6
Được thực hiện bởi Trường Doanh Nhân PACE www.PACE.edu.vn T rong một thế giới lý tưởng - khi bạn hoàn toàn hài lòng với công việc của mình, mỗi ngày đi làm bạn luôn cảm thấy đầy ý nghĩa và tràn đầy động lực. Nhưng phải làm sao nếu một mai bạn không còn cảm thấy như thế nữa? Phải làm sao khi bạn đang mắc kẹt trong công việc hoặc sự nghiệp mà mình từng yêu thích, nhưng giờ đây dường như trái tim bạn không còn thuộc về nơi đó nữa? Số người gặp phải trường hợp này nhiều hơn bạn nghĩ. eo một khảo sát của Gallup năm 2017, chỉ có 1/3 số nhân viên của Hoa Kỳ đặt tâm huyết vào trong công việc; Có nghĩa là, chỉ có một trong số ba nhân viên mang lại mức độ sáng tạo cao, có đam mê và cam kết năng suất cho công việc của họ. Điều này cho thấy phần lớn các nhân viên không hài lòng với công việc của mình. ật sự, có rất nhiều lý do cho tình trạng bất ổn này. Bạn có thể cảm thấy chán nản khi cứ lặp đi lặp lại một việc, hay luôn tự hỏi rằng ý nghĩa tối thượng của công việc mình đang làm là gì? Bạn có thể cảm thấy mình đang làm những việc quá tiểu tiết, hoặc các lãnh đạo công ty không hề quan tâm đến khả năng phát triển nghề nghiệp của bạn. Hoặc có thể là, niềm đam mê, mục tiêu thăng tiến và những ưu tiên trong cuộc sống của bản thân bạn đã thay đổi rồi. Đã rất nhiều lần tôi rơi vào trường hợp như thế - ở công ty với công việc giảng dạy và đào tạo, ở các cuộc thảo luận, và cả ở trong các cuộc trò chuyện với gia đình và bạn bè. Đa số chúng ta khi gặp trường hợp này thì chỉ đơn giản là mỉm cười và chịu đựng. ế nhưng, một nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy luôn có cách để thoát khỏi cảm giác tẻ nhạt tầm thường này, và giúp bạn khơi gợi lại tình yêu công việc. Đánh giá lại những điều bạn thực sự muốn. Không phải ai cũng muốn có một sự nghiệp đỉnh cao. ực tế, trong một nghiên cứu của Amy Wrzesniewski - một giáo sư trường Yale đã chỉ ra rằng, con người có xu hướng rơi vào một trong ba loại sau: (1) Một số người xem công việc của họ như là sự nghiệp; (2) một số người xem nó đơn thuần là một công việc; (3) và số còn lại thì xem nó như là một sứ mệnh. Không có gì bất ngờ khi những người thuộc loại 3 là những người có sự thể hiện xuất sắc và mức độ hài lòng cao nhất trong công việc của họ. Chìa khóa ở đây là bạn phải xác định được những gì bạn thực sự quan tâm - những điều gì thật sự thúc đẩy bạn, những gì khiến bạn đam mê và biến nó thành động lực - hãy bắt đầu xây dựng từ đó. Hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp động lực của bạn những năm 20 tuổi sẽ dần thay đổi và không còn lôi cuốn bạn nữa. Đừng cố gắng gượng ép bản thân ở độ tuổi 40, 50 hoặc 60 phải đuổi theo những tham vọng lúc đang tuổi 20. ậm chí nếu bạn không thể tìm thấy niềm đam mê thực sự của mình thì ít nhất cũng đã tăng tỉ lệ tìm được một nghề nghiệp có ý nghĩa. LÀM GÌ KHI “MẤT LỬA” TRONG CÔNG VIỆC? eo Harvard Business Review (Được lược dịch bởi Trường PACE)

LÀM GÌ KHI “MẤT LỬA” TRONG CÔNG VIỆC? · Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi đột ngột thay đổi mọi thứ, nhưng điều đó rất quan trọng để

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LÀM GÌ KHI “MẤT LỬA” TRONG CÔNG VIỆC? · Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi đột ngột thay đổi mọi thứ, nhưng điều đó rất quan trọng để

Được thực hiện bởi Trường Doanh Nhân PACEwww.PACE.edu.vn

Trong một thế giới lý tưởng - khi bạn hoàn toàn hài lòng với công việc của mình, mỗi

ngày đi làm bạn luôn cảm thấy đầy ý nghĩa và tràn đầy động lực. Nhưng phải làm sao nếu một mai bạn không còn cảm thấy như thế nữa? Phải làm sao khi bạn đang mắc kẹt trong công việc hoặc sự nghiệp mà mình từng yêu thích, nhưng giờ đây dường như trái tim bạn không còn thuộc về nơi đó nữa?

Số người gặp phải trường hợp này nhiều hơn bạn nghĩ. Theo một khảo sát của Gallup năm 2017, chỉ có 1/3 số nhân viên của Hoa Kỳ đặt tâm huyết vào trong công việc; Có nghĩa là, chỉ có một trong số ba nhân viên mang lại mức độ sáng tạo cao, có đam mê và cam kết năng suất cho công việc của họ. Điều này cho thấy phần lớn các nhân viên không hài lòng với công việc của mình.

Thật sự, có rất nhiều lý do cho tình trạng bất ổn này. Bạn có thể cảm thấy chán nản khi cứ lặp đi lặp lại một việc, hay luôn tự hỏi rằng ý nghĩa tối thượng của công việc mình đang làm là gì? Bạn có thể cảm thấy mình đang làm những việc quá tiểu tiết, hoặc các lãnh đạo công ty không hề quan tâm đến khả năng phát triển nghề nghiệp của bạn. Hoặc có thể là, niềm đam mê, mục tiêu thăng tiến và những ưu tiên trong cuộc sống của bản thân bạn đã thay đổi rồi.

Đã rất nhiều lần tôi rơi vào trường hợp như thế - ở công ty với công việc giảng dạy và đào tạo, ở các cuộc thảo luận, và cả ở trong các cuộc trò

chuyện với gia đình và bạn bè. Đa số chúng ta khi gặp trường hợp này thì chỉ đơn giản là mỉm cười và chịu đựng. Thế nhưng, một nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy luôn có cách để thoát khỏi cảm giác tẻ nhạt tầm thường này, và giúp bạn khơi gợi lại tình yêu công việc.

Đánh giá lại những điều bạn thực sự muốn.

Không phải ai cũng muốn có một sự nghiệp đỉnh cao. Thực tế, trong một nghiên cứu của Amy Wrzesniewski - một giáo sư trường Yale đã chỉ ra rằng, con người có xu hướng rơi vào một trong ba loại sau: (1) Một số người xem công việc của họ như là sự nghiệp; (2) một số người xem nó đơn thuần là một công việc; (3) và số còn lại thì xem nó như là một sứ mệnh.

Không có gì bất ngờ khi những người thuộc loại 3 là những người có sự thể hiện xuất sắc và mức độ hài lòng cao nhất trong công việc của họ.

Chìa khóa ở đây là bạn phải xác định được những gì bạn thực sự quan tâm - những điều gì thật sự thúc đẩy bạn, những gì khiến bạn đam mê và biến nó thành động lực - hãy bắt đầu xây dựng từ đó. Hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp động lực của bạn những năm 20 tuổi sẽ dần thay đổi và không còn lôi cuốn bạn nữa. Đừng cố gắng gượng ép bản thân ở độ tuổi 40, 50 hoặc 60 phải đuổi theo những tham vọng lúc đang tuổi 20. Thậm chí nếu bạn không thể tìm thấy niềm đam mê thực sự của mình thì ít nhất cũng đã tăng tỉ lệ tìm được một nghề nghiệp có ý nghĩa.

LÀM GÌ KHI “MẤT LỬA” TRONG CÔNG VIỆC?

Theo Harvard Business Review (Được lược dịch bởi Trường PACE)

Page 2: LÀM GÌ KHI “MẤT LỬA” TRONG CÔNG VIỆC? · Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi đột ngột thay đổi mọi thứ, nhưng điều đó rất quan trọng để

Hãy “tinh chỉnh” công việc nếu có thể.

Nếu tính chất công việc của bạn có thể tinh chỉnh thì có một nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Ý tưởng là bạn có thể thay đổi một số khía cạnh của công việc để có được cảm giác ý nghĩa và hài lòng. Nghiên cứu về hành vi tổ chức của các học giả Justin Berg, Jane Dutton và Amy Wrzesniewski đã cho thấy rằng: con người có thể tưởng tượng và ảnh hưởng đến cấu trúc của công việc theo cách riêng của mỗi người. Ví dụ, nếu bạn yêu thích công việc phân tích nhưng không thích bán hàng, liệu bạn có thể điều chỉnh trách nhiệm của mình theo hướng này không? Nếu trong một dự án, bạn yêu thích việc tương tác với mọi người nhưng lại cảm thấy lạc lõng, liệu bạn có tìm cách nhập hội với nhiều người hơn không? Nghiên cứu này đã đưa ra một trường hợp, một cô gái đã tái thiết kế lại công việc Marketing của mình bằng cách đảm nhận luôn cả việc lên kế hoạch cho các sự kiện, dù đó vốn không phải là trách nhiệm của cô. Lý do rất đơn giản: Cô thích nó và đã làm tốt, bằng cách như vậy, cô cùng lúc có thể gia tăng giá trị cho công ty và cho chính kinh nghiệm làm việc của mình.

Hoặc, hãy tưởng tượng rằng bạn là ‘kiến trúc sư’ có thể “phác thảo” mô tả công việc của mình, bạn có thể chỉnh sửa “trước” và “sau” bản mô tả công việc đó của bạn, với “trước” là

đại diện cho hiện trạng tầm thường, và “sau” là khả năng có thể xảy ra trong tương lai. Một sự tinh chỉnh mới lạ có thể giúp bạn tái thiết kế lại công việc của mình. Vì đôi khi ngay cả một điều chỉnh nhỏ cũng có thể dẫn đến sự thay đổi giá trị trong chất lượng trải nghiệm công việc.

Khơi dậy những niềm đam mê ngoài công việc.

Đó có thể là một sở thích tiềm ẩn mà bạn từng nghĩ là mình không có thời gian, ví dụ như một dự án cá nhân không liên quan đến công việc hoặc nghề nghiệp hiện tại. Hoặc kiếm thêm thu nhập từ một nghề tay trái chẳng hạn - nơi bạn có thể thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo hoặc kinh doanh quy mô nhỏ. Luôn có một lối thoát cho niềm đam mê của bạn ngoài công việc, để đối trọng với sự đơn điệu trong công việc văn phòng hàng ngày. Những nỗ lực đầy cảm hứng đó có thể vô tình ảnh hưởng tích cực đến cả công việc đang làm. Chúng đem lại cho bạn năng lượng và cảm hứng để tiếp tục công việc hoặc làm sống lại tình yêu với phần việc bạn thực sự yêu thích.

Nếu tất cả điều đó vẫn thất bại, thì HÃY THAY ĐỔI.

Hãy suy nghĩ về việc thay đổi sự nghiệp như cách bạn nghĩ về việc thay đổi ngôi nhà vậy. Khi bạn mua một ngôi nhà, bạn chắc chắc sẽ có một số yêu cầu nhất định. Và theo thời gian,

những ưu tiên của bạn có thể thay đổi hoặc đơn giản là bạn đã trưởng thành hơn. Khi đó, bạn sẽ chuyển đi, tìm cách cải tạo, hay vẫn ở lại? Chính xác thì bạn có thể nghĩ về công việc và sự nghiệp của mình theo cách đó. Có phải những ưu tiên và nhu cầu của bạn đã thay đổi? Bạn có thể tinh chỉnh hoặc “cải tạo” công việc hay không? Hay thật sự bạn cần phải rời đi?

Tất nhiên, nếu bạn lựa chọn thay đổi sự nghiệp của mình, bạn sẽ muốn có thời gian suy nghĩ thông suốt và chuẩn bị kĩ càng trước khi buông tay tất cả. Hãy tham khảo những người làm nghề mà bạn đang quan tâm, kiểm tra cẩn thận công việc mới trước khi quyết định thay đổi (có thể là tranh thủ thời gian vào cuối tuần hoặc buổi đêm). Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi đột ngột thay đổi mọi thứ, nhưng điều đó rất quan trọng để cân nhắc các lựa chọn nếu bạn thật sự cảm thấy sự khó chịu sâu sắc tại nơi làm việc.

Điều quan trọng nhất là, dù bạn đang cảm thấy phai nhạt tâm huyết và không còn hứng thú trong công việc hiện tại nữa thì cũng đừng vội mất hy vọng. Bạn luôn có thể tìm cách để thắp lên niềm đam mê của mình một lần nữa - hoặc ít nhất là thay đổi nó chút ít. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình thật kiên cường khi đi trên con đường đổi mới sự nghiệp.

Theo Andy Molinsky Tạp chí Harvard Business Review

Được lược dịch bởi Trường Doanh Nhân PACE

Page 3: LÀM GÌ KHI “MẤT LỬA” TRONG CÔNG VIỆC? · Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi đột ngột thay đổi mọi thứ, nhưng điều đó rất quan trọng để

1. BẦY CỪU VÀ NHỮNG CON SÓI

Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái và rất lười biếng. Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã chết rét khiến người chăn cừu rất lo lắng. Cuối cùng anh ta đã đưa ra một quyết định rất liều lĩnh là thả vài con sói vào bầy cừu. Nhận thấy được tính mạng bị đe dọa, những con cừu không ngừng chạy trốn trước sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều.

Bài học kinh doanh: Trong kinh doanh, phải có những nguy hiểm mới giúp doanh nghiệp tỉnh ngộ, luôn ý thức được những kẻ thù ở bên để đổi mới thay đổi, không quá chìm đắm trong thành công.

2. THỎ GIÀ & THỎ TRẺMột ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải do lo lắng mùa săn bắn đang đến bèn nói “Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháu hãy biến mình thành một cây to, dù người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một cái cây”. Sau khi nói xong thỏ già nhảy vào trong rừng.

Được một lúc nó nghe tiếng thỏ trẻ đuổi theo hỏi: “Bác ơi, nhưng làm thế nào để biến được thành một cái cây?”. Thỏ già nhún vai đáp “Chàng trai, ta đã đưa cho cháu một cách tốt, cháu phải cảm ơn ta chứ không nên làm phiền ta bằng những câu hỏi đó. Cháu nên tự mình suy nghĩ mới phải chứ.”

Bài học kinh doanh: Dù bạn đưa ra một chiến lược vô cùng hoàn hảo nhưng nếu không biết thực hiện hoặc triển khai không tốt thì chiến lược đó cũng không có giá trị gì cả.

(Sưu tầm)

NGỤ NGÔN KINH DOANH

Page 4: LÀM GÌ KHI “MẤT LỬA” TRONG CÔNG VIỆC? · Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi đột ngột thay đổi mọi thứ, nhưng điều đó rất quan trọng để

Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu mang tên “Đi tìm đạo kinh doanh của Việt Nam và Thế Giới” do trường Doanh nhân PACE thực hiện. Bộ sách bao gồm 10 cuốn, viết về cuộc đời và sự nghiệp của những doanh nhân huyền thoại trên Thế Giới và Việt Nam. Tập trung vào việc tìm kiếm “cái đạo”, triết lý cốt lõi

trong sự nghiệp kinh doanh của họ, từ đó rút ra những bài học quý giá và đúc kết lại cho hậu thế.

Ngoài những thương hiệu mang tính toàn cầu trải dài từ “Tây” sang “Đông”, bộ sách này khác biệt với sự xuất hiện của hai vị “doanh nhân huyền thoại Việt Nam” là Lương Văn Can và Bạch Thái Bưởi, với những tư tưởng tiến bộ vượt thời gian. Đến nay, đã 10 năm trôi qua từ lần xuất bản đầu tiên, dù cho một số tên tuổi thương hiệu đã không còn ở đỉnh cao của sự nghiệp như trước đây, nhưng triết lý và sứ mệnh trong kinh doanh của họ vẫn còn nguyên giá trị đến hiện tại. “Kiếm tiền hay phụng sự xã hội?” luôn là một câu hỏi đáng giá trong kinh doanh; “bán sản phẩm” hay “mang đến giải pháp” mới là tốt nhất?

Mười cuốn sách được viết ngắn gọn, súc tích như những câu chuyện kể giản dị, với những quan niệm khác nhau từ nhiều lĩnh vực hoạt động này thực sự bổ ích cho những người quan tâm đến kinh doanh, những người đã, đang và sẽ trở thành doanh nhân trong mọi lĩnh vực. Bộ sách giúp cho mỗi cá nhân khi tham gia vào thương trường có được những góc nhìn đầy đủ về mục đích, đường hướng và chân giá trị từ lúc khởi sự cho đến khi phát triển vượt bậc, từ đó nỗ lực góp phần làm giàu cho bản thân, xã hội và đất nước.

Xem thêm thông tin sách tại đây.

Trong bối cảnh bùng nổ về kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang tính đột phá, ngành nhân sự đang đứng trước những thách thức rất lớn với quy mô toàn cầu. Hiểu được điều này, sáng ngày 3/8/2017, Trường Doanh nhân PACE và SHRM Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về Quản Trị Nhân Sự Quốc Tế  với sự tham dự đông đảo của những người làm công tác quản trị nhân sự cấp cao. Mục đích của buổi tọa đàm này là chia sẻ những vấn đề nhức nhối hiện nay trong các bộ máy nhân sự tại Việt Nam, đồng thời tìm ra những hướng đi mới trong lộ trình nâng tầm năng lực quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam lên tầm vóc Quốc tế.

Tại sự kiện, các chuyên gia cũng đề cập đến những vấn đề hiện hữu khó giải quyết trong bộ máy nhân sự ở các tổ chức, công ty khác nhau điển hình như: áp lực toàn cầu hóa, sự đa dạng hóa cũng như thay đổi về thiết kế và văn hóa tổ chức.

Buổi tọa đàm cũng đã trao đổi các góc nhìn sâu sắc và phương pháp để cải thiện trình độ quản lý trong ngành nhân sự hiện nay,

như các chương trình hỗ trợ, đào tạo và nâng tầm năng lực, đặc biệt trong số đó là chương trình đào tào Quản Trị Nhân Sự Quốc Tế sắp được khai giảng vào ngày 19/10/2017 tại Hà Nội.

Xem thêm chi tiết về chương trình tại đây.

TIN TỨC

THÁCH THỨC CỦA NGHỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

BỘ SÁCH “ĐẠO KINH DOANH VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

TỌA ĐÀM “LÝ THUYẾT XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI. MỘT SỐ NHÀ TƯ TƯỞNG QUAN TRỌNG TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XX ĐẾN NAY”

Chiều ngày 28/07/2017, Sáng kiến OpenEdu (một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận do Trường PACE và Viện IRED đồng sáng lập) đã tổ chức Tọa đàm: LÝ THUYẾT XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI. MỘT SỐ NHÀ TƯ TƯỞNG QUAN TRỌNG TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XX ĐẾN NAY”.  Chủ đề của buổi Tọa đàm lần này cũng là nhan đề cuốn sách mới nhất của TS. Nguyễn Xuân Nghĩa, cuốn sách trình bày những tư tưởng chính yếu của năm tác giả: E. Goffman, P. Bourdieu, R. Boudon, J. Habermas và A. Giddens.  Cuốn sách không chỉ đề cập đến các lý thuyết xã hội học, bởi lẽ, trong thực tế, các lý thuyết này còn được sử dụng trong nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác nhau như triết học, nhân học, văn hóa học, tâm lý học, chính trị học, quản trị học, khoa học truyền thông,…Được biết, sự kiện này nằm trong khuôn khổ hoạt động Đối thoại/ Talk của Sáng kiến

OpenEdu. Đây là một diễn đàn gặp gỡ, đối thoại, tranh luận và trò chuyện với các nhân vật là các nhà lãnh đạo, các bậc thức giả, các chuyên gia uy tín của nhiều lĩnh vực khác nhau về nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến văn hóa - giáo dục, quản lý - lãnh đạo, kinh tế kinh doanh…. với mong muốn lan tỏa những câu chuyện và thông điệp đầy ý nghĩa và truyền cảm hứng đến cộng đồng. 

Page 5: LÀM GÌ KHI “MẤT LỬA” TRONG CÔNG VIỆC? · Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi đột ngột thay đổi mọi thứ, nhưng điều đó rất quan trọng để

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam

theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế.

Do Trường Doanh Nhân PACE độc quyền triển khai tại Việt Nam

Khai giảng: 19/10/2017 tại Hà Nội

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, khi nền kinh tế tri thức bùng nổ cùng với cuộc cách mạng số và cách mạng công nghiệp 4.0, với sự thay đổi quá nhanh

và khôn lường đã đặt các doanh nghiệp trên khắp thế giới vào một bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Trong bối cảnh đó, nghề quản trị nhân sự cũng cần phải thay đổi, vai trò của những người làm nhân sự cũng phải được “định nghĩa lại” và hình thành một “chân dung nghề nghiệp” mới để có thể góp phần phát triển doanh nghiệp của mình nói riêng và phát triển nghề quản trị nhân sự nói chung lên một tầm cao hơn. Những người làm nhân sự cũng cần đặt thêm trên vai mình vai trò kiến tạo sự thay đổi, đem lại nguồn sức mạnh bền vững, và tạo ra những giá trị quốc tế. Có thể nói, đây chính

là một “cuộc cách mạng” trong lĩnh vực quản trị nhân sự không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu.

Hiểu rõ vấn đề này, Trường PACE đã nghiên cứu triển khai một Chương trình đào tạo phù hợp với xu hướng toàn cầu, dựa trên Khung năng lực & Kiến thức (BoCK) - Chuẩn mực Toàn cầu về Quản trị Nhân sự của Hiệp Hội Quản Trị Nhân Sự Hoa Kỳ (SHRM) mang tên: Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (IHRM). Đây là chương trình đào tạo đặc biệt nhằm Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế.

TỪ CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH IHRM

Chương trình đào tạo đẳng cấp thế giới của Hiệp hội Quản trị Nhân sự Hoa Kỳ (SHRM) -

Tổ chức lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới dành cho những người làm nghề nhân sự.

[email protected] www.shrm.PACE.edu.vn

Hotline: 965.458.208

Page 6: LÀM GÌ KHI “MẤT LỬA” TRONG CÔNG VIỆC? · Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi đột ngột thay đổi mọi thứ, nhưng điều đó rất quan trọng để

Trụ sở chính: Tòa nhà PACE341 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCMĐiện thoại: (028) 3837.0208

Văn phòng Hà Nội: International Center17 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: (024) 3646.2828

Email: [email protected] Website: www.PACE.edu.vn

Song song với các chương trình đào tạo tại Trường (Open-Enrollment Programs) nói trên, Trường PACE cũng thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo tại Doanh nghiệp (Custom Programs), được thiết kế theo đặc thù của từng doanh nghiệp.

16/09/2017

23/08/2017

10/09/2017

16/09/2017

21/08/2017

24/09/2017

22/08/2017

26/09/2017

23/09/2017

20/08/2017

02/10/2017

Phân công phân nhiệm và Ủy thác công việcEffective Assignment & Delegation

Đàm phán thương lượngSuccessful Negotiation

Kỹ năng quản lý thời gianTime Management Skills

Kỹ năng Trình bày thuyết trình & Chủ trì cuộc họpPresentation & Meeting Skills

Kỹ năng giao tiếp hiệu quảEffective Communication Skills

Tạo động lực làm việc cho nhân viênMotivating Skills

Đào tạo & Huấn luyện nhân viên hiệu quảEffective Training & Coaching Skills

Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụngInterviewing Skills

Tinh Thần TEAMWORKTeamwork Spirit

Phương pháp tư duy và Kỹ năng giải quyết vấn đềCritical Thinking & Problem Solving Skills

Năng lực Giám sát Bán hàngSales Supervisor

Kỹ năng Bán hàng chuyên nghiệpProfessional Selling Skills

Chăm sóc khách hàngCustomer Care & Customer Service

Kỹ năng quản trị & Thu hồi công nợDebt Collection & Management Skills

16/09/2017

11/09/2017

16/09/2017

27/08/2017

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “TIẾP THỊ - BÁN HÀNG”

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “KỸ NĂNG CHUYÊN NGHIỆP”

26/08/2017

18/11/2017

CEO - Giám Đốc Điều Hành Chief Executive Officer

Quản trị cuộc đời (LMP)Life Management Program

09/10/2017

16/09/2017

21/08/2017

21/08/2017

19/10/2017

26/08/2017

22/08/2017

12/09/2017

15/09/2017

26/09/2017

20/08/2017

Kỹ Năng Phỏng Vấn Tuyển DụngInterviewing Skills

Tinh Thần TEAMWORKTeamwork Spirit

BỘ CHƯƠNG TRÌNH DÀNH CHO “CẤP QUẢN LÝ & LÃNH ĐẠO”

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT “ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC”

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “NHÂN SỰ - NHÂN LỰC”

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SẮP KHAI GIẢNG TẠI HÀ NỘI

Tài chính dành cho lãnh đạoFinance for Leaders

Kế toán dành cho lãnh đạoAccounting for Leaders

Kiến thức thuế dành cho lãnh đạoTaxation Knowledge for Leaders

CFO - Giám đốc Tài chính Chief Financial Officer

09/10/2017

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN”

Phân tích báo cáo tài chínhFinancial Statements Analysis

25/08/2017

18/09/2017

07/11/2017

11/09/2017

Tài chính dành cho lãnh đạoFinance for Leaders

Kế toán dành cho lãnh đạoAccounting for Leaders

Kiến thức thuế dành cho lãnh đạoTaxation Knowledge for Leaders

CFO - Giám đốc Tài chính Chief Financial Officer

CHRO - Giám đốc Nhân sự Chief Human Resources Officer

CHRO - Giám đốc Nhân sự Chief Human Resources Officer

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾInternational HR Management (IHRM)

Đào Tạo & Huấn Luyện Nhân Viên Hiệu QuảEffective Training & Coaching Skills

Văn hóa doanh nghiệpCorporate Culture

Quản trị sự thay đổiChange Management

Năng lực quản trị cho quản lý cấp trungManagement for Middle Managers (MMM)

Năng lực quản trị cho quản lý cấp trungManagement for Middle Managers (MMM)

Quản lý con ngườiManaging People

Quản lý con ngườiManaging People

CCO - Giám đốc Kinh doanh Chief Customer Officer

CCO - Giám đốc Kinh doanh Chief Customer Officer

CPO - Giám đốc Sản xuất Chief Production Officer

25/08/2017

07/10/2017

06/09/2017

18/09/2017

07/11/2017

12/09/2017

26/08/2017

Khát vọng doanh trí / Con người mới cho nền kinh thương mới - Trường Doanh Nhân PACE