13
Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011 1 TÓM TT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Tính cấp thiết của đề tài: Nước ta với hơn 3000km bờ bin kéo dài tbắc đến nam, hơn 20 tỉnh, thành phvà gn 3000 hải đảo có nguy cơ chịu ảnh hưởng trc tiếp ca sóng thn. Hàng triệu người và nhiu công trình kinh tế và an sinh xã hội cũng bị ảnh hưởng nếu xy ra sóng thn Biển Đông. Vì vậy vic nghiên cứu động đất gây sóng thn và lan truyn sóng thn là rt cn thiết nhm phòng tránh, gim nhthit hi khi có thm ha xy ra. Mc tiêu của đề tài: Tìm hiu nguyên lý lan truyn sóng thn và xây dng mt skch bn mô phng lan truyn sóng thần đến bbin và hải đảo Vit Nam phc vdánh giá thit hi, phòng tránh, gim nhthiên tai và quy hoch xây dng kinh thế xã hi. Để đạt được các mục tiêu đề trên, nhiệm vụ của đề tài tập trung giải quyết vấn đề sau: - Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc vùng ngun có thphát sinh sóng thn - Nghiên cu nguyên lý lan truyn sóng thn. - Mô phng và tính toán thnghim cho mt skch bn sóng thn lan truyền đến bbin và hải đảo Vit Nam. Cu trúc luận văn: Luận văn gồm 65 trang đánh máy vi tính với 40 hình và 3 biu bng. Ngoài phn mđầu, kết lun, phlc và tài liu tham kho luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1. Tổng quan vnghiên cu sóng thn Vit Nam Chương 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận vxây dng mô hình và mô phng lan truyn sóng thn . Chương 3. Các kịch bn áp dng mô phng tính toán lan truyn sóng thần đến bbin và hải đảo vit nam

Luận văn thạc sĩ khoa học - hus.vnu.edu.vn · Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011 2 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU SÓNG THẦN Ở VIỆT NAM

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

1

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Tính cấp thiết của đề tài:

Nước ta với hơn 3000km bờ biển kéo dài từ bắc đến nam, hơn 20 tỉnh, thành

phố và gần 3000 hải đảo có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần. Hàng

triệu người và nhiều công trình kinh tế và an sinh xã hội cũng bị ảnh hưởng nếu xảy

ra sóng thần ở Biển Đông. Vì vậy việc nghiên cứu động đất gây sóng thần và lan

truyền sóng thần là rất cần thiết nhằm phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại khi có thảm

họa xảy ra.

Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu nguyên lý lan truyền sóng thần và xây dựng một số

kịch bản mô phỏng lan truyền sóng thần đến bờ biển và hải đảo Việt Nam phục vụ

dánh giá thiệt hại, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và quy hoạch xây dựng kinh thế

xã hội.

Để đạt được các mục tiêu đề trên, nhiệm vụ của đề tài tập trung giải quyết vấn đề

sau:

- Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc vùng nguồn có thể phát sinh sóng thần

- Nghiên cứu nguyên lý lan truyền sóng thần.

- Mô phỏng và tính toán thử nghiệm cho một số kịch bản sóng thần lan

truyền đến bờ biển và hải đảo Việt Nam.

Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm 65 trang đánh máy vi tính với 40 hình và 3 biểu

bảng. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm 3

chương chính:

Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu sóng thần ở Việt Nam

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận về xây dựng mô hình và mô

phỏng lan truyền sóng thần .

Chương 3. Các kịch bản áp dụng mô phỏng tính toán lan truyền sóng thần đến

bờ biển và hải đảo việt nam

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

2

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU SÓNG THẦN Ở VIỆT NAM

1.1. Sơ lƣợc về nghiên cứu sóng thần ở Việt Nam

Trước khi xảy ra thảm hoạ sóng thần ngày 26-12-2004 gây ra bởi động đất

Mw=9,0 ở Sumatra, thì nghiên cứu sóng thần ở nước ta chưa được chú ý nhiều. Lần

đầu tiên việc khảo sát, đánh giá sóng thần được tiến hành cho vùng bờ biển Nghệ

An-Hà Tĩnh phục vụ việc xây dựng khu gang thép Thạch Khê (Nguyễn Đình Xuyên

và cộng sự, 1984). Nghiên cứu này đã đưa ra các kết luận sau:

1/ Ở vùng bờ biển này đã từng và có khả năng xảy ra sóng thần cao tới 3m

nguyên nhân không phải động đất mà có thể là nguồn gốc khí tượng, …

2/ Động đất có khả năng phát sinh ở các đứt gãy trên vùng thềm lục địa có thể

gây sóng thần cao không quá 2m ở vùng bờ biển này. Tuy nhiên những nhà nghiên

cứu chưa chú ý đến các nguồn sóng thần trong vùng Biển Đông. Muộn hơn, vào

những năm 90, vấn đề sóng thần được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Gần đây, sau thảm hoạ sóng thần Sumatra, vấn đề sóng thần được đặc biệt chú ý.

Về quan điểm địa chấn thì khu vực Đông Nam Á bị bao bọc bởi 2 vành đai

động đất lớn nhất hành tinh: Ở phía Đông là phần cuối của vành đai Thái Bình

Dương, kéo dài hàng nghìn km từ Đài Loan qua quần đảo Philippin đến Đông

Timo; ở phía Tây và Nam là phần cuối của vành đai Địa Trung Hải-Hymalaya kéo

dài hàng nghìn km từ vịnh Bengal đến Đông Timo, ôm lấy quần đảo Indonesia.

Tuy khu vực Đông Nam Á và quanh vành đai Thái Bình Dương đã xảy ra

nhiều động đất gây sóng thần lớn song nhờ sự che chắn của các cung đảo bao quanh

nên các sóng thần này đã không gây ảnh hưởng tới bờ biển và hải đảo Việt Nam.

Các nhà địa chấn Việt Nam và thế giới đều khẳng định rằng nguy cơ sóng thần tác

động đến bờ biển và hải đảo Việt Nam chủ yếu là từ đới hút chìm Manila

(Philippin) và các động đất mạnh xảy ra trong phạm vị Biển Đông Việt Nam.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về sóng thần mới nhất ở Việt Nam cho thấy:

- Đới hút chìm Manila là nơi có nguy cơ xuất hiện động đất mạnh gây sóng

thần tác động đến bờ biển tiếp giáp với Biển Đông Việt Nam như bờ biển Nam

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

3

Trung Quốc, bờ biển Đông Việt Nam, Brunay và Malaysia. Mức độ ảnh hưởng của

sóng thần có nguồn Manila đến các điểm trên đường bờ của mỗi nước này sẽ khác

nhau, phụ thuộc vào độ mạnh của động đất gây ra sóng thần và khoảng cách từ chấn

tâm tới đường bờ quan sát sóng thần. Đới hút chìm tây Philippin (đới Manila) có

chiều dài trên 1000 km, có thể gây ra động đất có độ lớn 8,85 độ Richter (theo công

thức Well & Copersmith, 1994). Đây là nguồn xa có nguy cơ xuất hiện động đất

gây sóng thần ảnh hưởng đến hải đảo và bờ biển Việt Nam.

1.2. Nghiên cứu cổ sóng thần

1. Tài liệu lịch sử

Theo Đại Nam Thực lục chính biên thì trận động đất năm 1877 được ghi

nhận như sau: tháng 9 năm 1877, tại Bình Thuận, “Động đất, từ đấy đến tháng 12

tất cả 3 lần, lần đầu nước sông cuốn lên, nhà ngói cũng rung động, hai lần sau nhẹ

hơn”.

Trận động đất này được các nhà địa chấn Viện Vật lý Địa cầu đánh giá chỉ có

5,1 độ Richter, tuy vậy theo số liệu của NOAA thì có Ml =7,0 độ Richter, gây sóng

to. Liệu có phải động đất đã gây nên sóng thần địa phương hay không?.

2. Tài liệu điều tra trong nhân dân

Kết quả điều tra sóng thần trong nhân dân dọc ven biển Việt Nam (Nguyễn

Đình Xuyên và nnk…, 2005; lưu VLĐC) cho thấy ngoài sóng bão, thuỷ triều, nước

dâng, đã phát hiện một số hiện tượng sóng lớn? mà các tác giả gọi là sóng thần có

nguồn gốc khác:

- “Năm 1978 sóng thần đã thực sự xuất hiện ở vùng bờ biển Trà Cổ, Móng

Cái. Sóng cao 3-5 m đã tràn vào bờ nhiều đợt, làm nứt tường nhà, đổ các hàng cây

phi lao ven bờ”.

-“Theo ghi chép của TS Armand Krempt năm 1923 sóng thần đã phá hỏng

chuồng ngựa của bác sĩ Alexandre Yersin. Vị trí chuồng ngựa cách bờ biển 5-6m.

Sự cố này liên quan với phun trào núi lửa ở đào Hòn Tro.

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

4

-“Theo lời kể của những người cao tuổi, vào cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ

20, hiện tượng sóng thần cũng đã xảy ra ở Diễn Châu (Nghệ An). Sóng cao như

sóng bão xảy ra ở đây năm 1984” (5-10 m).

Sự thật là có thể đã xảy ra sóng thần ở Diễn Châu vào khoảng năm 1860-

1865?, vào ngày 18 tháng 8 âm lịch. Người ta cũng tìm được rất nhiều người đã

chết sau trận sóng, nhờ những bún tóc cuốn vào ngọn tre nên không bị cuốn đi.

Ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm là ngày giỗ chung tại rất nhiều xã vùng ven biển

Diễn Châu.

Liệu sóng thần đã đổ bộ vào bờ biển Việt Nam hay chưa? là một câu hỏi cần

được làm sáng tỏ. Trên cơ sở việc phát hiện một số điểm có thành tạo địa chất biểu

hiện do nguyên nhân gây nên bởi sóng thần, các hiện tượng sóng lớn điều tra được

trong nhân dân, cộng thêm đó là các bậc thềm được thành tạo tại ven biển Diễn

Châu cũng như danh mục sóng thần khu vực Biển Đông và tây Philippine đã chứng

tỏ có khả năng sóng thần đã tấn công vào bờ biển Việt nam. Cơ sở cho nhận định

này là:

- Các sóng thần đã ghi nhận được trong khu vực Biển Đông Việt Nam và tây

Philippine là 62 lần

- Đới hút chìm Manila là nơi có nguy cơ xuất hiện động đất mạnh gây sóng

thần tác động đến bờ biển tiếp giáp với Biển Đông Việt Nam.

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔ

HÌNH VÀ MÔ PHỎNG LAN TRUYỀN SÓNG THẦN

2.1. Kích hoạt sóng thần bởi nguồn động đất, phƣơng pháp mô hình

Mô hình đơn giản của nguồn động đất được xem như là một cặp điểm ngẫu

lực. Là tổ hợp của hai cặp lực kép Mij, mỗi cặp gồm hai lực có độ lớn (magnitude) f

tách biệt nhau bởi khoảng cách d dọc theo trục J, chúng chuyển động theo phương

đối lập nhau i.

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

5

Thông thường, nội lực (body forces) tương đương cho nguồn động đất

có hình dạng khác nhau được biểu diễn bằng moment tensor địa chấn M, tạo lập bởi

9 cặp ngẫu lực thành phần (Hình 2.1).

zzzyzx

yzyyyx

xzxyxx

MMM

MMM

MMM

M

Moment tensor động đất miêu tả hình thái hình học và moment địa chấn vô

hướng là một đơn vị của độ lớn.

Trên cơ sở của moment địa chấn Kanamori (1997) đã xác định thang độ lớn

động đất (magnitude scale) gọi là moment magnitude, ký hiệu là M và được tính

bằng công thức:

log M0= 1,5M+9,1 (2.2)

Trong đó M0 tính bằng N. m.

Sự kích hoạt của sóng địa chấn bởi cặp ngẫu lực được biểu diễn trên hình 2.1.

Hình 2.1. Chín cặp ngẫu lực là những thành phần moment tensor địa chấn.

Mỗi thành phần có hai lực ngược chiều tách ra bởi khoảng cách d (đường đậm nét).

Hàm lan toả tia ),,,( sh (Ben- Menhaem & Harkrider, 1964) có dạng:

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

6

2cos2sincossin),,,( 43210 ddddidhs (2.3)

Trong đó: 2sinsin2

10 shBd ; 2sinsin1 shCd ;

coscos2 shCd ; sincos3 shAd ; và 2sinsin2

14 shAd .

hs là độ sâu nguồn; là góc tới, góc giữa phương dịch trượt của đứt gãy và đường

thẳng nối chấn tâm với điểm quan sát tính theo chiều ngược kim đồng hồ; là góc

cắm (dip angle); góc giữa phương phát triển của đứt gãy và phương dịch chuyển

cách treo của đứt gãy theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (rake angle);

Hàm A, B và C được xác định bởi công thức:

ss hikuhA

s

shs

s

sss

h

hhiku

zh

hhikuhB

2

2

2

2

21243

(2.4)

shs hikz

uhC

s

Biểu thức của yếu tố ảnh hưởng bề mặt đáy biển, ta có:

2

1

211

112

1

2

,0(

,0(

) ,0,W(X

) ,0,W(X

J

J

XvIXw

XvIXw

(2.18)

Nếu chúng ta bỏ qua sự thay đổi trong khoảng thời gian tới và khoảng không lan

truyền, công thức (2.18) trở thành:

) ,0,W(X

) ,0,W(X

1

2

= 4

2

1

H

H (2.22)

Biểu thức này là dạng đơn giản yếu tố biến động địa hình và được hiểu như

là định lý Green.

2.2. Phƣơng pháp hàm Green

Sự xáo động (disturbance) của đáy biển tạo nên cột nước và lan truyền theo

tất cả các phương. Trong trường hợp mô hình là khối chất lỏng đồng nhất vô hạn

trên khắp một nửa không gian đàn hồi, xuất phát từ biểu thức hàm Green tương ứng

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

7

với một điểm lực theo phương thẳng đứng trên mặt tự do trong trường hợp dịch

chuyển của đáy biển theo phương thẳng đứng và điểm lực nằm ngang trong nửa

không gian. Mô hình nguồn đơn giản (nguồn điểm) sau đó được mở rộng ra mô

hình nguồn có dạng hình hộp chữ nhật (phù hợp hơn với cơ cấu chấn tiêu) với nửa

không gian giới hạn bởi đường biên là đường bờ (Yanovskaya, 1999- 2000;

Yanovskaya, 2003; và Pinat, 2001). Chúng tôi áp dụng mô hình này trong tính toán

lan truyền sóng thần tại Biển Đông Việt Nam.

Bắt đầu từ phương trình giao động chất lỏng không nén được giới hạn bởi

mặt S và như trong hình 2.9:

txFt

txuftxp ,

,,

2

2

(2.23)

txp , và u(x,t) là áp suất và trường dịch chuyển, f là mật độ của chất lỏng, và

F(x,t) là trường ngoại lực.

Nếu trường là hàm điều hoà, với tần số , công thức này rút gọn thành:

xFxufxp 2 (2.24)

Ở đây, sự phụ thuộc vào thời gian được bỏ qua. Nếu lực F(x) là điểm lực

phát triển theo phương trục q chúng ta thu được công thức của hàm Green :, 0xxuq

0

22 xxeufup q

q (2.25)

eq là véc tơ đơn vị trong phương q.

Từ các công thức trên ta xác định được hàn Green trong tính toán trường

dịch chuyển thẳng đứng trên bề mặt nước như sau:

ddrrerh

h

rh

K

rkkHg

H

kHke rik

i

''''8

1

sinh

sin2

4r,0W

_

2/322

2

22

1

0 _2

2

2

4

(2.55)

Trong đó , r, _

r và r’ là các thông số của nguồn.

Ta có thể xây dựng hàm tổng hợp dao động thuỷ triều đối với nguồn dịch

trượt thẳng đứng hoặc trượt bằng - thẳng đứng theo phương pháp hàm Green như

sau:

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

8

0

1

4 ,0,,

8,

cuIhR

kr

eeeXW

tiikr

i

(2.70)

Trong đó (h,,) là một trong hai đại lượng: ss hoặc ds.

CHƢƠNG 3

CÁC KỊCH BẢN ÁP DỤNG MÔ PHỎNG TÍNH TOÁN LAN TRUYỀN

SÓNG THẦN ĐẾN BỜ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

3.1. Xây dựng các kịch bản lan truyền sóng thần

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí nguồn gây sóng thần (dấu sao) và vị trí xác định ảnh

hưởng của sóng thần trong các kịch bản.

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

9

Bảng 3.1. Vị trí vùng nguồn

N

No

Nguồn phát sinh Vĩ độ Kinh độ M

(magnitude)

1 Đới hút chìm Manila 15° 43' 35" 119° 16' 39" 8,0 ; 8,5 ; 8,85

2 Đứt gãy bắc Hoàng Sa 15° 00' 19" 19° 00' 30" 7,5 ; 8,0

3 Đứt gãy Kinh tuyến 110 7° 57' 03" 109° 00' 21" 7,0 ; 7,5

4 Đứt gãy Thuận Hải- Minh Hải 10° 44' 00" 108° 24' 23" 7,0 ; 7,5

5 Đứt gãy Cảnh Dương- Phú Quý 10° 05' 19" 109° 00' 00" 7,0 ; 7,5

6 Đứt gãy Palawan 7° 30' 00" 116° 01' 00" 7,5 ; 8,0

Hình 3.2. Kết quả tính toán thời gian lan truyền sóng thần theo kịch bản là động đất tại

Bắc Philippine (Bắc đới Manila), magnitude 8,8 có toạ độ chấn tâm 20oN, 120

oE (theo

Pacific-wide Tsunami Drill Exercise Pacific Wave '06 to take place 16-17 May 2006).

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

10

Hình 3.3. Sau 100 phút tính từ khi xảy ra động đất tại trung tâm đới Manila

sóng thần sẽ ập tới bờ biển Quảng Ngãi – Bình Định

Hình 3.4. Sau 320 phút sóng thần từ Manila có thể ập tới bờ biển Minh Hải

và đi sâu vào Vịnh Bắc Bộ

3.2. Ảnh hƣởng của sóng thần đến bờ biển và hải đảo Việt Nam

Bước đầu áp dụng chương trình tính lan truyền sóng thần 1d và 2d tính toán

cho một số kịch bản động đất gây sóng thần ảnh hưởng tới bờ biển và hải đảo nước

ta cho thấy:

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

11

- Đối với những trận động đất có cấp độ mạnh bằng 7,0 dù xảy ra sát đường

bờ biển cũng không gây sóng thần đáng kể. Các động đất có độ lớn 7,5 độ Richter

trở lên xảy ra trong phạm vi Biển Đông, cách đường bờ dưới 1000 km có thể gây

sóng thần tác động tới bờ biển và Hải đảo Vịêt Nam.

- Nếu xảy ra động đất tại đới Manila với cấp độ mạnh 8,0 độ Richter thì: Có

thể gây sóng thần cao 0,8 m tài bở biển Quảng Ngãi (khoảng chách 1120 km), sau

150 phút kể từ khi xảy ra động đất; Tới Hoàng Sa (khoảng cách 714 km) sau 75

phút với độ cao tối đa 0,9 m; Tới Trường Sa (khoảng cách 697 km) sau 75 phú và

với độ cao 0,9 m.

-Động đất cấp độ mạnh 8,5 độ Richter tại đới Manila thì sẽ có: Độ cao của

sóng tối đa đạt 2,5 m tại Quảng Ngãi sau 150 phút; Tại Hoàng Sa là 2,5 m sau 75

phút; tại Trường Sa là 2,8 m sau 75 phút.

- Động đất cấp độ mạnh 8,85 độ Richter tại đới Manila có thể tạo nên sóng

thần có độ cao tại một số vị trí bờ biển và hải đảo Việt Nam như sau: Quảng Ninh,

cao 3,2 m và thời gian sóng tới sau động đất là 240 phút (3,2 m và 240 phút); Hải

Phòng (3,3 m và 235 phut); Nghệ An ( 3,4 m và 230 phút); Quảng Bình ( 4,5 và 190

phút); Huế (4,5 m và 170 phút); Đà Nẵng (4,2 m và 160 phút); Quảng Ngãi (5,5 m

và 150 phút); Bình Định (5,4 m và 120 phút); Khánh Hoà (4,8 m và 120 phút); Bình

Thuận (4,3 m và 160 phút); Vũng Tàu (3,8 m và 200 phút); Cà Mau (3,0 m và 260

phút); QĐ Hoàng Sa (6,0 m và 70 phút); và QĐ Trường Sa sóng cao gần 7,0 m và

sau 70 phút.

- Động đất cấp độ mạnh 7,5 xảy ra tại đới Bắc Hoàng Sa có thể tạo nên độ

cao sóng thần tại: Đà Nẵng là xấp xỉ 0,8 m (khoảng cách 785 km) sau 120 phút;

Hoàng Sa là gần 1,0 m sau 40 phút. Nếu cấp độ mạnh là 8,0 độ Richter thì: 1,5 m

sau 115 phút tại Đà Nẵng và trên 2,0 m tại Hoàng Sa.

- Nếu động đất mạnh 7,5 độ Richter xảy ra tại đứt gãy 1100 thì sẽ gây sóng

thần trên 1,0 m tại Vũng Tàu (khoảng cách 342 km). Trong khi nếu động đất tương

tự xảy ra tại đới Thuận Hải – Minh Hải thì độ cao của sóng thần đến tại Vũng Tàu

(khoảng cách 42 km) có thể trên 2,5 m chỉ sau 25 phút.

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

12

- Bờ biển tỉnh Bình Thuận sẽ chịu tác động của độ cao sóng thần đến từ đới

Phú Quý - Cảnh Dương (khoảng cách 132 km) và có độ lớn 7,5 độ Richter là xấp xỉ

1,5 m sau 100 phút. Cũng động đất như vậy sẽ gây sóng thần cao 0,5 m tại Trường

Sa (khoảng cách 574 km) sau 80 phút.

- Động đất 7,5 độ Richter xảy ra tại đới Palawan sẽ gây sóng thần cao 0,8 m

tại Vũng Tàu (khoảng cách 1030 km) sau 190 phút. Trong khi đó, nếu động đất 8,0

độ Richter sẽ có độ cao 1,4 m sau 190 phút.

- Đảo Trường Sa sẽ chịu tác động của sóng thần đến từ Palawan (khoảng

cách 304 km) với độ cao là 1,2 m (sau 35 phút) và 1,8 (sau 35 phút) tương ứng với

động đất 7,5 và 8,0 độ Richter.

- Độ sâu chấn tiêu nằm trong lớp rắn thư nhất sẽ có cường độ song thần lơn

hơn đối với trường hợp độ sâu chấn tiêu nằm trong lớp rắn thứ hai. Cường độ sóng

thần giảm nếu tăng khoảng cách chấn tâm và đề cập tới hiệu ứng địa phương (hiệu

ứng thay đổi độ sâu đáy biển). Bề dày của lớp nước tác động trực tiếp đến chiều cao

và thời gian tới của sóng đến: Bề dày lớp nước tăng thì vận tốc sóng tăng và thời

gian sóng đến sẽ giảm; Ngược lại, nếu bề dày lớp nước giảm thì thời gian đến của

sóng sẽ chậm hơn và độ cao song cũng yếu hơn.

- Nguy hiểm song thần lớn nhất, đạt độ cao trên 10 m tại vùng biển quảng

Ninh và Vinh nếu lấy kịch bản động đất xuất hiện tại Tây Hải Nam với độ lớn 7,5

độ Richter và trường hợp ba lớp.

Kết quả phân tích bước đầu này chứng tỏ rằng nguy cơ song thần nguồn xa

(đới Manila) và nguồn ngần gây ảnh hưởng đến bờ biển và hải đảo Việt nam là có

khả năng.

Theo Vũ Thanh Ca thì với kịch bản động đất 9,0 tại đới Manila, sau khi động

đất xảy ra 2 giờ độ cao sóng thần tại khu vực Huế, Đà Nẵng và Khánh Hoà sẽ có độ

cao ngần 7,0 m. Kịch bản của chúng tôi là động đất 8,85 sẽ đạt độ cao tối đa tại

Quảng Ngãi là 5,5 m và sau 150 phút. Hai kết quả này là gần tương đồng nhau.

KẾT LUẬN

Luận văn thạc sĩ khoa học Mai Xuân Bách, 2011

13

Trên cơ sở áp dụng bài toán hàm Green trong mô phỏng lan truyền sóng thần

trên Biển Đông Việt Nam của học viên cao học có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Đối với những trận động đất có cấp độ mạnh bằng 7,0 dù xảy ra sát đường

bờ biển cũng không gây sóng thần đáng kể. Các động đất có độ lớn 7,5 độ Richter

trở lên xảy ra trong phạm vi Biển Đông, cách đường bờ dưới 1000 km có thể gây

sóng thần tác động tới bờ biển và Hải đảo Vịêt Nam.

2. Đới động đất Manila là nguồn sóng thần xa có ảnh hưởng trực tiếp đến bờ

biển và hải đảo Việt Nam. Động đất cấp độ mạnh 8,85 độ Richter có thể tạo nên

sóng thần có độ cao nhất tại Quảng Ngãi là 5,5 m và 150 phút, giảm dần về phía Cà

Mau và Quảng Ninh (dưới 3,0 m); tại QĐ Hoàng Sa là 6,0 m và 70 phút; và QĐ

Trường Sa sóng cao gần 7,0 m và sau 70 phút.

3. Các đới đứt gãy sinh chấn trong phạm vi Biển Đông Việt Nam là những

đới có nguy cơ tiềm ẩn động đất gay sóng thần nguy hiểm. Ở khoảng cách rất gần

nên các đới như Bắc Hoàng sa, Kinh Tuyến 1100, Thuận Hải – Minh Hai, Cảnh

Dương – Phú Quý, Palawan có thể gây sóng cao tại đường bờ và thời gian tới của

sóng lại ngắn. Chẳng hạn: Động đất cấp độ mạnh 7,5 xảy ra tại đới Bắc Hoàng Sa

có thể tạo nên độ cao sóng thần trên 2,0 m tại Hoàng Sa; Động đất mạnh 7,5 độ

Richter xảy ra tại đứt gãy Thuận Hải – Minh Hải gây độ cao sóng thần tại Vũng Tàu

(khoảng cách 42 km) đạt 2,5 m chỉ sau 25 phút.

4. Nguy hiểm song thần lớn nhất, đạt độ cao trên 10 m tại vùng biển quảng

Ninh và Vinh nếu lấy kịch bản động đất xuất hiện tại Tây Hải Nam với độ lớn 7,5

độ Richter và trường hợp ba lớp.