21
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC ----------------- TIỂU LUẬN GIỮA KỲ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THAM VẤN TÂM LÝ MÔN HỌC: CÁC HT VÀ KT THAM VẤN 1 GIẢNG VIÊN: TS. TRÌ THỊ MINH THUÝ

LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

  • Upload
    letuyen

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA TÂM LÝ HỌC

-----------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THAM VẤN TÂM LÝ

MÔN HỌC: CÁC HT VÀ KT THAM VẤN 1

GIẢNG VIÊN: TS. TRÌ THỊ MINH THUÝ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 8 NĂM 2017

Page 2: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA TÂM LÝ HỌC

-----------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THAM VẤN TÂM LÝ

MÔN HỌC: CÁC HT VÀ KT THAM VẤN 1

GIẢNG VIÊN: TS. TRÌ THỊ MINH THUÝ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 8 NĂM 2017

Page 3: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên thành viên Lớp MSSV

1 Đinh Thị Duyên VB2 K04 1566160021

2 Thạch Thị Tuyết Em VB2 K04 1566160022

3 Trần Thị Phương Toàn VB2 K04 1566160098

4 Võ Hoàn Mỹ Vi VB2 K04 1566160109

i

Page 4: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM...........................................................IMỤC LỤC.......................................................................................................IILỜI CẢM ƠN..................................................................................................4I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................5II. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN..........................................................7III. NỘI DUNG PHỎNG VẤN....................................................................8

BÀI PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/ TRỊ LIỆU TÂM LÝ 1............................8

BÀI PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/ TRỊ LIỆU TÂM LÝ 2............................9

IV. ĐÚC KẾT VÀ BÀI HỌC RÚT RA....................................................11

ii

Page 5: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

3

Page 6: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân

thành và sâu sắc nhất đến Cô TS. Trì Thị Minh Thuý đã trực tiếp tận tình giảng dạy,

giúp đỡ chúng em. Nhờ sự chỉ bảo của Cô mà trong suốt quá trình học tập vừa qua,

nhóm em hoàn thành tiểu luận được giao một cách tốt nhất.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham

vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương trình phỏng vấn và giúp đỡ nhóm

chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành bài phỏng vấn.

Với vốn kiến thức hạn hẹp và hoàn thành bài tiểu luận trong thời gian ngắn,

nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được

sự đóng góp, nhận xét và phê bình của Cô.

4

Page 7: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, con người phải chịu nhiều sức ép của xã hội phát triển, với những

mâu thuẫn ngày càng nhiều giữa sự gia tăng nhu cầu với mức độ thoả mãn chúng,

giữa những biến đổi nhanh chóng của xã hội với khả năng thích nghi của cá nhân…

Không phải lúc nào mọi việc đều diễn ra một cách suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió

như người ta mong muốn và sắp đặt. Có những tình huống cần những cách giải

quyết đúng đắn, những mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí, giữa điều kiện và khả

năng, giữa mong muốn và kết quả. Những lúc ấy, không ít người không thể quyết

định được là họ phải làm gì, giải quyết ra sao, đặc biệt là với những khó khăn về

tâm lý. Họ cần được trợ giúp để có thể thích nghi tốt hơn với hoàn cảnh sống của

riêng mình. Vì thế họ tìm đến các nhà tham vấn tâm lý.

Tham vấn tâm lý là một nghề đặc thù liên quan đến việc trợ giúp người có

khó khăn tâm lý. Là hoạt động cụ thể của nhà tham vấn tâm lý trong tiến trình

tương tác với thân chủ để giúp họ tìm được tiềm năng của mình và từ đó tự giải

quyết được vấn đề của bản thân mình. Sự tương tác giữa nhà tâm lý và thân chủ

phải được đặt trong mối quan hệ công việc, và như thế thì việc phải có những quy

điều đạo đức để vừa đảm bảo lợi ích, quyền lợi, trách nhiệm của hai bên, vừa tăng

thêm tính hiệu quả của buổi làm việc là cần thiết, song việc thực hiện các quy điều

đạo đức với mục đích vừa nêu không hề đơn giản bởi việc thực hiện các quy điều

đạo đức đó luôn phải đặt trong mối quan hệ với pháp luật và các mối quan hệ khác

chi phối.

Tham vấn tâm lý là một công việc đòi hỏi rất nhiều kiến thức về xã hội, cũng

như các kỹ năng chuyên ngành. Nghề này đòi hỏi ở người tham vấn phải có những

phẩm chất đạo đức cao quý, phải đặt lợi ích của thân chủ lên trên lợi ích của cá

nhân. Chính vì vậy, chắc chắn rằng một nhà tham vấn tâm lý cũng sẽ gặp không ít

những rắc rối về tâm lý. Người tham vấn cũng phải biết cách lấy lại năng lượng cho

bản thân bằng một cơ chế mà người trong nghề gọi là “cơ chế thoát vai”. Cơ chế

này sẽ giúp người tham vấn loại bỏ những căng thẳng và áp lực trong công việc,

5

Page 8: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

bằng cách tập trung giải quyết triệt để gốc rễ vấn đề của thân chủ, cuối cùng là biết

cách gạt bỏ chúng đi để hòa nhập vào cuộc sống thường nhật.

Là những sinh viên chuyên ngành Tâm lý học, đã đi được nửa chặng đường

với vốn kiến thức còn nhiều thiếu sót, trong khi nghề tham vấn đòi hỏi phải có

những kỹ năng, phẩm chất, quy điều đạo đức, đặt lợi ích cũng thân chủ lên trên, biết

cách lấy năng lượng cho chính bản thân. Do đó, chúng em cảm thấy băn khoăn và

lo lắng về những khó khăn mà chúng em sẽ gặp trong tham vấn sau khi ra trường.

Nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Những khó khăn trong tham vấn

tâm lý” và thực hiện bài phỏng vấn với 02 nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý.

Với đề tài này, nhóm đã đặt ra các câu hỏi mà nhóm cảm thấy thắc mắc đối

với 02 nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý nhiều năm trong nghề mà nhóm thực hiện

phỏng vấn.

6

Page 9: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

II. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

7

Đề tài phỏng vấn:

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THAM VẤN TÂM LÝ

THÔNG TIN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN:

- Giới tính

- Thâm niên làm việc

- Môi trường làm việc (tư nhân, trường học, bệnh viện...)

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1. Thầy nghĩ như thế nào về câu nói: “Nhà tham vấn là con người cân

bằng”? Làm thế nào để thầy giữ được sự cân bằng tinh thần trong và

sau khi tham vấn?

2. Các vấn đề khó khăn nào Nhà tham vấn đã gặp trong những buổi đầu

tham vấn? Nhà tham vấn đã vượt qua như thế nào?

3. Theo thầy, phẩm chất tâm lý nào quan trọng đối với một nhà tham vấn?

Tại sao? Phẩm chất nào khó xây dựng, hay học hỏi nhất? Tại sao?

4. Thầy có nhắn nhủ gì để gửi gắm đến các thế hệ sau nhằm xây dựng

ngành tâm lý phát triển hơn?

Page 10: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

III. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Bài phỏng vấn nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý 1

Trong cuộc sống, có nhiều áp lực khiến mọi người lo âu và stress, có những

biến cố xảy ra không lường trước trong cuộc sống làm họ mất phương hướng, con

cái gặp vấn đề tâm lý làm họ lo lắng, có nhiều người băn khoăn về giới tính của bản

thân, có những mối quan hệ vợ chồng xuất hiện những mẫu thuẫn và xung đột...

Với thâm niên làm việc 10 năm trong nghề, sử dụng phương pháp trị liệu nhận thức

– hành vi, chủ yếu là nhận thức trong thực hành ở môi trường trường học và cộng

đồng. Thầy đã giúp đỡ rất nhiều thân chủ tìm lại được cuộc sống của chính họ.

Trong công việc, Thầy luôn được mọi người quý trọng và yêu mến vì sự tận tâm với

nghề và tận tình với thân chủ.

Thầy cho rằng “Nhà tham vấn là con người cân bằng” là một nhận định

đúng, sự cân bằng (đặc biệt là sự cân bằng bề cảm xúc) giúp cho quá trình tham vấn

được thực hiện một cách khách quan, hiệu quả: Nhà tham vấn nhìn nhận vấn đề của

thân chủ một cách khách quan, không bị kéo theo trạng thái cảm xúc của thân chủ

trong và sau quá trình tham vấn. Để giữ được sự cân bằng tinh thần trong và sau khi

tham vấn, nhà tham vấn cần bình tĩnh, kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, giữ

khoảng cách hợp lý với thân chủ.

Theo Thầy, những vấn đề khó khăn nhà tham vấn có thể gặp trong những

buổi đầu tham vấn đó là không biết cách tiếp cận, trấn an thân chủ như thế nào để

bắt đầu cuộc tham vấn (đặc biệt những thân chủ đang trong trạng thái tâm lý hoảng

loạn); không làm chủ được tiến trình tham vấn, dễ bị cuốn theo thân chủ; không

kiểm soát tốt việc lắng nghe và chia sẻ, thường thích nói nhiều; không kiểm soát tốt

thời gian tham vấn, vội vàng đưa ra lời khuyên. Để vượt qua những khó khăn này,

nhà tham cấn cần rèn luyện tốt các kỹ năng cần có của một nhà tham vấn; chuẩn bị

kỹ trước khi tiếp xúc với thân chủ; có kế hoạch tổ chức ca tham vấn cụ thể.

Phẩm chất tâm lý quan trọng đối với một nhà tham vấn là bình tĩnh – làm

chủ cảm xúc, kiên nhẫn, lắng nghe, tôn trọng thân chủ, biết giữ khoảng cách hợp lý,

8

Page 11: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

cân bằng. Và phẩm chất khó xây dựng, học hỏi là lắng nghe vì thói quen của chúng

ta là thường thích nói nhiều hơn nghe, thích thể hiện bản thân; Làm chủ cảm xúc vì

đặc điểm tính cách của nhà tham vấn, thân chủ bộc lộ cảm xúc quá mạnh.

Thầy có rất nhiều điều muốn nhắn nhủ với các thế hệ sau, Thầy hi vọng các

thế hệ tiếp nối bồi đắp hơn nữa lòng yêu nghề, có trách nhiệm với nghề, nỗ lực học

hỏi, hợp tác với đồng môn, truyền lửa cho các thế hệ kế tiếp nhằm xây dựng ngành

tâm lý phát triển vững mạnh hơn trong tương lai. Nếu thực sự yêu thích công việc

của một nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý, hãy dấn thân theo đuổi đến cùng, chắc chắn

sẽ tìm thấy sự thú vị cũng như học hỏi thêm nhiều kiến thức.

Bài phỏng vấn nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý 2

Cuộc sống hiện đại ngày nay đang hối hả và tấp nập. Mỗi ngày chúng ta phải

chịu rất nhiều áp lực từ công việc, gia đình, học tập... Chính những lúc bận rộn và

căng thẳng như thế, chúng ta cần sự giúp đỡ từ người thân, gia đình. Đặc biệt có

một đối tượng mà chúng ta có thể chia sẻ và giúp chúng ta khơi gợi sức mạnh nội

lực, nhận ra được vấn đề của mình và thay đổi để ra hướng giải quyết tích cực. Đó

chính là những chuyên gia tham vấn tâm lý. Với 8 năm thực hành trong môi trường

trường học và cộng đồng, Thầy luôn được mọi người yêu quý vì những cống hiến

của mình cho cộng đồng và xã hội.

Với Thầy, “Nhà tham vấn là con người cân bằng” là một nhận định hoàn

toàn đúng, vì để làm việc hiệu quả cần hiểu rõ cái tôi của mình và cân bằng tinh

thần để hiểu được thân chủ dưới góc nhìn của họ, ngoài ra yếu tố sức khoẻ cũng cần

được lưu tâm. Để có được sự cân bằng là điều không dễ dàng, nhà tham vấn cần:

Hiểu rõ bản thân, giúp bản thân giải quyết vấn đề của mình (nếu có) trước khi giúp

đỡ người khác, có những cách riêng để giải toả cảm xúc và không mang những vấn

đề của thân chủ vào cuộc sống của bản thân, tập thể dục thể thao cũng là cách rèn

sức khoẻ và giúp tinh thần thoải mái.

Thầy cho rằng, những vấn đề khó khăn nhà tham vấn có thể gặp trong những

buổi đầu tham vấn đó là khó bắt đầu cuộc tham vấn đối với những thân chủ tâm lý

9

Page 12: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

không ổn định va khó tính, để cởi mở để đặt mình vào cuộc sống của thân chủ dưới

góc nhìn của họ là điều không dễ như chúng ta nghĩ, và việc thiếu kiên nhẫn khi

giúp thân chủ tự giải quyết vấn đề, có suy nghĩ đến lời khuyên nào là phù hợp cho

họ và dẫn đến mất tập trung khi nghe thân chủ nói. Và với những khó khăn đó,

Thầy đã vượt qua bằng cách: Chuẩn bị kỹ trước khi tiếp xúc với thân chủ; rèn luyện

tính kiên nhẫn, chấp nhận thân chủ, không ngừng học tập nghiên cứu để có kiến

thức và ký năng vững.

Phẩm chất tâm lý quan trọng đối với một nhà tham vấn là kiên nhẫn, thấu

cảm, hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu của bản thân, và luôn giữ được sự cân bằng. Còn

phẩm chất khó xây dựng, học hỏi là lắng nghe không phán xét vì thường khi nghe ta

hay có những suy nghĩ đưa ra nhận định đúng sai đối với việc làm hay cảm xúc của

người khác, làm việc hết mình toàn tâm toàn ý nhưng cũng phải giữ khoảng cách

với thân chủ vì họ đến với chúng ta trong tâm thế đau khổ nên ta thường tội nghiệp,

đau xót cho họ và muốn giúp đỡ.

Với các thế hệ sau, Thầy nhắn nhủ “Hãy luôn làm việc bằng cái tâm vì ngành

Tâm lý đặc thù về cảm xúc tinh thần của con người”; đặc biệt phải luôn học hỏi và

cập nhật kiến thức chuyên môn.

10

Page 13: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

IV. ĐÚC KẾT VÀ BÀI HỌC RÚT RA

Qua phần phỏng vấn từ bậc tiền bối đi trước, nhóm chúng em có những đúc

kết và bài học rút ra từ cuộc phỏng vấn như sau:

Nhà tham vấn cần có sự cân bằng về cảm xúc, nhìn nhận vấn đề của thân chủ

một cách khách quan, không bị kéo theo trạng thái cảm xúc của thân chủ trong và

sau quá trình tham vấn. Bình tĩnh, kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, có khoảng

cách hợp lý với thân chủ là những việc rất quan trọng và thực sự cần thiết đối với

nhà tham vấn. Nhà tham vấn cần hiểu rõ cái tôi của chính mình và đặc biệt là luôn

có ý thức giữ gìn và rèn luyện sức khỏe tinh thần và thể chất.

Bên cạnh đó, khi bắt đầu cuộc tham vấn đối với những thân chủ có tâm lý

không ổn định và khó tính, vấn đề để tạo sự cởi mở cho thân chủ và việc đặt mình

vào cuộc sống của thân chủ dưới góc nhìn của họ là điều không phải nhà tham vấn

nào cũng làm được. Sự thiếu kiên nhẫn khi giúp thân chủ tự giải quyết vấn đề, có

suy nghĩ đến lời khuyên nào là phù hợp cho họ dẫn đến mất tập trung khi nghe thân

chủ nói. Để khắc phục những điều đó qua lời tâm sự của Thầy, chúng em hiểu một

điều rằng mình cần có sự chuẩn bị kỹ trước khi tiếp xúc với thân chủ; rèn luyện tính

kiên nhẫn, chấp nhận thân chủ, không ngừng học tập nghiên cứu để có kiến thức và

ký năng vững… Ngoài ra, rèn luyện tốt các kỹ năng cần có của một nhà tham vấn là

rất cần thiết; dù ca tham vấn đơn giản hay phức tạp thì bao giờ cũng phải luôn ở

trong tư thế chủ động: Chuẩn bị kỹ trước khi tiếp xúc với thân chủ; có kế hoạch tổ

chức ca tham vấn cụ thể.

Một khi đã quyết định theo nghề thì việc hoàn thiện những phẩm chất tâm lý

của một nhà tham vấn không thể thiếu đó là sự bình tĩnh, làm chủ cảm xúc, kiên

nhẫn, lắng nghe, thấu cảm, tôn trọng thân chủ…

Chúng em hiểu rằng để trở thành nhà tham vấn đúng nghĩa là phải luôn làm

việc bằng cái tâm. Do đó, mỗi chúng em cần có sự học hỏi cập nhật kiến thức

chuyên môn và không ngừng hoàn thiện bản thân để có sức khỏe tinh và thể chất

thật ổn định để phục vụ thật tốt cho thân chủ. Khi nhà tham vấn tận tâm với nghề và

11

Page 14: LỜI cảm ơn · Web viewChúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy – các nhà tham vấn/ trị liệu tâm lý đã nhiệt tình tham gia chương

tận tình với thân chủ sẽ được thân chủ quý trọng và yêu mến, đó là sự hãnh diện,

phần thưởng quý giá, đồng thời cũng là động lực trên bước đường hành nghề của

nhà tham vấn nói riêng và cả ngành tâm lý nói chung. Riêng bản thân mỗi chúng em

phải luôn ý thức phải ngày càng hoàn thiện, phát triển, có trách nhiệm với nghề,

không ngừng nỗ lực học hỏi, hợp tác với đồng môn, truyền lửa cho các thế hệ kế

tiếp để ngành tâm lý phát triển ngày càng vững mạnh hơn trong tương lai.

12