45
- 1- . Lời nói đầu Ngày nay cả thế giới đang bị cuốn vào dòng xoáy toàn cầu hoá, các hoạt động kinh tế, xã hội,chính trị đều diễn ra với nhịp điệu nhanh chóng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Người chiến thắng trong cuộc chơi này thường là người có khả năng thích ứng nhanh với các thay đổi đang diễn ra, đáp ứng được các yêu cầu mới nảy sinh của thực tế xã hội, chứ không hẳn là các công ty lớn nhưng nặng nchậm chạp trong sự chuyển đổi cung cách hoạt động của mình. Ngành xây dựng cơ bản cũng không đứng ngoài xu hướng trên, để đáp ứng nhu cầu cung cấp nhà ở, nhà văn phòng, trung tâm thương mại, nhà đỗ xe…cho đông đảo người tiêu dùng, cho các công ty đa quốc gia đang dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi, cách xây dựng nhà theo phương pháp truyền thống ở các nơi này thường khá lạc hậu không còn phù hợp nữa. Chính vì vậy, nhiều cố gắng tìm kiếm các công nghệ xây dựng hiện đại, cho phép công nghiệp hoá, công xưởng hoá quá trình xây dựng nhà, giảm thiểu trọng lượng công trình, nhờ đó giảm tiêu hao vật liệu, nhân công xây lắp, vận chuyển, cải thiện điều kiện chống động dất gió bão, tăng khả năng cách âm, cách nhiệt, tăng tác dụng bảo vệ môi trường…đang được triển khai tại nhiều quốc gia từ Âu sang Á, từ Bắc vào Nam. Trong bài báo cáo này, chúng tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp về vấn đề ứng dụng công nghệ xây dựng mới để tạo ra những hệ kết cấu sàn giảm nhẹ trọng lượng bản thân công trình. Các hệ kết cấu đề xuất hoàn toàn không mới, thậm chí rất quen thuộc và hoàn toàn được thiết kế, tính toán bằng Tiêu chuẩn Việt nam hiện hành, song nhờ công nghệ thi công mới đã tạo ra hiệu ứng giảm nhẹ trọng lượng bản thân kết cấu, tăng khả năng công xưởng hoá, công nghiệp hoá. Từ yếu tố giảm trọng lượng bản thân kết cấu chịu lực của hệ sàn sẽ kéo theo các hiệu ứng khác của nó là giảm tiêu hao vật liệu, giảm chi phí vận chuyển, thi công, cải thiện các điều kiện khai thác sử dụng khác…

Lời nói đầu - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/ket-cau-cong-trinh/file_goc_780519.pdf · - Giai đoạn 1, chế tạo bê tông đúc

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

- 1-

.

Lời nói đầu

Ngày nay cả thế giới đang bị cuốn vào dòng xoáy toàn cầu hoá, các hoạt

động kinh tế, xã hội,chính trị đều diễn ra với nhịp điệu nhanh chóng trong môi

trường cạnh tranh khốc liệt. Người chiến thắng trong cuộc chơi này thường là người

có khả năng thích ứng nhanh với các thay đổi đang diễn ra, đáp ứng được các yêu

cầu mới nảy sinh của thực tế xã hội, chứ không hẳn là các công ty lớn nhưng nặng

nề chậm chạp trong sự chuyển đổi cung cách hoạt động của mình.

Ngành xây dựng cơ bản cũng không đứng ngoài xu hướng trên, để đáp ứng

nhu cầu cung cấp nhà ở, nhà văn phòng, trung tâm thương mại, nhà đỗ xe…cho

đông đảo người tiêu dùng, cho các công ty đa quốc gia đang dịch chuyển dòng vốn

đầu tư vào các thị trường mới nổi, cách xây dựng nhà theo phương pháp truyền

thống ở các nơi này thường khá lạc hậu không còn phù hợp nữa.

Chính vì vậy, nhiều cố gắng tìm kiếm các công nghệ xây dựng hiện đại, cho

phép công nghiệp hoá, công xưởng hoá quá trình xây dựng nhà, giảm thiểu trọng

lượng công trình, nhờ đó giảm tiêu hao vật liệu, nhân công xây lắp, vận chuyển, cải

thiện điều kiện chống động dất gió bão, tăng khả năng cách âm, cách nhiệt, tăng tác

dụng bảo vệ môi trường…đang được triển khai tại nhiều quốc gia từ Âu sang Á, từ

Bắc vào Nam.

Trong bài báo cáo này, chúng tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp về vấn

đề ứng dụng công nghệ xây dựng mới để tạo ra những hệ kết cấu sàn giảm nhẹ

trọng lượng bản thân công trình. Các hệ kết cấu đề xuất hoàn toàn không mới, thậm

chí rất quen thuộc và hoàn toàn được thiết kế, tính toán bằng Tiêu chuẩn Việt nam

hiện hành, song nhờ công nghệ thi công mới đã tạo ra hiệu ứng giảm nhẹ trọng

lượng bản thân kết cấu, tăng khả năng công xưởng hoá, công nghiệp hoá. Từ yếu tố

giảm trọng lượng bản thân kết cấu chịu lực của hệ sàn sẽ kéo theo các hiệu ứng

khác của nó là giảm tiêu hao vật liệu, giảm chi phí vận chuyển, thi công, cải thiện

các điều kiện khai thác sử dụng khác…

- 2-

.

CÁC THUẬT NGỮ.

Bubble Cdeck là hệ kết cấu bản phẳng không dầm, bê tông cốt thép toàn khối, tạo

rỗng bằng cách bố trí các quả bóng nhựa theo mét quy luật đường tính toán trước để

giảm trọng lượng bản thân bản sàn, nhưng bảo đảm đủ các điều kiện chiu lực.

Bubble Desk là hệ kết cấu phẳng không dầm, bê tông cốt thép được thực hiện qua

hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1, chế tạo bê tông đúc sẵn dày 6cm làm tại xưởng;

- Giai đoạn 2, đổ bê tông toàn khối tại công trình, tạo rỗng bằng các quả bóng

nhựa để giảm trọng lượng bản thân bàn sàn.

Cdeck là cấu kiện thành phần, được tổ hợp tại vị trí thiết kế để sản xuất ra sàn

Bubble deck; Cdeck được chế tạo tại xưởng, được cấu tạo nên từ lớp bóng nhựa cố

định giữa hai lớp lưới thép, liên kết với lớp copha ván đáy.

Sau khi đổ lớp bê tông phủ kín toàn bộ chiều dày Cdeck tại vị trí thiết kế trên công

trình, tạo nên kết cấu sàn Bubble Cdeck hoàn chỉnh toàn khối.

- 3-

.

BUBBLEDECK LÀ 01 CÔNG NGHỆ THI CÔNG SÀN BTCT MANG TÍNH

ĐỘT PHÁ: Khi sử dụng những quả bóng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông

không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng

bản thân và tăng khả năng vượt nhịp của tấm sàn.

Các kết quả chính về cấu trúc có được từ công nghệ BubbleDeck là

Giảm trọng lượng công trình

Tăng khả năng chịu lực

Nhịp lớn

Ít cột hơn

Ưu thế về Kinh tế

Tiết kiệm vật liệu (đến 50 %)

Rút ngắn thời gian thi công (rút ngắn chu kỳ thi công từ 20-40 %)

Lắp đặt đơn giản

Tòa nhà có thể được xây dựng một cách linh động; chi phí điều chỉnh thấp

Tăng tuổi thọ công trình

Khả năng thiết kế kiến trúc tốt hơn

Tự do lựa chọn kiểu dáng kiến trúc

Nhịp / diện tích sàn rộng hơn

Linh hoạt hơn do không có dầm và ít cột

Diện tích sàn không cần thiết được cắt bỏ dễ dàng

- 4-

.

Chương I: Giới thiệu về sàn BubbleDeck.

1.1. Phạm vi áp dụng.

Áp dụng cho sàn BubbleDeck chịu tải tĩnh, với bề dầy sàn từ 230mm đến

450mm, lắp với cốt thép và không dự ứng lực.

1.2. Khái quát chung về sàn BubbleDeck.

BUBBLEDECK LÀ 01 CÔNG NGHỆ THI CÔNG SÀN BTCT MANG

TÍNH ĐỘT PHÁ: Khi sử dụng những quả bóng nhựa tái chế để thay thế phần bê

tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng

bản thân và tăng khả năng vượt nhịp của tấm sàn.

Sàn BubbleDeck là bản bê tông

phẳng bao gồm các module cốt thép tiền

chế nơi có những cấu kiện quả cầu rỗng

nằm giữa hai lớp cốt thép trên và dưới để

tiết kiệm trọng lượng. Lớp module cốt

thép tiền chế ở dưới được gắn với những

bản bê tông đúc sẵn hoặc đặt trực tiếp lên

khuôn sàn bê tông. Module cốt thép được

kết nối bằng thanh và lưới thép. Sàn được

đổ tại chỗ. Cũng có thể có sàn

BubbleDeck đúc sẵn hoàn toàn.

Hình 1.1. Cấu tạo sàn BubbleDeck.

BubbleDeck được chia làm 3 loại.

- Loại A: Là các tấm Bê tông đúc sẳn hoàn chỉnh thường được lắp ghép và

dùng cho cầu thang hoặc ban công.

- Loại B: Tấm BubbleDeck đơn giản (lướ thép + bóng)

Tấm BubbleDeck đơn giản bao gồm lưới thép dưới, quả bóng và lưới thép trên toàn

khối, được sản xuất tại nhà máy, vận chuyển đến công trường lắp đặt trên hệ ván

khuôn truyền thống và đổ bê tông toàn khối tại công trường.

- 5-

.

- Loại C: Tấm BubbleDeck bán lắp ghép

Tấm BubbleDeck bán lắp ghép có phần dưới của trái bóng và lưới thép dưới được

đổ bê tông tại nhà máy với chiều dày 6 cm, phần bê tông đúc sẳn này sẽ thay thế

cho ván khuôn tại công trường trong quá trình đổ bê tông toàn khối lớp trên.

Hình 1.2. Các loại sàn BubbleDeck.

1.3. Các đặc tính kỹ thuật.

Thực tế, BD tạo nên kết cấu tổng thể mỏng hơn so với những giải pháp kết

cấu khác. Với nhịp và tải trọng tương đương, sàn BD mỏng hơn so với sàn đặc. So

với những dạng sàn khác, đặc tính của BD có thể xem xét trong những điều kiện

Khả năng chống uốn

Độvõng

Khả năng chịu cắt

Khả năng chống uốn: BUBBLEDECK được cho là bỏ qua một lượng lớn bê

tông (so với bản đặc) ở lõi giữa nơi bản chủ yếu không chịu ứng suất uốn. Khi thiết

kế chống uốn, bề dày của phần bê tông có ứng suất nén (thường gọi là “khối ứng

suất”) tập trung ở phần bê tông đặc giữa phần ngoài cùng quả cầu và bề mặt tấm sàn

Đôi khi, với những tấm sàn chịu ứng suất lớn,khối ứng suất sẽ hơi lấn sang vùng

quả cầu rỗng nhưng nó có tác động không đáng kể đến khả năng chịu lực của sàn

BD trong điều kiện thiết kế thông thường, và để kiếm soát tiêu chuẩn này, khi thiết

Loại A Loại B Loại C

- 6-

.

kế cần kiểm tra để xem việc thiết kế có nằm trong phạm vi không. Vì thế, về ứng

suất bê tông, sàn BD tương tự như sàn đặc khi chịu tải trọng công trình bình

thường.

Cần chú ý rằng lổ rỗng tạo bởi những quả cầu không có dạng lăng trụ như hệ lõi

rỗng – chúng phân bố thể tích rời rạc theo dãi 2 phương do đó không giảm cường

độ và độ cứng của tấm sàn theo cách như dạng sàn có cấu tạo rỗng hình lăng trụ.

Khi tiết diện đạt hoặc gần đạt đến trạng thái giới hạn uốn cực đại, phần tiết diện này

sẽ bị nứt hoàn toàn và phần bê tông bên dưới trục trung hoà dẻo sẽ không làm việc

trong tấm sàn. Vì vậy, nó không thể được coi là nhược điểm. Nhìn trên sơ đồ ứng

suất và biến dạng tại một tiết diện sàn BD điển hình, ta sẽ thấy phần bê tông thừa

(tức là phần không chịu lực) xuất hiện hoàn toàn hoặc hầu như hoàn toàn ở vùng

quả cầu. Vì điển hình là giảm đi 30% hoặc nhiều hơn trọng lượng tấm sàn, nên có

thể áp dụng điều này vào thiết kế để chứng minh tải trọng tác dụng lớn hơn hoặc

nhịp dài hơn, nên về hệ bản sàn, BD chắc chắn hiệu quả hơn bản sàn đặc – bản

phẳng hoặc những loại khác.

Độ võng: Nhờ những quả cầu rỗng, BD không cứng bằng sàn đặc – nhưng đây

chỉ là tác động nhỏ. Các nghiên cứu và thí nghiệm cho thấy BD có độ cứng chống

uốn xấp xỉ 87% so với sàn đặc. Nếu không có những biện pháp khác, điều này có

nghĩa là tại trạng thái giới hạn thứ hai, BD có độ võng lớn hơn độ võng của bản sàn

đặc tương đương tỉ lệ thuận với mức này. Tuy nhiên, có thể bù lại tác động này

bằng cách them một lượng thép vừa phải mặc dù độ võng đã được giảm đi đáng kể

do BD nhẹ hơn sàn đặc

Lực cắt: Trong bất kỳ sàn phẳng nào, lực cắt thiết kế thường tới hạn ở gần các

cột. Ứng suất cắt xa cột giảm nhanh và bên ngoài vùng cột.

Gần cột, các quả cầu được giảm bớt nên ở những vùng này sàn BD thiết kế theo

cách giống y như sàn đặc. Dầm BV đưa vào trong tấm sàn BD sẽ làm tăng khả năng

chịu cắt dọc của sàn và chứng minh rằng mức độ thay đổi của mômen uốn gần cột

chống không làm ứng suất cắt vượt quá khả năng chịu cắt tại mặt liên kết. Đây là

một phần của quá trình thiết kế trong những trường hợp tới hạn.

- 7-

.

Hình 1.3. Giảm bớt quả cầu ở vị trí đầu cột.

1.4. Quy cách các loại bản sàn CDECK:

Loại sàn Bề dày (mm) Nhịp (m) Ghi chú

CDECK 180 180 5-6 Khoảng cách cột

CDECK 230 230 7-9 Khoảng cách cột

CDECK 280 280 9-11 Khoảng cách cột

CDECK 340 340 12-13.5 Khoảng cách cột

CDECK 390 390 14-15.5 Có thể gia cường dự ƯL

CDECK 450 450 16-17.5 Có thể gia cường dự ƯL

CDECK 600 600 >18 Có thể gia cường dự ƯL

- Trong các trường hợp tải trọng sử dụng lớn, chọn chiều dày bản sàn lớn hơn

một bậc trong bảng trên (1/30 - 1/33 L nhịp); Lựa chọn chiều dày bản sàn

còn phụ thuộc yếu tố bản một nhịp hay bản liên tục nhiều nhịp.

- 8-

.

1.5. Cấu tạo các loại tấm sàn BUBBLE CDECK điển hình

Hình 1.4. Cấu tạo và các chỉ tiêu kỹ thuật sàn CDECK dày 230

- 9-

.

Hình 1.5. Cấu tạo và các chỉ tiêu kỹ thuật sàn CDECK dày 280

- 10-

.

Hình 1.6. Cấu tạo và các chỉ tiêu kỹ thuật sàn CDECK dày 340

- 11-

.

Hình 1.7. Cấu tạo và các chỉ tiêu kỹ thuật sàn CDECK dày 390

- 12-

.

Hình 1.8. Cấu tạo và các chỉ tiêu kỹ thuật sàn CDECK dày 450

- 13-

.

1.6. Quy cách lưới thép, Quy cách bóng nhựa:

Loại

sàn

Nhịp

max

Chiều

dày

Kích cỡ

bóng nhựa

Trọng

lượng

bản

thân sàn

hoàn

chỉnh

Lưới thép

cho sàn

Đường

kính sợi

lưới thép

Trọng

lượng

thép

min

trên

1m2 sàn

m Mm mm Kg/m2

Ô lưới mm/mm kg

Cdeck

230 7-9 230

Bóng dẹt

180x240 410 @125x125 6/8 19-22

Cdeck

280 9-11 280

Bóng dẹt

220x280

490 @150x150 8/10 23-27

Cdeck

340

12-

13.5 340

Bóng tròn

270 605 @150x150 8/10 28-32

Cdeck

390

14-

15.5 390

Bóng cao

270x340

680 @150x150 10/10 35-42

Cdeck

450

16-

17.5 450

Bóng tròn

270x340 750 @200x200 10/10 45-55

Cdeck

600

Cdeck

680

18-

19.5

600

680

Bóng tròn

500

Bóng tròn

270x2 lớp

1020 @300x150

@150x150

10/10

8/10

55-65

Lưu ý: Thép lưới hàn d12 thường không ổn định chất lượng mối hàn, trong thời

gian hiện tại không nên dùng.

- 14-

.

] Khối lượng bê tông trong các loại bản sàn CDECK

Loại sàn Bề dày (mm) Khối lượng bê tông m3/m

2

CDECK 180 180

CDECK 230 230 0.17

CDECK 280 280 0.20

CDECK 340 340 0.24

CDECK 390 390 0.27

CDECK 450 450 0.31

CDECK 600 600 0.408

- 15-

.

Chương II: Các yêu cầu về chế tạo tấm sàn.

2.1. Quy định sử dụng vật liệu sàn CDECK:

2.1.1. Quy định về bê tông.

Cấp độ bền >= BMá22.5 (Mác 300): Cấp độ bền B25 (Mác 350)

- Nên sử dụng bê tông cấp độ bền sàn Cdeck có cùng cấp độ bền với bê tông

cột, vách cứng để tăng khả năng chịu lực tổng thể cùa kết cấu, phần nào đó thu hẹp

kích thước cột, vách, thuận tiện cho quá trình thiết kế và thi công.

- Phải chọn loại bê tông có cấp độ bền phù hợp khả năng của các trạm cung

cấp vữa bê tông của địa phương hoặc khu vực lân cận xây dựng công trình; TP Hà

Nội, TPHCM có thể sử dụng bê tông cấp độ bền tới B40 (M500).

- Sử dụng vữa bê tông trong quá trình thi công tại công trường, xem phần thi

công đổ bê tông.

2.1.2. Quy định về cốt thép.

- Lưới thép hàn sử dụng loại thép được gia tăng cường độ, Ra = 425 Mpa.

- Các loại thép rời (Thép nối lưới thép hàn, thép nối lưới thép hàn với các kết

cấu cột, dầm, vách, thép gia cường lưới trên, thép gia cường lưới dưới), có thể sử

dụng loại thép dược gia trăng cường độ (cùng loại với thép lưới hàn), hoặc thép SD

490 (Tiêu chuẩn Japan), (Rc = 495 MPa; Ra = 425 Ma).

Các thanh thép dùng để nối lưới thép tấm Cdesk (nối lưới với lưới và nối

lưới với dầm, vách) là loại thép cùngloại với thanh lưới được nối; Chiều dài nối

buộc của thanh thép rời (nối lưới với lưới) với mỗi bên lưới >/= 45D (thường là

50D); Chiều dài nối buộc của thanh thép rời (uốn móc dạng chữ L, nối lưới với

dầm, vách) >/= 30D.

- 16-

.

- Thép chống cắt, thép chịu

momen âm trên đỉnh cột (Thép

mũ cột),sử dụng loại SD 490

(Rc = 490 MPa; Ra = 425 MPa).

Các loại thép các cấu kiệnliên

quan của công trình (Thép cột,

vách, dầm bo sàn, cầu

thang,….) theo tính toán của kỹ

sư (có thể là thép AIII, SD390

có Rc = 390 MPa); Nhưng nên

sử dụng cùng loại SD490 để

tránh nhầm lẫn trong quá trình

thi công.

- Thép chịu momen âm trên đỉnh

cột (Thép mũ cột) sử dụng

dường kính tối đa D16 (nếu sử

dụng D >= 18, chiều dày sàn có

thể bị tăng lên).

Hình 2.1. Cấu tạo thép mũ cột.

- Trong trường hợp bất khả kháng phải sử dụng thép mũ cột có Rc = 390 Mpa

thường dẫn đến thép mũ cột d18 chọn một trong các giải pháp sau.

+ Điều chỉnh tăng chiều dày bản sàn tương ứng, bảo đảm chiều dày lớp

bê tông bên trên thép mũ cột.

+ Bố trí bóng nhỏ hơn một cấp trong phạm vi thép mũ cột.

+ Bố trí một lớp thép mũ cột bên dưới lớp thép trên.

- Lưới thép hàn cả 2 lớp trên và dưới, với bản sàn 180mm < Cdeck < 230mm:

sử dụng lưới thép D >= 5.5 mm. Việc chống nổi khi sử dụng thép lưới trên

- 17-

.

D5.5 cần dược lưu ý (xem ở các phần sau) rất nhiều đối với sàn BD >

230mm.

- Để tránh nhầm lẫn trong qúa trình sử dụng thép trên công trường, nên sử

dụng thép cùng chủng loại đối với các kết cấu chủ yếu.

- Trong trường hợp cần quy đổi diện tích thép thiết kế sang sử dụng thép loại

khác, phải tuân thủ TCXD 356:2005. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.

2.2. Cấu tạo các loại dầm, sàn liên quan sàn Cdesk:

- Cấu tạo dầm bo quanh chu vi bản sàn là hệ dầm được cấu tạo chìm trong sàn

(chiều cao dầm bằng chiều day sàn), chỉ thiết kế dầm kiểu truyền thống trong

trường hợp đặc biệt cần thiết (các khu cầu thang hoặc để đáp ứng yêu cầu của kiến

trúc …)

- Cấu tạo phần chuyển đổi sàn có độ cao, thấp khác nhau, nhưng liền kề(ví dụ sàn

khu WC, thường thấp hơn 4-5 cm).

Hình 2.2. Thép dầm biên.

Lưu ý: Việc áp dụng sàn đặc tại các khu WC không đồng nghĩa với việc tăng khả

năng chống thấm của sàn. Phải áp dụng các loại vật liệu và công nghiệp chống thấm

- 18-

.

tốt để đảm bảo các chất axit, kiềm mạnh không thấm xuống làm hư hại cốt thép

trong sàn.

2.3. Cấu tạo liên quan thép mũ cột- ống kỹ thuật.

Khu sàn hạ cốt ( WC) thường trùng hợp thép mũ một số cột, nơi có bố trí

ống cấp thoát nước,(Hộp KT): Nên bố trí các ống cấp thoát nước xen kẻ các thanh

thép mũ cột(đoạn ống chờ, đặt trước đổ bê tông); Trong trường hợp thật cần thiết

phải có hộp KT lớn tập trung các loại ống dẫn: Kỹ sư M&E có yêu cầu cụ thể để

điều chỉnh thiết kế.

2.4. Về số lượng tấm và kích thước tấm Cdeck

- Về số lượng sao cho số lượng tấm là ít nhất

- Về kích thước tấm Cdeck: thảo mản điều kiện vận chuyển và cẩu lắp:

+ Chiều rộng các tấm Cdeck 2.44m(phù hợp kích thước thùng xe tải loại tương

đối lớn, đồng thời phù hợp với kích thước tấm gổ đáy-gổ công nghiệp 1,22x2,44m).

+ Chiều dài tấm Cdeck là bội số của 1,22m phù hợp với xe vận chuyển, tối đa là

dài 10m (không phụ thuộc vào xe chở hang đặc biệt siêu trường trọng); Chiều dài

xe còn phải phù hợp với các điều kiện khác như đường vận chuyển ra vào xưỡng

sản xuất cũng như công trường.

+ Sàn Bubble Deck được tổ hợp bởi các tấm Cdeck, chia và bố trí theo phương

thống nhất theo chiều dọc ( hoặc chiều ngang) của mặt bằng công trình. Trường hợp

cá biệt có thể chia một số tấm Cdeck theo phương vuông góc với các tấm chia theo

hướng chủ đạo; Khi mặt bằng phức tạp(lục lăng, elip…) có thể chia linh hoạt (ví dụ

theo hướng xiên …); Thiết kế cần có ghi chú các tấm Cdeck là quy ước để định

hướng; Nhà sản xuất cần điều chỉnh cho phù hợp điều kiện cụ thể công trình.

2.5. Về chủng loại tấm Cdeck: sao cho số lượng các tấm giống nhau là nhiều nhất.

Yếu tố này đảm bảo sản xuất hàng loạt các cấu kiện Cdeck giống nhau(nâng cao

năng suất lao động; Đảm bảo công việc sản xuất liên tục cho các tầng, với số nhân

lực điều hòa, ổn định.

- 19-

.

2 lớp thép dưới hàn: lưới thép hàn có chiều rộng tối đa 2.43m( mép lưới thép cách

đều cạnh ván đáy mổi bên 0.5cm; 2 lớp lưới thép đặt theo nguyên tắc thanh thép

dọc của lưới thép nằm dưới , thép ngang nằm trên.

Hình 2.3. Lưới thép

-Tấm ván đáy sử dụng loại ván công nhiệp: ván gỗ dán dày 15-18mm: không nên

sử dụng ván tre ép. Vì có các khe rỗng ở giữa các thanh tre, không đảm bảo sự liên

kết của các chi tiết kê lưới bằng bắt vít.

-Ván đáy được tổ hợp bằng các tấm ván cơ sở(1.22x2.44m); Chiều rộng tấm Cdeck

quy định là 2.44m( kích thước danh định là 2.45m); Các tấm ván cơ sở theo phương

1.22m được tổ hợp tạo nên chiều dày của tấm Cdeck.

- 20-

.

Hình 2.4. Tấm ván đáy.

-Lớp bóng nhựa: Bóng nhựa có thể là bóng liền, thổi căng bằng khí nén, hoặc ghép

từ 2 nửa bóng. Việc sử dụng loại bóng nào tùy thuộc theo điều kiện cụ thể của nhà

cung cấp và khoảng cách vận chuyển.

Hình 2.5. Lớp bóng nhựa

- 21-

.

-Các chi tiết liên kết:

+Chi tiết kê và neo lưới thép(gọi tắt là chi tiết Kê Neo): liên kết lưới thép lớp dưới

với ván đáy: bằng thép, dày 2mm, 2 chân cứng, có lỗ để bắt bu long định vị và

chống nổi; Liên kết với ván đáy bằng vít d4x25mm, có đệm lông đền và siết ốc vít

bên dưới ván đáy. Chi tiết này đảm bảo chiều dày bảo vệ thép 20-30mm( tùy thuộc

loại sàn).

+Số lượng chi tiết Kê Neo trên 1 m2 sàn BD230,BD280 là 7,5 cái( sàn BD340,… sử

dụng nhiều hơn); Loại sàn có chiều dày lớn, cần neo kết hợp các chi tiết Neo phù

hợp, chế tạo riêng.

Hình 2.6. Chi tiết kêneo.

+ Chi tiết chống bổng: dây thép d2mm, liên kết buộc từ chi tiết kê neo lưới thép

dưới với lớp lưới thép trên.

+ Chi tiết sườn cứng: Là 2 dải lưới thép hàn d4,dài suốt chiều dài tấm Cdeck; vuông

góc và liên kết buộc vào 2 lớp lưới thép; Tạo cứng cho tấm Cdeck trong quá trình

vận chuyển và thi công cẩu lắp, còn có tác dụng dàn đều chống nổi.

- 22-

.

Hình 2.7. Chi sườn cứng.

Lưu ý: Chống nổi cho lưới và bóng trong quá trình đổ bê tông là sự kết hợp tổng thể

các chi tiết Kê Neo + Sườn cứng. Công việc chống nổi rất quan trọng, cần được đặc

biệt lưu ý. Số lượng các chi tiết nêu trên nhiều hay ít phụ thuộc loại sàn( thép lưới

trên d5.5 là loại thép không cứng, việc chống nổi khó khan hơn).

-Lực neo chống đẩy nổi trên 1 m2 phải đảm bảo : P >= n x4/3 x π x R3 x 250MPa

Trong đó n là số bóng trên 1 m2

- 23-

.

Chương III: Quy trình thi công lắp đặt.

3.1. Quy định kiểm tra CDECK tại xưởng.

-Kiểm tra chất lượng và số lượng trước và sau khi tổ hợp toàn bộ các chi tiết bao

gồm lưới thép, bóng nhựa, các chi tiết liên kết.

-Ghi mã số từng tấm tại các góc tấm ván của từng tấm Cdeck.

-Đánh dấu vị trí cẩu lắp lên thép bằng sơn màu sáng dể nhận biết.

-Cẩu lắp thử để kiểm tra tổng thể dộ ổn định của tấm.

Hình 3.1. Cẩu lắp thử để kiểm tra tổng thể dộ ổn định của tấm.

-Sai số cho phép :

+ Theo phương dọc : 4-5mm

+ Theo phương ngang 4-5mm

+Sai lệch vị trí quả bóng : 4-5mm

- 24-

.

+Sai lệch về chiều dày : 2 -4 mm

Phương pháp kiểm tra : kiểm tra bằng thước thép(đối chiếu bản vẽ)

3.2. Quy định về bốc xếp vận chuyển và cẩu lắp

3.2.1. Bốc xếp Cdeck lên phương tiện vận chuyển

-Các tấm Cdeck được xếp ở xưởng theo chồng, nằm ngang, cao tối đa 7 lớp theo

chiều dày tấm, được cẩu nghuyên chồng lên phương tiện, để tránh xáo trộn cấu kiện

đã được sắp xếp.

Hình 3.2. Chất xếp các tấm Cdeck.

- 25-

.

-Tấm Cdeck được để trên sàn xe được kê trên các thanh kê gỗ(tiết diện 80-100mm),

4 hàng theo chiều dài, tương đương với vị trí móc cẩu) để đảm bảo có thể bốc dỡ

nguyên cả chồng từ xe.

-Một số cấu kiện khi chất lên xe kéo có thể không đúng theo thứ tự lắp dựng, vì lý

do an toàn và hiệu quả vận chuyển.(ví dụ : cấu kiện nhỏ phải được sắp xếp trên cấu

kiện lớn hơn), trong trường hợp này hoặc do điều kiện công trường không đặt được

cấu kiện Cdeck vào đúng vị trí thiết kế cấu kiện Cdeck này sẽ được đặt tạm tại một

địa điểm trong công trường.

Hình 3.3. Bốc các tấm Cdeck lên xe.

-Các cấu kiện phải được đặt nằm ngang trên các thanh gỗ kê, khoảng cách tối đa

giữa các nẹp gỗ là 1,8m tính theo tim nẹp gỗ, nằm trên mặt đất bằng phẳng và tránh

bị ảnh hưởng bởi bùn đất và những vật liệu khác. Các cấu kiện đặt chồng lên nhau

cao tối đa 7 lớp( đến chiều cao tối đa theo quy định hiện hành về vận chuyển hàng

hóa cục đường bộ VN)

3.2. 2 Vận chuyển cấu kiện Cdeck : vận chuyển trên xe tải, thùng xe phẳng, thùng

dài từ 9m đến 12m .

- 26-

.

Hình 3.4. Vận chuyển các tấm Cdeck.

3.2.3. Bốc dỡ cấu kiện Cdeck tại công trường :

- Người đại diện bên chủ đầu tư nhà thầu chính cần có mặt và cung cấp đủ

phương tiện ( cần trục cố định hoặc di động có khả năng bốc dỡ tối thiểu 3 tấm ) để

bốc dỡ cấu kiện khi xe kéo đến công trường.

- Nên bố trí sao cho các cấu kiện Cdeck được bốc dỡ ra khỏi xe kéo và chuyển

thẳng đến vị trí thiết kế trên hệ thống tạm.

Hình 3.5. Bốc dỡ cấu kiện Cdeck tại công trường :

- 27-

.

3.2.4 Nâng và đặt cấu kiện Cdeck.

3.2.4.1. Nâng và cẩu lắp một cấu kiện riêng lẻ :

- Cấu kiện Cdeck chỉ được nâng bằng cách móc cầu vào điểm giao cốt thép

tăng cứng tấm Cdeck với thép lưới, ( thép tăng cứng liên kết giữa lớp lưới thép phía

dưới và lớp thép phía trên của cấu kiện ). Móc cầu phải được luồn qua điểm giao

của thanh tăng cứng và cốt thép lớp trên.

- Trách nhiệm của chủ đầu tư ( Nhà thầu chính ) là tổ chức và cung cấp các

thiết bị nâng phù hợp. Tất cả thiết bị nâng phải được kiểm định về lực nâng tối thiểu

2 tấn ( trường hợp cẩu lắp riêng lẻ 1 tấm cấu kiện), phù hợp theo những mục đích

dưới đây và phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và an toàn lao động.

- Mỗi cấu kiện riêng lẻ cần có 8 móc nâng, xếp thành 2 hàng song song, mỗi

hàng gồm 4 góc gắn vào dầm cẩu ở vị trí khoảng 1/5 tổng chiều dài cấu kiện tính từ

mỗi đầu vào. Phần trên của hệ cáp cẩu (4 dây cáp cẩu) có chiều dài ít nhất 4m.

- Phải lưu ý lực nâng bằng nhau tại từng điểm móc nâng và giữ cấu kiện nằm

ngang trong khi cẩu lắp. Các đoạn cáp của 8 móc nâng phải dài bằng nhau.

Hình 3.6. Nâng và cẩu lắp một cấu kiện riêng lẻ.

- 28-

.

- Trước khi cẩu lắp, cần buộc dây điều khiển tại hai góc đối diện của cấu kiện

để hướng cấu kiện vào vị trí trên xà gồ đỡ và cây chống.

3.2.4.2 Nâng tập kết nhiều tấm cấu kiện:

- Để bóc lên xe cũng như giải phóng nhanh các cấu kiện khỏi phương tiện v/c,

cần sử dụng thiết bị đòn treo chuyên dụng, được thiết kế, chế tạo riêng

( Xem phần phụ lục).

3.2.5. Kiểm tra chất lượng cấu kiện Cdeck sau khi bốc dỡ, lắp đặt:

- Cán bộ kỹ thuật TADITS có trách nhiệm kiểm tra chất lượng các cấu kiện

Cdeck để phát hiện bất kỳ hư hỏng có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển. Nếu

cấu kiện Cdeck có những tính chất khác không thỏa mãn, phải kê chi tiết vào Biên

bản kiểm tra chất lượng để xử lý trước khi lắp đặt.

3.3 . Quy định thi công lắp dựng.

3.3.1. Lắp dựng hệ đà giáo, cột chống đỡ tấm CDECK.

- Thông thường hệ dầm cấu tạo bao gồm dầm chính lớp dưới ( dầm gỗ

80x120), đỡ dầm phụ lớp trên (gỗ 60x80, hoặc thép hộp 40x80).

Hình 3.7. Lắp dựng hệ đà giáo, cột chống đỡ

- 29-

.

- Dầm đỡ lớp trên tiếp xúc trực tiếp với ván đáy phài song song với chiều

dài cấu kiện Cdeck. Dầm biên cách mép ván đáy 10cm; Khoảng cách giữa các dầm

thông thường 55cm (Đối với sàn dày 230mm đến 340mm), và =<45cm đối với sàn

dày >=390mm.

- Phải kiểm tra theo bản vẽ chế tạo và lắp dựng. Các dầm đỡ và các cột

chống đơn bên dưới phải tạo thành một hệ bất biến hình và ổn định trước khi đặt

các cấu kiện lên và luôn giữ ổn định trong suốt quá trình đổ bê tông tại công trường.

3.3.2. Lắp dựng hệ đà giáo, cột chống đỡ tấm CDECK thi công nhà cao tầng.

- Khi các sàn liên tiếp trong cùng một công trình được thi công chồng lên nhau,

hoặc :

Phương án a: Trước khi lắp dựng hệ thống cho sàn kế tiếp, trên sàn đã hoàn tất,

tháo hệ chống bên dưới bản sàn đã hoàn tất và lắp cột chống sắt có giằng xiên với

khoảng cách 1,5-1,8m (không cần có xà gồ trên đỉnh cột chông tại giữa nhịp và

vùng giữa cách cột một phần ba nhịp, tùy vào chiều dài nhịp.

Khả năng chịu tải của cột chống thay đổi theo chiều dài (thay đổi theo số chồng

giáo, nếu sử dụng giáo có liên kết theo cụm), thay đổi theo hệ giằng ngang và giằng

xiên (nếu sử dụng các ống thép đơn).

Cần xác định khả năng chịu tải của cột chống sắt của hệ đà giáo bằng thực

nghiệm; cần tính đến sai số giữa thử tải thực nghiệm và sai số do lắp đặt, tình trạng

không đồng đều về chất lượng giáo chống đã qua sử dụng.

Phương án b: Trước khi sử dụng hệ chống cho sàn tầng thứ n+2, cần nới lỏng

cột chống bên dưới bản sàn đã hoàn thành (sàn thứ n) để sàn này đạt được độ võng

tối đa, sau đó lại điều chỉnh cột chống tiếp xúc chặt với dáy sàn thứ n. Việc làm này

đảm bảo tải trọng bổ sung từ sàn sắp thi công ( sàn n+2) tự chiệu trên cột chống của

chính nó và sàn n+1 mà không gây tăng tải trọng lên sàn thứ n, tránh chồng chất

trọng lượng từ nhiều sàn liên tiếp tạo lực nén dồn quá mức lên cây chống và những

cấu kiện thi công khác của các tầng dưới.

- 30-

.

Trên đây là các khuyến nghị của Tadits vế công tác lắp đặt đà giáo, cột chống,;

Nội dung nêu trên không thuộc phạm vi hướng dẫn công nghệ của Tadits; Nhà thầu

chính cần tính toán đầy đủ các loại tải trọng thi công, tuân thủ TCXD 202:1997

Nhà cao tầng – Thi công phần thân.

3.3.3. Định vị tấm CDECK trên đà giáo.

- Lắp đặt cấu kiện Cdeck vào vị trí thiết kế trên hệ đà giáo đã định là yêu cầu

quan trọng cần tuân thủ. Lưu ý nên tiến hành định vị chính xác vị trí của 3-5 cấu

kiện đầu tiên bằng biện pháp căng dây trên xà gồ để dễ nhận biết vị trí thực của nó.

Các cấu kiện tiếp sau sẽ được định vị dựa vào các cấu kiện đầu tiên này. Mỗi cấu

kiện phải được định vị đúng cách ( thường từ vị trí rảnh cắt chờ sẵn của cột và

tường, vách công trình).

- Trong quá trình lắp cấu kiện, đảm bảo các quả bóng nhựa rỗng giữa các cấu

kiện liền kề phải thẳng hàng như thể hiện trong bản vẽ lắp dựng. Vì khoảng trống

giữa các hàng quả bóng nhựa rỗng trên hàng cấu kiện liền kề cần để thực hiện việc

đặt các cốt thép tăng cường, thép nối qua các khe nối cấu kiện được dễ dàng.

Hình 3.8. Cẩu lắp Cdeck

- 31-

.

- Để lắp đặt cốt thép nối lớp dưới, khi cấu kiện đầu tiên đã được lắp vào đùng vị

trí thiết kế, các thanh thép tăng cường (nếu có) và thép nối dưới cần đặt tạm vào

giữa các hàng quả cầu rỗng trên mặt lớp lưới thép dưới trước khi lắp đặt cấu kiện

liền kề.

- Sau khi đã lắp xong cấu kiện liền kề, kéo thanh nối lưới thép lớp dưới đúng vị

trí: các thanh này được đặt một nửa trên cấu kiện này và một nửa trên cấu kiện liền

kề, liên kết bằng buộc trước khi đổ bê tông.

3.3.4. Điều chỉnh CDECK vào vị trí.

- Không được cắt thanh trên và thanh mép thuộc sườn tăng cứng của cốt thép liên

kết tại công trường vì chúng có chức năng chịu lực quan trọng trong suốt quá trình

cẩu lắp.

- Các cấu kiện Cdeck được thiết kế và chế tạo để phù hợp với công trình và bố trí

cột hoặc tường. Chúng được đưa đến công trường với các rãnh cắt, chổ hõm, dành

cho vị trí cột hoặc tường (gồm miền chịu cắt giữa cột hoặc tường bê tông cốt thép)

và lớp ván khuôn đáy lắp sẵn.

- Các lổ kỹ thuật có đường kính lớn hơn 150mm cũng được tạo sẵn bằng các vật

thể mềm cố định vào ván khuôn đáy, do đó không cần khoan, cắt tại công trường.

- Nếu khi lắp dựng xuất hiện các sai sót dẫn đến cột hoặc tường, vách tại công

trình không theo đúng vị trí thiết kế, trong trường hợp bất thường này, cần cắt sửa

cấu kiện ván khuôn đáy bắng máy cắt đĩa quay để đảm bảo miền chịu cắt giữa cột,

tường BTCT với lớp bê tông.

- Rãnh cắt, chỗ hõm và lổ kỹ thuật chờ sẵn:

- Trong quá trình chế tạo cấu kiện, các lỗ rỗng chờ lắp đường kỹ thuật được giải

quyết bằng gắn khối xốp polystyrene hoặc vật liệu tương tự có kích thước phù hợp

sẽ được gắn vào những vị trí đó sẽ tạo ra vùng không có bê tông khi thi công đổ bê

- 32-

.

tông. Khi lắp dựng cấu kiện, những vật thể tạo rỗng này dễ bị vỡ, cần được chú

trọng bảo vệ.

3.4 . Lắp đặt cốt thép rời.

3.4.1 Lắp các thanh thép nối tấm lưới :

- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công sàn Cdeck có thể được thể hiện rõ chi tiết việc

phân chia, bố trí các tấm Cdeck ; Các thanh thép nối lưới thép cũng được thể hiện

chi tiết quy cách và vị trí lắp đặt. Các thanh thép tăng cường lớp lưới thép (nếu có)

cũng được thể hiện đầy đủ tương tự.

- Các thanh thép dùng để nối lưới thép tấm Cdeck ( nối lưới với lưới với dầm

hoặc vách) là loại thép cùng loại với thanh lưới được nối: Chiều dài nối buộc của

thanh thép rời ( nối lưới với lưới) với mỗi bên lưới >/= 45D (thường là 50D): chiều

dài nối buộc của thanh thép rời (uốn móc dạng chữ L, nối lưới với dầm, vách) >/=

30D.

Hình 3.9. Lắp các thanh thép nối tấm lưới

- 33-

.

- Trong trường hợp Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công sàn bóng Bubbledeck không

được thể hiện rõ chi tiết việc phân chia, bố trí các tấm Cdeck cùng đánh thanh thép

nối lưới thép.

3.4.2. Lắp các thanh thép “ Mũ cột “:

- Các thanh thép này thường là thép thanh to, thông thường D12-D16 (18), đặt

tại vị trí bên trên lưới thép lớp trên tại vị trí đỉnh của cột tầng dưới bản sàn đang thi

công ( đồng nghĩa với chân cột tầng tiếp theo ).

Hình 3.10. Lắp đặt thép mũ cột

- Điều lưu ý đặc biệt khi lắp đặt các thanh thép này là đảm bảo chiều dày bảo vệ

cốt thép, nhưng không làm tăng chiều dày lớp bê tông sàn. Yêu cầu:

+ Các thanh thép lớp dưới của thép mũ cột cần đặt trực tiếp lên thanh thép dưới

của lưới thép lớp trên.

+ Cần đo kiểm tra khoảng cách 2 lớp lưới thép ( dây thép chống bồng có thể bị

sai lệch trong quá trình cẩu lắp ) để đảm bảo chiều dày bê tông như nêu trên.

+ Trường hợp sàn hạ cốt (WC) trong phạm vi thép mũ cột, có thể uốn chữ Z để

phù hợp sự thay đổi cao độ sàn ( theo thiết kế chi tiết kèm theo)

- 34-

.

+ Thép mũ cột thông thường được thiết kế loại SD490; Nếu thực tế buộc phải sử

dụng loại SD390 (tương đương A3); Thanh thép được quy đổi sẽ có tiết diện lớn

hơn; Để không làm tăng chiều dày sàn, có thể lắp đặt thanh mũ cột dưới bên dưới

lưới thép lớp trên ( có thể gặp đối với sàn BD230mm).

3.4.3. Lắp đặt thép chống cắt:

- Thép chống cắt được chế tạo đặt biệt (Theo bản quyền công nghệ được chuyển

giao);

- Những tài liệu bản vẽ và các khuyến cáo nêu trên cần được nghiên cứu và luôn

được tuân thủ; Nếu có thắc mắc, Kỹ sư của chủ đầu tư ( hoặc Nhà thầu chính) cần

liên hệ với kỹ sư giám sát hướng dẫn tại công trường hoặc trụ sở chính để được trợ

giúp.

- Trình tự lắp đặt cốt thép rời không bắt buộc, tuy nhiên nên theo quy trình sau:

Dạng cốt thép dạng thanh Quy trình lắp đặt, gắn

1. Thanh nối khe nối dây

Đặt cốt thép rời giữa mổi quả bóng rỗng ngay

trên mặt lớp lưới thép phía dưới. Nếu chúng

được đặt vào cấu kiện trong quá trình nâng cấu

kiện vào vị trí, thì chỉ cần kéo các thanh thép

ngang qua khe nối giữa các cấu kiện kề nhau

để chia đều chiều dài ở cả 2 bên khe nối giữa

các cấu kiện.

2. Thanh chịu cắt dưới

Đặt cốt thép rời giữa những quả bóng nhựa

rổng tại các vị trí thể hiện trong bản vẽ và qua

các lỗ, ô trống và phần thụt vào trên bản sàn

nếu có.

3. Thanh kẹp / thanh thép Kéo các thanh thép lọt vào giữa các hang quả

- 35-

.

theo chu vi bóng rỗng và trượt trên các thanh ở mặt trên /

giữa / dưới xung quanh chu vi bản sàn, buộc

vào thanh kẹp như thể hiện bản vẽ.

5. Cốt thép chịu cắt ở cột

Lắp các thanh dưới ngang qua cột ngay trên

mặt ván khuôn đáy bằng gổ ván ép. Gắn các

thanh trên cốt thép lớp trên( giữa các quả cầu

rỗng) ngang qua và xung quanh đầu cột như

bản vẻ buộc vào lưới tại chổ.

6. Cốt thép nối lớp trên /

thanh cốt thép

Tấm lưới thép được nối với các thanh nằm

giữa các hàng quả bóng rỗng và cột tại chổ

chia đều chiều dài ngang qua khe nối giữa các

cấu kiện kề nhau. Tại các vị trí do thiết kế quy

định, các thanh thép nối được đặt đều nhau qua

các khe nối cấu kiện giữa các hang quả cầu

rỗng và buộc vào cốt thép lớp trên, như thể

hiện trong bản vẽ.

Cốt thép rời khác.

Do cấu tạo khác nhau của từng công trình,

không thể mô tả chi tiết tất cả các cốt thép rời

không tiêu chuẩn( ví dụ thép gia cường miệng

lỗ khoét lớn hoặc tăng cứng cho các bậc thay

đổi chiều dày giữa các bản chính và công xôn)

cần được gắn tại công trường. Những cốt thép

không tiêu chuẩn sẽ được thể hiện và trình bày

chi tiết trong các bản vẻ lắp dựng tại công

trường.

Chú ý: Tại các vị trí gần đỉnh cột, có nhiều lớp thép chồng lên nhau. Khi đặt cốt

thép gia cố chịu mômen âm, lớp trên phải đặt giữa các khe thanh thép trên cột để

đảm bảo lớp bảo vệ bê tông theo yêu cầu

- 36-

.

3.5. Lắp dựng ván khuôn thành theo chu vi sàn.

Khi cốt thép rời theo chu vi được lắp đặt thì có thể bắt đầu dựng ván khuôn

theo chu vi và khe thi công. Chủ đầu tư ( Nhà thầu chính ) sẽ chịu trách nhiệm xác

định công đoạn thi công, nhưng TADITS có khuyến nghị tham khảo:

Vị trí Quy trình lắp dựng ván khuôn

Ván khuôn chu vi

Cắt tấm ván dày 18mm thành những dãi

với chiều rộng bằng độ dày tấm sàn

thành phẩm(230, 280, 340…). Gắn

thanh nẹp kích thước 75x50mm dọc theo

cạnh trên và dưới mặt sau. Khi cấu kiện

CDECK đặt sát với vào cạnh của tấm

sàn thành phẩm, gán mặt trên ván khuôn

bằng dây thép cột ngược vào cốt thép

lớp trên từ vít gắn vào thanh nẹp trên.

Khi dải biên bê tông đổ tại chổ dự định

thay cho tổng bề rộng tấm sàn thì lắp

dựng ván khuôn chu vi với công xôn đỡ

bằng gỗ và gỗ dán, ván khuôn chu vi /

mặt dưới theo cách truyền thống.

Miền chịu cắt 100mm xung quanh cột /

tường bê tông cốt thép.

Cắt tấm ván dày 18mm thành dải rộng

200mm, lắp chốt và bắt vít thanh nẹp

50x50 vào mặt cột / tường bê tông cốt

thép ( cạnh trên cách 18mm bên dưới

mặt dưới tấm ván sàn), trượt vào vị trí.

Khe nối thi công cho phép 80mm

Cắt tấm ván 18mm thành dải rộng

180mm và chống vào mặt ván khuôn

đáy.

- 37-

.

3.6. Công tác chuẩn bị đổ bê tông.

Các cạnh các ván cơ sở cấu tạo nên Cdeck đã được gia công với độ chính xác

cao, được chit chống thấm ở xưởng bằng keo dán và gim cố định vào đáy ván; Khe

nối giữa các cấu kiện Cdeck ( khe hở cho phép 10mm ) được bịt chống thấm trên

công trình bằng các dải nhựa PVC hoặc composit ( mỏng 1mm, rộng 50).

Công đoạn này thực hiện khi ta lắp đặt cốt thép rời sẽ đơn giản, mất ít công

hơn so với lắp sau.

Chú ý: KHÔNG dùng bọt nở để trạm khe nối do không kiểm soát được bề

dày nên có thể giảm lớp bảo vệ bê tông theo thép nối ảnh hưởng tới độ bền và các

mức chịu lửa của tấm sàn thành phẩm.

Trước khi đổ lớp bê tông phủ mặt, tháo bỏ nhản cấu kiện, dây thép thừa,cốt

thép thừa, bê tông rời và những mảnh vụn hoặc tạp chất khác. Ngay trước khi đổ bê

tông tại chổ, làm rửa bề mặt ván khuôn sạch bụi bẩn bằng phun nước hoặc hơi áp

lực.

3.7. Kiểm tra trước khi đổ bê tông.

Khi Chủ đầu tư dự kiến được ngày hoàn thành việc lắp các cốt thép rời, cần

liên hệ với Chủ đầu tư( Nhà thầu chính) dự định đổ bê tông và sắp xếp kiểm tra tại

công trường.

Cán bộ kỹ thuật công trình kiểm tra toàn bộ lắp đặt thép rời liên quan cấu

kiện CDECK. Sau khi kiểm tra, đại diện kỹ thuật sẽ lập hồ sơ kiểm tra liệt kê những

công tác cần tiến hành trước khi đổ bê tông tại công trường, hoặc xác nhận quá trình

lắp dựng đã sẳn sang cho việc đổ bê tông, và công việc này được quyết định bởi

Chủ đầu tư ( Nhà thầu chính), tư vấn giám sát

3.8. Đổ bê tông.

Chú ý: Khi đổ bê tông cần chú ý tới thể tích bị quả cầu rỗng chiếm chổ, tức

là khối lượng bê tông KHÔNG đổ đến được bằng cách lấy diện tích đổ x chiều dày

- 38-

.

từ bề mặt ván khuôn tới. Khối lượng bê tông cần đặt có thể ước tính tùy vào bề dày

tấm sàn CDECK, lấy từ bảng sau:

Loại tấm sàn

CDECK

Tổng bề dày tấm

sàn

Thể tích bê tông

m3 trên mổi m

2

diện tích đổ

Cở cốt liệu lớn

nhất

CDECK 230 230mm 0.17 10-20mm

CDECK 280 280mm 0.20 10-20mm

CDECK 340 340mm 0.24 10-20mm

CDECK 390 390mm 0.27 10-20mm

CDECK 450 450mm 0.31 10-20mm

-Khi đổ bê tông được phân bố ra hết diện tích và tránh đổ thành đống. Do

không gian hạn chế giữa các quả cầu rổng, PHẢI sử dụng máy đầm sâu có đường

kính dùi phù hợp để đầm bê tông, loại bỏ bọt không khí và đảm bảo vữa bê tông

chèn chặt giữa các quả cầu.

Hình 3.11. Đổ bê tông.

- 39-

.

- Cần cắm đứng dùi vào các vị trị giữa các quả bóng; Không nghiêng dùi,

luồn dùi thúc dùi làm dịch chuyển các quả bóng.

-Tránh xảy ra tình trạng phân tách do rung ván khuôn, cốt thép và/hoặc quả

cầu dẩn đến hiện tượng phân tầng bê tông.

-Cần lưu ý quan sát, nếu có hiện tưởng đẩy nổi cần kịp thời xử lý(phát sinh

do các yếu tố bất cẩn trong quá trình thi công trên công trường).

-Xoa láng để gạt phẳng mặt và hoàn thiện thành bề mặt bằng phẳng sử dụng

thanh dầm thép hoặc máy đầm nước.

Hình 3.12. Hoàn thiện bề mặt.

-Lưu ý khi xoa láng bê tông khu thép mũ cột, nếu tạo thành lớp vữa xi măng

quá lỏng, sau khi khô, sẽ tạo các vết nứt dọc theo các thanh thép mũ cột(lớp trên).

-Máy đầm bê tông:

Loại đầm phù hợp trong thi công bê tông đối với sàn Cdeck là dầm đùi.

Thường là loại dùi cỡ 50-60mm; công suất 1,0-1,35kW; Việc sử dụng các loại đầm

phụ thuộc vào loại sàn Cdeck ( Ví dụ Cdeck 230 hay Cdeck 390 sử dụng loại đầm

dùi khác nhau); Cần tính đủ số lượng đầm để đáp ứng công suất bơm của bê tông.

- 40-

.

Lưu ý về các mác bê tông: Bê tông sàn thường có cấp độ bền nhỏ hơn cấp độ

bền bê tông cột, vách; Nhà thầu cần có loại vữa bê tông riêng. Trong trường hợp

không có loại vữa bê tông cấp bền cao hơn để cho cột, vách: Cần có sự chỉ dẩn

bằng văn bản, bản vẻ của kỷ sư thiết kế về việc gia tăng cấp bền bê tông tại các vị

trí này bằng việc sử dụng một trong các biện pháp sau:

+ Sử dụng sợi thép ( ví dụ sợi Dramix)

+ Sử dụng lưới thép đan

3.9. Tháo dỡ hệ chống tạm.

-Không được phép tháo dở hệ thống chống tạm trước khi sàn Cdeck được bảo

dưởng đủ phát triển cường độ, chịu được tải trọng bản than và các tải trọng thi

công tạm khác.

-Trong trường hợp sàn chỉ chịu tải trọng bản thân, thời gian tối thiểu để tháo hệ

chống thường là từ 8 đến 14 ngày kể từ ngày đổ bê tông tại chổ nếu kết quả thử

nghiệm bê tông 7 hoặc 14 ngày khẳng định bê tông đổ tại công trường đạt ít nhất

70% cường độ thiết kế sau cùng, nhưng có thể thay đổi tùy theo thiết kế bản

sàn,cường độ của bê tông đổ tại chổ và nhiệt độ xung quanh.

-Khi nhận được báo cáo kết quả thí nghiệm bê tông 7 ngày, chuyển thông tin cho

cán bộ kỹ thuật sẽ xác nhận với Chủ đầu tư đã đủ điều kiện để tháo cột chống tạm

hay không. Nếu Chủ đầu tư tiến hành xây lắp một sàn khác ngay trên sàn vừa hoàn

thành.

-Trong trường hợp sàn chỉ chịu tải trọng bản thân, nếu sử dụng vữa bê tông có phụ

gia đông cứng nhanh, thời gian tháo bỏ cột chóng tạm sẽ rút ngắn rất nhiều(có thể

sau 4-5 ngày, tùy thuộc độ lớn của nhịp, tương ứng với cường độ bê tông đạt 80-

90%); Phải tham khảo kết quả thử nghiệm cường độ bê tông.

-Khi tháo giáo chống, cần tuân thủ nguyên tắc: Tháo dở hệ đà giáo chống đở kết cấu

phải dần từng bước, đưa kết cấu đang được chóng đở vào trạng thái chịu lực theo

thiết kế. Với kết cấu sàn, phải nới lỏng các kích thước trên đỉnh ( hoặc dưới chân)

cột chống, từ phần giữa sàn tiến về các phần đở nó ( dầm, cột)

- 41-

.

“Khi các sàn liên tiếp trong một công trình được thi công chồng lên nhau” cần tuân

thủ nguyên tắc: Không chồng chất trọng lượng từ nhiều sàn liên tiếp tạo lực nén dồn

quá mức lên cây chống và những cấu kiện thi công khác của các tầng dưới.

3.10. Vữa bê tông.

Vữa bê tông bơm phù hợp TCXD 200:1997 và TCXD 202:1997.

Khi chọn độ sụt bê tông bơm, nhà thầu cần tính tới sự tổn thất trong quá trình

lưu giữ và vận chuyển. Độ sụt của bê tông sàn BD khi bơm thường dùng là 13-

14cm. Độ sụt khống chế tại trạm trộn tùy theo cự ly vận chuyển và thời tiết(độ ẩm,

nhiệt độ ngoài trời) nhưng không quá 20-22cm. Bảo dưởng bê tông theo TCXD

hiện hành.

3.11. Các lỗ kỹ thuật trên sàn CDECK.

Trước khi đúc tấm sàn, các lỗ chờ có thể dể dàng được tạo bằng các ống

nhựa gắn cố định trên ván sàn; Điều này được đảm bảo tương đối chính xác vị trí

các lỗ kỹ thuật và tránh được cốt thép

Sau khi đúc tấm sàn, các lỗ chờ có thể dể dàng được khoan bằng khoan ống

gắn mũi kim cương trên tấm sàn Cdeck tại công trường, nhưng cần tham khảo để

đảm bảo rằng các vị trí khoan không phá hoại thép chịu lực của sàn. Việc khoan sau

sẽ đảm bảo việc chỉnh hang đứng chính xác.

Những lỗ kỹ thuật / rảnh cắt đứng lớn hơn ở những vị trí báo cho thiết kế khi

lập kế hoạch thi công sẽ được mô tả trong các bản vẽ và được tạo ở trước nhà máy.

3.12. Các chi tiết mạng treo kỹ thuật dưới sàn CDECK.

Có tối thiểu xấp xỉ 20mm bê tông dưới quả cầu rỗng, nhưng có một khoảng

ngắn cách tâm quả cầu rỗng bề dày bê tông lên đến 70mm cạnh của mổi quả cầu.

Do đó có thể sử dụng những cách thức bình thường(gắn chốt & bắt vít/neo dản

nở…) để gắn ống dẩn dây điện, mang cáp, ống thông gió và vật cùng loại…

Trong trường hợp đòi hỏi bộ giá lắp khỏe hơn để chịu lực kéo lớn( kéo

xuống) do tải trọng lớn treo ở mặt trên tấm sàn, cần kiểm tra các bản vẽ bố trí để

- 42-

.

xác định vị trí gắn trực tiếp dưới hoặc gần cạnh quả cầu. Tại những vị trí gắn và

chiều dài có thể đâm vào quả cầu, nên sử dụng dụng cụ neo kiểu Hilti (hoặc tương

đương). Nếu cần, sản xuất nhiều hệ thống gá lắp khác thiết kế riêng cho việc lắp đặt

vào chi tiết rỗng.

Khi sử dụng các sản phẩm và thiết bị của Hilti (hoặc tương đương), phải tuân

thủ tiêu chuẩn an toàn và các tiêu chuẩn liên quan rất là quan trọng. Để có them

thông tin, tham khảo tài liệu an toàn kỹ thuật của nhà sản xuất.

3.12.1. Chi tiết gá lắp nhẹ.

-Có tối thiểu 20mm bê tông dưới mổi quả cầu rổng, nhưng đó chỉ là một khoảng

ngắn cách tâm quả cầu rổng, bề dày bê tông tăng lên đến 70mm ngay bên cạnh điểm

thấp nhất của mổi bóng nhựa. Do đó chi tiết gá lắp để gắn vật cần treo có thể thực

hiện được bằng những cách thức bình thường ( gắn chốt & bắt vít/neo dãn nở…) để

ống dẩn dây điện, máng cáp nhỏ. ống thông gió nhỏ và vật treo cùng loại…

3.12.2. Chi tiết gá lắp trung bình và nặng

-Trong trường hợp đòi hỏi bộ giá lắp khỏe hơn để chịu lực kéo lớn( kéo xuống) do

tải trung bình / lớn treo ở mặt trên tấm sàn, cần kiểm tra các bản vẽ bố trí CDECK

để xác định vị trí gắn chi tiết gá lắp trực tiếp dưới hoặc gần cạnh quả cầu. Tại những

vị trí chi tiết gá lắp và chiều dài có thể đâm vào phần rỗng quả cầu, nên sử dụng

dụng cụ neo kiểu Hilti (hoặc tương đương). Có nhiều loại sản phẩm gá lắp khác

thiết kế riêng cho việc lắp đặt vào chi tiết rỗng

3.12.3. Neo thép nở.

Đây là loại neo đóng nông vào sàn với ren trong phù hợp với các ren M6,

M8 và M10. Chi tiết gá lăp này sẽ gắn liền với bề mặt sau khi đông cứng. Neo này

sẽ được đặt trong một lỗ khoan vào cấu kiện và lắp bằng cách bắt một đầu côn nở

đúng tâm vào neo với lổ chỉnh đã thiết kế. Dụng cụ điều chỉnh này để lại một dấu

thấy được ở đầu neo để dể dàng kiểm tra xem chi tiết gá lắp có được lắp đặt chính

xác hay không.

- 43-

.

Chi tiết gá lắp này thường được sử dụng với vít hoặc thanh ren để lắp đặt

đường ống nước, sưởi, điều hòa không khí và thông gió, treo ống, ống khí… cũng

như các máng đở, ray, tấm, bản công xôn hay trần treo. Có thể thay đổi bề dày cột

bằng cách sử dụng vít và thanh ren có chiều dày khác nhau. Ngay sau khi được lắp

đặt các chi tiết gá lắp này có thể chịu tải trọng ngay. Neo được sử dụng làm chi tiết

gá lắp.

3.12.4. Neo vít

Vít buộc này được gắn trực tiếp vào bê tông mà không cần dùng chốt gắn rời.

Khoan trên tấm bê tông môt lỗ đường kính 6mm và bắt trực tiếp vít vào lỗ khoan sử

dụng thiết bị bắn vít tác động tiếp tuyến thích hợp.

Chi tiết gá lắp này được sử dụng cùng những loại đầu sau:

- Đầu phẳng cho gá lắp gỗ và vật liệu mềm.

- Đầu lục lăng cho chi tiết gá lắp các máng được đặt hạng nhẹ tức thời, thép

góc hạng nhẹ, các bộ phận lắp đặt cơ khí và các phần ốp nội thất.

- Ren liên kết metric để gá lắp khoan ống hạng nhẹ. Chi tiết gá lắp này có thể

chịu tải ngay sau khi lắp đặt. Vít có chiều dày thay đổi tương ứng với nhiều

bề dày gá lắp. Vít được sử dụng làm chi tiết gá lắp.

- 44-

.

Kết Luận

Những ưu điểm chính của Sàn BUBBLEDECK so với dầm sàn truyền

thống có thể tóm tắt như sau:

+ Vượt được nhịp lớn mà không cần hệ dầm đỡ như sàn truyền thống. Qua

đó tạo được không gian kiến trúc thoáng và thẩm mỹ.

+ Giảm được trọng lượng bản thân của các kết cấu công trình so với kết cấu

truyền thống.

+ Thời gian thi công các sàn rất nhanh và rút ngắn tiến độ thi công công trình

so với dầm sàn truyền thống.

+ Tiết kiệm được chi phí xây dựng so với dầm sàn truyền thống .

+ Một ưu điểm không thể không nhắc tới của sàn BUBBLEDECK là độ cách

âm, cách nhiệt và chống cháy rất cao do sàn có lớp rỗng ở giữa, đây là ưu điểm mà

sàn truyền thống bị hạn chế mặt này.

Hướng nghiên cứu và phát triển:

Loại A, C :

Bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội như đã nêu trên, nhược điểm cơ bản của hệ

kết cấu sàn Bubbledeck loại A, C khi ứng dụng vào điều kiện của Việt Nam hiện

nay là:

- Cấu kiện nặng nề, cẩu lắp và vận chuyển khó khăn, tốn kém.

- Dễ xảy ra nứt lớp bê tông dày 6mm làm ván khuôn đáy cấu kiện ( loại C).

- Tính toàn khối hóa của hệ sàn bị giảm sút do chiều dày sàn được đúc bê

tông hai lần, các mảnh ghép từ ván đáy bằng bê tông chính là các vết nứt sâu 6cm

có sẵn không thể liền được, giảm độ cứng chịu uốn của sàn.

- Kiểm soát sự truyền lực qua thép nối giữa các mảnh cấu kiện chưa đạt độ

tin cậy cao (có cả nguyên nhân về mặt xã hội bên cạnh nguyên nhân về kỹ thuật…)

Loại B:

Các công trình thi công theo công nghệ sàn Bubbledeck loại B, đã đạt hiệu

quả giảm tải trọng bản thân sàn và giảm chiều dày kết cấu sàn, nhưng mức độ thi

công chủ yếu là thủ công, thời gian thi công khá kéo dài…cách làm này chỉ chứng

- 45-

.

tỏ được tính khả thi về ứng dụng hệ sàn Bubbledeck tại Việt Nam, nhưng chưa

chứng minh được tính công nghiệp hóa cao mà ngành xây dựng mong muốn đạt tới.

Để khắc phục được những nhược điểm của sàn Bubbledeck loại A , B và loại C ta nên sử dụng loại Tấm sàn BubbleDeck chế tạo lưới thép và bóng liên kết với ván

khuôn tạm tại nhà máy (vận chuyển ra công trường lắp dựng, lắp thép nối, thép gia

cường và đổ bê tông toàn khối 1 lần tại công trường. Dỡ cốp pha sử dụng lại )

- Đạt mức độ công xưởng hóa cao, tiết kiệm thời gian thi công tại công trình.

- Công việc chế tạo cấu kiện tại xưởng đơn giản và dễ nhân rộng.

- Trọng lượng cấu kiện nhẹ (giảm 8-9 lần so với cấu kiện loại B có chiều dày

và diện tích tương đương).

- Cẩu lắp, vận chuyển thuận lợi, chi phí thấp.

- Kiểm soát tốt việc truyền lực giữa các cấu kiện.

- Toàn khối hóa 100% chiều dày betong sàn.

- Giảm tối đa rác thải phát sinh trong quá trình thi công.

Kiến Nghị:

Việc áp dụng công nghệ mới trong ngành xây dựng nói chung, công nghệ

sàn BUBBLEDECK nói riêng để mang lại hiệu quả kinh tế, chất lượng cao cho

công trình là một yêu cầu quan trọng luôn được đặt ra trong lĩnh vực xây dựng, đặc

biệt đối với công trình nhà nhiều tầng, cao tầng. Việc rút ngắn được thời gian thi

công sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho dự án. Vì vậy công nghệ sàn

BUBBLEDECK cần được tập huấn, chuyển giao công nghệ thiết kế, thi công và

nghiên cứu cải tiến để phát triển rộng rãi trong toàn ngành xây dựng.