng con kiến”…

Có nhiều câu hỏi khiến những người nghiên cứu chúng tôi phải giật mình xem lại các

chính sách và việc thực thi chính sách với dân tộc vùng đặc biệt khó khăn như thế này. Một

phụ nữ hỏi: Sao nói Chính phủ hỗ trợ tiền học cho con em người Chứt, thế mà 2 học sinh của

bản Rào Tre là Hồ Khăm và Hồ Thị Xuân đã được ra Hà Nội học rồi mà ở đó không có tiền

cả 2 bạn phải trở về bản? Hoặc câu hỏi của cô Hồng nguyên trưởng Bản Giàng cũng đã làm

chúng tôi không hết băn khoăn: Sao cùng là dân tộc Chứt, người Chứt ở khắp nơi được hỗ trợ

nhiều, còn người Chứt ở bản Giàng thì đã 3 năm nay bị cắt hết, không được hỗ trợ gì? Kể cả

những người già cô đơn trong bản chúng tôi. Nhờ hị hỏi giúp?

Cũng có người mẹ có con bị dị tật đã tin tưởng chia sẻ với nhóm nghiên cứu với tư

cách là xin tư vấn: Con em bị dị tật thế này chị xem em có nên sinh thêm cháu thứ 3 nữa

không? Mỗi một câu trả lời đều đòi hỏi người nghiên cứu có một thái độ làn việc rất trách

nhiệm để trả lời các câu hỏi của cộng đồng. Trong trường hợp này, cha mẹ em bé là những

người cùng dòng máu đã kết hôn với nhau, vì vậy việc sinh thêm con sẽ có rủi ro là điều dễ

xảy ra.

4) Nghiên cứu cùng cộng đồng người Chứt đã trở thành hình thức tăng cường thông

tin và nâng cao nhận thức rất hiệu quả cho người dân. Đại bộ phận người tham gia nghiên

cứu cho rằng: Người Chứt ở Rào Tre còn đói bởi đều do các nguyên nhân khách quan như:

đất sản xuất hẹp, thiên tai, thiếu khuyến nông. Nhưng không ai trong họ nhận thấy những

nguyên nhân chủ quan từ chính từ phía cộng đồng. Ví dụ như: cộng đồng người Chứt còn

đói nghèo, con trẻ còn thiếu dinh dưỡng bởi một tệ nạn cố hữu của những người cha,

người ông trong gia đình bởi mỗi khi có gạo là cha, ông họ mang đi đổi rượu và uống

cho bằng hết gạo mới thôi … Bởi họ còn chưa có ý thức bảo vệ những thành quả lao động

của cả cộng đồng, xóa đi những nỗ lực của các cơ quan tổ chức đã giúp họ vượt nghèo. Ví dụ

như: hàng ngàn cây Dó trầm đã được bộ đội biên phòng trồng lên xanh tốt từ 10 năm

trước. Nếu được bảo vệ, nay người dân đã được thu hoạch trầm và đó là phương thức

rất hiệu quả để bà con người Mã Liềng ở đây vượt nghèo. Nhưng rất tiếc, số trầm dó

còn sống đến nay chỉ còn khoảng chục cây. Trong quá trình tham gia nghiên cứu, người

nghiên cứu giúp họ chỉ ra những nguyên nhân chủ quan từ phía cộng đồng, để họ nhận ra

những tồn tại và từng bước có hành vi chuyển đổi.

5) Mặc dù nghiên cứu cùng cộng đồng không thể đưa ra được những số liệu thống kê

về một vấn đề nào đó của cộng đồng, tuy nhiên, nó lại nền tảng cơ sở của các con số thống kê

và là một kênh thông tin tin cậy cho phép kiểm định lại các số liệu thống kê của địa phương

đã công bố. Cụ thể, chúng ta không thể tính được GDP bình quân đầu người của dân tộc

Chứt, tuy nhiên, thông qua việc hoàn thiện phiếu khảo sát hộ gia đình, nhóm nghiên cứu ghi

nhận được con số về thu nhập thực của từng gia đình và trên cơ sở đó chúng ta có thể có

được giá trị tuyệt đối về thu nhập thực tế bình quân đầu người của người Chứt, khi số phiếu

kỳ vọng trong công trình này đặt ra là 750 phiếu, tức đạt khoảng 75% số hộ trong cộng đồng

người Chứt ở Việt Nam (dù có thể phải thêm một vài phép tính toán quy đổi từ những thu

nhập về nông sản). Tỷ lệ suy dinh dưỡng hay tỷ lệ nhập học trẻ em cũng có thể tính được

theo cách đó.

6) Nghiên cứu cùng cộng đồng cũng cho phép kiểm nghiệm các số liệu thông tin đã

có một cách dễ dàng. Báo cáo của địa phương cho biết, có tới gần 90% người Mã Liềng ở

Page 102: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

101

Rào Tre biết chữ và chỉ có ít trường hợp tái mù chữ trong cộng đồng. Nhưng khi trao đổi trực

tiếp với chị em từ nghiên cứu tham gia, thì có tới 9/10 chị em cho biết là: Trước có học chữ

nhưng giờ không còn biết chữ nào nữa rồi. Như vậy chúng tôi hiểu rằng, tỷ lệ tái mù chữ

trong cộng đồng là rất cao chứ không phải như các báo cáo của địa phương đã cung cấp.

Chính vì vậy, các sơ đồ về “cây và mạng vấn đề” của cộng đồng trong trường hợp nghiên cứu

có sự tham gia của người dân tại cộng đồng này là không có ý nghĩa. Có một nam thanh niên

đã học hết lớp 9 rồi bỏ học. Khi trao đổi với nhóm nghiên cứu, bạn thanh niên rất tự tin khi

nhận là mình đã học hết lớp 9, nhưng khi đề nghị để bạn thanh niên viết lại thông tin: Ông

nội tôi 70 tuổi, thì bạn trai đó loay hoay mãi rồi cũng bó tay không viết được…. Đây cũng là

một ưu trội đáng kể của phương pháp nghiên cứu này.

2.3. Một số khó khăn khi thực hiện nghiên cứu có sự tham gia tại 02 cộng đồng

người Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh

Mặc dù đã có một thời gian nhất định nghiên cứu tiền khả thi. Tuy nhiên, đề tài vẫn

gặp một số khó khăn sau đây:

1) Sự mới lạ của phương pháp tiến hành trong cộng đồng này, người dân chưa bao

giờ được tiếp cận, đã là lý do để khiến kết quả thu được dù có khách quan, nhưng tính khoa

học chưa thực sự sâu sắc như kỳ vọng.

2) Bên cạnh sự hóa thân của nhóm nghiên cứu thành người trong cuộc với cộng đồng

đôi khi chưa khéo, sự gợi ý và đẫn dắt còn thiếu chuyên nghiệp, lại thêm nhận thức chung

của người dân còn hạn chế, những ý kiến đề ra chưa thực sự sâu sắc.

3) Một số công đoạn của nghiên cứu tham gia chưa thể thực thi do việc nhiều người

dân tham gia không biết chữ và kịp chưa đưa kết quả về với cộng đồng. Sơ đồ cây vấn đề

chưa được người dân quan tâm trực quan, hiện chủ yếu do người nghiên cứu nêu ra và dẫn

dắt;

4) Do kế hoạch nghiên cứu hạn chế về thời gian nên một số nội dung cần tiếp tục phải

được làm rõ.

3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu cùng cộng đồng

1) Do mỗi cộng đồng có một nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển khác nhau,

người nghiên cứu cần nắm được một cách tổng quan về nguồn gốc xuất hiện, bối cảnh KT-

XH của cộng đồng với tư cách là khách thể nghiên cứu ngay từ khi lên kế hoạch nghiên cứu.

Chỉ có hiểu biết về cộng đồng, người nghiên cứu sẽ dễ dàng sẻ chia được với cộng đồng và sẽ

chiếm được lòng tin từ họ. Chỉ trên cơ sở thiện chí hợp tác và lòng tin của cộng đồng, nghiên

cứu tham gia mới có thể đem lại hiệu quả mong muốn.

2) Nhóm nghiên cứu phải xác định được các đối tượng và khách thể nghiên cứu trong

cộng đồng, lên được phạm trù các nhóm khách thể sẽ được mời tham gia vào quá trình

nghiên cứu. Hiệu quả nhất là nên mời những người có nhận thức tốt, có tiếng nói đại diện của

cộng đồng; Mặt khác, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất cũng cần được mời để mở cho

họ cơ hội tham gia vào công việc chung;

3) Nghiên cứu tham gia cùng cộng đồng phải được coi là nghiên cứu liên ngành và đa

ngành. Nó là cuộc trao đổi thông tin 2 chiều giữa các đối tác - người thực hiện nghiên cứu và

người được nghiên cứu nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức rộng về nhiều lĩnh

Page 103: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

102

vực của cuộc sống cộng đồng: văn hóa – lịch sử, kinh tế, luật pháp, giáo dục hay chăm sóc

dinh dưỡng cho con trẻ… phải là người linh hoạt và phản ứng nhanh, phải nắm được thông

tin đầy đủ về chính sách….

4) Nghiên cứu cùng cộng đồng là một phương pháp linh hoạt và không có một công

thức đóng, không có một mẫu số chung cho phương pháp này. tiêu chuẩn chung và quan

trọng nhất của nghiên cứu này là sự tín nhiệm, sự hợp tác tin cậy, tính tương thích phù hợp

với hoàn cảnh của cộng đồng và tính khả thi trong điều kiện của cộng đồng. Nó đảm bảo tạo

ra sự trao đổi thông tin 2 chiều và sự hợp tác bình đẳng trong nghiên cứu, trong đó người

nghiên cứu chỉ là người hướng dẫn cho việc thu nhập thông tin, còn người được nghiên cứu

mới chính là người hành động, họ được đề xuất hành động và phương thức điều chỉnh theo

cách của họ. Về điều này, do sự hạn chế chung trong nhận thức và kỹ năng của cộng đồng,

kết quả về sự tham gia của người dân vẫn chưa được như kỳ vọng.

5) Nghiên cứu cùng cộng đồng đòi hỏi những người đại diện của cộng đồng và cả

người dân phải có nhận thức tốt, có kỹ năng và trách nhiệm tham gia thì quá trình này mới

đem lại kết quả; Thực tế nghiên cứu ở Rào Tre và bản Giàng cho thấy, những người có sáng

kiến tiên phong trong hoạt động tham gia là rất hiếm hoi, nếu đã có một vài ý kiến ban đầu,

người dân sẽ “a dua” theo mà không cần suy nghĩ và đưa thêm ý kiến nữa;

Kết luận

Trên đây là một số kinh nghiệm trong nghiên cứu cùng cộng đồng người Chứt mà

nhóm nghiên cứu của đề tài KH-CN có tên Nghiên cứu cơ hội và năng lực tiếp cận mục tiêu

phát triển con người của dân tôc Chứt ở miền Trung Việt Nam đã thực thi tại hai bản Rào Tre

và Giàng 2, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh trong tháng 6 và 7/2014 vừa qua. Vẫn biết là nghiên

cứu cùng cộng đồng không có một công thức chung. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu cũng khẳng

định rằng, nghiên cứu tham gia trong cộng đồng người Chứt là một trường hợp đặc biệt, việc

tổng hợp các kết quả nghiên cứu sẽ được tiến hành sau khi hoàn thành xong điều dã ở tỉnh

Quảng Bình. Nghiên cứu theo phương pháp này ở Hà Tĩnh sẽ là bước tập dượt cho việc

nghiên cứu tại Quảng Bình trong thời gian tới đây. Với nỗ lực của mình, bằng phương pháp

này, nhóm nghiên cứu đang chờ đợi từng bước chuyển biến, thay đổi hành vi của cộng đồng

người Chứt trong tương lai.

Page 104: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

103

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI STIÊNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XÃ ĐAK-OR,

HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

– TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN NHÂN HỌC

TS. Trần Hạnh Minh Phương

Trường Đại học Thủ Dầu Một

Tên gọi Đăk-Ơr cho biết người Stiêng là cư dân bản địa của vùng này với giả thiết

“khi những người Stiêng từ Bù Đăng theo các con nước đi lên miền biên giới phía Tây – Bắc

để kiếm sống, họ đã ngạc nhiên và phấn khởi khi gặp con nước ở địa hình khá bằng phẳng để

định cư, và đặt tên mộc mạc theo sự bắt gặp con nước ngọt lành – Đăk-Ơr”55. Theo thống kê

năm 2009, ở xã Đak-Ơr, huyện Bù Gia Mập có 3.741 người Stiêng (trên tổng số 13.175

người)56thuộc nhóm Stiêng Bù Dek57, là cộng đồng đông thứ hai sau người Việt, có một vai

trò nhất định đối với sự phát triển bền vững của xã. Phát triển bền vững chính là tìm ra một

sự quân bình nhất quán và có thể chấp nhận được một cách dài hạn giữa ba khía cạnh kinh tế,

xã hội và môi trường sinh thái trong tất cả các hoạt động của con người.

Nguồn tư liệu chính của bài viết là thông tin định tính thu thập từ phương pháp quan

sát – tham dự, phỏng vấn sâu cá nhân, và phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của

cộng đồng (PRA) trong năm 201258 và tài liệu thành văn của những nghiên cứu trước đây.

Mục tiêu chính của bài viết này là so sánh những đặc điểm văn hóa xưa (trước 1975) và hiện

nay của cộng đồng Stiêng bao gồm phương thức sản xuất, tập quán cư trú và sinh hoạt, phong

tục tập quán, chăm sóc y tế và quan niệm về học vấn, tri thức bản địa và tâm thức của cộng

đồng nhằm chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển bền vững

của xã Đak-Ơr.

1. Về phương thức sản xuất

Phương thức canh tác cổ truyền của người Stiêng là nông nghiệp nương rẫy. Từ cuối

tháng 12 ÂL, họ bắt đầu chọn những khu đất dẻo, có nhiều cây bụi để đốt được nhiều tro tốt

cho cây lúa, gần suối để có nguồn nước tưới. Đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 bắt gieo hạt và

thu hoạch vào tháng 11 ÂL. Kỹ thuật canh tác thô sơ, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, nên

mỗi năm chỉ trồng một vụ lúa vào mùa mưa. Quy trình tỉa lúa thường trải qua các khâu: đốt

cây lấy tro, làm đất, chọc lỗ tra hạt với các dụng cụ thô sơ như rìu, rựa quéo, chà gạc, dao,

gậy chọc lỗ. Một vụ kéo dài 6 tháng, mùa giáp hạt thường thiếu lương thực. Sau 3 vụ lúa nếu

đất trồng bạc màu, họ chuyển đến nơi khác, tiếp tục đốt rừng trồng trọt. Do chưa biết sử dụng

phân bón, hay áp dụng kỹ thuật trong canh tác nên năng suất chỉ đạt 10-15 tạ/ 1000 m2 (so

với ruộng nước của người Việt hiện nay là 1 tấn/1000 m2).

55

Huyện ủy Phước Long – tỉnh Bình Phước (2005), Đăk-Ơr đấu tranh và xây dựng (1960-2005), Nxb Tổng

hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 13. 56

Ủy ban Nhân dân xã Đak-Ơr (2009), Tổng hợp dân số theo dân tộc, Bản đánh máy, tr.1. 57

Phan An (2007), Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở Việt Nam (từ thế kỷ XIX đến năm 1945),

Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.31. 58

Trích từ đề tài cấp bộ: Cộng đồng xã ấp trong sự phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ (2011 – 2020)

do TS. Trần Thị Nhung – Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ làm chủ nhiệm, tác già bài viết này là thành

viên tham gia viết chuyên đề “Cộng đồng người Stiêng ở xã Đak-Ơr”.

Page 105: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

104

Từ năm 1979, theo sự vận động và hướng dẫn của chính quyền xã, một số gia đình

người Stiêng bắt đầu biết trồng cây điều. Hiện nay, người Stiêng đã chuyển hẳn trồng cây lâu

năm như điều, tiêu hoặc cao su. Ông Điểu Đon kể “Thói quen canh tác của người Stiêng là

trồng cây ngắn ngày: trồng lúa, bắp nhưng năm 1992, nhờ ông Bảy Kính, Hai Thài là cán bộ

xã đem giống cây điều về trồng. Gia đình ông Hai Thài (Phan Thành Lan – nguyên chủ tịch

xã Đak-Ơr), ông Kính trồng trước cho bà con đồng bào Stiêng xem, sau đó vận động người

Stiêng trồng theo và gia đình ông bắt đầu trồng điều từ đó”59. Ông Phan Thành Lan cũng đã

khẳng định ông là một trong những người tích cực đem giống điều về trồng thử ở Đak-Ơr,

sau đó đi vận động người Stiêng trồng. Ông còn trực tiếp hướng dẫn họ cách trồng sao cho

đạt năng suất cao.

Trường hợp gia đình ông Điểu Con, đất của gia đình ông được khẩn hoang từ năm

1979, hiện nay trồng tiêu (2 ha – trồng được hai năm), cao su (3 ha – trồng được bốn năm),

điều (5 ha – đang thu hoạch).Giống điều được đặt mua của người Việt ở Bình Long. Hiện gia

đình có máy phát cỏ, máy xịt cỏ, xịt thuốc hỗ trợ cho việc chăm sóc cây trồng. Gia đình ông

không ai học qua trường lớp các kỹ thuật chăm sóc cây, chỉ thấy người Việt làm và làm theo.

Tuy nhiên, ông nói ông có kỹ thuật trồng cao su khác với những người khác trong xã. Ví dụ:

người ta thường tỉa ngọn cây khi nó cao 7 mét nhưng ông để đến 8 m, mỗi cây cách nhau 3 m

(người ta trồng chỉ cách nhau 2 m). Với diện tích đất trồng đó, gia đình ông tương đối đủ

sống60.

Gia đình ông Điểu Đon có cách trồng xen canh rất hiệu quả. Từ năm 1992, ông đã

trồng điều, ban đầu cây điều còn nhỏ, ông vẫn tỉa lúa xung quanh cây điều. Nên trong thời

gian đợi thu hoạch điều gia đình ông vẫn không đói ăn. Điều và lúa trồng xen nhau được 4

mùa. Khi cây điều to, rợp bóng, không thể trồng lúa nữa nên kể từ năm 1996 đến nay, đất nhà

ông chuyển hẳn trồng cây công nghiệp, không còn trồng lúa nữa61.

Người Stiêng đã thay đổi nhiều trong tư duy kinh tế, họ chủ động tìm nguồn vốn đầu

tư thêm cho sản xuất. Ông Điểu Đon nói từ ngày chuyển sang trồng cây công nghiệp, đòi hỏi

vốn đầu tư lớn, với sự hướng dẫn của cán bộ xã, và có được sổ chủ quyền sử dụng đất (năm

2006), gia đình ông bắt đầu biết vay vốn từ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tùy theo diện tích gia đình có được, ngân hàng sẽ cho vay số tiền nhiều hay ít. Năm 2012,

ông vừa vay được 50 triệu đầu tư vào trồng mới mấy trăm gốc cây tiêu62.

Theo thời gian, từ sau năm 1975 đến nay, từ một cư dân chỉ trồng lúa rẫy, hoa màu,

mỗi năm có một vụ mùa, kinh tế bấp bênh người Stiêng đã chuyển hẳn trồng cây lâu năm

(điều, tiêu, cao su, cà phê) cho năng suất cao, cuộc sống ổn định. Để có kết quả này, ban đầu

là sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ xã, đến nay chính quyền xã thường xuyên có những lớp

khuyến nông, cán bộ của hội nông dân trực tiếp hướng dẫn người Stiêng kỹ thuật trồng các

loại cây công nghiệp: cao su, cà phê, điều, tiêu.

Sinh kế của cộng đồng có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Cộng đồng

ban đầu sống bằng săn bắn hái lượm – đến trồng rẫy với những cây nông nghiệp ngắn ngày,

chỉ đáp ứng cầu lương thực của cộng đồng, chưa có tích lũy kinh tế, đến năm 1992 trồng cây

công nghiệp, người dân bắt đầu có tích lũy kinh tế. Mức thu nhập và mức sống của cộng

59 Điểu Đon, Nội dung phỏng vấn, Ngày 12-04-2012. 60 Điểu Con, Nội dung phỏng vấn, Ngày 12-04-2012. 61 Điểu Đon, bài viết đã dẫn. 62 Điểu Đon, bài viết đã dẫn

Page 106: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

105

đồng không ngừng được cải thiện do trình độ sản xuất ngày càng phát triển. Đến năm 2011,

nhà nào cũng có máy phát cỏ, máy phun thuốc trừ sâu, có máy xới đất, áp dụng khoa học kỹ

thuật, chọn giống, chọn phân (dùng phân hữu cơ thay cho phân hóa học, hạn chế sự bạc màu

của đất, cải tạo đất).

Khu đất quanh nhà cũng được họ tận dụng trồng cây ăn trái: chuối, xoài, mít, hay rau

để cải thiện bữa ăn hàng ngày: mướp, bầu, bí hoặc nuôi gà, heo.

Bên cạnh nghề nông, một số gia đình ít đất sản xuất, nhóm người lớn tuổi, phụ nữ đã

kết hôn thường chọn những công việc gần nhà, làm thuê cho các công ty cao su (cạo mủ cao

su, chăm sóc cây cao su), lột vỏ điều. Đối với nhóm người trẻ đi làm công nhân tại các nhà

máy, xí nghiệp, nam giới phụ hồ, họ thường ở lại nơi làm việc, gửi tiền về cho gia đình hàng

tháng. Tuy nhiên, số đi làm thuê này không nhiều, do thói quen sinh hoạt, phần lớn người

Stiêng không thích “gò bó” trong kỹ luật nơi làm việc, và hiệu suất lao động của người Stiêng

cũng thấp hơn so với người Việt nên các công ty, xí nghiệp cũng hạn chế việc tuyển nhân

công người Stiêng.

Nhìn chung, hoạt động kinh tế của người Stiêng hiện nay khá đa dạng, mỗi gia đình

có nhiều nguồn thu nhập phụ bên cạnh nguồn thu nhập chính là trồng cây công nghiệp. Từ

năm 2000, mức sống của họ được cải thiện thể hiện qua các phương tiện vật chất trong gia

đình: nhà tranh, vách lồ ô được thay bằng nhà xây tường, mái tole, nền gạch. Trong nhà có

các vật dụng hiện đại (tivi đầu đĩa DVD, VCD, tủ lạnh, bếp gas), bữa ăn giàu dinh dưỡng

hơn, các nhu cầu vui chơi, giải trí, học tập được cải thiện.

Tuy nhiên, Đak-Ơr ngày nay không còn của riêng tộc người Stiêng, do tính toán làm

ăn không hiệu quả, do bệnh tật, hoặc do chủ đích của người Việt mà đất đai của người Stiêng

ngày càng ít dần do họ bán hoặc cầm cố cho người Việt khi họ không có khả năng trả số tiền

mà họ mượn. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Đak-Ơr, năm 2012, chủ sở hữu của 55

trang trại có diện tích 524 ha ở thôn 6 và thôn 7 của xã trồng cao su, cà phê, điều, tiêu đều là

của người Việt63, trong khi người Stiêng là cư dân đầu tiên khai phá vùng đất Đak-Ơr này,

người Việt chỉ là những người mới di cư đến đây từ 1979 theo chương trình đi khai thác vùng

kinh tế mới.

Diện tích đất do người Stiêng làm sở hữu ngày càng ít đi, họ phải tận dụng số đất ít ỏi

còn lại để canh tác đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày và đã không thể duy trì lối tư duy

phân chia đất đai thành đất canh tác, đất dự trữ, đất ở và đất cấm. Khu đất được người Stiêng

linh thiêng hóa bằng các câu chuyện có liên quan đến thần rừng, thần núi để cấm con người

khai phá nhằm bảo vệ rừng đầu nguồn có vai trò giữ đất, giữ nguồn nước giọt cho cộng đồng,

hay nguồn đất dự trữ để cho đất có khoảng thời gian để phục hồi độ màu mỡ, tránh tình trạng

bạc màu đã không còn nữa. Ngày nay, cộng đồng chỉ còn khu đất canh tác, điều này có nghĩa

làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng nói riêng của xã Đak-Ơr nói chung.

Mặt khác, việc khai thác triệt để nguồn đất đai để trồng cây công nghiệp dẫn đến tình trạng

làm giảm độ màu mỡ của đất.

63Ủy ban Nhân dân xã Đak-Ơr, Biểu tổng hợp số lượng trang trai trên địa bàn xã Đak-Ơr, huyện Bù Gia

Mập, Ngày 20/4/2013, Bản đánh máy, tr1.

Page 107: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

106

2. Về tập quán cư trú

Người Stiêng vốn là cư dân trồng lúa rẫy, sống du canh du cư theo từng cụm trong

các cánh rừng, dọc theo các con suối để có nước tưới tiêu và sinh hoạt. Như lời ông Điểu

Đon “từ đời cha của tôi trở về trước gia đình sống du canh, du cư. Thời gian sống ở một nơi

dài nhất là ba năm – sau ba mùa lúa rẫy, đất bạc màu không thể trồng tiếp, gia đình di chuyển

sang khu vực khác sống (cũng trong cánh rừng này). Sau ba năm đất chỗ cũ phục hồi độ màu

mỡ, cây lên cao, gia đình quay lại tiếp tục phát rừng trồng rẫy”64. Từ tháng 7 năm 1977, cán

bộ xã trực tiếp đi vào rừng vận động, giải thích cho người Stiêng ích lợi của việc sống định

cư, với phương châm “5 gần, 3 có” (gần Đảng, gần nhau, gần đường, gần chợ, gần trường

học, có nước, có đất, có bưng để sàn xuất)65. Ban đầu người Stiêng không hưởng ứng sự vận

động này, nhưng sau khi một vài gia đình bỏ rừng ra sống gần đường, gần chợ, cuộc sống ổn

định hơn, dần dần người Stiêng bắt đầu sống định canh định cư. Hiện nay, người Stiêng đã

bỏ hẳn tập quán du canh, du cư, làm nhà sống tập trung tại các thôn (nhưng bên cạnh đó họ

vẫn làm nhà tạm trong rẫy) gần đường, gần trường học, trạm y tế, gần chợ thuận lợi cho việc

đi lại, buôn bán, học tập và chữa bệnh. Cộng đồng đã không còn sống khép kín như trước đây

nữa, giao lưu buôn bán, tiếp xúc văn hóa với các người Việt.

Sống định cư, nên nhà ở của người Stiêng cũng khác trước, phần lớn nhà ở của người

Stiêng đã được xây dựng bán kiên cố, nền gạch, vách tường, mái tole thay thế cho những căn

nhà tạm bợ bằng tre nứa, mái tranh, nền đất.

Cuộc sống định cư, xa rừng, xa suối, thói quen dùng nước suối trong sinh hoạt dần

dần được thay bằng việc dùng nước giếng, đặc biệt từ năm 1976, nhà nước đầu tư khoan

giếng cho dân, ban đầu ba nhà được một giếng nước, về sau mỗi nhà đều có giếng nước. Cho

đến nay, người Stiêng không còn sử dụng nước suối trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, cán bộ y tế

thường xuyên giải thích để người Stiêng nên uống nước đun sôi để tránh một số bệnh về

đường tiêu hóa.

Đến năm 1963, người Stiêng vẫn còn giữ tập tục cà răng, căng tay, không mặc áo chỉ

mặc cái troi (miếng vải bằng ba cánh tay quấn lại), và nếu có mặc áo cũng chỉ là áo bằng vỏ

cây. Trẻ em thì ở trần truồng cho tới khoảng 10 tuổi mới đóng khố.Sau năm 1975, họ đã bỏ

tục cà răng, căng tay, mặc quần áo như người Việt. Chiếc khố truyền thống còn lại rất ít vì

nghề dệt truyền thống của người Stiêng cũng không còn phổ biến do giá của một bộ trang

phục mua sẳn rẻ hơn rất nhiều so với một tấm vải được dệt thủ công.

Từ một cộng đồng sống du canh du cư chuyển sang định cư gần đường giao thông, có

điện, đường, trường, trạm đảm bảo sự phát triển của cộng đồng (phát triển về dân số và chất

lượng cuộc sống). Từ khoảng trên dưới 500 người66 vào cuối thế kỷ XIX đến năm 2009 đã có

3.741 người Stiêng ở Đak-Ơr. Nhu cầu thiết yếu: cơm ăn, nhà ở, nước uống, nước sinh hoạt,

nhu cầu giải trí, nhu cầu y tế và học hành đã được cải thiện.

64Điểu Đon, Nội dung phỏng vấn, Ngày 11-04-2012. 65Huyện ủy Phước Long – tỉnh Bình Phước (2005), Sđd, tr.61. 66 Phan Thành Lan (nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đăk-Ơr ), Nội dung phỏng vấn, Ngày 12-04-2012

Page 108: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

107

3. Phong tục tập quán và đời sống tinh thần

Độ tuổi kết hôn tăng dần theo thời gian, trước đây ba thế hệ (đầu thế kỷ XX), nam nữ

có thể kết hôn từ 13 – 17 tuổi, con cái sinh ra từ người cha, người mẹ chưa có một cơ thể

hoàn chỉnh, và chăm sóc y tế kém do tập quán sinh tại nhà nên tỷ lệ trẻ em sống thấp. Từ sau

năm 1975, theo luật pháp, độ tuổi kết hôn của thế hệ thứ hai là 16 – 18 tuổi, và hiện nay tuổi

kết hôn trung bình 18 - 20 tuổi. Trước năm 1975, người Stiêng không cho phép những người

cùng dòng họ kết hôn với nhau, và bị kết tội là loạn luân nếu kết hôn cùng họ, dân làng sẽ

phạt vì cho rằng cuộc hôn nhân cùng họ này là nguyên nhân gây nên dịch bệnh, thiên tai, mất

mùa. “Già làng là người chủ trì của buổi trừng phạt hôm đó. Họ chọn một bãi đất bằng

phẳng, trói hai người lại và bắt quỳ trước đóng lúa cháy, rắc ớt bột xông lên mắt, mũi cho

sặc. Sau đó tiếp tục bị bắt phạt phải ăn thức ăn được đổ trộn vào một cái máng dành cho heo,

ăn bằng mồm chứ không được dùng tay. Đồng bào xem lấy nhau cùng dòng tộc thì như loài

vật. Dân làng chứng kiến và nhổ nước bọt vào những người phạm tội loạn luân”67. Hiện nay,

hình thức phạt này không còn nữa, vì luật pháp của nhà nước đã thay thế luật tục, không cho

phép con người đối xử nhau như thế.

Tục thách cưới của người Stiêng tuy không còn phổ biến nhưng vẫn còn ở một số gia

đình còn thế hệ ông bà, gia đình nhà trai nghèo sẽ không cưới được cô gái mà gia đình đưa ra

thách cưới cao, hoặc những đôi vợ chồng sau khi mượn nợ tổ chức đám cưới mà phá sản.

Ông Điểu Lên (thôn 4, xã Đak-Ơr) đã kểgia đình ông vốn có 5 ha đất trồng điều, trước đó đã

cầm cố, rồi bán 3 ha để chữa bệnh cho người vợ, 2 hecta còn lại do cưới vợ cho ba người con

trai ông buộc phải cầm cố trong 20 năm (với giá gần 100 triệu đồng) để mua sính lễ cưới vợ

cho con (do mỗi người con trai phải mang sính lễ qua nhà gái: 1 con trâu, 1 con bò, 8 con

heo, 6 cái tố mà gia đình không có tiền) và làm tiệc đãi bà con, rất tốn kém, nhưng đó là

phong tục truyền thống không thể bỏ được. Xung quanh nhà chỉ còn 8 sào đất, trồng cây ăn

trái và rau để gia đình ăn hàng ngày. Hiện nay, cả gia đình ông sống bằng nghề làm thuê (làm

cỏ mỗi ngày được 150.000đ), hái rau rừng bán (hái lá nhíp bán một bó 20.000 đ) và mỗi

tháng ông có thêm 2 triệu đồng lương hưu (do ông từng là bộ đội) để mua gạo. Gạo vẫn là

thứ rất quý đối với gia đình ông, trong nhà có một cái phòng nhỏ, tôi thấy khi ra vào người

vợ của ông đều khóa cửa. Khi tôi hỏi, bà giải thích nơi đó dùng để cất gạo. Hàng tháng, ngay

khi có lương của ông, bà đi mua gạo ngay, có gạo đủ ăn trong tháng là không lo gì. Bữa ăn

gia đình thường chỉ có cơm , ít rau do nhà trồng được, thỉnh thoảng (tháng một lần) mới có

tiền đi chợ mua thịt, mua cá68.

Hiện nay, lễ cưới người Stiêng được tổ chức đơn giản hơn không còn thực hiện nghi

lễ hiến sinh khi đoàn rước dâu về nhà trai, cô dâu không còn bước qua một lưỡi búa và cái

sừng trâu được đặt ngay cửa, lễ cưới không kéo dài nhiều ngày và tổ chức linh đình để cả

làng cùng dự tốn kém. Tục nối dây theo truyền thống đã không còn được duy trì vì phải tuân

theo luật pháp của nhà nước. Người Stiêng ảnh hưởng cách tổ chức lễ cưới của người Việt,

thuê dịch vụ tổ chức đơn giản, diễn ra trong một buổi.

Tập tục chôn theo người chết những đồ dùng lúc sinh thời người này dùng đã giảm đi

nhiều vì những đồ dùng có kích thước lớn không bỏ vào quan tài được, họ đặt quanh mộ bị

67Trần Văn Ánh (chủ nhiệm), Đời sống văn hóa người Stiêng ở Bình Phước, Đề tài cấp bộ, Năm 2011. Bản

đánh máy, tr.56. 68Điểu Lên, Nội dung phỏng vấn, Ngày 12-04-2012.

Page 109: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

108

kẻ trộm lấy mất.Việc làm cho người chết một cái nhà bằng tranh có hàng rào bao quanh cũng

không còn phổ biến.

Theo quan niệm xưa, trong cộng đồng người Stiêng có hiện tượng ma lai “một người

được xem là ma lai khi ban đêm họ biến thành ma quỷ đi hút máu làm người khác ốm đau,

chết chóc… người bị nghi là ma lai sẽ bị buộc phải trả lại toàn bộ phí tổn mà người nhà có

người bị bệnh tật đã bỏ ra để nhờ thầy cúng, bà bóng phải chạy chữa cho những người bệnh

tật, ốm đau trong sóc, nếu người bị bệnh chết: người bị nghi là ma lai bị đưa vào rừng thủ

tiêu bằng cách chặt đầu hoặc chôn sống, vợ con sẽ bị bán đi nơi xa”69. Cho đến năm 2000, ở

xã Đak-Ơr, một số người Stiêng vẫn còn tin vào điều này. Ông Điểu Con kể, em cùng mẹ

khác cha của ông là Điểu Doi bị con rể tên Điểu Thời chém năm 1996 vì anh ta nghĩ rằng ông

Điểu Doi là ma lai, xuất hiện trong giấc mơ của anh ta, sẽ theo hại anh ta. Vụ việc được

chính quyền xã xử công khai để giúp người dân hiểu rõ đây là hủ tục cần loại bỏ, Điểu Thời

bị kết án chung thân.70 Từ sau vụ việc này đến năm 2012 không còn xảy ra vụ nào tương tự.

Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi làm một số nghi lễ liên quan đến nông

nghiệp nương rẫy bị mất đi: lễ cầu mưa, tục cúng lúa chữa, lễ hội đâm trâu, lễ mừng lúa mới.

Tuy nhiên, một số gia đình khá giả khi được mùa vẫn tổ chức lễ quay đầu trâu để cúng tạ ơn

các Yang, cầu mong sự sinh sôi nảy nở cho muôn vật, sự bình an cho gia đình dòng họ và cả

cộng đồng. Ông Điểu Đon kể năm nào trúng mùa ông tổ chức lễ cúng Thần Lúa (Ông nói

cúng theo ông bà vậy thôi chứ giờ đâu có trồng lúa nữa), cúng vườn. Nhưng quan trọng nhất

là gia đình vẫn tổ chức lễ quay đầu trâu là dịp các thành viên trong dòng họ tụ hội về. Tháng

10 năm 2011, nhà ông trúng mùa điều, ông tổ chức lễ quay đầu trâu. Mua 2 con trâu 40 triệu

đồng, làm 10 tố (ché) rượu, ông ước lượng khoảng 60 triệu. Tôi hỏi rằng ông có phải ông tổ

chức lễ quay đầu trâu để tăng uy tín trong làng không, ông trả lời không phải. Vì trúng mùa

thì tổ chức cúng thần, từ đời xưa tổ tiên ông đã làm, mình theo ông bà mà làm, để vui thôi,

thích làm vậy đó, có của ăn của để thì khao làng cho vui chứ không có gì cả. Năm nào làm ăn

được thì khao làng, mời hết thôn luôn, có khi làm lớn còn mời thôn khác nữa, càng đông

càng vui. Năm nào không được mùa thì không tổ chức, vậy thôi, không ai bắt buộc mình71.

Những loại bùa ngải yêu, ghét, bùa ngải chữa bệnh, bùa ngải giết người từng chi phối đời

sống tinh thần của cộng đồng trong thời gian dài nhưng hiện nay do tiếp thu tri thức khoa học

thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (chủ yếu là tivi), người Stiêng không còn

tin tuyệt đối vào các loại bùa ngải này nữa.

Ngày xưa sống trong rừng, lửa rất quan trọng đối với một gia đình: lửa thắp sáng, lửa

sưởi ấm, lửa nấu chín thức ăn, chống thú dữ nên không thể để lửa tắt “họ thường dùng gốc tre

hoặc lồ ô, chặt khúc để vào bếp lửa, trước khi đi ngủ lấy tro lấp lại để giữ bếp lúc nào cũng

có lửa”72. Ngày nay, nhà nào cũng có điện thắp sáng, có thể dùng bếp gas hay bếp điện để

nấu thức ăn nên quan niệm giữ cho bếp lửa cháy liên tục đã không còn nữa, thậm chí vào

mùa khô nó còn là nguyên nhân gây hỏa hoạn, người Stiêng không còn giữ lửa trong bếp như

trước đây.

69Trần Văn Ánh (chủ nhiệm), Bài đã dẫn, tr.85 70Điểu Con, Nội dung phỏng vấn, Ngày 12-04-2012. 71Điểu Đon, Nội dung phỏng vấn, Ngày 11-04-2012. 72Trần Văn Ánh (chủ nhiệm), Bài đã dẫn, tr.84.

Page 110: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

109

4. Chăm sóc y tế:

Trước năm 1975, chưa tiếp xúc với người Việt, người Stiêng quan niệm bệnh tật là

do thần phạt vì đã vi phạm điều kiêng kỵ và chỉ có hầy hùm, thầy mo mới biết nguyên nhân

bị bệnh và có khả năng trị bệnh. Nếu không mời thầy hùm, thầy mo, họ sẽ chữa bệnh bằng

thảo mộc. Hầu hết những người lớn tuổi đều biết công dụng của một số loại cây: vỏ cây bằng

lăng, lá ổi chữa đau bụng; cây karya cầm máu, hạt đười ươi trị bệnh gan, giúp tiêu độc, thông

phổi (nhưng kiêng kỵ với phụ nữ có thai)

Hiện nay, khi bệnh người Stiêng đến trạm y tế khám hoặc tự mua thuốc ở nhà thuốc tây nên

họ không còn nhớ những bài thuốc gia truyền.

Theo truyền thống, việc sinh đẻ, chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh thường dựa trên

kinh nghiệm. Phụ nữ sinh con tại nhà, khi quá trình sinh gặp khó khăn họ được cho uống một

loại thuốc bằng thảo mộc có trong làng. Người mẹ sẽ tự tay cắt rốn cho con mình “người ta

dùng hai ngón tay là ngón giữa và ngón trỏ của bàn tay để đếm và cắt. Đếm ba lần như vậy từ

chân rốn trở ra, có nghĩa là ba lần của cả hai ngón tay, cứ mỗi lần đo người ta buộc một sợi

chỉ vào, ba lần làm như vậy, sau đó sẽ cắt ở nốt thắt thứ hai của cái rốn.”73. Vì sinh ở nhà nên

người cha luôn phải ở bên cạnh và làm nhiệm vụ “lấy cái nhau và đoạn rốn của đứa trẻ bỏ

vào bầu khô, dùng tro bếp bịt kín cuống quả bầu rồi mang vào rừng, treo lên một cành cây

to”74 với mong muốn cho trẻ mau lớn. Vai trò của bà mụ rất quan trọng, là người đỡ đẻ và có

kinh nghiệm trong việc chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh. Những người lớn tuổi còn nhớ một bài

thuốc dành cho phụ nữ mới sinh có sáu vị: rau bưng (stưng), đọt mây (tơmbrá), cây me rừng

(tăm bư), đọt mây đắng (lúc đăng), cây bưng (tâm bưng) và rễ đeng có tác dụng cầm máu,

không gây ốm, có nhiều sữa, nhanh bình phục75.

Trạm y tế xã được xây dựng năm 1976, khoảng cách từ thôn xa nhất ra trạm khoảng

5, 6 km, phụ nữ Stiêng cũng được cán bộ phụ nữ người Việt giải thích những nguy hiểm mà

họ sẽ gặp khi sinh con tại nhà, vận động họ nên sinh tại trạm y tế. Từ năm 1980, phụ nữ

Stiêng bắt đầu sinh con tại trạm xá, tính mạng của sản phụ và trẻ sơ sinh được an toàn hơn.

Môi trường sống thay đổi (không còn sống trong rừng), thói quen dùng thuốc tây

chữa bệnh đã làm mai một đi những hiểu biết của Stiêng về công dụng chữa bệnh của một số

loài thảo mộc vốn là nguồn tri thức quý giá của cộng đồng. Trong số 20 người chúng tôi

phỏng vấn (năm 2012) chỉ còn 3 người còn nhớ dưới 10 tên thảo mộc và công dụng chữa

bệnh của nó. Phải chăng, khi tiếp thu “cái mới”, con người thường bỏ quên “cái cũ” vốn là tri

thức của tộc người mình.

5. Quan niệm về học vấn

Là tộc người thiểu số, trước đây người Stiêng chưa quan tâm đến vấn đề học vấn.

Theo các ông Điểu Con (sinh năm 1940), Điểu Lên (sinh năm 1950), Điểu Đon (sinh năm

1952) thế hệ các ông trở về trước người Stiêng không biết chữ. Ông Điểu Con kể ngày đó

lính Pháp có vào rừng kêu gọi người dân đi học để làm việc cho Pháp nhưng “ba mẹ tôi cho

rằng nếu đi học biết chữ, chính quyền Pháp sẽ bắt đi lính là chết, nên mỗi lần lính Pháp vào

73Trần Văn Ánh (chủ nhiệm), Bài đã dẫn, tr.67 74Trần Văn Ánh (chủ nhiệm), Bài đã dẫn, tr.67. 75Trần Văn Ánh (chủ nhiệm), Bài đã dẫn, tr.83.

Page 111: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

110

làng bắt đi học là tôi bỏ trốn”76. Sau năm 1975, cán bộ xã đi tận vào thôn vận động người

Stiêng đến trường. Ban đầu chỉ có vài người cho con đi học, sau đó họ biết ích lợi của việc

học nên dần cho con đi học.

Kinh tế gia đình ông Điểu Lên khó khăn nên trình độ học vấn của các con ông chưa

cao Điểu Thị Lệ học hết lớp 3 Điểu Phương học hết lớp 8 Điểu Huệ học lớp 3 Điểu Srơn

học lớp 4 Điểu Dơi đang học lớp 9 nhưng nhà không có tiền đóng học thêm (mỗi tháng

250.000đ) nên phải nghỉ học, vì không học thêm không theo kịp chương trình77.

Điều kiện gia đình ông Điểu Con khá hơn, con trai út ông là Điểu Mích (1988), đang

học năm thứ 4 Đại học quân sự Hà Nội78.

Con trai cả của Điểu Đon – Điểu Thanh, là học sinh giỏi, được huyện Phước Long cử

tuyển đi học đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay đang công tác tại huyện

Bù Gia Mập. Ông nói đó là niềm vinh dự không chỉ của riêng gia đình ông mà là niềm vinh

dự của cả cộng đồng ông. Những đứa con sau của ông không được học vì lúc đó ông và vợ

ông phải đi làm rẫy, không ai trông em, chị lớn phải ở nhà trông em. Hiện nay gia đình ông

còn ba đứa con đi học (2 gái, 1 trai). Theo ông, các con ông học kém. Con gái Điểu Thị Xơn,

20 tuổi nhưng đang học lớp 10 (người Stiêng không đi học đúng tuổi như người Việt) mỗi

năm phải đóng đến 1,5 triệu (500.000 đồng tiền học chính quy và 1.000.000 tiền học phụ

đạo) – Theo ông đây là số tiền không nhỏ, nên những gia đình nghèo người Stiêng không thể

cho con đi học, mặc dù mỗi tháng một học sinh được lãnh 80.000 đồng theo chính sách ưu

tiên cho tộc người thiểu số. Hai đứa con nhỏ nhất Điểu Ha (1994) và Điểu Thị Pha (1996)

đều đang học lớp 7. Ông có nguyện vọng cho con học lên đại học “nhưng không biết chúng

có học nổi không”79. Người Stiêng hiện nay đã chú trọng đến việc cho con cái đến trường.

Nhóm người ở độ tuổi 18 – 25 tuổi tỷ lệ mù chữ là 2/585 nhân khẩu trong khi nhóm từ 46

đến 60 tuổi có đến 23 người/ 585 người. Nhóm người trên 60 tuổi không có người tốt nghiệp

cao đẳng, đại học, trung học cơ sở, chỉ có 1 trường hợp tốt nghiệp phổ thông trung học80.

Như vậy, người Stiêng đã có những thay đổi nhất định trong việc nhận thức về vai trò của

giáo dục học đường. Những người ở nhóm tuổi 30 – 40 quan tâm nhiều hơn đến việc học của

con. Điều này thể hiện rõ hiện rõ qua số học sinh người Stiêng đến trường tăng, trong mỗi

thôn đều có điểm trường tiểu học dành cho người dân trong thôn, việc đến trường thuận lợi.

Hiện nay có 3.902 em học sinh theo học các cấp, tăng 1.382 em so năm học 2004-2005.

Trong đó có 1.040 em học sinh là dân tộc thiểu số, tăng 139 em81.

6. Tri thức bản địa

Trước năm 1975, người Stiêng hoàn toàn sống trong rừng, dựa vào tài nguyên rừng

để sinh tồn nên họ có nhiều kinh nghiệm săn thú rừng. Đó là kinh nghiệm xác định vị trí của

thú. Họ biết săn heo rừng vào múa trái cầy chín, săn chồn ở những điểm có nhiều cà ua, săn

nai ở khu vực cây xanh có nhiều chồi non, săn gà rừng vào mùa nắng. Để săn được thú họ

sáng tạo ra các loại “bẫy kẹp, hố, bẫy thắt cổ, bẫy đạp, bẫy ống, bẫy cung tên, bẫy lò xo hay

76 Điểu Con, Nội dung phỏng vấn, Ngày 11-04-2012. 77 Điểu Lên, Nội dung phỏng vấn, Ngày 13-04-2012. 78 Điểu Con, Nội dung phỏng vấn, Ngày 11-04-2012. 79 Điểu Đon, Nội dung phỏng vấn, Ngày 11-04-2012. 80 Trần Văn Ánh, bài viết đã dẫn, tr.123. 81 Ủy ban Nhân dân xã Đăk-Ơr, Báo cáo Tổng kết tình hình thực nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã

hội, an ninh quốc phòng nhiệm kỳ 2004-2011, Ngày 10-08-2011, tr6.

Page 112: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

111

nỏ, tên”82 để săn heo rừng, gà rừng, nai, kỳ đà, các loại chim. Họ dùng một số loại cây chế ra

chất gây tê tẩm vào tên để khi con thú bị trúng tên sẽ bị tê liệt, thợ săn dễ dàng bắt chúng.

Bẫy được đặt nơi thú tập trung, những luồng lạch chúng có thói quen sử dụng. Để duy trì

nguồn thú, người Stiêng không săn bắt thú tại những khu rừng cấm, không săn thú vào mùa

sinh sản, không săn những con thú còn nhỏ, không phá nơi chúng ở như hang, tổ, hốc đá. Đó

những tri thức đáng trân trọng.

Các loại rau rừng là nguồn thức ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Stiêng

trước đây. Măng lồ ô, đọt mây, rau bép, lá nhíp có vị ngọt hơi béo. Theo người Stiêng rau

nhíp là loại rau rừng ngon nhất, có tính lành, chứa nhiều dinh dưỡng và có thể chế biến với

nhiều món ăn khác nhau.

Ông Điểu Con còn nhớ công dụng của cây nham chữa được rất nhiều bệnh bằng cách

nấu chín (cây nham người Việt gọi là cây thuốc cá hay còn gọi là dây thuốc cá, dây duốc cá,

dây mật, dây có, lẩu tín, tên khoa học là Derris tonkinensis hay Derris elliptic, thuộc bộ Đậu.

Đó là loại dây leo, thân dài 7-110m. Lá kép gồm 9-13 lá chét, mọc so le, dài 25-35cm, lá chét

lúc đầu mỏng, sau dai, dày, hình mác, đầu nhọn, phía dưới tròn. Hoa nhỏ, trắng hoặc hồng.

Quả dẹt, dài 4-8 cm). Cây thuốc cá dùng để thuốc cá, trừ sâu nhưng không có hại qua đường

tiêu hóa với người và động vật máu nóng. Có thể dùng để chữa viêm mũi dị ứng, tẩy giun,

chữa ghẻ. Treo trên sừng trâu có tác dụng xua đuổi dòi ký sinh. Cây cú (kyy) mọc nhiều

trong rừng, nấu nước tắm trị rơm sải, hoặc uống để trị bệnh trái rạ. Và còn nhiều loại cây

thuốc nữa nhưng ông không nhớ tên vì lâu quá, giờ không dùng nữa.

Nghề khai thác mật ong rừng đã hình thành từ rất sớm. Họ biết chọn thời điểm các

loại hoa rừng nở, ong vừa chín mật để khai thác mật ong.

Hiện nay, diện tích rừng còn lại trở thành rừng phòng hộ bị cấm khai thác. Người

Stiêng không còn dùng những tri thức này trong cuộc sống hàng ngày, nó dần dần bị mai

một, chỉ còn lại trong ký ức của những người lớn tuổi.

7. Tâm thức cộng đồng

Trước năm 1975, nhà nước chưa xác lập nền hành chính tại Đăk-Ơr, người Stiêng tự

quản theo dòng họ, chưa có một tổ chức xã hội nào. Vì sống trong rừng nên mọi thành viên

của cộng đồng rất ý thức trong việc tuân thủ những quy ước để bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn

nước suối không bị ô nhiễm – (không bỏ rác, phóng uế xuống suối). Cộng đồng có luật tục

chỉ chọn đất rẫy ở vùng rừng cây bụi nhỏ, đất dẻo, không được chọn đất canh tác nơi rừng già

nhiều cây cổ thụ lâu năm (bảo vệ rừng). Họ gọi đó là rừng bbri prá (prá: người già, tổ tiên) -

rừng của tổ tiên ông bà hay rừng thiêng- nếu ai vi phạm: chặt gỗ, phá rừng trồng rẫy ở những

khu rừng này sẽ bị cộng đồng phạt theo luật tục. Đặc biệt, nơi nào có con hoẵng kêu sẽ không

phát rẫy vì họ tin rằng đó là điềm báo không lành, nếu phát rẫy khu vực đó sẽ bị thần Rừng

trừng phạt. Như lời ông Điểu Con “Khi ấy đất rừng mênh mông, gia đình nào cũng có thể tự

khai phá. Tuy nhiên, theo niềm tin của cộng đồng cũng có những chỗ “cữ” không được phá

rừng. Đó là những chỗ có cây cổ thụ to, nơi có ma rừng trú ngụ, nếu ai khai phá rừng đó sẽ bị

thần quở trách mà bệnh chết. Hoặc những chỗ mà người ta thấy có đá, có rắn, là điềm báo

82 Nguyễn Thị Thạch Ngọc (2013), “Tri thức bản địa của người Stiêng trong khai thác động vật”, trong kỷ

yếu hội thảo Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Đông Nam bộ: truyền thống và biến đổi, Khoa

Nhân học, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn. Bản đánh máy, tr.130.

Page 113: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

112

không được khai phá. Hay khi dự định phát hoang chỗ đất nào, đêm trước con mển kêu “oát

oát” tại chỗ đó sẽ không ai dám làm nữa.”83. Ngày nay, rừng tự nhiên đã trở thành rừng bảo

hộ của quốc gia người dân không có có quyền tự khai thác những quy định này cũng dần mất

đi và được thay thế bằng những luật khác cho phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại. Ở thôn 4,

người Stiêng đưa ra quy ước trong mùa thu hoạch điều không ai được vào rẫy nhặt điều.

Hằng năm ,người ở thôn đóng một khoản tiền “an ninh trật tự” để trả cho dân quân. Dân

quânlàm nhiệm vụ đi tuần tra các vườn điều trong thôn. Những người nhặt trộm điều sẽ bị

đưa lên xã xử phạt theo luật dân sự. Theo ông Lê Cao Hùng mỗi thôn đều có bản quy ước,

như quy ước của thôn 6 thiên về vấn đề bảo vệ môi trường. Bản quy ước ghi rõ ai xả rác bừa

bãi thì sẽ bị cảnh cáo (nếu bắt được) sau đó nếu tiếp tục vi phạm 2-3 lần thì bị phạt tiền, sẽ bị

xử lý hành chính. Đường thôn không ai được sang lấp hay làm nhà, khi làm nhà phải làm

rãnh thoát nước để chảy xuống mương không để chảy ra đường làm lầy đường và hư đường.

Vấn đề khác, quy ước về quan hệ tình làng nghĩa xóm phải giúp đỡ nhau khi tối lửa tắt đèn,

cho vay tiền lãi suất thấp, tránh tình trạng thế chấp, cầm cố đất đai84.

8. Những nguy cơ cuả cộng đồng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững

Thực trạng người Stiêng mất đất sản xuất trở thành hiện tượng đáng báo động, có tác

động không nhỏ đến sự phát triển bền vững của xã do khoảng cách giàu – nghèo ngày càng

lớn. Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân xã, năm 2011 có 223 hộ người Stiêng đang cầm cố

đất với diện tích 375,9 ha, có nhiều hộ cầm từ 10 đến 30 năm85. Là cư dân bản địa, vốn là

người khai hoang đất đai với diện tích lớn nhưng hiện nay rất nhiều người Stiêng mất hết đất

sản xuất, rơi vào tình trạng nghèo đói. Theo danh sách hộ nghèo năm 2011 trong tổng số 871

hộ nghèo toàn xã có 429 hộ người Stiêng86. Nguyên nhân nghèo đói do bán hết đất sản xuất,

lười lao động, không tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày.

Theo ông Lê Cao Hùng, trưởng thôn 6, xã Đak-Ơr, trong thôn 6 có hai hộ không còn

cả đất ở, nên cả gia đình rày đây mai đó, ở đậu đất nhà người khác như hộ: Điểu Khối (gia

đình có 7 người), Điểu Lúc (nhà bán, còn đất). Do túng quẫn, ban đầu họ cầm cố đất sản

xuất, sau đó bán luôn đất nền nhà với giá rẻ như cho người Việt, họ bán nhưng không khai

báo, bán bằng giấy tay. Khi hỏi thì họ bảo người nhà họ bệnh bán để chữa bệnh, hoặc bán để

mua thức ăn. Phong tục tập quán có nguy cơ không giữ được vì không có kinh tế. 100 hộ

đồng bào dân tộc thì chỉ có 15 hộ giữ được phong tục của mình. Nguyên nhân là do tính toán

của họ không bằng người Việt. Đất này là do họ khai phá, trước đây chỉ có 40-50 hộ người

Việt còn lại là người dân tộc, đến bây giờ theo báo cáo của xã là khoảng 4000 hộ người Kinh,

còn người dân tộc còn 800 hộ87.

Do phá rừng làm rẫy, gây xói mòn, nguồn nước cạn kiệt vào mùa khô, nghiêm trọng

nhất vào 2004, xảy ra hạn hán, thiếu nước tưới (giếng không có nước) các vườn tiêu, cà phê

chết hàng loạt. Các con suối tự nhiên, vào mưa, lòng chảy rộng, chảy cuồn cuộn, nước đục

ngầu, gây xói mòn đất, mùa khô lòng suối cạn nước.

83 Điểu Con, Nội dung phỏng vấn, Ngày 12-04-2012. 84 Lê Cao Hùng (Trưởng thôn 6), Nội dung phỏng vấn, Ngày 17-05-2012. 85 Ủy ban Nhân dân xã Đak-Ơr, Báo cáo về tình hình thực hiện Chỉ thị 14/2010/CT-UBND ngày 15/9/2010

của UBND tỉnh Bình Phước (về tình hình cầm cố đất đai), Ngày 28 tháng 7 năm 2011, Bản đánh máy,

tr.1. 86 Ủy ban nhân dân xã Đak-Ơr, Danh sách hộ nghèo xã Đak-Ơr năm 2011, Bản đánh máy. 87 Lê Cao Hùng, Nội dung phỏng vấn, Ngày 17-05-2012.

Page 114: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

113

Dân số tăng nhanh, diện tích cây trồng tăng đồng nghĩa với việc diện tích rừng bị thu

hẹp. Từ 66.000 hecta rừng vào năm 2004 chỉcòn 55.000 hecta trong năm 2011, hầu hết những

cây cổ thụ đã bị chặt88.

Độ màu mỡ của đất hiện nay so với những nơi khác vẫn cao nhưng so với trước đây

đã có bạc dần do người dân dùng phân bón hóa học. Tuy nhiên trong thời gian gần đây,

người dân có ý thức bảo vệ độ màu của đất nên dùng phân bón hữu cơ nhiều hơn phân hóa

học.

Kết luận

Căn cứ vào định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào năm 1987, phát triển bền

vững (sustainable development) là “một sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của các thế

hệ hiện tại mà không gây nguy hại đến các thế hệ tương lai” chúng tôi mạn phép đưa ra một

số đặc điểm văn hóa của người Stiêng có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phát triển

bền vững của xã Đak-Ơr như sau:

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật đã mang lại cho cộng

đồng một nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nghề thủ công truyền thống bị mai một nhưng cũng

xuất hiện một số công việc có nguồn thu nhập tương đối ổn định (cạo mủ cao su, thợ hồ, bóc

vỏ điều) làm đời sống kinh tế của cộng đồng phát triển. Người Stiêng cũng từng bước tiếp

thu cuộc sống hiện đại: định canh, định cư, xây dựng nhà ở kiên cố hơn, sử dụng các tiện

nghi trong gia đình, ăn chín, uống sôi và sạch, quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe theo

y khoa, có sự đầu tư nhất định cho việc học của con cái, chất lượng cuộc sống thay đổi theo

chiều hướng đi lên. So với cuối thế thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cộng đồng người Stiêng phát

triển về trí tuệ và sức khỏe (trình độ học vấn tăng, tuổi thọ trung bình cao hơn).

Tuy nhiên, sự phát triển của cộng đồng cũng nảy sinh những yếu tố ảnh hưởng đến

tính bền vững xét từ góc độ môi trường. Do việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức bằng

việc sử dụng nước giếng khoan cho sản xuất và sinh hoạt làm mùa khô thiếu nước, lạm dụng

phân bón hóa học làm giảm độ màu mỡ của đất, tăng diện tích cây trồng làm giảm diện tích

rừng tự nhiên.

Văn hóa truyền thống của người Stiêng đang có nguy cơ bị mai một: những nghi lễ

truyền thống không còn không gian để tồn tại (lễ hội đâm trâu), những tri thức bản địa – vốn

quý của văn hóa tộc người không được thực hành nay chỉ còn trong ký ức của những người

lớn tuổi. Mặt khác văn hóa của tộc người đa số - người Việt ngày càng thâm nhập sâu vào

cộng đồng người Stiêng làm biến mất một số hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của

họ.

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng do những người biết tính toán ngày càng

giàu mua hết đất của những người nghèo. Những người mất đất bị bần cùng hóa trở thành

gánh nặng của xã.

88 Phan Thành Lan (nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đăk-Ơr ), Nội dung phỏng vấn, Ngày 12-04-

2012.

Page 115: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan An (2007), Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở Việt Nam (từ thế kỷ

XIX đến năm 1945), Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trần Văn Ánh (chủ nhiệm), Đời sống văn hóa người Stiêng ở Bình Phước, Đề tài cấp

bộ, Năm 2011. Bản đánh máy.

3. Điểu Con, Nội dung phỏng vấn, Ngày 12-04-2012.

4. Điểu Đon, Nội dung phỏng vấn, Ngày 11-04-2012.

5. Chu Thị Minh Hằng (2013), “Trí thức dân gian của người Stiêng trong chăm sóc sản

phụ và trẻ sơ sinh”, trong kỷ yếu hội thảo Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số

ở Đông Nam bộ: truyền thống và biến đổi, Khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học

xã hội & Nhân văn. Bản đánh máy.

6. Lê Cao Hùng, Nội dung phỏng vấn, Ngày 17-05-2012.

7. Huyện ủy Phước Long – tỉnh Bình Phước (2005), Đăk-Ơr đấu tranh và xây dựng

(1960-2005), Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 13.

8. Điểu Lên, Nội dung phỏng vấn, Ngày 13-04-2012.

9. Nguyễn Thị Thạch Ngọc (2013), “Tri thức bản địa của người Stiêng trong khai thác

động vật”, trong kỷ yếu hội thảo Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Đông

Nam bộ: truyền thống và biến đổi, Khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học xã hội

& Nhân văn. Bản đánh máy.

10. Trần Thị Nhung (2014), Cộng đồng xã ấp trong sự phát triển bền vững vùng Đông

Nam Bộ (2011 – 2020), Đề tài cấp bộ.

11. Ủy ban Nhân dân xã Đak-Ơr (2009), Tổng hợp dân số theo dân tộc, Bản đánh máy,

tr.1.

12. Ủy ban Nhân dân xã Đak-Ơr (2010), Báo cáo về tình hình thực hiện Chỉ thị

14/2010/CT-UBND ngày 15/9/2010 của UBND tỉnh Bình Phước (về tình hình cầm

cố đất đai), Ngày 28 tháng 7 năm 2011, Bản đánh máy.

13. Ủy ban Nhân dân xã Đak-Ơr, Biểu tổng hợp số lượng trang trai trên địa bàn xã Đak-

Ơr, huyện Bù Gia Mập, Ngày 20/4/2013, Bản đánh máy.

14. Ủy ban nhân dân xã Đak-Ơr, Danh sách hộ nghèo xã Đak-Ơr năm 2011, Bản đánh

máy.

Page 116: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

115

QUẢN LÝ RỪNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở BẢN CỔ

TRÀNG, XÃ TRƯỜNG SƠN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Phan Thanh Quyết, Trần Thế Hùng, Trần Trung Thành

Trường Đại học Quảng Bình

Email:[email protected]

Tóm tắt: Bản Cổ Tràng thuộc xã Trường Sơn, một trong những xã biên giới của huyện

Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với đa số là đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống. Hiện bản

Cổ Tràng có 67 hộ với 280 nhân khẩu. Cuộc sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều ở Cổ

Tràng có cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, hàng ngày bà con vào rừng kiếm củi về đun, đi hái

một số sản phẩm từ rừng về làm thực phẩm như: bắp chuối, măng rừng,…nên đời sống vô

cùng khó khăn. Bên cạnh đó, có một số hộ gia đình đã biết đầu tư trồng lúa nước, hoa màu để

phát triển kinh tế gia đình, nhưng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào rừng, vì rừng vẫn là mưu sinh

của cộng đồng dân cư trong Bản. Từ khi Dự án Giao rừng cộng đồng được triển khai, bản Cổ

Tràng được xây dựng cơ sở vật chất, tập huấn các kỹ năng trong công tác bảo vệ rừng, thành

lập các tổ, đội quản lý rừng, hỗ trợ thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, vì vậy cuộc sống

của người dân nơi đây đã có sự chuyển biến rõ nét, nhất là trên lĩnh vực quản lý, chăm sóc và

bảo về rừng. Bằng việc triển khai xây dựng mô hình quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.

Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư bản Cổ Tràng được trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

lâm nghiệp nhằm công bố công khai, tuyên truyền, động viên cộng đồng sử dụng rừng có

hiệu quả và bảo vệ tốt diện tích rừng được giao.

Từ khóa: Rừng cộng đồng; quản lý bảo vệ rừng; giao đất giáo rừng; cộng đồng

1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết

Xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh là một trong 13 xã vùng đệm với tổng diện

tích tự nhiên là 77.428 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 62.386 ha, chiếm 80,57% diện

tích tự nhiên. Mặt khác, đây là khu vực sinh sống chủ yếu của trên 4000 dân tộc kinh và Vân

Kiều, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống giao thông đường xá đi lại

còn bị động, trình độ nhận thức của một số dân tộc còn thấp, điều kiện tiếp cận với các nguồn

thông tin còn hạn chế, dẫn đến sự phát triển kinh tế vùng còn chậm, đời sống nhân dân còn

phụ thuộc nhiều vào rừng.

Bản Cổ Tràng thuộc xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, khu dân cư

của bản nằm dọc theo hai bên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây cách trung tâm xã 2 km về

phía Tây Bắc, cách thành phố Đồng Hới 65 km, là bản thuộc xã miền núi biên giới đặc biệt

khó khăn của huyện Quảng Ninh. Bản Cổ Tràng có 67 hộ với 280 nhân khẩu, đa số chủ yếu

là cộng đồng dân tộc Vân Kiều sinh sống. Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Vân Kiều ở Cổ

Tràng có cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng và phụ thuộc vào rừng, một số hộ gia đình đã biết

đầu tư trồng lúa nước, hoa màu và phát triển kinh tế hộ gia đình, nhưng vẫn còn gặp rất nhiều

khó khăn trong cuộc sống, do khả năng tiếp cận với thông tin, ngôn ngữ và các chương trình

dự án. Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các tổ chức Quốc

tế đầu tư tài trợ nhiều dự án đã và đang được thực hiện có hiệu quả tại đây, đời sống vật chất

và tinh thần của người dân đã được cải thiện đáng kể

Page 117: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

116

Quản lý rừng công đồng là hình thức bảo vệ rừng, trong đó cộng đồng dân cư được

Nhà nước giao quyền sử dụng dài hạn nguồn tài nguyên rừng để quản lý, chăm sóc, bảo vệ và

sử dụng lâu dài, bền vững làm giàu tài nguyên rừng bằng các biện pháp lâm sinh, tạo ra

nguồn thu nhập thường xuyên, góp phần đảm bảo các lợi ích xã hội và sự phát triển của cộng

đồng dân cư trong vùng.

Mô hình quản lý rừng cộng đồng được triển khai trên địa bàn với sự đầu tư của dự án

vùng đệm Phong Nha – Kẻ Bàng(GIZ) đã ghóp phần cải thiện đời sống cho cộng đồng dân

cư, đồng thời giảm được sự phụ thuộc của người dân vào rừng, từ đó người dân có ý thức

trong quản lý bảo vệ rừng, phát triển nguồn tài nguyên một cách bền vững..

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cộng đồng dân cư bản Cổ Tràng và tài nguyên rừng.

Phạm vi nghiên cứu là Bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.

Hình 1: Vị trí khu vực nghiên cứu

2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thu các số liệu tổng quan từ các chương trình, dự án, hội thảo liên quan đến địa

bàn nghiên cứu

Thu thập các số liệu về tình hình cơ bản của xã, ban quản lý thôn/bản, hồ sơ giáo rừng

cho cộng đồng và các báo cáo hàng năm của các cơ quan ban ngành

2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa

Page 118: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

117

Điều tra, thu thập số liệu về tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội của thôn.

- Kiểm tra ngoài hiện trường bằng phương pháp khoanh lô dốc đối diện kết hợp với sử

dụng GPS để kiểm tra việc khoanh vẽ trạng thái rừng trên ảnh, sau đó điều chỉnh, bổ sung ở

những vị trí bất hợp lý.

- Khảo sát thôn bản: Điều tra thực địa với sự tham gia của trưởng bản, thành viên của

tổ quản lý bảo vệ rừng cấp thôn/bản và người dân trong bản

2.2.3. Phương pháp họp thôn, phỏng vấn hộ

- Họp phổ biến và thống nhất nội dung công việc, kế hoạch thực hiện, nhân sự tham

gia.

- Hướng dẫn kỹ thuật cho lực lượng của thôn trên thực địa về các nội dung có liên quan

đến công tác điều tra tài nguyên rừng: xác định ranh giới giao rừng, xác định vị trí mốc lô, kỹ

thuật điều tra thu thập trong ô tiêu chuẩn

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả giao rừng cộng đồng ở bản Cổ Tràng

3.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng Bản Cổ Tràng

Qua quá trình khảo sát, điều tra tại hiện trường khu vực dự kiến giao rừng cho cộng

đồng bản Cổ Tràng và tính toán có được kết quả như bảng sau:

Bảng 01: Diện tích các loại đất loại rừng khu vực giao phân theo chủ quản lý

Loại đất, loại rừng Tổng

Diện tích phân theo chủ

quản lý sử dụng (Diện tích đã

cấp

GCNQSDĐ) HGD UBND Xã

Chủ

khác

Diện tích đất Lâm nghiệp 207,152 207,152

A. Đất có rừng 175,930 175,930

I. Rừng tự nhiên 175,930 175,930

1. Rừng gỗ 175,930 175,930

Rừng giàu (IIIA3) 90,974 90,974

Rừng trung bình (IIIA2) 38,152 38,152

Rừng nghèo (IIIA1) 46,804 46,804

Rừng phục hồi (IIB)

2. Rừng tre nứa

B. Đất chưa có rừng 31,222 31,222

Page 119: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

118

1. Đất trống có cây bụi (IB) 0,608 0,608

2. Đất trống cây gỗ rải rác

(IC) 30,614 30,614

Qua bảng 01 cho thấy hiện trạng các loại đất loại rừng khu vực dự kiến giao rừng cộng

đồng là 207,152 ha.

- Khu vực dự kiến giao rừng cho cộng đồng trước năm 2009 là rừng và đất rừng được

UBND tỉnh Quảng Bình giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên LCN Long Đại

quản lý sử dụng, nhưng do nhu cầu đất sản xuất và phát triển kinh tế của người dân địa phương

vì vậy đến năm 2009 UBND tỉnh đã có Quyết định rà soát thu hồi một số diện tích đất Lâm

nghiệp của Công ty TNHH 1TV LCN Long Đại giao lại cho xã Trường Sơn để tạo việc làm và

thu nhập cho nhân dân địa phương. Hiện tại khu rừng này UBND xã Trường Sơn đang quản lý

bảo vệ, không có sự tranh chấp về chủ quyền với các đơn vị hay cá nhân nào.

Hình 2: Bản đồ giao rừng bản Cổ Tràng xã Trường Sơn

3.1.2. Đặc điểm các trạng thái rừng giao cho cộng đồng bản Cổ Tràng

- Rừng gỗ tự nhiên

+ Rừng giàu (IIIA3)

Rừng giàu 90,974 ha chiếm 51,71% diện tích rừng tự nhiên. Rừng giàu phân bố tập

trung chủ yếu ở đỉnh dông, giao thông chưa có, địa hình phức tạp cho nên rừng ít bị tác động.

Thực vật rừng khá phong phú, thành phần loài chủ yếu gồm: Lèo heo, Táu mật, Chủa, Nang,

Trường, Gội, Chủa...

- Khu vực giao rừng cộng đồng bản có 9 lô trạng thái rừng giàu, độ biến động về trữ

lượng của trạng thái này tương đối lớn. Lô có trữ lượng cao nhất: 351 m3/ha; lô có trữ lượng

thấp nhất: 223,74 m3/ha.

Page 120: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

119

+ Rừng trung bình (IIIA2)

Rừng trung bình 38,152 ha, chiếm 21,69 % diện tích rừng tự nhiên. Số ô mẫu để đo

đếm của trạng thái trung bình là 11 ô tương đương1,59 % diện tích. Đây là rừng đã bị tác

động nhẹ hoặc rừng sau khai thác kiệt có thời gian phục hồi tương đối dài. Phân bố chủ yếu ở

sườn dông, đỉnh dông. Thành phần loài cây ưu thế chủ yếu: Táu, Vạng, Trâm, Ngát, Nang, Bời

lời, Gáo, Dẻ, Trường, Lèo heo, Chân chim, Trám....

- Khu vực giao rừng cộng đồng thôn có 5 lô trạng thái rừng trung bình, độ biến động về

trữ lượng của trạng thái này tương đối lớn. Lô có trữ lượng cao nhất: 192,94 m3/ha; lô có trữ

lượng thấp nhất: 138,10 m3/ha.

+ Rừng nghèo (IIIA1)

Diện tích rừng nghèo: 46,804 ha chiếm 26,60% diện tích rừng tự nhiên. Số ô mẫu để đo

đếm của trạng thái ngèo là 9 ô tương đương 0,96% diện tích. Đây là rừng bị khai thác quá mức

trong những năm gần đây, tầng trên còn sót lại một số cây cao, to nhưng phẩm chất xấu, tầng tán

bị phá vỡ, dây leo, bụi rậm phát triển mạnh, có những cây tiên phong ưa sáng đời sống ngắn như

Ba soi, Vạng trứng... tái sinh trên những khoảng trống lớn tạo ra do quá trình khai thác tầng tán

trên bị vỡ. Tổ thành chủ yếu là một số loài cây như: Ngát, Trường, Nang, Nhọc đen, Máu chó lá

to, Chân chim, Trâm, Ràng ràng...vv, chất lượng rừng xấu.

- Khu vực giao rừng cộng đồng thôn có 11 lô trạng thái rừng nghèo, độ biến động về trữ

lượng của trạng thái này không lớn. Lô có trữ lượng cao nhất: 78,48 m3/ha; lô có trữ lượng thấp

nhất: 47,50 m3/ha.

+ Đất trống có cây gỗ rải rác (IC)

Diện tích đất trống có cây gỗ rải rác (IC): 31,222 ha chiếm 15,07% diện tích đất lâm

nghiệp, những diện tích này do bị khai thác thác quá mức tầng tán bị phá vỡ hoàn toàn chỉ sót lại

vài cây gỗ phẩm chất xấu, dây leo, bụi rậm phát triển mạnh.

+ Đất trống có cây bụi (IB)

Diện tích đất trống có cây bụi (IB): 0,608 ha chiếm 0,29% diện tích đất lâm nghiệp,

những diện tích này là do người dân phá rừng làm nương rẫy trước đây bỏ hoang.

3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bản vệ rừng

- Cộng đồng tham gia vào việc xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng cộng đồng,

thành lập ban quản lý rừng thôn bản: Để hình thành các điều khoản, lấy ý kiến của cộng

đồng trong việc bảo vệ rừng được giao tổ công tác tham gia vào lập kế hoạch quản lý rừng

của bản. Tại cuộc họp, người dân có các ý kiến khác nhau về cơ chế hưởng lợi, được tham

gia đóng ghóp ý kiến của mình đối với quyền lợi mà cộng đồng được hưởng lợi từ rừng được

giao. Trưởng bản tổ chức họp bản để thành lập nhóm, tổ bảo vệ rừng, trực tiếp cùng với

trưởng bản, tổ chức huy động lực lượng trên toàn bản khi có nhiệm vụ cần thiết, xử lý những

trường hợp vi phạm quy ước bảo vệ rừng thôn bản, báo cáo diễn biến tài nguyên rừng theo

quy định của luật bảo vệ phát triển rừng.

Page 121: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

120

Hình 3: Họp thôn bản Cổ Tràng về xây dựng quy ước quản lý rừng cộng đồng

Họp phổ biến và thống nhất nội dung công việc, kế hoạch thực hiện, nhân sự tham gia

quản lý rừng cộng đồng của thôn bản. Cán bộ kỹ thuật dự án trình bày hướng dẫn kỹ thuật

cho lực lượng của thôn trên thực địa về các nội dung có liên quan đến công tác điều tra tài

nguyên rừng: xác định ranh giới giao rừng, xác định vị trí mốc lô, kỹ thuật điều tra thu thập

trong ô tiêu chuẩn và các thông tin liên quan đến dự án.

Hình 4: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho cộng đồng trong quản lý rừng cộng đồng

- Sự tham gia của cộng đồng trong việc tuần tra bảo vệ rừng (QLBVR): Trong bản

có sự tham gia của cộng đồng vào việc tuần tra khảo sát bảo vệ rừng định kỳ và có sự

tuần tra phối hợp giữa người trong tổ QLBVR với người dân trong thôn. Đối với giao rừng

cho nhóm hộ thì việc tuần tra rừng ở mỗi nhóm khác nhau, và chỉ có người trong nhóm

mới tham gia tuần tra bảo vệ.

Page 122: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

121

Hình 5: Công tác tuần tra, khảo sát hiện trường có sự tham gia của cộng đồng

- Sự tham gia của người dân vào công tác phòng chống cháy rừng: Ban quản lý rừng

của bản phổ biến các nội dung phòng chống cháy rừng (PCCR), tham gia tập huấn và

tuyên truyền cho cộng đồng. Các tổ QLBVR cũng chính là lực lượng xung kích PCCR của

bản, trực gác ở những vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, phát các ranh cản lửa và huy

động toàn bộ người dân tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Ban quản lý bản là

lực lượng chỉ đạo PCCR của bản, trong thôn có 10 người chuyên trách về phòng cháy chữa

cháy rừng, các nhóm hộ nhận rừng có thể nằm trong đội xung kích này hoặc không. Người

dân ở đây luôn tham gia PCCR, đặc biệt là khi xảy ra cháy ở rừng của cộng đồng

Với sự tham gia của cộng đồng vào công tác PCCR thì số vụ cháy rừng trên địa bàn

cộng đồng QLBV giảm rõ rệt, trước khi giao rừng thường xảy ra 2-3 vụ cháy/ 1 năm

nhưng từ năm 2012 đến nay không xảy ra vụ cháy rừng nào.

- Nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng: Cộng đồng đã ý thức được

vai trò bảo vệ sinh thái của rừng như bảo tồn nguồn nước, chắn gió bão, hạn chế xói mòn,

lở khe...Cộng đồng dân cư trong bản đều nhận thức được vai trò chống xói mòn, lở núi của

rừng, vai trò cung cấp lá nón, song mây, mật ong, củi và gỗ làm nhà. Tuy nhiên, ở đây có

một tỷ lệ tương đối người dân được hỏi không quan tâm hoặc không biết về vai trò của

rừng. Tỷ lệ này chủ yếu là người không thuộc nhóm hộ nhận quản lý bảo vệ rừng (theo họ

rừng không phải của mình nên không được hưởng lợi gì, vì vậy không cần quan tâm đến

vai trò của rừng).

- Nhận thức về quyền lợi của cộng đồng nhận rừng: Bước đầu cộng đồng nắm được về

các quyền lợi của mình, đặc biệt quyền được trồng bổ sung các loài cây trồng hợp lý dưới tán

rừng để hưởng lợi, và quyền được khai thác các nguồn lợi LSNG từ rừng được giao. Sự hiểu

biết của cộng đồng về quyền lợi của mình ở trong bản được các cán bộ dự án phổ biến định kỳ

để nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong vấn đề quản lý bảo vệ rừng được giao.

3.3. Hiệu quả mang lại khi thực hiện chính sách giao rừng cho bản Cổ Tràng

3.3.1. Hưởng lợi từ rừng cộng đồng

Người dân được hưởng lợi từ việc thu hái các nguồn Lâm sản ngoài gỗ nhằm phục vụ

cho đời sống hằng ngày như: măng tre, bắp chuối, cây dược liệu, song mây,…Hiện tại người

dân trong bản bắt đầu hưởng lợi từ chính sách khoán quản lý bảo vệ rừng.

Page 123: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

122

3.3.2. Hiệu quả về môi trường

Các hoạt động bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng trong phạm vi quản lý

rừng cộng đồng đến năm 2015 dự kiến sẽ có thêm hơn 30,614 ha rừng tự nhiên được phục

hồi (dự đoán 70% diện tích khoanh nuôi thành rừng), trồng rừng 0,608 ha, sẽ góp phần đưa

độ che phủ của rừng trên địa bàn bản từ 68,18% (năm 2012) lên khoảng 73,0% (năm 2015).

3.3.3. Hiệu quả về xã hội

- Thông qua các hoạt động đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, thu hút lao động địa

phương vào sản xuất lâm nghiệp, từ đó bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng sản xuất lâm nghiệp

cho cộng đồng dân cư của bản, đây là cơ sở quan trọng để điều chỉnh thu nhập từ sản xuất

lâm nghiệp từng bước chiếm tỷ trọng lớn trọng trong thu nhập của người dân miền núi.

- Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, hàng năm sẽ tạo việc làm và thu nhập tăng

thêm cho khoảng 67 hộ gia đình tại bản. Góp phần ổn định đời sống kinh tế - xã hội, ổn định

an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn xã biên giới.

3.4. Một số giải pháp quản lý rừng bền vững

3.4.1. Giải pháp về chính sách hưởng lợi

- Căn cứ vào lượng tăng trưởng hàng năm của rừng từ kết quả kiểm kê trữ lượng rừng theo

quy định. Việc khai thác lợi dụng lâm sản gỗ từ rừng tự nhiên của cộng đồng phải có kế hoạch cụ

thể.

+ Lập danh sách đăng ký nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà của các hộ trong cộng đồng, nhu cầu

xây dựng cơ bản các công trình phúc lợi xã hội để có kế hoạch phân bố khai thác hàng năm, đảm

bảo tính bền vững trong lợi dụng tài nguyên rừng.

- Làm tốt công tác truyên truyền vận động người dân thay đổi những tập quán sử dụng gỗ,

củi trong xây dựng cơ bản, sinh hoạt bằng các nguyên vật liệu thay thế gỗ như xi măng, sắt…. và sử

dụng bếp ga, bếp tiết kiệm củi...

- Thành lập hoặc liên kết với các tổ chức, đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để tạo việc

làm cho người dân từ việc khai thác tận thu Lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, tổ chức thu mua, sản

xuất hàng mỹ nghệ....

3.4.2. Giải pháp về đầu tư kinh doanh rừng

* Bảo vệ rừng

Quản lý bảo vệ những diện tích đất lâm nghiệp, bao gồm rừng tự nhiên Đất trống có cây

gỗ rải rác (IC) đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, đất trống cây bụi (IB0 đưa vào

trồng rừng trên khu vực rừng được giao cho cộng đồng. Khối lượng: 207,152 ha trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 175,930 ha.

+ Đất trống IC: 30,614 ha.

+ Đất trống IB: 0,608 ha.

* Khoanh nuôi tái sinh rừng

Page 124: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

123

Khoanh nuôi những diện tích đất chưa có rừng trạng thái IC nằm xen kẽ trong khu vực

giao rừng cộng đồng được cấp có thẩm quyền giao đất cho cộng đồng để sản xuất lâm

nghiệp, với diện tích 30,614 ha.

Áp dụng biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi theo quy trình kỹ thuật quy định:

+ Lập hồ sơ thiết kế theo lô trình cấp thẩm quyền phê duyệt, giao cho nhóm hộ hoặc

hộ gia đình nhận khoanh nuôi.

+ Biện pháp kỹ thuật áp dụng khoanh nuôi tự nhiên với các nội dung chính là bảo vệ,

hạn chế những tác động bất lợi vào quá trình phục hồi tự nhiên như: Xây dựng biển báo trên

các lối mòn vào khu vực khoanh nuôi ngăn chặn việc chăn thả gia súc; tuyên truyền vận

động nhân dân bảo vệ rừng. Thời gian đầu tư cho khoanh nuôi tự nhiên là 6 năm.

* Trồng rừng

Đối tượng đưa vào trồng rừng là các trạng thái đất trống cây bụi (IB), thiếu cây tái sinh

mục đích có điều kiện thuận lợi để thi công trồng rừng và đem lại hiệu quả kinh tế cho cộng

đồng, môi trường.

Lựa chọn loài cây đưa vào trồng rừng phù hợp với điều kiện trong khu vực, loài cây dự

kiến trồng rừng là Keo lai, Keo Tai tượng, Keo lá tràm.

* Nuôi dưỡng rừng

Đối tượng là rừng tự nhiên sau khai thác chọn rừng Trung Bình và rừng Nghèo

Chọn cây sinh trưởng khỏe mạnh phẩm chất tốt, thuộc nhóm loài cây mục đích ở

mọi thế hệ. Chặt cây cong queo, sâu bệnh, già cỗi, thấp nghẹt, hoại sinh, cây tạp chèn

ép cây mục đích.

* Khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên

Dựa vào cơ sở tăng trưởng số cây trong 5 năm của rừng để tính toán phần cộng đồng

được hưởng trong từng giai đoạn lập kế hoạch 5 năm quản lý rừng cộng đồng. Tiếp cận theo

mô hình rừng ổn định số cây theo cấp kính trong 5 năm. So sánh số cây thực tế với mô hình

rừng ổn định, số cây vượt lên là số cây tăng trưởng theo cấp kính trong 5 năm đây là số cây

cộng đồng được khai thác và hưởng lợi. Có nghĩa là sử dụng mô hình rừng ổn định như là đối

chứng để xác định tăng trưởng và chỉ số xác định quyền hưởng lợi dựa vào tăng trưởng được

đơn giản hóa bằng số cây theo cấp kính màu.

Cộng đồng được phép khai thác 20% số cây vượt so với mô hình rừng ổn định để phục

vụ cho nhu cầu sử dụng làm nhà cửa và các loại đồ gia dụng khác của các thành viên trong

cộng đồng và khai thác cho mục đích thương mại khuyến nghị thành quả thu được, được

phân chia giữa xã, thôn và hộ gia đinh quản lý sử dụng rừng.

* Khai thác tận thu gỗ các loại

Đối tượng tận thu: Là các loại gỗ khô lục, lóc lõi, gỗ cháy với mọi kích thước, chủng

loại; hiện còn nằm trên đất rừng sản xuất của cộng đồng, được Uỷ ban nhân dân cấp huyện

cho phép tận thu.

Page 125: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

124

* Khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ

Được phép khai thác, thu hái các lâm sản, tre nứa (trừ những loài quý hiếm, cấm khai

thác, sử dụng theo quy định của Chính phủ), nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn

đến sinh trưởng và phát triển của từng loài. Việc khai thác, thu hái do cộng đồng tự quyết

định (đối với rừng thuộc cộng đồng quản lý, do Ban quản lý rừng cộng đồng cấp phép khai

thác, thu hái), sản phẩm khai thác, thu hái được lưu thông theo quy định.

- Những diện tích đất có rừng tự nhiên gần dân cư cần được khoanh vùng và có thiết kế

để trồng dưới tán những loại lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của cộng

đồng như Mây các loại, các loại dược liệu...

4. KẾT LUẬN

Giao rừng cho cộng đồng dân cư bản Cổ Tràng xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh

xuất phát nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng, phù hợp với thực tế của địa phương để rừng

có chủ thực sự, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư trong bản, đem lại những lợi ích kinh

tế, môi trường thiết thực cho chính người dân trong cộng đồng.

Kết quả điều tra, khảo sát các nhân tố ngoài thực địa có sự tham gia của cộng đồng dân

cư bản Cổ Tràng, từ đó thành lập ban quản lý rừng cộng đồng ở bản để người dân trực tiếp

quản lý rừng và hưởng lợi từ diện tích rừng được giao. Các kết quả điều tra, tính toán các số

liệu thu thập có độ tin cậy cao phục vụ cho công tác giao rừng.

Chính sách hưởng lợi với diện tích là 207,152 ha rừng tự nhiên;. Tuy nhiên, các thủ tục

pháp lý về QLRCĐ chưa đầy đủ và rõ ràng, gây phần nào khó khăn cho cộng đồng trong quá

trình quản lý, bảo vệ.

Thực trạng của việc quản lý rừng cộng đồng sau khi được giao: Cấu trúc quản lý, sự

tham gia QLBVR của các cộng đồng dân cư thôn hợp lý và hiệu quả. Cơ chế hưởng lợi từ

rừng của cộng đồng đã có tác dụng khuyến khích người dân tham gia, thủ tục khai thác sắp

tới sẽ triển khai căn cứ vào nhu cầu của cộng đồng để thực hiện. Sự hỗ trợ của dự án là động

lực thúc đẩy, nhưng thời gian hỗ trợ tương đối ngắn ngắn. Sự phối hợp giữa các bên liên

quan với cộng đồng trong quá trình quản lý bảo vệ rừng chưa được chặt chẽ.

Hiệu quả của việc giao rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ: Chất lượng rừng do cộng

đồng dân cư thôn QLBV ngày càng được nâng cao, cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi

so với trước khi giao rừng. Nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng cũng có

sự thay đổi có lợi cho việc quản lý bảo vệ. Nhờ đó mà rừng cộng đồng hạn chế được hiện

tượng xói mòn, lở núi; bảo đảm được nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất ở trong bản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Bá Ngãi, Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải

pháp, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng - Quản lý rừng cộng đồng ở

Việt Nam: Chính sách và thực tiễn, Dự án FGLG, Hà Nội, (2009), 4 - 20.

[2]. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lâm nghiệp cộng đồng – Cẩm nang

ngành Lâm nghiệp, năm 2006.

[3]. Võ Đình Tuyên, Cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Hội

thảo Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E), 7 - 11.

Page 126: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

125

TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI DÂN VÀ NHỮNG RÀO CẢN TRONG NỖ LỰC

TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

(Kinh nghiệm qua dự án tăng cường trách nhiệm giải trình trong chăm sóc sức khoẻ

sinh sản và kế hoạch hoá gia đình ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng)

Ths. Nguyễn Thu Quỳnh

Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ

Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS)

Giới thiệu

Trách nhiệm giải trình89 được đề cập đến nhiều trong các chương trình, dự án phát triển

những năm gần đây, khái niệm này thường được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp dưới các hình

thức tăng cường phản hồi thông tin với người dân nhằm đảm bảo sự tham gia và trao quyền ở

các nhóm, đặc biệt là nhóm nghèo. Trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, việc phát huy vai

trò của cộng đồng trong cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được đặt ra với những

nội dung chính tập trung vào hành lang pháp lý, cơ chế chính sách tạo điều kiện cho người sử

dụng dịch vụ tham gia vào việc đánh giá, phản hồi chất lượng dịch vụ, cơ chế giám sát đo

lường thông tin từ phía người bệnh và công bố rộng rãi, minh bạch chất lượng dịch vụ.

Nhưng trên thực tế, vấn đề cốt yếu không chỉ nằm ở khung pháp lý, công cụ thu thập thông

tin (Báo cáo chung tổng quan ngành y tế2012) hay tính sẵn có của các kênh phản ánh. Người

dân không thiếu các kênh để phản ánh chất lượng dịch vụ nhưng quyết định phản ánh thông

tin đó chịu sự ràng buộc của rất nhiều yếu tốvăn hóa, tâm lý và cả những tính toán duy lý về

quyền lợi, mức độ ảnh hưởng của hành động phản ánh chất lượng dịch vụ đến việc sử dụng

dịch vụ y tế sau này.Ở vùng dân tộc thiểu số, sự ràng buộc của các yếu tố này hết sức quan

trọng, do vậy, để tăng cường trách nhiệm giải trình từ dưới lên,cần thiết phải phân tích những

rào cản này trong bối cảnh văn hóa đặc thù. Tuy nhiên, phân tích vai trò tiếng nói của người

dân trong việc cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ y tế hiện nay vẫn còn khá hạn chế (Trần

Thị Mai Oanh, 2010).

Do khuôn khổ của bài viết, chúng tôi không thể giới thiệu ở đây một điểm luận về các

nghiên cứu liên quan, cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Mục đích của bài viết này nhằm

thảo luậnvề các rào cản tớitiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), kế hoạch

hóa gia đình (KHHGĐ) và phản hồi thông tincủa người dân trong mối quan hệ với các đặc

thù văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng ở khu vực được khảo sát.Trước hết, những rào cản trong

tiếp cận dịch vụ chính là những yếu tố nguy cơ cản trở nỗ lực tăng cường trách nhiệm giải

trình. Trách nhiệm giải trình vốn sẽ không được thúc đẩy tốt khi tồn tại các nhóm không thể

tiếp cận dịch vụ đầy đủ, sử dụng dịch vụ nửa chừng. Trong khi đó, chính các nhóm này tiềm

ẩn nhiều vấn đề cần hỗ trợ nhằm nhằm giúp họ thụ hưởng dịch vụ y tế toàn diện và thể hiện

89Trong bài viết này, thuật ngữ “trách nhiệm giải trình” hàm ý rằng các thông tinchính xác và dễ tiếp cận là

cơ sở để đánh giá xemmột công việc có được thực hiện tốt hay không(World Development Report 2004:

48-55).Phạm vi bài viết này đề cập đến chủ yếu là trách nhiệm giải trình hướng xuống dưới, tức là lấy ý

kiến và sự tham gia của người sử dụng dịch vụ y tế làm trọng tâm trong trao đổi với các bên cung cấp dịch

vụ và giám sát quá trình cung cấp dịch vụ đó. Về các bên giám sát, một cơ chế được cho là đảm bảo trách

nhiệm giải trình là các đoàn thể - nơi thu thập những nguyện vọng, bức xúc của người dân sẽ được phân

tích.

Page 127: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

126

được tiếng nói của mình. Những rào cản tác động tới tiếng nói của người dân được đề cập

dưới đây là biểu hiện cụ thể nhất của những khúc mắc trong cơ chế phản hồi thông tin dẫn tới

yếu kém trong nỗ lực thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các bên (được đề cập tới chủ yếu ở

đây là phía cung cấp dịch vụ y tế, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức dân sự).

Báo cáo này được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát tại bốn xã (Đạ Tông, Đạ Mrông,

Đạ K Nàng, Rô Men) của huyện Đam Rông, Lâm Đồng với các phương pháp thảo luận

nhóm, phỏng vấn sâu và quan sát tham gia.20 cuộc thảo luận nhóm đã được thực hiện với các

nhóm: Đội Dân số KHHGĐ thuộc Trung tâm y tế huyện, cán bộ trung tâm Dân số KHHGĐ

huyện, cán bộ y tế cấp xã, y tế thôn bản, người dân (phân loại theo nhóm nam nữ). 12 cuộc

phỏng vấn sâu với cán bộ y tế các cấp huyện, xã, 12 cuộc phỏng vấn sâu với người dân địa

phương được thực hiện cùng với việc quan sát thực hành khám chữa bệnh, tư vấn ở trạm y tế

xã trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu này.Đây là huyện vùng sâu vùng xa đặc biệt khó

khăn, người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 75,7% dân số, trong đó có các nhóm dân tộc tại

chỗ (chủ yếu Mnông, Cơ Ho90) và nhóm dân tộc thiểu số mới di cư từ các tỉnh miền núi phía

Bắc vào (Tày, Nùng, Thái, Hmông, Dao). Sự xen cư của nhiều nhóm tộc người này đã tạo

thành một vùng đa tộc người với các đặc điểm cấu trúc xã hội, lối sống đa dạng và tôn giáo,

tín ngưỡng khác nhau.

1. Những rào cản trong sử dụng dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ

Quyết định sử dụng dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ của người dânchịu ảnh hưởng của rất

nhiều yếu tố, không chỉ là tính sẵn có của dịch vụ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thuộc

về cấu trúc xã hội, lối sống. Trong đó, nhu cầu có nhiều con luôn tồn tại gây nguy cơ phá vỡ

các chương trình KHHGĐ và CSSKSS do các xã hội tộc người ở đây đều có cấu trúc trọng

duy trì dòng họ và nhu cầu nhân lực cholao động lớn. Các thực hành khám chữa bệnh luôn bị

ảnh hưởng bởi niềm tin của người dân về kiến thức y học truyền thống, bởi mối quan hệ bệnh

nhân – thầy thuốc. Thậm chí, ngay cả trong các trường hợp người dân đã đưa ra quyết định

sử dụng dịch vụ KHHGĐ, CSSKSS thì khả năng duy trì nó một cách bền vững vẫn luôn bị đe

dọa bởi các yếu tố trên.

Nhu cầu “duy trì dòng họ”

Ở các tộc người duy trì chế độ phụ hệ, phụ quyền, “nhu cầu” trọng namtồn tại nhằm

duy trì một mối dây huyết thống truyền đời, do đó, họ tin rằng số phận một dòng tộc, gia đình

sẽ bị đặt dấu chấm hết nếu chỉ sinh được con gái vì không có aithờ tự,nối dõi. Đồng thời,

kiểu hôn nhân cư trú bên chồng còn khiến những người con trai trở thành một dạng “bảo

hiểm hưu trí” chăm sóc cha mẹ khi về già. Các cặp vợ chồng, đặc biệt là trưởng họ đều chịu

áp lực nặng nề từ dòng họ bên nội, bố mẹ chồng về sự cần thiết phải có con trai để duy trì

dòng tộc. Ngoài ra, dư luận xã hội cũng trở thành một phụ gia xúc tác thêm lên áp lực này,

khi người đàn ông luôn phải đối mặt với cảm giác xấu hổ, bị chế giễu nếu chỉ sinh được con

gái. Trong các xã khảo sát, các dân tộc Hmông, Tày, Thái, Nùng, Dao đều duy trì chế độ phụ

hệ và cần có con trai nối dõi.

90

Có một nhóm tự nhận là dân tộc Cil, nhưng chúng tôi tuân theo sự phân loại tộc người trong Danh mục

thành phần các dân tộc Việt Nam được Ban Dân tộc Quốc hội thông qua từ 1978 xếp loại người Cil là

nhóm địa phương của dân tộc Mnông. Nguồn: Viện Dân tộc học. (1984). Các dân tộc ít người ở Việt

Nam.Hà Nội:Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr 304 – 305.

Page 128: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

127

Em đã sinh một đứa rồi, đứa này (bầu tháng thứ 8) định mổ đẻnhân tiện vết mổ đó sẽ

triệt sản luôn nhưng bên nhà nội không đồng ý vì mới chỉ có 2 đứa con gái.

Nữ người Thái, thảo luận nhóm tại trạm y tế xã Đạ K Nàng 31 08 2013

Ngược lại, người Mnông, Cơ Ho ở đây theo chế độ mẫu hệ với kiểu hôn nhân cư trú

bên vợ đặc thù (người đàn ông trưởng thành kết hôn buộc phải cư trú bên nhà vợ, chăm lo

cho gia đình bên ngoại) nên luôn có nhu cầu phải có con gái để giữ dòng họ. Tuy bảo lưu chế

độ mẫu hệ nhưng các tộc người này không duy trì quyền lực tuyệt đối trong tay người phụ nữ

mà họ chỉ thuần túy gìn giữ mối dây huyết thống. Các dân tộc này đều đảm bảo phụ quyền,

với quyền lực chủ yếu thuộc về người đàn ông, ông ta sẽ đảm nhận mọi giao tế xã hội, người

phụ nữ chỉ lo việc trong gia đình. Như vậy, dù có một tiếng nói tương đối trong gia đình (do

cư trú bên vợ, người vợ được thừa kế tài sản) người phụ nữ các dân tộc thiểu số mẫu hệ này

vẫn phải chịu áp lực rất lớn từ phía gia đình, dòng họ và chồng trong việc ra quyết định sinh

bao nhiêu con.

Các phân tích này cho thấy, ở cả tộc người phụ hệ và mẫu hệ, mặc dù áp lực duy trì

dòng họ lên giới nam hay nữ hoàn toàn khác nhau nhưng đều có một đặc điểm chung: người

phụ nữ, thậm chí cả người chồng hầu như không thể tự quyết định mức sinh mà phải đáp ứng

nguyện vọng của dòng tộc. Cấu trúc xã hội buộc phải duy trì dòng họ tác động tới mức sinh ở

các cặp vợ chồng thông qua cơ chế “gây áp lực” từ phía những người có vai trò trong dòng

họ (bố mẹ, ông bà, trưởng tộc) và cơ chế “dư luận” trong cộng đồng làng/ bon/ buôn. Trong

trường hợp người phụ nữ chưa thể sinh người con nối dõi, gia đình, dòng họ sẽ gây áp lực

nặng nề.

Cil K’ Tơ năm nau 26 tuổi, người Mnông, đã sinh 3 con trai, đứa lớn nhất 7 tuổi, thứ

hai 4 tuổi và nhỏ nhất mới 7 tháng. Chị vẫn muốn sinh thêm con gái, hiện nay đang dùng

vòng tránh thai nhưng chị dự kiến chỉ dùng đến khi con trai nhỏ nhất được 2 - 3 tuổi sẽ ngừng

tránh thai và sinh tiếp con gái. Chúng tôi đang trò chuyện thì anh rể (chồng chị gái ruột) của

K’ Tơ trở về nhà, nhầm tưởng tôi là cán bộ dân số nên anh ta liên tục nói về nghĩa vụ của Cil

K’ Tơ phải sinh đến khi nào có con gái mới thôi. Vì anh ta và chị gái của K’ Tơ hiện nay chỉ

sinh được 3 người con trai.

Rõ ràng, nghĩa vụ sinh con gái đè nặng lên K’ Tơ, không chỉ là trách nhiệm với gia

đình hạt nhân của cô, mà còn vì dòng họ của mẹ.

Ghi ghép điền dãtại xã Đạ K’ Nàng ngày 31 08 2013, Nguyễn Thu Quỳnh

Cấu trúc xã hội đó có thể được biến đổi bởi nhiều yếu tố, một cộng đồng dân tộc thiểu

số hay đa số không thể tĩnh tại mà sẽ chuyển biến nhờ: thể chế mới/ chính sách, sự vận động

tự nhiên của nhu cầu kinh tế, giao thoa văn hóa…và vai trò rất quan trọng của các tôn giáo

mới91. Ở các cộng đồng này, ngoài các nỗ lực chính sách y tế, yếu tố tôn giáo mới như Tin

lành, Công giáo, Cơ đốc giáo đang đóng vai trò tác nhân tích cực làm thay đổi quan niệm về

giới tính của con cái, từ đó có thể thay đổi thực hành KHHGĐ.Các tôn giáo mới cấm tuyệt

91

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tôn giáo có vai trò rất lớn trong thay đổi cấu trúc xã hội truyền thống.

Trong chăm sóc sức khỏe cũng đã có các nghiên cứu như vậy, VD: Nguyễn Văn Thắng, 2006: Dù ở cùng

điều kiện kinh tế - xã hội, những người Hmông ở Sa Pa theo Ki Tô giáo, Tin Lành đã giảm tỉ lệ sinh đáng

kể, gia tăng độ tuổi kết hôn, sinh con, sử dụng dịch vụ y tế hiện đại nhiều hơn nhóm không theo tôn giáo

mới. Đọc: Nguyễn Văn Thắng, Về động thái ứng xử với bệnh tật của người Mông, Dân tộc học, số 2, 2006,

tr. 18 – 35.

Page 129: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

128

đối sử dụng các biện pháp phá bỏ thai nhi, tôn trọng sinh đẻ tự nhiên nhưng luôn giáo dục

con chiên của mình không phân biệt, thiên vị giới tính nào.

Nhu cầu lao động

Nhu cầu cần thêm lao động tác động lên quyết định sinh con của các gia đình dân tộc

thiểu số tại đây. Đối với một số hộ gia đình nghèo, có thêm con là một phần trong chiến lược

làm tăng tích lũy kinh tế hộ gia đình vì trên thực tế lao động nam trong gia đình góp phần làm

tăng năng suất sản xuất nông nghiệp.Những hộ nghèo khó thường đương đầu với các khó

khăn không phải bằng cách giảm số con mà ngược lại, bằng cách đẻ thêm nhiều con. Trong

các xã hội nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sản xuất giản đơn, lao động là yếu tố quan

trọng nhất, và trong nhiều trường hợp, quyết định có nhiều con được đưa ra bởi giá trị kinh

tế, lao động của những đứa trẻ. Tại khu vực khảo sát, nhiều gia đình đã đủ hoặc nhiều hơn 2

con, trong đó có cả con nối dõi nhưng nhu cầu sinh tiếp vẫn tồn tại nhằm có nhiều con để đỡ

đần việc nhà, và thậm chí như một “phương án dự phòng” trong trường hợp rủi ro mất con.

Mình sinh được 2 đứa con gái rồi nhưng chồng vẫn muốn đẻ thêm con trai để làm nhà,

cuốc hố.

Bon Tưng K’ Kôông, người Mnông, xã Đạ M’ rông, 30/ 08/ 2013

Tri thức địa phương và thực hành chữa trị

Xuất phát từ quan niệm cơ thể hoàn toàn tự nhiên, một cơ thể khỏe mạnh phải “cân

bằng nóng/ lạnh, âm/ dương”, một yếu tố mới xuất hiện sẽ khiến cơ thể “mất cân bằng”,

người dân tộc thiểu số (cả người Mnông, Cơ Ho hay Hmông, Tày, Thái, Nùng, Dao mới

đến), thậm chí cả người Kinh ở đây92, tin rằng nếu can thiệp “phi tự nhiên” bằng thuốc Tây

hay đưa các dụng cụ vào cơ thể đều có thể dẫn tới những hậu quả “đáng nghi ngờ”. Ngoài ra,

truyền thống sử dụng thuốc từ thảo được coi là ít có tác dụng phụ, hợp với cơ thể cũng dấy

lên một số “nghi ngờ” thuốc tây gây tác dụng phụ. Do đó, việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc

tiêm, cấy sẽ mang tới những nghi ngờ. Một biểu hiện của tác dụng phụ do thuốc tránh thai

mang lại thường là kinh nguyệt ít hoặc thậm chí mất kinh vài tháng khiến nhiều phụ nữ lo

lắng.

Em uống thuốc tránh thai vào thấy không có kinh nguyệt nữa, em rất lo.

Thảo luận nhóm nữ, trạm y tế Đạ K’ Nàng 31 08 2013

Không dễ dàng giải đáp những thắc mắc này vì phải thay đổi quan niệm, nhận thức về

thuốc Tây cũng như các can thiệp để KHHGĐ, mà trong nhiều trường hợp cán bộ y tế/ cộng

tác viên (CTV) không thể giải thích cho người sử dụng. Gợi ý giải pháp cho những trường

hợp này là cán bộ y tế phải giảng thích kỹ càng (trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số đó hoặc

có người phiên dịch) một cách dễ hiểu, trực quan (VD: bằng hình vẽ) về công dụng, tác dụng

phụ của các biện pháp KHHGĐ đồng thời phải kiểm tra lại thông tin từ phía người dân để

92

Các tộc người: Kinh, H mông, Tày, Thái có một hệ thống quan niệm hoàn chỉnh, tri thức về thuốc phong

phú dựa trên lý thuyết “nóng/ lạnh, âm/ dương” phải được cân bằng trong cơ thể.

Ngược lại, ở các tộc người M nông, Cil, Cơ Ho, chưa có một hệ thống quan niệm tỉ mỉ về các yếu tố cấu

thành nên cơ thể, họ chỉ có ý niệm chung: cơ thể là tự nhiên. Và quan niệm chung chung còn mang tính

khởi thủy này được bồi đắp thêm bởi tôn giáo mới (Tin lành, Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo) với lời răn dạy

cơ thể con người do đức Chúa trời sinh ra, bản thân nó đã hoàn thiện, toàn mỹ.

Page 130: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

129

biết họ đã nắm được những gì, cần giải thích thêm nữa không. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết

nhân viên y tế/ CTV dân số ở các xã được khảo sát chưa thể giải thích cho người dân hiểu

cặn kẽ vì thiếu thời gian, kỹ năng giải thích, rào cản ngôn ngữ. Và số lượt người dân đề nghị

cán bộ công tác dân số thường trực tại trạm y tế xã giải thích rất thấp.

Có rất ít người đến xin tư vấn các biện pháp tránh thai, lúc nào đông chỉ khoảng 2 – 3

người/ tuần, trong đó chủ yếu là người Kinh. Tôi tuyên truyền một số nội dung vào trong các

buổi họp thôn nhưng người dân thường không hiểu tôi nói gì. Tôi thường chỉ cập nhật thông

tin về người dân thông qua CTV dân số thôn.

Nguyễn Trung Tuyến, người Kinh, cán bộ chuyên trách Dân số KHHGĐ xã Rô Men,

ngày 28 08 2013

Niềm tin vào cán bộ y tế, quan hệ bệnh nhân thầy thuốc

Ngoài các vấn đề về thời gian, kỹ năng giải thích, rào cản ngôn ngữ, một yếu tố khác

cản trở người dân xin tư vấn, phản ánh thông tin dịch vụ là sự tương tác giữa bệnh nhân –

thầy thuốc. Người dân tộc thiểu số tại đây ít tiếp cận/ ít có cơ hội tiếp cận với các cơ quan

công quyền cấp cơ sở hoặc những người làm dịch vụ cơ bản (y tế, giáo dục) tại địa phương

nên có thái độ khá e dè, lo lắng khi phải tiếp xúc với cán bộ Nhà nước. Mỗi khi đi khám chữa

bệnh, họ thường không tự tin, lo lắng và không có cảm giác mình đang là người được sử

dụng dịch vụ, lối nghĩ phụ thuộc vào cán bộ y tế tồn tại phổ biến. Sự ngại ngần này dẫn tới

nhiều trường hợp bệnh nặng mới tới thăm khám tại trạm, những ốm đau nho nhỏ thường bị

lui lại tới khi có biểu hiện trầm trọng hơn.

Mình bị đau, đi tiểu ra máu từ trước khi mang thai con thứ hai (sinh tháng 12/2012),

đến giờ vẫn đau, sau khi đặt vòng (tháng 6/2013) mình thấy đau nhiều hơn nhưng chưa đi ra

trạm hỏi lại vì ngại gặp bác sĩ quá. Các bác sĩ ở trạm y tế chỉ có chị Mùi nói chuyện ngọt

ngào, còn những người khác, khi mình đi khám hoặc đẻ họ đều chê mình dơ, không biết vệ

sinh làm dân xấu hổ không dám đi.

Bon Tưng K’ Kôông, xã Đạ M’rông, 30/ 08/ 2013

Ngoài ra, thái độ khám chữa bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người sử dụng dịch

vụ, có thể dẫn tới tình trạng không dám kể bệnh, không dám hỏi kỹ càng, hoặc thậm chí tự

ngưng sử dụng dịch vụ không qua tư vấn93. Phụ nữ dân tộc thiểu số cần được nghe tư vấn,

cần được có thời gian để kể bệnh do các nội dung liên quan tới CSSKSS, KHHGĐ luôn

khiến họ ngượng ngùng đồng thời nỗi mặc cảm là người dân tộc thiểu số, hạn chế về mặt

ngôn ngữ luôn là rào cản ngăn cách họ với cán bộ y tế. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, dù

rào cản ngôn ngữ không quá lớn9495 nhưng họ không đủ tự tin, thời gian, không đủ niềm tin

93

Năm 2013 có 2 trường hợp nữ người Hmông ở xã Rô Men tự tháo vòng bằng cách dùng tay tháo vòng mà

không tới bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào (Thảo luận nhóm cán bộ y tế thôn bản Rô Men ngày 28 08

2013).

94 Đa phần người dân tộc thiểu số không sử dụng tiếng Kinh một cách thành thạo. Nhưng nhiều người M

nông, Cơ Ho, Hmông tại vùng này nếu theo các tôn giáo mới (Tin lành, Công giáo) đều đã từng học giáo lý

(vài tháng trong một năm trước khi trưởng thành) và đi nhà thờ thường xuyên, tại nhà thờ, các cha/ mục sư

đều giảng bằng tiếng Kinh sau đó giải nghĩa sang tiếng (Mnông hay Hmông). Như vậy, ít nhất bộ phận

người dân tộc thiểu số theo tôn giáo mới và những thanh niên trẻ có khả năng hiểu/ biểu đạt bằng tiếng

Kinh trong chừng mực giới hạn, tuy nhiên, để họ tự tin nói chuyện, nghe tư vấn về CSSKSS và KHHGSĐ,

cần phải “phá băng”, có thời gian tiếp xúc với thái độ nhẹ nhàng, cầu thị.

Page 131: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

130

rằng cán bộ y tế sẽ lắng nghe, dịu dàng với họ nên sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đối thoại giữa

bệnh nhân và người tư vấn/ cán bộ y tế.

Điều kiện kinh tế, lao động

Hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình nghèo nàn và điều kiện lao động khổ cực là yếu tố ảnh

hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ của người dân tộc thiểu số tại khu vực được khảo sát.

Nhìn chung họ khó có khả năng chi trả các dịch vụ CSSKSS nếu phải trả ngoài khoản trợ cấp

miễn phí theo bảo hiểm y tế (BHYT) (VD: khoản tiền mua thêm viên sắt 10.000VND/ vỉ khi

khám thai). Người dân tin rằng đi khám chữa đều phát sinh chi phí ngoài BHYT (mua sổ

khám bệnh, trạm y tế hết thuốc, thiếu thuốc, thuốc không có trong danh mục được cấp miễn

phí), do điều kiện khó khăn về tài chính nên họ rất hạn chế tới trạm y tế.

Điều kiện lao động ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSKSS,

KHHGĐ của người dân tộc thiểu số tại đây. Thứ nhất, đặc thù lao động trên rẫy xa (tại thôn

buôn hoặc xâm canh thôn buôn khác) buộc họ phải đi làm cả ngày hoặc cả tuần, chỉ về nhà

vào chiều tối muộn hoặc thứ bảy, chủ nhật. Lịch lao động này vừa khiến CTV dân số, y tế

thôn bản khó tiếp cận người dân, vừa khiến họ hạn chế đến trạm y tế trừ khi có việc cần thiết,

có lịch đã thông báo của trạm y tế. Lao động nặng nhọc khiến họ về đến nhà rất mệt mỏi,

buổi tối bận việc nhà (nấu ăn, chăm sóc con cái, may vá…) dẫn tới việc không đủ thời gian đi

tìm hiểu tư vấn, để ý tới thời gian (ngày, giờ) uống thuốc...Thứ hai, đặc thù lao động trên rẫy

phải đào hố, chặt, phát, đốt, đi lại nhiều… có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp y tế

(VD: dẫn tới lệch vòng tránh thai sau khi mới đặt).

2. Tiếng nói của người dân trong giải trình về CSSKSS, KHHGĐ

Hạn chế phản hồi tới cơ sở y tế

Cơ hội tiếp xúc giữa cán bộ y tế và người dân không nhiều, thường chỉ xảy ra khi có

nhu cầu khám chữa bệnh hoặc các đợt tuyên truyền, tập huấn, các đợt chiến dịch. Ngay cả

trong các ngày triển khai chiến dịch (VD: Ngày dân số), tiếp xúc giữa người dân với cán bộ y

tế và các đoàn thể có liên quan cũng không hiệu quả và mang lại cho người dân cảm giác

nặng nề, bị phê phán96. Người dân cho rằng việc phản ánh các thắc mắc, băn khoăn về chất

lượng dịch vụ hoặc thái độ chăm sóc, tư vấn của cán bộ y tế là không thể. Một lý do chủ yếu

được đưa ra trong các thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu là họ tin rằng thắc mắc nhiều sẽ gây

định kiến cho nhân viên y tế về một thái độ “không hợp tác” và điều đó có thể dẫn tới hậu

quả y bác sĩ không nhiệt tình trong lần khám chữa bệnh sau. Phản ánh với cấp trên của người

95

Người Mnông, Cơ Ho đều có thể hiểu ngôn ngữ của nhau tới 80%.

96 Những đợt tuyên truyền theo chiến dịch như vậy có lẽ chỉ mang lại hình thức hơn là tiếp cận người dân,

hiểu, tâm sự và giải đáp thắc mắc.

Mỗi lần có chiến dịch, cả đoàn đông cán bộ y tế trong trạm, y tế thôn bản và cộng tác viên cùng với các

đoàn thể tới mấy nhà không chịu thực hiện biện pháp KHHGĐ, có 6 7 con nên người ta rất ngại, sợ. Cứ nói

có cán bộ đi tới nói về vấn đề KKHGĐ là trốn tránh đi chỗ khác.

Chị Bin, cán bộ trạm y tế xã Đạ M rông, ngày 30 08 2013.

Page 132: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

131

khám chữa bệnh/ tư vấn trực tiếp cho người dân cũng không phải phương án khả thi do

những người trong cùng hệ thống sẽ tin và hợp tác, bênh vực nhau hơn là giúp đỡ người dân.

Không dám phản ứng khi không hài lòng với bác sĩ vì: con đầu, con thứ hai rồi đứa sau

nữa đều phải đến trạm khám, phản ứng thì lần sau tới sinh đẻsợ họ không chăm sóc con

mình.Có nói cũng không được gì.

Thảo luận nhóm nam, xã Đạ K Nàng, 31 08 2013

Thậm chí, do tâm lý ngại, sợ những người đang nắm quyền, người dân cũng ít khi thể

hiện nhu cầu cần được tư vấn, giải thích kỹ càng nếu có những thắc mắc, băn khoăn về cách

sử dụng dịch vụ. Tâm lý ngại, sợ sệt này dẫn tới việc phụ nữ dân tộc thiểu số vùng này

thường hỏi thăm lẫn nhau, xin lời khuyên từ những người phụ nữ đã có kinh nghiệm sử dụng

dịch vụ KHHGĐ hơn là tìm tới trạm y tế ngay. Ở ngay tại thôn buôn, y tế thôn bản hoặc CTV

dân số có thể được các chị em phụ nữ tìm tới để tham vấn ý kiến nhưng không nhiều (cơ hội

tiếp xúc ít do: ít khi CTV dân số hoặc y tế thôn bản tới tận nhà dân, hoặc chỉ tới được những

hộ gia đình ở vị trí thuận đường giao thông do điều kiện lao động người dân ít khi ở nhà).

Tuy nhiên, khả năng giải đáp của CTV dân số hoặc y tế thôn bản không nhiều và thường

khuyên người dân tiếp tục ra tư vấn hoặc khám ở trạm y tế xã.

Định kiến

Người dân tộc thiểu số luôn phải bị động chịu đựng cái nhìn định kiến, dán nhãn của

tộc người đa số, những người làm dịch vụ y tế và thậm chí cả những người làm chính quyền.

Và cái nhìn định kiến này chính là yếu tố cản trở người dâp phản hồi thông tin. Trong các

thảo luận, cán bộ xã và cán bộ y tế xã, y tế thôn bản thường đưa ra nguyên nhân đầu tiên dẫn

tới những khó khăn trong công tác tuyên truyền CSSKSS, KHHGĐ là “người dân ở đây có

trình độ dân trí thấp”. Trước những nhãn được dán “bẩn”, “lạc hậu”, “không hiểu biết”, “trình

độ học vấn/ văn hóa thấp”… người dân tộc thiểu số tại đây thêm phần tự ti, mặc cảm về

mình. Do đó, nhu cầu chia sẻ thông tin với phía các cán bộ y tế càng bị đẩy xuống mức thấp

nhất có thể, họ không đủ tự tin để tới cơ sở y tế đề nghị tư vấn, giải đáp các thắc mắc.

Một định kiến khác khởi phát ngay từ phía chính sách, chủ trương chung và những

người làm dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ: luôn cho rằng CSSKSS, KHHGĐ gắn chặt với người

phụ nữ. Trong khi đó, về mặt y học, điều này hoàn toàn có thể được san sẻ gánh nặng cho

những người đàn ông đảm nhận một phần vai trò. Về mặt văn hóa xã hội, phụ nữ luôn chịu

áp lực từ phía người chồng (nhất là phụ nữ Hmông, đại đa số các quyết định đưa ra của họ

phụ thuộc vào chồng), gia đình dòng họ nhà chồng trong trường hợp đó, chỉ tác động tâm lý,

tư vấn CSSKSS, KHHGĐ lên người phụ nữ trẻ không mang lại nhiều hiệu quả. Và rõ ràng,

định kiến từ những người làm chính sách, dịch vụ này “lan tỏa” tới người dân, khiến họ luôn

nghĩ rằng CSSKSS, KHHGĐ là của nữ giới. Đồng thời, “định kiến” đó của những người

cung cấp dịch vụ được cộng hưởng với văn hóa ở các cộng đồng dân tộc thiểu số này (và cả

người Kinh) tin rằng trách nhiệm sinh đẻ, chăm sóc con cái…là của người phụ nữ, mặc

nhiên, chỉ phụ nữ mới quan tâm tới KHHGĐ. Như trên đã trình bày, trong một xã hội cấu

trúc trọng “duy trì dòng họ”, một xã hội đại đa số các dân tộc thiểu số đều có cấu trúc trọng

nam thì các chương trình CSSKSS, KHHGĐ chỉ chú trọng vào nữ giới (đặc biệt nữ trong độ

tuổi sinh đẻ) sẽ không thể đem lại nhiều kết quả.

Hạn chế phản hồi tới chính quyền hoặc các đoàn thể

Theo các thảo luận nhóm, kênh phản ánh/ trao đổi tới chính quyền và đại đa số các

đoàn thể về dịch vụ CSSKSS, KHHGSS được cho là yếu hoặc rất yếu. Trừ Hội phụ nữ và

Page 133: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

132

trưởng thôn, rất ít khi người dân trao đổi với các đoàn thể khác hoặc đại diện chính quyền về

vấn đề này.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng này là cơ hội tiếp xúc giữa đại diện đoàn thể

và chính quyền với người dân hiện nay không nhiều. Thông thường các đoàn thể tại thôn họp

1 lần/ tháng hoặc 1 lần/ 3 tháng để tổng kết các hoạt động trong thời gian trước đó, triển khai

hoạt động mới, tuyên truyền những nội dung chính sách mới tới người dân. Nhưng không

gian họp của các chi hội Nông dân không mang lại cơ hội trao đổi về CSSKSS, KHHGĐ vì

các cuộc họp của hội này hầu hết triển khai các vấn đề liên quan tới sản xuất, cho vay vốn với

tư cách bảo lãnh của Hội Nông dân. Tương tự, các cuộc họp hội Cựu chiến binh, chi đoàn

thanh niên thường kỳ có thể tạo ra cơ hội về mặt thời gian, không gian nói chuyện liên quan

tới các chủ đề CSSKSS, KHHGĐ nhưng hiện nay rất ít so với Hội phụ nữ. Các chủ đề này

được nhắc đến rất nhiều trong các cuộc họp của chi Hội phụ nữ ở cấp thôn, nhưng mới chỉ

dừng lại ở mức độ tuyên truyền các nội dung chính sách, các cách CSSKSS, dịch vụ

KHHGĐ. Cách thức họp này khiến người phụ nữ trở thành đối tượng đích nhận tuyên truyền

một cách bị động mà chưa tạo ra một không gian trao đổi, người dân chưa cảm thấy mình

được quyền trao đổi thẳng thắn, được quyền cất lên tiếng nói về các vấn đề của mình. Do đó,

ít khi Hội phụ nữ nhận được các phản ánh về chất lượng khám chữa bệnh hoặc các băn

khoăn, nhu cầu tư vấn tại những buổi họp thường kỳ này.

Họp phụ nữ tháng 1 lần, thường tuyên truyền về KHHGĐ như không được đẻ nhiều

con, nhắc phải đi họp đủ, đóng tiền quỹ hội… nhưng mình chưa bao giờ có ý kiến gì ở các

buổi họp, nhiều khi muốn nói nhưng không thể nói ra.

M Bon K’ Đen, nữ người Cơ Ho, xã Đạ K Nàng, 31 08 2013

Ngoài các đoàn thể quần chúng vốn được gắn chặt với vai trò tuyên truyền chính sách

của Nhà nước, thu thập ý kiến của người dân, cán bộ chính quyền cơ sở ít khi tiếp xúc với

người dân để tìm hiểu các vấn đề và tạo một không gian trao đổi, tạo cho người dân cảm giác

“có quyền được phản biện”. Khoảng cách giữa cán bộ cơ sở với người dân cũng là một trong

những vấn đề tạo ra rào cản, tâm lý e dè trong khi người dân luôn có mong muốn phản ánh ý

kiến, và khoảng cách này đã triệt tiêu nhu cầu trao đổi, biến những người dân có nhu cầu cất

lên tiếng nói trở thành không có nhu cầu phát biểu ý kiến, trừ khi có khiếu nại, bức xúc do

các nhu cầu dân sinh quan trọng.

Trưởng thôn là đầu mối quan trọng người dân tìm đến trong mọi vấn đề, từ quyền lợi

của hộ nghèo, quyền lợi dân sinh về đất đai, hỗ trợ phân, giống, kỹ thuật, vay vốn, các tranh

chấp dân sự… Về chăm sóc sức khỏe, người dân thường phải thông qua trưởng thôn để nhận

thẻ BHYT hoặc phản ánh chậm thẻ BHYT. Tuy vậy, ít có phản ánh về khám chữa bệnh tại

trạm y tế xã hoặc các vấn đề khác liên quan tới chất lượng tư vấn, dịch vụ CSSKSS,

KHHGĐ.

Như vậy, số lần họp chính thức với các đoàn thể quần chúng, đại diện cán bộ cấp cơ sở

không nhiều, chỉ trung bình 1 lần/ tháng khiến người dân ít có cơ hội được tham vấn. Trong

khi cơ hội trao đổi chỉ đến vào hàng tháng, hàng quý thì các vấn đề về chăm sóc sức khỏe

luôn thường trực trong cuộc sống chứ không chờ đợi các kỳ họp. Mặt khác, cách tuyên truyền

hiện nay tại các buổi họp này chưa thực sự đem lại không gian sẻ chia.

Thứ hai, các vấn đề về CSSKSS, KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe nói chung chỉ xếp

hàng thứ yếu so với các nhu cầu về vay vốn, trợ giúp, trợ cấp, những thắc mắc về quyền lợi

được hưởng, các chính sách đất đai, giao thông, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa

phương… Ngoài các cuộc họp tại các chi hội hàng tháng, chỉ có 2 lần tiếp xúc cử tri/ năm

Page 134: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

133

cho phép người dân gặp mặt các đại diện HĐND, mặt trận tổ quốc để nói lên những vấn đề

bức xúc nhất trong cuộc sống. Tại đây, CSSKSS, KHHGĐ luôn phải nhường chỗ cho các

nhu cầu cơm ăn áo mặc.

Trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri, chỉ nói với những vấn đề bức xúc nhất về cà phê,

kinh tế, xây dựng đường…không nói những chuyện về y tế

Thảo luận nhóm nam, xã Đạ K Nàng, 31 08 2013

Các kênh phản ánh “phi chính thức”

Như vậy, không gian các cuộc họp đoàn thể quần chúng chưa tạo được tinh thần sẻ

chia, các chi hội chưa thể lắng nghe được ý kiến của người dân, không gian các cuộc tiếp xúc

cử tri không đủ chỗ cho các vấn đề về y tế vì đã dày đặc các bức xúc, thắc mắc về kinh tế,

dân sinh. Vậy người dân tộc thiểu số ở vùng này có cách nào giải tỏa những băn khoăn, lo

lắng, ưu tư của mình về các sức khỏe, dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ ngoài mạng lưới xã hội của

mình?

+ Mạng lưới thân tộc, xã hội trong cộng đồng

Như trên đã trình bày, người dân tộc thiểu số ở đây có quan niệm, niềm tin về các dịch

vụ CSSKSS, KHHGĐ khác với hệ thống y tế chính thức, do đó những thắc mắc về dịch vụ

này luôn hiện hữu thường trực cả trước và trong khi sử dụng. Nhưng các không gian công do

các đoàn thể quần chúng tạo ra không đủ để họ cất lên tiếng nói. Những băn khoăn lo lắng,

và cả những cảm xúc không hài lòng thường được sẻ chia ngay sau đó với những người thân

nhất trong gia đình, dòng họ. Nhu cầu tư vấn dịch vụ thường được bày tỏ với những người

phụ nữ đã có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ, người có nhiều kinh nghiệm

sống. Sự tin cậy, đồng cảm, sẻ chia này đem lại cho họ cảm giác thân thuộc, không ngại

ngùng vì phân biệt, định kiến hay hiểu lầm nào từ những ngườikhác vốn không hiểu về văn

hóa, ngôn ngữ và hoàn cảnh của họ. Mặt khác, họ cũng không phải chịu áp lực phải giảm

mức sinh, áp dụng các biện pháp KHHGĐ, phải nghe những cách tuyên truyền cứng nhắc. Ở

các buổi đổi công, các buổi nói chuyện trước và sau khi làm lễ tại nhà thờ, họ được sống

trong không gian thân thuộc của mình, được trao đổi và lắng nghe, thể hiện cái tôi của mình

một cách tự do.

+ Các chức sắc tôn giáo

Tôn giáo vốn có vai trò là chỗ dựa tinh thần, tình cảm, là sợi dây bảo hiểm tinh thần

trước những bấp bênh của đời sống thực tại, trước những lo lắng, sợ hãi của con người. Do

đó, mọi băn khoăn, lo lắng của người dân thường được mang đến với các cha cố/ linh mục/

thầy tu, và họ đứng trước Chúa bày tỏ lòng mình mà không cần phải giấu giếm. Đặc điểm

của kênh chia sẻ này là sự nhẹ nhàng, gần gũi, sự bảo vệ từ “vòng tay của Chúa” khiến người

dân tộc thiểu số ở đây cởi mở chia sẻ và sau đó nhận được sự tư vấn bằng thái độ hết sức nhã

nhặn của các chức sắc tôn giáo. Do đó, cả những bất bình về thái độ phục vụ của cán bộ y tế,

sự không hài lòng về cán bộ chính quyền địa phương cũng dễ dàng được chia sẻ tại đây.

Mỗi khi không vừa lòng chuyện gì đó mình thường nói chuyện với bố, mẹ, anh em

trong nhà và nói với Cha. Kể cả những lo lắng về KHHGĐ cũng kể với Cha khi đi xưng tội,

Cha đồng ý cho tránh thai, chỉ không đồng ý đình sản và phá thai. Khi đi đặt vòng về mình

rất lo là đã làm sai nhưng xưng tội xong Cha nói không sao. Đi xưng tội phải nói hết mới

thỏa lòng. Chủ nhật nào mình cũng cõng con đi ra nhà thờ Đạ Tông.

Bon Tưng K Kông, người Mnông,xã Đạ M rông, 30 08 2013

Page 135: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

134

Ngoài ra, các nhà thờ, hội thánh ở đây đều có thuốc dự trữ để có thể cấp phát cho người

dân khi họ ốm đau, có sổ khám bệnh của trạm y tế xã nhưng trạm hết thuốc cấp theo BHYT

hoặc phải mua bổ sung. Việc cấp phát thuốc này cũng làm tăng tín nhiệm của nhà thờ, hội

thánh với người dân trong chăm sóc sức khỏe.

3. Tiềm năng tăng cường trách nhiệm giải trình trong CSSKSS, KHHGĐ của các

tổ chức, đoàn thể và các tác nhân phi chính thức tại địa phương

Để giảm các rào cản ngăn trở tiếng nói của người dân, góp phần tăng cường trách

nhiệm giải trình trong CSSKSS, KHHGĐ, với các tổ chức đoàn thể tại địa phương cần khắc

phục những nhược điểm nói trên. Ngoài ra, vai trò của tác nhân phi quan phương như chức

sắc tôn giáo, trưởng các dòng họ cũng cần phải đề cập đến. Riêng già làng, vai trò của ông

trong tư vấn, trao đổi, nhận và tiếp chuyển thông tin về CSSKSS, KHHGĐ không hiện hữu

nhiều. Khai thác tiềm năng này hạn chế, bởi một mặt hiện nay cấp thôn chỉ có một già làng

đại diện, trong khi một thôn được sáp nhập bởi nhiều buôn/ bon, như vậy có nghĩa một già

làng ở một buôn khó lòng đại diện/ nắm bắt tiếng nói của người dân trong phạm vi của nhiều

buôn. Mặt khác, vai trò của ông thể hiện nhiều ở trong các hoạt động lễ hội chung của thôn

buôn, xử lý các vấn đề theo luật tục nhiều hơn là chia sẻ những vấn đề vốn được coi là tế nhị

này.

Các đoàn thể quần chúng

Hai đoàn thể quần chúng thể hiện vai trò rất rõ ràng trong việc phối hợp tuyên truyền

CSSKSS, KHHGĐ với ngành y tế là Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên. Trong đó, vai trò của

Hội phụ nữ nổi trội hơn hẳn, trước tất cả các đợt chiến dịch, chiến lược tuyên truyền mới,

Trung tâm DS KHHGĐ huyện luôn gửi công văn với Hội phụ nữ huyện đề nghị phối kết hợp

thực hiện các chiến dịch. Ở cấp xã, Hội phụ nữ đang là tác nhân tích cực khi xen các nội

dung tuyên truyền trong mọi hoạt động thường kỳ. Để nâng cao vai trò của các đoàn thể này,

một số khuyến nghị được đưa ra sau khảo sát này là:

1/ Thúc đẩy vai trò của Hội phụ nữ với Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện cũng như

Hội phụ nữ với trạm y tế xã không chỉ dừng lại ở vai trò phối hợp để tuyên truyền. Mà Hội

phụ nữ nên đóng vai trò tham vấn cho Trung tâm Dân số KHHGĐ, trạm y tế cập nhật những

đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ cũng như các băn khoăn, lo lắng xung quanh

việc sử dụng dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ và sức khỏe nói chung.

2/ Để nắm bắt, thấu hiểu được tinh thần, tình cảm, những câu chuyện xung quanh

CSSKSS, KHHGĐ của người dân, cán bộ Hội phụ nữ, Chi hội phụ nữ, cán bộ y tế thôn bản,

CTV DS ở cấp thôn phải lắng nghe thông qua các sinh hoạt thường ngày: đổi công và sinh

hoạt tôn giáo cuối tuần97.

97

Đây là hai cơ hội rất lớn để tiếp xúc, nghe các câu chuyện của những người phụ nữ. Ở mỗi lần đổi công,

thường thành viên của vài gia đình cùng tới rẫy một gia đình láng giềng, anh em thân cận để cùng làm việc,

cứ như vậy luân phiên cho đến hết khoảng 3 – 5 – 7 hộ gia đình hoặc có thể lớn hơn trong những dịp cần

nhiều lao động. Sinh hoạt tôn giáo luôn tập trung rất đông đủ toàn bộ các gia đình theo cùng một tôn giáo ở

trong thôn. Nhưng mỗi tôn giáo có lịch sinh hoạt khác nhau, tại các địa điểm khác nhau: VD: Tin lành

thường tập trung các tín đồ ở các điểm nhóm để cầu nguyện vào thứ 7 ở điểm nhóm sinh hoạt, Cơ đốc vào

chiều chủ nhật, Thiên chúa giáo vào sáng thứ 7, chủ nhật tại nhà thờ.

Page 136: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

135

3/ Hình thức tuyên truyền thông qua các buổi họp của hội phụ nữ, thanh niên nên thay

đổi, tránh hình thức cứng nhắc, sáo mòn, tránh cách đọc thông tư nghị quyết với yêu cầu

“phải làm”... Nên tạo cơ hội cho những người trong hội thảo luận về các tình huống có thật

hoặc giả định, cùng đọc tài liệu hoặc xem phim (có tiếng dân tộc thiểu số Thái, Hmông,

Mnông98 thuyết minh).

4/Vai trò của Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh: CSSKSS, KHHGĐ phải được đưa

ra khỏi định kiến chỉ dành cho phụ nữ đối với cả người làm chính sách và người dân. Do đó,

các vấn đề này cần được thảo luận trong các buổi họp của các hội Nông dân, Cựu Chiến binh

dưới hình thức phù hợp: không thảo luận về các cách phòng tránh thai, cách chăm sóc trẻ,

thay vào đó thảo luận những vấn đề phù hợp với đàn ông: vai trò của nam giới, vai trò của trẻ

em, vai trò của phụ nữ trong việc ra các quyết định của gia đình, cộng đồng, mối liên hệ giữa

các vấn đề đói nghèo và sinh con, đói nghèo và bệnh tật... Hình thức thảo luận phù hợp với

trình độ dân trí, với văn hóa của người dân: dễ hiểu, không tuyên truyền mà thảo luận và lắng

nghe tiếng nói của tất cả các cá nhân trong buổi họp, xem phim hoặc hài kịch...

5/ Chuyên trách dân số KHHGĐ nên là người dân tộc thiểu số tại địa phương. Nên có

mặt tại tất cả các phần thảo luận về SKSS, KHHGĐ tại buổi họp định kỳ này của Hội phụ nữ,

Hội Nông dân để lắng nghe ý kiến và giải đáp thắc mắc nếu có.

6/ Báo cáo của toàn bộ các hoạt động này cần được lập ra và làm chi tiết hết sức có thể

sau đó nộp lên cho cấp Hội ở xã, huyện, đồng thời chuyển cho Chính quyền tham khảo. Toàn

bộ ý kiến của người dân đương nhiên phải được chuyển tới trạm y tế xã trong các thảo luận

của Ban chỉ đạo DS hàng kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết.

Chính quyền, đảng ủy

Hiện nay, các xã khảo sát đều có Ban chỉ đạo DS KHHGĐ tại xã do Phó chủ tịch

thường trực hoặc Phó chủ tịch phụ trách văn xã làm trưởng ban (đồng thời chính là phó bí thư

Đảng ủy xã hoặc ít nhất nằm trong Đảng ủy), trạm trưởng trạm y tế xã làm phó ban và các

thành viên khác gồm chuyên trách dân số KHHGĐ, Hội phụ nữ hoặc hội khác. Các ban này

họp thường kỳ nhưng chủ yếu chỉ bàn bạc các nội dung tuyên truyền theo chiến dịch, chỉ tiêu

theo tháng và kế hoạch cho thời gian tới. Cuộc họp này nên trở thành địa điểm thảo luận về

các thông tin mà các hội thu thập được thông qua các mục 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên và rút kinh

nghiệm cả cho phía chính quyền và trạm y tế xã. Các buổi họp này ít nhất thường kỳ 1 lần/

tháng hoặc tăng thêm khi có việc đột xuất.

Tránh cách làm cứng nhắc hiện nay là tất cả cán bộ Ban này tới nhà những người dân

sinh nhiều con, không thực hiện biện pháp KHHGĐ vào các dịp chiến dịch để vận động.

Điều này chỉ khiến người dân sợ hãi, mệt mỏi và muốn trốn tránh các dịp chiến dịch này.

Chiến dịch có thể được biến thành dịp chiếu phim hài màn ảnh rộng có thuyết minh hoặc

đóng kịch. Hình thức đến thăm nhà phải được linh hoạt hóa, để những người có uy tín trong

cộng đồng đi, nói chuyện tâm tình (về mọi mặt của cuộc sống để lấy niềm tin của người dân)

thay vì rao giảng đạo lý, luật pháp.

98

Nhìn chung, người Tày, Nùng và Thái có thể hiểu được tiếng của nhau tới 80%, Mnông, Cơ Ho hiểu

nhau tới 80%. Do vậy, trong điều kiện tài chính hạn hẹp, chỉ cần thuyết minh bằng một thứ tiếng với một

nhóm tộc người có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau là đủ. Riêng người Hmông không có chung ngôn ngữ

với bất kỳ tộc người nào khác ở đây.

Page 137: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

136

Các chức sắc tôn giáo

Đây là những người rất có uy tín nên thường lắng nghe được tâm sự của người dân,

đồng thời mọi lời khuyên của ông đều được người dân thực hiện với niềm tin, lòng yêu

thương. Vì vậy, thay vì chờ đợi các chức sắc tôn giáo nhắc nhở vài lời tuyên truyền người

dân sau các buổi hành lễ, cán bộ y tế thôn bản hoặc CTV, chuyên trách dân số, cán bộ trạm y

tế xã cần được tập huấn kỹ năng để trò chuyện với các chức sắc tôn giáo về các vấn đề CSSK

tại thôn, xã, những tâm tư của người dân. Đồng thời, lấy chức sắc tôn giáo là đầu mối để nói

về các vấn đề liên quan: nghèo đói và sinh con, chăm sóc sức khỏe nói chung, thăm khám

bệnh, khi cần tư vấn thì tìm tới cán bộ y tế, chuyên trách dân số... 99. Tuy vậy, khi muốn phát

huy vai trò của nhóm chức sắc tôn giáo, phải tính tới vấn đề nhạy cảm tôn giáo. Chính quyền

các cấp luôn e ngại khi phải kết hợp với các chức sắc tôn giáo (trong nhiều cuộc họp, chức

sắc tôn giáo vẫn được mời nhưng dường như chỉ mang tính hình thức hơn là hợp tác, cùng

bàn bạc và lên kế hoạch. Các nội dung nhờ chức sắc thông báo giùm chỉ nhỏ lẻ, bột phát,

mang tính chất thông báo về các lịch khám chữa bệnh định kỳ, không mang tính hệ thống và

chưa có chiến lược, nội dung rõ ràng, được vạch từ trước). Do đó, để tăng cường trách nhiệm

giải trình, nên có cách thuyết phục hợp lý để những người làm chính quyền không “mặc

cảm” với cách đặt vấn đề rằng các chức sắc có vai trò, vai trò lớn hơn cả chính quyền trong

việc lắng nghe tiếng nói của người dân. Gợi ý cách thức thuyết phục ở đây là: một dự án với

sự tham gia của nhiều phía sẽ là cơ hội để chính quyền hiểu thêm về các tôn giáo, hoạt động

của người dân tại các điểm nhóm sinh hoạt này.

Trưởng các dòng họ

Để thảo luận được với những người đàn ông vốn có vai trò quan trọng trong thực hành

CSSKSS, KHHGĐ, đầu mối phải tiếp cận là các trưởng dòng họ. Tuy vậy, tiếp cận họ không

phải để nói tới các vấn đề trực tiếp về biện pháp KHHGĐ, mà phải tế nhị trao đổi về các vấn

đề chung về vai trò của giới, chăm sóc trẻ...Khi có được niềm tin của những người có uy tín

này, việc tiếp cận được những người đàn ông khác tương đối dễ dàng.

Vấn đề nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ

+ Kỹ năng của các tư vấn viên

Kỹ năng tư vấn, lắng nghe của các tư vấn viên, bao gồm cả: cán bộ y tế ở trạm xá,

chuyên trách dân số, y tế thôn bản, CTV DS, thủ lĩnh các Đoàn thể quần chúng đều rất hạn

chế. Những người này mới chỉ được chú trọng đào tạo về mặt chuyên môn nhiều hơn là các

kỹ năng trò chuyện, tiếp xúc người dân. Ngoài ra, họ chịu áp lực từ phía chính quyền, cấp

trên (theo ngành dọc) về việc phải đạt chỉ tiêu thường kỳ, thường niên. Vì vậy, các tuyên

truyền thường cứng nhắc, vận động người dân với thái độ kiên quyết khiến người dân mỏi

mệt, sợ phải nghe vận động. Như vậy, dung lượng thời gian cần để tái đào tạo đội ngũ cán bộ

tư vấn về kỹ năng trò chuyện, kỹ năng lắng nghe sẽ khá lớn. Ngoài ra, kỹ năng lập báo cáo

cũng phải được chú trọng, trước đây đội ngũ cán bộ này chỉ làm các báo cáo thuần túy báo

99

Trong thực tế, các tôn giáo làm thay đổi cấu trúc xã hội hơn chúng ta nghĩ. VD: cùng với những đổi thay

KT XH nói chung, chính sách của NN, thì các tôn giáo mới đang làm biến mất các tục nối dây (cuê nuê:

khi chồng chết lấy anh chồng hoặc em chồng, hoặc ngược lại), và nhiều tục lệ khác, làm biến mất cả hệ

thống thần linh trong tín ngưỡng cũ. Vì vậy, việc tận dụng họ, kết hợp và tỏ thái độ cầu thị sẽ mang lại hiệu

quả.

Page 138: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

137

cáo chỉ tiêu, chỉ số, giờ đây một báo cáo sẽ nhấn mạnh vào các khó khăn, những nguyên nhân

từ phía người dân (do người dân tự nói lên).Trong số nguồn lực này, các cán bộ y tế thôn bản,

CTV Dân số, chi hội trưởng các Hội quần chúng có thuận lợi hơn cả là luôn hoạt động cộng

đồng (đi nhà thờ, đổi công, lễ hội, thăm hàng xóm láng giềng…). Do đó, nên tập trung vào

việc để y tế thôn bản, CTV DS lắng nghe các câu chuyện gia đình, chia sẻ thông tin vào

những dịp này thay vì chăm chú vào việc đến nhà vận động mà không quan tâm đến cảm xúc,

tâm lý của người dân.

+ Sự khác biệt văn hóa

Những người làm chính sách, cung cấp dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ hầu hết là người

Kinh nên không hiểu nhiều về văn hóa, lối sống của người dân tộc thiểu số ở đây. Một hình

ảnh người dân tộc thiểu số thụ động, kém cỏi, trình độ dân trí thấp, không sạch sẽ… hình

thành khá lâu dài, trở thành định kiến ở nhiều cán bộ. Định kiến này và áp lực thời gian, áp

lực công việc khiến họ có thái độ chưa phù hợp với tính nhạy cảm, sự ngại ngùng của người

dân tộc thiểu số khi chăm sóc, cung cấp dịch vụ. Sự khác biệt văn hóa tộc người giữ người

cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ khó có thể xóa nhòa được. Các khóa đào tạo kỹ

năng nên chú trọng tới kỹ năng giao tiếp, thái độ nhẹ nhàng ân cần trong sử dụng dịch vụ

đồng thời hướng tới chuyển tải những bản sắc văn hóa tộc người, sơ lược về quá trình tộc

người để cán bộ cung cấp dịch vụ hiểu được phần nào nét đẹp văn hóa tộc người cũng như có

cái nhìn cảm thông, thấu hiểu những nguyên do dẫn đến tình trạng tộc người thiểu số còn ở

trong trình độ kinh tế thấp, chưa có cách sinh hoạt, thực hành chăm sóc sức khỏe phù hợp

như hiện nay.

+ Ngôn ngữ

Đây có thể là rào cản khó bước qua được, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay người cung

cấp dịch vụ hầu hết ở một tộc người (thường là Kinh) phải tiếp xúc với nhiều người từ nhiều

tộc người khác nhau (Mnông, Cơ Ho, Tày, Thái, Hmông) ở 3 nhóm ngôn ngữ khác nhau100.

Một gợi ý giải pháp là để cán bộ y tế cấp cơ sở và cấp huyện học thêm các ngôn ngữ này, tuy

nhiên một người chỉ có thể học một ngôn ngữ và rất dễ quên nếu không được sử dụng thường

xuyên. Do đó, kỳ vọng các khóa học này đem lại cho cán bộ y tế một lượng từ vựng tương

đối về các bộ phận cơ thể, những câu giao tiếp đơn giản, từ vựng chủ yếu liên quan tới chăm

sóc sức khỏe. Trong điều kiện tài chính hạn chế chỉ cần dạy tiếng Mnông, Thái và Hmông.

Tuy nhiên, giải pháp về ngôn ngữ cũng chỉ là tương đối vì trên thực tế, người cung cấp dịch

vụ chỉ có thể học ngôn ngữ, giao tiếp được với một tộc người, do đó, vẫn gặp phải trở ngại

khi giao tiếp với các tộc người khác trong cùng địa bàn.

Như vậy, rõ ràng là tiếp cận dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ của người dân tộc thiểu số ở

Lâm Đồng vấp phải rất nhiều rào cản văn hóa, trong đó nổi bật nhất là nhu cầu đông con do

áp lực của các cấu trúc xã hội truyền thống, điều kiện sản xuất nông nghiệp thô sơ đòi hỏi

nguồn lao động dồi dào. Cùng với đó,kiến thức và niềm tin vào y học truyền thống cũng làm

dấy lên những nghi ngờ về các biện pháp CSSKSS, KHHGĐ ở người dân. Đồng thời, mối

quan hệ bệnh nhân – thầy thuốc chưa thực sự tốt cũng là một rào cản. Người dân rất hạn chế

phản hồi thông tin dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ tới các kênh chính thức như nơi cung cấp dịch

vụ, chính quyền hoặc các đoàn thể mà thường truyền đạt thông tin qua các kênh phi chính

100

Chú ý: Những người trẻ và theo một tôn giáo mới (Tin lành, Công giáo, Cơ đốc giáo) giao tiếp tiếng

Kinh tốt hơn người già, một số người trẻ rất thành thạo tiếng Kinh.

Page 139: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

138

thức như mạng lưới thân tộc, bạn bè, chức sắc tôn giáo. Để cải thiện điều này, các nỗ lực thay

đổi không nên chỉ tập trung vào cải thiện khả năng trao đổi thông tin chỉ trong hệ thống cung

cấp dịch vụ y tế mà cần tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể cũng như các tác nhân

phi chính thức nói trên.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế. (2012). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012: Nâng cao chất lượng

dịch vụ khám, chữa bệnh. Tr. 117 – 122.

2. Mamdani, M. (1972). The Myth of population control. Family cast and class in an

Indian Village. New York: Monthly Press.

3. Nguyễn Văn Thắng. (2006). Về động thái ứng xử với bệnh tật của người Mông. Dân

tộc học. số 2. tr. 18 – 35

4. Trần Thị Mai Oanh và cộng sự. (2010). Đánh giá hoạt động y tế tại 6 tỉnh ở Việt

Nam. Hà Nội. Dự án 20/20 – USAID.

5. Viện Dân tộc học. (1984). Các dân tộc ít người ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản

Khoa học xã hội. tr 304 – 305.

6. World Bank, World Development Report 2004, Washington, D.C., 2003: 48-55.

Page 140: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

139

MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ SỨC KHỎE VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNHCỦA

NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TUYÊN QUANG DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN HỌC Y TẾ

ThS. Nguyễn Thị Tám

Viện Dân tộc học, Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam cùng với một số

chính sách của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đã tác động đến lĩnh vực chăm

sóc sức khỏe cộng đồng ở các vùng dân tộc thiểu số. Theo đó, đã có các công trình nghiên

cứu đề cập đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng của các tộc người thiểu số miền núi ở

nhiều góc độ khác nhau. Việc tiếp cận các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cộng

đồng theo hướng nhân học y tế đối với các nhà nhân học/dân tộc học hiện nay đã khá phổ

biến. Những năm gần đây, xuất hiện một số công trình nghiên cứu về tri thức dân gian trong

chăm sóc sức khỏe của một số dân tộc: Dao, Hmông, Thái, Mường... như Đặng Thị Hoa

(2004, 2005), Trần Hồng Hạnh (2002), Đào Quang Vinh (2009), Nguyễn Thị Thanh Vân

(2005)…. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những thay đổi trong quan niệm về sức khỏe cũng như

các liệu pháp chữa bệnh của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang đến nay chưa có công trình nào.

Thực tế cho thấy, gia đình có người ốm chữa lâu ngày không khỏi là một trong những nguyên

nhân đẩy người dân vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Những đột biến về sức khỏe thường gây

ra sự giảm sút về nhân lực lao động cho gia đình, xã hội và tạo ra chi phí đáng kể cho chữa trị

bệnh cùng các chi phí khác có liên quan và nó được nêu ra như một nguyên nhân gây nghèo

đói cho hộ gia đình. Như vậy, giảm các chi phí trực tiếp cũng như gián tiếp cho chữa bệnh

đối với các hộ nghèo cũng có thể tạo ra mạng lưới an sinh quan trọng. Đặc biệt ở những gia

đình có người bị bệnh nặng mà trạm y tế xã không chữa được, phải chuyển lên tuyến huyện

hoặc tuyến cao hơn. Chi phí chữa bệnh mặc dù được giảm nhưng vẫn khá lớn và nhiều khi

quá sức của hầu hết các gia đình người Dao Đỏ ở xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh

Tuyên Quang. Vì vậy, bài viết góp phần bổ sung nguồn tư liệu về tri thức địa phương trong cách

chữa bệnh của người Dao Đỏ ở nước ta đặc biệt là quan niệm về sức khỏe và những phương

thức chữa bệnh hữu hiệu của đồng bào về một số bệnh mà y học hiện đại còn gặp khó khăn hoặc

chi phí cứu chữa quá lớn nằm ngoài khả năng chi trả của những người dân nghèo.

2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp định tính, chủ yếu sử dụng các

phương pháp nghiên cứu nhân học (quan sát tham gia - Trong quá trình nghiên cứu tại địa bàn,

chúng tôi chú ý quan sát tình trạng sức khỏe của người dân, điều kiện vệ sinh và cung cấp dịch vụ

y tế tại thôn; thảo luận nhóm; phỏng vấn sâu; có sự kết hợp với việc tham khảo tài liệu thành

văn (các báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Phúc Sơn, tài liệu lưu trữ ở thư viện Viện Dân tộc

học). Tuy nhiên, nguồn tài liệu nghiên cứu thực địa được coi là chất liệu ưu tiên trong quá

trình viết báo cáo. Các nguồn tài liệu thành văn được nhóm nghiên cứu tham khảo gồm có:

Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội và phương hướng thực hiện nhiệm vụ các năm gần đây của

xã Phúc Sơn, trong đó chú trọng đến báo cáo kết quả thực hiện dịch vụ y tế ở các thôn, bản;

Những nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam đã được thực hiện bởi các tổ chức

trong và ngoài nước như Sách “Nhập đề về nhân học xã hội trong bối cảnh Việt Nam

(Nghiên cứu về giới và sức khỏe sinh sản ở khu vực ven biển miền Bắc trung bộ) Các đề tài

Page 141: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

140

khoa học về y học cố truyền của người Dao Đỏ qua các điểm nghiên cứu... được lưu trữ tại

thư viện Viện Dân tộc học... Nguồn tư liệu thực địa được thu thập thông qua phỏng vấn sâu

và thảo luận nhóm trong chuyến nghiên cứu điền dã tại địa bàn thôn Tầng, xã Phúc Sơn,

huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang vào tháng 9/2013. Có hai nhóm đối tượng chính được

lựa chọn để phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm bao gồm:

Nhóm đối tượng thứ nhất là cán bộ y tế xã Phúc Sơn. Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi

có thể nắm được tình hình chăm sóc sức khỏe chung của cả xã và ở địa bàn có người Dao Đỏ

sinh sống.

Nhóm đối tượng thứ hai được lựa chọn là các thầy lang người Dao Đỏ và một số

người dân ở thôn Tầng, xã Phúc Sơn đã từng được khám chữa bệnh bởi các thầy thuốc nam

và ở trạm y tế xã. Trong nhóm đối tượng này, chúng tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu

và thảo luận nhóm (2 cuộc thảo luận nhóm ở thôn Tầng) với một số thầy lang và trưởng thôn,

Bí thư Chi bộ hoặc những người dân đã từng được chữa bệnh. Nội dung của các cuộc phỏng

vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung xoay quanh các vấn đề như quan niệm của cá nhân về

sức khỏe và bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán và khám chữa bệnh, một số vị thuốc và bài

thuốc nam mà họ áp dụng trong việc chữa bệnh cho người dân; tập quán ăn uống, làm việc;

tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe của người Dao Đỏ; chi phí cho việc khám chữa

bệnh; hiệu quả đạt được khi người dân sử dụng các phương pháp chữa bệnh truyền thống và

tiếp cận dịch vụ y tế hiện đại…

Các cuộc phỏng vấn sâu và một cuộc thảo luận nhóm giữa cán bộ thôn với các thầy

lang chủ yếu được tiến hành bằng tiếng Kinh dưới sự trợ giúp của các phiên dịch viên là

người địa phương. Riêng một cuộc thảo luận nhóm với các thầy lang và người dân được thực

hiện bằng tiếng Dao do một số người không nói rõ tiếng phổ thông. Sau đó, các phát hiện

chính từ hai cuộc thảo luận nhóm này được các nhóm trưởng trình bày lại cho đoàn nghiên

cứu bằng tiếng Kinh.

Đặc biệt, khi phỏng vấn về tri thức dân gian trong sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh,

các thông tin cũng như những khám phá về những loại cây thuốc được tổ chức một cách kỹ

lưỡng và cẩn trọng bằng những cái tên phổ thông và địa phương, công dụng về y học, sự giải

nghĩa văn hóa, những thông tin về sinh thái, thực vật học, phương thức thu hái, sự phân bố,

sự quản lý và bảo tồn các loài thảo dược. Những thông tin này được cung cấp bởi các thầy

lang người Dao tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời chúng tôi còn thu thập từ những thành viên

am hiểu về tri thức thực vật của cộng đồng. Những tri thức dân gian này đã được ghi chép,

mô tả và luận giải bao gồm những kinh nghiệm phong phú, đa dạng và đáng tin cậy mang

tính địa phương về việc phòng ngừa, chữa trị và duy trì sức khỏe của người dân trong môi

trường sống hiện đại.

3. Những phát hiện chính

3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu chúng tôi xác định ở thôn Tầng, xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa,

tỉnh Tuyên Quang. Xã Phúc Sơn cách trung tâm huyện Chiêm Hóa gần 30km về phía Bắc.

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.099 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 567.5 ha.

Page 142: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

141

Bình quân mỗi nhân khẩu là 883 m2. Trong đó đất trồng lúa bình quân 490m2/ khẩu. Còn lại

là đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng.

Điều kiện tự nhiên mang lại cho xã Phúc Sơn nhiều lợi thế, sự giàu có về tài nguyên

khoáng sản cũng như thế mạnh về sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp. Bên cạnh hoạt động

sản xuất, việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng đóng vai trò hết sức quan trọng

trong đời sống của đồng bào. Rừng không chỉ là nơi để khai thác nguồn thực phẩm (rau,

măng, củ, quả…), nguyên vật liệu làm nhà (gỗ, tre, nứa…) mà còn cung cấp nguồn dược liệu,

đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, góp phần đẩy mạnh công tác chăm sóc sức

khỏe cộng đồng tại địa phương.3.2. Người Dao ở xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh

Tuyên Quang

Hiện nay, ở Việt Nam có 751.067 người Dao (2009)101, cư trú tập trung ở các tỉnh miền

núi phía Bắc Việt Nam. Người Dao ở nước ta là một trong những tộc người có nhiều ngành,

nhóm địa phương. Nếu dựa theo tên tự gọi của chính nhóm người Dao, tên phiếm xưng và

những tên mà tộc người khác thường gọi thì có hơn hai mươi nhóm Dao khác nhau. Song,

theo sự phân loại của nhiều nhà dân tộc học, căn cứ vào đặc điểm của văn hóa đặc trưng,

người Dao ở nước ta được chia thành 7 nhóm: Dao Đỏ (Dao Đại Bản), Dao Tiền (Dao Đeo

Tiền hoặc Dao Tiểu Bản), Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Phán (hay còn gọi là Dao Lô Gang),

Dao Quần Trắng (còn gọi là Dao Họ), Dao Thanh Y (còn gọi là Dao Chàm), Dao Áo Dài

(còn gọi là Dao Làn Tiển hoặc Dao Tuyển)102.

Người Dao ở xã Phúc Sơn hầu hết là nhóm Dao Đỏ, sống chủ yếu bằng nghề làm

nương và ruộng nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, một số nghề thủ

công như dệt vải, rèn, mộc, ép dầu... cũng xuất hiện như một phương thức mưu sinh phụ của

người Dao tại đây. Mặc dù cơ sở kinh tế nói chung còn thấp kém, nhưng tri thức dân gian của

họ rất phong phú, đặc biệt là tri thức về y học truyền thống.

Địa bàn toàn xã được chia làm 13 thôn bản với tổng số dân gồm 1.242 hộ, nơi đây là

điểm hội tụ các thành phần dân tộc sinh sống gồm: Tày, Dao, Hmông và rải rác một số hộ

sống xen kẽ với các dân tộc khác. Ở xã Phúc Sơn, dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở các thôn

Tầng, bản Biến, Khuôn Xúm… Đây là các bản có địa hình gần sườn núi và rừng. Thôn xóm

của người Dao được hình thành do điều kiện sản xuất và vị trí địa lý quy định tính chất và

diện mạo của nó. Người Dao Đỏ ở xã Phúc Sơn có hai loại hình thôn xóm khác nhau: thôn

xóm cư trú phân tán và thôn xóm cư trú tập trung. Trước đây, do cuộc sống du canh du cư

nên người Dao Đỏ ở đây cư trú phân tán, mỗi thôn có 5 - 7 nóc nhà, nhà nọ cách nhà kia khá

xa vì nhà ở phụ thuộc vào vị trí của nương rẫy. Kiểu thôn xóm này chỉ là hình thức kết hợp

tạm bợ, số nóc nhà trong thôn thường thay đổi. Loại hình cư trú thứ hai đó là cư trú tập trung,

được thiết lập trên sườn núi hoặc những nơi có điều kiện dẫn nước về nhà. Mỗi thôn có vài

101

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguoi-Dao

102 Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc

Kạn, Nxb Khoa học xã hội, tr.18.

Page 143: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

142

chục nóc nhà hoặc đông hơn. Ngày nay, do có sự giao lưu với các dân tộc khác, đồng bào

Dao Đỏ cũng đã biết định canh định cư, nhưng vẫn làm nương rẫy là chủ yếu. Bước thay đổi

lớn trong cách thức sản xuất nông nghiệp của đồng bào Dao Đỏ ở đây là họ đã biết khai phá

ruộng nước, tạo thành các cánh đồng bậc thang trồng lúa nước, tăng thêm thu nhập, đời sống

được cải thiện.

Người Dao ở Phúc Sơn sống gần rừng và có mối quan hệ gắn bó mật thiết bởi rừng

không chỉ là nơi cung cấp lượng thức ăn, chất đốt mà còn bao chứa nguồn vô tận các loại

thuốc chữa bệnh cho con người. Người Dao cũng như các dân tộc khác đều có những tri thức

phòng bệnh và chữa bệnh rất hữu ích mang đậm bản sắc riêng của tộc người mình. Bên cạnh

các hình thức cầu cúng, những cư dân vùng núi này đã sử dụng rất thành thạo các loại cây

thuốc, vị thuốc để chữa trị được nhiều loại bệnh. Những thầy thuốc người Dao đã đạt tới trình

độ cao khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các vị thuốc với nhau trong một bài thuốc. Bên

cạnh đó, những phương thức chữa bệnh bằng cách bấm huyệt, đốt đèn, châm cứu áp dụng

cho một số loại bệnh đã được các thầy lang vận dụng có hiệu quả. Hiện tại ở thôn Tầng, xã

Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có 5 thầy lang (địa tạng): Ông Lý Tiến

Thiêm (52 tuổi), Ông Phùng Thừa Thọ (47 tuổi), Ông Lý Văn Vinh (50 tuổi), Bà Đặng Thị

Ba (50 tuổi), Bà Đặng Thị Tàn (59 tuổi). Họ đều là những người có vốn hiểu biết về sử dụng

cây thuốc và một số bài thuốc cũng như cách chẩn đoán, điều trị cho một số loại bệnh.

3.3. Sự thay đổi trong quan niệm về sức khỏe và việc lựa chọn các phương pháp

chữa bệnh của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang

Trước kia, khi có bệnh, người Dao Đỏ ở thôn Tầng, xã Phúc Sơn chữa trị bằng các

phương pháp truyền thống như: sử dụng thuốc nam, bói, cúng, chữa mẹo, xoa bóp… chứ chưa

được tiếp cận và chữa bệnh theo phương pháp y học hiện đại. Xuất phát từ quan niệm, con

người có hai phần không thể tách rời: phần hồn và phần xác, nếu hồn lìa khỏi xác lâu ngày thì

làm cho người bị ốm, trường hợp hồn đi không về thì người bị chết, khi chết hồn sẽ biến thành

ma. Bởi vậy, người Dao Đỏ suy xét rằng, trong thế giới ma quỷ cũng tồn tại tổ tiên, thần linh và

ma ác. Vì thế, con người phải biết thờ cúng tổ tiên và các thần linh, tiến hành các nghi lễ như:

làm phép để cầu hồn, xin những ma lành phù hộ, phòng trừ các ma ác làm hại... Nếu con người

không cúng bái cẩn thận thì sẽ bị ma quấy rầy, gây ốm đau, thậm chí gây họa cho con người,

làm hại mùa màng và gia súc. Theo đó, khi bị đau ốm, công việc đầu tiên mà họ làm là chuẩn

bị một nắm gạo bọc trong miếng vải trắng kèm theo một đồ vật của người bệnh mang đến nhờ

thầy cúng tìm ra con ma gây bệnh để sắm đồ lễ cúng cho con ma đó. Người Dao Đỏ cho rằng,

đồ lễ tùy thuộc vào con ma gây bệnh làm cho bệnh nặng hay nhẹ và những lễ vật do thầy cúng

tự thương lượng. Thầy cúng sẽ là người trực tiếp tiến hành lễ cúng chữa bệnh, yêu cầu con ma

đó trả lại hồn, vía cho người bị ốm. Khi người ốm khỏi bệnh sẽ trả lễ vật là lợn, gà… như lời

thầy cúng đã thương lượng từ trước.

Người Dao còn giải thích hiện tượng đau ốm bằng nhận thức và kinh nghiệm mà họ

thu nhận được từ những thế hệ đi trước và từ trong cộng đồng. Những giải thích về tình trạng

bệnh tật của họ thường được thể hiện thông qua quan niệm truyền thống về cơ chế gây bệnh,

chủ yếu là mối liên hệ giữa hai yếu tố nóng và lạnh, chẳng hạn, người ốm đau là do sự mất

cân bằng giữa cơ thể và môi trường. Thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột cũng có thể là nguyên

nhân gây bệnh cho người, nhất là vào thời điểm chuyển giao mùa, người già, trẻ con hoặc

những người thể trạng yếu rất dễ bị các bệnh liên quan đến đầu, bụng, tay, chân...

Page 144: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

143

Hiện nay, đồng bào cho rằng chế độ dinh dưỡng và lao động, phụ nữ sau khi sinh

không kiêng cữ đủ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Nhiều người phải làm việc vất vả,

quá sức trong thời gian dài cộng thêm chế độ ăn uống thiếu chất nên dễ mắc các bệnh như

suy nhược cơ thể, đau người. Trẻ em ăn uống thiếu chất cũng dễ bị còi xương và thường mắc

các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, rối loạn đường ruột do uống

nước lã, ăn quả xanh…

Thông qua các cuộc vận động tuyên truyền của cán bộ y tế cấp huyện, cấp xã về

phòng chống dịch bệnh, người Dao Đỏ đã biết được các loài côn trùng như muỗi, vắt, gián…

là những loài mang mầm bệnh có thể lây nhiễm sang con người. Hiện nay người dân đã hạn

chế ăn thịt những loại gia súc, gia cầm bị chết do dịch tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết

trùng… vì họ đã nhận thức được các loài vật nuôi chết do dịch bệnh rất có thể mang mầm

bệnh gây nguy hiểm cho con người.

Các tai nạn, sự thiếu cẩn trọng trong lao động cũng như tham gia giao thông hiện nay

cũng dễ gây ra các tổn thương hoặc bệnh tật cho người dân. Những thương tật đó thường là:

gãy chân, gãy tay, bong gân, bầm tím…

Phong tục uống rượu vào những dịp tết, dịp lễ hoặc những dịp vui nào đó của người

Dao Đỏ ở Phúc Sơn vẫn còn. Thói quen uống rượu như vậy làm cho nhiều người trở nên

nghiện rượu, phụ thuộc vào rượu trong khi điều kiện dinh dưỡng không tốt dẫn đến một số

bệnh như dạ dày, sơ gan, suy gan, ảnh hưởng đến hệ thần kinh…

Dựa trên những quan niệm về ốm đau, bệnh tật, người Dao Đỏ ngoài việc áp dụng

phương pháp cúng, bói chữa bệnh còn kết hợp các liệu pháp khác nhằm tăng hiệu quả chữa

trị cho người bệnh:

- Chữa mẹo: Người Dao sử dụng phương pháp chữa mẹo để chữa một số bệnh như

tắc tia sữa, chữa động thai, hóc xương, chữa trẻ sơ sinh khóc đêm...

- Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt: Một số thầy thuốc đã học thêm các phương pháp

xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với đốt đèn để chữa một số bệnh như đau lưng, đau đầu, đau vai gáy, đau thần kinh toạ,…

- Bốc thuốc nam: Đây là hình thức chữa bệnh chủ yếu của các thầy lang người Dao

Đỏ ở Phúc Sơn. Đa số các thầy thuốc khám bệnh theo cách: nghe kể bệnh, hỏi, quan sát người

bệnh hoặc lấy thuốc khi đã có kết quả khám chữa bệnh của y học hiện đại… Khi bốc thuốc, các

thầy lang dùng tay để đong. Mỗi thang thuốc tuỳ loại bệnh mà họ sử dụng số vị thuốc nhiều

hay ít khác nhau, nhưng ít nhất cũng từ 3-5 vị, có trường hợp lên tới 19, 20 vị hoặc hơn, vì

thế thang thuốc khá nhiều, chẳng hạn như bệnh thận có khi số thang thuốc đến hai, ba bao tải.

Các thầy lang không kê bài thuốc thành đơn mà chỉ bốc theo kinh nghiệm và cảm tính. Tuy

vậy, trước lúc đưa thuốc cho bệnh nhân họ vẫn thường căn dặn người bệnh khi nấu thuốc

uống cần kiêng kị một số thức ăn, đồ uống và làm việc nặng tuỳ theo bệnh lý khác nhau. Mỗi

thang thuốc được đun uống, khi nào nhạt thì thôi. Trong quá trình uống nếu thấy biểu hiện

bệnh thuyên giảm hoặc đau tăng hơn thì phải thông báo ngay cho thầy thuốc biết để tăng,

giảm vị thuốc cho hợp lý. Đối với các loại thuốc để tắm, thầy thuốc cũng bốc theo liều lượng

phù hợp rồi chia theo thang và căn dặn người bệnh cách đun nước tắm.

Page 145: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

144

Hiện nay, các phương pháp chữa bệnh truyền thống của người Dao Đỏ ở Phúc Sơn

vẫn được thực hành, tuy nhiên, nhờ sự tuyên truyền của cán bộ y tế địa phương nên nhận

thức của người dân dần thay đổi. Từ đó, họ đã tìm đến các cơ sở y tế và sử dụng các phương

pháp khám chữa bệnh của y học hiện đại. Trong nghiên cứu này, các hộ người Dao chủ yếu

chọn cơ sở khám chữa bệnh là y tế thôn bản và trạm y tế xã đối với các trường hợp bệnh nhẹ

như cảm cúm, đau đầu, sốt, sinh đẻ… còn trong trường hợp bệnh nặng thì người bệnh được

đề nghị chuyển lên tuyến cao hơn hoặc người dân tự đi khám chữa ở bệnh viện huyện, tỉnh.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp chữa bệnh của y học hiện đại còn phụ thuộc rất

nhiều vào mức sống của người dân. Nhóm hộ khá giả chọn hướng điều trị tuyến huyện trở

lên, nhóm hộ trung bình, hộ nghèo lựa chọn cơ sở trạm y tế hoặc y tế thôn bản, trong trường

hợp bị bệnh nặng thì họ quay sang sử dụng thuốc nam, cúng bói chữa bệnh hoặc không chữa

trị gì. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay xu hướng kết hợp phương pháp chữa bệnh bằng y học hiện đại với bốc thuốc nam đã trở nên phổ biến.

3.4. Tác động của sự thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe đến cuộc sống của

người Dao Đỏ hiện nay.

Hiện nay phong tục bói, cúng chữa bệnh đã giảm đi rất nhiều nhưng không phải là

không còn nữa. Sở dĩ có sự thay đổi này là do sự xuất hiện của trạm y tế xã Phúc Sơn cùng

đội ngũ y tá, y sĩ tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các phương pháp khám chữa

bệnh y học hiện đại. Người dân ở đây cho biết, từ năm 1999, cán bộ y tế cấp huyện và cấp xã

đến tận thôn, bản tập trung dân tại nhà trưởng thôn để mở những cuộc tuyên truyền vận động

bà con đưa người nhà ra trạm y tế xã khám chữa bệnh khi bị đau, ốm. Từ những bệnh nhân

đầu tiên nghe theo đã được chữa khỏi, khi đó người Dao Đỏ trong thôn mới thực sự tin vào

sự hiệu nghiệm của các phương pháp khám chữa bệnh hiện đại. Sự biến đổi này bắt nguồn từ

việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đối tượng người nghèo nói chung và người nghèo dân

tộc thiểu số nói riêng của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trong nhiều văn bản quan

trọng. Trong đó, đặc biệt quan trọng là các văn bản về đảm bảo quyền được khám chữa bệnh

và tăng cường khả năng tiếp cận cũng như sử dụng dịch vụ y tế của mọi người dân thông qua

các chính sách phát triển bảo hiểm y tế và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, cụ thể là: Quyết định

135/1998/QĐ - TTg năm 1998, được Thủ tướng Chính phủ ban hành và phê duyệt chương

trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa. Năm

2002, ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 06 - CT/TW về củng cố và hoàn

thiện mạng lưới y tế cơ sở, trong đó nêu rõ: “Cần phải xây dựng các chính sách y tế ưu tiên

cho người dân sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, đặc biệt người dân tộc thiểu số nhằm nâng

cao chất lượng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao sức khỏe người dân”… hoặc chính sách phát

bảo hiểm y tế cho người nghèo, nhờ đó mà người dân đi khám chữa bệnh không mất tiền và

không phải lo khoản chi phí cho việc khám chữa thông thường.

Sự thay đổi trong quan niệm của người dân về sức khỏe còn xuất phát từ sự tác động

của các yếu tố kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực

hiện nhiều chính sách, chương trình dự án nhằm nâng cao đời sống, đẩy mạnh phát triển kinh

tế, văn hóa xã hội các vùng dân tộc thiểu số. Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng dân tộc Dao cư trú

đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống người dân phần nào được cải thiện cả

về vật chất lẫn tinh thần, nhận thức của họ từ đó cũng được nâng lên. Trước đây, đời sống của

người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nguồn thức ăn không đủ chất dinh dưỡng cộng

với làm việc quá sức cũng là một trong những nhân tố gây bệnh cho con người. Hiện nay,

cuộc sống của người Dao có khá hơn trước, bữa ăn của họ cũng được cải thiện cả về số lượng

Page 146: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

145

và chất lượng. Khi đi rừng hái lượm hoặc đi làm nương, người dân đã hạn chế uống nước lã

từ các khe suối, thay vào đó là các chai nước lá được đun sẵn ở nhà.

Từ những thay đổi trong quan niệm về ốm đau và lựa chọn phương pháp chữa bệnh đã

góp phần cải thiện sức khỏe của người Dao Đỏ ở Phúc Sơn hiện nay. Trẻ em khi sinh ra đã được

bố mẹ đưa đến trạm y tế xã tiêm vắc xin theo định kỳ. Nhờ vậy, đã giảm thiểu được nguy cơ

mắc các dịch bệnh như sởi, viêm gan B, viêm màng não, ho gà, uốn ván, viêm não Nhật

Bản… Việc ăn uống hợp vệ sinh, mắc màn khi ngủ, thường xuyên lau dọn bể nước và quanh

khu vực cư trú đã phần nào đẩy lùi được dịch sốt rét vốn phổ biến trước đây. Đối với phụ nữ

có thai, họ đã đi khám định kỳ theo hướng dẫn của cán bộ y tế huyện để theo dõi tiến trình

phát triển của thai nhi. Khi sắp trở dạ, sản phụ được đưa đến cơ sở y tế xã hoặc huyện. Việc

làm này có thể đảm bảo sự an toàn cho người mẹ và trẻ sơ sinh, giảm thiểu những rủi ro do

sinh đẻ tại nhà như trước kia. Ngoài ra, người dân hầu hết được cấp thẻ bảo hiểm y tế để

khám sức khỏe thường xuyên theo thông báo của trung tâm y tế huyện và được tiến hành ở

từng xã. Thông qua những lần khám sức khỏe, người dân có thể phát hiện ra bệnh tật để kịp

thời cứu chữa, hạn chế việc tốn kém chi phí và rủi ro đến tính mạng của người bệnh. Hiện

nay, người Dao Đỏ ở đây thường kết hợp giữa chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại

với chữa thuốc nam. Sự kết hợp này nhằm tạo ra hiệu quả và rút ngắn thời gian cứu chữa cho

bệnh nhân, góp phần nâng cao sức khỏe để người bệnh có thể tham gia lao động trở lại. Thêm

vào đó, nhiều phương thuốc bổ giúp người dân tăng cường sức đề kháng, nâng cao chất lượng lao động, tăng sức sản xuất, đóng góp nguồn thu nhập cho gia đình.

Rõ ràng, sự thay đổi trong quan niệm về sức khỏe và liệu pháp chữa bệnh đã tạo ra

những hiệu quả tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe cho người Dao Đỏ ở Phúc Sơn. Tuy

nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được từ việc sử dụng phương pháp y học hiện đại

trong chăm sóc sức khỏe, người Dao Đỏ ở Phúc Sơn cũng đối diện với nhiều trở ngại, trong đó chi phí chữa bệnh là một vấn đề đáng chú ý.

Ông Triệu Văn Thanh (45 tuổi, thôn Tầng, xã Phúc Sơn) cách đây 5 năm đã phát hiện

ra mình đau dạ dày và bệnh thận khi đi khám sức khỏe tại trung tâm y tế huyện. Bệnh ngày

càng nặng thêm, ông đã phải bán 9 tấn mía thu được 16 triệu đồng năm 2010 để chữa bệnh.

Hai lần đi bệnh viện huyện, hai lần đi bệnh viện tỉnh chữa bệnh hết 12 triệu đồng. Năm 2012,

ông phải bán một con bò được 9 triệu đồng, tiếp tục đi bệnh viện chữa bệnh hết 6 triệu nữa.

Mặc dù có bảo hiểm y tế nhưng việc đi lại, ăn ở, thuốc men và một số khoản phát sinh, gia

đình anh vẫn phải tự chi. Chi phí chữa bệnh đã làm gia đình ông sa sút về của cải, sau khi chữa ở bệnh viện, ông về nhà lấy thuốc nam chữa lâu dài.

Như vậy là, từ một gia đình khá giả, nhưng khi có người ốm đau, bệnh tật thì sẽ kéo

theo rất nhiều rủi do khác. Ngoài việc phải bán của cải vật chất trong gia đình để lấy tiền

chữa bệnh, họ còn phải chi phí cho người trong gia đình đi phục vụ người ốm. Như vậy cùng

một lúc, gia đình thiếu đi một số nhân lực lao động nên không có hoặc thu nhập giảm đi rất

nhiều. Việc ốm đau như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và an ninh lương thực của gia

đình, thậm chí đã biến nhiều hộ khá giả thành hộ nghèo khó. Bên cạnh đó, khi tâm sự với

chúng tôi, những người phụ nữ nghèo đã chia sẻ trở ngại trong việc tiếp cận và sử dụng các

dịch vụ y tế hiện đại bởi những bất bình đẳng giới diễn ra ngay trong gia đình của họ: nam giới

sử dụng thu nhập của hộ gia đình cho các hoạt động giải trí của bản thân (uống bia rượu, cờ

bạc) hơn là dành cho chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình nhất là với phụ nữ.

Quan niệm về giới trong cộng đồng thường gắn phụ nữ với vai trò chăm lo sức khỏe cho các

Page 147: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

146

thành viên trong gia đình vì vậy mà phụ nữ thường cân nhắc, tính toán, chấp nhận sự thiệt thòi

đối với bản thân để dành sự chăm sóc cho người thân… Vai trò quyết định của nam giới trong

sử dụng thu nhập hộ gia đình cũng có thể gây hạn chế cho phụ nữ trong tiếp cận dịch vụ chăm

sóc sức khỏe. Những khó khăn trong cuộc sống khiến họ không đủ chi trả cho các dịch vụ y tế

đắt tiền hoặc để điều trị một số bệnh nan y. Lý do này đã thúc đẩy người Dao Đỏ quay trở về

các phương thức chữa bệnh truyền thống.

4. Kết luận

Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù việc chữa bệnh bằng các phương pháp y học hiện đại đã

trở nên phổ biến, song những liệu pháp chăm sóc sức khỏe của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn

đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Để bổ sung nguồn tư liệu về tri thức địa

phương trong cách chữa bệnh của người Dao Đỏ ở nước ta; nhất là quan niệm về sức khỏe và

những phương thức chữa bệnh hữu hiệu của đồng bào về một số bệnh mà y học hiện đại còn gặp

khó khăn hoặc chi phí cứu chữa quá lớn đối với những người dân nghèo, chúng tôi đã vận dụng

các phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát, thảo luận nhóm và cố gắng đồng hành với cuộc sống

của người dân để tìm hiểu cảm nhận của họ liên quan đến sức khỏe, bệnh tật cũng như cách họ

vận dụng để chữa bệnh. Một vài phát hiện chính cho thấy, hiện nay đã có những thay đổi trong

quan niệm về sức khỏe và các liệu pháp chăm sóc sức khỏe của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang.

Thay vì quan niệm sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh liên quan chặt chẽ đến linh hồn, thần linh,

ma quỷ, nay, chế độ dinh dưỡng và làm việc, sự thay đổi thời tiết cũng có thể là những nguyên

nhân ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh việc áp dụng phổ biến các phương pháp chữa bệnh

truyền thống như: sử dụng thuốc nam, cúng chữa bệnh, chữa mẹo…, hoặc kết hợp với bấm huyệt,

châm cứu, người Dao Đỏ đã sử dụng các dịch vụ y tế hiện đại. Sở dĩ có sự thay đổi vừa kể trên,

một mặt là do Nhà nước đã có những chính sách quan tâm hơn đến lĩnh vực chăm sóc sức

khỏe cộng đồng ở vùng các tộc người thiểu số; mặt khác, do tác động của các yếu tố kinh tế -

xã hội làm cho đời sống của người Dao Đỏ có phần cải thiện hơn trước, nhận thức của họ từ

đó cũng được nâng lên. Với những thay đổi trong quan niệm về sức khỏe và lựa chọn phương

pháp chữa bệnh, đã giảm được những rủi ro liên quan đến sinh đẻ tại nhà và nguy cơ mắc các

bệnh nan y, giúp họ phát hiện kịp thời bệnh tật để chữa trị; từ đó, giảm thiểu chi phí chữa bệnh.

Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc sức khỏe hiện nay của người Dao Đỏ ở Phúc Sơn phải đối diện với

khó khăn về tài chính khi sử dụng các phương pháp chữa bệnh y học hiện đại đối với một số

trường hợp bệnh nặng. Bởi vậy, việc kết hợp các phương pháp chữa bệnh truyền thống với y học

hiện đại đang được coi là biện pháp tối ưu góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng lao động

của người Dao Đỏ, giúp họ tăng cường sức sản xuất và tăng thu nhập cho gia đình.

Page 148: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

147

Tài liệu tham khảo

1. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người

Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Trần Hồng Hạnh (2002), Tri thức địa phương trong sử dụng thuốc Nam của người Dao đỏ

(Nghiên cứu ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), Tạp chí dân tộc học, số 5.

3. Đặng Thị Hoa (2004), Nghiên cứu nhân học y tế ở vùng dân tộc thiểu số nước ta, Thông báo

Dân tộc học, Viện Dân tộc học, Hà Nội.

4. Đặng Thị Hoa (2005), Tri thức địa phương về chăm sóc sức khỏe cộng đồng của người

Hmông ở Hòa Bình, Luận án Tiến sĩ Nhân học, Viện Dân tộc học, Hà Nội.

5. Trần Công Khánh (2002), Cây thuốc dân tộc và vấn đề bảo tồn tri thức bản địa về cách

sử dụng cây thuốc, Trường Đại học Y Dược, Hà Nội.

6. Đỗ Tất Lợi (1991, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (xuất bản lần thứ 6),

Nxb Khoa học và kỹ thuật.

7. Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao

Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Ths. Nguyễn Thị Thanh Vân, Nhân học y tế - hướng tiếp cận nghiên cứu về chăm sóc

sức khỏe cộng đồng ở vùng các tộc người thiểu số Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, đăng tải

trên website: http://www.anthdep.edu.vn, truy cập ngày 16/10/2013.

9. Nguyễn Thị Thanh Vân (2005), Bước đầu tìm hiểu cây thuốc của đồng bào dân tộc

thiểu số ở Việt Nam, Bài đăng trong sách Nam Bộ Dân tộc và tôn giáo, Nxb. Khoa học xã hội.

10. Đào Quang Vinh (2009), Chăm sóc sức khỏe và an ninh lương thực (Nghiên cứu

trường hợp ở hai dân tộc thiểu số tại vùng núi huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam), Tạp chí

Dân tộc học, số 1&2.

Page 149: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

148

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢI THIỆN CUỘC SỐNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN

TỘC THIỂU SỐ NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

ThS. Nguyễn Thị Thịnh

Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ

TÓM TẮT

Chương trình “Hành động cộng đồng thành phố Lạng Sơn” thực hiện thí điểm tại 6

thôn bản dân tộc Tày thuộc 3 xã Mai Pha, Hoàng Đồng và Quảng Lạc từ năm 2009 đến 2012,

với mục đích khơi dậy sự chủ động và tăng cường năng lực cho người dân tại chỗ, để họ có

thể tự chủ quá trình phát triển của mình.

Chương trình sử dụng phương pháp nghiên cứu hành động có sự tham gia, với

nguyên tắc chủ đạo là phát huy các sáng kiến của người dân, bao gồm các bước: (i) Xác định

các vấn đề mà đa số người dân trong thôn bản cùng quan tâm (ii) xác định các vấn đề trong

tầm tay mà các bên liên quan có thể cùng nhau giải quyết (iii) cộng đồng cùng bàn bạc để

tìm giải pháp với tư thế là người chủ tiến trình và người ra quyết định chính.

Các hoạt động đã được người dân lựa chọn thực hiện trong các năm qua bao gồm:

Làm đường giao thông, xây dựng bể nước tự chảy phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tổ chức các

nhóm tiết kiệm cộng đồng.

Chương trình đã tạo sự chuyển biến rõ rệt về vai trò của người dân và chính quyền

trong việc cải thiện cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo, từ chỗ người dân luôn

thụ động trông chờ sự chăm lo của chính quyền các cấp trở thành người chủ động lập kế

hoạch, đưa ra các giải pháp, coi hoạt động cải thiện là của chính họ và chỉ yêu cầu sự hỗ trợ

một phần từ chính quyền.

Từ khóa: Hành động cộng đồng, phương pháp cùng tham gia, sáng kiến cộng đồng,

nâng cao năng lực

1. GIỚI THIỆU

Trong những năm qua thành phố Lạng Sơn đã quan tâm hơn tới việc cải thiện đời

sống cho các thôn bản. Đáng chú ý là việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án,

chính sách đầu tư phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như Chương

trình 134 và 135 của Chính phủ … Tuy nhiên, phương thức hỗ trợ của thành phố vẫn theo

cách truyền thông là hỗ trợ hoàn toàn nguồn vốn, chính quyền lập đề xuất, kế hoạch và thuê

nhà thầu đến xây dựng công trình, dân chỉ được vận động tham gia vận chuyển nguyên vật

liệu và làm một số công đoạn đơn giản. Cách làm này dẫn tới việc quản lý và khai thác các

công trình được hỗ trợ còn nhiều hạn chế, thậm chí không ít công trình hư hỏng hoặc bỏ

không, lãng phí tiền của của Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc triển khai các chương trình, chính sách vẫn trên diện rộng, còn dàn

trải, chồng chéo ở nhiều cấp, nhiều ngành, không tập trung, gây khó khăn cho công tác quản

lý, giám sát, phối hợp hỗ trợ để đồng bào miền núi thoát nghèo bền vững.

Điều này đưa ra một số câu hỏi quan trọng như sau:

- Làm thế nào để tìm thấy được một tiến trình phát triển liên tục kéo dài, bền vững và

hiệu quả không chỉ đơn thuần giải quyết các triệu chứng mà là các nguyên nhân gốc rễ của

vấn đề?

Page 150: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

149

- Làm thế nào tìm kiếm và cải tiến các tiến trình như vậy trở thành các công cụ giúp

phát triển sức mạnh, khả năng và sự hiểu biết trong các cộng đồng của người nghèo. Qua đó,

họ trở thành các nhân tố chính của tiến trình thay đổi?

- Những cơ chế nào có thể hỗ trợ các tiến trình phát triển mới này và giúp liên kết

rộng rãi nhiều nhóm khác nhau, hoạt động với nhiều mức độ năng lực khác nhau và với chính

quyền ở nhiều cấp khác nhau?

Bài viết sau đây sẽ góp phần làm sáng tỏ các câu hỏi trên qua kết quả nghiên cứu tại

xã Quảng Lạc. Đây là xã miền núi nghèo nhất thành phố Lạng Sơn có dân cư đa sắc tộc, nơi

được lãnh đạo các cấp cho là khó thực hiện dự án cải thiện nhất tại thành phố do dân cư chủ

yếu là dân tộc thiểu số, sống khép kín, lười lao động và sống ỷ lại. Qua kết quả này, chương

trình hy vọng những kinh nghiệm thành công (nếu có) ở địa bàn khó khăn này sẽ dễ dàng

nhân rộng ra các địa phương khác có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng hoặc thuận lợi hơn.

2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Xã Quảng Lạc là xã nghèo nhất thành phố Lạng Sơn, gồm 11 thôn với hơn 1000 hộ

dân. Chương trình “Hành động cộng đồng thành phố Lạng Sơn” bắt đầu tại nơi cộng đồng

thực sự có vấn đề bức xúc và lãnh đạo xã, thôn sẵn sàng ủng hộ. Trong 11 thôn, thôn Quảng

Trung 2 là nơi đầu tiên xung phong thực hiện thí điểm hoạt động của chương trình. Thôn

Quảng Trung 2 có 80 hộ dân với 387 nhân khẩu, 55% dân tộc Tày và 45% dân tộc Nùng.

Trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều 7,8% mù chữ; 32% cấp 1; 41% cấp 2; 13% cấp 3;

4,6% học nghề 0,8% cao đẳng 0,8% Đại học…). Nền sản xuất chủ yếu là nông – lâm nghiệp

và chăn nuôi. Cả xã có 98% số hộ sản xuất nông lâm nghiệp. Nền sản xuất còn ở mức thấp,

đời sống nhân dân còn khó khăn. Trung bình mỗi hộ dân có 2 sào ruộng, 50% là ruộng 1 vụ

chủ yếu đợi “nước trời” vì vậy số thóc thu được hàng năm chỉ đủ để ăn hoặc còn thiếu nên

các hộ gia đình không thể bán gạo để lấy tiền chi tiêu hàng ngày, việc kiếm tiền chi tiêu hàng

ngày chủ yếu là lên rừng chặt cây vừa làm chất đốt cho gia dình vừa làm củi để bán hoặc lên

thành phố kiếm việc làm thuê…

Do xuất phát điểm kinh tế thấp (thuần nông) nên mức độ phát triển kinh tế hộ gia

đình diễn ra khá chậm. Theo xếp hạng của người dân trong xã, hiện có 43 /80 hộ (53,75%)

gia đình thuộc diện nghèo so với mức sống bình quân của địa phương, 25/80 hộ (31,25%)

tạm đủ ăn và 12/80 hộ (15%) có tích lũy. Trong những năm trở lại đây, người dân đã biết áp

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kết hợp với kinh nghiệm truyền thống nên đã tạo ra hiệu

quả kinh tế khá hơn. Sản xuất lượng lúa năm 2000 đạt 300kg thóc bình quân đầu người. Tuy

nhiên, do một số hộ canh tác ở vùng đất bạc màu và không chủ động nước tưới tiêu nên vẫn

chưa thoát khỏi đói nghèo.

Thu nhập từ chăn nuôi cũng thấp do thiếu vốn và chưa chú trọng tới chăn nuôi kiểu

thâm canh, một số hộ khi được phỏng vấn nói rằng họ bán lợn được nuôi trong một năm chỉ

được một triệu đồng, còn gà vịt chỉ đủ nhu cầu sinh hoạt, lễ tết. Ở vườn nhà có cây chuối

hoặc cây ăn quả cho thu hái ít ỏi, người dân không dám ăn mà đem bán lấy tiền đong gạo.

3. VÀI NÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH “HÀNH ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THÀNH

PHỐ LẠNG SƠN”

Chương trình Hành động cộng đồng thành phố Lạng Sơn là chương trình hành động

tự nguyện, được thực hiện thí điểm tại 6 thôn bản dân tộc Tày thuộc 3 xã Mai Pha, Hoàng

Page 151: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

150

Đồng và Quảng Lạc từ năm 2009 đến 2012. Mục đích của chương trình là khơi dậy sự chủ

động và tăng cường năng lực cho người dân tại chỗ, để họ có thể tự chủ quá trình phát triển

của mình với nguyên tắc chủ đạo là phát huy các sáng kiến của người dân.

Trong quyển Tài liệu hướng dẫn thực thi dành cho các đơn vị thành viên của Mạng

lưới Quỹ Phát triển cộng đồng Quốc gia đã ghi rõ: “Khác với các chương trình khác thường

được thiết kế sẵn, chương trình Hành động cộng đồng sử dụng phương pháp “lấy dân làm

gốc”, có nghĩa là thành phố sẽ cùng bàn bạc với địa phương nhằm tìm ra những khó khăn,

vướng mắc và cùng bàn bạc để tháo gỡ, giải quyết với nguyên tắc chủ đạo là phát huy các mô

hình sẵn có tại địa phương theo hướng chuyển đổi phương pháp tiếp cận:

- Từ chỗ chính quyền/Đoàn thể… chăm lo cho người nghèo sang hỗ trợ các sang

kiến/giải pháp của cộng đồng để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghèo đói và phát triển

đô thị.

- Chuyển từ việc “phấn đấu đạt chỉ tiêu” của cấp trên giao cho các trưởng đầu ngành

(Đoàn thể/tổ nhân dân) sang sự tham gia tự nguyện của đông đảo các tầng lớp dân cư thông

qua các nhóm Tiết kiệm tự quản, nhằm tiến đến giảm nghèo bền vững và “giảm tải” cho cán

bộ cơ sở.

- Chuyển từ hoạt động riêng lẻ của từng Đoàn thể (Hội Phụ nữ, Cựu chiến binh, Hội

Nông dân, Chữ Thập Đỏ…) để giúp cho Hội viên của mình sang sự liên kết của các Đoàn

thể, cùng điều hành/ xây dựng một quỹ chung với tên gọi “Quỹ Phát triển cộng đồng” nhằm

tạo ra các giải pháp hỗ trợ bền vững hơn (quỹ quay vòng vốn do chính các cộng đồng thụ

hưởng quản lý, kết hợp với các hỗ trợ kỹ thuật phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nhóm

hộ, do họ tự bàn bạc, quyết định).”

Chương trình chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2009 đến 2011 và giai đoạn 2 từ

2012 đến 2013. Trong đó, chương trình sẽ hỗ trợ tài chính 1 lần cho thành phố để phát vay

quay vòng cho các cộng đồng có vấn đề. Hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện trong 2 năm đầu

tiên. Sau đó, thành phố tự quản lý và duy trì hoạt động chương trình trong các năm tiếp theo.

Cơ cấu tổ chức tại địa phương được thành lập như sau:

- Cấp thành phố: Ban chỉ đạo quỹ Thành phố do UBND thành phố quản lý, trưởng

ban là Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND thành phố.

- Cấp phường/xã: Ban chỉ đạo quỹ Phường xã do UBND phường xã quản lý, trưởng

ban là Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND thành phố.

- Cấp cộng đồng: Ban chỉ đạo quỹ cộng đồng do nhóm cộng đồng tự bầu ban quản lý.

Các hoạt động hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện. Hàng tháng, thành phố sẽ họp ban

chỉ đạo, xác định kết quả việc đã thực hiện, việc chưa thực hiện, nguyên nhân, rút kinh

nghiệm và lập kế hoạch tiếp theo.

Page 152: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

151

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu hành động có sự tham gia (PAR)

“PAR là một cách tiếp cận tham gia. Nó vừa là một lý thuyết xã hội vừa là một

phương pháp luận thực nghiệm trong phát triển cộng đồng... Định nghĩa về PAR phụ thuộc

rất nhiều vào các cách tiếp cận và vào người sử dụng. Tuy nhiên, Deshler (1995) đã đưa ra

một định nghĩa mang tính chung nhất và được nhiều người thừa nhận: PAR là một quá trình

nghiên cứu có hệ thống, trong đố những người đang phải trải qua một hoàn cảnh khó khăn ở

cộng đồng hay ở nơi làm việc, trên tinh thần hợp tác với những người nghiên cứu như những

chủ thể nghiên cứu, tham gia vào việc thu thập và phân tích thông tin, việc ra quyết định, và

các hoạt động quản lý cũng như việc cải thiện hoặc giải quyết vấn đề của chính họ. Trong

thuật ngữ “Nghiên cứu hành động tham gia”, “tham gia” thể hiện quá trình dân chủ hóa trong

nghiên cứu “hành động” cho thấy nghiên cứu nhằm đóng góp trực tiếp cho những nỗ lực

biến đổi thực trạng của người tham gia “nghiên cứu” phản ánh sự cố gắng có hệ thống để sản

sinh ra kiến thức cũng như giải pháp cho việc cải thiện hay thay đổi hoàn cảnh của người

tham gia. Theo Fals-Borda, PAR tự nó thể hiện là một sự sáng tạo thực tiễn và tri thức tự sinh

của nhân dân các nước đang phát triển. Điều này có nghĩa là nhờ sự tham gia của người dân

trong quá trình PAR, kiến thức, kỹ năng và sức mạnh được sản sinh và phát triển” (tham

khảo từ Nguyễn Duy Thắng, 2002, tr.76)

Tiến trình của PAR theo Coghlan and Brannick (2005) như sau:

(Dịch theo Coghlan and Brannick, 2005)

4.2. Áp dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu hành động có sự tham gia trong

thực tế Bước 1: Khảo sát toàn thành phố. Cán bộ chương trình họp với lãnh đạo UBND

thành phố Lạng Sơn, lãnh đạo các phường xã và các trưởng thôn để mapping khảo sát toàn

thành phố Lạng Sơn ngày 2/6/2009. Qua khảo sát hiện trạng toàn thành phố, ta thấy được bức

tranh tổng thể về các vấn đề nổi cộm mà người dân quan tâm tại toàn thành phố như sau:

Page 153: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

152

Bảng 1. Kết quả xác định hiện trạng Tp lạng Sơn –Phân loại theo vấn đề

Vấn đề Địa điểm Quy mô Ghi chú

1. Môi

trường

Rác P. Hoàng Văn

Thụ

Khu Bắc Sơn -

Vĩnh Trại

Rác dân thả xuống suối gây ô

nhiễm

Đường lên

Hoàng Đồng

Rác bỏ bui cây ven đường,

tồn đọng lâu năm

P. Tam Thanh KV giáp sông

Kỳ Cùng

Rác P HVThụ -Vĩnh Trại đổ

xuống suối Lao Ly

Hang Nhị

Thanh, chợ

Rác khách vãng lai, người

buôn bán

P. Vĩnh Trại Khối 6 (Ga Lạng

Sơn)

Rác khách vãng lai,

Chợ Đông Kinh Rác từ người buôn bán

Chỗ nối giáp P.

HVThụ

Rác suối Lao Ly đổ xuống

P. Đông Kinh Khối 3 (đoạn

trung học Kinh

tế)

Rác dân, trường học, trâu

bò thả rông

Ngập

úng

P. H. Văn Thụ Ngã 3 La Làng

(4 hộ)

Ngập úng quanh năm

P. Tam Thanh Khối 5 - KV giáp

HV Thụ ( 10 hộ)

Hệ thống tiêu thoát nước

kém, làm nhà lấn mương

P. Vĩnh Trại Lê Đại Hành-

Phai Vệ (toàn

tuyến có > 100

hộ, 40 hộ ngập)

Trước đây làm đường không

có vỉa hè và thoát nước. Nay

TP đề nghị mượn đất của dân

làm cống, sau đó lấp lại,

nhưng các hộ không bị ngập

từ chối. P. Đông Kinh Lê Đại Hành-

Phai Vệ (tiếp

Vĩnh Trại)

Dự án đường Bà

Triệu

DA Tỉnh 10 năm chưa xong ,

“nuôi vịt trong phố”

Huổi Bốc

Nhà

Vệ

X. Mai Pha Toàn xã Chuồng trại gần nhà, không

có nhà vệ sinh ( người đi

chung hố vệ sinh với gia X. Hoàng Đồng

Page 154: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

153

sinh X. Quảng Lạc súc)

2. Hạ

tầng

Giao

thông

P. Đông Kinh Thác Mạ Đường xấu, xử lý mặt đường

không ăn nhựa

X. Hoàng Đồng Hoàng Thủy, Nà

Pàn, Nà Xẻng,

Lục Khoang

Hầu hết toàn đường đất, một

số nơi chỉ có đường mòn nhỏ,

đi lại rất khó khăn

X. Quảng Lạc Quảng Tiến ,

Khuôn Nghiềng

Địa bàn chia cắt, đường dốc,

dân thưa, có khi mỗi hộ một

quả đồi., hạ tầng kém nhất TP

X. Mai Pha Bình Cẩm Đường xấu, cầu xuống cấp

Nước

sạch

X. Quảng Lạc Quảng Trung 2 Dân khai thác nguồn nước tự

chảy riêng lẻ, chi phí cao,

mùa mưa ô nhiễm và mùa hè

thiếu nước do không có bể

chứa/lọc

X. Hoàng

Đồng

Lục Khoang và

Hoàng Sơn

Nhà ở-

TĐC

X. Hoàng Đồng Nậm Thẻng,

Đồng Én, Nà

Lượt (100 hộ)

Dân chưa đồng tình giá đền

bù đất ở. Chuyển đổi nghề

sau thu hồi đất sản xuất???

Khu đô thị mới

Nam HĐồng -80

hộ

Nhiều hộ không đủ khả

năng tái lập nhà ở

P. Chi Lăng Khối Đại Thắng

(141 hộ)

Số ít thành công trong

chuyển đổi nghề nghiệp, đa

số nhận tiền đền bù xây nhà

to, mua sắm..

P. Đông Kinh Khối 3- Khối 9 Quy hoạch treo =>dân chống

dự án => nợ đọng thuế nhà

đất.

Đền bù không khớp biên bản

kiểm đếm, thu hồi đất làm

đường đền bù không công

bằng khiến dân thắc mắc

Khác P. Tam Thanh Khối 2 và Khối

4

Chưa có Nhà văn hóa/TT sinh

hoạt cộng đồng

P. Đông Kinh Khối 1 và Khối 2 Toàn phường chưa có

trường mầm non, 2 khối chưa

có NVH

Page 155: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

154

3. Kinh

tế

Phát

triển

nông

nghiệp

X. Quảng Lạc Khuôn Nghiền Năng suất lúa thấp, dịch

chuột hại, có nhu cầu trồng

rừng (trám đen) nhưng giá

cây giống quá cao (

20.000đ/cây)

4. Xã

hội

Nghèo P. Tam Thanh Khối 10 & Khối

7

Dân tộc Tày Nùng lập gia

đình sớm, ít giao tiếp ngoài

thôn bản nên nhận thức hạn

chế, nam lười lao động

X. Hoàng Đồng 25 hộ nghèo, ở rải rác

X. Quảng Lạc 30 hộ nghèo. Xã nghèo nhất TP, xa đường

giao thông

Nghiện

/

HIV

P. HoàngV Thụ Khối 5 Bà Triệu

(4-5 người)

P. Chị Lăng Tượng Đài

Hoàng Văn Thụ

Hút hít, mua bán ma túy

P. Vĩnh Trại Khối 6 và khối

1

Cờ bạc P. Đông Kinh Cầu Đông Kinh

Trật tự

XH

P. Chi Lăng Đại lộ Hùng

Vương, chợ Tỉnh

Hay xảy ra đánh nhau, người

nơi khác đến mua bán

(Nguồn: Kết quả khảo sát toàn thành phố Lạng Sơn 6/2009)

Bước 2: Lựa chọn địa bàn sẵn sàng tham gia tự nguyện chương trình. Cán bộ chương

trình trình bày về các thông tin, các nguyên tắc và cách thức triển khai các hoạt động của

chương trình. Các lãnh đạo phường xã, trưởng thôn đăng ký tham gia trên tinh thần tự

nguyện. Trong buổi làm việc, thôn Quảng Trung 2, xã Quảng Lạc đã đăng ký tham gia.

Bước 3: Họp dân thống nhất vấn đề bức xúc và dân sẵn sàng cùng nhau giải quyết.

Trưởng thôn mời họp tất cả người dân trong thôn Quảng Trung 2 để họ cùng xác định các

vấn đề quan tâm, bức xúc nhất. Các hộ xác định rất nhiều vấn đề bức xúc gồm vệ sinh

chuồng trại, nhà vệ sinh, nước tưới tiêu và nước sinh hoạt. Trong nhiều vấn đề đó, vấn đề

nước sinh hoạt là vấn đề tất cả các hộ muốn ưu tiên làm trước và sẵn sàng làm cùng nhau.

Trong cuộc họp, vấn đề phát sinh là thôn Quảng Trung 2 có hai bản người Tày (bản Quén) và

bản người Nùng (bản Khuôn Nghiềng). Hai bản sống cách nhau 2km đi đường đồi và cả hai

bản đều có nhu cầu làm công trình nước, vậy hỗ trợ ở bản nào trước? Hai bản này đã họp bàn

và sau khi thương lượng, bản người Tày triển khai trước, sau đó sẽ hỗ trợ bản người Nùng

triển khai sau. Vì bản người Tày đông hộ dân chưa có nước hơn và họ đã tìm được nguồn

nước (trên núi cao) dồi dào đủ cho cả bản dùng, trong khi đó bản người Nùng chưa tìm được

nguồn nước dồi dào đủ cung cấp cho các hộ.

Page 156: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

155

Hình 1. Họp thôn xác định vấn đề ưu tiên trên bản đồ thôn

Bước 4: Thảo luận về giải pháp. Sau khi chọn được vấn đề ưu tiên bức xúc là vấn đề

nước sinh hoạt, các hộ bàn bạc giải pháp nào là hợp lý. Sau đó các hộ đi đến thống nhất sẽ

cùng nhau xây một bể lọc ở đầu nguồn, 2 bể chứa và lắp đường ống chính còn các đường ống

về từng hộ và bể chứa tại mỗi hộ gia đình thì mỗi nhà tự làm. Sau khi ra được giải pháp rõ

ràng, các hộ phân công một nhóm đi khảo sát giá nguyên vật liệu để tìm mua chỗ rẻ nhất.

Hình 2. Bản đồ hiện trạng môi trường thôn Quảng Trung 2, xã Quảng Lạc

Bước 5: Thảo luận kế hoạch thực hiện, bầu các nhóm quản lý và phân công nhiệm vụ.

Cộng đồng họp công khai dự trù kinh phí và bàn cách đóng góp, thời điểm khởi công, phân

công trách nhiệm quản lý tài chính, giám sát thi công, chấm công…

Bước 6: Tiến hành thi công, phân công nhóm xây dựng bể nước, tất cả các hộ cùng

tham gia vận chuyển nguyên vật liệu lên nguồn, đào và lắp đường ống chính…

Page 157: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

156

Hình 3. Bà con thôn Quảng Trung 2 cùng xây dựng công trình nước

5. KẾT QUẢ

5.1. Công trình thực hiện với sự hỗ trợ của Chương trình

Theo lời kể của trưởng thôn Quảng Trung 2 thì trước đây cả thôn có 7 họng nước nhỏ

là nguồn cung cấp nước cho tất cả các hộ trong thôn. Đường ống dẫn xa và tốn kém nên 4-5

hộ phải chung nhau một mạch nước nhỏ và làm 2-3 ngày mới xong. Chi phí mua ống chất

lượng kém cũng hết hơn 1.000.000 VNĐ và 1 năm phải sửa 2-3 lần do ống hư mục và trẻ con

nghịch ngợm chặt hỏng ống. Tuy nhiên, các hộ vẫn thường xuyên thiếu nước, đặc biệt vào

mùa khô. Hàng ngày hộ nào cũng cắt cử 2 người đi gánh nước ở suối nhưng vẫn không đủ và

rất khó khăn. Vào mùa mưa, nước rất đục và lẫn xác động vật chết nên các hộ không dùng

nước suối được mà phải đi mua nước máy về dùng.

Hình 4. Trước khi có công trình nước Hình 5. Sau khi có công trình nước

Hiện nay, tất cả các hộ ở thôn Quảng Trung 2 cùng nhau xây dựng 1 bể lọc 12m3 dẫn

vào 2 bể chứa (4m3/bể) dùng chung cho 52 hộ trong thôn. Bể cho khu dân trên chia 4 nhánh,

mỗi nhánh cho 3 hộ. Bể cho khu dân dưới 5 nhánh, mỗi nhánh cho 4 hộ. Các hộ bây giờ

không còn thiếu nước nữa.

Page 158: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

157

Công trình nước sạch thôn Quảng Trung 2 xã Quảng Lạc với tổng đầu tư là:

195.000.000VNĐ. Trong đó:

- Kinh phí từ chương trình: 50.000.000VNĐ

- Thành phố hỗ trợ: 04 tấn xi măng.

- Bà con đóng góp vật chất và ngày công trị giá: 141.800.000VNĐ

Về mặt kinh phí: sự đóng góp của cộng đồng bao gồm cả công lao động và nguyên

vật liệu là lớn nhất, chiếm khoảng 73% tổng kinh phí công trình, kinh phí hỗ trợ chiếm tỉ lệ

rất nhỏ là 27% bao gồm xi măng và 50 triệu tiền mặt.

Về vai trò của cộng đồng và chính quyền trong quá trình xây dựng công trình: chính

quyền chỉ tham gia cuộc họp ban đầu của cộng đồng về xác định vấn đề ưu tiên trong lần làm

thí điểm. Toàn bộ các công việc sau đó, cộng đồng chủ động thực hiện.

Như vậy, với sự thay đổi về cách hỗ trợ, cộng đồng đã chủ động tham gia tự giải

quyết vấn đề của mình với sự hỗ trợ rất nhỏ về kinh phí.

Năm 2011, nhóm cán bộ chương trình đã quay lại thực hiện cuộc đánh giá nhỏ công

trình nước sinh hoạt tại thôn Quảng Trung 2, kết quả như sau:

Bảng 2. Lợi ích về môi trường thôn Quảng Trung 2

Đặc điểm so sánh Trước khi có công trình Sau khi có công trình

Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch 28 hộ/80 hộ (35%) 80/80 hộ (100%)

Bảng 3. Lợi ích về kinh tế thôn Quảng Trung 2

Đặc điểm so sánh Trước khi có công trình Sau khi có công trình

Chi phí ống dẫn từ mạch nước về

nhà/hộ 1.000.000 VNĐ 200.000 VNĐ

Chi phí bảo dưỡng hoặc thay mới

đường ống

500.000 - 1.000.000

VNĐ/hộ/năm 40.000VNĐ/hộ/năm

Chi phí mua thêm nước sử

dụng/hộ/năm

(số lít nước*số tiền/lít*số ngày)

Ghi chú: chỉ 3 tháng mùa mưa phải

đi mua nước do nước chảy tràn qua

nương (có phân trâu bò…) gây ô

nhiễm nguồn nước trên khe nơi các

hộ đi gánh nước mỗi ngày

20*2.500VNĐ*90 ngày =

4.500.000 VNĐ Không tốn

Page 159: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

158

Bảng 4. Lợi ích về mặt sức khỏe thôn Quảng Trung 2

Các bệnh liên quan đến việc sử dụng

nước không hợp vệ sinh

Trước khi có công trình Sau khi có công trình

Đau mắt 47/80 hộ Không có

Ngứa da, ghẻ lở, hắc lào 56/80 hộ 12/80 hộ

Tiêu chảy 45/80 hộ Không có

Phụ khoa 56/80 hộ Không có người bị

thêm

Bảng 5. Lợi ích về mặt xã hội thôn Quảng Trung 2

Các mặt lợi ích Trước khi có công trình Sau khi có công trình

Vị thế của người phụ

nữ

- Nữ phải đi gánh nước 2-3

tiếng nên không có thu nhập

- Nước dùng rất dè sẻn,

20lit/ngày chỉ để nấu cơm

-Nữ không đi gánh nước, có

thời gian đi làm thêm kiếm tiền

- Nước dùng đầy đủ hơn nên

vấn đề vệ sinh được đảm bảo

- Không đi làm thì có thời gian

nghỉ ngơi, chăm sóc con cái,

làm nương rẫy hoặc đi làm thuê

Tăng tính đoàn kết của

người dân trong thôn

- Các hộ ganh tị nhau khi

đóng góp các khoản quỹ

trong thôn

- Tranh cãi nhau, đánh nhau

vì nước, phá nguồn nước

của nhau

- Có ban quản lý cộng đồng,

mỗi hộ nộp 2.000 đồng/tháng để

bảo dưỡng công trình.

- Có lịch phân công lấy nước

cho từng hộ.

Tăng sự liên kết giữa

bản người Tày và bản

người Nùng

- Không quan hệ/giao tiếp

với nhau

- Người Tày làm xong hỗ trợ

bản người Nùng làm công trình

nước.

Trước đây, cuộc sống của bà con rất khó khăn vì chưa có công trình nước sạch, người

dân thường phải xuống tận các khe suối, có khi cách nhà vài km đường mới gùi và thồ nước

về dùng rất tiết kiệm để phục vụ sinh hoạt. Việc đưa nước hợp vệ sinh về bản không những

giúp bà con giảm bớt nỗi lo về nước mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển và thay đổi tập quán

sinh hoạt của họ. Nay, cuộc sống của người dân được đảm bảo hơn, không phải mất nhiều

thời gian đi lấy nước như trước nữa. Thời gian đó họ làm việc thêm để tăng thu nhập. Trẻ con

cũng không phải phụ giúp bố mẹ đi gánh nước và cũng không lo sẽ gặp phải nguy hiểm vì

đường xa và rất khó đi. Những bệnh thường ngày do nguồn nước kém vệ sinh gây ra không

Page 160: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

159

còn nữa. Điều kiện vệ sinh cũng được cải thiện. Sức khỏe người dân cũng được đảm bảo và

giảm các chi phí vào việc chữa trị các bệnh về nước và phục hồi sức khỏe. Chính các chi phí

này đã làm giảm thu nhập cá nhân và gia đình, làm cho người nghèo càng khó vượt qua

ngưỡng nghèo khó. Nguồn nước dồi dào không chỉ dùng cho sinh hoạt, bà con còn dùng cho

sản xuất, tưới tiêu, chăn nuôi thêm gia súc gia cầm nên năng suất cây trồng và vật nuôi cũng

cao hơn trước, thu nhập khá hơn. Khi có nguồn nước đầy đủ, bà con lại nghĩ đến việc cải

thiện điều kiện vệ sinh môi trường như làm nhà vệ sinh, vệ sinh chuồng trại…

5.2. Các hoạt động tiếp theo sau

5.2.1. Nhà vệ sinh

Sau khi nhu cầu ưu tiên số 1 (nước sinh hoạt) được giải quyết, giữa năm 2010, hỗ

trợ viên chương trình đã cùng nhóm lãnh đạo thôn bản thảo luận với các hộ dân về vấn đề

quan tâm tiếp theo của cộng đồng và cùng nhau nhất trí rằng nên giải quyết vấn đề vệ

sinh. Trước đây khi chưa có nước sạch dẫn về tận nhà, mọi người không dám nghĩ đến

chuyện xây nhà vệ sinh, bà con phải đi lên rừng hoặc đi vào chuồng gia súc, trời mưa trời

gió rất vất vả và nguy hiểm. Phụ nữ không có chỗ để vệ sinh, trẻ con đi ra sân hoặc vườn.

Để có cơ sở xây dựng chương trình hành động của thôn bản, các hộ đã cùng nhau

khảo sát hiện trạng giải quyết nhu cầu vệ sinh của cộng đồng, bằng cách vẽ sơ đồ thôn

bản và đánh dấu những nhà đã có nhà vệ sinh tự hoại, những nhà có nhà vệ sinh tạm và

những nhà chưa có nhà vệ sinh. Kết quả như sau:

- 45/80 hộ chưa có nhà vệ sinh.

- 7/80 hộ có nhà vệ sinh tạm (đào hố và gác cây).

- 28/80 hộ có nhà vệ sinh tự hoại xây kiên cố.

Một số hộ có hoàn cảnh kinh tế khá giả thích làm tự hoại kiên cố “cho giống với

người trên phố”, trong khi đa số hộ thích mô hình nhà vệ sinh thấm vì có thể tận dụng

nguồn phân bón ruộng và chi phí vừa phải. Sau khi được xem mô hình trực quan nhà vệ

sinh thu nhỏ ngoài vườn, các hộ đã nhất trí chọn một mô hình và tự tính toán chi phí xây

dựng.

Bảng 6. Bảng tính toán chi phí nhà vệ sinh do người dân tự tính (2010)

(Kích thước hầm 1,5mx1,8mx1,5m)

Tên mục Tiền

Bệ xí xổm 130 ngàn

Ống dẫn Ф 34 2 đoạn dài 2-3m 106 ngàn

Chụp nối và cút 27 ngàn

Ciment đổ bệ đỡ bệ xí: 2 bao ciment (1 tạ) 90 ngàn

Page 161: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

160

Cát 3 bao và sỏi 1 bao 100 ngàn

Cây ken hầm và kê nắp hầm, đất nện nắp hầm, mái

che và quây nhà vệ sinh

Người dân tự kiếm và tận dụng vật

liệu có sẵn trong gia đình

Tổng 453 ngàn

Mô hình nhà vệ sinh thí điểm tại thôn Quảng Trung 2

Lợi ích khi có nhà vệ sinh:

Bảng 7. Lợi ích của nhà vệ sinh

Các mặt lợi ích Trước khi có công trình Sau khi có công trình

Vệ sinh môi trường - Mất vệ sinh - Sạch sẽ

Sức khỏe

- Đi lên rừng, ra vườn hoặc

trong chuồng gia súc. Việc đi

vệ sinh như vậy rất nguy hiểm,

ngày mưa gió bà con dễ bị cảm

- Ruồi muỗi truyền bệnh

- Phụ nữ và trẻ con có nơi

làm vệ sinh, tắm rửa an

toàn.

- Môi trường sạch sẽ, không

bị các bệnh truyền nhiễm do

ruồi muỗi gây ra.

Từ kết quả thí điểm trên, UBND thành phố đã triển khai đề án “Cải thiện vệ sinh

môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn” tiếp tục hỗ trợ nhà vệ sinh cho các

cộng đồng toàn xã Quảng Lạc.

Hình 6. Mô hình nhà vệ sinh được lựa chọn

Page 162: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

161

5.2.2. Công trình làm đường tại thôn Quảng Hồng 1

Theo lời kể của đại diện cộng đồng thôn Quảng Hồng 1, từ thành công “tai nghe, mắt

thấy” của cộng đồng thôn Quảng Trung 2, bà con thôn Quảng Hồng 1 đã tự tin hơn vào khả

năng giải quyết nhu cầu bức xúc tại thôn mình. Tháng 7/2011, đại diện thôn Quảng Hồng 1

gọi điện thoại cho cán bộ chương trình nhờ tư vấn các bước giải quyết vấn đề bức xúc của

thôn họ. Tháng 8/2011, bà con thôn Quảng Hồng 1 đã họp nhau và thống nhất vấn đề quan

tâm cần giải quyết ngay là bê tông hóa 2 tuyến đường đi ra vùng sản xuất. Đây là mong mỏi

từ rất lâu của bà con nơi đây, nhưng họ cứ trông chờ nhà nước về khảo sát và làm đường cho

họ nên vẫn để đấy. Việc bê tông hóa 2 tuyến đường này giúp bà con vận chuyển trái cây và

buôn bán được thuận lợi hơn. Cộng đồng đã họp và bàn phương án giải quyết từ kinh nghiệm

của thôn Quảng Trung 2 rồi lập đề xuất gửi lên UBND xã Quảng Lạc với phương án bà con

sẽ đóng góp kinh phí, cùng tham gia làm và chỉ xin hỗ trợ xi măng. Năm 2012, cộng đồng đã

được phê duyệt bê tông hóa một tuyến đường. Còn một tuyến đường do không đủ tiêu chuẩn

về chiều rộng (theo quy định bề rộng đường phải là 4m) nên thành phố chưa duyệt. Cộng

đồng lại tiếp tục họp với nhau bàn bạc cách tháo gỡ. Lần này, cộng đồng không gọi điện cho

cán bộ chương trình nhờ tư vấn. Đầu năm 2014, đại diện của cộng đồng đã trực tiếp trình bày

với UBND xã và thành phố về nhu cầu cấp bách của tuyến đường và lý do vì sao tuyến

đường không thể mở rộng hơn. Sau khi xem xét, UBND thành phố đã quyết định phê duyệt

hỗ trợ xi măng cho tuyến đường này. Như vậy, cộng đồng đã dần từng bước tự chủ động giải

quyết vấn đề của chính mình, không còn trông chờ nhà nước như trước.

5. . Tổ chức các nhóm tiết kiệm cộng đồng

Song song với việc giải quyết vấn đề về nước sạch, thôn Quảng Trung 2 cũng thành

lập nhóm tiết kiệm cộng đồng để tập cho các hộ dân thói quen tiết kiệm. Nhóm đầu tiên thành

lập vào tháng 8/2009 với 5 thành viên trong bản Quén. Sau 1 tháng, nhóm mở rộng trên 10

thành viên và tới nay thì tất cả 80 hộ gia đình trong thôn đều tham gia vào nhóm tiết kiệm,

ngoài ra còn có các thành viên từ các xã khác, như xã Hoàng Đồng, xã Mai Pha. Mô hình tiết

kiệm cũng tự lan sang các thôn khác trong xã Quảng Lạc như Quảng Hồng 1 (năm 2010) và

thôn Quảng Tiến 1 (năm 2012).

Bảng 8. Các nhóm tiết kiệm cộng đồng xã Quảng Lạc

STT Thôn Số nhóm Số thành viên Năm thành lập

1 Quảng Trung 2 3 80 2009

2 Quảng Hồng 1 2 35 2010

3 Quảng Tiến 1 2 20 2012

6. KẾT LUẬN

Chương trình đã tạo sự chuyển biến rõ rệt về vai trò của người dân và chính quyền

trong việc cải thiện cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo, từ chỗ người dân luôn

thụ động trông chờ sự chăm lo của chính quyền các cấp trở thành người chủ động lập kế

hoạch, đưa ra các giải pháp, coi hoạt động cải thiện là của chính họ và chỉ yêu cầu sự hỗ trợ

một phần từ chính quyền. Các yếu tố quan trọng tạo nên thành công của phương thức này là

dựa trên nhu cầu có thực của địa phương, sự tham gia tự nguyện của cộng đồng cũng như

chính quyền địa phương và sự tin tưởng, chia sẻ tri thức của các bên liên quan.

Page 163: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

162

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả chương trình Hành động cộng đồng tại thành phố Lạng Sơn. 2009,

2010 và 2011. Ban Quản lý Quỹ phát triển cộng đồng thành phố Lạng Sơn.

2. David Coghlan and Teresa Brannick. 2005. Doing Action Research in your own

organization. Second edition. Sage publications.

3. Nguyễn Duy Thắng. 2002. Một số khía cạnh lý thuyết của cách tiếp cận Nghiên cứu

hành động tham gia (PAR) trong phát triển cộng đồng. Tạp chí Xã hội học, số 1 (77).

4. Tài liệu hướng dẫn thực thi dành cho các đơn vị thành viên của Mạng lưới Quỹ Phát

triển cộng đồng Quốc gia. 2010. Mạng lưới Quỹ phát triển cộng đồng Quốc gia (tài

liệu lưu hành nội bộ).

Page 164: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

163

NHÌN LẠI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TẠI LÀNG NGHỀ DỆT

TRUYỀN THỐNG NGƯỜI CHĂM Ở MỸ NGHIỆP: TỪ CÁI NHÌN Ở BÊN

TRONG CỘNG ĐỒNG CHĂM

Quảng Đại Tuyên

Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, cùng với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của cả

nước, Chính phủ đã dành sự quan tâm rất lớn tới chính sách dân tộc và chính sách xóa đói

giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số. Nhà nước đã có những chương trình lồng ghép hoặc đầu

tư riêng cho sự phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số như chương trình 327, chương

trình định canh định cư, chương trình hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn… nhằm

tạo điều kiện cho đồng bào vùng dân tộc phát triển nhanh, từng bước rút ngắn khoảng cách so

với từng vùng khác trong cả nước. Các chính sách, dự án triển khai đến các làng nghề chính

là cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để các tỉnh thực hiện những hành động thiết thực

giúp các ngành nghề hay làng nghề nông thôn phát triển. Nghề thủ công là một loại hình sinh

hoạt kinh tế truyền thống không những chỉ để phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày mà

còn chứa đựng những giá trị văn hóa của một cộng đồng tộc người. Chính vì vậy nghề thủ

công truyền thống và làng nghề là một trong những lĩnh vực được nhiều ngành quan tâm đến,

đặc biệt là trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường và du lịch hiện nay ở Việt Nam.

Trong giai đoạn kinh tế thị trường với những cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nhiều

làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một khi mà khả năng cạnh tranh trên thị trường chỉ ở

mức độ trung bình và yếu. Các dự án của Nhà nước đã và đang triển khai xuống các làng

nghề chính là cơ hội rất lớn để cho các làng nghề có khả năng cạnh tranh trên thị trường và

bảo tồn được văn hóa truyền thống lâu đời của làng nghề. Những dự án này nhìn chung đã

kịp thời vực dậy nền kinh tế làng nghề, đem lại nguồn thu nhập cho người dân và duy trì

được nghề truyền thống của dân tộc. Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn trong quá

trình triển khai dự án cũng đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Chính vì vây

mà việc phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh là một công việc rất cần thiết để rút ra

những kinh nghiệm cho việc hình thành và triển khai các chính sách và dự án phù hợp với

cộng đồng hơn.

Nghề thủ công truyền thống Chăm đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm nghiên cứu

của nhiều nhà khoa học và tổ chức như Phan Lạc Tuyên, Phan Xuân Biên (1991), Phan Lạc

Tuyên (1996), Võ Công Nguyện (1999), Trần Ngọc Khánh (2003), Trung tâm Nghiên cứu đô

thị và phát triển (2003). Đồng thời với những nghiên cứu trên là việc đề xuất hướng phát triển

và bảo tồn cho làng nghề Chăm (Inrasara 2003, Thành Phần & Đạo Thanh Quyến 2006,

Sakaya 2003& 2012).

Ngoài những công trình mang tính khoa học, nghề dệt truyền thống của người Chăm

ở Mỹ Nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm rất nhiều của các kênh truyền thông trong và

ngoài nước.

Nhìn chung, nghiên cứu về làng nghề Chăm ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của

các nhà khoa học nhưng cho đến nay nghiên cứu về chính sách và đánh giá chính sách đã

Page 165: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

164

triển khai tại các tại làng nghề truyền thống người Chăm thì vẫn còn tản mác. Các chính sách

phát triển dành cho làng nghề thủ công truyền thống của người Chăm là khá nhiều. Tuy

nhiên, đến nay chỉ có sự biến đổi về cơ sở hạ tầng, đời sống kinh tế của đại đa số người

Chăm ở các làng nghề vẫn chưa phát triển. Đâu là vấn đề?

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ chọn một trường hợp điển hình tại một làng

Chăm ở Ninh Thuận để đánh giá những hiểu quả của dự án thông qua việc điểm lại các

chương trình phát triển đã triển khai tại làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận,

phân tích một số vấn đề nảy sinh trong quá trình tiếp nhận các dự án phát triển làng nghề.

Đồng thời, cũng nhìn nhận lại cách tiếp cận đã áp dụng tại cộng đồng Chăm ở Mỹ Nghiệp,

tỉnh Ninh Thuận hiện nay. Dữ liệu chính trong bài viết này tham khảo từ các văn bản chính

sách, dự án của các ban ngành địa phương và những tư liệu được chúng tôi trực tiếp thu thập

thực tế tại địa bàn thông qua phỏng vấn sâu.

Với góc độ là người dân địa phương và một nhà nghiên cứu về văn hóa Chăm, chính

vì vậy mà tôi cơ hội đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề thực tế bên trong của cộng đồng trong

các dự án đã triển khai. Do điều kiện có giới hạn nên tôi chỉ sử dụng phương pháp định tính

và chưa có những số liệu định lượng cho những đánh giá này. Bài viết này hy vọng sẽ cung

cấp một cái nhìn thực tế từ những suy nghĩ của chính người Chăm gồm những người đứng

đầu trong làng, trí thức, và người dân trong làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống Mỹ Nghiệp.

A. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ CHĂM Ở LÀNG MỸ NGHIỆP. TỈNH

NINH THUẬN

Ninh Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên là 3.360,1

km², phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm

Đồng và phía đông giáp biển Đông. Ninh Thuận có 6 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và

6 huyện.

Trên địa bàn toàn tỉnh có 34 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất

với 432.399 người, tiếp sau đó là người Chăm với 67.274 người, xếp ở vị trí thứ ba là Raglai

với 58.911 người, người Cơ Ho có 2.860 người, 1.847 người Hoa, cùng một số dân tộc ít

người khác như Chu Ru, Nùng, Tày...103 Điều này đã tạo cho tỉnh Ninh thuận trở thành vùng

đất có nhiều giá trị văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác

nhau và nhiều thành phần dân cư từ các vùng khác nhau đến sinh sống và mang theo nhiều

phương thức tổ chức đời sống, cách làm ăn, ngành nghề truyền thống. Nhiều làng nghề thủ

công được hình thành và phát triển cho đến nay đã tạo cho Ninh Thuận có thêm nhiều ngành

nghề thủ công truyền thống khá phong phú và đặc sắc.

Tỉnh Ninh Thuận hiện có 3 làng nghề của người Chăm là làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ

Nghiệp, làng nghề dệt thổ cẩm Chung Mỹ, làng nghề gốm Bàu Trúc. Cả 3 làng nghề này đều

được công nhận vào năm 2007 và đều tập trung trên địa bàn thị trấn Phước Dân. Đây là điều

kiện rất thuận lợi cho địa phương thực hiện các chương trình đồng bộ tại địa bàn. Trong quá

trình phát triển kinh tế xã hội, mỗi làng nghề Chăm có mức độ phát triển khác nhau. Chính vì

thế, trong quy hoạch phát triển kinh tế làng nghề Chăm, chính quyền địa phương cũng đưa ra

những phương án phát triển phù hợp với tình hình thực tế của mỗi làng nghề.

103

Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 1/4/ 2009, Tổng Cục Thống kê Việt Nam.

Page 166: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

165

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của đồng bào Chăm, nghề này có ở hầu hết các làng

Chăm ở Ninh Thuận nhưng sản xuất quy mô và tập trung nhất là ở làng Mỹ Nghiệp (thị trấn

Phước Dân, huyện Ninh Phước).

Làng Mỹ Nghiệp nằm cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

10km về hướng bắc. Diện tích tự nhiên của làng là 247 hecta. Trong đó diện tích canh tác

nông nghiệp trồng lúa là 90 hectar, các loại cây trồng khác là 27 hectar104. So với diện tích

trồng trọt nông nghiệp ở các làng Chăm khác thì ở Mỹ Nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Chính vì

thế người Chăm ở Mỹ Nghiệp phải dựa vào cả trồng trọt và dệt thổ cẩm để duy trì cuộc sống

và phát triển kinh tế. Nghề dệt đóng vai trò tích cực và đáng kể trong việc tăng thu nhập cho

gia đình và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người trong làng. Với một số gia đình khá

giả, dệt trở thành nghề thu nhập chính khi họ đầu tư cơ sở sản xuất và và kinh phí để thuê

người làm công.

Hiện nay làng có 525 hộ, 4967 người trong đó hiện có 01 HTX, 10 Tổ hợp tác, 12 cơ

sở sản xuất và 420 hộ làm nghề thổ cẩm với 20 nghệ nhân (trên 50 tuổi), mỗi hộ dệt từ 2000

- 6000m sản phẩm/năm với thu nhập bình quân người lao động: 1.650.000

đồng/người/tháng105. Sản phẩm dệt thổ cẩm thường có 3 loại khổ: 20 cm, 80 cm và 100 cm.

Các loại sản phẩm dệt này được chế biến thành nhiều sản phẩm tiêu dùng khác nhau như tấm

drap, chăn màn, túi xách, áo... Nguyên liệu cho sản xuất là sợi bông và tơ tằm mua từ thành

phố HCM và Đà Lạt.

Để làm ra một sản phẩm dệt thì những người thờ Chăm phải thực hiện qua nhiều

công đoạn khác nhau từ khâu kéo sợi, thao tác lên go, bắt từng sợi chỉ, tạo dáng hoa văn và

dệt … một cách chi tiết, tỉ mỉ mới tạo ra được sản phẩm dệt tinh xảo, đẹp mắt. Những sản

phẩm dệt xong chỉ là những sản phẩm thô, những người thợ còn tạo ra những sản phẩm khác

nhau để phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Hiện nay, người dân Mỹ Nghiệp tạo ra rất nhiều

sản phẩm như túi xách, ví, balo, túi, mũ, búp bê…và các loại khác phù hợp với thị hiếu khách

hàng đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi. Trước đây sản phẩm dệt thổ cẩm chủ yếu phục vụ sinh hoạt,

lễ hội của đồng bào Chăm và tiêu thụ tại cộng đồng Raglai, Churu ở miền Trung – Tây

Nguyên. Đến nay, chúng được đa dạng hóa trở thành hàng hoá đặc biệt vừa có giá trị sử dụng

vừa mang giá trị văn hoá. Những sản phẩm hiện nay được tiêu thụ khá phổ biến ở những

trung tâm du lịch và được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Thị trường chính hiện nay là

TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Nha Trang, Đà Nẵng và rải rác ở nhiều địa

phương khác nhau trong cả nước. Hiện nay, có các cơ sở tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài

nhưng số lượng không đáng kể.

Bên cạnh nghề dệt truyền thống, Mỹ Nghiệp còn là một ngôi làng có lịch sử lâu đời

và là nơi chứa đựng nhiều dấu tích văn hóa và lịch sử của người Chăm. Các dấu tích của vua

Po Klaong Girai và những câu chuyện lịch sử liên quan vẫn là đề tài thu hút rất nhiều người

Chăm, khách du lịch và các nhà nghiên cứu. Ở đây cũng có dấu tích của lò gạch và gạch cổ

để xây dựng tháp Champa và nhiều Kut106 cổ Chăm.

104

Thông tin về kinh tế - văn hóa – xã hội của làng Mỹ Nghiệp được cung cấp bởi ông Phú Anh Lân

(nguyên trưởng ban quản lý thôn Mỹ Nghiệp).

105 Thống kê sơ bộ của Ban quản lý Hợp tác xã làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp năm 2013

106 Kut: Nghĩa trang thuộc dòng tộc (theo mẫu hệ) của người Chăm Ahier

Page 167: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

166

Hầu hết người Chăm ở làng Mỹ Nghiệp theo đạo Bà La Môn (Ahier) và vẫn còn bảo

lưu những phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt của người Chăm. Đây chính là tiềm năng

để khai thác và phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Ninh Thuận.

B. ĐIỂM LẠI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ DỰ ÁN

Ở phần này, chúng tôi sẽ điểm lại những chính sách và dự án đã triển khai từ năm

2000 cho đến năm 2012. Việc phát triển ngành nghề nông thôn cũng như những làng nghề

tiểu thủ công nghiệp phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ kinh tế theo công nghiệp hóa và

hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn là tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và

giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, cho nên đã được sự quan tâm của Nhà nước, với việc

ban hành những chính sách, nhằm khuyến khích và thúc đẩy ngành nghề nông thôn, làng

nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nó phát triển.

Trong những năm qua, các Bộ, Ngành và tỉnh Ninh Thuận đã triển khai hàng loạt các

chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc

gia về xóa đói giảm nghèo tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Song song

với chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ và

phát triển cho các làng nghề, trong đó có làng nghề truyền thống của người Chăm. Một số

chính sách quan trọng đã thúc đẩy sự phát triển làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghề

của người Chăm nói riêng.

Chủ trương, chính sách của Chính phủ và các Bộ ngành:

- Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về

một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn;

- Thông báo số 425/BVHTTDL-KHTC của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã đưa

ra chủ trương về nội dung khôi phục, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch làng

nghề. Trong đó, có nhấn mạnh đến việc bảo tồn và phát triển hai làng nghề truyền thống của

người Chăm là làng gốm Bàu Trúc và dệt Mỹ Nghiệp.

- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích

phát triển công nghiệp nông thôn;

- Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách

hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành

nghề nông thôn;

- Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày

07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một

số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số

66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;

Page 168: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

167

- Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính-

Bộ Công Thương quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với

Chương trình khuyến công;

Chủ trương, chính sách của tỉnh:

- Nghị quyết số 12/TU khóa IX của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp nông thôn giai

đoạn 1996-2000, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn

2001-2005 và đến 2010;

- Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 20/11/2001 V/v tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp

và nông thôn giai đoạn 2001-2005 và đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa;

- Quyết định 113/2002/QĐ-UB ngày 13/01/2002 của UBND Tỉnh Ninh Thuận về quy

định khuyến khích ưu đãi đầu tư trong nước tại tỉnh Ninh Thuận;

- Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 12/8/2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

về việc Phê duyệt dự án quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Ninh Thuận giai

đoạn 2005-2010;

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01/6/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh

Thuận (khóa XI) về phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2010 và đến

2020;

- Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 15/8/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển Ngành Công nghiệp tỉnh Ninh

Thuận giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020

- Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 09/3/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban

hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, thợ giỏi,

người có công đưa nghề mới về Ninh Thuận;

- Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh

Thuận về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển làng nghề-du lịch Chăm Ninh Thuận đến

năm 2011

- Quyết định số 2150/2010/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 của UBND tỉnh Ninh Thuận

ban hành Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Ninh Thuận đến

năm 2020

- Quyết định số 2437/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh

Thuận về việc phê duyệt đề án chiến lược marketing gốm mỹ nghệ Bàu Trúc tỉnh Ninh

Thuận giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 2437/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh

Thuận về việc phê duyệt quy họach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ninh Phước đến

năm 2020

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở Công

nghiệp phối hợp với các Ban ngành và Chính quyền địa phương trong tỉnh xây dựng Đề án

phát triển làng nghề của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010. Nội dung của dự án này nhằm làm

Page 169: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

168

rõ các ngành nghề thủ công và thực trạng các làng nghề của tỉnh; dự báo về tiềm năng phát

triển, khả năng mở rộng thị trường định hướng các làng nghề cần đầu tư khôi phục và phát

triển; các giải pháp tổ chức thực hiện. Dựa trên đề án này, tỉnh đã triển khai đồng loạt nhiều

dự án tại làng nghề thổ cẩm Mỹ Nghiệp với từng giai đoạn khác nhau.

Bắt đầu với chương trình Đầu tư nâng cấp và xây dựng đường giao thông nông thôn:

Kết quả sau hơn 5 năm thực hiện công trình nâng cấp và xây dựng đường giao thông đã được

đầu tư tại 3 làng Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Bàu Trúc của Thị trấn Phước Dân với tổng chiều

dài 51,58 km, trong đó 13,32 đường nhựa, 38,53 đường đất, với tổng số tiền đầu tư hơn 13 tỷ

đồng.

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển làng nghề: Dựa trên đề án

phát triển làng nghề tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010, Làng Mỹ Nghiệp cũng đã được hoàn

thành hệ thống cơ sở phục vụ làng nghề trong năm 2009 với nhiều hạng mục khác nhau như

hệ thống nhà trưng bày – biểu diễn 1011.22 m2, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu

sáng, sân vận động… với tổng số tiền 12,9 tỷ đồng.

Chương trình củng cố và phát triển làng nghề: theo chương trình này, địa phương đã

tổ chức củng cố các Tổ hợp tác dệt thổ cẩm, làm dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và

bao tiêu sản phẩm cho các hộ sản xuất. Đã mở rộng quy mô sản xuất từ 420 năm 2003 lên

490 cơ sở vào năm 2009 ở các làng Dệt; phát triển thêm 5 cơ sở hợp tác sản xuất kinh doanh

(Mỹ Nghiệp 2 cơ sở và Chung Mỹ 3 cơ sở) tăng số khung dệt lên 1350 khung, và các dụng

cụ kèm theo, quy mô nhà xưởng cho 490 cơ sở là 18.000 m2; tổng thu nhập 9.000 triệu

đồng/năm, trong đó thu nhập thuần là 3.917 triệu đồng; thu nhập từ may đạt 300 triệu đồng,

gắn nghề dệt với nghề may107.

Dự án hộ trợ và phát triển ngành nghề: Địa phương đã thực hiện đề án trên bằng việc

tập trung các nguồn vốn đầu tư theo các kênh, các chương trình lồng ghép cho 3 làng nghề

truyền thống với lãi suất thấp, thời gian vay dài hạn, điều kiện thế chấp phù hợp hoặc không

cần thế chấp. Chương trình này được thực hiện một cách quy mô và phổ biến trong 5 năm trở

lại đây. Theo đó, đã giải quyết cho trên 168 hộ/321 hộ có nhu cầu vay ở Mỹ Nghiệp với

3.475 triệu đồng.

Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề: Bằng kinh phí từ

chương trình mục tiêu – dạy nghề lao động nông thôn, Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến

Thương mại tỉnh và Phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện đã kết hợp với các tổ hợp

sản xuất tại các làng nghề tổ chức lớp đào nghề và nâng cao tay nghề hàng năm. Mỗi năm tổ

chức 3 lớp đào tạo nghề và 6 lớp nâng cao tay nghề. Đến nay đã có trên 600 học viên đã tham

gia các lớp học trên, tổng kinh phí là 605 triệu đồng108. Chương trình đào tạo nghề và nâng

cao tay nghề vẫn tiếp tục triển khai trong những năm tới. Song song với chương trình này, địa

phương đã tổ chức các hoạt động tham quan học tập các làng nghề có điều kiện sản xuất phù

hợp với địa phương nhằm tìm hiểu các kinh nghiệm quản lý, tìm hiểu các ngành nghề mà địa

phương có khả năng phát triển.

107

Báo cáo tổng kết của HTX làng nghề Mỹ Nghiệp năm 2011

108 Số liệu báo cáo tổng kết hoạt động của ba làng nghề của Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước 2012

Page 170: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

169

Chương trình xây dựng mô hình sản xuất: vào năm năm 2002, Sở Công Nghiệp đã

phối hợp chính quyền địa phương, hỗ trợ thành lập 03 Tổ hợp tác với 18 hộ gia đình tham

gia, thu hút 253 lao động của làng nghề vào hoạt động tại làng Dệt Mỹ Nghiệp.

Chương trình quảng bá và giới thiệu sản phẩm: Chương trình khá nổi bật của tỉnh

Ninh Thuận chính là việc xúc tiến và quảng bá thương mại - du lịch lịch bằng nhiều kênh

thông tin khác nhau. Thông qua đó, các cơ sở sản xuất đều có cơ hội tham gia vào nhiều

chương trình hội chợ triễn lãm trong cả nước. Thông qua các chương trình hội chợ triển lãm

và giới thiệu, những sản phẩm của các làng nghề đã và đang nhận được sự quan tâm của

nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và của người tiêu dùng.

Chính những chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh mà đầu ra của các sản phẩm dệt

truyền thống Chăm ngày càng khả thi hơn. Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Thuận cũng xây dựng

website riêng109 cho làng nghề Chăm để quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm thổ

cẩm truyền thống của làng nghề, với tổng kinh phí là 53,5 triệu đồng.

Nhìn chung, làng nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở làng Mỹ Nghiệp đã nhận được

sự quan tâm của chính quyền bằng những chính sách và dự án để thúc đẩy sự phát triển của

làng nghề. Về mặt lý thuyết, các dự án và chính sách đã được triển khai đã cố gắng phát triển

cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, mô hình sản xuất, và các chương trình quảng bá giới

thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, về mặt thực tế, những chính sách và dự án trên có thực sự mang

lại hiểu quả? Chúng tôi xin phân tích một số điểm mẫu chốt ở phần dưới đây.

C. HIỆU QUẢ HAY NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP?

Dự án hộ trợ và phát triển ngành nghề: Chính sách vay vốn của Nhà nước chưa thật

sự tác động đến đầu tư hoạt động của làng nghề theo chiều sâu: áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tay

nghề thợ còn kém chất lượng, chưa cải thiện chất lượng sản phẩm... Hơn nữa, do khả năng hỗ

trợ vốn của nhà nước còn bị giới hạn, nên không hỗ trợ hết các các cơ sở sản xuất, chưa được

20% hộ dân của làng nghề tiếp cận được với nguồn vốn của Nhà nước, những hộ sản xuất

còn lại vẫn tiếp tục trông chờ nguồn vốn cho vay. Điều này là ảnh hưởng rất lớn việc phát

triển nghề truyền thống của các hộ gia đình. Điều đáng nói hơn nữa, trong số hộ/cơ sở sản

xuất được hỗ trợ vốn của Nhà nước nhưng không biết cách tận dụng được nguồn vốn vay đầu

tư một cách có hiệu quả. Họ không có khả năng trả nợ theo thời hạn, kinh tế bị giảm sút.

Chính điều này đã làm cho những hộ sản xuất còn lại khá e dè trong việc tiếp cận những

nguồn vốn khác nhau. Một vấn đề nữa là vốn vay chỉ để cho phát triển sản xuất, trong khi các

hộ sản xuất lại cần cả nhu cầu sản xuất và nhu cầu xây dựng cơ sở sản xuất. Nhu cầu về vốn

để xây dựng cơ sở nhiều hơn là nhu cầu về vốn sản xuất. Bởi chi phí cho sản xuất rất ít so với

chi phí xây dựng cơ sở sản xuất. Chẳng hạn như với làng nghề Mỹ Nghiệp, việc vay tiền để

làm 1 khung dệt chỉ tốn khoảng 1 triệu nhưng chi phí xây dựng cơ sở sản xuất phải tốn từ 20

triệu trở lên.

Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề: Mặc dù đã đào tạo và

nâng cao cho 600 học viên tại 3 làng nghề trong những năm qua nhưng kết quả mang lại thực

tế không được bao nhiêu. Các học viên tham gia các lớp học chỉ mang tính phong trào, thiếu

109

http://langnghecham.com: khai trương ngày 15-10-2009 do Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến

thương mại tỉnh Ninh Thuận trực tiếp quản lý. Website nhằm mục đích quảng bá hình ảnh các sản phẩm

gốm Chăm cũng như thổ cẩm Chăm đã nổi tiếng trong và ngoài nước, tạo nền tảng kinh doanh, tiến tới xuất

khẩu các sản phẩm cổ truyền của đồng bào Chăm và góp phần phát triển du lịch văn hóa ở địa phương.

Page 171: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

170

người truyền đạt một cách chính quy, thiếu cán bộ mỹ thuật và kỹ thuật cao. Lúc đầu, các lớp

học trên nhận được sự quan tâm và tham gia của rất nhiều học viên nhưng sau một thời gian,

số lượng của những học viên này giảm hẳn. Hơn nữa, tay nghề của những học viên này

không được nâng cao bao nhiêu. Thứ nhất, do người đứng lớp cho những học viên này chủ

yếu là những nghệ nhân, họ truyền đạt theo cách cách hiểu của họ, học viên không tiếp thu

được nhiều110. Hơn nữa, kinh phí hỗ trợ cho những học viên này là quá thấp, chỉ 10.000

đồng/người/ngày. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là mặc dù đã mở khá nhiều lớp học đào tạo

và nâng cao tay nghề nhưng chưa có lớp chuyên về dạy dệt những hoa văn cổ (làng dệt Mỹ

Nghiệp), những nghệ nhân biết về các loại hoa văn này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu chỉ

chú trọng việc đào tạo nghề mà quên đi việc cần kế thừa gấp những hoa văn cổ của thổ cẩm

Chăm thì e rằng một ngày không xa, những hoa văn cổ này sẽ thất truyền cùng với sự ra đi

của nghệ nhân.

Chương trình xây dựng mô hình sản xuất: Nhà trưng bày – biểu diễn làng nghề được

đầu tư xây dựng khang trang nhằm một đích biến đây là nơi để tổ chức hoạt động của làng

nghề theo hướng chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, cho đến nay một số mô hình sản xuất đưa ra

không phù hợp với địa phương. Đội ngũ quản lý tại làng này không đủ năng lực cũng như

kiến thức về quản lý, kinh doanh. Chính vì thế, họ gặp rất nhiều khó khăn để duy trì và phát

triển làng nghề. Nhà nước chỉ bàn giao cho họ những cơ sở vật chất mà không giúp họ xây

dựng mô hình kinh doanh phù hợp. Hiện nay, các tổ hợp sản xuất được xây dựng từ năm

2002 đã giải thể vì không tìm được hướng đi phù hợp. Những cơ sở sản xuất khác hiện đã

hình thành nhưng cũng chỉ hoạt động một cách manh mún, tự túc. Chính sự manh mún, tự túc

đã khiến cho các cơ sở rất khó khăn trong việc tìm cho mình mô hình hoạt động phù hợp với

nền kinh tế thị trường. Hệ quả là các làng nghề không mạnh dạng đầu tư phát triển sản xuất,

chưa đa dạng sản phẩm năng suất thấp, thị trường đầu ra không ổn định, chất lượng sản phẩm

không được quan tâm. Hoạt động thiếu linh hoạt, sợ rủi ro, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà

nước, không chủ động đầu tư. Một điều thực tế nữa là việc sử dụng mô hình kinh doanh ở địa

phương còn đang lấn cấn: giữa mô hình cá thể, mô hình các tổ hợp sản xuất, cơ sở sản xuất,

kể cả mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, mô hình hợp tác xã sản xuất…chủ yếu để sử

dụng thương hiệu tập thể. Ở nhiều tỉnh khác nhau, thương hiệu làng nghề đều do phòng Công

thương đứng ra nhận và quản lý thương hiệu. Trong khi Ninh Thuận lại muốn giao cho một

đơn vị nào đó có tư cách pháp nhân ở làng nghề, nhưng làng nghề thủ công thì chưa đủ khả

năng thực hiện những quy định về quy trình, chất lượng, mẫu mã...Việc kinh doanh sản xuất

tại làng nghề này mang tính cá thể rất nhiều, đã bắt đầu có sự canh tranh không lành mạnh

giữa các cơ sở sản xuất với nhau. Chính vì vậy rất cần có một mô hình để sử dụng, quản lý

thương hiệu tập thể.

Chương trình quảng bá và giới thiệu sản phẩm: Mặc dù đây là một trong những chính

sách mà địa phương thực hiện rất tốt nhưng cũng có vấn đề phát sinh trong quá trình cử các

cơ sở tham gia. Có cơ sở một năm tham gia rất nhiều hội chơ triển lãm, quảng bá giới thiệu

sản phẩm nhưng cũng có cơ sở chỉ được tham gia triễn lãm một lần trong năm. Nguyên nhân

chính là những đơn vị mời các cơ sở tham gia triển lãm đa số đều qua kênh thông tin của Sở

Công thương. Việc ưu tiên hay không ưu tiên cho các cơ sở sản xuất thổ cẩm thường xảy ra

và làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa những cơ sở với nhau. Một vấn đề nữa là ở một số hội

chợ triễn lãm, có nhiều cơ sở sản xuất của cùng một làng nghề nhưng lại thuộc danh nghĩa

110

Báo cáo tổng kết kết quả lớp đào tạo và truyền nghề (2012) và nội dung phỏng vấn một số thành viên tổ

chức và học viên sau khi kết thúc lớp học.

Page 172: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

171

của nhiều tổ chức khác nhau tham gia triễn lãm. Trong những lần như thế, các cơ sở này lại

cạnh tranh không lành mạnh với nhau về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó,

việc xây dựng và tổ chức các dự án hay chương trình mang tính “phong trào” đã làm giảm đi

sự quan tâm của người dân trong làng Mỹ Nghiệp đối với dự án. Điển hình là việc xây dựng

website làng nghề Chăm với kinh phí trên 50 triệu nhưng nội dung của webiste rất sơ sài111,

chưa được quan tâm đúng mức như với mục đích hình thàng website này. Trong khi đó, bản

thân người làm quản lý làng làng nghề Mỹ Nghiệp rất mong giới thiệu thông tin thông qua

webiste này nhưng các thông tin trên website không đáp ứng được sự kỳ vọng đó của cộng

đồng vì có quá ít thông tin về làng nghề. Bản thân Hợp tác xã làng nghề Mỹ Nghiệp đang xin

phép được quản lý trực tiếp webiste này để họ chủ động giới thiệu quảng bá sản phẩm của

mình nhưng chưa nhận được phản hồi của cơ quan chức năng liên quan.

Qua những vấn đề trong quá trình triển khai dự án và khảo sát thực tế tại các làng

nghề, chúng tôi rút ra một số nguyên nhân chung cản trợ đến sự phát triển kinh tế các làng

nghề như sau:

Khả năng tiếp cận thị trường hạn chế: ngành nghề nông thôn ít có cơ hội tham gia

xuất khẩu trực tiếp, thường qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt được đầy đủ yêu

cầu khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả. Nhà nước chưa có hệ thống hỗ trợ để tiếp cận

thị trường trong nước và nước ngoài. Điều quan trọng nữa là người dân vẫn tự tìm cho mình

thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trình độ quản lý và sự lãng phí nguồn nhân lực trẻ: Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ

thuật và nhất là năng lực quản lý của các cơ sở, chủ hộ ở làng nghề của người Chăm còn rất

hạn chế, phần lớn chưa được trang bị kiến thức cần thiết về quản trị kinh doanh cũng như

chưa hiểu biết về pháp luật và chính sách liên quan đến các hoạt động kinh tế. Nhà nước chưa

có có những chính sách thiết thực nhất cho đội ngũ quản lý này có cơ hội nâng cao trình độ

cũng như năng lực quản lý, kinh doanh. Hiện tại Ban quản lý HTX mới đã được hình thành

nhưng khả năng quản lý vẫn còn rất yếu kém. Nhà nước chỉ giao cho họ cơ sở và kinh phí

ban đầu, nhưng lại không thực sự hướng dẫn và tư vấn cho họ hướng phát triển phù hợp.

Trong khi đó, một bộ phận doanh nghiệp trẻ của địa phương rất hào hứng được tham gia vào

việc quản lý và phát triển làng nghề chỉ trụ được một thời gian ngắn. Họ là những người con

của ngôi làng này và đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các doanh nghiệp như

Giám đốc Công ty Mai Linh – Cà Ná, giám đốc Resort Đen Giòn, giám đốc Công ty Du Lịch

Phan Rang…. Những đề xuất mà những con người này đưa ra luôn bị bác bỏ bởi vì những

người điều hành cho rằng việc xây dựng chiến lược đầu tư của họ quá táo bạo và quá mới mẻ.

Cho nên không dám mạo hiểm để chấp nhận cho những nhân tố này có khả năng và có nhiều

cơ hội để đóng góp cho sự phát triển làng nghề. Trong khi những kiến thức về quản lý cũng

như chiến lược phát triển kinh doanh là điều khá xa lạ với những người điều hành làng nghề

này. Điều này đã dẫn đến điều rất tiếc là những đội ngũ có khả năng và kinh nghiệm kinh

doanh này rút lui khỏi các hoạt động phát triển kinh tế làng nghề.

Tụi anh góp ý nhiều lần lắm chứ bộ. Họ có nghe bao nhiêu đâu. Tiền Nhà nước cho

để làm ăn nhưng họ không dám đầu tư để phát triển kinh tế, xây dựng các chiến lược, tìm đầu

ra cho sản phẩm và nhiều hình thức khác. Họ không nghe, trong khi số tiền đó họ lại chia cho

111

Xin cập nhật website www.langnghecham.com để xem mức độ thiếu quan tâm dành cho việc giới thiệu

và quản bá làng nghề.

Page 173: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

172

thành viên hợp tác xã vay lấy lãi. Báo cáo cuối năm thì cứ nói là sinh lãi từ nghề dệt này. Thử

hỏi làm sao mà hào hứng để nhảy vào làm kinh tế ở đó nữa chứ?

(Phỏng vấn anh LVT – một nhà kinh doanh trẻ từng muốn tham gia vào phát triển kinh tế -

du lịch làng nghề Mỹ Nghiệp, 20-7-2013)

Sự quản lý kém còn thể hiện qua việc trưng bày và bán các sản phẩm khác nhau của

các dân tộc khác nhau thay vì chú trọng vào sản phẩm của chính làng nghề của mình. Những

trí thức, doanh nghiệp trẻ, và khách du lịch đã có những góp ý về việc này nhưng cho đến nay

vẫn chưa có sự khắc phục nào.

Em cũng thấy lạ là tại sao làng mình có rất nhiều sản phẩm dệt truyền thống, có nhiều

hoa văn rất đẹp luôn, nhưng mà mấy cô chú lại đi mua đồ của các dân tộc khác, mà chủ yếu

là hàng của Thái Lan để bán? Tự dưng Nhà nước đầu tư để phát triển làng nghề dệt của mình

mà mình lại không đầu tư vào nó. Mình đang muốn phát triển đồ làng mình mà lại làm như

vậy. Em không thích dẫn bạn bè vào trong hợp tác xã làng nghề đâu anh. Mất mặt lắm chứ.

Trong khi em làm du lịch thì luôn nói về vẻ đẹp của làng nghề này, nói về ý nghĩa từng hoa

văn, về công đoạn truyền thống để tạo được một sản phẩm. Khi mà dẫn khách vào xem thì

bản thân em thấy ngao ngán hơn là khách du lịch. Mấy hàng mà mấy cô chú mua về để bán

ấy có khắp nơi ở các chỗ du lịch khác nhau. Cần gì phải dẫn khách đến đây mua đồ lưu niệm

của người Chăm mình nữa chứ.

(Phỏng vấn một hướng dẫn viên du lịch người Chăm ở Mỹ Nghiệp ngày 20-2-2014)

Chính sách của Nhà nước còn bất cập, chưa đồng bộ: Nhìn chung tuy có nhiều chính

sách của Nhà nước trung ương và địa phương nhằm thúc đẩy phát triển các ngành nghề nông

thôn nhưng chưa có đầy đủ thể chế, hoặc sự đồng bộ nhằm trợ giúp ngành nghề nông thôn

phát triển một cách hiệu quả. Tỉnh Ninh Thuận chưa thật sự tạo điều kiện để giải quyết những

vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất. Bất cập trong việc quản lý làng nghề rất dễ nhận

thấy rõ ràng như: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý các làng nghề nông

nghiệp, nhưng phát triển và xúc tiến thương mại là Sở Công thương, vốn đầu tư phát triển

làng nghề là Sở Kế hoạch Đầu tư, phát triển công nghệ ở làng nghề là Sở Khoa học Công

nghệ. Chính vì nhiều kênh như thế đã làm cho việc phát triển và quản lý làng nghề bị nhiễu.

Tỉnh đã có quyết định trong việc xâu lại tất cả đầu mối về Sở công thương nhưng thực tế rất

khó thực hiện, bởi mỗi đầu mối đều có nguồn vốn hoạt động riêng.

Thiếu tính bền vững: kể từ khi nhận được các dự án phát triển làng nghề, trong giai

đoạn đầu, các hoạt động kinh tế - văn hóa làng nghề phát triển khá sôi nổi, thu hút rất nhiều

sự quan tâm và kỳ vọng của cộng đồng Chăm ở địa phương, nhất là các thanh niên và hộ gia

đình nghèo sinh sống chủ yếu dựa vào nghề dệt này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy sự

thiếu bền vững của các dự án trên. Cụ thể,

- Sự phát triển kinh tế làng nghề hiện nay cho thấy sự chênh lệch mức sống rất lớn

giữa các hộ sản xuất - kinh doanh và hộ dệt theo quy mô gia đình. Chỉ bộ phận nhỏ người dân

mà chủ yếu là những hộ kinh doanh sản xuất được hưởng lợi từ những dự án hay chính sách

phát triển làng nghề. Còn đại bộ phận phải dệt thuê tính theo sản phẩm với mức thu nhập

trung bình 20.000 đồng/ngày112 và có nguy cơ thất nghiệp bởi sự xuất hiện của máy móc để

112

Mức thu nhập tính theo ngày trong năm 2012 của thợ dệt thuê. Con số này có tăng 25.000 đồng/ngày

những vấn là quá thấp so với thu nhập trung bình trên cả nước.

Page 174: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

173

sản xuất hàng loạt mà các hộ kinh doanh sản xuất đưa vào. Bộ phận người dân tham gia vào

sản xuất hàng thủ công càng giảm theo thời gian từ 95% (trước 2010) xuống còn 80% (năm

2012). Theo khảo sát thực tế, con số này đang giảm đi nhiều theo ước lượng là khoảng 55-

60% (2014). Nguyên nhân chính là nghề dệt thổ cẩm không đủ trang trải cuộc sống hiện nay

của người dân và điều này dẫn đến việc họ từ bỏ công việc nghề dệt truyền thống của mình

sang làm các công việc khác ở các khu chế xuất và khu công nghiệp ở các thành phố lớn hay

lao động thuê tại các khu vực trồng cà phê, điều…113.

Làm cả ngày chỉ được 30 ngàn thì lấy gì mà sống và nuôi gia đình? Họ tổ chức lớp

dạy nghề rồi bảo mình đi như thế thôi. Cũng có học được chút ít về nghề nhưng mà học xong

rồi để làm gì? Hồi trước nghe nói là tạo việc làm cho thanh niên. Mình thấy Nhà nước đầu tư

nhiều khung dệt lắm luôn, à, cũng có đầu tư nhiều máy may nữa. Hồi đầu mình cũng hy vọng

là có thu nhập khi vào làm nhưng mà làm èo ẹt lắm, chả có bán được hay sao ấy. Mình có vợ

con cần phải nuôi, cứ chờ Nhà nước tìm chỗ bán cho thì biết khi nào? Cho nên mình phải vô

Changshing mà làm việc dù mệt nhưng thu nhập cũng trang trải được cho cuộc sống của mấy

mẹ con ở nhà. Làng mình vào đây làm nhiều lắm, họ ở mấy nhà trọ xung quanh đây thôi.

(Phỏng vấn một thanh niên làm việc ở một công ty ở khu công nghiệp Changshing, Đồng

Nai, 8-10-2012)

Trong khi đó, chương trình đào tạo và giải quyết công việc cho họ dường như đã thất

bại vì chương trình này chỉ thực hiện theo kiểu “dự án phong trào” và “thiếu thực tế”. Bởi vì,

hầu hết phụ nữ ở đây đều được truyền dạy nghề trong gia đình từ nhỏ nên ai cũng biết dệt thổ

cẩm. Các chương trình truyền dạy nên chú trọng vào việc truyền dạy những kỹ thuật tạo và

dệt những hoa văn cổ đã và đang mai một bởi vì hiện nay trong làng chỉ có không quá 5

người có thể dệt được những loại hoa văn cổ. Tỉnh Ninh Thuận cũng nên chú trọng nhất vào

đào tạo được đội ngũ quản lý làng nghề để có những sáng tạo mang tính đột phá cho sự phát

triển nghề dệt truyền thống của người Chăm.

- Thị trường tiêu thụ truyền thống vẫn mang lại thu nhập nhiều hơn cho người dân

làng nghề: Sự giàu lên của các hộ sản xuất – kinh doanh không phải từ thị trường mới (thị

trường du lịch) mà các chính sách của Nhà nước tạo ra từ việc cố gắng phát triển du lịch. Thu

nhập chính của các hộ kinh doanh sản xuất này có được từ chính thị trường tiêu thụ truyền

thống của người Chăm ở các vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như người Churu, Êđê,

J’rai, Bana, Cơ Ho…và người Stieng ở Nam Bộ. Khu vực này vẫn là một thị trường lớn bởi

vì các cộng đồng thiểu số ở đây thường xuyên có nhu cầu trong việc sử dụng các sản phẩm

thổ cẩm của người Chăm cho các hoạt động tín ngưỡng của mình.

Bán cho du lịch được gì chứ. Trước đây nhà cô có quầy hàng để bán cho khách du

lịch, nhưng mà bán cho khách du lịch ít lắm.Có khi có đoàn du lịch đến với hơn 10 chiếc xe

to như vậy với gần 500 người mà chỉ bán có được 200 ngàn đồ lưu niệm. Họ chỉ đến để chụp

ảnh, đi vệ sinh rồi đi tiếp điểm khác chứ không quan tâm lắm đến sản phẩm dệt này đâu. Chả

có lời lãi gì đâu, lại mất nhiều thời gian trông nom quầy hàng. Gia đình cô đã bỏ hắn việc bán

hàng lưu niệm cho khách du lịch rồi. Bây giờ chủ yếu dệt để bán cho người buôn ở các làng

lân cận. Họ đến mua hàng với số lượng rất lớn để đem bán cho bà con Êđê, Churu, Stieng,

Cơ Ho, Bana…. Mỗi người đến mua thì cô bán được trên 30 triệu/1 người buôn. Cứ khoảng

113

Phỏng vấn ông Phú Văn Ngòi, trưởng bản quản lý khu phố Mỹ Nghiệp và ông Hàm Minh Thiều, trưởng

ban quản lý HTX làng nghề dệt truyền thống Mỹ Nghiệp (ngày 18-6-2013).

Page 175: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

174

2-3 tháng là cô bán cho những người lấy hàng đi buôn nay hơn trăm triệu. Mình chỉ dệt đồ

thô và may vá đơn giản thôi chứ không cầu kỳ và khó tính như bán cho khách du lịch. Mấy

gia đình ở làng mình giàu cũng nhờ bán cho Tây Nguyên thôi chứ không ai bán được cho

khách du lịch đâu. Hầu hết các hộ gia đình làm theo đặt hàng đế bán cho mấy bà con trên Tây

Nguyên đó. Chỉ có gia đình ông Xã là bán được cho khách du lịch thôi, nhưng thu nhập vẫn

thấp hơn nhà cô nhiều lắm.

(PV cô Đ.T.Th – chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng Mỹ Nghiệp, 20-2-2013)

Kết quả khảo sát cho thấy rằng, những hộ gia đình sản xuất – kinh doanh trong làng

Mỹ Nghiệp giàu lên chính là nhờ thị trường truyền thống này chứ không phải từ thị trường du

lịch và các thị trường khác114. Chính vì vậy, câu hỏi được đặt ra là: Các dự án phát triển làng

nghề có thực sự tạo sự thay đổi tích cực như kỳ vọng của người Chăm làng Mỹ Nghiệp sau

hơn 10 năm?

E. NHÌN NHẬN VỀ CÁCH TIẾP CẬN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

LÀNG CHĂM MỸ NGHIỆP

Về lý thuyết, có thể phát triển cộng đồng theo hai hướng là từ trên xuống (top-down

approach) hoặc từ dưới lên (bottom-up approach). Thông thường thì người ta sử dụng cách

tiếp cận từ dưới lên để phát triển cộng đồng. Hình thức này khuyến khích sự tham gia của

những cá nhân trong cộng đồng thông qua sự tham gia của các đối tác tại địa phương

(McNicholas & Woodward, 1999 Hecla, 2006). Theo Kumar and Nunan (2002), phương

pháp tiếp cận từ dưới lên này thường chuyên biệt vì cả thông tin và thách thức vì sẽ có các ý

kiến khác nhau từ đối tượng tham gia tại địa phương thực hiện. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó

thì điều này sẽ giúp quá trình được ổn định hơn vì các đối tượng tham gia đều ở chung một

bình diện lợi ích và họ sẽ cùng cố gắng để đạt mục tiêu đề ra.

Nếu một chương trình theo tiếp cận từ dưới lên do 1 tổ chức phi chính phủ thực hiện

thì sẽ hướng đến việc nâng cao năng lực kinh tế-xã hội giúp thay đổi cuộc sống của từng

nhân tố tại cộng đồng và xác định được các vấn đề xã hội mà cộng đồng đó gặp phải. Có một

số chương trình sẽ có liên quan đến yếu tố chính trị và chính sách (Poppe, 1995; Dinham,

2005), thách thức hệ thống cũ để đạt được một sự thay đổi trong chính sách và thực hành

(Poppe&Quinney, 2002).

Còn phương pháp tiếp cận từ trên xuống thông thường được thực hiện từ các đối

tượng có quyền lực pháp lý trong tay, có khả năng thay đổi chính sách tầm vĩ mô. Vì vậy, sự

ưu tiên và mục tiêu thường ở trên bình diện rộng chứ không mang tính cộng đồng chuyên

biệt. Do đó, với phương pháp này thì sẽ không xác định được vấn đề cộng đồng mà thay vào

đó là thể hiện năng lực hành chính của phía Chính quyền, là chất xúc tác cho những thay đổi

mang tính xã hội trên diện rộng.

114

Bằng việc phỏng vấn sâu với các hộ kinh doanh để biết được thị trường chủ yếu và chính yếu của họ

chứ chúng tôi không có con số chính thức để so sánh về số liệu giữa thị trường tiêu thụ truyền thống và thị

trường Du lịch hiện nay. Các Sở và Ban ngành liên quan cũng chưa thống kê được các số liệu cần thiết

này.

Page 176: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

175

Từ lý thuyết lẫn thực tế, thì phương pháp phát triển cộng đồng từ dưới lên sẽ nhiều

khó khăn hơn. Cộng thêm việc phát triển từ cơ sở sẽ yêu cầu vấn đề về kinh phí và việc này

khá vất vả cho việc gây quỹ.

Qua những thực trạng về chính sách đã thực hiện ở một cộng đồng Chăm đã nêu ở

trên đã cho thấy được rõ ràng là các chính sách và dự án đều được tiếp cận từ trên xuống.

Cách tiếp cận này đã cho thấy một vấn đề là đại đa số trong cộng đồng chưa được hưởng

những quyền lợi mà các chính sách trên mang lại cũng như chưa thu hút được sự tham gia

của thành phần giới kinh doanh và trí thức trẻ ở địa phương. Người dân địa phương vẫn bị

động với những chính sách phát triển mới dành cho họ. Thành công trong các chương trình

phát triển thường đòi hỏi sự tham gia của đại bộ phận cộng đồng và các bên liên quan dựa

trên lợi ích chung. Bởi đây là quá trình học tập hai chiều, giữa những người lập kế hoạch và

đối tượng “hưởng lợi”, thay vì phương pháp áp đặt từ trên xuống được sử dụng phổ biến

trong phát triển. “Phát triển từ dưới lên” hay tìm cách để con người cùng hệ thống kiến thức,

sản xuất và quản lý của họ tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các

chính sách và dự án phát triển là hết sức cần thiết (Vũ Hồng Anh, 2007).

Hiện nay trước khi các đề án được đưa ra, các cơ quan chức năng đều nhận được

những bản báo cáo về hiện trạng cũng như kiến nghị, đề xuất cho làng nghề. Dựa vào đó, các

nội dung trong đề án sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là những kiến

nghị mà những người quản lý thiếu năng lực của hợp tác xã đã không thể hiện được toàn bộ

tầm nhìn cho sự phát triển làng nghề. Ngoài ra, những kiến nghị đó cũng không phải là tiếng

nói của đại bộ phận cộng đồng nên chưa mang lại được lợi ích cho cả cộng đồng mà chỉ là

những hộ sản xuất trong hợp tác xã cũng như cơ sở kinh doanh cá thể. Trong khi đó, bộ phận

thợ thủ công dệt thuê và những hộ gia đình tự dệt sản phẩm để đi bán đang không thể cạnh

tranh nổi với sức sản xuất của máy móc hiện đại và giá thành nguyên vật liệu cao.

Trong lúc tỉnh Ninh Thuận đang xây dựng các đề án phát triển làng nghề và du lịch

làng nghề thì hằng ngày một số lượng đáng kể lực lượng lao động của làng nghề đang chật

vật đi tìm việc làm ở các thành phố lớn để tổn tại.

THAY LỜI KẾT

Điểm lại những chính sách, những bất cập để nhận rõ điểm chưa tới trong quá trình

hình thành và triển khai dự án đến một cộng đồng địa phương là một sự cần thiết để các cơ

quan chức năng có cơ sở để điều chỉnh hoặc hình thành những dự án, chính sách phụ hợp hơn

với người Chăm. Nhà nước và các ban ngành địa phương đã và đang có khá nhiều chính sách

phát triển dành cho người Chăm ở làng nghề dệt cổ truyền Mỹ Nghiệp. Tuy nhiên, cách tiếp

cận từ trên xuống dường như chưa thể phát huy được hiệu quả tích cực như mong đợi của

Nhà nước và cả cộng đồng sở tại. Việc chính quyền, nhà tài trợ tăng cường lắng nghe và trao

đổi với người dân làng nghề trước, trong và sau dự án sẽ thúc đẩy sự hiểu biết giữa các bên

liên quan, đây là mấu chốt quyết định sự thành công của 1 dự án hỗ trợ phát triển làng nghề,

mà Mỹ Nghiệp là một trường hợp cụ thể điển hình. Cùng cộng đồng xây dựng và thực hiện

chính sách sẽ là một bước đi hiệu quả vì nó sẽ cho những người trong cộng đồng thấy họ

được tham gia và đề xuất ý tưởng để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của tổ tiên họ để

lại.

Làng Mỹ Nghiệp hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết để phát triển đời sống kinh

tế và văn hóa như vốn xã hội, vốn văn hóa, và nguồn lực trí thức địa phương dồi dào. Trước

xu hướng thời hội nhập, cần làm gì để hòa nhập nhưng không hòa tan, để giữ gìn và bảo vệ

Page 177: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

176

những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung, của cộng đồng Chăm tỉnh

Ninh Thuận nói riêng. Đây cũng là một cơ hội và thách thức đối với làng nghề dệt truyền

thống của người Chăm. Có thể sẽ thành công hay thất bại do chính bản thân người dân trong

làng nghề, và không thiếu sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền như những chính

sách thích ứng với hoàn cảnh của từng địa phương và hỗ trợ vốn từ ngân sách Nhà nước. Và

khi Việt Nam tham gia một sân chơi bình đẳng thì người dân làng nghề phải tự trang bị cho

mình một kiến thức nhất định để tham gia đúng luật, nhất là những nhà quản lý cần phải có

kiến thức nhiều hơn về quản lý kinh doanh thời hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công nghiệp (1996), Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Bảo tồn và phát triển làng nghề

truyền thống Việt Nam. Hà Nội.

2. Bùi Văn Vượng (2000), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Nxb Văn hóa

thông tin, Hà Nội.

3. Các tài liệu, văn bản chính sách có liên quan khác được cung cấp từ: Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học cộng nghệ và môi trường, Sở Công thương, UBND TT

Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận…

4. Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận (2003), Tổng hợp điều tra công nghiệp cá thể Ninh

Thuận năm 2002.

5. Dinham, A. (2005). Empowered or over-powered? The real experiences of local

participation in the UK’s new deal for communities. Community Development Journal, 40

(3), 301-312.

6. Dương Bá Phượng (2001). Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công

nghiệp hóa. Nxb. Khoa học và Xã hội.

7. Green, R., & Turner, A. (1999). Challenging the power of professionals: involving

the community in tackling poverty, In H. Payne and B. Littlechild, eds, Ethical Practice and

the Abuse o f Power in Social Responsibility, Jessica Kingsley, London.

8. Hecla (2006). Evaluation of Socio-Economic Outputs LEADER Natural Heritage

Projects, Scottish Natural Heritage Commissioned Report No. 173 (ROAME No. F04NC22).

9. Inrasara (1999), Các vấn đề văn hóa xã hội Chăm. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

10. Kumar, S., & Nunan, K. (2002). Strengthening the Governance of Small Community

and Voluntary Organisations, Joseph Rowntree Foundation York.

11. McNicholas, K., & Woodward, R. (1999). Community Development in North

Yorkshire: an Assessment of the Objective 5b and LEADER II Programmes, Centre for Rural

Economy, University o f Newcastle, Newcastle.

12. Murphy. P. (1985). Tourism: A Community Approach. London: Routledge.

13. Nguyễn Văn Đại – Trần Văn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua phục vụ và phát

triển làng nghề truyền thống. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

14. Phạm Công Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam. Nxb Văn hóa dân tộc.

15. Phạm Thanh Thôi (2006), Tiếp cận Nhân học: Nhận diện một số vấn đề trong quá

trình tiếp nhận các dự án phát triển tại cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đăk

Lăk. Trong Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu Nhân học ứng dụng từ thực tiễn hiện nay ở Việt

Nam ngày 11/11/2006. ĐH KXXH&NV Tp. Hồ Chí Minh.

16. Phân viện quy hoạch và phát triển nông nghiệp Miền Trung (2001), “Dự án xây dựng

nông thôn mới thị trấn Phước Dân, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002 - 2005”, Hà Nội.

17. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm. Nxb KHXH, Hà

Nội.

Page 178: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

177

18. Poppe, K. (1995). Analysing Community Work: Its Theory and Practice, Open

University Press, London.

19. Popple, K., & Quinney, A. (2002). Theory and practice of community

development: A case study from the United Kingdom. Journal of the Community

Development Society, 33 (1), 71-85.

20. Shaw, M. (2005). ‘Political, professional, powerful: understanding community

development', Community Development Exchange Annual Conference, 23-25

September 2005, Leeds.

21. Sở Công nghiệp Ninh Thuận (1999), Dự thảo: Dự án nghiên cứu khôi phục sản

xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

22. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Báo cáo thực trạng phát triển du lịch

Ninh Thuận, định hướng phát triển du lịch cho tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020.

23. Sở VHTTDL Ninh Thuận (2013), Quy hoạch phát triển du lịch Ninh Thuận từ

2010-2030.

24. Thành Phần – Đạo Thanh Quyến (2006), Phương hướng bảo tồn và phát triển

nghề gốm (Trường hợp nghiên cứu gốm Chăm tại làng Trì Đức, xã Phan Hiệp, huyện

Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận). Trong Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu Nhân học ứng dụng từ

thực tiễn hiện nay ở Việt Nam ngày 11/11/2006. ĐH KXXH&NV Tp. Hồ Chí Minh.

25. Trần Minh Yến (2004), Phát triển làng nghề Truyền thống ở nông thôn Việt Nam

trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nxb Khoa học Xã hội.

26. Trần Ngọc Khánh (2003), Hoa văn trên thổ cổ Chăm (Luận án tiến sĩ). Trường

ĐH KHXH và NV Tp. Hồ Chí Minh.

27. Trần Quốc Vượng (1996), Một số vấn đề về các ngành nghề - làng nghề truyền

thống Việt Nam.

28. Turner, A. (2009). Bottom-up community development: reality or rhetoric? The

example of Kingsmead Kabin in East London. Community DevelopmentJournal, 44 (2),

230-247.

29. UBND huyện Ninh Phước (2011), Tài liệu tổng kết đề án hỗ trợ phát triển làng

nghề du lịch Chăm Ninh Thuận.

30. UBND tỉnh Ninh Thuận (2001), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Ninh

Phước thời kỳ 2001 - 2010.

31. UBND tỉnh Ninh Thuận (2011), Tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

32. Văn Món (2001), Nghề gốm cổ truyền của người Chăm Bàu Trúc, Ninh Thuận.

NXB VHTT, Hà Nội.

33. Văn Món (2003), Nghề dệt cổ truyền của người Chăm. NXB VHDT, Hà Nội.

34. Văn Món Sakaya (2012), Nghề dệt cổ truyền của người Chăm ở làng Mỹ Nghiệp

– Ninh Thuận. Nxb Trí thức.

35. Võ Công Nguyện (1996), Nghề thủ công cổ truyền của người Chăm ở Việt Nam

(Luận án PTS khoa học Lịch sử). Thành phố Hồ Chí Minh.

36. Vụ Chính sách dân tộc, Uỷ ban Dân tộc và miền núi (1997). Hệ thống các văn

bản chính sách dân tộc và miền núi (tập 2 – kinh tế xã hội). Nxb nông nghiệp, Hà Nội.

37. Vũ Hồng Anh (2007), Nhân học phát triển tại Mỹ, Dân tộc học số 2/2007.

Page 179: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

178

NGHIÊN CỨU CÙNG CỘNG ĐỒNG, NHÂN HỌC VÀ NHỮNG KHÔNG GIAN

MỞ CỦA MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

Một gợi ý về phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Nguyễn Anh Tuấn

Viện Dân tộc học

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Đặt vấn đề

Vài thập kỷ trở lại đây, ngành nhân học Việt Nam (được biết với tên gọi khác là dân

tộc học) có nhiều đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển dựa trên thế mạnh của ngành

này. Nhà nhân học được xem là người cùng trải nghiệm, lắng nghe, chia sẻ và truyền tải câu

chuyện của những người được nghiên cứu tới nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ hay

các bên liên quan khác trong mối quan tâm phát triển cộng đồng. Tuy nhiên trong xu hướng

nghiên cứu cùng cộng đồng, nhân học Việt Nam đã và đang đối diện những thử thách không

nhỏ. Thực tế, một số dự án nghiên cứu phát triển đã và đang đặt nhà nhân học, đặc biệt là các

nhà nhân học trẻ, làm việc dưới áp lực khung thời gian diền dã hạn chế và lịch trình thu thập

dữ liệu vô cùng gấp rút. Trong nhiều cảnh huống, nhà nhân học gần như mất sự liên kết với

cộng đồng mà nhà nghiên cứu nghiên cứu sau khi kết thúc chu trình điền dã tại địa phương.

Tính cùng nghiên cứu với cộng đồng, phát triển bền vững theo đó, là một sự đứt đoạn đáng

tiếc không nên có trong nghiên cứu nhân học. Trong cảnh huống lưỡng nan này, bài viết này

hướng tới gợi ý về một phương cách bổ trợ, không để thay thế cho chu trình điền dã nghiên

cứu của nhà nhân học, nhằm hạn chế quá trình đứt gẫy kết nối, bổ sung và tăng cường nguồn

thông tin giữa nhà nghiên cứu, cồng đồng được nghiên cứu và cộng đồng nói chung. Tác giả

lập luận rằng nhà nhân học kiếm tìm thu thập và làm việc với các dạng thức thông tin về bản

chất là không thay đổi, nhưng trong bối cảnh đương đại thông tin nhân học có thể khác nhau

ở nhiều hình thức, do đó bài viết khuyến nghị rằng nhà nhân học trong tiếp cận nghiên cứu

phát triển phát triển, ở một số chủ đề phù hợp, cần tăng cường khai thác thông tin dựa trên

không gian mạng xã hội, internet song song với việc tiến hành nghiên cứu điền dã thực địa.

Luận điểm này thực chất không mới lạ trong tiếp cận nhân học nghiên cứu phát triển trên thế

giới trong 1 thập kỷ gần đây nhưng theo quan sát cá nhân, những vấn đề mang tính phương

pháp thu thập và phân tích dữ liệu trong nhân học và nghiên cứu phát triển, hiếm khi đề cập

một cách chính thức trong khung cảnh học thuật nhân học Việt Nam.

1. Thông tin nhân học trong một nghiên cứu

Thông tin trong nghiên cứu nhân học và nghiên cứu phát triển có nhiều nguồn khác

nhau. Như Eisner (1998) tổng kết một cách giản đơn các thông tin xuất phát từ trải nghiệm

mà nhà nhân học nhìn thấy, nghe được và cảm nhận. Đối với một nghiên cứu nhân học, nhà

nghiên cứu thường quan tâm đến 2 loại thông tin: thông tin thứ cấp (secondary data) và thông

tin sơ cấp (primary data). Loại thứ cấp thường sẵn có, thường được lưu trữ và nhà nghiên cứu

có thể tiếp cận, khai thác chúng ở dạng văn bản (các báo cáo, sách, tập kỷ yếu hội thảo, luận

văn luận án, bài tạp chí, bài báo…), hình ảnh (bản đồ, ảnh, bảng biểu, phim tư liệu…) hay âm

thanh (chương trình radio, ghi âm thuyết trình…). Tuy nhiên, thông tin sơ cấp lại đóng vai trò

đặc biệt quan trọng. Loại này, nhà nghiên cứu phải tạo ra tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu

và dựa vào thiết kế nghiên cứu của mình bao gồm: phỏng vấn sâu, ghi chép điền dã, thảo luận

nhóm, tư liệu ghi hình, tư liệu ghi âm…Trong nghiên cứu nhân học ở Việt Nam, đa số nghiên

Page 180: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

179

cứu thường mang xu hướng định tính, hơn là định lượng, hoặc có kết hợp linh hoạt hai mô

hình nghiên cứu định tính và định lượng (xin xem Nông, 2009).

2. Đứt gẫy liên kết, gián đoạn thông tin trong một số dự án nghiên cứu phát

triển ở Việt Nam

Thu thập thông tin trong một nghiên cứu nhân học thường nhấn mạnh đến tính cùng

tham dự với cộng đồng, hay còn gọi là nghiên cứu thực địa. Nhân học yêu cầu nhà nghiên

cứu gắn mình với cộng đồng để thẩm thấu nền văn hóa và am hiểu sâu sắc vấn đề nghiên cứu

thông qua việc lắng nghe và phân tích câu chuyện của những người trong cuộc. Những tham

vấn nghiên cứu phát triển đều dựa trên nguyên tắc này. Đáng chú ý, gần đây ở Việt Nam, một

phương pháp mới đã được thử nghiệm, là dự án nghiên cứu phát triển cùng cộng đồng của

iSEE. Điểm đặc biệt của dự án này, đó là bản thân cộng đồng tự xác lập và triển khai những

vấn đề họ quan tâm.*

Trong các khuôn khổ dự án nghiên cứu khác nhau, nhân học đặc biệt nhấn mạnh đến

khung thời gian nghiên cứu điền dã. Trong nhiều tài liệu tham khảo về phương pháp của

phương Tây, người ta không đưa ra một khung thời gian cụ thể có tính quy chuẩn đối với 1

nghiên cứu nhân học nhưng thường các tác giả khuyến nghị nhà nhân học nên theo trọn một

chu kỳ thời gian là một năm (Naroll, Cohen, & Naroll, 1973 Pink, 2014). Nếu nhà nghiên

cứu buộc phải gián đoạn, thì khung thời gian đó được chia nhỏ thành nhiều phần có tính nối

tiếp nhau trong một số năm (Murchison, 2010). Chương trình đào tạo nhân học cho nghiên

cứu sinh ở các nước Bắc Mỹ, yêu cầu ứng viên phải thực hiện tổng thời lượng nghiên cứu

điền dã là hai năm. Ở các quốc gia thuộc Châu Âu, hay Châu Úc thì khung thời gian điền dã

của ứng viên tiến sỹ ngành này thường là một năm. Như vậy, khung thời gian nghiên cứu

điền dã trong một nghiên cứu nhân học chuẩn mực thường chiếm 25-35% tổng thời lượng

của dự án nghiên cứu. Cố nhiên, điều này không hẳn đúng với mọi đối tượng và mọi đề án

nghiên cứu. Đơn giản như một nhà nghiên cứu thành danh, dày dạn kinh nghiệm, họ có thể

rút ngắn quỹ thời gian nghiên cứu điền dã của mình xuống thấp hơn tỷ lệ này.

Tại Việt Nam, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, đến từ bản thân nhà nhân học

hay đến từ đơn vị chủ trì tổ chức nghiên cứu (các tổ chức phi chính phủ, NGOs), nhà nghiên

cứu phải chấp nhận nghiên cứu điền dã với một khung thời gian khá hạn hẹp, thường là 1 vài

tuần. Quỹ thời gian nghiên cứu điền dã thực tế thường khác xa với các thông tin được chính

thức hóa trong khuôn khổ báo cáo hay chứng từ dự án. Thực tế, một khi chấp nhận tham gia

một dự án nghiên cứu nào đó, nhà nghiên cứu có thể sẽ phải chấp nhận ký vào những tờ khai

lịch trình điền dã bỏ trống khung thời gian trong nhiều dự án nghiên cứu. Đơn vị ký hợp đồng

giải thích với nhà nghiên cứu rằng, làm thế để dễ dàng và thuận tiện hơn chọ họ trong khâu

thể tất chứng từ liên quan của dự án. Điều này, cũng khiến khung thời gian nghiên cứu điền

dã thực địa trên hồ sơ giấy tờ, thường được nối dài đến khi đạt được sự hợp lý mong muốn.

Một số các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam thường mời các nhà nghiên cứu từ các

viện nghiên cứu hay trường đại học tham gia các dự án nghiên cứu phát triển mà họ nhận

được tài trợ. Đây là nguồn nhân lực có chất lượng cao, tuy nhiên trong khuôn khổ hợp tác,

thường họ nhìn nhận như các dự án hợp tác kiểu này mang tính ngắn hạn. Do đó, có thể xem

đây là một trong những nguy cơ tiềm tàng việc gián đoạn thông tin, đứt gẫy liên kết với cộng

đồng.

Quá trình hậu điền dã thường diễn ra tình trạng đứt gẫy mối liên kết giữa nhà nghiên

cứu và cộng đồng được nghiên cứu. Thông tin thường được làm giàu trong quá trình nghiên

cứu thực địa của nhà nhân học, nhưng chúng gần như không được tiếp tục bồi đắp sau khi

Page 181: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

180

quy trinh điền dã chấm dứt. Có thể, thông tin vẫn được bổ sung lẻ tẻ bằng cách điện thoại để

thực hiện các cuộc phỏng vấn bổ sung thông tin hay yêu cầu cập nhật chuyển phát thêm

những thông tin bị thiếu sót. Dường như, trong khá nhiều dự án nghiên cứu phát triển tại Việt

Nam, những người của cộng động hiếm có cơ hội được tiếp tục đồng hành và góp tiếng nói

cùng đề án nghiên cứu trong khuôn khổ thời gian triển khai nghiên cứu và trong xa hơn là

thời gian hậu dự án.

Bản thân chính các tổ chức phi chính phủ từ 2010 đến nay, họ cũng nhận thức rõ và

đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng quyền cho người dân bằng cách trao quyền,

tạo cơ hội để họ đóng góp tiếng nói của mình vào các dự án phát triển (Liên hiệp các tổ chức

hữu nghị Việt Nam-Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, 2011, 2013).

Không thường xuyên nhưng nhà nhân học, đặc biệt là nhà nhân học trẻ khi tham gia

các dự án nghiên cứu phát triển thường đối diện với một tình thế lưỡng nan. Điều đó, về lâu

dài sẽ là trở lực đối với nhà nhân học trẻ trong việc hình thành những tranh luận có tính lý

thuyết khung về tình trạng nghiên cứu phát triển ở Việt Nam dù trải nghiệm không ít các dự

án nghiên cứu.

Một số các NGOs (đặc biệt thuộc nhóm VNNGOs) khó triển khai được các nghiên

cứu phát triển trung và dài hạn, bởi nhiều lý do họ chỉ có thể tiến hành việc dự án trong

khung thời gian ngắn hạn 1-2 năm (Viện nghiên cứu kinh tế xã hội môi trường, KNXB). Một

số tổ chức phi chính phủ quốc tế (iNGOs) có các hợp đồng tuyển dụng nhân sự là cán bộ

chương trình đến 5 năm cho 1 dự án, xây dựng văn phòng ở địa phương. Tuy nhiên, vị trí cán

bộ chương trình thường không xem việc đào sâu vấ n đề nghiên cứu là mối quan tâm hàng đ

ầu.

Ngoài hệ quả không thực sự đem lại sự thay đổi tích cực bền vững cho cộng đồng,

các dự án nghiên cứu kiểu này thường khiến nhà nhân học trẻ thường liên tục chìm nổi trong

nhiều “pha” đan xen chồng chéo của các dự án có tên nghiên cứu phát triển, đa dạng các chủ

đề nghiên cứu, mà giữa chúng mối liên quan khá yếu. Trong tình thế này, sự gián đoạn thông

tin và đứt gẫy liên kết cùng cộng đồng thực sự có nguy cơ cao.

Trong khi chưa thể có ngay 1 giải pháp khắc phục triệt để cho tình trạng lưỡng nan

trên, chúng ta tự hỏi rằng, liệu có thể có những giải pháp bổ sung để mở ra một triển vọng bù

đắp cho sự đứt gẫy kết nối và rằng nếu có thì các dạng thức bổ sung này cần được thu thập,

phân tích và xử lý như thế nào trong một nghiên cứu phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên,

chúng ta hiếm thấy những bình luận hay trao đổi thuần túy mang tính phương pháp nghiên

cứu, kỹ thuật nghiên cứu trong không gian học thuật của ngành nhân học.

3. Vùng không gian điền dã mới? Tại Việt Nam, mạng thông tin toàn cầu internet trong 1 thập kỷ trở lại đây có sự phát

triển đáng kinh ngạc. Theo Lukas Mira (2011) đánh giá ở thời điểm 2011, internet đã tăng

trưởng nhanh chóng và trở thành 1 phần tất yếu của cuộc sống ở Việt Nam. Một điều tra xã

hội do tập đoàn viễn thông VNPT Việt Nam tiến hàng cùng năm 2011 cho biết có 31% dân

số đã sử dụng internet, trong số đó 2/3 số người cho biết họ sử dụng trên 2 tiếng mỗi ngày*.

Như vậy, ở Việt Nam 3 năm trước đã có xấp xỉ 30 triệu người tiếp cận và sử dụng internet.

Đáng chú ý hơn là ngay từ 2011, người ta đã ước tính khoảng 40% các điện thoại thông minh

đã cho phép người dùng truy cập mạng internet qua hệ song 3G của điện thoại di động. Con

số này, hiện nay tăng vượt bậc do sự phổ biến mạnh mẽ của các thế hệ điện thoại thông minh,

máy tính bảng cùng các thiết bị cầm tay di động có khả năng kết nối internet dễ dàng..

Từ năm 2007 đến nay, tại Việt Nam khái niệm không gian mạng, mạng xã hội đã trở

Page 182: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

181

thành một điều quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt của giới trẻ. Cùng với trào lưu sử dụng

các điện thoại thông minh, người ta thấy một trào lưu sử dụng các cá nhân trên facebook,

twitter gia tăng một cách ngoạn mục tại Việt Nam.

Hình 1: Biểu đồ xu hướng sự xuất hiện mạng xã hội facebook tại Việt Nam từ 2007 đến nay.

Nguồn: http://www.google.com/trends/

Báo chí và các phương tiện truyền thông cho rằng ở Việt Nam, đã và đang có một

trào lưu rộn ràng thành lập các hội nhóm trên các mạng xã hội. Những nhóm/hội này quy tụ

các thành viên có chung mối quan tâm về 1 vấn đề và là cơ sở để trao đổi thông tin giữa các

bên không bị giới hạn bởi khoảng cánh địa lý, hay sự chênh lệch múi giờ.

Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã xem các thông tin trên các mạng xã

hội, các hội/nhóm một dạng thức thông tin nhân học đáng được lưu tâm và có vị trí quan

trọng ngang hàng với các thông tin điền dã thu thập trong không gian thực (xin xem

Mukherjee). Không gian mạng toàn cầu, mở ra những khả năng kết nối liên tục giữa các cá

nhân, và nhà nhân học, tôi cho rằng, hoàn toàn có thể khai thác chúng trong một số khuôn

khổ dự án nghiên cứu phát triển phù hợp, đặc biệt liên quan đến giới trẻ, thái độ nhận thức,

hành vi….

Tại Việt Nam, khá nhiều tổ chức phi chính phủ, khi triển khai một dự án họ cũng đã

thành lập các tên miền về dự án được thực hiện song nặng về việc cung cấp thông tin. Theo

quan sát của tôi, đa phần các trang chủ này khá nghèo nàn sự tham gia của cộng đồng được

nghiên cứu, đặc biệt là yếu và thiếu cơ hội cho chính những người trong cuộc góp tiếng nói

của mình.

Gần đây, một số dự án nghiên cứu của nhà nhân học Nguyễn Trường Giang (Khoa

Nhân học, ĐH KHXHNV Hà Nội) theo hướng nhân học hình ảnh đã tiến tới việc mở ra

những góc nhìn của người H’mông được anh nghiên cứu trên trang mạng xã hội. Anh để họ

ghi nhận cuộc sống và cùng tham gia bình luận những khoảnh khắc ảnh đó. Từ việc chia sẻ

hình ảnh và cuộc sống trên tường facebook group, nhà nhân học này tiếp tục duy trì và bổ

sung thông tin với những người H’mông được nghiên cứu.

Một vài dự án nghiên cứu của Viện iSEE về bình đẳng giới hay thế giới qua đôi mắt

trẻ thơ cũng là những ví dụ tiêu biểu, thể hiện nỗ lực lấn chiếm không gian mạng như là một

cầu thông tin đa chiều kết nối nhà nghiên cứu, cộng đồng được nghiên cứu, và các bên liên

quan khác.

Page 183: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

182

Những cách làm trên, cho thấy các nhà nhân học đã và đang chủ động tăng cường các

hình thức kết nối để bổ sung dòng thông tin và tạo cơ hội tham gia góp tiếng nói cùng dự án

nghiên cứu. Một ví dụ khác, từ quan sát của cá nhân tôi, nếu một nhà nhân học quan tâm đến

sức khỏe sinh sản vị thành niên, các diễn đàn như nghĩa trang trực tuyến, hay nhớ mãi

(nhomai.vn) là những vùng điền dã trực tuyến rất đáng quan tâm. Tại những trang này, có

hàng trăm câu chuyện của chính những cô gái trẻ vì nhiều lý do đã trải qua việc nạo hút thai.

Với việc ẩn danh tính, không gian mạng đã và đang trở thành một vùng chia sẻ nhiều thông

tin hỗ trợ đắc lực cho nhà nhân học trong nỗ lực mở rộng vùng điền dã nghiên cứu.

Đương nhiên, việc thu thập dữ liệu thông qua các không gian ảo có những rủi ro của

nó, đòi h ỏi nhà nhân học phải có các kỹ năng và cách thức phân tích, tuyển lựa thông tin kỹ

lưỡng. Vượt lên những rủi ro có thể kiếm soát này, vùng không giản ảo mở ra một triển vọng

thông tin được tiếp tục duy trì và cập nhật trong và sau nghiên cứu, tăng cường cơ hội cho đối

tượng nghiên cứu góp tiếng nói và bình luận về chính những phát hiện nghiên cứu về cộng

đồng của họ như là sự phản biện nghiên cứu đến từ các nhóm khác nhau của cộng đồng.

Trong chính không gian ảo này, nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể tổ chức các cuộc phóng vấn

sâu, thảo luận nhóm hay thậm chí là điều tra bảng hỏi.

4. Công cụ quản lý và phân tích thông tin định tính Để không gian mạng trở thành nguồn cấp tin và duy trì kết nối giữa nhà nghiên cứu

và cộng đồng nghiên cứu, đòi hỏi cấp thiết đặt ra là thông tin này được thu thập, xử lý và

phân tích trên nền tảng nào? Phần này, tôi chỉ giới thiệu giải pháp để quản lý và phân tích các

thông tin định tính, được xem là gắn mật thiết với các nhà nhân học Việt Nam. Các thông tin

định tính mà nhà nhân học thu thập được trên tường các trang mạng xã hội (do bản thân nhà

nghiên cứu thiết lập, hay đã có từ trước) ở dạng thức ký tự, âm thanh, hình ảnh…đều có thể

trở thành nguồn dữ liệu định tính để phân tích.

Hiện nay, với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu định tính Nvivo

bản 10, nhà nhân học có quyền sao chụp (N-capture) toàn bộ nội dung trên tường nhóm/hội

của facebook, hay trên blog, hoặc website (gồm toàn bộ dữ liệu ký tự, âm thanh và hình ảnh)

để đưa vào phân tích.

Nguyên lý hoạt động của Nvivo nói một cách ngắn gọn là dựa trên việc phân chia

nhóm các đối tượng theo thuộc tính được nhà nghiên cứu gán cho các thuộc tính khác nhau

(độ tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, thành phân dân tộc, tình trạng hôn nhân, trình độ học

vấn…) để rồi tiến hành phân tích diễn ngôn nội dung những ký tự, hình ảnh, âm thanh để

xem điều gì đã được đề cập đến, đề cập đến như thế nào, tại sao, khi nào và ở đâu. Quy trình

phân tích định tính của phần mềm này giúp nhà nghiên cứu tổng hợp các mối liên hệ, so sánh

các luồng ý kiến, nhận định, quan điểm thái độ đa dạng khác nhau của các nhóm cùng tham

gia góp tiếng nói ở một vấn đề cụ thể (Chi tiết hơn, xin xem Bazeley & Jackson, 2013).

Maureen O’Neill (2012) khi nghiên cứu về các vận động viên thành tích cao vẫn còn

là học sinh ở Úc vận dụng rất linh hoạt các hình thức khảo sát điều tra nhóm đối tượng vận

động viên này. Ngoài những cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, nghiên cứu định tính của

Chị còn bám rất sát sao tường nhà facebook của các vận động viên mỗi ngày. Mọi dữ kiện

trên facebook của các em đều được lưu trữ và đưa vào xử lý. Trong nhiều cảnh huống, các

vận động viên đi thi đấu mà chị không có cơ hội tháp tùng, chị vẫn hoàn toàn có những cuộc

phỏng vấn, chuyện trò với họ thông qua việc gửi tin nhắn, đàm thoại kèm hình ảnh trên

Facebook.

Page 184: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

183

Như thế, nguồn thông tin thu thập từ mạng internet, có thể xem là sự bổ trợ đáng kể

cho những thông tin điền dã thu thập trong không gian thực. Trong một số khuôn khổ dự án

nghiên cứu phát triển, đặc biệt liên quan đến nhóm trẻ, nó cho thấy triển vọng khả quan trong

việc trao cơ hội cho những người trong cuộc có quyền góp tiếng nói cùng nghiên cứu và giúp

cho nhà nghiên cứu giảm thiểu nguy cơ đứt gẫy liên kết, gián đoạn thông tin hậu điền dã.

Hiện nay, giá thành của bản thương mại Nvivo 10 ở mức 15 triệu VNĐ. Tôi cho rằng

với mức giá này, các dự án nghiên cứu phát triển vừa và nhỏ hoàn toàn có thể mua và sử

dụng nó vào mục tiêu tăng cường sức mạnh công cụ nghiên cứu, bù đắp thông tin và duy trì

kết nối cũng như thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ hơn của cộng đồng nghiên cứu.

5. Nhà nhân học, nhà quản trị Việc áp dụng và triển khai một mô hình nghiên cứu tính hợp điền tra, khảo sát và thu

thập thông tin nghiên cứu trên hai vùng không gian thực và không gian mạng, đòi hỏi nhà

nhân học ngoài những kỹ năng như quan sát tham dự, tổ chức phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm

còn phải tích hợp những kỹ năng của một nhà quản trị mạng.

Việc triển khai một kênh thông tin nhằm duy trì kết nối với đối tượng nghiên cứu,

một cách chủ động đòi hỏi nhà nhân học phải là một nhà quản trị (administrator) tức là người

biết cách tổ chức, điều hành và quản trị tốt một trang cá nhân. Điều này, đương nhiên kéo

theo các yêu cầu nhất định về mức độ thành thục các kỹ năng máy tính, khả năng sử dụng và

nắm bắt ngôn ngữ trên mạng của giới trẻ hay một số kỹ năng mềm khác.

Trong vai trò nhà quản trị, nhà nghiên cứu sẽ lồng thiết kế nghiên cứu của dự án vào

cấu trúc của trang cá nhân hay của hội và nhóm, đóng vai trò là người khởi xưởng hay thúc

đẩy các cá nhân liên quan góp tiếng nói, chia sẻ những trải nghiệm của họ liên quan đến chủ

đề nghiên cứu (hình ảnh, video clip, ghi âm).

Một khía cạnh khác, nhà nghiên cứu/admin cũng cần công khai mục đích nghiên cứu

của mình trên tường nhà để đảm bảo các điều khoản về đạo đức nghiên cứu và cần được sự

đồng thuận cho phép sử dụng thông tin của các bên liên quan trong mục đích nghiên cứu của

dự án hoặc trong các xuất bản phẩm sau này.

6. Kết luận Trong bối cảnh đương đại, không phủ nhận việc nhân học đã và đang không ngừng

có những đóng góp quan trọng trên cả phương diện học thuật và thực tiễn cho hàng loạt các

dự án nghiên cứu phát triển cùng cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong nhiều cảnh

huống nhà nhân học bị giới hạn trong những khung thời gian hạn hẹp, quy trình điễn dã gấp

rút, và có nguy cơ gian đoạn kết nối, hạn chế cập nhật thông tin với cộng đồng nghiên cứu.

Bài viết dựa trên việc tăng trưởng và phổ biến mạng xã hội, truyền thông trên mạng

thông tin toàn cầu ở Việt Nam, khuyến nghị rằng trong các nghiên cứu phát triển, nhà nhân

học cần quan tâm đến những mảng không gian mở ngoài vùng điền dã thân thuộc. Tác giả

cho rằng các nguồn thông tin được trao đổi và thu thập ở không gian mở có thể đưa vào xử lý

phân tích bằng những công cụ chuyên ngành với chi phí phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Quá trình nghiên cứu cùng phát triển, nhà nghiên cứu cần tính toán đến cả hai vùng không

gian điền dã thực và không gian ảo, các mạng xã hội vì những lợi ích tương trợ thiết thực mà

mỗi hình thức mang lại tùy thuộc vào những mảng vấn đề khả dụng. Việc áp dụng các hình

thức điền dã ở vùng không gian mạng đòi hỏi nhà nhân học ngoài những kỹ năng vốn có, cần

Page 185: Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng

184

tích hợp những kỹ năng quan trị mạng cùng một số kỹ năng mềm khác, đồng thời với nó là

các yêu cầu về phương diện đạo đức nghiên cứu với các bên liên quan.

Tài liệu tham khảo

1. Bazeley, Patricia, & Jackson, Kristi. (2013). Qualitative data analysis with

NVivo: Sage Publications Limited.

2. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam-Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi

chính phủ nước ngoài. (2011). Tổ chức phi chính phủ quốc tế quan hệ đối tác

vì sự phát triển.

3. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam-Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi

chính phủ nước ngoài. (2013). Tổ chức phi chính phủ quốc tế quan hệ đối tác

vì sự phát triển: Tổng quan về điều phối và chia sẻ thông tin qua diễn đàn các

tổ chức phi chính phủ quốc tế và công tác phát triển năm 2013.

4. Lukas, Mira. (2011). Urban Vietnam Internet Penetration Hits 50%.

www.admaxnetwork.com

5. Maureen O’Neill. (2012). High performance school age athletes at Australian

school: A study of conflicting demans, Doctoral thesis at the University of the

Sunshine Coast. Mukherjee, Tarun Tapas. Online Research Methodology:

Using the Internet and the Web for Research and Publication.

6. Murchison, Julian. (2010). Ethnography essentials: Designing, conducting, and

presenting your research (Vol. 25): John Wiley & Sons.

7. Naroll, Raoul, Cohen, Ronald, & Naroll, Rauol. (1973). A handbook of

method in cultural anthropology: Columbia University Press New York.

8. Nông, Bằng Nguyên. (2009) . Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng

trong nghiên cứu khoa học xã hội. Nghiên cứu con người, 5, 60-66.

9. Pink, Sarah. (2014). Design and anthropology. Visual Studies, 29(1), 109-110.

10. Viện nghiên cứu kinh tế xã hội môi trường. (KNXB). Báo cáo kết quả nghiên

cứu quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong

năm năm qua và định hướng tương lai.