17
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN ---------- Lê ThTuyết Mai NGHIÊN CU KHNĂNG LAN TRUYỀN DU DO SCKHU VC DÁN KHO TRUNG CHUYN XĂNG DẦU TIÊN LÃNG, HUYN TIÊN YÊN, TNH QUNG NINH Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã s: 60440301 TÓM TT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni 2016

Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

  • Upload
    lekiet

  • View
    227

  • Download
    11

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

----------

Lê Thị Tuyết Mai

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO SỰ CỐ

KHU VỰC DỰ ÁN KHO TRUNG CHUYỂN

XĂNG DẦU TIÊN LÃNG, HUYỆN TIÊN YÊN,

TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60440301

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2016

Page 2: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQGHN

Người hướng dấn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Mạnh

Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Xuân Cơ

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hồng Phương

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ

Họp tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Vào ngày 29 tháng 1 năm 2016

Có thể tìm đọc luận văn tại:

- Trung tâm thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 3: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 1 -

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trên thế giới, từ khi con người biết khai thác và sử dụng dầu

mỏ đến nay, dầu mỏ đã trở thành một yếu tố thiết yếu, đem lại những

lợi ích vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của loài

người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những sự cố trong khai thác, vận

chuyển dầu mỏ trên thế giới cũng trở thành mối đe dọa lớn đối với

môi trường nói chung và các hệ sinh thái nói riêng. Nhiều sự cố tràn

dầu đã xẩy ra trên thế giới, đã để lại những hậu quả nghiêm trọng lâu

dài cho môi trường sinh thái.

Việt Nam là quốc gia biển, có đường bờ biển dài trên 3200km, hệ

thống sông suối, kênh rạch chằng chịt, điều kiện hạ tầng phòng ngừa

sự cố còn yếu kém, nguy cơ xẩy ra sự cố tràn dầu là rất lớn. Theo

thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), từ năm 1997 đến

2008 ở Việt Nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu trên biển, trên sông

hoặc các hoạt động khai thác vận chuyển dầu.

Những tổn thất về kinh tế và môi trường do sự cố tràn dầu

gây ra là rất lớn, chính vì thế mà trên thế giới hiện nay có rất nhiều

các công trình nghiên cứu dự báo sự di chuyển của vệt dầu sau tai

nạn, phổ biến nhất hiện nay là phương pháp mô hình hóa. Kết quả

của việc dự báo này sẽ là cơ sở cho công tác triển khai ứng cứu kịp

thời, hiệu quả và tốn ít chi phí. Đồng thời cũng là căn cứ để các cơ

quan có thẩm quyển buộc bên gây ra tai nạn phải bồi thường cho

những tổn thất do bên gây ra tai nạn phải bồi thường.

Do nhu cầu về sử dụng các loại xăng, dầu trên địa bàn huyện Tiên

Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày càng ra tăng, việc cung ứng xăng dầu

Page 4: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 2 -

bằng đường bộ cho các cửa hàng xăng dầu, các đại lý của khu vực

huyện Tiên Yên phải vận chuyển bằng đường bộ chi phí cao, kho

trung chuyển Ninh Dương không thể tiếp nhận được tàu có trọng tải

lớn trên 200 tấn để nhập hàng. Do vậy Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng

Ninh đã chủ trương xây dựng dự án Kho trung chuyển kiêm cửa

hàng xăng dầu đặt tại thôn Mũi Chùa, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên

sẽ giảm được cự ly vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy.

Kho trung chuyển kiêm cửa hàng Tiên Lãng nằm giáp với sông Tiên

Yên, công tác nhập dầu được tiến hành tại cảng Mũi Chùa, vì thế

luôn tìm ẩn nguy cơ xẩy ra sự cố tràn dầu. Do vậy đề tài : “Nghiên

cứu khả năng lan truyền dầu do sự cố khu vực dự án kho trung

chuyển xăng dầu Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” là rất

cần thiết để đưa ra các phương án ứng phó nhanh nhất, kinh tế nhất

cũng như an toàn nhất đối với môi trường xung quanh khu vực khi

sự cố xẩy ra.

2. Mục tiêu đề tài

- Đưa ra các kịch bản mô phỏng khi có sự cố xẩy ra

- Tính toán lan truyền ô nhiễm theo các kịch bản

- Đề xuất các phương pháp ứng phó dựa trên kết quả tính toán.

3.Cấu trúc luận văn

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Page 5: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 3 -

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.1.1.Vị trí địa lý

1.1.2. Điều kiện tự nhiên

1.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội

1.2. Dự án kho trung chuyển xăng dầu Tiên Lãng

1.2.1. Tính cấp thiết của dự án

1.2.2. Mô tả chung về dự án

1.2.3. Quy mô kho trung chuyển

1.3. Sự cố tràn dầu

1.3.1. Khái niệm sự cố tràn dầu

1.3.2. Phân loại sự cố tràn dầu

1.3.3. Diễn biến của dầu tràn

1.3.4. Tác động của dầu tràn

1.3.5. Ô nhiễm dầu ở Việt Nam

1.4. Nghiên cứu tràn dầu

1.5. Mô hình MIKE 21

Page 6: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 4 -

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.2.2. Phương pháp mô hình hóa

2.2.2.1. Cơ sở lý thuyết module thủy lực

2.2.2.2. Cơ sở lý thuyết module tràn dầu

2.3. Thiết lập mô hình tính toán

2.3.1. Cơ sở số liệu

(1) Dữ liệu về địa hình: dữ liệu về địa hình thể hiện vị trí không

gian của khu vực nghiên cứu cụ thể bao gồm:

- Tọa độ các điểm trong khu vực nghiên cứu

- Độ sâu mực nước biển tại vũng triều ven sông, cách cảng

Mũi Chùa 02 km.

- Độ sâu mực nước sông Tiên Yên

Dữ liệu về bản đồ sẽ được sử dụng làm file đầu vào cho các

mô hình được sử dụng. Để có thể sử dụng được dữ liệu này cho mô

hình cần có một vài xử lý để phù hợp với yêu cầu của đầu vào.

(2) Dữ liệu khí tƣợng, hải văn: bao gồm các số liệu:

- Số liệu lưu lượng nước trạm Bình Liêu trên hệ thống sông

Tiên Yên.

- Các đặc trưng gió trong khu vực.

Page 7: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 5 -

- Số liệu mực nước triều tại trạm hải văn Bãi Cháy. Số liệu

được đo đạc từ 15h 00 phút ngày 19/11/2010 đến 15h 00 phút ngày

17/12/2010, khoảng cách mỗi lần đo là 1h.

(3) Dữ liệu về dự án: dự án “Kho trung chuyển kiêm cửa hàng xăng

dầu Tiên Lãng” là dự án do công ty xăng dầu B12 là doanh nghiệp

thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX)

làm chủ đầu tư. Các dữ liệu về quy mô dự án là dự liệu đầu vào được

sử dụng trong mô hình tính toán.

2.3.2. Sơ đồ hóa khu vực tính toán

Trên cơ sở các số liệu địa hình và thủy văn đã thu thập được,

đoạn sông nghiên cứu sơ đồ hóa dưới dạng lưới phi cấu trúc dưới

vào công cụ tạo lưới Mesh Generator trong mô hình Mike. Hệ thống

biên như sau:

- Biên trên thượng lưu sông Tiên Yên

- Biên dưới (biên hạ lưu) là mực nước triều trạm Bãi Cháy.

2.3.3. Điều kiện biên và điều kiện biên ban đầu

2.3.3.1. Điều kiện biên ban đầu

Tại thời điểm ban đầu t=0 (chưa tính toán) lưu lượng nước

tại các biên và trắc diện dọc mặt nước đều lấy bằng 0.

2.3.3.2. Điều kiện biên

Điều kiện biên gồm ba loại:

- Điều kiện biên trên (thượng lưu)

- Điều kiện biên dưới (hạ lưu)

- Điều kiện nội biên

Page 8: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 6 -

Trong đó, biên thượng, hạ lưu tương ứng tại các mặt cắt

thương lưu trên cùng và hạ lưu cuối cùng của đoạn sông nghiên cứu.

Biên nội bao gồm: Biên nội bao gồm: điểm phân lưu cực bộ, điểm

kiểm soát thủy lực.

Mực nước được xác định tại biên hạ và được coi là mặt cắt

điều tiết. Như vậy, trong đoạn sông nghiên cứu trên điều kiện biên

thượng lưu là quá trình lưu lượng nước đo tại trạm Bình Liêu trên

sông Tiên Yên; điều kiện biên hạ lưu là quá trình mực nước triều

trạm Bãi Cháy, các điều kiện nội biên là thông số dầu tại các điểm

xảy ra sự cố dầu tràn. Thời đoạn tính toán t = 30s

Biến trình mực nƣớc triều tại trạm Bãi Cháy ngày 28/11/2010

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23

Mự

c n

ƣớ

c (m

)

Thời gian (giờ) Mực …

Page 9: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 7 -

Trong đó, biên thượng, hạ lưu tương ứng tại các mặt cắt

thương lưu trên cùng và hạ lưu cuối cùng của đoạn sông nghiên cứu.

Biên nội bao gồm: Biên nội bao gồm: điểm phân lưu cực bộ, điểm

kiểm soát thủy lực.

Mực nước được xác định tại biên hạ và được coi là mặt cắt

điều tiết. Như vậy, trong đoạn sông nghiên cứu trên điều kiện biên

thượng lưu là quá trình lưu lượng nước đo tại trạm Bình Liêu trên

sông Tiên Yên; điều kiện biên hạ lưu là quá trình mực nước triều

trạm Bãi Cháy, các điều kiện nội biên là thông số dầu tại các điểm

xảy ra sự cố dầu tràn. Thời đoạn tính toán t = 30s.

2.3.4. Kịch bản mô phỏng tràn dầu

có 4 kịch bản mô phỏng cho 2 trường hợp chính với 2 điều kiện thời

tiết (bình thường và có bão):

- Kịch bản 1: Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn trong trường hợp

vỡ 1 bể chứa dầu có thể tích 1000 m3 (điều kiện bình thường).

- Kịch bản 2: Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn trong trường hợp

vỡ tàu chở dầu có trọng tải 500 tấn trong khu vực quay tầu (điều kiện

bình thường)

- Kịch bản 3: Mô phỏng diễn biến tràn dầu trong trường hợp vỡ 1 bể

chứa dầu có thể tích 1000 m3 (điều kiện gió bão).

- Kịch bản 4: Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn trong trường hợp

vỡ tàu chở dầu có trọng tải 500 tấn trong khu vực quay tầu (điều kiện

gió bão)

Vị trí 2 điểm xảy ra tràn dầu được mô phỏng trong mô hình:

Page 10: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 8 -

- Điểm số 1: Vỡ thùng chứa dầu và tràn qua đê chắn xuống khu nước

trước bến có tọa độ (753477, 2356766)

- Điểm số 2: Mô phỏng vị trí tầu di chuyển xảy ra sự cố tràn dầu (từ

điểm có tọa độ (753475, 2356770) đến điểm có tọa độ (753550,

2356770)

Page 11: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 9 -

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TÍNH TOÁN CHO KỊCH BẢN SỐ 1

Kịch bản 1(KB1): Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn trong

trường hợp vỡ 1 bể chứa dầu có thể tích 1000 m3 (điều kiện bình

thường).

Có thể nhận thấy trong KB1 vết dầu loang khoảng 1 km về

phía thượng lưu sông Tiên Yên . Trong thời gian mô phỏng, tại thời

điểm triều lên từ 0-9 giờ, do ảnh hưởng của nước triều dâng cao kết

hợp với trường gió theo hướng bất lợi, gió Đông Bắc làm cho vết

dầu chảy về hướng thượng lưu sông Tiên Yên, khoảng cách dầu lan

về phía thượng lưu khoảng 1 km

Khi triều xuống, vết dầu có xu hướng dịch chuyển xa bến đỗ

tàu và dạt vào bờ tại khu neo đầu và ảnh hưởng xuôi về phía biển

xóm Chùa.

Trong khoảng thời gian chiều lên, sau thời gian xảy ra sự cố

từ 2 giờ 30 phút đến 4 giờ, vị trí dầu tràn có xu hướng kéo dài. Tuy

nhiên, sau khoảng thời gian này đến 8h vết dầu có xu hướng tập

trung lại tại gần khu vực xảy ra sự cố.

Trong khoảng thời gian chiều xuống, vết dầu có xu hướng

tập trung.

Kết quả của lan truyền dầu phụ thuộc chủ yếu vào kết quả của

tính toán của mô đun thủy lực HD.

Page 12: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 10 -

3.2. TÍNH TOÁN CHO KỊCH BẢN SỐ 2

Kịch bản 2: Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn trong trường

hợp vỡ tàu chở dầu có trọng tải 500 tấn trong khu vực quay tầu (điều

kiện bình thường).

Kết quả mô phỏng cho thấy, phạm vi vết dầu loang khi xảy

ra sự cố kéo dài lên tới gần 5km về phía thượng nguồn sông Tiên

Yên và kéo dài 2 km về phía hạ lưu so với khu vực bến cập tàu.

Trong thời kì triều lên cho thấy, nếu xảy ra sự cố lượng xăng, dầu

tràn ra sẽ dịch chuyển sâu vào trong lục địa về phía thượng lưu sông

Tiên Yên. Trong thời kì triều xuống, phạm vi dầu sẽ dịch chuyển dần

ra phía vụng Tiên Yên và sẽ dạt vào bờ phía tây nam gây ảnh hưởng

đến khu vực này.

Mặc dù trong kịch bản 2 phạm vi dầu lan là khá rộng, tuy

nhiên nồng độ dầu không lớn phân bố khá đều ở các vị trí, khoảng từ

1,5-3,8 kg/m3.

Tại thời điểm sau sự cố 8 giờ, tương ứng với thời điểm mực

triều cao nhất, vị trí vệt dầu cách xa vị trí xảy ra sự cố nhất.

3.3. TÍNH TOÁN CHO KỊCH BẢN SỐ 3

Kịch bản 3: Mô phỏng diễn biến tràn dầu trong trường hợp

vỡ 1 bể chứa dầu có thể tích 1000 m3 (điều kiện gió bão).

Vị trí sự cố tại khu vực trước bến nước, vệt dầu sẽ loang và

lan tỏa vào trong bến và sẽ bị khuếch tán về bên bờ của khu nước

trước bến. Do hướng gió Đông Bắc (gió bão mạnh) sẽ thổi vệt dầu về

phía bờ của khu nước trước bến và tập trung ở khu vực này và không

Page 13: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 11 -

phát tán đi xa. Điều đó có thể lý giải tại sao trong điều kiện gió mạnh

mà vệt dầu không phát tán rộng. Đó là vì hướng gió đó không phải là

hướng thuận lợi cho việc lan tỏa dầu về các phía.

Trong khoảng thời gian từ 1 giờ đến 14 giờ sau sự cố, vị trí vệt

dầu gần như không thay đổi nằm về phía bờ của khu vực bến nước,

tuy nhiên trong khoảng thời gian này trong vòng 10 phút từ 1 giờ 30

phút đến 1 giờ 40 phút, vị trí vệt dầu có sự thay đổi. Sau đó trong

thời gian từ 15giờ đến 16 giờ vị trí vệt có sự thay đổi, lan về phía

khu bến tàu, tuy nhiên sau đó vệt dầu lại quay về vị trí phía bờ của

khu nước trước bến.

3.4. TÍNH TOÁN CHO KỊCH BẢN SỐ 4

Kịch bản 4: Mô phỏng diễn biến tràn dầu trong trường hợp

vỡ tầu chở dầu có trọng tại 500 tấn trong khu vực quay tầu (trong

điều kiện gió bão).

Khi tàu chở dầu di chuyển gặp sự cố (gió bão), phạm vi vết

dầu loang là khoảng 0,5 km, như vậy có thể thấy trong điều kiện gió

bão, vết dầu có xu hướng lan chậm hơn và dạt vào bờ khu vực bến

nước. Khi triều lên, do vệt dầu bị gió thổi dạt vào bờ và ảnh hưởng

bởi địa hình đường bờ cũng như của khu vực, vệt dầu loang có xu

hướng bị đẩy dồn xuống phía bến xóm Chùa. Khi triều xuống, vệt

dầu sẽ lan xa hơn về phía hạ lưu và dạt vào bờ tại khu vực này.

Nồng độ xăng, dầu vẫn tập trung cao ở khu vực xảy ra sự cố,

và giảm dần ra các khu vực xung quanh.

Page 14: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 12 -

3.5. Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH

- Mô hình đã đưa ra được 4 kịch bản tràn dầu (vỡ bể chứa dầu

và vỡ tầu chở dầu tại khu vực quay đầu, trong 2 điều kiện thời tiết

bình thường và bão). Kết quả của mô hình cũng đã mô phỏng đường

đi, phạm vi ảnh hưởng của dầu tràn.

- Kết quả của mô hình này có thể là đầu vào cho các mô hình

kinh tế để tính toán các chi phí thiệt hại do dầu gây ra.

- Dựa vào kết quả của mô hình này cho thấy, các khoảng thời

gian sau, vệt dầu có xu hướng tập trung lại:

+ Kịch bản 1: trong thời gian 1 giờ đầu; trong khoảng từ 4 giờ 40

phút đến 7 giờ 40 phút; 13 giờ 30 phút…

+ Kịch bản 2: trong thời gian 1 giờ đầu (càng về sau diện tích

phân bố càng lớn).

+ Kịch bản 3: từ 0 giờ đến 1 giờ 20 phút; từ1 giờ 50 phút đến 2

giờ 10 phút; từ 3 giờ đến 14 giờ 30 phút; từ 15 giờ 10 phút đến 24

giờ.

+ Kịch bản 4: từ 0 giờ đến 2 giờ.

Trong khoảng thời gian này do vị trí vết dầu loang tập trung nên

thuận lợi cho việc thu gom dầu, vì vậy có thể tiến hành thu gom

trong khoảng thời gian trên. Tuy nhiên khi xảy ra sự cố tràn dầu cần

nhanh chóng tiến hành biện pháp thu gom càng nhanh càng tốt để

làm giảm khả năng gây hại của dầu tới môi trường.

Để đưa ra được kế hoạch ứng phó với tràn dầu hiệu quả cần phải

kết hợp các bản đồ mô phỏng này cùng với bản đồ kinh tế, xã hội,

Page 15: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 13 -

môi trường, địa hình để đưa ra các phương án khắc phục sự cố tràn

dầu nhanh, hiệu quả giảm thiệt hại về mặt kinh tế, môi trường đến

các khu vực đặc biệt là các khu vực có tính nhạy cảm cao.

Các hoạt động ứng phó tràn dầu nên đƣợc xử lý theo

nguyên tắc sau:

Khi xảy ra tràn dầu cần nhanh chóng giảm thiểu càng nhanh

càng tốt khả năng gây hại của nó. Khi dầu có nguy cơ di chuyển đến

các khu vực nhạy cảm cao (rừng ngập mặn, sản xuất nông nghiệp,

khu vực nuôi trồng thủy hải sản…) cần phải sử dụng các biện pháp

quay chặn và thu hồi dầu hoặc chuyển hướng di chuyển của dầu ra

biển.

Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi

biện pháp từ những dụng cụ thô sơ (cuốc, xẻng…) cho tới hiện đại tổ

chức thu gom váng dầu, cặn dầu, dầu bám vào các kè, bờ đá, không

cho chúng lan rộng và bám vào ven bờ.

Váng dầu, cặn dầu và các vật liệu bám dầu (như đất, cát,

cành cây, rác bám dầu…) được gom vào 1 nơi, ngăn quay cách ly và

không cho chúng thấm ra môi trường xung quanh sau đó chuyển về

cơ sở có chức năng xử lý chất ô nhiễm dầu theo quy định.

Các phương tiên, thiết bị chuyên dụng để ứng phó với sự cố

tràn dầu như: phao quay dầu tràn SOS, bộ kéo phao quây dầu, neo

định quây dầu, bộ túi lọc và thu hồi dầu tràn, xơ bông thấm dầu,

thùng thu gom dầu, các thiết bị cần thiết khác như xô, chậu, gáo,

cuốc xẻng, túi nilon…

Page 16: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 14 -

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Từ kết quả mô phỏng sự lan truyền dầu theo các kịch bản khác

nhau với những nhận xét chi tiết từng trường hợp ta có thể nhận

thấy:

Trong trường hợp xảy ra sự cố khi tàu đang vận chuyển dầu vào

khu bể chứa, phạm vi lan truyền các phần tử dầu ra khu vực xung

quanh có thể coi là lớn nhất, rộng nhất. Dầu tràn sẽ lan truyền sâu về

thượng nguồn sông Tiên Yên và sẽ dạt vào bờ phía tây của khu vực

do ảnh hưởng của hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc. Tuy

nhiên trong trường hợp điều kiện thời tiết bình thường thì khu vực

ảnh hưởng lại lớn hơn so với trường hợp điều kiện thời tiết bất lợi

(trong bão). Điều này có thể lý giải bởi hướng gió là hướng Đông

Bắc và tốc độ gió lớn đã đẩy lớp dầu về phía bờ của khu bến đỗ.

Trường hợp xảy ra sự cố vỡ bể chứa dầu, phạm vi ảnh hưởng vết

dầu loang không rộng như trường hợp sự cố xảy ra trong khu vực

quay tàu. Trong trường hợp bão, vệt dầu loang có xu hướng bám

đường bờ phía đông nam khu vực tính toán.

Có thể nhận thấy xu hướng chung các vết dầu loang dần vào phía

sông, khi triều lên, vết loang tiến sâu vào nội địa, khi triều xuống, vết

loang cũng thu hẹp dần. Thời gian mô phỏng càng lâu, vết dầu loang

thu hẹp phạm vi loang rộng nhưng thông lượng tại điểm tràn có xu

thế tăng. Để đánh giá ảnh hưởng khi sự cố tràn dầu xảy ra cũng như

đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu

tố khác nữa.

Page 17: Lê Thị Tuyết Mai NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO

- 15 -

Qua kết quả tính toán, mô phỏng sự cố tràn dầu qua 4 phương án

cho thấy. Đối với trường hợp điều kiện bình thường, phạm vi ảnh

hưởng rộng hơn theo hướng đường bờ về phía thượng và hạ lưu khu

vực tính toán. Đối với điều kiện bất lợi, mức độ ô nhiễm cục bộ hơn,

tập trung ở khu vực xảy ra sự cố.

2. KHUYẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả tính toán mô phỏng 4 phương án sự cố đề

ra, chủ cơ sở dự án “ Kho trung chuyển xăng dầu Tiên Lãng” có thể

xây dựng các phương án ứng phó với sự cố tràn dầu. Bao gồm các

công việc như xây dựng nguồn nhân lực ứng phó, trang bị các thiết

bị ứng phó và hàng năm có thể tiến hành diễn tập rút kinh nghiệm để

hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra.

Do khu vực nghiên cứu thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng

Ninh, một trong những huyện miền núi, và nghèo của tỉnh, các khảo

sát, nghiên cứu và quan trắc về lưu vực sông, điều kiện khí tượng,

thủy văn, địa chất, thủy triều của khu vực còn ít. Do vậy, để đưa ra

được một kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu nhanh chóng, hiệu

quả, kinh tế cần phải có nhiều các điều tra, nghiên cứu về các yếu tố

trên.