37
LI TIN BIT CA TNG HI PHT GIÁO VIT NAM TI HOA KNam mô Bn Sư Thích Ca Mâu Ni Pht Kính bch Chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng chng minh Kính bch Chư Tôn Thin Đức Tăng Ni Kính thưa quý vquan khách Kính thưa toàn thPht TChtrong giây lát ngn ngi na thôi, LTrà TNhc Thân Đại Lão Hòa Thượng sđược ti ến hành, để cho thân cát bi tr li ngun xưa, để cho đóa hoa tâm trvvi Pháp thân bt dit, chúng con xin thay mt Tng Hi Pht Giáo Vit Nam ti Hoa K, xin có my li ti n bit kính dâng lên bc Thy cao cmà mt đời đã gn gũi vi chúng con. Kính bch Giác Linh Hòa Thượng, Nhgiác linh xưa, tmin núi Ngsông Hương trm mc, dưới bóng nhng chùa tháp cđô, Ôn ththân phàm bên đồi Nam Giao cao địa xa cách hng trn. Mười tui theo mtheo cu xut gia vi Ngài Qung Hu, chn Thiên Minh làm chn tu, nương Báo Quc làm chhc, bước vào con đường thanh thoát theo Thy xưa, bn mi. Sn nn nếp trong gia tc đã nhi u đời thâm tín Pht Pháp, bà con ni ngoi đang có các bc thc đức trong rng thin ca Huế đô trác tích, tuy tu i dưới hai mươi mà gi i đức đã uy nghi, trng nhim gánh vác Pht sgià lam đã được phân phó, gi i đàn Báo Quc viên thành cho chí xut trn, khành nhân đã được cm đèn mãn-giác, thp sáng lhuyn-không.

LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

LỜI TIỄN BIỆT

CỦA TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng chứng minh

Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni

Kính thưa quý vị quan khách

Kính thưa toàn thể Phật Tử

Chỉ trong giây lát ngắn ngủi nữa thôi, Lễ Trà Tỳ Nhục Thân Đại Lão Hòa Thượng sẽ được tiến hành, để cho thân cát bụi trả lại nguồn xưa, để cho đóa hoa tâm trở về với Pháp thân bất diệt, chúng con xin thay mặt Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, xin có mấy lời tiễn biệt kính dâng

lên bậc Thầy cao cả mà một đời đ ã gần gũi với chúng con.

Kính bạch Giác Linh Hòa Thượng,

Nhớ giác linh xưa, từ miền núi Ngự sông Hương trầm mặc, dưới bóng những chùa tháp cố đô, Ôn thọ thân phàm bên đồi Nam Giao cao địa xa cách hồng trần. Mười tuổi theo mẹ theo cậu xuất gia với Ngài Quảng Huệ, chọn Thiên Minh làm chốn tu, nương Báo Quốc làm chỗ học,

bước vào con đường thanh thoát theo Thầy xưa, bạn mới.

Sẵn nền nếp trong gia tộc đ ã nhiều đời thâm tín Phật Pháp, bà con nội ngoại đang có các bậc thạc đức trong rừng thiền của Huế đô trác tích, tuy tuổi dưới hai mươi mà giới đức đ ã uy nghi,

trọng nhiệm gánh vác Phật sự già lam đ ã được phân phó, giới đ àn Báo Quốc viên thành cho chí xuất trần, kẻ hành nhân đ ã được cầm đ èn mãn-giác, thắp sáng lẽ huyền-không.

Page 2: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Thiên Minh Tự là chốn quy tụ giới văn nghệ cố đô một thời cho nên hồn thơ Huyền Không đ ã từ tuổi thanh xuân mà tỏa rạng để cho thơ đó thiên thu còn mãi cho người. Sự nghiệp trước tác,

dịch thuật của Ôn trong hơn 20 tác phẩm như vết tích tri thức in đậm trên các giảng đường đại học từ Tokyo đến Saigon, Huế rồi Vạn Hạnh... đ ã là những quà tặng cần thiết của một tâm hồn học giả. Nhưng thơ của Ôn, những tâm bút trải rộng tấm lòng của Ôn mới đích thực là trái-tim-cuộc-sống rất đại lượng từ bi mà Ôn đ ã tận hiến cho Quê Hương Đất Nước, cho Đạo Pháp, Con

Người.

Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để cho lòng Đạo thêm thanh cao, cho lòng Đời thêm sáng đẹp. Biết bao thế hệ đ ã được thừa ân giáo dưỡng, cả trong đạo ngoài đời. Có biết bao cơ sở lịch sử, chùa chiền đ ã mượn đường kim mối chỉ của Ôn để vá lại những đường rách từ những dâu biển thời gian. Cứ thế, trọn một đời Ôn gắn liền với tâm nguyện làm đẹp Lịch Sử, làm đẹp Văn Hóa, làm đẹp những Ngôi Chùa, làm đẹp những mái nhà

Tâm Linh khắp mọi nơi, mọi chốn. Những chức vị mà Ôn đ ã phương tiện hành xử trong Đạo ngoài Đời cũng chỉ để chuyền thêm máu cho một trái tim đ ã nguyện sống một đời phụng sự.

Năm 1978, Ôn từ giã quê hương bất hạnh, bắt đầu những tháng ngày nương thân đất trích, vẫn miệt mài nối tiếp chí nguyện hành hoạt vì Nước vì Người. Từ đó, Giáo Hội Liên Hữu Phật Giáo Việt Nam rồi Tổng Hội PGVN tại Hoa Kỳ được khai sinh và Ôn, một lần nữa, đ ã xã thân gánh

vác trọng nhiệm. Với cuộc đời lưu dân, nhu cầu tâm linh vô cùng bức thiết. Ở đ âu có mời thỉnh, Ôn đều hoan hỷ viếng thăm. Ở đ âu có khó khăn, Ôn đều lân mẫn hiện diện. Trên đôi vai của Ôn đ ã từng chất đầy gánh nặng. Việc có khi thành khi bại, nhân tâm có lúc thuận lúc nghịch, Phật Sự cũng nhiều trợ duyên mà cũng lắm oan trái. Nhưng, chỉ với nụ cười, Ôn tự nguyện cưu

mang tất cả, để cho chúng con được nhẹ nhàng đi tới.

Mấy mươi năm chúng con được cơ duyên cùng làm việc dưới sự che chở bảo bọc của Ôn, chúng con đ ã âm thầm thọ lãnh rất nhiều sự chỉ giáo từ nguồn ân đức vô tận của Ôn:

• Đó là - lòng yêu Đạo yêu Đời lúc nào cũng sáng trong như đ èn trăng tỏa giữa lòng trời đ êm thu vằng vặc.

Page 3: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

• Đó là - từ tâm mở rộng tới vô biên để đủ sức dung thứ và tiếp dẫn mọi người không phân biệt gần xa, không chia cách, ngăn trở.

• Đó là - Oan ức không cần biện bạch, mà lúc nào cũng sẵn sàng lân mẫn xót thương và tha thứ, vui vẻ mà hứng chịu mọi phiền não đến từ mọi phía dẫu mình chỉ có thiện tâm...

• Đó là - Hãy cứ âm thầm mà hoạt động, tùy duyên mà bất biến – bất biến mà tùy duyên, không để lòng hiềm khích với ai, đem vô tâm mà hành sự, để cho đến đi vô ngại và để lúc nào cũng giữ gìn

được mạng mạch của Chư Tổ mà tùy nguyện phụng sự chúng sanh.

Chúng con kính nguyện sẽ gìn giữ tất cả những gì cao đẹp nhất nơi con người và tâm huyết của Ôn đ ã thể hiện giữa đời, đ ã ở sâu trong lòng chúng con, và đ ã tung rãi giữa muôn lòng Phật Tử. Thương kính Ôn, chúng con nguyện sống và thủy chung tiếp nối chí nguyện của Ôn, cho

những bông hoa đẹp đẽ còn mãi nở giữa vườn Đời, cho nhân gian còn biết được rằng, đ ã có một bậc Thầy mang từ tâm vô lượng với chí nguyện không sờn, mượn tấm thân huyễn phù du mà tác

hành Phật Sự.

Bây giờ, nơi Niết Bàn chơn như bất diệt mà Ôn vừa bình an hội nhập, chúng con xin ngưỡng vọng trông theo, cầu cho được một ngàn thu vang bóng, cho thỏa lòng chờ của muôn kiếp

hậu lai.

Chúng con xin bái biệt Đại Lão Hòa Thượng.

HT. THÍCH TỊNH TỪ

đọc trong Lễ Truy Niệm

trước giờ Trà Tỳ

Page 4: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MÃN GIÁC

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Ngưỡng bạch giác linh Hòa Thượng,

Dẫu biết ba cõi bốn đại đều không, từ phương xa nghe tin Người thị tịch, chúng con không khỏi bàng hoàng cảm nghe đất trời bặt tiếng, rừng thu

phong sờ sững lá vàng im. Gió tạnh, mây ngừng, khơi niềm tiếc nuối. Cảm niệm ân Người mà chưa từng báo đáp; lời chưa tỏ nay trở thành bài truy

niệm; hạn kỳ bái kiến vấn an, chừ là lễ truy tiến. Nặng lòng tiếc thương, chỉ biết cúi đầu phủ phục bên kim quan thiên

cổ; đem lời hữu hạn kính tiễn Người về nơi “Không bến hạn”.

Thế sự phù hư huyễn ảo, Người làm thân lữ khách ghé qua hẳn không màng lưu chi dấu tích, nhưng đàn hậu học chúng con làm sao quên được ân sâu

đức lớn.

Page 5: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Thế nên, nếu người đã:

Trong cảnh huyễn thị hiện thân huyễn

Dùng pháp huyễn độ chúng sanh huyễn

Thì chúng con cũng:

Theo vếát huyễn ghi những lời huyễn

Trong cõi mộng lưu hành trạng chiêm bao.

Đốt nén hương tâm, tạc dạ truy niệm:

Người chọn sinh vào chốn cố đô

Xuất thân gia tộc thâm tín Tam Bảo

Lại phước duyên có nhiều thân quyến

Từng là những bậc thạc đức cao tăng

Quảng Trị, Thừa Thiên, linh địa Phật gia thiền phổ

Con nhà tông thiếu thời đã tung cánh

Học làm Phật cho thỏa chí siêu phương

Trí Thủ tiền bối đưa chân, Quảng Huệ Bổn Sư dìu dắt

Thiên Minh tự: đồng chơn nhập đạo

Thuyền Tôn giới đàn: đắc pháp Sa-di

Báo Quốc giới đàn: tiếp thọ Cụ-túc

Đạo hiệu Huyền Không, từ đây hưng phấn

Cũng là bút hiệu của một thi tài thời danh sáng chói

Page 6: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Cần tu đạo hạnh, hai mươi mốt tuổi đảm nhận trụ trì Thiên Minh

Giảng sư hoằng pháp, hội trưởng Phật Học Cao Nguyên

Du học năm năm, đỗ bằng tiến sĩ Nhật Bản

Về nước giảng dạy, Văn Khoa Sài-gòn với Huế

Nơi Đại Học Vạn Hạnh lại đảm trách Khoa trưởng Phật Học và Triết học Đông phương

Về sau còn đảm nhận Phó viện trưởng Điều hành

Tận lực tận tâm, góp phần đáng kể cho văn hóa giáo dục

Cũng không quên chung sức chăm lo xây dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: Quyền Tổng Vụ Trưởng Thanh Niên, rồi lại Tổng Vụ

trưởng Văn Hóa

Tiếp thu tinh hoa xứ người cùng nội lực tâm linh truyền thống

Người thao thức một đời cho văn hóa giáo dục Phật Giáo và nước nhà

Vận sức đem tài đi vào văn học nhân gian

Viết sách, làm thơ, danh bút một thời lừng lẫy

Mái chùa xưa

Hồn dân tộc

Khẳng định nguồn cội muôn đời của tổ tông trước thế cuộc đảo điên và bảo lốc tây phương tàn phá.

Tùy duyên hóa độ, Người phải đành lòng ly hương “vắng bóng chùa”

Nơi xứ người chống thiền trượng để xiển dương tổ nghiệp tông môn

Page 7: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Kế thừa Viện Chủ Chùa Việt Nam, tiếp chúng độ tăng phần tư thế kỷ

Lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Người là đại thọ tùng lâm, qui tụ hàng trăm Tăng Ni và tự viện gần xa

Một lòng vì đạo vì đời, trải bao nhục nhằn cay đắng

Vẫn an hòa, luôn nở nụ cười bao dung

Huyền Không, Huyền Không,

Hồn thơ ấp ủ bao tình đạo

Tiếng lòng tỏa ấm “Hương trần gian”

Từ bi gieo rắc muôn lời đẹp

Hỷ xả xua tan ngàn ý ma

Đã kết “Không gian thành chiếc áo”

Thì có đâu “Kẻ lữ hành cô độc” trên dặm dài viễn ly

Mãn địa hằng sa lạc-hoa tụ

Giác chúng tòng tâm phương-thảo quy.

Sinh tử vẽ bày cơn đại mộng

Có-không, còn mất có thật đâu!

“Mây trắng thong dong” về cố quận

Nghìn năm vẫn tỏa bóng thanh lương.

Nam mô từ Lâm Tế chánh tông, tứ thập tứ thế, húy thượng Nguyên hạ Cao, tự Mãn Giác, hiệu Huyền Không, giác linh Đại Lão Hòa Thượng thùy từ

chứng giám.

Page 8: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Hội Đồng Điều Hành

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada

HƯƠNG NGỮ*

- Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội Đại Pháp Sư

- Toàn Mỹ Quốc Việt Nam Phật Giáo Tổng Hội Hội Chủ

Bài Hương Ngữ kính dâng lên Ngài Đại Tăng Chánh Thích Mãn Giác

Cung Duy:

Ngài Đại Tăng Chánh Thích Mãn Giác,

tư chất vốn thần tú,

Đạo nhãn thật mênh mông thâm áo

Nghĩa Tam Tạng,

hóa thân Đức Di Đà,

Page 9: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

vượt qua bao nhiêu gian khổ,

sông núi cách muôn trùng,

xả thân độ chúng sanh.

Chúng ta kẻ phàm phu mê muội,

nay được nhờ ân đức đó,

thoát khỏi biển sanh tử,

vãng sanh cõi Tịnh Độ.

Thảy nhờ ơn từ huấn,

Đại Tăng Chánh Thích Mãn Giác.

Cẩn khấu Giác Linh Tiền,

ngưỡng phụng ân đức Tôn Sư,

cầu nguyện trong tiếng niệm,

hồng danh A Di Đà Phật,

tỏa sáng ngời vạn đức,

thường dẫn dắt chúng sanh.

Thề đến cõi An dưỡng

Nguyện trở lại Ta bà

Độ hết thảy trời người

Mong đức từ vô hạn

Muôn kiếp báo từ ân.

Ngày 21 tháng 10 năm 2006

Page 10: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Tổng Giám Trung Tâm Khai Giáo Tịnh Độ Tông Bắc Mỹ

Kính Bái

YAMAMOTO YUKI

* Tàn Mộng Tử dịch

LỜI TIỄN ÔN

California, Chiều 15 tháng 10 năm 2006 Ôn không còn nữa!

Bây giờ ta mới hiểu ra Phù hư ảo mộng hằng sa kiếp người Còn đây giọt lệ cuối rơi Trần gian xin hứng cuộc đời xin mang. (Huyền Không thi sĩ)

Trong chúng ta, với tuổi tác và cương vị của mỗi người, chắc là không ai mà không biết đến Hòa Thượng Thích Mãn Giác:

Ngài là một tăng sĩ suốt đời cống hiến thật nhiều cho Đạo Pháp và Dân Tộc.

78 năm qua, không những Hòa Thượng đã cho chúng ta nhiều bài học về giáo lý Phật Đà mà chúng ta còn tìm thấy nơi Thầy những nguồn Thơ thiền vị qua Huyền Không thi sĩ. Hình ảnh của Hòa Thượng là những bóng râm lớn tuyệt diệu để hàng hậu tấn và Phật tử nương nhờ.

Page 11: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Ngưỡng bái bạch giác linh Ôn;

Là thế hệ sau Ôn, nhưng được may mắn gần gũi Ôn nhiều nơi đâu đó – Đà Lạt, Sài Gòn, Huế, Quảng Trị, Đà Nẳng…hay bốn vùng chiến thuật, với những bữa cơm đạm bạc, với những mẫu chuyện thật Đạo vị và tình người, cuộc sống của Ôn quả thật giản đơn, bình dị, nhưng không thiếu hương vị nghệ sĩ. Những hình ảnh tuyệt vời của Ôn đã cho con nhiều ấn tượng thật sâu sắc không bao giờ quên được.

78 năm lặng lẽ trôi đi, ở đâu đây, những khi Ôn ban đạo từ, đọc diễn văn, hoặc thuyết giảng thì đó đều là những Thông Điệp kỳ diệu, ngọt ngào đầy sức sống đạo.

78 năm, người đi trên cát bụi, cội nguồn 1 tăng sĩ, 1 thi sĩ…Ôn không bận lòng về cỏi đời giả tạm và đầy chướng duyên.

78 mùa xuân trôi đi, Ôn-Thi Sĩ Huyền Không đã đạt đến nguồn thiền thanh thoát bao la bất tân với vòng chu kỳ thật đậm nét: “Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”

Từ đây, tiễn chân Ôn!

Nhất tâm nguyện cầu giác linh Ôn an nhiên miền lạc cảnh.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Đảnh lễ Giác Linh Ôn

Thích Hạnh Đạo Sa Môn

Chùa Phổ Đà 5110 W. Hazard Ave. Santa Ana, CA 92703. Tel: (714) 554-9785 Email: [email protected]

Page 12: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

CẢM NIỆM CỦA ĐẠI CHÚNG

CHÙA THIÊN MINH HUẾ

Phật lịch 2550, Thiên Minh

Huế ngày 17 tháng 10 năm 2006

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Ban Tang Lễ Cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác – Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ – Nguyên Trú trì Chùa Thiên Minh, Huế!

Chúng con vô cùng xúc động khi được tin Hòa Thượng Thích Mãn Giác – Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ – Viện Chủ Chùa Phật Giáo Việt Nam tại Los Angeles – Nguyên Trú trì Chùa Thiên Minh – Huế đã thâu thần viên tịch.

Vì quá xa xôi, non nước muôn trùng, chúng con không thể nào sang đến chùa Phật Giáo Việt Nam tại Los Angeles, nơi tôn trí Kim quan Cố Hòa Thượng để đảnh lễ Giác Linh Ngài. Chúng con kính mong Ban Tổ Chức Tang Lễ thông cảm mà từ bi hoan hỷ cho.

Giờ đây, kính xin Ban Tổ Chức cho phép chùa Thiên Minh – Huế chúng con có đôi lời tác bạch trước Giác Linh Cố Hòa thượng.

Page 13: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Ngưỡng bái bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng!

Tháng 08 tiết mùa thu xứ Huế, khí trời chưa lạnh nhưng lòng chúng con se thắt, buồn lạnh hơn mỗi khi tưởng kính đến Hòa Thượng.

Hôm nào đây, tại Huế, chúng con nghe tin Hòa Thượng sắp xả báo thân, đêm dài chúng con không ngủ, lo lắng từng phút giây. Thế rồi sự hồi hộp lo âu đó đã đến... Khi điện thoại reo, chúng con nhấc máy lên thì được khẩn tin Hòa Thượng đã an nhiên thâu thần thị tịch. Từ Cố Đô Huế xa xôi, lòng chúng con thật bàng hoàng thống thiết.

Ôi thật là!

Lăng già nguyệt lạc

Thạch trụ tây khuynh

Than ôi! Chùa Việt Nam tang tóc, đất Huế Đô ngậm ngùi

Mấy mươi năm hoằng pháp lợi sanh, chưa hề mỏi nhọc

Nay bổng chốc hồi quy chơn cảnh, chẳng bận trần ai

Chúng con kính nhớ Giác Linh xưa, Thiên Minh Tự đồng chơn nhập đạo, Báo Quốc đàn tuổi trẻ thụ phong, xuất trần thượng sĩ khiêm cung, các chốn tổ gần xa tham học, tinh chuyên một dạ thần hôn, thượng cầu hạ hóa chẳng dừng bước chân, kịp đến lúc đạo phong đĩnh đĩnh, tuệ nghiệp huy huy. Thì, trong Phật sự tịnh tâm gánh vác, ngoài xã hội hết dạ lo toan, quán không tính cả Niết bàn, đem tình thương Phật rải ban muôn xứ. Mảnh Ca sa bình bát một thân, pháp giới là nhà, chúng sinh là quyến thuộc, tinh tấn nêu gương xả kỷ, thực hành hạnh nguyện lợi tha, tháng lại ngày qua hòa mình cùng vũ trụ. Mọi nơi cất bước tung rải trăm hoa, giáo pháp Thích Ca hoằng truyền nhân thế, Đạo vàng sáng lạn, tứ chúng đồng tu.

Page 14: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Những tưởng rằng:

Bánh xe cửu trụ, vạn kiếp vần xoay

Nào ngờ đâu:

Cơn lốc vô thường nghìn năm vĩnh biệt.

Ôi thôi thôi!

Thiên Minh tự năm canh buồn vắng lặng

Tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm

Cực lạc quê hương, một khắc bước trở về

Đàn chúng con sụt sùi hàng lệ nhỏ.

Tâm thường bất biến, Bồ Tát vẫn lai khứ tùy duyên

Đạo thể miên trường, pháp thân vốn như như bất diệt.

Chí tâm thắp giới hương tưởng niệm, dâng cúng dường một tấc lòng thành.

Đồng âm nguyện y chỉ phụng hành, xin cung thỉnh Tôn sư chứng giám.

Ngưỡng bái bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng!

Sự ra đi của Cố Hòa Thượng là một mất mát lớn lao không những giữa tình Linh Sơn cốt nhục, mà còn là một sự trống vắng cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia tại Chùa Thiên Minh – Huế chúng con.

Trước Linh Đài hương trầm quyện tỏa, nhìn di ảnh nhớ lại pháp âm, văng vẳng bên tai lời vàng huấn thị, âm ba xa vắng nhưng vang dội cả tầng

Page 15: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

không. Chập chờn trước mắt, thân giáo đường đường, nhân ảnh xa mờ sao vẫn uy nghi đĩnh đĩnh.

Ôi!

Ngôn ngữ nào chở hết hương đau

Đớn đau nào hơn thầy vắng bóng.

Giờ đây, giữa những khoảnh khắc sẽ biến thành thiên thu vĩnh biệt này, thay mặt Tăng chúng và toàn thể Thiện nam Tín nữ Phật tử Chùa Thiên Minh – Huế, chúng con thành kính nguyện cầu Giác Linh Cố Hòa Thượng nhủ lòng từ bi hỷ xả, tha thứ cho chúng con vì không gian xa cách không về hầu bên Kim quan của Cố Hòa Thượng trong những giây phút cuối cùng này.

Khể thủ trước Linh Đài, chúng con thành kính đảnh lễ tam bái với tấc dạ chí thành chí kính, cung nguyện Giác Linh Cố Hòa Thượng Thượng Phẩm Cao Đăng, Liên Đài Ngự Tọa.

Nam mô Tân Viên Tịch, Lâm Tế Tứ Thập Tứ Thế, húy Thượng Nguyên Hạ Cao, tự Mãn Giác, hiệu Huyền Không Hòa Thượng Giác Linh thùy từ mẫn giám.

TM. Tăng chúng và Phật Tự

Chùa Thiên Minh – Huế

Tỳ Kheo Thích Khế Chơn

Thành Tâm Đảnh Lễ.

Page 16: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Điếu Văn Tưởng Niệm Cố Hoà Thượng Thích Mãn Giác

(Những chữ được In Đậm trong bài Điếu Văn này là những tác phẩm và một số chức vụ quan trọng của Cố Hoà Thượng khi Ngài còn sinh tiền)

Kính bạch chư tôn đức Ban Tang Lễ

Kính bạch chư tôn đức Môn Đồ Pháp Quyến

Nơi phương xa, chúng con thành kính phân ưu cùng chư tôn đức, về sự ra đi của Thiền sư Thích Mãn Giác. Sự mất mát lớn lao ngàn sau khó tìm lại được.

Đồng thời, chúng con cũng xin thành kính đốt nén hương lòng, nguyện cầu Giác linh Cố Hoà Thượng thuỳ từ chứng giám cho lòng thành của chúng con!

Kính bạch Giác linh Hoà Thượng,

Than ôi,

Trời Úc Châu đèn Thiền xao gió

Mây Mỹ Quốc trăng Giới lung lay

Tiếng thống thiết môn hạ bi ai

Khóc tiễn biệt ân sư đức độ!!

Kính nhớ Giác linh xưa,

Chốn Cố Đô tuỳ duyên tái hiện

Trong gia đình hạnh đức thuần lương

Nội-ngoại tổ tiên thâm hiểu Phật đường

Song thân liệt vị cũng nương cảnh Tịnh.

Page 17: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Năm lên 10 cơ duyên đủ chín

Chốn Thiên Minh mối đạo quang minh

Bao tháng ngày cùng Thầy tổ, đệ huynh

Nuôi lý tưởng, độ sinh giải thoát!

Đến khi,

Tuổi 16 tuổi, làu thông kinh pháp

Sa Di, Thập giới phụng thờ

Huyền Không nhả ngọc cho thơ

Mãn Giác thong dong nấu sử.

Vượt ngoài bỉ thử, Chân như rực sáng Chân Tâm

Tuổi 20 thấu hiểu phù trầm, Chùa Báo Quốc, Nguyên Cao Tỳ Kheo Tăng tướng.

Kể từ đó,

Bước vân du càng thêm sáng tỏ

Chẳng quảng nắng cháy, mưa phiền

Đêm ngày một dạ với bút nghiên

Học chữ “Truyền Đăng Tục Diệm”.

Xả thân chăm lo mối đạo

Không ngại giông bão, mưa sa

Tháng năm quyết chí liên kết Ta Bà

Page 18: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Song hành Trí-Bi tịnh lạc.

Vì vậy,

Trong cõi não phiền thập ác, chẳng vướng chút hồng trần

Sống giữa thời đại khó khăn, không tham lợi danh nhân ảnh.

Hết lòng vì đạo pháp tinh anh

Hy sinh giữa nhân gian uế trược

Vượt lên hơn được, thấu lẽ Thánh- Phàm

Trong vô thường sắc sắc, không không

Vẫn nhẹ gót viên thông giới đức.

Thật là:

Đức bủa muôn dân bớt khổ, tấm thân chẳng ngại gian nan;

Ân ban nhiếp chúng bình an, bản tánh thanh cao tao nhả.

Để rồi,

Trí Bát nhã vô biên “Không Bến Hạn”

Ánh tường vân diễm thế lung linh

“Hương Trần Gian” ngược gió độ sinh

“Mây Trắng Thong Dong” cất bước.

Biến “Không Gian Thành Chiếc Áo”

Mảnh chiêm y hiện rõ dung nghi

Page 19: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Để “Phật Giáo Và Văn Hoá Việt Nam” đượm chất Liên Trì

“Bão Qua Cổng Chùa” cũng thành “Tứ Đế”.

Nhớ lúc sinh tiền,

Tinh tấn nghiên tầm giáo nghĩa,

Lão thông “Tư Tưởng A Tỳ Đàm”;

Chân thành sống cảnh “Bích Nham”

Nguyện đem “Pháp Bảo Đàn” soi sáng.

Từ bi “Nhân Bản”, có trong “Nhân Bản Phật Giáo” cao siêu;

Lý luận đủ điều, “Khảo Sát Môn Duy Thức Học”.

Chẳng màn khổ đau khó nhọc

Quyết đem “Đạo Đức Học Đông Phương”

Ươm mầm cho giới hương“Phật Học, Thiền Học, Thi Ca”

Trở thành vườn hoa“Đạo Phật Của Quần Chúng”.

Không ngại gian nguy khốn khó

“Tìm Hiểu Sáu Phái Triết Học Ấn Độ”

Bước lên đạo lộ Tám Nghành

Con đường thoát kiếp tử sanh

Vẫn từ“Đại Cương Đạo Đức Học Phật Giáo”.

Thôi thì,

Trọn kiếp thân không bì quyện

Page 20: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Kính thành nhìn “Đức Phật Ngồi Yên”

Ngàn đời tâm luôn xưng tán

Thiết tha hoằng hoá Đông Tây

Những mong đạo pháp sum vầy

Ước muốn quốc gia hưng hiển.

Vì vậy, sau khi hoàn tất bút nghiên

Trở về đất Việt tuỳ duyên gieo mầm.

Nhớ những lúc,

Văn Hoá Tổng Vụ Ban Trưởng

ngày đêm soạn thảo, “Lịch Sử Triết Học Ấn Giáo”

những mong thấu đáo ngọn ngành;

Nghĩa lý vi diệu cao thâm

năm tháng đôi vai nặng gánh,“Thanh Niên Vụ Trưởng”

thẳng một trời xanh.

Nhờ vậy,

Bao hạnh đức sáng soi giác tánh

Nụ cười hiền cũng ánh đạo mầu

Tài cao trác tuyệt thâm thuý in sâu

Trí Đại Sĩ ban cơn mưa móc.

Page 21: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Để rồi,

“Phật Pháp Qua Nhận Thức Khoa Học” sớm được khai thông;

Phật Giáo Việt Nam vang đức từ phong khắp chốn.

Thế mới biết,

Một đời kinh thâm vạn thế, noi gương Thiện Thệ Thích Ca;

Một tiếng thức tỉnh ngàn nhà, học hạnh Thiền Sư Mãn Giác.

Trí Bát Nhã khắp trùm vũ trụ, “Vạn Hạnh, Kẻ Đi Qua Cầu Lịch Sử”;

Tâm Bồ Đề rộng mở thiên thu “Giá Trị Luân Thường Đạo Phật”.

Đạo phong cao chất ngất;

Đến đi dung nhiếp Tam Thừa.

Tuệ nghiệp soi khắp ngàn xưa;

“Phật Có Ngồi Yên” cũng đồng nhất thể.

Lòng con giờ này,

Tâm thành ngấn lệ

Chuông cũng lặng thinh

Núi sông dẫu có vô tình

Ngậm ngùi nuốt câu tử biệt.

Chư pháp lữ ngày nay thương tiếc

Bao môn đồ hiện kiếp không quên

Thân tứ đại thuận theo lẽ mất còn

Page 22: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Tâm chơn giác không bào mòn tánh thể.

Quả thật,

Cả đời phổ tế, 78 năm công thành chứng đắc, bóng vô minh rẻ nẻo vô sinh;

Giờ phút đăng trình, 56 mùa vui trong pháp lạp, không cô đơn cũng thành “Kẻ Lữ Hành Cô Độc”.

Nơi đây, chúng con,

Năm vóc đầu thành cúng dường Bồ tát

Ba nghiệp thanh tịnh đảnh lễ Giác linh

Cúi xin Ngài cất bước đăng trình

Tuỳ duyên ứng thân hoá độ!!

Bởi vì đối với Người, hẳn còn nhớ rõ:

“Ta từ sanh tử về chơi

Ngồi trên chót đỉnh mỉm cười với trăng”

Còn con dệt khúc Thường hằng

Nhưng sao ánh mắt không ngăn lệ sầu.

Do vậy, giờ này,

Khắp nơi Việt-Mỹ-Úc-Âu

Đồng thanh dâng trọn ân sâu Đại thừa

Page 23: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Ngôn từ nói mấy cho vừa

Cuộc đời giáo hạnh ngàn xưa vẫn còn

Trăng sao dẫu có hao mòn

Lòng con vẫn một sắc son tôn thờ!!!

NAM MÔ CHỨNG MINH SƯ BỒ TÁT MA HA TÁT

Chùa Phật Đà, Úc Châu

Sáng ngày 16 tháng 10 năm 2006 Nhằm ngày 25 tháng 08 năm Bính Tuất

Tỳ Kheo Thích Thiện Hữu

Cảm Niệm Ân Đức và hành trạng

Page 24: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

của Hòa Thượng Thích Mãn Giác

Viên tịch lúc 8 giờ 30 sáng ngày 22-8-Bính Tuất

tại Cali - Hoa Kỳ. 58 Tăng Lạp. 78 thế tuế.

Thích Nhật Tân kính bái.

Tháng 8 Bính Tuất, mây trời vần vũ, đã cuốn hút một vì sao

Ngày hai mươi hai, vầng dương biến hiện, che khuất một vì tinh đẩu

Phiêu du ba cõi, rung bản Huyền Không, độc tấu

Phiêu lãng sáu đường, gảy khúc Mãn Giác, độc hành

Bảy mươi tám năm diêm phù, trổi nét ngọc tinh anh

Năm mươi tám năm Pháp Lạp, reo Nguyên Cao bất hoại

Biển đục trần gian, tâm bồ đề bất thối

Sanh tử sự đại, hạnh Bồ Tát, khứ lai

Chung thỉ hữu vô, liễu triệt, tất kỳ tài

Pháp thân như thị, thường chơn, tất kỳ ngộ

Giữa Thánh - Phàm, nói thì dễ nhưng đồng không phải dễ

Giữa Giác - Mê, hiểu thì dễ nhưng chứng khó vô vàn

Nên những bậc trượng phu vào ra đại lộ thênh thang

Thắp Đuốc Tuệ nhiệm mầu rạng soi đêm dài tăm tối

Ngài như đại bàng, vỗ cánh tầm không, qua khỏi

Nhưng để lại khung trời bao dấu nét nhớ thương

Page 25: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Ngài đã thong dong trên muôn hướng ngàn phương

Nhưng để lại đó đây bao chân tình trìu mến

Từ Thiên Minh trụ trì, đến đại diện Cao Nguyên Trung Phần, một bến

Từ Thanh Niên, Văn Hóa, đến Vạn Hạnh Phó Viện Trưởng điều hành, một phương

Bao nhiêu lần tổ chức Đại Lễ Phật Đản

Thành phố Sài Gòn rợp bóng cờ bay ngũ sắc, rạng rỡ phi thường

Phó Chủ Tịch Giáo Hội Tăng Già Thế Giới, uy nghiêm đường đường

Thành viên Hội Đồng Trưởng Lão Viện Tăng Thống, tỏa chiếu kim cương

Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo tại Hoa Kỳ, son sắt kiên cường

Hơn hai mươi tác phẩm trước tác, dịch thuật, góp phần văn hóa Đạo, giá gương

Hàng mấy trăm thi phẩm, thi ca Việt trải chiếu mời đạo pháp, quê hương, tình tự

Bao tầng lớp sinh viên học sinh, mến áo sân trường, lưu giữ

Bao tầng lớp thanh niên, Phật tử, nhuận ân giáo dưỡng, khắc ghi

Thời Pháp Nạn dấn thân, vượt thoát, kinh qua cao đẹp tuyệt kỳ

Thời Quốc Nạn Bảy Lăm, cả nước lặng chìm phù tang trôi nổi

Thời thế thế thời, cuồng phong bão thổi

Kiếp lưu vong, không nói tiếng từ ly

Mảnh hồn đau, ai cơ cảm tư nghì

Mang tâm lực, vẽ hồn thiêng Tổ Quốc

“Mái Chùa che chở hồn Dân Tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”

Page 26: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Quốc hồn, Quốc túy, Quốc phong

Quê hương, Đạo Pháp theo dòng thời gian

Việt Nam văn hiến năm ngàn

Việt Nam - Phật Giáo hai ngàn đan thanh

Hài hòa nước sữa trong lành

Tương dung một mối, tương sanh một dòng

Chống ngoại thuộc, độc quyền, bất nghĩa

Chống ngoại bang, vong bản, phi nhân

Có mà phi, thì có vẫn hoàn không

Không mà hữu, ngàn đời không mất một

Đạo Pháp - Dân Tộc đã muôn đời bất diệt

Phật Giáo - Quê Hương sẽ muôn thuở trường tồn

Cát đá, thau chì, dù lẫn lộn ngà ngọc, vàng son

Trang sử Việt vẫn lọc nung chiếu diệu

Ngài tạm ẩn thân, mỉm nụ hoa hàm tiếu

Pháp lữ còn đây, kết những đóa vô ưu

Cho Việt Nam - Phật Giáo mãi kế thế truyền lưu

Cho Phật Giáo - Việt Nam trải dài non nước Việt

Hôm nay, quốc nội hải ngoại, phương gần phương xa

Tăng Ni tiễn Ngài bên bờ sóng biếc

Tín đồ tiễn Ngài bến nước xanh xanh

Page 27: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Nẻo Tây quy đã đáo lộ an lành

Hạnh độ sanh làm sao không thôi thúc

Hai câu đó, bản hùng ca hành khúc

Hai câu đó, bản tình tự dung thông

“Mái Chùa che chở Hồn Dân Tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”

Dù cho vạn hữu Huyền Không

Châu viên Mãn Giác sắc không diệu kỳ

Đi, mà không có ra đi

Đến, mà không đến, vô nghì, phải không

Khi đi, núi núi sông sông

Khi về, núi núi sông sông khác gì

Đạo mầu nhiệm thể huyền vi !!!

Brisbane 14-10-06 * Úc Châu

Thích Nhật Tân

Page 28: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

MÁI CHÙA VIỆT CHỞ CHE HỒN NƯỚC VIỆT

(Kính nhớ giác linh Hoà thượng Thích Mãn Giác)

Thích Nhật Từ

Sài Gòn Nhỏ cuối thu sầu tiễn biệt

Đất Sài Thành, ôi da diết niềm đau !

Thơ văn bắc đẩu như một vì sao

Vừa liệm tắt, nhưng công lao không tắt !

Từ đất cố đô, mượn duyên thác chất

Làng Phương Lang xuất hiện bậc nam nhi

Tuổi lên mười, khi xong hết lớp nhì

Theo anh họ[1] quyết tầm sư học đạo.

Năm mười sáu đã tròn duyên thế độ

Được ngài Quảng Huệ xuống tóc xuất gia

Chỉ vài năm, thơ nhả ngọc đơm hoa

Trang thơ Việt đượm nhuần hương vị Phật.

Hai mươi tuổi tròn, giới châu Cụ Túc

Chí nguyện Đại thừa cao ngất trời Nam

Page 29: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Giảng kinh pháp khắp các thị thành

Làm Hội Trưởng Cao Nguyên Phật Giáo.[2]

Xứ Anh Đào, phương trời cao cất bước[3]

Ấp ủ hương thiền sáng rực ngày về

Văn Khoa,[4] Vạn Hạnh[5] vang bóng một thời

Dòng triết Phật đề huề triết Ấn.

Kể từ đó, dấn thân nhập cuộc

Tổng Vụ Thanh Niên[6] tha thiết dựng xây

Tổng Vụ Văn Hoá[7] văn bút ngất ngây

Mái chùa Việt chở che hồn nước Việt.[8]

“Không Bến Hạn”[9] lung linh trác tuyệt

“Hương Trần Gian”[10] toả ngát mười phương

Mấy dặm trình “Mây Trắng Thong Dong”

Tâm dung nhiếp, “Không Gian Thành Chiếc Áo”[11]

Ôi “Vạn Hạnh, Kẻ Đi Qua Cầu Lịch Sử”[12]

“Pháp Bảo Đàn Kinh”[13] tông chỉ độ sinh

“Bích Nham Lục”[14] lưu giữ sử xanh

“Tứ Diệu Đế”[15] làm phương châm tế độ.

Page 30: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Quyết xây dựng “Đạo Phật của quần chúng”[16]

Dẫn người về “Đạo đức học Đông phương”

“Nhân bản Phật giáo”[17] là đuốc soi đường

“Phật học, Thiền học và Thi ca”[18] đầy chất đạo

“Tư tưởng A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận”[19]

Xây nhịp tâm linh giữa Bắc Nam tông

“Khảo sát duy thức học”[20] dung thông

Tâm ngời sáng, vượt trên “Sáu Triết Ấn”[21]

Để “Giá trị luân lý Đạo Phật”[22] ngời sáng

“Phật pháp qua nhận thức khoa học”[23] chiếu soi

“Sử triết Ấn”[24] sao so bì “Triết Phật”[25]

Vì “Đại cương đạo đức Phật”[26] thanh cao.

“Phật giáo và nền văn hóa Việt Nam”[27]

Từ ngàn xưa, quyện với nhau làm một

Dù “Bão qua cổng Chùa”[28] chùa vẫn y nguyên

Đời thăng trầm, “Đức Phật ngồi yên”[29] hộ nước.

“Đức Phật vẫn ngồi yên”[30] trong được mất

Vì lòng từ bi Ngài cao vút trời xanh !

Page 31: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Dù Hoà thượng như “Kẻ lữ hành cô độc”[31]

Nhưng tâm hạnh ngài khoáng đạt khôn cùng.

Đất Phật tinh ròng năm mươi tám hạ, nụ cười hiền mặt thật lung linh

Cõi trần phiêu lãng bảy mươi tám năm, một mảy bụi chân tâm không dính

Một đời văn nghiệp sáng mãi ngàn năm Phẩm hạnh dấn thân soi gương hậu thế Ngậm ngùi tử biệt, kẻ ở người đi Tánh giác chân tâm chưa từng được mất. Từ sinh tử, vẫy tay chào sinh tử Từ chân như, trở về với chân như Cuối đỉnh, trăng thanh làn gió thỗi Đầu nguồn, suối mát ngọn thông reo. Kính nguyện giác linh tuỳ duyên hoá độ Một cõi đi về, cất bước thênh thang Hồi nhập Ta-bà, tiếp chuyển pháp luân Nơi cõi thế, dựng xây thành Cực Lạc !

Ngưỡng nguyện Giác Linh Hoà Thượng thuỳ từ chứng giám.

Sài Gòn, cuối thu 2006

Xin bái biệt Người

Thích Nhật Từ

Kính lễ

[1] Tức Hoà thượng Thích Trí Thủ, anh em cô cậu ruột.

Page 32: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

[2] Hội Trưởng Hội Phật Giáo Dalat, Đại Diện Hội Phật Giáo Cao Nguyên Trung Phần.

[3] Hoà thượng du học Nhật Bản năm 1960, tốt nghiệp tiến sĩ và trở về nước năm 1965.

[4] Đại học Văn Khoa, Sài Gòn.

[5] Đại học Vạn Hạnh. [6] Hoà thượng từng làm Quyền Tổng Vụ Trưởng Thanh Niên GHPGVNT và có công Tổ Chức Đại Hội Thanh

Niên Toàn Quốc. [7] Hoà thượng từng làm Tổng Vụ Trưởng Văn Hóa GHPGVNT và có công Tổ Chức Đại Hội Văn Hóa Toàn

Quốc.

[8] Lấy ý từ câu thơ bất hủ của Hoà thượng: “Mái chùa che chở hồn dân tộc.”

[9] Hải Châu, Huế, 1950.

[10] Liên Hoa, Saìgòn, 1953

[11] Xuất bản năm 1960.

[12] Xuất bản năm 1996.

[13] Lấy ý của tác phẩm “Tổ Huệ Năng là người Việt Nam?” (Was Hui-Neng is Vietnamese), năm 1990.

[14] Xuất bản năm 1988.

[15] Xuất bản năm 1983.

[16] Xuất bản năm 1953.

[17] Xuất bản năm 1968.

[18] Xuất bản năm 1974.

[19] Xuất bản năm 1995.

[20] Xuất bản năm 1965.

[21] Nguyên tác “Tìm hiểu sáu phái triết Ấn Độ.”

Page 33: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

[22] Xuất bản năm 1960.

[23] Gọi đủ là “Phật giáo qua nhận thức khoa học” năm 1975.

[24] Lịch sử triết học Ấn Độ, xuất bản 1967.

[25] Dịch thoát ý từ tác phẩm “Basic Buddhism” xuất bản năm 1990.

[26] Viết đủ là Đại cương đạo đức học Phật giáo, Xuất bản năm 1981.

[27] Xuất bản năm 1967.

[28] Xuất bản năm 1990.

[29] Xuất bản năm 1989.

[30] Xuất bản năm 1996.

[31] Huyền Trang, Saigon, 1972.

Điếu Văn Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác

Điếu văn tiễn Ôn trong buổi Lễ Tịch Điện, truy niệm Huyền Không Thi sỹ tại chùa Việt Nam, Los Angeles vào đêm 20 tháng 10 năm 2006, do Thân

trọng Nhân, đọc thay lời cựu sinh viên Vạn Hạnh. http://www.aihuuvanhanh.net/

Page 34: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Thưa Ôn,

Chỉ còn một khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi là Phật tử khắp nơi cũng như mọi người đã từng biết đến Ôn, từng ngưỡng mộ thương kính Ôn; và đặc biệt là chúng con, những người học trò cũ, gần gũi bên Ôn - những đứa con luôn có được một vị trí trong tấm lòng yêu thương, nhân hậu của Ôn sẽ … mãi mãi không còn bao giờ tìm lại được những giờ phút sống quây quần, vui sướng và hạnh phúc bên Ôn nữa. Nhục thân này của Ôn sẽ trở về với cát bụi và chúng con đã quặn thắt lòng đau để nhận biết sự mất mát này, một mất mát quá lớn lao và chẳng thể nào bù đắp được .

Còn tìm đâu được nữa hình ảnh thân yêu mà từ hơn 40 năm qua vẫn luôn luôn ở trong tâm khảm của mỗi anh chị em chúng con. Ôn đó, dáng thư thả trong áo nâu đơn giản trong sân trường, trên hành lang lộng gió, thoáng bên trong thư viện rồi ghé lại bên một sinh viên khi nghe gọi:” Thầy ơi, cho con hỏi …” Ôn uy nghiêm mà rất sống động trên bục giảng trong giảng đường với những bài học truyền đạt kiến thức bao la và uyên thâm của mình cho học trò đang chăm chú lắng nghe . Cũng Ôn đó, xắn tay áo cùng sinh viên chúng con trong những chuyến công tác xã hội khắp nơi ở quê nhà ngày trước để mong xoa dịu được phần nào những tai ương mà bà con mình đang hứng chịu vì tai trời ách nước hay vì hậu quả của lửa đạn chiến tranh. Ôn ngồi đó, vây quanh là anh chị em chúng con, trên thao trường tranh giải thể thao để hào hứng cổ vũ đội nhà . Ôn ngồi đó để vỗ tay khen thưởng trong những đêm nhac của Đoàn Văn Nghệ Sinh viên Vạn Hạnh. Cũng Ôn ngồi đó, bên bàn tròn Câu lạc bộ sinh viên khi ghé qua do lời mời khẩn khoản của học trò .Sau chiếc bàn rộng trong văn

Page 35: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

phòng Phó Viện Trưởng thân quen, Ôn lắng nghe sinh viên lao xao xin điều này, thỉnh cầu điều nọ với nụ cười vừa yêu thương lại vừa hiền từ, kiên nhẫn để nghe hết mà quyết định . Và bao giờ thì các quyết định của Ôn cũng đều mang đến cho chúng con sự sung sướng tột cùng, vì có bao giờ Ôn nói không với các vòi vĩnh đó đâu .

Hai mươi năm đã trôi qua kể từ buổi ban đầu, do Ôn phát khởi, nối kết, rồi cổ vũ xây dựng mà anh chị em chúng con mới tập hợp nhau lại để hình thành Hội Ái Hữu . Và luôn luôn trong tất cả những lần họp mặt, dù xa dù gần, dù là bắt đầu khi vừa vào đêm giữa một mùa đông lạnh hay vào một trưa hè nắng gắt ở công viên; dù trong vuông sân của một ngôi nhà nhỏ hay trong một hội trường lớn; dù mạnh khỏe hay lúc đó đang bệnh mệt, bao giờ cũng có Ôn đến để cùng chia xẻ với chúng con niềm vui hội ngộ . Bất cứ ở đâu và lúc nào cũng thế, không bao giờ Ôn quản ngai để chúng con lại được thêm một lần quây quần bên Ôn, nghe Ôn chỉ bảo, hướng dẫn, nhắc nhở lại kỷ niệm -kỷ niệm với từng người mà Ôn đã cùng trải qua, và bao giờ Ôn cũng nói với một nụ cười rạng rỡ, rất dễ thương “nhớ rõ như ri hỉ” để nhắc thêm một vài chi tiết độc đáo.

Ôn ân cần và chu đáo với từng đứa con. Làm sao chúng con quên được góc bàn quen thuộc trong phòng khách của chùa, chỗ Ôn vẫn thường xuyên ngồi, nắn nót trong từng chữ viết và cân nhắc từng lời ghi sao cho chính xác vào trang sách tặng đến từng đứa con đang vây quanh. Ôn ân cần hỏi han từng người một rồi chỉ tay cho ngồi xuống quanh chiếc thảm bên Ôn, nhắp chén trà thơm. Đấy là lúc Ôn nhắc nhở, đặc biệt lo lắng quan tâm đến đứa con nào vắng mặt hay vừa lâm trọng bệnh. Ôn ơi, làm sao chúng con có thể quên được hình ảnh vô cùng xúc động não lòng khi Ôn làm lễ cho những đứa con vắn số. Trong lời kinh tụng tiễn con cái, có chút gì nghẹn ngào đau xót, khóc cho chiếc lá xanh vừa lìa cành. Đã một lần, khi Ôn run run chít vành khăn trắng cho hai con của một người học trò vừa mất, Ôn nói: “Ngày xưa Ôn trao văn bằng cho mạ con ra trường, ngờ đâu giờ đây Ôn lại chít khăn cho hai con để tang mạ .” Nói rồi Ôn cùng thương cảm khóc theo.

Làm sao chúng con quên được hình ảnh Ôn đứng dựa khung cửa phòng khách của chùa để nhìn theo bước chân đang xa dần của các con khi chia tay sau mỗi lần thăm viếng. Tay Ôn run run vẫy, mắt dõi theo chừng còn lưu luyến khiến cho một vài đứa phải chạy ngược lên, xin đưa Ôn vào phòng nghỉ mới yên tâm về được. Ôn ơi, chúng con cũng không thể nào quên được những lần đến thăm Ôn trong bệnh viện, từng đứa ghé sát tai Ôn nói lời thăm hỏi, Ôn chỉ ứa nước mắt vì cảm động. Ôn thật dễ xúc động có lẽ vì Ôn có trái tim của một Huyền Không thi sỹ ? Thời gian gần đây, đã nhiều lần chúng con bối rối khi Ôn ngã bệnh nhưng may mắn thay, sau đấy lại hạnh phúc được đón nhận tin vui.

Page 36: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để

Đã rất nhiều dịp chúng con nhắn gọi nhau về đây, về chùa thăm Ôn, về để chia xẻ cùng Ôn trong những khoảnh khắc thời gian đặc biệt đáng nhớ, đến bên Ôn để được cầm tay Ôn, để cảm nhận tình yêu thương Thầy trò ấm áp… nhưng lần này, Ôn ơi, là lần cuối cùng rồi: chúng con về chùa để chịu tang Ôn! Ôn ơi, chúng con đã mất Ôn rồi, không bao giờ còn có Ôn bên cạnh nữa …không còn bao giờ nữa …

Mặc dù vẫn tự dặn mình và dặn dò lẫn nhau đừng qúa bi lụy, thương cảm để Ôn ra đi an nhiên, thanh thản, nhưng làm sao được khi trong lòng mỗi chúng con tình yêu thương qúy mến và nuối tiếc còn triũ nặng. Ôn ơi, hơn 40 năm qua, từ những bài học trên bục giảng đến những công việc đời thường, bao giờ Ôn cũng nhắc nhở, chỉ vẽ để ươm trồng, chuyên chở đến chúng con một tình yêu quê hương đậm đà, tha thiết. Bởi vì Ông thường nhắc nhở đó là tình yêu đích thực và to lớn nhất của con người. Chúng con đã cảm nhận được tấm lòng chân phương luôn hướng về quê hương, dân tộc ấy của Ôn qua ý thơ Huyền Không:

Ô hay non nước của mình Mà sao ta phải dứt tình ra đi

Ở xa quê hương nghìn dặm, tình yêu ấy vừa là một ray rứt canh cánh trong tâm vừa là một niềm thương nhớ không bao giờ lắng đọng trong Ôn. Vì hiểu được như thế cho nên để tuởng kính về Ôn chúng con sẽ mãi mãi một dạ thủy chung, nuôi dưỡng và phát triển tình yêu thiêng liêng mà Ôn hằng ấp ủ và gởi gấm. Thêm nữa, chúng con sẽ lắng lòng cho dịu hết những bi lụy, tiếc thương, để nhận thức được rằng Ôn vẫn còn quanh đây trong từng chiếc lá, nụ hoa, áng mây, ánh nắng, vầng trăng… Ôn vẫn luôn hiện diện trong từng đứa con để mỗi khi làm được điều gì tốt lành, đẹp đẽ cho gia đình, bằng hữu hay tha nhân, đó là chúng con đã biểu hiện tấm lòng nhân hậu của Ôn vậy.

Ôn ơi, chúng con xin tiễn Ôn -Thiền sư Thi sỹ Huyền Không qua lời thơ của một người học trò ngày xưa, nay nghe tin Ôn an nhiên thị tịch đã xúc động thốt lên:

*Thầy đã đi rồi buổi sáng nay Giọt sương còn đọng giữa bàn tay Tiếng chuông thiền tịnh ngân chưa dứt Mà học trò xưa vĩnh biệt Thầy….

Ôn ơi, chúng con cúi đầu đảnh lễ vĩnh biệt Ôn.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

Page 37: LỜI TIỄN BIỆTchuaphatgiaovietnam.com/news-upload/kyyeu2.pdf · Văn hóa và giáo dục là những lĩnh vực mà Ôn ước mơ phụng sự, tận tụy hiến dâng để